Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Tham nhũng: lỗi con người hay lỗi cơ chế? - Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm - BBC công bố sự thật cay đắng về cà phê Việt Nam

Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.


Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công

Hội khoa học lịch sử Việt Nam, mà ông là thành viên, dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2. Ông có thể cho biết chi tiết?

- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.

Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.

Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, mà chúng tôi gọi là Bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.

Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.

Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt - Trung?

- Sự kiện 1979, cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược, hay cuộc tấn công vào Việt Nam.

Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ, cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.

Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.

Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”

Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?

- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.

Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?

Về vấn đề này, có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ...

Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc.

Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.

Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.

Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi  người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?

- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó lắm.

Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu?” Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì, không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế, mà họ tử tế hơn.

Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.

Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.

Xin cảm ơn Giáo sư!
Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 - 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

(Lao động)

Tham nhũng: lỗi con người hay lỗi cơ chế?


Mỗi lần nói đến hai chữ tham nhũng là tôi lại nhớ đến lời tuyên bố “bất hủ” của ông cựu chủ tịch nhà nước VN Nguyễn Minh Triết (NMT) nói trước 800 đại biểu Việt kiều họp tại Hà Nội năm 2010:

“…Chúng ta từ một nước trong chiến tranh, chưa có những cái kinh nghiệm trong quản lý, và ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt Nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham, cái người thủ quỹ cứ giữ tiền khư khư, ở quỹ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút, mượn không thấy ai đòi hết, thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt Nam tham nhũng nhứt thế giới, không phải vậy! Cho nên tui đề nghị quí vị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này, rồi nhìn về Việt Nam cũng đừng có hốt hoảng, cứ nghĩ rằng trong nước mình tiêu cực quá... Mấy hồi sao mấy ổng oánh giặc sao giỏi thế ? Mà bây giờ ổng tiêu cực thế... Đây là quy luật muôn đời. Con người ta, trong mỗi người, ai cũng có hỉ, nộ, ái, ố hết chơn. Chúng ta là con một nhà, là con Lạc, cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra, trên thế giới này ít nơi nào có cái đó lắm..." (Hết trích).

Lần đó [1] tôi rất ngạc nhiên vì không ngờ một vị chủ tịch nước mà lại có thể có một lời phát biểu có tính cách đùa cợt như vậy về một vấn nạn lớn của đất nước dẫu biết rằng ông cựu chủ tịch nước này quê trong Nam và người Nam thì luôn có cách ăn nói rất bộc trực. Gần đây tôi thấy có một vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam mà cách lấy tiền có vẻ khá giống như lời tuyên bố của ông NMT. Đó là vụ một thiếu nữ nhân viên tín dụng ngân hàng Vietibank, cô Huỳnh Thị Huyền Như, trong lúc “bí quá đã thò tay vô mượn”, và mượn làm nhiều lần một số tiền rất lớn. Số tiền cô gái mặt hiền như “ma sơ” này “mượn” lên tới 4.000 tỉ đồng VN (khoảng 200 triệu đô la Mỹ). Một số tiền vô cùng lớn gây sốc trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như cộng đồng mạng trong nước. Tuy nhiên gần đây ông NMT đã có vẻ “tỉnh ngộ” hơn và câu tuyên bố mới đây nhất của ngài cựu chủ tịch nước nghe có phần đúng đắn hơn [2], về cái nhìn mới của ông về vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam:

“Ngày xưa tham nhũng chưa nhiều như bây giờ và nó có mức độ. Nhưng bây giờ tham nhũng tràn lan” – nguyên chủ tịch nước nói. “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết. Không cải tiến tiền lương, lên diễn đàn từ ông lớn dến ông nhỏ đều bảo không đủ sống, nhưng vợ con thì đề huề, người ta nhìn vô không phục. Theo tình hình này, ở Bắc Phi, Trung Đông, lãnh đạo các nước tham nhũng, lòng dân không yên thì người ta nổi lên. Tương tự kịch bản thì Việt Nam nếu không quyết liệt chống tham nhũng thì cũng khó tránh khỏi, tôi nói với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang là các ông đừng chủ quan. Cần phải trị được bài tham nhũng này để lấy lại niềm tin trong nhân dân”…

Và tham nhũng tiếp tục tràn lan trong nước. Những số tiền dính vào các vụ đại án tham nhũng hiện nay trong nước là những con số khổng lồ. Từ vụ án ông Dương Chí Dũng với những số tiền dính líu lên tới nhiều triệu đô la Mỹ cho đến vụ án bầu Kiên (còn trong vòng điều tra) mà việc thất thoát chắc chắn sẽ không nhỏ. Các vụ án gần đây cho thấy những gì đã xảy ra trong quá khứ hình như đang được diễn lại như một cuốn phim. Những bài bản của cuốn phim tham nhũng này xác định những mẫu số chung mà tôi đã giải trình trong bài tôi viết vào năm 2012 [1], nay xem lại vẫn còn thấy hiện đại. Tôi chép lại dưới đây một đoạn của phần kết luận bài viết này:

…“Một mẫu số chung thứ nhất là phần lớn những người nắm giữ những chức năng quan trọng này phải là những đảng viên của Đảng Cộng Sản VN có tuổi đảng cao hoặc có công trạng và thành tích cách mạng. Khi lên nắm giữ những chức này, họ lại được cho phép nắm giữ quyền quản lý những số tiền (quỹ chi tiêu) rất lớn. Mẫu số chung thứ hai là những người tham nhũng này thường cùng nằm chung chỗ và họp thành nhóm, nghĩa là có một sự thông đồng từ trên xuống dưới trong cùng một tổ chức hay cùng một tập đoàn. Tức là ít khi họ dám lạm quyền một mình mà ngược lại họ thường hùa với nhau thành một nhóm để cùng chia chác vơ vét. Mẫu số chung thứ ba là phần lớn những vụ tham nhũng thường là những vụ cướp đất đai để chia chác và thường xảy ra ở nhiều vùng địa phương trong đó các quan chức địa phương huyện và xã của các Ủy Ban Nhân Dân nắm quyền sinh sát trong tay. Mẫu số chung thứ tư là luật pháp VN không được chặt chẽ, thống nhất và nghiêm minh. Thời gian phạt tù quá nhẹ và thay đổi tùy vùng xử án. Mẫu số chung thứ năm là có vẻ (tôi không dám quả quyết) các quan chức VN coi Trời bằng vung. Hầu hết ai có quyền chức và nắm giữ những số tiền chi tiêu lớn đều có máu tham. Thành ra vì lá nhiều và không xịt thuốc sâu, sâu cứ bò ra khắp nơi trên cây và thi nhau tha hồ ăn lá và mạnh ai nấy ăn, một tình trạng tham nhũng trầm trọng đang lan rộng trong các ngành khắp nơi trong nước”…

Trong bài viết năm 2012 tôi có đặt hai câu hỏi về nguồn gốc của tham nhũng, và biện pháp chống tham nhũng, và có hẹn sẽ bàn thêm về hai đề tài này. Hôm nay nhân dịp đầu năm con Ngựa tôi lại xin bàn thêm đôi chút về hai câu hỏi này.

Nguồn gốc tham nhũng, theo tôi, rất phức tạp. Câu nói ở VN chúng ta thường nghe thấy là: lỗi con người hay lỗi cơ chế? Tôi thì luôn nghĩ là lỗi cả hai và tôi lại thêm vào là có cả xã hội dự phần nữa. Con người không hoàn toàn (nhân vô thập toàn) mà cơ chế thì luôn lỏng lẻo tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi cho cái ác phát sinh. Riêng tính thiện và ác thì đã được bàn đến cả hơn ngàn năm nay. Ông triết gia Tàu Tuân Tử bảo “nhân chi sơ tính bổn ác”, ông Mạnh Tử thì cả quyết là không, “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Theo Duy Thức Học của đạo Phật và dựa trên những bước tiến của tâm lý học cận đại thì con người sinh ra đã có đủ những điều kiện tâm thần thiện và ác và tùy vào xã hội nơi con người sinh trưởng và lớn lên, con người có thể trở thành hiền lành và tử tế hay hung dữ và bất lương. Đã có rất nhiều luận án nghiên cứu về tâm lý học giải thích sự liên quan giữa những hình ảnh đầy bạo lực trên tivi Mỹ và tính hung bạo của trẻ con Mỹ ngày nay, nhất là những đứa bé cả ngày ngồi chầu trước tivi. Trẻ con Mỹ, theo thống kê gần đây, mất rất nhiều thì giờ xem tivi. Các nhà tâm lý học và các nhân viên lo về xã hội tin chắc chắn rằng những phim và chương trình có nhiều hình ảnh bạo lực trên tivi có ảnh hưởng trực tiếp đến tính tình và sức khỏe của các em sau này. Những đứa bé có bố mẹ biết chăm sóc và biết lo cho chúng nó từ lúc sơ sinh thường thì đa số trở thành những công dân tốt và thành công trong xã hội.

Xã hội như thế có ảnh hưởng đến cách sống và nhân cách con người. Nói một cách tổng quát thì tâm thức chúng ta luôn bị đời sống gia đình, bè bạn và xã hội khống chế. Trẻ con nào may mắn được đẻ ra và lớn lên trong một xã hội hiền hòa, trong đó quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân được bảo đảm và trong đó những quyền tự do căn bản được xã hội và một nhà nước pháp quyền bảo vệ thì những trẻ con đó có nhiều cơ hội sống hạnh phúc và trở thành những người tốt hơn là những đứa bé sinh ra trong những xã hội đảo điên và đạo đức suy đồi.

Sự liên quan giữa con người và hoàn cảnh xung quanh là chiếc dây liên kết hun đúc làm nên cá tính, nhân cách và văn hóa của con người. Ở đây tôi tạm ghi lại câu chuyện ông Mạnh Tử là nếu bà mẹ ông Mạnh Tử không tỉnh thức sớm biết dời nhà đi chỗ khác tốt lành hơn để con mình được tránh xa những cám dỗ xấu xa lúc đó thì ông đã không trở thành ông Mạnh Tử, một nhà triết gia nổi tiếng của Tàu sau này.Trên thực tế ngày nay, sự cám dỗ làm hư trẻ con đầy dẫy, nhất là với những phương tiện truyền thông và việc sử dụng Internet hiện tại. Làm bố mẹ ngày nay chắc chắn có nhiều thách thức hơn xưa rất nhiều. Gia đình phải là cái phao đầu tiên. Sự hiện diện và sự dạy dỗ thường xuyên của người bố người mẹ trong gia đình rất cần thiết. Hạnh phúc của cha mẹ là một món quà rất lớn tặng cho đứa con. Thêm vào đó phải có một nền giáo dục tốt và những thầy cô dạy bảo tận tâm. Chính những nhà giáo cũng phải có một số lương tối thiểu để có thể để hết tâm trí vào việc dạy dỗ học sinh (thay vì còn phải lo đi kiếm tiền thêm ngoài giờ dạy). Nhà nước phải tích cực lo việc an sinh cho người dân được chu toàn, để người dân không còn phải lâm vào cảnh “đói ăn vụng, túng làm liều”.

Về cơ chế thì pháp quyền phải được thực thi công bằng và minh bạch. Phải làm mọi cách để tiêu diệt cái văn hóa “chạy chức chạy quyền và chạy tội” trong xã hội VN ngày nay. Và một việc mà nhà nước phải làm để cải thiện cách cai trị hiện nay là tha bổng ngay tất cả những người đang bị giam cầm vì bất đồng chính kiến. Sự có mặt của việc bất đồng chính kiến rất quan trọng và rất cần thiết trong một xã hội văn minh trong đó tiếng nói người dân được tôn trọng và bảo đảm. Theo các tin trên mạng, việc tôn trọng nhân quyền trong nước hiện nay không được nhà nước VN áp dụng đúng đắn. Vẫn còn rất nhiều cảnh công an lộng quyền bắt nạt hoặc đánh đập dân, thêm vào nhiều cái “văn hóa đàn áp mới” gần đây như dùng mắm tôm, dùng cưa đá hay giật băng rôn là những việc làm coi thường dân không thể chấp nhận được ở thế kỷ 21. Mọi việc làm trong định hướng chủ nghĩa xã hội nếu chỉ chú trọng vào ổn định kinh tế không thôi sẽ không đủ và chắc chắn sẽ đưa đến thất bại. Người dân (tự do), gia đình (êm ấm), và xã hội (an lành) là những yếu tố quan trọng bảo đảm sự thi công sức lao động của con người. Sức lao động cao thì kinh tế tự nhiên sẽ phát triển.

Phải cho báo chí được tự do và độc lập hoàn toàn [3]. Báo chí tự do là một công cụ chống bất công chống tham nhũng rất hiệu lực.

Và cuối cùng, nhà nước phải tạo điều kiện cho những tôn giáo lớn như Phật giáo và Thiên Chúa giáo được phát triển tự do. Tôn giáo rất cần cho đời sống tâm linh của con người. Nó là cái phao lớn giúp con người vươn lên trên mọi khổ đau. Nó là cách sống dựa trên lòng yêu thương và sự đùm bọc giữa người và người. Nó là nền tảng đạo đức của dân tộc Việt Nam từ bao nhiêu ngàn năm, từ bao nhiêu thế hệ cha ông. Nhà nước không thể vì tư duy ông Mác ông Lê mà quên đi những tuệ giác đã gắn liền với sự sống còn của dân tộc Việt Nam oai hùng qua bao cơn thử thách. Phải cho vào chương trình giáo dục VN những tinh hoa về tư duy của đạo Phật và đạo Chúa. Phải chỉ cho các em thấy có nhiều cách sống đạo đức khác rất cao cả chứ không phải chỉ có một tư duy độc nhất của chủ nghĩa Mác Lê.

Làm được những điều trên, nhà cầm quyền không cần phải tốn tiền mua thuốc trừ sâu. Sâu không còn chỗ nương náu sẽ tự chết dần chết mòn. Cây lá sẽ đâm chồi nẩy lộc. Tương lai Việt Nam sẽ hùng mạnh và tươi sáng hơn. 
Nguyễn Duy Vinh 
(Douala, Châu Phi)
-------------
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Đôi lời về việc Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với dân

Từ chuyện bác Cả Trọng trồng cây thông già đầu xuân năm nay (Giáp Ngọ-2014) trên đồi thông xã Vật Lại huyện Ba Vì Hà Nội, cư dân mạng lại lôi cả chuyện Cụ Hồ, cách đây 56 năm về tát nước chống hạn với dân ở huyện Thường Tín Hà Đông ra để phẩm bình. Những ý kiến nêu ra thật đa chiều đa dạng.
 - Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình (theo báo Tuổi trẻ). Không nhẽ một vị lãnh tụ của nhân dân lao động lại có việc làm vô cảm như thế: Tát nước vào nhân dân?. Do đó lời giải thích đúng đắn nhất sẽ là: tấm hình ấy cũng chỉ là tư liệu ghi lại thời khắc Bác Hồ diễn kịch, nhưng vớ phải tay đạo diễn tồi. Vì từ xưa đến nay khi xem các hình ảnh của Bác Hồ thì ai ai cũng dành cho Bác sự kính trọng và tin Bác không diễn kịch hay dàn dựng nên không ai để ý sơ xuất này. (Trích: Dân bây giờ ghe gớm lắm – Kami) 
 
Bức ảnh chưa được cắt cúp rõ cả mặt nước… (Ảnh: Internet)
- Trở lại ảnh Cụ Hồ khi tham gia tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Chắc chắn đây là ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.
Trong ảnh chắc chắn Cụ Hồ đang chỉ cho nhiều người hiểu rằng công việc tát nước không phải là dễ. Người cầm dây gầu phía đối diện, còn để tréo dây, tư thế tay và đứng như thế, làm sao múc được nước, mà vội suy luận “Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình “.
Bạn đọc lưu ý, trong ảnh trên, phần mương khá rộng, đủ để biết là cái sòng cụ đang lấy nước vào gầu là có nước chứ không phải bùn. Không hiểu do vô tình hay cố ý, người ta đăng ảnh trên các báo lại cắt mất phần mương đầy nước, gây cho người xem có cảm giác cụ đang tát bùn.
 
Để cho hết nhẽ, nhà cháu theo đường chỉ dẫn tìm coi bằng được cái bài đăng trên Báo Tuổi Trẻ – Từ buổi Bác về tát nước. Bài báo xuất bản vào ngày 15/10/2008 06:07 (GMT + 7). Trong đó viết, xin trích:
 
- Lúc ấy các thôn đã cấy sắp xong. Riêng Tả Thanh Oai diện tích bị hạn nặng hơn, tập trung vào 50 mẫu Bắc bộ ở cánh đồng Quai Chảo. Thanh niên, bà con tát nước dọc bờ sông Lán; bộ đội về giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình. Khoảng 8 giờ sáng 12-1-1958, khi bà con đang tát nước thì một cụ già vận đồ kaki trắng, đội mũ kết, chân đi dép cao su, xắn quần ngang gối bước tới.
Mọi người ngạc nhiên, mắt hướng về phía cụ. “Bác Hồ! Bác Hồ!” – bà con, thanh niên trong thôn nhận ra Bác reo lên vui sướng. Bác không vào ủy ban xã mà xắn cao quần, tự tay xách dép đi thẳng ra cánh đồng Quai Chảo. Mọi người đề nghị lấy đất khô rải đường cho đỡ trơn để Bác đi. Bác không đồng ý mà nhanh nhẹn lội luôn xuống ruộng.
Khi đến tàu tát gàu giai của cụ Ngô Văn Lan, Bác nói cụ Lan tạm nghỉ để Bác tát. Người nói: “Tôi tuy xa công việc nhà nông mấy chục năm nay nhưng tát nước thì vẫn nhớ”. Một số đồng chí muốn được cùng tát đôi với Bác, nhưng Người đã đề nghị một đồng chí lãnh đạo của Hà Đông có mặt lúc ấy tát cùng. Thấy đồng chí này có vẻ lóng ngóng, Bác hướng dẫn: “Phải kéo bằng dây trên, đổ bằng dây dưới”. Trong tư thế vững chãi của người tát gàu giai có kinh nghiệm, Bác thả gàu vục nước đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông.
(hết trích)
 
Như vậy, việc Cụ Hồ xuống đồng tát nước làm vụ lúa Chiêm với dân là hoàn toàn có thật. Các thao tác của ông Cụ như thế đứng, cách cầm dây gàu (cùng với ngoại hình như chân đất, quần Tây xắn lưng ống quyển…) là hoàn toàn tự nhiên và giống hệt người nông dân thực thụ.
Cái phản cảm ở đây là tay phó nháy, đã không am hiểu nhiều đến công việc đồng áng đã làm hại ông Cụ. Khiến cho câu hỏi của tay Facebooker nào đó: Bác Hồ đang tát nước vào ai? cứ như mũi kim xoáy vào tâm những ai đang quan sát sự kiện này. Như bức ảnh đăng tải (trên tờ Tuổi Trẻ hay trên Internet) thì với gần bốn chục cả người lớn lẫn trẻ con (chưa kể những người đứng bị khuất) dày đặc vây kín cái đầu gàu, nơi ông Cụ đang “tác nghiệp”, thì có tài thánh Cụ cũng không thể đổ nước đi đâu, khi gàu nước đầy được kéo lên đã căng (dây) hết đà?
Chả nhẽ ”Bác thả gàu vục nước đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông” (lời tường thuật), mà đăng kèm bức ảnh chụp với góc độ và cắt cúp như thế, tránh sao khỏi sự hiểu nhầm rằng sẽ có người bị ướt bởi chiếc gàu “thuần thục” của Bác?
P1130320
Điều sơ hở này, nếu như trước đây, không ai (dù có biết) cũng không dám nói, vì ngại “dìm hàng” lãnh tụ tối cao. Thì nay, khi những cấm kỵ bớt đi, người ta mạnh dạn nêu câu hỏi, thiết nghĩ cũng là chuyện bình thường. Tiếng nói phản biện có lý có tình sẽ làm cho các nhà truyền thông sẽ khắc phục được những non kém (ấu trĩ) về nghề để trở thành chuyên nghiệp hơn.
Là con một nông dân chính hiệu, nhà cháu cũng không xa lạ với cảnh (và cả trực tiếp tham gia) tát nước. Tát nước (tưới hay chống úng) cho lúa, khoai tây, lạc đỗ đã đành. Còn tát chuôm ao thu hoạch cá ăn tết nữa. Nhà nông chuyên nghiệp trước khi đi tát nước ở đâu đã biết phải dùng loại gàu nào. Gàu giai (hai người một gàu) là tát nước ở độ chênh cao hơn gàu sòng (một người một gàu). Bảo rằng tát gàu sòng nhàn hơn gàu giai chưa hẳn đúng. Tát gàu sòng thường phải ngâm chân trong bùn, trong nước. Gặp hôm trời rét ngâm cả ngày cũng oải lắm chứ chả chơi. Tát gàu giai mà gặp cái đầu gàu thành vại cao ngất, khiến tay luôn phải hất lên ở góc độ gần 90° thì cũng “phê” vì mỏi lắm chứ bộ. Người nông dân tát nước ít khi đếm gàu. Chỉ biết nhẫn nại tát cho tới khi mức nước ở ruộng đã đạt (theo yêu cầu). Chứ ít ai đếm số gàu cần phải tát bao giờ. Những người chăm đếm gàu là đám trẻ con đang tập tát nước mới thế.
Nhà cháu đã từng được tát những chiếc gàu giai có thâm niên lâu đời. Bởi nó được đan bằng những cật tre già, được gác bếp kỹ để chống mối mọt. Dây gàu có thể phải thay nhiều lần chứ những chiếc gàu được giữ gìn bảo quản tốt thì khá bền. Nhất là có những suốt tay nắm bằng xương hay sừng cứ nhẵn bóng theo thời gian, khiến ta có cảm giác thật thú vị mỗi khi được cầm nắm trong tay…
Những cảnh tát nước đêm trăng trên cánh đồng hay nơi chốn nên thơ (tức cảnh sinh tình như đình chùa tôn miếu cổ kính ở làng quê) đã đi vào ca dao với nhiều áng văn trác tuyệt mà khó có công việc nhà nông nào lại sánh kịp!
Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc áo trên cành hoa sen
Anh được thì cho em xin
Hay là anh để làm tin trong nhà?
Hoặc:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Thời nay, điện khí hóa nông thôn. Máy bơm nước đã thay cho sức người, nên gàu giai và gàu sòng đã đi vào dĩ vãng. Tết trồng cây cũng vậy. Tấc đất tấc vàng, ở nông thôn ven đô ngày nay có ai còn thiết tha gì tới “Tết trồng cây nhớ ơn (làm theo lời) Bác” nữa.
Đó là một thực tế đau lòng. Cây xanh là rất cần cho môi trường sống của con người. Nhưng vì lợi ích trước mắt, người ta đã quên (hay không chú ý đúng mức) qui hoạch cây xanh. Cả diện tích mặt nước (hồ ao sông ngòi tự nhiên) cũng vậy. Tất cả được san lấp hay xả nước thải chưa qua xử lý thật bừa bãi. Đó chính là lý do tỷ lệ bệnh ung thư và các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa… ngày càng cao. Ai là người phải chịu trách nhiệm? Mỗi người nên tự vấn lại bản mình!
Việc hai bác Cả (bác Phú Trọng và Quang Nghị) đầu xuân, lên ngọn đồi Đồng Váng lịch sử để phát động phong trào “Tết trồng cây…” là điều rất có ý nghĩa. Nhưng cách làm (trồng một cây thông già) như vậy là phản cảm. Có người cho là “nhạo báng Cụ Hồ” thì hơi nặng. Nhưng nếu ai đã thấy ông Tập Cận Bình bên Trung Hoa đã đầu têu trồng một cây to (cây phong?) thì sẽ hiểu thấu cái lý trồng cái cây thông già năm nay của hai bác Cả nhà ta chăng?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng cây tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì. (Ảnh: Hà Nội Mới)
TBT Nguyễn Phú Trọng trồng cây tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì. (Ảnh: Hà Nội Mới)
TBT Tập Cận Bình trồng cây to như TBT Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh Inter.)
TBT Tập Cận Bình trồng cây to như TBT Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh Inter.)
Các chính khách họp Thượng đỉnh G8, tháng 7-2008 tại Tokyo cũng bắt chước chính khách ta trồng cây... (Ảnh Inter.)
Các chính khách họp Thượng đỉnh G8, tháng 7-2008 tại Tokyo cũng bắt chước chính khách ta trồng cây… (Ảnh Inter.)
(lời bác Cả Trọng tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc… tại Hà Nội ngày 27 tháng 02 năm 2012).
Trở lại hình ảnh Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với bà con nông dân Thường Tín Hà Đông ngày 12-1-1958, dù ai có nguỵ biện giỏi tới đâu cũng không thể thuyết phục được những độc giả thông minh và có cái nhìn khách quan như thượng dẫn đã phân tích. Đó chính là hạn chế, là sự ”phản tuyên truyền” của thông tin áp đặt mà báo chí “định hướng” xứ ta đã và đang lâm vào.
Thay cho lời kết xin chép lại lời của danh sỹ Lục Tài-Tử, thời Xuân Thu đã nói:
  • Nuốt được cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người.
Mong các thế hệ hậu sinh hiểu thấu ý của người xưa!
  Gò Cỏ May
  (Blog Gò Cỏ May)

Người tù bị bỏ quên Lô Thanh Thảo

13/5/2013 Tòa án tại thành phố HCM đưa ra bản án chung cuộc cho cô Lô Thanh Thảo là 2 năm tù với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước. Vừa qua cô Thảo được trả tự do và dành cho Kính Hòa một cuộc nói chuyện về vụ án của cô. Trước tiên cô cho biết,

Cô Lô Thanh Thảo sau khi mãn hạn tù (tháng 2, 2014)
Cô Lô Thanh Thảo: Em bị kết án tội tuyên truyền chống nhà nước. Em bị bắt hôm 26/3 ở số 35 Hồ Ngọc Lãm. Bữa đó em ra đó quay phim chụp hình và bị bắt. Tối ngày 25 em có nói chuyện trên skype với chú Nguyễn Khắc Long, chú có hỏi họ tên em, em ở với ai, một số thông tin cá nhân của em rồi sau đó chú hướng dẫn em để chuẩn bị cho sáng ngày 26 ra số 35 Hồ Ngọc Lãm để quay phim chụp hình…

Nghe tường trình
Kính Hòa: Quay phim chụp hình cái gì ạ?

Cô Lô Thanh Thảo: Dạ mấy người dân oan về đất đó anh, người ta biểu tình ngoài đó.
Sau khi nói chuyện xong thì chú bảo sáng 26 ra chổ đó để quay phim chụp hình theo lời hướng dẫn của chú Nguyễn Khắc Long.

Khi bị bắt vô thì mấy anh công an có hỏi là em là có biết Nguyễn Khắc Long là ai không, rồi hỏi em về đảng Việt Tân, hỏi em nhiều về đảng Việt Tân lắm, em cũng không hiểu là tại sao như vậy.

Kính Hòa: Khi chị làm quen trên mạng như vậy với ông Nguyễn Khắc Long chị có biết ông ấy là ai và làm việc cho tổ chức nào không?

Cô Lô Thanh Thảo: Em chỉ biết chú Nguyễn Khắc Long đêm 25/3 mà thôi. Công an hỏi em về chú Nguyễn Khắc Long và đảng Việt Tân hoài luôn,

Kính Hòa: Vâng, như vậy thì khi chị nhận làm cái việc đó chị cũng không biết ông Nguyễn Khắc Long là ai?

Cô Lô Thanh Thảo trước lúc bị bắt (2012)
Cô Lô Thanh Thảo: Dạ. Tối ngày 25/3 bạn em là Phương 286 có sử dụng số điện thoại ở Việt Nam gọi điện thoại cho em bảo em lên skype để nói chuyện. Chú Nguyễn Khắc Long và Phương 286 năn nỉ em ra ngoài đó chụp hình vì Phương bị đau mắt không ra ngoài đó được.

Dạ em mặc dù không biết chú nhưng mà ra đó em thấy dân mình khổ em cũng đau lòng và cũng muốn làm cho dân mình bớt khổ.

Khi ra ngoài đó, chụp hình xong xuôi rồi thì em rất buồn chú Nguyễn Khắc Long. Vì đúng ra mọi việc xong xuôi hết rồi, mọi người tìm chổ nghỉ ngơi ăn trưa hết rồi mà chú Nguyễn Khắc Long cứ kêu em chờ ở đó hoài thiệt là lâu, chú bảo chờ tới mấy lần, rồi công an thành phố tới bắt em.

Kính Hòa: Vâng, rồi sau đó chính quyền Việt Nam có cho luật sư cãi cho chị không?

Cô Lô Thanh Thảo: Dạ không có luật sư.

Kính Hòa: Trong phiên tòa đó gia đình có tham gia không?

Cô Lô Thanh Thảo: Trong phiên tòa đó thì gia đình em đâu có biết đâu mà tham gia anh. Lần thứ nhất thì có được báo. Lần thứ hai thì không ai biết, không ai dự, nên chỉ có một mình em mà thôi.

Kính Hòa: Khi họ luận tội chị thì chị có nhận không?

Cô Lô Thanh Thảo: Có một mình em ở đó thì em phải nhận thôi chứ làm sao bây giờ. Mà theo em biết thì quay phim chụp hình đâu có tội gì đâu anh, chổ đó cũng đâu có bảng cấm.

Kính Hòa: Rồi cuối cùng họ xử chị bao nhiêu năm tù?

Cô Lô Thanh Thảo: Lần thứ nhất xử em 3 năm sáu tháng, lần thứ hai giảm xuống còn 2 năm và hai năm quản chế ở địa phương.

Kính Hòa: Vừa rồi chị được tha khỏi tù, vật thời gian chị ở tù là bao lâu?

Cô Lô Thanh Thảo: Dạ tính tổng cộng trước ngày em ra tù là 22 tháng.

Kính Hòa: Ở trong tù người ta có đối xử tốt vói chị không?

Cô Lô Thanh Thảo: Anh cứ nghỉ đi một ngày tù là thiên thu tại ngoại đó.

Kính Hòa: dạ vâng nhưng tôi cũng muốn hỏi là người ta có cho chị ăn uống đầy đủ không? Rồi không có những chuyện như là đánh đập…

Cô Lô Thanh Thảo: Cái đó thì em không tiện nói.

Kính Hòa: Vâng. Nhân đây qua làn song của đài Á châu tự do, chị có muốn nhắn gửi gì đến mọi người không?

Cô Lô Thanh Thảo: Dạ em thì cám ơn cô dì chú bác và các anh chị em trên toàn thế giới đã quan tâm tới Thảo từ khi xảy ra, em cũng cám ơn đài RFA rất nhiều. Bây giờ thì sức khỏe em rất là kém, mặt bị sưng tùm lum, lưỡi thì bị thụt vô ăn uống rất khó khăn, tài sản thì bị mất hết rồi. Dù sao em cũng cám ơn mọi người đã quan tâm.

Kính Hòa: Cảm ơn chị Thảo đã dành thì giờ cho buổi nói chuyện ngày hôm nay. Chúc chị mau hồi phục sức khỏe.
Kính Hòa,
phóng viên RFA
=========
Nghe bài này

Một việc làm bất thường và lạc lõng!

Ngày 5-2, với tinh thần đối thoại thẳng thắn và xây dựng, Việt Nam đã thực hiện thành công Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC). Ngày 7-2, nhóm làm việc về UPR của UNHRC đã thông qua Báo cáo của Việt Nam với sự nhất trí cao.
Thế nhưng ngày 7-2, website Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội lại công bố Tuyên bố chính thức về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam. Ðây là một việc làm bất thường và lạc lõng...
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/HumanitarianResettlementProgram_PAnh-20051117.html/HaNoiEmbassy200.jpg

Ngày 21-1, website của Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội công bố video clip và phát biểu chúc Tết của Ðại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Trong bài phát biểu, ngài David Shear nói: "Năm nay tôi ăn Tết lần thứ ba ở Việt Nam, và mỗi năm tôi đều thích thú ngắm nhìn thành phố "chuyển mình khi Tết đến" trong những tuần trước Tết. Một lần nữa, phố xá Hà Nội lại tràn ngập âm thanh và hình ảnh mọi người chuẩn bị Tết. Các chợ Tết đã mọc lên khắp thành phố, với đủ mọi loại thực phẩm của dịp lễ tết để các gia đình và bạn bè đón Tết. Các đình, chùa của Hà Nội, như chùa Trấn Quốc hay chùa Quán Sứ đông nghịt người đến cầu tài lộc trong Năm Mới. Ở mọi nơi bạn đều thấy hoa đào và cây quất - ở các cửa hàng, văn phòng, ở nhà, và cả ở đằng sau xe máy". Bằng câu chữ ngắn gọn nhưng Ðại sứ David Shear đã mô tả rất sinh động khung cảnh yên bình, vui tươi của ngày Tết ở Hà Nội, cho thấy nhân dân Việt Nam đang được hưởng một cái Tết an lành, vì nếu một xã hội thiếu nhân quyền thì chắc chắn không có cuộc sống như vậy. Nhưng trong khi lời chúc Tết của Ðại sứ David Shear còn trên trang nhất, và hơn 100 nước không công khai ý kiến phát biểu, thì ngày 7-2, website của Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam lại đăng Tuyên bố chính thức về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam do ngài Peter Mulrean - Ðại biện lâm thời Phái bộ Hoa Kỳ, trình bày tại buổi thảo luận Báo cáo UPR chu kỳ 2 của Việt Nam ở UNHRC. Văn bản với các "tuy nhiên, quan ngại, thất vọng, đề xuất" không phản ánh đúng đắn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam được diễn đàn của các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí triệt để khai thác, coi đó như là chỗ dựa để tiếp tục vu cáo. Thậm chí, vì quá vội vã nên không xác minh xuất xứ văn bản hay muốn nhập nhằng, hoặc chỉ thấy thông tin nói xấu Việt Nam là chộp ngay lấy, trong một bản tin ngày 7-2, trang tiếng Việt BBC viết: "Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra tuyên bố về sự kiện kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam tại Geneva, hôm 5-2-2014 từ Hà Nội", còn trang nguoiviet thì xưng xưng viết: "Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa phát hành một thông cáo, chính thức bày tỏ sự thất vọng của Hoa Kỳ về việc Việt Nam ngăn cản các cá nhân và tổ chức dân sự tham dự UPR"!?
Sau khi Việt Nam thực hiện Báo cáo UPR chu kỳ 2 tại UNHRC, một blogger cho rằng: "Việt Nam đã thành công khi thuyết phục cộng đồng quốc tế về một khái niệm nhân quyền gắn liền với đời sống dân sinh và dân trí, phù hợp với văn hóa truyền thống của Việt Nam". Ðây là đánh giá chính xác, bởi chỉ từ quan niệm nhân quyền như thế, Ðại sứ David Shear được chứng kiến cảnh ngày Tết sinh động, đầm ấm của người Việt Nam. Thử hỏi, một chế độ xã hội "vẫn sách nhiễu, bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội... hạn chế tự do tôn giáo, việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra", "hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, chính phủ sử dụng lao động bắt buộc" liệu có một khung cảnh tết nhộn nhịp như Ðại sứ David Shear mô tả?
Khi quan hệ giữa Việt Nam với thế giới ngày càng mở rộng, ở Việt Nam, mọi người được tiếp xúc với thực tế hoàn toàn trái ngược với luận điệu kẻ xấu vẫn truyền bá. Chứng kiến Việt Nam "thay da, đổi thịt" phát triển vượt bậc so với trước đây, rất nhiều người đã nhận ra sự thật. Trong hàng triệu người gốc Việt trở về quê hương, có nhà báo của kbchn.net, vietweekly.com, viethaingoai.net đang tác nghiệp theo phương châm trực tiếp, khách quan, trung thực. Qua thông tin phong phú, hình ảnh sinh động, bình luận sắc sảo, có thể thấy nhà báo của các cơ quan truyền thông này đã đi khắp ba miền, từ biên giới đến hải đảo, từ thành phố lớn đến vùng sâu vùng xa, đã gặp gỡ, tìm hiểu nhiều số phận, nhiều con người thuộc thành phần xã hội khác nhau,... mà không bị cản trở. Và từ đó, nhà báo Nguyễn Phương Hùng - người từng có "36 năm chống cộng" mới viết các dòng chân tình: "Tôi thấy người Việt trong nước thật bình dị, thanh bình và rất hiếu khách. Anh Nguyễn Bôn, Giám đốc Tập đoàn Mai Linh ở Quảng Trị, là một cựu chiến binh còn sống sau trận chiến khốc liệt tại Thành cổ Quảng Trị, không có một chút phản ứng gọi là thù hận tôi, một người lính của binh chủng Biệt động quân. Chúng tôi đã ôm nhau và khóc trên bức đài tưởng niệm các tử sĩ bộ đội miền Bắc. Có cơ hội về Việt Nam, tôi mới gặp những người bộ đội hay cựu chiến binh như anh Phạm Nguyên Khánh, Ðại tá về hưu Trần Duy Ngọc. Tất cả chúng tôi hoàn toàn như anh em một nhà, không còn thù hận, cũng chẳng hề nghĩ mình từng là những người thù địch". Hoặc sau khi tiếp xúc, tìm hiểu cuộc sống và lễ hội của người Mông ở Sơn La, nhà báo ở vietweekly viết: "Cảm nhận nổi bật nhất là thái độ sống rất hòa đồng của người dân tộc đối với tất cả mọi người, không phân biệt nguồn gốc, hay khác biệt văn hóa. Họ an nhiên tự tại, tự hào với những giá trị văn hóa của mình. Và sẵn sàng tiếp thu những cái mới một cách thoải mái trong khi vẫn kết hợp với cái truyền thống... Sự đa dạng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam là một tài sản chung, và là một sức mạnh văn hóa. Những nền văn hóa này chung sống được với nhau khi cùng chia sẻ một ước vọng hòa bình, ấm no, và hạnh phúc".
Có thể nói, đa số nội dung trong tuyên bố do ngài Peter Mulrean trình bày tại Geneva không phản ánh trung thực về các vấn đề đề cập. Lẽ ra trước đó, ngài Peter Mulrean cần cẩn trọng xem xét, tìm hiểu, đặc biệt là khảo sát toàn diện ý kiến của người Việt ở nước ngoài. Cách đây không lâu, bình luận về báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, karenphung - blogger người Ðức gốc Việt, viết: "Tại sao quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã nồng ấm nhưng báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn luôn kèm theo câu mở đầu "Việt Nam là một nước độc tài do một đảng thống trị"? Báo cáo của người Mỹ còn cho rằng "Việt Nam không tôn trọng nhân quyền" thông qua việc bắt giữ một số người với cái tên "bất đồng chính kiến" hay "cảnh sát đánh đập người dân vô tội". Nhưng chính nước Mỹ cũng có rất nhiều vấn đề phải đối mặt, đặc biệt việc lạm dụng quyền lực của cảnh sát, sự kỳ thị chủng tộc với người da màu, một việc có truyền thống tại nước Mỹ. Là một người dân bình thường ai đó sẽ ngạc nhiên khi thấy các nhân vật "bất đồng chính kiến" ấy sau khi ra tù thông lệ có vé sang Mỹ định cư. Nhưng nếu nhìn lại cả một thời gian dài, từ lúc chế độ VNCH sụp đổ cho tới ngày nay, đại đa số những người ở phía đối đầu với chính quyền đều được Mỹ đón chào thì chúng ta sẽ hiểu ngay ra vấn đề vì sao người Mỹ lại viết ra những điều đó trong báo cáo nhân quyền của họ"; còn Thư tòa soạn (7-2013), vietweekly viết: "Có thể nói chính quyền Việt Nam đang cố gắng ngày càng mở rộng mức độ tự do người dân mà không đánh mất khả năng kiểm soát an ninh xã hội. Phần lớn những nỗ lực đánh phá Việt Nam về mặt nhân quyền bắt nguồn từ những đoàn thể chính trị ở nước ngoài mang động cơ muốn giành một chỗ đứng trong hệ thống quyền lực chính trị ở Việt Nam. Có nghĩa rằng, nhân quyền chỉ là một chiêu bài chính trị, hơn là một quan tâm có thực chất. Cải tổ chính trị có vẻ là một cách đặt vấn đề xác đáng hơn. Nhưng những đoàn thể chính trị này đã không có đủ sự thành thật gọi tên vấn đề cho đúng bản chất của nó, mà ngụy trang dưới vỏ bọc nhân quyền để hy vọng lôi kéo được sự đồng tình của quần chúng. Sự gượng ép này giải thích lý do tại sao chiêu bài nhân quyền đã không đạt được hiệu quả chính trị như mong muốn"...
Thực tế đã và đang cung cấp rất nhiều bằng chứng minh chứng nhân quyền ở Việt Nam có bước phát triển vượt bậc; thực tế cũng đã và đang cho thấy bộ mặt của một số kẻ cố tình lừa dối dư luận qua các thông tin, luận điệu bóp méo, xuyên tạc. Nếu thật sự thiện chí khi góp ý với Việt Nam, mọi chính phủ, tổ chức, cá nhân cần dựa trên thông tin chính xác để đưa ra ý kiến trung thực và hơn hết, phải hướng tới nhân quyền cho hàng chục triệu người Việt Nam, không vì lợi ích hẹp hòi của cái nhóm người hầu như không công ăn việc làm, hoạt động dựa vào sự hà hơi tiếp sức từ bên ngoài (mà bằng chứng gần đây là việc sau khi định cư ở Hoa Kỳ, Trần Khải Thanh Thủy công bố cụ thể về nguồn tài chính khi còn ở trong nước người này đã nhận từ tổ chức khủng bố "Việt Tân"). Bởi thế, dựa trên thông tin thất thiệt để góp ý, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thiện chí mà chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân nào đó muốn thể hiện. Ðể đất nước có nhân quyền ngày càng hoàn thiện, để cuộc sống mọi mặt ngày càng phát triển, để mỗi người dân luôn được hưởng các quyền và tự do của mình, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cần phải tiếp tục nỗ lực. Chúng ta luôn ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp thiện chí, như Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại UNHRC vừa qua: "Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người phải là một tiến trình liên tục, bền bỉ và có tầm nhìn xa. Trong tiến trình đó, sự nỗ lực của mỗi quốc gia riêng lẻ khó có thể đạt hiệu quả cao nhất nếu thiếu sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và đối thoại mang tính xây dựng".

HỒNG QUANG
(Nhân dân)

Những lực lượng nào “đối chọi” với Thủ tướng?

Mới đây, trong một bài tường thuật chi tiết của BBC về những diễn biến, ý kiến từ nhiều phía khác nhau quanh phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ cho Việt Nam (UPR) diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiêp Quốc, có một đoạn ngắn ghi lại lời của GS Tương Lai, trong đó có chi tiết rất đáng chú ý.

Đó là khi để lý giải quan điểm cho là ông Thủ tướng mặc dù có “tư tưởng khẳng định rằng muốn tạo một động lực cho sự phát triển bền vững thì phải cải cách thể chế và phát huy dân chủ”, song ông “chưa đủ điều kiện thực thi“, GS Tương Lai đã nói thẳng ra lý do là vì có những lực lượng đối chọi với ông ấy. Nếu để ông ấy làm thì uy tín ông ấy lên cao quá, hạ thấp người khác, thì cũng rất nguy hiểm.

Có thể nói đây là lần đầu tiên một nhân vật ít nhiều tiếng tăm công khai khẳng định có “những lực lượng” cản trở một vị đứng đầu chính quyền, là ông Thủ tướng. Điều quan trọng nữa là nhân vật lên tiếng này lại là người có uy tín nhất định với những người dân tranh đấu cho dân chủ, lại từng có cương vị trong chính quyền CSVN.

Sức thuyết phục cho nhận xét của GS Tương Lai càng cao khi trang nguyentandung.org đã lập tức đăng lại thành như một bài báo chỉ ngay sau khi BBC đưa lên khoảng vài giờ đồng hồ, lại còn giật tít trang trọng “Giáo sư Tương Lai: ‘Vẫn ủng hộ thông điệp của Thủ tướng“. Cho đến hôm nay, vẫn không có phản hồi phủ nhận thông tin trên.

Càng dễ tin vào những gì mà GS Tương Lai hé lộ trong phát biểu này khi đọc những bài viết, trả lời phỏng vấn của ông ngay trước đó về bức “Thông điệp đầu năm 2014″ của Thủ tướng. Thêm nữa, một số vị trí thức tiếng tăm trong đấu tranh cho dân chủ cũng đã cùng góp lời. Rồi mới hôm qua, trong một bài viết nhan đề “Thằng Bờm thời nay” của một nhân vật trong số trí thức đó, đã tỏ ra mỉa mai hai bài viết/nói của ông Tổng bí thư và ông Chủ tịch nước đầu năm, chứ không phải là bản “Thông điệp” của ông Thủ tướng, như vô tình làm tăng thêm độ khả tín trong lời phát biểu của GS Tương Lai.

Vậy “lực lượng đối chọi” đó là những ai, họ làm những gì để chống lại thứ mà theo GS Tương Lai là “những điều mà xã hội trông đợi” ở ông Thủ tướng? Họ chỉ “đối chọi” về “uy tín” không thôi sao, tức là không “đối chọi” về quan điểm chính trị? Với họ, để uy tín ông Thủ tướng “lên cao quá” thì “nguy hiểm” cho cái gì, có phải chỉ là cho sự cân bằng quyền lực cần có trong một hệ thống cầm quyền cộng sản thường lãnh đạo bằng quyết định tập thể, nên phải tránh quá đề cao vai trò một cá nhân hay sao? Không rõ!

2

Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, nếu quả thật có lực lượng đó thì rất cần vạch mặt chỉ tên, để người dân đồng tâm nhất trí sát cánh ủng hộ tư tưởng đổi mới dân chủ của Thủ tướng; nó gắn liền với vận mệnh đất nước. Theo tinh thần quyết tâm mở rộng “dân chủ”, “minh bạch” trong bản Thông điệp của Thủ tướng, lại càng nên và rất thuận lợi để làm rõ vấn đề này.

Cũng xin lưu ý rằng, việc nhận xét có tính chất khẳng định như vậy về tình trạng của người đứng đầu chính quyền và những mối quan hệ mang tính quyết định đến sự ổn định của chế độ thì dễ hiểu là người đưa ra nhận xét đó phải biết rất rõ tình hình, có những bằng chứng xác đáng, chỉ có thể còn do chưa tiện nên chưa nói ra mà thôi.

Một yếu tố quan trọng nữa, là trong suốt hơn 1 năm qua, có những luồng dư luận rất bất lợi cho Thủ tướng, thậm chí gắn cho ông một biệt danh nguy hiểm; phải chăng một phần vì vậy mà những ý định tốt đẹp của ông đã bị giảm sức thuyết phục và hiệu lực thi hành? Thế nên cũng càng cần nhân dịp này giải tỏa bớt những thứ đó.

Nếu GS Tương Lai chưa tiện nêu tên, thì cũng nên dẫn chứng những hiện tượng nổi lên chứng tỏ có sự “thọc gậy bánh xe” phá hoại những ý tưởng, quyết định đúng đắn của Thủ tướng.

Quyền lực của Thủ tướng cũng vẫn rất lớn, tin rằng việc GS Tương Lai bạch hóa như đề nghị nói trên sẽ khó có thế lực nào gây sự được với GS. Còn nếu không làm rõ hơn, chỉ để lấp lửng như vậy, sẽ gây nhiều hệ lụy, vừa bán tín bán nghi mất đoàn kết trong đảng, vừa “phản tác dụng”, gây ngờ vực về độ tin cậy của nhận xét đó, gây hiểu lầm không đáng có cho lãnh đạo. Một logic đơn giản là nếu chỉ mặt vạch tên kẻ xấu ra, thì cái xấu chỉ rơi vào một, hai người, còn không thì nó sẽ bị gắn “chết” (đến hết đời) với cả chục người vì những mối nghi ngờ.

Người dân có rất ít thông tin chính trường, lại kém hiểu biết chính trị “cung đình”, nên càng dễ tin những vị trí thức, các bậc cao niên, vậy không nên để họ mang mối ngờ vực đó trong lòng mà không được giải tỏa ít nhiều.

Giáo sư Tương Lai: ‘Vẫn ủng hộ thông điệp của Thủ tướng’
Thứ tư, 05/02/2014, 22:17 (GMT+7)
(Bạn đọc) – Nhân dịp phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva trong ngày 5/2. Giáo sư Tương Lai nói ông vẫn ủng hộ thông điệp đầu năm với nội dung cổ súy cho dân chủ của ông Nguyễn Tấn Dũng, dù “Thủ tướng chưa có đủ điều kiện” để thực hiện.
“Tôi không ngả về một ông A ông B nào hết. Khi tôi hoan nghênh thông điệp của Thủ tướng, chính là hoan nghênh tư tưởng khẳng định rằng muốn tạo một động lực cho sự phát triển bền vững thì phải cải cách thể chế và phát huy dân chủ.”
“Tôi tin rằng đó là một tuyên bố chắt lọc, còn làm được hay không, thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Không phải là ông Thủ tướng muốn làm là làm được ngay.”
“Có những lực lượng đối chọi với ông ấy. Nếu để ông ấy làm thì uy tín ông ấy lên cao quá, hạ thấp người khác, thì cũng rất nguy hiểm”.
“Tôi chỉ đáng buồn là ông Thủ tướng chưa đủ điều kiện thực thi những điều mà xã hội trông đợi”.

3 
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva
(BBC)
(Diễn đàn XHDS)

Nhật Bản và Hoa Kỳ tái khẳng định an ninh hàng hải tại Đông Nam Á

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã thực hiện các bước cụ thể nhằm tăng cường an ninh hàng hải với các nước đồng minh ở khắp khu vực Đông Nam Á.
Từ bên trái Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tsunori Onodera trong một buổi họp tại tư gia nhà ông Aba tại Tokyo hôm ngày 3 tháng Mười, 2013. Ảnh: Defenseimagery
Trong nửa cuối tháng Mười hai năm 2013, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã có những cam kết mới đối với các nước ASEAN nhằm duy trì an ninh hàng hải ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 14 tháng Mười hai năm 2013, Thủ tướng Abe đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN–Nhật Bản và đồng thời tổ chức các cuộc họp song phương riêng biệt với các nước khác trong khu vực.

Năm 2013, Nhật Bản đã ghi lại nhiều chuyển biến trong các mối quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á. Trong năm vừa qua, ông Abe đã có những chuyến viếng thăm tới Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Vào ngày 9 tháng Mười năm 2013, ông Abe cũng đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN–Nhật Bản lần thứ 16 tại Brunei. An ninh hàng hải đã được đưa ra bàn bạc nhằm tìm những điểm thống nhất chung, chiếm thứ hạng 23 trong 29 điều mà Chủ tịch ASEAN mang ra thảo luận.

Điều này đã đi ngược lại với Tuyên bố chung đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN–Nhật Bản diễn ra tại Tokyo trong dịp kỷ niệm bốn mươi năm quan hệ Nhật Bản–ASEAN.

Hội nghị kỉ niệm được tổ chức giữa lúc Trung Quốc đơn phương đưa ra tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trong vùng Biển Hoa Đông hôm 23 tháng Mười một, 2013.  

Mặc dù tuyên bố chung không đề cập đến ADIZ mà chỉ tập trung vào các vấn đề hàng hải nổi bật nhưng giới phân tích cho rằng những điều phản ánh trong tuyên bố chung như “an ninh hàng hải và hợp tác khu vực” và “tự do hàng hải và an toàn phòng không” đều có những ẩn ý đằng sau đó.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh, các lãnh đạo ASEAN đánh giá cao các sáng kiến của Nhật Bản và việc Nhật Bản tham gia tích cực trong các nỗ lực để thúc đẩy đối thoại với các nước thành viên ASEAN về các vấn đề hàng hải.

ASEAN và Nhật Bản cũng đã đi đến nhất trí “tăng cường hợp tác trên không và liên kết chặt chẽ trên biển”. Hai bên sẽ “tăng cường hợp tác để đảm bảo tự do hàng không, nâng cao an tòan hàng không dân dụng để phù hợp với các nguyên tắc được sự công nhận của luật pháp quốc tế.

Tại hội nghị, Bộ ngoại giao Nhật Bản và Thủ tướng Abe đã giải thích rõ vị trí của Nhật Bản trước việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không. Thủ tướng Abe cũng đã có những cuộc hội đàm song phương với người đứng đầu ASEAN. Trong những cụôc gặp mặt này, vấn đề Biển Đông cũng đã được đề cập đến.

Kết quả, Nhật Bản đã nhất trí về hợp tác giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực như:

Nhật Bản và Brunei đi đến thỏa thuận tăng cường đối thoại quốc phòng giữa hai nước.

Nhật Bản và Campuchia tăng cường quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược theo yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Nhật Bản và Indonesia nhất trí tăng cường thông tin liên lạc giữu các bộ trưởng ngoại giao và bộ trương quốc phòng.

Nhật Bản và Lào đồng ý tổ chức đối thoại chính trị – quân sự giữa hai nước trong năm 2013.

Nhật Bản và Malaysia đồng ý tăng cường hợp tác giữa các tổ chức an ninh hàng hải của hai nước sau cuộc tập trận chung đầu tiên được tổ chức vào tháng Chín năm 2013.

Nhật Bản và Miến Điện hoan nghênh việc trao đổi qua lại giữa quan chức quốc phòng trong chuyến thăm thiện chí của phi đội tự vệ Hàng hải Nhật Bản vào tháng Mười năm 2013. Lãnh đạo hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi giữa các cơ quan quốc phòng trong tương lai.

Nhật Bản và Philippines khẳng định đề cao cam kết “bốn sáng kiến” của Thủ tướng Abe  (bao gồm cả hợp tác hàng hải) được công bố trong chuyến thăm vào tháng Bảy năm 2013. Các lãnh đạo chính phủ hoan nghênh việc ký kết diễn ra giữa cảnh sát biển Philippines và tàu tuần tra của Nhật Bản. Ngòai ra, các nhà lãnh đạo Philippines cũng đề cao sự giúp đỡ của các đơn vị tự vệ Nhật Bản trong việc khắc phục hậu quả của siêu bão Haiyan.

Trong Hội nghị Thượng đỉnh giữa Nhật Bản và Việt Nam, Thủ tướng Abe đã bày tỏ mong muốn hai nước có những cuộc đàm phán cụ thể về việc cung cấp tàu tuần tra cho phía Cảnh sát biển Việt Nam.

Bên cạnh hội nghị, Việt Nam cũng đã đạt được những bước tiến lớn trong vấn đề ngoại giao với Hoa Kỳ qua chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng John Kerry vào tháng Mười hai vừa qua. Các quan chức Bộ ngoại giao nhấn mạnh rằng, chuyến viếng thăm đã khẳng định lại cam kết về chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Việt Nam – Phạm Bình Minh, ông John Kerry tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp 32,5 triệu USD cho việc hỗ trợ thực thi luật hàng hải ơ Đông Nam Á. Các quỹ này sẽ được phân bổ vào việc cung cấp tầu tuần tra mới để bảo vệ bờ biển và đào tạo các lĩnh vực liên quan. Việt Nam đã nhận được 18 triệu USD kinh phí mới cho việc mua lại năm tàu tuần tra. Bên cạnh đó, ông Kerry cũng đã cam kết trong tương lai Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ an ninh hàng hải khu vực và nâng kinh phí hỗ trợ lên 156 triệu USD trong hai năm tiếp theo.

Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã đạt được những thành tựu nhất định với Phillippines trong thời gian vừa qua. Trong chuyến thăm của đến Phillippines, ông Kerry đã đàm phán về một thỏa thuận khung pháp lý cho sự hiện diện luân phiên của lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Phillippines nhưg ông đã để mất cơ hội tài trợ 40 triệu USD để viện trợ cho an ninh hàng hải.

Ngoại trưởng John Kerry đã miêu tả cam kết mới của Hoa Kỳ tới Philippines như một phần của sự phát triển song phương giữa hai nước và không hề có tính đáp trả lại hành động thiết lập vùng ADIZ của Trung Quốc trong thời gian vừa qua.

Tại một cuộc họp báo chung, ông Kerry và người đồng cấp Bộ Ngoại giao Phillippines đã lên án Vùng Nhận diện Phòng không của Trung Quốc. Ông Kerry nói rằng “Hoa Kỳ không công nhận Vùng Nhận diện Phòng không của Trung Quốc. Trung Quốc nên tránh những hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt là vùng Biển Đông”.

Sáng kiến mới của Thủ tướng Abe với Đông Nam Á cùng với thông báo tăng cường hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ đối với an ninh hàng hải khu vực đã đảm bảo rằng, hai cường quốc sẽ là cán cân đối trọng lại sức mạnh của Trung Quốc và góp phần tạo khả năng tự chủ của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tính đến thời điểm hiện tại, các cơ quan hàng hải đã thực thi những nhiệm vụ để chống lại những thách thức từ Trung Quốc trong khu vực Biển Đông. Những hỗ trợ của Nhật Bản và Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng hải sẽ từng bước xây dựng năng lực cho khu vực để thực thi pháp luật. Sự phát triển trong các mối quan hệ này sẽ làm yếu đi sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc và đồng thời tăng cường khả năng và sức mạnh của các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải trong khu vực.

Carl Thayer, The Diplomat
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
 
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 

Bùi Tín - Màn tuồng vụng ở Genève

Cuộc sát hạch định kỳ (UPR) về nhân quyền ở Việt Nam vừa diễn ra ở Genève. Chưa bao giờ người Việt Nam ta từ các phía hội tụ ở Genève đông đến thế. Và trước thanh thiên bạch nhật, ngay giữa một trung tâm chính trị-kinh tế-tài chính-du lịch và văn hóa hàng đầu của thế giới, nhà nước CS Việt Nam vừa trình diễn một vở tuồng khá là đông khách xem tối 5/2/2014.

Thứ trưởng Ngoại giao VN Hà Kim Ngọc đọc diễn văn.
Đội tuồng đến từ Hà Nội gồm có gần 30 nam nữ diễn viên chưa kể cả một ê-kíp phó nhòm quay phim và chụp ảnh khá đồ sộ. Thành viên của đội có đủ mặt đại biểu các ngành liên quan đến nhân quyền: các bộ Ngoại giao, Công an, Tư pháp, Thông tin truyền thông, Lao động…cùng một số các nhà tu hành được lựa chọn kỹ để hết lời ca ngợi chính sách nhân quyền tệ hại rõ ràng của nhà nước CS. Họ mang đến một tập báo cáo dài hơn 20 trang để tuyên đọc một cách long trọng khác thường, và những câu trả lời được viết sẵn cho những câu hỏi được dự đoán trước. Mỗi diễn viên đều học thuộc lòng kịch bản đó của vở tuồng. Được coi là vở tuồng, vì các “diễn viên” có thể có ý kiến riêng không phù hợp với kịch bản vẫn cứ phải nói theo đúng kịch bản, không được đi trệch ra ngoài một ly, do đã được cấp trên, có thể là Bộ Chính trị xét duyệt kỹ.

Gây ấn tượng sớm nhất cho bản báo cáo nói trên của chính phủ VN về nhân quyền là báo Viet Nam Net ở trong nước, đã công bố toàn văn bản báo cáo đó trên mạng với yêu cầu bạn đọc ghi bình luận tức thời ngay bên dưới theo dạng “Comment Like/or Dislike“. Đúng ngày 5/2/2014 VN Net công bố kết quả là chỉ trong ngày đầu, sau 24 giờ phổ biến, đã có 66 ý kiến “thích” và 3329 ý kiến “ không thích”. Sau 48 giờ kết quả là 82 “thích” và 3892 “ không thích”, nghĩa là kịch bản vở tuồng đã bị chê ngay trước khi được trình diễn. Tỷ lệ thật đáng buồn: 1/50, cứ 100 người chỉ có 2 lời khen!

Dư luận thế giới, các đại biểu của Liên Hiệp Quốc chỉ mong Nhà nước VN tỏ ra biết điều, đối xử tử tế hơn đối với nhân dân nước mình về mặt tôn trọng nhân quyền, có đôi chút tiến bộ theo hướng tích cực, nhưng sự thật hiển nhiên là tình hình xấu đi một cách nghiêm trọng, bộ máy công an tỏ ra hung hãn có hệ thống hơn trước, bộ máy tư pháp vẫn xét xử không công khai không theo luật, chỉ theo chỉ thị của đảng CS, công đoàn tự do vẫn bị cấm tuyệt đối, tù nhân chính trị vẫn bị đối xử tàn tệ, báo chí tư nhân vẫn bị cấm ngặt, hàng loạt nhà báo và luật gia bị tù đầy, tra tấn đánh đập, ốm đau hiểm nghèo không được chữa bệnh. Dẫn chứng về mọi mặt không hề thiếu, còn đầy rẫy trên tin tức, phim ảnh và nhân chứng sống. Cã xã hội VN và người nước ngoài đều biết rõ ràng.

Có thể nói màn diễn tuồng ở Genève đã thất bại nặng nề. Nó không đánh lừa được công chúng ở thời đại thông tin cực kỳ nhanh nhạy chuẩn xác. Càng che dấu càng lòi ra sự run sợ trước sự thật đanh thép. Bức ảnh linh mục Lý bị bịt miệng giữa tòa án, bức ảnh anh đảng viên CS Nguyễn Anh Đức bị tên công an đạp dày vào giữa mặt khi quẳng anh lên xe sờ sờ ra đó. Ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ này, ai đã cho cấp dưới báo tin chính thức với con trai và cháu nội ông Nguyễn Hữu Cầu – người Tù xuyên thế kỷ - rằng ông sẽ được trả tự do trước Tết sau 38 năm tù đày (chỉ vì những vần thơ chống chế độ độc đảng quan liêu tham nhũng), rồi lại nuốt ngay lời hứa cuội ấy? Còn ai không cho gia đinh anh Đinh Nguyên Kha mang áo ấm vào trong nhà tù cho anh để anh không sao ngủ được vì lạnh giá nằm trên sàn xi măng với chiếc chiếu mỏng, lại không cho đóng cửa số để gió lạnh làm người tù ho suốt đêm, một kiểu tra tấn độc ác? Vậy mà tại Genève họ dám mở mồm ba hoa là họ có thái độ nhân đạo với tù nhân, lại còn dám long trọng khẳng định rằng không có một người tù chính trị nào ở Việt Nam.

Thử hỏi ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao và bộ trưởng Bộ Công an: luật sư Cù Huy Hà Vũ có phải là tù chính trị hay tù hình sự? Ông Lê Quốc Quân là tù chính trị hay tù kinh tế ? Các ông lý giải ra sao khi trưng ra tòa chứng cớ những bao cao su rách cũ để gán tội hình sự cho ông Hà Vũ, làm trò cười cho thế giới.

Có những điều nói dối rất lộ liễu trâng tráo không chút e dè. Đại diện bộ thông tin truyền thông ba hoa là cấp thẻ nhà báo cho 17.000 người, nhưng không có một tờ báo nào của tư nhân thì lại dấu kín.

Việc diễn tuồng Nhân quyền ở Genève không những vụng về mà còn dại dột nữa - có thể nói là cực kỳ dại dột. Hơn 20 trang của bản báo cáo thành tích nhân quyền trên giấy trắng mực đen từ nay sẽ là chứng cớ hiển nhiên để buộc tội nhà cầm quyền CS, buộc tội ngành ngoại giao lừa dối, buộc tội ngành công an tàn bạo độc ác vào hàng đầu của thế giới, ngành tư pháp chuyên chà đạp luật pháp theo lệnh các đảng ủy nhưng vẫn leo lẻo là “xử án công khai và chỉ theo luật pháp ngiêm minh”. Bản báo cáo trong tay các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền Việt Nam và trong tay các tổ chức Nhân quyền quốc tế từ nay đã là vũ khí đấu tranh sắc bén về mặt pháp lý và công luận, là sợi giây ràng buộc chính quyền VN phải làm đúng theo những điều họ tự khen, hứa hẹn và cam kết .

Cái thế đấu tranh của các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền mùa Xuân này đã tạo nên một lực mới, một thế mới. Một thế trận ngoại giao dân chủ và nhân quyền được mở ra, trẻ trung, năng động, phối hợp khá nhịp nhàng trong với ngoài nước. Không có bộ trưởng, thứ trưởng, không có cục này, vụ nọ, không có trụ sở cố định, nhân viên và nhà báo truyền thông dân chủ và nhân quyền thực thi nền ngoại giao nhân dân chiếm thế chủ động trên mặt trận đối ngọai quan trọng này. Anh chị em ta được thế giới dân chủ nể trọng, tin yêu và tiếp sức. Sự thật, chính nghĩa là thế mạnh áp đảo lừa dối và phi nghĩa, khinh dân, hại dân.

Có gì quý hơn là chúng ta có người bạn đồng hành mới, ông Đặng Xương Hùng, một cán bộ cấp Vụ phó của bộ ngoại giao, được đào tạo bài bản, được giao chức vụ quan trọng Lãnh sự VN ở Genève. Trong sự kiện UPR, ông Hùng có vai trò đặc biệt là nhận được sớm bản Báo cáo Nhân quyền từ trước tháng 10/2013 để tuyên truyền, quảng bá, tranh thủ các cán bộ ngoại giao quốc tế luôn có mặt đông đảo ở Genève. Rất có thể chính bản báo cáo đại lừa dối này là giọt nước làm tràn ly, để ông có quyết định hệ trọng nhất trong đời là chào vĩnh biệt đảng CS, từ bỏ chức vụ cao cấp trong ngành ngoại giao vừa có thế vừa béo bở, được không ít người mơ ước.

Đã vậy ông còn lên tiếng chân thành khuyên nhủ các đồng chí cũ của ông hãy trở về với nhân dân mình, đồng bào mình, đừng nhận vai trong vở tuồng nhân quyền rất trâng tráo khó coi, làm thầy cãi cho ma quỷ. Ông Xương còn có thiện chí làm“cố vấn” tự nguyện cho đoàn ngoại giao nhân dân ở ngay Genève. Hành xử chính trị dung cảm của ông lãnh sự chắc chắn làm rung động dữ dội hàng ngũ cao cấp của Bộ Ngoại giao, kể từ bộ trưởng Phạm Bình Minh trở xuống. (Xin nhắc lại thái độ dũng cảm chính trị cuối năm 1990 của ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch - thân sinh ông bộ trưởng hiện tại, khi ông can ngăn Bộ Chính trị chớ chui vào chiếc bẫy chết người của Trung Quốc ở Thành Đô, cũng như trước đó ông dám nhận ông Trần Xuân Bách về Bộ Ngoại giao làm việc, ngay sau khi ông Bách bị khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, bị mọi người xa lánh).

Mạng Dân Làm Báo ngày 6/2 cho rằng chính quyền CS đã bị 2 cái tát giữa Genève. Một cái tát của đoàn đại biểu xã hội dân sự VN lật mặt giả dối có hệ thống của họ ngay khi họ ngăn cấm không cho nhà báo Phạm Chí Dũng xuất cảnh theo lời mời của Human Rights Watch. Một cái tát nữa từ ngay một quan chức cấp cao trong ngành ngoại giao của họ là ông Đặng Xương Hùng.

Và phải kể thêm một cái tát thứ ba. Ngay tối 5/2, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các sứ quán Hoa Kỳ ở Genève và Hà Nội ra tuyên bố của Hoa Kỳ nhận xét chính thức về cuộc Kiểm điểm của VN về thực thi Nhân quyền, rất ngắn gọn và súc tích, ghi nhận vài tiến bộ thứ yếu, nhưng tô đậm sự quan ngại và thất vọng. Quan ngại cụ thể về VN vẫn cấm nghiệp đoàn độc lập, vẫn duy trì lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Hoa Kỳ thất vọng (từ này rất nặng về ngoại giao ) trước việc VN ngăn cản xã hội dân sự suốt trong quá trình UPR. Thêm nữa Hoa Kỳ đề xuất, yêu cầu VN nhanh chóng phê chuẩn để thực thi Công ước chống tra tấn, sửa đổi luật an ninh mơ hồ nhằm đàn áp các quyền phổ quát như quyền tự do ngôn luận và quyền tự do lập hội.

Cái tát này đang ngấm. Vì với tuyên bố chính thức này, khó lòng Tổng thống Barack Obama sẽ ghé thăm Việt Nam trong chuyến du hành châu Á được dự định, cũng khó lòng Hoa Kỳ thỏa thuận nhận VN vào khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP, vì ai cũng biết tổng thống Hoa Kỳ gần như nhận đỡ đầu cho nhà báo Điếu Cày, và bản tuyên bố chính thức của Hoa Kỳ lại yêu cầu trả tự do ngay không điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, và nhắc đến 4 tên người mà Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm.

Không nên bi quan nản chí khi thấy không có quyết định gì hệ trọng ở Genève. Cũng không nên cho rằng tại đây không có người thắng kẻ thua. Ai nấy ra về, mọi sự vẫn như cũ. Hòa cả làng. Mỗi bên tự cho là bên ta thắng cuộc.

Hãy khách quan xem xét những sự thật. Đã bao giờ đại biểu xã hội dân sự đến được Genève đông đảo đến thế, tiếp xúc với thế giới rộng rãi đến thế, với những con người, nhân chứng, vật chứng, tài liệu chân thực phong phú đến vậy.

Bản báo cáo ngụy biện bị ngay dư luận trong nước phủ định với tỷ lệ 2/100 tán thành và 98/100 bác bỏ. Bản báo cáo ấy trở thành vũ khí tố cáo rất sắc bén từ nay về sau cho các chiến sỹ dân chủ, cho các tổ chức nhân quyền quốc tế hài tội một chính quyền chuyên dối trá, nói một đằng làm một nẻo. Bản tố cáo chỉ được chính quyền Trung Quốc và Cuba xoa đầu khen, bị Hoa Kỳ lắc đầu, thất vọng sâu sắc để ra Tuyên bố chính thức ngay sau đó vài giờ, ngay tối 5/2.

Sau cuộc ra quân ở Genève, các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền có thêm tự tin và kinh nghiệm, mở đầu năm Giáp Ngọ với khí thế tấn công, được thế giới dân chủ phối hợp nhịp nhàng, chưa có năm nào vui mừng như năm nay.

Đội tuồng nhân quyền của một chính quyền có hạnh kiểm cực xấu về thực thi dân chủ và nhân quyền đã bị dư luận phủ định từ trong nước càng bị bịt mũi khi diễn xuất ở nước ngoài. Họ đã diễn một vở tuồng nhạt nhẽo, cũng là một cuộc phiêu lưu dại dột, từ nay họ “ há miệng mắc quai ‘’, không sao biện bạch nổi khi mở các phiên tòa kiểu “phát xít” không theo luật, không cho dân tham dự, khi vẫn đối xử độc ác với ông Nguyễn Hữu Cầu, ông Đinh Đăng Định, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), em Nguyễn Phương Uyên…

Món nợ Nhân quyền ở Genève sẽ còn ám ảnh, đè nặng lên một chính quyền đã mất uy tín ở trong nước do đã phá tan cả nền kinh tế tài chính và làm tha hóa đến tận cùng nền văn hóa dân tộc. Sự trỗi dậy của nhân dân để tự cứu mình, cứu nước là không thể dập tắt. Lý sự cùn, nói lấy được, diễn tuồng chỉ là hạ sách, tự thú nhận “lạy ông tôi ở bụi này “, kích thích thêm sự phẫn nộ của nhân dân

Bùi Tín
Theo blog Bùi Tín

Hậu UPR: Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền?

Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và không có tính ràng buộc với quốc gia nào. Tuy nhiên, vẫn có những cách để những nạn nhân bị vi phạm nhân quyền ở Việt Nam dựa vào quốc tế để bảo vệ quyền của mình và những người khác.

Một ngày trước phiên điều trần UPR của Chính phủ Việt Nam, phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam đã gặp một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền. Ông vốn là một luật sư, một chuyên gia về nhân quyền, và rất hiểu về các cơ chế của Liên Hợp Quốc, chẳng hạn UPR (Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát) hay SR (Báo cáo viên Đặc biệt).

Ông đã cung cấp cho các nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam nhiều kiến thức quý giá về hoạt động đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Vì lý do ''ngoại giao'' với Liên Hợp Quốc (LHQ), ông đề nghị giấu tên để cuộc trò chuyện được thoải mái với những thông tin trung thực nhất có thể.

- Thưa ông, trong chuyến đi này, chúng tôi xác định mục đích chính của mình là nói cho người dân trong nước biết rằng có những cơ chế quốc tế để có thể bảo vệ nhân quyền của mọi người. Việt Nam hiện đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chúng tôi được biết ông là một chuyên gia về thủ tục Báo cáo viên Đặc biệt. Ông có thể giải thích - một cách đơn giản nhất - cho những người dân Việt Nam có quan tâm hiểu về thủ tục này và các cơ chế nhân quyền khác của LHQ nói chung và Hội đồng Nhân quyền nói riêng không?

- Một cách cực kỳ vắn tắt thì LHQ có hai cơ chế bảo vệ nhân quyền:

1. Các cơ quan dựa trên Hiến chương LHQ (charter bodies), trong đó có Hội đồng Nhân quyền LHQ với cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) và cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures).

2. Các cơ quan được thành lập và hoạt động dựa trên các công ước quốc tế về nhân quyền (treaty bodies). Có 10 cơ quan như vậy, thực hiện chức năng giám sát việc thi hành 10 công ước quốc tế về nhân quyền.

Bây giờ tôi sẽ nói với các bạn về cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt, là lĩnh vực của tôi. Tôi sẽ nói về những gì chúng tôi có thể làm được và những gì chúng tôi không làm được. Các bạn biết những điều này để có thể tận dụng cơ chế này bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Những gì LHQ có thể làm

* Cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm những hoạt động như: chính thức đến một quốc gia để tìm hiểu về tình hình nhân quyền (country visit); làm nghiên cứu, tham vấn chuyên gia, nâng cao nhận thức về nhân quyền...; và một hoạt động có thể dịch sang tiếng Việt là giao thiệp (communications).

Giao thiệp là việc LHQ gửi thư khiếu nại khẩn cấp (urgent appeal) hoặc thư đề nghị làm rõ (letter of allegation) cho chính phủ của quốc gia vi phạm nhân quyền. Cho nên có một cách dịch communications sang tiếng Việt là ''thủ tục khiếu nại''. Nhưng về bản chất, hoạt động này đúng là giao thiệp ở cấp nhà nước và LHQ, và mang tính ngoại giao rất cao. LHQ cũng chỉ có thể gửi thư trên cơ sở thông tin tố cáo mà họ nhận được từ bên trong quốc gia vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, điểm tốt là mọi cá nhân hay tổ chức đều có thể gửi thông tin tố cáo trực tiếp.

- Trước hết, nói về những gì chúng tôi có thể làm được, thì đó là giao thiệp, tức là LHQ gửi thư cho chính phủ một nước để yêu cầu làm rõ về một vụ việc vi phạm nhân quyền nào đấy. Như tôi, lĩnh vực của tôi là bảo vệ hệ thống pháp luật độc lập, cho nên khi thấy có một vụ án nào đó mà Việt Nam không đảm bảo hệ thống pháp luật độc lập, tôi sẽ gửi thư cho Chính phủ Việt Nam.

Các bạn biết đấy, để hệ thống pháp luật được độc lập, thì công an-cảnh sát, tòa án, và luật sư phải độc lập. Chỉ cần một trong ba lực lượng bị chính quyền, chính phủ (cơ quan hành pháp) kiểm soát, thì hệ thống pháp luật mất tính độc lập. Khi đó, công dân có thể bị bỏ tù không án, hoặc bị áp đặt những bản án bất công.

Nói chung là như vậy, còn trên thực tế, phải có những vụ việc có dấu hiệu vi phạm cụ thể, LHQ mới có thể thực hiện thủ tục giao thiệp.

Những gì LHQ không làm được

- Ông có thể cho biết những giới hạn của cơ chế bảo vệ nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ, cụ thể là UPR và Các Thủ tục Đặc biệt?

- Với hoạt động country visit, thì người của LHQ chỉ có thể đến một nước khi được chính phủ của nước ấy mời.

Với hoạt động communications, thì các bạn có thể thấy là nó rất lâu. Thêm nữa, LHQ gửi thư trên cơ sở thông tin tố cáo mà chúng tôi nhận được từ bên trong quốc gia vi phạm nhân quyền. Ở văn phòng của tôi, trung bình, mỗi ngày chúng tôi nhận 15 thư tố cáo từ các nơi khác nhau trên thế giới. May là mới 15 chứ chưa phải 50 (cười), nhưng các bạn thấy đấy, rất mất thời gian để có thể xử lý tất cả các vụ việc.

Đơn cử một ví dụ là Qatar. Chúng tôi biết ở Qatar có hàng trăm vụ vi phạm nhân quyền, nhưng chúng tôi cũng đành chịu, không giải quyết được. Đó là chưa kể, nếu tập trung vào xử lý các vấn đề của một nước thôi, chẳng hạn Syria, thì chúng tôi sẽ không thể quan tâm đến phần còn lại của thế giới được nữa.

Và cuối cùng là tính hiệu quả. Nhiều lắm thì cuối cùng, trong mỗi vụ việc, LHQ cũng chỉ ra thông cáo bày tỏ quan ngại. Quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền không có nghĩa vụ phải trả lời. Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và nó không có tính ràng buộc với quốc gia nào cả.

UPR cũng vậy. Nó có vẻ là một cơ chế tốt, có tính khả thi cao đấy, nhưng rất chậm chạp.

- Hội đồng Nhân quyền LHQ thuộc hệ thống các cơ quan dựa trên Hiến chương LHQ (charter bodies). Vậy còn các cơ quan thuộc hệ thống còn lại, dựa trên các công ước quốc tế (treaty bodies) thì sao, có hiệu quả gì hơn không, thưa ông?

- Cũng còn nhiều vấn đề lắm. Trên lý thuyết, ưu điểm là các cơ quan này cũng cho phép cá nhân công dân có thể gửi khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền ở nước mình. Nói cách khác, bất kỳ ai cũng có quyền gửi thư tố cáo Nhà nước mình vi phạm một quyền quy định trong một công ước quốc tế nào đó mà Nhà nước đã ký. Nhưng trên thực tế, hầu như chẳng có khiếu nại cá nhân nào ra LHQ được.

Các quốc gia khiếu nại nhau thì được. Cho nên khi một công dân Việt Nam bị chà đạp nhân quyền và muốn tố cáo ra LHQ, các bạn phải xem có thể nhờ quốc gia nào khiếu nại, phải tìm xem quốc gia nào sẽ sẵn sàng làm việc đó? Các nước châu Á vốn không có truyền thống khiếu nại, tố cáo nước láng giềng của mình vi phạm nhân quyền. Thế nên theo tôi, các bạn có thể tìm kiếm các đối tác phương Tây.

Hướng dẫn cách làm cho người dân Việt Nam

- Hệ thống LHQ phức tạp và vận hành chậm chạp như vậy, thì theo ông, có cách làm nào hiệu quả để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam?

- Tôi sẽ nói ngắn gọn thế này: HÃY ĐƯA CÂU CHUYỆN LÊN BÁO CHÍ QUỐC TẾ.

UPR tốt đấy, nhưng lâu lắm. Các Thủ tục Đặc biệt cũng chậm lắm. Hãy đưa những vụ việc vi phạm nhân quyền ra báo chí, truyền thông quốc tế. Hãy viết bài bằng tiếng Anh, hoặc tìm những người viết hộ cho bạn. Những câu chuyện, mất mát và khổ đau, của các cá nhân cụ thể luôn là điểm thu hút người đọc và báo chí.

Sẽ là tuyệt vời nếu các bạn có thể phản ánh tình hình vi phạm nhân quyền ở nước mình lên các cơ quan truyền thông quốc tế lớn, như CNN, New York Times, Washington Post, v.v.

Các bạn hãy hợp tác với các tờ báo lớn, và ĐỪNG QUÊN HỢP TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ trong nước và quốc tế.

- Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò như thế nào, thưa ông?

- Trở lại với cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Tôi có nói đó có vẻ là một cơ chế tốt, bởi vì với UPR, bạn có thể đến tận diễn đàn của LHQ để phản ánh, khiếu nại, tố cáo tình hình vi phạm nhân quyền ở nước mình, và ra các tuyên bố, các thông cáo, với tư cách tổ chức xã hội dân sự.

Có những tổ chức xã hội dân sự lớn mạnh hơn các tổ chức khác, vì thế họ có ảnh hưởng hơn đối với các chính quyền và với LHQ. Ví dụ, khi Ân xá Quốc tế, HRW, hay ICJ (Ủy ban Luật gia Quốc tế) ra thông cáo về một vấn đề nào đó, thì có nhiều khả năng LHQ sẽ hành động hơn và báo chí quốc tế cũng bị thu hút hơn.

Do đó, để tiếng nói của mình được lắng nghe trên trường quốc tế, cách làm khôn ngoan là bạn kết hợp với các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn, chẳng hạn để ra tuyên bố chung.

Tạo áp lực quốc tế

- Như vậy, vắn tắt là chúng ta có thể dựa vào truyền thông quốc tế và xã hội dân sự?

- Đúng vậy. Quan hệ - đó là cái tôi muốn nhấn mạnh. Những người đấu tranh cho nhân quyền phải xây dựng và phát triển quan hệ. Nói một cách đơn giản là, bạn có câu chuyện để kể và muốn kể, bạn cần phải có người sẽ giúp bạn khuếch tán câu chuyện đó.

Vậy hãy thiết lập quan hệ với báo chí quốc tế và các tổ chức dân sự quốc tế. Hãy có những người bạn, những đồng minh ở các quốc gia khác. Hãy tiến hành các nghiên cứu chung, làm báo cáo chung, ra tuyên bố chung. Luôn luôn hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế.

Các bạn cũng đừng quên vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Họ có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình nhân quyền ở quê hương Việt Nam của mình lên chính phủ của nước họ đang cư ngụ, và góp phần tác động, hình thành hoặc thay đổi chính sách liên quan.

- Ta lấy một ví dụ cụ thể: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân có tài và yêu nước, đã bị kết án 16 năm tù mặc dù tất cả những gì ông làm chỉ là thể hiện chính kiến một cách ôn hòa. Trong quan hệ với cộng đồng quốc tế, chúng tôi có thể làm gì để thay đổi bản án đó?

- Để bảo vệ quyền con người cho một cá nhân cụ thể là ông Thức, các bạn có thể:

+ Viết bài gửi báo chí quốc tế, làm việc với họ. Hãy kể chuyện.

+ Hợp tác với các tổ chức dân sự.

+ Tìm đến các cơ quan lập pháp (quốc hội) ở những quốc gia mà Việt Nam quan tâm, để lên tiếng về trường hợp ông Thức.
Các bạn cũng biết là quốc hội và các dân biểu không tự nhiên mà ra chính sách. Họ đều phải dựa vào công luận, vào ý kiến của cử tri, của những người đã bầu cho họ. Vậy tốt nhất hãy tìm đến những nơi nào có nhiều cử tri quan tâm đến tình hình Việt Nam.

- Từ kinh nghiệm cá nhân thì ông thấy chính quyền Việt Nam có sợ áp lực quốc tế không?

- Tôi không muốn dùng từ ''sợ'', tôi muốn dùng từ ''quan tâm''. Họ có thể không sợ, nhưng họ quan tâm đấy (cười). Nói cho chính xác, Nhà nước Việt Nam quan tâm tới những quốc gia mà ở đó, báo chí có ảnh hưởng. Họ hiểu rằng công luận của các quốc gia đó có thể tác động tới chính sách của chính phủ.

Đó là lý do khiến tôi nói với các bạn rằng báo chí quốc tế có vai trò rất quan trọng. Công luận của Mỹ và các nước thuộc khối EU có thể tác động đến chính sách nhà nước. Các bạn cần biết điều đó để tận dụng.

Tôi nghĩ là chính quyền Việt Nam quan tâm đến công luận Mỹ, EU, kể cả hai nước thuộc khối Đông Âu cũ là Ba Lan, Séc. ASEAN cũng có ảnh hưởng đối với Việt Nam, nhưng tác động đến công luận ASEAN thì khó (cười). Riêng Trung Quốc thì Việt Nam rất quan tâm, nhưng tôi không nghĩ công luận hay nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ nhân quyền của người Việt Nam (cười).

- Qua những gì ông nói, có thể thấy là giới truyền thông, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền của người dân Việt Nam, đưa vấn đề ra quốc tế.

- Tôi muốn nhấn mạnh là truyền thông, báo chí thì hiệu quả hơn các thứ khác, còn ''quan trọng'' thì tất cả chúng ta đều quan trọng như nhau (cười). Ví dụ, giới luật sư là giới tạo nên khuôn khổ luật pháp - quốc gia và quốc tế.

Các bạn có thể thấy là ngay cả những vụ việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, dù được phản ánh nhiều trên báo chí, cũng không chắc được giải quyết. Như Syria đó, lên báo suốt, nhưng tình hình vẫn không thay đổi nhiều.

Tuy nhiên, với Việt Nam thì khác. Tôi tin là nếu những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị đưa lên báo chí quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất bối rối.

- Dù sao, cũng thật bi quan khi thấy có những chính thể miễn nhiễm với dư luận và LHQ, như Bắc Triều Tiên...

Như tôi đã nói, hệ thống LHQ không phải là một hệ thống pháp lý và nó không có tính ràng buộc. Ngay cả nếu một quốc gia vi phạm nhân quyền theo cơ chế của LHQ, thì cũng đâu có sao? LHQ không có công an-cảnh sát, nhà tù để thi hành án. Nhân quyền, vì thế, thực chất là một vấn đề chính trị chứ không phải vấn đề pháp lý. Đôi khi, một chính phủ bị buộc phải mở miệng chẳng phải vì họ sợ LHQ, mà vì họ ngán báo chí quốc tế.

Vậy các bạn phải biết ''làm chính trị'' (cười): Tìm sự giúp đỡ từ báo chí, từ những quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân, sẵn sàng lên tiếng về Việt Nam và vì nhân quyền người dân Việt Nam.
Đoan Trang
Theo blog Đoan Trang

Phải truy tố ngay hành vi viết bài xuyên tạc, bịa đặt: Vụ hôi nhãn dã man tại Quảng Bình

Vấn đề không phải mình là người Quảng Bình mà phẫn nộ trước bài viết của VTC News  ( Tại đây!) hoàn toàn xuyên tạc và bịa đặt việc người dân xã mền núi rẻo cao huyện Minh Hóa đã cướp sạch hàng ngàn thùng nhãn giá trị 1,3 tỉ từ một vụ tai nạn xe lao xuống vực, thậm chí bịa đặt cả việc các cơ quan chức năng có mặt khoanh tay đứng nhìn...và sau đó nhiều báo dẫn nguồn tin ảnh và bình luận nặng nề.

Vấn đề là cần phải xử lý nghiêm để chấm dứt trò lấy thông tin hóng hớt, hấp tấp, một phía, cưỡng dâm thông tin, đang trở nên đáng báo động hiện nay ( từ vụ cô gái cưỡng dâm tài xế tacxi ở Hải Dương và nhiều việc khác).

Chuyện tai nạn xe chở nhãn xảy ra từ ngày 21/1 mà sau tết mới đưa tin, và chỉ hỏi qua loa, hỏi một chiều, cùng với một số bức ảnh cung cấp rồi phán bừa, dùng những từ vu cáo bịa đặt nặng nề, xúc phạm đến bà con các dân tộc thiểu số ở vùng quê yên bình này là không chấp nhận được.

Mình trao đổi thông tin với thiếu tướng Từ Hồng Sơn, giám đốc công an Quảng Bình chỉ với tư cách bạn bè, và thấy rằng, việc củng cố ngay hồ sơ để truy tố tội vu cáo, bịa đặt khi đưa thông tin là cần thiết, và yêu cầu VTC và các trang mạng hóng hớt theo ngay lập tức phải xin lỗi công khai nhân dân huyện Minh Hóa, nhân dân Quảng Bình.

Làm báo, trong những hoàn cảnh cụ thể, có thể xảy ra thiếu sót, chuyện đó là tai nạn nghề nghiệp, sai thì sửa, thì cải chính, xin lỗi công khai, nhưng vụ việc này vượt quá điều đó, xâm hại nghiêm trọng đạo đức người làm báo, dẫn tới vu khống và bịa đặt là không tha thứ được, đặc biệt lại vu khống và bịa đặt, bôi nhọ đồng bào dân tộc thiểu số thì càng phải nghiêm trị.

Rứa thôi.
 
 Nguyễn Quang Vinh
 
 (Quê choa)
--------------------------------------
Xem thêm: Quảng Bình: Có đúng đã xảy ra chuyện hôi của?
Linh Đan
Những ngày qua, trên truyền thông đưa tin và hình ảnh về một vụ "hôi của" xảy ra tại huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) khi một xe đầu kéo container chở trái cây nhập khẩu bị tai nạn. Các nguồn tin đã dùng rất nhiều từ ngữ như "man rợ", "dã man"... để mô tả sự việc. Vậy đâu là sự thật?

Ngày 9.2, PV Lao Động đã có mặt tại huyện miền núi Minh Hóa để tìm gặp các nhân chứng và các cơ quan liên quan để tìm hiểu sự việc. Theo thông tin trên các báo mạng phản ánh, sự việc xảy ra tại địa bàn xã Dân Hóa (H.Minh Hóa) nhưng thực tế xác minh thì lại khác - xảy ra tại thôn Thanh Long (xã Hóa Thanh, H.Minh Hóa).

 Vị trí chiếc xe bị nạn. Ảnh: LINH ĐAN
 Có mặt tại vị trí bị nạn, theo quan sát của PV, vị trí xe bị nạn ở đoạn đường rất quanh co, hiểm trở. Từ mặt đường xuống đến khe suối khoảng 70-80m với dốc gần như thẳng đứng. Từ vị trí bị nạn đến nơi có dân ở khoảng 1km, cách trung tâm xã Hóa Thanh khoảng 12km.
Việc tìm gặp các người dân ở địa bàn xã Hóa Thanh rất khó khăn, vì phần lớn người Nguồn và đồng bào dân tộc nơi đây đều vào rừng làm rẫy từ sáng sớm đến tối mới về. Vừa gặp PV, Phạm Hồng Sơn -
Vị trí chiếc xe bị nạn. Ảnh: LINH ĐAN 
 
 Theo ông Sơn, sau khi đến hiện trường, có khoảng 50-70 người dân đã có mặt tại đó, không có lái xe. Tại thời điểm trên, một số người dân đã nhặt số nhãn bị rơi vãi ăn, một số thì lấy bỏ vào túi. Ông Sơn đã cùng 2 đồng chí công an thuộc Đồn CA Hóa Tiến đã yêu cầu người dân không được lấy hàng hóa của xe bị nạn, khi đó người dân nghiêm túc chấp hành yêu cầu của CA. Sau đó, có thêm 5 đồng chí CA nữa được điều động đến để bảo vệ hiện trường.

Để hiểu rõ hơn về sự việc, PV đã tìm gặp các người dân và cũng là các nhân chứng, họ đều khẳng định rằng, không có chuyện người dân xông đến hiện trường để cướp nhãn, không có chuyện tài xế xe van xin người dân đừng cướp nhãn mà người dân chỉ nhặt những quả nhãn rơi vãi ăn mà thôi. Họ còn cho biết, phần lớn số nhãn bị rơi vãi đã bị dập nát, không còn nguyên vẹn, nằm lẫn với bùn đất. Sau khi lực lượng CA có mặt, yêu cầu người dân không được lấy số hàng bị rơi vãi, người dân đều nghe theo vì... sợ. "Với lại, chuyện xe bị tai nạn, hàng hóa rơi xuống đường, xuống vực cũng xảy ra nhiều rồi, xưa nay chúng tôi không bao giờ lấy hàng cả" - anh Đinh Xuân Bình (SN 1990, trú thôn Thanh Long) thẳng thắn nói.

Anh Cao Ngọc Tý (SN 1984, trú thôn Thanh Lâm, xã Hóa Thanh) còn cho biết, thậm chí người dân địa phương khi chèo thuyền qua khe suối dưới khu vực bị nạn, thấy nhiều thùng nhãn bị rơi gần khe suối đã dùng thuyền chở số nhãn trên và sau đó giao cho CA.
.
 Các mảnh xốp từ chiếc xe bị nạn còn rơi vãi bên lề đường. Ảnh: LINH ĐAN
 
 Trao đổi với PV Lao Động, Trung tá Đinh Xích Thắng - Đồn trưởng CA Hóa Tiến - cho biết, theo biên bản vụ việc: "vào lúc 12 giờ ngày 21.1, anh Lê Văn Công điều khiển xe ô tô biển 89C-016.53 kéo rơ moóc 98R-000.13 chạy theo hướng Cha Lo về ngã ba Khe Ve, khi đến Km 108+500 thuộc địa bàn thôn Thanh Long, khi xuống dốc, cua gấp xe đã bị nổ lốp, mất lái và lật trên mặt đường. Container rơi xuống vực sâu, hàng hóa bị hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được". Ông Lê Văn Công - tài xế cùng ông Phạm Hồng Sơn - Trưởng CA xã Hóa Thanh và ông Ngô Văn Thái - CA viên xã Hóa Thanh thống nhất ký vào biên bản.

Ông Sơn - Trưởng CA xã Hóa Thanh - thì cho biết, khoảng 14 giờ, ông Trịnh Văn Bảy (SN 1975, trú TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - là người đại diện cho Cty Bích Thị) đại diện cho Cty đến hiện trường để xử lý vụ việc. Ông Bảy nói hoa quả đã bị dập nát hết rồi nên cho người dân lấy, đừng bảo vệ nữa.

  Vị trí bị nạn đã được dựng hàng rào che chắn tạm thời. Ảnh: LINH ĐAN
 Sau đó, ông Bảy đã ký vào bản cam kết khẳng định container bị đổ xuống vực sâu làm cho hoa quả bị vỡ nát, một số người dân nhặt lấy nên ông đại diện cho công ty không lấy nữa.

Chính vì vậy, sau khi được sự đồng ý của đại diện công ty, lực lượng CA có mặt tại hiện trường không ngăn cản người dân vào nhặt số nhãn bị rơi vãi đã bị dập nát nữa. Đến khoảng 16 giờ, chiếc xe bị nạn được giải phóng khỏi hiện trường để tránh ùn tắc giao thông.

Thông tin từ Đồn Biên phòng Ra Mai (xã Trọng Hóa, H.Minh Hóa) cho biết, thông tin phản ánh vụ việc xảy ra tại địa bàn xã biên giới Dân Hóa không chính xác đã làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự vùng biên giới. Thực tế đã chứng minh, khi có sự việc xảy ra trên địa bàn các xã biên giới, lực lượng Bộ đội Biên phòng cùng lực lượng CA luôn phối hợp tốt để xử lý, không để các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Thượng tá Phạm Quang Du - Trưởng CA huyện Minh Hóa - khẳng định với PV "ngay sau khi có thông tin phản ánh, chúng tôi đã triển khai lực lượng, tập hợp các nhân chứng liên quan để làm rõ vấn đề. Kết quả thẩm tra cho thấy, thông tin phản ánh là chưa chính xác, không đúng bản chất sự việc". Ông Du còn cho biết, đoạn đường 12A từ Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo về đến Ngã ba Khe Ve rất quanh co, hiểm trở nên đã xảy ra nhiều vụ TNGT. Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện bảo vệ hiện trường lực lượng CA địa phương rất có kinh nghiệm. Nếu xảy ra tại xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa thì sẽ có thêm sự hỗ trợ của lực lượng Biên phòng. Sau khi xảy ra sự việc, tài xế và đại diện chủ xe rất đồng thuận. Chính vì vậy ông rất bất ngờ với thông tin phản ánh trên.
 
 

Xung quanh vụ cháy phòng làm việc của ông Vũ Trọng Kim ở MTTQ Việt Nam

Như tin báo Nhân Dân đã đưa và vội gỡ xuống, vào khoảng 11 giờ 30 ngày 23/1, tức 23 tháng chạp, một đám cháy lớn đã bùng phát tại một phòng làm việc trên tầng 2 tòa nhà chính của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Phòng làm việc đó chính là của ông Vũ Trọng Kim – Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy Ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Đến nay, nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa được làm rõ. Thiệt hại cũng chưa tính và lường hết được. Ghi nhận lại nhiều đồn đoán xung quanh vụ việc, chúng tôi thống kê lại như sau:
1. Do chập điện

Đây là nguyên nhân dễ đưa ra, nhưng lại khó thuyết phục đa số cán bộ, nhân viên làm việc tại Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Vì lẽ, hệ thống đường điện, nước, vệ sinh của Mặt trận tổ quốc rất xịn. Nhất là trang bị tại phòng làm việc của Ủy viên Trung ương Vũ Trọng Kim và của Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân trên tầng 2 của tòa nhà chính. Tòa nhà này do Pháp thiết kế, vách tường rộng đến 40cm. Hệ thống an toàn cũng rất tốt, nếu xảy ra chập điện thì hệ thống tự động sẽ tự ngắt.
2. Do thắp hương cầu cúng

Khả năng này có thể xảy ra. Vì trùng với dịp lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Hơn nữa, ông Vũ Trọng Kim và ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết có tiếng là mê tín. Sinh năm Quý Tỵ, nên năm Quý Tỵ 2013 là năm hạn của ông Kim. Trong năm, ông bị nhiều cán bộ, nhân viên, nhà báo tố cáo nhiều nội dung sai phạm. Ủy Ban Kiểm tra trung ương đã có kết luận về những nội dung này. Có thể ông Kim đã thắp hương rồi lên xe đi công tác Quảng Ninh nên mới xảy ra cháy lớn, cháy toàn bộ phòng làm việc như vậy. Nếu không được dập tắt kịp thời thì không biết sự thể sẽ ra sao?. Hay ông Kim nhờ người thắp hương hộ nhưng do bất cẩn để xảy ra hỏa hoạn?.
3. Do tự đốt

Nguyên nhân tưởng như “vớ vẩn” này hóa ra lại được khá nhiều người đồn đoán. Vì lẽ, nếu chập điện thì sao hệ thống báo cháy của Mặt trận lại không phát tín hiệu?. Hệ thống báo cháy của mặt trận rất xịn, chưa nói lại trang bị cho tầng chính của một Ủy viên Bộ Chính trị – Chủ tịch Mặt trận là ông Nguyễn Thiện Nhân và một Ủy viên Trung ương – Thủ trưởng cơ quan là ông Vũ Trọng Trọng Kim. Hơn nữa ông Kim lại có chân trong Ban Phòng chống tham nhũng trung ương. Khi ngọn lửa đã cháy to, khói tỏa ra thì cán bộ, nhân viên mặt trận mới phát hiện ra và báo cháy. Như vậy, có lẽ có sự can thiệp để hệ thống này không báo cháy ngay từ đầu.
Nhưng nếu tự đốt thì do chính ông Kim hay do người khác?

Nếu là ông Kim thì vì nguyên nhân và động cơ gì?. Theo đồn đoán thì ông Kim giữ trong tay rất nhiều tài liệu giấy tờ quan trọng, không chỉ của riêng Mặt trận tổ quốc mà cả Ban Phòng chống tham nhũng trung ương. Thật là nguy hại nếu ông Kim giữ tài liệu hoặc bằng chứng “độc bản” liên quan đến lãnh đạo đang trong diện bị Bộ Chính trị xem xét. Liệu đây có phải là một vụ dựng lên để tiêu hủy bằng chứng?.
Hiện tại, dù là Ủy viên Ban Phòng chống tham nhũng trung ương, nhưng chính bản thân ông Kim cũng đang bị Ủy Ban Kiểm tra trung ương xem xét, xử lý, rút kinh nghiệm về một số sai phạm. Liệu vụ cháy này có là điều kiện để những bằng chứng bất lợi cho ông Kim, hay cho ai đó bay biến đi không? Lại có những đồn đoán khác tỏ ra thông cảm cho ông Kim khi cho rằng ông Kim mất khá nhiều tài sản trong vụ cháy này; và không nên truy bức ông Kim khi ông đã bị thiệt hại.
Nếu là do người khác đốt thì vì nguyên nhân gì? Ông Kim đã gây thù chuốc oán với ai để đến mức bị như vậy? Đồn đoán này không thuyết phục vì có là gan trời mới dám đốt phòng làm việc của lãnh đạo mặt trận, cơ quan an ninh sẽ tìm ra và kẻ đốt sẽ tù mọt gông.
Tóm lại, dù vì nguyên nhân gì thì thiệt hại do vụ cháy gây ra, xét về mặt tiền thì ông Vũ Trọng Kim có thể tính đếm được, nhưng thiệt hại về mặt pháp lý, về mặt tài liệu, bảo mật thì chưa thể lường hết hậu quả. Chưa biết cơ quan an ninh sẽ điều tra ra sao?. Ban Phòng chống tham nhũng trung ương, Đảng đoàn, Đảng ủy và Ban Thường trực Mặt trận tổ quốc sẽ xử lý ra sao về vụ để cháy phòng làm việc một cách bất thường như thế này.
P.V
(Blog Hữu Nguyên)
 

BBC công bố sự thật cay đắng về cà phê Việt Nam

Giới doanh nhân thì chỉ lo “chém gió”, còn các cơ quan nhà nước thì ngồi không.

Nhiều tờ báo trong nước loan tin Việt Nam giữ vị trí á quân trong xuất khẩu cà phê ra thế giới, chỉ sau Brazil. Còn kênh truyền hình BBC của Anh thì làm hẳn một phóng sự về cà phê Việt Nam. BBC cho biết lượng cà phê tiêu thụ tại Anh có nguồn gốc từ Việt Nam và đang đứng đầu thị trường này.

Tuy nhiên, chúng ta đừng vội mừng vì đằng sau những thông tin kia là một sự thật còn đắng hơn cả cà phê. Đó là khi tiêu thụ tại Anh thì cà phê Việt Nam đã được pha chế qua bàn tay của các nhà sản xuất Brazil. Nghĩa là nó đã khoác một cái vỏ bọc là cà phê Brazil và hầu hết người uống cà phê ở Anh vẫn tin đó là cà phê Brazil.

Đoàn làm phim của BBC đã đến tận các vườn cà phê ở Việt Nam, gặp gỡ nông dân, chuyên gia. Những hình ảnh tương phản được đặt cạnh nhau đã nói lên tất cả sự cay đắng này. Một bên là những người nông dân lam lũ trên rẫy cà phê, nhặt từng hạt cà phê bán với giá rẻ như bèo, chưa chắc đã đủ mua gạo ăn qua ngày. Một bên là “ông vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ khoe có 10 chiếc Ferrari, năm chiếc Bentley và tuyên bố là sẽ mua trực thăng…


Trước những số liệu về xuất khẩu và những thông tin mà BBC đưa ra, chúng ta không còn nghi ngờ gì về chất lượng của cà phê Việt Nam nữa. Thế tại sao chúng ta vẫn cứ phải tủi hờn chấp nhận phận áo gấm đi đêm? Tại sao danh tiếng cà phê Việt Nam không được thế giới biết đến? Câu trả lời nằm ở việc chúng ta quảng bá, xúc tiến thương mại quá tệ. Giới doanh nhân thì chỉ lo “chém gió”, còn các cơ quan nhà nước thì ngồi không.

Đầu năm 2013, Đặng Lê Nguyên Vũ từng tuyên bố đánh bật Starbuck ngay tại sân nhà. Thế nhưng đến giờ này ai đánh ai thì đã quá rõ. “Ông vua” này cũng từng tuyên bố sẽ tấn công thị trường cà phê Mỹ nhưng rốt cuộc chẳng làm được gì. Trái lại một gương mặt mới toanh là Phạm Đình Nguyên chẳng nói chẳng rằng mà đưa được thương hiệu cà phê Phildeli của Việt Nam đến Mỹ một cách ngoạn mục!

Xem xong đoạn phim này, không biết tham tán thương mại, Trung tâm xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương có buồn không chứ kiều bào và người dân ta thì buồn rười rượi. Mới đây trong lần trò chuyện với một nhân vật từ Mỹ về, chúng tôi được vị này cho biết tại New York, Bộ Công Thương của ta có đặt Trung tâm Xúc tiến thương mại. Thế nhưng trung tâm này hầu như chẳng làm được gì. Họ chỉ mở được mỗi cái showroom trưng bày vài ba sản phẩm mây, tre, lá, hàng thủ công mỹ nghệ!

Còn tại Anh, một nhà báo từng có dịp đến xem hội chợ Việt Nam tại London bức xúc, với danh nghĩa của cả một quốc gia mà người ta tổ chức một hội chợ nghèo nàn hệt như những gian hàng lô tô, xóc đĩa ở các vùng quê Việt Nam! Nói đâu xa, mới tháng 3 năm rồi, tại một hội chợ du lịch ở Đức, Tổng cục Du lịch Việt Nam còn treo luôn một bức ảnh quảng bá “giùm” cho du lịch Trung Quốc!

Cứ quảng bá, xúc tiến kiểu này thì cà phê Việt Nam âm thầm tôn vinh cho cà phê Brazil âu cũng là điều dễ hiểu!
  (So ha) 

Phái đoàn Hà Nội "đọc báo cáo" tại UPR

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc (thứ hai bên phải) trước khi trình bày báo cáo tại phiên kiểm điểm nhân quyền phổ quát tại Genève chiều ngày 5/2/2014.
Hôm mùng 5 tháng Hai vừa rồi, theo mô tả của blogger Lâm Bình Duy Nhiên, khung trời bao phủ Trụ sở LHQ ở TP Genève hiền hòa bên hồ Leman thơ mộng bỗng mưa rơi nặng hạt tầm tã suốt buổi chiều, khi bên ngòai Trụ Sở Quốc Tế này hiện diện đông đảo các phái đoàn người Việt từ nhiều nước trên thế giới đến, trương cờ vàng, hô to những khẩu hiệu như “VN, VN tự do, dân chủ”, “Hòang Sa, Trường Sa – VN”…cùng những cuộc vận động trước đó của họ tố giác với các tổ chức nhân quyền,
Nghe tường trình
phi chính phủ và những nhà lập pháp nước ngòai về thực trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ trong nước, thì bên trong Trụ sở LHQ hôm ấy – nói theo lời Shawn W. Crispin, đại diện của Ủy ban Bảo vệ Ký Giả CPJ, phái đoàn Hà Nội đang ra sức củng cố “thế thủ ngọai giao”, và, cũng giống như lần điều trần trước hồi năm 2009, các viên chức VN lần này lại ra sức “đánh lạc hướng (thế giới) về những hành động đàn áp” tiếp diễn của họ.

Tại buổi điều trần, các quan chức Hà Nội, do Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu, đã “thao thao bất tuyệt” về “thành tích nhân quyền VN” mà họ cho là không ngừng cải thiện và nâng cao; đồng thời, VN “ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện tư pháp, bảo vệ quyền làm người, xây dựng nhà nước pháp quyền; Ông Hà Kim Ngọc nhân tiện khẳng định rằng VN đã đáp ứng 80% trong số 123 khuyến nghị mà các nước đề ra cho Hà Nội trong lần điều trần của VN năm 2009…

Ngọai trừ các nước “gà nhà” như TQ, Cuba đã “chúc mừng thành quả nhân quyền VN” hay “ tấm gương tươi sáng VN”, trong khi nhiều nước Á Châu, nhất là các nước ASEAN, bày tỏ “tình đoàn kết” với VN, còn thì đại đa số trong 107 quốc gia, từ Hoa Kỳ, Canada, Úc, Na Uy, Thụy Sĩ, Thụy Điện, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, Đan Mạch, Bỉ cho tới Hungarie, Serbia và cả Bra-xil khuyến nghị VN phải tôn trọng nhân quyền, những quyền tự do căn bản của người dân, bãi bỏ những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia, chấm dứt hành động sách nhiễu, bắt giam một cách tùy tiện nhất là những nhà bất đồng chính kiến, tôn trọng quyền của những người đang bị giam giữ, công khai số trại giam, bãi bỏ án tử hình, bảo đảm tính độc lập của tòa án…; tuân thủ các Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, khẩn trương phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn; cho các đặc sứ LHQ tới VN tìm hiểu sự thật…Riêng Hoa Kỳ có yêu cầu thêm là VN phải trả tự do ngay tức khắc cho các tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Trần Hùynh Duy Thức.




Đã không chấp nhận đối thoại với dân chúng của chính nước mình thì liệu có tư cách để đối thoại với các nước khác không?

- Blogger Phạm Thanh Nghiên
Theo giới bloggers thì trước những chất vấn của các nước xoay quanh những vấn đề vừa nói, các quan chức CSVN “trả lời như con vẹt”. Theo blogger Trịnh Hội thì “Thiệt là lạ” khi đại diện các bộ VN tham dự buổi điều trần, từ Tư Pháp, Công An cho tới Thông tin-Truyền thông, Kế hoạch-Đầu tư, “ chắc (họ) toàn là superman và superwoman (tức là siêu nhân hay sao) mà biết trước các nước hỏi gì, vì ngay sau khi có câu hỏi là họ đã soạn sẵn ngay vài trang giấy chỉ trong vài phút để trả lời”.

Nhưng, theo LS Trịnh Hội, chỉ tiếc là những câu trả lời tràng giang đại hải ấy “chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi cả!” vì “người ta hỏi một đàng, các đại diện nhà cầm quyền VN trả lời một nẻo”, “trả lời như con vẹt, chỉ biết cầm giấy đọc thôi” làm LS Trịnh Hội “cảm thấy xấu mặt vì tôi cũng là người VN!”.

Vấn đề là, sau khi chấp nhận cũng như đưa ra nhiều hứa hẹn về các khuyến nghị này, liệu Hà Nội có thực hiện lời hứa không ? Hay vẫn chỉ hứa suông như cách nay 4 năm như trong lần điều trần trước khiến tình hình nhân quyền ở VN hiện sa sút trầm trọng ?

Nhân quyền sa sút

Nhắc tới nhân quyền VN, người ta vẫn chưa quên ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Khu vực Á châu-TBD của Human Rights Watch họp báo ở Bangkok hôm 20 tháng Giêng vừa rồi để công bố bản phúc trình 2014 của tổ chức này, với nội dung là tình hình nhân quyền VN sa sút trầm trọng trong năm 2013 khi Hà Nội tiếp tục duy trì thể chế độc quyền độc đảng, mạnh mẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, bỏ tù họ qua tòa án thiếu độc lập, số tù nhân chính trị tại VN gia tăng đáng ngại, và bản Hiến pháp mới của VN chỉ nhằm duy trì quyền lực đảng. Tại cuộc họp báo, ông Phil Robertson lưu ý:

Chúng tôi thấy tình hình VN thụt lui về mặt nhân quyền. Hiện giờ, chúng tôi ước tính VN đang giam giữ từ 150 tới 200 người chỉ vì họ thực hiện những nhân quyền căn bản; họ là những tù nhân chính trị.

Cách nay chưa lâu, một bài báo của tờ Washington Post với tựa đề tạm hiểu “ Đừng cho những nước vi phạm nhân quyền vào Hội đồng LHQ” (Keep the human rights abusers off U.N. council), nêu lên nghi vấn rằng tại sao lại ban bố tư cách thành viên nhân quyền cho những nước trắng trợn vi phạm nguyên tắc nhân quyền căn bản ? Và trong số những nước vi phạm nhân quyền mà bài báo đề cập tới, có VN, vốn trong thời gian qua đã liên tục đàn áp những người đấu tranh cho nhân quyền cùng các nhà dân chủ, tôn giáo, bloggers bất đồng chính kiến.

Tại buổi hội thảo chủ đề “Trách nhiệm của VN trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ” diễn ra ngay trước khi phái đoàn VN điều trần ở Genève, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch, ông Leon Saltiel, kêu gọi các thành viên LHQ hãy “loại VN khỏi Hội đồng Nhân quyền”, cũng giống như từng loại Lybia trước đây, vì theo ông, “VN tham gia Hội đồng Nhân quyền không phải để thúc đẩy nhân quyền mà nhằm bảo vệ họ cùng những nước thân hữu khỏi bị chỉ trích”.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đang chăm chú "đọc" báo cáo. Courtesy of nguyentandung.org
Qua bài “ Sắp được làm chủ rồi ! Ới 90 triệu dân ta ơi !”, blogger Tô Hải lên tiếng:

Một phái đoàn đại diện cho cái bộ máy khổng lồ diệt hết kẻ thù của giai cấp cầm quyền, bỏ tù hết những ai không chịu có chung một ý nghĩ “dạ! thưa các ông muôn năm đúng!” vừa có những lời tuyên bố cực kỳ hay ho trước toàn thể loài người tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Mặc cho khắp nơi, khắp chốn đều vang lên lời mỉa mai, chửi bới và gán cho (họ) đủ mọi thứ tội bẩn thỉu nhất trên đời, như: Một “chính phủ nói dối như hát hay”, “lấy lừa bịp là quốc sách” hoặc “chính phủ VN nói có thành không, nói không thành có”; Mặc cho những lời chất vấn cụ thể về những hành động vi phạm nhân quyền, với những tên tuổi luật sư, nhà văn nhà báo, trí thức cụ thể …; Mặc cho nỗi nhục bị hơn 10 đạị biểu các nước kết tội xâm phạm nhân quyền, và nhục nhất là: bị đại biểu Myanmar, nổi tiếng về quân phiệt một thời, chất vấn và khuyên nhủ nên thực thi nhân quyền ở ngay cái xứ mà ông thủ tướng (Nguyễn Tấn dũng) đã từng khuyên họ nên mở rộng dân chủ ….Mấy con vẹt được bơm cho nói trước cả tỷ người trên thế giới đấy có biết không?

Nhắc lại lời trưởng đoàn VN là thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc tại phiên họp UPR vừa nói rằng “ chúng tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường đối thoại để thúc đẩy nhân quyền…Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình…Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác….”, blogger Phạm Thanh Nghiên nêu lên câu hỏi rằng “Đối thọai với ai ?”, và khẳng định:

Tôi, nhân danh một công dân Việt Nam chỉ xin phản hồi về hai chữ “đối thoại” mà ông Hà Kim Ngọc nhân danh Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố “sẵn sàng” và “cam kết” trước cộng đồng Quốc tế…Khoan nói tới sự “đối thoại” của Nhà nước CHXHCNVN với “các nước khác”. Hãy đi vào thực chất. Có hay không sự đối thoại về Nhân quyền của nhà nước với chính những công dân Việt Nam ngay trong phạm vi đất nước này? Xin trả lời ngay là: KHÔNG. Nói chính xác hơn, nhà nước chưa bao giờ dám đối mặt một cuộc đối thoại thẳng thắn, sòng phẳng với những cá nhân, những nhóm dân sự độc lập vận động cho Nhân quyền Việt Nam…Đã không chấp nhận đối thoại với dân chúng của chính nước mình thì liệu có tư cách để đối thoại với các nước khác không? Chưa kể các cuộc được gọi là đối thoại (với các nước khác) đều được dập khuôn gần như giống nhau, bằng các văn bản được soạn sẵn lôi trong túi ra đọc, khỏi cần biết câu hỏi chất vấn là gì.

Ai sẽ thay đổi vận mệnh đất nước? 

Vào khi “nhân quyền” và “quyền bày tỏ cảm tưởng” được nhắc đến nhiều nhất qua những câu chất vấn của các nước dành cho VN tại phiên điều trần UPR này, blogger Mẹ Nấm “không giấu được niềm vui vì thế giới đã nghe chúng tôi – những bloggers VN bị giới hạn quyền tự do bày tỏ của mình”.

Qua bài “Từ Tuyên bố 258 đến UPR hôm nay”, blogger Mẹ Nấm kể lại rằng sự việc bắt đầu từ hơn 100 bloggers với Tuyên bố 258 được trao tận tay cho nhiều tổ chức NGOs cũng như qua nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và trình bày với các đại sứ, lãnh sự quán nước ngòai, cho tới những đề nghị của các nước như Thụy Điển, Đức, Đan Mạch, Hy Lạp, Úc, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan về việc cải thiện quyền con người và quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ cảm tưởng, thì hôm nay, việc giới cầm quyền VN bắt giữ bloggers - những người bày tỏ ý kiến thông qua mạng Internet, thêm một lần nữa, được nêu ra rõ ràng trước thế giới.

Tôi nghĩ về anh Điếu Cày, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Trương Duy Nhất... và nhiều người khác nữa. Họ là những viên gạch lót đường, là động lực để tôi và nhiều người khác lên tiếng trong Tuyên bố 258, là động lực để chúng tôi cố gắng chứng minh cho thế giới thấy: ở Việt Nam, nhân quyền là một khái niệm được diễn giải riêng biệt với lý do “an ninh quốc gia” để chặn đứng những ý kiến trái chiều không được kiểm duyệt bởi Ban Tuyên giáo. Và hôm nay, trong phiên UPR này, ít nhất có nhiều người ở khắp nơi trên thế giới thấy rằng một khi đã tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhất định Việt Nam phải thực hiện các cam kết của mình để phù hợp với trào lưu tiến bộ chung của thế giới. Những cam kết ấy có được thực hiện hay không, không còn phụ thuộc vào các báo cáo trả lời được soạn sẵn để các cán bộ ngoại giao đọc như phát biểu trước Quốc hội nữa, mà nó sẽ được chứng minh bằng chính sự tự do của mỗi công dân Việt Nam.




Hơn ai hết, chỉ có chúng ta, những người Việt mang trong mình dòng máu của một dân tộc can đảm và bất khuất, mới có thể làm thay đổi vận mệnh của đất nước Việt Nam mà thôi.

- Blogger Lâm Bình Duy Nhiên
Qua bài “Genève và niềm tin vào ngày mai”, blogger Lâm Bình Duy Nhiên khẳng định rằng khó có một lập luận thỏa đáng nào có thể biện minh cho một chính phủ độc tài đã và đang chà đạp lên những quyền căn bản của người dân. Theo tác giả thì đảng cộng sản từ nhiều thập niên nay hầu như không có cải cách chính trị nào - vẫn một cơ chế lỗi thời, độc đóan, chỉ biết bảo vệ quyền lợi cùng sự tồn tại của đảng, của bộ máy cầm quyền, và bỏ mặc những yêu cầu cấp bách của dân tộc: Đó là tự do, dân chủ và quyền làm người. Tác giả nhấn mạnh rằng “Cái cốt lõi của vấn đề vẫn là quyền con người trong một chế độ cộng sản và cái quyền đó vẫn đang bị xâm phạm hàng ngày bởi một bộ máy công an hung tợn, sẵn sàng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến”. Và blogger Lâm Bình Duy Nhiên khẳng định “Hơn ai hết, chỉ có chúng ta, những người Việt mang trong mình dòng máu của một dân tộc can đảm và bất khuất, mới có thể làm thay đổi vận mệnh của đất nước Việt Nam mà thôi”.
Thanh Quang,
phóng viên RFA
Theo RFA

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Con cháu 'các cụ' nhiều, tinh giản biên chế thế nào?

(VTC News) - Đó là trăn trở của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết xung quanh dự thảo tinh giản 100.000 biên chế mà Bộ Nội vụ vừa công bố.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế để lấy ý kiến người dân.
Liên quan tới vấn đề này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. 
- Ông có bình luận gì về con số 100.000 mà nhiều người cho là không tưởng, bất khả thi? 
Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Minh Thuyết
  GS. TS Nguyễn Minh Thuyết

Theo tôi được biết, hiện nay chúng ta có tới 6 triệu người ăn lương nhà nước. Có thể thấy con số này quá lớn so với tổng số dân. Bộ máy phình to nhưng việc thì không chạy. Do vậy, việc tinh giản biên chế là cần thiết. Nhưng tinh giản bao nhiêu và làm thế nào để tinh giản được là những vấn đề đòi hỏi phải nghiên cứu rất kĩ và chỉ đạo rất sát sao.  

Ai cũng nhận thấy ở nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hiện nay, số cán bộ, công chức, viên chức làm việc không phù hợp với năng lực, không đạt yêu cầu, thậm chí chây lười, yếu kém rất nhiều. Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, con số đó chiếm khoảng 30% tổng số “người nhà nước”. Còn theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trước Quốc hội thì con số đó là 1%. Tôi chưa hiểu giảm bớt 100.000 người nghĩa là giảm bao nhiêu % và dựa trên cơ sở tính toán như thế nào.

Thông thường, để xác định được tổng số nhân lực cần thiết cho công việc nhà nước thì trước hết phải lập được danh mục các nhiệm vụ và số người cần cho mỗi nhiệm vụ. Nhưng đây là một công việc đồ sộ, phức tạp, đòi hỏi tính toán rất khoa học.

Qua theo dõi lĩnh vực đào tạo nhân lực, tôi thấy nhiều chỉ tiêu, mục tiêu ở nước ta hình như chỉ được xác định theo kiểu ang áng, phỏng chừng.

Ví dụ, chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI là 400 - 450 sinh viên/10.000 dân. Đến Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 được ban hành theo Quyết định số 5798/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì chỉ tiêu được sửa thành 400 SV/10.000 dân.

Chỉ sau đó 2 năm, theo Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, chỉ tiêu số SV/10.000 dân được xác định lại là khoảng 256, tức là giảm tới 46% so với chỉ tiêu được xác định trước đó.

Điều này cho thấy các con số đưa ra đều là sản phẩm của óc tưởng tượng, không có căn cứ khoa học gì. Nay, Bộ Nội vụ đề ra chỉ tiêu giảm biên chế 100.000 người. Nếu chỉ tiêu ấy cũng được xác định theo kiểu áng chừng thì khó có thể đạt được.

Trong quá khứ, việc tinh giản biên chế đã được đặt ra nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thực hiện được. Thậm chí, cứ sau mỗi lần quyết giảm thì biên chế lại tăng lên.

Vì vậy, tôi cho rằng lo lắng, băn khoăn, nghi ngờ của người dân khi nghe con số tinh giản 100.000 cán bộ, công chức, viên chức từ nay đến 2020 là hoàn toàn có cơ sở. Có lẽ chúng ta khó mà thực hiện được. 
tinh giản biên chế vtc
 Theo ông Thuyết, rất khó để tinh giản 100.000 công chức
- Theo ông, vì sao đã nhiều lần chủ trương tinh giản biên chế nhà nước mà chúng ta không giảm được ?
Biên chế nhà nước như cái đò dọc. Dù nó đi chậm nhưng an toàn, nhất là cho những anh không biết bơi. Bởi vậy, anh nào không bơi được thì chẳng dại gì bỏ nó. Nhiều anh bơi giỏi nhưng bơi thì bơi, vẫn giữ một chỗ trên đò, vì tuy chật chội nhưng nó cũng tạm đủ tiện nghi.

An toàn và tiện nghi như thế nên qua các bến chỉ có khách lên thêm, chứ ít ai xuống. Nhiều anh tới bến lẽ ra phải xuống nhưng vẫn cố đi thêm một đoạn. Còn chưa tới bến mà cho nhau xuống ư? Vừa không nỡ, vừa lo kiện cáo rách việc, thế cho nên thường thì người ta tặc lưỡi cho qua.

Bên cạnh đó, biên chế mỗi ngày mỗi tăng vì có nhiều đạo luật trình Quốc hội thông qua phát sinh thêm tổ chức này, tổ chức kia. Thêm một tổ chức là thêm bao nhiêu người, bao nhiêu ghế.

Ở địa phương do những yêu cầu khác nhau, quận, huyện, xã chia tách liên tục. Cứ tách một huyện ra làm hai tức là phải tăng thêm số người trong biên chế rồi. Có nơi phải tăng gấp đôi số lượng cán bộ, công chức, viên chức mới được.

Rồi thì con cháu “các cụ” cũng rất nhiều thì làm sao mà tinh giản biên chế được? Các “cháu” cứ ra trường là “ta” lại phải tìm cách bố trí việc làm.

- Từ nhiều năm nay, chủ trương của chúng ta là không tinh giản biên chế nữa mà tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Vậy chỉ tiêu trên chẳng phải đang đi ngược với chủ trương đó?

Tôi cho rằng tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ phải được thực hiện song song với nhau. Có giảm bớt những người không đạt yêu cầu thì Nhà nước mới có điều kiện trả lương xứng đáng cho những người làm việc hiệu quả, từ đó khuyến khích người ta không ngừng nâng cao chất lượng lao động. Ngược lại, có nâng cao được chất lượng nhân lực thì mới tinh giản được bộ máy.

Hiện nay rất khó để nói tới chuyện chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bởi khi lực lượng quá đông, trả lương vừa thấp vừa theo kiểu cào bằng, thì người lao động chỉ làm việc cầm chừng “chân trong, chân ngoài” thôi.

- Theo ông, nếu tinh giản cán bộ, công chức, đối tượng nào sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất?

Việt Nam mình đang có số lượng cán bộ, công chức, viên chức quá lớn, nếu tính trên số dân thì lớn hơn rất nhiều so với các nước khác.

Nhiều người nước ngoài không thể hình dung được tại sao ở Việt Nam nhiều tổ chức xã hội lại do Nhà nước cấp kinh phí, người làm việc ở các tổ chức này lại được xếp vào các ngạch bậc cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bởi vì ở hầu hết các nước, kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội đều dựa trên đóng góp của hội viên và ủng hộ viên.

Đằng này ở nước mình, tổ chức xã hội không những hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước mà bộ máy cũng rất cồng kềnh; cứ “bên Nhà nước” có bộ ngành gì thì bên đoàn thể cũng có ban bệ tương ứng. Nói ngắn gọn là các nước khác chỉ có một chính quyền, ở mình có tới 4 – 5 chính quyền.

Tất cả đều là công chức ăn lương nhà nước hết thì ngân sách nào chịu nổi!

Nhưng nói vậy cũng chưa hết cái kì lạ của nước mình. Đến các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp may quần áo, cũng của Nhà nước; cán bộ, công nhân cũng trong biên chế nhà nước.
Các doanh nghiệp này sử dụng tài nguyên quốc gia, kinh doanh bằng vốn từ ngân sách nhà nước, lỗ lãi không biết đâu mà lần. Những kiểu làm ăn phá của như Vinashin, Vinalines sờ đâu cũng thấy, chỉ có điều chưa sờ tới thì vẫn báo cáo hay được thôi. Như thế thì làm sao mà giàu, mà khá lên được? Cho nên phải giảm!
Con cháu 'các cụ' nhiều, tinh giản biên chế thế nào? 

Trước hết phải giảm số lượng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước. Từ nay đến khi giảm được biên chế, không tăng thêm tổ chức, không chia tách thêm đơn vị hành chính. Các tổ chức xã hội đang hưởng ngân sách nhà nước chỉ giữ lại bộ khung cán bộ ở cấp trung ương và cấp tỉnh.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Còn bên trong mỗi cơ quan, đơn vị thì cần căn cứ vào công việc mà xác định biên chế và cấp kinh phí chi thường xuyên, trong đó có lương; rồi lãnh đạo cơ quan, đơn vị căn cứ vào kinh phí được cấp mà xác định biên chế của mình. Kinh phí chỉ có vậy, “anh” tuyển đủ số lượng thì thu nhập khá, còn tuyển dư thừa thì chịu thu nhập thấp. Cơ quan, đơn vị làm việc kém hiệu quả thì “anh” bị miễn nhiệm. Có vậy mới mong giảm được biên chế.

- Tinh giản biên chế chẳng phải là dịp tốt để người ta “chạy chức, chạy quyền”, “cậy ô dù” sao?

Ở nước ta, việc đó đã trở thành chuyện thường ngày rồi. Tôi chỉ lo nếu ồ ạt giảm biên chế, có khi chính những người làm tốt, hay đấu tranh sẽ thuộc diện bị tinh giản, còn những người kém cỏi, có ô dù lại được yên thân.

- Ông đang muốn nói tới chuyện lãnh đạo trù dập cán bộ, nhân viên cấp dưới?

Trên thực tế, chuyện đó đã từng xảy ra rồi chứ không phải là không có. Cho nên, để thực hiện được chủ trương tinh giản biên chế, cần phải có những tiêu chuẩn rất rõ ràng, thực hiện một cách công khai, minh bạch, tuyệt đối không thể làm dấm dúi được.

Ai giảm, ai không giảm? Lý do vì sao? Theo tiêu chuẩn nào? Tất cả những cái đó phải được công khai, minh bạch thì mới tránh được tình trạng trù dập nhau.

- Sẽ là thiệt thòi cho các cơ quan Nhà nước nếu tinh giản “nhầm” những người có năng lực bởi họ chắc chắn sẽ tìm được những công việc khác với mức lương cao hơn, thậm chí họ còn được hưởng một khoản không hề nhỏ từ việc về hưu sớm.

Đương nhiên những người có năng lực tốt mà tìm được việc ở khu vực ngoài Nhà nước thì tôi cũng ngoan nghênh bởi như thế là họ vẫn đóng góp cho sự phát triển của xã hội, của đất nước. Làm việc trong hay ngoài khu vực Nhà nước thì vẫn vậy. Những cơ quan không biết dùng người sẽ phải tự chịu trách nhiệm về sự phát triển của mình.

- Ông có bình luận gì về cái vòng luẩn quẩn tuyển dụng – tinh giản – tuyển dụng?

Đó là quy trình sàng lọc nhân lực rất bình thường. Dĩ nhiên, nếu cứ tuyển dụng sai rồi sa thải thì sẽ gây lãng phí tiền của của dân, nhưng khi phát hiện người đã tuyển không đủ “chất lượng”, ta đưa ra khỏi biên chế kịp thời còn hơn để lãng phí thêm tiền của dân.

Hiện nay tôi thấy quá trình tuyển dụng, sàng lọc của ta chưa thật rõ ràng, minh bạch, khách quan. Cuối cùng chúng ta cứ phải chạy theo một cái vòng luẩn quẩn mà không giải quyết được vấn đề.

Tôi cho rằng tinh giản 100.000 công chức là ý tưởng của Bộ Nội vụ thôi còn thực hiện ra sao là cả một vấn đề rất khó, không đơn giản.

- Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét