Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Khi bàn tay cán bộ nhà nước cũng vấy máu…

Những điều 'không giống ai' ở Việt Nam

Không chỉ ở cách tính GDP, chúng ta cần phải thay đổi tư duy trong nhiều lĩnh vực khác nhằm đạt tiêu chuẩn quốc tế, chứ không thể mãi đi theo những cách làm... chẳng giống ai.

Cách tính GDP không giống ai...
Tại hội nghị toàn ngành Kế hoạch và đầu tư ngày 7/8 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Cách tính GDP ở các địa phương hiện nay không sát thực tế và so với quốc tế, không giống ai". Câu nói khiến cả hội nghị râm ran tiếng cười như một cách thể hiện sự đồng tình, thừa nhận của số đông lãnh đạo nhiều địa phương về cách tính GDP không hợp lý, không theo chuẩn mực quốc tế ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều này đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo và lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ nêu và yêu cầu cụ thể các địa phương phải có cách tính lại GDP cho sát với thực tế, theo chuẩn mực quốc tế, với sự hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.
Và theo thông lệ, sau hội nghị, một thông báo, văn bản cụ thể của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về nội dung trên sẽ là thành chỉ đạo chính thức, buộc các địa phương chấm dứt cách tính GDP "chẳng giống ai" như lâu nay vẫn làm.
Cách làm "không giống ai" đó đã được nhận biết do việc tính sai, tính trùng các số liệu... để lấy thành tích ở các địa phương. Và hậu quả của nó có thể dẫn tới những định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội sai lệch như Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã phân tích.
Cho nên, từ lâu, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF)... đã không dựa vào số liệu GDP của VN, mà thường tính toán theo chuẩn mực đã được thế giới công nhận. Và các chỉ số GDP do WB, IMF tính toán, thường thấp hơn chỉ số GDP mà Việt Nam công bố.
Hệ lụy của cách tính "không giống ai" đó đến nay vẫn hiển hiện trên nhiều mặt: các địa phương vẫn đua nhau xin, tăng đầu tư công để đạt GDP cao. Và đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp, làm tăng bội chi, nợ công... Tài nguyên đất đai, khoáng sản bị khai thác quá mức.
...và không chỉ GDP
Nhưng không chỉ có chỉ số GDP mà trên nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục khác ở VN cũng còn rất nhiều cách tính, cách làm "không giống ai" như vậy.
Trong ngành tài chính, lãnh đạo Bộ này vừa qua cũng đã thừa nhận có nhiều thủ tục, quy định về thuế, hải quan, bảo hiểm không đúng chuẩn mực quốc tế dẫn đến kéo dài thời gian nộp thuế của doanh nghiệp đến mức kỷ lục: 872 giờ nộp thuế/năm - một yếu tố kéo lùi đến gần chót bảng về thứ bậc xếp hạng môi trường cạnh tranh của VN.
Kiểm toán Nhà nước cũng đã thừa nhận, có những chuẩn mực kiểm toán của VN chưa đạt chuẩn mực quốc tế. Trong lĩnh vực đào tạo, cách thức đào tạo, cấp bằng tiến sĩ... của VN cũng chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế...
Tất cả những cách làm "khác người", không đạt tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế như vậy vẫn đang khiến không ít lĩnh vực ở Việt Nam bị tụt hậu, kém xa trình độ phát triển của nhiều nước. Đành rằng, mỗi nước cũng có những đặc thù, có những cách làm khác nhau để thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội nhưng phải là những cách làm hay, khoa học để đạt được những tiến bộ mới. Còn những cách làm "không giống ai" ở VN, như cách tính GDP hiện nay của các địa phương là những cách làm không đúng, làm sai, làm trái để lấy thành tích... là những cách làm kéo lùi sự phát triển.
Mong rằng, qua phát biểu của Thủ tướng, một chỉ thị, văn bản pháp quy buộc việc tính GDP từ nay phải theo thông lệ quốc tế và đây là bắt đầu một bước ngoặt cho tiếp cận về tăng trưởng ở Việt Nam, từ bỏ những giả tạo, trở về với những số liệu có căn cứ, chuyển sang những thước đo thực tế và chính sách phát triển có hiệu quả hơn.
Và không chỉ ở cách tính GDP, những việc như phong tặng giáo sư, tiến sĩ, trong việc đào tạo, giáo dục, trong xây dựng, trong các tiêu chí về kế toán, kiểm toán... cũng phải nâng cao, để đạt tiêu chuẩn quốc tế, chứ không thể mãi đi theo những cách làm... chẳng giống ai.
Trung Ngôn
(VNN) 

Người Việt đang rất xấu - Kỳ 2: Thói xấu của du học sinh Việt

Người Việt luôn được đánh giá là thân thiện, hòa hiếu trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, đáng tiếc là hình ảnh “người Việt xấu xí” trong lẫn ngoài nước đã và đang làm phai nhòa những nỗ lực ngoại giao văn hóa của quốc gia, trong đó có cả những du học sinh. 
Người Việt đang rất xấu - Kỳ 2: Thói xấu của du học sinh Việt
Minh họa: DAD


Bẩn, khoa trương và vô kỷ luật
 
Khi tiếp xúc với bạn mới quen, tôi thường tránh tự giới thiệu ngay từ đầu mình là người VN. Tại sao? Đơn giản vì tôi đã phát ngán việc chưa kịp để cho thiên hạ hiểu bản thân mình là ai thì đã ngay lập tức bị đóng khung hoặc găm kim vào những định kiến tốt xấu, hoặc bị đem ra so sánh với những người Việt mà họ có dịp tiếp xúc trước đó. Những biểu cảm trên gương mặt họ, những câu cảm thán thốt ra, và nhất là những suy nghĩ không buông thành lời luôn khiến tôi chột dạ. Tôi thấy bất công khi nhất cử nhất động của mình với tư cách một cá nhân đều có thể bị đem ra đánh đồng cho văn hóa và tính cách của cả một dân tộc.   
Gánh nặng của hai chữ “người Việt” không dễ định hình. Đó là một tay nải lẫn lộn cả tự ti đến thành khiếp nhược và tự hào đến thành mù quáng  
Không thể đếm xuể số lần tôi nghe bạn bè ta thán hoặc ca ngợi cả một dân tộc chỉ dựa vào một vài cuộc gặp gỡ, một chuyến công tác nước ngoài ngắn ngủi, hoặc một bộ phim tư liệu tình cờ hoặc hữu ý rơi vào tay. Không chỉ là một dân tộc, đôi khi cả một dải văn minh bị tổng kết dựa vào hành động của một gã trời ơi: Bọn Tây nó sạch nhỉ/bẩn nhỉ/lịch sự nhỉ/thô lỗ nhỉ...

Những lời khen tặng thường dễ đoán trước, như “chăm chỉ học hành làm ăn”, “đánh giặc giỏi” (!)... Nhưng những chê bai thường muôn hình vạn trạng, biến chuyển đầy bất ngờ. Cái hồ sơ của người Việt - ở thời điểm được dân bản xứ dùng như một thước đo để thẩm định nhân cách của tôi trong lần đầu gặp gỡ - đầy những thói xấu.

Thứ nhất là bẩn. Tôi nhớ mãi ánh nhìn dò hỏi của họ khi kể rằng sinh viên VN đi mua cá tươi ở chợ trời về xách cái mớ trơn lẳn tanh nồng ròng ròng nước ấy lướt thướt qua khắp ba tầng gác. Thứ nhì là sự khoa trương lố bịch khi chính những người luôn kêu gào đòi học bổng hay trợ cấp chính phủ ấy lại hào hứng khoe khoang về những đồ chơi công nghệ mới nhất. Tiếp theo nữa là sự vô kỷ luật, coi việc có thể qua mặt những luật lệ lớn nhỏ là một chiến công hơn là một sự cố đường cùng. Tôi vẫn còn nhớ sự hào hứng phấn khích của một số khuôn mặt trẻ du học sinh Việt khi họ bày cho tôi cách trốn vé tàu, cách ăn cắp mật mã mạng, hay cách dùng một đồng xu nhỏ và một chiếc kim băng để có thể hack các máy điện thoại công cộng và gọi về nhà hàng tiếng liền miễn phí.

Cuối cùng, đó là sự gian dối và thói tắt mắt, nhất là chuyện tiền nong, từ những vấn đề nhỏ như cầm nhầm, trộm đồ siêu thị, cho đến những vấn đề lớn hơn nhiều như thuê nhân công trái phép để khỏi đóng thuế, nói dối là thất nghiệp để hưởng trợ cấp, giả mạo giấy tờ để trốn thuế, hoặc thậm chí lên đến thành hàng thiện nghệ như nhân vật Don Nguyen, người đang cùng Ngân hàng Commonwealth đối mặt với bản cáo trạng khiến cả nước Úc sửng sốt sau khi bài phóng sự về những gian dối trong quá trình tư vấn khách hàng được phát đi vừa qua, khiến số tiền đền bù lên đến 20 triệu đô la Úc.

Tự ti khiếp nhược và tự hào mù quáng

Gánh nặng của hai chữ “người Việt” không dễ định hình. Đó là một tay nải lẫn lộn cả tự ti đến thành khiếp nhược và tự hào đến thành mù quáng. Vì thế, chẳng có gì thiếu logic cả khi một tay chìa ra xin tiền và tay kia vung lên khoe hàng hiệu. Vắng mặt chủ là trốn việc, thiếu cái roi kè kè của quản lý giám sát là thành vô kỷ luật, coi việc vi phạm nguyên tắc xã hội như một chiến công vì đã qua được mặt chủ chứ không phải bản thân mình đã có một hành vi thiếu văn minh. Không tin bạn hãy nhìn những kẻ vượt đèn đỏ. Đối với họ, cột đèn giao thông không phải là một công cụ để đảm bảo an toàn cho chính họ mà được coi như một dạng gông xiềng cần phá bỏ để có tự do.

Đáng sợ hơn, tự ti và tự hào, hai mớ quần áo vừa bẩn vừa sạch đó lại bị xếp lẫn lộn vào nhau, khiến chính kẻ phu thồ khi mở ra đôi khi cũng không biết mình phải tự hào về cái gì, và niềm tự hào đó có chính đáng hay không.

Bước chân qua biên giới để hòa vào thế giới xôn xao ngoài kia, đương nhiên, không người Việt nào vác theo một tay nải giống nhau, nhưng có một điều chắc chắn rằng mỗi cá nhân đó góp phần hình thành nên định kiến về dân tộc Việt trong con mắt thiên hạ.

Ý kiến

Một phần do giáo dục

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tôi cho rằng mọi nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thống giáo dục hàng chục năm qua rất ít quan tâm xây dựng được năng lực sống cộng đồng, năng lực làm chủ bản thân của người Việt. Thậm chí thầy cô giáo cũng không có được các năng lực này đã làm gương xấu cho người học.

Minh
(minhtrannam@yahoo.com.vn)

Vì thiếu cơ sở hạ tầng

Người Việt xấu? Việc này không thể khẳng định được như vậy, vì ở đâu cũng có người xấu người không xấu. Tuy nhiên nói về việc đi tiểu trên đường phố thì... chúng ta thử nghĩ xem ở thành phố có bao nhiêu điểm vệ sinh công cộng, và mỗi điểm như vậy có ai an tâm để vào khi xe máy lại để bên ngoài không người trông coi. Nếu các ban ngành giải quyết được vấn đề vệ sinh công cộng, mới nói đến ý thức của người dân.

Kính (bdk0506@gmail.com)

Trái ngược

Về góc độ văn hóa giao tiếp thì đương nhiên người Việt mình khác nhiều với người ở các nước văn minh khác, ví dụ như Mỹ, Pháp... Với người Mỹ, Pháp... thì tiểu tiện bí mật nhưng hôn nhau thì công khai, còn người Việt chúng ta thì ngược lại, hôn nhau thì bí mật còn tiểu tiện thì công khai ngoài đường phố...

Anvinh
(maitronganvinh1977@gmail.com)


Đáng buồn
Thật đáng buồn cho những hành vi lệch pha trên của một số người Việt vô ý thức. Cần phải nhìn nhận rằng những thói quen như xả rác, đi vệ sinh bừa bãi, thiếu tôn trọng nhau trong cộng đồng, thiếu văn minh trong các giao tiếp, ứng xử nơi công cộng... đã trở thành bản năng khó sửa. Ước mong sao, các thế hệ người Việt chúng ta phải nhanh chóng khắc phục những thói xấu trên, có như vậy mới có thể hội nhập tốt với thế giới.

Lê Anh Dũng
(Leanhdungtp@yahoo.com.vn)

Xử phạt nghiêm khắc

Tôi thấy không nước nào nhiều khẩu hiệu tuyên truyền mà vô tác dụng như ở nước mình. Nơi đâu cũng thấy có cổng chào "Khu phố văn hóa", hoặc "Gia đình văn hóa mới"... Nhưng điều khôi hài là chính những nơi gọi là “văn hóa" đấy lại có rất nhiều điều vô văn hóa như chửi bậy, đánh nhau, xì ke ma túy, đổ rác và tiểu tiện bừa bãi. Giá như thay vì số tiền làm khẩu hiệu đó đem chi dùng cho những việc thực tế thì có ích hơn, ví dụ xây thêm nhà vệ sinh công cộng, tăng cường các chương trình giáo dục ý thức công dân trên các phương tiện truyền thông, trong gia đình và trường học. Ngoài ra, cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc các hành vi vô văn hóa nơi công cộng.

Nguyễn Văn Nam
(nanitanaive@yahoo.com)


Rất phản cảm
Cơ quan mình ở đường Võ Văn Tần, còn chỗ để xe thì ở đường Lê Quý Đôn. Cứ mỗi lần đi bộ từ nhà xe đến cơ quan hoặc ngược lại thì mình tha hồ chứng kiến (dù không muốn) các quý ông đứng tiểu tiện ngay góc Lê Quý Đôn - Võ Văn Tần. Khổ nỗi chỗ đó lại rất đông người nước ngoài qua lại vì gần Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Mỗi lần thấy cảnh đó mình ước có phép tàng hình hoặc hất tung mấy kẻ vô văn hóa ấy.

 Bùi Thị Dung
(buidungvtc9@gmail.com)


Ban CTBĐ
(tổng hợp)
Tấn Tú (thực hiện)

Nguyễn Phương Mai (*)
*Tiến sĩ về giao tiếp đa văn hóa (Intercultural Communication), giảng dạy tại Đại học Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.
( Thanh Niên )

Mạnh Quân - Khi bàn tay cán bộ nhà nước cũng vấy máu…

 Nguyễn Quang Lập: Thiên hạ cứ rỉ tai nhau về mafia đỏ, ai cũng tin là có tồn tại lực lượng này nhưng nó vô hình vô ảnh, khó bắt được tay day được cánh. Giờ thì "Rõ rồi nhé, rõ mồm một rồi nhé!" (Thơ Đỗ Trung Quân)
Bi thu quan Cau Giay noi ve viec bat Pho ban to chuc quan uy
Ông Lê Trung Kiên
Thông tin về việc ông Lê Trung Kiên, Phó trưởng ban Tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy, thành phố Hà Nội bị Công an bắt giữ do có liên quan đến việc môi giới thuê “xã hội đen” giết người trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Cơ quan điều tra đã bước đầu đưa kết luận về việc ông Kiên giới thiệu.

Vụ việc gây ồn ào, không chỉ về mức độ dã man, nghiêm trọng của những kẻ sát nhân, mà ở chỗ một cán bộ có chức sắc trong cơ quan nhà nước lại có thể tham gia vào một tội ác nghiêm trọng như vậy.

Nguyên nhân, mức độ phạm tội của ông Lê Trung Kiên đến đâu, cơ quan điều tra sẽ làm rõ. Bước đầu cơ quan công an xác định ông này cung cấp số đt của xã hội đen cho kẻ thuê giết người-việc này đã cho thấy, ông ta có quan hệ mật thiết thế nào đến giới tội phạm.

Nhưng từ góc độ người dân, với các thông tin nói trên, có thể thấy mức độ ảnh hưởng, và niềm tin của dân với những người làm việc trong bộ máy, sống bằng ngân sách, tiền thuế của doanh nghiệp, của người dân đóng góp... sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Không chỉ có ông Lê Trung Kiên, gần đây, đã xảy ra không ít vụ việc cho thấy, không ít cán bộ, nhân viên trong bộ máy, ở chỗ này, chỗ khác đã biến chất nghiêm trọng với cùng một hành vi: bắt tay với những kẻ lâu nay vẫn được gọi là “xã hội đen” để mưu lợi cá nhân.

Tại một hội nghị về an toàn giao thông hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã thẳng thắn nói rằng: “Có hiện tượng xã hội đen bảo kê dẫn đường cho xe quá tải, móc nối làm luật, dẫn xe quá tải tránh trạm cân. Trong khi đó một bộ phận cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông làm nhiệm vụ có hành vi tiếp tay và móc nối tạo ra tiêu cực”. Mặc dù cũng có ý kiến tranh luận trái chiều từ cơ quan khác, nhưng những bằng chứng bằng hình ảnh, vật chứng…mà người đứng đầu một Bộ lớn của Nhà nước đưa ra rất thuyết phục để khẳng định tình trạng những đoàn xe lớn, quá tải trọng “ung dung đi” trước mặc các cơ quan chính quyền, cảnh sát giao thông…là những hoạt động "nằm ngoài hệ thống pháp luật VN”.

Hay trước đó, đầu tháng 6.2014, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cũng đã khởi tố, bắt giữ 2 cán bộ hải quan TP Hồ Chí Minh vì có hành vi cấu kết với một nhóm buôn lậu, nhập lậu 10 lô hàng lớn… cho thấy, những vụ cán bộ, nhân viên nhà nước bắt tay với giới tội phạm để ăn, chia không còn là hiếm hoi mà nó có thể xảy ra ở nơi này, nơi khác. Một dấu hiệu rất đáng báo động.

Tất cả những vụ việc như vậy ảnh hưởng tới niềm tin của dân vào hiệu quả, sự chính trực trong công việc của cán bộ nhà nước, của bộ máy nhà nước. Mức độ cảnh báo cao hơn, đó là có những cán bộ, công chức, thậm chí cả nhóm… ăn lương ngân sách lại đi bắt tay với những kẻ trực tiếp, thường xuyên phạm tội, thậm chí là tội ác để kiếm tiền bất chính.

Gần đây, ở một số nơi, người dân đã có hành động tự xử như thấy kẻ bắt trộm chó thì đánh chết người nghi trộm; bắt được kẻ nghi trộm xe… thì lột trần, đánh “hội đồng”… tuy là những hành động vi phạm pháp luật nhưng phải chăng, nó xuất phát từ sự thiếu tin tưởng của người dân ở những cơ quan công quyền, có những cán bộ thoái hóa, biến chất, không còn đảm bảo cho sự bình yên, an toàn cho cuộc sống của họ ?

Cho dù, nói như lời một số lãnh đạo nhà nước, những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật là những “con sâu”, thậm chí có nơi có cả “bầy sâu”… thì với những cán bộ nhà nước như ông Lê Trung Kiên, những người bắt tay với “xã hội đen” bảo kê cho những đoàn xe vận tải… thì đó thực sự là những “con sâu” đã quá độc, cần sớm sàng lọc, phát hiện để đưa ra khỏi bộ máy. Nếu không, chúng tiếp tục làm hại dân lành
Theo FB Mạnh Quân
( Quê Choa )

Mỹ tự nhận thúc đẩy « thành công » hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong Hội nghị ngoại trưởng Mỹ-Asean tại Naypyidaw, MiếnĐiện ngày 9/08/2014.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong Hội nghị ngoại trưởng Mỹ-Asean tại Naypyidaw, MiếnĐiện ngày 9/08/2014.
REUTERS/Nicolas Asfouri


Ngoại trưởng Vương Nghị vào hôm nay, 11/08/2014 đã phản ứng gay gắt trước đề nghị « đóng băng » các hành vi khiêu khích tại Biển Đông đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thúc đẩy tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc hôm qua. Phải chăng đây là một biểu hiện tức tối khi thấy Trung Quốc bị lép vế trên vấn đề Biển Đông ?

Đây là một câu hỏi vẫn còn để ngỏ, nhưng đối với phía Mỹ, cuộc vận động ngoại giao mà ông John Kerry đã tiến hành tại hội nghị ASEAN là một thành công. Thành công này được thể hiện qua một số điểm cụ thể đã được hai quan chức Mỹ cao cấp – xin giấu tên - giải mã trong một cuộc tiếp xúc với báo chí tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện vào hôm qua, 10/08/2014.

Trước hết, về các hoạt động của Ngoại trưởng Mỹ liên quan đến hồ sơ Biển Đông, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là ông John Kerry đã nêu lên vấn đề này trong các buổi tiếp xúc với các đồng nhiệm, mà đặc biệt là trong cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng như trong Hội nghị Ngoại trưởng Mỹ-ASEAN. Về nội dung cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, quan chức ngoại giao Mỹ xác nhận :

« Ngoại trưởng (John Kerry) đã nêu lên vấn đề Biển Đông, mô tả chiến lược của Hoa Kỳ, nói rõ về các khuyến nghị của Mỹ, về đề nghị « đóng băng », và giải tỏa một số câu hỏi và mối quan ngại của Trung Quốc… Hiệu quả của cuộc họp đặc biệt này, cũng như thông lệ tham vấn Mỹ-Trung trong bối cảnh này, cho thấy rằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không có sự tranh đua… và không hề có đọ sức tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN... mà là một cuộc thảo luận nghiêm túc về những vấn đề cấp bách ».
 
ASEAN quyết tâm hơn trong hồ sơ Biển Đông

Về diễn biến của hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị ASEAN, quan chức cao cấp tại Bộ Ngoại giao Mỹ đã ghi nhận một chuyển biến được coi là tích cực trong nội bộ khối ASEAN, được cho là đã thể hiện được một sự nhất trí cũng như quyết tâm cao hơn để làm giảm nhiệt tại Biển Đông.

« Báo chí đã ghi nhận là các Ngoại trưởng ASEAN khi họp lại cách nay hai hôm (ngày 08/08) đã nắm bắt một số đề xuất khác nhau nhằm thúc đẩy việc xuống thang căng thẳng tại Biển Đông. Và một trong những đề xuất đó hiển nhiên đề nghị của Mỹ về việc « tự nguyện đóng băng »… Các ngoại trưởng ASEAN đã công bố một bản Thông cáo chung, trong đó… họ công nhận là đang hết sức quan ngại trước các diễn biến gần đây trong khu vực.

Họ đã trực tiếp gợi đến bản tuyên bố ứng xử mà ASEAN và Trung Quốc đã thông qua vào năm 2002, với Bản Thông cáo chung bao gồm nguyên văn một số đoạn quan trọng. Bản Thông cáo rất rõ ràng trong việc nhấn mạnh sự cần thiết phải tự kiềm chế, rõ ràng trong việc khẳng định rằng các bên cần tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc làm suy yếu hòa bình và an ninh.

Thông cáo đó cũng hậu thuẫn một cách rõ ràng cho các biện pháp và cơ chế để thực hiện các yếu tố mà họ muốn thấy trong một bộ quy tắc ứng xử. Họ kêu gọi tăng tốc độ và cường độ của các cuộc đàm phán, và trong thông cáo, họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phải giải thích rõ ràng bản chất của các yếu tố cụ thể sẽ được ghi trong bộ quy tắc. »

Đối với quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ này, thì điểm đáng chú ý là 10 nước ASEAN đã thay đổi cách xử lý hồ sơ Biển Đông khi quan hệ với Trung Quốc:

« Chúng ta đang thấy một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận ngoại giao của các nước ASEAN đối với Trung Quốc liên quan đến Biển Đông. Họ đã quyết định rằng nếu chỉ nêu bật các khía cạnh tích cực mà thôi thì không còn đủ nữa. Hiện giờ, họ đã cho thấy rõ là họ ngày càng quan ngại trước các hành vi leo thang, và việc tập trung vào hành vi thay vì vào tiến trình, chính là tâm điểm trong tính toán của Mỹ khi đề xuất ý tưởng về việc ‘tự nguyện đóng băng’".

Theo quan chức ngoại giao này, khi đề xuất khái niệm về sự đóng băng, Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt bất kỳ công thức có sẵn nào cho các nước trong khu vực, mà chỉ muốn cho các bên tranh chấp ở Biển Đông thấy rõ hai điểm : Một là xác định được là cái gì cần được giải quyết trước tiên, bước đi cụ thể mà các bên tranh chấp có thể theo hay không theo, để ngăn chặn căng thẳng xảy ra. Và hai là không cần phải chờ cho đến đạt được bộ quy tắc ứng xử rồi mới hành động. Thành công của Mỹ tại ASEAN lần này, theo nguồn tin trên, chính là ở các điểm đó.

« Rõ ràng là chúng ta đã thành công trong nhiệm vụ… cố gắng để gieo mầm cho những cuộc thảo luận giữa các nước ASEAN với nhau, giữa ASEAN với Trung Quốc, và tại hai diên đàn ARF và EAS, để tập trung vào hành vi, không chỉ đơn thuần là vào quá trình. Và tôi nghĩ rằng ngôn từ cụ thể (trong bản thông cáo chung) của ASEAN đã cho thấy rõ điều đó.

Cũng là một điều tốt khi mà những nước khác, như Philippines đã tiếp thu đề nghị của chúng ta và tái tạo lại theo điều kiện riêng của họ. Và điều đó (kế hoạch hành động của Philippines) cũng đã được thảo luận và đã được đề cập một cách rõ ràng trong Thông cáo chung của ASEAN ».

Trọng Nghĩa
  ( RFI )

ASEAN giúp được gì cho Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ?

Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47
Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47, ngày 10 tháng 8, 2014. AFP


Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á- EAS và Diễn đàn Khu vực ASEAN với sự tham gia của 27 quốc gia tại thủ đô Naypyitaw của Miến Điện vừa kết thúc hôm chủ nhật 10 tháng 8.

Tại diễn đàn khu vực và quốc tế này Việt Nam đã nổ lực đấu tranh để bảo vệ chủ quyền trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc được đánh giá ra sao?

Nỗ lực đáng chú ý

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 tại thủ đô nước chủ nhà luân phiên năm nay là Miến Điện cũng đã ra thông cáo chung. Trong thông cáo chung đó có nội dung về Biển Đông với 8 điểm. Những người đứng đầu ngành ngoại giao của các nước ASEAN tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây tại khu vực biển hiện đang có tranh chấp giữa 6 quốc gia gồm Brunei, Đài Loan, Malayisa, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.

Điều này được cho là không mới vì sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào đầu tháng 5, 10 ngày sau đó các bộ trưởng ASEAN cũng đã thông qua tuyên bố riêng về Biển Đông.

Điểm được hãng thông tấn Kyodo nêu ra là đoàn Việt Nam lần này ở Naypyitaw đã đề nghị đưa thêm từ sâu sắc ‘serious’ vào thông cáo chung mà trước đó bản dự thảo không có.

Thông tin còn cho biết ngay trước khi hội nghị diễn ra, ngoại trưởng của ba nước Việt Nam, Philippines và Malaysia đã có cuộc họp riêng hội ý để thống nhất lập trường về Biển Đông.

Nhiều người còn nhớ hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 tại thủ đô Phnom Penh vào năm 2012, lúc đó lần đầu tiên trong lịch sử của khối ASEAN, một hội nghị bộ trưởng không thể đưa ra thông cáo chung khi kết thúc hội nghị mà phải chừng một tuần sau mới có thể thống nhất được những điểm tuyên bố công khai.

Với thông cáo chung lần này dù không nêu đích danh Trung Quốc là thủ phạm gây ra những căng thẳng tại khu vực biển đang có tranh chấp giữa 6 quốc gia như vừa nêu, bộ trưởng các quốc gia ASEAN cũng đã kêu gọi cần phải kiềm chế không nên có những hành vi gây căng thẳng làm tình hình trở nên phức tạp thêm, gây mất ổn định và an ninh trong khu vực.

Trước phản ứng của những quốc gia thành viên ASEAN lần này, Trung Quốc một mặt vẫn cho rằng không gì có thể làm ảnh hưởng đến ý chí bảo vệ chủ quyền, các quyền hàng hải và quyền lợi của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông, nhưng đồng thời cũng đề cập đến việc chờ đợi ký kết Bộ qui tắc ứng xử tại Biển Đông- CoC.

Trung Quốc tỏ ra lạnh nhạt trước đề nghị mà ngoại trưởng Hoa Kỳ đưa ra khi có mặt tại Naypyitaw là ‘đóng băng’ mọi hành động khiêu kích tại khu vực Biển Đông

Đánh giá lập trường mới

Đối với giới chuyên gia quan sát tình hình khu vực thì những diễn tiến vừa qua có những điểm tích cực được xem như là bước tiến đáng chú ý của khối ASEAN.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, đưa ra đánh giá:

Theo những gì tôi được biết, đặc biệt vừa rồi Hội nghị AMM có ra thông cáo mà lần này tôi nghĩ có những nội dung rất cụ thể. Đặc biệt trong đó có nêu lên các bên cần tuân thủ Điều 4, Điều 5 của DoC, các bên cùng nhau giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng giải pháp, biện pháp hòa bình gồm cả đàm phán song phương, đa phương và các biện pháp khác. Ngoài ra còn có kêu gọi các bên phải giữ nguyên hiện trạng theo nghĩa thông thường là phải ‘đóng băng’ tất cả, không được làm phức tạp tình hình. Không được đóng quân mới, không được xây dựng nhất là tại các đá, bãi cạn, bãi cát mà từ trước đến nay chưa có người chiếm đóng. Rõ ràng trong kêu gọi có nhắc lại điều đó. Nhắc lại sở dĩ vì trong thời gian vừa qua Trung Quốc tiến hành xâm chiếm một số bãi cạn nằm trong thềm lục địa của một số nước như bãi cạn Scarborough, với việc nâng cấp một số nhóm đảo ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm từ năm 88. Đặc biệt sự kiện họ đào, đổ thêm đất đá mở rộng vùng đá chìm, bãi nổi, làm đường băng trên nhóm đảo Gạc Ma mà họ chiếm của Việt Nam từ năm 88 là việc làm thay đổi hiện trạng. Điều đó hoàn toàn vi phạm những cam kết mà họ đã ký kết.

Nếu so với tuyên bố trước đây thì mạnh, cụ thể hơn và theo tôi rõ ràng là một bước tiến mới trong thái độ, lập trường của các nước ASEAN trước những hành động của Trung Quốc gây ra trong thời gian vừa rồi.

Biện pháp đối với vi phạm của Trung Quốc

Mặc dù các nước trong khu vực và trên thế giới như Hoa Kỳ đều có kêu gọi phải ngưng mọi hoạt động gây căng thẳng tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông, thông tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết nước này vừa có thêm những hành động mới tại khu vực biển tranh chấp. Đó là hạ thủy và đưa xuống Biển Đông tàu khảo sát dầu khí Hải dương Thạch du 721. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cho tiến hành xây dựng hải đăng trên 5 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Một biện pháp được nêu ra trong thông cáo chung của AMM 47 là phải sử dụng các biện pháp hòa bình trong tình hình tranh chấp lâu nay. Theo tiến sĩ Trần Công Trục một trong những biện pháp hòa bình đó là biện pháp pháp lý, tức đưa vụ việc ra trước tòa án quốc tế. Ông nói:

Rõ ràng thông cáo chung của AMM 47 cũng nhấn mạnh đến việc áp dụng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; một trong những giải pháp đó là dùng biện pháp pháp lý, nghĩa là sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế. Tôi cho rằng đó là một biện pháp hết sức sòng phẳng, hết sức văn minh, hết sức hiện đại. Đó là cứu cánh cho mọi tranh chấp phức tạp mà có thể dẫn đến nguy cơ xung đột. Vì vậy cần phải có sự xúc tiến mạnh mẽ hơn về tất cả các phương diện. Vì việc này muốn làm tốt phải chuẩn bị rất nhiều về mặt thủ tục, nội dung, về mặt con người cụ thể. Đặc biệt chúng ta phải làm sao đó để kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của các nước có lợi ích liên quan ở trong khu vực và quốc tế. Đồng thời chúng ta cũng sẽ cố gắng làm sao để kêu gọi phía Trung Quốc để có thể có thiện chí cùng chúng ta đưa ra các cơ quan tài phán- những cơ quan được lập ra để xử lý các tranh chấp, để bảo vệ chân lý, bảo vệ sự đúng đắn.Tôi nghĩ điều đó là rất bình thường trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Tất cả những diễn tiến lâu nay tại khu vực Biển Đông cho thấy phía Trung Quốc có kế hoạch rất kỹ lưỡng, từng bước thôn tính các đảo bất chấp luật pháp quốc tế cũng như cam kết với các nước trong khu vực như Công ước Quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982 Tuyên bố về hành xử của các bên tại Biển Đông DoC năm 2002.

Trước những vi phạm đó của phía Trung Quốc, nhiều người quan tâm trong nước đang chờ xem liệu vấn đề kiện Trung Quốc như chính thủ tướng Việt Nam từng nêu ra tại Manila hồi cuối tháng 5 có được quyết định tại một Hội nghị Trung ương  sắp diễn ra hay không.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 
2014-08-11 

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Nguyễn An Dân - Thư góp ý gửi Hội Nhà báo Độc lập

Hội nhà báo Độc Lập Việt Nam mới ra đời hơn một tháng đã được đón nhận sự quan tâm của đông đảo dư luận.Có nhiều ý kiến được gửi tới, ngoài những ý kiến động viên khen ngợi, cũng có những ý kiến tỏ ý thắc mắc về về Hội, về hai tờ báo, về sự khác nhau trong việc thể hiện quan điểm ngay trên các bài viết....
Hình ảnh: VIỆT NAM THỜI BÁO :

Hội nhà báo Độc Lập Việt Nam mới ra đời hơn một tháng đã được đón nhận sự quan tâm của đông đảo dư luận.Có nhiều ý kiến được gửi tới, ngoài những ý kiến động viên khen ngợi, cũng có những ý kiến tỏ ý thắc mắc về về Hội, về hai tờ báo, về sự khác nhau trong việc thể hiện quan điểm ngay trên các bài viết....
 Trước hết, VNTB xin chân thành cám ơn tất cả những ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng để Hội ngày càng phát triển và xứng đáng với kỳ vọng là một tiếng nói Độc lập.
 Để rộng đường dư luận, VNTB sẽ lần lượt đăng các ý kiến đóng góp trên.
 Để kết luận xin dẫn lời của một nhà báo trẻ : Dù anh đứng ở phía nào nhưng SỰ THẬT CHỈ CÓ MỘT.

THƯ GÓP Ý
GỬI HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM
Nguyễn An Dân

 
Trước tiên, tôi gửi quý Hội lời chào sức khỏe, thân ái và trân trọng. Tôi viết thư này trong vị thế một người quan tâm đến quý Hội, đến tự do tư tưởng và đến không gian xã hội dân sự Việt Nam. Sau nhiều ngày quan sát, trò chuyện cùng những người quan tâm, tôi tổng hợp các góp ý phản hồi gửi đến quý Hội.
 
Tôi tán thành và chúc mừng việc ra đời Hội Nhà Báo Độc Lập (HNBĐL), như một nơi quy tụ những người viết báo (dù có thể chưa phải nhà báo chuyên nghiệp) muốn nói thẳng, nói thật trong tinh thần trung thực, khách quan và đa chiều, một điều đáng quý và cần nhân rộng trong hiện thực đất nước hôm nay.
 
Tôi hiểu hết những gì các anh chị trong Hội phải chịu đựng và nỗ lực vượt qua vì một quyền tư do tư tưởng đúng nghĩa, theo các chuẩn mực mà quốc tế đã công nhận từ lâu, cho mình và cho cộng đồng những người cầm bút và viết báo tại Việt Nam hôm nay và ngày mai.
 
Tôi cũng hiểu rõ những áp lực mà quý anh chị em đang phải chịu, sự đánh giá của dư luận, sự khó khăn về tài chính, sự đe dọa của đảng quyền, sự trăn trở cho tương lai của Hội…Đó là những áp lực không nhẹ, nhưng các anh chị đã vượt qua, tôi thật sự thán phục và ngưỡng vọng.
 
Trong tinh thần đó tôi viết Thư này góp ý củng quí anh chị trong Hội.
 
Ngã rẽ cần xem xét lại
 
Bên cạnh thành công đã có trong việc cho ra đời Hội đúng lúc và đáp ứng mong đợi của mọi người, cũng có những điều cần phải xem xét lại. Có những điều tuy không thể sửa chữa nhưng thay thế được, có những điều mang tính chiến lược có thể làm tan vỡ Hội, nếu các anh chị không dũng cảm và sáng suốt để vượt qua. Một trong những điều mang tính chiến lược này là, theo tôi, gần đây, dường như Hội đã đi vào ngã rẽ, trở thành một tổ chức chính trị nhiều hơn là một hội nghề nghiệp đúng nghĩa.
 
Dường như có sự “mất kết nối” nào đó trong Hội, nên tôi thấy trong thời gian khoảng 2 tuần qua, cơ quan ngôn luận của Hội ở website www.ijavn.org và trang Việt Nam Thời Báo trên mạng xã hội facebook  www.facebook.com/vietnamtimes01  khác nhau nhiều về nội dung và thành phần cầm bút.
 
Trước hết, có những xu hướng “hơi quá đà” trong việc đưa các bài viết của Hội trên trang www.ijavn.org, ví dụ như về việc của ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ mà có tới 7 bản tin và 5 bài bình luận, và cũng mất cân đối khi số bài ca ngợi ông Nghị chiếm khoảng 80% tổng số tin liên quan. Việc này làm tôi và nhiều người khác nghĩ rằng trang Việt Nam Thời Báo (www.ijavn.org) ủng hộ ông Nghị và nhóm của ông Nghị. Tôi nghe nhiều người đặt câu hỏi: “Phải chăng Hội Nhà Báo Độc Lập ủng hộ ông Nghị và nhóm của ông Nghị trong Đảng CSVN nên số bài tô hồng kể công cho ông Nghị và nhóm bảo thủ trong đảng nhiều như thế”???
 
Tôi thiết nghĩ rằng ủng hộ một phe nhóm trong nội bộ Đảng CSVN, nhất là phe mà ai cũng biết là bảo thủ-giáo điều, không phải là việc của cơ quan ngôn luận của Hội và của Ban lãnh đạo”. Tôi nghĩ quý anh chị nên điều chỉnh lại để duy trì uy tín và vị thế độc lập của Hội như mong đợi của mọi người, cũng như đúng tiêu chí hoạt động của Hội. Nên tập trung Hội vào những hoạt động đúng như nó là một Hội nghề nghiệp hơn là “vô tình” sa vào cuộc “nội chiến” trong đảng, mà còn biến nó thành một diễn đàn đầy các quan điểm ủng hộ cho một phe phái nào đó của đảng cầm quyền. Việc này nên để các tổ chức chính trị làm thì đúng hơn.
 
Có anh em trong Hội nói với tôi rằng đó là chiến thuật chiến lược gì đó mà tôi không hiểu thấu, nhưng tôi nghĩ chắc không hẳn như thế. Quý Hội là Hội nghề nghiệp chứ không phải tổ chức chính trị mà đưa chiến thuật chính trị vào hoạt động sự vụ. Huống hồ chiến thuật này là gì tôi không rõ, nhưng biểu hiện ra bên ngoài là bất lợi, nó công kích cả nhóm bảo thủ lẫn nhóm cải cách trong đảng. Cũng công kích cả nhóm thân Mỹ quyết liệt, làm quần chúng có cảm giác là ban chủ tịch Hội tiếp tay cho nhóm thân Trung Quốc, khiến tạo dư luận rằng cả Ban Chủ tịch Hội là “dư luận viên chiến lược của đảng” –điều tôi tin là không đúng. Dù sao cũng đã có dư luận như vậy, và tôi nghĩ đó là không khôn ngoan khi tự đưa mình ra hứng 3 làn đạn từ cả ba phía (đảng quyền-chính quyền-dân quyền). Theo tôi trong ba phía đó, Hội nên đặt ưu tiên 1 vào dân quyền, còn giữa chính quyền và đảng quyền, thì không nên chọn đảng quyền, lực lượng đang mất uy tín và bảo thủ nhất tại Việt Nam hiện nay. Chọn lựa ủng hộ phe bảo thủ đảng quyền thật thiếu “tầm”, vì làm sao có thể tin được là phe này thật sự muốn cải cách chính trị khi ngay sau chuyến đi của Phạm Quang Nghị, vẫn chủ trương “chống âm mưu diễn biến hòa bình” (1). Đấy là chưa kể trong thực tế, việc ủng hộ đó có thể dẫn đến hậu quả làm giảm uy tín của Hội và tác hại đến sự an toàn của anh em trong Hội.
 
Cần nhanh chóng chấn chỉnh
 
Từ nhận xét đó, tôi sợ rằng quý Hội đang “bị chuyển hướng” từ một hội nghề nghiệp trở thành một tiếng nói hỗ trợ cho đảng quyền. Vì yêu quí Hội, muốn bảo vệ một thành quả hiếm có trong cuộc đấu tranh giành quyền tự do ngôn luận hiện nay, tôi mong Ban chấp hành Hội nên sớm đưa Hội trở về đúng các giá trị của một hội nghề nghiệp độc lập, tự quản. Tất nhiên nhiều thành viên Hội là người bất đồng chính kiến và tranh đấu chính trị, nhưng không nên vì thế mà biến Hội thành một tổ chức chính trị, nhất là chính trị theo nghĩa tham gia vào cuộc “nội chiến” trong đảng cầm quyền. Hội NBĐL nên là một môi trường tập hợp những người tôn vinh những giá trị của nghề báo chân chính, hướng đến tương lai là một hội quy tụ những người viết báo có tâm, có tầm, có tài năng phụng sự xã hội và cổ vũ dân chủ pháp trị qua ngòi bút. Không nên là nơi tuyên truyền cho đảng quyền, nhất là cho những ủy viên Bộ CT vốn nổi tiếng là bảo thủ giáo điều, làm sai lạc dư luận, vô tình hỗ trợ cho âm mưu “đánh lận con đen”, khiến quần chúng không phân biệt được “vàng thau”, “cải cách và giả cải cách”.
 
Cũng thế, Hội cần quan niệm mình như chiếc nấm lớn che chở những chiếc nấm nhỏ là hội viên bên dưới. Hội tranh đấu cho quyền tự do lập hội, còn hội viên tranh đấu cho quyền tự do viết lách, cầm bút đúng và đủ theo chuẩn mực báo chí quốc tế.
 
Cách thiết chế vận hành nhân sự cũng thế, hội nên bỏ đi mô hình thiết kế kiểu đảng phái (đang giống một đảng chính trị quá, nào là cần 2 hội viên giới thiệu và được ông này bà kia ở chủ tịch đoàn chấp nhận ??) . Các sáng lập viên nên ngồi lại, soạn ra thỏa ước luân lý (tiêu chí và điều lệ) cho hình ảnh nhà báo độc lập là như thế nào, và các thành viên gia nhập sau tự nguyện cam kết chấp hành các chuẩn mực đó, phù hợp thì làm thành viên, không phù hợp được thì đào thải.
 
Hội cũng nên xác định vai trò của mình là môi trường gắn kết, sinh hoạt của các nhà báo theo tiêu chuẩn nghề nghiệp do hội đề ra, chứ không phải Hội là nơi làm báo. Hội khuyến khích và hỗ trợ hội viên viết báo phụng sự lợi ích xã hội, chứ hội không viết thay hội viên, hay “chỉ đạo” các hội viên viết để phụng sự cho lợi ích của Hội. Cụ thể, trang báo VNTB hiện nay không nên là “cơ quan ngôn luận của Hội”. Hội có thể để một nhóm hội viên nào đó làm, còn Hội chỉ nên có bản tin nghề báo nội bộ. Còn nếu muốn giữa trang báo này như tiếng nói của Hội, thi nó phải thật sự phản ánh các quan điểm và thông tin đa chiều, do các hội viên viết trong tinh thần tự do và tự chịu trách nhiệm về nội dung, miễn không đi ngược mục đích và các tiêu chí nghề nghiệp của Hội. Trang báo VNTB hiện nay vừa không phản ảnh điều này lại vừa tạo “phản cảm”, có vẻ Mỹ một cách hình thức (sao chép gần như hoàn toàn “banner” của tờ New York Times). (2)
 
Các hội viên được tự do hành nghề báo mà không bị ảnh hưởng bất kỳ tư tưởng ý thức hệ nào, chỉ phải hành nghề theo luật và theo điều lệ của Hội. Hội viên có thể thích đảng dân chủ hay đảng cộng hòa hay đảng cộng sản…, nhưng khi viết là viết đúng luật và điều lệ của Hội. Khi hội viên bị xâm hại vì thực thi đúng như thế, Hội sẽ đứng ra lên tiếng, bảo vệ và giúp đỡ.
 
Hội nên đặt ra những mục tiêu có giá trị nâng cao uy tín Hội, ví dụ như một năm thì đạt được bao nhiêu hội viên đủ chuẩn, có bao nhiêu bài báo, bài viết có tiếng vang, có hiệu quả xã hội, có giá trị thiết thực cho cộng đồng, có bao nhiêu hội viên là chủ bút các tờ báo riêng…đại loại như thế, từ thấp đến cao.
 
Về mô hình tổ chức, tôi nghĩ hội nên tổ chức theo nhu cầu chức năng cần có của hội. Chức năng của Ban Chủ tịch chỉ để làm việc định hướng, các sự vụ nên có các ban giúp việc. Chủ tịch đoàn chỉ nên lo đối ngoại, quốc tế vận, liên kết, đối trọng và đối thoại với chính quyền. Các ban giúp việc làm theo yêu cầu chuyên môn.
 
Mô thức bao trùm của các chi tiết về cơ cấu nêu trên chính là: Hội là nơi cung cấp được (từ ít đến nhiều) sự bảo vệ, che chở cho các hội viên; là nơi ươm mầm các người viết báo thành nhà báo chuyên nghiệp; là nơi để các hội viên bên trong và nhà báo bên ngoài tìm đến khi quyền chính đáng của nhà báo bị tước đoạt và xâm hại phi pháp, phi lý. Phạm vi tranh đấu của Hội chỉ nên dừng lại ở mức bảo vệ quyền tự do lập hội của XHDS và quyền tự do ngôn luận và tư tưởng của nhà báo. Khi hội viên của Hội và các nhà báo khác tại Việt Nam bị nhà cầm quyền đàn áp, Hội sẽ vận động sự ủng hộ của các hội đoàn dân sự khác có liên quan bên ngoài Hội, cả trong nước và quốc tế.
 
Tôi cũng cho rằng tranh đấu chống lại sự đàn áp của đảng quyền để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tư tưởng là cần thiết, nhưng chỉ là một mục tiêu gần. Quý Hội nên có một Tầm nhìn xa dài hơn, tương xứng với vị thế của Hội, đó là góp phần xây dựng 1 xã hội dân chủ pháp trị và phụng sự cho dân tộc lớn mạnh, cùng các hội đoàn khác như hội nhà văn, hội luật sư, hội khoa học…cùng đạt mục tiêu này. Mục đích xa dài là đóng được vai trò của một trong những hội đoàn dân sự quan trọng trong sứ mệnh cao cả đó, từ đó xây dựng kế hoạch và lộ trình để thực thi –mục tiêu gần nằm trong mục đích xa dài, mục đích xa dài hướng dẫn phương thức hành động nhằm đạt mục tiêu gần.
 
Đó là một số góp ý đại cương như thế của tôi. Tôi tin rằng các hội viên sáng lập của Hội đều là những nhà báo có thâm niên và kinh nghiệm nghề nghiệp, sẽ còn có những ý kiến hay hơn và xác đáng hơn để phát triển Hội.
 
Tôi viết thư trên đây đúng theo chức trách và lương tâm người cầm bút, không vì mong cầu danh tiếng hay lợi ích, và cũng không chịu sự chi phối của bất kỳ đảng phái, phe nhóm nào. Nên xin phép chỉ góp ý mà không tranh luận. Nếu có sai sót gì đó so với thực tế hay các cách nhìn khác, xin quý vị miễn thứ và tùy nghi định liệu sao cho phù hợp với tôn chỉ và sự hoạt động hữu hiệu của Hội, và nhất là cho sự phát triển vững mạnh của nền báo chí tự do tại nước ta –điều mà tất cả chúng ta đều đang nhắm tới.
 
Trân trọng,
 
Nguyễn An Dân
 
(11/08/2014)

Ghi chú:

1( )http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/su-van-dung-va-phat-trien-sang-tao-chu-nghia-mac-le-%E2%80%93-nin-tu-tuong-ho-chi-minh-cua-dang-ta-trong-thoi-ky-doi-moi/316075.html
 
(2)  http://www.ijavn.org/ - http://www.nytimes.com/

THƯ GÓP Ý
GỬI HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Trước tiên, tôi gửi quý Hội lời chào sức khỏe, thân ái và trân trọng. Tôi viết thư này trong vị thế một người quan tâm đến quý Hội, đến tự do tư tưởng và đến không gian xã hội dân sự Việt Nam. Sau nhiều ngày quan sát, trò chuyện cùng những người quan tâm, tôi tổng hợp các góp ý phản hồi gửi đến quý Hội.

Tôi tán thành và chúc mừng việc ra đời Hội Nhà Báo Độc Lập (HNBĐL), như một nơi quy tụ những người viết báo (dù có thể chưa phải nhà báo chuyên nghiệp) muốn nói thẳng, nói thật trong tinh thần trung thực, khách quan và đa chiều, một điều đáng quý và cần nhân rộng trong hiện thực đất nước hôm nay.

Tôi hiểu hết những gì các anh chị trong Hội phải chịu đựng và nỗ lực vượt qua vì một quyền tư do tư tưởng đúng nghĩa, theo các chuẩn mực mà quốc tế đã công nhận từ lâu, cho mình và cho cộng đồng những người cầm bút và viết báo tại Việt Nam hôm nay và ngày mai.

Tôi cũng hiểu rõ những áp lực mà quý anh chị em đang phải chịu, sự đánh giá của dư luận, sự khó khăn về tài chính, sự đe dọa của đảng quyền, sự trăn trở cho tương lai của Hội…Đó là những áp lực không nhẹ, nhưng các anh chị đã vượt qua, tôi thật sự thán phục và ngưỡng vọng.

Trong tinh thần đó tôi viết Thư này góp ý củng quí anh chị trong Hội.

Ngã rẽ cần xem xét lại

Bên cạnh thành công đã có trong việc cho ra đời Hội đúng lúc và đáp ứng mong đợi của mọi người, cũng có những điều cần phải xem xét lại. Có những điều tuy không thể sửa chữa nhưng thay thế được, có những điều mang tính chiến lược có thể làm tan vỡ Hội, nếu các anh chị không dũng cảm và sáng suốt để vượt qua. Một trong những điều mang tính chiến lược này là, theo tôi, gần đây, dường như Hội đã đi vào ngã rẽ, trở thành một tổ chức chính trị nhiều hơn là một hội nghề nghiệp đúng nghĩa.

Dường như có sự “mất kết nối” nào đó trong Hội, nên tôi thấy trong thời gian khoảng 2 tuần qua, cơ quan ngôn luận của Hội ở website www.ijavn.org và trang Việt Nam Thời Báo trên mạng xã hội facebook www.facebook.com/vietnamtimes01 khác nhau nhiều về nội dung và thành phần cầm bút.

Trước hết, có những xu hướng “hơi quá đà” trong việc đưa các bài viết của Hội trên trang www.ijavn.org, ví dụ như về việc của ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ mà có tới 7 bản tin và 5 bài bình luận, và cũng mất cân đối khi số bài ca ngợi ông Nghị chiếm khoảng 80% tổng số tin liên quan. Việc này làm tôi và nhiều người khác nghĩ rằng trang Việt Nam Thời Báo (www.ijavn.org) ủng hộ ông Nghị và nhóm của ông Nghị. Tôi nghe nhiều người đặt câu hỏi: “Phải chăng Hội Nhà Báo Độc Lập ủng hộ ông Nghị và nhóm của ông Nghị trong Đảng CSVN nên số bài tô hồng kể công cho ông Nghị và nhóm bảo thủ trong đảng nhiều như thế”???

Tôi thiết nghĩ rằng ủng hộ một phe nhóm trong nội bộ Đảng CSVN, nhất là phe mà ai cũng biết là bảo thủ-giáo điều, không phải là việc của cơ quan ngôn luận của Hội và của Ban lãnh đạo”. Tôi nghĩ quý anh chị nên điều chỉnh lại để duy trì uy tín và vị thế độc lập của Hội như mong đợi của mọi người, cũng như đúng tiêu chí hoạt động của Hội. Nên tập trung Hội vào những hoạt động đúng như nó là một Hội nghề nghiệp hơn là “vô tình” sa vào cuộc “nội chiến” trong đảng, mà còn biến nó thành một diễn đàn đầy các quan điểm ủng hộ cho một phe phái nào đó của đảng cầm quyền. Việc này nên để các tổ chức chính trị làm thì đúng hơn.
  
Có anh em trong Hội nói với tôi rằng đó là chiến thuật chiến lược gì đó mà tôi không hiểu thấu, nhưng tôi nghĩ chắc không hẳn như thế. Quý Hội là Hội nghề nghiệp chứ không phải tổ chức chính trị mà đưa chiến thuật chính trị vào hoạt động sự vụ. Huống hồ chiến thuật này là gì tôi không rõ, nhưng biểu hiện ra bên ngoài là bất lợi, nó công kích cả nhóm bảo thủ lẫn nhóm cải cách trong đảng. Cũng công kích cả nhóm thân Mỹ quyết liệt, làm quần chúng có cảm giác là ban chủ tịch Hội tiếp tay cho nhóm thân Trung Quốc, khiến tạo dư luận rằng cả Ban Chủ tịch Hội là “dư luận viên chiến lược của đảng” –điều tôi tin là không đúng. Dù sao cũng đã có dư luận như vậy, và tôi nghĩ đó là không khôn ngoan khi tự đưa mình ra hứng 3 làn đạn từ cả ba phía (đảng quyền-chính quyền-dân quyền). Theo tôi trong ba phía đó, Hội nên đặt ưu tiên 1 vào dân quyền, còn giữa chính quyền và đảng quyền, thì không nên chọn đảng quyền, lực lượng đang mất uy tín và bảo thủ nhất tại Việt Nam hiện nay. Chọn lựa ủng hộ phe bảo thủ đảng quyền thật thiếu “tầm”, vì làm sao có thể tin được là phe này thật sự muốn cải cách chính trị khi ngay sau chuyến đi của Phạm Quang Nghị, vẫn chủ trương “chống âm mưu diễn biến hòa bình” (1). Đấy là chưa kể trong thực tế, việc ủng hộ đó có thể dẫn đến hậu quả làm giảm uy tín của Hội và tác hại đến sự an toàn của anh em trong Hội.

Cần nhanh chóng chấn chỉnh

Từ nhận xét đó, tôi sợ rằng quý Hội đang “bị chuyển hướng” từ một hội nghề nghiệp trở thành một tiếng nói hỗ trợ cho đảng quyền. Vì yêu quí Hội, muốn bảo vệ một thành quả hiếm có trong cuộc đấu tranh giành quyền tự do ngôn luận hiện nay, tôi mong Ban chấp hành Hội nên sớm đưa Hội trở về đúng các giá trị của một hội nghề nghiệp độc lập, tự quản. Tất nhiên nhiều thành viên Hội là người bất đồng chính kiến và tranh đấu chính trị, nhưng không nên vì thế mà biến Hội thành một tổ chức chính trị, nhất là chính trị theo nghĩa tham gia vào cuộc “nội chiến” trong đảng cầm quyền. Hội NBĐL nên là một môi trường tập hợp những người tôn vinh những giá trị của nghề báo chân chính, hướng đến tương lai là một hội quy tụ những người viết báo có tâm, có tầm, có tài năng phụng sự xã hội và cổ vũ dân chủ pháp trị qua ngòi bút. Không nên là nơi tuyên truyền cho đảng quyền, nhất là cho những ủy viên Bộ CT vốn nổi tiếng là bảo thủ giáo điều, làm sai lạc dư luận, vô tình hỗ trợ cho âm mưu “đánh lận con đen”, khiến quần chúng không phân biệt được “vàng thau”, “cải cách và giả cải cách”.

Cũng thế, Hội cần quan niệm mình như chiếc nấm lớn che chở những chiếc nấm nhỏ là hội viên bên dưới. Hội tranh đấu cho quyền tự do lập hội, còn hội viên tranh đấu cho quyền tự do viết lách, cầm bút đúng và đủ theo chuẩn mực báo chí quốc tế.

Cách thiết chế vận hành nhân sự cũng thế, hội nên bỏ đi mô hình thiết kế kiểu đảng phái (đang giống một đảng chính trị quá, nào là cần 2 hội viên giới thiệu và được ông này bà kia ở chủ tịch đoàn chấp nhận ??). Các sáng lập viên nên ngồi lại, soạn ra thỏa ước luân lý (tiêu chí và điều lệ) cho hình ảnh nhà báo độc lập là như thế nào, và các thành viên gia nhập sau tự nguyện cam kết chấp hành các chuẩn mực đó, phù hợp thì làm thành viên, không phù hợp được thì đào thải.

Hội cũng nên xác định vai trò của mình là môi trường gắn kết, sinh hoạt của các nhà báo theo tiêu chuẩn nghề nghiệp do hội đề ra, chứ không phải Hội là nơi làm báo. Hội khuyến khích và hỗ trợ hội viên viết báo phụng sự lợi ích xã hội, chứ hội không viết thay hội viên, hay “chỉ đạo” các hội viên viết để phụng sự cho lợi ích của Hội. Cụ thể, trang báo VNTB hiện nay không nên là “cơ quan ngôn luận của Hội”. Hội có thể để một nhóm hội viên nào đó làm, còn Hội chỉ nên có bản tin nghề báo nội bộ. Còn nếu muốn giữa trang báo này như tiếng nói của Hội, thi nó phải thật sự phản ánh các quan điểm và thông tin đa chiều, do các hội viên viết trong tinh thần tự do và tự chịu trách nhiệm về nội dung, miễn không đi ngược mục đích và các tiêu chí nghề nghiệp của Hội. Trang báo VNTB hiện nay vừa không phản ảnh điều này lại vừa tạo “phản cảm”, có vẻ Mỹ một cách hình thức (sao chép gần như hoàn toàn “banner” của tờ New York Times). (2)

Các hội viên được tự do hành nghề báo mà không bị ảnh hưởng bất kỳ tư tưởng ý thức hệ nào, chỉ phải hành nghề theo luật và theo điều lệ của Hội. Hội viên có thể thích đảng dân chủ hay đảng cộng hòa hay đảng cộng sản…, nhưng khi viết là viết đúng luật và điều lệ của Hội. Khi hội viên bị xâm hại vì thực thi đúng như thế, Hội sẽ đứng ra lên tiếng, bảo vệ và giúp đỡ.

Hội nên đặt ra những mục tiêu có giá trị nâng cao uy tín Hội, ví dụ như một năm thì đạt được bao nhiêu hội viên đủ chuẩn, có bao nhiêu bài báo, bài viết có tiếng vang, có hiệu quả xã hội, có giá trị thiết thực cho cộng đồng, có bao nhiêu hội viên là chủ bút các tờ báo riêng…đại loại như thế, từ thấp đến cao.

Về mô hình tổ chức, tôi nghĩ hội nên tổ chức theo nhu cầu chức năng cần có của hội. Chức năng của Ban Chủ tịch chỉ để làm việc định hướng, các sự vụ nên có các ban giúp việc. Chủ tịch đoàn chỉ nên lo đối ngoại, quốc tế vận, liên kết, đối trọng và đối thoại với chính quyền. Các ban giúp việc làm theo yêu cầu chuyên môn.

Mô thức bao trùm của các chi tiết về cơ cấu nêu trên chính là: Hội là nơi cung cấp được (từ ít đến nhiều) sự bảo vệ, che chở cho các hội viên; là nơi ươm mầm các người viết báo thành nhà báo chuyên nghiệp; là nơi để các hội viên bên trong và nhà báo bên ngoài tìm đến khi quyền chính đáng của nhà báo bị tước đoạt và xâm hại phi pháp, phi lý. Phạm vi tranh đấu của Hội chỉ nên dừng lại ở mức bảo vệ quyền tự do lập hội của XHDS và quyền tự do ngôn luận và tư tưởng của nhà báo. Khi hội viên của Hội và các nhà báo khác tại Việt Nam bị nhà cầm quyền đàn áp, Hội sẽ vận động sự ủng hộ của các hội đoàn dân sự khác có liên quan bên ngoài Hội, cả trong nước và quốc tế.

Tôi cũng cho rằng tranh đấu chống lại sự đàn áp của đảng quyền để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tư tưởng là cần thiết, nhưng chỉ là một mục tiêu gần. Quý Hội nên có một Tầm nhìn xa dài hơn, tương xứng với vị thế của Hội, đó là góp phần xây dựng 1 xã hội dân chủ pháp trị và phụng sự cho dân tộc lớn mạnh, cùng các hội đoàn khác như hội nhà văn, hội luật sư, hội khoa học…cùng đạt mục tiêu này. Mục đích xa dài là đóng được vai trò của một trong những hội đoàn dân sự quan trọng trong sứ mệnh cao cả đó, từ đó xây dựng kế hoạch và lộ trình để thực thi –mục tiêu gần nằm trong mục đích xa dài, mục đích xa dài hướng dẫn phương thức hành động nhằm đạt mục tiêu gần.

Đó là một số góp ý đại cương như thế của tôi. Tôi tin rằng các hội viên sáng lập của Hội đều là những nhà báo có thâm niên và kinh nghiệm nghề nghiệp, sẽ còn có những ý kiến hay hơn và xác đáng hơn để phát triển Hội.

Tôi viết thư trên đây đúng theo chức trách và lương tâm người cầm bút, không vì mong cầu danh tiếng hay lợi ích, và cũng không chịu sự chi phối của bất kỳ đảng phái, phe nhóm nào. Nên xin phép chỉ góp ý mà không tranh luận. Nếu có sai sót gì đó so với thực tế hay các cách nhìn khác, xin quý vị miễn thứ và tùy nghi định liệu sao cho phù hợp với tôn chỉ và sự hoạt động hữu hiệu của Hội, và nhất là cho sự phát triển vững mạnh của nền báo chí tự do tại nước ta –điều mà tất cả chúng ta đều đang nhắm tới.
Trân trọng,
Nguyễn An Dân
(11/08/2014)
--------------------------------------

Ghi chú:
1( )http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/su-van-dung-va-phat-trien-sang-tao-chu-nghia-mac-le-–-nin-tu-tuong-ho-chi-minh-cua-dang-ta-trong-thoi-ky-doi-moi/316075.html
(2) http://www.ijavn.org/ - http://www.nytimes.com/