Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Thứ Sáu, 04-10-2013- cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Biên giới Việt – Trung bao điều nhức nhối (Phi Vũ).
- Chuyện chính phủ Mỹ đóng cửa: NHẶT SẠN DÙM BÁO (Hồ Hải). - Shutdown, shooting, shutout, shutoff (Hiệu Minh).
- Trường ĐH Luật lại tiếp tục làm sai luật: “GIÃ BIỆT SINH VIÊN LUẬT” (Thùy Linh). “Thế nhưng trường Đại học Luật TP.HCM ‘chưa thông qua việc cảnh báo, cũng như chưa một lần cảnh báo về kết quả học học tập’ của mình, mà lại đưa mình vào danh sách dự kiến buộc thôi học (và sẽ có quyết định chính thức buộc thôi học sau ngày 15/10) là trái với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo“.
- Vụ công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc sâu dưới lòng đất: Vì sao vẫn chưa có khuyến cáo cho người dân “vùng thuốc sâu”? (GDVN).
Trung Quốc – Indonesia ký thỏa thuận 30 tỉ USD  (NLĐ)    —-Bắc Kinh phủ dụ ASEAN để ngăn trở Mỹ quay lại châu Á  (RFI)   —  Trung Quốc khẳng định theo giải pháp ôn hòa trong vấn đề Biển Đông  (VOA)   —-Ông Tập Cận Bình gây thất vọng về “thiện chí” ở Biển Đông  (VnM)
Trung Quốc, Indonesia kêu gọi hòa bình ở Biển Đông (TTXVN)    —Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a kêu gọi nỗ lực duy trì hòa bình ở Biển Đông (TTXVN/ QĐND)   —Úc xem Indonesia là đối tác số một trong chính sách khu vực  (RFI)    —-Biển Đông : Tập Cận Bình đưa ra lời kêu gọi đối thoại sáo rỗng với Asean  (RFI)    —-Philippines không họp song phương với TQ, xây Subic nhỏ gần Trường Sa? (PNTD)
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới  (VOA)  -Theo khảo sát về Tự do Internet 2013 do Tổ chức Freedom House công bố hôm nay, Việt Nam bị xếp vào các nước hoàn toàn không có tự do Internet   >>>Việt Nam thuộc các nước đàn áp tự do internet nhất thế giới (VOA / youtube)
Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên kiện công an cướp tài sản  (VRNs/ DLB)   —–Thánh lễ cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận  (BBC)
Bộ GTVT muốn mọi người dân được đi máy bay  (TP)   —-Thu hồi 95% mặt bằng dự án công viên Safari Củ Chi  (VOH)

Đại gia bất lương – Con đẻ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN »  - _(ĐCV) - Người đọc nhận biết ngay vụ việc Tấn Đạt chiếm 500 hecta đất làm dự án khu đô thị Hà Vọng chính là vụ việc 500 hecta đất của người dân Văn Giang,…
Wall Street Journal: Quan hệ Mỹ-Việt thu hút sự chú ý sau vụ LS Lê Quốc Quân bị kết án »  -  -(ĐCV) - Tác giả James Hookway, Lê Anh Hùng dịch từ nguyên bản tiếng Anh Mối quan hệ đang ấm lên của Việt Nam với Hoa Kỳ dường như lại chuẩn bị trải qua một…
XỬ CÔNG KHAI – NHÀ CẦM QUYỀN TỰ TÁT VÀO MẶT MÌNH  (Phương Bích)
MỘNG DU  -Võ trung Hiếu -(Phương Bích)  -Tôi đi ra phố / Gặp người giành nhau từng chút vỉa hè / Gặp người tranh nhau từng vệt bánh xe / Gặp người chửi nhau một lần va quệt / Gặp người sừng sộ chỉ vì ánh mắt
Xin tiếp tục đồng hành với những đứa trẻ xấu số đáng thương này »  - - Đến đất Chùa Tháp mới đó mà đã gần 20 năm, hai mươi năm ra đi với hai bàn tay trắng…..
Nguyễn Chí Thiện của Trần Phong Vũ »  - - Nhìn cặp mắt sáng rỡ của ông rồi nghe ông hăng say phát biểu, tôi không khỏi ngỡ ngàng. …
Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [28] »  - -(ĐCV) - Tôi phản đối câu hỏi này của cán bộ điều tra vì có tính dẫn dắt, định hướng. Tôi đã nói không biết internet thì làm sao tôi biết được blog là gì,…
Lê Nguyên Bình – Xử án Ls. Lê Quốc Quân: Chế độ CSVN lại bị kết án  -(Danluan)

Nguyễn Vạn Phú – Kinh tế nhà nước-(Danluan)   —-Nguyễn Khắc Mai – Cha nó lú, có chú nó khôn!-(Danluan)
-(Danluan)    —Lê Hữu Huy – Lý Quang Diệu và triết lý tuyển chọn nhân tài-(Danluan)
Xích Tử – Sở hữu toàn dân và dịch vụ cho thuê vợ của hôn nhân công xã-(Danluan)
Lý Trung Nam – Thư gửi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng-(Danluan)  -Ông coi Hiến pháp chỉ đứng sau Cương lĩnh của đảng, nhiều người buồn cười khi nghe một “Đỉnh cao trí tuệ” lại có tư duy kiểu ấy, càng chớ trêu hơn khi biết biết ông từng là người đứng đầu của cơ quan quyền lực nhất nước (Quốc Hội) mà lại suy nghĩ như vậy. Hóa ra từ trước tới giờ ông và đảng của ông toàn lừa rối dân; nay ông mới nói lên sự thật. Tôi thấy rất vui khi biết ông là người thật thà vì đã nói lên sự thật, mặc dù có thể là lỡ miệng. Bởi lẽ, nói dối, gian xảo là bản chất của những người “Đỉnh cao trí tuệ”; chẳng hạn lúc nào các ông …
Liệu tại “Hội nghị 8” này Nguyễn Phú Trọng có thể làm mưa làm gió?  -Nhà báo Châu Thành (Danlambao) – Có lẽ trước cảnh “Nhân (bất) Hòa”, “Địa (chẳng) Lợi” mà “Thiên (đã không) Thời”; nên mở đầu hội nghị 8 của BCH trung ương đảng cộng sản Việt Nam, những trận bão lụt kinh hoàng đã giáng thảm họa xuống đầu nhân dân các tỉnh bắc miền trung. Hàng vạn gia đình với nhà cửa cuốn trôi cùng hàng vạn người đói rét! Trong lúc ấy những lãnh đạo đảng vẫn ung dung com-lê, cà-vạt sang trọng bàn chuyện của đảng, không hề có một lời chia sẻ đau thương với những người dân bất hạnh! Mãi đến hết mưa bão, sau khi các trang mạng phê phán quá, mới có lời thăm hỏi và kêu gọi quyên góp giúp đỡ.
Hội nghị 8 xơ cứng – trễ tàu – lạc hậu  (DLB)    —-  Đôi lời của một công dân gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (DLB)
Nguyễn P. T. Sơn – Ông Nguyễn Phú Trọng đã làm được gì từ khi nhậm chức Tổng Bí thư?-(Danluan)
Nguyễn Văn Thạnh – Áp dụng luật tùy tiện: Một nguyên nhân của đói nghèo-(Danluan)
Người Buôn Gió – Vài suy nghĩ về án tù của Lê Quốc Quân-(Danluan)    —Đinh Tấn Lực – Trọng Chuốc Khinh-(Danluan)
Bắc Phong – Về những trí thức bất khuất-(Danluan)    —Diệu Chính Nguyễn Bạch – Trận Đánh Lớn-(Danluan)
Những giấc ngủ trưa cần thiết cho tương lai   -Trần Quốc Việt (Danlambao) - Thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tuyên bố trên tờ Paris-Match số ra ngày 22 tháng Chín năm 1978: “Trong ba năm qua, chúng tôi đã trả về cho cuộc sống dân sự và cho gia đình của họ hơn một triệu người mà trước đây bằng cách này hay cách khác đã cộng tác với kẻ thù.”
Khối 8406: Tuyên bố về việc nhà cầm quyền Cộng sản ngày càng dồn dân vào đường cùng  (DLB)
Phải truy tố kẻ thủ ác Nicotex Thanh Thái!   -Phạm Chí Dũng  -(Boxitvn)
Thư của Tổng thư ký tổ chức “Ký giả không biên giới – Reporters sans frontiers (RSF)”-(Boxitvn)
Suy nghĩ từ chuyến đi của Thủ tướng VN Hồng Nga  -từ New York, Hoa Kỳ-(Boxitvn)
ĐƠN TRÌNH BÀY VÀ NGUYỆN VỌNG KHẨN THIẾT-(Boxitvn)
Giáo sư Hoàng Tụy: Đã tìm ra điểm đột phá để phát triển giáo dục-(Boxitvn)

Hoạt động con thoi của Mỹ-Trung tác động tới Biển Đông  (ĐV)    —Biển Đông: TQ lại kêu gọi đối thoại chung chung  (KT)   —-Thất vọng về “thiện chí” của Trung Quốc ở Biển Đông (VnM)   —Biển Đông: Hoa Kỳ ‘rối chân’, Trung Quốc ‘nhanh tay’  (GDVN)
TQ sẽ dùng máy bay ném bom H-6K để ngăn chặn Mỹ can thiệp Biển Đông?  (GDVN)    ——Ian Storey: TQ là trùm ngoại giao bắt nạt, đánh lạc hướng ở Biển Đông  (GDVN)
1.000 công nhân cùng ngộ độc, bệnh viện hết chỗ chứa   -TTO – Sáng 4-10, ước có khoảng 1.000 công nhân của Công ty Wondo Vina, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) bị ngộ độc thực phẩm phải đi bệnh viện cấp cứu. Do số lượng quá đông, Bệnh viện đa khoa huyện Chợ Gạo đã không còn chỗ chứa.

KINH TẾ
- Quảng Bình: Tan nát vùng tôm (NNVN).
HTC chỉ còn 10% giá trị thị trường của hai năm trước  (SM)

Đại gia ngoại đua nhau “săn” vốn ngân hàng nội: Mừng hay lo?  (GDVN)    —-Những ông trùm ôm hận vì khối nợ ngàn tỷ   (VNN)
Thị trường BĐS tiếp tục đứt gãy  (VL)   —-Các ngân hàng đang bán nợ xấu nói gì? (VnEc)
Vì sao giá trứng gia cầm ở chợ gấp đôi ở trại  (SGTT)

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
NÓNG: Đổ xăng tự thiêu tại tiệm vàng ở Quảng Ninh  (DV)
 4/6 mẫu cốc-đĩa giấy ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng(SM)
“Chuyện giường chiếu” kinh dị của vua chúa Việt (1)  (KP)

Những quan lớn bị trộm ‘khoắng’ két tiền tỷ, vàng trăm lượng  (VNN)   -Thời gian gần đây, nhiều gia đình quan chức bị trộm ‘viếng thăm’, lấy đi nhiều tài sản có giá trị, có khi lên tới hàng tỷ đồng.
Người mẫu Việt: Tiến thân = Hiến thân cho đại gia  (VNN)
Mạo danh phóng viên ép lãnh đạo xã ký hợp đồng quảng cáo (PLTP)

BHYT cân nhắc thanh toán viện phí cho gia đình bị tạt axit  (Infonet)


QUỐC TẾ 
CPC cảnh báo nước ngoài không can thiệp nội bộ  (TTXVN)    —-Campuchia: CPP chỉ trích CNRP kêu gọi ngừng đầu tư  (TTXVN)
Kim cương và đất nông nghiệp, những cơn khát mới của Trung Quốc (RFI)    —-Chủ nghĩa Mao hồi sinh tại Trung Quốc  (RFI)
Súng nổ trước Quốc hội Hoa Kỳ  (RFA) -Tiếng súng nổ vang trước Quốc hội Hoa Kỳ khi cảnh sát khai hỏa vào một chiếc xe bị đuổi từ tòa Bạch ốc đến nơi đó.    —-Một phụ nữ bị bắn trong vụ rượt đuổi xe từ Tòa Bạch Ốc  (VOA)
Đóng cửa chính phủ, nước Mỹ về đâu?  (RFA)    —Những ảnh hưởng từ việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa  (RFA)    —-IMF: mức trần nợ của Mỹ sẽ ảnh hưởng kinh tế thế giới   (RFA)   —  Mỹ cảnh báo ‘thảm họa’ nếu không trả nợ đúng hạn  (VOA)   —Chính phủ Mỹ đóng cửa ngày thứ ba  (VOA)
TT Obama: Dân Mỹ không phải là những con tốt trên bàn cờ chính trị  (VOA)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Mỹ – Nga có thể thảo luận về Syria bên lề hội nghị APEC ở Bali  (RFA)   —-Mỹ chưa có kế hoạch tăng quân ở Philippines(RFA)   —Hải quân Mỹ – Nhật và Nam Hàn sắp tập trận chung(RFA)
Phe nổi dậy Syria kêu gọi chấm dứt đấu đá nội bộ(VOA)
TEPCO xin lỗi về vụ rò rỉ mới tại nhà máy Fukushima(VOA)    —-Rớt máy bay ở Nigeria, 13 người thiệt mạng(VOA)
Quân đội Mỹ đã bạo tay chi 5,5 tỷ USD trước khi chính phủ đóng cửa   (GDVN)    —-Người phụ nữ trong vụ rượt đuổi xe gần Quốc hội bị bắn chết  (VOA)
An ninh gần trụ sở Quốc hội Mỹ đã được giải tỏa  (VOA)    —-IMF: Mỹ vỡ nợ sẽ khiến kinh tế toàn cầu lao đao  (VOA)    —-Hoa Kỳ: ‘Vẫn còn áp dụng các biện pháp trừng phạt Iran’   (VOA)
Video: Đại biểu Triều Tiên đập bàn tại Liên Hợp Quốc  (GDVN)

Bài bào chữa cho ông Lê Quốc Quân của LS Hà Huy Sơn tại Tòa ngày 2/10/2013

BÀI BÀO CHỮA

Cho ông Lê Quốc Quân bị truy tố “Tội trốn thuế” theo k 3 đ 161,
 BLHS tại phiên tòa HSST ngày 02/10/2013, tại TAND Tp.Hà Nội
_____________________________

Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi, Hà Huy Sơn Luật sư Công ty Luật TNHH Hà Sơn xin trình bày quan điểm bào chữa cho ông Lê Quốc Quân như sau:
Điều 161. Tội trốn thuế
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”
Phần I: Tóm tắt các sự kiện của vụ án và nhân thân
1.    Các sự kiện của vụ án.
Ngày 25/12/2012, Quyết định số 38 khởi tố vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS.
Ngày 25/12/2012, Quyết định số 119 khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội đối với Lê Quốc Quân về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS.
Ngày 20/02/2013, Quyết định số 239 khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội đối với Phạm Thị Phương về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS.
Ngày 27/12/2012, ông Lê Quốc Quân bị bắt tạm giam cho đến nay.
Ngày 22/03/2013, Kết luận điều tra vụ án số 145/PC46-Đ 9 của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội.
Ngày 09/04/2013, Cáo trạng số 170/CT-VKS-P1 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố ông Lê Quốc Quân theo khoản 3 điều 161 BLHS.
Ngày 02/10/2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm.
2.    Nội dung cáo buộc của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát:
Theo cáo trạng: 02 năm 2010 và 2011 Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam do ông Lê Quốc Quân làm giám đốc đã chi phí khống 2.580.900.700đ.
Trong đó:
-        Ký hợp đồng môi giới thương mại khống là : 1.750.000.000đ.
-       Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống là      :    830.900.790đ.
Từ đó cho rằng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 645.225.197đ (2.580.900.700đ x 25%).
          Các số liệu trên căn cứ vào:
1-    Văn bản số 32640/CT-TTr1 ngày 12/12/2012 của Cục thuế Tp.Hà Nội “V/v: Trả lời Công văn số 326/CSĐT-Đ9 của Cơ quan CSĐT – Công an Tp.Hà Nội”. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trốn thuế TNDN 02 năm 2010 và 2011 do lập hồ sơ thuê chuyên gia khống là 437.500.000đ.
2-    Văn bản số 6576/CT-TTr1 ngày 13/03/2013 của Cục thuế Tp.Hà Nội “V/v: Trả lời Công văn số 1132; 1428/CV-CSĐT-Đ9 của Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Tp.Hà Nội”. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trốn thuế TNDN 02 năm 2010 và 2011 do sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp là 212.262.697đ.
3-    Sau đó, ngày 22/03/2013 Giám định tư pháp Bộ Tài chính ra Kết luận giám định tư pháp. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam 02 năm 2010 và 2011 do sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hạch toán chi phí khống nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp 02 năm 2010 và 2011 là 645.225.197đ.
3.    Nhân thân
Lê Quốc Quân sinh năm 1971, tại Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An.
HKTT: Phòng 504, nhà NO9, tổ 64, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam.
Tôn giáo: Thiên chúa.
Có vợ, 03 con (con lớn nhất sinh năm 2002, con nhỏ nhất sinh năm 2011).
Tiền án: không.
Ngày 19/03/2007, ông Lê Quốc Quân bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can về “Tội tổ chức hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS. Ngày 25/10/2007, đình chỉ điều tra bị can.
Ngày 13/04/2011, ông Lê Quốc Quân bị Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính cảnh cáo “Gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 27/11/2011, ông Lê Quốc Quân bị Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính cảnh cáo “Gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 13/01/2012, ông Lê Quốc Quân bị UBND phường Yên Hòa ra quyết định đưa vào diện giáo dục tại phường, xã theo Nghị địng 163 của Chính phủ, thời hạn 06 tháng.

Phần II: Các vi phạm tố tụng hình sự với Lê Quốc Quân số 119  công an thành phố Hà Nội như sau:
  1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
Căn cứ điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự, quy định:
“ Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
5. Người phạm tội tự thú.”
1.1. Không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Cơ quan điều tra không được giao nhiệm vụ điều tra trực tiếp Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam như khoản 4 điều 100 – BL TTHS quy định mà do điều tra vụ án ông Lê Đình Quản (em trai ông Lê Quốc Quân), giám đốc Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam và cho rằng đã thu thập được nhiều tài liệu liên quan đến việc trốn thuế của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam. Tại hồ sơ vụ án không có bút lục nào chứng minh cho nhận định của Cơ quan điều tra. Do vậy, việc khởi tố vụ án hình sự là không khách quan – trái với quy định của điều 100, Bộ luật TTHS.
1.2. Căn cứ khoản 2 điều 76 “Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế” Luật quản lý thuế năm 2006, quy định:
Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, quy trình phải xuất phát từ kiểm tra thuế, thanh tra thuế  mới đến CQĐT, nhưng ở đây hồ sơ từ CQĐT chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để hợp thức hóa việc “trốn thuế” của đối tượng bị điều tra. Hay nói cách khác, cơ quan điều tra đã “đặt hàng” cơ quan thuế để làm trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự là “suy đoán vô tội” thành “suy đoán có tội”. Tức là xác định đối tượng là có tội trước và sau đó xây dựng chứng cứ kết tội.
  1. Vụ án này đã được “an ninh hóa” ngay từ đầu, bằng chứng là các Điều tra viên chủ yếu điều từ Cơ quan ANĐT sang Cơ quan CSĐT trong thời gian chỉ để phục vụ vụ án.
  2. Tại Kết luận điều tra Cơ quan điều tra cho rằng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam “trốn thuế” là dựa chủ yếu vào lời khai của bà Phạm Thị Phương, người làm kế toán ngoài giờ cho Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, ông Lê Quốc Quân không có lời khai. Nếu theo logic thì bà Phạm Thị Phương bị khởi tố bị can trước, rồi từ lời khai của bà Phương là căn cứ để khởi tố bị can với ông Lê Quốc Quân. Nhưng ông Quân lại bị bắt, khởi tố bị can trước (ngày 25/12/2012), CQĐT không lấy được lời khai, không đủ chứng cứ đề nghị truy tố thì phải ra quyết định đình điều tra đối với bị can theo điều 119, BL TTHS. Nhưng gần 02 tháng sau, ngày 20/02/2013 CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Phương nhằm tìm kiếm chứng cứ truy tố ông Quân.
-       Hành vi này đi ngược với nguyên tắc “suy đoán vô tội” của pháp luật hình sự Việt Nam, vi phạm điều 10 “Xác định sự thật của vụ án” Bộ luật TTHS, quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội,”.
-       Vi phạm khoản 1, điều 126 “Khởi tố bị can”, Bộ luật TTHS 2003, quy định:
“Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.”
Ở đây ngày 25/12/2013, CQĐT ra Quyết định số 38 khởi tố vụ án và đồng thời ra Quyết định số 119 khởi tố bị can với Lê Quốc Quân về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS. Nhưng sau gần 02 tháng bắt ông Quân CQĐT đã không tìm được bằng chứng ông Quân phạm tội “trốn thuế” nhưng lại khởi tố bị can bà Phương để tìm bằng chứng làm căn cứ cho việc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Quân trước đó. Quá trình tiến hành tố tụng của CQĐT là không khách quan vì CQĐT đã mặc định ông Quân là phạm tội trước sau rồi tìm mọi cách chứng minh bằng được.
  1. Các chứng từ kế toán thu, chi liên quan đến thuê chuyên gia, đều được lập phù hợp với quy định của điều 17 “Nội dung chứng từ kế toán” Luật kế toán năm 2003 – đây là chứng cứ. Nhưng Cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào “lời khai” của người liên quan để khẳng định công ty sử dụng các chứng từ hạch toán không hợp pháp. Nguyên tắc lời khai được đánh giá thấp hơn chứng cứ khách quan vì người khai thường bị áp lực, đe dọa… Việc CQĐT dựa vào lời khai để phủ nhận các chứng từ hợp pháp là đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của pháp luật là “trọng chứng hơn trọng cung”.
 Với các điểm (1, 2, 3, 4) nêu trên tôi cho rằng Kết luận điều tra, Cáo trạng của vụ án là không khách quan, không công bằng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự, nên không thể sử dụng Kết luận điều tra này để đề nghị truy tố và làm căn cứ lập Cáo trạng truy tố, xét xử ông Lê Quốc Quân.
  1. Cơ quan điều tra không khách quan làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, (Điều 10 – BL TTHS 2003). Để xác định DN trốn thuế TNDN phải căn cứ vào Báo cáo kiểm toán độc lập để xác định DN có doanh thu chịu thuế thu nhập không? Doanh thu đó là bao nhiêu để từ đó mới có thể cho rằng DN trốn thuế. Nếu DN không có doanh thu chịu thuế thì không thể cáo buộc DN trốn thuế. Việc chỉ dựa vào các hóa đơn cho rằng “sử dụng bất hợp pháp” để cáo buộc doanh nghiệp trốn thuế là không có cơ sở. Giám định tư pháp của Bộ Tài chính không căn cứ vào Báo cáo kiểm toán đã đưa ra kết luận doanh nghiệp trốn thuế là chủ quan, hợp thức hóa theo yêu cầu của CQĐT.
  2. Căn cứ điều 167 Bộ luật TTHS, VKS phải chứng minh được hậu quả của tội phạm, số tiền công ty trốn thuế TNDN là 645.225.197đ là có thật hay không và số tiền đó đang ở đâu, được sử dụng như thế nào? Hơn nữa ông Lê Quốc Quân là giám đốc công ty nhưng vốn tham gia chỉ từ 50% – 75% tùy từng thời gian, nếu có thì số tiền đó được phân chia như thế nào? Cơ quan điều tra không xác định được.
  1. Nếu có báo cáo kiểm toán độc lập sẽ xác định thành tích đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp trong 03 năm 2009, 2010, 2011. Đồng thời làm rõ hoàn cảnh xảy ra sai xót (nếu có) trong hạch toán của doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ chính của pháp luật tố tụng hình sự là “bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,” tôi đề nghị HĐXX xem xét: Một năm Công ty TNHH giải pháp Việt Nam do ông Lê Quốc Quân làm giám đốc đã đóng góp cho ngân sách nhà nước bao nhiêu tiền và tạo ra bao nhiêu việc làm cho xã hội so với số tiền “trốn thuế” 645.225.197đ nếu đúng. Hoạt động của công ty đã đem lại nguồn thu bằng USD không nhỏ cho đất nước và ý nghĩa lớn hơn là công ty góp phần thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam và quảng bá Việt Nam với thế giới. Sau khi khởi tố vụ án, công ty đã hoàn toàn ngừng hoạt động gây thất thu cho ngân sách, người lao động bị mất việc làm, hậu quả này ai phải chịu trách nhiệm; số thiệt hại này lớn hơn nhiều lần số tiền 645.225.197đ. Trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, nhà nước đã phải áp dụng mọi biện pháp như: giảm thuế, hoãn thuế, miễn thuế, rót vốn, hạ lãi xuất…để cứu doanh nghiệp thì các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án lại bức tử doanh nghiệp là Công ty TNHH giải pháp Việt Nam. Làm như vậy để đạt mục đích gì? Tại sao không sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính trước khi khởi tố vụ án hình sự, đây có có phải là một chứng cứ nối tiếp các hành vi phân biệt đối xử với ông Lê Quốc Quân trong một số năm gần đây để đạt mục đích truy cứu TNHS bằng được ông Lê Quốc Quân vì một lý do uẩn khúc nào khác?
  2. Tệ nạn phong bì, tiêu cực phí mà doanh nghiệp phải chi cho các tổ chức, cá nhân quản lý ở các cấp nếu là một người trung thực thì không ai phủ nhận thực tế này. Đây là một nguyên nhân làm cho không ít các doanh nghiệp có những sai xót do phải hợp thức các tiêu cực phí trong hạch toán. Công ty TNHH giải pháp Việt Nam là một doanh nghiệp phi nhà nước không nhận được một sự giúp đỡ về tài chính, nhân lực … nào từ nhà nước nhưng từ ngày thành lập năm 2001 cho đến khi khởi tố vụ án đã đóng góp cho ngân sách là bao nhiêu tiền? Và sự sai xót trong hạch toán là bao nhiêu, có gây ra hậu quả đáng kể gì cho xã hội. Để công bằng hãy so sánh với hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước trong những năm gần đây đã sử dụng tiền của nhà nước như Vinashin, Vinaline… thậm chí được miễn thuế về tài nguyên (dự án boxit Tây Nguyên) mà không làm ra một đồng lợi nhuận nào cho ngân sách, lại còn ăn cụt cả vốn hàng ngàn tỷ đồng, “chết” không chôn được, đang để công nợ hàng trăm ngàn tỷ đồng cho nhà nước, người dân đóng thuế phải gánh chịu.
Đề nghị Tòa xem xét một cách công bằng cho Công ty TNHH giải pháp Việt Nam trong bối cảnh chung của xã hội.
  1. Khởi tố bị can đối với ông Lê Quốc Quân về “Tội trốn thuế” là không đúng đối tượng:
Nếu có việc trốn thuế, là doanh nghiệp hay Công ty TNHH giải pháp Việt Nam do ông Lê Quốc Quân làm giám đốc trốn thuế chứ không phải ông Lê Quốc Quân trốn thuế. Nghĩa vụ nộp thuế TNDN là công ty hay pháp nhân, ông Quân chỉ chịu sự chi phối của Luật thuế TNCN, hay nói cách khác ông Quân không phải là đối tượng của Luật thuế TNDN.
Chính vì, để giới hạn và xác định trách nhiệm về tài sản của cá nhân trong hoạt động doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định các loại hình doanh nghiệp thành: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân mà trong đó chỉ có doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp là cá nhân đồng thời là pháp nhân phải chịu trách nhiệm về tài sản do hoạt động của doanh nghiệp.
10. Căn cứ khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự và khoản 2 điều 176 và điều 194 của Bộ luật tố tụng hình sự vụ án thì phiên tòa hôm nay 02/10/2013 đã vi phạm thời hạn quyết định mở phiên tòa xét xử vụ án.
Phần III. Những vi phạm về nội dung của Cáo trạng
1. Kết luận giám định tư pháp ngày 22/03/2013 của Bộ Tài chính căn cứ vào Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010. Nhưng Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày chỉ có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 nhưng Kết luận giám định tư pháp tại mục 3 phần A: “ Phạm vi giám định: – Về thời gian: Năm 2009, 2010”. Vi phạm nguyên tắc bất hồi tố, nên tại điểm 2.2 “Thuế TNDN” mục 2 phần B của Kết luận giám định tư pháp xác định Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam giảm thuế TNDN là không có giá trị pháp lý, cụ thể năm 2010                                                      : 235.768.125đ
-       Do hạch toán hóa đơn GTGT bất hợp pháp là          :   13.018.125đ;
-       Do hạch toán hợp đồng thuê chuyên gia khống là    : 222.750.000đ.
2. Kết luận điều tra (trang 17), Cáo trạng (trang 07) đều căn cứ Văn bản số 32640/CT-TTr1 ngày 12/12/2012 của Cục thuế Tp.Hà Nội “V/v Trả lời Công văn 362/CSĐT – Đ 9 của Cơ quan CSĐT công an Tp.Hà Nội” cho rằng: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam lập khống hồ sơ thuê chuyên gia, trong 02 (2010 và 2011) với số tiền 1.750.000.000đ (Trong đó, năm 2010: 891.000.000đ, năm 2011: 859.000.000đ). Nhưng theo Kết luận điều tra (trang 13), công ty kê khai với Chi cục thuế quận Cầu Giấy năm 2011, ông Phan Thanh Hải nhận 19.685.750đ chứ không phải năm 2010, nên số tiền cho rằng khai khống trong từng năm (năm 2010: 891.000.000đ, năm 2011: 859.000.000đ) do Văn bản số 32640/CT-TTr1 ngày 12/12/2012 của Cục thuế Tp.Hà Nội cung cấp là không đúng, yêu cầu đại diện VKS xác định lại. Đây là một vi phạm tố tụng, chứng tỏ CQĐT và VKS đã không độc lập, không khách quan trong quá trình giải quyết vụ án nên mới dẫn đến không xác định được sai xót do Cục thuế Tp.Hà Nội cung cấp.
3. Kết luận điều tra khẳng định ông Phan Thanh Hải có làm việc và có nhận tiền của công ty. Đây là chi phí hợp lệ, hợp pháp VKS phải xác định để loại trừ trong số tiền 1.750.000.000đ cho rằng chi khống thuê chuyên gia. Tương ứng thuế TNDN (19.685.750đ x 25% = 4.921.438đ).
4. Tại Kết luận giám định tư pháp ngày 22/03/2013 của Bộ Tài chính, cho rằng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam đã lập khống chứng từ thuê chuyên gia trong 02 năm 2010 và 2011với số tiền 1.750.000.000đ để giảm thuế TNDN tương ứng là 437.500.000đ. Tại Kết luận giám định cũng xác nhận Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam đã thực hiện kê khai khấu trừ 10% thuế TNCN là 175.000.000đ, nhưng số tiền nộp thuế TNCN này không được CQĐT và VKS tính đến. Về nội dung này, tôi đã có Kiến nghị của người bào chữa “V/v: Bị can Lê Quốc Quân bị truy tố “Tội trốn thuế” điều 161 BLHS” ngày 15/04/2013 gửi Tòa án nhân dân Tp.Hà Nội và Viện Kiểm sát nhân dân Tp.Hà Nội. Theo khoản 1 điều 176 BL TTHS thì Tòa phải quyết kiến nghị này của tôi, người tham gia tố tụng nhưng cho đến nay chưa có trả lời.
5. Ngày 30/03/2013, Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam có văn bản số 002/2013/CV- GPVN “V/v đề nghị hướng dẫn thủ tục điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính năm 2012” gửi Chi Cục thuế quận Cầu Giấy. Ngày 16/04/2013, Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam có Thông báo số 003/2013/TB-GPVN “Điều chỉnh số liệu doanh thu tính thuế TNDN các năm 2009, 2010, 2011 trong năm báo cáo tài chính 2012” gửi Chi Cục thuế quận Cầu Giấy, Viện trưởng Viện kiểm sát Tp.Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân Tp.Hà Nội.
Nội dung:
- Căn cứ khoản 1 điều 17 “Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp” Luật thuế TNDN 2008;
- Căn cứ khoản 1 điều 18 Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”  Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật thuế TNDN;
- Căn cứ điểm 22, Chuẩn mực số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định”;
Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp 10% thu nhập chịu thuế các năm 2009, 2010, 2011, 2012 trong năm báo cáo tài chính 2012 tổng số 1.452.056.866đ. Số tiền 1.452.056.866đ nếu được loại trừ thu nhập cho rằng trốn thuế là 2.580.900.700đ thì bản chất sự việc là hoàn toàn khác. Hay số thuế TNDN phải loại trừ là: 1.452.056.866đ x 25% = 363.014.217đ
6. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (khoản 2, điều 21 – Thông tư 153/2010/TT-BTC) trong 02 năm (2010, 2011), có tổng giá trị tiền hàng 830.900.790đ (2010: 52.072.500đ, 2011: 778.828.290đ). Thuế TNDN giảm tương ứng là 207.725.197đ. (Kết luận Giám định tư pháp ngày 22/03/2013 – tr 06).
a.     Kết luận điều tra (trang 23) cho rằng: 06 hóa đơn GTGT có nội dung tiếp khách do Công ty TNHH Đào Xuân phát hành có trụ sở tại nhà 11, tập thể Bưu điện, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, tổng giá trị tiền hàng 86.122.000đ, VAT 8.612.200đ, tiền ghi trên hóa đơn 94.734.200đ. Công ty TNHH Đào Xuân đã bỏ địa chỉ kinh doanh. Ngày 29/01/2013, Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm có văn bản số 258 kết luận “06 hóa đơn GTGT này không do Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm phát hành, công ty không thông báo phát hành hóa đơn, không kê khai với Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm”. Nếu đúng như vậy thì Công ty TNHH Đào Xuân phải chịu trách nhiệm và Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam chính là nạn nhân. Nên phải trừ đi số tiền bị tính giảm thuế TNDN của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam là: 86.122.000đ x 25% = 21.530.500đ.
b.     Hóa đơn GTGT (04) có nội dung tiếp khách của Công ty CP dịch vụ và thương mại Đào Phương, giảm thuế TNDN 13.144.250đ và Hóa đơn GTGT (01) có nội dung tiếp khách của Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Hùng Cường, giảm thuế TNDN 4.371.250đ. Tổng cộng: 17.515.500đ. Các hóa đơn GTGT này cơ quan giám định kết luận là hóa đơn giả nhưng chưa xác định được Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam làm giả do đó không thể kết luận Công ty giảm thuế TNDN phải chịu trách nhiệm nên số tiền cho rằng giảm thuế TNDN 17.515.500đ phải được loại trừ.
c.    Kết luận điều tra chỉ dựa vào lời khai của Phạm Thị Phương, Nguyễn Thị Thơm và đại diện các công ty cung cấp dịch vụ phát hành hóa đơn để làm chứng cứ duy nhất để cho rằng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam khai khống toàn bộ chi phí của Công ty (bao gồm: tiếp khách, văn phòng phẩm, thẻ cào điện thoại, tiền trang phục, cước chuyển phát nhanh…với tổng giá trị tiền hàng 830.900.790đ (2010: 52.072.500đ, 2011: 778.828.290đ) mà không tính đến thực tế hoạt động của công ty trong 02 năm 2010 và 2011 có bao nhiêu nhân viên, doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2010 (3.528.579.119đ – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, BL 761), 2011 (4.665.424.410đ - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, BL 776) thì sẽ phải chí bao nhiêu là phù hợp. Vì trong vụ án này CQĐT đã  không thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp, rồi từ đó mới có cơ sở xác định doanh nghiệp có trốn thuế TNDN không. CQĐT  đã thực hiện trái với nguyên tắc của pháp luật nên mặc định DN là trốn thuế ngay từ đầu và yêu cầu cơ quan thuế hợp thức bằng các văn bản kết luận, giám định.
d.     Kết luận Giám định tư pháp ngày 22/03/2013 (trang 04): Tổng số thuế GTGT 02 năm là 85.307.190đ (2010: 5.207.250đ; 2011: 80.099.940đ), được hoàn thuế, nhưng công ty chưa làm thủ tục hoàn.
  • Tóm lại:
1-    Phải thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011 để xác định DN có doanh thu chịu thuế TNDN không? Và doanh thu đó là bao nhiêu, những chí phí hợp lệ, hợp pháp phải được thừa nhận.
2-    Doanh thu tính thuế TNDN của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011, 2012 phải loại trừ 10% doanh thu trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để quyết toán vào năm thứ 05 (2013) là 1.452.056.866đ.
3-    Kết luận giám định tư pháp ngày 22/03/2013 của Bộ Tài chính phải loại trừ số giảm thuế TNDN của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trong 02 năm 2010, 2011: 903.051.970đ. Trong đó:
a. Thuế TNDN năm 2010 là 235.768.125đ (điểm 1, phần III);
b. Thuế TNDN là 4.921.438 đ (điểm 3, phần III)
c. Thuế TNCN là 175.000.000đ (điểm 4, phần III);
d. Thuế TNDN là 363.014.217đ (điểm 5, phần III);
e. Hóa đơn GTGT 21.530.500đ (điểm 6.1, phần III);
f. Hóa đơn GTGT 17.515.500đ (điểm 6.2, phần III);
g. Thuế GTGT được hoàn 85.307.190đ (điểm 6.4, phần III).
Nghĩa là số “trốn thuế” nếu có: (645.225.197đ – 903.051.970đ) = -257.826.773đ.
4-    Xác định các chi phí của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam một cách khách quan, phù hợp với thực tế  chi phí của doanh nghiệp (điểm c mục 6 phần III).

Phần IV: Kiến nghị của luật sư
Kính thưa HĐXX ,
Trong tình hình đất nước “thù trong, giặc ngoài hiện nay”, và kinh tế thì suy thoái, hãy đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, tôi đề nghị các HĐXX hãy công minh xem xét vụ án này.
 Ông  Lê Quốc Quân người bị truy tố hôm nay là một người Công giáo, từ năm 2007 liên tục cho đến nay đã bị bắt giam nhiều lần vì cho rằng có hành vi liên quan đến an ninh quốc gia. Nếu phiên tòa hôm nay không xem xét khách quan, công bằng thì đây sẽ là một chứng cứ cho rằng Đảng, Nhà nước đã để cho người thi hành công vụ vi phạm chính sách đối xử bình đẳng về Tôn giáo và trù dập người bất đồng chính kiến. Hậu quả sẽ là không có lợi cho chính sách Đại đoàn kết toàn dân và trái với lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước về quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền.
Nếu Công ty TNHH giải pháp Việt Nam có sự sai xót trong hạch toán thì đây cũng không phải là sự lãng phí, mất mát. Tại sao nhà nước dễ dãi để mất hàng ngàn tỷ đồng trong việc cho nước ngoài khai thác tài nguyên. Dẫn chứng Báo Thời báo kinh tế ngày 08/07/2013: “Năm 2011 và 2012, lượng xuất khẩu quặng sắt của Việt Nam sang Trung Quốc thực tế vượt xa mọi thống kê của hải quan Việt Nam…
Thất thu thuế hàng nghìn tỷ từ xuất khẩu quặng sắt”
 Hiện nay, Việt Nam tuy đã là thành viên chính thức của WTO, nhưng Việt Nam cần phải được quốc tế công nhận là một nền kinh tế thị trường trước năm 2018 để trở thành một thành viên có quyền đầy đủ trong WTO. Đây là một mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước đang được nỗ lực thực hiện từ nhiều năm gần đây. Gần đây là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi suy thoái hiện tại và tăng trưởng lâu dài. Một trong những tiêu chí cơ bản để Việt Nam được Quốc tế công nhận là một nền kinh tế thị trường và để được gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là phải có một hệ thống pháp luật minh bạch và được thực thi một cách nghiêm túc mà ở đó các doanh nghiệp và các người dân phải được đối xử công bằng và khách quan. Mới nhất là ngày 27/09/2013 trong chuyến đi dự họp Đại hội đồng LHQ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Bộ trưởng Thương Mại Mỹ: Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Việt Nam đi đến ký kết TPP và đề nghị Mỹ công nhận VN là nền kinh tế thị trường (Nguồn TTXVN ngày 27/09/2013).
Vụ án này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Quốc tế, nó chứng tỏ việc Việt Nam thực hiện các cam kết với Quốc tế. Ngày 25/09/2013 các nghị sĩ Mỹ đứng đầu là Chủ tịch UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ Edward  Royce cùng 09 người khác đã ký thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thúc giục trả tự do cho ông Quân và mọi tù nhân chính trị khác và ngưng bắt và giam giữ các công dân có kêu gọi và biểu đạt ôn hòa (Nguồn BBC 26/09/2013).
Kính thưa HĐXX,
Trong vụ án này, tôi cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng ở trước giai đoạn xét xử  đã có những vi phạm nguyên tắc của tố tụng hình sự, đi ngược với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như tôi đã trình bày. Và để tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, tôi hy vọng điều này sẽ được HĐXX sửa sai ngay tại phiên tòa hôm nay.
1-    Căn cứ khoản 1 điều 107 và  khoản 1 điều 217 BL TTHS tôi đề nghị đại diện Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố đối với ông Lê Quốc Quân vì không có sự việc phạm tội. Hoặc đề nghị HĐXX căn cứ khoản 2 điều 222 BL TTHS tuyên bố ông Lê Quốc Quân không có tội và căn cứ khoản 2 điều 199 BL TTHS ra quyết định đình chỉ vụ án.
2-    Căn cứ khoản 1 điều 227 BL TTHS đề nghị HĐXX trả tự do cho ông Lê Quốc Quân;
3-    HĐXX xem xét việc bồi thường cho ông Lê Quốc Quân bị tạm giam 100 ngày năm 2007 vì đã có quyết định đình chỉ điều tra bị can;
4-    Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội trả lại tài sản, không liên quan đến vụ án cho Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, con dấu của Công ty; tài sản của gia đình ông Lê Quốc Quân.
Tôi xin chân thành cám ơn sự lắng nghe của các quý vị./.                                                                                                                                                            
                                                                                    Hà Nội, ngày 02/10/2013

2054. LỢI ÍCH ĐỐI CHỌI NHAU CỦA CÁC BÊN TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG SYRIA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 29/09/2013
TTXVN (Algiers 27/9)
Hiểu thế nào về lập trường của Nga?
Có thể nói Chiến tranh Lạnh đang xuất hiện trở lại vì dù tình hình như thế nào, Nga và Trung Quốc cũng không muốn khu vực Trung Đông được định hình lại dưới bàn tay của Mỹ, Israel và các nước quân chủ dầu mỏ vùng Vịnh, cùng với các nước châu Âu. Đó là nhận xét của ông Philippe Migault, chuyên gia về Nga, khi nói về lập trường và vai trò của cường quốc thế giới này trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Nên hiểu thế nào về lập trường của Moskva đối với vấn đề Syria, cụ thể là thông qua lợi ích trong cuộc chơi? Phân tích vấn đề này trên tạp chí “Focus“, ông Philippe Migault cho rằng trước hết, có một yếu tố ngoại giao sơ đẳng là lòng trung thành với đồng minh của mình. Khi có được một đối tác trên trường quốc tế, vấn đề không phải là bỏ rơi đối tác đó, trong khi Syria từng là một đối tác lâu đời của Liên Xô, rồi của Nga. Bằng hành động đó, Moskva đang hỗ trợ một đồng minh cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là Moskva ngoan cố bảo vệ chế độ Bashar al Assad. Về điểm này, cần phân biệt giữa Syria và Bashar al Assad vì khía cạnh đó có tính cốt tử trong phân tích.
Tiếp đó, và trái ngược với những gì đã được nêu ra nhiều lần, căn cứ hải quân Tartus hoàn toàn không phải là lợi ích chiến lược đối với Hải quân Nga vì đó chỉ là một căn cứ nhỏ, không tiếp nhận được tàu lớn và luôn chỉ được dùng để bảo dưỡng tàu chiến nhỏ hay tàu tiếp tế. Như vậy, đó không phải là một yếu tố mang tính quyết định.
Liên quan đến các hợp đồng bán vũ khí, các hợp đồng này không tác động vào lập trường của Nga. Syria không phải là khách hàng lớn nhất của Nga trong lĩnh vực này. Hơn nữa, đó là một Nhà nước có khả năng thanh toán thấp và khả năng đó sẽ còn thấp hơn trong những năm tới. Như vậy, khi một số người đưa ra lập luận theo đó Nhà nước Syria sụp đổ sẽ khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga mất đi nhiều tỷ USD, điều đó là hoàn toàn sai. Thậm chí là hoàn toàn ngược lại vì việc Nhà nước Syria sụp đổ có thể sẽ khiến Iran, Iraq hay Libya hiểu rằng cần phải tự phòng vệ trước mọi cuộc can thiệp của phương Tây và cần làm điều đó bằng cách mua vũ khí thế hệ mới nhất của Nga.
Tuy nhiên, ông Philippe Migault, đồng thời là Giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), cho rằng lợi ích thực thụ cũng có hai loại.
Một mặt, đó là lợi ích về an ninh. Điều này cũng dễ hiểu. Khoảng cách giữa Syria và vùng Caucasus thuộc Nga gần tương đương với khoảng cách từ Paris đến Nice, nghĩa là chỉ là một quãng đường rất ngắn. Nếu sau này Syria biến thành một nhà nước nằm dưới sự thống trị của phái Hồi giáo cực đoan với hàng nghìn chiến binh Al Qaeda ở đó, lúc đó có thể người ta sẽ thấy số chiến binh đó chuyển sang vùng Caucasus để phát động chiến sự trở lại cùng với số chiến binh còn lại thuộc các phong trào khủng bố Chesnia. Như vậy, đối với Nga, vấn đề không phải là để mặc cho một tụ điểm gây xáo động tôn giáo dòng Wahab mở rộng ở Syria.
Mặt khác, đó cũng là lợi ích chiến lược. Mỹ thực hiện ở Trung Đông một chính sách dựa trên một trục tôn giáo dòng Sunni xung quanh một số Nhà nước Hồi giáo cực đoan như Qatar, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất. Trục này tìm cách áp đặt ý chí của mình trong khu vực, cụ thể là ở Syria.
Về phần mình, Nga biết rõ rằng Qatar và Saudi Arabia tài trợ cho các phong trào Hồi giáo ở Caucasus, cũng như cung cấp tài chính cho các tổ chức phi chính phủ và các phong trào chống Putin tại Moskva. Đối với Nga, có ranh giới đỏ trong vấn đề này. Nga tìm cách bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Đông bằng cách dựa vào một trục Shiite (với nghĩa rộng của nó) bao gồm Iran, Iraq và phái Alawite ở Syria. Do luôn bị phái Sunni ngược đãi nên phái Shiite sẽ không được gì nếu trục Sunni nói trên áp đặt được ách thống trị của mình ở Trung Đông với sự giúp đỡ của Mỹ. Như vậy, phái Shiite phải tìm kiếm sự giúp đỡ của Nga, còn Nga cần đến sự giúp đỡ của phái Shiite. Nếu Tổng thống Syria, Bashar al Assad, sụp đổ thì Nga sẽ mất đi một đồng minh hàng đầu trong khu vực và giai đoạn tiếp theo có thể sẽ là Iran sụp đổ. Và có thể thấy rằng nếu một chính phủ mới được thành lập ở Iran – có thể thân phương Tây, một viễn cảnh ít có khả năng xảy ra nhưng không nên loại trừ về lâu dài – sẽ có nghĩa là toàn bộ dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Á đáng lẽ được vận chuyển qua lãnh thổ Nga hay được cung cấp cho Trung Quốc, có thể sẽ được đưa qua lãnh thổ Iran để về vùng duyên hải Ấn Độ Dương và Bandar Abbas, từ đó khiến Nga có thể bị mất một phần lớn nguồn lợi từ dầu mỏ và khí đốt, đồng thời cho phép cắt bỏ một phần nguồn tài nguyên này, vốn được dành cho Trung Quốc.
Trong vấn đề Syria, đây là một ván cờ cực kỳ phức tạp. Có những ưu tiên dài hạn, mang bản chất an ninh và các cuộc chơi chiến lược và kinh tế dài hạn. Nga cảnh báo phương Tây không nên tiến hành can thiệp quân sự nếu không sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Có thể nói đến khả năng Nga đáp trả về mặt quân sự không? Nga sẽ áp dụng biện pháp trả đũa nào?
Theo chuyên gia Philippe Migault, về phương diện quân sự, dưới thời Liên Xô, người Nga không mạo hiểm đối đầu trực tiếp với Mỹ trong cuộc khủng hoảng Cuba. Nhưng Nga không có năng lực quân sự như dưới thời Liên Xô, từ đó chắc chắn sẽ không dấn vào một cuộc phiêu lưu quân sự đối đầu với Mỹ hay các nước phương Tây. Trái lại, bắt đầu từ lúc phương Tây dự định hành động bất chấp luật pháp quốc tế, Moskva cũng không tôn trọng bất kỳ cam kết nào đối với phương Tây nữa.
Liên quan đến các biện pháp trả đũa, một khi các vụ không kích kết thúc mặc dù về lý thuyết là có giới hạn, có thể Nga sẽ ký với Syria một loạt hợp đồng mua vũ khí khác và các hợp đồng này sẽ liên quan đến các loại vũ khí hiện đại hơn nhiều. Cũng có thể tên lửa S-300 cần được chuyển giao cho Syria sẽ được giao, thậm chí – tại sao lại không – Nga có thể bán chịu cho Syria thế hệ tên lửa mới nhất là S-400. Nga cũng có thể tăng hơn nữa viện trợ quân sự cho chế độ Damascus.
Một cách đáp trả khác cũng có thể làm “rát mặt” là giúp Iran chống lại mọi cuộc không kích. Tehran cũng muốn mua tên lửa S-300 của Nga, nhưng do xảy ra tranh chấp với Moskva nên, để làm hài lòng các nước phương Tây, Nga đã hủy thương vụ này. Khi những nhượng bộ của Nga đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ không làm cho Nhà Trắng ngừng thực hiện chính sách sức mạnh bất chấp luật pháp ở khu vực này, tại sao Nga lại không trang bị vũ khí cho Tehran?
Điều không nên loại trừ là cuộc can thiệp của phương Tây vào Syria, nếu xảy ra, là cơ hội tốt nhất có thể đến với ngành công nghiệp quốc phòng Nga vì Nga có vũ khí phòng không tốt nhất. Phương Tây không kích có thể sẽ là một chất kích thích để giúp Nga bán được thêm vũ khí cho Syria và Iran, thậm chí cả cho Iraq và Libya.
Hậu quả của một cuộc can thiệp vào Syria sẽ là như thế nào đối với cuộc thương lượng về giải trừ quân bị giữa Nga và Mỹ? Chuyên gia Philippe Migault cho rằng Nga không thể quyết định rút khỏi mọi cuộc thương lượng về cắt giảm vũ khí hạt nhân (cuộc thương lượng với Mỹ về số tên lửa mang và đầu đạn hạt nhân) và tuyên bố rằng Hiệp ước Start mới là hoàn toàn không có giá trị. Nga cũng không thể ngừng thảo luận về chương trình lá chắn chống tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Nga còn có thể thúc đẩy nhanh việc thiết kế một thế hệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới đang trong quá trình phát triển. Hơn nữa, cần nhắc lại rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp vào tháng 12/2013 về vấn đề an ninh ở châu Âu. Nếu lúc đó Nga cắt đút mọi cuộc thảo luận, hội nghị thượng đỉnh đó sẽ mất hết ý nghĩa… Như vậy, Nga có vô số phương tiện để đáp trả về phương diện ngoại giao và quân sự.
Mặt khác, theo nhà Hồi giáo học và Giám đốc nghiên cứu Mathieu Guidère, Nga và Trung Quốc cho đến nay vẫn kiên quyết không chấp nhận một cuộc can thiệp quân sự vào Syria và sẽ không thay đổi thái độ, cho dù hai nước phần nào bắt đầu không tin vào tình hình ở Syria nữa. Khi để cho Tổng thống Bashar al Assad có thêm thời gian, Moskva và Bắc Kinh nghĩ rằng chế độ Damascus sẽ đè bẹp các ổ đề kháng của quân nổi dậy. Tuy nhiên, ông Mathieu Guidère, với tư cách là chuyên gia dự báo chiến lược, không loại trừ khả năng Trung Quốc và Nga có thể bỏ rơi phái Assad vì họ không còn là giải pháp thay thế đáng tin cậy về lâu dài được nữa, kể cả vì lợi ích của hai nước này. Như vậy, có thể có khả năng xoay xở trong việc lựa chọn người sẽ thay thế Bashar al Assad, về điểm này, có thể trông đợi vào thỏa hiệp giữa các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Bắc Kinh một mình chống lại phương Tây
Sau những tuyên bố mới đây của Pháp, Mỹ và Anh cho thấy có thể xảy ra tấn công bằng tên lửa vào Syria như một phản ứng trước mối nghi ngờ nước này sử dụng vũ khí hóa học, nhưng sau khi Mỹ và Anh trở lui dưới sức ép của dư luận trong nước, Trung Quốc bình tâm đứng về phía phản đối can thiệp quân sự vào Syria dù dưới hình thức nào.
Theo tạp chí “Tin Trung Hoa“, lập trường đó của Trung Quốc phù hợp với quan điểm của Nga. Cả hai nước quả thực đều dự báo hậu quả thảm họa đối với một số nước Bắc Phi và Trung Đông trong trường hợp, theo Bắc Kinh, một lần nữa Mỹ và đồng minh phớt lờ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông Nhà nước – như Tân Hoa xã phê phán những lời cáo buộc “không có bằng chứng” về việc sử dụng vũ khí hóa học. Trong khi đó, tờ “Thời báo hoàn cầu” kêu gọi tất cả các bên phản đối can thiệp quân sự thông qua một lực lượng bên ngoài, đoàn kết lại để ngăn chặn điều này bằng những hành động “phản kháng”. Còn tờ “Nhân dân nhật báo” nhắc lại rằng cần thiết phải hỗ trợ sự can thiệp dựa trên những sự việc được minh chứng bởi phái bộ điều tra để từ đó hợp pháp hóa việc Hội đồng Bảo an cho phép hay không.
Trong khi Trung Quốc và Nga bị chỉ đích danh và bị nghi ngờ cố tình làm ngơ trước thảm họa nhân đạo lan rộng cộng với việc sử dụng vũ khí hóa học mà Washington bảo đảm rằng Damascus phải chịu trách nhiệm, Bắc Kinh nghi ngờ điều đó và đòi phải được một phái bộ của Liên Hợp Quốc khẳng định, cần phải một lần nữa xem xét những lý do khiến Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết để chống lại cuộc can thiệp quân sự do Washington dẫn đầu. “Tin Trung Hoa” một mặt không phủ nhận mối quan ngại đúng đắn liên quan đến vấn đề nhân đạo khiến dư luận phải quan tâm, mặt khác chỉ ra rằng một cuộc tấn công bang tên lửa như được dự kiến có thể sẽ gây ra nhiều điều bất lợi và rủi ro hơn là điều có lợi.
Ai cũng biết Bắc Kinh phủ quyết vì lý do gì. Ngoài tâm lý ngờ vực mang tính lịch sử thường được nói đến trong các bài phân tích nói về ký ức tủi nhục trong thế kỷ 19 và được dùng làm cơ sở cho quan niệm về mối quan hệ quốc tế, trong đó chủ quyền của các nhà nước là bất khả xâm phạm, còn có thêm mối quan ngại hiện hữu hơn. Tâm lý đó liên quan đến nỗi lo sợ Washington và đồng minh sẽ nặng tay hơn ở một khu vực bất ổn định và nhiều dầu mỏ ở Trung Đông, đồng thời còn xuất phát từ sự gần gũi lịch sử với Iran, một trong những điểm tựa chính trong mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và phương Tây về vẩn đề phổ biến hạt nhân.
Ngoài lượng dầu cung ứng không đều và mặc dù bị Liên Hợp Quốc trừng phạt, Iran cung cấp cho Trung Quốc khoảng 8-10% lượng dầu mà nước này nhập khẩu. Thêm vào đó là những ký ức mờ nhạt lịch sử giữa nước Ba Tư ngày xưa và Đế chế Trung Hoa tạo thành cơ sở cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước này.
Hiện nay, Trung Quốc đang lo sợ tình trạng hỗn loạn ở một khu vực có tính cốt tử đối với mình và cung cấp gần 45% lượng cung ứng dầu mỏ cho mình (121/269 triệu tấn trong năm 2012 theo con số của Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc – CNPC). Do đó, Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường, hơn nữa vì riêng Saudi Arabia, đồng minh của quân nổi dậy Syria chống Bashar al Assad, và Iran, chỗ dựa chính của Damascus – hai đối thủ chính ở khu vực này trong cuộc xung đột can dự vào cuộc đấu sức mạnh mang nặng màu sắc tôn giáo – chỉ cung cấp 30% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc.
Từ ngày 11/10/2011, Bắc Kinh đã phong tỏa 5 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kể cả nghị quyết do Anh đưa ra ngày 19/7/2012 đề xuất các biện pháp trừng phạt kinh tế trong trường hợp kế hoạch của Kofi Annan thất bại. Tuy vậy, sẽ là sai lầm nếu tin rằng Bắc Kinh sẽ không thay đổi. Lập trường có tính nguyên tắc và mối lo sợ ẩn giấu trong đó của Trung Quốc về các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc và những hành động quá đà có thể nảy sinh từ sử mệnh được Hội đồng Bảo an giao phó giống như những gì đã xảy ra năm 2011 ở Libya, được nhắc lại nhiều lần trong một bài báo của Qu Xing, Chủ tịch Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, và ngày 29/2/2012 được đăng lại trên tạp chí “Chính sách đối ngoại” (“Tại sao Trung Quốc phủ quyết nghị quyết Syria của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”). Bài viết phân tích những lá phiếu phủ quyết của Bắc Kinh ngày 11/10/2011 và đặc biệt là ngày 4/2/2012, đối với một đề nghị đã đưọc Liên đoàn Arab ủng hộ. Nhưng bài báo nhắc lại rằng việc Trung Quốc bỏ phiếu trắng và việc Liên đoàn Arab thiếu cứng rắn đã dẫn đến những hành vi quá đà ở Libya.
Vài tuần lễ sau đó, tờ “Nhân dân nhật báo” nói một cách rõ ràng rằng “trách nhiệm phải bảo vệ”, khái niệm lúc này được các nước phương Tây nói đến, không được đi ngược lại những nguyên tắc về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Tờ báo nói thêm rằng sẽ là nguy hiểm nếu phổ cập khái niệm “trách nhiệm phải bảo vệ” và lạm dụng điều đó để tiến hành can thiệp vũ trang nhằm mục đích nhân đạo, với những tiêu chí không được xác định rõ ràng.
Nhưng Trung Quốc không bác bỏ nguyên tắc can thiệp quân sự trong khuôn khổ được Liên Hợp Quốc thông qua, và là phương án cuối cùng, sau khi mọi giải pháp ngoại giao thất bại và sau khi chứng minh được rằng các hành động bức chế của các Nhà nước đe dọa ổn định quốc tế. Cuối cùng, tác giả bài báo nói thêm rằng đối với Bắc Kinh, việc sử dụng vũ lực chỉ được cho phép nếu để chấm dứt các vụ diệt chủng, tội ác chiến tranh, các chiến dịch thanh lọc sắc tộc hay tội ác chống nhân loại, với điều kiện những kẻ gây ra phải được xác định chính xác. Theo Bắc Kinh và như các phương tiện truyền thông Nhà nước thông báo, những điều kiện đó hiện nay là chưa đủ.
Bắc Kinh một mặt hé lộ thái độ mềm mỏng về khả năng can thiệp quân sự được Liên Hợp Quốc cho phép, mặt khác cố tỏ ra cho thấy mình không hỗ trợ Tổng thống Syria, Bashar al Assad, một cách mù quáng. Trong bài báo hồi tháng 2/2012, Qu Xing trước hết nhắc lại rằng một cuộc xâm lược vũ trang rất có thể làm gia tăng thái độ cứng rắn gây chết người của Damascus, trong khi phái chống đối vì cảm thấy vững vàng hơn nên có thể tiếp tục nuôi dưỡng ý đồ đối đầu vũ trang gây thảm họa cho dân chúng. Đồng thời, tác giả bài viết thận trọng nói rõ rằng Trung Quốc không tham gia cái mà nước này coi là nội chiến và không hề mặc cảm nếu phải thay đổi đối tác khi người Syria đạt được thỏa thuận với nhau cho phép chuyển giao quyền lực cho một lực lượng chính trị khác.
Lập trường cởi mở đó thể hiện rõ ràng hơn nhưng không được cụ thể hóa ngày 31/10/2012 khi Dương Khiết Trì, lúc đó là Ngoại trưởng, trong chuyến thăm Trung Quốc của Lakhđar Brahimi, nhà thương lượng và đặc phái viên của Liên đoàn Arab, đưa ra một kế hoạch 4 điểm. Trong số các đề xuất có tính cổ điển kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, hợp tác với tất cả các bên can dự và hỗ trợ khẩn cấp nạn nhân chiến tranh, Lakhdar Brahimi lần đầu tiên đưa ra ý tưởng chuyển giao chính trị ở Syria. Tuy nhiên, Bắc Kinh nói rõ rằng chuyển giao chính trị phải được thương lượng bởi các đại diện đáng tin cậy của tất cả các bên ở Syria, nhưng không nói ý tưởng chuyển giao đó bao gồm cái gì, cũng không đề xuất vai trò và số phận của nhà độc tài dòng Alawite sau đó sẽ như thế nào.
Các đề xuất của Trung Quốc quả thực có vẻ thiếu thực tế trước tình hình khẩn cấp của một cuộc khủng hoảng nhân đạo khiến dư luận phương Tây rất bức xúc, khả năng đạt được thỏa thuận chính trị giữa các phe phái Syria lúc này khó có thể diễn ra do những bất đồng tích tụ từ lâu, song cũng phải đặt câu hỏi về khả năng không kích quân sự và hậu quả của nó.
Nhóm ít nước (Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Pháp) có ý định can dự quân sự trong đó loại trừ việc đưa quân vào đánh bộ, còn Quốc hội Mỹ chỉ cho phép tiến hành một chiến dịch kéo dài 60 ngày. Điều đó khiến phương Tây đứng trước phương án một cuộc chiến công nghệ từ xa chắc chắn sẽ làm suy yếu năng lực quốc phòng của Damascus, nhung có thể bị phản đối về tính hiệu quả ở phương diện nhân đạo, với một số mục tiêu chiến lược không rõ ràng và nguy cơ gây thiệt hại phụ đối với dân thường do chiến sự diễn ra trong thành phố. Thêm vào đó là những điều không chắc chắn liên quan đến khả năng phòng không của quân đội Syria vốn hơn hẳn của Libya, từ đó khiến các nước huy động không quân tham gia phải tính đến thiệt hại về người và phương tiện nhiều hơn trong cuộc chiến chống Gaddafi. Đấy là chưa nói đến việc một cuộc tấn công quân sự chống Syria có thể thúc đẩy nhanh hơn chương trình hạt nhân của Iran.
Một bài báo ngày 1 /9 của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế tại Brussels, một nhóm tư vấn có lập trường gần gũi với lập trường của Bắc Kinh, khẳng định rõ ràng rằng nếu Mỹ quyết định tấn công Syria cùng với một vài đồng minh, họ sẽ phải làm vì những lý do rất xa rời lợi ích của người dân Syria. Thông cáo của tổ chức trên nhắc lại rằng các mục tiêu mà Washington đề ra (thứ nhất là “trừng phạt, răn đe và phòng ngừa việc sử dụng vũ khí hóa học” và thứ hai là “khẳng định độ tin cậy của Nhà Trắng khi xác định ‘ranh giới đỏ’”) sẽ không giúp cải thiện tình hình của dân chúng. Người dân Syria sẽ chỉ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu chiến sự chấm dứt, điều không thể thực hiện được với cuộc can thiệp bằng không quân; Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế tại Brussels nói thêm rằng tấn công bằng tên lửa, dù chính xác đến đâu, vẫn sẽ làm tình hình chung thêm bấp bênh và không mang lại thêm giải pháp nào. Hơn nữa, cuộc tấn công như vậy diễn ra trong bối cảnh, do đã có kinh nghiệm ở Iraq khi các vụ không kích được phát động trên cơ sở nhầm lẫn, Washington sẽ không bao giờ có đủ tính hợp pháp để làm đối trọng với thái độ nghi ngại chống Mỹ của một bộ phận lớn cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục ngự trị trong tâm trí mọi người.
Không kích trên thực tế có thể giúp ngăn ngừa việc sử dụng vũ khí hóa học từ nay về sau, song răn đe sẽ có ít tác dụng nếu chế độ Damascus phải chiến đấu vì sự sống còn của mình. Đấy là chưa nói đến hành động thao túng quân nổi dậy có thể nhằm mục đích trút lên vai Damascus trách nhiệm gây ra một trong các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học. Can thiệp quân sự cũng có thể dẫn đến leo thang đột ngột trong khu vực và khiến phong trào Hezbollah trả thù. Vì can thiệp quân sự không nhằm mục đích đánh đổ chế độ hiện nay nên cũng có thể hệ quả của nó bị hạn chế về thời gian, trong khi can thiệp có thể góp phần huy động thêm các phần tử chống phương Tây và đế quốc, đồng thời khiến Tổng thống Bashar al Assad không muốn thương lượng, ít nhất là trong một thời gian.
Đối với Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế tại Brussels, giải pháp duy nhất có hiệu quả – nhưng có thể vĩnh viễn không đạt được nếu tiến hành không kích – có thể là tiến hành thương lượng với Iran, đồng thời trong một thời gian ngắn sau đó cùng với Iran, Trung Quốc và Nga nghiên cứu một lối thoát trong thương lượng cho Tổng thống Bashar al Assad. Cũng cần bảo đảm độ bền vững của các thể chế và quân đội, và không để cho xã hội dân sự trở thành mục tiêu để trả thù. Trong việc này, có thể cần đến các nước Arab làm việc dưới sự chỉ đạo của Lakhdar Brahimi, đặc phái viên của Liên đoàn Arab và Liên Hợp Quốc.
Vì sao Mỹ thay đổi lập trường?
Theo tạp chí “Statafrik”, ảnh hưởng ngày càng tăng của Tehran và phái Hồi giáo cực đoan ở một nước nắm giữ vị trí chiến lược ở Trung Đông và độ tin cậy của Mỹ trong khu vực ngày càng suy giảm, đã làm thay đổi tình thế ở Syria, với việc Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận về cách giải quyết vấn đề được cho là sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc xung đột Syria.
Trong khi một cuộc can thiệp quân sự vào Syria dường như sắp diễn ra, tình hình thay đổi đột ngột trong những ngày qua, đặc biệt là của Mỹ, khiến nhiều nhà quan sát phải suy ngẫm. Việc thay đổi lập trường đó cho dù diễn ra sau khi cái được cho là sử dụng vũ khí hóa học có thể làm hàng trăm người chết chỉ trong một tuần lễ, đúng một năm sau lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ, Barack Obama, về việc chế độ Damascus có thể sử dụng vũ khí hóa học, song hoàn toàn trái ngược với một thời kỳ dài im lặng và tránh can dự của Mỹ.
Những lý do đó có thực sự liên quan đến các vụ thảm sát người vô tội và quyết tâm “trừng phạt những kẻ sử dụng vũ khí hóa học” như Tổng thống Pháp, Francois Hollande, đã nói hay đúng hơn là ván cá cược chiến lược? Câu hỏi đó dường như càng đáng được đặt ra hơn khi thái độ do dự của các nước phương Tây, cụ thể là Mỹ, liên quan đến quyết tâm rõ ràng của Barack Obama đưa nước Mỹ ra khỏi các cuộc chiến tranh ở Trung Đông, một lời hứa trong chiến dịch vận động tranh cử mà ông đã phần nào thực hiện khi rút dần số quân được người tiền nhiệm của mình triển khai cách đây một chục năm ở Afghanistan và Iraq.
Nhưng trong trường hợp Syria, chính sách đúng ngoài có chủ ý đó thực sự vấp phải những vấn đề cần lưu tâm về lợi ích quốc gia. Đối với nhà chính trị học người Liban Ziad Majed, việc sử dụng vũ khí hóa học nếu không phải là cái cớ thì cũng không phải là lý do duy nhất dẫn đến sự thay đổi lập trường đó, hơn nữa vì chế độ Bashar al Assad trước đây dường như đã từng sử dụng vũ khí hóa học ba lần ở Homs, Khan el Assal và gần Ghouta, cho dù các vụ tấn công đó có quy mô nhỏ và chủ yếu nhằm vào các chiến binh chống đối. Theo nhà nghiên cứu này, các cuộc tấn công đêm 20 rạng ngày 21/8 khiến các nước phương Tây không thể im lặng. Đó là một tội ác mà không ai có thể khoanh tay đứng nhìn. Nhưng đằng sau nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi lập trường nói trên còn có những tính toán ít ra cũng quan trọng.
Theo nhà chính trị học người Liban nói trên, lúc mới xảy ra cuộc xung đột, Mỹ và các đồng minh phương Tây hy vọng Syria là một cái bẫy đối với Iran và phong trào Hezbollah. Thế nhưng, giả thiết này không đứng vững được nữa. Hiện nay, Tehran kiểm soát một phần nước này, trong khi các vùng được giải phóng có nguy cơ lâm vào tình trạng hỗn loạn, với sự có mặt của ngày càng đông các phần tử cực đoan. Điều đó bắt đầu khiến Mỹ ngày càng lo ngại. Ngoài quân đội chính quy của Tổng thống Bashar al Assad, quả thực còn có những “đội quân quốc tế” bao gồm binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran, chiến binh thuộc phong trào Hezbollah và một số phần tử dòng Shitte Iraq đang hoạt động trên lãnh thổ Syria. Ở phía bên kia, lực lượng nổi dậy Syria, được một số nước ngoài hỗ trợ, chiến đấu trên hai mặt trận, một là mặt trận nội bộ của các nhóm Hồi giáo cực đoan như “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Đại Syria” và một là al-Nusra.
Đối với nhà chính trị học Ziad Majed, Mỹ có thể nhận thấy rằng chính sách trung lập và thụ động của mình ở Syria đã giúp một số đối thủ lâu đời được tự do hành động và có thể lợi dụng những gì họ đạt được ở Syria trong cuộc thương lượng về một số vấn đề có tính sống còn khác, trong khi ảnh hưởng của Washington đối với các đồng minh chiến lược trong khu vực đã bắt đầu suy giảm. Trong khi đó, nước Nga không còn gì để mất trong việc bảo vệ những người bạn cũ của mình. Chẳng hạn đó là Saudi Arabia, nước có lập trường trái ngược với Mỹ trong trường hợp Ai Cập sau khi quân đội giành chính quyền ở nước này.
Các lý do khiến Mỹ thay đổi thái độ tuy nằm ngoài “ranh giới đỏ” gắn với việc sử dụng vũ khí hóa học, song những tính toán phù hợp với bản chất và thời hạn của một cuộc can thiệp quân sự cũng mang tính chiến lược và vượt quá quy mô bảo vệ dân thường vì mục đích nhân đạo. Mỹ cũng luôn xem xét những giải pháp khác nhau và việc mình can dự vào vấn đề an ninh trong khu vực, vấn đề hạt nhân Iran cũng như tiến trình hòa bình Israel-Palestine mới đây được Chính quyền Obama khởi động lại.
Washington cũng có thể bằng lòng với một cuộc can thiệp có mục tiêu rõ ràng và diễn ra trong vài ngày nhằm hạn chế thiệt hại và gửi một bức thông điệp rõ ràng đến chế độ Syria cũng như các đồng minh của Damascus liên quan đến cuộc chơi quân sự và tương lai của cuộc thương lượng Geneva 2 – có thể diễn ra nếu cuộc thương lượng này bị cản trở. Điều đó thể hiện cụ thể ở một số cuộc không kích đều đặn vào các kho vũ khí và hóa chất – mục tiêu của giải pháp trừng phạt – mà không thực sự làm suy yếu quân đội Syria hay lật đổ chế độ. Trong trường hợp nổ ra tấn công quy mô lớn hay kéo dài, bằng đường không và đường bộ, mục tiêu có thể là đảo ngược chiều hướng của cuộc xung đột và chấm dứt quyền lực của đảng Baath ở Syria. Nguy cơ bùng nổ trong toàn khu vực nảy sinh từ phương án này là rất lớn.
Tuy nhiên, nhà chính trị học Ziad Majed không quá coi trọng giả thiết này khi cho rằng Iran sẵn sàng hy sinh Assad nếu cuộc can thiệp vào Syria không phải là khúc nhạc dạo đầu cho một cuộc tấn công nhằm vào mình. Mục tiêu cuối cùng của Tehran là có thể tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân của mình. Lao vào một cuộc phiêu lưu quân sự trong bối cảnh hiện nay có thể sẽ đấy Iran xa rời mục tiêu đó và đó sẽ là một mối rủi ro lớn. Về phần mình, Nga bằng lòng với việc gọi mọi cuộc tấn công nào có thể xảy ra là “xâm lược thô bạo bất chấp luật pháp” quốc tế và thái độ phản kháng của nước này có thể sẽ không vượt ra khỏi khuôn khổ tuyên bố miệng hay đánh đổi chính trị.
Không phải vì thế mà Mỹ sẽ không chịu một mối nguy hiểm nào trong trường hợp nổ ra một cuộc tấn công kéo dài trong nhiều tháng. Ngoài khả năng về hỏa lực không phải không đáng kể của quân đội Syria, với một lực lượng tinh nhuệ khoảng 50.000 người và hơn 350 máy bay chiến đấu, cộng với một kho vũ khí hóa học thuộc loại lớn nhất ở Trung Đông, trong trường hợp nổ ra xung đột kéo dài, Mỹ và đồng minh sẽ phải đối mặt với sự có mặt của lính đánh thuê trên thực địa và sự yểm trợ về quân sự của phong trào Hezbollah và Iran cũng như của Nga và Trung Quốc. Một số người đã dọa Mỹ sẽ sa lầy trong một cuộc xung đột vừa phức tạp vừa dễ sa lầy như ở Liban từ năm 1975.
Châu Âu không phải là Mỹ
Khi không phải là lợi ích sống còn của các nước châu Âu, cuộc khủng hoảng Syria một lần nữa cho thấy lợi ích địa chiến lược của Mỹ và châu Âu không giống nhau về mọi phương diện. Hơn nữa, sự khác biệt đó sẽ gia tăng trong tương lai. Sau khi đưa ra nhận xét đó trên tạp chí “Địa chính trị”, tướng Jean-Bernard Pinatel, nhà phân tích nổi tiếng về các vấn đề địa chiến lược, khuyến cáo các nhà lãnh đạo châu Âu, đặc biệt là Pháp, nên ý thức được điều đó.
Thủ tướng Anh Benjamen Disraeli (1804-1881) chính là người đầu tiên khẳng định trước quốc tế rằng các Nhà nước chỉ bảo vệ lợi ích của mình. Việc Quốc hội Anh bỏ phiếu phản đối đề Xuất của Thủ tướng David Cameron ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria rõ ràng cho thấy các nghị sĩ Anh nhận ra rằng nước mình sẽ phải gánh chịu hậu quả tiêu cực của một cuộc can thiệp nhiều hơn là những gì mà nước Anh có được từ cuộc phiêu lưu đó.
Chỉ có chính quyền và Tổng thống Mỹ, Barack Obama, do phải chịu sức ép của các nhóm tác động chính trị, công nghiệp và kinh tế, mới có lợi ích chiến lược nếu tiến hành can thiệp quân sự chống Syria.
Trong khi Mỹ thực hiện tiến trình giảm đáng kể chi phí quốc phòng phù hợp với luật pháp của mình, giới lãnh đạo quân sự và to hợp quân sự-công nghiệp có thể minh chứng trước dư luận trong nước việc tập trung chi phí quân sự để duy trì tính vượt trội về quân sự của mình đối với Trung Quốc, nước cho đến nay vốn không được người dân Mỹ nhìn nhận như một mối đe dọa. Hơn nữa, cuộc can thiệp đó lại rất cần thiết để phòng ngừa một bầu không khí hòa hoãn mới có thể xuất hiện sau khi tân Tổng thống Iran đưa ra những tuyên bố cho thấy ông có ý muốn thảo luận về vấn đề hạt nhân.
Tổ hợp quân sự-công nghiệp Mỹ cần có một kẻ thù thay thế để từ đó nhất thiết phải duy trì được giá một thùng dầu ở mức 100 USD với hy vọng đầu tư có lời cho phép các nhà công nghiệp và tài chính đầu tư mạnh vào khai thác dầu mỏ và khí đá phiến. Một cuộc can thiệp quân sự có nghĩa là có được bảo đảm đó vì xung đột leo thang có thể xảy ra theo các dạng kịch bản như Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, Nga đe dọa châu Âu bằng cách phong tỏa khí đốt…
Mỹ đã lập ra nhiều ủy ban để soạn thảo một âm mưu mới chông Syria trong các lĩnh vực chính trị, quân sự và an ninh. Các mục tiêu chính của chiến lược này là buộc Syria phải đi theo chính sách của Mỹ và không cho Nga ổn định được chỗ đứng thường xuyên ở nước này. Một số mục đích khác là phá vỡ liên minh giữa Syria và Iran bằng cách lôi kéo Chính phủ Syria đúng về phía Mỹ chứ không đứng về phía Iran và Nga, tăng cường tuyên truyền chiến tranh và chiến tranh tâm lý do Mỹ và các đồng minh trong khu vực và quốc tế tiến hành, đưa dân chủ vào Syria nhưng không đối đầu với nước này hay không mạo hiểm với an ninh quốc gia của Israel, đồng thời cắt đứt mối liên hệ giữa Syria và Iran cũng như phong trào Hezbollah ở Liban. Kế hoạch này sẽ được thực hiện thông qua các chiến dịch quân sự trực tiếp cấp tiểu đoàn quân tình nguyện hoạt động qua biên giới Syria với các nước láng giềng như Liban, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, cao nguyên Golan, Iran và Kurdistan cũng như các vùng bộ tộc du mục của Iraq. Một số giai đoạn khác trong việc thực hiện chiến lược này là tiến hành chiến tranh du kích tại các thành phố của Syria, một số chiến dịch đặc biệt tại các vùng nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ nước này (kể cả đánh bom khủng bố), vận động dân chúng kết hợp với các chiến dịch bán quân sự, chiến tranh tâm lý chống quân đội và lực lượng tình báo Syria.
Như vậy, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đáp ứng được yêu cầu bức bách của Saudi Arabia, nước hỗ trợ phái Hồi giáo chính thống ở Syria và là nước mà họ hàm ơn. Là khách hàng hàng đầu của tổ hợp quân sự-công nghiệp Mỹ, Saudi Arabia chấp nhận giới hạn sản lượng dầu mỏ của mình ở mức 9 triệu thùng/ngày nhằm giúp giữ giá dầu ở mức trên dưới 100 USD/thùng, từ đó khiến việc khai thác khí đá phiến và dầu mỏ trên đất Mỹ mang lại lợi nhuận và góp phần giúp nước Mỹ độc lập về phương diện năng lượng. Tổng thống Obama bảo đảm có được sự ủng hộ của nhóm lợi ích Do Thái trên đất Mỹ. Với chiêu bài cứu dân thường Syria, tên lửa có điều khiển của Mỹ cũng sẽ đánh vào các căn cứ của Hezbollah ở Syria, từ đó làm giảm áp lực đối với đồng minh Israel.
Mỹ và Saudi Arabia đã lên kế hoạch nhằm hủy diệt Syria sau khi không đạt được mục tiêu bằng cách gây ra tình hình rối loạn ở trong nước từ hơn một năm nay nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al Assad. Kế hoạch này có hai mục tiêu chính : trước hết để cho thấy rằng hòa bình không thể có được ở Syria nếu không được Mỹ đồng ý và thứ hai là khiến những người ủng hộ Chính phủ Syria mệt mỏi và từ đó ngừng hỗ trợ Chính quyền Damascus. Mỹ và Saudi Arabia đi đến kết luận rằng không thể chia rẽ quân đội Syria, còn Tổng thống Bashar al Assad hoàn toàn kiểm soát được quân đội, đồng thời cũng biết rằng lực lượng an ninh Syria kiểm soát tốt tình hình, kể cả ở những vùng nằm dưới sự ảnh hưởng của phái chống đối.
Cơ quan tình báo Saudi Arabia đã ký thỏa thuận với các công ty an ninh Mỹ và Israel có trụ sở tại Geneva nhằm tăng cường cuộc xung đột vũ trang ở Syria mà không cần đến các nước khác phải vào cuộc. Các cuộc xung đột sẽ được tiến hành bởi số binh sĩ về hưu và chuyên gia tình báo về lý thuyết có thỏa thuận với Al Qaeda. Trong lúc đó, Mỹ, Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cùng nhau thiết lập một số vùng được bảo vệ quy mô nhỏ ở Liban và được phái chống đối Syria cũng như Al Qaeda sử dụng để huấn luyện quân sự. Một số vùng ở Iraq – như ở tỉnh Anbar và vùng Kurdistan – được chọn để thực hiện kế hoạch này vì thống đốc vùng, Massoud Barzani, phối hợp rất chặt chẽ với Cơ quan tình báo Mossad của Israel. Saudi Arabia phối họp hoạt động với các bộ tộc du mục lớn ở Syria, trong đó phần lớn sống ở xung quanh thành phố Deir Ez-Zor và trong vùng sa mạc của Syria chạy đến tận thành phố Homs.
Nếu Mỹ thành công trong việc lôi kéo các nước châu Âu tham gia cuộc can thiệp quân sự có giới hạn lần này vào Syria thì sẽ có thể khơi sâu thêm vết rạn nút giữa châu Âu và Nga, đồng thời kiểm soát được trong một thời gian dài nỗ lực của tất cả các nước châu Âu chủ trương liên minh chiến lược với Nga, để tạo ra một tác nhân địa chiến lược thứ ba có thể làm rối loạn cuộc chơi “đối thủ-đối tác” với Trung Quốc.
Nhưng theo giáo sư và nhà Hồi giáo học Mathieu Guidère, trong trường hợp đó, Mỹ sẽ được tất cả, còn châu Âu sẽ mất tất cả và hậu quả sẽ là rất tiêu cực đối với các nước châu Âu.
Hiện trên đất châu Âu có tới 25 triệu tín đồ Hồi giáo thuộc tất cả các dòng khác nhau. Các nhà lãnh đạo chính trị và thủ lĩnh dư luận hiểu rất rõ rằng Syria từ hai năm nay đang bị tàn phá không phải bởi một cuộc cách mạng như ở Tunisia, Libya hay Ai Cập, mà bởi một cuộc nội chiến tôn giáo giữa một bên là phái Sunni và phái cực đoan Sunni (dòng Chính thống, Anh em Hồi giáo) và bên kia là tất cả các thiểu số tôn giáo khác chiếm tới 40% dân số nước này. Đứng về bên này trong cuộc nội chiến – nội chiến vốn là yếu tố dẫn đến gây tội ác ở cả hai phía – có thể khiến các nước châu Âu phải hứng chịu các cuộc tấn công khủng bố của bên kia.
Nền kinh tế châu Âu, khác với nền kinh tế Mỹ, nhạy cảm hơn nhiều với những gì đang diễn ra ở Trung Đông. Châu Âu chỉ được hưởng những mảnh vụn của chiếc bánh mà Mỹ có được trong đơn đặt hàng của Saudi Arabia. Trái lại, giá khí đốt và dầu mỏ tăng mạnh và các thị trường chứng khoán hoảng loạn sau khi nổ ra can thiệp và leo thang, có thể giết chết từ trong trứng những triển vọng vốn đã ít ỏi của quá trình gia tăng tăng trưởng mà người ta tưởng đã có được trong thời gian qua. Điều đó có thể làm hài lòng giới trí thức phái tả và các ông chủ truyền thông vì sản phẩm của họ bán chạy hơn trong thời chiến.
Đối với một số nước châu Âu, việc Giáo hoàng Benedict XVI, người có được hình ảnh rất tích cực đối với thế giới và đặc biệt là ở châu Âu, phản đối can thiệp quân sự vào Syria khiến hành động quân sự vốn đã không có tính hợp pháp chính trị nay lại cũng không có tính hợp pháp tinh thần. Không có tính hợp pháp chính trị và tinh thần, cuộc can thiệp quân sự vào Syria chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả về an ninh và kinh tế tiêu cực đối với các nước châu Âu và không mang lại giải pháp nào cho cuộc nội chiến tôn giáo vốn đã vượt ra ngoài biên giới Syria. Can thiệp mà không được quốc tế chấp nhận để làm hài lòng một bộ phận dư luận do nắm được ít thông tin nên không thấy được rằng cả hai phía đều gây ra thảm khốc trong cuộc nội chiến, sẽ là coi thường hậu quả tiêu cực đối với hàng nghìn người châu Âu sẽ mất việc vì quyết định này. Châu Âu và Pháp, các nước chỉ có sức mạnh quân sự hạn chế, cần có Liên Hợp Quốc để gia tăng tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Chính vì vậy, Pháp và châu Âu rất cần có được tính hợp pháp chính trị vốn chỉ có được nếu được Liên Hợp Quốc trao sứ mệnh tiến hành chiến dịch quân sự.
Vấn đề nảy sinh ở đây là nếu không có Mỹ sẽ không thể can thiệp được vào Syria trong khi Mỹ luôn không chối bỏ tính hợp pháp chính trị mà chỉ có cộng đồng quốc tế mới có thể tạo ra cho một cuộc can thiệp quân sự thông qua Liên Họp Quốc. Điều đó từng xảy ra trong thời gian gần đây với cuộc chiến tranh Iraq. Theo giáo sư Đại học Mathieu Guidère, nhà Hồi giáo học và chuyên gia các vấn đề cảnh báo chiến lược, Tổng thống Barack Obama rút khỏi vấn đề này, nhưng cuộc can thiệp vào Syria có thể vẫn diễn ra vì Mỹ hỗ trợ về hậu cần, yểm trợ đường không và chia sẻ thông tin tình báo. Tuy nhiên, trường hợp Libya sẽ không xảy ra vì Mỹ không trực tiếp can dự. Nếu Mitt Romney đắc cử tổng thống thì còn có thể trông đợi vào sự hỗ trợ của Mỹ. Nhưng với Barack Obama, không thể nghĩ đến một cuộc can thiệp kiểu Libya vào Syria.
Nguy cơ đối với Pháp
Một khi Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận hướng tới giải quyết cuộc xung đột Syria, đặc biệt trong vấn đề liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở nước này, tướng Pháp Jean-Bernard Pinatel đưa ra trên tạp chí “Địa chính trị” lời cảnh báo về những nguy cơ mà Pháp sẽ gặp phải khi, trái ngược với Mỹ, không thừa nhận bản chất thực của cuộc xung đột Syria.
Trong khi mọi con mắt đều đổ dồn về các vụ không kích của không quân Israel hồi tháng 5 ở gần Damascus, một bước ngoặt quan trọng xuất hiện trong cuộc khủng hoảng Syria với thỏa thuận giữa Mỹ và Nga nhằm chuẩn bị cho một hội nghị quốc tế về Syria với sự tham dự của phái viên của Tổng thống Bashar al Assad và phe đối lập. Những tính toán địa chiến lược bên ngoài cuộc xung đột Syria và những sự việc liên quan đến tiến triển tình hình chiến sự trên thực địa là lý do dẫn đến sự thay đổi lớn này trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông.
Lợi ích chiến lược của Mỹ đã tiến triển nhiều kể từ 10 năm trở lại đây. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính ở Mỹ, độc lập về năng lượng lại có được nhờ khí đá phiến khiến Tổng thống Mỹ, Barack Obama, quyết định phải xác định lại những ưu tiên chiến lược của mình và đưa Thái Bình Dương lên vị trí hàng đầu thay vì Trung Đông của kỷ nguyên Bush, đồng thời chấp nhận chia sẻ quyền kiểm soát khu vực này với Nga.
Trên thực địa, Mỹ hiểu rằng từ hai năm nay, Syria chịu đau thương tang tóc không phải vì một cuộc cách mạng mà do cuộc nội chiến mang màu sắc tôn giáo. Chiến tranh tôn giáo ở Syria kéo dài vì đối với Tổng thống nước này, Bashar al Assad, phái Alawite và các thiểu số ủng hộ họ (Thiên chúa giáo, giáo phái Ismail, Druze, Shiite), vấn đề là chiến thắng hay là chết. Các tín đồ Alawite quả thực bị đạo Hồi dòng Sunni coi như những kẻ bỏ đạo. Vì vậy, vào thế kỷ 14, họ bị Ibn Taymiyya, một thủ lĩnh phái Chính thống và là ông tổ của dòng Wahab hiện nay, trừng phạt một cách có hệ thống và bị diệt chủng. Phán quyết chống tín đồ dòng Alawite chưa bao giờ bị đưa ra xem xét lại và vẫn luôn là vấn đề thời sự, cụ thể là trong các phái Chính thống, Wahab và Anh em Hồi giáo. Sau khi bị ngược đãi trong 6 thế kỷ, tín đồ dòng Alawite chỉ có thể trả thù được với cuộc đảo chính của Hafez el-Assad, một người xuất thân từ một gia đình bình thường trong cộng đồng và trở thành chỉ huy lực lượng không quân rồi Bộ trưởng Quốc phòng. Trước sự lớn mạnh của phái Chính thống nhờ những đảo lộn hiện nay trong thế giới Arab, con trai ông, Bashar al Assad, nhận được sự ủng hộ của 2,5 triệu tín đồ dòng Alawite, 2 triệu tín đồ Thiên chúa giáo thuộc mọi giáo phái, toàn bộ số 500.000 tín đồ Druze, các tín đồ dòng Shiite và giáo phái Ismail, khi các tín đồ này biết được số phận của những người anh em ở Iraq và các tín đồ Copt ở Ai Cập.
Cuộc nội chiến tôn giáo hiện nay kéo dài cũng vì quân nổi dậy dòng Sunni và Anh em Hồi giáo chỉ có thể tiếp tục kháng cự khi nhận được sự giúp đáng kể của các nước quân chủ Sunni vùng Vịnh đang đùa với lửa. Ở phía bên kia, do phải đối mặt với trào lưu chính thống dòng Sunni trên đất mình nên Nga ủng hộ phái Shiite chiếm đa số ở Iran và Iraq – nơi Nga có lợi ích – và cả ở Syria là nước giúp Hải quân Nga có được đường đi ra và trú chân tại Địa Trung Hải.
Nhung một sự kiện, ít được bình luận ở Pháp, đã làm thay đổi nhãn quan của Mỹ đối với cuộc xung đột này. Sau hai năm nội chiến tôn giáo, phái thế tục và Hồi giáo ôn hòa chống Chính quyền Damascus dần dần bị lấn át bởi phái Hồi giáo cực đoan vốn được tổ chức tốt hơn, được huấn luyện kỹ càng hơn và cuồng tín hơn. Ngày 9/4, bộ mặt thật của họ đã lộ ra. Abou Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh nhánh Al Qaeda tại Iraq, công bố việc sáp nhập nhóm của y với Mặt trận Al-Nusra, tổ chức thánh chiến vũ trang chính ở Syria. Tổ chức mới có tên gọi Al Qaeda tại Iraq và phương Đông. Thông báo trên được đưa ra ngay sau khi Ayman Al-Zawahiri, kẻ kế nhiệm Bin Laden, tung ra lời kêu gọi thiết lập Nhà nước Hồi giáo ở Syria sau khi chế độ Bashar al Assad sụp đổ.
Một lần nữa, người ta có thể hoảng sợ trước việc các nhà lãnh đạo Pháp không tiên lượng được và chấp nhận thực tế phũ phàng trên thực địa. Tư tưởng của họ, vốn là những người tán dương cả cuộc cách mạng lẫn những người làm cách mạng, khiến họ không nhìn thấy gì nữa. Chính tư tưởng đó khiến Tổng thống Francois Hollande, bên lề hội nghị thượng đỉnh châu Âu tại Brussels, tỏ ý muốn nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận của châu Âu để có thể cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria. Nếu nhờ vũ khí của Pháp mà Syria trở thành một hang ổ của thánh chiến, mối đe dọa đối với châu Âu và Pháp sẽ lan đến gần các nước này ở mức nguy hiểm và toàn bộ vùng xung quanh Địa Trung Hải có thể sẽ bùng nổ. Khả năng khủng bố bằng tên lửa đất đối không nhằm vào máy bay chở khách của Pháp gia tăng một cách nguy hiểm.
Trong khi Nicolas Sarkozy, khi còn là Tổng thống Pháp, nhấn mạnh đến hành động của mình trong cuộc khủng hoảng Libya, người kế nhiệm ông bị phê phán là thiếu ý chí trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Khi Pháp đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tháng 8/2012) thì cũng là lúc phe đối lập ở trong nước lên tiếng phê phán thái độ chờ đợi của Tổng thống Francois Hollande trong vấn đề Syria. Trong lúc đó, Ngoại trưởng Laurent Fabius tiến hành một loạt chuyến công du tại Jordan, Liban và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sẽ là rất bất công nếu cáo buộc Pháp về phương diện chính trị và ngành ngoại giao Pháp có thái độ bất động.
Lập trường của Pháp có tính kế tục với chính sách của Nicolas Sarkozy, cụ thể là trong việc ủng hộ lập trường của Qatar và theo đuổi kế hoạch của Mỹ và Israel ở khu vực này. Chỉ có phương pháp là thay đổi.
Theo nhà Hồi giáo học và Giám đốc nghiên cứu Mathieu Guidère, người kế nhiệm Francois Hollande khác với Nicolas Sarkozy cả về tính cách lẫn cách nhìn nhận sự việc. Nicolas Sarkozy là người theo chủ nghĩa tích cực và duy ý chí trong khi Francois Hollande ưa thỏa hiệp và luôn tìm giải pháp làm sao để làm hài lòng càng nhiều đối tác càng tốt. Nicolas Sarkozy có thể hành động ngoài khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với các đối tác có động cơ nhất, nhưng đó lại không phải là phương pháp của Tổng thống Francois Hollande. Còn lập trường của cựu Ngoại trưởng Alain Juppé (dưới thời Nicolas Sarkozy-TTXVN) và người kế nhiệm ông – Laurent Fabius – gần như không thay đổi.
Tình hình tiếp tục được cải thiện kể từ khi Francois Hollande lên cầm quyền. Các chuyên gia về Trung Đông của Bộ Ngoại giao lại “được làm việc” và tham khảo ý kiến. Trên thực tế, từ khi Sarkozy vô hiệu hóa Bộ Ngoại giao, ông không còn ý kiến phản biện để thẩm định nữa. Ông đã bỏ qua ý kiến của ngành ngoại giao để quyết định trở lại Bộ Chỉ huy NATO. Lúc đó, nước Pháp trở thành một nước phương Tây như những nước phương Tây khác, không còn chính sách tự chủ nữa. Do lúc này không có giải pháp chính ‘trị thay thế nên Bộ Ngoại giao Pháp và Tổng thống Hollande quyết định phần nào đi theo cách tiếp cận của phương Tây, đồng thời cũng muốn làm sao để tìm cách tái khởi động, khai thác những gì còn lại của kế hoạch Annan cho dù kế hoạch đó không đạt kết quả mong muốn.
Nước Pháp cũng không thể đến gõ cửa nước Nga vì Kremlin sẽ không làm gì hết. Ai cũng biết điều đó. Các nhà ngoại giao lại càng hiểu điều này. Lập trường của Nga và Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an là có thể hiểu được nếu nhìn vào tiền lệ Libya. Trung Quốc và Nga không muốn điều đó lặp lại một lần nữa, nếu không sẽ phải đối mặt với tình trạng Mỹ, Israel và các nước quân chủ dầu mỏ vùng Vịnh nhào nặn lại khu vực Trung Đông.
Vấn đề đặt ra là lập trường trên của Pháp có bảo vệ được lợi ích của Pháp không? Câu trả lời là quá rõ ràng. Bởi lẽ Israel muốn động binh và nếu nước này lại lên kế hoạch can thiệp quân sự chống Iran – dĩ nhiên người ta hiểu tại sao – vì muốn tận dụng việc làm suy yếu nước này trong vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và từ đó lôi kéo Pháp vào cuộc chiến này. Ngành ngoại giao Pháp ở trong thế phải tái cân bằng và xác định lại sự việc bằng cách sắp xếp theo thứ tự ưu tiên lợi ích của mình, trước hết là lợi ích trong vấn đề Syria ở Trung Đông, trước khi tính tới lợi ích của Israel, nếu không muốn gánh chịu hậu quả tiêu cực.
Nước Pháp không được lợi gì khi hỗ trợ một đảng tôn giáo và một vài phần tử thế tục được phe nổi dậy dựng lên nhưng sẽ bị quét sạch vì lợi ích của phái Hồi giáo cực đoan khi thời cơ đến. Pháp cũng có thế chỉ được hưởng vụn bánh của Mỹ và Anh ở Saudi Arabia và Qatar, nhưng lại tự đóng sập cánh cửa vào thị trường Iraq và Iran đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp nước mình, và lại càng xa rời Nga hơn trong khi liên minh với Nga là yếu tố chiến lược đối với châu Âu.
Pháp luôn can thiệp trong khuôn khổ được Liên Hợp Quốc giao phó, trong khi Mỹ luôn tìm cách thoát ra khỏi những ràng buộc của dư luận quốc tế dù đó là vấn đề biển đổi khí hậu hay để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình. Trái lại, nếu Pháp muốn tiếp tục tác động được về phương diện quốc tế thì chỉ có thể làm được bằng cách gia tăng tiếng nói của mình thông qua Liên Hợp Quốc. Lúc này, Pháp tham gia một liên minh trong khi không có gì chứng minh vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria và, nếu có, cũng không chứng minh được là do quân đội của Assad sử dụng.
Tướng Jean-Bernard Pinatel cho rằng tất cả những yếu tố bên ngoài và bên trong ở Syria cho thấy cuộc nội chiến tôn giáo ở nước này có thế sẽ kéo dài đến khi không còn chiến binh nào sống sót. Trước 70.000 người chết và 5 triệu người chạy nạn, trách nhiệm của các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Pháp không phải là hỗ trợ bên này chống bên kia, mà phải hiểu nhau như Nga và Mỹ vừa đạt được để tìm giải pháp thỏa hiệp có thể chấp nhận được đối với cả hai bên. Một thỏa hiệp kiểu như vậy ở nước Liban láng giềng đã cho phép chấm dứt 15 năm nội chiến và mang lại hòa bình, tuy mong manh, nhưng dẫu sao vẫn là hòa bình.
Nên giúp tồn tại hay lật đổ chế độ Damascus?
Syria liệu có trở thành mục tiêu sắp tới của NATO không? Chế độ Bashar al Assad liệu có bị quét sạch bởi quân đội các nước phương Tây, đồng minh của các nước quân chủ dầu mỏ Hồi giáo vùng Vịnh đang giúp quân nổi dậy Syria và đòi phương Tây phải hành động không? Phân tích triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng Syria trên tạp chí “Đại Tây Dương”, nhà địa chính trị nổi tiếng Alexandre del Valle, đồng thời là nhà nghiên cứu thuộc Viện Choiseul, cho rằng trước mối đe dọa của Hồi giáo Sunni, châu Âu, Mỹ và Nga nên liên kết với nhau hơn là giúp lực lượng nổi dậy lật đổ chế độ Alawite của Tống thống Bashar al Assad.
Sau khi Liên minh châu Âu vượt qua ngưỡng đầu tiên ngày 27/5 – dưới sức ép của Pháp và Anh – dẫn đến bước đầu xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với quân nổi dậy Syria (trong đó phần đông là các phần tử Hồi giáo cực đoan), đến lượt Mỹ cũng thông báo sẽ cung cấp vũ khí cho lực lượng bán quân sự Syria dòng Sunni. Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, thực tế đã khẳng định một lần nữa rằng lúc này đó chỉ là vũ khí hạng nhẹ và nước ông vẫn luôn ủng hộ giải pháp chính trị, cụ thể là thông qua hội nghị Geneva 2 sắp tới.
Nhưng vấn đề sử dụng vũ khí hóa học và việc Iran cũng như Hezbollah (vốn là kẻ thù truyền kiếp của các nước quân chủ dầu mỏ vùng Vịnh) can dự ngày càng trực tiếp hơn vào cuộc nội chiến Syria và từ đó cho phép chế độ Damascus giành lại được lợi thể có nguy cơ khiến giải pháp chính trị đó (hội nghị Geneva 2) vuột khỏi tầm tay. Đó là giải pháp mà Moskva muốn và được Washington mới đây miễn cưỡng chấp nhận dưới sức ép trái ngược của các đồng minh Hồi giáo cực đoan vùng Vịnh cũng như các nước châu Âu ủng hộ chính sách hòa dịu đối với Hồi giáo Sunni quốc tế đang đe dọa Pháp và Anh vì can thiệp vào Mali và không chịu hành động ở Syria.
Ông Alexandre del Valle, nguyên là cây viết xã luận của tờ “France Soir” (Pháp), nhận xét từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và bức xúc trước các cuộc can thiệp quân sự khác nhau của các nước NATO vào Iraq, Nam Tư cũ và Libya và lần nào cũng lấy lý do nhân đạo – nhưng trên thực tế là để xóa bỏ các chế độ đồng minh của Nga và thay vào đó là các chế độ Hồi giáo – Moskva đã lên tiếng cảnh báo việc thiết lập vùng cấm bay ở Syria theo kế hoạch của Washington và các đồng minh Pháp và Anh. Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov, cáo buộc Washington vi phạm luật pháp quốc tể khi dự tính sử dụng máy bay chiến đấu F-16 hay tên lửa Patriot (đặt ở Jordan) để áp đặt một vùng cấm bay. Sự hỗ trợ bằng không quân của phương Tây – như mong muốn của Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Erdogan (ba “nhà bảo trợ” cho phái Hồi giáo cực đoan chiếm đoạt các cuộc cách mạng Arab) – có thể sẽ làm giảm đáng kể lợi thế của không quân Syria và là khúc nhạc, dạo đầu cho việc lật đổ chế độ Bashar al Assad. Giống như những gì đã diễn ra ở Libya, nơi sứ mệnh ban đầu làm lực lượng đệm của không quân Pháp và Anh nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh để lật đổ chế độ Gaddafi…
Như vậy, đối với các nhà lãnh đạo Nga, những lời cáo buộc của các nước phương Tây liên quan đến vũ khí hóa học chỉ là lời nói dối và được dùng để biện minh cho việc lật đổ chế độ Alawite sau này. Phương Tây cũng bất chấp lập trường của Nga vì các đồng minh chiến lược của nước này ở vùng Địa Trung Hải, Caucasus, Trung Á và trong thế giới Arab, hoặc bị các lực lượng của NATO lật đổ (như các nhà lãnh đạo cũ thân Nga ở Serbia, Iraq và Libya), hoặc bị bao vây (như Iran, Trung Quốc, vùng Trung Á-Caucasus-Serbia…). Như thể Chiến tranh Lạnh vẫn chưa kết thúc và Nga vẫn là kẻ thù tối thượng phải bị “ngăn chặn” bằng bất kỳ phương tiện nào, kể cả bằng Hồi giáo cực đoan, cần nhắc lại rằng trong Chiến tranh Lạnh, tổ tiên của AI Qaeda được Mỹ và các nước phương Tây hồ trợ mạnh mẽ nhằm làm suy yếu Nga ở Afghanistan…
Nhưng đáng lẽ phải xác định lại lợi ích chiến lược của mình và các mối đe dọa mới tiếp theo cuộc cách mạng địa chính trị thế giới từ năm 1989, được đánh dấu bởi hằn thù gia tăng đối với các dân tộc châu Âu theo đạo Thiên chúa sau này phải liên minh để chống lại mối đe dọa Hồi giáo Sunni, các nước phương Tây lại tiếp tục chiến lược thân Hồi giáo cũ rích. Ông Alexandre del Valle, giảng dạy quan hệ quốc tế tại trường Đại học Metz, gọi đó là một chiến lược chống lại Nga và các đồng minh của nước này và xuất phát từ một chiến lược rộng lớn “kiềm chế kiểu mới” đối với Nga và các đồng minh của nước này, bị coi là thù địch với đế chế Anglo- Saxons thế giới.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch ủy ban đối ngoại Quốc hội Nga, Alexei Pushkov, cáo buộc Mỹ “tạo ra” những lời cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Cũng giống như trước đây, cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 được biện minh bằng những lời cáo buộc sử dụng khí sarin chống người Kurd và tàng trữ vũ khí hủy diệt, như cựu Tổng thống G.W. Bush sau này thú nhận. Lần này, việc chế độ Damascus sử dụng vũ khí hóa học có thể có cơ sở, nhưng cần nhắc lại rằng quân nổi dậy được phương Tây vũ trang và giúp lật đổ chế độ Alawite của Bashar al Assad, cũng phạm tội ác chiến tranh và sử dụng vũ khí hóa học. Và có thể họ còn độc đoán hơn những người tiền nhiệm theo khuynh hướng thế tục dòng Alawite, những người ít nhất cũng bảo vệ các thiểu số người hiện đang bị đe dọa. Tiếp đó, điều tối thiểu có thể nói là các nước phương Tây dám cáo buộc Nga là đồng minh của Iran và Hezbollah thân Assad, trong khi chính các nước phương Tây trước đây giúp Khomeini bỏ rơi vua Iran tiếp đó năm 2003, giúp Tehran kiểm soát Iraq hậu Saddam Hussein.
Theo ông Alexandre del Valle, người cũng là tác giả nhiều cuốn sách về sự yếu kém của các nền dân chủ, vùng Balkan, Thổ Nhĩ Kỳ và khủng bố Hồi giáo, từ khi nổ ra Chiến tranh Lạnh, các nền dân chủ phương Tây do bị bắt buộc nên phải hành động như những kẻ đánh thuê địa chiến lược cho các nước quân chủ dầu mỏ vùng Vịnh vốn là những người đỡ đầu cho Hồi giáo chính trị quốc tế – đứng đầu là Saudi Arabia và Qatar – và cũng là những nước hành hạ tín đồ Thiên chúa giáo, giống như người đồng minh Pakistan có bom nguyên tử… Một quả bom mà phương Tây không bao giờ đưa ra biện pháp để chống, trái ngược với trường hợp chương trình hạt nhân Iran, trong khi quả bom đó có thể rơi vào tay Taliban và AI Qaeda…
Từ những năm 1990, những người đỡ đầu Trung Đông thuộc “Quốc tế Hồi giáo” đó được các nước châu Âu và Mỹ cam kết sẽ giúp để lật đổ các chế độ theo đạo Hồi cuối cùng chưa phải là Hồi giáo. Các nước phương Tây quả thực đã giúp Thủ tướng Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy hệ thống thế tục – Kemal ở nước này. Họ từng trực tiếp hay gián tiếp giúp lật đổ chế độ Iraq theo khuynh hướng thế tục của Saddam Hussein, Tunisia của Ben Ali, Ai Cập của Mubarak và Libya của Gaddafi, các nước vốn tuyên chiến với phái Hồi giáo chính thống thân Saudi Arabia. Tất cả các chế độ đó đều chống lại AI Qaeda hay Anh em Hồi giáo và đều bị thay bằng các “nền dân chủ Hồi giáo” được Qatar và vua Thổ Nhĩ Kỳ tân thời Erdogan bảo trợ. Các đồng minh Sunni vùng Vịnh theo chính sách ngu dân của phương Tây cũng được phương Tây và Mỹ cam kết chấp nhận để cho Hồi giáo cực đoan phát triển trên đất mình với quyết tâm ngăn chặn người nhập cư Hồi giáo hòa nhập. Nếu ghét bỏ những giá trị của riêng mình và coi thường lợi ích của chính mình, phương Tây sẽ không hành động theo kiểu khác và chọn chơi với loại “đồng minh” đó./.

Biên giới Việt – Trung bao điều nhức nhối.

Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Cộng vẫn còn là nhiều điều bí ẩn. Thông thường, khi một quốc gia ký kết cùng với một nước khác về biên giới tức là đường ranh phân biệt giữa hai quốc gia thì một thời gian sau, chính phủ cả hai nước phải công bố cho người dân của cả hai nước biết được đường ranh giới này được vẽ dựa trên cơ sở nào. Đây là điều vô cùng quan trọng vì lãnh thổ của một quốc gia là thuộc quyền sở hữu của toàn dân và người dân có quyền được biết về tình hình đất đai của tổ quốc mình.

Thế nhưng đối với Cộng Sản Việt Nam thì lại khác. Người dân Việt đang sống trên dãi đất hình chữ S hoàn toàn mù tịt về những văn bản ký kết giữa nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với nhà cầm quyền Trung Cộng, chúng xem đất nước Việt Nam và Trung Hoa như là đất nước riêng của hai đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Cộng Sản Tàu và người dân không được biết một chút nào về đường ranh giới hai nước mà chúng đã ký kết củng nhau. Chí ít là sau khi ký kết về đường ranh giới, người dân của cả hai nước phải được biết ranh giới của nước mình là ở đâu, nhà cầm quyền khi ký kết đã dựa trên những tiêu chuẩn nào để ký kết và đường ranh giới mới có phù hợp với những gì mà người dân đã được biết hay không
.

Một vấn đề rất là đơn giản để chúng ta có thể đem ra so sánh. Theo sách sử kể lại, chúng ta cũng còn nhớ là cụ Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh đem bắt giải về Tàu. Cụ Nguyễn Trãi đã theo hầu cha mình trong suốt một đoạn đường dài. Khi đến ẢI NAM QUAN là nơi cửa ải ngăn cách giữa đất Việt và đất Tàu, cụ Nguyễn Phi Khanh đã quay lại dặn nhỏ cụ Nguyễn Trãi hãy trở về để tìm cách lấy lại giang sơn. Như vậy, qua sử sách từ xa xưa, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một điểm là Ải Nam Quan là cửa ải đầu tiên của nước Việt, nhưng đến khi đường biên giới giữa Cộng Sản Việt Nam vẽ và ký cùng Trung Cộng thì Ải Nam Quan đã nằm sâu trong đất của Trung Cộng.

Còn một điểm nữa cũng cần phải nên đề cập đến. Thác Bản Giốc nếu dựa trên bản đồ cũ thì hoàn toàn thuộc về Việt Nam, nhưng dựa trên bản đồ mới do Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng vẽ và phân định biên giới thì thác Bản Giốc một nửa thuộc về Việt Nam, một nửa thuộc về Trung Cộng. Nếu Cộng Sản Việt Nam là kẻ khôn ngoan thì chúng phải lấy bản đồ biên giới mà thực dân Pháp ký kết với nhà Mãn Thanh vì đây là đường ranh giới trùng khớp với đường ranh giới giữa nhà Nguyễn ký với nhà Mãn Thanh mà đã do triều đình nhà Nguyễn cung cấp cho thực dân Pháp. Mà nếu căn cứ đường ranh giới theo bản đồ này thì Việt Nam mất đất vào tay Trung Cộng cũng khá nhiều.

Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đất nước Việt Nam không biết bao nhiêu lần đã bị giặc Tàu xâm chiếm và đô hộ, thế nhưng đất nước Việt Nam chưa bị mất một tấc đất vào tay giặc Tàu. Đến bây giờ, đất nước Việt Nam dưới sự cai trị của Cộng Sản Việt Nam thì chúng ta lại mất đất vào tay giặc. Nguồn cơn này là bởi do đâu?

Phi Vũ

Công bố Chỉ số Công lý: Nhiều người “không biết gì” về Hiến pháp

Bộ Chỉ số Công lý lần đầu tiên được công bố cho thấy nhiều vấn đề đáng chú ý...

Công bố Chỉ số Công lý: Nhiều người “không biết gì” về Hiến pháp
Bộ Chỉ số Công lý 2012 được Hội Luật gia Việt Nam (VLA) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thực hiện tại 21 tỉnh thành với 5.045 người dân thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia.
42,4% số người dân được hỏi không biết hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp; 23% trong số những người biết đến Hiến pháp lại không hề biết đến việc sửa đổi Hiến pháp 1992 đang diễn ra...

Con số trên vừa được đưa ra trong buổi công bố Chỉ số Công lý 2012 tại Hà Nội sáng 3/10/2013.

Bộ Chỉ số Công lý 2012 được Hội Luật gia Việt Nam (VLA) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thực hiện tại 21 tỉnh thành với 5.045 người dân thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia.

Dấu hỏi về Hiến pháp

Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch VLA, Chỉ số Công lý phản ánh ý kiến và nhận xét của người dân về hiệu quả  hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm công lý và các quyền cơ bản của người dân.

Những bằng chứng đầu tiên được công bố cho thấy tình trạng kém hiệu quả của các cơ quan nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu pháp lý cơ bản của người dân và xử lý các vụ tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.

Giới thiệu về quá trình tiến hành thực hiện bộ Chỉ số Công lý 2012, ông Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm nghiên cứu Chỉ số Công lý chỉ ra một quan ngại là các nhóm nghiên cứu đã phát hiện tình trạng bất bình đẳng về cơ hội thực hiện các quyền cơ bản và tham gia vào quá trình cải cách Hiến pháp, đặc biệt là ở nhóm dân cư bị thiệt thòi về mặt xã hội như những người ít được học hành, người nghèo và phụ nữ.

Có tới 42,4% số người được phỏng vấn “chưa bao giờ nghe đến” hoặc “không biết gì” về Hiến pháp. Trong số những người có biết Hiến pháp, 23% không biết gì về quá trình sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra hiện nay.

Tuy nhiên, TS. Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc CECODES giải thích rằng thời điểm thực hiện khảo sát được triển khai từ đầu năm 2012, khi việc lấy ý kiến người dân cho sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa diễn ra mạnh mẽ nên tỷ lệ người dân chưa biết đến Hiến pháp cao.

Ông Dinh phân trần, đến thời điểm này, tỷ lệ người dân chưa biết đến Hiến pháp chắc chắn đã giảm đi nhiều.

GS.TS Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch VLA cũng thừa nhận, nhiều người dân, đặc biệt là  nhóm yếu thế họ chỉ nghe đến khẩu lệnh liên quan đến Hiến pháp chứ chưa thực sự tiếp cận và biết Hiến pháp như thế nào. Do đó họ cũng không thể biết quyền của mình trong Hiến pháp nên rất dễ bị tổn thương.

Quyền ít nhưng chịu tác động nhiều
TS. Đặng Ngọc Dinh chỉ ra một thực tế là người dân có rất ít quyền cũng như cơ hội trong việc làm ra chính sách nhưng lại là đối tượng chịu tác động của chính sách nhiều nhất.

Đó chính là nguyên nhân sâu xa của những bất cập trong chính sách so với thực tiễn. Ông Dinh nhấn mạnh, muốn hoàn thiện chính sách thì cách tốt nhất là biết lắng nghe người dân.

Việc xây dựng Chỉ số Công lý  được tiến hành hoàn toàn độc lập, không thông qua con đường chính quyền nên đây hoàn toàn là kết quả khách quan. “Chính vì khách quan nên Chỉ số Công lý 2012 đã cho thấy mức độ kém hiệu quả của một số cơ quan nhà nước”, ông Phạm Quốc Anh đi thẳng vào vấn đề.

Ông dẫn chứng: có tới 20% tất cả các khiếu kiện của công dân về chính sách xã hội và môi trường không nhận được ý kiến phản hồi của các cơ quan hữu quan của Nhà nước; khoảng 50% các tranh chấp đất đai và khiếu kiện về môi trường vẫn chờ đợi Nhà nước xử lý và các cơ quan nhà nước thường cần nhiều thời gian hơn luật định để xử lý các khiếu kiện hành chính.

Trong thực tế, thời gian trung bình để xử lý một khiếu kiện hành chính kéo dài từ 17 đến 27 tháng, tùy thuộc vào khiếu kiện đó là của các cá nhân hay hộ gia đình. Đây là khoảng thời hạn xử lý quá dài so với luật định và như vậy, chính các cơ quan nhà nước đang vi phạm quy định pháp luật.

Phân tích thêm về Chỉ số Công lý 2012, ông Nguyễn Hưng Quang, thành viên Nhóm nghiên cứu cho biết, gần 50% số người được điều tra cho biết tranh chấp đất đai là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và tiếp tục là vấn đề “gây bất ổn” ở địa phương; có tới 38% các cuộc tranh chấp đất đai liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù và tái định cư.

Những người dân được điều tra còn cho biết, các quy định hiện hành về quyền sử dụng đất và các kế hoạch sử dụng đất không minh bạch ở địa phương làm cho người dân mất lòng tin vào sự an toàn của hạn điền và khiến họ không muốn đầu tư lâu dài vào đất đai.

PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Cố vấn Nhóm nghiên cứu Chỉ số Công lý 2012 cũng nhận xét, đây là lần đầu tiên công lý được định lượng bằng một chỉ số rõ ràng điều đó cho thấy quá trình cải cách tư pháp của Việt Nam đang đi đúng hướng. Với 5.045 người dân được hỏi đồng nghĩa với việc họ đã lên tiếng đòi hỏi phải có hệ thống công lý nhạy bén, có hiệu quả, đáng tin cậy, chuyên nghiệp và dễ tiếp cận với mức độ liêm khiết cao. Như vậy cải cách tư pháp và tăng cường thực thi pháp luật có vai trò then chốt trong việc nâng cao mức phát triển con người ở Việt Nam.

TS. Đặng Ngọc Dinh cũng cho rằng, chỉ số còn phản ánh 5 khía cạnh của quản trị công lý và chế độ pháp quyền theo ý kiến và sự trải nghiệm của người dân mà cụ thể là: khả năng tiếp cận, sự bình đẳng, tính liêm khiết, độ tin cậy và tình hiệu quả, cùng với việc bảo đảm các quyền cơ bản.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)