Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Ngày 11/2/2014 - Nói láo, nói láo, đại nói láo - Bất lực? (với giá sữa) - Hầu hết các loại Vitamin đến từ Trung Quốc. Đó là lý do chúng ta nên quan tâm!

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Lê Diễn Ðức - Nói láo, nói láo, đại nói láo

Dối trá và bạo lực là bản chất và đặc tính của hệ thống chính trị độc tài toàn trị. Trong hệ thống này, nhà nước thả sức thao túng bằng các phương tiện truyền thông độc quyền, nhồi sọ dân chúng những lý thuyết mị dân, che giấu bộ mặt xấu xa trước dư luận quốc tế.

ảnh minh họa
Ðáng tiếc, thời buổi thông tin ngày nay không cho phép họ thực thi được hoàn toàn những ý định của mình. Nhờ phương tiện Internet phổ cập, dư luận xã hội đã có những phản ứng mau lẹ và kịp thời, vạch trần sự lừa mị giáo điều và giả dối.
Cuộc kiểm điểm định ký phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc UPR tại Genève trong những ngày đầu tháng 2 năm 2014 đã minh chứng rất rõ. Chính quyền cộng sản Việt Nam đưa ra những tuyên bố cũ rích, đã được sử dụng không biết bao nhiêu lần. Trước những câu hỏi và kiến nghị về cải thiện nhân quyền, phái đoàn Việt Nam như những con vẹt bị bịt tai, bịt mắt, cúi gằm mặt xuống đọc bài được soạn sẵn, thậm chí không ăn nhập gì với trọng tâm của câu hỏi.
Họ nói láo không biết ngượng, rằng, “Việt Nam có tự do ngôn luận”, “Việt Nam không có tù nhân chính trị”, “Việt Nam không kiểm duyệt Internet”, “Tòa án xét xử công bằng”, bla, bla,...
Xin hỏi ngoài 800 tờ báo đảng và hàng chục đài phát thanh, truyền hình trong hệ thống tuyên truyền của đảng, có tờ báo tư nhân nào không?
Tự do ngôn luận ở đâu, khi Bộ Thông Tin và Truyền Thông khẳng định Việt Nam sẽ không có báo chí tư nhân và điều 258 của Bộ Luật Hình Sự sẵn sàng quy chụp, bỏ tù những ai có ý kiến khác với nhà cầm quyền? Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Pháp trong bản phúc trình thường niên, một lần nữa liệt kê Việt Nam vào danh sách 5 nước “kẻ thù của Internet 2013” trên thế giới, đứng ở vị trí gần cuối bảng 172/179, chỉ sau Trung Quốc về số nhà báo bị cầm tù.
Không kiểm duyệt Internet, cớ sao ngày 5 tháng 5 năm 2010, tại Hội Nghị Toàn Quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí do Ban Tuyên Giáo Trung Ương chủ trì, tướng công an vũ Hải Triều khoe khoang “bộ phận kỹ thuật đã phá sập 300 mạng và blog cá nhân xấu”?
Tự do Internet ở đâu, khi mà nghị định của chính phủ số 72/2013/NÐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet nhằm kiểm soát chia sẻ thông tin trên mạng xã hội?
Tự do Internet và ngôn luận ở đâu, khi Nghị định 174/2013/NÐ-CP áp dụng từ ngày 15 tháng 1, 2014 phạt từ 70 đến 100 triệu đồng các hành vi hành vi nói xấu nhà nước trên mạng xã hội.
Bài “Sự bùng nổ của Facebook và một số vấn đề đặt ra” trên tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng, ngày 6 tháng 1 năm 2014, là gì, nếu không phải là dọn đường cho sự ngăn chặn hoàn toàn mạng xã hội với 19,6 triệu người sử dụng này?
Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ viết một số bài trên mạng, trả lời phỏng vấn một số đài quốc tế BBC, RFA, VOA, kiện thủ tướng về vụ khai thác bauxite Tây Nguyên phá hoại môi sinh và an nguy cho an ninh quốc phòng, bị kết án tù 7 năm tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)”, thì không phải là kiểm soát người sử dụng Internet và quyền tự do ngôn luận?
Với những bài viết trên mạng kêu gọi lòng yêu nước, tố cáo sự xâm chiếm lãnh hải và thái độ khiêu khích, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Ðông, blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải bị kết án nặng nề 12 tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN Việt Nam”. Ðây không phải là kiểm duyệt thông tin, phỉ báng quyền tự do ngôn luận, thì là cái gì? Anh Nguyễn Văn Hải không phải là tù nhân chính trị ư?
Chỉ vì các bài viết phân tích các chính sách của đảng, vạch trần tham nhũng, đưa ra những nhận định chủ quan và khách quan về thời cuộc, về vai trò và uy tín của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt giam. Ðây không phải là đàn áp tự do ngôn luận, kiểm duyệt Internet, thì là cái gì?
Cô Phạm Thanh Nghiên chỉ tọa kháng tại nhà ở của mình với khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” mà nhận bản án 3 năm tù. Ông Vi Ðức Hồi viết báo trên mạng phê phán đảng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tố cáo nạn tham nhũng, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đều bị kết án nhiều năm tù, họ không phải tù nhân chính trị sao?
Biết bao nhiêu trường hợp khác nữa không thể nêu hết. Có sự lấp liếm, nói láo nào bỉ ổi hơn không? Một nhà nước ra trước diễn đàn quốc tế với một đội quân hùng hậu 30 người từ các bộ, mà sao lại có thể diễn trò tệ hại, nhục nhã như thế?
Còn về sự xét xử công bằng của tòa án? Xin lỗi, tòa án, viện kiểm sát hay chính xác là cả ngành tư pháp là công cụ của đảng cầm quyền.
Nói sao về 4 năm tù cho trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh đến chết ông Trịnh Xuân Tùng ngay giữa đồn công an? Nói sao về vụ xử côn đồ Văn Giang đánh người bị thương? Về 10 năm tù oan gia của ông Nguyễn Thanh Chấn? Nói gì về sự phi lý trong vụ án xử Huỳnh Thị Huyền Như và Vietinbank? Nói sao về các vụ xử các nhà bất đồng chính kiến, tuyên bố xử công khai mà an ninh mật vụ phong toả, bắt bớ, cấm dân chúng tới tham dự, kể cả những người thân ruột thịt của gia đình?
Trên sân nhà, họ còn trơ trẽn và nhục nhã đến mức, bài “Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền” trên tờ Vietnam.net ngày 5 tháng 2, 2014 và bài “Ðảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” của Giáo Sư Hoàng Chí Bảo trên tờ Thanh Niên, đã phải vội vã gỡ bỏ nhút nhấn “Like” và “Dislike”, chỉ vì nút nhấn “Dislike” quá nhiều (51) so với nút “Like” (2). Tương tự trên Vietnam.net, 5,595 “Dislike” so với 163 “Like”. Con đà điểu đã phải giấu đầu trong cát, không còn mặt nạ nào che giấu nổi trò “cả vú lấp miệng em” nữa!
Trong kỳ Kiểm Ðiểm Phổ Quát về nhân quyền lần này tại Genève, đoàn Việt Nam bị sửa lưng, vạch mặt nặng nề. Ngoại trừ “mèo khen mèo dài đuôi” của Trung Quốc, Cuba và vài nước Asean, hơn 100 nước đã đặt câu hỏi chất vấn và khuyến nghị. Ngay cả Miến Ðiện cũng đòi hỏi Việt Nam thúc đẩy dân chủ, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền. Ðặc biệt sự có mặt của những đại diện các nhóm nhân sự đến từ trong nước và anh chị em từ nhiều nước trên thế giới tới tham gia hội thảo và cung cấp thông tin độc lập cho các quốc gia thành viên tham dự UPR, đã gây cho đoàn của nhà nước cộng sản Việt Nam sự khó chịu thực sự.
Ðoàn Việt Nam do Thứ Trưởng Hà kim Ngọc dẫn đầu, đã ngụy biện rằng, vì những “dị biệt” văn hóa nên có sự nhìn nhận khác nhau về nhân quyền, cam kết sẽ tiếp thu các ý kiến và tiếp tục đối thoại.
Trong phần mở đầu bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh đã trích lời của Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Có nghĩa rằng, đã là con người, không phân biệt quốc tịch, màu da, văn hóa, đều được hưởng những quyền tự do như nhau, giống nhau, không có loại nhân quyền riêng nào cho người Việt Nam mũi tẹt, da vàng, mà cũng chẳng có thứ nhân quyền nào riêng cho ông Tây tóc vàng, mắt xanh. Nhân quyền là giá trị phổ quát đã được nhân loại khẳng định.
Còn cam kết và đối thoại của nhà nước cộng sản ư? Ðã có hàng tá cam kết khi đặt bút ký vào các công ước, hiệp ước quốc tế đã bị chà đạp!
Ðối thoại ư? Ðối thoại với ai? Chắc chắn không có sự đối thoại sòng phẳng, cởi mở với dân chúng, vì với họ đã có sẵn các điều 79, 88, 258 của Bộ Luật Hình Sự. Trấn áp bằng bạo lực là phương tiện “đối thoại” duy nhất mà bộ máy công quyến có thể áp dụng.
Dối trá và hứa lèo vốn là hai mặt song song của một căn bệnh mãn tính không thuốc chữa của chế độ cộng sản Việt Nam.
Như ông Benjamin ismail, giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức phóng viên không biên giới, kết luận:
“Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên Hiệp Quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách tàn bạo mà họ đang thực hiện.”
Lê Diễn Ðức
Người Việt

McDonalds và dấu hiệu quyền lực chính trị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Sự xuất hiện của Mc Donalds, lần đầu tiên ở Việt Nam và tại Sài Gòn, rất được chào đón
Ngày đầu tiên khai trương Mc Donalds tại Việt Nam, vào 8 tháng 2 vừa qua tại Quận 1, Saigon, sự rầm rộ có lẽ còn hơn cả việc đón chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam.
Với những nhà đầu tư và kinh doanh lớn, ai cũng hiểu McDonald’s, một trong những biểu tượng của ‘chủ nghĩa tư bản Mỹ’, và cú làm ăn này của Việt Nam cũng đồng nghĩa tiến trình kết nối với nền kinh tế siêu cường này đang diễn ra hết sức sôi động.
Cửa hàng 350 chỗ ngồi mới của McDonalds ở quận 1 gần như không còn chỗ trong suốt hàng giờ liền. Hàng người liên tục xếp hàng để mua những phần thức ăn nhanh có lúc đã lên đến 600-700 người.
Các nhân vật quyền lực ở Saigon có khuynh hướng thân với Trung Quốc như Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua… đã tránh mặt hoặc không phát biểu bất kỳ điều gì qua sự kiện khá rùm beng này. Tại buổi lễ khai mạc, chỉ có có bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch Ủy ban thành phố Saigon đại diện đến dự như một cách cho đúng lễ với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lời Bloomberg, ông Nguyễn Bảo Hoàng, đối tác nhượng quyền của McDonald’s tại Việt Nam cho biết theo kế hoạch, sẽ có ít nhất 100 cửa hàng McDonald’s mở cửa trong vòng 10 năm. Cửa hàng tại Saigon với 350 chỗ ngồi khai trương vào ngày 8/2 này sẽ là bước đánh dấu lần đầu tiên sau 2 thập kỷ, một tập đoàn đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới gia nhập thị trường Đông Nam Á.
Đối tượng hướng đến của Mc Donalds Việt Nam không phải là tầng lớp trung niên mà là giới trẻ, đặc biệt là trẻ em. Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng cho biết, số lượng nhân viên mà McDonald’s tại Việt Nam có thể lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người.
Việc con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà kinh doanh Nguyễn Bảo Hoàng vừa khai trương Mc Donlads, như một dấu hiệu cho thấy quyền lực của ông Dũng vẫn chiếm ưu thế ở Việt Nam


Tham vọng phát triển kinh doanh của ông Nguyễn Bảo Hoàng trong sự hậu thuẫn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có thể xem là một chỉ dấu cho thấy rằng trong cuộc chạy đua quyền lực nước rút 2014 giữa ông Dũng và bộ sậu chính trị còn lại của Việt Nam không có gì là khó khăn với ông. Việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ các thương hiệu của con rể Dũng như báo Forbes, Quỹ đầu tư IDG Venture Việt Nam, và nay là thương hiệu Mc Donalds, cho thấy ông Dũng và các thành phần thân cận hoàn toàn tự tin vào một tương lai chính trị của mình.
Về phía người dân, trên thực tế là hình ảnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam nghiêng về phía phương Tây vẫn làm cho họ thú vị hơn là đồng minh với Trung Quốc, dù chỉ là thức ăn. Anh Trần Danh Thái, một khách hàng của Mc Donalds ngày đầu khai trương vui mừng khi cầm được một phần bánh mì kẹp thịt Big Mac, anh nói rằng đã xếp hàng hơn 1 tiếng đồng hồ để có được cái bánh này. Nhưng khi được hỏi là nếu như có một thương hiệu lớn của Trung Quốc cũng khai trương như vầy, anh có bỏ công như với Mc Donalds không? Anh Thái cười, lắc đầu và nói “chưa chắc!”.
THEO SONGNEWS

 

Hà Nội ‘đánh rơi’ nghìn tỷ ở đại lộ Thăng Long ra sao?


Chuyên gia giao thông có những phân tích rất xác đáng về việc Hà Nội đã bỏ lỡ cơ hội thu hồi gần như toàn bộ vốn đầu tư vào đại lộ Thăng Long.
Việc chính quyền thành phố Hà Nội đề xuất thu phí trên đại lộ Thăng Long đang gây bão dư luận.
Dưới góc nhìn khoa học, Tiến sỹ Trần Hữu Minh – một giảng viên thuộc Đại học giao thông vận tải Hà Nội đã có bài viết bình luận về đề án này.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết này:
Phí có chồng phí?
Trong dòng đời của một dự án cơ sở hạ tầng, có hai giai đoạn chính: đầu tư xây dựng và vận hành. Giai đoạn đầu tư cần một lượng vốn để lập quy hoạch khảo sát thiết kế và thi công xây dựng. Giai đoạn vận hành cần một lượng vốn cho hoạt động duy tu bảo dưỡng sửa chữa.
Nếu quỹ bảo trì đường bộ được dùng cho cả đầu tư xây mới và duy tu bảo dưỡng thì việc thu phí trên đại lộ Thăng Long tạo nên hiện tượng phí chồng phí (có nghĩa là người dân đã đóng tiền để xây dựng mới, và lại tiếp tục phải đóng tiền để xây dựng mới).
Tuy nhiên, theo nghị định 18/2012 của Chính Phủ, thông tư 197/2012 của Bộ Tài chính, và thông tư liên tịch 230/2012 của Bộ tài chính – Bộ Giao thông vận tải, quỹ bảo trì đường bộ (phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện) được dùng để bảo dưỡng sửa chữa, quản lý đường chứ không dùng để đầu tư mới. Do đó việc thành phố Hà nội đề xuất thu phí để hoàn vốn cho dự án không tạo nên sự chống lấn vì hai loại vốn đầu tư và bảo trì là khác nhau.
Nếu coi dự án đại lộ Thăng Long là một dự án hoàn toàn độc lập không liên quan gì đến các vấn đề khác của thủ đô Hà Nội thì nhà chức trách không được thu phí vì vốn đầu tư là từ thuế của người dân.
Thế nhưng rõ ràng quan điểm này không phù hợp vì sau khi đầu tư xây dựng đại lộ Thăng Long, Thành phố Hà Nội vẫn cần tiếp tục xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bởi vậy, nếu thu phí để dùng phần kinh phí đó đầu tư cho công trình cơ sở hạ tầng khác cũng là điều rất bình thường.
Các quốc gia phát triển khác cũng đã từng phải thu thuế người dân để đầu tư cho hệ thống hạ tầng. Tại Anh Quốc, hệ thống thu phí trực tiếp đối với người sử dụng đường rất phổ biến vào thế kỷ 17 và 18.
Sau giai đoạn này, kinh phí cho hệ thống đường được chi trả từ thuế của người dân. Từ năm 1910, thuế phương tiện đường bộ được dành để đầu tư và bảo trì đường. Từ năm 1920-1937, phần lớn kinh phí xây dựng và bảo trì đường đến từ thuế nhiên liệu và phí sử dụng đường bộ.
Từ năm 1937 đến nay, kinh phí xây dựng và bảo trì được trích từ phần thuế liên quan đến phương tiện vận tải, bao gồm cả VAT, nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước.
Việc chính quyền địa phương, trung ương huy động vốn của người dân để đầu tư cơ sở hạ tầng, sau đó tiến hành thu thuế không phải là điều mới mẻ.
Vào năm 1939 Cục đường bộ Mỹ đã đề xuất quốc hội Mỹ không áp dụng thu phí trên các con đường quốc lộ liên bang. Nhưng con đường đầu tiên tại Pennsylvania, từ Carlisle đi Irwin, khánh thành vào năm 1940 dùng ngân sách nhà nước và thu phí để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu đã rất thành công về mặt tài chính.
Theo mô hình này các bang thành lập các cơ quan về thuế đường và phát hành trái phiếu bảo lãnh bởi các tiểu bang.
Nguồn thu từ trái phiếu dùng để đầu tư xây dựng đường. Cơ quan thuế đường dùng các khoản phí thu từ đường để hoàn trả vốn đầu tư và cổ tức của các cổ đông và các chi phí vận hành của bộ máy quản lý.
Tuy nhiên, dù dùng phương pháp đầu tư trực tiếp từ ngân sách hay huy động vốn tư nhân xây dựng và thu phí thì người trả cuối cùng cho các hệ thống hạ tầng đường sá vẫn là người dân.
Bởi vậy nếu quỹ bảo trì đường bộ chỉ đùng để bảo trì, thì chính phủ sẽ cần thu một khoản khác để đầu tư mới. Các khoản thu này có thể ở dạng gián tiếp (nguồn thu từ bán dầu thô-cái mà mọi người dân Việt Nam đều đáng được hưởng bình đẳng) hoặc thu trực tiếp (thuế VAT thuế thu nhập cá nhân hoặc phí đường).
Do đó, việc thủ đô Hà Nội dùng ngân sách đầu tư, sau đó đề xuất thu phí (mặc dù đã có quỹ bảo trì đường bộ) không có gì mới so với cách làm của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, về mặt xã hội, trong giai đoạn hiện nay chưa nên thu do trong vài năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng thấp, sản xuất đình đốn, nhiều doanh nghiệp giải thể, công ăn việc làm, thu nhập của người dân đang bị ảnh hưởng.
Giải pháp có thể làm ngay trước mắt là cần sử dụng tốt nhất, minh bạch nhất đến mức có thể nguồn thu hiện tại của thành phố. Làm được việc này, phần thiếu hụt ngân sách hiện tại (5000 tỷ đồng) hoàn toàn có thể được cải thiện đáng kể vì phần thiếu hụt này chỉ chiếm 4% trong tổng ngân sách của Hà Nội.
Về mặt lâu dài cái mà người dân cần quan tâm là giám sát để quá trình sử dụng ngân sách/nguồn vốn trong xã hội một cách minh bạch, đúng mục đích và hiệu quả, vì như đã phân tích ở trên, tất cả các công trình công cộng trên một quốc gia đều do người dân đóng góp để tạo nên.
Cơ hội bị bỏ lỡ

Nếu để hoàn vốn dự án, cách làm hợp lý nhất là tạo ra cơ chế để các dự án được hưởng lợi từ dự án đại lộ Thăng Long đóng góp để hoàn vốn cho dự án. Chính sách này không hề mới và đã được áp dụng hiệu quả ở nhiều nơi.
Vào thời điểm phê duyệt/xây dựng – 2008-2010 cũng là thời kỳ sốt bất động sản. Nhiều chủ đầu tư bất động sản dọc đại lộ Thăng Long đã thu được siêu lợi nhuận. Một khu đô thị 800 hộ đã có thể có giá trị giao dịch lên đến 2500-3000 tỷ, nếu trích một 4% thì đã là gần 100 tỷ, và nếu có 50 khu đô thị như vậy thì đã thu hồi gần như toàn bộ vốn đầu tư của đại lộ Thăng Long.
Vào thời điểm đó, nếu Hà nội làm rõ cơ chế này thì hoàn toàn có khả năng thu hồi hoàn toàn vốn cho dự án. Rất tiếc điều này đã không xảy ra.
Cách triển khai trong thời gian tới
Trước khi trình Thủ tướng, thành phố nên tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người dân. Việc người dân phản đổi là hiện tượng bình thường, tuy nhiên, mức độ phản đối sẽ phụ thuộc vào việc thủ đô Hà Nội có thể làm rõ thu để đầu tư những dự án gì, thu trong bao lâu và mức thu như thế nào, sử dụng vốn đó như thế nào…?
Đây là những nội dung nếu được làm rõ sẽ góp phần tạo ra sự minh bạch trong phương án đề xuất. Dù làm theo phương án nào thì các nhà quản lý cũng nên cung cấp cho người dân một sự lựa chọn.
Ngay trên phần đường cao tốc có thể mời các nhà đầu tư nâng cấp một làn/một chiều lên mức chất lượng cao hơn và thu phí. Như vậy, người dân đi trên con đường đó luôn có lựa chọn hoặc đi vào làn đường tốc độ thấp nhưng không mất phí, hoặc đi vào làn thông thoáng tốc độ cao nhưng phải trả phí.
Tất cả các quyết sách của thành phố cần phải được đưa ra dựa trên các căn cứ phân tích khoa học. Trong trường hợp này là kết quả dự báo sự phản ứng và thay đổi của hệ thống giao thông khi hệ thống thu phí đi vào hoạt động.
Nhiều chuyên gia phỏng đoán các đường gom sẽ tắc, rồi đường QL32 và QL6 sẽ tắc…nhưng cụ thể thế nào, cường độ ách tắc ra sao, lưu lượng giao thông tăng bao nhiều phần trăm, bao nhiêu xe chuyển sang QL 32, QL 6…. thì chưa ai chỉ ra được.
Chính bởi vậy các chính sách hiện tại vẫn ở dạng thăm dò dư luận mà chưa có đủ sự tự tin cần thiết trong quá trình thực hiện. Nói cách khác, ngành GTVT Hà nội cần phải có công cụ hỗ trợ cho việc ra chính sách.
THEO BÁO MỚI

Bất lực?


Như một quy luật “bất thành văn”, cứ bắt đầu một năm mới, giá sữa lại tăng. Những ngày này, khi không khí Tết chưa kịp lắng, nhiều hãng sữa đã đồng loạt tăng giá bán. Điều đáng nói là giá sữa tại Việt Nam chỉ tăng mà chưa khi nào giảm dù đây là mặt hàng thuộc danh mục 14 mặt hàng thiết yếu do nhà nước quản lý giá.
Lý do tăng giá được các hãng sữa đưa ra vẫn rất quen thuộc như giá nguyên liệu đầu vào tăng, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, nguyên liệu bột sữa thế giới tăng, chi phí tăng… Nhưng thực tế lại không hẳn vậy. Còn nhớ sau đợt tăng giá sữa hồi đầu năm 2013, vài tháng sau đó, sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới đồng loạt giảm mạnh nhưng gần như không có doanh nghiệp (DN) sữa nào giảm giá.
Một nghịch lý nữa là hiện Việt Nam có hơn 200 DN nhập khẩu sữa nguyên liệu và thành phẩm. Lẽ thông thường, trong môi trường cạnh tranh này, các hãng sữa phải hạ giá để thu hút người tiêu dùng song ngược lại, từ năm 2007, giá sữa vẫn liên tục tăng mà người tiêu dùng cũng không hề có sự lựa chọn nào khác. Điều này lại một lần nữa khẳng định giá sữa đang nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý.
Cuối năm 2013, Bộ Tài chính có thông tư yêu cầu thực hiện nghiêm việc quản lý giá sữa. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định hiện hành đối với mặt hàng sữa và sản phẩm sữa thuộc danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi…Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, Thông tư 30 chỉ yêu cầu các DN kê khai giá nhưng lại chưa thể kiểm soát được triệt để giá sữa nhập khẩu hay giá sữa thành phẩm sau sản xuất. DN dễ dàng lách bằng cách kê khai giá cao ngay từ đầu và điều chỉnh giá bán, miễn là mức tăng mỗi lần thấp hơn quy định. Chuyện minh bạch nguồn bột sữa cũng chưa ai quản lý, khi có đến 80% nguyên liệu nhập khẩu là sữa bột. Chưa kể Luật Giá hiện đang cho phép các DN sữa được tăng giá từ 15%-20% và mỗi lần tăng giá phải cách nhau tối thiểu 15 ngày. Như vậy, các DN sữa vẫn thoải mái tăng giá vài lần trong năm, thậm chí 1 tháng tăng 2 lần mà vẫn không sai luật. Người tiêu dùng thì luôn ở thế bị động, bởi dù giá sữa có tăng đến đâu thì vẫn phải mua vì sữa được xem là một trong những thực phẩm thiết yếu cho sự phát triển của trẻ em.
Giá sữa chỉ có thể bình ổn trên cơ sở nghiên cứu và xác định được các yếu tố cấu thành giá và thông qua các tổ chức Việt Nam tại nước ngoài, cũng như liên kết với các nước trên thế giới để truy xuất thông tin, có so sánh giá để có cơ sở đối chiếu với giá DN kê khai. Mặt khác, cần minh bạch trong chi phí quảng cáo, chấn chỉnh tình trạng các hãng sữa nước ngoài quảng cáo “dội bom”, đội chi phí sản phẩm và tạo niềm tin huyễn hoặc trẻ uống sữa cao hơn, thông minh hơn bú sữa mẹ! Hiện tỉ lệ phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam ngày càng giảm, tạo áp lực tăng nguồn cầu sữa bột dinh dưỡng khiến giá sữa bán lẻ ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới, tỉ lệ nghịch với thu nhập của người Việt Nam.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Hầu hết các loại Vitamin đến từ Trung Quốc. Đó là lý do chúng ta nên quan tâm!

Trong bức ảnh này một người tiêu dùng đang tìm vitamin vào ngày 10 tháng Bảy năm 2001 tại một cửa hàng ở Melrose, MA. Các sản phẩm thuốc bổ đang ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. (Darren McCollester/Getty Images)
Nếu bạn đang dùng vitamin, rất có khả năng là chúng được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Dân số lão hóa và phát triển hướng tới việc đề cao sức khỏe tại Hoa Kỳ đã làm thúc đẩy sự phát triển của một thị trường vitamin và các chất bổ dưỡng trị giá $ 2.8 tỷ đô, và nó được dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 3% một năm.
Hơn một nửa người Mỹ trưởng thành là có sử dụng vitamin và các chất bổ sung. Họ có thể không biết họ đang ăn các sản phẩm được làm từ Trung Quốc, hoặc được làm từ các nguyên vật liệu từ Trung Quốc.
Trung Quốc chiếm hơn 90% thị trường Vitamin C ở HoaKỳ, theo tờ Seattle Times. Hãy nghĩ có bao nhiêu nhãn mác đang quảng cáo có chứa Vitamin C. Vitamin C đi vào nhiều sản phẩm đồ ăn và đồ uống – hầu như tất cả thực phẩm chế biến cho con người cũng như vật nuôi đều có chứa Vitamin C.
Người tiêu dùng không có cách nào biết được vitamin C bổ sung có nguồn gốc từ Trung Quốc, bởi vì không có quy định yêu cầu ghi nhãn mác nguồn gốc xuất xứ trong các thành phần.
Điều này có thể làm tăng một chút căng thẳng khi một vụ bê bối về an toàn thực phẩm Trung Quốc trở thành vấn đề hàng ngày.
Dưới đây là năm sự thật mà bất kỳ người tiêu dùng vitamin nào cũng nên biết.
1. Chỉ có 2% của tất cả các loại vitamin và chất bổ sung nhập khẩu khác được kiểm tra. Tại sao? Vitamin và các chất bổ sung được phân loại là “thức ăn” theo luật – và do đó nó không phải chịu sự giám sát pháp lý chặt chẽ như thuốc kê toa.
2. Các khu vực sản xuất vitamin và chất bổ sung hàng đầu của Trung Quốc là đều nằm trong số những nơi ô nhiễm nhất trong cả nước (và cũng có nghĩa là trên toàn thế giới).
Vitamin và các chất bổ sung dinh dưỡng thường sử dụng các sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu chính. Tỉnh xuất khẩu vitamin hàng đầu, Chiết Giang, có một mức độ đáng báo động về sự ô nhiễm đất từ kim loại nặng. Thực tế, một phần sáu đất nông nghiệp của Trung Quốc cũng đều bị ô nhiễm nặng.
Ví dụ, gạo trồng ở một số tỉnh nông nghiệp trọng điểm đã được báo cáo là có chứa Cadmium quá mức, là một kim loại thường được tìm thấy trong các loại pin, thuốc nhuộm, và các chất thải công nghiệp để làm nhựa. Nó có thể gây bệnh về thận nghiêm trọng.
Nước tưới là một cơn ác mộng: Một nửa trong số các cơ quan cấp nước lớn ở Trung Quốc đang bị ô nhiễm, cung cấp 86% lượng nước cho các thành phố. Ô nhiễm chủ yếu bị gây ra bởi quá nhiều nhà máy trên cả nước, mà hiếm có nhà máy nào có đầy đủ thiết bị để xử lý ô nhiễm. 70% đến 80% chất thải công nghiệp của cả nước đều được thải trực tiếp ra các con sông.
3. Ngay cả những nhãn mác được dán nhãn là “hữu cơ” cũng không an toàn, vì các tiêu chuẩn hữu cơ của USDA quy định không giới hạn về mức độ ô nhiễm kim loại nặng đối với các thực phẩm hữu cơ được chứng nhận.
4. Khoảng 6.300 người Mỹ trên toàn quốc phàn nàn về những phản ứng có hại khi bổ sung chế độ ăn uống từ năm 2008 đến năm 2012, theo thống kê của FDA. Nhưng con số thực tế có thể cao hơn gấp 8 lần, một số chuyên gia cho rằng, bởi vì hầu hết mọi người không tin các sản phẩm về sức khỏe có thể làm cho họ bị bệnh. Trong khi không phải tất cả các vấn đề đó được gây ra bởi ô nhiễm ở Trung Quốc, ô nhiễm có thể đóng một vai trò trong đó.
5. Điều tồi tệ nhất là vitamin Trung Quốc được sản xuất ở khắp nơi, và ngay cả những người không tiêu thụ vitamin và các chất bổ sung hầu như cũng không thể tránh khỏi. Nhiều vitamin cuối cùng cũng trở thành các thành phần trong các mặt hàng như nước giải khát, thực phẩm, thức ăn gia súc, và thậm chí cả mỹ phẩm.
THEO VIETDAIKYNGUYEN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét