“Kinh ngạc” là giữa tình hình sôi bỏng từ chuyện “chỉnh đốn” đảng, mà ông CT nước Trương Tấn Sang đã trao đổi rất nhiều với cử tri, báo chí, cho tới hàng loạt hành động của Trung Quốc trắng trợn xâm lấn Biển Đông, vậy mà một dịp quý giá để người đứng đầu đảng, nắm quyền lực lớn nhất đất nước đưa ra thông điệp quan trọng, thì ông lại “im như thóc”. Đến cả trách nhiệm tối thiểu của một đại biểu cho dân, cũng không thấy ông thực hiện. Tại sao? Nếu không phải do nhà đài phải chờ “duyệt” nội dung (rút kinh nghiệm vụ Cuba, Brazil? Hề hề!), rồi mới đưa sau thì chắc sẽ có nhiều điều để bình luận về vụ này.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Trung Quốc phản đối máy bay Việt Nam tuần tiễu ở Trường Sa — (VOA). – Trung Quốc bắt đầu tuần tra “sẵn sàng chiến đấu” ở vùng biển tranh chấp: China starts “combat ready” patrols in disputed seas (Reuters). – Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa — (RFI). – Quân đội Trung Quốc sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự tại thành phố Tam Sa (CRI). – Chinese military may establish presence in Sansha: defense spokesman (Xinhua).
- TQ ‘phòng ngừa chiến tranh’ ở Biển Đông — (BBC). – Phỏng vấn Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam: TQ ‘bộc lộ ý đồ độc chiếm Biển Đông’ (BBC).
- Trung Quốc mời thầu phi pháp: Ngang ngược và tráo trở (TT). - Đoan Trang: Trung Quốc ngang ngược chà đạp luật pháp quốc tế (PLTP). - Mời thầu kiểu ăn cướp! - (Trần Kinh Nghị). - CNOOC mời thầu dầu khí trái phép (NLĐ). – Khi đường lưỡi bò bắt đầu liếm… — (RFA). – Phỏng vấn ông Trần Công Trục: Bước tiếp theo trong tham vọng “đường lưỡi bò”(NLĐ). - Ý đồ sau lời gọi thầu chín lô dầu khí trên biển Đông là gì? (PLTP). – Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp — (NV). - Học giả quốc tế khẳng định các lô dầu khí CNOOC mời thầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (TTXVN/ ND). - Trung Quốc tung hỏa mù? Doanh nghiệp Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a và Thái Lan có hứng thú đối với 9 lô dầu khí trên Nam Hải mà Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương Trung Quốc mở thầu (CRI). - Cơ quan Chỉ huy quân đội sẽ có mặt trong tỉnh Tam Sa… (Người lót gạch).
- Trung Quốc đang bành trướng (TT).- Bộ luật mới làm gia tăng căng thẳng giữa Việt Nam, Trung Quốc (VOA). - Vi phạm luật pháp quốc tế (TN). - Trung Quốc vi phạm công ước LHQ về Luật Biển (TP). - Trung Quốc tiếp tục hành động ngang ngược tại Biển Đông (DT). - TQ lập các đội tuần tra để “ứng chiến” ở Biển Đông (TTXVN). - Trung Quốc tổ chức tuần tra hải quân trên biển Đông (TN).
- Video hội thảo 2 ngày do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức, về biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương: Khám phá các sự lựa chọn để giải quyết tranh chấp: The South China Sea and Asia Pacific in Transition: Exploring Options for Managing Disputes (CSIS). – Ngày thứ nhất, 27-06: The South China Sea and Asia Pacific in Transition—Panel Two (Day One). Nhận xét về việc gọi đấu thầu các lô thuộc vùng biển Việt Nam, bà Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết: “Major U.S. companies would think twice about participating in the bidding because of the high potential for some kind of conflict breaking out”. Tạm dịch: Các công ty lớn của Mỹ nên suy nghĩ lại về việc tham gia đấu thầu, vì khả năng xung đột bùng nổ rất cao. – Thượng nghị sỹ Mỹ: Các lô dầu khí là của Việt Nam (TTXVN). - Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí nằm tại Việt Nam (LĐ).
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Phản đối bá quyền Trung Quốc (boxitvn). - TS Trần Công Trục: Giải nước cờ thâm nho của TQ (ĐV). “Nhiều người cho rằng hành động của Trung Quốc lần này là “đòn gió”, là sự răn đe đối với Việt Nam sau khi chúng ta thông qua Luật Biển Việt Nam. Tuy nhiên, không hoàn toàn như vậy, mà đó là một bước đi có tính toán cực kỳ thâm hiểm.”
- Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG – ĐẤU LÝ, ĐẤU PHÁP TẠI BIỂN ĐÔNG NAM Á: BẮC CỰ BÁ QUYỀN – (Tâm Nhu). – Cần sự đóng góp của nhiều người để phổ biến ra thế giới những tư liệu về Hoàng Sa-Trường Sa — (RFI).
- Philippines muốn làm rõ lý do tàu Trung Quốc quay lại Scarborough — (RFI). - Tranh chấp bãi cạn Scarborough: Quả bom nổ chậm đang chờ Trung Quốc (NCBĐ).
- Các quan điểm của chính giới Mỹ về việc tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (NCBĐ). - Hoa Kỳ thúc đẩy việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông — (RFI). - Thượng nghị sĩ Mỹ khẳng định mối quan tâm của Hoa Kỳ với Biển Đông (RFA). - Tranh chấp lãnh thổ châm ngòi cho cuộc chiến tranh lạnh mới? (TVN). - Căng thẳng biển Đông tăng nhiệt (ĐV).
- Mỹ sẵn sàng giúp Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế (NLĐ). - Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển (LĐ).
- Phòng khám TQ: Có “bảo kê” mới dám làm (TT).
- Giặc đã “lên giường” của chúng ta rồi bác Nguyễn Thông ơi! — (Hữu Nguyên). “Nay trong nhà ta nhìn đâu cũng thấy Trọng Thủy nước chưa mất nhà chưa tan mới lạ, chắc còn nhờ hồng phúc của cha ông còn sót lại. Trọng Thủy đi lại ngênh ngang trong triều đình, trong kinh tế, trong rừng sâu, trên biển bạc, ngay bên cạnh các khu quân sự trọng yếu quốc gia…”. - Hạnh phúc ! (Trần Nhương). “Dân Trung Quốc nó thấy nước mình hạnh phúc nhất châu Á, nhì thế giới nên nó kéo sang nước mình làm ăn sinh sống ào ào. Nào là thầy thuốc sang mở phòng mạch ở các thành phố lớn, nào là lập làng Trung Quốc ở xã Ngũ Lão và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với cả nghìn người không hộ chiếu, không visa; rồi thì … “- MTTQ VN kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Cần một đạo luật riêng về Đảng (TN). – Phải kiểm soát quyền lực nhà nước từ Hiến pháp (PLTP).
- Đừng chờ Minh Chủ! (TTXVA). “Đi biểu tình là chuyện bình thường thế nhưng cứ bị ngăn cấm thành ra nó cứ như là cái gì đó nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm. Vì thế mới nhất thiết phải cần có lãnh đạo. Thực ra, đi biểu tình biểu thị mong muốn, thái độ là quyền cá nhân, và chỉ cần nhân danh cá nhân là đủ.”
- Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường ngày 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng (Châu Xuân Nguyễn). - Blogger Việt Nam kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc — (NV). - Quyền biểu tình của công dân (Nguyễn Tường Thụy). - TỔ QUỐC LÀ TRÊN HẾT - (Sơn thi thư). – Lữ Phương: Lịch sử thử nhìn lại (boxitvn).
- ĐÀO TIẾN THI: Rung chuông khẩn cấp — (Nguyễn Thông). “Điều em cực kỳ lo lắng là mấy ngày qua sự quan tâm của cả ‘lề Đảng’ lẫn ‘lề dân’ là quá ít, quá yếu, kém hẳn sự kiện cắt cáp năm ngoái, trong khi lần này nghiêm trọng hơn nhiều. Phải chăng đến lúc lòng người dân ly tán đến mức mặc kệ nhà nước muốn làm gì thì làm?”.
- THẾ HỆ NHÂN NHƯỢNG — (Thùy Linh). “… ví như biển Đông bây giờ thằng Tàu cứ chềnh ềnh tàu và người nó ra đấy thì ‘cực lực phản đối’, ‘VN lên án’; ‘đề nghị’ liệu có khiến nó rút đi không? Luật biển mới ra đời làm nhiều người nao nức có bắt ‘nó’ chấp hành không? Không, đúng không nào? Bao giờ thì giải quyết được cái ao chung ấy?“
- 1109. TS Nguyễn Xuân Diện làm việc với Sở 4T-HN ngày 28/6/2012 (BS). Bổ sung, hồi 11h10′, TS NXD vừa cho biết ông mới phát hiện nội dung hai Biên bản làm việc ngày hôm qua đã có những chi tiết sai trái, có tính chất “gài bẫy” ông. BS đã bổ sung văn thư phản kháng của TSNXD tiếp theo nội dung đã đăng hôm qua. - CLB BÓNG ĐÁ No-U GIAO HỮU 17h00 28.06.2012 - (thanhvdgt1).
Chỉ trong có vài ngày thôi mà diễn biến trên Biển Đông đã trở nên quá nguy cấp, rõ thêm khả năng Trung Quốc sinh sự với Philippines chỉ là đòn cảnh cáo và thăm dò thái độ Việt Nam, ASEAN, Mỹ, như một cuộc tập dượt chính trị, ngoại giao. Thêm nữa, thời cơ cho chúng đang quá thuận lợi, đó là vấn đề “nội tình” ĐCSVN.
Một khi biết VN đang rất bận bịu cho cuộc “chỉnh đốn” đảng, giữa lúc nền kinh tế vẫn chưa có tín hiệu đáng tin cậy sẽ thoát cơn hoạn nạn, thì chiến dịch xâm lấn sẽ tới hồi quyết định.
Có tạm đặt qua một bên căng thẳng nội bộ trong cuộc hô hào chống tham nhũng để đồng tâm nhất trí với nhau, biết dựa vào nhân dân, trong đối sách với kẻ ngoại xâm ngoài cửa ngõ hay không? Hay vẫn những màn lục đục “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, vì quyền lợi phe nhóm để rồi đè đầu, bịt miệng người dân yêu nước khi họ chủ động lên tiếng vì chủ quyền lãnh thổ?
Câu hỏi trên xem chừng đã và đang được trả lời suốt mấy năm qua cho tới những ngày gần đây, khi cảm nhận bên ngoài cho thấy dường như cứ mỗi khi có vài dấu hiệu cứng rắn với TQ (dù chỉ là mị dân, xảo thuật chính trị), “bật đèn xanh” cho dân lên tiếng, thì lại nổi lên hàng loạt hành động ngược lại. Lẫn lộn trong những trò kiểu “phá đám” này là những lũ can tâm làm nội gián cho “giặc ngoại xâm”, những kẻ say sưa với “16 chữ vàng”, và ý đồ hạ uy thế đối thủ chính trị. TQ thừa biết hiện tượng này để mà “bất chiến tự nhiên thành”.
Đàn áp quá đã làm lòng dân lạnh giá, ít nhất qua cảm nhận lời kêu gọi “tuần hành ôn hòa” vào ngày 1/7 tới không nhận được nhiều hưởng ứng công khai, mạnh bạo. Thế nhưng, ngược lại, o ép quá từ bên ngoài, hèn hạ quá ở bên trong, lại làm nung nấu thêm nguy cơ bùng nổ, không phải chỉ là ngày kia trên 2 thành phố HN, HCM mà thôi.
- KHI NGƯỜI DÂN DÁM “MỞ MIỆNG” — (Bùi Văn Bồng). - Đọc lại Phan Bội Châu: Thời thế và anh hùng (TCPT). “Tuy ngày nay bảo là anh hùng, ta vốn đòi hỏi ở dân ta, trông mong ở dân ta, nhưng không phải là đòi hỏi phiếm, trông mong phiếm. Ta chỉ đòi hỏi, trông mong vào các bậc sĩ phu mà thôi.” - Trần Việt Hùng – Những con người bị đánh cắp niềm tin (Dân luận). - Phạm Ngọc Tiến – Đức tin thời thổ tả.
- Thanh tra kiến nghị thu hồi gần 6.500 tỉ đồng (NLĐ). - Giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu nại, tố cáo (SGGP). - Thanh tra kiến nghị thu hồi gần 6.500 tỉ đồng cho ngân sách (PLTP).
- Người đứng đầu phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu! (PLTP). Hội thảo về “Thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể, cấp ủy, cơ quan đơn vị”, có tới 59 cái tham luận. Nghe hài vãi! - Đằng sau một lời hứa không thành của bà Bộ trưởng — (Đào Tuấn). “Nghĩ cũng lạ khi công dân của ‘nền kinh tế số 2 thế giới’ lại phải sang làm cửu vạn thuê ở một quốc gia ‘đang phát triển’. Nhắc đến phát ngôn của bà Bộ trưởng cũng như tình trạng lao động nước ngoài từ năm 2009 để cho thấy đây không phải là vấn đề mới.”. - Ý nghĩa các phiên chất vấn trong kỳ họp Quốc hội — (RFA). - Đà Nẵng kiến nghị: Dân trực tiếp bầu thị trưởng (PLTP). - Đà Nẵng tiếp tục siết nhập cư (NLĐ).
- Đàn áp người khiếu kiện bằng mọi cách - (Lê Hiền Đức). - Nguyễn Minh Phong – Suy nghĩ của một người dân từ 2 tờ báo (Dân luận). Về hai bài báo trên Năng lượng mới và Hà Nội mới đả kích cụ Lê Hiền Đức. - Video: Công An tìm cớ đàn áp trái pháp luật người nông dân khiếu kiện (TTXVA). – Tường thuật trực tiếp: 700 nông dân 5 vùng của Hà Nội biểu tình tại 3 địa điểm 28/6/2012 . - Dân Hà Nội vẫn biểu tình đòi đất — (NV).
- “Ăn đất” ở Vĩnh Phúc: “Ân hận, xin lỗi nhân dân” (TT).
- Hết BS loan tin, tới BBC, giờ là VNEconomy: Bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm người đại diện pháp luật của VietCapital Bank, lại cả Thanh niên nữa: Viet Capital Bank thay đổi người đại diện pháp luật. Bộ 4T cần nhắc nhở các báo, vụ này đâu phải như mọi khi cần quảng bá mà um xùm vậy. Không thấy người ta nem nép khiêm tốn trong góc trang quảng cáo hay sao?
- Việt Nam kết án tù sáu người tổ chức vượt biên sang Úc — (RFI). – Việt Nam tuyên án tù 6 người đưa người khác trốn ra nước ngoài — (VOA). – CHÚNG TA KHÔNG PHẢI SINH RA ĐỂ SỐNG NHƯ THẾ NÀY (TTXVA).
- TEPCO Nhật Bản dừng xuất khẩu hạt nhân (boxitvn). – Tepco rút lui khỏi kế hoạch xuất khẩu lò phản ứng nguyên tử sang Việt Nam — (RFI). – Tepco rút khỏi dự án hạt nhân ở VN — (BBC).
- Dự án Bauxite Tân Rai – Bao giờ cho đến tháng Mười? (boxitvn).
<- Địa phương tiếp tay khai thác titan “thổ phỉ” (PLTP).
- Luật phòng chống thuốc lá sẽ có hiệu quả trong thực tiễn? — (RFA).
- Khen thưởng cán bộ phá vụ án chống phá nhà nước (TTXVN). - Kỹ năng giao tiếp của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can (Luật HS).
- Đề nghị kỷ luật giám đốc Công an Tiền Giang (TT).
- Cựu nhà báo Mạo danh nhà báo, hù dọa chủ tịch quận (TT).
- Những ngày ẩn dật (Phạm Quỳnh). “Lời dẫn của Phạm Tôn: Đây là chương 7 trong sách Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộccủa Khúc Hà Linh (NXB Thanh Niên – 2012).”
- NỮ SĨ THỤY AN ( 1915-1989 ): NGƯỜI BỊ KẾT TỘI LÀM GIÁN ĐIỆP TRONG VỤ ÁN ‘”NHÂN VĂN GIAI PHẨM “ - (Phạm Viết Đào).
- Danh sách ký tên ủng hộ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN THEO QUY TRÌNH 1946 CỦA HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM (đợt 2) (boxitvn).
- 137. Để nuôi sống mọi người trên quả đất (Xưa&Nay/ Việt sử ký).
- Mật báo: điều này diễn ra dưới thời Stalin như thế nào? (Kichbu).
- Aung San Suu Kyi kết thúc chuyến công du Pháp — (RFI). – Thượng viện Mỹ thúc giục đầu tư vào dầu khí Miến Điện — (RFI). – Thăm NLD và tìm hiểu Miến Điện — (BBC).
- “Đại sứ quán” Bắc Triều Tiên ở Nhật bị tịch thu — (RFI).
- Cảnh sát Quảng Đông trấn áp bạo loạn — (BBC). - Cảnh sát TQ trấn áp người biểu tình ở Quảng Đông (VOA).
- Kiến trúc sư Pháp ‘giữ tiền’ cho vợ Bạc Hy Lai (VNE).
- Tự đào hố… chôn mình để giữ đất (DT).
- Tiến sĩ Lê Minh Phiếu: “Cần một công ước đầy đủ giá trị pháp lý để đảm bảo hoà bình trên Biển Đông” (SGTT). - Giới sử học Đà Nẵng bất bình về cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’ (Infonet). -Ý đồ biến biển của Việt Nam thành “vùng tranh chấp” (Đoan Trang). – Phỏng vấn TS Trần Công Trục: Giải nước cờ thâm nho của TQ (ĐV).
- Phỏng vấn thiếu tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc mời thầu dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam: Bước tiếp theo của Trung Quốc sau Scarborough (SGTT). - Chuyên gia quốc tế nhận định: Trung Quốc mời thầu xuất phát từ động cơ chính trị (SGTT).
- Bạc nhược (Nguyễn Thông)
- Trung Quốc triển khai lực lượng chỉ huy quân sự tại Biển Đông: China deploys military command in South China Sea (Global News Desk). - La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa (GDVN).
- BÁO TÀU “NÂNG BI” HAY RĂN ĐE TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH? (Phạm Viết Đào).
- Đảo tiền tiêu Lý Sơn nhìn từ trên cao (Zing).
- Bài học nào trong vụ bế tắc bãi cạn Scarborough (WSJ/VNN). - Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung vào đầu tuần tới (TTXVN).
- Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông: Vietnam looks to US support in South China sea (ABC News).
- Tổng thống Obama phê chuẩn cho Việt Nam vay 126 triệu $ mua vệ tinh: Pres. Obama Approves $126 Million Loan to Communist Vietnam for Satellite (The New American).
- Nước Tống & Nước Táng (RFA’s blog).
- Trịnh Hội: Đám Đông Thầm Lặng (2) (VOA’s blog). - Những Người Bị Thiến (RFA’s blog).
- Vượt biên trong “thời đại mới” (RFA’s blog).
- Thôi cái trò cửa quyền hành dân ấy đi! — (Bà đầm xòe). “Hành
TS Nguyễn Xuân Diện vô lối như vậy là tự mình làm yếu minh đi. Làm như
thế là có khác chi mình chưa lâm trận đã thua, tự mình biến mình thành
mồi ngon cho quân xâm lược, như thế có khác chi tự mình làm mất đất nước
mình, tự mình trao đất nước minh cho kẻ xâm lược”.
- Phía sau chỉ số hạnh phúc (TTCT).
- Một độc giả gửi tiếp tin này và bình “Đến lượt Tuổi Trẻ hôm nay cũng rón rén đưa tin trong mục Kinh tế (tiểu mục Thông tin thị trường)”: “Bà
Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet
CapitalBank), vừa thôi làm người đại diện theo pháp luật của Viet
CapitalBank, theo công bố của Viet CapitalBank. Ông Đỗ Duy Hưng – tổng
giám đốc Viet CapitalBank – làm người đại diện theo pháp luật của ngân
hàng này bắt đầu từ ngày 20-6″.
- Liệt sĩ: Gian nan đường về quê hương (Petrotimes).
- Về vụ “Diễn tập chống trộm chó”: Hết việc? (Nguyễn Thông).
- Ăn chi mà tởm thế ông? (Cu làng cát).
- Những ngôi nhà ‘ngỗ ngược’ giữa Thủ đô (VnMedia/TP).
- Radek Sikorski, bộ trưởng ngoại giao Ba Lan: GIÚP MIẾN ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO? (BS Hồ Hải).
KINH TẾ
- Kinh tế VN: cần cải tổ bộ máy điều hành — (BBC).
- Nhận diện các thách thức cho nền kinh tế những tháng cuối năm (Tầm nhìn).
- Toàn cảnh kinh tế-tài chính 28-6-2012 (VF). - Convertible Preferred Stock: Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi. - Sóng ngầm USD (TN).
- Việt Nam có thể không đạt được mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài — (VOA).
- Thâm hụt thương mại của Việt Nam giảm mạnh trong quý I/2012 — (RFI).
- DATC muốn ‘cứu’ nợ xấu ngân hàng (VNE).
- Doanh nghiệp kêu không vay được vốn rẻ (TT). - Doanh nghiệp mong được vay vốn mức 10 – 15%/năm (Thanh Tra). - Vốn vẫn không tới tay doanh nghiệp (PLTP).
- Xây dựng các chỉ tiêu giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới (ND). – Đầu tư giai đoạn 2011-2015, EVN thiếu khoảng 180.000 tỉ đồng (PLTP).
- EVN vẫn chi phối: Làm sao có thị trường điện cạnh tranh? (VEF). - Giá điện theo thị trường: lại điệp khúc tăng giá (TT).
- Không được thu phí rút tiền ATM nội mạng (TN).
- Vingroup phát hành thành công bổ sung 115 triệu USD trái phiếu quốc tế (TN).
- Vinh danh thanh niên sáng tạo, vươn lên lập thân, lập nghiệp (VOV). - Tuyên dương 89 mô hình tiêu biểu (TN).
- Việt Nam khả năng xuất khẩu 160 000 tấn cà phê / tháng? (RFA).
- Tích nước làm ngập hoa màu (TN).
- Nhà đầu tư cần gì ở ĐBSCL ? (TN). - Ngành chăn nuôi điêu đứng vì sức mua giảm — (RFA). - Bấp bênh nông dân trồng lúa (SGGP).
- Hơn 32.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (SGGP).
- Việt Nam hoàn thuế VAT cho du khách nước ngoài — (VOA). - Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với người nước ngoài (TT).
- Các lãnh đạo châu Âu dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế ở Brussels — (VOA). – Thượng đỉnh để giải quyết khủng hoảng Châu Âu — (RFI).
- Phố Wall thoát hiểm sau phiên giao dịch kịch tính (VnEco).
- Quý IV thoát đáy? (Tầm nhìn).
- GDP cả nước 6 tháng tăng 4,38% (Tầm nhìn).
- Hiện tượng “phong bao, phong bì” và…nợ xấu ngân hàng (Tầm nhìn). - Mua nợ xấu không phải là “vỗ béo” các ngân hàng (VnEco).
- “Nói vốn FDI đang giảm thì chưa hẳn đã đúng” (VnEco).
- Hơn 26.000 DN giải thể, phá sản ngừng hoạt động (VEF). - Chưa doanh nghiệp nào được vay với lãi suất ưu đãi (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Những bài hát của một thời (38): Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam — (Nguyễn Thông).
- LÊ HƯNG TIẾN MỜ Ơ MƠ SẮC MỚ (Nguyễn Trọng Tạo).
- NHỮNG Ý KIẾN TRÁI CHIỀU VỀ “HIỆN TƯỢNG” THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU — (Phạm Viết Đào). - Hãy trỗi dậy và hãy đến! (PNTD). “Con đường thi ca của Nguyễn Quang Thiều luôn luôn chứa đầy những khúc ngoặt bi kịch.”
- PHÚT IM LẶNG CÙNG NHÀ THƠ TRÚC THÔNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- VÍ “PHẾT” GIẶM — (Faxuca).
- NẮNG TRONG THƠ PHÙNG CUNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGUYỄN TRỌNG TẠO TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC (Nguyễn Trọng Tạo).
- Du Tử Lê: Phác họa mấy thời kỳ lục bát và, thơ Cung Trầm Tưởng — (NV).
- MIỀN…”CỤP LẠC” (KỲ 10) - (Nhật Tuấn).
- Nhật ký Đặng Thùy Trâm có bản tiếng Nga — (Nguyễn Thông).
- Văn Chung: Cười cho quên cay đắng (NLĐ).
- Tây Ban Nha được quyền bảo vệ chức vô địch — (RFI). – Bán kết Đức -Ý : Ưu thế hiện tại hay quá khứ lịch sử thắng ? — (RFI). – ‘Chúng tôi sẽ không đổi lối chơi’ — (BBC). – Ðức sẽ vượt qua Ý vào chung kết? — (NV).
- NỖI TRUÂN CHUYÊN CỦA BÀI HÁT “MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN” CỦA VĂN CAO (Nguyễn Trọng Tạo).
- NHỮNG CUỘC XÊ DỊCH ĐÃ NGỪNG (Văn Công Hùng).
- Để tang cho cô gái Điên trong em (Mai Xuân Dũng).
- Những người đeo mặt nạ trong tranh (TTVH).
- Ca sĩ Khánh Linh: Tôi chọn yêu mình… (TTVH).
- PARI HOA LỆ (Phạm Viết Đào).
- Ý loại Đức 2-1 và lọt vào chung kết (BBC). - Ý xuất sắc vào chung kết gặp Tây Ban Nha (NLĐ). - Một người da đen bị cả nước Đức hậu phát xít căm ghét (Tin khó tin). Bình luận thể thao:Đài quốc gia thì phải nghiêm túc (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Vấn nạn xin học cho con tại VN(BBC). - Phòng ngủ trường mầm non dân lập rộng tối thiểu 1,2m2/trẻ (Gia đình).
- Giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh từ bậc tiểu học, trong đó báo Quân đội ND không thể dứt cơn mê sảng để đòi con nít nó phải “hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch để khi tiếp cận với các thông tin xấu từ bên ngoài và trên internet”.
- Tư vấn du học: Thật, giả khó lường (ND). - Có hay không việc lập “sân sau” ở Đại học Quốc gia Hà Nội? (Petrotimes).
- Kiểm soát chặt để nâng chất lượng (NLĐ).
- SỰ CỐ CHUNG KẾT CUỘC THI ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA 2012: Cách xử lý của VTV chưa ổn! (NLĐ).
- Có cần xin giấy phép khi tổ chức sự kiện không? (DT).
- Góp tiền lẻ, làm việc lớn (Tia Sáng).
- Vui học với thiên nhiên (TT).
- Công bố khoa học quốc tế (Nguyễn Văn Tuấn).
- Đào Ngọc Đệ: Đạo văn, đạo báo (QĐND).
- “Não người” tập hợp từ 16.000 nhân máy tính (TN).
- Tàu vũ trụ Trung Quốc sẽ trở về trái đất ngày 29/6 (TTXVN).
- Hậu Đồi Ngô,khuyến khích thí sinh tố tiêu cực thi ĐH (VNN). - Không cấm thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi (TN).
- Ép dạy theo khuôn mẫu? (TT).
- Học văn để làm gì? (Hoang Yen).
- “Đuôi trâu không bằng đầu gà” (SGTT).
- NGƯỜI CAO TUỔI NÊN TÌM CÁCH ĂN NGON VÀ TINH (Phạm Viết Đào).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sở Y tế TP.HCM không kiểm soát hết được phòng khám nước ngoài “lậu” (TN).
- Chuyên gia quốc tế vào cuộc, bệnh “lạ” vẫn bế tắc (TT). – Cử chuyên gia da liễu vào vùng “bệnh lạ (NLĐ).
- Giải cứu cô gái bị bạn trai người Hàn Quốc đánh đập (TN).
- Người cha thừa nhận đánh con (TN).
- Bị vắt kiệt sức, lao động Việt Nam kêu cứu (TN).
- Vụ nhà Kinh Đô: Căng thẳng lại tái diễn (Thanh Tra).
- Tàu hỏa đâm ô tô, 1 người chết, 3 người bị thương (TN).
- Tạm giữ gần 3.000 tấn titan không rõ nguồn gốc (TN).
- Phá 2 đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh “siêu lớn” (TTXVN).
- China Labor Watch lên án điều kiện làm việc tại các xưởng làm thuê cho Apple — (RFI).
- Khi dân châu Á trở thành nô lệ thời đại — (RFI).
- Bangladesh: Nơi phụ nữ phải đấu tranh đòi quyền ly hôn (VNN).
- Cháy lớn tại miền tây Hoa Kỳ — (RFI). – Colorado cháy rừng trầm trọng, 32,000 người di tản — (NV). – Tổng thống Obama sẽ đi thăm khu vực bị cháy rừng tàn phá ở Colorado — (VOA).
- Phòng khám Trung Quốc lộng hành do quản lý kém (TN). - Chính khí có suy, tà khí mới nhập được! (SGTT).
- Nhiều bệnh viện tăng viện phí quá cao (SGTT). - Bóc mẽ những chiêu moi tiền người bệnh từ các phòng khám đa khoa (GDVN). - Bệnh viện kiện bác sĩ đòi tiền đào tạo (SGTT).
- Mô hình gia đình lý tưởng (SGTT).
QUỐC TẾ
- Syria : đề nghị thành lập chính phủ quá độ — (RFI). – Ngoại trưởng Nga: Giải pháp về Syria nên do người Syria đưa ra — (VOA). – Nga phản đối việc quyết định trước nội dung đối thoại tại Syria (VOV). - Thế giới 24h: Căng thẳng tột độ (VNN).- Syria đã vào tầm ngắm vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ (VnMedia).
- “Syria đang trong tình trạng chiến tranh thực sự” (VTC). - Ngoại trưởng Mỹ đến Nga bàn về khủng hoảng Syria (TTXVN). - Nga sẽ giao trực thăng chiến đấu cho Syria (TN). - Nga quyết chuyển trực thăng cho Syria (VNE).
- Tân quốc hội Hy Lạp tuyên thệ nhậm chức — (VOA).
- Nhật Bản -Hàn Quốc : Hiệp ước quân sự đầu tiên — (RFI).
- Khuynh hướng cực hữu tìm cách bắt rễ trong chính trường châu Âu — (RFI).
- Tòa án Tối cao giữ nguyên kế hoạch cải tổ y tế của Tổng thống Obama — (VOA). - Phán quyết về y tế của Mỹ: Bệnh viện được lợi, bảo hiểm chịu thiệt (VOA). - Tòa án ủng hộ luật cải cách y tế của Obama (TT). - Tòa án Mỹ ủng hộ luật cải cách y tế của chính quyền (TTXVN).
- Hạ Viện Mỹ biểu quyết Bộ trưởng Tư pháp xem thường Quốc hội (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ gặp giới trẻ Latvia (VOA).
- Tổng thống Nga cải tổ thượng viện (TN).
- Mỹ, EU, Nhật đưa vụ tranh chấp đất hiếm với Trung Quốc lên WTO — (VOA).
- “Nga đáp trả mọi nguy cơ đe dọa lợi ích quốc gia” (TTXVN).
- TT Obama dẫn trước 3 tiểu bang quan trọng — (NV).
- Ấn Độ kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào Afghanistan (VOA).
- Thái Lan – Campuchia thoả thuận được về tranh chấp biên giới (VOV).
- Nhật Bản quyết định triệu đại sứ tại Syria về nước (TTXVN). - Tổng thống Syria:”Chúng tôi sẽ tiêu diệt những kẻ khủng bố trong nước” (GDVN).
Ecopark tổ chức “ngày hội thành viên”
Qlb - Trong khi dân Văn Giang bị côn đồ đánh, chạy khắp nơi
kêu cứu nhưng chẳng hề có một cơ quan chức năng nào vào cuộc... Còn đây
thì chủ đầu tư nhởn nhơ tiếp thị, phát thẻ thành viên, khuyến mãi, bán
nhà ở trên đất của nhân dân còn đang tranh chấp!!! Người ta nói "Công lý nằm trong tay kẻ mạnh", ở đây không chỉ mạnh về tiền mà còn mạnh về quyền nữa thì hỏi làm sao dân không chết? Bà cụ Lê Hiền Dức già lão liệu sống được đến bao giờ để đấu tranh cho Văn Giang?
Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện kết nối cộng đồng thường xuyên diễn ra tại Ecopark, dành cho khách hàng và những người chủ tương lai của Ecopark.
Ngay tại chương trình “Ngày hội thành viên Ecopark”, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) - chủ đầu tư của Ecopark - đã trao thẻ thành viên cho các cư dân của chung cư Rừng Cọ, biệt thự Vườn Tùng, Vườn Mai và Phố Trúc. Với mục tiêu mang lại các giá trị gia tăng cho cộng đồng cư dân Ecopark, tấm thẻ này tích hợp nhiều ưu đãi, giảm giá, có giá trị sử dụng tại chuỗi các khách sạn, nhà hàng, bar, café, các dịch vụ spa, thể hình, làm đẹp, các shop thời trang và đặc biệt là tại gần 30 shop đã và sẽ khai trương ở Phố Trúc - những địa chỉ ẩm thực và mua sắm sẽ phục vụ cư dân đô thị.
Ngoài những giá trị vật chất cụ thể mà khách hàng nhận được, thẻ thành viên Ecopark còn tạo ra sự gần gũi và hiểu biết lẫn nhau cho gần 3.000 cư dân trong giai đoạn 1 của dự án.
Hoàng Anh
VNEconomy
Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các sự
kiện kết nối cộng đồng thường xuyên diễn ra tại Ecopark, dành cho khách
hàng và những người chủ tương lai của Ecopark.Ngày
17/6/2012, tại khu phố thương mại Phố Trúc nằm trong quần thể đô thị
Ecopark đã diễn ra chương trình "Ngày hội thành viên Ecopark", với sự
tham gia của hàng ngàn cư dân tương lai.
Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện kết nối cộng đồng thường xuyên diễn ra tại Ecopark, dành cho khách hàng và những người chủ tương lai của Ecopark.
Ngay tại chương trình “Ngày hội thành viên Ecopark”, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) - chủ đầu tư của Ecopark - đã trao thẻ thành viên cho các cư dân của chung cư Rừng Cọ, biệt thự Vườn Tùng, Vườn Mai và Phố Trúc. Với mục tiêu mang lại các giá trị gia tăng cho cộng đồng cư dân Ecopark, tấm thẻ này tích hợp nhiều ưu đãi, giảm giá, có giá trị sử dụng tại chuỗi các khách sạn, nhà hàng, bar, café, các dịch vụ spa, thể hình, làm đẹp, các shop thời trang và đặc biệt là tại gần 30 shop đã và sẽ khai trương ở Phố Trúc - những địa chỉ ẩm thực và mua sắm sẽ phục vụ cư dân đô thị.
Ngoài những giá trị vật chất cụ thể mà khách hàng nhận được, thẻ thành viên Ecopark còn tạo ra sự gần gũi và hiểu biết lẫn nhau cho gần 3.000 cư dân trong giai đoạn 1 của dự án.
Hoàng Anh
VNEconomy
TẠP CHÍ XƯA & NAY
Để nuôi sống mọi người trên quả đất
SỐ 405 (6 – 2012)Louis Pilard
NÔNG NGHIỆP CÓ MỤC ĐÍCH LÀ NUÔI SỐNG NHÂN LOẠI. THẾ NHƯNG, ĐẾN NGÀY NAY VẪN CÒN KHOẢNG MỘT TỈ NGƯỜI BỊ THIẾU ĂN. GIẢI PHÁP CÓ PHẢI Ở CHỖ KHAI THÁC THÊM ĐẤT TRỒNG TRỌT KHÔNG? CÓ PHẢI Ở NHỮNG KỸ THUẬT MỚI ĐỂ NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT NHIỀU HƠN KHÔNG? CÓ PHẢI Ở CHỖ ĐIỀU CHỈNH THÓI QUEN TIÊU THỤ (CỦA NHỮNG NGƯỜI GIÀU) KHÔNG? HAY CÒN CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC? TÁC GIẢ BÀI NÀY LÀ KỸ SƯ NÔNG HỌC, NGUYÊN GIÁM ĐỐC QUỸ TÍN DỤNG NÔNG THÔN VÙNG BRETAGNE NƯỚC PHÁP VÀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG. ÔNG ĐÃ ĐƯA RA HAI KỊCH BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI. CHÚNG TÔI XIN GIỚI THIỆU ĐỂ BẠN ĐỌC THAM KHẢO.
Từ một vạn năm nay, con người đã thấy không thể dựa vào các sản phẩm tự nhiên do thiên nhiên cung cấp để nuôi sống, mà phải hành động để thỏa mãn nhu cầu của mình. Vì thế, nông nghiệp đã ra đời ở nhiều nơi trên thế giới. Các cư dân đã tụ tập ở những nơi thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi, và dần dần định cư. Mối quan hệ của con người với đất đai cũng thay đổi dần.
Nhân loại không ngừng tìm kiếm
Việc đi tìm thức ăn đã góp phần lớn vào việc nhào nặn lại bộ mặt của thế giới. Cuộc tìm kiếm đó vẫn chưa kết thúc. Vào đầu thế kỷ XXI này, sự gia tăng dân số, tình trạng suy dinh dưỡng, khiến cho việc mở rộng các nguồn thực phẩm và phân phối công bằng hơn trở thành cần thiết, để mọi người đều có thực phẩm đầy đủ về số lượng và chất lượng.
Đấy là sự lựa chọn dựa trên ý tưởng con người phải có đầy đủ thực phẩm cần thiết để sống mạnh khỏe, để phát triển như mong muốn và tham gia vào đời sống cộng đồng.
Bên cạnh đó, chúng ta ý thức được rằng nguồn lợi trên hành tinh này không phải là vô hạn. Áp lực dân số vẫn còn nặng nề, trong khi năng suất nông nghiệp tiến triển chậm. Đặc biệt, việc thâm canh đang là nguồn tiêu thụ năng lượng lớn, là nguồn gốc của ô nhiễm, và do đó góp phần làm suy thoái môi trường nhanh chóng, giảm chất lượng nguồn nước, cũng như gây ra biến đổi khí hậu.
Theo hiểu biết hiện nay, dự đoán đến năm 2050 dân số quả đất sẽ vào khoảng 9 tỉ người, chứ không chỉ là 7 tỉ như vào cuối năm 2011. Vẫn còn hơn 1 tỉ người bị đói. Diện tích nông nghiệp không thể mở rộng trên qui mô lớn và thâm canh đã đến giới hạn không thể chịu được trong nhiều vùng. Các nguồn năng lượng hóa thạch đã cạn kiệt, cũng như nước và khoáng chất. Trong bối cảnh đó, chúng ta phải bảo đảm cân bằng giữa tài nguyên và nhu cầu thực phẩm. Tất nhiên, chúng ta không thể quay lại một nền nông nghiệp như xưa, mà phải làm sao để khai thác tài nguyên trên mặt đất tốt hơn mà không làm suy thoái môi trường.
Có khả năng nuôi sống mọi người
Năm 1800, quả đất có 1 tỉ người. Malthus đã khẳng định nó không thể nuôi sống tất cả. Những tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho phép bác bỏ dự báo đó. Ngày nay, các nhà kinh tế, các nhà nông học cho rằng có thể cung cấp đủ cho mọi người ăn.
Nghiên cứu của nhiều tổ chức(1) đã khẳng định quan điểm đó và cho thấy có nhiều con đường trong việc lựa chọn các kỹ thuật khác nhau, đồng thời có cả sự lựa chọn về chính trị đưa đến tầm nhìn của con người và của xã hội. Dựa trên những công trình khảo sát của Millennium Ecosystem Assessment và của Michel Griffon(2), các tổ chức CIRAD và INRA đã đưa ra hồ sơ Agrimonde (Nông nghiệp thế giới)(3) với hai kịch bản Agrimonde GO và Agrimonde 1, tầm nhìn đến năm 2050, trên các khu vực lớn của thế giới: Châu Phi giáp sa mạc Sa-hara, châu Mỹ Latinh, châu Á, Bắc Phi, Trung Đông, các nước thuộc OECD(4), Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ. Sự đánh giá từng kịch bản tùy thuộc vào khả năng của mỗi khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu của dân cư.
Các kịch bản này được xây dựng dựa trên các dữ liệu quan sát từ năm 1961 tại gần 150 nước do các tổ chức quốc tế, như LHQ, FAO, MEA thực hiện, theo dõi sự tiến triển của diện tích trồng trọt, năng suất và dân cư. Không có tham vọng đạt đến chân lý tuyệt đối, nhưng nó đưa ra được mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với môi trường, lãnh thổ, thực phẩm và sức khỏe. Dưới đây là những nét chính của các kịch bản đó.
Kịch bản mang xu hướng tự do: Agrimonde GO
Kịch bản này dựa trên một sự lựa chọn rõ ràng: tiếp tục xu thế hiện nay của sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh đó sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là cần thiết để bảo đảm việc làm và thực phẩm cho 9 tỉ người.
Có thể dễ dàng để nhìn ra các hậu quả:
- Sự phát triển và trao đổi quốc tế được tăng cường.
- Các tiến bộ kỹ thuật sẽ rất nhanh.
- Nhu cầu năng lượng hóa thạch tăng lên nhiều.
- Mối quan tâm đến môi trường và cách ứng xử không được ưu tiên.
- Lề thói tiêu thụ thực phẩm vẫn theo xu hướng hiện nay, khiến cho nhu cầu về thịt ngày càng tăng.
Nói tóm lại, các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm được công nghiệp hóa và sản xuất tập trung.
Kịch bản có điều chỉnh: Agrimonde 1
Nhu cầu thực phẩm thế giới được thỏa mãn dựa trên:
- Khả năng phát triển, tại các khu vực thế giới, những hệ thống sản xuất đa dạng, dựa trên những nguyên lý thâm canh sinh thái, phù hợp với điều kiện môi trường, kinh tế và xã hội của mỗi nước.
- Khả năng phát triển sự tiêu dùng thực phẩm theo hướng mà các cư dân nghèo có thể chi trả được, nhờ vào sự phát triển kinh tế địa phương, sự giảm thiểu bất công và việc thay đổi những thói quen ăn uống.
Kịch bản Agrimonde 1 xuất phát từ luận điểm “Cách mạng xanh kép”, do M. Griffon đưa ra. Cuộc cách mạng đó nhằm làm tăng năng suất một cách tự nhiên với việc sử dụng tối đa các chức năng sinh thái và sinh học của các hệ thống sinh thái. Nó dựa trên 5 điều kiện:
- Các tiếp cận sinh thái về độ màu mỡ của đất dựa trên sự tăng cường chu trình của chất hữu cơ, nhờ bổ sung lượng sinh khối có thể phân hủy trong đất và các nghiên cứu về di truyền học cho phép cải thiện khả năng cố định đạm của cây lương thực.
- Quản lý nước bằng cách giữ nước trong đất và dự trữ.
- Quản lý tổng hợp các chu trình sinh hóa quan trọng, như chu trình của cacbon hay nitơ, nhằm thúc đẩy khả năng lưu giữ cacbon trong đất.
- Đấu tranh chống sâu bệnh và loài gặm nhấm bằng việc vận dụng quan hệ tương tác giữa cây trồng và nguồn gây bệnh.
- Sử dụng đa dạng sinh học cần thiết và tính bền vững của hệ sinh thái.
Những định hướng đó đòi hỏi phải đầu tư lớn cho nghiên cứu và đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường một cách thực sự. Và sự trùng hợp của nhiều loại khủng hoảng (như biến đổi khí hậu, những vụ bạo loạn vì đói kém năm 2008, khủng hoảng năng lượng biểu hiện ở giá dầu và các nguyên liệu khác tăng vọt, sự thao túng giá nông sản, khủng hoảng tài chính năm 2011), đặt vấn đề thực phẩm và nông nghiệp lên vị trí ưu tiên hàng đầu.
Kịch bản Agrimonde 1, dựa trên sự lựa chọn tăng cường sinh thái, không chỉ là một sự lựa chọn kỹ thuật. Nó cũng dựa trên sự lựa chọn xã hội và toàn cầu, phân biệt mô hình “tách biệt” mà mục tiêu là đẩy mạnh các hệ thống sản xuất nhưng vẫn bảo vệ không gian tự nhiên, với mô hình “sáp nhập” kết hợp các chức năng sinh thái và sản xuất trên cùng một lãnh thổ.
Tuy nhiên, Agrimonde 1 vẫn phân biệt với cuộc “Cách mạng xanh kép” khi tính đến những giả thuyết khác về từ bỏ, đặc biệt những từ bỏ trong thói quen ăn uống; nhưng liệu điều đó có thực tế không?
Trên một phương diện nào đó, đấy là một cuộc cách mạng thường nhật, trong cách ăn và cả cách tổ chức bữa ăn. Nó dựa trên một sự ý thức đầy đủ của người tiêu dùng, được giáo dục và được hỗ trợ về thông tin. Cần phải giải thích và thuyết phục, để tránh những tình huống áp đặt do đổi thay.
Hai kịch bản trong một thế giới bấp bênh
Hai kịch bản của Agrimonde cho chúng ta thấy sự cân bằng giữa nhu cầu thức ăn với sản xuất nông nghiệp có thể đạt đến năm 2050 bằng hai con đường (giữa những con đường khác). Nó không nói rằng sẽ như thế. Trong cả hai trường hợp, sự cân bằng chỉ có thể đạt được trong thời gian dài. Agri-monde GO đặt trong xu thế hiện tại, dựa trên sự tăng cường sản xuất nhờ vào tiến bộ kỹ thuật và trên sự thao túng của thị trường tự do thế giới dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế. Agrimonde 1 được xây dựng dựa trên các tính toán đối với hệ sinh thái và hạn chế việc tiêu thụ đạm động vật. Cả hai kịch bản đều tùy thuộc vào những quyết định và các hiện tượng nằm ngoài hệ thống thực phẩm nông sản, nghĩa là sự lưỡng lự khi tính đến các đường lối nông nghiệp và thực phẩm của những nước muốn gìn giữ một phần tối thiểu sự tự chủ về lương thực và sự tự cung tự cấp.
Tuy nhiên, quả thực những tiến bộ khoa học và nông học đã chứng minh từ hai thế kỷ nay rằng Malthus đã nhầm. Những tiến bộ hiện nay cho phép ta tin rằng vẫn còn có thể cải thiện sản xuất và chất lượng thực phẩm, nhưng kinh nghiệm cho thấy khoa học không thể làm chủ tất cả và phải có một sự thận trọng cần thiết. Nhất là, tri thức cũng không được chia sẻ đồng đều cho mọi nước; càng ngày nó càng ít được các chính phủ làm chủ; thật vậy, các doanh nghiệp hay các nước nắm được tri thức đã chiếm giữ làm của riêng để tạo ra nguồn lợi nhuận hay một vũ khí chính trị thông qua con đường cấp giấy phép sử dụng hay quyền sở hữu trí tuệ.
Sự lựa chọn đường lối trong tương lai sẽ được quyết định bằng việc duy trì trao đổi tự do do các tổ chức quốc tế lập nên như WTO. Các tập đoàn đa quốc gia đã chiếm một trọng lượng quan trọng trong tổ chức sản xuất thực phẩm lấn át các tổ chức nghề nghiệp của nhà nông và ngăn cản các chính phủ nắm lại sự điều hòa cần thiết của thị trường. Đây là thách thức lớn: vấn đề thực phẩm trở thành đề tài thảo luận trong các cuộc họp quốc tế cấp cao nhất như LHQ, G20, WTO; sự thừa nhận luật quốc tế về thực phẩm là đề tài tranh luận. Trong hai kịch bản của Agrimonde, thị trường là động lực thúc đẩy phát triển.
Mỗi quốc gia có đường lối riêng của mình. Tuy nhiên, mỗi chính phủ lại gắn với một sự ưu tiên thường trực, dù thuộc bất cứ lý tưởng nào: nuôi sống dân chúng với giá rẻ nhất, bất kể nguồn gốc sản phẩm ăn uống. Nguyên lý ưu đãi cạnh tranh của thương mại thế giới đáp ứng mục tiêu đó bằng sự chuyên biệt hóa một số nước, mặc cho văn hóa ẩm thực truyền thống của họ là gì và đồng nhất hóa các thói quen ăn uống.
Khủng hoảng tài chính làm nổi bật sự toàn cầu hóa của hoạt động nhân loại: những kẻ nắm vốn “quyết đoán” đầu tư của chúng tùy theo lợi nhuận chờ đợi. Giá nông sản được coi như là nguyên liệu, trở thành đối tượng đầu cơ và rất dễ bay hơi. Thời gian tài chính không có liên quan gì với thời gian nông nghiệp. Sự điều chỉnh thị trường nông nghiệp phần lớn gắn với sự điều chỉnh thị trường tài chính khiến cho nó phải vất vả mới xác định được. Cuối cùng, việc lựa chọn thức ăn là của người tiêu thụ tùy thuộc vào thu nhập, vào mức sống, vào truyền thống, vào văn hóa của họ. Có nghĩa là sự đa dạng của lựa chọn là một đặc tính của nhu cầu thực phẩm.
Phương hướng cho tương lai
Theo chúng tôi, sự đắn đo đó đã xác định bốn xu hướng chủ chốt trong tương lai:
- Sự lựa chọn cho nông nghiệp và thực phẩm trở thành công việc của toàn xã hội. Việc ý thức được vai trò cơ bản của nông nghiệp trong sự tiến bộ của hành tinh, trong việc quản lý không gian, trong đời sống các lãnh thổ, củng cố thêm sự cần thiết kết hợp mọi tác nhân để đi đến xác định các đường lối nông nghiệp và thực phẩm. Như vậy sự lựa chọn đó được coi là sẽ trở thành chất men của dân chủ.
- Đánh giá tất cả đất đai dùng vào sản xuất: sự cần thiết tăng trưởng sản xuất kết hợp với khan hiếm và tăng giá năng lượng, xác định việc khai thác mà vẫn tôn trọng các hệ sinh thái trên mọi đất dùng cho sản xuất, bằng cách hiện đại hóa kỹ thuật canh tác. Hành tinh chúng ta vẫn còn hơn một tỉ rưỡi nơi khai thác nông nghiệp nằm trong tay nông dân, thường là nghèo nàn, nhưng nắm được cảm quan nông nghiệp, có hiểu biết và có kinh nghiệm. Nhưng họ thiếu đào tạo và không có phương tiện tài chính.
- Tạo thuận lợi cho sự trỗi dậy của tình đoàn kết giữa nhà nông. Nông nghiệp các nước phát triển sử dụng nguồn (năng lượng, nguyên liệu, thức ăn gia súc) do các nước đang phát triển cung cấp, trong khi họ phải hy sinh sản xuất nông nghiệp của mình. Ví dụ chăn nuôi ở vùng Bretagne gọi là “trong chuồng trại”, đã tiêu thụ những diện tích nông nghiệp của các nước phía Nam để nuôi gia súc của mình. Chăn nuôi thâm canh ở các nước phía Bắc cũng thúc đẩy thâm canh đất đai phíaNam, làm thiệt hại đến nông nghiệp địa phương. Một sự hợp tác tốt phải tạo thuận lợi cho một sự cân bằng tốt hơn.
- Nông nghiệp gia đình, trong khuôn khổ con người, cần phải là cơ sở của nông nghiệp. Được sự hỗ trợ của các tổ chức hợp tác có hiệu lực, nó có thể bảo đảm thu nhập tốt cho nhà nông và sử dụng hợp lý đất đai làm sôi động đời sống lãnh thổ.
Toàn cầu hóa, coi như là tất yếu, không thể ngăn cản chúng ta đứng vững trên mặt đất. Vả lại cần thiết phải ý thức và hiểu rằng (với sự hỗ rợ của các kịch bản Agrimonde) sự lựa chọn của nhà nông cũng như của người tiêu thụ đều tùy thuộc vào các hiện tượng và các quyết định từ xa, cho nên điều sống còn là phải chấp nhận tầm hoạt động của mình là nằm ở nơi ta sống.
Con đường hãy còn dài để đi đến ngưỡng cửa khủng hoảng. Cần thiết phải tính đến những điều chúng ta biết hiện nay để cho các nước đang phát triển thử nghiệm những con đường khác nhau để hiện đại hóa nông nghiệp của mình và để những nền nông nghiệp phát triển chia sẻ hiểu biết cũng như sản phẩm của họ.
Đào Hùng dịch
Theo bản tin của Trung tâm Lebret Développement et civili-sations (Phát triển và văn minh) Số 397, tháng 9-2011.
CHÚ THÍCH:
1. Như Millennium Ecosystem Assessment (MEA, Đánh giá các hệ sinh thái trong thiên niên kỷ), INRA, CIRAD, Michel Griffon,…
2. Michel Griffon, cựu giám đốc tổ chức CIRAD, nay là phó tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp CNRS, giám đốc hội đồng khoa học của Quỹ môi trường thế giới của Pháp, vừa là kỹ sư nông học, vừa là nhà kinh tế học.
3. Các nghiên cứu nhằm đánh giá các con đường khác nhau đưa đến sự cân bằng vào năm 2050, giữa nguồn tài nguyên với nhu cầu thực phẩm trên toàn cầu và cho mỗi một trong các khu vực thế giới, đã dẫn đến báo cáo: Agrimonde.
4. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) là một diễn đàn dành cho chính phủ của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cùng nhau bàn bạc giải quyết các vấn đề kinh tế của bản thân họ và của thế giới. Hiện OECD có 30 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao.
TS Nguyễn Xuân Diện làm việc với Sở 4T-HN ngày 28/6/2012
TÓM TẮT NỘI DUNG
Sáng nay, đúng 8h30′ tôi đã có mặt tại trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông Tp Hà Nội, 185 Giảng Võ, Hà Nội, theo lịch làm việc mà Bà Phó Chánh thanh tra làm Trưởng đoàn thanh tra của Sở này áp đặt cho tôi tại thông báo đề ngày 25/6/2012.Tôi đưa ra văn thư đã gửi tới tận tay thanh tra Sở vào chiều qua và đề nghị họ trả lời. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Thanh tra Sở đã bác bỏ văn thư này, và nói những vấn đề khiếu nại của tôi Sở này đang giải quyết, khi có kết quả sẽ thông báo.
Trong 8 nội dung nêu trong văn thư tôi gửi, có nội dung thứ 4 liên quan đến 2 sĩ quan công an có mặt trong đoàn Thanh tra. Tôi hỏi về vấn đề này thì ông Minh nói ông không có trách nhiệm trả lời. Khi được hỏi hai sĩ quan này thấy ghi thuộc PA71 và PA92 là theo dõi về lĩnh vực gì, thì ông Minh nói ông không biết các ký hiệu đó là gì (mặc dù trong các biên bản làm việc đều ghi), chỉ biết họ là người do Công an thành phố cử sang.
Như vậy, trong buổi sáng nay, tôi bị buộc chấp hành thanh tra theo một quyết định thanh tra và quy trình làm việc trái với các Nghị định của Chính phủ về công tác thanh tra.
Sáng nay, cũng đã có 2 biên bản được lập. Biên bản thứ nhất, sau khi hai bên ký xong, thành viên Đoàn Thanh tra đã tự ý sửa chữa vào văn bản bị tôi phát hiện và yêu cầu lập biên bản về vi phạm này, nhưng Đoàn Thanh tra không chấp nhận và chỉ đóng dấu đỏ vào chỗ bị sửa chữa.
Cuối buổi làm việc, ông Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Minh còn đe dọa sẽ áp dụng biện pháp mạnh nếu tôi không đến làm việc với Đoàn Thanh tra.
Tôi chỉ làm việc với họ trong buổi sáng, từ 8h30′ đến 11h30′.
Nguyễn Xuân Diện
Mời xem thêm: – 1010. CHIA SẺ CÙNG TIẾN SỸ NGUYỄN XUÂN DIỆN (Nguyễn Thanh Giang/19-05-2012). – 1063. TS Nguyễn Xuân Diện khiếu nại về quyết định và hành vi của Thanh tra Sở 4THN (05-06-2012). – 1075. Thanh tra Sở 4T Hà Nội và Viện Hán Nôm với TS Nguyễn Xuân Diện (11-06-2012). - 1079. Quyết định Thanh tra “khiếu nại Thanh tra” & Giấy mời của Sở 4T & Thư trả lời của TS Nguyễn Xuân Diện (12-06-2012).
Bổ sung ngày 29 tháng 6:
Sau khi xem lại biên bản làm việc số 152/BB-ĐTTRA và 153/BB-ĐTTRA ngày 28 tháng 6 năm 2012, tôi rất ngạc nhiên khi ở phần căn cứ có nêu đến hai biên bản số 126/BB-ĐTTRA và 130/BB-ĐTTRA.
Tôi không được biết gì về nội dung của 02 biên bản số 126 và 130 nêu trong biên bản. Cho đến nay tôi chỉ biết tới biên bản số 125/BB-ĐTTRA là biên bản Công bố Quyết định Thanh tra, do Bà Nguyễn Thị Mai Hương ký ngày 1 tháng 6 năm 2012.
Tại buổi làm việc ngày 28 tháng 6 năm 2012, tôi cũng không được Đoàn thanh tra cho biết nội dung của hai biên bản số 126 và 130.
Vì vậy tôi đã gửi văn thư phản đối việc đưa 02 biên bản số 126 và 130 để làm căn cứ cho biên bản làm việc số 152 và 153 ngày 28 tháng 6 năm 2012. Tôi yêu cầu Đoàn Thanh tra loại bỏ 02 biên bản số 126 và 130 khỏi mục căn cứ tại các biên bản 152 và 153, và yêu cầu Bà Trưởng đoàn Thanh tra xin lỗi tôi về hành vi thiếu trung thực và cố ý gài bẫy lừa tôi trong buổi làm việc ngày 28 tháng 6 năm 2012.
Nguyễn Xuân Diện
.