Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Ngày 18/9/2013

  • Syria : Nga chơi lá bài Chiite tại Trung Đông (RFI) - Nga đã cứu chính quyền Assad một bàn thua trông thấy khi đề xuất thành công giải pháp đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế để tránh bị phương Tây tấn công quân sự. Nga cũng luôn ủng hộ chương trình hạt nhân của Iran trong khi phương Tây không ngừng phản đối. Chính quyền Putin thật sự muốn gì qua hai hồ sơ Syria và Iran ? Nhật báo Le Monde đăng bài phân tích chủ đề này với dòng tựa : << Sau Syria, Nga chơi lá bài Iran >>.
  • Tàu du lịch Costa Concordia đã được dựng thẳng trở lại (RFI) - Trong những tràng pháo tay của những người hiếu kỳ, con tàu du lịch khổng lồ Costa Concordia vào sáng sớm hôm nay 17/09/2013 đã được kéo trở lại vị trí thẳng đứng bình thường sau hơn một năm rưỡi bị lật nghiêng khi va phải đá ngầm gần đảo Giglio vùng Toscana, miền trung tây nước Ý. Công việc 'lật ngửa' trở lại một chiếc tàu cực lớn - dài gần 300 mét - đã được đánh giá là một thành công chưa từng thấy về mặt kỹ thuật, mang lại tự hào cho người Ý.
  • Pháp và Nga bất đồng trên hồ sơ Syria (RFI) - Trong cuộc họp báo chung tại Matxcơva vào hôm nay 07/09/2013, hai Ngoại trưởng Pháp và Nga công khai nhìn nhận bất đồng trên hồ sơ vũ khí Syria : từ trách nhiệm của chế độ Damas trong vụ tấn công bằng hơi ngạt ngày 21/08 cho đến dự thảo nghị quyết mang tính cưỡng chế nếu Syria không tuân thủ.
  • Thù hằn và tạt axít tại Nhà hát lớn Bolchoi của Nga (RFI) - Mánh khóe, tranh cãi, ganh tỵ. Từ nhiều tháng nay, đó là hình ảnh thảm hại của Nhà hát lớn Bolchoi nước Nga. Ngày 14/09, ông Serguei Filine, Giám đốc nghệ thuật của Nhà hát, đã trở về Matxcơva, sau sáu tháng điều trị ở nước ngoài. Nhưng cho đến nay, người ta vẫn không biết tại sao ông Filine lại bị tạt axít ngày 17/01/2013.
  • 6 thanh tra Trung Quốc chống tham nhũng ra tòa vì tra tấn chết người (RFI) - Một thẩm phán điều tra và năm cán bộ của ban kỷ luật đảng tỉnh Ôn Châu bị ra tòa án Quý Châu vào ngày hôm nay 17/09/2013. Nạn nhân của 6 cán bộ này là kỹ sư Ư Kỳ Nhất, từ trần vào tháng tư năm nay trong một nhà tù dành cho đảng viên, trên người đầy vết bầm và chết ngạt.
  • Báo cáo Liên hiệp quốc càng khiến phương Tây tăng sức ép lên Syria (RFI) - Một ngày sau khi Liên hiệp quốc công bố báo cáo điều tra khẳng định việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hôm 21/08, các nước phương Tây đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm có được một nghị quyết mạnh mẽ hơn của Hội đồng Bảo an về việc tháo gỡ kho vũ khí hóa học của Syria và buộc Damas gánh chịu hậu quả về những việc làm của mình.
  • Tổng kết vụ thảm sát trong căn cứ hải quân Washington (RFI) - Tổng kết thiệt hại sau cùng trong vụ thảm sát ngày 16/09/2013 ở Washington : đúng là một tay súng đã bắn chết 12 người, người thứ 13 bị bắn chết chính là hung thủ. Cục Điều tra Liên bang FBI dường như đã bỏ giả thuyết có nhiều đồng lõa.
  • Quân đội Philippines chiếm lại Zamboanga (RFI) - 100 người chết đa số là chiến binh hồi giáo phiến loạn : đó là tổng kết thiệt hại nhân mạng trong trận đánh tái chiếm thành phố cảng Zoambanga, miền nam Philippines.Quân đội chính phủ thông báo đã giải cứu cho 200 thường dân bị bắt làm con tin. Tàn quân Mặt trận Moro rút đi nhưng bắt theo cảnh sát trưởng.
  • Hun Sen - Sam Rainsy họp lần thứ 3 để tháo gỡ bế tắc (RFI) - Hôm nay, 17/09/2013, Thủ tướng Hun Sen và lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã gặp nhau lần thứ ba tại Quốc hội, ở Phnom Penh. Cả hai bên cho biết là cuộc gặp lần này đạt được một số tiến bộ hướng tới một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Cam Bốt.
  • Việt Nam đề nghị Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra biển (RFI) - Ghé thăm Việt Nam, chặng đầu tiên trong vòng công du Đông Nam Á kéo dài năm ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera vào hôm qua, 16/09/2013 đã hội kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Theo lời của chính ông Onodera, Hà Nội đã chính thức yêu cầu Tokyo giúp đỡ tăng cường năng lực bảo vệ vùng biển, trong đó có việc cung cấp tầu tuần tra biển cho Việt Nam.
  • Truyền hình Trung Quốc tố cáo Danone hối lộ (RFI) - Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc hôm qua đã khẳng định hãng sản xuất sữa Dumex, chi nhánh của nhà khổng lồ Pháp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm Danone, đã trả tiền để các bác sĩ, y tá bệnh viện quảng bá và khuyến cáo các sản phụ cho trẻ sơ sinh sử dụng sản phẩm sữa của hãng.
  • Giáo Hội Hồng Kông kêu gọi Bắc Kinh ngưng đàn áp (RFI) - Ủy ban Công lý và Hòa bình Hồng Kông đã gửi một văn kiện lên Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu can thiệp. Lời kêu gọi Trung Quốc << chấm dứt hành vi chống lại dân mình >> nêu lên tình trạng giáo dân và tu sĩ, trung thành với Vatican hay theo Nhà nước, cũng đều bị trấn áp một cách có hệ thống tại Hoa lục.
  • Nga, Pháp họp bàn về Syria (VOA) - Moscow từ chối ủng hộ nghị quyết của LHQ buộc Damascus phải chịu hậu quả nghiêm trọng nếu không chịu giao vũ khí hóa học của họ để cộng đồng quốc tế tiêu hủy
  • Tranh cãi về phúc trình Syria của LHQ (BBC) - Hoa Kỳ, Anh và Pháp khẳng định phúc trình của LHQ về vũ khí hóa học ở Syria quy trách nhiệm cho chính phủ Assad, nhưng Nga không đồng ý.
  • Danh tính tay súng ở Washington DC (BBC) - Kẻ xả súng giết chết 12 người tại một căn cứ hải quân ở Washington DC được xác định là người từng phục vụ trong hải quân Mỹ.
  • Các đảng phái Campuchia hội đàm (BBC) - Các phe phái chính trị ở Campuchia tổ chức hội đàm, một ngày sau khi có biểu tình và đụng độ ở Phnom Penh về kết quả bầu cử làm một người chết.
  • Hình ảnh trục vớt tàu Concordia (BBC) - Con tàu vốn mắc cạn 20 tháng trước vừa được nâng lên thành công trong một trong các hoạt động cứu hộ hàng hải phức tạp và tốn kém nhất.
  • Đàm phán COC chưa thấy triển vọng (BBC) - Quan chức ngoại giao cao cấp khối Asean và Trung Quốc bước đầu tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) tuy triển vọng còn xa vời.
  • Việt Nam chưa ưu đãi cho Việt kiều (BBC) - Một người Mỹ gốc Việt về mở công ty ở Sài Gòn nói Việt kiều chỉ cần được 'đối xử công bằng' để về làm ăn ở Việt Nam.
  • Philippines, Mỹ sẽ tập trận chung trên Biển Đông (BaoMoi) - Philippines và Mỹ sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung ở gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông từ ngày mai, thể hiện mối quan hệ quân sự gắn bó giữa hai nước nhưng cũng dự kiến sẽ làm dấy lên căng thẳng với Trung Quốc.
  • Philippines, Mỹ tập trận ở Biển Đông (BaoMoi) - PNO – Nhà chức trách Philippines hôm 17/9 cho biết nước này và Mỹ sẽ bắt đầu tập trận chung gần vùng biển tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông trong tuần này, một động thái cho thấy mối quan hệ quân sự giữa hai nước đang ngày càng mở rộng trong bối cảnh căng thẳng Manila-Bắc Kinh không có dấu hiệu suy giảm.
  • Mỹ-Philippines tập trận, Trung Quốc tung tàu chiến khủng vào Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Mỹ-Philippines tập trận, TQ tung thêm tàu chiến vào Biển Đông, LHQ công bố báo cáo về vụ tấn công bằng khí sarin ở Syria, Mỹ viện trợ vũ khí cho lực lượng đối lập Syria, kẻ xả súng vào đại bản doanh hải quân Mỹ bị thần kinh...là những tin tức chính ngày 17/9.
  • Nhật Bản dọa bắn hạ UAV Trung Quốc (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Theo Nippon Hoso Kyokai, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 17/9 tuyên bố sẽ bắn hạ máy bay không người lái của Trung Quốc bay trên không phận Senkaku/Điếu Ngư.
  • Philippines, Mỹ sẽ tập trận tại địa điểm bí mật ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Philippines và Mỹ trong tuần này sẽ bắt đầu một cuộc tập trận lớn gần vùng biển đang có tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc tại biển Đông, thể hiện sự tăng tốc trong việc hợp tác quân sự giữa hai nước. Nhiều khả năng cuộc tập trận này sẽ khiến căng thẳng giữa Philippines với Bắc Kinh leo thang.
  • Mỹ - Philippines sắp tập trận gần Scarborough (BaoMoi) - (NLĐO) - Quân đội Mỹ và Philippines sẽ bắt đầu cuộc tập trận thường niên gần vùng biển tranh chấp ở biển Đông trong một động thái có thể gây thêm căng thẳng với Trung Quốc vào ngày mai, 18-9.
  • Biển Đông: Những lời thề bảo vệ chủ quyền bằng máu ở Trường Sa (BaoMoi) - Biển Đông căng thẳng, luôn ẩn chứa những diễn biến khó lường. Mỗi chiến sĩ Trường Sa hôm nay luôn giữ chắc tay súng và luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng mọi giá. Đó là lời thề được ghi khắc trong tim, trong mỗi tấc đất, mỗi hòn đá trên khắp quần đảo Trường Sa.
  • Mỹ, Philippines sắp "hoành hành" trên biển (BaoMoi) - Mỹ và Philippines tuần này sẽ khởi động một cuộc tập trận rầm rộ kéo dài ở gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông nhằm thể hiện mối quan hệ quân sự ngày càng thắt chặt giữa hai nước. Cuộc tập trận này được cho là có thể khiến quan hệ Trung Quốc-Philippines thêm căng thẳng và khiến Biển Đông thêm một lần “dậy sóng”.
  • Mỹ - Philippines tập trận gần Scarborough (BaoMoi) - (Petrotimes) – Mỹ và Philippines sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên Phiblex trên Biển Đông vào ngày mai (18/9) trong bối cảnh 2 bên đang thúc đẩy đàm phán gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines.
  • Mỹ-Philippines tập trận, Trung Quốc tung thêm tàu chiến vào Biển Đông (BaoMoi) - Ngày mai (18/9), Mỹ và Philippines sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung với nội dung đổ bộ cách bãi cạn Scarborough không xa – tâm điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila suốt thời gian vừa qua. Trong khi đó, những hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy nước này cũng vừa đưa chiến hạm Type-052D vào tập chiến đấu trên Biển Đông.
  • Mỹ-Philippines tập trận chung cách Scarborough 220 km (BaoMoi) - (GDVN) - "Người Trung Quốc sẽ xem cuộc tập trận chung là một bằng chứng về việc Philippines khuấy động căng thẳng ở Biển Đông và Mỹ lợi dụng tình hình để tăng sự hiện diện quân sự của mình", chuyên gia an ninh khu vực Ian Storey nói với AFP.
  • Trung Quốc đòi toàn quyền sở hữu bãi cạn tranh chấp với Philippines (BaoMoi) - Ngày 16/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã chỉ trích Philippines khi cho rằng nước này chính là “kẻ khiêu khích” trên bãi cạn Scarborough, tiếp nối chuỗi tấn công ngoại giao và cô lập Manila trên Biển Đông. Nhưng trái với tinh thần của DOC, Bắc Kinh vẫn nhận chủ quyền đối với khu vực này.
  • Biển Đông: Mỹ đóng vai trò gì? (BaoMoi) - Trong lúc Trung Quốc và ASEAN đang có cuộc họp bàn về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), Thượng nghị sĩ Robert Menendez – một chính khách của Đảng Dân chủ đến từ New Jersey và là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, đã có bài viết nói về vai trò của Mỹ trong các cuộc tranh chấp ở Châu Á.
  • DN Anh muốn hợp tác dầu khí với VN trên biển Đông (BaoMoi) - (Đời sống) - (Đời sống) - Trước câu hỏi về thực tế tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa ổn thỏa tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 16/9 tại Hà Nội, các doanh nghiệp dầu khí Anh cho hay không lo ngại nhiều và bày tỏ mối quan tâm đặc biệt tới thị trường Việt Nam.
  • ASEAN - Trung Quốc cam kết thực hiện đầy đủ DOC (BaoMoi) - Ngày 15/9, cuộc họp lần thứ 6 quan chức cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc và cuộc họp lần thứ 9 Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc về triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại TP Tô Châu (Trung Quốc) đã kết thúc sau hai ngày làm việc.
  • Triển khai Chiến dịch “Kết nối Biển Đông” (BaoMoi) - KTĐT - Để giúp bà con ngư dân chủ động phòng tránh thiên tai và thực hiện các hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên biển, chiều 16/9, Bộ TT&TT phối hợp với T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Chiến dịch "Kết nối Biển Đông".
  • Leo tay không, nhảy dù từ tháp cao 270 m (BaoMoi) - Một vận động viên Áo mới đây leo lên một tòa tháp cao gần 270 m ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, trước khi nhảy dù từ nóc nhà trong sự hò reo của đám đông bên dưới.

Đinh Nguyên Kha bị thêm tội khủng bố?


Đinh Nguyên Kha vừa được giảm án bốn năm trong phiên phúc thẩm ngày 16/8

Gia đình Đinh Nguyên Kha được tin thanh niên này đã nhận cáo trạng truy tố tội Khủng bố theo Điều 230a Bộ Luật hình sự từ Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 17/9, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha, cho biết đã được luật sư Nguyễn Văn Miếng thuật lại thông tin trên sau khi ông vào thăm Kha ngày 16/9.

Trước đó, ngày 30/8, bà Liên đã cùng chồng và con gái đến thăm hai anh em Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy tại trại tạm giam, tuy nhiên chỉ có chồng bà, ông Đinh Văn Chuộng, được phép đối thoại trực tiếp với Kha.

Sau khi trở ra, bà Liên được ông Chuộng thông báo rằng Kha nói với ông là cần luật sư bào chữa vì "bị ép cung nhận tội khủng bố" và đã ký vào biên bản nhận tội.

Ngày 5/9, bà Liên đã gửi đơn khiếu nại đến Viện Kiểm sát tỉnh Long An về việc công an ép cung để buộc con bà nhận tội khủng bố, đồng thời yêu cầu cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho con trai bà.

Tuy nhiên đến ngày 9/9, bà nhận được văn bản của Viện Kiểm sát, nói "việc khiếu nại của bà không thuộc trường hợp giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An."

Phán quyết chưa có tiền lệ

Điều 230a Bộ Luật hình sự: Tội khủng bố

1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bà Liên cho biết bà đã mời thêm một luật sư thứ hai, ông Hà Huy Sơn, để bào chữa cho Đinh Nguyên Kha và được luật sư thông báo rằng "nếu tòa án cấp giấy cho nhận thân chủ thì ông sẽ bay vào".

Đinh Nguyên Kha bị bắt cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên hồi tháng 10 năm ngoái vì hành động rải truyền đơn trên cầu vượt An Sơn, thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/10 và dán khẩu hiệu ở tỉnh Long An, Bình Thuận hồi tháng 8 năm 2012.

Truyền thông trong nước hồi tháng 11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác.

Cả hai sau đó bị công an tỉnh Long An khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Sinh viên Đinh Nguyên Kha sau đó bị án tám năm và Nguyễn Phương Uyên sáu năm tù giam tại phiên xử vào ngày 16/5 ở Long An.

Tuy nhiên vào ngày 16/8, trong một phán quyết chưa có tiền lệ, tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo, trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống 4 năm tù giam.
(BBC)

Thầy giáo ‘chống Nhà nước’ bệnh nặng

Ông Định đang bị thẩm vấn
Ông Định lên án việc khai thác bauxite tại địa bàn ông sinh sống

Ông Đinh Đăng Định, một thầy giáo ở Đắk Nông bị thụ án sáu năm tù về tội chống Nhà nước, đang trải qua ca mổ để lấy một khối u dạ dày vào hôm nay thứ Ba ngày 17/9.

Ông Định bị kết án theo Điều luật 88 Bộ Luật Hình sự trong một phiên tòa phúc thẩm rất ngắn ngủi hồi tháng 11 năm ngoái và đang bị giam giữ tại trại tù An Phước tại tỉnh Bình Dương.

Hiện ông đang được điều trị trong tình trạng canh giữ tại Bệnh viện 30/4 của Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh

‘Công an nuôi bệnh’

Nói với BBC sau khi vừa đến Thành phố Hồ Chí Minh từ Đắk Nông để chuẩn bị cho ca mổ, vợ ông Định là bà Nguyễn Thị Dinh cho biết hiện nay sức khoẻ của ông ‘yếu lắm’.

“Anh ấy ăn không được và chỉ sống bằng đường truyền,” bà nói và cho biết ông Định được nhập viện từ hôm 9/9 nhưng đến ngày 13/9 thì gia đình ở Đắk Nông mới được báo tin.

“Bác sỹ chẩn đoán là u dạ dày, 80% là u ác nên phải phẫu thuật ngay vì càng để càng nguy hiểm,” bà nói thêm.

Bà nói là hiện giờ phòng bệnh của ông Định có ‘năm anh cán bộ đứng coi hàng ngày’.

“Gia đình đến thăm nuôi các anh cán bộ cũng cho thăm gặp vào buổi sáng, buổi chiều hay buổi tối,” bà nói, “Anh em cũng vào được.”

Tuy nhiên hiện giờ vợ con chưa được vào nuôi bệnh và mọi việc chăm sóc ông Định là phía công an lo, bà cho biết.

Về chi phí điều trị thì bà Dinh cũng nói rằng phía công an nói là họ sẽ lo chứ ‘gia đình không phải lo gì cả’.

“Bác sỹ nói sẽ cố gắng hết sức vì đó là lương tâm và trách nhiệm.”

‘Ngoài dự kiến’

Tuy nhiên, cũng theo bà Dinh thì việc ông Định phải nhập viện mổ là ngoài dự kiến của chính quyền.

“Đến bây giờ anh ấy đau quá không chịu được nên trại giam mới cho xuống đi kiểm tra để lấy phác đồ về điều trị thôi. Không ngờ bác sỹ nói có khối u nên phải mổ gấp,” bà nói.

Trước đó, mỗi lần ông Định đau thì trại An Phước chỉ cho đi khám ở bệnh viện huyện ở gần đấy và lấy thuốc về điều trị, bà cho biết.
"Từ hồi bị bắt ở Đắc Nông, ở trại tam giạm anh ấy đã bị xuất huyết dạ dày, đã chảy máu và nôn ra máu. Anh ấy có xin đi khám bệnh nhưng trại giam không cho."
Nguyễn Thị Dinh, vợ ông Đinh Đăng Định
Theo bà Dinh thì trước khi bị bắt thì ông Định đã từng đau dạ dày nhưng chỉ ‘đau sơ sơ’.

“Từ hồi bị bắt ở Đắk Nông, ở trại tam giạm anh ấy đã bị xuất huyết dạ dày, đã chảy máu và nôn ra máu,” bà nói, “Anh ấy có xin đi khám bệnh nhưng trại giam không cho”.

Từ khi ông Định bị bắt, bà Dinh cho biết bà đã ‘rất vất vả’ để lo cho hai người con gái đang theo học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Định từng là sỹ quan trong quân đội Việt Nam. Tuy nhiên ông đã giải ngũ và trở thành giáo viên Hóa.

Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 2011 và bị đưa ra xét xử sơ thẩm hồi tháng 8 năm ngoái. Ông bị tuyên án 6 năm tù theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Ông Định từng kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án bauxite do chứng kiến những tác động môi trường của việc khai thác bô xít gây ra tại Đắk Nông, nơi ông đang sinh sống.

Tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Định đều kiên quyết không nhận tội và nói ‘ông không làm gì sai’.
(BBC)

Vinashin được tái cơ cấu nợ theo luật Anh


Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chính thức trở thành công ty mang quốc tịch Á châu đầu tiên được tái cơ cấu theo luật Anh.

Bị một số chủ nợ phát đơn kiện vì vi phạm nghĩa vụ thanh toán, nhưng Vinashin đã được Tòa thượng thẩm của Anh chấp nhận cho tái cơ cấu sau cuộc họp với các chủ nợ tại Singapore hôm 5/8, theo trang tin theasset.com.

Đây là lần đầu tiên một công ty nước ngoài không có hoạt động, cũng không có tài sản ở Anh, được tòa án Anh tạm bác đơn của chủ nợ cho tới khi việc tái cơ cấu có kết quả.

Việc này cũng sẽ tạo tiền lệ cho các công ty Á châu khác tìm kiếm khả năng tái cơ cấu bên ngoài Á châu, trang tin chuyên bình luận luật pháp quốc tế IFLR bình luận.

Đơn kiện phát sinh các khoản vay liên quan tới việc Vinashin, công ty thuộc sở hữu nhà nước, phát hành 600 triệu đô la trái phiếu quốc tế hồi năm 2007, với thời hạn tám năm và được nhà nước Việt Nam bảo lãnh.

Lẽ ra Vinashin đã phải trả khoản đầu tiên, 60 triệu đô la, vào cuối năm 2010.
Tuy nhiên, với vụ bê bối 2010 khiến tám cựu lãnh đạo bị bắt giữ, Vinashin đã mắc nợ 4,5 tỷ đôla và không thể thực hiện nổi các nghĩa vụ thanh toán.

'Tạo tiền lệ quốc tế'


Tám cựu lãnh đạo của Vinashin đã phải ra tòa hồi 2012 và bị các mức án từ 10 đến 20 năm tù

Việc phát hành trái phiếu theo luật Anh khiến các giao dịch vay nợ thuộc quyền tài phán không độc quyền của tòa án Anh, mở đường cho Vinashin đệ đơn lên Tòa thượng thẩm cứu xét, tạm bác đơn kiện mà hai trong số các chủ nợ khởi kiện từ 11/2011.

Được biết hồi đầu năm, Vinashin đã trình đề án tái cơ cấu với việc đảo nợ, chuyển đổi khoản vay 600 triệu đô la cùng 23 triệu đô la tiền lãi chưa thanh toán thành loại trái phiếu chiết khấu có thời hạn 12 năm do Bộ Tài chính Việt Nam phát hành, và đề án này đã được Tòa thượng thẩm chấp thuận hôm 4/9.

IFLR dẫn lời luật sư Richard Woodworth từ hãng luật lớn của Anh, Allen & Overy, nói quyết định chấp thuận của tòa, về mặt lý thuyết là có nhưng trên thực tế chưa từng xảy ra.

Mười năm về trước, SK Global đã thuyết phục được Tòa sơ thẩm Hong Kong ra quyết định tương tự như chấp thuận mà Vinashin mới nhận được.

Tuy nhiên, quyết định đó đã bị Tòa phúc thẩm bác bỏ, mà nhiều khả năng là do đề án xử lý nợ của SK Global khi đó không đủ sức thuyết phục để Tòa phúc thẩm chấp nhận ngăn cản chủ nợ khởi kiện.

Do đó, phán quyết mới đây cho Vinashin sẽ tạo án lệ có ảnh hưởng quốc tế mạnh mẽ khi có nội dung khác biệt đáng kể so với vụ từng xảy ra ở Hong Kong.

Tái cơ cấu toàn diện?


Vụ việc Vinashin gây quan ngại lớn về cách quản lý doanh nghiệp nhà nước của VN.

Về phần mình, với phán quyết của tòa London, Vinashin vốn rơi vào tình trạng gần như phá sản nay chính thức bớt bị áp lực từ vụ kiện của hai chủ nợ và có cơ hội tiếp tục hoạt động.

Cùng lúc với tái cơ cấu tài chính, Vinashin cũng sẽ tiến hành tái cơ cấu lao động một cách mạnh mẽ.

Truyền thông trong nước tường thuật lực lượng lao động của tập đoàn này sẽ giảm mạnh, từ hơn 26 ngàn người hiện nay xuống còn khoảng 8 ngàn người.

Hiện khoảng 30% nhân viên của Vinashin không có việc làm, và con số này "có chiều hướng tăng theo từng tháng", theo tường thuật của báo Dân trí.

Số nhân viên này sẽ bị cắt giảm ngay lập tức, trang tin cafef.vn dẫn nguồn từ Bộ Giao thông Vận tải.

Ngoài ra, Vinashin cũng có kế hoạch tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, thị trường đóng tàu, vốn là mảng hoạt động chủ lực của Vinashin, vẫn đang trong tình trạng suy thoái chưa có dấu hiệu phục hồi.

Theo báo cáo của tập đoàn thì trong tám tháng đầu năm nay, tổng doanh thu của Vinashin mới đạt 39,67% kế hoạch của cả năm, đạt mức 2.700 tỷ đồng, tương đương khoảng 130 triệu đô la Mỹ.

Được biết giới chức lên kế hoạch đến cuối tháng 9/2013 sẽ thành lập Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nhằm xây dựng lại ngành công nghiệp đóng tàu.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ mối liên hệ giữa Vinashin và tân tổng công ty này là gì, hay liệu doanh nghiệp mới có phải là tập đoàn cũ chuyển đổi sang hay không.
(BBC)

Lối 'không can thiệp' của TQ có tồn tại?


Trung Quốc thường ít bày tỏ lập trường với các chủ đề quốc tế.

Trong khi Hoa Kỳ, Anh và Pháp tăng sức ép can thiệp tại Syria và Nga lớn tiếng ngăn động thái quân sự, Trung Quốc tỏ ra kín tiếng. Như Kerry Brown của Đại học Sydney biện luận, giới ngoại giao Trung Quốc ngày nay đang đi theo lối mòn.

Trong hơn nửa thế kỷ, chính sách ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã dựa trên nguyên tắc không can thiệp, tôn trọng chủ quyền của nước khác, không xâm lược và cùng chung sống hòa bình. Đó là những nguyên tắc được Thủ tướng Chu Ân Lai đưa ra tại Hội nghị Hòa bình Bandung vào năm 1955.

Trong sáu thập niên qua, trong khi Trung Quốc chưa bao giờ công khai đi chệnh khỏi chủ trương nói miệng về những nguyên tắc này, họ thường không thực thi những gì họ rao giảng. Trong thời kỳ của Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh cách mạng tại thế giới phát triển và vào năm 1979 đã can thiệp một cách vụng về trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Giữa năm 1949 và 1978, họ cũng đã đụng độ với Ấn Độ, Nga, và tại Triều Tiên đụng độ với Hoa Kỳ và LHQ.

Lập luận của Trung Quốc vào giai đoạn này là đơn giản. Họ bị cô lập, phải phòng vệ và bị Hoa Kỳ tấn công cũng như Liên Xô tấn công vào cuối thập niên 1950. Trung Quốc luôn sống trong sợ hãi, và cần phải chuẩn bị đánh đáp trả để tránh bị kéo vào một thế bị chế ngự một cách tủi nhục mà họ từng trải qua trong “thế kỷ bị làm nhục” sau Cuộc chiến Thuốc phiện Thứ nhất vào năm 1839. Giới lãnh đạo Trung Quốc, những người thắng cuộc trong cuộc cách mạng vào năm 1949 đã chuẩn bị để hành động nhằm đảm bảo rằng lịch sử sẽ không bao giờ lặp lại. Khi các chủ đề gây ảnh hưởng tới lợi ích của họ thì họ sẽ có hành động đáp trả.


Chu Ân Lai là người đầu tiên ủng hộ chủ thuyết 'không can thiệp' vào năm 1955.

Trung Quốc ngày càng giàu lên và tránh xung đột quân sự trong vòng ba thập niên qua, do đó những nghi ngại về một nước sẵn sàng có thái độ hiếu chiến để bảo vệ lợi ích nhưng đồng thời rao giảng về hòa bình toàn cầu đã phai mờ. Tuy nhiên người ta thấy phát sinh một mâu thuẫn khác.

Vấn đề bây giờ là tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và những sự kiện có phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc đã vượt ngoài khu vực giáp Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc tại các nước có nội chiến và vấn đề về nhân quyền tại châu Phi trước Thế Vận hội 2008 đã làm hoen ố uy tín của Bắc Kinh và Trung Quốc bị dán cái nhãn ngụy thiện. Xung đột tại Libya trước khi Nato can thiệp 2011 cũng có một ảnh hưởng làm họ phải sơ tán 36.000 người. Tại Mỹ Latinh, và Đông Nam Á, lợi ích đầu tư, nhu cầu năng lượng và tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn duy trì sát tới mức có thể đối với những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và không can thiệp mà Chu Ân Lai đề ra. Mặc dù thế giới đã và đang có những thay đổi rất sâu rộng vào lúc này, những nguyên tắc đó là hữu ích bởi nó giúp cho Trung Quốc tránh bị lôi cuốn vào những tình huống phải lên gân hoặc phải thách thức lại, và những nguyên tắc đó giúp Trung Quốc tránh bị dồn vào một góc mà họ bị nhìn nhận như một kẻ thù của Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới phát triển, và những nguyên tắc đó cũng tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp tục tập trung vào các chủ đề phát triển nội địa không kém phần gai góc ở trong nước.

Chẳng liên qua gì?


Trung Quốc là nước có quan hệ gần gũi với Bắc Hàn.

Việc Trung Quốc miễn cưỡng thể hiện mạnh mẽ hơn trong vai trò của mình trong các chủ đề chính sách đối ngoại nhiều khúc mắc, và việc họ muốn tránh các vấn đề gây tranh cãi đang trở nên thêm thách thức. Vấn đề Syria cho thấy thực tế này. Rõ ràng là những nước thường tích cực trong việc can thiệp nhân đạo như Anh, và quan trọng bậc nhất là Hoa Kỳ, đã bị người dân tại những nước này hãm phanh một cách tối đa trong nỗ lực dính vào thêm một cuộc xung đột khác bởi đơn giản là vì khả năng tài chính không cho phép chi tiêu cho can thiệp quân sự tốn kém,

Việc họ không có khả năng làm được nhiều, tuy nhiên, không có nghĩa là vấn đề sẽ tự biến mất. Trung Quốc là nước có những cam kết với các hiệp ước và công ước cấm sử dụng vũ khí hóa học nghiêm túc như bất kỳ cường quốc nào khác. Điều trớ trêu là việc các cường quốc thường can thiệp quân sự không thể ra tay đã tạo sức ép thêm cho Trung Quốc và Nga phải đưa ra các giải pháp. Và trong khi Nga đề xuất ‎biện pháp mới nhất để giải quyết vấn đề tại Syria, Trung Quốc đang ngày càng được người ta để mắt tới như một nước có bổn phận hành động và làm điều gì đó.

Ảnh hưởng về ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc là đáng kể và không thể không nói tới. Gần như chắc chắn rằng trong những năm tới Trung Quốc sẽ bị buộc phải thể hiện lập trường đối với các chủ đề mà họ từng bác bỏ là không hề đụng chạm tới lợi ích của mình và do đó không thấy có gì liên quan. Sức vươn về kinh tế toàn cầu có nghĩa rằng sức mạnh ngoại giao và chính trị của Trung Quốc đang trở thành một trong các lực đẩy mạnh mẽ nhất trên trường quốc tế.
"Gần như chắc chắn rằng trong những năm tới Trung Quốc sẽ bị buộc phải thể hiện lập trường đối với các chủ đề mà họ từng bác bỏ là không hề đụng chạm tới lợi ích của mình và do đó không thấy có gì liên quan"
Việc Trung Quốc kín tiếng trên trường quốc tế đã giúp họ nhiều, tránh cho họ vướng vào các chủ đề tại Trung Đông và những nơi khác và có nghĩa rằng họ có các mối liên kết trên khắp toàn cầu vào lúc này mà không để các chủ đề này gây mâu thuẫn trực tiếp với Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã làm tất cả những gì có thể để tránh bị nói tới như bên đối trọng với Hoa Kỳ, hoặc bị coi là liên minh Trung Mỹ mới (thường được gọi là G2). Tuy nhiên vấn đề Syria cho thấy thậm chí nếu Hoa Kỳ và các đồng minh không tìm được câu trả lời, điều đó không chấm dứt được xung đột tại các nước khác, và chẳng khác gì đó là mối đe dọa cho chính một nước. Hơn nữa điều đó không có nghĩa là hết bổn phận phải đi tìm giải pháp cho vấn đề này.

Việc Nga nay chủ động tìm một giải pháp có nghĩa rằng Trung Quốc, một nước vốn không ưa bị cô lập về ngoại giao, sẽ cần phải quyết định xem liệu họ muốn đi theo trường phái của bên muốn can thiệp hay không và điểm tựa ngoại giao họ dựa vào là gì. Đối với những vấn đề gần với Trung Quốc như Bắc Hàn, Trung Quốc, dù thích hay không, cũng sẽ bị buộc phải tiếp cận các chủ đề này theo cách khác vì lợi ích riêng, và hành động ngày càng khác xa với những lời hùng biện theo lối không can thiệp mà họ đưa ra trong quá nhiều thập niên.

Mặt khác của chủ đề này là phần còn lại của thế giới phải chuẩn bị thấy một Trung Quốc ồn ào hơn, tích cực hơn, và một nước Trung Quốc không thể bị xem là luôn e dè và ép Trung Quốc giảm giọng vì cáo buộc họ “hiếu chiến”. Trung Quốc cần phải để thế giới hiểu họ nhiều hơn trong các thông điệp của mình nhưng Trung Quốc cũng cần được thế giới lắng nghe theo một cách khác. Đó là những thách thức chung của kỷ nguyên ngoại giao mới mà chúng ta đang và sẽ trải qua.

Kerry Brown là giáo sư chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney, trưởng nhóm Nghiên cứu Trung Quốc của Châu Âu, và là thành viên cao cấp của Chương trình Châu Á tại Chatham House.

(BBC)
 

 Bản tin tiếng Anh


  • Open horizon for China's pilots (Washington Post) - China will lead Asia-Pacific demand for new commercial airline pilots and maintenance technicians to support the country's fast-growing fleet.
  • Exporters to face more trade friction (Washington Post) - Chinese exporters will continue to face increasing trade frictions in the second half of 2013 and in 2014 amid escalating trade protectionism moves and an uncertain economic recovery.
  • Succession proves a tricky art in business (Washington Post) - Whether they were born with silver chopsticks in their mouths is moot, but we can be sure that they have led very comfortable lives, received the best education and wanted for nothing materially.
  • An alluring natural and investment environment (Washington Post) - Big domestic companies, banks and multinationals are rarely tempted to take a plunge in China's southwestern hinterland due to the lack of modern infrastructure, human resources and services.
  • Reconstructing renovation (Washington Post) - A South African architect rebuilds notions about refurbishing traditional structures in a rural Chinese village.
  • Finding roots (Washington Post) - An academic says his research sheds light on the link between contemporary Chinese society and the country's agrarian past.
  • When parents crawl the Web (Washington Post) - How mothers and fathers engage their children through online social networks affects and reflects their offline connections.
  • Happily ever after until the divorce (Washington Post) - The divorce of Chinese pop diva Faye Wong and Li Yapeng has prompted many people to take a searching look at their own marriages.
  • Family networks (Washington Post) - Lin Zhishan's greatest joy is browsing her son's micro blog. Her 24-year-old son has no inkling his mother monitors his online social networks.
  • Artist brings world together (Washington Post) - At 68, Lin Xiangxiong, also spelled Lim Siang Hiong, a Chinese-born Singaporean, has already accomplished enough to be proud of.
  • Chinese designer graces stage at London fashion show (Washington Post) - Chinese young fashion designer He Ping received applauses and acclaims on Friday at the London Fashion Week show, impressing the audience with her unique style of a dark romance and exposing her love for architecture.
  • 180 pupils sick on milk and cookies (Washington Post) - As of Friday afternoon, 180 pupils in Central China's Hunan province had been hospitalized after showing adverse symptoms after having meals at school, local authorities said on Saturday.
  • Top 10 universities in the world 2013 (Washington Post) - The Massachusetts Institute of Technology, the world-famous university, continues to rank first. Harvard University moved up one place from last year and is now ranked No 2.
  • China, US team up on Central Asia (Washington Post) - China and the United States are stepping up cooperation in Afghanistan and Pakistan as the US plans to draw down its military presence next year after nearly 13 years of Afghan war.
  • Xi seeks to resume FTA talks with GCC (Washington Post) - President Xi Jinping on Monday called for an early restart of negotiations for a free trade area between China and the Gulf Cooperation Council.
  • China, ASEAN to ignore 'distractions' (Washington Post) - Senior diplomats from China and Southeast Asian countries promised to "eliminate distractions" of territorial issues when they convened to discuss the Code of Conduct in the South China Sea on Sunday.
  • FM hails US-Russia deal (Washington Post) - Beijing welcomes the Russian-US agreement on Syria and called for efforts from all parties to bring about a political resolution, Foreign Minister Wang Yi said.
  • Chinese navy chief cruises into DC (Washington Post) - Chinese People's Liberation Army Navy's commander-in-chief Wu Shengli was welcomed on Thursday morning to the Washington Navy Yard by his US counterpart Jonathan Greenert.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét