Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Ngày 18/9/2013 - Lạ lùng các Bộ tranh quyền kêu khổ của người dân

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

NHNN hạn chế báo chí dự cuộc làm việc với ông Nguyễn Bá Thanh 

Thực hiện chương trình công tác năm 2013, sáng 17.9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính T.Ư làm việc với Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về công tác phòng chống tham nhũng và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Phiên họp bắt đầu diễn ra từ 8 giờ sáng, tuy nhiên, khi một số phóng viên báo chí xuất hiện thì lập tức bảo vệ, cũng như lễ tân của NHNN chặn lại. Dù một số phóng viên đã xuất trình thẻ nhà báo, nhưng lễ tân này vẫn thẳng thừng trả lời: “Không có lệnh của lãnh đạo, báo chí không được tham dự”.
Theo thông tin từ một số phóng viên, phía NHNN sau đó mời một số báo vào dự họp, nhưng chỉ cho chụp ảnh trong khoảng 10 phút rồi lại mời tất cả ra về.
Trước đó, trong 2 ngày 11 và 12.9, ông Nguyễn Bá Thanh cũng dẫn đầu đoàn công tác số 3 làm việc với Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc triển khai thực hiện quyết định của Ban Chỉ đạo T.Ư về việc kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Buổi làm việc với hai cơ quan tư pháp của nhà nước diễn ra cởi mở, với sự tham dự đưa tin đông đảo của phóng viên báo chí.
Đối với riêng ngành ngân hàng, khi còn là Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh từng đưa ra nhiều ý kiến mạnh mẽ về việc sở hữu chéo trong các ngân hàng, cũng như hoạt động cho vay nhiều rủi ro thông qua hành vi nâng khống giá trị tài sản thế chấp trên diễn đàn Quốc hội.
Tại hội nghị “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” do UBND TP Đà Nẵng tổ chức ngày 10.1, ông Nguyễn Bá Thanh khi vừa mới nhận chức Trưởng ban Nội chính T.Ư, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND thành phố cũng một lần nữa nhắc lại: “Miếng đất giá trị 100 tỉ đồng, ông đưa lên 500 tỉ. Lẽ ra 100 tỉ thì được vay 60 tỉ, nhưng vì ông đưa lên 500 tỉ nên họ được vay 300 tỉ”. Ông cũng phát biểu đầy thẳng thắn: “Nội cái đó là bắt ngay cán bộ ngân hàng “trời ơi” đó, bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết. Ai cho phép ông nâng khống giá trị miếng đất từ 100 tỉ lên 500 tỉ?”. Và khi kết luận ông tuyên bố mạnh mẽ: “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái của ngân hàng, cho “hốt liền”, không nói nhiều!”.
THEO THANH NIÊN

Các o du kích không đợi được đâu, thưa bà Bộ trưởng


40 năm là quá lâu để phá đi những rào cản. Khoảng cách một bước chân giữa bờ Bắc và bờ Nam cầu Hiền Lương chẳng hạn.
Năm 1972, tại chiến trường đẫm máu Thành cổ Quảng trị, phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính đã ghi lại khoảnh khắc kỳ diệu của những o du kích. Họ nở nụ cười thật tươi, với hậu cảnh là những bức tường đổ nát, và trong bối cảnh “đạn vẫn bay chiu chíu trên đầu”.
Nụ cười của “Nữ du kích thành cổ”, những người tuổi trẻ một thời từng khẳng định “Đi. Nếu chết thì ở mô cũng chết”- say nàu được đưa vào sách giáo khoa lịch sử như minh chứng cho một trong những khoảnh khắc bi hùng nhất trong lịch sử dân tộc.
Chiến tranh, với bom chùm, pháo bầy, đã không khuất phục được o Lệ, nhân vật chính trong bức ảnh lịch sử. Nhưng khoảng thời gian 40 năm đi “đòi” sự công bằng, có lẽ, đã khiến niềm tin nơi o về 0.
O Lệ có giấy xác nhận là cơ sở liên lạc giữa điệp báo thị trấn Quảng Hà với xã đội Triệu Thượng, tham gia kháng chiến từ tháng 4.1966, có Huân chương Kháng chiến hạng Ba ghi thời gian tham gia kháng chiến 9 năm 4 tháng. Nhưng đến khi làm thủ tục chế độ, “chú cán bộ”, “Khi o tham gia kháng chiến còn chưa sinh” bắt bẻ: “Làm chi có chuyện tham gia kháng chiến từ khi 11 tuổi?”.
“Bi kịch niềm tin” cũng đến với một du kích khác là o Hương. Năm 1973, o Hương đã chạm bom bi khi san lấp hố bom trên mặt đường thông xe cho đoàn Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm tuyến lửa Quảng Trị . Tình trạng của o bấy giờ đã thập tử nhất sinh với 8 đoạn ruột bị đứt. Đoàn xe chạy tới thấy người bị thương đã lập tức chở người bị thương đi cấp cứu tại Bệnh viện Vĩnh Linh.
Sau hàng thập kỷ gửi hồ sơ chính sách “như đi xin xỏ”, o được giải thích: O bị thương năm 1973 ở Bắc cầu Hiền Lương, mà từ miền Bắc năm 1972 là đình chiến, hòa bình, nên không làm (chế độ) được. Người ta còn bảo: “Nếu thời điểm đó, o bị thương ở phía Nam cầu Hiền Lương mới được giải quyết chế độ chính sách”!!!
Các o du kích, đến hôm qua, đã trên dưới 60, sẽ còn tiếp tục phải chờ. Bởi cũng hôm qua, tư lệnh ngành Lao động- Thương binh và xã hội trong một bài trả lời dài trên truyền hình quốc gia, đã mang đến cho những o du kích và có lẽ không nhiều những người có công còn lại khác, một thông điệp rằng “Sẽ tiếp tục giải quyết”.
“Tôi đã chỉ đạo thanh tra 37 tỉnh. Đến nay đã cắt giảm chế độ đối với 7.000 trường hợp gian lận, thu hồi trên 75 tỷ đồng”. Và
“Hiện nay việc gian lận hồ sơ để hưởng chính sách chưa phải đã hết”- bà nói.
Tán thành với bà Bộ trưởng. Chính sách gì cũng cần được tạo dựng trên lẽ công bằng. Nhưng công bằng trong việc “sòng phẳng với những gian lận” chỉ là một nửa. Thế còn những người đã không hề tiếc máu xương, tuổi trẻ vẫn đang chờ đợi lẽ công bằng?
Đã hơn 40 năm sau cuộc chiến Thành cổ. Đã ngót 40 năm sau ngày đất nước giải phóng, thời gian quá dài, quá lâu để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ “sòng phẳng” với những người có công. Và cần phải thẳng thắn rằng 7.000 gian lận, hay 75 tỷ chi sai, không phải là lý do đế chúng ta tiếp tục “cẩn trọng” với những người quỹ sức khỏe đang cạn kiệt, quỹ thời gian không còn nhiều.
Có thể, những người thực thi chính sách không đủ vốn sống để tưởng tượng rằng người ta có thể tham gia kháng chiến từ năm 11 tuổi. Nhưng đó không phải là lý do để buộc người khác phải “xin xỏ”.
40 năm là quá lâu, và sự chậm trễ, không phải bởi thiếu tiền, mà có lẽ, là những máy móc trong cả việc ban hành lẫn thực thi để luôn có những rào cản. Khoảng cách một bước chân giữa bờ Bắc và bờ Nam cầu Hiền Lương chẳng hạn.
THEO ĐÀO TUẤN

Lạ lùng các Bộ tranh quyền kêu khổ của người dân

Đã từ bao năm nay, chuyện tắc đường ở các thành phố lớn không còn là chuyện lạ, người ta cứ kêu ca, than vãn về nó và mặc nhiên cho rằng để xảy ra tắc đường là lỗi của Bộ Giao thông. Tuy nhiên, vào 1 ngày đẹp trời, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã khiến mọi người bất ngờ khi chỉ rõ đừng cứ tắc đường là gọi Bộ Giao thông, mà trước hết phải là trách nhiệm của thành phố và của cả các bộ, ngành liên quan . Cũng từ đó, không ít người dân Việt đã nhận ra dường như mình đã có những lỗi lầm rất to khi cứ mắng oan, trách oan Bộ Giao thông.
Như Bộ trưởng Thăng đã chỉ rõ tại Hội nghị trực tuyến bàn về khắc phục ùn tắc giao thông của 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM sáng 11/9, “một số bệnh viện ở Hà Nội như Việt – Đức, Bạch Mai, bệnh viện C đang xây to hơn. Điều này càng làm giao thông ùn tắc trầm trọng”, và đây là một trong số những lý do khiến việc kéo giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP.HCM trở nên khó khăn.


Đấy, như Bộ trưởng Thăng đã nói, tắc đường là lỗi tại bệnh viện đã không chịu di dời lại ngày càng phình to ra, đường thì chỉ có ngần ấy, người nhiều hơn, xe tăng lên thì quả thật lỗi chỉ có thể thuộc về các bệnh viện. Có lẽ sau chuyện này những ai đã từng trách móc, khó chịu với Bộ Giao thông vì ùn tắc cần phải rút kinh nghiệm, không được thất thố đổ oan cho người có ít lỗi.
Không những chỉ rõ trách nhiệm của Bộ y tế, Bộ trưởng Bộ GTVT còn chỉ ra ùn tắc có một phần lỗi lớn thuộc về ngành xây dựng, theo đó, tư lệnh ngành giao thông đã bình luận việc “đại diện Bộ Xây dựng ngỡ ngàng khi đi họp”, cho thấy hóa ra lâu nay… “Bộ Xây dựng chả làm gì” trong lúc, vai trò của Bộ Xây dựng cực kỳ quan trọng trong việc phê duyệt quy hoạch và thỏa thuận quy hoạch.
Việc “đáp trả” Bộ Xây dựng của Bộ trưởng Thăng xem ra rất đúng. Cái lẽ hiển nhiên từ trước đến nay đó là tắc đường do quy hoạch sai. Vậy tại sao ai cũng đổ lỗ cho ngành giao thông mà không tìm các bên liên quan như quy hoạch đô thị, kiến trúc để trách móc. Đường tắc là do tầm nhìn quy hoạch của các nhà quy hoạch chứ đâu có phải do ngành giao thông. Chức năng của ngành giao thông là xây đường, mà đất hẹp thì đường cũng phải hẹp. Ngoài ra, chức năng nữa là điều tiết giao thông chứ có phải đi chữa tắc đường đâu.
Đường xá thì có chừng đó, mà hết chung cư tới trung tâm thương mại, cứ ầm ầm xây thật nhiều, thật to, thật cao…như vậy không tắc đường mới là chuyện lạ, trách nhiệm, lỗi lầm của Bộ xây dựng đúng là quá lớn. Mà xem ra Bộ Giao thông tính thế còn chưa đủ, Bộ Giáo dục cũng phải chịu trách nhiệm lớn đối với vấn đề ùn tắc hiện nay bởi mãi không chịu di dời trường học.
Đáng nói hơn nữa là việc phân chia trách nhiệm, lỗi lầm của Bộ trưởng Thăng chưa dứt tiếng vang thì nay Bộ Y tế lại có công văn gửi “kiện” Bộ Giáo dục vì cho rằng chất lượng nhân lực ngành kém là do việc mở ngành không có sự giám sát của mình. Sự đời tréo nghoe, Bộ Giao thông trách “Bộ Xây dựng chả làm gì”, giờ tới lượt Bộ Y tế trách Bộ Giáo dục “nhanh tay nhanh chân” quá.
Trong công văn gửi Bộ Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đặt vấn đề về thực trạng quá nhiều cơ sở đào tạo, kể cả các trường đa ngành cùng tham gia đào tạo nhân lực y tế. “Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo cần có quy định chặt chẽ khi mở ngành đào tạo nhân lực y tế, trong đó việc thẩm định cần có sự tham gia về mặt chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế để đảm bảo chất lượng” – ông Cường đề xuất.
Giáo dục là nguồn gốc của mọi vấn đề, mọi lĩnh vực, nếu giáo dục không tốt thì đồng nghĩa với việc chất lượng nguồn nhân lực của mọi ngành nghề sẽ có nguy cơ bị đe dọa. Việc ngành giáo dục thoải mái, dễ dãi trong việc thẩm định, cấp phép đào tạo nhân lực ngành y rõ ràng là có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cán bộ nhân viên y tế nói riêng và chất lượng ngành y nói chung. Và không biết chừng những sai sót nhầm lẫn tại các bệnh viện thời gian vừa qua cũng là do ngành giáo dục đào tạo chất lượng nhân viên y tế chưa tốt.
Mà nếu cứ xét theo công văn của Bộ Y tế thì bộ giao thông cũng nên tiếp tục đổ lỗi cho Bộ Giáo dục vì đào tạo kém, thành ra những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ quy hoạch giao thông cứ quy hoạch loạn xạ với chất lượng không thể thẩm định bởi ngã tư cứ mở rồi đóng, đóng lại mở mà tắc vẫn hoàn tắc.
Có lẽ, trong cái thời buổi rối ren này các Bộ quả thật sáng suốt khi nghĩ ra màn đổ lỗi cho nhau bởi điều này sẽ làm người dân thắc mắc không biết vấn đề của mình ai phụ trách từ đó phân tán tư tưởng mà hạn chế những lời kêu ca than vãn, bảo vệ uy tín của các lãnh đạo ngành.
Ấy nhưng mà, các bộ vẫn còn may mắn chán khi có thể đổ lỗi cho nhau. Người dân là chẳng biết phải đổ lỗi cho ai, tính đi tính lại rồi chỉ đến mức ngửa mặt lên hỏi ông trời sao sinh nhầm thế kỷ, quả là ngày tháng buồn đau thế kỷ sầu.
Theo Phunutoday

Luật Phá sản: Từ “chết không được chôn” tới “chôn cho chết”

 Mong chờ một luật Phá sản mới ra đời để cảnh các DN rơi vào xác sống biết đi sẽ được chôn thật thì luật mới ra đời khiến nhiều DN sốc vì có thể bị “chôn sống” bất cứ lúc nào.
Sau hơn 9 thực hiện Luật Phá sản 2004 thể hiện được vai trò là một trong những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong việc thể chế hóa chính sách kinh tế của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự.
Tuy nhiên, Luật Phá sản 2004 đã bộc lộ một số hạn chế tác động tiêu cực đến việc thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã…
Cụ thể, đến nay nhiều quy định của Luật khó thực hiện nên số lượng các vụ phá sản do Tòa án thụ lý chưa nhiều. Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả nhưng không tiến hành phá sản được. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh giá năng lực thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã và sự lành mạnh của nền kinh tế. Có tới 57 điều trên tổng số 95 điều của Luật Phá sản năm 2004 được các tòa án, các cơ quan, tổ chức có liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung. iều này cho thấy Luật Phá sản năm 2004 còn quá nhiều điểm bất cập.
Luật Phá sản năm 2004 đã coi những người điều hành doanh nghiệp bị phá sản giống như những “tội phạm” kinh tế. Theo quy định của Luật, chủ doanh nghiệp bị phá sản và những người quản lý doanh nghiệp đó sẽ bị Tòa án ra quyết định không được quyền thành lập cũng như cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Đối với những người quản lý, điều hành doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác bị tuyên bố phá sản thì sẽ không được đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào cũng như ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Với lý đó mà nhiều doanh nghiệp đã không lựa chọn cách phá sản theo Luật Phá sản.
Tại Điều 3, Luật Phá sản năm 2004 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Với quy định như vậy, theo các doanh nghiệp, điều luật này chỉ mang tính chất chung chung, thiếu chặt chẽ, chỉ là định tính, không phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của DN khi lâm vào tình trạng phá sản. Thực tế, không phải cứ có nợ quá hạn là doanh nghiệp, hợp tác xã coi là lâm vào tình trạng phá sản được. Bởi, hầu hết đều vừa là con nợ, lại vừa là chủ nợ. Thậm chí doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản vẫn là chủ nợ với số tiền lớn hơn số nợ mà họ quá hạn. Điều này đã đẩy doanh nghiệp đến cái khổ là muốn chết không được chết. Nhiều doanh nghiệp tư nhân bản thân lâm vào tình trạng vừa là con nợ vừa là chủ nợ, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hiện nay, có rất nhiều công ty đã vay tiền ngân hàng để tiến hành nhận thầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gói thầu thì bị nợ tiền không thể trả, trong đó nợ ngân hàng lãi hàng tháng doanh nghiệp vẫn phải trả. Nhiều doanh nghiệp xin phá sản để cắt cảnh lãi mẹ đẻ lại con cũng không được, biến các doanh nghiệp thành “xác chết biết đi”.

Thực tế, có cả nghìn doanh nghiệp đang chờ sửa Luật Phá sản như tình cảnh tử tù chờ được tiêm thuốc độc. Doanh nghiệp ngắc ngoải mong chờ được chết (đến mức nhiều chuyên gia phải ví von, “chết không được chôn”) thì Luật Phá sản sửa đổi lại như muốn chặt đầu luôn cả những kẻ sống khỏe.
Tại Điều 3 của dự thảo Luật Phá sản sửa đổi quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
Với dự thảo lần này, hàng trăm doanh nghiệp có vốn khoảng vài chục triệu hay nhiều thì 4, 500 triệu đồng cũng xin phá sản thì dễ nhưng xem ra với quy định mới này thì nhiều doanh nghiệp sẽ bị chết oan vì cứ có người đến đòi nợ mà không có trả là phải chết.
Người viết chẳng nói sai mà thực tế cho thấy quy định là nợ 200 triệu đồng trở lên là phải đăng ký phá sản là không phù hợp. Trong trường hợp này các tập đoàn, tổng công ty quy mô hàng nghìn tỉ đồng mà nợ quá hạn có 200 triệu đồng thì cũng bị đem đi “chôn sống”. Một chuyên gia kinh tế đã thẳng thắn, cứ chiếu theo tiêu chí này chắc chắn sẽ có tới 99% doanh nghiệp của Việt nằm trong diện phá sản
9 năm trời mong chờ luật mới ra đời để cho các doanh nghiệp đã “chết được đem chôn” thì không thấy mà chỉ thấy luật “chôn sống” doanh nghiệp. Chẳng lẽ các doanh nghiệp, hợp tác xã đành chịu phận thấp thỏm, quan trên cho chết lúc nào thì đành ngậm cười mà chết?
THEO PHỤ NỮ TODAY

Công an khẳng định ‘khó khởi tố vụ chôn hóa chất’


chôn hóa chất, ô nhiễm môi trường, Cty Nicotex Thanh Thái, Thanh Hóa
Hóa chất độc hại được chôn dưới đất.

chôn hóa chất, ô nhiễm môi trường, Cty Nicotex Thanh Thái, Thanh Hóa
Người dân vẫn mòn mỏi chờ công lý

Liên quan tới việc Cty Nicotex Thanh Thái chôn hóa chất độc hại xuống đất gây ô nhiễm môi trường, Đại tá Trần Văn Thực, Chánh văn phòng công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, “khó khởi tố vụ án”.
Mặc dù đã được lấy mẫu đi xét nghiệm cả tuần nay, song hàng trăm hộ dân sống gần khu vực Cty Nicotex Thanh Thái (xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa) vẫn “dài cổ” chờ kết quả từ cơ quan chức năng.
Chiều ngày 16/9, trao đổi với VietNamNet, ông Thực cho biết: “Đã có kết quả mẫu xét nghiệm nhưng họ (đơn vị kiểm nghiệm) chỉ nói cái mẫu này là 0,196 gì đấy.
UBND tỉnh đã giao cho Sở TNMT để xác định xem chỉ số như thế tác động đến vấn đề môi trường như thế nào, mức độ ô nhiễm đến đâu, vượt quá chỉ số cho phép hay không…“.
Liên quan tới sai phạm của Cty Nicotex Thanh Thái, ông Thực cho biết, căn cứ vào luật môi trường và các tình tiết của vụ việc thì khả năng khởi tố vụ án là rất khó. Tuy nhiên, theo ông Thực thì việc xử lý hành chính là chắc chắn. Còn mức độ như thế nào, cơ quan chức năng đang còn phải trình lên UBND tỉnh.
Chỉ còn 3 ngày nữa là UBND tỉnh Thanh Hóa phải báo cáo vụ việc của Cty Nicotex Thanh Thái với Thủ tướng, song đến thời điểm hiện tại số lượng, chủng loại hóa chất đang chôn dưới lòng đất vẫn chưa được rõ ràng.
Việc những hố đào bới lên không được xử lý, các thùng phuy hóa chất đang rò rỉ nước ra ngoài và việc bao bì vứt vương vãi vẫn đang là nỗi lo lắng, bức xúc của người dân.
Trao đổi với PV VietNamNet, TS Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn tiết kiệm điện và dung dịch hoạt hóa điện hóa thẳng thắn: “Việc phát hiện kho muối “khổng lồ” và một số hoá chất lạ bên trong kho muối là một minh chứng xác đáng nhất cho việc chôn hóa chất độc hại với số lượng lớn của Cty Nicotex Thanh Thái”.
Lê Anh
Không lập biên bản? Theo ghi nhận của PV VietNamNet, đến thời điểm chiều ngày 16/9 chiếc xe tải bị người dân bắt giữ ngày 9/9 vì nghi ngờ công ty đưa vào để khử mùi hóa chất bên trong vẫn nằm trong sân trước khu bảo vệ của công an tại nhà điều hành của công ty.
Tuy nhiên, chiếc xe ô tô đã bị đập vỡ kính và bị bẹp một số phần ca bin. Vậy câu hỏi đặt ra ở chỗ, biên bản ban đầu công an không lập, hiện trạng chiếc xe trước khi đến đây như thế nào? và ai là người chịu trách nhiệm trong việc này? Thì vẫn đang là một câu chờ các cơ quan chức năng.
THEO VIETNAMNET

Đang có hiện tượng dân bất chấp pháp luật

Chính quyền cơ sở yếu kém, đạo đức xuống cấp, tuyên truyền luật chưa tốt… đã dẫn tới nhiều vụ việc người dân thay chính quyền, tự xử lý những vi phạm pháp luật, bất chấp pháp luật…
Ngày 17/9, cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ trong công tác thi hành án, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2013.., các đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra nhận định này.

Thay chính quyền… xử lý mâu thuẫn xã hội


Nhiều vụ việc người dân thay chính quyền, tự xử lý những vi phạm pháp luật, bất chấp pháp luật…


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho rằng, báo cáo cần làm rõ hiện tượng các băng nhóm hoạt động ngày càng ngang nhiên, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội
“Dư luận rất quan ngại về những vụ việc này vì diễn ra ngay cả ở trung tâm đô thị lớn như TP.HCM. Đây là điều bất ổn mà báo cáo cần đánh giá sâu hơn, từ nguyên nhân phát sinh tội phạm và cả nguyên nhân từ việc quản lý Nhà nước ở các cấp cơ sở như thế nào?”- đại biểu Khoa nói.
Điều mà không chỉ đại biểu Khoa mà nhiều đại biểu khác tại phiên thảo luận đã nhấn mạnh sự yếu kém của năng lực quản lý, đấu tranh phòng chống tội phạm tại cấp cơ sở, địa phương.
Đại biểu Khoa cũng dẫn ra ví dụ về tình trạng các băng cướp hoạt động ngang nhiên ở TP.HCM đến nỗi Bộ Công an phải điều cảnh sát cơ động vào để xử lý.
Rồi loạt vụ việc liên quan tới nhóm tổ chức có tính chất bảo kê, lộng hành như đánh bạc, trộm cướp ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình, một số vụ việc liên quan tới dân tộc, tôn giáo, hay việc để người dân tự xử lý vụ trộm chó ở Nghệ An…, điều đáng ngại nhất là cấp cơ sở như huyện, xã có bộ máy quản lý đầy đủ nhưng không xử lý được.
Cùng quan điểm này, ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho biết, “từ năm ngoái tới giờ có tình trạng dân tự xử các vụ trộm cắp, khiến báo chí giật title “mạng người không bằng mạng chó”, thậm chí cha của người bắt trộm chó tới cầu xin cũng không được, có hiện tượng người dân bất chấp tất cả quy định luật pháp”.
Theo đại biểu này, “ở đây có phần nguyên nhân tuyên truyền pháp luật kém nhưng phải có trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan công quyền. Chúng ta không nghiêm, không cương quyết, các vụ lộn xộn xảy ra thì chính quyền cơ sở tê liệt”.
“Đây là điểm mà chúng ta cần chú ý nhất, tình hình này càng kéo dài thì nguy cơ càng lớn. Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội thậm chí đầy đủ hết mà nhiều vụ xảy ra chúng ta đều rơi vào thế như vậy” – Đại biểu Phước bức xúc.
Đại biểu Ksor Phước cũng cho rằng, tình hình tham nhũng ngày càng lớn nên niềm tin của dân, doanh nghiệp bị giảm sút.
“Hiện có hai vấn đề lớn nổi lên là tham nhũng, lãng phí lớn và xử lý không công minh nên người dân không tin vào pháp luật nữa. Họ tự xử và xử công khai, đàng hoàng, chưa kể ở những vùng người ta chống lại cả người thi hành công vụ. Những vấn đề này năm 2014 sẽ còn diễn biến phức tạp” – Ông Ksor Phước nhận định.

Có dấu hiệu bảo kê

Một số đại biểu khác lại băn khoăn về công tác phòng chống tham nhũng. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền, báo cáo Chính phủ hiện có hàng chục chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, chi ra cả trăm tỉ, nghìn tỉ nhưng chưa có đánh giá tổng thể hiệu quả chương trình. Trong khi đó, tỉ lệ tội phạm năm sau tăng hơn năm trước.
“Qua giám sát thấy công tác phát hiện tội phạm ngày càng tiến bộ, nhưng tôi thấy lo lắng vì thực tế xử lý tin tố giác tội phạm còn nhiều sơ sót. Nếu làm không tốt sẽ bỏ lọt tội phạm. Có tỉnh chỉ phát hiện ra 1-2 vụ tham nhũng, thế là còn yếu. Lực lượng công an chủ yếu vẫn điều tra theo tố tụng chứ ít sử dụng nghiệp vụ, trinh sát điều tra để phát giác tội phạm. Tôi yêu cầu cần có giải pháp mạnh mẽ hơn về các vụ án tham nhũng” – đại biểu Quyền nói.
Đại biểu Ksor Phước cũng cho rằng, cần phải đổi mới phương thức hoạt động của công an để lực lượng này thực sự là của nhân dân. Hiện nay, công an được trang bị hiện đại hơn, đào tạo nhiều hơn, tướng của ngành cũng nhiều hơn nhưng niềm tin của dân với công an lại giảm sút hơn so với cách đây 15, 20 năm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa sát thực tiễn, ví dụ số vụ vi phạm hành chính xử lý được rất ít trong khi có nhiều vụ việc xảy ra ngang nhiên, gần cơ quan công quyền mà không phát hiện được, chỉ đến khi dân tố cáo mới biết. Bà Nga khẳng định, đây là dấu hiệu của bảo kê.
“Nếu quy trách nhiệm cho Bộ trưởng thì không đúng mà theo tôi phải quy trách nhiệm chính quyền cơ sở, quy trách nhiệm chủ tịch UBND các cấp” – bà Nga cho hay.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm phức tạp hơn, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng là do đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động.
“Điều sợ nhất là niềm tin của nhân dân giảm sút. Điều này nguy hiểm vì người dân nhìn vào một bộ phận cán bộ tiêu cực mà xử lý không nghiêm, cách ứng xử với dân không tốt, kết quả xử lý còn oan sai thì sẽ gây mất lòng tin…”- Phó Chủ tịch nước phân tích.
Chốt lại phần thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, mỗi báo cáo của từng cơ quan kiểm sát, công an, tư pháp phải đánh giá tình hình chung hiện nay tệ hơn hay tốt hơn, dân đã yên chưa. Hoạt động điều tra tốt không, có bỏ lọt tội, oan sai không? Tôi thì khẳng định là chưa, tội phạm ngang nhiên lộng hành. Nhiều vụ việc cho thấy tình trạng liên tục xuống cấp về đạo đức. Tội phạm lĩnh vực nào cũng có, cũng nghiêm trọng, mất hết cả đạo nghĩa.
“Đừng để mất niềm tin của người dân, nếu không họ sẽ không tố cáo nữa. Tôi chưa thấy rõ tránh nhiệm của tòa án, viện kiểm sát trong vấn đề này” – Chủ tịch bình luận./.
THEO TỔ QUỐC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét