Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bài viết đáng chú ý - Nội bộ ... lộ rõ bản chất!!!

Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh dính 'scandal' ở báo Nhân Dân?

Một số diễn đàn điện tử, trang blog, facebook vừa giới thiệu một bài viết, liên quan tới scandal xảy ra tại tờ Nhân Dân, tức cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN có bóng dáng một ông trong Bộ Chính Trị.
Tuy chỉ là cơ quan tuyên truyền trực thuộc Đảng CSVN ở trung ương, nhưng tờ Nhân Dân có vai trò ngang với một Bộ trong chính phủ CSVN. Dù dân không mua, không đọc, nhưng người ta dự đoán, mỗi năm, Việt Nam vẫn phải cấp hàng trăm tỷ đồng để duy trì hoạt động của tờ báo này.
 
Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN – nhân vật đang bị xem là người đứng phía sau scandal xảy ra ở báo Nhân Dân. (Hình: Báo Giáo dục & Thời đại)
Theo bài viết vừa kể, tờ Nhân Dân có một công ty in ở Sài Gòn. Cách nay vài năm, công ty đó được dời khỏi nội thành và giám đốc công ty (chức vụ ngang hàng với người có hàm Vụ trưởng trong chính phủ) đã cùng với một Ủy viên Ban Biên tập, kiêm Trưởng Ban Trị sự lập công ty con, vay vốn ngân hàng, dẫn nhau đi nước ngoài, tìm mua máy in mới.
Tổng số vốn vay từ nhiều ngân hàng cho vụ này lên tới 170 tỉ đồng. Nếu tính cả lãi thì tổng nợ hiện đã vượt qua mức 200 tỉ đồng.
Do quyết định đầu tư sai, điều hành kém và không loại trừ khả năng tham nhũng khi mua máy móc, công ty con không trả được nợ, công ty mẹ (Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn) có nguy cơ phá sản, từ đó, nội vụ mới được chính thức báo cáo cho lãnh đạo báo Nhân dân.
Người viết bài vừa kể nêu ra một số nghi vấn: Về nguyên tắc, không ai được phép vay vốn ngắn hạn để đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn. Ai đã cho phép ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự làm điều này? Theo quy định, những khoản vay lớn phải có sự đồng ý của Ban Biên tập nhưng phần lớn thành viên của Ban Biên tập lại khẳng định không biết chuyện đó, cho đến khi hai thủ phạm công khai xin giúp đỡ “tháo gỡ khó khăn”, vậy thì tại sao không xử hai thủ phạm?
Trong bài, người viết còn kể thêm rằng, nhiều người biết, cả ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự đều là tay chân thân tin của ông Đinh Thế Huynh, nhân vật lúc đó là Tổng Biên tập báo Nhân Dân và nay đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
Vậy thì ông Đinh Thế Huynh có vô can trong vụ scandal đó không? Có phải vì ông Đinh Thế Huynh mà ông Tổng Biên tập hiện nay phải đứng ra xin các ngân hàng khoanh nợ? Tại sao hậu quả nghiêm trọng tới mức, dù bán cả nhà, xưởng, máy móc cũng vẫn còn thiếu cả trăm tỷ, do vậy, báo Nhân Dân đang dự tính giảm lương, giảm phúc lợi của công nhân để lấy tiền trả nợ tiếp, mà tờ báo chỉ muốn “xử lý” ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự trong phạm vi… “nội bộ”?
Có lẽ cũng cần nhắc lại là dù ngốn của ngân sách mỗi năm hàng chục tỷ nhưng tờ Nhân Dân không được dân mua, dân đọc vì nằm trong số vài tờ báo mà nội dung chỉ gồm những tin, bài ca ngợi đạo đức cách mạng, sự lãnh đạo “tài tình, sáng suốt” của Đảng CSVN, chỉ trích các góp ý, đề nghị thay đổi, cho đó là “luận điệu của thế lực thù địch, phản động”.
Báo này cũng thay mặt nhà nước Hà Nội viết các bài bình luận đả kích bới chính phủ và quốc hội Mỹ cũng như Liên Âu và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế mỗi khi bị lên án về đàn áp nhân quyền.
Riêng ông Đinh Thế Huynh, người đang bị xem là có trách nhiệm liên đới trong vụ scandal, đầy đủ dấu hiệu tham nhũng này, là nhân vật rất “nổi tiếng” sau tuyên bố: 'Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng!'
(Người Việt)

Người Lót gạch - Tướng Nguyễn Chí Vịnh đang mơ giữa ban ngày

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
(Người Lót gạch bình lựng bài trả lời phỏng vấn của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ  "Giữ vững chủ quyền lãnh thổ")

Như mọi lần, báo TT khéo chọn ngày lễ lớn như Tết hay kỷ niệm  30.4 sắp đến để phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một ngôi sao sáng chói trong lĩnh vực đối ngoại về quốc phòng với lối ăn nói hết sức lưu loát và lập luận khá chặt chẽ. Khác với những phát biểu trước(*), lần này tướng Vịnh hoàn toàn không đề cập đến vấn đề chủ quyền của VN đối với hai quần đảo HS-TS đang bị TQ triển khai mở rộng mọi mặt, quân sự lẫn dân sự (trá hình) theo kế hoạch xác lập chủ quyền của chúng trên biển Đông theo chiếc lưỡi bò ham hố, ngang nhiên xem biển Đông là ao nhà với"quyền lợi cốt lõi", hăm he sẵn sàng ra tay "chiến đấu" để "bảo vệ vùng biển thiêng liêng của dân tộc Trung Hoa" như Tập Cận Bình tuyên bố gần đây trong chuyến thăm ngư dân và căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam. Nói khác đi, tướng Vịnh cố tình "xem như không biết" động thái này, có thể BBT báo TT đã không dám (hay né tránh) đặt câu hỏi hóc búa về những hoạt động ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của VN và Philippines trong những tháng gần đây, giúp tướng Vịnh không rơi vào một thế kẹt, chọc giận người anh cả đỏ láng giềng tham lam"thâm căn cố đế"? Mặt khác, trong cuộc trả lời phỏng vấn này, chúng ta cũng không nghe tướng Vịnh đề cập đến chiến lược quay lại Châu Á của Hoa Kỳ, xem đây là động thái gây bất ổn cho khu vực theo quan điểm của TQ như lần trả lời phỏng vấn trước. Một  thay đổi về nhận thức, hướng đến một sự cải thiện quan hệ “đối tác” Việt-Mỹ hay chỉ là một cách cân đối chiến thuật trong thế cờ “kẹt” giữa Mỹ và Trung quốc ?

 Về vịnh Cam Ranh, tướng Vịnh vẫn nhắc lại điều mà TQ mong muốn nhất, ngỡ rằng như thế là “khôn ngoan” nhưng vô tình đã đánh mất lợi thế địa chính trị và quân sự vô cũng quan trọng mà thiên nhiên đã ban tặng cho dân tộc Việt Nam đối với biển Đông. Lẽ ra chúng ta cần thông minh hơn nếu chủ động kêu gọi lập ra một tổ chức(hay  liên minh) quốc tế đa phương--với thành phần các nước có liên quan trọng khu vực Châu Á-TBD—để bảo vệ tuyến hàng hải huyết mạch qua lại trên vùng biển rộng lớn này lấy Cam Ranh làm trung tâm quốc tế giám sát và điều phối, ngăn chận mọi khả năng xung đột quân sự hay bá quyền nước lớn trong khu vực mang âm mưu độc chiếm biển Đông. Với lối tư duy sợ sệt, "ăn theo" những lập luận cũ rích như hiện nay chẳng có ai lên tiếng công khai ủng hộ quan điểm "HS-TS là của VN" [vì họ chẳng muốn vì VN mà phải đóng cửa với TQ hoặc bị TQ cô lập, phong tỏa kinh tế...] trong khi VN chẳng có vai trò gì tích cực chủ động trong cộng đồng quốc tế, và hệ quả có thể thấy trước là VN không những chẳng gìn giữ được phần còn lại của quần đảo Trường Sa mà còn bó tay trước những đe dọa ngày càng trắng trợn của các lực lượng hiếu chiến. Phải chăng chúng ta cần chủ động gấp rút xây dựng một cơ cấu hợp tác chiến lược với cộng đồng quốc tế về vấn đề an ninh hàng hải? Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể vừa bảo vệ chủ quyền HS-TS, vừa dùng cơ chế giám sát quốc tế này làm đòn bẩy để ngăn chận Trung quốc lấn chiếm, bắt bớ ngư dân đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền VN và đe dọa an ninh , hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt  của chúng ta ở thềm lục địa theo UNCLOS 1982.

Thật đáng thất vọng khi nghe tướng Vịnh một mặt tuyên bố rất cởi mở rằng” chúng ta phải thông tin đầy đủ, khách quan về tình hình đất nước cho người dân, cả về những thuận lợi cũng như khó khăn để tạo sức mạnh đồng thuận. Cơ chế thị trường tác động đến con người theo nhiều chiều khác nhau, tích cực và tiêu cực, một mặt chúng ta phải chấp nhận đặc điểm ấy của sự phát triển và hội nhập, mặt khác chúng ta phải công khai, minh bạch để người dân có định hướng đúng”, mặt khác thì thông tin về TQ có thật là "đầy đủ","khách quan" không? Mong rằng đây không  là lời  nói mị dân thưa Thượng tướng ? Vậy thì xin hỏi sách lược của chúng ta đối với những hoạt động hiếu chiến của TQ sao không thấy Ông cho biết, không hề nghe bộ quốc phòng nước ta lên tiếng trước những phát biểu hăm dọa của Tập Cận Bình hay thái độ đe nẹt láo xược qua chiếc loa của người phát ngôn chính phủ hay bộ quốc phòng TQ ?

Tin đồn rằng VN muốn máy bay thám thính hiện đại P-3C Orion của Hoa Kỳ để chống tàu ngầm của TQ là hư hay thật ? Nếu là sự thật thì rõ ràng VN đang có khuynh hướng muốn thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của 16 chữ vàng ? Hay chỉ là tin đồn nhảm trong động tác giả của nhà cầm quyền. Và cuối cùng là liệu cuộc đàm phán về COC giữa ASEAN và TQ sẽ có kết quả hay chỉ là đòn phép của TQ để tách các nước ASEAN khỏi bó đũa “đoàn kết” và cô lập VN trong vấn đề chủ quyền lãnh hải mà Hun Sen là tên giặc xung kích của chiến lược bảo vệ cái gọi là quyền lợi cốt  lõi của TQ trên biển Đông.

Trong tư tưởng đại Hán của nhà cầm quyền Bắc Kinh làm gì có cái gọi là ” luật pháp quốc tế (và) bình đẳng giữa các quốc gia”(**) như Tướng Vịnh nói (có phát biểu giùm cho Bắc Kinh không đấy), xin chớ nuôi  mộng giữa ban ngày !
Người Lót gạch
(Blog Người Lót gạch)

Thay quốc hiệu, đổi tiền và niềm tin

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phát hành một thông cáo, khẳng định, không có chủ trương đổi tiền và không có bất kỳ sự thay đổi nào đối với các loại giấy bạc đang lưu hành.
Thông cáo vừa kể nhằm bác bỏ tin đồn nhà cầm quyền CSVN sẽ thực hiện việc đổi tiền thêm một lần nữa. Tin đồn này xuất hiện sau khi nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới, đệ trình Ủy ban Thường vụ của Quốc hội CSVN kết quả thu thập ý kiến, đóng góp cho việc sửa đổi hiến pháp hiện hành.
Trong báo cáo, nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới, cho biết, có nhiều ý kiến cho rằng, nên thay đổi quốc hiệu của Việt Nam, từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhóm này tỏ ra đồng tình với những đề nghị đổi quốc hiệu và cho rằng, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ phản ánh đúng mức độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, quốc hiệu mới còn có khả năng đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội và tạo nhiều thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.
Sau đề nghị đổi quốc hiệu của nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới, tin đồn nhà cầm quyền  sẽ thực hiện việc đổi tiền thêm một lần nữa, loang nhanh vì các suy đoán:
    1- Đã đổi quốc hiệu thì không thể không đổi tiền, bởi lúc đó, các loại giấy bạc đang lưu hành không còn phù hợp với quốc hiệu mới.
    2 - Lạm phát gia tăng. Giá trị của đồng Việt Nam càng ngày càng giảm, cũng vì vậy, nhiều loại giấy bạc có mệnh giá nhỏ đã bị loại ra khỏi lưu thông tiền tệ.
    3 - Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn suy thoái trầm trọng, không thấy khả năng hồi phục, đổi tiền có thể là một giải pháp để chính quyền Việt Nam cân đối thu – chi.
   4 - Cả chính trường lẫn kinh tế Việt Nam đang bị nhiều nhóm tư bản đỏ lũng đoạn, đổi tiền có thể giúp những nhóm này tiếp tục bảo toàn các nguồn vốn mà họ đã từng thủ đắc qua chứng khoán, bất động sản… nay đang bị giảm giá trị nghiêm trọng do lạm phát, thị trường chứng khoán suy sụp, thị trường bất động sản đóng băng.
     
Ông Nguyễn Đình Lộc (phải) – cựu Bộ trưởng Tư pháp - trao “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng nên thường được gọi là Kiến nghị 72,  cho ông Lê Minh Thông - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội CSVN. Kiến nghị 72 đề nghị loại bỏ vai trò lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội của Đảng CSVN ra khỏi hiến pháp. Hiện nay, riêng Kiến nghị 72 đã thu thập được hơn 14.000 chữ ký ủng hộ.
Quan sát các diễn đàn điện tử, các trang blog, facebook trên Internet, rất dễ thấy, thông cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không đủ để loại trừ tin đồn sẽ có đổi tiền. Từ tháng 8 năm 1945 đến nay, chính quyền CSVN đã thực hiện sáu lần đổi tiền (Ba lần ở miền Bắc Việt Nam: 1947, 1951, 1959.
Một lần ở miền Nam Việt Nam: tháng 9 năm 1975. Hai lần trên toàn Việt Nam: 1978, 1985).
Đáng lưu ý là phần lớn các lần đổi tiền đều diễn ra ngay sau khi chính quyền CSVN bác bỏ “tin đồn” đổi tiền, lên án “tin đồn” đổi tiền là “luận điệu của kẻ xấu”, đe dọa trừng phạt những người loan “tin đồn” về đổi tiền.
     
Cho đến nay, trừ sự kiện, trên thị trường chợ đen, USD vẫn tiếp tục tăng giá so với đồng Việt Nam, bất kể Ngân hàng Nhà nước lên tiếng bác bỏ tin đồn  (1 USD hiện bằng 21.500 đồng), chưa có thêm dữ kiện khả tín nào cho thấy, việc đổi tiền có được tiến hành hay không, nếu có thì vào lúc nào (?).
Về nguyên tắc, việc đổi quốc hiệu – nguyên nhân khiến tin đồn sẽ có đổi tiền loang rộng – chỉ có thể diễn ra vào tháng 9 (thời điểm Quốc hội CSVN chính thức thảo luận về việc sửa đổi hiến pháp hiện hành). Tuy nhiên vào lúc này, hệ thống truyền thông của chính quyền CSVN đang cổ vũ cho chuyện đổi quốc hiệu.
Một số người trong giới quan sát chính trị Việt Nam tin rằng, đây là chủ trương của Đảng CSVN và vì thế, Việt Nam sẽ sớm có quốc hiệu mới.
 
Thật ra, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng là quốc hiệu của Việt Nam năm 1945, sau đó là quốc hiệu của miền Bắc Việt Nam cho đến năm 1976.
Trong giai đoạn từ 1945 đến 1954, nhà nước Việt Nam Dân chủ Công hòa có nhiều chính phủ dưới các tên gọi khác nhau: Chính phủ Cách mạng Lâm thời, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, Chính phủ Liên hiệp Quốc dân. Những chính phủ này quy tụ đại diện của nhiều đảng phái, tôn giáo nhằm tập hợp các nguồn lực, cùng giành và giữ độc lập cho Việt Nam.
Cũng trong giai đoạn đó, Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng CSVN sau này) tuyên bố tự giải tán.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947). Cụ là một chí sĩ nổi tiếng, từng lãnh đạo phong trào Duy Tân. Năm 1945, cụ là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Liên hiệp lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1946 là quyền Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồi tháng 2, CSVN loan báo truy tặng cụ Huân chương Sao Vàng, một tháng sau, nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới, đề nghị đổi quốc hiệu và đề nghị này đang được hệ thống truyền thông của Hà Nội cổ súy.  
Về sau, trong “Lịch sử Đảng CSVN” – được phổ biến rộng rãi cả trên bình diện xã hội lẫn giáo dục từ trung học đến đại học, Đảng CSVN giải thích, việc tự giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm “che giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập”, còn trên thực tế, đảng này “vẫn hoạt động và chỉ đạo thông qua Mặt trận Việt Minh, lúc đó được xem như một chính đảng tham gia bầu cử Quốc hội khóa I và chính quyền”.
Từ 1945 đến 1954, Mặt trận Việt Minh đã tìm nhiều cách loại trừ các nhân vật chính trị và đảng phái phi cộng sản để tiếm quyền, tiếm công. Trong “Lịch sử Đảng CSVN”, Đảng CSVN giải thích quá trình “che giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập”, nhằm tập hợp các nguồn lực, cùng giành và giữ độc lập cho Việt Nam, rồi tiếm quyền, tiếm công ấy là “sự khôn khéo, sáng tạo, tài tình”.
   
Nhiều người tin rằng, không phải tự nhiên mà nhóm chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới, đề nghị loại bỏ cụm từ “xã hội chủ nghĩa” ra khỏi quốc hiệu của Việt Nam. Càng ngày, càng có nhiều người, nhiều giới, kể cả cán bộ, đảng viên Đảng CSVN lên tiếng, đòi loại trừ vai trò độc quyền lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội của Đảng CSVN. Đổi quốc hiệu có thể là một cách bày tỏ sự nhượng bộ để tìm sự thỏa hiệp nhân dịp sửa hiến pháp hiện hành.
Có lẽ cần phải xem lại “Lịch sử Đảng CSVN”, giai đoạn 1945 – 1954, ngẫm nghĩ về “sự khôn khéo, sáng tạo, tài tình” trong quá trình tiếm quyền, tiếm công của đảng này, trước khi quyết định có nên tin vào sự nhượng bộ - đổi quốc hiệu - hay không.
(Người Việt)

Làm việc với VKSNDTC, ông Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo gì?

Ông Nguyễn Bá Thanh
"Viện KSND cần có lực lượng đủ mạnh, chủ động kiểm sát các vụ án tham nhũng, vụ án cố ý làm trái, vụ án nghiêm trọng ngay từ khi khởi tố vụ án, bị can, không chờ chuyển hồ sơ đến".
Sáng 22-4, tại Hà Nội, tập thể lãnh đạo Ban Nội chính T.Ư làm việc với Ban Cán sự đảng Viện KSND Tối cao nhằm trao đổi về tình hình hoạt động của ngành Kiểm sát và một số công tác nội chính có liên quan; xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính T.Ư và Viện KSND Tối cao.

Tại buổi làm việc, nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, Viện KSND Tối cao kiến nghị tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về tham nhũng, tội phạm kinh tế, chức vụ trong tình hình hiện nay. Ban Nội chính T.Ư quan tâm chỉ đạo các cơ quan tư pháp T.Ư đẩy mạnh việc phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật, nhất là các quy định hướng dẫn áp dụng quy định về tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ...

Nhấn mạnh vai trò của ngành KSND trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh cho rằng, Viện KSND Tối cao quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, chú trọng công tác cán bộ. Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Viện KSND cần có lực lượng đủ mạnh, chủ động kiểm sát các vụ án tham nhũng, vụ án cố ý làm trái, vụ án nghiêm trọng ngay từ khi khởi tố vụ án, bị can, không chờ chuyển hồ sơ đến. Việc xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính T.Ư và Viện KSND Tối cao phải thiết thực, hiệu quả. Trưởng ban Nội chính T.Ư đề nghị Viện KSND Tối cao cần chủ động thông tin, phản ánh kịp thời với Ban Nội chính T.Ư, đề xuất những giải pháp cần tập trung giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
(TTXVN)

Đồng chí Tư Sang – “con sâu” phá hoại nội bộ đảng

Nếu xâu chuỗi và so sánh giữa các phát ngôn, hành động của Trương Tấn Sang, người ta sẽ thấy nổi lên các bản chất cơ bản của con người này:

Thứ nhất, Ham mê quyền lực và vị trí càng cao càng làm bậy: Vì chưa hài lòng với vị trí Chủ tịch nước, muốn cái ghế Thủ tướng hay Tổng bí thư mà sẵn sàng câu kết với các thế lực phản động, thoả hiệp với nước ngoài để đạt được mục tiêu ham mê quyền lực. Sự thật là, Trương Tấn Sang luôn duy trì bộ máy bao vây chính phủ từ thời đ/c Phan Văn Khải làm Thủ tướng, càng về sau càng rõ hơn. Đặc biệt giai đoạn 2009-2010 có Đại hội Đảng nên Trương Tấn Sang chỉ đạo tấn công toàn diện, có kế hoạch, có mưu mô, có tổ chức. Trương Tấn Sang dùng cả bàn tay địch, cả loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để đánh Thủ tướng để lật đổ và giành ghế. Nhìn lại quá trình cho thấy ở vị trí càng cao Trương Tấn Sang càng làm những việc càng sai trái.

Thứ hai, Chỉ biết nói suông, hành động đi ngược với lời nói và chưa làm được điều gì cho đất nước: Gần đây dư luận đã nhận thấy và lên tiếng đả kích Trương Tấn Sang, một con người với hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng về tham nhũng, lợi ích nhóm và phá Đảng lại lên giọng trong sạch, kêu gọi và kích động chê bai, đả kích các đồng chí của mình vì các động cơ cá nhân. Thực tế đã cho thấy trong suốt hai năm làm Chủ tịch nước, Trương Tấn Sang không hề làm được gì ngoài những lời nói mang tính ám chỉ, kích động tiêu cực, chưa hề tạo được một công trình, một dấu ấn hay một sản phẩm thiết thực nào cho đất nước và cho nhân dân, ngoài những lời nói suông!

Thứ ba, Là người chuyên gây mất đoàn kết, phá hoại nội bộ từ thấp lên cao: Với bản chất lệnh lạc về tư tưởng và đường lối, chuyên nói mà không làm, thích soi mói tìm sơ hở của người khác nhằm tranh giành quyền lực nên ở mọi vị trí công tác Trương Tấn Sang luôn là kẻ gây mất đoàn kết nội bộ. Trên thực tế, Trương Tấn Sang là thủ phạm gây nên kết quả cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân mất lòng tin vào Đảng. Vì tham vọng cá nhân, Trương Tấn Sang sẵn sàng bôi đen, đạp đổ khi không đạt được mục đích và sẵn sàng phá nát Đảng Cộng sản Việt Nam khi cần. Nghiêm trọng hơn, Trương Tấn Sang sau khi thất bại trong việc dàn xếp để kỷ luật Thủ tướng ở HNTW6 đã “cố đấm ăn xôi” cho tung “tờ trình TỐI MẬT số 73/TLHN ngày 11/10/2012 của Bộ Chính trị đề nghị Ban chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật dưới hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Tấn Dũng” lên mạng và chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước gửi về các Đảng bộ địa phương để bêu rếu.

Thứ tư, Bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng thoả hiệp với mọi loại đối tượng để đạt được mục đích: Thực tế cho thấy Trương Tấn Sang sẵn sàng bán đứng đồng đội, “cõng rắn cắn gà nhà”, câu kết với các thế lực phản động, chống phá Đảng,… để đạt mục tiêu tham vọng, bất chấp lợi ích của nhân dân và tổ quốc.

Trương Tấn Sang hiện đang chủ động thoả hiệp làm con rối cho cho cả Mỹ và Trung Quốc nhằm phục vụ mưu đồ thâu tóm quyền lực cá nhân. Trung Quốc nhận định Trương Tấn Sang là yết hầu để khống chế và làm Đảng Cộng sản Việt Nam suy yếu, mất đoàn kết từ bên trong từ đó sẽ thực hiện các chính sách theo ý đồ nhằm đưa Việt Nam thành chư hầu và trở thành bàn đạp để Trung Quốc khống chế khu vực Đông Nam Á. Đối với Mỹ, một Trương Tấn Sang mất phương hướng và đang tự diễn biến là nguyên nhân Đảng Cộng sản Việt Nam mất uy tín, mất lòng tin trong và ngoài Đảng là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ chóng vánh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian sắp tới. Mỹ nhận định cần tích cực can thiệp và hỗ trợ Trương Tấn Sang để đẩy nhanh quá trình này thông qua hoạt động của các tổ chức dân sự, các hoạt động tình báo nhằm thúc đẩy một cuộc cách mạng “hoa sen” nhằm lật đổ chế độ Cộng sản tồn tại mấy mươi năm qua tại Việt Nam.
Trương Tấn Sang chấp nhận làm con rối cho cả Mỹ và Trung quốc để đạt được mục đích
Ý thức rất rõ việc đặt vận mệnh của quốc gia, của dân tộc và của Đảng trước nanh vuốt của hai thế lực hùng mạnh nhất thế giới, nhưng tham vọng quyền lực mà Trương Tấn Sang muốn có còn lớn hơn cả sự tồn vong của quốc gia, của dân tộc và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trương Tấn Sang đang chà đạp lên mọi nguyên tắc của Đảng, các quy định của Bộ chính trị và trách nhiệm của một Chủ tịch nước đã được Đảng và nhân dân giao phó để nói xấu Đảng, bôi bẩn chế độ, xuyên tạc các hoạt động của Bộ Chính trị, các lãnh đạo Đảng và nhà nước, gây hoang mang và lan truyền tin đồn dẫn đến suy sụp hệ thống tài chính, ngân hàng và chứng khoán của Việt Nam, tạo điều kiện để các thế lực thù địch tiếp tục tuyên truyền, lôi kéo và tổ chức các hoạt động vô cùng nguy hiểm cho đất nước trong thời gian qua. Hiện Trương Tấn Sang không những chưa từ bỏ con đường sai trái này, mà tiếp tục cay cú, dấn sâu hơn vào các hành động sai trái này.

Những người thân cận của Trương Tấn Sang công khai loan truyền việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nghỉ do áp lực công và sức khoẻ ngày càng giảm sút. Khi đó Trương Tấn Sang nắm quyền điều hành với vai trò là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, từ đây sẽ tìm cách đưa Phạm Quang Nghị giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt như đã hứa với ông Lê Khả Phiêu. Nhưng liệu những toan tính này có qua mặt được Trung Ương khi Trương Tấn Sang đã sớm bộc lộ ý đồ và đã có nhiều sai lầm, sơ hở trong việc thực hiện ý đồ của mình?

Trương Tấn Sang thật sự là một “con sâu” đang phá hoại nghiêm trọng nội bộ của Việt Nam và cần được Trung Ương Đảng nhận diện chân tướng và xử lý kịp thời nghiêm minh.

Nguyễn Đức Quyết
(Q4, TPHCM)

Ban Nội chính TW: Nhận diện ba nhóm quan hệ gây nguy hại quốc gia

Phải xem những người này,
họ thuộcnhóm lợi ích nào?
Nhóm nguy hiểm số một là nhóm chung lợi ích. Những quan chức này sẵn sàng lấy lợi ích nhân dân, Nhà nước ra để làm lợi cho lợi ích nhóm và cá nhân. Thậm chí họ sẵn sàng bán đổi cả lợi ích của nhân dân, Nhà nước miễn là có lợi cho họ. Nhóm này không còn đại diện cho nhân dân, cho Nhà nước nữa.
Có ba nhóm mối quan hệ không bình thường giữa quan chức và doanh nghiệp gây nguy hại cho quốc gia gồm:
- Nhóm nguy hiểm số một là nhóm chung lợi ích. Những quan chức này sẵn sàng lấy lợi ích nhân dân, Nhà nước ra để làm lợi cho lợi ích nhóm và cá nhân. Thậm chí họ sẵn sàng bán đổi cả lợi ích của nhân dân, Nhà nước miễn là có lợi cho họ. Nhóm này không còn đại diện cho nhân dân, cho Nhà nước nữa.
- Nhóm thứ hai là nhũng nhiễu doanh nghiệp để được bôi trơn, ăn phần trăm. Có một số đối tượng còn đòi trắng trợn, thậm chí đòi ăn chia 50% tiền trốn thuế của doanh nghiệp.
- Nhóm thứ ba là đe dọa trắng trợn có tính chất cưỡng đoạt doanh nghiệp. Những đối tượng này tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp để làm tiền.
Để giải quyết các vấn đề trên phải tập trung cao độ cho việc phát hiện và xử lý. Theo đó, phải thực hiện quyết liệt bốn giải pháp:
- Một là tăng cường công tác luân chuyển cán bộ và chế độ nhiệm kỳ. Mạnh dạn luân chuyển ngay những cán bộ bị dư luận nhân dân, báo chí phản ánh.
- Hai là phải tăng cường chuyển các vụ việc sang xử lý hình sự. Khi cán bộ, đảng viên có dấu hiệu hình sự thì phải chuyển sang xử lý hình sự ngay. Giảm bớt việc phải xin phép trước khi xử lý để tránh tình trạng “chìm xuồng”.
- Ba là tăng cường công tác truy tố, điều tra và tập trung xử lý các vụ án có cán bộ, đảng viên sai phạm.
- Bốn là để tránh tình trạng bao che và có quá nhiều sự can thiệp thì cần phải lập ban chỉ đạo với cơ chế điều tra đặc biệt để chuyên xử lý các vụ án loại này. Khi xét xử phải nghiêm minh, siết chặt các tiêu chí giảm nhẹ tội đối với các cán bộ trong các vụ án tham nhũng.
Theo Ban Nội chính Trung ương
(PLTP)

Bùi Tín - Khi đoàn thanh niên CS là cánh tay của đảng CS

22.04.2013
Theo kiểu mẫu gốc là Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô - Komsomol - mang tên Lenin do chính Lenin thành lập năm 1918, ở nước ta  Đoàn Thanh niên do ông Hồ Chí Minh thành lập từ năm 1931 lúc đầu mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông dương (khi đảng Cộng sản mang tên đảng Cộng Sản Đông dương), sau này cũng mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản (ĐTNCS) Hồ Chí Minh cho đến nay.

Theo điều lệ, ĐTNCS Hồ Chí Minh là «đội dự bị tin cậy», là «lực lượng xung kích của cách mạng», cũng còn là cánh tay của đảng Cộng sản trong «sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, một xã hội tiên tiến, hiện đại».

Trong quá trình suy thoái của đảng Cộng sản, ĐTNCS cũng suy thoái theo, mất dần tính chất tiến bộ, cách mạng được phô trương, thêu dệt và trình diễn quá lố trong chiến tranh, để trở nên một tổ chức cồng kềnh nặng nề, cổ lỗ, chạy theo danh lợi cá nhân, cực kỳ lạc hậu so với thanh niên thế giới.

Những điển hình tiêu biểu như Lê Văn Tám, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi…được thêu dệt từ con số không, hoặc thổi phồng theo tưởng tượng hơn là theo thực tế, nay chỉ còn là những hình tượng dỏm đầy mỉa mai, bẽ bàng cho đảng Cộng sản.

Đây là một bế tắc cay đắng cho thanh niên nước ta khi trong xã hội chỉ có một đảng chính trị duy nhất, một đoàn thể thanh niên duy nhất, bất cứ nam nữ thanh niên nào muốn vào đời, có công ăn việc làm, tham gia xây dựng đất nước đều không có sự lựa chọn, buộc phải gia nhập ĐTNCS, rồi gia nhập đảng Công sản, dù hiểu rõ đoàn nay đã trở nên thoái hóa, xa rời nhân dân, chạy theo danh lợi cá nhân, làm công cụ phục vụ những tham vọng phe phái, ích kỷ của đảng Công sản, của các đảng ủy, của các quan chức suy đồi và tham nhũng đầy rẫy ở các cấp của đảng.

Không thể nào quên lời khai trước tòa của các em nữ sinh trong vụ án tên hiệu trưởng ma-cô Sầm Đức Xương rằng các em được bí thư huyện đoàn ĐTNCS ra lệnh «phải vâng lời và làm theo mọi chỉ thị, yêu cầu của các đồng chí lãnh đạo của đảng» vì «các em là đoàn viên ĐTNCS» nhằm phục vụ sinh lý cho tên tỉnh trưởng kiêm phó bí thư tỉnh ủy Nguyễn Trường Tô và đồng bọn.

Mới đây lại xảy ra chuyện ĐTNCS Trường Đại học Luật ở Sài Gòn theo lệnh đảng viết bài trên mạng doanthanhnienluat.com  ký tên Trung Nhân, vu cáo và lên án 3 sinh viên Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn (còn có bí anh Bùi Chát) và Phạm Lê Vương Các vừa có sáng kiến ra «Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn» ngay sau vụ xử sơ thẩm này kết thúc.  Ngày 15/4 ba sinh viên này đã ra tuyên bố công khai bác bỏ mọi sự vu cáo trên và yêu cầu ĐTNCS nhà trường phải rút bài báo trên đây xuống và xin lỗi dư luận nội trong 7 ngày, quá thời hạn đó, ba sinh viên sẽ khởi kiện theo đúng bộ Luật hình sự hiện hành. Tuyên ngôn  và tuyên bố vừa kể đã được nhà báo Đoan Trang dịch ngay ra tiếng Anh và phổ biến ra toàn thế giới.

Phối hợp với cuộc đấu tranh, sinh viên Trường Đại học Luật Sài Gòn liền công bố tin tố cáo bà Hiệu trưởng này Giáo sư Mai Hồng Quỳ vừa đây có thái độ gia trưởng phi pháp, phân biệt đối xử, cấm không cho Thạc sỹ Hoàng Việt xuất ngoại dự cuộc họp quốc tế chỉ vì ông chưa phải là đảng viên Công sản.

Năm 2012, sau đại hội XI của đảng Cộng sản, tướng Đặng Quốc Bảo, từng là Bí thư thứ nhất ĐTNCS  Hồ Chí Minh, từng là Trưởng Ban khoa giáo của Trung ương đảng Cộng sản, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã nhận xét: «Theo tôi, cái sai lầm, có thể coi là cái tội lỗi của ĐTNCS là năm qua đã giới thiệu vào đảng Cộng sản 20 vạn thanh niên, toàn là những thanh niên theo chủ nghĩa cơ hội, không có tư duy độc lập, chỉ có hại …». Đây là một nhận xét chân thực, mạnh dạn, đáng để cho toàn đảng, toàn thể đoàn viên ĐTNCS và nhân dân ta suy nghĩ.

Cùng với tình hình nhiều đảng viên CS chán đảng, nhạt đảng, bỏ sinh hoạt đảng, bỏ hẳn đảng, không ít đoàn viên ĐTNCS cũng chán đoàn, nhạt đoàn, bỏ sinh hoạt đoàn, bỏ luôn đoàn, trong khi quá trình suy thoái của đảng và của đoàn không thể nào ngăn chặn được, nếu không từ bỏ cả hệ thống độc đảng và độc đoàn, đi vào con đường sáng sủa đa nguyên để có sự cạnh tranh, ganh đua lành mạnh, để công dân có thể tự do lựa chọn chính đảng và đoàn thể của mình.

Mong rằng thanh niên nước ta từ 18 tuổi trở lên hãy tự tin, khẳng định mình đã trưởng thành, là công dân đầy đủ bình đẳng với mọi người có tuổi lớn hơn mình, tuy rằng vẫn giữ ý thức truyền thống «kính lão đắc thọ», nhưng không để cho người khác coi mình là trẻ người non dạ, bị coi là công dân hạng  hai, là công cụ của đảng, là cánh tay của người khác để sử dụng, sai bảo, như trường hợp đã xảy ra đối với các em nữ sinh trong trắng nạn nhân của tên hiệu trưởng ma-cô Sầm Đức Xương.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trần Trung Đạo - Nhìn lại chiến tranh

Thỉnh thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không đồng ý của người viết đối với số chính sách của đảng và nhà nước, được gởi ra từ trong nước. Các tác giả của những lá thư đó tuy khác nhau ở tên họ, địa chỉ, nhưng chung dưới một tên gọi là "các cựu chiến binh lão thành".

Những lá thư như thế chắc không phải được viết bằng máy vi tính hiện đại như tôi đang sử dụng mà có lẽ bằng những cây viết có ruột cao su mềm, bơm mực bằng tay được cất giữ kỹ lưỡng từ lâu lắm. Nhìn vào tên tuổi và chức vụ, tôi biết các cụ thuộc thế hệ Điện Biên và không ít là người của thời mùa thu 1945 còn lại. Địa chỉ của các cụ tuy khác nhau nhưng giống như lá thư tập thể, phần đông sống trong các khu nhà cũng có tên chung là Khu Tập Thể.

Trong suốt bảy, tám mươi năm của đời mình, các cụ sống, làm việc và được rèn luyện để thừa hành chỉ thị của cấp trên chứ không quen đặt vấn đề, các cụ tập chịu đựng đau đớn chứ không được phép rên la. Và vì thế, viết một lá thư đã là một việc khó khăn, gởi lá thư đó đến các cấp đảng và nhà nước trung ương là một can đảm chưa từng nghĩ đến và phổ biến lá thư rộng rãi ngoài quần chúng quả thật là một hành động phi thường. So với việc ôm ngọn tầm vông vót nhọn lao vào phòng tuyến thực dân trong những ngày còn trai trẻ, hành động viết lá thư gởi lên trung ương đảng ngày nay có thể còn nguy hiểm hơn nhiều. Những kẻ mà các cụ lo sợ sẽ trả thù, dèm pha, nghi kỵ không phải bọn thực dân mắt xanh, mũi lõ dễ phân biệt mà là những người cùng tổ chức, cùng đảng, cùng gọi nhau là đồng chí và ngay cả những kẻ còn thuộc hàng con cháu các cụ.

Tôi hình dung cái đêm các cụ tập trung nhau ở nhà một người nào đó trong nhóm để thảo lá thư, chắc phải bí mật, hồi hộp hơn cả giờ ra trận và xúc động hơn cả đêm cuối cùng bên cạnh vợ con trước ngày lên đường đi Lai Châu, Hà Nam, Hà Bắc không biết có ngày trở lại, của mấy chục năm về trước. Các cụ lo sợ là phải. Những kẻ mà các cụ chống đối ngày nay, không những biết rõ nơi ăn chốn ở mà còn là người quyết định các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm, tiền hưu trí, phụ cấp nhà ở của các cụ. Những kẻ đó không những nắm quyền sinh sát cho đoạn đời ngắn ngủi còn lại của các cụ mà cũng có luôn cả quyền xóa bỏ quá khứ mà các cụ vô cùng trân quý.

Tôi nghĩ đến các cụ và thương các cụ rất nhiều. Không phải sau khi đọc những lá thư được gởi từ các khu nhà tập thể, không phải sau khi đã ra được nước ngoài mà ngay cả từ thời mới lớn tại miền Nam trước 1975, hình ảnh các cụ vẫn rất đẹp trong lòng tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ tất cả những người Việt Nam sống bên kia sông Bến Hải là cộng sản, trái lại tin rằng ẩn khuất sau đám mây đen độc tài đảng trị đó vẫn có những tấm gương sáng của lòng yêu nước chân thành. Dân tộc nào trên thế giới cũng yêu thương và gắn bó với đất nước của họ, nhưng tôi vẫn có một niềm tin chủ quan rằng con người Việt Nam nặng lòng với quê hương đất nước nhiều hơn các giống dân khác. Bởi vì không có một đất nước nào, ở đó, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi con đường đã được gìn giữ bằng một giá đắt như ông bà chúng ta đã phải hy sinh trong suốt dòng lịch sử.

Những ngày còn ở trung học, tôi học thuộc lòng bài thơ “Nhà tôi” của Yên Thao và “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Cả hai bài thơ được đăng trong tạp chí Bách Khoa ở Sài Gòn, trong đó có những câu làm tôi rơi nước mắt:
Đêm buông xuống dòng sông Đuống
- Con là ai? Con ở đâu về?
Hé một cánh liếp
- Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng.

(“Bên kia sông Đuống”, Hoàng Cầm)

hay là:
Đêm nay tôi trở về lành lạnh
Sông sâu buồn lấp lánh sao lưa thưa
Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ
Chắp tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ
Làng tôi đấy bên trại thù quạnh quẽ
Nằm im lìm như một nắm mồ ma
Có còn không! Em hỡi một mẹ già?
Những người thân yêu khóc buổi tôi xa.

(“Nhà tôi”, Yên Thao)

Tôi thường tự nhủ, nếu được sinh ra cùng thời với các cụ và có đủ can đảm, con đường đẹp nhất mà tôi chọn có lẽ cũng là con đường mà các cụ đã đi:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy 

(“Đất nước”, Nguyễn Đình Thi)

Sau 1975, nghe bài hát “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết trong thời chống Pháp, tôi cũng vô cùng cảm động:"Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo, người mẹ nghèo trong áo rách, áo rách nên thương, áo rách nên thương, các con ra đi đã mấy chiến trường, mang theo cả tình thương của mẹ." Trong hình ảnh nghèo nàn, đau xót đó đã toát lên một vẻ đẹp thiêng liêng của tình mẹ và tình đất nước.

Năm ngoái, trong một buổi thảo luận với các bạn trẻ, tình cờ trùng hợp với thời gian Việt Nam đang kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ, một bạn đã hỏi cảm tưởng của tôi đối với những người ngã xuống trên phòng tuyến Điện Biên Phủ trên đường tấn công vào sào huyệt của tướng De Castries. Tôi đã trả lời người bạn trẻ rằng tôi rất có cảm tình và kính trọng những người chết trên đường đánh vào bộ chỉ huy của tướng De Catries.

Trả lời như vậy không phải vì tôi chưa suy nghĩ kỹ. Thật ra, từ khi biết nghĩ về đất nước, tôi đã suy nghĩ về cái chết của những người Việt Nam đó rất nhiều.

Khi nói cảm tình với những người chết khi tấn công vào Điện Biên Phủ không phải tôi không biết rằng trong thời điểm đó đã có mặt một chính phủ khác, hình thành như kết quả của hiệp ước Hạ Long 1948 và sau đó trong hiệp ước ký kết tại điện Élysée giữa Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol năm 1949. Theo nội dung chính của cả hai hiệp ước, Pháp công nhận "nền độc lập" của Việt Nam. Thật ra, đó chỉ là chiếc bánh vẽ mà dân Việt Nam chẳng thể nào ăn được. Sử gia Phạm Văn Sơn ở miền Nam đã viết trong Việt sử toàn thư: "Nhưng sau 80 năm sống dưới quyền Pháp, nhân dân Việt Nam đã hiểu rõ người Pháp quá nhiều, lại nhìn vào Bảo Đại và thành phần chính của chính phủ Bảo Đại, nhân dân cũng hết tin tưởng, vì vậy mà cây bài quốc gia tức cây bài Bảo Đại không có hiệu quả."

Là một sĩ quan cấp đại tá, phụ trách phòng quân sử thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng Hòa, lẽ ra ông phải viết khác đi cho thích hợp với bối cảnh chính trị Việt Nam sau hiệp định Geneva, nhưng không, sử gia Phạm Văn Sơn đã có một cái nhìn sáng suốt. Ông viết từ trái tim yêu nước và viết cho hàng trăm năm sau chứ không phải để thoả mãn các nhu cầu chính trị nhất thời. Đại tá Phạm Văn Sơn, người đã chết trong trại tù Vĩnh Phú năm 1980, đã ví các nỗ lực của thực dân nhằm tiêu diệt lòng yêu nước bền bỉ của nhân dân Việt Nam chẳng khác gì là việc "cầm dao chém nước", chẳng thể nào chẻ được lòng yêu nước của người Việt Nam.

Khi nói cảm tình với những người lính chết trên đường tấn công vào Điện Biên Phủ không có nghĩa tôi không biết rằng ông Hồ Chí Minh là một cán bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản và những người lãnh đạo phong trào Việt Minh phần lớn là đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Lenin đã khẳng định cuộc cách mạng chống thực dân là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới và cũng chính Lenin cho rằng các nước thuộc địa lạc hậu có khả năng nhảy vọt lên chủ nghĩa xã hội mà không cần thông qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ngay từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, tư tưởng đó luôn luôn là tư tưởng chỉ đạo cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Tôi kính trọng và quý mến những người đã ngã xuống, đơn giản bởi vì họ là những người yêu nước. Tình yêu họ dành cho nơi chôn nhau cắt rốn là một tình yêu thuần khiết và vô cùng trong sáng. Lòng yêu nước của họ không nhập từ đâu cả nhưng được hun đúc bằng xương máu từ nhiều ngàn năm lịch sử, lớn lên trong lời dạy bảo của cha và lời ru của mẹ.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 26 tháng 2 năm 2005 của đài BBC, nhà thơ Hoàng Cầm cũng đã xác nhận: "Lúc ấy tôi còn trẻ (đỗ tú tài năm 1940), tham gia cách mạng là vì tinh thần yêu nước chứ cũng không biết gì về các chủ nghĩa. Tôi viết các vở kịch mang chất lịch sử, xuất phát từ lòng yêu nước." Một người như nhà thơ Hoàng Cầm, có bằng tú tài, một trình độ giáo dục được xem là cấp cao của thời bấy giờ, vẫn không biết gì về chủ nghĩa Mác-Lê thì hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu tâm hồn nông dân chơn chất Việt Nam khác làm sao hiểu được thế nào là duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, giá trị thặng dư, thời kỳ quá độ và họ chắc cũng chẳng quan tâm đến các ông Các Mác râu xồm hay ông Lê-nin trán hói là ai.

Tôi tin tuyệt đại đa số những người đã chết trong cuộc chiến chống thực dân là những người hy sinh cho độc lập, tự do đúng nghĩa. Họ ngã xuống cho thanh bình sớm được vãn hồi trên quê hương khổ đau và bất hạnh Việt Nam. Họ ngã xuống trong nụ cười, bởi vì ngay cả khi nhắm mắt lìa đời họ vẫn tin rằng họ đang chết cho tổ quốc, đang chết cho tương lai dân tộc như tổ tiên họ đã chết trên sông Bạch Đằng, trên bến Chương Dương, trong đầm Dạ Trạch, giữa núi rừng Yên Thế. Họ chết đi trong giấc mơ tuyệt đẹp về một đất nước tương lai, một đất nước của Hùng Vương thương yêu và giàu mạnh. Tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói rằng tất cả, đều tin như thế.

Tôi không tin một người Việt Nam nào có thể lấy thân mạng mình lấp vào ổ súng thực dân hay lấy thân mình làm đòn kê để khẩu pháo khỏi rơi xuống hố sâu chỉ để mong một ngày đất nước Việt Nam sẽ biến thành một thiên đường, ở đó con người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, muốn gì có nấy như đã khẳng định trong kinh điển Mác-Lê.

Không! Những nông dân Việt Nam yêu nước từ bỏ ruộng vườn ra đi theo tiếng gọi của non sông như một thời vang vọng từ Chí Linh, Lam Sơn, Bạch Đằng, từ bốn ngàn năm lịch sử. Họ đã từng ôm lấy nhau mà hát "Vì nước, ruộng nương anh để vợ anh cày, gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay... Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá, miệng còn cười buốt giá chân không giày, thương nhau, ta nắm lấy bàn tay". Không ai gần gũi với đất nước hơn là nông dân và cũng không ai yêu đất nước hơn người nông dân. Cả đời họ gắn liền với bờ ao, ruộng lúa. Họ đánh Tây chỉ vì một lý do đơn giản, để được sống thanh bình, tự do trong căn nhà tranh, bên bờ ao thửa ruộng của họ. Ý nghĩa của quê hương trong lòng người nông dân trong sáng như thế đó.

Và cho dù những người nông dân áo vải thô đó có tham gia vào đảng cộng sản đi nữa, việc tham gia của họ cũng chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn mà thôi. Nếu họ sinh ra ở Quảng Nam họ sẽ gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở Quảng Trị họ sẽ gia nhập Đại Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long họ sẽ gia nhập Dân xã Đảng. Đó là trọng điểm của các đảng phái chống Pháp trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Trong ý thức đơn sơ của người dân Việt, các tổ chức chống thực dân là những chiếc phao họ bám để sang bờ độc lập. Người dân hiền lành ngày đó làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt cuộc đời họ cho đến ngày nay.

Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam nhưng tôi nhìn lịch sử từ hướng con tim và bằng lý trí chứ không nhìn từ điện Kremlin, White House, khu Trung Nam Hải Bắc Kinh hay bằng những kiến thức và lý luận một chiều. Tôi học để hiểu rằng cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Đó là cuộc chiến giữa dân tộc Việt Nam bị trị chống lại thực dân Pháp bóc lột và nô lệ đất nước chúng ta. Cuộc chiến đó bắt đầu khi tiếng đại bác của tướng thực dân Rigault de Genouilly bắn vào Đà Nẵng năm 1859 chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược cho đến khi chúng rút ra khỏi Việt Nam vào năm 1954.

Trong gần một trăm năm đó, máu của hàng triệu người Việt Nam đã đổ xuống khắp ba miền, từ ruộng lúa Tiền Giang đến châu thổ sông Hồng, từ Côn Đảo đến Réunion, từ dải Trường Sơn trùng điệp đến núi rừng âm u Việt Bắc. Bên tai tôi như vẫn còn nghe tiếng hô "Việt Nam vạn tuế" của Nguyễn Thái Học, lời dặn dò của Phan Chu Trinh, tiếng gào thống thiết của Nguyễn An Ninh, lá thư viết bằng máu của Phan Bội Châu, giọng thơ hùng tráng của Lý Đông A, tiếng sóng Châu Giang vỗ vào thân xác của Phạm Hồng Thái. Người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên.

Khoảng cách giữa thương nước và hại nước không phải là một chiếc cầu dài mà trái lại, rất ngắn và mỏng như sợi tóc. Chiếc cầu nhận thức đó ngắn đến nỗi nếu chỉ bước thêm một bước nữa, một người yêu nước sẽ tức khắc trở thành kẻ bán nước. Đó là thực chất của cuộc chiến gọi là "Chống Mỹ cứu nước" sau 1954 đến 30 tháng 4 năm 1975.

Nhiều người nhìn cuộc chiến Việt Nam như nhìn vào màu nước biển. Tùy theo thời gian và chỗ đứng của mỗi người, nước biển có một màu sắc khác nhau. Nhưng màu thật sự của giọt nuớc không thay đổi dù sáng, trưa, chiều, tối, trong bờ hay ngoài khơi. Tương tự, cuộc chiến Việt Nam đã được gọi bằng nhiều tên gọi: nội chiến, chống đế quốc, ủy nhiệm, đánh thuê v.v…, nhưng bản chất của cuộc chiến vẫn chỉ là một mà thôi. Như vậy, bản chất của cuộc chiến từ 1954 đến 1975 là gì?

Trong các định nghĩa về chiến tranh, tôi vẫn đồng ý với định nghĩa của Karl von Clausewitz nhất, "chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác" (War is the continuation of politics by other means). Và từ định nghĩa đó, nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, thay vì đi tìm nhãn hiệu quốc gia nào trên từng vỏ đạn, trên mỗi chiến xa hay thử nghiệm DNA, màu da, chủng tộc của từng xác chết, có lẽ chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước mình, không phải trong thời chiến mà ngay cả trước và sau cuộc chiến.

Nói về mục đích chiến tranh, khoảng năm 1970, tôi có đọc một cuốn sách của giáo sư Nguyễn Văn Trung. Tôi không nhớ chính xác tên của tác phẩm nhưng nhớ rất rõ giáo sư đã dành nguyên trang đầu để viết mỗi một câu: "Nói cho cùng, cuộc chiến Việt Nam vẫn là cuộc chiến tranh ý thức hệ". Câu nói đó kích thích sự tìm hiểu của tôi rất nhiều về bản chất và mục đích của cuộc chiến Việt Nam mà các bên tham dự đang nhắm đến.

Ở miền Nam, chúng tôi lớn lên với nhiều câu hỏi và rất ít câu trả lời, trong khi đó, thế hệ trẻ miền Bắc lớn lên có tất cả câu trả lời chờ sẳn mà không cần đợi hỏi.

Nếu ai hỏi một trăm em, hay thậm chí một ngàn em học sinh Việt Nam tốt nghiệp phổ thông về lý do của cuộc chiến tranh được mệnh danh là "giải phóng miền Nam", tôi tin người hỏi sẽ nhận về những câu trả lời giống hệt nhau, đó là "chống giặc Mỹ xâm lược để thống nhất đất nước".

Giặc Mỹ xâm lược?

Phải chăng vì "giặc Mỹ xâm lược" Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Tây Đức nên ngày nay các quốc gia này mới trở nên những nước giàu có nhất nhì trên thế giới.

Thống nhất đất nước?

Vâng, không một người Việt Nam nào muốn cắt đi phần da thịt của mình hay muốn đất nước mình phải chia đôi, chia ba, nhưng nếu để đổi sự thống nhất bằng sinh mạng nhiều triệu người dân vô tội, nhiều trăm ngàn người Việt Nam vẫn còn đang mất tích, hàng vạn cô gái Trường Sơn đã đánh mất tuổi xuân trong rừng sâu núi thẳm, một nền kinh tế đi sau nhân loại hàng thế kỷ, phải chăng là một giá nên đổi? Độc ác như Kim Nhật Thành nhưng sau cuộc thử lửa 1950 đã không còn nuôi giấc mộng xâm chiếm Nam Hàn lần nữa. Bạo chúa cỡ Erich Honecker cũng chưa bao giờ dám nghĩ chuyện phiêu lưu thống nhất nước Đức bằng con đường võ lực.

Trước 1975, tôi nghe rất nhiều về quốc gia, cộng sản nhưng ai cũng bận đánh nhau, chẳng bao nhiêu người dành thời gian nghiên cứu kỹ càng và phổ biến rộng rãi về thế nào là quốc gia và thế nào là cộng sản. Một số không ít các nhà lãnh đạo miền Nam từng là sĩ quan trong quân đội Pháp hay đã phục vụ trong chính quyền thuộc địa Pháp nên cũng không thích nghe quá nhiều những mẩu chuyện khơi dậy lòng yêu nước chống thực dân và họ cũng không đặt nặng việc xây dựng một hệ ý thức quốc gia dân tộc nào hoàn chỉnh.

Một số người được gọi là trí thức trong xã hội miền Nam thì xem việc chống chính phủ, chống Mỹ là một thời trang, mặc dù nhiều trong số họ ăn lương Mỹ. Xã hội miền Nam trước 1975 hẳn nhiên không phải là một xã hội lý tưởng. Miền Nam có tham nhũng, có cậy quyền, có lũng đoạn, có độc tài, có tham ô, có lãng phí, nói chung có đủ các biến chứng tiêu cực của một đất nước vừa thoát ra khỏi ách phong kiến và thực dân. Nhưng đồng thời miền Nam cũng có các điều kiện và nhân tố cần thiết để xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị.

Giống như việc trồng cây ăn trái, những hạt mầm dân chủ cũng phải được gieo, phân bón, tưới nước, chịu đựng nắng mưa, gió bão, truớc khi đâm chồi, nẩy lộc, đơm hoa và kết trái. Mặc dù đang chập chững trên hành trình dân chủ hóa như thế, không có nghĩa là hàng triệu người lính miền Nam chiến đấu không lý tưởng.

Một người lính nghĩa quân gác chiếc cầu ở đầu làng để mấy anh du kích khỏi về giựt sập cũng là một biểu hiện hùng hồn của lý tưởng tự do và chủ quyền. Chiếc cầu là huyết mạch kinh tế của làng, là trục giao thông chính của làng, là vẻ đẹp của làng, và bảo vệ chiếc cầu là nhiệm vụ sống còn mà người lính nghĩa quân phải làm cho bằng được. Lý tưởng tự do của một dân tộc dù thiêng liêng vĩ đại bao nhiêu cũng bắt nguồn từ những hình ảnh nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa đó.

Trong suốt 20 năm từ sau 1954, nhân dân miền Nam, không có một con đường nào khác hơn là phải chiến đấu để bảo vệ quyền được sống trong một xã hội họ đã chọn lựa. Phát xuất từ chính sách chia để trị của thực dân và hoàn cảnh trưởng thành, không ít nhà lãnh đạo miền Nam đã bắt đầu cuộc đời chính trị hay binh nghiệp trong hàng ngũ Pháp, nhưng giống như hàng triệu người dân miền Nam khác, họ đã chung lưng nhau chiến đấu để bảo vệ quyền được nói những điều họ nghĩ, quyền được sống nơi họ muốn sống, quyền đi nhà thờ, đi chùa họ chọn, quyền được hát bài hát họ thích. Dù quá khứ khác nhau nhưng họ đều ngã xuống như những người yêu nước. Đừng quên, những người bị gọi là "Ngụy", là "theo Tây", "theo Mỹ" kia không chỉ phải bảo vệ miền Nam mà còn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn để giữ từng cù lao, từng khoảng không gian của vùng trời, từng hải lý của vùng biển Việt Nam. Hạt cát Hoàng Sa vẫn còn đỏ màu máu của họ.

Thế nhưng, số phận các quốc gia nhược tiểu thì ở đâu và thời nào cũng vậy, nếu tương hợp với quyền lợi của đế quốc thì sống và ngược lại thì chết. Bởi vì mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam rất tương hợp với quyền lợi của Liên-Xô và Trung Quốc nên "vinh quang này thuộc về Đảng Lao động Việt Nam" như Lê Duẩn nói, trong lúc nhiều cấp lãnh đạo miền Nam phải tự sát hay sắp hàng đi vào tù bởi vì quyền lợi của nhân dân miền Nam (chiến đấu để bảo vệ và xây dựng các nền móng tự do dân chủ riêng ở miền Nam) không còn tương hợp với sách lược thế giới của tổng thống Richard Nixon.

Thật ra, không phải đợi đến khi tổng thống Nixon thay đổi đường lối chiến tranh mới dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam, chính sách của Mỹ tại Việt Nam đã thất bại ngay từ trong trứng. Đánh nhau với ba nước tiên phong và hùng hổ nhất trong khối cộng sản quốc tế (Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô) mà chỉ nhằm bảo vệ miền Nam Việt Nam thì sự thất bại là vấn đề thời gian mà thôi. Danh tướng Đức Erwin Rommel chẳng từng viết "Phòng thủ là tự sát" đó sao. Trong chiến tranh Đại Hàn, nếu quân đội đồng minh không đổ bộ Ichon, giải phóng Seoul, vượt vĩ tuyến 38, chiếm cả thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn, mà chỉ lo phòng thủ miền Nam thì số phận Nam Hàn chưa biết sẽ ra sao.

Sau 1975, chính ông bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã xác định cuộc chiến từ sau 1954 đến 1975 là chiến tranh ý thức hệ giữa cộng sản và tự do. Trong diễn văn chào mừng chiến thắng vào đầu tháng 5 năm 1975, ông Lê Duẩn không còn che giấu tham vọng nhuộm đỏ cả nước Việt Nam khi tuyên bố: "Vinh quang này thuộc về Đảng Lao động Việt Nam quang vinh, người lãnh đạo của giai cấp công nhân, giai cấp tiền phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội".

Câu nói "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc..." đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu phổ biến nhất trong thời kỳ đó. Câu khẩu hiệu dài lòng thòng này đã làm tốn nhiều vải và mực nhất trong những năm mà người dân không có áo mặc sau 1975. Ngoài ra, trong tác phẩm được xem như là kinh điển, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, ông Lê Duẩn cũng nhiều lần khẳng định mục đích cuối cùng của cách mạng tại Việt Nam là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội hiện đại (công nghiệp, nông nghiệp và khoa học kỹ thuật), tạo điều kiện vững chắc cho chủ nghĩa cộng sản khoa học trong tương lai.

Nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập vào năm 1930 cho đến nay, tuy khác nhau về chiến lược của mỗi thời kỳ và hoạt động dưới nhiều tên gọi (Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục đích chính trị.

Người đọc sẽ thắc mắc, thế thì công sức của Đảng Cộng sản trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đầy gian khổ nhưng cũng rất vinh quang đó là gì?

Xin thưa, từ nhỏ tôi được dạy rằng khi giúp đỡ ai thì đừng cầu ơn phước, vì giúp người chỉ để mưu cầu lợi lộc riêng tư thì không phải giúp người mà chỉ là một hành động đầu tư trên sự khổ đau của kẻ khác mà thôi. Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương cho đến 1954, giới lãnh đạo cộng sản đã chiến đấu trong hàng ngũ người Việt yêu nước, vâng, nhưng mục đích cuối cùng của họ không phải là độc lập dân tộc hay thống nhất đất nước. Ba mươi năm, kể từ 1975, một khoảng thời gian đủ dài và một vết chém đủ đau để nhân dân Việt Nam ý thức ra rằng thống nhất đất nước chỉ là điều kiện tiền đề cho mục đích cộng sản hóa toàn cõi Việt Nam. Hành động đốt sách vở một cách không phân biệt, xóa bỏ mọi tàn tích văn hóa cũ, đổi tiền năm bảy lượt, bỏ tù hàng trăm ngàn người, đày đi kinh tế mới hàng triệu đồng bào là những bằng chứng hiển nhiên đến mức không ai còn có thể chối cãi được. Nếu chỉ đánh Mỹ để giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, tại sao họ đã thi hành các biện pháp đầy đọa, trừng phạt, tẩy não vô cùng thất nhân tâm như đã làm sau 1975 đối với chính đồng bào máu mủ của mình?

Trong quan điểm đó, Đảng Cộng sản không có công trạng hay ơn nghĩa gì với dân tộc Việt Nam cả. Họ chỉ là những người cho vay lấy lãi nặng bằng máu xương của bao nhiêu thế hệ Việt Nam. Hãy so sánh cách sống của những ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương đảng và cuộc đời của những người được gọi là chủ nhân đất nước đang lay lắt dưới gầm cầu Long Biên để thấy cái mức lãi mà dân tộc ta phải trả cho Đảng Cộng sản Việt Nam cao đến bao nhiêu. Bất cứ người Việt Nam có một chút kiến thức kinh tế, chính trị và nhìn lịch sử một cách khách quan phải công nhận rằng, nếu không có ý thức hệ cộng sản, Việt Nam không những vẫn là một dân tộc thống nhất mà còn có đời sống tự do, dân chủ, nhân bản và giàu mạnh gấp trăm lần hơn hôm nay.
Trần Trung Đạo
 23 tháng 4 2013

Bộ luật ứng xử ở Biển Đông : Thượng đỉnh ASEAN ít hy vọng có đột phá

Vào thứ Tư tới, 24/04/2013, Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN họp Thượng đỉnh trong hai ngày, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei, với hy vọng tái lập tình đoàn kết, thống nhất nội bộ trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, trước những đòi hỏi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, Thượng đỉnh ASEAN tại Brunei lần này ít có hy vọng tạo được bước đột phá cho tiến trình xây dựng một bộ luật mang tính ràng buộc, về ứng xử của các bên liên quan tại Biển Đông (COC)

Các Ngoại trưởng Thái (S.Tovichakchaikul), Việt Nam (Phạm Bình Minh), Cam Bốt (Hor Namhong) và Brunei (Lim Jock Seng) trong kỳ họp tại Phnom Penh 2/4/2012 (REUTERS)
Các Ngoại trưởng Thái (S.Tovichakchaikul), Việt Nam (Phạm Bình Minh), Cam Bốt (Hor Namhong) và Brunei (Lim Jock Seng) trong kỳ họp tại Phnom Penh 2/4/2012 (REUTERS)
Năm ngoái, Việt Nam và Philippines đã lên tiếng kêu gọi các nước trong ASEAN đoàn kết, có lập trường chung, để chống lại áp lực của Trung Quốc. Thế nhưng, Cam Bốt, nước làm chủ tịch luân phiên, đồng minh thân thiết của Trung Quốc, lại tìm cách cản phá những nỗ lực này.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nhấn mạnh, ASEAN cần phải xây dựng một mặt trận thống nhất trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Brunei đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay, tuyên bố, một trong những ưu tiên của nước này là đạt được sự chấp thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về bộ luật ứng xử, sau hơn một thập niên được đề xuất.
Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines Raul Hernandez nói với các nhà báo là tại Thượng đỉnh ASEAN, tổng thống Benigno Aquino sẽ thúc đẩy để sớm ký được bộ luật.
Đầu tháng Tư này, ông Natalegawa thông báo, các Ngoại trưởng trong khối ASEAN và Trung Quốc sẽ có một cuộc gặp đặc biệt bàn về COC, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết.
Cho dù nhiều nước Đông Nam Á tỏ quyết tâm, nhưng theo giới phân tích, hầu như không có hy vọng đạt được một thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN về COC. Có hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất là quan điểm của Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định chỉ đàm phán với từng nước liên quan và không chấp nhận thương lượng với ASEAN, trong tư cách là một khối.
Chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, tại Singapore nhận định : « Đừng ai hy vọng là có một bước đột phá nào về bộ luật ứng xử trong các cuộc gặp sắp tới. Lập trường của Trung Quốc là chưa sẵn sàng nói chuyện với ASEAN về Biển Đông… Nếu Trung Quốc không muốn tiến về phía trước, thì sẽ không có gì tiến triển liên quan đến bộ luật ».
Năm ngoái, tranh cãi về cách thức đối phó với Trung Quốc đã đè nặng lên bầu không khí các cuộc họp của các chuyên viên cao cấp ASEAN. Căng thẳng lên tới đỉnh điểm trong hội nghị các Ngoại trưởng của ASEAN, tại Phnom Penh, hồi tháng 7/2012, đến mức, lần đầu tiên trong lịch sử 45 của khối này, các Ngoại trưởng không ra được thông cáo chung.
Điểm thứ hai là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi nội bộ ASEAN không hề thay đổi, mặc dù Ngoại trưởng Philippines Hernandez tỏ ra tin tưởng là ASEAN gạt các bất đồng sang một bên. Một nhà ngoại giao Đông Nam Á, xin ẩn danh, nói với AFP : « Các vết thương hồi năm ngoái vẫn chưa lành hẳn ».
Cho đến nay, chỉ có hai nước, Việt Nam và Philippines, lên tiếng chỉ trích gay gắt Trung Quốc. ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận chung, trong lúc Cam Bốt và Lào được coi là hai đồng minh trung thành nhất của Trung Quốc.
Hơn nữa, do phải vận động tranh cử, thủ tướng của Malaysia, một trong các bên có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, sẽ không tham dự Thượng đỉnh vào tháng Tư ở Brunei, mà chỉ cử đại diện đi thay. Do vậy, có thể dự báo là việc xây dựng COC sẽ tiếp tục « dậm chân tại chỗ », ở Thượng đỉnh ASEAN, tại Brunei lần này.
Đức Tâm
(RFI)
 

Bộ Ngoại giao Mỹ nên có thái độ hợp tác và xây dựng hơn

Ngày 8-4 vừa qua, trong khi diễn thuyết tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội), GS Michael Dukakis, Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Boston, cho rằng: "Quan hệ Việt - Mỹ đã có các thành quả phát triển tuyệt vời... Chúng ta cần nỗ lực để phát triển quan hệ hợp tác, xây dựng, hòa giải sâu sắc hơn nữa". Nhưng đáng tiếc là, Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới công bố ngày 18-4 lại chưa cho thấy sự nỗ lực hợp tác, xây dựng và hòa giải...
 Ngày 13-8-2010, website tiếng Việt của VOA có đăng bài Quyết định đi Việt Nam của nghị viên Hoàng Duy Hùng gây nhiều tranh cãi; bài cho biết tại thời điểm đó, việc "đi hay không nên đi Việt Nam" của ông Hoàng Duy Hùng (tức Al Hoàng) - nghị viên Hội đồng thành phố Houston, đang là "đề tài được bàn tán sôi nổi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt". Và trong khi cuộc tranh cãi chưa kết thúc thì tháng 3-2013, ông Hoàng Duy Hùng đã tới Việt Nam để xúc tiến quá trình thiết lập quan hệ hữu nghị giữa TP Ðà Nẵng và TP Houston. Trong rất nhiều tin tức liên quan tới chuyến đi của ông Hoàng Duy Hùng công bố trên internet, người quan tâm tới nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam không thể bỏ qua các video-clip tường thuật cuộc gặp giữa ông Hoàng Duy Hùng với Giám mục Châu Ngọc Tri - Tổng Giám mục Giáo phận Ðà Nẵng; chuyến thăm Giáo xứ Cồn Dầu (Ðà Nẵng) và cuộc trò chuyện với Linh mục Vũ Dần - Quản xứ Cồn Dầu. Trong các video-clip, hai vị chức sắc đang giữ trọng trách tại Giáo phận Ðà Nẵng, Giáo xứ Cồn Dầu đều khẳng định sự kiện ở Cồn Dầu không liên quan tới vấn đề tôn giáo; và ý kiến của Linh mục Vũ Dần: "Tôi xin mời giáo dân hải ngoại hãy về Cồn Dầu để tự mình tìm hiểu sự thật hơn là nghe lời đồn đại một chiều" làm nhớ tới điều Giám mục Châu Ngọc Tri khẳng định: "truyền thông làm hại Cồn Dầu"! Sau khi về Mỹ, trả lời phỏng vấn trên một website, ông Hoàng Duy Hùng đã nói: "Vấn đề tại Cồn Dầu không phải là đàn áp tôn giáo". Vậy mà mấy năm qua, sự thật đó bị một số người Mỹ gốc Việt "chống cộng cực đoan" lợi dụng để bóp méo, xuyên tạc, biến thành "bằng chứng" để vu cáo Nhà nước Việt Nam. Có thể nói, các tin tức bịa đặt chung quanh sự kiện Cồn Dầu là một thí dụ điển hình cho hành vi thiếu lương thiện mà các thế lực thù địch với Nhà nước và nhân dân Việt Nam vẫn thực hành để làm ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, đồng thời tác động để một số cơ quan công quyền của nước Mỹ lên tiếng phê phán, gây sức ép đối với Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland
Trong bối cảnh đó, lẽ ra cần cẩn trọng xem xét trước khi tiến hành đánh giá, thì một số người trong chính giới Mỹ lại tỏ ra tin cậy, tán thưởng, đồng tình với sự vu cáo. Bằng chứng là ngày 11-4, dân biểu Chris Smith chủ trì một cuộc "điều trần" tại Ủy ban Ðối ngoại Hạ viện Mỹ để nghe mấy kẻ nổi tiếng trơ tráo như Võ Văn Ái, Nguyễn Ðình Thắng,... vu cáo Việt Nam. Ðặc biệt, kẻ được giới thiệu là "giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu mới định cư tại Mỹ" (!) xưng xưng bịa đặt: "Ngay lúc này hơn 100 gia đình giáo dân còn bám trụ ở Giáo xứ đang lo lắng vì một lệnh cưỡng chế mới. Cách đây hai ngày, một gia đình bị lực lượng cưỡng chế san bằng và đuổi ra"! Và Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới (Báo cáo) mới công bố gần đây cũng vậy. Bản Báo cáo cho thấy Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa có sự thay đổi trong quan niệm, cách thức tiếp cận, xử lý thông tin,... mà vẫn phê phán Việt Nam trong vấn đề tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do báo chí, thực hiện các quyền chính trị, dân sự khác,... chủ yếu dựa vào thông tin một chiều rất thiếu xác thực, không phân biệt sự khác nhau giữa tư cách công dân và tư cách tín đồ; giữa tự do báo chí, tự do ngôn luận với sử dụng internet làm công cụ tuyên truyền chống Nhà nước, làm phương hại tới an ninh quốc gia; giữa thực hiện nhân quyền với trách nhiệm xã hội của công dân...
 Có một điều rất đáng tiếc là trong phần đề cập tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, Báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ hầu như chỉ nhắc lại những thí dụ mà các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn hằng ngày ra rả trên internet. Và một thực tế có thể dẫn đến nghi ngờ động cơ chính đáng của sự phê phán là: Tại sao Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ chú ý tới một vài cá nhân mà họ coi là "bị vi phạm nhân quyền" trong khi dân số Việt Nam tới hơn 80 triệu người? Phải chăng, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ quan tâm đến "nhân quyền cho số ít" mà không quan tâm tới nhân quyền của số đông? Không khó trả lời câu hỏi này, bởi với hơn 80 triệu người dân Việt Nam, dù cuộc sống còn khó khăn trong bối cảnh chung của đất nước, thì về cơ bản, họ đã được hưởng các quyền chủ yếu một cách tích cực mà xã hội đã và đang mang tới. Như với tự do tôn giáo, tận mắt chứng kiến sinh hoạt tôn giáo của người dân, ngài E. Balestrero - Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican, từng nói: "Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và đảm bảo tự do tôn giáo của người dân". Từ thực tế đó có thể đặt câu hỏi: Tại sao trong khi tự trao cho mình quyền phán xét tình hình nhân quyền trên khắp thế giới, thì Bộ Ngoại giao Mỹ lại không quan tâm đến một vấn nạn của chính nước Mỹ: "Mỹ là nước có số lượng tù nhân lớn nhất trên thế giới (2,3 triệu người) và tống giam nhiều người hơn các quốc gia khác (752 tù nhân/100.000 dân). Tình trạng giam giữ không xét xử vẫn tràn lan trong các nhà tù ở Mỹ. Chính phủ Mỹ tiếp tục sử dụng các chính sách chống khủng bố, trong đó có việc giam giữ không xét xử tại nhà tù Guantanamo. Các Ủy ban quân sự vi phạm một cách cơ bản và gây nhiều cản trở cho các vụ kiện tụng đòi bồi thường cho các nạn nhân bị tra tấn. Ðiều kiện giam giữ tù nhân tại nhà tù Guantanamo đang trong tình trạng khắc nghiệt và vô nhân đạo khiến các tù nhân nổi giận, làm cho họ suy sụp về thể chất và tinh thần. Nhiều người trong số này bị nghi là các chiến binh Taliban và Al-Qaeda"?
 Trong Báo cáo, khi phê phán Việt Nam "tiếp tục hạn chế các quyền chính trị của công dân,... giới hạn thêm các quyền tư riêng và quyền bày tỏ ý kiến; trong đó có các cơ quan truyền thông, quyền tập họp, lập hội và quyền đi lại", dường như Bộ Ngoại giao Mỹ quên rằng, trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị được Liên hợp quốc thông qua năm 1966 - văn bản họ thường dẫn ra để phê phán nước này, nước khác trong vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do báo chí,... vẫn có các chế tài mà trong khi thực thi, mọi quốc gia cần tuân thủ, như: "Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác" (điểm 3 - Ðiều 18), "Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý" (điểm 3 - Ðiều 19), "Quyền hội họp có tính cách hòa bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác" (Ðiều 21), "1. Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình; 2. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác..." (điểm 1 và 2 Ðiều 22). Nên lưu ý, các chế tài trên đây không chỉ liên quan tới luật pháp, mà còn liên quan tới đạo lý. Chỉ có bằng đạo lý mới lý giải được tại sao dù BBC đã có truyền thống phát các bài ca được ưa chuộng nhất trong tuần, mà vừa qua lại ngần ngại phát bài hát Mụ phù thủy chết rồi đang ăn khách, vì người ta cho rằng, bài hát này có liên quan tới cựu Thủ tướng Margaret Thatcher.
 Ngày 8-4 vừa qua, GS Michael Dukakis, Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Boston, cựu Thống đốc bang Massachusetts, cựu ứng viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1988 đã có buổi diễn thuyết tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ở Hà Nội với chủ đề Thế giới và những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama. Trong bài diễn thuyết, GS Michael Dukakis đã nói với cử tọa Việt Nam: "Các bạn là một dân tộc điển hình về hòa giải, hòa hợp sau chiến tranh, nỗ lực xây dựng một thế giới tránh xung đột". Ông cho rằng, muốn tạo dựng hòa bình thế giới cần phải xây dựng thể chế gìn giữ hòa bình chung trên thế giới, ở đó mọi quốc gia dù lớn nhỏ đều hành xử bình đẳng, nhất là trong bối cảnh đầy biến động, thách thức đan xen như hiện nay. Về quan hệ Việt - Mỹ, GS Michael Dukakis nói: "Quan hệ Việt - Mỹ đã có các thành quả phát triển tuyệt vời... Chúng ta cần nỗ lực để phát triển quan hệ hợp tác, xây dựng, hòa giải sâu sắc hơn nữa". Thiết nghĩ, đó là điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ nên hướng tới chứ không nên cho ra đời những văn bản như Báo cáo làm ảnh hưởng tới quan hệ hai nước, và làm phương hại tới uy tín của Việt Nam.
 Doãn Tuấn
(Nhân dân)  

Tự do ngôn luận, miễn không đe dọa trực tiếp đến Đảng cầm quyền?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn từng bị tù vì những hoạt động cổ xúy dân chủ, trong đó có việc dịch lại tài liệu 'Thế nào là dân chủ' đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
BS Phạm Hồng Sơn
Ngày 27/03/2013 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi – một trong những người chủ trương và điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam – đã có một phát biểu làm nức lòng nhiều người yêu mến tự do, dân chủ. Xung quanh “sự cố Nguyễn Đình Lộc”, ông đã bày tỏ công khai: “Chọn ‘trí thức cận thần’ trước sau vẫn là một sách lược đấu tranh theo kiểu mong bề trên… cởi mở. Từ lâu trang mạng BVN đã không làm thế. Nhưng hôm qua, 21/04/2013, trang Bauxite Việt Nam đã đăng một bài với nhan đề: “Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: TRĂN TRỞ VỀ THẾ HỆ TIẾP NỐI”. Theo như giới thiệu, đây là bài trả lời phỏng vấn của ông cho tạp chí Kiến thức Ngày nay, số 818, ra ngày 10-4-2013. Khi được hỏi: “Nếu được đề xuất cải cách, Giáo sư quan tâm đến điều gì nhất?”, ông trả lời: “Thứ nhất là phải mở rộng dân chủ. Để cho người dân có quyền được phát biểu, tự do ngôn luận, miễn là những lời ấy không đe dọa trực tiếp đến Đảng cầm quyền, như Hiến pháp 1992 hiện đang quy định.” (đoạn tô thẫm là của người viết bài này.)

Qua phát biểu này (có lời khẳng định ở cuối bài rằng: ”Người được phỏng vấn đã soát kỹ lại.”), dường như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi muốn đưa ra một quan niệm mới về tự do ngôn luận?

Đối chiếu với những kinh nghiệm dân chủ trên thế giới, các lý thuyết dân chủ tự do, pháp luật hiện thời và cả thực trạng hiện nay của nước Việt Nam thì thấy quan niệm này của Giáo sư Chi không có lợi cho tiến bộ của tiến trình dân chủ.

Kinh nghiệm và lý thuyết dân chủ đã cho thấy rõ rằng một trong những dấu hiệu đơn giản nhưng có khả năng phân biệt, đánh giá (mức độ) dân chủ của một chính quyền (đảng cầm quyền) là ở việc chính quyền (đảng cầm quyền) đó có (mức độ) dung thứ (để tồn tại, không coi là thù địch, không sách nhiễu, không trấn áp) thế nào đối với những chỉ trích, phản kháng, thách thức chính quyền (đảng cầm quyền) một cách ôn hòa. Nếu hoàn toàn không dung thứ thì là độc tài tuyệt đối-phi dân chủ tuyệt đối, còn ngược lại là dân chủ cao. Nhìn ở một góc độ khác của lý thuyết dân chủ thì quyền chất vấn, thách thức, thậm chí đòi lật đổ, thay thế một chính phủ, tước sự cầm quyền của một đảng chính trị một cách ôn hòa còn phải được coi là quyền đương nhiên của mọi công dân. Cách đây gần nửa thế kỷ, Nguyễn Văn Bông – học giả chính trị của chế độ “ngụy” –  chính thể Việt Nam Cộng hòa – đã viết như thế này: “đặc-điểm có thể gọi là tinh-túy của dân-chủ, là khái-niệm dân-chủ bao gồm hai yếu-tố vừa bổ sung vừa mâu-thuẫn. Hai yếu-tố ấy là tham-gia và kháng cự. Thật vậy, nói đến dân-chủ là liên-tưởng đến sự đồng ý cùng sự tham-gia của đa số công dân vào chính-quyền. Dân-chủ, ở đây, tức là sự đồng hóa tối đa của nhà  cầm-quyền và dân-chúng. Nhưng đồng thời, dân-chủ là kháng cự chống chính quyền. Đấy là hai yếu-tố tham-gia và kháng-cự, hai yếu-tố vừa bổ sung vừa mâu-thuẫn của ý niệm dân-chủ.”[i] Như vậy, với cơ sở như vừa nêu quan niệm trên của Giáo sư Chi là trái với tinh thần dân chủ.

Về luật pháp hiện hành, chúng ta cũng không thấy một điều luật nào cấm công dân phát biểu hay bày tỏ chính kiến “đe dọa trực tiếp đến Đảng cầm quyền.” Như vậy, quan niệm trên của Giáo sư Chi, chưa kể tính chất không rõ ràng về từ ngữ, hoàn toàn ngược với tinh thần thượng tôn pháp luật: người dân có quyền làm mọi việc pháp luật không cấm.

Còn với thực trạng xã hội hiện nay, hầu như tất cả chúng ta đều không thể phản bác được kết luận của một cựu đảng viên cộng sản, một cán bộ công an cao cấp vẫn đang còn sống rằng: “Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội” hoặc đang có biết bao ý kiến đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ độc quyền quyền lực. Vậy, những phát biểu, tự do ngôn luận lại tự kiểm duyệt, tự giới hạn trong khuôn khổ “không đe dọa trực tiếp đến Đảng cầm quyền” thì phát biểu, tự do ngôn luận đó còn bao ý nghĩa cho lợi ích quốc dân, còn bao giá trị để giải quyết vấn đề độc tôn quyền lực, sự kìm hãm xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Ngoài ra, quan niệm trên còn vô tình củng cố thêm cho tập quán thù hằn, trấn áp của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với “các thế lực thù địch” – mà thực ra chỉ là những công dân mạnh dạn thực hiện quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, dám bày tỏ những ý kiến bất đồng, những phản kháng trong tinh thần hoàn toàn bất bạo động đối với những sai lầm, suy đồi của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tình hình xã hội Việt Nam vài năm trở lại đây cho thấy rõ chính sách cơ bản của chính quyền độc tài không phải là triệt hạ, bịt kín hoàn toàn mọi chỉ trích, phản kháng – vì là điều không thể – mà là thâm nhập, thao túng, dẫn dắt, điều hướng những chỉ trích, phản biện, bức xúc, phản kháng vào những vấn đề ít nghiêm trọng và/hoặc không để những chỉ trích, phản kháng chạm đến lằn ranh “thẳng mực tàu”, triệt để hay ly khai.

Dĩ nhiên, đã ủng hộ hoặc tham gia vào công cuộc đấu tranh dân chủ (dân chủ hóa) mà lại mong muốn tất cả những người khác phải biểu tỏ giống mình, làm y như mình hay phải nói hết những điều cần nói thì đó là một mong muốn phi dân chủ, phi thực tế. Chưa kể, công cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay gần như chỉ hoàn toàn là một phong trào xã hội có tính tự phát, tự nguyện trên cơ sở ý thức, chủ kiến, sự chịu đựng, kỳ vọng riêng của từng cá nhân thì càng không thể có chuyện trăm tiếng đều như một. Hơn nữa, trong công cuộc dân chủ hóa, mọi tiếng nói, chuyển động, phản biện vì tiến bộ từ những người có danh vị chính thống đều cực kỳ quí giá và đáng trân trọng. Nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm, tai hại nếu tiếng nói, chuyển động, phản biện đó lại đi nhầm vào hướng gây đảo ngược quan niệm về dân chủ hay củng cố thêm cho sự bất dung của cường quyền, độc tài đối với chính kiến khác biệt.

Người viết bài này hy vọng quan niệm sai lầm trên đây của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chỉ xuất phát từ nền tảng của một học giả say mê, uyên thâm văn học cổ nhưng là “tay lái” còn mới trên hành trình dân chủ. Nếu như thế, chắc chắn Giáo sư Chi sẽ sớm bẻ lại lái.

Tháng 4 22, 2013
Phạm Hồng Sơn
------------
[i] Nguyễn Văn Bông (Thạc sĩ Công Pháp, Giáo sư thực thụ Luật khoa Đại học Sài Gòn, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh), Luật Hiến-pháp và Chính trị học, in lần thứ hai, Sài Gòn, 1967, trang 78.
 © 2013 Phạm Hồng Sơn & pro&contra
 

Vụ côn đồ đánh dân Tiên Lãng: Do hiểu lầm (?!)

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cho biết nhóm người của Công ty Toàn Cầu đến bảo vệ khu đất chứ không phải để gây sự nhưng người dân đã “hiểu lầm” nên mới xảy ra vụ việc (?!)
Ngày 22-4, UBND huyện Tiên Lãng đã có báo cáo gửi UBND TP Hải Phòng về vụ ẩu đả giữa những người dân xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng và hàng chục đối tượng côn đồ vào trưa 21-4 tại khu vực đất thực hiện dự án xây dựng nhà máy giày của Công ty CP Hoa Thành trên địa bàn thôn Trâm Khê, xã Đại Thắng (Báo Người Lao Động ngày 22-4).
Thượng tá Phạm Duy Diên, Chánh Văn phòng Công an TP Hải Phòng, cho biết ngay sau khi vụ ẩu đả xảy ra, giám đốc Công an TP đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp Công an huyện Tiên Lãng khẩn trương xác minh, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Lực lượng công an đến nơi thì vụ việc mới được vãn hồi
Theo cơ quan chức năng, ngày 26-3, Công ty CP Hoa Thành ký hợp đồng với Công ty TNHH Quỳnh Dương để xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đất của dự án. Để bảo đảm việc thi công, Công ty TNHH Quỳnh Dương thuê Công ty Dịch vụ Bảo vệ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) làm nhiệm vụ không để tình trạng người dân tái lấn chiếm.
Vụ xô xát xảy ra trưa 21-4 tại khu đất của Công ty CP Hoa Thành khi khoảng 20 nhân viên Công ty Toàn Cầu cùng 50 người lạ mặt tự xưng là người của Công ty TNHH Quỳnh Dương đến cổng khu đất cản trở không cho người dân vào bên trong để chăm sóc cây cối đang trồng.
Sau đó, 100 người dân thôn Trâm Khê mang theo cuốc xẻng, túi đựng cát, bình thuốc sâu, lốp xe cũ… đến khu vực trên. Tại đây, 2 bên đã xảy ra xô xát khiến 4 người dân địa phương bị thương. Đến khoảng 12 giờ 30 phút, Công an huyện Tiên Lãng và Công an xã Đại Thắng đã có mặt tại hiện trường để giải tán đám đông.
Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cho biết nhóm người của Công ty Toàn Cầu được thuê đến bảo vệ khu đất chứ không phải để gây sự nhưng người dân “hiểu lầm” nên mới xảy ra vụ việc (?!).
Theo ông Hà Như Nam, Giám đốc Công ty CP Hoa Thành, ngày 10-11-2004, UBND TP Hải Phòng ban hành Quyết định 2948 chấp nhận để đơn vị thuê đất xây dựng nhà máy sản xuất giày tại xã Đại Thắng với diện tích 88.100 m2, thời hạn 40 năm. Ngày 16-11-2004, UBND TP Hải Phòng đã có Quyết định 2993 phê duyệt phương án đền bù khi giao đất cho Công ty Hoa Thành thuê với tổng số tiền phải đền bù, hỗ trợ cho 153 hộ dân là gần 2,3 tỉ đồng.
Trong năm 2004, Công ty Hoa Thành, UBND huyện Tiên Lãng và xã Đại Thắng đã tổ chức chi trả tiền đền bù cho 144 hộ dân, chỉ còn 9 hộ chưa nhận tiền đền bù vì cho rằng giá quá thấp.

Đây là vụ việc phức tạp
Ngày 22-4, ông Nguyễn Văn Tùng đã từ chối trả lời các câu hỏi của báo chí về quy trình thực hiện quyết định thu hồi đất của dân, việc giao đất cho Công ty Hoa Thành thực hiện dự án khi mặt bằng chưa “sạch”… vì cho rằng thẩm quyền trong dự án này là của UBND TP Hải Phòng.
Theo ông Tùng, đây là vụ việc phức tạp, kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. “UBND huyện Tiên Lãng đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp dừng khởi công và tổ chức tiếp xúc, đối thoại với các hộ dân bị thu hồi đất để cùng tháo gỡ những vướng mắc” - ông Tùng nói.
(Người Lao động) 

Băng đảng và nhà nước

Hiện tượng doanh nghiệp và chính quyền đứng sau lưng xã hội đen tấn công người dân ngày càng trở nên công khai, phổ biến khiến xã hội như đang rơi vào sự hổn loạn có chủ đích của các thế lực lợi ích nhóm được tiếp tay bởi chính quyền các cấp đang là mồi lửa rất nguy hiểm hiện nay. Mặc Lâm tìm hiểu thêm chi tiết trong vụ mới nhất này.
Chính quyền làm ngơ cho xã hội đen lộng hành?
Vào trưa ngày hôm qua hơn 50 côn đồ đã được công ty Hoa Thành thuê tới khu vực đất tranh chấp tại xã Đại Thắng huyện Tiên Lãng tấn công người dân đang đấu tranh đòi đền bồi giải tỏa cho họ. Nói đến côn đồ Hải Phòng người dân nghĩ ngay đến những đầu gấu nổi tiếng từ những thập niên 80 khi các nhóm này cùng tháp tùng những người vượt biên tìm tự do sang Hong Kong định cư trong các trại tỵ nạn lúc bây giờ, đã cấu kết nhau dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt vật phầm ít ỏi do Cao Ủy phân phối cho người tỵ nạn. Những nhóm côn đồ này sau cùng lọt sổ qua vài nước đa số là Canada một số khác bị cưỡng bức hồi hương về lại Việt Nam và tiếp tục kiếm sống bằng những hành động phi pháp. Họ được bảo kê vì trong xã hội Việt Nam không có bất cứ một hành động côn đồ nào có thể qua mắt được công an khu vực.
Khi các vụ tranh chấp đất đai nổ ra tại Văn Giang Dương Nội và những địa phương khác, xã hội đen lại xuất hiện nhưng lần này với một tư thế khác, họ tập trung từng nhóm hàng chục người vũ trang bằng dao kiếm cùng những hung khí lạ lùng khác, kéo nhau tới những nơi có nông dân bám trụ giữ đất và dùng những động thái khiêu khích, chửi bới người dân rồi sau đó tấn công họ mà không sợ bị bắt bởi chính quyền sở tại.
Nhiều câu chuyện tấn công như vậy đã xảy ra và chính quyền vẫn tiếp tục im lặng như không phải phần việc của mình. Chưa có người dân nào chết nhưng mức độ thương tật trên cơ thể của họ đã đủ nhiều để đánh động với dư luận quần chúng rằng côn đồ đang được chính quyền thuê mướn hay chí ít bao che bằng sự im lặng để tấn công những người không quy phục các hành vi mờ ám toa rập với doanh nghiệp để lấy đất của người dân.
Câu chuyện côn đồ tấn công người dân mất đất lại xảy ra vào ngày hôm qua, 21 tháng Tư tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Hơn 50 côn đồ vũ trang đã tấn công người dân tại đây gây ra thương tích cho hàng chục người và cuối cùng thì không một tên lưu manh nào bị bắt mặc dù chính quyền xã, huyện đã được thông báo và tới hiện trường chỉ để đứng nhìn sự rút lui của bọn người này.
Ông Lương Văn Trinh, người dân xã Đại Thắng huyện Tiên Lãng Hải Phòng, trực tiếp trong vụ tranh chấp đất ngay từ đầu giữa người dân và doanh nghiệp cũng như chính quyền cho biết:
Cái việc này nếu mà nói thì rất dài dòng nhưng từ quyết định sai trái của UBND thành phố Hải Phòng dẫn đến việc này. Người ta tự ra quyết định thu hồi tự áp đặt giá cho nhân dân. Khi dân người ta phát hiện và khiếu kiện thì người ta các cấp chính quyền từ năm 2004 đến bây giờ không cấp chính quyền nào đứng ra giải quyết việc này. Bây giờ doanh nghiệp thuê xã hội đen về đánh đập đàn áp cả buổi chiều ngày hôm qua. Tôi là người đứng đầu đơn và khiếu nại đã chứng kiến việc này từ đầu tới cuối, tất cả vụ việc xã hội đen người ta đàn áp nhân dân.

Hiện trường nơi xảy ra vụ xô xát
Hiện trường nơi xảy ra vụ xô xát - Source dantri.com
Khi chúng tôi hỏi cụ thể vụ việc xảy ra như thế nào ông Trinh cho biết thêm chi tiết:
Vào lúc 12 giờ 15 ngày 21 tháng Tư khi người dân phát hiện ra doanh nghiệp về có thuê một số xã hội đen đang giở lều giở mọi thứ của nhân dân thì nhân dân ra thì đã có mấy chục tên đầu cạo trọc xăm trổ đầy mình, khi nhân dân vào trong ruộng của mình để sản xuất thì nó tập trung nó đánh một số người dân bị thương rất đau. Thế nhưng hôm qua tôi có gọi chính quyền xã người ta đến kịp thời nhưng nói thật với anh chính quyền xã hay huyện thì người dân chúng tôi rất thất vọng về chính quyền rồi không nói gì về chính quyền huyện và xã nữa.
Tôi rất thất vọng vì việc xảy ra như thế, yêu cầu chính quyền huyện và xã đứng ra giải quyết, lập biên bản thì người ta không ký mà các phóng viên báo chí về thì người ta bảo không ký cũng được còn quyết thế nào thì hồi sau các ông sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Theo ông Trinh số người dân bị tấn công và mang thương tích đa số không nặng lắm chỉ có hai người là chị Dính và ông Phượng là bị nặng. Chị Dính bị ném gạch vào đầu hiện vẫn nằm viện, ông Trinh cho biết:
Dạ mười một mười hai người, có một người hiện nay nằm nhẹp vì bị đánh vào cổ, còn một chị vỡ đầu thì nằm viện chắc chắn hôm nay về còn một số người bị đánh tím bầm chân tay vào ngực và mạn sườn rất là nhiều.
Chẳng lẽ quyết định của chính quyền không giá trị
Công ty Hoa Thành là chủ đầu tư và là công ty được chính quyền hỗ trợ trong việc trưng thu đất đai của người dân. Khi vụ việc xảy ra người dân cho biết chính công ty này thuê một công ty khác mang phương tiện cơ giới đến để san bằng ruộng đất của bà con đang canh tác và để hỗ trợ việc làm này họ đã thuê côn đồ không chế và tấn công bà con. Trong khi đó ông Hà Như Nam Tổng giám đốc công ty Hoa Thành có mặt tại hiện trường nhưng không có một cử chỉ nào đối với côn đồ hành hung người dân.
Dạ không, kể cả ông Hà Như Nam đứng đấy vẫn không giải quyết vấn đề gì cả mà trước khi xảy ra vụ đánh đập tôi đã hỏi ai là trưởng đoàn đại diện ở đây, nếu các anh đại diện cho các người trong công ty về đây làm việc thì các anh có đầy đủ giấy tờ thủ tục pháp lý hay không thì về ủy ban tỉnh với tôi làm việc nhưng họ không có một thứ giấy tờ gì. Sau tôi mới áp giải ông Đài Loan thì ông ấy mới về. Về lập biên bản nhưng ông ta không ký.
Cái tin này người dân rất bức xúc. Trong xã hội chủ nghĩa mà làm sao chính quyền lại để xảy ra những việc như thế này, tôi rất bức xúc và thất vọng về chính quyền. Mình đường đường là xã hội chủ nghĩa, nhà nước mà lại để xã hội đen đánh dân không tiếc tay giải phóng mặt bằng? Trong khi đó chính thành phố ra quyết định ngừng đình chỉ thi công việc này. Quyết định ra rồi nhưng công ty Hoa Thành vẫn cứ tiến hành làm việc không qua chính quyền vậy công ty này có coi chính quyền coi nhà nước này ra cái gì nữa không?
Khi chúng tôi hỏi thêm về chi tiết đền bù giải tỏa của chính quyền đối với khu vực đất này thì được biết khu dất 88.000 m2 đất nông nghiệp của người dân xã Đại Thắng đã được chính quyền đền bù cho mỗi mét vuông là 20.000 đồng. Sau khi tính thêm các khoản hoa mầu thì giá tiền vẫn chỉ 23.700 một mét vuông. Tổng số các hộ dân trong khu dất là 123 hộ và trong đó có 9 hộ không đồng ý với số tiền này và hiện nay có tới 100 hộ dân không chịu giao đất.
Đúng rồi, người ta áp đặt người ta quy định giá nhà nước đưa ra chỉ có như thế thôi, 23,700 cộng tất cả các khoản vào rồi, còn thực tế đền tiền hoa lợi không được như thế đâu. Cái giá này anh có cần thì về đây em thông tin có cả giấy viết tay người ta thông báo bằng giấy viết tay chứ không phải văn bản gì cả. Chủ tịch xã Đào Văn Thuận bây giờ đã nghĩ rồi ổng ký tay thôi còn giá đất đền bù em có đầy đủ. Những sai phạm gì anh cần thì về đây em cung cấp.
Điều đáng nói là thành phố Hải Phòng đã ra lệnh cho doanh nghiệp ngưng không được tiến hành giải tỏa vì chưa giải quyết dứt điểm nhưng công ty Hoa Thành vẫn tập trung xã hội đen làm áp lực với người dân. Câu hỏi đặt ra hiện nay ai là người chống lưng cho Hoa Thành để công ty này coi thường luật pháp Việt Nam như vậy. Nói với chúng tôi về việc làm sắp tới của bà con ông Lương Văn Trinh cho biết:
Chúng em định tối nay họp dân, chính quyền xã và huyện không giải quyết thì sáng mai chúng em hàng trăm người kéo nhau ra thành phố Hải Phòng. Việc đúng sai về đất cát em chưa cần nói nhưng giải quyết cái vụ ngày 21 vừa qua thuê xã hội đen đánh người chính quyền xã huyện không giải quyết thì UBND thành phố Hải Phòng giải quyết thế nào thì trả lời chúng em. Sáng mai chúng em sẽ đi ra đó
Sự căm phẫn của người nông dân vẫn có giới hạn. Họ chưa phản ứng mạnh vì còn tin vào công lý và sự tha hóa chỉ là một hai cá nhân nào đó. Cho đến khi người dân khẳng định được hầu hết cán bộ đều đứng về phía doanh nghiệp và im lặng cho xã hội đen trấn áp bà con thì với số đông thầm lặng ấy họ không dễ gì bỏ cuộc. Không lẽ lúc ấy chính quyền sẽ dùng tới quân đội chăng?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-22

Vì sao người Việt khó “ra khỏi cuộc chiến”?

Thưa quý vị, thế là còn một tuần nữa đến thời điểm đánh dấu biến cố 30 tháng Tư năm 1975, ngày Sài Gòn thất thủ về tay người CS cách nay 38 năm.
Ký ức luôn quay về
Theo blogger Nguyễn Thị Hậu qua bài “Tháng Tư, và bạn và tôi”, thì “Tháng Tư là một khoảng thời gian ‘âm tính’ bởi những ký ức từ gần 40 năm trước luôn luôn quay về, mỗi năm như không hề nhạt bớt với cả bên “thắng cuộc” hay bên “thua cuộc”. Nỗi đau của thế hệ tham chiến bên này lẫn bên kia không chỉ vì sự hy sinh đã không được đáp đền xứng đáng mà còn là nỗi đau của những lý tưởng đã không trở thành hiện thực…”. Vẫn theo tác giả thì “ Ký ức chiến tranh tưởng đã biến mất nhưng thật ra vẫn ẩn sâu trong tâm thức họ, để có khi vào một lần nào đó, nhân một chuyện gì đó, tâm thế bên này bên kia ở họ sẽ vô tình bộc lộ, nhói đau…”. Và tác giả thắc thắc, “Gần 40 năm rồi sao chúng ta vẫn chưa thực sự ra khỏi cuộc chiến…?”
Câu trả lời khá đa dạng và chắc cũng không kém phần phong phú. Chẳng hạn như nhận xét của báo Tổ Quốc hồi trung tuần tháng Tư này thể hiện một trong những trở ngại đáng kể khiến người dân Việt khó “ra khỏi cuộc chiến” ấy, đó là, theo tờ báo, đảng CSVN đương quyền đã cố “bám quá lâu vào một chủ nghĩa không những sai mà còn bị lên án như một tội ác đối với nhân loại”. Tờ báo nhận xét rằng không phải giới lãnh đạo VN hiện nay không nhìn thấy sự sai trái của chủ nghĩa không tưởng Mác - Lênin, nhưng họ cần nó để biện minh cho một chọn lựa không mấy chính đáng khác là “duy trì độc quyền thống trị của đảng”, khiến “lòng tham bất chính đã dẫn đến sự sa đọa của trí tuệ”. Tờ báo lưu ý rằng tất cả sự chính đáng mà ĐCSVN tự gán cho mình chỉ dựa trên những thành tích chiến tranh trong quá khứ và huyền thoại Hồ Chí Minh, dù những thành tích đó và lãnh tụ đó, đàng nào cũng đã xa vời với họ, đã khiến Việt Nam trở thành một trong nhưng nước chậm tiến và nghèo khổ nhất thế giới sau khi người dân Việt đã chịu nhiều tổn thất nhất so với nhiều dân tộc khác, nhất là những dân tộc láng giềng.

dn-305.jpg
Quân Đoàn 1 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như dân chúng rút khỏi Huế và Đà Nẵng hồi cuối tháng 3 năm 1975.
Qua bài “Chỉ đổi tên nước để làm gì ?”, TS Tô Văn Trường kể lại việc một nhà trí thức “làm việc ở xứ người nhưng luôn quan tâm đến vận nước”, đó là TS Hoàng Lê Tiến, đã tâm sự qua email, với nguyên văn như sau:
“Nhiều khi Tiến tự hỏi, ở nước ta có bao nhiêu người thực sự hiểu chủ nghĩa Mác, rồi vào những năm cuối thể kỷ 20 chắc chúng ta chưa có tiến sĩ về chuyên môn này, thế ai là người hướng dẫn tiến sĩ cho một loạt các tiến sĩ rồi sau đó qua hội đồng phong giáo sư nhà nước (trong hội đồng có bao nhiều người có chuyên môn về chủ nghĩa Mác). Cho nên mới có một loạt GS… như thế! Cho nên phải nhắc lại câu nói của Bác Hồ: đi lên chủ nghĩa xã hội “bò” qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Thế nhưng các chú đâu có hiểu tiếng Nghệ – bác nói bò qua thì các chú lại hiểu là “bỏ” qua, thế mới chết chứ!”
Đến nơi mình không hề biết
Blogger Hạ Đình Nguyên kể lại chuyện cách nay khá lâu, khi ông đang quét dọn căn phòng trọ thì thấy một mảnh nhật báo cũ với câu chuyện rất ngắn tựa đề “nhớ về một chuyện đụng xe” của một nhà văn, khiến nhà văn, sau cùng, kết luận rằng “ ở đời phải biết chỗ đến của mình, nếu đi theo người ta mà không biết về đâu, sẽ rước lấy tai hoạ, có khi phí cả cuộc đời !”. Và câu chuyện ngắn đó làm cho blogger Hạ Đình Nguyên nhớ mãi, vì “tình cảnh này có lẽ không riêng ai, có khi là cả dân tộc ?”.
Qua bài “Cương quyết không đi theo ai, để đến cái nơi mà mình không hề biết!”, tác giả Hạ Đình Nguyên báo động rằng “ …nhiều thế hệ đã hy sinh đời mình, kể cả những người đang sống sót, cũng không biết CNXH là gì, và họ cũng đã từng ‘chưa quan tâm.” Mà họ ra sức chiến đấu vì mong mỏi sẽ có được “Độc lập, Tự do”; đi theo sự lãnh đạo của đảng suốt 2/3 thế kỷ để đấu tranh mong giành được “độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ” cho nhân dân VN; mong đạt đến một “CNXH tươi sáng” như đảng hứa hẹn; đáp ứng lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh hồi năm 1946 qua Tuyên ngôn Độc lập rằng “Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tư do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Nhưng, hậu quả, như tác giả Hạ Đình Nguyên cho biết:
“Và 30 năm chiến tranh kết thúc, độc lập thì “tạm xem như” đã có. Tự do Dân chủ thì chưa.! Nó được thay thế bằng từ ngữ “Chủ nghĩa Xã hội” rất rỗng rang, do Đảng CS hiện nay tiếp tục lãnh đạo, dưới bộ máy chuyên chính vô sản. Suốt chặng đường 38 năm nay, một con đường mờ mịt quanh co, lúng túng không có lộ trình, không biết nơi đến, không rõ khuôn mặt, mà tuyệt nhiên, thực chất, chẳng có ai biết nó ra sao, kể cả mấy anh lớn dẫn đường ! Anh cả Liên Xô thì đã bỏ cuộc, một đi không trở lại. Anh Ba Trung quốc thì thành “Bá quyền”, bầy hầy, lếu láo mà lại phản bội. Bây giờ thì đi đâu ? Hiện nay, không ai biết một nước Việt Nam trong tương lai sắp đến như thế nào!”
Giữa lúc “cái cột mốc vĩ đại Tổ quốc Cách mạng Liên Xô” giờ chỉ còn là một “phế tích” trong khi “sự thật đã quá lõa lồ” thì, theo tác giả Hạ Đình Nguyên, những “người dẫn đường” của VN hiện nay “vẫn cương quyết dẫn đường!” vì khi dẫn đường, “họ được tự do gấp vạn lần tự do của nhân dân, được tham nhũng thoải mái có luật pháp của mình che chắn, được ăn uống tất cả các thứ mà con người có thể ăn uống được…”; họ nhân danh nhân dân, chính nghĩa để lao trở lại “một quá khứ tối tăm”, và nhân danh sự bình đẳng ấy vốn đang được đề cao với một thứ “triết lý bọc thép”, như blogger Hạ Đình Nguyên tóm tắt:
“Công giành được giang san này là của Đảng, do đó đất nước này là sở hữu của Đảng, dân tộc này là thuộc quyền điều khiển của Đảng, nhờ Đảng mà có, do Đảng mà sống, nên Đảng có quyền muốn dẫn đi đâu thì dẫn? Hiểu khác là đồng nghĩa với phản bội, là phủ nhận “công ơn” của đảng. Phải chăng hình mẫu đặc sắc của VN mà Đảng muốn là mô hình Bắc Triều Tiên, ở đó nhân dân chịu lép một bề dưới quyền cai trị của một nhóm người? Lối suy nghĩ này thuộc về thời tiền sử, tồi tệ hơn phong kiến, thực dân và đế quốc cộng lại mà ĐCS trước đây luôn luôn tuyên bố chống lại nó!”
Qua bài “Cương quyết không đi theo ai, để đến cái nơi mà mình không hề biết!” như vừa nêu, tác giả Hạ Đình Nguyên không quên nhắc lại “món nợ còn nguyên” gần 70 năm qua của Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp 1946 của VN, khi, cũng cùng thời điểm phát xuất ấy, nước Nhật từ đống tro tàn đã trở thành cường quốc nhờ Bản Hiến pháp Dân chủ tiến bộ; nhờ nước Nhật với Minh Trị Thiên Hoàng và nhà tư tưởng Fukuzawa “Xây dựng và bảo vệ tự do của một quốc gia là thông qua việc xây dựng và bảo vệ tự do của mỗi công dân”.
Thế còn VN thì sao? Theo tác giả, “Xét cho cùng, nhân dân Việt Nam lấy cái gì để tự hào và lên giọng, ngoài cái hy sinh 30 năm xương máu, và 38 năm đi quanh quẩn cùng với các khẩu hiệu và cờ trống ? Ăn vào quá khứ, vơ vào mình những công lao moi lên từ những nấm mồ, mà không làm nên được một đột phá nào để thoát tình cảnh lùng bùng và tụt hậu hôm nay. Đúng là điều sỉ nhục của trí tuệ và lương tri, là biểu hiện của những lời huênh hoang”.
Trong khi đó, blogger Quê Choa, tức nhà văn Nguyễn Quang Lập, cảm thấy "vui vui là câu chuyện Bauxite Tây Nguyên nó na ná câu chuyện xây dựng CNXH ở nước ta vậy, cả hai đều là những cái chết được báo trước", mà theo nhà văn Nguyễn Quang Lập, "ai cũng hiểu chỉ có mấy ông lú là không hiểu".
Qua bài "Bauxite Tây Nguyên & CNXH", nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận xét rằng thoạt kỳ thủy, CNXH không những là “chủ trương lớn của Đảng ta”, mà nó còn là lý tưởng, là kim chỉ nam cho dân tộc. Nhưng trải qua hơn nửa thế kỷ, blogger Quê Choa lưu ý, "càng đeo lấy CNXH, đất nước càng lụn bại, khi nào Đảng buông CNXH thì đất nước lại khấm khá lên, lắm khi như chết đi sống lại vậy". Rồi tác giả so sánh với "Chủ trương lớn của đảng" về Bauxite Tây Nguyên, quả quyết rằng "Cũng giống như Bauxite Tây Nguyên, nhìn thấy rất rõ xây dựng CNXH chẳng lợi lộc gì, chẳng những không lợi lộc mà hết sức nguy hiểm".
Theo blogger Quê Choa thì trên thế giới này, hệ thống CNXH đã sụp đổ, sụp đổ vì nó "trái quy luật chứ chẳng vì ai cả, kẻ có chỉ số IQ bằng không cũng biết chắc như vậy, không cần phải người thông minh". Và "Cũng như Bauxite Tây Nguyên, mấy ông lú cũng biết CNXH chẳng lợi lộc gì, càng làm càng thua lỗ, càng giữ càng nguy hiểm… nhưng vẫn không ai dám bỏ". Như vậy, tác giả nêu lên câu hỏi, " Đi theo CNXH để làm gì, cần thiết cho ai, có lợi cho ai?"; và nhà văn Nguyễn Quang Lập "nói cho nó nhanh" rằng "...có lợi cho Đảng, cần thiết cho Đảng, chỉ có cần thiết cho Đảng có lợi cho Đảng mà thôi".
Tạp chí Điểm Blog tạm dừng ở đây. Thanh Quang kính chúc quý vị mọi điều như ý.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-22
 

Cảm ơn Tòa Án ND Thành phố HN đưa lại niềm vui cho người lao động!

Bà Đặng Thị Bích Hòa là 1 người phụ nữ có cái to,cái cao, có cái xinh,cái đẹp…, trở nên có “cái tài” giữ đến chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện - EMS (doanh nghiệp Nhà nước chiếm 70% cổ phần).
Cách đây hơn 2 năm, khi bà Hòa đang đương nhiệm, công ty có trên 80 công nhân làm đơn kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền về những sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, tài chính, đầu tư và có dấu hiệu tham nhũng của bà Hòa. Ngay lập tức bà Hòa in ra 1 mẩu giấy gọi từng người lên làm văn bản rút đơn, nếu không rút đơn thì sẽ bị đuổi ra khỏi công ty. Mười một cán bộ, công nhân không rút đơn thì bị bà Hòa ra quyết định kỷ luật sa thải.

tienphong.vn.jpg
Bà Đặng Thị Bích Hòa Chủ tịch Hội đồng quản trị, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện - EMS (phải)
Mười hai người bị sa thải làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm (trong đó có 1 Phó Tổng giám đốc không ký vào đơn nhưng bà Hòa cho rằng đã cấu kết với anh em nên cũng bị sa thải). Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm phán xử: bác đơn khởi kiện của 9 người lao động, công nhận quyết định sa thải của Tổng Giám đốc EMS. Trước tình cảnh đó, 3 người lao động còn lại nhanh chóng rút đơn để chờ giải quyết kháng cáo của 9 người mà bị Tòa án Từ Liêm bác đơn.
Hôm nay, tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiến hành xét xử phúc thẩm vụ sa thải người lao động, Hội đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán do Thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Hạnh làm Chủ tọa xét xử kháng cáo của anh Nguyễn Tất Thành (lái xe của EMS) đã bị án sơ thẩm bác đơn. Tại phiên tòa đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội và tôi đều nhận xét đánh giá án sơ thẩm xử sai pháp luật đã được Hội đồng xét xử chấp thuận. Bản án phúc thẩm tuyên: “Bác quyết định sa thải của Công ty EMS và buộc Công ty phải tiếp nhận trở lại đối với anh Nguyễn Tất Thành”.
Tôi làm luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 12 người lao động, với 9 phiên tòa sơ thẩm và sẽ có 9 phiên tòa phúc thẩm, mặc dù rất mệt mỏi nhưng với bản án phúc thẩm quyết định như trên làm tôi vui, vui với niềm vui của người lao động, gia đình và bạn bè họ; vui vì pháp luật đã thể hiện được sự trong sáng.
Còn 2 việc khác đối với bà Đặng Thị Bích Hòa: hành vi có dấu hiệu tham nhũng, và việc tổ chức 2 lần 2 đoàn thương binh đến gây mất trật tự, cưỡng bức tôi tại Văn phòng luật sư Vì Dân đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Tôi hy vọng rằng những hành vi này của bà Đặng Thị Bích Hòa sớm hay muộn cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh (mặc dù tôi biết là khó khăn vì sau lưng bà Hòa có rất nhiều kẻ “ghé lưng” bao che).
LS. Trần Đình Triển
----------------
*
Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện:
Tổng Giám đốc tham nhũng, trù dập người lao động?
(Thanh tra PCTN)- Báo Thanh tra liên tục nhận được đơn của bà Khổng Thị Hồng Vân, nguyên Trưởng Phòng Nghiệp vụ Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện (Cty Bưu điện) tại số 1 phố Tân Xuân, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội phản ánh bà Đặng Thị Bích Hòa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính; cố ý làm trái pháp luật trong lĩnh vực đầu tư; tham nhũng; dùng quyền lực để trù dập, sa thải hàng loạt cán bộ công nhân viên (CBCNV); đưa thông tin sai lệch nhằm bóp méo sự thật; vi phạm quy chế, vụ lợi, năng lực lãnh đạo yếu kém...
Trong đơn bà Vân phản ánh: Bà Đặng Thị Bích Hòa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty đã vi phạm quy định tiêu chuẩn về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước. Cụ thể: Cty Bưu điện là đơn vị trực thuộc Tổng Cty Bưu chính Việt Nam (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông - VNPT) được thành lập theo Luật Doanh nghiệp có vốn điều lệ 70 tỷ đồng gồm 3 cổ đông sáng lập: Tổng Cty Bưu chính Việt Nam góp vốn 70%; Cty Tài chính Bưu điện (thuộc VNPT) góp vốn 10%; Cty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội (VNPT) góp vốn 10% và 10% là vốn góp của CBCNV trong Cty. Như vậy, Cty Bưu điện là Cty Nhà nước, việc trang bị phương tiện đi lại trong cơ quan phải tuân theo các quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, tại Cty Bưu điện, bà Hòa đã tự ý trang bị 2 xe Mecerdes để sử dụng (1 chiếc ở Hà Nội mua với giá gần 2 tỷ đồng để đưa đón riêng và để tại nhà bà Hoà như xe của cá nhân, còn 1 chiếc để trong TP HCM chỉ để khi nào bà Hòa vào thì sử dụng). Rõ ràng, bà Hòa đã vi phạm Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Cty Nhà nước. Hơn nữa, với cương vị là Bí thư Đảng ủy Cty, bà Hòa còn dùng quyền hành của mình để làm sai các nguyên tắc của tổ chức Đảng, đặc biệt là sự gương mẫu trong sinh hoạt Đảng; có dấu hiệu khai man ngày tháng năm sinh: Hồ sơ Đảng và hồ sơ nhân sự thì bà Hoà ghi sinh ngày 10/2/1956, còn trong sổ bảo hiểm lại ghi sinh ngày 17/10/1957 với động cơ kéo dài tuổi nghỉ hưu...
      
Để tìm hiểu sự thật xung quanh những nội dung tố cáo trên, chúng tôi đã liên hệ với Cty Bưu điện đặt lịch làm việc với lãnh đạo. Ông Lê Mạnh Tùng, chuyên viên tổ chức hành chính được bà Hòa ủy quyền thay mặt lãnh đạo Cty phát ngôn và cung cấp thông tin cho chúng tôi. Đúng hẹn, PV có mặt tại Cty, ông Tùng yêu cầu xuất trình giấy tờ trước khi chính thức làm việc, nhưng khi chúng tôi đưa thẻ Nhà báo thì ông Tùng từ chối làm việc và cung cấp thông tin.
Trao đổi với chúng tôi, bà Vân bức xúc: Bà Hòa đã lợi dụng quyền hành cố ý sai phạm về tài chính. Lấy lý do để trả tiền cho đối tác trong việc ký hợp đồng liên doanh liên kết, bà Hòa đã chỉ đạo bộ phận kế toán rút tiền khống, đồng thời tạo ra email giả của một đối tác người nước ngoài có tên là Jeffrey Ian McLean và mua 2 hóa đơn khống để thanh toán số tiền. Cụ thể: Lập hồ sơ giả mua tranh đá để làm quà tặng cho đối tác với giá trị 1.072.500.000 đồng; Hóa đơn số 0047754 do Cty Thương mại và Dịch vụ Tuân Hiền (khu dân cư Thủy Giang, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) mã số thuế 0201048675, xuất ngày 5/8/2010 do Giám đốc Phạm Thị Hiền ký; lập hồ sơ giả về việc sửa chữa văn phòng để rút 893.196.400 đồng; Hóa đơn số 0081053 do Cty Cổ phần Thiên Hà (204A Tô Hiệu, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) mã số thuế 0200571000, xuất ngày 25/8/2010 do Giám đốc Phạm Lê Hùng ký.
             
Với trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành Trung tâm Nhận hàng Hà Nội, bà Hoà đã để xảy ra sai phạm tại đơn vị trong một thời gian dài. Vào thời điểm giữa tháng 10/2010, đoàn kiểm tra của Cty đã kiểm tra hồ sơ từ tháng 1 - 8/2010, phát hiện sai phạm về tài chính (chênh lệch doanh thu so với hoá đơn đã xuất) hơn 1,3 tỷ đồng. Đoàn đã lập biên bản kết luận sự việc trên và giao nhiệm vụ cho Phòng Kế toán và Phòng nghiệp vụ của Cty tiếp tục kiểm tra hồ sơ từ năm 2006 - 2009 (chị Nguyễn Phương Lan tiếp nhận phụ trách đơn vị từ tháng 1/2006 hiện nay đang tạm thời bị đình chỉ chức vụ). Sau khi sự việc xảy ra, bà Hòa nêu lý do là Trưởng phòng Nghiệp vụ không có đủ trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của Tổng Giám đốc nên tự ra quyết định miễn nhiệm chức vụ này. Những sai phạm tại Trung tâm Nhận hàng Hà Nội đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.  
Theo phản ánh tại Chi nhánh TP HCM, bà Hòa đã dùng quyền lực để “ép” bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Phó Giám đốc Phụ trách Chi nhánh) làm sai các quy định về tài chính để rút tiền ra bằng cách chi tiền làm kiểm hoá cho cơ quan hải quan đối với các bưu gửi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh từ nước ngoài về Việt Nam. Riêng tháng 8/2010, bà Thảo đã phải đưa cho bà Hoà 137 triệu đồng. Do lo ngại về việc liên tục bị ép làm trái quy định nên bà Thảo đã có ý kiến và hậu quả là bị bà Hòa ra quyết định miễn nhiệm chức vụ (mọi thông tin về sự việc trên đều được ghi âm lại trên hệ thống họp nội bộ của Cty)…       
           
Cũng theo phản ánh của CBCNV, do tập trung quyền hành trong tay (là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc) nên bà Hoà điều hành Cty như Cty của cá nhân. Kết quả, tình hình dịch vụ của Cty ngày càng giảm so với các đối thủ cạnh tranh; dịch vụ không phát triển; sản lượng ngày một ít đi, trong khi đó bà Hòa lại đầu tư một dây chuyền chia chọn tự động lên tới 40 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, bà Hòa còn trang bị cho lãnh đạo Cty 2 chiếc Mecerdes, 1 xe Prado… Ngày 4/11/2010, 84 người lao động (NLĐ) kiến nghị và yêu cầu bà Hòa trả lời những vấn đề về phát triển dịch vụ, về các lĩnh vực đầu tư, đề nghị làm rõ các khoản chi phí sản xuất, về công tác tổ chức và các lĩnh vực khác. Ngày 11/11/2010, tại đơn kiến nghị lần 2, nhiều CBCNV tiếp tục kiến nghị về việc: Tại cuộc họp vào hồi 13 giờ, ngày 10/11/2010 tại số 26 Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), bà Hòa đã không đối thoại cũng như không để NLĐ được trình bày, thậm chí còn khẳng định không có trách nhiệm trả lời các kiến nghị trong đơn kiến nghị lần 1 của NLĐ; đề nghị làm rõ khoản tài trợ 1.000 năm Thăng Long, các đại lễ cầu siêu và việc thường xuyên tổ chức đi nước ngoài của bà Hòa cùng nhiều khuất tất trong thu, chi tài chính, tiền lương không bảo đảm cho cuộc sống NLĐ.
            
Gặp chúng tôi, ông Lê Mạnh Cường (1 trong 7 lái xe bị bà Hòa sa thải) bức xúc: Nguyên nhân dẫn đến đội xe bị sa thải nhiều nhất là do đã đấu tranh và kiên quyết không chịu rút đơn kiến nghị. Còn ông Lê Thanh Hải (lái xe bị sa thải) bất bình: "Trong khi xe để phục vụ công việc cũ nát không được quan tâm thì bà Hòa lại trang bị cho mình 2 chiếc xe Mecerdes và còn mua 1 chiếc xe container 2 tỷ đồng để 2 năm không sử dụng. Hiện, chúng tôi đều nhận thấy sản lượng khai thác ngày càng giảm".
Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Hòa là Tổng Giám đốc chuyên quyền, độc đoán và hưởng thụ. "Tôi công tác tại Cty đã được 15 năm, từ khi bà Hòa làm Tổng Giám đốc thường xuyên tổ chức đi nước ngoài với lý do đem dịch vụ mới về, nhưng chỉ thấy dịch vụ Fedex của Mỹ bị mất và dịch vụ OCS cũng mất dần đi. Bà Hòa cũng không mua bảo hiểm thân vỏ cho xe của chúng tôi, chẳng may tai nạn hay va quyệt, chúng tôi phải bỏ tiền túi ra sửa chữa gây tâm lý hoang mang, lo sợ" - ông Phúc nói.
Nhiều CBCNV còn cho biết, họ bị sa thải không đúng nguyên tắc. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của 84 CBCNV, bà Hoà đã triệu tập cuộc họp gồm các đơn vị có người ký đơn kiến nghị (bao gồm Trung tâm Vận chuyển, Trung tâm Phát hàng, Bưu cục Khai thác trong nước) với mục đích răn đe, doạ nạt rằng họ không có quyền chất vấn những việc bà đã làm và bà không có nghĩa vụ phải trả lời. Khi mọi người xin có ý kiến thì bà Hòa đã bỏ về không nghe, khiến CBCNV rất bất bình trước thái độ thiếu tôn trọng này. Sau đó, bà Hoà gửi đơn đến Công an Hà Nội với nội dung sai sự thật như: Công nhân tụ tập đông người, bỏ làm để biểu tình chống đối lại Tổng Giám đốc, gây mất trật tự nơi làm việc, mời Công an ở số 7 Thuyền Quang (Hà Nội) đến điều tra khiến CBCNV hoang mang, bất ổn. Mặt khác, bà Hòa còn yêu cầu các trưởng đơn vị dưới quyền họp lên, họp xuống, gây sức ép, đe dọa công nhân… nhằm ép mọi người phải ký vào đơn xin rút lại đơn kiến nghị theo mẫu được viết sẵn, nếu không ký sẽ bị đuổi việc. Vì vậy, đại đa số CBCNV lo sợ bị đuổi việc nên đã ký lại vào “Đơn xin rút lại đơn kiến nghị” ngày 5/11/2010 để bà Hòa không phải giải trình về những việc làm sai trái đã nêu trong đơn. "Cô tôi làm trong ngành Bưu Điện cũng bị thúc ép nên bắt tôi phải rút đơn, tôi không ký nên đã bị sa thải", ông Nguyễn Tất Thành, một lái xe bị sa thải nói.
      
Thậm chí, bà Hòa còn sa thải 5 cán bộ, nhân viên đã ký vào đơn kiến nghị tập thể, trong đó có ông Phạm Ngọc (nguyên Đội Trưởng Đội bưu tá Trung tâm Phát hàng khu vực Hà Nội); bà Trịnh Thị Chiến (nguyên Kiểm soát viên Phòng Khai thác trong nước). Sau đó, bà Hòa không trả lời đơn và ký hàng loạt quyết định miễn nhiệm 5 người trên (có các quyết định kèm theo).
           
Trao đổi với PV, ông Phạm Ngọc bức xúc: "Ngày 3/12/2010, chúng tôi nhận được thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động. Tại phiên họp xét kỷ luật ngày 6/12/2010, bà Hòa đã áp đặt các lỗi vi phạm của 5 chúng tôi và đưa ra kết luận là sa thải (có thông báo kèm theo, không được ký vào biên bản họp, người vắng mặt cũng bị xét). Đến ngày 21/12/2010, chúng tôi lại nhận được Thông báo số 1418/TB-CPN ngày 20/12/2010 về việc chấm dứt Hợp đồng lao động. Trong thông báo này, bà Hòa căn cứ vào Biên bản họp ngày 6/12/2010 và Biên bản họp xét lại hình thức kỷ luật ngày 14/12/2010 - cuộc họp mà chúng tôi không được tham dự. Ngày 18/1/2011, chúng tôi nhận được Quyết định số 91/QĐ-TCHC về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Thế nhưng, ngày 28/1/2011, chúng tôi lại nhận được Quyết định số 133/QĐ bãi bỏ Quyết định 91. Sau đó, chúng tôi tiếp tục nhận được Thông báo196/TB-CPN ngày 25/2/2011 và Thông báo số 235/TB-CPN về việc họp xét kỷ luật lao động. Tại cuộc họp xét kỷ luật lao động ngày 2/3/2011, chúng tôi đều phủ nhận hoàn toàn những căn cứ bà Hòa nêu ra để làm cơ sở kỷ luật và không ký biên bản họp. Vì vậy, ngày 3/3/2011, chúng tôi lại nhận được quyết định kỷ luật với hình thức sa thải…”.
    
PV Báo Thanh tra rất mong có buổi làm việc chính thức với đại diện Cty Cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện để làm rõ các nội dung phản ánh trên, nhưng đều bị từ chối. Theo đó, chúng tôi đề nghị lãnh đạo VNPT sớm chỉ đạo làm rõ để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ; đồng thời, có những hình thức xử lý nghiêm đối với những hành vi tiêu cực của bà Hòa.
Tố Hoa - Chu Tuấn
(Thanh tra)

Huế và Sài Gòn: Tiếp tục cưỡng ép dân đồng ý với dự thảo HP 1992

Từ Huế, cha Phêrô Phan Văn Lợi cho biết: “Nhà cầm quyền CSVN bắt đầu tiến hành việc cưỡng bức nhân dân tại Thừa Thiên Huế đồng thuận với bản Hiến pháp (1992 và dự thảo sửa đổi) hết sức sai trái, phản dân chủ và phi nhân quyền của họ. Hiến pháp này chỉ là đảng pháp mà thôi, cần phải bị loại bỏ”.
Như vậy, một mặt, nhà cầm quyền cho Uỷ ban soạn thảo sửa đổi HP 1992 chuẩn bị công bố phiên bản dự thảo thứ hai, mặt khác họ lại vẫn muốn ép dân phải đồng thuận với phiên bản thứ nhất đã bị dân chúng khắp nơi chỉ ra có nhiều điều không phù hợp với một HP của một đất nước bình thường.
Trước đó, ngày 08.04.2013, tại Sài Gòn, công an quận 8 đã đánh một thanh niên trong đồn công an phường 4. Lý do công an đánh người thanh niên này là vì người thanh niên này đã ghi vào bản góp ý sửa đổi HP là “không đồng ý” v71i dự thảo, và yêu cầu Ủy ban soạn thảo sửa lại theo góp ý của Hội đồng giám mục VN.
Khi được hỏi, người đánh có mặt sắc phục công an không? Người nhà của thanh niên này cho biết “không mặc sắc phục”. Vậy tại sao khẳng định người hành hung người thân của mình là công an? Người nhà cho biết “anh Nguyễn Chi Khanh, công an khu vực sau khi dẫn ngừi thanh niên vào và giới thiệu người mặc thường phục là công an quận xuống làm việc”.
Gia đình người thanh niên này còn cho biết, viên công an đánh người đe dọa ngươi thân của họ: “Mày làm như vậy là sai, không được quyền làm như vậy !”
Còn chính người thanh niên bị đánh là Đoàn Thiên Nam, sinh năm 1990 thì nêu ra một thắc mắc: “Tôi thấy nội dung góp ý của các Đức cha là đúng, tôi đồng ý. Vậy mà công an lại đánh tôi?”
Việc làm của công an quận 8 chứng tỏ họ không phải là lực lượng bảo vệ nhân dân, mà sẵn sàng xâm phạm nhân dân với bất cứ lý do nào. Mặc khác chứng tỏ, dù nhà cầm quyền tuyên bố trên truyền hình có hơn 20 triệu người đồng tình với Bản dự thảo sử đổi HP 1992, mà chỉ cần một ý kiến của một người khác với họ đã làm cho họ run sợ, phải dùng bạo lực.
Hiện nay người thanh niên và gia đình này đang rất lo sợ, vì có thể tiếp tục bị công an quấy nhiễu và đe dọa. Chúng tôi kêu gọi anh chị em giáo dân và những người thành tâm thiện chí ở khu vực phương 4 quận 8 (đường Phạm Hùng) hãy sẵn sàng bảo vệ người thanh niên này.
 

‘Kinh tế VN hồi phục phải chờ ít nhất tới 2015’

Ông Bùi Kiến Thành
'Rồng VN trĩu cánh không bay được'
Chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam cần ít nhất một vài năm để tái ổn định
Nền kinh tế Việt Nam đang nằm ở 'một vùng trũng mấp mô' với suy giảm tăng trưởng và cần chờ ít nhất một vài năm để vực lại sự ổn định bước đầu.
Đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế vĩ mô đã đang tham vấn cho nhiều đề án kinh tế và chiến lược phát triển gắn với quy hoạch trung và dài hạn từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 22/4 từ Hà Nội, chuyên gia không muốn tiết lộ danh tính này nói:
"Việt Nam đang nằm ở một giai đoạn khó khăn, một vùng trũng, mấp mô, với tăng trưởng suy giảm và kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn do các sai lầm tích lũy từ nhiều năm qua, đặc biệt trong 1-2 năm gần đây gây ra.
"Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn chủ yếu và kép về thị trường và vốn."
Về mặt thị trường, ý kiến này ghi nhận hiện trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hòa nhưng không tiêu thụ được do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, của Việt Nam rất kém.
"Việt Nam đang chịu cạnh tranh gay gắt bởi các nước ở trong khu vực, trong đó phải kể tới Trung Quốc và Thái Lan.
"Do sức cạnh tranh yếu, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lúng túng với bài toán sản xuất ra, nhưng khó bán được hàng."
Về vốn, ý kiến chuyên gia nói Việt Nam đang ở trong một vòng luẩn quẩn với việc nhiều doanh nghiệp cần vốn, ngân hàng còn có thể cung cấp, nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận.
"Một trong các lý do chính là các ngân hàng mắc nợ xấu, nay cũng muốn điều chỉnh lãi suất cho vay, nhưng điều kiện còn quá chặt chẽ.
Theo chuyên gia này thì các ngân hàng vẫn còn vốn, tuy nhiên vốn chủ yếu "chạy" giữa các ngân hàng mà chưa được chuyển ra cho các doanh nghiệp.

Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam cần ít nhất một vài năm để tái ổn định
'Không giống ai' 
 Hôm thứ Hai 22/04, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng nói với BBC rằng các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang gặp rủi ro cao và một số lượng không nhỏ vẫn chưa chắc chắn có thể 'trụ' được hay không, do gặp khó khăn chính từ thiếu nguồn vốn vay.
Ông nói: "Thực sự khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là không tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng.
"Trong hai năm nay, lãi suất của ngân hàng lên quá cao, từ mười mấy phần trăm lên tới hai chục, thậm chí ba chục phần trăm.
"Vì vậy các doanh nghiệp không thể hoạt động được, nhất là các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức chịu đựng lãi suất cao đến như thế và không tiếp cận được nguồn vốn, thì nguồn vốn tự có không có đủ."
Kinh tế gia cho rằng đây là vấn đề đặc thù của riêng Việt Nam, không giống bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, khi hệ thống ngân hàng thương mại không tuân thủ một hệ thống quy định pháp luật nào, trong lúc ngân hàng nhà nước không quản lý quy củ được hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Ông nói: "Vì thế mới có vấn đề các ngân hàng tranh nhau huy động vốn với lãi suất lên tới 15, 16, 17, 18% cho các doanh nghiệp vay với lãi suất trời ơi đất hỡi hai chục, ba chục phần trăm và tồn tại như thế hơn hai năm nay rồi."
Ông Thành cho rằng nhiều biện pháp điều chỉnh vĩ mô của Việt Nam hiện nay chỉ mang tính tình thế, nhất thời mà chưa trở thành các chính sách hợp lý và đúng nghĩa như được kỳ vọng.
Ông nói: "Chính sách Việt Nam cần đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng với lãi suất hợp lý,
"... Doanh nghiệp mong muốn được vay với lãi suất dưới 10%, muốn thế, ngân hàng trung ương phải cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất, 1, 2, 3, 4%, ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất 6, 7%, như thế là hoàn toàn trong tầm tay."
Ông Thành nói thêm rằng thời gian qua nhà nước để xảy ra một việc khó hiểu là các nguồn vốn vay lại không tới với đối tượng các doanh nghiệp có nhu cầu và cần trợ giúp trong nền kinh tế để vực dậy sau đợt khủng hoảng kinh tài, mà lại được cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, đặc biệt là các "đại gia", một lĩnh vực đã được dự đoán là "bong bóng" và thiếu hiệu quả.
'Xem lại mình'
Khi được hỏi đâu là tỷ lệ giữa các nguyên nhân đến từ bên ngoài và bên trong hệ thống vốn gây khó khăn cho nền kinh tế trong nước, cùng các trở ngại cho các doanh nghiệp, ông Bùi Kiến Thành nói:
"Không có con số để tính, nhưng ước lượng thì tác động từ bên ngoài Việt Nam có thể là chừng 20%, cái Việt Nam tự tạo ra cho mình có thể lên tới 60, 70%."
Ông Thành cũng nói tới việc nhiều doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp nhà nước, trong thời gian qua đã phân tán đầu tư từ lĩnh vực sản xuất, dịch vụ chuyên của mình và đổ vào thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán.
Và theo ông, đây là hai nguyên nhân làm cho họ vừa không phát triển được năng lực tự thân, mà ngược lại chuốc lấy những khoản thua lỗ khi đi vào những thị trường tưởng dễ thu lời lãi nhanh, mà thực tế rất không bền vững.
Ông đề nghị các doanh nghiệp xem lại động cơ và định hướng đầu tư, cũng như thế mạnh kinh doanh của mình, trong khi kêu gọi nhà nước xem lại độ hợp lý trong các chính sách tiền tệ, tài khóa.
"Những vấn đề tham nhũng, tham lam và tiêu cực là rất lớn, không thể nào nhìn được trên đất nước này từ làng xóm từ xã cho tới trung ương, chỗ nào cũng có tiêu cực, chỗ nào cũng có khó khăn.
"Con rồng không thể bay lên được vì cái cánh của nó bị trĩu xuống do bao nhiêu khó khăn tiêu cực, cho nên nước Việt Nam phải xem lại mình."
'Không bất ngờ'
Còn về phần mình, đánh giá chu kỳ khó khăn mà nền kinh tế đang mắc phải, chuyên gia quy hoạch kinh tế vĩ mô và chiến lược phát triển dài hạn nói:
"Chúng tôi đã tiên lượng được những khó khăn này của nền kinh tế Việt Nam hơn một năm nay rồi, và những gì xảy ra không có gì là bất ngờ.
"Những vấn đề vài năm trước đây tích tụ để lại, từ 4-5 năm nay, thì không thể dễ gì ngày một, ngày hai, có thể gỡ ngay được, nhất là trong tình hình quốc tế và khu vực không hoàn toàn thuận lợi, thậm chí bất lợi nhiều hơn cho việc khôi phục của Việt Nam.
"Chúng tôi dự báo và đánh giá rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong vùng trũng mấp mô, vùng trũng là suy giảm tăng trưởng và lạm phát lúc cao, lúc thấp
"Lúc thấp xuống này, có khả năng lại tăng lên, giảm lạm phát, nhưng vẫn bấp bênh vì các chính sách thực hiện chưa giải quyết được về cơ bản mà đối phó là chính, bất ổn vĩ mô chưa giải quyết cơ bản.
'Tái lập niềm tin'
Theo chuyên gia, để giải quyết dứt điểm các vấn đề và đưa Việt Nam bước đầu ổn định trở lại, Việt Nam cần phải đợi ít nhất tới năm 2015 và trong quá trình này, một trong các yếu tố quan trọng bên cạnh việc tái cơ cấu kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách thể chế, trong đó có tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, môi trường luật pháp..., cần phải tái lập lại "niềm tin."
Chuyên gia nói thêm: "Lòng tin là yếu tố hàng đầu, không có lòng tin, người dân không tin vào thể chế, bộ máy; doanh nghiệp không tin vào chính sách, nhà đầu tư không tin vào thị trường, người tiêu thụ và lao động không tin vào doanh nghiệp, luật pháp không tạo được sự tin cậy, các lời hứa về chính sách không được thực hiện, thì sẽ rất khó cho việc xốc lại động lực của nền kinh tế...
"Và đây là một điều mà Việt Nam cần quan tâm giải quyết, cái gì dễ làm trước, đã hứa thì phải làm, làm tới đâu dứt điểm tới đó, để lấy lại niềm tin, và phải làm thôi, vì nếu không sẽ ngày một lỡ đà và tụt hậu, cũng giống như nợ xấu cứ để thế sẽ bị chồng lên nợ xấu," chuyên gia nói với BBC.
Hôm thứ Hai, truyền thông Việt Nam trích dẫn kết quả một số điều tra nghiên cứu, Bấm khảo sát của các tổ chức, định chế trong nước phản ánh thực trạng được cho là 'sức khỏe đáng lo ngại' của các doanh nghiệp trong nước. 
Một số tờ báo phản ánh hiện trạng phá sản, thiểu phát của các doanh nghiệp, nạn Bấm thiếu tiếp cận vốn nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa và có báo thậm chí cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang ' Bấm teo tóp, chết như rạ'. 
(BBC) 

Trần Kỳ Trung - Tôi ao ước bao giờ nước ta được như thế

Sáng nay (22/4/2013) tôi xem chương trình chào buổi sáng của VTV 1, trong chương trình đó, phóng viên Minh Hà có cho khán giả Việt Nam biết (đại ý): Tổng thống Ấn Độ thông báo với Quốc Hội cũng như tất cả người dân Ấn Độ được biết, Chính phủ sẽ ra những quyết sách, giải pháp mạnh để giải quyết tận gốc nạn bạo hành, hiếp dâm trẻ em. Vì gần đây ở Ấn Độ có xảy ra một số vụ như báo chí đưa tin, trẻ em bị hiếp dâm, rồi cả cưỡng dâm trên xe buýt v.v… Tôi không biết ở Ấn Độ, một ngày xảy ra bao nhiêu vụ như thế này. Vì trên thực tế, chỉ thấy ti vi, báo chí đưa tin những vụ việc mà… so với Việt Nam, báo chí đưa tin những vụ tương tự, thì những sự việc của Ấn Độ quá nhỏ. Ở Việt Nam nhiều vụ kinh khủng hơn nhiều: Bố dượng hiếp con riêng của vợ, nhiều thanh niên cưỡng bức con gái nhà lành đến chết, thanh niên hiếp rồi giết bà già cướp của, đó là chưa kể những chuỷện kinh thiên động địa, chém chết nhiều người để cướp vàng, chém người yêu đến chết ngay trước đồn công an…
Nếu chịu khó ra các sạp báo, không thiếu những tin này để cho người đọc, đọc đến mỏi mắt.
Nhưng có một điều khác ở Việt Nam, ở Ấn Độ những vụ án như thế, nhân dân phẫn nộ biểu tình lên án mạnh mẽ, còn người đứng đầu chính phủ, thể hiện trách nhiệm của mình trước dân lên ti vi, ra trước quốc hội hứa sẽ thực thi những yêu cầu của nhân dân để một xã hội ổn định, lành mạnh dù những vụ việc này, nếu ở Việt Nam “ nhỏ như con thỏ”.
Ở Việt Nam chúng ta chưa hề thấy một ông lãnh đạo cấp cao nào của đảng, nhà nước, quốc hội… điều trần trước dân, quốc hội về những vấn đề sát sườn đến xã hội, đời sống người dân như tổng thống Ấn Độ điều trần.
Lẽ ra, với một đảng cầm quyền, những cán bộ lãnh đạo của đảng, nhà nước từng thừa nhận là “đầy tớ” của dân, phải có những lời nói, hành động những biện pháp cụ thể, hứa trước quốc dân đồng bào, làm cho xã hội, kinh tế ổn định, kể cả những việc nhỏ nhất như tổng thống Ấn Độ đã làm.
Tôi tin, người dân có lẽ cũng chỉ yêu cầu đến thế!
Nhưng không! Khi tiếp xúc, nói chuyện, các ông ấy luôn luôn đề cập đến phải có biện pháp kiên quyết, cảnh giác với “các thế lực phản động chống phá nhà nước XHCN”, “tự diễn biến”, “Luận điệu tuyên truyền chống đảng của các thế lực thù địch", "suy thoát đạo đức", "suy thoái chính trị"… Rồi, nếu không phải những vấn đề đó, thì cũng là những bài nói về lý luận, về CNXH, trên thực tế, không hề có chút thuyết phục, người nghe không tin, không hiểu… Còn những bức xúc cụ thể của người dân, hình như, đó là điều không phải để các ông ấy chú ý.
Yếu tố quyết định thành bại trong chuyện giữ chính quyền, giữ vai trò lãnh đạo của một đảng là lòng tin của dân vào chính quyền, vào đảng đó. Muốn vậy, phải có việc lời nói, việc làm của các vị lãnh đạo phải thiết thực phù hợp nguyện vọng người dân, để người dân còn tin, còn ủng hộ, ít nhất cũng như tổng thống Ấn Độ đã làm.
Bao giờ nước ta được như thế!
Trần Kỳ Trung

Lợi ích nhóm - “Thủ phạm” cản trở tái cơ cấu!

Tái cơ cấu kinh tế là vấn đề cấp bách, không thể không làm nhưng việc triển khai tái cơ cấu lại đang tiến hành với tốc độ “rùa”. Điều này khiến các chuyên gia tỏ ra “sốt ruột”, thậm chí có người còn chỉ thẳng “thủ phạm” đang cản trở tái cơ cấu kinh tế.
TS Phạm Chi Lan: Tiến độ tái cơ cấu kinh tế đang tiến hành khá chậm chạp.
Tái cơ cấu: Nói nhiều làm ít
Trong câu chuyện với phóng viên về vấn đề nhìn lại 1 năm tái cơ cấu nền kinh tế, chuyên gia kinh tế TS Phạm Chi Lan đã đánh giá rằng: Tiến độ tái cơ cấu kinh tế đang tiến hành khá chậm chạp.
Không phải 1 năm trước, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế mới được đặt ra. Thực tế vào tháng 5/2008, Quốc hội đã đưa ra vấn đề tái cơ cấu kinh tế. Khi đó, đã có một loạt nghiên cứu của các cơ quan khác nhau như Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Viện quản lí kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đều đã đưa ra những chương trình, đề xuất phương án tái cơ cấu kinh tế nghiêm túc, trình lên các cơ quan có liên quan.
Tính từ thời điểm đó đến nay đã 5 năm trôi qua, còn tính từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thì đã hơn 2 năm, từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đã hơn 1 năm. Đó là những dấu mốc quan trọng để định hình tái cơ cấu nền kinh tế. Nhưng vào tháng 2/1013, Thủ tướng Chính phủ mới có quyết định phê duyệt đề án tổng thể về đề án tái cơ cấu.
“Điều đó thể hiện tương đối rõ bước tiến chậm chạp của quá trình tái cơ cấu kinh tế” – TS Phạm Chi Lan nói.
Thực tế, trong 1 năm qua, tiến độ tái cơ cấu ba “trụ cột” của nền kinh tế là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống ngân hàng-tài chính, đầu tư công vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể. Các “căn bệnh” trầm kha mà nền kinh tế đang mang vẫn chưa có liều thuốc hữu hiệu chữa trị.
Một chuyên gia khi trò chuyện với chúng tôi đã từng ví von: Nền kinh tế đang mang trọng bệnh, có triệu chứng của ung thư nhưng mới chỉ được chữa trị bằng phương pháp mát-xa, vật lí trị liệu thì không thể giải quyết vấn đề gì.
Nhìn lại toàn bộ vấn đề tái cơ cấu, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Những hoạt động tái cơ cấu thực sự như sáp nhập ngân hàng yếu kém chủ yếu là do sự bức bách của thực tiễn chứ chưa phải là các hoạt động diễn ra theo lộ trình được định trước, trong khuôn khổ một chương trình đã được thiết kế tổng thể và bài bản.
“Còn các hoạt động tái cơ cấu khác chủ yếu đều chỉ dừng lại ở các đề án “trên giấy”, chưa gắn kết với nhau trong một chương trình tổng thể, nhất quán, chưa được triển khai trên thực tế, do đó, chưa có điều kiện để kiểm chứng và đánh giá kết quả” – TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
“Lợi ích nhóm” cản trở tái cơ cấu
Khi “soi” tiến độ tái cơ cấu, có vị chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương đặt ra nghi vấn: Hình như vẫn còn chần chừ, do dự ở các bộ, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, muốn níu kéo lại những gì đã có nên chưa có những cải cách đáng kể thực sự theo cơ chế thị trường và hội nhập.
Còn TS Phạm Chi Lan thẳng thắn chia sẻ: Tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức vừa qua, nhiều người hỏi tôi vì sao tái cơ cấu lại diễn ra chậm như vậy, phải phân tích nguyên nhân chứ. Nhưng không ai đứng lên chỉ ra nguyên nhân cả. Lúc đó tôi đứng lên phát biểu ngay rằng, theo tôi nguyên nhân số 1 là “lợi ích nhóm”. Chính lợi ích nhóm cản trở là lớn nhất quá trình tái cơ cấu kinh tế. Sau đó hầu hết mọi người đều đồng tình với quan điểm này.
TS Phạm Chi Lan giải thích: Thực ra, lợi ích nhóm không muốn có sự thay đổi vì thay đổi sẽ buộc lợi ích nhóm phải giảm bớt lợi ích của họ để lo cho lợi ích chung của nền kinh tế, của đông đảo người dân. Lĩnh vực bất động sản cũng là điển hình của lợi ích nhóm.
Trước đây họ đã làm giàu, thu lợi trên mồ hôi của bao nhiêu người dân, bao nhiêu người nông dân, người nghèo bị mất đất. Họ đã được hưởng lợi rất lớn nhưng nay lợi ích nhóm của họ lại muốn Nhà nước hỗ trợ để vực dậy thị trường này.
Hay như Vinalines, họ trình lên Chính phủ đề án tái cơ cấu song lại đề nghị Chính phủ bỏ một đống tiền ra để bổ sung cho họ, dù trước đó họ đã làm thất thoát nhiều tiền của Nhà nước. Đó cũng là một cách để họ cản trở tái cơ cấu. Những doanh nghiệp như vậy không dễ dàng chấp nhận tái cơ cấu, nên tái cơ cấu mà không chấp nhận những đề xuất của họ thì họ sẽ tìm cách ngăn cản.
Song theo chuyên gia Phạm Chi Lan, tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay là vấn đề thực sự cấp bách, nếu không làm thì kinh tế Việt Nam vẫn mãi theo kiểu "chữa cháy", "ăn đong" từng năm một, không giải quyết được những vấn đề cơ bản của nền kinh tế, chuyện này giải quyết lại nảy sinh chuyện khác.
Lương Thu Mai
(PetroTimes)

Chuyên gia Bùi Kiến Thành: ‘Không đâu có hệ thống ngân hàng như VN’

'Ngân hàng VN cho vay trời ơi đất hỡi'
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành cho rằng bất hợp lý trong điều hành của ngân hàng nhà nước là một nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế ở VN.
Trao đổi với BBC hôm 22/4/2013, nhà phân tích này nói không đâu trên thế giới lại có một hệ thống ngân hàng thương mại mà tại đó người ta lại không tuân thủ quy củ bất cứ một hệ thống quy định pháp luật nào như ở Việt Nam.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành
Ông Thành đặt câu hỏi về bàn tay của nhóm lợi ích thao túng chính sách của nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ông cũng tỏ ra kinh ngạc trước việc nhiều doanh nghiệp, đại gia kinh doanh bất động sản đã và đang được hưởng các điều kiện cho vay và tiếp cận các khoản vay thuận lợi hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác trong nước vốn cần được hỗ trợ sau cơn bão suy thoái kinh tế, tài chính mấy năm qua.
Ông Thành cho rằng bất động sản là một lĩnh vực 'bong bóng', kém hiệu quả có thể thấy trước và nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước lại sao nhãng lĩnh vực sản xuất dịch vụ chuyên môn của mình để lãng phí vốn và tài sản khi đầu tư vào đây.
Ông cũng đặt câu hỏi về việc có thể đã có những nhóm lợi ích can thiệp vào các chính sách ưu đãi, cho vay doanh nghiệp của nhà nước theo các cách thức khác nhau để tạo lợi thế riêng cho mình, bất chấp các doanh nghiệp còn lại trên thị trường và trong cộng đồng kinh doanh có thể phải chịu khó khăn do đói vốn vay, thiếu vốn tự có và do đó chịu thiệt trong kinh doanh.
Các bình luận của ông Bùi Kiến Thành được đưa ra trong lúc báo chí trong nước đăng tải kết quả điều tra của nhiều tổ chức, định chế cho thấy sức khỏe của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp các khó khăn to lơn, nhiều doanh nghiệp đã phá sản hay buộc phải đóng cửa.
(BBC) 

Những người Mỹ sau cùng rút ra khỏi Việt Nam

Khi mọi việc đã xong xuôi, tôi không chắc là liệu tôi sẽ được một phần thưởng hay một cú đá đít thật mạnh. — Thiếu Tá Jim Kean, Thủy Quân Lục chiến Hoa Kỳ
Hồi kết cuộc trên Chiến hạm USS Okinawa – 08:45 sáng 30 tháng Tư năm 1975
Bản thân Jim Kean lấy làm ngạc nhiên.  Ông đã không nghĩ rằng mình còn đủ năng lực để phá lên cười.  Song nơi đây ông đang cười toa toét như một con ma trơi khi ông đứng trên sàn con tàu tấn công thủy lục USS Okinawa.  Họ đã không thể vươn tới chiếc USS Blue Ridge, nơi mà Toán Swift 22 được chờ đợi đáp xuống – chiếc soái hạm của Đoàn Đặc Nhiệm 76 thì quá xa ngoài khơi và chiếc trực thăng đã không còn đủ nhiên liệu.  Và giờ đây Kean ngắm nhìn với một cái cười toét miệng khi mười lính bảo vệ an ninh Thủy Quân Lục Chiến quần áo tả tơi của ông bước ra khỏi chiếc trực thăng, lần lượt từng người lính, để rồi bị tước vũ khí bởi một đội Thủy Quân Lục Chiến Của Hạm Đội.
       Kean đã sẵn trao khẩu súng trường M-16 loại phát cho Thủy Quân Lục Chiến của chính ông, một khẩu súng lục tự động 0.9 milimét mà ông đã nhặt được gần hồ tắm của tòa đại sứ, và khẩu súng Colt 45 Gold Cup cá nhân của ông.  Song một số lính Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến (PVANTQLC) của ông, miễn cưỡng giao nạp các súng ống của họ, đã không hoàn toàn sốt sắng như thế.  Kean nhận thức rằng Các Thủy Quân Lục Chiến Hạm Đội đã có lệnh của họ: mọi vũ khí mang theo bởi bất kỳ ai đặt chân lên một tàu Hoa Kỳ sẽ bị vứt sang một bên.  Song, ông đã nhận thấy quang cảnh thì kỳ quái.  Không kể các lựu đạn ném bằng tay, ông đếm được ba mươi sáu súng trường và súng lục đủ loại và kích thước khác nhau bị tịch thu từ các lính của ông và bị ném xuống Biển Nam Hải [sic], kể cả hai khẩu súng lục tự động do Tiệp Khắc chế tạo mà lính của ông đã nhặt được từ những nơi mà chỉ có Trời mới biết và ngay cả một khẩu súng .32 mạ chất chromium.  Có một lúc ông đã nghĩ mình có thể phải can thiệp, khi ông nhận thấy Steve Schuller cãi nhau dây dưa với một Thủy Quân Lục Chiến Hạm Đội.  Nhưng trước khi ông có thể ra tay, Schuller đã đổi thái độ, sải bước đến cạnh sườn của sàn bay, và quăng các vũ khí của chính mình từ trên mạn tàu.  Nếu chúng sẽ bị chìm xuống, anh ta sẽ tự mình làm việc đó.
       Đúng, Kean nghĩ lại, đúng là quân cướp của Pancho Villa.
      
Cảnh hỗn loạn của lính Mỹ tháo chạy khỏi SG
Cảnh hỗn loạn của lính Mỹ tháo chạy khỏi Sài gòn
Tất cả lính PVANTQLC, hàng trăm dân tỵ nạn Nam Việt Nam, quân sự và dân sự, đứng xếp hàng làm thủ tục.  Hàng tá các chiếc trực thăng của Không Quân Hoàng Gia [Royal?] Nam Việt Nam tiếp tục lảng vảng trên đầu, nhất định sẽ bị ném xuống cùng nấm mồ trên biển như các khẩu súng của lính PVANTQLC, bất luận là chúng có tìm được khoảng trống trên sàn tàu để đáp xuống hay không.  Một số thủy quân lục chiến của Kean còn ở trên khoang tàu để ngắm nhìn hoạt cảnh, nhưng viên thiếu tá đã quá kiệt sức.  Ông đã làm xong thủ tục nhập cảnh trên tàu, tìm thấy một giường nơi boong tàu bên dưới, và chìm vào một giấc ngủ say trong sáu tiếng đồng hồ.
       Trước 3 giờ chiều một chút, một thủy thủ đã lay ông thức giấc.  Tướng Carey đã triệu hồi ông đến chiếc soái hạm USS Blue Ridge.  Khi chiếc trực thăng nhấc mình khỏi chiến hạm USS Okinawa cho một chuyến bay mười lăm phút, Kean thắc mắc khong rõ ông ta sẽ gặp rắc rối tới đâu về việc bố trí hơi gas làm chảy nước mắt trên mái nhà [tòa đại sứ].  Ừ, mình đã có một binh nghiệp tốt kéo dài đến nay.  Có thể sẽ là một sự tổn thất sau cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.
       Tài sản duy nhất của ông là một điếu xì gà đã hút một nửa, và khi Tướng Carey tra hỏi ông, Kean vẫn còn đang mặc chiếc áo đánh golf hiệu Arnold Palmer và quần tây màu xanh.  Viên thiếu tá thấy nhẹ khi Tướng Carey chúc mừng ông ta về công việc được thi hành tốt, và kế đó, Kean tiếp tục đến gặp “The Bulls: Những Con Bò Mộng” khác – tiểu đoàn trưởng và sĩ quan hành quân của lực lượng đổ bộ Thủy Quân Lục Chiến, cũng như trưởng toán đổ bộ của trung đoàn, Đại Tá Al Gray.  Chính trong phiên họp này ông ta hay biết rằng thi thể của Hạ Sĩ  (Corporal) Charles McMahon và Binh Nhất (Lance Corporal) Darwin Judge vẫn còn ở đâu đó trong Sàigòn và rằng Đại tá Gray đang cầm đầu một cuộc điều tra về việc không thu hồi được thi hài của họ.
       Mẫu tin tức dữ tợn này đã khuấy động lại sự tức giận của ông về việc đã phải phân tán làm đôi toán biệt phái của ông ba ngày trước đó và gửi nhóm đó đến DAO [Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự].  Nhưng ông đã không nói gì cả.  Còn gì để nói nữa.  Kean còn khám phá thêm rằng các đại tá Lục Quân Hoa Kỳ Madison và Summers, các kẻ cũng lên tàu USS Blue Ridge, đã tố cáo các Thủy Quân Lục Chiến tại tòa đại sứ hoảng loạn “và để lại đàng sau những người mà một cách nào khác có thể được cứu vớt”, kể cả các người Đại Hàn say rượu.  Kean bực mình về điều ông xem là một sự vu khống nhưng cân nhắc lời nói của ông một cách thận trọng.
       “Chúng tôi có lẽ đã có thể di tản hết mọi người trong khuôn viên tòa đại sứ”, ông nói với Đại Tá Gray.  “Nhưng chúng tôi sẽ phải phớt lờ các mệnh lệnh của Tổng Thống để làm việc đó”.
       Trong khi đó, mặc dù lính PVANTQLC của ông không có các thủ tục hành chính nhiêu khê hay sự “bắn sẻ” liên binh chủng để đối phó, họ thấy rằng họ gặp phải một ván đề: các thủy thủ Hải Quân, nhận thức được cơ hội lịch sử,  thường tìm cách để thuổng những đồ dùng cá nhân lặt vặt mà họ mang theo, kể cả quần áo của họ, làm kỷ niệm.  Sau khi họ đã làm xong thủ tục nhập tàu và được đưa xuống các boong tàu bên dưới, họ đã cởi bỏ các y phục hôi hám và lảo đảo đi tìm các trận tắm đầu tiên của họ trong một tuần lễ.  Schuller tháo các chiếc tất ra – các mảnh thịt dứt ra giữa chúng – khi anh nhận thấy một thủy thủ chụp lấy chiếc áo của Terry Bennington.  Anh ta chặn người thủy thủ lại, và từ khi đó trở đi, các lính PVANTQLC đã tìm cách thay nhau vào buồng tắm, canh gác cho quân phục của người kia.
       Toàn thể toán biệt phái an ninh Thủy Quân Lục Chiến Sàigòn đã đến được căn cứ hải không quân tại Subic Bay, Phi Luật Tân hôm 6 Tháng Năm.  Tại Tòa Đại Sứ Mỹ ở Manila, họ được biệt trú và được cấp phát dao cạo râu, bàn chải đánh răng, và, một lộc trời, các bữa ăn nóng hổi.  Tuy nhiên, điều làm họ buồn phiền, với các sở thông hành, các giấy tờ công vụ, và sổ lĩnh lương bị mất từ lâu, những ngày kế đó đã phải ngồi tại các chiếc bàn đặt trên giá kê để điền hàng đống mầu đơn từ — “sự đón tiếp về quê” chính thức của họ trước sự vui mừng của chế độ thư lại.
       Cuối cùng, sau một cuộc nổi loạn nhỏ, Kean đã dàn xếp để phát ngân viên chính của tòa đại sứ ứng trước $200 mỹ kim cho mỗi lính của ông, và họ được phép ra ngoài căn cứ để đi mua sắm quần áo sạch sẽ.  Đương nhiên, sau khi mua sắm giầy, quần jean xanh, và áo thung T-shirts, phần lớn xúm xít về “Hẻm Con heo: Pig Alley” nổi tiếng của thành phố thủ đô – phiên bản đường Tự Do của Manila.  Tuy nhiên, mọi nơi trong thành phố mà họ đi đến, họ bị theo sau bởi các thông tín viên la hét đòi nghe “câu chuyện thực sự” của những khoảnh khắc sau cùng trên nóc tòa đại sứ.  Cuối cùng, sau một trong quá nhiều cuộc chạm trán với các nhà báo dò hỏi, phần lớn trong toán biệt phái đã trưng dụng một quán rượu, trả cho chủ nhân của quán để thảy ra ngoài những ai không phải là lính PVANTQLC, và đã trải qua tám tiếng đồng hồ ăn, uống, và sống lại điều mà nhiều người đã giả định sẽ là các khoảnh khắc sau cùng trong cuộc đời của họ.  Đông đảo các cô gái quán rượu Phi Luật Tân ở trong số các khán giả hiếu kỳ bên ngoài quán rượu ngây người nhìn vào, và tin đồn rằng số tiền mà các Thủy Quân Lục Chiến được ứng trước đã không được chi trả hoàn toàn cho thực phẩm và rượu bia.
       Tromg bữa tiệc, Trung Sĩ Nhất Juan Valdez đã trải qua phần lớn buổi tối thu mình suy tư ở một góc nhà.  Sau hai ngày đáp lên chiến hạm USS Okinawa, Valdez cũng được chở tới chiến hạm USS Blue Ridge để được tra hỏi bởi Tướng Carey và Đại Tá Gray, và chính nơi đó anh ta, giống như Kean, khám phá ra rằng thi hài của Hạ Sĩ McMahon và Binh Nhất Judge vẫn chưa hề rời khỏi Sàigòn.

      
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, 1975
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, 1975
Thoạt tiên Valdez tức giận sôi sục với Trung Sĩ Xạ Thủ (Gunnery Sergeant) Vasco Martin, người mà anh ta đã cắt cử phụ trách đội lính PVANTQLC được phái sang DAO (Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự).  Tuy nhiên, cơn tức giận của anh đối với Martin đã sớm giảm xuống, khi anh tự đặt mình vào vai trò viên đội trưởng và suy nghĩ về các sự hỗn loạn hoàn toàn đã bao phủ Văn Phòng DAO trong và sau khi có các sự pháo kích của Quân Đội Bắc Việt.  Martin đã không thể làm gì để mang thi hài của các thanh niên đó về nước, và vào lúc các lính PVANTQLC đến Manila, cơn thịnh nộ của Valdez đã quay trở ngược vào bên trong.  Sau hết, anh ta là Trung Sĩ “Cao Cấp Nhất” cũng như thuộc trường phái cổ điển: anh ta đã tin tưởng sâu xa trong tâm hồn mình tín điều rằng các người lính TQLC không bao giờ bỏ sót một bạn đồng ngũ của chính họ đàng sau lưng.  Biến cố sẽ ám ảnh anh ta trong nhiều năm.
       Ngày kế tiếp, trở lại tòa đại sứ tại Manila, Kean đang sửa soạn cho chuyến quay trở lại Hồng Kông khi anh gặp gỡ [Đại Sứ] Graham Martin tại văn phòng viên đại sứ Mỹ tại Phi Luật Tân.  Đó là lần cuối cùng họ gặp nhau.  Hai bên trao đổi cuộc nói chuyện lặt vặt mo6t. cách vụng về — Martin vẫn còn xanh xao vàng vọt và ủ rũ một cách thảm thiết – và Kean cảm thấy nhẹ nhõm khi hướng đến phi trường sau khi cuộc đối thoại ngắn ngủi của họ được kết thúc.  Không lâu sau đó, trở lại Hồng Kông, anh ta đã bắt đầu công tác đánh máy lại từ trí nhớ một bản báo cáo sau khi thi hành công tác dài chín trang, cách nhau một hàng, cũng như thảo các sự tường thuật đề bạt sẽ tạo thành căn bản cho bốn mươi hai huy chương Hải Quân Chiến Công và Hải Quân Tuyên Dương sau này được tưởng thưởng cho các lính Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến thuộc các toán biệt phái ở Sàigòn, Cần Thơ, Phnom Penh, Nha Trang, Đà Nẵng và Biên Hòa.
       Khi anh ta ráp nối các chiến công của các lính Thủy Quân Lục Chiến của anh ta lại với nhau, anh đã nghĩ về Napoléon, kẻ có lần từng ghi nhận rằng các hành vi can đảm mà các người lính sẽ thực hiện để có được một dải huy chương nhỏ bé.  Câu hỏi của chính ông cũng đã được trả lời khi, thay vì một cú đá mạnh vào đít, anh được ban thưởng Huy Chương Sao Đồng về công trạng do các hành động của anh ta tại Sàigòn trong tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư 1975.
       Chiếc thương thuyền SS Pioneer Contender, lôi theo sau hai chiếc bè đổ bộ được biến cải của Terry McNamara, đã đến được bán đảo Vũng Tầu và các chiên thuyền vòng ngoài của Hạm Đội Thứ Bảy khoảng 9:30 sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975.  Việc đầu tiên mà viên cựu [tổng] lãnh sự Mỹ tại Cần Thơ và viên hạ sĩ quan phụ trách lính PVANTQLC Cần Thơ của ông, Trung Sĩ Tham Mưu (Staff Sergeant) Steve Hasty, nhận thấy bao quanh họ, dòng nước xanh của Biển Nam Hải [sic] bừa bãi với mảnh vỡ của tàu bị đắm và đồ vật trôi dạt của các chiếc thuyền tỵ nạn chạy trốn.  Hai người đã chia nhau một bữa điểm tâm lạnh trên sàn chiếc thương thuyền khi một người đưa tin thông báo McNamara rằng hai chiếc bè LCM tơi tả của ông sẽ không còn cần thiết để di tản người Việt Nam từ bờ biển của bán đảo.
       Không lâu sau buổi trưa, McNamara và Hasty được di chuyển bởi tàu cứu nạn Nhật Bản sang một chiếnc tàu lớn hơn được thuê mướn bởi người Mỹ, chiếc LST Đại Hàn được xây dựng để đổ bộ các chiếc xe tăng, có khả năng đi biển.  Họ đã trải qua một tối lạnh lẽo nằm ngủ dưới sao đêm và hai mươi bốn tiếng sau, một đội phi cơ trực thăng Thủy Quân Lục Chiến đã đến vớt McNamara và càc công dân Mỹ của ông cùng Hasty và nhóm lính Thủy Quân Lục Chiến nhỏ bé của anh ta và đã chở họ đến chiếc USS Blue Ridge.  Cuộc phiêu lưu tự biên tự diễn của họ đã qua. [Phần tường thuật của chính Terry McNmara sẽ được dịch và đăng tải sau này trên Gió O, chú của người dịch].
       Khi chiếc trực thăng Huey chở McNamara bay cao bên trên Hạm Đội Thứ Bẩy, viên chức ngoại giao kỳ cựu quan sát chiều dài và chiều rộng của hạm đội.  Ông đã có một ý nghĩ: Làm sao mà một quốc gia với một sức mạnh lớn lao như thế lại kết thúc một cuộc chiến tranh bằng việc bỏ rơi đồng minh của nó và cứu vớt các công dân của chính nó trong một tình huống ô nhục đến thế? Trong khi chiếc tàu USS Blue Ridge lái đến Phi Luật Tân, Mcnamara đã gửi một điện văn về Bộ Ngoại Giao tại Hoa Thịnh Đốn về nơi chốn của ông và các nhân viên của ông và đã tìm cách đưa các ghi nhận của chính ông về hành trình theo đường sông [từ Cần Thơ ra biển, chú của người dịch].
       Trong khi đó Steve Hasty đã tìm thấy Jim Kean, sĩ quan chỉ huy của anh, tại khu biệt trú của Thủy Quân Lục Chiến trên tàu.  Khi Kean miệng cười toét nhận ra viên trung sĩ tham mưu trẻ tuổi của mình, ông hét to, “Anh đã thi hành công việc tốt đẹp mà chúng tôi kỳ vọng ở anh”.  Hasty sau đó đã được đẩy lên phần thượng tầng của chiếc tàu để được tra hỏi bởi đích thân Tướng Carey, một kinh nghiệm làm choáng váng cho một người lính áo xanh như thế.  Qua các ly trà đá, viên tướng đã cám ơn viên trung sĩ tham mưu về công tác tốt đẹp mà anh ta đã làm.  Một triệu ý nghĩ chạy ngang qua đầu của Hasty.  Sự phản bội của cơ quan CIA.  Việc leo lên tàu của Hải Quân VNCH.  Cuộc tấn công trên sông.  Trận mưa bão mù trời nhiều phần đã cứu vớt mạng sống của họ.  Nỗi tuyệt vọng của họ khi không tìm thấy một chiếc tàu Hải Quân Hoa Kỳ chờ đợi họ tại vùng châu thổ của con sông.
       Song khi viên tướng hỏi về cuộc hành trình, viên trung sĩ tham mưu biết giữ các ý kiến riêng của mình và chỉ trình bày các sự kiện không thôi.  Anh ta đã bước ra khỏi phòng riêng của viên tướng với ý nghĩ.  Ông không biết một nửa sự việc, thưa Ngài.
       Vào lúc hoàng hôn ngày 30 Tháng Tư, một lẽ thủy táng truyền thống đã được thực hiện trên sàn tàu USS Hancock.  Các quan tài thì trống rỗng.  Thi hài của Đại Úy William Nystul và Trung Úy Michael Shea không bao giờ được thu hồi từ chiếc trực thăng của họ, chiếc Swift 14, đã bị vỡ và chìm dưới nước sâu khoảng bảy mươi bộ Anh.
       Sau khi trưởng đoàn phi hành chiếc Swift 14, Stephen Wills, và nhân viên cơ khí bậc nhất của nó, Richard Scott, được cứu vớt từ Biển Nam Hải [sic], các vật phẩm duy nhất khác được thu hồi từ chiếc máy bay là bốn chiếc mũ của phi hành đoàn, và thanh ngang chân đáp xuống phía trước của chiếc trực thăng, với các bánh xe vẫn còn gắn vào đó.  Nguyên nhân của tai nạn không bao giờ được xác định, như như các sử gia Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến, Thiếu Tá George Dunham và Đại Tá David Quinlan sẽ viết sau này, “sự thiếu kinh nghiệm của phi hành đoàn và sự không quen thuộc với nhiệm vụ có thể đã là các yếu tố”.
       Cựu quân nhân trở thành nhà báo Bắc Việt, Đại Tá Bùi Tín, phó tổng biên tập tờ báo chính thức của Quân Đội Bắc Việt, tờ Quân Đội Nhân Dân, đi cùng với đội xe tăng dẫn đầu đã ủi xuyên qua cánh cửa trông như tấm vỉ sắt nướng thịt của các chiếc cổng dẫn vào Dinh Tổng Thống ở Sàigòn vào sáng ngày 30 Tháng Tư.  Trong khi ông Tín leo lên các bậc thang tới tòa kiến trúc hoa hòe giữa các lính bộ binh Bắc Việt đáng sợ, các kẻ điều khiển các xe tăng ngơ ngác, và các sĩ quan cấp thấp từ Quân Đoàn 2 của Tướng [Văn Tiến] Dũng, ông ta bị nhận lầm là một nhà lãnh đạo Cộng sản.  Ông ta được hướng dẫn bởi một viên phụ tá tổng thống đến một văn phòng riêng của Tướng Dương Văn Minh, mặc một chiếc áo ngắn tay và được bao quanh bởi các bộ trưởng của ông.  Ông Minh đã sẵn nói chuyện với người dân và quân đội Nam Việt Nam qua đài phát thanh – hạ lệnh họ ngừng chiến đấu và đoan chắc với họ rằng “một sự hòa giải và hòa hợp dân tộc” đang trong tầm tay.
       Giờ đây ông đã chào đón ông Tín với một lời loan báo ngắn ngủi khác: “Tôi đang chờ đợi từ sáng sớm hôm nay để chuyển giao quyền hành cho ông”.
       Ông Tín sửng sốt.  Ông hỏi một người chỉ huy xe tăng QĐBV về nơi chốn của Tướng Dũng.  Không ai hay biết.  Như thế, ông Tín nắm lấy tình hình.
      “Không có vấn đề chuyển giao quyền hành của ông”, ông ta nói với Tướng Minh.  “Quyền hành của ông đã sụp đổ.  Ông không có gì trong tay để giao lại, và do đó ông không thể giao lại những gì ông không thể có”.
       Như thể để hòan tất diễn tiến, ngay lúc đó một tiếng phát nổ của sự khai hỏa vũ khí tự động làm rung chuyển các cửa sổ.  Các bộ trưởng của Tướng Minh xao động, phía quân Bắc Việt không nhúc nhích.  “Quân lính chúng tôi chỉ đang ăn mùng”, ông Tín nói với các người trong phòng.  “Giữa người Việt Nam không có người thắng và không có người bị khuất phục.  Chỉ có người Mỹ bị đánh bại”.
       Lá cờ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, tức Việt Cộng, được treo cao trên Dinh Tổng Thống lúc 12:15 trưa, và khi ngày này trôi qua, Bùi Tín đã đi thăm thành phố bị bại trận.  Ông ta đã chụp ảnh các khúc to lớn của cây me rải khắp mặt đất của khuôn viên Tòa Đại Sứ Mỹ, và đi theo một toán quân Bắc Việt lên trên nóc tòa đại sứ, đang trống không, ngoại trừ sự vứt vung vãi các vũ khí bị thải hồi, các chiếc mũ sắt, và các chiếc áo giáp chống đạn.  Từ ở đó, trên nóc tòa kiến trúc cao nhất tại Sàigòn, ông ta có thể nhìn thấy các đám lửa vẫn còn đang cháy chung quanh thành phố, kể cả ở Phi Trường Tân Sơn Nhứt và khuôn viên Văn Phòng DAO bên cạnh.
       Muộn hơn vào buổi tối hôm đó, ông Tín đã biến mất vào một văn phòng nhỏ trong Dinh Tổng Thống để viết bản tin điện cho tờ báo của ông.  Ông đã viết một bài bốn trang giấy nhưng không biết làm sao để gửi nó đi cho các chủ biên của ông tại Hà Nội.  Ông đã xin quá giang một chuyến xe đi đến văn phòng DAO, hy vọng tìm thấy một máy viễn ấn còn hoạt động, nhưng khám phá rằng mọi trang thiết bị truyền tin đều đã bị làm hỏng bởi toán phá hủy thuộc Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
       Với một sự ức đoán, ông ta bước qua một tòa nhà nhỏ, nằm vòng ngoài của quần thể, một trong những kiến trúc đầu tiên được dựng lên bởi người Mỹ tại Sàigòn khi căn cứ được biết đến là Trại Davis.  Nó được chiếm ngụ bởi một toán truyền tin QĐBV để làm trụ sở.  Ông ta đã để lại bản tường thuật báo chí cho họ, và sau cùng nó đã được chuyển ra Hà Nội.    
       Những dòng mở đầu bài tường thuật của ông ta vì thế đã ghi: “Tôi đang viết bài báo này khi ngồi tại một bàn giấy trên tầng thứ nhì của Phủ Tổng Thống tại Sàigòn.  Cuộc chiến tranh lâu dài đã qua đi”.
       Frequent Wind: Trận Gió Thường Xuyên, cuộc hành quân Hoa Kỳ sau cùng tại Việt Nam, đã là một cuộc di tản lớn nhất và thành công nhất chưa từng được thực hiện.  Nó đã không được lập lại lần nào kể từ đó.  Trong các tuần lễ trước khi chiến dịch Frequent Wind được phóng ra hôm 29 Tháng Tư, các máy bay với cánh cố định đã di tản được 50,493 người, kể cả 2,678 cô nhi, từ Phi Trường Tân Sơn Nhứt của Saigòn.  Con số chính xác dân tỵ nạn được đưa ra biển bởi các trực thăng Không Quân Hoàng Gia [?] [Nam]Việt Nam, các máy bay tư nhân, các chiếc  xà-lan (barges), tàu đánh cá kéo lưới (trawlers) và các chiếc thuyền khác trong Tháng Tư đó, và bao nhiêu người đã đến nơi an toàn, thì không thể tính toán được.
       Với bầu trời đông đúc trên Sàigòn, các sĩ quan tình báo của Tướng Dũng chứng tỏ khá chính xác trong sự lượng định của họ về điều mà nhiều người đã sẵn mệnh danh như “Cuộc Hành Quân Di Tản Dunkirk của Mỹ”.  Các phi công máy bay trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã bay 682 phi vụ vào Sàigòn trong Chiến Dịch Trận Gió Thường Xuyên.  Tổng số 395 người Mỹ và 4,475 người Việt Nam và công dân nước thứ ba đã được di tản từ Văn Phòng DAO, với 978 người Mỹ và 1,220 người Việt Nam và những người khác đã được cứu vớt từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ.  Tổng cộng, hơn 7,000 người đã được bốc ra khỏi rhành phố trước khi nó bị chiếm cứ bởi binh si Bắc Việt và Việt Công.  Trong số 420 người bị bỏ lại đàng sau tại tòa đại sứ, hơn 100 người là công dân Nam Hàn.
       Trong 1.054 giờ bay bởi các phi công máy bay trực thăng Thủy Quân Lục Chiến trong các hôm 29 và 30 Tháng Tư, Đại Úy Gerry Betty trong chiếc CH-46 Lady Ace 09 ghi nhiều giờ nhất, đã bay 18.3 giờ trong thời khoảng 20 tiếng đồng hồ.  Trước khi có sự quay trở về của chiếc tàu mẹ của họ, chiếc USS Dubuque, từ Vịnh Thái Lan, phi đội của Berry vẫn không có một “phi cảng gốc”, và ông cùng phi hành đoàn của ông đã trải qua hai mươi bốn tiếng kế tiếp quá giang trên chiếc USS Duluth cho tới, hôm 1 Tháng Năm, khi chiếc tàu Dubuque xả hơi quay về lại Biển Nam Hải.  Bốn chiếc trực thăng của Berry sau đó quay về chiếc Dubuque, và au đó lái sang Okinawa.  Vì nỗ lực anh hùng của họ trong cuộc di tản, Phi Đội Sea Knights của Berry được vinh danh là Phi Đội của Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến trong năm vào năm 1975.
       Một ghi nhận nữa về máy bay trực thăng: chiếc trực thăng mà Steve Schuller nhận thấy đang đậu trên nóc tòa nhà trên đường Gia Long chiều ngày 29 đã trở thành một hình tượng mà cho đến ngày nay được tin tưởng một cách sai lạc là biểu trưng cho các người Mỹ cuối cùng rời Sàigòn.  Văn Phòng hãng thông tấn UPI nằm ở tầng trên cùng của Khách Sạn Peninsula Hotel, cách Pittman Apartments bốn khu phố. Trưởng phòng UPI là Alan Dawson, và có vài nhânh viên cùng thông tín viên tự do như Hubert van Es, một nhiếp ảnh gia Hòa Lan đã quyết định ở lại và tường trình sự chiếm giữ bởi quân Bắc Việt và Việt Cộng.
       Van Es vừa mới trở về sau khi đi chụp ảnh và đang ở trong phòng tối rửa phim.  Anh ta nhận thấy được một chiếc trực thăng trên nóc một tòa nhà.  Anh chụp lấy một chiếc máy ảnh và một ống kính 300 mm, ống kính dài nhất trong văn phòng, và phóng ra bao lơn.  Anh đã chụp được mười tấm hình của O. B. Harnage, một nhân viên của Cơ Quan CIA, đang giúp các thường dân leo lên chiếc trực thăng.  Sau khi rửa phim, Van Es đã lựa chọn một ảnh được in ra để chuyển bởi các tín hiệu phát thanh đến Tokyo từ văn phòng điện báo Sàigòn.  Tấm ảnh đen trắng khổ 5 x 7 phân Anh cần đến mười hai phút để gửi đi.  Van Es đã đi xuống mồ anh ta năm 2009, quả quyết rằng anh ta đã ghi xuống tin tức chính xác trong lời chú thích tấm ảnh, nhưng chính  các nhà biên tập đã giả định một cách lầm lẫn rằng nó là nóc nhà của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và là chiếc máy bay trực thăng Mỹ cuối cùng để di tản Sàigòn. [Phần tường thuật của chính Van Es về bức ảnh lịch sử này sẽ được dịch và đăng tải trên Gió O, chú của người dịch]
       Trong hồi ký của mình, A Time to Heal, [Tổmg Thống] Gerald Ford đã suy tưởng về sự thành công không được quảng bá của Mỹ trong những giờ phút kết thúc của Chiến Tranh Việt Nam.  “Khi mọi việc đã xong xuôi, tôi cảm thấy sự thỏa mãn và nhẹ nhõm sâu đậm rằng cuộc di tản đã là một sự thành công”, ông đã viết như thế.  “Tuy nhiên, vấn đề về những gì cần làm đối với các người tỵ nạn vẫn còn tồn tại.  Hơn 120,000 người trong họ đã tìm cách vượt thoát, nhưng họ đã không có nơi để đi đến.  Thái Lan không muốn họ.  Mã Lai, Nam Dương và Phi Luật Tân cũng thế.  Tôi cảm thấy Hoa Kỳ có một nghĩa vụ đặc biệt với họ, và vào ngày 30 Tháng Tư tôi đã yêu cầu Quốc Hội chấp thuận một dự luật sẽ cung cấp 507 triệu cho sự chuyển vận và chăm sóc họ.  Hạ Viện đã bác bỏ lời yêu cầu của tôi hôm 1 Tháng Năm.  Không thể tin được! Sau Thế Chiến II chúng ta đã mở các cổng của chúng ta và cung cấp một đời sống mới cho 1.4 triệu người di cư cùng 50,000 người nữa sau cuộc cách mạng Hung Gia Lợi trong năm 1956 và nửa triệu người Cuba sau khi Castro lên nắm quyền hành.  Trong năm 1975, các trại tỵ nạn đã được thiết lập khắp nước.  Với sự giúp đỡ của các công dân địa phương và các tổ chức thiện nguyện, 120,000 người Việt Nam đã bắt đầu một cuộc sống mới tại Hoa Kỳ, như những người tỵ nạn trước họ đã làm.”
       Những kẻ khác đã không may mắn như thế.  Mặc dù không có gì được hay biết một cách chính thức về số phận của khoảng 300 người tỵ nạn Việt Nam bị bỏ rơi trong khuôn viên tòa đại sứ — các người dân Nam Hàn bị bỏ lại đàng sau cuối cùng đã hồi hương về xứ sở của họ — theo chính phủ Hà Nội, hơn 200,000 các viên chức chính phủ, các sĩ quan quân đội, các binh sĩ Nam Việt Nam đã bị gửi đến “các trại cải tạo”, nơi sự tra tấn, bệnh tật, và thiếu dinh dưỡng lan tràn.
       Cựu tổng thống Nam Việt Nam, Tướng Dương Văn Minh, được đối xử khá hơn.  Vài ngày sau sự sụp đổ của thành phố thủ đô của ông, ông được phép quay trở về ngôi biệt thự của mình.  Ông đã sống ở đó trong tám kế tiếp trong sự ẩn dật, nuôi chim và chăm sóc các giống hoa lan ngoại nhập.  Trong năm 1983 ông được chấp thuận cho xuất cảnh sang Pháp, nơi ông sống gần Paris cho đến khi lại xuất cảnh lần nữa, sang Pasadena, California, nơi trong Tháng Tám 2001 ông bị bệnh và mất đi ở tuổi 85.
       Ông Minh đã sống đủ thọ để nhìn thấy Hoa Kỳ tái thiết lập các quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam dưới thời Tổng Thống Bill Clinton trong Tháng Bẩy 1995.  Tài sản tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cũ đựoc hoàn trả cho Hoa Kỳ, và chiếc cầu thang dẫn lên bãi đáp trực thăng trên nóc nhà được cứu vớt và giờ đây được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Gerald R. Ford ở Grand Rapids, Michigan.
       Vào sáng ngày 29 Tháng Tư, 1975, lúc 9 giờ sáng giờ Tiêu Chuẩn Miền Đông – mười bảy tiếng sau khi loạt pháo kích của quân Bắc Việt vào Phi Trường Tân Sơn Nhứt bắt đầu – Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến hai mươi tám tuổi Michael Maloney nhận được một cuộc điện thoại tại một căn phòng kéo dùng làm một văn phòng tuyển mộ của Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến đàng sau Chi Nhánh Bưu Điện dưới phố Boston, Massachusetts.  Ngoài các nhiệm vụ của anh ta như một sĩ quan tuyển mộ, Maloney cũng là sĩ quan phụ trách số quân nhân bị tổn thất trong khu vực.
       “Tôi có một thông báo về sự tổn thất, KIA: Killed In Action: Bị hạ sát trong khi công tác”, người gọi từ Ban Tổn Thất của Quận Hạt Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến Thứ Nhất tại Garden City, New York bắt đầu nói.  “Anh có sẵn sàng để ghi lại chưa?”
       Maloney đã sẵn sàng với một chiếc bút chì và tập giấy.
       “Tên – McMahon, Charles”, giọng nói tiếp tục.  “Cấp bậc – Hạ Sĩ.  Các vết đạn bắn phá tung thành nhiều mảnh.”
       Trong vòng chín mươi phút, Đại Úy Maloney và Trung Sĩ Xạ Thủ Hilliard Crosswhite đã đến bằng một chiếc xe đến ngôi nhà dành cho hai gia đình sơn màu hồng và trắng của Edna và Charles McMahon, Sr., ở Woburn.  Charles McMahon Sr., một công nhân cơ xưởng phiên ban đêm, đang ngủ và không nghe thấy tiếng gõ cửa của họ.  Sau khi tham khảo với cảnh sát địa phương, hai quân nhân Thủy Quân Lục Chiến đã quay trở lại ngôi nhà của McMahon đúng lúc Edna McMahon và đứa con trai trẻ hơn của bà, Scott, một Thủy Quân Lục Chiến vừa mới được tuyển mộ song vẫn còn trong thời gian chưa có nhiệm vụ cụ thể, đang tiến vào ngôi nhà.  Scott McMahon dừng chân để nói với họ — “Tôi có thể giúp gì được các ông, thưa ngài?  Có việc về anh của tôi phải không?” – nhưng Maloney và Crosswhite đã yêu cầu được phép vào trong nhà.  Edna McMahon đánh thức người chồng thức dậy, và gia đình tụ tập tại phòng bếp.
       Maloney thu hết can đảm.  “Thưa ông bà McMahon”, anh ta nói, “tôi tiếc phải thông báo với ông bà rằng con trai của ông bà, Charles, đã bị giết chết tại Việt Nam”.
       Maloney đã không nói – bởi anh ta không biết – rằng xác của đứa con trai cả của Charlie và Edna Mcmahon vẫn còn ở Sàigòn.
      Cách nửa đất nước, vào 11:30 sáng Giờ Tiểu Chuẩn Miền Trung trong cùng ngày, một chiếc xe Chevrolet màu đen chở hai quân nhân Thủy Quân Lục Chiến đã chặn Henry Judge khi ông ta sắp kết thúc các đợt đưa thư buổi sáng của ông tại Marshalltown, Iowa.  Chiếc xe đậu sát vào lề đường, các Thủy Quân Lục Chiến bước ra, và một người trong họ đã thông báo cho ông hay rằng con trai của ông, Darwin, đã bị hạ sát tại Việt Nam.  Họ đã đi bộ cùng với ông về ngôi nhà ván ghép màu trắng và đợi bên ngoài trong khi Henry nói cho bà vợ hay rằng con trai của họ đã chết.  Chiều hôm đó, ông bà Judges đã nói với toán đầu tiên của các thông tín viên bắt đầu cắm trại tại sân trước của họ.
       “Tẩt cả điều tôi có thể nói rằng Darwin đã cảm thấy nó đã phải có mặt ở đó để ngăn chặn Cộng Sản khỏi đến đây, Ida [?Edna] đã nói với các nam nữ ký giả tụ họp trong khi chồng của bà, Henry, đứng im lặng cạnh bà.  “Chúng tôi hãnh diện về đứa con đó.  Chúng tôi là người ngoan đạo Thiên Chúa, như quý vị thấy, và vị Chúa tốt lành sẽ chăm sóc chúng tôi.  Tôi yêu thương đứa con trai của tôi, nhưng khi đến giờ con phải ra đi …”
       Lá thư “thăm hỏi trên tàu” mà Juan Valdez đã viết cho gia đình McMahon đến tay họ ít ngày sau khi họ hay biết được về cái chết của con trai họ.  Hạ Sĩ Charles McMahon, Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (USMC), và Hạ Sĩ Nhất Darwin Judge, USMC, Đại Úy William Nystul, USMC, và Trung Úy Michael Shea, USMC, đã là bốn người sau cùng trong số 58,151 người Mỹ bị chết trong Chiến Tranh Việt Nam, cuộc chiến cũng đã làm thương tích 300,000 người Mỹ và tốn phí $670 tỷ mỹ kim đã điều chỉnh theo lạm phát.  Cuộc chiến đã chứng kiến cái chết của hàng triệu người Việt Nam không được nói tới.
       Với tám năm, năm tháng, và ba ngày – từ Nghị Quyết Vịnh Bắc Phần năm 1964 hồi Tháng Tám 1964 cho đến khi ký kết các Hiệp Định Hòa Bình Paris trong Tháng Một 1973 — Chiến Tranh Việt Nam cũng giữ kỷ lục cuộc xung đột quân sự chính thức dài nhất của Mỹ cho đến Tháng Sáu 2010, khi nó bị qua mặt về thời gian bởi Chiến Dịch Enduring Freedom tại A Phú Hãn.
       Vào ngày 1 Tháng Năm 1975, Đại Sứ Graham Martin, kẻ đã đồng ý tổ chức một cuộc họp báo tại phần nổi trên chiếc USS Blue Ridge, đã nhận được một điện tín sau cùng qua đường dây bí mật từ Bộ Trưởng Ngoại Giao Henry Kissinger.  Bức điện tín viết: “Tôi nghĩ cần khuyến cáo rằng ông nên tránh đưa ra mọi ý kiến công khai cho đến khi ông lập xong bản báo cáo lên Tổng Thống”.
       Các lời từ trước lâu của Kissinger chạy ngang qua đầu óc của Martin.  Ông phải lùi lại ra khỏi nơi đó bởi vì dân chúng Mỹ phải có một người nào đó để quy trách.  Martin đã bãi bỏ cuộc họp báo.  Song khi bị bắt gặp bởi các thông tín viên ở boong tàu bên dưới, vị đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại Nam Việt Nam đã tuyên bố, “Tôi nghĩ người Mỹ có quyền hãnh diện về cuộc di tản này.  Tôi tuyệt đối không có gì phải xin lỗi cả”./-        
***
HẬU TRUYỆN
Vào ngày 30 Tháng Tư, 2010, nhiều lính Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến có mặt trong những giờ cuối cùng của sự hiện hữu của đất nước Nam Việt Nam đã tụ họp tại Quantico, Virginia, để kỷ niệm 35 năm biến cố lịch sử.  Cuộc di tản hào hùng ba thập niên rưỡi trước đây đã được khởi động một các biểu trưng bởi cái chết của Darwin Judge và Charles McMahon, và cuộc họp mặt kỷ niệm biến cố sẽ kết thúc với sự tưởng nhớ buồn thảm về hai người lính Thủy Quân Lục Chiến trẻ tuổi bởi những người đã từng phục vụ với họ và đến những người mà số phận đã ban cho họ tặng phẩm của tuổi trung niên.  Giữa và trong số nhiều lễ tiết khác, các Thủy Quân Lục Chiến tụ họp đã tham dự buổi lễ mãn khóa Trường Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến năm 2010 với tư cách các khách danh dự, và thăm viếng Đài Tưởng Niệm Các Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, nơi họ tìm thấy danh tính của Judge và McMahon trên một kiến trúc bằng đá trầm mặc.
Mặc dù đã phân tán khắp nơi sau các cuộc phiêu lưu nhiều gian truân của họ, phần lớn các Thủy Quân Lục Chiến đóng ở Sàigòn vẫn còn là các bạn cá nhân hay giữ liên lạc xuyên qua Hiệp Hội Về Biến Cố Sụp Đổ Của Sàigòn (Fall of Saigon Association), được đồng thành lập và hợp thức hóa bởi luật sư Doug Potratz trong năm 2000.  Một số không ít tiếp tục từ quân vụ của họ tại Việt Nam để xây dựng một binh nghiệp trong Binh Chủng.  Không phải tất cả mọi ngườiu đều có thể có mặt trong buổi tái ngộ này – ba trong “Mười Một Người Sau Cùng: Final Eleven”, kể cả Jim Kean, đã từ trần trước đó – nhưng như người đứng ra tổ chức cuộc họp mặt, cựu lính Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến Sàigòn, Ken Crouse, đã ghi nhận, “Họ vẫn còn ở với chúng ta, trong trái tim và đầu óc của chúng ta”.
Mặc dù hiếm được nói tới, hai sự hiện diện như bóng ma treo lơ lửng trên cuối tái ngộ cuối tuần kỷ niệm ba mươi lăm năm đó.  Người đầu tiên là vị đại sứ sau cùng tại Sàigòn, Graham Martin.  Tiếp theo sự trở về từ Việt Nam, Martin, kẻ không hề một lần nữa lại phục vụ ở hải ngoại trong bất kỳ tư cách nào của Bộ Ngoại Giao, được bổ nhiệm làm phụ tá đặc biệt cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Henry Kissinger.  Ông đã về hưu không lâu sau đó, trong năm 1977, mắc chứng bệnh khí thủng (emphysema) và phải thở bằng một bình oxygen.  Ông và người vợ, Dorothy, đã quay trở về quê quán của họ tại Winston-Salem, North Carolina, nơi họ ăn uống nơi nhà một trong các người anh em họ trẻ tuổi hơn của Martin, người đang theo học đại học trong khu vực.  Martin đã mất trong năm 1990 ở tuổi bảy mươi bảy.  Trong năm 2002, người anh em họ, yêu cầu được giấu tên, có viết một lá thư cho trang mạng của Hiệp Hội Fall of Saigon Association trong đó ông có ghi, “Tôi trải qua từng đêm này sang đêm khác nghe các sự hồi tưởng của ông, sự tường thuật giải bày của ông về những gì xảy ra không như mong đợi và các niềm hối tiếc của ông.  Theo bà Dorothy, Grahm chưa bao giờ hoàn toàn hồi phục từ các biến cố trong Tháng Tư 1975.  Bà nói chúng đã dằn vặt ông đên chết trong 15 năm.”
Một sự hiện diện trong buổi họp mặt khác không hề được thảo luận tới, nhung được cảm nhận trong nội tạng, là sự hiện diện của Tướng Văn Tiến Dũng, viên tư lệnh Cộng Sản trong năm 1975 đại diện cho tất cả mọi điều mà Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chiến đấu chống lại tại Việt Nam.  Quyển sách của ông Dũng, Đại Thắng Mùa Xuân, được viết trong một văn phong thú vị một cách ngạc nhiên, đã trở thành tác phẩm tiêu chuẩn từ quan điểm của Bắc Việt về chiến tranh và những ngày cuối cùng của nó, và các quân nhân Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến kỳ cựu đã không ngạc nhiên khi hay biết rằng tiếp theo sau sự chiếm cứ Sàigòn, ông Dũng đã chỉ huy cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt cũng như cuộc xung đột biên giới phát sinh năm 1979 với Trung Quốc.  Trong năm kế, ông ta trở thành bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam, một chức vụ ông nắm giữ trong bảy năm cho đến khi bị loại bỏ.  Sau đó, ông Dũng đã sống im lặng cho đến khi từ trần trong Tháng Ba 2002.
Một cách mỉa mai, tại một bữa ăn tối Thứ Bẩy trong một mô hình rập khuôn Quán Rượu Tun Tavern nổi tiếng trên nền của Bảo Tàng Viện Quốc Gia về Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến, cả các ý nghĩ lẫn các ly rượu được nâng lên trong sự tưởng nhớ đến một nhân vật nổi tiếng khác đã từ trần, kẻ mà các cảm tình chính trị có thời từng bị nhìn bởi nhiều Thủy Quân Lục Chiến là không mấy khác biệt với các lãnh tụ Cộng Sản tại Bắc Việt Nam.  Bởi chính cố Thượng Nghị Sĩ Edward M. Kennedy của Tiểu Bang Massachusetts là kẻ, bắt đầu từ Tháng Năm 1975, mở đầu cho các cuộc thương thảo mạnh mẽ, sau hậu trường với Hà Nội đưa đến sự giải thoát các di cốt của Hạ Sĩ McMahon và Hạ Sĩ Nhất Judge, được hoàn trả cho hai phụ tá của thượng nghị sĩ tại Thành Phố Sàigòn trong Tháng Ba 1976 và được chở về Hoa Kỳ để mai táng theo nghi lễ quân cách.
Tương tự, một nhân vật dân sự nữa đã chiếm giữ một vị thế đặc biệt trong trái tim và đầu óc của các cựu Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến: cựu [tổng] lãnh sự Mỹ tại Cần Thơ, Francis Terry McNamara.  Mặc dù nhóm ở Sàigòn xa lạ vào lúc đó “cuộc giang hành” nổi tiếng của McNamara, các chiến công của ông từ lâu đã đi vào các niên sử không chính thức của Bộ Ngoại Giao và Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến.  Trung thành với lòng yêu mên của ông dành cho Việt Nam và người dân của nó, theo sau cuộc di tản Sàigòn, McNamara xung phong làm giám đốc Ban Đặc Nhiệm để Tái Định Cư Dân Tỵ Nạn Đông Dương tại Bộ Ngoại Giao.  Từ chức vụ đó, ông tiếp tục phục vụ làm tổng lãnh sự tại Quebec, Csanada, phó trưởng phái bộ tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Beirut, Lebanon; và phụ tá thứ trưởng ngoại giao đặc trách các sự vụ công chúng.  McNamara cũng phục vụ với tư cách thành viên chuyên về ngoại giao tại Viện Hoover Institution của Đại Học Stanford và là nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại Học Quốc Phòng (National Defense University).  Sau ba mươi bảy năm công vụ, ông về hưu trí tại McLean, Virginia, trong năm 1993, để viết hồi ký của ông, thuật lại cuộc phiêu lưu của ông xuôi dòng sông Cần Thơ (River of Poems).
Khi một vài người tại cuộc họp mặt hỏi Steve Hasty khi nào anh ta sẽ ngồi xuống để viết lại câu chuyện đi biển của chính anh về “Câu Lạc Bộ Du Thuyền Cần Thơ: Cần Thơ Yatch Club”, anh mỉm cười một cách buồn bã và nói, “Có thể khi tôi có thì giờ trong kiếp sau của tôi”.  Anh có thể không nói dỡn chơi.  Trước khi về hưu trong Tháng Hai 2009 sau một binh nghiệp bốn mươi mốt năm xuất sắc, Hasty đã trở thành một đại tá hiện dịch lớn tuổi trong toàn thể Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến, cũng như là Thủy Quân Lục Chiến hiện dịch phục vụ lâu dài nhất.  Một năm sau khi rời khỏi Cần Thơ, Hasty được tuyển chọn cho một sự bổ nhiệm làm một chuẩn úy, và ngay sau đó đã bắt đầu một hành trình bao gồm các sự bổ nhiệm trong ngành tình báo quân đội, Trường Trinh Sát – Bắn Tỉa (Scout-Sniper School), và phản khủng bố.  Trong năm 1988, anh đã tốt nghiệp hạng bình (magna cum laude) từ Đại Học George Washington University với cấp bằng về Trung Đông học và các quan hệ quốc tế, và hai năm sau đó đã tình nguyện cho nhiệm vụ chiến đấu trong Chiến Dịch Tấm Khiên Sa Mạc (Operation Desert Shield) và tiếp tục trong khả năng đó trong suốt Chiến Dịch Trận Bão Sa Mạc (Operation Desert Storm).
Anh đã trau dồi sự tinh thông chống khủng bố và thu thập tình báo trong các nhiệm sở sau đó tại Turkey, vùng Kurdistan ở phía bắc của Iraq, Somalia, Cairo, Haiti, Bosnia, Cuba, Peru, Norway, và Kosovo, và ba tuần trước khi có các cuộc tấn công ngày 11 Tháng Chín, anh đã đảm trách chỉ huy tất cả các linh Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến tại các cơ sở ngoại giao Hoa Kỳ trên toàn thế giới.  Tiếp theo sau việc chỉ huy này, anh lại một lần nữa tình nguyện cho nhiệm vụ chiến đấu, tại Iraq, và theo sau sự cử nhiệm đó với hai sự điều động đến A Phú Hãn.   Chiếc rương của Hasty đầy các huy chương bao gồm Huy Chương Công Tác Ưu Việt Quốc Phòng, Chiến Công Bội Tinh (Legion of Merit), Huy Chương Ngôi Sao Đồng với Huy Hiệu Anh Dũng và ba Ngôi Sao Vàng, Huy Chương Công Trạng Quốc Phòng với ba Bó Lá Cây Sồi, Huy Chương Công Trạng, Huy Chương Tuyên Dương Công Tác Hỗn Hợp, Huy Chương Tuyên Dương Hải Quân với Huy Hiệu Anh Dũng và Ngôi Sao vàng, huy chương Thành Tích Công Tác Hỗn Hợp, Huy Chương Giải Thưởng Công Lao Danh Dự Bộ Ngoại Giao, và mười bẩy bằng tuyên dương của các đơn vị Hoa Kỳ và ngoại quốc.
Trong cùng bữa ăn tối kỷ niệm đó tại Quán Tun Tavern, khi không ít lời đàm thoại tất nhiên hướng đến các câu chuyện di tản từ khuôn viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, tên của Gerry Betty được nhắc lại bởi ít người.  Vào đúng lúc ấy, Betty, kẻ được mời tới Quantico bởi hiệp hội, ở cách xa một lục dịa, đang được chiêu đãi như khách danh dự tại Bảo Tàng Viện Flying Leatherneck Aviation Museum tại Miramar, California, nơi chiếc máy bay cũ của anh ta, chiếc CH-46 Sea Knight, Lady Ace 09, được đặt để trưng bày thường trực.
Tiếp theo sau sự sụp đổ của Sàigòn, Betty đã thăng tiến một cách vững chắc qua các cấp bậc của binh chủng, phục vụ tại các nhiệm sở quanh thế giới và đã theo học tại cả Trường Cao Đẳng Tham Mưu và Chỉ Huy Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và Cao Đẳng Chiến Tranh Hải Quân, từ đó anh đã đạt được một bằng cao học về nghiên cứu chiến lược.  Tại nhiệm sở cuối cùng của anh, khi đó đã được thăng cấp đại tá, Betty đã chỉ huy hơn sáu mươi máy bay và 3,000 Thủy Quân Lục Chiến và thủy thủ yểm trợ các hoạt động của hạm đội trong Chiến Dịch Tấm Khiên Sa Mạc.  Trong khi phục vụ, anh cũng tìm giờ để kiếm được một bằng cao học từ trường Salve Regina College, điều tốt hơn nữa, có lẽ, là việc thán phục các họa kiểu phức tạp trên ba Huy Chương Phi Hành Xuất Sắc, hai huy chương Chiến Công, hai Huy Chương Không Quân Phi Vụ Đơn Thân, một Huy Chương Tuyên Dương Hải Quân, và Dây Biểu Chương Hoạt Động Chiến Đấu và bốn mươi sáu Huy Chương Không Quân.  Vào lúc hồi hưu khỏi Binh Chủng trong năm 1993 sau hai mươi lăm năm phục vụ, Betty đã thu thập được hơn 4,800 tổng số giờ bay.  Ngày nay, Betty, kẻ đã tiến tới việc thành lập một công ty an ninh phi hành, chia đôi thời giờ giữa Florida và tiểu bang quê quán của anh ở Montana.
Số phận của các Thủy Quân Lục Chiến là những kẻ sau cùng rút ra khỏi Sàigòn bao gồm từ vui vẻ đến chua chát.  Tại cuộc tái ngộ, các lời cầu nguyện im lặng được khấn cho hai “Bobbys” đã từ trần – Schlager và Frain.  Người kể tên trước, kẻ mà công tác tại Sàigòn là lần công tác thứ ba của anh ở Việt Nam, đã phục vụ hai mươi ba năm trong Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến trước khi hồi hưu và trở thành giám thị kiểm tra phẩm chất cho một công ty tại tiểu bang Washington.  Anh vẫn còn là một kẻ thích hoạt động ngoài trời nhiệt thành, đi bộ và cắm trại khắp vùng Tây bắc Pacific cho đến khi đời sống của anh bị cắt ngắn bởi chứng ung thư, trong Tháng Hai 2003, ở tuổi sáu mươi hai.
Trong trường hợp của Frain, anh đã ra khỏi Thủy Quân Lục Chiến không lâu sau Sàigòn, và các chiến hữu của anh đã mất sự tiếp xúc với anh ta cho mãi đến 1992, trước khi có sự từ trần của anh không lâu.  “The Body Beautiful” [ức đoán là biệt hiệu của anh ta, chú của người dịch] đã vươn ra ngoài trong một lá thư gửi cho viên trung sĩ cao nhất ngày trước của anh, Juan Valdez.  Frain đã viết rằng sau khi anh xuất ngũ khỏi Binh Chủng trong năm 1975, anh đã di chuyển về lại vùng Tây Bắc Thái Bình Dương [Pacific Northwest, tức vùng Tiểu Bang Washington, chú của người dịch], theo học đại học, đã đỗ bằng cử nhân về tài chính doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, và đã khởi sự một chức nghiệp dân sự như một phân tích viên ngân sách cho Bộ Năng Lượng Tiểu bang Washington.  Trong các thập niên kế tiếp, anh đã làm cha bốn “đứa con gái xinh đẹp”, song cũng trải qua ba mươi cuộc giải phẫu vì bệnh ung thư và chứng bệnh Crohn.
“Chúng ta tất cả đều bị ném mình vào một thời điểm và không gian sẽ tồn tại như một phần của lịch sử”, Frain đã đã kết thúc bức thư của anh gửi cho Valdez.  “Có một mối ràng buộc không thể nào diễn tả bằng từ ngữ sẽ mãi mãi nối kết chúng ta”.  Nỗi đau đớn của các bệnh tật này thì quá nhiều để nhận lãnh, Frain đã tự tử trong năm 1993.
Cả hai Bobby Frain và Bobby Schlager đều đã được chôn tại Nghĩa Trang Quốc Gia Willamette tại Richland, Washington.
Tương tự, bất kỳ khi nào tên của “Silent” Phil Babel được nêu lên tại cuộc họp mặt, nó luôn luôn được nói trong giọng điệu nín lặng.  Không lâu sau cuộc di tản, các đồng sự Thủy Quân Lục Chiến của anh đã mất tiếp xục với Babel, và để trả lời các sự tra hỏi của họ, anh ta nói rõ ràng anh đã không muốn dính dáng gì với họ.  Sau khi hay biết được sự từ trần của Frain, Valdez đã thực hiện một nỗ lực phối hợp để vươn tới Babel bằng cách du hành đến nhà anh ta ngoại ô San Antonio.  Babel đã từ chối gặp anh, và Valdez đã bị xua đuổi ra khỏi cổng trước bởi bà vợ của Babel.
Mặt khác, tên của Duane Gevers, chỉ mang lại các nụ cười mỉm và tiếng cười lớn.  Sau khi Gevers rời khỏi Thủy Quân Lục Chiến trong năm 1977, anh dường như đã biến mất khỏi mặt đất cho mãi đến trong thập niên 1980, các cựu đồng sự PVANTQLC bắt đầu nhận được các cú điện thoại từ anh nài nỉ họ gia nhập cùng với anh ta tại Saudi Arabia, nơi Vua Chợ Đen [Black Market King, biệt hiệu của Gevers, chú của người dịch] đã đạt được một hợp đồng từ một ông hoàng Saudi nổi tiếng để cung cấp an ninh.  Ngày nay, Gevers vẫn còn đang đảm trách và vận tải hàng hóa như một người lái xe tải đường dài.
Không ít các PVANTQLC ở Sàigòn tiếp nối sự phục vụ trong Thủy Quân Lục chiến của họ bằng các chức nghiệp trong sự chấp hành luật pháp.  “Big” John Ghilain, người đã rời khỏi Sàigòn trên chiếc trực thăng thứ nhì ngay trước chiếc sau cùng, đã giải ngũ trong năm 1977 và gia nhập Phòng Cảnh Sát Medford, Massachusetts, nơi anh ta vẫn còn đang phục vụ với tư cách sĩ quan tuần cảnh cũng như một thành viên của Đội Phòng Vệ Danh Dự của Phòng này.  Ghilain cũng là phó chủ tịch của Hiệp Hội The Fall of Saigon Association và vẫn còn tích cực trong công việc cấp phát học bổng dành cho sự tưởng nhớ McMahon và Judge.
Dave Norman đã ròi khỏi Binh Chủng trong năm 1976 để tìm kiếm một cấp bằng đại học, và khi là một sinh viên, anh đã được tuyển dụng bởi Văn Phòng Cảnh Sát Trưởng Quận Greene County (tiểu bang Ohio), làm việc trong các công tác chìm chống nha phiến.  Ba năm sau, anh được tuyển làm một sĩ quan toàn thời gian bởi phòng cảnh sát Piqua, Ohio, và bốn năm sau được thuyên chuyển đến Văn Phòng Cảnh Sát Trưởng Quận Miami, cũng thuộc tiểu bang Ohio.  Anh đã đỗ bằng cao học ngành tư pháp hình sự và vẫn còn là một thám tử của Quận Miami.
Steve Bauer đã đi một vòng quanh co hơn đến phù hiệu thi hành luật pháp của anh.  Anh đã phục vụ trong hai mươi năm trong Binh Chủng, theo sau sự bố trí toán PVANTQLC Sàigòn với các nhiệm sở tại San Diego, Alaska, Okinawa, và Coronado, California, trong các chức vụ thay đổi như trung sĩ trung đội bộ binh, giảng viên huấn luyện, liên lạc Thủy Quân Lục Chiến với Lục Quân Hoa Kỳ, và Hà Sĩ Quan Phụ Trách [NCOIC: Non-Commisioned In Charge, chú của người dịch] của một Đơn Vị Thám Thính Thủy Bộ.  Anh được tuyển cho lên chuẩn úy và trong Chiến Dịch Trận Bão Sa Mạc đã phục vụ với tư cách sĩ quan [vũ khí] hóa chất, sinh học, hạt nhân của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Thứ Nhất.  Theo sau Chiến Dịch Trận Bão Sa Mạc, anh đã quay trở lại Trại Camp Pendleton với tư cách viên chức chấp hành của một công ty giảng huấn và đã hồi hưu trong năm 1992.  Trong khi phục vụ, Bauer đã lấy một nữ thủy thủ Hải Quân, và khi cô vợ được chuyển về Newport, Rhoda Island, anh đã di chuyển sang miền đông và bắt đầu đi học trường luật.  Nhưng khi vợ anh lại được thuyên chuyển một lần nữa, về Pensacola, Florida, anh đã bỏ trường luật và đã khởi sự một chức nghiệp thứ nhì với Phòng Cảnh Sát Pensacola, nơi anh vẫn còn phục vụ với tư cách một trung sĩ tuần cảnh.
Terry Bennington, kẻ có mặt trong cuộc tái ngộ, đã chuyển từ Sàigòn sang một nhiệm sở Phòng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến tại Vienna, Áo Quốc.  Anh đã là một trong các PVANTQLC đang công tác trong năm kế tiếp khi Tổng Thống Ford bị trượt té nổi tiếng xuống từ thang máy bay trong cuộc thăm viếng nước Áo của ông.  Khi Tổng Thống Ford hay biết rằng Bennington đã là một trong các Thủy Quân Lục Chiến sau cùng rời khỏi Sàigòn, tổng thống đã mời viên hạ sĩ quan gặp ông một cách riêng tư trong một cuộc đàm thoại ba mươi phút trong đó Bennington “đã cám ớn ông đã lấy chúng tôi ra khỏi đó”.  Sau đó trong buổi tối, Betty Ford [vợ Tổng Thống Ford, chú của người dịch] đã điện thoại cho anh lấy địa chỉ bố mẹ anh để bà có thể gửi cho họ một bức ảnh chụp của anh với ông Ford.
Bennington đã hồi hưu khỏi Binh Chủng với cấp bực thượng sĩ (sergeant major) trong năm 1995, sau khi đã phục vụ hai mươi bốn năm.  Anh đã trở thành một huấn luyện viên Lính Trừ Bị Junior ROTC tại Quận Henrico, tiểu bang Virginia, và bốn năm sau đó đã bắt đầu làm việc cho chính quyền liên bang tại Quantico với tư cách một phân tích viên các sự giả cách (simulations).  Bennington hiện là phó giám đốc Ban Huấn Luyện Các Sự Giả Cách, Huấn Luyện và Giáo Dục Chỉ Huy, nhằm phát triển các phương pháp để cứu sinh mạng của nhân viên Mỹ đang phục vụ tại A Phú Hãn và Irap, nơi con trai của anh đã phục vụ hai lần với tư cách một Thủy Quân Lục Chiến.
Steve Schuller đã đóng góp hai mươi năm (và hai mươi bốn ngày) cho quân vụ và về hưu từ Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến vào năm 1991 với cấp bậc trung sĩ xạ thủ (gunnery sergeant) – nhưng không phải trước khi thực hiện được giấc mơ của anh và được điều động sang Okinawa với tư cách một “bộ binh siêu tuyệt” (super grunt) của tổ Trinh Sát Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Thứ Ba.  Anh có nói mình “đã trải qua các năm tốt nhất của cuộc đời” khi sống ở bụi cây “phục kích” các đại đội đi bộ Thủy Quân Lục Chiến thay nhau luân phiên đi xuyên qua rừng của Okinawa, nhưng cảnh huống gần nhất với chiến đấu là việc huấn luyện với đạn thật cùng Các Thủy Quân Lục Chiến Đại Hàn Dân Quốc.  Nằm giữa nhiệm vụ Trinh Sát là sự bố trí PVANTQLC cuối cùng hậu Sàigòn sang New Delhi, Ấn Độ, và sau này thi hành vài công tác trong nước, từ giảng viên huấn luyện trên Đảo Parris đến viên chức tuyển mộ tại cả tiểu bang quê quán của anh ở Connecticut lẫn ở tổng hành dinh Thủy Quân Lục Chiến tại Hoa Thịnh Đốn.
Như một người dân sự, Schuller đã khởi lập một công ty xây dựng tu bổ nhà cửa và trong năm 2001, gần ba mươi năm ngày sau khi anh rời nông trại của mẹ anh để bắt đầu cuộc phiêu lưu trong Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến, anh đã quay trở về mảnh đất tại vùng tây bắc Connecticut nơi mà anh cùng người vợ di chuyển vào ngôi nhà mà họ xây dựng đối diện với cánh đồng của trang trại thuộc gia đình anh, chỗ họ vẫn đang sinh sống.
Mike Sullivan tiếp tục ở lại trong Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và hồi hưu trong Tháng Một 1988 sau khi phục vụ trong hai mươi mốt năm.  Anh đã quay lại trường đại học và đỗ bằng cao học về hành chính công quyền cùng lúc khi anh đang làm việc tại Đại Học National University với tư cách cố vấn tài chính cho các sinh viên.  Sau khi nhận được văn bằng, Sullivan đã làm việc cho hệ thống tòa án thuộc Quận Orange County, California, ở cả các ban hình sự lẫn khiếu nại nhỏ nhặt.  Anh đã rời công việc trong năm 1993 để trở thành người chăm sóc toàn thời gian cho đứa con trai, Sean, bị mắc chúng loạn dưỡng bắp thịt (muscular dystrophy).  Anh đã làm công việc này cho đến Tháng Mười Hai, 2009, khi Sean bị mất.  Theo Sullivan, “Kể từ đó vợ tôi và tôi vẫn còn đang cố gắng để bám giữ lấy cuộc sống không có cháu Sean”.
Tiếp theo sau cuộc di tản của Sàigòn, Jim Kean ở lại trong Binh Chủng trong tám năm nữa, hồi hưu với cấp bậc trung tá trong năm 1983 sau hơn hai mươi ba năm quân vụ.  Anh đã sử dụng sự lưu loát Hoa ngữ và kinh nghiệm của anh tại Đông Nam Á để thành lập ra Yankee Traders, một công ty xuất-nhập cảng các sản phẩm Á Châu, và đã đánh cuộc sự thành công của sự kinh doanh đó vào việc mua lại một công ty khác, Pacific Grinding Wheel, tại Marysville, tiểu bang Washington.  Trong năm 1998, anh đã về hưu khỏi công việc dân sự và, với tất cả năm đứa con đã trưởng thành của họ và đều đã tự lập, anh và Rosanne đã dọn đến Cummaquid, Massachusetts, nơi anh ta dự định viết quyển tự truyện của mình.  Sinh hoạt hàng ngày của anh bao gồm các vòng bơi buổi sáng tại một hồ tắm địa phương, và vào ngày 5 Tháng Năm, 2008, khi ra khỏi hồ tắm, anh bị cơn đau tim gây chết người.  Anh được chôn cất tại Nghĩa Trang Quốc Gia Massachusetts ở Bourne.
Được nhớ nhung da diết tại cuộc tái ngộ 2010 là Trung Sĩ Juan Valdez.  Ở tuổi bẩy mươi hai, bộ râu mép dầy, rậm rạp của “Frito Bandito” giờ đây đã hoàn toàn ngả bạc nhưng cách nào khác, anh vẫn còn trong tình trạng sẵn sàng chiến đâu.  Valdez, kẻ điều khiển với tư cách chủ tịch Hội The Fall of Saigon Association từ ngôi nhà của anh tại Miền Nam California, đã dự định tham dự biến cố cuối tuần sau khi ngừng chân ngắn ngủi tại thành phố quê quán của anh ở San Antonio, Texas.  Nhưng anh đã ngã bệnh vì cảm cúm trên chuyến xe hỏa chở anh sang miền đông và đã miễn cưỡng quay trở về California.  Anh đã hoàn toàn hồi phục.
Viên Trung Sĩ Thượng Đẳng đã trải qua ba mươi năm trong Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến yêu dấu của anh, kể cả các nhiệm vụ PVANTQLC tại Vienna và Brusseks.  Anh cũng đã phục vụ như một Quân Cảnh (MP) lưu thông bằng xe gắn máy tại Hawaii, và trong một công tác biệt trú tại Trại Pendleton trong Tháng Sáu 1985 anh đã được thăng lên cấp bậc cao nhất dành cho quân nhân đăng lính của Binh Chủng, chánh trung sĩ pháo thủ (master gunnery sergeant).  Anh đã hoàn tất chức nghiệp quân sự hiện dịch tại Trại Camp Pendleton trong Tháng Sáu 1985 và đã chọn vùng sát phía bắc của San Diego làm nơi ở.  Trong mười hai năm sau ngày hồi hưu, Valdez đã làm phụ tá quản lý nhà ở của Cơ Quan Gia Cư Cho Các Gia Đình Trong Trại của Trại cho đến khi hồi hưu sau cùng khỏi công việc dân sự trong năm 1997.
Là một người học hỏi thâm niên về bất kỳ và mọi điều kích thích anh ta, trong suốt chức nghiệp lâu dài của mình, Valdez đã đỗ các bằng cao đẳng về lịch sử nghệ thuật và quản trị và giám sát tư pháp hình sự, địa ốc, và quản trị khách hàng.  Anh đang tiếp tục theo học các Trường Cảo Đẳng Cộng Đồng tại Palomar và MiraCosta, với các dự định chuyển tiếp lên Đại Học Uinersity of California tại San Marcos “trong tương lai gần”.
Sau bữa ăn tối tại Quán Tun Tavern vào đêm ngày 1 Tháng Năm 2010, một số các bạn chưa sẵn sàng về nhà.  Khoảng một tá đã lang thang đến Command Post (Quán Đồn Chỉ Huy), một quán rượu được ưa thích tại căn cứ Quantico, nơi các chiếc bàn được lại lại sát nhau để mọi người có thể ngồi và nói chuyện.  Các tấm ảnh mới được chụp và các ảnh cũ được chuyền quanh, các ký ức được chia sẻ và tranh luận, các ly rượu được gọi (và tái gọi).  Đã có đầy tiếng cười khi các người nhắc lại sự tô điểm việc chiến đấu từ lâu của họ [?, đoạn này viết khó hiểu, sai văn phạm và không rõ nghĩa, chú của người dịch] được phóng đại cho nhau về một biến cố định hình đời sống của họ ba mươi lăm năm trước đây.
Đến lúc kết thúc cuộc họp mặt ngẫu nhiên này, thái độ đột nhiên trở nên buồn rũ khi John Ghilain và Dwiight McDonald, ngồi ở đầu dẫy bàn nối dài, bày tỏ sự hối tiếc rằng tióan biệt phái PVANTQLC Sàigòn đã để lại hai người khi họ rời khỏi thành phố.  “Cho đên ngày hôm nay, tôi vẫn mong muốn rằng chúng ta đã mang được các Thủy Quân Lục Chiến đó về nước với chúng ta”, McDonald thì thầm, và các chiếc đầu quanh bàn đã gật gù một cách im lặng.
Sau đó không còn gì để nói.  Đã đến lúc quay về nhà , và để cho các cựu Thủy Quân Lục chiến này tiếp tục đời sống của họ./-
Nguồn: Bob Drury & Tom Clavin, Last Men Out, The True Story of America’s Heroic Final Hours in Vietnam, Free Press: New York, London, Toronto, Sydney, 2011, chapter Epilogue, các trang 251-262; Postscript, các trang 263-271..
Bob Drury & Tom Clavin
Ngô Bắc dịch và phụ chú – Trích từ Gió-O
(Tạp chí Phía trước) 

Bùi Văn Bồng - Nghịch lý đương đại


- Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là nói quá nhiều trong hội nghị, nhưng hai từ “xin lỗi” khó phát âm.
- Chức danh trên mây, uy tín đáy bùn.
- Nói lý thuyết rất hùng hồn, nhưng nói thật lòng mình ấp úng.
- Văn hóa lớp ba làm Tổng giám đốc, ba bằng đại học ngồi bóc hạt điều.
- Bảy người làm cật lực, nhưng phải nhịn đói nuôi béo hai người nhàn hạ.
- Gật đầu và cười xin được nghe sự thật, nhưng nghe sự thật lại lắc đầu và nổi đóa ngay.
- Nói rất hào hứng, nhưng không hề thấy cử tọa tỏ thái độ mất hứng, phản ứng.
- Khoa học hiện đại, chính xác, nhưng khoa nói cũ rích, tùy hứng.
- Nhiều việc làm dễ kiếm tiền, nhưng mất nhiều tiền chưa dễ kiếm được việc làm.
- Quan chức được học rất nhiều luật, nhưng khi làm thì lờ luật và lách luật.
- Quan chức thích xử ai tội gì rất dễ, nhưng khi quan chức có tội thì…khó đưa ra xét xử.
- Biệt thự, xe sáng choang, nhưng phát ngôn bị tối dạ.
- Thẻ đảng màu hồng, lương tâm đen nhẻm.

- Quyền chức lên nhanh, nhưng tiến bộ quá chậm. Địa vị rất cao, nhưng uy tín quá thấp.
- Ông cụ quá già, lấy vợ nhỏ tuổi hơn cháu út.
- Cống hiến mấy chục năm, nhưng phá sự nghiệp chỉ một vài chữ ký.
- Quên cả trăm triệu dân, chỉ nhớ gia đình mình.
 - Có vô số chốn quan trường, nhưng không có trường dạy làm quan.
 - Quan nói mười, làm không được một; dân không được mở miệng, làm gấp nghìn lần.
- Ôm chặt chủ nghĩa, chủ tọa, chủ đất, chủ tài khoản, chủ chi, nhưng lại buông lơi chủ quyền dân tộc.
- Thu cả thế giới vào màn hình nhỏ, nhưng lòng tham tung tóe khắp nơi.
- Chạy đủ cách nhiều tiền, nhưng bị mất danh dự.
- Nhìn ra cả thế giới, nhưng không nhận ra chính mình..
- Ban hành rất nhiều luật, nhưng làm theo ý vài cá nhân; cả rừng luật, nhưng xử theo luật rừng.
- Chúng ta có những tòa building cao hơn nhưng sự kiên nhẫn của mình lại ngắn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn, nhưng cái nhìn của mình lại nhỏ hẹp hơn.
- Chúng ta tiêu xài nhiều hơn, nhưng có được ít hơn, mua sắm thêm hơn, nhưng thưởng thức lại kém hơn.

- Ta có căn nhà to rộng hơn, nhưng gia đình nhỏ bé hơn.
- Có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn.
- Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi.
- Ta dư thừa kiến thức, nhưng lại thiếu kiến giải, suy xét.
- Hứa hẹn như hát hay, nhưng việc làm quá dở.
- Ta có nhiều tiến sĩ hơn, nhưng kéo lùi xã hội mạnh mẽ hơn.
- Ta có thêm nhiều nhà chuyên môn và cũng thêm bao nhiêu là những vấn đề, có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm.
- Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười.
- Tàu, xe siêu tốc, nhưng sửa sai như sên bò.
- Nóng giận mất khôn, nhưng giữ được quyền hành.
- Vài câu lý thuyết cũ tưởng hay, chỉ người nghe thấy dở.
- Khẩu hiệu thì thuộc lòng, dân kêu nhiều vẫn quên.
- Tài sản của ta tăng lên gấp triệu lần, nhưng uy tín giảm cả tỉ lần.
- Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường.
- Chúng ta biết cách kiếm sống, nhưng không mấy ai biết sống.
- Một đời người được kéo dài hơn, nhưng chỉ là cộng thêm những năm tháng mà thôi.
- Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về lại trái đất, nhưng rất khó bước qua bên kia bức tường để chào người hàng xóm mới.
- Ta chinh phục được thế giới bên ngoài, nhưng không biết gì về thế giới bên trong.
- Chúng ta đã làm được rất nhiều những việc rất lớn lao, nhưng rất ít việc tốt lành.


 - Không khí chung quanh ta được trong sạch hơn, nhưng tâm hồn ta lại càng thêm ô nhiễm.
- Chúng ta chia cắt được một hạt nguyên tử, nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình.
- Chúng ta viết nhiều hơn, nhưng học được ít hơn.
- Nói quá nhiều, uống quá say, nhưng ít suy ngẫm và không viết gì cả.
- Sự đồng cảm ít đi, sự vô cảm lại gia tăng.
- Chúng ta có nhiều dự án hơn, nhưng hoàn tất lại ít hơn.
- Rất hăng hái khi thấy có tiền, nhưng lại quá rụt rè khi tự nhận lỗi.
- Chúng ta biết cách làm việc thật nhanh chóng, nhưng không biết cách để đợi chờ.
- Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán, chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi.
- Ngày nay là thời đại của mì ăn liền, tiêu hóa chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuận thì rất sâu mà tình người thì rất cạn.
- Đây là thời đại miệng hô lợi ích chung, nhưng tiền chui hết vào túi riêng. Nhà cửa khang trang nhưng đổ vỡ trong gia đình.
- Đây là thời đại hàng hóa chất đầy ngoài cửa tiệm, nhưng tiền trong dân xẹp lép.
- Lương tâm thì đem bán, cái ghế chạy đi mua.
- Lãnh đạo được quyền nói, nhưng không ai được nói đến lãnh đạo.
- Mua chức thì rất dễ, nhưng từ chức lại vô cùng khó khăn...
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng) 

Trào nước mắt vì bức thư phẫn uất của cô giáo thi viên chức

Vụ Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc 'bẻ cong' Nghị định 29

Đọc xong bức thư đầy phẫn uất nhưng cũng tha thiết với nghề của cô giáo thi viên chức Dương Thị Ánh, bạn đọc ký tên Nga (ngonga273***@gmail.com) viết:

Đọc thư của em Ánh mà rớt nước mắt, nhiều lần phải dừng lại để khỏi quá xúc động ảnh hưởng đến đồng nghiệp cùng phòng. Quá thương cảm cho hoàn cảnh, cho một ước mơ bình dị và trong sáng. Mong Ánh sẽ sớm trở thành cô giáo (tôi tin chắc chắn là như vậy), cũng mong Giaoduc.net.vn tiếp tục đồng hành và là chỗ dựa cho những người như Ánh.

Dương Thị Ánh (giữa) hiện là giáo viên hợp đồng tại một trường THCS, chưa được vào biên chế ngành giáo dục. Trong ảnh là cô cùng 2 học trò trong đội tuyển thi học sinh giỏi.
Tương tự, bạn đọc Vũ Minh Thắng (vuminhthang10***@gmail.com) viết: "Anh đọc lá thư của em, anh thấy rất cảm động, vì anh cũng thấy xã hội này rất nhiều người muốn được "làm người" không dễ dàng chút nào. Xã hôi ta đang hình thành rất nhiều loại sâu bọ, nó đang phá hỏng sự vươn lên của một dân tộc đầy khát vọng.

Thư của Dương Thị Ánh:

Anh thiết nghĩ, nếu sự thật đúng như em trình bày thì ông Chủ tịch không thể làm ngơ, và có lẽ em cũng chỉ là một trong nhiều nhiều người có chung cảnh ngộ. Hãy tự tin vào cuộc sống, hãy tiếp tự nuôi dưỡng giấc mơ trong sáng của em. Anh nghĩ, những loài sâu bọ dù nằm trong đống gai góc nhưng chúng sẽ bị tiêu diệt. Âu đó cũng là qui luật em ạ".

Bạn đọc tên Cương (giumaimottinhyeu***@yahoo.com) động viên và nhắn nhủ: "Cô hãy cố lên! Cô không được lùi bước! Cô không được từ bỏ! Nền giáo dục nước ta cần có những người có tâm huyết nghề như Cô. Cô hãy là người tiên phong. Hiện tại chỉ mình Cô và em tin sau này sẽ có nhiều cô Ánh nữa vì một nền giáo dục tốt.Em cũng như mọi người sẽ luôn dõi theo và ủng hộ Cô.
Email xúc động của bạn đọc ký tên Nga.

Cùng tham gia kỳ thi tuyển viên chức ở Vĩnh Phúc cuối năm 2012, bạn đọc Nguyễn Văn Thưởng chia sẻ: "Chúc bạn có thật nhiều nghị lực để vượt qua, mình cũng là người tham gia kỳ thi này! Nhưng mình may mắn hơn bạn là mình thi ở Phòng (phòng giáo dục huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - pv), và theo mình biết thì không phòng nào tính sai điểm cả. Mình đã rất xót ruột vì phải chờ đợi quyết định, nhưng chờ mãi cũng không thấy gì! Giờ thì mình sẽ chờ cùng bạn luôn! Chúc bạn tìm được công bằng sớm nhất!
Bạn đọc tên Thanh (thuanphat.thanh***@gmail.com) thì gợi mở: "Hãy cố lên bạn nhé, mình cũng làm trong ngành giáo dục. Có cơ hội bạn vào phía Nam, ở trong này mình nghĩ ít "hành" như ngoài miền Bắc và Trung. Quê mình ở Thanh Hóa, cũng gần như bạn thôi". 

Bạn đọc gửi ý kiến phản hồi, bình luận, xin mời BẤM VÀO ĐÂY. Trân trọng cảm ơn!
Bạn đọc Anh Kiệt (anhkiet60***@gmail.com) nhắn nhủ: "Lãnh đạo tỉnh và Giám đốc Sở hãy chứng tỏ rằng bấy lâu nay các vị xứng đáng ăn lương từ thuế của người dân. Chúc cháu thành công. Hết mưa là nắng hửng lên thôi, hết hy vọng ta vẫn hy vọng cháu ạ. Cả xã hội không phải ai cũng vô cảm hết đâu cháu ạ. Tiếng nói của cháu sẽ được những người có lương tri ủng hộ".
"Chúng ta đang sống trong một xã hội mà sự vô cảm và tráo trở đang ngày càng tăng lên, người ta tráo trở đến mức khi đã có hướng dẫn cụ thể bằng một văn bản của Chính phủ, sự tráo trở này chỉ có thể giải thích bằng sự vô cảm trước ước mơ của một cô giáo, sự vô cảm của chính Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc và chính chúng ta.

Trong khi cả nước đều tuyển dụng viên chức theo đúng cách tính điểm tại Nghị định 29 thì không lẽ gì Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lại làm khác, nếu đã làm khác thì có nghĩ đã chống lại văn bản của Nhà nước, vi phạm pháp luật, nếu đã vi phạm pháp luật thì phải được xử theo pháp luật, có như vậy mới làm gương cho những người khác thực hiện pháp luật đúng hơn", bạn đọc Phan Mạnh Hiền (phanmanhhien***@gmail.com) chiêm nghiệm.

Kể câu chuyện của mình, độc giả Đinh Phương bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với Dương Thị Ánh: "Chào cô giáo! Xin được chia sẻ cùng cô giáo (mặc dù cô chưa vào ngành nhưng học sư phạm như tôi và cô thì đã là thầy, cô rồi). 

Cách đây 15 năm, tôi cũng như cô giáo, mới rời trường sư phạm, non nớt, lo âu và đầy nhiệt huyết nhưng tôi may mắn hơn một chút là không phải chạy vạy xin việc, tôi đã đến 1 trong những trường khó khăn nhất của huyện để nhận việc, cống hiến để rồi bây giờ (sau 15 năm) tôi cũng đã có được những thành công nhất định trong ngành.

Khi đọc 14 bài viết của báo GDVN và đặc biệt là bức tâm thư của cô giáo tôi thật sự cảm động, bức xúc và buồn. Cảm động vì tấm nhiệt huyết của cô với ngành, vì sự thẳng thắn đấu tranh; bức xúc vì cách làm của CBCV Sở và buồn vì sự yếu kém của CV sở - người tham mưu cho lãnh đạo Sở, và buồn hơn nữa là 1 việc như vậy, có tới 14 bài viết phân tích, mổ xẻ... mà lãnh đạo Sở không giải quyết cho đúng được. Mong rằng Sở NV và lãnh đạo tỉnh sớm có hướng chỉ đạo kịp thời, lấy lại niềm tin cho các thầy cô giáo. Chúc cô giáo mạnh khỏe, tràn đầy niềm tin và sớm được đứng trên bục giảng. Trân trọng!"

Không cầm được nước mắt, bạn đọc Lê Trần Thế (letranthe***@gmail.com): "Tôi không phải là sắt đá, mà tôi là một con người có da có thịt, có trái tim, biết đau đớn, biết tủi cực. Dù các chú không phải là người thân của tôi nhưng các chú cùng sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc sao không hiểu nỗi thống khổ của đồng loại chứ? Đọc đến đây tôi (cũng là 1 giáo viên) đã không cầm được nước mắt. Tại sao thế? Tôi cũng không giải thích được. Họ không đau với nỗi đau của đồng loại? Bố Cô đã từng một thời hy sinh xương máu để cho đất nước này thanh bình mà. Hy vọng vào một sự sáng suốt của các cấp lãnh đạo Tỉnh".

Bi quan hơn, bạn Trần Văn Điền (tdien14***@yahoo.com.vn) khuyên: "Chào em! Em ơi chỉ vì em quá yêu nghề giáo thôi, chứ công sức của em như vậy quả là có vào được ngành cũng chẳng xứng đâu. Biết đâu vào rồi em lại ước giá như không vào......?!

Còn về Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc việc đó là bình thường. Thời gian nộp hồ sơ chuyên cái kiểu cuối tuần này và đầu tuần sau (vướng mất 2 ngày nghỉ không kể có ngày lễ, cuối tuần thì cán bộ về sớm, đầu tuần thì cán bộ đi công tác chưa về kịp...) Kiếm nghề khác đi em ạ, tuy khó nhưng khối nghề khác kiếm được bằng lương giáo viên mà không gò bó. Chúc em may mắn"!

Một bạn đọc đặc biệt ký tên "Đồng nghiệp và đồng môn với em" (long48***@gmail.com) viết: "Tôi cũng là một sinh viên cùng trường và cùng khóa với cô Ánh. Tôi đã được Sở GD&ĐT ở quê xét vào biên chế mà không gặp rắc rối gì. Phải chăng Sở GD quê tôi làm sai quy chế? Và như tôi được biết cả nước đâu cũng như vậy, trừ tỉnh Vĩnh Phúc. 

Một là đồng chí cán bộ phòng tổ chức ở Sở GD nhầm lẫn, hay là trình độ kém? Và điều đó lãnh đạo Sở GD không biết. Hai là Sở GD có một quy chế riêng, một luật giáo dục riêng hay luật ngầm gì đó. Mong rằng Bộ sẽ vào cuộc để nói rõ đúng sai thế nào. Nếu đúng là Sở GD Vĩnh Phúc sai thì xin cho các cụ ấy về quê đi. Để chỉ làm khổ dân thôi".
* Giaoduc.net.vn sẽ tiếp tục theo sát vụ việc này.
(GDVN)

Đại gia khốn đốn, đòi nợ lẫn nhau

Được mệnh danh là các ông lớn trên thị trường nhưng nhiều đại gia vẫn đang ngập chìm trong khó khăn do nợ xấu ngập đầu, dòng tiền bị ảnh hưởng. Nhiều ông chủ phát ốm vì các khoản nợ khó đòi, phát sinh khi kinh tế khó khăn.
Đau đầu vì đòi nợ
Tâm sự với các cổ đông về công cuộc thu hồi và xử lý nợ xấu tại đại hội cổ đông thường niên 2013 mới tổ chức gần đây, chủ tịch Ngân hàng thương mại Sài Gòn Hà Nội (SHB) Đỗ Quang Hiển cho biết, cá nhân ông ngày đêm đau khổ với nhiệm vụ thu hồi nợ xấu.
Đây là cảnh ngộ mà có lẽ rất nhiều ông chủ doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong 1-2 năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các chính sách thay đổi, các doanh nghiệp, các đối tác thua lỗ, không có tiền để thực hiện nghĩa vụ nợ của mình.
Mặc dù tiến hành thu hồi nợ khá nhanh, nhưng tới cuối 2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB vẫn còn rất cao so với toàn ngành. Có doanh nghiệp vẫn còn nợ SHB tới hơn 4.000 tỷ đồng và tổng nợ quá hạn của ngân hàng này vẫn ngót nghét chục ngàn tỷ.
Để giải quyết nợ xấu (phần lớn được chuyển từ Habubank sang), SHB đã phải trích lập dự phòng cả nghìn tỷ đồng và đây là nguyên nhân khiến ngân hàng này có thời điểm thua lỗ lớn, cổ phiếu lao dốc.
Khác về nguyên nhân nhưng cùng chung cảnh ngộ, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đang vùi đầu vào xử lý các khoản cho vay, bảo lãnh, thế chấp, trong đó một phần không nhỏ liên quan tới các doanh nghiệp của một đại gia, từng được mệnh danh là ông trùm ngành ngân hàng - “bầu” Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên).
Báo cáo kiểm toán 2012 vừa được công bố cho thấy, ACB có dư nợ đối với các công ty liên quan tới “bầu” Kiên hơn 7.400 tỷ đồng và khoảng 4.000 tỷ tài sản khác.

Nợ xấu, tình trạng nợ, doanh nghiệp, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán
Nợ xấu, tình trạng nợ, doanh nghiệp, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán
Trên thực tế, ACB đã cho 6 công ty của bầu Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB - vay hơn 3.500 tỷ đồng và một số khoản phải thu khác với các công ty của ông bầu này. Trong phần tài sản mờ khác, ACB có một khoản gân 1.200 tỷ đồng đảm bảo thanh toán cho hai công ty của bầu Kiên; một khoản hơn 750 tỷ đồng liên quan tới vụ lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng của Nguyễn Thị Huyền Như; khoản nợ của Vinalines...
Trong năm qua, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng gặp rắc rối với một khoản phải thu liên quan đến công ty của "bầu" Kiên. Theo đó, năm 2012, HPG đã phải trích lập 164 tỷ đồng cho khoản phải thu trị giá 264 tỷ đồng là khoản chuyển nhượng cổ phiếu trị giá 264 tỷ đồng giữa Thép Hòa Phát và CTCP Đầu tư ACB - một công ty của ông Nguyễn Đức Kiên đã bị khởi tố và tạm giam.
Trên thực tế, theo Hòa Phát, ông Nguyễn Đức Kiên chưa thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu số cổ phần này cho tập đoàn và HPG coi khoản đã trả cho "bầu" Kiên là một khoản phải thu, tạm thời trích lập dự phòng phải thu khó đòi 164 tỷ đồng.
Trước đó, giới đầu tư hẳn chưa quên câu chuyện siêu lừa Nguyên Anh Quân với Hanic. Cho đến nay, Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội - Hanic (SHN) vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết hậu quả của “thương vụ” lừa đảo bán đất dự án Thanh Hà (Hà Nội) của Nguyễn Anh Quân - nguyên Giám đốc Công ty BETA- BQP, với món nợ khó đòi hơn 300 tỷ đồng.
Do thiếu hụt vốn lưu động và nợ nần lớn, SHN đã lỗ hơn 127 tỷ đồng trong năm vừa qua, lũy kế lỗ lên tới 252 tỷ đồng và “ăn” hết gần 80% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nợ xấu, tình trạng nợ, doanh nghiệp, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán
Mô tả
Ăn ngủ với nợ khó đòi
Tình trạng doanh nghiệp lao đao, khổ sở vì bị nợ nần dây dưa rất phổ biến trong một hai năm gần đây. Nó xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp, từ các tập đoàn như EVN, PVN cho tới các doanh nghiệp lớn nhỏ như STB, SCR, SHN, SHI...
Theo ông Đỗ Quang Hiển, chỉ trong khoảng thời gian chưa đến một năm kể từ khi “đón” Habubank về, SHB đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ trên 13% về khoảng 8%. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Hiển đã "ngày đêm đau khổ" với nhiệm vụ thu hồi nợ xấu. Phía SHB đã phải dùng đến rất nhiều các loại “võ”, Đông Tây y kết hợp, từ việc vận động, rình rập cho tới việc phải đưa ra tòa...
Với các doanh nghiệp, tình hình “xử lý” nợ có vẻ khó khăn hơn nhiều. Trong trường hợp Hòa Phát, ban đầu tập đoàn này dự định không trích lập dự phòng cho khoản phải thu của bầu Kiên. Tuy nhiên, báo cáo 2012 cho thấy, HPG phải bỏ ra 164 tỷ đồng. Cho đến nay, chưa rõ khả năng thu hồi khoản này thế nào bởi phụ thuộc vào kết quả điều tra và thương lượng giữa các bên có liên quan.
Còn trong trường hợp Hanic, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp này đã bị đình trệ trong cả năm qua. Hanic dường như không biết “túm” vào đâu trong khi lại là đương sự có tư cách pháp lý để cho các khách hàng mua đất bấu víu.
Các “thương vụ” của Hanic-Anh Quân, HPG-bầu Kiên, ACB-bầu Kiên hay SHB-Vinashines-Vinalines... có thể là những ví dụ điển hình về tình hình vay nợ lằng nhằng, về sự lừa đảo, về hoạt động tín dụng dễ dãi, tín dụng sân sau trong thời vỡ nợ, thời kỳ kinh tế rối ren, đen tối.
Sự dễ dãi trong các chính sách cho vay, cùng với sự bùng nổ của BĐS và chứng khoán trong các năm trước đó đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp đầu tư tràn lan. Điều đáng nói là thực lực có hạn nhưng nhiều doanh nghiệp đã vận dụng nhiều chiêu thức để vay vốn ngân hàng, huy động tiền từ người dân, chiếm dụng vốn lẫn nhau...
Có được tiền, các doanh nghiệp đã tung vào chứng khoán, BĐS, thậm chí cho vay lấy lãi cao hơn, cho vay trên thị trường tín dụng đen... Với nhiều đơn vị, các đợt sóng tài sản có thể giúp họ đạt được lợi nhuận cao nhưng phần lớn đã rơi vào tình trạng khó khăn khi kinh tế đảo chiều đi xuống, bong bóng tài sản vỡ hoặc xẹp.
Điều nguy hiểm nằm ở chỗ một khi doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp trở nên mong manh, dễ bị đổ vỡ. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các ngành nghề cốt lõi suy giảm nghiêm trọng.
Cho đến khi nền kinh tế bộc lộ sự yếu kém, các doanh nghiệp đã đồng loạt suy sụp. Khả năng cạnh tranh thấp khiến hàng hóa gặp muôn vàn khó khăn trong xuất khẩu, trong khi cầu nội địa (bao gồm cả đầu tư và tiêu dùng) tụt giảm.
Trong khi sản xuất đình trệ, hàng hóa tồn kho, chi phí đầu vào tăng gây ra thua lỗ thì các doanh nghiệp ở rất nhiều ngành nghề (như BĐS, vận tải biển, xi măng, sắt thép... ) lại đang nợ rất nhiều. Chi phí tài chính lớn khiến doanh nghiệp lún sâu hơn vào thua lỗ, thậm phá sản rất nhiều.
Một điều đáng lo ngại là, tình trạng nợ nần trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp nợ ngân hàng, ngân hàng nợ ngân hàng, doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các tập đoàn tổng công ty nợ ngân hàng, nợ dây dưa lẫn nhau. Tình trạng nợ nguy hiểm tới mức các doanh nghiệp, các ngân hàng... không biết gỡ rối bắt đầu tư đâu và gỡ rối như thế nào.
Mạnh Hà
(VEF)

Dương Trung Quốc: "Người NGU mới nói phá Đàn Xã Tắc để xóa tàn dư phong kiến"

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi hay tin Hiệp hội Vận tải đề xuất nên phá Đàn Xã Tắc để... xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát.
Hiệp hội Vận tải Hà Nội phát đi một tờ trình, trong đó có nội dung cho rằng: "Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km".

Đề xuất xây cầu vượt "trên đầu" Đàn Xã Tắc gây nhiều ý kiến tranh cãi

"Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ", văn thư của Hiệp hội Vận tải Hà Nội viết.

Trả lời Infonet, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: Việc giải quyết vấn đề giao thông là việc làm hết sức quan trọng. Tuy nhiên đây là di tích đã được Nhà nước công nhận nên dẫu làm gì cũng phải tuân thủ đúng luật pháp. 

Theo ông Quốc, ở đây không nhắc đến vấn đề tâm linh, nhưng việc xây dựng cầu vượt phải lựa chọn phương án không vi phạm pháp luật.

“Cá nhân tôi khuyến khích việc xây dựng cầu vượt để giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông cho người dân nhưng cần nhất là phải tìm ra một giải pháp tối ưu mà không vi phạm pháp luật.

Tôi nghĩ đây là vấn đề lớn cần được trao đổi kỹ với nhiều cơ quan chức năng, tuy nhiên dường như quyết định này lại chả có ý kiến của người chuyên môn nào cả. Chúng tôi là thành viên của Hội đồng di sản Quốc gia nhưng tại sao các cơ quan chức năng không tham khảo ý kiến?”

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đánh giá, dưới góc độ lịch sử, đàn Xã Tắc là một phần quan trọng trong kết cấu kinh đô truyền thống trong lịch sử nước Việt. Ông Quốc khẳng định ông cũng đang tìm hiểu xem việc cơ quan quản lý văn hóa có thỏa thuận đồng ý cho xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc có đúng hay không? Nếu đúng thì cơ quan này đã vi phạm Luật Di sản văn hóa.

Trước câu hỏi Hiệp hội Vận tải HN cho rằng, phá đàn Xã Tắc là phá bỏ hình ảnh một triều đại phong kiến mục nát, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét: “Đó là câu nói của người ngu”. 

Nội dung Hiệp hội vận tải Hà Nội trình UBND TP Hà Nội như sau:

XÃ ĐÀN TẮC .... "TẮC XÃ ĐÀN"

Trong khi các đơn vị thi công nút giao Xã Đàn - Nguyễn Lương Bằng đang giải phóng mặt bằng thì có một số ý kiến đề nghị dừng thi công hoặc đổi hướng tuyến cầu vượt làm cho xã hội phân tâm. Là những người sống lâu năm tại khu vực gần Xã Đàn, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến như sau:

Đây là công trình giao thông Vành đai 1, dựa theo hướng tuyến đường đã có từ thời Pháp thuộc thế kỷ trước. Vành đai 1 bắt đầu từ Nhật Tân đi theo dọc đê sông Hồng đến Nguyễn Khoái, vòng theo chiều kim đồng hồ rẽ vào Trần Khắc Chân, theo đê La Thành đến Cầu Giấy, theo đê Bưởi qua Lạc Long Quân đến Nhật Tân. Hướng tuyến như trên nhằm tránh xâm phạm vào vùng đất nội đô nhằm bảo tồn các di sản lịch sử nghìn năm Thăng Long và kết nối giữa các cửa ô.

Vì phải GPMB hàng nghìn hộ dân và các khó khăn về nguồn lực tài chính, cho nên Hà Nội làm dần từng đoạn một. Khi đến cuối phố Xã Đàn thì phát lộ một số nền gạch và mảnh vỡ đất nung, lập tức các cơ quan bảo tàng công bố đây là “ Đàn Xã Tắc ” nơi các vua chúa cầu cúng thần đất và thần nông. Công trình phải dừng lại, Hà Nội đã điều chỉnh thiết kế, biến nơi này thành một đảo giao thông để bảo tồn Đàn Xã Tắc, tạo ra một đảo lệch của 5 tuyến đường, đã hạn chế tốc độ lưu thông, gây ùn ứ phương tiện thường xuyên.

Các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều  cuộc họp bàn thảo, hội thảo đưa ra hàng chục bản thiết kế, nhằm đảm bảo cho cầu vượt không ảnh hưởng đến di tích, đảm bảo cảnh quan đô thị, hài hòa với phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đã được Cục di sản văn hóa chấp thuận.

Người dân và các doanh nghiệp vận tải Hà Nội mong muốn cầu vượt Xã Đàn theo thiết kế đã công bố được sớm thi công và hoàn thành đúng tiến độ để cuộc sống của người dân được cải thiện. Nếu như dừng lại công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc thì dẫn đến “ tắc Xã Đàn ”, lúc đó chưa thấy trời đất linh thiêng ở đâu mà chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi.....

Chúng tôi đồng tình với bài: “ Long mạch quốc gia nằm ở Đàn Xã Tắc ?” đăng trên VTC News ngày 11/4/2013. Nhân đây chúng tôi xin có một vài cảm nghĩ:

1. Khi cúng tế trời đất, vua chúa quần thần văn võ bá quan “ ngựa xe như nước áo quần như nêm”, Đàn Xã Tắc phải có diện tích hàng nghìn m2, chứ không phải chỉ có diện tích mấy trăm m2 đã phát lộ. Chúng ta không cho cầu vượt chạy qua, liệu chúng ta có cho khai quật tại những khu dân cư của các phường giáp ranh không? hoặc giả sử khi thi công đường lại phát hiện một số nền gạch khác thì xử lý ra sao? hay chúng ta dời Hà Nội lên Xuân Mai, Ba Vì?......

2. Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ.

Tượng đài Nguyễn Huệ và khu di tích gò Đống Đa ghi nhận chiến công hiển hách của “ người anh hùng áo vải ” đã đuổi sạch bóng quân thù và đập nát triều đại phong kiến “ cõng rắn cắn gà nhà ”. Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km.

Chúng tôi mong muốn các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo quyết liệt xây dựng cầu vượt Xã Đàn hoàn thành đúng tiến độ để Thủ đô của chúng ta có con đường hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân.

(Nguồn: Website Hiệp hội Vận tải Hà Nội) 

"Dừng công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc sẽ khiến “tắc Xã Đàn”. Lúc đó, không rõ trời đất có linh thiêng không, hay chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi...", ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói.

Ông Liên phân tích thêm: Đàn Xã Tắc phát lộ chỉ mấy trăm m2 đã không cho cầu vượt chạy qua. Vậy nếu phát lộ hàng nghìn m2, liệu có phải khai quật tất cả nhà dân không? Hoặc giả sử khi thi công đường lại phát hiện một số nền gạch khác thì xử lý ra sao? Hay phải dời Hà Nội lên Xuân Mai, Ba Vì?...

(Nguồn: Khám Phá)
  (Infonet)
 

Ngân hàng nhà nước bị thanh tra về các hoạt động trên thị trường vàng


Theo quyết định thanh tra số 846/QĐ-TTCP ngày 16/4/2013, Đoàn Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành hoạt động thanh tra trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay vốn bằng vàng, kể từ 1/2009 đến tháng 3/2013. Trong trường hợp cần thiết, có thể mở rộng thời gian thanh tra.
Theo nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ, ngày 22/4, tại trụ sở Ngan hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ đã công bố Quyết định trên. Tại buổi công bố quyết định, có sự tham gia của Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cùng Đoàn thanh tra, và thành viên Tổ Giám sát hoạt động đoàn Đoàn thanh tra, cùng Thống đốc, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam cùng các đơn vị có liên quan.
Đoàn thanh tra có có 4 thành viên, hoạt động dưới sự chỉ đạo của ông Đặng Khánh Toàn, Thanh tra viên chính, Vụ trưởng Vụ II, Thanh tra Chính phủ. Cũng tại buổi làm việc này, Thanh tra Chính phủ đã cong bố Quyết định số 860/QĐ-TTCP ngày 17/4/2013, Quyết định thành lập Tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động Đoàn thanh tra theo Quyết định số 846/QĐ-TTCP ngày 16/4/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ. Theo đó, ông Dương Văn Phấn, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm tổ trưởng.
Việc Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra các hoạt động của NHNN trên thị trường vàng thời gian qua là động thái cần thiết. Bởi sau khi tiến hành hàng loạt các nghiệp vụ điều tiết, từ ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho đến các hoạt động mua bán, kinh doanh vàng… trong suốt thời gian qua, thị trường kim loại quý vẫn chưa cho thấy một sự ổn định cần thiết. Thậm chí, giá vàng trong nước đang tồn tại với nhiều sự phi lý, gây thiệt hại không nhỏ cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện trên trang web chính thức của NHNN chưa có bất kỳ thông báo hay tuyên bố chinh thức nào nào liên quan đến sự việc này.
Quyết định thanh tra số 864 mở ra khả năng sáng tỏ những khúc mắc của người dân bấy lâu về chức năng, nhiệm vụ, và mục đích của NHNN đối với thị trường vàng thời gian qua.
Trường Giang
(Sống mới)

Công chức “ăn cắp giờ công”, lỗi ở Chính phủ?

Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã thực thi nhiều biện pháp mạnh để chống lại tệ ăn cắp giờ công của cán bộ, công chức các tổ chức Đảng, Chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Ông bí thư tỉnh nọ nổ phát súng bất ngờ bằng cách đích thân vi hành đến các quán cà phê để bắt quả tang công chức của tỉnh mình đang“lai rai” trong giờ làm việc, rồi nêu ra trong cuộc họp để “bêu xấu”. Có tỉnh thì lập hẳn đoàn kiểm tra do Sở nội vụ, Đài TPTH tỉnh , đi các quán ghi hình các công chức ăn cắp giờ công , rồi đưa lên sóng truyền hình tỉnh để bêu danh cho nhân dân biết. Có nơi thì lập “đường dây nóng” để khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức đang ăn cắp giờ công, cho người dân có thể trực tiếp điện phản ánh với cơ quan chức năng và Chủ tịch UBND tỉnh “để xử lý”. Nhiều tỉnh khác cũng đang rục rịch thực thi các biện pháp tương tự để “chỉ mặt gọi tên” những người “ăn cắp giờ công”, hưởng lương mà chẳng làm việc.v.v..Dường như bây giờ “chống ăn cắp giờ công” đang trở thành “mốt” lãnh đạo để tạo uy tín, lấy lòng dân.
Các biện pháp chống “ăn cắp giờ công” nói trên có thể làm cho cán bộ công chức sợ không còn bén mảng đến các quán xá trong giờ làm việc nữa. Cũng làm cho nhân dân “vỗ tay hoan nghênh”, bàn tán về một ông bí thư nghiêm mình, một ông Chủ tịch UBND kiên quyết. Nhưng xét về bản chất, cách chống ăn cắp giờ công nói trên, dù mạnh bạo đến mấy, cũng không thể thay đổi được tình thế, vẫn không chống được chuyện “ăn cắp giờ công”. Tại sao ? Tại nó chỉ là “hớt” phần ngọn, còn phần gốc thì vẫn nguyên xi. Nguyên nhân thật đơn giản :Không có việc thì người ngồi chơi ! Việc này Chính phủ đã bàn, đã ra chỉ thị từ nhiều năm nay nhưng không được thực thi nghiêm túc. Đó là giảm biên chế hành chính !.

ImageView.aspx
Hình minh họa
Tại sao biên chế hành chính luôn phình to ? Ông thủ trưởng có cô bồ hay ông anh họ muốn làm “quan” tại công sở, thủ trưởng liền nghĩ ra một “ban”, “phòng” mới để điều bồ mình, anh mình về làm lãnh đạo, nhằm tạo thế tương lai . Nghĩa là vì người mà đẻ ra tổ chức, chứ không phải vì công việc mà huy động người. Thế là biên chế phình ra, người thì nhiều mà việc thì ít, mới có người rỗi việc. Rỗi việc mới đi chơi lai rai. Cho nên người viết bài này nghĩ rằng, việc “ăn cắp giờ công”, không phải lỗi của công chức. Có lần tôi đến công việc tại một văn phòng Sở. Cả dãy phòng tầng một, từng hai phòng nào cũng mở cửa, đèn sáng trưng, quạt chạy vù vù, điều hòa nhiệt độ lạnh toát, nhưng chẳng thấy ai ngồi ở bàn cả. Đi đến phòng cuối cùng , mới hay tất cả mọi người đang tập trung ngồi uống trà tán gẫu chuyện bóng đá quốc tế. Như vậy họ không ra quán cà phê, quán nhậu thì họ “ăn cắp giờ công” ngay trong cơ quan mình. Không thế khác được.
Việc “lãn công” của công chức diễn ra từ hàng mấy chục năm trước. Tôi đi làm báo ở miền Trung đến địa phương nào, cơ quan nào, muốn gặp cán bộ có trách nhiệm để xin tư liệu viết báo, nếu đi đến cơ quan họ đúng giờ nhà nước là 7 giờ sáng ( miền Trung), 8 giờ ( Hà Nội) , thì phải chờ mất hai tiếng buổi sáng, mới có thể gặp được người cần gặp. Vì họ còn bận việc nhà hoặc đi cà phê sáng. Buổi chiều, 3 giờ rưỡi, bốn giờ họ đã đi nhậu. Luôn luôn như vậy. Tôi đã nghỉ hưu từ năm 2005, bây giờ nghe các tỉnh “chống ăn cắp giờ công” mới biết việc lãng phí đó không hề thay đổi, “vũ như cẩn”.
Tôi thường đi xe tuyến Huế- Vinh, Huế- Đồng Hới, thấy anh em lái xe và phụ xe thức dậy từ 4 giờ sáng, đi vòng quanh phố đón khách. Đến khi xuất bến mua ổ mì , ly cà phê đặt trước mặt, vừa lái xe vừa nhấp. 12 giờ trưa đến Vinh, người lo dọn vệ sinh xe, người đi kêu hai suất cơm đĩa, chai nước, ngồi ăn ngay trên xe, 1 giờ chiều xe lại xuất bến về Huế. Đấy nhân dân họ làm việc như thế đấy. Đó là chưa nói đến dẫn biển đi đánh cá ở Hoàng Sa, Trường Sa, cả tháng mới về , bao nguy nan sóng gió, địch họa. Đó là chưa nói đến nông dân ra đồng từ sáng tinh mơ, đến tối mịt mới về .. Tôi là nhà văn nghỉ hưu mà không có thời gian rỗi để ngồi quán cà phê hay nhậu nhẹt, vì phải viết và đọc ngày hơn 10 tiếng để có thêm tháng một vài triệu để trang trải chi tiêu gia đình thời lương lậu đói kém. Nhân dân làm việc như thế đấy, các công chức ơi !
Vậy, làm sao để “chống ăn cắp giờ công” ngay tận gốc ? Dễ thôi. Hiện nay, nhiều đại biểu quốc hội cho biết, hiện cả nước có khoảng 30 – 50 % công chức các công sở không có việc làm. Nếu tính theo tỷ lệ đó thì trong gần 3 triệu công chức ăn lương hiện tại, có tới 900.000 đến 1,5 triệu người thừa. Mỗi năm nếu tính lương bình quân 5 triệu đồng /tháng , thì những người thừa này hưởng không từ 36 ngàn tỷ đến 50.000 tỷ đồng/ năm tiền thuế của dân. Đó là một hình thức tham nhũng rất hợp pháp. Nếu Chính phủ biện pháp kiên quyết giảm biên chế 30- 50% số công chức, thì chắc chắn không còn cảnh rỗi việc đi ra quán la cà. Hiện nay ở các cơ quan Trung ương, các Bộ, các Sở tỉnh rất nhiều phòng ban trùng lặp công việc. Có rất nhiều người làm chung một việc. Đa số việc Trưởng phòng, phó phòng làm, nhân viên ngồi chơi. Sô công chức thừa ra này đếm không hết. Rồi có rất nhiều cán bộ từ 61 tuổi đến 75 tuổi vẫn chưa chịu hưu, vì được “trên” xếp vào diện “cán bộ đầu ngành”, nếu hưu thì cả ngành chết. Vì thế , có người khi về hưu chưa kịp nhận sổ đã rời “cõi tạm”, vì “ham làm” quá. Bộ Nội vụ biết rất rõ Bộ nào, Tỉnh nào, số người quá tuổi chưa về hưu như thế, nhưng tại sao họ vẫn không cho hưu? Bộ Nội vụ qua tổ chức kiểm tra, phỏng vấn minh bạch, cũng dễ dàng xác định được những công chức thiếu năng lực. Vâng, nếu Thủ tướng ra quyết định, Bộ Nội vụ ra tay thì “chẳng cần các tỉnh chống ăn cắp giờ công” một cách hình thức như thế.
Chúng tôi đề nghị, muốn sắp xếp lại bộ máy thật chặt chẽ, người nào cũng đủ việc làm ngày 8 tiếng, mỗi tháng 26 ngày, ngành nội vụ phải áp dụng hệ thống tổ chức bộ máy khác hiện nay. Áp dụng cơ chế chuyên viên, bỏ các phòng của các vụ , các sở, thậm chí bỏ các vụ của một số bộ. Hiện nay bộ máy đã phình to đến mức con đường từ một chuyên viên đến Bộ trưởng trong một bộ xa thăm thẳm. Phải thay đổi cách tổ chưucs bộ máy theo hihnf thức chuyên viên để bộ trưởng, tỉnh trưởng có thể nắm đến từng cán bộ, chuyên viện của mình. Ví dụ mỗi vụ , phòng theo công việc chỉ cần từ 4 đến 5 chuyên viên giỏi là công việc chạy đều. Sau khi tổ chưucs lại v\bộ máy vụ ( Bộ), Sở ( Tỉnh), số cán bộ sẽ thi chọn chuyên viên phụ trách từng việc hoặc hai ba việc một người. Tiêu chí, nội dung công việc do Bộ trưởng hoặc Chủ tịch tỉnh ban hành. Ai không đảm đương được công thì cho nghỉ hưu hoặc chuyển sang các cơ quan sản xuất, hay lập ra một trang trại hoặc một xí nghiệp sản xuất để cho số lao động này tự làm tự trả lương. Hình thức tổ chức phòng theo hướng chuyên viên có lợi nhiều mặt. Các chuyên viên tự chủ công việc, tự mình đề xuất với lãnh đạo công việc, không phải qua khâu trung gian. Họ không có thì giờ rỗi để lai lai ngoài giờ, giảm được việc ăn tiền thuế của dân mà không làm việc.
Việc giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy không thể là một lời hứa suông, mà đây là một công việc cấp bách liên quan đến sự trong sạch và nhanh nhạy của bộ máy nhà nước đối với cuộc sống, liên quan đến uy tín của đảng và chính quyền trước dân, liên quan đến việc tiêu tốn một khoản tiền thuế khổng lồ của dân cho những người ăn bám một cách vô lý. Xót tiền dân lắm.
Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ và Chủ tịch UBND các tỉnh phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và Quốc hội về việc bộ máy càng ngày càng phình to, công chức không có việc làm, chứ không thể “kỷ luật”, “bêu rếu” công chức “ăn cắp giờ công” như hiện nay.
Ngô Minh
(Quê choa)
 

Ngân hàng nhà nước bị thanh tra về các hoạt động trên thị trường vàng


Theo quyết định thanh tra số 846/QĐ-TTCP ngày 16/4/2013, Đoàn Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành hoạt động thanh tra trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay vốn bằng vàng, kể từ 1/2009 đến tháng 3/2013. Trong trường hợp cần thiết, có thể mở rộng thời gian thanh tra.
Theo nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ, ngày 22/4, tại trụ sở Ngan hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ đã công bố Quyết định trên. Tại buổi công bố quyết định, có sự tham gia của Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cùng Đoàn thanh tra, và thành viên Tổ Giám sát hoạt động đoàn Đoàn thanh tra, cùng Thống đốc, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam cùng các đơn vị có liên quan.
Đoàn thanh tra có có 4 thành viên, hoạt động dưới sự chỉ đạo của ông Đặng Khánh Toàn, Thanh tra viên chính, Vụ trưởng Vụ II, Thanh tra Chính phủ. Cũng tại buổi làm việc này, Thanh tra Chính phủ đã cong bố Quyết định số 860/QĐ-TTCP ngày 17/4/2013, Quyết định thành lập Tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động Đoàn thanh tra theo Quyết định số 846/QĐ-TTCP ngày 16/4/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ. Theo đó, ông Dương Văn Phấn, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm tổ trưởng.
Việc Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra các hoạt động của NHNN trên thị trường vàng thời gian qua là động thái cần thiết. Bởi sau khi tiến hành hàng loạt các nghiệp vụ điều tiết, từ ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho đến các hoạt động mua bán, kinh doanh vàng… trong suốt thời gian qua, thị trường kim loại quý vẫn chưa cho thấy một sự ổn định cần thiết. Thậm chí, giá vàng trong nước đang tồn tại với nhiều sự phi lý, gây thiệt hại không nhỏ cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện trên trang web chính thức của NHNN chưa có bất kỳ thông báo hay tuyên bố chinh thức nào nào liên quan đến sự việc này.
Quyết định thanh tra số 864 mở ra khả năng sáng tỏ những khúc mắc của người dân bấy lâu về chức năng, nhiệm vụ, và mục đích của NHNN đối với thị trường vàng thời gian qua.
Trường Giang
(Sống mới)

Những tài liệu bạch hóa sự đối xử tù binh VC. của VNCH

Trại tù binh Phú Quốc 1973
LTS: - Việc Việt cộng tuyên truyền bịp bợm từ khi đảng Cộng sản Việt Nam thành lập do sự chỉ đạo của Nga sô cho tới nay, thành tích lừa bịp để bán nước, hại dân đã không ngừng nghỉ mà ngày càng thêm chồng chất.
Sau 38 năm xâm lăng và cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa, CSVN vẫn không ngừng nghỉ gia tăng lừa bịp các thế hệ sinh sau đẻ muộn và thế giới bằng những hình ảnh, bằng những chứng liệu ngụy tạo nhằm vu khống, bội nhọ chính nghĩa của chính quyền nước Việt Nam Cộng Hòa nói chung và của Quân Lực VNCH nói riêng trong cuộc chiến tự vệ, chống lại cuộc xâm lăng của làn sóng Đỏ, mà Hồ chí Minh cùng đồng bọn đã nhận súng đạn, vũ khí của Nga, Tàu về khởi chiến.
Đảng CSVN đã ngụy tạo nhiều khu gọi là "di tích lịch sử chiến tranh"... , ngày 15/3/2013, Việt cộng đã cho khánh thành khu "di tích lịch sử Phú quốc : Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam". Nhưng những hình tượng mà chúng ngụy tạo, đã không lừa bịp được người dân Việt cũng như thế giới khi đối chiếu với một số hình ảnh thực tế về cuộc sống của các cán binh Việt cộng bị bắt làm tù binh tại Phú Quốc, khi chúng xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa đã được ghi lại dưới đây.
Việc bôi xóa lịch sử, cố lừa bịp hòng giành chính nghĩa, lẽ phải về chúng bằng mọi hình thức, phương tiện, bất kể thủ đoạn đê hèn nào, lần lượt được đảng CSVN đem ra thực hiện, nhằm cho việc "cha truyền con nối" như Tàu cộng, Bắc Hàn đang theo đuổi. Đó là ý đồ đen tối và việc làm của đảng CSVN!
Còn chúng ta, những người dân Việt yêu nước chân chính, bổn phận phải tiếp nối việc bảo tồn sự thật lịch sử trong sáng của tiền nhân.

Trại tù binh Phú Quốc 1973:
Toàn cảnh khu trại giam.















Quân cảnh và hàng rào an ninh bảo vệ khu Tân Sinh hoạt và khu tù binh cốt cán.



Tháp canh:



Khu lưu trữ , quản lý hồ sơ cho tất cả tù binh lúc nhập trại.



Tù binh VC đang ngồi xếp hàng chờ được phân loại trước khi nhập trại.



Quân cảnh đang kiểm tra vật dụng cá nhân của tù binh trước khi nhập trại.



Tù binh VC mang các đồ tiếp tế mới nhận được vào trại.





Mền và chiếu đang được chuyển vô trại cho những tù nhân mới


Tù binh VC đang học và làm việc tại khu dạy nghề và may đồ bên trong trại.




Tự cung, tự cấp từ nguồn nguyên liệu có sẵn, tù binh VC đang trổ tài làm dép râu.

Xưởng Gò, rèn, hàn: làm chân giả cho các trại viên khác bị thương tật.




Xách nước giếng, phục vụ sinh hoạt cá nhân.



Phân loại cá các loại cho nhà bếp:



Tù binh VC trong giờ giải trí:
Với trận túc cầu hào hứng và các cầu thủ rắn chắc và khỏe mạnh






Cưa cây ngoài rào cho xưởng gỗ trong trại:





Sửa chữa đường xá khu vực vòng quanh trại giam



Một tù binh đến trình diện để khám bịnh.



Tiêm ngừa dịch bệnh:



Các Bác sĩ quân y đang khám bệnh cho 1 tù binh vc bị cụt chân





Ở 1 giường bệnh khác: Các Bác Sĩ đang chuẩn bị châm cứu cho một bệnh nhân.



Các tù binh đang chữa bệnh trại Biên Hòa trong trại tù binh Phú Quốc
ăn cơm cùng nhau ngay tại giường của họ.





Trại "Tân Sinh Hoạt XI" nơi giam giữ các tù binh cốt cán của VC.



Một nhóm tù VC đang chăm sóc vườn hoa bên trong trại



Một tù binh Việt Cộng trẻ đang khoe chiếc khăn tự thêu của mình.



Tù binh VC trong trại Tân sinh hoạt múa lân giúp vui các bạn tù dịp tết:



Ông Địa và Lân tự chế tác:



Diễn kịch, hát tuồng giúp vui cho các bạn tù





Một buổi kiểm đếm các trại viên ở trại số 10:





Kiểm tra vật dụng của cá nhân trước khi nhập trại



Tù binh Cộng sản Bắc Việt đang di chuyển qua 1 trại mới.







Nhóm QC tiến vào khu nhà ở của tù binh để kiểm tra an ninh.



Thùng đồ của mỗi tù nhân ngay đầu chổ nằm



Những lá thư thăm tù của người nhà mà 1 binh vc đã nhận được.



Nhật ký trong tù và 1 số "đồ nghề" tịch thâu được của trại viên sau khi kiểm tra



Một đường hầm vừa bị lực lượng QC phát hiện trổ ra ngay bên ngoài khu nhà





*Một số hình ảnh khu vực giam giữ những tù binh cứng đầu và cán bộ của VC.
Tù binh cứng đầu và cán bộ cốt cán VC bị bắt được phân loại và chuyển sang trại khác .




Tới nơi ở mới



Lực lượng QC đang kiểm tra dãy nhà nơi tù nhân sắp chuyển vô



Nơi giặt và phơi quần áo:



Nấu nướng:



Phía sau dãy nhà bếp : có cả bầy gà vịt đang nuôi thả rong.



Khu nhà C-9 của trại giam trung tâm



Khu nhà ở của đại đội 1 QC:



*Loạt ảnh trao trả tù binh CSBV bị thương tật ở trại giam Phú Quốc :
Kiểm tra danh sách tù binh lần cuối trước khi ra trại :



Tù binh VC bị thương được những người lính QC giúp
leo lên xe tải GMC chở ra phi trường để trả tự do.





Một tù binh không tự di chuyển được thì đưa ra bằng cáng:



Đoàn xe chở tù binh VC đang di chuyển trực chỉ phi cảng Phú Quốc





Tạm biệt trại giam PQ:


*Nguồn : Fold3 /manhhai flickr

Chu thich :  Day la trai tu Con dao danh cho tu "nang ky " 

 

 Vận động không gửi tiền về nước: ai là người chịu thiệt?

Khi viết về vấn đề này, dân cày nghĩ rằng nó không phải là đề tài mới. Nhưng cái mới ở đây hình như những người CCCĐ chưa nghĩ ra đó thôi.
Trước 1975, những người ở miền nam Việt Nam hầu như ai cũng nghe đến hai từ “viện trợ”. Vậy những người nghèo như dân cày chúng tôi liệu có nhận được cái viện trợ ấy không ? được bao nhiêu ? thì chắc chắc rằng người dân sẽ thốt lên rằng không có gì.
Trong những năm tháng đầy máu và nước mắt ấy ở nam Việt Nam có hàng loạt các tổ chức viện trợ như: MAAG, TRIM, CATO, TERM MSUUSOM ngoài ra còn có MACV… nhưng hình như những tổ chức này chỉ viện trợ quân sự và nuôi dưỡng bộ máy chính quyền VNCH. Chưa có tổ chức nào đứng ra viện trợ cho dân nghèo để họ có thể vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm cho họ văn minh tiến bộ cả.
Ngày ấy dân cày tui nghe quảng cáo loại phân hóa học thường gọi là “phân Mỹ” rùm beng và để có tiền mua loại phân “mai tốt, mốt xấu” ấy ba mẹ dân cày phải đi cày thuê mấy sào ruộng mới có tiền mua nổi.
Ngay cả những cái họa mưa lũ năm Thìn (1968) bão lụt năm Dậu (1969) hết phái đoàn Mỹ này đến phái đoàn Tây nọ mà gia đinh dân nghèo như tui chỉ nhận có vài ba tấm tôn. Còn lại mấy ông “bảo quốc an dân” ấy ăn sạch.
Không biết hai từ viện trợ ấy dành cho ai ?
Và dân cày như chúng tôi cũng phải “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ “ mà thôi, chẵng nhờ vả ai được.
Sau ngày 30/4/75 cái xã hội VNCH nát tan, mấy ông bảo quốc an dân chạy theo quan thầy Mỹ, dân chúng tôi cũng chẳng thấy xót ca gì, bởi từ trước đến giờ có ai thương dân cày chúng tôi đâu mà chúng tôi tiếc rẻ.
Các ông quân tướng bại trận cùng quan thầy Mỹ bắt tay cấm vận đất nước chúng tôi, bao vây kinh tế, kéo bè kéo cánh chống phá đất nước tôi gần 20 năm trời. Chúng tôi vẫn tồn tại, vẫn sống cho dù sống trong đói nghèo. Chỉ tội cho vợ con cái đám tướng tá và cái đám quen hưởng lộc viện trợ. Nay bị hụt hẫng, phải tự đi tăng gia sản xuất làm ăn, tay chân chai sạn, tủi thân mà khóc trên những rẫy kinh tế mới.
Và thế là oán hận CS ngút trời !
Và thế là chịu không nổi cái chế độ CS quá ác, bắt dân chỉ quen ăn chơi phải tự đi kiếm sống nên đã quyết liều vượt biên ! đi tìm cái chân lý “Há mỏ chờ sung”.
Những tưởng Việt Nam CS sẽ đói, sẽ chết và những con người từ trên rừng về vốn dĩ đang ốm yếu ho hen không biết làm ăn sẽ tự sụp đổ. Người ta hí hững chuẩn bị chia nhau chức tước từ bên kia bờ đại dương, chờ CS rụi là về nước nhận mà thôi. Ấy vậy mà ngày càng dài, CS vẫn sống và vẫn phát triển. Không phải họ giỏi dang gì, thần thánh gì mà họ đã biết lấy xã tắc sơn hà làm trọng, cùng một lòng với dân nghèo chúng tôi tiến lên phía trước.
Không biết tự bao giờ dân nghèo chúng tôi vẫn thế, không biết kêu ca lấy một lời.
Khi đất nước mở cửa, cũng là lúc ngoại tệ bắt đầu gửi về nước. Nhất là từ khi có nghị quyết 36 thì ngày càng nghiều người về và ngày càng nhiều người gửi tiền về nước, với con số 9.5 tỷ năm 2012. Và đứng hàng thứ 7 về lượng kiều hối.
Thế là các vị hải ngoại nhất là ở Mỹ đang dấy lên phong trào vận động không gửi tiền về nước. Vẫn cái suy nghĩ ấu trĩ rằng không gửi tiền nước về là CS sẽ đói, sẽ nghèo và sẽ tự sụp đổ.
Một lần nữa hình như các vị đang nằm mơ trong giấc mơ lúc hoàng hôn sắp lặn của đời mình.
Các vị không biết hay cố tình không biết nhưng những đồng đô la mà các vị ở hải ngoại (nhất là ở Mỹ) đang gửi về Việt Nam không phải cho bất cứa một người dân nghèo nào, cũng không phải các vị xây bệnh viện, trường học cho dân nghèo mà các vị đang lo xây đắp cái mả tổ của dòng họ tổ tiên các vị đó.
Các vị hãy nhìn xem những ngôi mộ tiền tỷ ở Cam Lộ (Đông Hà), An Bằng (Huế) Gò Cà, An Tân (Đà Nẵng) hoặc những nhôi nhà thờ tộc họ như những cái lăng vua chúa ở xã Phong Hải (Huế) là của những người giàu có hay của dân nghèo chúng tôi. Kinh phí để xây dựng hầu như 90% là tiền từ nước ngoài gửi về.
Trong khi đó con cháu nội ngoại tộc của các vị vẫn phải học hành trong những ngôi trường ột ẹp, “nắng đông hột vịt, mưa thành tầng ong”, chữa bệnh trong những trạm xá tồi tàn, thiếu thốn thuốc men, nghèo nàn dụng cụ...
Các vị nghĩ rằng những ngôi trường kia là nơi truyền bá tư tưởng CS, những bệnh viện kia là nơi chữa bệnh cho con em CS, khu vui chơi giải trí kia là nơi làm cho con cháu CS văn minh… nên sẽ không bao giờ xem đó là cái ưu tiên hàng đầu của các vị CCCĐ.
Nhưng hình như những người dân nghèo ở những vùng này chưa hề xin xỏ các vị một xu. Có chăng chỉ là câu nói của những người dân ngứa miệng khi đi ngang qua mấy cái mả to tướng ấy mà rằng: “cái mả to thiệt nhưng con cháu bất hiếu, có to cũng chẳng để mà chi !”
Cho nên bây giờ các vị cứ vận động đi, thỏa mái vận động không gửi tiền về Việt Nam cũng hẳng sao. Tục ngữ có câu “Không mợ chợ vẫn đông!”. Mấy chục năm rồi, dân nghèo Việt Nam đã ai chết đói đâu !. Chúng tôi cũng chẳng có thể buổi trưa ra những ngôi mộ tiền tỷ kia để hóng mát, buổi tối ra đó ngủ hay tạm trú chân trong những ngày mưa bão được.
Chỉ tội cho mấy cái mả tổ tiên của dòng họ các vị, nếu bị hỏng hóc mưa nắng bảo lụt hư hại lấy tiền đâu sửa lại.
Nhân tiện đây dân cày cho quý vị một số hình ảnh về kết quả “công đức” của các vị ở nước ngoài gửi về.
Và đoạn trích như sau: “…Vị trưởng thôn làng An Bằng cho biết, trước đây làng vốn rất nghèo khổ, nhiều người phải đi ăn xin, làm thuê cho các vùng lân cận. Nhưng rồi việc ăn xin cũng chẳng thể đưa lại cho họ thoát khỏi cái đói nghèo. Rồi một số người đã không chịu được đã liều dùng thuyền nhỏ vượt biên vào đầu những năm 80. Sau đó họ gửi tiền về cho con cháu của họ xây lăng mộ cho tổ tiên để báo hiếu. …”

Những ngôi nhà ở của dân lọt thỏm, bé nhỏ trước những ngôi... mộ
Rừng lăng mộ ở làng An Bằng
Những quần thể lăng mộ như những tòa lâu đài nguy nga trên cồn cát ở làng An Bằng.
Từ trên tháp chuông của nhà thờ An Bằng nhìn xuống toàn cảnh nghĩa trang trong làng.

Quý vị xem đi, những đồng dolar của các vị đâu phải cho dân nghèo !
Thợ cày thuê
 (KBC Hải ngoại)
 

Tuyên bố gây “sốc” của bà Bộ trưởng Bộ Y tế

Bộ trưởng  Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày 18.4 vừa qua, tại phiên họp toàn thể thứ năm Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố “Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị” đã gây “sốc” cho dư luận.
Bởi, trước đó khoảng 20 ngày, chính vị bộ trưởng này  đã nói “việc đưa quà biếu sau điều trị đó là tấm lòng của người bệnh”. Vậy Bộ trưởng Y tế cho phép hay không cho phép cán bộ y tế nhận phong bì sau khi điều trị cho bệnh nhân?
Trong 25 ngày, 2 tuyên bố trái ngược
Tại phiên họp ngày 18.4, đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) thắc mắc: “Tôi thấy bộ trưởng có nói không nhận phong bì trước và trong khi điều trị, còn phong bì khi khám-chữa bệnh xong thì cho nhận. Tôi rất băn khoăn chỗ này, không biết nhận trước hay sau thì khác nhau chỗ nào?”. Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng khái nói: “Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị”!
Tại phiên họp này, bà bộ trưởng còn nêu ra một loạt các giải pháp để chữa trị căn bệnh “phong bì”. Tuy nhiên, bộ trưởng  cho rằng đây không phải là vấn đề một sớm một chiều và bà kêu gọi lòng tự trọng trong nội bộ ngành.
Trước đó, tại hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án giảm quá tải bệnh viện, tổ chức tại TPHCM (ngày 25.3), Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu từ giám đốc đến trưởng, phó khoa và nhân viên các cơ sở y tế phải ký cam kết  “nói không với phong bì”. Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị, còn sau đó lại là vấn đề khác.
Bộ trưởng còn giải thích rõ: “Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị”. Bà bộ trưởng còn nhấn mạnh: “Văn hóa Việt Nam... việc đưa quà biếu sau điều trị đó là tấm lòng của người bệnh”. Vậy phải hiểu câu chuyện phong bì này như thế nào?
Tại sao lại bất nhất?
Ngay sau khi câu chuyện “mở cửa sau” cho phong bì được thông tin rộng rãi, đã có ý kiến cho rằng, ngành y tế có lẽ đã bất lực trước chuyện nhận phong bì của y-bác sĩ nên bộ trưởng đành phải mở đường cho chuyện nhận “quà biếu” sau điều trị.
Liệu có phải Bộ Y tế trước đó đã đưa ra một quyết định vội vã về việc “cho phép nhận phong bì sau khi điều trị”? Theo nhận định của một số chuyên gia  y tế thì đó là việc không nên và không thể kiểm soát được.

Tuyên bố gây “sốc” của bà Bộ trưởng Bộ Y tế
Bản thống kê mức tiền đưa biếu nhân viên y tế (ảnh chụp lại từ tài liệu: Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế: Thực trạng và giải pháp của Tổ chức Hướng tới minh bạch).
Một bác sĩ đang làm việc tại BV đầu ngành tim mạch- đã từng tu nghiệp ở Pháp- cho rằng: “Một bác sĩ được học hành, đào tạo bài bản để mang kiến thức đã học ra chữa bệnh cứu người, được xã hội trọng vọng, được người bệnh kính nể..., vậy mà lại ngửa tay nhận chiếc phong bì nhàu nát của một người nông dân nghèo khổ- dù là phong bì cảm ơn sau khi chữa bệnh cho họ- thì cũng không thể chấp nhận. Việc nhận chiếc phong bì đó, chính bác sĩ đã tự hạ thấp nhân cách, giá trị của mình chỉ vì tiền...”.
Có lẽ ai đã từng là người bệnh hay  vào viện chăm sóc người bệnh sẽ rất tâm đắc với ý kiến của Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng. Ông cho rằng: Nếu vì chưa được đãi ngộ thỏa đáng nên nhân viên y tế có quyền nhận phong bì của bệnh nhân là ngụy biện.  Nhân viên y tế là công chức được Nhà nước trả lương phải có trách nhiệm phục vụ, điều trị cho bệnh nhân. Bác Hồ dạy “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Tôi thấy nhiều BV giăng khẩu hiệu này, nhưng lại bỏ rơi mất từ “phải”. “Phải” có nghĩa là bắt buộc, bất kỳ thầy thuốc nào cũng phải tận tụy như mẹ hiền, mà đã là mẹ hiền mà còn vòi vĩnh, moi tiền của “con” khi đau ốm là bất nhân, vô đạo đức và không thể chấp nhận”.

Ngọc Phương
(Lao Động) 

Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm - Kỳ 2

Qua bên kia sông, bùn biến mất(!?)
Nạo vét sông Thị Vải 3
Một sà lan đầy bùn thải đang chờ màn đêm buông xuống - Ảnh: Hoài Nam
Sà lan và pôn tông chất đầy bùn thải, thân chìm hẳn dưới nước nhưng khi di chuyển qua bên kia sông thì tích tắc nổi trên mặt nước rồi quay đầu về nơi nạo vét để tiếp tục nhận bùn thải.Sau khi nắm rõ cách thức hoạt động của những công ty thi công nạo vét ở khu vực cảng Posco, PV đóng vai người đánh cá, người thu mua cá tôm của làng chài trên sông Thị Vải để tìm hiểu kỹ hơn. PV lên ghe của người dân đánh cá từ một kênh nhỏ dẫn ra sông Thị Vải, đoạn gần với cảng Công ty Vedan (H.Long Thành, Đồng Nai), sau đó chạy hàng giờ đường sông mới ra đến khu cảng Posco, rồi chọn điểm thuận tiện nhất cho việc thu thập chứng cứ.
Nạo vét sông Thị Vải
Lúc 22 giờ 55 ngày 5.4, sà lan này vẫn đầy bùn thải
 


Như vậy là xả trộm, bởi thời gian xả trộm rất nhanh

Ông Nguyễn Văn Cẩm - Phó giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu

Do sà lan, pôn tông và tàu chuột chuyên dùng để vận chuyển bùn thải được thiết kế đặc thù, hoàn toàn không có đáy. Đáy đóng lại lúc vận chuyển đầy bùn thải và khi muốn xả ở đâu, thợ máy chỉ cần mở chốt là toàn bộ bùn lọt hết xuống sông. Trong suốt thời gian dài ăn, ngủ trên sông, PV đã ghi hình được nhiều cảnh các xáng cạp lặn ngụp múc từng cạp bùn thải đổ vào khoang chứa của sà lan, pôn tông, tàu chuột (tàu biển loại nhỏ - PV). Đến lúc đầy thì chúng chìm nghỉm dưới nước rồi di chuyển rất chậm sang bên kia sông, khi vừa qua hết luồng thì bỗng nhiên từ từ nổi phềnh trên mặt nước. Sau đó, chúng quay đầu về chỗ cũ để tiếp tục nhận từng cạp bùn vào khoang chứa... 

Qua lại bờ sông liên tục trong đêm
 
Cụ thể, nhiều đêm liền, từ 19 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, camera của PV liên tục ghi hình quy trình: các xáng cạp múc bùn từ dưới lòng sông vào đầy khoang chứa của sà lan, pôn tông nên thân chìm nghỉm dưới nước. Lúc này sà lan, pôn tông bắt đầu di chuyển rất chậm sang bên kia bờ sông, cho đến khi sà lan, pôn tông nổi phềnh trên mặt nước thì bất ngờ quay đầu về chỗ xuất phát để nhận từng xáng cạp bùn thải múc bùn vào khoang; thời gian đi và về một chuyến lâu nhất là 20 phút.
 Nạo vét sông Thị Vải 2
Chỉ hai phút sau thì nổi phềnh trên mặt nước, khu vực nổi ở gần phao xanh số 33 - Ảnh: Hoài Nam
Khu vực thường được chọn để cho “nổi” sà lan, pôn tông, tàu chuột là đoạn bên ngoài luồng, phía trên phao đỏ 40, dưới phao đỏ 42; còn bên này sông thì phía dưới phao xanh 33, cách nơi nạo vét từ 300 - 500 m. 
Trong 2 tháng điều tra việc xả trộm bùn thải trên sông Thị Vải, PV thấy nhộn nhịp nhất là đêm 13 rạng sáng 14.4, trung bình mỗi sà lan và pôn tông vận chuyển 2 chuyến sang bên kia sông để xả trộm. Cụ thể, 18 giờ có 3 pôn tông đầy bùn được lai dắt qua bên kia sông đậu chờ trời tối, còn lại 2 pôn tông khác đầy bùn nhưng vẫn đậu ở bên này sông. 19 giờ, một tàu lai dắt chở công nhân sang chỗ 3 pôn tông trên, 5 phút sau, 1 pôn tông… “nổi” phềnh. Tiếp đó, 2 pôn tông khác đầy bùn đang đậu ở khu nạo vét, thân chìm dưới nước cũng được lai dắt kéo qua bên kia sông, khi vừa qua hết luồng thì “nổi” phềnh. Tàu lai dắt kéo pôn tông quay trở lại nơi xuất phát để xáng cạp múc bùn vào khoang. Tới 20 giờ 30, có 2 xáng cạp hoạt động; 21 giờ 30, tàu chuột bắt đầu di chuyển vào chỗ xáng cạp để nhận bùn thải… Tới 5 giờ sáng 14.4, camera của PV ghi được 9 chuyến gồm sà lan, pôn tông (mỗi chuyến trọng tải trung bình 1.000 tấn) ở khu nạo vét thì chìm dưới nước, nhưng khi qua khỏi luồng bên kia sông thì nổi phềnh lên mặt nước và quay đầu về chỗ nạo vét để nhận bùn thải vào khoang…

Hiếm hoi lắm nếu không muốn nói là trường hợp duy nhất, vào đêm 3.4, PV Thanh Niên mới chứng kiến một tàu chuột chở đầy bùn thải, chìm dưới nước và chạy ra hướng biển.

(Còn tiếp)

Tạm đình chỉ công trình nạo vét cảng Posco
Sau khi Thanh Niên ra ngày 22.4 đăng bài Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm, ông Nguyễn Văn Cẩm, Phó giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu, cùng một cán bộ đã đến làm việc với Báo Thanh Niên. Ông Cẩm cho biết ngay sáng 22.4, Cảng vụ Vũng Tàu đã họp khẩn để xử lý vụ việc, sau đó cử đoàn công tác làm việc với Công ty TNHH Posco Việt Nam và doanh nghiệp thi công nạo vét cảng Posco. Trước mắt, Cảng vụ Vũng Tàu tạm đình chỉ thi công công trình nạo vét cảng Posco để làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại buổi làm việc, PV hỏi việc các xà lan, pôn tông lúc bùn đầy thì chìm dưới nước, còn khi qua bên kia sông chỉ trong tích tắc nổi phềnh trên mặt nước có phải là hành vi xả trộm, ông Cẩm thừa nhận: “Như vậy là xả trộm, bởi thời gian xả trộm rất nhanh”. Ông thừa nhận việc giám sát các phương tiện xả trộm bùn thải xuống sông rất khó khăn, cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, nhưng khó bắt quả tang. “Mỗi khi đoàn liên ngành gồm bộ đội biên phòng, cảng vụ, CSGT đường thủy, UBND tỉnh đi kiểm tra, đối tượng vi phạm đã biết từ xa nên rất cảnh giác. Thậm chí, khi đoàn kiểm tra bắt đầu đi, đi bằng tàu nào... họ đã biết rồi. Chủ các phương tiện cũng rất manh động, nếu đoàn kiểm tra tiếp cận phương tiện vi phạm thì phải có đủ ban ngành, nếu không họ tìm đủ mọi cách ngăn cản, thậm chí đẩy cán bộ ngã xuống sông. Việc xả trộm bùn thải đã xảy ra nhưng chỉ ban ngày, còn ban đêm mới xuất hiện gần đây”, một vị cán bộ của Cảng vụ Vũng Tàu nói.
Điều tra của Hoài Nam
(Thanh niên)
 

Từ ngoại lệ đến ngoại lệ

Hồi những năm sáu mươi khi mình còn nhỏ tuối và đang học ở cấp tiểu học, nghe các ông cán bộ nói nhiều đến sự ngoại lệ của dân nước mình. Chẳng hạn: Nước mình là một nước nhỏ mà dám đánh Pháp và thắng Pháp, bây giờ đang đánh Mỹ, một tên đế quốc đầu xỏ, giàu có, hùng mạnh bậc nhất thế giới mà ta vẫn đánh và đang thắng chúng, trong khi nhiều nước khác chỉ nghe đến tên Mỹ là vãi cả linh hồn.

Anh Cả  Nguyễn Phú Trong thăm bà con đồng bào cácdân tộc
Anh Cả Nguyễn Phú Trong thăm bà con đồng bào cácdân tộc
Đây là một ngoại lệ

Năm 1972, khi Nic sơn sang thăm Trung Quốc và nhâm nhi rượu Mao Đài với Mao Trach Đông và Chu Ân Lai, chúng đã hàu nhau đưa Việt Nam vào cái thế: “ Rắn căn bên chân” thì cái sự ngoại lệ được bổ sung:
“Ngay Trung Quốc suốt ngày lu loa “Mỹ chẳng qua chỉ là con hổ giấy” nhưng trong bụng thì sợ “con hổ giấy” một phép. Đài Loan của Trung Quốc , thân My đó,  Trung Quốc lục địa có dám đánh đâu. Hồng Công của Trung Quốc thuộc địa của Đế quốc Anh đó, Trung Quốc lục địa có dám đánh đâu”. Chỉ có ta dám đánh Mỹ và đang thắng Mỹ, dó là sự kiện ngoiạ lệ mà thế giới không thể hiểu.
Đến khi được học ở cấp cao hơn, chuyện ngoại lệ mang tính lịch sử như khái niện Dân tộc, các thầy cũng nói,  Việt Nam ta cũng ở trường hợp ngoại lệ. Các thày giảng, khái niệm Dân tộc chỉ hình thành trên thế giới khi thế giới bước vào thời kỳ phát triển tư bản, tức là mới gần đây, còn Việt Nam ta, trước đây, tuy là ở chế độ phong kiến, nhưng dân mình nước mình đã là một dân tộc bền vững rồi. 

Anh Tư Sang thăm dân chài
Anh Tư Sang thăm dân chài
Rồi đến chuyện đại sự như nước mình, vừa làm cách mạng giải phóng dân tộc, vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng là một ngoại lệ, mà nêu đi sâu phân tích thì nó “ôm” là những hai ngoại lệ:
- Ngoại lệ vừa đánh giặc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội là một, vì chẳng có nước nào trên thế giới lại đồng thời làm cả hai việc như vậy trong cùng một lúc như thế.
- Ngoại lệ nữa, theo luận thuyết Mác- Anghen- Lê nin thì phải là nước đã kinh qua thời kỳ tư bản phát triển thì mới có cơ sở con người, cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở nước ta, tư bản mới hình thành còn rất ốm yếu, dân nước chủ yếu là dân nước tiểu nông, kinh tế nghèo nàn, trình độ hiểu biết lạc hậu, nhưng ta vẫn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở một nửa nước.
Và còn nhiều cái ngoại lệ nữa.
Ngay Đảng CS Việt Nam có ở trên đời này cũng là một ngoại lệ. Vì theo Mác- Anghen- Lê nin thì Cộng sản chỉ có khi có chế độ tư bản, vì có tư bản thì mới có công nghiệp phát triển; có công nghiệp phát triển thì mới có công nhân; tư bản càng phát triển cao thì mới có điều kiện sản sinh ra Cộng sản đích thực. Nhưng ở nước ta  làm gì đã có công nghiệp phát triển, mà có tư bản phát triển, để rồi có Công nhân- giai cấp Công nhân- có Vô sản- có Cộng sản.

Anh Ba Dũng tham gia chống lũ lụt
Anh Ba Dũng tham gia chống lũ lụt
Sự thực, mấy ông Cộng sản nước mình, chẳng qua cũng là anh Cả, chị Hai, chị Tư, gì Chín… hoặc là anh đầu gấu này, chị áp phe kia sa cơ thất thế ở làng quê mà gửi lại con cái ở nhà quê đi vào hầm lò, công xưởng để làm thuê. Rồi từ đó được giác ngộ về sự độc lập của dân tộc mà tham gia vào đảng này, đảng nọ, trong đó có Đảng Cộng sản mà chiến đấu để giành độc lập dân tộc, chứ nào có mấy ngươi hay, Cộng sản đích thực là thế nào. Đến ngay cảy cả lãnh tụ Cộng sản nước mình, ông Hồ Chí Minh khi tham gia vào Quốc tế Cộng sản III cũng chi biết vì nó quan tâm đến vấn đề giải phóng thuộc địa nên ông bỏ Đảng Xã hội Pháp mà theo Cộng sản III, chứ thực ra, Đảng, Đoàn  là gì ông cũng không quan tâm. (Không tin các bạn cứ đánh từ khóa ở cụm từ này vào google sẽ rõ ông Hồ nói ý này ở đâu, thời gian nào và sự chính xác như thế nào).

Ấy là ông Hồ Chí Minh, người được các đồng chí của mình coi nhơ thần như thánh cũng chỉ là một dạng Cộng sản chí có tâm niệm và hoài bão là dấu tranh giành độc lập, chứ Đảng, Đoàn, Cộng sản là gì, bản chất thế nào, chẳng thấy ông nói đến, chứ tính gì anh Cả, anh Hai, gì Tư, mợ Bốn mấy đời cần lao bên đồng ruộng, vung roi bám đít trâu cày mà mùi hôi còn da diệt thấm trong da trong thịt.ì Kim Ngân thăm các cháu

Trên một nền tảng nông dân như vậy thì làm sao mà có Cộng sản đích thực được.

Điều này, ai có hiểu biết ở nước mình đều đồng lòng nhận ra. Có người nói khác đi, chỉ là cố tình tung hỏa mù làm lộn sòng sự thật mà thôi..

Đích thực Đảng Cộng sản Việt Nam, bản chất không phải là Cộng sản nhưng lại mang tên Đảng Cộng sản. Như vậy, xét về bản chất, nó  cũng đã là một ngoại lệ.

Tôi cho rằng, ngoại lệ đã thành truyền thống tồn tại của dân nước mình. Vì vậy, các “ sự vật” sinh ra, lớn lên, rồi chết ở nước mình khó mà thoát khỏi cái truyền thống ngoại lệ tồn tại như một điều kiện khách quan này.
Gì Kim Ngân thăm các cháu
Dì Kim Ngân thăm các cháu
Đảng Cộng sản cũng vậy. Nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại ở Việt Nam cũng phải biến thiên theo cái truyền thống ngoại lệ như một yếu tố khách này.

Ngẫm nghĩ từ truyền thống ngoại lệ của dân tộc mình, khi tôi đem chiếu vào tình hình chính trị ở nước ta hiện nay thì thấy lóe lên niềm hy vọng. Mà tình hình chính trị lớn nhất, nổi bật nhất ở nước nước ta lúc này là sửa Hiến pháp.Trong sửa hiến pháp, dư lập tập trung quyết liệt vào Điều 4 với quy định Đảng CS Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xã hội Việt Nam

Nhiều người lên tiếng nhất định phải bỏ điều này vì hiến pháp là kim chỉ nam cho dân tộc tiến bước cùng thời đại, không thể có quy định độc tài. Hiến pháp quy định “chỉ có Đảng Cộng sản mới là lực lượng lãnh đạo xã hội” là thể hiện sự độc tài đó.

Nhiều người lại khăng khăng, nhất định phải giữ lại điều này vì có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có đất nước, mới có “mùa Xuân” mà “Xuân sang rộn ràng”, ai mà không thích.

Tôi là một công dân Việt Nam đích thực, cũng là người của mậu dịch một trăm phần trăm kiên quyết đứng về phe bỏ Điều 4, cũng là vì có xác tín trong lòng rằng, có Đảng mới có đất nước mà cái đất nước của Đảng lúc nào cũng đứng ở đáy chót của thế giới trên tất cả các lĩnh vực về con người; có đảng mới có “mùa Xuân” mà cái mùa Xuân của Đảng sau hơn bảy mươi năm Đảng lãnh đạo thì bây giờ người ta phải ồ ạt kéo lên rừng chặt hoa đem về chợ Đồng Xuân để bán cho dân Hà Thành chơi Xuân.

Tôi tin là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bỏ những quy định độc tài  trong Điều 4 Hiến pháp đang sửa.
Gì Tòng thị Phóng nói chuyện với các chau gái
Dì Tòng thị Phóng nói chuyện với các chau gái
Vì rằng, trước đây anh Cả, anh Hai, cô Tư, gì Bốn… cầm cờ đánh pháp, đánh My để giành độc lập cho dân tộc thì dân theo, các ông, các bà xưng mình là Đảng gì mà chẳng đươc. Nay thời thế đã thay đổi, Cộng sản bị tiêu diệt, bị tẩy chay và đang loại khỏi đến tận gốc rễ trong đời sống chính trị xã hội trên quy mô toàn thế giới và nó đã trở thành một xu thế tất yếu thì đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất nông dân, chả hà cớ gì mà không quẳng cái áo khoác lộn sòng Cộng sản ấy đi cho khỏi phải cố công trá hình. Nông dân có giá trị của nông dân. Sự phát triển của xã hội bây giờ phải đâu là dựa vào đấu tranh giai cấp mà là dựa vào trí tuệ. Mà trí tuệ thì không có giai cấp.

Đảng cần phải thấy, mình không phải là Cộng sản mà dụ mị được  toàn dân đi theo Cộng sản hơn bảy chục năm qua đã là quá dài, đã là quá mưng mủ ngoại lệ rồi.

Bởi vậy, tôi nhất định tin tưởng rằng, vào một ngày đẹp trời nào đó trong năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ theo bước chân nước Myanma bên nách mình mà chuyển cái thể thế một đảng cứ tuần tự như tiến lãnh đạo xã hội sang một Đảng muốn có vai trò lãnh đạo thì phải cạnh tranh với các Đảng khác, cùng với việc mở cửa cho báo chí tự do, ngôn luận tự dó, các hội đoàn, đảng phái, tôn giáo được thành lập và họat động tự do (tất nhiên là trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật).

Làm điều này Đảng Cộng sản Việt Nam mới đúng là Đảng của dân tộc của nhân dân tồn tại và phát triển đúng theo truyền thống ngoại lệ của dân tộc mình.

Sự thay đổi như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định sự ngoại lệ của Cộng sản rồi, vì trên thế giới, các Đảng Cộng sản cầm quyền đều bị nhân dân vùng lên hạ bệ như ở Liên Xô, Đông Âu, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam thì không.

Làm như vậy, về mặt lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự biến đổi để thích nghi với tình hình, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại và loài người, nó còn là bằng chứng bác bỏ hầu hết các luận điểm của các nhà lý luận về chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới, trong đó có những người đã từng ở vị trị lãnh tụ Cộng sản, rằng: “ Cộng sản là không thể cải tạo”. Đảng Cộng sản Việt Nam biến đổi sẽ là cở sơ thực tiễn để các nhà trên phải trố mặt ra, rồi bùi ngùi mà xem lại những luận điểm, tuyên ngôn của mình về Cộng sản.

Tôi rất tin vào điều này ở các anh Cả, anh Hai, cô Ba, gì Tư …đang mặc áo Cộng sản và đang ở vị trí lãnh đạo Việt Nam (mặc dù tôi không phải là đồng chí).

Sự biến thái này thực chất cũng chỉ là sự biến thái nằm trong truyền thống ngoại lệ của dân tộc Việt Nam, chẳng có gì là ghê gớm.

Các bạn hãy chờ xem sự kiện này sẽ diễn ra trong năm nay và hoàn thiện trong năm 2014.

Câu chuyện bình ổn thị trường vàng vẫn chưa có hồi kết

Sau chín phiên đấu thầu, số lượng vàng mà các tổ chức tín dụng trúng thầu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lên đến hơn 10 tấn vàng. Tuy nhiên, trước phiên đấu thầu đầu tiên, giá vàng trong nước chênh với giá vàng thế giới 3,5tr/1 lượng thì nay giá vàng trong nước đã chênh với giá vàng thế giới hơn 6tr/1 lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Câu chuyện bình ổn thị trường cho đến nay vẫn là một câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc.
Tăng cung
Với phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên của NHNN bắt đầu từ ngày 28 tháng Ba năm 2013, đến thời điểm hiện nay là ngày 18 tháng Tư năm 2013, NHNN đã đấu thầu thành công 10,1 tấn vàng cho các tổ chức tín dụng. Với mức độ trúng thầu ngày càng tăng dần qua các phiên, với 24.000 lượng vàng “ế” trong phiên đấu thầu đầu tiên thì đến thời điểm hiện nay, đa số các phiên đấu thầu của nhà nước chỉ có từ 200–300 lượng vàng miếng “ế”.
Đây có thể coi là một trong những thành công của NHNN trong việc tăng cung cho thị trường, nhằm bình ổn theo đúng mục tiêu mà NHNN đề ra trước khi thực hiện đấu thầu vàng miếng, thị trường thiếu cung thì NHNN tăng cung. Minh họa tốt nhất cho điều này là giá vàng trong nước giảm từ 43,4tr/1 lượng tại thời điểm 28 tháng Ba xuống quanh mốc 41tr/1 lượng tại thời điểm 18 tháng Tư, trong đó đã có thời điểm giá vàng chỉ còn hơn 38t/1 lượng. Mặc dù trong đó không thể không nói đến tác động của giá vàng thế giới, việc giá vàng thế giới giảm mạnh trong thời gian qua, hàng loạt mốc hỗ trợ bị xuyên thủng cũng tác động nhiều vào sự giảm giá của giá vàng trong nước. Như vậy có thể thấy mục tiêu bình ổn thị trường của NHNN đã đề cập bắt đầu có những dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực đó, giá vàng trong nước hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề bất cập mà tiêu biểu là biến động của giá vàng trong nước. Giá vàng trong nước tiếp tục chênh lệch lớn với giá vàng thế giới và biên độ này ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Giá vàng trong nước hiện đang chênh với giá vàng thế giới hơn 6tr/1 lượng, và đây là mức chênh lệch lớn nhất kể từ trước đến nay. Khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng trong nước cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều, kể cả khi giá vàng thế giới có mức giảm mạnh nhất trong vòng 30 năm thì giá vàng trong nước giảm với tốc độ chưa bằng 50% so với mức giảm của giá vàng thế giới. Có thể nói đây chính là vấn đề quan trọng mà NHNN cần giải quyết.

Nguồn: Giá vàng SJC
Nguồn: Giá vàng SJC
Kết quả vẫn ‘khát vàng’
Nguyên nhân từ đâu mà đã cung đến 10 tấn vàng nhưng không đạt kết quả như mong muốn?
Trước hết hãy nói đến mục đích mà các tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu vàng. Trong các tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu vàng thì đa số là các ông lớn trong ngành ngân hàng Việt Nam, số còn lại là các tổ chức kinh doanh vàng, bạc và các tổ chức tín dụng khác. Trong khi đó, các ngân hàng này đang chịu áp lực lớn với quyết định phải tất toán trạng thái vàng trước thời điểm 30 tháng Sáu, như vậy mục đích chính của các ngân hàng này khi tham gia đấu thầu chính là nhằm gom lượng vàng thiếu hụt trước thời điểm để tất toán cho khách hàng. Mặt khác, mục đích chính của NHNN khi thực hiện đấu thầu vàng cho các tổ chức tín dụng là nhằm tăng cung vàng trên thị trường, từ đó tạo tiền đề để đưa giá vàng về gần sát với giá vàng thế giới.
Trong khi lượng vàng được các ngân hàng đấu thầu thành công lại nằm yên trong két sắt để nhằm mục đích thanh toán cho các khách hàng vào thời điểm 30 tháng Sáu, vì thế có thể coi đây là lượng vàng chết trong thời điểm trước hạn. Vàng của ngân hàng thì bị giữ trong két, trong khi các công ty vàng, bạc, đá quý và các tổ chức tín dụng khác tham gia đấu giá nhưng với số lượng thấp hơn nhiều do rủi ro với vàng thế giới đang tăng cao, từ đó có thể thấy mục đích của NHNN tạo áp lực cung lên thị trường cũng giảm xuống đáng kể.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc các ngân hàng mua được vàng từ ngân hàng nhà nước sẽ làm giảm áp lực cầu đối với vàng trên thị trường, nếu như NHNN không tổ chức đấu thầu vàng miếng thì “người khát vàng” nhất thị trường chính là các ngân hàng này. Tuy vậy, việc giữ vàng của các ngân hàng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến mục tiêu của NHNN, làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu đang được thực hiện.
Một nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu của NHNN chính là nạn đầu cơ. Đã có thời điểm giá vàng giảm xuống mức 38tr/1 lượng những chưa đầy mười hai giờ sau đã bật lên 2 triệu, bên cạnh việc giá vàng thế giới quay đầu tăng trở lại thì chính là việc mọi người đổ xô đi mua vàng.
Thời hạn 30 tháng Sáu
Quy luật tất yếu của vàng là dù có giảm đi thì nhìn một cách tổng thể giá vàng vẫn luôn tăng, và với tâm lý của người dân cũng như giới đầu cơ vàng thì đây cũng không phải là ngoại lệ. So với mốc đỉnh gần 50tr/1 lượng và với một thời gian dài vàng luôn giao dịch trên 40tr/1 lượng thì mốc 38tr/1 lượng vẫn còn là giá quá hời, chính do cầu tăng đột biến khi giá giảm đã làm giá vàng trong nước bật lên nhanh đến như thế. Từ đó có thể thấy, chính do việc vàng bị găm lại tại các ngân hàng và tâm lý đầu cơ vàng giá thấp là hai yếu tố mạnh nhất cản trở mục tiêu của NHNN.
Hiện lượng vàng nằm trong các ngân hàng chỉ được giải phóng khi thời hạn tất toàn trạng thái vàng 30 tháng Sáu đến. Nói chính xác là thời điểm 30 tháng Sáu, các ngân hàng phải hoàn trả lại mọi khoản gửi vàng cho khách hàng, và khi đó lượng vàng mà NHNN đầu thầu mới chính thức đi vào thị trường.
Và theo quy luật cung cầu, khi cung trên thị trường tăng thì giá chắc chắn sẽ giảm xuống. Chính tác động kép từ việc giảm cầu vàng miếng của các ngân hàng và tăng cung thị trường khi các ngân hàng này trả lại vàng cho khách hàng sẽ làm giá vàng về sát với giá vàng thế giới. Khi giá vàng giảm mạnh trong khi áp lực đầu cơ cũng giảm bớt do vàng đã được cung ra thị trường sẽ giúp giữ giá vàng được ổn định và mục đích của NHNN khi thực hiện đấu thầu vàng sẽ thành công.
Minh Đào - CTV Phía Trước
© 2013 Tạp chí Phía trước
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét