Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Philippines báo động Hà Nội mắc mưu Bắc Kinh

Philippines báo động Hà Nội mắc mưu Bắc Kinh


Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và TBT Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dựThỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc
thực ra Philippines cũng chẳng tử tế gì, sẵn sàng đâm VN bất kì lúc nào ?!
Sẽ chất vấn ông Trương Tấn Sang khi tới Manila vào cuối tháng

MANILA (NV) - Sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp Biển Ðông giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tuần này báo hiệu việc rút khỏi thỏa hiệp về ứng xử mà tập thể các nước ASEAN đã ký với Trung Quốc năm 2002.

Bản đồ Biển Ðông với các mầu sắc khác nhau chỉ độ sâu. (Hình của từ điển bách khoa Britanica)

Nhật báo Philippines Daily Inquirer ở Manila ngày Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011 cáo buộc như vậy và nói rằng Philippines từ lâu đã nhấn mạnh đến phương thức đứng chung nhiều nước để củng cố vị thế khi thương thuyết với cái nước to nhất mạnh nhất khu vực.
“Thỏa hiệp Việt Nam-Trung Quốc thật đáng tiếc đã rơi đúng vào cái chiến thuật đàm phán tay đôi để giải quyết tranh chấp” do Bắc Kinh đòi hỏi. Inquirer viết.
Tờ báo này cho hay Tổng Thống Philippines Benigno Aquino “đã đúng khi chống thỏa hiệp (Việt Nam-Trung Quốc) và dự tính sẽ chất vấn Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn sang khi ông đến Manila thăm viếng chính thức.”
Báo này nói khi đến Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Aquino chỉ ký một bản tuyên bố chung tổng quát là “Lãnh tụ hai nước trao đổi quan điểm về tranh chấp biển đảo và đồng ý không để các tranh chấp ảnh hưởng đến hình ảnh lớn hơn của tình bạn và hợp tác giữa hai nước.”
Bản tuyên bố chung lập lại các bên cam kết giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc ứng xử đã đề ra trong thỏa hiệp 2002.
“Trái lại, thỏa hiệp Việt Nam-Trung Quốc ký tháng 10, 2011 có kết quả là các cam kết chi tiết hơn gồm họp mỗi năm 2 lần của các phái đoàn đại biểu cấp chính phủ” và “cơ chế đường điện thoại nóng” để đối phó “kịp thời các vấn đề.”
Sáu nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” mà Việt Nam ký với Trung Quốc hôm 11 tháng 10, 2011 cũng rất tổng quát. Không hề nói tới “Lưỡi Bò” cũng không đụng chạm gì tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ là những nguyên tắc “tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau” về các vấn đề liên quan tới biển.
Thật ra, bản thỏa thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam, nguyên tắc thứ 3, cũng có viết rằng, “Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của ‘Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Ðông’ (DOC).”
Nhưng báo Philippines cho rằng sự bỏ sót và không nêu chính xác “Qui tắc ứng xử ASEAN-China 2002” mà Việt Nam và Trung Quốc chỉ là 2 trong số những nước ký cam kết, “không hề nhắc tới ASEAN” làm các nước khác thấy khó hiểu.
Bài báo của Inquirer cho rằng sự khôn ngoan của Trung Quốc “dễ trước khó sau” sẽ được Bắc Kinh áp dụng để đối phó với cả ASEAN như họ đã từng làm như vậy hồi năm 2002. Hậu quả là “một bước tới cho Trung Quốc, hai bước lùi cho ASEAN.”
Báo Inquirer bình luận, “Ðọc xuyên qua các hàng chữ (của thỏa thuận VN-TQ) càng làm cho người ta thấy khó gấp 3 lần nếu những hàng chữ đó (thỏa thuận VN-TQ) lại viết bởi các nhà ngoại giao mà họ vừa là luật gia lại cũng là người Á Châu. Khi bắt đầu, thỏa thuận đã gọi tên cuộc tranh chấp càng tổng quát càng tốt là “các vấn đề liên quan đến biển.” Nếu chỉ nhớ lại mới 4 tháng trước, họ đã gần như “bắn nhau.”
Bốn tháng trước, tàu Trung Quốc cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam dù Việt Nam cử một số tàu bảo vệ. Sau biến cố, Việt Nam loan báo tập trận hải quân bắn đạn thật trên biển. Mối quan hệ giữa hai nước có vẻ chùng xuống thấp khi một số vụ biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở Hà nội và Sài Gòn trong khi báo chí và tướng tá Trung Quốc dọa đánh.
Những cuộc vận động lôi kéo Hoa Kỳ, Ấn Ðộ và các nước khác vào cuộc tranh chấp biển Ðông chỉ để giúp Hà Nội có thế mạnh hơn để điều đình với Bắc Kinh. Năm ngoái, khi tới Hà Nội dự hội nghị ASEAN mở rộng, bà ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia trên Biển Ðông” làm cho Bắc Kinh tức giận.
Nhật Bản, Ấn Ðộ cũng tuyên bố tương tự những ngày gần đây.
Bản phân tích của báo Philippines bình luận gián tiếp trách cứ Hà Nội, bây giờ lộ ra cho thấy họ nói một đàng làm một nẻo. (TN)


Hôm thứ Tư 11/10, ngay ngày đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển nhằm tháo gỡ các tranh chấp tại Biển Đông.
Cùng lúc, hải quân Trung Quốc lập trạm xá tại quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Truyền thông Trung Quốc tỏ ra khá phấn khởi trước bản văn kiện vừa ký tại Bắc Kinh.


Chương trình Trọng tâm Hôm nay trên kênh truyền hình CCTV-4 của nhà nước Trung Quốc hôm 12/10 phát buổi thảo luận giữa một số chuyên gia về ý nghĩa của thỏa thuận này.
Theo lập luận của phía Trung Quốc, dường như bản thỏa thuận nhắc lại gần như đầy đủ quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông.
Ông Trương Hải Văn, Phó Giám đốc Viện Chiến lược Phát triển Biển của Trung Quốc, khách mời của chương trình, nhận xét rằng thỏa thuận về các nguyên tắc chính mang tầm quan trọng đặc biệt vì nó biểu tượng cho sự đồng thuận tin tưởng giữa hai bên, rằng đàm phán là biện pháp tối ưu để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Trương nói nó giúp bình ổn tình hình Biển Đông và tiến tới thiết lập cơ chế để giải quyết bất đồng trong tương lai.
Các khách mời trong chương trình đều cho rằng bản thỏa thuận đã đưa ra được "nguyên tắc cơ bản cho giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông là giải quyết bất đồng thông qua "đàm phán song phương" chứ không thảo luận đa phương.
Họ cũng nói đây có thể là mô hình cho Trung Quốc và các nước tham gia tranh chấp chủ quyền Biển Đông khác.
Phó Giám đốc Trương nói sự đột phá lớn nhất của thỏa thuận này là "tinh thần tôn trọng triệt để các bằng chứng pháp lý đối với các yếu tố liên quan khác như bằng chứng lịch sử, cùng lúc tính đến quan ngại hợp lý của các bên".
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, cùng lúc hai ông Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận về Biển Đông, Hải quân Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm xá quân y gần một đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử (Yongshu Reef), còn Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập.
Đây là vị trí gần nơi xảy ra cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988, trong đó gần 70 chiến sỹ hải quân Việt Nam bị Trung Quốc bắn thiệt mạng.
Đảo Chữ Thập đã bị Trung Quốc chiếm giữ từ đầu năm 1988 tới nay, và Hải quân Trung Quốc nói trạm xá mới sẽ chăm sóc y tế cho quân và dân của nước này đang sinh sống ở Trường Sa, mà Bắc Kinh coi là "phần lãnh thổ không thể tách rời" của Trung Quốc, thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam.

Tiếp tục đối thoại

Báo chí quốc tế trong khi đó cũng tập trung sự chú ý vào văn kiện này, mà lãnh đạo cao cấp Việt Nam và Trung Quốc cho là bước đi cần thiết để giải tỏa nguy cơ xung đột đang tiềm ẩn.
Tạp chí Time của Mỹ có bài viết dưới dạng blog của tác giả Austin Ramzy, tựa đề 'Bước lùi khỏi miệng vực ở Biển Đông' với hàm ý hoan nghênh điều mà ông Ramzy, phóng viên thường trú của tạp chí này tại Bắc Kinh, nói là cho thấy cả Hà Nội và Bắc Kinh đều tìm cách giảm tranh chấp để khai thác chung nguồn năng lượng ở Biển Đông.
Bài blog nhận định: "Trong khi thỏa thuận giữa hai nước Việt-Trung, vốn đã có cuộc chiến ngắn ngủi dọc đường biên giới đất liền hồi năm 1979 và đụng độ tại Trường Sa ở Biển Đông năm 1988, được cho như một sự hòa hoãn đáng hoan nghênh, nó chưa phải là giải pháp lâu dài".
Phóng viên Ramzy cũng nhắc lại rằng từ 2002, các bên tham gia tranh chấp Biển Đông đều đã thống nhất không làm phức tạp thêm tình hình, họ vẫn chưa tìm ra được một thỏa thuận chung có tính ràng buộc pháp lý.
"Thỏa thuận tuần này giữa Việt Nam và Trung Quốc, nói một cách giản lược nhất, là thỏa thuận tiếp tục đối thoại với nhau về vấn đề Biển Đông."
"Tuy chưa phải là đột phá, nhưng có đối thoại còn hơn là không đối thoại." -TQ nói về thỏa thuận biển Việt-Trung
-

Sẽ sớm khởi công dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung (QĐND) -Từ ngày 9 đến 14-10-2011, đoàn chuyên gia Tập đoàn Khảo sát thiết kế đường sắt số 3 Thiên Tân - Trung Quốc đã sang Việt Nam làm việc với Ban Quản lý dự án xây dựng Cung Hữu nghị Việt - Trung về thống nhất thiết kế bản vẽ thi công dự án...



Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:


1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên biển.
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC). 
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác. 
4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn. 
6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.
Thỏa thuận này ký tại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 10 năm 2011, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Tin thứ Sáu, 14-10-2011

Tin thứ Sáu, 14-10-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (tiếp theo và hết ) (Tầm nhìn).
- Bữa 7/9 (16h09’), độc giả “Người dân xịn” méc trên VNExpress có bài “Tướng Việt Nam đầu tiên phát biểu trước giới quân sự Mỹ”, nói về Trung tướng Võ Viết Trung, ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng, “có bài phát biểu hiếm hoi ở Washington” trước cử tọa gồm các quân nhân và giới chức Mỹ. Vậy mà sau đó VNExpress đã phải gỡ bỏ bài nầy, nghe nói là theo chỉ thị ở “trên”, có lẽ do tính “nhạy cảm” trong thời điểm ngay trước khi ông tổng Trọng qua Tàu, nhất là lại có đoạn: “Bài phát biểu kéo dài một tiếng của vị giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam chủ yếu tập trung vào các cuộc kháng chiến chống các triều đại Trung Quốc xâm lược … tướng Trung không nhắc tới kháng chiến chống Mỹ vì mọi người đều biết rõ về nó và ông không muốn “lãng phí thời gian”. Dù sao thì bài viết cũng đã được lưu khắp nơi trên mạng. Thế mới biết cái không khí sợ hãi nó đang lên tới mức nào rồi!

- Nhưng … cho đến lúc này, có thể nói chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng so với những chuyến thăm của các đời TBT trước, đặc biệt với Nông Đức Mạnh, là khác hẳn. Dù cho có chút xíu màn ông Trọng “tươi cười”, “bắt hai tay” trước vẻ lạnh lùng khinh khỉnh rất có chủ ý của Hồ Cẩm Đào, nhưng không thể bì được với ông Mạnh. Mới bước chân chưa xuống tới chân cầu thang máy bay mà hai tay đã lăm lăm để chực bắt với … thằng dưới cấp (mà nó chỉ thèm dơ một tay thôi. Hu hu!), còn ôm ấp nó nữa mới lạ. Tới Hồ Cẩm Đào lại tiếp tục ôm. Rồi Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, … cũng ôm luôn … Chào thua! (mời bấm vô coi clip). Nó đã đem đến cho BS nguồn cảm hứng, để chế ra cái tiểu phẩm tếu “Cưa” gái giang hồ.

Có lẽ những người vẫn mê mẩn “16 chữ vàng”, “4 tốt” sẽ phải buồn với chuyến đi này, trước thái độ khác thường của Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo. Nhưng với nhân dân thì … Hề hề! Rõ ràng là công lao tranh đấu cho độc lập chủ quyền của những người dân yêu nước, trong đó đặc biệt là bà con ngư dân, của các nhân sĩ trí thức, cả nhiều cán bộ đảng viên, trong lẫn ngoài nước, có những người đã chấp nhận tù đày, của báo giới, với những bức tâm thư, rất nhiều bài viết cùng không biết bao nhiêu những lời bình luận, và kỳ diệu là 11 cuộc biểu tình tại Hà Nội, TPHCM suốt mấy tháng qua đã không uổng phí. Suy rộng ra, thái độ hung hăng khác thường vừa qua của Bắc Kinh lại đem tới những hệ quả … tích cực cho đại cục (điều này xin được bàn vào một dịp khác.)

Đang viết thì chợt nghe trên TV tin CT Trương Tấn Sang ở Ấn Độ, có đoạn bà Tổng thống mở quốc tiệc chiêu đãi. Liền nghĩ tới TBT Trọng, sao nghe tin TBT Đào mở tiệc chiêu đãi, mà không thấy có màn mời coi “văn nghệ đặc sắc” như chuyến thăm của TBT Mạnh năm nào?

<- TQ và thỏa thuận biển Việt-Trung – (BBC). “…hai bên đã ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển nhằm tháo gỡ các tranh chấp tại Biển Đông.  Cùng lúc, hải quân Trung Quốc lập trạm xá tại quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền“. – Việt – Trung ký thỏa thuận: China, Vietnam Ink Deal (The Diplomat). – Bắc Kinh ép Hà Nội đàm phán tay đôi về Biển Ðông – (NV). – Việt – Trung Thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến biển: China-Vietnam agreement on ‘sea-related issues’‎ (Inquirer.net).

- Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá tích cực thoả thuận đạt được về vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam (CRI).  – Phối hợp chuẩn bị xây Cung hữu nghị Việt-Trung (TTXVN). – SUY NGHĨ VỀ VIỆC KÝ KẾT THỎA THUẬN TRÊN BIỂN ĐÔNG  —  (Mẹ Nấm). – Những hiểm họa che dấu từ “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung” – (DLB). – Việt Nam mắc bẫy Tàu – (DLB). – Ông Trọng Hoa du & những tấm hình biết nói (Gocomay). – TÀO LAO VỀ CÁI BẮT TAY (Trần Nhương).
- Ông Dương Danh Dy nói về chuyến đi của TBT – (BBC). – Làm gì tiếp sau chuyến đi Trung Quốc ‘không hữu nghị’ của Tổng bí thư đảng? – (BoxitVN).

- Việt Nam – Ấn Độ: Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng (TT). – Hình ảnh: Chủ tịch VN thăm Ấn Độ  – (BBC). BTV: Hình ngài Chủ tịch nước và phu nhân rất đẹp, nhưng tiếc là nhiều dân chúng của ngài không coi được, do bị (FPT) chặn tường lửa, có thang trèo mà cũng không coi được, phải có người ở nước ngoài chụp lại từ BBC rồi gửi bằng email thì bà con mới thấy. Tội nghiệp Chủ tịch!  - Ấn Độ xem xét cấp thêm tín dụng ưu đãi cho Việt Nam (VOV).  - Thắt chặt hơn tình bạn vượt không gian (ND).

- Hải quân Ấn Độ ‘vẫn tiếp tục vào Biển Đông’  – (BBC). “Ấn Độ vừa lên tiếng tuyên bố tàu chiến nước này sẽ tiếp tục hoạt động tại Biển Đông và bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ ở đây, bất chấp việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực”. – Việt Nam: Một quan hệ tay ba đang hình thành? – (RFA). – Ấn Độ nắm giữ vai trò cảnh sát biển, thử Trung Quốc: India takes on ocean-cop role, tests China‎ (Telegraph).

- Tổng thống Philippines sẽ thảo luận về Biển Đông với chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang – (RFI). – Philippines sẽ nêu vấn đề Trường Sa trong trong chuyến viếng thăng của người đứng đầu nhà nước VN: PNoy to raise Spratlys issue during Vietnamese head’s visit (InterAksyon.com). – Chủ tịch VN sẽ bàn về vấn đề Biển Đông trong chuyến đi Philippines (VOA).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt đầu thăm cấp nhà nước Xri Lanca (Tin Tức).
- South China Sea: It takes two to tangle (Philstar). Biển Đông: phải 2 bên mới giải quyết được, một bên không thể…nhảy tango được, mà chỉ có thể nhảy…disco thôi!

<- “Biểu tình viên” Bùi HằngChuyện thật như bịa. Kỳ 6: Băng cướp kỳ lạ (Nguyễn Tường Thụy). “Chúng giống cướp thường ở chỗ giật xong rồi bỏ chạy. Nhưng khác cướp thường là chúng không nhằm vào những thứ đắt tiền như dây chuyền vàng, điện thoại di động, máy ảnh … mà chỉ cướp nón hoặc băng rôn, khẩu hiệu có ghi nội dung chống Trung Quốc.
- Wikileaks: Video LS Lê Công Ðịnh ‘nhận tội’ bị cắt xén – (NV). “‘Theo nhiều nguồn tin báo chí, những đoạn phim và lời đọc này do Bộ Công An sản xuất, và được Ban Tuyên Giáo Trung Ương gởi tới đài VTV một ngày trước đó, và không giải thích gì cả,’ bản công điện viết tiếp.  Bản công điện còn mở ngoặc, rằng: ‘Ủy ban này do ông Tô Huy Rứa đứng đầu, và ông là ủy viên mới nhất của Bộ Chính Trị’.” Rứa à?!
- Nguyễn Bắc Truyển: Tù nhân chính trị Việt Nam – (DLB). “Nhiều tù nhân hầu như đã bị quên lãng vì nhiều lý do, họ tồn tại như không tồn tại. Sống im lặng trong nhà tù với cái án nặng “như cái núi”, không thăm nuôi, không thư từ bên ngoài và họ đã sống như thế hơn chục năm với nỗi mặc cảm”.
- Việt Nam : hoãn phiên xử phúc thẩm ông Phạm Minh Hoàng – (RFI). – Hoãn phúc thẩm ông Phạm Minh Hoàng – (BBC). – 9 dân biểu Mỹ kêu gọi VN trả tự do cho 13 nhà hoạt động Công giáo  (VOA).  Bức thư do dân biểu Ed Royce đề xướng yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các thanh niên Công giáo đã bị cầm giữ hơn 2 tháng nay – >
- Nhà máy Alumin tại Lâm Đồng sẵn sàng hoạt động (VOA). – Tại Hungary, một năm sau cuộc Tận Thế màu đỏ  – (Courrier International/ BoxitVN).
- Đề nghị báo cáo thêm về xử lý sai phạm của Vinashin (TN). – Đã phê bình 3 Bộ trưởng, trưởng ngành trong vụ Vinashin (Dân Trí).
- Khởi tố 10 cán bộ Agribank Bà Rịa – Vũng Tàu (NLĐ).
Bộ Công an điều tra sai phạm tại Sabeco (TN). - Hoàn tất điều tra sai phạm tại Sabeco trong năm 2011 (DT)
Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm hơn 1.159 tỷ đồng (ND).

- Chưa nên để người nước ngoài tham gia công đoàn (SGGP).

- NHỚ MỘT THỜI … “ ĐẠI” ! (Trần Kỳ Trung). “Nói về một thời toàn ‘Đại Làm…’ hay ‘Làm Đại’ ngồi ngẫm nghĩ lại có vô số việc làm cứ tưởng là ghê gớm để bây giờ với thực tế phản bác một trăm phần trăm, chẳng lẽ lại nói đó là những việc làm ‘Đại dốt’.”

<- Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Việc càng khó, càng muốn làm (CAND). Chứ còn cái tên Nguyễn Sỹ Đồng là do một nhà báo X. (vì tôn trọng đồng nghiệp lớn tuổi hơn tôi nên tôi đã xin phép được ghi tắt tên họ nhà báo này – HTQ) viết không chính xác, tôi đã yêu cầu tờ báo đó đính chính nhưng họ cứ lờ đi. Ngay cả sự việc nói trong bài báo đó cũng là tầm bậy, không có đâu.” Hề hề! Bác “hay thay tên đổi họ” nầy không cho biết cái “sự việc nói trong bài báo” là thế nào, còn Ba Sàm thì xin được … gợi ý vào một dịp khác.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các doanh nhân trẻ tiêu biểu (ND). - Kết nối doanh nhân Việt  – (BBC).  – Gắn kết doanh nhân để hàng Việt vươn xa (Dân Trí). – “Cơ hội vàng” cho giới doanh nhân Việt (VTV).
- QH muốn nghe giải pháp của Bộ trưởng Thăng (VNN). – Cấm xe máy, người dân đi bằng gì? (SGTT). Nếu không phát triển giao thông công cộng trước khi cấm thì…lội bộ!  – ADB cho Việt Nam vay vốn xây dựng đường sắt đô thị (VEF). – Đề nghị Chính phủ báo cáo giải pháp đẩy lùi tai nạn giao thông (SGGP). Quy hoạch, xây dựng thành phố loạn xị, loay hoay kiểu gì cũng vô nghĩa! Mời coi BS loạn bàn từ 4 năm trước: Cuộc chiến không được dự liệu.
- “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG”…  “đến thăm, bằng kiểu đế gỗ, chân gỗ và khung gỗ rất gọn nhẹ và… kín đáo.”  (Mai Thanh Hải).
Công chức trẻ bàn chuyện cải cách (TT).

- Hoan hô Chính quyền Miến Điện hòa với dân để giải tỏa áp lực Tây Phương và cảnh báo Trung Quốc  – (RFI). Còn VN thì … chưa đủ “áp lực” nên vẫn “kiên định lập trường”? – Nền dân chủ ló dạng ở Miến Điện? – (RFA). – Đối lập Miến Điện kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị  – (RFI).   – MYANMA TIẾN VỀ PHÍA ÁNH SÁNG  —  (Huỳnh Ngọc Chênh).  Tù nhân Myanma, trong đó có các tù nhân lương tâm thoát khỏi bóng tối ngục tù – >
- Ngải Vị Vị ‘có ảnh hưởng nhất’ – (BBC). Ngải Vị Vị: “Công an vẫn đang hạn chế tự do của tôi. Tôi không được rời Bắc Kinh. Mỗi lần tôi muốn ra khỏi nhà, như đi gặp bạn bè hay ăn tối chẳng hạn, tôi lại phải thông báo cho công an trước. Một trong các điều kiện để họ thả tôi là tôi không được bình luận về các chủ đề tế nhị”.
- Vì sao TQ đàn áp Pháp Luân Công? Rồi còn “bắt” VN học theo nữa? (RFA).

KINH TẾ
- Giảm đầu tư ngoài ngành: lộ trình nào? (TBKTSG).
- Lãi suất gửi vàng tăng cao (NLĐ).
- Hiệp hội Ngân hàng không đề xuất áp trần cho vay ở liên ngân hàng (PLTP).
Hoài nghi chuyện bình ổn giá vàng (TP). - Giải mã giá USD (TN).
- Thịt heo, gà đang bị làm giá (NLĐ).
- Phải minh bạch trong cách tính giá điện (TQ).

<- Ông Vũ Tiến Lộc: Kêu gọi ‘cứu’ doanh nghiệp là xúc phạm doanh nhân (VEF). Cái tựa nghe chừng không ổn. Câu nói đầy đủ là “Nếu bảo là phải “cứu” doanh nghiệp mà buông lạm phát thì tôi thấy nói điều đó là xúc phạm giới doanh nhân. Vì chống lạm phát cũng là cứu doanh nghiệp mà cứu doanh nghiệp cũng là góp phần chống lạm phát và chúng ta điều hòa hai vấn đề này sao cho hợp lý.”

- Tâm lý e dè sẽ đánh mất cơ hội của DN Việt (TQ).
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu (PLTP).
- TS Alan Phan: Làm ăn ở Mỹ: Đêm vẫn dài và tiệc vẫn đầy champagne (VEF).
- Có nên bảo vệ đồng tiền của nước khác? (TBKTSG).
Hội chợ kinh tế quốc tế – Sao vàng đất Việt (VOH).
Nông nghiệp Châu Á sẽ đóng vai trò quan trọng trên thế giới - (RFA)
- IMF cảnh báo tăng trưởng châu Á có thể bị giảm do khủng hoảng tài chính châu Âu – (RFI). Bà Christine Lagarde, tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế – >
- Tăng trưởng và thặng dư mậu dịch của Trung Quốc giảm nhẹ  – (RFI). – Thặng dư mậu dịch của Trung Quốc giảm trong tháng 9 (VOA).
- Hạ viện Mỹ có thể ngăn chặn dự luật trừng phạt Trung Quốc  – (RFI). - Hạ viện Mỹ thông qua FTA với Colombia, Panama, và Nam Triều Tiên (VOA).
- Kinh tế Mỹ không ảm đạm như dự báo? (VEF).
- Mỹ-Nam Triều Tiên họp thượng đỉnh sau hiệp định thương mại tự do  (VOA).  – Quốc hội Mỹ thông qua hiệp định tự do thương mại với Hàn Quốc  – (RFI).
- Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi khẩn cấp tăng vốn cho các ngân hàng  – (RFI).
- Quyết định của tòa án liên bang Úc cấm máy tính bảng Samsung – (BBC), do Samsung bị Apple cáo buộc “sao chép công nghệ màn hình cảm ứng của họ trong sản phẩm máy tính bảng Galaxy Tab 10.1”.  - Sony thu hồi tivi LCD trên toàn cầu (TN). - Sony cảnh báo lỗi nhiệt trong tivi LCD Bravia (TT). - Không có chuyện Sony thu hồi 1,6 triệu TV LCD (CafeF).

VĂN HÓA-THỂ THAO
<- Di sản Ca trù vẫn loay hoay bài toán bảo tồn (TQ).  – Ca trù – Nặng lượng, nhẹ chất (SGGP).  – Đi tìm vẻ đẹp Ca trù – Bài 5: VĂN NHÂN VÀ Ả ĐÀO;  – Bài 6: CHUYỆN RIÊNG CỦA ĐÀO NƯƠNG;  – Bài 7: CA TRÙ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐẠI VIỆT;  – Bài 8: NGHỆ SĨ NHÂN DÂN QUÁCH THỊ HỒ;  – Bài 9: HỒN CỔ NHẠC TRONG TRANH;  – Bài 10: CA TRÙ – NGHỆ THUẬT CỦA TRI ÂM  —  (Nguyễn Xuân Diện).
- Trần Mạnh Hảo: Thưa người không chính danh N48 – (TTHN). – BẠN ĐỌC GÓP LỜI THƯA (Trần Nhương).
- CHIA BUỒN VỚI VINH (Quê Choa/ Văn Công Hùng).
- Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam lần đầu biểu diễn tại Mỹ (Tuổi Trẻ).
- Thần đồng hội họa gốc Việt gây xôn xao Australia (DV). – >
Nhà thiết kế Devon Nguyễn tự tin đứng cạnh Công Trí, Kelly Bùi (VNE).
Báo Tiền Phong không liên quan đến chương trình Hội ngộ Hoa hậu  (TP).
- Nuôi dưỡng tâm thương yêu (Phù Sa).

- Cố Thống  —  (Thắng Xòe). “Cố Thống tay bịt dái, tay móc mít, xem ra mỏi quá. Cố xoay người, đổi tay, tay này bịt dái, tay kia móc mít. Đoạn cố quẹt quẹt bàn tay vào đống xơ mít, phân bua: Mít Thịnh Thành nhựa nhiều quá.”
- Những nghi án hậu Nobel: Nghi án nhà văn Le Clezio (NLĐ).
- Đối thoại giữa thủ tướng Vladimir Vladimirovich Putin với các nhà văn Nga: Tự do với lương tâm trong sạch (TT).
- Lũ lụt đe dọa đền đài, lăng tẩm của Bangkok  – (RFI).
- Văn sĩ Ý Roberto Saviano viết về Mafia, nhận được giải Pen/Pinter cho “nhà văn can đảm”  – (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- MÙA GẶT MÙ CANG CHẢI  —  (Thùy Linh). – >
- TƯ DUY GIÁO DỤC MIỀN SƠN CƯỚC  —  (BS Hồ Hải). “Vấn đề giải quyết nguyên nhân của những trái đắng giáo dục Việt nam là phải có một nền lập pháp, tư pháp  và hành pháp chuẩn để không có câu chuyện “phó bí thư tỉnh ủy học bằng giả, xin tiền thật“, chứ không phải là chuyện đi lo trường tốt hay xấu”.
- Giáo dục mầm non – Giải hoài không hết khó (SGGP).
- Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Tăng quyền tự chủ cho các trường để phát triển giáo dục ĐH (DT).
- Giáo dục đại học đóng góp quan trọng cho phát triển (chinhphu.vn), vậy mà “Giáo dục đại học đang lạc đường” (TT) và Hạ thấp đại học (TT).
- Chính sách ưu tiên trong đào tạo chưa hiệu quả (TN).
<- Phỏng vấn cựu Hiệu trưởng ĐH Lao động Xã hội Nguyễn Tiệp: ‘Nếu có sai phạm, tôi sẽ chịu trách nhiệm của người đứng đầu’ (VNE).
- Khó tránh tiêu cực trong thi cử (NLĐ).
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2011: Kết thúc buồn (DV).
Thỉnh giảng phải báo cáo với lãnh đạo (TT).
- Khổ vì phong trào (NLĐ).
- Sẽ xử lý nghiêm vụ cô giáo ngược đãi bố mẹ chồng (DT). Có thể chụp hình từ phía sau, thay vì chụp chính diện rồi xóa mặt đi như thế nầy – >
- TQ thắng cuộc đua giáo dục nhờ đâu? – (BBC).
- Steve Jobs, Wall Street và thế sự  – (BoxitVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
<- Chung sống với lũ (TQ).   – Số tử vong vì lũ lụt ở miền Nam tăng lên 43 người  (VOA). – Việt Nam : gần 50 người chết vì lũ   – (RFI).  – Đã có gần 50 người chết vì lũ lụt và triều cường (TTXVN).  - 3 học sinh người Cơtu bị lũ cuốn (TN).
- Thái Lan: lũ lụt đe dọa Bangkok  – (RFA). – Lũ lụt nghiêm trọng Campuchia hủy bỏ lễ hội đua thuyền   – (RFA).
- Văn hóa phong bì bệnh viện: ‘Hối lộ thì không, cảm ơn thì nhận’ (VNE).  – Phạt nặng y, bác sĩ nhận phong bì (NLĐ).  – Bác sĩ nhận phong bì vẫn thờ ơ để trẻ sơ sinh tử vong? (LĐ).
- Một công ty của người Việt bị cướp 5 triệu korun trước nhà băng (Vietinfo). BTV: Chuyện nghe sao giống như ở xứ ta, tiền bạc không chuyển, hoặc xài check, lại xài tiền mặt để cho bị cướp.
- Niêm phong tài sản con nợ trăm tỷ ở Hà Nội (VTC).  - Bất thường sau vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ? (VNN).
- “Bé gái hai đầu” là hai cơ thể dính nhau (NLĐ). – Bé gái sơ sinh có hai đầu, hai tim (Dân Trí).
- Cơm giá rẻ = Thịt ươn, rau thối + hóa chất tẩm ướp (vietbao.vn).
- Ngọc Thụy – Hà Nội: Náo loạn vì “trâu điên” (ĐĐK).
- TPHCM ráo riết chống ngập(NLĐ).  - Nước cống ngầm “đội” mặt đường gần 1m (Bee).   - Lắp đặt vòm cầu thép lớn nhất Việt Nam (NLD).Vòm cầu Bình Lợi bắt đầu được lắp đặt vào ngày 13-10 – >
- Thót tim khi tàu vào “cửa tử” (PLTP).
- Xe khách chở… hổ (NLĐ).
- Hồ Dầu Tiếng sắp “chết”! (NLĐ).
- Phát hiện mức phóng xạ cao ở Tokyo và Yokohama (VOA).
Nước lũ bao vây Thái Lan (SGGP). - Bangkok hoang mang vì lũ lớn (TN).

QUỐC TẾ
<- Binh sĩ trung thành với ông Gadhafi chiến đấu để giữ thành phố Sirte  (VOA). – CNT cải chính tin con trai Kadhafi bị bắt   – (RFI). – Mập mờ về số phận con trai Gaddafi – (BBC). – Cáo buộc ngược đãi tù nhân ở Libya – (BBC).
- Ả Rập Xê Út: Iran mưu toan ‘giết người’ và ‘gây xáo trộn’ (VOA). – Mỹ, Ả Rập Xê Út đòi trừng phạt Iran (TN).  - TT Obama: Iran phải trả giá cho âm mưu ám sát (VOA).   – Mỹ, Iran sẽ ‘đối đầu’ quân sự? (ĐV/Time).
“Chiếm Phố Wall” sẽ bùng nổ toàn cầu? (DV).
Bí mật một tập đoàn tội ác (ANTĐ).
- EU phong tỏa tài sản của Ngân hàng Thương mại Syria (VOA).
- Máy bay không người lái hạ sát phần tử chủ chiến cao cấp Haqqani  (VOA).
- Xử nghi phạm Nga buôn vũ khí, bị cáo buộc bán cho khủng bố để chống Mỹ  – (RFI).
- Pháp thắt chặt điều kiện nhập quốc tịch với người nước ngoài   – (RFI).
- 8 người chết trong vụ nổ súng tại một tiệm tóc ở California  (VOA).
- Kết quả bầu cử tại Liberia sẽ được loan báo hôm nay  (VOA).
- Binh sĩ Israel Gilad Shalit có thể được trả tự do trong vài ngày tới (VOA).
- Quốc vương Bhutan cưới vợ thường dân – (BBC). – Quốc vương Bhutan kết hôn với một thường dân (VOA). - Quốc vương Bhutan thành hôn (TN). – >
- Nữ hoàng khí đốt bị buộc thêm tội (VNE).
- Bắt 19 người liên quan đến vụ thảm sát Na Uy (TT).
- Phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục: Hàn Quốc lại đòi Nhật bồi thường (PLTP/Korea Times, Mainichi, Los Angeles Times).  - Quân đội Hàn Quốc tăng cường cảnh giác (TN)
- Trung Quốc mong muốn an ninh trên sông Mekong (PLTP/THX, Global Times).  – Trung Quốc triệu tập đại sứ Thái Lan, Myanmar, Lào (TBKTSG/Xinhua, Reuters, Global Times).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 13/10/2011;  + Tài chính kinh doanh sáng – 13/10/2011;  + Tài chính kinh doanh trưa – 13/10/2011

* RFA: + Sáng 13-10-2011
Tối 13-10-2011
* RFI: 13-10-2011