Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Sơ lược về tín ngưỡng của người Việt

Chủ nghĩa thần tượng

Đăng bởi: bsngoc | 17/04/2011

Chủ nghĩa thần tượng

Một entry trên blog chỉ có 2 đoạn văn. Hàng ngàn người khen. Hàng trăm người chê. Khen, chê là chuyện bình thường. Nhưng dường như ở đây đã xuất hiện chủ nghĩa thần tượng. Sự xuất hiện chủ nghĩa thần tượng một lần nữa nói lên cái thấp kém của giới có học ở nước ta.
Ngô Bảo Châu viết một entry ngắn về vụ án Cù Huy Hà Vũ, với những nhận xét “ai muốn hiểu sao thì hiểu”. Muốn hiểu NBC ủng hộ CHHV cũng được. Cũng có thể lý giải NBC không ưa CHHV qua chính những gì cậu ta viết. Fan của NBC thì khen nức nở đó là một áng văn hay, súc tích, thâm thúy, tuyệt vời, thể hiện một tư duy toán học bậc nhất thế giới. Người chê thì nói NBC thì bảo cậu ta hèn. Tôi thì nghĩ NBC không hèn, nhưng giữa can đảm và hèn thì trọng lượng can đảm thấp hơn trọng lượng hèn một chút.
Đọc qua những gì các fan của NBC khen NBC tôi không khỏi nực cười. Một cách viết cực kỳ mập mờ, muốn làm hài lòng cả hai phía chống và bênh CHHV, mà được các fan khen là cách viết khoa học, theo tư duy toán học (sic). Khi bị phê bình là viết không có chứng cứ thì có người bênh là vì bài ngắn quá nên làm sao cho chứng cứ. Nếu thế thì viết làm gì? Tôi phải hỏi. Viết khoa học mà mập mờ và gây ra tranh cãi như thế ư? Có người tình nguyện nói dùm cho NBC cứ như là đọc được suy nghĩ của cậu ta! Đúng là khi thương trái ấu cùng tròn. Lố bịch. Đọc những kiểu khen và nịnh hót đó, tôi chợt nhớ đến câu nói của một vị linh mục trước 1975 nói rằng Đức Giáo hoàng đánh rấm cũng được giáo dân khen thơm. NBC đánh rấm chữ chắc cũng được những fan này khen thơm!
Tôi muốn tìm câu trả lời cho hiện tượng nịnh hót. Tôi gọi đó là bệnh. Bệnh nịnh hót, hay bệnh thần tượng. Tôi nghĩ bệnh nịnh hót xuất phát từ chủ nghĩa thần tượng. Chủ nghĩa thần tượng là dựng một cá nhân bình thường lên thành một thần tượng, ban thần thánh cho thần tượng đó, và dùng nó như là một đối tượng để phục vụ cho mục tiêu của mình. Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có truyền thống chủ nghĩa thần tượng. Nước nào cũng có một thần tượng. Liên Xô có Lênin. Romania có Nicholae Ceausescu. Cuba có Fidel Castro. Trung Quốc có Mao Trạch Đông. Triều Tiên có Kim Nhật Thành. Việt Nam có Hồ Chí Minh.
Ngoại trừ cụ Hồ Chí Minh, tất cả những người kia đều được lịch sử đánh giá lại. Ở Nga, tượng Lênin bị kéo xuống và làm nhục, xác Lênin sẽ đem đi hỏa táng. Ceausescu bị tử hình trong nhục nhã. Bây giờ chúng ta biết Mao Trạch Đông là một kẻ ác ôn và dâm dật. Kim Nhật Thành làm cho Triều Tiên nghèo rớt mồng tơi. Ở nước ta, lời nói của cụ Hồ đang được nâng lên làm “tư tưởng” để phục vụ cho một thời. Ngay cả mộ của thân mẫu cụ cũng được nâng cấp thành lăng như lăng vua chúa ngày xưa. Nếu cụ còn sống chưa chắc cụ chịu kiểu thần tượng hóa như thế.
Việt Nam đang thần thánh hóa một người khác nữa. Đó là Ngô Bảo Châu. Nhờ báo chí của Đảng tuyên truyền, cái huy chương Fields trị giá 15.000 USD đã làm một cả một dân tộc lóa mắt. Thiên tài. Bộ óc kiệt xuất. Nhà toán học vĩ đại. Nhà khoa học lỗi lạc. Những danh từ và tính từ kêu nhất trong ngữ vựng tiếng Việt được đem ra để to son điểm phấn cho NBC. Cả nước như trong cơn lên đồng. Một cách thần tượng hóa.
Tại sao người ta làm như thế? Tôi nghĩ rằng vì người ta tìm thấy NBC như là một cái phao trong lúc nền giáo dục và khoa học nước nhà đang tiếp tục chết đuối. Người ta dùng NBC để nói với những ai phê phán nền giáo dục, rằng “ấy, chúng tôi cũng có người kiệt suất, và do đó nền giáo dục xã hội chủ nghĩa vẫn là ưu việt”.
Nhưng ở đây có vấn đề. Vấn đề là tiền đề sai. Thành tựu của NBC không phải là của Việt Nam. Đó là sự thật. Chính cậu ta cũng nói sự thật. NBC cũng không phải là thiên tài, không phải là nhà toán học vĩ đại, không phải là nhà toán học lớn, không phải là nhà khoa học vĩ đại. Những tước danh đó là sản phẩm của báo chí, do báo chí tiến phong trong quá trình thần tượng hóa. Giải Fields không làm nên một nhà toán học vĩ đại. Cần nhớ rằng trên thế giới có hàng ngàn nhà toán học để cho đời nhiều di sản quí báu mà chưa bao giờ nhận giải thưởng nào. NBC chưa có đóng góp gì lớn cho toán học, và chắc chắn chưa có đóng góp gì đáng kể cho khoa học. NBC cũng chưa có đóng góp gì đáng kể cho Việt Nam.
Tôi nghĩ cách đánh giá chính xác nhất là NBC là một nhà toán học giỏi. Trên thế giới cũng có hàng ngàn, hàng vạn người làm toán giỏi.
Chỉ nên dừng ở đó. NBC cũng như bao nhiêu nhà khoa học Việt Nam khác. Không nên chỉ vì cái giải Fields mà nâng NBC lên thành thánh và biến cậu ta thành một đối tượng để người dân phải tôn thờ, kính cẩn.
Thần tượng hóa thể hiện sự thấp kém của một cộng đồng. Một cộng đồng dân tộc chỉ biết nương tựa vào thần tượng là một dân tộc yếu. Những người chỉ biết ca ngợi thần tượng một cách mù quáng cũng chẳng khác gì những tín đồ tôn giáo tin vào những điều hoang đường. Những kẻ tung hô thần tượng quá đáng là những kẻ thiếu lý trí, cũng chẳng khác gì những con cừu không có đầu óc suy nghĩ và phán xét. Điều làm tôi kinh ngạc là không ít người trong giới có học ở nước ta tung hô thần tượng y chang như những tín đồ tôn giáo, như những con cừu. Một cộng đồng có học mà còn như thế thì thử hỏi chúng ta còn hy vọng gì cho đất nước này? Không phân biệt được cái thơm và cái thối thì khứu giác có vấn đề. Tương tự, không nhận ra được cái hay và cái dở trong cái entry ngắn của NBC thì có khác gì tế bào thần kinh bị tê liệt.
Có quá đáng không nếu nói rằng dân tộc này đã và đang bị chủ nghĩa thần tượng làm tê liệt lý trí và dần dần biến thành những con cừu của chế độ.
One blogger likes this post.

Trả lời

  1. người giàu có thì được người ta quý mến, người quyền uy thì khiến người ta sợ, người tài giỏi thì được nể phục, có thế thôi. Đấy là thói đời mà, bạn nên nhớ câu này kẻo không lại sa đà “nhược điểm của thiên tài là niềm an ủi kẻ tiểu nhân” .
  2. Em mù tịt về toán, nên không dám lạm bàn về trình độ toán học của Ngô giáo sư. Nhưng cứ cho là Ngô GS là “hàng hiệu” về toán (như cả nước đang tung hô), thì em vẫn không kỳ vọng là anh ta hẳn nhiên phải có tư cách về thái độ xã hội – chính trị.
    Một người làm toán giỏi, hay nói rộng ra là có chuyên môn giỏi về một lĩnh vực nào đó, hoàn toàn có thể đánh đĩ về chính trị để kiếm chác chút quyền lợi.
    Tóm lại, chuyên môn và tư cách là hai chuyện khác nhau. Em sẽ không vin vào sự giỏi chuyên môn để đánh mất khách quan khi nhận xét về tư cách (và ngược lại)
    • Tôi nghĩ NBC là người làm toán giỏi. Cậu ta hoàn toàn có quyền ưa hay không ưa CHHV. Nhưng cậu ta phải nói cho rõ chứ không nên nói lừng khừng, khệnh khạng, tưởng rằng như thế là “cao siêu”. Ai nghĩ rằng cách nói bắt cá hai tay là siêu, là khoa học thì người đó chắc chắn có vấn đề về thần kinh. Làm khoa học không được nói mập mờ.
  3. [...] Ai sợ hãi? Bây giờ thì chúng ta biết rằng chính NBC mới là người sợ hãi. NBC đã đóng cửa trang blog. NBC không dám ký vào bản kiến nghị của nhóm boxitvn. Giữa 2 thái cực hèn và can đảm, hành động thực tế và thái độ của NBC làm cho cậu ta nghiêng về phía hèn. Tôi hoàn toàn nhất trí với Đào Tuấn khi ông viết “Đó là một vị trí không có thật, lập lờ, không sòng phẳng, thiếu minh bạch …”. Qua vụ này mới thấy nhân cách tầm thường của NBC. Theo blog BSNgoc [...]

Lộng ngôn

Lộng ngôn

Vâng, chỉ có thể nói là lộng ngôn. Qua đường dẫn trong entry trước tôi tìm đến đọc bài của tác giả Nguyễn Hoàng Đức viết về Ngô Bảo Châu. Trong bài viết, NHĐ viết “Với thành công được quốc tế công nhận, GS. Châu hoàn toàn xứng đáng là một bậc thầy của dân tộc”. Chưa bao giờ thấy một kẻ có chữ nghĩa mà lộng ngôn như thế!
NHĐ còn viết nhiều câu nâng bi rất kêu. Một trong những câu nâng bi là “GS Châu là một người trí thức có công trình siêu việt”. Một công trình có giá trị hẹp như thế mà gọi là siêu việt thì đúng là lộng ngôn. Ông lộng ngôn vì ông không am hiểu khoa học. Giải Fields trị giá 15.000 USD là giải dành cho nhà toán học trẻ, dưới 40 tuổi, để ghi nhận những cống hiến quan trọng (to give recognition and support to younger mathematical researchers who have made major contributions). Chú ý là công trình “quan trọng” nhé, chứ không phải “siêu việt”. Giải Fields không phải là “giải cao nhất giành cho toán học” như ông NHĐ hiểu. Giải cao nhất dành cho toán học là Giải Abel trị giá 992.000 USD.
Còn câu “quốc tế công nhận” là một lộng ngôn khác. Quốc tế nào công nhận? Công trình của NBC có không quá 100 nhà toán học trên thế giới hiểu. Trong giới khoa học quốc tế, ai biết NBC là ai? Ngay cả trong giới toán học cũng chẳng mấy ai biết NBC là ai, và cũng ít người quan tâm đến giải Fields. Ấy thế mà nói là “quốc tế” công nhận thì quả là lộng ngôn. Còn Bậc thầy dân tộc thì quả là đại lộng ngôn. Bậc thầy về cái gì? Đọc câu này sao nghe quen quen kiểu cha già dân tộc. Chao ôi, hợm hĩnh không tưởng nổi. Đây là triệu chứng của bệnh sùng bái cá nhân, bệnh thần tượng.
Tôi muốn bàn qua những điểm mà NHĐ nhắc đến như sau:
Có ý kiến bảo GS Ngô Bảo Châu là sặc mùi cơ hội.
Ý kiến nào, ai viết? Phải nói cụ thể. Viết như thế là xem thường người đọc. Nếu NBC có nắm lấy cơ hội để làm việc gì đó thì cũng chẳng có gì đáng trách. Ai cũng nắm lấy thời cơ và cơ hội. Người ta miệt mài nghiên cứu không chỉ vì lý tưởng quốc tế đâu, mà còn vì lợi lộc cá nhân nữa. Đừng đạo đức giả để nói là người ta dấn thân khoa học chỉ vì phụng sự khoa học!
Có người lại bảo nếu sợ hãi thì ai là người “sợ hãi”, hay chính GS Châu đang sợ hãi?
Không ai biết NBC sợ hãi hay không sợ hãi. Nhưng hành động không dám ký vào kiến nghị của nhóm bauxite cho thấy NBC thiếu can đảm mà cậu ta từng có trước đây. NBC từng viết thư cho Quốc hội phản đối dự án khai thác bauxite. Nay thì sau món quà căn hộ vincom thì cậu ta có thái độ khác. Thật ra, nếu cậu ta có sợ thì người ta cũng thông cảm được, vì nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói “biết sợ” để sống trong chế độ đó sao.
Có người bảo GS Châu nói Cù Huy Hà Vũ nói có điểm chưa thuyết phục, sao không chứng minh đi!
Đúng. Nếu nói không thuyết phục thì phải chứng minh bằng ít nhất một câu, một ví dụ. Nói khơi khơi như thế là vô trách nhiệm, là xem thường người đọc. Lại còn dùng cách diễn đạt Tây để tỏ ra khệnh khạng ta đây!
Có người nói, GS Châu nói vụ án là cẩu thả, nhưng vụ án đã được người ta lập kế hoạch tỉ mỉ đến từng chi tiết
Đúng. Người ta đã lên kế hoạch rất chi tiết để hạ nhục Cù Huy Hà Vũ. Còn NBC viết cẩu thả mà không nói cẩu thả cái gì thì đó là cái dở của cậu ta. Đừng bênh cái dở. Thật ra, đáng lẽ NBC phải nói rằng các quan tòa dốt luật thì chính xác hơn là “cẩu thả”. Vì dốt luật nên họ thiếu tự tin, vì thiếu tự tin nên họ chạy trốn tranh luận, và vì trốn tranh luận nên họ phải dùng đến đòn lưu manh. Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét chí lý rằng đó là một phiên tòa lưu manh và ô nhục.
Tôi chỉ tiếc một người khá thông minh như Nguyễn Hoàng Đức mà cũng mắc bệnh thần tượng. Mới xong “câu cá” mà thấy một bệnh nhân như NHĐ cũng muốn giúp lắm, nhưng e rằng bệnh đã quá nặng và cần nhập viện để có đặc trị.
2 bloggers like this post.

Trả lời

  1. Nếu bác nói giải Abel cao TIỀN nhất trong toán học thì đúng. Chứ nói cao nhất thì chưa hẳn. Có rất nhiều giải thưởng trong toán học được cấp bởi rất nhiều tổ chức với những tiêu chí khác nhau. Tuy có giải nổi tiếng, có giải không nổi tiếng nhưng không có giải nào gọi là NHẤT cả.
    Tiền thưởng thì có thể so sánh dễ dàng nhưng “vinh dự” thì khó mà làm được!
    • Đồng ý. Khó đánh giá giải nào hơn giải nào. Tôi chỉ nói đến tiền thôi. Nhưng tiền cũng nói lên một phần danh giá. NBC chưa công bố được bao nhiêu công trình, dấu ấn để lại thì có thể SẼ có, nhưng cho đến nay thì CHƯA có.
      • Nếu vậy bác nên để rõ chữ TIỀN trong bài viết của mình để bạn đọc khỏi hiểu lầm:)
      • Có comment của bác rồi, coi như là bổ sung. :)
  2. Giải Fields do International Mathematical Union (IMU) trao nên nói Ngô Bảo Châu được “quốc tế công nhận” cũng hợp lí. Chính IMU cũng nói rằng giải nầy được xem như Nobel toán học. http://www.icm2010.in/imu-prizes
    Nghiên cứu càng cao, càng sâu thì chuyên ngành càng hẹp. Những công trình đoạt giải Nobel thì cũng chỉ có những người cùng chuyên ngành hẹp hiểu thôi. Hiểu ở đây là hiểu cặn kẽ, chi tiết chứ không phải hiểu sơ lược.
    Thêm nữa, công trình bổ đề của NBC được tạp chí Time đánh giá là một trong mười khám phá khoa học nổi bật nhất năm 2009.
    Mà bác muốn đánh giá “công phu toán học” của Ngô Bảo Châu, bác nên tìm hiểu lí lịch khoa học (profile) của ổng. Chẳng hạn như có bao nhiêu bài báo? Đăng ở đâu? Bao nhiêu trích dẫn? Đạt những giải thưởng nào? Giải đó tầm cỡ ra sao? Đồng nghiệp đánh giá thế nào? Hehe… Chứ cứ nói không không thì muốn nói sao chẳng được.
    • Giải Fields không thể là giải Nobel. Đơn giản thế thôi. Giới toán học có muốn nâng cũng không bằng. Còn bác muốn xem lý lịch NBC à? Đây nè:
      http://www.math.uchicago.edu/~ngo/cv.pdf
      Bác xem có tạp chí nào top không? Bác có thể tìm chỉ số H của NBC để biết “vĩ đại” ra sao không? Chắc không cần. Người biết khoa học nhìn qua là biết chứ. Đương nhiên là NBC bây giờ không cần tạp chí top, nhưng với lý lịch như thế mà NHĐ ca là “bậc thầy dân tộc” thì quá lộng ngôn, không biết gì sự mênh mông của khoa học. Toán có phải là khoa học?
      • Không ai nói giải Fields là Nobel cả. IMU chỉ viết là generally considered the “Nobel Prize for mathematics”.
        Em không bình luận ý kiến ông NHĐ. Chỉ tập trung vào ý kiến “quốc tế công nhận” của bác thôi. Theo em, nói NBC được “quốc tế công nhận” thì chẳng có gì sai cả.
        Về bề dày khoa học, ta phải tính đến số lượng và chất lượng. Đúng là số lượng công trình của NBC đến thời điểm này ít, nhưng chất lượng của công trình bổ đề đã thuộc dạng đỉnh cao rồi. Em không hiểu gì về bổ đề đó, nhưng nó được giải Fields, được Time bầu chọn nên cho rằng nó đỉnh cao.
  3. Chê bai người giỏi, người nổi tiếng sẽ chẳng làm mình trở nên giỏi hơn hay nổi tiếng hơn!
    • Đó không phải chê bai bác à. Chỉ nói lên sự thật thôi. Bác nghe không được thì đừng đọc.
  4. Thế nào là “Đỉnh cao” không dễ định nghĩa đâu bác. Chắc chắn không phải vì Time bầu hay cho giải Fields là cao. Theo tôi, đỉnh cao là tạo ra được một định hướng mới, là công trình được trích dẫn nhiều lần. Tôi là thầy thuốc, nhưng bạn tôi làm toán cho biết một công trình toán có khi được trích dẫn trên 10.000 lần và đó là “đỉnh cao”, là có ảnh hưởng. Còn công trình của NBC thì còn sớm quá, chưa đạt được cái đỉnh đó. Nhưng vẫn hy vọng. Nói về số lượng thì NBC chẳng là cái đinh gì. Nhưng nhà khoa học có khi chỉ cần 1 công trình có giá trị cao là đủ để lại tên tuổi cho đời. NBC là người như thế.
    Tôi không đánh giá bất cứ bảng xếp hạng nào của báo chí. Những cái top 10 khám phá, top 10 sự kiện chính trị, top 10 kinh doanh … chỉ là những trò tuyên truyền không hơn không kém. Bác phải hiểu cách làm đằng sau của những top 10 này thì sẽ thấy nó khôi hài thế nào. Họ hỏi khoảng 50 người trong ngành do họ chọn xem nên chọn cái nào làm top 10, và danh sách top do họ đưa ra.
    Tôi vẫn nói không có “quốc tế” nào công nhận NBC. Quốc tế là gì? Chỉ có những người trong chuyên ngành của cậu ta đang công nhận. Ngành nào cũng có văn hóa bộ lạc. Ngành toán cũng thế. Hội toán học cũng có bầu cử, cũng có phe phái. Phe này lên, vận động cho chuyên ngành của mình. NBC giỏi trong chuyên ngành rất hẹp. Ngành hẹp đó do thầy anh ta chọn, chứ anh ta đâu có chọn. Nếu đưa NBC sang chuyên ngành hẹp khác thì cậu ta cũng ú ớ mà thôi. Thông minh là một chuyện, may mắn là một chuyện khác.
    Nói như thế để thấy rằng không nên thần thánh bất cứ một cá nhân nào thái quá. NBC giỏi và thông minh. Điều đó không ai cãi. NBC có tâm xã hội. Điều đó tôi công nhận. Nhưng nói NBC là “bậc thầy dân tộc” thì tôi khinh kẻ nói đó. Rất khinh. Nói NBC là siêu việt. Tôi cười.

Những con “chuột – người” ở nước ta

Những con “chuột – người” ở nước ta

Tôi phải sửa tiêu đề Những con “chuột – người” để phù hợp với tình hình ở nước ta. Các “đại gia” dược đa quốc gia thử nghiệm thuốc trên người. Đúng. Có lạm dụng trong thử nghiệm. Có. Nhưng nói người ta, tại sao không nhìn mình. Nền y học của mình có lạm dụng / lợi dụng bệnh nhân không? Theo tôi là CÓ. Có rất nhiều.
Để phát triển thuốc điều trị người ta cần đến thử nghiệm. Thử nghiệm trên chuột, thỏ, cừu và trên người. Để đến bước thử nghiệm trên người, thuốc đã trải qua nhiều khâu thử nghiệm trên chuột để tìm liều lượng an toàn và hiệu quả. Các đại gia dược đa quốc gia thường làm những thử nghiệm lâm sàng vì đó là lẽ sống của họ. Nhưng cách họ làm rất nghiêm túc, đúng theo quy định về y đức. Tất cả bệnh nhân đều ký giấy cam kết chấp thận tham gia. Bệnh nhân có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không cần giải thích. Số liệu được thu thập có hội đồng y đức kiểm tra.
Còn ở ta thì sao? Mỗi ngày ở các bệnh viện ta, có hàng trăm bệnh nhân đang bị thử nghiệm mà họ không hề hay biết. Cách làm thử nghiệm của giới nghiên cứu y khoa nước mình chẳng những vi phạm y đức, vi phạm pháp luật, mà còn dã man. Những ngày tôi còn làm trong một bệnh viện lớn ở TP, tôi chứng kiến biết bao trường hợp bệnh nhân bị bác sĩ đưa vào những thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân chẳng hề hay biết rằng mình đang biến thành vật thử nghiệm vì bác sĩ không hề nói. Không có informed consent như bên tây.Như thế là vi phạm y đức, vi phạm pháp luật. Nếu có biến chứng thì vô tình/cố ý bác sĩ là thủ phạm. Như thế là dã man. Một nền y học với “y đức” như thế thì có hơn gì bọn Đức quốc xã cũng từng thử nghiệm vô y đức như thế.
Một lần họp giao ban, tôi nêu vấn đề bệnh nhân consent, liền bị đồng nghiệp bác bỏ. Họ biện minh rằng nếu xin phép bệnh nhân thì chẳng ai dám tham gia thử nghiệm. Nhưng đó là yêu cầu của y đức. Thế nhưng đạo đức bác sĩ thì sao? Ôi, bỏ mấy thứ y đức đó một bên, làm xong việc mình cái đã. Nếu bệnh nhân bị biến chứng từ thử nghiệm, ai chịu trách nhiệm? Không có ai cả. Nói chung, cách làm nghiên cứu của các bác sĩ trong bệnh viện rất vô trách nhiệm và hoàn toàn vi phạm y đức.
Ngày nay còn có chương trình bác sĩ học chuyên khoa I, II, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo quy định, tất cả thí sinh đều phải làm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là ai? Xin thưa là bệnh nhân của chính họ hay của thầy cô họ. Chẳng có hội đồng y đức.  Nếu có thì cũng chỉ là nửa mùa. Bệnh nhân không hề hay biết mình là vật thử nghiệm. Làm xét nghiệm thì bệnh nhân phải trả tiền. Thế là bệnh nhân vừa là đối tượng để bác sĩ làm nghiên cứu vừa bị làm hao tốn tiền của! Có hệ thống giáo dục y tế nào quái gở và phản bội bệnh nhân đến như thế không? Chỉ có ở nước mình. Có quá lời không nên nói đó là một nền y tế phản bội.
Sân sau của mình dơ bẩn như thế, chưa quét sạch, mà đã làm khôn đi chê sân người là dơ bẩn! Thật là ngược đời.
Be the first to like this post.

Trả lời

  1. Điều này tôi cũng từng nghe nói. Nhưng giờ mới biết rõ mức độ nghiêm trọng qua lời một người trong ngành y. Nếu đa số các bác sĩ cùng suy nghĩ như bsngoc thì bệnh nhân đỡ nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng e rằng đó chỉ là viễn tưởng. Tôi nhớ không lầm thì hình như trong một entry trước đây, bsngoc cho rằng SV Trường Y thời nay khi tốt nghiệp có lời thề hết sức…gian dối! Người ta dạy gian dối khi còn ở nhà trường thì cái ác xuất hiện khi hành nghề cũng khó tránh khỏi.
  2. CHIA SẺ PHÚT NÓI THẬT CỦA BS. NỀN Y TẾ VIỆT NAM CÒN NHIỀU VẤN ĐỀ NAN GIẢI. VẤN ĐỀ LÀ TẠI SAO NÓ NHƯ THẾ MÀ VẪN TỒN TẠI?
    BS GIỜ LÀM VIỆC Ở ĐÂU?
    CHÚC VUI VẺ!
  3. Hoan hô những lời phê bình vô cùng chính xát này.
    Thực tiển của ngành y là niềm tin của bệnh nhân dễ bị lạm dụng và bác sĩ dễ có tâm lý rằng họ muốn làm gì cũng được – Điều này đúng ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam kiểm soát còn yếu hơn các nước khác nhiều.

'Lãnh đạo TQ hành xử tiểu nhân với VN'

'Lãnh đạo TQ hành xử tiểu nhân với VN'

Nhà sử học Dương Trung Quốc
Đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho rằng Quốc Hội nên thông qua luật biểu tình của người dân.
Một Đại biểu Quốc hội của Việt Nam tỏ ra ngạc nhiên và băn khoăn về việc lãnh đạo Trung Hoa có những hành xử thiếu quân tử, mà ông gọi là 'tiểu nhân' với Việt Nam.
Trao đổi với Quốc Phương của BBC Việt ngữ hôm 03/7/2011, nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (VN) đánh giá Trung Quốc chưa thể hiện được đúng mức vị thế của một nước lớn.
Ông cũng đưa ra lời khuyên cho Chính phủ VN cần đối phó ra sao đối với Trung Quốc (TQ) trước những căng thẳng biển, đảo hiện nay, cũng như trước tham vọng lâu dài của nước láng giềng phương Bắc.
Ông Quốc cũng đề cập tới kinh nghiệm phân định lãnh thổ với TQ có liên quan tới Thác Bản Giốc cũng như đề xuất việc Quốc hội và Nhà Nước VN nên mau chóng thông qua một đạo luật về biểu tình của người dân.
Trước hết, nhà sử học, đại biểu quốc hội này cho biết phản ứng của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trước những hành vi được cho là cố tình gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Là cơ quan nghề nghiệp, đương nhiên vấn đề về Biển Đông, chúng tôi cũng đã nghiên cứu rất nhiều rồi. Trong thời điểm này chúng tôi cũng ra một số tạp chí để phù hợp với không khí chung, thể hiện rõ một lần nữa quan điểm của giới sử học về vấn đề Biển Đông, cả về góc độ khoa học cũng như thái độ của giới sử học. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa việc nghiên cứu biển, đảo VN, vấn đề chủ quyền và truyền thống của ông, cha ta đối với việc bảo vệ chủ quyền đất nước như thế nào.
Một trong nội dung vốn là nguyên lý của Trung Hoa là tính quân tử. Tại sao những người lãnh đạo TQ hiện nay lại đang hành xử với VN, một cách thiếu quân tử, hay nói cách khác là tiểu nhân như vậy?
Ông Dương Trung Quốc

BBC:Còn quan điểm cá nhân của ông trước thái độ, hành xử gần đây của TQ?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Thực ra VN và TQ có một lịch sử rất lâu dài. Và trong 1.000 năm tự chủ của mình, người VN vẫn lấy sự hòa hiếu làm trọng. Chỉ khi nào bị xâm lược, thì chúng ta mới cầm vũ khí. Có thể nói, thái độ của ông, cha chúng ta là hết sức khôn ngoan và minh bạch. Hầu như tất cả các triều đại ngày xưa đều chấp nhận sắc phong của Trung Hoa, nhưng chưa bao giờ có một ông Vua nào của VN bước chân qua bên kia biên giới để nhận sắc phong đó cả.
Tôi có suy nghĩa như thế này, với tư cách một nước nhỏ, VN luôn muốn giữ hòa hiếu, rất nhiều giá trị của văn hóa Trung Hoa, người VN vẫn gìn giữ. Chúng tôi vẫn còn thấy những đền thờ từ rất xưa, như đền thờ ông Sỹ Nhiếp. Mặc dù ông là một quan Thái thú, nhưng bởi vì ông cũng có công đưa vào một số văn minh của Trung Hoa, người VN cũng gọi ông là Nam Giao Học Tổ. Vì thế tôi nghĩ rằng thái độ của người VN từ trước đến nay hết sức là hòa hiếu.
Thế nhưng tất cả những gì diễn ra gần đây khiến chúng tôi suy nghĩ rằng TQ là một nước lớn và bây giờ họ đang càng mong muốn thể hiện mình là nước lớn. Thế nhưng càng là nước lớn, thì càng phải có trách nhiệm đối với Thế giới và phải thể hiện được tư cách của mình. TQ có một nền văn minh rất lớn, tác động, ảnh hưởng nhiều quốc gia, trong đó có VN.
Một trong nội dung vốn là nguyên lý của Trung Hoa là tính quân tử. Tại sao những người lãnh đạo TQ hiện nay lại đang hành xử với VN, một nước nhỏ luôn ở bên cạnh mình vốn luôn giữ hòa hiếu, một cách thiếu quân tử, hay nói cách khác là tiểu nhân như vậy? Đấy là một điều chúng tôi đang băn khoăn. Những việc 'cắt cáp,' đối xử với ngư dân ngoài biển, những người dân lao động bình thường. Họ cũng như VN đều nhân danh là một chế độ luôn nhân danh đứng về phía người dân, mà sao lại đối xử như thế?
Đương nhiên, đã là một quốc gia đứng cạnh TQ, thì người VN cũng hiểu thế nào là Trung Quốc.
Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội
Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội

'Hành động yêu nước'
BBC: Lãnh đạo hội Khoa học Lịch sử VN có biết gì tới một cái gọi là 'đồng thuận chung' được đề cập trong chuyến thăm và hội đàm tuần cuối tháng Sáu vừa qua ở TQ của Thứ trưởng Ngoại giao VN Hồ Xuân Sơn với các đối tác nước này?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Đương nhiên tôi nghĩ rằng tìm cách tháo gỡ để giữ lấy hòa hiếu là mục đích chung và người dân chắc cũng mong muốn như thế. Nhưng còn cái đồng thuận chung là thế nào, cho tới giờ vẫn chưa có thông tin cụ thể. Mà theo các thông tin khác, thì mỗi phía đưa ra có phần chênh nhau, khác nhau. Tôi nghĩ rằng, trước sau như một, người VN vẫn mong muốn hòa hiếu như ông, cha của mình trước đây, nhưng phải giữ được chủ quyền của đất nước.
BBC: Đánh giá của ông về dư luận ở trong nước qua các cuộc biểu tình phản đối TQ vốn đã diễn trong suốt 5 tuần qua?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Sau các cuộc biểu tình đầu tiên, sau này dần dần, chúng tôi thấy trong truyền thông chính thức của nhà nước cũng đã xác nhận đấy là những hành động yêu nước của người dân. Cách thể hiện có thể chưa phù hợp lắm với chủ trương của Nhà nước về cách bày tỏ. Thế nhưng, dẫu sao việc người dân được thể hiện quan điểm của mình, tôi thấy là một điều hết sức cần thiết.
Đừng tranh luận 'biểu tình' hay 'tụ tập'. Vì bản chất biểu tình có cả hai mặt: biểu tình phản đối cũng có, biểu tình ủng hộ cũng có. Cho nên Nhà nước nên coi biểu tình là một lợi khí của mình. Nếu chúng ta biết dồn lòng dân vào một định hướng có ích cho đất nước, thì điều đó chỉ có lợi thôi.
Đại biểu Dương Trung Quốc

Tôi đã phát biểu trên một số phương tiện truyền thông trong nước rằng đừng tranh luận 'biểu tình' hay 'tụ tập'. Vì bản chất biểu tình có cả hai mặt: biểu tình phản đối cũng có, biểu tình ủng hộ cũng có. Cho nên Nhà nước nên coi biểu tình là một lợi khí của mình.
Nếu chúng ta biết dồn lòng dân vào một định hướng có ích cho đất nước, thì điều đó chỉ có lợi thôi.
Kể cả việc chúng ta mong muốn hòa bình, hữu nghị với TQ, thì việc lấy ý chí của người dân được thể hiện, tôi nghĩ cũng là một phương tiện. Vì thế tôi nghĩ rằng Quốc hội nên có một Luật Biểu tình.
Và nếu (biểu tình) đã trở thành một lợi khí, sẽ định hướng được lòng người phục vụ cho mục tiêu chung của đất nước. Và tôi nghĩ rằng điều này, nhân dân sẽ hết sức đồng thuận.
Biểu tình chống Trung Quốc
Ông Dương Trung Quốc khuyên Quốc hội Việt Nam nên thông qua một đạo Luật Biểu tình.

Lời khuyên với VN
BBC: Ông có lời khuyên gì cho Nhà nước, Chính phủ VN đối phó với các hành vi gây căng thẳng của TQ hiện nay, cũng như trước ý đồ, tham vọng lâu dài của họ đối với lãnh thổ, lãnh hải của VN về lâu về dài?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Từ góc độ của người làm sử học, đây là một vấn đề phức tạp, không đơn giản, tôi nghĩ rằng đương nhiên đã xảy ra sự đương đầu, thì cần tìm hiểu sức mạnh của VN ở đâu. Chắc chắn trong điều kiện hiện nay, đứng về mặt kinh tế cũng như quân sự, chúng ta chưa có một lợi thế nào. Nhưng như trong quá khứ, chúng ta thường đặt ra một câu hỏi là tại sao trong những thế kỷ xa xưa, thời kỳ nhà Lê, hay nhà Trần trước đó, ông cha chúng ta có thể đánh thắng những giặc ngoại xâm rất hùng mạnh như giặc Nguyên Mông, hay giải phóng khỏi giặc Minh. Lúc đó VN làm gì có điều kiện để có sự viện trợ quốc tế. Hoàn toàn là sự tự thân, tự cường của mình. Câu trả lời chính là bởi vì chúng ta có lòng dân.
Trong bối cảnh hiện nay, cái mạnh nhất của VN chính là phát huy dân chủ. Nếu phát huy được dân chủ, thì Nhà nước cũng mạnh mà đất nước càng mạnh. Tôi nghĩ TQ rất e ngại nếu có một nước VN dân chủ ở bên cạnh sườn họ
Đại biểu Dương Trung Quốc
Vì thế, trong bối cảnh hiện nay, cái mạnh nhất của VN chính là phát huy dân chủ. Nếu phát huy được dân chủ, thì Nhà nước cũng mạnh mà đất nước càng mạnh. Tôi nghĩ TQ rất e ngại nếu có một nước VN dân chủ ở bên cạnh sườn họ. Ít nhất chúng ta cũng ghi nhận một thời kỳ lịch sử, tuy không dài lắm, đó là giai đoạn kể từ năm 1945 tới năm 1950, lúc đó người VN đã có thể tự mình làm cuộc cách mạng giải phóng, giành độc lập từ tay Thực dân Pháp và đánh đổ chế độ Phong kiến VN. Thế nhưng lúc đó làm gì có một ai đứng đằng sau? Không có ai, nhưng người VN vẫn duy trì được cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến năm 1950, sau Chiến thắng Biên giới, đương nhiên lúc đó hoàn cảnh quốc tế thu hút VN vào trong cuộc đụng đầu Đông - Tây, cuộc Chiến tranh Lạnh, sang một bước khác.
Nhưng rõ ràng với hoàn cảnh hoàn toàn chỉ có người VN, song với tinh thần phát huy dân chủ, tinh thần yêu nước, VN vẫn có một sức mạnh.
Thua thiệt hay không?
Thác Bản Giốc
Ông Dương Trung Quốc cho rằng Hiệp ước Biên giới Việt - Trung gần nhất đảm bảo sự yên ổn trước mắt.
BBC: Liệu VN có thua thiệt gì bất hợp lý trong các cuộc phân định biên giới lãnh thổ, lãnh hải với TQ, như trong trường hợp khu vực Thác Bản Giốc? Hội Khoa học Lịch sử VN có biết gì về những thỏa thuận bí mật cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, nếu có, và Hội có được Nhà nước tham vấn một cách thích hợp trong các thỏa thuận, phân định quan trọng cấp Nhà nước đó?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Phân định lãnh thổ là một vấn đề rất phức tạp, với những quốc gia như VN với TQ chẳng hạn. Giữa hai nước này, trong quá khứ lịch sử xa xưa, tinh thần vẫn phải nói là phân định Bắc, Nam rõ ràng. Thế nhưng trên quan niệm nhận thức về lãnh thổ cụ thể, trên những tọa độ cụ thể, chắc lúc đó chưa rõ ràng. Sau đó chúng ta có một thời kỳ mà người Pháp đại diện cho VN thỏa thuận với TQ trong việc hoạch định biên giới. Và sau này, chúng ta vẫn lấy cơ sở là đường biên giới Pháp - Thanh làm nền tảng ban đầu. Cho nên việc phân định là vấn đề hết sức phức tạp, vì nó vừa là vấn đề lịch sử, vừa là vấn đề thực tế ở diễn biến của cả trăm năm thay đổi. Phải tính tới các tiêu chuẩn có tính chất phổ quát của quốc tế trong vấn đề phân chia ở những địa hình cụ thể.
Việc có được một Hiệp định Biên giới, ít nhất đó là một cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, nhất là với Trung Quốc - là một quốc gia luôn luôn tìm mọi cách để lấn át, với tất cả rất nhiều các thủ đoạn
Đại biểu Dương Trung Quốc
Trong quá trình làm việc về vấn đề biên giới, những người làm sử học, trong đó có các cơ quan nghiên cứu về lịch sử, vẫn được tham khảo ý kiến, đương nhiên tham gia vào một số chương trình nghiên cứu thôi, còn việc phân định là việc của Chính phủ, của cơ quan ngoại giao. Và chúng tôi cũng được biết rằng ngay trong Quốc Hội, trong quá trình chúng ta tiến hành ký kết, cũng có các cuộc trình bày ở Quốc hội cho các đại biểu quốc hội nắm vững thực tế vấn đề như thế nào.
Còn việc ngồi tính toán xem được mất như thế nào, thì chắc chắn đây là điều hết sức cụ thể. Tôi không bình luận về việc đó, nhưng tôi nghĩ rằng cho tới thời điểm bùng nổ căng thẳng trong quan hệ giữa VN-TQ, việc có được một Hiệp định Biên giới, ít nhất đó là một cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, nhất là với Trung Quốc - là một quốc gia luôn luôn tìm mọi cách để lấn át, với tất cả rất nhiều các thủ đoạn.
Tôi nghĩ, ít nhất điều này bảo đảm sự yên ổn trước mắt. Còn vấn đề đánh giá quá khứ lịch sử, thế nào là được, thế nào là mất, tôi nghĩ phải hết sức cụ thể, chứ không thể võ đoán được.

Hệ thống phòng thủ hữu hiệu cho Việt Nam

Hệ thống phòng thủ hữu hiệu cho Việt Nam

Máy bay tiêm kích Sukhoi đời mới của Nga
Việt Nam đặt mua năm máy bay tiêm kích Sukhoi đời mới của Nga.
Theo Robert Karniol, cây viết chuyên về các vấn đề phòng thủ cho báo Straits Times, đe dọa đối với an ninh của Việt Nam trong những năm tới đến từ tranh chấp biển đảo tại Biển Đông.
Việt Nam, theo ông phải học cách sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, và có thể phải mất 10 năm để sử dụng thành thạo hệ thống vũ khí đang đặt mua.
Lổ hổng trong kho vũ khí của Việt Nam hiện giờ, theo Karniol, là thiết bị phòng không. Ngoài máy bay tiêm kích đời mới, Việt Nam cần có máy bay thám thính cảnh báo sớm. Và hệ thống hỏa tiễn mặt đất, cùng mạng radar.
Trong cuộc trao đổi với BBC Việt Ngữ, nhà báo Robert Karniol nhận xét về chương trình mua sắm vũ khí của Việt Nam thời gian gần đây.
Robert Karniol: Vâng họ tăng cường lực lượng hải quân khá liên tục thời gian gần đây. Chuyện họ cần làm trong 10 năm tới là học cách sử dụng các loại vũ khí này. Mọi người nên hiểu rằng mua tàu ngầm là một việc, sau đó biết cách sử dụng chúng một cách thành thạo là hai việc khác nhau. Máy bay tiêm kích đời mới, hoặc máy bay tuần duyên cũng vậy. Thậm chí hệ thống hỏa tiễn của Israel nữa. Sẽ mất nhiều thời gian tập dượt để có thể sử dụng thành thạo các loại vũ khí này.
BBC: Thưa ông VN mua sắm vũ khí vậy đã đủ hay chưa. Liệu còn lỗ hổng nào phải trám hay không?
Robert Karniol: Hiện nay vẫn còn một số lỗ hổng trong kho vũ khí của Việt Nam. Điều dễ thấy nhất là hệ thống phòng không. Ví dụ như máy bay trang bị radar báo động sớm. Phương tiện này giúp phối hợp các chiến đấu cơ hiện đại với hệ thống vũ khí mặt đất như hỏa tiễn và radar. Các vũ khí này cần hoạt động nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Và Việt Nam chưa đạt đến mức độ phòng thủ đầy đủ như vậy.
BBC: Ông có thể giải thích thêm về kỹ năng dùng vũ khí mới. Ông vừa nói có tiền mua chúng là một chuyện nhưng để sử dụng chúng một cách thành thạo lại là chuyện khác. Và ông nói có những vũ khí mới phải học tới 10 năm mới phát huy tác dụng.
Robert Karniol: Vâng, hệ thống vũ khí thường là phức tạp. Nói về tàu ngầm trước, và chúng ta nhìn vào những nước dùng tàu ngầm lần đầu tiên, từ lúc họ bắt đầu tính mua tàu ngầm, đến khi họ đặt hàng và nhận tàu, thường mất 10 năm. Trường hợp của VN tôi cho rằng nước này sẽ đợi thêm một số năm nữa thì mới đến ngày Nga giao hàng. Và từng chiếc một, chứ không nhận hết cùng một lúc. Cạnh đó tôi muốn nhắc ông rằng khoảng năm 1996, Việt Nam nhận hai tàu ngầm từ Bắc Hàn. Tính ra họ đã có hơn chục năm học kinh nghiệm cơ bản về tàu ngầm. Tàu ngầm Kilo họ mua từ Nga chắc chắn hiện đại và tinh vi hơn so với tàu của Bắc Hàn. Và chuyện học hành sẽ dễ hơn nếu bạn bắt đầu bằng hệ thống đơn giản trước.
Tàu ngầm Kilo của Nga
Việt Nam đặt mua sáu tầu ngầm Kilo, loại chạy diesel và điện của Nga.
BBC: Kinh nghiệm dùng tàu ngầm của Trung Quốc ra sao, thưa ông?
Robert Karniol: Tôi không biết Việt Nam cần bao nhiêu năm để phát huy hết các tính năng của tàu ngầm mua từ Nga. Nhưng nếu ông nhìn vào Quân đội GPND Trung Quốc, TQ đã điều khiển tàu ngầm khoảng một thập kỷ qua. Cho đến gần đây nhất, tàu của họ chủ yếu hoạt động men theo bờ thôi. Chưa đi ra ngoài xa được. Cho nên tôi muốn nói sẽ mất nhiều thời gian để học kỹ năng sử dụng tàu ngầm và hệ thống hỗ trợ tàu ngầm.
BBC: Thưa, tôi muốn hỏi ông về cách mua sắm vũ khí, mua cách nào để có lợi nhất? Liệu rẻ có phải là hay nhất không? Và quan hệ chính trị giữa nước này, nước khác có liên quan đến chuyện mua bán hay không?
Robert Karniol: Nếu đặt chính trị sang một bên, ngày nay mua vũ khí rất dễ, nếu có tiền. Rất nhiều hãng sản xuất muốn bán vũ khí hay hệ thống phòng thủ. Hạn chế chủ yếu đối với Việt Nam, cho đến nay, là chuyện Hoa Kỳ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Vì lệnh cấm vận của Hoa Kỳ cho nên một số nước có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ cảm thấy ngập ngừng khi bán vũ khí, nhất là loại sát thương, cho Hà Nội.
BBC: Lệnh cấm vận của Mỹ về buôn bán vũ khí đối với Việt Nam, xin ông giải thích thêm?
Robert Karniol: Chắc ông còn nhớ năm 1995 hai nước Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao, mở tòa đại sứ tại hai thủ đô. Cùng lúc, Mỹ bỏ cấm vận về kinh tế đối với VN. Nếu ông nhìn vào hàng chữ in nhỏ của tuyên bố bỏ cấm vận, Mỹ giao thương bình thường với VN về kinh tế nhưng vẫn duy trì cấm vận mua bán thiết bị quân sự. Tức là ngay cả khi không còn cấm vận kinh tế nữa, Hoa Kỳ vẫn chưa sẵn lòng bán, hoặc cấp cho VN các thiết bị quân sự. Vì lệnh cấm vận này, cho nên một số đồng minh của Hoa Kỳ, trong đó có Israel, đã ngập ngừng trong nhiều năm, trước khi ngỏ lời chào bán vũ khí cho Hà Nội.
BBC: Nhưng hai nước vẫn có thể trao đổi các loại vũ khí không sát thương phải không?
Đặt chính trị sang một bên, ngày nay mua vũ khí rất dễ, nếu như ai đó có tiền. Rất nhiều hãng sản xuất muốn bán vũ khí
Robert Karniol: Bước đầu tiên, những nước này, trong đó có Hoa Kỳ, có thể bắt đầu cung cấp thiết bị quân sự cho Hà Nội, loại không sát thương. Ví dụ như radar, xe cộ các loại. Hoa Kỳ cho phép xuất cảng sang VN một số xe thiết giáp dùng cho cảnh sát. Hoa Kỳ cũng chào hàng Hà Nội một số máy bay loại tuần tiễu, không trang bị khí tài, dùng vào các mục đích vận tải khác nhau. Tôi biết là Hà Nội không quan tâm đến máy bay mà Hoa Kỳ chào hàng. Tôi cho rằng chúng không tốt lắm, vì là model cũ. Hà Nội có thể mua được hàng tốt hơn ở nơi khác. Rồi một số đối tác ngỏ ý thực hiện chương trình nâng cấp xe thiết giáp M113, mà Việt Nam có nhiều từ hồi chiến tranh để lại. Trong đó có Singapore và Israel. Nhưng phía Mỹ từ chối không làm việc qua đối tác trung gian để giúp Hà Nội hiện đại hóa đoàn chiến xa cũ kỹ này.
BBC: Xin ông trình bày về yếu tố đắt rẻ trong chuyện mua vũ khí?
Robert Karniol: Trở lại cách mua vũ khí có lợi nhất, tôi cho rằng đắt rẻ không quan trọng bằng tổng chi phí mua, trong đó có công bảo dưỡng. Ví dụ không nên quá chú ý đến giá của một chiếc chiến đấu cơ đời mới. Ta nên tính bao nhiêu năm thì phải thay động cơ, bao lâu phải nâng cấp radar, máy bay ngốn hết bao nhiêu nhiên liệu. Các nhân tố này khi gộp lại sẽ biến một chiếc máy bay rẻ thành đắt. Công bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật đôi khi tính ra gần bằng tiền mua máy bay. Về lâu dài người ta cần để ý đến dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trong thời hạn dùng máy bay. Khi người ta mua vũ khí mới, ví dụ như tàu chiến, xe tăng, chiến đấu cơ, thời gian sử dụng được nói tới là từ 20 cho đến 30 năm. Chi phí để duy trì hoạt động bao gồm nâng cấp, thay phụ tùng. Cộng chi phí này với giá thành của vũ khí. Và chia ra số năm mình sẽ dùng. Để tính xem một năm vũ khí đó tốn bao nhiêu tiền.

Tàn nhẫn

Tàn nhẫn

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!
Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:
http://images.yume.vn/buzz/20110216/image/2.jpg
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?
5 bloggers like this post.

Trả lời

  1. chịu thua với Việt Nam
  2. chao chu nha co phai do hong ngoc ko ah
  3. Bài viết hay và chính xác quá.Cám ơn BS.
  4. Nếu là trong ngành nội hô hấp BS Ngọc chắc có nhiều chuyện hay hơn về cái ban CSSKCB chứ nhỉ?
    • không có vinh dự phục vụ trong ban đó bs ơi.
  5. doc xong bai bao tren . toi thay dung . va thayu cay cay song mui . da la benh nhan can phai dc cham soc va cuu chua nhu nhau . nhu tren la bat cong . . . toi xin ke mot chuyen co that ; la o BV toi cong tac . co bo cua mot can bo cao cap cua Tinh . nhung bo cua ong ta cung ko phai la can bo cao cap. nhung Ong giam doc BV toi ” bat ” mot so Bs vas nhan vien yte . ca sinh vien len phuc vu 24/24g . ke ca do bop . . .
  6. Cái chuyện này có từ lâu rồi,đây là một sự bất công vô lý,tiền của nhân dân đóng thuế lại mang đi chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ,thế sao nhà nước không lập ra ban bảo vệ sức khoẻ cho dân?sức khoẻ và tính mạng của dân chắc không đáng quý sao.mục tiêu của nhà nước ta là đem lại sự công bằng cho xã hội cơ mà.
  7. Cảm ơn Bác sỹ. BS là người có tâm, bài viết của BS rất sâu sắc. Em là người Thanh Hoá, thôn Đa Tân, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc đây, đã vào Nam trên 20 năm nhưng khi bắt gặp hình ảnh người dân thôn em phải đào khoai non ăn như vậy em thấy không khác lắm với nhà em năm 87-91, thậm chí còn tệ hại hơn. Ngày trước nếu đói chỉ đói vì lương thực còn thực phẩm thì…tôm cá có mà đầy. Nhưng bây giờ…Hình như đối với một thiểu số người, cải cách, đổi mới là giàu, là no ấm nhưng…với một bộ phận không nhỏ; cái đói, cái nghèo vẩn đeo đẳng như một vòng lẫn quẩn. Thôi, em không dám nói nhiều, chúc BS và gia đình hạnh phúc, bình an. Mong rằng BS sẽ còn nhiều bài viết hay, đầy sức chiến đấu để gop một phần nào đó cho giới trẻ chúng em, cho Việt Nam.
  8. Phấn đấu đi lên CSCN
    ———
    Thời giờ xem ra cũng tạm yên rùi, không chiến tranh, loạn lạc. Vậy cũng tạm được. Cái này là “lỗi hệ thống thôi” theo như cách giải thích của nhiều quan chức, sửa không được đâu/.
    Một khi còn tồn tại phân biệt về VC và tinh thần giữa con người với nhau, thì chế độ mà Mác – Lê đưa ra sẽ chẳng thể nào thành hiện thực.
    CNXH luôn hướng đến CNCS, đặc trưng của chế độ CNCS là Nhà nước không có giai cấp, không có sự quản lý của nhà nước, mọi người điều bình đẳng.
    Để đạt được điều trên thì phải VN phải có đủ 2 yếu tố sau:
    + Về vật chất: Con người “không ăn” và “không làm” vẫn có thể tồn tại (khoa học tạo ra một loại thuốc gì đó, giúp con người ko ăn vẫn tồn tại), vấn đề này mình nghĩ tương lai có thể thực hiện được. Nếu có phải ăn thì tất nhiên phải làm, mà còn làm việc thì sẽ có người sử dung lao động và người lao động (sếp và nhân viên) => có người giàu và người nghèo, ….. người giàu sẽ được ưu tiên trong hầu hết mọi việc => khả năng bình đẳng sẽ bị nghi ngờ?
    + Về tinh thần: con người sẽ hướng theo một “quyền lực siêu hình” nào đó. mọi hành vi của người VN đều tuân thủ chuẩn mực đạo lý; con người thì bị triệt tiêu dục vọng, tình dục… nếu không có nhà nước quản lý thì chưa kể vấn đề khác ngay cả về quan hệ nam cũng cũng sẽ bị rối loạn, A là vợ của anh X, B thấy A đẹp cũng thích và muốn được quan hệ thì sao….? đạo lý chỉ dùng để điều chỉnh QHXH ở chừng mực nhất định, và không thể nào bỏ đi pháp luật. không thể nào trở về thời kỳ nguyên thủy được, vì tư duy con người thời này rất phát triển so với thời kỳ nguyên thủy (khi mà NN có xuất hiện).
    => nếu thỏa mãn điều kiện này thì CNCS sẽ được thiết lập với người VN. và người việt nam lúc này sẽ là ROBOT.
    Chúc VN sóm đi đến CNCS, khi đó nhà nước sẽ không còn quản lý xã hội, sẽ không còn những cái bênh viện cho cán bộ nữa.
    thắc mắc: thời kỳ CNCS có khác gì với thời kỳ Nguyên thủy trên lí luận không? Chắc phải tìm tài liệu của Mác – lê xem kỹ lại quá.
  9. Chào Bác sĩ Ngọc,
    Bài viết thật chính xác và thấm thía. Cảm ơn ông đã nói ra những gì búc xúc của chính tôi khi chứng kiến những cảnh này.
    Bác sĩ Dân
    • Chao BS Ngoc,
      Cam on ban noi giup su that.
      Toi la mot trong nhung nguoi trong cuoc nen biet su that la vay. Tham chi nhung gi ban noi moi la 1 phan nho cua su that. Viec phan chia khoa phong theo muc luong, chuc vu va theo tuoi dang chu khong theo chuyen nganh chinh la su tan nhan cua che do, cua y te doi voi ngay chinh nhung con nguoi dang duoc thua huong su uu dai do. Co dieu that ra can bo cap cao bay gio, ngoai tru cap cao qua, con hau het deu chay ra nuoc ngoai dieu tri vi ho qua giau, chi con nhung can bo huu tri, lao thanh cach mang moi chinh thuc duoc huong nhung uu dai trong cac khu vuc dieu tri nay. Noi huong cung duoc, nhung noi bi cung khong sai.
      Cam on bs Ngoc
  10. That la tham thia,khi doc bai cua Bac si.đat nươc ta giai phong đa bao nam nhung sao lai kho the,ơ đay theo toi biet thi tat ca moi nguoi deu ngang nhau khi benh .Phong oc toi da 2 nguoi 1 phong le duong nhien moi nguoi 1 giuong,co TV dien thoai ngay tren giuong ho thay ra hang ngay,bac si va y ta,truc ngay trong khu vuc benh nhan,khoang 20 benh nhan 1 bac si va y ta thi nhieu nhu nhong,ho lam tat ca nhung gi benh nhan can thiet nhu tam rua,lau chui sau khi di ve sinh ,moi ngay thuc don duoc thay doi, benh nhan duoc chon lua tuy theo y minh,tren moi giuong co 1 he thong bao dong cho nhan vien benh vien khi minh can thiet,vi doi khi ho khong o do.moi lan mo xe thi hinh anh duoc thu lai nhung gi bac si lam,va neu can thi benh nhan duoc xem cung nhu lam tai lieu khi can.
  11. Sự ngu dốt sinh ra hèn kém và dẫn đến tàn nhẫn ..
  12. Ở các nuớc phương tây con ngừoi đuợc hưởng 100% vấn đề an sinh xã hội lương hưu và ýtế đuợc chăm sóc, người già đi tàu xe công cộng trong thành phố không mất tiền, trẻ em đuợc y tế chăm sóc chu đáo khám và chưa bệnh không mất tiền, có những ngừoi vô gia cư nghèo khổ, uống rựou bia say ngã, có xe cấp cứu đến đón và đưa họ vào bẹnh viện chữa trị đàng hoàng cho dù họ không có thẻ bao hiểm kể cả ngừoi nuớc ngoài khi đi du lịch.vậy mà họ chưa dám mơ uớc đuợc tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc như nhà càm quyền cs vẫn hòng lừa bịp dân, ở vn có 87triệu dân 80% là nông nghiệp vậy 80%ngừoi dân nong nghiệp không có luơng hưu, y tế vậy ai sẽ lo cho 80% ngừoi dân này chắc là chỉ có đảng mới cho họ thoát khỏi nô lệ trên tại quê huơng vn yêu dấu.
  13. Đất nước kỳ lạ, hết ý.
  14. Khi người ta có quyền , có tiền, là người giầu, người ta phải đóng thuế ít hơn, thậm trí người quyền chức , người giầu có còn ” được ” hưởng đủ các loại chính sách đãi ngộ của chế độ để được miễn thuế, được đặc quyền, nghe thì vô lý, nhưng đấy đúng là sự thật. Người ta xây dựng một thành lũy để bảo vệ quyền lợi của cá nhân và gia đình họ trên mọi mặt trận.
    Biết thế thì làm được gì?
    Chẳng phải cả xã hội nhao nhao lên mua chức mua quyền để được vào được cái vòng hưởng lợi hay sao?
    Chửi thì cứ chửi, mua thì cứ mua, bán thì cứ bán…, kêu ai hả trời?