Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Tin thứ Năm, 18-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H4<= Photo: xaluan.com – Đây rồi, sau 10 ngày im hơi, lặng tiếng, cuối cùng thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, không phải bằng miệng trên TV mà là… bằng tay, trao công hàm: Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc truy đuổi 2 tàu cá (Tin tức).  – Yêu cầu Trung Quốc không tái diễn uy hiếp tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam (ND). “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự“. Lần tới, Bộ Ngoại giao nhớ cho chụp cái hình trao công hàm phản đối, đưa lên mạng cho bà con chiêm ngưỡng, một lối “trao công hàm bí mật” độc nhất vô nhị trên thế giới.
Việc chậm trễ lên tiếng không biết có liên quan tới chuyện do vụ cướp bóc ngư dân VN của lực lượng chính quy TQ xảy ra ngay giữa hai chuyến đi của ông Chủ tịch nước, một tới TQ, một tới Hoa Kỳ? Phải chăng Bộ Ngoại giao chưa dám “phát ngôn”, “trao công hàm” vì vụ việc xảy ra ngay sau chuyến đi  “hữu hảo” của ông Sang, sợ là sẽ làm ê mặt ông trước bàn dân thiên hạ, thêm làn sóng căm phẫn với “bạn vàng” (của đảng)? Thế nhưng, giờ thì ông lại sắp đi Mỹ rồi, phải la làng lên cho Mỹ nó thương, nó thấy mình cũng không hèn hạ hay là có trò “đi đêm” chi chi đó với Trung Quốc?
Thêm một chuyện khác dường như cũng đang lờ mờ tô điểm cho lối ngoại giao “đi dây” nguy hiểm, chuyện về Nhà văn-Blogger Phạm Viết Đào. Theo thông tin mà chúng tôi có được, gia đình ông PVĐ đã liên hệ với luật sư, đề nghị bảo vệ quyền lợi cho ông. Thế nhưng, khi được yêu cầu cho luật sư vào gặp ông PVĐ, thì cơ quan điều tra nại lý do này nọ để chưa cấp, họ còn khuyên gia đình ông ráng chờ trong tháng 7 này sẽ ‘giải quyết tốt” cho ông. Đặc biệt, ông PVĐ còn được trực tiếp liên lạc với gia đình, ông và gia đình cũng tỏ ra hy vọng một kết cục tốt đẹp cho ông.
Vậy, không biết có phải blogger Phạm Viết Đào sẽ được trả tự do trước, trong chuyến đi Mỹ của ông CTN, như một “món quà dân chủ nhân quyền” gửi tới nước chủ nhà? Và cả với blogger Trương Duy Nhất nữa, hai ông đang “được” làm cái công việc “ngoại giao nhân dân”, vô tù để làm đẹp lòng nước chủ nhà TQ, rồi ra tù cũng để làm vui lòng nước chủ nhà Hoa Kỳ trong 2 chuyến đi liên tiếp của ông CTN? Nếu quả tình có chiêu độc đó, thì e là vụ blogger Điếu Cày tuyệt thực, nhưng bị cố tình bưng bít, sẽ làm hỏng mọi chuyện. Cần lưu ý là Điếu Cày từng là người đã được TT Obama đặc biệt quan tâm nhắc tới trong một diễn văn nhân ngày Tự do báo chí Thế giới, tháng 5/2012
- “VỌNG PHU” HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN (Đặng Huy Văn). “Giặc xông lên xé cờ đào(4)/ Đánh người, cướp cá, phá tàu dân ta/ Đâu rồi Hải Đội Hoàng Sa?/ Cứu ngư dân, cứu nước nhà Việt Nam!/ Kêu vua, vua bận hội đàm/ Ngoại giao chiến lược ở tầm vĩ mô/ Kêu quan, quan bảo chớ lo/ Còn tình hữu nghị bác Hồ, bác Mao!
- Cảnh sát biển nhận thêm máy bay tuần tra (BBC). Chắc nhận thêm tàu để tuần tra chung với tàu “bạn”, đuổi bắt ngư dân VN? – CHÙM THƠ CHỦ ĐỀ BIÊN GIỚI CỦA TRẦN THỊ NHẬT TÂN (Trần Mỹ Giống).
- TQ cấp giấy cư trú phi pháp ở Hoàng Sa của Việt Nam (TTXVN).
- Tòa trọng tài LHQ xử vụ kiện Trung Quốc (BBC). – Tòa án Luật Biển đã họp bàn về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc (RFI). – Tòa án LHQ bắt đầu xử vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông (VOA). – “Khẩu chiến” Trung Quốc-Philippines về Biển Đông (KT).
- Đàm phán về việc mở rộng lãnh thổ Philippines đón quân đội Mỹ (RFI). “Theo ông Cuisia, hai nước đã đàm phán từ năm 2011 về việc “sử dụng chung” các cơ sở dân sự và quân sự tại Philippines, và các cuộc thương thuyết không chính thức đã lên đến cấp Bộ. Hai bên hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước khi Tổng thống Benigno Aquino hết nhiệm kỳ vào tháng Sáu năm 2016”.
- Thủ tướng Nhật thăm các đảo gần Senkaku/Điếu Ngư (RFI). – Thủ tướng Nhật úy lạo lực lượng canh gác Senkaku/Điếu Ngư (TN).
- Nga tập trận để cảnh báo Trung Quốc? (BBC). “Tình cảm bài Hoa rất cao ở Nga và đang thay đổi. Có lo ngại Trung Quốc muốn chiếm vùng Viễn Đông của Nga. Trong vòng 5-6 năm gần đây, thái độ này có thêm tình cảm chống Trung Quốc vì lo sợ bị đe dọa về kinh tế”.
H3- Sát ‘nách’ Thủ đô: Cả phố trưng biển tiếng Trung Quốc (VNN). Biển chỉ dẫn hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc trên con phố Nguyễn Văn Cừ  thuộc phường Đồng Kỵ (TX Từ Sơn, Bắc Ninh). =>
- Việt Nam: HÃY NHẬN RÕ PHÍA SAU CHỮ KÝ VÀ LỜI HỨA CỦA TRUNG QUỐC (Bùi Văn Bồng).
- VN ‘không đáng’ được ông Obama mời (BBC). Biên tập viên của Freedom House, ông Tyler Roylance: “Một vấn đề với cách tiếp cận này [không gắn nhân quyền với kinh tế và quốc phòng] là về cơ bản nó gắn Hoa Kỳ với chế độ hiện nay ở Việt Nam và lờ đi nguyện vọng của người dân Việt Nam”.  – Phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng: Lợi ích chung Mỹ – Việt: Đồng pha hay lệch pha ?  (RFI).
- Các cuộc vận động cho nhân quyền VN trước chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang (VOA). – MIẾN ĐIỆN: “TRẢ TỰ DO CHO TOÀN BỘ CHÍNH TRỊ”, CSVN: TRƯƠNG TẤN SANG … ĐI MỸ SẼ NÓI GÌ !? (TNM).
- André Menras – Hồ Cương Quyết:  Dân chủ là niềm tin chiến lược hợp lý duy nhất giúp thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn Hán hóa đã được lập trình!  (Boxitvn).
- Blogger Điếu Cày ‘tuyệt thực’ (BBC). Bà bà Nguyễn Thị Nga, vợ của nhà văn, tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa: “Trước đây biết chồng tôi ở với anh Điếu Cày, tôi hỏi anh bây giờ vẫn ở chung phải không, thì họ gạt ngay, chị không nói vấn đề nhạy cảm ấy. Đến khi gần hết cuộc gặp, anh Nghĩa thét lên, em có biết không anh Hải Điếu Cày đã tuyệt thực 25 ngày rồi. Lập tức, họ bịt mồm anh và đưa anh đi luôn“. - Blogger Điếu Cày tuyệt thực tới ngày thứ 25 (RFA). – Khẩn: Điếu Cày đã tuyệt thực sang ngày thứ 25 tại Trại giam số 6 Nghệ An(DTD). Thư của anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày.
Độc giả Lê Hữu Thảo bình luận bên FB: “Cái tay viết bài này không có kiến thức cơ bản. Có thể xảy ra tuyệt thực, nhưng nói tuyệt thực 25 ngày may ra chỉ có các Đại lão sư đắc đạo Ân Độ mới làm được, nói 10 ngày đã không ai tin, chết mẹ nó lâu rồi“. Có lẽ nhiều người chưa biết, ông Bhagat Singh đã từng tuyệt thực 116 ngày. “Bhagat Singh underwent a hunger-strike for more than 116 days, with one stretch of 97 days, despite the heavy and frequent torture inflicted by the Jail authorities“. Gần đây nhất, có tù nhân Palestine, ông Khader Adnan đã tuyệt thực 66 ngày. (cái này khoa học đã có chứng minh rồi, người bình thường mà tuyệt thực nhưng vẫn uống nước thì có thể nhịn đến vài chục ngày, cái tay độc giả kia trước khi bình loạn cũng nên đọc tài liệu rồi hãy chém gió!)
H2- Bà Dương Thị Tân : Tuyệt thực đã 25 ngày, Điếu Cày đang cực kỳ nguy kịch (RFI). “Đã từng tuyệt thực một lần 28 ngày. Cái ngày cao điểm, ngày sau cùng ấy họ buộc phải đưa ông ấy đi cấp cứu vì ông đã giống như một trạng thái chết lâm sàng ! Ông còn không dung nạp được bất kỳ thứ gì mà họ đổ cho ông ấy. Có nghĩa là khi vào bệnh viện, người ta đổ sữa, đổ nước cho ông ấy là hoàn toàn ông không nuốt được. Tức là cơ thể không tiếp nhận được bất cứ một cái gì nữa, thì họ vội vàng phải đưa vào cấp cứu tích cực, mất bốn ngày ông ấy mới tỉnh dậy”.
Một cách công bằng, cũng cần phải nói ra, vì nhiều lẽ, là vụ tuyệt thực của Điếu Cày lần này đáng phải quan tâm lo lắng gấp nhiều lần vụ tuyệt thực của Cù Huy Hà Vũ vừa qua!  
Bổ sung, – TS Nguyễn Thanh Giang vửa email cho biết: “Chị Ngô Thị Lộc  – mobile: 01646274449 – vừa đi thăm anh Nguyễn Kim Nhàn về có tin về sự đầy ải mới đối với chồng chị và tin anh Điếu Cày tuyệt thực”.
- Những bài học kinh nghiệm đấu tranh (Phần 2) (DLB). – Thơ: Năm Nay Có Dân Chủ! Sang Năm Tới Hoàng Sa! (FB Toan Luong). “Khi ta có dân chủ/ Người dân sẽ thấy cần/ Phải bảo vệ lãnh thổ/ Cùng nhau chống ngoại xâm!
- Đỗ Thành Công: HÃY ĂN THÊM NHIỀU KETCHUP Ở McDONALD’S (TNM). “Lúc này, khi nhìn thấy cái màu đỏ của ketchup tại nhà hàng McDonald’s thì tôi lại muốn bệnh. Tôi liên tưởng đến màu đỏ của là cờ máu CSVN, cái chế độ độc tài, tham nhũng của ông Sang, ông Dũng và cậu con rể việt kiều Henry Nguyễn của họ. Tôi không thể quên đuợc con số gần 900 năm tù mà nhà cầm quyền Hà Nội đã tuyên án cho các nhà dân chủ Việt Nam trong suốt 3 năm qua“.  – Bà Nguyễn Sương Đào, con gái ông Nguyễn Cao Thăng là Luật sư giúp đưa McDonald’s vào Việt Nam (BBC). – HOTDOG [FAST FOOD] (ĐỒ ĂN NHANH), VĂN HÓA ẨM THỰC MỸ, CHÍNH THỨC ĐẾN VIỆT NAM (Sao Hồng). McDonald không bán hot dog, chủ yếu bán hamburger, french fries và soda.
- Tự do báo chí kiểu Việt Nam (Asia Sentinel/ DTD). Một mặt, Ban Tuyên giáo chỉ đạo ‘các đồng chí biên tập, lãnh đạo báo chí’ phải đảm bảo rằng các phóng viên ở tòa soạn ‘được định hướng đầy đủ’, trong khi một mặt khác, đảng lại muốn tất cả mọi người giữ bí mật tuyệt đối về các chỉ đạo của đảng”.

- Tư tưởng cụ bị giảm giá quá rồi: Miễn học phí cho sinh viên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh (VNE) (khổ quá, chắc ngành này không còn ma nào học nên phải miễn phí a).  - Chủ nghĩa mắt lim dim: Bách chiến bách thắng (DLB). Thời Bác ở trong rừng – Quan và CAM (DLB). Còn cái này nữa: Tiền Giang: 213 đảng viên tự bỏ sinh hoạt Đảng (Thanh tra). Họ đang tự diễn biến, tự chuyển hóa?
- Phản ứng về kêu gọi đóng góp ý kiến tiếp cho sửa đổi hiến pháp! (RFA). GS Tương Lai: “Sắp tới đây khi mà Quốc hội thông qua Hiến pháp, tôi đang sợ có một điểm nữa là Luật đất đai mà vừa rồi trước áp lực của công luận; nhất là nguyện vọng của người nông dân- những ‘bàn chân nổi giận’ của người nông dân đã xuống đường khiếu kiện và nhiều nơi người ta biểu tỏ một thái độ rất quyết liệt không nhân nhượng trong chuyện để người ra cướp đất…”.
- Tường thuật buổi đối thoại giữa nhà nước và tiểu thương chợ Long Khánh (Chuacuuthe). – Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Phải kịp thời, tránh để dân bức xúc (PLTP).
- Đỗ Hữu Ca Binh Pháp là Đỉnh của Đỉnh Binh Pháp, trên cả mọi thứ Binh Pháp (DĐCN). – Thanh Sơn: Chúc Mừng Tướng Cướp Ca Ca (Nguyễn Tường Thụy). Về người phụ nữ là đồng hương của thủ tướng lên tướng: Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành ‘bà tướng đầu tiên’ của ngành CA (DLB).
H1- Hai ông lão to tiếng nhận 14 tháng tù (TP). – Người dân Bắc Ninh phẫn nộ trước bản án dành cho hai cụ cao tuổi (PLVN). “ngay khi chủ tọa đọc đến đoạn ‘hành vi của các bị cáo gây bất bình trong quần chúng nhân dân’ thì nhiều cụ ông, cụ bà có mặt tại phiên tòa đã không còn giữ được bình tĩnh họ đã tỏ thái độ hết sức tức giận, phản đối rầm rầm tại công đường”.  Mời xem lại: Một câu to tiếng, hai ông lão hầu tòa (TP).  - Tòa án Nhân dân TP.Bắc Ninh: Bức 2 ông lão vào vòng lao lý (LĐ). – Đi tù vì lời khai sai sự thật của cán bộ (LĐ).  Cán bộ địa phương “dựng chuyện” để hại 2 cựu binh? (PLVN). – Nông dân Bắc Ninh ùn ùn đi xem tòa xử vụ “cán bộ dựng chuyện hãm hại hai cụ cao tuổi” (PLVN).CÔNG LÝ BIẾT ĐÂU TÌM ? (Sơn Thi Thư).  Hai bị cáo [nạn nhân] trước toà. Ảnh: C.Tùng =>
- Mở băng ghi hình điều tra cảnh sát bắn dân bị thương (TTXVN).  – Hai đối tượng bị CSGT bắn bị thương không đội mũ bảo hiểm (PLVN).  – CSGT rút súng bắn 2 người do bị… khiêu khích? (KT). – Đình chỉ công tác CSGT nổ súng làm hai người bị thương (TT). (từ ngày CSGT được trang bị súng, tình trạng nổ súng càng "PHÁT TRIỂN" a)
- Sớm xét xử một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng (CP).  – Sẽ xét xử nhiều vụ án lớn (NLĐ). - ‘Thúc’ tiến độ xử lý 8 vụ tham nhũng trọng điểm (VN).  – “Đảng không can thiệp vào công tác xét xử án tham nhũng” (VOV). TBT Nguyễn Phú Trọng: “Đảng không làm thay cơ quan chức năng, không can thiệp vào công tác xét xử”.  – Lạm thu 10 tỷ đồng, UBND xã Hoằng Khánh vẫn được bao che? (VTV).
- Bài 4: Mỗi cán bộ, đảng viên phải là một “gương mặt văn hóa” (QĐND). Mời xem lại: Bài 3: Ngăn ngừa tình trạng nêu gương xấu cho quần chúng
- Ðề nghị kiểm điểm lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP Hải Phòng (ND). – Phó Vụ trưởng Thanh tra giàu có bị tố gian lận bằng cấp, thi tuyển (NCT).
- 5 năm sau khi Hà Nội – Hà Tây hợp nhất: Báo cáo toàn màu hồng (DV).
- Choáng với công văn “quái gở” bôi nhọ lãnh đạo (GĐ). Dù có bao nhiêu báo đài chỉ trích, phân tích đủ kiểu về cái công văn này, nhưng chắc chắn có một điều không một báo nào dám nói hoặc nhận ra. Đó là công văn này thực ra chỉ “nói thật” thành văn bản một thực tế mà lâu nay nó cứ ngấm ngầm, kín đáo được thực hiện. Nó là cái thực tế gì thì chắc độc giả không khó để đoán được.
- ‘Phạt tiền’ vụ tung tin đồn Chủ tịch BIDV (BBC).
- Quy định Mẹ VNAH được cộng điểm thi ĐH, CĐ: Lỗi tại ai? (VOV).  – Hai kỷ lục vô tiền khoáng hậu (KT). “Lần đầu tiên một quy định pháp luật được bãi bỏ trong thời gian nhanh nhất (12 ngày) và lần đầu tiên một quy định pháp luật lại quan liêu và xa rời thực tế đến thế“.  - TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB Đức: Nguyên lý nào cho phạt vi phạm hành chính trong gia đình ?.
1<- VỤ ĐINH ĐỨC LẬP: CÔNG ĐOÀN MẶT TRẬN PHÍA NAM LÊN TIẾNG MẠNH MẼ (Tễu).
- Video: Trao đổi với GS.TS Luật sư Đỗ Ngọc Quang về vấn đề: 30% công chức làm việc không hiệu quả (VTV).
- Video: Sự thờ ơ với người dân sống dưới gầm điện cao thế ở Thái Nguyên (VTV).
- Video: Tình trạng lạm thu ở địa phương (VTV).
- Ðội tiên phong của giai cấp bần cùng (Người Việt). “Trong cuộc chơi kinh tế hiện nay, tuy vẫn che giấu bộ mặt sau khẩu hiệu ‘đội tiên phong của giai cấp công nhân’ nhưng bản chất của những đảng viên có chức có quyền đã chẳng còn chút gì liên đới với giai cấp công nhân nữa. Họ đã trở thành những tay tư bản đỏ, mafia kết hợp chặt chẽ với tư bản xanh, ra sức bóc lột tận cùng nguồn lực của giai cấp bần cùng này“. Bần cùng nên mới sinh ra nghề mới lạ: ‘Nghề’ mới ở Việt Nam: Bán ‘trứng’ cho người hiếm muộn (Người Việt). – Chính quyền đã thực sự vì dân? (VOV).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 6) (Nhật Tuấn).
- FBI tìm được hồ sơ công chức Texas ở Việt Nam (Houston Chronicle/ Người Việt).
- Australia xem xét việc siết chặt luật lệ về tị nạn (VOA). Ngoại trưởng Bob Carr: “Có một số tàu thuyền mà một trăm phần trăm những người trên đó là những người rời bỏ những quốc gia mà họ là những người thuộc khối đa số về sắc tộc và tôn giáo và những động cơ của họ toàn là động cơ kinh tế”.
- Những khái niệm bị hiểu lầm: 1 tăng trưởng GDP (Lý Toét).
Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 6) (Boxitvn/ Peter Navarro & Greg Autry).
- Trung Quốc bắt luật sư tranh đấu Hứa Chí Vĩnh (VOA).
- Miến Điện : Nước nào cũng có thể kết bạn ? (RFI). “Đối với ông Jean-Louis Margolin, giảng sư Lịch sử Đương đại tại Đại học Aix-Marseille, tiến trình thay đổi đột ngột tại Miến Điện có lẽ đã bắt nguồn từ nhận thức của giới lãnh đạo, thấy rằng chế độ độc tài đã hoàn toàn thất bại, đặc biệt là trên mặt trận kinh tế”. – Tổng thống Miến Điện đi Pháp để chiêu dụ phương Tây (RFI). – Pháp nên hối thúc Tổng thống Miến Điện giữ lời hứa về nhân quyền (RFI).
- Hai nước Triều Tiên lại thương lượng về Kaesong (RFI). – Nam, Bắc Triều Tiên vẫn bất đồng trong việc mở lại Kaesong (VOA). – Hàn – Triều vẫn không thỏa thuận được về Kaesong (Tin tức).
- Cuba xác nhận vũ khí trên tàu Bắc Hàn (BBC). – Cuba nhận là chủ lô hàng vũ khí trên tàu Bắc Triều Tiên (VOA). – Vũ khí Cuba lạc hậu được gởi đi Bắc Triều Tiên sửa chữa (RFI).

KINH TẾ
- Thủ tướng: “Không điều chỉnh tổng cân đối ngân sách” (VnEco).
- Phó thống đốc kiêm nhiệm ghế Chủ tịch VAMC (VnEco).
- Hạ lãi suất huy động xuống 5%: Đầu vào giảm nhưng đầu ra khó hạ (LĐ).  – Cho vay ngoại tệ giảm mạnh (TBKTSG).
H1- 30.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà: Giảm hay tăng hàng tồn kho? (PNTP).  – Gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng phải đến được người dân khó khăn về nhà ở (ĐBND).
- Mới vừa Tạm thời giữ nguyên giá bán xăng dầu được hơn chục tiếng thì Xăng tăng 460 đồng/lít, đắt kỷ lục (ANTĐ).  – Xăng lại tăng giá, vượt 24.500 đồng/lít (TBKTSG).  – Xăng tăng giá, đắt nhất từ trước tới nay (VNE).  – Xăng tăng giá, đắt nhất lịch sử (TTVH). – Bộ Tư pháp Bác bỏ công văn truy thu thuế xăng dầu (TBNH).
- Bình ổn nền kinh tế: Đâu chỉ kiềm chế lạm phát (GD&TĐ).
- Vàng ngất ngưởng, thuế phí chồng nhau… bởi Việt Nam giàu (PN Today). “GDP Việt Nam được xếp thứ 42 thế giới, có lẽ vì tin dân mình giàu nên rất nhiều chính sách được đưa ra để cho người giàu thực hiện, chứ không phải cho đại đa số dân chúng còn nghèo“.
- Phát hiện gần 3.000 nhà đầu tư chứng khoán vi phạm (Thanh tra).  – Trốn thuế, thao túng chứng khoán: Xử nặng (NLĐ).
- Quản lý thương mại điện tử vẫn còn lỗ hổng (PL&XH).  – Vì sao thanh toán trực tuyến chưa phổ biến? (NLĐ).
- Thị trường gạo đang “ấm” lên (TBKTSG).  – Việt Nam chi tiền để giá gạo rẻ nhất thế giới? (PN Today). – Thu mua tạm trữ chỉ là giải pháp tình thế! (VOH).
- Trị “bệnh” sản xuất manh mún (NLĐ).
- KIỆN HÀNG NGOẠI BÁN PHÁ GIÁ: Chủ động phòng vệ (NLĐ).
- “Lên đời” cho hàng trôi nổi (DĐDN).
- Kết nối cơ sở hạ tầng của VN với khu vực và Châu Á (RFA).
- Kinh tế Trung Quốc trì trệ: Tốt hay xấu cho láng giềng Châu Á? (VOA).
- Kinh tế Philippines tăng trưởng, nhưng giàu có không đồng đều (VOA).
- Mỹ: 2014: nền kinh tế cuối cùng sẽ tăng trưởng (Sống Magazine).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Ghi chép một ngày mưa (DCVO).
- Tại sao xu thế gian tham ở người Việt ngày một thắng thế ? (Vương Trí Nhàn).
- Nguyễn Khắc Phục: Nhà văn Nguyễn Dậu & nhà văn Vũ Bão, hai người anh, hai bàn phím, một giấc mơ… (Trần Nhương).
- SÁCH QUÊ QUÁN CỦA THƠ (3) (Ngô Minh).
- ĐÊM ẤY CÓ NGUYỆT THỰC- Truyện ngắn của Mai Tiến Nghị (Cua Rận).
- NHỚ (Văn Công Hùng).
- Vũ Duy Chu: HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 139: NHỮNG GÓI BIM BIM) (Trần Mỹ Giống).
- Cụ Trần Thị Nguyệt – Tấm gương sáng giữa cõi người (Thăng Long).
2<-  “LỜI TỎ TÌNH ĐẦU TIÊN” – MỘT CUỘC THI THƠ ĐỘC ĐÁO (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trần Mạnh Hảo: Hemingway – ông già râu trên biển cả chữ nghĩa (Nguyễn Tường Thụy).
- Huỳnh Văn Úc: Bí mật quốc gia (Trần Nhương).
Đất Ghur Bini, thử giải quyết vấn đề (Inrasara).
- Bản quyền và câu chuyện “dùng chùa”… (PL&XH).
- Đa chiều trong văn chương người viết trẻ (NLĐ).
- Đồng Nai xây bảo tàng ngàn tỉ (NLĐ).  – Bảo tàng Phú Yên: Không có chuyện sụp đổ bất cứ lúc nào! (VH).
- 100 năm sinh Benjamin Britten: Opera với những con mòng biển (TS).
- Tình yêu từ đâu tới ?  (RFI).
- Chuyện tình fan – thần tượng: Như giấc mơ đẹp (NLĐ).
- Việt Nam thua Arsenal 1-7 ở trận cầu nhiều cảm xúc (TTXVN).  – Việt Nam 1-7 Arsenal: Xứng danh “pháo thủ” (LĐ).  – HLV Wenger: “Tôi xúc động bởi bàn thắng của ĐT Việt Nam” (VOV).  – HLV Wenger nói gì sau trận đấu Việt Nam – Arsenal? (LĐ). – Thanh niên Việt chạy 8km theo xe Arsenal (BBC). – Fan Việt chạy theo xe của Arsenal (BBC). – Sẽ cổ động cho Việt Nam mạnh mẽ hơn (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tôi đi dạy (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Xác lập cơ sở pháp lý để góp phần xây dựng một nền giáo dục thực học và dân chủ (ĐBND).
3- PTT Nguyễn Thiện Nhân: “Học xong người dân có hết nghèo?” (Infonet).
- Thiệt thòi trẻ tự kỷ: Kỳ 1 Chính sách chưa được “luật hóa” (GD&TĐ). Giờ học cá nhân của trẻ tự kỷ  => 
- Nhiều sai phạm tại Trường ĐH Ngoại thương (KTĐT).
- Em yêu mến cô nhiều lắm (GD&TĐ).
- Mẹ chạy xe ôm nuôi 3 con học đại học (PNTP).
- Dạy học ở Cambodia: Khó khăn ban đầu (Rhio-kh).
- Đại học Pháp thắt lưng buộc bụng (RFI).
- Giải mã thành công hệ gen một số giống lúa ở VN (KP).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Gia đình 18 thuyền viên đang “mắc kẹt” tại Trung Quốc cầu cứu (PNTP).  – 18 thuyền viên kêu cứu từ Trung Quốc (NLĐ).  – Mỏi mắt chờ ngày bán tàu để đưa thủy thủ về nước! (TTXVN).
- “Bệnh lạ” ở Kon Tum là ổ dịch viêm gan virus A (VOV).  – Thai phụ tử vong bất thường sau 2 mũi tiêm (NLĐ). – Điều chuyển công việc của điều dưỡng làm rơi 5 bé sơ sinh (VOV).  – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ có trách nhiệm với 5 bé bị điều dưỡng làm rơi (QĐND).
- Video: Giải cứu người đàn bà bị xích trong rừng 2 năm (BTTGP KonTum/ MrLeThiCongNhan).
- Tương ớt miền Trung gây ung thư: Nhà khoa học chỉ cảnh báo! (LĐ).
- Phòng, chống BLGĐ [bạo lực gia đình]: Phạt tiền, liệu có hiệu quả? (PNTĐ).
4<- Cho người đồng tính sống chung, chưa thừa nhận (KP).
- Điều động hàng chục CSGT chặn “xe điên” (HNM).
- Săn “cát tặc” mùa cao điểm (ANTĐ).
- Video: Tiêu điểm: Quản lý cấp chính quyền cơ sở – góc nhìn từ thực tế (VTV).
- Video: Việt Nam – Đất nước – Con người: Cây dừa trên xứ cù lao (VTV).
- Video: Mũ bảo hiểm làm bằng giấy báo (VTV).
- Ngôi sao Glee ‘chết vì rượu và heroin’ (BBC).
- 20 học sinh Ấn Ðộ thiệt mạng sau bữa ăn trưa ở trường (VOA).

QUỐC TẾ
- Khủng hoảng tỵ nạn ở Syria (BBC). “Xung đột tại Syria đã gây nên khủng hoảng người tỵ nạn tệ nhất 20 năm trở lại đây, với trung bình sáu nghìn người phải di tản mỗi ngày trong năm 2013”. – Ngoại trưởng Mỹ thảo luận về tình hình Syria, Israel-Palestine (VOA). – Syria: Tranh cãi mới về vũ khí hoá học (ANTG).  – Lực lượng thánh chiến bị đánh bật khỏi ‘điểm nóng’ ở Syria (Tin tức).  – Tổng thống đắc cử Iran ủng hộ Syria (Tin tức).  – Al-Qaeda muốn đuổi FSA khỏi Bắc Syria (KT).
- Nội các lâm thời Ai Cập tuyên thệ nhậm chức (VOA). – Tân chính phủ Ai Cập : Giới kinh doanh hài lòng, phe Hồi giáo phẫn nộ (RFI). “Giới kinh doanh Ai Cập rất hoan nghênh tân chính phủ. Họ đánh giá cao ê-kíp đầy kinh nghiệm trong lãnh vực kinh tế, và cũng đồng tình với việc loại trừ phe Huynh đệ Hồi giáo”. - Phe Huynh đệ Hồi giáo kêu gọi một đợt biểu tình mới ở Ai Cập (VOA).
5- Ông Putin: Quan hệ Nga-Mỹ quan trọng hơn vụ Snowden (VOA). – Matxcơva không muốn vụ Snowden làm tổn hại quan hệ Mỹ-Nga (RFI). – Luật sư: Snowden có thể xin nhập tịch Nga (VOA). – Snowden không loại trừ khả năng trở thành công dân Nga (Tin tức).
- Phó chỉ huy al-Qaida ở Yemen bị máy bay không người lái bắn chết (VOA). =>
- Tàu chở dầu với 24 thủy thủ bị cướp ngoài khơi Gabon (VOA).
- Philippines: Bầu cử lập pháp, một trắc nghiệm về uy tín của tổng thống Aquino (RFI).
- Bất ổn gia tăng sau vụ ngộ độc nghiêm trọng tại Ấn Độ (VOV).  – Ấn Độ: Chấn động vụ hiếp dâm tập thể nữ tu sĩ (DV).

* RFA: + Sáng 17-07-2013; + Tối 17-07-2013
* RFI: 17-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 16 [17]/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 17/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 17/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 17/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 17/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 17/07/2013; + 360 độ Thể thao – 17/07/2013; + Thể thao 24/7 – 17/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 17/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 17/07/2013; + Thời tiết du lịch – 17/07/2013; + Thời sự 12h – 17/07/2013; + Thời sự 19h – 17/07/2013.

1899. Bà Dương Thị Tân: Tuyệt thực đã 25 ngày, Điếu Cày đang cực kỳ nguy kịch

RFI – Việt ngữ
Thụy My
17-07-2013
Nghe audio Phỏng vấn bà Dương Thị Tân
Theo như cảm nhận của tôi, phán đoán của tôi, tình hình ông Hải cực kỳ nguy kịch. Đang ở cái mức độ nguy hiểm lắm, thì ông Nghĩa mới liều để mà nói ra ! Biết rằng nói ra sẽ bị người ta khủng bố, người ta đe dọa hoặc là kỷ luật, ở trong cái chốn lao tù không ai biết, nhưng ông buộc phải nói ra !

Đã từng tuyệt thực một lần 28 ngày. Cái ngày cao điểm, ngày sau cùng ấy họ buộc phải đưa ông ấy đi cấp cứu vì ông đã giống như một trạng thái chết lâm sàng ! Ông còn không dung nạp được bất kỳ thứ gì mà họ đổ cho ông ấy. Có nghĩa là khi vào bệnh viện, người ta đổ sữa, đổ nước cho ông ấy là hoàn toàn ông không nuốt được. Tức là cơ thể không tiếp nhận được bất cứ một cái gì nữa, thì họ vội vàng phải đưa vào cấp cứu tích cực, mất bốn ngày ông ấy mới tỉnh dậy.
H2
Theo tin chúng tôi vừa nhận được hôm nay 17/07/2013, blogger Điếu Cày, đã tuyệt thực trong trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, cho đến hôm nay đã là ngày thứ 25. Bà Dương Thị Tân, vợ ông ra thăm nhưng không được gặp, vừa về đến Thành phố Hồ Chí Minh thì nhận được tin dữ từ vợ một người bạn tù. Gia đình đang rất hoảng loạn vì như vậy tính mạng Điếu Cày đang bị đe dọa.
Blogger Điếu Cày tên thật là Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1952, bị giam giữ từ ngày 19/04/ 2008 vì tội « trốn thuế ». Sau hai năm rưỡi tù giam, khi được mãn hạn vào tháng 10/2010, ông không được trả tự do mà bị truy tố tiếp vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự. Ngày 24/09/2012, ông bị ra tòa cùng vói các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, và lãnh bản án 12 năm tù cộng thêm 5 năm quản chế.
Là người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, blogger Điếu Cày đã từng viết nhiều bài đấu tranh chống bất công xã hội, và là một trong những người tích cực xuống đường rất sớm ngay từ cuối năm 2007 để biểu thị lòng yêu nước, phản đối các hành động xâm lấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Được biết trước đây khi bị giam ở trại B34 của Bộ Công an, blogger Điếu Cày đã từng tuyệt thực 28 ngày. Điều đáng chú ý là sự kiện tù nhân lương tâm nổi tiếng này tuyệt thực diễn ra sau vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam số 5 của Bộ Công an ở Yên Định, Thanh Hóa vào tháng Sáu mới đây. Đến ngày 30/6 lại xảy ra vụ hàng trăm tù nhân ở phân trại 1 ở Xuân Lộc, Đồng Nai nổi loạn, bắt giám thị làm con tin để đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu của họ về điều kiện giam giữ.
Những sự cố liên tiếp xảy ra cho thấy tình trạng các nhà tù ở Việt Nam đang có nhiều vấn đề. Đặc biệt là cách đây một năm, vào ngày 02/05/2012 nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, ông Barack Obama đã từng nhắc nhở « đừng quên những người như blogger Điếu Cày ». Vào thời điểm chỉ trước chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang có một tuần, chắc chắn Tổng thống Mỹ sẽ không quên đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm sắp tới.
Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại tối nay, bà Dương Thị Tân đã cho biết những cảm xúc của gia đình khi đột ngột biết tin ông Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực từ 25 ngày qua.
Bà Dương Thị Tân : Từ lúc bốn giờ chiều đến giờ khi nghe cái tin này cả tôi lẫn các con đều rất hoảng loạn, thực sự trong gia đình giờ này chưa ai ăn uống được gì. Nếu tính ra là đã bảy tiếng đồng hồ rồi mà chưa ăn nổi cái gì, vì rất là hoang mang, rất là lo lắng. Đâu có phải ở gần ngay đây để mình chạy đến chất vấn, hỏi người ta cho nó rõ chuyện đâu. Mà trong khi đó tôi vừa từ Nghệ An về hôm qua, hôm nay tôi mới về đến nhà.
Tôi đi thăm ông Hải ngày hôm qua. Đến nơi họ để tôi chờ từ 13 giờ rưỡi cho đến tận 16 giờ rưỡi, tức là bốn tiếng đồng hồ. Hơn bốn tiếng đồng hồ ở ngoài nắng, sau đó họ mới vào, họ chỉ trả lời rất là ngắn gọn. Và họ nói ào ào cho nhanh đi, là ông Hải bị kỷ luật, không được cho thăm gặp.
Tôi có chất vấn là anh giải thích cho tôi về luật pháp, thì anh cũng phải cho tôi biết là tại sao ông Hải bị kỷ luật, và bị kỷ luật từ lúc nào ? Vòng vo mãi mấy câu thì người ta cũng buộc phải nói là, à, ông ấy gây rối ở trong trại giam, cho nên bị kỷ luật. Khi tôi hỏi là bị từ bao giờ thì ông ta không biết trả lời làm sao cả ! Và loanh quanh một lúc thì nói đại là – tôi nghĩ là nói đại thôi – là một tuần rồi.
Tôi bảo luật pháp quy định rõ ràng là khi bị kỷ luật không quá một tuần, thì ông ta có chữa lại là mười ngày. Tôi có bằng chứng cho việc ông ta nói. Ông nói mỗi một đợt kỷ luật là mười ngày. Tôi bảo vậy thì tôi sẽ ra ngoài, tôi thuê nhà trọ ở lại ba ngày để tôi sẽ vào đây sau khi hết mười ngày, thì ông ta có nói với một câu là có thể lần này như thế này, lần sau thì cũng chưa biết để nói. Sau đó ông ta đi rất nhanh, để lại cho một, hai cậu phụ tá để kiểm tra những món đồ mà tôi gởi.
Trong buổi gặp gỡ rất là ngắn ngủi như thế, ông ta giải thích về chuyện này chuyện kia và đồng thời nói rất nhiều về tình người, về đạo lý, là chúng tôi có tình người cho nên chúng tôi sẽ để cho chị gửi những đồ này. Nhưng tôi đâu có biết rằng đấy chỉ là một hình thức che đậy.
Tôi hoàn toàn ngỡ ngàng, hoàn toàn choáng váng khi nghe chị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói, em ơi, anh Hải tuyệt thực 25 ngày rồi ! Anh Nghĩa nói với chị, vừa nói vừa khóc, và mới nói được một câu đấy là nó bịt miệng anh Nghĩa lôi đi, sau đó giữ chị lại lập biên bản vi phạm nội quy của trại giam.
Thấy thế quá bức xúc nên chị mới nói với mấy người lập biên bản chị, là các cậu các cô mới là những người không có kỷ luật. Các cậu các cô vi phạm kể cả về luật pháp cũng như về đạo lý làm người, cho nên đừng bao giờ bảo tôi ký vào những thứ biên bản của các cậu các cô. Chị cũng lớn tiếng mắng cho như thế, cho nên sau đó họ tự lập biên bản ra thôi chứ chị cũng chẳng ký, chị đi về.
Cho chị gặp chồng được mười lăm, hai mươi phút gì đấy, nhưng khi anh ấy nói cái câu « Anh Hải tuyệt thực » một cái là bịt miệng lôi đi luôn, thì chẳng biết là đã nói đủ những chuyện gì của gia đình hay chưa.
Theo như cảm nhận của tôi, phán đoán của tôi, tình hình ông Hải cực kỳ nguy kịch. Đang ở cái mức độ nguy hiểm lắm, thì ông Nghĩa mới liều để mà nói ra ! Biết rằng nói ra sẽ bị người ta khủng bố, người ta đe dọa hoặc là kỷ luật, ở trong cái chốn lao tù không ai biết, nhưng ông buộc phải nói ra !
RFI : Trước đây vào năm 2011 anh Hải đã từng tuyệt thực một lần rồi phải không chị ?
Đã từng tuyệt thực một lần 28 ngày. Cái ngày cao điểm, ngày sau cùng ấy họ buộc phải đưa ông ấy đi cấp cứu vì ông đã giống như một trạng thái chết lâm sàng ! Ông còn không dung nạp được bất kỳ thứ gì mà họ đổ cho ông ấy. Có nghĩa là khi vào bệnh viện, người ta đổ sữa, đổ nước cho ông ấy là hoàn toàn ông không nuốt được. Tức là cơ thể không tiếp nhận được bất cứ một cái gì nữa, thì họ vội vàng phải đưa vào cấp cứu tích cực, mất bốn ngày ông ấy mới tỉnh dậy.
Bây giờ ngày hôm nay ở cái trại Thanh Chương này đã là ngày thứ 25. Trước đó là 28 ngày, và bây giờ là 25 ngày, mà ở cái chỗ Thanh Chương này, từ trại giam đó đến nơi có bệnh viện phải 70 cây số. Đường khó đi, chứ không phải như trong thành phố, ở đây người ta hụ còi lên chạy một tí khoảng mươi, mười lăm phút đến bệnh viện. Ở nơi đó có thể họ phải đi hai tiếng đồng hồ thì mới tới được bệnh viện.
Tôi chắc chắn một điều rằng tính mạng ông Hải đang bị đe dọa nghiêm trọng ! Các cháu từ chiều đến giờ mỗi đứa một xó không nói năng gì, tội nghiệp lắm.
RFI : Nhưng có lẽ Nhà nước cũng không dại gì để xảy ra chuyện xấu nhất cho anh Hải ?
Trời ơi, họ đã từng tuyên bố mà, họ sẽ đánh cho bác sĩ nhìn không ra, luật sư tìm không thấy ! Họ tuyên bố rõ ràng ở trong cái đồn công an như thế, mà rõ ràng họ biết ông Hải được biết đến như thế mà còn làm như vậy.
Con người ta ở cái đất nước này, và ở trong tay của họ nữa ! Đang là một cái gai trong mắt họ nữa thì nói thật với cô, đã từng nhiều người chết rồi cô thấy không. Rất, rất là nhiều người rồi. Chết thảm luôn mà nó đổ vạ cho người ta thế nọ thế kia, tự tử rồi là…Nói chung là « tự chết », chứ không phải nó làm chết !
Thế thì cô nghĩ thử xem là gia đình có lo hay không. Con người khỏe mạnh như thế, bảy tám chục ký lô, vào trong đồn công an một lúc ra thành cái xác không hồn, thì thử hỏi rằng ai mà không lo. Hang hùm miệng sói mà ! Chúng nó giết người có bảo kê. Cho nên nói thật với cô, các cháu nó lo không phải là không đúng, mà chính bản thân tôi cũng rất là lo.
RFI : Xin rất cảm ơn bà Dương Thị Tân, cầu mong bình an cho ông Nguyễn Văn Hải và gia đình. 
Nguồn: RFI – Việt ngữ

Việt Nam chi tiền để giá gạo rẻ nhất thế giới?

(Trái hay phải) – “Chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ gạo đang góp phần làm giá gạo Việt Nam rẻ nhất thế giới, danh nghĩa là hỗ trợ nông dân nhưng thực tế doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi lớn, còn người nông dân chỉ được chút ít lợi ích gián tiếp”, TS. Nguyễn Văn Nam nhận định.

Trong bài trước, chúng tôi đã gửi tới quý độc giả những phân tích của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) về thực trạng nền nông nghiệp VN hiện nay, ở phần này chúng tôi xin tiếp tục gửi tới quý vị những phân tích của ông về chính sách thu mua gạo tạm trữ mà Chính phủ đang thực hiện và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho nền nông nghiệp nước ta.

PV - Thưa ông, có ý kiến cho rằng chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ đang không mang lại nhiều hiệu quả, và thực tế người nông dân vẫn không có lãi. Ông nghĩ thế nào về chương trình này?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam: Chính sách đó là một cách làm không mang lại hiệu quả trực tiếp cho nông dân, nhưng đấy là cách làm đơn giản và dễ thực hiện nhất, thực tế là nhà nước hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo trên thị trường, việc làm này tác động tăng cầu tiêu thụ gạo đẩy giá lúa trên thị trường tăng 100 - 200 đồng/kg. Đây là cái lợi gián tiếp mà nông dân có thể được hưởng. Tuy nhiên, không phải hộ nông dân nào cũng đợi được đến lúc triển khai chương trình mới bán thóc. Vì vậy lợi ích mang lại cho nông dân nghèo rất ít ỏi.
ts-nguyen-van-nam-Phunutoday.vn
PGS.TS. Nguyễn Văn Nam.
Việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu giúp họ giảm chi phí cho việc thu mua gạo, tức là mua được giá rẻ, và đương nhiên doanh nghiệp cũng sẵn sàng xuất khẩu với giá rẻ hơn mà lợi nhuận không bị suy giảm. Thêm nữa, nhà xuất khẩu sẵn sàng bán giá rẻ vì họ có một chân hàng rất dồi dào trong nước, và họ sẽ tiếp tục xuất khẩu lô thứ 2, 3… tổng hợp lại là lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so với việc họ dự trữ và chờ giá cao mới xuất hàng. Vì vậy, chính sách hỗ trợ tạm trữ gạo lại vô tình đẩy giá xuất khẩu gạo VN xuống thấp. Với giá thấp đó lợi ích nhà xuất khẩu không hề suy giảm, còn người nông dân chịu mọi thua thiệt, càng làm càng lỗ.

Bản thân nông dân cần bán thóc, còn chương trình lại hỗ trợ mua gạo, như vậy “lợi ích cho người nông dân” chỉ là một con bài chính trị nhằm thực hiện lợi ích thiết thực và lớn lao cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, xưa nay chỉ có thể dự trữ thóc lúa thì mới có thể duy trì được chất lượng hạt gạo, còn dự trữ gạo chỉ có làm chất lượng hạt gạo giảm, dự trữ càng lâu chất lượng càng giảm, kéo theo giá trị giảm.

PV – Có ý kiến cho rằng lúa gạo đang dư thừa nên giá bị đẩy xuống, ông nghĩ sao về điều này?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam: Không phải như vậy, vì thế giới vẫn thiếu, gạo Ấn Độ, Myanmar, Pakistan… vẫn bán được giá cao hơn của chúng ta. Trong tương lai, các nhà khoa học đều thống nhất dự báo năng lượng và lương thực là hai mặt hàng vẫn tiếp tục khan hiếm. Hiện Trung Quốc đã bắt đầu phải nhập khẩu lương thực, mà Trung Quốc nhập thì sức hút sẽ khủng khiếp.

Tuy vậy, trong tình thế hiện nay của nước ta thì không nên mở rộng thêm diện tích trồng lúa, không chạy theo số lượng mà cần tập trung cho chất lượng lúa và khâu chế biến để tăng giá trị cho hạt gạo. Việc chuyển đổi cây trồng là vấn đề đáng phải nghiên cứu, nhưng phải rất thận trọng tránh lặp lại sai lầm như trồng lúa. Mặt khác phải nghĩ tới những khâu chế biến sản phẩm từ gạo, để làm tăng giá trị gia tăng của hạt gạo, như các nước Đài Loan, Nhật Bản… đã làm.

PV - Vậy giải pháp cần thiết hiện nay để giải quyết những tồn tại, khó khăn trên là gì, thưa ông?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam: Tất nhiên phải tái cơ cấu toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo, từ trồng trọt qua thu mua chế biến cho tới tiêu thụ và xuất khẩu. Việc trồng lúa phải được tổ chức lại, theo hướng các cánh đồng mẫu lớn đang triển khai.

Phải xây dựng một hệ thống doanh nghiệp chế biến lớn, hiện đại, đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị đó, như hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có một số doanh nghiệp ở Đồng Tháp, An Giang làm được vai trò này, nhưng nhà máy còn nhỏ bé cỡ cấp huyện. Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp này, để họ trở thành những doanh nghiệp đầu đàn trong ngành công nghiệp lúa gạo. Để có nhà máy lớn chúng ta cũng có thể gom các nhà chế biến nhỏ hiện nay lại với nhau thành một công ty cổ phần trang bị máy móc hiện đại, xây kho có thể dự trữ thóc 6 tháng, 1 năm phục vụ cho chế biến.

Tổ chức lại việc thu mua thóc lúa cho nông dân, và tiêu thụ gạo trong nước cũng như xuất khẩu thì các nhà máy chế biến lớn sẽ hợp đồng với nông dân về sản xuất, tiêu thụ và họ cũng định hướng cho nông dân trong sản xuất. Nghĩa là tạo một mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chế biến gạo với nông dân mới giải quyết được cơ bản khâu tiêu thụ thóc gạo cho nông dân, như Công ty lương thực Tân Hồng (Đồng Tháp) đang làm.

Thêm nữa, những năm được mùa, các nhà máy vẫn không thể thu mua hết thóc của nông dân. Trước đây, ở Thái Lan theo từng vùng sản xuất lúa người ta xây dựng những cụm kho lớn, để làm dịch vụ phơi sấy, quạt sạch và lưu kho cất giữ thóc hộ cho nông dân. Đến mùa thu hoạch nông dân không bán thóc được cho nhà máy thì mang thóc tới đây phơi khô, quạt sạch gửi vào kho. Với giấy biên nhận lưu kho này nông dân có thể gặp ngay ngân hàng (cũng trong cụm kho ấy) thế chấp và vay tiền về đầu tư sản xuất vụ mới.

Sau đó nông dân chỉ cần theo dõi diễn biến của giá cả thị trường, lúc nào thấy bán được thì thông báo cho ban quản lý kho người ta bán cho anh. Bán xong, nông dân đến làm thủ tục thanh toán với kho và trả nợ ngân hàng, nhận tiền về. Như vậy nông dân không bị ép giá, không bị lừa đảo, vẫn nắm quyền mua bán, mà lại giải quyết được nhu cầu tài chính cho mình. Chính phủ muốn hỗ trợ nông dân cũng rất dễ thực hiện, chỉ cần giảm giá dịch vụ của kho và giảm lãi vay ngân hàng là được.

PV – Để xảy ra tình trạng nông nghiệp “bết bát” như hiện nay, theo ông trách nhiệm các bộ ngành ra sao?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam: Bộ NN&PTNT phải có trách nhiệm chính trong việc này, nước xuất khẩu gạo hàng đầu mà phần lớn giống lúa đều phải nhập ngoại, một số giống trong nước sản xuất được thì mới đưa ra đại trà đã bị làm giả, giống không duy trì được phẩm cấp hạt gạo.

Tái cơ cấu sản xuất và kinh doanh lúa gạo chưa làm được bao nhiêu, vẫn để sản xuất nhỏ, mua bán manh mún… không có chính sách đầy đủ để công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành lúa gạo.

Việc hỗ trợ tạm trữ gạo cần phải tính toán lại, làm sao mang đến lợi ích trực tiếp cho nông dân. Để hình thành hệ thống doanh nghiệp chế biến thì nhà nước phải hỗ trợ đầu tư, phải có chính sách tái cơ cấu cụ thể.

Hiện Đảng và Chính phủ đã coi nông nghiệp và nông thôn là mặt trận quan trọng đang có nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi, để những chính sách này có hiệu quả cần nắm chắc nhu cầu của sản xuất và kinh doanh, phải sử dụng biện pháp kinh tế cụ thể và hiệu quả để đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh mặt hàng gạo cũng như các mặt hàng nông sản nói chung.

PV – Xin cảm ơn ông!
  • Lê Việt (thực hiện)

Chủ nghĩa mắt lim dim: Bách chiến bách thắng

Nguyên Anh (Danlambao) Người dân trong nước mỗi khi xem truyền hình đều được ban tuyên giáo phát không cho các khẩu hiệu bắt buộc phải nghe, nào là xóa đói giảm nghèo, phòng và chống tham nhũng (?), kiên định đường lối Mác Lê Nin, tư tưởng đạo cđức HCM làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Ai nghe xong lỗ tai này cũng lọt qua tai kia và phì cười nắc nẻ...
Xóa đói giảm nghèo nghiêm túc nhìn thì đó là một chương trình rất tốt, nhưng xóa nghèo sao dân VN vẫn nghèo xơ nghèo xác, thanh niên sắp hàng dài trước các sứ quán nước ngoài, nam thì hy vọng bán sức lạo động xứ người ngỏ hầu kiếm ngoại tệ gửi về gia đình, nữ thì khá hơn mong muốn kiếm được một tấm chồng củ sâm, củ mì gì đấy hoặc tiêu cực hơn là bán chính thân xác của mình để kiếm tiền nơi đất khách!
Đài truyền hình thành Hồ ra rã luận điệu như con két những hộ có thu nhập trên 12 triệu/năm là đã thoát nghèo! Hãy cùng nhẩm tính 12 triệu là số tiền chưa tới 600 usd được chia đều cho 12 tháng tương đương mỗi tháng thu nhập hộ dân đó chỉ là 1 triệu = chưa tới 50 usd! Đó là tiêu chuẩn của nhà cầm quyền định lượng giàu nghèo!
Các chương trình ngôi nhà tình nghĩa tình thương gì đấy chủ yếu phục vụ cho các o du kích, gia đình có công chứ những cái đầu ích kỷ của nhà cầm quyền không dành cho những người trong quân đội chiến tuyến bên kia.
Về phòng chống tham nhũng nghe còn cười tợn, giống như xem tấu hài khi mới đây cái gọi là chính phủ công bố các quan chức sau khi kiểm tra tài sản ai cũng sạch hết! Tham nhũng thì làm sao mà chống khi hai bên cùng thông đồng với nhau? Chỉ một chữ ký là tiền tự động chảy vào tài khoản ATM của các quan tham tại nhà banknước ngoài và ai sẽ thấy, sẽ biết điều đó?
Còn khi đã đánh động kiểm tra tất nhiên có thằng nào ăn vụng mà không biết chùi mép?
Với đồng lương hành chánh sự nghiệp thì tiền đâu các sếp uống rượu ngoại, ở nhà lầu, đi xế hộp và tiền đâu cho con du học Mỹ, Úc, Canada với học phí một năm gần 500 triệu đồng? Lương thủ tướng 3 Ếch bao nhiêu khi cậu ấm Nghị học bên Mỹ và cậu Triết học bên Anh?
Thì thôi, các sếp có tham nhũng thì câm cái miệng cho dân nhờ, chứ đừng bắt người dân Việt phải nghe những khẩu hiệu chủ nghĩa Mác Lê Nin thổ tả và tư tưởng HCM vì nếu có con chuột nào bị lộ cũng không đến nỗi tử hình như đàn anh tàu khựa bên kia, thối quá thì cho hạ cánh an toàn về nhà hưởng phước.
Có ông bà nghị nào hay quan chức chính phủ nào đủ can đảm đăng đàn nói về cái ưu việt của chủ nghĩa này không? Và cho người dân được biết lý do tại sao nước chúng ta kiên định con đường đấy dù dẫn đưa cả nước xuống nghèo nàn lạc hậu!
Chả có ma nào hiểu chứ đừng bốc phét.
Chủ nghĩa của các vị chỉ giải thích láo toét là con đường đưa nước chúng ta thành một quốc gia dân chủ, công bằng văn minh. Nhưng thực tế cho thấy ở cái chế độ CS này chuyện các ngài nói chỉ là mị dân! Và những người kiên định chủ nghĩa Mác Lê Nin đại diện cho các vùng miền mà ở các quốc gia khác gọi là thượng nghị sỹ khi đến diễn đàn quốc hội chỉ việc kiên định theo con đường mắt lim dim thế này đây!
Cũng phải thôi, mấy con heo ăn no thường hay buồn ngủ và người dân cũng không trông mong gì vào những chú lợn được gọi là những nhà lập pháp và hành pháp VN!


Chủ nghĩa Mắt Lim Dim tự sướng muôn năm!
Muốn nằm, muốn nằm, muốn nằm!
Nguyên Anh
danlambaovn.blogspot.com
 

Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành CA

Bà Bùi Tuyết Minh được bộ trưởng CA Trần Đại Quang trao quyết định thăng hàm thiếu tướng hôm 13/7, chính thức trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành côn an CS.
Bảng Đỏ (Danlambao) - Sau đợt phong tướng một cách vô tội vạ cho hàng loạt quan chức CA, hệ thống truyền thông lề đảng tiếp tục ồn ào ngợi ca về một nhân vật được gọi là 'nữ tướng đầu tiên' của ngành CA cộng sản – bà Bùi Tuyết Minh.
Bà Minh (51 tuổi) hiện đang là giám đốc CA tại tỉnh Kiên Giang, đây vốn được xem là 'lãnh địa' mà gia đình bên vợ TT Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm toàn bộ quyền lực.
Theo báo chí lề đảng, bà Bùi Tuyết Minh gia nhập ngành CA năm 19 tuổi, công tác tại Kiên Giang. Trong vai trò là một 'trinh sát ngoại tuyến', bà Minh đã được nhiều danh hiệu và thành tích trong việc 'triệt phá' các hoạt động 'đưa người vượt biên trái phép'.
Viết đến đây, Bảng Đỏ tui bỗng phì cười với cái cách dùng từ của cha con công an cộng sản. Đã là 'vượt biên' mà còn thòng thêm từ 'trái phép', vậy tức là đảng cs cũng thừa nhận có một loại hình gọi là 'vượt biên có phép' chăng?
(Nhắn với mấy ông Dư Lợn Viên của đảng, muốn biết 'vượt biên có phép' là gì thì hãy cứ hỏi gia đình, họ hàng nội ngoại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ rõ.)
'Vượt biên có phép' được biết đến với tên gọi khác là 'vượt biên bán chính thức'. Có lần, một bác lớn tuổi kể lại với Bảng Đỏ rằng: Tại Kiên Giang, mỗi người muốn vượt biên theo còn đường bán chính thức phải nộp ít nhất 12 cây vàng cho gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi đã bán bãi lấy vàng xong, hầu hết những con tàu chở người vượt biên khi  vừa ra đến biển đều bị công an biên phòng bắn chìm để bịt đầu mối. Sau mỗi chuyến như vậy, hàng trăm người vượt biên chết mất xác trên biển, trong khi vàng thì vẫn cứ chảy đều về nhà ông Dũng.
Đó cũng là nguồn gốc của số tiền khổng lồ để xây nên ngôi nhà thờ tổ cha dòng họ Nguyễn Tấn Dũng. Số tài sản kếch sù mà gia đình ông Dũng có được như hôm nay, tất cả đều lấy từ vàng và mạng sống của nhân dân, đặc biệt là những người vượt biên đã bỏ mạng trên vùng biển Kiên Giang.
Trở lại với chủ đề về 'bà tướng đầu tiên' của ngành công an cộng sản. Qua những gì được truyền thông lề đảng công bố thì bà Bùi Tuyết Minh cũng chẳng có công trạng gì đáng kể, ngoài việc đi lùng sục, bắt bớ những người vượt biên hồi thập niên 80.
Đến một kẻ đi cướp đất như Đỗ Hữu Ca còn được phong tướng... cướp, thì việc bà Bùi Tuyết Minh được đảng cộng sản đặt danh hiệu 'bà tướng đầu tiên' thực ra cũng chỉ là bà tướng... tiền đâu.
Bà Minh được nói xuất thân từ một nữ cán bộ an ninh 'trinh sát ngoại tuyến'. Một cách dễ hiểu, 'trinh sát ngoại tuyến' là một công tác trong ngành CA, chủ yếu đi theo dõi tội phạm thì ít, nhưng rình rập người dân thì nhiều, đặc biệt là đối với những người đối lập. Các vụ theo dõi, hành hung đối với gia đình chị Dương Thị Tân, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Chí Đức, anh Đỗ Nam Hải... đều do lực lượng gọi là 'trinh sát ngoại tuyến' cầm đầu thực hiện.
Việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng tướng cho bà Bùi Tuyết Minh càng cho thấy bản chất 'lưu manh chuyên nghiệp' của nhà cầm quyền cộng sản và ngành công an. Kẻ bán bãi vượt biên đi phong tướng cho trùm mật vụ chuyên bắt người vượt biên.
Cũng theo báo lề đảng, khi còn làm công việc đi lùng bắt người vượt biên ở Kiên Giang, bà Bùi Tuyết Minh 'liên tiếp đạt được' những danh hiệu, thành tích như 'chiến sĩ thi đua' và 'chiến sĩ thi đua Quyết thắng'. Nếu quả thật bà Minh có những 'chiến công' như vậy, liệu rằng gia đình ông Dũng khi ấy có 'làm ăn' được hay không? Chi tiết này cho thấy, những phi vụ 'bán bãi, lấy vàng' của gia đình ông Dũng đều có sự tham gia và tiếp tay của bà Bùi Tuyết Minh.
Đồng thời, việc Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm thiếu tướng cho bà Bùi Tuyết Minh cũng là thủ đoạn nhằm gia tăng quyền lực cho phe nhóm thủ tướng. Bà Minh là giám đốc công an tỉnh Kiên Giang, đây là địa bàn mà gia đình bên vợ thủ tướng vẫn được xem là 'lãnh chúa Kiên Giang'. Với đầy đủ quyền lực nắm trọn trong tay, nhiều người trong gia đình thủ tướng đã thâu tóm toàn bộ hệ thống xăng dầu, taxi, bất động sản...
Bà Bùi Tuyết Minh có tham gia hùn hạp, móc nối làm ăn cùng gia đình TT Nguyễn Tấn Dũng hay không sẽ sớm được dư luận làm cho sáng tỏ. Riêng đối với những gia đình có thân nhân bỏ mạng trên đường vượt biên, việc Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm thiếu tiếng cho trùm mật vụ chuyên bắt người vượt biên là một tội ác không thể tha thứ.

Choáng với công văn “quái gở” bôi nhọ lãnh đạo

GiadinhNet - Những kiểu khoe mẽ, “cáo mượn oai hùm” không còn là sự lạ. Thế nhưng gần đây, việc ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội ký công văn đề nghị hoãn điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải bến xe Mỹ Đình tới UBND TP. Hà Nội và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khiến dư luận được phen “choáng váng”.

 
Choáng với công văn “quái gở” bôi nhọ lãnh đạo 1
Vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình vẫn chỉ xử lý theo kiểu "đầu voi đuôi chuột"?
 
Đến thời điểm này, mặc dù báo chí đã tốn bao giấy mực, cơ quan chức năng họp hành nhiều lần nhưng rút cuộc những lùm xùm xung quanh vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình vẫn chỉ được giải quyết theo kiểu "đầu voi đuôi chuột". Sự việc khiến dư luận thêm đặt dấu hỏi nghi vấn về "mối quan hệ lợi ích" - mà có thể đó là nguyên nhân xuất hiện một công văn thuộc hàng "độc nhất vô nhị".
 
Đó chính là công văn do ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội ký công văn đề nghị hoãn điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải bến xe Mỹ Đình tới UBND TP. Hà Nội và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội lại lôi quê quán của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành vào như một sự “hù dọa” thì quả là thế gian này có một không hai.
Trong Công văn số 18/2013/HH-CV do ông Liên ký ngày 10/6 và gửi đến các cơ quan chức năng sau khi nêu một số lý do, có đoạn: “Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của 1 Phó Thủ tướng, 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng Công an; Nam Định là quê của 1 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Ban Kinh tế Trung ương…”.
Xin không bàn đến việc công văn trên không đúng với thể thức của một văn bản hành chính nhà nước như đóng dấu “khẩn” (trong khi sự việc đã kéo dài từ lâu), gửi công văn vượt cấp hay việc tiêu đề đặt UBND TP Hà Nội lên trên Hiệp hội Vận tải (phải chăng cũng là hình thức “hù dọa”) bởi Hiệp Hội vận tải Hà Nội không trực thuộc UBND TP Hà Nội (?)... mà chỉ xin đặt câu hỏi: Tại sao lại ghi quê quán của các vị lãnh đạo cao cấp của đất nước vào công văn? Phải chăng những người soạn thảo muốn gửi “thông điệp” để cầu cạnh sự “nể nang” hay mong đợi sự “sợ” từ Hà Nội? Nếu đúng như vậy, đây là suy nghĩ ấu trĩ đến ngây ngô bởi điều đó không bao giờ xảy ra.
Tuy nhiên, nó không chỉ ngây ngô, ấu trĩ mà còn rất nguy hiểm. Cái công văn với thông điệp “cần phải lưu ý” này đã gieo rắc tính cục bộ địa phương, vùng miền vốn là vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm. Nó đã xúc phạm tới những địa phương không hoặc chưa có người làm lãnh đạo cao cấp nên có ý kiến cho rằng nó giống như một sự bôi nhọ lãnh đạo một cách trắng trợn.
Sau khi cái “công văn quái gở” trên được gửi đi, ông Liên có giải thích là do nhiều việc nên không đọc kỹ và đã thay thế công văn mới, lược bỏ đoạn “cần phải lưu ý”. Song, khó có thể biện minh là sơ suất mà thực ra, hoàn toàn có thể có ý đồ. Và theo quy định của pháp luật, người ký văn bản phải là người chịu trách nhiệm trước văn bản đó.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ Công an, một người quê Thái Bình, được cho là được nhắc đến trong đoạn lưu ý trên – khi trả lời báo chí, cho hay: “Trong việc này, chẳng hiểu vì động cơ gì mà ông Liên lại đưa thông tin như vậy vào công văn. Sẽ chẳng vị lãnh đạo nào liên quan đến nội dung lưu ý kia có ý kiến can thiệp vào chuyện này”.
Cũng theo Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, việc đưa thông tin lưu ý vào công văn như vậy có hàm ý đe doạ và tạo sức ép cho UBND TP Hà Nội.  
Cũng cần nói thêm cách đây không lâu, trong vụ việc xây cầu vượt ở khu vực Đàn Xã Tắc, chính vị Chủ tịch Hiệp hội vận tải Bùi Danh Liên đã có những ngôn từ đến… lạnh người: "Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân… Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận”.
Không hiểu điều gì đã làm vị Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội mờ mắt, không còn giữ được sự sáng suốt cần có?
Lã Xưa
 

1898. Nguyên lý nào cho phạt vi phạm hành chính trong gia đình ?

 

Đôi lời: Bài viết này đã được đăng trên báo Tia Sáng, nhưng đã bị cắt mất phần quan trọng nhất. Chúng tôi xin đăng lại nguyên bản của tác giả, để độc giả tiện theo dõi.
—-
TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB Đức
15-07-2013
Phần I  Từ phạt vi phạm hành chính trong gia đình ở ta…
Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; và phòng, chống bạo lực gia đình. Mục 4, các vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, Dự thảo quy định:
- Người bắt thành viên trong gia đình nhịn ăn, nhịn uống, mặc rách, chịu rét sẽ bị phạt tiền từ 1,5 đến 2 triệu đồng.
- Việc bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ cũng bị phạt tương tự.
- Người thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật làm người đó hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần; ép buộc xem, nghe, đọc văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị cũng bị phạt từ 1,5 đến 2 triệu đồng.
- Người chửi bới, chì chiết thành viên trong gia đình sẽ bị quy vào nhóm hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự và bị phạt từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Nếu tiết lộ và phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư thì mức phạt tăng thêm 500.000 đồng.
- Hành vi cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý như cấm ra khỏi nhà, không cho làm việc, không tiếp cận thông tin đại chúng sẽ bị phạt 100.000-300.000 đồng. Mức này cũng áp dụng với người theo dõi thành viên gia đình vì lý do ghen tuông gây tổn hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của nạn nhân.
- Ai buộc thành viên trong gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, ép uống thuốc kích dục, cưỡng ép thực hiện các hành động khiêu dâm sẽ bị phạt từ 500.000 đến một triệu đồng. Đặc biệt người “có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng mà vợ hoặc chồng không muốn” cũng bị xử lý cùng mức.
Phần II … Đến câu chuyện đau lòng của một người Việt ở Đức
 Cách 2 năm trước một toà án điạ phương ở  Đức đã ra một án trát khẩn không cần mở phiên xét xử cho bắt đi 2 bé gái L 3 tuổi và S 10 tuổi, con của bà Nguyễn và ông Lê đã ly dị (danh tính đã đổi). Lệnh Toà phán, 1- Tạm thời tước quyền cha mẹ đối với 2 con của họ. Cha mẹ không được phép chăm lo việc ăn ở, khám chữa bệnh, học hành, giáo dục và giao dịch với chúng. 2- Chừng nào quyền cha mẹ vẫn bị tước, thì quyền đó được chuyển cho Sở Thanh thiếu niên điạ phương và tìm cha mẹ giám hộ thay thế. Cho phép áp dụng biện pháp cưỡng chế chuyển giao 2 bé cho cha mẹ giám hộ, bằng cách lục soát nhà ở cha mẹ đẻ, sử dụng lực lượng cảnh sát mở cổng ra vào và cửa các phòng, để tìm chúng. 3- Cử Luật sư bảo vệ quyền lợi cho 2 bé khi xét xử chính thức.  Toà ra án trát chỉ 5 ngày sau khi nhận được đơn đệ nghị của Ủy ban thành phố chiểu theo Điều 8a đoạn 3, Bộ  Luật Xã hội SGB VIII, Điều 1666 Bộ luật Công dân BGB, để bảo vệ trẻ em. Đơn đề nghị của Ủy ban giải trình:
- Tình cảnh gia đình. Vợ chồng Lê-Nguyễn ly dị, người mẹ giữ quyền một mình nuôi 2 con nhỏ, sống trong một căn hộ chừng 70 m2. Bé S học lớp 3 trường phổ thông cơ sở cạnh nhà, buổi chiều chơi trong vườn trẻ. Bé L, do nhà trẻ thiếu chỗ không nhận, ở nhà với mẹ cả ngày. Hai bên ly dị khi người mẹ đang có thai bé thứ 2, phải mang theo bé lớn S vào nhà bảo hộ phụ nữ sống ở đó một năm, để tránh nạn bạo hành cả 2 mẹ con như cơm bữa của người chồng vũ phu. Bé S lớn lên trong cảnh sợ hãi, dúm dó trước những cơn thịnh nộ của người cha sáng xỉn chiều say, đánh đập vô cớ 2 mẹ con triền miên; người mẹ luôn đau khổ uất ức tới mức phải tìm đến nhà bảo hộ phụ nữ trốn tránh, đâu còn mấy tâm trí để ý đến bé, mặc dù lòng mẹ nào chẳng thương con. Một bàn tay vuốt ve, một cử chỉ cưng nựng, một lời trìu mến của cha lẫn mẹ, bé hiếm khi có. Thay vào đó, giận cá chém thớt, mọi bực bội, phẫn uất của mẹ từ bố lại trút xuống đầu bé, làm bé khiếp đảm trước cả cha lẫn mẹ. Cảnh trốn chạy và sống trong nhà bảo hộ phụ nữ, một mặt giúp bé dần ý thức được sự phản kháng trước mọi hà hiếp áp bức của người khác, nhưng mặt khác trí óc non nớt của bé không thể hiểu hết nổi nỗi lòng người mẹ, ngày một trở nên khó bảo làm mẹ bé cũng ngày càng thêm bẳn tính khó chịu, hay doạ dẫm, quát nạt, bợp tai bé. Cái gì phải đến tất đến !
- Khởi đầu. Giữa năm trước, nhà trẻ báo cáo với Sở Thanh thiếu niên về tình hình bạo hành trong gia đình bé S và khả năng người mẹ bị qúa tải trong chăm nuôi con cái. Họ phát hiện ở cả trường lẫn nhà trẻ, bé S luôn mệt mỏi, kêu đau đầu, khám bác sỹ không phát hiện được nguyên nhân. Từ mấy tháng trước đó, nhiều lần bé tỉ tê kể cho cô nuôi dạy trẻ, cả hai chị em bị mẹ nhốt ở nhà, bỏ đi đâu cả ngày, điều bị pháp luật Đức cấm, làm họ lo ngại. Họ còn phát hiện được cả vết bầm tím trên cánh tay bé, rồi vết sứt trên môi, hỏi nguyên nhân, bé không nói. Tháng tiếp theo, cô giáo trông thấy nhiều vết thâm tím trên tay, dỗ hỏi, bé mới thành thật trả lời bị mẹ dùng đũa ăn cơm đánh đòn. Lập tức, họ mời người mẹ tới làm việc. Tại đó, người mẹ đồng ý ký đơn nhờ Sở Thanh thiếu niên giúp đỡ, được họ cử cô giáo tới nhà hướng dẫn, đỡ đần bớt công việc chăm sóc dạy dỗ 2 bé vốn quá tải so với khả năng người mẹ. Thoạt đầu, nhà trẻ, trường học cùng Sở Thanh thiếu niên hài lòng, nhận thấy người mẹ có tiến bộ dần nhận biết được nhu cầu của trẻ, chọn được biện pháp thích ứng xử sự, theo hướng dẫn của cô giáo. Tuy  nhiên sau 6 tháng, tới tháng 4.2011, Sở Thanh thiếu niên buộc phải ngừng cử người tới giúp đỡ, bởi người mẹ cảm giác mất tự do, luôn bị xét nét, một mực từ chối, bỏ các lịch họ hẹn gặp giúp đỡ, sau khi tuyên bố với họ đã học được cách chăm sóc giúp đỡ con cái, hưá giáo dục chúng bằng tình yêu, không bao giờ dùng roi vọt nữa. Sở Thanh thiếu niên đành buộc phải chấp nhận, sau khi đánh giá tình hình không nghiêm trọng tới mức phải viện đến toà án chế tài, chỉ khuyên người mẹ, bất cứ lúc nào cần cứ viện đến họ, họ sẵn sàng giúp đỡ. Trong biên bản hai bên ký kết đồng ý chấm dứt hỗ trợ, phiá Sở Thanh thiếu niên  nhấn mạnh, nếu xảy ra tình hình nghiêm trọng đe doạ trẻ như trước, họ sẽ viện đến toà án cưỡng chế người mẹ phải nhận giúp đỡ. Họ cẩn thận mời cả phiên dịch có mặt để tránh người mẹ không hiểu thấu đáo tiếng Đức.
- Tình hình nghiêm trọng. Cách tháng trước, bé S mách với cô giáo dạy trẻ bị mẹ đánh mắng liên tục, cô giáo báo tiếp lên trường và nhà trẻ. Nhà trường lập tức tổ chức gặp gỡ bé gợi hỏi thực hư. Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ, bé S được dịp kể lể 2 chị em thường xuyên bị mẹ đánh đòn, tới mức không nhớ được mỗi tuần bị mấy trận. Khi được cô giáo dỗ dành khơi gợi, đánh nhiều thế chắc bé đau lắm phải không, bé bắt đầu kể các kiểu đòn bé phải chịu đựng, khi thì bằng đôi đũa ăn, khi thì dùng đũa bếp, lúc thì sẵn tay bợp, khi thì dùng giày, nghĩa là gặp bất cứ thứ gì. Cô giáo không hiểu đũa bếp Việt Nam như thế nào, hỏi lại, bé giải thích loại đũa dùng vào 2 việc, vừa để khuấy đảo nồi cơm, vừa để đánh đòn con cái cho tiện. Rồi bé sải thẳng 2 cánh tay miêu tả nó dài tới 1 m như này, như này ! Trả lời câu hỏi bị đánh như thế nào, bé diễn tả bị bắt nằm sấp xuống, giơ mông và đùi cho mẹ đánh. Có lúc để nguyên cả quần còn đỡ đau, có lúc bắt tụt cả quần, đau lắm. Cả ngón tay, cánh tay cũng bị đánh, tóc cũng bị túm giật. Bé hồn nhiên kể lại rằng, cô giáo tới nhà giúp đỡ trước đây giải thích với nó ở Đức trẻ em không ai được phép đánh đập. Nhưng khi cô giáo nói điều đó với mẹ bé, thì mẹ bé liền bảo, chúng tôi là người Việt phải giáo dục theo kiểu Việt Nam. Cô giáo hỏi kiểu đó như thế nào, bé thản nhiên trả lời nghĩa là trẻ con sẽ bị ăn đòn nếu làm sai. Thấy cô giáo lắc đầu không hiểu như thế nào được coi là làm sai, bé kể chẳng hạn ăn không hết cơm, chải đầu không kỹ, bài tập về nhà không làm hết, sáng uể oải gọi không dậy ngay. Cô giáo hỏi xem mẹ bé xử sự với em gái bé như thế nào, bé trả lời, cũng vậy, bị la đánh, nếu ăn không hết, không đúng cách, hoặc để rơi quần áo xuống sàn. Mẹ bé thường đưa em của bé vào phòng tắm để trừng phạt, tránh nó khóc to hàng xóm biết; hết thảy mấy cô giáo ngồi nghe đều rùng mình. Hỏi bé nghĩ như thế nào về thời kỳ được cô giáo tới nhà giúp đỡ, bé S cho đó là những ngày đẹp đẽ nhất, và rất thích thú khi được cô đưa đi dã ngoại. Nhưng sau này, mẹ bé tỏ ra khó chịu. Thành ra, cô giáo không giúp đỡ được gì để mẹ bé thay đổi cách đối xử với con cái.
Cuối buổi gặp gỡ, cô giáo cho bé biết muốn mang 2 bé tách ra khỏi mẹ, đến ở một nơi khác, bé bỗng trở nên già dặn như người lớn, lập tức giải thích rất lo ngại, không thể bế được đưá em đi. Bởi bé L hàng ngày do bạn của mẹ bé nhận chăm sóc, nó lại không hề biết tiếng Đức. Bé cũng cảnh giác, biết đâu cha mẹ giám hộ cũng có thể đánh bé, bởi khi đánh mắng, người lớn rất kín đáo làm như không hề đánh mắng, chẳng ai biết.
Muốn giúp bé thì phải được bé đồng ý, luật Đức quy định cụ thể như vậy; cô giáo hỏi rõ ràng, bé thích ở với mẹ như hiện nay hay muốn thay đổi, đến một nơi ở mới, có cha mẹ giám hộ chăm sóc. Bé trả lời dứt khoát muốn thay đổi. Nhưng khi được giải thích tới chỗ mới, bé phải thay đổi cuộc  sống, trường học mới, bạn bè mới, cha mẹ mới, một vùng đất mới, mẹ đẻ chỉ tới thăm, thì lòng bé bỗng rối bời, xao xuyến, không nỡ từ giã nơi ở cũ, liền hỏi, liệu người ta có thể đưa mẹ bé ra khỏi nhà để bé được ở lại, cha mẹ giám hộ sẽ về ở với bé, bé đã quen sống nơi này rồi không muốn rời xa. Các cô giáo nghe bé thổ lộ, rơm rớm nước mắt, một đưá trẻ tha thiết với ngôi nhà mình đến nhường ấy, mà rốt cuộc lại không tỏ ra một dấu hiệu vương vấn gì với người mẹ từng chăm bẵm mang nặng đẻ đau ra bé. Chẳng người mẹ nào không thương con, nhưng liệu thế giới này có bao nhiêu người mẹ đã không thấu hiểu nổi nỗi lòng của chúng ?
*Thi hành án: Cảnh sát điạ phương đã khôn khéo thực hiện trát khẩn của toà, bắt mang đi 2 bé gái L 3 tuổi và S 10 tuổi, một cách nhẹ nhàng, êm thấm, không xảy ra bất cứ sự cố gì. Bị mất con hoàn toàn bất ngờ, bà Nguyễn thất thần, khóc hết nước mắt, vái trời, lạy đất thảm thiết, thực qúa đỗi thương tâm. “Của đau, con xót“, bị mất cùng lúc 2 đưá con còn thơ dại, người mẹ nào chẳng đứt ruột, lià gan, bà tức tốc chạy ngược xuôi, tìm đến luật sư cầu cứu, đến những địa chỉ tư vấn tin cậy, đến Thời báo Việt Đức, đến các cơ quan hữu trách, nhất mực bác bỏ cáo buộc tố bà qúa đáng tội đánh đập con cái, quyết tâm tìm mọi cách, bằng mọi giá, cứu chúng trở về. Nhưng tất cả đã qúa muộn, hai con bà đã bị pháp luật kéo tuột khỏi bàn tay chở che, nắm giữ của bà. Án trát khẩn đã được thi hành, mọi ý kiến tư vấn chỉ còn đặt hy vọng vào phiên toà xét xử chính thức sẽ trả lại con cho bà, nếu thực sự hai con bà không thể sống thiếu tình mẫu tử dứt ruột đẻ ra chúng, và bà chứng minh được cho cơ quan công quyền tin tưởng tình mẹ con không thể chia lià đó.
*Về phiá bé S, ngày đầu tiên được đưa đến gia đình giám hộ, sau những giờ phút ngỡ ngàng làm quen ban đầu, bé bắt đầu chờn chợn cảm giác trống vắng, không giống như giờ khắc bé xăm xăm theo cảnh sát bỏ nhà ra đi, mơ về một mái nhà thoả ước, không còn bị đánh mắng. Tới đêm, khi bước vào phòng ngủ lạ, bé bỗng bừng tỉnh, nhận ra thực tại, đây không phải nhà của bé, rồi bật khóc nức nở như một đưá trẻ bỗng dưng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi bấu víu, chở che. Suốt đêm, đưá em bé bỏng cứ giật mình thức giấc cuống cuồng, khóc lóc, gọi mẹ thảng thốt, lòng dạ bé càng rối bời, loay hoay không biết phải làm gì. Hai chị em mặt ướt đẫm úp vào nhau, thút thít, nước mắt cả hai cứ thế ràn rụa chảy vòng quanh sang nhau.
Bao quan tâm, chiều chuộng, chăm sóc của cha mẹ giám hộ không hề vơi đi ở bé bản năng nhớ mẹ ngày một chồng chất. Bé bắt đầu thấm thiá, tiếc nuối, khát khao bóng hình mẹ, khóc bất cứ lúc nào trống vắng. Bức thư đầu tiên bé viết thấm đẫm nước mắt, tới tay người mẹ cũng được đọc trong nước mắt chan hoà. Đầu bức thư, bé vẽ một bầu trời cuồn cuộn những đám mây trắng, từ đó thả xuống bao trái tim non nớt, phiá trên là khuôn mặt 2 bé gái nhỏ nhoi thẫn thờ ngóng xuống, như đang tìm kiếm bóng hình mẹ chúng ẩn náu đâu đó, sau những búp hoa đang chờ nở. “Mẹ thương yêu của con ! con  không được khoẻ, bởi nhớ mẹ quá. Bất kể như thế nào, mẹ vẫn là người mẹ của hai con tốt nhất trên trần gian này. Đối với chúng con, thế giới này không người mẹ nào tốt hơn và đẹp hơn mẹ cả. Con gửi tặng mẹ những nụ hôn nồng thắm nhất, đặt lên má mẹ, bé L cũng vậy, con hôn bên phải, bé L bên trái. Con đã khóc, rất, rất, rất… nhiều, vào mỗi tối đến, trong từng buổi chiều, khi sáng sớm thức dậy. Con mong được nhìn thấy mẹ ngay bây giờ, được ôm chặt lấy người mẹ vô cùng yêu dấu của chúng con. Em L luôn miệng hỏi con, mẹ đâu rồi, con chỉ biết trả lời, mẹ đang bận đi làm…“. Đọc thư con, bà Nguyễn lòng dạ ngổn ngang, ân hận đã trót đòn roi phạt chúng, sung sướng hạnh phúc bởi con mình dù ở đâu mãi mãi vẫn con mình, tuyệt vọng trong nỗi bất lực không biết cách nào cứu chúng trở lại. Viết thư gửi con, bà Nguyễn nghẹn ngào, nức nở như khi chúng viết thư cho bà, mỗi chữ viết ra, là mỗi dòng nước mắt lả chã tuôn theo. “Thương gửi 2 con gái yêu! Mẹ… cô đơn biết dường nào. Nhìn vào cái gì, mẹ cũng nhớ đến các con nhiều hơn, nước mắt mẹ rưng rưng các con có biết không ?… Cuộc sống của 3 mẹ con mình  biết bao thăng trầm buồn khổ, những lúc các con gặp trái nắng trở trời, những quãng đời mẹ nghiệt ngã éo le trắc trở, gia đình tan nát. Nhưng chính các con đã tiếp sức cho mẹ, mẹ kiên quyết phải sống chỉ vì các con của mẹ bé bỏng còn đó, chúng không thể thiếu được tình mẫu tử của mẹ. Vậy mà giờ đây, các con đang rời xa mẹ. Mỗi một đêm về là thêm một đêm mẹ sợ hãi, mở mắt ra mẹ rùng mình, nhắm mắt lại mẹ hoảng hốt hơn, mẹ lo và thương 2 con mẹ còn bé bỏng đang đâu đó ngóng lòng mong mẹ. Chỉ khi nào các con lớn khôn, có con cái như mẹ bây giờ, mới hiểu hết nỗi lòng mẹ lúc này, tan nát xót xa dường nào khi buộc phải xa lìa những đứa con mình dứt ruột đẻ ra.
“Xứ người ơi…!  / Kiếp tha hương thật phũ phàng tàn nhẫn, / Xô đẩy tôi chới với giữa biển đời. / Con tôi đâu ? hỡi đất trời câm lặng. / Có thấu không ? tình mẫu tử vĩnh hằng…“.
Ngày các con ra đi là một cơn ác mộng hãi hùng. Liệu đến bao giờ giấc mơ của mẹ đón các con trở về, thành hiện thực ? Hỡi hai con thiên thần của mẹ, mẹ yêu các con hơn mọi thứ trên đời này, kể cả bản thân mẹ…“.
Bức thư thứ nhất vừa gửi đi, ngày hôm sau, bé S gửi tiếp mẹ bức thư thứ 2. Lần này là một bài thơ tiếng Đức dài cả một trang giấy. Người Đức nào được đọc, cũng không khỏi xúc động đến lặng người. Thơ là tiếng lòng, có nghiã bé đã trăn trở thai nghén nó, ít nhất từ khi viết bức thư thứ nhất. „Cha mẹ thương yêu! Con nhớ cha mẹ tới nhường nào, mong sao mau chóng được gặp lại cha mẹ. Cha mẹ là duy nhất và tất cả. Mẹ nghe bài thơ con viết kính  tặng cha mẹ nhé: “Con nhớ cha mẹ lắm ! / Cha mẹ biết hay không ? / Con mơ cha mẹ từng đêm ròng… / Nỗi nhớ dày vò tới mức, / Lòng con gào thét đau thắt ngực, / Cha mẹ có nghe cùng ? / Không một tiếng trả lời, / Nó cuống cuồng kêu cứu, / Còn ai không, hỡi trời ! / Nỗi nhớ con có còn ? / Cái gì đã xảy ra / Thật đau xé lòng con. / Tâm can con lửa đốt, / Con yêu cha mẹ nhất, / Chẳng ai hơn trên đời. / Không ai thay mẹ nổi, / Dù vật đổi, sao dời !“.
Xin tạm biệt cha mẹ bằng những nụ hôn nồng thắm“. Cuối bức thư, bé S thêm dòng tái bút: „Mẹ viết cho con công thức nấu món bún nhé, để con lại được thưởng thức món ăn thuần Việt. Hôn mẹ nhiều !“. Chữ: bún, bé viết bằng tiếng Đức thành: Pún.
Ngày thứ 3, bé S tiếp tục trải lòng trên trang giấy gửi mẹ, cũng vẫn bắt đầu bằng hình vẽ bầu trời đầy mây trắng bồng bềnh thả xuống những trái tim mỏng manh run rẩy, xa xa điểm các nhụy hoa. „Con nhớ mẹ lắm lắm. Ăn uống ở đây khá ngon. Nhưng con không thể quên những bữa ăn mẹ nấu. Con không tài nào ngủ yên, bởi con rất nhớ, rất nhớ mẹ. Con thành thật xin mẹ tha thứ, mong từng ngày được gặp lại cha mẹ, lúc đó sung sướng biết chừng nào. Em L ngày nào cũng hỏi, mẹ đâu rồi, con chỉ biết trả lời, mẹ bận đi làm. Con yêu, yêu mẹ vô cùng, người mẹ tốt nhất trên đời này của con ! Một nụ hôn tạm biệt nồng thắm nhất, con chỉ để dành tặng riêng mẹ“.
Bức thư thứ 4, bé viết bằng máy tính cẩn thận, không còn bóng mây, quả tim, nụ hoa với hai khuôn mặt bé gái thẫn thờ. “Mẹ thân yêu của con ! Con nhớ mẹ lắm lắm. Bé L cũng rất nhớ, rất nhớ. Cả bé L và con đều nghĩ, trong quãng đời qua, chưa bao giờ mẹ con chúng ta lại rời xa nhau lâu tới vậy. Chúng con nhớ mẹ và mong chóng được gặp lại goị mẹ bằng tiếng Việt: mẹ ơi, bởi mẹ là duy nhất và tất cả, bởi đơn giản, không có mẹ, con không thể sống nổi. Con luôn khóc chỉ vì nhớ mẹ. Để mẹ luôn nhớ và nhớ nhiều, con gửi mẹ kèm theo một thiên thần luôn mang lại hạnh phúc cho con. Nếu mẹ có ước muốn gì, mẹ hãy viết vào mảnh giấy cho vào bộ cánh của nó. Tới tối, trứơc lúc đi ngủ, mẹ hãy mở giấy ra đọc và cài trở lại thiên thần như cũ. Để mẹ không quên con, con gửi mẹ tấm hình kèm theo !
Gửi tới mẹ nụ hôn tạm biệt nồng thắm nhất !
Những bức thư thấm đẫm nước mắt cả mẹ lẫn con, vừa cào xé ruột gan bà Nguyễn khôn cùng, vừa mang lại cho bà niềm hy vọng, tại phiên toà xét xử chính thức, sẽ được trả lại 2 đưá con bà mang nặng đẻ đau, từng vì chúng mà bà vượt qua được nỗi éo le duyên nợ vợ chồng đày đoạ mình. Vốn tâm hồn nhạy cảm, hầu như bức thư nào gửi mẹ, bé S cũng vẽ vài hình ngộ nghĩnh, đủ mọi thứ tưởng tượng, khi thì ông mặt trời, hoa, lá, khi thì đầu bé gái bím tóc đuôi sam, lúc thì nụ cười chỉ mỗi đôi môi gắn các quả tim, không thư nào quên kèm theo dòng tít đầu thư bằng tiếng Đức: Con yêu mẹ, hoặc con nhớ mẹ lắm. Trước ngày toà xét xử chính thức, bé gửi thư cho mẹ, nghĩ gì viết nấy: „Mẹ kính yêu ! Con rất nhớ mẹ. Chắc mẹ cũng nhớ con như vậy. Vắng mẹ, cuộc sống con không còn gì hạnh phúc. Con hy vọng sắp tới được gặp mẹ. Con phải đi học đây. Cô giáo mới của con là bà Müller. Con nhớ cả thôn xóm mình ghê lắm. Cho con gửi lời chào tới bạn Zehra của con nhé“. Rồi bé lại viết tưng tửng, đúng con trẻ, kiểu „chưa cười đã khóc“: „Nếu có thời gian, mẹ đến trường dạy nhảy, hỏi cô giáo xem con nên học bộ môn nào nhé. Con đã đi khám tai. Bác sỹ bảo chẳng nguy hiểm gì đâu“. Cuối thư bé lại trải lòng với mẹ bằng những vần thơ tiếng Đức, tha thiết:
“Con nhớ mẹ lắm ! / Mẹ có biết, mẹ là người tốt nhất, / Dù điều gì xảy ra. / Con nhớ diết da /
Bàn tay mẹ vuốt xoa / Mắt mẹ ngắm mắt con. / Con nhảy tới định ôm / Nhưng xa quá chẳng còn. / Mẹ đâu rồi sớm hôm ? / Mẹ có còn nhớ con ? / Còn con nhớ mỏi mòn ! / Mẹ là người tốt nhất / Con không thể nào mất. / Cuộc đời con chỉ còn / Mẹ chính là kho báu ! Khắc hình mẹ trong tim“.
Ngày 12.5.2011, toà án điạ phương Amtsgericht mở phiên xử chính thức, mời 2 vợ chồng ông bà Lê Nguyễn, Luật sư của 2 ông bà,  bé L và S cùng luật sư được ủy nhiệm đại diện cho 2 bé. Phiên toà được tách biệt xét xử đối với 2 con trước, lấy đó làm cơ sở cho việc xét xử đối với bố mẹ tiếp theo. Hai bên không được gặp nhau tại toà.
*Phân vân, giằng xé. Trước các câu hỏi toà đặt ra để tìm hiểu xem thực sự bé muốn gì, bé S không khỏi phân vân, giằng xé trả lời ngập ngừng, nửa vẫn muốn ở lại gia đình giám hộ, bởi không còn bị đánh mắng, nửa nhớ mẹ khôn nguôi bởi tình mẫu tử. Trường mới, bé vẫn chưa quen còn lạ lẫm. Bé cũng không tránh khỏi hay cãi nhau với các con nuôi và con đẻ của cha mẹ giám hộ. Bé bênh mẹ, giải thích những vệt bầm tím trước đây không phải hoàn toàn do mẹ đánh, mà thỉnh thoảng do cãi lộn với bạn bè. Nhưng rồi cũng không thể giấu được, khi bé tường trình, hồi đó mẹ đánh bé không chỉ ở tay mà khắp mình mẩy, bạ đâu đánh đó. Mặc dù vậy, thực lòng bé vẫn muốn về nhà hơn là tiếp tục ở với cha mẹ giám hộ. Bé kể tiếp, em gái của bé cũng bị mẹ đánh, chẳng hạn khi ăn không đúng hoặc để rơi cả điã cơm xuống sàn. Lúc đó mẹ cáu kỉnh mang vào phòng tắm đánh, làm chính bé cũng sợ hãi. Mẹ bé bảo bản thân mẹ hồi nhỏ cũng bị đánh như vậy, bởi ở Việt Nam đó là chuyện bình thường. Thậm chí, mẹ bé còn bị đánh bằng sống dao, nhưng may mẹ bé đã không đánh bé như vậy. Toà hỏi tới khoảng thời gian Sở Thanh thiếu niên đến nhà giúp đỡ, bé kể vanh vách, rồi nói khẽ, mẹ bé dặn không được kể cho ai bị mẹ đánh, và nếu có ai hỏi thì phải trả lời do đánh nhau với bạn bè hoặc bị ngã. Luật sư tìm hiểu thêm có đúng là bé bị thương thường do bé chơi trượt ba tanh như mẹ bé giải thích hay không. Bé thật thà kể đúng một lần như vậy. Còn những lần khác là do mẹ đánh, thường nhiều lần trong tuần, nhất là vào dịp cuối tuần hoặc các ngày lễ, ngày nghỉ. Khi được luật sư giải thích điều kiện phải tuân thủ khi mẹ con gặp nhau là phải nói bằng tiếng Đức để người giám sát biết, đề phòng bé bị mẹ doạ dẫm, bé băn khoăn trả lời, không biết có cần người khác bên cạnh hay không. Nhưng trong mọi tình huống, bé thích nói tiếng Việt với mẹ. Bé cam đoan dịch lại những điều theo luật định bị cấm mà mẹ bé vẫn nói. Phiên toà thẩm vấn bé kéo dài 20 phút được ghi âm và lập biên bản gửi cho 2 ông bà Lê Nguyễn. Rốt cuộc, Toà vẫn phải tiếp tục kéo dài thời gian tước quyền hai vợ chồng chăm sóc con cho tới khi chúng hoàn toàn ưng thuận trở về.
III) Nhà nước và gia đình
Từ phạt vi phạm hành chính trong gia đình ở ta… đến câu chuyện đau lòng của một người Việt ở Đức, bất cứ ai quan tâm tới hạnh phúc gia đình mình không thể không so sánh, bức xúc, suy ngẫm; và nếu thừa nhận chức năng của mọi nhà nước ngày nay đều do dân vì dân thì người làm luật phải thấu hiểu được tâm tư đó của họ vốn đóng vai trò hồn cốt, tính người trong mọi văn bản luật.
Hành vi bị phạt hành chính ở ta được định nghĩa trong chính Dự thảo, là những “hành vi có lỗi, của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự mà không phải là tội phạm“. Định nghĩa trên cho thấy, nhà làm luật ở ta đã đương nhiên coi quan hệ nội bộ gia đình cũng thuộc phạm vi “quản lý nhà nước“, nên mới áp dụng phạt hành chính vào lĩnh vực gia đình theo danh mục vi phạm, tương tự như trong giao thông công cộng. Dư luận bức xúc là đương nhiên bởi không ai muốn tổ ấm riêng tư của mình trở thành giao thông công cộng luôn có cảnh sát tuần tra. Ở các nước hiện đại tổ ấm đó được hiến định, hoặc mặc định, là quyền cơ bản thiêng liêng bất khả xâm phạm, nhà nước phải bảo đảm. Nó chỉ bị giới hạn khi phạm tội hình sự. Lúc đó hoặc Viện kiểm sát hoặc nạn nhân, hoặc cả hai phải viện đến toà, và hình phạt do toà xét xử công khai, chứ không thể ấn định sẵn như phạt hành chính.
Ở đây liên quan tới câu hỏi mang tính nguyên lý, nhà nước có vai trò gì đối với quan hệ trong gia đình ? Câu trả lời trong dự luật trên là biến quan hệ gia đình thành quan hệ nhà nước, phạt hành chính kẻ không chấp hành quy định của nhà nước để răn đe. Trong khi đó, thế giới hiện đại phân biệt rõ ràng nhà nước  là nhà nước mang quan hệ hành chính, nên mới áp dụng phạt hành chính, không thể áp dụng hình phạt đó cho gia đình vốn mang quan hệ tình cảm ruột thịt, hay cho thị trường mang quan hệ trao đổi tiền hàng, hoặc xã hội dân sự mang quan hệ tự nguyện bất vụ lợi. Vai trò nhà nước họ là bảo hộ nạn nhân như trường hợp giúp bà Nguyễn tránh chồng bạo hành, hay mang 2 con bà đi chăm nuôi. Chính vì vậy luật phạt hành chính ở họ không áp dụng đối với thủ phạm như ta, mà đối với nhà chức trách nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ bảo hộ đó. Năm ngoái tại thành phố Leipzig Đức, một cô gái đơn thân nghiện chích, nuôi con lên 3, Sở thanh thiếu niên phải cung cấp dịch vụ hỗ trợ; nửa chừng vì tin lời cô gái khai báo chuyển hộ khẩu sang thành phố khác nên cắt. Chẳng may sau đó, cô gái chích quá liều chết tại nhà, tận 7 ngày sau mới phát hiện được, bên cạnh là xác đưá con bị bỏ chết khát. Giám đốc Sở thanh thiếu niên bị phạt hành chính thải hồi, và cùng Chủ tịch thành phố bị Viện kiểm sát ra quyết định điều tra hình sự. Ở ta, các hoạt động phường xóm xây dựng gia đình văn hoá mới, hay sinh hoạt dòng họ, gia tộc, nếu coi đó như những hiệp hội tự nguyện và ủy ban địa phương có trách nhiệm hành chính trong vai trò công bộc của người dân, thì mục đích “chống bạo lực gia đình“ sẽ đạt được, không cần và không thể dùng  “tiền bạc“ để “chống bạo lực gia đình“ thuộc tình cảm.
Áp dụng nguyên lý phạt hành chính sai đối tượng sẽ lợi bất cập hại hậu hoạ khôn lường và không một nhà nước nào kiểm soát nổi. Trước hết, phạt hành chính trong giao thông hậu hoạ xấu nhất mà người vi phạm phải gánh chịu, là cùng lắm thì chọn phương tiện giao thông khác hoặc áp dụng cách thức được phép khác. Trong khi đó ở gia đình, cả thủ phạm lẫn nạn nhân không còn đường lựa chọn nào khác ngoài việc vẫn phải chung sống với nhau nếu chưa hết tình cảm và trách nhiệm; hình phạt hành chính vì vậy sẽ phản tác dụng; họ đã không được chia sẻ hoàn cảnh, còn bị gây thêm thiệt hại, làm tăng mâu thuẫn, thúc đẩy đổ vỡ. Tiếp theo, tiền phạt hành chính do vi phạm quản lý hành chính tức tốn công sức nhà nước nên đưa vào thu ngân sách là đúng, còn tiền phạt thủ phạm gây thiệt hại cho người nhà của mình rõ ràng không hề gây tổn thất cho ngân sách nhà nước mà đưa vào thu ngân sách là vô lý mang tính cưỡng đoạt. Còn nữa, mức phạt hàng triệu đồng dựa trên căn cứ khoa học kinh tế nào ? Không nộp phạt giao thông có thể bị giữ xe, còn với mức thu nhập của giới nghèo nhất Việt Nam dưới 1 đô la / ngày, thì chẳng nhẽ bắt nhốt họ ? Nguy hại hơn, quốc nạn tham nhũng, vụ lợi, làm tiền, trong phạt hành chính giao thông hiện ở ta đang bất lực, chắc chắn sẽ lan tràn sang gia đình, doạ dẫm, nhiễu nhương, đe doạ gia đình họ vốn không phải lúc nào cũng phẳng lặng, “chồng bát còn có khi xô“, khi Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức, và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Mỗi chức danh xử phạt sẽ có nhiều mức phạt tối đa khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm hành vi vi phạm. Chủ tịch UBND cấp xã được phạt tiền đến 3 triệu đồng đối với lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; chủ tịch UBND cấp huyện được phạt tiền đến 15 triệu đồng, 20 triệu đồng, chủ tịch UBND cấp tỉnh được phạt tiền đến 30 triệu đồng. Nghiã là phạt hành chính đối với gia đình tùy thuộc chủ quan người hành xử, như trong giao thông !
Ở đây không nhằm so sánh, nhưng rất cần biết để hiểu mối quan hệ giữa gia đình và nhà nước ở mức cực đoan nhất như thế nào: Lịch sử loài người đã chứng kiến nhà nước Đức vì mong muốn xây dựng một dân tộc Đức thượng đẳng, nhất thế giới, chỉ trong mấy năm đầu cầm quyền, Hitler đã cho giết chết bằng hơi ngạt chừng nửa triệu người Đức thiểu năng, bệnh kinh niên không thể chữa, đồng tính luyến ái, nghiện ngập gây bạo lực gia đình… không cần xét xử (tức phạt hành chính); điều đáng chú ý lại được đông đảo dân chúng cuồng tín hưởng ứng, thậm chí tự giác thực hiện, khai nộp người nhà mình cho chính quyền giết.
Xã  hội nào cũng lấy gia đình làm tế bào, đều muốn nó tốt đẹp cả. Nhưng gia đình là tình, không phải lúc nào cũng yên ả, nên càng cần nhà nước bảo hộ. Nó không phải một chiếc  xe tham gia giao thông, hay một cơ quan nhà nước, chỉ cần áp dụng phạt hành chính răn đe hoặc cách chức thành viên sai phạm hay tịch thu phương tiện là tốt lên. Nếu chúng ta không làm được hơn thế giới thì ít nhất cũng phải học hỏi được họ, bởi với thời đại toàn cầu hoá không thể dị biệt !

HÃY NHẬN RÕ PHÍA SAU CHỮ KÝ VÀ LỜI HỨA CỦA TRUNG QUỐC

* BÙI VĂN BỒNG
Ngày 21-6 vừa qua, trong Tuyên bố chung Việt-Trung mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký với ông Tập Cận Bình, có câu rất “sang sảng”, rằng: “Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”…
Người ta thấy phía Trung Quốc xen lồng quyền lợi và bộc lộ mưu đồ tham vong bành trướng rất rõ, qua diễn đạt câu chữ: “tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu”. Câu này khiến dư luận ngỡ ngàng: Tình hữu nghị sao lại biến thành tài sản? Không biết khi đặt bút ký, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có để ý đến những chỗ “gài bẫy chữ nghĩa” của Trung Quốc hay không?
                  >  Tuyên bố chung hay ‘thỏa hiệp’ riêng ?  
         Ai cũng còn nhớ, trong Tuyên bố chung ngày 15/10/2011 mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã ky svới ông Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh có điểm 5:  “Hai bên đã trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; nhấn mạnh ý chí và quyết tâm chính trị thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị để giải quyết tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định tại Biển Đông; cho rằng điều này phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực.Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ tầm cao chính trị và chiến lược, kịp thời chỉ đạo xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển”...
Chì hơn 4 tháng sau, chính trang web của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc – CRI đưa tin: Ngày 31/3-2012 trước thềm Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao, tổ chức ở Hải Nam, Phó Thủ tưởng Trung Quốc, ông  Lý Khắc Cường, đã có cuộc hội kiến với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Đại diện Chính phủ Việt Nam tham dự hội nghị. Hai ông có bàn thảo về các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông được đưa vào nghị trình Hội đàm Trung - Việt tại hội nghị này. Trong cuộc hội kiến, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam "xử lý ổn thoả" tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải. Ông Lý Khắc Cường nói: "Trung-Việt xử lý ổn thoả vấn đề Nam Hải, giữ gìn quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn định" (!?).
Ký Tuyên bố chung là vậy, hội đàm nói ngon hứa ngọt là vậy, nhưng nhìn lại năm 2012 là năm mà Trung Quốc quậy Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam nhiều nhất, trắng trợn nhất. Điển hình như đánh đắm, bắt tàu, bắt ngư dân Việt Nam đang hành nghề trên vùng biển chủ quyền, nhiêu fnhất là ngư dân các tình ven biển Nam Trung bộ, tiếp tục cắt cáp thăm dò địa chấn, mời thầu 9 lô mỏ dầu của Việt Nam, xua trên 23.000 tàu cs hùng hổ chiến dịch vét hải sản Biển Đông, tập trận bắn đạn thật ở vùng biển Trường Sa, thường xuyên cho tàu ngư chính, tàu hải giám xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam…Và, gần đây nhất (Tuyên bố chung chưa ráo mực), tàu hải quân Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, gây nhiều thiệt hại, làm nhục  quốc thể Việt Nam bằng cách trắng trợn chặt cờ Tổ quốc trên tàu ngư dân Quảng Ngãi ném xuống biển…
Dư luận dạo đó đã cho rằng: Nếu như ông Cường nói về việc giải quyết “ổn thỏa”, để được yên lành trên biển Đông, thì đó chính là nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam. Là người dân của nước Việt không may mắn bị chiến tranh xâm lược cả mấy nghìn năm nay, chưa hết sự lăm le liên tục “truyền kiếp, nối đời” đánh chiếm để đô hộ của các triều phong kiến Trung Quốc (giặc phương Bắc), lại đến giặc phương Tây (Pháp, Mỹ và nhiều nước đồng minh), cho đến tận năm 1975 mới giành được độc lập, thống nhất đất nước. Thế nhưng, dù cho dạo đó tại Lễ kỷ niệm mừng toàn thắng, có lẽ  do niềm vui “dâng trào” quá đỗi,  cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã tuyên bố hơi bị chủ quan rằng: “Đất nước ta từ đây vĩnh viễn sạch bóng quân xâm lược” (!?). Ngờ đâu, ngay sau đó VN lại phải đối phó quyết liệt và gay gắt với chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc (mà truy nguyên cả hai cuộc chiến này đều do chủ mưu Trung Quốc gây nên.
Nhắc lại lời Phó thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, rằng: “Trung-Việt xử lý ổn thoả vấn đề Nam Hải, giữ gìn quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn định".  Nói ra được điều đó là cần thiết và đúng đấy, có thể đây cũng là động cơ xây dựng để quan hệ hai nước tốt đẹp hơn nữa. Nhưng, vì TQ đã nhiều lần nói mà không làm, hoặc nói thì hay, tưởng ngon, mà làm ngược lại.
Những con bài ngoại giao theo công thức: “khẩu khí tùy cơ hóa xuất” theo bài bản TQ đã được ông Lý Khắc Cường vận dụng trong buổi hội kiến với ông Hoàng Trung Hải. Thực ra, cả thế giới đều biết, “ổn thỏa” trên biển Đông hay không là do chính phía Trung Quốc chứ có do ai khác mà ông Cường phải “đá quả bóng” trách nhiệm sang phía VN như vậy? Đó cùng là cái lối “đánh bùn sang ao” chứ nào có hay hớm gì. Sự mất “ổn thỏa” là do phía Trung Quốc thường xuyên, đủ trò quấy rối trên biển Đông trong hơn mấy thập kỷ qua đã gây ra. Muốn trời yên biến lặng, ai lại muốn “biển Đông liên tục dậy sóng” như hàng mấy chục năm qua?
Thời gian qua, mặc dù trong tâm tư vẫn chưa dễ quên được cái khứ đau thương gần nhất là chiến tranh biên giới Tây Nam do Pôn Pốt, đệ tử trung thành của TQ gây ra, rồi lại phải nhận “bài học” của TQ “dạy” ở biên giới phía Bắc, VN cũng xác định quan điểm “khép lại quá khứ, vươn tới tương lai”, không chấp nữa, tiếp tục bắt tay hữu nghị, "hảo hảo" trên cơ sở “16 chữ vàng” và quan hệ “4 tốt”. Thế nhưng, dù vậy cũng đâu có dễ mà được yên bề làm ăn với siêu cường bá chủ?
Để giữ lời hứa giữa hai bên qua các hội đàm song phương, Việt Nam đã buộc phải ngăn chặn biểu tình, một cuộc biểu tình không chống chính phủ nước mình mà là phát xuất từ lòng yêu nước, yêu cầu Trung Quốc đừng đụng đến VN, để nhân dân VN còn kịp thở sau các cuộc chiến tranh “nối đời ra trận”, muốn được yên lành làm ăn,  xây dựng lại tổ quốc. Mà cũng vì sự “hạ cố bất đắc dĩ” khi đã hứa làm tốt “16 chữ vàng” VN đã bắt công dân của mình chịu “khổ chục  kế” vì nghĩa lớn. Nói ra thế, nhưng đau lắm chứ. Vì muốn nhịn nhường mong may ra sớm được yên chuyện, giữ hòa khí, tránh xung đột lớn, nhất là xung đột chiến tranh chẳng hay ho gì mà hai bên ai cùng thiệt hại, VN đã phải”xuống nước” như thế, còn đòi hỏi gì nữa? Dân mình vì yêu nước, vì bức xúc, vì thấy mới giành được độc lập dân tộc mà lại có kẻ lăm le giật đi, phải tỏ thái độ quyết liệt là đương nhiên. Ngăn chặn biểu tình, phải "tỏ ra sự cương quyết" như vậy là vi phạm dân chủ. Bắt giam người biểu tình, biết là vi phạm nhân quyền đấy, nhưng cũng vì chỉ mong được sự “ổn thỏa” mà thôi. Tại sao TQ không nhận ra điều đó. Còn muốn “ổn thỏa” kiểu gì? Không ‘thỏa” sao “ổn “được?
Vì những lẽ trên, ông Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường đừng lo, Việt Nam đã có quá nhiều nỗ lực để thể theo sở nguyện của ông: "Trung-Việt xử lý ổn thoả vấn đề Nam Hải”. Ổn thỏa được ư? Sẽ có an ninh thật sự trên Biển Đông ư? Rất mong ở “thiện ý” và những thể hiện cho chuẩn xác từ lời nói đến việc làm của phía Trung Quốc. Chỉ sợ rằng ông Cường chỉ nói để thăm dò và đối phó tình huống thôi, sau đó, khi đạt được ý định trước mắt rồi lại quên luôn hoặc cố tình làm trái ngược.
           Không biết Đảng và Nhà nước ta tính toán cách gì mà Tuyên bố chung do TBT ký hồi tháng 10-2011, chưa xem xét thực hiện được gì; chỉ 1 năm 8 tháng sau lại cũng Tuyên bố chung...Cho nên, dù có ký biết bao Tuyên bố chung, có biết bao hội kiến, hội đàm, đủ thứ động tác, hình thái ngoại giao,… điều không nên quên rằng cần nhận diện cho rõ: “Tri nhân tri diện bất tri tâm / Họa hổ họa bì nan họa cốt”.
BVB

MIẾN ĐIỆN: "TRẢ TỰ DO CHO TOÀN BỘ CHÍNH TRỊ", CSVN: TRƯƠNG TẤN SANG ... ĐI MỸ SẼ NÓI GÌ !?

Hoàng Thanh Trúc
17-07-2013
Hình bên: Tổng thống,Thein Sein và Thủ tướng Anh, David Cameron

Trong chuyến công du quốc tế - 1/7 Tại London Tổng thống Myanmar,Thein Sein trong bài diễn văn đã đưa ra cam kết : "Trước cuối năm nay, sẽ không còn tù nhân lương tâm nào ở Myanmar nữa". (BBC) .
Không biết sau 70 năm- dài bằng một đời người - những cái “Búa Liềm CSVN” có chịu mài rỉ sét để học “tiếng người” ngẩng cao đầu trong phẩm giá của Dân Tộc Việt Nam mà cất tiếng nói “hòa âm nhân cách” cùng thiên hạ, hay mãi cứ cuối đầu bập bẹ như trẻ con học thói “bịp bợm” : “Tại các nhà giam CH/XHCN/VN chỉ có những người vi phạm pháp luật chứ không giam giữ những người “bất đồng chính kiến”. !?.

Đây là những người dân“ Vi Phạm Pháp Luật” !?- dưới mắt CSVN !? 

 Đây không phải là “tù nhân lương tâm,bất đồng chính kiến  !? của CSVN  
Khác biệt tương phản trong nhận thức là quá lớn, như giữa con người và súc vật mà  toàn dân 95 triệu đồng bào chúng ta cũng như công luận thế giới không khó để nhận diện ra, hai mặt trong cụm từ “lương lẹo ,lưu manh” ấy .
Chỉ có họ ,một nhóm nhỏ thôi,đếm được trên đầu ngón tay, trong “Bộ cai trị CSVN” là cố tình che mặt như không nhận ra điều đó , họ - nhóm người này , gọi là lãnh đạo toàn dân – Nhưng lợi dụng, như xúc tu loài bạch tuột bám chặt quyền lực “vô liêm sĩ” nhắm mắt thu hoạch vinh hoa phú quí do chính nó, “sự vô liêm sĩ” ấy mang lại, trong một xã hội đang “thối rữa” từng ngày, hoàn toàn khác với lời một chính khách quốc gia Malaysia, láng giềng của VN cảnh báo Quốc Hội nước mình ( xin bạn đọc cho nhắc lại thêm một lần nữa) :
“…Điều tôi lo sợ là nếu dân chúng thôi, không còn chỉ trích và phê phán (chính phủ) thì xã hội sẽ thối rữa. Đất nước nên có một chính phủ mạnh, song đừng quá mạnh đến 90% số ghế trong Quốc Hội…Chúng ta cần có một phe đối lập đủ mạnh để nhắc nhở chúng ta mỗi khi chúng ta sai lầm. Khi không bị đối lập phản biện, ta sẽ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả” (Cựu thủ tướng, CT/ đảng cầm quyền UMNO Malaysia, Mahathir Mohamad trả lời báo chí trước cuộc bầu cử ở Malaysia vừa qua) .
Chính khách, giai cấp cầm quyền xứ người chuẩn mực đạo đức là vậy . Riêng “nhà nước,đảng” ta, như loài vi khuẩn , chỉ quen sống trong môi trường yếm khí,tăm tối , những người “lãnh đạo” CSVN thích và muốn sống trong một xã hội mà họ là nhân tố tạo nên sự “yếm khí, thối rữa” bằng cách dùng nhà tù bịt miệng những tiếng nói phản biện từ nhân dân, những người bằng mồ hôi nước mắt đóng góp, đang nuôi sống họ, đang khao khát một xã hội quang minh chính trực,trong sạch hơn, tương thích phổ quát với cộng đồng văn minh nhân loại .

Hôm qua, 15/7/2013, người Mỹ trên nhiều thành phố đã xuống đường biểu tình. Phản đối phán quyết của một phiên tòa - Tại Washington, người biểu tình hô vang "Không có công lý, không có sự yên ổn"
Còn chế độ CSVN  và những phiên tòa “công khai… Bí Mật” !? – không ai được tự do tham dự. Họ - CSVN - sợ cái gì vậy ?...Họ sợ “sự thật từ giá trị chân lý của chính nó ” mà luật sư và can phạm trình ra trước công luận nhân dân ..
Xã hội CS/XHCN đã “bay mùi” thối rửa chưa ? Khi quyền tự do ngôn luận của công dân ghi rỏ trong Hiến Pháp đầu tiên (1946) nhưng không có một tờ báo “tư nhân” nào được phép xuất bản !? Trong khi các quốc gia Asean thì báo chí tư nhân tự do xuất bản tràn ngập xã hội ? –
Và 2/3 thế kỷ đi qua - lịch sử Việt Nam ghi nhận 4 bản Hiến pháp đã được ra đời, 1946, 1959, 1980, 1992 rồi sửa đổi vào năm 2001… cho đến nay  2013 không biết bao nhiêu lần bế mạc Quốc hội, ngay cả phiên bế mạc Quốc Hội kỳ họp thứ 5, Khoá XIII 21/6, vừa qua, nhưng luật “Biểu Tình” qui định quyền của công dân từ Hiến Pháp 1946 vẫn không được biến thành hiện thực, cái quyền “biểu tình” thiêng liêng bình thường như là quyền “đi chợ” của con người khắp thế giới vẫn cứ như “đôi giày” treo tòng ten quảng cáo trên đầu cái gậy chỉ đạo của “đảng ta” mà không dám đặt xuống đất cho người dân mang vào !?
Họ - CSVN- sợ cái gì vậy ? thì ra họ sợ hội chứng tụ họp  “đông người” như cái cò súng – sợ “súng cướp cò”, họ chết bất đắc kỳ tử !
Nhìn quanh các quốc gia khối Asean mà so sánh liệu họ (CSVN) có biết “xấu hổ” - Có hèn mạt không ? Một “nhà nước,đảng” mang cái bảng hiệu “của, do và vì dân” nhưng thường xuyên dùng LL/CA/AN trấn áp bóp nghẹt nhân quyền của dân vì lo sợ bị nhân dân dùng cái quyền ấy lật đổ !?? . –
Thối rửa chưa ? một nhà nước CSVN  nơi được quốc tế “vinh danh” là quốc gia duy nhất khối Asean đang bỏ tù nhiều nhất các PV báo chí , Bloge và công dân yêu nước bất đồng chính kiến với một chế độ mà mình phải nuôi dưỡng, đang điều hành việc nước trái với “đạo lý cội nguồn” dân tộc – Vinh danh nhớ ơn kẻ thù đã “xâm lược” đang hành hạ ngư dân đồng bào trên lãnh hải của chính mình !? .
Chúng ta chờ xem, Tổng thống Myanmar,Thein Sein công du quốc tế ( Anh Quốc) qua lời phát biểu như mang tiếng “đại hồng chung” nhân ái,bao dung đoàn kết dân tộc từ hàng trăm ngôi chùa vàng của xứ Myanmar gióng lên cho công luận văn minh thế giới biết….
Còn Trương Tấn Sang, CT/Nước CS/XHCN/VN (tương đươngTổng Thống) sắp tới đây mang cặp “búa liềm” công du Mỹ Quốc sẽ gõ “lẻng kẻng” ra sao !?? . Hay cũng chỉ phát ra âm thanh rè rè “lưu manh, bịp bợm” muôn thuở : “Tại các nhà giam CH/XHCN/VN chỉ có những người vi phạm pháp luật chứ không giam giữ những người “bất đồng chính kiến”. !?.
Hoàng Thanh Trúc 
Trí Nhân Media
 

Dân chủ là niềm tin chiến lược hợp lý duy nhất giúp thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn Hán hóa đã được lập trình!

André Menras – Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch
«Chẳng có cách gì giúp cho con nhím được nhẵn nhụi cả» (Aristophane)
Ta nghĩ gì đây về hàng trăm ngư dân Thanh Hóa đã đi làm thuê cho chủ tàu đánh cá Trung Hoa để có đồng lương tốt hơn? Liệu họ có là những phần tử duy nhất đáng bị buộc tội? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục thực sự của tình trạng này? Đâu là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng ven biển được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn hơn hai năm trước? Đâu là những công trình điện khí  hóa cho Lý Sơn được cũng cái ông lãnh đạo cấp cao đó hứa hẹn? Có tin tức gì không về lời hứa hẹn xây dựng đội tàu đánh cá có động cơ mạnh có vỏ sắt đủ sức chống lại những cú thúc bằng gót sắt của bọn giả danh ngư dân Tàu và chống lại được những trận bão kinh hồn? Tất cả những thông tin về các chủ đề nêu trên đều là thông tin ma.
André Menras Hồ Cương Quyết
Trải nghiệm sống hàng ngày thường xuyên xác nhận một chân lý có giá trị lịch sử bất biến: nước Việt Nam đang dấn sâu vào một tình trạng lệ thuộc bi thảm vào Trung Hoa. Rất nhiều người cho rằng đó là mối nguy hiểm nặng nề nhất hạng đang đè lên nước Việt Nam hôm nay. Đến độ có thể làm cho đất nước này ngạt thở. Họ đã phác họa thấy rất rõ và vô cùng chi tiết cảnh lệ thuộc này. Chẳng cần phải nói lại những điều đó ở đây. Tình trạng cúi đầu cam chịu này ngày càng gia tăng và sâu sắc thêm. Tình trạng lệ thuộc đó được chính thức hóa sau mỗi cuộc gặp cấp cao ở các thứ bậc của hai đảng Cộng sản, và sau mỗi lần họ đặt bút ký kết công khai hay bí mật.
Thất vọng thật đấy…, nhưng liệu cứ hy vọng thì có ngây thơ chăng?
Một công dân Việt Nam đã biểu đạt lại một cách sáng sủa tình hình khi chất vấn Chủ tịch Trương Tấn Sang sau chuyến ông này mới đi Bắc Kinh về:   “… Chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu đã cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ biển… » (Nguyên văn trích dẫn bằng tiếng Việt của A.M. Hồ Cương Quyết – ND).
Lẽ ra người chất vấn nên nói thêm: «Người Tàu không chỉ có mặt mà trong nhiều trường hợp họ còn xua đuổi chúng ta, còn ngược đãi chúng ta và ngăn cấm chúng ta kiếm miếng ăn ngay trên mảnh đất quê hương mình». Đó chính là hoàn cảnh đặc biệt của hàng ngàn bà con ngư dân miền Trung Việt Nam.
(Hình minh ha do André Menras – H Cương Quyết chn)
Nhưng ông Chủ tịch là con người của «Chân lý». Người công dân ở trong Trương Tấn Sang biết khá rõ cái «thực tế khách quan» này (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Người cộng sản ở trong Trương Tấn Sang có quá đủ thời gian để nhìn thấy cái thực tế khách quan đó nảy nở phát triển suốt dọc hành trình ông ngoi lên trong bộ máy của Đảng. Và điều đó vẫn chẳng ngăn cản ông Trương Tấn Sang vị Chủ tịch đại diện cho nhân dân Việt Nam cất công đi cúi đầu trước đám cận vệ Tàu mặt vênh lên, vênh cao lên như những dùi cui bọn lính rằn ri Tàu lại đã một lần nữa giơ cao và đập xuống đầu những ngư dân Lý Sơn và Bình Châu của Việt Nam đang đánh cá ở Hoàng Sa. Ngài Chủ tịch hiểu rõ những vết thương này vì bà con ngư dân đã nói với Ngài về những vết thương ấy, nói tại chỗ, nói ở ngay Lý Sơn, nói trực tiếp, nói đúng lúc Ngài sắp du hành sang Tàu. Khi ấy, Ngài Chủ tịch đã công khai nói cho họ yên lòng(1). Ngài biết rõ rằng trong lòng những nạn nhân những vết thương ấy còn sâu xa đau đớn hơn nhiều so với những vết thương nằm trên thân thể bên ngoài, những vết thương không chỉ của ngư dân Việt Nam mà là những vết thương của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ngài Chủ tịch biết rằng những vết thương ấy rồi còn kéo dài và toang hoác thêm trong khuôn khổ những mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) giữa hai Đảng và được đảng của bên Trung Hoa rất mong đợi. Ấy vậy nhưng rồi ông Chủ tịch vẫn cúi đầu chấp nhận… Lúc ông bay đi Bắc Kinh, dù muốn dù không thì ông cũng thủ sẵn trong bọc cái mà đồng chí Chủ tịch Tàu của ông hẳn sẽ đánh giá cao hơn là một dấu hiệu tỏ lòng tôn kính, mà hơn cả thế, đó thực sự là một món quà tỏ lòng quy thuận: có những công dân Việt Nam hãnh diện và xứng danh Công Dân Việt đã bị trói chân và trói tay, đã lại mới bị mất tự do vì đã «nói không hay về Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Có những công dân rất trẻ trong số đó đã bị người ta cướp mất những năm tháng đẹp đẽ nhất, và có những công dân khác bớt trẻ hơn trong số đó đã bị người ta cướp mất sức khỏe đang tàn tạ trong cuộc tuyệt thực kéo dài hoặc trong cảnh bệnh tật mà không được chăm sóc tử tế…
Và rồi sau chuyến du hành hữu nghị, ông Chủ tịch đã đem về những gì cho nhân dân Việt Nam? Những cam kết để cho phép những cuộc xâm nhập mới của nền văn hóa Đại Hán, cho một sự «hợp tác» ở những chốn biên thùy, chắc chắn không phải là hợp tác ở Biển Đông như ta đã thấy đối với những chiến sĩ Biên Phòng tội nghiệp ở Thanh Hóa, Huế, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… đang không ngừng xua đẩy cả bầy đàn tàu đánh cá Trung Quốc cứ mỗi ngày lại  tiến sát hơn vào bờ biển Việt Nam. Ông Chủ tịch cũng mang về trong bọc của mình một chiếc «điện thoại nóng» «made in China» (tiếng Anh trong nguyên văn – ND) để nói chuyện với bọn cá mập và gọi chúng tới cấp cứu. Ông Chủ tịch cũng mang về một «đặc quyền đẹp đẽ» nữa để được ngập sâu hơn nữa và dài lâu hơn nữa vào cảnh nợ nần. Ông chủ tịch cũng mang về một dự án đẹp như trong mơ đôi bên cùng thăm dò trong Vịnh Bắc Bộ, tay trong tay cùng với những chuyên gia trong nghệ thuật cắt cáp … Đó là những món quà đẹp ơi là đẹp ông Chủ tịch đã mang về. Không thấy một dòng nào, không hề có một từ nào về những điều cơ bản cốt tử: những đòi hỏi về chủ quyền của nhân dân Việt Nam trên biển và trên các đảo. Tất cả đều biến hết sau những rùm beng «dũng cảm và sáng suốt» tại Shangri-La! Chúng ta hãy giữ lại đem dùng nội bộ cái bài diễn văn làm cho ta tức điên người đó. Hãy để bài diễn văn đó cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao chẳng hạn. Tại cuộc họp báo ngày 11 tháng 7 ở Hà Nội, viên Đại sứ Trung Quốc chỉ còn có thể vỗ tay hoan hộ: «chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) Một «động lực» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) chết người cho Việt Nam. Một sự thất vọng cay đắng. Một nỗi buồn to lớn… Thực sự chân thành đấy. Thưa Ngài Chủ tịch nước, nếu ngay bây giờ Ngài không nói «Sự thật» ra, cái sự thật Ngài mong muốn nói ra đến vô cùng, vâng, nếu ông không nói ra thì ai sẽ nói?
Tìm đâu ra ánh sáng?
Kể từ bây giờ, biết tin vào ai nữa? Chắc chắn là không còn tin vào những lời lẽ tốt đẹp của các nhà lãnh đạo nữa! Đó là những lời lẽ hình như được nói ra ở những cuộc đấu giá tranh nhau nói hay cho chính quyền, phần nhiều là nói có tính cách trình diễn chính trị hơn là phát biểu một lập trường chính trị nghiêm túc có giá trị cam kết đáng tin cậy trước toàn thể nhân dân. Những cam kết không được thực hiện đó, những lời nói gió bay đó, những quay ngoắt 180 độ đó, chúng đem lại một hình ảnh gì về các nhà lãnh đạo Việt Nam trước con mắt nhà quan sát nước ngoài? Như Giáo sư Carl Thayer đã nói về một nhà lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam: «…  lời hứa duy nhất ông ta thực hiện, đó là việc đàn áp các chủ trang blog». Ấy thế nhưng những tuyên bố của nhà lãnh đạo cấp cao ấy đã được rõ ràng và trịnh trọng xác nhận … Đó là những lời tuyên bố có tầm cỡ «chiến lược»!
Và thế là, với người công dân Việt Nam bình thường, biết tin cậy vào ai bây giờ, biết trông đợi ánh sáng từ đâu bây giờ? Từ nước Tàu ư? Từ Đảng Cộng sản Việt Nam ư? Từ Hoa Kỳ ư?
Đối với Bắc Kinh, đặt ra câu hỏi đã là hàm ý câu trả lời rồi. Rành rành là những con diều hâu đang nắm quyền hành ở đó sẽ không bao giờ ký vào một bản quy tắc hành xử COC hoặc một văn kiện bất kỳ nào khác khả dĩ ép buộc họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế và từ bỏ cái «đường lưỡi bò» xâm lấn của họ. Nghĩ như thế là điên rồ hoặc là lòe bịp. Cuộc xâm lăng Hán tộc đã bắt đầu và sẽ tiếp tục trừ phi có sự kháng cự mạnh mẽ lại. Rõ ràng là nhà cầm quyền Trung Hoa đã đặt niềm tin chiến lược của họ vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không đặt vào nhân dân Việt Nam.  Họ e sợ như sợ nạn dịch nếu xuất hiện nền dân chủ ở xứ «Yuè Nán» (phiên âm tiếng Tàu trong nguyên văn – ND) vì họ biết rằng nền dân chủ đó mang trong nó sự kháng cự, thậm chí là sự độc lập thực sự mà Bắc Kinh coi như một tội ác cao nhất.
Còn với Đảng Cộng sản Việt Nam thì sao? Họ đối xử với khát vọng dân chủ đó như thế nào?
Việc gia tăng giam cầm những người có vấn đề về chính trị, việc giở trò thô bạo trong vụ lấy ý kiến toàn dân nhằm dân chủ hóa Hiến pháp và tiến tới một xã hội dân sự, sự im lặng đáng khinh khi không trả lời đòi hỏi trưng cầu dân ý minh bạch về vấn đề sở hữu đất đai, tất cả những điều đó cho thấy rõ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không chịu giải quyết thách thức dân chủ hóa đất nước. Nhất hạng là không chịu giải quyết xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp. Ngược lại là khác. Và chuyện biển Đông, vấn đề lá phổi chiến lược cốt tử đối với Việt Nạm: nói chi những chuyện đó nữa! Ngư dân liệu có được thực sự trợ giúp hay không? Hẳn nhiên là có sự trợ giúp để tuyên truyền rộng khắp, nhưng đó là sự trợ giúp lố bịch nếu đem so với những nhu cầu có tầm quan trọng chiến lược của chuyện này. Chuyện trợ giúp chủ yếu được đem đặt lên đôi vai cấp tỉnh và sự trợ giúp của vài doanh nhân. Liệu những người ngư dân có được che chở như được tuyên bố nghiêm chỉnh bởi ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh?(2). Thực vậy không? Ngay cả lá quốc kỳ Việt đang tung bay trên những thuyền đánh cá cũng bị các «đối tác chiến lược» mặc đồ nhà binh rằn ri xé rách và vứt xuống biển! Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giời, nếu những hành động xâm lấn cố ý như vậy mà lặp đi lặp lại với mức độ cực kỳ trầm trọng, và khi có những chứng cớ không chối cãi được như những chứng cứ thu được trong những ngày vừa qua, thì như thế là đủ để đổ xuống đường hàng trăm nghìn người biểu tình phẫn nộ. Ở Việt Nam thì ngược lại, những ai có gan đi biểu tình liền bị bỏ vào nhà tù. «Đi thôi, đi đi thôi, có chuyện vì mà xem! Ổn định chính trị!» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).
Mức sống của đại đa số người lao động trên biển liệu có khuyến khích họ «bám lấy ngư trường truyền thống»? Ta nghĩ gì đây về hàng trăm ngư dân Thanh Hóa đã đi làm thuê cho chủ tàu đánh cá Trung Hoa để có đồng lương tốt hơn?(3) Liệu họ có là những phần tử duy nhất đáng bị buộc tội? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về nỗi ô nhục thực sự của tình trạng này? Đâu là những hứa hẹn phát triển kinh tế vùng ven biển được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuyên bố rùm beng ở Lý Sơn hơn hai năm trước? Đâu là những công trình điện khí  hóa cho Lý Sơn được cũng cái ông lãnh đạo cấp cao đó hứa hẹn? Có tin tức gì không về lời hứa hẹn xây dựng đội tàu đánh cá có động cơ mạnh có vỏ sắt đủ sức chống lại những cú thúc bằng gót sắt của bọn giả danh ngư dân Tàu và chống lại được những trận bão kinh hồn? Tất cả những thông tin về các chủ đề nêu trên đều là thông tin ma. Chắc chắn đó là những thông tin không đủ chất «chính trị» theo thị hiểu của ông Nguyễn Thế Kỷ và các đồng chí của ông này tại Ban Tuyên giáo TW để có thể loan báo cho đông đảo nhân dân.
Cần nhận rõ điều này: không phải cái Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sẽ đưa đất nước ra khỏi cái hố lệ thuộc vào nước Tàu!
Vậy thì, hay là bám vào ông Obama chăng? Sẽ là không công bằng nếu cứ nằm lỳ ở nơi đau lòng của Lịch sử và chẳng chịu giở cho nó sang trang. Ta cần thừa nhận rằng Hoa Kỳ luôn luôn nói vô cùng hay về quyền Con Người. Hoa Kỳ tiếp tục công việc đó một cách kiên quyết và có kiềm chế. Tuy nhiên, tính kiên quyết đó đã được đổi thay tùy theo hoàn cảnh và tùy theo tầm quan trọng của những hiệp nghị được ký kết hoặc dự phòng ký kết với những chính quyền đang thiếu những quyền đó. Ta hãy nói thẳng đi, xa hơn ngôn từ, trong những hành động trước sau như một, cái chú Sam tử tế kia luôn luôn biết nương nhẹ tay với những kẻ vi phạm Nhân quyền – nương tay với con dê vào vườn ăn trộm bắp cải. Đó là chuyện bình thường: chú Sam tôn sùng sữa dê. Đó là quy tắc bất khả biến của «quyền lợi quốc gia»: đối với các doanh nghiệp và các nhà băng Hoa Kỳ, thì đô-la đã rồi mới đến quyền con người … Hoặc là không có gì hết. «Chúng tôi đang kinh doanh: yêu cầu không quấy rầy!». Ta chớ nên mơ mộng: Chúa cũng chẳng dùng business để cứu chúng ta một cách tự nhiên và vô tư đâu.
Niềm tin chiến lược duy nhất hợp lý
Không, nhân dân Việt Nam không hề thay đổi gì ở gốc rễ để đến nỗi trông đợi vào những cuộc du hành «tái cấu tạo thăng bằng» của anh này anh nọ tới thăm chốn nọ chốn kia. Mấy anh ấy sẽ chẳng giải quyết được vấn đề cốt lõi, sống còn của đất nước: vì đất nước đang cần có một sự dân chủ minh bạch và chính danh. Chỉ duy nhất dân chủ mới có thể giải phóng những trái núi năng lượng và trí khôn đang bị vùi lấp ở trong vùng sâu xa nhất của một dân tộc có một Lịch sử phi thường đang được thừa kế bởi thế hệ trẻ Việt Nam bên trong bên ngoài đất nước. Chỉ duy nhất dân chủ mới đủ sức làm lay động các phòng tuyến và đem lại cái mới. Duy nhất cái ánh sáng dân chủ đó là có thể bảo vệ được di sản quốc gia và giải thoát một cách tích cực những kho báu tự nhiên chứa đựng trong lòng đất và ngoài biển nhằm hiện đại hóa lành mạnh và bền vững đất nước với những chọn lựa cho đất nước.
Niềm tin chiến lược hợp lý cho nước Việt Nam hôm nay là niềm tin của một nhân dân đã trưởng thành và kiêu hãnh, trong từng cá nhân và trong toàn thể mọi người, sẵn sàng chiến đấu kháng cự, một cuộc chiến đấu mang tính công dân, hòa bình và giải phóng. Những thành tựu sẽ tới khi dân tộc này cùng tiến bước, và cùng đi với họ là vô số người bạn cũ và mới.
(1)          «Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn theo sát những hoạt động của bà con, làm tất cả để bà con yên tâm hoạt động trên biển. (VOV)» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn – ND).
(2)          Vietnamnet 29-5-2013 «Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân »… « Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ» (Tiếng Việt trích dẫn trong nguyên văn kể cả chữ in to và in đậm – ND).
(3)          Người lao động 21 05 2013

 A.M. H.C.Q.
Tác giả gửi bản gốc cho BVN

Đỗ Hữu Ca Binh Pháp là Đỉnh của Đỉnh Binh Pháp, trên cả mọi thứ Binh Pháp.

Nguyễn Thùy Trang




Sáng 13/7/2013, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố về Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho tá Đỗ Hữu Ca, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hải Phòng.

Binh thư yếu lược "Đầm Ông Vươn" là một tác phẩm của Đỗ Hữu Ca về nghệ thuật quân sự. Nếu chúng ta đọc cuốn sách Binh Pháp Võ Bị Chí: Tác phẩm nói về Binh Pháp của Mao Nguyên Nghi đời Minh hiệu đính bởi tác giả Đào Duy Anh do Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1977 ở Quyển 1 ghi rằng:



"Gặp khi đất trời mịt mờ tối tăm, gió thổi cát mù, cờ xí không cắm được, chiên trống không nghe được thì không nên ra quân. Nếu có quân giặc nhân khi tối tăm mà đem kỵ binh mạnh đến đánh, ta phải ra lệnh, nhắc đi nhắc lại, ước thúc ba quân, Bền giữ đinh trận, không được rối động, chỉ lấy lá chắn để đỡ tên đạn, dùng cung khỏe, nỏ cứng, cứ ngồi mà bắn, chờ khi quân định trễ tràng thì đem quân nhanh mạnh, nhân lúc rối loạn không ngờ, ngầm cho hậu quân đón chặn con đường yếu hại địch dùng mà tới để đánh thì có thể bắt được ngay. Gặp khi trời đất gió mưa đen tối mịt mờ bốn bể, thì không nên tiến quân, không nên hành dinh, cứ bền giữ dinh trại, phòng quân sỹ sinh biến và phòng giặc ngoài đến đánh."

Đây cũng là điều cơ bản trong tất cả binh lược được nhắc đến trong nhiều thế kỷ qua, tuy nhiên nếu nói về Binh Pháp của Đỗ Hữu Ca thì cuốn sách Binh Pháp của Mao Nguyên Nghi xem như lỗi thời.

                 

Sáng ngày 5 tháng 1, Tướng công an Đỗ Hữu Ca (lúc đó còn là Đại Tá) đã chỉ hơn 100 cảnh sát, bộ đội ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đưa quân tấn công đầm nuôi thủy sản, vùng bãi bồi của gia đình ông Đoàn Văn Vươn được người dân kể lại chi tiếc như sau:

Một buổi sáng hôm ấy, khi bầu trời còn chưa sáng hẵn thì đoàn quân của Đỗ Hữu Ca đã tiếp cận ngôi nhà của ông Vươn, một quả mìn tự chế gài trong vườn phát nổ khiến 2 cảnh sát bị hất văng, bất tỉnh.

Trưởng công an huyện Tiên Lãng Phạm Văn Mải dẫn cánh quân khác khác tiếp cận ngôi nhà ông Vươn đạn bay khắp nơi làm 6 người bị thương. Hơn 4 tiếng giằng co, đúng 12h trưa ngày 5 tháng 1, các lực lượng mới tiếp cận được ngôi nhà. Lúc này ông Vươn đã rút lui để lại ngôi nhà trống không. Đỗ Hữu Ca lúc đó cầm loa kêu gọi lính của ông đừng sợ "Không thành kế" của ông Vươn mà cứ tiến quân vào.

Đỗ Hữu Ca kể lại binh pháp chi tiết hơn trong trấn đánh tại "Đầm Ông Vươn" và được báo Tuổi Trẻ đăng lại ngày 31 tháng 1 năm 2013:

"Trong sự vụ này, 2 trung đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động xuống hiện trường phối kết hợp với lực lượng ở đồn biên phòng phục ngoài bờ sông. Ngoài ra còn lực lượng cảnh sát bảo vệ.... Rất may là người dân xung quanh ủng hộ cho việc cưỡng chế. (?!)

Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng, nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách.(?!) Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng, đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả…”
Nhận định những kẻ trong ngôi nhà 2 tầng chống đối bằng cách trải rơm dọc hai bên đường rồi tẩm xăng, lãnh đạo công an TP đã lên phương án đốt cháy toàn bộ. Song trên thực tế chưa dùng đến. Sau hàng loạt lượt nhả đạn, khói bay mù mịt,lực lượng chức năng đã tiếp cận được ngôi nhà 2 tầng. Tuy nhiên 3 người đàn ông trong ngôi nhà đã biến mất từ lúc nào (?!) Đến nay, chúng tôi vẫn đang xác minh xem họ thoát đi vào thời điểm nào và bằng phương tiện gì?... "

Binh pháp Ngô Tôn Tử do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu Chiến Quốc có 82 bài và 9 quyển hình vẽ cộng với cuốn "Ngô Việt Xuân Thu" ghi chép các câu hỏi và trả lời của Tôn Vũ với vua Ngô. Nếu chúng ta đem so giữa Binh pháp Tôn Tử với Binh Pháp (1 trang) của Đỗ Hữu Ca thì chắc chắn Ngô Tôn Tử nếu còn sống sẽ phải quỳ lạy Tướng Đỗ Hữu Ca để được nhận làm đồ đệ.

Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 6)

ĐỐI ĐẦU VỚI CON RỒNG TRUNG QUỐC – LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG TOÀN CẦU 
Peter Navarro & Greg Autry
Dịch giả: Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT
PHẦN II. NHỮNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT VIỆC LÀM
Chương 5. Cái chết đối với nền tảng sản xuất Mỹ: Tại sao chúng ta không giải trí (hay làm việc) ở Peoria1 nữa?
Trung Quốc đã trở thành một thế lực tài chính và thương mại trọng yếu. Nhưng, họ không hành xử như các nền kinh tế lớn khác. Thay vào đó, Trung Quốc đi theo chính sách con buôn, cố giữ thặng dư thương mại ở một mức cao giả tạo. Và trong nền kinh tế thế giới bị đình trệ như hôm nay, học thuyết này, nói toạc móng heo ra là, đi ăn cướp.
- Paul Krugman, Nhà Kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2008.
Trong thập niên vừa qua, ngồi chễm chệ trên con ngựa thành Troy của tự do thương mại, một Trung Quốc “ăn cướp” đã đánh cắp hàng triệu công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo ngay trước mũi chúng ta. Nếu lấy lại được số lượng công việc này, thì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ thấp hơn con số 5% thay vì gần hai con số như hiện nay, ngân quỹ của chính phủ sẽ được cân bằng, và đất nước ta có thể có một tương lai tươi sáng hơn những gì mà chúng ta hiện nay nhìn thấy. Câu hỏi đặt ra rõ ràng là: Tại sao chúng ta, ở vị thế một quốc gia, lại thể hiện một cách quá thụ động bên cạnh bộ mặt của một trong những kẻ ăn cắp vĩ đại nhất của lịch sử kinh tế thế giới: Có phải Trung Quốc là kẻ cắp của nền tảng sản xuất Mỹ?
Bạn có thể nói rằng “Ô, gượm đã! Trung Quốc đã lấy các công ăn việc làm của người Mỹ một cách công bằng và chính đáng thông qua việc sử dụng lực lượng lao động rẻ tiền và kỷ luật mà”. Vâng đúng thế, đây cũng chính là những luận giải vòng vo tam quốc của các nhà biện hộ Trung Quốc, những người thậm chí đã từ chối sự thật về sự tồn tại của các thủ đoạn thương mại bất bình đẳng.
Thật ra, nếu bạn nghiên cứu kỹ về nguồn lực thực sự cho lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc, sẽ thấy rất rõ ràng rằng, hơn một nửa lợi thế này đến từ một ma trận phức tạp gồm tám thủ đoạn thương mại bất bình đẳng, mỗi thủ đoạn này được che đậy dưới những định chế thông thường của tự do thương mại. “Tám Vũ khí Hủy diệt việc làm” siêu việt này gồm có:
1. Mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp.
2. Một đồng tiền được thao túng khôn ngoan và phá giá thô thiển.
3. Giả mạo trắng trợn, vi phạm, và cướp công khai kho báu sở hữu trí tuệ của Mỹ.
4. Chính sách thiển cận khó tin của đảng Cộng sản Trung Quốc, sẵn sàng đánh đổi việc huỷ hoại môi trường, chỉ để kiếm thêm một vài đồng tiền, nhằm đạt được lợi thế về chi phí sản xuất.
5. Các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ sức khỏe cho công nhân cực kỳ lỏng lẻo, quá thấp so với chuẩn quốc tế, là nguyên nhân gây ra hàng loạt các chứng bệnh về phổi, tàn phế chân tay, và vô vàn các bệnh ung thư không chỉ do tai nạn và rủi ro nghề nghiệp gây ra, mà là hệ quả tất yếu.
6. Biểu thuế quan phi pháp, hạn ngạch nhập khẩu và những định chế giới hạn đối với xuất khẩu các nguyên vật liệu thô quan trọng, từ antimon tới kẽm2, được thực thi chẳng theo luật lệ nào cả. Việc này được coi như là một thủ đoạn chiến lược, nhằm kiểm soát ngành công nghiệp nặng và luyện kim của cả thế giới.
7. Định giá ăn cướp và dùng các thủ đoạn “bán phá giá” để loại các đối thủ nước ngoài ra khỏi những thị trường tài nguyên trọng yếu, sau đó lừa gạt và móc túi khách hàng bằng chính sách làm giá độc quyền.
8. “Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ” lững lẫy tiếng tăm, được tạo ra nhằm không cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thiết lập cơ sở buôn bán và làm ăn trên đất của người Trung Quốc.
Không còn nhầm lẫn gì nữa. Đây chính là những vũ khí kinh tế thực sự với hỏa lực đáng kể. Việc nhất loạt bắn những vũ khí này vào nền tảng sản xuất của Mỹ đã dẫn tới đóng cửa hàng ngàn nhà máy và biến hàng triệu công nhân Mỹ thành những nạn nhân chiến tranh – tất cả đều nằm dưới lá cờ lừa đảo mang tên “tự do thương mại”.
Tại sao chẳng có cái gì “tự do” khi nói về tự do thương mại với Trung Quốc
Nếu bạn muốn tìm hiểu cái gì không thuộc về tự do thương mại, thì hãy cố đọc bất kỳ cuốn sách kinh tế nào mà bọn trẻ đang sử dụng trong các trường học hôm nay. Có lẽ đôi mắt của các bạn sẽ trợn ngược, đầu thì lảo đảo quay tròn, và dạ dày thì cuộn lên, bởi vì nội dung của những cuốn sách giáo khoa này quá khác biệt với thực tế của vũ đài thương mại toàn cầu. Điều này cũng giống như việc Gandhi3 đã thế chỗ lý thuyết gia quân sự Clausewitz và Tôn Tử trong các khóa học về chiến lược quân sự.
Thực tế, mặc dù có vô vàn bằng chứng trái ngược, những cuốn giáo trình này vẫn tiếp tục tung hô về những ưu việt của tự do thương mại, và cái mà người ta gọi là “lợi ích của thương mại” mà tất cả chúng ta cần phải được hưởng. Nhưng dưới đây là những gì mà các bộ máy tuyên truyền vô tâm đã không nhận thức được: Về mặt lý thuyết thì tự do thương mại rất tốt, nhưng tự do thương mại lại hiếm khi tồn tại trong thế giới thực. Những điều kiện để có được tự do thương mại như thế không thể tìm thấy trên trái Đất này, cũng như tìm đâu ra điều kiện không có lực ma sát và không khí được giả định bởi các giáo trình vật lý trung học.
Trong trường hợp của Trung Quốc đấu với Mỹ, cái lý thuyết tự do thương mại đầy sức cám dỗ này rất gần với việc “kết hôn”: Nó sẽ vô dụng và chết yểu nếu nước này lừa đảo nước kia. Thật vậy, khi mà Trung Quốc “đính hôn” với tám thủ đoạn thương mại bất bình đẳng được mô tả ở chương này, trò chơi “Cả hai cùng có lợi” mà ở đó cả hai quốc gia đều giả định là sẽ cùng thắng, biến nhanh thành trò chơi “Kẻ thắng người thua” mà ở đó có một người thắng lớn, còn người kia thì thua lỗ và suy vong. Theo cách này, “tự do thương mại” giữa con Rồng và chú Sam, đơn giản đã trở thành câu mật mã với nghĩa “Cái chết cho nền tảng sản xuất Hoa Kỳ”.
Nếu người Trung Quốc xây dựng nhà máy, việc làm sẽ không đến nước Mỹ (4) !
Tại sao chúng ta lại quan tâm tới việc đánh mất nền tảng sản xuất của Mỹ? Rõ ràng là chúng ta đã từng nghe các học giả uyên thâm như Thomas Friedman của cuốn Thế giới phẳng rằng tương lai phồn thịnh của Mỹ nằm ở việc mở rộng nhanh công ăn việc làm trong lĩnh vực dịch vụ mà? Và những cái đầu biết nói như Fareed Zakaria của tờ Newsweek và thậm chỉ cả James Fallows của tờ Altantic luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng việc chuyển dịch công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo từ Mỹ và châu Âu tới các nước có thu nhập thấp như Trung Quốc và Ấn Độ là vấn đề không thể tránh được, cũng như việc thủy triều lên và mặt trời lặn. Những điều này mà chúng ta chưa từng nghe hay sao?
Vâng, tất nhiên chúng ta đã bị ép buộc phải nuốt món ăn này. Nhưng các nhà báo như Fallows, Friedman và Zakaria, xin lỗi chơi chữ một chút ở đây, bọn họ đều sai lầm “phẳng” như nhau cả thôi. Những gì mà những học giả tịt ngòi này, cùng với những tác giả đồng hạng và quan điểm như họ, tất cả đều mắc sai lầm ở chỗ, họ đã không nắm vững một trong những nguyên lý căn bản nhất của kinh tế học:
Công nhân người Mỹ có thể cạnh tranh với nhân công ở các nước có thu nhập thấp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn là họ phải hiệu quả và ưu việt hơn – và khi sân chơi tự do thương mại bằng phẳng!
Dưới đây chính là vũ khí và lợi thế cạnh tranh của nhân công Mỹ: sử dụng máy móc cao cấp hơn, công nghệ hiện đại hơn, và áp dụng các quy trình sáng tạo nhằm gia tăng năng suất lao động. Với việc đạt hiệu quả sản xuất cao nhất trên thế giới, các công nhân áo xanh của nền tảng sản xuất Mỹ đã luôn luôn có thể có được một khoản thu nhập khá, và vì thế họ có thể chu cấp để tạo ra cho chính họ những phiên bản mới của Giấc mơ Mỹ (5).
Tuy nhiên, giấc mơ của công nhân áo xanh Mỹ về hàng rào gỗ sơn mầu trắng và con cái được học hành ở đại học, đã biến thành ảo vọng ác mộng, bởi vì cho dù người Mỹ hôm nay làm việc năng suất thế nào đi nữa, họ không thể tự bảo vệ mình trước “Tám Vũ khí hủy diệt việc làm” của Trung Quốc. Thực tế, trước đây nền công nghiệp sản xuất và chế tạo của Mỹ chiếm 25% GDP, thì hôm nay tỷ lệ này đã bị co lại chỉ còn có 10%.
Không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi Trung Quốc đã khoét rỗng nền tảng sản xuất của Mỹ một cách có hệ thống, thì nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng ở một con số kinh ngạc là 10% mỗi năm. Ngược lại, trong thập niên vừa qua, mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ chỉ là 2,4%. Cần phải lưu ý rằng, con số tăng trưởng nhỏ nhoi 2,4% này trong những năm 2000 thấp hơn 25% so với tỷ lệ tăng trưởng 3,2% của giai đoạn từ năm 1946 tới năm 1999.
Bạn có thể nói “việc chỉ giảm có 0,8% về tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trong suốt thập niên vừa qua chẳng có khác biệt là bao nhiêu cả”. Nhưng oái oăm là ở chỗ con số khác biệt 0,8% ở đây tương đương với việc mất khoảng 1 triệu công ăn việc làm mới mỗi năm, và cứ tích lũy lại, thì chúng ta đã mất hơn 10 triệu việc làm trong thập niên vừa qua. Rõ ràng đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nó gần như chính xác với con số công ăn việc làm mà chúng ta cần phải có để có thể vực dậy nền kinh tế Mỹ, với đầy đủ công ăn việc làm và sản xuất ở mức tiềm năng cao nhất có thể đạt tới.
Nếu chúng ta xây dựng cơ sở sản xuất, việc làm sẽ đến nước Mỹ!
Dưới đây là viễn cảnh lớn hơn về nền tảng sản xuất Mỹ: Không chỉ những con số thô về hơn 10 triệu công ăn việc làm đã bị mất trong thập niên vừa qua khiến cho nền tảng sản xuất và chế tạo trở nên cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Mỹ. Một nền tảng sản xuất mạnh mẽ và sôi động luôn đóng một vai trò tối trọng đối với sự phồn vinh lâu dài của quốc gia, bởi vì ít nhất bốn lý do được trình bày dưới đây.
Đầu tiên, các công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo tạo ra nhiều công việc khác ở hạ nguồn hơn là các công việc trong lĩnh vực dịch vụ. Thực ra, cứ mỗi một đô-la của sản phẩm đầu ra từ sản xuất và chế tạo, nước Mỹ sẽ tạo ra khoảng 1,5 đô-la trong các dịch vụ liên quan như xây dựng, tài chính, bán lẻ và vận tải.
Các công việc về sản xuất và chế tạo thường được trả lương cao hơn nhiều so với mức trung bình, nhất là đối với lao động nữ và thiểu số. Sức mua và chi tiêu của nhóm nhân công áo xanh cao cấp này đóng vai trò kích hoạt cốt yếu đối với phần còn lại của nền kinh tế. Không phải tự nhiên khi các nhà máy đóng cửa, các trung tâm mua sắm, cơ sở y tế, khách sạn, và nhà hàng ở bên cạnh nhà máy cũng chết theo. Khi các nhà máy di dời đi nơi khác, doanh thu từ thuế của thành phố và chính quyền bang cũng giảm đi, và công việc cũng như dịch vụ của chính phủ sẽ phải cắt giảm.
Quan trọng hơn cả, một nền tảng sản xuất mạnh mẽ sẽ là mấu chốt để kích thích các cải tiến công nghệ mà nước Mỹ cần phải có để tiếp năng lượng cho nền kinh tế về lâu dài. Sự thật thì các nhà máy sản xuất và chế tạo có cơ sở ở Mỹ đóng góp hai phần ba về nghiên cứu và phát triển tư nhân của Mỹ. Khi những nhà máy sản xuất và chế tạo này chuyển đến Trung Quốc, họ đã mang theo các chi tiêu về nghiên cứu và phát triển – và kéo đi luôn cả năng lực cải tiến của nước Mỹ.
Lý do thứ tư, và cũng là lý do cuối cùng để nước Mỹ cần phải bảo vệ một cách vững chắc nền tảng sản xuất, là cần phải bảo đảm mối quan hệ tối quan trọng giữa các nhà sản xuất lớn như các tập đoàn Boeing, Caterpillar và General Motors, với tất cả công ty liên quan trong chuỗi cung ứng vật tư chế tạo của Mỹ. Giữ các nhà máy của các ngành công nghiệp nặng này ở lại Mỹ là việc quan trọng bởi vì có rất nhiều các công ty lớn nhỏ phụ thuộc vào hoạt động của các nhà máy này.
Ví dụ, những công ty lớn như AC Delco có trụ sở ở Kokomo và Cummins Engines có trụ sở tại Columbus thuộc bang Indiana, đã cung ứng các sản phẩm như phụ tùng xe hơi và động cơ diesel cho các hãng như GM và Ford. Hàng ngàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở hàng trăm các thành phố trên nước Mỹ sản xuất và cung ứng các chi tiết và bộ phận đa dụng như các ống cao áp và dây cáp điện, cũng như chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng như chi tiết nhựa ép bằng máy đùn và các chi tiết gia công chính xác.
Vấn đề ở đây là: Khi các hãng như Dupont hoặc Medtronic chế tạo các sản phẩm của họ ở Trung Quốc, cả hệ thống và công việc làm ăn liên quan tới cung ứng phụ kiện cũng sẽ di chuyển theo. Điều này không chỉ liên quan tới cung ứng hậu cần. Nó còn liên quan tới chính sách bảo hộ: Trung Quốc ép buộc các hãng phương Tây khi thành lập nhà máy trên đất của họ phải sử dụng nguồn lực địa phương, nhằm trợ giúp cho phát triển các nhà cung ứng nội địa. Thực ra, khi phỏng vấn một giám đốc nhà máy cung cấp các linh kiện lắp ráp máy bay của Mỹ ở Thượng Hải, chúng tôi trực tiếp thấy công ty này luôn định kỳ mang các kỹ sư người Mỹ tới Trung Quốc để đào tạo các nhà cung ứng yếu kém của họ nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm cho các bộ phận và chi tiết chính xác. Thông qua quá trình này, công ty bản địa có thể thay thế các đối tác Mỹ mà họ đã cùng làm việc trong nhiều năm qua.
Và từ lúc này trở đi, bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một công ty lớn như 3M, Cisco, hoặc Ford thiết lập các nhà máy khác ở Trung Quốc, xin hãy hiểu rằng, việc mất công ăn việc làm không chỉ xảy ra đối với các công ty ra đi. Đúng hơn, ở cái phiên bản “Kinh tế giọt nước lan tỏa”6 của thế kỷ 21 này, thì những mất mát về công ăn việc làm sẽ len lỏi và lan tỏa tới các cơ sở còn lại của nền tảng sản xuất ở Bắc Mỹ, sau đó sẽ đến tất cả lĩnh vực dịch vụ của chúng ta, và cuối cùng, các trung tâm đầu mối sản xuất và chế tạo một thời sôi động như Warren, bang Ohio, và Windsor, bang Ontario, sẽ trở thành những thị trấn ma.
Từ những lý do này, rõ ràng là, công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo đóng một vai trò tối quan trọng đối với sự thịnh vượng lâu dài không chỉ ở Mỹ mà còn ở châu Âu và Nhật Bản, cũng như phần còn lại của thế giới. Hiển nhiên, những cú nện búa của Trung Quốc vào nền tảng sản xuất của Mỹ đã làm cho nước Mỹ lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong việc tạo ra đủ số công ăn việc làm hòng giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Mặc dù Nhà Trắng đã liều mạng sử dụng gói tài chính khổng lồ để kích thích nền kinh tế mũi nhọn, những dòng người thất nghiệp vẫn tiếp tục kéo dài tới hàng dặm. Thưa ngài Tổng thống, ngài có suy nghĩ tại sao lại có tình trạng như thế không?
Thực ra, lý do là ở đây: Việc cố gắng khởi động nền kinh tế của chúng ta bằng cách sử dụng gói kích thích tài chính khổng lồ trong tình trạng thiếu vắng một nền tảng sản xuất sôi động, thì cũng như là cố gắng khởi động một xe ô tô không có bu-gi đánh lửa hay cố chống trượt với bộ lốp xe đã mòn nhẵn. Điều này không thể thành công được. Buồn hơn là, một phần lớn số tiền kích thích này bị rò rỉ chảy ra khỏi nền kinh tế của chúng ta, và số tiền này được dùng để kích hoạt kinh tế của Quảng Châu và Thượng Hải, chứ không kích hoạt kinh tế của Gary và Pittsburgh. Thực tế thì quan điểm của thuyết kinh tế Keynes về chu kỳ chi tiêu tích cực không thể áp dụng và thành công ở Peoria, khi mà có quá nhiều những thứ chúng ta mua không được chế tạo ở đây, và đồng minh thâm hụt thương mại lớn nhất của chúng ta thì không bao giờ đền đáp lại.
Trung Quốc đã lừa dối như thế nào? Chúng ta hãy liệt kê những cách mà họ đã lừa dối
Bây giờ chúng ta đi sâu và phân tích chi tiết hơn về tám Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc. Hãy bắt đầu từ mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp.
# 1: Lưỡi hái tử thần của việc trợ cấp xuất khẩu
Nhìn vẻ mặt bề ngoài thì thuật ngữ trợ cấp xuất khẩu có vẻ như là vô thưởng vô phạt. Để hiểu vì sao những việc trợ cấp như thế này lại được coi như là lưỡi hái tử thần hay con dao đâm thẳng vào trái tim của bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào, hãy giả định rằng bạn là một doanh nhân Trung Quốc bắt đầu xây dựng một công ty để tham chiến với các nhà máy đang cạnh tranh với mình ở các bang Ohio, Pennsylvania, Michigan, hay Tennessee.
Để khởi động việc thành lập doanh nghiệp của bạn, chính phủ Trung Quốc sẽ cấp cho bạn đất đai miễn phí, năng lượng được trợ giá, và hầu như không có một giới hạn nào cả đối với việc vay các khoản tài chính lãi suất thấp hoặc không có lãi suất. Và nếu bạn gặp rắc rối, bạn sẽ không phải trả lại các khoản vay này cho chính phủ, bởi chính phủ sở hữu và điều khiển toàn bộ các ngân hàng, và ngoài ra đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền bổ nhiệm lãnh đạo của các ngân hàng.
Bây giờ, một khi bạn sẵn sàng cho việc xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ, bạn sẽ được hưởng một khoản trợ cấp trực tiếp cho mỗi sản phẩm mà bạn bán được – ở mức từ 10 tới 20 xu cho mỗi đô-la thu được từ bán hàng. Thêm vào đó, khi lợi nhuận bắt đầu được tạo ra, bạn sẽ có đủ tư cách hợp pháp để không phải đóng những khoản thuế thu nhập và thuế bất động sản cao ngất.
Nổi trội nhất trong tất cả các trợ cấp, là việc doanh nghiệp Trung Quốc của bạn sẽ không phải lo lắng gì cả về việc đối thủ cạnh tranh người Mỹ sẽ tấn công bạn ở sân sau. Nếu những doanh nghiệp nước ngoài muốn bán sản phẩm trên thị trường của bạn, họ sẽ bị buộc phải thiết lập các nhà xưởng trên đất Trung Quốc, và hiển nhiên là họ sẽ trở thành đối tác thứ yếu của bạn.
Bây giờ khi bạn thấy những gì mà các doanh nghiệp Mỹ đang phải tự thân vận động để đối mặt với việc trợ cấp xuất khẩu của Trung Quốc, như việc một công ty sản xuất tủ lạnh ở Madison, bang Wisconsin, một công ty sản xuất máy giặt ở Clyde, bang Ohio, hay một công ty chế tạo máy xay sinh tố ở Orem, bang Utah, đã có một quãng thời gian rất khó khăn để cạnh tranh với con Rồng Trung Quốc, thì bạn có hiểu tại sao lại như vậy không? Và việc một nhà máy chế tạo máy hút bụi ở Palm City, bang Flordida, một công ty chế tạo các công cụ cầm tay ở New Britain, bang Connecticut, hay một công ty chế tạo nôi trẻ em ở Barington, bang New Jersey, đã phải vất vả cực nhọc như thế nào để đứng vững giữa sóng gió trên đại dương toàn cầu của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc, thì đối với bạn điều này có ý nghĩa gì không?
Sự thực, việc tồn tại kéo dài liên tục một hệ thống mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, được biểu hiện như là một trong những bội ước lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Đó là vì khi Trung Quốc tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001, họ đã hứa sẽ nhanh chóng loại trừ tất cả các hoạt động trợ cấp bất hợp pháp – cùng với việc họ hứa sẽ loại bỏ mọi hình thức liên quan tới thương mại và mậu dịch bất bình đẳng.
Vâng, thưa ông Trung Quốc Cộng sản, nước Mỹ Dân chủ vẫn còn đợi ông giữ và tôn trọng lời hứa của ông về tự do thương mại. Và, trong khi chúng tôi đang chờ đang đợi, thì các khoản trợ cấp bất hợp pháp khổng lồ của ông vấn tiếp tục giáng một đòn mạnh và công phá ác liệt vào các ngành công nghiệp trọng yếu nhất ở Bắc Mỹ, đó là thép, hóa dầu, giấy, dệt may, bán dẫn, ván ép và máy công cụ. Cái danh sách này dài như những dòng người thất nghiệp ở các thành phố Stockton, bang California; Las Vegas, bang Nevada; Monroe, bang Michigan; và Rockford, bang Illinois.
#2: Cuộc đại chiến mới – Chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc
Trung Quốc đã can thiệp ở một phạm vi rất lớn nhằm giữ tỷ giá ngoại tệ thấp… Đây chắc chắn là hành động thao túng tiền tệ. Nó cũng như chính sách bảo hộ, và tương tự như việc áp dụng biểu thuế quan thống nhất hay trợ cấp xuất khẩu.
- Martin Wolf, tờ Financial Times
Vấn đề thao túng tiền tệ của Trung Quốc rất quan trọng để nhận biết về những bất lợi xảy ra đối với nền tảng sản xuất Mỹ mà chúng ta sẽ dành cả chương tới để bàn luận. Tuy nhiên, trên cơ sở các số liệu tin cậy và dự đoán, cũng đủ để chúng ta kết luận rằng, đồng Nhân dân tệ nói chung đã bị phá giá một cách thô thiển ở mức khoảng 40%.
Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là cứ mỗi một đô-la của sản phẩm mà Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ, thì các nhà xuất khẩu Trung Quốc chỉ phải bỏ ra một khoản tương đương là 60 xu. Đây là một sự trợ cấp khổng lồ!
Đồng thời, đối với mỗi một đô-la của sản phẩm mà doanh nghiệp Mỹ nỗ lực bán vào Trung Quốc, họ phải tính giá hơn một đô-la. Ngoài mức thuế quan gián tiếp này, doanh nghiệp sản xuất Mỹ khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một mức thuế trực tiếp là 30%.
Nhận biết được việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc có vai trò tương đương với cả trợ cấp và thuế quan, một phần nào đó giải thích rõ tại sao nhà máy chế tạo dụng cụ cắt gọt ở South Easton, bang Massachusetts hay công ty chế tạo dây an toàn ở Corry, bang Pennsylvania, đã phải khó khăn như thế nào để để cạnh tranh với các công ty tương tự của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, Quảng Châu và Thành Đô.
#3: Họ nghĩ rằng nếu không bị bắt thì không phải là ăn cắp
Thế thì giờ đây những hậu quả từ các chiêu thức làm giả, ăn cắp bản quyền và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tràn lan của Trung Quốc đối với nền tảng sản xuất và chế tạo của Mỹ là gì? Vâng, dưới đây là minh chứng tội phạm.
Mỗi khi Trung Quốc đánh cắp công nghệ, thiết kế và quy trình sản xuất từ nước Hoa Kỳ tốt bụng, nó cũng hút đi một ít máu từ những mạch máu của nền tảng sản xuất của chúng ta. Đó là vì, khi một công ty Mỹ muốn khám phá ra một loại thuốc điều trị căn bệnh ung thư, chế tạo ra các ô tô tiết kiệm nhiên liệu, hay phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu quả hơn, thì quá trình khám phá này sẽ tiêu tốn cả tiền bạc và thời gian – nói chung là tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Nếu kẻ cướp hay kẻ lừa đảo Trung Quốc chỉ đơn giản ăn cắp những hoa thơm quả ngọt từ các sáng chế như thế – mà không đề cập tới hay thể hiện sự tôn trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ – thì điều này sẽ chuyến hóa thành một lợi thế về chi phí sản xuất thực cho Trung Quốc.
Để nhận biết về phạm vi và mức độ của lợi thế về chi phí nhờ ăn cắp bản quyền mà các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc hưởng lợi, chúng ta nên biết rằng các công ty dược phẩm như Merck và Pfizer thường dành tới 20% thu nhập cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trong khi đó các công ty về công nghệ như Intel và Microsoft dành khoảng 15%, và các công ty chế tạo xe hơi như General Motors và Ford thì chi ra 5% thu nhập của họ. Như vậy, khi các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc sản xuất sản phẩm tương tự của Pfizer như Viagra, sao chép thiết kế mạch bán dẫn của Intel, sao chép phi bản quyền hệ điều hành từ Microsoft, hay thâm nhập vào hệ thống máy tính để ăn trộm thiết kế về loại xe hơi hybrid7 từ General Motors, bạn thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Thực sự, thì kẻ cướp bản quyền Trung Quốc đã có thể giảm chi phí một cách đáng kể cho sản phẩm cạnh tranh của anh ta, bởi vì kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ này không phải trả cho bất kỳ một chí phí nào liên quan tới nghiên cứu và phát triển.
Và xin bạn cần phải biết điều này: Kẻ cướp Trung Quốc không bao giờ ăn năn hối cải – từ một người buôn bán nhỏ trên các phố ở Thượng Hải mời chào đĩa DVD lậu của bộ phim Harry Potter với giá 80 xu, tới giám đốc cao cấp của công ty sản xuất ô tô cỡ bự như Chery Automotive Company, đã ăn cắp cả tên và thiết kế từ công ty mang nhãn hiệu Chevy của Mỹ. Việc thiếu lòng hối hận này tồn tại, là bởi vì, hơn một tỷ người Trung Quốc được sinh ra và lớn lên ở một xã hội trống rỗng luân thường đạo lý, ở đó quyền sở hữu tài sản bị chà đạp, mọi thứ đều thuộc sở hữu của nhà nước. Sự lệch lạc đạo đức và luân lý này liên quan trực tiếp tới Chủ tịch Mao và thời kỳ điên rồ của Cách mạng Văn hóa. Chính những lệch lạc phi luân lý này đã đẻ ra một quan niệm gọi là “Làm bất cứ cái gì có thể để đạt được vị thế tốt hơn”. Trong khi thái độ coi thường của việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc được các nước hàng xóm châu Á biết rõ, thì các nước phương Tây lại chẳng biết tí gì về nguồn gốc chính trị và văn hóa dẫn tới các hành động phi đạo đức này của Trung Quốc Cộng sản.
#4: Hủy hoại môi trường chỉ vì một vài đồng bạc
Bây giờ chúng ta quay sang vấn đề gây tranh cãi của một trong những Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc được coi là thiển cận nhất. Điều này liên quan tới việc chính phủ Trung Quốc “Tự bắn vào đầu mình” và sẵn sàng đánh đổi việc hủy hoại môi trường chỉ vì có thể kiếm thêm một vài đồng bạc về lợi thế chi phí sản xuất.
Mặc dù đưa các đạo luật cứng rắn để bảo vệ môi trường vào trong sách giáo khoa, và mặc dù liên tục rao giảng về nhãn mác xanh cho người tiêu dùng phương Tây, nhưng thực tế thì đảng Cộng sản Trung Quốc không tôn trọng và hối lỗi một tí nào đối với những sai lầm của họ, như cách mà họ đang làm với hiến pháp của chính mình, ở đó quyền tự do ngôn luận và tôn giáo được bảo đảm về lý thuyết. Một vị quan chức cao cấp của một trong những nhà máy lớn nhất Trung Quốc, đã nói toạc móng heo với một đồng nghiệp của chúng tôi rằng: “Nếu như anh hoàn thành công việc, thì có thể được thăng quan tiến chức nhanh chóng – chẳng ai quan tâm đến vấn đề môi trường đâu”.
Để biết về việc hủy hoại môi trường tạo lợi thế cho Trung Quốc như thế nào, giả sử đối với một công ty hóa chất Mỹ ở Cincinnati, bang Ohio, cần phải lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiễm phức tạp để ngăn chặn việc các chất thải hóa học chảy vào sông Ohio. Hoàn toàn ngược lại, đối thủ cạnh tranh Trung Quốc ở thành phố Trùng Khánh chỉ đơn giản sử dụng ngay sông Dương Tử như một cái nhà vệ sinh để thải bất cứ cái gì mà họ muốn bỏ đi. Như vậy thử đoán xem công ty nào sẽ chiếm thị phần lớn hơn về thị trường hóa chất quốc tế?
Hay giả sử một cơ sở xuất chế tạo giấy của Mỹ ở Waterford, New York, cần phải lắp đặp nồi hơi ít xả khí thải và đắt tiền ở phân xưởng hơi nước, trong khi đó các đối thủ Trung Quốc không làm gì cả. Điều này dẫn tới giấy sản xuất từ Trung Quốc thì nhiều hơn và công ăn việc làm cho người Mỹ thì ít hơn. Và hậu quả là, ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc tự hủy hoại bầu không khí của chính mình.
Thực ra, cái mũi nhọn cạnh tranh “ô nhiễm càng nhiều, giá càng rẻ” của Trung Quốc đâm thẳng vào các nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và chế tạo ở Mỹ, bởi những nhà máy này luôn phải đối mặt với chí phí cao nhất về tuân thủ môi trường. Chẳng hạn các công ty như Dow Chemical và U.S. Steel chi phí gấp 10 lần cho việc bảo vệ môi trường so với các đối thủ Trung Quốc như Sinopec Oil và Bao Steel.
Việc Trung Quốc đã hủy hoại môi trường để gia tăng và đẩy mạnh xuất khẩu được minh chứng rất rõ ở dữ kiện trần trụi sau đây: Trong khoảng ba thập kỷ ngắn ngủi để Trung Quốc nổi lên như một công xưởng của thế giới, Trung Quốc cũng đã được biết tới với hai nét đặc thù, đó là: “Quốc gia ô nhiểm nhất hành tinh” và “Quốc gia đóng góp nhiều nhất vào biến đổi khí hậu”. Và điều này dẫn tới việc không chỉ các nhân công người Mỹ chịu tác động. Dân chúng Trung Quốc cũng đã phải trả một cái giá quá cao, thể hiện ở việc gia tăng khủng khiếp về bệnh nhân ung thư, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh về đường hô hấp và da liễu.
Hoàn cảnh khốn khổ của “các cư dân không phải loài người” cũng là thước đo về cấp độ của vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường sống. Bất kỳ những ai viếng thăm Trung Quốc sẽ nhận thấy rằng cả ở nông thôn và thành thị hầu như vắng bóng chim muông. Những mùa xuân, hạ, thu, đông yên lặng trong một bức tranh phong cảnh nhiễm độc của Trung Quốc.
#5: Làm què quặt và giết hại nhân công lao động để có nhiều lợi nhuận
Cùng với các hoạt động đầu độc sông ngòi và kênh rạch, cũng như việc phá hoại bầu không khí của chính mình, là những hành động tàn sát, ngược đãi, và đầu độc nguồn nhân công lao động, giúp cho Trung Quốc có được một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Trong những công xưởng chết người của Trung Quốc bệnh phổi nhiễm bụi silic và suy hô hấp, chân tay bị cắt và thương tật, ung thư các cơ quan chức năng, và ăn mòn da bởi a-xít, không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp; đối với hàng triệu công nhân Trung Quốc, tai nạn là điều tất yếu. Dưới đây là trích đoạn từ tờ The New York Times, khéo léo ghi lại một sự thật kinh dị của Lò Sát Sinh Số 5 8 như sau:
Huyện Đài Nam … ở phía Nam của Thượng Hải, là thủ phủ sắt thép của Trung Quốc. Có 7000 nhà máy gia công sắt thép … như chế tạo các bản lề, vỏ ốp bánh xe, nồi và chảo rán, máy khoan, cửa an toàn, hộp dụng cụ, phích nước, máy cạo râu, tai nghe, ổ cắm điện, quạt điện, và bất cứ sản phẩm nào có sử dụng các chi tiết kim loại. Đài Nam, theo tiếng Trung Quốc còn có nghĩa là “Mãi mãi mạnh khỏe”, nhưng lại mệnh danh là “thủ phủ chặt chém chân tay” của Trung Quốc. Ngày nào cũng có ít nhất một lần ai đó phải đưa vào cấp cứu ở một trong hàng tá trung tâm y tế chuyên điều trị các bệnh liên quan tới chấn thương bàn tay, cánh tay và ngón tay.
Thủ phạm chính của việc tàn sát này đó là hệ thống quy định an toàn và sức khỏe quá lỏng lẻo của Trung Quốc; công nhân Trung Quốc phải làm việc vất vả trong điều kiện rủi ro lớn ở mọi ngành công nghiệp, từ vật liệu xây dựng, hóa chất và máy móc, tới ngành luyện kim, nhựa và dệt may. Chỉ riêng rủi ro liên quan tới các hầm lò khai thác than, hàng năm có hàng ngàn công nhân Trung Quốc thiệt mạng, trong khi đó ở Mỹ số nạn nhân ít hơn 50 người.
Đứng trên quan điểm cạnh tranh quốc tế, sự tàn sát ở các cơ sở sản xuất đã hun đúc và tạo ra những gì tởm lợm và rùng rợn nhất của lợi thế cạnh tranh mà Trung Quốc lưu trữ trong kho vũ khí của họ – và thành ngữ máu, mồ hôi và nước mắt chưa bao giờ mang một ngữ nghĩa chính xác và đúng đắn như khi nó được đặt ở nhà xưởng mồ hôi và “nhà xưởng máu” của Trung Quốc.
#6: Một quả bom neutron về hạn chế xuất khẩu
Thế còn thứ Vũ khí Hủy diệt việc làm thứ sáu mà người ta gọi là “Hạn chế xuất khẩu” là cái gì vậy? Để biết được vì sao Tổ chức Thương mại Thế giới lại thẳng thừng ban lệnh cấm các hạn chế đó – và tại sao những hạn chế về xuất khẩu này lại được xem như là một trái bom neutron9 ném vào giữa nền công nghiệp nặng của Mỹ – thì chỉ cần nhìn vào một số nguyên liệu thô cụ thể mà Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, bằng cách sử dụng định mức nghiêm ngặt đối với hạn ngạch xuất khẩu và áp đặt biểu thuế quan cao tới 70%.
Xếp đầu danh sách về hạn chế xuất khẩu là các nguyên liệu công nghiệp cơ bản như các loại vật liệu và quặng bauxit, than cốc, fluorit, magiê, mangan, silicon carbide, và kẽm. Quặng bauxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Than cốc là nhiên liệu trọng yếu và là chất khử trong quá trình luyện gang thép. Fluorit tối cần thiết cho sản xuất thép và nhôm. Magiê là kim loại kết cấu được sử dùng nhiều thứ ba, chỉ sau thép và nhôm, còn mangan thì được sử dụng bởi các lò luyện thép để tạo ra loại thép chống ăn mòn và chống gỉ. Vật liệu silicon carbide, thì được sử dụng để chế tạo các loại vật liệu gốm dùng cho việc chế tạo hàng loạt các sản phẩm từ áo chống đạn tới các hệ thống phanh đĩa. Còn đối với vật liệu kim loại kẽm thì sao? Nguyên liệu vạn năng này được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ việc mạ thép, tới đúc đồng thau và đồng thiếc, hay được sử dụng như chất tạo màu cho các loại sơn, và làm chất xúc tác khi chế tạo vật liệu cao su.
Nói cách khác, hầu như chắc chắn tất cả các nguyên liệu thô mà Trung Quốc dự trữ hay hạn chế xuất khẩu đều là những nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới. Điều tất yếu, ở phạm vi thị trường toàn cầu, những hạn chế về xuất khẩu của Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô sẽ chuyển hóa sang các vấn đề liên quan tới chi phí và giá cả. Vì thế, đối với nhà máy thép của Mỹ ở Gary, bang Indiana, công ty luyện nhôm của Canada ở Lac Saint-Jean, bang Quebec, công ty công nghệ khuôn đúc của Nhật ở Hiroshima, hay nhà máy chế tạo kính của Đức ở Dusseldorf, thì hậu quả không thể tránh được đó là đối mặt với việc tăng giá toàn cầu cho các nguyên liệu thô đầu vào, và sự suy giảm vị thế cạnh tranh so với các đối thủ từ Trung Quốc.
Với chi phí sản xuất bị xiết chặt thêm một vòng nữa, trong khi các công ty Mỹ và phương Tây phải chịu các chi phí sản xuất cao hơn, thì các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ lại nhận được đặc quyền và mức giá nội địa được điều chỉnh sao cho họ có lợi thế hơn. Khi phối hợp với nhau, những yếu tố này đã ra một lợi thế khổng lồ về chi phí và giá đối với các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc mà các công ty Trung Quốc có được.
Thật hợp lý và đúng đắn khi nhắc lại ở đây rằng, tổ chức Thương mại Thế giới đã công khai cấm mọi hình thức hạn chế xuất khẩu như thế, một cách chính xác hơn, họ xác định đây là một loại lợi thế cạnh thương mại bất bình đẳng. Trung Quốc thì không quan tâm tới điều này. Cả Mỹ và châu Âu cho tới nay vẫn chưa có biểu hiện làm bất cứ cái gì để chống lại những quy định về hạn chế xuất khẩu như thế. Vì vậy kẻ bảo hộ Trung Quốc vẫn ung dung thực thi các hạn chế xuất khẩu phi lý này, và xem đây như là một phương tiện để đạt được quyền kiểm soát mạnh mẽ hơn, giống như như là một miếng võ xiết và chặn cổ họng đối với tất cả các ngành công nghiệp nặng và luyện kim trên thế giới.
#7: Định giá ăn cướp, phá giá, và tổ chức độc quyền đất hiếm
Việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc dẫn tới hậu quả và những tình trạng tồi tệ đối với các ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới, nhưng đây chỉ là một nửa của câu chuyện mà thôi. Còn nửa kia của câu chuyện thì liên quan tới việc hạn chế xuất khẩu một loại vật liệu được sử dụng ở một phạm vi rộng lớn, mà người ta gọi là “đất hiếm”. Vật liệu đất hiếm, với những cái tên lạ tai như cerium, ebrrium, scandium, và terbium, là một phiên bản về công nghệ sản xuất cao cấp của bộ phim “khi chú chuột nhắt cất tiếng gầm”. Vì sở hữu các tính chất từ tính và phát quang siêu việt, cũng như khả năng truyền dẫn, sản sinh và tích trữ năng lượng, chỉ cần sử dụng một chút vật liệu đất hiếm cũng mang lại hiệu quả rất lớn cho nhiều sản phẩm công nghệ cao.
Chẳng hạn, động cơ trong ổ cứng của máy nghe nhạc iPod, hệ thống pin dùng trong chiếc xe hơi hybrid của nhà hàng xóm, hay các tấm pin năng lượng mặt trời mà bạn dự tính lắp đặt cho gia đình mình, tất cả đều ít nhiều sử dụng vật liệu đất hiếm. Cũng vậy, đất hiếm được sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác để lọc khí thải xe hơi cho không khí được trong sạch, nó được dùng trong các máy X-quang di động mà bác sĩ sử dụng để chẩn đoán nhanh bệnh lý, hay được sử dụng để chế tạo nguồn laser cho các ứng dụng công nghiệp và nghiên cứu khoa học, và sử dụng để chế tạo các nam châm dùng trong các hệ thống dẫn đường hiện đại mà các máy bay quân sự và thương mại cần phải được trang bị.
Đất hiếm đóng một vai trò quan trọng đối với mọi mặt đời sống của chúng ta, vì thế thật là ớn lạnh khi biết rằng Trung Quốc đã chèn ép một cách hiệu quả thị trường đất hiếm ở nhiều khía cạnh và góc độ. Điều làm chúng ta kinh ngạc về sức mạnh thị trường của Trung Quốc là ở chỗ, dù chỉ sở hữu 1/3 trữ lượng trên thế giới, nhưng hiện nay Trung Quốc chiếm trên 90% thị trường toàn cầu về sản xuất đất hiếm.
Làm sao mà Trung Quốc xoay sở một cách hiệu quả để tạo ra cái mà chỉ có riêng họ sỡ hữu đó là “Cartel độc quyền đất hiếm”? Đó là vì Trung Quốc dùng các thủ đoạn định giá và phá giá cướp giật; đây cũng chính chính là bài học được lấy ra từ giáo trình “Cẩm nang về tổ chức độc quyền Cartel”.
Bài học này được bắt đầu từ hơn một thập niên trước đây. Đó là khi một số quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra được sự giàu có từ nguồn đất hiếm của họ, và Trung Quốc đã bắt đầu đổ hàng đống tiền trợ cấp vào công việc sản xuất đất hiếm. Mục tiêu mà họ muốn đó là biến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành một tổ chức độc quyền như OPEC về đất hiếm.
Để xây dựng và phát triển “Cartel độc quyền đất hiếm”, các công ty nhà nước khai thác khoáng sản của Trung Quốc đã chủ đích khai thác quá nhu cầu sản xuất, và sau đó cũng chủ đích bán phá giá một khối lượng khổng lồ đất hiếm vào thị trường toàn cầu. Hiệu quả thực tế của việc ồ ạt đưa vào thị trường một lượng sản phẩm cực lớn đó là làm hạ giá toàn cầu xuống thấp hơn mức chi phí sản xuất, và vì thế các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bị đẩy ra khỏi cuộc chơi về thị trường đất hiếm.
Thực vậy, một trong những nạn nhân lớn nhất của trò bán phá giá Trung Quốc là một công ty Mỹ ở Denver, bang Colorado, có tên là Molycorp. Đã có thời Molycorp là vua của đất hiếm, và mỏ Mountain Pass của họ ở California là mỏ lớn nhất thế giới. Nhưng trong cuộc tàn sát của Trung Quốc, Molycorp buộc phải đóng cửa mỏ vào năm 2002.
Trong vài năm gần đây, cùng với việc cartel độc quyền đất hiếm được thiết lập vững chãi, Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn I “bán phá giá”, sang giai đoạn II “ép giá”. Vì đã tiêu diệt thành công các công ty khai thác khoáng sản nước ngoài thông qua việc bán phá giá, cho nên ở giai đoạn “ép giá” này, Trung Quốc bắt đầu đột ngột tăng giá đất hiếm.
Chẳng hạn, bây giờ chúng ta xem xét vấn đề liên quan tới cerium oxide, vật liệu trọng yếu sử dụng trong các pin nhiên liệu và các bộ chuyển đổi xúc tác. Vào năm 2007, giá toàn cầu chỉ khoảng 3 USD cho một kg, thì ở năm 2010, sau khi chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc được thực thi, giá của vật liệu cerium oxide nhảy vọt lên tới 23 USD cho một kg – tăng hơn 7 lần chỉ trong vòng 3 năm.
Còn đối với chất samarium oxide thì như thế nào? Đây là loại vật liệu đất hiếm rất quan trọng dùng trong sản xuất các thanh nam châm cực mạnh, và được sử dụng trong trong quá trình xạ trị bệnh ung thư. Giá của vật liệu đất hiếm này đã tăng tới gần 1000%.
Tất nhiên, việc tăng giá phi thường này đã bắt đầu kéo các nhà đầu tư nước ngoài hào hứng trở lại thị trường đất hiếm (thậm chí công ty Molycorp đã bắt đầu mở lại mỏ). Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc phải đối mặt với một rủi ro rất lớn: Các công ty khai thác đất hiếm sở hữu nhà nước của Trung Quốc có thể lộn ngược cả thùng rượu bất cứ lúc nào, thao túng và làm lũng đoạn thị trường một lần nữa, nhằm phá giá sản phẩm, và lặp lại những gì đã xảy ra trước đây, họ sẽ gạt các công ty như Molycorp ra ngoài thị trường làm ăn về đất hiếm. Không ngạc nhiên là rủi ro thường trực về nguy cơ bán phá giá của Trung Quốc tạo ra hiệu quả cố ý chèn ép sản xuất đất hiếm bên ngoài Trung Quốc, đúng như chính phủ Trung Quốc mong muốn.
Khi phải sử dụng độc chiêu còn lại của chiến lược đất hiếm, Trung Quốc thậm chí thay đổi trò chơi ăn cướp của họ, từ việc đơn thuần chỉ là thao túng về mặt kinh tế, sang các trò chơi rất thực tế, nguy hiểm, đó là thủ đoạn gây sức ép chính trị. Chẳng hạn, một biến cố rất nổi tiếng năm 2010, khi đó Nhật Bản đã phải nhượng bộ và thả thuyền trưởng người Trung Quốc, người mà bị bắt vì cố ý đâm vào tàu bảo vệ lãnh hải của Nhật Bản ở vùng biển gần các đảo Senkaku – vùng lãnh thổ được kiểm soát bởi Nhật Bản, mà Trung Quốc nói là của họ. Tất nhiên, một trong những lý do lớn mà Nhật Bản đã phải nhượng bộ sức ép của người hàng xóm là vì Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô và điện tử của Nhật Bản.
#8: Vạn lý Trường thành Bảo hộ
Được xem như là Vũ khí Hủy diệt việc làm cuối cùng, Vạn lý Trường thành Bảo hộ càng ngày càng biểu hiện rõ hơn. Công trình xây dựng hùng vĩ này được xây từ nhiều loại “gạch” sau đây: thuế đánh vào hàng nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu không rõ ràng, tăng thuế hải quan, các quy định của nhà nước về “Mua hàng Trung Quốc”, các hàng rào kỹ thuật đối với kinh doanh và thương mại, và những kiểu cách hối lộ như đút lót để thắng thầu.
Nói theo ngôn ngữ thực thế, thì những bức tường bảo hộ có nghĩa như sau: Trong khi các cơ sở chế tạo máy tính của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, các công ty may mặc ở Chiết Giang, hay các nhà máy chế tạo phụ tùng máy bay ở Thượng Hải có thể tự do bán hàng hóa ở thị trường Bắc Mỹ, thì những công ty như thế và các đối thủ cạnh tranh của họ ở San Jose, Mexico City, và Dorval, Quebec, không thể làm điều tương tự, tức là không được tự do bán hàng hóa ở Trung Quốc. Vậy bạn có ngạc nhiên không khi mà nền tảng sản xuất của chúng ta đang phải nằm điều trị ở khoa cấp cứu?
Tổng kết về những lo ngại đến từ Trung Quốc
Khi bạn làm tổng kết về tám Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc, sẽ thấy kết quả sẽ là hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ, Canada, châu Âu, Mexico và châu Á bị mất, và toàn bộ cơ sở sản xuất của phương Tây đã phải qụy gối gục ngã. Khi các điểm nút liên kết của mỗi vũ khí trong số tám Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc được kết nối với những dòng người thất nghiệp ở Mỹ, tình trạng trì trệ kinh tế triền miên ở Nhật Bản, khủng khoảng nợ ở châu Âu, và tình trạng bạo loạn ở Mexico, bạn sẽ nhìn thấy một viễn cảnh lớn hơn: Chính sách và chiến lược công nghiệp theo chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ mà Trung Quốc theo đuổi không nằm ngoài các mục tiêu như thống trị hoàn toàn nền sản xuất và chế tạo thế giới, gặm nhấm toàn bộ thị trường toàn cầu, và khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế.
Là một giám đốc điều hành của công ty Nucor Steel, ông Dan Dimicco đã dũng cảm nhận xét như sau: “Chúng ta ở trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã hơn một thập niên. Nhưng chỉ có họ là những người khai hỏa!”. Thậm chí tổng giám đốc luôn khấu đầu lạy của tập đoàn General Electrics, ông Jefferry Immelt, đã có nhận xét trong một dịp bộc bạch hiếm hoi: “Tôi thực sự lo lắng về Trung Quốc, tôi không dám chắc là cuối cùng họ muốn bất kỳ ai trong chúng ta chiến thắng hay ai đó trong chúng ta thành công nữa”.
Rõ ràng là, đã đến lúc Mỹ và các đồng minh của mình trong thị trường thương mại tự do và bình đẳng cần phải phản pháo lại đối thủ Trung Quốc. Cũng đã đến lúc các là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải biết một điều: Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập vì một lý do như sau, đó là khuyến khích một nền thương mại tự do thực sự và mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Thông qua việc sử dụng tám Vũ khí Hủy diệt việc làm, Trung Quốc đã phá vỡ một cách có hệ thống khuôn khổ của tự do thương mại – thậm chí họ còn liên tục xâm chiếm thị trường Mỹ dưới cái vỏ bọc WTO. Đây là một trong những việc làm bẩn thỉu và đê tiện nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cái chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc cần phải bị chặn lại. Nếu chúng ta không làm điều này, thì chờ tới khi nào?
Nếu không phải là nước Mỹ, thì quốc gia nào sẽ làm? Như cố Thủ tướng Winston Churchill 10 đã từng nói: “Có thể tin là người Mỹ luôn tìm ra cách để làm cái gì đó đúng đắn, sau khi họ vắt cạn hết các giải pháp khác”. Chúng ta cũng đã đến mức này rồi.
––––––––––––––
1 Peoria là thành phố lớn nhất nằm bên dòng sông Illinois, thuộc bang Illinois, Mỹ, với dân số khoảng 115 ngàn người. Thành ngữ “Will it play in Peoria?” thường được sử dụng để hỏi liệu rằng một sản phẩm, nhân vật, đề tài hay sự kiện nào đó có sức lôi cuốn đối với dân chúng Mỹ hay không.
2 Antimon to Zinc: Tác giả ám chỉ “từ A tới Z”. ND
3 Mohandas Karamchand Gandhi (1869 – 1948): Một nhà tư tưởng và chính trị nổi tiếng trong phong trào độc lập của Ấn Độ với chủ trương không dùng quân sự, đối lập với trường phái dùng quân sự của Carl Philipp Gottfried von Clausewitz và Tôn Tử. ND
4 “Nếu bạn xây sân chơi, anh ấy sẽ đến” là câu nói thì thầm suốt bộ phim “Field of Dreams” do Phil Robinson đạo diễn và Kevin Costner đóng vai chính, kể về một nông dân Mỹ vượt qua những khó khăn tài chính để xây một sân bóng chày cho những cầu thủ của quá khứ. ND
5 American dream: Thuật ngữ nói về niềm tin về sự tự do cho phép tất cả các công dân và người định cư ở Mỹ theo đuổi các mục tiêu của họ trong cuộc sống qua sự làm việc siêng năng và tự chọn lựa, bằng khả năng hơn là bằng địa vị của mình. ND
6 “Trickle-down economics”: Quan điểm kinh tế từ thời Đại khủng hoảng cho rằng giúp các doanh nghiệp thì lợi ích sẽ lan tỏa đến người dân. ND
7 Xe vừa chạy bằng động cơ đốt trong vừa chaỵ bằng động cơ điện.
8 Lò sát sinh số 5: Slaughterhouse-Five, một tiểu thuyết châm biếm của Kurt Vonnegut về Chiến tranh Thế giới lần thứ II.
9 Bom neutron là loại bom hạt nhân cỡ nhỏ, sức công phá yếu nhưng có cường độ phóng xạ hạt neutron cực mạnh gây chết người mà không tàn phá hạ tầng. ND.
10 Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng với cương vị Thủ tướng Anh cứng rắn trong Thế chiến Thứ II. ND
P.N. & G.A.
Nhóm dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Sát 'nách' Thủ đô: Cả phố trưng biển tiếng Trung Quốc

Cách trung tâm Thủ đô chừng 20km, làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê thuộc thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) hiện nay khá lạ lẫm với những biển, bảng hiệu bằng tiếng Trung Quốc.
Dọc con phố chính thuộc phường Đồng Kỵ, khu phố quanh khu chợ gỗ Phù Khê Thượng (TX Từ Sơn) nhan nhản những biển hiệu in tiếng Trung Quốc xen lẫn tiếng Việt.
Theo luật quảng cáo của Việt Nam 2012, các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt. Trong trường hợp có sử dụng cả tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm thì khổ chữ tiếng nước ngoài có kích cỡ không được lớn quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Khá nhiều biển quảng cáo tại những con phố này vi phạm luật quảng cáo khiến cho những khu phố này giống như một khu phố ở đất nước Trung Quốc chứ không phải Việt Nam.
Theo người dân Đồng Kỵ và Phù Khê thì gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở đây chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Không chỉ thương lái đồ gỗ mà nhiều người Trung Quốc còn thuê cửa hàng kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, cửa hàng ăn uống chỉ chủ yếu phục vụ người Trung Quốc sang mua bán đồ gỗ. Vì vậy biển hiệu thường in tiếng Trung Quốc cho khách hàng dễ tìm.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Biển chỉ dẫn hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc trên con phố Nguyễn Văn Cừ  thuộc phường Đồng Kỵ (TX Từ Sơn, Bắc Ninh).
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Từ cửa hàng đồ gỗ đến nhà nghỉ trên phố Nguyễn Văn Cừ đều có biển hiệu tiếng Trung Quốc.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Quảng cáo của công ty  vận tải xen chữ Trung Quốc.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Biển hiệu một đại lý vé máy bay trên phố Nguyễn Văn Cừ.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Quảng cáo dạy tiếng Trung, Việt hầu hết bằng chữ Trung Quốc trên một con phố thuộc phường Đồng Kỵ.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Cửa hàng quảng cáo bán gỗ trắc, gỗ hương với dòng chữ Trung Quốc khá lớn.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Nhiều công ty vận tải do người Trung Quốc điều hành với biển quảng cáo dày đặc tiếng Trung Quốc tại các con phố thuộc thôn Phù Khê Thượng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu

phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Các quán ăn với biển hiệu tiếng Trung Quốc xuất hiện khắp các con phố quanh khu chợ gỗ Phù Khê Thượng.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Không ít chủ nhân của những quán ăn này là người Trung Quốc.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Biển hiệu tiếng Trung dày đặc khu phố thuộc thôn Phù Khê Thượng.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Nhiều biển quảng cáo với chữ Trung Quốc lớn hơn hẳn chữ tiếng Việt.
phố tàu, trung quốc, quảng cáo, biển hiệu
Một biển hiệu quảng cáo của một công ty đồ gỗ mỹ nghệ khang trang mang "bản sắc" Trung Quốc giữa thôn Phù Khê Thượng.
Lê Anh Dũng