Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?
Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận Bình và ông
Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt
động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh chống
xâm lược biên giới phía Bắc 1979?
Đèn xanh
2014 đánh dấu “năm chẵn” một loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử
bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trong số này có 35 năm Ngày
Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979), 40 năm sự
kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc tung 60 vạn quân
quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc
(17/2/1979).
Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được tuyên truyền tương
đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam nhắc tới Hoàng
Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có nếu
không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây.
Cũng cần phải nói rằng câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên
giới 1979 mới được hâm nóng trở lại trên các kênh truyền thông chính
thức ở Việt Nam được vài năm nay mà bắt đầu là bài viết “Biên Giới Tháng
Hai” của ký giả nổi tiếng Huy Đức
(http://www.viet-studies.info/kinhte/HuyDuc_BienGioiThangHai.htm) trên
báo Sài Gòn Tiếp thị ra ngày 9/2/2009.
Lác đác trong những năm sau đó một số tờ báo như Thanh Niên, Tuổi
Trẻ, Pháp luật Tp.HCM…đã có một số bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói
đến sự kiện này trong đó nổi bật là báo Thanh Niên, tờ báo của Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam.
Tháng 2/2011, báo Thanh Niên có bài viết về liệt sĩ Lê Đình Chinh
(http://tinyurl.com/pm76349) và bài về chiến công chống quân Trung Quốc
xâm lược của một đơn vị bộ đội tại Lạng Sơn năm 1979
(http://tinyurl.com/cas56wk) gây được sự chú ý của dư luận đặc biệt với
hình ảnh về tấm bia ghi dấu chiến công bị đục bỏ.
Năm 2013, đúng vào ngày 17/2, báo Thanh Niên cũng cho đăng tải bài
phỏng vấn tướng công an Lê Văn Cương về việc phải công bố và đưa câu
chuyện chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa
(http://tinyurl.com/n6cwr8w). Sau bài viết mang tính mở đường này nhiều
tờ báo khác như Tuổi Trẻ, VietnamNet…cũng đã liên tiếp lên tiếng.
Theo một nhà nghiên cứu, những diễn biến nóng trên Biển Đông trong
những năm qua, nỗ lực của báo giới và những sức ép từ dư luận đã buộc
chính quyền có độ mở nhất định đối với các thông tin về vụ Hoàng Sa
1974, Trường Sa 1988, chiến tranh biên giới 1979 trên các kênh chính
thức của Việt Nam.
Từ cuối tháng 12/2013 đầu 1/2014 một số tờ báo “lề phải” của Việt Nam
bắt đầu đăng tải các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 với một sự thận
trọng nhất định. Khởi đầu là Giaoduc.net.vn, tiếp sau đó là Tuổi Trẻ,
Infonet.vn, PetroTimes, Vietnamnet…Tờ báo điện tử có lượng truy cập hàng
đầu Việt Nam là Vnexpress.net đến gần sát thời điểm 19/1 cũng có một số
bài. Các tờ báo chính thống như Nhân dân, Quân đội Nhân dân…như thường
lệ không hề đả động gì đến những vấn đề vốn được mặc định là “nhạy cảm”
này.
Thanh Niên, nhập cuộc muộn hơn, nhưng tổ chức khá bài bản loạt bài về
Hoàng Sa trên báo điện tử thành một chuyên đề
(http://tinyurl.com/nlm6tql) với nhiều bài viết đa dạng. Sự kiện Hoàng
Sa 1974 được tờ báo này nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khá mạnh dạn
so với báo chí chính thống trong nước.
Việc báo chí có thể đăng tải thoải mái các tin bài về sự kiện Trung
Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, thậm chí động đến những chuyện khá
“nhạy cảm” và gây tranh cãi mà trước nay mới chỉ được đề cập trên các
kênh phi chính thống. Trong số này có thể kể đến việc đòi đánh giá lại
sự kiện Hoàng Sa, ca ngợi những hy sinh của binh lính Việt Nam Cộng Hòa
và coi họ như những anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm…đã tạo dư luận cho
rằng chính quyền đã bật đèn xanh cho việc tuyên truyền này.
Tưởng niệm hay không tưởng niệm?
Chiều 30/12/2013, báo Thanh Niên điện tử đã xuất hiện bản tin về việc
“Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới
phía Bắc” (http://tinyurl.com/nfn9tgp).
Bản tin này sau đó đã bị gỡ bỏ sau đó chỉ vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên nội dung của nó đã được nhiều website đăng tải lại.
Theo bản tin này, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử VN,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên
kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam (1/1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới
phía Bắc (2/1979).
Bản tin của Thanh Niên còn cho biết Thủ tướng đã trả lời trực tiếp
tại Hội Khoa học Lịch sử rằng : “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để
ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị
không quan tâm”.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang
soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.
“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối
ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến
việc kỷ niệm này”, ông Dũng được Thanh Niên điện tử trích dẫn.
Cú phanh đột ngột
Trong khi nhiều người tin rằng đúng ngày 19/1/2014 hàng loạt các bài
viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 sẽ được hàng loạt tờ báo bung ra thì một
điều bất ngờ xảy đến : hầu hết các tờ báo đều đột ngột ngừng việc đưa
tin về sự kiện này từ 18/1.
Sáng 18/1, trang web của UBND huyện Hoàng Sa cũng bất ngờ đăng lời
cáo lỗi (http://tinyurl.com/ox8kf9w) của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch
UBND huyện, về việc hủy chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân Hướng
về Hoàng Sa dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h00 cùng ngày tại tại Công
viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng.
Lý do được đưa ra là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên
chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân
Hướng về Hoàng Sa đã không thể diễn ra theo kế hoạch.
Cũng trong sáng 18/1, báo Thanh Niên điện tử cho đăng tải bài phỏng
vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (http://tinyurl.com/nvzs2hl)
liên quan đến chủ đề Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.
Tuy nhiên bài viết này sau đó cũng nhanh chóng bị gỡ xuống.
Đến thời điểm ấy người ta chỉ có thể lờ mờ phỏng đoán đã có một quyết
định được đưa ra vào giờ chót, ngay trước 19/1/2014, nhằm ngăn cản việc
tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa 1974 đồng thời “bịt miệng” báo chí trong
nước.
Điều khó hiểu là quyết định này dường như được đưa ra khá bất ngờ chứ
không phải như chủ trương “đèn xanh” như trước đó. Dường như đã có một
sự thay đổi vào phút chót trong việc kiểm soát thông tin của sự kiện này
từ giới lãnh đạo Việt Nam.
Ngày 21/1, sau cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần của lãnh đạo
Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông với lãnh đạo các báo, đài,
trên một số diễn đàn báo chí đã lan truyền thông tin lãnh đạo báo Thanh
Niên và Infonnet.vn đã bị “cạo” ra trò tại cuộc giao ban này. Cũng xuất
hiện thông tin nói rằng báo Thanh Niên và báo Infonet.vn sẽ bị kỷ luật
do không chấp hành chỉ đạo liên quan đến việc tuyên truyền về sự kiện
Hoàng Sa 1974.
Chỉ thị mật
Điều có lẽ không nhiều người
biết biết đó là vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ
quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo
triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà
Nội.
Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.
Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để
trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường
các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn
hoặc qua đường công văn.
Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo yêu cầu trực tiếp từ Bộ
Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin”
trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía
Bắc năm 1979.
Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo đã ra lệnh
cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các
sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo,
đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không
được đăng tiếp”.
Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên
giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể đồng thời răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một
cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh
động”.
Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ
quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức
độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và không đẩy
việc tuyên truyền lên mức cao hơn.
Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông
tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất
lợi về đối nội, đối ngoại” và chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu
tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tác đường lối, chủ
trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt
Nam- Trung Quốc”.
Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TƯ cho biết họ cùng Bộ Thông tin và
Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo
dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm
khắc.
Đường dây nóng
Một nguồn thạo tin tại Hà Nội cho biết ngày 15/1/2014 phía Trung Quốc
đã bất ngờ nêu yêu cầu trao đổi giữa Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc
Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đường dây nóng nhân
dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2014).
Nguồn tin không nói rõ thời điểm cuộc điện đàm được thực hiện, nhưng nhiều khả năng thời gian điện đàm từ 15-16/1/2014.
Điều đáng chú ý là theo thông tin công khai trên báo chí thì có một
cuộc điện đàm với lý do tương tự (http://tinyurl.com/pww2foa) nhưng được
thực hiện vào ngày 22/1/2014 cũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập
Cận Bình. Thông tin công khai này không cho biết cuộc điện đàm bình
thường hay được thực hiện qua đường dây nóng.
Không rõ đây chính là cuộc điện đàm được thực hiện trước thời điểm
16/1/2014 nhưng được ém thông tin và đăng tải thành ngày 22/1/2014 hay
là một cuộc điện đàm khác. Theo dự đoán của người viết thì nhiều khả
năng chỉ có một cuộc điện đàm nhưng thời gian công bố đã có sự điều
chỉnh.
Nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng trong cuộc điện đàm này phía
Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu và được ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý về việc
Việt Nam hủy bỏ chương trình tưởng niệm Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh
biên giới 1979 mà trước đó được dự kiến thực hiện.
Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy một lần nữa Trung Quốc lại
cho thấy sự cao tay trong việc “dắt mũi” giới lãnh đạo Việt Nam khi đặt
Hà Nội vào thế bị động. Nó cũng cho thấy những nhà lãnh đạo chủ chốt của
Việt Nam thiếu tầm nhìn trong việc ứng xử với Trung Quốc như thế nào,
nguồn tin bình luận.
Hẳn là Hà Nội chưa quên bài học vừa mới xảy ra năm ngoái khi họ đón
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay trong thời điểm lễ Quốc tang Đại
tướng Võ Nguyên Giáp. Việc những lá cờ rủ đã buộc phải thay đổi cấp tập
thành cờ mừng đã gây ra một làn sóng dư luận phẫn nộ trong dân chúng.
Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho rằng những ứng xử mang tính
chất đối phó và dường như có phần quá nể sợ Trung Quốc của giới lãnh đạo
Việt Nam cho thấy họ sẽ chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ phía
người láng giềng “khó chơi”.
“Người Trung Quốc vốn kính nể những đối thủ cứng rắn. Họ muốn các chư
hầu thần phục nhưng cũng coi thường những kẻ thần phục. Đó là văn hóa
của họ”.
“Điều mà tôi lo lắng là không biết đến bao giờ chúng ta mới có những
thủ lĩnh đủ tầm trong ứng xử với Trung Quốc Nếu những nhà lãnh đạo quốc
gia của chúng ta cứ mãi “trẻ con” thế này thì đất nước sẽ còn tiếp tục
bị đè nén và sỉ nhục”.
Hà Nội ngày 4/2/2014
(Kỷ niệm 225 Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Xuân Kỷ Dậu 1789)
Hoàng An Vĩnh
THEO VIET-STUDIES
Lại nhớ ngày 17-2-1979
Danquyen
Võ Văn Tạo
Cuối 1978 – đầu 1979, tin tức chính thống trên đài, báo và truyền
miệng trong dân về việc Trung Quốc gây hấn, xâm lấn, sát hại quân và
dân ta, cướp phá dọc biên giới Việt – Trung làm nhiều người nặng lòng
suy tư. Là bộ đội chuyển ngành về học tại Đại học Ngoại thương Hà Nội,
tôi cũng rất băn khoăn, không thể lý giải vì sao một nước XHCN, do đảng
cộng sản cầm quyền, lại gây chiến với Việt Nam – tiền đồn vinh quang của
cả khối XHCN?
Tính chất, mức độ cuộc chiến ngày càng dữ dội. Tại Hà Nội và nhiều
địa phương khác, bên cạnh rất nhiều Hoa kiều lục tục bỏ về Trung Quốc,
số ở lại phần lớn bị dè chừng, bị nghi là “Đạo quân thứ 5” của Trung
Quốc, là điệp viên của “Cục tình báo Hoa Nam”… Để đề phòng có thể xảy ra
các vụ đầu độc hàng loạt người dân (có tin đồn công an Hà Nội bắt một
người Hoa lén bỏ mấy cục pin đã hết điện vào nồi nước phở). Người Hoa
trong các cửa hàng ăn uống của Nhà nước bị buộc nghỉ việc hoặc chuyển
khỏi bộ phận có thể tiếp cận với đồ ăn, thức uống, kể cả nhân viên trong
các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo. Người Hoa làm việc ở các vị trí bị coi
là “nhạy cảm” bị mất việc. Sinh viên tiếng Trung lo ra trường không có
việc làm. Có bạn người Việt gốc Hoa tự ý bỏ học. Có bạn gốc Hoa, học
tiếng Nhật (khi ấy rất quý hiếm) đã tốt nghiệp, đành làm chân thủ thư ở
thư viện của trường… Không khí căng thẳng, ngờ vực khắp nơi.
Tại Trường Ngoại thương, lao xao tin vợ chồng thày Lý Chí Vinh (dạy
Trung văn) đã bỏ về Trung Quốc, lên đài Bắc Kinh nói xấu Việt Nam. Cô
Kina (dạy tiếng Nga, con dâu Thứ trưởng, ủy viên dự khuyết Trung ương
Đảng, Bí thư Đảng – Đoàn Bộ Ngoại thương Lý Ban – một nhân vật bị coi là
thân Trung Quốc. Cụ Lý Ban từng có nhiều công tranh thủ sự ủng hộ của
Trung Quốc. Về mặt Đảng, cụ “to” nhất Bộ. Bộ trưởng Phan Anh là trí thức
ngoài Đảng) bí mật ra vào Sứ quán Trung Quốc nghe chỉ thị, nhận nghị
quyết đem phát tán trong cộng đồng người Hoa ở Hà Nội… Cũng như 11 Tổng
công ty XNK khác của Bộ Ngoại thương, tại Tổng công ty XNK nông sản thực
phẩm – nơi tôi thực tập tốt nghiệp, chúng tôi được lệnh lục tìm các hợp
đồng đã ký với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Rumani đem tiêu hủy. Hợp
đồng với các nước khác thì buộc chặt bằng cặp 3 dây, sắp xếp ngăn nắp,
sẵn sàng bốc lên xe tải để di tản cả cơ quan vào Thanh Hóa. Hết giờ thực
tập, không được đi xa khỏi ký túc xá trong trường (ở gần Chùa Láng). Có
điện thoại truyền lệnh di tản gọi đến trường, trong vòng 2 tiếng đồng
hồ, phải có mặt tại cơ quan thực tập…
Trước đó, tại cuộc duyệt binh ngày 2-9-1975, trong bài diễn văn của
mình, Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn hùng hồn
tuyên bố: “
Từ nay, đất nước ta vĩnh viễn bước vào kỷ nguyên hòa bình, độc lập, tự do…”.
Khi đọc bài diễn văn này trên báo Nhân dân, không ít người trong lũ
sinh viên chúng tôi đã băn khoăn thắc mắc, vì triết học Mác – Lê Nin đã
chẳng dạy rằng: sự vật luôn biến đổi, chẳng có cái gì là bất biến, là
vĩnh viễn (cũng môn Mác – Lê Nin được giảng dạy khi ấy cũng khẳng định
Bí thư Lê Duẩn có đóng góp to lớn vào triết học Mác – Lê Nin, với luận
điểm nổi tiếng “
Chân lý là cụ thể. Không có chân lý tuyệt đối” – được giới triết học toàn khối Xô viết đánh giá rất cao).
Trở lại những ngày tháng căng thẳng cuối 1978 – đầu 1979. Mang băn
khoăn chuyện biên giới Việt – Trung và diễn văn 2-9-1975 của Bí thư Lê
Duẩn trò chuyện cùng Bí thư chi bộ Đảng của lớp Phiên dịch 5 Trần Thành
Công (con trai cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa
tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trần Tử Bình. Công cũng là bộ đội chuyển
ngành đi học). Tôi hỏi: “
Cụ Lê Duẩn nhận định như thế có sai không, khi chỉ mới 4 năm sau, Trung Quốc đã gây chiến tranh với Việt Nam?”. Công hỏi lại: “
Ai bảo là chiến tranh?”. Tôi bảo: “
Liên tục có nổ súng, bắn giết, phá hoại thì không gọi là chiến tranh thì phải gọi là gì?”. Công bảo: “
Ông
không phải đảng viên, không được quán triệt Nghị quyết mới đây của
Trung ương Đảng. Nghị quyết gọi đó là “xung đột biên giới”, không có chỗ
nào trong nghị quyết gọi đó là chiến tranh (!?).
Giữa Việt Nam với Trung Quốc, làm sao có thể có chiến tranh?”
Thân phận “sĩ quan Bạch vệ” (lớp trưởng, nhưng ngoài Đảng), tôi đành
“tắt tiếng”, nhưng chẳng tâm phục khẩu phục. Hồi ấy, sinh viên nào làm
bài mà “lỡ tay” viết rằng đồng tiền Việt Nam bị “lạm phát”, là ăn điểm 2
cái chắc! Phải viết là “mất giá”! “Lạm phát” là khái niệm chỉ dành cho
các nền kinh tế ở khối tư bản tồi tệ, xấu xa (!). Chuyện “lạm phát” hay
“mất giá” vừa kể là thật 100% – xin thề độc! Tương tự, hồi học phổ
thông, lũ học sinh chúng tôi phải học Học thuyết Missurin (một nhà làm
vườn người Nga, chủ trương vật nuôi cây trồng tiến hóa theo hướng có lợi
cho con người là nhờ tăng cường chăm bón và môi trường phù hợp) mà
không được học Học thuyết di truyền của Menden (người Áo). Thực tế cho
chúng ta biết rằng, nuôi con heo lai (giống nhập ngoại), dù có sao nhãng
thế nào, cũng có thể nặng cả tạ. Nuôi con heo ta, dù cho ăn, chăm sóc,
tưới tắm tối đa, cũng chỉ nặng dăm chục ký.
Lại trở lại chuyện biên giới Việt – Trung hồi ấy. Đùng một phát, ngày
17-12-1979, Đài tiếng nói Việt Nam loan tin sét đánh: Trung Quốc phát
động chiến tranh quy mô lớn, huy động nhiều sư đoàn tấn công Việt Nam
trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Nghe vậy, sợ “văn khẩu vô bằng”, tôi
kiên nhẫn chờ hôm sau mang tờ báo Nhân dân giơ cho Công xem. Công thấy
trên trang nhất cái tiêu đề lớn, in đậm, choáng hết bề ngang báo: “Trung
quốc phát động chiến tranh quy mô lớn trên biên giới Việt Trung”. Tôi
mới bồi thêm: “
Đây nhé: Báo Nhân dân – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam!”. Lúc ấy, đến lượt Công “tắt tiếng”!
*
Giờ đây, 35 năm đã trôi qua, nhớ lại ngày chiến tranh biên giới Trung
– Việt bùng phát, lại thấy bài học cũ không phải không còn giá trị. Vẫn
còn nhiều cái đầu nặng tư duy ý thức hệ lỗi thời đang chót vót ngôi
cao. Một khi họ ngộ ra thì… than ôi, sự đã rồi như câu chuyện Mỵ Châu –
Trọng Thủy khi xưa!
Chẳng phải thế sao, khi mọi lời phản biện, cảnh báo và hành động của
giới trí thức và người dân tâm huyết vì đất nước trước liên tiếp những
hành động tham tàn, bạo ngược của chủ nghĩa Đại Hán (làm khu vực và thế
giới quan ngại), đều bị người ta vu cho là phản động, bị thế lực xấu bên
ngoài lợi dụng… và thẳng tay đàn áp, khủng bố bằng mọi thủ đoạn xấu xa,
ti tiện ngoài sức tưởng tượng?
Có lần được “quán triệt” lập trường của chóp bu: “
Việt Nam nhỏ yếu, Trung Quốc lớn mạnh. Phải “tế nhị”, nhường nhịn”.
Tôi chẳng đồng tình. Tương quan Việt – Trung bây giờ chênh lệch thật.
Nhưng đâu đã chênh lệch bằng hồi quân dân nhà Trần 3 lần chống quân
Nguyên Mông? Thuở ấy, ta đơn độc chống giặc Nguyên. Bây giờ, trong thời
đại hội nhập, liên kết, có cả loài người yêu chuộng hòa bình, chính
nghĩa bên cạnh ta (tuy một số quốc gia cũng còn “lăn tăn” chuyện dân
chủ, nhân quyền).
Chỉ tiếc, bây giờ không biết lòng dân có được như hồi ấy sau Hội nghị Diên Hồng?
Lời Khấn Trước Anh Linh Đồng bào và Chiến sĩ Anh dũng Hy sinh Bảo vệ
Tổ quốc trong Cuộc Chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược Tháng Hai
Năm 1979.
Danquyen
Nguyễn Khắc Mai
Kính lạy Anh linh Đồng bào và Chiến sĩ đã bỏ mình vì Nước.
35 năm đã qua, kể từ ngày 17 tháng Hai năm 1979.
Ngày đó, hàng vạn quân Trung quốc đã bất ngờ tràn vào sáu tỉnh biên
giới phía bắc của nước ta. Chúng dã man, tàn bạo bắn giết, cướp bóc, phá
hoại, gây nhiều tội ác với nhân dân và đất nước ta.
Đồng bào và chiến sĩ các lực lượng vũ trang của chúng ta đã phản kích
quyết liệt, gây cho chúng thiệt hại nặng nề. Chúng buộc phải rút lui
khỏi biên giới nước ta, nhưng vẫn còn chiếm đóng ở một số điểm cao. Cuộc
chiến chỉ thật sự chấm dứt mười năm sau.
Ngày nay, biên giới đã có hòa bình, cuộc sống đã được phục hồi, đời
sống của Nhân dân đã có một phần cải thiện. Đó là nhờ công lao to lớn
cùng sự hy sinh cao cả của Đồng bào và Chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ
nền hòa bình và lãnh thổ của Đất Nước. Xin đời đời nhớ ơn những người
con của Tổ quốc đã bỏ mình vì Nước. Sự quên ơn những người đã hy sinh để
đánh đuổi quân cướp nước, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc là
vô đạo không thể tha thứ. Cuộc chiến tranh biên giới phi nghĩa do Trung
quốc gây ra phải đựơc nghiên cứu, truyền dạy không phải vì lòng thù hận,
mà chính là để rút ra bài học của lòng yêu nước, tinh thần cảnh giác và
thái độ đối với những âm mưu bá quyền mới của những siêu cường.
Chúng ta không thù hằn nhân dân Trung quốc. Nhưng chúng ta phải hiểu
và lên án cũng như cảnh giác với chính sách nước lớn gian hiểm, trái đạo
lý trái pháp luật của nhà cầm quyền Trung quốc. Họ không thể nào biện
hộ cho hành động sai trái nhục nhã đó. Chính nhà văn Mạc Ngôn của Trung
quốc cũng phải thừa nhận trong tiểu thuyết Ma Chiến Hữu, rằng đem quân
gây chiến, đánh phá nước láng giềng mà không có tuyên bố là một điều sĩ
nhuc, hèn hạ! Nếu họ không thừa nhận hành động sai trái của họ năm xưa,
làm sao chúng ta có thể khờ dại ngây ngô tin lời đường mật của chúng khi
tuyên bố chính sách láng giềng bốn tốt!
Chúng tôi kính lạy trước Anh linh Đồng bào và Chiến sĩ đã bỏ minh vì
Tổ quốc. Anh linh của Đồng bào và Chiến sĩ đã đi vào cõi thiêng, đã trở
thành sức mạnh tâm linh của Dân tộc!
Xin phù hộ cho nhân dân, cho Dân tộc có trí, có đức, vươn lên sửa đổi
thể chế chính trị cho văn minh, tiến bộ và nhân văn, sửa đổi pháp quyền
cho thật sự là của Nhân Dân, phát triển kinh tế thị trường cho đúng
đắn, thật sự chăm lo cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn, duy trì nền
Độc lập và thực thi một nền bang giao hòa hiếu, làm nên sức mạnh mới,
nhân cách dân tộc mới của Việt Nam, xứng đáng với sự hy sinh to lớn và
cao cả của tiền nhân và truyền thống văn hiến của Nước nhà.
Xin phù hộ cho nhà cầm quyền có trí khôn mới, có đạo đức, năng lực
mới,không hèn với giặc, không ác với Dân, vượt qua được quốc nạn tham
nhũng cậy quyền, thật sự vì Nước vì Dân, xóa bỏ những hư hỏng cũ kỹ,
thật sự thành tâm đổi mới, để xứng đáng với những hy sinh cao cả của
đồng bào cả nước. Sức mạnh tâm linh của Dân tộc sẽ hộ trì cho họ, mà
cũng sẽ trừng phạt nghiêm minh những hành vi phản dân hại nước.
Xin phù hộ cho chính quyền và nhân dân làm được những việc đạo nghĩa
đáng làm, như xây một ngôi đền chung để thờ phụng Đồng bào và Chiến sĩ
đã bỏ mình vì nước, tổng kết cuộc chiến tranh biên giới đưa vào chương
trình giáo dục trong nhà trường, tiếp tục những chính sách chăm lo cho
các gia dình thương binh liệt sĩ năm xưa, chăm lo xây dựng và phát triển
các địa phương biên giới văn hóa, giàu mạnh. Đó chính là đạo nghĩa đối
với công lao của tiền nhân.
Kính cẩn dâng lên lời khấn nguyện thành tâm.
Kính lạy Anh linh của Đồng bào và Chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến biên giới phía bắc Tháng Hai năm 1979.
Trung Tâm Minh triết. Hà nội ngày 17 tháng Hai năm 2014.
BÁO NHÂN DÂN CÒN ĐÂU HÀO KHÍ OAI HÙNG CỦA MÙA XUÂN NĂM ẤY ?!
Tễu
Tài liệu lưu trữ của Thư viện Quốc gia:
BÁO NHÂN DÂN, SỐ RA NGÀY 18/02/1979.
- Tuyên bố của
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc.
- Xã luận: Kiên quyết giáng trả bọn xâm lược dã man, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc!
- Bộ trưởng ngoại giao ta gửi điện khẩn cấp tới Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên hợp quốc
- Bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc. Quân và dân ta trừng trị
đích đáng quân xâm lược Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới từ Phong
Thổ đến Móng Cái …
Nguồn:http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=Qik19790218&e=——-vi-20–1–img-txIN%7CtxME-nh%C3%A2n+d%C3%A2n
Còn đây là tờ báo Nhân Dân ngày 20.3.1979:
Đăng
hình này lên chỉ sợ Bộ biên tập báo Nhân Dân ngày nay và các Dư luận
viên của Đảng lại giãy đành đạch nhảy chồm chồm kêu rằng ảnh “phô tô
sốp” vu cáo báo Nhân Dân đã từng đăng những tin ” rất phản động” ảnh
hưởng đến tình hữu nghị của hai đảng anh em.
35 năm trước thì đanh thép. 35 năm sau thì rơi dép!
Theo FB Nguyễn Hồng Kiên và Blog Quê Choa
Lạng Sơn, những ngày tháng hai
05/03/2011 16:19
Bài này của Báo “Đoàn THCS”
nhé , không phải của “bọn phản động”- Cái Hình liền sau ai đập phá thế
này trên Đất nước Việt Nam????? Đất nước này ai lãnh đạo, ai quản lý hay
vô chủ hoặc thuộcTrung cộng??? – Đất nước VN mất rồi chăng???- Trong
khi bỏ 25 tỉ VNĐ để làm “nghĩa trang liệt sĩ Trung cộng” ngay trên Đất
Việt nam???
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê – Ảnh: Trường Sơn
Một ngày cuối tháng 2.2011, tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra cuộc
gặp mặt đầy xúc động giữa những cựu quân nhân Quân đoàn 14 nhân kỷ niệm
32 năm thành lập đơn vị. Chính tại mảnh đất biên cương này, hàng nghìn
đồng đội của họ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc...
Mặc dù vẫn có dịp gặp nhau hằng năm, nhưng với những cựu quân
nhân của Quân đoàn 14, cuộc gặp năm nay vẫn là một sự kiện đặc biệt. Đây
là lần đầu tiên lễ kỷ niệm được tổ chức tại chính Lạng Sơn, mảnh đất
tiền tiêu mà 32 năm trước đã diễn ra những trận đánh ác liệt nhất của
quân và dân ta để giữ vững từng tấc đất biên cương Tổ quốc... Với nhiều
đồng đội cũ, đây là cuộc gặp gỡ sau hàng chục năm xa cách. Người đã
chuyển ngành, người vẫn phục vụ trong quân đội nhưng dường như mọi ký
ức, tình cảm của những người lính Quân đoàn 14 vẫn còn vẹn nguyên như
ngày nào.
Nhiều cựu chiến binh đã rất xúc động khi gặp lại cụ Lường Thị Kim, 87
tuổi, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ Lạng Sơn. Thời kỳ chiến tranh, cụ Kim
đã cùng với các mẹ, các chị đã tới từng chiến hào để động viên những
người lính chiến đấu. Những người lính trẻ đã kính trọng gọi bà là “mẹ
Kim”, là “bà chính ủy”.
Đầu tháng 2.1979, ông Vũ Hữu Túy lúc đó là trung đội trưởng của Lữ
đoàn 22 thuộc Bộ tư lệnh tăng thiết giáp làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay Nội
Bài. Khi tình hình biên giới với Trung Quốc căng thẳng, đơn vị ông được
điều động lên Lạng Sơn, sau đó sáp nhập cùng trung đoàn tăng - thiết
giáp 407 làm nhiệm vụ chặn đánh địch ở phía đường 4 - Na Dương. Quê gốc ở
Nam Định nhưng khi Quân đoàn giải thể năm 1988, ông Túy đã chọn ở lại
mảnh đất mà ông đã gắn bó cả một thời trai trẻ. Sau hơn 20 năm xa cách,
hôm nay ông mới gặp lại đại tá Đỗ Vinh, nguyên trung đoàn trưởng trung
đoàn 407 và hiện vẫn đang công tác tại một học viện của quân đội.
Cầu Khánh Khê, nơi ghi dấu những chiến công của sư đoàn 337 - Ảnh: Trường Sơn
|
Những câu chuyện thân tình như họ mới chỉ tạm biệt nhau ngày hôm qua.
Cũng như ông Túy, đã có rất nhiều cựu quân nhân chọn ở lại mảnh đất
Lạng Sơn để gắn bó cuộc đời sau khi giã từ nghiệp lính. “Hơn 30 năm sau
chiến tranh, cuộc sống của người dân xứ Lạng đã thanh bình, sung túc;
nhưng chúng ta vẫn cần nhắc nhở các thế hệ sau về một trang sử đã qua để
những ngày tháng đó không bao giờ lặp lại”, ông Túy nói.
Trận đánh bên sông Kỳ Cùng
32 năm trước, theo quyết định của Bộ Chính trị, ngày 24.2 Quân đoàn
14 được hình thành tại mặt trận Lạng Sơn. Thiếu tướng Nguyễn Hiền,
nguyên Chỉ huy phó chính trị Quân đoàn 14 cho biết: lực lượng của Quân
đoàn lúc đó gồm có 5 sư đoàn bộ binh cùng 6 trung đoàn pháo binh, cao
xạ, tăng thiết giáp, công binh, thông tin trực thuộc. Tổng quân số của
quân đoàn lúc đó khoảng 8 vạn người.
Cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương, Quân đoàn đã có
nhiều trận đánh lớn như trận Đồng Đăng, trận đồi Chậu Cảnh của Sư đoàn
3, trận cầu Khánh Khê trên đường 1B của sư đoàn 337, trận đánh tập kích
vào sau lưng địch của sư đoàn 338. Mặc dù huy động một lực lượng lớn gấp
nhiều lần ta (3 quân đoàn địch tiến đánh 2 sư đoàn ta), tấn công ào ạt
nhưng chúng đã bị đánh trả khắp nơi, càng tiến sâu càng thiệt hại nặng
nề. Tấn công ta từ 17.2.1979 theo hướng từ Hữu Nghị quan về thị xã Lạng
Sơn nhưng tới ngày 3.3.1979 địch mới tới được bờ bắc sông Kỳ Cùng với
tốc độ tiến quân chưa đến 0,8 km/ngày. Ngày 5.3.1979, địch buộc phải
tuyên bố rút quân vô điều kiện. Quân đoàn 14 sau đó đã vinh dự được mang
phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng, tên gọi gắn với những chiến công vang
dội của cha ông tại vùng biên viễn.
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê - Ảnh: Trường Sơn
|
Nhắc tới những người lính đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ biên cương,
đại tá Nguyễn Chấn, nguyên chính ủy Sư đoàn 337 không kìm được xúc
động. Những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt người chỉ huy cả đời đánh
giặc. Năm nay đã gần 90 tuổi, tham gia cách mạng từ năm 1945, ông đã
từng kinh qua những cuộc chiến tranh ác liệt nhất, từ đánh Pháp, đánh Mỹ
rồi đến chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cho đến giờ những hình
ảnh về những người lính mà phần đông ở tuổi mười tám đôi mươi đã ngã
xuống trong cuộc chiến “chớp nhoáng” 32 năm về trước vẫn in đậm trong ký
ức ông.
“Tinh thần của bộ đội ta thời kỳ đó phải nói là vô cùng ghê gớm. Đã
đánh nhau nếu nói là không sợ chết là không đúng. Không có ai muốn chết
cả, không ai muốn vợ mình thành góa bụa, con mình thành côi cút.... Lúc
đó cấp trên cũng có cần giáo dục, động viên nhiều đâu. Nhưng người lính
là như thế, vì Tổ quốc, vì danh dự, vì nhiệm vụ họ sẵn sàng xả thân”,
đại tá Nguyễn Chấn nói. Tâm tư lớn nhất của đại tá Nguyễn Chấn cùng các
cựu chiến binh của Quân đoàn 14 đó là mong muốn mai đây, trên mảnh đất
này một ngôi đền thờ những người lính mọi thời đại đã ngã xuống vì mảnh
đất quê hương sẽ được dựng nên.
Có mặt trong dịp kỷ niệm này còn có đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện
tại của Sư đoàn 337. Chuyến về thăm Lạng Sơn dịp này của đại tá Đấu còn
mang một mục đích khác. Đó là thu thập, bổ sung thêm một số tư liệu cho
một cuốn sách về lịch sử đơn vị đang được biên soạn. “Sư đoàn 337 giờ
đây đã được chuyển thành đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng nhưng
những chiến công gắn với công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc mãi mãi là
những trang sử chói lọi nhất của sư đoàn”, đại tá Đấu nói.
Sau năm 1979, Sư đoàn 337 được mang phiên hiệu đoàn Khánh Khê, tên
cây cầu đã gắn với lịch sử sư đoàn. Năm 1979, Sư đoàn 337 đang làm nhiệm
vụ tại Quân khu 4 thì được điều động lên biên giới phía Bắc. Vừa hành
quân thần tốc “dặm bước thần kỳ phong cách Quang Trung” vừa bổ sung lực
lượng, đến ngày 25.2.1979, cơ bản lực lượng của Sư đoàn đã vượt qua 500
km từ Nghệ An đến Lạng Sơn và ngay lập tức bước vào chiến đấu.
Nhiệm vụ của sư đoàn lúc đó được trên giao là ngăn chặn thê đội 2 của
địch tấn công theo hướng đường 1B với ý đồ vu hồi phía sau thị xã Lạng
Sơn. “Nếu chúng thực hiện được việc này Lạng Sơn sẽ hoàn toàn bị chia
cắt, lúc đó sẽ rất khó đuổi chúng đi, hoặc nếu có đi cũng sẽ kèm theo
những điều kiện rất ghê gớm”, đại tá Nguyễn Chấn nhớ lại.
Trong suốt cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân xâm lược tại tuyến
phòng thủ này, những người lính của 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã
chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một ly không
rời” quyết không để địch vượt qua được sông Kỳ Cùng. Từ 28.2 - 5.3.1979
đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, địch lợi dụng lực lượng áp đảo đã mở
nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở
lại.
Sáng 28.2.1979, địch huy động hai quân đoàn và dân binh cùng hàng
trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư
đoàn. “Cuộc chiến đấu tại điểm cao 649, điểm cao nhất trong hệ thống
điểm cao tại quanh khu vực cầu Khánh Khê diễn ra cực kỳ ác liệt, ta bắn
sang địch được một viên đạn thì chúng đáp trả một trăm lần”, đại tá
Hoàng Hoa Chiến, nguyên trưởng ban tác chiến sư đoàn 337 nhớ lại. Tại
điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh
Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau hai ngày
chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều, lương thực và đạn dược đều cạn
trong khi lực lượng của địch vẫn liên tục áp đảo. Bị thương nặng, anh
Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ
pháo tiêu diệt và đã hy sinh anh dũng.
Theo tài liệu tổng kết của 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2.000
tên địch, phá 8 xe tăng và thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại
ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng cũng đã có
hơn 650 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ
sông Kỳ Cùng...
Trong thành phần của Sư đoàn 337 còn có Trung đoàn 197 nguyên là lực
lượng bộ đội địa phương của tỉnh Bắc Thái (này là Thái Nguyên). Đây là
đơn vị đã cơ động lên Lạng Sơn ngay trong ngày 17.2.1979 sau khi nổ ra
chiến sự. Sau đó Trung đoàn 197 được phối thuộc cùng Sư đoàn 337 và tham
gia các trận đánh ác liệt tại khu vực cầu Khánh Khê. Trong một trận
đánh tại điểm cao 607 (đồi Xanh) một tiểu đội chỉ có 7 người do đại đội
trưởng Vi Văn Thắng chỉ huy đã kiên cường chiến đấu với một mũi tiến
công hàng trăm tên địch. Đạn hết, cả tiểu đội đã ôm lê xông lên đánh
giáp là cà với địch và giữ trận địa đến lúc tất cả đều hy sinh. Xác các
anh nằm chồng lên xác địch, mắt nhắm, tắt thở nhưng tay không rời súng.
Sau chiến tranh người dân đã gọi ngọn đồi nơi các anh hy sinh là đồi Vi
Văn Thắng.
Trước khi rời Lạng Sơn, chúng tôi cùng đại tá Đấu đến thăm lại cây
cầu Khánh Khê lịch sử. Nối hai bờ sông Kỳ Cùng giờ đây đã có cây cầu
Khánh Khê mới cách xa cầu cũ chừng 500m. Một công trình thủy điện nhỏ
đang được thi công ngay gần đó. Sau khi công trình này hoàn thành, cây
cầu Khánh Khê cũ sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Thế nhưng vẫn còn đó tấm bia
bê-tông được đúc hơn ba mươi năm về trước ghi lại chiến công của sư đoàn
337 cùng quân dân huyện Văn Quan chặn đứng quân xâm lược những ngày
tháng 3.1979. Những người thợ thi công biết ở đây từng có bộ đội hy sinh
nên đã đặt trên tấm bia một bát hương. Những dấu tích của thời gian và
con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia. Thế nhưng người ta vẫn có
thể đọc được dòng chữ “... Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân...
xâm lược”.
Nguyên Phong
Cần xem xét trách nhiệm của vợ và em gái “bầu” Kiên
Ngay trong kết luận điều tra, cơ quan công an đã đặt vấn đề “đảm bảo
tính nhân đạo” với vợ và em gái “bầu” Kiên, theo chúng tôi, cần phải xem
xét lại.
Nếu có việc xem xét tính nhân đạo thì phải được thực hiện ở
công đoạn cuối của quy trình tố tụng. Tức là tòa án sẽ xem xét vấn đề đó
chứ không phải là cơ quan công an.
Ngày 9/2/2014. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt cáo trạng
lần 2, truy tố 9 bị can trong vụ án kinh tế lớn ở Ngân hàng ACB do “bầu”
Kiên cầm đầu.
Thêm một số cá nhân bị truy tố, tuy nhiên, bà Đặng Ngọc Lan – vợ
“bầu” Kiên và bà Nguyễn Thúy Hương – em gái ruột của “bầu” Kiên được xem
là 2 cá nhân có liên quan, “tiếp sức” cho hoạt động kinh doanh trái
phép của ông bầu này thì cơ quan công an lại không đề nghị xử lý hình sự
2 người này.
Vì sao vậy?
Bà Đặng Ngọc Lan vốn là Tổng giám đốc Công ty B&B – nơi mà Nguyễn
Đức Kiên đã dùng để thực hiện một loạt các hoạt động kinh doanh trái
pháp luật của mình.
Đặng Ngọc Lan đại diện Công ty B&B ký hợp đồng số 01-VGSHĐUT.08
ủy thác đầu tư kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB với nội dung: Công ty
B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài
chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo
chỉ thị bằng văn bản của Công ty B&B.
Sau khi Công ty B&B thu được tổng số tiền lãi hơn 100 tỉ đồng từ
việc thực hiện hợp đồng kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB, theo chỉ đạo
của Kiên, Đặng Ngọc Lan với tư cách là đại diện Công ty B&B ký hợp
đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/UTĐT với Nguyễn Thúy Hương (em
gái Kiên) và cùng với Kiên ký Phụ lục hợp đồng số 010109/UTĐT-PL 01 để
chuyển cho Hương lần thứ nhất là hơn 78 tỉ đồng.
Lần thứ hai Công ty B&B và Hương chỉ ký xác nhận khoản lợi nhuận
với nhau là hơn 31 tỉ đồng. Thông qua việc ký hợp đồng này, Đặng Ngọc
Lan đã giúp cho Nguyễn Đức Kiên chuyển số tiền lợi nhuận doanh nghiệp
thu được là hơn 100 tỉ đồng sang cho cá nhân Nguyễn Thúy Hương. Qua đó
đã giúp Kiên thực hiện hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số
tiền là 25 tỉ đồng.
Tại cơ quan công an, bà Đặng Ngọc Lan khai: Lan có ký các hợp đồng ủy
thác và phân chia lợi nhuận giữa Công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương
nhưng trong thời điểm ký hợp đồng này Lan đang chuẩn bị sinh con nên
không biết gì về việc kinh doanh vàng của công ty B&B. Mọi việc kinh
doanh của Công ty B&B đều do bầu Kiên chỉ đạo và trực tiếp thực
hiện.
Cơ quan điều tra đã chấp thuận theo lý giải này và cho rằng hành vi
giúp Nguyễn Đức Kiên trốn 25 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại
công tyB&B của Đặng Ngọc Lan đã đủ yếu tố cấu thành tội Trốn thuế,
quy định tại Điều 161 Bộ Luật hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức.
Tuy nhiên, trong thời điểm ký hợp đồng này bà Lan đang nghỉ chuẩn bị
sinh con nhỏ, không biết và không tham gia gì vào việc chỉ đạo hoạt động
kinh doanh của công ty.
Vì vậy, cơ quan cảnh sát điều tra đã quyết định không xử lý hình sự đối với Đặng Ngọc Lan.
Bà Nguyễn Thúy Hương, em ruột của Nguyễn Đức Kiên cũng là cổ đông
sáng lập Công ty B&B. Cá nhân Hương không được cấp phép kinh doanh
vàng, đầu tư tài chính nhưng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn
Thúy Hương đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính, ký xác nhận khoản
lợi nhuận. Lợi nhuận này Hương không cho hạch toán vào kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh năm 2009 mà hạch toán vào năm 2010.
Việc làm của Hương đã giúp Nguyễn Đức Kiên trốn hơn 25 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty B&B.
Tại cơ quan công an, Nguyễn Thúy Hương khai rõ: Hương không có kinh
doanh gì nhưng theo chỉ đạo của Kiên, Hương có ký hợp đồng ủy thác đầu
tư tài chính và phụ lục hợp đồng với công ty B&B để chuyển lợi nhuận
từ công ty B&B và Ngân hàng ACB do Kiên thực hiện. Số tiền lợi
nhuận thu được sau đó Hương đã chuyển lại cho Kiên sử dụng.
Hành vi của Nguyễn Thúy Hương đã đủ yếu tố cấu thành tội Trốn
thuế, quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự, với vai trò đồng phạm giúp
sức.
Tuy nhiên, Nguyễn Thúy Hương là em gái Kiên, là người ký hợp đồng
theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, không biết và không tham gia gì vào
việc kinh doanh, hưởng lợi cá nhân.
Cơ quan điều tra cũng không đề nghị xử lý hình sự đối với Nguyễn Thúy Hương theo lý giải trên.
Luận điểm của cơ quan công an về vấn đề này cần được xem xét kỹ
lưỡng. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và cơ quan ông an có
nhiệm vụ phải điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm một cách rõ ràng,
khách quan, chi tiết. Sau đó chuyển cho Viện Kiểm sát giám sát, truy tố
và đưa ra tòa án xét xử.
Vậy nên việc xem xét tính nhân đạo sẽ được thực hiện ở công đoạn cuối
của quy trình tố tụng. Tức là tòa án sẽ xem xét vấn đề đó chứ không
phải là cơ quan điều tra.
Vì vậy, ngay trong kết luận điều tra, cơ quan công an đã đặt ra vấn
đề “đảm bảo tính nhân đạo”, theo chúng tôi, cần phải xem xét lại.
THEO GIÁO DỤC
Gia đình tỉ phú: Quyền lực mới của xã hội
Những thế hệ kế nghiệp
Rất nhiều tỉ phú trên sàn chứng khoán hiện nay (tầm 50-60 tuổi) đều
tự khởi nghiệp và làm giàu, có thể xem đây là thế hệ tỉ phú đầu tiên.
Nhưng trong vòng 5-10 năm tới, khi con cháu của họ (hiện đang ở tầm
20-30 tuổi) chính thức tiếp quản cơ nghiệp, sẽ có một thế hệ tỉ phú thứ
hai. Lúc này các gia đình tỉ phú sẽ gia tăng cả về số lượng, quy mô và
tầm ảnh hưởng.
Kế thừa nền tảng
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa một tỉ phú đơn lẻ và một gia đình
gồm nhiều tỉ phú. Trong phạm vi bài viết này đề cập đến 3 vấn đề, đó là
cách thức làm giàu, khả năng quản lý cơ nghiệp và ảnh hưởng đối với xã
hội của tỉ phú và các gia đình tỉ phú. Một gia đình có nhiều tỉ phú, gắn
kết, tương trợ lẫn nhau để tiếp tục làm giàu hiệu quả sẽ gia tăng gấp
bội so với một tỉ phú. Nếu một gia đình duy trì sự giàu có qua nhiều thế
hệ, có nhiều tỉ phú cho thấy họ có cách làm giàu bền vững.
Nhiều người vẫn có ác cảm với một số người giàu, cho là cách làm giàu
có vấn đề. Nhưng những ác cảm như vậy sẽ sớm biến mất, nhất là khi thế
hệ F2 tiếp nối cơ nghiệp của các tỉ phú F1. Lúc đó chỉ những người giỏi,
những mô hình kinh doanh hiệu quả, minh bạch, công ty có trách nhiệm xã
hội mới có thể tồn tại. Điều này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn nữa nếu các
công ty đó niêm yết trên TTCK, vì có thể huy động thêm nhiều nguồn lực
và cả sự giám sát, phản biện để phát triển một cách bền vững.
Tại nước ngoài, những gia đình như thế này rất được nể trọng. Họ được
nể trọng không phải bởi họ giàu mà là ở khả năng làm việc cật lực, sáng
tạo và duy trì được nó. Tại Việt Nam hiện đã có thống kê các gia đình
tỉ phú trên sàn chứng khoán, nhưng phần lớn các mối liên kết nằm ở thế
hệ đầu (tạm gọi là F1), thế hệ thứ hai như anh-em, vợ-chồng (tạm gọi là
thế hệ F2) vẫn đang trong giai đoạn được đào luyện.
Một số F2 hiện đang còn đi học, số khác có thể đang làm việc tại bên
ngoài, cũng có những công ty có F2 đang làm việc, nhưng lại ở các vị trí
quản lý cấp trung. Rất ít trường hợp F2 đứng mũi chịu sào, lèo lái công
ty nên thành công lại càng hiếm hoi.
Lợi thế lớn nhất của F2 không nằm ở khối lượng tài sản họ được thừa
hưởng mà đó là tầm nhìn, kinh nghiệm, cách thức quản lý tiền bạc của F1.
Những ai sở hữu kho tài nguyên vô giá này biết kết hợp với những kiến
thức bài bản về quản lý, kinh doanh sẽ trở thành những doanh nhân xuất
sắc, song với điều kiện các tỉ phú F1 đầu tư cho con cái được học hành
đến nơi đến chốn.
Hiện không ít con cái của các tỉ phú học giỏi, có học vị cao, nên
trong tương lai gần chúng ta sẽ có một thế hệ doanh nhân không chỉ giỏi
làm ra tiền mà còn được đánh giá rất cao về mặt tri thức. Không ít con
em của các tỉ phú F1 đã đi học nước ngoài, đây cũng là nền tảng để sau
này đưa công ty của gia đình tỉ phú mở mang thị trường mang tầm quốc tế.
Vậy nên, sẽ có nhiều doanh nhân F2 không chỉ quản lý cơ nghiệp sẵn có
của cha ông, mà có thể tự mình chuyển hướng sang những ngành nghề khác
để từ đó tạo thành những tập đoàn đa ngành, đa nghề với quy mô cực lớn.
Nói đến đây, nhiều người sẽ nghĩ rằng thế hệ F2 và cả sau này là F3, F4
có “số hưởng”, nhưng thực tế không dễ dàng như vậy.
Áp lực của F2
Áp lực đầu tiên chính từ… bản thân F2. Đã từng có câu chuyện có người
hỏi con trai của một tỉ phú trên sàn chứng khoán tại sao không nỗ lực
để được như cha của mình? Câu trả lời là “ba tôi là con của nông dân,
còn tôi là con của… tỉ phú”. Sống trong nhung lụa, sung sướng dễ làm cho
con người thỏa mãn và mất đi động lực phấn đấu.
Gia đình tiền tỷ đang dần xuất hiện ở VN
Thế nên, việc con cái của các tỉ phú nói riêng và những người giàu
nói chung tiếp tục kinh doanh, làm giàu cho bản thân, cho gia đình cũng
đòi hỏi ý chí và sự cầu tiến rất cao. Trong thực tế, có những gia đình
cha mẹ rất giàu có, nhưng con cái nhiều khi lại không chọn theo con
đường kinh doanh mà rẽ ngang sang làm nghệ thuật, hoặc chỉ chọn một cuộc
sống bình thường.
Áp lực kế tiếp chính là từ F1, khi cái bóng quá lớn của họ có thể
khiến con cái mình bị “ngợp” thực sự. Những câu chuyện chẳng hạn như ông
chủ tịch HĐQT này hay tổng giám đốc nọ nhường ghế cho con em mình nắm
giữ nhưng thực ra vẫn quyết mọi vấn đề quan trọng khá phổ biến.
Có thể F2 chưa đủ độ “cứng” nên F1 vẫn phải tương trợ hoặc F2 không
đủ tầm. Nhưng ở chiều ngược lại, F1 cũng có thể gặp vấn đề trong quá
trình chuyển giao quyền lực trong công ty. Hiện tại có những công ty mà ở
đó ảnh hưởng của những người sáng lập bao trùm, nhưng một điều chắc
chắn là khi con cái của những vị này lên thay, mô hình quản trị sẽ thay
đổi. Nhưng thay đổi thế nào, phân quyền như thế nào để không gây xung
đột lợi ích là một bài toán không dễ giải.
Những cổ đông sáng lập có thể rất thân tình với nhau, nhưng con cái
của những cổ đông này có quan hệ tốt với nhau hay không chưa chắc. Hay
trong quan hệ với các đối tác, họ có thể nể trọng F1 phần nào, nhưng nếu
là F2 sẽ có những thay đổi nhất định. Đó là lý do vì sao trong những
năm qua đã có những chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc chủ động rời ghế
nhưng cuối cùng vẫn phải quay lại vì người lên thay (có thể là con em)
chưa đủ tầm.
Trong thời gian tới đây, không ít công ty sẽ xuất hiện những rủi ro
hay cơ hội liên quan đến việc chuyển giao các vị trí quan trọng như chủ
tịch HĐQT hay tổng giám đốc. Công ty tiếp tục lớn mạnh, bứt phá hay đi
xuống sẽ phụ thuộc vào việc chuyển giao có thành công hay không. Vậy
nên, ngoài việc chú ý đến hoạt động kinh doanh, các cổ đông cũng phải
chú ý đến kế hoạch chuyển giao của công ty như thế nào, đã chuẩn bị đội
ngũ kế cận đến đâu.
Tỉ phú và trách nhiệm xã hội
Theo thời gian, số lượng tỉ phú trong một gia đình tỉ phú sẽ tăng
lên, tốc độ giàu có của các gia đình này cũng có thể cao hơn mức trung
bình của xã hội. Các công ty thuộc những gia đình này không chỉ được
đánh giá cao về hoạt động kinh doanh hay việc tích lũy tài sản, mà còn ở
sự ổn định, truyền thống lâu đời. Một người bạn của tôi có đặt câu hỏi
rằng đến khi nào chúng ta mới có những tỉ phú như Bill Gates, Warren
Buffett, Mark Zuckerberg… sẽ hiến một phần lớn, thậm chí toàn bộ tài sản
của mình làm từ thiện?
Tôi nghĩ đây là một vấn đề khá thú vị mang tính hệ quả của một quá
trình làm giàu-tích lũy-cho đi. Không ít tỉ phú trên thế giới xuất phát
điểm của họ dù chưa phải là tỉ phú, nhưng cũng là gia đình trung lưu
hoặc thượng lưu và trải qua nhiều thế hệ như vậy. Họ đã biết cách quản
lý tiền, cách cho đi và cũng được tích lũy theo thời gian.
Tại Việt Nam cũng có nhiều tỉ phú vẫn phải tiếp tục làm giàu, phát
triển quy mô của công ty, cơ nghiệp của mình đang gầy dựng và vẫn đang
trong quá trình tích lũy. Họ cũng đóng góp cho xã hội rất tích cực, nên
đây cũng sẽ là những cơ sở để các thế hệ F2, F3… tiếp tục phát huy.
Những người giàu hơn sẽ ý thức được trách nhiệm với xã hội nhiều hơn.
Trách nhiệm ở đây trước tiên là phải hoạt động kinh doanh bài bản,
tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch để tạo ra môi trường kinh doanh
lành mạnh cho xã hội và cho chính họ, sau đó mới đến các hoạt động mang
tính chất thiện nguyện. Những hoạt động xã hội của các tỉ phú dần dần
sẽ có một chiến lược dài hơi hơn, kiểu như các chương trình tài trợ cho
phát triển y tế của tỉ phú Bill Gates.
THEO SGĐT
Gần 9000 doanh nghiệp giải thể trong tháng 1/2014
Trong tháng 1/2014, cả nước có gần 9,000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin trên được bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày hôm qua 11/2.
Bộ KH và ĐT đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
vẫn còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động vẫn
nhiều.
Tuy nhiên, cũng theo Bộ này, thì trong tháng giêng vừa qua, VN cũng
có khoảng 6.900 doanh nghiệp được thành lập mới, với số vốn đăng ký trên
43.000 tỷ đồng. Đồng thời, có khoảng 2.400 doanh nghiệp tạm dừng hoạt
động đã quay trở lại hoạt động, tập trung chủ yếu ở 2 vùng kinh tế trọng
điểm là: vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.
THEO RFA
TRẢM 100.000 biên chế: Sẽ được gì với 8.000 tỷ?
Với 8.000 tỷ đồng phục vụ cho việc tinh giản 100.000 biên
chế, liệu bộ máy công chức có được tinh gọn, chất lượng công chức có
được nâng lên?
Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo nghị định về việc tinh giản 100.000
biên chế và triển khai lấy ý kiến các bộ ngành cùng nhân dân. Dự thảo
này vừa đưa ra đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Tuy nhiên, đây
không phải lần đầu tiên vấn đề công chức được mổ xẻ, bàn bạc nhiều như
vậy.
Còn nhớ mới đây dư luận đã dậy sóng khi Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hà
Nội Trần Trọng Dực bất ngờ thông tin ngay giữa kỳ họp HĐND rằng “chạy”
công chức ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng. Nhưng làn sóng ấy cũng sớm
lặng đi, bởi thông tin ông Trần Trọng Dực đưa ra cũng chỉ là nghe ngóng
từ dư luận. Và khi Hà Nội vào cuộc điều tra thì không phát hiện ra
trường hợp nào bỏ ra 100 triệu “chạy” công chức.
Rồi sau đó, dư luận lại được phen giật mình khi Phó Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc lại đưa ra con số 30% cán bộ công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp
về” – có cũng được, mà không có cũng chẳng sao. Nhưng sau đó, tại phiên
họp Quốc hội cuối năm 2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã
“dập lửa” dư luận khi phủ nhận thông tin về con số 30% công chức “cắp
ô”. Bộ trưởng Bình còn “chuyển lời” từ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
rằng, số lượng 30% cán bộ “cắp ô” ông cũng chỉ nghe đồn trong dư luận
chứ không hề khẳng định điều đó.
Với dự thảo vừa được Bộ Nội vụ hoàn tất, trong thời gian 6 năm (2014 –
2020) sẽ tinh giản khoảng 100.000 người trong bộ máy biên chế. Kèm theo
đó nhà nước sẽ phải bỏ ra khoảng 8.000 tỷ đồng để giải quyết cho 80.000
người (80%) “về hưu sớm”. Điều nhiều người quan tâm lúc này: Liệu với
8.000 tỷ đồng ấy sẽ đổi lại được gì? Bộ máy công chức có bớt cồng kềnh?
Chất lượng công chức có được nâng lên?
Tiêu chí xếp loại công chức cũng được ban soạn thảo đưa ra khá cụ thể
theo nhiều cấp độ. Nhưng việc loại bỏ công chức sẽ phải tiến hành thế
nào đây? Liệu phần thừa sẽ được cắt bỏ theo đúng nghĩa, hay người ta lại
cắt vào “phần da”, “phần thịt” của cái “cơ thể” kia?
Nói đến đội ngũ công chức không làm được việc, người ta nghĩ ngay đến
những thành phần mà bấy lâu nay vẫn thường quen gọi là “con ông cháu
cha”. Giả sử điều này đúng thì các cơ quan công quyền có dám dũng cảm
loại bỏ? Hay vì nể nang mà phải khoanh vùng, né tránh, rồi lại đưa những
thành phần không thuộc diện “con ông cháu cha” để “tế thần”?…
Còn nữa, 8.000 tỷ đồng ngân sách cũng là tiền của nhân dân. Thực tế
cho thấy, nhiều vị trí trong biên chế chỉ đơn thuần “cuối tháng lĩnh
lương, chờ ngày nghỉ hưu” không phải hiếm. Nhiều người trong số này cũng
mong muốn nhận “một cục” và được về hưu sớm.
Liệu sau khi cắt giảm một số lượng lớn như vậy, bộ máy công chức có
bớt cồng kềnh không, hay các tổ chức, đơn vị lại cắt một, tuyển thêm
một, thêm hai? Bởi bên cạnh việc phê phán bộ máy cồng kềnh, đâu đâu bây
giờ cũng than thở chuyện thiếu hụt nhân lực. Đâu đâu cũng thiết tha mong
muốn được tăng cường biên chế cho bộ máy vận hành thêm hiệu quả.
Nếu tinh giản mà không giảm được số người và tăng hiệu quả công việc thì số tiền 8.000 tỷ đồng lúc đó sẽ đổi lại được gì?
Tất nhiên, với những công chức “về hưu sớm” sẽ phải đối mặt với những
khó khăn, việc nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng này cũng là việc nên
làm. Tuy nhiên điều này cũng khiến không ít người phải trăn trở. Bởi
trong khi “người nhà nước” được quan tâm, ưu ái như vậy, thì bên cạnh đó
vẫn còn hàng vạn, hàng triệu lao động đang làm việc ở các tổ chức,
doanh nghiệp tư nhân có thể bị mất việc bất cứ lúc nào. Mà khi đã mất
việc rồi thì…”tự thân vận động”!
Sự công bằng đôi khi thật khó! 80.000 người “về hưu sớm” cần được
giúp đỡ, hỗ trợ từ phía nhà nước sau chừng ấy năm cống hiến, nhưng số
tiền không nhỏ trên sẽ thành lãng phí, công cốc nếu chất lượng công chức
không được cải thiện.
Theo Infonet
Bất ngờ phát hiện bức ảnh “O du kích nhỏ” thứ hai
(Dân trí) - Nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Bill Hardt vốn nổi
tiếng với những bức ảnh chụp tại Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Trong đó, nổi bật nhất phải kể tới bức ảnh được ví như bức “O du kích
nhỏ” thứ hai.
Thomas Bill Hardt đã từng xuất bản những cuốn sách ảnh, tổ
chức những triển lãm ảnh về Việt Nam trong thời kỳ đất nước ta đang trải
qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần giúp người dân thế giới hiểu
hơn về Việt Nam.
Tuy đến Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh khói lửa nhưng Bill
Hardt chọn cho mình một lối đi riêng, ông không đi ra trận tiền để ghi
lại những hình ảnh khốc liệt nhất, thay vào đó, ông sống ở hậu phương,
quan sát và hòa mình vào đời sống của những người dân bình thường, để
ghi lại những tác động của cuộc chiến đối với họ.
Ảnh của Bill Hardt vì thế vừa là ảnh thời sự, ảnh tư liệu nhưng cũng
mang hơi hướng của ảnh nghệ thuật, thấm đẫm hơi thở đời sống và cảm xúc
người chụp.
Xem ảnh của ông, có thể thấy Bill Hardt là người bạn của nhân dân
Việt Nam. Khoảnh khắc, màu sắc, góc máy, không khí… trong ảnh ông đều
toát lên một sự ấm áp, chân tình, một sự nâng niu, ca ngợi mà Bill Hardt
dành cho đất nước - con người Việt Nam.
Nhiếp ảnh gia Thomas Bill Hardt giờ đã ở tuổi 77.
Ảnh ông hoàn toàn không có bất cứ một mưu toan, tính toán nào về
chính trị, cũng không hề lạnh lùng, xa lạ với cách nhìn của một người
ngoài cuộc. Ông không chỉ phản ánh hiện thực mà còn thể hiện tình cảm
của mình trước hiện thực sinh động đang được chứng kiến. Thomas Bill
Hardt, vì vậy, đã phản ánh sự việc bằng cả cái tâm, cái tình của người
chụp.
Trên trang ảnh cá nhân của mình, Thomas Bill Hardt đã công bố rất
nhiều bức ảnh về Việt Nam. Trong những bức ảnh này, gây ấn tượng nhất
với người xem phải kể tới bức nữ chiến sĩ du kích miền Bắc Việt Nam
giương cao súng khống chế một lính Mỹ. Bức ảnh được chụp hồi tháng
7/1967.
Một câu chuyện bên lề về bức ảnh này, đó là 31 năm sau, Bill Hardt có
dịp gặp lại người lính Mỹ trong bức ảnh năm xưa, lúc này đã là một cựu
quân nhân. Người đàn ông đã rất cảm ơn Bill Hardt bởi nhờ bức ảnh này mà
gia đình của người cựu quân nhân khi đó mới biết rằng anh vẫn còn sống
sót, khỏe mạnh và lành lặn.
Bức ảnh của Bill Hardt khi đó đã xuất hiện trên nhiều tờ báo.
Từ trước đến nay, người Việt Nam vốn đã rất quen thuộc với bức ảnh “O
du kích nhỏ” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Thoan chụp hồi tháng 9/1965.
Hình ảnh nữ chiến sĩ du kích Việt Nam với vóc dáng bé nhỏ lại khống
chế được tên lính Mỹ cao lớn vốn đã trở thành hình ảnh đẹp trong tâm trí
người dân Việt Nam. Bức ảnh “O du kích nhỏ” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan
Thoan, vì vậy, được coi là một bức hình kinh điển của nhiếp ảnh thời
chiến.
Năm 1966, bức ảnh “O du kích nhỏ” được trưng bày trong triển lãm ảnh
toàn quốc. Khi xem bức ảnh này, nhà thơ Tố Hữu đã nảy ra những câu thơ
ngẫu hứng rất hay, được nhiều người thuộc lòng. Cho tới giờ, đây vẫn có
thể coi là mẫu mực của thể loại thơ “xem ảnh đề thơ” hay “vịnh ảnh”:
O du kích nhỏ giương cao súng.
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu.
Ra thế! To gan hơn béo bụng.
Anh hùng đâu cứ phải mày râu!
Bức ảnh “O du kích nhỏ” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Thoan.
Giờ đây, xuất hiện một bức “O du kích nhỏ” thứ hai, quả thực là một
điều bất ngờ, cho thấy rằng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến
đấu đã không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiếp ảnh gia trong nước mà
còn gây được sự cảm phục đối với nhiếp ảnh gia nước ngoài.
Tin: Bích NgọcẢnh: Thomas Bill Hardt (Flickr)
Tin nóng: côn đồ do Ecopark thuê bắn dân Văn Giang!
|
Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa cải của quân ăn cướp Ecopark... |
Chiều qua, khi dân Phụng Công, xã Văn Giang ra đồng làm ruộng thì bị
đám xã hội đen dùng súng hoa cải bắn thẳng vào dân, hai người bị thương ở
phần nhẹ, sau khi sơ cứu đã về nhà, còn một người bị bắn nặng đang cấp
cứu tại Bệnh viện Việt Đức Hà nội. Tin từ FB:
"Chiều hôm qua ngày 10/2/2014 tại xã Phụng Công (một trong ba xã bị
Ecopark cướp ở Văn Giang) lực lượng thi công của Ecopark đã tiếp tục tổ
chức lễ khởi công để cướp phần ruộng chưa đền bù. Nhân dân xã Phụng
Công ra phản đối thì bị đầu gấu rút súng hoa cải bắn bị thương 3 người.
Đến hiện tại 2 người bị nhẹ đã được sơ cứu và đã về nhà. Một người bị
rất nặng đang cấp cứu ở bệnh viện Việt Đức và đến nay vẫn chưa gắp được
hết đạn ra. Người nhà nạn nhân này đang túc trực tại bệnh viện. Các cơ
quan truyền thông có thể liên lạc riêng với tôi để lấy số liên lạc.
Hiện tại ở Văn Giang đang rất nóng, hoàn toàn không có một bóng công an
nào mà chỉ toàn xã hội đen đi nghênh ngang khắp nơi với ít nhất 3 khẩu
hoa cải nòng dài. Kính mong bà con xa gần quan tâm giúp đỡ và về trợ
giúp nhân dân Văn Giang, đặc biệt là các phóng viên chiến trường với
máy ảnh tele... Xin cảm ơn mọi người đã đọc tin tức và mong được share
rộng rãi tin này!
Tên trùm xã hội đen đã bắn dân Phụng Công ngày hôm qua là Hậu Gỗ, số điện thoại: 0912305570
Vừa nhận thêm tin nhắn nguyên văn như sau: thằng Hanh bắn súng số điện thoại 0979698517
Tuyên số: 0977832122 là đệ tử."
Hiện chúng tôi đang cập nhật các clip và ảnh về vụ việc nghiêm trọng này để đưa lên công luận, bạn đọc chú ý đón xem.
Theo blog Xuân Việt Nam
Con đường TPP của VN ‘còn nhiều ổ gà’
|
Lãnh đạo VN và Hoa Kỳ cam kết đẩy mạnh đàm phán TPP hồi tháng 7 năm 2013. |
|
Việt Nam tin rằng sẽ có thêm lợi ích từ Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng trước mắt còn gặp nhiều trở ngại.
Trong bài viết 'Vietnam and the TPP Traverse Rough Seas Towards Promised
Land' trên trang Bấm www.vietnam-briefing.com, tác giả Edward
Barbour-Lacey cũng nói về những rủi ro khi Hà Nội đặt bút ký TPP.
TPP được xem là thỏa thuận chiếm 40% GDP toàn cầu và chiếm khoảng 30% mậu dịch quốc tế.
TPP cũng được chính quyền Hoa Kỳ xem là cách để Washington củng cố quan
hệ với các nước châu Á để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việt Nam tin rằng TPP sẽ tạo điều kiện tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu
tại các thị trường mới, cũng như duy trì các thị trường truyền thống.
Trong những năm qua, 50% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ các nước thành viên TPP.
TPP dự kiến sẽ giúp nhiều ngành tại Việt Nam như may mặc, giày da, đồ
gỗ…và khiến các sản phẩm của Việt Nam cạn tranh hơn các sản phẩm của
Trung Quốc bởi Trung Quốc không tham gia TPP.
Hơn nữa, TPP sẽ giúp Việt Nam tạo môi trường luật pháp minh bạch hơn
trong bối cảnh Hà Nội đang sửa đổi các văn bản liên quan tới đầu tư,
luật đất đai và đấu thầu.
'Hệ quả tiêu cực'
Khi ta xem các thỏa thuận mậu dịch tự do khác từng có trong lịch sử,
có thể biện luận rằng lợi ích kinh tế là nhiều hơn chi phí phát sinh từ
các thỏa thuận như TPP"
|
Tuy nhiên, chặng đường tới hoàn tất đàm phán TPP không dễ dàng.
Tác giả bài viết nhận định điều ông gọi là “TPP có thể có một số hệ quả tiêu cực với Việt Nam.”
“Đặc biệt là việc tăng cạnh tranh mạnh từ các nước có thể làm tê liệt một số khu vực kinh doanh quản ly yếu kém của Việt Nam.
“Ngoài ra, trong một số lĩnh vực Việt Nam có lợi thế như các sản phẩm
nông nghiệp thì Việt Nam sẽ không thể tận dụng được việc giảm thuế.
Thậm chí ngay ở Hoa Kỳ TPP không phải được tất cả âu yếm. Hiện có cuộc
chiến giữa khu vực có lao động được tổ chức tốt (có nghiệp đoàn) với các
công ty đa quốc gia vốn hưởng lợi chủ yếu từ TPP.
“Những người phản đối gọi thỏa thuận này là “lén lút, phi dân chủ và giết chết việc làm”
“Khi ta xem các thỏa thuận mậu dịch tự do khác từng có trong lịch sử, có
thể biện luận rằng lợi ích kinh tế là nhiều hơn chi phí phát sinh từ
các thỏa thuận như TPP.
Tác giả, cũng bàn về dự luật nông nghiệp Hoa Kỳ đã tạo ra những điểm gây
tranh cãi theo đó có một điều khoản cho phép Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
triển khai chương trình kiểm tra cá tra của Việt Nam vì lý do an toàn
thực phẩm.
Xuất khẩu VN sang Hoa Kỳ 2013
- Hàng dệt và may mặc (8.61 tỉ USD)
- Giày da (2.63 tỉ USD)
- Đồ gỗ (1.98 tỉ USD)
- Máy tính, đồ điện tử (1.47 tỉ USD)
- Thủy sản (1.46 tỉ USD)
- Máy móc, công cụ, phụ kiện (1.01 tỉ USD)
|
Tuy nhiên ngay cả một cơ quan thanh tra độc lập của Quốc hội Hoa Kỳ
(Bấm GAO) đã gọi chương trình này là “lãng phí và không cần thiết.”
Việt Nam đang có động thái trả đũa để bảo vệ ngành cá tra và nhiều nhà
phân tích tin rằng Hà Nội có thể đưa chủ đề này ra kiện tại WTO và rằng
có khả năng việc thực hiện TPP có thể bị trì hoãn.
Trong năm 2013 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 21.3% so với năm
trước đó, đạt 23.87 tỉ USD. Tức là 18% xuất khẩu của Việt Nam là sang
Hoa Kỳ.
Việt Nam nhập hàng hóa trị giá 5.23 tỉ USD từ Hoa Kỳ trong năm 2013, tăng 8.3% so với 2012.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều kêu gọi Hoa Kỳ hoàn tất thỏa thuận khung TPP
trước chuyến thăm của Tổng thống Obama sang châu Á vào tháng Tư.
Cả hai nước lo ngại rằng nếu Hoa Kỳ càng cần nhiều thời gian để hoàn tất
quá trình này thì lại càng có thêm khả năng Hoa Kỳ sẽ đưa ra thêm các
thay đổi đối với thỏa thuận.
Tin vui, như báo Japan Times đưa, là cả hai nước đều ủng hộ Hoa Kỳ mạnh
trong vai trò tại châu Á và xem Washington có ảnh hưởng làm ổn định khu
vực hiện có các tranh chấp lãnh thổ, tác giả Edward Barbour-Lacey kết
luận.
'Thế lực cản TPP'
|
Ông Kerry từng nói ông đã trao đổi thẳng thắn và cởi mở với người tương nhiệm phía VN về một loạt các chủ đề bao gồm nhân quyền. |
|
Cho tới nay chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo Việt Nam phải có cải thiện nhân
quyền rõ rệt như một trong các điều kiện để sớm hoàn tất vòng đàm phán
TPP.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 02/02/2014, tiến sỹ kinh tế
Phạm Chí Dũng nói với BBC về điều ông gọi là có thể một thế lực trong
nội bộ đảng và ngành an ninh vốn không muốn Việt Nam "gần gũi với phương
Tây" và không muốn Việt Nam ký TPP.
Ông Dũng, trong một bài viết khác cho BBC, cũng từng bình luận rằng
khoảng 80-90% nguyên phụ liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của nển
kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và Nhà nước Việt Nam sẽ
vào thế khó xử khi bắt buộc phải chuyển đổi vùng nhập khẩu nguyên liệu.
"TPP dĩ nhiên là một lối thoát, thậm chí là một lối mở tươi lành nhất mà
chính thể một đảng ở Việt Nam có thể vận dụng để ít nhất cũng tạm làm
yên lòng dân chúng, hạn chế được phần nào những phẫn uất của dân nghèo
về sự tàn bạo của các nhóm lợi ích, và cách nào đó tạm thời kìm giữ
những ý tưởng hoặc hành động cần phải thay đổi thể chế chính trị.
"Thế nhưng điều kỳ lạ là dù vẫn ngầm xem TPP là một cái phao cứu sinh,
trong suốt ba năm qua Hà Nội vẫn hầu như chẳng làm gì để bổ túc cho hồ
sơ ứng cử viên TPP như cải cách kinh tế và giảm tính độc quyền của khối
doanh nghiệp nhà nước, tăng tính minh bạch và tính hữu dụng cho cuộc
chiến chống tham nhũng, kể cả một số vấn đề liên quan khác như môi
trường, quyền lập hội lao động…", nhà báo bị cấm xuất cảnh và bị thu hộ
chiếu mới đây bình luận.
Theo BBC
Uẩn khúc đằng sau vụ câu lưu Nguyễn Bắc Truyển
|
Ông Nguyễn Bắc Truyễn |
|
Ngày 09/02/2014, ông Nguyễn Bắc Truyển,
cựu doanh nhân, cựu tù nhân lương tâm, giải thưởng nhân quyền
Hellman/Hammet 2011 bị công an Đồng Tháp huy động súng ống phối hợp với
cảnh sát hình sự Thành phố Hồ Chí Minh bắt điều tra với lý do « công nợ
».
Trả lời phỏng vấn của RFI vào đêm hôm qua 10/02/2014, sau khi được thả,
ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết sẽ tìm hiểu những khuất tất đằng sau vụ
án mà công an gọi là « công nợ ».
Ông Nguyễn Bắc Truyển khẳng định công an tỉnh Đồng Tháp nhiều lần đe dọa
tính mạng ông và gia đình vợ sắp cưới vì các hoạt động nhân quyền và
tôn giáo. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào lúc 22 giờ giờ Sài gòn ngày
10/02/2014.
Sáng nay 11/02/2014, theo tin của mạng Dòng Chúa Cứu Thế, ông Nguyễn Bắc
Truyển cho biết đã gặp một « chủ nợ » là bà Quý Loan. Người chủ nợ này
rất mừng, xác nhận là không hề thưa kiện ông Nguyễn Bắc Truyển nhưng cho
biết có công an đến tận nhà ép bà ký đơn.
Trong theo nguồn tin này, an ninh Đồng Tháp bao vây khu phố nhà cô Bùi
thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông Nguyễn Bắc Truyển, ở xã Long Hưng B,
huyện Lấp Vò. Hàng chục bạn hữu, tu sĩ, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khi
đến thăm đã bị chận đánh và bắt chở đi không rõ về đâu. Qua điện thoại
cô Kim Phượng xác nhận tin này. RFI chưa liên lạc được với ông Nguyễn
Bắc Truyển
Tú Anh
Theo RFI
Danlambao 12/2/2014.
Video: Chị Bùi Hằng và bà con bị CA Đồng Tháp bắt trói trên xe tù
CTV Danlambao
– Lúc 11:30′ trưa ngày 11/2/2014, chị Bùi Thị Minh Hằng và nhiều bà con
tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã bị côn an đánh đập và bắt giam khi đến thăm
gia đình vợ anh Nguyễn Bắc Truyển tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện
Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Tổng cộng khoảng 22 người đã bị công an dùng gậy ba trắc đánh đập tàn
bạo, ít nhất 5 người bị đánh đến ngất xỉu. Tất cả mọi người bị bắt trói
đưa về trụ sở CA huyện Lấp Vò, đồ đạc bị bọn chúng ngang nhiên cướp
trắng trên đường. Liên lạc bị cắt đứt hoàn toàn.
Gia đình chị Bùi Thị Minh Hằng thông báo, trong một cuộc điện thoại
chóng vánh, chị chỉ thều thào nói được một câu: “Mẹ bị chúng nó đánh
nhiều quá, toàn vào đầu thôi con…” nghe đến đấy thì mất tín hiệu.
Dieu Quyen (Danlambao)
– One day after nearly a hundred policemen forced their way into Mr
Truyen Nguyen ‘s residence to handcuff him and to take him all the way
to Saigon, apparently for “possessing other citizens’ property”, they
released him again.
Despite being charged with such a minor and unproven offence, nearly
one hundred policemen and undercover agents were brought in to surround
his home in Dong Thap province. After two days and one night surveiling
the house and making several threats, the police cut off the electricity
and internet, cut the metal lock to the front gate, broke down the
metal slider door and stomped into the property. They wrestled Mr Truyen
Nguyen to the ground, slapped him on the face, taped his mouth and put
handcuffs on him, despite he was the only male there and was unarmed.
They searched the house and took away all of his belongings, including
his laptop, camera and mobile phone. They also forcibly took his
wife-to-be Miss Phuong Kim Thi Bui to the local police station for
interrogation, for more than 5 hours.
Sài Gòn ngày 11/2/2014
Về Việc: Công An Đồng Tháp vi phạm kỷ cương phép nước, vi phạm pháp
luật khi bắt đánh đập tùy tiện phái đoàn những cựu Tù Nhân Lương Tâm
thăm viếng gia đình vợ Luật gia Nguyễn Bắc Truyển sáng ngày 11/2/2014
tại xã Hưng Long B, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.
CTV Danlambao
– Theo tin khẩn báo lúc 21h:15′, tối ngày 11/2/2014, công an sắc phục
và dân phòng đã đổ quân tấn công vào nhà thờ Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội).
Nhà thờ sau đó đã đánh trống, rung chuông báo động khẩn cấp.
Trang
Facebook SV CG Việt Nam vừa
loan tin báo động cho biết: SOS – Công An đang tấn công nhà thờ Thái Hà
– Hà Nội. Nhà thờ đang đánh trống kéo chuông. Yêu cầu giáo dân và sinh
viên ở Hà Nội đến ngay nhà thờ để cứu giúp các nhà Dòng. Những người ở
xa xin hiệp ý cầu nguyện cho nhà Dòng và các cha.
Như Ngọc (Danlambao)
– According to an urgent report from Hanoi, at 10:15 p.m. on February
11, 2014, uniformed police and regime-hired security guards attacked
Thai Ha Church in Dong Da District, Hanoi. Thai Ha parishioners are
currently ringing church bells and beating drums for help.
VRNs ( 11.02.2014) – Sài Gòn
– “Chiều hôm qua, ngày 10.02.2014, tại xã Phụng Công, huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên, lực lượng thi công của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Đô thị Việt Hưng làm lễ thi công, cho máy ủi, máy xúc đến ủi khu
vực đất của bà con Văn Giang. Bà con ra giữ đất nhưng đã bị côn đồ dùng 3
khẩu súng hoa cải bắt vào người dân, khiến cho 5 người bị thương, trong
đó 4 người bị thương nhẹ và đã được sơ cứu, còn 1 người đang cấp cứu
trong bệnh viện Việt Đức vì viên đạn nằm ở vị trí nguy hiểm chưa thể mổ
lấy ra được”. Ông Dật, một trong những người dân oan Văn Giang cho VRNs
biết.
CTV Danlambao
– Từ nhà tù Hỏa Lò, luật sư Lê Quốc Quân tiếp tục đấu tranh tuyệt thực
đến ngày thứ 10 liên tiếp để phản đối chế độ lao tù cộng sản khắc
nghiệt. Đây là cuộc tuyệt thực lần thứ 3 của LS Quân tại nhà tù khét
tiếng Hỏa Lò kể từ khi ông bị bắt giam vào năm 2012.
Hôm 10/2, luật sư riêng của ông Quân đã
trực tiếp đến nhà tù để thăm gặp và làm thủ tục bào chữa cho phiên tòa
dự kiến diễn ra vào ngày 18/2 sắp tới.
Đoan Trang (Danlambao) –
Cơ
chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và
không có tính ràng buộc với quốc gia nào. Tuy nhiên, vẫn có những cách
để những nạn nhân bị vi phạm nhân quyền ở Việt Nam dựa vào quốc tế để
bảo vệ quyền của mình và những người khác.
Một ngày trước phiên điều trần UPR của
Chính phủ Việt Nam, phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền
Việt Nam đã gặp một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc
về Nhân quyền. Ông vốn là một luật sư, một chuyên gia về nhân quyền, và
rất hiểu về các cơ chế của Liên Hợp Quốc, chẳng hạn UPR (Kiểm điểm Định
kỳ Phổ quát) hay SR (Báo cáo viên Đặc biệt).
Ông đã cung cấp cho các nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam nhiều kiến
thức quý giá về hoạt động đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Vì lý do ”ngoại
giao” với Liên Hợp Quốc (LHQ), ông đề nghị giấu tên để cuộc trò chuyện
được thoải mái với những thông tin trung thực nhất có thể.
Kính Hòa (RFA)
– Ngày 13/5/2013 Tòa án tại thành phố HCM đưa ra bản án chung cuộc cho
cô Lô Thanh Thảo là 2 năm tù với tội danh tuyên truyền chống phá nhà
nước. Vừa qua cô Thảo được trả tự do và dành cho Kính Hòa một cuộc nói
chuyện về vụ án của cô. Trước tiên cô cho biết:
Cô Lô Thanh Thảo: Em bị kết án tội tuyên truyền chống nhà
nước. Em bị bắt hôm 26/3 ở số 35 Hồ Ngọc Lãm. Bữa đó em ra đó quay phim
chụp hình và bị bắt. Tối ngày 25 em có nói chuyện trên skype với chú
Nguyễn Khắc Long, chú có hỏi họ tên em, em ở với ai, một số thông tin cá
nhân của em rồi sau đó chú hướng dẫn em để chuẩn bị cho sáng ngày 26 ra
số 35 Hồ Ngọc Lãm để quay phim chụp hình…
Nguyễn Việt Nữ (Danlambao)
– Bánh vẽ có hình trông như thật, nhưng thực tế chỉ là chiếc bánh vẽ
trên giấy, chẳng bao giờ ăn được cho đỡ đói. Hồ Chí Minh đã từng là anh
Thợ Vẽ Nguyễn Ái Quốc kỳ tài, khi tìm được bức cẩm nang thần kỳ Mác-Lê
đã dụ được Đảng viên Cộng sản Chế Lan Viên tin tưởng mê say đi làm cách
mạng mùa thu để
“tìm cái nầy”, dù cả hai không biết
“cái nầy” là cái gì?
Bùi Tín (VOA)
– Cuộc sát hạch định kỳ (UPR) về nhân quyền ở Việt Nam vừa diễn ra ở
Genève. Chưa bao giờ người Việt Nam ta từ các phía hội tụ ở Genève đông
đến thế. Và trước thanh thiên bạch nhật, ngay giữa một trung tâm chính
trị-kinh tế-tài chính-du lịch và văn hóa hàng đầu của thế giới, nhà nước
CS Việt Nam vừa trình diễn một vở tuồng khá là đông khách xem tối
5/2/2014.
Bà Trần Thị Ngọc Minh cầm bức ảnh Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn
(Ảnh: Aleksandra Szyłło, amnesty.org.pl)
Trọng (Danlambao) – Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Ba Lan vừa phát động
chiến dịch viết thư cho Đỗ Thị Minh Hạnh, một tù nhân lương tâm chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 5 trong tù tại
Phân trại số 3, trại giam Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Đỗ Thị Minh Hạnh năm nay 28 tuổi, bị
bắt giam vào đầu năm 2010 vì tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi người
lao động. Hạnh bị kết án 7 năm tù giam, hai người bạn của cô là Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng bị kết án 9 năm tù và Đoàn Huy Chương bị 7 năm tù giam.
Le Nguyen (Danlambao) -
Qua nghiên cứu lịch sử cũng như qua quan sát thực tiễn về cung cách
sống và làm việc của đảng viên cộng sản lẫn tổ chức đảng cộng sản Việt
Nam cho chúng ta thấy rằng, cộng sản là một tập thể người không ra
người, ngợm không ra ngợm. Tổ chức tập thể nửa người nửa ngợm này: một
là không có tim; hai là không có óc; ba là không có cả hai thứ tim lẫn
óc; bốn là có tim óc nhưng đã bị cầm tù, không còn được quyền sở hữu
“chính chủ” nữa. Kết luận như thế có là ngoa ngôn lộng ngữ, có là nói
xấu phỉ báng tập thể cộng sản Việt Nam?
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Tác giả
“Khi Đồng Hương tháo chạy”
hôm nay phải “quét” thêm tập 2 này vì vừa đọc được tin Kắt Mạng lên
tiếng xác nhận đám đồng hương tháo chạy kia đúng là đồng hương thứ thiệt
của ông Đỗ Phủ, chứ không phải là người từ hành tinh khác xâm nhập trụ
sở LHQ như người viết đã căn cứ vào những hiện tượng lạ lùng và quái đản
mà người địa cầu chưa hề chứng kiến để kết luận một cách quả quyết.
Cập nhật: sau khi Danlambao đăng tải bài này, hình ảnh trên báo Đất Việt đã biến mất.
CTV Danlambao – Tờ báo của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, báo
Đất Việt
đã sử dụng hình ảnh phát bong bóng và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của
Mạng Lưới Blogger Việt Nam để minh họa cho bài viết nói về ‘những thành
tựu tích cực’ của chính phủ VN về nhân quyền.
Trong bức ảnh được báo Đất Việt sử dụng có hình ảnh quả bong bóng màu xanh, kèm theo dòng chữ “Quyền Con Người của Chúng Ta phải được tôn trọng”,
phía sau là hình ảnh blogger Hư Vô – Đào Trang Loan đang phân phát
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền… Đây là bức ảnh do CTV Danlambao chụp tại
công viên Thống Nhất (Hà Nội) trong buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc
tế Nhân Quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức vào ngày 8/12/2013
năm ngoái.
Chân truyền đệ tử Đức Thầy
Hãy nhìn di ảnh của Thầy hôm qua
Nằm trên sàn gạch xót xa
Nơi nhà chị Phượng trong ngày Tân Niên
Phạm Đình Trọng (Danlambao) -
Ngay trong cái tết xao xác, ảm đạm Giáp Ngọ do tham nhũng và do yếu kém
của bộ máy quản lý, điều hành đời sống đất nước đã đưa nền kinh tế đất
nước trượt sâu xuống vực thẳm, đẩy người dân vào cuộc sống vô cùng khốn
khó, người dân lại phải chứng kiến thêm những cái bi, những cái hài điển
hình của xã hội dưới ách độc tài.
Phan Châu Thành (Danlambao) -
Gần đây nhiều trường đại học trong nước, cả công lập lẫn tư thục, và có
lẽ cả xã hội quan tâm đào tạo chuyên nghiệp, đang bị sốc bởi quyết định
ngưng tuyển sinh 207 nghành đào tạo tại 71 trường Đại học (chưa kể cao
đẳng, Bộ sẽ “trảm” sau) của Bộ Đại học, từ 2014.
Lao Động -
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những
cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không
được phép lấp nó đ
i. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần
bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu
đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn,
không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học
và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội – nhận định với Lao Động về cuộc
chiến biên giới năm 1979.
VRNs ( 11.02.2014) – Sài Gòn –
“Nhà
cầm quyền cs VN không muốn bắt người ta về tội danh quốc gia bởi vì
những tội danh như Điều 79, Điều 88, Điều 258 đều bị cộng đồng quốc tế
lên án, do đó họ dựa vào những tội danh kinh tế để bò tù [những người
yêu nước] như vụ án của Luật sư Lê Quốc Quân. Sự việc của tôi liên quan
đến vay dân sự, tất cả được thỏa thuận tại tòa án dân sự và không cần
buộc tội tôi là lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản. Nên tất cả những cái này
là do công an đã dàn dựng và buộc những người bạn của tôi đứng ra khiện
thưa tôi.” Ông Nguyễn Bắc Truyển cho VRNs biết.
Phong Trần (ĐSPL) –
Gia đình nạn nhân cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc Chiến bị ngã chấn
thương sọ não là do bị chiến sĩ CSGT quăng dùi cui vào người.
Khi tham gia giao thông, vì không đội
mũ bảo hiểm, anh Đỗ Ngọc Chiến trú tại xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân,
Thanh Hóa đã bị CSGT huyện này ra hiệu lệnh dừng xe lại để kiểm tra hành
chính nhưng Chiến đã bỏ chạy. Thấy vậy, chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ
đã dùng chiếc dùi cui quăng vào người làm anh Chiến ngã xuống đường dẫn
đến chấn thương sọ não? Sự việc khiến cho nhiều người dân nơi đây bức
xúc.
Philipp Woschitz (Frontline Defenders) / (Người dịch Dieu Quyen (Danlambao) - Ngày
28-29 tháng 1 năm 2014, hai người bảo vệ nhân quyền từ Việt Nam đến
Brussels và gặp gỡ với đại diện của tất cả các tổ chức Âu châu để thảo
luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Chuyến viếng thăm này thật đặc biệt vì
ít nhất hai lý do. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên nhóm Bảo vệ nhân quyền
từ bên trong Việt Nam đã có thể đi đến châu Âu và chia sẻ những kinh
nghiệm làm việc cho nhân quyền tại đất nước của mình. Và thứ hai, chuyến
viếng thăm này xảy ra chỉ một tuần trước phiên họp Kiểm định định kỳ
thứ hai của Việt Nam. Đây là thời điểm thuận lợi nhất cho họ. Điều này
giải thích sự quan tâm đáng kể của Hội đồng Âu Châu và thành viên đối
với những lời tường thuật của bà Phạm Thị Đoan Trang và ông Nguyễn Anh
Tuấn, trong 1 cuộc họp có rất đông người tham dự (khoảng 70 người) những
người này thuộc Nhóm công tác Hội đồng Liên minh châu Âu về Nhân quyền
(COHOM), được phối hợp tổ chức với Ban Công tác về Châu Á và Châu Đại
Dương (COASI).
Nguyên Anh (Danlambao) -
Nhà cầm quyền luôn mở miệng nói hãnh diện là người Việt Nam, thậm chí
cánh truyền thông nhà vẹt còn có cả những chương trình rất ư là hãnh
diện vinh danh người Việt khắp năm châu khi họ thành đạt nơi xứ người.
Tuy nhiên những người được vinh danh cũng rất chọn lọc, tỷ như bà khoa
học gia Dương Nguyệt Ánh thì không được nhắc tới nhưng chú bé mồ côi lưu
lạc bên xứ Aldolf Hitle trở thành Phó Thủ tướng xứ người thì đảng ta
mừng rỡ bưng bê tung hô ngợp trời. Các tờ báo thi nhau đăng ảnh của anh
chàng Phó thủ (nay đã là cựu) mà quên mất cái background đằng sau lưng
ngài là lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng cho Dân Tộc Việt Nam thế mới
chết một cửa tứ…!
PHO (Danlambao)
Bia mộ liệt sỹ Việt Nam bị đục bỏ những hàng chữ về quân xâm lược Trung cộng.
Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) -
Chỉ còn đúng một tuần lễ nữa là tới dịp kỷ niệm tròn 36 năm ngày bọn
bành trướng Bắc Kinh dùng hơn 50 vạn quân tràn sang xâm lược 6 tỉnh Biên
Giới phía Bắc của nước ta gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,
Lao Cai, Lai Châu. Khoảng 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân
Trung Quốc đã bất ngờ tràn qua Biên Giới giết chết hơn 10 ngàn dân
thường trong đó chủ yếu là ông bà già, phụ nữ và trẻ con. Đặc biệt, vì
giặc Tàu tấn công đột ngột vào lúc sáng sớm nên nhiều đơn vị biên phòng
và tự vệ của ta đang ngủ đã bị giặc Tàu sát hại một cách dã man. Nhiều
người nay vẫn chưa tìm thấy xác do bị thất lạc, hoặc do đường biên giới
bị giặc Tàu lấn vào đất ta nên nhiều xác còn kẹt lại trên phần đất đang
bị Trung Quốc chiếm đóng.