Những con “chuột – người” ở nước ta
Tôi phải sửa tiêu đề Những con “chuột – người” để phù hợp với tình hình ở nước ta. Các “đại gia” dược đa quốc gia thử nghiệm thuốc trên người. Đúng. Có lạm dụng trong thử nghiệm. Có. Nhưng nói người ta, tại sao không nhìn mình. Nền y học của mình có lạm dụng / lợi dụng bệnh nhân không? Theo tôi là CÓ. Có rất nhiều.
Để phát triển thuốc điều trị người ta cần đến thử nghiệm. Thử nghiệm trên chuột, thỏ, cừu và trên người. Để đến bước thử nghiệm trên người, thuốc đã trải qua nhiều khâu thử nghiệm trên chuột để tìm liều lượng an toàn và hiệu quả. Các đại gia dược đa quốc gia thường làm những thử nghiệm lâm sàng vì đó là lẽ sống của họ. Nhưng cách họ làm rất nghiêm túc, đúng theo quy định về y đức. Tất cả bệnh nhân đều ký giấy cam kết chấp thận tham gia. Bệnh nhân có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không cần giải thích. Số liệu được thu thập có hội đồng y đức kiểm tra.
Còn ở ta thì sao? Mỗi ngày ở các bệnh viện ta, có hàng trăm bệnh nhân đang bị thử nghiệm mà họ không hề hay biết. Cách làm thử nghiệm của giới nghiên cứu y khoa nước mình chẳng những vi phạm y đức, vi phạm pháp luật, mà còn dã man. Những ngày tôi còn làm trong một bệnh viện lớn ở TP, tôi chứng kiến biết bao trường hợp bệnh nhân bị bác sĩ đưa vào những thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân chẳng hề hay biết rằng mình đang biến thành vật thử nghiệm vì bác sĩ không hề nói. Không có informed consent như bên tây.Như thế là vi phạm y đức, vi phạm pháp luật. Nếu có biến chứng thì vô tình/cố ý bác sĩ là thủ phạm. Như thế là dã man. Một nền y học với “y đức” như thế thì có hơn gì bọn Đức quốc xã cũng từng thử nghiệm vô y đức như thế.
Một lần họp giao ban, tôi nêu vấn đề bệnh nhân consent, liền bị đồng nghiệp bác bỏ. Họ biện minh rằng nếu xin phép bệnh nhân thì chẳng ai dám tham gia thử nghiệm. Nhưng đó là yêu cầu của y đức. Thế nhưng đạo đức bác sĩ thì sao? Ôi, bỏ mấy thứ y đức đó một bên, làm xong việc mình cái đã. Nếu bệnh nhân bị biến chứng từ thử nghiệm, ai chịu trách nhiệm? Không có ai cả. Nói chung, cách làm nghiên cứu của các bác sĩ trong bệnh viện rất vô trách nhiệm và hoàn toàn vi phạm y đức.
Ngày nay còn có chương trình bác sĩ học chuyên khoa I, II, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo quy định, tất cả thí sinh đều phải làm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là ai? Xin thưa là bệnh nhân của chính họ hay của thầy cô họ. Chẳng có hội đồng y đức. Nếu có thì cũng chỉ là nửa mùa. Bệnh nhân không hề hay biết mình là vật thử nghiệm. Làm xét nghiệm thì bệnh nhân phải trả tiền. Thế là bệnh nhân vừa là đối tượng để bác sĩ làm nghiên cứu vừa bị làm hao tốn tiền của! Có hệ thống giáo dục y tế nào quái gở và phản bội bệnh nhân đến như thế không? Chỉ có ở nước mình. Có quá lời không nên nói đó là một nền y tế phản bội.
Sân sau của mình dơ bẩn như thế, chưa quét sạch, mà đã làm khôn đi chê sân người là dơ bẩn! Thật là ngược đời.
Để phát triển thuốc điều trị người ta cần đến thử nghiệm. Thử nghiệm trên chuột, thỏ, cừu và trên người. Để đến bước thử nghiệm trên người, thuốc đã trải qua nhiều khâu thử nghiệm trên chuột để tìm liều lượng an toàn và hiệu quả. Các đại gia dược đa quốc gia thường làm những thử nghiệm lâm sàng vì đó là lẽ sống của họ. Nhưng cách họ làm rất nghiêm túc, đúng theo quy định về y đức. Tất cả bệnh nhân đều ký giấy cam kết chấp thận tham gia. Bệnh nhân có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không cần giải thích. Số liệu được thu thập có hội đồng y đức kiểm tra.
Còn ở ta thì sao? Mỗi ngày ở các bệnh viện ta, có hàng trăm bệnh nhân đang bị thử nghiệm mà họ không hề hay biết. Cách làm thử nghiệm của giới nghiên cứu y khoa nước mình chẳng những vi phạm y đức, vi phạm pháp luật, mà còn dã man. Những ngày tôi còn làm trong một bệnh viện lớn ở TP, tôi chứng kiến biết bao trường hợp bệnh nhân bị bác sĩ đưa vào những thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân chẳng hề hay biết rằng mình đang biến thành vật thử nghiệm vì bác sĩ không hề nói. Không có informed consent như bên tây.Như thế là vi phạm y đức, vi phạm pháp luật. Nếu có biến chứng thì vô tình/cố ý bác sĩ là thủ phạm. Như thế là dã man. Một nền y học với “y đức” như thế thì có hơn gì bọn Đức quốc xã cũng từng thử nghiệm vô y đức như thế.
Một lần họp giao ban, tôi nêu vấn đề bệnh nhân consent, liền bị đồng nghiệp bác bỏ. Họ biện minh rằng nếu xin phép bệnh nhân thì chẳng ai dám tham gia thử nghiệm. Nhưng đó là yêu cầu của y đức. Thế nhưng đạo đức bác sĩ thì sao? Ôi, bỏ mấy thứ y đức đó một bên, làm xong việc mình cái đã. Nếu bệnh nhân bị biến chứng từ thử nghiệm, ai chịu trách nhiệm? Không có ai cả. Nói chung, cách làm nghiên cứu của các bác sĩ trong bệnh viện rất vô trách nhiệm và hoàn toàn vi phạm y đức.
Ngày nay còn có chương trình bác sĩ học chuyên khoa I, II, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo quy định, tất cả thí sinh đều phải làm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là ai? Xin thưa là bệnh nhân của chính họ hay của thầy cô họ. Chẳng có hội đồng y đức. Nếu có thì cũng chỉ là nửa mùa. Bệnh nhân không hề hay biết mình là vật thử nghiệm. Làm xét nghiệm thì bệnh nhân phải trả tiền. Thế là bệnh nhân vừa là đối tượng để bác sĩ làm nghiên cứu vừa bị làm hao tốn tiền của! Có hệ thống giáo dục y tế nào quái gở và phản bội bệnh nhân đến như thế không? Chỉ có ở nước mình. Có quá lời không nên nói đó là một nền y tế phản bội.
Sân sau của mình dơ bẩn như thế, chưa quét sạch, mà đã làm khôn đi chê sân người là dơ bẩn! Thật là ngược đời.
Posted in y tế
Be the first to like this post.
lúc 4:06 Sáng
BS GIỜ LÀM VIỆC Ở ĐÂU?
CHÚC VUI VẺ!
lúc 10:43 Sáng
Thực tiển của ngành y là niềm tin của bệnh nhân dễ bị lạm dụng và bác sĩ dễ có tâm lý rằng họ muốn làm gì cũng được – Điều này đúng ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam kiểm soát còn yếu hơn các nước khác nhiều.