Hiệp hội Vàng thế giới: Việt Nam "rửa" vàng nhập lậu bằng cơ chế ?
Lượng vàng VN nhập khẩu
|
|
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu
cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang
nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN
nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012,
ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269
triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn
trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. Tổng
cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính
riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập
khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào
nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên
tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng
vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng
thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012,
con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4
tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không
cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có
thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép
các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập
lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn
vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt
thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính
thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh
nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. Ngay tại thời điểm
này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức
kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại
bị hun nóng một cách đáng ngờ.
|
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và
cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả
năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu
khổng lồ đã tràn vào VN. Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh
vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương
hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản
lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp
hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại.
Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN
công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy
động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để
nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối
về dập vàng miếng SJC. Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng
lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để
hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng"
kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế
giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu,
lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm
qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính
riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng
và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. Như vậy, còn
khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp
pháp hóa. Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất -
tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay
không? Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường
vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực
hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn
nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng,
lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu...
Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất - nhập để hợp pháp
hóa vàng lậu là rất lớn.
Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy
năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN
có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà
vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính
sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới
đầu nậu, giới đầu cơ... thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.
Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”. Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc. Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.
Anh Vũ (ghi)
|
Nguyên Hằng
(Thanh niên)
(Thanh niên)
Lãn Ông lên tiếng “gửi người lớn...”
“Kẻ lười biếng” đang gây xôn xao |
Lịch sử có nhiều hiện tượng lặp lại, song khó có thể tin rằng con người
bao giờ cũng có ý thức đúng về những diễn biến giống nhau.
Chẳng hạn như chuyện bạn học sinh lớp 12 tự làm clip phát biểu về nền Giáo dục nước nhà năm 2013. Liệu bạn đó có ý thức mình đang là kẻ nổi loạn hay không? Liệu trong một mức độ nào đó, bạn có thấy là mình đang làm lại hành vi của nhiều học sinh trường Bưởi đầu thế kỷ trước như Đặng Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khắc Viện ... nay nhắc lại thấy như một thời nào đó đã lùi xa ... quá xa khỏi ký ức người đương thời hôm nay vào năm 2013 này?
Còn xa hơn sâu hơn nữa vào Lịch sử, em học sinh lớp 12 đã tự gọi mình là “kẻ lười biếng”. Song sự so sánh đó chắc chắn chỉ là tình cờ. Người học trò Việt Nam của năm 2013 ấy làm sao đủ trình độ, đủ ý thức, đủ can đảm và đủ cả liều lĩnh so sánh mình với “kẻ lười biếng quê vùng biển” là Hải Thượng Lãn ông!
Đơn giản thế này thôi: chàng trai lớp 12 trong clip tự quay chỉ mới có nổi một ý thức phản kháng đủ để anh lên tiếng gửi người lớn, gửi tất cả những người lớn có trách nhiệm trước sự nghiệp giáo dục của đất nước một lời dõng dạc này thôi: “Này, người lớn, các vị hãy nhìn vào chúng tôi đây, hãy nhìn kỹ những sản phẩm ra lò của các vị đây: thế hệ học trò chúng tôi đây, một lũ ngu và lười”.
Câu nói ấy gợi cho tất cả chúng ta một liên tưởng: chỉ là “thế hệ chúng tôi” thôi ư? Còn thế hệ các vị, thế hệ đã đúc khuôn thành chúng tôi thì sao? Đã gọi là liên tưởng, thì liên tưởng này nhất thiết sẽ dắt dây sang một liên tưởng khác cho đến một liên tưởng gần như kiệt cùng: các vị đã tổ chức nền giáo dục ra sao, theo hình ảnh nào để chúng tôi đến nông nỗi này – để chúng tôi thành một lũ ngu và lười, liệu các vị có thoát khỏi trách nhiệm trước tình trạng ấy không?
Chàng trai trong clip ấy không nói thẳng hết ý nghĩ “nổi loạn” của thế hệ mỉnh. Chàng trai ấy chỉ tập trung nêu câu hỏi: học biết bao nhiêu những “thứ đó” nhưng học để làm gì? Đây là câu hỏi khó trả lời ngay cả đối với khá nhiều người lớn. Bởi suy cho cùng thì mục đích học của họ cũng chỉ là để có một mảnh bằng “chính chủ” cộng thêm văn bằng hai văn bằng ba văn bằng bốn, cuối cùng cũng chỉ để nhăm nhe một chức quan to nhỏ, và chỉ đến thế thôi.
Và trong suốt quá trỉnh học, thì việc tự tìm đến tri thức bị coi là phụ, mà cả cuộc đời học đường hầu như chỉ là chuyện thi cử, suốt đời thi cử, mươi hai năm đằng đẵng thi cử... để làm gì? Chàng trai trong clip đã nói toạc ra: nếu không có chuyện thi, liệu còn có ai chịu học bài?
Rõ ràng, trong câu hỏi ấy, người học trò “ngu và lười” bộc lộ nguyện vọng của mình rằng anh ta muốn học, học, và học, học khổ đến bao nhiêu cũng được, nhưng không chấp nhận cái khổ của thi cử, không bằng lòng coi thi cử như một kích thích cho việc học.
Nguyện vọng ấy nếu được thực thi sẽ bẻ gãy cái roi của những nhà giáo dục các cỡ. Roi từ gia định, từ họ tộc, từ truyền thống trường, từ những khu phố văn hóa đầy ma túy và bạo lực, và từ những cuộc ganh đua “chăm phần chăm” – áp lực của thói quen tư duy trong một nền văn hóa của số lượng và của sự thô kệch, nơi các “nhà văn hóa” chỉ nhìn thấy sức mạnh giả định trong đám đông, nơi đó tất cả những Einstein những Gandhi và những Charles Chaplin chụm lại cũng chỉ có thể chiếm 1 phần trăm sau nhiều số không đứng sau dấu phẩy!
Dường như ta có nghe thấy em học sinh lớp 12 trong clip đó nói thế này: chúng con kính trọng các thày, nhưng xin thày hãy thoát ra khỏi cách diễn giải vẫn còn thiếu thẳng băng, đòi thế tục hóa nền Giáo dục khỏi mọi chủ thuyết.
Dường như em học sinh lớp 12 vô danh đó đang nói thay các thế hệ tương lai, rằng các thày hãy Tự do trong giảng dạy và trong hành động. Tự do là cái Quyền thiêng liêng nhất mà Tự Nhiên phú cho con người. Có ai cấm các thày tạo ra những bộ sách mới theo chương trình học mới làm hả hê thỏa thuê nguyện vọng chấn hưng đất nước của các thày? Ngay cả ở bậc đại học là bậc phải dành lấy quyền tự chủ mà các thày cũng cứ bó tay cho sự Tự do trôi tuột đi mất, thế thì lũ trẻ con “ngu và lười” chúng em còn biết trông cậy vào đâu nữa?
Các thầy hãy hành động tự do như trí tuệ tự do của các thày thôi thúc. Còn về phía xã hội, những nhà lãnh đạo phải có sứ mệnh dân chủ hóa cuộc chạy đua tự do vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa và giáo dục của dân tộc. (Dân chủ hóa nói ở đây nghĩa là đối xử không phân biệt với mọi khuynh hướng sáng tạo văn hóa và giáo dục khác nhau).
Nhưng giữa hai khuynh hướng Tự do và Dân chủ ấy, thì cần coi trọng khuynh hướng thứ nhất hơn. Dân chủ thì trước sau gì rồi cũng sẽ tới với cuộc sống xã hội. Nhưng Tự do là cái có sẵn trong từng con người sáng tạo. Sản phẩm của Tự do cách tân nền Giáo dục cho cả một Dân tộc sẽ xóa sổ những thứ tự do vờ vịt cốt nuốt trôi lợi nhuận một trường tư thục là cùng.
Trong Tự do có sự thi đua lành mạnh của những tài năng đích thực vì nước vì dân. Hình như chàng trai lớp 12 chân thành hùng biện trong clip tự quay đòi hỏi cuộc sống hành xử Tự do và Dân chủ trong Giáo dục như vậy.
Phạm Toàn
(Tia sáng)
Chẳng hạn như chuyện bạn học sinh lớp 12 tự làm clip phát biểu về nền Giáo dục nước nhà năm 2013. Liệu bạn đó có ý thức mình đang là kẻ nổi loạn hay không? Liệu trong một mức độ nào đó, bạn có thấy là mình đang làm lại hành vi của nhiều học sinh trường Bưởi đầu thế kỷ trước như Đặng Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khắc Viện ... nay nhắc lại thấy như một thời nào đó đã lùi xa ... quá xa khỏi ký ức người đương thời hôm nay vào năm 2013 này?
Còn xa hơn sâu hơn nữa vào Lịch sử, em học sinh lớp 12 đã tự gọi mình là “kẻ lười biếng”. Song sự so sánh đó chắc chắn chỉ là tình cờ. Người học trò Việt Nam của năm 2013 ấy làm sao đủ trình độ, đủ ý thức, đủ can đảm và đủ cả liều lĩnh so sánh mình với “kẻ lười biếng quê vùng biển” là Hải Thượng Lãn ông!
Đơn giản thế này thôi: chàng trai lớp 12 trong clip tự quay chỉ mới có nổi một ý thức phản kháng đủ để anh lên tiếng gửi người lớn, gửi tất cả những người lớn có trách nhiệm trước sự nghiệp giáo dục của đất nước một lời dõng dạc này thôi: “Này, người lớn, các vị hãy nhìn vào chúng tôi đây, hãy nhìn kỹ những sản phẩm ra lò của các vị đây: thế hệ học trò chúng tôi đây, một lũ ngu và lười”.
Câu nói ấy gợi cho tất cả chúng ta một liên tưởng: chỉ là “thế hệ chúng tôi” thôi ư? Còn thế hệ các vị, thế hệ đã đúc khuôn thành chúng tôi thì sao? Đã gọi là liên tưởng, thì liên tưởng này nhất thiết sẽ dắt dây sang một liên tưởng khác cho đến một liên tưởng gần như kiệt cùng: các vị đã tổ chức nền giáo dục ra sao, theo hình ảnh nào để chúng tôi đến nông nỗi này – để chúng tôi thành một lũ ngu và lười, liệu các vị có thoát khỏi trách nhiệm trước tình trạng ấy không?
Chàng trai trong clip ấy không nói thẳng hết ý nghĩ “nổi loạn” của thế hệ mỉnh. Chàng trai ấy chỉ tập trung nêu câu hỏi: học biết bao nhiêu những “thứ đó” nhưng học để làm gì? Đây là câu hỏi khó trả lời ngay cả đối với khá nhiều người lớn. Bởi suy cho cùng thì mục đích học của họ cũng chỉ là để có một mảnh bằng “chính chủ” cộng thêm văn bằng hai văn bằng ba văn bằng bốn, cuối cùng cũng chỉ để nhăm nhe một chức quan to nhỏ, và chỉ đến thế thôi.
Và trong suốt quá trỉnh học, thì việc tự tìm đến tri thức bị coi là phụ, mà cả cuộc đời học đường hầu như chỉ là chuyện thi cử, suốt đời thi cử, mươi hai năm đằng đẵng thi cử... để làm gì? Chàng trai trong clip đã nói toạc ra: nếu không có chuyện thi, liệu còn có ai chịu học bài?
Rõ ràng, trong câu hỏi ấy, người học trò “ngu và lười” bộc lộ nguyện vọng của mình rằng anh ta muốn học, học, và học, học khổ đến bao nhiêu cũng được, nhưng không chấp nhận cái khổ của thi cử, không bằng lòng coi thi cử như một kích thích cho việc học.
Nguyện vọng ấy nếu được thực thi sẽ bẻ gãy cái roi của những nhà giáo dục các cỡ. Roi từ gia định, từ họ tộc, từ truyền thống trường, từ những khu phố văn hóa đầy ma túy và bạo lực, và từ những cuộc ganh đua “chăm phần chăm” – áp lực của thói quen tư duy trong một nền văn hóa của số lượng và của sự thô kệch, nơi các “nhà văn hóa” chỉ nhìn thấy sức mạnh giả định trong đám đông, nơi đó tất cả những Einstein những Gandhi và những Charles Chaplin chụm lại cũng chỉ có thể chiếm 1 phần trăm sau nhiều số không đứng sau dấu phẩy!
Dường như ta có nghe thấy em học sinh lớp 12 trong clip đó nói thế này: chúng con kính trọng các thày, nhưng xin thày hãy thoát ra khỏi cách diễn giải vẫn còn thiếu thẳng băng, đòi thế tục hóa nền Giáo dục khỏi mọi chủ thuyết.
Dường như em học sinh lớp 12 vô danh đó đang nói thay các thế hệ tương lai, rằng các thày hãy Tự do trong giảng dạy và trong hành động. Tự do là cái Quyền thiêng liêng nhất mà Tự Nhiên phú cho con người. Có ai cấm các thày tạo ra những bộ sách mới theo chương trình học mới làm hả hê thỏa thuê nguyện vọng chấn hưng đất nước của các thày? Ngay cả ở bậc đại học là bậc phải dành lấy quyền tự chủ mà các thày cũng cứ bó tay cho sự Tự do trôi tuột đi mất, thế thì lũ trẻ con “ngu và lười” chúng em còn biết trông cậy vào đâu nữa?
Các thầy hãy hành động tự do như trí tuệ tự do của các thày thôi thúc. Còn về phía xã hội, những nhà lãnh đạo phải có sứ mệnh dân chủ hóa cuộc chạy đua tự do vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa và giáo dục của dân tộc. (Dân chủ hóa nói ở đây nghĩa là đối xử không phân biệt với mọi khuynh hướng sáng tạo văn hóa và giáo dục khác nhau).
Nhưng giữa hai khuynh hướng Tự do và Dân chủ ấy, thì cần coi trọng khuynh hướng thứ nhất hơn. Dân chủ thì trước sau gì rồi cũng sẽ tới với cuộc sống xã hội. Nhưng Tự do là cái có sẵn trong từng con người sáng tạo. Sản phẩm của Tự do cách tân nền Giáo dục cho cả một Dân tộc sẽ xóa sổ những thứ tự do vờ vịt cốt nuốt trôi lợi nhuận một trường tư thục là cùng.
Trong Tự do có sự thi đua lành mạnh của những tài năng đích thực vì nước vì dân. Hình như chàng trai lớp 12 chân thành hùng biện trong clip tự quay đòi hỏi cuộc sống hành xử Tự do và Dân chủ trong Giáo dục như vậy.
Phạm Toàn
(Tia sáng)
Bài hay nên đọc: Quân đội và sự trung thành
Nhiều bài báo xem việc không giữ quan điểm như Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp[1] là muốn phi chính trị và trung lập hóa quân đội, là phản động, và sẽ khiến suy yếu sức chiến đấu của quân đội[2].
Trong khi đó, Ông Nguyễn Trọng Vĩnh nói rằng không đề cập việc phi chính trị hóa quân đội, mà vấn đề là ở chỗ quân đội phải trung thành với Tổ quốc (và Nhân dân) chứ không phải là hiến định quân đội trung thành với Đảng. Ông Bùi Đức Lại cũng cho rằng ai đấy nói “không ghi các lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng là phi chính trị hoá”, là đang chụp mũ cả Hồ Chí Minh.
1. Hồ Chí Minh đã nói như thế nào về sự trung thành của quân đội?
Đoạn trích “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[3] được dùng để minh chứng cho Dự thảo Hiến pháp. Và nó càng kiên cố với lập luận cho rằng sáu chữ “trung với nước, hiếu với dân” ra đời chỉ trong tình huống đặc biệt, khi Đảng rút vào bí mật, nên Hồ Chí Minh không thể nhắc tới Đảng, còn thì ngay từ khi thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân, lãnh tụ đã dứt khoát khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội. Thực tế sự kiện lịch sử và bản văn của Hồ Chí Minh, có đúng như vậy không?
Tại Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – mà ngày 22/12/1944 cũng là ngày khai sinh của Quân đội Nhân dân Việt Nam – Hồ Chí Minh nhấn mạnh đây là “đội quan đàn anh”, tuyên truyền cho việc vũ trang toàn dân nhằm xây dựng những “đội quân đàn em khác”[4]. Trong mười lời thề danh dự của đội, “Hi sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam” là điều được xướng lên trước tiên. Việc Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, đến ngày 11/11/1945 mới xảy ra, nhưng ở cả hai bản văn định hình việc xây dựng quân đội Việt Nam đều không đề cập gì về vai trò của đảng này.
Cũng không phải đến ngày 26/05/1946, trong Lời căn dặn học viên trong Lễ khai trường Trường võ bị Trần Quốc Toản, Hồ Chí Minh mới cho ra đời tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân”[5]. Trước đó, ngày 07/01/1946, ông đã nói tại Trường Cán bộ Tự vệ, rằng “Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”[6].
Tiếp tục, ngày 27/03/1047, trong thư gửi báo Vệ quốc quân[7], ngay dòng đầu, Hồ Chí Minh đã lập tức khẳng định: “Vệ quốc quân là quân đội của nhân dân, để bảo vệ đồng bào, giữ gìn tổ quốc”[8]. Rồi vào tháng Năm 1948, lá thư gửi Trường Trần Quốc Tuấn[9] nhân khai giảng khóa IV cũng được chốt lại bằng sáu chữ mà ông đã căn dặn quân đội[10].
Từ ngày 11 đến 19/02/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội II tại Tuyên Quang, quyết định tách thành ba đảng riêng ở Việt, Miên, Lào. Với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, những người cộng sản đã tái công khai hoạt động. Thế nhưng, không vì vị thế mới đó mà lãnh tụ đảng lại đặt quân đội vào chỗ đẩy nước và dân xuống hàng thứ hai, sau Đảng.
Ngày 26/05/1951, báo Nhân dân đăng thư Hồ Chí Minh gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh, Cựu binh, trong đó ca ngợi: “Anh em thương binh đã hi sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân”[11]. Cũng trên báo này, ngày 09/08/1951, ở bài điếu Hồ Tùng Mậu – người có vị trí cả trong Đảng, chính phủ và quân đội – Hồ Chí Minh đã ghi nhận một tấm gương “tận trung với nước, tận hiếu với dân”[12].
Ở điện gửi Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua và Dũng sĩ các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam lần thứ hai, báo Nhân dân đăng tải ngày 14/10/1967, “tinh thần trung với nước, hiếu với dân” là điều mà Hồ Chí Minh khen ngợi đầu tiên[13]. Ông không đề cập đến việc đội quân miền Nam phải trung với Mặt trận – chủ thể chỉ đạo trực tiếp, hay với Đảng – chủ thể lãnh đạo thực chất của họ.
Không chỉ quân đội, đối với Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên cũng phải trung với nước, hiếu với dân, như trường hợp ông nói đến Hồ Tùng Mậu kể trên. Chưa hết, ông xem đấy là một đặc điểm đạo đức mới, khác với đạo đức phong kiến.
Ở cuốn sách có tựa Đời sống mới, viết xong ngày 20/03/1947 và xuất bản cùng năm, với bút danh Tân Sinh, ông xem “tận trung với nước, tận hiếu với dân” là điều cần được phát triển[14].
Ngày 03/03/1955, ở bài Người cán bộ cách mạng, trước khi phê phán những khuyết điểm sai lầm, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở đạo đức của người cán bộ đối với nước và dân[15]. Tại Hội nghị Bồi dưỡng Chỉnh huấn (22-26/01/1965), ông lại nói đến điều này[16]. Rồi trong thư đề ngày 02/09/1965, Hồ Chí Minh đã dặn dò thanh niên “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[17]. Đến tháng Tư 1966, nói về năm nội dung của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, “trung với nước, hiếu với dân” là cụm từ được ông viết ra đầu tiên[18].
Ở những năm tháng cuối đời, đạo đức căn bản đối với dân và nước là điều mà Hồ Chí Minh vẫn không hề sao nhãng. Đầu tháng Sáu 1969, khi trao đổi với Ban Tuyên huấn về việc làm loại sách “Người tốt, việc tốt”, ông dùng cách nói thân tình của một người đã gần 80 tuổi để đề cao đạo lí “trung với nước, hiếu với dân”[19].
Đối với Hồ Chí Minh, phải nói rằng không phải “rõ ràng”, mà là “hết sức rõ ràng” và hiển nhiên, rằng trung với nước, hiếu với dân không phải là một ý kiến do thời cuộc đưa đẩy hay chỉ nhằm minh họa cho dịp nào đấy, mà là một tư tưởng nhất quán và liên tục, từ khi quân đội ra đời cho đến khi ông qua đời. Nó được nhấn mạnh cho cả quân đội và cả cán bộ, đảng viên, mà những người làm bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập cũng đã đề cao[20].
Hồ Chí Minh đặt “trung với nước, hiếu với dân” ở một tầm cao hơn nhiều so với trung với vua rồi mới đến nước và dân[21]. Vậy, nếu đặt trước quân đội một chủ thể “trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối”, lên trên cả nước và dân, há không phải là cái kiểu “trung quân [rồi mới] ái quốc” của chế độ và đạo đức phong kiến mà Hồ Chí Minh xem thường?
Trong tâm niệm, Hồ Chí Minh cũng đặt Tổ quốc lên trên hết. Ở bản Di chúc do Đảng Lao động Việt Nam công bố sau khi ông mất, “phục vụ cách mạng” được chuyển lên trước “phục vụ Tổ quốc”[22], nhưng ở những lần tự tay viết hoặc đánh máy, mà bản năm 1965 được cho là hoàn chỉnh nhất và có chữ ký chứng kiến của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Hồ Chí Minh đã đặt “phục vụ Tổ quốc” lên trước “phục vụ cách mạng”[23].
Ở Hồ Chí Minh, với bản thân hay với những loại chủ thể khác, vấn đề trung thành của quân đội, là vậy. Nhưng cho dù có căn cứ vào Hồ Chí Minh hay không, nó vẫn là vậy, bởi đơn giản chính ông cũng đứng trên một lẽ giản đơn mà hiển nhiên, là ở mọi thời và mọi nơi, trước tiên và trên hết, quân đội phải trung thành với đất nước chứ không phải một đối tượng khác được đặt vào vị trí tiên quyết đó, dù có xét bất kì tính chất nào.
2. Tính giai cấp của quân đội có là cái quyết định?
Nền tảng lí luận cho quan điểm quân đội trung thành với Đảng là tính giai cấp. Theo quy chiếu của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phân kì theo tiếp cận hình thái kinh tế-xã hội[24], cũng như không xét thực chất thành phần đang cầm quyền có thật tương ứng về giai cấp giữa nhà nước và quân đội không, thì kiểu diễn đạt quân đội của giai cấp nào thì bảo vệ cho nhà nước của giai cấp đó là đúng. Nhưng chỉ như thế thì không đủ và lệch lạc.
Engels từng đặt vấn đề về tính giai cấp của quân đội khi bàn đến việc giai cấp tư sản Đức chiêu mộ công nhân vào lực lượng quân sự của mình để đương đầu với chính quyền phong kiến Phổ. Ông chống lại điều đó và nhận định: “Hoàn toàn đúng rằng quân đội là công cụ để thực hiện các cuộc đảo chính, và do đó, bất kì một sự tăng cường quân đội nào cũng đều làm tăng khả năng thực hiện một cuộc đảo chính. Nhưng số lượng quân đội cần thiết cho một cường quốc được quyết định không phải bởi những khả năng làm đảo chính nhiều hơn hay ít hơn, mà là bởi quy mô của quân đội của những cường quốc khác”[25].
Không cần diễn giải rằng qua đấy cho thấy là Engels không chủ trương bành trướng quân đội của giai cấp này, cũng như không liên minh giai cấp về mặt quân sự, để lại chống giai cấp khác, dù giai cấp bị chống là phản tiến bộ. Mà có thể thấy rằng, bản thân nhà kinh điển cũng nhìn nhận quân đội theo lẽ giản đơn của muôn đời: đã nói đến quân đội là tiên quyết nói đến tương quan của đất nước với bên ngoài.
Sở dĩ, dù nhấn mạnh tính giai cấp nhưng Engels vẫn không thể để nó vượt lên trên “tính đất nước”, là bởi quân đội có một đặc tính cốt tử, gắn liền với chức năng cốt lõi của nó: tính quốc gia-dân tộc và chức năng vũ trang đối ngoại. Hai điểm này, xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của quân đội, đều hiện diện ở những cấp độ khác nhau, và đều là cái hàng đầu quyết định.
Các cộng đồng người khác biệt nhau qua nhiều phương diện: lãnh thổ, chủng tộc, dân tộc, văn hóa, v.v. Trong đó, phạm vi địa lí luôn là yếu tố phải xét đến để xác định sự khu biệt. Ngay từ buổi bình minh của loài người cho đến khi bị tuyệt diệt – nếu có, không gian sinh tồn luôn khiến các cộng đồng tranh đấu với nhau. Cuộc đấu tranh đó khiến người ta vũ trang và duy trì một lực lượng vũ trang, ở hình thức này hay hình thức khác. Thời có hay không có giai cấp cũng vậy, có xét đến hay không xét đến giai cấp cũng thế.
Vào thời các thị tộc, bộ lạc, để bảo vệ (hoặc mở rộng) vùng đất sống của mình, người dân tự trang bị vũ khí và tập hợp dưới sự chỉ huy của “thủ lĩnh quân sự”, là người đồng thời cũng điều hành các sinh hoạt khác của cộng đồng. Đó là cơ chế quân đội nhân dân mà Engels ghi nhận[26].
Khi có nhà nước, việc phòng vệ (hoặc bành trướng) lãnh thổ là nguyên nhân để duy trì một đội quân riêng biệt và thường trực, dưới sự chỉ huy của nhà nước. Engels cũng định nghĩa: “Quân đội là một tập đoàn có tổ chức gồm những người được vũ trang, được nhà nước đài thọ để thực hiện chiến tranh tấn công hoặc phòng ngự”[27]. Điều đó xưa nay không hề khác đi ở quân đội của nước này hay nước khác, của nhà nước này hay nhà nước khác. Có khác chăng, là ở quy mô, tầm mức, tổ chức, khí tài, phương thức và không gian tác chiến…, là những yếu tố thay đổi và phát triển theo từng thời đại.
Xét từ khởi nguyên cho đến đương đại, quân đội định hình và tồn tại là do tương quan đối ngoại giữa các cộng đồng lãnh thổ, nên định chế này, tự thân đã mang bản chất của mối quan hệ với bên ngoài. Do vậy, khi đặt vấn đề trung thành, cũng phải đặt nó tiên quyết ở tương quan đó, chứ không thể tráo đổi đối tượng từ tương quan khác.
Đến đây, có thể quay lại, rằng khi chỉ nói quân đội của nhà nước này (chỉ) bảo vệ cho giai cấp này, hay quân đội của giai cấp kia (chỉ) bảo vệ nhà nước kia, xem đó là nền tảng của quân đội, thì đã đè bẹp – hoặc ít nhất là che lấp – đặc tính hàng đầu của nó: tính quốc gia-dân tộc. Đó là một sai lầm nguy hiểm về phương pháp luận, làm biến dạng toàn bộ nhận thức về quân đội.
Quân đội là định chế thể hiện sự đương cự vũ trang giữa các chủ thể, và chủ thể này, như đã nói, là các cộng đồng lãnh thổ chứ không phải các cộng đồng giai tầng. Bởi thế, chỉ có các quân đội quốc gia của mọi giai tầng chứ không có quân đội toàn cầu của mỗi giai cấp[28]. Nên, một khi đã quy buộc tuyệt đối quân đội về giai cấp thì sẽ kéo sự đương cự vũ trang vào trong lòng một đất nước, giữa các giai tầng.
Vậy nên, nếu phải nói về tính giai cấp của quân đội thì phải đặt nó trong tổng hòa với tính quốc gia-dân tộc, và phải phục tùng tính quốc gia-dân tộc. Theo đó, không phải quân đội của giai cấp nào thì bảo vệ cho nhà nước của giai cấp đó, mà – nói cho đầy đủ, là quân đội của giai cấp nào thì bảo vệ cho đất nước ở thời của nhà nước thuộc giai cấp đó.
Nhưng dù có nói như thế, từ thực chất và thực tế, theo thời gian và chuyển động lịch sử, thì vẫn là thể chế có thể thay đổi, giai tầng có thể thay đổi, nhưng nhiệm vụ bảo vệ quốc gia của quân đội là điều không bao giờ thay đổi. Nên dù là ở thể chế nào hay giai tầng nào, mặc nhiên và ngắn gọn, lẽ giản đơn chỉ là: quân đội ở thời nào thì bảo vệ cho đất nước ở thời đó.
Cái đạo lí đơn giản quân đội gắn liền một cách sinh tử với đất nước, chứ không phải với giai cấp (hay nhà nước của giai cấp, đảng của giai cấp), là điều hết sức dễ dàng nhận ra. Trong lịch sử, khắp nơi đều có những chính quyền bán nước hay những kẻ bán nước, nhưng đó là vì hèn hạ và tư lợi, chứ không hề xuất phát từ ý thức rằng nước đi xâm lược có cùng giai cấp cầm quyền với ta nên ta và quân đội ta thỏa hiệp với họ, để họ vào cai quản, rồi ta và họ cùng cai trị các giai cấp khác.
Nếu lối suy nghĩ giai cấp mà là cái tâm thế vốn có, để thay vì hướng quân đội ra bên ngoài lại hướng nó vào bên trong, thì giới cầm quyền và quân đội các nước thời phong kiến – thời dễ “đánh nhau” nhất – đã không phải đổ máu vì cương thổ, mà chỉ cần an nhàn bắt tay nhau và quay vào đồng cai trị.
Nếu giai cấp mà là căn tính tự nhiên, lấn áp cả giá trị quốc gia, thì ở Thế chiến II, giới cầm quyền và quân đội Mỹ, Anh đã lập tức và vô điều kiện trở thành đồng minh của Đức – một sự liên thủ có nhiều khả năng đập tan cái nhà nước và quân đội của giai cấp đối nghịch ở Liên Xô.
Rồi còn, binh lính tại Hoàng Sa năm 1974 của quân đội và nhà nước Việt Nam Cộng hòa, không cùng giai cấp với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thì bị giết đã đành, nhưng binh lính tại Trường Sa năm 1988, của quân đội và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là thực thể cùng giai cấp với phương Bắc, thế mà cũng bị tàn sát.
Vậy thì, nếu giai cấp đứng trên cả đất nước, hãy thử giả định: khi Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, thì với tư cách những đối tượng chung một chiến hào giai cấp, đảng, nhà nước và quân đội của giai cấp công nhân Việt Nam sẽ vẫn tồn tại và cùng với đảng, nhà nước và quân đội của giai cấp công nhân Trung Quốc đồng cai trị những giai cấp khác, trên lãnh thổ Việt Nam chăng? Hoặc giả như, khi quân đội nước “lạ” phất cao ngọn cờ bảo vệ đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, thì quân đội Việt Nam, do tính giai cấp là cái tiên quyết, trên cả tính quốc gia-dân tộc, sẽ sẵn sàng tiếp nhận ngọn cờ ấy, đưa họ vào để trấn dẹp kẻ thù giai cấp trong nước chăng?
Chỉ những so sánh và giả định ngờ nghệch nhưng không kém thực tế ấy thôi, đã thấy rằng việc lấy giai cấp làm căn nguyên của quân đội trong khi nó mang bản chất của quan hệ đối ngoại, sẽ khiến lí luận trở nên bất xứng, thực tiễn trở thành ngây ngô.
Và cũng sẽ như vậy khi hiểu cứng nhắc về tính chính trị của quân đội.
3. Tính chính trị và phi chính trị của quân đội là như thế nào?
Ngoài giai cấp, tính chính trị của quân đội Việt Nam còn được nói đến ở những điểm như, là công cụ bạo lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa, chiến đấu vì lí tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm nhiệm vụ quốc tế.
Cụ thể hơn nữa, là ý kiến triển khai rằng dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với nhà nước và xã hội – trong đó có lực lượng vũ trang, cũng như cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, việc tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam “chỉ có thể thành công bằng con đường đấu tranh bạo lực cách mạng”, và trong bối cảnh “diễn biến hòa bình” và hoạt động “lật đổ”, càng phải giữ vững tính chính trị đó.
Đúng là hoạt động vũ trang không chỉ là cái hướng ra ngoài lãnh thổ, nhưng qua nội dung như thế, với mảng dân tộc lọt thỏm ở giữa, có thể thấy quả là sự đương cự vũ trang đã được kéo vào trong lòng đất nước.
Trên bình diện lịch sử, từ khi có nhà nước, quân đội là một cấu thành của nhà nước. Điều này tạo nên cấp độ đầu tiên của tính chính trị của quân đội. Do nhà nước có chức năng đối nội, đối ngoại, nên quân đội cũng dự phần chức năng và nhiệm vụ ở cả hai phạm. Từ căn nguyên và bản chất của tương quan đối ngoại, chức năng ngoại an tạo nên cấp độ tiếp theo trong tính chính trị của quân đội.
Cấp độ của chức năng nội trị thì biểu hiện qua việc quân đội được điều động tham gia lập lại trật tự xã hội, trấn dẹp các xung đột cộng đồng. Ở đây, tùy vào loại xung đột (xuất phát từ các nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, sắc tộc…) và các chủ thể tham gia, cùng với tính chất, mức độ, quy mô của nó, cũng như tùy vào mục đích, vị thế của giới cầm quyền, mà hành động của quân đội dưới sự chỉ huy của nhà nước là việc bảo an hợp lí và chính đáng hay là sự trấn áp quân sự phi lí và phi nghĩa.
Ở cấp độ nội trị còn có hoạt động phúc lợi xã hội, khi quân đội được điều động tham gia vào các hoạt động công ích.
Đi xa hơn trong địa hạt chính trị, thay vì là công cụ nội trị, quân đội có thể trở thành chủ thể cai trị, mà mức độ thấp là sự cát cứ quân sự. Trong tiến trình lịch sử khách quan trước đi đến nhà nước trung ương tập quyền, định chế này từng đóng vai trò là lực lượng duy trì quyền lực cát cứ của các lãnh chúa. Còn ở xã hội hiện đại, nếu có sự cát cứ lãnh thổ trong một quốc gia, bằng lực lượng vũ trang, thì sẽ là điều phi pháp.
Cao hơn thế, là việc quân đội trực tiếp nắm quyền lực quốc gia hoặc chi phối quyền lực đó. Trong thời đại ngày nay, mọi chính quyền quân sự hay bán quân sự bị xem là không chính danh, bởi ngoài tình trạng quân quản khi một đất nước chuyển tiếp khỏi trạng thái chiến tranh, những chính quyền loại này thường hình thành từ việc tiếm quyền hoặc lạm dụng quyền lực bằng sức mạnh quân sự.
Nhưng dù sao, chức năng nội trị vẫn ở hàng thứ hai so với chứ năng ngoại an. Vì như đã nói, quân đội là định chế thường trực để đối phó với ngoại bang, trong khi đó, những nhiệm vụ từ chức năng nội trị thì chỉ tùy lúc, tùy nơi, tùy sự việc.
Chẳng hạn, cuộc khởi nghĩa Spartacus dù ngắn ngủi (73-71 TCN), đã để lại một dấu ấn trong lịch sử. Nhưng điều đó không có nghĩa đàn áp nô lệ là nhiệm vụ chính hay nhiệm vụ duy nhất của quân đội thời ấy. Dù có kể đến những cuộc chiến nô lệ khác, thì lịch sử kéo dài cả thiên niên kỷ, từ thời kì Vương chính (753-510 TCN), sang Cộng hòa (510-30 TCN), đến Đế chế (30TCN-476), xét về mặt quân sự, bên cạnh những cuộc nội chiến quyền lực, lịch sử của Rome đầy những cuộc chiến hướng ra bên ngoài, trải khắp một không gian từ bán đảo Itali và Địa Trung Hải, sang tận Bắc Phi[29].
Việc quân đội thời phong kiến trấn áp nông nô cũng không thể không có, nhưng nếu không thổi phồng hay hoán đổi, thì sẽ thấy rằng chủ yếu, thời trung đại, quân đội các nước Tây Âu chìm mình vào những cuộc viễn chinh Thập tự[30], hoặc tham chiến để giành giật lãnh thổ và vương vị, như cuộc chiến trăm năm giữa Anh và Pháp (1337-1453) [31].
Từ chỗ chỉ là công cụ của kẻ nắm quyền hay của nhà nước ở thời cổ và trung đại, từ thời cận đại về sau, giới lãnh đạo quân đội ngày càng “tự nhận thức” một cách đầy tham vọng về sức mạnh vũ trang mà mình nắm giữ. Nửa sau thế kỷ XX đã chứng kiến những cuộc chính biến quân sự chấn động, mà hệ quả là những chính quyền độc tài quân sự.
Ở Miến Điện, cuộc đảo chính năm 1962 của Tướng Ne Win (1910-2002) đã dẫn đến sự thống trị của chính quyền quân phiệt, mà phải đến tận tháng Tám 2011, với cuộc gặp của Tổng thống Thein Sein với Aung San Suu Kyi, mới đặt bước chuyển đầu tiên cho cải cách.
Cuộc đảo chính tháng Chín 1965 tại Indonesia đã kéo theo cuộc thanh trừng chống cộng đẫm máu, và sự nắm quyền hơn 30 năm của nhà lãnh đạo quân đội Suharto (1921-2008).
Tháng Chín 1973, tại Chile, quân đội lật đổ và giết chết Tổng thống có xu hướng marxist Salvador Allende (1908-1973). Tướng Pinochet (1915-2006) lên nắm quyền đến năm 1990, với một xã hội đầy tra tấn và giết chóc đối với cánh tả.
Trong số những trường hợp nổi bật, còn có thể kể đến Nam Hàn dưới thời Tướng Park Chung-hee (1917-1979), sau cuộc đảo chính năm 1961. Hay như ở Thailand, quân đội giữ vai trò chi phối từ năm 1976, cho đến nay vẫn chưa rút hẳn ảnh hưởng khỏi chính trường. Hậu quả, thay vì ổn định như ý định của họ, đất nước thường xuyên phải thay đổi chính phủ, bằng đảo chính hay bầu cử trước hạn.
Chính bước phát triển này – sự lan tràn của nhà nước độc tài quân sự – đã khiến xã hội hiện đại đặt vấn đề phi chính trị hóa quân đội, và xem đó là chuẩn mực của quân đội và nền dân chủ hiện đại.
Nếu không phi chính trị, “quân đội của giai cấp tư sản” tại nước Venezuela đa đảng đã không tuân thủ kết quả thắng cử của Hugo Chavez marxist (1954-2013) vào năm 1999. Và biết đâu, với tiền lệ tại khu vực, số phận của ông chẳng phải đã như Allende chứ đừng nói chi đến việc thực hiện một kiểu chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI.
Nếu không phi chính trị, “quân đội của nhà nước tư bản” tại nhiều nước Mỹ Latin khác đã không thể chấp nhận những nhà lãnh đạo cánh tả hiện đang nắm quyền tại nước họ.
Nếu không phi chính trị, liệu quân đội của nhà nước ở nơi có cuộc Đại Cách mạng (tư sản) 1789 có để yên cho Đảng Cộng sản Pháp tham gia vào chính quyền của Tổng thống Mitterrand (1916-1996) trong thời gian 1981-1984, và sau đó, trong nội các của Thủ tướng Lionel Jospin từ 1997đến 2002?
Cũng tương tự, trường hợp Đảng Cộng sản Ý, trong giai đoạn sau năm 1975 đến khi chia tách vào năm 1991, đã hiện diện ở nhiều chính quyền địa phương trên khắp nước, liệu không có yếu tố phi chính trị của quân đội?
Nếu không phi chính trị, quân đội của “tên đế quốc sừng sỏ”, với những bộ trưởng quốc phòng phe Cộng hòa có chịu để yên cho một tổng thống phe Dân chủ, đã là da màu mà còn chịu nhiều cáo buộc là theo chủ nghĩa xã hội không[32]?
Rõ ràng, ngày nay, trên khắp thế giới – cái thế giới mà “nhà nước của giai cấp tư sản” có vị thế chủ lưu – phe tả hay thiên marxist nắm quyền được là nhờ sự đa nguyên của thể chế và tính trung lập của quân đội, chứ không phải nhờ sự nhất nguyên về chính trị và thiên kiến của lực lượng vũ trang.
S. Huntington (1927-2008) từ năm 1957, đã viết trong tác phẩm Quân nhân và nhà nước: Lí thuyết và thực tế chính trị của các quan hệ quân sự – dân sự (The Soldier and the State. The Theory and Politics of Civil-Military Relations), rằng: “Chính trị vượt quá phạm vi năng lực của quân đội, và sự can dự của sĩ quan vào chính trị sẽ phá hoại tính chuyên nghiệp của họ… Giới chức sắc quân sự phải giữ sự trung lập chính trị… Lĩnh vực của khoa học quân sự là cái thuộc quyền của lĩnh vực chính trị, song độc lập với lĩnh vực chính trị”[33]. Cách nhìn này đã thể hiện một nhận thức biện chứng, đúng đắn về tính chính trị của quân đội.
Quân đội, với tư cách một cấu thành của nhà nước, tự thân đã mang tính chính trị. Nhưng điều đó không có nghĩa tính chính trị của nhà nước như thế nào thì tính chính trị của quân đội như thế ấy, không có nghĩa tính chính trị cho phép nhà nước làm gì thì quân đội cũng được làm vậy, bởi nhà nước thuộc phạm vi dân sự còn quân đội thuộc phạm vi quân sự. Sự tách biệt đó đã có kể từ khi người thủ lĩnh quân sự không còn đồng thời điều hành mọi công việc khác của cộng đồng.
Do sự tách biệt giữa hai lĩnh vực đó, nên có một tương quan rất đặc biệt giữa nhà nước và quân đội, là cho dù là cơ quan có sức mạnh trực tiếp nhất của xã hội, tức những con người nắm trong tay một lực lượng vũ trang có tổ chức, tập trung và thường trực, nhưng quân đội lại phải đặt dưới quyền của nhà nước – một bộ máy được điều hành chỉ bằng những viên chức phi vũ trang. Tính chính trị của quân đội dừng lại nơi đây, ở vai trò thuộc quyền của nhà nước, thực hiện những chức năng và nhiệm vụ theo sự chỉ huy của nhà nước.
Song, với sức mạnh trực tiếp của mình, khi quân đội muốn can dự vào việc điều hành của nhà nước hay tranh đoạt quyền điều hành đó, họ sẽ dễ dàng thực hiện ý đồ nếu không có những rào chắn có hiệu lực. Cũng sẽ như vậy, khi họ ngầm chi phối một bộ phận quan chức nhà nước, hay tạo ra mâu thuẫn giữa họ, hay đứng về phía nào trong số họ nếu có sự khác biệt hay tranh chấp.
Ngoài ra, khi thay vì giới hạn trong những hoạt động có tính chất và nội dung thuộc phạm vi quân sự hoặc liên quan, họ lại tham gia hoặc “dẫn đạo” các hoạt động có tính chất và nội dung dân sự (hoạt động kinh tế, hoạt động khoa học tự nhiên và xã hội, hoạt động tôn giáo, v.v), thì sẽ đưa vào các hoạt động này kiểu liên hệ uy quyền và tuân phục kiểu quân sự. Điều đó sẽ làm biến dạng sự vận hành chính trị của nhà nước và sự điều tiết tự nhiên của các thiết chế dân sự, không sớm thì muộn cũng sẽ tạo hoặc khoét sâu thêm xung đột chính trị, khiến trì trệ và gây xung khắc xã hội.
Do vậy, ngoài tính chính trị ở chức năng, nhiệm vụ và nội dung quân sự, thì ở những phạm vi ngoài quân sự, tính chính trị của quân đội chính là sự phi chính trị. Nói một cách biện chứng, tính chính trị của quân đội bao hàm sự phi chính trị, và phi chính trị không có nghĩa là quân đội không mang tính chính trị.
Tuy thế, xét một cách lịch sử-cụ thể, đúng là tính phi chính trị hay tính trung lập của quân đội chỉ đặt ra một cách hiệu lực ở xã hội đa nguyên. Vậy thì…
4. Xét lịch sử-cụ thể quân đội, cụ thể đến đâu?
Ở xã hội nhất nguyên và toàn trị, mọi thứ đều mặc nhiên và vô điều kiện tuân phục ý chí của của một cá nhân hay một nhóm đầu sỏ, một quan điểm hay một luận thuyết, nên việc đặt vấn đề về tính chính trị hay phi chính trị, trung lập hay không trung lập đều bằng thừa, vì dù có hình thức này hay hình thức khác thì tất cả vẫn phải quy tập về cái trung tâm quyền lực tuyệt đối, toàn diện và duy nhất đó.
Nhưng, cũng xét một cách lịch sử-cụ thể, sự thuần nhất đó chỉ duy trì được ở giai đoạn sắt máu của nhà nước độc tài, dựa trên sức mạnh bạo lực của các lực lượng vũ trang và những công cụ ngu dân khác.
Mọi sự thống nhất đều là tương đối, kể cả ở cấp độ cao nhất của sự đồng nhất dưới chế độ cực quyền. Sự vận động theo hướng khác biệt luôn diễn ra. Chưa kể đến sự phát triển của các quan niệm và giá trị xã hội, một khi đã có khác biệt về quyền lợi chính trị hay quyền lợi kinh tế trong chính bộ máy quyền lực độc tài, thì sự phân hóa trong lòng chế độ cũng đã diễn ra, tính thuần nhất chính trị và trung thành chính trị cũng không còn như trước. Khi đó, bộ phận cầm quyền, ở những mức độ khác nhau, sẽ tự xung đột với nhau, đồng thời cũng khoét sâu thêm sự xung khắc với xã hội.
Giải pháp chỉ có thể là giới độc tài, hoặc từng bộ phận trong đó, phải tự chuyển biến để tránh xung đột bên trong hoặc xung đột với xã hội. Ngược lại, duy trì bạo lực để chống lại nhau hay chống lại xã hội, sẽ khó tránh khỏi đỗ vỡ bởi bạo lực sẽ được đáp trả một cách tương ứng. Quân đội cần trung lập là vì vậy, để không trở thành công cụ của phe phái chính trị, hoặc không quân phiệt hóa bộ máy nhà nước khi tự mình trở thành một lực lượng chủ đạo và thường trực, đứng trên để “điều tiết” sự vận hành chính trị giữa các phe phái và “duy trì” sự ổn định đó bằng sức mạnh vũ trang.
Vậy, xét tính chính trị và phi chính trị của quân đội ở Việt Nam ra sao?
Có vẻ hợp lí ở diễn đạt mang tính phương pháp luận, rằng không có tổ quốc chung chung và quân đội chung chung, mà ngày nay, phải nói đến tổ quốc xã hội chủ nghĩa và quân đội của giai cấp công nhân, do vậy, quân đội trung thành với tổ quốc xã hội chủ nghĩa là phải trung thành với Đảng Cộng sản.
Nhưng xét lịch sử-cụ thể như vậy đã đủ lịch sử-cụ thể chưa, hay cũng chỉ dừng lại ở mức chung chung của một lí luận kiểu thuần nhất?
Nếu xét rốt ráo quan hệ lịch sử-cụ thể, phải lí giải thỏa đáng ít nhất hai vấn đề: 1. Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ấy được ấn định bằng kiểu chủ nghĩa xã hội nào, và cái chủ nghĩa xã hội đó có hiện thực ra sao; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam đã và hiện như thế nào trong lịch sử và hiện tại (dưới mọi khía cạnh thực tế: lí tưởng, cương lĩnh, văn hóa chính trị, cơ sở xã hội, tổ chức…), và có thể giữ vị trí trên cả đất nước, dân tộc hay không.
Ở đây, tôi không mở rộng chủ đề để bàn đến hai vấn đề đó, bởi chỉ riêng tính lịch sử-cụ thể ở khía cạnh sát sườn thôi cũng đã đủ để kết luận về tính chính trị và sự trung thành của quân đội.
Nói đến tổ quốc là nói đến tổng thể vẹn toàn của đất nước, với bờ cõi, cộng đồng và văn hóa…, trong tương quan về sự khu biệt ở lịch sử, định vị ở hiện tại và tồn vong ở tương lai. Ở mỗi thời kì, tổng thể vẹn toàn đó toàn đó kết tinh lại trong hiện thực, thể hiện trong nhận thức và tình cảm dân tộc. Dù có qua thể chế này hay chế độ khác, thì tổng thể đó và nhận thức, tình cảm về nó vẫn vượt lên mọi sự phân chia giai tầng hay ý thức hệ, cho dù đứng ở vị thế nào dể xét.
Trên đất nước mình, quân đội không thể đặt điều kiện là tổ quốc kiểu này thì chúng tôi mới bảo vệ, tổ quốc kiểu khác thì chúng tôi không bảo vệ. Lối suy nghĩ đó đẩy lùi quân đội về lại như một định chế cát cứ phe phái hay lãnh địa, chứ không phải một định chế mang tầm quốc gia-dân tộc. Chẳng hạn, không thể nói rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ trung thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nên sẽ từ chối bảo vệ đất nước khi – giả như – quốc hiệu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đổi thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc Cộng hòa Việt Nam, hay Đảng Cộng sản Việt Nam đổi thành Đảng Lao động Việt Nam hoặc Đảng Dân tiến Việt Nam.
Khi đặt vấn đề tổ quốc phải thể chế này hay thể chế kia quân đội mới dành sự bảo vệ thì về thực chất, định chế này đã biến thành một lực lượng chính trị độc lập và quay lại điều khiển tiến trình quốc gia-dân tộc.
Phụng sự vô điều kiện đối với tổ quốc (đất nước, dân tộc) là nguyên do mà định chế quân sự này tồn tại với tư cách một lực lượng thống nhất và duy nhất của quốc gia. Đó là tính phi chính trị của quân đội đối với tổ quốc, mà không thể vin vào cái lịch sử-cụ thể nào để thoái thác, bởi việc quân đội ở thời nào thời nào bảo vệ đất nước ở thời ấy đã là tính lịch sử-cụ thể rồi. Đó cũng là lí do tự nhiên mà Hồ Chí Minh chỉ nói “trung với nước, hiếu với dân” chứ không nói “trung với đất nước xã hội chủ nghĩa, hiếu với người dân theo chủ nghĩa xã hội”.
Đấy là về Nước, còn về Đảng, thì như đã nói, ở thể chế nhất nguyên và ở giai đoạn thuần nhất của thế lực cai trị, sẽ là thừa khi đặt vấn đề về tính chính trị hay phi chính trị. Tuy nhiên, tiến hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ra khỏi sự thuần nhất đó, và sự phân hóa như hiện nay sẽ khiến đảng này không còn quay ngược về như trước kia được nữa.
Một khi đã có “đồng chí X” thì sẽ có “đồng chí Y”, “đồng chí Z” làm đối trọng hay điều hòa, cùng với những đồng chí x, y, z… xoay quanh. Rồi thì, sẽ nối tiếp bằng các đồng chí X2, Y2, Z2, v.v. Tranh chấp ở mức độ này hay mức độ khác là không thể tránh khỏi, như đã diễn ra. Và như mọi xung động chính trị ở thế giới con người, con cờ lực lượng vũ trang chắc chắn được chơi, không lúc này thì lúc khác.
Trong điều kiện lịch sử-cụ thể này, quân đội và công an, mà cụ thể là giới lãnh đạo và chức sắc, nếu đứng ngoài những toan tính chính trị của giới chức dân sự, chỉ tập trung cho sự chuyên nghiệp của mình, có nghĩa là đã chọn con đường trung lập, một biểu hiện của tính phi chính trị của bộ máy vũ trang. Còn nếu, dù đứng hẳn về một phía hay có sự ủng hộ phân tán, thì với lực lượng của mình, trên toàn bộ hay cục bộ, họ đều trực tiếp làm lệch tương quan giữa các thế lực. Khả năng khác, chọn cách vượt qua các phe phái, tự mình dùng sức mạnh để chi phối hay trực tiếp nắm quyền lực dân sự, họ sẽ định hình một nền chính trị quân phiệt.
Đã đến lúc không thể nhận thức tình hình theo phong cách duy niềm tin, không thể lảng tránh thực tế về mức độ phân hóa trong Đảng, không thể lảng tránh vấn đề về tính chính trị và phi chính trị của lực lượng vũ trang, nếu không muốn những khả năng xấu có thể trở thành hiện thực trong tương lai.
Và, ngay đến việc trưng ra quan điểm của Lenin như một huấn chỉ tối thượng cũng không giúp ích cho việc lảng tránh này.
5. Lenin đã nói gì về tính chính trị của quân đội?
Những trích dẫn từ bài Quân đội và cách mạng của Lenin đã trở thành luận cứ không thể xô ngã của những người phản bác việc phi chính trị hóa quân đội. Hầu hết đều không bỏ qua lời khẳng định trực tiếp của ông, rằng: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị, đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản…”[34].
Trong bài, Lenin có một luận điểm hoàn toàn sai lầm, là: “Quân đội thường trực ở bất cứ đâu và trong mọi nước đều chủ yếu dùng để chống kẻ thù bên trong hơn là để dùng chống lại kẻ thù bên ngoài”. Còn lại, tôi tán thành gần như tất cả những gì ông viết ở đó, kể cả đoạn thường được trích lại bên trên.
Nội dung tính phi chính trị của quân đội được đề cập từ giữa thế kỷ XX, là vấn đề quan hệ của quân đội với nhà nước. Theo đó, như đã trình bày, quân đội thuộc quyền của nhà nước và không trực tiếp nắm giữ quyền lực dân sự, không can dự vào hoạt động hay tranh chấp chính trị của chính giới.
Còn ở Lenin, một khía cạnh khác của tính phi chính trị được làm rõ, đó là quan hệ của quân đội với nhân dân. Ông viết những lời đanh thép đó vào tháng Mười một 1905, khi nhà nước nhất nguyên ở nước Nga đầu thế kỷ XX đi vào con đường công khai chống lại nhân dân, vừa dùng quân đội để đàn áp tiếng nói đòi tự do ngày một lan rộng, lại vừa nô lệ hóa quân đội khi biến nó thành sở hữu của riêng mình. Ông không những kêu gọi quân đội không đứng về phía nhà nước, mà còn chủ trương quân nhân phải nhập cuộc cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, cùng tham gia đưa kiến nghị tập thể về đời sống và chính trị, chứ không biến mình thành những “cái máy vũ trang” đi “trấn áp mọi nguyện vọng tự do”.
Đặt sang một bên các chi tiết cụ thể về những biến cố địa phương được nhắc đến, thử thêm sắc “đỏ” sau những chữ và những ý về “tư sản” mà ông đả phá, sẽ thấy sự tương đồng giữa lịch sử và hiện tại ở những nhà nước chuyên chính.
Đó là chưa kể, nhất quán với Marx và Engels, Lenin chủ trương về một quân đội nhân dân, hoàn toàn theo đúng nghĩa đen. Theo đó, phải giải tán quân đội thường trực vốn đặt dưới sự chỉ huy của nhà nước, thay vào đó là việc vũ trang toàn dân để tránh nhà nước dùng quân đội đàn áp nhân dân, cũng như tạo được sức mạnh vô song chống lại mọi đe dọa từ bên ngoài.
Hơn 70 năm ở Liên Xô và trên dưới 60 năm ở Trung Quốc, Việt Nam, chủ nghĩa xã hội đã tiến triển rất xa (Liên xô từng tuyên bố đã bước vào giai đoạn chuẩn bị tiến vào chủ nghĩa cộng sản, Trung Quốc ngày nay đã là một siêu cường xã hội chủ nghĩa có thực lực), thế nhưng không một nhà cầm quyền nào dám mấp mé chạm đến lí luận (chứ đừng nói đến việc thực hiện) về việc vũ trang toàn dân – một trong những ý tưởng căn bản nhất, đồng bộ trong lí luận về nhà nước của các nhà kinh điển. Bởi, hậu duệ của ba ông giờ đã thuộc về giới nắm quyền lực, nên từ cái gốc nhận thức của họ, lực lượng vũ trang không phụng sự cho việc “đảm bảo đầy đủ tự do”, mà vẫn chỉ là công cụ trấn áp và thực thi bạo lực – cả trong xây dựng thời bình. Và bởi, nếu toàn dân vũ trang sẽ không những không còn đối tượng cho việc trấn áp (qua đó mới duy trì được lí luận và thực tế trấn áp), mà còn ngược lại, có nguy cơ chính bộ máy quan liêu, thư lại của họ sẽ nhanh chóng bị nhân dân trấn dẹp.
Chưa đặt vấn đề về tính khả thi từ quan điểm vừa nói của Lenin, chỉ liên hệ bài viết của ông với cái tâm thức và thực tế bạo lực quân sự trong xã hội chuyên quyền, sẽ thấy rằng quân đội, trước những xung động xã hội, cách đúng đắn nhất, là đứng về phía nhân dân. Nhưng vậy thì có gì mâu thuẫn giữa tính chính trị và phi chính trị của quân đội không?
Với nhà nước, quan hệ biện chứng là ở chỗ tính chính trị của quân đội dừng lại ở sự phi chính trị. Với nhân dân, quan hệ biện chứng là từ sự phi chính trị bước sang liên hệ chính trị. Vì sao? Nhân dân là cộng đồng cư dân của một quốc gia, không phải là một định chế chính trị có “hình thể” và tổ chức, nên quân đội dù “từ nhân dân mà ra” cũng không phải là một quan hệ hệ thống – cấu thành. Bởi thế, dù mỗi thực thể này đều tự mang tính chính trị của riêng mình, lại không có chung tính liên đới chính trị như quan hệ nhà nước – quân đội. Thế nhưng, trong khi quân đội với tư cách tổng thể thì gắn với nhà nước, thì quân nhân với tư cách cá thể lại gắn với đời sống xã hội, mà Lenin đã dùng từ “binh sĩ-công dân” để diễn tả. Tư cách này của quân nhân khiến họ mang tính chính trị như của người dân. Về mặt lượng, cũng giống như các cá thể cư dân hợp thành nhân dân, các cá thể quân nhân hợp thành quân đội. Và như thế, trong tương quan với tính chính trị của nhân dân và xã hội, tính chính trị nơi mỗi binh sĩ-công dân khiến quân đội mang tính chính trị (nhưng tất nhiên, về mặt xã hội, không về mặt quyền lực-bạo lực).
Như thế, xét cả thực tế tiến hóa của quân đội cho đến nay, cả lí luận từ thời các nhà kinh điển đến đương đại, biện chứng của tính chính trị-phi chính trị của quân đội là không can dự vào công việc của nhà nước và chính giới, nhưng đồng thời không tách khỏi hiện tình của xã hội và công chúng. Hai mặt của quan hệ này không hề làm giảm sức mạnh của quân đội. Thế thì…
6. Những gì làm suy yếu quân đội?
Trong khi hầu hết các nước trên thế giới, sức mạnh của quân đội là ở tính chuyên biệt và tính hiện đại, cũng như đường hướng chiến lược của nó, thì tại Việt Nam, ngược lại, được nhấn mạnh hàng đầu ở tính chính trị-xã hội và tư tưởng, tức phải nhận được sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, trực tiếp của một đảng dân sự duy nhất, và phải trực tiếp tham gia vào sinh hoạt chính trị dân sự để bảo đảm cho sự lãnh đạo đó.
Hãy thử có vài so sánh và đặt vài câu hỏi, sẽ thấy ngay và thấy rõ, những gì làm suy yếu quân đội.
Việt Nam có một bờ biển trải dài, năm 1974 đã mất toàn bộ Hoàng Sa, năm 1988 lại để mất một phần Trường Sa, khiến Trung Quốc có cơ hội đứng chân tại nam Biển Đông, thay đổi cục diện địa-chính trị. Vậy mà, ngoài việc vài năm gần đây mới khẩn cấp mua vũ khí hiện đại do đe dọa từ biển, còn thì trên dưới 20 năm sau khi mất đá Gạc Ma, Việt Nam không hề cải tổ quân đội hay có dự phóng hướng ra đại dương.
Trong khi đó, Đài Loan – hải đảo ở đông bắc Biển Đông, thì từ những năm 1990 đã biết hiện đại hóa hải quân để chung sống với bối cảnh địa-chiến lược biển đang manh nha những đổi thay.
Nhật Bản cũng nhìn xa như thế. Sau sự kiện 11 tháng Chín (2001), tuy không ảnh hưởng đến mình nhưng nhận thức được rằng cục diện thế giới chuyển sẽ biến mạnh từ đây, nên dù bị khống chế bằng hiến pháp phi chiến tranh, họ vẫn nhanh chóng sửa luật để tham gia hoạt động quân sự quốc tế và nâng cấp lực lượng vũ trang. Nhân đấy, họ kịp thời phát triển hải quân vào lúc mà Trung Quốc đang âm thầm trỗi dậy.
Còn Philippines, một thành tố chính của tranh chấp chủ quyền biển trong vùng, có thể là quốc gia yếu về quân sự, nhưng chiến lược đồng minh và ngoại giao tiến công của họ lại là đối sách bổ trợ hữu hiệu cho quân đội.
Như vậy, so tự thân và so với các quốc gia hải dương khác, quân đội Việt Nam đã thật sự ở vào thế trì trệ chiến lược và quân sự. Và việc đó xảy ra trong điều kiện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn tuyệt đối và không hề bị ngắt quãng.
Đáng nói hơn, là dù có chủ trương cải tổ cục bộ, lãnh đạo và quân đội Việt Nam cũng thiếu quyết tâm chính trị để thực hiện. Đó là trường hợp quyết định chuyển giao các đơn vị kinh tế của lực lượng vũ trang cho các tổ chức kinh tế, được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 4 khóa X (15-24/01/2007). Lúc đó, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh trước công luận, rằng “Đã đến lúc quân đội không nên làm kinh tế”. Nhưng cho dù ý kiến của ông có giãn ra về lộ trình so với khẳng định chung của Hội nghị, thì quyết sách này cũng đã nhanh chóng rơi vào quên lãng.
Không phải và không chỉ vì nguyên nhân về môi trường kinh tế, mà ngày nay quân đội phi kinh tế đã là định đề hiển nhiên của một bộ máy quân sự chuyên nhiệp và hiện đại. Bởi chỉ có thế, định chế này mới tránh được sự thao túng vật chất từ các phe phái trong nước và thế lực ngoại bang, tránh sự đấu tranh trong nội bộ quân đội, giữa các đơn vị kinh tế với nhau và giữa các đơn vị kinh tế với các đơn vị phi kinh tế, làm giảm sự gắn kết và sức chiến đấu.
Chính vì lí do đó, làm nền cho những dự phóng chiến lược, từ tháng Bảy 1998, Trung Quốc đã ra lệnh chấm dứt hoạt động kinh tế của lực lượng vũ trang. Ở Việt Nam, đến gần mười năm sau mới chạm đến giải pháp này. Đã vậy, trong khi họ thực hiện nhanh chóng, để ngay năm sau đã có kết quả sơ bộ, thì ở ta, từ cả trăm cơ sở sản xuất mà Bộ Quốc phòng phải “loay hoay”, như lời Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vào năm 2007, thì đến nay, cả trăm doanh nghiệp quân đội vẫn đang hoạt động[35].
Không một quân nhân cấp cao nào kêu gọi cải tổ chiến lược cho quân đội. Không một sĩ quan nào nhắc đến chuyện ngưng hoạt động kinh tế nhằm phi vụ lợi và triệt để chuyên nghiệp bộ máy quân sự. Thay vào đó, khuếch trương sự thề nguyền trung thành đảng phái, hô hào và mở rộng tính năng chính trị dân sự, liệu có bù đắp được cho sự thiếu vắng những thay đổi cốt tử, trước thách thức nghiêm trọng và cận kề từ lân bang đã thực hiện từ lâu và thành công những bước đi đó?
Trước biến động toàn cầu từ sự “trỗi dậy hòa bình” của siêu cường mới, giới học giả quân sự khắp nơi, kể cả ở Hoa Lục, tự nhận trách nhiệm nghiên cứu, góp phần cho việc bảo vệ vị thế quốc gia mình. Chỉ tại Việt Nam, trên diễn đàn “chính thống”, duy nhất Tướng Nguyễn Chí Vịnh và Tướng hồi hưu Lê Văn Cương – một người là ý kiến chính thức, người kia là ý kiến độc lập – lên tiếng về các vấn đề chiến lược, sách lược. Và, để mặc cho trí thức ngoại giao và trí thức đa ngành, “trong luồng” và “ngoài luồng”, tự phát lo về các vấn đề địa-chiến lược, địa-quân sự, giới tinh hoa trí thức quân sự dồn một lực lượng mạnh, đánh mạnh vào các vấn đề chính trị nội địa, bằng những giáo điều mạnh có từ những năm 1950 về trước. Vậy, liệu sự thụ động và chủ động trái ngược này có khiến quân đội Việt Nam đủ mạnh trong bối cảnh chuyển đổi gay gắt trên thế giới?
(Ở đây, nảy sinh một “câu hỏi phụ”, là trong giới tinh hoa trí thức vũ trang, bao nhiêu người có học vị, học hàm xuất phát từ đúng chuyên môn binh nhiệp, bao nhiêu người nhận nó từ các ngành Văn, Chính trị [Mác-Lê], Sử [Đảng]; phải chăng nhóm sau chiếm [tuyệt] đại đa số, và với “cơ cấu” như vậy, liệu quân đội Việt Nam có mạnh lên về quân sự?)
Khi lực lượng tuyên giáo hùng hậu, cả dân sự và quân sự, được dùng để trang bị cho binh lính và sĩ quan một tâm thức chính trị hừng hực đối với “các thế lực thù địch” bên trong, cùng một nhận thức quân sự hiếu hòa của những người bạn và ơn nghĩa đối với thế lực xâm lăng biển đảo, thì liệu có tạo nên động lực mạnh cho quân nhân lâm trận khi có biến từ bên ngoài?
Đó là mặt ý thức, còn về hành động, tập trận phòng vệ chủ quyền thì ít mà cùng với công an thao diễn chống nội loạn thì nhiều[36], liệu có giúp quân đội tăng khả năng tác chiến với ngoại bang?
Và, khi nguồn lực vũ trang mãi tập trung toàn cảnh cho “diễn biến hòa bình”, liệu diễn biến không hòa bình có không bị khuất lấp, lu mờ? Thực tế thì, đã có chuyện hợp tác khai thác bauxite với nguy cơ Trung Quốc đứng chân ở Tây Nguyên, mà vẫn có việc doanh nhân Hoa Lục, Hongkong, Đài Loan được thuê dài hạn hàng loạt đất rừng biên giới, rồi lại tiếp tục đến chuyện sử dụng mặt biển gần quân cảng Cam Ranh. Đã có vụ nhường chủ quyền thông tin tại website Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt – Trung, mà vẫn xảy ra chuyện sách giáo khoa tham khảo cho thiếu nhi có “cờ nước” năm sao… Tất cả những vụ việc này lẽ ra phải được đối phó từ trước bằng tầm nhìn và hoạch định chiến lược về an ninh – quốc phòng, lẽ ra phải được phát hiện và ngăn chặn từ bộ máy chuyên trách của các lực lượng vũ trang, và lẽ ra phải không có chuyện lặp đi lặp lại, năm này sang năm khác, sau khi đã có tiền lệ.
Nay, không nhìn nhận thẳng thắn những thế yếu mà lại làm “mạnh” lực lượng vũ trang bằng cách thúc đẩy cho một việc mà gần 60 năm nắm chính quyền không hề làm, một việc mà cả thế giới không ai làm, liệu sẽ tạo được sự thay đổi thực tiễn, hữu ích nào cho quân đội?
7. Bằng câu chữ có điều khiển được sự trung thành?
Trong cuộc tranh luận hiện nay, việc dùng con chữ để làm sai lệnh lí luận và thực tế lịch sử, nhằm chứng minh cho được phải hiến định quân đội trung thành với Đảng, đã ở mức đáng lưu tâm.
Trước hết, việc trung thành của quân đội và tính chính trị hay phi chính trị, dù có giao thoa nhau ở một phạm vi nhất định, vẫn là hai vấn đề khác nhau.
Trung thành với tổ quốc (đất nước, dân tộc) là một thuộc tính phi thời gian (thời nào cũng thế), phi không gian (ở đâu cũng thế), và phi điều kiện của quân đội. Từ hình thức đơn sơ nhất cho đến biến thể khả dĩ nào sau này, đó là điều mà quân đội không thể thoái thác, thay đổi hay tự định đoạt, bất kể diễn tiến xã hội ra sao.
Trong khi đó, cấu trúc chính trị tương thuộc, hình thái thẩm quyền và chức năng, là những điều có thể thay đổi trong quá trình tiến hóa của quân đội. Với tư cách thực thể sức mạnh tập trung của xã hội, việc can dự hay không can dự vào đời sống chính trị dân sự là vấn đề của quân đội thời hiện đại, mà việc tốt – xấu thế nào và định hình ra sao, đã được nói đến bên trên.
Do vậy, từ điều đương nhiên là ở những khía cạnh khác nhau, mọi thực thể xã hội đều tự thân mang tính chính trị, mà ở quân đội thể hiện ở việc là cấu thành của nhà nước, để lập tức khẳng định nó phải trung thành với Đảng Cộng sản, là sự quy kết hoàn toàn tùy tiện, trong khi giữa hai điều đó là một khoảng trống thực tế và lí luận không thể lấp bằng những dòng chữ.
Tuy vậy, việc cố lấp cho được vẫn đã diễn ra. Cùng những luận cứ chính, các tiểu tiết mang dáng dấp xảo thuật cũng được vận dụng cho việc đó. Ngoài những vấn đề đã phân tích, dưới đây xin nhắc đến một số điểm ít nhiều cần lưu ý.
Đầu tiên, như trình bày ở phần đầu, đã có sự diễn đạt hoàn toàn sai sự thật về diễn tiến tư tưởng của Hồ Chí Minh, khi cho rằng câu “trung với nước, hiếu với dân” chỉ ra đời trong bối cảnh tình thế, còn việc Đảng lãnh đạo quân đội thì Hồ Chí Minh đã khẳng định ngay từ đầu.
Kế đến, lấy nội dung “chính trị trọng hơn quân sự” từ chỉ thị thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân để chứng minh quân đội phải thiên về chính trị, là cách biện luận rất thô thiển, bởi hai lẽ. Một là, nếu quân đội mà lại xem quân sự nhẹ hơn chính trị, thì không lẽ có tổ chức dân sự nào khác sẽ đặt quân sự nặng hơn chính trị thay cho nó, vì một khi đã định hình các cộng đồng lãnh thổ, dứt khoát phải có một định chế vũ trang đặt quân sự lên hàng đầu. Hai là, chỉ thị đó không phải là huấn thị tuyệt đối cho quân đội ở mọi thời kì, mà chỉ có giá trị trong hoàn cảnh lịch sử-cụ thể lúc đó: Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chưa phải là quân đội, “[n]ó là đội tuyên truyền”, có nhiệm vụ dẫn dắt xây dựng thêm nhiều đội quân khác, từ đó mà định hình nên quân đội.
Quay sang bên ngoài, cáo buộc những người “phản bội” cao nhất trong Đảng Cộng sản Liên Xô đã dùng chính quân đội nã đạn tăng vào tòa nhà Xô viết Tối cao, khai tử chính quyền công-nông-binh, là đánh tráo lịch sử. Đúng ra, chính cuộc đảo chính tháng Tám 1991 chống Gorbachev, có sự tham gia của quân đội, khiến xã hội càng ruồng rẫy hệ thống cộng sản đã có mới là điều thúc đẩy Liên Xô thêm nhanh chóng sụp đổ[37]. Khi đó, xe tăng bao vây trụ sở Xô viết Tối cao theo lệnh của nhóm đảo chính, nhưng trước sự đấu tranh của nhân dân, quân nhân đã quay ngược nòng súng, bảo vệ tòa nhà này. Không phát đạn tăng nào được bắn ra.
Không lâu sau khi Liên Xô tan rã, tháng Chín 1993, tại nước Nga, Boris Yeltsin (1931-2007) giải tán quốc hội để bầu cử sớm. Phe chống đối bất tuân, tuyên bố phó tổng thống lên nắm quyền. Đầu tháng Mười, bạo động xảy ra. Quân đội đã đứng về phía tổng thống dân cử đầu tiên của nước Nga, nã pháo vào tòa nhà quốc hội, nơi những người chống đối đang cố thủ. Đây là hệ quả của cuộc tranh chấp giữa các lực lượng chính trị, hoàn toàn không liên can đến việc trung thành hay không với Đảng Cộng sản, hay với chuyện sụp đổ của Liên Xô.
Cũng tráo đổi như thế nhưng lùi xa thời gian hơn, là việc lấy chuyện đàn áp khởi nghĩa nô lệ để lập tức kết luận nhà nước La Mã đàn áp nhân dân, như một phần nhằm chứng minh lịch sử, rằng quân đội luôn phục vụ cho nhà nước của giai cấp này đồng thời với trấn áp giai cấp khác. Nhưng, nếu người viết bài đó đã biết đến công dân tự do thì không thể không biết rằng trong xã hội đấy, dù có những người phải tự bán mình làm nô lệ, người thì bị bắt đi bán, người là con cái của nô lệ…, nhưng phần lớn trong số họ vẫn là chiến tù ngoại tộc. Người nô lệ phải lao động trực tiếp và khổ ải, nhưng thành phần còn lại của xã hội là những chiến binh, thương gia, chính trị gia, nhà điêu khắc, nhà khoa học…, tức tất thảy những người phi nô lệ khác, đã góp phần lớn định hình nền văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại. Họ là bộ phận rất lớn nhân dân không bị đàn áp, theo nghĩa đối kháng xã hội.
Kiểu lập luận một bước hoán chuyển con chữ là đã quy kết được ngay hiện thực cũng được thực hiện cho thời hiện đại. Có ý kiến cho rằng không ít quốc gia mà quân đội phải tuyên thệ trung thành với tổng thống hay chủ tịch nước, “cũng chính là [trung thành] với lãnh tụ của đảng cầm quyền”. Điều này, ở vế trước, nếu có động tác tuyên thệ như thế (ở nghi lễ nhậm chức?) chăng nữa, thì vẫn khác với việc hiến định như ở Việt Nam đang muốn thực hiện. Còn ở vế sau thì có thể khẳng định ngay, là hoàn toàn sai.
Nguyên thủ quốc gia ở các xã hội đa nguyên có thể là chủ tịch hay thành viên ưu tú của một đảng. Nhưng một khi được bầu vào cương vị đó, nhân vật này đã được xã hội thừa nhận là người đứng đầu toàn thể quốc gia, vượt lên mọi đảng phái. Bản thân nguyên thủ, khi nhậm chức, phải tuyên thệ phụng sự quốc gia và trung thành với hiến pháp chứ không phải với riêng đảng của mình[38].
Không phải là tất cả, nhưng phần nhiều các quốc gia theo thể chế tổng thống hay bán tổng thống, nguyên thủ đồng thời cũng là tổng tư lệnh quân đội. Một khi tổng thống đã tuyên thệ vì quốc gia và hiến pháp, thì việc quân đội phục tùng người này chỉ mang ý nghĩa trung thành với quốc gia và hiến pháp chứ không phải với đảng của nguyên thủ. Và, quan trọng hơn, quân đội phải tuân phục nguyên thủ là người của bất kì chính đảng nào, miễn được bầu chọn hợp pháp, chứ không hề phải trung thành chỉ với người của một đảng độc tôn.
Ngoài ra, việc quân đội chịu sự thống lĩnh của một nhân vật không phải là quân nhân chính là thể hiện đặc trưng phi chính trị của quân đội, chứ không phải ngược lại.
Bởi thế, tại Hoa Kì hay Pháp…, khi tổng thống là người của Cộng hòa hoặc Dân chủ, hay từ phe hữu hoặc phe tả, đều không có chuyện tu chính hiến pháp để quân đội trung thành với đảng của nguyên thủ lúc đó. Và cũng bởi thế, tại Venezuela, từ năm 1999 đến nay, không có chuyện hiến định quân đội giành riêng cho Phong trào Đệ ngũ Cộng hòa (Fifth Republic Movement) hay Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (United Socialist Party) của Chavez nhằm giữ lấy sức mạnh bạo lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Mỹ Latin.
Xa hơn việc hoán chuyển, có cả chuyện dựng đứng con chữ để chứng minh tính đảng phái cho quân đội. Đó là việc nhập nhằng, từ chỗ trưng ra nhận định từ năm 1960 của Clinton Rossiter (1917-1970) về nền chính trị phân đôi tại Hoa Kì[39], để lập tức cho rằng vào hai năm cuối nhiệm kì đầu của Obama, hai đảng tranh giành sự ủng hộ của quân đội cho riêng mình. Thế nhưng, sự thật là, ngoài việc hiến pháp Hoa Kì ngay từ đầu đã phi chính trị hóa quân đội bằng việc trao cho tổng thống quyền thống lĩnh các lực lượng quân sự, trên thực tế cũng không ghi nhận bất kì dấu hiệu nhỏ nhất nào về tranh chấp hay tranh thủ quyền lực vũ trang trong thời gian tại vị của Tổng thống Obama[40].
Ngoài những chi tiết trên, cũng cần lưu ý đến việc khẳng định câu chữ không căn cứ vào kiến thức liên quan cơ bản. Đó là việc cho rằng trong lịch sử, quân đội chưa bao giờ là lực lượng xã hội tự lập, để chứng minh quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng cầm quyền. Vậy thì, Engels nói đến “quân đội nhân dân” ở thời cổ đại là gì, rồi việc cả ba nhà kinh điển đều đòi dưới chủ nghĩa xã hội phải giải tán quân đội thường trực để vũ trang toàn dân, là gì, nếu không phải là lực lượng tự lập?
Vẫn còn những điều khác nhưng không nhất thiết phải liệt kê tất cả, vì dù sao, câu chữ có được vận dụng như thế nào thì cũng không thay đổi được thực tế khi đã chín muồi.
Như đã thấy ở Liên Xô, quân đội tuân lệnh những người cộng sản cứng rắn, tham gia cuộc đảo chính tháng Tám 1991. Ba nhân vật đứng đầu bộ máy quân sự, công an và phản gián đều có mặt trong nhóm chính biến. Thế nhưng xe tăng, súng ống và binh lính cũng chỉ giúp họ trụ được có ba ngày (19-21/08/1991). Ngoài vai trò nổi bật của Yeltsin, người dân đã thức tỉnh, không chấp nhận hành động quân sự phi pháp. Còn quân nhân – những chiến sĩ-công dân – đã không mù quáng mà phục tùng sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp từ những người đứng đầu bộ máy bạo lực vũ trang, để lăn xích tăng càn quét hay nổ súng về phía nhân dân.
Dù sao, nếu không đồng ý với trường hợp Liên Xô vì cho rằng có sự “phản bội” của Gorbachev, hãy quay sang Romania. Đất nước này, từ cuối những năm 1950 đã tách khỏi ảnh hưởng của Liên Xô. Cho đến cuối năm 1989, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania không hề có cải tổ, không hề có “Gorbachev”, và đương nhiên không hề có ý tưởng phi chính trị hóa quân đội. Nhưng việc không có liên hệ chính trị với khối Xô viết – Đông Âu và tuyệt đối “kiên định” chủ nghĩa xã hội cũng không thể giúp nước này tồn tại như một ốc đảo giữa những thay đổi đã đến hạn.
Tháng Mười hai 1989, khi có phản kháng đường phố ở Timisoara, trung thành với Đảng Cộng sản và lãnh tụ Ceausescu (1918-1989), quân đội và công an liền thẳng tay tàn sát. Đổ máu lại càng khiến chống đối dâng cao ở nhiều nơi. Sau vụ cách chức và giết bộ trưởng quốc phòng vì không ra lệnh nổ súng vào người biểu tình ở Bucharest, quân đội ngã về phía nhân dân. Sau phiên xử chóng vánh, vợ chồng nhà độc tài đã bị chính những người lính mà vài hôm trước còn tôn thờ quyền lãnh đạo tuyệt đối của mình nã đạn vào. Tất cả sự kiện diễn ra chỉ hơn một tuần (16-24/12/1989).
Quân đội tại Liên Xô và Romania trở súng không phải vì giới lãnh đạo thiếu sáng suốt và sự trung kiên để sớm đưa ra giải pháp hiến định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng. Ở những xã hội độc tôn thì toàn bộ guồng máy xã hội – đương nhiên kể cả quân đội và công an – đều đã “tự nhiên” vận hành bằng sự trung thành đó. Và sự mặc định này còn có giá trị và hiệu lực gấp vạn lần những gì thể hiện ở hiến pháp. Toàn bộ hệ thống giáo dục, tuyên giáo và bộ máy bạo lực đã định vị sự trung thành đó nơi mỗi con người, từ thuở bé thơ, bằng hàng hàng lớp lớp câu chữ. Nhưng thực tế vẫn xảy ra như đã xảy ra, bởi:
Trước thực trạng qua nhiều thập niên, khát khao đổi thay của xã hội, khi đã hội đủ các yếu tố, sẽ đến lúc không thể bằng mệnh lệnh quân đội và bạo lực quân sự mà đảo ngược được.
Trái lại, cho dù lãnh đạo Đảng hay lãnh đạo quân đội có muốn thế, kể cả dùng giải pháp đổ máu, thì như một đặc trưng tự thân, cuối cùng quân đội cũng vẫn sẽ chọn con đường trung thành với đất nước và nhân dân qua việc bất tuân ý chí chủ quan đảng phái.
Quân đội cũng chỉ là một tập hợp những con người, nên trong những trường hợp cụ thể, nói quân đội cũng chỉ là sự thể hiện chung chung, vì quyết định và thực thi quyết định quân sự là ở quan chức, sĩ quan hay binh lính, những quân nhân-con người, chiến sĩ-công dân. Với tư cách này, họ hành động như những chủ thể tự chủ – không như “những cái máy vũ trang”, như như Lenin nói từ đầu thế kỷ XX – chứ không phải như những robot chỉ biết tuân thủ tuyệt đối những mệnh lệnh tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của người khác. Do vậy, dưới bất kì chế độ nào, ở những tình huống khẩn trương, từ sĩ quan cho đến binh sĩ, hoặc vì chính nghĩa, hoặc vì tư lợi và cơ hội, đều có thể có quyết định riêng, không tùy thuộc vào lãnh đạo hay chỉ huy, và bất chấp mọi thứ vũ khí tư tưởng đã trang bị cho họ. Chơi con cờ sức mạnh vũ trang trong các vấn đề đối nội, sẽ luôn có hai khả năng trái ngược nhau.
Không những vậy, bạo lực sẽ được đáp trả bằng bạo lực, và trong những tình trạng bất ổn, hành động man rợ sẽ nhận lấy kết cục dã man. Biện pháp hòa bình sẽ kết thúc bằng trạng thái hòa bình, càng dùng bạo lực thì hậu quả sẽ càng tan thương – cho cả hai phía. Điều đó không chỉ xảy ra ở năm 1989 và 1991 mà còn hiển hiện gần đây, ở cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập vốn còn đang tiếp diễn.
Đấy mới chính là những bài học cần cảnh báo, chứ không phải cảnh báo bằng kết luận theo lối cũ, tức lại dùng câu chữ để quy buộc tuyệt đối lực lượng vũ trang về mình, nhằm dọn đường cho phương án bạo lực khi cần.
Từ năm 1989 đến nay, duy nhất Trung Quốc thành công trong việc sử dụng quân đội đàn áp ý nguyện đổi mới. Điều đó không chỉ vì ở sự kiện Thiên An Môn, giới sinh viên và trí thức vẫn còn ở trạng thái đơn lẻ, chưa có sự tham gia rộng khắp của các lực lượng xã hội khác, mà còn ở văn hóa chính trị của họ. Mấy ngàn năm qua, ở đất nước này, tâm thức thắng cho kì được, tranh giành cho kì được đã khiến họ sẵn sàng gây đổ máu cho đồng tộc lẫn lân bang.
Người Việt không thể học theo cái văn hóa ấy!
Họ có thể thắng bằng xe tăng cán người ở quảng trường, nhưng sẽ không thắng được lịch sử. Sẽ đến lúc có sự phán xét công bằng, bằng hình thức này hay hình thức khác. Mọi hành động bạo lực của giới quân sự và độc tài, từ Âu sang Á, từ Mỹ Latin sang Cận Đông, đều đã chứng minh như thế.
H. Mondjian, một tác giả marxist, khi phê phán những người đề cao bạo lực, chủ trương dùng chiến tranh để mở rộng phe xã hội chủ nghĩa, có nói rằng: “coi chiến tranh và bạo lực chính trị là nhân tố quyết định lịch sử là không đúng. Chiến tranh không thể sinh ra hình thái kinh tế-xã hội mới, cũng chẳng thủ tiêu được một chế độ xã hội đang có sức sống” [41]. Để đầy đủ, cần bổ sung cho ông một ý: Đồng thời, bạo lực chính trị và chiến tranh chống lại nhân dân không thể tiêu diệt sự khai sinh xã hội mới, cũng chẳng thể cứu được một chế độ đã không còn sức sống./.
Tháng 4 23, 2013
Lê Tuấn Huy
© 2013 Lê Tuấn Huy & pro&contra
------------------
Phụ lục: Quân đội và cách mạng[42]
Lenin
Cuộc khởi nghĩa ở Xê-va-xtô-pôn ngày càng mở rộng. Tình hình đang tiến gần đến kết cục. Những người lính thủy và binh lính đấu tranh cho tự do đã loại bỏ bọn chỉ huy. Trật tự được duy trì nguyên vẹn. Chính phủ chưa diễn lại được trò hề bỉ ổi như trong sự kiện Crôn-stát, chưa gây nên được một cuộc tàn sát nào. Hạm đội đã không chịu ra khơi và đang uy hiếp thành phố, nếu người ta tìm cách đàn áp những người khởi nghĩa. Trung úy hải quân Smít vì “cả gan” tuyên bố sẽ dùng vũ khí để bảo vệ những tự do đã hứa hẹn trong Đạo dụ ngày 17 tháng Mười mà đã bị cách chức thì giờ đây đã nắm lấy chức vụ chỉ huy tàu “Ô-tsa-cốp”. Như báo “Nước Nga” đã cho biết, hôm nay, ngày 15 là hạn cuối cùng cho lính thủy đầu hàng.
Do đó, chúng ta ở vào ngay đêm trước của cái giờ phút quyết định. Mấy ngày sắp tới – có thể là mấy giờ – sẽ chỉ rõ những người khởi nghĩa sẽ thắng không, hay là họ sẽ bị đánh bại, hay là một hiệp định nào đó sẽ được ký kết. Vô luận thế nào, những sự kiện ở Xê-va-xtô-pôn chỉ ra rằng chế độ nô lệ cũ trong quân đội – chế độ biến người lính thành những cái máy vũ trang, biến họ thành công cụ trấn áp mọi nguyện vọng tự do, đã hoàn toàn phá sản.
Cái thời đại mà quân đội Nga vượt biên giới nước Nga để đàn áp cách mạng – như năm 1849 – đã qua không bao giờ trở lại. Ngày nay quân đội đã kiên quyết li khai hẳn với chế độ chuyên chế. Chưa phải toàn bộ quân đội đều đã trở thành cách mạng. Giác ngộ chính trị của binh lính và lính thủy còn rất thấp. Nhưng điều quan trọng là ý thức đã được thức tỉnh, binh sĩ đã bắt đầu phong trào của mình, tinh thần tự do đã thấm vào trại lính ở khắp mọi nơi. Trại lính ở Nga thường tồi tệ hơn bất cứ nhà tù nào; không ở đâu cá tính bị trấn áp và áp bức như trong trại lính; không ở đâu lại dùng nhiều nhục hình, đánh đập, lăng mạ đối với con người đến như thế. Và trại lính đó cũng đang trở thành một lò lửa cách mạng.
Những sự kiện ở Xê-va-xtô-pôn không phải đơn độc và ngẫu nhiên. Chúng ta sẽ không nói về những mưu đồ trực tiếp khởi nghĩa trước kia trong hải quân và quân đội. Chúng ta hãy so sánh những tia lửa ở Pê-téc-bua với đám cháy ở Xê-va-xtô-pôn. Chúng ta hãy nhớ lại những yêu sách mà binh sĩ trong các đơn vị quân đội ở Pê-téc-bua hiện đang đề ra (những yêu sách đó đã được đăng trong số báo ngày hôm qua của chúng ta). Bản kê những yêu sách đó là một văn kiện tuyệt diệu biết bao! Nó chỉ ra một cách rõ ràng biết bao, rằng quân đội nô lệ đang biến thành quân đội cách mạng. Hiện nay có lực lượng nào có thể cản trở được sự truyền bá những yêu sách như vậy trong toàn hải quân và lục quân không?
Những binh sĩ Pê-téc-bua muốn được cải thiện về ăn uống, áo quần, nhà ở, tăng thêm lương bổng, rút ngắn thời hạn phục vụ và thời gian tập luyện hàng ngày. Nhưng trong những yêu sách của họ thì những yêu sách khác – mà chỉ có người binh sĩ – công dân mới có thể đề ra – đã chiếm nhiều chỗ hơn. Quyền mặc quân phục đi dự mọi cuộc họp, “như mọi công dân”, quyền đọc và giữ tất cả các báo trong doanh trại, tự do tín ngưỡng, sự bình đẳng về quyền lợi của tất cả các dân tộc, xóa bỏ hoàn toàn mọi nghi thức biểu thị tôn kính cấp trên ở ngoài doanh trại, xóa bỏ lính cần vụ, xóa bỏ tòa án quân sự và giao mọi vụ án của tòa án quân sự cho tòa án dân sự phổ thông xét xử, quyền đề xuất, đệ trình những đơn khiếu nại tập thể, quyền tự vệ khi chỉ huy có bất kì một ý định nhỏ muốn đánh. Đó là những yêu sách chủ yếu nhất của binh lính Pê-téc-bua.
Những yêu sách đó chỉ rõ rằng tuyệt đại bộ phận quân đội đã đồng tình với những người khởi nghĩa Xê-va-xtô-pôn đang đấu tranh giành tự do.
Những yêu sách đó chỉ rõ rằng những câu nói của bọn tôi tớ của nền chuyên chế về tính trung lập của quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho quân đội đứng ngoài chính trị v. v. là giả dối, rằng những lời nói đó không thể mong được binh lính đồng tình một chút nào.
Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị – đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính trị phản động, biến binh lính Nga thành tôi tớ của bọn Trăm đen, thành những kẻ đồng lõa với cảnh sát. Không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh của toàn dân giành tự do. Kẻ nào có thái độ thờ ơ đối với cuộc đấu tranh ấy thì kẻ đó ủng hộ sự hoành hành của chính phủ cảnh sát, chính phủ này hứa hẹn tự do chẳng qua là để nhạo báng tự do.
Yêu sách của những binh sĩ – công dân, thực chất là yêu sách của Đảng dân chủ – xã hội, yêu sách của mọi đảng cách mạng, yêu sách của những công nhân giác ngộ. Gia nhập hàng ngũ những người đấu tranh cho tự do, chạy sang phía nhân dân, điều đó sẽ đảm bảo cho sự nghiệp của tự do thắng lợi và những yêu sách của binh sĩ được thực hiện.
Nhưng để cho những yêu sách đó được thực hiện một cách thực sự đầy đủ và vững chắc, thì còn phải tiến lên một ít nữa. Cần phải tập trung tất cả những nguyện vọng riêng biệt của những binh sĩ bị sự khổ dịch đáng nguyền rủa của chế độ trại lính đày đọa thành một đơn thỉnh nguyện hoàn chỉnh. Và những yêu sách đó được tập trung lại sẽ có nghĩa là: xóa bỏ quân đội thường trực, thay thế nó bằng vũ trang toàn dân.
Quân đội thường trực ở bất cứ đâu và trong mọi nước đều chủ yếu dùng để chống kẻ thù bên trong hơn là để dùng chống lại kẻ thù bên ngoài. Ở bất cứ đâu quân đội thường trực cũng trở thành công cụ của thế lực phản động, tôi tớ của tư bản trong cuộc đấu tranh chống lại lao động, cũng là tên đao phủ đối với tự do của nhân dân. Trong cuộc cách mạng giải phóng vĩ đại của chúng ta, chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở những yêu sách cục bộ. Chúng ta hãy đào bỏ tai họa tận gốc. Chúng ta hãy hoàn toàn xóa bỏ quân đội thường trực. Hãy để cho quân đội hòa vào quần chúng vũ trang, hãy để cho quân đội dạy tri thức quân sự của mình cho nhân dân, hãy xóa bỏ trại lính và thay thế nó bằng trường quân sự tự do. Không một lực lượng nào trên thế giới dám xâm phạm đến nước Nga tự do, nếu thành trì của tự do đó là nhân dân vũ trang đã xóa bỏ đẳng cấp quân sự, đã biến tất cả các binh sĩ thành công dân và đã biến tất cả mọi công dân có thể cầm súng thành binh sĩ.
Kinh nghiệm của Tây Âu đã chỉ rõ tất cả tính chất phản động của quân đội thường trực. Khoa học quân sự đã chứng minh rằng chế độ dân cảnh có thể hoàn thành nhiệm vụ quân sự cả trong chiến tranh phòng ngự lẫn trong chiến tranh tấn công. Cứ để cho giai cấp tư sản giả nhân giả nghĩa hoặc đa cảm mơ ước về giải trừ vũ trang. Khi nào trên thế giới còn người bị áp bức và bóc lột, – thì chúng ta phải thực hiện vũ trang toàn dân chứ không phải là giải trừ vũ trang. Chỉ có vũ trang toàn dân mới đảm bảo đầy đủ tự do. Chỉ có vũ trang toàn dân mới hoàn toàn đánh đổ thế lực phản động. Chỉ trong điều kiện thực hiện những cải cách đó thì hàng triệu quần chúng lao động mới thực tế được hưởng tự do chứ không phải chỉ một nhúm bọn bóc lột là có tự do.
Viết ngày 15 (28) tháng Mười một 1905
Đăng ngày 16 tháng Mười một 1905 trên báo “Đời sống mới”, số 14
Ký tên: N. Lê-nin
(Lenin: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2005, T. 12, tr. 134-138)
[1] Đã có thông tin về Dự thảo 2, và cả Dự thảo 3 nhưng chưa (hay sẽ không?) công bố chính thức. Trong bài này, vẫn nói đến dự thảo đầu tiên.
[2] Đến thời điểm này, những bài mà tôi biết, là:
19/02/2013, QĐND, Trung tướng PGS, TS. Nguyễn Tiến Bình, Không có Quân đội đứng ngoài chính trị.
27/02/2013, VTV, Thu Trà [ghi ý kiến của Đại tá Bùi Quang Cường], ”Phi chính trị hóa quân đội” là luận điệu phản động.
28/02/2013, QĐND, Thuý An và Thuỳ Linh, Không thể chấp nhận quan điểm “phi chính trị hoá Quân đội”.
28/02/2013, ĐCSVN, Đại tá, TS. Nguyễn Văn Quang, “Quân đội không thể và không nên trung lập” – Lịch sử đã cảnh báo.
05/03/2013, ND, Vũ Tiến Anh, “Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân…”.
14/03/2013, VNN, L. Thư [ghi ý kiến của Thiếu tướng GS. Bùi Phan Kì và TS. Cao Đức Thái], ‘Phi chính trị hóa, quân đội thành đội quân robot’ (Link bản khác tại VnExpress).
17/03/2013, TTXVN, Trung tướng PGS, TS. Tô Lâm, “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là mắc kế địch”.
17/03/2013, QĐND, Lệ Chi – Vọng Đức, Quân đội trung lập về chính trị: Đừng mơ hồ.
18/03/2013, VOV, TS. Trương Minh Tuấn, Bản chất chính trị của quân đội nhân dân Việt Nam.
10. 24/03/2013, QĐND, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Đạo lí và lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
11. 28/03/2013, QĐND, Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, Không thể “phi chính trị hóa” quân đội.
Và, từ trước đợt góp ý sửa đổi hiến pháp, đã có những bài tương tự:
12. 08/12/2008, QĐND, Nguyễn Ngọc Hồi, Quân đội không thể phi chính trị.
13. 04/10/2012, ND, Trung tướng, TS. Võ Tiến Trung, Phòng, chống khuynh hướng “phi chính trị hóa” trong Quân đội.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, HN. 2000, T. 11, tr. 350.
[4] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 3, tr. 507-508.
[5] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 4, tr. 239.
[6] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 4, tr. 149.
[7] Năm 1950, báo này sáp nhập với báo Quân du kích, thành báo Quân đội Nhân dân (BBT Hồ Chí Minh Toàn tập).
[8] Hồ Chí Minh: Sđd, T. 5, tr. 115.
[9] Nay là Trường Sĩ quan Lục quân I (BBT Hồ Chí Minh Toàn tập).
[10] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 5, tr. 432.
[11] Hồ Chí Minh: Sđd, T. 6, tr. 261.
[12] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 6, tr. 272-273.
[13] Hồ Chí Minh: Sđd, T. 12, tr. 293.
[14] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 5, tr. 94-95.
[15] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 7, tr. 480-482.
[16] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 11, tr. 371-375.
[17] Hồ Chí Minh: Sđd, T. 11, tr. 504.
[18] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 12, tr. 90.
[19] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 12, tr. 558.
[20] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 5, tr. IX; T. 6, tr. XI.
[21] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 4, tr. 149; T. 5, tr. 640.
[22] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 12, tr. 510.
[23] Xem: Hồ Chí Minh: Sđd, T. 12, tr. 491-506.
[24] Bản thân Marx không tuyệt đối hóa năm hình thái kinh tế xã hội khi ông từng nói đến “phương thức sản xuất châu Á” và những hình thức sở hữu khác có trong lịch sử. Về sau, việc phân kì lịch sử kiểu hình thái đã bị chính giới sử học marxist-leninist phê bình, bởi ngoài cung cách gắn chặt với các cặp giai cấp, lịch sử còn và phải được tiếp cận dưới nhiều chiều cạnh mới có thể có được cái nhìn toàn diện hơn. Xem: Marx-Engels: Tuyển tập, Nxb Sự thật, HN, 1981-1984, T. II, tr. 638; và: Guy Boudé – Hervé Martin: Các trường phái sử học, Phạm Quang Trung và Vũ Huy Phúc dịch, Viện Sử học Việt Nam, HN, 2001, tr. 368-370, 400-408.
[25] Marx-Engels: Sđd, T. III, tr. 60.
[26] Xem: Marx-Engels: Tuyển tập, Nxb Sự thật, HN, 1981-1984, T. VI, tr. 184, 251-252.
[27] Marx-Engels, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1994, T. 14, ST, tr. 11.
[28] Trường hợp Khối NATO (1948-) và Khối Warsaw (1955-1991) cũng không phải là hai quân đội của hai giai cấp, mà là hai liên minh của các quân đội quốc gia.
[29] Xem: Lương Ninh (cb): Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, HN, 1998, tr. 204-238.
[30] Xem: Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn la: Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, HN, 1999, tr. 45-57.
[31] Xem: Sđd, tr. 145-151.
[32] Sơ bộ, có thể đọc theo link ở đây, ở đây, ở đây, ở đây, ở đây…
[33] Dẫn lại: R.J. May & Viberto Selochan (ed.): The Military and Democracy in Asia and the Pacific, ANU E Press, Canberra, 2004, p.10.
Các chính quyền quân sự ở châu Á mà tôi nhắc đến bên trên, được nghiên cứu cụ thể trong công trình này. Về trường hợp Chile, mà chính quyền quân sự để lại hệ quả thế nào và cần chuyển đổi ra sao, có thể tham khảo một chuyên luận được viết tám năm sau khi Pinochet không còn nắm quyền: Military and Politics: Weaknesses in Chilean Democracy.
[34] Lenin: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2005, T. 12, tr. 136. Xem toàn văn bài Quân đội và cách mạng ở Phụ lục, cuối bài này của tôi.
[35] Theo Bill Hayton, vào thời điểm Hội nghị Trung ương 4 khóa X, “Quân đội Việt Nam nắm trong tay một công ty viễn thông, một ngân hàng, một công ty tàu biển, nhiều nhà máy dệt và cả một hệ thống nhà hàng khách sạn. Tổng cộng có gần 250 doanh nghiệp quân đội”. Hiện nay, con số này tại website của Cục Kinh tế – Bộ Quốc phòng là 109. Như vậy, việc thực hiện quyết định của Hội nghị Trung ương 4 đã được cải biên thành “tái cấu trúc” kinh tế quân đội.
[36] Những sự kiện mà tôi đọc được:
- Tháng Năm 2011, hàng ngàn hộ ở Thanh Hóa thiếu đói, chính quyền xin trợ cấp gạo, thì công an, bộ đội biên phòng và Ban chỉ huy Quân sự tỉnh diễn tập rầm rộ chống gây rối, bạo loạn.
- Tháng Tám 2011, Diễn tập khu vực phòng thủ Ninh Thuận và Vĩnh Long (Hai bản tin này gần như nhau. Chi tiết bản tin thứ hai cho thấy đây không phải là diễn tập quân sự chuyên nghiệp của quân đội, mà diễn tập có sự tham gia của quầnchúng, với mục đích trị an).
- Tháng Bảy 2012, Quân khu 7 diễn tập chống bạo loạn vũ trang lật đổ chính quyền có lực lượng nước ngoài can thiệp.
- Tháng Mười 2012, diễn tập chống bạo loạn tại Điện Biên.
- Tháng Mười một 2012, Sóc Trăng diễn tập trấn áp bạo loạn.
- Tháng Mười hai 2012, diễn tập chống bạo loạn hàng không và trấn áp biểu tình.
[37] Tài liệu sử học Việt Nam đã sớm ghi nhận như thế. Xem: Nguyễn Anh Thái (cb): Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, HN, 2000, tr. 456-457.
[38] Về nguyên thủ quốc gia, xem: Nguyễn Đăng Dung (cb): Giáo trình luật hiến pháp của các nước tư bản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN, 1998, tr. 167-183. Tuyên thệ nhậm chức và vai trò của nguyên thủ đối với quân đội ở Hoa Kì, Pháp, Anh, Đức, Nhật: xem phần Phụ lục, ở hiến pháp tương ứng. Đối với nguyên thủ Nga, xem: Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An (cb): Thể chế chính trị thế giới đương đại, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2003, tr. 210-214.
[39] Clinton Rossiter: Parties and politics in America, Cornell University Press, Ithaca, N.Y., 1960.
[40] Nguyên Bộ Trưởng Quốc phòng R. Gates, trong lần dự lễ tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Hoa Kì năm 2007, đã nói với cử tọa rằng Quốc hội, tự do báo chí và quân đội phi chính trị là những thứ cần thiết cho một đất nước tự do, để nhấn mạnh trách nhiệm báo cáo trung thực của quân đội đối với cơ quan lập pháp và trước báo giới. Qua đó có thể thấy, một quân đội phi chính trị không chỉ trực thuộc vô điều kiện vào hành pháp, mà còn phải chịu sự giám sát của lập pháp và công luận, chứ không phải dựa vào sức mạnh mà “tự trị”, xem các cơ chế xã hội khác là kẻ thù khi họ giám sát mình.
[41] H. Môm-gian: Những cột mốc của lịch sử, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, HN, 1986, tr. 192. (Bản tiếng Pháp: H. Momdjian: Les jalons de l’histoire; La doctrine Marxiste des formations économiques et sociales, Moscou: Ed. du Progrès, 1981)
[42] Những chỗ in nghiêng là LTH lưu ý.
Tại sao Sang Chủ tịch chỉ đạo LS. Trần Đình Triển “đánh” Tổng Mạnh?
Trần Đình Triển |
.
Lê Khả Phiêu |
Phiêu-Sang-Yến-Tâm nhận thấy phe mình không có thế mạnh và thực quyền,
công an và quân đội cũng không nắm được bao nhiêu dù trên danh nghĩa là
“thống lĩnh quân đội và lực lượng vũ trang”, Triển đã cố vấn cho nhóm
Phiêu-Sang-Yến-Tâm rằng phải đặt cược vào lá bài còn lại: GẠT GẪM LÒNG DÂN
bằng mọi giá. Đồng bào có thể kiểm chứng từ sau đại hội 11 đến nay, Tư
Sang đã “quán triệt” vào lá bài này, với tư cách lãnh tụ yêu dân, Tư
Sang đã đi nhiều nơi, gặp đủ thành phần, trong mỗi buổi nói chuyện đều
không cần cân nhắc, phang đủ mọi tội lỗi cho Tổng bí thư, Thủ tướng, còn
ông ta thì “thiểu số phải phục tùng đa số”.
Quay lại chuyện ân thù với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, trước đại hội 11,
Tư Sang bằng nhiều cách nịnh bợ Nông Đức Mạnh nhằm kiếm lá phiếu giới
thiệu vào ghế Tổng bí thư và tranh thủ sự ủng hộ của ông này, Nông Đức
Mạnh cũng ậm ừ cho qua chuyện. Để chắc chắn hơn cho vị trí mới, Triển
cũng đề xuất Tâm, Yến bơm cho Tư Sang khoản tiền khổng lồ để gõ cửa từng
nhà các vị ủy viên trung ương và cả các cố mệnh đại thần, nhưng già néo
đứt dây, từ các hành động này, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nhìn ra bộ
mặt nham hiểm, thủ đoạn của Tư Sang nên quyết định giới thiệu và ủng hộ
Nguyễn Phú Trọng vào ghế Tổng bí thư trong những phút cuối cùng. Mối thù
này đã được tập đoàn truyền thông Phiêu-Sang-Yến-Tâm mang tên "Quan làm báo" do thị Yến làm “đại diện” thể hiện ngay từ bài đầu tiên, mở màn cho chiến dịch “Trả thù đại hội 11, tái chiến HNTW6” với tiêu đề “Chuyện tình Tâm & Mạnh” (ngày 29/5/2012) với lời lẽ hằn học, tục tĩu, cùng trong ngày này, Triển cũng phang luôn “Đơn tố cáo của con gái ông Nông Đức Mạnh”
lên website của Văn phòng Luật Vì dân do Triển làm đại diện sau đó gửi
mail, bình luận khắp nơi trên mạng. Các bài viết sau đó trên Quan làm
báo được thị Yến tiếp tục đưa lên nhằm chửi bới Nông Đức Mạnh mà mũi dùi nham hiểm phía sau là nhắm vào Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng nhằm triệt hạ uy tín ông này.
.
"minh chủ" Trương Tấn Sang |
Triển hung hăng đưa lên facebook sau đó spam email đi khắp nơi, nhiều trang như “dân luận” “ttxva” đã vô tình trở thành cái loa cho Phiêu-Sang-Yến-Tâm trong phi vụ này |
Tại sao Triển lại tự tin đến mức ngang nhiên làm những chuyện mà không
ai dám làm? Sự liều lĩnh này bắt nguồn từ câu Tư Sang đã nói với Triển “Chú xem, đám Hữu Vinh, Viết Đào, Xuân Diện, Huệ Chi chửi Thủ tướng, Tổng bí thư cỡ đó mà có thằng nào dám đụng?”, Triển ngẫm nghĩ “Ah, ra thế!” và yên tâm tham gia thực hiện chiến dịch một ná 1 bầy chim: Hạ gục Nông Đức Mạnh, hạ bệ Nguyễn Phú Trọng và gạt gẫm lòng dân
để Hội nghị trung ương 7, Quốc hội sắp tới, Tư Sang sẽ lên ngôi Chủ
tịch nước kiêm Tổng bí thư của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo
“slogan” mới của thị Yến trên Quan làm báo. Liệu âm mưu này của Phiêu-Sang-Yến-Tâm có thành hiện thực?
Luận bàn thêm một chút về con người của Trần Đình Triển
Bản chất của Triển là một kẻ vô nhân cách, sống tệ bạc với vợ con, đầu óc lệch lạc có vấn đề, nghiện game và rất đam mê chat sex,
đây là những điều khó tin trong vẻ đạo mạo, luôn miệng nhân danh chính
nghĩa hàng ngày của Triển. Có thể cho rằng tôi bịa đặt để nói xấu vị
luật sư “đáng kính” này, nhưng chả lẽ cậu con trai Trần Đình Minh Long lại đi nói xấu bố mình? Chuyện bắt đầu từ khi hai cha con thực hiện ước vọng làm minh chủ võ lâm bằng cách cùng nhau tham gia game trực tuyến “Thế giới Hoàn Mỹ”, trong thế giới ảo con người cũng dễ dàng lộ rõ bản chất. Hãy xem đoạn Trần Đình Minh Long (nick heocon77, ruki…) tâm sự công khai trên diễn đàn về bố mình (Triển có hàng loạt nick trên Thế giới Hoàn Mỹ: trumanghecon, datstar180, hongthails83, chaukietluan87… bạn đọc có thể tự kiểm chứng).
Tiếp tục trao đổi với Minh Long qua Yahoo, cậu còn tiết lộ những sự thật
khó tin hơn về Trần Đình Triển mà tôi không tiện trình bày, đồng bào
quan tâm có thể trao đổi trực tiếp với Minh Long qua nick chat: trandinh_minhlong@yahoo.com. Còn trình độ luật sư của Triển thế nào thì đồng bào có thể kiểm chứng qua nhận xét của đồng nghiệp và các blogger: Trẻ trâu, Tre làng, Google Tiên Lãng...
|
Trần Xuân Hồng
(0904.149.911)
(On The Net)
Hai Ủy viên Bộ chính trị đối đầu trong cuộc chiến tâm linh tại đàn Xã Tắc
Đường vành đai 1 Kim Liên – Ô Chợ Dừa đoạn qua đàn Xã Tắc là nơi linh
địa. Giới đồng cốt tin rằng lập đàn thờ tế ở đây có thể hô phong, hoán
vũ, điều khiển được trời đất, đảo được vận người. Hai Ủy viên Bộ Chính
trị cừu hận đã lâu nay sử dụng âm binh âm tướng để hạ gục nhau. Chiến
cuộc bước vào hồi kịch tính với việc huy động Cảnh sát trật tự cùng
Thanh tra giao thông ra quân trong chiến dịch chớp nhoáng nhằm dẹp bỏ
điện cầu của đồng chí Trưởng ban Tổ chức TW ngay trên nền đất thiêng.
Hà Nội đầu năm 2010, chỉ ngót 1 năm nữa là đến ĐH Đảng 11. Đồng chí Hồ
Đức Việt trưởng ban Tổ chức Trung ương lúc bấy giờ nằm trong danh sách
được cơ cấu lên cao (ít nhất Chủ tịch QH, có thể còn lên Tổng Bí thư).
Đồng chí cùng phu nhân nổi tiếng là mê tín, tin vào thánh thần, đồng
cốt. Một mặt trau dồi lý tưởng, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, mặt khác
đồng chí không ngừng tìm kiếm sự bảo hộ về tâm linh.
Lên đồng |
Khi thi công con đường vành đai 1, vị trí đàn Xã Tắc phát lộ. Đồng chí
Trưởng ban Tổ chức cùng phu nhân sai ngay Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn
Văn Khôi đích thân xuống trông nom việc lập điện cũng như đảm bảo “trật
tự trị an” khu vực này. Sở dĩ quan “thổ địa” Nguyễn Văn Khôi phải khổ sở
đi làm cái việc bất đắc dĩ của một ông từ đền bởi lẽ nhờ có sự trợ giúp
của đồng chí Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Khôi “nghẹo” (cổ
và đầu bị dị tật luôn nghẹo sang một bên) mới có thể nhảy từ Giám đốc sở
GTVT lên Phó Chủ tịch Hà Nội (thay Đỗ Hoàng Ân) mặc dù đồng chí Khôi
còn đang dính bê bối 600 triệu đô-la tại dự án thoát nước mà do cái bê
bối này, Hà Nội bị ngập to năm 2008 (đ/c Khôi trước làm sếp Ban quản lý
Thoát nước HN). Việc đề bạt Nguyễn Văn Khôi nằm ngoài sự “sắp xếp” của
đồng chí Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị.
Tết nguyên đán cận kề, quan thổ địa Hà Thành cùng Phu nhân Trưởng ban Tổ
chức kíp kén 1 toán thợ khéo cùng tay thày nổi tiếng Hà Thành dựng một
điện, ngày đêm cầu đảo đất trời để có thể điều khiển được vận hạn phục
vụ thăng quan tiến chức của đồng chí Trưởng ban Tổ chức trong đại hội
11.
Chẳng dè, tay thày này lại là chỗ đi lại thường xuyên của Phạm Quang
Lợi, phụ thân Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị. Câu chuyện phút chốc
đến tai Bí thư Thành ủy.
Mặc dù năm hết Tết đến, Bí thư vẫn dành thời gian ít ỏi quan tâm đến câu
chyện tâm linh này. Đồng chí lệnh khẩn cấp thành lập Tổ công tác liên
ngành đặc biệt gồm Công an và Thanh tra giao thông do đích thân tướng
Nhanh và Nguyễn Quốc Hùng (giám đốc Sở GTVT, đệ cứng của đ/c Nghị) chỉ
huy. Tổ công tác này chỉ nhận lệnh và chấp hành mệnh lệnh trực tiếp từ
Bí thư Thành ủy.
Đúng nửa đêm, khi “tổ công tác” tâm linh đang lên đồng tới độ phê nhất
thì một toán Công an, Thanh tra GTVT xông vào phá và tịch thu hết bàn
thờ, đồ cúng tế. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức TW và đ/c Phó chủ tịch
thành phố nhảy ngay ra quát nạt, Công an và Thanh tra chùn tay thì được
tướng Nhanh và Nguyễn Quốc Hùng thúc giục rằng Tổ công tác liên ngành
đang thi hành mệnh lệnh đặc biệt từ đích thân Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, mọi mệnh lệnh khác đều không có hiệu lực.
Đối với Trưởng ban Tổ chức TW, việc phá đền này không thể tha thứ được.
Nó góp phần vào thổi bùng ngọn lửa hận thù giữa hai đồng chí Ủy viên Bộ
Chính trị mà đỉnh điểm là tại ĐH 11 của Đảng, đồng chí Hồ Đức Việt bị
mất ghế do mời thày về yểm vận mạng của đ/c Nghị và một đ/c Ủy viên Bộ
chính trị khác. Không may cho đ/c Việt là tay thày kia lại là đặc tình
của an ninh làm việc cho tướng Nhanh. Toàn bộ kịch bản ám sát “tâm linh”
được an ninh tố lên Bộ Chính trị trước sự bẽ bàng của đ/c Trưởng Ban Tổ
chức Trung ương.
23/04/2013
Cầu Nhật Tân
(Blog Cầu Nhật Tân)
Michael Lang - Chủ nghĩa cộng sản đây rồi!
Trong thời buổi lộn xộn hiện nay, những kẻ không ưa chủ nghĩa xã hội cứ
bảo: Ta nói tiến lên chủ nghĩa xã hội nhưng chẳng biết nó là cái chi,
mặt mũi ra răng, bao nhiêu năm toàn đi mò mẫm!
Tui thì tui nói hổng phải dzậy. Không những chỉ là chủ nghĩa xã hội, mà
chúng ta đã từng biết cả mặt mũi chủ nghĩa cộng sản rồi. Cái “mô hình”
của nó đã từng có trên đất nước ta.
Đứa là khi tại Thanh Hóa có cái hợp tác xã Định Công, hình như ở huyện
Yên Định thì phải. Ở đó, chánh quyền quyết định: cả xã là một hợp tác
xã. Rứa là lớn lắm, gần bằng nông trang tập thể ở Liên Xô nhé. Xã quyết
định là phải bỏ cái kiểu ở lẻ tẻ manh mún như bao đời nay, huy động
người dựng nhà dãy san sát nhau ở trên đồi, cứ dăm chục hộ chi đó thì
đào cho một giếng nước chung. Ở đầu mỗi dãy nhà treo một cái kẻng làm
bằng vỏ trái bom mà máy bay Mỹ ném xuống không nổ. (Răng mà bọn đế quốc
ngu rứa, ném cả bom không nổ để dân ta có cái xây dựng chủ nghĩa cọng
sản, he he!) Đến giờ thức dậy, cho người gõ kẻng báo, tất cả dậy. Đi làm
– gõ kẻng, tất cả ra đồng. Nấu ăn – gõ kẻng, nhà mô nhà nớ phải đồng
loạt nổi lửa. Ăn cũng rứa, thực hiện đồng loạt. Và tất nhiên là đi ngủ
cũng theo kẻng.
Nhưng mà phá nhà cũ lên đồi ở để làm chi? Đó là vì cái mục đích tăng
diện tích đất trồng trọt. Có rứa thì mới tăng được sản lượng, tăng
di-đi-pi, mới vượt được các nước tư bản chớ!
Đứa là vào khoảng năm 1977. Tui còn nhớ, mô hình nầy đã được cố đồng chí
tổng bí thơ lúc bấy giờ ủng hộ nhiệt liệt. Đồng chí đã về thăm Định
Công. Và tại đó, đồng chí đã vỗ đùi tuyên bố: “Chủ nghĩa cộng sản đây
rồi!” và ra quyết định nhân rộng mô hình. Bà con bấy giờ mới biết mình
đang ở ngưỡng cửa thiên đường! (Trước đó một năm, đồng chí cũng đã tuyên
bố: “Đến năm 80 thì dân ta muốn khổ cũng không được khổ.”)
Vào thời đó, còn có vài nơi khác cũng đã gần được như rứa. Ở Nghệ An có
anh bí thơ Trương Kiện. Ảnh từng tuyên bố: “Chúng ta tiến lên chủ nghĩa
xã hội bằng một mo cơm, một quả cà và một tấm lòng cộng sản!” Câu tuyên
bố nầy đã được báo chí nhà nước đăng trang trọng trên đầu trang nhất. Mà
không chỉ nói, ảnh đã huy động cả tỉnh đi đào đắp công trình thủy lợi
Vách Bắc (mà về tác dụng của nó thì dân vùng đó cứ dè bỉu là hạn nơi cần
tưới, ngập nơi cần tiêu). Quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội của ảnh
cao đến mức 29 Tết ảnh vẫn chưa cho dân làm thủy lợi về nhà, dẫn đến vụ
một cái cống lớn bị sập, vùi lấp hàng trăm nhân mạng.
Đáng tiếc là vào những năm sau đó, không biết vì cớ chi người ta bỏ
những mô hình này. Rứa là dân ta mất hướng, không còn hình dung ra xã
hội cọng sản nữa. Nước ta bước lùi lại thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, rồi lùi tiếp một bước nữa: tạm xây dựng kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa đã, bao giờ thật mạnh mới chính thức xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhưng cũng còn may là các đồng chí lãnh đạo vẫn luôn luôn dạy phải kiên định lập trường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mấy năm gần đây, Triều Tiên nổi lên như một ngôi sao trên bầu trời chánh
trị quốc tế. Hết đồng chí Ỉn lại đến đồng chí Ủn liên tiếp làm cho đế
quốc Mỹ và Hàn Quốc khốn đốn. Bao nhiêu năm qua, chính chúng ta cũng cứ
tưởng Triều Tiên chậm phát triển, bây giờ nghe đài Triều Tiên mới thấy
té ra họ đang xây dựng một quốc gia hùng cường với một quân đội bách
chiến bách thắng. Tui bỗng hiểu ra: Chủ nghĩa cọng sản kia rồi!
Đáng tiếc là trong hàng chục niên, lợi dụng chiêu bài đổi mới, “đa
phương hóa, đa dạng hóa” các mối quan hệ quốc tế, một nhóm người có thế
lực nhưng “suy thoái tư tưởng” đã đưa nước ta xích lại với kẻ thù Nam
Hàn mà gần như lãng quên mối quan hệ với những người đồng chí Bắc Hàn
(tức Triều Tiên). May mà gần đây, các đồng chí lãnh đạo lại đang tìm
cách thắt chặt trở lại quan hệ với những người anh em trên tinh thần
“quốc tế vô sản”.
Mong sao ta học tập được Triều Tiên và “phát huy” trở lại các mô hình
Định Công, Vách Bắc,… để trong mấy năm nữa ta lại có thể tuyên bố (trước
sự thèm thuồng ghen tị của bọn Mỹ, Nhật, Hàn,…): Chủ nghĩa cộng sản đây
rồi!
Michael Lang
(Lề Trái)
Người Buôn gió - Ngày đầu ở Weimar
Tôi theo chân người bảo trợ , giờ tôi chỉ biết có ông ta, ông ta ra hiệu
đi đâu là tôi đi theo. Người bảo trợ tên là Giắc, cao lớn, nhanh nhẹn
và niềm nở, đôn hậu. Giắc ra hiệu tôi nốt điếu thuốc khi tôi định vất
điếu thuốc hút dở đi theo ông. Ông trìu mến nhìn tôi và chờ đợi. Ông
nhìn tôi với ánh mắt ấm ấp rất lạ, như giữa tôi và ông có tình cảm ruột
thịt gần gũi nào đó.
Ngày đầu ở Weimar |
Đến chiều tôi biết Giắc là một nghệ sĩ điêu khắc, Giắc có những tác
phẩm đặt ở nhiều nơi công cộng tại thành phố này. Là một nghệ sĩ ham
thích tự do, Giắc sống ở Đông Đức và đã trải qua những lần thẩm vấn với
Stasi ( cơ quan mật vụ, an ninh Đông Đức ). Trên khuôn mặt hiền hậu, nụ
cười tươi và đôi mắt dịu dàng của Giắc vẫn có vương lại những đường nét
khắc khổ, gian lao mà ông đã trải qua những năm 80 thế kỷ trước. Ông chỉ
cho tôi tòa nhà mật vụ Đông Đức ở Weimar và ra hiệu ông đã phải vào đó
nhiều lần, rồi ông ôm vai tôi và cười.
Giắc đưa tôi đến nhận căn hộ mà thành phố cấp tạm cho tôi trong thời
gian ở đây. Đó là một căn hộ trong tòa nhà chung cư lớn. Ngay cửa chung
của căn hộ, Giắc chỉ cho tôi tên tôi ở chỗ bấm chuông và hòm thư. Tôi
bất ngờ vì sự chu đáo đến vậy, nhìn tên mình cùng với hàng tên của những
người khác ở đây, cảm giác thật lạ.
Căn hộ có một phòng ngủ, một phòng khách. Có đầy đủ máy sưởi, ti vi,
điện thoại, máy tính, intenet, giường đệm , bàn ghế và bếp, tủ lạnh, dao
, nĩa bát đĩa ...
Giắc nói tôi hãy yên tâm ở đây sáng tác, sẽ chẳng bao giờ bị ai bắt vì tội sáng tác cả.
Lúc trước Giắc đưa tôi đi gặp ông thị trưởng Weimar , ở đây người thông
dịch đọc cho ông thị trưởng nghe đoạn dịch về Đại Vệ Chí Dị, khi được
giải thích về ý tứ câu chuyện, ông thị trưởng cười thích thú và nói với
tôi rằng tôi có thể chửi ông ta là thằng khốn nạn trên FB,tôi có thể
nói cái chính sách thành phố này tồi tệ và cam đoan không một nhà chức
trách nào dùng quyền hạn công vụ mà làm khó tôi về điều đó.
Căn hộ thật kín đáo và an toàn. Đầu tiên khách đến ở cửa chính bấm
chuông phòng nào, phòng đó mở , rồi lại đến lần nữa ở hành lang, rồi đến
cửa. Khách bấm chủ hộ nhấc điện thoại hỏi ai , đúng người mới mở, hai
lần như thế, lần cuối vào nhà lại còn phải đứng trước cái lỗ nhìn kiểm
tra nữa.
Giắc ra về, ông để lại điện thoại và địa chỉ thư.
Thế là giờ tôi ở một mình. Đầu tiên là phải kiếm cái ăn, tôi vào siêu
thị ngay gần khu chung cư tôi ở, khuân một đống đồ ăn thịt , rau, củ
quả, nước uống, dầu gội đầu. Giá cả thật ngạc nhiên, hóa ra đồ ăn ở Đức
rẻ hơn Việt Nam, ngon hơn và an toàn hơn. Loại thịt gà dùng để rán đã
tẩm ướp chưa đên 3,5 euro một kg, tính ra tiền Việt là khoảng 100 ngàn
đồng. Một cân thịt lợn ngon cũng chỉ tầm 3 euro tức khoảng hơn 70 nghìn
tiền Việt Nam đồng. Mua cả đống đồ ăn, thức uống, dầu gội đầu... đi làm
hai lần chưa hết 25 euro. Số thức ăn đó dùng cả tuần chưa hết.
( đi chợ lần 2 hết 8 euro)
Còn nhiều điều nữa, tôi sẽ viết thành một bài dài. Giờ tôi phải đi nấu ăn đã.
Xong rồi măm thôi |
(Facebook Người Buôn Gió)
Cường "đô la" kiếm được... 3,5 triệu đồng từ công ty mẹ trong quý I
Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc QCG Nguyễn Quốc Cường. |
Với 0,423% vốn điều lệ sở hữu tại Quốc Cường Gia Lai, Cường "đô la" chỉ
hưởng phần lợi nhuận 3,5 triệu đồng trong khoản lãi 826 triệu đồng của
công ty mẹ QCG.
CTCP Quốc Cường - Gia Lai (mã QCG) vừa công bố Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng quý I/2013.
Theo đó, trong quý này, lợi nhuận sau thuế của QCG đạt 826,45 triệu đồng, chỉ bằng 46% kết quả đạt được cùng kỳ năm 2012.
Nguyên nhân khiến lợi nhuận QCG sụt giảm mạnh do trong 3 tháng đầu năm,
QCG chỉ đạt 22,06 tỷ đồng doanh thu, bằng 57% doanh thu cùng kỳ.
Do giá vốn giảm mạnh so năm ngoái, chỉ còn 9 tỷ đồng, bằng 28,3% của quý
I/2013 nên lợi nhuận gộp 3 tháng đầu năm nay gấp đôi năm ngoái, đạt 13
tỷ đồng.
Chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay giảm, bằng 1/5 cùng kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ.
Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng mạnh gấp 15 lần cùng kỳ lên 6,2 tỷ
đồng. Ngoài ra, phần lợi nhuận khác cũng giảm 13 lần so cùng kỳ.
Kết thúc năm vừa rồi, QCG đã phải đính chính kết quả kinh doanh quý IV
và cả năm do... kế toán hạch toán nhầm. Sau điều chỉnh, lợi nhuận hợp
nhất quý IV đã tăng hơn gấp đôi và lợi nhuận lũy kế cả năm tăng gấp 3
lần.
Theo báo cáo thường niên 2012 được QCG công bố cùng ngày hôm nay, tại
QCG, ông Nguyễn Quốc Cường đang nắm giữ 0,423% vốn điều lệ công ty. Như
vậy, chỉ tính riêng công ty mẹ, trong quý này, cổ phần của ông Nguyễn
Quốc Cường chỉ tương đương với phần lợi nhuận 3,5 triệu đồng.
Phiên hôm nay, QCG đứng giá 6.900 đồng/cp sau nhiều phiên giảm liên tục.
Mai Chi(Dân trí)
Đến tận nơi mà xem, Bộ trưởng ơi!
Thêm chú thích |
Hôm
qua, tự nhiên dở người xem Thời sự VTV lúc 19h, chuyên mục "Dân hỏi, Bộ
trưởng trả lời", thấy Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo
Phử giả lời phóng viên về tình trạng trường lớp rách nát, học sinh đói
ăn - thiếu mặc trên vùng cao biên giới, nghe xong, phải tắt ngay tivi và
uống nước lạnh, kẻo đập màn hình mất toi cái để xem HBO -Cinimax sau
này...
Rồi
ngồi nghĩ và đành gật gù: Bác ấy béo núng béo nính, nặng nề và lật đật
như thế, có đi được đâu đâu mà biết, nên nói vậy, cũng là đúng thôi, chả
trách.
Ngay
ở huyện Bát Xát, Lào Cai, nơi bác ý "trưởng thành từ cơ sở", lên to,
thi thoảng mấy cô giáo Mầm non Pa Cheo vẫn hì hụi trèo lên tảng đá, giơ
điện thoại lên đầu, bật loa gọi điện thoại như cãi nhau, nhưng vẫn chỉ
nghe bập bõm mấy lời các cô nói, đại ý: "Hôm nào các anh lại đi công
tác, ngang qua đây cho tụi em xin ít cá khô, mì tôm, bánh kẹo, để tụi em
có thứ... gạ gẫm học sinh đi học, kẻo chúng nó ngại đường xa, đói bụng,
trốn hết!".
Còn ở Nhìu Cồ San (Sàng Ma Sáo, Bát
Xát, Lào Cai), cô giáo Huyền, mỗi khi đi bộ xuống trường chính ở xã, có
sóng điện thoại lại tỉ tê gọi điện - nhắn tin hỏi: "Em xin bột canh,
nước mắm cho học sinh. Nếu các anh còn tay, mua giúp em mấy hộp sữa
chua. Thèm lắm!".
Trên Y Tý, mấy cô giáo Mầm non
lại chỉ khoái món thịt hộp, bởi mỗi hộp các cô có thể xắn ra làm mấy
thìa, chia mỗi bữa chỉ 1 thìa nhỏ, chêm nhiều muối, thêm nước để thành
thứ nước chấm lờ nhờ vài sợi thịt lặn ngụp, rưới lên bát cơm ăn qua
ngày...
Chả
biết mấy chỗ này, các bác chuyên ngành Giáo dục và Dân tộc đã tìm đến,
đã chứng kiến và thực cảm nhận trên tư cách đồng loại - con người?...
Mình thì thấm thía lắm. Cứ đi mang áo ủng cho con trẻ biên cương đấy, thương lít nhít 1 thì thương các thầy cô 10.
Bọn trẻ nó sinh ra lớn lên ở bản, hết ngày hết tuần còn về sinh hoạt với gia đình, ốm đau là có người thân, gia đình.
Còn
các thầy cô? Toàn trẻ măng, mới rời ghế nhà trường, đa số ở các tỉnh
vùng xuôi, vì yêu nghề và cũng vì công việc, mới lọ mọ khoác ba lô,
chằng theo bao thứ chăn màn xô chậu, lên với nơi rừng xanh núi thẳm, dạy
cái chữ phổ thông cho trẻ con, nhưng học lại trẻ con cái tiếng đồng bào
để mà nói chúng, chỉ bảo chúng và dỗ dành chúng.
Ơn
Đảng - ơn Chính phủ, mấy năm nay cũng có nhiều Chương trình giáo dục
trèo lên được miền núi, tiền lương các thầy cô cũng khá khẩm hơn trước,
đủ để sống qua ngày.
Nhiều bạn mới đi biên giới
vùng cao lần đầu, nghe đến số tiền lương 4-5 triệu đồng/tháng, cứ xuýt
xoa: "Thế sống tốt quá rồi, hơn cả dưới miền xuôi" khiến các cô rớm nước
mắt, câm lặng.
Ừ! Đừng nói vậy mà tội.
Cứ
lẩm nhẩm tính: Gạo muối, dầu đèn và mọi thứ phục vụ cho việc sống của 1
con người, đều phải thồ từ thị trấn vào, với giá cao gấp mấy lần dưới
xuôi do tính cả công chuyên chở; mỗi năm, ki cóp tiền về quê xa hàng mấy
ngày đường, chuyển vài chặng tàu xe, phí vé cũng đến tiền triệu... Còn
đồng nào, lại dành để mua bánh kẹo - đồ ăn, dành để... dỗ học sinh đến
lớp, kẻo không đạt quy chuẩn, bị trừ bù - nhắc nhở, khiển trách.
Thế là hết lương...
Mà
miền núi biên giới bây giờ, qua rồi cái chuyện đồng bào cho cô giáo lợn
gà, rau gạo như ngày xưa, bởi cây bị chặt hết, rừng trọc, mùa mưa lũ
quét, mùa hè nắng chăng chang, đến miếng thịt - ngọn rau nuôi người
trong nhà cũng còn nhọc nhằn, nữa là cô giáo?...
Thế
nhưng vẫn phải sống mỏi mòn, thiếu thốn dưới những mái nhà cũng lụp
xụp, rách nát, mòn mỏi đợi chờ Chương trình dự án đầu tư vẫn còn nằm
trên giấy, ở tít Thủ đô đầy nhung lụa và ánh sáng...
Và
lại ước: Thế đến bao giờ, có khách lên thăm để cô trò có thêm tý chất
tươi cải thiện, chất ngọt thông cổ và 1 chút gì đấy, như hơi ấm, để động
viên rằng nơi mình đang sống mỏi mòn, thi thoảng vẫn có người ghé
qua?...
Bộ trưởng Phử có biết điều này không nhỉ?...
Mai Thanh Hải
Làng kiều
Từ đường liên thôn giữa trung tâm xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy, Hải
Phòng) đã thấy những ngôi nhà cao to, sừng sững như những biệt thự.
Hỏi thăm một cụ già ở đầu làng Quần Mục về một gia đình có con, cháu lấy
chồng nước ngoài, cụ vui vẻ, hể hả: “Nhà tôi đây này, hai đứa cháu, một
cháu nội một cháu ngoại, đi lấy chồng nước ngoài hết rồi. Đại Mục có
đến bốn xóm, nhiều nhà có con cháu lấy chồng nước ngoài lắm, có nhà đến
ba người liền...”.
Những ngôi nhà đẹp trên đường vào xóm 1, thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng - Ảnh: Hoàng Điệp |
Xã có 800 người lấy chồng nước ngoài
Đó là con số công bố của UBND xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Chín tháng đầu năm 2012 đã có hơn 40 người lấy chồng nước ngoài. Những
cô gái lớn lên, vượt đại dương để đi tìm hạnh phúc, thay vào đó là những
ngôi nhà khang trang được mọc lên tại Đại Hợp mà người dân gọi đó là
làng... kiều
Đường vào xóm 1 làng Quần Mục đã được tráng bêtông sạch sẽ, bám vào mặt
đường thôn là khoảng 30 nóc nhà mà có đến 2/3 mới được xây dựng. Tường
cao, bồn hoa, cổng gỗ, rào sơn trắng trông bắt mắt như những tấm phông
làm nền ở các tiệm chụp ảnh ngoài thị trấn cách đây chục năm.
Bên căn nhà đồ sộ xây dựng theo kiến trúc phương Tây, có cổng cao, tường
rào và sân rộng là một gian phòng nhỏ nhắn bám lấy mặt đường liên thôn.
Một bà lão vừa nằm đung đưa trên võng vừa bán hàng tạp hóa phục vụ nhu
cầu hằng ngày trong xóm. Thấy có khách, bà gọi lớn: “Thủy ơi, có khách
đến này!”.
Chị Bùi Thị Thủy, chủ nhà, con dâu bà cụ, từ căn nhà rộng lớn bên cạnh
chạy sang: “Tôi đang chuẩn bị bữa trưa, đây là cửa hàng làm thêm để hai
mẹ con bán hàng cho đỡ buồn, không làm việc gì thì chán lắm...”.
Thôn Quần Mục vốn là một làng chài, trước đây hằng ngày đàn ông ra biển
chài lưới, đàn bà ở nhà đan vá lưới hoặc mang cá ra chợ bán: “Gần chục
năm trở lại đây người ra biển ít đi, giờ cũng chẳng còn ai đan vá lưới
nữa. Tất cả nhờ vào việc đám con gái đi lấy chồng nước ngoài giúp đỡ” -
chị Thủy nói.
Không nằm ngoài số những phụ nữ được hưởng phúc từ con, chị Bùi Thị Thủy
dù mới hơn 40 tuổi nhưng đã có vẻ an nhàn: “Giờ tôi chỉ ở nhà lo giữ
gìn nhà cửa, ông xã trước đi lưới, giờ đi xây nhưng mấy hôm nay cũng
nghỉ bởi sức khỏe yếu”.
Trong phòng khách được trang trí nội thất đắt tiền: tivi màn hình phẳng
50inch, bàn ghế gỗ giả cổ, thảm trải nền, kệ tivi bằng gỗ gụ... chị Thủy
không khỏi tự hào: “Cả tiền xây nhà, mua sắm nội thất đều do con gái đi
lấy chồng nước ngoài gửi về: nhà xây hết 700 triệu, tiền sắm nội thất
hơn 5.000 đôla Mỹ (khoảng 100 triệu đồng)”.
Không giấu được sự thỏa mãn, chị Thủy nói: “Tiền về ngôi nhà này đều của
đứa con gái lớn là Nguyễn Thị T. (sinh năm 1986), nó lấy chồng bên Đài
Loan từ năm 2004. Dù không ở thành phố nhưng bố chồng T. làm nghề thuốc
nên toàn bộ chi phí, sinh hoạt gia đình cũng như nuôi con cái đều do ông
ấy chu tất. Ngay cả tiền gửi về nhà cho chúng tôi cũng do ông ấy cho.
Em nó thường chỉ ở nhà lo việc vặt và chăm con chứ không phải đi kiếm
tiền như nhiều người khác”.
Nhưng chính chị Thủy cũng thừa nhận: “Nhưng hơn năm nay nó lại phải đi
làm rồi”. Nguyên nhân thì “bố chồng nó mới mất nên giờ tiền gửi về cũng
ít đi, bởi nó còn phải lo cho con cái đang đi học mẫu giáo”. Công việc
mà T. phải làm ở Đài Loan là nấu ăn và phụ việc cho một trường mẫu giáo
gần nhà.
“Tôi chẳng biết nó kiếm được bao nhiêu tiền một tháng nhưng dạo này cả
hai vợ chồng đều đi làm nên cũng ít có thời gian về nhà. Trước đây không
phải lo chuyện tiền bạc nên cuộc sống của con tôi cũng thoải mái, nhưng
bây giờ nó phải chủ động để lo cho gia đình nên việc gửi tiền về không
như trước nữa”.
Tuy thế, chị Thủy cũng cho biết: con gái thứ hai lấy chồng bên Hàn, tuy
không khá giả bằng gia đình anh chị nhưng Nguyễn Thị O. cũng đã về nhà
được ba lần và gửi về cho bố mẹ được chút tiền bạc.
Những đứa trẻ vắng mẹ
Cả bốn xóm của thôn Quần Mục nằm sát nhau và chỉ cách nhau những con
đường nhỏ như xương cá. Giữa các đường làng nhỏ xinh được đổ bêtông ấy
vẫn thấp thoáng những ngôi nhà mái bằng cũ kỹ.
Giữa trưa nắng, ông Nguyễn Tiến (xóm 3) đang thổi cơm, bà Chiên (vợ ông
Tiến) đang dỗ đứa cháu ngoại gần 3 tuổi ngủ trưa sau khi cho uống hết
bình sữa Dialac của Vinamilk. Miệng vẫn ngậm chiếc ti giả, đứa bé thấy
người lạ vụt choàng dậy ôm chặt bà.
“Bé được đưa về VN từ lúc 6 tháng tuổi, lúc ấy bé vẫn còn đang bú mẹ,
muốn bé nín khóc tôi cứ đưa cái ti giả cho ngậm. Mãi rồi thành quen, giờ
không bỏ được”. Chưa có giấy khai sinh, chưa được đi học mẫu giáo, bé
Huyền (tên gọi tạm ở nhà) suốt ngày bám chặt lấy bà ngoại.
Cùng cảnh có con lấy chồng nước ngoài nhưng rõ ràng nhà bà Chiên còn khó
khăn hơn rất nhiều, từ đồ dùng trong nhà đến căn nhà cũ kỹ đều chứng tỏ
người con gái không đỡ đần được bà về kinh tế: “Mỗi năm mẹ cháu về nhà
một lần, chỉ đưa tiền đủ mua sữa cho cháu, công việc bên kia khó khăn
quá nên vợ chồng tôi phải phụ giúp cháu trông và nuôi cháu. Nó đi làm đủ
tiền nuôi thân và nuôi con là tốt rồi” - bà Chiên nói.
Khi đề cập vấn đề học hành cho đứa trẻ, bà Chiên cho biết cuối năm nay
mẹ cháu sẽ đưa sang Đài Loan để tiếp tục học. Tuy nhiên, khi đứa trẻ chỉ
có thể nói được tiếng Việt thì việc học hành hay hòa nhập ra sao với
môi trường hoàn toàn mới thì bà Chiên không thể tính đến: “Chắc mẹ cháu
phải lo việc này thôi”.
Nói về việc cho con gái đầu đi lấy chồng nước ngoài giống như rất nhiều
cô gái khác ở Quần Mục, bà Chiên nói: “Nó cao ráo, xinh xắn nên cũng đến
ba lần dẫn mối gia đình tôi mới ưng. Hai đám trước đều hơn 40 tuổi, tôi
nhìn thế không ưng mắt, phải thuận mắt ta mới ra mắt người chứ. Chồng
nó đấy, hơn vợ 3 tuổi” (bà Chiên chỉ tay lên tấm ảnh cưới to tướng treo
trên tường nhà).
Qua câu chuyện, ông Tiến cho biết Phương (con gái bà Chiên) đã có hai
con gái với người chồng Đài Loan, nhưng đứa lớn ở Đài Loan, còn đứa bé
được gửi về với bà ngoại. Khi được hỏi ông bà có biết Phương hiện làm gì
bên Đài Loan hay không thì cả hai ông bà Tiến, Chiên đều nói không
biết.
“Không được như các cô gái khác, con nhà tôi không mang tiền về giúp đỡ
bố mẹ nhưng tôi nghĩ rằng cháu lo được cuộc sống ổn định bên đó đã là
tốt lắm rồi”. Và dù chẳng biết tương lai đứa bé gần 3 tuổi sẽ thế nào
nhưng dường như cả ông Tiến và bà Chiên đã đắng đót nhận ra hậu quả của
việc lấy chồng nước ngoài: “Phương còn một đứa em gái đang học lớp 11,
nhưng đứa này tôi không cho đi lấy chồng ngoại nữa đâu, có hai đứa con
thì một đứa phải ở nhà với bố mẹ chứ”.
Hoàng Điệp
Xã Đại Hợp có khoảng 800 cô gái kết hôn có yếu tố nước ngoài. Hội Phụ nữ xã Đại Hợp cũng đã tuyên truyền rất nhiều về vấn đề ứng xử, kỹ năng sống dành cho những cô gái có ý định kết hôn với người nước ngoài.Còn việc thuyết phục họ về bất trắc của những cuộc hôn nhân ngoài nước chúng tôi chỉ tuyên truyền chứ không mang lại vật chất được cho các cháu. Mà những nhà có con lấy chồng nước ngoài đều xây nhà to, mua xe đẹp nên cũng khó thuyết phục người ta.Có nhiều đám rõ ràng các cô ấy nói là bố mẹ muốn các cô ấy đi lấy chồng để có tiền dù có nhiều người kết hôn xong sang đến nhà chồng bị vỡ mộng nên họ ly hôn ngay để lấy người khác. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây thì số người đi lấy chồng nước ngoài có giảm nếu các em được đi học đại học và có nhận thức khác về cuộc sống.Bà BÙI THỊ ÚT
(chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đại Hợp)
Vụ côn đồ đánh dân Tiên Lãng: Bộ Công an vào cuộc
Ngày 23-4, Bộ Công an đã chính thức cử cán bộ điều tra xuống Hải Phòng
để phối hợp với Cơ quan CSĐT - CATP Hải Phòng điều tra làm rõ vụ việc
nhóm côn đồ hành hung gây thương tích một số người dân thôn Trâm Khê, xã
Đại Thắng, huyện Tiên Lãng tại Dự án xây dựng nhà máy giày của Công ty
CP Hoa Thành vào trưa 21-4.
Ngày 10-4-2013, Công ty cổ phần Hoa Thành có công văn gửi UBND huyện và
Công an huyện Tiên Lãng thông báo về việc khởi công xây dựng nhà máy
giày xuất khẩu tại thôn Trâm Khê, xã Đại Thắng, vào 8h sáng 12-4. Công
an huyện Tiên Lãng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản yêu cầu
doanh nghiệp dừng khởi công và tổ chức tiếp xúc, đối thoại với các hộ
dân bị thu hồi đất để cùng tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và các hộ dân; Công ty cổ phần Hoa Thành
đã nghiêm túc chấp hành ý kiến này.
Tuy nhiên đến 12h ngày 21-4, có khoảng 50 người của Công ty TNHH Quỳnh
Dương (là đơn vị được hợp đồng xây dựng nhà xưởng cho Công ty Hoa Thành)
và 18 nhân viên bảo vệ của Công ty cổ phần Dịch vụ Toàn Cầu do Công ty
TNHH Quỳnh Dương thuê cùng 2 ông Hà Như Nam - Giám đốc Công ty Hoa Thành
và ông Lê Huy Hải- Giám đốc Công ty Quỳnh Dương đến cùng khảo sát địa
hình xây dựng.
Khi biết có lực lượng đến khu dự án, người dân có đất bị thu hồi ở thôn
Trâm Khê tưởng Công ty Hoa Thành đã đến thi công nên mang theo cuốc,
xẻng, gậy, bình phun thuốc trừ sâu kéo đến khu vực đất dự án để giữ đất
và đã xảy ra xô xát với số người nói trên làm một số người dân bị thương
tích.
Sau khi sự việc xảy ra, Giám đốc CATP Hải Phòng đã chỉ đạo các phòng
nghiệp vụ phối hợp với CAH Tiên Lãng khẩn trương xác minh, làm rõ vụ
việc để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chiều cùng ngày (23-4), ông Lê Huy Hải - Giám đốc Công ty TNHH Quỳnh
Dương đã được Cơ quan CSĐT-CATP Hải Phòng triệu tập làm việc.
Trước khi ông Hải lên làm việc với cơ quan công an, PV có cuộc làm việc
nhanh với ông tại nhà riêng và cũng là trụ sở của công ty tại số 2/33
Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, Hải Phòng. Tại đây, ông Hải cho rằng, việc
nhóm đối tượng côn đồ vào đánh nhau với các hộ dân thôn Trâm Khê tại
khu đất Dự án không liên quan gì với ông mặc dù khi đó chính ông Hải
đang có mặt tại hiện trường nơi xảy ra sự việc. Trước đó một ngày, tức
ngày 20-4, ông Hải nhận được điện thoại của ông Nam - Giám đốc Công ty
CP Hoa Thành thông báo chuẩn bị nhân sự theo hợp đồng đã ký kết để trưa
ngày 21-4 sẽ cùng đi với ông Nam về khu đất thuộc Dự án xây dựng nhà máy
giày của Công ty CP Hoa Thành ở thôn Trâm Khê, xã Đại Thắng (Tiên
Lãng)…
Giang Chinh
(ANTĐ)
Biển Đông: Ai châm lửa, ai gỡ ngòi nổ?
Việc củng cố và mở rộng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng
tranh chấp ở Biển Đông phủ bóng trước thềm hội nghị cấp cao Đông Nam Á
khai mạc hôm nay ở Brunei.
Trong nhiều thập niên, các ngư dân dọc bờ biển phía tây bắc Philippines coi những bãi cá giàu có ở bãi cạn Scarborough là “nhà”.
"Tôi mất nguồn sống khi chúng tôi mất bãi cạn Scarborough về tay người
Trung Quốc”, Mario Forones nói. Ông là ngư dân có ba tàu đánh cá đã làm
việc tại bãi cạn hơn chục năm trước khi tàu Trung Quốc có vũ trang xuất
hiện ở đây vào tháng 4 năm ngoái.
Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết toàn bộ Biển Đông và viện
dẫn những chứng cớ lịch sử bất chấp nhiều thành viên ASEAN cũng khẳng
định chủ quyền. Các nhà ngoại giao hy vọng lãnh đạo ASEAN tham dự hội
nghị cấp cao của khối bắt đầu từ ngày 24/4 có thể gạt sang bên những bất
đồng và mở đường để Trung Quốc cùng tham gia một cơ chế quản lý tranh
chấp đã đề xuất.
TQ tuyên bố tiến hành 40 cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông trong năm nay. Ảnh: AP |
Coi thường cam kết
Tuy nhiên, mô tả sống động của các ngư dân cho thấy, hải quân Trung Quốc
đang ngày một quả quyết và mở rộng hơn, có thể “áp đảo” các nỗ lực
ngoại giao nhằm xoa dịu một cuộc khủng hoảng. Những ngư dân trước đây
từng đánh bắt ở bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines kể
rằng, họ đã đụng độ các tàu sơn trắng, to lớn, di chuyển nhanh, được
trang bị vũ khí của Trung Quốc. Họ nói rằng, vài tháng gần đây, các tàu
Trung Quốc đã thả dây thừng dày xuống biển để cản trở các tàu cá ra vào.
"Tôi không biết tình hình cụ thể”, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung
Quốc Hoa Xuân Oánh nói khi được hỏi về những mô tả của ngư dân
Philippines. "Nhưng bãi cạn Scarborough là một phần không thể tranh cãi
của lãnh thổ Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ đảm bảo rằng, chủ quyền của
mình với khu vực này là không thể bị xâm phạm”, người phát ngôn tuyên
bố.
10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt ra mục tiêu nhất trí về bộ quy tắc
ứng xử có tính ràng buộc để quản lý hoạt động hàng hải ở các khu vực
tranh chấp. Tuy nhiên, theo giới phân tích, không có nhiều triển vọng
cho một tiến trình nhanh chóng.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói trong một cuộc phỏng vấn
rằng, hội nghị cấp cao ASEAN chủ yếu là để “đảm bảo mọi thứ không bị
giật lùi”. Và kể cả khi ASEAN đạt được sự đồng thuận, thì Trung Quốc
trước nay vẫn nói rằng, chỉ tham gia hội đàm khi thời gian “chín muồi”
và đầu tiên, các nước cần xây dựng lòng tin bằng cách giám sát bản Tuyên
bố ứng xử Biển Đông (DOC) đã ký năm 2002. Cho tới nay, tuyên bố này đã
thất bại trong việc làm dịu các căng thẳng trong vùng biển.
Ông Natalegawa đã cáo buộc Trung Quốc “coi thường” cam kết trong thoả
thuận yêu cầu các bên thực hiện “sự kiềm chế tối đa”. "Bạn có thể thấy
một số hành động đơn phương mà Trung Quốc thực hiện rõ ràng không phù
hợp với tinh thần của DOC”, ông nói ở Jakarta.
Trung Quốc thì biện minh rằng, các nỗ lực ngoại giao đã bị cản trở khi
Philippines hồi tháng 1 quyết tâm đưa tranh chấp biển ra xét xử ở toà án
quốc tế. Họ cũng cáo buộc Philippines vi phạm chủ quyền ở bãi cạn
Scarborough. “Chẳng có gì thay đổi trong quan điểm của Trung Quốc”, Ian
Storey, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở
Singapore cho biết. "Sự thật là, việc Philippines khởi kiện chỉ khiến
cho Trung Quốc có cái cớ khác để không phải thoả luận bộ Quy tắc ứng
xử”.
Đụng độ là chuyện thời gian
Căng thẳng đang ngày một leo thang ở Biển Đông và chưa có dấu hiệu dịu lại.
Trung Quốc, với tuyên bố sẽ tiến hành 40 cuộc tập trận hải quân ở Biển
Đông trong năm nay, đang tiếp tục các hành động ngang ngược khi khẳng
định sẽ tổ chức cho du khách tới tham quan quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc còn rung lên hồi chuông báo động trong khu vực vào tháng
trước khi điều bốn tàu chiến tới tận cái mà họ gọi là cực nam tuyên bố
chủ quyền - bãi đá James, nơi chỉ cách ngoài khơi bờ biển Malaysia 80km
và cũng khá gần Brunei. Đội tàu này đã tiến hành một buổi lễ trên bãi
đá, với lời thề “bảo vệ Biển Đông, bảo vệ chủ quyền Trung Quốc”.
Cuộc phô diễn sức mạnh cũng làm “khuấy động” Malaysia - nước khá “kín tiếng” trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Các lực lượng hải quân trong khu vực có thể không so sánh được với Trung
Quốc. Nhưng Mỹ, nước tuyên bố có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải ở
Biển Đông hiện đang tái sắp xếp lực lượng, tập trung về khu vực châu Á –
Thái Bình Dương đặc biệt là sau căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều
Tiên.
Các máy bay ném bom Mỹ B-52 và B-2 đã lượn trên bầu trời Hàn Quốc trong
vài tuần gần đây. Washington cũng không ngại ngần di chuyển hệ thống
phòng thủ tên lửa đạn đạo tới căn cứ ở Thái Bình Dương. Tuần trước, Mỹ
đã điều động tàu tuần duyên trong sứ mệnh triển khai tám tháng tới
Singapore.
“Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với nguy cơ xảy ra đụng độ hoặc xung đột
gia tăng do thiếu chỉ dẫn rõ ràng về cách hành xử", Carlyle Thayer,
giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia nói. “Biển Đông giống
như cái bồn tắm, nếu bạn đưa thêm nhiều tàu vào trong đó, thì đụng độ
chỉ còn là vấn đề thời gian".
Ở bãi cạn Scarborough, các ngư dân Philippines giờ đây đang cố đánh bắt
cá, duy trì cuộc sống, và đối mặt trong cuộc chơi “mèo vờn chuột” căng
thẳng với các tàu Trung Quốc. "Thực sự là đáng ngại”, Miguel Betana, một
thuyền trưởng tàu cá 45 tuổi nói. "Tôi đã trải qua nhiều tình huống tồi
tệ trên biển, nhưng khi đối mặt với một con tàu rất nhanh của Trung
Quốc, tôi nghĩ, nếu con tàu đâm hoặc bắn chúng tôi, sẽ chẳng còn ai có
thể tìm ra được”.
Thái An theo Reuters(VNN)
Những thứ họ mang hay là câu chuyện về "các cô Ba"
Không hiểu sao, đọc phản ứng của một số bạn về chất lượng bản dịch của
cuốn Những thứ họ mang, mình cứ nghĩ đến các “xiao san” (là từ lóng chỉ
vợ bé của các quan tham Trung Quốc). Được ông chồng hờ mua cho chiếc
túi hiệu của Louis Vuitton, họ mang đi khoe khoang suốt ngày cho tới
khi có người căn cứ vào chất liệu và đường kim mũi chỉ bảo cái túi này
chỉ là túi Louis Vuitton làm ở Quảng Châu, rằng họ đã bị lừa vì mua
phải đồ giả. Thay vì im lặng cất cái túi ở nhà, các “dì Hai” (dịch một
cách máy móc thì xiao san phải là “cô Ba bé nhỏ”) lại gân cổ lên thì mà
là “nó cho cái túi mà đeo là tốt rồi” hoặc là “cho dù là hàng fake thì
đây cũng là fake xịn”. Cơ khổ!
Bản dịch Những thứ họ mang là một bản dịch thảm họa. Thảm họa vì những
lỗi dịch sai là những lỗi hết sức thông thường và cơ bản, và một học
sinh phổ thông được học hành cẩn thận cũng không sai những lỗi ấy. Ở
đây không thể nói là “dịch thoáng”, ở đây là những lỗi dịch sai hoàn
toàn, và bất cứ một người đọc cẩn thận nào khi đọc những câu tiếng Việt
vô nghĩa đều có thể nhận ra được.
Trước hết, xin nói về những lỗi mà tôi gọi là “dịch mà như không dịch”-
đây là những lỗi liên quan đến hiểu biết về văn chương thời chiến của
dịch giả cộng thêm lối dịch máy móc từ sang từ mà không tìm hiểu từ
tương đương. Có một loạt những ví dụ kiểu “một loại dây đeo quanh thắt
lưng có khóa” (trong khi tiếng Việt chỉ gọi đơn giản là cái thắt lưng)
như “military payment certificates” được tác giả dịch thành “chứng
nhận thanh toán cho quân nhân”, dog-tag” được dịch thành “thẻ ghi tên”,
safety pins dịch là "kẹp giấy", thức ăn nóng thì đựng trong “lon
marmite màu xanh lục”, rồi “ insignia of rank” được dịch là “phù hiệu
cấp bậc”, rồi " he'd stolen on R&R in Sydney, Australia" được dịch
thành "thó được ở Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí dành cho quân nhân ở
Sydney, Úc". Bất cứ ai quen thuộc với không khí lính trận đều biết
không có thứ gọi là “chứng nhận thanh toán cho quân nhân” mà người ta
gọi đơn giản là “phiếu quân dung" hay người dân miền Nam hay gọi là
đồng đô-la đỏ, dog-tag được dịch là thẻ bài, safety pins là cái kim
băng, cái “lon marmite màu xanh lục” bí hiểm kia chỉ là cái cà-mèn
nhiều ngăn của lính Mỹ, cái “phù hiệu cấp bậc” khó hiểu ta gọi đơn giản
là “quân hàm”, "on R&R" chỉ nói về hoạt động "nghỉ xả hơi" của
lính Mỹ ở nước ngoài (chứ không tồn tại một Trung tâm Nghỉ ngơi Giải
trí quái quỉ nào). Khi dịch về vũ khí và khí tài quân đội, dịch giả đơn
thuần là tảng lờ những từ anh không hiểu. Ví dụ, trong nguyên tác, tác
giả viết "at various times, in various situations, they carried M-14's
and CAR-15's and Swedish K's and grease guns and captured AK-47s and
ChiCom's and RPG's and Simonov carbines and black-market Uzi's and
.38-caliber Smith & Wesson handguns and 66 mm LAW's and shotguns
and silencers and blackjacks and bayonets and C-4 plastic explosives"
được dịch thành "có những lúc, trong một số hoàn cảnh, họ mang M14 và
CAR15 và súng máy Cark Gustav M/45 của Thuỵ Điển và súng máy hạng nhẹ
và AK47 và Chi-Com và súng chống tăng và cạc bin Simonov tịch thu của
địch và Uzi và súng lục Smith&Wesson 38 ly và LAW 66 ly và súng
ngắn và bộ hãm thanh và dùi cui bọc da và lưỡi lê và thuốc nổ C-4 bằng
chất dẻo mua ở chợ đen". Chưa kể những lỗi dịch sai như từ “chợ đen”
chỉ nói về súng Uzi thì lại nói về thuốc nổ C4, thì dịch giả bỏ qua
không thèm dịch từ “ChiCom” (vốn nên dịch là Trung Cộng-ChiCom là viết
tắt Chinese Communist) dùng để chỉ súng trường K56, từ CAR 15 là một
loại tiểu liên cực nhanh, khẩu "cạc bin Simonov" đã quá thông dụng dưới
cái tên súng trường CKC, khẩu LAW là súng chống tăng M72, “shotgun”
không thể là “súng ngắn” còn thuốc nổ C4 là thuốc nổ dẻo (chứ không
phải thuốc nổ bằng chất dẻo). Tất cả các loại máy PRC vốn rất thông
dụng ở chiến trường Việt Nam với hai loại, PRC 25 và PRC77 và được gọi
là “máy truyền tin” không hiểu sao lại được tác giả sáng tạo thành
“radio vệ tinh” (máy PRC77 trong nguyên tác là scrambler radio máy
truyền tin phá sóng). Anh Nguyễn Vạn Phú nói về sự hài hước khi dịch
helmets và flak jackets (nón sắt và áo giáp, áo chống đạn) thành mũ cối
và áo khoác (“Trong cái nóng ban trưa, họ bỏ mũ cối, cởi áo khoác”-
lính Mỹ mà đội mũ cối mang áo khoác ra trận cũng là hình ảnh dí dỏm).
Ngay cả những thứ đơn giản nhất như “smiling Buddha” cũng được dịch là
“tượng Phật cười” một cách rất “ngoại quốc” trong khi nó có một từ
tiếng Việt rất đơn giản là tượng Phật Di Lặc.
Những lỗi thứ hai, tạm gọi là những lỗi dịch do không hiểu đời sống và
văn hóa Mỹ, dẫn đến những lỗi dịch hết sức buồn cười. Ví dụ như trong
nguyên tác, tác giả viết về “Dr.Scholl foot powder” được dịch giả dịch
ra thành “loại thuốc bôi chân của bác sĩ Scholl’s”, trong khi
“Dr.Scholl” chỉ là tên thương hiệu của loại thuốc bôi chân cho bớt hôi
(nên dịch thành “thuốc bôi chân hiệu Dr.Scholl”), hoặc “Sterno” là loại
xăng khô đóng hộp thì được dịch là “đồ Sterno” (cái đồ quỉ quái gì
đây?), “The Stars and Stripes” được dịch một cách thản nhiên là “cờ sao
vạch” trong khi nó là tờ tạp chí của Quân đội Mỹ, hay “Sunday School”,
cái tên mà nếu ai đọc Tom Sawyer đều biết người ta chỉ dịch là “trường
Chủ nhật”- nơi dạy giáo lý cho trẻ em-lại được dịch là “trường dòng”
vốn là trường đào tạo linh mục, “dope” là cần sa hay ma túy đều được
dịch thành thuốc phiện (lấy đâu ra điếu để hút thuốc phiện vậy trời?).
Cơ bản nhất, có lẽ là lỗi dịch ở ngay khổ đầu tiên của truyện ngắn, với
nguyên tác “she was an English major” được dịch một cách ái ngại thành
“nàng học khoa Anh ngữ” (trong khi một học sinh phổ thông cũng hiểu
phải dịch là “nàng học khoa Văn” hay “nàng học khoa ngôn ngữ”). Hoặc
như câu “hắn mang một đèn pin cỡ mạnh và mang trách nhiệm với sinh mạng
của quân lính hắn” tôi cứ băn khoăn cái “đèn pin cỡ mạnh” thì liên
quan gì đến sinh mạng của lính. Hóa ra trong nguyên bản là “He carried a
strobe fight and the responsibility for the lives of his men”- tôi
đoán dịch giả nhìn nhầm chữ “strobe fight” với chữ “strobe light”!
Chỉ ở truyện ngắn đầu tiên, hơn mười trang viết, tôi đếm được khoảng
năm mươi lỗi dịch sai, dịch bớt xén, dich mà như không dịch. Chưa nói
về dịch hay hay dở (vốn là thứ rất khó xác định), nhưng với số lượng
lỗi sai như thế, liệu đã có thể gọi đây là một thảm họa dịch thuật nữa
hay không? Với kiến thức và trình độ cả hai ngôn ngữ như vậy, liệu các
tác phẩm khác của dịch giả này sẽ có chất lượng thế nào? Tôi tin rằng
nếu cẩn thận đối chiếu kỹ các tác phẩm dịch khác của anh, danh sách
những lỗi dịch thuật cơ bản sẽ không chỉ dừng lại ở đây. Và trách nhiệm
của nhà xuất bản Nhã Nam, của công tác biên tập ở đâu khi cho ra đời
những tác phẩm cẩu thả như thế?
Cho nên các “xiao –san” ơi (các cô Ba ơi), các cô có thể tự hào về việc
mình bị lừa, mình tiêu thụ một sản phẩm nhái dưới qui cách, nhưng đừng
nghĩ tất cả các độc giả đều không phân biệt đâu là sản phẩm có giá
trị, đâu là sản phẩm giả.
Nguyễn Thanh Sơn
(FB. Nguyen Thanh Son)
Thống đốc Nguyễn Văn Bình là bất khả xâm phạm?
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã
loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con
cờ đầu tiên bị “hy sinh”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Hoàng Hà |
Thời tiết bất thường
Song chủ đề của cơn bão này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây
hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày
càng cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức
vụ của ông trước nhiệm kỳ đã không còn là của hiếm ở Thủ đô. Vào những
ngày qua, thông tin “tuyệt mật” này còn được cả giới đầu tư ngân hàng
TP.HCM biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đã bắt đầu chiến
dịch rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ
vẫn được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức
Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…
Thậm chí một vài nguồn tin còn cho biết Nguyễn Tấn Dũng có thể phải chia
tay với cái ghế “Chúa Trịnh” của mình ngay tháng 8/2012, sau một cuộc
bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị Đảng – nơi người đang nhắm đến
chức vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam chỉ nhận được 4/13 phiếu ủng hộ
tiếp tục chấp nhiệm.
Sự thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đã khiến cho con
tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn”
khá quyết liệt. Không có gì dễ hình dung hơn việc những cấp dưới thân
cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đình Nguyễn Tấn
Dũng đang phải tìm đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới
và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước.
Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng
đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã
loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con
cờ đầu tiên bị “hy sinh”. Nếu hệ lụy này xảy ra, giới quan sát có thể
dễ hiểu những nguồn cơn nào ẩn sâu bên trong đã dẫn đến như thế.
Cơ hội đầu tiên
Vào tháng 8/2011, Nguyễn Văn Bình đã được bầu chọn làm thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, từ cương vị cấp phó trước dó. Người tiền nhiệm của Bình –
ông Nguyễn Văn Giàu – đã được thuyên chuyển sang một ủy ban phụ trách
về kinh tế của Quốc hội, cũng là nơi mà tiếng nói trở nên lơ lửng.
Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với
khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy
nhất một con sóng vàng. Cũng bởi thế, thị trường này cần được xem là câu
chuyện đầu tiên, khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy biến động của Nguyễn Văn
Bình.
Thử thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đã từng
hiện hình không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.
Trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi giá
vàng thế giới tăng 7,6 lần thì giá vàng trong nước đã làm được điều kỳ
diệu hơn thế nhiều: chẵn 10 lần.
Năm 2011 cũng có thể là thời gian lập đỉnh của sóng vàng. Sóng tăng cuối
cùng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2011, với giá vàng quốc tế tăng
32%, còn giá vàng trong nước vọt lên đến 40%, từ mức 35 triệu đồng/lượng
lên đến 49 triệu đồng/lượng.
Trước sự sốt ruột của dư luận xã hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ
chênh cao đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng
8/2011, vị tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích
và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá
vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu bình
ổn giá vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới
không quá 400.000 đồng/lượng.
Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho
đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh
tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái
nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi
phát từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc
Nguyễn Văn Bình: Công ty Vàng bạc đá quý SJC. Đây cũng chính là công ty
trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều
có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao
của chính nó.
Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.
Dù chưa có một thống kê nào của Ngân hàng Nhà nước được công bố về độ
chênh cao bình quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng
hiện tượng mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ
chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.
Vào nửa cuối năm 2011, uy tín của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân Thống
đốc Nguyễn Văn Bình đã có phần sút giảm, bởi cùng với nạn đầu cơ vàng
tái diễn liên tục là những hoài nghi đầu tiên về cái gọi là “trò chơi
thanh khoản” mà cơ quan này đã áp đặt trên thị trường liên ngân hàng
nhằm phục vụ cho ý đồ của nhóm tài phiệt thâu tóm các ngân hàng nhỏ.
Thậm chí cơ hội của Ngân hàng nhà nước nhằm cải thiện hình ảnh của mình
trong tâm trí người dân càng trở nên nhỏ bé khi vào những ngày giá vàng
trở nên điên loạn nhất, lời khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về nạn đầu
cơ đã chỉ được phát đi sau khi SJC cùng một số doanh nghiệp vàng khác
đã “thoát hàng” đến hơn hai chục tấn vàng với giá rất cao.
Song cơ hội của Ngân hàng Nhà nước càng ít đi bao nhiêu thì làn sóng dư
luận xã hội về lợi ích nhóm lại càng lan truyền nhanh và rộng bấy nhiêu.
Vào thời gian này, cụm từ “nhóm lợi ích” đã bắt đầu được nhắc đến, bàn
luận một cách công khai và dường như không chỉ dừng ở những hàm ý về hố
phân cách xã hội.
“Lấy nó nuôi nó”
Một cơ hội khác cũng đến với vai trò tân thống đốc vào đầu tháng
10/2011. Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới,
Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh
danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay
còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.
Theo giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo
phương châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà
nước. Các ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung
hàng cho đến khi giá vàng trở về bình thường. Theo ước tính, quỹ vàng
quay vòng của ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng).
Số vàng này gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà Ngân hàng Nhà
nước từng cấp trong mỗi đợt, vì thế khả năng bình ổn thị trường cao hơn.
Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đã được giảm đi 50%.
Ngay lập tức, giải pháp này được công bố rộng rãi. Một vài chuyên gia
thân cận với Ngân hàng Nhà nước còn cho rằng đây là một phát minh mang
tính khoa học của cơ quan này. Vài tờ báo phấn khích nhất còn gọi giải
pháp mới của Ngân hàng Nhà nước là “toa thuốc đặc trị đầu cơ vàng”.
Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
Sự đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp
được quyền kinh doanh vàng: sau khi đã được thỏa mãn về quota nhập khẩu
vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu
ban đầu về bình ổn giá vàng đã bị quên lãng một cách nhanh chóng. Thay
vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất
kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.
Hoàn toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường trong công tác duy
trì nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm – tiền đề của “trò chơi thanh
khoản”, Ngân hàng nhà nước đã chẳng có bất kỳ một đợt kiểm tra đối với
hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên
thị trường.
Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng
đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình vào
cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.
Cho tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng
chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công khai theo cách “minh bạch hóa” –
một cụm từ mà cơ quan này vẫn thường sử dụng trong các báo cáo của mình.
Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch trong cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một
cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương
hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế
giới”.
Nhưng đã chỉ rất ít công luận dám đề cập đến những bất cập và nghịch lý
trên. Một sự áp đặt vô hình đã phủ trùm lên những tờ báo có tính phản
biện cao nhất ở Việt Nam, liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà
nước với nhóm lợi ích vàng.
Nhưng dư luận cũng là quá đủ.
Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước
thực ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm
thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng
vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh
cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu
trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu
vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng bên nặng
bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm
yết vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại
muốn đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn
viên duy nhất mang tên SJC.
Trong khi đó, nạn đầu cơ vàng vẫn tái diễn công khai, thuần bản chất, với tư thế của kẻ độc quyền đầu cơ.
“Lấy dân nuôi nó”?
Đầu cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành
công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ,
Nguyễn Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ huy
động vàng từ dân.
Vào cuối tháng 10/2011, ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện và đã được
một vài tờ báo tung hô. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng đó là
sự cần thiết nhằm dọn dẹp nạn đầu cơ trên thị trường vàng.
Nhưng vào lúc đó, người ta vẫn chưa nhận ra nguồn gốc của đầu cơ vàng
không chỉ từ các nhóm đầu cơ nhỏ, mà luôn được tổ chức và kích động bởi
những con cá mập lớn hơn nhiều. SJC và một số ngân hàng có quota nhập
khẩu vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm
đại gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng. Chỉ một số ít
công ty và ngân hàng chủ chốt có đặc quyền kinh doanh vàng đã nắm đến
khoảng 85% thị phần vàng. 15% thị phần còn lại được chia cho khoảng
12.000 cơ sở kinh doanh vàng tư nhân trên toàn quốc.
Tuy vậy, kẻ nào đi quá nhanh lại dễ vấp. Cái được gọi là “cơ chế làm
giá” quá lộ liễu của các nhóm đầu cơ vàng đã gây phản cảm nơi dư luận và
càng làm lộ rõ chân tướng của những kẻ lũng đoạn.
Điểm trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm
2012, làn sóng phản biện đối với nhóm lợi ích ngân hàng đã dâng lên ngày
càng mạnh mẽ trong dư luận và công luận. Những tiếng nói phản biện ban
đầu còn lẻ tẻ và chưa tạo được sức thu hút đối với quần chúng, nhưng sau
đó đã chĩa dần mũi dùi trực diện vào Thống đốc Nguyễn Văn Bình, thậm
chí gián tiếp đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Người dân hoàn toàn có lý do để lo ngại rằng, chỉ với công cụ lãi suất
mà nhóm lợi ích ngân hàng đã lũng đoạn gần như toàn bộ huyết mạch tín
dụng quốc gia, thì nếu đề án huy động vàng được triển khai, nó rất có
thể sẽ trở thành một hoạt động lừa mị và lừa đảo mới, không những không
bình ổn được thị trường vàng mà con khuyến khích tính đầu cơ tăng cao.
Hậu quả của vấn nạn đó là không có gì bảo đảm cho vàng của dân sẽ được
ngân hàng bảo quản và trả lại cho dân tương ứng với giá trị đầu vào của
nó. Nói cách khác, nếu đã từng có nhiều khoản tín dụng bị Ngân hàng Nhà
nước và các ngân hàng chân rết của nó làm cho biến mất chỉ bằng những
động tác phù phép, thì số phận vàng của dân có lẽ cũng không có quá
nhiều khác biệt.
Mở đầu năm 2012, một hiện tượng kỳ quặc đã xảy ra: đề án huy động vàng
trong dân của Ngân hàng Nhà nuớc ít được đề cập, để sau đó gần như bị
quên lãng.
Vì sao thế?
Chỉ đến gần giữa năm 2012, những thông tin nội bộ mới cho biết: nhóm lợi
ích ngân hàng đã phải tạm dừng việc xây dựng và triển khai đề án huy
động vàng đầy tham vọng của mình, để dành thời gian đối phó với những
thách thức khác.
Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với
cái ghế đã bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo…
“Nhân vật của năm 2011”
Với học vị tiến sĩ khoa học kinh tế và được xem là người có chuyên môn
về ngành ngân hàng, Nguyễn Văn Bình đã nhanh chóng chiếm được cảm tình
của dư luận và báo giới, trong bối cảnh nền tín dụng và tiền tệ Việt Nam
chìm sâu trong cơn buốt giá lạm phát cùng quá nhiều nguy cơ vừa phát lộ
vừa tiềm tàng trên thị trường tiền tệ và các thị trường đầu cơ sau tiền
tệ.
Khi năm suy thoái 2011 chưa kết thúc, người vẫn còn được xem là tân
Thống đốc của Ngân hàng nhà nước đã được VnExpress, một tờ báo điện tử
có lượng truy cập lớn ở Việt Nam, bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”.
Cũng cho đến lúc đó, ít ai biết được việc Bình chính là một mắt xích
quan yếu nhất mà theo những tin tức tin cậy, nhân vật “bố già” Nguyễn
Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực
tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để kết quả là Bình đã tiếp cận được vị trí
ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Hoạt động vận động trên đã diễn ra vào thời thịnh trị của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng. Với vai trò gần như không thể thay thế trong Bộ Chính
trị, tiếng nói của Dũng đã trở nên có tính quyết định về bước đường công
danh cho người đệ tử của ông.
Cùng lúc, gương mặt sáng giá của Nguyễn Văn Bình cũng làm nên một lớp
sơn tôn tạo cho ông trong con mắt của báo giới. Trong thời gian đầu Bình
chấp nhiệm chức vụ thống đốc, không chỉ VnExpress mà một số tờ báo khác
đã bày tỏ thái độ nhiệt tình ủng hộ đối với ông, đặc biệt liên quan đến
một số vấn đề có tính cải cách quản lý nhà nước đối với thị trường
vàng, ngoại tệ và lãi suất mà ông nêu ra.
Khá dễ hiểu là đối với bất kỳ một quan chức nào trong bộ máy chính
quyền, người dân cũng chỉ mong ngóng đến sự thay đổi, dù là một chút.
Chỉ có điều, không có người dân Việt Nam nào có thể tự tin về một sự đổi
thay đất nước như Tổng thống Barack Obama đã làm cho dân tộc Mỹ sau khi
thắng cử.
Uy tín của Nguyễn Văn Bình có thể đã đạt đến đỉnh cao chỉ sau hai tháng
hành động. Vào đầu tháng 9/2011, quyết định về tái thiết lập trần lãi
suất huy động 14% của Ngân hàng Nhà nước và tiếp theo đó là động tác xử
lý quyết liệt những vi phạm vượt trần tại một số chi nhánh ngân hàng
thương mại cổ phần, đã làm cho dư luận bất ngờ sôi nổi, càng khiến người
ta kỳ vọng vào động cơ trong sáng của thống đốc nhằm làm trong sạch
ngành ngân hàng – nơi vẫn bị xem là tập trung rất nhiều khuất tất của
nạn đầu cơ ngầm, cũng như đã tạo ra hố phân hóa giàu nghèo quá lớn so
với khối doanh nghiệp trong hoàn cảnh con tàu kinh tế đất nước đang lao
về vực thẳm.
Chỉ có điều, cho đến lúc đó vẫn ít ai nghiệm ra được cái vực thẳm ấy đã được tạo ra bởi một vực thẳm khác.
Vực thẳm khác chính là thị trường liên ngân hàng.
Vực thẳm thanh khoản
Vào đầu năm 2012, trong một hội nghị ngành ngân hàng, giám đốc Ngân hàng
BIDV chi nhánh Hà Nội, ông Ngô Văn Dũng, đã cung cấp những thông tin
rất tương đồng với dư luận về vấn đề vượt trần lãi suất huy động trong
thời gian gần đây: “Trên thực tế, kỷ cương lãi suất huy động trên thị
trường ngân hàng chỉ giữ được từ ngày 7/9 đến hết tháng 9/2011. Còn từ
tháng 10/2011 đến nay, đặc biệt là tháng 12/2011, thị trường ngân hàng
đang phải chịu đựng tình trạng mặc cả lãi suất, song không dễ phát hiện,
không dễ tố cáo”.
Phát ngôn trên là thái độ thừa nhận công khai đầu tiên của một quan chức
ngành ngân hàng, sau nhiều dị nghị của dư luận nhưng vẫn chưa hề nhận
được hồi đáp hoặc lời giải thích nào từ phía lãnh đạo Ngân hàng Nhà
nước.
Dĩ nhiên sự phân hóa trong khối ngân hàng đã không diễn ra một cách bằng
phẳng, càng không mang dáng dấp của hình ảnh công bằng mà các quan chức
thường diễn thuyết về chủ nghĩa xã hội. Mà thực tế, đó chỉ là một thi
trường của loài cá lớn và những con cá bé.
Bị chèn ép cũng là một động lực khiến cho người ta có thể phải tiết lộ về hoàn cảnh của mình vào một lúc bĩ cực nào đó.
Từ giữa tháng 10/2011, đột nhiên lãi suất liên ngân hàng trong thị
trường II tăng mạnh. Ban đầu mức tăng đến 16% đã được xem là khá cao.
Nhưng sau đó, lãi suất liên ngân hàng đã tái hiện hình ảnh của chỉ số
lạm phát trong năm 2011 khi tăng đến 23%. Thậm chí có thời điểm đến 30%.
Thị trường II khi đó được mô tả như một sự hỗn loạn. Những người có thâm
niên kỳ cựu trong ngành ngân hàng đều phải thừa nhận là hiếm có một thị
trường liên ngân hàng nào trên thế giới lại dễ bị thao túng và dễ chao
đảo như ở Việt Nam.
Một sợi dây thòng lọng đã được thắt nút, nhưng không phải với doanh
nghiệp đã và đang khát vốn, mà nhắm đến chính một số ngân hàng thương
mại nhỏ. Đó cũng là những ngân hàng bị xem là yếu kém, bị dư luận nhỏ to
đồn đoán về một danh sách “đen” nào đó của Ngân hàng Nhà nước chứa đựng
những ngân hàng như thế.
Tình hình trở nên hỗn loạn trên thị trường liên ngân hàng trong suốt
tháng 10/2011. Hàng loạt ngân hàng thương mại nhỏ, dù trước đó chưa từng
kêu ca về chuyện “thỏa thuận” lãi suất huy động lên đến 20-25% với
khách hàng, lại buộc phải kêu thét về cái giá cắt cổ mà họ phải đi vay
từ các ngân hàng lớn.
Vì sao lại xảy ra nạn đói vốn ghê gớm mà đã dẫn đến chuyện kêu khóc như thế?
Một chuyên gia ngân hàng và cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn chính
sách tài chính và tiền tệ quốc gia – tiến sĩ Trần Hoàng Ngân – vào thời
điểm đó đã đánh giá: tác động điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tăng
lãi suất tái cấp vốn từ 14% một năm lên 15%, lãi suất cho vay qua đêm
trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14% lên 16% mỗi năm, áp dụng
từ ngày 10/10/2011 cũng là một nhân tố đẩy lãi suất liên ngân hàng dâng
cao. Và một khi lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao thì nó cũng giống
như cơn bệnh đã lộ ra, tức dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh thiếu thanh
khoản.
Tất nhiên có nhiều lý do để giải thích cho tình trạng “bất ngờ” thiếu
hụt thanh khoản của một số ngân hàng thương mại. Nhưng về mặt thời điểm,
rõ ràng chỉ từ khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn, những
ngân hàng bị liệt vào loại “có vấn đề” mới thật sự phải đối mặt với chọn
lựa sinh tồn.
Tân thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đi nước cờ đầu tiên – một bước đi rất có tính toán và dự cảm nhiều hứa hẹn.
Trong toàn bộ bối cảnh trắng đen lẫn lộn như thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã không hề phát ra một nhận định hoặc có chỉ đạo điều chỉnh nào.
Những kẻ tuẫn nạn
Nhưng vào thời gian quý 3/2011, giới phân tích ngân hàng và báo giới hầu
như bị hút sự chú ý sang vấn nạn đầu cơ vàng – một địa chỉ vẫn luôn
nhận được lời hứa hẹn “sẽ giải quyết” của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước,
cũng như thị trường ngoại tệ luôn nhấp nhổm thế phá trần của nó. Trên
một phương diện khác, báo chí rất thường phản ánh tình trạng đói vốn và
sắp rơi vào tình thế kiệt quệ của nhiều doanh nghiệp sản xuất và bất
động sản, nhưng lại hầu như quên mất ngân hàng cùng những lợi ích ẩn
giấu mới là nguồn gốc sâu xa gây ra những hậu quả ấy.
Chỉ mãi về sau này, nhìn lại và suy ngẫm, người ta mới thấy trong khi đã
không có bất cứ một vấn nạn đầu cơ hay khát vốn nào được Ngân hàng nhà
nước giải quyết trong thời gian đó, thì lại đã diễn ra những cuộc sáp
nhập ngân hàng rất mau lẹ và thành công.
Kết quả của sự thành công đã được trù liệu ấy là một danh sách những
ngân hàng nhỏ cần phải được thâu tóm. Lẽ dĩ nhiên, Ngân hàng Nhà nước là
cơ quan lập ra danh sách đó và được thông qua bởi lãnh đạo Chính phủ.
Những ngân hàng được lựa chọn cũng đương nhiên phải thỏa mãn điều kiện
yếu kém về thanh khoản. Không được bơm vốn, ngược lại còn bị siết chặt
bởi một số quy định ngặt nghèo về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và những ràng
buộc liên quan như tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu, số ngân hàng này chẳng
mấy chốc đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng, có nguy cơ
dẫn đến phá sản.
Được “lựa chọn” đầu tiên, vấn đề tồn vong của ba ngân hàng thương mại
Ficombank, TinNghiaBank, SCB không phải gì khác hơn là cơn khủng hoảng
thanh khoản. Chỉ khi đó, vai trò của Ngân hàng Nhà nước mới thật sự lộ
diện bằng việc chấp thuận cho sự hợp nhất của ba ngân hàng này.
Tuy vậy, trò chơi chỉ mới bắt đầu.
Sau trung tuần tháng 10/2011, một sự bất ngờ nữa lại xảy đến khi Ngân
hàng Nhà nước nêu ra bốn quan điểm về tái cấu trúc hệ thống – nhiệm vụ
trọng tâm của ngành ngân hàng trong những năm tới.
Theo Ngân hàng Nhà nước, “sáp nhập ngân hàng là xu hướng tất yếu”.
Chỉ một tuần sau, bài toán xử lý những kẻ đói ăn đã được giải quyết phần
nào: 5 hoặc 6 ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tái
cấp vốn từ 1.000 đến 5.000 tỷ đồng, và đương nhiên các khoản tái cấp vốn
này đều được gắn kèm với điều kiện ngặt nghèo của nó.
Trước đó, những ông chủ của các ngân hàng “có vấn đề” đã không thể hình
dung họ bị đẩy vào một tình thế buộc phải “ngửa tay xin bố thí”. Kết
cuộc của tình thế này chỉ được nhận ra khi mọi sự đã an bài, khi phần
thắng chắc chắn đã nằm trong tay kẻ cầm chịch.
Nhưng lúc đó mọi chuyện đã quá muộn dù chỉ để vớt vát.
Trò chơi thôn tính đã lên đến đỉnh điểm khi một ngân hàng thương mại nhỏ
có tên là Phương Nam bị thâu tóm. Sự kiện này đã không được nhiều người
để tâm, nếu như nó không dẫn đến một sự kiện lớn hơn nhiều: từ vai trò
xếp gần cuối bảng trong tổng sắp ngân hàng về tiêu chí tín dụng, từ vai
trò bị thâu tóm, Phương Nam lại được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm ưu
tiên về tăng trưởng tín dụng, đồng thời trở thành ngân hàng thâu tóm một
con cá mập rất lớn là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Vào cuối năm 2011, toàn bộ giới đầu tư và các ngân hàng đều xôn xao về
vụ việc thâu tóm này, theo một kịch bản mà người ta chỉ có thể hình dung
xảy ra ở Phố Wall. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm,
Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng
với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh
Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt.
Đế vương và hành khất
Cho đến đầu năm 2012, vụ việc thâu tóm Sacombank đã hoàn tất. Những lãnh
đạo chủ chốt của Sacombank hoặc bị đẩy vào thế làm thuê cho ông chủ
mới, hoặc nghỉ hưu non. Tất cả diễn ra một cách hoàn toàn âm thầm và
lạnh lùng, như nó phải thế trong bầu không khí “capitalisme sauvage”
(chủ nghĩa tư bản dã man) ứng với kịch bản đương đại Việt Nam..
Trong khi đó, tình trạng bĩ cực của các doanh nghiệp đã lên đến gần đỉnh
điểm. Tết 2012 đã chứng kiến một sự phân hóa chưa từng thấy từ kể từ
mùa Xuân năm 1975 và hơn hẳn hậu quả bi thảm nhưng cào bằng của chiến
dịch giá – lương – tiền năm 1985: trong khi ít nhất 80.000 doanh nghiệp
phải giải thể và phá sản cùng hàng trăm ngàn công nhân không có đủ vài
trăm ngàn đồng để mua vé tàu về quê ăn tết, hầu hết các ngân hàng lại
công bố không thương xót số tiền thưởng bình quân lên đến 40-50 triệu
đồng cho nhân viên của mình.
Như để vớt vát thể diện đã bắt đầu sa sút của mình từ những dư luận về
thâu tóm ngân hàng lẫn thái độ dung túng cho các nhóm đầu cơ vàng lộng
hành, vào thời điểm sát tết 2012, Nguyễn Văn Bình đã phát đi một thông
điệp về yêu cầu “tiếp tục thắt lưng buộc bụng để kềm chế lạm phát”, cũng
như tiếp tục hứa hẹn sẽ “điều hành chính sách tín dụng linh hoạt và
uyển chuyển”.
Nhưng từ thời điểm đó trở đi, xã hội đã trở nên dị ứng trước chuỗi ngôn
từ phủ dụ của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước. Ngay cả một tờ báo có
khuynh hướng ủng hộ Bình trước đó như VnEconomy cũng dần chuyển sang
thái độ hoài nghi.
Hơn bất kỳ một quan chức nào, Nguyễn Văn Bình đã trở thành “Nhân vật của
năm 2011” như trang tin VnExpress bình chọn, với những kết quả rõ rệt
phục vụ cho nhóm tài phiệt ngân hàng chỉ trong chưa đầy nửa năm nhậm
chức.
Thành quả lớn nhất mà nhóm tài phiệt ngân hàng đã đạo diễn trên sân khấu
thôn tính có lẽ là cái tên Phương Nam. Từ vị thế một kẻ hành khất, ngân
hàng này đã được biến thành một đế vương.
Nhưng bằng chứng cho sự thay lông đổi áo trên lại không bao giờ đến từ
những công bố công khai của Ngân hàng Nhà nước hay Văn phòng Chính phủ.
Chỉ đến giữa năm 2012, bằng chứng ấy mới được trưng ra bởi một báo cáo
chi tiết của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – một cơ quan tư vấn
trực thuộc Chính phủ. Theo báo cáo này và theo quan điểm của Ủy ban Giám
sát Tài chính Quốc gia, Ngân hàng Phương Nam cần phải xếp vào loại
“tiêu cực”.
Thời điểm hoàn thành báo cáo trên là cuối năm 2011. Tuy vậy, đường đi
của bản báo cáo đã bị án ngữ ngay tại bàn làm việc của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.
Từ đó đến nay, sân khấu thâu tóm ngân hàng và nạn hoành hành đầu cơ vàng
đã tạm nhường chỗ cho sân khấu chính trị, với mối liên hệ ràng buộc về
số phận của người được “tôn vinh” là vị thủ tướng tai tiếng và tham
nhũng nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng “Nhân vật của năm
2011”.
Ở một thái cực khác, lại đã xuất hiện những dấu hiệu rút tiền đầu tiên khỏi Ngân hàng Phương Nam của một số đại gia.
Tạm kết, “ông vua béo với anh hành khất gầy chỉ là hai món ăn trên cùng
một bàn tiệc” – lời của Hamlet trong vở bi kịch của Shakepeare.
Thường Sơn
CTV Phía Trước
CTV Phía Trước
© Tạp chí Phía trước
Bầu Đức: 'Tôi vẫn ngủ ngon trên đống nợ'
Bị cổ đông chất vấn về khoản nợ 16.000 tỷ đồng, Chủ tịch Tập đoàn
Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức khẳng định vẫn kiểm soát tốt rủi ro và
ngủ ngon vì biết mình trong khu vực an toàn.
Ngày 23/4, tại Đại hội cổ đông thường niên của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL),
bầu Đức bị cổ đông chất vấn khoản nợ khủng của tập đoàn liệu có nằm
trong vòng kiểm soát hay không. Thêm vào đó, nhiều ý kiến lo ngại về rủi
ro khi đem 300 triệu USD đổ vào thị trường Myanmar và yêu cầu chủ tịch
tập đoàn giải trình.
Đáp lại những băn khoăn về nợ, người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt
Nam giải thích: "Cần xem xét 16.000 tỷ đồng nợ thuộc diện dài
hay ngắn hạn, an toàn hay báo động. Tôi nợ đấy nhưng cũng mở rộng
đầu tư, thu về không ít lợi nhuận, vẫn kiểm soát tốt rủi ro".
Ông Đức phân tích, hầu hết khoản nợ dài hạn đều vay phục vụ các dự án
cao su, thủy điện. Những suất đầu tư này cũng dần xuất hiện các khoản
thu đúng chu kỳ. HAGL luôn tích trữ 2.500 tỷ đồng tiền mặt để dự
phòng thanh khoản nên nợ thuần giảm xuống còn 13.500 tỷ đồng. Sắp tới,
dự kiến tập đoàn sẽ thu về 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi
nên nợ sẽ giảm xuống còn 12.000 tỷ đồng.
Theo tính toán của bầu Đức, tổng giá trị tài sản của HAGL hiện
nay khoảng 31.200 tỷ đồng, nên 12.000 tỷ đồng nợ vay vẫn chưa thấm vào
đâu. Đó là chưa kể đến tổng tài sản có rất nhiều dự án cao su,
bất động sản mua, trồng cách đây 5-10 năm nay đã tăng lên rất nhiều
lần. Nếu có điều kiện định giá lại, tối thiểu tổng tài sản của
tập đoàn phải tăng gấp đôi, tức là khoảng 70.000 tỷ đồng. "Bản
chất nợ của HAGL vì thế không làm tôi lo lắng. Ai đó nói tôi
cưỡi trên lưng cọp nhưng tôi vẫn ngủ ngon vì biết mình trong khu
vực an toàn", ông nhấn mạnh.
Người đứng đầu tập đoàn HAGL cho rằng, không ngân hàng, quỹ đầu tư nào
dại gì rót vốn khủng cho doanh nghiệp nếu kinh doanh yếu kém. Trong
khi đó, HAGL vẫn vay được vốn khủng. Ông tiết lộ, nếu tập đoàn không
tăng nợ vay lên thì sẽ không có rừng cao su, thủy điện, khu phức
hợp ở Myanmar.
Thị trường bất động sản Yangon, Myanmar được bầu Đức đánh giá chỉ mới nóng 20 độ C, khan hiếm văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ, khách sạn và có thể đạt 80 độ C vào năm 2018. Ảnh: Vũ Lê |
Quan điểm của ông Đức, không phải cứ đi vay nợ khủng là tiêu cực. Nhờ
mang tiền vay được đem đi đầu tư hiệu quả, tập đoàn ngày càng hái ra
tiền một cách ngọt ngào với nhiều lần "gọi" vốn ngoại thành công. Cơ
cấu cổ đông của HAGL khá lý tưởng, 7 quỹ đầu tư lớn trên thế
giới đều góp mặt. Hiện nay room nước ngoài của cổ phiếu Hoàng Anh
Gia Lai (HAG) chỉ còn 1,2-1,5%, nhiều khả năng cũng sẽ hết trong
thời gian tới. Nếu lo ngại những khoản nợ này, khối ngoại đã không nhiệt
tình gom cổ phiếu đến vậy.
Trả lời về rủi ro chính trị ở Myanmar, Bầu Đức trần tình với cổ đông,
các khoản vay thực hiện dự án khu phức hợp ở Yangon đến năm
2016 mới phải trả nợ. Thế nhưng tháng 6/2014 doanh thu văn phòng tại
Miến Điện của HAGL có thể chạm ngưỡng 30 triệu USD. Đến giai đoạn đầu
năm 2015 khả năng lấp đầy văn phòng rất cao. Kể cả không thắng lợi,
dự án ở Myanmar chỉ chiếm khoảng 20% tổng tài sản đầu tư ra
nước ngoài của HAGL nên không đáng ngại.
Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam dự báo khu phức hợp tại
Myanmar sẽ cứu ngành bất động sản của HAGL. Nếu không có dự án
này, mảng địa ốc của tập đoàn phải "dựa hơi" cao su, thủy điện để
tồn tại trong nhiều năm nữa vì thị trường trong nước chưa thoát khỏi khó
khăn.
"Bất ổn chính trị có thể xuất hiện ở bất kỳ nước nào, Myanmar cũng vậy.
Thế giới đang đổ vào mỏ vàng này nên rủi ro không của riêng ai. Đi
vay nợ khủng cũng là câu chuyện tương tự. Sở dĩ có thể chấp nhận rủi ro
bởi vì cơ hội quá lớn", bầu Đức phát biểu.
(VnExpress)
Kinh tế Việt Nam: Điều hành kiểu bức tử
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (thường được gọi tắt là VCCI)
vừa công bố một báo cáo, theo đó, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đã
giảm từ 700,000 xuống còn chừng 400,000.
Nói cách khác, có khoảng 300,000 doanh nghiệp đã chết và 200,000 trong số 300,000 doanh nghiệp này vừa mới chết hồi năm ngoái.
Cũng theo báo cáo của VCCI, có tới 42% số doanh nghiệp đang tồn tại bị
thua lỗ. Những chỉ số giúp lượng định tính hiệu quả của các doanh nghiệp
như: chỉ số thanh toán hiện tại, chỉ số thanh toán nhanh, khả năng trả
lãi vay ngân hàng,… đều tụt giảm đáng ngại. Các thống kê cho thấy chỉ có
chỉ số nợ là tăng vọt.
Gần một nửa doanh nghiệp đã chết, 42% của số đang tồn tại thua lỗ, phải giảm quy mô. (Hình: báo Đất Việt) |
Phía VCCI cảnh báo, tuy tư nhân là khu vực kinh tế năng động và hiệu quả
nhất nhưng đã có hàng trăm ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực này phá sản.
Quy mô của doanh nghiệp Việt Nam đang teo tóp từ “vừa” thành “nhỏ” hoặc
“siêu nhỏ” và tất nhiên, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể tham gia
thúc đẩy xuất cảng hàng hóa.
Theo bà Phạm Chi Lan - một chuyên gia kinh tế, thực trạng vừa kể là vì
nguồn lực quốc gia chỉ đổ vào các tập đoàn, tổng công ty, còn các doanh
nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được nguồn lực này, khiến chúng teo
dần rồi chết.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chết hàng loạt còn vì bị những tập đoàn kinh
tế nhà nước, tổng công ty nhà nước và một số tập đoàn tư nhân chuyên
khai thác quan hệ để tìm lợi thế kinh doanh, chèn ép, tước đoạt cơ hội
phát triển. Sự phân biệt đối xử trong phân bổ nguồn lực quốc gia, cấp
tín dụng, khiến chủ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyệt vọng.
Thay vì nỗ lực vượt qua khó khăn, họ tự thu hẹp hoạt động hoặc quyết định ngưng hoạt động.
Hậu quả từ sự phân biệt đối xử trong phân bổ nguồn lực quốc gia giữa
những tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước và một số tập
đoàn tư nhân chuyên khai thác quan hệ để tìm lợi thế kinh doanh, với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đã từng được nhiều chuyên gia kinh tế cảnh
báo từ lâu.
Dựa trên những phân tích và cảnh báo này, hồi giữa năm 2008, Quốc hội
CSVN nêu ra yêu cầu tái cơ cấu kinh tế, theo đó, chính phủ CSVN phải sớm
điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống ngân hàng -
tài chính, đầu tư công. Tuy nhiên đến tháng 2 vừa qua, sau khi đã có gần
một nửa doanh nghiệp trên toàn Việt Nam chết tức tưởi, ông Nguyễn Tấn
Dũng – Thủ tướng CSVN mới phê duyệt Đề án tổng thể về tái cơ cấu.
Một tiến sĩ kinh tế tên Trần Đình Thiên, hiện là Viện trưởng Viện Kinh
tế Việt Nam, nhận xét, những hoạt động tái cơ cấu chủ yếu là vì sự bức
bách của thực tiễn chứ chưa phải là các hoạt động diễn ra theo lộ trình
đã được định trước, trong khuôn khổ một chương trình đã được thiết kế
tổng thể và bài bản.
Bà Phạm Chi Lan thì khẳng định, sự chậm chạp tới mức khó hiểu trong thực
hiện tái cơ cấu nền kinh tế là vì “lợi ích nhóm”. Theo bà, chính “lợi
ích nhóm” cản trở quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Các nhóm lợi ích
không muốn thay đổi cơ cấu của nền kinh tế vì lợi ích của họ sẽ giảm.
Bà Lan cho rằng, bất động sản là lĩnh vực đặc trưng của lợi ích nhóm.
Nhóm này từng hưởng lợi lớn trên mồ hôi, nước mắt của những người bị mất
đất. Khi thị trường bất động sản bị đóng băng, nhóm này đang vận động
chính phủ CSVN chi tiền cứu trợ để vẫn tiếp tục hưởng lợi.
300,000 doanh nghiệp đã chết, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam đang teo
tóp từ “vừa” thành “nhỏ” hoặc “siêu nhỏ” (chỉ số sử dụng lao động/doanh
nghiệp đã giảm từ 74 lao động/doanh nghiệp vào năm 2002, xuống còn 34
lao động/doanh nghiệp trong năm 2012) đã tạo ra hàng chục triệu người
thất nghiệp, không chỉ khiến kinh tế suy thoái, dân chúng cơ cực, đói
khổ hơn mà còn làm cho xã hội bất ổn.
Theo Công an Sài Gòn, trong ba tháng đầu năm nay, các loại tội phạm đã
tăng đến 55%, so với cùng kỳ năm ngoái. Hồi giữa tháng này, một viên
thiếu tướng là Phó Giám đốc Công an Sài Gòn, cho rằng, một trong những
nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tội phạm tăng vọt là vì đời sống khó
khăn, nhiều người không có việc làm ổn định và trở thành tội phạm có
tính chất cơ hội.
Ngày 22/1/2013 tin tức báo chí cho hay, Bộ công an CSVN đã gửi thêm “600
cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát Cơ Động” từ Hà Nội vào Sài Gòn để giúp thành
phố này đối phó với trộm cướp.
(Người Việt)
Minh Diện - Đứng dưới tượng đài Quân tình nguyện
Tour du lịch Campuchia khởi hành từ chùa Ấn Quang , qua cửa khẩu Mộc
Bài, đi Siem Reap , vòng quanh Biển Hồ rổi về Phnom Penh. Gần bốn chục
người trên chiếc xe khách năm chục ghế, rộng thênh, có máy lạnh, do
một tài xế Campuchia điều khiển. Chiếc xe chạy bon bon qua bao nhiêu
phum sóc, núi rừng và những cánh đổng lúa bạt ngàn đang chín rộ như
tấm lụa mút tầm mắt, in bóng những hàng cây thốt lốt cao chót vót ,
tàn lá xòe như những chiếc dù treo lơ lửng dưới vòm trời xanh thẳm.
Tôi chăm chú ngắm nhìn cảnh thanh bình của đất nước Chùa tháp lướt
nhanh qua khung cửa kính xe hơi, lòng nao nao, buồn vui khó tả.
Đây là lần đầu tiên tôi trở lại Campuchia sau khi rời mảnh đất này lần
cuối cùng mùa thu năm 1985. Còn lần đầu tiên tôi đặt chân lên đất bạn
là năm 1969.
Sau chiến dịch Mậu Thân, nhiều đơn vị quân giải phóng miền Đông Nam lập
cứ ở khu vực Cà Chay, Mi Mốt dọc biên giới hai nước. Cuộc đảo chính
của Non Nol ngày 17-3-1970 lật đổ Norodom Sihanouk , đẩy Campuchia
vào nội chiến. Quân giải phóng miền Nam giúp Khmer đỏ đánh Lon Nol ,
Campuchia ,Việt Nam thành một chiến trường. Tôi theo các đơn vị tham
gia chiến dịch Chenla II, giải phóng Kompong Thom tháng 10 -1971 trước
khi về nước tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, 1972.
Tượng đài Quân tình nguyện ở PhNomPên |
Đó là vào tháng 10-1972, tôi được giao nhiệm vụ quay lại Campuchia lấy
một số tải liệu ở một cơ sở Việt Kiều tại thị trấn Mi Mốt. Bấy giờ toàn
bộ vùng ấy đã thuộc chính quyền Khmer đỏ , mà quan hệ với chúng ta
là tình đồng chí chung một chiến hào.
Tôi ngồi sau chiếc xe Honda 90 do thượng sỹ Nguyển Văn Khoản lái, từ Lộc
Ninh qua Snoul , theo quốc lộ 7 tới Mi Mốt. Nhận tài liệu gồm
những tấm bản đố tác chiến , tôi gói cẩn thận , bọc ni lon cho vào bồng
(một cái túi vải lớn có quai đeo thay ba lô) trên để mấy bịch thuốc
rê và đường thốt lốt. Tôi đeo chiếc bồng và chiếc dây lưng có bi đông
nước, võng, đèn pin với trái lựu đạn US và khẩu súng ngắn K54. Khoản
khoác khẩu súng AK báng gấp. Cứ tưởng đi trên đất bạn cũng như trên đất
mình sẽ chẳng có chuyện gì sảy ra, nào ngờ về đến Snoul , chỗ ngã ba
đường rẽ về quốc lộ 13, thì ba lính áo đen xuất hiện. Họ cản đầu xe ,
chĩa thẳng mũi súng vào chúng tôi,khuôn mặt lầm lì . Tôi nhận ra thiếu
úy Nuôi Chuân . Ba hôm trước , chúng tôi đã gặp Nuôi Chuân ở trạm gác
Hoa Lư của Việt Nam. Anh ta sang xin gạo và thực phẩm. Hôm ấy Nuôi
Chuân rất vui vẻ, hỏi chúng tôi đi Mi Mốt bao giờ về , bắt tay rất
thân mật. Nhưng hôm nay mặt anh ta nặng như chì và lạnh như tiền. Tôi
cười, chìa tay ra :
-Xóc -xop-bai-boong ? –Anh có khỏe không?
Nuôi Chuân không bắt tay, đáp:
-Kh’nhum -thi-loap-boong!-Tôi không quen anh!
Tôi chìa bao thuốc lá Ara mời:
-Boong -miên-th’năm- chuôc- tê ?-Anh có hút thuốc không?
Nuôi Chuân hất mạnh tay tôi , dằn giọng:
-Min-thi-loap!
Nuôi Chuân yêu cầu chúng tôi để lại toàn bộ súng đạn, bồng bị, chỉ được
ra khỏi Snoul người không. Tôi giải thích chúng tôi đi công tác, và
đã có thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia đoàn kết giúp đỡ nhau chống
Mỹ. Viên thiếu úy không thèm nghe , hắn ra lệnh hai tên lính sáp vào.
Một tên giữ ghi đông xe, một tên cướp khẩy AK của Khoản. Sự trở mặt
như trở bàn tay!
Tôi đã nghe nhiều người nói về đặc tính tham lam, tráo trở của Khmer
đỏ, giờ được trải nghiệm .Tôi cố gắng thuyết phục Nuôi Chuân, biếu
hắn mấy bánh thuốc rê, mấy kg đường thốt lốt mới mua ở Mi Mốt, nhưng
Nuôi Chuân không chịu. Hắn đòi thêm cái bi đông, chiếc đèn pin , sợi
dây lưng, tôi cho luôn. Nhưng suy nghĩ một lát hắn đòi hai khẩu súng,
cái bồng tài liệu và cả hai đôi dép chúng tôi đang đi. Nghĩa là hắn lột
sách . Mất súng và tài liệu thì mất đầu! Trong lúc ngặt ngèo, tôi nhớ
có lần nghe anh em chiến sỹ kể chuyện , từng gặp bọn lính Khmer đỏ gây
rắc rối, biện pháp tốt nhất là rút lựu đạn dọa chia đôi với chúng. Tôi
quyết định làm theo mẹo ấy.
Bằng một động tác tỏ ra rất quyết liệt, tôi bật chốt trái lưu đạn US , dí vào ngực tên thiếu úy Nuôi Chuân, thét :
-Đuôi - khnia!
-Ôi ! Can-hơi!-Ối! chết rồi!
Đúng là hiệu quả thật! Tên thiếu úy kêu thảng thốt, ù té chạy. Hai thằng
lính hốt hoảng chạy theo. Khoàn lập tức rồ ga , chiếc xe Honda nhảy
vọt lên như con ngựa phi nước đại. Tôi ném trái US lại phía sau. Một
tiếng nổ chát chúa vang lên, khói mù mịt. Chúng tôi chạy khá xa mới nghe
tiếng súng bọn Khmer đỏ bắn đuổi theo.
Năm năm sau, đồng đội của bọn quay quắt phản bạn ấy đã lẻn sang giết
hại hàng chục em học sinh và cô giáo ở xã Tân Lập, huyện Xa Mát , Tây
Ninh, mà tôi đã kể lại trong bài báo “Chuyện sảy ra đêm trăng rằm”. Cũng
bọn Khmer đỏ khốn kiếp đó, đã tàn sát đồng bào ta trên khắp biên
giới Tây Nam, đặc biệt ở Ba Chúc, An Giang.
Ngày 1-1-1979, tôi có mặt ở Phnom Penh chứng kiến sự sụp đổ của chế độ
diệt chủng Pon Pot. Nhưng cuộc chiến đấu với bọn Khmer đỏ chưa dừng lại
ở đó, mà suốt chín năm sau, bao nhiêu xương máu của cán bộ, chiến sỹ
quân tình nguyện Việt Nam vẫn tiếp tục đổ xuống trên khắp mọi miền đất
nước chùa tháp, để mang lại màu lúa vàng ngút ngàn và cuộc sống thanh
bình hôm nay. Trong những năm tháng đó, tôi nhiều lần sang Campuchia, và
có một lần tôi không thể nào quên. Bây giờ ngồi trên chuyến xe lướt
nhanh trên những vùng đất từng in dấu chân mình, kỷ niệm ùa tới, tôi
bỗng thấy mọi việc như mới sảy ra hôm qua, những hình ảnh hiển hiện
trước mắt tôi, mặc dù nó đã đi vào quá vãng 28 năm rồi.
Đó là vào mùa khô năm 1985.
Theo yêu cầu cùa Tổng biên tập Đinh Văn Nam, phải thực hiện một loạt
phóng sự về quân tình nguyện Việt Nam , chiến đấu giúp bạn thoát khỏi
chế độ diệt chủng, đăng nhiều kỳ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân
đội nhân dân. Tổng biên tập Đinh Văn Nam cử một trưởng ban kỳ cựu từ Hà
Nội vào thực hiên phóng sự đó.
Khi ông trưởng ban bay vào thành phố Hồ Chí Minh, tôi dẫn ông tới Bộ
tư lệnh quân khu 7, làm thủ tục đi trận. Đồng chí phó chính ủy quân
khu tiếp thân mật, và giành hai tiếng đồng hồ, nói rõ những khó khăn,
gian khổ, hy sinh ngoài mặt trận cho ông trưởng ban của tôi nghe. Sau
đó đồng chí ra lệnh cho Phòng quân nhu, Hậu cần phát quân trang,quân
dụng, lương khô cho ông trưởng ban của tôi, theo tiêu chuẩn sỹ quan
cấp tá, và ra lệnh cho cơ quan tác chiến giúp đỡ, bảo đảm tuyệt đối an
toàn cho nhà báo. Trong chiến tranh các cán bộ chỉ huy quân đội luôn
giành sự ưu ái cho nhà báo như vậy, bất kể nhà báo mặc áo lính hay dân
sự.
Buổi tối hôm ấy, chúng tôi tổ chức liên hoan tiễn chân đồng chí Trưởng
ban ra trận. Trong bữa liên hoan, tôi thấy ông tỏ ra gượng gạo, băn
khoăn, lo lắng. Hình như những chuyện phó chính ủy Quân khu kể đang đè
nặng tâm tư ông. Nửa đêm , ông bỗng lên cơn đau tim đột ngột, phải
đưa ngay vào cấp cứu ở bệnh viện Thống Nhất.
Tin ấy báo ra Hà Nội , và Tổng biên tập gọi điện thoại cho tôi:
-Thôi , Minh Diện đi thay anh L. vậy! Tôi biết đồng chí
đã phải đi nhiều lần rồi, nhưng đây là trường hợp bất khả kháng!
Đối với tôi, từng là người linh, đã quen lăn lộn trong chiến đấu nên việc đó rất đơn giản.
Tôi theo đơn vị của trung tá Nguyễn Danh Giảng sang Snoul. Trong chiến
tranh chống Mỹ, anh Giảng làm trưởng ban tuyên huấn công binh , thủ
trưởng trực tiếp của tôi. Đó là một người gầy gò, cao lêu đêu,có đôi mắt
sâu hoáy,hay nói thẳng nói thật. Anh nhập ngũ năm 1949, từng tham gia
chiến dịch Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại đi khai hoang, năm 1964 mới
lấy vợ,sinh được đứa con gái, vợ chưa hết ở cữ thì anh đi B2. Ngày
thống nhất, anh đưa vợ vào Sài gòn, xin việc làm ở nhà máy dệt Thành
Công. Cuộc chiến tranh biên giới sảy ra Nguyễn Danh Giảng lại đi biền
biệt.
Đến Snoul , tình cờ gặp nhà văn Văn Lê. Vẫn cái thân hình ốm nhom, da
đen xám, khoác bộ quân phục bạc phếch,lấp lánh đôi mắt rất sáng và nụ
cười ranh mãnh . Văn Lê khoe mới được một vị tướng tặng khẩu súng ngắn
Volte nhỏ xíu và rủ tôi ra góc rừng bắn bia. Cũng như tôi, sau khi Văn
Nghệ quân giải phóng giải tán, Văn Lê cởi áo lính làm báo dân sự. Nhưng
ngay cuối năm 1977, theo yêu cầu , Văn Lê quay lại quân đội, làm phóng
viên báo Quân khu 7. Cái nghiệp lính đeo bám chúng tôi và đó chính là
mảnh đất mầu mỡ để chúng tôi có thể cày xới sau này!
Vừa bắn bia, Văn Lê vừa nhêu ngao hát:
“Pôn Pốt đầu phum ta cuối phum!
Uống chung dòng nước mùi thum thum!
Đánh nhau đã suốt năm mùa lúa,
Pốt ở đầu phum, ta cuối phum!”
Trung tá Nguyễn Danh Giảng nói với tôi:
- Ta đánh gập xương sống Khmer đỏ, nhưng không tiêu diệt
được lực lượng của chúng. Đánh một căn cứ , một chốt, dễ như trở bàn
tay, nhưng tiêu diệt lực lượng của chúng thỉ khó. Cứ đụng mình là chúng
bỏ chạy, phân tán nhỏ lẻ , ẩn núp trong rừng, trong phum, sóc và đặc
biệt trong dân. Ta đánh nhau với những chiến binh du kịch, đi chân đất,
thoắt ẩn, thoắt hiện. Chúng như những bóng ma ẩn nấp trong bóng tối còn
mình thì phơi mặt ra ...
Anh Giảng cho biết bọn Khmer đỏ thao tác gài các loại mìn rất nhanh. Có
loại mìn nhỏ bằng hộp xi đánh giầy, làm gãy chân đối phương, có loại
lớn bằng trái măng cụt , nhảy lên ngay lưng mới nổ, sát thương nhiều
hơn nhưng ít tử vong. Khi bắt được tù binh , chúng khai : “ cố vấn
Trung Quốc nói làm bộ đội Việt Nam bị thương tốt hơn giết , vì mỗi người
bị thương mất 4 người phục vụ và để lại hậu quả lâu dài” Đúng là thâm
hiểm như Tàu!
Bấy giờ nhân dân ta từ Bắc chí Nam đang đói. Đói điêu đứng vẫn phải gồng
lên giúp bạn !Tiêu chuẩn cho bộ đội ngoài mặt trận được ưu tiên, nhưng
cũng chỉ có 6 lạng gạo một ngày. Rồi không đủ gạo phải độn bột mì, bo
bo. Đói ăn, thiếu dinh dưỡng, sức lực bộ đội suy kiệt. Anh Giảng nói :
-Sốt rét không từ ai . Đang hành quân gục xuống không đứng
dậy được nữa. Mùa mưa sốt rét đã đành, mùa khô cũng sốt rét...
Suốt đêm tôi mắc võng nằm cạnh chính ủy trung đoàn Nguyễn Danh Giảng .
Hết chuyện này sang chuyện kia. Anh Giảng nói chuẩn bị bước sang tuổi
54 , ba bảy tuổi quan, vẫn mang cái quân hàm trung tá. Ngày ấy lên được
trung tá trầy da trớt vảy chứ không như bây giờ. Hôm sau có xe chở khí
tài lên Siêm Riệp anh cho tôi đi theo .Lúc chia ta ,anh nói:
-Trên đó ác liệt gấp trăm lần ở đây. Mày cẩn thận!
Văn Lê cũng tạm biệt tôi đi hướng khác.
Tôi tới một đại đội thuộc Sư đoàn 330 đang chiến đấu giáp biên giới
Thái Lan. Đã cuối mùa thu,tiết trời ngày nóng, đêm lạnh. Càng về khuya
càng lạnh. Đơn vị đóng quân ở bìa một khu rừng già,còn sót lại những
cây khọc, bằng lăng cổ thụ . Mặt rừng phủ đầy lá khô, bướm bay rợp
những dòng suối cạn. Hầm , hào giao thông nhằng nhịt sau bức tường
đất. Những căn nhà lợp tranh lúp súp bán âm dương.
Vẫn những cánh võng đung đưa như thời chống Mỹ, nhưng cảm thấy cô đơn,
hụt hẩng hơn. Ngày trước chiến hào trong lòng đất mẹ,chung quanh đồng
bào mình, giờ bơ vơ giữa xứ người, sự sống và cái chết của người lính
viễn chinh mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Đại đội trường Thu và chính trị viên Hòa cũng mang tâm trạng đó. Hòa quê
Thài Bình, nhập ngũ năm 1973, ba hai tuổi đời , mười hai tuổi quân mang
quân hàm trung úy. Thu quê Nghệ An , kém Hòa hai tuổi đời, một tuổi
quân , cũng trung úy. Cả hai đều chưa có vợ con. Nghe nói Thu yêu một cô
gái Campuchia , mười chín tuổi ở phum Thala nhưng cấp trên không đồng
ý, bị kiểm điểm, nên đang nhập nhằng. Tôi nói với Hòa:
-Mình có người anh đồng hao, cũng tên là Hòa và chiến
đấu ở vùng này. Cách đây hơn nửa tháng , nghe tin đồn anh ấy bị thương,
đưa về Sài Gòn, vợ anh ấy và vợ chồng mình đi tìm mấy ngày ở bệnh viện
175 không thấy.
Hòa hỏi:
-Anh ấy họ gì và cấp bậc gì?
-Nguyễn Thanh Hòa, người Quảng Nam, cấp bậc hạ sỹ quan.
Hòa nói:
-Đơn vị tôi cũng có hai đồng chí tên Hòa hy sinh, nhưng như vậy không phài anh ấy. Hy vọng còn sống sót!
Cuộc sống trôi đi phẳng lặng ba bốn ngày. Ban ngày trời nóng hầm hập,
mặt đất ướt đẫm mô hoi. Đêm trở lạnh và tối đen như mực. Giơ bàn tay
lên sát mặt không nhìn thấy gì. Gió hun hút qua trảng trống , rít lên
khi va vào những cây thốt lốt cô đơn. Tiếng côn trùng rên rỉ như một
điệu nhạc buồn tê lòng.
Một buổi tối, Hòa kề cho tôi nghe chuyện mối tình đầu của anh. Cô gái
cùng thôn yêu Hòa . Năm 1980,Hòa về phép, hai gia đình làm lễ ăn hỏi,
dự định tổ chức cưới vào năm sau. Hòa về đơn vị gom góp chuẩn bị, từ cái
mền bông đến chiếc mùng. Trong khi đó ở nhà sảy ra chuyện không ngở:
Ông phó chủ tịch huyện có cậu con trai kém Hòa ba tuổi, chuẩn bị đi lao
động hợp tác ở Công hòa dân chủ Đức thì bị tai nạn giao thông , phải
cưa mất một chân. Ông phó chủ tịch huyện nói thẳng với bố mẹ người
yêu Hòa : “ Nếu con gái ông bà lấy con trai tôi,thì được hưởng suất lao
động hợp tác đó!”
Bố mẹ cô ngưởi yêu Hòa , khuyên con gái hy sinh tình riêng, cứu gia
đình. Người yêu Hòa khóc một đêm, hôm sau gọi điện Hòa về. Cô gục
đầu vảo ngực Hòa khóc. Rồi ngẩng mặt lên nhìn Hòa bằng đôi mắt thẫn
thờ, nuốt nước mắt, và nấc lên:
-Em xin được đền đáp cho anh bằng trinh tiết của mình!
Hòa đẩy người yêu ra,đeo ba lô về đơn vị ngay trong đêm. Anh chịu đựng
suốt một mùa đông dài đằng đãng, lạnh lẽo và u buồn trước khi qua mặt
trận 479 này.
Một tuần ở chốt với đại đội Hòa,nghe bao nhiêu chuyện buồn vui.Tưởng
thời gian sẽ trôi đi phẳng lặng như mặt trảng cỏ mênh mang kia,nào ngời
vào cuối ngày chủ nhật bùng lên dữ dội.
Buổi chiều ấy chúng tôi đứng trên chiến hào quan sát phía biên giới.
Chúng tôi phóng tầm mắt qua trảng trống,nhìn những bụi cây cằn cỗi,
những tảng đá nhấp nhô trong ánh sáng chiều đỏ ối, mơ hồ. Hòa nói,
trong những mô đá đó thường xuất hiện những tay súng Khmer đỏ. Không có
bất kỳ một hiện tượng nào báo trước cho những cuộc tập kích của chúng.
Chúng thoắt ẩn, thoắt hiện như bóng ma! Chỉ có một quy luật là chúng hay
lợi dụng buổi chiều nhập nhoạng, hoặc đêm sáng trăng .
Đang nói chuyện, bỗng Hòa kêu ối một tiếng. Một lỗ nhỏ sau vai Hòa
tuôn máu ra, giật giật , lúc phun mau, lúc chậm theo nhịp thở hổn hển
của Hòa. Hòa ngước cặp mắt ngơ ngác nhìn chúng tôi, như muốn hỏi
chuyện gì sảy ra vậy? Ánh mắt ngơ ngác của Hòa dại dần. Anh từ từ
khụyu xuống, hai bàn tay bám chặt vào bờ hào, miệng ngoặm vào mu bàn
tay, người muốn rướn lên. Rồi anh ngã vật ra, mắt mở trừng trừng!
Bọn Khmer đỏ tập khích bất ngờ từ phía sau. Chúng chui lên từ những đống lá phủ dày trên mặt rừng.
-Đoàng!
Một trái B40 , bắn trúng căn nhà ban chỉ huy đại đội.
-Đoàng!
Phát thứ hai trúng đoạn hào phía trái chúng tôi, đất tung lên cùng khói bụi khét lẹt.
Thu thét :
- Cối đâu?
Hai chiến sỹ đặt khẩu cối 82 trước của hầm, chỉnh tọa độ, rồi phóng đạn.
Những tiếng nổ chát chúa, từng đụn khói bốc lên phía Khmer đỏ.
Bọn chúng di chuyển,chạy lom khom qua những gốc cây.Thu tựa lưng vào
thành công sự, đưa khẩu B40 lên vai, ngắm và bóp cò. Một đám lửa bùng
lên giữa đám lính áo đen.
Thu buông khẩu B40, vồ lấy khẩu Ak, thét :
-Xung phong!
Đại đội vọt lên khỏi bỏ chiến hào truy kích .
Trận chiến đấu chớp nhoáng kết thúc. Bên ta chính trị viên Hòa hy sinh ,
ba chiến sỹ bị thương nhẹ. Bọn Khmer đỏ rút chạy về phìa biên giới, đề
lại ba bốn vũng máu .
Đại đôi trưởng Thu hối thúc tôi về. Thu nói:
-Tụi em không thể bảo đảm an toàn cho anh được. Anh chết tụi em bị kỷ luật ốm đòn!
Thu gửi tôi là thư mang về Sài Gỏn cho người chị gái. Tôi về Bộ chỉ huy
mặt trận , la cà nửa tháng sau mới về. Khi đến nhà chị gái Thu đưa thư,
thì được biết Thu bị thương nặng đang điều trị ở quân y viên 175. Tôi
vào thăm, Thu cười nhợt nhạt:
-Hôm ấy anh không nghe em là tiêu đời! Hai ngày sau bọn khốn chơi tụi em một trận ác liệt, làm hai lính em hy sinh.
Gần ba chục năm rồi Thu nhỉ? Bây giờ Thu ở đâu , làm gì? Hài cốt Hùng và
những người đồng đội của chúng ta đã được trở về đất mẹ chưa?
Những câu hỏi ấy cứ quẩn quanh trong đầu tôi.
Bao nhiêu người , từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng Angko Thom,
Angko wat, phế tích kinh đô huy hoàng của đế quốc Khmer thời cực
thịnh. Ho say sưa nghe thuyết minh và chiêm nghiệm những tầng Trần
Gian, Địa Ngục, Thiên Đàng, những trận chiền của thần Sita, những điệu
mua mê hồn của tiên nữ Apsara. Nhưng họ quên không nhắc tới những
người lính tình nguyện Việt Nam, đã đổ máu để cứu đất nước này thoát
họa diệt chủng và bảo vệ những giá trị thiêng liêng đó.
Không biết có phải tôi nhầm, hay chưa đi hết, nhưng trong thành phố
Siêm Riệp hầu như không có nhà hàng, khách sạn, hoặc cơ sở kinh tế nào
tầm cỡ của Việt Nam. Trong khi đó những nhà hàng, khách sạn của Trung
Quốc như nấm.
Trên những cánh đồng lúa chín vàng của Campuchia, những tổ hợp máy gặt
đập của Trung Quốc hối hả thu hoạch. Và ở Phnom Penh, sự hiện diện của
kinh tế, văn hóa Trung Quốc càng đậm đặc hơn.
Tôi đứng dưới chân tượng đài Quân tình nguyện Việt Nam ở thủ đô Phnon
Pênh suy nghĩ mông lung. Chúng ta phải làm gì nhỉ? Chả nhẽ bao nhiêu máu
xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một
bức tượng đài kỷ niệm?
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)
Hơn 200 tỉ đồng giải phóng mặt bằng để làm con đường 21 tỉ!
Qua hai lần điều chỉnh, dự án mở rộng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu (Hà
Nội) hết “lẹm” vào nhà dân số chẵn lại “xén” vào nhà dân số lẻ khiến
hàng trăm hộ gia đình ở đây bức xúc. Đoạn đường dân sinh được mở rộng
tới 17m, kinh phí giải phóng mặt bằng lên tới gần 200 tỉ đồng.
Ông Phạm Đỗ Hoàn, trú tại số nhà 17 phố Vân Hồ 2, phường Lê Đại Hành
(quận Hai Bà Trưng) đại diện cho các hộ dân thuộc số nhà dãy lẻ – là
những hộ có nguy cơ mất nhà, đất nếu tuyến phố xây dựng – bức xúc:
“Chúng tôi đã sinh sống lâu đời trên mảnh đất cha ông để lại và chính
trên mảnh đất này, trước đây khi làm đường chúng tôi đã tự nguyện hiến
một phần cho Nhà nước. Vậy nhưng khi quyết định mở rộng con đường này
thành phố đã có những điều chỉnh bất hợp lý, không hợp lòng dân”.
Tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) |
Tìm hiểu của phóng viên cho thấy UBND Hà Nội đã phê duyệt dự án xây dựng
tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu (đoạn từ phố Tô Hiến Thành đến Đại Cồ Việt)
từ năm 2000. Bản vẽ của viện Quy hoạch và xây dựng Hà Nội trình UBND Hà
Nội khi đó chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ nhà đất của các hộ dân dọc tuyến.
Tuy nhiên, đến năm 2011, khi UBND thành phố Hà Nội chính thức ban hành
quyết định số 5628 phê duyệt dự án này và công bố bản thiết kế sơ đồ dự
án giải phóng mặt bằng thì người dân mới tá hoả khi thấy hầu hết các hộ
dọc tuyến đường có nguy cơ bị giải toả hết hoặc gần hết.
Bà Nguyễn Thị Kim Loan, trú tại số 25, ngõ 4, phố Vân Hồ, phường Lê Đại
Hành – là hộ bị mất toàn bộ nhà đất đã đứng đơn đại diện cho khoảng 170
hộ gia đình bị ảnh hưởng dọc theo tuyến phố sắp xây dựng, gửi đơn tới
các cơ quan chức năng khẩn thiết đề nghị xem xét về lợi ích kinh tế mà
dự án đem lại để đảm bảo đời sống của hàng trăm hộ dân đang phải vật lộn
với khó khăn do cuộc sống bị đảo lộn và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dự
án.
Ngày 27.2.2013, UBND Hà Nội tiếp tục ban hành quyết định số 1862 phê
duyệt điều chỉnh dự án. Theo đó, 370/500m của toàn tuyến được điều
chỉnh. Với sự điều chỉnh này chỉ có 20/170 hộ bị mất một phần nhỏ vì
tuyến đường đã được điều chỉnh sang hướng bên kia. Ngược lại, đa số
những hộ dân bên số lẻ Vân Hồ 2 có nguy cơ bị giải toả hết hoặc gần hết.
“Theo phê duyệt của thành phố, việc mở đường chỉ nhằm mục đích chỉnh
trang đô thị và đây là đường dân sinh, là đường bao công viên Thống
Nhất, vậy có nhất thiết phải mở rộng đường, hè tới 17m hay không. Chúng
tôi đồng tình với việc xây dựng tuyến phố về chủ trương nhưng cách làm
rõ ràng không lắng nghe ý kiến và nỗi khổ của người dân, không xuất phát
từ thực tiễn”, ông Ngô Ngọc Doanh – trú tại số 11 Vân Hồ 2, phản ảnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Hiền, tổ trưởng tổ dân phố Vân Hồ
2, nói: “Nhà mỗi hộ dân bị xén trung bình từ 7 – 7,5m. Bao năm nay người
dân đã cố định nơi đây mà giờ không biết phải đi đâu khi nhà bị xén như
vậy, trong khi người dân nơi đây tiếng là ở phố nhưng vẫn còn lắm khó
khăn. Chúng tôi mong muốn UBND xem xét lại việc điều chỉnh vô lý này”.
Theo người dân, nếu con đường được mở về phía công viên thì chi phí bồi
thường sẽ giảm đáng kể. Trong khi đó, hiện theo quyết định 1862 của UBND
Hà Nội, tổng mức đầu tư dự án khoảng 257 tỉ đồng, trong đó chi phí làm
đường chỉ khoảng 21 tỉ đồng nhưng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng
lên tới hơn 200 tỉ đồng.
Quế Hà
(SGTT)
Sự thật về tà đạo "Tâm linh Hồ Chí Minh"
Tự lập bàn thờ, viết các nội dung in thành sách, tổ chức làm lễ và chữa
bệnh tại nhà bằng cách cho người bệnh uống nước lã, những người trong
nhóm tự xưng là theo đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” còn vẽ ra nhiều chiêu
bài mê hoặc, thần thánh hóa lãnh tụ để lôi kéo người dân tham gia.
Những hoạt động của “tà đạo” này không nằm ngoài mục đích cá nhân, thế nhưng không phải ai cũng biết và có thái độ cảnh giác
Tài liệu in ấn phát cho những người nhẹ dạ, cả tin |
Chữa ung thư bằng… nước lã
Chuyện xuất xứ của tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” cũng chẳng khác mấy so
với nhiều tà đạo khác trong thời gian vừa qua. Nó bắt nguồn từ sự khác
thường của một người đàn bà chuyên nghề… làm ruộng ở thôn Bài Lâm Hạ, xã
Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) cách đây mấy
năm.
Năm 2000, bà Nguyễn Thị Điền (SN 1960), trú tại địa chỉ trên bị ốm nặng.
Đến năm 2001, bà Điền tự dưng khỏi bệnh và sau đó có những biểu hiện
không bình thường. Bà ta không ra đồng làm ruộng như trước đây nữa mà
chuyển qua ngồi viết sách. Cái thứ sách mà bà Điền viết cũng rất khác
thường như: Bàn thờ người Đại Việt; Đại pháp cầu an; Đại pháp đoàn tràng
tu gia; Bác Hồ 79 điều mơ ước; Luật công phép nước. Luật trời - thời
thế…
Sau khi viết sách, người đàn bà này lập bàn thờ Bác Hồ, tổ chức làm lễ
rồi chuyển sang nghề chữa bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, bà ta cho xây dựng
trong nhà một cơ sở thờ tự gọi là “Điện thờ Hoàng Thiên Long”. Để thờ
cúng, bà Điền cho đặt tượng Bác, treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc và một bát
hương.
Trên cửa điện ghi dòng chữ “Nối dòng Âu Lạc nhà nòi, Thiên trao ngọc
hạnh sáng soi kế đời”. Ngay sau khi lập điện thờ, bà Điền đã tuyên
truyền rằng Bác Hồ ngự tại “Điện thờ Hoàng Thiên Long” và truyền cho bà
ta viết kinh sách cứu nhân độ thế cho trần giới đồng thời tự nhận mình
là “Nữ thần giao liên và lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.
Ngoài ra, bà ta còn rêu rao “Điện thờ Hoàng Thiên Long” là kho thuốc
tiên, còn “Đại Sơn Lâm” (con rể bà Điền ở Thượng Tiến, Kim Bôi, Hòa
Bình) là tổng kho nước Thánh.
Cách chữa bệnh của bà Điền thì vô cùng đơn giản: bà ta để 3 chén nước lã
lên bàn thờ thắp hương rồi cho người bệnh uống. Với cách chữa đó, bà
Điền dám tuyên bố sẽ chữa được hết tất cả các loại bệnh, kể cả bệnh nan y
như ung thư. Từ thông tin trên, chỉ ít lâu sau, nhà bà Điền đã chật kín
người từ khắp nơi đổ về để chữa bệnh và tham gia vào tà đạo “Tâm linh
Hồ Chí Minh”.
Vì vậy, ngoài giờ chữa bệnh, bà Điền đã tự in sách, sao đĩa VCD và sử
dụng nhiều phương tiện khác để lôi kéo nhiều đối tượng tham gia, từ đó
lập ra cái gọi là “Hội đồng tu gia” để điều hành lễ nghi, thu tiền bất
chính. Số người đến đây muốn chữa bệnh trước hết phải “quy”.
Chân dung Nguyễn Thị Điền |
Một khi đã quy thì coi như đã trở thành đệ tử của bà Điền. Để được
“quy”, mỗi người phải đóng cho bà Điền 600.000 đồng gọi là kinh phí để
xây dựng điện thờ và hoa quả, lễ lạt. Từ khi xuất hiện tà đạo “Tâm linh
Hồ Chí Minh”, Công an huyện Ứng Hòa phối hợp với chính quyền xã Hồng
Quang đã nhiều lần đến kiểm tra, gọi hỏi, lập biên bản làm việc với
những hành vi của bà Điền trong việc truyền đạo, in ấn, phát tán tài
liệu; chữa bệnh không có căn cứ và vi phạm các quy định của Nhà nước về
đăng ký tạm trú.
Những lần bị lập biên bản, gọi hỏi, bà Điền đều nhất quyết rằng mình
không mê tín dị đoan mà chỉ làm việc thiện theo “sự chỉ bảo của Bác bằng
tâm linh” để giúp đỡ mọi người nên không vi phạm pháp luật. Bên cạnh
việc xử lý vi phạm đối với bà Điền, ở các xã có người theo tà đạo này,
chính quyền cũng đã tuyên truyền trên loa truyền thanh, các tổ chức đoàn
thể của địa phương cũng tới từng nhà vận động từng người không tham gia
tà đạo này, qua đó nhiều người đã nhận thức được hoạt động mê tín dị
đoan của bà Điền và từ bỏ. Tuy nhiên, cũng không ít kẻ vẫn một mực sùng
bái tà đạo này, thậm chí còn có hướng phát triển đạo này ở địa phương
mình đang sinh sống.
Lợi dụng danh nghĩa lãnh tụ để hoạt động mê tín dị đoan
Bắt đầu từ năm 2007, tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” được du nhập về TP
Vinh thông qua bà Phạm Thị Thuận, trú tại khối 1 phường Trung Đô. Bà
Thuận bị bệnh hiểm nghèo (ung thư đại tràng), nghe nhiều người rỉ tai về
cách chữa bệnh của bà Điền ở Hà Tây nên cùng cháu ruột của mình là Trần
Thị Thủy ở Nam Định tìm đến địa chỉ của bà Điền.
Tại đây, sau khi bị mê hoặc bởi những kinh sách cao siêu và những lời dụ
dỗ mang đậm tính chất mê tín dị đoan, bà Thuận đã về Vinh lôi kéo một
số công dân của phường Trung Đô tham gia vào tà đạo này. Và từ đây, như
một làn gió độc, nhiều người dân ở các phường, xã khác nhau trên địa bàn
thành phố đã đi theo, gây nên dư luận xấu và làm ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình an ninh trật tự của địa phương.
Điển hình là ngày 17/11/2010, một số phần tử do bà Hoàng Thị Ngự (70
tuổi), Phạm Thị Thuận (45 tuổi); Lê Thị Long (43 tuổi) và Trần Thị Lộc
(48 tuổi) cùng ở khối 11 phường Trung Đô - TP Vinh đã tổ chức trang trí
kết hoa trên 4 chiếc xe trượt patanh, xung quanh xe gắn 8 lá cờ hình tam
giác, mỗi bên 4 lá cờ in chữ “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại
thành công”.
Phía trên lồng hoa có viết các dòng chữ gắn ở mỗi cánh hoa nội dung
“tình vợ chồng; tình láng giềng, tình anh em…” và để 9 thùng tôn cao 90
cm, có nắp khóa làm hòm công đức, mỗi hộp có 2 chữ khi xếp thành hàng có
nội dung “nước sông công lính, có lính cụ Hồ” và “giải phóng thủ đô có
hũ gạo tiết kiệm”.
Chiều ngày 18/11, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập MTTQ, số này đã tụ
tập được khoảng 50 người, chủ yếu là người ở phường Trung Đô, Lê Lợi,
Trường Thi, Bến Thủy đi ra Quảng trường Hồ Chí Minh, sau đó về tổ chức
quyên góp tiền để ủng hộ xây dựng hội quán.
Thời gian gần đây, Lê Thị Long còn ra tận “Điện Hoàng Thiên Long” của bà
Điền đưa về 30 bát hương, 30 cặp câu đối có dòng chữ “Duy nhất trong
nhà kính tổ tiên; tam viên kỳ hội nay đã đến” và tuyên truyền ai có nhu
cầu thờ tự thực hiện theo điện Hoàng Thiên Long thì đưa 300.000 đồng mua
sắm đồ thờ với hình thức thờ tự giữa bàn thờ là ảnh Bác Hồ, phía trên
hai bên là cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm, hai bên hai câu đối, giữa bàn
thờ một bát hương và hướng dẫn nếu ai bị bệnh tật hàng ngày thắp hương
và uống 3 chén nước lã rồi đọc kinh đại pháp đoàn tràng tu, xong uống
nước trong 3 chén và cứ làm như vậy liên tục thì sẽ khỏi bệnh.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh đã có trên 50 người
tham gia trong đó có cả đảng viên, số có hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật; số
có con cái nghiện ma túy, đi tù…
Trước tình hình đó, Công an TP Vinh đã chủ động tham mưu cho các lực
lượng chức năng ở cơ sở có đối tượng theo nhóm tà đạo này tiến hành lập
biên bản vi phạm của các đối tượng, thu giữ các tài liệu, phương tiện
thờ cúng đồng thời vận động nhân dân không nên tham gia vào những tổ
chức hoạt động mê tín dị đoan này.
Bên cạnh đó, Công an TP Vinh cũng đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo chính
quyền địa phương, các ngành liên quan trên địa bàn toàn tỉnh kịp thời có
biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý hành vi của các đối tượng theo
nhóm tà đạo và lợi dụng tín ngưỡng để vi phạm pháp luật, lừa gạt người
dân thu tiền bất chính đồng thời kiến nghị Sở Y tế sớm có văn bản nghiêm
cấm hành vi chữa bệnh như hành vi của bà Nguyễn Thị Điền để có cơ sở
kiểm tra, phát hiện, xử lý.
Đây thực chất là việc lợi dụng điểm yếu về tâm lý của người dân để thực
hiện các hành vi mê tín dị đoan, chữa bệnh nhảm nhí để trục lợi cá nhân.
Vẫn biết, việc thờ cúng Bác Hồ hay một danh nhân của dân tộc là không
ai cấm, thậm chí còn được khuyến khích, thế nhưng việc thờ cúng phải
thật sự tôn nghiêm và đúng đắn.
Việc tà đạo này lấy danh nghĩa thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạt
động mê tín là điều rất đáng phải lên án và dẹp bỏ. Thiết nghĩ, mỗi một
người dân cần nhận thức rõ điều này để không bị dụ dỗ, lôi kéo, đi theo
những tà đạo hoạt động không đúng đắn để rồi vi phạm pháp luật.
Việt Dũng
(CA Nghệ An)
Liệu VN có lấy lại tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?
Trong góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này, một phương án được đưa
ra là Việt Nam sẽ lấy lại tên cũ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) thay
cho tên hiện tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN). Tuy có
nhiều ý kiến trái chiều về phương án này, nhưng G.S Sử học Lê Mậu Hãn
cho rằng “Trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tôn trọng thực
tiễn.”
Trong bản góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, quy định về chế độ chính
trị, nội dung quy định về tên nước tại Điều 1, chương I nhận được đông
đảo sự góp ý của người dân. Loại ý kiến thứ nhất tán thành tiếp tục quy
định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bởi nó đã được sử
dụng ổn định từ tháng 7 năm 1976 đến nay. Trong khi đó, loại ý kiến thứ
hai lại đồng ý với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì tên này gắn liền
với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được công bố qua Bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Trong bài trả lời phóng viên báo Dân Trí hôm 18/4, G.S Sử học Lê Mậu Hãn
nhận xét rằng việc đưa trở lại tên Việt Nam theo tên cũ mà chủ tịch Hồ
Chí Minh đặt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tôn trọng lịch sử và tôn trọng
thực tiễn nguyện vọng quần chúng. Ông cho rằng “dân chủ” trong tên nước
là đúng với ý nghĩa nhà nước của nhân dân. Ông phân tích Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa là sự công bố chính thức lần đầu tiên với toàn thế giới và
Tuyên ngôn độc lập được đọc khi đó khẳng định công lý, lẽ phải là Việt
Nam đã trở thành một nước tự do, độc lập và điều đó buộc các nước khác
không thể không công nhận. Đồng thời G.S Hãn cho rằng, việc giữ tên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không có gì gọi là rời xa khuynh hướng
XHCN, bởi căn cứ theo hiện thực, mức độ phát triển đạt đến XHCN ở Việt
Nam chưa có, đặt lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ phù hợp thực tiễn, đó
là bàn đạp để cả dân tộc tiến lên.
Chúng tôi gọi điện thoại trực tiếp cho G.S Lê Mậu Hãn để phỏng vấn thêm
một số chi tiết liên quan đến bài viết trên báo Dân Trí, tuy nhiên, G.S
Hãn nói rằng, ông không có thêm ý kiến gì khác ngoài những gì đã được
phỏng vấn và xin phép không trả lời thêm.
Tên nước CHXHCNVN, ảnh minh họa - RFA pboto |
Để hiểu thêm về ý kiến trên của G.S Lê Mậu Hãn cũng như những gì liên
quan đến việc thay đổi tên nước, chúng tôi phỏng vấn một số người dân,
những người đang đóng trực tiếp góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992 tại một số quận nội thành Hà Nội. Trước hết là của ông Việt Hùng,
một người dân sống tại quận Hai Bà Trưng, ông cho biết:
Tôi suy nghĩ rằng tên CHXHCN Việt Nam và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
không có gì thay đổi bởi mục tiêu của nhân dân Việt Nam là hướng tới
CHXHCN Việt Nam, việc chúng ta quay về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một
điều đáng để suy nghĩ của nhân dân Việt Nam. Bởi sau bao năm phấn đấu
vươn lên, giờ chúng ta lại quay lại của năm 1945, chủ tịch HCM nói rất
chuẩn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cái đó phù hợp, nhưng chúng ta chưa
biết hệ lụy khi đổi tên sẽ gây ảnh hưởng, tốn kém như thế nào. Thứ
nhất, quốc huy phải sửa, tất cả giấy tờ, công văn dấu má phải chuyển sở
hết. Thứ hai, nợ công của ta còn nhiều, đồng tiền đang ổn định thì hãy
để yên, bây giờ nếu mà đổi tên sang nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dứt
khoát đồng tiền Việt Nam phải đổi và từ đó sẽ ảnh hưởng chính trị rất
lớn.
Những gì ông Hùng quan ngại là những hệ lụy kéo theo từ việc đổi tên
nước, chứ trong lòng ông cho rằng việc đổi tên là phù hợp với thể chế
của quốc gia dân chủ cộng hòa Việt Nam. Ông cho biết trong thời gian vừa
qua khi đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại địa
phương, chính ông cũng được nghe nhiều ý kiến khác nhau, có những ý kiến
cho rằng giữ tên nước như hiện tại là để lấy đó làm mục tiêu mà Việt
Nam hướng tới - một đất nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cũng có những ý
kiến ông nghe được cho rằng, tên CHXHCN Việt Nam là không phù hơp với
thời đại, bởi để tiến lên XHCN còn rất lâu, mà bản chất hiện tại cần một
nhà nước của dân, do dân và vì dân thì cái tên dân chủ là hợp lý nhất.
Trong khi đó, khác với ông Hùng, bà Bùi Thị Phương đang sống tại quận Ba
Đình cho rằng không nhất thiết phải thay đổi tên nước vì sự ổn định
chung, dù thực tiễn là thế nào đi nữa, có thể khi tên nước thay đổi sẽ
kéo theo những biến động khác có thể có, bà nhận xét:
Trong phần lấy ý kiến của các cử tri để thay đổi luật và hiến pháp Nhà
nước, cũng có ý kiến là đổi lại tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tôi là
người dân cũng lớn tuổi rồi, tôi quan niệm là việc đổi tên nước là sự
không nên, vấn đề tên nước đã đặt như thế này là hợp lý. Tôi thấy là
việc đổi tên này liên quan đến nhiều vấn đề ảnh hưởng đến nền chính trị
Việt Nam, từ đó liên quan đến các lĩnh vực khác trong xã hội. Là người
dân tôi thấy vấn đề đó không cần thiết, không cần thiết phải đổi.
Ngoài ra, bà Phương chia sẻ thêm, cả ba thế hệ sinh sống trong gia đình
bà đều từng trải qua giai đoạn Việt Nam có tên Dân chủ Cộng hòa và nay
là CHXH, bà thấy rằng dù những lúc kinh tế Việt Nam thời bao cấp khó
khăn, đời sống chưa no đủ, nhưng tên gọi chỉ là tên gọi, giờ đây khi
cuộc sống ổn định và những gì mà xã hội Việt Nam đang có thì cứ giữ
nguyên.
Tuy nhiên, khi trò chuyện với một công dân sống tại quận Hoàn Kiếm anh
Lê Thắng, chúng tôi đặt câu hỏi quan điểm của anh ra sao với lần đổi tên
nước này. Anh cho rằng, tên nước không quá quan trọng, điều mà người
dân thực sự cần thiết bây giờ là một đội ngũ lãnh đạo hiệu quả, thông
tin đến người dân thông thoáng, Việt Nam cần một nền dân chủ cởi mở hơn,
anh Thắng phân tích:
Qua thông tin đại chúng, tôi thấy Chính phủ có ý định đổi tên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, bản chất vấn đề thì rất tốt, nhưng hình thức thì
tôi không hiểu rằng nó mang khái niệm gì, khái niệm giữ một chính thể
đang lung lay hay yếu tố của những khách quan tác động thì tôi không bàn
đến, nhưng với tư cách của một người dân, tôi cần đất nước dân chủ, dân
chủ thực sự, vì khi có dân chủ thì đất nước mới ổn định và phát triển
được, chứ còn cái tên thì không quan trọng. Nếu cái tên có đổi, nhưng
bản chất vấn đề, đội ngũ lãnh đạo, cơ cấu tổ chức và guồng máy và nhóm
lợi ích vẫn tồn tại như thế thì không giải quyết được vấn đề gì cả.
Xin được nhắc lại khi khối xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh, trên thế
giới cũng chỉ có 5 nước có tên Xã hội chủ nghĩa là Liên Xô, Anbani, Nam
Tư, Rumani và Tiệp Khắc; còn một số quốc gia khác lấy tên là Cộng hòa
Nhân dân, Cộng hòa Dân chủ hoặc Cộng hòa Dân chủ nhân dân. Hiện tại,
trên thế giới chỉ còn Việt Nam và Sri Lanka có cụm từ Xã hội chủ nghĩa
trong tên nước, nhưng về bản chất Xã hội chủ nghĩa của Sri Lanka không
giống với Việt Nam.
Mặc dù, việc quay lại tên cũ hay giữ nguyên tên như hiện tại hay thậm
chí chỉ gọi Việt Nam đơn giản là Việt Nam, mà không cần gắn với bất kỳ
một thể chế nào vẫn đang là chuyện bàn bạc. Chúng tôi sẽ quay lại đề tài
này trong những cuộc trao đổi với các học giả hay các chuyên gia trong
lĩnh vực luật pháp trong các kỳ tiếp sau.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-04-23
Việt Nam sắp phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên
Theo thông báo mới nhất của công ty Arianespace, nhà thầu thực hiện
phóng vệ tinh thì vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 sẽ
được phóng vào lúc 9 giờ 6 phút ngày 3.5 (theo giờ Hà Nội) từ bãi phóng
Kourou, Guyana thuộc Pháp. Tuy nhiên, thời điểm chính xác có thể thay
đổi tuỳ thuộc điều kiện thời tiết và kỹ thuật. Theo kế hoạch, vệ tinh
VNREDSat-1 sẽ được đưa lên quỹ đạo bởi tên lửa phóng VEGA do cơ
quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thiết kế, chế tạo.
Hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 là hệ thống vệ tinh quan sát trái
đất đầu tiên của Việt Nam, do công ty Astrium SAS thuộc tập đoàn
Hàng không vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS) chuyên sản xuất vệ tinh của
Pháp thiết kế, chế tạo và đã được chứng nhận đủ điều kiện để
đưa lên quỹ đạo. Dự án VNREDSat-1 có tổng mức đầu tư 55,8 triệu euro
bằng nguồn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Pháp và có 64,820 tỉ đồng từ
nguồn vốn đối ứng của Việt Nam. Sau khi thực hiện thành công dự án, Việt
Nam sẽ chủ động cung cấp ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho các bộ, ngành
và các tỉnh/thành có nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám,
mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, ứng
phó với thảm hoạ thiên nhiên và biến đổi khí hậu.
Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh quang học quan sát trái đất, có khả năng
chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt trái đất. Nhiệm vụ của nó là
chụp ảnh ở kênh toàn sắc (PAN) và bốn kênh đa phổ (MS) với thời gian
chụp lặp lại là ba ngày. Vệ tinh có quỹ đạo đồng bộ mặt trời (SSO), độ
cao là 680km. Độ phân giải mặt đất là 2,5m (PAN) và 10m (MS). Vệ tinh có
kích thước 600mm x 570mm x 500mm và nặng khoảng 120kg. Tuổi thọ theo
thiết kế là năm năm.
(SGTT)
Chính thức bắt được vàng nhập lậu
Chính sách duy trì sự cách biệt về giá, cao đến phi lý giữa vàng trong
nước và vàng thế giới như một sự cám dỗ đối với các đối tượng kinh doanh
vàng lậu. Và việc gì đến cũng phải đến, các giả thiết về khả năng gom
USD chợ đen để nhập vàng lậu về Việt Nam đang có cơ sở trở thành hiện
thực khi ngày 19/4, công an tỉnh Điện Biên đã bắt được 2 đối tượng vận
chuyển 15kg vàng lậu từ Lào về Việt Nam.
Theo nguồn tin của cơ quan điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy (PC47), Công an tỉnh Điện Biên đã bắt giữ 2 đối tượng gồm Trần
Trọng Bằng (SN 1972, ngụ tại tổ 6 phường Mường Thanh, thành phố Điện
Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), và Trần Ngọc Tình (sinh năm 1958, trú tại số
nhà 68, Kho trung tâm, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) liên quan
đến vụ vận chuyển vàng lậu trên (TTXVN).
Hai đối tượng đã khai nhận mua 15 thỏi vàng, tổng trọng lượng 15kg tại
Lào với trị giá 16,6 tỷ đồng để mang về Việt Nam tiêu thụ. Như vậy, nhận
định về việc giá USD chợ đen những ngày qua vọt lên một cách bất thường
là do giới buôn vàng gom ngoại tệ nhập lậu đang dần trở nên có cơ sở.
Rất có thể đây chỉ là trường hợp hiếm hoi mà lực lượng chức năng phát
hiện được khi mà Việt Nam có chung cả ngàn km biên giới với các nước
láng giềng như Lào, Campuchia, những nơi luôn sẵn nguồn cung vàng.
Trước đó, chỉ trong tháng 1/2013, với sự chênh lệch giá vàng trong và
ngoài nước chỉ xấp xỉ 50% như hiện nay, riêng tại Hà Nội, các lực lượng
chức năng đã phát hiện ra 35 kg vàng nhập lậu. Có thể hình dung với khả
năng sinh lợi lớn gấp đôi ở thời điểm hiện tại, nguy cơ về vàng lậu sẽ
tới đâu.
Chính sách duy trì sự khác biệt về giá quá lớn của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đang vô tình đẩy diễn biến trên thị trường vàng ngày mộtphức tạp,
ngược hẳn với mục đích bình ổn thị trường mà cơ quan này đặt ra. Và
tuyên bố của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, ông Nguyễn Quang Huy
(NHNN)về việc NHNN chỉ tập trung bình ổn thị trường chứ không bình ổn
giá ngày càng bộc lộ sự vô lý tự thân. Không có thị trường nào có thể
tồn tại mà không xét đến yếu tố giá.
Dường như, những tuyên bố, khẳng định hay tường giải của các quan chức
NHNN về thị trường vàng trong thời gian qua trên báo chí, trước Quốc hội
chỉ mang một màu ngụy biện vụng về.
Trước những bất cập trong chính sách quản lý vàng của NHNN đã khiến cơ
quan này bị đặt vào diện thanh tra của Chính phủ. Rất có thể nếu cuộc
thanh tra sắp tới của Thanh tra Chính phủ tại NHNN kết thúc có hiệu quả,
không loại trừ sẽ lộ ra nhiều mục đích khác, bên cạnh mục đích “bình
ổn” mà NHNN vẫn tuyên bố bấy lâu với cách điều hành hiện nay trên thị
trường vàng.
Trường Giang
(Sống mới)