Đăng bởi: bsngoc | 17/04/2011
Chủ nghĩa thần tượng
Một entry trên blog chỉ có 2 đoạn văn. Hàng ngàn người khen. Hàng trăm người chê. Khen, chê là chuyện bình thường. Nhưng dường như ở đây đã xuất hiện chủ nghĩa thần tượng. Sự xuất hiện chủ nghĩa thần tượng một lần nữa nói lên cái thấp kém của giới có học ở nước ta.
Ngô Bảo Châu viết một entry ngắn về vụ án Cù Huy Hà Vũ, với những nhận xét “ai muốn hiểu sao thì hiểu”. Muốn hiểu NBC ủng hộ CHHV cũng được. Cũng có thể lý giải NBC không ưa CHHV qua chính những gì cậu ta viết. Fan của NBC thì khen nức nở đó là một áng văn hay, súc tích, thâm thúy, tuyệt vời, thể hiện một tư duy toán học bậc nhất thế giới. Người chê thì nói NBC thì bảo cậu ta hèn. Tôi thì nghĩ NBC không hèn, nhưng giữa can đảm và hèn thì trọng lượng can đảm thấp hơn trọng lượng hèn một chút.
Đọc qua những gì các fan của NBC khen NBC tôi không khỏi nực cười. Một cách viết cực kỳ mập mờ, muốn làm hài lòng cả hai phía chống và bênh CHHV, mà được các fan khen là cách viết khoa học, theo tư duy toán học (sic). Khi bị phê bình là viết không có chứng cứ thì có người bênh là vì bài ngắn quá nên làm sao cho chứng cứ. Nếu thế thì viết làm gì? Tôi phải hỏi. Viết khoa học mà mập mờ và gây ra tranh cãi như thế ư? Có người tình nguyện nói dùm cho NBC cứ như là đọc được suy nghĩ của cậu ta! Đúng là khi thương trái ấu cùng tròn. Lố bịch. Đọc những kiểu khen và nịnh hót đó, tôi chợt nhớ đến câu nói của một vị linh mục trước 1975 nói rằng Đức Giáo hoàng đánh rấm cũng được giáo dân khen thơm. NBC đánh rấm chữ chắc cũng được những fan này khen thơm!
Tôi muốn tìm câu trả lời cho hiện tượng nịnh hót. Tôi gọi đó là bệnh. Bệnh nịnh hót, hay bệnh thần tượng. Tôi nghĩ bệnh nịnh hót xuất phát từ chủ nghĩa thần tượng. Chủ nghĩa thần tượng là dựng một cá nhân bình thường lên thành một thần tượng, ban thần thánh cho thần tượng đó, và dùng nó như là một đối tượng để phục vụ cho mục tiêu của mình. Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có truyền thống chủ nghĩa thần tượng. Nước nào cũng có một thần tượng. Liên Xô có Lênin. Romania có Nicholae Ceausescu. Cuba có Fidel Castro. Trung Quốc có Mao Trạch Đông. Triều Tiên có Kim Nhật Thành. Việt Nam có Hồ Chí Minh.
Ngoại trừ cụ Hồ Chí Minh, tất cả những người kia đều được lịch sử đánh giá lại. Ở Nga, tượng Lênin bị kéo xuống và làm nhục, xác Lênin sẽ đem đi hỏa táng. Ceausescu bị tử hình trong nhục nhã. Bây giờ chúng ta biết Mao Trạch Đông là một kẻ ác ôn và dâm dật. Kim Nhật Thành làm cho Triều Tiên nghèo rớt mồng tơi. Ở nước ta, lời nói của cụ Hồ đang được nâng lên làm “tư tưởng” để phục vụ cho một thời. Ngay cả mộ của thân mẫu cụ cũng được nâng cấp thành lăng như lăng vua chúa ngày xưa. Nếu cụ còn sống chưa chắc cụ chịu kiểu thần tượng hóa như thế.
Việt Nam đang thần thánh hóa một người khác nữa. Đó là Ngô Bảo Châu. Nhờ báo chí của Đảng tuyên truyền, cái huy chương Fields trị giá 15.000 USD đã làm một cả một dân tộc lóa mắt. Thiên tài. Bộ óc kiệt xuất. Nhà toán học vĩ đại. Nhà khoa học lỗi lạc. Những danh từ và tính từ kêu nhất trong ngữ vựng tiếng Việt được đem ra để to son điểm phấn cho NBC. Cả nước như trong cơn lên đồng. Một cách thần tượng hóa.
Tại sao người ta làm như thế? Tôi nghĩ rằng vì người ta tìm thấy NBC như là một cái phao trong lúc nền giáo dục và khoa học nước nhà đang tiếp tục chết đuối. Người ta dùng NBC để nói với những ai phê phán nền giáo dục, rằng “ấy, chúng tôi cũng có người kiệt suất, và do đó nền giáo dục xã hội chủ nghĩa vẫn là ưu việt”.
Nhưng ở đây có vấn đề. Vấn đề là tiền đề sai. Thành tựu của NBC không phải là của Việt Nam. Đó là sự thật. Chính cậu ta cũng nói sự thật. NBC cũng không phải là thiên tài, không phải là nhà toán học vĩ đại, không phải là nhà toán học lớn, không phải là nhà khoa học vĩ đại. Những tước danh đó là sản phẩm của báo chí, do báo chí tiến phong trong quá trình thần tượng hóa. Giải Fields không làm nên một nhà toán học vĩ đại. Cần nhớ rằng trên thế giới có hàng ngàn nhà toán học để cho đời nhiều di sản quí báu mà chưa bao giờ nhận giải thưởng nào. NBC chưa có đóng góp gì lớn cho toán học, và chắc chắn chưa có đóng góp gì đáng kể cho khoa học. NBC cũng chưa có đóng góp gì đáng kể cho Việt Nam.
Tôi nghĩ cách đánh giá chính xác nhất là NBC là một nhà toán học giỏi. Trên thế giới cũng có hàng ngàn, hàng vạn người làm toán giỏi.
Chỉ nên dừng ở đó. NBC cũng như bao nhiêu nhà khoa học Việt Nam khác. Không nên chỉ vì cái giải Fields mà nâng NBC lên thành thánh và biến cậu ta thành một đối tượng để người dân phải tôn thờ, kính cẩn.
Thần tượng hóa thể hiện sự thấp kém của một cộng đồng. Một cộng đồng dân tộc chỉ biết nương tựa vào thần tượng là một dân tộc yếu. Những người chỉ biết ca ngợi thần tượng một cách mù quáng cũng chẳng khác gì những tín đồ tôn giáo tin vào những điều hoang đường. Những kẻ tung hô thần tượng quá đáng là những kẻ thiếu lý trí, cũng chẳng khác gì những con cừu không có đầu óc suy nghĩ và phán xét. Điều làm tôi kinh ngạc là không ít người trong giới có học ở nước ta tung hô thần tượng y chang như những tín đồ tôn giáo, như những con cừu. Một cộng đồng có học mà còn như thế thì thử hỏi chúng ta còn hy vọng gì cho đất nước này? Không phân biệt được cái thơm và cái thối thì khứu giác có vấn đề. Tương tự, không nhận ra được cái hay và cái dở trong cái entry ngắn của NBC thì có khác gì tế bào thần kinh bị tê liệt.
Có quá đáng không nếu nói rằng dân tộc này đã và đang bị chủ nghĩa thần tượng làm tê liệt lý trí và dần dần biến thành những con cừu của chế độ.
Ngô Bảo Châu viết một entry ngắn về vụ án Cù Huy Hà Vũ, với những nhận xét “ai muốn hiểu sao thì hiểu”. Muốn hiểu NBC ủng hộ CHHV cũng được. Cũng có thể lý giải NBC không ưa CHHV qua chính những gì cậu ta viết. Fan của NBC thì khen nức nở đó là một áng văn hay, súc tích, thâm thúy, tuyệt vời, thể hiện một tư duy toán học bậc nhất thế giới. Người chê thì nói NBC thì bảo cậu ta hèn. Tôi thì nghĩ NBC không hèn, nhưng giữa can đảm và hèn thì trọng lượng can đảm thấp hơn trọng lượng hèn một chút.
Đọc qua những gì các fan của NBC khen NBC tôi không khỏi nực cười. Một cách viết cực kỳ mập mờ, muốn làm hài lòng cả hai phía chống và bênh CHHV, mà được các fan khen là cách viết khoa học, theo tư duy toán học (sic). Khi bị phê bình là viết không có chứng cứ thì có người bênh là vì bài ngắn quá nên làm sao cho chứng cứ. Nếu thế thì viết làm gì? Tôi phải hỏi. Viết khoa học mà mập mờ và gây ra tranh cãi như thế ư? Có người tình nguyện nói dùm cho NBC cứ như là đọc được suy nghĩ của cậu ta! Đúng là khi thương trái ấu cùng tròn. Lố bịch. Đọc những kiểu khen và nịnh hót đó, tôi chợt nhớ đến câu nói của một vị linh mục trước 1975 nói rằng Đức Giáo hoàng đánh rấm cũng được giáo dân khen thơm. NBC đánh rấm chữ chắc cũng được những fan này khen thơm!
Tôi muốn tìm câu trả lời cho hiện tượng nịnh hót. Tôi gọi đó là bệnh. Bệnh nịnh hót, hay bệnh thần tượng. Tôi nghĩ bệnh nịnh hót xuất phát từ chủ nghĩa thần tượng. Chủ nghĩa thần tượng là dựng một cá nhân bình thường lên thành một thần tượng, ban thần thánh cho thần tượng đó, và dùng nó như là một đối tượng để phục vụ cho mục tiêu của mình. Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có truyền thống chủ nghĩa thần tượng. Nước nào cũng có một thần tượng. Liên Xô có Lênin. Romania có Nicholae Ceausescu. Cuba có Fidel Castro. Trung Quốc có Mao Trạch Đông. Triều Tiên có Kim Nhật Thành. Việt Nam có Hồ Chí Minh.
Ngoại trừ cụ Hồ Chí Minh, tất cả những người kia đều được lịch sử đánh giá lại. Ở Nga, tượng Lênin bị kéo xuống và làm nhục, xác Lênin sẽ đem đi hỏa táng. Ceausescu bị tử hình trong nhục nhã. Bây giờ chúng ta biết Mao Trạch Đông là một kẻ ác ôn và dâm dật. Kim Nhật Thành làm cho Triều Tiên nghèo rớt mồng tơi. Ở nước ta, lời nói của cụ Hồ đang được nâng lên làm “tư tưởng” để phục vụ cho một thời. Ngay cả mộ của thân mẫu cụ cũng được nâng cấp thành lăng như lăng vua chúa ngày xưa. Nếu cụ còn sống chưa chắc cụ chịu kiểu thần tượng hóa như thế.
Việt Nam đang thần thánh hóa một người khác nữa. Đó là Ngô Bảo Châu. Nhờ báo chí của Đảng tuyên truyền, cái huy chương Fields trị giá 15.000 USD đã làm một cả một dân tộc lóa mắt. Thiên tài. Bộ óc kiệt xuất. Nhà toán học vĩ đại. Nhà khoa học lỗi lạc. Những danh từ và tính từ kêu nhất trong ngữ vựng tiếng Việt được đem ra để to son điểm phấn cho NBC. Cả nước như trong cơn lên đồng. Một cách thần tượng hóa.
Tại sao người ta làm như thế? Tôi nghĩ rằng vì người ta tìm thấy NBC như là một cái phao trong lúc nền giáo dục và khoa học nước nhà đang tiếp tục chết đuối. Người ta dùng NBC để nói với những ai phê phán nền giáo dục, rằng “ấy, chúng tôi cũng có người kiệt suất, và do đó nền giáo dục xã hội chủ nghĩa vẫn là ưu việt”.
Nhưng ở đây có vấn đề. Vấn đề là tiền đề sai. Thành tựu của NBC không phải là của Việt Nam. Đó là sự thật. Chính cậu ta cũng nói sự thật. NBC cũng không phải là thiên tài, không phải là nhà toán học vĩ đại, không phải là nhà toán học lớn, không phải là nhà khoa học vĩ đại. Những tước danh đó là sản phẩm của báo chí, do báo chí tiến phong trong quá trình thần tượng hóa. Giải Fields không làm nên một nhà toán học vĩ đại. Cần nhớ rằng trên thế giới có hàng ngàn nhà toán học để cho đời nhiều di sản quí báu mà chưa bao giờ nhận giải thưởng nào. NBC chưa có đóng góp gì lớn cho toán học, và chắc chắn chưa có đóng góp gì đáng kể cho khoa học. NBC cũng chưa có đóng góp gì đáng kể cho Việt Nam.
Tôi nghĩ cách đánh giá chính xác nhất là NBC là một nhà toán học giỏi. Trên thế giới cũng có hàng ngàn, hàng vạn người làm toán giỏi.
Chỉ nên dừng ở đó. NBC cũng như bao nhiêu nhà khoa học Việt Nam khác. Không nên chỉ vì cái giải Fields mà nâng NBC lên thành thánh và biến cậu ta thành một đối tượng để người dân phải tôn thờ, kính cẩn.
Thần tượng hóa thể hiện sự thấp kém của một cộng đồng. Một cộng đồng dân tộc chỉ biết nương tựa vào thần tượng là một dân tộc yếu. Những người chỉ biết ca ngợi thần tượng một cách mù quáng cũng chẳng khác gì những tín đồ tôn giáo tin vào những điều hoang đường. Những kẻ tung hô thần tượng quá đáng là những kẻ thiếu lý trí, cũng chẳng khác gì những con cừu không có đầu óc suy nghĩ và phán xét. Điều làm tôi kinh ngạc là không ít người trong giới có học ở nước ta tung hô thần tượng y chang như những tín đồ tôn giáo, như những con cừu. Một cộng đồng có học mà còn như thế thì thử hỏi chúng ta còn hy vọng gì cho đất nước này? Không phân biệt được cái thơm và cái thối thì khứu giác có vấn đề. Tương tự, không nhận ra được cái hay và cái dở trong cái entry ngắn của NBC thì có khác gì tế bào thần kinh bị tê liệt.
Có quá đáng không nếu nói rằng dân tộc này đã và đang bị chủ nghĩa thần tượng làm tê liệt lý trí và dần dần biến thành những con cừu của chế độ.
Posted in xã hội
lúc 2:09 Sáng
Một người làm toán giỏi, hay nói rộng ra là có chuyên môn giỏi về một lĩnh vực nào đó, hoàn toàn có thể đánh đĩ về chính trị để kiếm chác chút quyền lợi.
Tóm lại, chuyên môn và tư cách là hai chuyện khác nhau. Em sẽ không vin vào sự giỏi chuyên môn để đánh mất khách quan khi nhận xét về tư cách (và ngược lại)
lúc 9:42 Chiều
lúc 11:51 Chiều
lúc 9:52 Chiều