Người Việt phải đuổi kịp dân Campuchia
Từ ba bốn chục năm nay dân Việt Nam đã biết mình thua kém dân các nước
Nam Hàn, Ðài Loan, Thái Lan. Biết như vậy cũng thấy tủi, nhưng còn có
thể đổ tại số mạng không may, đành chịu. Nhưng khi nhìn thấy dân mình
không may mắn bằng dân Miến Ðiện, thì nhiều người đã nóng mặt.
Năm ngoái, nước Miến Ðiện bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, đảng đối lập thắng gần hết các đơn vị bầu cử bổ túc; cả thế giới theo dõi với con mắt ngưỡng mộ. Còn dân mình, chẳng biết bao giờ mới được bầu người đại diện thật sự vào Quốc Hội!
Nay lại đến dân Campuchia. Trong cuộc bỏ phiếu tháng trước, đảng đối lập bỗng nhiên thắng lớn, đã thổi lên một luồng gió mới vào sinh hoạt chính trị. Lý do chính khiến chính quyền Hun Sen thất bại là vì dân đã chán ghét nạn tham nhũng, lạm quyền của đảng Nhân Dân của ông ta; cũng như tình trạng lệ thuộc Trung Cộng và Việt Cộng. Dân Campuchia đã có cơ hội bày tỏ thái độ bằng lá phiếu. Còn dân Việt, bao giờ mới có một cơ hội như thế?
Thua Ðài Loan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân đã xấu hổ. Nay thấy mình thua cả dân Miến Ðiện, dân Campuchia, chắc người Việt phải thấy tủi nhục. Nhất là những người biết suy nghĩ, có học, và dám nói. Một người 45 tuổi đảng lên tiếng kêu gọi các đảng viên bỏ đảng Cộng sản để lập đảng mới, cũng nêu trường hợp Camphuchia ra làm thí dụ, cho thấy người ta đã tiến bộ hơn mình. Sau cú sốc Miến Ðiện, cú sốc Campuchia sẽ giúp nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam tỉnh ngộ hơn.
Chắc hẳn Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam cũng lo lắng khi nhìn kết quả cuộc bầu cử ở Campuchia ngày 28 Tháng Bảy năm 2013. Trước hết, nó cho thấy thực lực của đảng cầm quyền không mạnh như chính họ vẫn nghĩ.
Ðảng Nhân Dân Campuchia có gần 6 triệu đảng viên, trong dân số dưới 15 triệu người. Nhưng kết quả kiểm phiếu chính thức cho thấy đảng chỉ được 3 triệu 200 ngàn lá phiếu; phe đối lập, Ðảng Cứu Quốc được 2 triệu 900 ngàn phiếu! Trước ngày dân đi bầu, chính quyền Hun Sen đã mua chuộc cử tri bằng cách tăng lương 40% cho các công chức cấp thấp, nâng lên bằng 80 đô la một tháng. Vậy mà gần một nửa số đảng viên Ðảng Nhân Dân đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên đối lập!
Cuộc bỏ phiếu được các cơ quan quốc tế theo dõi, giám sát; nhưng phe đối lập đang tố cáo nhiều vụ gian lận. Có những cử tri đến phòng phiếu khám phá ra mình đã bỏ phiếu rồi! Tức là đã có người đi bỏ phiếu thay cho mình. Có người thì thấy tên mình biến mất, không còn trên danh sách cử tri!
Ðiều thứ nhì khiến đảng Cộng sản Việt Nam run sợ, là lòng dân chống đối âm ỷ đã có dịp bùng lên. Trước đây, người ta vẫn tưởng dân Campuchia hiền lành, bảo sao nghe vậy. Nhưng khi có cơ hội, họ chứng tỏ họ có thể hiền lành thật nhưng không ngu.
Ðảng Cứu Quốc tập hợp Ðảng Sam Rainsy và Ðảng Nhân Quyền, mới lập năm 2007. Trước cuộc bầu cử này, hai đảng lần lượt có 26 và 3 đại biểu trong Quốc Hội. Nay dân đã bầu lên 55 đại biểu Ðảng Cứu Quốc; so với 68 ghế của Ðảng Nhân Dân, so với 90 ghế họ đã có. Dân chúng Phnom Penh đã đi biểu tình ngày 24 Tháng Tư đòi chính phủ tổ chức bầu cử tự do, dân chủ và công bằng. Cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay, 4,000 người tham dự, đòi thay đổi thành phần trong Ủy Ban Bầu Cử quốc gia.
Ngày 12 Tháng Bảy, Quốc Vương Sihamoni ký lệnh miễn tội cho ông Sam Rainsy theo đề nghị của Hun Sen, ngày 19 ông về nước, được hàng trăm ngàn người tiếp rước. Rainsy quốc tịch Pháp, nơi ông sống từ lâu trước khi về nước năm 1991, lên làm bộ trưởng tài chánh trong chính phủ liên hiệp. Năm 1994 ông mất chức, vì chống chính sách cho các công ty Trung Quốc và Việt Nam phá rừng, theo lời ông giải thích. Ông lập một đảng chính trị lấy tên Rainsy, rồi ông bị tuyên án 11 năm tù sau khi lưu vong bên Pháp từ năm 2009. Chắc Hun Sen tự tin quyền hành của mình đã vững chắc sau 28 năm làm thủ tướng, cho nên cứ cho Rainsy trở về mà không có quyền bầu cử và ứng cử. Nhưng dân Campuchia đã phản ứng khác. Giới thanh niên có học là thành phần dẫn đầu phong trào đòi thay đổi. Dùng Internet và điện thoại lưu động, họ cổ động cho đảng Cứu Quốc, thanh thế của đảng lan rộng nhờ mạng lưới tuyên truyền mới vượt qua mặt các báo, đài “lề phải” do đảng Nhân Dân kiểm soát. Vợ ông Rainsy là bà Tioulong Saumura cũng đắc cử. Khí thế phe đối lập lên cao đến nỗi nhiều người có tiền trong đảng cầm quyền đã lo sợ rút tiền ra khỏi ngân hàng, dân chúng nghe tin đồn bảo nhau đi rút theo; trong ngày bầu cử họ rút ra số tiền tổng cộng bằng 4 triệu đô la, gấp đôi số tiền rút bình thường.
Một chiêu bài tranh cử của đảng Cứu Quốc là chống Cộng sản Việt Nam, đã được dân Campuchia hoan nghênh. Hun Sen vốn là một cán bộ Khờ Me Ðỏ, sợ mất mạng trong các cuộc thanh trừng đã bỏ theo Việt Cộng, rồi được bọn Lê Ðức Thọ, Lê Ðức Anh đưa lên làm thủ tướng. Sau đó Việt Cộng tiếp tục thao túng chính trường Campuchia, cho đến năm 1997 Hun Sen sợ quá đã quay đầu sang nhờ Trung Cộng giúp. Sam Rainsy lợi dụng nỗi bất mãn của dân đối với Cộng sản Việt Nam cho nên dùng chiêu bài chống người Việt trong cuộc tranh cử. Trong ngày bỏ phiếu, có tin đồn rằng nhiều đoàn xe chở người Việt Nam qua biên giới đi bỏ phiếu cho đảng của Hun Sen! Trên các mạng Internet có những lời phản kháng: “Dân Khờ Me không được bỏ phiếu, dân 'Duồn' đi bỏ phiếu!” Người Campuchia gọi người Việt là “Duồn;” một tên gọi miệt thị cũng giống nhiều người Việt đang gọi người Trung Hoa là “Khựa” trước cảnh chính quyền Trung Cộng lấn áp cả nước Việt Nam. Sau cuộc bầu cử, trong lúc đảng Cứu Quốc còn đang thưa kiện về bàu cử gian lận thì lãnh tụ Sam Rainsy vẫn lên đường đi Boston dự đám cưới của cô con gái, cô Rachel Estée Sam lấy William Josiah Rubenstein, được một vị pháp sư Do Thái làm chủ lễ bằng ba thứ tiếng Hebrew, Pháp và Anh!
Cộng sản Việt Nam phải lo lắng vì phong trào bài Việt ở Camphuchia đang được khơi động; dân Việt sẽ coi đây là hậu quả do chủ trương bành trướng và thao túng nước Campuchia từ thời Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ gây ra. Nhưng Trung Cộng còn lo lắng hơn nữa. Sau cuộc bầu cử, nhật báo Wall Street Journal ở Mỹ nhận xét rằng, “Trung Quốc thua nặng nhất.”
Phong trào dân Campuchia ủng hộ đảng đối lập cho thấy tự ái dân tộc của họ đã bùng lên, sau khi thấy chính quyền Hun Sen hết bám lấy Việt Cộng lại dựa vào Trung Cộng. Người Hoa chiếm 5% trong dân số nhưng kiểm soát 80% nền kinh tế.
Tiếng Hoa là ngoại ngữ được học hàng thứ nhì sau tiếng Anh. Trong số khoảng 70 đài truyền hình có 50 đài nói tiếng Trung Hoa. Trung Cộng sử dụng đồng tiền để mua chuộc Hun Sen; hiện nay đứng hàng đầu về vốn đầu tư vào Camphuchia; cao hơn tổng số đầu tư của tất cả các nước khác. Riêng năm 2011, Bắc Kinh bỏ vào Campuchia 1 tỷ 200 triệu đô la, gấp 10 lần số đầu tư của tất cả các công ty Mỹ. Ai cũng biết chính quyền cộng sản ở nước nào cũng rút ruột các công trình đầu tư. Trung Cộng không bao giờ đặt vấn đề đó, trong khi các công ty Mỹ bị trói buộc bởi các đạo luật cấm hối lộ chính quyền các nước khác. Trung Cộng đang thi hành một dự án xây dựng một tuyến đường sắt, một bến cảng và một nhà máy luyện thép trị giá 11 tỷ đô la; khiến ai cũng nghĩ tới dự án xây dựng đập Myitsone tại Miến Ðiện, trị giá 3 tỷ 6, đã bị chính quyền Miến cắt ngang trước khi khởi đầu chương trình dân chủ hóa.
Người dân Camphuchia cũng nhìn thấy rõ chính quyền Hun Sen đang “bán nước.” Thế giới cũng nhìn thấy Trung Cộng đã “bỏ Campuchia vào túi!” Tháng Bảy năm ngoái, trong hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, chính phủ Campuchia đóng vai chủ nhà đã ngăn cản khiến không đưa ra được một thông cáo chung, vì biết bản dự thảo nêu lên các hành động xâm lấn của Trung Cộng tại Biển Ðông. Có lúc ông tổng thư ký ASEAN đang bắt đầu nói đến vấn đề này, ngoại trưởng Campuchia đã ngăn lại, cắt ngang lời. Ðến Tháng Chín, Bắc Kinh loan báo cho Phnom Penh vay 500 triệu đô la với lãi suất nhẹ! Không biết các quan chức sẽ bỏ túi bao nhiêu trong số tiền này, nhưng dân cả nước sẽ mắc nợ! Lại còn nạn “bán rừng” cho các công ty Trung Quốc và Việt Nam nữa!
Dân Campuchia ghét Cộng sản Việt Nam nhất vì nạn tham nhũng ở xứ này đã được các cán bộ người Việt truyền nghề cho đàn em bản xứ. Mà bây giờ thì đám đàn em còn tham nhũng vượt chỉ tiêu! Người ta đồn “trong đám cưới con ông Hunsen đám thuộc hạ dâng tặng nhiều xe hơi đắt tiền đến mức số chìa khóa xe không thôi đã đầy mấy rổ!” Ðồng bào Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia sẽ phải gánh chịu hậu quả!
Dân Việt Nam chỉ mong người Khmer không khơi dậy mối thù hận lâu đời với người Việt. Họ sẽ phải thấy các chính sách lấn áp của đảng Cộng sản Việt Nam không được dân Việt ủng hộ. Hơn nữa, người Việt Nam sẽ tranh đấu để được sống trong một xã hội tự do dân chủ, ít nhất cũng bằng dân Campuchia. Dù nền dân chủ ở nước láng giềng còn trong cảnh sơ sinh nhưng đã đầy hứa hẹn. Chính quyền Hun Sen sẽ phải giảm bớt tham nhũng và bớt lệ thuộc Trung Cộng khi bị phe đối lập trong quốc hội theo dõi và phê phán. Khi nào cả hai dân tộc cùng sống trong các chế độ dân chủ tự do thì mọi bất đồng sẽ được giải quyết trên căn bản bình đẳng.
Ngô Nhân Dụng
Năm ngoái, nước Miến Ðiện bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, đảng đối lập thắng gần hết các đơn vị bầu cử bổ túc; cả thế giới theo dõi với con mắt ngưỡng mộ. Còn dân mình, chẳng biết bao giờ mới được bầu người đại diện thật sự vào Quốc Hội!
Nay lại đến dân Campuchia. Trong cuộc bỏ phiếu tháng trước, đảng đối lập bỗng nhiên thắng lớn, đã thổi lên một luồng gió mới vào sinh hoạt chính trị. Lý do chính khiến chính quyền Hun Sen thất bại là vì dân đã chán ghét nạn tham nhũng, lạm quyền của đảng Nhân Dân của ông ta; cũng như tình trạng lệ thuộc Trung Cộng và Việt Cộng. Dân Campuchia đã có cơ hội bày tỏ thái độ bằng lá phiếu. Còn dân Việt, bao giờ mới có một cơ hội như thế?
Thua Ðài Loan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân đã xấu hổ. Nay thấy mình thua cả dân Miến Ðiện, dân Campuchia, chắc người Việt phải thấy tủi nhục. Nhất là những người biết suy nghĩ, có học, và dám nói. Một người 45 tuổi đảng lên tiếng kêu gọi các đảng viên bỏ đảng Cộng sản để lập đảng mới, cũng nêu trường hợp Camphuchia ra làm thí dụ, cho thấy người ta đã tiến bộ hơn mình. Sau cú sốc Miến Ðiện, cú sốc Campuchia sẽ giúp nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam tỉnh ngộ hơn.
Chắc hẳn Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam cũng lo lắng khi nhìn kết quả cuộc bầu cử ở Campuchia ngày 28 Tháng Bảy năm 2013. Trước hết, nó cho thấy thực lực của đảng cầm quyền không mạnh như chính họ vẫn nghĩ.
Ðảng Nhân Dân Campuchia có gần 6 triệu đảng viên, trong dân số dưới 15 triệu người. Nhưng kết quả kiểm phiếu chính thức cho thấy đảng chỉ được 3 triệu 200 ngàn lá phiếu; phe đối lập, Ðảng Cứu Quốc được 2 triệu 900 ngàn phiếu! Trước ngày dân đi bầu, chính quyền Hun Sen đã mua chuộc cử tri bằng cách tăng lương 40% cho các công chức cấp thấp, nâng lên bằng 80 đô la một tháng. Vậy mà gần một nửa số đảng viên Ðảng Nhân Dân đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên đối lập!
Cuộc bỏ phiếu được các cơ quan quốc tế theo dõi, giám sát; nhưng phe đối lập đang tố cáo nhiều vụ gian lận. Có những cử tri đến phòng phiếu khám phá ra mình đã bỏ phiếu rồi! Tức là đã có người đi bỏ phiếu thay cho mình. Có người thì thấy tên mình biến mất, không còn trên danh sách cử tri!
Ðiều thứ nhì khiến đảng Cộng sản Việt Nam run sợ, là lòng dân chống đối âm ỷ đã có dịp bùng lên. Trước đây, người ta vẫn tưởng dân Campuchia hiền lành, bảo sao nghe vậy. Nhưng khi có cơ hội, họ chứng tỏ họ có thể hiền lành thật nhưng không ngu.
Ðảng Cứu Quốc tập hợp Ðảng Sam Rainsy và Ðảng Nhân Quyền, mới lập năm 2007. Trước cuộc bầu cử này, hai đảng lần lượt có 26 và 3 đại biểu trong Quốc Hội. Nay dân đã bầu lên 55 đại biểu Ðảng Cứu Quốc; so với 68 ghế của Ðảng Nhân Dân, so với 90 ghế họ đã có. Dân chúng Phnom Penh đã đi biểu tình ngày 24 Tháng Tư đòi chính phủ tổ chức bầu cử tự do, dân chủ và công bằng. Cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay, 4,000 người tham dự, đòi thay đổi thành phần trong Ủy Ban Bầu Cử quốc gia.
Ngày 12 Tháng Bảy, Quốc Vương Sihamoni ký lệnh miễn tội cho ông Sam Rainsy theo đề nghị của Hun Sen, ngày 19 ông về nước, được hàng trăm ngàn người tiếp rước. Rainsy quốc tịch Pháp, nơi ông sống từ lâu trước khi về nước năm 1991, lên làm bộ trưởng tài chánh trong chính phủ liên hiệp. Năm 1994 ông mất chức, vì chống chính sách cho các công ty Trung Quốc và Việt Nam phá rừng, theo lời ông giải thích. Ông lập một đảng chính trị lấy tên Rainsy, rồi ông bị tuyên án 11 năm tù sau khi lưu vong bên Pháp từ năm 2009. Chắc Hun Sen tự tin quyền hành của mình đã vững chắc sau 28 năm làm thủ tướng, cho nên cứ cho Rainsy trở về mà không có quyền bầu cử và ứng cử. Nhưng dân Campuchia đã phản ứng khác. Giới thanh niên có học là thành phần dẫn đầu phong trào đòi thay đổi. Dùng Internet và điện thoại lưu động, họ cổ động cho đảng Cứu Quốc, thanh thế của đảng lan rộng nhờ mạng lưới tuyên truyền mới vượt qua mặt các báo, đài “lề phải” do đảng Nhân Dân kiểm soát. Vợ ông Rainsy là bà Tioulong Saumura cũng đắc cử. Khí thế phe đối lập lên cao đến nỗi nhiều người có tiền trong đảng cầm quyền đã lo sợ rút tiền ra khỏi ngân hàng, dân chúng nghe tin đồn bảo nhau đi rút theo; trong ngày bầu cử họ rút ra số tiền tổng cộng bằng 4 triệu đô la, gấp đôi số tiền rút bình thường.
Một chiêu bài tranh cử của đảng Cứu Quốc là chống Cộng sản Việt Nam, đã được dân Campuchia hoan nghênh. Hun Sen vốn là một cán bộ Khờ Me Ðỏ, sợ mất mạng trong các cuộc thanh trừng đã bỏ theo Việt Cộng, rồi được bọn Lê Ðức Thọ, Lê Ðức Anh đưa lên làm thủ tướng. Sau đó Việt Cộng tiếp tục thao túng chính trường Campuchia, cho đến năm 1997 Hun Sen sợ quá đã quay đầu sang nhờ Trung Cộng giúp. Sam Rainsy lợi dụng nỗi bất mãn của dân đối với Cộng sản Việt Nam cho nên dùng chiêu bài chống người Việt trong cuộc tranh cử. Trong ngày bỏ phiếu, có tin đồn rằng nhiều đoàn xe chở người Việt Nam qua biên giới đi bỏ phiếu cho đảng của Hun Sen! Trên các mạng Internet có những lời phản kháng: “Dân Khờ Me không được bỏ phiếu, dân 'Duồn' đi bỏ phiếu!” Người Campuchia gọi người Việt là “Duồn;” một tên gọi miệt thị cũng giống nhiều người Việt đang gọi người Trung Hoa là “Khựa” trước cảnh chính quyền Trung Cộng lấn áp cả nước Việt Nam. Sau cuộc bầu cử, trong lúc đảng Cứu Quốc còn đang thưa kiện về bàu cử gian lận thì lãnh tụ Sam Rainsy vẫn lên đường đi Boston dự đám cưới của cô con gái, cô Rachel Estée Sam lấy William Josiah Rubenstein, được một vị pháp sư Do Thái làm chủ lễ bằng ba thứ tiếng Hebrew, Pháp và Anh!
Cộng sản Việt Nam phải lo lắng vì phong trào bài Việt ở Camphuchia đang được khơi động; dân Việt sẽ coi đây là hậu quả do chủ trương bành trướng và thao túng nước Campuchia từ thời Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ gây ra. Nhưng Trung Cộng còn lo lắng hơn nữa. Sau cuộc bầu cử, nhật báo Wall Street Journal ở Mỹ nhận xét rằng, “Trung Quốc thua nặng nhất.”
Phong trào dân Campuchia ủng hộ đảng đối lập cho thấy tự ái dân tộc của họ đã bùng lên, sau khi thấy chính quyền Hun Sen hết bám lấy Việt Cộng lại dựa vào Trung Cộng. Người Hoa chiếm 5% trong dân số nhưng kiểm soát 80% nền kinh tế.
Tiếng Hoa là ngoại ngữ được học hàng thứ nhì sau tiếng Anh. Trong số khoảng 70 đài truyền hình có 50 đài nói tiếng Trung Hoa. Trung Cộng sử dụng đồng tiền để mua chuộc Hun Sen; hiện nay đứng hàng đầu về vốn đầu tư vào Camphuchia; cao hơn tổng số đầu tư của tất cả các nước khác. Riêng năm 2011, Bắc Kinh bỏ vào Campuchia 1 tỷ 200 triệu đô la, gấp 10 lần số đầu tư của tất cả các công ty Mỹ. Ai cũng biết chính quyền cộng sản ở nước nào cũng rút ruột các công trình đầu tư. Trung Cộng không bao giờ đặt vấn đề đó, trong khi các công ty Mỹ bị trói buộc bởi các đạo luật cấm hối lộ chính quyền các nước khác. Trung Cộng đang thi hành một dự án xây dựng một tuyến đường sắt, một bến cảng và một nhà máy luyện thép trị giá 11 tỷ đô la; khiến ai cũng nghĩ tới dự án xây dựng đập Myitsone tại Miến Ðiện, trị giá 3 tỷ 6, đã bị chính quyền Miến cắt ngang trước khi khởi đầu chương trình dân chủ hóa.
Người dân Camphuchia cũng nhìn thấy rõ chính quyền Hun Sen đang “bán nước.” Thế giới cũng nhìn thấy Trung Cộng đã “bỏ Campuchia vào túi!” Tháng Bảy năm ngoái, trong hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, chính phủ Campuchia đóng vai chủ nhà đã ngăn cản khiến không đưa ra được một thông cáo chung, vì biết bản dự thảo nêu lên các hành động xâm lấn của Trung Cộng tại Biển Ðông. Có lúc ông tổng thư ký ASEAN đang bắt đầu nói đến vấn đề này, ngoại trưởng Campuchia đã ngăn lại, cắt ngang lời. Ðến Tháng Chín, Bắc Kinh loan báo cho Phnom Penh vay 500 triệu đô la với lãi suất nhẹ! Không biết các quan chức sẽ bỏ túi bao nhiêu trong số tiền này, nhưng dân cả nước sẽ mắc nợ! Lại còn nạn “bán rừng” cho các công ty Trung Quốc và Việt Nam nữa!
Dân Campuchia ghét Cộng sản Việt Nam nhất vì nạn tham nhũng ở xứ này đã được các cán bộ người Việt truyền nghề cho đàn em bản xứ. Mà bây giờ thì đám đàn em còn tham nhũng vượt chỉ tiêu! Người ta đồn “trong đám cưới con ông Hunsen đám thuộc hạ dâng tặng nhiều xe hơi đắt tiền đến mức số chìa khóa xe không thôi đã đầy mấy rổ!” Ðồng bào Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia sẽ phải gánh chịu hậu quả!
Dân Việt Nam chỉ mong người Khmer không khơi dậy mối thù hận lâu đời với người Việt. Họ sẽ phải thấy các chính sách lấn áp của đảng Cộng sản Việt Nam không được dân Việt ủng hộ. Hơn nữa, người Việt Nam sẽ tranh đấu để được sống trong một xã hội tự do dân chủ, ít nhất cũng bằng dân Campuchia. Dù nền dân chủ ở nước láng giềng còn trong cảnh sơ sinh nhưng đã đầy hứa hẹn. Chính quyền Hun Sen sẽ phải giảm bớt tham nhũng và bớt lệ thuộc Trung Cộng khi bị phe đối lập trong quốc hội theo dõi và phê phán. Khi nào cả hai dân tộc cùng sống trong các chế độ dân chủ tự do thì mọi bất đồng sẽ được giải quyết trên căn bản bình đẳng.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Đào Tuấn - Tiền của công là tiền… của ông
Người ta từng nói về “những nghịch lý” khi đặt cạnh nhau 2 con số
“lương giám đốc”- ở trên giời và “kết quả kinh doanh” của DNNN- luôn
“chui sâu dưới 3 thước đất”
Một tờ báo đã tính toán: Mỗi năm có 365 ngày, trừ đi 52 ngày chủ nhật
thì còn lại 313 ngày làm việc. Với tiền lương 2,6 tỉ đồng/năm, vị chi
ông giám đốc công ty thoát nước Thành phố đang nhận lương 8,3 triệu
đồng/ngày.
8,3 triệu cho 8 tiếng đút chân gậm bàn, chứ không phải chui xuống cống cả tháng, cũng chỉ để nhận 8 triệu tiền lương.
8,3 triệu và để những người dân thường niên sống trong cảnh “bà con đắp đê trong nhà, co hết chân lên giường mà sao nước vẫn không chịu ra”.
Báo chí đã nói đến sự phẫn nộ, trước mức lương khủng đến vô lý của những người lãnh đạo các doanh nghiệp gắn với hai chữ “công ích”, trong tương quan với mặt bằng lương và thu nhập của những người đóng thuế.
Thậm chí, dư luận đã dùng đến chữ “liêm sỉ” trước thực tế rằng trong nhiều cách làm tiền, người ta “tiết kiệm” luôn cả các khoản bảo hiểm, phúc lợi xã hội…bằng cách ký hợp đồng thời vụ với hàng trăm lao động thường xuyên, hoặc ký hợp đồng xác định thời hạn, thay vì không xác định thời hạn. Một hình thức bóc lột tàn bạo, một kiểu bớt xén, một lối ăn bẩn còn đen thối hơn nước dưới cống.
Nhưng có lẽ, vấn đề cần phải đặt ra sau những scandal lương khủng này không phải là việc nói đến hai chữ “liêm sỉ”, cũng không chỉ là “thu hồi”, hay thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự, như phản ứng dữ dội của dư luận, mà phải đặt ra và trả lời câu hỏi về cơ chế kiểm soát lương.
Chủ tịch HĐQT Petrolimex lương hơn 50 triệu đồng/tháng. Trong khi năm 2011, Petrolimex đã kinh doanh thua lỗ 1.671 tỷ đồng.
Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) hưởng lương 79,749 triệu đồng/tháng trong khi giá bán gạo Việt Nam rẻ nhất thế giới, còn những người làm ra hạt gạo thì phải bỏ ruộng.
Và bây giờ: 2,6 tỷ cho giám đốc thoát nước. 2,2 tỷ cho giám đốc chiếu sáng…
Những dữ liệu về lương của Petrolimex, Vinafood, hay thoát nước, chiếu sáng có được trong mối liên hệ với những con số khác: Petrolimex chiếm trên 60% thị phần bán lẻ xăng dầu mà mỗi cú tăng hoặc giảm giá có tính chất quyết định đến toàn bộ thị trường.
Vinafood, chính xác là “thương lái” của các loại thương lái.
Còn thoát nước, chiếu sáng, giao thông thì ODA hay NSNN tất thảy đều phải vào túi của họ.
Người ta từng nói về “những nghịch lý” khi đặt cạnh nhau 2 con số “lương giám đốc”- ở trên giời và “kết quả kinh doanh” của DNNN- luôn “chui sâu dưới 3 thước đất”.
Người ta cũng nói cấu thành nên lương, có khi lại là những giọt mồ hôi nông dân đang được bán với giá bèo bọt.
Nhưng đó vẫn mới chỉ là cái đỉnh của tảng băng DNNN mà thôi.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc có lần thốt lên, rằng: DNNN là nơi tiêu tiền của quan chức.
Nguyên Viện trưởng Khoa học lao động xã hội, TS Nguyễn Hữu Dũng có lần phân tích đáng ra DNNN phải chia tiền lương trên cơ sở giá trị gia tăng của họ, chứ không phải là tính lương trên tổng doanh thu, trên vốn của nhà nước (và cũng là tính lương trên thuế của dân). “Lương DNNN đang ăn vào tài sản chứ không phải ăn vào hiệu quả… Nếu tính lương trên cơ sở giá trị gia tăng thì lỗ chổng vó lấy đâu tiền mà chi lương”- ông nói.
Chúng ta đang chứng kiến một thực tế là Nhà nước không kiểm soát được lỗ, lãi, phân bổ đầu ra của DNNN. Chúng ta đang có vô số ví dụ về những mức lương khủng khiếp bất chấp kết quả kinh doanh, bất chấp hiệu quả hoạt động, và bất chấp đời sống của những người đóng thuế. Đó là còn chưa kể đến một sự thật mà Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Như Lợi khẳng định “Tiền lương theo chế độ quy định của lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước là 1 đồng thì lương thực hiện phải đến 5, 7 đồng”.
Bởi vậy, nếu như hôm nay, cơ chế lương và cơ chế kiểm soát lương trong các DN công ích TP HCM, và cả các DNNN đang độc quyền trên rất nhiều lĩnh vực, không được nghiêm túc xem xét, thì có lẽ, chỉ ngay ngày mai, ngay trong cuộc kiểm toán kế tiếp, bản danh sách đen những điều bất hợp lý xung quanh một chữ lương vẫn sẽ còn được nối dài dài, và, nói một cách cay đắng như ý kiến của một người dân đóng thuế: Tiền của công sẽ vẫn mãi là tiền của ông mà thôi.
Lập lại kịch bản nào – BTA hay WTO?
Lịch sử hội nhập kinh tế của Việt Nam chưa lâu nhưng đã cung cấp khá nhiều bài học. Ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA) với Mỹ là bước ngoặc giúp Việt Nam ra khỏi nhiều năm dài trì trệ sau khủng hoảng tài chính khu vực, khu vực kinh tế tư nhân cất cánh, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt. Năm 2002, năm đầu tiên ký BTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên mức 2,4 tỷ đô-la, tăng bốn lần so với năm 1999 và xuất khẩu hàng may mặc năm đó là 952 triệu đô-la, tăng gần 20 lần so với mức 49 triệu đô-la của năm trước đó. Tính đến năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt mức 20,3 tỷ đô-la, trong đó có 7,7 tỷ đô-la hàng dệt may (số liệu của AmCham Vietnam).
Ngược lại cột mốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ đánh
dấu sự bùng nổ thị trường chứng khoán, địa ốc, ngân hàng thành những
bong bóng mà di chứng vẫn còn lại đến nay. Theo nghiên cứu của Bộ Kế
hoạch & Đầu tư, tình hình kinh tế năm năm sau WTO thua xa năm năm
trước đó về nhiều mặt, kể cả tốc độ tăng trưởng GDP, chất lượng tăng
trưởng, xuất nhập khẩu. Xuất khẩu tăng nhưng phần tăng mạnh nhất rơi vào
tay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2012, tốc độ tăng xuất khẩu
của khu vực FDI là 33,5% trong khi xuất khẩu trong nước chỉ tăng vỏn vẹn
1,3%, kim ngạch của nhóm FDI lên đến 63,9 tỷ đô-la so với nhóm trong
nước – 42,3 tỷ đô-la).
Sự khác nhau giữa hai lần hội nhập này là gì. Là sự chuẩn bị và nỗ lực
cải cách nền kinh tế một cách cơ bản ở lần đầu, đặc biệt là sự ra đời
của Luật Doanh nghiệp và bước phát triển nhảy vọt của khu vực kinh tế tư
nhân. Và là sai lầm trong định hướng chính sách ở lần sau khi nguồn lực
được rót vào các doanh nghiệp nhà nước, để nơi này nhảy vào kinh doanh
đa ngành nghề, bỏ quên năng lực chính. Ở lần đầu doanh nghiệp đầu tư làm
hàng xuất khẩu vào Mỹ để tận dụng cơ hội BTA; ở lần sau cơ hội này rơi
vào tay doanh nghiệp FDI vì doanh nghiệp trong nước bận mở rộng kinh
doanh, nhảy vào ngành nghề trái cựa như địa ốc.
Vậy, có thể kỳ vọng gì ở lần hội nhập sắp tới khi Việt Nam tham gia Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương với 11 quốc gia khác?
Đó có thể là sự phục hồi của nền kinh tế nếu nhà nước có những bước đi
chủ động chuẩn bị đón nhận cơ hội. Lấy ví dụ ngành may mặc đang lo lắng
vì nguyên tắc phải dùng nguyên liệu nội khối. Nếu nhà nước chuyển hướng
cho các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào các ngành mới như sản xuất
sợi, dệt, nhuộm và các loại nguyên phụ liệu khác thì cơ hội sẽ được tận
dụng. Nếu nhà nước lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp đang cần sự hỗ
trợ về mặt chính sách để tận dụng cơ hội thì sự thể có thể sẽ khác. Nếu
nguồn lực xã hội không bị lãng phí vào chuyện giải cứu bất động sản hay
ngân hàng hay tập đoàn kinh tế gần phá sản thì cơ may vẫn còn đó.
Nhưng đó cũng có thể là cơ hội mất đi vào tay các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, đang rất nhanh nhạy tìm cách đầu tư đón đầu cơ hội.
Với sự hậu thuẫn của chính phủ nước họ trên bàn đàm phán, có thể một lần
nữa chúng ta lại thua ngay trên sân nhà.
Rất có thể xung lực từ tiềm năng trở thành thành viên của TPP sẽ lôi kéo
đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, mạnh mẽ như thời mới vào
WTO. Và cũng rất có thể doanh nghiệp trong nước một lần nữa nhảy vào
các cơ hội ngắn hạn, mang tính đầu cơ chứ không nghĩ đến chiến lược kinh
doanh lâu dài. Như vậy cơ hội hay thách thức chính là do nội lực của
doanh nghiệp chứ không phải ai khác.
Một điều đáng buồn là cũng như lần gia nhập WTO, một trong những kỳ vọng
của mọi người là sức ép từ đàm phán và thực hiện TPP sẽ giúp minh bạch
hóa quá trình ra chính sách, quá trình đấu thấu mua sắp chính phủ, tạo
dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp nhà nước. Tại sao lại cần sự dựa vào sức ép TPP trong khi đây là
những điều hoàn toàn nằm trong khả năng và tầm tay của chúng ta. Cái trở
ngại chính là tệ nạn tham nhũng, là lợi ích nhóm trái phép và là lợi
ích cá nhân. Vì thế chỉ nên xem TPP như là bộ lọc giúp phát hiện các tệ
nạn này nhanh hơn, khách quan hơn và giải quyết triệt để hơn.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính
phủ, đã phải thốt lên tại buổi tọa đàm về TPP tuần trước tại TBKTSG:
Câu hỏi lớn nhất với bản thân tôi mà tôi chưa giải đáp được là với TPP,
chúng ta sẽ có kết quả như với BTA ký với Hoa Kỳ hay như thời điểm sau
khi vào WTO… Với BTA thì chúng ta từ đáy dốc đi lên còn vào WTO rồi thì
chúng ta từ đỉnh dốc đi xuống. Hiện chúng ta đang ở đáy dốc rồi nên mong
muốn của tôi là TPP sẽ là cú hích mới như BTA chứ không phải theo kiểu
của WTO.
Mong muốn có lẽ phải đi kèm với hành động thì kịch bản tốt nhất mới diễn ra.
Nguyễn Vạn Phú
Suy nghĩ về bài viết "Suy nghĩ"
Bài viết "Suy nghĩ" của ông Lê Hiếu Đằng đã khuấy động lên một làn sóng
tranh cãi và chất vấn đối với nhà cầm quyền về tính cách hợp pháp để
thành hình một đảng chính trị tại Việt Nam - kết quả dù chưa biết thế
nào nhưng tự việc làm đã là một bước đột phá trong tiến trình dân chủ
hoá đất nước.
Người viết xin nhập đề rất thẳng thắn: các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận tuổi đã cao, sức khoẻ yếu kém nên không thể xây dựng và điều hướng một đảng chính trị lớn mạnh trong thời buổi năng động hiện tại; các ông không phải là các đảng viên cao cấp và nòng cốt trong hệ thống; quá khứ của các ông cũng đã lấm bùn nên không thu hút được quảng đại quần chúng; thành phần đảng viên mà ông quen biết và kêu gọi có lẽ đa số thuộc cùng thế hệ, vì ít nhất theo ghi nhận của người viết vốn đang ở nước ngoài thì ông cũng không thu hút được nhiều đảng viên cộng sản ở lớp tuổi trẻ hơn.
Vậy chúng ta đang tiến dần đến mấu chốt của vấn đề: lịch sử đang qua trang, và tương lai của đất nước tuỳ thuộc vào các nhà dân chủ gồm bậc "đàn anh và chị" như Điếu Cày, Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Nguyễn Thanh Nghiên cho đến lớp thanh niên rất trẻ như Phương Uyên, Nguyên Kha cùng các gương mặt đại diện trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam - tức là thế hệ không bị ám ảnh bởi quá khứ 1945, 1954, 1963, 1968, 1972, 1975...
Công việc của các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận là đặt nền móng cho lớp người sau tranh đấu, bởi vì với tuổi đảng của mình các ông có thể dấy lên một cuộc tranh luận với hy vọng tránh bị nhà cầm quyền bóp nghẹt ngay từ đầu các tiếng nói và tư duy độc lập (chỉ là hy vọng thôi, vì dù các ông đã bệnh hoạn lớn tuổi không cần phải bắt giam, nhưng nhà cầm quyền vẫn có nhiều cách đe doạ hay cô lập với gia đình và hàng xóm xung quanh).
Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử: Chiến tranh lạnh khó chấm dứt mà không có sự tàn phá nếu Tổng thống Ronald Reagan chẳng đối thoại với Bí thư Đảng Cộng sản Mikhail Gorbachev; chế độ kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi khó thay đổi mà không đổ máu nếu người tù da đen Nelson Mandela chống thoả hiệp với Tổng thống Nam Phi De Klerk; tiến trình dân chủ tại Miến Điện không thể thuận lợi nếu bà Aung San Suu Kyi dứt khoát chẳng hợp tác với Tổng thống Thein Sein. Những vị này xoay chuyển lịch sử vì dám từ bỏ thái độ chính trị "an toàn" để vượt ra ngoài khuôn khổ định kiến; riêng đối với ông Mandela và bà Aung San Suu Kyi, còn thêm vào nhiều mất mát trù dập cho chính cá nhân.
Nhưng chúng ta cũng phải thực tế cho tình cảnh Việt Nam: thượng tầng lãnh đạo có tranh quyền thì cũng chỉ giống như Tập Cận Bình - Bạc Hy Lai chớ không hề manh nha ý định đột phá để dân chủ hoá đất nước. Các ông như Lê Hiếu Đằng chỉ là một tiếng nói đóng góp trong tiến trình dân chủ, tuy quan trọng nhưng không đủ năng lực đột phá.
Viết thẳng thắn như vậy vì người viết mong mỏi người ở hải ngoại không quá khắt khe nghi ngại rằng các ông thuộc cánh "đối lập cuội", "cứu đảng", hay nhằm vực dậy "đệ tam đệ tứ", v.v. - giả sử ý đồ có đi chăng nữa thì các ông cũng không đủ khả năng thực hiện.
Nhưng viết như trên cũng không phải nhằm đánh giá thấp việc làm của các ông: đây là thái độ can đảm của những người đang nặng lòng với quê hương - cho dù quá khứ còn nhiều trách nhiệm chưa "tính sổ" - nhưng là bước lót đường cho trang sử mới.
Bởi vì đất nước may mắn có một thế hệ kế tiếp như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Lê Thị Công Nhân, v.v. vốn có thành tích đấu tranh, uy tín và trình độ hiểu biết không kém nhiều nhân vật lỗi lạc quốc tế - họ sẽ mượn các bước đi trước để xây dựng không những nền dân chủ trên quê hương mà còn xoá mờ các vết tỵ hiềm của một quá khứ đau thương từ 1945 đến 1975.
Đoàn Hưng Quốc
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Người viết xin nhập đề rất thẳng thắn: các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận tuổi đã cao, sức khoẻ yếu kém nên không thể xây dựng và điều hướng một đảng chính trị lớn mạnh trong thời buổi năng động hiện tại; các ông không phải là các đảng viên cao cấp và nòng cốt trong hệ thống; quá khứ của các ông cũng đã lấm bùn nên không thu hút được quảng đại quần chúng; thành phần đảng viên mà ông quen biết và kêu gọi có lẽ đa số thuộc cùng thế hệ, vì ít nhất theo ghi nhận của người viết vốn đang ở nước ngoài thì ông cũng không thu hút được nhiều đảng viên cộng sản ở lớp tuổi trẻ hơn.
Vậy chúng ta đang tiến dần đến mấu chốt của vấn đề: lịch sử đang qua trang, và tương lai của đất nước tuỳ thuộc vào các nhà dân chủ gồm bậc "đàn anh và chị" như Điếu Cày, Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Nguyễn Thanh Nghiên cho đến lớp thanh niên rất trẻ như Phương Uyên, Nguyên Kha cùng các gương mặt đại diện trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam - tức là thế hệ không bị ám ảnh bởi quá khứ 1945, 1954, 1963, 1968, 1972, 1975...
Công việc của các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận là đặt nền móng cho lớp người sau tranh đấu, bởi vì với tuổi đảng của mình các ông có thể dấy lên một cuộc tranh luận với hy vọng tránh bị nhà cầm quyền bóp nghẹt ngay từ đầu các tiếng nói và tư duy độc lập (chỉ là hy vọng thôi, vì dù các ông đã bệnh hoạn lớn tuổi không cần phải bắt giam, nhưng nhà cầm quyền vẫn có nhiều cách đe doạ hay cô lập với gia đình và hàng xóm xung quanh).
Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử: Chiến tranh lạnh khó chấm dứt mà không có sự tàn phá nếu Tổng thống Ronald Reagan chẳng đối thoại với Bí thư Đảng Cộng sản Mikhail Gorbachev; chế độ kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi khó thay đổi mà không đổ máu nếu người tù da đen Nelson Mandela chống thoả hiệp với Tổng thống Nam Phi De Klerk; tiến trình dân chủ tại Miến Điện không thể thuận lợi nếu bà Aung San Suu Kyi dứt khoát chẳng hợp tác với Tổng thống Thein Sein. Những vị này xoay chuyển lịch sử vì dám từ bỏ thái độ chính trị "an toàn" để vượt ra ngoài khuôn khổ định kiến; riêng đối với ông Mandela và bà Aung San Suu Kyi, còn thêm vào nhiều mất mát trù dập cho chính cá nhân.
Nhưng chúng ta cũng phải thực tế cho tình cảnh Việt Nam: thượng tầng lãnh đạo có tranh quyền thì cũng chỉ giống như Tập Cận Bình - Bạc Hy Lai chớ không hề manh nha ý định đột phá để dân chủ hoá đất nước. Các ông như Lê Hiếu Đằng chỉ là một tiếng nói đóng góp trong tiến trình dân chủ, tuy quan trọng nhưng không đủ năng lực đột phá.
Viết thẳng thắn như vậy vì người viết mong mỏi người ở hải ngoại không quá khắt khe nghi ngại rằng các ông thuộc cánh "đối lập cuội", "cứu đảng", hay nhằm vực dậy "đệ tam đệ tứ", v.v. - giả sử ý đồ có đi chăng nữa thì các ông cũng không đủ khả năng thực hiện.
Nhưng viết như trên cũng không phải nhằm đánh giá thấp việc làm của các ông: đây là thái độ can đảm của những người đang nặng lòng với quê hương - cho dù quá khứ còn nhiều trách nhiệm chưa "tính sổ" - nhưng là bước lót đường cho trang sử mới.
Bởi vì đất nước may mắn có một thế hệ kế tiếp như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Lê Thị Công Nhân, v.v. vốn có thành tích đấu tranh, uy tín và trình độ hiểu biết không kém nhiều nhân vật lỗi lạc quốc tế - họ sẽ mượn các bước đi trước để xây dựng không những nền dân chủ trên quê hương mà còn xoá mờ các vết tỵ hiềm của một quá khứ đau thương từ 1945 đến 1975.
Đoàn Hưng Quốc
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Những hậu ý sau Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng
"Thái độ lừng khừng của Việt Nam cũng dễ hiểu, tỏ ra nhỏ bé và khiêm
nhường trước một đối thủ mạnh để chuẩn bị. Thời gian chuẩn bị càng kéo
dài thì càng thuận lợi cho Việt Nam. Đây là kế sách cúi đầu qua sông mà
Hà Nội đang áp dụng."
Những cuộc họp bên lề của bộ trưởng quốc phòng Mỹ
Ngày 27/08/2013, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng được lần
thứ hai được khai mạc tại Brunei trong hai ngày (27 và 28/10/2013), với
sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng của 10 quốc gia ASEAN và 8 quốc
gia trong khu vực : Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Tân
Tây Lan. Năm nay bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ ủy nhiệm một phụ tá đến tham
dự.
Cũng nên biết, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ASEAN
Defence Ministers’ Meeting Plus), gọi tắt là ADMM+, là sáng kiến của
Việt Nam mở rộng cho 8 quốc gia lớn trong vùng Đông Á và Nam Á cùng tham
dự. Trước đó, hội nghị này (được thành lập năm 2006) mang tên Hội nghị
hẹp bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ASEAN Defence Ministers Meeting
Retreat), gọi tắt là ADMM-, vì chỉ giới hạn trong 10 nước ASEAN và nhóm
họp mỗi năm một lần.
Cuộc họp ADMM+ lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 12 đến
13/10/2010, các thành viên tham dự bao gồm 10 bộ trưởng quốc phòng của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 8 bộ trưởng quốc phòng các
nước trong khu vực gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New
Zealand, Nga và Mỹ. Tại cuộc họp đầu tiên, ADMM+ đã tập trung ưu tiên
vào 5 lĩnh vực : 1-Hợp tác hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, thảm
họa (Humanitarian Assistance and Disaster Relief-HADR), 2-Quân y
(Military Medine-MM), 3-An ninh hàng hải (Maritime Security), 4-Gìn giữ
hòa bình (Peacekeeping) và 5-Chống khủng bố (Counterterrorism). Trong
những năm qua, trọng tâm chính chủ yếu của hợp tác là tập trung vào cứu
trợ nhân đạo và quân y. Trong tháng 6/2013 vừa qua, một cuộc tập trận
độc đáo đã được tổ chức ở Brunei với sự điều động của 7 chiếc tàu, 15
trực thăng và khoảng 3.200 nhân viên đến từ 18 quốc gia khác nhau.
Hội nghị ADMM+ tại Brunei là lần thứ hai, theo thông lệ 3 năm một lần.
Nhưng kể từ năm nay, trước những vấn đề cấp bách trong khu vực, hội nghị
ADMM+sẽ được rút ngắn thời gian tổ chức còn 2 năm một lần.
Ngày 28/08 2013, mặc dù đang bận rộn với cuộc khủng hoảng tại Syria, bộ
trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã dành thời giờ để gặp gỡ những đồng
nhiệm Châu Á trong khuôn khổ chính sách tái bố trí lực lượng Mỹ hướng về
Châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là trên Biển Đông.Nhân dịp này, bộ
trưởng quốc phòng Hoa Kỳ nhắc lại chiến lược “xoay trục” về hướng Châu Á
- Thái Bình Dương đã được tổng thống Mỹ thông qua từ đầu năm 2012và kêu
gọi các bên kiềm chế trong các tranh chấp trên Biển Đông.
Tuy nhiên người ta vẫn thấy sự phân tâm của ông Hagel, vì Hoa Kỳ đang
chuẩn bị tấn công Syria sau những vụ đánh bom bằng hơi ngạt sarin giết
hại hơn 1.300 thường dân. Trong cuộc họp báo ngày 27/08, ông Hagel cho
biết quân đội Mỹ đã “sẵn sàng” để đáp ứng mọi giải pháp được tổng thống
Obama lựa chọn. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng nói thêm là Hoa Kỳ sắp đưa
ra những bằng chứng về việc chế độ Bachar al-Assad sử dụng vũ khí hóa
học. Ông Chuck Hagel khẳng định “ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học chống
lại nhân dân mình”.
Theo giới quan sát, cuộc khủng hoảng Syria cho thấy Washington đang còn
lúng túng trong chiến lược tái phối trí trong vùng Châu Á - Thái Bình
Dương, một khu vực đang rất sôi động về cả mặt kinh tế cũng như quân sự.
Mặc dù phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, Washington vẫn duy trì các
dự án triển khai tàu chiến và các đội quân trong vùng này song song với
việc tiếp tục đào tạo, huấn luyện cho những nước trong khu vực đang lo
ngại trước việc gia tăng tiềm lực quân sự của Trung Quốc.
Bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ADMM- tại Brunei, ngày 28/08 ông
Chuck Hagel đã lần lượt tiếp với các đồng nhiệm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt
Nam và Brunei. Theo dự kiến, ông Hagel cũng sẽ gặp bộ trưởng quốc phòng
Trung Quốc Thường Vạn Toàn và người bộ trưởng quốc phòng Miến Điện.
Nhắc lại, Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi các nước có liên quan
trong khu vực thông qua Bộ Luật ứng xử trên biển (Code of Conduct-COC)
để tránh xung đột. Trung Quốc, quốc gia bị tố cáo muốn kéo dài thời gian
ký kết cũng đã cam đoan sẽ tiến hành thảo luận trong năm nay với các
nước ASEAN về hồ sơ này.
Hoa Kỳ gia tăng viện trợ quân sự cho các nước Đông Nam Á
Trong hội nghị ADMM+ này, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết
muốn tăng cường các mối quan hệ với quân đội của các nước đối tác và các
nước đồng minh trước sự bành trướng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung
Quốc trên toàn khu vực. Ông Hagel cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ những
nỗ lực canh tân quân lực của các quốc gia đối tác.
Một cách cụ thể, trong chuyến viếng thăm Indonesia, ông Hagel cho biết
Hoa Kỳ đã bán cho Indonesia những trực thăng chiến đấu Apache hiện đại
nhất của Hoa Kỳ với một tổng trị giá 500 triệu USD.
Ông Hagel cho biết Washington sẽ tăng 50% ngân khoản viện trợ quân sự
cho Đông Nam Á, một phần là để huấn luyện và phát triển các lực lượng
như những lực lượng của Philippines, là chặng dừng chót trong chuyến
công du này.
Trung Quốc không nằm trong số các quốc gia mà bộ trưởng quốc phòng Mỹ
đến thăm lần này, nhưng những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc
Kinh với Philippines và các nước đồng minh khác (Nhật Bản và Đài Loan)
và các nước đối tác của Mỹ là một trong các đề tài chính của những cuộc
thảo luận.
Để bày tỏ thiện chí và quyết tâm của Hoa Kỳ về kế hoạch trong khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương với Trung Quốc, ông Hagel nói: "Mục tiêu của
chúng tôi là xây dựng sự tin tưởng giữa quân đội hai nước thông qua hợp
tác. Sự minh bạch mà chúng tôi có là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu
mối rủi ro của việc tính toán sai lầm và để tránh xảy ra những mối căng
thẳng hoặc xung đột ngoài ý muốn".
Các lực lượng Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng hợp tác trong thời gian gần
đây, trong đó có cuộc diễn tập chung với hải quân Trung Quốc ở ngoài
khơi Hawaii năm 2012. Lần đầu tiên Washington mời Bắc Kinh tham gia một
cuộc thao dượt quân sự đa quốc qui mô lớn vào năm 2014.
Tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực
Ngày28/8/2013, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có cuộc
gặp bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ASEAN
Defence Ministers' Meeting-Plus-ADMM+)tại Brunei với người đồng
nhiệm Việt Nam là đại tướng Phùng Quang Thanh .
Chi tiết cuộc hội đàm chưa được thông báo, nhưng có ý kiến nói
đã đề cập tới hợp tác quốc phòng song phương cũng như tình
hình tranh chấp ở Biển Đông.
Ngoài đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng Mỹ còn
gặp bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Nam Hàn và Brunei. Ông
cũng sẽ gặp bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn
và người tương nhiệm Miến Điện.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vừa có chuyến công du Philippines ba
ngày trước khi tới Brunei tham dự ADMM+. Tại Manila, ông Thanh
cũng đã thảo luận với bộ trưởng quốc phòng Philippines về
tình hình Biển Đông.
Thời gian gần đây, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hợp tác
quốc phòng trên nhiều cấp độ, tuy nhiên Mỹ vẫn chưa bán vũ khí
sát thương cũng như chưa tập trận chung với Việt Nam.
Với những thụ đắc vũ khí chiến lược hiện đại mua từ Nga (tàu ngầm, tàu
chiến và phi cơ triêm kích, cuộc tranh giành và tranh chấp nguồn dầu
khí, hải sản dưới đáy biển và ảnh hưởng đang đặt Việt Nam vào
tầm chú ý trong vị thế cường quốc tầm trung đang nổi lên ở
Đông Nam Á. Điều này thể hiện qua hội nghị ADMM+ lần thứ nhất tổ
chức tại Hà Nội năm 2010, vai trò của Việt Nam đang đi lên trùng
hợp với trọng tâm xoay chiều của Hoa Kỳ sang Châu Á-Thái Bình Dương
và chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra Biển Đông.
Chính vì thế Việt Nam ngày càng được coi như một quốc gia quan
trọng trong khu vực.
Nhưng điều làm nhiều chuyên gia về chiến lược quốc phòng quốc tế nghi
vấn là thái độ lừng khừng của Việt Nam trước sự lấn ép của Trung Quốc
trên Biển Đông. Một mặt Việt Nam ký 10 văn bản chiến lược quan trọng cho
phép Trung Quốc tham gia vào gần như tất cả những hoạt động chính trị,
kinh tế, ngoại và quân sự của Việt Nam trong khi ngược lại Việt Nam
không được tham gia vào bất kỳ hoạt động tương đương nào của Trung Quốc.
Một số chuyên gia mong muốn Việt Nam nên tiếp cận với Hoa Kỳ để được
giúp đỡ như Philippines đang làm, nhưng điều này sẽ làm phật lòng
Trung Quốc. Việt Nam cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Việt Nam cũng không muốn đi con
đường của Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ.
Ngược lại một số chuyên gia khác nói quan hệ giữa hai đảng cộng sản
Việt Nam và Trung Quốc cho phép Hà Nội giải quyết bất đồng
với Bắc Kinh trên Biển Đông một cách thuận lợi hơn Manila, theo
truyền thống đã có từ năm 1949.
Thái độ lừng khừng của Việt Nam
Trong ba ngày, từ ngày 25 đến 27/08/2013, ông Phùng Quang Thanh đang
có chuyến thăm Philippines để bàn về hợp tác quốc phòng, trong
đó có chủ đề Biển Đông.
Trong thời gian ở Philippines, ông Phùng Quang Thanh đã tới chào xã
giao tổng thống Philippines, dự lễ đón chính thức và hội đàm với bộ
trưởng quốc phòng nước Voltaire Gazmin.
Thông tấn xã Việt Nam chỉ nói một cách vắn tắt nội dung của buổi
họp mặt : hai bên trao đổi các vấn đề cùng quan tâm, đánh giá quan hệ
quốc phòng Việt Nam-Philippines trong thời gian qua và thống nhất nội
dung hợp tác mà cấp làm việc đã báo cáo theo nội dung bản thỏa thuận về
Hợp tác quốc phòng song phương.
Điều này cho thấy thái độ dè dặt của Hà Nội về các vấn đề Biển Đông.
Hà Nội thiên về xu hướng hoạt động sau hậu trường, nếu không
muốn nói vì sợ Bắc Kinh nổi giận. Thêm vào đó Hà Nội không ngừng khẳng
định Việt Nam không liên minh với quốc gia nào để chống lại nước
thứ ba.
Thái độ dè dặt của Việt Nam thể hiện qua Nhật Bản vừa bàn giao ba
tàu tuần tra hiện đại cho Cảnh sát biển Việt Nam ngày 26/08 vừa
qua. Ba chiếc tàu này (CSB 8003, CSB 2015 và CSB 2016) đã được sửa
chữa nâng cấp tại Nhà máy Z173 của Bộ Quốc phòng, cải tiến và
thay thế một số hệ thống hiện đại như hệ thống quan sát, thông tin liên
lạc, radar, cứu sinh và cứu hỏa. Báo Quân đội Nhân dân cho biết CSB
8003 không chỉ có khả năng truyền tín và đàm thoại, mà còn có khả năng
truyền hình ảnh trên hải trình về trung tâm chỉ huy của Cục Cảnh sát
biển Việt Nam, thuận lợi cho việc chỉ đạo, nhất là khi có tình huống
phức tạp nảy sinh. Những chiếc tàu này góp phần tăng cường đáng kể khả
năng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ
chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên biển.
Trong khi đó truyền thông Philippines thì ngược lại, tường thuật
khá nhiều về cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng quốc phòng, đồng
thời nhấn mạnh liên quan của hai bên trong vấn đề Biển Đông.
Thông cáo Bộ Quốc phòng Philippines cho biết : "Hai vị quan chức
đã đánh giá các hoạt động chung và thảo luận các sáng kiến
hợp tác khác bao gồm hỗ trợ nhân đạo và hợp tác cứu nạn,
dựa trên kinh nghiệm của cả hai bên trong lĩnh vực khắc phục
thiên tai".
Theo thông cáo, hai ông bộ trưởng cũng trao đổi quan điểm về các
vấn đề an ninh mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là tình hình
ở Biển Đông (Philippines gọi là Biển Tây Philippines) ; cũng như
chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ sang Châu Á-Thái Bình Dương. (Các
nguồn tin của Việt Nam không nhắc tới nội dung của cuộc thảo
luận này).
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Philippines viết thêm: “Kể từ khi
Việt Nam và Philippines ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng năm
2010, quan hệ quốc phòng hai bên đã được phát triển thông qua
các chuyến thăm cấp cao, trao đổi nhân lực và chia sẻ thông tin.
Các trao đổi này đã giúp đẩy mạnh quan hệ giữa hai chính phủ
cũng như giữa hai dân tộc vì lợi ích chung giữa hai nước".
Thái độ lừng khừng của Việt Nam cũng dễ hiểu, tỏ ra nhỏ bé và khiêm
nhường trước một đối thủ mạnh để chuẩn bị. Thời gian chuẩn bị càng kéo
dài thì càng thuận lợi cho Việt Nam. Đây là kế sách cúi đầu qua sông mà
Hà Nội đang áp dụng. Vấn đề là không còn một lãnh vực nào trong sinh
hoạt chính trị, kinh tế, ngoại giao và quốc phòng của Việt Nam là bí mật
đối với Trung Quốc. Sự xâm nhập của cán bộ Trung Quốc trong đảng và
chính quyền cộng sản Việt Nam đang ở mức báo động. Không ai biết còn cấp
lãnh đạo đảng và nhà nước nào chưa bị cán bộ Trung Quốc khuynh loát và
mua chuộc.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận)
Nhìn lại vụ việc Wikileak và tính bảo mật trong xã hội dân chủ
Bí mật hiện hữu khi thông tin không được chia sẻ một cách đồng đều. Khi
có người biết và kẻ không biết. Người « biết » sẽ có thể lấy những quyết
định, chọn lựa những hành vi hữu hiệu hơn, thích nghi hơn, để tranh thủ
những quyền lợi mà người không « biết » không thể với tới. « Biết »
chính là cha của quyền lực, là mẹ của lợi nhuận … Chúng ta không ngạc
nhiên khi một trong những quan tâm hàng đầu của mọi cấu trúc quyền lực
chính là bảo vệ sự chênh lệch thông tin và hiểu biết này. Ngược lại cơ
chế dân chủ tìm cách hạn chế điều ấy, để làm cho thông tin và hiểu biết
được chia sẻ nhiều hơn, giảm thiểu phạm vi của Bí Mật.
Thí dụ các xã hội dân chủ chấp nhận nguyên tắc bí mật trong các phát minh khoa học, kỹ thuật, nhưng có thể hạn chế sự áp dụng của nó, thường là trong thời gian, vì quyền lợi của số đông, như trong lãnh vực y khoa. Trong những năm vừa qua, chúng ta cũng đã thấy một công ty nhu liệu lớn nhất thế giới bị bắt buộc phải công bố mã nguồn của các sản phẩm quan trọng của mình để tránh tình trạng độc chiếm thị trường …
Tuy nhiên, các xã hội dân chủ vẫn luôn cố gắng bảo vệ bí mật trên một số lãnh vực như : đời tư, quân sự, và ngoại giao.
Bí mật đời tư
Chúng ta đều đòi hỏi xã hội tôn trọng đời sống riêng tư của mình. Nhưng chúng ta lại rất hay tò mò tìm biết đời tư của người khác. Các báo chí phơi bày đời tư của các nhà chính trị, các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao … chính là những tạp chí bán chạy nhất. Công nương Diana và người tình Dodi Al Fayed chết thảm thương dưới một cây cầu ở Paris cũng chỉ vì chạy trốn những ký giả hăng say rượt đuổi họ ! Vụ Clinton – Lewinsky phơi bày chuyện tình sâu kín của Tổng Thống một cường quốc lãnh đạo hoàn cầu, với những chi tiết rất độc địa, được người dân toàn thế giới theo dõi một cách thú vị. Sự ham thích khám phá bí mật đời tư của người khác chẳng qua cũng nằm trong tâm lý tranh thủ quyền hành. Người ta có cảm tưởng mình nắm được một ưu thế nào đó, có một tí « quyền » nào đó, khi biết được những hành vi riêng tư của người khác. Tầm quan trọng của mình như được nâng lên ngang hàng với người ấy. Có thể tâm lý này có nguồn gốc từ đời sống bộ lạc xa xưa …
Mặt khác, chúng ta cũng rất nỗ lực bảo vệ những suy nghĩ thầm kín của mình, coi đó như một lãnh vực không ai được biết đến. Nhưng mặt khác lại kéo nhau chạy đến phòng mạch bác sĩ tâm lý (hay thày bói, thày cúng …) xin được lôi những suy nghĩ ấy ra phân tích, mổ xẻ … Nhờ phân tâm học người ta còn kéo được lên từ vực xâu vô thức những điều « bí mật » trong tâm thần của chúng ta mà chính chúng ta cũng không biết đến !
Bí Mật quân sự và ngoại giao
Bí mật quân sự liên hệ đến sự tồn vong của một cấu trúc quyền hành, nên được bảo vệ rất kỹ. Cuộc chiến ngoài mặt trận thường tiến hành song song với một cuộc chiến khác, trong bóng tối, để khám phá ra những bí mật của đối phương : từ quân số cho đến mục tiêu, chiến thuật, vũ khí v.v… Huyền sử nước ta có truyện Trọng Thủy – Mỵ Châu, trong đó bí mật về một loại vũ khí bị một chàng điệp viên hào hoa lấy mất, đưa đến sự sụp đổ của cả một triều đại. Trong đệ nhị thế chiến, phe đồng minh cũng đã chiếm được lợi thế quan trọng khi tìm ra được cách giải các mật mã truyền tin của Đức (vụ Enigma) và Nhật (trận Midway).
Mật mã trong thư từ chính là trò chơi thường nhật của các nhà ngoại giao từ thời xa xưa (xem Thế Kỷ 21, số 181, tháng 5, năm 2004). Nhà ngoại giao Pháp Blaise de Vigenère (1523-1596), được coi như người sáng chế ra bảng mã đa tự đầu tiên. Phương pháp này cho phép các nhà ngoại giao chuyển đạt những thư từ bí mật, được đọc với một bảng mẫu tự và một chữ khóa có thể nhớ thuộc lòng. Trong rất lâu, người ta nghĩ là các thông điệp ấy sẽ không thể nào bị giải mã … Tầm quan trọng của sự bí mật trong lãnh vực ngoại giao nằm ở chỗ một nhà thương tuyết sẽ có lợi khi biết những điều mà đối tượng không biết mình biết. Ngược lại, họ cũng không muốn đối tượng biết họ không biết những gì. Nhà thương thuyết còn cần trao đổi thông tin với chính phủ của mình về những giới hạn của nhượng bộ cũng như đòi hỏi, trong vòng bí mật tuyệt đối. Tựu trung thương thuyết là một canh bạc, mỗi người phải dấu bài tẩy của mình một cách kỹ lưỡng. Điều này cũng được áp dụng trong lãnh vục thương mại.
Vụ Wiki Leaks
Julian Assange, chủ nhân Wiki Leaks, cho thấy chiến tranh bảo vệ và khám phá bí mật đã bước lên một cường độ mới. Không còn các quốc gia nỗ lực dọ thám để tìm biết nhưng bí mật của nhau nữa, mà mọi người dân thường đều có thể áp dụng những phương tiện kỹ thuật đã trở thành đại chúng, để truy tìm những bí mật của các thế lực cầm quyền. Điều đáng gây ngạc nhiên là sự dễ dàng của việc này ! 400 ngàn điện thư của cường quốc tân tiến nhất hoàn cầu, rơi vào tay một thảo trình viên một cách gọn gẽ ! Nếu phải bàn đến trách nhiệm thì chắc chắn không phải Assange là người có tội nặng nhất, mà là những người có trách nhiệm bảo vệ những bí mật ấy. Thật vậy, nếu một cơ quan chính phủ tự cho là nắm trong tay những bí mật quốc gia, thì họ phải coi những bí mật ấy như sở hữu của người dân, giao cho họ quản lý, và phải có trách nhiệm phải giữ gìn chúng một cách kỹ lưỡng. Để thất thoát không phải một hay hai điện thư mà 400 ngàn điện thư cùng một lúc là một lỗi lầm không thể bỏ qua ! « Bí mật » kiểu này, nếu không phải Assange tìm ra, thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều người khác khám phá được …
Thật ra, nhiều người cho là những gì đã được công bố bởi Wiki Leaks không quan trọng lắm, không có gì có thể làm thay đổi những liên hệ quốc tế hiện hành (*). Điều ấy không sai ở bề mặt, nhưng trong thâm sâu của vấn đề, thì Wiki Leaks đã làm nổ tung một bức tường ngăn cách đại chúng với những quyết định trọng đại trong chính trị toàn cầu. Từ nay, người ta biết các người đại diện cho quyền hành suy nghĩ, lý luận, hành xử như thế nào, những gì dẫn dắt các việc làm của họ, cũng như những phương pháp được họ sử dụng. Nói cách khác, người dân đã nắm được phần nào « mã nguồn » của những thảo trình chạy trong đầu nhân sự cầm quyền. Và kể từ giờ phút này, tất cả các hành vi của giới quyền hành đều sẽ được phân tích qua lăng kính của những gì người ta đã học hỏi được nhờ Wiki Leaks.
Tóm lại,
Vì xã hội bao gồm những cá nhân, và những nhóm cá nhân, sinh hoạt như nhưng những chủ thể cảm nhận, suy nghĩ, hành động v.v… một cách tương tác, nhưng đồng thời cũng biệt lập, nên bí mật luôn hiện hữu. Bí mật là một trong những yếu tố mà các cá nhân hay nhóm cá nhân, như một chủ thể, dùng để tác động vào các cá nhân khác, hay vào môi trường sống của mình. Một con mèo nấp kín để rình chuột là một chủ thể tự ẩn dấu, tự đưa mình và chủ ý của mình vào bí mật, như tiền đề cho một tác động cụ thể. Theo luật tương tác, các cá nhân hay nhóm cá nhân khác sẽ có khuynh hướng tìm cách khám phá ra những bí mật của đối tượng của mình. Như chuột có phương pháp để dò xem mèo có rình rập gần đó hay không ? Đó chỉ là phản ứng tự bảo vệ, tái lập quân bình giữa vật săn bắt và vật bị săn bắt. Khi người thường dân quan tâm đến đời tư của những thành phần sống trong thượng tầng xã hội, họ chỉ muốn có cảm tưởng được tham gia vào cái thượng tầng xa xôi ấy. Đó cũng là một phản ứng đem lại ảo tưởng quân bình được phần nào sự chênh lệch trong xã hội. Tuy nhiên, khi có được những phương tiện kỹ thuật thích nghi hơn thì người dân liền chụp lấy mọi cơ hội để lôi ra ánh sáng những bí mật chính trị ẩn dấu đàng sau thành trì kiên cố của quyền hành. Họ chỉ tìm cách xác nhận rằng họ là những « chủ thể hành động », và mọi quyền hành đều là sự tước đoạt tư cách ấy của họ.
Cuộc chiến để bảo vệ và khám phá bí mật sẽ luôn tiếp diễn. Những bức tường mới sẽ được xây lên để bảo vệ bí mật, cùng với những khí cụ mới để đập tan những bức tường ấy …
18 tháng 12 năm 2010
Nguyễn Hoài Vân
Thí dụ các xã hội dân chủ chấp nhận nguyên tắc bí mật trong các phát minh khoa học, kỹ thuật, nhưng có thể hạn chế sự áp dụng của nó, thường là trong thời gian, vì quyền lợi của số đông, như trong lãnh vực y khoa. Trong những năm vừa qua, chúng ta cũng đã thấy một công ty nhu liệu lớn nhất thế giới bị bắt buộc phải công bố mã nguồn của các sản phẩm quan trọng của mình để tránh tình trạng độc chiếm thị trường …
Tuy nhiên, các xã hội dân chủ vẫn luôn cố gắng bảo vệ bí mật trên một số lãnh vực như : đời tư, quân sự, và ngoại giao.
Bí mật đời tư
Chúng ta đều đòi hỏi xã hội tôn trọng đời sống riêng tư của mình. Nhưng chúng ta lại rất hay tò mò tìm biết đời tư của người khác. Các báo chí phơi bày đời tư của các nhà chính trị, các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao … chính là những tạp chí bán chạy nhất. Công nương Diana và người tình Dodi Al Fayed chết thảm thương dưới một cây cầu ở Paris cũng chỉ vì chạy trốn những ký giả hăng say rượt đuổi họ ! Vụ Clinton – Lewinsky phơi bày chuyện tình sâu kín của Tổng Thống một cường quốc lãnh đạo hoàn cầu, với những chi tiết rất độc địa, được người dân toàn thế giới theo dõi một cách thú vị. Sự ham thích khám phá bí mật đời tư của người khác chẳng qua cũng nằm trong tâm lý tranh thủ quyền hành. Người ta có cảm tưởng mình nắm được một ưu thế nào đó, có một tí « quyền » nào đó, khi biết được những hành vi riêng tư của người khác. Tầm quan trọng của mình như được nâng lên ngang hàng với người ấy. Có thể tâm lý này có nguồn gốc từ đời sống bộ lạc xa xưa …
Mặt khác, chúng ta cũng rất nỗ lực bảo vệ những suy nghĩ thầm kín của mình, coi đó như một lãnh vực không ai được biết đến. Nhưng mặt khác lại kéo nhau chạy đến phòng mạch bác sĩ tâm lý (hay thày bói, thày cúng …) xin được lôi những suy nghĩ ấy ra phân tích, mổ xẻ … Nhờ phân tâm học người ta còn kéo được lên từ vực xâu vô thức những điều « bí mật » trong tâm thần của chúng ta mà chính chúng ta cũng không biết đến !
Bí Mật quân sự và ngoại giao
Bí mật quân sự liên hệ đến sự tồn vong của một cấu trúc quyền hành, nên được bảo vệ rất kỹ. Cuộc chiến ngoài mặt trận thường tiến hành song song với một cuộc chiến khác, trong bóng tối, để khám phá ra những bí mật của đối phương : từ quân số cho đến mục tiêu, chiến thuật, vũ khí v.v… Huyền sử nước ta có truyện Trọng Thủy – Mỵ Châu, trong đó bí mật về một loại vũ khí bị một chàng điệp viên hào hoa lấy mất, đưa đến sự sụp đổ của cả một triều đại. Trong đệ nhị thế chiến, phe đồng minh cũng đã chiếm được lợi thế quan trọng khi tìm ra được cách giải các mật mã truyền tin của Đức (vụ Enigma) và Nhật (trận Midway).
Mật mã trong thư từ chính là trò chơi thường nhật của các nhà ngoại giao từ thời xa xưa (xem Thế Kỷ 21, số 181, tháng 5, năm 2004). Nhà ngoại giao Pháp Blaise de Vigenère (1523-1596), được coi như người sáng chế ra bảng mã đa tự đầu tiên. Phương pháp này cho phép các nhà ngoại giao chuyển đạt những thư từ bí mật, được đọc với một bảng mẫu tự và một chữ khóa có thể nhớ thuộc lòng. Trong rất lâu, người ta nghĩ là các thông điệp ấy sẽ không thể nào bị giải mã … Tầm quan trọng của sự bí mật trong lãnh vực ngoại giao nằm ở chỗ một nhà thương tuyết sẽ có lợi khi biết những điều mà đối tượng không biết mình biết. Ngược lại, họ cũng không muốn đối tượng biết họ không biết những gì. Nhà thương thuyết còn cần trao đổi thông tin với chính phủ của mình về những giới hạn của nhượng bộ cũng như đòi hỏi, trong vòng bí mật tuyệt đối. Tựu trung thương thuyết là một canh bạc, mỗi người phải dấu bài tẩy của mình một cách kỹ lưỡng. Điều này cũng được áp dụng trong lãnh vục thương mại.
Vụ Wiki Leaks
Julian Assange, chủ nhân Wiki Leaks, cho thấy chiến tranh bảo vệ và khám phá bí mật đã bước lên một cường độ mới. Không còn các quốc gia nỗ lực dọ thám để tìm biết nhưng bí mật của nhau nữa, mà mọi người dân thường đều có thể áp dụng những phương tiện kỹ thuật đã trở thành đại chúng, để truy tìm những bí mật của các thế lực cầm quyền. Điều đáng gây ngạc nhiên là sự dễ dàng của việc này ! 400 ngàn điện thư của cường quốc tân tiến nhất hoàn cầu, rơi vào tay một thảo trình viên một cách gọn gẽ ! Nếu phải bàn đến trách nhiệm thì chắc chắn không phải Assange là người có tội nặng nhất, mà là những người có trách nhiệm bảo vệ những bí mật ấy. Thật vậy, nếu một cơ quan chính phủ tự cho là nắm trong tay những bí mật quốc gia, thì họ phải coi những bí mật ấy như sở hữu của người dân, giao cho họ quản lý, và phải có trách nhiệm phải giữ gìn chúng một cách kỹ lưỡng. Để thất thoát không phải một hay hai điện thư mà 400 ngàn điện thư cùng một lúc là một lỗi lầm không thể bỏ qua ! « Bí mật » kiểu này, nếu không phải Assange tìm ra, thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều người khác khám phá được …
Thật ra, nhiều người cho là những gì đã được công bố bởi Wiki Leaks không quan trọng lắm, không có gì có thể làm thay đổi những liên hệ quốc tế hiện hành (*). Điều ấy không sai ở bề mặt, nhưng trong thâm sâu của vấn đề, thì Wiki Leaks đã làm nổ tung một bức tường ngăn cách đại chúng với những quyết định trọng đại trong chính trị toàn cầu. Từ nay, người ta biết các người đại diện cho quyền hành suy nghĩ, lý luận, hành xử như thế nào, những gì dẫn dắt các việc làm của họ, cũng như những phương pháp được họ sử dụng. Nói cách khác, người dân đã nắm được phần nào « mã nguồn » của những thảo trình chạy trong đầu nhân sự cầm quyền. Và kể từ giờ phút này, tất cả các hành vi của giới quyền hành đều sẽ được phân tích qua lăng kính của những gì người ta đã học hỏi được nhờ Wiki Leaks.
Tóm lại,
Vì xã hội bao gồm những cá nhân, và những nhóm cá nhân, sinh hoạt như nhưng những chủ thể cảm nhận, suy nghĩ, hành động v.v… một cách tương tác, nhưng đồng thời cũng biệt lập, nên bí mật luôn hiện hữu. Bí mật là một trong những yếu tố mà các cá nhân hay nhóm cá nhân, như một chủ thể, dùng để tác động vào các cá nhân khác, hay vào môi trường sống của mình. Một con mèo nấp kín để rình chuột là một chủ thể tự ẩn dấu, tự đưa mình và chủ ý của mình vào bí mật, như tiền đề cho một tác động cụ thể. Theo luật tương tác, các cá nhân hay nhóm cá nhân khác sẽ có khuynh hướng tìm cách khám phá ra những bí mật của đối tượng của mình. Như chuột có phương pháp để dò xem mèo có rình rập gần đó hay không ? Đó chỉ là phản ứng tự bảo vệ, tái lập quân bình giữa vật săn bắt và vật bị săn bắt. Khi người thường dân quan tâm đến đời tư của những thành phần sống trong thượng tầng xã hội, họ chỉ muốn có cảm tưởng được tham gia vào cái thượng tầng xa xôi ấy. Đó cũng là một phản ứng đem lại ảo tưởng quân bình được phần nào sự chênh lệch trong xã hội. Tuy nhiên, khi có được những phương tiện kỹ thuật thích nghi hơn thì người dân liền chụp lấy mọi cơ hội để lôi ra ánh sáng những bí mật chính trị ẩn dấu đàng sau thành trì kiên cố của quyền hành. Họ chỉ tìm cách xác nhận rằng họ là những « chủ thể hành động », và mọi quyền hành đều là sự tước đoạt tư cách ấy của họ.
Cuộc chiến để bảo vệ và khám phá bí mật sẽ luôn tiếp diễn. Những bức tường mới sẽ được xây lên để bảo vệ bí mật, cùng với những khí cụ mới để đập tan những bức tường ấy …
18 tháng 12 năm 2010
Nguyễn Hoài Vân
(*) Nếu thật thế thì cần gì phải truy tố Julian Assange ?
(TC Phía trước)
Vốn Con người: Bí quyết thành công của giáo dục Phần Lan
Mặc dù chi phí cho mỗi học sinh tại quốc gia này ít hơn nhiều nước
phát triển khác, kết quả kiểm tra của các học sinh lại cao hơn hầu hết
các quốc gia khác trên toàn thế giới. Sau đây là lý do vì sao.
.
Sau một thời gian, việc này đã trở nên thật sự khó chịu. Học sinh Phần
Lan luôn đứng đầu hạng. Họ dẫn đầu điểm kiểm tra quốc tế tiến hành bởi
Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD), kể từ năm 2000, cứ mỗi
ba năm tổ chức này lại đánh giá sức học của học sinh lứa tuổi 15 trong
các nước phát triển về các môn toán, văn và khoa học.
Kết quả gần đây nhất của đợt kiểm tra PISA này (2009) một lần nữa đã đặt
các học sinh Phần Lan vào hạng giỏi nhất trên thế giới. Họ theo sát nút
nước hạng nhì là Nam Hàn (Thượng Hải, Trung Quốc đạt hạng nhất), mặc dù
không cần phải dùng đến biện pháp trừng phạt học sinh hoặc làm chúng
phải mất ăn mất ngủ, những việc không thể nào tưởng tượng nỗi trên xứ sở
của ông già Noel.
Bên cạnh đấy, Phần Lan còn đứng đầu bảng danh sách các quốc gia tốt nhất
để trẻ em sinh sống, theo bảng xếp hạng an sinh trẻ em tại các nước
phát triển do UNICEF đưa ra vào tháng Tư. Nhờ hệ thống trường học của
mình, đất nước này trở thành thiên đường của trẻ em.
Thật đúng như thế, trên thực tế các phái đoàn từ khắp thế giới đổ về
Helsinki để được đào tạo về giáo dục. Những phái đoàn này bao gồm một số
các chuyên gia Thụy Sĩ, Patrik Scheinin thuộc Đại học Helsinki, chuyên
trách về việc phân tích kể quả kiểm tra PISA cho biết.
Một nghề nghiệp đáng quí
Ở Phần Lan, giáo viên là một nghề trong mơ. Điều này chẳng khó tin mấy
nếu bạn trông thấy Omaia Zakik, 38 tuổi, đang bước vào quán cà phê
Esplanad năm trong khu vực nhộn nhịp của thủ đô. Với bộ váy mùa hè, tóc
vàng, mắt hạt dẻ - cô giáo trung học này trông như một công chúa. Cô
cũng cực kỳ thông minh, vì ở đây toàn bộ các giáo viên cấp một và cấp
hai đều phải có ít nhất là bằng cao học (khoảng 5 năm đại học). Dạy học
là một nghề nổi tiếng và vô cùng cạnh tranh: Chỉ có 10% ứng viên lọt vào
ngành này ở đại học.
Nhưng điều này lại chẳng liên quan đến mức lương, vốn chỉ nhỉnh hơn mức
trung bình. Nghề dạy học nổi tiếng là vì nó được xã hội trân trọng. “Họ
tin tưởng vào chúng tôi,” Omaia Zakik nói, cô dạy tiếng Pháp và tiếng
Anh tại Espoo, thành phố lớn thứ hai tại Phần Lan. “Chúng tôi có nhiều
tự do trong việc giảng dạy. Tôi tự lựa chọn sách giáo khoa và phương
pháp dạy. Chẳng ai điều khiển tôi cả,” cô nói thêm.
Văn phòng Giáo dục Quốc gia, cơ quan quyết định cơ chế giáo dục, “không
phải là một cuốn sách hướng dẫn và muốn hiểu sao cũng được,” Tiina Tähkä
thuộc văn phòng này cho hay. “Ban đầu, chúng tôi bắt chước hệ thống
giáo dục của Thụy Điển, nhưng họ không đẩy xa việc dạy dỗ xuất sắc bằng
chúng tôi.”
Kristiina Kumpulainen, giáo sư về giáo dục tại Đại học Helsinki nói thêm
rằng sự tự do của giáo viên chỉ bị giới hạn bởi học sinh. “Các giáo
viên phải tự tìm hiểu xem phương pháp nào có hiệu quả nhất,” bà nói.
“Dạy học không chỉ là một nghề, nó là một khoa học.”
Một sự kiện mới đây tại Helsinki đã khơi lại cuộc tranh luận về kỷ luật
trong nhà trường: Sau một tranh chấp bằng lời, một giáo viên đã xô một
học sinh tại phòng ăn. Sự việc được các học sinh quay lại và truyền tải
lên mạng Internet, và giáo viên này bị mất việc ngay lập tức. Ở Phần
Lan, các giáo viên bị cấm đụng đến học sinh. Quốc hội hiện đang soạn
thảo một luật mới để gia tăng quyền hạn của giáo viên. Nếu luật này được
thông qua, họ sẽ có thể dùng tay để buộc học sinh ra khỏi lớp. Còn hiện
nay, giáo viên không có quyền ép buộc học sinh ra khỏi lớp hoặc tịch
thu điện thoại hoặc mở cặp học sinh để kiểm tra. Hình phạt nặng nhất đối
với học sinh là gửi chúng lên phòng giám hiệu. Ngoài ra, quyền tự do
ngôn luận của học sinh cũng được bảo vệ.
Không tạo áp lực với học sinh
Tại trường học Phần Lan, học sinh gọi tên thầy cô một cách thân mật.
Không khí thoải mái và giờ giấc cũng không khắt khe mấy. Một ngày học
bắt đầu vào 8 giờ sáng và kết thúc vào giữa trưa đối với học sinh nhỏ.
Học sinh lớn hơn thì kết thúc từ 2 đến 4 giờ chiều. Và vì mùa đông quá
khắc nghiệt, học sinh Phần Lan có 10 đến 11 tuần nghỉ hè và cũng ngần ấy
ngày nghỉ được cộng thêm trong suốt năm học. Trường học Phần Lan không
cổ vũ việc thi đua. Trong vài năm học đầu, học sinh không được cho điểm
và cũng không có kỳ thi tổng kết cuối năm. “Tự chúng quyết định có nên
làm bài tập hay không,” cô giáo Zakik nói. Chuyên gia giáo dục Mikko
Myllykoski nói rằng những quốc gia khác quan trọng hoá quá về thi cử.
“Bí mật ở đây là sự tự do.” Nhưng cuối cùng vẫn tính đến kết quả.
Tất cả các học sinh đều học theo một chương trình như nhau từ 7 đến 16
tuổi. Và hầu như không có ai bị ở lại lớp. Học sinh nào liên tục gặp khó
khăn sẽ được một phụ tá đặc biệt giúp hiểu bài từng bước một hoặc tham
gia vào nhóm học ngoài giờ. Vì thế ở Phần Lan hầu như không bao giờ nghe
đến chuyện học sinh bị lưu bang, và 93% học sinh hoàn tất thành công
những bộ môn bắt buộc so với chỉ 80% tại các nước thành viên Tổ chức Hợp
tác & Phát triển Kinh tế.
Điều thú vị là so với các quốc gia khác, tại Phần Lan hoàn cảnh kinh tế
xã hội của học sinh ảnh hưởng rất ít đến học lực. Các trường nào đón
nhận học sinh nhập cư sẽ được cấp thêm ngân sách để dạy tiếng Phần Lan
như ngôn ngữ thứ hai. “Hệ thống trường học Phần Lan là trụ cột của khuôn
mẫu xã hội Bắc u, trong đó mọi người đều có những cơ hội như nhau, bất
kể họ sinh ra ở đâu,” Kumpulainen nói.
Các chuyên gia nói rằng vì thế các học sinh vẫn giữ được đặc tính cá
nhân của mình, và những ngân khoản đặc biệt được dành cho các trường nào
tìm ra được những dự án mang tính sáng tạo. “Học sinh được khuyến khích
để phát triển kỹ năng riêng của mình thay vì đơn giản là chỉ thu thập
kiến thức,” Kumpalainen nói thêm.
Mọi thứ đều được chính phủ tài trợ: văn phòng phẩm, nhà ăn, chuyên chở, y
tế, các lớp phụ trợ. Nhưng chỉ tài chính không thôi cũng không giải
thích được sự thành công trên, các chuyên gia nói. Hàng năm Phần Lan chi
9.248 Mỹ kim cho mỗi học sinh, ít hơn chi phí trung bình của những nước
thành viên Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế ($9.625) và thấp
hơn nhiều so với Hoa Kỳ ($12.970) và Thụy Sĩ ($16.170).
Ngay cả công đoàn giáo viên cũng chẳng có gì đề phàn nàn. “Đã lâu rồi
chúng tôi không đấu tranh đòi hỏi điều gì,” giáo viên Ritva Semi. Hoà
bình ngự trị giữa Bộ Giáo dục và công đoàn trong đó 96% giáo viên tham
gia, bà ta bổ sung với một nụ cười.
Semi, một phụ nữ thấp bé đeo kính cân, người từng tham gia vào tất cả
các cuộc tranh đấu đòi cải cách trong những năm 70, dẫn đến việc thành
lập hệ thống trường học hiện này. Bà không ngần ngại ca ngợi các trường
học.
“Phần Lan không có kim cương, dầu mỏ, than đá. Vì thế các chính trị gia
quyết định rằng chúng tôi phải đầu tư vào vốn con người. Và từ đấy khái
niệm giáo dục miễn phí cho mọi người đã ra đời. Sau đó, phe cánh Hữu
muốn thiết lập một kỳ thi quốc gia và tư hữu hoá trường học. Khi kết quả
kỳ thi đầu tiên được công bố vào năm 2001, các dự án này đều bị đình
chỉ, và ngày nay thậm chí các chính trị gia bảo thủ nhất cũng không muốn
nhớ đến rằng họ từng phản đối hệ thống giáo dục hiện tại.
Tuy thế, cậu bé chín tuổi Parus vẫn lạnh lùng trước những tán dương quốc
tế trên: “Đi học? Tôi thích đá banh và chơi bóng chày hơn.” Trong một
quốc gia đứng hàng đầu này - cũng như mọi nơi khác - dường như chẳng học
sinh nào thật sự thích đi học.
Diên Vỹ chuyển ngữ tiếng Việt từ bản Anh ngữ của Sarah Collings
17.08.2013
Trung Quốc bị tố cáo che dấu vụ sát hại tại Tân Cương
Một nhà hoạt động người Mỹ gốc Uighur tố cáo Trung Quốc là che dấu vụ
sát hại hơn một chục người Hồi Giáo trong một cuộc bố ráp tại tỉnh Tân
Cương ở miền tây bắc hồi tuần trước.
Tin tức tại tỉnh vừa kể cho biết cảnh sát thực hiện cuộc bố ráp này nhắm vào những người bị cáo buộc là các phần tử khủng bố. Một nhật báo do nhà nước điều hành tại thị trấn Kashgar, gần địa điểm xảy ra cuộc bố ráp nói rằng một lễ tưởng niệm được tổ chức cho một cảnh sát viên bị giết trong sự kiện này.
Không có xác nhận chính thức nào về số thương vong hay những vụ bắt giữ trong số những người sắc tộc thiểu số Uighur liên quan tới vụ này.
Ông Alim Seytoff, Chủ tịch Hội người Mỹ gốc Uighur, đã nói với đài VOA rằng giới chức Trung Quốc đã che dấu vụ việc:
“Cảnh sát Trung Quốc đã bắn vào người sắc tộc thiểu số Uighur đang học về tôn giáo và cầu nguyện, giết chết ít nhất 22 người, và bắt giữ bốn hay năm người khác. Chính phủ Trung Quốc không muốn đưa tin về sự cố sau vụ sát hại này, và thay vào đó, họ đã che dấu vụ việc vừa kể. Truyền thông chính thức của Trung Quốc chỉ bắt đầu tiết lộ sự kiện này sau khi báo chí quốc tế phơi bày sự thật. Nhưng cũng như họ đã làm trước đây, báo chí chính thức của Trung Quốc nói nạn nhân là các phần tử khủng bố."
Những thông tin do ông đưa ra không thể kiểm chứng độc lập nhưng Đài Á Châu Tự Do cũng đưa tin rằng 22 người Uighur bị giết trong cuộc tấn công nói trên.
Hồi đầu tháng này nhà chức trách tại Kashgar đã kết án tử hình 2 người đàn ông và kết án tù chung thân 3 người khác, về các vụ đụng độ làm chết người mà giới hữu trách gọi là một cuộc tấn công khủng bố. Vụ bạo động này xảy ra hồi cuối tháng Tư và làm 21 người thiệt mạng.
VOA
Tin tức tại tỉnh vừa kể cho biết cảnh sát thực hiện cuộc bố ráp này nhắm vào những người bị cáo buộc là các phần tử khủng bố. Một nhật báo do nhà nước điều hành tại thị trấn Kashgar, gần địa điểm xảy ra cuộc bố ráp nói rằng một lễ tưởng niệm được tổ chức cho một cảnh sát viên bị giết trong sự kiện này.
Không có xác nhận chính thức nào về số thương vong hay những vụ bắt giữ trong số những người sắc tộc thiểu số Uighur liên quan tới vụ này.
Ông Alim Seytoff, Chủ tịch Hội người Mỹ gốc Uighur, đã nói với đài VOA rằng giới chức Trung Quốc đã che dấu vụ việc:
“Cảnh sát Trung Quốc đã bắn vào người sắc tộc thiểu số Uighur đang học về tôn giáo và cầu nguyện, giết chết ít nhất 22 người, và bắt giữ bốn hay năm người khác. Chính phủ Trung Quốc không muốn đưa tin về sự cố sau vụ sát hại này, và thay vào đó, họ đã che dấu vụ việc vừa kể. Truyền thông chính thức của Trung Quốc chỉ bắt đầu tiết lộ sự kiện này sau khi báo chí quốc tế phơi bày sự thật. Nhưng cũng như họ đã làm trước đây, báo chí chính thức của Trung Quốc nói nạn nhân là các phần tử khủng bố."
Những thông tin do ông đưa ra không thể kiểm chứng độc lập nhưng Đài Á Châu Tự Do cũng đưa tin rằng 22 người Uighur bị giết trong cuộc tấn công nói trên.
Hồi đầu tháng này nhà chức trách tại Kashgar đã kết án tử hình 2 người đàn ông và kết án tù chung thân 3 người khác, về các vụ đụng độ làm chết người mà giới hữu trách gọi là một cuộc tấn công khủng bố. Vụ bạo động này xảy ra hồi cuối tháng Tư và làm 21 người thiệt mạng.
VOA
Nguyễn Thanh Giang - Hãy để ước nguyện Lê Hiếu Đằng trở thành hiện thực
Tôi đã từng viết bài xiển dương những đảng viên Cộng sản phản tỉnh: Trần
Dộ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế
Dương, Vi Đức Hồi, Vũ Cao Quận, Tô Hải, Bùi Minh Quốc, Trần Mạnh Hảo,
Trần Đại Sơn, Trần Lâm, Trần Nhơn, Phạm Đình Trọng ….Họ đều từng là
những chiến sỹ Cộng sản kiên trung và cùng chiến tuyến với tôi qua mấy
cuộc chiến: chống Pháp, chống Mỹ, chống Trung Quốc.
Sự trân quý tương tự cũng từng được dành cho Lữ Phương, Mai Thái Lĩnh, và nay là Lê Hiếu Đằng, khi tôi được đọc những dòng huyết lệ của ông viết từ giường bệnh. Sự phản tỉnh của Lê Hiếu Đằng muộn mằn hơn nhưng hơi thở hắt ra từ một người đang lâm bệnh hiểm nghèo, nghe như “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, có sức lay động lòng người rất đáng kể, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.
Sự trân quý tương tự cũng từng được dành cho Lữ Phương, Mai Thái Lĩnh, và nay là Lê Hiếu Đằng, khi tôi được đọc những dòng huyết lệ của ông viết từ giường bệnh. Sự phản tỉnh của Lê Hiếu Đằng muộn mằn hơn nhưng hơi thở hắt ra từ một người đang lâm bệnh hiểm nghèo, nghe như “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, có sức lay động lòng người rất đáng kể, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.
Tôi vừa quý trọng vừa cảm thương Lê Hiếu Đằng. Ông còn trẻ hơn tôi
gần chục tuổi, nhưng lẽ nào …! Dẫu sao, trong cái bụi mận gai bệnh tật
hiểm nghèo, ông cũng đã cố rướn mình hót tiếng hót rất hay. Tôi cứ nghĩ
mọi người đều có khả năng thẩm âm tối thiểu để lắng nghe, để thưởng
thức, để thấu hiểu được, ngõ hầu nếu không đồng thanh tương ứng mà cùng
kêu gọi “Phá xiềng”
như Hồ Ngọc Nhuận thì chí ít cũng ngỏ lời an ủi, góp liều thuốc tinh
thần chung sức cùng y tế vực Lê Hiếu Đằng dậy mà chung lưng gánh trách
nhiệm thực hiện hoài bão ông đề xướng.
Trớ trêu thay, tiếng hót thành tha ấy tuồng như đang bị chìm lấp trong ầm ĩ, nhao nhao những điều ong tiếng ve!
Dẫu biết khả năng thuyết giải rất không đáng kể, bài viết này, may chăng, mong được chia sẻ cùng luật gia Lê Hiếu Đằng – một người bệnh đang sống rất mạnh mẽ, rất ngoan cường.
Trong nhao nhao, ầm ĩ những điều ong tiếng ve kia, ngạc nhiên thay, không chỉ có tiếng của bọn bồi bút, của những kẻ đâm thuê chém mướn “chống diễn biến hòa bình” … mà cả những “ngài” nhân danh “dân chủ”, “chống Cộng”!
Những chiến sỹ tuyên giáo của Đảng, kể cả loại như giáo sư Vũ Minh Giang, nhà báo Trọng Đức … thì vì cái bệnh nói lấy được, nói không biết xấu hổ trước thực tiễn nên khó bề lọt tai, tuy nhiên, cái sự nhộn nhạo xô bồ, giả thực giả hư của đám người nhân danh “dân chủ”, “chống cộng” kia thì hiệu quả phá đám đôi khi nguy hại hơn nhiều.
Nói chung, lý lẽ của họ chẳng có gì đáng nghe. Điều rất đáng phàn nàn là vì “cùn” nên họ đành chơi trò “bỏ bóng đá người”.
Sao cứ phải ỷ eo lôi mãi chuyện lý lịch cổ xưa ra để chì chiết con người!
Ông Lê Hiếu Đằng - xưa là Phó Tổng thư ký Uỷ ban Trung Ương Liên Minh các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hoà Bình Việt Nam, chống Mỹ, chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngay giữa Sàigòn với ông Lê Hiếu Đằng nay, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thp HCM mà lại bất tuân chủ trương đường lối của ĐCSVN - đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân rất trong sáng, rất vị tha, rất cương cường. Con người ấy khả kính lắm chứ.
Phải dũng cảm và chân thành mà nhận rằng hầu hết tất cả chúng ta, trong đó có tôi và quý vị nói chung đều có tội đối với dân tộc, với đất nước; đều đã lầm lỗi. Lầm lỗi do tự lầm lẫn. Lầm lỗi do bị lường gạt.
Người Cộng sản từng lầm lỗi. Người Chống Cộng cũng từng lầm lỗi.
Trớ trêu sao, ta lầm lỗi chính vì ta yêu nước. Càng trớ trêu hơn khi lầm lỗi nặng hơn, tội lớn hơn lại gây bởi những người có tấm lòng yêu nước thiết tha hơn.
Làm sao có thể nghi ngờ lòng yêu nước thương nòi, ý chí chống cường quyền, mưu cầu độc lập của tuyệt đại đa số những người đã giơ nắm tay gầy guộc tuyên thệ dưới lá cờ búa liềm trước năm 1945. Khi ấy (và chỉ khi ấy), họ theo Mac-Lenin chủ yếu vì mục tiêu giành độc lập dân tộc, chống áp bức, bất công. Họ không mưu tính thấp hèn, cũng không dốt nát. Dốt nát sao được với những cái đầu như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Tạ Quang Bửu, Trần Dần …. Ông Đặng Văn Âu kể rằng: “Khi tôi gọi điện thoại về Việt Nam cho bác sĩ Nguyễn Khắc Viện để hỏi tại sao một người thông minh lỗi lạc như anh mà đi theo Đảng cộng sản, một đảng đã đấu tố thân phụ anh cho đến chết, ông đáp: “Vì mình chống bọn Thực dân, vì mình quá khao khát độc lập tự do nên mình ngây thơ””.
Cho nên tôi thật ngạc nhiên khi thấy một số người dám lớn tiếng chê bai, thậm chí rủa xả tất cả những người từng theo Cộng sản. Họ thật hợm hĩnh, thật hàm hồ! Tôi rất đồng ý với Tổng Bí thư ĐCS Tiệp Khắc Milovan Djilas khi ông nói: “20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản là không có cái đầu”.
Không phải tất cả, nhưng nghĩ rằng nhiều người đã không theo Cộng sản chỉ vi không có trái tim.
Tôi chưa từng là đảng viên ĐCS không phải vì tôi sáng suốt mà chỉ vì tôi không được Đảng kết nạp. Tôi đã từng uống nước căng bụng, mượn chiếc giây lưng to bản để đủ cân tuyển đi bộ đội chống Pháp, đã từng có thơ đăng trong tuyển tập thơ Chống Mỹ, đã từng phấn đấu đến mức được cơ sở đề nghị phong Anh hùng Lao động … nhưng không được kết nạp Đảng chỉ vì lý lịch gia điình (Ba tôi là nhân viên cơ quan USAID của Hoa Kỳ, ba em trai tôi đều là lính Việt Nam Cộng hòa). Dẫu vậy tôi vẫn tin vào lương tri của chủ nghĩa xã hội, mãi cho đến năm 1980, khi tôi được đến một nước tư bản để dự Hội thảo Quốc tế về Cổ Địa Từ học, và nhất là đến năm 1989, khi tôi được đến Washington để trình bầy một báo cáo tại Hội nghị Địa chất Quốc tế lần thứ 28.
Lời kêu gọi thành lập Đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng đã hợp thời chưa?
Hợp thời và rất cần thiết. Từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến nay, nhiều Hội đoàn, Đảng đối lập đã tuyên bố thành lập trong nước nhưng đều bị bóp chết từ trong trứng hoặc chỉ sống vật vờ, nhưng nay tình hình đã có nhiều yếu tố của “đêm trước”. Những sai lầm của chủ trương, đường lối ĐCSVN đã tích tạo nên nguy cơ bùng nổ xã hội. Nạn tham nhũng đục khoét tâm can mọi người. Chính sách ruộng đất phản hiện thực đang đẩy hàng đoàn nông dân ngày tiếp ngày kéo nhau đi biểu tình. Doanh nghiệp thoi thóp. Thanh niên, trí thức bị đẩy vào đường cùng càng sục sôi bức bối trước những bất công ngày càng phơi bầy nhức nhối. Nhờ internet, giác ngộ xã hội được bừng thức. Những bức xúc xã hội đang trở thành bức xúc chính trị. Những phản ứng tự phát đang mang yếu tố tự giác. Giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị-xã hội với nhiều sáng kiến “thiên biến vạn hóa” đang mặc nhiên thiết lập xã hội công dân. Đặc biệt là tình trạng lãnh đạo Đảng đã phân hóa và đang trở nên rối ren, thối nát. Đảng không chỉ đối lập với nhân dân mà còn vô trách nhiệm với Tổ Quốc. Làm sao có thể chấp nhận được một ông Chủ tịch Quốc hội dám lấp liếm trước Quốc hội rằng “Biển Đông không có gì mới” trong khi Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa và xua đuổi, bắt bớ giết chóc ngư phủ Việt Nam ngay trên lãnh hải của ta. Làm sao có thể chấp nhận một ông Tổng Bí thư chủ trương mời công an Trung Quốc vào Việt Nam để “giữ gìn ổn định trong nước của mình” (chữ trong văn bản ký kết giữa TBT Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào). Đã phát hiện được gián điệp Trung Quốc nhan nhản khắp hang cùng ngõ hẻm. Người ta còn ngờ rằng nội ứng Trung Quốc nằm ngay trong cơ quan đầu não của Đảng như những biểu hiện đã thấy.
Câu khẩu hiệu “Tổ quốc hay là chết” trong tình hình này phải được hiểu là “Đa đảng hay là chết”. Tổ quốc sẽ chết vì suy thoái toàn diện, vì tham nhũng …, và, cay đắng hơn, vì chui vào ách đô hộ của Trung Quốc nếu luẩn quẩn mãi trong những chủ trương đường lối tăm tối của ĐCSVN.
Sẽ có người hỏi vì sao câu khẩu hiệu không phải là “ĐCSVN phải chết để Tổ quốc được sống”.
Câu khẩu hiệu đó không nên nêu lên trong lúc này vì hai lý do:
Một là, chưa thể thực hiện được. Cho đến hiện nay chưa có tổ chức nào, lực lượng nào lật đổ được và thay thế được ĐCSVN, ngoại trừ, chính những người trong bộ phận lãnh đạo của ĐCSVN.
Hai là, câu khẩu hiệu ấy bộc lộ tính phản dân chủ. Tại sao nhất thiết phải có mày không tao? Tại sao cứ tao sống thì mày phải chết? Tại sao vướng vất mãi tinh thần “Đường vinh quang xây xác thù” thật ghê rợn!
Ngay ở những nước dân chủ lâu đời ĐCS vẫn cứ được tồn tại đấy chứ.
Có sợ Đảng cuội, đối lập cuội không? (Chữ cuội ở đây được hiểu là cơ sở cứu hộ của ĐCSVN)
Mấy chữ “Đảng cuội”, “Đối lập cuội” chẳng qua do mấy ông bà “Dân chủ cuội”, “Chống Cộng cuội” nặn ra để khích bác nhau, vùi dập nhau. Trong thực tế mấy thập kỷ qua, ai có thể chứng minh một cách đứng đắn ông/bà A, B, tổ chức/hội đoàn X, Y nào là đối lập cuội không?
Nếu Đảng của ông Lê Hiếu Đằng có là do ông S, ông D nào đó xui lập ra thì vẫn nên ủng hộ. Nếu chưa được là Hai thì Một Phẩy đứng bên Một cũng là “đa” rồi. Chỉ Một thì cứ là Một mãi nhưng có Một Phẩy thì rất dễ chuyển hóa thành Hai, thành Ba …
Chính tôi đã từng thành khẩn khuyến nghị ĐCSVN nên chủ động thiết lập đa đảng bằng cách cho hình thành một vài đảng anh em của ĐCSVN kiểu như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội trước đây để tạo trạng thái cạnh tranh thân ái, lành mạnh, tránh sát phạt, đổ máu.
Có người phê phán đó là đường lối cải lương, nhưng hãy nhớ lại, trước đây cụ Phan Châu Trinh cũng đã từng bị những người Cộng sản phê phán là cải lương. Hẳn là, đối với những người Cộng sản, chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, “ỷ Pháp giành độc lập” lúc bấy giờ cũng chướng tai, cũng gây phẫn nộ như chủ trương “khuyến ĐCSVN thực hiện đa đảng” đối với những người chống Cộng mù quáng, chống Cộng bạt mạng ngày nay vậy. Nhưng, thử tưởng tượng xem, nếu dân tộc được dắt dẫn theo con đường Phan Châu Trinh thì ngày nay sẽ thế nào. Chắc chắn đã không có cảnh núi xương sông máu mà ít ra Việt Nam sẽ không phải đối mặt với sự tác oai tác quái của Trung Quốc như đang thấy.
Bởi vậy, tôi nhiệt liệt hoan nghênh ông Lê Hiếu Đằng và thành tâm chúc ông mau phục hồi sức khỏe để thực hiện ước nguyện cao cả của ông. Thúc giục một người bệnh dốc sức cho việc chung đôi khi là vô nhân đạo nhưng tôi hy vọng đấy cũng sẽ là một phương thuốc tinh thần kích thích nội năng để rồi ông có thể vượt qua và sẽ được ban thưởng xứng đáng.
Đề nghị ông hãy mau liên kết với nhiều thành phần, nhiều cá nhân không chỉ trong mà cả ngoài Đảng, đặc biệt là giới trẻ để gấp rút hình thành tổ chức và sớm công bố được bản cương lĩnh của đảng Xã hội Dân chủ Việt Nam trên cơ sở tham khảo các văn bản của “Phong trào Con đường Việt Nam” ở trong nước và của “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên” ở ngoài nước.
Hà Nội 28 tháng 8 năm 2013
Nguyễn Thanh Giang
6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn Từ Liêm Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
Dẫu biết khả năng thuyết giải rất không đáng kể, bài viết này, may chăng, mong được chia sẻ cùng luật gia Lê Hiếu Đằng – một người bệnh đang sống rất mạnh mẽ, rất ngoan cường.
Trong nhao nhao, ầm ĩ những điều ong tiếng ve kia, ngạc nhiên thay, không chỉ có tiếng của bọn bồi bút, của những kẻ đâm thuê chém mướn “chống diễn biến hòa bình” … mà cả những “ngài” nhân danh “dân chủ”, “chống Cộng”!
Những chiến sỹ tuyên giáo của Đảng, kể cả loại như giáo sư Vũ Minh Giang, nhà báo Trọng Đức … thì vì cái bệnh nói lấy được, nói không biết xấu hổ trước thực tiễn nên khó bề lọt tai, tuy nhiên, cái sự nhộn nhạo xô bồ, giả thực giả hư của đám người nhân danh “dân chủ”, “chống cộng” kia thì hiệu quả phá đám đôi khi nguy hại hơn nhiều.
Nói chung, lý lẽ của họ chẳng có gì đáng nghe. Điều rất đáng phàn nàn là vì “cùn” nên họ đành chơi trò “bỏ bóng đá người”.
Sao cứ phải ỷ eo lôi mãi chuyện lý lịch cổ xưa ra để chì chiết con người!
Ông Lê Hiếu Đằng - xưa là Phó Tổng thư ký Uỷ ban Trung Ương Liên Minh các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hoà Bình Việt Nam, chống Mỹ, chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngay giữa Sàigòn với ông Lê Hiếu Đằng nay, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thp HCM mà lại bất tuân chủ trương đường lối của ĐCSVN - đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân rất trong sáng, rất vị tha, rất cương cường. Con người ấy khả kính lắm chứ.
Phải dũng cảm và chân thành mà nhận rằng hầu hết tất cả chúng ta, trong đó có tôi và quý vị nói chung đều có tội đối với dân tộc, với đất nước; đều đã lầm lỗi. Lầm lỗi do tự lầm lẫn. Lầm lỗi do bị lường gạt.
Người Cộng sản từng lầm lỗi. Người Chống Cộng cũng từng lầm lỗi.
Trớ trêu sao, ta lầm lỗi chính vì ta yêu nước. Càng trớ trêu hơn khi lầm lỗi nặng hơn, tội lớn hơn lại gây bởi những người có tấm lòng yêu nước thiết tha hơn.
Làm sao có thể nghi ngờ lòng yêu nước thương nòi, ý chí chống cường quyền, mưu cầu độc lập của tuyệt đại đa số những người đã giơ nắm tay gầy guộc tuyên thệ dưới lá cờ búa liềm trước năm 1945. Khi ấy (và chỉ khi ấy), họ theo Mac-Lenin chủ yếu vì mục tiêu giành độc lập dân tộc, chống áp bức, bất công. Họ không mưu tính thấp hèn, cũng không dốt nát. Dốt nát sao được với những cái đầu như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Tạ Quang Bửu, Trần Dần …. Ông Đặng Văn Âu kể rằng: “Khi tôi gọi điện thoại về Việt Nam cho bác sĩ Nguyễn Khắc Viện để hỏi tại sao một người thông minh lỗi lạc như anh mà đi theo Đảng cộng sản, một đảng đã đấu tố thân phụ anh cho đến chết, ông đáp: “Vì mình chống bọn Thực dân, vì mình quá khao khát độc lập tự do nên mình ngây thơ””.
Cho nên tôi thật ngạc nhiên khi thấy một số người dám lớn tiếng chê bai, thậm chí rủa xả tất cả những người từng theo Cộng sản. Họ thật hợm hĩnh, thật hàm hồ! Tôi rất đồng ý với Tổng Bí thư ĐCS Tiệp Khắc Milovan Djilas khi ông nói: “20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản là không có cái đầu”.
Không phải tất cả, nhưng nghĩ rằng nhiều người đã không theo Cộng sản chỉ vi không có trái tim.
Tôi chưa từng là đảng viên ĐCS không phải vì tôi sáng suốt mà chỉ vì tôi không được Đảng kết nạp. Tôi đã từng uống nước căng bụng, mượn chiếc giây lưng to bản để đủ cân tuyển đi bộ đội chống Pháp, đã từng có thơ đăng trong tuyển tập thơ Chống Mỹ, đã từng phấn đấu đến mức được cơ sở đề nghị phong Anh hùng Lao động … nhưng không được kết nạp Đảng chỉ vì lý lịch gia điình (Ba tôi là nhân viên cơ quan USAID của Hoa Kỳ, ba em trai tôi đều là lính Việt Nam Cộng hòa). Dẫu vậy tôi vẫn tin vào lương tri của chủ nghĩa xã hội, mãi cho đến năm 1980, khi tôi được đến một nước tư bản để dự Hội thảo Quốc tế về Cổ Địa Từ học, và nhất là đến năm 1989, khi tôi được đến Washington để trình bầy một báo cáo tại Hội nghị Địa chất Quốc tế lần thứ 28.
Lời kêu gọi thành lập Đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng đã hợp thời chưa?
Hợp thời và rất cần thiết. Từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến nay, nhiều Hội đoàn, Đảng đối lập đã tuyên bố thành lập trong nước nhưng đều bị bóp chết từ trong trứng hoặc chỉ sống vật vờ, nhưng nay tình hình đã có nhiều yếu tố của “đêm trước”. Những sai lầm của chủ trương, đường lối ĐCSVN đã tích tạo nên nguy cơ bùng nổ xã hội. Nạn tham nhũng đục khoét tâm can mọi người. Chính sách ruộng đất phản hiện thực đang đẩy hàng đoàn nông dân ngày tiếp ngày kéo nhau đi biểu tình. Doanh nghiệp thoi thóp. Thanh niên, trí thức bị đẩy vào đường cùng càng sục sôi bức bối trước những bất công ngày càng phơi bầy nhức nhối. Nhờ internet, giác ngộ xã hội được bừng thức. Những bức xúc xã hội đang trở thành bức xúc chính trị. Những phản ứng tự phát đang mang yếu tố tự giác. Giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị-xã hội với nhiều sáng kiến “thiên biến vạn hóa” đang mặc nhiên thiết lập xã hội công dân. Đặc biệt là tình trạng lãnh đạo Đảng đã phân hóa và đang trở nên rối ren, thối nát. Đảng không chỉ đối lập với nhân dân mà còn vô trách nhiệm với Tổ Quốc. Làm sao có thể chấp nhận được một ông Chủ tịch Quốc hội dám lấp liếm trước Quốc hội rằng “Biển Đông không có gì mới” trong khi Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa và xua đuổi, bắt bớ giết chóc ngư phủ Việt Nam ngay trên lãnh hải của ta. Làm sao có thể chấp nhận một ông Tổng Bí thư chủ trương mời công an Trung Quốc vào Việt Nam để “giữ gìn ổn định trong nước của mình” (chữ trong văn bản ký kết giữa TBT Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào). Đã phát hiện được gián điệp Trung Quốc nhan nhản khắp hang cùng ngõ hẻm. Người ta còn ngờ rằng nội ứng Trung Quốc nằm ngay trong cơ quan đầu não của Đảng như những biểu hiện đã thấy.
Câu khẩu hiệu “Tổ quốc hay là chết” trong tình hình này phải được hiểu là “Đa đảng hay là chết”. Tổ quốc sẽ chết vì suy thoái toàn diện, vì tham nhũng …, và, cay đắng hơn, vì chui vào ách đô hộ của Trung Quốc nếu luẩn quẩn mãi trong những chủ trương đường lối tăm tối của ĐCSVN.
Sẽ có người hỏi vì sao câu khẩu hiệu không phải là “ĐCSVN phải chết để Tổ quốc được sống”.
Câu khẩu hiệu đó không nên nêu lên trong lúc này vì hai lý do:
Một là, chưa thể thực hiện được. Cho đến hiện nay chưa có tổ chức nào, lực lượng nào lật đổ được và thay thế được ĐCSVN, ngoại trừ, chính những người trong bộ phận lãnh đạo của ĐCSVN.
Hai là, câu khẩu hiệu ấy bộc lộ tính phản dân chủ. Tại sao nhất thiết phải có mày không tao? Tại sao cứ tao sống thì mày phải chết? Tại sao vướng vất mãi tinh thần “Đường vinh quang xây xác thù” thật ghê rợn!
Ngay ở những nước dân chủ lâu đời ĐCS vẫn cứ được tồn tại đấy chứ.
Có sợ Đảng cuội, đối lập cuội không? (Chữ cuội ở đây được hiểu là cơ sở cứu hộ của ĐCSVN)
Mấy chữ “Đảng cuội”, “Đối lập cuội” chẳng qua do mấy ông bà “Dân chủ cuội”, “Chống Cộng cuội” nặn ra để khích bác nhau, vùi dập nhau. Trong thực tế mấy thập kỷ qua, ai có thể chứng minh một cách đứng đắn ông/bà A, B, tổ chức/hội đoàn X, Y nào là đối lập cuội không?
Nếu Đảng của ông Lê Hiếu Đằng có là do ông S, ông D nào đó xui lập ra thì vẫn nên ủng hộ. Nếu chưa được là Hai thì Một Phẩy đứng bên Một cũng là “đa” rồi. Chỉ Một thì cứ là Một mãi nhưng có Một Phẩy thì rất dễ chuyển hóa thành Hai, thành Ba …
Chính tôi đã từng thành khẩn khuyến nghị ĐCSVN nên chủ động thiết lập đa đảng bằng cách cho hình thành một vài đảng anh em của ĐCSVN kiểu như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội trước đây để tạo trạng thái cạnh tranh thân ái, lành mạnh, tránh sát phạt, đổ máu.
Có người phê phán đó là đường lối cải lương, nhưng hãy nhớ lại, trước đây cụ Phan Châu Trinh cũng đã từng bị những người Cộng sản phê phán là cải lương. Hẳn là, đối với những người Cộng sản, chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, “ỷ Pháp giành độc lập” lúc bấy giờ cũng chướng tai, cũng gây phẫn nộ như chủ trương “khuyến ĐCSVN thực hiện đa đảng” đối với những người chống Cộng mù quáng, chống Cộng bạt mạng ngày nay vậy. Nhưng, thử tưởng tượng xem, nếu dân tộc được dắt dẫn theo con đường Phan Châu Trinh thì ngày nay sẽ thế nào. Chắc chắn đã không có cảnh núi xương sông máu mà ít ra Việt Nam sẽ không phải đối mặt với sự tác oai tác quái của Trung Quốc như đang thấy.
Bởi vậy, tôi nhiệt liệt hoan nghênh ông Lê Hiếu Đằng và thành tâm chúc ông mau phục hồi sức khỏe để thực hiện ước nguyện cao cả của ông. Thúc giục một người bệnh dốc sức cho việc chung đôi khi là vô nhân đạo nhưng tôi hy vọng đấy cũng sẽ là một phương thuốc tinh thần kích thích nội năng để rồi ông có thể vượt qua và sẽ được ban thưởng xứng đáng.
Đề nghị ông hãy mau liên kết với nhiều thành phần, nhiều cá nhân không chỉ trong mà cả ngoài Đảng, đặc biệt là giới trẻ để gấp rút hình thành tổ chức và sớm công bố được bản cương lĩnh của đảng Xã hội Dân chủ Việt Nam trên cơ sở tham khảo các văn bản của “Phong trào Con đường Việt Nam” ở trong nước và của “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên” ở ngoài nước.
Hà Nội 28 tháng 8 năm 2013
Nguyễn Thanh Giang
6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn Từ Liêm Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
Nguyễn Thanh Giang
“Đa nguyên đa đảng” là... phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc
(mình chả hiểu vì sao 2 phạm trù này lại liên quan với nhau, thật!)
Trong những ngày qua, bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của
ông Lê Hiếu Đằng đã cho rằng, Việt Nam cần phải "đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản” đã tạo dư luận
trên một số diễn đàn. Đại Đoàn Kết đã có những phản hồi về bài viết
này. Và ngay sau khi đăng tải loạt bài ấy, rất nhiều ý kiến từ khu dân
cư đã gửi về, bày tỏ sự đồng cảm với những bài viết trên Đại Đoàn Kết
đồng thời phản đối quan điểm của ông Đằng.
Ông Lù Văn Que- Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc – UBTƯ MTTQ Việt Nam: Tránh nói và làm hại cho dân
Liên quan đến cách nhìn của ông Lê Hiếu Đằng nguyên Phó Chủ tịch MTTQ
thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề của đất nước đòi "đa nguyên chính
trị và đa đảng đối lập” tôi cho rằng mọi người đều có quyền nêu chính
kiến của mình trong tổ chức, nhất là trong Mặt trận. Việc có ý kiến khác
nhau là bình thường nhưng phải tạo sự đồng thuận. Việc phản biện, đấu
tranh với cái xấu là nhằm mục đích để xã hội tốt lên chứ không phải làm
xã hội có những mâu thuẫn, đổ vỡ theo một cách góp ý không chính thức.
Bác Hồ đã từng dạy: "Nói và làm việc gì có lợi cho dân, tránh nói và làm
hại dân”.
Về vấn đề đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập đã từng có ý kiến đặt
vấn đề một đảng là sự thiếu hụt. Tôi nghĩ rằng phải bù đắp sự thiếu hụt
đó bằng việc mở rộng và nâng cao được vai trò của MTTQ Việt Nam. MTTQ
Việt Nam phải chủ động kiểm soát được quyền lực nhà nước bằng việc giám
sát và phản biện xã hội, tham vấn của nhân dân. Nếu chúng ta thực hiện
tốt được những việc đó sẽ hạn chế được sự lợi dụng xuyên tạc của các thế
lực thù địch- đang ngày đêm hòng phá vỡ khối đại đoàn kết của dân tộc.
Ông Nguyễn Trọng Cầu, nguyên giảng viên bộ môn Lịch sử Đảng, trường Đại học Vinh, Nghệ An: "Đa nguyên đa đảng” sẽ biến thành mất mát cho nhân dân
Nếu "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” sẽ biến thành cơ hội cho bọn
phản động lợi dụng, kích động đấu đá, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc
và kết quả là sẽ biến thành những mất mát cho nhân dân mà không thể bù
đắp được. Bởi vì, trong nước cũng có kẻ xấu, ngoài nước cũng có kẻ xấu,
bọn chúng đang tìm mọi cơ hội để khuấy động nhân dân tổ chức bạo động và
người thiệt thòi nhất thuộc về nhân dân lao động. Chắc hẳn ông Đằng đã
không lường trước được hậu quả của việc này nên mới có ý như vậy.
Đảng ta có một lịch sử rất tốt đẹp, vai trò lãnh đạo của Đảng trong các
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, xây dựng
đất nước trong thời kỳ đổi mới…không ai có thể chối cãi. Nhưng Đảng cũng
có lúc sai lầm trong lãnh đạo, nhất là trong thời kỳ bao cấp, nhưng
chúng ta không nên lấy sai lầm ấy để quy kết rằng Đảng hoàn toàn không
tốt, không sáng suốt, không vì dân, vì nước.
Thực ra, hiện nay tình hình tham nhũng xảy ra ở một bộ phận không nhỏ
cán bộ Nhà nước, chúng ta đã hô hào chống tham nhũng nhiều mà chưa giải
quyết được bao nhiêu, điều đó đã làm cho những con người có tâm huyết
với Đảng, với dân tộc bức xúc. Có những vụ tham ô lớn nhưng khi giải
quyết lại nhẹ nhàng làm dân bức xúc. Vì vậy Đảng phải giải quyết vấn đề
này một cách quyết liệt để củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Trung Hiếu- Hạnh Nguyên (ghi)
(Báo Đại Đoàn Kết) |
Huỳnh Ngọc Chênh - Ai thay lòng đổi dạ?
Trang Ba Sàm tổng kết, đến hôm nay (29.8) đã có 18 bài viết trên hệ
thống truyền thông độc quyền của đảng, phản biện lại việc "tính sổ cuộc
đời" của ông Lê Hiếu Đằng và việc ông hô hào lập đảng mới để lành mạnh
hóa hoạt động chính trị, để xây dựng xã hội dân sự và tiến đên dân chủ
hóa đất nước.
Bài viết thì nhiều nhưng luận điệu phản biện thì giống hệt nhau, nghèo nàn và xơ cứng, đi lại cũng hô các khẩu hiệu: Con đường đi lên CNXH là chọn lựa duy nhất của dân tộc VN, đảng độc quyền lãnh đạo là tất yếu lịch sử, đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi nầy đến thăng lợi khác, xương máu của hàng triệu đảng viên (?) góp phần làm nên thắng lợi nên đảng đời đời độc quyền lãnh đạo là đương nhiên, dân chủ VN theo kiểu của VN, dân chủ và nhà nước pháp quyền không cần đa nguyên, đa đảng sẽ đưa đến bất ổn chính trị và rối loạn xã hội...
Rồi trên cái nền khẩu hiệu duy ý
chí, phản khoa học và ngược ngạo ấy, các tác giả lý luận cung đình lại
lặp lại cung cách truyền thống của những người bình dân nơi chợ búa vẫn
làm khi muốn "phản biện " đối thủ của mình: Thóa mạ, quy chụp, chửi bới
về nhân thân cũng như động cơ của ông Lê Hiếu Đằng.
Mà xuyên suốt cả cuộc đời chiến đấu và lao động trong sáng vì lý tưởng của mình, ông Đằng đã không để lại chút vẩn cợn nào để họ bấu víu vào đó mà bôi nhọ. Lại thêm, khi viết những lời tâm huyết là lúc ông Đằng đang trong những ngày đối diện với cái chết không còn ham muốn gì với danh lợi cá nhân nên không có lý do để suy diễn và quy chụp động cơ của ông là đen tối. Cuối cùng họ chỉ biết cho rằng ông là người phản bội lại lý tưởng, phản bội đảng, là người thay lòng đổi dạ...
Mà xuyên suốt cả cuộc đời chiến đấu và lao động trong sáng vì lý tưởng của mình, ông Đằng đã không để lại chút vẩn cợn nào để họ bấu víu vào đó mà bôi nhọ. Lại thêm, khi viết những lời tâm huyết là lúc ông Đằng đang trong những ngày đối diện với cái chết không còn ham muốn gì với danh lợi cá nhân nên không có lý do để suy diễn và quy chụp động cơ của ông là đen tối. Cuối cùng họ chỉ biết cho rằng ông là người phản bội lại lý tưởng, phản bội đảng, là người thay lòng đổi dạ...
Điều duy nhất mà hàng lô những nhà lý luận cung đình, chuyên hay thời vụ, quy chụp được ông Lê Hiếu Đằng là ông đã thay lòng đổi dạ, phản bội lại lý tưởng mà ông đã theo đuổi.
Nhưng thử hỏi lý tưởng mà ông Đằng đã theo đuổi suốt cuộc đời của mình, từ hồi trai trẻ còn cắp sách đến trường cho đến lúc gần đất xa trời là gì?
Xem xét về những gì ông đã làm, đọc qua những gì ông đã viết, mọi người thấy ngay rằng lý tưởng theo đuổi suốt cả cuộc đời của con người nầy là: đấu tranh chống bất công, chống áp bức, chống xâm lược nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, công bằng và hạnh phúc. Đó là lý tưởng chung của hàng chục triệu người VN yêu nước, cũng là lý tưởng của các phong trào Đông Du, Duy Tân, Việt Cách, Việt Minh...cũng là lý tưởng của các đảng phái chính trị: Quốc Dân, Đại việt, Cộng Sản...
Nhờ giỏi tuyên truyền, giỏi tổ chức, giỏi lợi dụng thời cơ, đảng CSVN đã vươn lên thu phục được nhiều người rồi đi đầu công trạng trong việc thực thi lý tưởng đã nêu. Lý tưởng đó của đảng CS phù hợp với lý tưởng của bộ phận lớn nhân dân VN, trong đó có người thanh niên Lê Hiếu Đằng cũng như bao thanh niên cùng trang lứa với anh ở miền Nam trước năm 1975. Một bộ phận thanh niên cũng như nhân dân miền Nam đi theo đảng CS là vì có sự phù hợp lý tưởng của nhau hoặc tưởng rằng có sự phù hợp.
Vấn đề đặt ra bây giờ là ai rời bỏ lý tưởng đó? Đảng CS hay những người đã và sắp bỏ đảng như ông Lê Hiếu Đằng?
Dưới sự lãnh đạo của đảng CS, nước VN thống nhất trong 38 năm qua đã có được những gì: Độc lập? Tự do? Dân chủ? Hạnh phúc? Công bằng? và Ấm no cho toàn dân? Hãy so sánh một cách biện chứng với chính thời gian 38 năm trong thời đại thay đổi với tốc độ tên lửa chứ đừng ngô nghê so sánh với thời điểm dừng 1975 khi trả lời câu hỏi trên.
Nhìn vào thực trạng đất nước hiện nay, ông Đằng đã đưa ngay câu trả lời. Đảng lãnh đạo hầu như lệ thuộc vào đảng Trung Cộng từ lý luận đến thực tiễn hành động. Đất nước thì bị đe dọa mất chủ quyền bởi vòng kim cô "4 tốt, 16 chữ vàng" để bị kẻ thù phương Bắc bao vây trên nhiều phương diện: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và cả văn hóa nữa. Kinh tế thì suy sụp, xã hội thì đảo điên, áp bức bất công khắp mọi nơi, nạn tham nhũng thì càng ngày càng phát triển đến mức không còn cách để ngăn chặn...
Điều gì đã đưa đất nước đi đến thực trạng như vậy? Ông Lê Hiếu Đằng cũng như nhiều trí thức nhân sĩ trong và ngoài đảng đều có chung một nhận định: Do đảng lãnh đạo đã liên tục mắc vào các sai lầm mà không hề đúc kết rút kinh nghiệm để sửa sai. Từ trước đến nay đảng chưa hề có một lời xin lỗi với nhân dân về những sai lầm của mình. Từ đó, những người ấy nghi ngờ rằng đảng đã không còn đi trên con đường lý tưởng như ban đầu đã chọn lựa.
Hai con đường đã không còn phù hợp với nhau. Ông Đằng, giống như nhiều người khác, dù tuổi già sức yếu, lại không nghĩ ngơi vì phải tiếp tục đi theo con đường lý tưởng mà mình đã chọn lựa từ thuở ban đầu.
Ông vẫn trung thành với lý tưởng của mình tại sao lại bảo ông thay lòng đổi dạ?
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
"Dũng cảm, hồn nhiên như Nguyễn Ánh 9 hiếm lắm"
Nhạc sĩ Dương Thụ |
"Người Việt luôn có nỗi sợ hãi, vì thế để an toàn, mọi người thường khen
nhau, có chê chỉ chê sau lưng. Nhưng Nguyễn Ánh 9 không sợ. Ông dũng
cảm và hồn nhiên", nhạc sĩ Dương Thụ đánh giá.
Những ngày qua, câu chuyện của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng đã
gây xôn xao dư luận khi vị nhạc sĩ lão làng lên tiếng thẳng thắn nhận
định về một số ca sĩ thuộc hàng "top" hiện nay, trong đó có Đàm Vĩnh
Hưng.
Trước những lời phê bình đầy thẳng thắn của nhạc sĩ Buồn ơi chào
mi, Mr Đàm đã có những phản pháo, thậm chí còn gọi ông là "ngụy quân
tử". Điều này đã gây bất bình trong dư luận về cách hành xử của "ông
hoàng" nhạc Việt.
Để rộng đường dư luận, báo Infonet đã có cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Dương Thụ, người cùng thời với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về những vấn đề liên quan.
Gọi “ngụy quân tử” là hỗn láo!
Vừa rồi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong một bài phỏng vấn đã đưa ra những lời nhận xét “sự thật mất lòng” về một số ca sĩ khá nổi tiếng của âm nhạc Việt Nam. Là người cùng thời, ông có đồng quan điểm với Nguyễn Ánh 9 hay không?
Cá nhân tôi thấy nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét đúng. Là người có khoảng thời gian lâu năm gắn bó với âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có quyền đưa ra những nhận xét của riêng mình. Ông vừa là nhạc sĩ lại vừa giỏi chuyên môn (piano) và có công đưa tên tuổi nhiều ca sĩ thành danh thì vị nhạc sĩ ấy có cách nhìn riêng cũng là lẽ thường.
Để rộng đường dư luận, báo Infonet đã có cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Dương Thụ, người cùng thời với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về những vấn đề liên quan.
Gọi “ngụy quân tử” là hỗn láo!
Vừa rồi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong một bài phỏng vấn đã đưa ra những lời nhận xét “sự thật mất lòng” về một số ca sĩ khá nổi tiếng của âm nhạc Việt Nam. Là người cùng thời, ông có đồng quan điểm với Nguyễn Ánh 9 hay không?
Cá nhân tôi thấy nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét đúng. Là người có khoảng thời gian lâu năm gắn bó với âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có quyền đưa ra những nhận xét của riêng mình. Ông vừa là nhạc sĩ lại vừa giỏi chuyên môn (piano) và có công đưa tên tuổi nhiều ca sĩ thành danh thì vị nhạc sĩ ấy có cách nhìn riêng cũng là lẽ thường.
Ở góc độ của tôi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có chê dàn ca sĩ mà tôi khen như
Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung… tôi cũng thấy bình thường, không có gì
phải phản đối hay tức tối. Mà theo tôi, ngay cả khi ý kiến có không đúng
đi chăng nữa thì cũng nên dành sự tôn trọng đối với các bậc tiền bối.
Tôi nghĩ không nên nói nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là ngụy quân tử. Như thế là
hỗn láo!
Có một điều thế này, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nói nếu chỉ có kỹ thuật thì các ca sĩ không thể chinh phục được khán giả, nhưng tôi thấy cũng phải hiểu và thông cảm cho các ca sĩ. Có những lúc họ mệt mỏi, có lúc họ bị chi phối bởi nhiều điều khác nhau như hợp đồng, khán giả… vì thế những lúc đó mà đòi hỏi họ hát phải có hồn thì quả thực vô lý. Tạo được tên tuổi Thanh Lam đến giờ phút này rồi thì không thể nói rằng cô ấy hát không có hồn được.
Ông cũng là người nổi tiếng bởi sự khó tính và thẳng thắn. Vậy nếu như phải nhận xét một ai đó một cách thẳng thắn, ông có ngại người đó sẽ giận mình?
Cuộc đời mà. Ngay trong gia đình, anh em, bố mẹ ruột thịt cũng có lúc giận nhau huống chi người ngoài. Vậy nên tôi không nghĩ nhiều về chuyện đó. Nếu ai đó giận tôi có thể bỏ đi và không gặp mặt. Chứ không bao giờ hy vọng mình sống được như mình muốn.
Tôi cũng vụng và cũng có nhiều sai sót lắm chứ nhưng tự mình thì không thể rút kinh nghiệm được. Mình vụng mình đánh đổ cốc nước là đương nhiên, vì nếu không đổ cốc thì cũng đánh đổ thức khác. Quan trọng nhất là phải luôn luôn giữ sự trong sạch, giống như cốc nước trắng không nên để lẫn những thứ khác vào, phải giữ trong để nhìn cho rõ. Mà trong sạch thường kèm theo thẳng thắn. Mà người thẳng thắn lại rất nhạy cảm.
Tôi quý nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ hơn tôi 2 tuổi nên cũng không phải quá già để nói 2 thế hệ khác nhau quá xa. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét rất đúng, chỉ có điều ông không gần gũi với những ca sĩ trẻ như Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung như với tôi.
Tôi có điều kiện làm việc, hợp tác với đa số những cái tên đã “bị” nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 “điểm danh” như vừa rồi. Tôi đã cùng họ ở trong phòng thu dựng bao nhiêu album với họ, tôi biết biết có lúc cô này hay vì sao, có lúc cô kia chưa hay vì sao. Tôi thấy đánh giá con người, nhất là nghệ sĩ, không chỉ thấy hát một bài không được ngay lập tức đánh giá là không được.
Ví dụ như trường hợp Thanh Lam chẳng hạn, làm sao cô ấy hát được những bài của Sài Gòn cũ khi cô sinh ra và lớn lên ở miền Bắc. Không gặp "tai nạn" làm sao được. Văn hóa nào sinh ra kiểu người đó. Hay như hát nhạc Phạm Duy chỉ có Thái Thanh, cái giọng quý phái, mắng con sen người ở, giọng thành thị mới hát được.
Có một điều thế này, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nói nếu chỉ có kỹ thuật thì các ca sĩ không thể chinh phục được khán giả, nhưng tôi thấy cũng phải hiểu và thông cảm cho các ca sĩ. Có những lúc họ mệt mỏi, có lúc họ bị chi phối bởi nhiều điều khác nhau như hợp đồng, khán giả… vì thế những lúc đó mà đòi hỏi họ hát phải có hồn thì quả thực vô lý. Tạo được tên tuổi Thanh Lam đến giờ phút này rồi thì không thể nói rằng cô ấy hát không có hồn được.
Ông cũng là người nổi tiếng bởi sự khó tính và thẳng thắn. Vậy nếu như phải nhận xét một ai đó một cách thẳng thắn, ông có ngại người đó sẽ giận mình?
Cuộc đời mà. Ngay trong gia đình, anh em, bố mẹ ruột thịt cũng có lúc giận nhau huống chi người ngoài. Vậy nên tôi không nghĩ nhiều về chuyện đó. Nếu ai đó giận tôi có thể bỏ đi và không gặp mặt. Chứ không bao giờ hy vọng mình sống được như mình muốn.
Tôi cũng vụng và cũng có nhiều sai sót lắm chứ nhưng tự mình thì không thể rút kinh nghiệm được. Mình vụng mình đánh đổ cốc nước là đương nhiên, vì nếu không đổ cốc thì cũng đánh đổ thức khác. Quan trọng nhất là phải luôn luôn giữ sự trong sạch, giống như cốc nước trắng không nên để lẫn những thứ khác vào, phải giữ trong để nhìn cho rõ. Mà trong sạch thường kèm theo thẳng thắn. Mà người thẳng thắn lại rất nhạy cảm.
Tôi quý nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ hơn tôi 2 tuổi nên cũng không phải quá già để nói 2 thế hệ khác nhau quá xa. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét rất đúng, chỉ có điều ông không gần gũi với những ca sĩ trẻ như Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung như với tôi.
Tôi có điều kiện làm việc, hợp tác với đa số những cái tên đã “bị” nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 “điểm danh” như vừa rồi. Tôi đã cùng họ ở trong phòng thu dựng bao nhiêu album với họ, tôi biết biết có lúc cô này hay vì sao, có lúc cô kia chưa hay vì sao. Tôi thấy đánh giá con người, nhất là nghệ sĩ, không chỉ thấy hát một bài không được ngay lập tức đánh giá là không được.
Ví dụ như trường hợp Thanh Lam chẳng hạn, làm sao cô ấy hát được những bài của Sài Gòn cũ khi cô sinh ra và lớn lên ở miền Bắc. Không gặp "tai nạn" làm sao được. Văn hóa nào sinh ra kiểu người đó. Hay như hát nhạc Phạm Duy chỉ có Thái Thanh, cái giọng quý phái, mắng con sen người ở, giọng thành thị mới hát được.
Phê bình: Ném đá giấu tay?
Ông nhìn nhận thế nào về phê bình âm nhạc hiện nay? Tại sao khen thì không sao nhưng hễ cứ động đến chê là một số nghệ sĩ lại “sửng cồ”?
Bạn cũng biết rằng phê bình rất khó. Người Việt Nam xưa nay không quen nghe phê bình nên hiệu quả phê bình không tới. Thường mọi người cho rằng phê bình là phải chuẩn mực, phê bình chỉ là cái góc của người này nhận xét về cái kia, có thể tốt, có thể không, còn người bị phê bình thì có thể tiếp nhận đến đâu thì tiếp nhận, không ép họ được.
Và cũng vì nó khó nên nhiều người ngại. Mà cả xã hội có nỗi sợ hãi, luôn sợ hãi bị sao đó, ai cũng muốn an toàn. Có người trước mặt thì xuýt xoa: “Ông Thụ là Beethoven Việt Nam”, nhưng hiểu lầm đó, đằng sau vẫn là ném đá.
Một người như Nguyễn Ánh 9 là rất hiếm, là một sự dũng cảm, rất hồn nhiên. Hồn nhiên vì không có nỗi sợ hãi nào. Còn phần lớn có nỗi sợ, điều này cũng không trách được vì do hoàn cảnh xã hội thôi, nói sai là bị phạt, nhỡ mồm là mất việc, bị kỷ luật. Thế là cứ tự nhiên để an toàn thì phải khen nhau, muốn chê thì chê sau lưng chứ chê trước mặt nó trả thù là mình chết. Có những người luôn nói xấu người khác khi người ta vắng mặt. Theo tôi, đừng nên ném đá giấu tay như vậy.
Hiện nay, nhạc thị trường đang lấn át nhạc nghệ thuật. Theo ông làm thế nào để cân bằng giữa hai dòng nhạc cũng như làm sao để đưa nhạc nghệ thuật đến gần hơn với công chúng?
Tôi không đánh giá dòng nhạc nào hay dòng nhạc nào dở. Quan điểm của tôi, nhạc gì thì nhạc, khán giả phải nghe được, phải cảm nhận và rung động được. Âm nhạc sinh ra là để nghe chứ không phải để xem. Thế nhưng hiện nay thì âm nhạc đang trở thành “kép phụ” của nghệ thuật. Thời trang cũng có nhạc, nhảy múa cũng có nhạc. Hãy trả âm nhạc về đúng vị trí của nó.
Với tư cách là nhạc sĩ, tôi muốn mọi người trước hết là phải được nghe nhạc. Chúng ta vẫn có yếu tố “xem” để bổ sung chứ không át đi yếu tố “nghe”. Giải trí nên ở đúng vị trí của nó vì nhạc thị trường sẽ không mất đi đâu, nó mang tính giải trí thì nó vẫn tồn tại.
Theo tôi, cố gắng nhất hiện nay là làm thế nào để xây dựng được công chúng âm nhạc. Công chúng âm nhạc phải hiểu nhạc, chứ chỉ nghe không thì chưa phải. Nếu vậy, đi vào quán thịt chó mà có nhạc cũng gọi là nghe nhạc thì gọi gì là công chúng nữa. Và muốn mọi người yêu âm nhạc, khen hay thì trước hết các nghệ sĩ phải làm tử tế đã.
Xin cám ơn ông!
Ông nhìn nhận thế nào về phê bình âm nhạc hiện nay? Tại sao khen thì không sao nhưng hễ cứ động đến chê là một số nghệ sĩ lại “sửng cồ”?
Bạn cũng biết rằng phê bình rất khó. Người Việt Nam xưa nay không quen nghe phê bình nên hiệu quả phê bình không tới. Thường mọi người cho rằng phê bình là phải chuẩn mực, phê bình chỉ là cái góc của người này nhận xét về cái kia, có thể tốt, có thể không, còn người bị phê bình thì có thể tiếp nhận đến đâu thì tiếp nhận, không ép họ được.
Và cũng vì nó khó nên nhiều người ngại. Mà cả xã hội có nỗi sợ hãi, luôn sợ hãi bị sao đó, ai cũng muốn an toàn. Có người trước mặt thì xuýt xoa: “Ông Thụ là Beethoven Việt Nam”, nhưng hiểu lầm đó, đằng sau vẫn là ném đá.
Một người như Nguyễn Ánh 9 là rất hiếm, là một sự dũng cảm, rất hồn nhiên. Hồn nhiên vì không có nỗi sợ hãi nào. Còn phần lớn có nỗi sợ, điều này cũng không trách được vì do hoàn cảnh xã hội thôi, nói sai là bị phạt, nhỡ mồm là mất việc, bị kỷ luật. Thế là cứ tự nhiên để an toàn thì phải khen nhau, muốn chê thì chê sau lưng chứ chê trước mặt nó trả thù là mình chết. Có những người luôn nói xấu người khác khi người ta vắng mặt. Theo tôi, đừng nên ném đá giấu tay như vậy.
Hiện nay, nhạc thị trường đang lấn át nhạc nghệ thuật. Theo ông làm thế nào để cân bằng giữa hai dòng nhạc cũng như làm sao để đưa nhạc nghệ thuật đến gần hơn với công chúng?
Tôi không đánh giá dòng nhạc nào hay dòng nhạc nào dở. Quan điểm của tôi, nhạc gì thì nhạc, khán giả phải nghe được, phải cảm nhận và rung động được. Âm nhạc sinh ra là để nghe chứ không phải để xem. Thế nhưng hiện nay thì âm nhạc đang trở thành “kép phụ” của nghệ thuật. Thời trang cũng có nhạc, nhảy múa cũng có nhạc. Hãy trả âm nhạc về đúng vị trí của nó.
Với tư cách là nhạc sĩ, tôi muốn mọi người trước hết là phải được nghe nhạc. Chúng ta vẫn có yếu tố “xem” để bổ sung chứ không át đi yếu tố “nghe”. Giải trí nên ở đúng vị trí của nó vì nhạc thị trường sẽ không mất đi đâu, nó mang tính giải trí thì nó vẫn tồn tại.
Theo tôi, cố gắng nhất hiện nay là làm thế nào để xây dựng được công chúng âm nhạc. Công chúng âm nhạc phải hiểu nhạc, chứ chỉ nghe không thì chưa phải. Nếu vậy, đi vào quán thịt chó mà có nhạc cũng gọi là nghe nhạc thì gọi gì là công chúng nữa. Và muốn mọi người yêu âm nhạc, khen hay thì trước hết các nghệ sĩ phải làm tử tế đã.
Xin cám ơn ông!
Hà Trang & Nhạc sĩ Dương Thụ