Philippines báo động Hà Nội mắc mưu Bắc Kinh
Hôm
thứ Tư 11/10, ngay ngày đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng
bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa
thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển nhằm
tháo gỡ các tranh chấp tại Biển Đông.
Cùng lúc, hải quân Trung Quốc lập trạm xá tại quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Truyền thông Trung Quốc tỏ ra khá phấn khởi trước bản văn kiện vừa ký tại Bắc Kinh.
Chương
trình Trọng tâm Hôm nay trên kênh truyền hình CCTV-4 của nhà nước Trung
Quốc hôm 12/10 phát buổi thảo luận giữa một số chuyên gia về ý nghĩa
của thỏa thuận này.
Theo lập luận của phía Trung Quốc, dường như bản thỏa thuận nhắc lại gần như đầy đủ quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông.
Ông
Trương Hải Văn, Phó Giám đốc Viện Chiến lược Phát triển Biển của Trung
Quốc, khách mời của chương trình, nhận xét rằng thỏa thuận về các nguyên
tắc chính mang tầm quan trọng đặc biệt vì nó biểu tượng cho sự đồng
thuận tin tưởng giữa hai bên, rằng đàm phán là biện pháp tối ưu để giải
quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Trương nói nó giúp bình ổn tình hình Biển Đông và tiến tới thiết lập cơ chế để giải quyết bất đồng trong tương lai.
Các
khách mời trong chương trình đều cho rằng bản thỏa thuận đã đưa ra được
"nguyên tắc cơ bản cho giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và
Trung Quốc tại Biển Đông là giải quyết bất đồng thông qua "đàm phán song phương" chứ không thảo luận đa phương.
Họ cũng nói đây có thể là mô hình cho Trung Quốc và các nước tham gia tranh chấp chủ quyền Biển Đông khác.
Phó
Giám đốc Trương nói sự đột phá lớn nhất của thỏa thuận này là "tinh
thần tôn trọng triệt để các bằng chứng pháp lý đối với các yếu tố liên
quan khác như bằng chứng lịch sử, cùng lúc tính đến quan ngại hợp lý của
các bên".
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, cùng
lúc hai ông Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào chứng kiến lễ ký kết thỏa
thuận về Biển Đông, Hải quân Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm
xá quân y gần một đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là
đảo Vĩnh Thử (Yongshu Reef), còn Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập.
Đây
là vị trí gần nơi xảy ra cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988, trong đó
gần 70 chiến sỹ hải quân Việt Nam bị Trung Quốc bắn thiệt mạng.
Đảo
Chữ Thập đã bị Trung Quốc chiếm giữ từ đầu năm 1988 tới nay, và Hải
quân Trung Quốc nói trạm xá mới sẽ chăm sóc y tế cho quân và dân của
nước này đang sinh sống ở Trường Sa, mà Bắc Kinh coi là "phần lãnh thổ
không thể tách rời" của Trung Quốc, thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải
Nam.
Tiếp tục đối thoại
Báo
chí quốc tế trong khi đó cũng tập trung sự chú ý vào văn kiện này, mà
lãnh đạo cao cấp Việt Nam và Trung Quốc cho là bước đi cần thiết để giải
tỏa nguy cơ xung đột đang tiềm ẩn.
Tạp
chí Time của Mỹ có bài viết dưới dạng blog của tác giả Austin Ramzy,
tựa đề 'Bước lùi khỏi miệng vực ở Biển Đông' với hàm ý hoan nghênh điều
mà ông Ramzy, phóng viên thường trú của tạp chí này tại Bắc Kinh, nói là
cho thấy cả Hà Nội và Bắc Kinh đều tìm cách giảm tranh chấp để khai
thác chung nguồn năng lượng ở Biển Đông.
Bài
blog nhận định: "Trong khi thỏa thuận giữa hai nước Việt-Trung, vốn đã
có cuộc chiến ngắn ngủi dọc đường biên giới đất liền hồi năm 1979 và
đụng độ tại Trường Sa ở Biển Đông năm 1988, được cho như một sự hòa hoãn
đáng hoan nghênh, nó chưa phải là giải pháp lâu dài".
Phóng
viên Ramzy cũng nhắc lại rằng từ 2002, các bên tham gia tranh chấp Biển
Đông đều đã thống nhất không làm phức tạp thêm tình hình, họ vẫn chưa
tìm ra được một thỏa thuận chung có tính ràng buộc pháp lý.
"Thỏa
thuận tuần này giữa Việt Nam và Trung Quốc, nói một cách giản lược
nhất, là thỏa thuận tiếp tục đối thoại với nhau về vấn đề Biển Đông."
"Tuy chưa phải là đột phá, nhưng có đối thoại còn hơn là không đối thoại." -TQ nói về thỏa thuận biển Việt-Trung
-
Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
1.
Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược
và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng
giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua
hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển,
làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng
góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu
vực.
2.
Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố
liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của
nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp
bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp
lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ
bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh
chấp trên biển.
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
Đối
với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết
thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan
đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
4.
Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên
biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi,
tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời
mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm
việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển
theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
5.
Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ
trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa
Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát
triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít
nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm,
cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên
tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải
quyết các vấn đề khó khăn hơn.
6.
Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp
Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến
hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường
dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao
đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.
Thỏa
thuận này ký tại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 10 năm 2011, thành hai bản,
mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị
như nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét