Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Ngày 12/2/2014 - Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị - Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị

Tác giả chụp ảnh với một lão nông ở địa phương, người có hơn 8 sào đất thuộc diện sẽ bị thu hồi, hôm 4.2.2014, trên con đường đất đỏ dẫn xuống biển (khu đất dự án nằm ngay trước mặt chúng tôi; sau lưng chúng tôi, cách gần 1km, là Hải đội 202, Vùng Cảnh sá
Tác giả chụp ảnh với một lão nông ở địa phương, người có hơn 8 sào đất thuộc diện sẽ bị thu hồi, hôm 4.2.2014, trên con đường đất đỏ dẫn xuống biển (khu đất dự án nằm ngay trước mặt chúng tôi; sau lưng chúng tôi, cách gần 1km, là Hải đội 202, Vùng Cảnh sá
Lê Anh Hùng
Trong những năm qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng trước tình trạng người Trung Quốc, thông qua chiêu bài lập dự án kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, đã chiếm lĩnh được những khu vực hiểm yếu về an ninh - quốc phòng trên cả nước trước sự “ưu ái” và “chủ quan” đến mức khó hiểu của những người có trách nhiệm.

Các dự án trồng rừng đầu nguồn ở một số tỉnh miền núi phía bắc của tập đoàn InnovGreen và việc tập đoàn Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng là những ví dụ điển hình.
Mới đây, trong lần ghé thăm Cửa Việt (Quảng Trị), chúng tôi lại nhận được một tin hết sức đáng lo ngại: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km.

Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt.



Nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về Cửa Việt như sau:

Những năm đánh Mỹ, nếu Quảng Trị là cửa ngõ của cả hai thế lực tiêu biểu của loài người thì Cửa Việt chính là cuống họng của ống thực quản nuôi sống sức mạnh của kẻ xâm lược cho vành đai trắng nam giới tuyến để kháng cự với sức mạnh tổng lực của chúng ta từ Miền Bắc tràn vào. Lính thủy đánh bộ, vũ khí, thiết bị quân sự Mỹ vào cảng Cửa Việt, lên Đông Hà rồi theo con sông Hiếu để lên Cam Lộ, Khe Sanh... Cùng với các điểm chốt thiết yếu trên bờ từ biển lên rừng như cao điểm 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, lên đồi 241, Phulo, Đầu Mầu, Động Tri, Tà Cơn v..v.. Con sông Cửa Việt (hoặc sông Hiếu) hợp thành một phòng tuyến mà McNamara coi là bất khả xâm phạm. Và vì thế, cuộc chiến đập tan phòng tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh (hàng rào điên  tử McNamara) nói chung, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.

Như vậy, có thể nói Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.

Khu đất dự kiến thu hồi cho Công ty C.P. Việt Nam nằm gọn trong vùng đất canh tác của làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Người dân ở đây cho chúng tôi biết, dự án này đã manh nha từ năm 2011. Chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã vài lần gặp gỡ với dân để trao đổi về dự án, lần gần nhất là vào ngày 12.1.2014.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cán bộ địa phương hầu như không “lấn cấn” gì với dự án.

Điều này là vì một số lý do. Thứ nhất, do họ nằm trong bộ máy nên luôn đề cao ý thức chấp hành những “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước. Thứ hai, đất đai của họ chủ yếu cho người khác thuê mướn chứ họ hiếm khi trực tiếp canh tác nên việc bị thu hồi đất đối với họ không quan trọng. Thứ ba, có lẽ là quan trọng hơn cả, những mảnh đất công, bờ ruộng, lối đi… nằm rải rác trong khu đất dự án (không thuộc đất canh tác của các hộ dân) sẽ được họ tìm cách “phù phép” để chia nhau bỏ túi theo kiểu “sống chết mặc bay…”, một hiện tượng phổ biến khắp cả nước.

Với người dân thì họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thiết thân với mình: (i) sau khi bị thu hồi đất đai canh tác thì họ sẽ làm gì để mưu sinh? (ii) giá đền bù sẽ được áp như thế nào, liệu có tương xứng với giá trị đất đai canh tác của họ hay không, hay lại rẻ mạt như khắp các tỉnh thành khác? (iii) khi dự án đi vào hoạt động, nếu phần đất xung quanh khu vực dự án bị ô nhiễm (điều rất dễ xẩy ra, đặc biệt là những ao nuôi tôm nằm sát biển của bà con) khiến họ không tiếp tục canh tác hay nuôi trồng thuỷ sản được thì xử lý thế nào, ai là người phải chịu trách nhiệm.

Những người nông dân chất phác, thuần hậu ở đây không biết được đằng sau Công ty C.P. Việt Nam là Trung Quốc, và việc người Trung Quốc (mà gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị) kéo sang theo dự án rồi sinh cơ lập nghiệp, xâm chiếm không gian sống của họ là điều không khó đoán, qua những “dự án” mà người Trung Quốc thực hiện trên khắp cả nước thời gian qua. Họ lại càng không ý thức được những hệ luỵ tiềm tàng về an ninh - quốc phòng của một dự án do người Trung Quốc làm chủ ngay sát nách Cửa Việt như thế gây ra. Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đòi hỏi sự lên tiếng kịp thời của công luận.

Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II, nơi chỉ cách dự án do Cty Trung Quốc làm chủ chưa đầy 1km về phía Nam
Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II, nơi chỉ cách dự án do Cty Trung Quốc làm chủ chưa đầy 1km về phía Nam

Tỉnh lộ 64 nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị, khu vực dự án nằm song song và chỉ cách con đường này hơn 100m
Tỉnh lộ 64 nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị, khu vực dự án nằm song song và chỉ cách con đường này hơn 100m

Bên phải là tỉnh lộ 64, cách bờ biển khoảng 1km, nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị; bên trái là đường đất đỏ dẫn xuống biển (đây là ranh giới phân chia đất canh tác của làng Phú Hội và làng Hà Tây, xã Triệu An).
Bên phải là tỉnh lộ 64, cách bờ biển khoảng 1km, nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị; bên trái là đường đất đỏ dẫn xuống biển (đây là ranh giới phân chia đất canh tác của làng Phú Hội và làng Hà Tây, xã Triệu An).


Đường đất đỏ chạy từ tỉnh lộ 64 thẳng xuống biển. Bên trái con đường là đất đai canh tác của làng Phú Hội, bên phải là của làng Hà Tây (dự kiến thu hồi để giao cho Cty C.P. Việt Nam). Khu đất dự án nằm song song với tỉnh lộ 64 (cách mép đường đỏ vài chục mét)
Đường đất đỏ chạy từ tỉnh lộ 64 thẳng xuống biển. Bên trái con đường là đất đai canh tác của làng Phú Hội, bên phải là của làng Hà Tây (dự kiến thu hồi để giao cho Cty C.P. Việt Nam). Khu đất dự án nằm song song với tỉnh lộ 64 (cách mép đường đỏ vài chục mét)


Một ao nuôi tôm nằm sát bờ biển của bà con làng Hà Tây
Một ao nuôi tôm nằm sát bờ biển của bà con làng Hà Tây
Liệu có nhất thiết phải thu hồi những thửa ruộng phì nhiêu ngay sát một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như Cửa Việt cho một công ty của Trung Quốc hay không? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những hệ luỵ kinh tế - xã hội và đặc biệt là an ninh quốc phòng từ quyết định khó hiểu này?
Liệu có nhất thiết phải thu hồi những thửa ruộng phì nhiêu ngay sát một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như Cửa Việt cho một công ty của Trung Quốc hay không? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những hệ luỵ kinh tế - xã hội và đặc biệt là an ninh quốc phòng từ quyết định khó hiểu này?
Dự án này rất có thể lại là “tác phẩm” do Phó Thủ tướng Tàu “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, giống như việc ông ta đã “dâng” đến 90% các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia cho nhà thầu Trung Quốc, quê hương của ông ta, “dâng” phần lớn các mỏ khoáng sản của Việt Nam và ngành điện Việt Nam cho Trung Quốc, âm mưu “Hán hoá” nền kinh tế Việt Nam, hay mở đường cho người Trung Quốc chiếm lĩnh cả vùng g Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)… Xin lưu ý là lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, kể cả lực lượng công an ở đây, phần lớn là tay chân thân tín của PTT Tàu Hoàng Trung Hải. Đó là lý do vì sao vợ chồng tác giả bài viết (Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh, những người đang tố cáo ngài PTT Tàu này về những tội ác khủng khiếp như gián điệp, buôn bán ma tuý và giết người suốt mấy năm nay) thường xuyên bị công an và côn đồ ở đây khủng bố, bắt cóc, cướp bóc, hành hung, triệt đường sống.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lê Anh Hùng - Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị

TS. Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Trong một bài trên BBC[1], TS Trần Công Trục phản biện ý kiến Việt Nam cần chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958. Mặc dù trong một bài khác trên BBC[2] tôi có cùng kết luận với TS Trần Công Trục, tôi cho rằng một số lập luận khác của TS Trần Công Trục là chưa đủ để biện luận cho chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước Tòa hay dư luận luật học.
Thủ tướng VNDCCH có thẩm quyền không?
Lập luận Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành ... các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế dường như có ý cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng (CH PVĐ) chưa được Quốc hội phê chuẩn cho nên không có đủ giá trị pháp lý.
Trong phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, Na Uy cho rằng Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus Ihlen đã không có thẩm quyền khi nói với Bộ trưởng Đan Mạch rằng kế hoạch của Đan Mạch về chủ quyền Đan Mạch trên toàn bộ Greenland sẽ không gặp khó khăn gì từ Na Uy, và theo luật Na Uy thì Quốc hội mới có thẩm quyền. Nhưng Tòa đã bác bỏ lập luận này, với lý do trong luật quốc tế Ngoại trưởng có thẩm quyền để đại diện cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Như vậy, lập luận “Quốc hội chưa phê chuẩn” chắc chắn sẽ bị bác bỏ, vì trong luật quốc tế Thủ tướng cũng là người có thẩm quyền để đại diện cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Hướng lập luận “TT Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền” là đúng, nhưng có lẽ sẽ phải dựa trên lập luận lúc đó Hoàng Sa, Trường Sa không nằm dưới thẩm quyền lãnh thổ của VNDCCH, mà dưới thẩm quyền của một quốc gia Việt khác. “Quốc gia” ở đây là khái niệm pháp lý được định nghĩa trong Công ước Montevideo 1933 là một chủ thể có lãnh thổ, dân cư, chính phủ và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Quốc gia là khác với Tổ quốc, đất nước, nhà nước hay chính phủ.
Không công nhận, nhưng lại không bảo lưu
Lập luận “[CH PVĐ] chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ... khó có thể biện luận đầy đủ cho chủ quyền Việt Nam.
Đúng là tuyên bố 5/9/1958 của Trung Quốc có đưa ra ba nguyên tắc chính: (1) lãnh hải 12 hải lý, (2) đường cơ sở thẳng và nội thủy cho Hoa Lục và các đảo gần bờ, (3) tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải phải tuân thủ luật Trung Quốc, tàu thuyền máy bay quân sự nước ngoài vào lãnh hải phải xin phép. Nhưng tuyên bố đó cũng ghi rằng nguyên tắc thứ nhất được áp dụng cho “tất cả lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm ... Hoàng Sa, ... Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc”, và nguyên tắc thứ nhì và ba được áp dụng cho “...Hoàng Sa, ...Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc”.
CH PVĐ ghi “Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.” CH PVĐ tuy không nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa nhưng đã ghi rằng CP VNDCCH ghi nhận và tán thành như trên mà không bảo lưu gì về hai quần đảo đó.
Có thể dựa vào “không nhắc đến” để biện luận “không công nhận”, và như vậy là cần thiết, nhưng không đủ. Lý do là sự không bảo lưu trên có nghĩa VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trước sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì từ 1954 đến 1976 VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo luật quốc tế, nổi bật nhất là theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp đảo Pedra Branca, nếu trong một thời gian dài mình không khẳng định chủ quyền trong khi nước khác đòi chủ quyền thì mình có thể mất.
Trong kịch bản giả tưởng chính phủ VNDCCH đã là đại diện pháp lý cho toàn Việt Nam, với hành vi của VNDCCH, Việt Nam sẽ khó thắng cuộc tranh biện pháp lý. Điều làm cho Việt Nam thua trong kịch bản này sẽ không ở việc công nhận hay không công nhận, mà ở việc không khẳng định chủ quyền của mình trong khi nước khác đòi chủ quyền.
Một trong những phương hướng lập luận cho Việt Nam là chứng minh rằng trong giai đoạn 1954-1975 đã có một quốc gia Việt khác với VNDCCH duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Chủ quyền Việt đã được một quốc gia duy trì?
Lập luận chính thức của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của VNCH. Nhưng trong luật quốc tế các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ phải là do đại diện cho một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý. Vì vậy, để cho các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của chính quyền VNCH có giá trị pháp lý, lúc đó chính quyền đó phải là đại diện pháp lý cho một quốc gia.
Do đó, và lưu ý đến thực tế, để cho các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của VNCH có giá trị pháp lý, cần vận dụng quan điểm cho rằng từ 1956 đến 1976 có hai quốc gia Việt trên một đất nước Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ tuyến 17. Thêm vào đó, cần vận dụng quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ VNCH là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam, và sau 30/4/1975 CP CMLT CHMNVN là đại diện pháp lý của quốc gia đó cho đến khi Việt Nam thống nhất năm 1976.
Lập luận “... theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương ... Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ... đi theo hướng cần thiết: “VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNCH có”, nhưng nó có đi xa đủ và và nó có mạnh đủ chưa?
Theo Hiệp định Geneva, chính quyền VNDCCH quản lý miền Bắc, và Liên Hiệp Pháp quản lý miền Nam. Vấn đề là “quản lý” có nghĩa gì? Nó chỉ có nghĩa quản lý dân sự nội địa bên trong duy nhất một quốc gia Việt, hay nó bao hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế?
Nếu chỉ là trường hợp thứ nhất thì khó thể cho rằng theo Hiệp định Geneva chính quyền VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và chính quyền VNCH có. Trường hợp này sẽ có nhiều rủi ro cho Việt Nam trước Tòa và dư luận luật học.
Nếu là trường hợp thứ nhì, thí dụ như sau 1954 hay 1956 sự quản lý được quy định trong Hiệp định Geneva đã tiến hóa để bao hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế, thì chính quyền VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và chính quyền VNCH có. Đó là điều cần thiết cho lập luận về Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng trong luật quốc tế thì “có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế” và “là một quốc gia” đi đôi với nhau. Như vậy, lập luận cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa đi đôi với quan điểm khi VNCH còn tồn tại thì chính thể đó đã từng là một quốc gia, và với quan điểm trước 30/4/1975 chính quyền VNCH là đại diện của quốc gia đó trong luật quốc tế.
Lãnh vực nhạy cảm?
Dễ thấy vì sao hai quan điểm trên dễ bị cho là “nhạy cảm”, thậm chí là “phản động”. Thậm chí còn có thể có những chuyện chụp mũ kiểu "Anh nói có 2 quốc gia và chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý. Vậy là anh muốn khôi phục VNCH, anh là phản động, anh muốn chia đôi đất nước lần nữa." Nhưng nếu cho rằng trước 1976 và 1975 có hai quốc gia, hay cho rằng trước 30/4/1975 chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý của một quốc gia thì đó chỉ là một nhận định về quá khứ, không có nghĩa muốn chia đôi đất nước đã thống nhất năm 1976, và không có nghĩa muốn khôi phục VNCH.
Mặt khác, nếu cho rằng VNDCCH và CHMNVN đã thống nhất một cách hợp pháp thành CHXHCNVN năm 1976, và do đó CHXHCNVN đã thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa[3], thì dễ bị cho là “thân Cộng”, thậm chí là “biện minh cho CS xâm chiếm miền Nam”, nhưng đó cũng là chụp mũ.
Thật ra khi VNDCCH và CHMNVN còn tồn tại thì quan điểm chính thức của hai chính thể đó là có hai quốc gia trên đất nước Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ tuyến 17. Quan điểm đó cũng bao hàm quan điểm trước 30/4/1975 có hai quốc gia. Nhưng ngày nay quan điểm đó bị lãng quên nhiều và truyền thông Việt Nam ít dám đụng đến nó.
Về quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ VNCH là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam, có thể phi nhạy cảm hóa nó phần nào bằng cách lưu ý rằng đại diện của một quốc gia trong luật quốc tế là một vấn đề trong phạm trù luật quốc tế tương đối độc lập với các vấn đề chính trị, chính nghĩa của các chính quyền VNCH, chính quyền VNDCCH và chính quyền CHMNVN.
Nếu không phi nhạy cảm hóa việc thảo luận giữa người Việt và việc trình bày với quốc tế về những vấn đề quốc gia, đại diện pháp lý của quốc gia, thống nhất đất nước, thì sẽ bất lợi cho Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền.
Từ trước đến nay, người Việt thường nhận định về cuộc chiến 1954-1975 từ những góc độ ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa của bên mình. Phải chăng nhu cầu tranh biện pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa đang đòi hỏi người Việt phải đi đến một nhận định về lịch sử có thêm tính chất luật quốc tế và bớt bị kẹt trong các lề ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa?
D.D.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
[1] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/02/140208_tran_cong_truc_congham_1958.shtml
[2] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140124_duongdanhdy_unrealistic_solutions.shtml
[3] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/07/120707_legal_scs_comment.shtml

Hành vi của người gửi tiền thay đổi

Mặc dù việc sáp nhập các ngân hàng thời gian qua chưa ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền, nhưng theo một nghiên cứu của DIV, hành vi người gửi tiền đã thay đổi khi có những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng. Năm 2013, mạng lưới hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) có sự biến động lớn khi mà nhiều ngân hàng đã hợp nhất, sáp nhập. Điều này đã khiến cho hoạt động giám sát từ xa của BHTG Việt Nam (DIV) gặp không ít khó khăn. Theo Tổng giám đốc DIV – ông Bùi Khắc Sơn, việc chấm dứt hoạt động của một số TCTD tương tự có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới, đặt ra yêu cầu đổi mới đối với công tác giám sát, xử lý, thanh lý ngân hàng.
Mặc dù việc sáp nhập các ngân hàng thời gian qua chưa ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền, nhưng theo một nghiên cứu của DIV, hành vi người gửi tiền đã thay đổi khi có những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện này, biến động về tiền gửi phụ thuộc vào mức độ an toàn của ngân hàng (vốn, chất lượng tín dụng).
Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2007 – tháng 9/2013 chỉ ra rằng: từ năm 2009 đến 2011, tức từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến khi bắt đầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2011, lượng tiền gửi của dân cư phụ thuộc vào yếu tố rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ vốn/tổng tài sản tăng 1%, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm tăng gần 4%. Khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng 1%, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm giảm 0,03%. Điều này cho thấy, trong quá trình tái cấu trúc, khi xảy ra những biến động lớn trên thị trường, người gửi tiền sẽ quan tâm tới các yếu tố rủi ro của ngân hàng nhiều hơn khi quyết định gửi thêm tiền.
Năm 2013 DIV đã thu phí của 1.232 tổ chức tham gia BHTG với tổng số phí dự kiến hơn 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với năm 2012. DIV đang bảo hiểm cho hơn 2 triệu tỷ đồng gửi tại các tổ chức tham gia BHTG.
Theo bà Phạm Bảo Khánh, Phòng Giám sát 1 (DIV), hành vi của người gửi tiền là một vấn đề quan trọng và nếu chúng ta không hiểu về người gửi tiền thì sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn đến tính thanh khoản của một ngân hàng cũng như cả hệ thống tài chính. Do đó, cần có hiểu biết về hành vi người gửi tiền để thiết kế chính sách BHTG phù hợp.
Việc nâng cao khả năng cảnh báo sớm ngân hàng yếu kém sẽ giúp DIV ước lượng khả năng và quy mô rút tiền của dân cư và việc khoanh vùng đối tượng rút tiền sẽ dễ dàng hơn. Khi có hiểu biết về hành vi và nhận thức của người gửi tiền, DIV có thể xây dựng chương trình truyền thông chính sách, phổ biến kiến thức hiệu quả, góp phần định hướng hành vi của họ. Đồng thời, DIV sẽ chủ động tác động tới sự hoạt động liên tục của hệ thống ngân hàng. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống TCTD.
“Việc tiến hành khảo sát về hành vi người gửi tiền là cần thiết. Việc này tiến hành càng sớm thì chúng ta càng hạn chế được rủi ro do người gửi tiền gây ra”, bà Phạm Bảo Khánh nhấn mạnh.
Tháng 6/2013, Hiệp hội BHTG quốc tế, thông qua BIS ban hành “Hướng dẫn chung về phát hiện sớm và can thiệp kịp thời đối với hệ thống BHTG”. Trong đó xác định rõ những nguyên tắc và yêu cầu mới, chặt chẽ hơn đối với hoạt động giám sát của tổ chức BHTG. Theo đó, việc phát hiện sớm các điểm yếu hay các vấn đề của các ngân hàng là hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả và ổn định hệ thống các TCTD. Từ đó có thể giúp đưa ra các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự đổ vỡ của ngân hàng, ví dụ như hỗ trợ vốn, hỗ trợ mua bán – sáp nhập, tái cấu trúc ngân hàng.
Tại Việt Nam, Luật BHTG có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013 cũng đã đánh dấu mốc thay đổi lớn trong hoạt động giám sát từ xa của tổ chức BHTG về cơ chế, quy trình và yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, theo đại diện DIV, việc giám sát tổ chức tham gia BHTG không chỉ dừng lại ở giám sát tuân thủ, DIV có trách nhiệm tổng hợp, phân tích xử lý thông tin để phát hiện kịp thời những rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
Bởi vậy, thay vì cảnh báo và yêu cầu ngân hàng có biện pháp chỉnh sửa kịp thời, DIV kiến nghị và đề xuất với NHNN, ngoài một kênh thông tin chủ yếu từ các ngân hàng như trước thì cần có thông tin chia sẻ từ NHNN và trực tiếp từ các ngân hàng. Nguồn thông tin tài chính từ NHNN là nguồn chính thức của BHTG, là chìa khóa mở ra luồng dữ liệu giám sát, có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng giám sát. Do đó, việc xây dựng một cơ chế tiếp cận thông tin từ NHNN một cách kịp thời, đầy đủ và khách quan là vấn đề đặt ra đối với DIV nói chung và hoạt động giám sát nói riêng.
Theo Thời báo Ngân hàng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét