- Khách SJ – Khía cạnh đạo đức và lý luận về vai trò của Mỹ liên quan đến trận hải chiến Hoàng Sa (Dân Luận).
<- BÁO NHÂN DÂN CÒN ĐÂU HÀO KHÍ OAI HÙNG CỦA MÙA XUÂN NĂM ẤY ?! (Tễu). – NGHĨA TRANG LIỆT SĨ NƠI BIÊN GIỚI (Đặng Huy Văn). “Đến đời Chiêu Thống thời Lê khả/ Biển đảo đất liền ký nhượng không/ Dâng biển, trao đất nhằm khẳng định/ Đảng trên Tổ Quốc – đảng là ông!/ Đến đời Chiêu Thống Nông mới lạ/ Đón giặc Tàu sang bán đất rừng/ Bô xít Tây Nguyên Nông nhượng cả/ Để Tàu ban tước sắc phong vương!”
- 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (1) (Chép Sử Việt).
- Dương Danh Huy “bóc mẽ” Trần Công Trục và tử huyệt của chính quyền CSVN về chủ quyền HS-TS, nhưng chưa hết! (BVN/CSV). “… phải nói rằng những ý kiến và lập luận của TS Dương Danh Huy trong bài viết dưới đây là rất hay, lật tẩy thẳng yếu huyệt dường như không có cách gì đỡ được của chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay.”
- Hoàn Cầu Thời báo “Việt Nam du dây giữa đồng minh Hoa Kỳ và huynh đệ Trung Quốc“: Vietnam dancing between US alliance and Chinese brotherhood (Global Times).
- Hồ Bạch Thảo: Cuộc vận động tự cường sau khi liên quân Anh, Pháp đánh Bắc Kinh (Diễn Đàn).
- “Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền” (PT). – Bắc Kinh lên án lời cảnh báo của Mỹ về vùng phòng không tại Biển Đông (RFI).
- Trung Quốc lại kiếm chuyện với Nhật Bản (NLĐ). – Trung, Nhật cùng ‘ve vãn’ Nga (Tin tức).
- Ông Kerry vào tâm bão (NLĐ). – Tư lệnh không quân Mỹ cảnh báo Trung Quốc (PLTP).
- Người tù bị bỏ quên Lô Thanh Thảo (RFA).
- Việt nam bắt lại cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển (RFI). – Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được trả tự do sau một ngày bị câu lưu (RFI). – Ông Nguyễn Bắc Truyển được công an cho về (RFA). – Phỏng vấn nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển sau khi được phóng thích (VOA).
- Vợ anh Nguyễn Bắc Truyển gửi thư kêu cứu cho chồng (DLB). – CA đã buộc phải thả anh Nguyễn Bắc Truyển (DLB). – Nguyễn Bắc Truyển được thả: yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện đúng pháp luật (DCCT). “Cơ quan Đồng Tháp chịu trách nhiệm gửi giấy mời cho tôi nhưng họ không gởi, mà họ đi cả một đoàn tới nhà của tôi và yêu cầu tôi ra xã làm việc nên tôi từ chối. Bởi vì, công an xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp làm việc rất vô trách nhiệm nên tôi không muốn làm việc với các cơ quan này. Tôi yêu cầu họ gửi giấy mời hay lệnh bắt nhưng họ không gửi mà họ bắt tôi và chuyển giao cho công an Tp. HCM”. - Gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển có quyền nhờ Luật sư tham gia tố tụng – trong trường hợp bắt khẩn cấp
- ÔNG NGÔ HÀO CHUYỂN VỀ TRẠI XUÂN PHƯỚC ĐỂ THI HÀNH ÁN (CĐVN). – Lưu Gia Lạc – Tin về thầy giáo Đinh Đăng Định: Cảm ơn sự mẫn cán (Dân Luận).
- UPR: Đối Thoại Giữa Người Và Bò (Việt Báo). – Một việc làm bất thường và lạc lõng! (ND).
- Khi Đồng Hương tháo chạy * (DLB). – Tin Không Lề – Ai sợ nhân quyền? (Dân Luận). “Hoan hô báo Đất Việt đã sử dụng hình ảnh bong bóng nhân quyền có dòng chữ ‘Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng‘ (mà các nhà hoạt động đã phát cho người dân trước đây nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12), để minh họa cho bài báo Hội đồng Nhân quyền LHQ ghi nhận thành tích của Việt Nam” – Báo nhà nước ủng hộ Mạng Lưới Blogger Việt Nam? (DLB).
- Lê Hiếu Đằng viết về Trần Quang Long (Diễn Đàn). – Bỏ Đảng vì ‘nhiều lý do khác nhau’ (BBC).
- Dân Văn giang tiếp tục khởi kiện cán bộ ra toà (Lê Hiền Đức). – Tốt-xấu & góc nhìn (Nguyễn Văn Thạnh). “Tương tự như vậy khi nghe nhận xét về tốt xấu của một chế độ. Tôi hay nghe lời khen: ‘chế độ ta là vô cùng tốt đẹp’. Cá nhân tôi thấy đây có thể là góc nhìn của bọn cướp vì chúng được bảo kê để cướp“.
- ‘Dân một đằng, chính quyền một nẻo’ (BBC). =>
- Phong trào ‘Tết trồng cây’, việc làm hình thức? (RFA).
- Nguyễn Duy Vinh: Tham nhũng: lỗi con người hay lỗi cơ chế? (Boxitvn).
- Xung quanh vụ cháy phòng làm việc của ông Vũ Trọng Kim ở MTTQ Việt Nam (Hữu Nguyên).
- Bộ Đại học VN vẫn quản lý ngành bằng phương cách “Cải cách ruộng đất”! (DLB).
- TIN NỔ – TIN RẤT LẤY LÀM TIẾC – TIN ĐỘT QUỴ (Nguyễn Quang Vinh).
- Đề án tinh giản biên chế: Nói dễ, khó làm (VTV). – Thi tuyển sẽ hạn chế chạy chức (NLĐ).
- Vụ trưởng văn phòng Chính phủ lái xe gây tai nạn liên hoàn (TT).
- Yêu cầu xác minh tố cáo làm sai số liệu tại Từ Liêm (TTXVN).
- Nộp phạt trực tiếp cho CSGT chỉ áp dụng ở nơi xa xôi hẻo lánh (DV). – Phạt giao thông tại chỗ: Tiện cho dân nhưng dễ tiêu cực? (PLTP).
- Được quyền kiện nhờ sửa luật (PLTP).
- Nhật Bản : Ứng viên ủng hộ năng lượng hạt nhân thắng cử thống đốc Tokyo (RFI).
- Cuộc chiến tranh lạnh kế tiếp: Những người có quyền quyết định (Phan Ba). “Ngày càng có nhiều thinktanks ở Trung Quốc, những cái ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ và Đảng. Được lắng nghe nhiều ví dụ như hiện nay là các nhà khoa học của Chinese Academy of Social Sciences (CASS)” . Ở Việt Nam có mỗi một cái thinktank thì cũng đã bị giải tán rồi!
- Đài Loan nêu vấn đề tự do báo chí trong cuộc gặp với Trung Quốc (RFI).
- Tập trận Mỹ-Hàn vào lúc có cuộc gặp giữa các gia đình Triều Tiên bị ly tán (RFI). – Nhật Bản có thể sử dụng quyền phòng thủ tập thể nếu Triều Tiên tấn công Mỹ (Tin tưc). – Tập trận chung Mỹ – Hàn diễn ra đúng kế hoạch (VTV). – Cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Donald Gregg thăm Triều Tiên (TTXVN). – Bắc Triều Tiên rút lại lời mời Đặc sứ Mỹ (VOA).
- CHDCND Triều Tiên đã hoàn tất việc chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân mới (Kichbu). – Bình Nhưỡng hủy chuyến thăm của đặc sứ Mỹ (RFI). – Kim Jong Un từ gây hy vọng đến làm thất vọng (RFI).
- Thái Lan : Bắt giữ lãnh đạo số hai của phong trào biểu tình (RFI). – Thái Lan: Lãnh đạo biểu tình đầu tiên bị bắt, Thaksin tới Myanmar (DT). – Người Thái bình thản trước bất ổn (SGGP).
- Lời
Khấn Trước Anh Linh Đồng bào và Chiến sĩ Anh dũng Hy sinh Bảo vệ Tổ
quốc trong Cuộc Chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược Tháng Hai Năm 1979 (DĐXHDS). - Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm (LĐ). - “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ” (LĐ).
- Lý do Việt Nam từ chối hợp đồng tiểu liên AK-100 Nga (NĐT). - Việt Nam cử quan sát viên tham gia diễn tập Cobra Gold 2014 (GDVN).
- Thông báo của Trang mạng Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự (DĐXHDS).
- Truy tố ông Phạm Trung Cang về tội “cố ý làm trái…” (LĐ). - Truy tố Nguyễn Đức Kiên 4 tội danh (ĐĐK).
- Tuyển vào bằng tiền tệ, muốn “thải” cũng khó (TVN). - Con cháu ‘các cụ’ nhiều, tinh giản biên chế thế nào? (VTC). - Làm sao để giảm biên chế 100.000 công chức thành công mà không gây xáo trộn (LĐ). - Giảm biên chế – làm mạnh, tránh hình thức (ĐĐK).
- Công an tỉnh Quảng Trị: “Hình sự hóa” vụ tai nạn giao thông bình thường do cán bộ lái xe say rượu (NCT).
- Nhiều giải pháp “thủ tiêu” sự cố (CT).
- Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên sẵn sàng thử hạt nhân lần 4 (VOV). - Mỹ – Hàn sắp tập trận, bất chấp Triều Tiên giận (TP).
KINH TẾ- Kinh tế 2014 một phương trình – ba ẩn số (ĐBND).
- Vàng thế giới cán mốc kỷ lục (VTV).
- Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/2 (ĐTCK). – 2014, năm bùng nổ của các quỹ mở? (NDH). – Phiên tăng điểm đầu tiên của thị trường chứng khoán (VTV).
- Khách hàng ngại nhà ở xã hội (TBKTSG). – Lợi ích nhóm trong tính diện tích căn hộ? (NLĐ).
- Cần công khai, minh bạch (TT). – Tăng tốc cổ phần hóa (NLĐ).
- Ngành dầu khí cần thực hiện tốt chiến lược kinh tế biển (NLĐ). – PVN phải phấn đấu là tập đoàn kinh tế trụ cột của nước nhà (PT).
- Giá bán lẻ dầu diezen giảm 110 đồng/lít (CT).
- Bất lực? (NLĐ). – Không kìm được giá sữa (NLĐ).
- Thị trường cà phê 2014 sẽ gian nan (PLTP).
<- Xuất khẩu gạo – nỗi lo chất lượng (SGGP).
- Xuất nhập khẩu tháng 1 giảm mạnh (PLTP).
- Dự luật nông trại Mỹ: Cơ hội tái cơ cấu cho cá tra Việt Nam (TTXVN).
- Lỗi kỹ thuật xuất hiện, đồng Bitcoin rớt giá (TT).
- Trung Quốc đưa dự báo mới về tăng trưởng kinh tế (TTXVN).
- Châu Á -TBD cần thêm gần 13 000 máy bay dân dụng trong 20 năm tới (RFI).
- TPP, bông hồng có gai (VnEco).
- Nhiều ngân hàng tăng nhẹ giá bán USD (NDH).
- Giá vàng tăng mạnh (VOV). - Giá vàng tiếp tục tăng, chênh lệch thu hẹp đáng kể (DT). - Giá vàng SJC cao nhất trong gần 2 tháng (VnEco). - Chênh lệch vàng SJC so với thế giới còn 2,8 triệu đồng (TTXVN).
- Lúa gạo – “quả đắng” của bà Thủ tướng Thái Lan (Infonet). - Nông dân Thái Lan đe dọa bao vây các kho gạo dự trữ của chính phủ (GDVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Văn minh Yên Tử hướng tới di sản thế giới (ĐBND).
- Lễ hội đền Trần Thái Bình: Sẽ có lực lượng “chìm” để trị nạn “chặt chém”, móc túi (LĐ).
- Tượng Phật lạ đột ngột xuất hiện giữa Thủ đô (GD&TĐ).
- 30 Tết (Da Màu). – Gửi bạn bè chút dư hương tết còn vương lại… – Trốn Tết (FB Thùy Linh). – Nguyễn Hải Tiến: Ông nghè xưa và nay (Quê Choa).
- Phố “Ông Đồ” đìu hiu sau Tết (PLVN). =>
- Tưởng niệm 739 năm ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc cứu nước (TTVH).
- Cảm hứng triết học trong Dấu về gió xóa Trần Thị Ty (ĐBND).
- Ngữ âm ứng dụng : Một lãnh vực hợp tác Pháp Việt lý thú (RFI).
- Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi (kỳ 14) (Nhật Tuấn).
- Có những điều khó quên (Người Việt).
- Sân khấu năm 2014: Tín hiệu lạc quan (NLĐ).
- Flappy bird và sự quá đà của báo mạng (TT).
- Trung Quốc phản đối đề nghị đưa thư tuyệt mệnh của kamikaze Nhật vào danh sách Unesco (RFI).
- Alsace – con đường của nghệ thuật rượu vang hàng đầu nước Pháp (ĐBND).
- Phim về hiểm họa Facebook gây chú ý ở LHP Berlin (NLĐ).
- Yêu cầu báo cáo UBND TP Hà Nội về ‘tượng lạ’ (VNN). - Tượng kiểu Đài Loan trong chùa Bà Đá (TN). - Sự thật pho tượng “lạ” trong chùa Bà Đá (TP).
- Cần dẹp bỏ tà đạo “Hoàng Thiên Long” (NCT).
- Đền chùa vẫn ngập tiền lẻ (TT).
- Lễ rước vua giả độc nhất vô nhị ở Hà Nội (GDVN).
- Ngơ ngác nhớ Hoàng Công Khanh (VHNA).
- Đừng bắt nghệ thuật phải ‘tiến sĩ hóa’! (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Bộ Giáo dục phản hồi về dừng tuyển sinh 207 mã ngành đào tạo đại học (Tin tức).
- Bộ GD-ĐT giải thích về dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp THPT (TN).
- Tỷ lệ miễn thi tốt nghiệp THPT sẽ dựa trên kết quả PISA (DT).
- Áp dụng khung năng lực ngoại ngữ 3 cấp và 6 bậc (GD&TĐ).
- Không nhất thiết tiến sĩ phải đúng ngành (NLĐ).
<- Rà soát danh mục đầu tư xây dựng đề án kiên cố hóa trường lớp học (GD&TĐ).
- Đừng để học sinh chán học sau tết (SGGP).
- Tốt nghiệp rồi thất nghiệp (SGGP).
- Bệnh Đau Thắt Lưng Có Trị Được Không? (Việt Báo).
- Vẫn còn cân nhắc (TP).
- Cũng là quyết định trên trời? (PT).
- Dừng tuyển sinh 207 ngành: Trường than, Bộ kiên quyết “trảm” (DV). - Chống gian dối nhìn từ dừng tuyển sinh 207 ngành (ĐĐK). - Dừng tuyển sinh hơn 200 ngành, lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói gì? (VTC). - Dừng tuyển sinh 207 ngành: Bộ GD&ĐT có quá cứng nhắc, máy móc? (GDVN). - Dừng tuyển sinh 207 ngành đại học năm 2014: Phải nghiêm khắc để xã hội giám sát (LĐ).
- Xốc lại tinh thần học tập (KTĐT).
- Tưởng nhớ gs Đinh Gia Khánh (VHNA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Ba vụ tai nạn, một người chết, 21 người nhập viện (PLTP).
- Chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm (ND). – Gia cầm chết hàng loạt ở nhiều địa phương (SM). – Quảng Ngãi: Liên kết ngăn ngừa dịch cúm gia cầm lây lan (LĐ).
- Hầu hết các loại Vitamin đến từ Trung Quốc. Đó là lý do chúng ta nên quan tâm! (ĐKN).
- Nhật Bản: Hơn 10 người thiệt mạng do bão tuyết lớn (RFI).
- Chìm tàu ở Ấn Độ, 29 người chết (PNTP). =>
- Từ ‘dân gian’ đến ‘dân tham’ (TN).
- Trần ai vào Nam sau Tết (TP).
QUỐC TẾ- Một dự thảo nghị quyết mới về Syria được trình lên Hội Đồng Bảo An (RFI). – Chính phủ Syria và lực lượng đối lập nối lại đàm phán (VTV). – Hòa đàm Syria tái tục ở Geneva (VOA). – Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên giới tấn công sang Syria (TTXVN).
<- Ai Cập : Huynh Đệ Hồi Giáo bị cáo buộc có lực lượng vũ trang (RFI).
- Iran phát triển máy li tâm mới mạnh gấp 15 lần máy cũ (TTXVN).
- Nhiệm kỳ của tân Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc: Không phải dạo chơi (ĐBND).
- Trung Quốc mở căn cứ thứ tư tại Nam Cực (RFI).
- Tổng thống Pháp thăm cấp Nhà nước Hoa Kỳ (RFI). – Vì sao Obama trải thảm đỏ đón Hollande ? (RFI). – Tổng Thống Pháp, Mỹ ca ngợi quan hệ hợp tác song phương (VOA).
- “Quái thú dưới đáy biển” lớp Yasen của Nga trang bị cực mạnh (ANTĐ).
- Ông Masuzoe đắc cử thị trưởng Tokyo (VOA).
- Cử tri Thụy Sĩ bác bỏ chính sách tự do đi lại tại Châu Âu (RFI). – Thụy Sĩ tìm cách trấn an Châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý chống nhập cư (RFI).
- Indonesia, Singapore căng thẳng vì vụ đặt tên tàu chiến (TTXVN).
- Phe đối lập Syria tăng cường tiếng nói tại Geneva (NLĐ). - Vì Assad, Nga – Trung “đấu” với các cường quốc (VnM).
- Palestine chuẩn bị xây sân bay, cảng biển (Tin tức).
- Lầu Năm Góc thờ ơ với các tàu chiến Iran ở sát lãnh hải Mỹ (GDVN). - Ông Obama nỗ lực biến 2014 thành “Năm của hành động” (TTXVN).
* Video: + Trương Quốc Huy đến Mỹ định cư;
* VTV: + Điểm báo – 10/02/2014; + Chào buổi sáng – 10/02/2014; + Thời sự 12h – 10/02/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 10/02/2014; + Thời sự 19h – 10/02/2014; + Thế giới trong ngày – 10/02/2014.
35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (1)
Đã nhiều năm nay, thế hệ trẻ không còn có được thông tin chính thức, đầy đủ về cuộc chiến tranh này. Lý do bên ngoài mà nhà cầm quyền CSVN đưa ra để ngăn chặn mọi thông tin liên quan cuộc chiến, nhưng không bao giờ được tuyên bố chính thức, là để giữ mối quan hệ “hữu nghị” giữa hai nước, mà thực chất là hai đảng cộng sản. Điều dễ hiểu là với thực tế đó, nhiều thế hệ người Việt Nam sẽ rất thiếu hoặc bị xóa đi trong ký ức những tội ác, dã tâm thâm độc, nguy hiểm của Trung Cộng, tăng thêm nguy cơ đất nước dần dần bị thôn tính dưới nhiều hình thức.
Để góp phần làm rõ những gì liên quan cuộc chiến này, xin được đăng tải dần những nội dung liên quan trong sử sách, báo chí của VNCS thời điểm trước và sau cuộc chiến này.
——
ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Tập III (1945 – 1954)
Nhóm tác giả Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư
Nhà xuất bản Giáo dục 2005
PHẦN BA
VIỆT NAM XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975-2000)
III. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979)
[...] Trung Quốc là nước láng giềng của
Việt Nam, trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng
gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau, nhưng trong việc tập đoàn Pôn
Pốt có hành động thù địch chống Việt Nam, một số người trong giới lãnh
đạo Trung Quốc lúc đó lại đồng tình ủng hộ, thậm chí có những hành động
làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước (như cho quân khiêu
khích quân sự dọc biên giới phía bắc nước ta, cắt viện trợ, rút chuyên
gia, vận động Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới cũng làm như vậy),
nhằm gây khó khăn cho Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, từ sáng 17-2-1919
Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn
quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1260 súng cối… mở cuộc tiến công nước
ta dọc theo biên giới phía bắc – từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ
(Lai Châu) – dài hơn nghìn cây số.Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, mà trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới phía bắc, đã đứng lên chiến đấu. Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường vì độc lập, tự do của quân dân ta và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận ở trong nước và thế giới, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân khỏi nước ta, bắt đầu từ 5-3-1979 và đến 18-3-1979 thì rút hết.
Cuộc xung đột biên giới phía bắc và Tây – Nam nước ta được chấm dứt.
Thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Quân và dân ta đã làm thất bại bước đầu âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch chống Việt Nam, bảo vệ độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của đất nước, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào, tích cực bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.
* Mời tham khảo: Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 (Wikipedia).
Dương Danh Huy “bóc mẽ” Trần Công Trục và tử huyệt của chính quyền CSVN về chủ quyền HS-TS, nhưng chưa hết!
Để “giúp” cho chính quyền CSVN, TS Dương Danh Huy đã đưa ra khuyến nghị cần “chứng minh rằng trong giai đoạn 1954-1975 đã có một quốc gia Việt khác với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.” Từ đó nêu ra sáng kiến “phi nhạy cảm hóa” cách đó, tức là thừa nhận “từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam” (tức là công nhận VNCH là một quốc gia riêng biệt, có chủ quyền).
Thế nhưng, một điều vô cùng quan trọng mà TS Dương Danh Huy chưa hẳn đã đi được tới tận cùng, mà chỉ mới bàn việc “phi nhạy cảm hóa” trong nội bộ người Việt thôi, để cho thấy vấn đề gần như là bất khả thi. Đó là trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, không thể tính hết hằng hà sa số các văn bản, từ cao nhất của chính quyền cho tới các loại báo chí, sách vở v.v.. của nhà nước CSVN, kể cả những thứ văn bản, phát ngôn với quốc tế, đều đã phủ nhận tuyệt đối tính chính đáng của chính quyền VNCH, là một quốc gia có chủ quyền trên nửa phần đất nước VN. Thậm chí không loại trừ những văn bản đã đồng thời phủ nhận HS-TS thuộc VNCH, mà còn công nhận nó thuộc Trung Quốc (**). Giờ đây, không thể quay ra phủ nhận tất tật những thứ văn bản, phát ngôn đó được. Lại cũng không thể đơn giản theo lập luận như của TS Dương Danh Huy, bằng cách “lưu ý rằng đại diện của một quốc gia trong luật quốc tế là một vấn đề trong phạm trù luật quốc tế tương đối độc lập với các vấn đề chính trị, chính nghĩa của các chính quyền VNCH, chính quyền VNDCCH và chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN).”
Với một bộ máy hèn và yếu toàn diện, lại càng không thể xử lý nổi vấn đề vô cùng phức tạp như vậy!
Mời xem:
Bauxite Việt Nam
11-02-2014
Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị
TS. Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Trong một bài trên BBC[1], TS Trần Công Trục phản biện ý kiến Việt Nam cần “chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958”. Mặc dù trong một bài khác trên BBC[2]
tôi có cùng kết luận với TS Trần Công Trục, tôi cho rằng một số lập
luận khác của TS Trần Công Trục là chưa đủ để biện luận cho chủ quyền
Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước Tòa hay dư luận
luật học.
Thủ tướng VNDCCH có thẩm quyền không?
Lập luận “Các Hiệp ước, Hiệp định này phải
được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý
rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành … các tuyên bố, các văn bản của
một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội
dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong
quan hệ quốc tế” dường như có ý cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng (CH PVĐ) chưa được Quốc hội phê chuẩn cho nên không có đủ giá trị pháp lý.
Trong phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, Na Uy
cho rằng Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus Ihlen đã không có thẩm quyền khi
nói với Bộ trưởng Đan Mạch rằng kế hoạch của Đan Mạch về chủ quyền Đan
Mạch trên toàn bộ Greenland sẽ không gặp khó khăn gì từ Na Uy, và theo
luật Na Uy thì Quốc hội mới có thẩm quyền. Nhưng Tòa đã bác bỏ lập luận
này, với lý do trong luật quốc tế Ngoại trưởng có thẩm quyền để đại diện
cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Như vậy, lập luận “Quốc hội chưa phê chuẩn” chắc chắn
sẽ bị bác bỏ, vì trong luật quốc tế Thủ tướng cũng là người có thẩm
quyền để đại diện cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Hướng lập luận “TT Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền”
là đúng, nhưng có lẽ sẽ phải dựa trên lập luận lúc đó Hoàng Sa, Trường
Sa không nằm dưới thẩm quyền lãnh thổ của VNDCCH, mà dưới thẩm quyền của
một quốc gia Việt khác. “Quốc gia” ở đây là khái niệm pháp lý được định
nghĩa trong Công ước Montevideo 1933 là một chủ thể có lãnh thổ, dân
cư, chính phủ và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Quốc gia là khác với Tổ quốc, đất nước, nhà nước hay chính phủ.
Lập luận “[CH PVĐ] chỉ ủng hộ và thừa nhận
phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào
nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa …” khó có thể biện luận đầy đủ cho chủ quyền Việt Nam.
Đúng là tuyên bố 5/9/1958 của Trung Quốc có đưa ra ba
nguyên tắc chính: (1) lãnh hải 12 hải lý, (2) đường cơ sở thẳng và nội
thủy cho Hoa Lục và các đảo gần bờ, (3) tàu thuyền nước ngoài đi lại
trong lãnh hải phải tuân thủ luật Trung Quốc, tàu thuyền máy bay quân sự
nước ngoài vào lãnh hải phải xin phép. Nhưng tuyên bố đó cũng ghi rằng
nguyên tắc thứ nhất được áp dụng cho “tất cả lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm … Hoàng Sa, … Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc”, và nguyên tắc thứ nhì và ba được áp dụng cho “…Hoàng Sa, …Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc”.
CH PVĐ ghi “Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng
hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của
Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của
Trung-quốc.” CH PVĐ tuy không nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa nhưng đã
ghi rằng CP VNDCCH ghi nhận và tán thành như trên mà không bảo lưu gì về
hai quần đảo đó.
Có thể dựa vào “không nhắc đến” để biện luận “không
công nhận”, và như vậy là cần thiết, nhưng không đủ. Lý do là sự không
bảo lưu trên có nghĩa VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trước sự
khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì từ
1954 đến 1976 VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo luật quốc tế, nổi bật nhất là theo phán
quyết của Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp đảo Pedra Branca, nếu
trong một thời gian dài mình không khẳng định chủ quyền trong khi nước
khác đòi chủ quyền thì mình có thể mất.
Trong kịch bản giả tưởng chính phủ VNDCCH đã là đại
diện pháp lý cho toàn Việt Nam, với hành vi của VNDCCH, Việt Nam sẽ khó
thắng cuộc tranh biện pháp lý. Điều làm cho Việt Nam thua trong kịch
bản này sẽ không ở việc công nhận hay không công nhận, mà ở việc không
khẳng định chủ quyền của mình trong khi nước khác đòi chủ quyền.
Một trong những phương hướng lập luận cho Việt Nam là
chứng minh rằng trong giai đoạn 1954-1975 đã có một quốc gia Việt khác
với VNDCCH duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Lập luận chính thức của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường
Sa viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của VNCH. Nhưng
trong luật quốc tế các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ phải là
do đại diện cho một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý. Vì vậy, để cho
các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của chính quyền VNCH có
giá trị pháp lý, lúc đó chính quyền đó phải là đại diện pháp lý cho một
quốc gia.
Do đó, và lưu ý đến thực tế, để cho các tuyên bố và
hành động chủ quyền lãnh thổ của VNCH có giá trị pháp lý, cần vận dụng
quan điểm cho rằng từ 1956 đến 1976 có hai quốc gia Việt trên một đất
nước Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ tuyến 17. Thêm vào đó, cần vận
dụng quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ VNCH là đại diện
pháp lý của quốc gia phía Nam, và sau 30/4/1975 CP CMLT CHMNVN là đại
diện pháp lý của quốc gia đó cho đến khi Việt Nam thống nhất năm 1976.
Lập luận “… theo Hiệp định quốc tế Geneva
1954 bàn về vấn đề Đông Dương … Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính
trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy,
Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để
quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa …”
đi theo hướng cần thiết: “VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ đối với
Hoàng Sa, Trường Sa; VNCH có”, nhưng nó có đi xa đủ và và nó có mạnh đủ
chưa?
Theo Hiệp định Geneva, chính quyền VNDCCH quản lý
miền Bắc, và Liên Hiệp Pháp quản lý miền Nam. Vấn đề là “quản lý” có
nghĩa gì? Nó chỉ có nghĩa quản lý dân sự nội địa bên trong duy nhất một
quốc gia Việt, hay nó bao hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc
tế?
Nếu chỉ là trường hợp thứ nhất thì khó thể cho rằng
theo Hiệp định Geneva chính quyền VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ
trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và chính quyền VNCH
có. Trường hợp này sẽ có nhiều rủi ro cho Việt Nam trước Tòa và dư luận
luật học.
Nếu là trường hợp thứ nhì, thí dụ như sau 1954 hay
1956 sự quản lý được quy định trong Hiệp định Geneva đã tiến hóa để bao
hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế, thì chính quyền VNDCCH
không có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa,
Trường Sa, và chính quyền VNCH có. Đó là điều cần thiết cho lập luận về
Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng trong luật quốc tế thì “có thẩm quyền lãnh thổ
trong quan hệ quốc tế” và “là một quốc gia” đi đôi với nhau. Như vậy,
lập luận cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa
đi đôi với quan điểm khi VNCH còn tồn tại thì chính thể đó đã từng là
một quốc gia, và với quan điểm trước 30/4/1975 chính quyền VNCH là đại
diện của quốc gia đó trong luật quốc tế.
Dễ thấy vì sao hai quan điểm trên dễ bị cho là “nhạy
cảm”, thậm chí là “phản động”. Thậm chí còn có thể có những chuyện chụp
mũ kiểu “Anh nói có 2 quốc gia và chính quyền VNCH đã từng là đại
diện pháp lý. Vậy là anh muốn khôi phục VNCH, anh là phản động, anh muốn
chia đôi đất nước lần nữa.” Nhưng nếu cho rằng trước 1976 và 1975
có hai quốc gia, hay cho rằng trước 30/4/1975 chính quyền VNCH đã từng
là đại diện pháp lý của một quốc gia thì đó chỉ là một nhận định về quá
khứ, không có nghĩa muốn chia đôi đất nước đã thống nhất năm 1976, và
không có nghĩa muốn khôi phục VNCH.
Mặt khác, nếu cho rằng VNDCCH và CHMNVN đã thống nhất
một cách hợp pháp thành CHXHCNVN năm 1976, và do đó CHXHCNVN đã thừa kế
Hoàng Sa, Trường Sa[3], thì dễ bị cho là “thân Cộng”, thậm chí là “biện minh cho CS xâm chiếm miền Nam”, nhưng đó cũng là chụp mũ.
Thật ra khi VNDCCH và CHMNVN còn tồn tại thì quan
điểm chính thức của hai chính thể đó là có hai quốc gia trên đất nước
Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ tuyến 17. Quan điểm đó cũng bao hàm
quan điểm trước 30/4/1975 có hai quốc gia. Nhưng ngày nay quan điểm đó
bị lãng quên nhiều và truyền thông Việt Nam ít dám đụng đến nó.
Về quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ
VNCH là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam, có thể phi nhạy cảm hóa
nó phần nào bằng cách lưu ý rằng đại diện của một quốc gia trong luật
quốc tế là một vấn đề trong phạm trù luật quốc tế tương đối độc lập với
các vấn đề chính trị, chính nghĩa của các chính quyền VNCH, chính quyền
VNDCCH và chính quyền CHMNVN.
Nếu không phi nhạy cảm hóa việc thảo luận giữa người
Việt và việc trình bày với quốc tế về những vấn đề quốc gia, đại diện
pháp lý của quốc gia, thống nhất đất nước, thì sẽ bất lợi cho Việt Nam
trong tranh chấp chủ quyền.
Từ trước đến nay, người Việt thường nhận định về cuộc
chiến 1954-1975 từ những góc độ ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa của
bên mình. Phải chăng nhu cầu tranh biện pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa
đang đòi hỏi người Việt phải đi đến một nhận định về lịch sử có thêm
tính chất luật quốc tế và bớt bị kẹt trong các lề ý thức hệ, chính trị
và chính nghĩa?
D.D.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
—————-
Đừng ‘xui dại’ Việt Nam
Tiến sĩ Trần Công Trục
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 10:56 GMT – thứ bảy, 8 tháng 2, 2014
Trong một bài viết mới đây trên BBC của Bấm ông Lý Thái Hùng,
phần “Ba việc cần làm” có đưa ra ý kiến Việt Nam cần “chính thức tuyên
bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958″ khiến dư
luận đặc biệt quan tâm, thậm chí nhiều người cảm thấy hoang mang không
biết thực hư, sai đúng như thế nào.
Chúng tôi đã trao đổi và đều nhận định, ý kiến này của ông Lý Thái Hùng là một kiểu “xui dại” Việt Nam tự chui đầu vào rọ cần phải được nói rõ, phân tích mổ xẻ trước dư luận.
Đầu tiên, theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Thứ hai, hiểu như ông Lý Thái Hùng là đã làm sai lệch bản chất pháp lý của Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc. Bản Công hàm này chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.
Mặt khác, theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương mà chính Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc khi đó cũng tham dự với tư cách một bên hội nghị thì mọi người đều biết Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận .Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam do chính phủ Pháp bàn giao lại, chờ đến ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Do đó, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa công nhận tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc; bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền.
Cách lý giải Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký như ông Lý Thái Hùng chính là chiêu bài Bắc Kinh đang cố tình lập lờ đánh lận con đen để ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ và bẫy dụ chúng ta vào tròng. Một khi nghe theo lời xúi dại này, Việt Nam sẽ không bao giờ thoát ra khỏi thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn.
Thủ tục pháp lý
Nhân đây, chúng tôi cũng xin đề cập đến thủ tục pháp lý ký và phê chuẩn các Hiệp ước, Công ước có liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia. Trong thực tiễn quốc tế, các nội dung giải quyết về biên giới, lãnh thổ phải được các đại diện có thẩm quyền của các quốc gia liên quan đàm phán thỏa thuận và nội dung thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong các Hiệp ước, Hiệp định…và phải được cac đại diện có thẩm quyền này ký kết chính thức.
Tuy nhiên các Hiệp định, Hiệp ước…dù đã được ký kết này vẫn chưa có hiệu lực thi hành ngay. Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành. Như vậy, có thể thấy rằng các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, cũng trong phần nội dung “Ba việc cần làm” của bài viết ông Lý Thái Hùng gửi BBC đã có một sự nhầm lẫn nguy hiểm về bản chất pháp lý vụ Philippines kiện Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.
Ông Hùng cho rằng, “Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm”. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ, bởi tranh chấp chủ quyền nếu các bên không thống nhất bằng văn bản thỏa thuận mà đơn phương nhờ cơ quan tài phán giải quyết thì không ai dám thụ lý.
Philippines kiện Trung Quốc “áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, vì vậy đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Philippines, mặt khác Trung Quốc lại là thành viên của UNCLOS nên Philippines hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Và trên thực tế Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã thụ lý theo đúng thủ tục, trình tự pháp định.
Do đó, dù xác định đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhưng chúng ta cũng phải học Philippines nghiên cứu thật kỹ các quy định pháp lý và thông lệ quốc tế để đưa ra quyết định và chuẩn bị phương án khởi kiện, việc này không dễ dàng để cứ nói thích kiện là kiện được ngay.
Tác giả nguyên là Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam từ năm 1995 -2004.
Do you agree?
Phan Châu Thành (Danlambao) -
Gần đây nhiều trường đại học trong nước, cả công lập lẫn tư thục, và có
lẽ cả xã hội quan tâm đào tạo chuyên nghiệp, đang bị sốc bởi quyết định
ngưng tuyển sinh 207 nghành đào tạo tại 71 trường Đại học (chưa kể cao
đẳng, Bộ sẽ “trảm” sau) của Bộ Đại học, từ 2014.
Phan Châu Thành
Chúng tôi đã trao đổi và đều nhận định, ý kiến này của ông Lý Thái Hùng là một kiểu “xui dại” Việt Nam tự chui đầu vào rọ cần phải được nói rõ, phân tích mổ xẻ trước dư luận.
Đầu tiên, theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Thứ hai, hiểu như ông Lý Thái Hùng là đã làm sai lệch bản chất pháp lý của Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc. Bản Công hàm này chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.
Mặt khác, theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương mà chính Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc khi đó cũng tham dự với tư cách một bên hội nghị thì mọi người đều biết Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận .Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam do chính phủ Pháp bàn giao lại, chờ đến ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Do đó, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa công nhận tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc; bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền.
Cách lý giải Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký như ông Lý Thái Hùng chính là chiêu bài Bắc Kinh đang cố tình lập lờ đánh lận con đen để ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ và bẫy dụ chúng ta vào tròng. Một khi nghe theo lời xúi dại này, Việt Nam sẽ không bao giờ thoát ra khỏi thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn.
Thủ tục pháp lý
Nhân đây, chúng tôi cũng xin đề cập đến thủ tục pháp lý ký và phê chuẩn các Hiệp ước, Công ước có liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia. Trong thực tiễn quốc tế, các nội dung giải quyết về biên giới, lãnh thổ phải được các đại diện có thẩm quyền của các quốc gia liên quan đàm phán thỏa thuận và nội dung thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong các Hiệp ước, Hiệp định…và phải được cac đại diện có thẩm quyền này ký kết chính thức.
Tuy nhiên các Hiệp định, Hiệp ước…dù đã được ký kết này vẫn chưa có hiệu lực thi hành ngay. Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành. Như vậy, có thể thấy rằng các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, cũng trong phần nội dung “Ba việc cần làm” của bài viết ông Lý Thái Hùng gửi BBC đã có một sự nhầm lẫn nguy hiểm về bản chất pháp lý vụ Philippines kiện Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.
Ông Hùng cho rằng, “Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm”. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ, bởi tranh chấp chủ quyền nếu các bên không thống nhất bằng văn bản thỏa thuận mà đơn phương nhờ cơ quan tài phán giải quyết thì không ai dám thụ lý.
Philippines kiện Trung Quốc “áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, vì vậy đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Philippines, mặt khác Trung Quốc lại là thành viên của UNCLOS nên Philippines hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Và trên thực tế Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã thụ lý theo đúng thủ tục, trình tự pháp định.
Do đó, dù xác định đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhưng chúng ta cũng phải học Philippines nghiên cứu thật kỹ các quy định pháp lý và thông lệ quốc tế để đưa ra quyết định và chuẩn bị phương án khởi kiện, việc này không dễ dàng để cứ nói thích kiện là kiện được ngay.
Tác giả nguyên là Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam từ năm 1995 -2004.
Tốt-xấu & góc nhìn
Nhà bác học Albert Einstein trở nên vĩ nhân vì khám phá ra thuyết tương
đối. Ông vĩ đại vì ông không giống như bao người cùng thời là nhìn vấn
đề dưới một góc qui chiếu (góc quan sát). Ông từng nói "để hiểu thuyết
tương đối, rất dễ, này nhé: 100 cái tóc trên đầu là vô cùng ít nhưng 3
cái trong ly nước chanh thì quá nhiều".
Tương tự như vậy đối với câu chuyện thường hay gây tranh cãi là đánh giá tốt xấu một vấn đề, một hiện tượng, một con người. Tùy góc nhìn người quan sát mà cho ra kết quả khác nhau.
Con người thường có tập tính là bảo vệ nguồn lợi-"ăn cây nào, rào cây đó" nên những gì mang lợi cho mình thì sẽ được cho là tốt, ngược lại thì xấu. Có danh nhân đã nói "khi anh đánh giá một vấn đề mà nó có liên quan đến lợi ích của anh thì sẽ không còn tính khách quan".
Kinh nghiệm cá nhân tôi là cố gắng tư duy độc lập, ít theo đám đông; khi có ai đó khen chê một vấn đề tốt-xấu thì tôi hay xem xét xem họ đứng dưới góc độ nào để phát biểu, họ có lợi lộc gì trong vấn đề đó không?
Tương tự như vậy khi nghe nhận xét về tốt xấu của một chế độ. Tôi hay
nghe lời khen: "chế độ ta là vô cùng tốt đẹp". Cá nhân tôi thấy đây có
thể là góc nhìn của bọn cướp vì chúng được bảo kê để cướp. Tương tự như vậy đối với câu chuyện thường hay gây tranh cãi là đánh giá tốt xấu một vấn đề, một hiện tượng, một con người. Tùy góc nhìn người quan sát mà cho ra kết quả khác nhau.
Con người thường có tập tính là bảo vệ nguồn lợi-"ăn cây nào, rào cây đó" nên những gì mang lợi cho mình thì sẽ được cho là tốt, ngược lại thì xấu. Có danh nhân đã nói "khi anh đánh giá một vấn đề mà nó có liên quan đến lợi ích của anh thì sẽ không còn tính khách quan".
Kinh nghiệm cá nhân tôi là cố gắng tư duy độc lập, ít theo đám đông; khi có ai đó khen chê một vấn đề tốt-xấu thì tôi hay xem xét xem họ đứng dưới góc độ nào để phát biểu, họ có lợi lộc gì trong vấn đề đó không?
Do you agree?
Đào Hiếu: Ăn cây nào rào cây ấy
HH- Bài này hay quá, Đào Hiếu viết lâu rồi mà bây
giờ mình mới biết – lập luận nôm na, dễ hiểu, xác đáng, góp phần mở
mang, nâng cao dân trí rất tốt. Xin cám ơn tác giả.
—————————————————————————————————————–
Có anh bạn nọ, khi đi làm thường “nổ” trong cơ
quan, đả kích tham nhũng, áp bức bất công và cuối cùng anh ta
dùng câu nói nổi tiếng của Tổng thống Obama: “change, we need”
để kết thúc bài hùng biện của mình.
Một chị ngồi bàn kế bên lên tiếng:
- Tôi thấy tụi mình đang làm cho nhà nước, ăn
lương nhà nước mà hễ cứ mở miệng ra là đả phá chế độ, công
kích nhà nước, chê bai Đảng… nghe thật chướng tai.
Chị Trưởng phòng bồi thêm một đòn:
- Các cụ nhà ta thường nói: “ăn cây nào rào
cây nấy” chúng ta đang ăn “cây của Đảng” thì phải rào cái cây
ấy chứ. Đó là đạo lý ở đời, là lẽ phải ngàn năm nay.
Anh bạn nọ im re, ngó sang tôi tìm một sự chia
sẻ. Tôi chưa kịp có thái độ thì một cậu nhân viên, lính mới
đã nói:
- Em nghĩ chuyện đó ai cũng biết, ai cũng thừa
nhận. Từ thời phong kiến đã nghe nói: “ăn lộc vua phải vùa
việc nước”. Bổn phận của mình là phải làm việc, chỉ có vậy
thôi.
Thấy anh bạn nọ bị ba mặt giáp công tới tấp
tội nghiệp quá, nhưng tôi biết nói gì để gỡ rối cho anh ta bây
giờ?
*
Ăn cây nào rào cây nấy. OK. Sông có thể
cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Đã ăn thì phải rào chứ, nếu không kẻ gian nó vào nó bẻ trộm
cành, vặt hết trái cây, thậm chí bứng cả cây đem về nhà thì
còn “đếch” gì mà ăn nữa!
Ăn cây nào rào cây nấy trở thành lá bùa
hộ mạng cho nhiều loại người: anh công an xua đuổi những người
biểu tình đòi trả ruộng vườn đất đai bị “quy hoạch” để chia lô
bán cho các công ty nước ngoài, anh công an còng tay người xuống
đường chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, anh bộ đội xả
thân ngoài chiến tuyến, anh công chức suốt đời im lặng trước
những âm mưu tham nhũng, hối lộ, chạy chức chạy quyền trong cơ
quan nhà nước, thầy giáo cô giáo “hô khẩu hiệu” trong lớp học,
sinh viên nhai đi nhai lại những sáo ngữ trong triết học Mác
Lê-nin, nhà văn nhà báo uốn cong ngòi bút vẽ rắn thành rồng
vẽ gà thành phượng, anh công nhân miệt mài trong nhà máy đầy
khói bụi với đồng lương chết đói… tất cả chỉ vì đạo lý “ăn
cây nào rào cây nấy.”
Kẻ nào không biết đạo lý ấy thì chẳng khác gì cầm thú, đồ vong ân bội nghĩa, vô liêm sỉ…
*
Vậy tôi phải nói sao với những người đang bắt bẻ anh bạn nọ?
Tôi rụt rè hỏi chị Trưởng phòng một câu rất nhỏ:
- Thưa chị. Chị nói ăn cây nào rào cây nấy. Vậy dám hỏi: chị đang ăn cây nào?
- Anh không biết sao? Tôi, anh và những người
ngồi đây đều đang ăn lộc, ăn quả của Nhà nước, của Đảng, bộ
anh không biết sao?
- Vậy Nhà nước và Đảng ăn lộc và quả của ai?
- Của ai? Hỏi lạ nhỉ?! Lộc và quả là của
Đảng và Nhà nước. Họ muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn ban cho ai
thì người đó nhờ chứ.
- Ủa, vậy sao? Dám hỏi chị: Đảng và Nhà nước đã sản xuất ra của cải gì mà họ có lộc và quả nhiều vậy?
- Sản xuất gì? Cái anh này ngớ ngẩn nhỉ.
Đảng và Nhà nước có cả một ngân sách quốc gia. Bộ anh không
biết sao?
- Ngân sách đó ở đâu mà có?
-Thì… từ… thì ngân sách là do…
Tôi ra hiệu cho chị ngừng nói, vì thấy chị cà lăm rất tội nghiệp. Tôi nói:
- Ngân sách là đo dân đóng thuế mà có. Ngân
sách là do dân lao động chân tay lao động trí óc tạo ra sản
phẩm mà có. Tóm lại ngân sách là cái vườn cây. Vườn cây ấy
là của dân. Tất cả chúng ta ăn lương là ăn lương của dân, ăn cây
của dân vậy thì phải rào cho dân. Đảng cũng ăn lương của dân
vậy thì cũng phải rào cho dân. Các ông Bộ trưởng, Thủ tướng,
Chủ tịch nước cũng ăn lương của dân vậy thì cũng phải rào cho
dân. Khi chúng ta nói: “Ăn cây nào rào cây nấy” có nghĩa là tất
cả bộ máy của Đảng và chính quyền này đang ăn quả của dân
vậy đều phải có nghĩa vụ rào cho dân tức là bảo bọc, bào
vệ, che chắn, bênh vực cho dân. Kẻ nào hà hiếp, bóc lột, cướp
bóc của dân thì mọi người có nghĩa vụ ngăn chặn để bảo vệ
cho dân, rào cho kín khu vườn của dân chứ không phải rào cho
Đảng, rào cho Nhà nước đâu. Đó mới là ý nghĩa đích thực của
câu “ăn cây nào rào cây nấy” thưa bà chị.
*
Khi đã hiểu đúng ý nghĩa của câu “ăn cây nào
rào cây nấy” thì chúng ta sẽ biết phải trung thành với ai? Với
nhân dân hay với những kẻ đang hưởng thụ sự xa hoa vô độ bằng
mồ hôi nước mắt của dân?
Đào Hiếu
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Bộ Đại học VN vẫn quản lý ngành bằng phương cách “Cải cách ruộng đất”!
Đọc những thông tin này, lắng nghe lập luận của các vị Vụ trưởng Vụ Đại
học Nguyễn Anh Tuấn và Thứ trưởng phụ trách Đào tạo Đại học Bùi Văn Ga
làm cơ sở cho quyết định đó, công chúng sẽ tưởng rằng Bộ đang chăm lo
nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Giáo dục vốn đã quá sa sút và tai
tiếng này (ngành nào ở Việt Nam hôm nay mà không sa sút và tai tiếng,
trừ ngành làm quan, chém gió và rửa bô cho quan?).
Nguyên nhân của sự sa sút và tai tiếng của ngành Giáo dục, hay Y tế hay
các ngành Kinh tế, Văn hóa khác của Việt Nam hôm nay đều nằm trong một
mẫu số chung là sự lãnh đạo sáng suốt tài tình và không thể thoát khỏi
của đảng CSVN, ai cũng biết, chỉ nói ra hay không thôi. Nhưng tôi cũng
sẽ không bàn về điều đó, vì vô ích, chừng nào 90 triệu dân Việt vẫn phải
đội cái điều 4 Hiếp pháp trên đầu.
Trong vụ Bộ Đại học (tức là cái bộ có học nhất Việt Nam, chỉ thua bộ…
Chính trị) đã vừa “trảm”- cấm tuyển sinh 71 trường trong 207 chuyên
ngành họ muốn đào tạo cho thế hệ sau này, tôi chỉ muốn nói đến não trạng
quản lý trì độn và phương pháp quản lý ngu xuẩn bằng bạo lực của họ -
những người “trí thức” cộng sản. Cái não trạng và phương pháp quản lý
tưởng chỉ có ở thời cải cách ruộng đất những năm 50-60 thế kỷ trước khi
họ mới lên cầm quyền và cầm luôn cuốc xẻng để đập đầu những người nông
dân giỏi nhất và những trí thức đích thực nhất của đất nước, ai ngờ vẫn
còn nguyên trong các trí thức cộng sản đang quản lý cái Bộ phải có trí
thức nhất - Bộ Đại học, hôm nay, hơn 60 năm sau...
Thứ nhất, đó là cái não trạng không quản được thì cấm, rất phổ biến của
chính quyền cộng sản, dù đó là cấm quyền người ta học và dạy nhau cái
chuyên ngành gì đó để sau này người ta – con em chúng ta kiếm sống và
phục vụ xã hội! Đó là vi phạm nhân quyền – quyền được học và quyền được
dạy cái gì pháp luật không cấm, dù nhân danh “để nâng cao chất lượng đào
tạo” – vốn cũng chỉ do người học và người dạy quyết định. Chất lượng đó
ra sao thì do xã hội là bên thụ hưởng – là khách hàng của việc dạy và
học đó sẽ “sử dụng” và đánh giá. Nếu chính quyền, ở đây là Bộ Đại học,
muốn can thiệp vào chất lượng đào tạo thì nên là và chỉ được là sự can
thiệp gián tiếp dựa trên chính sách tác động lên cơ chế thị trường dịch
vụ đào tạo mà thôi. Ở đây, Bộ đã đưa ra áp dụng chỉ tiêu từ một phía
không có xây dựng từ các cơ sở và cho từng ngành, không thống nhất với
các hiệp hội các nhà đào tạo – các trường đại học tư thục và dân lập và
quốc doanh...
Thứ hai, đó là sự ngu xuẩn và máy móc của việc áp dụng “chỉ tiêu tối
thiểu” 1 tiến sĩ và 5 thạc sĩ “cơ hữu” cho mọi chuyên ngành đào tạo, chỉ
dựa trên một vài con số vô hồn, theo lời ông Ga thứ trưởng, là nước ta
hiện có trên 10 ngàn tiến sĩ và trên 50 ngàn thạc sĩ, thừa đủ cho các
trường tuyển dụng vào biên chế giảng viên cơ hữu của mình? Ông Ga quên
mất rằng trong 10 ngàn tiến sĩ đó có bao nhiêu tiến sĩ dổm chỉ mua bằng
cấp để làm quan trong đảng và nhà nước ta? Và đề tài của hàng ngàn bằng
tiến sĩ đểu đó thường có thể đại loại như là “Vai trò vinh quang của
đảng cộng sản VN quang vinh lãnh đạo nhân dân ta đi trên con đường tắt
đón đầu nhân loại gần 200 năm lên XHCN, từ 1930 đến 2099”...?
Vì vậy, cái việc “áp dụng chỉ tiêu” 1 tiến sĩ và 5 thạc sĩ cơ hữu này
của Bộ Đại học có khác nào việc ngày xưa các đội Cải cách Ruộng đất phải
nhất định tìm ra đủ 5% nông dân ta để qui kết địa chủ và xử bắn?
Và vấn đề thứ ba, là các nhà quản lý đào tạo cấp cao nhất mà các vị Bộ
ĐH cũng không hiểu hai điều quan trọng tối thiểu và là đặc thù của đào
tạo chuyên nghiệp, ai cũng biết. Đó là, bản chất việc đào tạo các ngành
rất khác nhau, có ngành dễ đào tạo nên các vị tiến sĩ (như kinh tế, xã
hội…) và có ngành rất khó (như kỹ thuật, mỹ thuật…), trong khi đó các
ngành khó đào tạo cao như kỹ thuật hay mỹ thuật lại rất cần và rất phổ
biến trong xã hội. Và bản chất đặc thù thứ hai của đào tạo chuyên nghiệp
là phải đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của xã hội và thị trường luôn luôn
thay đổi và khác nhau với từng ngành nghề khác nhau nên nhà quản lý đào
tạo rất khó nhưng cần phải cố gắng khớp hai xu hướng cung cầu khác nhau
đó vào nhau.
Việc áp dụng “chỉ tiêu” 1TS+5ThS cho mọi chuyên ngành như nhau vì thế là
bất chấp bản chất trên của ngành đạo tạo chuyên nghiệp, chỉ để dễ cho
người quản lý. Đó là tư duy quản lý đào tạo của cộng sản, vốn không coi
đào tạo là dịch vụ cho xã hội cần phải được thị trường và xã hội thẩm
định chất lượng. Vì thế, việc mong áp dụng “chỉ tiêu” sẽ nâng cao chất
lượng đào tạo sẽ chỉ là hình thức và viển vông, vì muốn nói đào tạo chất
lượng cao lên thì phải đợi xã hội kiểm định rồi sẽ sử dụng tiếp hay và
đào thải. Chính xã hội quyết định sự phát triển của từng ngành nghề, và
sự phát triển đó đầu tiên thường đi vào số lượng rồi mới dần dần đi vào
chất lượng được. Không thể bằng một quyết định hành chính mà tăng chất
lượng đào tạo được, đó chỉ là hình thức hão huyền của cộng sản.
Ví dụ, người viết bài này có thời gian hàng chục năm du học, và khi đó
những người thầy giỏi nhất của tôi, hai vị giáo sư đầu ngành lại là hai
vị chỉ có bằng cử nhân và thạc sĩ, còn học trò xung quanh họ, cũng là
thầy và bạn của tôi thường là những tiến sĩ khoa học nhưng chỉ là các
phó giáo sư và trợ lý giáo sư thôi. Thế nhưng nhờ vậy chất lượng và uy
tín đào tạo của họ rất cao. Dù là nước XHCN lúc đó (Balan) nhưng bằng
cấp của họ được tư bản chấp nhận hoàn toàn, không phải đào tạo lại như
đối với đa số ngành khác. Đó là vì người ta đào tạo chuyên ngành theo uy
tín và trình độ của người đứng đầu, không phải theo bằng cấp như cái
“chỉ tiêu” trên “của ta”. Và uy tín và trình độ đó là từ các kết quả,
các bài báo, các công trình nghiên cứu, các phát minh và các sản phẩm
ứng dụng…. không phải tấm bằng tiến sĩ đi mua như đa số giáo sư cộng sản
VN ngày nay. Về con số giáo sư tiến sĩ và số công trình khoa học cấp
quốc tế, chúng ta đếu biết VN trong nhóm đội sổ ở Asean về số công
trình, và đứng đầu về số tiến sĩ…
(Ví dụ: năm 2012 Singapore có 47.262 bài báo khoa học và Vn chỉ có
7.227, thua Malaysia 33.472 bài và Thái 27.200 bài…- Theo GS. Nguyễn Văn
Tuấn)
Viết bài này, không phải vì tôi chỉ thấy cái dở của cách quản lý đào tạo
của chế độ cộng sản này như trên và muốn góp ý. Tôi biết tại sao họ làm
thể, và có nói cũng vô ích. Họ làm thế vì một phần họ chân thành ngu,
nghĩ rằng làm thế chất lượng đào tạo sẽ lên. Lên làm sao được, vì các
trường có phát triển được đâu! Nhưng chủ yếu họ làm vậy để làm khó các
trường và ra oai với họ. Như thế, các trường mới phải chạy chọt xin xỏ
họ. Nếu chỉ dùng những chính sách gián tiếp như khuyến cáo, khuyến
khích, hay công khai kết quả đào tạo của các trường, đưa ra xã hội đánh
giá và thống kê kết quả, khen thưởng trường này, không khuyến khích
trường kia… thì họ (Bộ ĐH) đói mất!
Tôi viết bài này vì muốn chỉ ra chính sự nguy hiểm của chính sách quản
lý đào tạo của bộ ĐH theo kiểu “Cải cách ruộng đất”. Nó không chỉ khó
chấp nhận mà còn sẽ để lại hậu quả lâu dài cho tương lai đất nước, trong
các ngành mà họ đang cấm và can thiệp thô bạo.
Chúng ta hãy thử xem kỹ danh sách 207 chuyên ngành bị dừng đào tạo của 71 trường sẽ thấy vài điều tôi đã nói trên.
Nhận xét thứ nhất, đó là hầu như đa số trong 207 ngành bị cấm đào tạo
đều thuộc nhóm các ngành kỹ thuật và mỹ thuật là các ngành rất hiếm tiến
sĩ, khó cả làm thạc sĩ. Bản chất vì đó là những ngành thực hành rất
nhiều mới giỏi được, không chỉ cần lý thuyết suông như kinh tế hay văn
học.
Ví dụ:
- Mục 10 và 11, trường Mỹ thuật Công nghiệp HN bị cấm đào tạo
ngành Gốm và ngành Thiết kế Công nghiệp. Hai ngành này đào đâu ra tiến
sĩ nếu không chui vào lò gốm hay nhà máy cơ khí làm khoảng trên chục năm
cho biết nghề? Giỏi nghề thực hành rồi ai còn đi làm bằng tiến sĩ làm
chi nữa (lại phải học thi lại bao nhiêu thứ không cần thiết)?...
- Mục 16 đến 31, trường Sân Khấu – Điện ảnh có 16 ngành không
được đào tạo nữa vì không có tiến sĩ? Không biết ở Hollywood có bao
nhiêu vị tiến sĩ điện ảnh nhỉ?
- Mục 171, trương SP Kỹ thuật Thủ Đức Tp.HCM bị cấm đạo tạo
ngành Kỹ thuật Công nghiệp, trường ĐH Hải phòng bị cấm ngành Chế tạo
máy? Trong ngành kỹ thuật, làm luận án tiến sĩ không thể chỉ đỏ toàn
“nước lã mới” (nói phét) vào đó, phái có sản phẩm phát minh mới cụ thể
như kiếu phát minh ra bánh xe mới. Thế nhưng uy tín hàng đầu như SPKT
Tp.HCM mà không đào tạo được ngành Kỹ thuật Công nghiệp phổ biến nhất,
thì ai thực sự đủ khả năng đào tạo? Với tôi (gần bốn chục năm trong nghề
cơ khí), các kỹ sư ra trường từ SPKT HCM còn khá hơn các kỹ sư của Bách
khoa HN nhiều, và ngang ngửa BK Sài gòn… Thế mà họ bị cấm đào tạo,
logic ở đâu?
Còn nhiều ví dụ như thế nữa, các vị có thể xem danh sách 71 trường và 207 ngành trên Dân trí, Vietnamnet…
Nhận xét thứ hai, đa số các ngành bị cấm còn lại rơi vào nhóm các ngành
mà xã hội và thị trường đang rất cần, có nhu cầu cao và Bộ nên khuyến
khích đào tạo, nhưng đào tạo chuyên nghiệp của ta lâu nay theo kiểu XHCN
không đào tạo nhiều hay hoàn toàn không đao tạo, bỏ trống, do đó thiếu
chuyên gia trầm trọng. Đó thường là các ngành dịch vụ “nhạy cảm” với
đảng ta như:
- Mục 152, 202, 206: Ngành Điều dưỡng (các trường Y Thái Bình,
Hông bàng, Cần Thơ… bị cấm tuyển sinh); Điều dưỡng là ngành xưa nay chỉ
dành riêng cho hệ thống y tế đặc biệt bao cấp dành cho cán bộ đảng… nay
đào tạo để phục vụ dân sao được?
- Mục 98: Ngành Luật Kinh tế (trường ĐH Đà Nẵng); Nước “ta” cần gì Luật kinh tế vì đã có định hướng kinh tế XHCN rồi?
- Mục 185: Ngành Tâm lý học (Sư phạm Hà Nội): Ngành này mấy
chục năm nay chỉ dành riêng cho công an của đảng để hiểu tâm lý dân mà
phục vụ đảng thôi, nên cấm mở rộng?
- V.v…
Có những ngành rất mới hiếm nhưng rất cần thiết cho xã hội ta hôm nay và
một số trường đang đào tạo mà Bộ vẫn cấm thì chẳng hiểu họ muốn gì? Ví
dụ:
- Mục 91, ngành Hải dương học, Đại học quốc gia Tp.HCM? Nếu
ĐHQG HCM không được đào tạo hải dương học thì ai sẽ tào tạo được đây?
Tôi có chị bạn là tiến sĩ Hải dương học ở ĐH QG HCM, chị đã phải về hưu
(theo tuổi), nhưng vẫn thấy chị đi dạy, chỉ là không còn trong biên chế
cơ hữu nữa nên trường của chị không được tuyển sinh cho cái ngành chị
vẫn đào tạo mấy chục năm nay ư? Đó là để nâng cao chất lượng đào tạo ư?
Nước ta diện tích mặt biển quốc gia rộng trên 1 triệu km2 gấp ba lần đất
liền mà không khuyến khích đào tạo Hải dương học ư? Trừ khi… đó đã là
biển đảo của Tàu!
- Mục 192, ngành Quản lý Biển, ĐH Tài Nguyên Môi trường HN? Có
lẽ Biển của ta thay vì tăng cường đào tạo và quản lý thì giao cả cho Tàu
rồi, không cần đào tạo và quản lý nữa?
Có lẽ, cái “được” của quyết định cấm tuyển sinh 207 ngành tại 71 trường
Đại học của Bộ ĐH ngoài việc Bộ sẽ được thỏa mái hành các trường và các
trường sẽ có cơ hội xin xỏ, nịnh nọt các quan Bộ, thì có lẽ nó cũng sẽ
tạo ra cơ hội cho thuê bằng cấp tiến sĩ dổm của các vị trí thức mua bằng
cho các trường để làm hồ sơ xin tuyển sinh cho các trường, còn việc dạy
thì… vẫn như cũ. Vậy thì chất lượng đào tạo sau khi thị trường thuê
bằng cấp sẽ rất sôi động, sẽ tăng hay giảm? Chắc chắn là tăng chi phí
đào tạo của các trường vì phải thuê mua bằng cấp, nên sẽ giảm chất
lượng, vì đó không phái các chi phí trực tiếp của đào tạo.
Tôi nói vậy, không phải để góp ý cho họ và mong họ sẽ tham khảo ý mình.
Tôi không ngây thơ ngu thế nữa. Tôi không góp ý, tôi tố cáo!
Nói vậy để thấy đau cho dân mình, đến việc học hành cũng bị chà đạp lên,
không được học và dậy những gì mình muốn, những gì xã hội cần. Nói vậy
để thấy và cùng thấy cái xã hội cộng sản này nó thối nát lắm rồi và sẽ
sớm đến lúc đa số dân Việt không thể chịu đựng được nữa, sẽ đứng lên đòi
quyền sống Làm Người.
Khách SJ - Khía cạnh đạo đức và lý luận về vai trò của Mỹ liên quan đến trận hải chiến Hoàng Sa
Khách-SJ, thành viên Dân Luận
Tác giả gửi tới Dân Luận dưới dạng phản hồi. Tựa đề do BBT Dân Luận đặt.
***
Đặt giả thuyết nghi ngờ Mỹ đã “tặng” Hoàng Sa cho Trung Quốc
thì là quyền của mỗi người, nhưng những người suy xét cẩn thận
(critical thinkers) sẽ cần chứng cớ rõ rệt hơn là những chứng cớ hoàn
cảnh (circumstantial evidences) như thiếu tá Hồng này tả.
Tuy không hoàn toàn loại bỏ giả thuyết này, tôi có một giả thuyết khác:
Khi Mỹ muốn đổi chiến lược để đối phó với khối Cộng Sản từ năm 1971 qua ngoại giao rồi thuyết phục Trung Quốc cùng theo đuổi bình thường hóa quan hệ năm 1972 (công bố Thượng Hải) và đi đến hiệp định Paris 1973, Trung Quốc đã hiểu VNCH sắp bị bỏ rơi (cuộc nói chuyện của Kissinger và Mao khi họ đàm thoại về tương lai ĐNÁ được ghi chép và declassified sau này gián tiếp chứng minh việc này); rồi nhân cơ hội thăm viếng Bắc Kinh năm 1974 để tiếp tục đàm thoại tiến trình bang giao giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc đã lợi dụng thời điểm rất thuận lợi đó để thi hành việc chiếm Hoàng Sa (vì Mỹ sẽ phải tiếp tục chứng minh việc “rời Việt Nam” của họ với Trung Quốc cho mục đích bình thường hóa ngoại giao, và vì Trung Quốc không tin là ĐCSVN sẽ thực hiện những gì HCM đã hứa với họ (đây cũng là lý do khiến cuộc chiến 1979 xảy ra sau này)). Khi tình báo và hải quân Mỹ thu nhận được những tin tức về hoạt động của quân Trung Quốc vào lúc đó ở Hoàng Sa, họ phái viên sĩ quan Gerald Kosh để báo cho Quân Đội VNCH nhưng không nói sự thật mà chỉ lấy cớ “xây phi trường” để tránh việc công nhận sự can thiệp của Mỹ với bất cứ phe nào. Mỹ có thể đã hy vọng VNCH lấn át được đám lính Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa, nhưng có lẽ biết rằng nếu Trung Quốc quyết tâm chiếm thì VNCH sẽ không đủ sức lực để kháng cự.
Với chính sách ngoại giao đã thay đổi, Nixon đã bị hạ, Quốc Hội Mỹ đã xuống viện trợ và buộc cấm can thiệp thêm vào Việt Nam, quân đội Mỹ đã bị trói tay hoàn toàn và phải tỏ thái độ trung lập với Trung Quốc khi sự việc Hoàng Sa xảy ra. Những sự kiện lịch sử thế giới từ đó đã phần nào giải thích cho chính sách từ năm 1972 này của Mỹ, dù tình trạng hiện thời ở Biển Đông chắc chắn không phải là kết cục Mỹ thực sự muốn có.
Giả thuyết “xếp đặt” (hay tặng Hoàng Sa) của ông thiếu tá Hồng không thuyết phục vì tôi cho rằng: hải quân VNCH có ra đó hay không thì quân Trung Quốc cũng đã xúc tiến việc chiếm Hoàng Sa; trung đội địa phương quân VNCH trấn đóng ở đảo sẽ bị giết nếu họ chống lại. Và cũng có thể là, nhờ hải quân VNCH tấn công ở Hoàng Sa mà Trung Quốc đã không thể tiến hành việc chiếm Trường Sa ngay vào thời gian đó mà phải đợi đến năm 1988.
Nên việc chiếm Hoàng Sa chỉ là do Trung Quốc lợi dụng thời cơ quá thuận lợi để thi hành mộng ước của Mao, không có vai trò “giúp một tay” của Mỹ. Nếu Mỹ đã thực sự muốn “tặng Hoàng Sa” cho Trung Quốc thì họ chỉ cần “mách nhỏ” cho Trung Quốc và im luôn khi Trung Quốc xúc tiến chiếm Hoàng Sa, chứ việc đưa viên sĩ quan Kosh báo tin và rồi đi ra đảo Hoàng Sa với ông Hồng là một chuyện thừa vô ích, chỉ làm phức tạp thêm cho vấn đề! Vì thế, Mỹ chẳng có lỗi gì với dân Việt về vấn đề này.
Ngược lại, với kết quả là hiệp định Paris 73 và tiến trình nội bộ chống chiến tranh Việt Nam ở nước Mỹ, việc bỏ rơi Việt Nam (rút quân tham chiến ra, chỉ viện trợ tối thiểu) không nhất thiết phải đưa đến việc mất VNCH vì tác động tích cực chiếm miền Nam vẫn hoàn toàn tùy thuộc vào miền Bắc. Nếu ĐCSVN tôn trọng Hiệp Định Paris 73 thì VNCH vẫn tồn tại và phát triển bình thường. Thực tế mà xét thì, như đa số chính gia Mỹ thời đó đã quá hiểu (tỉ dụ thống đốc Reagan), chính sách rút ra khỏi Việt Nam là gián tiếp chấp nhận việc chiếm miền Nam của CSBV do chính sách hung hăng, bạo lực của phe CS đã từng chứng minh và sẽ gây ra thảm hại cho hai chục triệu người dân miền Nam. Dầu sao đi nữa, Mỹ không phải là anh em nối khố, ruột thịt với dân Việt Nam, và CSVN không thể đe dọa nước Mỹ mà họ phải hy sinh để sống chết bảo vệ miền Nam. Giới hạn của đạo đức (ethical limits) buộc người biết suy xét không thể quy án tất cả cho Mỹ dù Nixon đã rất bạc tâm và đểu cáng buộc ông Thiệu ký Hiệp Định Paris, và đưa đến kết quả rất đau đớn cho miền Nam. Ít nhất, họ đã chịu trách nhiệm trong giới hạn đạo đức của họ về những hậu quả đó. Đây là bài học về quyền lợi riêng của mỗi Quốc Gia mà vấn đề đạo đức lương tâm không thể vượt qua khỏi tầm mức ảnh hưởng của đa số tập thể công dân.
Trong khi đó, sự can thiệp mà vai trò của chính quyền Mỹ có tội rõ ràng và lớn hơn so với các sự kiện trên là việc ủng hộ, đốc thúc, và trả tiền cho các loạn tướng lật đổ ông Diệm năm 63. Vì dù chính quyền xấu hay tốt, sự độc lập và tự trị của miền Nam đã bị vi phạm một cách trực tiếp, trắng trợn khi quan hệ là một đồng minh. Trong vai cường quốc viện trợ vũ khí cũng như tiền của, nếu Mỹ đã không ủng hộ cuộc lật đổ thì khả năng kết hợp được nhiều tướng lãnh (dù chỉ khoảng dưới 10 tướng) không thể cao và do đó khó có thể thành công; các cuộc đảo chánh/ám sát – nếu có tiếp tục xảy ra – cũng sẽ là các hành động đơn lẻ như trước (năm 60 và 62) và dễ thất bại. Đại đa số dân Nam không hề rõ về vai trò của Mỹ trong việc này (kể cả phần đông giới công/quân VNCH, họ chỉ nghi ngờ viên đại sứ Mỹ) cho mãi đến khi những tài liệu mật của chính quyền Mỹ được công bố vào thập niên 80, 90 và tài liệu từ những nhân vật VNCH đã tham gia viết lại sau 75; dầu vậy, tinh thần độc lập và tự trị của giới lãnh đạo VNCH đã vì thế bị tổn thương, hao mòn (undermined), và cộng với sự mất đoàn kết đã xảy ra trước đó, nó đã đưa đến những thất bại lớn hơn về chính trị sau này mà kết quả là biến cố quân sự 75.
Dù đây chỉ là ý kiến của riêng tôi và không thể kết án Mỹ cho tất cả những hậu quả sau 63, Mỹ rõ ràng đã có lỗi khi họ đã lạm dụng phương tiện (đảo chánh) để biện minh cho mục đích (là tìm lãnh đạo khác thế ông Diệm và chống CS), mà thực thể của các mục đích là thuộc về quyền của dân miền Nam hoàn toàn. Họ đã đi quá giới hạn đạo đức trong vai trò đồng minh của một cuộc chiến chung có tính chất chính trị ý thức hệ, mặc dù họ có thể mang vai trò lãnh đạo trong vấn đề Quân Sự (như họ đã làm ở Nam Hàn 50-53). Nếu sự can thiệp đảo chánh đó đã từ một kẻ thù như Trung Quốc thì giá trị đạo đức của vấn đề đã khác. Nếu họ đã chỉ đứng ngoài, tỏ ý kiến trung lập (không chống đảo chánh nhưng không thúc dục), không “đưa tiền cho chi phí” thì họ đã không có lỗi gì cả! Cũng phải nói thêm rằng, việc giúp lật đổ ông Diệm/Nhu có thể biện minh là đạo đức và chính đáng nếu nó có khả năng thực sự cứu dân miền Nam khỏi thảm họa lớn hơn do chính ông Diệm sẽ gây ra cho dân miền Nam, tỉ dụ như trường hợp ở các nước Ả Rập ngày nay. Nhưng tình trạng miền Nam đã không hề có khả năng đó và những kết án mà Mỹ và phe chống ông Diệm đã biện minh (như độc tài, kỳ thị tôn giáo, v.v.) đều là những điều còn tranh cãi vì vẫn có rất nhiều người có hiểu biết khác, không đồng tình.
Ở phía Mỹ, sau đảo chánh thì đã có những người nhận ra sai lầm ở biến cố này (như TT Johnson) nhưng họ lại đi vào những sai lầm khác. Tuy vậy, chính thể và văn hóa Mỹ vẫn dễ đưa đến nhận thức của những lỗi lầm, rồi sửa đổi, tạ lỗi với nạn nhân nhờ có những tiếng nói từ phía đối lập và dân chúng, đưa ra những lý luận thuyết phục hơn để thay đổi Quốc Gia -- rất khác với những chế độ CS và những người ủng hộ họ và vẫn cố chấp cho rằng “Mỹ xâm lăng Việt Nam” trong khi đại đa số dân Nam muốn và cần sự giúp đỡ của Mỹ để tiếp tục được sống trong thể chế không-CS. Nếu không có Mỹ giúp từ sau 54, thì đã có thêm gần 20 triệu dân Việt Nam đã phải sớm chịu cái ách của CNCS từ đầu thập niên 60 khi HCM và ĐCSVN đã quyết xúc tiến "giải phóng miền Nam", và đã phải có ít nhất 1 triệu dân miền Nam bỏ nước ra đi ngay vào thời đó.
Tôi đi hơi xa ngoài đề tài Hoàng Sa/Trường Sa và thiếu tá Hồng, nhưng thiết nghĩ khía cạnh đạo đức và lý luận về các sự kiện chính trị lớn kia mà Mỹ đã có vai trò quyết định cũng nên nhân tiện bàn luận một thể.
Tin liên quan: Mời xem Videoclip phỏng vấn cựu thiếu tá hải quân VNCH Phạm Văn Hồng, người cùng với trung úy Gerald Kosh, nhân viên tòa tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, đã có mặt trên tàu HQ-16 và là nhân chứng trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 được phổ biến trên Youtube với tựa đề:
"Hoàng Sa - Trường Sa với cựu TT Phạm văn Hồng" http://youtu.be/qtgdUdjGUgA
Tuy không hoàn toàn loại bỏ giả thuyết này, tôi có một giả thuyết khác:
Khi Mỹ muốn đổi chiến lược để đối phó với khối Cộng Sản từ năm 1971 qua ngoại giao rồi thuyết phục Trung Quốc cùng theo đuổi bình thường hóa quan hệ năm 1972 (công bố Thượng Hải) và đi đến hiệp định Paris 1973, Trung Quốc đã hiểu VNCH sắp bị bỏ rơi (cuộc nói chuyện của Kissinger và Mao khi họ đàm thoại về tương lai ĐNÁ được ghi chép và declassified sau này gián tiếp chứng minh việc này); rồi nhân cơ hội thăm viếng Bắc Kinh năm 1974 để tiếp tục đàm thoại tiến trình bang giao giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc đã lợi dụng thời điểm rất thuận lợi đó để thi hành việc chiếm Hoàng Sa (vì Mỹ sẽ phải tiếp tục chứng minh việc “rời Việt Nam” của họ với Trung Quốc cho mục đích bình thường hóa ngoại giao, và vì Trung Quốc không tin là ĐCSVN sẽ thực hiện những gì HCM đã hứa với họ (đây cũng là lý do khiến cuộc chiến 1979 xảy ra sau này)). Khi tình báo và hải quân Mỹ thu nhận được những tin tức về hoạt động của quân Trung Quốc vào lúc đó ở Hoàng Sa, họ phái viên sĩ quan Gerald Kosh để báo cho Quân Đội VNCH nhưng không nói sự thật mà chỉ lấy cớ “xây phi trường” để tránh việc công nhận sự can thiệp của Mỹ với bất cứ phe nào. Mỹ có thể đã hy vọng VNCH lấn át được đám lính Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa, nhưng có lẽ biết rằng nếu Trung Quốc quyết tâm chiếm thì VNCH sẽ không đủ sức lực để kháng cự.
Với chính sách ngoại giao đã thay đổi, Nixon đã bị hạ, Quốc Hội Mỹ đã xuống viện trợ và buộc cấm can thiệp thêm vào Việt Nam, quân đội Mỹ đã bị trói tay hoàn toàn và phải tỏ thái độ trung lập với Trung Quốc khi sự việc Hoàng Sa xảy ra. Những sự kiện lịch sử thế giới từ đó đã phần nào giải thích cho chính sách từ năm 1972 này của Mỹ, dù tình trạng hiện thời ở Biển Đông chắc chắn không phải là kết cục Mỹ thực sự muốn có.
Giả thuyết “xếp đặt” (hay tặng Hoàng Sa) của ông thiếu tá Hồng không thuyết phục vì tôi cho rằng: hải quân VNCH có ra đó hay không thì quân Trung Quốc cũng đã xúc tiến việc chiếm Hoàng Sa; trung đội địa phương quân VNCH trấn đóng ở đảo sẽ bị giết nếu họ chống lại. Và cũng có thể là, nhờ hải quân VNCH tấn công ở Hoàng Sa mà Trung Quốc đã không thể tiến hành việc chiếm Trường Sa ngay vào thời gian đó mà phải đợi đến năm 1988.
Nên việc chiếm Hoàng Sa chỉ là do Trung Quốc lợi dụng thời cơ quá thuận lợi để thi hành mộng ước của Mao, không có vai trò “giúp một tay” của Mỹ. Nếu Mỹ đã thực sự muốn “tặng Hoàng Sa” cho Trung Quốc thì họ chỉ cần “mách nhỏ” cho Trung Quốc và im luôn khi Trung Quốc xúc tiến chiếm Hoàng Sa, chứ việc đưa viên sĩ quan Kosh báo tin và rồi đi ra đảo Hoàng Sa với ông Hồng là một chuyện thừa vô ích, chỉ làm phức tạp thêm cho vấn đề! Vì thế, Mỹ chẳng có lỗi gì với dân Việt về vấn đề này.
Ngược lại, với kết quả là hiệp định Paris 73 và tiến trình nội bộ chống chiến tranh Việt Nam ở nước Mỹ, việc bỏ rơi Việt Nam (rút quân tham chiến ra, chỉ viện trợ tối thiểu) không nhất thiết phải đưa đến việc mất VNCH vì tác động tích cực chiếm miền Nam vẫn hoàn toàn tùy thuộc vào miền Bắc. Nếu ĐCSVN tôn trọng Hiệp Định Paris 73 thì VNCH vẫn tồn tại và phát triển bình thường. Thực tế mà xét thì, như đa số chính gia Mỹ thời đó đã quá hiểu (tỉ dụ thống đốc Reagan), chính sách rút ra khỏi Việt Nam là gián tiếp chấp nhận việc chiếm miền Nam của CSBV do chính sách hung hăng, bạo lực của phe CS đã từng chứng minh và sẽ gây ra thảm hại cho hai chục triệu người dân miền Nam. Dầu sao đi nữa, Mỹ không phải là anh em nối khố, ruột thịt với dân Việt Nam, và CSVN không thể đe dọa nước Mỹ mà họ phải hy sinh để sống chết bảo vệ miền Nam. Giới hạn của đạo đức (ethical limits) buộc người biết suy xét không thể quy án tất cả cho Mỹ dù Nixon đã rất bạc tâm và đểu cáng buộc ông Thiệu ký Hiệp Định Paris, và đưa đến kết quả rất đau đớn cho miền Nam. Ít nhất, họ đã chịu trách nhiệm trong giới hạn đạo đức của họ về những hậu quả đó. Đây là bài học về quyền lợi riêng của mỗi Quốc Gia mà vấn đề đạo đức lương tâm không thể vượt qua khỏi tầm mức ảnh hưởng của đa số tập thể công dân.
Trong khi đó, sự can thiệp mà vai trò của chính quyền Mỹ có tội rõ ràng và lớn hơn so với các sự kiện trên là việc ủng hộ, đốc thúc, và trả tiền cho các loạn tướng lật đổ ông Diệm năm 63. Vì dù chính quyền xấu hay tốt, sự độc lập và tự trị của miền Nam đã bị vi phạm một cách trực tiếp, trắng trợn khi quan hệ là một đồng minh. Trong vai cường quốc viện trợ vũ khí cũng như tiền của, nếu Mỹ đã không ủng hộ cuộc lật đổ thì khả năng kết hợp được nhiều tướng lãnh (dù chỉ khoảng dưới 10 tướng) không thể cao và do đó khó có thể thành công; các cuộc đảo chánh/ám sát – nếu có tiếp tục xảy ra – cũng sẽ là các hành động đơn lẻ như trước (năm 60 và 62) và dễ thất bại. Đại đa số dân Nam không hề rõ về vai trò của Mỹ trong việc này (kể cả phần đông giới công/quân VNCH, họ chỉ nghi ngờ viên đại sứ Mỹ) cho mãi đến khi những tài liệu mật của chính quyền Mỹ được công bố vào thập niên 80, 90 và tài liệu từ những nhân vật VNCH đã tham gia viết lại sau 75; dầu vậy, tinh thần độc lập và tự trị của giới lãnh đạo VNCH đã vì thế bị tổn thương, hao mòn (undermined), và cộng với sự mất đoàn kết đã xảy ra trước đó, nó đã đưa đến những thất bại lớn hơn về chính trị sau này mà kết quả là biến cố quân sự 75.
Dù đây chỉ là ý kiến của riêng tôi và không thể kết án Mỹ cho tất cả những hậu quả sau 63, Mỹ rõ ràng đã có lỗi khi họ đã lạm dụng phương tiện (đảo chánh) để biện minh cho mục đích (là tìm lãnh đạo khác thế ông Diệm và chống CS), mà thực thể của các mục đích là thuộc về quyền của dân miền Nam hoàn toàn. Họ đã đi quá giới hạn đạo đức trong vai trò đồng minh của một cuộc chiến chung có tính chất chính trị ý thức hệ, mặc dù họ có thể mang vai trò lãnh đạo trong vấn đề Quân Sự (như họ đã làm ở Nam Hàn 50-53). Nếu sự can thiệp đảo chánh đó đã từ một kẻ thù như Trung Quốc thì giá trị đạo đức của vấn đề đã khác. Nếu họ đã chỉ đứng ngoài, tỏ ý kiến trung lập (không chống đảo chánh nhưng không thúc dục), không “đưa tiền cho chi phí” thì họ đã không có lỗi gì cả! Cũng phải nói thêm rằng, việc giúp lật đổ ông Diệm/Nhu có thể biện minh là đạo đức và chính đáng nếu nó có khả năng thực sự cứu dân miền Nam khỏi thảm họa lớn hơn do chính ông Diệm sẽ gây ra cho dân miền Nam, tỉ dụ như trường hợp ở các nước Ả Rập ngày nay. Nhưng tình trạng miền Nam đã không hề có khả năng đó và những kết án mà Mỹ và phe chống ông Diệm đã biện minh (như độc tài, kỳ thị tôn giáo, v.v.) đều là những điều còn tranh cãi vì vẫn có rất nhiều người có hiểu biết khác, không đồng tình.
Ở phía Mỹ, sau đảo chánh thì đã có những người nhận ra sai lầm ở biến cố này (như TT Johnson) nhưng họ lại đi vào những sai lầm khác. Tuy vậy, chính thể và văn hóa Mỹ vẫn dễ đưa đến nhận thức của những lỗi lầm, rồi sửa đổi, tạ lỗi với nạn nhân nhờ có những tiếng nói từ phía đối lập và dân chúng, đưa ra những lý luận thuyết phục hơn để thay đổi Quốc Gia -- rất khác với những chế độ CS và những người ủng hộ họ và vẫn cố chấp cho rằng “Mỹ xâm lăng Việt Nam” trong khi đại đa số dân Nam muốn và cần sự giúp đỡ của Mỹ để tiếp tục được sống trong thể chế không-CS. Nếu không có Mỹ giúp từ sau 54, thì đã có thêm gần 20 triệu dân Việt Nam đã phải sớm chịu cái ách của CNCS từ đầu thập niên 60 khi HCM và ĐCSVN đã quyết xúc tiến "giải phóng miền Nam", và đã phải có ít nhất 1 triệu dân miền Nam bỏ nước ra đi ngay vào thời đó.
Tôi đi hơi xa ngoài đề tài Hoàng Sa/Trường Sa và thiếu tá Hồng, nhưng thiết nghĩ khía cạnh đạo đức và lý luận về các sự kiện chính trị lớn kia mà Mỹ đã có vai trò quyết định cũng nên nhân tiện bàn luận một thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét