Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý - Blogger Điếu Cày đã tuyệt thực 25 ngày

Tình hình và xu hướng chính trị tại Việt Nam hiện nay

Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việt đến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Nam yếu như hiện nay.

Tuy nhiên, nói đến cái yếu của Việt Nam, phần lớn đều tập trung vào quan hệ đối ngoại, chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói, ở châu Á, không có nước nào bị Trung Quốc “ăn hiếp” nhiều như Việt Nam. Với Nhật Bản hay Philippines, họ chỉ dòm ngó một hai hòn đảo; với Việt Nam, họ dòm ngó cả chùm đảo và cả một vùng biển mênh mông. Với các nước khác, lâu lâu họ đưa tàu đánh cá hay tàu hải giám lượn qua lượn lại vài vòng thị uy; với Việt Nam, họ tung tàu đánh cá và tàu hải giám ào ạt như vào chỗ không người, hơn nữa, còn bắt bớ, thậm chí, hãm hại cả ngư dân Việt Nam. Cũng có thể nói, trước sự đe dọa của Trung Quốc, không có nước nào có phản ứng nhu nhược như Việt Nam. Nhật Bản dám dọa đánh chìm tàu Trung Quốc, Philippines đem Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, còn Việt Nam? Ngay cả một lời lên án, họ cũng không dám nói; và khi, trước áp lực của dân chúng, phải nói, thì chỉ nói một cách… thì thầm. Vừa lên án vừa run lẩy bẩy.

Tuy nhiên, cái yếu của Việt Nam còn thể hiện ở nhiều lãnh vực khác nữa. Phân tích những cái yếu ấy, chúng ta dễ thấy xu hướng phát triển của tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay.

Trước hết là lãnh đạo yếu.

Nói đến lãnh đạo chủ yếu là nói đến đảng Cộng sản, và nói đến “yếu” là nói đến tương quan quyền lực với các thiết chế khác. Công thức phân quyền ở Việt Nam, ai cũng biết, là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”. Suốt hơn nửa thế kỷ, hầu như mọi quyền lực đều nằm trong tay đảng. Còn nhà nước, như chính lời thú nhận của Phạm Văn Đồng, người làm Thủ tướng lâu nhất ở Việt Nam (1955-1987), với những người quen: Chưa có ai làm Thủ tướng lâu mà bất lực như ông. Ông không những bị lép vế trước Lê Duẩn, Tổng Bí thư, mà còn bị lép vế cả trước Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng. Là Thủ tướng, Phạm Văn Đồng hoàn toàn không có quyền hạn gì trong việc chọn lựa, bổ nhiệm hoặc cách chức các Bộ trưởng hay Thứ trưởng, thậm chí, các giám đốc Sở ở địa phương. Quyền lực tập trung hết trong tay giới lãnh đạo đảng, chủ yếu là Tổng Bí thư. Tuy nhiên, sau Lê Duẩn, rõ ràng quyền lực của Tổng Bí thư cứ giảm dần. Quyền lực của các Tổng Bí thư kế tiếp Lê Duẩn, từ Trường Chinh (14/7/1986-18/12/1986) đến Nguyễn Văn Linh (1986-1991) và Đỗ Mười (1991-1997), không thể so sánh được với Lê Duẩn. Tuy nhiên, dù vậy, họ vẫn giống như những ông vua. Yếu thế, nhưng vẫn là vua. Chỉ từ Lê Khả Phiêu (1997-2001) trở đi, quyền lực của Tổng Bí thư mới bắt đầu mờ nhạt. Hơn nữa, càng lúc càng mờ nhạt. Nông Đức Mạnh (2001-2011) mờ nhạt hơn Lê Khả Phiêu. Đến nay, mờ nhạt nhất là Nguyễn Phú Trọng, người được lên làm Tổng Bí thư từ ngày 19 tháng 1 năm 2011.

Vai trò mờ nhạt của Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ nhất là qua hai lần thua cuộc trước Nguyễn Tấn Dũng. Lần thứ nhất, ở hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012, khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang tấn công Nguyễn Tấn Dũng - người được gọi là “đồng chí X” -, nhưng cuối cùng, cả hai đều thất bại. Lần thứ hai, mới đây, ở hội nghị Trung ương 7 vào đầu tháng 5/2013, Nguyễn Phú Trọng lại thất bại trước Nguyễn Tấn Dũng lần nữa khi đề nghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng bị Trung ương đảng bác bỏ. Thế vào đó, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu. Cả hai đều là người của Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Có thể nói, trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có một Tổng Bí thư nào lại thua cuộc một cách thê thảm và nhục nhã đến như vậy.

Nhưng việc Tổng Bí thư và cùng với ông, cả cái Đảng do ông lãnh đạo yếu thế và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ quyền lực mạnh mẽ của mình như vậy có làm cho chính phủ mạnh hơn không?

Không.

Thủ tướng mạnh. Nhưng chính phủ vẫn yếu. Nguyễn Tấn Dũng mạnh đủ để thoát các đòn tấn công hiểm hóc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang, nhưng chính phủ do ông cầm đầu, trên nguyên tắc, vẫn phải được lãnh đạo bởi đảng. Các chính sách lớn vẫn do đảng quyết định.

Như vậy, ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý: Người có chức năng lãnh đạo thì yếu; còn người mạnh lại không thể lãnh đạo. Hậu quả là ở Việt Nam hiện nay, giới cầm quyền, từ đảng đến chính phủ, chỉ quản lý (management) chứ không hề có lãnh đạo (leadership). Sự khác biệt căn bản giữa quản lý và lãnh đạo là với quản lý, người ta chỉ làm theo mệnh lệnh và chỉ nhắm tới những mục tiêu ngắn hạn; nhưng khi không có lãnh đạo, người ta vừa không có tầm nhìn xa lại vừa không có mệnh lệnh cụ thể để thực hiện. Một nền quản lý thiếu lãnh đạo bao giờ cũng vừa thiển cận vừa lúng túng, vá víu và đầy mâu thuẫn. Chúng ta có thể thấy rõ những điều đó qua các chính sách và cung cách làm việc của nhà cầm quyền Việt Nam những năm gần đây. Rõ nhất là qua cuộc thảo luận về thay đổi Hiến pháp do chính họ đề xướng. Thoạt đầu, bảo không có vùng cấm trong thảo luận; sau, lại lên án kịch liệt những người kiến nghị. Thoạt đầu, hứa hẹn như một sự thay đổi lớn lao; sau, cứ thu hẹp dần lại. Thoạt đầu, định thay đổi cả tên nước; sau, lại loại bỏ ý định ấy, v.v.. Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ lúng ta lúng túng của họ trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ. Ngoài vài lời thề nguyền là sẽ không bán nước, cho đến nay, vẫn không có ai trong giới lãnh đạo phác họa được một chiến lược rõ ràng, chưa nói đến việc có hiệu quả hay không. Một chút rõ ràng cũng không có.

Đảng lãnh đạo yếu, chính phủ cũng yếu, hậu quả tất nhiên là đất nước yếu theo. Tất cả những sự nhu nhược được đề cập ở phần đầu bài viết này đều là hậu quả của hai cái yếu ấy. Ngư dân Việt Nam đi đánh cá ngoài biển cả bị “tàu lạ” đâm chìm, bắt bớ hay giết chết, không có ai can thiệp. Dân chúng hàng ngày phải ăn uống hoặc tiêu dùng những thứ độc hại được nhập cảng chính thức hay qua các con đường không chính thức không hề được ai bảo vệ. Kinh tế ngày càng kiệt quệ, gánh nặng nợ nần trên đầu người càng ngày càng chồng chất, không có ai quan tâm. Những người có lòng với đất nước đứng lên chống lại Trung Quốc bị đối xử như tội phạm. Mở các trang báo ngoại quốc, mỗi khi thấy tin tức về Việt Nam, đoán mười lần đến chín lần đúng: tin xấu. Nếu không phải tham nhũng thì là trấn áp.

Đảng yếu, chính phủ cũng yếu. Vậy thì ai mạnh?

Thứ nhất, các phe phái mạnh.

Thật ra, đảng Cộng sản lúc nào cũng có nạn phe phái. Trong hồi ký của mình, Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng và Tổng biên tập báo Nhân Dân, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, kể, lúc Hồ Chí Minh còn sống và ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng không thèm nói chuyện với nhau. Hồ Chí Minh khuyên mấy cũng không được. Nhưng, dù vậy, những sự xung khắc ấy chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân. Không có phe hay nhóm nào dám công khai chống lại phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thành ra, Lê Duẩn và dưới bóng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tha hồ tác oai tác quái. Sau này, các phe phái nổi lên rõ hơn, nhưng không có lúc nào các phe phái lại tấn công nhau một cách công khai như bây giờ. Trước, nếu tranh chấp, hầu như chỉ dừng lại trong phạm vi mấy người trong Bộ Chính trị với nhau; bây giờ, chúng bày ra trước Trung ương đảng gồm cả gần 200 người; hơn nữa, còn tràn ra cả trước quần chúng, dù được ngụy trang dưới mật danh “đồng chí X”.

Thứ hai, vai trò của các nhóm lợi ích. Cần nói ngay, ở nước nào cũng có các nhóm lợi ích luôn tìm cách ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước. Ở các quốc gia dân chủ, các nhóm lợi ích ấy có thể là các nhà tài phiệt, các công đoàn, các tổ chức xã hội dân sự, các hội nghề nghiệp, v.v.. Các nhóm lợi ích ấy thường hoạt động công khai, một cách trực tiếp, dưới hình thức kiến nghị hoặc thậm chí, đình công và biểu tình, hoặc qua trung gian các cơ quan lobby chính thức, chuyên đi ngả tắt. Ở Việt Nam, trước đây, ngay cả sự hiện diện của cái gọi là “nhóm lợi ích” như thế cũng không thể có, thậm chí, không thể tưởng tượng được. Thế nhưng gần đây, các nhóm lợi ích ấy lại phát triển rất mạnh và khuynh đảo cả tình hình chính trị Việt Nam.

Theo Trần Kinh Nghị, chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Nguyễn Phú Trọng trong hai kỳ hội nghị 6 và 7 của Trung ương đảng vừa qua chính là chiến thắng của nhóm lợi ích đối với nhóm bảo thủ. Mới đây, trong bài “Đổi luật chơi trong đảng”, nhà bình luận chính trị Ngô Nhân Dụng cũng có quan niệm tương tự khi cho lý do chính khiến Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng liên tiếp là nhờ biết sử dụng một thứ luật chơi mới: dựa trên tiền.

Thường, để cai trị, người ta sử dụng một trong hai, hoặc cả hai yếu tố: quyền và tiền. Quyền để khai thác lòng sợ hãi; tiền để kích thích lòng tham. Trước, người ta chỉ dùng quyền; bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền. Theo Ngô Nhân Dụng:
“Từ khi làm thủ tướng năm 2006, […] Nguyễn Tấn Dũng tập trung quyền điều động các xí nghiệp quốc doanh vào phủ thủ tướng, thay vì chia quyền cho các “bộ chủ quản” theo lối cũ. Từ đó, người đóng vai thủ tướng tạo cơ hội kiếm tiền cho tay chân của mình; phân phát cơ hội kiếm tiền để mua lòng trung thành của đồng đảng. Các ủy viên Trung Ương Ðảng được chia chỗ trong Hội Ðồng Quản Trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình kinh tế đều nhằm tạo cơ hội kiếm tiền cho những thủ túc chứng tỏ lòng trung thành. Khi người dân Việt Nam nhận thấy cả guồng máy cai trị là một mạng lưới tham nhũng chằng chịt liên kết với nhau, người cầm đầu mạng lưới đó là ông thủ tướng.”

Như vậy, cái mà Trần Kinh Nghị gọi là nhóm lợi ích ấy chủ yếu là những kẻ vừa có quyền vừa có tiền. Sức mạnh của Nguyễn Tấn Dũng so với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang chính là sức mạnh của nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy.

Sự thao túng của nhóm lợi ích ấy dẫn đến hai hệ quả:

Thứ nhất, nó tạo ra một vẻ dân chủ giả, thường được gọi là dân chủ trong nội bộ đảng (intra-Party democracy). Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Thủ tướng, Trung ương đảng bác bỏ: Bộ Chính trị chịu thua. Tổng Bí thư đích thân đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Trung ương đảng bác bỏ: Tổng Bí thư chịu thua. Giới quan sát chính trị quốc tế, ở xa, dễ ngỡ đó là dân chủ. Nhưng không phải. Một là, thứ dân chủ nội bộ ấy không biến thành dân chủ xã hội (social democracy). Hai là, nó chỉ là cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ. Chứ không phải là dân chủ.

Thứ hai, sự thắng thế của các nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy biến đảng Cộng sản thành một đám mafia không những khuynh loát chính trị mà còn vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng, ngay cả của những người dân chưa ra đời (với số nợ khổng lồ nó tạo ra!).

Điều đáng chú ý là tất cả các hiện tượng trên, từ chuyện đảng và chính phủ yếu đến chuyện phe phái và các nhóm lợi ích mạnh đều cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Trong bài “The end of the CCP’s resilient authoritarianism? A tripartite assessment of shifting power in China” đăng trên tạp chí The China Quarterly năm 2012, Cheng Li cũng phân tích các hiện tượng tương tự tại Trung Quốc. Chỉ có hai sự khác biệt lớn. Thứ nhất, ở mức độ: Cũng yếu, nhưng cái yếu của đảng và chính phủ Việt Nam ở mức trầm trọng hơn hẳn ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, quyền hạn của Chủ tịch đảng chưa bao giờ bị thách thức một cách nghiêm trọng như ở Việt Nam. Quyền lực của Tập Cận Bình cũng như của Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ lớn bằng Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình nhưng dù sao vẫn nghiêng trời lệch đất; cả Trung ương đảng cũng không dám chống lại. Thứ hai, theo Cheng Li, nhiều nhà phân tích chiến lược tin tưởng: đảng Cộng sản Trung Quốc có thể yếu và càng ngày càng yếu, nhưng đất nước Trung Quốc thì vẫn mạnh.

Còn Việt Nam?

Chính cái mạnh không cưỡng nổi của Trung Quốc là một tai họa cho Việt Nam. Việt Nam càng yếu, cái họa ấy càng lớn.

Nguyễn Hưng Quốc
(VOA)

Chuyện gì đang diễn ra ở Ai Cập? Bài học nào cho Việt Nam?

“…Đánh đổ một chế độ độc tài chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ. Thứ hai, muốn quốc gia vươn lên thì cần phải xây dựng một tổ chức chính trị có kiến thức và có khả năng quản lý quốc gia…”

daochanh_aicap

Khi cuộc cách mạng “Mùa Xuân Ả Rập” thành công tại Tunisia và Ai Cập, đã có người đặt câu hỏi cho Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và bản thân ông Nguyễn Gia Kiểng rằng: “Tại sao các nước đó không cần đến một tổ chức chính trị cũng như một dự án chính trị mà vẫn thành công trong việc lật đổ một chế độ độc tài?”. Câu hỏi này đã làm cho chúng tôi một thoáng bối rối. Tuy nhiên chúng tôi đã khẳng định lập trường và quan điểm của mình rằng, cuộc cách mạng này là không trọn vẹn và sẽ sớm mang lại thất vọng cho người dân. Và rồi thực tế đã trả lời, chưa đầy một năm sau ngày tổng thống Morsi đắc cử tại Ai Cập, người dân và quân đội đã làm một cuộc “chính biến” lật đổ tổng thống hợp pháp, người được bầu lên trong một cuộc bầu cử dân chủ.
Rõ ràng là tổng thống Morsi có tính “hợp pháp” vì ông đã thắng cử trong một cuộc bầu chọn dân chủ. Lý do ông thắng cử là nhờ ông ta có một tổ chức chính trị có bề dày lịch sử là “Đảng Hồi Giáo Anh Em” hậu thuẫn chứ không phải nhờ công lao lật đổ chế độ độc tài Mubarak. Đúng như nhiều người nhận định là cuộc “Cách mạng hoa nhài” ở Ai Cập là do giới thanh niên, trí thức tổ chức và kêu gọi thông qua các mạng xã hội và internet. Những thanh niên này đã tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình tại Cairo cho đến khi nhà độc tài Mubarak bị lật đổ. Tuy nhiên vì không có tổ chức chính trị và một cương lĩnh chính trị nên họ đã bị đảng “Hồi Giáo Anh Em” “đánh cắp”  mất chiến thắng.
Vì sao ông Morsi thất bại? Tương lai Ai Cập sẽ đi về đâu? Đây không chỉ là câu hỏi mà người dân Ai Cập và thế giới quan tâm mà ngay cả người Việt chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng vì cũng có thể trong một tương lai gần Việt Nam cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy.
Việc quân đội Ai Cập can thiệp và phế truất tổng thống hợp pháp Morsi là một hành động không dân chủ, tuy nhiên đây là việc đương nhiên phải đến sau các cuộc biểu tình của hàng triệu người dân phản đối ông Morsi. Một lần nữa quân đội Ai Cập đã đứng về phía người dân. Người chịu trách nhiệm lớn nhất vì sự đỗ vỡ này chắc chắn là tổng thống bị phế truất Morsi. Là những người hoạt động chính trị có tổ chức chúng tôi nhận thấy rằng ông Morsi đã thất bại, ngoài lý do mà ai cũng thấy được do sự bất tài về kinh tế, hứa hẹn quá nhiều nhưng không làm được bao nhiêu khiến những người từng ủng hộ ông cũng thất vọng về ông ta. Quan trọng hơn, đằng sau sự thất bại về kinh tế là một loạt sai lầm về “văn hóa chính trị” mà chúng tôi đã không ngừng nói đến suốt nhiều năm qua.
Một trong ba lập trường căn bản của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là “Dân Chủ Đa Nguyên”. Trong Dự Án Chính Trị Thành Công Thế Kỷ 21 chúng tôi đã vạch ra 5 đặc tính của dân chủ đa nguyên, mà đặc tính thứ tư là tôn trọng các thành phần thiểu số (trích): “Dân chủ đa nguyên kính trọng các thiểu số và luôn luôn mưu tìm thỏa hiệp. Trong một thể chế dân chủ đa nguyên, nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số không được sử dụng một cách tự động và máy móc mà chỉ được dùng tới sau khi đã tận dụng mọi cố gắng để tìm đồng thuận. Dân chủ đa nguyên chống lại mọi hình thức chuyên chính, kể cả chuyên chính của đa số”.
Ông Morsi đắc cử tổng thống với 51% phiếu bầu, đây là một chiến thắng mong manh, khi lực lượng dân chủ tiến bộ không có mặt trong cuộc bầu cử vòng hai mà chỉ có ông ta và một người thuộc chế độ cũ. Người dân bầu ông vì không còn sự lựa chọn khác, thế nhưng thay vì thỏa hiệp với các lực lượng chính trị để tìm sự đồng thuận cho quốc gia thì ông ta đã đưa người của tổ chức “Hồi Giáo Anh Em” vào nắm mọi vị trí quan trọng trong bộ máy chính phủ. Một nhà nước độc tài Hồi giáo manh nha xuất hiện. Điều này đã khiến người dân Ai Cập nổi giận.
Trong tài liệu học tập "Dẫn Nhập Văn Hóa Tổ Chức" ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng, có ba yếu tố nền tảng của sự chính đáng: Chính đáng thu hút, chính đáng tự nhiên và chính đáng dân chủ. Một sự chính đáng vững chắc phải ít nhiều tổng hợp cả ba yếu tố trên. Morsi được chọn qua bầu cử tự do, ông ta có sự chính đáng dân chủ và cứ tưởng như thế là đủ. Hơn nữa, chính đáng dân chủ lại phải luôn luôn kết hợp với uy tín, nếu không nó chỉ là hợp pháp chứ chưa phải là sự chính đáng thực sự. Morsi trong 6 tháng cuối cùng chỉ còn tính hợp pháp.
Sai lầm chính trị lớn nữa của ông Morsi là ông đã không hiểu rằng “Hòa Giải Dân Tộc” là một nhu cầu thường trực và là một triết lý chính trị. Dự Án Chính Trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên viết: “Quốc gia nào, dân tộc nào cũng luôn luôn phải hòa giải với nhau vì các mối xung đột quyền lợi và căng thẳng luôn luôn xảy ra. Hòa giải đã trở thành triết lý điều hành quốc gia. Hòa giải là bắt buộc của mọi dân tộc dù ở trình độ nào và có lịch sử nào. Nhưng dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc cần hòa giải hơn cả”. Ai Cập cũng rất cần hòa giải dân tộc không kém gì Việt Nam nhưng ông Morsi không hiểu điều này, ông ta cư xử như là một đảng viên “Đảng Hồi Giáo Anh Em” (mà ông ta lại không phải là lãnh tụ) hơn là một tổng thống của mọi người Ai Cập (trong đó 15% là người Thiên Chúa Giáo, nắm ít nhất 1/3 trọng lượng kinh tế và văn hóa).
Sai lầm sau cùng và cũng là sai lầm lớn nhất của ông Morsi là ông ta thiếu “văn hóa chính trị”. Nhu cầu chính trị của Ai Cập là giã từ Hồi Giáo một cách hòa nhã như Châu Âu đã giã từ Thiên Chúa Giáo. Morsi lại muốn phục hồi vai trò chính trị của Hồi Giáo. Ông ta thiếu kiến thức chính trị một cách kinh ngạc! Việc áp đặt các giá trị của Hồi giáo lên đời sống chính trị Ai Cập sau khi ông đắc cử đã đi ngược lại nguyện vọng của những người đã tham gia vào cuộc “cách mạng hoa nhài”.
Tân chính phủ tại Ai Cập có nhiều việc phải làm trước mắt để đất nước tránh rơi vào hỗn loạn, trong đó việc hòa giải với Đảng Anh Em Hồi Giáo cần được thực hiện nhanh chóng. Cả hai bên đều phải đặt quyền lợi đất nước lên trên hết. Bản thân ông Morsi và lãnh đạo đảng Hồi Giáo Anh Em cũng vậy. Mọi sự cực đoan và cố chấp sẽ dẫn đất nước đến chia rẽ và hỗn loạn. Có lẽ cũng cần có thời gian để đảng Hồi Giáo Anh Em và những người ủng hộ họ hiểu rằng dân chủ là nhu cầu và mong muốn thực sự của đa số người dân Ai Cập. Cho dù trước mắt, tình hình Ai Cập vẫn còn nhiều trắc trở và lộn xộn nhưng với quyết tâm được sống như những con người văn minh, người dân Ai Cập sẽ biết phải làm gì để bảo vệ thành quả của “Mùa xuân Ả Rập”. Hơn nữa, tự do và dân chủ là thứ, khi đã biết, rất khó lòng từ bỏ.  
Những gì đang xảy ra tại Ai Cập là bài học rất quan trọng cho phong trào dân chủ Việt Nam trong tương lai. Một lần nữa nó nhấn mạnh rằng: Đánh đổ một chế độ độc tài chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ. Thứ hai, muốn quốc gia vươn lên thì cần phải xây dựng một tổ chức chính trị có kiến thức và có khả năng quản lý quốc gia. Việt Nam đã trả giá rất đắt vì không quan tâm đúng mức đến những đòi hỏi này. Bao nhiêu xương máu của người dân đã đổ ra để chống phong kiến, thực dân, “Mỹ ngụy”, và cả cộng sản để rồi chúng ta có một Việt Nam như ngày nay. Ngay cả hiện tại, nhiều người cũng chỉ muốn đánh đổ chế độ đang cầm quyền mà không hề quan tâm đến việc xây dựng một lực lượng chính trị lương thiện và có khả năng lãnh đạo để đưa đất nước đi lên. Thậm chí có người cho rằng cứ đánh đổ cộng sản là tự nhiên ắt có dân chủ.
Trước sau gì thì làn sóng dân chủ cũng sẽ tràn tới Việt Nam, và để cuộc cách mạng dân chủ được thành công trọn vẹn thì những người Việt Nam yêu nước phải có sự chuẩn bị. Chúng tôi đồng ý với ông Nguyễn Gia Kiểng rằng có hai thứ không thể thiếu đó là: Xây dựng một tổ chức chính trị dân chủ và một dự án dân chủ.Giai đoạn chuyển tiếp có thể rất dài và những thiệt hại rất lớn nếu một giải pháp thay thế, bao gồm một lực lượng chính trị và một dự án chính trị, không xuất hiện nhanh chóng.
Việt Hoàng
(Thông luận)

Phản ứng về kêu gọi đóng góp ý kiến tiếp cho sửa đổi hiến pháp!

Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, trong phát biểu bế mạc kỳ họp lần thứ 5, quốc hội khóa 13 vào chiều ngày 21 tháng 6 vừa rồi thông báo là sẽ tiếp nhận góp ý về Hiến pháp cho đến ngày 30 tháng 9 năm nay.
Liệu sẽ có đóng góp như đợt vừa qua hay không?

Không lắng nghe
Vào cuối năm ngoài, ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật quốc hội, trưởng ban biên tập sửa đổi hiến pháp năm 1992 lên tiếng kêu gọi toàn dân góp ý kiến cho lần sửa đổi hiến pháp kéo dài từ đầu tháng giêng cho đến ngày cuối tháng 3. Ông nhấn mạnh rằng trong lần góp ý này sẽ không có ‘vùng cấm nào’ cả.
Ngay sau khi có lời kêu gọi như thế, một nhóm 72 nhân sĩ trí thức của Việt Nam đã đưa ra một kiến nghị góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp mà nhiều người thường gọi tắt là Kiến nghị 72.
Sau đó một nhóm gồm 15 vị đại diện của 72 nhân sĩ trí thức vào ngày 4 tháng 2 đã đến tại nơi được gọi là Địa điểm tiếp nhận ý kiến của nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp tại Văn phòng Quốc hội để trao bản kiến nghị đã được soạn thảo. Bản kiến nghị 7 điểm được giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam cho là được soạn thảo một cách công phu và đầy tâm huyết:
Chuyện góp ý xây dựng Hiến pháp, chúng tôi trong Kiến nghị 72 cũng dày công lắm. Chúng tôi phải soạn đi, soạn lại để đề ra 7 điểm sửa đổi. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề ra một Hiến pháp mà theo quan niện của chúng tôi dựa vào thành tựu của nền văn minh mà loài người đã đạt được về mặt pháp luật để soạn ra bản mang tính chất tham khảo. Như vậy việc làm của chúng tôi rất thành tâm, rất nghiêm túc.
Tiếp theo đó là những thư góp ý của một số lãnh đạo tinh thần tôn giáo như của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Rồi Tuyên bố của những công dân tự do đòi hỏi phải có một hiến pháp đúng nghĩa, trong đó không còn sự độc tôn của đảng cộng sản, tam quyền phải phân lập và người dân phải được quyền phúc quyết hiến pháp.
Không chỉ các tổ chức mà ngay cả một số cá nhân cũng có thư ngỏ gửi đến các đại biểu quốc hội như của nhà giáo tự do Nguyễn Hữu Hoàn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Những đóng góp được cho là mạnh mẽ, triệt để và tâm huyết như thế làm cho những người quan tâm khá nức lòng. Tuy nhiên, chính những vị lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng như ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rồi chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có những phát biểu công khai cho rằng việc đòi hỏi đa nguyên- đa đảng, tam quyền phân lập như thế là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng… Truyền thông chính thống của Nhà nước cũng được huy động để làm suy yếu nhóm 72 nhân sĩ trí thức. Và rồi tại kỳ họp quốc hội khóa 5 kéo dài từ ngày 20 tháng 5 đến 21 tháng 6, Ban biên tập đã trình quốc hội một bản dự thảo hiến pháp sửa đổi mà nhiều người cho là không có gì mới; thậm chí còn có những điểm thụt lùi.
Tiến sĩ Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, hồi ngày 7 tháng 6 sau khi có bản dự thảo trình quốc hội nói về bản dự thảo đó như nhau:
Có thể nói dự thảo trình cho quốc hội ‘lạ lùng’. Có những người trong ban dự thảo như ông Trần Du Lịch nói công khai không biết chuyện đó. Ngày hôm qua tôi gặp nhà văn Nguyên Ngọc cũng nói với tôi là ông Dương Trung Quốc la lên không biết chuyện đó. Cả hai ông Trần Du Lịch và Dương Trung Quốc đều là thành viên Ban Dự thảo; vậy bản dự thảo đó ai quyết định? Họ làm việc theo nguyên tắc nào mà thành viên trong Ban dự thảo lại không biết?
Trách nhiệm góp ý
Diễn tiến đó đúng như nhận định của giáo sư Tương Lai. Ông nhắc lại những vị  nhân sĩ trí thức đưa ra bản kiến nghị vì ý thức được trách nhiệm của người trí thức đối với đất nước như câu nói tại Việt Nam ‘Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’; chứ khả năng được lắng nghe trọn vẹn theo ông cũng không cao lắm. Ông nói:
Tôi biết trước rằng người ta khó có thể chấp nhận một điểm nào trong 7 điểm đó chứ chưa nói cả 7 điểm. Nhưng tại sao chúng tôi làm? Chúng tôi làm vì đây là biểu thị thái độ và muốn đóng góp trí tuệ, tâm huyết của người trí thức đối với vận mệnh của đất nước. Và đó là sứ mạng cao nhất của người nếu tự nhận là người có học để có chút ít tri thức để đóng góp cho đất nước. Chúng tôi là rất nghiêm túc, và không ảo tưởng chút nào; nên chúng tôi không mấy ngạc nhiên khi bị từ chối thẳng thừng.
Hệ quả
Tuy vậy vào ngày 3 tháng 7, nhóm các nhân sị trí thức cùng ký tên trong Kiến nghị 72 và những vị khác có thư góp ý tiếp về hiến pháp và luật đất đai. Trong thư mới này những vị nhân sĩ trí thức đưa ra hai điểm chính: thứ nhất là hiến pháp cần phải được toàn dân phúc quyết; thứ hai trong hiến pháp mới vấn đề đất đai cần phải được qui định sở hửu đa thành phần.
Theo góp ý mới không nên vội vàng trong việc sửa đổi hiến pháp mới qua qui định hạn cuối như từng đưa ra lâu nay mà phải làm khi có mọi sự chuẩn bị sẵn sàng.
Phía những người dân thì lại có ý kiến quốc hội chẳng nghe trong đợt góp ý vừa qua thì nay góp ý thêm cũng chẳng được gì.
Một người dân từng có thư ngỏ gửi cho các đại biểu quốc hội trước kỳ họp thứ 5 vừa rồi, ông Nguyễn Hữu Hoàn, sau khi quốc hội kết thúc khóa họp tỏ ra chán nản vì những lời góp ý chân thành cho tình hình đất nước không được mảy may quan tâm:
Chán rồi chẳng muốn góp ý gì; các ông muốn làm sao thì làm chứ. Bây giờ quyền trong tay ‘các ông’ ấy; đảng lãnh đạo nên muốn làm gì thì làm; tôi cũng chẳng quan tâm nữa. Nói chẳng được gì, nói như đấm bị bông.
Ngoài thái độ chán nản, mặc kệ như thế, theo giáo sư Tương Lai hiện đã manh nha ‘sự nổi giận’ của người dân khi những quyền lợi căn bản của họ bị tước đoạt một cách bất công, nhất là đất đai. Ông cho biết:
Sắp tới đây khi mà Quốc hội thông qua Hiến pháp, tôi đang sợ có một điểm nữa là Luật đất đai mà vừa rồi trước áp lực của công luận; nhất là nguyện vọng của người nông dân- những ‘bàn chân nổi giận’ của người nông dân đã xuống đường khiếu kiện và nhiều nơi người ta biểu tỏ một thái độ rất quyết liệt không nhân nhượng trong chuyện để người ra cướp đất để dành vào những qui hoạch nào đó, mà theo người ta dành ưu tiên cho một số người nào đó đang có quyền và đang có lợi ích.
Những bàn chân nổi giận đó khiến cho quốc hội vừa rồi không thông qua Luật Đất đai; nhưng nếu không có tiếng nói mạnh mẽ, người ta sẽ nhập nhằng thông qua vào dịp thông qua Hiến pháp.
Giáo sư Tương Lai cho rằng nếu tỏ ra thất vọng, buông xuôi là một thái độ thụ động, sai trái. Mọi người cần thức tỉnh, và hiểu rằng công cuộc đấu tranh phải lâu dài. Một khi dân trí được nâng cao, tất cả cùng ý thức và đoàn kết lại thì chắc chắn họ sẽ đạt được nguyện vọng đổi thay như mong đợi
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-17

Blogger Điếu Cày đã tuyệt thực 25 ngày


VRNs (17.07.2013) – Nghệ An - Tin từ tù nhân lương tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người bị giam cùng phòng với Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) báo ra cho biết: Điếu Cày đã tuyệt thực đến nay được 25 ngày để phản đối sự bạc đãi của công an trại giam số 6 đối với bản thân ông. Được biết hôm nay, trong khi thăm gặp, tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa vừa nói đúng một câu để báo tin cho vợ ông để vợ ông báo tin cho gia đình Blogger Điếu Cày thì ông bị công an bịt miệng và lôi vào trại giam, không cho gặp thân nhân.
Ngày hôm qua, anh Nguyễn Trí Dũng cùng mẹ bà Dương Thị Tân có mặt tại cổng trại số 6 (xã Hạnh Lâm. huyện Thanh Chương, Nghệ An) vào 1g30 chiều. Nhưng một người chờ sẵn ở cổng trại là trung tá Phạm Quang Thao đã ra yêu cầu “gia đình phải đứng chờ đến giờ làm việc là 2 giờ”. Nhưng sau 2 giờ cán bộ này vẫn tiếp tục yêu cầu chờ tiếp ở ngoài nắng cho đến hơn 4g chiều mới có một nhóm 5 người mặc sắc phục nhưng hoàn toàn không có bảng tên yêu cầu gia đình vào trong phòng ngồi nói chuyện.
Anh Dũng và mẹ nghi ngờ có chuyện chẳng lành. Một người già nhất trong nhóm bắt đầu nói rằng “hôm nay không cho thăm gặp vì ông Hải bị kỉ luật”. Khi bị hạch hỏi tại sao không thông báo ngay cho gia đình thì ông này trả lời rằng “theo luật thì trại không có trách nhiệm phải thông báo ngay mà chỉ thông báo tình hình cải tạo 1 quý 1 lần”, còn vì sao bắt gia đình đứng ngoài nắng chờ thì ông này nói “vì tình người nên chúng tôi họp quản trại lại để đưa ra quyết định nhận đồ ăn từ gia đình gửi vào nên mới lâu như vậy!”
Khi bà Dương Thị Tân tiếp tục hỏi Blogger Điếu Cày bị kỷ luật từ bao giờ và vì lý do gì thì cán bộ này hết sức bối rối và trả lời “mới đây… bởi vì ông Hải gây mất trật tự phòng giam”. Nhưng khi bị hỏi tới thì ông này nói “bị kỷ luật một tuần trước còn cụ thể việc đó thì tôi không rõ”.
Khi gia đình yêu cầu biết tên thì cán bộ này tỏ ra vô cùng khó chịu và cuối cùng cũng nói tên mình (không rõ thật hay giả) là Ngô Trí Thảo, cấp bậc trung tá. Sau một hồi quanh co sang chuyện khác, cũng chính ông trung tá này nói với bà Dương Thị Tân rằng “Tôi khẳng định là chị không bao giờ vào được nên chị đừng mất công vô ích”.
Bà Dương Thị Tân và con trai trở về trong tâm trạng hoang mang vì ngay cả việc bị kỷ luật mà những cán bộ này còn phải huy động cả một lực lượng đông đảo, bỏ hết bảng tên, và bối rối như vậy thì ắt hẳn chuyện không hề đơn giản. Nhất là việc Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) đang ở cùng với những người bạn như ông Trần Anh Kim và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì có lẽ nào lại gây rối trật tự? Những hoang mang này được giải đáp khi bà Dương Thị Tân gọi điện cho bà Nga là vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
Hôm nay khi hai mẹ con bà Dương Thị Tân vừa đặt chân về đến Sài Gòn thì nhận được tin vô cùng bất ngờ từ bà Nga rằng “ông Hải đã tuyệt thực 25 ngày”. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị đàn áp vô cùng dã man khi ông báo tin này cho vợ là bà Nga biết. Tất cả những trả lời của công an đều là láo toét và nhằm mục đích che đậy việc họ đang không từ một thủ đoạn nào để giết Blogger Điếu Cày.
Ngoài ra tin từ gia đình ông Nguyễn Kim Nhàn cùng ở trại giam cũng nhờ báo tin rằng ông Nhàn bị đánh đập trong trại 6 dã man, đến ngày hôm nay thăm gặp khuôn mặt ông bị tím bầm.
Khí hậu tại Nghệ An hiện nay rất nóng bức. Không biết Blogger Điếu Cày có bị ảnh hưởng đến tính mạng trong điều kiện của trại giam số 6 sau 25 ngày tuyệt thực hay không?
PV. VRNs

Việt Nam - xứ sở của những nghịch lý

Có lẽ trên thế giới, ít có quốc gia nào đang tồn tại những nghịch lý lạ lùng như ở Việt Nam ta. Hiện trạng của nghịch lý này lan rộng, phổ cập khắp nơi, trong mọi thời gian và mọi tầng lớp xã hội…
Hãy bắt đầu câu chuyện của chúng ta tại một ngã tư, ngã năm hay ngã sáu nào đó ngay giữa thủ đô Hà Nội. Đèn đỏ đã bật lên nhưng những chiếc xe máy loại đắt tiền thản nhiên lao qua. Người điều khiển những chiếc xe đó là những cô, cậu thanh niên có hình thức bề ngoài lộ rõ là con nhà giàu đang sùng bái các loại mốt. Đầu trần, áo quần, giày dép, túi xách, kính mát... toàn thuộc loại hàng hiệu, tóc nhuộm xanh đỏ hay cắt theo kiểu tóc đang thịnh hành của các siêu sao.

Tôi để ý, người vượt đèn đỏ không chỉ là thanh niên mà ngay cả những người đứng tuổi, càng tỏ ra sành điệu bao nhiêu càng thích vượt đèn đỏ bấy nhiêu. Xe họ lao vun vút ngay dưới biểu ngữ: “Mỗi người sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật” căng trên phố. Tôi chợt nhớ khung cảnh Viêng Chăn (Lào) vào năm 1992, khi tôi qua công tác. Nước Lào còn kém ta nhiều mặt, vậy mà khi đã quá 12 giờ đêm, đường Viêng Chăn vắng teo nhưng gặp tín hiệu đèn đỏ, một người đi xe đạp vẫn dừng lại trước hàng đinh. Nỗi khiếp sợ nhất của người nước ngoài đến Việt Nam khi qua đường ở Hà Nội chính là sự hỗn tạp này.
Hà Nội - thành phố được mệnh danh là thành phố “hòa bình, xanh, sạch, đẹp” nhưng quanh Hồ Gươm, trước tòa thị chính, người ta thoải mái vứt rác; còn trong những ngày lễ, ngày hội thì rác ngập tràn trên đường, trên bãi cỏ. Quốc hoa anh đào xứ Phù Tang vượt nghìn trùng đến Hà Nội khoe sắc cũng bị dân lao vào xâu xé, vặt nát. Đường Hoàng Hoa Thám kề bên Hồ Tây, từng tốp người xách những con chim gọi là sâm cầm (loài chim quý mang biểu trưng của Hồ Tây một thuở) bị vặt trụi lông rao bán. Ngay ngã năm Cửa Nam, một trong những nơi sầm uất của Hà Thành, người ta ngang nhiên treo băng rôn “lẩu chim rừng, vịt trời”. Không chỉ thủ đô Hà Nội, ở thành phố Bắc Giang cũng nổi tiếng với hàng loạt nhà hàng cùng các món ăn chế biến từ chim trời.
Tại chùa Hương, ngôi chùa nổi tiếng của đạo Phật với nguyên lý kinh điển “cấm sát sinh” nhưng từ cửa Thiên Trù đến cửa động Hương Tích nhan nhản hàng quán kinh doanh thịt thú rừng với những cảnh nai rừng, khỉ, voọc bạc má…, những loài nằm trong sách đỏ, bị phanh thây còn tươi màu máu. Tiếng hót của chim khuyên, chào mào, chim sáo, chim gáy… ngày càng vắng nơi núi rừng, làng quê Việt Nam vì mạng lưới vây bắt, tận diệt để biến những con chim tội nghiệp thành món hàng cung cấp cho chợ chim mở ra hằng ngày ở đường Kim Ngưu, chợ Hàng Da, chợ Đồng Xuân… Để rồi trong mỗi căn nhà ống, nhà tầng, chung cư lại có vài ba lồng chim phủ vải thỉnh thoảng vang lên đôi ba tiếng hót đơn lẻ cho ông, bà chủ nhà hoài niệm về làng quê, về thời thơ ấu phóng khoáng.
Nghịch lý thay, khi bị Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới xếp hạng Việt Nam là quốc gia kém nhất trong bảo vệ động vật hoang dã thì tổ chức cùng chức năng này của Việt Nam lại lên tiếng phản đối. Song, đáng buồn là năm 2011, Hội Sinh vật quý hiếm nước ta buộc lòng phải ra tuyên bố cá thể tê giác cuối cùng ở vườn quốc gia Cát Tiên đã chết. Voi rừng quốc gia Bản Đôn cũng mất dần những cá thể cuối cùng.
Lại cũng xin cung cấp thêm một nghịch lý xung quanh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở nước ta. Chúng ta luôn khẳng định về các chính sách ưu tiên chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Vậy mà mỗi khi vào mùa khai giảng, để con cháu được vào trường mẫu giáo công lập, ông bà, cha mẹ phải dậy từ 2-3 giờ sáng đi xếp hàng ghi tên cho con cháu mình. Quy định mỗi lớp 1, 2, 3... ở cấp phổ thông cơ sở chỉ có 40-45 học sinh… nhưng hiện nay đa phần các lớp này đều nhồi nhét 60-65. Cá biệt có lớp lên đến 70 em. Lý do của sự quá tải này vì thiếu trường, lớp. Chỗ vui chơi của trẻ em ngay tại thủ đô Hà Nội cũng không có. Hơn nửa thế kỷ nay, cung văn hóa dành cho thiếu nhi duy nhất ở Hà Nội năm nào vào hè cũng lâm vào tình trạng quá tải đơn xin cho các cháu vào các lớp vui chơi hè.
Tiếp quản thủ đô, Nhà nước dạo đó còn nghèo nhưng vẫn xây rạp chiếu bóng Kim Đồng dành cho trẻ. Nay rạp này bị phá để xây trung tâm văn hóa, thương mại để cho thuê hội họp và đám cưới. Vậy là điểm văn hóa cuối cùng dành cho trẻ em Hà Nội đã mất. Trong khi riêng Bắc Kinh, Tokyo, mỗi thành phố có tới 7 rạp chiếu bóng dành cho thiếu niên, nhi đồng. Việt Nam ta với gần 90 triệu dân mà không có một nhà hát nào dành riêng cho thiếu nhi. Từ thành phố đến nông thôn, trẻ em bị mất dần chỗ vui chơi được tổ chức và quản lý. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân khiến mỗi dịp hè, số trẻ em bị chết đuối ngày một tăng?!
Trong tiêu dùng, cách sống của người xứ ta càng thấy nghịch lý. Nước ta đang khó khăn về kinh tế, bình quân thu nhập người dân vẫn thuộc hàng thấp so với mặt bằng của thế giới. Nhưng kỳ lạ thay, bất kỳ một thứ hàng tiêu dùng nào mới nhất, hiện đại nhất cũng được người Việt nhanh chóng biết và khao khát bằng mọi giá để được sở hữu. Iphone 5, một loại điện thoại di động hiện đại nhất thế giới của Hãng Apple vừa tung ra thị trường làm xôn xao thị trường nước Mỹ (chỉ trong vòng 24 giờ tung ra đã bán được 2 triệu cái, bình quân 1 phút bán được 1.400 chiếc) với giá 700USD. Sang Việt Nam, giá mỗi chiếc lên đến 15-20 triệu đồng. Vậy mà các nam thanh, nữ tú tuổi teen, kể cả các cô cậu đang ăn nhờ bố mẹ, những chàng thanh niên lương một tháng chưa đến 3 triệu đồng cũng đặt mục tiêu bằng mọi giá để được sử dụng sản phẩm “quả táo cắn dở”, kể cả bán thân, bán nội tạng của mình. Có Iphone 5 nhưng đa phần dân Việt ta chỉ sử dụng chưa đầy 20% tính năng của vật dụng đắt tiền này. Iphone 5 trong tay họ chỉ là vật để khoe mẽ, tỏ sự sành điệu hơn người…
Cũng cần kể thêm một nghịch lý nữa. Nước ta là nước nông nghiệp mà nhiều nơi, nông dân phải nhìn những bờ xôi ruộng mật của mình đang biến mất sau những dự án treo, sau những sân golf, những khu công nghiệp làm ăn thất bát. Người nông dân trở thành kẻ làm thuê trên chính mảnh đất của mình, thành món hàng lao động, sống bất đắc dĩ trên hè đường các thành phố…
Những nghịch lý này bắt đầu nảy sinh từ khi nền kinh tế nước ta nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Bên cạnh những ưu điểm của sự năng động, sáng tạo và nhạy bén để hội nhập, thúc đẩy cuộc sống đi lên thì đồng thời cũng phát sinh những yếu kém tiêu cực. Một lối sống xô bồ, chụp giật và tư tưởng cuốn hút theo đồng tiền đã làm mất đi nhiều thuần phong mỹ tục vốn có lâu đời. Vì lợi nhuận, người ta quên cả kỷ cương, phép tắc, phá vỡ những nền nếp trật tự. Người này làm được, người kia muốn làm được nhiều hơn thế, không ai chịu lép về trước ai.
Phải chăng cuộc sống người Việt Nam ngày càng căng thẳng với nhiều bức xúc và trở thành căn bệnh trầm kha bởi nghịch lý ngày càng nhiều, càng dày và bủa vây chúng ta ngày một gia tăng.
(Petrotimes)

Vì sao thanh tra đột xuất VCCI ?

Chiều 12/7 tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây là cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ở các nước những tổ chức tương tự như VCCI là những tổ chức Phi Chính Phủ, thuộc về các Hiệp hội Doanh nghiệp hoạt động độc lập để làm nhiệm vụ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp và quan trọng hơn là có tiếng nói đóng góp vào chính sách vĩ mô của đất nước để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Song ở Việt Nam, VCCI 100% thuộc Chính Phủ và cũng được Chính phủ thanh tra và kiểm tra ...

Chức năng nhiệm vụ của VICI là gì ? nhưng gần đây ta thấy vai trò của VCCI cũng 'khiêm tốn' dừng ở chỗ 'bán vé' cho doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo để kiếm tiền.

Mặc dù vậy nhưng lãnh đạo của VCCI cũng cố gắng để làm sao giúp gì đó cho doanh nghiệp, nhưng lực bất tòng tâm nên cũng chẳng làm được gì nhiều khi mà mọi việc phải phụ thuộc vào mối quan hệ VCCI và Chính Phủ

Vì sao thanh tra đột xuất VCCI?

Chiều 12/7 tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây là cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

http://cdn9.nguyenphutrong.net/files/2013/07/vu-tien-loc-vcci-150713.jpg

Theo quyết định thanh tra được công bố, đoàn thanh tra do ông Hoàng Đức Vinh, Phó cục trưởng Cục 4 - Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn.

Đoàn thanh tra có nhiệm vụ tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về một số nội dung trong công tác quản lý tài chính và đầu tư xây dựng trụ sở làm việc tại VCCI, thời kỳ thanh tra từ năm 2006 đến năm 2012.

Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đã đề nghị VCCI phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để đoàn thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thời hạn tiến hành thanh tra là 40 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, trừ ngày lễ, nghỉ theo quy định.

Trước đó, theo nhiều nguồn tin, đã có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng nêu rõ dấu hiệu sai phạm về nguyên tắc tổ chức cán bộ, nguyên tắc tài chính, có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong thời gian dài tại VCCI.

Một số sai phạm đã được từng được báo chí nêu ra, trong đó có việc ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI và Đảng đoàn VCCI đã vi phạm quy trình bổ nhiệm cán bộ.Vụ việc này đã được cơ quan cấp trên đã xác định rõ sai phạm này và đã yêu cầu VCCI phải sửa chữa khắc phục ngay, nhưng đã mấy năm nay, sự việc vẫn không có biến chuyển.

Ngoài ra, trong quản lý kinh tế, quản lý tài sản cơ quan, chi tiêu tài chính, cá nhân ông Vũ Tiến Lộc và bộ phận tài chính đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, số tiền sai phạm hàng tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng tiền tiếp khách gần 1 tỷ đồng đã bị sử dụng tùy tiện, chi tiêu không rõ ràng, chứng từ thanh toán không theo đúng quy định về tài chính kế toán, đã không được làm rõ và xử lý, thu hồi theo các quy định hiện hành….

Lan Hương 
(Tầm nhìn)

Hàng ế, cứ sản xuất để... ế tiếp?

-Đúng là đất nước đang rất thiếu thợ có chất lượng, còn thừa thầy thì hoàn toàn sai. Một phần không nhỏ những người tốt nghiệp ĐH, CĐ hiện nay chỉ được trang bị kiến thức lý thuyết, trong đó có những môn học không có một chút ứng dụng nào trong sản xuất, kinh doanh. Ngày 30/6/2013 trang Web của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa tin: Theo quy hoạch mới được công bố, đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo ĐH và CĐ đạt khoảng 2.200.000 sinh viên, và số SV chính quy tuyển mới đạt khoảng 560.000. Cả nước có 460 trường CĐ và CĐ, bao gồm 224 trường ĐH và 236 trường CĐ.
Ngày 6/7/2013 lại có tin: "Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Phạm Vũ Luận vừa ký Quyết định thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ), Ban tổ chức (BTC) hội thảo góp ý Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện GD& ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế".
Vào thời điểm này, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 chưa có kết quả, tuy nhiên các thông tin trái chiều được truyền thông tung lên khiến người đọc không khỏi bối rối. Theo Giaoduc.net.vn ngày 1/7/2013 Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh năm 2013 có thể Bộ sẽ không dựa vào chỉ tiêu như những năm qua, mà dựa vào năng lực học sinh có thể tiếp thu kiến thức ở bậc ĐH hay không. Một trong các cách tiếp cận là dựa vào đỉnh của phổ điểm tuyển sinh theo các khối [1].
Vietnamnet.vn thì lại đặt câu hỏi: "Điểm sàn ĐH năm 2013 sẽ cao?" [2].
Thông tin trên Giaoduc.net.vn có thể là một tin vui với các trường ĐH, CĐ tốp dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Bởi dựa vào đỉnh của phổ điểm tuyển sinh thì điểm sàn sẽ không cao như năm 2012. Điểm sàn không cao tạo cơ hội cho nhiều thí sinh trúng tuyển. Đứng trên góc độ quản lý ở tầm vĩ mô, không thể không đặt câu hỏi: Liệu sau dăm, bảy năm nữa giáo dục ĐH Việt Nam có tránh khỏi "vết xe" của bất động sản hiện tại?
Số liệu tuyển sinh từ 2006-2009 theo công bố của Bộ GD& ĐT cho trong bảng 1 [4], số liệu 2010-2012 dựa vào tỷ lệ tăng trưởng của Tổng cục thống kê [7].
Bảng 1: Chỉ tiêu và số lượng tuyển sinh thực tế

2006200720082009201020112012
Chỉ tiêu268.389366.660427.105502.461514.000548.000560.000
Tuyển sinh thực tế284.979354.194439.064481.866539.690604.453676.987
Tỷ lệ (%)106,396,6102,895,9105110,3121
Cuối năm 2012, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong số 984.000 người thất nghiệp, có 166.500 người tốt nghiệp ĐH, CĐ [3]
Giả thiết rằng những người tốt nghiệp năm 2012 đều nhập học năm 2008 [4]  thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ là  37,9% (166.500/439.064), nghĩa là chỉ có khoảng 62% SV tốt nghiệp ĐH, CĐ có việc làm. Ngược với số liệu của Tổng cục Thống kê, báo Doanh nhân Sài Gòn dẫn số liệu điều tra của Bộ GD& ĐT cho thấy, có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH, CĐ ra trường không có việc làm, 37% có việc làm nhưng nhiều SV phải làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. [5]
Sự trái ngược trong số liệu thống kê của hai cơ quan chức năng của Chính phủ là điều khó hiểu, phải chăng các phương tiện truyền thông đã tùy tiện chế biến ra các con số?
Căn cứ vào số liệu thực tế cho trong bảng 1, cộng dồn trong năm năm từ 2008 đến 2012, số SV nhập học là 2.980.311 người. Nếu tỷ lệ thất nghiệp là 37,9% như đã nêu trên thì đến 2016-2017 số người có bằng ĐH, CĐ không có việc làm sẽ là 1.132.518 người.
Theo nguyên tắc thị trường, khi hàng tồn kho nhiều thì phải giảm, thậm chí là ngừng sản xuất và tìm cách thanh lý hàng tồn, ngành GD Việt Nam đang đi ngược lại quy luật, tiếp tục tuyển sinh trong khi số người thất nghiệp ngày càng nhiều. Hậu quả sẽ không phải là sự nâng cao dân trí mà là sự lãng phí ghê gớm cả nhân lực lẫn vật lực.
Có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH, CĐ ra trường không có việc làm. Ảnh minh họa
đào tạo đại học, cử nhân, dạy nghề, thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp
Đâu là nguyên nhân bó tay của ngành GD& ĐT?
Thứ nhất, thiếu sự nhạy bén với  nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Nói chuyện với các cụ già, các cụ luôn khoe cháu nội, cháu ngoại học ĐH, hỏi tên trường thì các cụ hầu như không biết chính xác. Điều quan trọng đối với các cụ là con cháu học ĐH, trường hoặc ngành nghề chỉ xếp thứ hai. Rõ ràng là tâm lý của người Việt luôn mong muốn con em được học hành, đỉnh cao là vào ĐH.
Vậy hãy phát triển GDĐH nhưng không phải là đào tạo thật nhiều những người ngồi phòng điều hòa (Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế...) mà đào tạo những người làm ra của cải vật chất (Cơ khí, Điện, Xây dựng, Mỏ địa chất...).
Giáo sư Harald Ortwig từ Trường ĐH Khoa học ứng dụng Trier (Trier University of Applied Sciences) Cộng hòa Liên bang Đức cho biết: Năm 2008 Đức có 173 trường ĐH truyền thống (theo hướng nghiên cứu) và 189 trường ĐH khoa học ứng dụng (ĐH "nghề"). Các kỹ  sư thực hành ra trường có khả năng làm việc như thợ lành nghề nhưng lại có bằng ĐH.
Nếu nhìn xa trông rộng thì lẽ ra đến hôm nay nước ta phải có hàng trăm trường ĐH "nghề", chỉ khi đó mới đáp ứng hài hòa hai đòi hỏi: Mong muốn của các gia đình có con cháu học ĐH và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho nền kinh tế. Điều đáng buồn là cho đến nay, cả nước mới có 102 trường CĐ nghề, 265 trường trung cấp nghề, chưa có một ĐH "nghề" đúng nghĩa nào, kể cả một số ĐH công nghiệp do Bộ Công Thương quản lý.
Chính mảng đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức nên lực lượng lao động xuất khẩu phần lớn là lao động giản đơn, một bộ phận không nhỏ là ôsin cho các gia đình. Một đội ngũ "công nhân ĐH" xuất khẩu không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn giúp quảng bá hình ảnh người lao động có văn hóa, giảm bớt các hình dung xấu về người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ hai, thiếu sự đầu tư trọng điểm
Với trường nghề, các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập ngốn một lượng kinh phí khổng lồ, đơn cử giá một chiếc máy tiện CNC Alecop ECLIPSE là 1.400.000.000 VNĐ, số tiền này đủ mua trang thiết bị cho vài khoa đào tạo kế toán, tài chính... Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho một trường ĐH "nghề" phải tính đến con số hàng ngàn tỷ.
Đương nhiên với cách nhìn hạn hẹp, với những đại  gia "cò con"  không ai chịu rút ruột bỏ ra một lượng tiền lớn như vậy. Theo rà soát nhu cầu nhân lực của Bộ LĐ- TB- XH, giai đoạn 2011-2015, mỗi năm cần phải bổ sung 1,86 triệu lao động đã qua đào tạo nghề; giai đoạn 2016-2020, cần khoảng 2,18 triệu lao động. [6]
Nếu có 100 ĐH "nghề", mỗi trường một năm cung cấp 2000 kỹ sư thực hành thì con số cũng mới chỉ là 200.000 người, còn lâu lắm mới cung cấp đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước theo dự báo của Bộ LĐ- TB- XH. Lấy đâu ra tiền để xây dựng hàng trăm trường ĐH "nghề"?
Câu hỏi này không dành cho Bộ GD& ĐT mà phải dành cho Ủy ban Ngân sách của Quốc hội. Bài toán ngân sách là bài toán khó nhưng không phải không có lời giải. Trước mắt cần bồi dưỡng và điều chuyển giáo viên để có thể nâng cấp khoảng 50 CĐ nghề lên ĐH "nghề". Xin lưu ý nâng cấp trường mà không nâng cấp đội ngũ giáo viên thì cuối cùng chất lượng lại trở thành... dấu hỏi.
Thứ ba, chính sách vĩ mô chưa đồng bộ
Không thể thay đổi ngay một lúc tâm lý đám đông về chuyện học ĐH, mà nên tìm cách thỏa mãn tâm lý đó, ĐH "nghề" chính là cứu cánh. Điều này phải được đặt lên bàn nghị sự ở tầm cao nhất. Nếu ngắn hạn chưa thể thành lập mới các ĐH "nghề" thì như đã đề cập ở trên, cần chuyển đổi nâng cấp một loạt trường hiện có sang đào tạo nghề. Trung hạn và dài hạn phải tập trung nguồn lực, kể cả hình thức xã hội hóa sao cho cả nước có khoảng từ 100 đến 150 ĐH "nghề".
Con số này không phải là sự tưởng tượng mà dựa vào sự tương đồng về dân số và diện tích đất đai giữa Việt Nam và Liên bang Đức (nước Đức có diện tích 357.021 km2 và dân số khoảng 82 triệu người).  Mặt khác, tại các nước châu Âu, ĐH khoa học ứng dụng thường có quy mô không lớn, chỉ từ 5.000 - 10.000 sinh viên. Thời gian đào tạo là 4- 5 năm, các kỹ sư thực hành vẫn được quyền bảo vệ luận án thạc sĩ và tiến sĩ.
Cần đặt ra mục tiêu phấn đấu là trong số gần hai triệu lao động cần bổ sung mỗi năm, phải có khoảng 20 - 30% tốt nghiệp ĐH "nghề", số còn lại là các trình độ thấp hơn.
Quy hoạch mạng lưới các ĐH "nghề" phải phù hợp với quy hoạch các vùng kinh tế, địa bàn dân cư, đặc biệt là các vùng chậm phát triển.
Với hệ thống trường nghề phát triển đồng bộ từ sơ cấp đến ĐH, việc tuyển sinh vào các trường nghề theo hình thức xét tuyển cần phải được thực thi theo quy định của Luật GDĐH. Các học sinh khá giỏi ở mỗi cấp trình độ sẽ được đào tạo tiếp tục ở cấp cao hơn cho đến trình độ ĐH, điều này sẽ khuyến khích sự chăm chỉ rèn luyện của người học và cũng đỡ chi phí tốn kém cho các kỳ thi "ba chung" như hiện nay.
Nhiều nghiên cứu và bài báo cho rằng Việt Nam hiện đang "thừa thầy, thiếu thợ". Điều này  chỉ đúng 50%, đúng là đất nước đang rất thiếu thợ có chất lượng, còn thừa thầy thì hoàn toàn sai. Một phần không nhỏ những người tốt nghiệp ĐH, CĐ hiện nay chỉ được trang bị kiến thức lý thuyết, trong đó có những môn học không có một chút ứng dụng nào trong sản xuất, kinh doanh.
Lý thuyết mà sinh viên nhận được từ một đội ngũ giảng viên, chủ yếu chỉ có trình độ thạc sĩ (đào tạo trong nước) không phải là lý thuyết được cập nhật liên tục, thậm chí  thế giới đã không còn quan tâm nữa. Cái đội ngũ mà chúng ta gọi là "thầy thừa" ấy thậm chí không có giá trị sử dụng so với người thợ lành nghề.
Chắc chắn là nếu xuất khẩu lao động các "công nhân ĐH" sẽ được hoan nghênh hơn các "kỹ sư thùng rỗng". Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa thầy và thợ có thể thấy được qua một ví dụ trong ngành Y tế: "Ở Việt Nam, cứ một bác sĩ thì có 1,5 điều dưỡng, trong khi tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 01 bác sĩ/ 04 điều dưỡng. Tỷ lệ này ở Việt Nam cũng là thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. ( http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2005/03/3b9dc533/)
Sẽ là rất thiếu sót nếu đào tạo kỹ sư thực hành không được xem là nhiệm vụ then chốt trong tiến trình cải cách GDĐH.
Thứ tư, vai trò của truyền thông và phản biện xã hội
Truyền thống hiếu học của người Việt là nền tảng tuyệt vời cho phát triển GD, tuy vậy một trong những định hướng sai lầm của không ít người là học để không phải "chân lấm tay bùn". Lối tư duy "ngắn" này hình thành một phần do lỗi của truyền thông.
Truyền thông còn đang mải rao bán những tin hot theo thị hiếu rẻ tiền chứ không phải với định hướng dẫn dắt xã hội.
Và rồi các ý kiến về GD& ĐT dù đúng đắn đến mấy cũng chỉ được các cơ quan chức năng "âm thầm" nghiên cứu. Chẳng mấy khi thấy các bộ, ban, ngành công khai thừa nhận rằng ý kiến phản biện là đúng và rằng sẽ xem xét thay đổi chính sách.
Sự buông lơi của tuyên truyền khiến cho tâm lý vào học ĐH dù có biến chuyển song vẫn còn hết sức nặng nề. Hậu quả là hàng năm một số tiền lớn vẫn cứ đều đều tan thành mây khói. Lấy ví dụ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 có 1.673.628 hồ sơ đăng ký dự thi. Số lượng bỏ thi là 375.106  người và số trúng tuyển dự kiến 605.000 người.
Với gần 375.106 hồ sơ ảo, lệ phí nộp hồ sơ là 6.000đ/hồ sơ, số tiền vứt đi là khoảng 2,3 tỷ. Nếu cho rằng mỗi gia đình phải tốn khoảng ba triệu cho con em đi thi thì với 700.000 thí sinh bị trượt số tiền bị phung phí lên tới 2100 tỷ.
Thêm một năm thi "ba chung" là thêm vài nghìn tỷ lãng phí.
Giá nhà quản lý có thể làm tốt khâu định hướng cho người dân trong việc chọn nghề cho con cái thì hẳn sẽ không xảy ra quá nhiều hệ lụy.
Dương Xuân Thành
----------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
[1]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Tran-Hong-Quan-Tam-chap-nhan-phuong-an-tinh-diem-san-cua-Bo-GDDT/305587.gd
[2] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/130058/diem-san-dai-hoc-2013-se-cao-.html
[3] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128301/nhung-tam-bang-dai-hoc--thiu-.html
[4]http://www.gdtd.vn/channel/2741/201006/Chi-tieu-tuyen-sinh-DHCD-4-nam-qua-co-ban-dat-yeu-cau-1928692/
[5] http://doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2011/08/1057165/nguoi-tre-that-nghiep-nhieu-la-that-bai-cua-xa-hoi/
[6] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128301/nhung-tam-bang-dai-hoc--thiu-.html
[7] http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507&ItemID=10836

Đỗ Thành Công - Hãy ăn thêm nhiều Ketchup ở McDonald’s

Như vậy là cuối tháng này, Tổng Thống Barack Obama sẽ tiếp đãi ông Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà trắng. Tôi không rõ ông Obama có tính mời ông Sang ăn trưa hay không? Tuy nhiên nếu có nhã ý, tôi đề nghị ông Obama nên mời ông Sang cùng ăn Big Mac ở nhà hàng McDonald’s.
Dù sao thì hệ thống nhà hàng ăn nhanh McDonald’s cũng có thể tượng trưng cho giá trị của văn hoá nước Mỹ. Hơn nửa mới đây, nhà hàng McDonald’s cũng vừa chuẩn bị khai trương tiệm đầu tiên ở Việt Nam. Vì vậy, cả hai lãnh tụ của nước Mỹ dân chủ lẫn nhà độc tài Việt Nam, đều có lý do để chúc mừng.
Tuy nhiện, đối với người Việt Nam thì chúng tôi đón tin đó không lấy gì làm thích thú lắm. Cái tiệm McDonald’s này sẽ nằm thêm trong khối tài sản kếch xù của dòng họ Nguyễn Tấn Dũng, ông Thủ tướng nổi tiếng tham nhũng và độc tài của nước Cộng Sản Việt Nam. Con rể ông Dũng, Henry Nguyễn, một vịệt kiều, lại là chủ nhân ông đầu tiên của hệ thống nhà hàng ăn nhanh McDonald’s này.
mcdonalds

Bây giờ thì tại Việt Nam, chúng tôi cố tránh không kêu nó là nhà hàng McDonald’s nữa, mà là thay vào đó là cái tên nhà hàng “con vịt tham nhũng, độc tài” hay “nhà hàng con vit tham tài”. Tại sao vậy? Vì tài sản đó có thể là của nhân dân Việt Nam, có thể không phải là của dòng họ Nguyễn Tấn Dũng, mà nó thu vén được từ những đồng tiền tham nhũng, có được từ những mối lo lót chạy chọt quyền lợi của “tư bản đỏ”, từ những liên hệ chằng chịt, lợi nhuận do thu hồi hàng trăm cánh đồng, đất đai, vườn tược của dân oan, của những người Việt Nam nghèo khó, khốn cùng, đã và đang bị họ hàng, thân nhân của “nhóm lợi ích” và vây cánh đảng viên CSVN chiếm đoạt.
Bây giờ thì khi nhìn thấy miếng thịt bò trong cái Big Mac tôi lại muốn mửa. Tôi thấy trong đó có hình ảnh hàng ngàn người tù nhân chính trị đang bị ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng đàn áp, và bỏ tù vì những hoạt động dân chủ ôn hoà của họ. Chỉ trong năm nay, chế độ độc tài và tham nhũng của ông Sang, ông Dũng đã bỏ tù hơn 40 bloggers.
Bây giờ, khi nhìn thấy miếng khoai tây chiên ở McDonald’s, nghĩ đến nhà hàng “con vit tham tài” ở Việt Nam thì tôi lại bị ám ảnh. Tôi không thể quên được hàng ngàn tù nhân chính trị Việt Nam như Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, em Nguyễn Phương Uyên, và Đinh Nguyên Kha..v.v… đang bị mất tự do ở khắp đất nước tôi. Hồi tháng 6 vừa qua, trại giam Z30A ở Xuân Lộc, nơi đang giam gần 5000 ngàn tù nhân, trong số đó có nhiều tù nhân chính trị như anh Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang v.v.., Họ đã nổi dậy để phản đối chế độ lao tù khắc nghiệt, ăn uống thiếu thốn và đã bị đánh đập, đàn áp dã man.
Lúc này, khi nhìn thấy cái màu đỏ của ketchup tại nhà hàng McDonald’s thì tôi lại muốn bệnh. Tôi liên tưởng đến màu đỏ của là cờ máu CSVN, cái chế độ độc tài, tham nhũng của ông Sang, ông Dũng và cậu con rể việt kiều Henry Nguyễn của họ. Tôi không thể quên đuợc con số gần 900 năm tù mà nhà cầm quyền Hà Nội đã tuyên án cho các nhà dân chủ Việt Nam trong suốt 3 năm qua.
Thôi nhé, tôi chúc cho ông Obama và ông Sang có một bửa ăn trưa ở tiệm ăn nhanh McDonald’s khi nào ông Sang đến Washington DC. Nhớ gọi Big Mac và thêm nhiều ketchup cho cả hai. Tôi chúc qúi vị ăn ngon miệng. Tôi cũng chúc cho lãnh đạo của hệ thống công ty McDonald’s ngủ ngon và nhớ đừng quên bài học của nhà độc tài Muammar Qadhafi ở Libya, với những đứa con yêu quí của ông ấy, tài sản bị mất trắng và họ đã chết thảm ra sao.
Tôi chỉ cảnh báo quí vị rằng khi nào Nhân dân Việt Nam xuống đường, để đánh đổ chế độ tham nhũng, độc tài của ông Sang, ông Dũng. Tôi tin chắc họ không tràn vào tiệm Starbucks ở Sàigòn để uống cà phê đâu. Họ biết họ sẽ phải đến chỗ nào đề trút cơn giận dữ. Bài học sơ đẳng về quản trị kinh doanh, làm sao tránh rủi ro trong tình huống chính trị bị xáo trộn, qúi vị rành hơn tôi mà.
© Đỗ Thành Công
© Đàn Chim Việt

Thử thách đối với con rể Thủ tướng: Những bê bối xấu hổ của McDonald’s

McDonald’s đã từng phải đối mặt với không ít cáo buộc liên quan đến hình ảnh, chất lượng và bóc lột nhân viên.
Hãng đồ ăn nhanh này đã đối mặt với sự chỉ trích khi sử dụng những hình ảnh quảng cáo nhằm vào trẻ em để đạt mục đích là khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm McDonald’s trọn đời. Mỗi năm, hãng tặng khoảng 1,5 tỷ đồ chơi cho khách hàng trẻ em.
Hãng đồ ăn nhanh này đã đối mặt với sự chỉ trích khi sử dụng những hình ảnh quảng cáo nhằm vào trẻ em để đạt mục đích là khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm McDonald’s trọn đời. Mỗi năm, hãng tặng khoảng 1,5 tỷ đồ chơi cho khách hàng trẻ em.


Năm 2006, tổ chức Hòa bình xanh cáo buộc McDonald’s góp tay vào hoạt động phá hủy rừng mưa nhiệt đới vì hãng bị tình nghi đã sử dụng đậu tương trồng ở những khu vực nguy hiểm để nuôi gà rồi dùng thịt gà này để chế biến các món ăn.  Sau đó, McDonald’s và tổ chức Hòa bình xanh đã đạt thỏa thuận nhất trí không giao dịch đậu tương thu hoạch từ những khu vực rừng mới bị phá.
Năm 2006, tổ chức Hòa bình xanh cáo buộc McDonald’s góp tay vào hoạt động phá hủy rừng mưa nhiệt đới vì hãng bị tình nghi đã sử dụng đậu tương trồng ở những khu vực nguy hiểm để nuôi gà rồi dùng thịt gà này để chế biến các món ăn. Sau đó, McDonald’s và tổ chức Hòa bình xanh đã đạt thỏa thuận nhất trí không giao dịch đậu tương thu hoạch từ những khu vực rừng mới bị phá.


Một nhà nhượng quyền của McDonald’s đã từ bỏ nhượng quyền này sau khi bị cáo buộc bóc lột nhân viên là những sinh viên nhập cư. Nhà nhượng quyền này bị cho là đã trả những nhân viên kia dưới mức lương tối thiểu và cho họ ở trong những ngôi nhà không đủ tiêu chuẩn.
Một nhà nhượng quyền của McDonald’s đã từ bỏ nhượng quyền này sau khi bị cáo buộc bóc lột nhân viên là những sinh viên nhập cư. Nhà nhượng quyền này bị cho là đã trả những nhân viên kia dưới mức lương tối thiểu và cho họ ở trong những ngôi nhà không đủ tiêu chuẩn.


Một trong những vụ bê bối được nói đến nhiều nhất trong lịch sử của McDonald’s là vụ kiện mà công ty vấp phải năm 1992. Khi đó, khách hàng 79 tuổi Stella Liebeck đã bị bỏng độ 3 sau khi đánh đổ một cốc cà phê McDonald’s vào người.  Kết quả, vị khách hàng này được bồi thường gần nửa triệu USD và hàng loạt vụ kiện tương tự nhằm vào McDonald’s xảy ra sau đó.
Một trong những vụ bê bối được nói đến nhiều nhất trong lịch sử của McDonald’s là vụ kiện mà công ty vấp phải năm 1992. Khi đó, khách hàng 79 tuổi Stella Liebeck đã bị bỏng độ 3 sau khi đánh đổ một cốc cà phê McDonald’s vào người. Kết quả, vị khách hàng này được bồi thường gần nửa triệu USD và hàng loạt vụ kiện tương tự nhằm vào McDonald’s xảy ra sau đó.


 Tháng 8/2012, McDonald’s cho biết doanh thu của hãng đã giảm lần đầu tiên từ năm 2003. Bất chấp những nỗ lực phục hồi doanh thu, bao gồm tung ra những món mới như McBites, McDonald’s hiện vẫn khá chật vật.
Tháng 8/2012, McDonald’s cho biết doanh thu của hãng đã giảm lần đầu tiên từ năm 2003. Bất chấp những nỗ lực phục hồi doanh thu, bao gồm tung ra những món mới như McBites, McDonald’s hiện vẫn khá chật vật.


 Năm 2012, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cáo buộc McDonald’s phục vụ khách hàng bằng thịt gà đã quá hạn sử dụng.
Năm 2012, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cáo buộc McDonald’s phục vụ khách hàng bằng thịt gà đã quá hạn sử dụng.


Bất chấp những cáo buộc cho rằng McDonald’s là một nhân tố quan trọng gây béo phì ở trẻ em, hãng này từ chối đánh giá ảnh hưởng của đồ ăn McDonald’s đối với trọng lượng trẻ em.
Bất chấp những cáo buộc cho rằng McDonald’s là một nhân tố quan trọng gây béo phì ở trẻ em, hãng này từ chối đánh giá ảnh hưởng của đồ ăn McDonald’s đối với trọng lượng trẻ em.


Trong những năm gần đây, McDonald’s thúc giục các nhà nhượng quyền duy trì mở cửa trong ngày Giáng sinh. Ngoài ra, nhân viên tại các nhà hàng do hãng sở hữu cũng không được trả tiền làm thêm giờ cho ngày Giáng sinh năm 2012.
Trong những năm gần đây, McDonald’s thúc giục các nhà nhượng quyền duy trì mở cửa trong ngày Giáng sinh. Ngoài ra, nhân viên tại các nhà hàng do hãng sở hữu cũng không được trả tiền làm thêm giờ cho ngày Giáng sinh năm 2012.


McDonald’s đưa ra món cháo yến mạch cho thực đơn bữa sáng nhằm tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo tờ New York Times, món cháo này không thực sự lành mạnh.
McDonald’s đưa ra món cháo yến mạch cho thực đơn bữa sáng nhằm tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo tờ New York Times, món cháo này không thực sự lành mạnh.


McDonald’s có không ít sản phẩm mới được tung ra mà kết quả là rơi vào quên lãng. Trong đó, phải kể tới sản phẩm bánh kẹp McDLT bị ngừng sản xuất vị vấp phải sự phản đối cho rằng, loại hộp xốp dùng để đựng sản phẩm này gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
McDonald’s có không ít sản phẩm mới được tung ra mà kết quả là rơi vào quên lãng. Trong đó, phải kể tới sản phẩm bánh kẹp McDLT bị ngừng sản xuất vị vấp phải sự phản đối cho rằng, loại hộp xốp dùng để đựng sản phẩm này gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
(Vneconomy)

Ai giúp đưa McDonald's vào Việt Nam?

McDonald’s, một trong vài thương hiệu mang tính biểu tượng nhất của Mỹ, loan báo sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam trong năm sau.
Tập đoàn thức ăn nhanh của Mỹ đã chọn một công ty của ông Nguyễn Bảo Hoàng, Việt kiều Mỹ và là con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm đối tác nhượng quyền.
McDonald’s nói công ty Good Day Hospitality được chọn làm đối tác theo sau quá trình kiểm tra “khắt khe” kéo dài nhiều năm.
Thương vụ này không thể thiếu vai trò quan trọng của các công ty luật, theo các báo Phương Tây mô tả sự kiện McDonald's vào Việt Nam.

Cửa hàng McDonald's
McDonald's đã vào Trung Quốc và hiện có mặt ở 65 thị trường trên toàn cầu
Theo tờ báo chuyên ngành Legal Week, công ty luật của Anh Allen & Overy (Bấm A&O) đại diện cho phía ông Bảo Hoàng, trong khi McDonald’s chọn công ty luật Việt Nam YKVN.
Nữ luật sư
A&O chỉ mới hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái, sau khi tuyển mộ nữ luật sư Dao Nguyen, tức Nguyễn Sương Đào, từ đối thủ Mỹ Mayer Brown JSM để đứng đầu các hoạt động ở Việt Nam.
Bà Đào, sinh năm 1965 và có quốc tịch Anh, là một trong những luật sư giàu kinh nghiệm nhất tại Việt Nam.
Theo trang web của A&O, bà Đào, làm việc ở TPHCM, có thâm niên gần 20 năm tư vấn cho các nhà đầu tư, gồm cả lĩnh vực sát nhập và thâu tóm, ngân hàng, tài chính, bất động sản, năng lượng.
Là cựu sinh viên Harvard và lấy bằng cử nhân luật tại Đại học California, Los Angeles năm 1991, bà Đào từng làm việc ở Mỹ, Hong Kong và chuyển sang TP. HCM năm 2002.
Cẩm nang luật Asia Pacific Legal 500 năm 2012 nói bà “có lẽ là luật sư hàng đầu ở Việt Nam cho một dự án năng lượng quan trọng phức tạp”.
“Các cơ quan chính phủ tôn trọng kinh nghiệm và kiến thức của bà,” tài liệu này nói.
A&O mời bà Sương Đào về quản lý hai văn phòng ở Việt Nam
Một tài liệu khác, Chambers Asia năm 2011, ghi nhận bà “được xem là luật sư bất động sản số một tại Việt Nam”.
Tương tự ông Nguyễn Bảo Hoàng, con rể đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Đào xuất thân trong một gia đình sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.
Thân phụ bà Đào là ông Nguyễn Cao Thăng, đã qua đời, từng là chủ nhân hãng dược OPV lớn nhất tại miền Nam trước 1975.
Trong Hồi ký Không tên của nhà báo Lý Quý‎ Chung (Chánh Trinh), tác giả cho biết ông Thăng là người thân tín của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với với chức vụ chính thức là “phụ tá đặc biệt tại phủ tổng thống” (ngang cấp với bộ trưởng).
Tháng 11 năm 2000, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam và đọc một diễn văn trước doanh nhân ở TP. HCM, ông nhắc đến vợ ông Thăng và người em Trương Bích Diệp như ví dụ của Việt kiều Mỹ về lại Việt Nam.
Gia đình này đã sang Mỹ sau ngày 30/4/1975 nhưng trở lại Việt Nam trong thập niên 1990, và xây nhà máy dược phẩm năm 2001.
Ngày hôm nay, mẹ của bà Đào, bà Hà Trương Bích Túy, là tổng giám đốc của OPV tại Việt Nam,


Tiến vào Việt Nam

Bà Đào từng làm việc ở văn phòng Việt Nam của Mayer Brown JSM trước khi được A&O mời về điều hành khi họ chuẩn bị mở văn phòng ở Hà Nội và TP. HCM năm ngoái.
Allen & Overy là một trong số các công ty luật hàng đầu của Anh, thường được gọi chung là Magic Circle.
Trong năm tài chính 2011-2012, công ty này đã vươn lên vị trí thứ tư trong nhóm ngũ đại gia này tính theo doanh thu với doanh thu gần 1,2 tỷ bảng Anh.
Hiện tại Allen & Overy có đội ngũ 2.500 luật sư hoạt động ở 39 văn phòng thuộc 27 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có ở New York, Tokyo, Munich, Paris, Bắc Kinh, Thượng Hải, Sydney, Singapore, Sao Paolo, Doha, Abu Dhabi...
Hồi năm 2012, Allen & Overy đã tư vấn cho đợt phát hành trái phiếu trị giá 250 triệu Mỹ kim cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Tư vấn
Trong thương vụ của McDonald’s, tập đoàn của Mỹ mời sự tư vấn của một công ty luật Việt Nam YKVN với sự chỉ đạo của luật sư Đặng Khải Minh.
Đang làm việc ở Singapore, luật sư Minh được nói là có gần 30 năm kinh nghiệm và đã tham gia các giao dịch quốc tế bao gồm cả các giao dịch mua bán sáp nhập, liên doanh, tài trợ và tái cơ cấu cho các công ty niêm yết và chưa niêm yết.
Ông Minh, một Việt kiều Mỹ, từng là luật sư thành viên của DLA Piper phụ trách lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp của DLA Piper tại khu vực Đông Nam Á (2007-2010).
Trước đó, luật sư Minh từng là luật sư thành viên phụ trách hoạt động của White & Case LLP tại Việt Nam (1993-2005).
Trên trang web của mình, YKVN nói họ “có phạm vi hoạt động tư vấn đa dạng ở cả trong nước và quốc tế”, và vừa mở văn phòng ở Singapore.
Theo YKVN, công ty này đã “tham gia và đóng vai trò chủ chốt trong nhiều giao dịch có tầm cỡ” tại Việt Nam.
Hãng này từng tư vấn cho Vietnam Airlines trong giao dịch mua 4 máy bay Boeing 777 bằng nguồn vốn vay nước ngoài.
YKVN cũng tư vấn cho chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong giao dịch phát hành trái phiếu Brady nhằm xử lý nợ thương mại của Việt Nam qua Câu Lạc Bộ London.
(BBC)

Tập đoàn dầu khí Anh bán công ty con tại Việt Nam

Premier Oil đã bán toàn bộ lợi tức tại giếng khoan dầu thuộc lô 07/03 ngoài khơi Việt Nam - Ảnh: Reuters
Premier Oil, tập đoàn Anh chuyên khai thác dầu khí tại Anh, châu Á và châu Phi, hôm 16.7 thông báo cho biết đã bán công ty con tại Việt Nam trong một thương vụ thanh toán ngay bằng tiền mặt trị giá 45 triệu USD.
Lô 07/06 thuộc sở hữu của Premier Oil Vietnam South, vốn là công ty con của Premier Oil tại Việt Nam. Lô này bao gồm mỏ dầu và khí đốt Cá Rồng Đỏ và mỏ dầu vừa được khám phá Ca Duc.
Premier Oil Vietnam South hiện nắm giữ 30% lợi tức tại giếng khoan dầu thuộc lô 07/03.
Tập đoàn Anh sẽ còn được nhận thêm 55 triệu USD nếu sản lượng khai thác tại Ca Duc đạt mục tiêu đề ra, theo Reuters.
Được biết, lô 07/03 thuộc vùng biển Đông Nam Việt Nam là một phân lô dầu khí có nhiều tiềm năng thương mại của Việt Nam.
Vùng biển phân lô 07/03 được đánh giá là khu vực có giá trị kinh tế cao trong hoạt động đánh bắt xa bờ với nhiều loài cá, mực, tôm và nhiều loài hải sản khác.
Hoàng Uy
(Thanh niên)

Khi vàng không còn là phương tiện đầu cơ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện chính sách mới về vàng, nhưng cách giải thích không nhất quán, không làm rõ được mục tiêu, đã làm cho nhiều người nghi ngờ NHNN. Thông qua lý giải về chính sách tiền tệ, TS Vũ Quang Việt, nguyên Chuyên viên cao cấp của LHQ, cho rằng chính sách của NHNN hiện nay chính là nhằm chấm dứt việc cho phép vàng trở thành phương tiện đầu cơ trong hệ thống tín dụng và tiền tệ Việt Nam.

Coi vàng như tiền để thu hút ký gửi là sai lầm
 
Mục tiêu kiểm soát tiền tệ rất đơn giản: Để kiểm soát được lạm phát, Nhà nước thông qua NHNN phải kiểm soát được cung tiền, đồng thời thông qua các chính về lãi suất và chi tiêu công để tác động đến cầu.
Khi vàng được sử dụng như tiền và lại được khuyến khích sử dụng như tiền, NHNN đã tự đánh mất vai trò kiểm soát tiền tệ, tín dụng và khả năng bình ổn giá trên thị trường nội địa.

Chính sách thu hút vàng trong dân của NHNN trước đây có vẻ là biện pháp thu hút vốn cho đầu tư, có lợi cho nền kinh tế, nhưng trên thực tế lại khuyến khích việc dùng vàng và đầu cơ vàng, hay nói cách khác là vàng hóa nền kinh tế và góp phần làm mất ổn định kinh tế.
Tình trạng đầu cơ vàng ở Việt Nam được khuyếch đại bởi tình trạng kinh tế nội địa bất ổn và giá cả leo thang; nó lại được đổ thêm dầu vào lửa bởi không khí đầu cơ vàng trên toàn thế giới. Chính tình trạng đầu cơ vàng này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh thị trường nội địa của Nhà nước.

Lấy một thí dụ đơn giản: Ngân hàng A chấp nhận ký gửi vàng có lãi. Ngân hàng (NH) sẽ không dùng vàng này để trực tiếp cho vay đầu tư. Thay vào đó, NH sẽ xuất vàng lấy đô la và cho vay bằng đô la, hoặc tiền Việt sau khi đã chuyển đổi.
Điều này làm cho cung tiền và lượng tín dụng vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát trực tiếp của NHNN. Ngược lại, đến lúc phải trả lại vàng, cung tiền giảm.

Tình trạng cung tiền này càng khó điều hành khi giá vàng trên thế giới tăng mạnh từ 400 USD một lạng (ounce) năm 2005  lên 1.000 USD năm 2008, và gần 1.900 USD vào tháng 10/2011. So với tổng tiền mặt lưu hành trên thị trường Việt Nam tương đương 18 tỷ USD vào cuối năm 2011, thì số lượng vàng trị giá ước tính 20 tỷ USD nằm trong dân là một lượng không nhỏ.
Chỉ một phần số vàng này trở thành tiền cũng đã có thể làm thay đổi đáng kể cung tiền. Nếu vàng lưu giữ trong dân chuyển vào hệ thống ngân hàng, cung tiền và tín dụng sẽ tăng mạnh. Khi đến hạn kết toán, cung tiền và tín dụng lại giảm mạnh hoặc không tăng, dữ trữ ngoại tệ cũng giảm do phải nhập vàng chi trả.

Số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (Gold Demand Trends, World Gold Council) cho thấy nhu cầu vàng ở Việt Nam tăng vọt những năm gần đây:

  Tấn          Tỷ USD
2009     15,08  
2010 14,36
2011 103,4 5,5
2012   73,0 3,9

Trước đây NHNN đã cho phép thu hút vàng với lãi suất 3%. Với lạm phát rất cao những năm qua, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã thu hút vàng, chuyển thành tiền đồng và cho vay với lãi suất 20%. Cách dễ nhất trong trường hợp này là xuất vàng lấy ngoại tệ và chuyển ra tiền đồng. Lạm phát và chính sách đẩy mạnh lạm phát như thế là rất có lợi cho các NHTM.

Tuy nhiên, nếu giá vàng trên thế giới tiếp tục tăng, thì hệ thống NHTM Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hợp đồng ký gửi vàng tới hạn. Lý do là vì các NHTM phải cần ngoại tệ, nhập vàng để trả cho người gửi đến hạn kết toán. Rất may là giá vàng trên thế giới suy sụp, giảm từ đỉnh điểm 1.889 USD vào tháng 10/2011 xuống còn 1.235 USD vào ngày 9/7/2013.

Việc NHNN ra lệnh tất toán vàng, giành độc quyền xuất nhập vàng và do đó chuyển tiềm năng lợi nhuận từ tay NHTM vào tay NHNN, đã làm cho nhiều NHTM và các doanh nghiệp được quyền nhập khẩu vàng bức xúc.
Việc kiểm soát dòng tư bản với nước ngoài (capital flow), trong đó có cung cầu ngoại tệ và vàng, là cần thiết cho việc ổn định kinh tế, còn việc NHNN có nên giành độc quyền nhập vàng hay không là vấn đề cần tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, về mặt tổng thể kinh tế, chính thời điểm vừa qua là cơ hội ít tốn kém để NHNN xóa bỏ chính sách cho phép NHTM đầu cơ vàng mà không làm thiệt hại cho nền kinh tế.
Chính sách của NHNN là nhằm chấm dứt việc cho phép vàng trở thành phương tiện đầu cơ trong hệ thống tín dụng và tiền tệ Việt Nam.
Chính sách của NHNN là nhằm chấm dứt việc cho phép vàng trở thành phương tiện đầu cơ trong hệ thống tín dụng và tiền tệ Việt Nam.
Thế giới từ lâu đã xóa bỏ việc dùng vàng làm tiền

Việc xóa bỏ vai trò của vàng như là một phần của tiền tệ là dựa trên nguyên tắc của lý thuyết kinh tế. Thứ nhất tiền tệ là phương tiện thanh toán trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ và lưu giữ giá trị, do đó phải phản ánh mức tăng giá trị tăng thêm từ việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế.
Tổng số vàng có được không liên quan gì đến sản xuất, cho nên dùng nó làm kim bản vị thì khi kinh tế tăng trưởng mạnh, vàng không đủ sẽ tạo ra giảm phát và làm kinh tế đình đốn; nếu lượng vàng có quá nhiều sẽ làm tăng lạm phát.

Khủng hoảng năm 1929 ở Mỹ và trên toàn thế giới đã dẫn đến việc dân chúng mất tín nhiệm vào đồng tiền giấy; họ ra ngân hàng đổi tiền lấy vàng (lúc đó dùng kim bản vị). Hành động này đưa đến sự phá sản của gần chục ngàn ngân hàng. Việc không chịu dùng tiền giấy đã làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm, tạo ra giảm phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất.
Chính vì thế năm 1933, để có thể làm chủ được lưu lượng tiền, Tổng thống Mỹ Franklin Rooselt đã trình Quốc hội thông qua việc cấm dân chúng giữ vàng và buộc phải bán vàng khối cho Cục Dự trữ Liên bang (FED), tức Ngân hàng Trung ương.
Từ đó vàng khối chủ yếu nằm trong tay FED và nhờ đó Chính phủ Mỹ kiểm soát được cung tiền trong nền kinh tế. Hiện nay người dân Mỹ được tự do giữ và nhập vàng, vì vàng không còn ảnh hưởng đáng kể đến sự vận hành của kinh tế Mỹ.

Còn một điều nữa là trước đây Mỹ lấy vàng làm chuẩn cho giá trị của đồng USD giữa các ngân hàng trung ương các nước, nên ai có USD muốn chuyển thành vàng với giá 35 USD/một lạng thì FED phải thực hiện.
Năm 1971, do lạm phát cao, tiền mất giá, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Nixon đã không thể bảo vệ được giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới, nên xóa bỏ luôn kim bản vị.
Kể từ đó giá vàng không còn là mối lo của FED nữa. Ngay cả hối suất cũng được thả lỏng, đơn giản vì không thể kiểm soát được. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nay chỉ còn tập trung vào kiểm soát giá cả thông qua kiểm soát khối lượng cung tiền.

Vàng chỉ còn là phương tiện đầu cơ

Ở những nước giá cả ổn định, vàng chỉ có giá trị trang sức. Tuy nhiên ở những nước giá cả không ổn định, trong đó có Việt Nam, vàng thường được dùng để bảo vệ giá trị tài sản.

Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, ngay cả ở một nước ổn định như Mỹ, người giữ vàng trong một thời gian dài hoàn toàn bất lợi, vì mức tăng giá vàng thấp hơn lạm phát rất nhiều. Suốt từ năm 1971 khi Tổng thống Nixon xóa bỏ kim bản vị, đến tận tháng 10/2011 khi giá vàng lên đỉnh điểm, tốc độ tăng giá vàng mới tiếp cận được tốc độ lạm phát (Biểu đồ 1: mầu vàng là chỉ số giá, mầu xám là giá vàng).

Như vậy chỉ những người giữ vàng suốt 42 năm kể từ năm 1971 đến năm 2013 mới không mất giá tài sản, còn nếu phải bán trước thì mức thiệt hại là không nhỏ.
Biểu đồ 1. Giá vàng trong 99 năm qua so với lạm phát
Biểu đồ 1. Giá vàng trong 99 năm qua so với lạm phát

Quan sát giá vàng trên thị trường thế giới ta thấy giá vàng trong suốt 17 năm, từ 1980 đến 1997, chỉ dao động quanh 400 USD/một lạng (ounce), và tụt xuống dưới 400 USD cho đến năm 2005 (biểu đồ 2). Giá vàng chỉ thực sự nhảy vọt khi kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, với sự đi xuống của thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất.

Thêm vào đó, chính sách cứu trợ bằng cách in thêm tiền của FED đã khiến nhiều người tin rằng lạm phát sẽ tăng mạnh.

Giới đầu cơ đã nhân cơ hội đó đẩy giá vàng lên đỉnh điểm 1.889 USD/1 ounce. Tuy nhiên lạm phát đã không xảy ra như dự báo và những người đầu cơ bắt đầu tháo chạy. Giá vàng tụt xuống còn 1.235 USD/1 ounce vào ngày 8/7/2013 và chắc chắn sẽ còn xuống nữa.
Biểu đồ 2. Giá một lạng vàng
Biểu đồ 2. Giá một lạng vàng
Vàng chỉ là vật trang sức nhưng đã trở thành phương tiện để đầu cơ. Vì thế, về mặt chính sách kinh tế, NHNN không cần phải quan tâm tới giá vàng, cũng không cần tạo thị trường ổn định cho vàng.

Việc NHNN đang làm chính là nhằm chấm dứt việc cho phép vàng trở thành phương tiện đầu cơ trong hệ thống tín dụng và tiền tệ Việt Nam.

Lý do là vì đầu cơ vàng với khối lượng lớn như ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ, hối suất và qua chúng đến lạm phát.

TS Vũ Quang Việt
(Đất Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét