Đoan Trang - Ngắn gọn về nhân quyền
Tuy nhiên, điều
an ủi là vài năm trở lại đây, trong các lĩnh vực được đề cập, trao đổi, tranh
luận ở Việt Nam, đã xuất hiện một chủ đề có tính phổ quát, là nhân quyền. Thế
giới thời toàn cầu hóa có rất nhiều vấn đề thuộc diện quan tâm chung, như bảo vệ
môi trường, chống biến đổi khí hậu, giữ gìn an ninh, và bảo đảm nhân quyền cho
mọi người. Vậy nên, khi có những blogger tham gia dã ngoại để phát Tuyên ngôn
Nhân quyền của LHQ, hay ra bản Tuyên bố 258 yêu cầu Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện
pháp luật để chứng tỏ cam kết cải thiện nhân quyền, chúng ta nên coi đó là một
sự tiến bộ về nhận thức ở người dân Việt Nam: Cách đây chỉ 4-5 năm thôi, đã có
ai có ý thức về khái niệm này đâu.
Tiếc
thay, ý
thức về nhân quyền chỉ vừa mới được nhen nhóm thì đã vấp phải tầng tầng
lớp lớp
những ngụy biện, những phát biểu hằn học, những bài xã luận phản động
(kiểu như bài “Hãy hiểu cho đúng về nhân quyền” của tướng Nguyễn Văn
Hưởng), và hơn tất
cả, là hành động nhồi sọ, trấn áp, cốt để mọi người hiểu sai về khái
niệm nhân
quyền.
Trong khi đó,
nhân quyền là khái niệm có thể được định nghĩa một cách đơn giản, rõ ràng, và
không ai có thể hiểu khác đi được.
Bạn là người, nên bạn có nhân quyền
Nhân quyền là
những quyền mà chúng ta có được bởi vì chúng ta sinh ra là người, dù là người
châu Á, châu Phi hay Mỹ Latin cũng vậy.
Nhân quyền không thể được ban cho hay
bị lấy đi, nó là của
bạn vĩnh viễn từ khi bạn ra đời cho đến khi bạn chết. Chỉ khi nào chết, người
ta mới không còn nhân quyền. Cũng không có chính quyền, nhà nước nào “ban” nhân
quyền cho bạn được. Nếu có ai “ban” nhân quyền cho bạn thì đó là cha mẹ bạn, hoặc
“siêu hình” hơn thế, là tạo hóa.
Nhân quyền không thể bị chia nhỏ. Nó là một tập hợp quyền đi cùng nhau,
không có chuyện quyền này ít quan trọng hơn quyền kia, ít thiết yếu hơn quyền
kia cho nên có thể “để sau cũng được”. Không có chuyện bạn có quyền sống, ăn no
ngủ kỹ, nhưng không có quyền ngôn luận vì lẽ Nhà nước cho rằng tự do ngôn luận
thời điểm này chưa cần thiết. Cũng vậy, quyền tự do ngôn luận không thể bị chia
nhỏ theo kiểu “anh/ chị nói gì cũng được, phát biểu gì cũng OK, miễn là không cấu
kết với ai, không thành tổ chức”.
Nhân quyền là phổ quát và như nhau ở tất
cả mọi người. Không
có “nhân quyền kiểu phương Tây”, “nhân quyền của nước Việt Nam XHCN”. Nhân quyền
là nhân quyền, là những quyền căn bản của con người, ở đâu thì cũng vậy. Nếu
nói ở Việt Nam dân trí thấp cho nên phải hạn chế quyền tự do ngôn luận chứ
không để thoải mái “như Tây” được, nghĩa là mặc định rằng người Việt Nam thấp
kém hơn người phương Tây hay thậm chí không phải là người. Đó chính là thứ tư
duy chà đạp nhân quyền. Từ tư duy này, sẽ dẫn đến hành động vi phạm nhân quyền.
Mọi con người
đều được hưởng nhân quyền, và song song với đó, đều có nghĩa vụ không xâm phạm
nhân quyền của người khác.
Bức ảnh lịch sử: Cưỡng chế đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Nguồn ảnh: báo Hải Phòng và Người Lao Động.
Thế nào là vi phạm nhân quyền?
Vi phạm nhân
quyền rất dễ xảy ra, nhất là ở những xã hội mà người dân không có ý thức về quyền
của mình như Việt Nam.
Có thể bạn
không biết, hoặc không hình dung được rằng rất nhiều hành động xung quanh,
trong đời sống của chúng ta, lại chính là sự vi phạm nhân quyền. Ví dụ, cha mẹ
hoặc giáo viên đánh một đứa trẻ tức là đã vi phạm quyền của nó. Chúng ta học đại
học, nhưng số giờ triết học Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh hay CNXH khoa học quá
nhiều so với số giờ các môn chuyên ngành, dẫn đến tình trạng chúng ta không được
trang bị đầy đủ kiến thức để hành nghề tốt sau khi ra trường, tức là quyền của
chúng ta đã bị vi phạm – quyền được giáo dục thỏa đáng.
Một chuyện
trong quá khứ: Năm 2013 này “kỷ niệm” tròn 30 năm chiến dịch Z.30, là chiến dịch
khám xét và tịch thu những ngôi nhà hai tầng trở lên bị hàng xóm tố cáo là khá
giả, có dấu hiệu làm ăn bất chính. Khởi nguồn từ một chỉ thị mật, không thành
văn bản và chẳng căn cứ vào điều luật nào, Z.30 được thực hiện vào năm 1983 tại
Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh khác, đẩy hàng trăm gia
đình vào cảnh khốn khó. Đó là một trường hợp điển hình vi phạm nhân quyền – quyền
sở hữu tài sản – ở Việt Nam.
Những năm gần
đây, lịch sử có vẻ tiếp tục lặp lại khi cưỡng chế đất đai xảy ra trên toàn quốc,
xuất phát từ việc đền bù không thỏa đáng, nông dân từ chối giao đất và thế là
chính quyền huy động nhân viên công lực vào cuộc cưỡng chế. Quyền sở hữu – một
trong các quyền con người – đã bị vi phạm.
Còn nhiều,
nhiều lắm những vụ vi phạm nhân quyền Việt Nam: từ bắt giữ tùy tiện, cấm xuất cảnh,
cấm báo chí tư nhân, đến chính sách công khai phân biệt đối xử (ví dụ, nhà tuyển
dụng tuyên bố ưu tiên người có hộ khẩu Hà Nội, ưu tiên ngoại hình đẹp…), v.v.
Nhân quyền của một người bị vi phạm, có nghĩa là người ấy không được đối xử như
một cá nhân với đầy đủ phẩm giá.
“Treat people with respect” – “Hãy đối xử với mọi người một cách tôn trọng”.
Khi nào chính quyền ý thức được điều đó thì quốc gia mới có dân chủ, và
khi nào tất cả người dân đều ý thức được điều đó thì đất nước mới có tự
do.
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
Ba ngàn giáo dân đến Mỹ Yên cầu nguyện cho các tín hữu
Thánh lễ ngày 16/09/2013 tại Đền thánh Antôn Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên,
thuộc giáo phận Vinh, Việt Nam. (thanhnienconggiao.blogspot.com)
Sáng nay 16/09/2013, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng với 200
linh mục giáo phận Vinh và hơn 3.000 giáo dân đã đến địa điểm hành hương
ở Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên để làm lễ cầu nguyện cho các giáo dân
bị trấn áp, cũng như một nền công lý và hòa bình đích thực cho đất nước.
Được biết, sự hiện diện của Đức Giám mục quản nhiệm cùng với hai Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo các linh mục và giáo dân nhằm mục đích, trước hết là lên án hành vi đàn áp của chính quyền tỉnh Nghệ An trong hai ngày 4 và 5/9 vừa qua tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh. Tiếp đến là tố cáo truyền thông Nhà nước xuyên tạc sự thật trong vụ Mỹ Yên, và kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu cho đất nước sớm có được một nền công lý và hòa bình đích thực.
Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết :
GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp : Trước hết, đó là hành động liên đới giữa các linh mục trong giáo phận. Khoảng 200 linh mục về đó để cầu nguyện tại đền thánh Antôn, là một trung tâm hành hương của giáo phận, để liên đới với giáo xứ Mỹ Yên, và đặc biệt với những nạn nhân của vụ bạo lực ngày 4/9.
Và sau đó các linh mục cũng thảo luận để trả lời một lá thư của ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng gởi cho Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam, đồng thời gởi bản sao cho các linh mục trong giáo phận Vinh.
Chính vì vậy trong buổi gặp gỡ đó, các linh mục cũng đã soạn một văn bản, có lẽ là trong nay mai sẽ công bố. Sau đó là cầu nguyện, hiệp thông với giáo xứ, cũng như với các nạn nhân ở Mỹ Yên.
Trại Gáo là trung tâm hành hương kính Thánh Antôn của giáo phận Vinh. Có những buổi lễ lên đến 30.000 người, thành thử số người đến Trại Gáo rất đông.
RFI : Thưa Đức cha, bên cạnh việc cầu nguyện cho các nạn nhân, còn có mục đích phản đối lại các phương tiện truyền thông của Nhà nước…
Vâng, họ đã vu khống, đưa một số tin tức không đúng sự thật. Một lần nữa chúng tôi rất lấy làm đau buồn là trong thời đại chúng ta mà nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đưa những thông tin sai lạc. Trong khi thế giới chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu trong sáng, chính xác về thông tin.
RFI : Thưa Đức cha, buổi lễ hôm nay có gặp khó khăn gì không ?
Không, không gặp khó khăn gì. Chúng tôi làm trong tinh thần tôn giáo. Sau khi phân tích lá thư, cũng có những văn bản mà các linh mục thảo luận với nhau, rồi sau đó phần cầu nguyện thuần túy tôn giáo.
RFI : Thưa cha, còn các nạn nhân hôm trước bị hành hung bây giờ như thế nào ?
Cám ơn Chúa, cám ơn Người, hôm nay đa số đã bình phục rồi ! Tôi cũng lấy làm lạ là một số người bình phục nhanh như vậy. Một số thì phải tái khám để xem, nhất là những người bị chấn thương sọ não, mà chúng tôi hy vọng họ sẽ vượt qua những khó khăn đó.
Ba nạn nhân nặng nhất, đặc biệt là một em 17, 18 tuổi, rồi một ông chủ nhà và một người nữa, chúng tôi có gửi lẵng hoa – lẵng hoa mà cộng đồng dành cho ba giám mục chúng tôi – cho ba nạn nhân bị thương ở sọ.
Người Công giáo chúng tôi thì luôn luôn cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Cũng luôn luôn muốn tình hình được mỗi ngày một bình yên hơn, và trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng rất nhiều lần cây muốn lặng mà gió thì chẳng ngừng.
Chính vì vậy chúng tôi cầu nguyện, và xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi, cho đồng bào ở đây được an bình, an cư lạc nghiệp. Và những khó khăn mà có lẽ không nên có trong thế giới hôm nay chóng được vượt qua.
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám mục giáo phận Vinh.
Thụy My (RFI)
Được biết, sự hiện diện của Đức Giám mục quản nhiệm cùng với hai Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo các linh mục và giáo dân nhằm mục đích, trước hết là lên án hành vi đàn áp của chính quyền tỉnh Nghệ An trong hai ngày 4 và 5/9 vừa qua tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh. Tiếp đến là tố cáo truyền thông Nhà nước xuyên tạc sự thật trong vụ Mỹ Yên, và kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu cho đất nước sớm có được một nền công lý và hòa bình đích thực.
Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết :
GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp : Trước hết, đó là hành động liên đới giữa các linh mục trong giáo phận. Khoảng 200 linh mục về đó để cầu nguyện tại đền thánh Antôn, là một trung tâm hành hương của giáo phận, để liên đới với giáo xứ Mỹ Yên, và đặc biệt với những nạn nhân của vụ bạo lực ngày 4/9.
Và sau đó các linh mục cũng thảo luận để trả lời một lá thư của ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng gởi cho Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam, đồng thời gởi bản sao cho các linh mục trong giáo phận Vinh.
Chính vì vậy trong buổi gặp gỡ đó, các linh mục cũng đã soạn một văn bản, có lẽ là trong nay mai sẽ công bố. Sau đó là cầu nguyện, hiệp thông với giáo xứ, cũng như với các nạn nhân ở Mỹ Yên.
Trại Gáo là trung tâm hành hương kính Thánh Antôn của giáo phận Vinh. Có những buổi lễ lên đến 30.000 người, thành thử số người đến Trại Gáo rất đông.
RFI : Thưa Đức cha, bên cạnh việc cầu nguyện cho các nạn nhân, còn có mục đích phản đối lại các phương tiện truyền thông của Nhà nước…
Vâng, họ đã vu khống, đưa một số tin tức không đúng sự thật. Một lần nữa chúng tôi rất lấy làm đau buồn là trong thời đại chúng ta mà nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đưa những thông tin sai lạc. Trong khi thế giới chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu trong sáng, chính xác về thông tin.
RFI : Thưa Đức cha, buổi lễ hôm nay có gặp khó khăn gì không ?
Không, không gặp khó khăn gì. Chúng tôi làm trong tinh thần tôn giáo. Sau khi phân tích lá thư, cũng có những văn bản mà các linh mục thảo luận với nhau, rồi sau đó phần cầu nguyện thuần túy tôn giáo.
RFI : Thưa cha, còn các nạn nhân hôm trước bị hành hung bây giờ như thế nào ?
Cám ơn Chúa, cám ơn Người, hôm nay đa số đã bình phục rồi ! Tôi cũng lấy làm lạ là một số người bình phục nhanh như vậy. Một số thì phải tái khám để xem, nhất là những người bị chấn thương sọ não, mà chúng tôi hy vọng họ sẽ vượt qua những khó khăn đó.
Ba nạn nhân nặng nhất, đặc biệt là một em 17, 18 tuổi, rồi một ông chủ nhà và một người nữa, chúng tôi có gửi lẵng hoa – lẵng hoa mà cộng đồng dành cho ba giám mục chúng tôi – cho ba nạn nhân bị thương ở sọ.
Người Công giáo chúng tôi thì luôn luôn cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Cũng luôn luôn muốn tình hình được mỗi ngày một bình yên hơn, và trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng rất nhiều lần cây muốn lặng mà gió thì chẳng ngừng.
Chính vì vậy chúng tôi cầu nguyện, và xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi, cho đồng bào ở đây được an bình, an cư lạc nghiệp. Và những khó khăn mà có lẽ không nên có trong thế giới hôm nay chóng được vượt qua.
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám mục giáo phận Vinh.
Thụy My (RFI)
Xử tham nhũng như trò đùa!
(Kienthuc.net.vn) - Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ, trong 8 tháng
đầu năm nay đã có 36 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để
xảy ra tham nhũng, trong đó có 4 người bị xử lý hình sự.
"Xử lý như thế không là trò đùa thì là
cái gì?", ông Cao Giang, nguyên biên tập viên Nhà Xuất bản Thanh
niên, người có 43 năm tuổi Đảng đặt vấn đề khi trò chuyện cùng phóng
viên.
Người tự trọng mới trả lại giải thưởng!
Vụ việc chị Dương Thị Thu Thủy - nữ hộ
sinh Trạm Y tế Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vừa từ
chối nhận thưởng vì đã tố cáo trưởng trạm tham nhũng đặt ra cho ông suy
nghĩ gì, thưa ông?
Trước hết, phải khẳng định rằng, thưởng
thì ai cũng muốn. Thế nhưng, khi mà người được thưởng từ chối nhận giải
thưởng thì phải xem xét lý do tại sao. Ở đây, nữ hộ sinh này cho rằng
đơn tố cáo của chị chưa được giải quyết thỏa đáng nên chị từ chối nhận
thưởng. Tôi cho đó là một hành động dũng cảm, thể hiện quyết tâm chống
cái xấu đến cùng, dù cho có thể mình gặp điều không may.
Ông đồng tình với cách hành xử ấy?
Đúng thế. Tôi tin, những người có lòng tự trọng đều sẽ làm như chị Thủy.
Có người bảo, việc trả thưởng ấy là một sự bất lực khi thấy cái xấu hoành hành mà không trị tận gốc được!
Tôi nghĩ nhận định ấy không phải vô lý.
Nó thể hiện sự bất lực khi người ta muốn gạt bỏ cái xấu ra khỏi đời
sống, nhưng chính người đó lại không có đủ thẩm quyền để gạt bỏ nó. Còn
những người có thẩm quyền thì lại dung dưỡng, bao che. Điều đó cũng cho
thấy một thực trạng là, việc bé như con kiến (sai phạm ở trạm y tế cấp
xã) mà người ta đã không giải quyết được thì ở những cấp cao hơn, sai
phạm nặng nề hơn, người ta còn khó xử lý đến mức nào.
Ông Cao Giang, nguyên biên tập viên Nhà Xuất bản Thanh niên. |
Theo ông thì vì sao sai phạm ở ngay cả cấp "bé như con kiến" mà cũng không giải quyết nổi?
Là bởi, sự dung dưỡng, thỏa hiệp với cái xấu ở mọi nơi. Anh trạm trưởng trạm y tế sai rồi nhưng đâu phải chỉ riêng anh ta. Tôi không tin là chỉ mình anh ta được lợi và cấp trên thì không biết. Người ta biết chứ! Nó ăn dây cả đấy! Nhưng nói ra thì chẳng khác nào "lạy ông tôi ở bụi này".
Thứ nữa, pháp luật của ta về chống tham nhũng, tôi thấy là cũng khá đầy đủ, chặt chẽ đấy. Chế tài xử lý cũng có. Nhưng người ta xử lý cứ như trò đùa ấy!
Ông có cường điệu quá không?
Chả thế à! Ngay thống kê của Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ ra, trong 8 tháng đầu năm đã có 36 người đứng đầu bị xử lý liên quan đến tham nhũng, trong đó chỉ có 4 người bị xử lý hình sự, còn lại là xử lý kiểu thuyên chuyển công tác, hạ chức vụ. Xử lý như thế không là trò đùa thì là cái gì? Mình xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng lại bỏ rơi pháp luật, khiến pháp luật chỉ tồn tại trên văn bản. Do đó, sẽ rất khó để thành công trong việc chống tham nhũng.
Vậy còn với bộ phận giám sát là những người dân như ông, ông thấy thế nào về sự tham gia này?
Nói là công dân đều có quyền giám sát, tố cáo tham nhũng, thế nhưng mấy ai dám lên tiếng. Vì ai bảo vệ họ? Bảo là thư tố cáo nặc danh không xem xét vậy tại sao không hỏi ngược lại là thư nặc danh do đâu? Người dũng cảm, dám đấu tranh với cái xấu thì còn phải lo cho vợ con, gia đình người ta nữa chứ. Mà giám sát đấy, tố cáo đấy nhưng anh giải quyết thì có xử lý đến nơi đến chốn đâu.
"Đãi"... công chức tìm người trung trực
Nói thế thì chính cái tâm của những người có trách nhiệm cũng đang có vấn đề?
Nói thẳng ra là cái tâm đó rất ít. Bây giờ, trong quản lý hành chính thì phải đặt lại câu "đãi cát tìm vàng" là "đãi công chức tìm người trung trực" mới đúng. Người trung trực phải cao hơn người trung thực. Đó phải là người không chỉ không làm việc xấu mà phải cao cả hơn khi trong những điều kiện, hoàn cảnh có thể làm việc xấu, nhưng họ không làm.
Ông nói thế làm tôi liên tưởng đến một anh công chức bình thường thì chỉ ăn cơm với rau, đậu phụ. Đến khi có chức quyền, có điều kiện để được ăn thịt bò - dù thịt đó kiếm được bằng cách nào đi chăng nữa thì e là người ta khó mà từ chối được?
Đúng vậy. Khi anh trung trực thì anh sẽ chẳng màng đến miếng thịt bò người ta mang biếu anh để mong nhận được từ anh một ân huệ nào đó. Khi ấy, tiếng thơm của anh sẽ được người ta ghi nhớ. Nhưng bây giờ, tôi thấy nhiều người chả nghĩ đến tiếng thơm mà chỉ nghĩ đến miếng ăn thôi. Vậy nên họ cứ thò tay vào túi người khác mà móc về làm giàu cho mình, cho gia đình, cho nhóm của mình.
Chưa kịp về hưu đã chết trong lòng dân
Cái đó đổ cho lòng tham con người là vô đáy, hay vì cái gì khác, thưa ông?
Suy cho cùng thì chính quyền lực làm cho người ta bị tha hóa. Quyền lực càng cao càng dễ tha hóa, vì cùng với quyền lực là tiền tài, danh vọng. Mà ở đời, lòng tham thì ai đo đếm được.
Nhưng có vẻ, cái giá người ta phải trả nhiều khi vẫn còn chưa tương xứng?
Đúng thế, như cái con số xử phạt ở trên ấy. Nhưng có những cái mất đi mà người ta không nhận ra, vì lòng tham làm mờ mắt họ rồi.
Đó là những cái mất gì vậy?
Đấy là sự liêm sỉ. Một người mà không có liêm sỉ thì làm sao cho ra nhân cách con người. Là việc chưa kịp về hưu nhưng đã chết trong lòng dân, đến mức ông cứ rao giảng về đạo đức, về sự trong sạch nhưng những người biết chuyện thì chỉ mỉa mai, lảng ra chỗ khác.
Lẽ phải không dành cho người yếu thế!
Có vẻ chẳng khó để nhận ra những quan chức dạng này, đúng không ông?
Đúng vậy. Dù họ có chối tội, có cố tình che đậy bằng quyền lực của mình thì dân cũng biết cả thôi.
Nhưng để người dân lên tiếng thì khó lắm thay!
Người ta sẽ lên tiếng khi mà họ bị dồn đến mức không còn gì để mất. Nó cũng đặt ra vấn đề là bây giờ, luật pháp, lẽ phải trong một số trường hợp dường như không dành cho người yếu thế.
Vậy luật pháp, lẽ phải dành cho ai?
(Cười) Dành cho người không yếu thế thôi. Thế mới có chuyện người ta ở tận các tỉnh xa xôi phải ra nơi tiếp dân của Chính phủ, Quốc hội ngoài Hà Nội để tố cáo tiêu cực, tham nhũng. Hay có những người dân vác đơn đi kiện ròng rã hàng năm trời, có khi mấy chục năm trời mà chưa xong. Mà không ít cán bộ bây giờ cũng có coi trọng dân đâu! Thi thoảng báo chí vẫn đưa tin cán bộ công quyền hành hung dân đấy thôi.
Theo ông thì phải làm sao để người dân lấy lại được lòng tin vào cán bộ công chức, vào cơ quan công quyền trong công cuộc phòng chống tham nhũng?
Tôi cho rằng cái cốt lõi vẫn là ở tự thân cán bộ công chức. Họ phải tu dưỡng rèn luyện lại chính mình. Thứ nữa mới đến việc thực thi pháp luật cho hiệu quả. Chừng nào người ta còn đi kiện, còn tìm đến cơ quan công quyền thì chừng đó niềm tin trong dân vẫn còn. Chỉ mong cán bộ công chức của ta từ thấp đến cao nhận ra để làm sao cho niềm tin ấy không bị mất đi. Người dân chúng tôi rất mong mỏi điều này.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ hết sức thẳng thắn này!
"Bây giờ, động viên người ta đứng ra tố cáo tham nhũng đã khó. Nhưng việc khen thưởng người ta cũng khó không kém bởi không thể giao cho một ông cán bộ có gương mặt nhem nhuốc - hoàn toàn theo nghĩa bóng, đứng ra trao thưởng được. Mà giờ thì cán bộ nhem nhuốc không ít đâu. Khi ông nhem nhuốc đi trao thưởng cho hành động cao đẹp là vạch trần cái xấu thì người tự trọng sẽ thấy đó là một sự xúc phạm".
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân không có bằng TS ở Đ.H Kỹ thuật Magdeburg – Cộng hòa Dân chủ Đức?
Hôm 25 thang 7 năm 2013 tôi có gọi điện thoại đến trường Đại học Otto-von-Guericke-Universität Magdeburg
(Được thành lập năm 1993 từ việc sát nhập ba trường cũ là Technische Universität, Pädagogische Hochschule und Medizinische Akademie Magdeburg.)
Số telefon của trường 0049-391-6701 người ta đã giới thiệu cho tôi đến phòng lưu trữ (Archiv telefon 0049-391-6712780) và
Câu trả lời là Đại học Kỹ thuật Magdeburg – Cộng hòa Dân chủ Đức
Không có sinh viên nào, không có nghiên cứu sinh nào tên là Nguyễn Thiện Nhân sinh ngày 12 tháng 6 năm 1953. Tôi ngạc nhiên hỏi lại đến ba lần nhưng câu trả lời vẫn vậy.
Xem:
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân
Sinh ngày: 12/06/1953.
Quê quán: Trà Vinh.
Học hàm, học vị: Giáo sư – Tiến sỹ.
Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI
Đại biểu Quốc hội khóa X, XII, XIII
6/1970-12/1979: Nhập ngũ, sau đó học đại học và làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg – Cộng hòa Dân chủ Đức (1972-1979)…
Chỉ cần suy luận đơn giản là ta có thể tìm ra vấn đề: năm 19 tuổi (1972) ông Nhân sang đức du học thì 1 năm đầu phải học tiếng đức( Thời đó chưa có ai sang học bằng tiếng anh). Sau đó là học ở Trường đại học Magdeburg là 5 năm (tổng cộng là 6 năm). Thời gian còn lại là 1 năm để làm nghiên cứu sinh thì không đủ vì thông thường là thời gian này phải từ 3-4 năm. Trong khi tiểu sử ghi thì ông Nhân du học ở Đức là 7 năm( 1972-1979).
Không có tên ở trường Magdeburg thì thời gian này ông Nhân làm gì và ở đâu?
Ông Nhân có bằng đại học không? Nếu có thì ở trường nào?
Vậy mong Thủ tướng chính phủ và Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam làm minh bạch vấn đề này!
—————————————————
Nguồn: http://trantrongyen.blogspot.de/
Lê Chân Nhân - Con chó, mạng người và gương mặt xã hội
Hàng trăm người ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang đuổi đánh hai người đàn ông bị nghi là trộm chó, trong đó
có một người bị tử vong, một người bị thương nặng và sau đó chết tại
bệnh viện.
Vụ việc xảy ra ngày 27.8 và đầu tháng 9, Công an tỉnh Bắc Giang đã
khởi tố vụ án và khởi tố bị can 7 người dân trong xã Danh Thắng vì có
hành vi cố ý gây thương tích.
Nhưng sự việc lại không đơn giản như vậy, sau đó có hàng trăm người dân ở xã Danh Thắng ký đơn xin nhận tội. Chuyện khá hy hữu, nhưng rõ ràng ở đây, người dân biết lấy thế mạnh của số đông để “giải cứu” cho số ít. Về lý thì cũng đúng, cả hàng trăm người cùng lao vào đánh nghi can trộm chó, người này một đạp, kẻ kia một đấm, biết ai là người trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân. Cũng khó chứng minh được ai đứng ra tổ chức vụ đánh người dẫn đến tử vong, bởi vì tất cả đều cùng bao vây, rượt đuổi và đánh đập nạn nhân, một cơn giận dữ của số đông.
Về mặt pháp luật, không ai có quyền tước đoạt mạng sống của người khác, cho dù người đó có bất kỳ hành vi gì. Chỉ có tòa án xét xử, căn cứ vào pháp luật, tuyên bố hình phạt bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Thế nhưng, dân mình vì sự phẫn nộ với những người trộm chó, đã tự cho mình quyền xét xử, đánh đập người ăn trộm đến chết và sẵn sàng ký vào đơn nhận tội. Sau các vụ đánh chết và đốt xe người trộm chó từng xảy ra, người dân đều rất thỏa mãn vì đã trị tội kẻ trộm cắp, và cho rằng họ đã làm đúng. Cơ quan điều tra rất khó trước đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật là số đông, rất khó để xác định chứng cứ phạm tội của từng người.
Làm rõ hành vi phạm tội là việc của cơ quan điều tra, chỉ xin bàn khía cạnh khác, lớn hơn chuyện của một vụ án, đó là, gần đây, có quá nhiều người đi trộm chó, lấy việc trộm chó làm “nghề” và có nhiều vụ người dân đánh chết người trộm chó.
Vì mất con chó mà tước đoạt mạng sống của con người. Chuyện có thể chỉ xảy ra ở đất nước này. Buồn là ở chỗ này, đau là ở chỗ này, và xấu hổ cũng là chỗ này.
Có người coi trộm chó là một “nghề”, có người bị đánh đập đến chết nhưng vẫn cứ làm. Thê thảm đến như vậy đấy.
Một cộng đồng mà con người có thể cùng nhau xông vào đánh đập người khác đến chết mới thỏa cơn tức giận thì thật quá kinh hoàng.
Rải đinh trên đường cho người khác cán lên là “nghề” kiếm sống, trộm chó là “nghề” kiếm sống.
Hãy gõ vào google để xem có nơi đâu mà có những con người kiếm sống bằng hai nghề này?
Lê Chân Nhân
Nhưng sự việc lại không đơn giản như vậy, sau đó có hàng trăm người dân ở xã Danh Thắng ký đơn xin nhận tội. Chuyện khá hy hữu, nhưng rõ ràng ở đây, người dân biết lấy thế mạnh của số đông để “giải cứu” cho số ít. Về lý thì cũng đúng, cả hàng trăm người cùng lao vào đánh nghi can trộm chó, người này một đạp, kẻ kia một đấm, biết ai là người trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân. Cũng khó chứng minh được ai đứng ra tổ chức vụ đánh người dẫn đến tử vong, bởi vì tất cả đều cùng bao vây, rượt đuổi và đánh đập nạn nhân, một cơn giận dữ của số đông.
Về mặt pháp luật, không ai có quyền tước đoạt mạng sống của người khác, cho dù người đó có bất kỳ hành vi gì. Chỉ có tòa án xét xử, căn cứ vào pháp luật, tuyên bố hình phạt bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Thế nhưng, dân mình vì sự phẫn nộ với những người trộm chó, đã tự cho mình quyền xét xử, đánh đập người ăn trộm đến chết và sẵn sàng ký vào đơn nhận tội. Sau các vụ đánh chết và đốt xe người trộm chó từng xảy ra, người dân đều rất thỏa mãn vì đã trị tội kẻ trộm cắp, và cho rằng họ đã làm đúng. Cơ quan điều tra rất khó trước đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật là số đông, rất khó để xác định chứng cứ phạm tội của từng người.
Làm rõ hành vi phạm tội là việc của cơ quan điều tra, chỉ xin bàn khía cạnh khác, lớn hơn chuyện của một vụ án, đó là, gần đây, có quá nhiều người đi trộm chó, lấy việc trộm chó làm “nghề” và có nhiều vụ người dân đánh chết người trộm chó.
Vì mất con chó mà tước đoạt mạng sống của con người. Chuyện có thể chỉ xảy ra ở đất nước này. Buồn là ở chỗ này, đau là ở chỗ này, và xấu hổ cũng là chỗ này.
Có người coi trộm chó là một “nghề”, có người bị đánh đập đến chết nhưng vẫn cứ làm. Thê thảm đến như vậy đấy.
Một cộng đồng mà con người có thể cùng nhau xông vào đánh đập người khác đến chết mới thỏa cơn tức giận thì thật quá kinh hoàng.
Rải đinh trên đường cho người khác cán lên là “nghề” kiếm sống, trộm chó là “nghề” kiếm sống.
Hãy gõ vào google để xem có nơi đâu mà có những con người kiếm sống bằng hai nghề này?
Lê Chân Nhân
(Dân trí)
Lê Minh Khai - "Thời Bắc thuộc" quan trọng như thế nào?
Trong nhiều cuốn sử viết về Việt Nam, có một giai đoạn được gọi là “thời Bắc thuộc”.
Khái niệm này hàm nghĩa chỉ giai đoạn từ năm 111 trước Công nguyên đến
năm 939 sau Công nguyên khi vùng đất ngày nay là đồng bằng sông Hồng và
những phần của Bắc Trung Bộ Việt Nam là một vùng lãnh thổ thuộc các đế
chế “Trung Hoa” khác nhau.
Khái niệm này được sử dụng rộng rãi đến nỗi tôi không nghĩ nhiều người có khi nào đó lại đặt câu hỏi về tính ích dụng của nó, nhưng chúng ta nên làm như vậy. Cái gì về “thời Bắc thuộc” quan trọng đến nỗi người ta thấy cần phải chỉ rõ quãng thời gian ngàn năm ấy là một giai đoạn riêng biệt?
Hình minh họa |
Đó là một lịch sử chính trị tưởng tượng. Chúng ta không có nổi 1 chứng cứ, chẳng hạn, để chứng minh rằng vương quốc Nam Việt/Nanyue, vốn đóng ở vùng ngày nay thuộc tỉnh Quảng Đông, [có lãnh thổ] mở rộng đến tận đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, sự sáng tạo một lịch sử – kết nối vương quốc Nam Việt với vương quốc ở thế kỉ X của Ngô Quyền, với một thời kì xen ngang, khi khu vực này nằm “dưới sự cai trị” của các triều đại khác nhau đến từ phương bắc, rõ ràng là một sự tạo tác. Và nó là sự tạo tác dựa trên mục đích chính trị.
Ở thế kỉ XX, các học giả Pháp thời thực dân như Henri Maspero xem thời kì 1000 năm Bắc thuộc là một thời kì rất quan trọng khi “người Trung Hoa” đã giới thiệu cho “người Việt Nam” một cấp độ văn minh cao hơn. Điều này đương nhiên thích hợp một cách tinh vi với những gì người Pháp đang làm thông qua sự cai trị thuộc địa của họ, và vì vậy đó là một tuyên ngôn chính trị, dù Maspero có ý thức về điều đó hay không.
Rồi ở thời hậu thực dân, các học giả Việt Nam đã làm vô số việc hệt như những học giả theo chủ nghĩa dân tộc chống thực dân trên toàn thế giới đã làm cùng lúc đó – họ nắm lấy kiểu tự sự mà những kẻ thực dân đã tạo ra và đảo ngược chúng, [tức] đặt người bị thuộc địa hoá lên trên.
Ở trường hợp kiểu tự sự về “thời kì [lệ thuộc] Trung Hoa”, điều này hàm ý lập luận rằng “thời Bắc thuộc” đã chẳng quan trọng đến thế [trong lịch sử Việt Nam]. Các học giả cho rằng đã từng có một thể chế và một nền văn hoá phức tạp ở đồng bằng sông Hồng trước thời kì Bắc thuộc và rằng con người và nền văn hoá từ thời kì đó đã được duy trì thông qua sự kế tục suốt một nghìn năm mặc dù Trung Hoa cố gắng “đồng hoá” họ.
Sử gia Mỹ Keith Taylor tán thành công trình của các học giả Việt Nam và đã viết một bài báo bằng tiếng Anh vào năm 1980 có nhan đề: “Một đánh giá về thời kì Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam” với một lập luận tương tự. Tuy nhiên, không giống như nhiều học giả Việt Nam lúc bấy giờ, Taylor đã tự phản tỉnh về những gì ông đang làm và đã viết những dòng sau ở cuối bài báo:
“Tôi hiểu rằng, bằng cách thay thế giả định của Maspero về tác động của đế quốc thương dân thuộc địa bằng giả thiết phổ biến hiện nay về sự tiếp nối cái bản địa, tôi, không ít hơn ông ấy, cũng chỉ làm cái việc minh họa cho quan điểm hiện hành. Nhưng, tôi tin rằng, khi quan tâm đến chủ đề này, quan điểm của thế hệ tôi rộng hơn quan điểm của thế hệ Maspero”.Khoảng hơn 3 thập kỉ sau, tôi muốn nói rằng thế hệ hiện tại cần có một quan điểm còn rộng hơn thế. Tại sao lại còn nói về “thời kì Bắc thuộc” ở vị trí đầu?
Nếu chúng ta biến sách lịch sử trở thành công trình nghiên cứu về các xã hội loài người trong quá khứ, thì làm thế nào việc chỉ rõ một thời kì dài đến nghìn năm và gọi nó là “thời Bắc thuộc” có thể giúp chúng ta hiểu được các xã hội quá khứ? Nó giúp chúng ta hiểu được xã hội (hay các xã hội) nào?
Khi tôi nhìn vào quá khứ, tôi thấy một “nền văn hoá trống đồng” mở rộng từ vùng phía Bắc Thanh Hoá ngày nay cho đến các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông ngày nay. Vâng, sự xuất hiện của những đại diện của các đế chế “Trung Hoa” khác nhau ở đó lẽ ra phải đem lại sự cáo chung cho thế giới văn hoá ấy, nhưng rốt cuộc, tôi chẳng thấy “sự cai trị Trung Hoa” làm gì nhiều.
Thay vào đó, khi chúng ta nhìn vào 1000 năm đầu sau CN, tôi thấy nhiều hơn những sự phát triển đã xảy ra vượt ra khỏi phạm vi cai trị của Trung Hoa, dọc theo bờ biển mà ngày ngay gọi là Nam Trung Bộ Việt Nam. Ở đó, sự hiện diện của liên bang các thể chế mà chúng ta gọi chung là “Champa” đối với tôi dường như là chỗ có những chứng cớ rõ nhất để nói về sự phát triển của các xã hội người ở khu vực rộng lớn hơn đó, trong giai đoạn đó.
Đối với sự cai trị của Trung Hoa, có một thời điểm mà đối với tôi có vẻ quan trọng là khi nó tan rã. Mặc dù ở đây một lần nữa, giống như nền văn hoá trống đồng, nó là một sự phát triển bị giới hạn trong phạm vi đồng bằng sông Hồng. Thay vì, sau khi nhà Đường trở nên suy yếu bởi cuộc nổi dậy của An Lộc Sơn năm 755-763, một bộ phận lớn của nhà Đường bắt đầu phát triển bằng những cách thức độc lập và mang tính địa phương khi các Tiết độ sứ – những người điều hành phần lớn đế chế này đã đi theo con đường của riêng họ và tạo ra nhiều “bản sắc” địa phương hoá hơn.
Cũng như vậy, một khu vực văn hoá trống đồng rộng lớn, hay sự hiện diện của thế giới Chăm (Champa), và sự tan rã của nhà Đường cũng như sự hiện diện của các thủ lĩnh địa phương – đây là 3 sự phát triển chính mà tôi nghĩ một công trình lịch sử về khu vực ven biển của phần phía Đông khu vực Đông Nam Á nên quan tâm.
Vậy thì khái niệm “thời Bắc thuộc” có vai trò gì đối với bất kì nhân tố nào trong hiện tượng này? Nó giúp chúng ta thế nào trong việc hiểu được sự phát triển của các xã hội con người ở một phần của thế giới này?
Tôi chẳng thể thừa nhận là nó giúp nhiều cho chúng ta chút nào. Nó là một khái niệm xuất hiện vì những nguyên nhân chính trị, và nó đã được sử dụng cho các mục đích chính trị. Như một công cụ giúp chúng ta hiểu được xã hội con người trong quá khứ, tôi không thể xem là nó có nhiều ích dụng.
Lê Minh Khai
Người dịch: Hoa Quốc Văn
Phát hiện 7.000 thương binh giả
Đó là thông tin do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm
Thị Hải Chuyền cho biết tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, phát
sóng trên VTV tối 15/9.
Tại chương trình, một người dân ở thôn Kim Điền, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương gửi thư đến Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói rằng: “Hiện nay có tình trạng người chưa đi bộ đội nhưng lại được hưởng lương hưu cựu chiến binh, thậm chí có cả lương nạn nhân chất độc da cam. Trong khi đó, có trường hợp đi bộ đội chống Mỹ nhưng do bị mất giấy tờ nên không được hưởng quyền lợi gì”.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo thanh tra ở các tỉnh, thành trên cả nước. Qua thanh tra đã cắt giảm chế độ đối với trên 7.000 đối tượng gian lận, thu hồi ngân sách cho Nhà nước trên 75 tỷ đồng.
“Mặc dù vậy, việc gian lận hồ sơ hưởng chế độ chính sách chưa phải đã hết. Tới đây, chúng tôi tiếp tục cùng với các địa phương thanh tra, phát hiện gian lận để xử lý”.
Tại chương trình, một người dân ở thôn Kim Điền, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương gửi thư đến Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói rằng: “Hiện nay có tình trạng người chưa đi bộ đội nhưng lại được hưởng lương hưu cựu chiến binh, thậm chí có cả lương nạn nhân chất độc da cam. Trong khi đó, có trường hợp đi bộ đội chống Mỹ nhưng do bị mất giấy tờ nên không được hưởng quyền lợi gì”.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo thanh tra ở các tỉnh, thành trên cả nước. Qua thanh tra đã cắt giảm chế độ đối với trên 7.000 đối tượng gian lận, thu hồi ngân sách cho Nhà nước trên 75 tỷ đồng.
“Mặc dù vậy, việc gian lận hồ sơ hưởng chế độ chính sách chưa phải đã hết. Tới đây, chúng tôi tiếp tục cùng với các địa phương thanh tra, phát hiện gian lận để xử lý”.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
Cũng tại chương trình, có ý kiến phản ánh tình trạng nhiều người đã
tham gia chiến đấu, bị mất hồ sơ gốc, không tìm được người xác nhận, dẫn
đến không được công nhận là người có công và không được hưởng chế độ
của Nhà nước.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, hiện nay, Thông tư hướng dẫn liên ngành đã được xây dựng xong và đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Khi thông tư được ban hành trong tháng 9 này, sẽ giải quyết những trường hợp tồn đọng. Một giải pháp trong thông tư là tổ chức, cơ sở lập xác nhận ban đầu là quan trọng. Địa phương lập danh sách đó phải công khai danh sách để mọi người xác nhận.
Hội Cựu chiến binh có trách nhiệm xem xét và xác nhận, sau đó chuyển lên cơ quan lao động của huyện, tỉnh. Lúc đó, tùy đối tượng, nếu là liệt sỹ, Bộ sẽ làm thủ tục thẩm định theo quy trình. Nếu là thương binh thì giám định thương tật để hưởng chế độ.
“Nếu hồ sơ gốc không còn thì Hội Cựu chiến binh phải xác nhận người đó có đi bộ đội hay không, có tham gia kháng chiến hay không? Bởi vì thực chất, có những trường hợp không tham gia kháng chiến nhưng do gian lận, vẫn hưởng chế độ chính sách”, Bộ trưởng nói.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, hiện nay, Thông tư hướng dẫn liên ngành đã được xây dựng xong và đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Khi thông tư được ban hành trong tháng 9 này, sẽ giải quyết những trường hợp tồn đọng. Một giải pháp trong thông tư là tổ chức, cơ sở lập xác nhận ban đầu là quan trọng. Địa phương lập danh sách đó phải công khai danh sách để mọi người xác nhận.
Hội Cựu chiến binh có trách nhiệm xem xét và xác nhận, sau đó chuyển lên cơ quan lao động của huyện, tỉnh. Lúc đó, tùy đối tượng, nếu là liệt sỹ, Bộ sẽ làm thủ tục thẩm định theo quy trình. Nếu là thương binh thì giám định thương tật để hưởng chế độ.
“Nếu hồ sơ gốc không còn thì Hội Cựu chiến binh phải xác nhận người đó có đi bộ đội hay không, có tham gia kháng chiến hay không? Bởi vì thực chất, có những trường hợp không tham gia kháng chiến nhưng do gian lận, vẫn hưởng chế độ chính sách”, Bộ trưởng nói.
(Khám phá)
Coi chừng nhầm lẫn giữa chè vằng và cây lá ngón
Dây cẩm văn" thực ra là một tên gọi khác của cây "chè vằng", cây còn có
rất nhiều tên gọi khác, như "chè cước man", "cây dâm trắng", "dây vắng",
"mổ sẻ", "dây vàng trắng", "bạch hoa trà", "giả tố hinh", tên khoa học
là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi
tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường
kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn
cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là "dây"). Lá
mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài
4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép
nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành
xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường
kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt
rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.
Cây chè vằng. |
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa
Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào
thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo
lại dai.
Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.
Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với
cây "lá ngón" - một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết
người. Lá ngón còn có tên là "đoạn trường thảo" vì người ta cho rằng, ăn
lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón
hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài,
hoa đều mọc thành xim, ... Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu
vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng
thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh
nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín.
Cây lá ngón hay còn gọi là đoạn trường thảo |
- Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.
- Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay
nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau
chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ
lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ
mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người
còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay
bị thương đau nhức.
- Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của
chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ
trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng
sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và
liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).
Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng
chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng
có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước
khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống
thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem
có xảy ra chuyện gì không?
Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm "béo bụng" ở nam giới, mới chỉ
là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm
gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra
kết luận toàn diện.
Hữu Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét