http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=uWa-iafQlcA
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=8yp4izyEybc
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=8plNDuEG4Xc
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=zIakHTFUK9s
Chính trị – Xã hội
Đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm Việt Nam (TTXVN/BM) —-Trung Quốc biện hộ cho việc bắt ngư dân(BBC) —–Vụ bắt ngư dân ‘là cảnh cáo’ (BBC) —Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam : Hà Nội và Bắc Kinh khẩu chiến (RFI) —-Trục Canberra-Jakarta trong ván cờ châu Á Thái Bình Dương (RFI) —Bắt ngư dân Việt, Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam (Vietinfo) —-Sẽ lập lực lượng kiểm ngư để bảo vệ ngư dân (NLĐ) —–827. Biển Đông: “Giao dịch đen” len theo đàm phán chính thức (ABS)
Nguyên nhân nứt đập thuỷ điện sông Tranh sắp được công bố (RFA) —-Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ (NLĐ) —5 ngày nữa có kết luận về nguyên nhân sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (Dantri) —-Rò rỉ nước đập Thủy điện sông Tranh 2: Nhà khoa học “nóng mặt”! (ĐV)
Ngoại trưởng Úc thăm Việt Nam (RFA) —Hai bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Séc thăm Việt Nam (Vietinfo)
Việt Nam thuê tư vấn xếp hạng mức tín nhiệm quốc gia (RFA) —Học Và Dạy Tiếng Việt Ở Mỹ: Những Con Số Gây Ấn Tượng (RFA)
Về vấn đề Tôn giáo ở Việt nam hiện nay (Kami -RFA) -….Sự kiện này chỉ là một bằng chứng cho thấy sự suy đồi băng hoại trong đạo đức của con người XHCN đối với vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, điều này nó xuất hiện không chỉ ở các bạn trẻ là sinh viên học sinh, mà cả ở người lớn (những người là thành viên ban giám khảo, báo chí truyền thông của nhà nước v.v…) khi cho loan tải các tin tức có nội dung xấu này mà họ không hề có suy nghĩ. Qua đó cũng thấy được sự thành công của đảng CSVN và chính quyền trong chủ trương bôi nhọ, bài xích, kỳ thị các tôn giáo ở Việt nam. Cái mà họ coi là thuốc phiện, là vấn đề nhạy cảm đối với sự tồn tại của sự lãnh đạo độc tôn của họ,……
Nhà khoa học hay nhà ảo thuật? (Bùi Tín -VOA) —Thế trận đã bày
(Nguyễn hưng Quốc-VOA) – Mối đe dọa từ phía Bắc nguy hiểm vì nhiều lý
do. Thứ nhất, so với Việt Nam, Trung Quốc hiện nay rất mạnh —-Chuyện Ðường Tăng (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet)
Với giá năng lượng tăng cao, lạm phát năm 2012 sẽ đi về đâu? (Trần vinh Dự-VOA) —Công nhân nghèo trước cơn ‘bão giá’ (NV) —10 lý do ‘khó đỡ’… buộc khách Tây đến Việt Nam (Vietinfo)
Vì sao bà Diệu Hiền vỡ nợ? (NLĐ) -LTS: Chuyện thành bại trên thương trường là lẽ thường với người kinh doanh. Song qua câu chuyện 16 năm “chơi xộp, mau xẹp” của bà Diệu Hiền, người ta còn nhận ra những điều đáng nói khác, nhất là nỗi thống khổ của những chủ nợ nông dân tán gia bại sản vì tin lời đường mật của —-Tổng giám đốc Bianfishco: Rất khổ sở khi được ủy quyền (NLĐ) -Nữ đại gia thủy sản rao bán trụ sở ở Mỹ… giá 2,75 triệu USD (ĐV)
Mang quan tài vào ủy ban xã, ném đá công an (NLĐO) – Trên đường đưa tang anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú xã Thiên Lộc, huyện Can Lộ, tỉnh Hà Tĩnh), người chết tại phòng tạm giữ của công an huyện, chiều 21-3, nhiều đối tượng quá khích đã đưa quan tài vào trụ sở UBND xã và tấn công lực lượng chức năng.
Quanh chuyện CSGT trả lại 100 triệu đồng biếu xén (Danviet) -Câu hỏi đặt ra là vì sao người dân lại nghi ngờ, thậm chí đàm tiếu một câu chuyện người thực việc thực. Câu trả lời có lẽ cũng không có gì phức tạp: Vấn đề ở đây là niềm tin….quảng cáo Ông Nguyễn bá Thanh
Ngang nhiên phá rừng ngay gần Ban quản lý rừng (NLĐ)- Thượng bất chánh ,hạ tắc loạn- Nếu người “lớn” mà “tử tế” đố thằng nhỏ dám làm bậy-kiểu này thuộc “chuyện hàng ngày ở huyện”!!!! ăn hại đái nát ,phá cho đã thì: —Vụ phá rừng ở Gia Lai: Trưởng trạm quản lý rừng thôi việc (NLĐ) vậy thì đố thằng nào ngán mà không phá cho bó đã!!! câu “nhất phá sơn lâm nhì đâm hà bá” thì nay ngược lại rồi,hai thứ này thì giàu nứt đố đổ vách.
“Áp thu phí ngay lập tức là ép chúng tôi chết” (Dantri) –Bộ máy chống buôn lậu hoạt động không hiệu quả (ĐV)
Được mùa mà chẳng còn gì! (NLĐ) -Nông dân ĐBSCL lại trúng mùa lúa nhưng lợi tức thuộc về họ chẳng là bao mà hầu hết chảy vào túi các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo
Điêu đứng vì chất cấm (NLĐ) —-Phí cao, tiểu thương bãi thị (NLĐ) —-Giá thuốc sẽ tăng theo xăng dầu (NLĐ) —Kinh doanh nông sản có điều kiện: Nhiều doanh nghiệp phản đối! (NLĐ) —-Sợ bị quỵt gần 39 tỷ, hàng trăm người vây chi nhánh Agribank (ĐV)
Phan Vũ và, định mệnh bài thơ ‘Em ơi, Hà Nội phố’ (Du tử Lê-NV) -Nhà thơ Phan Vũ. (Hình: tp)===>>
Cuộc sống người Việt từ ‘Hai phía chân trời’ (Vietinfo)
“Đạo báo”, Chủ tịch Hội Nhà văn Cần Thơ mất chức (DV)
Tác giả bài văn “lạ” trường Ams “trượt” Gương mặt trẻ VN tiêu biểu (Dân trí)
Những ông vua Việt chết dưới tay… đàn bà (ĐV)
TQ bắt luật sư thề ‘trung với Đảng’ (BBC) —Trung Quốc bắt các luật sư tuyên thệ trung thành với đảng Cộng sản (RFI) —-Trung Quốc: Hiếu hòa hay hiếu chiến? (NV) —-Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào tiếp Chủ tịch danh dự Quốc dân đảng Trung Quốc Ngô Bá Hùng và các thành viên cùng đi (CRI) —–Đại sứ Trung Quốc tại Phi-li-pin cho rằng quan hệ Trung Quốc—Phi-li-pin có vấn đề nhưng “không đáng sợ” (CRI)
Bồ Đào Nha : tổng bãi công chống chính sách khắc khổ (RFI) —-Biến đổi khí hậu tác động đến đại dương gây thiệt hại 2.000 tỷ đô la/năm (RFI)
Đảo chính quân sự tại Mali (RFI) —-Binh sĩ nổi loạn ở Mali tuyên bố đã giải tán chính phủ (VOA) —Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA được thành lập từ bao giờ? (VOA) —–Mỹ: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm (VOA) —-Chiến đấu cơ Mỹ rớt tại Nam Hàn (NV) —1 binh sĩ Thủy quân Lục chiến có thể bị giải ngũ vì phê bình TT Obama (VOA)
Hát cho đại gia: Sàn diễn bên bàn nhậu (NLĐ) -Sân khấu cải lương hiện gặp nhiều khó khăn nhưng với các nghệ sĩ ngôi sao, thu nhập của họ ngày càng khấm khá hơn khi có nhiều sô diễn không cần sân khấu
Cháy trại chăn nuôi, hơn 5.000 gà lợn bị “quay” (NLĐ) —Bùng nổ tệ nạn “ngủ trưa với người đẹp giá rẻ” (DV) —Kiểm dịch tại chợ: Biết sai nhưng vẫn cho tồn tại! (DT) –TP Hồ Chí Minh: Chấp hành viên “làm ngơ” với chỉ đạo của cấp trên (Dân trí) —Khi sao Việt hóa thành… gái làng chơi! (ĐV)
Đám cưới xa xỉ và bí mật bị vợ cũ ‘đá’ của lão đại gia (ĐV) —Đừng thương xót những anh thân bại danh liệt vì gái (ĐV)
Nguyên nhân nứt đập thuỷ điện sông Tranh sắp được công bố (RFA) —-Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ (NLĐ) —5 ngày nữa có kết luận về nguyên nhân sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (Dantri) —-Rò rỉ nước đập Thủy điện sông Tranh 2: Nhà khoa học “nóng mặt”! (ĐV)
Ngoại trưởng Úc thăm Việt Nam (RFA) —Hai bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Séc thăm Việt Nam (Vietinfo)
Việt Nam thuê tư vấn xếp hạng mức tín nhiệm quốc gia (RFA) —Học Và Dạy Tiếng Việt Ở Mỹ: Những Con Số Gây Ấn Tượng (RFA)
Về vấn đề Tôn giáo ở Việt nam hiện nay (Kami -RFA) -….Sự kiện này chỉ là một bằng chứng cho thấy sự suy đồi băng hoại trong đạo đức của con người XHCN đối với vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, điều này nó xuất hiện không chỉ ở các bạn trẻ là sinh viên học sinh, mà cả ở người lớn (những người là thành viên ban giám khảo, báo chí truyền thông của nhà nước v.v…) khi cho loan tải các tin tức có nội dung xấu này mà họ không hề có suy nghĩ. Qua đó cũng thấy được sự thành công của đảng CSVN và chính quyền trong chủ trương bôi nhọ, bài xích, kỳ thị các tôn giáo ở Việt nam. Cái mà họ coi là thuốc phiện, là vấn đề nhạy cảm đối với sự tồn tại của sự lãnh đạo độc tôn của họ,……
Kiến nghị ngừng điều tra Hoàng Khương (BBC) -Luật sư của nhà báo Hoàng Khương đề nghị cơ quan công an Việt Nam ngưng vụ điều tra hiện nay.
Với giá năng lượng tăng cao, lạm phát năm 2012 sẽ đi về đâu? (Trần vinh Dự-VOA) —Công nhân nghèo trước cơn ‘bão giá’ (NV) —10 lý do ‘khó đỡ’… buộc khách Tây đến Việt Nam (Vietinfo)
Vì sao bà Diệu Hiền vỡ nợ? (NLĐ) -LTS: Chuyện thành bại trên thương trường là lẽ thường với người kinh doanh. Song qua câu chuyện 16 năm “chơi xộp, mau xẹp” của bà Diệu Hiền, người ta còn nhận ra những điều đáng nói khác, nhất là nỗi thống khổ của những chủ nợ nông dân tán gia bại sản vì tin lời đường mật của —-Tổng giám đốc Bianfishco: Rất khổ sở khi được ủy quyền (NLĐ) -Nữ đại gia thủy sản rao bán trụ sở ở Mỹ… giá 2,75 triệu USD (ĐV)
Mang quan tài vào ủy ban xã, ném đá công an (NLĐO) – Trên đường đưa tang anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú xã Thiên Lộc, huyện Can Lộ, tỉnh Hà Tĩnh), người chết tại phòng tạm giữ của công an huyện, chiều 21-3, nhiều đối tượng quá khích đã đưa quan tài vào trụ sở UBND xã và tấn công lực lượng chức năng.
Quanh chuyện CSGT trả lại 100 triệu đồng biếu xén (Danviet) -Câu hỏi đặt ra là vì sao người dân lại nghi ngờ, thậm chí đàm tiếu một câu chuyện người thực việc thực. Câu trả lời có lẽ cũng không có gì phức tạp: Vấn đề ở đây là niềm tin….quảng cáo Ông Nguyễn bá Thanh
Ngang nhiên phá rừng ngay gần Ban quản lý rừng (NLĐ)- Thượng bất chánh ,hạ tắc loạn- Nếu người “lớn” mà “tử tế” đố thằng nhỏ dám làm bậy-kiểu này thuộc “chuyện hàng ngày ở huyện”!!!! ăn hại đái nát ,phá cho đã thì: —Vụ phá rừng ở Gia Lai: Trưởng trạm quản lý rừng thôi việc (NLĐ) vậy thì đố thằng nào ngán mà không phá cho bó đã!!! câu “nhất phá sơn lâm nhì đâm hà bá” thì nay ngược lại rồi,hai thứ này thì giàu nứt đố đổ vách.
“Áp thu phí ngay lập tức là ép chúng tôi chết” (Dantri) –Bộ máy chống buôn lậu hoạt động không hiệu quả (ĐV)
Kinh tế
Nhà đất ở Sài Gòn ế ẩm, giá sụt thêm 10% (Nguoiviet) —Doanh Nghiệp phá sản: Thuốc chưa ngấm, bệnh đã di căn (Vietinfo)Được mùa mà chẳng còn gì! (NLĐ) -Nông dân ĐBSCL lại trúng mùa lúa nhưng lợi tức thuộc về họ chẳng là bao mà hầu hết chảy vào túi các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo
Điêu đứng vì chất cấm (NLĐ) —-Phí cao, tiểu thương bãi thị (NLĐ) —-Giá thuốc sẽ tăng theo xăng dầu (NLĐ) —Kinh doanh nông sản có điều kiện: Nhiều doanh nghiệp phản đối! (NLĐ) —-Sợ bị quỵt gần 39 tỷ, hàng trăm người vây chi nhánh Agribank (ĐV)
Văn hóa – Giáo dục
Phan Vũ và, định mệnh bài thơ ‘Em ơi, Hà Nội phố’ (Du tử Lê-NV) -Nhà thơ Phan Vũ. (Hình: tp)===>>
Cuộc sống người Việt từ ‘Hai phía chân trời’ (Vietinfo)
“Đạo báo”, Chủ tịch Hội Nhà văn Cần Thơ mất chức (DV)
Tác giả bài văn “lạ” trường Ams “trượt” Gương mặt trẻ VN tiêu biểu (Dân trí)
Những ông vua Việt chết dưới tay… đàn bà (ĐV)
Thế giới
Miến Điện sẽ có một cuộc bầu cử tự do, minh bạch và công bằng (RFA) —-Miến Điện mời quan sát viên phương Tây theo dõi bầu cử (RFI) —Philippines – Mỹ sẽ họp về quốc phòng (BBC)TQ bắt luật sư thề ‘trung với Đảng’ (BBC) —Trung Quốc bắt các luật sư tuyên thệ trung thành với đảng Cộng sản (RFI) —-Trung Quốc: Hiếu hòa hay hiếu chiến? (NV) —-Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào tiếp Chủ tịch danh dự Quốc dân đảng Trung Quốc Ngô Bá Hùng và các thành viên cùng đi (CRI) —–Đại sứ Trung Quốc tại Phi-li-pin cho rằng quan hệ Trung Quốc—Phi-li-pin có vấn đề nhưng “không đáng sợ” (CRI)
Bồ Đào Nha : tổng bãi công chống chính sách khắc khổ (RFI) —-Biến đổi khí hậu tác động đến đại dương gây thiệt hại 2.000 tỷ đô la/năm (RFI)
Đảo chính quân sự tại Mali (RFI) —-Binh sĩ nổi loạn ở Mali tuyên bố đã giải tán chính phủ (VOA) —Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA được thành lập từ bao giờ? (VOA) —–Mỹ: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm (VOA) —-Chiến đấu cơ Mỹ rớt tại Nam Hàn (NV) —1 binh sĩ Thủy quân Lục chiến có thể bị giải ngũ vì phê bình TT Obama (VOA)
XÃ HỘI
Dùng sổ đỏ giả lừa tiền tỉ (NLĐ)Hát cho đại gia: Sàn diễn bên bàn nhậu (NLĐ) -Sân khấu cải lương hiện gặp nhiều khó khăn nhưng với các nghệ sĩ ngôi sao, thu nhập của họ ngày càng khấm khá hơn khi có nhiều sô diễn không cần sân khấu
Cháy trại chăn nuôi, hơn 5.000 gà lợn bị “quay” (NLĐ) —Bùng nổ tệ nạn “ngủ trưa với người đẹp giá rẻ” (DV) —Kiểm dịch tại chợ: Biết sai nhưng vẫn cho tồn tại! (DT) –TP Hồ Chí Minh: Chấp hành viên “làm ngơ” với chỉ đạo của cấp trên (Dân trí) —Khi sao Việt hóa thành… gái làng chơi! (ĐV)
Đám cưới xa xỉ và bí mật bị vợ cũ ‘đá’ của lão đại gia (ĐV) —Đừng thương xót những anh thân bại danh liệt vì gái (ĐV)
Biển Đông: “Giao dịch đen” len theo đàm phán chính thức
Vài lời : Nếu Nhà nước CHXHCNVN
cứ để tình trạng Trung cộng bắt tàu và Ngư dân của ta ngay trên vùng
biển của Việt nam ta, rồi phạt có giấy tờ mà Ngư dân ta đóng tiền,thì
Trung cộng sẽ đem chứng cớ này để bảo là “xâm nhập bất hợp pháp biển của
Trung cộng” thì coi như Việt nam mất hết Biển Đảo vào tay Trung
cộng,cái anh “bạn vàng” ấy!!!?
Trên thực tế thì giao dịch kiểu này đã được hai bên thực hiện thành công khá nhiều vụ … Mặc dù, cơ quan ngoại giao Việt Nam vẫn luôn khuyến cáo bà con ngư dân không nên nộp tiền chuộc người vì phải tin tưởng vào khả năng đàm phán, kết quả làm việc của cơ quan này với phía “bạn” Trung Quốc cái đã.
Blog Hữu Nguyên-Đại đoàn kết
“Bạn vàng” tái diễn vở tuồng bắt người đòi tiền chuộc
Hữu Nguyên
.
Lại tái diễn kịch bản không lạ, tàu hải giám cùng các lực lượng
chuyên trách của nhà nước Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam đang đánh
cá trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam tuyên bố có chủ
quyền ít nhất từ thế kỷ thứ XVII, bị hải quân Trung Quốc dùng vũ lực
cưỡng chiếm ngày 19/1/1974 từ tay hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Các lực lượng chuyên trách của nhà nước Trung Quốc thi hành ngay cách thức mà họ từng đối xử nhiều lần với ngư dân Việt Nam mà họ bắt được trên vùng biển Hoàng Sa là đánh đập, tịch thu hải sản, trang thiết các loại (đánh cá, đi biển, viễn thông liên lạc…), cũng như các tài sản có giá trị khác rồi kéo tàu cùng các ngư dân Việt Nam về một trong các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (thông thường là đảo Phú Lâm) nơi mà hải quân Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép một phần lãnh thổ trên biển của Việt Nam, để giam giữ.
Những sự kiện liên quan tới tính mạng, tài sản của ngư dân và hơn nữa liên quan tới chủ quyền đất nước như vậy, nhưng thông thường phải mất từ hơn mười ngày tới một tháng các cơ quan chức năng của Việt Nam mới có thông tin chính thức cho giới truyền thông trong nước.
Cụ thể, vụ Trung Quốc bắt giữ 2 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi mới đây diễn ra vào ngày 3/3/2012, nhưng tới ngày 21/3/2012 cơ quan ngoại giao của Việt Nam mới công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lại tiếp tục phát biểu những điều quen thuộc: khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phản đối phía Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam; phản đối các hành động bắt bớ, đánh dập ngư dân Việt Nam; đòi phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại; cho biết đã tiếp xúc ngoại giao với sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để truyền đạt các thông tin như trên…
Trong lúc cơ quan ngoại giao Việt Nam phản ứng từ tốn với những lời lẽ ngoại giao hết sức “mềm mỏng” như vậy thì phía
Trung Quốc như thường lệ đã kịp liên lạc với người nhà của từng ngư dân bị bắt giữ để đòi tiền chuộc, cái giá “hữu nghị” cho thương lượng này là 70.000 nhân dân tệ mỗi người.
Xem hết các nguồn thông tin trong và ngoài nước, vẫn không thể biết được cái “tổ chức” của phía Trung Quốc đứng ra thương lượng đòi tiền chuộc kia là thuộc vào thành phần nào của nhà nước Trung Quốc? Các giao dịch giữa hai bên nếu có xảy ra hoàn toàn nằm ngoài phạm vi kiểm soát của nhà nước hai bên. Có thể tạm gọi đó là “đường dây giao dịch đen”, vì có quá nhiều ẩn số trong các giao dịch loại này.
Trên thực tế thì giao dịch kiểu này đã được hai bên thực hiện thành công khá nhiều vụ. Bởi vì trong khi các cơ quan ngoại giao hãy còn đang ra sức tìm kiếm giải pháp, thời gian giam giữ ngư dân kéo dài, người thân sốt ruột cho tính mạng, sức khoẻ của các ngư dân bị giam giữ vô hạn định đành phải bấm bụng chấp nhận tham gia các vụ “đàm phán đen” để mau chóng cứu người.
Mặc dù, cơ quan ngoại giao Việt Nam vẫn luôn khuyến cáo bà con ngư dân không nên nộp tiền chuộc người vì phải tin tưởng vào khả năng đàm phán, kết quả làm việc của cơ quan này với phía “bạn” Trung Quốc cái đã.
Vừa lạ lại vừa quen là mặc dù trên bàn đàm phán chính thức kéo dài có khả năng là vô tận, song bên ngoài là “tiền trao thì chao múc ngay”. Vậy không biết chủ trương này có liên quan gì tới ông bạn vàng nhà nước Trung Quốc không? Người thì bị cơ quan chức năng chính thức của nhà nước Trung Quốc bắt giữ, đàm phán chính thức giữa cơ quan ngoại giao hai bên thì kéo dài không có hồi kết. Trong khi “đàm phán đen” theo kiểu “xã hội đen”, bắt cóc tống tiền, đòi tiền chuộc mà bọn cướp biển hay làm thì “tiền trao chao múc”, thả người ngay, hết sức “uy tín” theo kiểu quân tử Tàu.
Kịch bản này vừa quen lại vừa lạ … Lạ là vì người nằm trong tay cơ quan chức năng của nhà nước Trung Quốc, nhưng quyết định thả người và đòi tiền chuộc lại nằm ở đâu đâu? Lạ quá! Vì cái nằm ở đâu đẩu đầu đâu đó lại có thể “sai khiến” được cơ quan chức năng của nhà nước Trung Quốc. *
Các lực lượng chuyên trách của nhà nước Trung Quốc thi hành ngay cách thức mà họ từng đối xử nhiều lần với ngư dân Việt Nam mà họ bắt được trên vùng biển Hoàng Sa là đánh đập, tịch thu hải sản, trang thiết các loại (đánh cá, đi biển, viễn thông liên lạc…), cũng như các tài sản có giá trị khác rồi kéo tàu cùng các ngư dân Việt Nam về một trong các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (thông thường là đảo Phú Lâm) nơi mà hải quân Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép một phần lãnh thổ trên biển của Việt Nam, để giam giữ.
Những sự kiện liên quan tới tính mạng, tài sản của ngư dân và hơn nữa liên quan tới chủ quyền đất nước như vậy, nhưng thông thường phải mất từ hơn mười ngày tới một tháng các cơ quan chức năng của Việt Nam mới có thông tin chính thức cho giới truyền thông trong nước.
Cụ thể, vụ Trung Quốc bắt giữ 2 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi mới đây diễn ra vào ngày 3/3/2012, nhưng tới ngày 21/3/2012 cơ quan ngoại giao của Việt Nam mới công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lại tiếp tục phát biểu những điều quen thuộc: khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phản đối phía Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam; phản đối các hành động bắt bớ, đánh dập ngư dân Việt Nam; đòi phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại; cho biết đã tiếp xúc ngoại giao với sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để truyền đạt các thông tin như trên…
Trong lúc cơ quan ngoại giao Việt Nam phản ứng từ tốn với những lời lẽ ngoại giao hết sức “mềm mỏng” như vậy thì phía
Trung Quốc như thường lệ đã kịp liên lạc với người nhà của từng ngư dân bị bắt giữ để đòi tiền chuộc, cái giá “hữu nghị” cho thương lượng này là 70.000 nhân dân tệ mỗi người.
Xem hết các nguồn thông tin trong và ngoài nước, vẫn không thể biết được cái “tổ chức” của phía Trung Quốc đứng ra thương lượng đòi tiền chuộc kia là thuộc vào thành phần nào của nhà nước Trung Quốc? Các giao dịch giữa hai bên nếu có xảy ra hoàn toàn nằm ngoài phạm vi kiểm soát của nhà nước hai bên. Có thể tạm gọi đó là “đường dây giao dịch đen”, vì có quá nhiều ẩn số trong các giao dịch loại này.
Trên thực tế thì giao dịch kiểu này đã được hai bên thực hiện thành công khá nhiều vụ. Bởi vì trong khi các cơ quan ngoại giao hãy còn đang ra sức tìm kiếm giải pháp, thời gian giam giữ ngư dân kéo dài, người thân sốt ruột cho tính mạng, sức khoẻ của các ngư dân bị giam giữ vô hạn định đành phải bấm bụng chấp nhận tham gia các vụ “đàm phán đen” để mau chóng cứu người.
Mặc dù, cơ quan ngoại giao Việt Nam vẫn luôn khuyến cáo bà con ngư dân không nên nộp tiền chuộc người vì phải tin tưởng vào khả năng đàm phán, kết quả làm việc của cơ quan này với phía “bạn” Trung Quốc cái đã.
Vừa lạ lại vừa quen là mặc dù trên bàn đàm phán chính thức kéo dài có khả năng là vô tận, song bên ngoài là “tiền trao thì chao múc ngay”. Vậy không biết chủ trương này có liên quan gì tới ông bạn vàng nhà nước Trung Quốc không? Người thì bị cơ quan chức năng chính thức của nhà nước Trung Quốc bắt giữ, đàm phán chính thức giữa cơ quan ngoại giao hai bên thì kéo dài không có hồi kết. Trong khi “đàm phán đen” theo kiểu “xã hội đen”, bắt cóc tống tiền, đòi tiền chuộc mà bọn cướp biển hay làm thì “tiền trao chao múc”, thả người ngay, hết sức “uy tín” theo kiểu quân tử Tàu.
Kịch bản này vừa quen lại vừa lạ … Lạ là vì người nằm trong tay cơ quan chức năng của nhà nước Trung Quốc, nhưng quyết định thả người và đòi tiền chuộc lại nằm ở đâu đâu? Lạ quá! Vì cái nằm ở đâu đẩu đầu đâu đó lại có thể “sai khiến” được cơ quan chức năng của nhà nước Trung Quốc. *
H.N.
.
Nguồn: Blog Hữu Nguyên-Đại đoàn kết
–
.
Mời xem thêm: + Vụ Trung Quốc bắt hai tàu cá và 21 ngư dân Lý Sơn: Đòi nộp 70.000 nhân dân tệ mới thả người (SGTT, 21/3/2012). + Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân Việt Nam (VNN, 21/3/2012); + Trung Quốc lại bắt ngư dân VN, đòi tiền chuộc (TP, 20/8/2011); + Tàu Trung Quốc đổi phương thức tấn công ngư dân (TT, 31/5/2011); + Tàu cá Việt Nam lại bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc (VNE, 26/3/2010); + Phía Trung Quốc bất ngờ liên lạc đòi tiền chuộc 12 ngư dân (Bee, 7/7/2009).
Tại sao Trung Quốc đòi ngư dân nộp phạt 70.000 nhân dân tệ?
Dân Làm Báo
- 70.000 NDT bằng 231,5 triệu đồng VN tức hơn 11 ngàn đô la. Số tiền
lớn cho những ngư dân bám biển nghèo khó, nhưng không đáng là bao đối
với một quốc gia. Vậy thì lý do gì Trung Quốc, người bạn 16 chữ vàng và 4
tốt thắm thiết của các đồng chí đảng ta, lại… 70 ngàn lần “tệ” với anh
em đồng chí láng giềng môi hở răng lạnh đến thế?
Đây cũng không phải là lần đầu tiên các đồng chí hải tặc phương Bắc
bắt ngư dân ta nộp phạt. Tàu cá của ông Lê Vinh, chủ tàu QNg 66 101 TS,
ở thôn Tây, xã An Vĩnh – Lý Sơn, với 21 ngư dân đang bị Trung Quốc bắt
giữ, đã từng bị TQ cướp, đập phá, và đòi tiền chuộc 2 lần trước đây vào
năm 2003 và 2009, mỗi lần đã nộp phạt 50.000 NDT. (1)
Từ mấy năm nay, Trung Quốc đã từng bước tìm mọi cách thu tóm biển
Đông. Những quần đảo nào xâm lấn và chiếm đóng được thì họ ra tay. Những
vùng biển của Việt Nam mà chưa xâm chiếm được thì Trung Quốc áp dụng âm
mưu để biến nó thành “vùng đang tranh chấp”.
Từ chỗ thuộc chủ quyền của Việt Nam sang đến vùng đang tranh chấp thì với việc đòi tiền phạt và nếu Việt Nam đồng ý trả tiền phạt tức là xem như Việt Nam đã công nhận đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc. (Trên bình diện quốc gia, sau này Trung Quốc sẽ không xem đó là chuyện cá nhân vài người Việt Nam nộp phạt).
70.000 NDT, một số tiền rất nhỏ nhưng là chứng cứ ngàn vàng mà
Trung Quốc đang từng bước muốn có
được để gom lại thành những bằng chứng
“không thể chối cãi”, “xác định” vùng biển “đang tranh chấp” là của
Trung Quốc, ngay cả chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận qua việc trả tiền phạt vì “ngư dân Việt Nam đã vào đánh cá trong lãnh hải của Trung Quốc”.
Cho đến bây giờ, 21 ngư dân hiền hoà, bám biển để sống vẫn nằm
trong tay những tên cướp biển Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn cứ
lập lại những điệp khúc phản đối bằng mồm mà bao năm qua đã chứng minh
hoàn toàn không đem lại được một kết quả gì, ngoài việc tô vẽ thêm hình
ảnh hèn kém của một chính phủ. Số tiền 70.000 NDT mà TQ tính toán và
định ra ở mức tuy khó khăn cho ngư dân nhưng không quá lớn để họ không
thể xoay sở được để cứu người thân. Dù cảm thấy oan ức nhưng cốt nhục
tình thâm vẫn trên hết, những ngư dân này với lòng thương yêu nhau họ sẽ
phải đóng tiền chuộc để cứu thân nhân nếu nhà nước VN cứ tiếp tục phản
đối bằng mồm và ra sức bảo vệ tình hữu hảo 16 vàng 4 tốt.
70.000 NDT. Đó là điều mà Trung Quốc muốn đạt được. Chứng cớ để sau
này xác định vùng biển Hoàng Sa, nơi những người dân Việt chúng ta bao
đời đánh cá đó là của họ.
70.000 NDT. Một số tiền nhỏ, nhỏ như cái tâm và bản lãnh của đảng
và nhà nước Việt Nam trong chuyện giữ gìn biển đảo, nhưng cái giá mà
Việt Nam phải trả vô lại cùng lớn.
____________________________________________________________________
Chú thích:
Chuyện Ðường Tăng
Ngô Nhân Dụng – Nguoiviet
Căn cứ vào phản ứng trên các mạng, nhiều người Việt Nam kinh
ngạc về đoạn phim hoạt họa với chủ đề chống bệnh Si đa (Aids) do một
nhóm sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền ở Hà Nội thực hiện và
được phổ biến khắp nước.
Ðoạn phim dài một phút rưỡi (thường gọi là “clip”) tả cảnh bốn thầy trò nhân vật “Ðường Tông” được Phật tổ trao… thùng bao cao su (condom) ngừa thai và ngừa bệnh, để giúp chúng sinh tránh bệnh hiểm nghèo.
Ðức Phật vốn là người từ bi mà cũng hay hài hước, nếu nghe chuyện hình ảnh mình bị lợi dụng như thế chắc ngài cũng chỉ cười. Cũng như khi người Việt mình nói, “Gần chùa gọi Bụt bằng anh,” nghe có vẻ thất kính đấy mà vẫn bao dung được. Nhưng mọi người biết suy nghĩ và được cha mẹ dạy dỗ, thuộc bất cứ giống dân nào trên thế giới chứ không riêng các Phật tử Việt Nam, chắc ai cũng phải bực mình về đoạn clip này, vì nó đi quá giới hạn của óc hài hước. Nó trở thành “báng bổ” như Giáo Hội Phật Giáo đã lên án. Người ta phải tự hỏi: Trong đầu óc các bạn trẻ này chứa đựng những thứ gì mà họ lại làm một đoạn phim lố lăng như vậy?
Một sinh viên năm 3, học ngành Xã Hội-Nhân Văn, trường Ðại Học Khoa Học Huế đã ôn tồn hỏi thẳng nhóm sinh viên tác giả đoạn clip trên: “Các bạn có biết bao nhiêu người dân Việt Nam có tín ngưỡng Phật Giáo không?… Các bạn có biết Ðức Phật Thích Ca, ngài Tam Tạng Huyền Trang là nhân vật lịch sử không? Các bạn có biết ý nghĩa của (tiểu thuyết) Tây Du Ký là gì không?”
Chắc các sinh viên trẻ này có biết một chút, cho nên họ mới né tránh đặt tên Ðường Tông, thay cho tên gọi Ðường Tăng. Mặc dù biết có thể xúc phạm nhiều người, nhưng họ vẫn làm. Chắc vì họ không thấy chuyện tín ngưỡng của người khác là quan trọng đến độ mình phải bỏ một ý sáng tạo độc đáo, rất ngộ nghĩnh, tha hồ cười. Phải đặt thêm một câu hỏi: “Ðầu óc của họ nó hoạt động ra sao?” Nói theo lối thời thượng, hầu như họ ở trạng thái “vô cảm.” Họ hoàn toàn vô cảm trước niềm tin tôn giáo của người khác, dù rất nhiều người sống chung quanh họ. Họ không thấy cần tránh đừng xúc phạm tới những nhân vật lịch sử như Ðức Phật, hay Thầy Huyền Trang, vốn được rất nhiều người kính ngưỡng.
Huyền Trang (603-664) là một nhà sư Trung Hoa đời Ðường đã lặn lội đi sang tận Ấn Ðộ, mang về nhiều tác phẩm thuộc cả “ba tạng kinh điển” Phật Giáo. Trong 20 năm cuối đời, ông dịch hầu hết sang chữ Hán; sáng tạo thêm trên 30,000 từ mới trong tiếng Trung Hoa mà các dân tộc Á Ðông được hưởng chung. Câu chuyện cuộc hành trình “du học” 17 năm của ông, từ năm 629 đến 645, đã được tiểu thuyết hóa trong Tây Du Ký, với các nhân vật Ðường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Trư Bát Giới được phổ biến khắp các nước Á Ðông. Ðem hình ảnh ông ra đùa rỡn đã là thiếu lễ độ. Ðem ghép hình ảnh ông vào những cái bao cao su là hành động xúc phạm quá nặng nề; chỉ những người vô học mới làm như vậy.
Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã phản ứng rất đúng khi lên tiếng về đoạn phim “báng bổ” này và yêu cầu những người có trách nhiệm phải xin lỗi. Xúc phạm tới hình ảnh Ðức Phật là một hành động thiếu giáo dục. Mượn hình ảnh Ðường Tăng để cười đùa là vô ý thức. Nhiều ngôi chùa Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay hàng ngày còn tụng Tâm Kinh Bát Nhã bản chữ Hán; nhiều chùa ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy. Có một phim Ðại Hàn tả cảnh một tăng sĩ trẻ khắc bản kinh này trên sàn gỗ, nhiều người Việt coi rồi truyền gửi cho nhau trên mạng, với lời tán thán. Bài kinh được tụng đọc và đem khắc đó chính là bản dịch của Thầy Huyền Trang. Từ thế kỷ thứ tám, bản dịch này đã được các Phật tử Á Ðông tụng đọc, thay thế tất cả những bản dịch trước đó; vì lời văn của Huyền Trang nhuần nhã, khúc chiết, hùng hồn, và rất sát với nguyên bản chữ Phạn.
Các bạn trẻ trong nhóm nhóm sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền ở Hà Nội làm phim này chắc chắn có lỗi, mà chắc họ sẽ xin lỗi, khi nào được chỉ thị. Nhưng chúng ta cũng không nên quá khắt khe lên án các bạn trẻ đó. Ở tuổi sinh viên, chắc họ không có ác ý, tính phỉ báng một tín ngưỡng của đa số đồng bào. Họ muốn tranh một cái giải thi phim ngắn. Bằng bất cứ cách nào, họ phải giành được giải nhất! Họ ngây thơ nghĩ rằng nếu sử dụng các nhân vật ai cũng biết từ Tây Du Ký, đem vào đoạn phim cười, mọi người chắc sẽ phải thích. Mà việc đưa hình ảnh Ðức Phật ra làm công việc nhằm “cứu khổ” cũng tự nhiên. Ai mà chẳng thấy ông Bụt là hình ảnh con người thương chúng sinh, đáng tin tưởng?? Nếu có người đưa sáng kiến dùng hình ảnh những nhân vật nổi danh khác, như Lê Nin hay Hồ Chí Minh vào, chắc sẽ bị bác bỏ. Thử chiếu cảnh bến tầu Sài Gòn, làm một clip phim “Người ra đi tìm đường ngừa bệnh si đa” thì các bạn trẻ khi coi phim rồi lại cười nhạo: Coi chừng, toàn bao cao su “rởm” đó!
Nhiều sinh viên làm phim này họ chỉ có lỗi là hoàn toàn vô cảm trước vấn đề tín ngưỡng. Mà không phải chỉ có họ mắc bệnh vô cảm. Công văn của Giáo Hội Phật Giáo nói thẳng “một số người có trách nhiệm” đã ca ngợi, tán dương video clip nói trên, không nêu đích danh. Những người chấm giải nhất cho đoạn phim này, và những người cầm đầu Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh với “Ngôi nhà Tuổi trẻ – Trung tâm Chăm sóc Tư vấn Sức khỏe Sinh sản” cũng vô cảm. Họ không thấy có vấn đề nào hết khi đem cái clip này chiếu cho công chúng coi. Ðoạn phim trên sau khi phổ biến còn được báo chí trong nước ca ngợi là “sáng tạo,” vì “thu hút khán giả trẻ.” Tất cả chứng tỏ căn bệnh vô cảm này đã lan khắp giới lãnh đạo Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản và guồng máy thông tin tuyên truyền của chế độ.
Tại sao đầu óc người ta lại vô cảm đến như vậy?
Vì hệ thống giáo dục, từ học đường tới gia đình, và cả xã hội. Tội nghiệp cho các cháu sinh viên ngoài 20 tuổi này. Chắc từ khi lớn lên các cháu không được tập thói quen kính trọng. Nghĩa là không có dịp tập sống với tấm lòng kính trọng đối với thế giới chung quanh mình. Các cháu biết Sợ nhưng không biết Kính. Hồi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi dậy mỗi khi ra đường gặp bất cứ cụ già nào cũng phải khoanh tay cúi đầu, chào đầy đủ ba tiếng: “Lạy cụ ạ!” Hồi đó, ở một làng quê phủ Thuận Thành, Bắc Ninh, những người trên 50 tuổi, chắc cũng được coi là các “cụ già” rồi. Thầy tôi dạy: Cư kính nhi hành giản, ăn ở kính cẩn, hành vi giản dị. Thủa bé tất nhiên là tôi sợ “Tây” càn quét rồi. Nhưng sau này nỗi sợ đó cũng biến mất. Còn thói quen kính cẩn đối với đời sống vẫn còn mãi mãi. Khi về ở Hà Nội, mỗi lần thấy một đám tang đi qua là chúng tôi phải ngưng mọi trò cười đùa, đứng lại, bỏ mũ, cúi đầu. Trong cuộc sống có những điều thiêng liêng, không thể bất kính.
Những người đầu tiên lũ trẻ chúng tôi tập kính trọng là các thầy, các cô giáo. Hai chục năm sau làm nghề dạy học tôi vẫn thấy học trò kính trọng thầy cô như vậy. Thói quen kính trọng đã nhiễm rồi thì giữ được suốt đời. Bây giờ ở nước ngoài, có lúc các cựu học sinh Phan Thanh Giản, Chu Văn An, Phan Châu Trinh, Ðoàn Thị Ðiểm, Bùi Thị Xuân, vân vân, họp mặt; các giáo sư phần lớn đã bỏ nghề, được các học trò cũ mời đến. Mà học trò đối với thầy cô vẫn kính cẩn, một thưa, hai dạ, mặc dù đám học trò giờ ở tuổi 70, còn thầy 80; hay học trò 50 đối với thầy 60 tuổi. Phải nói rằng, trong xã hội ngày xưa, các bạn trẻ có thể “nhìn lên” và thấy có nhiều thứ để kính trọng, học đường là chỗ đầu tiên. Nhiều học sinh Nguyễn Du đến giờ nhắc lại thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Ngọc thời 1970, vẫn thốt lời tôn kính một ông thầy trong sạch, tận tâm, không khuất phục, đáng làm gương suốt đời. Tấm lòng tôn kính thành thật, tự nhiên, đã thành một bản tính, không cần ai nhắc nhở hay ép buộc cả.
Lòng tôn kính tự nhiên đó phải được nuôi dưỡng trong tâm hồn thanh thiếu niên ngay từ nhỏ. Trong xã hội bây giờ chúng ta thiếu cơ hội chăm sóc, tập cho các bạn trẻ biết kính trọng, trước hết lòng kính trọng thầy, cô giáo. Lòng kính trọng có tác dụng ở hai phía. Trẻ em biết kính trọng thì cũng biết phải ăn ở sao cho đúng đạo lý. Người lớn, như các cụ già trong làng hay thầy cô trong trường, được kính trọng cũng tự nhiên phải giữ tư cách cho xứng đáng. Cả xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Ngày nay, chúng ta thiếu không khí đó.
Trong cuốn hồi ức “Nhà giáo: Một thời nhếch nhác,” nhà văn Nhật Tiến đã kể lại những kinh nghiệm sống “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” sau năm 1975. Ðọc cuốn đó chúng ta có thể hiểu nền giáo dục sai lầm đã gây ra những thảm họa cho đất nước ra sao. Trước hết, nó phá tan mối quan hệ cổ truyền giữa học trò với thầy cô. Giáo sư Nhật Tiến kể có lần bắt gặp một cậu học trò lén hút thuốc lá, thầy dọa đùa là sẽ mách ông hiệu trưởng, có thể bị đuổi. Cậu học trò, con một ông làm lớn từ ngoài Bắc vào, trả lời: “Ðuổi em đâu có dễ?… em biết hết gốc gác của lão ta rồi!” Cậu còn dọa sẽ tố cáo các vi phạm của ông hiệu trưởng. Khi học trò lấy người công an làm gương mẫu tập sống theo, thì không cần kính trọng ông thầy nữa. Trong khi đó thì nhà giáo vì hoàn cảnh chính họ cũng xuống cấp.
Nhật Tiến kể trong một cuộc họp tổng kết kỳ thi cuối năm, nhiều thầy cô cho biết học sinh của họ chỉ có 50% hay 30% đủ điểm lên lớp. Bàn cãi một hồi, ông hiệu trưởng trách mắng, đe dọa các nhà giáo, rồi quyết định: “Thôi, cho chúng nó lên lớp 95% đi. Trường ta đang ở diện Tiên Tiến, thế là hợp lý rồi!” Tất nhiên, các giáo viên phải sửa điểm. Thê thảm nhất là cảnh trong một lần phân phối thịt, hai thầy giáo đạp xe đuổi nhau tranh giành một miếng thủ lợn; cuộc chạy đua vòng quanh sân trường được tất cả mọi người chứng kiến. Học trò kêu nhau ra xem: “Hai thầy dạy lớp Sáu tranh nhau cái đầu heo, tụi bay ơi!”
Hiện nay phần lớn các giáo sư của nước ta đều là những người yêu nghề, muốn làm công việc dạy dỗ theo đúng lương tâm nhà giáo. Nhưng cả xã hội phải thay đổi thì mới phục hồi được không khí học đường cổ truyền. Nhật Tiến nhắc lại hình ảnh lũ học trò đi theo một cô giáo, vừa đi vừa vỗ tay, bêu riếu: “Cô giáo mất trinh!” nhiều lần. Ông tự hỏi: “Sự thể như thế thì nguyên do tại đâu, là nếu không phải là từ một xã hội ở đâu cũng thấy nịnh bợ, dối trá, nhu nhược hèn hạ, trong đó con người phải tự tước bỏ nhân phẩm để được sinh tồn?”
Lâu nay ở nước ta, người lớn cũng như trẻ em học được tính sợ hãi hơn là lòng tôn kính. Không còn cái gì là thiêng liêng nữa. Vì vậy, từ tấm bé, trẻ em tập biết Sợ mà không biết Kính. Các bạn sinh viên làm cái video clip bao cao su đã sống và được đào tạo như vậy.
Ðây là một khác biệt căn bản giữa hai đường lối trị quốc trước đây 24, 25 thế kỷ, giữa Pháp Gia và Nho Gia. Khổng Nho chủ trương phải rèn luyện tâm hồn con người, lấy tu thân làm gốc. Pháp Gia chủ trương phải dùng hình phạt khiến dân sợ, kiểm soát chặt chẽ thì dân phải sống trong trật tự. Có những biện pháp được thử từ 2,200 năm trước, như chế độ hộ khẩu, là một sáng chế của Pháp Gia. Câu chuyện đoạn phim “Ðường Tông” có thể coi là một lỡ lầm của một nhóm bạn trẻ. Nhưng người Việt Nam nhân đó thấy phải đặt lại một vấn đề rộng lớn hơn: Chúng ta muốn sống chung với nhau như thế nào?
Ðoạn phim dài một phút rưỡi (thường gọi là “clip”) tả cảnh bốn thầy trò nhân vật “Ðường Tông” được Phật tổ trao… thùng bao cao su (condom) ngừa thai và ngừa bệnh, để giúp chúng sinh tránh bệnh hiểm nghèo.
Ðức Phật vốn là người từ bi mà cũng hay hài hước, nếu nghe chuyện hình ảnh mình bị lợi dụng như thế chắc ngài cũng chỉ cười. Cũng như khi người Việt mình nói, “Gần chùa gọi Bụt bằng anh,” nghe có vẻ thất kính đấy mà vẫn bao dung được. Nhưng mọi người biết suy nghĩ và được cha mẹ dạy dỗ, thuộc bất cứ giống dân nào trên thế giới chứ không riêng các Phật tử Việt Nam, chắc ai cũng phải bực mình về đoạn clip này, vì nó đi quá giới hạn của óc hài hước. Nó trở thành “báng bổ” như Giáo Hội Phật Giáo đã lên án. Người ta phải tự hỏi: Trong đầu óc các bạn trẻ này chứa đựng những thứ gì mà họ lại làm một đoạn phim lố lăng như vậy?
Một sinh viên năm 3, học ngành Xã Hội-Nhân Văn, trường Ðại Học Khoa Học Huế đã ôn tồn hỏi thẳng nhóm sinh viên tác giả đoạn clip trên: “Các bạn có biết bao nhiêu người dân Việt Nam có tín ngưỡng Phật Giáo không?… Các bạn có biết Ðức Phật Thích Ca, ngài Tam Tạng Huyền Trang là nhân vật lịch sử không? Các bạn có biết ý nghĩa của (tiểu thuyết) Tây Du Ký là gì không?”
Chắc các sinh viên trẻ này có biết một chút, cho nên họ mới né tránh đặt tên Ðường Tông, thay cho tên gọi Ðường Tăng. Mặc dù biết có thể xúc phạm nhiều người, nhưng họ vẫn làm. Chắc vì họ không thấy chuyện tín ngưỡng của người khác là quan trọng đến độ mình phải bỏ một ý sáng tạo độc đáo, rất ngộ nghĩnh, tha hồ cười. Phải đặt thêm một câu hỏi: “Ðầu óc của họ nó hoạt động ra sao?” Nói theo lối thời thượng, hầu như họ ở trạng thái “vô cảm.” Họ hoàn toàn vô cảm trước niềm tin tôn giáo của người khác, dù rất nhiều người sống chung quanh họ. Họ không thấy cần tránh đừng xúc phạm tới những nhân vật lịch sử như Ðức Phật, hay Thầy Huyền Trang, vốn được rất nhiều người kính ngưỡng.
Huyền Trang (603-664) là một nhà sư Trung Hoa đời Ðường đã lặn lội đi sang tận Ấn Ðộ, mang về nhiều tác phẩm thuộc cả “ba tạng kinh điển” Phật Giáo. Trong 20 năm cuối đời, ông dịch hầu hết sang chữ Hán; sáng tạo thêm trên 30,000 từ mới trong tiếng Trung Hoa mà các dân tộc Á Ðông được hưởng chung. Câu chuyện cuộc hành trình “du học” 17 năm của ông, từ năm 629 đến 645, đã được tiểu thuyết hóa trong Tây Du Ký, với các nhân vật Ðường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Trư Bát Giới được phổ biến khắp các nước Á Ðông. Ðem hình ảnh ông ra đùa rỡn đã là thiếu lễ độ. Ðem ghép hình ảnh ông vào những cái bao cao su là hành động xúc phạm quá nặng nề; chỉ những người vô học mới làm như vậy.
Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã phản ứng rất đúng khi lên tiếng về đoạn phim “báng bổ” này và yêu cầu những người có trách nhiệm phải xin lỗi. Xúc phạm tới hình ảnh Ðức Phật là một hành động thiếu giáo dục. Mượn hình ảnh Ðường Tăng để cười đùa là vô ý thức. Nhiều ngôi chùa Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay hàng ngày còn tụng Tâm Kinh Bát Nhã bản chữ Hán; nhiều chùa ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy. Có một phim Ðại Hàn tả cảnh một tăng sĩ trẻ khắc bản kinh này trên sàn gỗ, nhiều người Việt coi rồi truyền gửi cho nhau trên mạng, với lời tán thán. Bài kinh được tụng đọc và đem khắc đó chính là bản dịch của Thầy Huyền Trang. Từ thế kỷ thứ tám, bản dịch này đã được các Phật tử Á Ðông tụng đọc, thay thế tất cả những bản dịch trước đó; vì lời văn của Huyền Trang nhuần nhã, khúc chiết, hùng hồn, và rất sát với nguyên bản chữ Phạn.
Các bạn trẻ trong nhóm nhóm sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền ở Hà Nội làm phim này chắc chắn có lỗi, mà chắc họ sẽ xin lỗi, khi nào được chỉ thị. Nhưng chúng ta cũng không nên quá khắt khe lên án các bạn trẻ đó. Ở tuổi sinh viên, chắc họ không có ác ý, tính phỉ báng một tín ngưỡng của đa số đồng bào. Họ muốn tranh một cái giải thi phim ngắn. Bằng bất cứ cách nào, họ phải giành được giải nhất! Họ ngây thơ nghĩ rằng nếu sử dụng các nhân vật ai cũng biết từ Tây Du Ký, đem vào đoạn phim cười, mọi người chắc sẽ phải thích. Mà việc đưa hình ảnh Ðức Phật ra làm công việc nhằm “cứu khổ” cũng tự nhiên. Ai mà chẳng thấy ông Bụt là hình ảnh con người thương chúng sinh, đáng tin tưởng?? Nếu có người đưa sáng kiến dùng hình ảnh những nhân vật nổi danh khác, như Lê Nin hay Hồ Chí Minh vào, chắc sẽ bị bác bỏ. Thử chiếu cảnh bến tầu Sài Gòn, làm một clip phim “Người ra đi tìm đường ngừa bệnh si đa” thì các bạn trẻ khi coi phim rồi lại cười nhạo: Coi chừng, toàn bao cao su “rởm” đó!
Nhiều sinh viên làm phim này họ chỉ có lỗi là hoàn toàn vô cảm trước vấn đề tín ngưỡng. Mà không phải chỉ có họ mắc bệnh vô cảm. Công văn của Giáo Hội Phật Giáo nói thẳng “một số người có trách nhiệm” đã ca ngợi, tán dương video clip nói trên, không nêu đích danh. Những người chấm giải nhất cho đoạn phim này, và những người cầm đầu Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh với “Ngôi nhà Tuổi trẻ – Trung tâm Chăm sóc Tư vấn Sức khỏe Sinh sản” cũng vô cảm. Họ không thấy có vấn đề nào hết khi đem cái clip này chiếu cho công chúng coi. Ðoạn phim trên sau khi phổ biến còn được báo chí trong nước ca ngợi là “sáng tạo,” vì “thu hút khán giả trẻ.” Tất cả chứng tỏ căn bệnh vô cảm này đã lan khắp giới lãnh đạo Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản và guồng máy thông tin tuyên truyền của chế độ.
Tại sao đầu óc người ta lại vô cảm đến như vậy?
Vì hệ thống giáo dục, từ học đường tới gia đình, và cả xã hội. Tội nghiệp cho các cháu sinh viên ngoài 20 tuổi này. Chắc từ khi lớn lên các cháu không được tập thói quen kính trọng. Nghĩa là không có dịp tập sống với tấm lòng kính trọng đối với thế giới chung quanh mình. Các cháu biết Sợ nhưng không biết Kính. Hồi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi dậy mỗi khi ra đường gặp bất cứ cụ già nào cũng phải khoanh tay cúi đầu, chào đầy đủ ba tiếng: “Lạy cụ ạ!” Hồi đó, ở một làng quê phủ Thuận Thành, Bắc Ninh, những người trên 50 tuổi, chắc cũng được coi là các “cụ già” rồi. Thầy tôi dạy: Cư kính nhi hành giản, ăn ở kính cẩn, hành vi giản dị. Thủa bé tất nhiên là tôi sợ “Tây” càn quét rồi. Nhưng sau này nỗi sợ đó cũng biến mất. Còn thói quen kính cẩn đối với đời sống vẫn còn mãi mãi. Khi về ở Hà Nội, mỗi lần thấy một đám tang đi qua là chúng tôi phải ngưng mọi trò cười đùa, đứng lại, bỏ mũ, cúi đầu. Trong cuộc sống có những điều thiêng liêng, không thể bất kính.
Những người đầu tiên lũ trẻ chúng tôi tập kính trọng là các thầy, các cô giáo. Hai chục năm sau làm nghề dạy học tôi vẫn thấy học trò kính trọng thầy cô như vậy. Thói quen kính trọng đã nhiễm rồi thì giữ được suốt đời. Bây giờ ở nước ngoài, có lúc các cựu học sinh Phan Thanh Giản, Chu Văn An, Phan Châu Trinh, Ðoàn Thị Ðiểm, Bùi Thị Xuân, vân vân, họp mặt; các giáo sư phần lớn đã bỏ nghề, được các học trò cũ mời đến. Mà học trò đối với thầy cô vẫn kính cẩn, một thưa, hai dạ, mặc dù đám học trò giờ ở tuổi 70, còn thầy 80; hay học trò 50 đối với thầy 60 tuổi. Phải nói rằng, trong xã hội ngày xưa, các bạn trẻ có thể “nhìn lên” và thấy có nhiều thứ để kính trọng, học đường là chỗ đầu tiên. Nhiều học sinh Nguyễn Du đến giờ nhắc lại thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Ngọc thời 1970, vẫn thốt lời tôn kính một ông thầy trong sạch, tận tâm, không khuất phục, đáng làm gương suốt đời. Tấm lòng tôn kính thành thật, tự nhiên, đã thành một bản tính, không cần ai nhắc nhở hay ép buộc cả.
Lòng tôn kính tự nhiên đó phải được nuôi dưỡng trong tâm hồn thanh thiếu niên ngay từ nhỏ. Trong xã hội bây giờ chúng ta thiếu cơ hội chăm sóc, tập cho các bạn trẻ biết kính trọng, trước hết lòng kính trọng thầy, cô giáo. Lòng kính trọng có tác dụng ở hai phía. Trẻ em biết kính trọng thì cũng biết phải ăn ở sao cho đúng đạo lý. Người lớn, như các cụ già trong làng hay thầy cô trong trường, được kính trọng cũng tự nhiên phải giữ tư cách cho xứng đáng. Cả xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Ngày nay, chúng ta thiếu không khí đó.
Trong cuốn hồi ức “Nhà giáo: Một thời nhếch nhác,” nhà văn Nhật Tiến đã kể lại những kinh nghiệm sống “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” sau năm 1975. Ðọc cuốn đó chúng ta có thể hiểu nền giáo dục sai lầm đã gây ra những thảm họa cho đất nước ra sao. Trước hết, nó phá tan mối quan hệ cổ truyền giữa học trò với thầy cô. Giáo sư Nhật Tiến kể có lần bắt gặp một cậu học trò lén hút thuốc lá, thầy dọa đùa là sẽ mách ông hiệu trưởng, có thể bị đuổi. Cậu học trò, con một ông làm lớn từ ngoài Bắc vào, trả lời: “Ðuổi em đâu có dễ?… em biết hết gốc gác của lão ta rồi!” Cậu còn dọa sẽ tố cáo các vi phạm của ông hiệu trưởng. Khi học trò lấy người công an làm gương mẫu tập sống theo, thì không cần kính trọng ông thầy nữa. Trong khi đó thì nhà giáo vì hoàn cảnh chính họ cũng xuống cấp.
Nhật Tiến kể trong một cuộc họp tổng kết kỳ thi cuối năm, nhiều thầy cô cho biết học sinh của họ chỉ có 50% hay 30% đủ điểm lên lớp. Bàn cãi một hồi, ông hiệu trưởng trách mắng, đe dọa các nhà giáo, rồi quyết định: “Thôi, cho chúng nó lên lớp 95% đi. Trường ta đang ở diện Tiên Tiến, thế là hợp lý rồi!” Tất nhiên, các giáo viên phải sửa điểm. Thê thảm nhất là cảnh trong một lần phân phối thịt, hai thầy giáo đạp xe đuổi nhau tranh giành một miếng thủ lợn; cuộc chạy đua vòng quanh sân trường được tất cả mọi người chứng kiến. Học trò kêu nhau ra xem: “Hai thầy dạy lớp Sáu tranh nhau cái đầu heo, tụi bay ơi!”
Hiện nay phần lớn các giáo sư của nước ta đều là những người yêu nghề, muốn làm công việc dạy dỗ theo đúng lương tâm nhà giáo. Nhưng cả xã hội phải thay đổi thì mới phục hồi được không khí học đường cổ truyền. Nhật Tiến nhắc lại hình ảnh lũ học trò đi theo một cô giáo, vừa đi vừa vỗ tay, bêu riếu: “Cô giáo mất trinh!” nhiều lần. Ông tự hỏi: “Sự thể như thế thì nguyên do tại đâu, là nếu không phải là từ một xã hội ở đâu cũng thấy nịnh bợ, dối trá, nhu nhược hèn hạ, trong đó con người phải tự tước bỏ nhân phẩm để được sinh tồn?”
Lâu nay ở nước ta, người lớn cũng như trẻ em học được tính sợ hãi hơn là lòng tôn kính. Không còn cái gì là thiêng liêng nữa. Vì vậy, từ tấm bé, trẻ em tập biết Sợ mà không biết Kính. Các bạn sinh viên làm cái video clip bao cao su đã sống và được đào tạo như vậy.
Ðây là một khác biệt căn bản giữa hai đường lối trị quốc trước đây 24, 25 thế kỷ, giữa Pháp Gia và Nho Gia. Khổng Nho chủ trương phải rèn luyện tâm hồn con người, lấy tu thân làm gốc. Pháp Gia chủ trương phải dùng hình phạt khiến dân sợ, kiểm soát chặt chẽ thì dân phải sống trong trật tự. Có những biện pháp được thử từ 2,200 năm trước, như chế độ hộ khẩu, là một sáng chế của Pháp Gia. Câu chuyện đoạn phim “Ðường Tông” có thể coi là một lỡ lầm của một nhóm bạn trẻ. Nhưng người Việt Nam nhân đó thấy phải đặt lại một vấn đề rộng lớn hơn: Chúng ta muốn sống chung với nhau như thế nào?
Trịnh Hội :Việt Tân
Vài lời : Nay thấy Trịnh Hội nói,hồi trước Menam nói bị “nghi” là Việt Tân….phải công nhận là Việt Tân,không biết Ông nào mà bày đầu nối tiếp sau Hoàng cơ Minh này có uy thật,và có lẽ hay giỏi thế nào đó ,ở tân đâu đâu….mà cả hệ thống nhà nước VN phải ngán,không ngán sao hễ ai không “nói theo” là bảo Việt Tân???- Còn nữa,mấy lần bắt “Việt tân khủng bố tại trận” thế mà đưa nó ra máy bay đi về “bổn xứ”? (Báo ta đưa tin nhé) Ông Phạm minh Hoàng cũng VT đã thả rồi….còn những người VN ở tai VN,ngay cả từng có thành tích mấy đời với Nhà nước CHXHCN này thì bị nhốt mút mùa luôn??? như Ông Vi đức Hồi,Trung tá QĐND Trần anh Kim,Ông Nguyễn xuân Nghĩa….Vậy ai “nguy hiểm” hơn ai đối vơi Nhà nước CHXHCNVN??????????????????????????????
Trịnh Hội – VOA – 20-3-2012
Thiệt chán dễ sợ. Nói theo kiểu bây giờ là “chán hơn con gián, ngán
hơn bột bán”. Chán vì cách xử sự của những người có quyền, có chức ở
Việt Nam bây giờ. Và ngán vì họ có thể chụp mũ bất cứ ai đang tranh đấu
cho một tương lai tươi sáng cho đất nước bằng cách gán cho họ cái nhãn
“‘Việt Tân”. Không cần biết là đương sự có biết đếch gì về tổ chức này
hay không. Thích hay không thích. Đã từng tham gia một vài hội nghị do
Việt Tân tổ chức hay không. Hay chỉ biết sơ qua các hoạt động của tổ
chức này. Như tôi chẳng hạn.
Còn nhớ cách đây đúng 4 năm khi tôi bắt đầu bị các nhân viên công an người Bắc để ý đến để rồi sau đó liên tục bị chất vấn về các hoạt động xã hội mà tôi đã từng tham gia. Cũng như những gì tôi biết về Việt Tân và một số nhà hoạt động xã hội có tiếng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại như anh Nam Lộc, Nhạc sĩ Trúc Hồ, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến ở Úc, v.v…
Và dĩ nhiên trong đó bao gồm cả những người tôi quen biết hiện đang là thành viên của đảng Việt Tân. Như phát ngôn viên của đảng: Hoàng Tứ Duy.
Thật ra trước đây tôi không quen thân với Duy cho lắm. Duy lớn lên và sống ở Mỹ. Còn tôi thì ở tuốt bên Úc, sau này học ra trường lại sang Philippines làm việc. Vì vậy tôi đã không biết gì nhiều về Duy, nói chi đến các đảng phái, hội đoàn chính trị.
Ngay cả sau này khi tôi lấy vợ, sang Mỹ lập nghiệp tôi cũng không biết rõ hơn về Duy là bao. Ngày tôi chuyển về Việt Nam đi làm vào năm 2007 thật tình tôi cũng chẳng biết Duy là đảng viên của đảng Việt Tân (và ít lâu sau là phát ngôn viên của đảng). Thậm chí tôi cũng chẳng biết Duy sinh năm nào hay đảng Việt Tân hoạt động ra sao. Lúc ấy tôi chỉ có thể đoán chừng Duy khoảng độ tuổi tôi hay nhỏ hơn tôi một, hai tuổi gì đó. Và đảng Việt Tân có khá nhiều đảng viên trẻ tuổi. Họ hoạt động mạnh hơn so với những tổ chức khác.
Tôi chỉ biết có từng ấy. Chỉ quan tâm đến từng ấy.
Vậy mà trong suốt thời gian tôi bị công an Việt Nam tra vấn, họ hỏi về những tổ chức khác thì ít. Nhưng về Duy và đảng Việt Tân thì… hơi bị nhiều. Họ hỏi đi hỏi lại tôi tháng này sang tháng khác về đảng Việt Tân và những hoạt động của họ. Hôm thì nhân viên công an này, sang hôm sau một nhân viên khác cũng hỏi y như thế nên cuối cùng tôi đâm bực.
Một hôm chịu không nổi tôi xẵn giọng: “Mấy anh có thể hỏi tôi về những thằng bạn khác của tôi được không? Duy không phải là thằng bạn thân nhất của tôi. Lại càng không phải là thằng bạn duy nhất. Tôi chỉ có thể trả lời là tôi không biết chính xác Duy bao nhiêu tuổi và hiện có phải là đảng viên của đảng Việt Tân hay không!”
Đáp lại lời tôi là cái giọng Bắc rặt nhà nòi của viên công an đang ngồi trước mặt:
“Anh nói thế mà anh nghĩ chúng tôi tin anh à?”
Tôi ngây thơ đáp: “Tin hay không là quyền của mấy anh. Còn tôi chỉ có thể trả lời những gì tôi biết chắc”.
Thế là chúng tôi lại tiếp tục đối chất, lẩn quẩn với cái mũ Việt Tân. Quay mãi nhưng không thấy tôi chịu đổi ý, họ quay sang hù:
“Anh phải thành thật khai báo đi. Chúng tôi đã có bằng chứng hẳn hoi cả rồi. Cả anh và Hoàng Tứ Duy đều là ủy viên trung ương của đảng Việt Tân. Họ đã khai anh ra hết rồi. Phải biết điều một chút thì chúng tôi mới giúp anh được!”.
Trời! Có thiệt vậy sao? Từ thuở cha sanh mẹ đẻ đến giờ mình chưa bao giờ tham gia vào tổ chức chính trị nào. Bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời đùng một cái 2 viên công an cho mình nhảy xổm ngay vào Trung Ương Đảng Việt Tân để làm ủy viên trung ương đảng. Sao số phận mình may mắn được sớm làm lãnh tụ đến thế?
Rất tiếc lúc ấy tôi đã không nói được như vậy. Tôi chỉ biết chống đỡ bằng cách khai báo rất thành khẩn:
“Thưa mấy anh tôi chưa bao giờ vô bất kỳ đảng nào, nói chi đến việc tôi lên làm đến ủy viên. Nếu các anh có bằng chứng thì cứ đưa ra. Xin đừng chụp mũ tôi một cách quá trắng trợn như vậy”.
Nhiều khi nghĩ lại chuyện cũ, tôi thấy quả thật là buồn cười (mặc dù thành tâm mà nói lúc ấy tôi buồn nhiều hơn cười). Một anh luật sư cù bơ cù bất như tôi, chưa bao giờ được ai mời vô đảng nào để làm đảng viên bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống được chính các đồng chí công an Việt Nam “chí công vô tư” cho ngồi xổm vào trung ương làm lãnh tụ của một đảng lớn. Thế mới thấy cách làm việc quá ư là nghiêm túc của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện tại!
Chụp cái mũ Việt Tân hình như là sự lựa chọn tiện nhất cho các đồng chí điều tra. Vừa dễ chụp vì hầu như ai cũng đã nghe qua cái tên này. Lại dễ làm vừa lòng cấp trên vì đã có điều tra hẳn hoi với nhiều chi tiết cũng nhiều người (nhất là công an) đã nắm rõ.
Có lẽ đó là lý do tại sao phần lớn đối với những ai bị công an theo dõi, rình rập, người Việt ở Việt Nam hay Việt kiều từ nước ngoài về, tất tần tật đều bị dán hai chữ “Việt Tân” lên trán.
Nói thật nếu tôi làm xếp lớn trong Bộ Công an hiện nay thì điều mà tôi thay đổi đầu tiên sẽ là cách điều tra của các cục quản lý, phản gián, v.v…Vì thử hỏi xem nếu như ai cũng bị chụp lên cái mũ “Việt Tân”, bất kể điều đó đúng hay sai, thì sau này nếu thật sự có đảng viên của Đảng Việt Tân bị bắt nhưng không có bằng chứng rõ ràng thì công an phải làm gì? Chả nhẽ cứ tiếp tục nghi ngờ và…chỉ có thế? Nếu vậy thì đến khi nào ông Bộ trưởng Công An mới biết được thật sự thực lực của Đảng Việt Tân nằm ở đâu? Nhờ vào những yếu tố nào mà họ đã và đang thu nạp được rất nhiều những gương mặt trẻ lớn lên ở hải ngoại?
Hơn thế nữa, sự chụp mũ vô tội vạ càng làm cho thanh thế và danh tiếng của Việt Tân đi xa hơn. Hơn cả những gì đảng Việt Tân đang cố gắng tạo dựng. Như trường hợp cá nhân tôi, cũng “nhờ” bị hỏi quá nhiều mà sau này trở qua Mỹ tôi đã muốn tìm hiểu thêm về đảng Việt Tân cũng như chơi thân với Duy hơn.
Khác với sự gán ghép của nhà cầm quyền Việt Nam cho Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, tất cả những đảng viên của Đảng Việt Tân mà tôi đã gặp đều là các bạn trẻ gốc Việt lớn lên ở hải ngoại. Họ là những người có lòng, nặng tình, nặng nghĩa nhất đối với với quê hương, với tương lai dân tộc. Duy là một trong những người bạn mà tôi mến trọng nhất. Không chỉ vì Duy có tài, có trí – đặc biệt là cách anh nghiên cứu và phân tích vấn đề – mà hơn thế nữa, Duy là một trong những người bạn trẻ của tôi mà mãi cho đến bây giờ vẫn còn giữ vững một niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng cao đẹp.
Đối với riêng tôi, thật lòng mà nói tôi rất mến trọng những ai sống có lý tưởng và vẫn luôn theo đuổi lý tưởng của mình bất kể là có gặp khó khăn đến đâu trong cuộc sống. Hay con đường trước mắt nó có xa đến dường nào.
Cũng thật lòng mà nói nếu như một ngày nào đó tôi quyết định chọn con đường hoạt động chính trị bằng cách xin tham gia vào đảng Việt Tân, tôi sẽ rất hãnh diện với sự lựa chọn của mình. Và sẽ luôn sẵn sàng xác nhận tôi đang làm gì, cho ai.
Chứ chẳng cần phải đợi các đồng chí công an đội lên cho tôi một cái mũ trên đầu là Việt Tân, Việt Kiều hay Việt phản động!
Thế đã nhé.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Còn nhớ cách đây đúng 4 năm khi tôi bắt đầu bị các nhân viên công an người Bắc để ý đến để rồi sau đó liên tục bị chất vấn về các hoạt động xã hội mà tôi đã từng tham gia. Cũng như những gì tôi biết về Việt Tân và một số nhà hoạt động xã hội có tiếng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại như anh Nam Lộc, Nhạc sĩ Trúc Hồ, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến ở Úc, v.v…
Và dĩ nhiên trong đó bao gồm cả những người tôi quen biết hiện đang là thành viên của đảng Việt Tân. Như phát ngôn viên của đảng: Hoàng Tứ Duy.
Thật ra trước đây tôi không quen thân với Duy cho lắm. Duy lớn lên và sống ở Mỹ. Còn tôi thì ở tuốt bên Úc, sau này học ra trường lại sang Philippines làm việc. Vì vậy tôi đã không biết gì nhiều về Duy, nói chi đến các đảng phái, hội đoàn chính trị.
Ngay cả sau này khi tôi lấy vợ, sang Mỹ lập nghiệp tôi cũng không biết rõ hơn về Duy là bao. Ngày tôi chuyển về Việt Nam đi làm vào năm 2007 thật tình tôi cũng chẳng biết Duy là đảng viên của đảng Việt Tân (và ít lâu sau là phát ngôn viên của đảng). Thậm chí tôi cũng chẳng biết Duy sinh năm nào hay đảng Việt Tân hoạt động ra sao. Lúc ấy tôi chỉ có thể đoán chừng Duy khoảng độ tuổi tôi hay nhỏ hơn tôi một, hai tuổi gì đó. Và đảng Việt Tân có khá nhiều đảng viên trẻ tuổi. Họ hoạt động mạnh hơn so với những tổ chức khác.
Tôi chỉ biết có từng ấy. Chỉ quan tâm đến từng ấy.
Vậy mà trong suốt thời gian tôi bị công an Việt Nam tra vấn, họ hỏi về những tổ chức khác thì ít. Nhưng về Duy và đảng Việt Tân thì… hơi bị nhiều. Họ hỏi đi hỏi lại tôi tháng này sang tháng khác về đảng Việt Tân và những hoạt động của họ. Hôm thì nhân viên công an này, sang hôm sau một nhân viên khác cũng hỏi y như thế nên cuối cùng tôi đâm bực.
Một hôm chịu không nổi tôi xẵn giọng: “Mấy anh có thể hỏi tôi về những thằng bạn khác của tôi được không? Duy không phải là thằng bạn thân nhất của tôi. Lại càng không phải là thằng bạn duy nhất. Tôi chỉ có thể trả lời là tôi không biết chính xác Duy bao nhiêu tuổi và hiện có phải là đảng viên của đảng Việt Tân hay không!”
Đáp lại lời tôi là cái giọng Bắc rặt nhà nòi của viên công an đang ngồi trước mặt:
“Anh nói thế mà anh nghĩ chúng tôi tin anh à?”
Tôi ngây thơ đáp: “Tin hay không là quyền của mấy anh. Còn tôi chỉ có thể trả lời những gì tôi biết chắc”.
Thế là chúng tôi lại tiếp tục đối chất, lẩn quẩn với cái mũ Việt Tân. Quay mãi nhưng không thấy tôi chịu đổi ý, họ quay sang hù:
“Anh phải thành thật khai báo đi. Chúng tôi đã có bằng chứng hẳn hoi cả rồi. Cả anh và Hoàng Tứ Duy đều là ủy viên trung ương của đảng Việt Tân. Họ đã khai anh ra hết rồi. Phải biết điều một chút thì chúng tôi mới giúp anh được!”.
Trời! Có thiệt vậy sao? Từ thuở cha sanh mẹ đẻ đến giờ mình chưa bao giờ tham gia vào tổ chức chính trị nào. Bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời đùng một cái 2 viên công an cho mình nhảy xổm ngay vào Trung Ương Đảng Việt Tân để làm ủy viên trung ương đảng. Sao số phận mình may mắn được sớm làm lãnh tụ đến thế?
Rất tiếc lúc ấy tôi đã không nói được như vậy. Tôi chỉ biết chống đỡ bằng cách khai báo rất thành khẩn:
“Thưa mấy anh tôi chưa bao giờ vô bất kỳ đảng nào, nói chi đến việc tôi lên làm đến ủy viên. Nếu các anh có bằng chứng thì cứ đưa ra. Xin đừng chụp mũ tôi một cách quá trắng trợn như vậy”.
Nhiều khi nghĩ lại chuyện cũ, tôi thấy quả thật là buồn cười (mặc dù thành tâm mà nói lúc ấy tôi buồn nhiều hơn cười). Một anh luật sư cù bơ cù bất như tôi, chưa bao giờ được ai mời vô đảng nào để làm đảng viên bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống được chính các đồng chí công an Việt Nam “chí công vô tư” cho ngồi xổm vào trung ương làm lãnh tụ của một đảng lớn. Thế mới thấy cách làm việc quá ư là nghiêm túc của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện tại!
Chụp cái mũ Việt Tân hình như là sự lựa chọn tiện nhất cho các đồng chí điều tra. Vừa dễ chụp vì hầu như ai cũng đã nghe qua cái tên này. Lại dễ làm vừa lòng cấp trên vì đã có điều tra hẳn hoi với nhiều chi tiết cũng nhiều người (nhất là công an) đã nắm rõ.
Có lẽ đó là lý do tại sao phần lớn đối với những ai bị công an theo dõi, rình rập, người Việt ở Việt Nam hay Việt kiều từ nước ngoài về, tất tần tật đều bị dán hai chữ “Việt Tân” lên trán.
Nói thật nếu tôi làm xếp lớn trong Bộ Công an hiện nay thì điều mà tôi thay đổi đầu tiên sẽ là cách điều tra của các cục quản lý, phản gián, v.v…Vì thử hỏi xem nếu như ai cũng bị chụp lên cái mũ “Việt Tân”, bất kể điều đó đúng hay sai, thì sau này nếu thật sự có đảng viên của Đảng Việt Tân bị bắt nhưng không có bằng chứng rõ ràng thì công an phải làm gì? Chả nhẽ cứ tiếp tục nghi ngờ và…chỉ có thế? Nếu vậy thì đến khi nào ông Bộ trưởng Công An mới biết được thật sự thực lực của Đảng Việt Tân nằm ở đâu? Nhờ vào những yếu tố nào mà họ đã và đang thu nạp được rất nhiều những gương mặt trẻ lớn lên ở hải ngoại?
Hơn thế nữa, sự chụp mũ vô tội vạ càng làm cho thanh thế và danh tiếng của Việt Tân đi xa hơn. Hơn cả những gì đảng Việt Tân đang cố gắng tạo dựng. Như trường hợp cá nhân tôi, cũng “nhờ” bị hỏi quá nhiều mà sau này trở qua Mỹ tôi đã muốn tìm hiểu thêm về đảng Việt Tân cũng như chơi thân với Duy hơn.
Khác với sự gán ghép của nhà cầm quyền Việt Nam cho Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, tất cả những đảng viên của Đảng Việt Tân mà tôi đã gặp đều là các bạn trẻ gốc Việt lớn lên ở hải ngoại. Họ là những người có lòng, nặng tình, nặng nghĩa nhất đối với với quê hương, với tương lai dân tộc. Duy là một trong những người bạn mà tôi mến trọng nhất. Không chỉ vì Duy có tài, có trí – đặc biệt là cách anh nghiên cứu và phân tích vấn đề – mà hơn thế nữa, Duy là một trong những người bạn trẻ của tôi mà mãi cho đến bây giờ vẫn còn giữ vững một niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng cao đẹp.
Đối với riêng tôi, thật lòng mà nói tôi rất mến trọng những ai sống có lý tưởng và vẫn luôn theo đuổi lý tưởng của mình bất kể là có gặp khó khăn đến đâu trong cuộc sống. Hay con đường trước mắt nó có xa đến dường nào.
Cũng thật lòng mà nói nếu như một ngày nào đó tôi quyết định chọn con đường hoạt động chính trị bằng cách xin tham gia vào đảng Việt Tân, tôi sẽ rất hãnh diện với sự lựa chọn của mình. Và sẽ luôn sẵn sàng xác nhận tôi đang làm gì, cho ai.
Chứ chẳng cần phải đợi các đồng chí công an đội lên cho tôi một cái mũ trên đầu là Việt Tân, Việt Kiều hay Việt phản động!
Thế đã nhé.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trịnh kim Tiến :Ai kích động ai?
Trịnh Kim Tiến - Hôm nay đọc được tin người dân bức xúc tấn công, đập phá trụ sở xã ở Can Lộc (Hà Tĩnh) vì nghi công an ở đây đánh chết anh Lê Đình Trọng
(25 tuổi, xóm Hồng Tân, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc ngày 19/03 vừa qua,
sau khi giam giữ anh từ chiều ngày 16/03 vì nghi ngờ anh liên quan đến
một vụ trộm không khiến tôi làm bất ngờ cho lắm.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc trên. Những ai quan
tâm đến vấn nạn công an đánh chết dân chắc hẳn vẫn còn nhớ rõ vụ án anh Nguyễn Văn Khương
bị công an Bắc Giang đánh chết chỉ vì không đội mũ bảo hiểm. Để đòi lại
công lý cho anh Khương, khi cơ quan công an tuyên bố là anh đột tử
trong trụ sở công an huyện Tân Yên trong hàng ngàn người dân Bắc Giang
đã phẫn nộ đã khiêng quan tài của anh kéo đến Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc
Giang.
Bạo động là một điều không ai mong muốn, nhưng nếu không có cuộc
bạo động đó thì có lẽ đến giờ cái chết của anh Khương vẫn còn là một
trong số rất nhiều cái chết bí ẩn khác trong đồn công an Việt Nam.
Đổi lại cái công lý ít ỏi cho cái chết oan ức của anh Khương, mức án 7 năm tù dành cho tên giết người Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, một bản án chà đạp lên công lý là 10 năm tù của những người dân lành phẫn nộ.
Và ngày hôm nay, sự việc của ngày hôm qua tiếp diễn như một quy
luật của tự nhiên khi ánh sáng vẫn liên tiếp bị che khuất bởi sự dối trá
và lấp liếm.
Hàng loạt nhưng cái chết bí ẩn trong đồn công an Việt Nam và sau đó
nguyên nhân không do tự tử thì cũng là đột tử. Những gia đình như gia
đình tôi, gia đình chị Tuyền, bác Phục miệt mài đi tìm công lý trên con
đường chông gai với một niềm tin vào sự thật.
Đó là lý do mà tại sao những người dân kia lại phải tìm công lý
bằng con đường trên. Nó không quá khó để giải thích cho những hành động
bức xúc của họ.
Đọc tựa đề bài báo trên báo VietNamNet: Bị kích động, đưa xe tang vào trụ sở xã,
tôi thầm nghĩ, thế nào là bị kích động? Ai “kích động” họ, những người
dân hiền lành chất phác quê nghèo? Tại sao những người dân quê Bắc
Giang, Hà Tĩnh đó lại bị kích động mà không tin vào pháp luật, vào chính
quyền? Nhưng tựa đề bài thật đúng đắn. Đúng là những người dân đó đang
bị kích động. Chính những bản án bất công, sự tiếp diễn không ngừng
nghỉ, sự che đậy, dung túng của tội ác đã kích động họ đấy. Nếu những sự
việc công an đánh chết dân được giải quyết trọn vẹn, công lý được thực
thi đúng nghĩa, sự thật được đưa ra ánh sáng thì liệu rằng còn có điều
gì có thể “kích động” nổi họ nữa không?
Tại sao người nhà anh Trọng lại cản trở việc khám nghiệm tử thi? “Vụ
việc kéo dài từ chiều 19/03 đến gần trưa 20/03, lực lượng khám nghiệm
mới thực hiện được nhiệm vụ của mình nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động”. Điều này chứng tỏ niềm tin của người dân vào cơ quan công quyền đã sa sút đến mức nghiêm trọng. (Theo Bee)
Hơn nữa gia đình anh Trọng hoàn toàn có quyền cản trở việc khám
nghiệm tử thi của cơ quan công an. Quyền khám nghiệm tử thi người chết
là ở người thân của nạn nhân đó, chứ không phải phía công an. Không có
một chuyện vô lý nào hơn việc cơ quan khám nghiệm cố tình khám nghiệm
xác khi người nhà không cho phép cả.
Ngoài ra gia đình anh Trọng còn có quyền lựa chọn cơ quan sẽ thực
hiện việc khám nghiệm. Có 3 cơ quan khám nghiệm pháp y độc lập: cơ quan
pháp y công an, cơ quan pháp y quân đội và cơ quan khám nghiệm pháp y
trung ương. Tại sao bị chết một cách bí ẩn tại trụ sở công an rồi tất cả
mọi thứ sau đó đều do cơ quan công an tiến hành tự theo ý mình được? Sự
cưỡng ép này là không thỏa đáng.
“Được biết, vào chiều ngày 20/3, đại diện gia đình Trọng đã có
yêu cầu chính quyền địa phương và công an đền bù 100 triệu đồng nhưng
không được đáp ứng vì không có cơ sở giải quyết, chính quyền chỉ giải
quyết số tiền đủ làm mai táng cho nạn nhân.” (Theo Vietnamnet)
Tôi thực sự muốn biết rõ thông tin này được biết từ ai? Ai cung cấp thông tin này cho các phóng viên? Cái từ “được biết”
đó quá mơ hồ. Gia đình nạn nhân hay chính quyền địa phương và công an
nói gia đình yêu cầu đền bù 100 triệu? Gia đình nạn nhân có thực sự yêu
cầu con số? Nếu nạn nhân, tự nhiên vô cớ tự tử thì tại sao lại vội vàng giải quyết số tiền mai táng phí cho gia đình nạn nhân? Đó là những điều tôi thắc mắc.
“Khi công an đưa Trọng về phòng tạm giữ thì Ngân có đến đưa cơm
được 4 lần cho em. Ngày 17 và 18/3 đều đưa 2 lần sáng, tối. Theo Ngân,
trong những lần gặp đó, Trọng có kể bị công an đánh đập!?”
“Khi em chạy đến bệnh viện thì thi thể Trọng đã được đưa vào
nhà xác. Em thấy thi thể có dấu vết bầm tím ở dưới lòng bàn chân, toạc ở
đầu gối, trên cổ có dấu bầm tím. Nhưng lưỡi không thè ra ngoài, mắt vẫn
nhắm” – anh Ngân nghẹn ngào kể.
Khi đưa áo quần của Trọng về giặt, người nhà còn thất có vết máu và phân dính trong quần.
(Theo Vietnamnet)
Sẽ chẳng ai giải thích cho em Ngân những điều này đâu. Đây không
phải trường hợp duy nhất, nạn nhân có những vết tích “kì lạ” mà không
được giải đáp thỏa đáng.
Sự bức xúc không được trả lời: “Nếu như con tôi treo cổ tự tử
trong phòng tạm giữ của công an thì tại sao ngay khi phát hiện họ không
giữ nguyên hiện trường rồi gọi cho người nhà chúng tôi đến đó ngay mà
đưa sang bệnh viện rồi mới báo tin. Khi chúng tôi đòi cho vô phòng tạm
giữ để xem dấu vết hiện trường treo cổ, họ lại không cho vào”- Ông Lê QuangLý ( bố Trọng- 60 tuổi)
Nhưng nó lại là câu trả lời rõ ràng nhất cho sự phẫn uất ngày hôm nay của người dân Hà Tĩnh.
Nếu như những sự việc như thế này cứ tiếp tục diễn ra mà không được
giải quyết trọn vẹn, hợp pháp, thì tôi e rằng không chỉ có một “bị kích
động” này…
*
Bài liên quan đã đăng:
Hà Tĩnh: Người dân tấn công, đập phá trụ sở xã vì nghi CA đánh chết người
Cùng nói KHÔNG với tình trạng công an giết người
Đồng đơn tố cáo và yêu cầu Quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân
Hà Tĩnh: Nghi phạm treo cổ chết trong phòng tạm giữ?
Kiêu binh thời Đảng trị
Cùng nói KHÔNG với tình trạng công an giết người
Đồng đơn tố cáo và yêu cầu Quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân
Hà Tĩnh: Nghi phạm treo cổ chết trong phòng tạm giữ?
Kiêu binh thời Đảng trị
Tài lèo (lái) của Thủ tướng
Michael Lang (Danlambao) - Có
thể nói từ hồi có nhà nước CHXHCN Việt Nam tới nay, chưa có một vị lãnh
đạo nào có tài lèo lái xoay chuyển tình hình như đương kim Thủ Tướng
của chúng ta. Có những pha tưởng thậm nguy chí nguy, nhưng vào phút chót
thì Thủ tướng chỉ trở bàn tay một cái là mọi việc bỗng xoay hẳn sang
hướng khác, thế mới tài!
Còn nhớ vụ PMU-18 năm 2006, Thủ Tướng lúc đó vừa nhậm chức được ít
hôm đã ra lệnh bắt các ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Giao thông –
Vận tải, cựu Tổng giám PMU-18, và Bùi Tiến Dũng, khi đó là Tổng giám của
cái PMU này, và vài người khác nữa. Bấy giờ, ai cũng ca ngợi Thủ tướng
là người quyết tâm chống tham nhũng. Người ta cũng ca ngợi tài năng của
ông, nhưng điều đó có nghĩa là mọi người vẫn còn đánh giá cái tài của
ông quá thấp. Thực ra tài năng của ông ghê gớm hơn rất nhiều.
Diễn biến vài năm sau đó cho thấy là ông tài giỏi đến mức không
ngờ, đến mức là mọi người đều té ngữa: Ông cho cấp dưới tuyên bố miễn
trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Việt Tiến (và đương nhiên thả cho
về), liền sau đó cho bắt hai nhà báo đã vu khống ông này, đồng thời
khởi tố thiếu tướng Phạm Xuân Quắc đã “lợi dụng chức vụ quyền hạn” để
làm hại ông Tiến, một lãnh đạo tài năng và liêm khiết của Bộ Giao thông –
Vận tải. Đến khi đó người ta mới biết rằng Thủ Tướng cho bắt hai ông
Tiến và Dũng chỉ để bọn phá hoại như ông Quắc và hai bồi bút của hai tờ
Thanh Niên và Tuổi Trẻ tưởng thắng lợi mà sinh ra chủ quan rồi lộ nguyên
hình là tay sai của các thế lực thù địch!
Rồi đến vụ bô-xít Tây Nguyên. Lúc đầu Thủ tướng ta không ủng hộ dự
án này. Sau một chuyến đi Trung Quốc, trở về ông đã tuyên bố chuyến đi “thành công ngoài mong đợi”, kế đó ông tuyên bố “khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước”.
Ai mà biết được lý do gì khiến ông thay đổi quan điểm cực nhanh đến
vậy. Chỉ có thể đoán là trước đó ông không ủng hộ là để nâng cao vị thế
của nước nhà trước người láng giềng vĩ đại, từ bậc cháu chắt lên bậc đàn
em. Hoặc là ông giả vờ chống để những kẻ chống thật lộ mặt ra, để có
cách vô hiệu hóa bọn đó. Nhưng nói chung, loại tầm thường như chúng ta
khó mà biết được thâm ý của một bậc kỳ tài như Ngài.
Cho nên trong cái vụ Vinashin, nhiều người cứ tưởng nó là một thất
bại. Có những người cứ muốn kết tội để đòi giải thể cái tập đoàn này. Có
lúc, tưởng chừng cái ghế của chính Thủ tướng đã đến lúc lung lay, nhưng
theo dõi ông xoay chuyển tình thế để giữ nó bằng được mới biết ông
quyết tâm biến nó thành một tập đoàn lớn, có đóng góp chủ đạo trong việc
đưa nước ta lên hàng các nước công nghiệp hiện đại, làm cho dân ta ngày
càng giàu sang sung sướng!
Vài tháng trước, theo dõi kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng,
nhiều người vẫn chưa rút được kinh nghiệm, lại hô hoán lên rằng ông Vươn
vô tội. “Đấy, Thủ tướng nói rồi đấy, chính quyền Tiên Lãng cưỡng chế
bậy nhé! Ông còn bảo sẽ xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho anh Vươn. Mà
không chừng ông còn bảo nhỏ cánh tòa án tìm cách tha bổng anh cũng nên.”
Riêng tôi thì đoán là Thủ tướng lại “tương kế tựu kế” rồi. Muốn kết
luận cánh Hiền Liêm có tội hả? Thì ông chiều luôn! Lấy kế địch làm kế
ta mà! Cho những kẻ thích bênh thằng cha Vươn lộ hết mặt ra và được đà
to mồm la lối, viết bờ lốc bờ liếc hô hào chống chính quyền. Mà cũng để
tạm tháo ngòi nổ đã, không thì cái bọn vô học nhân vụ này nổi loạn thì
rách việc. Rồi sau đó, ông sẽ cho cất một mẻ lưới thật bự, nhốt hết bọn
đó vào ngục!
Giống như cái vụ làm luật biểu tình ấy, ông lớn tiếng tuyên bố
trước quốc hội, cũng có nghĩa là trước toàn thế giới, rằng đã đến lúc
làm cái luật này. Thế là mấy ông trí thức nửa mùa được đà tưởng bở, lại
còn định phỉnh ông để được tự do biểu tình, bằng cái cớ “biểu tình ủng
hộ Thủ tướng”. Thế là ông cho hốt hết lên xe bus, cho vào trại phục hồi
nhân phẩm, nhốt với mấy con đĩ cho nhục cả đời!
Hoan hô Thủ tướng! Viva Thủ tướng! Thủ tướng thiên tài! Ông sẽ mãi mãi được nhắc tên trong sách giáo khoa Sử học của muôn đời!