Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Thứ Ba, 17-09-2013 - Thư của Trần Khuê gửi cựu đại sứ Nguyễn Trung năm 2006

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
ASEAN – Trung Quốc cam kết thực hiện đầy đủ DOC (CAND).
THÁI BÌNH (Tương tri). - Nhìn lại SỰ KIỆN THÁI BÌNH 1997 (Bùi Văn Bồng).
- Xây dựng Đặc khu Phú Quốc: Cần có cơ chế đột phá (TT). - Đề xuất táo bạo về đất đai tại Phú Quốc (VnEco).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Nhà văn nhà veo (Quê choa). - Ông quan trọng. - CÓ NHỮNG NỖI ĐAU TRỞ THÁNH ÁNH SÁNG (Nguyễn Trọng Tạo). - Giới hạn của riêng tư (Nguyễn Ngọc Tư).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
-
- Ở “VÙNG TRŨNG” GIÁO DỤC QUỐC GIA: Kỳ cuối: Khi sự học không còn là số 1 (LĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
-  Bờ biển Việt Nam bị xói lở trầm trọng (RFI).  - Việt Nam cần giải pháp cấp bách cho biến đổi khí hậu (TBKTSG).  - Nhiều mối lo từ nước ngầm (NLĐ).
7<- Vụ tàu Singapore tông tàu cá Việt Nam: đã cứu được 8 người (VOV).  - Đau thương xóm trọ các ngư phủ mất tích (TT).  - Tang thương xóm trọ (NLĐ).  - Siết quản lý giao thông thủy.  - Điều trực thăng, thợ lặn tìm kiếm 7 thuyền viên mất tích (TN).  - Các nạn nhân mất tích có thể bị mắc kẹt dưới tàu cá bị chìm (DT). - TƯỜNG THUẬT VỤ TAI NẠN TRÊN BIỂN (Tân Châu).
Loạn … “thần dược”! (NLĐ).
‘Xõa’… với khói shisha (TP).
Nhìn nhà mình mà phải phì cười (TT).
Ai “bảo kê” cho bà Tâm phá đỉnh Tam Đảo? (KT).
Johnny Tuấn vượt qua tật nguyền bằng tiếng hát (Người Việt).
Lái xe và lái tài xế (Người Việt). - Bạn có là Backseat Driver không? Bạn
QUỐC TẾ 

Thư của Trần Khuê gửi cựu đại sứ Nguyễn Trung năm 2006

Trần Khuê
TP Hồ Chí Minh ngày 15, tháng Giêng, năm 2006
Anh Nguyễn Trung quý mến,
Tôi thật sự vui và chân thành chúc mừng anh khi thấy anh đã lên tiếng một cách mạnh mẽ, thẳng thắn và tràn đầy nhiệt huyết trong bài THỜI CƠ VÀNG đăng 2 kỳ trên báo Tuổi trẻ vào ngày 12 và 13 tháng Giêng năm 2006 vừa qua.
Nhớ lại cách đây 6 năm, vào ngày 27-4-1999, anh gửi tặng sách và gửi thư động viên chúng tôi:
“Xin cảm ơn chị Thanh Xuân và anh Trần Khuê về việc tôi được đọc bài CHỈNH ĐỐN ĐỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN. Bài viết là một cố gắng lớn, nhận dạng thực trạng đất nước – với tâm huyết tất yếu của bất kỳ ai còn tự nhận mình là người dân nước Việt và càng phải như vậy nếu còn gánh trên vai mình trách nhiệm người đảng viên chân chính của Đảng Cộng sản Việt Nam. (…) Xin chúc chị và anh mạnh khỏe, làm việc không biết mệt mỏi vì Tổ quốc yếu dấu của chúng ta, vì thế hệ con cháu mai sau”.
Lời khích lệ chân tình này tôi đã trân trọng trích dẫn vào tập “Đối thoại năm 2000” và cho đến nay vẫn còn chưa thôi xúc động lòng tôi.
Hôm nay thì không phải chỉ có tôi phải cảm ơn anh mà trước hết những người lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước phải cảm ơn anh vì những ý kiến hết sức xác đáng và rất xây dựng của anh.
Tôi từng nói với bạn Nguyễn Thị Thanh Xuân rằng: những người hiểu biết rộng rãi và sâu sắc, lại có lòng tự trọng cao như anh, sớm muộn thể nào cũng sẽ lên tiếng.
Quả thật, chúng tôi đã chờ đợi không uổng công.
Những bài viết của anh cùng với những bài phát biểu đầy hiểu biết và đầy nhiệt huyết của các anh Trần Văn Hà, Trần Lâm, Lê Hồng Hà, Phan Đình Diệu, Lê Đăng Doanh, Dương Trung Quốc, Trần Quốc Thuận, Trần Bá, Trần Đại Sơn, Nguyễn Minh Thành, Phan Thế Hải, Lê Công Định …, và gần đây nhất là một lọat bài của Trần Mạnh Hảo, thiệt tình đã rửa đi được phần nào nỗi hổ thẹn của giới trí thức và văn nghệ sĩ nước nhà.
Đúng như anh nhận định : thời cơ hiện tại đang có tính chất quyết định đối với sự thăng trầm của Dân tộc và Đất nước.
Tôi nghĩ nếu Bộ Chính trị Nông Đức Mạnh làm lơ trước mọi ý kiến xây dựng, để cho Đất nước lỡ mất chuyến tàu Văn Minh Trí Tuệ ở đầu thế kỷ 21 này thì tội sẽ nặng lắm, nặng hơn tội của vua Tự Đức và Triều đình Huế ở cuối thế kỷ 19 rất nhiều. Vì hồi ấy, các ông Bùi Viện, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Công Trứ . . . và đặc biệt Nguyễn Trường Tộ đã lên tiếng rất mạnh mẽ nhưng cả một triều đình Tự Đức cứ bưng tai bịt mắt và rung đùi ngâm thơ cổ với một dáng vẻ tự kiêu, tự đắc rất kỳ lạ.
Nhưng đó là một thời kỳ mà tầng lớp thống trị còn ít hiểu biết và thiếu thông tin thì sự ngu dốt và lạc hậu đó có thể tạm hiểu được. Còn hiện nay thì khó mà giải thích để cho mọi người nghe lọt tai.
Xung quanh Trung ương và Bộ Chính trị có cả một Hội đồng lý luận và biết bao nhiêu Viện nghiên cứu, toàn là các chuyên gia học hàm, học vị đầy mình. Thế mà có những vấn đề xem ra thật đơn giản mà họ vẫn không hiểu đúng thì kỳ lạ thật!
Trong tập “Đối thoại 2001”, tôi đã phê phán việc Ban dự thảo nghị quyết Đại hội IX đặt mục tiêu chiên lược: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là sai.
Vì đơn giản là “độc lập dân tộc” đã hoàn thành từ 30-4-1975 thì chỉ có thể đặt mục tiêu “bảo vệ” hoặc “củng cố”. Và người ta chỉ có thể “gắn liền” với một cái gì đã có chứ không thể “gắn liền” với một thứ chưa hề có là “chủ nghĩa xã hội”. Ngay Trung Quốc mở cửa rất sớm (1979) và tiến khá nhanh mà Đặng Tiểu Bình còn nói rằng ít nhất phải 100 năm nữa Trung Quốc mới có thể tiếp cận CNXH. Huống chi Việt Nam ta sau 30 năm hòa bình vẫn còn lẹt đẹt trong Top 10 nước nghèo khổ nhất hành tinh.
Trên một số tạp chí Cộng sản, anh Hồng Vinh, phó trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa trung ương viết: “Người ta lại cao giọng giảng cho chúng ta thế nào là mục tiêu?”.
Ô hay, yêu cầu người ta góp ý kiến xây dựng văn kiện đại hội, đúng sai thế nào thì phải phân tích, thảo luận. Chẳng hiểu thế nào là “mục tiêu”, thế nào là “gắn liền”, nhưng khi người ta phân tích góp ý cho, đã không khiêm tốn lắng nghe, tiếp nhận lại còn lên tiếng mỉa mai, đả kích. Kiêu ngạo đến thế là cùng!
Đặt “mục tiêu” và “gắn liền” sai như thế nhưng các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải và hầu hết các vị ủy viên trung ương đến hội nghị nào cũng ra rả lặp lại nguyên văn như thế. Và kinh ngạc hơn nữa là đến dự thảo văn kiện đại hội X cũng vẫn lặp lại y chang.
Ai cũng thấy vấn đề xây dựng CNXH ở miền Bắc trong 20 năm liền (1955-1975) là hỏng. Xây dựng CNXH trong cả nước 10 năm tiếp theo (75-85) cũng hỏng. Hỏng cho nên phải bỏ. Chính bản thân Đảng chủ trương hủy bỏ hợp tác xã, chính bản thân Đảng chủ trương hủy bỏ các xí nghiệp quốc doanh và nông trường quốc doanh là những cơ sở vật chất chủ yếu của CNXH, thế là Đảng phá CNXH chứ ai?
Thế nhưng, những người thực sự phá CNXH lại luôn luôn bịa đặt vu cáo cho những người khác cái tội “chống CNXH” hoặc “có ý đồ lật đổ nhà nước XHCN”(!)
Trước tòa án TP Hồ Chí Minh, ngày 9-7-2004, tôi đã thẳng thắn bác bỏ những lời buộc tội vô căn cứ mang tính chất vu cáo chính trị này. Và tôi khẳng định: “Chẳng có thế lực nào lật đổ nổi nhà nước CHXHCNVN trừ bọn tham nhũng và bọn bao che cho tham nhũng!
Người ta lại khôn khéo gọi mấy chục năm đen tối của thời kỳ xây dựng CNXH là “thời kỳ bao cấp”. Và người ta lừa dối dư luận rằng bỏ “bao cấp” chứ không bỏ CNXH. Rồi họ lại đưa ra cái luận điệu “con đường XHCN là do Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn”.
Nhân dân ta đã lựa chọn CNXH từ bao giờ? Và nếu giả thử có lựa chọn nhầm thì không có quyền lựa chọn lại hay sao?
Còn Cụ Hồ thấy CNXH không thích hợp với hoàn cảnh kinh tế của nước ta nên Cụ có dặn phải xây dựng một nước Việt Nam XHCN đâu?
Trong Di chúc, Cụ viết rất rõ ràng:
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Thế là Cụ Hồ dặn phải phải xây dựng một nước Việt Nam DÂN CHỦ, chứ đâu phải một nước Việt Nam XHCN.
Như thế là Trung ương Đảng, trên miệng hoặc văn bản thì nói rằng phải thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh mà trên thực tế thì ra sức xuyên tạc và chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh.
Không phải bây giờ Đảng mới chống lại cụ Hồ mà chống lại ngay khi cụ Hồ vừa mới nằm xuống.
Cụ dặn phải xây dựng một VIỆT NAM DÂN CHỦ thì Tổng bí thư Lê Duẩn đọc điếu văn, một mặt nói phải tuân theo lời Di chúc thiêng liêng, một mặt lại bảo phải “quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công”.
Rõ ràng là bảo một đằng, thỉnh một nẻo.
Tôi càng kinh ngạc hơn khi thấy anh Nguyễn Phú Trọng, trong bản Báo cáo đề dẫn tại một hội thảo ở Bắc Kinh về chủ đề “Kinh tế thị trường và CNXH”, dám khẳng định:
”Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người Cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam.” (Nguồn: báo Nhân Dân số 17639 ngày 12-11-2003, trang 3, cột 2, dòng 18).
Lúc này tôi đang bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu nên không có cách nào bày tỏ được lòng “khâm phục” đối với sự bịa đặt vĩ đại này của ông giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, người đang cầm đầu giới nghiên cứu lý luận Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ.
Hôm nay, tôi thấy có quyền chất vấn anh Nguyễn Phú Trọng: anh Trọng đã căn cứ vào nguồn tư liệu nào, thực tế lịch sử nào mà dám khẳng định dân tộc ta có khát vọng thiêng liêng đi lên CNXH từ ngàn đời nay?
Hóa ra từ thời Hùng Vương hoặc Đinh, Lê, Lý, Trần... dân tộc Lạc Việt, Đại Việt ta đã có khát vọng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH rồi chăng? Trong hội thảo này, anh Trọng còn khẳng đinh cứ để “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo”, trong khi các nhà lý luận TQ không dám khẳng định như thế nữa. Phải chăng chính những người làm lý luận suy nghĩ theo kiểu anh Trọng đã làm trì trệ tiến trình cổ phần hóa các xí nghiệp quốc doanh, tiếp tục thoải mái bù lỗ và nuôi dưỡng các sào huyệt tham nhũng. Và đến tận năm 2003, tại Bắc Kinh, anh Trọng mới dám dè dặt phát biểu: “Liên Xô sụp đổ có lẽ do làm sai quy luật”. Trong khi ngay từ năm 1998 trong tác phẩm “Chỉnh đốn để tồn tại và phát triển” và tiếp theo trong “Đối thoại năm 2000”, chúng tôi đã liên tục khẳng định: “Liên Xô sụp đô là do 3 nguyên nhân: 1) Chống lại quy luật. 2) Chống lại trí tuệ và 3) Kiêu ngạo công sản.”
Cũng trong thời gian này, tôi càng kinh ngạc khi thấy anh Nguyễn Khoa Điềm, trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa của Đảng dám cả gan báng bổ cụ Hồ. Trong bài viết tưởng nhớ Tố Hữu nhân dịp giỗ đầu ông này, anh Điềm đã nhắc lại một lời nói của Tố Hữu như sau:
“Sau khi thống nhất đất nước, Tố Hữu dành tòan bộ tâm lực tuyên truyền, giải thích nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh chóng về tư tưởng để xây dựng đất nước phồn vinh, theo con đường xã hội chủ nghĩa. Anh nói :”Nếu hôm qua, “không có cái gì quí hơn độc lập, tự do” thì hôm nay, ngoài cái đó ra, còn phải nói rõ thêm là không có gì quí hơn chủ nghĩa xã hội. Không có chủ nghĩa xã hội thì không thể sống được, thậm chí sự nghiệp độc lập, tự do cũng không thể giữ được.” (nguồn: Báo Nhân Dân ngày 5-12-2003 trang 5, cột 3, dòng 69)
Anh Nguyễn Trung thấy đấy, chẳng lẽ một ông Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa trung ương lại không hiểu rằng trong một lời nói nổi tiếng của Cụ Hồ mà dám thêm chữ “cái” vào thì tỏ ý khinh thị và xấc xược biết chừng nào?
Và chẳng lẽ anh Điềm lại không đủ thông minh để hiểu rằng khi nói “không có chủ nghĩa xã hội thì không thể sống được” là dối trá kinh khủng như thế nào. Hóa ra ngót 200 quốc gia không đi theo CNXH thì họ đều chết cả chăng?
Nếu bảo rằng cả ông cựu trưởng ban lẫn ông đương kim trưởng ban tư tưởng đều là những kẻ dốt nát và xảo trá thì hẳn người ta sẽ chụp mũ cho cái tội: phỉ báng những người lãnh đạo Đảng.
Nhưng sự thật là cả người nói – ông Tố Hữu, và người nhắc lại – ông Nguyễn Khoa Điềm nếu không dốt nát và xảo trá thì hẳn phải là những người ở trạng thái tâm thần không bình thường.
Ở cuối thế kỷ 20, thậm chí đến đầu thế kỷ 21 mà dám nói “không có CNXH thì không thể sống được” thì quả là đạt cấp siêu về sự ngu dốt hoặc tâm bệnh thần kinh.
Và chính những người mang não trạng kiểu đó đã dẫn dắt cả một dân tộc, một đất nước vào con đường nghèo nàn, lạc hậu thảm hại.
Chắc cụ Karl Marx có tái sinh cũng đành chịu thua bọn “hậu sinh khả úy” này. Vì bọn này không chỉ vượt các bậc tiền bối cộng sản về sự nhầm lẫn mà còn tỏ rõ một tài năng xảo trá vào loại vô địch của thế kỷ. Một cái chủ nghĩa mà nước nào đã đi theo và bắt tay xây dựng thì hoặc là sụp đổ, tan rã, hoặc là bế tắc, lạc hậu khốn khổ; thế mà cứ bảo nhau khư khư bám víu thì quả là điên thật.
Tôi không trách những kẻ điên hoặc giả điên vì thực chất họ bám víu cái gọi là CNXH chỉ vì muốn duy trì đặc quyền đặc lợi, chứ bản thân họ cũng hiểu rằng “xây dựng CNXH” hay “định hướng XHCN” đều là những chuyện tào lao trong thế giới này.
Chỉ đáng trách những kẻ không điên và lại thuộc loại hiểu biết, loại ưu tú của dân tộc mà cứ ăn theo, nói theo hoặc ngậm miệng vô cảm. Giới trí thức và giới văn nghệ sĩ, đội tiền tiêu của dân tộc chẳng lẽ lại cam chịu cái tiếng hèn nhát và vô trách nhiệm mãi sao ?
Tôi không tin rằng mọi người và nhất là giới thanh niên có học sẽ nhẫn nhục, cam chịu theo cai sai mãi mãi.
Dân tộc Việt Nam ta không phải là một dân tộc thuộc loại xoàng, nhưng lại có một nét dân tộc tính rất đáng ái ngại : cứ gần chết mới nổi giận. Và khi đã nổi giận thì mọi thứ phong kiến, thực dân, đế quốc đều bay hết.
Hy vọng các vị đang nắm giữ đặc quyền, đặc lợi hiểu rõ cái nét dân tộc tính tiêu cực đó để đừng dại dột dồn nhân dân vào cái thế “gần chết”. Nếu không thì dù có vu khống cho anh chị em Dân chủ “kích động” cũng là quá muộn.
Nên khôn ngoan cùng nhau ngồi lại đối thoại thân mật và thẳng thắn để tìm ra một lối thoát cho dân tộc, có lẽ còn kịp chăng? Tôi tán thành những lời cảnh báo đầy tâm huyết của anh. Quái lạ thật! Người ta có thể đối thoại với Bush, với Lý Quang Diệu, thậm chí với cả Nguyễn Cao Kỳ, nhưng với anh chị em Dân Chủ và trí thức tâm huyết thì vẫn tỏ ra ngần ngại. Vì sao thế anh Trung?
Hy vọng những người lãnh đạo sớm tỉnh ngộ để hiểu rằng: hãy can đảm tạ tội trước Nhân dân và trả lại ngay Nhân dân mọi quyền tự do- dân chủ theo đúng Hiến pháp 1946 và Công ước quốc tế, mà trước hết là các quyền tự do báo chí – xuất bản, tự do lập hội và tự do tuyển cử có quốc tế giám sát. Đó chính là những việc cần làm ngay. Đạo lý của dân tộc VN ta là: đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. Trước không phải, sau phải thì cứ coi là phải. Chắc chắn Nhân dân sẽ sẵn sàng khoan dung đối với những kẻ biết ăn năn, hối cải. Thư sau tôi xin bàn thêm về mấy chuyện này.
Chúc anh chị và các cháu luôn luôn vui mạnh và bình an.
Chào thân ái,
Trần Khuê
296-Nguyễn Trãi - Q.5- TPHCM
ĐTDĐ: 0909331994
Email: trankhue@gmail.com
Website: http://www.trankhue.net

Chuyện mấy cái phong bì

Chuyện mấy cái phong bì
Tác giả: Phan Chi
24-08-2013

Vì có tư tưởng đổi mới theo hướng đa nguyên đa đảng, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VI (tháng 3 năm 1990), ông Trần Xuân Bách đã bị phê phán gay gắt và bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương và bị khai trừ khỏi Đảng. Tháng 8 năm 1990 ông nghỉ hưu với tư cách là chuyên viên Bộ Ngoại giao. 1. Tôi quen một ông luật sư. Quen qua thơ phú vì ông này làm thơ khá hay. Trước thềm Đại hội 7, ông này đang ở Đoàn Luật sư Đồng Nai, là cán bộ trẻ có triển vọng, được đi dự đại hội tỉnh đảng bộ Đồng Nai.

Tại đại hội, ông phát biểu rất hăng hái, thẳng thắn theo tinh thần đổi mới. Để rồi ra khỏi đại hội, ông được mời thẳng về nhà giam và ở đó hai năm với cái tội là tay chân Trần Xuân Bách

Một lần tôi vào Sài Gòn, được ông (nay đã được phục hồi đảng tịch, làm ở Đoàn Luật sư Tp HCM) mời đi uống bia. Tôi hỏi: – Vậy ông có quen biết gì ông Trần Xuân Bách không? Ông lắc đầu cười: – Quen biết gì đâu. Đến một trang tài liệu từ ông Trần Xuân Bách tôi cũng chả có. Mình là đảng viên quèn, làm sao quen được ông BCT? Ừ, thôi, chuyện cũ qua rồi, không nói nữa, uống bia cho ngon miệng!

Hôm rồi tôi vô tình gặp bà Thịnh vợ ông Bách ở nghĩa trang Mai Dịch (đã viết cách đây vài hôm) Bà Thịnh kể: – Hôi anh Bách nằm bệnh viện, ông LKP vào thăm ông Hoàng Bích Sơn nằm gần phòng anh Bách nhưng không ghé thăm anh Bách. Mặc dù anh Bách có nhiều ân tình với LKP.

Tôi phải xin cái phong bì có tiêu đề của VP Trung ương, bỏ vào đó 5 triệu rồi nói với anh Bách là anh LKP vào thăm nhưng anh ngủ nên em không gọi anh dậy. Ông ấy có gửi chút tiền bồi dưỡng. Và nhiều lần như thế, có ông nào vào nhưng không ghé thăm anh là tôi lại ngụy tạo phong bì cho anh vui. Trước khi mất anh Bách thanh thản lắm, nói: – Đảng ta hơn các đảng khác ở chỗ chúng ta vẫn còn nhiều người tốt !!!!!
 Theo FB Phan Chi
 

Bờ biển Việt Nam bị xói lở trầm trọng

Bãi biển Mũi Né của Việt Nam.
Bãi biển Mũi Né của Việt Nam=>
Thanh Phương
Bờ biển Việt Nam bị xói lở trầm trọng, gây ra những tổn hại trên thiên nhiên, thất thoát về vật chất và đem lại những khó khăn cho cuộc sống của con người. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, mức độ xói lở bờ biển Việt Nam ngày càng gia tăng từ phạm vi đến cường độ, đặc biệt trên những đoạn bờ thấp,cấu tạo bởi chất trầm tích bở rời như cát, đất bùn, bột nhuyễn sạn sỏi.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Sydney, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Cửu Long Đồng Nai Úc Châu, cho biết những nguyên nhân khiến bờ biển Việt Nam bị sạt lở trầm trọng như vậy, và trình bày những giải pháp có thể giúp ngăn chận hiện tượng này:


Tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Sydney
 
11/09/2013
 
 
RFI: Xin kính chào tiến sĩ Huỳnh Long Vân, trước hết xin ông cho biết là hiện nay, bờ biển của Việt Nam đã bị xói lở đến mức độ nào?
TS Huỳnh Long Vân: Tình trạng xói lở của bờ biển Việt Nam rất khác nhau tùy theo địa hình của từng khu vực và được nhận thấy ở cả 3 vùng: Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình), Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) và Nam (từ Vũng Tàu đến Kiên Giang).
Trước hết là vùng ven biển miền Bắc. Từ Mông Cái đến Nam Định có 6 đọan bị sạt lở; Cát Hải (Hải Phòng) và Hải Hậu (Nam Định) là 2 nơi bị sạt lở trầm trọng nhứt. Kể từ năm 1955 khi đập thủy điện được xây trên một nhánh sông Hồng và sau đó năm 1987 đập thủy điện Hoà Bình được đưa vào sử dụng thì bờ biển Hải Hậu bị xói lở dữ dội hơn, mỗi năm biển lấn trên 20m.
Về khu vực ven biển miền Trung, bờ biển miền Trung Thanh Hoá đến Nha Trang cứ mỗi 6 km có một đoạn bị sạt lở , tất cả có286 đoạn bị sạt lở, diện tích tổng cộng gần 9.000ha; trong đó 268 đoạn hay 94% là những bờ cát.
Ở những nơi có địa hình gồ ghề, ở các vịnh, nơi có vách đá thì tình trạng sạt lở xảy ra tương đối chậm và ít hơn. Những đoạn bờ cát và nhô ra biển, trực diện với hướng gió và sóng biển bị sạt lở rất trầm trọng.
* Bờ biển Thừa Thiên, Huế từ 1950 đến 2000 có 33 đoạn bi sạt lở và trong 10 năm kế tiếp có thêm 27 đoạn.
* Bờ biển Quảng Ngãi có 40 đoạn bị sạt lở. Riêng bờ biển xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức vào năm 1999 thụt lùi 250m và bờ biển xã Mỹ Đức huyện Phú Mỹ thụt lùi 150m. Sa Huỳnh mỗi năm biển lấn sâu vào nội điạ khoảng 28m làm sụp đường xá, rừng và các cơ sở.
* Bờ biển Phú Yên , khu vực thị trấn Sông Cầu và Sông La Hai, An Ninh Đông bị sạt lở trầm trọng và bờ biển Nhơn Phúc riêng năm 2000 bị lấn sâu 108m.
* Bờ biển Bình Thuận, vùng bờ Cà Ná, mũi La Gàn, mũi Hòn Rơm, Mũi Né, Đồi Dương đều bị xói lở trầm trọng.
Còn về bờ biển phía Nam, trước năm 1940 bờ biển từ Vũng Tàu đến Hà Tiên hoàn toàn không bị sạt lở. Từ 1940-1950 các cửa sông tuy bi sạt lở nhưng ở mức độ rất chậm; nhưng từ 1960 đến nay 38 đoạn của bờ biển phía Nam bi sạt lở và cường độ thay đổi theo từng vùng.
*Bờ biển Cần Giờ bị xói lở mạnh hơn kể từ khi có đập thủy điện Trị An. Khu vực mũi Đông Hòa, mũi Cần Giờ Đông bị xói lở mạnh khoảng 10-20m/ năm.
* Bờ biển huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nơi giữa hai cửa sông Soài Rạp và cửa Tiểu bị xói lở mỗi năm 10-30m, lớp rừng phòng hộ nằm trước đê biển bị thu hẹp dần và đến năm 2000 có đến 3 km rừng phòng hộ khu vực Tân Thành biến mất và biển xâm thực đến tận chân đê.
* Bờ biển các huyện Bình Đại và Ba Tri, tỉnh Bến Tre, giữa cửa Đại và cửa sông Cống Bé bị xói lở mạnh khoảng 20m/năm.
* Bờ biển Bắc Mỹ Lòng, huyện Cầu Ngang và đoạn từ cửa Cung Hầu đến ấp Dân Thành huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thường bị biển xâm thực và từ 1965-1989 biển đã lấn vào đất liền hơn 200m.
* Bờ biển tỉnh Sóc Trăng từ Cù Lao Dung đến thị trấn Vĩnh Châu, xói bồi xen kẽ nhau, nhưng từ Vĩnh Châu đến giáp ranh tỉnh Bạc Liêu bi xói lở khoảng 10m/năm, và đường bờ biển bị lấn vào khoảng 250m.
* Bờ biển Bạc Liêu, đoạn giáp ranh Sóc Trăng và khu vực cửa sông Gành Hào bị xói lở.
* Bờ biển tỉnh Cà Mau chia làm 2 đoạn:
- đoạn giáp biển Đông từ Gành Hào đến Mũi Cà Mau thường bị xói lở, từ cửa sông Đầm Dơi đến cửa Rạch Gốc bờ bị biển lấn khoảng 35m mỗi năm và từ 30 năm nay biển lấn vào khoảng 1,4km. Mũi Cà Mau cũng đang mất đất.
- phía Tây giáp ranh Kiên Giang bị biển lấn 180m tình từ năm 2001 đến 2009.
* Bờ biển Kiên Giang chịu ảnh hường của chế độ thủy hải văn biển Tây, có ít cửa sông so với bờ biển ở phía Đông, nên ven biển Kiên Giang khá ổn định và được bồi lấp; tuy nhiên trong những năm gần đây hai khu vực mũi Rảnh thuộc bờ Nam sông Cái Lớn biển lấn vào khoảng 200m và khu vực Vàm Rầy huyện Hòn Đất biển tiến vào đất liền khoảng hơn 200m.
RFI: Vậy thì theo tiến sĩ, những nguyên nhân nào khiến bờ biển Việt Nam bị sạt lở trầm trọng như vậy? Đây chỉ là những tác động của thiên nhiên hay cũng có tác động của con người?
TS Huỳnh Long Vân: Trước hết ở vùng bờ biển miền Bắc, điển hình với bờ biển Hải Hậu thuộc châu thổ sông Hồng, nằm theo hướng Đông Bắc, cấu tạo bởi cát mịn nên bị sạt lở trầm trọng từ hơn 70 năm qua. Một số chuyên gia cho đây là do tác động của sóng biển và thủy triều có biên độ lớn khoảng 2-4m.
Hải Hậu mỗi năm gặp 5 đến 6 trận bão lớn; giông bảo xảy ra cùng lúc với triều cường tạo ra các đợt sóng biển cao đến 6-7m. Gia tăng tần suất giông bão trong khu vực, và vị trí thẳng góc của bờ biển với gió mùa Đông Bắc là những tác nhân làm gia tăng tác động của sóng, phá vỡ cấu trúc, biến đổi địa hình của bờ.
Ở vùng bờ biển miền Trung, sông ở miền Trung ngắn nhưng có độ dốc cao; nước sông lại ít phù sa, làm năng lượng của sóng gia tăng. Thêm vào đó miền Trung hằng năm gặp nhiều giông bão; và con số thiên tai tiếp tục gia tăng trong khoảng thời gian gần đây: từ 1901-1930 có 117 trận bão lụt; từ 1931-1960 con số tăng lên 134 và từ 1961-1990 có 171 trận bão đổ bộ lên miền Trung. Cuồng phong khiến mực nước biển dâng cao gây ra sóng lớn cao đến 4-5m.
Sóng và gió là hai động lực chánh trực tiếp gây ra sạt lở bờ biển miền Trung mà 93% bờ biển cấu tạo bờ sỏi, cát, bùn sét, cát bùn.
Ngoài ra vị trí của đường bờ so với hướng sóng và chiều gió mùa là một tác nhân quan trọng khác gây ra xói lở bờ biển miền Trung.
* Bờ biển Thừa Thiên Huế, Quảng Ngải nằm theo hướng Tây Bắc –Đông Nam trực diện với hướng gió và sóng biển.
* Bờ biển Phú Yên, nằm theo hướng Nam Bắc, thẳng góc với hướng gió chướng Đông Bắc và sóng biển.
* Bờ biển Bình Thuận nằm theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, chịu tác động mạnh của sóng và gió của cả hai đợt gió mùa Đông Bắc và Tây Nam.
Ở miền Nam, bờ biển từ Vũng Tàu đến Kiên Giang được cấu tạo bởi trầm tích phù sa bở rời, thời kỳ Holocene nên rất trẻ; thành phần cấu tạo chánh là bùn sét nâu, rất dễ bị phá vỡ, ngay cả bởi một năng lượng vừa phải của sóng và dễ dàng bị dòng chảy ven bờ chuyển đi nơi khác.
*Vùng Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh nặng nề nhứt là bờ biển Cần Thạnh, Thạnh An. Thủy triều, dòng sông và dòng chảy ven bờ là những động lực chánh gây ra sạt lở bờ biển. Từ khi có đập thủy điện Trị An, lượng phù sa di chuyển ra cửa biển bị giảm sút làm gia tăng năng lượng của sóng khiến tính trạng sạt lở trầm trọng hơn.
* Bờ biển Gò Công Đông bị sạt lở một phần do tác động của sóng và dòng chảy ven bờ vào mùa gió chướng Đông Bắc; thêm vào đó là ảnh hưởng của các kế hoạch thủy lợi, đào kinh xã lũ về phía vịnh Thái Lan, phá hủy rừng ngập mặn để xây dựng những khu du lịch sinh thái, trường bắn, bãi đóng tàu của Vinashin và nuôi trồng thủy sản ở ven biển.
*Bờ biển Vùng Gành Hào bị sạt lở vì rừng ngập mặn bị phá để nuôi trồng thủy sản và ở cách xa cửa sông nên khối lượng phù sa ít vì phần lớn bị dòng triều chuyển ra khỏi bờ.
* Mũi Cà Mau bi sạt lở do:
-năng lượng của sóng biển gia tăng: lượng phù sa di chuyển đến đây bị giảm dần một phần do ảnh hưởng của các đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong và phần khác do việc đào kinh thủy lợi trong vùng châu thổ
- khai thác nước ngầm không theo quy định.
*Bờ biển phía Tây Cà Mau bị sạt lở do rừng ngập mặn bị hủy hoại.
Tóm lại nguyên nhân bờ biển Việt Nam bị xói lở có thể được chia thành 2 nhóm:
- Yếu tố tự nhiên: tác động của gió, sóng, thủy triều , dòng chảy ven bờ, cấu tạo địa chất của vùng bờ, vị trí của đường bờ.
-Tác động của con người: Phá rừng ngập mặn (vì không nhận thức được rừng ngập mặn là một hệ thống sinh học có tác dụng giảm cường độ của gió, sóng và dòng chảy, tạo điều kiện thuận lợi để bùn cát tích tụ, giúp bờ biển chóng xói lở nên người dân địa phương đã phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, thiết lập các khu du lịch hay xây dựng các công trường sát bờ biển; diện tích rừng ngập mặn của ĐBSCL đã giảm từ 250.000 ha năm 1950 xuống còn 46.000 ha vào năm 2001) ; kế đến là tác động của các công trình thủy điện thượng nguồn Mekong làm thay đổi dòng chảy và khối lượng phù sa được chuyên chở ra cửa biển.
RFI: Thưa tiến sĩ, trước tình trạng nghiêm trọng như vậy, chúng ta có thể áp dụng những giải pháp nào để chống xói lở và bảo vệ bờ biển Việt Nam?
TS Huỳnh Long Vân: Các giải pháp chống xói lở, bảo vệ bờ biển được chia làm hai nhóm: Nhóm giải pháp công trình (hay giải pháp cứng) và nhóm giải pháp phi công trình (hay giải pháp mềm). Giải pháp chống sạt lở bờ biển cần phải có hai chức năng là giảm năng lượng của song, gió và kiểm soát được dòng chảy ven bờ nhằm giảm thiểu sự vận chuyển bùn cát dọc theo bờ.
*Giải pháp cứng như đắp đê, công nghệ stabiplage, xây kè biển, kè biển mỏ hàn, đê ngầm phá sóng, kè mỏ hàn kết hợp với đê ngầm phá sóng, mũi đất nhân tạo.
Đối với tình trạng xói lở của bờ biển Việt Nam một số chuyên gia đề nghị chọn lựa giải pháp cứng ở những vùng có bờ biển sạt lở rất trầm trọng như Cát Hải ( Hải Phòng), Hải Hậu ( Nam Định) Hải Dương-Hòa Duân (Thừa Thiên), Mũi Né (Bình Thuận), Gò Công Đông (Tiền Giang), Gành Hào (Cà Mau).
Tuy nhiên nếu giải pháp cứng được đem ra áp dụng ở những vùng này, điều cần thiết là phải bảo đảm không làm xói lở chân công trình và hủy hoại hệ sinh thái của vùng bờ biển phía dưới công trình vì những tác động không mong muốn này đã xảy ra khi xây dựng các cấu trúc gia cố bờ biền Đồi Dương (Phan Thiết), bờ Cà Ná – Mũi La Gàn (Bình Thuận).
*Giải pháp mềm như nuôi bãi, trồng rừng ngập mặn, rừng phi lao và các đụn cát.
Giải pháp mềm ít tốn kém nhưng đòi hỏi thời gian dài; rừng phi lao và các cây họ dừa có thể trồng dọc theo bờ biển Trung phần đất cát; rừng ngập mặn với các cây bần, cây đước, cây vẹt, cây tràm v.v.. có thể trồng ở vùng ven biển châu thổ sông Hồng và châu thổ ĐBSCL.
Rừng ngập mặn giúp bảo vệ bờ biển tránh sạt lở giúp hệ thống đê biển kiên cố hơn; tuy nhiên trồng rừng ngập mặn cũng gặp nhiều khó khăn vì tùy thuộc vào các điều kiện khí hậu của từng vùng, chế độ thủy văn và lý hoá tính của đất đai.
Dự án GIZ do hai chánh phủ Đức và Úc tài trợ trồng rừng ngập mặn ở khu vực Vàm Rầy, Kiên Giang đạt được kết quả khích lệ, tuy nhiên thất bại khi đem áp dụng ở huyện Long Phú Sóc Trăng, huyện Gò Công Tiền Giang; điều này cho thấy giải pháp mềm cũng không thiếu những trở ngại.
Vì thế một số chuyên gia cho rằng giải pháp tối ưu để bảo vệ bờ biển Việt Nam là cùng lúc kết hợp hai giải pháp cứng và mềm. Ngược lại có một số không đồng ý với đề nghị này và cho rằng vì đặc tính khác biệt của bờ biển Việt Nam, thay đổi tùy nơi, nên cần phải nghiên cứu nhiều giải pháp khác nhau ngay cả cho một khu vực và bất cứ một hay nhiều giải pháp cùng lúc đem ra ứng dụng, muốn được hữu hiệu, phải đạt được những yêu cầu thiết yếu:
-làm giảm năng lượng của sóng, cản gió
-tạo ra điều kiện tương tự với mô hình tự nhiên của sự thành lập và phát triển các đường bờ
-bảo đảm hiện tượng sạt lở không bị di dời đến nơi kế cận
RFI: Thưa tiến sĩ, về phía chính phủ Việt Nam cho tới nay có đã đề ra những kế hoạch gì thật sự hiệu quả để chống hiện tượng xói lở bờ biển ?
TS Huỳnh Long Vân: Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km, về phía Đông trung bình mỗi 20 km có một cửa sông và tình trạng xói lở là hiện tượng gây ra bởi những yếu tố nội sinh của thiên nhiên và ngoại sinh do ảnh hưởng của con người: tác động tương tác giữa đất liền và biển cả: chế độ thủy hải văn của các dòng sông, sóng biển, và thủy triều; ảnh hưởng của gió mùa, cuồng phong và những sinh hoạt khai thác ven biển.
Vì thế khi tiến hành xác định nguyên nhân xói lở bờ biển, ngay cả cho từng địa phận, ảnh hưởng của những tác nhân nêu trên phải được nghiên cứu để từ đó đề ra những biện pháp ứng phó hữu hiệu bảo vệ bờ biển.
Thực tế cho thấy tình trạng xói lở bờ biển Việt Nam trở nên trầm trọng hơn, trước những tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, vào tháng 07.2013 trong buổi hội thảo tham vấn báo cáo quốc gia về “Đánh giá xói lở bờ biển Việt Nam” giới chức Tổng Cục Biển và Hải Đảo Việt Nam cho biết hiện nay Viêt Nam vẫn chưa có một kế hoạch đồng bộ và toàn diện về mặt kỹ thuật lẫn pháp luật như: chiến lược phòng chống xói lở bờ biển, cửa sông; giải pháp và phương án ứng phó thích hợp cho từng khu vực, luật đê diều, luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật tài nguyên nước v.v... để ứng phó với tình trạng bờ biển bị sạt lở trầm trọng.
Vì thế, tổ chức quốc tế điều phối Biển vùng Đông Nam Á (COBSEA), đã thúc giục chánh phủ Việt Nam phải khẩn cấp thiết lập những kế hoạch cụ thể và mạng lưới theo dõi để bảo vệ bờ biển và trong khi COBSEA cũng cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng nguồn năng lực để có đủ khả năng phục hồi, quản lý tốt đẹp nguồn tài nguyên ven biển hiện đang bị đe dọa. Đây là tiếng chuông báo động về thực trạng của bờ biển Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam nhận được sự trợ giúp về tài chánh lẫn khoa học- kỹ thuật từ một số quốc gia như Hoà Lan, Na Uy, Đức, Úc châu và COBSEA nhưng thiết nghĩ việc bảo vệ bờ biển Việt Nam là trách nhiệm của giới hữu trách Việt Nam, vì thế giới hữu trách CHXHCNVN không thể trông đợi nước ngoài gánh vác mọi việc, ngay cả việc thiết lập chiến lược phòng chống xói lở bảo vệ bờ biển của xứ sở mình.
RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét