- Trường Sa – điểm tựa của ngư dân bám biển (ND). - Ngư dân cần được “chống lưng”(SGĐT). - Vụ nho Big C gắn cờ Trung Quốc: Kết luận khó thuyết phục người tiêu dùng (PT).
- Việt Nam luôn ủng hộ các hoạt động giao lưu hải quân (LĐ).
- Tướng Vịnh nói về quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ (TT/TP). - Tướng Vịnh: ‘Việt Nam không chấp nhận sự can dự xâm hại chủ quyền’ (VNE/GDVN).
- Ngoại trưởng Indonesia: “ASEAN phải là một mặt trận thống nhất trong vấn đề Biển Đông”(PT).
- Tướng Trung Quốc: Triều Tiên làm căng, Nhật Bản “ngư ông đắc lợi” (GDVN).
- Trung Quốc ‘dỗi’, không nhận cứu trợ động đất của Nhật? (Infonet).
- Nhân quyền ở Việt Nam đang bị nhìn nhận sai lệch (VOV).
- Quốc hội dành 2 ngày xem xét dự thảo Hiến pháp mới (DT). – Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (PNTP).
- 50 ‘người lạ mặt’ đánh dân Tiên Lãng ‘bỏ trốn’ bằng xe taxi (Infonet). - Hải Phòng: Huyện Tiên Lãng điều tra vụ côn đồ đánh dân (HP). - Dân bị côn đồ đánh: Doanh nghiệp trần tình (VTC). -Có “đầu gấu” tham gia bảo vệ giải phóng mặt bằng tại Tiên Lãng (DV). - Điều tra vụ côn đồ tham gia giải phóng mặt bằng ở Tiên Lãng (TN).
- Hưng Yên: “Xã hội đen” lộng hành – chính quyền cơ sở… làm ngơ! (LĐ).
- Kỳ án “vườn mít”: Lê Bá Mai sắp hầu tòa phúc thẩm lần thứ 4 (LĐ).
- Nhận phong bì là cái sai từng được xã hội chấp nhận (ĐV).
- Kê khai tài sản tăng hàng chục tỉ đồng/năm: “Do nhầm lẫn” (NĐT).
- Hà Nội: Kiểm tra đột xuất, xử nghiêm cán bộ nhũng nhiễu dân (DT). – Chuyện lạ ở Việt Trì – Phú Thọ: “Quan điện” bắt doanh nghiệp nộp hàng trăm triệu vào ngày nghỉ (GDVN).
- Nhiều bê bối quanh bí thư xã Vĩnh Thịnh (NĐT).
- Làm và ăn (LĐ).
- Gốm đỏ gặp vận đen (SGTT).
- “Đố anh làm cho dân bỏ xe máy đi xe đạp lúc này” (Infonet).
- Nghi can đánh bom Boston có vợ và con nhỏ (TT). - Kẻ đánh bom Boston đã trả lời thẩm vấn(LĐ). - Vụ đánh bom Boston: Tội ác lên tiếng (DV). - Nghi phạm Boston sẽ không ra tòa với tư cách công dân Mỹ? (TTVH).
- Triều Tiên có thể thử tên lửa vào tháng 7 (LĐ).
“Người NGU mới nói phá Đàn Xã Tắc để xóa tàn dư phong kiến” (Infonet) - Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi hay tin Hiệp hội Vận tải đề xuất nên phá Đàn Xã Tắc để… xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát.
Có phá cũng đâu có sao- Hồi 9 năm ,chùa thì không nói, chớ Miếu ,Đền ,Đình phá tanh bành,kỳ lân sư tử…sứt đầu gãy gọng có sao đâu mà còn có công “tiêu thổ kháng chiến”- Hơn nữa thứ này những con người “hữu thần” mới Kính tin, vô thần mà tin mấy thứ này à – Cứ dùng “Duy Vật khoa học biện chứng” thì mấy thứ này chứng làm sao? Phản khoa học không?- Hồi trước làm được, nay làm tiếp, đẻ ra Đô la đống mà NGU à?- Khôn thấy mẹ đấy chứ?- Hơn nữa sớm muộn gì cũng tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNCS thì cái tổ quốc XHCN nó rộng mênh mông , thờ 3 ông” KIa kìa ” là đủ rồi- Mắc cười ở chố của Tổ Tiên Việt từ xưa lưu lại thì phá .ở Bình tường trên núi lại bỏ mấy chục tỉ đi xây “Xã tắc” để tế …tế “tiền” chớ Trời gì?!
Toàn văn hiệp hội đề nghị Hà Nội phá Đàn Xã Tắc (ĐV) —UBND Phú Thọ nói thẳng chưa thể dời ’hòn đá lạ’ (ĐV)
Kêu gọi trao đổi về Quyền Con Người (RFA) -Nhóm
ra Tuyên bố Công dân Tự do vừa có thông báo về những buổi dã ngoại để
trao đổi về Quyền Con Người. Dự kiến các buổi dã ngoại như thế sẽ diễn
ra tại ba thành phố Hà Nội, Sài Gòn và Nha Trang.
Hội nghị ASEAN: “Đồng sàng” nhằm tránh “giậm chân tại chỗ” về Biển Đông (DT) —-Các nhà lãnh đạo ASEAN được dự đoán sẽ kêu gọi thông qua COC (PLVN) — Lãnh đạo Đông Nam Á nỗ lực hàn gắn rạn nứt về hàng hải (VOA)ASEAN hướng tới hàn gắn sự rạn nứt (CATP) —Trung Quốc “ám ảnh” Hội nghị cấp cao ASEAN? (KT)
Sớm hay muộn, Trung Quốc sẽ có nhu cầu thể hiện sức mạnh quân sự trên Biển đông’ (Petrotimes) -Tạp chí “Euroasia Review”.
Mỹ – Ấn – Nhật – Úc lập liên hoàn trận ‘nhốt rồng’ (TP)
Sự hung hăng của Trung Quốc và vận mệnh của Châu Á - (Infonet) – Bài I: 6 TOAN TÍNH CỦA TRUNG QUỐC
17 lần bị bắt, vẫn bám biển Hoàng Sa, Trường Sa (TP) —Lính đảo Việt Nam tập đánh địch đổ bộ (ĐV)
Không có chủ trương phát hành tờ tiền 1 triệu đồng (DV) —-UBND huyện Di Linh thu hồi đất… vô tội vạ? (PLVN) —-Cả chục năm chưa giải quyết xong khiếu nại của 2 hộ dân(PLVN) —-Lấy nhà hợp pháp của người này cấp cho người khác?(PLVN) —Nhiều bê bối quanh bí thư xã Vĩnh Thịnh(PLVN) —-Bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi bị phạt tới 1 triệu đồng(PLVN)
Cơ quan chức năng đang bất lực trước tin đồn (LĐ) -Đó là nhận định của luật gia Vũ Xuân Tiền – Ủy viên BCH Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Cty TNHH tư vấn VFAM Việt Nam – khi trao đổi với phóng viên Lao Động chiều ngày 22.4 về nạn tin đồn hiện nay, đặc biệt là những tin đồn nhạy cảm như sắp đổi tiền vừa qua, đã khiến không ít người dân đổ xô đi mua gom vàng, USD, khiến giá ngoại tệ này nhảy múa, tăng vọt. >> Những tin đồn gây hại cho người dân bị chìm xuồng >>>Công ty Việt-Úc bị thiệt hại trên 10 tỉ đồng vì tin đồn >>>Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an truy nguồn gốc tin đồn
Chỉ thu hồi đất dự án phát triển kinh tế , xã hội quan trọng? - (VnEc) —Chuyện “ngồi chơi xơi nước” và lương “ba cọc ba đồng” (VnEc)
Sau chuyện xin hoãn điều chỉnh lương tối thiểu (ĐVO)
– Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị Chính phủ giãn lộ trình,
kéo dài thời gian điều chỉnh lương tối thiểu thêm ba đến bốn năm nữa.
KINH TẾGóp ý Kiến nghị 72 và hồi đáp của Bauxite Việt Nam -GÓP Ý KIẾN NGHỊ 72 -Nguyễn Quốc Hưng – (Boxitvn)
Đơn tố cáo của 65 công dân Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh -Đơn tố cáo của 65 công dân Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh -(Boxitvn)
Tổng thống Putin nghĩ gì? -Đoàn Hưng Quốc -(Boxitvn) – Không ít các nhà nghiên cứu Tây phương kể từ thế kỷ 17 đã tiên liệu sẽ có ngày nước Nga hoà nhập vào đại gia đình Âu Châu để đối phó với hiểm hoạ da vàng – tức là lúc mà Trung Quốc trổi dậy và đe dọa nước Nga nói riêng và Âu Châu nói chung. Nhưng hiện Tổng thống Putin đang đi một hướng trái ngược lại, khi ông hợp tác với Bắc Kinh nhằm kềm chế ảnh hưởng của Tây phương, cho dù hơn ai hết ông hiểu rất rõ thế địa chính trị trong khu vực và đâu là lợi ích lâu dài của nước Nga.NHÂN DÂN ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ? (Thùy Linh)====>>>Đoàn Thanh Liêm – Xã Hội Dân Sự: Đó chính là Sự Hy Sinh Dũng Cảm (Danluan)
Trần Kỳ Trung – Tôi ao ước bao giờ nước ta được như thế(Danluan)
Hoa Kỳ nói nhân quyền đang xấu đi ở Trung Quốc và Việt Nam, ghi nhận tiến bộ và quan ngại tại Miến Điện(Danluan)
Nguyễn Khoa Điềm – Đất nước những tháng năm thật buồn (Danluan)
Đào Hiếu – Những cú “sút” vào lưới nhà(Danluan)
Những người Mỹ sau cùng rút ra khỏi Việt Nam -Bob Drury & Tom Clavin -Ngô Bắc dịch và phụ chú – Trích từ Gió-O (Phiatruoc)
Suy nghĩ về một nền tảng tư tưởng -Nguyễn Hoài Vân - (Phiatruoc)
Thư “Người Buôn Gió” gửi con trai mới hai tháng tuổi -(X-Cafevn) -Đây là bức thư của Blogger Người Buôn Gió gửi cho con trai cách đây 8 năm. Tuy vậy bức thư này vẫn mang tính thời sự, với một chút khác biệt: Sự tốn kém và nỗi đau khổ của con người đã tăng lên gấp nhiều lần:
Minh Diện ý kiến về đăng lại bài trên mạng -MINH DIỆN -Kính gửi hai trang mạng TTHN và TTXVA!(Buivanbong)
VỀ DỰ ÁN LỌC HÓA DẦU NHÂN HỘI - Giáo sư NGUYỄN LANG – (Buivanbong)
NGHỊCH LÝ ĐƯƠNG ĐẠI (Bùi văn Bồng ) -- Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là nói quá nhiều trong hội nghị, nhưng hai từ “xin lỗi” khó phát âm. / - Chức danh trên mây, uy tín đáy bùn. /- Nói lý thuyết rất hùng hồn, nhưng nói thật lòng mình ấp úng
- Lợi ích nhóm – “Thủ phạm” cản trở tái cơ cấu! (PT). - Đổi tiền, phát hành tiền 1 triệu đồng là tin bịa đặt (Infonet). - Ngân hàng Nhà nước bác tin đồn đổi tiền (TN).
- Ngân hàng thừa vốn, thiếu người vay (VOV). - Lãi suất vay USD sẽ về mức 4-5%/năm(VOV).
- Sử dụng vốn Nhà nước không nhằm mục tiêu lợi nhuận (VOV).
- Cú sốc giá và “điều lạ” của thị trường vàng (Infonet). - Ngân hàng Nhà nước có “quản” được vàng? (PT).
- CTCK: Cạnh tranh những cái… giống nhau! (SGĐT). - Cổ đông ngoại “chọn mặt gửi tiền”(SGĐT). - Kế hoạch “rút chân” khỏi chứng khoán của “bầu” Thụy bất thành (DT). - Chứng khoán giảm vì thông tin nhiều công ty sắp đóng cửa (VOV).
- Hà Nội quyết dừng nhiều dự án bất động sản (Infonet).
- Vietnam Airlines vay Eximbank mua “giấc mơ bay” (VnEco).
- 90 phút với Bầu Thắng (NCĐT).
- Lạm phát giảm do sức mua thấp (DV).
- Không chỉ là mất uy tín (HQ).
- Xuất khẩu gạo bao nhiêu là vừa? (NNVN).
- Phú Yên: ngư dân trúng đậm cá giò và cá nục (TT).
- Dưa hấu Quảng Bình: Thương lái “bỏ của chạy lấy người” (NNVN).
- Chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản phát huy hiệu quả (VOV).
Đừng cân – đo nữa ! (TN) -Sức
khỏe doanh nghiệp đã xuống đến mức báo động khẩn nhưng chính sách hỗ
trợ vẫn hết sức khiêm tốn. Đặc biệt, sự cân – đo quá mức của nhiều lãnh
đạo bộ – ngành cho thấy tình trạng khó khăn của nền kinh tế chưa được
nhận diện đúng mức.
Gần 60.000 doanh nghiệp (DN) phá sản, những DN
“còn sống” đang “teo” lại sau những năm khó khăn kéo dài. Đó là một
trong những kết quả khảo sát của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam
công bố cuối tuần qua.
Đuối toàn tập! (TN) -Tại
cuộc họp câu lạc bộ doanh nhân trẻ mới đây, giám đốc một công ty ở quận
Tân Bình – TPHCM than thở: “Đúng là chó cắn áo rách, đã khổ càng thêm
khó. Đang nước sôi lửa bỏng như vầy mà tôi mất cùng lúc 3 trưởng phòng
giỏi”.
Sài gòn :Giá bán nhà ở xã hội cao nhất 11 triệu đồng /m2 (VnM) –Quan hệ thân hữu ép chết doanh nghiệp (ĐV)
Sài gòn :Giá bán nhà ở xã hội cao nhất 11 triệu đồng /m2 (VnM) –Quan hệ thân hữu ép chết doanh nghiệp (ĐV)
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tìm về tâm thức cội nguồn dân tộc ((NNVN). - Chưa thể dời ‘hòn đá lạ’ ra khỏi đền Hùng(VNE). - Chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá ở cung đình triều Nguyễn (DT).
- Ngày hội sách 2013: “Sách giảm giá sốc nhưng vẫn ế” (DT).
- Thảm họa dịch thuật trong “Những thứ họ mang”? (PT). - Tranh cãi câu văn dịch tục tĩu: Cần có “hệ thống chỉ dẫn”! (VOV). - Bản dịch “Những thứ họ mang” có phạm quy văn hóa?(TTVH). - Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Mỗi dịch giả có lựa chọn của riêng mình (TTVH).
- Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Duy (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Khó “lọc sạn” cho sách tham khảo (DV). – Nhà giáo Phạm Toàn: ‘Muốn cải cách giáo dục thì phải làm như bộ sách này’! (GDVN). - Cô thủ khoa khóc gọi tên mẹ trong phòng thi (NĐT). - Nữ sinh Việt 9X thông thạo 6 thứ tiếng(DV).
- Đẩy sinh viên vào thế khó (NNVN).
- Bài kiểm tra tiếng Anh 0 điểm và lời phê “bá đạo” (DV).
- Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi ở Hà Nội: Nỗ lực về đích trước thời hạn (GD&TĐ).
- Vụ cho trẻ uống thuốc ngủ: Đình chỉ giáo viên, kiểm điểm hiệu trưởng (PLTP).
- Gieo chữ ở bản Khe Bốc (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bé 3 tháng tuổi bị mẩn khắp người sau khi tiêm vacxin (PT). - Không để nước đến chân (SGGP).
- Ba thế hệ sống trong ‘hộp diêm’ 2,2m2 (LĐ/TP).
- Nạn nhân vụ đánh ghen lột đồ giữa đường xin nghỉ việc (TT). - Các nhân vật trong vụ đánh ghen, lột quần áo “tình địch” lên tiếng (GDVN).
- Nghi can tạt xăng đốt cô gái ở Đà Nẵng ra đầu thú (VOV).
- Tàu hỏa trật bánh, hàng trăm hành khách thoát nạn (DT).
- Quảng Trị: Hơn 100 quả bom, đạn lăn lóc ở… bãi rác (LĐ). – Thanh Hóa: Đi mò hến, nhặt được súng đã lên nòng (DT).
- “Mẫu” The lại mở “đại tiệc” 1000 mâm (Infonet). - Sự thật về một tà đạo (Infonet).
- Tiếp cận rừng Lâm Đồng – Bình Thuận bị phá nát (NNVN). - Xác minh tin đồn lâm tặc đốn hạ gỗ huê (NNVN).
- Trung Quốc: 20 người chết vì cúm gia cầm H7N9 (Infonet).
- Hàng ngàn nạn nhân động đất Tứ Xuyên đang nguy kịch (DV). - TQ: Số người chết vì động đất tăng đến 208 (KP). - Trung Quốc dốc toàn lực cứu trợ khu vực bị động đất (TTXVN). - Cứu trợ động đất Tứ Xuyên: Trung Quốc nhận lời Nga, từ chối Nhật (TN).
- Động đất 5,9 độ richter tại Mexico (TP).
QUỐC TẾ
- Khủng hoảng Syria đang trở nên phức tạp (VnMedia). - Mỹ: Nếu Israel, Thổ Nhĩ Kỳ cùng chống Iran-Syria sẽ được chia lợi ích (GDVN). - Mỹ để cho Israel lựa chọn thời điểm tấn công Iran (TTXVN). - Iran giúp Triều Tiên chọc tức các cường quốc (VnMedia).
- Trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ rơi xuống khu vực do Taliban kiểm soát (VOV). - Taliban bắt 8 người Thổ Nhĩ Kỳ làm con tin (TT).
- Báo Nga: Trung Quốc có 70 tên lửa đạn đạo chạm được tới Mỹ (Soha).
- Dân Ấn Độ biểu tình sau vụ bé gái 5 tuổi bị hiếp dâm (TT).
- Triển khai quân ở Jordan: Mỹ tăng đối trọng với Nga, Trung (VOV).
- Mỹ lại xảy ra vụ xả súng khiến 5 người thiệt mạng (VOV).
- Thành công mới trong khai thác vũ trụ chiến lược Mỹ (TTXVN).
- Tổng thống Nga Putin chuẩn bị trả lời trực tiếp công dân (VOV).
Sự vận dụng các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh
Tạp chí Sông Hương - Số 195 (tháng 5)
15:10 | 02/03/2009
HOÀNG TẤT THẮNG
1. Chủ tịch
Hồ Chí Minh không phải chỉ là một vị lãnh tụ, một người thầy kiệt xuất
của phong trào cách mạng Việt mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc
trong nền văn học Việt
hiện đại. Bác Hồ chưa bao giờ có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn, song
các tác phẩm thơ văn ngôn ngữ của Người đã trở thành một mẫu mực, một
phong cách đặc biệt cho các thế hệ người Việt tiếp tục nghiên cứu và học
tập.
Sở
dĩ như vậy là vì, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh đạo
nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và xây dựng đất
nước, Bác Hồ luôn luôn ý thức rằng ngôn ngữ chính là một thứ công cụ,
một loại vũ khí đấu tranh cách mạng, vận động quần chúng sắc bén và hiệu
quả nhất. Chính vì thế mà sinh thời, Bác luôn luôn quan tâm đến vấn đề
cách viết (tức là nói hay và viết hay, nói đúng và viết đúng). Người đã
nhắc nhở các cán bộ tuyên truyền, các nhà văn, nhà báo rằng trước khi
viết phải đặt câu hỏi và trả lời: viết cho ai? viết cái gì? viết để làm gì?, sau đó mới xem xét việc viết như thế nào.
Một trong những nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là nghệ thuật châm biếm. Châm biếm là một nét độc đáo và là bút pháp sở trường của Người. Ngọn bút ấy đã tung hoành khắp nhiều thể loại thơ, văn trong ngót nửa thế kỷ. Từ những ngày đầu còn ở Paris, Bác đã viết hàng loạt bài tiểu phẩm đăng trên các báo Nhân đạo, Người cùng khổ... cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp... đến khi làm Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, Bác cũng vẫn tiếp tục sử dụng vũ khí đó.
2. Lâu nay, việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh nói chung, nghiên cứu nghệ thuật châm biếm trong ngôn ngữ của Người nói riêng đã được quan tâm. Và đến nay, vấn đề ấy vẫn chưa phải đã khép kín. Có thể nói đến một số bài viết như Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bùi Khắc Việt, Ngôn ngữ trào lộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hai, Hồ Chủ tịch đã sử dụng tài tình từ vựng để đả kích địch của Nguyễn Văn Tu, Văn châm biếm đả kích địch qua một số bài viết của Hồ Chủ tịch của Xích Điểu... Tuy nhiên, mỗi tác giả đều khai thác đối tượng - ngôn ngữ châm biếm của Hồ Chủ tịch - theo những khía cạnh và quan điểm khác nhau. Vấn đề các phương tiện và biện pháp châm biếm trong ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được các tác giả quan tâm.
Châm biếm trong ngôn ngữ văn thơ của Hồ Chủ tịch khác với châm biếm trong ngôn ngữ văn thơ của nhà văn, nhà thơ lớn Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao...Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhận xét sâu sắc rằng “lối châm biếm của Người rất kín đáo và thú vị”. Ngôn ngữ châm biếm của Người rất hàm súc, mộc mạc, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ; rất ít khi dùng từ trừu tượng, không dùng điển tích xa lạ, khó hiểu, phô trương. Ngôn ngữ châm biếm của Người thiên về cách nói, cách nghĩ của người dân lao động Việt .
Nói đến nghệ thuật châm biếm là trước hết nói đến việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và những cách thức để châm biếm, tạo nên tiếng cười trào lộng, đầy ý nghĩa. Bài viết này chỉ tập trung phân tích các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch.
3. Các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch rất đa dạng, nhưng nổi bật nhất là việc sử dụng các đại từ, các từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nước ngoài xen với từ Việt, thành ngữ và tục ngữ.
Trong Tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô rất phong phú, đa dạng và mang những đặc trưng riêng, nhưng Bác Hồ chi tinh chọn những đại từ ngôi thứ ba: chúng, y, hắn, lão, chàng... để tỏ thái độ vừa chế riễu, vừa khinh bỉ, tăng chất biểu cảm và sức thuyết phục cho lời nói.
-“Trong cuộc bầu cử này, tổng Giôn là người đảng dân chủ, Gônoatơ là người thuộc đảng cộng hoà. Những ngày vận động tranh cử, chúng hết lời bêu xấu nhau... Mặt khác, cả hai chàng đều ra vẻ dân chủ bắt tay với người này cụng chén với người kia. Cả hai chàng đều ra sức lừa bịp nhân dân...” (Báo Nhân dân ngày 3.1.1964)
Thật đáng mỉa mai, chỉ cần hai từ “chúng, chàng” thì các vị nguyên thủ đáng kính bỗng chốc trở thành những kẻ “giàu năng khiếu” lừa lọc, tranh giành quyền lực và mị dân...
Khi nhắc đến hai vị nguyên thủ đứng đầu hai chính phủ bù nhìn Nam Việt Nam và Nam Triều Tiên, Bác Hồ không ngần ngại “tặng” cho chúng đại từ “gã” để bộc lộ bản chất phản động bán nước hại dân của chúng.
-“Nam Triều Tiên và Nam Việt cách xa nhau hàng nghìn cây số, thế mà Lý Thừa Vãn và Ngô Đình Diệm giống nhau dữ: hai gã đều do đế quốc Mỹ nuôi dưỡng. Hai gã đều do đế quốc Mỹ nặn thành bù nhìn đẫm máu. Hai gã đều gầm gừ chống cộng và hò hét Bắc tiến (Nhân dân 3.5.1960).
Trong nhiều trường hợp, Bác Hồ sử dụng kết hợp giữa các phương tiện ngôn ngữ khác nhau, như kết hợp giữa đại từ với hình thức đồng âm, tạo nên sắc thái châm biếm.
-“Nhưng có những việc bất ngờ làm cho y mất hồn mất vía. Việc số một là: khi Vét mỡ lợn, và Cá bột lót mời Zoom đến thăm Nam Việt , y hoa tay lia lịa vì y sợ quân du kích hoan nghênh...” (Nhân dân 4.11.1968). Ở đây, Bác đã phiên âm tên gọi của hai viên tướng Mỹ Wesmoreland và Cabot Lodge, và cả tên gọi của tổng thống Joson, làm cho người đọc cảm giác khinh bỉ đến không nhịn cười được.
Trong Tiếng Việt, từ “bợm” dùng để chỉ kẻ ăn cắp, lừa gạt, đểu cáng. Hồ Chủ tịch đã dùng từ này gọi kẻ đứng đầu Nhà Trắng - tổng thống Giônxơn, để châm biếm, vạch trần bộ mặt lừa gạt giả dối của chúng.
-“Bợm Giôn dám ba hoa rằng y là kẻ bảo vệ hiệp định Giơnevơ và tán thành Việt có tổng tuyển cử?” (Nói chuyện Mỹ)
Có trường hợp Bác Hồ sử dụng tổng hợp nhiều phương tiện trong một đoạn văn như: từ khẩu ngữ, từ xưng hô, từ nước ngoài, thành ngữ, tục ngữ làm cho đoạn văn vừa giàu chất biểu cảm, đậm chất chính luận, vừa hài hước, sâu cay.
-“Nói dối, nói khoác, nói phét trở thành “cuốn sách” của bọn trùm nhà trắng và lầu năm góc. Bị nhân dân ta nện cho một trận sứt đầu mẻ trán, không ba chân bốn cẳng mà “go home” cho nhanh để kịp thời bảo vệ cái “thể diện” địa ngục của “nước mẹ Hoa Kỳ” lại còn leo lẻo múa mồm rằng: chắc là Mỹ sẽ ở lại Việt Nam và làm tất cả mọi điều để thắng lợi” (Nói chuyện Mỹ).
Trong đoạn văn trên, Bác Hồ đã sử dụng một loạt phương tiện từ ngữ: nói láo, nói phét, nói khoác, bọn, sứt đầu mẻ trán, ba chân bốn cẳng, go home, leo lẻo, múa mồm, nện, láo toét... có tính chất biểu cảm cao, tạo hình đậm nét, gây ấn tượng mạnh, qua đó bộc lộ được đầy đủ các phương diện khác nhau của bản chất bọn trùm nhà trắng và lầu năm góc, đồng thời đả kích cái công lý ngược đời của bọn đế quốc.
Có thể nói, Bác Hồ đã sử dụng rất thành công các phương tiện từ ngữ để đạt mục đích châm biếm. Đối tượng để châm biếm, đả kích, đối với Bác, trước hết là những kẻ cầm đầu thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bán nước hại dân.
Đối với bọn quan lại phong kiến, địa chủ, cường hào..., Bác đã dùng những từ để chỉ các loài động vật như: đực, cái, đàn, bầy... để đả kích châm biếm: “trong các cuộc phát động quần chúng, người ta thấy địa chủ cái cũng hung ác, gian xảo, ngoan cố không kém địa chủ đực...” (Báo Nhân dân 25.2.1954).
Khi đã dùng những từ đực, cái để nói về bọn địa chủ, thì trước mắt ta chúng chẳng khác gì những con vật chuyên lo bóc lột, đục khoét, hại dân.
Đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân mắc phải sai lầm, khuyết điểm, Bác Hồ cũng sử dụng các thành ngữ, tục ngữ để châm biếm nhưng nhằm để giáo dục, phê phán và kêu gọi khắc phục, sửa chữa. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị bàn về vận động chỉnh huấn xuân 1961, Bác nói: “Trong xã hội ta không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ! Người đầu bếp, người quét rác cũng như người thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đểu vẻ vang như nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn ngồi mát ăn bát vàng, người đó mới là kém vì không phải con người xã hội chủ nghĩa.”
Ở đoạn văn này, sự xuất hiện những từ kẻ, ngồi mát ăn bát vàng, cho thấy trong xã hội ta còn tồn tại một nhóm người mang tư tưởng lười lao động, thích hưởng thụ. Lời nói mang sắc thái dí dỏm nhưng tác dụng giáo dục rất cao.
Hoặc để phê phán những tư tưởng sợ phê bình, che giấu khuyết điểm, chủ nghĩa thành tích..trong hàng ngũ đảng viên, Bác sử dụng từ ngữ “mèo khen mèo dài đuôi”. “Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng”. Sợ phê bình tức là “quan liêu hoá”, tức là tự mãn tự túc, tức là mèo khen mèo dài đuôi.Để phê phán những cán bộ, đảng viên mắc bệnh kiêu căng, tự mãn, quan liêu, đòi hưởng thụ, Bác đã sử dụng các từ ngữ khoe khoang, vênh váo, miệng nói tay làm, chỉ tay năm ngón. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình, không thèm học hỏi quần chúng, việc gì cũng làm thầy người ta... Trong cán bộ có những đồng chí tốt, miệng nói tay làm nhưng có một số đồng chí chỉ quen chỉ tay năm ngón” (Tuyển tập II, tr.371, 452).
Có thể nhận thấy, đối với Bác Hồ, việc sử dụng các phương tiện châm biếm luôn luôn tuỳ thuộc vào tính chất của đối tượng. Đối tượng châm biếm khác nhau thì việc lựa chọn các phương tiện châm biếm cũng khác nhau, do đó dẫn đến mục đích châm biếm cũng khác nhau.
Đối tượng châm biếm là những kẻ đứng đầu các chính phủ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, là chính quyền bù nhìn, là những kẻ tay sai phản dân hại nước, thì phương tiện châm biếm là những từ ngữ như: hắn, y, gã, bợm, đực, cái, láo toét, leo lẻo múa mồm, khẩu phật tâm xà, các thành ngữ, tục ngữ, các từ đồng âm... Do đó, mục đích châm biếm là để vạch trần tội ác, phơi bày bộ mặt giả đối, bất nhân và mị dân của chúng. Tiếng cười ở đây trở thành một thứ “vũ khí đánh trúng, đánh thẳng”, một “ngọn roi” quất thẳng vào mặt kẻ thù.
Đối tượng châm biếm là một bộ phận cán bộ đảng viên, quần chúng thì phương tiện châm biếm chủ yếu là những thành ngữ, tục ngữ có nội dung hài hước, trào lộng như: chỉ tay năm ngón, kéo bè kéo cánh, thói ba hoa, ngồi mát ăn bát vàng, công văn túi áo, thông báo túi quần... Do đó, mục đích châm biếm là để phê bình, giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng, rèn luyệ tư tưởng, tác phong của cán bộ đảng viên, từ đó để cổ vũ động viên, cán bộ và quần chúng sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm trong công tác cách mạng.
4. Tóm lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng tiếng cười như một vũ khí văn nghệ vô cùng sắc bén phục vụ cho sự nghiệp lãnh đạo của mình. Ngòi bút đả kích, châm biếm của Hồ Chủ tịch đã tấn công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đến quốc, chủ nghĩa thực dân khơi dậy trong nhân dân lòng căm thù, nhất tề đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tiếng cười hóm hỉnh của Bác đã phê bình những cán bộ nhân dân có nhiều thiếu sót, nhưng với thái độ thân mật gần gũi, nhằm giúp họ khắc phục và tiến bộ. Tiếng cười còn là biểu hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ, đồng thời đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc trường kỳ kháng chiến và vững tin vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần học tập cách viết sắc bén, sâu cay nhưng rất dí dỏm, dể hiểu, đậm đà bản sắc dân tộc của Người và từ đó rút ra những bài học quý giá trong việc trau dồi cách nói, cách viết, trong việc kế thừa và phát huy tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.
H.T.T(nguồn: TCSH số 195 - 05 - 2005)
Một trong những nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là nghệ thuật châm biếm. Châm biếm là một nét độc đáo và là bút pháp sở trường của Người. Ngọn bút ấy đã tung hoành khắp nhiều thể loại thơ, văn trong ngót nửa thế kỷ. Từ những ngày đầu còn ở Paris, Bác đã viết hàng loạt bài tiểu phẩm đăng trên các báo Nhân đạo, Người cùng khổ... cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp... đến khi làm Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, Bác cũng vẫn tiếp tục sử dụng vũ khí đó.
2. Lâu nay, việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh nói chung, nghiên cứu nghệ thuật châm biếm trong ngôn ngữ của Người nói riêng đã được quan tâm. Và đến nay, vấn đề ấy vẫn chưa phải đã khép kín. Có thể nói đến một số bài viết như Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bùi Khắc Việt, Ngôn ngữ trào lộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hai, Hồ Chủ tịch đã sử dụng tài tình từ vựng để đả kích địch của Nguyễn Văn Tu, Văn châm biếm đả kích địch qua một số bài viết của Hồ Chủ tịch của Xích Điểu... Tuy nhiên, mỗi tác giả đều khai thác đối tượng - ngôn ngữ châm biếm của Hồ Chủ tịch - theo những khía cạnh và quan điểm khác nhau. Vấn đề các phương tiện và biện pháp châm biếm trong ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được các tác giả quan tâm.
Châm biếm trong ngôn ngữ văn thơ của Hồ Chủ tịch khác với châm biếm trong ngôn ngữ văn thơ của nhà văn, nhà thơ lớn Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao...Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhận xét sâu sắc rằng “lối châm biếm của Người rất kín đáo và thú vị”. Ngôn ngữ châm biếm của Người rất hàm súc, mộc mạc, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ; rất ít khi dùng từ trừu tượng, không dùng điển tích xa lạ, khó hiểu, phô trương. Ngôn ngữ châm biếm của Người thiên về cách nói, cách nghĩ của người dân lao động Việt .
Nói đến nghệ thuật châm biếm là trước hết nói đến việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và những cách thức để châm biếm, tạo nên tiếng cười trào lộng, đầy ý nghĩa. Bài viết này chỉ tập trung phân tích các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch.
3. Các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch rất đa dạng, nhưng nổi bật nhất là việc sử dụng các đại từ, các từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nước ngoài xen với từ Việt, thành ngữ và tục ngữ.
Trong Tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô rất phong phú, đa dạng và mang những đặc trưng riêng, nhưng Bác Hồ chi tinh chọn những đại từ ngôi thứ ba: chúng, y, hắn, lão, chàng... để tỏ thái độ vừa chế riễu, vừa khinh bỉ, tăng chất biểu cảm và sức thuyết phục cho lời nói.
-“Trong cuộc bầu cử này, tổng Giôn là người đảng dân chủ, Gônoatơ là người thuộc đảng cộng hoà. Những ngày vận động tranh cử, chúng hết lời bêu xấu nhau... Mặt khác, cả hai chàng đều ra vẻ dân chủ bắt tay với người này cụng chén với người kia. Cả hai chàng đều ra sức lừa bịp nhân dân...” (Báo Nhân dân ngày 3.1.1964)
Thật đáng mỉa mai, chỉ cần hai từ “chúng, chàng” thì các vị nguyên thủ đáng kính bỗng chốc trở thành những kẻ “giàu năng khiếu” lừa lọc, tranh giành quyền lực và mị dân...
Khi nhắc đến hai vị nguyên thủ đứng đầu hai chính phủ bù nhìn Nam Việt Nam và Nam Triều Tiên, Bác Hồ không ngần ngại “tặng” cho chúng đại từ “gã” để bộc lộ bản chất phản động bán nước hại dân của chúng.
-“Nam Triều Tiên và Nam Việt cách xa nhau hàng nghìn cây số, thế mà Lý Thừa Vãn và Ngô Đình Diệm giống nhau dữ: hai gã đều do đế quốc Mỹ nuôi dưỡng. Hai gã đều do đế quốc Mỹ nặn thành bù nhìn đẫm máu. Hai gã đều gầm gừ chống cộng và hò hét Bắc tiến (Nhân dân 3.5.1960).
Trong nhiều trường hợp, Bác Hồ sử dụng kết hợp giữa các phương tiện ngôn ngữ khác nhau, như kết hợp giữa đại từ với hình thức đồng âm, tạo nên sắc thái châm biếm.
-“Nhưng có những việc bất ngờ làm cho y mất hồn mất vía. Việc số một là: khi Vét mỡ lợn, và Cá bột lót mời Zoom đến thăm Nam Việt , y hoa tay lia lịa vì y sợ quân du kích hoan nghênh...” (Nhân dân 4.11.1968). Ở đây, Bác đã phiên âm tên gọi của hai viên tướng Mỹ Wesmoreland và Cabot Lodge, và cả tên gọi của tổng thống Joson, làm cho người đọc cảm giác khinh bỉ đến không nhịn cười được.
Trong Tiếng Việt, từ “bợm” dùng để chỉ kẻ ăn cắp, lừa gạt, đểu cáng. Hồ Chủ tịch đã dùng từ này gọi kẻ đứng đầu Nhà Trắng - tổng thống Giônxơn, để châm biếm, vạch trần bộ mặt lừa gạt giả dối của chúng.
-“Bợm Giôn dám ba hoa rằng y là kẻ bảo vệ hiệp định Giơnevơ và tán thành Việt có tổng tuyển cử?” (Nói chuyện Mỹ)
Có trường hợp Bác Hồ sử dụng tổng hợp nhiều phương tiện trong một đoạn văn như: từ khẩu ngữ, từ xưng hô, từ nước ngoài, thành ngữ, tục ngữ làm cho đoạn văn vừa giàu chất biểu cảm, đậm chất chính luận, vừa hài hước, sâu cay.
-“Nói dối, nói khoác, nói phét trở thành “cuốn sách” của bọn trùm nhà trắng và lầu năm góc. Bị nhân dân ta nện cho một trận sứt đầu mẻ trán, không ba chân bốn cẳng mà “go home” cho nhanh để kịp thời bảo vệ cái “thể diện” địa ngục của “nước mẹ Hoa Kỳ” lại còn leo lẻo múa mồm rằng: chắc là Mỹ sẽ ở lại Việt Nam và làm tất cả mọi điều để thắng lợi” (Nói chuyện Mỹ).
Trong đoạn văn trên, Bác Hồ đã sử dụng một loạt phương tiện từ ngữ: nói láo, nói phét, nói khoác, bọn, sứt đầu mẻ trán, ba chân bốn cẳng, go home, leo lẻo, múa mồm, nện, láo toét... có tính chất biểu cảm cao, tạo hình đậm nét, gây ấn tượng mạnh, qua đó bộc lộ được đầy đủ các phương diện khác nhau của bản chất bọn trùm nhà trắng và lầu năm góc, đồng thời đả kích cái công lý ngược đời của bọn đế quốc.
Có thể nói, Bác Hồ đã sử dụng rất thành công các phương tiện từ ngữ để đạt mục đích châm biếm. Đối tượng để châm biếm, đả kích, đối với Bác, trước hết là những kẻ cầm đầu thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bán nước hại dân.
Đối với bọn quan lại phong kiến, địa chủ, cường hào..., Bác đã dùng những từ để chỉ các loài động vật như: đực, cái, đàn, bầy... để đả kích châm biếm: “trong các cuộc phát động quần chúng, người ta thấy địa chủ cái cũng hung ác, gian xảo, ngoan cố không kém địa chủ đực...” (Báo Nhân dân 25.2.1954).
Khi đã dùng những từ đực, cái để nói về bọn địa chủ, thì trước mắt ta chúng chẳng khác gì những con vật chuyên lo bóc lột, đục khoét, hại dân.
Đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân mắc phải sai lầm, khuyết điểm, Bác Hồ cũng sử dụng các thành ngữ, tục ngữ để châm biếm nhưng nhằm để giáo dục, phê phán và kêu gọi khắc phục, sửa chữa. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị bàn về vận động chỉnh huấn xuân 1961, Bác nói: “Trong xã hội ta không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ! Người đầu bếp, người quét rác cũng như người thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đểu vẻ vang như nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn ngồi mát ăn bát vàng, người đó mới là kém vì không phải con người xã hội chủ nghĩa.”
Ở đoạn văn này, sự xuất hiện những từ kẻ, ngồi mát ăn bát vàng, cho thấy trong xã hội ta còn tồn tại một nhóm người mang tư tưởng lười lao động, thích hưởng thụ. Lời nói mang sắc thái dí dỏm nhưng tác dụng giáo dục rất cao.
Hoặc để phê phán những tư tưởng sợ phê bình, che giấu khuyết điểm, chủ nghĩa thành tích..trong hàng ngũ đảng viên, Bác sử dụng từ ngữ “mèo khen mèo dài đuôi”. “Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng”. Sợ phê bình tức là “quan liêu hoá”, tức là tự mãn tự túc, tức là mèo khen mèo dài đuôi.Để phê phán những cán bộ, đảng viên mắc bệnh kiêu căng, tự mãn, quan liêu, đòi hưởng thụ, Bác đã sử dụng các từ ngữ khoe khoang, vênh váo, miệng nói tay làm, chỉ tay năm ngón. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình, không thèm học hỏi quần chúng, việc gì cũng làm thầy người ta... Trong cán bộ có những đồng chí tốt, miệng nói tay làm nhưng có một số đồng chí chỉ quen chỉ tay năm ngón” (Tuyển tập II, tr.371, 452).
Có thể nhận thấy, đối với Bác Hồ, việc sử dụng các phương tiện châm biếm luôn luôn tuỳ thuộc vào tính chất của đối tượng. Đối tượng châm biếm khác nhau thì việc lựa chọn các phương tiện châm biếm cũng khác nhau, do đó dẫn đến mục đích châm biếm cũng khác nhau.
Đối tượng châm biếm là những kẻ đứng đầu các chính phủ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, là chính quyền bù nhìn, là những kẻ tay sai phản dân hại nước, thì phương tiện châm biếm là những từ ngữ như: hắn, y, gã, bợm, đực, cái, láo toét, leo lẻo múa mồm, khẩu phật tâm xà, các thành ngữ, tục ngữ, các từ đồng âm... Do đó, mục đích châm biếm là để vạch trần tội ác, phơi bày bộ mặt giả đối, bất nhân và mị dân của chúng. Tiếng cười ở đây trở thành một thứ “vũ khí đánh trúng, đánh thẳng”, một “ngọn roi” quất thẳng vào mặt kẻ thù.
Đối tượng châm biếm là một bộ phận cán bộ đảng viên, quần chúng thì phương tiện châm biếm chủ yếu là những thành ngữ, tục ngữ có nội dung hài hước, trào lộng như: chỉ tay năm ngón, kéo bè kéo cánh, thói ba hoa, ngồi mát ăn bát vàng, công văn túi áo, thông báo túi quần... Do đó, mục đích châm biếm là để phê bình, giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng, rèn luyệ tư tưởng, tác phong của cán bộ đảng viên, từ đó để cổ vũ động viên, cán bộ và quần chúng sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm trong công tác cách mạng.
4. Tóm lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng tiếng cười như một vũ khí văn nghệ vô cùng sắc bén phục vụ cho sự nghiệp lãnh đạo của mình. Ngòi bút đả kích, châm biếm của Hồ Chủ tịch đã tấn công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đến quốc, chủ nghĩa thực dân khơi dậy trong nhân dân lòng căm thù, nhất tề đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tiếng cười hóm hỉnh của Bác đã phê bình những cán bộ nhân dân có nhiều thiếu sót, nhưng với thái độ thân mật gần gũi, nhằm giúp họ khắc phục và tiến bộ. Tiếng cười còn là biểu hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ, đồng thời đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc trường kỳ kháng chiến và vững tin vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần học tập cách viết sắc bén, sâu cay nhưng rất dí dỏm, dể hiểu, đậm đà bản sắc dân tộc của Người và từ đó rút ra những bài học quý giá trong việc trau dồi cách nói, cách viết, trong việc kế thừa và phát huy tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.
H.T.T(nguồn: TCSH số 195 - 05 - 2005)
--------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. NXB KHXH, Hà Nội, 1983.
2. Hồ Chí Minh - Tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ. NXB Giáp dục, Hà Nội, 1997.
3. Báo Nhân dân các năm 1960, 1963, 1964, 1966.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. NXB KHXH, Hà Nội, 1983.
2. Hồ Chí Minh - Tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ. NXB Giáp dục, Hà Nội, 1997.
3. Báo Nhân dân các năm 1960, 1963, 1964, 1966.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét