Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
‘Nhà sư ra Trường Sa là hoạt động dân sự bình thường’ (VNN).  - Việc tăng sĩ ra Trường Sa là hoạt động dân sự bình thường (VOV). - Kiểm ngư tham gia giải quyết tranh chấp biển (VNN).  -Đề xuất tăng an ninh biển của VN được đánh giá cao (TTXVN).
- Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập:  “Đừng chủ quan với sinh mạng người dân” (TN).

Các đại gia đang chuyển tiền ra nước ngoài -Beverly Hills, California:(Thoibao) -…..Theo những tin tức của báo chí trong nước thì công ty Bình An Seafood USA được thành lập từ năm 2009, có trụ sở ở số 300 N Alpine Drive, Beverly Hills và đã được nhà cầm quyền Hà Nội cho phép chuyển một số tiền 5 triệu Mỹ kim hay 80 tỷ đồng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Việc các công ty hải sản Việt Nam mở các chi nhánh ở Hoa Kỳ, là một lý do giúp cho các đại gia, chuyển tiền một cách hợp pháp qua Hoa Kỳ và ngoại quốc….  —-Đại gia Việt vung tiền mua khách sạn, resort ngoại (VEF)  —-Xác định công ty Bình An nợ thêm 200 tỉ đồng  (TT)

Mỹ muốn giải pháp năng lượng ở Biển Đông (BBC)   —Sức mạnh Mỹ trong thời khắc chuyển đổi (TVN)  Michael Klare  -Thanh Hảo (dịch từ LMD)   —-‘Phân xử tuyên bố chủ quyền Biển Đông theo luật quốc tế’ (VNN)
Sự giả dối- bệnh nan y? (TVN)  -GS Hoàng Tuỵ – nhà toán học số một của Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Khuyến học và Dân trí cách đây hơn ba năm đã cảnh báo: Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành “nỗi nhục” trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối….
Hollywood, đừng chỉ nhìn Việt Nam là chiến tranh’ (TVN)  —‘Bị thu phí, dân sẽ buộc phải chọn phương tiện’ (VNN)  —Khi tài nguyên không còn là hàng ‘miễn phí’ (VNN)  —Hai VĐV bỏ trốn tại Úc: Công an sẽ vào cuộc (VNN)
‘Không nơi nào ôtô mất nhiều phí như Việt Nam! (VNN)  “người ta khác,Việt nam khác?”-và vì ta “ưu việt,đỉnh cao…” nên mới  Thuế TNCN lạc hậu sao chờ 5 năm mới sửa? (VNN)  – Thu phí ôtô: Có ‘đánh’ đúng người có tiền? (VNN)    —-’Nuôi’ tốn 60 triệu/năm, ai dám đi ôtô? (VEF)   —-“Loạn” phí giao thông, vì sao? (kỳ 3)  (TT)

Bị kích động, đưa xe tang vào trụ sở xã (VNN)  – Liên quan đến vụ việc một nghi phạm chết tại trụ sở công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chiều ngày 21/3, nhiều đối tượng đã bị kích động đưa xe tang vào giữa UBND xã Thiên Lộc, dùng đá tấn công lực lượng công an.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/22/09/20120322095018_5.jpg


Xe tang được đưa vào trụ sở UBND xã Thiên Lộc, các lực lượng đã dùng đá tấn công. Ảnh: Truyền hình CL ======>>>


Mobifone – Vinaphone: Nhùng nhằng sáp nhập (VEF)   —-Xuất lậu khoáng sản vẫn phổ biến (VEF)   —-Mua đất của người phụ nữ có chồng mất… (VNN/tham khảo kiến thức pháp luật)
Chờ đến bao giờ ?  (TN) -Đó là câu hỏi mà hàng ngàn người dân có đất ở vượt hạn mức tại TP.HCM đặt ra cho các cơ quan chức năng. Bởi, tình trạng ách tắc trong việc thu tiền sử dụng đất (SDĐ) tính đến thời điểm này đã kéo dài gần 3 năm, khiến hàng ngàn hồ sơ bị dồn ứ, còn giao dịch đất nền, nhà phố hầu như tê liệt.   —-Internet là thế lực kinh tế thứ 5 (TN)   —–Xét xử vụ nhà báo Hoàng Hùng: Tòa triệu tập 8 người (NLĐ)
“Sao cứ đè đầu tui mà thu?” (NLĐ)
Kiến nghị đình chỉ điều tra đối với nhà báo Hoàng Khương   TT – Với tư cách là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài vừa gửi bản kiến nghị luật sư ký ngày 20-3-2012 đến các cơ quan tiến hành tố tụng
Khoan sức dân hay bảo vệ nguồn thu? (TT)   —-Không nên tận thu  TT – GS.TSKH Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư, cho rằng thay vì tận thu những người làm công ăn lương (“có tóc”), Nhà nước nên tập trung chống thất thu thuế ở một số lĩnh vực khác.
Mua đất 10 năm chưa có chủ quyền  (TT)   —-Kiến nghị Bộ Tài nguyên hướng dẫn giao đất cho ông Vươn (VnEx)   —Ngoại tệ như giấy lộn! (TT)  chuyện lùm xùm về thể thao bơi lội.  —-Bắt quả tang một vụ gian lận xăng dầu  (TT)  —Sau thu phí, sẽ cấm hẳn xe máy? (VTC)
Huấn luyện thực binh bắn mục tiêu vận động trên biển  (VTC News)  —Bộ trưởng Thăng ‘dọa’ cách chức Thứ trưởng nếu sập cầu (VTC)
Kiểm tra thực hiện không tổ chức HĐND tại Quảng Trị (VOV)   —-Việt Nam đang “cho không” nước ngoài hàng tỉ m3 nước/năm (VOV)
Không khí Hà Nội ‘bẩn hạng nhất châu Á’ (VnEx)  —Giữ đất lúa  (VnEc) -Quy hoạch “đụng chạm” đến đất lúa dứt khoát phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý..
Hàng trăm dân oan lại kêu cứu trước Văn phòng tiếp dân của Quốc hội (RFA)   —-HÔM NAY, BÀ CON BỊ CƯỚP ĐẤT LẠI KÉO VỀ VP TIẾP DÂN CỦA QUỐC HỘI (Nguyenxuandien)    —Hoãn lần 2 xử vụ kỹ sư Tạch kiện Cty Toyota VN (RFA)   —-Vatican phong chân phước cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (RFA) Trung Quốc: Bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam ở Biển Đông là hợp pháp (VOA)
Trung Quốc vừa bắt ngư dân vừa cảnh báo Việt Nam  (RFA)     —Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam : Hà Nội và Bắc Kinh khẩu chiến (RFI)  —-Vụ bắt ngư dân ‘là cảnh cáo’ (BBC) -Giới phân tích Trung Quốc xem vụ bắt giữ ngư dân Quảng Ngãi là “cảnh cáo những ai xâm phạm lãnh hải”.   —-Chưa phải lần cuối  (BBC) -Bình luận về ảnh hưởng của việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân.    —–Một thế hệ mới  (BBC) -Ngoại giao VN được ca ngợi nhưng vẫn yếu thế hơn an ninh. …Báo Asia Times Online vừa có bài viết ca ngợi thế hệ các nhà ngoại giao mới của Việt Nam nhưng cũng nói rằng họ bị lép vế về quyền lực so với những người nắm an ninh…                                                     
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/22/120322081129_vietnamese_and_burmese_flags_144x81_bbc_nocredit.jpg  <<<=====Quan hệ Việt – Miến ‘thông cảm cho nhau’ (BBC) -Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng bình luận về mối quan hệ Việt Nam và Miến Điện.
Ngoại trưởng Australia sắp thăm Việt Nam (VOA)     —Standard Chartered được Việt Nam chọn làm cố vấn đánh giá tín dụng (VOA)    —Việt-Mỹ hợp tác giảm khí thải (VOA)    —-Việt Nam-Chile đẩy mạnh hợp tác toàn diện (VOA)
Phương Bích: TƯỜNG THUẬT BUỔI LÀM VIỆC CỦA BÀ LÊ HIỀN ĐỨC VỚI CÔNG AN(Nguyenxuandien)


KINH TẾ
Mô hình kinh tế Việt Nam rất không bền vững (VOV).
Giá USD biến động mạnh (VEF)  -Ngày 21/3, giá mua bán USD tại các ngân hàng đã tăng mạnh. Đầu ngày giá USD tại các ngân hàng khá ổn định, bán ra 20.850-20.870 đồng/USD. Tuy nhiên từ 10h30 giá USD bắt đầu tăng mạnh.
Không bảo hiểm tiền gửi ngoại tệ, vàng (TN)   -Thảo luận về những vấn đề có ý kiến khác nhau của dự luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) chiều qua 21.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ là chỉ bảo hiểm tiền gửi VND, không bảo hiểm ngoại tệ và kim loại quý.  -Hà! hà! gởi “nếu mất” hay bị trộm thì trớt he.   —Sẽ chỉ bảo hiểm tiền gửi tiền Đồng Việt Nam? (VTC News)

VĂN HÓA-THỂ THAO


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đưa phân tầng đại học vào luật (VNN).
Còn có thể vừa đọc sách vừa khóc?   Liệu còn có điều đó xảy ra? Vừa đọc sách vừa khóc, trong cái thời buổi mà thiên hạ vô cảm đến mức rất rất ít có điều gì tác động được tới cảm xúc một cách thật sự?


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Cơn khát lục địa đen (Thiên nhiên).
Phát hiện bao cao su trong hộp sữa trẻ em (VNN)   —Vào casino, ăn thua là ‘chết’! (VNN)   —Thú chơi nhà giả cổ của đại gia Hà thành (VNN)   —-Liệt dương vì lạm dụng thịt và cao trăn (VNN)
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/21/16/20120321160342_lean5.jpgLão đại gia ‘mê hoặc’ mẹ vợ ‘đầu 4’ (VNN)   —Quá sành sỏi cả trong trường đời lẫn trường tình, lão đại gia Lê Ân thừa hiểu sau cái gật đầu e lệ nhẹ tựa lông hồng ấy là những sóng gió bắt đầu nổi lên trong gia đình của người đẹp vừa gần hết tuổi “teen”.  —-Bí mật sau đám cưới lão đại gia với thiếu nữ 19http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/21/16/20120321160342_lean6.jpg   —–Đại gia ngoại thất thập và cô vợ 20 tuổiLão đại gia cùng vị hôn thê 19 tuổi và chiếc Rolls Royce                     




Một “quả” sính lễ của lão đại gia, gồm trang sức vàng, kim cương
Phantom 25 tỷ. Ảnh: ĐV.                    và những cọc tiền 500.000 đồng. Ảnh: ĐV

Mua vui cho đại gia: Có tiền mời tiên cũng được!   (NLĐ)  —-Chạy quá tốc độ còn dùng mã tấu tấn công cảnh sát (TN)   —-Bắt một phó chủ tịch và hai phó công an xã (TN)    —-Khởi tố nguyên đại úy công an nhận hối lộ (TN)    —-Đề nghị truy tố 2 kẻ lưu hành hàng chục ngàn USD giả (TN)
Kinh doanh… bụng bầu (TN)   =====Có tiền cho trai, tôi mất tiền, mất cả đời con gái…  (NLĐO) – Tôi biết tin Tâm cưới vợ từ chính cô em gái của anh ta. Thoạt đầu tôi không tin vì trước đó chưa lâu chúng tôi còn đi nghỉ mát với nhau ở Đà Lạt.
Vào casino, ăn thua là “chết”! (NLĐ) -LTS: Sau loạt bài “Có nên mở casino tại Việt Nam?”…   —Người đàn ông treo cổ trong bảo tàng (NLĐ)   —–5 trang trại nuôi heo bằng thức ăn tạo nạc(NLĐ)   —–Nguyên nữ hộ lý bệnh viện Phụ sản bán trẻ sơ sinh (NLĐO)     —-Dân quân tự vệ đi cướp (NLĐ)
Bất thường một vụ dâm ô trẻ em (NLĐ)   —Mâu thuẫn, giết người giữa đêm  (TT)   —Hà Nội: Đèo ba vượt đường tàu, một người chết thảm (VTC)
Cán bộ uống rượu, bia giờ nghỉ trưa bị xử lý nghiêm (VOV)


QUỐC TẾ
LHQ cấm vận cả vợ Tổng thống Syria (VNN/Reuters). Triều Tiên “chi 2 tỉ USD mừng lễ lớn” (TN)   —Mỹ cứu thành công vệ tinh 1,7 tỉ USD (TN)
Xã hội đen Trung Quốc lộ ảnh từ một chiếc điện thoạiXã hội đen Trung Quốc lộ ảnh từ một chiếc điện thoại (VTC News)  —UFO vừa rơi xuống Siberia (VTC)   —-Triều Tiên dọa chiến tranh trước hội nghị hạt nhân (VnEx)
Nghi phạm vụ xả súng ở Pháp không chịu đầu hàng cảnh sát  (RFA)   —-”Mô Hình Trùng Khánh” và Bạc Hy Lai ( Nguyễn xuân Nghĩa -RFA)   —-Bạc Hy Lai và bóng ma Mao Trạch Đông (BBC)  —TQ bắt luật sư thề ‘trung với Đảng’ (BBC) -Luật sư Trung Quốc phải thề trung thành với Đảng mới được giấy phép hành nghề.   —-Trung Quốc bắt các luật sư phải tuyên thệ trung thành với đảng Cộng sản (RFI)   —Hoạt động sản xuất của Trung Quốc sụt giảm (VOA) Vụ vây bắt Toulouse vào hồi kết (BBC)      —-Nghi phạm vụ thảm sát Toulouse và Montauban đã bị chết, khi kháng cự lại quân đặc nhiệm (RFI)
Philippines muốn nhờ Mỹ giúp đối phó với tên lửa của Bắc Triều Tiên (RFI)  —-Hàn Quốc định mở rộng tầm bắn tên lửa để đối phó với Bắc Triều Tiên (RFI)   —Tổng thư ký LHQ ‘quan ngại’ về kế hoạch phóng phi đạn của Triều Tiên (VOA)    —Mỹ, Nam Triều Tiên tiến gần tới thỏa thuận phi đạn mới (VOA)
Dân số gốc Á tại Hoa Kỳ tăng nhanh  (RFI)    —Binh sĩ nổi loạn ở Mali tuyên bố đã giải tán chính phủ (VOA)   —-Tổng thư ký LHQ: HÐBA đã đưa ra thông điệp ‘rõ ràng’ về Syria (VOA)    —Tổng thống Obama chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh An toàn Hạt nhân  (VOA)

 Đền bù giải tỏa: Luật nào cho dân?

http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/ngayphanxet-danlambao.jpg?w=417&h=124
Dân cà phê Gia Lai (Danlambao) Tám mươi phần trăm dân số Việt Nam sống bằng nghề nông, tài sản của nông dân tuy ít ỏi nhưng là cơ ngơi của cả một đời người. Cái cơ ngơi ấy nó lại gắn liền với đất đai, một tài sản thuộc chủ sở hữu khác là Nhà nước, vì thế người nông dân không thể nào an tâm với cái tài sản mà mình gây dựng. Và thực tế có không ít những người đã lâm vào cảnh “đắng cay” khi bị ông chủ đất đai là Nhà nước đòi lại đất.
Lại một người nữa bị cảnh “đắng cay” là anh ba Tâm, dân trồng cà phê ở Gia Lai. Khi Nhà nước khởi công xây dựng tuyến đường điện 500 kV thứ ba băng qua núi rừng Tây Nguyên thì cũng là lúc vườn cà phê của anh bị cột điện cắm vào. Cái cột điện là cột néo góc nên có đến ba cái cột cao như ba ngọn tháp, chễm chệ chiếm đến cả một sào đất vườn cà phê đang kinh doanh của anh.
Lần này anh bị rủi ro nặng, Nhà nước có đền bù nhưng thực chất là có “đền” mà chẳng có “bù”. Anh than thở nói: giá thị trường hiện nay là sáu trăm triệu một héc ta vườn cà phê, một sào vườn cà phê của anh trị giá đến sáu mươi triệu đồng. Nhà nước đền cho anh có một nửa giá trị tiền là ba mươi triệu đồng. Anh cho biết, Nhà nước chỉ đền bù cho anh giá trị cây cà phê anh trồng với giá ba trăm ngàn đồng một cây, còn đất là đất nông nghiệp, Nhà nước thu hồi mà chẳng có đền… một xu
Anh nói: họ chỉ nói theo luật đất đai mà chẳng đếm xỉa gì đến luật dân sự, đền bù là việc dân sự nên căn cứ theo luật dân sự thì mới đúng. Khi người bị hại chứng minh được giá trị thiệt hại thì bên gây hại phải bồi thường đúng giá trị thiệt hại đó. Giá trị thiệt hại của anh là số tiền anh đã bỏ ra mua mảnh đất đó của người khác trước khi anh trồng xuống cây cà phê. Hợp đồng anh mua đất là hợp pháp và có sự chứng nhận của chính quyền hẳn hoi. Vậy nên số tiền anh bỏ ra mua đất là tài sản của anh đã được Nhà nước xác nhận, nay Nhà nước làm thiệt hại tài sản ấy thì cớ sao lại chẳng đền bù cho anh?
Nếu đất đai thuộc sở hữu Nhà nước thì: là của Nhà nước nên dân không được mua bán với nhau, còn khi đã công nhận cho dân mua bán chuyển nhượng với nhau, người dân đã bỏ tiền ra mua đất thì nó trở thành tài sản của dân, Nhà nước có lấy tài sản của dân thì phải đền bù cho dân, chứ ai lại cướp không như thế!
Nhà nước căn cứ luật đất đai lấy không đất trồng cà phê của dân, dân căn cứ luật dân sự để đòi được đền bù tiền đã bỏ ra mua đất. Luật đất đai đang trái với luật dân sự, Nhà nước xử theo luật nào đây?
Cái luật nào mà người dân không đồng ý nhưng đất vườn vẫn cứ bị ủi để xây dựng đường dây 500 kV, còn tiền thì, nếu dân không lấy thì Nhà nước chuyển sang tạm giữ và “để lâu cứt trâu hóa bùn” thì người dân nào dám cả gan mà không đi nhận tiền
Câu cuối cùng: Nhà nước đang áp dụng luật nào để đền bù cho dân đây? Phải chăng đó là… luật rừng???-!!!

 

Kinh hoàng kẻ cầm quyền ở Lâm Đồng!


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/khiduday-danlambao.jpg?w=424&h=126
LangBian (Danlambao) – Nhà thơ Nguyễn Duy có lần lên Đà Lạt đọc thơ trước đông đảo công chúng: “Làm ăn như kiểu Lâm Đồng/Một trăm năm nữa vẫn không có gì”. 


“Không có gì” (cho dân chúng đói nghèo) bởi quan tham ở đây lũng đoạn suốt hàng chục năm nay. Ai cũng biết, nhiệm kỳ đại hội đảng tỉnh này, trung ương đều triệu tập giải quyết nội bộ tranh giành quyền lực.

Từ thời bí thư 7 Minh (Nguyễn Ánh Minh), đến 8 Cảnh, Phan Thiên, Hoài Bảo, 5 Đẳng… và cho đến 7 Hòa, ở Lâm Đồng, phe Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam tranh giành quyền lực, bè cánh khốc liệt. Nhưng rồi cán bộ nào (không cần ngoại ngữ gì, chỉ cần có tiếng Quảng (nam) trong mồm hoặc “biết tôn trọng” tiếng Quảng (nam) là ngon tuốt. Từ 3 Lan, Thanh Phong, 6 An, Trương Văn Thu (từ thằng làm chè mà leo lên ngự phó chủ tịch tỉnh phụ trách văn hóa xã hội cả gần chục năm nay thì khỏi bàn nữa), đến một loạt đệ tử ruột của 7 Hòa đều được sắp xếp vị trí “cán bộ chủ chốt” của tỉnh. Nào thằng Hiệp làm chủ tịch TP Đà lạt, thằng Thắng làm chủ tịch TP Bảo lộc, đến thằng An làm giám đốc sở Nội vụ… và mới đây là thằng chíp hôi thư ký chi Hòa chủ tịch (thằng Phúc), sau khi Hòa chủ tịch rời ghế sang làm bí thư thì thằng Phúc này làm phó chánh VP UBND tỉnh hoặc tôm tép như thằng Bùi Lương bỏ đà lạt xuống huyện vơ một mớ đất, lên Đà Lạt tiếp tục vơ một mớ khác rồi ấn về làm hiệu trưởng trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt, tiếp tục dẹp sân học thề thao liên danh xây sân vận động cho thuê lấy tiền, tự ý xây dựng và thao túng 100% đầu việc trong trường học này…(?!)
Tất cả chúng (bọn sâu mọt) đều được 7 Hòa chống lưng làm càn, bất chấp thiên hạ. Dân chúng khiếp đảm, chẳng biết kếu ai mặc dù bụng sôi căm thù ừng ực!.
Ở Lâm Đồng, tất cả mọi sự sắp xếp nhân sự của tỉnh đều một tay Huỳnh Đức Hòa quyết định. Từ chức tước như nói trên đên khen thưởng. Ví dụ con Anh Phương giám đốc sở Giáo dục, con Bạch Yến giám đốc sở Y tế, con Kim Hoa trưởng phòng giáo dục Đức Trọng… ông Hòa đều thiết kế lừa trung ương cấp cho mỗi đứa một danh hiệu: nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú. Ai ở Lâm Đồng cũng khiếp đảm!
Ngay bây giờ, dù ông Nguyễn Xuân Tiến có là Ủy viên Trung Ương thì cũng phải tuân thủ ông 7 Hòa từ đầu đến cuối. Dám ho he! Ở Lâm Đồng mọi cuộc họp hay báo chí khi có cả 2 ông 1 lúc thì ông Hòa bào giờ cũng phải là người đứng trước (?!)
Vâng, hỏi trung ương cộng sản VN có làm gì được? Một nghị quyết 4 chứ 10 nghị quyết 4 cũng chẳng làm gì được chính quyền Lâm Đồng!
 

Chiều hướng ý thức hệ tương lai cho Việt Nam


Chu Chi Nam (Danlambao) - Đây là một đề tài mà tôi chần chừ nửa muốn viết, nửa không muốn viết, từ bao năm nay, nếu không muốn nói là bao chục năm nay, vì theo Karl Popper thì những người chủ trương ý thức hệ chẳng khác nào muốn đóng khung thế giới trong một lồng kính, trong khi đó thế giới biến chuyển từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây, vì mỗi một giây, trên thế giới, đều có những tư tưởng mới, những phát minh, sáng kiến mới.

Tôi đồng ý phần lớn quan điểm của K. Popper. Tuy nhiên tôi nghĩ, là một con người hay một dân tộc, một quốc gia đều phải có một dự phóng tương lai để hành động. Điều khác biệt với những người chủ trương ý thức hệ là những dự phóng này không được đưa lên thành định luật và quyết đoán rằng quốc gia đó, nhân loại đó nhất định phải đi theo chiều hướng này, hay chiều hướng nọ, mà những chiều hướng đó có thể uyển chuyển, để thích hợp tùy theo hoàn cảnh, môi trường và thời gian.
Chiều hướng ý thức hệ đó có tính cách hướng dẫn hơn là áp đặt.
Chính trong suy nghĩ đó mà tôi viết bài này, thay vì dùng danh từ “Ý thức hệ tương lai”, tôi xin dùng “Chiều hướng ý thức hệ tương lai.”
K. Popper (1902 – 1994), bạn thân của Albert Einstein, được ông đánh giá là nhà phê bình khoa học, phương pháp khoa học nổi tiếng nhất của thế kỳ 20, qua 2 quyển sách nổi tiếng “La Socité ouverte et ses ennemies”, (Xã hội cởi mở và những kẻ thù của nó), xuất bản năm 1945, và quyển sách “La Pauvreté de l’Historicisme” (Sự Nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử), xuất bản năm 1957, được coi là sách gối đầu giường của 2 Thủ tướng Đức Helmut Schmidt và Helmut Kohl. Ông Edgare Faure, một chính trị gia khôn khéo, tài giỏi của Pháp, cũng đã là Thủ tướng, đã thành lập vào năm 1985 Hội Những Người Bạn của K. Popper.
Năm 19 tuổi, tức là năm 1921, ông vào đảng Cộng sản Áo, nhưng trong một cuộc biểu tình ở Vienne, thủ đô Áo, đã xẩy ra một vụ xô xát, đảng cộng sản đã giết 2 người của đảng xã hội. Trước cảnh tượng đó, ông tự đặt câu hỏi: “Phải chăng người ta có thể nhân danh một cái gì tốt đẹp trong tương lai, để giết người hiện tại?” Câu trả lời là không. Ông rời bỏ đảng cộng sản. Sau đó vào những năm 30, khi Hitler lên nắm quyền ở Đức, rồi chiếm nước Áo, ông đã rời bỏ Áo, sang dạy học ở Tân Tây Lan, rồi trở về Anh, dạy luận lý và phương pháp khoa học ở trường đại học kinh tế Luân Đôn (London Economic School). Người ta có thể nói ông là một trong những người tiêu biểu chống độc tài, từ độc tài cộng sản sang độc tài phát xít.
Popper đã chỉ trích không những K. Marx mà cả Platon và Hégel, những người chủ trương có định luật lịch sử.
Theo ông, không có định luật lịch sử, ngay cả vấn đề chân lý của khoa học chính xác như hóa học, vật lý, thiên văn cũng chỉ là chân lý phỏng đoán (vérité conjecturelle). Như sự việc quan sát mặt trời mọc, ngày thứ nhất tôi thấy mặt trời mọc ở phương đông, ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng vậy, và từ đó, tôi phỏng đoán là trong tương lai, mặt trời sẽ mọc ở phương đông, chứ tôi lấy bằng chứng gì để quyết đoán là trong tương lai mặt trời sẽ mọc ở phương đông.
Đấy là đối với khoa học chính xác như thiên văn, mà những hiện tượng có thể lập đi lập lại một cách y hệt, còn vậy. Huống chi đối với khoa học nhân văn như lịch sử, kinh tế, chính trị, những hiện tượng không bao giờ lập lại một cách y hệt, mà cho rằng có định luật lịch sử, kinh tế, chính trị là hồ đồ.(1)
Chẳng hạn như K. Marx nói rằng có “Định luật tập trung gia tăng tư bản” (Loi de concentration croissante du capital) là hồ đồ, mà phải nói “Khuynh hướng tập trung gia tăng tư bản” (Tendance de concentration croissante du capital).
Vậy đâu là chiều hướng ý thức hệ tương lai cho Việt Nam:
Đại để, chúng ta có thể nêu ra 4 chiều hướng chính:
I) Chiều hướng nền tảng triết lý, đạo đức căn bản
Nói một cách đơn giản đầu tiên, đó là sau khi cộng sản sụp đổ, chiều hướng nền tảng triết lý, đạo đức căn bản cho một Việt Nam là chiều hướng trở về quan niệm đa tôn giáo đồng qui, tôn trọng những giá trị nhân bản, toàn cầu của con người nói chung và của người Việt nói riêng, trở về tinh thần quốc gia dân tộc, nhưng vẫn biết cởi mở để thâu nhận những tiến bộ từ thập phương.
Thật vậy chúng ta cứ quan sát một vài nước tân tiến hiện nay, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhất là Nam Hàn mới trổi dậy, cũng như chúng ta quan sát sự thiếu phát triển rồi đưa đến sự sụp đổ của những nước cộng sản, thì chúng ta sẽ rõ.
Người ta có thể nói ba nước phát triển trên, tôn giáo giữ một vai trò quan trọng, như Hoa Kỳ, ngoài việc mà ai cũng thấy, đó là khi nhậm chức, tổng thống để tay lên quyển Kinh Thánh, còn có sự việc là đồng tiền giấy 10 $, mặt bên này là hình của Hamilton, Bộ trưởng Kinh tế Tài chánh đầu tiên, mặt bên kia là hình ty Ngân khố, trên đó có viết dòng chữ: “In God We Truth” (Nơi Thượng đế chúng tôi đặt niềm tin).
Bên Nhật, dân chúng tôn sùng vua và vua được xem như con cháu của thần Mặt trời, theo tinh thần của Đạo Truyền thống Nhật Bản (Shintoïsme).
Theo thống kê, thì ở bên Hoa Kỳ 56% dân theo đạo Tin Lành (Protestantisme), 28% theo đạo Công giáo (Catholicisme); bên Nhật, thì 40% theo đạo Nhật truyền thống (Shintoïsme), 38% theo đạo Phật (Bouddisme) ; bên Nam Hàn, thì gần 30% theo đạo Thiên Chúa (Christianisme), gần 30 % theo đạo Phật (Bouddisme).
Theo như Samuel P. Huntington, giáo sư đại học Harvard, giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược, là người sáng lập và là một trong những chủ bút của tờ báo Foreign Policy (Chính sách Ngoại giao), trong quyển sách nổi tiếng của ông Le Choc des Civilisations (Sự xung đột giữa những nền văn minh), thì văn minh chính là tôn giáo, theo như định nghĩa của ông.
Theo ông, thế giới có 8 nền văn minh, dựa trên dựa trên những tôn giáo chính: 1) Văn minh Tây phương (Civilisation occidentale, 2) Văn minh Khổng giáo (Civilisation confucéenne), 3) Văn minh Nhật (Civilisation japonaise), 4) Văn minh Hồi giáo (Civilisation islamique), Văn minh Ấn độ giáo (Civilisation hindouiste), 6) Văn minh slave chính thống giáo (Civilisation slave – orthodoxe), 7) Văn minh châu Mỹ Latin (Civilisation latino – américaine) và Văn minh Đen (Civilisation noire).
Chính nhờ tôn giáo mà đã tạo nên văn hóa và văn minh của con người.
Ở điểm này, tôi đồng ý với ông. Nhưng ở điểm sau, tôi không đồng ý, vì ông cho rằng thế giới tương lai sẽ đi đến sự kình chống giữa những tôn giáo, giữa những nền văn hóa, văn minh khác nhau.
Ông viết:
“Những tranh chấp nguy hiểm nhất ngày hôm nay đến từ làn ranh giới giữa những nền văn minh lớn” (S.P. Huntington – Le Choc des civilisations – trang 17 – Nhà xuất bản Odile Jacob – Paris – 2000).
Từ đó ông đưa ra tiên đoán tương lai là sẽ có sự đụng độ mạnh (le choc) giữa nền văn minh Tây phương và đạo Hồi (Islam) đứng đằng sau là Trung Cộng.
Ông cho rằng thế giới khô cứng của ý thức hệ vào thế kỷ 20 sẽ nhường chỗ cho thế giới bất ổn của tranh chấp văn hóa, văn minh đứng đằng sau là tôn giáo.
Từ đó ông khuyên những nước Tây phương hãy đoàn kết với nhau: “Sự sống còn của Tây phương (la survie de l’Occident) tùy thuộc ở Hoa kỳ, và những nước Tây phương phải đoàn kết lại với nhau và nên nghĩ rằng văn minh của mình không có tính chất toàn cầu (universel), để đương đầu với những thử thách, đến từ những văn minh khác” (Sách đã dẫn, trang 17+18).
Đây là điểm tôi không đồng ý với ông.
Không nói đâu xa, tôi xin dẫn chứng ngay văn minh Tây phương để phản bác lại.
Văn minh Tây phương bắt đầu và chủ yếu là Anh, Pháp, Đức, Ý hiện nay. Nếu chúng ta xét kỹ, thì đó là tổng hợp của 8 nền văn minh và ít nhất là ba, bốn tôn giáo: văn minh Do Thái giáo, văn minh Thiên Chúa giáo, văn minh Ai Cập, văn minh Hy Lạp, văn minh Romain, văn minh Ả Rập, văn minh Đông Phương và văn minh Dã man “civilisation barbare”.
Những la bàn, thuốc súng, máy in, tơ lụa đều đến từ Đông phương. Ngay hàng ngày chúng ta vào ăn một tiệm ăn Tây phương, chúng ta gọi món “Steak” hay “Steak tartare” chúng ta nghĩ là của Tây phương, nhưng thực ra món ăn này đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ. Ngay cả món “sauce” mà người Tây phương thường dùng là “sauce mayonnaise” hay “sauce tartare” cũng vậy.
Điều này nói lên sự hợp tác giữa những văn minh, tôn giáo hơn là sự kình chống.
Ông Huntington chỉ nhìn thấy ngọn mà không nhìn thấy gốc của văn hóa, văn minh, vì con người dù là da vàng, da đỏ, da trắng hay da đen, ở đâu cũng vậy, đều có những nhu cầu căn bản giống nhau, từ vật chất tới tinh thần. Ai cũng vậy, ở nơi nào cũng thế, khi ăn một món ngon, thì đều thấy ngon, không phân biệt mầu da, tôn giáo, địa phương. Chẳng hạn như ngày hôm nay, món phở Việt Nam đã được nhiều người thích, vì nó ngon, chứ không phải nó của Việt Nam. Ai cũng vậy, khi nghe một bản nhạc hay đều lấy làm sảng khoái, khi ngắm một bức tranh đẹp, đều thấy thích thú. Ai cũng muốn những quyền căn bản của mình, như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng v.v…, được tôn trọng. Có ai, dù là da trắng, da đen hay da vàng, lại muốn bị hành hạ, đánh đập vô duyên cớ hay không?
Và chính con người tạo ra văn hóa, văn minh, tôn giáo nên văn hóa, văn minh, tôn giáo có nhiều điểm đồng qui, toàn cầu (universel) hơn là dị biệt vùng, chủng tộc.
Một bằng chứng lịch sử là trên con đường Tơ Lụa nối liền đông tây, người ta thấy trong nhiều hang động có những hình nói lên sự hợp tác giữa những dân tộc và tôn giáo.
Không nói đâu xa, ngay ở Việt Nam chúng ta xưa kia đã có quan niệm tam giáo đồng qui: Khổng, Lão, Phật.
Nước Nhật ngày hôm nay là cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, người ta thấy Nhật giáo cổ truyền (Shintoïsme) và Phật giáo (Bouddisme) sống hài hòa, đồng qui, chứ không chống đối nhau. Chẳng hạn như ngày đám cưới hay ngày sinh nhật, thì người Nhật tổ chức theo truyền thống Nhật giáo (Shintoïsme) ; nhưng ngày chết và thờ cúng tổ tiên, thì người Nhật tổ chức theo Phật giáo.
Những quan niệm cho rằng đông tây không bao giờ gặp nhau, tôn giáo luôn kình chống với nhau, đó là những quan niệm chỉ nhìn thấy ngọn, mà không nhìn thấy gốc, đến từ căn bản của con người.
Ngày hôm nay, nếu chúng ta quan sát xã hội Nhật Bản và ngay cả xã hội Nam hàn, chúng ta thấy họ hiện đại hóa, “tây phương hóa”, hơn cả tây phương. Ngành điện thoại cầm tay là ngành khoa học hiện đại nhất, vì trong một cái điện thoại nhỏ là có cả một bộ máy “computor” tinh vi, mạnh mẽ, thế mà người Nam Hàn đứng đầu về sản xuất điện thoại cầm tay. Vào mấy tháng cuối năm 2011, hãng Samsung của Đại Hàn bán vào khoảng 27 triệu điện thoại cầm tay, trên hãng Apple, Hoa Kỳ, bán 17 triệu, hãng Nokia, Na Uy, bán 10 triệu cái. Giới trẻ Nhật bản và Nam Hàn có những phương diện sống mạnh và cởi mở hơn cả Tây phương.
Nhưng điều hay của 2 nước này là họ vẫn giữ vững tinh thần tôn trọng phong tục, tập quán tốt đẹp cổ truyền.
Chúng ta có thể ví văn hóa, văn minh mà trong đó tôn giáo giữ một vai trò quan trọng, như một cái cây. Rễ cây là quá khứ, thân cây là hiện tại, cành lá là tương lai. Rễ cây phải mạnh để ăn sâu vào lòng đất, hút sức sống cho thân và cành lá, thân cây phải to để chuyển nhựa, cành lá phải rườm rà để hút tinh khí từ thập phương.
Từ điểm này, chúng ta thấy một sai lầm to lớn của Marx và những chế độ cộng sản. Marx cho rằng để kiến tạo văn hóa, văn minh mới, thì phải thiêu hủy văn hóa, văn minh cũ. Marx viết:
“Chủ nghĩa cộng sản xóa bỏ tất cả những chân lý muôn thuở, họ xóa bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải thiện nó, và như vậy, họ đi ngược lại tất cả những phát triển lịch sử trước đó.” (Marx, Engels – Manifeste du Parti communiste – trang 51 – www.librio.net).
Đây là một trong những lý do chính làm cho chế độ cộng sản sụp đổ, vì như trên đã nói văn hóa, văn minh như một cái cây. Nay vứt bỏ quá khứ, như cắt đứt rễ cây, thì cây làm sao sống.
Vì vậy sự sụp đổ của chế độ cộng sản bắt nguồn ngay từ lý thuyết của Marx. Đấy là chưa nói đến quan niệm bãi bỏ quyền tư hữu, mà Marx cho là khoa học, nhưng chẳng khoa học gì cả, mà ngược lại, là bãi bỏ một nguyên động lực khiến cho con người làm việc, đưa xã hội cộng sản đến chỗ “Cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày”.
Ngày hôm nay, 2 nước cộng sản Tàu và Việt Nam thì lại chạy theo tư hữu, tư bản một cách man dại và rừng rú. Mặc dầu Hiến pháp vẫn ghi là không có quyền tư hữu, nhưng những cán bộ bắt đầu từ tổng bí thư, chủ tịch nước, tới thủ tướng, bộ trưởng, tỉnh ủy, huyện ủy v.v…, đều có tư hữu kếch xù, giầu nứt đố, đổ vách. Tài sản có được là nhờ bóc lột man dại, dã man người dân, qua tham nhũng hối lộ.
Hai nước hiện đại hóa mạnh nhất ở Á châu là Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng đồng thời truyền thống trở về nguồn cũng mạnh không kém ở 2 nước này.
Nước Nhật ngoài việc thờ thần Mặt trời, thờ nhà vua, được coi là con cháu của “Thái dương thần nữ”, còn công nhận và xuy tôn 12 vị có công trong việc xây dựng nước Nhật, đứng đầu là Hoàng tử Shotoku, người đã thực hiện được tư tưởng “Gộp Đạo” Thần – Phật – Nho, có nghĩa là tổng hợp được niềm tin cổ truyền Nhật (Thần) với 2 tôn giáo đến từ nước ngoài, đó là Phật giáo và Nho giáo. Chúng ta nên nhớ lúc này là vào khoảng thế kỷ thứ 6.(2)
Điều ngạc nhiên, đó là trong 12 vị có công với nước Nhật, người ta thấy có cả tên Tướng Mac Arthur, người Hoa kỳ, đã đánh bại nước Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến. Ở điểm này chúng ta mới thấy sự sáng suốt của dân, giới sĩ phu, trí thức và lãnh đạo Nhật bản, vì thể chế dân chủ, hiến pháp, theo đúng nghĩa là những luật căn bản, giúp nước Nhật dân chủ, tránh nạn độc tài quân phiệt thời Đệ Nhị Thế Chiến trước đó, chính là một phần nhờ ông tướng Mỹ này.
Mac Arthur mơ ước “Xây dựng một nước Nhật dân chủ lý tưởng ở Á châu”. Điều chắc chắn ở những nước khác là sẽ coi Mac Carthur như kẻ thù (2).
Vì vậy chiều hương ý thức hệ triết lý, tôn giáo, đạo đức tương lai cho Việt Nam là trở về đa giáo động qui: Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành ; trở về tôn trọng những giá trị nhân bản cổ truyền như nhân nghĩa lễ trí tín, phép vua thua lệ làng; nhưng biết cải tổ, canh tân cho hợp thời.
Cần có một Hội đồng Đạo đức quốc gia, sau khi cộng sản sụp đổ, để tạo dựng lại nền tảng đạo đức con người, mà ông cha ta bao đời dầy công kiến tạo trước đây, bỗng chốc bị cộng sản tàn phá, đổ xuống sông, xuống biển một sớm một chiều, vì lý thuyết đấu tranh giai cấp, xúi con đấu bố, vợ chửi chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau.
Không cần nhìn đâu xa, hãy nhìn xã hội cộng sản Tàu và Việt Nam hiện nay, cảnh con giết cha vì mấy trăm $, cảnh thầy cưỡng hiếp học trò, quan lớn cưỡng dâm em trẻ vị thành niên, bằng cấp giả được đăng tải hàng ngày trên báo chí.
Hội đồng này bao gồm những vị đạo đức trong mọi từng lớp nhân dân, tất nhiên là có những vị lãnh đạo của tất cả mọi tôn giáo.
Phải tăng cường giúp đỡ tôn giáo, vì tôn giáo nào cũng vậy, từ đông sang tây, đều khuyến khích con người ăn hiền ở lành, đại đa số những vị tu sĩ đều là những người hy sinh cả cuộc đời nhằm mục đích hướng dẫn đạo đức cho dân, những nhà thờ, chùa, tu viện đều là những trung tâm giáo dục đạo đức từ đời này qua đới khác.
Đạo đức là nền tảng căn bản đầu tiên để xây dựng một xã hội tốt đẹp và phát triển, vì không có đạo đức thì con người sống như loài hoang dã, cầm thú, cắn xé nhau, như hiện trạng xã hội cộng sản hiện nay ở Tàu và Việt Nam.
Ở điểm này, tôi xin lấy một câu trong Kinh Thánh, cách đây cả bao ngàn năm, ám chỉ những kẻ vô thần, nhưng ngày hôm nay áp dụng cho người cộng sản, nhất là giới lãnh đạo, thì rất đúng:
“Nó tự ru ngủ bằng một lý thuyết đơn giản, sai lầm và trái sự thật. Nó tự khoác vào người nó một bộ áo đạo đức giả; nhưng bản chất thật của nó, thì vô cùng gian manh, giảo quyệt, ác ôn và côn đồ. Nó đã hạ thấp hình ảnh cao thượng, tốt đẹp của con người xuống hàng súc vật, rắn rết và bò sát”.
Đúng không những cho giới lãnh đạo cộng sản, mà đúng cả cho lý thuyết của Marx (1).
Chiều hướng triết lý tương lai cho Việt Nam là một xã hội có thần, tôn trọng tôn giáo, đến bất cứ từ đâu, xã hội tôn trọng những giá trị cổ truyền, nhưng được cập nhật hóa.

II) Chiều hướng thể chế chính trị
Thể chế chính trị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước, nâng cao dân trí và văn hóa của một dân tộc. Nó là đòn bẩy giúp sức bật của dân nẩy tung lên cao, nó là mảnh đất mầu mỡ giúp cho kinh tế, văn hóa và con người nẩy mầm, phát triển. Điển hình là 2 nước Bắc Hàn và Nam Hàn, ngày hôm nay.
Nam Hàn phát triển về mọi mặt, trở thành cường quốc kinh tế lớn không những ở Á châu mà cả trên thế giới, là nhờ Nam Hàn biết chấp nhận chế độ dân chủ, mặc dầu mới bắt đầu vào thập niên 80. Trong khi đó Bắc Hàn vẫn theo chế độ độc tài cộng sản, chỉ biết tuyên truyền và nói láo, như lời ông Gorbatchev nói, chỉ biết tôn thờ lãnh tụ, chạy đua vũ trang. Không nói đâu xa, hơn 3 triệu người Việt trốn chạy cộng sản, ra nước ngoài, sự đóng góp của họ trên mọi phương diện đều được cả thế giới công nhận, là vì họ sống dưới những chế độ dân chủ.
Chiều hướng thể chế cho Việt Nam tương lai là thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, tôn trọng luật pháp và những quyền căn bản của con người, như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do chính trị, tự do bầu cử, ứng cử v.v…
Tuy nhiên chúng ta không thể “copier”, sao chép những hiến pháp, áp dụng không uyển chuyển những thể chế dân chủ của thế giới, mà cần phải làm thế nào để những luật lệ căn bản, thể chế chính trị phù hợp với bản chất dân và địa lý của chúng ta.
Chính ở điểm này, ông Montesqieu, người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Pháp, người chủ trương tam quyền phân lập, trong quyển Về Tinh Thần Luật Pháp “De l’Esprit des Lois”, có viết:
“Luật lệ phải gắn liền với tự nhiên (la nature) và những nguyên tắc mà một chính quyền được tạo dựng lên hay nó muốn tạo dựng…. Nó phải liên quan tới địa lý quốc gia (au physique du pays), tới khí hậu nóng lạnh hay điều hòa, tới tính chất của đất đai, tới hoàn cảnh, tới vinh quang hay thăng trầm của quốc gia đó… Nó phải liên quan tới mức độ tự do mà quốc gia đó có thể chịu đựng, tới tôn giáo của người dân, tới sự chịu đựng, tới sự giàu có của họ, tới số lượng, tới thương mại và tập quán của họ.” (Montesquieu – De l’esprit des lois – phần dẫn nhập – Nhà xuất bản Flammarion – Paris 2008).
Ở điểm này, chúng ta mới thấy sự ngu dốt, lố bịch, trâng tráo, vô liêm sĩ của giới lãnh đạo và trí thức cộng sản. Chúng đã sao y bản chính nguyên văn từ những hiến pháp cộng sản Liên sô, như Điều 4 của Hiến Pháp hiện hành cộng sản Việt Nam, nói về độc quyền cai trị đất nước của đảng cộng sản, là sao chép điều 6 của Hiến pháp Liên sô trước kia; chúng đã nhập cảng tư tưởng của Marx, mà những giới trí thức Tây phương cho là cặn bã văn hóa.
Vào thời gian đầu, những người cộng sản cho mình là khoa học, nên kêu gào tính chất toàn cầu của văn minh, văn hóa. Ngày hôm nay để bảo vệ chế độ độc tài cộng sản, không muốn đi theo chiều hướng tiến bộ dân chủ, chính chúng lại kết án tính chất toàn cầu, kêu gọi trở về tính chất đặc thù của văn minh, văn hóa, một cách thái quá, bất cập, kiểu như Khổng Tử nói, đó là bản chất của kẻ tiểu nhân, mặc dầu là “chủ tịch này, thủ tướng nọ”.
Thực ra văn minh, văn hóa bao gồm cả tính đặc thù và toàn cầu, điều hay của một dân tộc, là giữ được tính chất đặc thù, nhưng vẫn thâu nhận được những tính chất toàn cầu. Như tôi vừa nói văn minh tây phương là tổng hợp của 8 nền văn minh. Dân Nhật và dân Nam hàn hiện nay đã biết phối hợp hài hòa cái cũ và cái mới.
Lỗi của giới lãnh đạo và trí thức cộng sản vô cùng lớn lao, bắt đầu từ Hồ chí Minh, vì đã không làm được, nói đúng hơn là không muốn làm việc này, đã đổ xuống sông xuống biển văn hóa cổ truyền, rồi nhập cảng tư tưởng ngoại lai Mác Lê Mao. Họ Hồ thản nhiên tuyên bố: “Tôi không có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao nghĩ hộ”. Hoặc Tố Hữu: “Bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là anh em” hay “Thờ Mao chủ tịch và Staline bất diệt”.
Điều oái ăm, đó là ngày hôm nay chế độ cộng sản đã bị loại bỏ, chính sách độc khuynh, độc đảng đã bị toàn thế giới lên án, thế mà giới lãnh đạo và trí thức cộng sản vẫn cố bám vào, viện dẫn mọi thứ lý do.
Vì vậy chiều hướng thể chế tương lai cho Việt Nam là đi theo thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, tôn trọng nhân quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử, ứng cử, v.v…, tôn trọng những giá trị có tính chất toàn cầu, nhưng vẫn đặt nặng bản sắc dân tộc như Nhật Bản và Nam Hàn.
III) Chiều hướng văn hóa, giáo dục: Đa văn hóa + Đức dục, Trí dục, Thể dục (1)
Chiều hướng văn hóa tương lai cho Việt Nam là đa văn hóa, chấp nhận mọi điều hay, nhân bản của tất cả những nền triết học, văn hóa, văn minh thế giới, loại bỏ những cái xấu nhưng vẫn bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của mình.
Ở điểm đa văn hóa này, chúng ta cần phải loại bỏ đầu óc giản tiện hóa vấn đề, đó là cho rằng mọi người suy nghĩ như nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh. Thực ra mọi người suy nghĩ như nhau có nghĩa là chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ đưa đến sự nghèo nàn về tư tưởng và đi đến sự lụm bại về văn hóa, văn minh.
Đây là cách suy nghĩ của những kẻ độc tài và những chế độ độc tài.
Lịch sử nhân loại thế kỷ 20 vừa qua đã chứng minh rõ rằng 2 chế độ độc tài phát xít và cộng sản, bề ngoài có vẻ mạnh mẽ, vì ai cũng suy nghĩ như nhau, ai cũng nhất nhất nghe lời lãnh tụ, nhưng bên trong trở nên ruỗng nát, vì tư tưởng trở nên nghèo nàn, mà một xã hội mà tư tưởng trở nên nghèo nàn, thì không có sức sống, rồi cuối cùng cũng bị sụp đổ.
Thế kỷ 20 vừa qua có nhiều điểm xấu: đó là 2 trận đại chiến, con người đã dùng những thành quả khoa học để chém giết lẫn nhau, phá hoại môi sinh, môi trường; nhưng cũng có những điểm tốt, đó là sự nêu cao dân chủ, nhân quyền qua bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại Hội Đồng Liên Hiệp quốc chấp nhận vào năm 1948. Và từ đó, tự do, dân chủ nhân quyền đã trở thành những sợi dân vô hình nối kết con người với nhau, con người nhất là những người sống dưới chế độ độc tài, niềm hi vọng của họ vẫn là làm thế nào để biết được những tin tức trung thực từ bên ngoài, làm thế nào để những quyền căn bản của họ như quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị, tự do tín ngưỡng v.v.., được tôn trọng. Chính những ước vọng này đã là những sợi dân vô hình nối kết họ lại với nhau, giữa người trong cùng một nước, giữa người trong và ngoài nước. Những sợi dây vô hình này đã là những động lực lớn làm sụp đổ những chế độ độc tài, như độc tài phát xít, quân phiệt, độc tài gia tộc hay độc tài cộng sản. Phong trào này vẫn tiếp tục và trở nên mạnh mẽ vào thế kỷ 21, qua những cuộc cách mạng tại các nước Ả rập và Phi châu. Đã bắt đầu lan sang Á châu với Miến Điện, rồi sẽ đến những nước độc tài còn lại như Bắc Hàn, Việt Nam, Trung Cộng.
Mục đích của cuộc đấu tranh của dân Việt hiện nay là làm sụp đổ chế độ độc tài, để xây dựng lên một nước Việt hòa bình, tự do, dân chủ, ấm no và phồn thịnh, một nước mà trong đó mọi người có cơm ăn áo mặc, những quyền căn bản được tôn trọng, không có cảnh chống đối giai tầng, người này nghi kị người kia, một nước Việt, mà trong đó có đa khuynh, đa đảng, mọi tư tưởng triết học, mọi tôn giáo được chấp nhận, mọi truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công kiến tạo được duy trì, mọi tiến bộ khoa học, kĩ thuật được truyền bá, một xã hội mà trong đó con người thật sự là cứu cánh của con người, chứ không phải là vật hi sinh cho một ý thức hệ không tưởng, con người không phải là nạn nhân của một bộ máy kìm kẹp, được dựng lên để phục vụ một thiểu số người, tự nhận là đại diện cho thợ thuyền lao động, cho toàn dân, mà thực tế là phản lại lao động, phản lại dân tộc, hiện thực được phơi bày mỗi ngày một rõ.
Dân Việt đã lập quốc từ lâu. Văn hóa Việt là một nền văn hóa cổ kính, trải qua nhiều triều đại và mang nhiều tính chất:
Trọng lẽ phải, trọng sự thật: “Nói phải, ông vải cũng phải nghe”. 
Trọng dân chủ và nền nếp: “Phép vua thua lệ làng.” 
Trọng nhân bản, trung hậu, lấy con người, lấy gia đình làm gốc: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.”, “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là phận con.” 
Trọng tính nhân ái, bình đẳng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh.” 
Nhưng vẫn có tính chất tiến bộ, chấp nhận cái hay, cái đẹp của người ngoài: “Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường chán vạn kẻ còn hơn ta”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” 
Công cuộc đấu tranh để thực hiện xã hội tốt đẹp đó, liên quan đến mọi người Việt.
Mỗi người Việt hãy nên ý thức rằng bảo tồn văn hóa là phát triển văn hóa, bảo tồn văn minh là sáng tạo văn minh, bằng cách chống lại quan niệm cho rằng để làm ra văn hóa mới thì phải hủy diệt văn hóa cũ, để tạo ra văn minh mới, thì phải thiêu hủy văn minh cũ.
Hãy nên trở về nguồn, đồng thời sẵn sàng tiếp nhận những trào lưu tiến bộ mới, bằng cách:
Nêu cao tinh thần trọng sự thật, trọng lẽ phải, trọng điều thiện, và cũng có nghĩa là chống lại mọi cái gì dối trá, lừa bịp, ác ôn, côn đồ.
Bằng cách nêu cao tinh thần tự do, dân chủ, đa khuynh, đa đảng, và cũng có nghĩa là chống lại những gì độc đoán độc tài, độc khuynh, độc đảng, áp bức bóc lột, đến bất cứ từ đâu, tả cũng như hữu; bằng cách cổ võ văn hóa cởi mở, tự do, chống lại văn hóa nô dịch.
Bằng cách nêu cao tinh thần nhân bản, trung hậu, trọng công bằng, và cũng có nghĩa là chống lại những quan niệm coi con người như những công cụ sản xuất, công cụ hi sinh cho tổ chức, cho một guồng máy nhà nước, cho những dự án lý thuyết không tưởng.
Bằng cách nêu cao tinh thần dân tộc chống lại những gì phản dân tộc, mang dân đi phục vụ những ý đồ bành trướng cuả ngoại bang.
Trở về nguồn, nhưng đồng thời cũng biết phóng tầm mắt ra xa, không để trái tim và khối óc đóng khung trong những thành kiến, những tập quán xấu, những giáo điều của những lý thuyết lỗi thời cách đây cả trăm, cả ngàn năm; mà ngược lại biết để trái tim và khối óc đi tìm những chân trời mới, sẵn sàng đón nhận những ý kiến, tư tưởng mới, những tinh thần lý luận, khoa học của nước ngoài, là để trái tim và khối óc biết hòa nhịp, bước theo đà tiến triển của nhân loại.
Vì bao nhiêu năm cầm quyền cộng sản, đạo đức, kỷ cương bị đảo lộn, giáo dục bị xuống cấp, kiểu “Ba đồng đổi lấy một xu, thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy”, vì vậy vấn đề giáo dục Việt Nam phải được đưa lên hàng đầu. Giáo dục phải nhằm 3 mục đích: 1) Đức dục, kiểu các cụ nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”, 2) Trí dục, 3) Thể dục, vì một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể cường tráng.
Cũng theo các cụ xưa, khi nói đến những đức tính căn bản của con người, thì thường nói đến: Nhân, nghĩa, lễ, trí tín.
Nhân đây là lòng thương người, thương vật, mà trong đó lòng thương bố mẹ là hàng đầu, vì bố mẹ đã sinh ra mình, nuôi nấng và dạy dỗ mình nên người, hoàn toàn trái ngược với quan niệm cộng sản chủ trương bãi bõ gia đình “Vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc”. Chính vì lẽ đó mà bất cứ xã hội cộng sản nào đạo đức cũng bị băng hoại, con chém cha, thầy hiếp học trò, hối lộ tham nhũng, bằng cấp giả lan tràn.
Nghĩa là cách hành xử hợp đạo, hợp điều thiện, hợp lẽ phải, có lòng biết ơn, thấy việc bất bình thì ra tay can thiệp, thấy người hoạn nạn thì sẵn sàng giúp đỡ, chứ không bị rơi vào cảnh lãnh cảm, thấy một em bé bị tai nạn xe mà không những không cứu giúp, mà còn cán lên thêm và người đi đường bình thản đi qua như việc gần đây xẩy ra ở Trung Cộng, đã được đăng tải nhiều trên Internet; hay tại Việt Nam đã xảy ra cảnh đứa trẻ chết ngạt trên xe bị thẩy qua cửa sổ, người cha bị đuổi xuống xe trước cảnh thờ ơ cuả hành khách, rồi xe tiếp tục chạy.
Lễ là cách tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác, tôn kính bố mẹ và người lớn tuổi.
Trí là sự hiểu biết.
Tín là lòng tin mình, tin người, tin vật, gây được niềm tin nơi người khác.
Ở đây chúng ta thấy các cụ xếp đặt theo thứ tự: thứ nhất là nhân, thứ nhì là nghĩa, thứ ba là lễ, thứ tư là trí, thứ năm là tín. Theo tôi nghĩ thì các cụ xưa có chủ ý, đó là đặt chữ trí xuống hàng thứ tư, vì các cụ nghĩ rằng là con người trí thức thì trước tiên phải là con người, có lòng nhân, biết thương người, thương vật, thấy chuyện bất bình thì can thiệp, thấy người hoạn nạn thì thương, thấy chuyện bất nhân, bất nghĩa thì dám lên tiếng, chứ không hèn nhát, xu nịnh bạo quyền, kẻ trên làm điều gì cũng khen hay, khen phải, để được hưởng chút đặc quyền, đặc lợi của bạo quyền ban phát. Vì trước khi là trí thức, theo như ý các cụ và theo tôi nghĩ, thì phải là con người trước tiên. Chứ có trí mà không có nhân, có nghĩa, có lễ, chỉ mang hại đến xã hội và người chung quanh.
Bởi lẽ đó, chiều hướng giáo dục tương lai Việt Nam phải đưa đức lên hàng đầu, rồi mới tới trí dục và thể dục.
Hơn thế nữa, hình thức giáo dục nên trở về cách giáo dục của Khổng Tử và Socrate, không có giáo dục nhồi sọ, cần có đối thoại thoải mái giữa thầy và trò.
Thật vậy, chúng ta thấy Khổng Tử sống cùng với học trò, cùng học trò trao đổi, cùng nhau tìm chân lý, rất là bình đẳng, chứ không có tính chất áp đặt, tính cách từ chương, rỗng tuếch, học trích cú, tầm câu, biến người trí thức thành một người công chức, chỉ biết phục vụ chính quyền, xa rời dân, xa rời thực tế, cái học sau này của Hán Nho, Tống Nho, Thanh Nho. Trái lại Khổng Tử thường lấy những thí dụ thực tế, thực tiễn, hàng ngày, rồi từ đó thầy trò, bàn bạc, tranh luận, tìm ra chân lý. Tư tưởng của Khổng tử bị làm sai trệch, phần cách mạng như việc mở trường dạy học cho tất cả mọi người không phân biệt giai tầng xã hội; phần dân chủ như Khổng tử thường nói một ông quan tham nhũng, ác ôn còn giết người hơn cả hổ báo, những phần này bị lãng quên.
Socrate bên tây phương cũng vậy, bỏ cả cuộc đời đi “giáo dục dân”, nhưng không bao giờ tỏ ra là “giáo dục”, là thầy, cùng dân bàn bạc dân chủ về mọi vấn đề, hơn thế nữa Socrate còn dùng phương pháp biện chứng “Đề, Phản Đề và Tổng Đề” để gợi ý cho dân trong đối thoại để tìm tiến bộ, vì theo ông “Nơi nào không có đối thoại, nơi đó không có dân chủ và tiến bộ.”
Gần đây, trên báo chí Việt Nam, có sự bàn luận về vai trò người trí thức, có người cho rằng trí thức là người lao động như bất cứ người lao động nào khác, nhưng bằng trí óc, được đánh giá qua công trình làm việc của họ, và trí thức không phải là để phản bác xã hội.
Cách dẫn giải này không sai, nhưng không đủ, vì đánh giá việc làm của người trí thức, một công việc trừu tượng, không giống việc làm cụ thể như làm ra một cái bánh mì hay trồng một cái cây, kết quả thấy trước mắt, còn công việc của người trí thức nhiều khi cùng thế hệ không hiểu, nhất là nhiều khi họ còn bị xuyên tạc, trù dập bởi bạo quyền đương thời. Vì vậy công việc đánh giá này còn tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy thời.
Ngày hôm nay, không ai có thể phủ nhận rằng Khổng Tử và Socrate là đại trí thức, công trình nghiên cứu làm việc của họ được cả nhân loại đánh giá cao, nhưng vào cùng thời thì như thế nào. Khổng Tử bị những bạo chúa, bạo quyền trù dập, đến nỗi có ông vua nọ giết học trò của Khổng Tử, làm mắm và gửi đến cho Khổng Tử. Socrate thì bị bạo quyền xúi dục dân, đưa ông ra tòa án nhân dân, kết án ông “Âm mưu lật đổ chính quyền” kết án ông tử hình, buộc phải uống thuốc độc chết.
Cũng như ở trên tôi có nhắc tới K. Popper, một đại trí thức của thế kỷ 20, nhưng ông bị trù dập, đánh giá sai lầm bởi những người cộng sản và phát xít.
Chính vì vậy mà Khổng Tử có câu: “Một người được cả làng ưa thích chưa chắc là một người nhân. Một người bị cả làng không ưa thích chưa phải là một người vô đạo đức.”
Hơn thế nữa, trí là sự hiểu biết, hiểu biết đây là hiểu biết lẽ phải, lẽ trái, điều thiện, điều ác; thức đây là thức tỉnh, mà thức tỉnh đầu tiên là thức tỉnh mình trước, rồi thức tỉnh người chung quanh và xã hội, chính quyền. Phản bác xã hội, phản bác chính quyền cũng là nhiệm vụ của người trí thức, nếu thấy chính quyền, xã hội sai. Tất nhiên trong đó cũng có việc nếu thấy chính quyền và xã hội đúng, thì khen.
IV) Chiều hướng thể chế kinh tế: Kinh tế tự do, tôn trọng thị trường, chỉ chấp nhận sự can thiệp của nhà nước có tính cách hướng dẫn và giúp đỡ, chứ không có tính cách áp đặt, bó buộc.
Ở đây, tôi xin nói rõ về 2 cụm từ “Kinh tế tư bản” và “Kinh tế tự do”, thực ra cụm từ kinh tế tư bản là do K. Marx và những người cộng sản dùng để chỉ kinh tế những nước tự do, chứ chính những nước này không nhận mình là kinh tế tư bản, mà là kinh tế tự do. Thật vậy, nếu chúng ta so sánh, thì chúng ta thấy những nước tự do không có một ý thức hệ như những nước cộng sản, chủ trương duy vật biện chứng, duy vật sử quan, chủ trương kinh tế thuộc về nhà nước, do nhà nước quyết định, chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu. Từ đó chúng ta có thể định nghĩa kinh tế tự do là kinh tế chủ trương bảo vệ quyền tự do tư hữu, kinh tế do cá nhân là tác nhân chính, chính quyền chỉ can thiệp để hướng dẫn, điều chỉnh chứ không có tính cách áp đặt, bắt buộc như kinh tế quốc doanh, giá cả là do thị trường quyết định theo khuynh hướng cung và cầu.
Một trăm năm qua, lịch sử đã chứng minh kinh tế tự do đã hoàn toàn chiến thắng kinh tế quốc doanh, đã cho phép những quốc gia theo mô hình kinh tế tự do phát triển tột bực, trong khi đó thì những nước theo kinh tế quốc doanh, tiêu biểu là Nga sô đã sụp đổ và Bắc Hàn đang lâm vào tình trạng dân chết đói.
Ở điểm này, tôi cũng xin nói là có người nhắc tới cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của những nước theo đồng Euro, cho rằng Hoa Kỳ và những nước tây Âu như Ý, Hy lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp là những nước theo kinh tế tự do thì đang bị khủng hoảng, trong khi đó Trung Cộng theo “kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì đang tăng trưởng mạnh và đều đặn.
Từ đó, có người cho rằng mô hình kinh tế tự do, thị trường đã thất bại.
Không hoàn toàn như vậy.
Có thất bại, hay nói đúng ra là phải chăng mô hình điều chỉnh kinh tế thị trường của Keynes đã lỗi thời.
John Maynard Keynes (1883 – 1946) có thể được coi là nhà kinh tế lớn nhất của thế giới vào thế kỷ 20, nếu so sánh với những người trước đó như Adam Smith (1723 – 1790) và Ricardo (1772 – 1823), thì Keynes cũng không thua kém gì.
Theo kinh tế tự do thị trường, thì có khuynh hướng điều chỉnh thị trường qua cung và cầu, tức là khi một món hàng rẻ có nhiều người mua, thì tự nhiên vì rẻ nhiều người mua nên cung thiếu và giá hàng trở nên đắt hơn, hay ngược lại. Tuy nhiên trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1230), trong đó có nước Anh, Keynes quan sát và nhận thấy rằng khuynh hướng điều chỉnh thị trường không xẩy ra, nhất là với người lao động. Giá nhân công càng ngày càng rẻ, mà số nhân công thất nghiệp lại càng tăng. Vì vậy Keynes đã nghĩ ra một mô hình điều chỉnh kinh tế thị trường, mà người ta thường gọi là mô hình kinh tế Keynes.
Là như thế nào?
Keynes cho phép chính quyền, qua ngân sách của mình, có thể thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước vào khoảng 3%, và dùng số tiền này để kích cầu (relance par consommation) hay kích cung (relance par offre). Chính quyền dùng số tiền bội chi tăng lương thợ làm cho khả năng mua sắm của thị trường tăng, một khi có sự tiêu thụ của dân, mà phần lớn là thợ thuyền, thì kinh tế được kích thích và trở nên điều hòa lại; hay kích cung, đó là cũng dùng số tiền này giảm thuế cho các hãng xưởng, hoặc tạo ra công ăn việc làm bằng cách làm những công trình xây cất to lớn, như mở đường, xây nhà thương, trường học v…v…
Người ta có thể nói quốc gia và vị tổng thống áp dụng đầu tiên mô hình điều chỉnh kinh tế của Keynes là Hoa Kỳ với Tổng thống Roosevelt, từ năm 1933, ngay sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính Roosevelt đã vừa kích cung lẫn kích cầu, vừa tăng lương thợ, vừa làm những công trình xây dựng to lớn, và đã thành công mỹ mãn.
Từ năm 1933 tới nay, hầu hết những nền kinh tế Tây phương đều là kinh tế tự do thị trường với sự điều chỉnh của mô hình Keynes. Thêm vào đó có sự điều chỉnh với chính sách tiền tệ qua lãi xuất. Để kích thích kinh tế ngân hàng trung ương có thể giảm lãi xuất, qua đó người dân có thể mượn tiền dễ dãi để làm ăn, hay người ta có thể tăng lãi xuất, nếu thấy có trường hợp lạm phát để giảm lượng tiền tệ trên thị trường.
Mô hình Keynes đã áp dụng từ đó đến nay, ngày hôm nay, nếu thất bại, thì người ta tự hỏi phải chăng mô hình này đã hết hiệu nghiệm.
Thực ra không phải thất bại, hết hiệu nghiệm, mà vì người ta đã quá lạm dụng và đi qua mức qui định của Keynes. Đó là thâm thủng ngân sách chỉ có thể ở dưới 3% và nợ quốc gia cao nhất chỉ có thể là 60% tổng sản lượng quốc gia.
Từ cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 2008, tới việc các nước Âu châu đang gặp khó khăn kinh tế, trong khi đó kinh tế Trung Cộng vẫn tăng trưởng mạnh và đều đặn, có người nghĩ rằng mô hình phát triển của Trung cộng là lý tưởng hiện nay.
Có phải thế không?
Theo tôi thì không, vì những lý do sau:
Tổng sản lượng quốc gia Trung cộng phần lớn là dựa vào xuất cảng (hơn 1/3 tổng sản lượng quốc gia), mà xuất cảng được là nhờ những yếu tố sau:
a. Chính sách hi sinh nông thôn cho thành thị, đi đến việc kỹ nghệ hóa một cách rừng rú, man dại, làm cho ô nhiễm môi sinh, môi trường, 80% sông ngòi Trung Cộng bị ô nhiễm, làm cho cả trăm triệu nông dân bỏ miền quê ra tỉnh kiếm việc, bị bóc lột tận xương tủy.
Chính sách kềm lương người thợ ở mức độ thấp nhất, không có bảo hiểm, không có an sinh xã hội, để thâu hút đầu tư ngoại quốc. Người nông dân và công nhân, mặc dầu trong hiến pháp và lúc nào cũng được đảng phong là lực lượng nồng cốt của đảng, nhưng thực tế là bị đảng, trở thành những ông chủ đỏ, cộng thêm với những ông tư bản trắng từ nước ngoài, bóc lột tối đa.
Chính sách kềm giá đồng Nhân dân tệ bám xát đồng Đô la, nhưng lúc nào cũng rẻ hơn từ 15 đến 20% theo giá thị trường.
Làm đồ giả và sao chép trái phép không trả tiền bản quyền.
Tất cả những yếu tố đó đã làm cho giá thành cuả hàng Trung Cộng rẻ, nên có thể xuất cảng nhiều.
Chính sách này đã tàn hại quốc gia về môi trường, bóc lột nông dân và công nhân tối đa, đưa đến những sự bất mãn và mâu thuẫn nội bộ trầm trọng. Đấy là chưa nói đến nạn tham nhũng, những viên chức địa phương tịch thu hay mua rẻ đất của dân, để bán giá cao cho ngoại quốc. Cộng thêm chính sách độc tài đàn áp những người đối lập, những dân tộc thiểu số làm nội tình Trung cộng luôn trong tình trạng bất ổn. Chính cựu Thủ tướng Trung Cộng, ông Chu dung Cơ có nói: “Trung cộng là một anh khổng lồ chân bằng đất sét” là vì vậy. Về đối ngoại thì gần đây trong một cuộc họp thượng đỉnh các nước Á châu tổng thống Hoa kỳ, Barack Obama đã tuyên bố: “Trung cộng không hành xử có trách nhiệm như một cường quốc”, vì chính sách ép giá đồng nhân dân tệ, chính sách kìm lương người thợ, chính sách xao chép trái phép.
Như vậy, thì câu hỏi đến với chúng ta: Đâu là mô hình kinh tế có thể chấp nhận đươc.
Theo tôi, thì vẫn là mô hình kinh tế tự do, thị trường với sự điều chỉnh của Keynes, nhưng phải tôn trọng lời dậy của ông: Đó là ngân sách quốc gia có thể bị thâm hụt, nhưng không được quá 3% mỗi năm, chính quyền có thể mắc nợ nhưng cũng không thể quá 60% tổng sản lượng quốc gia.
Chúng ta cứ nhìn sơ về kinh tế của những nước Tây phương, thì chúng ta thấy họ đã quá lạm dụng mô hình của Keynes, chẳng hạn như tổng số nợ của Hoa kỳ là 100% tổng sản lượng quốc gia, của Nhật là 200%, của Hy lạp là 200%, của Pháp và của Đức là trên dưới 80%, về thâm hụt ngân sách thì không phải là 3%, mà là 5%, có nước đến 10 % và hơn nữa.
Nếu áp dụng kinh tế tự do thị trường và theo đúng lời chỉ bảo của Keynes, thì kinh tế thế giới sẽ tránh được những khó khăn, bằng cớ là nước Nam Hàn đã giải quyết nhanh chóng nạn khủng hoảng 2008. Tất nhiên trong đó có nhiều yếu tố khác như giới chủ nhân và giới thợ thuyền đã có sự hợp tác giai cấp, cùng nhau bàn bạc để hạ thấp lương của cả 2 phía để nhằm tăng xuất cảng. Giới thợ thuyền của Nam Hàn rất giỏi, có khả năng và có lương tâm nghề nghiệp. Đã từ lâu, qua cuộc thăm dò của tổ chức các nước phát triển (ODCE), người thợ Nam Hàn được coi là người có kiến thức tổng quát cao nhất thế giới. Không những họ có khả năng, mà còn có lương tâm nghề nghiệp cao, làm bất cứ nghề gì, sản xuất bất cứ sản phẩm gì, họ cũng tìm cách làm tốt nhất. Một bằng chứng là hãng Hundai sản xuất xe hơi, bán ở Âu châu, được coi là xe ít có vấn đề nhất, họ dám cho chạy thử 3 tháng, nếu khách hàng không bằng lòng thì trả lại, không mất tiền, và bảo đảm trong vòng 7 năm.
Nước Việt chúng ta ngày hôm nay, so sánh với những nước chung quanh, chưa nói đến thế giới, bị thua kém về đủ mọi phương diện: đạo đức bị suy đồi, bằng cấp giả lan tràn, trẻ em phạm pháp gia tăng, người ta có thể giết nhau dễ dàng vì mấy trăm, mấy chục đô la; giáo dục xuống cấp, đại học Hà Nội là đại học khá nhất Việt Nam, nhưng so với 80 đại học Đông Nam Á thì đứng thứ 80. Ngày hôm nay Việt Nam còn thua ngay cả thời Pháp thuộc, mặc dầu tôi không có một tý gì cảm tình với chế độ thuộc địa, nhưng vào thời đó, đại học Hà Nội đứng đầu các nước Đông Nam Á, về dân trí, chúng ta chỉ cần so sánh 2 tờ báo, tờ báo Nhân dân, mà đảng cộng sản cho rằng đại diện giai cấp thợ thuyền và toàn thể nhân dân Việt nam, với tờ báo Nam Phong của Phạm Quỳnh, thời Pháp, thì chúng ta thấy sự khác biệt một trời một vực, về cả nội dung và hình thức; để tiến tới trình độ phát triển của Nam Hàn và của Singapour, Việt Nam hiện nay phải mất cả trăm năm, mặc dầu trước đó không xa, trước năm 1975, miền Nam Việt Nam không thua, mà còn hơn cả Nam Hàn.
Đây là nhiệm vụ của mỗi người Việt Nam, phải ý thức điều này, và tìm cách giải quyết bằng cách này hay cách khác.
Paris ngày 21/03/2012
 

Tư bản và gương mặt nhân bản Hoa Kỳ: Greg Smith và Goldman Sachs

10:12:am 21/03/12 | Tác giả: - ĐCV LTG. Goldman Sachs là công ty tài chánh lớn thứ Tư Hoa Kỳ, một huyền thoại trong thế giới tài chánh. Goldman Sachs cũng chính là một trong những công ty đứng đầu thế giới về kinh doanh các sản phẩm địa ốc biến chất (derivatives), chủ trương nới lỏng điều lệ vay mượn địa ốc, góp phần trong việc buôn lại các món nợ thiếu điều kiện bảo chứng (subprime loans) mà hậu quả đã làm sụp đổ thị trường địa ốc ở Mỹ năm 2008, kéo theo cả nền kinh tế Hoa kỳ và thế giới (do sự kinh doanh rộng lớn toàn cầu những sản phẩm tài chánh này).

Năm 2007, nhờ chẩn đoán trước được thị trường địa ốc sẽ sụp đổ vì không thể tiếp tục tăng trưởng mãi được, họ đã tống tháo những món nợ nhà đất không-hội-đủ-điều-kiện (subprime loans) để làm giàu bằng những khoản tiền bảo hiểm kếch sù. Năm 2008, khi bong bóng địa ốc nổ tung, phá sản hàng loạt những con nợ không đủ sức chi trả lãi xuất vay nhà đất, làm sập nhiều định chế tài chánh lớn của Hoa kỳ và thế giới, Goldman Sachs nhận được $10 tỉ Mỹ kim tiền cứu trợ của chính phủ Hoa Kỳ, họ đã ban phát tiền tặng thưởng phụ trội (bonus) – khoảng 1 triệu Mỹ kim mỗi người – cho cả ngàn nhân viên (953 nhân viên, không kể ô.Tổng giám đốc Lloyd Blankfein và một vài nhân vật cao cấp khác). Từ 18 tháng Ba 2008 cho đến 22 tháng Tư 2009, họ nhận tổng cộng tài trợ $782 tỉ Mỹ kim từ chính phủ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, không giống các vụ phá sản công quỹ ở VN, như Vinashin, tất cả các khoản nợ của Goldman Sachs đến nay đã được trang trải sạch và sòng phẳng, cùng với tiền lời, cho chính phủ Mỹ.
Hôm 14 Tháng Ba, 2012 vừa qua, một viên chức cao cấp của Goldman Sachs, ông Greg Smith, quyết định từ chức, đồng thời đăng một bức thư ngỏ trên tờ New York Times, chỉ trích điều mà ông gọi là sự suy thoái đạo đức trong công ty này. Ngay sau khi bài báo được đăng tải, Goldman Sachs mất $2.2 tỷ giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Greg Smith từng giữ vị trí Giám Ðốc Ðiều Hành Goldman Sachs, và là người cố vấn cho nhiều quỹ đầu tư, tư nhân và quốc gia, lên đến hơn một ngàn tỷ Mỹ kim. Dưới đây là nguyên văn bức thư ngỏ Greg Smith đăng trên tờ New York Times.

Ngày 14 tháng 3 2012
 
Vì sao tôi bỏ Goldman Sachs ra đi
GREG SMITH
Thái Anh chuyển ngữ


Greg Smith =>



HÔM NAY là ngày cuối cùng của tôi tại Goldman Sachs. Sau gần 12 năm làm việc tại công ty — khởi đầu trong tư cách một tập sự viên mùa Hè lúc còn là sinh viên đại học Stanford, sau đó qua New York 10 năm, và hiện nay sống tại London – tôi tin rằng tôi đã làm việc ở đây đủ lâu để hiểu rõ khuynh hướng của nền văn hóa, nhân sự và bản chất của công ty Goldman Sachs. Và có thể nói một cách thành thật rằng môi trường làm việc hiện nay tại Goldman Sachs mang tính độc hại và hủy hoại chưa từng thấy.
Xin đặt lại vấn đề trong một khuôn khổ đơn giản nhất, quyền lợi của khách hàng tiếp tục bị gạt sang một bên trong cách hoạt động và suy nghĩ của công ty về chuyện kiếm tiền. Goldman Sachs là một trong những ngân hàng đầu tư lớn và quan trọng nhất thế giới và nó thâm nhập quá nhiều vào tài chính toàn cầu để tiếp tục hành xử theo cách này. Công ty đã đi chệch hướng quá xa so với nơi tôi từng gia nhập khi vừa tốt nghiệp đại học, xa đến độ tôi sẽ đánh mất lương tri nếu nói rằng mình có thể đồng hóa chính mình với những gì công ty này đại diện.
Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên với sự hoài nghi của công chúng, nhưng văn hóa lúc nào cũng là phần thiết yếu trong sự thành công của Goldman Sachs. Nó xoay quanh tinh thần đồng đội, sự tín nhiệm, một tinh thần khiêm tốn, và luôn luôn hành xử đúng với khách hàng của mình. Văn hóa là chất dinh dưỡng bí mật giúp cho nơi đây trở nên tuyệt vời và khiến cho chúng tôi lấy được lòng tin của khách hàng trong 143 năm nay. Tiền không phải là lý do duy nhất, bởi vì nếu chỉ biết đến tiền thì một công ty sẽ không tồn tại được lâu. Tiến trình kiếm tiền phải liên hệ mật thiết với lòng tự hào và niềm tin trong tổ chức. Thế mà, tôi rất buồn khi phải nói rằng xung quanh tôi hầu như không còn dấu vết gì của một văn hóa từng khiến tôi thích làm việc cho công ty này trong những ngày xưa cũ. Tôi đánh mất đi niềm tự hào, mất luôn cả nữa niềm tin.
Đã có những ngày tươi đẹp trong quá khứ. Trong hơn một thập kỷ, tôi chịu trách nhiệm tuyển dụng và hỗ trợ các ứng viên muốn vào làm việc cho công ty, thông qua quá trình phỏng vấn gắt gao của chúng tôi. Tôi từng được chọn làm một trong 10 người (trong một công ty có hơn 30.000 nhân viên) xuất hiện trên video tuyển dụng nhân viên của chúng tôi, được chiếu ở tất cả các đại học chúng tôi ghé thăm trên thế giới. Năm 2006, tôi quản lý khóa thực tập Hè trong chương trình kinh doanh và giao dịch tại New York cho 80 sinh viên đại học được tuyển chọn, trong số hàng ngàn người xin việc.
Nhưng tôi biết đã đến lúc để ra đi, vì nhận ra rằng tôi không thể nào nhìn thẳng vào mắt sinh viên và nói với họ đây là một nơi tốt lành để làm việc.
Nếu sau này người ta viết về lịch sử Goldman Sachs, họ có thể viết rằng Tổng Giám đốc điều hành hiện tại, hai ông Lloyd C. Blankfein, và chủ tịch Gary D. Cohn, đã đánh mất đi văn hóa của công ty trong nhiệm kỳ của họ. Tôi thực sự tin rằng sự suy đồi đạo đức của công ty phản ảnh mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho sự sống còn bền vững của Goldman Sachs.
Trong suốt quá trình làm việc của tôi, tôi nhận được đặc quyền để tư vấn cho 2 trong số các quỹ đầu tư lớn nhất hành tinh này, cho 5 trong số các nhà quản lý tài sản lớn nhất Hoa Kỳ, và cho 3 trong số các quỹ tài sản quốc gia quan trọnh nhất ở Trung Đông và Châu Á. Tổng số tài sản của thân chủ tôi lên đến hơn một nghìn tỷ Mỹ kim. Tôi luôn tự hào trong việc tư vấn cho khách hàng của mình. Tôi tự hào vì tôi tin mình đã làm điều tốt cho họ, thậm chí nếu điều ấy đồng nghĩa với việc mang lại ít tiền hơn cho công ty. Càng ngày quan điểm này càng trở nên không được ưa chuộng tại Goldman Sachs. Thêm một chỉ dấu cho biết là đã đến lúc phải ra đi.
Tại sao chúng tôi lại đến nông nỗi này? Công ty đã thay đổi cách suy nghĩ về sự lãnh đạo. Lãnh đạo ngày trước đặt trọng trách vào cách vận dụng tư duy, đặt mục tiêu để làm gương và làm đúng lương tâm. Ngày nay, nếu bạn mang về đủ tiền cho công ty (và hiện giờ không phải là một tên sát nhân vấy máu người), bạn sẽ được bổ nhiệm vào một chức vụ quan trọng.
Ba cách nào nhanh chóng nhất để trở thành một lãnh đạo? a) Xuất chiêu bằng những lưỡi rìu của công ty, đó là ngôn ngữ của Goldman nói về cách thuyết phục khách hàng của mình đầu tư vào cổ phiếu hoặc các sản phẩm khác mà chúng tôi đang cố ‘tống’ đi bởi vì chúng không được coi là không có tiềm năng mang lại nhiều lợi nhuận. b) ” Săn Voi” tiếng Anh có nghĩa là khuyến dụ khách hàng của mình – một số người thì hiểu biết nhiều, và một số khác thì thiếu hiểu biết, kinh doanh bất cứ món gì sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Goldman. Cứ cho tôi là lỗi thời, nhưng tôi không thích bán cho thân chủ mình một sản phẩm không thích hợp cho họ. c) Hình dung mình đang ngồi một chỗ mà công việc của bạn là buôn bán bất kỳ sản phẩm nào khó bán, có tính lưu dụng (chuyển đổi thành tiền) thật thấp, một sản phẩm mập mờ, với cái tên được viết tắt bằng ba chữ cái. (có thể là CDS hay CDO credit default swap/collaterized debt obligation)
Ngày nay, nhiều người lãnh đạo của công ty biểu lộ một chỉ số văn hóa Goldman Sachs đích xác là zero phần trăm. Tôi từng tham dự các cuộc họp bàn sản phẩm giao dịch Chứng khoán Biến chất (derivatives) mà nơi đó người ta không dành một phút nào để hỏi làm thế nào để chúng tôi có thể giúp thân chủ mình. Toàn bộ thời gian chỉ dành nói về cách làm thế nào để có thể làm tiền khách hàng chúng tôi nhiều nhất. Nếu bạn là một người đến từ sao Hỏa, ngồi dự các phiên họp này, bạn sẽ tin rằng thành công hay sự tăng trưởng của khách hàng không phải là một phần của quá trình suy nghĩ.
Tôi cảm thấy buồn nôn khi người ta có thể nhẫn tâm bàn về cách trấn lột thân chủ của mình. Trong vòng 12 tháng qua, tôi đã thấy 5 giám đốc quản lý khác nhau gọi khách hàng riêng của họ là “đồ ngốc/”, đôi khi ngay trong e-mail nội bộ. Ngay cả sau khi SEC (1) (Ủy ban Bảo vệ Thị trường Chứng khoán), Fabulous Fab, Abacus, Sứ mệnh của Thiên Chúa (2), Carl Levin (3), Mực ống ma cà rồng (4)? Không biết khiêm tốn sao? Xin lỗi! Đạo đức à? Đang bị xói mòn.
Tôi không biết có bất cứ một hành vi bất hợp pháp nào không, nhưng liệu công ty sẽ khuyến khích thân chủ mình đầu tư vào những sản phẩm phức tạp có vẻ có khả năng sinh lợi, ngay cả khi những sản phẩm này không phải là các khoản đầu tư đơn giản không phù hợp trực tiếp với các mục tiêu của khách hàng? Tất nhiên rồi. Chuyện này xảy ra hàng ngày, tại Goldman Sachs!
Tôi sửng sốt tại sao giới quản lý cấp cao ít nhận thức ra được một sự thật rất căn bản: Nếu khách hàng không tin tưởng bạn, cuối cùng họ sẽ ngừng giao dịch với bạn. Chẳng cần biết bạn thông minh đến cỡ nào.
Ngày nay, câu hỏi mà tôi nghe nhiều nhất từ các nhân viên phân tích thị trường cấp 1 về các sản phảm derivatives là: “chúng ta làm tiền khách hàng đến cỡ nào?” Mỗi khi nghe câu hỏi này là tôi bực mình, bởi vì nó phản ảnh rõ ràng về những gì họ đang quan sát từ người lãnh đạo của họ về cách hành xử. Thử tiên đoán tương lai 10 năm nữa: Bạn không cần phải là một nhà khoa học chế hỏa tiễn mới biết rằng các nhân viên phân tích thị trường ngồi lặng lẽ trong góc phòng nghe nói về “đồ ngốc”, “móc mắt sơi tái” và “được trả tiền thù lao” sẽ khó trở nên một công dân gương mẫu.
Khi tôi là một nhân viên phân tích thị trường, năm đầu tiên, tôi chưa biết phòng vệ sinh ở đâu, chưa biết cách thắt dây giày. Tôi đã được dạy quan tâm đến đường lối của công ty, tìm hiểu về derative, hiểu biết về tài chánh, nhận biết khách hàng của chúng tôi cùng những động lực nào thúc đẩy họ, tìm xem cách họ định nghĩa thành công và những gì chúng ta có thể làm để giúp họ đạt được thành công đó.
Khoảnh khắc đáng tự hào nhất trong đời tôi là – nhận được một học bổng toàn phần để đi từ Nam Phi đến Đại học Stanford, được vào vòng chung kết chương trình học bổng Rhodes, giành huy chương đồng giải bóng bàni Olympic Maccabiah ở Israel, được mệnh danh là Thế vận hội của người Do Thái – tất cả đềulà kết quả của những nỗ lực ghê gớm, không có ngõ tắt. Goldman Sachs ngày nay lại chú trọng quá nhiều về các ngõ tắt và không đủ về thành tựu. Điều này không thích hợp với tôi nữa.
Tôi hy vọng đây là tiếng chuông cảnh tỉnh cho ban giám đốc. Hãy trở lại, đặt khách hàng làm trọng tâm cho doanh nghiệp của bạn. Không có khách hàng, bạn sẽ không kiếm ra tiền. Thật thế, bạn sẽ không hiện hữu. Loại bỏ những kẻ thất nhân mất đức, không cần biết họ mang lại cho công ty bao nhiêu tiền. Hãy trử lại một văn hóa mẫu mực một ngày xưa, để những người muốn làm việc ở đây sẽ tìm đến vì những lý do đúng đắn. Những người chỉ quan tâm đến chuyện làm tiền sẽ không duy trì được công ty này – hoặc sự tin tưởng của khách hàng của họ – lâu dài được đâu.
(Bản tiếng Việt: Nguyễn-Khoa Thái Anh)
______________________________________
1) Trong năm nay (2012) SEC (Ủy Ban Bảo vệ Thị trường Chứng khoán) phạt Goldman Sachs và một số các định-chế tài chính Mỹ $550 tỉ Mỹ kim về vụ buôn bán mờ ám các sản phẩm bất động sản và sai áp, tịch thu nhà cửa không hợp pháp.

2) Năm 2009, ông tổng giám đốc Lloyd Blankfein bị nhạo báng khi tở báo Times của Ăng-lê đăng phỏng vấn tiễt lộ lời tuyên bố của ông: “tôi đang “thi hành sứ mạng của Chúa” ở Goldman Sachs.

3) Nghị sĩ Carl Levin (Dân chủ bang Michigan) đồng hóa Goldman Sachs là “một ổ rắn độc tài chánh”

4) Nhà báo Rolling Stone Matt Taibbi mô tả ngân hàng kinh doanh Goldman Sachs là “một con bạch tuộc hút máu khổng lồ đang quấn chặt mặt mũi của nhân loại, không ngừng thọt những vòi hút máu vào tất cả những hốc hiểm nào có mùi kim tiền.”

 

Đào Tuấn – 100 triệu đồng của ông Trưởng phòng và ngôi biệt thự của ngài Thị trưởng


Đào Tuấn  – Danluan
Tháng 5-2008, sau sự kiện “Chủ tịch Cao Bằng Lô Ích Giang trả lại quà biếu”, đại biểu QH Dương Trung Quốc nhắc lại câu chuyện ông chủ tịch TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên “mang bạc tỷ đến trình báo, nhưng các năm sau đó không thấy ông ấy trình báo và nộp lại quà biếu nữa”. Những trường hợp, rất hiếm- trình nộp lại quà biếu, thực chất là nộp lại của hối lộ, được vị đại biểu QH nổi tiếng thẳng thắn bình luận theo kiểu dân gian là “chỉ có bị lộ hay không bị lộ mà thôi”.
Việc Chủ tịch của Thủ đô không thấy nộp lại quà biếu nữa dường như có liên quan ít nhiều đến ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Năm 2001, ông Nghiên được thuê lại biệt thự này với giá 500 ngàn đồng/tháng, (trong khi “một ngày trước đó” còn được cho thuê với giá 5000 USD/tháng). Tháng 8-2006, ông làm đơn xin mua theo nghị định 61 với giá 1,3 triệu đồng/m2. Báo Tiền Phong ước tính với “giá hóa giá”, ngôi biệt thự có giá chưa tới 1 tỷ đồng, bằng 10 tháng cho người nước ngoài thuê, trong khi giá trị thực tối thiểu 1,5 triệu USD.
Đến tận tháng 9-2007 ông Nghiên mới tuyên bố “trả lại”. Và 5 năm sau lời tuyên bố, đến tháng 9 năm ngoái, báo chí vẫn đưa tin ngôi biệt thự vẫn chưa được trả lại, thậm chí nó còn được vôi ve, tân trang xịn hơn so với 5 năm trước.
Câu chuyện nộp lại 1 tỷ trong năm đầu tiên và “ở lì” ngay cả sau khi đã hạ cánh của ông Chủ tịch đang làm nản lòng tin dân chúng.
Bởi vậy, rất dễ hiểu, dư luận đã không ít đàm tiếu khi, vừa mới đây, một vị trưởng phòng Cảnh sát giao thông CA Cần Thơ, đại tá Huỳnh Đấu Tranh báo cáo lãnh đạo và trả lại 100 triệu đồng tiền biếu xén.
Trả lời báo chí sau đó, đại tá Đấu Tranh nói ông nhiều lần được biếu “dăm bảy triệu đồng, dăm trăm đôla Mỹ, nghìn đôla Mỹ hoặc chai rượu”. Tuy nhiên, ông “đều trả lại”, ông “dặn người nhà”, ông “Cảm ơn vì người ta có lòng tốt mà biếu nhưng giải thích là công an nhân dân đang học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, phục vụ dân chứ đừng quà cáp gì”.
Ngay sau khi câu chuyện được đưa trên một diễn đàn ô tô xe máy, hàng trăm ý kiến đã tỏ ý nghi ngờ, đặt câu hỏi, thậm chí đàm tiếu: “Trước khi trả anh đã đấu tranh, mang đi trả cũng là đấu tranh, trả xong anh đấu tranh tiếp. Anh là Đấu Tranh”. Dư luận không phải không có lý khi đặt câu hỏi. Bởi khó tìm trong thực tế một cá nhân, kể cả cỡ “đại gia thủy sản” tự dưng cảm ơn 100 triệu đồng, lại tặng cho CSGT, chỉ vì được “tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục hành chính”. Và vì những “trường hợp” Lô Ích Giang, Hoàng Văn Nghiên không hề thấy xuất hiện lại.
Câu hỏi đặt ra là vì sao người dân lại nghi ngờ, thậm chí đàm tiếu một câu chuyện “người thực việc thực”. Câu trả lời có lẽ cũng không có gì phức tạp: Vấn đề ở đây là niềm tin.
Hồi đầu tháng, tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, con số 451 cán bộ, công chức đã nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức với tổng giá trị gần 1,8 tỷ đồng trong 5 năm 2006-2011 được chính Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là “Còn ít” và “Không phản ánh đúng thực trạng tình hình hiện nay”. Ông Phúc cũng cho rằng “Tình trạng lợi dụng các dịp lễ Tết, những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc để biếu xén vẫn diễn ra khá phổ biến. Hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp chưa giảm”.
Còn nhớ năm ngoái, khi CA TP HCM đề ra quy định CSGT làm nhiệm vụ không được mang quá 100 ngàn đồng đã có không ít ý kiến cho đây là một quy định “buồn cười”. Buồn cười không phải vì “quy định 100 ngàn”, mà bởi những kỳ vọng về việc sẽ ngăn chặn ngay được tiêu cực của quy định này.
Sự nghi ngờ, những điệu cười, và lời đàm tiếu đang là một biểu hiện cho thấy người dân ngày càng ít tin vào sự thanh liêm của đội ngũ cán bộ.
Nhưng không thế nói đến một sự khủng hoảng niềm tin, bởi còn có một “ngoại lệ Nguyễn Bá Thanh”. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lại vừa có buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ CA Thành phố. “Kể từ tháng 3, Lực lượng CSGT tại 4 cửa ô sẽ được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/tháng”. Tuy nhiên, nếu phát hiện CSGT nào nhận mãi lộ sẽ tước quân tịch và đuổi khỏi ngành, không cần phải xem xét mức độ nặng nhẹ. Tất nhiên, không xem xét đến số tiền nhận là 1 tỷ, 100 triệu, hay chỉ 100 ngàn đồng.
Điều không bất ngờ là người dân tin ngay vào những điều ông nói – dù bản chất đó chỉ là một tuyên bố như hàng chục tuyên bố trước đó.
Đơn giản là ông Nguyễn Bá Thanh đã từng nói, và đã từng làm đúng những gì mình nói. Đơn giản nhưng mà khó.

Nguyễn vạn Phú :Đã có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể?

Nguyenvanphu

Thời gian qua, nhiều báo, nhiều bài viết trích dẫn báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nói rằng số lượng doanh nghiệp giải thể năm 2011 lên đến 79.014 doanh nghiệp.
Nói như vậy là không chính xác (theo báo cáo). Bởi báo cáo ghi rõ (và người viết đã kiểm tra với bên VCCI): “Tính cả năm 2011, số doanh nghiệp giải thể dừng ở con số 7.611 doanh nghiệp”.
Con số 79.014 doanh nghiệp giải thể là tính từ trước cho đến cuối năm 2011 (tức cộng dồn nhiều năm lại).
Theo giải thích của VCCI, có 6 khái niệm chỉ trạng thái tồn tại của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đăng ký thành lập: tính đến cuối năm 2011 là 622.977 doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp giải thể: Tức có đến đăng ký giải thể. Tính từ trước cho đến cuối năm 2011 là 79.014 doanh nghiệp; riêng năm 2011 là 7.611 doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động: Tức có đến đăng ký tạm ngưng hoạt động. Nhiều hơn số doanh nghiệp giải thể. Không có số liệu cho cả năm 2011 (9 tháng đầu năm 2011 là 11.421 doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký giải thể: Tức đối chiếu số liệu với bên thuế. Nhiều hơn số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhiều lần. Không có số liệu cho cả năm 2011 (9 tháng đầu năm 2011 là 31.477).
- Doanh nghiệp tồn tại về mặt pháp lý: Tính đến cuối năm 2011 là 543.963 doanh nghiệp. Lấy số đăng ký thành lập trừ số đăng ký giải thể.
- Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động: Lấy số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế, chỉ khoảng trên 290.000 doanh nghiệp.
Như vậy con số doanh nghiệp giải thể cũng không nói lên được gì nhiều. Phải lấy con số doanh nghiệp dừng nộp thuế (vì bên thuế kiểm soát con số này chặt chẽ hơn nhiều) để hình dung tình cảnh khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.

Lê Diên An – Không điên tiết thật không phải con người

Lê Diên An _Danluan
Đây là lần cuối khi các anh mời mọc em về vấn đề biểu tình cách đây đã hơn 8 tháng, đừng bao giờ lấy lý do làm rõ về cuộc biểu tình hay lý do không liên quan gì để mời rồi hỏi tùm lum về người này người kia nữa. Việc hôm nay em đến đây cũng vì thông cảm đó là nhiệm vụ của các anh phải làm, em thừa hiểu khi đến đây sẽ không còn gì để làm rõ về cuộc biểu tình chống Trung Quốc nữa vì đã làm việc rất rõ và hơn cả rõ nữa từ ngày 17, 18, 19/07/2011 và nhiều ngày khác rồi và đây là lần cuối em hợp tác, có nghi ngờ gì thì các anh cứ điều tra… Nếu có bất kỳ bằng chứng gì chứng minh em phạm pháp thì bắt luôn đi, còn muốn biết những người khác như nào thì trực tiếp điều tra những người í đi! Việc em đi ngoại giao, vui chơi với bất kỳ ai là quyền tự do của em, em không quan tâm việc riêng tư của ai và đó là phép lịch sự tối thiểu.
Còn gán cho mình là rải truyền đơn gì nữa… truyền đơn gì, đâu đâu?
Thật nực cười, khi là một ca sĩ thì sự giao tiếp sẽ rất rộng rãi và được nhiều người chú ý đến mình, còn bộ não có giới hạn của 1 con người thì để tập trung suy nghĩ làm việc sao cho tốt để cố gắng trở thành 1 con người có ích cho người thân yêu, cho XH… thế mà cứ bắt mình phải nhớ và nhận xét hết người này đến người nọ, thậm chí phải nhớ ngày í ăn nhậu, vui chơi ở đâu. Nói lần cuối cùng tại đây cho các anh hiểu luôn nhá (mặc dù tôi đã nói rất rất nhiều lần… đến khô cả cổ họng trong mỗi buổi làm việc): BỘ NÃO TÔI CHỈ CÓ 1, 2 TAY VÀ 2 CHÂN, vẪN CHƯA HỌC ĐƯỢC PHÉP PHÂN THÂN HAY CHUI VÀO ĐẦU HAY VÀO BỤNG NG KHÁC ĐỂ MÀ ĐỌC ĐƯỢC SUY NGHĨ CỦA HỌ.
Còn tờ giấy mời tôi post lên đây để làm gì hả? Đó là những tờ giấy rất rất rất lạ đối với tôi, post làm gì hả??? Để cho nhiều người khác biết được CHUYỆN LẠ NHƯNG CÓ THẬT ít nhất đã xảy za với bản thân tôi, chỉ vì tôi đã đi biểu tình chống Trung Quốc từ ngày 17/07/2011 và bị bắt và… Ủa, đi biểu tình chống Trung Quốc là tội phạm??? Eo ui… tôi ko có quyền cứt gì ^^^^^^^^^^^^^^^^
PS: Còn nữa, có công an nào gọi điện nhắc nhở tôi ko à? Nhắc nhở gì ^^ ít đi nhậu, đi chơi hả? Có đấy! Gọi và nhắn tin với nội dung hăm dọa nha! Mà tôi cóc cần biết các anh là ai!? Đi hăm he, hù dọa người dân lương thiện như tôi thì cũng chỉ là cặn bã của XH! Đan Mạchchchchchch

_____________________

Ghi chú của Dân Luận

Bản trên đây đã được gõ lại cho dễ hiểu, không thay đổi nội dung entry của tác giả. Còn đây là giấy mời tác giả, chị Lê Thu An – tức ca sĩ Lê Diên An – của Công An quận 8 Tp. HCM, với lý do làm rõ việc tham gia biểu tình tại trung tâm thành phố:
danluan_00171.jpgNguồn: Diên An

Inside the Ring: Beijing coup rumors-  By Bill Gertz   – The Washington Times

CƠN ĐỊA CHẤN CHÍNH TRỊ TẠI BẮC KINH

Tài liệu tham khảo đặc biệt       -Thứ ba, ngày 20/3/2012
TTXVN (Oasinhtơn 15/3)

Về một loạt các sự kiện diễn ra mới đây trong nội bộ Trung Quốc, từ việc cách chức Bí thư Bạc Hy Lai đến bài phát biểu gây chn động của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tạp chí Newsweek của Mỹ ngày 15/3 có bài phân tích gọi đây là một cuộc nội chiến về chính trị tại Bắc Kinh. Sau đây là nội dung bài viết:
Việc loại bỏ không chút lễ nghi ông Bạc Hy Lai, bí thư đầy quyền lực và uy tín tại Trùng Khánh, thành phố lớn ở phía Tây Nam của Trung Quốc là một cơn địa chấn chính trị với những dư chấn lan tỏa khắp Trung Quốc Ông Bạc Hy Lai là nhân vật lớn hơn cả chức vụ mà ông nắm giữ: người quyền lực nhất và có sức thuyết phục nhất tại Trung Quốc đối với những người cánh tả và tân Maoít. Đúng như ông Bạc nhận xét trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh mới đây, nếu “chỉ có một vài người giàu vào cuối thập kỷ tăng trưởng kinh tế phi mã, “thì chúng ta là tư bản, chúng ta đã thất bại”.
Ông Bạc Hy Lai giới thiệu “mô hình Trùng Khánh” của ông là một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa đạo đức của chủ nghĩa cộng sản, công bằng xã hội, hiệu quả kinh tế, phá vỡ kỷ lục tăng trưởng thông qua các công ty nhà nước, trong khi phân chia một phần của cải đó cho công nhân trong các chương trình nhà ở, giáo dục và y tế mang tính xã hội chủ nghĩa. Ông say sưa với các khẩu hiệu kiểu Maoít. Chiến dịch “hát nhạc đỏ và tấn công đen” của ông đã đánh đúng vào tình cảm của nhiều người Trung Quốc vốn bất bình với tham nhũng và sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn mà nhiều người đổ lỗi cho tự do hóa kinh tế
Ông Bạc Hy Lai cũng có ảnh hưởng do nằm trong số các “Thái tử” – con cái của các anh hùng lớn trong cuộc cách mạng năm 1949, những người cho đến rất gần đây vẫn được coi là cấm đụng chạm. Ổng được quy hoạch để đẩy lên vị trí chính trị cao nhất vào tháng Mười này, chắc chắn nắm một trong chín ghế của Ban Thường vụ Bộ Chính trị – một tổ chức quyền lực mà những kẻ gièm pha ông Bạc (gọi ông là “Mao con”) sợ rằng ông sẽ chiếm quyền và chi phối. Và thực tế, trong chuyện ra đi bất ngờ của ông Bạc Hy Lai có hơi hướng của vụ bè lũ bốn tên năm 1976.
Có thể đo lường được mức độ khó khăn mà ông Bạc Hy Lai đã thách thức các lãnh đạo tại Bắc Kinh về mặt tư tưởng bằng việc đích thân Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phải lên tiếng một ngày trước đó. Trong một cuộc họp báo được phát sóng trực tiếp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cố tình chèn vào bài phát biểu những ý tứ rằng số phận chính trị của ông Bạc Hy Lai đã kết thúc.
Các cuộc họp báo của đảng ở Trung Quốc thường không phải là các sự kiện đáng chú ý, càng đương nhiên là như vậy trong những tháng trước khi diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp, khi tất cả các cán bộ phải thể hiện sự thống nhất trong đảng. Vì vậy cuộc gặp kéo dài ba giờ giữa ông Ôn Gia Bảo và các nhà báo nước ngoài và trong nước vào lúc kết thúc Hội nghị đại biểu nhân dân toàn quốc hôm 14/3 là rất đặc biệt. Thủ tướng Trung Quốc đã vẽ lên những hình ảnh ghê rợn của Cuộc cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, tuyên bố rằng ước vọng dân chủ của người Arập là một lực đẩy không thể cưỡng lại, thuyết phục người Trung Quốc về tính cấp bách của cải cách chính trị, và tấn công không che đậy vào “Thái tử đỏ” Bạc Hy Lai. Bài phát biểu của ông Ôn Gia Bảo thể hiện rõ với tất cả những người theo dõi rằng, theo quan điểm của ông và những người chủ trương hiện đại hóa, không có chuyện quay ngược lại lịch sử; Trung Quốc đang trên đường đi tới một tương lai rất khác so với quá khứ thời Mao.
Lời trách phạt của Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang kịch tính đúng như chính trị Trung Quốc – và ông đã đúng, rằng tương lai của Trung Quốc phụ thuộc vào kết quả của cuộc đấu tranh trong chính nội bộ đảng. Trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình (và vì vậy không thể bị cắt xén hay giải thích khác đi cho công chúng), ông Ôn Gia Bảo đã lựa chọn – đúng như ngày hôm sau cho thấy – một quyết định tập thể trong nội bộ lãnh đạo cao cấp – sử dụng cuộc họp báo mỗi năm một lần, vào đúng giờ cao điểm, để tấn công vào Bạc Hy Lai, và thể hiện sự phản đối với việc đưa ông Bạc Hy Lai vào Thường vụ Bộ Chính trị.
Với một sự thẳng thừng gần như chưa bao giờ thấy trong hoạt động chính thống cứng nhắc của Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo sử dụng diễn đàn công khai nhất này để gọi Cách mạng Văn hóa là một “bi kịch” – và bi kịch đó, nếu không có những cải cách chính trị cấp bách, “có thể tái diễn”. Ngược lại, ông Bạc Hy Lai coi việc hồi phục “văn hóa đỏ” là quan điểm chính của mình.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo mập mờ không nói rõ cải cách chính trị là thế nào ở Trung Quốc – với chỉ một năm còn lại trong suốt một thập kỷ tại vị, những điểm cụ thể, chi tiết không phải là điểm chính. Mục đích của ông Ôn là sử dụng tất cả ảnh hưởng đáng kể còn lại của mình để ủng hộ quá trình cải cách tự do, đi ngược với phái tả trong đảng do Bạc Hy Lai đứng đầu.
Và ông tuyên bố với cả nước: “Cẩn thận: con người này nguy hiểm”. Ông Ôn phản hồi một cách mạnh mẽ trong buổi phát sóng trước những câu hỏi về câu chuyện đầy kịch tính đã thu hút cả nước kể từ khi tin tức lộ ra vào tháng trước Giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn đến tổng lãnh sự quán Mỹ và bị bắt sau đó tại Bắc Kinh. Sự bàn luận về vụ việc này đã diễn ra gần như không bị kiểm duyệt trên khắp các blog mạng của Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo với giọng sắc lạnh nói rằng thành ủy Trùng Khánh (do Bạc Hy Lai đứng đầu) phải kiểm điểm nghiêm khắc về “sự cố” và chính phủ đang điều tra vụ việc với mức độ cao nhất. Ông nói; “Phải có câu trả lời cho nhân dân và kết quả điều tra phải vượt qua được thử thách về pháp luật và lịch sử”.
Điều mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo không nói tới là việc Bắc Kinh thực ra đã điều tra Trùng Khánh từ gần một năm nay, rất lâu trước khi Vương Lập Quân bất ngờ bị ông chủ của mình loại bỏ và trốn khỏi Trùng Khánh vì sợ nguy hiểm đến tính mạng. Bắc Kinh đã thu thập được bằng chứng rằng chiến dịch “tấn công đen” của Bạc và Vương, về danh nghĩa là chống tội phạm có tổ chức, còn là cái vỏ che đậy việc bắt giữ hàng nghìn doanh nhân cực kỳ giàu có. Bị giam giữ trong các nhà tù bí mật và thẩm vấn kèm tra tấn nhiều người đã chịu án tù lâu năm hoặc xử tử. Nhiều người bị tịch thu tài sản – một cách khôn khéo để tạo nguồn tiền cho chương trình nhà ở cho người nghèo của ông Bạc, và cũng để có đủ tiền trả cho chiếc Ferrari màu đỏ của con trai ông ta, và mua chuộc sự trung thành.
Chiến địch “tấn công đen” cũng là một cách tạo tai tiếng tham nhũng cho Uông Dương, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông hiện cũng đang chờ vào Thường vụ Bộ chính trị, bằng cách để cho mọi người kết luận là ông Uông chắc hẳn đã cho phép các doanh nhân này phát triển nhanh chóng khi ông giữ chức bí thư Trùng Khánh. Trong cuộc họp báo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khen ngợi nhiệm kỳ của Uông Dương.
Giáo sư Đồng Chi Vĩ người thực hiện cuộc điều tra của Bắc Kinh, là chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về luật pháp, quản trị và hiến pháp, hiện giảng dạy tại Đại học Giao thông danh tiếng ở Thượng Hải. Báo cáo của ông được trình lên các nhà lãnh đạo vào mùa Thu năm ngoái và được ông nói. đến trên truyền hình với các kết luận buộc tội. Ông cho rằng mục tiêu của “tấn công đen” là “làm suy yếu và loại bỏ các doanh nghiệp tư nhân “từ đó củng cố các doanh nghiệp nhà nước hay các nguồn tài chính cho chính quyền địa phương”. Tác động chính của nó, theo ông, không phải là với mafia ở Trùng Khánh, mà là khiến giới giàu có nhất mất hết tiên bạc, mất quyền lực và thậm chí cả gia đình – nhiều người còn bị tống tù. Một trong các triệu phú này, doanh nhân Li Jun hiện sống lưu vong không chút tiền bạc, đã miêu tả sự tra tấn mà ông nói là đã phải chịu đựng dưới sự “tân khủng bố đỏ’’, do Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân chỉ đạo. Một nhân vật khác là Zhang Mingyu, người tuyên bố nắm trong tay các cuốn băng làm bằng chứng về các biện pháp đối với tù nhân, đã bị cảnh sát Trùng Khánh vây bắt tại Bắc Kinh gần đây.
Nếu ông Bạc Hy Lai hy vọng đưa Vương Lập Quân ra làm người đỡ đòn khi tấm lưới đã vây kín xung quanh, thì bước đi này đã gây tác động ngược lại. Bắc Kinh đã quyết định trừng phạt Vương Lập Quân – và công bố sự thật kinh hoàng về cáo buộc tra tấn, ép cung và các biện pháp phi pháp đã được sử dụng ở Trùng Khánh, đúng như Thủ tướng Ôn đã hứa sẽ công bố điều tra của Bắc Kinh về vụ của Vương. Các công bố này, nếu đúng sự thật, sẽ hủy hoại cả hai nhân vật của Trùng Khánh. Ông Bạc Hy Lai rất có thể phải chịu trừng phạt nặng hơn mức mất chức. Để phá vỡ gọng kìm của phe tả thì phải làm mất uy tín của Bạc. Cuộc đấu này không đơn thuần giữa hai đối thủ tham vọng nhằm vào vị trí lãnh đạo. Việc sa thải Bạc Hy Lai còn là động thái tấn công phủ đầu để đảm bảo rằng xu hướng cải cách nổi lên tại Trung Quốc, chứ không phải là mô hình nhà nước kiểm soát tuyệt đối. Bằng việc nhắc lại một thập kỷ đen tối của Cách mạng Văn hóa, ông Ôn Gia Bảo đã đặt thêm sức ép để Tập Cận Bình phải đứng hẳn sang một bên, ngay lập tức, với các lực lượng ủng hộ hiện đại hóa.
*
*          *
TTXVN (Angiê 17/3)
Việc Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc, bị cách chức được giới quan sát đánh giá như một quả bom phát nổ vào thời điểm nhạy cảm khi chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại hội lần thứ 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, một đảng “khổng lồ” với 80 triệu đảng viên và sẽ cho ra đời một ban lãnh đạo mới.
Theo nhà phân tích Claude Lely của tạp chí “Tin Trung Hoa”, vụ việc này giúp củng cố vị thế của phái “cải cách” do Hồ cẩm Đào đứng đầu, đồng thời cho thấy cuộc tranh giành các vị trí lãnh đạo chủ chốt quyết liệt và gây xáo động trong Đảng đến mức nào.
Bạc Hy Lai là người có sức thuyết phục, có phong cách riêng và mang dáng dấp của một Kennedy Trung Hoa, một chính khách được giới truyền thông ưa thích. Việc ông được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy Trùng Khánh năm 2007 có thể là thăng chức, cũng có thể là bị đi đày. Đối với ông, điều đó không quan trọng vì ông muốn biến nơi đây thành bàn đạp để leo lên vị trí lãnh đạo cao hơn.
Trong một hệ thống chính trị dựa trên cơ sở bầu bán nội bộ, Bạc Hy Lai lại muốn dựa vào dân chúng để thỏa mãn tham vọng cá nhân. Ông đáp ứng cảm giác mất mát giá trị của người Trung Quốc bằng chủ trương tái lập nền văn hóa cộng sản chính thống, với những bài ca cách mạng trên phố và truyền hình, chiến dịch phục hồi tư tưởng Maoít trên Internet và điện thoại di động, lên án sự xâm lăng của văn hóa phương Tây Cứ như thế, Trùng Khánh trở thành biểu tượng của trào lưu “Đổi mới Đỏ”, còn Bạc Hy Lai trở thành ngôi sao sáng trên chính trường Trung Quốc.
Bạc Hy Lai thuộc phái bảo thủ muốn giãn tiến độ cải cách kinh tế và là hiện thân của một “cánh tả mới”. Giới trí thức ủng hộ phái này cũng như nhân vật mị dân này, và cho rằng không phải tất cả những gì diễn ra trong Cách mạng văn hóa đều đáng bị vứt bỏ. Ông ve vãn báo chí và được báo chí đáp lại. Chính chiến dịch chống- tham nhũng chưa từng thấy giúp ông nổi tiếng trong cả nước. Trùng Khánh nổi tiếng là một trong những sào huyệt của maphia Trung Hoa và Bạc Hy Lai muốn tiến hành một cuộc chiến vừa bằng sức mạnh, vừa bằng truyền thông, với sự trợ giúp của Vương Lập Quân, Giám đốc công an thành phố.
Các vụ xử án quan chức ồn ào triệt hạ được một số địch thủ, đàn áp bằng tra tấn và dẫn đến nhiều vụ kết án tử hình, những chính sách cứng rắn của “ông vua con” của Trùng Khánh khiến giới truyền thông và người dân Trung Quốc thích thú. Quả thực là một số giới truyền thông coi ông như một nhà độc tài, biểu tượng của giới lãnh đạo không ai đụng đến được. Họ đăng tải tin đồn về tham nhũng, đầu tư ra nước ngoài hay thói chơi ngông của con trai ông thích xe hơi hạng sang và gái đẹp.
Đại đa số dân chúng trong nước tin những điều ông nói: từ thành phố cảng Đại Liên đến Trùng Khánh, nơi nào xã hội cũng an toàn hơn, thành phố phát triển nhanh hơn và dân chúng cảm thấy mình gần gũi với Đảng hơn. Tất cả là nhờ Bạc Hy Lai.
Trái lại, giới chức lãnh đạo cấp cao của Đảng lại không đánh giá cao chính sách mị dân của Bạc Hy Lai, phê phán ông về phong cách làm việc cá nhân và thiếu tôn trọng quy định của Đảng. Bạc Hy Lai bỏ ngoài tai tất cả vì ông nghĩ rằng sự ủng hộ của dân chúng sẽ giúp ông lên được Bắc Kinh Và “ngôi sao đỏ” nằm trong số những nhân vật có nhiều cơ hội nhất để giành một trong 9 ghế thường vụ Bộ chính trị.
Vụ Vương Lập Quân dường như nổ ra vào thời điểm thích hợp đối với phái chống Bạc Hy Lai. Có người cho rằng vụ này được phái cải cách trong Đảng dàn dựng với sự đồng tình của Hồ Cẩm Đào. Một nguồn tin thông thạo vấn đề này cho biết Hồ cẩm Đào khẳng định trước Quốc hội rằng Vương Lập Quân là kẻ phản bội khi định xin tị nạn tại Mỹ.
Tuy nhiên, mục tiêu chính trong vụ này được cho là nhằm vào Bạc Hy Lai. Là chính khách giỏi và có sức thuyết phục, ông trở thành nạn nhân của việc mình được lòng dân. Còn những người có mưu đồ đã âm thầm hành động để triệt hạ sự nghiệp chính trị của ông. Tuy không ai biết vai trò của Bắc Kinh cũng như của Bạc Hy Lai trong vụ cánh tay phải của ông này chạy trốn rồi bị bắt là như thế nào, song nhiều người ủng hộ quan điểm
theo đó, đối với chính quyền, vụ bê bối này là một cơ hội tốt để loại trừ một quan chức lãnh đạo quá tham vọng.
Bạc Hy Lai nói ông không biết gì về sự việc liên quan đến Vương Lập Quân mà cho đó là một trường hợp mang tính cá nhân, nhưng cuộc họp báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã định đoạt số phận của ông. Ôn Gia Bảo phê phán công khai cách lãnh đạo của Đảng bộ Trùng Khánh vì cơ quan này “phải biết” và “tính tới” vụ Vương Lập Quân. Việc Ôn Gia Bảo ý tứ nói đến cuộc Cách mạng văn hóa cũng là nhằm vào Bạc Hy Lai. “Nguy cơ” mà Ôn Gia Bảo nói đến chính là nguy cơ của một quan chức lãnh đạo quá quan tâm đến lợi ích cá nhân mình và sẵn sàng làm mọi điều sai lệch để đạt mục đích.
Trong Đảng cộng sản Trung Quốc rất ít khi xảy ra việc các quan chức lãnh đạo cao cấp phê phán nhau, do đó tuyên bố của Ôn Gia Bảo nói lên nhiều điều. Việc cách chức Bạc Hy Lai cũng khẳng định một điều: Ôn Gia Bảo phát biểu nhân danh toàn Đảng. Chuyên gia Willy Lam, thuộc trường Đại học Trung Quốc (Hồng Công), khẳng định như vậy, chắc chắn sự nghiệp của Bạc Hy Lai đã chấm dứt.
Tuy thận trọng, song các nhà phân tích cho đây là thất bại của phái bảo thủ Maoít mới trước phái “tự do” và “cải cách” thuộc phái Đoàn thanh niên của Hồ cẩm Đào. Khi nói về phái này, ông Jean-Philippe Béja, nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường Đại học Sciences Po (Pháp), cho rằng lúc này, có thể nói các nhân vật tự do nhất đắc lợi và Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, càng có cơ may lọt được vào Ban thường vụ hơn. Là người thuộc phái Đoàn thanh niên, Uông Dương có tham vọng nhảy vào Ban thường vụ từ bệ phóng là tỉnh Quảng Đông ở miền Nam, đầu tàu kinh tế của Trung Quốc, nơi nhân vật theo trường phái “tự do” này tạo dựng tiếng tăm trên cương vị người đứng đầu cơ quan đảng.        
Điều trớ trêu của lịch sử là trước đó Uông Dương là người tiền nhiệm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Nhà nghiên cứu Willy Lam, cho rằng Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc chiến đang gia tăng giữa phái Đoàn thanh niên và phái Thái tử đỏ, con cái của các vị anh hùng cách mạng như Bạc Hy Lai, con của Bạc Nhất Ba. Vụ thanh trừng Bạc Hy Lai, người theo lôgích sẽ vào Bộ chính tri sau Đại hội lần thứ 18, đánh dấu thắng lợi của phái Đoàn thanh niên đứng đầu là Hồ Cẩm Đào. Nhưng còn phải xem vị trí đó có được trao cho một vị thái tử đỏ nào khác không, hay sẽ được trao cho một nhân vật thuộc phái Đoàn thanh niên. Ông cho rằng cũng nên thận trọng ở một nước nơi Đảng cộng sản lãnh
đạo bằng bàn tay sắt từ 62 năm nay.
Bạc Hy Lai được thay thế bằng Trương Đức Giang, một quan chức có phong cách ít cá nhân hơn và tham gia ban lãnh đạo cao cấp của Đảng từ 10 năm nay. Ông cũng là đệ tử của cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân. Tốt nghiệp trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên, ông rất ít khi được nhắc đến, trừ trong vụ cúm gà năm 2002. Lúc đó, với tư cách là Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, ông quyết định giấu giếm vụ việc khiến virút lan sang Hồng Công rồi từ đó lan ra toàn thế giới. Trương Đức Giang nổi tiếng , là người cứng rắn, kín đáo và trung thành với Đảng.
Việc sa thải Bạc Hy Lai tạo ra một bầu không khí không chắc chắn về tương lai của ban lãnh đạo Trung Quốc. Các đồng minh bảo thủ của ông có thể bị mất ổn định khi chỉ còn vài tháng nữa là đến thời điểm đổi mới ban lãnh đạo cao nhất của nước này, với việc hoạch định chính sách cho 10 năm tới.
Theo chuyên gia Guo Yingjie, thuộc trường Đại học công nghệ Xítni, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo được coi là những nhà “tiền cải cách”. Khi ngăn chặn được Bạc Hy Lai trên con đường vào Ban thường vụ Bộ chính trị, cả hai nhà lãnh đạo này bảo đảm chắc chắn họ vẫn còn ảnh hưởng sau khi ra đi. Tập Cận Bình, người rất có thể sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ cẩm Đào, và Lý Khắc Cường, người cũng có nhiều khả năng sẽ thế chỗ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, có thể sẽ là những người duy nhất được giữ lại trong Ban thường vụ Bộ chính trị sau đại hội Mười tới tới. Bảy thành viên khác sẽ được thay thế nếu trung tâm quyền lực của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục có 9 người.
Ông Jean-Philippe Béja, cho rằng đã nhầm khi khẳng định tiến trình kế nhiệm ở Trung Quốc đã được thể chế hóa, vì sắp tới có thể sẽ còn nổ ra nhiều vụ việc khác. Các phe phái hiện đã sẵn sàng, bằng chứng là vụ Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ai thắng, ai thua đây? Việc thanh trừng Bạc Hy Lai tác động thế nào đến thành phần – vốn phải phản ánh một sự cân bằng tinh tế – của Ban thường vụ mới và đường lối của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong 10 năm tới? Nền chính trị Trung Quốc vẫn luôn mờ ảo và không thể lường trước được như dưới thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình. Đó chính là truyền thống chính trị đặc trưng của Trung Quốc.
***
TTXVN (Bắc Kinh 10/3)
 Ngày 10/3, mạng Trung Quốc trích đăng lại nội dung cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước nhân dịp tham dự kỳ họp Lưỡng hội năm nay của Thị trưởng Hoàng Kỳ Phàm và ông Bạc Hy Lai v sự kiện Vương Lập Quân, nội dung như sau:
Bạc Hy Lai nói: Vương Lập Quân đang được các bộ ngành trung ương điều tra. Điều tra đã thu được những tiến triển, sau khi có kết luận điều tra sẽ công bố trước công luận.
Thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm đã giới thiệu vắn tắt quá trình tham gia xử lý vụ việc. Ông nói, chiều ngày 7/2, ông và ông Bạc Hy Lai lái xe đi Thành Đô, không mang theo bất cứ xe cảnh sát nào, ngay cả xe dẫn đường cũng không có. Đối với thông tin trên mạng nói ông dẫn 70 xe cảnh sát Trùng Khánh đến bao vây Tổng lãnh sự quán Mỹ, Thị trưởng Hoàng Kỳ Phàm cho rằng đây là thông tin bịa đặt.
Hoàng Kỳ Phàm nói tiếp chúng tôi đến đó mất 4 tiếng, bản thân tôi gặp mặt và thảo luận với Vương Lập Quân trong 2 giờ đồng hồ. Tôi đã làm rõ tình hình của anh ấy, cũng như làm công tác tư tưởng đối với anh ấy, anh ấy cũng đồng ý cùng chúng tôi ra khỏi Tổng lãnh sự quán Mỹ, cho nên sau này nói anh ta lưu lại 24 giờ, đồng thời tự nguyện ra khỏi Tổng lãnh sự quán Mỹ, thực sự là như vậy. Không có bất cứ người nào cưỡng bức anh ấy, tôi cũng không có khả năng cưỡng bức anh ấy.
Bạc Hy Lai thừa nhận: Vương Lập Quân đã làm được không ít việc trong tấn công trấn áp tội phạm. Cũng chính vì vậy, Thành uỷ, tập thể chính quyền thành phố sau khi nghiên cứu đã đề bạt sử dụng anh ấy, hơn nữa trong đánh giá của các tổ chức, đơn vị liên quan, anh ấy cũng thực sự đứng đầu trong danh sách. Tuy nhiên, Vương Lập Quân chỉ là người phụ trách một bộ phận trong đấu tranh trấn áp tội phạm. Công tác đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh do ủy ban Chính pháp điều phối, các cơ quan như công an, toà án, viện kiểm sát phối hợp tiến hành, không phải là việc của một cá nhân Vương Lập Quân. Về danh hiệu Anh hùng đả hắc của Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai chỉ rõ đây là tên gọi do quần chúng tự đặt cho Vương Lập Quân, không phải do Thành ủy và chính quyền thành phố Trùng Khánh đặt. Bạc Hy Lai cũng nói rằng hầu hết công an, cảnh sát Trùng Khánh đều tốt, không nên thổi phồng sự kiện Vương Lập Quân, không nên vì Vương Lập Quân mà xoá bỏ những nỗ lực của đại đa số công an, cảnh sát khác. Sự việc ngày 6/2, tôi thực sự không lường trước được.
Về tổ chức, công việc của anh ấy cũng rất được ủng hộ. Đánh giá của quần chúng nhân dân, những thông tin tôi biết cũng đều tích cực. Tình cờ nghe được một số phản ánh, tôi cũng kịp thời phản hồi lại cho anh ấy, kể cả phê bình góp ý. Nhưng sự việc anh ấy chạy trốn, tôi hoàn toàn không nghĩ đến .
Bạc Hy Lai nói để xảy ra vấn đề này, ông rất đau lòng. Ông cảm giác rằng ông dùng người thiếu đôn đốc kiểm tra. Ông nói, xem ra bất cứ một địa phương nào, tình hình tốt lên, cũng cần phải cảnh giác đề phòng, ngăn chặn xảy ra những vụ việc không lường trước. Nhưng mặt khác, cũng không thể vì những vụ việc không lường trước xảy ra mà buồn lòng nản chí. Ông nói, việc đã xảy ra như vậy rồi, suy nghĩ việc đã qua là đúng.
Sau sự kiện Vương Lập Quân, có phân tích cho rằng, sinh mệnh chính trị của Bạc Hy Lai kết thúc từ đây, hy vọng được vào một trong chín ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã không còn. Đối với vấn đề này, Bạc Hy Lai bày tỏ: Đối với cá nhân tôi, từ đáy lòng, từ trước đến nay tôi chưa có bất cứ liên hệ gì giữa bản thân với những vấn đề cụ thể tại Đại hội 18. Hiện nay việc Trùng Khánh đang chào đón Đại hội 18 chính là nỗ lực làm tốt các mặt công tác. Tôi cảm thấy đây mới là hiện thực. Những việc khác không phải là điều tôi suy nghĩ.
Trùng Khánh có một tỉ phú tên là Lý Tuấn đã chạy ra nước ngoài. Gần đây, khi trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây, ông ta nói rằng trong phong trào trấn áp tội phạm của Trùng Khánh, ông ta đã bị tra tấn bức cung. Có phóng viên hỏi, tra tấn bức cung thực sự có phải là hiện tượng cá biệt của Trùng Khánh, vậy ai nên chịu trách nhiệm trước vấn đề này?
Bạc Hy Lai trả lời: Thứ nhất, tỉ phú mà bạn nói là ai, tôi hoàn toàn không biết. Thứ hai, trong phong trào đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh, theo như tình hình tôi được biết với tư cách là người chịu trách nhiệm thì có thể nói rằng không có tra tấn bức cung. Thực sự, diện liên quan trong quá trình đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh tương đối rộng, nhưng chúng tôi làm án theo pháp luật. Nếu có chứng cứ gì xác đáng, các bạn có thể đưa ra. Nhưng tôi hy vọng đó chỉ là tin đồn.
Liên quan đến thông tin tiêu cực về người thân, Bạc Hy Lai nói rằng: Thậm chí người ta còn nói con trai tôi du học nước ngoài, lái chiếc xe Ferrari màu đỏ, một cách nói hồ đồ. Tôi cảm thấy hết sức tức giận. Tôi và vợ tôi không có bất cứ tài sản cá nhân nào. Mấy chục năm nay vẫn như thế này. Vợ tôi vốn là luật sư đã được Bộ Tư pháp thừa nhận từ rất sớm trước đây, trong thời gian làm luật sư tại Đại Liên đã hoạt động rất thành công. Nhưng lo ngại có thể có người đặt chuyện nói chúng tôi thông qua văn phòng luật sư để kiếm tiền, nên bà đã đóng cửa vài văn phòng. Đây là việc của 20 năm trước. Hiện tại bà ấy hầu như ở nhà làm một số việc nội trợ giúp tôi. Tôi rất cảm động trước những hy sinh mà bà ấy đã làm cho tôi. Có người nói con trai tôi vào học các trường danh giá như Oxford, Harvard, học phí của những trường này lấy từ đâu? Tôi phải nói rõ rằng, đó là học bổng toàn phần.
Có phóng viên nói, một số lãnh đạo Trung ương đã đi thị sát Trùng Khánh, vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ cẩm Đào chưa từng đến Trùng Khánh? Bạc Hy Lai nói: Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ cẩm Đào hết sức quan tâm đến Trùng Khánh. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng Tổng Bí thư sẽ đi Trùng Khánh, mà xem ra Tổng Bí thư còn rất vui ./.

Một giải pháp cho Việt Nam – Phỏng vấn Giáo sư Vũ Quốc Thúc

Giáo sư Vũ Quốc Thúc, cựu Khoa Trưởng Trường Luật Sài Gòn, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Việt nam Cộng hòa, cựu Giáo sư Đại Học Paris XII, là người từng nắm nhiều chức vụ quan trọng trong nền Đệ nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam trước đây. Nay đã ngoài 90, nhiều người coi ông như một chứng nhân của lịch sử, người đã theo sát những thăng trầm của đất nước trong một giai đoạn kéo dài trên nửa thế kỷ. Trong Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này, Giáo sư Vũ Quốc Thúc chia sẻ những ưu tư của ông về hiện tình đất nước, và nguyện vọng của ông muốn đất nước duy trì độc lập và quyền tự quyết.
Hoài Hương – VOA
http://media.voanews.com/images/300*301/ThayThuc.jpg
Việt Nam sẽ giữ vị thế nào trong trật tự thế giới mới đang thành hình, khi mà Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trên sân khấu thế giới, và giữa lúc Hoa Kỳ đang tăng cường nỗ lực để xây dựng một liên minh khu vực nhằm kiềm hãm Trung Quốc qua chính sách trở lại Châu Á? Giáo sư Vũ Quốc Thúc nhận định:
“Nước Việt Nam hiện nay đang đứng vào một khúc quanh lịch sử. Nếu mà không khéo léo thì có thể dân tộc và đất nước Việt Nam một lần nữa lại lâm vào cái cảnh bị hai thế lực ngoại bang tranh giành trên đất mình và rồi bị lợi dụng người Việt Nam để mà đánh nhau để bảo vệ các quyền lợi của họ. Việt Nam đã qua cái cảnh ngộ đó trong bao nhiêu năm nay rồi, đất nước đã bị tàn phá nhiều rồi, dân tộc đã bị tang tóc đau khổ nhiều lắm rồi… Chính vì thế cho nên chúng ta phải tỉnh táo. Tôi xin thưa rằng nhìn với con mắt người Việt Nam như thế, thì tôi lo ngại vô cùng. Toàn thể công dân ở trong nước cũng như ngoài nước có trách nhiệm làm thế nào để giữ được nước Việt Nam, đừng để một lần nữa bị lâm vào cảnh chiến tranh, huynh đệ tương tàn, rồi thì đất nước bị tàn phá mà rốt cuộc chỉ có ngoại bang được lợi mà thôi.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói mặc dù Trung Quốc đang phát triển mạnh và có tham vọng trở thành một
Giáo sư Vũ Quốc Thúc
siêu cường thứ hai, Việt Nam không thể để cho cường quốc phương Bắc làm mưa làm gió như chốn không người. Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói điều quan trọng là người Việt phải làm sao làm chủ được vận mệnh của mình, đừng để đất nước rơi lại vào tình trạng bị động như trong quá khứ, để các siêu cường đưa ra quyết định trong khi người Việt Nam chi biết thi hành. Tuy nhiên các điều kiện thực tế có cho phép Việt Nam làm điều đó hay không?
Giáo sư Vũ Quốc Thúc: “Chúng ta không nên có mặc cảm là chúng ta yếu quá. Ta không phải là một cường quốc về quân sự, nhưng ta đủ sức để ngăn chặn không cho một ngoại bang nào chiếm đóng nước chúng ta. Họ có thể tàn phá chúng ta. Họ có thể đánh bại quân đội chúng ta, nhưng nếu họ muốn chiếm đóng đất nước chúng ta thì chắc chắn họ sẽ bị thất bại, họ sẽ giam mình vào ngõ bí và rồi họ sẽ sa lầy, rồi lực lượng của họ sẽ hao mòn dần dần. Chúng ta có một điều mà không ai có thể tiêu diệt được hết, đó là tình nghĩa dân tộc, là ý chí muốn độc lập, cái quyền tự quyết mà mình phải tha thiết bảo vệ, vậy thì  bằng mọi cách, không ai có thể chiếm đóng đất nước chúng ta, biến chúng ta thành nô lệ.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói không giống như thời xưa, Việt Nam bây giờ có một số lợi khí ngoại giao trong tay, Việt Nam có thể vận động quốc tế và sát cánh với các nước lân bang để chống chủ nghĩa bành trướng.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc giải thích: “Chúng ta có thể khai thác vị trí về địa lý của chúng ta. Đất nước chúng ta là một cửa ngõ để xâm nhập vào nội địa Trung Hoa. Cái quan trọng của Việt Nam chúng ta là ở chỗ đó. Nếu Việt Nam đi với một cường quốc Tây phương, như Hoa Kỳ, để trở thành một cứ điểm hầu xâm nhập Trung Quốc thì tất nhiên sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại lắm, nhưng nếu Trung Quốc xâm nhập Việt Nam thì các nước Tây phương sẵn sàng giúp Việt Nam để lợi dụng địa thế chiến lược của Việt Nam.”
Tuy vậy, Giáo sư Vũ Quốc Thúc khuyến cáo chớ nên đi vào con đường đó, bởi vì đó có thể là một thảm họa cho Việt Nam. Ông chủ trương Việt Nam phải giữ quyền chủ động bằng cách đứng giữa các thế lực khu vực:
“Vì thế tôi đã đề nghị nếu Việt Nam bảo vệ được quy chế trung lập vĩnh viễn theo quốc tế công pháp, thì trước hết là cam kết của chúng ta không thể để cho bất cứ một ngoại bang nào dùng đất nước chúng ta làm bàn đạp để xâm lăng một nước khác.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc tin rằng giải pháp trung lập có thể mang lại cho quốc gia quyền toàn vẹn lãnh thổ mà không bên nào được xâm phạm:
“Phải bảo vệ nền trung lập pháp lý đó, và thứ hai là quyền tự do giao thương với bất cứ nước nào, trong trường hợp đó nếu một nước nào xâm lăng nước ta, ta có thể trông cậy vào sự tiếp tay của các ngoại bang để bảo vệ nền độc lập của mình, đồng thời chúng ta cam kết sẽ không đứng về một phe nào nếu xảy ra một sự xung đột trên trường quốc tế.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc đơn cử một tiền lệ là nước Áo vào năm 1945.
“Ngay từ ngày 27 tháng Tư năm 1945, nước Áo đã được công nhận là một cộng hòa liên bang độc lập có chủ quyền. Như vậy nước Áo đã được trung lập mà bây giờ nước này đóng một vai tuồng quan trọng như thế nào trên trường ngoại giao. Thế thì tại sao những gì làm được bên Áo lại không làm được ở Việt Nam?”
Tuy nhiên thực tế là Việt Nam vẫn nằm dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ,Việt Nam, vốn có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Giới phân tích nhận định rằng hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu Việt Nam hiện nay hầu hết đều thân Trung Quốc, trong các điều kiện đó, nhiều người lo sợ về cái gọi là “hiểm họa Bắc thuộc mới”. Liệu hiểm họa này có thực hay không?
Giáo sư Vũ Quốc Thúc: “Hiểm họa Bắc thuộc đó vẫn có nếu chúng ta cứ nhắm mắt theo đúng cái chủ nghĩa Mác-Lênin, là nền tảng lý thuyết của cộng sản, thì người ta biết là họ đặt sự liên đới của giai cấp vô sản toàn thế giới lên trên cả các quyền lợi quốc gia, họ không công nhận sự khác biệt giữa các quốc gia, mà trái lại, họ cho rằng giai cấp vô sản toàn thế giới là một khối, phải liên đới với nhau.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói trên thực tế, lý thuyết cộng sản thực ra không còn nữa và tình liên đới giữa giai cấp vô sản quốc tế cũng không còn.
Ông đơn cử một ví dụ: “Khi những ngư dân ở Quảng Ngãi đi đánh cá mà bị tàu hải giám Trung Quốc đến đánh đuổi, cướp đoạt tài sản, rồi bắt giam thì tôi xin hỏi rằng như thế là Trung Quốc đã đặt cái nghĩa liên đới cộng sản 16 chữ vàng 4 chữ tốt đó, thì họ có đặt cái nghĩa liên đới đó lên trên quyền lợi quốc gia không? Họ đã lợi dụng chủ nghĩa cộng sản, chiêu bài cộng sản để mà ru ngủ, để mà ràng buộc Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng ta những người dân Việt Nam phải tìm cách để bảo vệ chủ quyền của chúng ta, không ai có thể ru ngủ chúng ta, đánh lừa thế giới dựa trên chiêu bài liên đới cộng sản để mà biến chúng ta thành một quận huyện của Trung Quốc. Khi tôi đòi hỏi trung lập là tôi muốn nhắc nhở (giới lãnh đạo Việt Nam) như thế đó, phải trông cậy vào sức mạnh của mình đã, dù yếu thì yếu, nhưng chúng ta phải cố gắng để tự giải phóng.”
Là một người gắn bó với quê hương và dân tộc trong suốt đời mình, vì hoàn cảnh bị buộc phải đi sống lưu vong, Giáo sư Vũ Quốc Thúc vẫn khẳng định tư cách công dân Việt Nam của ông, và quyền được yêu nước:
“Yêu nước không phải là độc quyền của bất cứ đảng nào hết. Yêu nước là cái quyền và cũng là bổn phận của toàn thể mọi công dân, dù ở trong nước hay ở ngoại quốc cũng thế.”
Trong các điều kiện đất nước còn bị đe dọa và đứng trước nguy cơ có thể mất thêm đất thêm biển, giữa lúc cái hố chia rẽ về ý thức hệ, về chính kiến giữa các tập thể người Việt còn rất sâu, hầu như không tài nào lấp được, liệu Giáo sư Vũ Quốc Thúc có hoài nghi, có ưu tư cho tiền đồ dân tộc?
“Bản tính của tôi lạc quan, thế nên tôi tin rằng tiền đồ của nước Việt Nam nó tươi sáng lắm. Nếu mà tôi hoài nghi những người lưu vong ở hải ngoại hay là những người đang cầm quyền, những người cộng sản trong nước, thì không bao giờ tôi đưa ra những chủ trương như chủ trương trung lập, người ta sẽ cho là tôi viển vông, không tưởng, nhưng chính vì tôi tin tưởng ở tiền đồ của đất nước, tôi tin ở mệnh nước. Và xét lại lịch sử, chúng ta đã từng bị Tàu đô hộ, chúng ta đã từng bị Pháp đô hộ, mà rồi chúng ta vẫn lấy lại được độc lập, thế cho nên tôi tin rằng tương lai của Việt Nam, do cái địa lý, cái vị trí của nó, và do ý chí của người dân Việt, chúng ta ai nấy cũng đều yêu nước, chúng ta đã chứng tỏ khả năng của chúng ta. Tôi cứ nhìn vào tầng lớp thanh niên bây giờ ở hải ngoại, nơi nào tôi thấy họ cũng xuất sắc, đầy đủ khả năng để mà cạnh tranh với lại những người ngoại quốc. Thế thì nếu hoàn cảnh đất nước mà thuận lợi, thì tôi tin rằng không thiếu gì những người sẽ trở lại quê hương, xây dựng lại đất nước, mà ngay những người trong nước lúc đó người ta sẽ nhìn rõ hơn, để hãnh diện hơn về tương lai của dân tộc, người ta không an phận để bây giờ chỉ thụ hưởng thôi, mà trái lại người ta sẽ tìm cách để xây dựng lại đất nước, để cho Việt Nam ngày mai đây cũng sẽ phú cường, hiện đại như là các nước láng giềng ở Đông Nam Á.”
Kính thưa quý vị, ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, xin chân thành cảm tạ Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã dành cho Ban Việt ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cuộc phỏng vấn này. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, bình luận và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus.
Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.

Vì sao Cộng sản lại thích màu đỏ?

Nguồn: Forrest Wickman – Slate   – Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
20.03.2012
Nhân vật Bạc Hy Lai nổi tiếng đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc sa thải. Bạc trở nên nổi tiếng một phần là nhờ chiến dịch “đỏ” của ông, trong đó ông cổ vũ “quay về nền văn hoá Mao-ít với việc công dân hát nhạc yêu nước và mặc quần áo màu đỏ.” Tại sao cộng sản lại thích màu đỏ?
Vì nó là màu sắc của cách mạng. Khởi đầu trong thời kỳ đi lên của những người thuộc hội Jacobin trong Cách mạng Pháp, những lá cờ đỏ là biểu tượng cho sự đứng lên chống lại hệ thống chính quyền, khi họ bắt đầu bằng việc giương cờ đỏ ở Pháp và lan sang các nước như Đức, Đan Mạnh, Ý, Áo và Ba Lan. Bản Tuyên ngôn Cộng sản cũng đã được phát hành trong cùng năm, và những người đi theo nó đã chiến đấu dưới cùng ngọn cờ đỏ với những người chủ trương dân chủ và những người theo chủ nghĩa vô chính phủ.
Lá cờ đỏ không luôn đại diện cho việc khởi nghĩa của dân chúng. Trước đấy, nó là biểu tượng cấp cứu, và được dùng để báo hiệu khi cần có thiết quân luật. Khi đám đông dân chúng đòi hỏi hạ bệ vua Luis XVI voà năm 1791, lá cờ đỏ đã được phất lên không chỉ bởi những nhà cách mạng mà còn từ những người phản cách mạng. Nhà văn và nhà sử học Thomas Carlyle kể lại việc đám đông đã “giận dữ hò hét chế nhạo” dữ dội khi trông thấy nó. Tương tự, trong tiểu thuyết “Câu chuyện của hai thành phố”, khi Dickens kể lại đám đông đã “náo động dưới lá cờ đỏ và khi đất nước họ tuyên bố đang gặp hiểm nguy,” ông đang nói về lá cờ của chính phủ.
Tuy nhiên, chính thể Mác-xít đầu tiên sử dụng màu đỏ như là màu sắc chính thức chính là Công xã Paris, từng nắm giữ Paris trong một thời gian ngắn vào năm 1871. (Họ đã cắm cờ đỏ thay vì cờ Tam tài của Pháp.) Không bao lâu sau, Mác đã được những người chống đối mình mệnh danh là “Bác sĩ Khủng bố Đỏ.” E sợ mối đe doạ đỏ tấn công, cảnh sát Phổ đã cấm dùng màu đỏ “trên ký tự đầu tiên của những băng rôn biểu tình.” Những thị dân trẻ trong phong trào “Đến với Nhân dân” của Pyotr Lavrov năm 1874 đã mặc “áo đỏ và quần rộng” khi họ về sống với nông dân. Đến năm 1889 lá cờ đỏ đã gây cảm hứng cho những nhà xã hội trẻ khiến họ ca lên những bài hát như “Ngọn Cờ Đỏ” do nhà xã hội và phóng viên Jim Connell người Ireland sáng tác năm 1889. Lời ca của bài hát biểu lộ tính đẫm máu của lá cờ: Ngọn cờ của nhân dân mang màu đỏ sẫm,/ Nó luôn che chở cái chết cho những anh hùng của chúng ta/ Và không bao lâu tứ chư của họ sẽ lạnh cứng,/ Máu từ tim họ nhuộm từng nếp gấp.”
Với cuộc Cách mạng Bôn Sê Vích năm 1917 và sự đi lên của Hồng quân, màu đỏ trở thành một hiện tượng lớn trên thế giới. Nước Ý đã trải qua những cuộc nổi dậy trong giai đoạn Biennio Rosso, “Hai năm đỏ”, bắt đầu từ 1919. Hoa Kỳ có cơn Kinh hoàng Đỏ lần thứ nhất từ 1919 đến 1920, trong đó tờ New York Times cảnh báo về “Cơn cuồng nộ Đỏ”. Đến những năm 1950 nỗi sợ hãi đối với chủ nghĩa xã hội đã lên đến đỉnh điểm đến nỗi đội bóng chày Cincinatti Reds phải đổi tên thành Redlegs để tránh bị ngộ nhận. Thậm chí trong những thể chế dân chủ hiện tại màu đỏ vẫn thường được liên hệ với chủ nghĩa cấp tiến, ví dụ như trong đảng Lao Động ở Anh. (Màu của đảng Bảo Thủ là xanh dương.) Việc người Mỹ liên hệ đảng Cộng Hoà với màu đỏ và đảng Dân chủ với màu xanh chỉ xuất hiện từ cuộc bầu cử năm 2000.

Châu Á chuyển hướng quan hệ với Trung Quốc

Nguồn: Austin Bay – Real Clear Politics
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ   -21.03.2012
Khu vực láng giềng cứng rắn của Trung Quốc lại trở nên cứng rắn hơn về ngoại giao lẫn quân sự, và Bắc Kinh nên đổ lỗi cho thất bại chính trị của mình.
Hãy xem Việt Nam và Nam Hàn, hai láng giềng có tiềm năng quân sự cao. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, binh lính Nam Hàn từng giao chiến với quân Hà Nội. Ngày nay, hai quốc gia đều xem nó như là lịch sử lâu đời, và họ ngày càng hành động như những đồng minh không chính thức. Tuần này, Nam Hàn và Việt Nam đã thông báo rằng họ sẽ củng cố hợp tác quốc phòng song phương và tiến hành một “thảo luận chiến lược” về những vấn đề quốc phòng. Hợp tác quốc phòng bao gồm việc trao đổi đào tạo các sĩ quan cao cấp và hợp tác trong công nghiệp quốc phòng. Các chương trình trao đổi đào tạo sĩ quan cao cấp là một chính sách đầu trước khi dự thảo các kế hoạch quốc phòng chung.
Tại sao lại có hiện tượng liên kết khu vực này? Hãy bắt đầu với sự thấu hiểu mà các nhà lãnh đạo quốc phòng của Nam Hàn và Việt Nam thấy được trong việc ai và điều gì trong ý nghĩa “cục bộ” mà Trung Quốc nêu lên.
Hôm 5 tháng Ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi phát biểu trước Quốc hội Nhân dân Trung Quốc, đã nhận xét rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội Trung Quốc là “chiến thắng những cuộc chiến tranh cục bộ trong hoàn cảnh Thời đại Thông tin.”
Ai đấy cần nhắc với Thủ tướng Ôn rằng thậm chí trong Thời đại Thông tin, phương ngôn địa ốc lâu đời (“địa điểm, địa điểm, địa điểm”) vẫn có hệ quả chiến lược. Câu nói “chiến thắng những cuộc chiến tranh cục bộ” đã in sâu vào đầu một số người tại Seoul và Hà Nội, đặc biệt là khi Bắc Kinh vừa tăng cường ngân sách quốc phòng của mình lên 11%.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã — và đang — là một cuộc chiến tranh cục bộ của Trung Quốc. Trung Quốc đã tấn công vào cuối năm 1950, khi quân đội Hoa Kỳ tiến về hướng bắc gần biên giới Trung Quốc – Triều Tiên. Mối mâu thuẫn còn tồn đọng này có thể chỉ là di tích trong Thời đại Thông tin, nhưng người Nam Hàn biết rằng những vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn có thể đưa cả bán đảo về Thời đại Đồ đá. Tuy nhiên, Trung Quốc trên mặt ngoại giao vẫn tiếp tục bảo vệ chính thể Stalinist của Bắc Hàn.
Hãy tin rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đều vẫn còn nhớ đến cuộc chiến cục bộ của họ vào năm 1979. Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố rằng Trung Quốc khổng lồ sẽ dạy Việt Nam nhỏ bé một bài học. Cuộc tranh chấp biên giới này đã để lại 20 nghìn xác chết Trung Quốc. Chứng kiến sự vượt trội của Việt Nam trong lĩnh vực chiến thuật và vận hành quân sự, Đặng nhận ra rằng chính Trung Quốc cần phải học hỏi nhiều. Ông đã tăng cường nỗ lực hiện đại hoá quân đội Trung Quốc sau đó.
Tuy nhiên, cuộc giao tranh “cục bộ” giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1988 tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông có thể mang tính quan trọng cấp thời hơn, không chỉ đối với Việt Nam và những quốc gia dọc theo bờ Biển Đông, mà còn đối với Nhật Bản và Nam Hàn, vốn cũng có những tranh chấp về hải phận và đảo với Trung Quốc. Tháng Ba 1988, lực lượng Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh để giành quyền kiểm soát một số hòn đảo. Trung Quốc đã thắng trong cuộc chạm trán này, đánh bật Việt Nam và cho đến nay vẫn giữ quyền kiểm soát. Trận chiến này nhắc lại một cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974 vào quần đảo Hoàng Sa từng do chính quyền Nam Việt Nam kiểm soát.
Địa điểm, địa điểm, địa điểm. Những hòn đảo này nằm trên những vựa dầu hoả và khí đốt. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần 80% của biển Đông. Việt Na, Philippine, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Đài Loan và thậm chí Cambodia cũng tuyên bố chủ quyền từng phần khu vực biển này. Trung Quốc đã thiết lập những cơ sở quân sự trên một số đảo và rặng san hô đang bị tranh chấp, bao gồm đảo Vành Khăn, vốn được Manila xem là trực thuộc Philippine.
Cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tin rằng việc hùng hổ cục bộ thì đáng giá với phần thưởng về nguồn tài nguyên năng lượng địa phương. Bắc Kinh biết rằng giảm bớt sự dựa dẫm năng lượng vào khu vực Trung Đông thiếu ổn định là quyết định thông minh về kinh tế lẫn chính trị. Hơn nữa, đối thủ Ấn Độ với tiềm năng quân sự đang thống lĩnh những tuyến hàng hải trên Ấn Độ Dương, nơi các tàu vận tải miệt mài chuyên chở dầu từ Ả Rập, Iran và châu Phi đến Trung Quốc.
Chia để trị là một chiến lược sắc sảo, nhưng việc Trung Quốc thống trị ở biển Đông có thể giúp giảm bớt sự chia rẽ chính trị giữa những nước láng giềng. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng ngăn cản khối ASEAN trở thành một liên minh quân sự. Họ đã tìm cách lợi dụng những bất đồng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, giữa Philippine và Hoa Kỳ, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của người Mỹ. Bắc Kinh đã tươi cười khi Hải quân Hoa Kỳ rời khỏi những căn cứ ở Philippine.
Tuy nhiên các quốc gia ASEAN lại xem Trung Quốc như một đế quốc chuyên bắt nạt. Việt Nam đang đề xuất những hợp đồng khai thác dầu và khí đốt cho Ấn Độ. Người Philippine đang có lại sự tôn trọng mới đối với Hải quân Hoa Kỳ. Nhật và Hoa Kỳ hiện đang tích cực theo đuổi những chương trình phòng thủ tên lửa. Những cuộc chiến tranh cục bộ mà Trung Quốc muốn thắng đang ngày càng trở nên phức tạp, với việc Trung Quốc phải đối diện với những liên minh trong khu vực đang chiến đấu trên nhiều mặt trận.

Hà Tĩnh: Người dân tấn công, đập phá trụ sở xã vì nghi CA đánh chết người


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/cl11.jpg?w=420&h=131
Danlambao - Liên quan đến cái chết bất thường của anh Lê Quang Trọng trong trụ sở CA, vào lúc 14 giờ chiều ngày 21/02, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc – Hà Tĩnh) bất ngờ kéo đến tấn công, đập phá trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Xã.
Sự việc xảy ra khi người thân, bạn bè của anh Lê Quang Trọng đang trên đường đưa thi hài nạn nhân đi chôn cất.
Bản tin trên báo VietNamNet trích lời tường thuật của một số cán bộ CA cho biết: Hàng chục người dân bất ngờ tràn vào phá cổng trụ sở CA và UBND xã. Trong khi đó, ở bên ngoài, một nhóm khác dùng gạch đá ném tới tấp vào lực lượng CA.
Sau khi đã phá cổng tràn vào bên trong, người dân tiếp tục ném đá vào trụ sở công an và Ủy ban. Xe công vụ và các phòng làm việc đều bị phá nát.
Tin cho biết, hai cán bộ công an bị thương, nhiều cán bộ xã phải vội vàng chạy trốn
 
Người dân tấn công, phá cổng trụ sở UBND xã để mang xe tang vào (Ảnh: VietNamNet)
Sự kiện người dân Thiên Lộc bất ngờ tấn công trụ sở ủy ban cho thấy sự phẫn nộ trước cái chết bất thường của nạn nhân Lê Quang Trọng hôm 19/03.
Trước đó, trong hai ngày 19 và 20 tháng 3, rất đông người dân địa phương cũng đã kéo đến vây kín nhà xác bệnh viện Can Lộc & trụ sở CA để bày tỏ sự phẫn nộ trước hành vi CA giết người, tìm cách chối tội. 
 
* Xe công vụ bị đập phá

Anh Lê Đình Ngân, anh trai của nạn nhân Lê Quang Trọng cho biết: “Chiều 18/3, khi tôi vào đưa cơm cho em, thấy nó than là bị công an đánh đập để lấy cung nhưng nó vẫn bình thường. Đến trưa 19/3, nghe tin nó treo cổ tự tử trong phòng tạm giam, tôi thấy bất bình và hoảng loạn vì không thể tin nó tự sát”
 
Tuy nhiên, ông Bùi Đình Quang, đại tá, Phó giám đốc CA Hà Tĩnh khăng khăng cho rằng : Cơ quan Điều Tra CA huyện Can Lộc làm đúng và không sai sót nghiệp vụ. Bản tin trên báo ViệtNamNet, dẫn lời cơ quan CA cho rằng, những người tham gia tấn công vào trụ sở xã là những “đối tượng bị kích động”. Tuy nhiên,  những thế lực nào kích động lại không được nêu ra.
Thời gian vừa qua, có nhiều vụ việc tương tự xảy ra từ nhiều nơi khác nhau, điểm chung của các vụ việc là có sự tham gia của hai thế lực là nhân dân và công an. Nhân dân luôn bị coi là đối tượng bị kích động, còn lực lượng CA được cho là những “thế lực kích động” bởi những hành vi giết người dưới danh nghĩa thi hành công vụ.

Tiên… Lãng (du) về đâu?


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/tienlang-quantham-condo-vuon-danlambao.jpg?w=441&h=131
Không thể để cho tiếng súng chàng Vươn đi vào quên lãng! 
Tiên Lãng vật nhau cùng sóng cả,
Vinh Quang cạo láng mái đầu Vươn.
 
Tiên Lãng là con sóng đầu. Là đợt sóng tiên phong của phong trào nông dân đứng dậy chống lại bọn cường quyền bá Kiến thời đại. Còn nhiều và còn rất nhiều các vụ cướp đất của nông dân một cách vô tội vạ đã và đang xảy ra khắp nơi trên quê hương đất nước Việt Nam.
Ngày trước, nghe theo lời hô hào của đảng, người nông dân tay liềm, tay cuốc, mài gươm, mài giáo ùn ùn đi cướp chính quyền, những mong được độc lập, tự do, không còn cảnh bị cướp đất, cướp nhà bởi bọn cường hào, ác bá lắm quyền, nhiều của (như vụ án Đồng Nọc Nạn-Cà mau). Và chính nhờ sự đóng góp xương máu của họ và gia đình – chứ không phải ai khác – đã làm nên kỳ tích là giành được chính quyền từ tay thực dân, phong kiến.
Vậy mà ngày nay, chính cái quyền mà người nông dân ngày xưa giành lấy và trao cho đảng giữ, cùng với thành phần cường hào, ác bá thời đại (hậu HCM), quay lại cướp mảnh đất mà họ đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt, khai phá từ việc lấn biển – đào, đắp, chắn sóng như chàng Dã Tràng xe cát ngày xưa – mượn danh nghĩa là sở hữu toàn dân để chia nhau hưởng lợi. Bọn cường quyền thời nay đã không ngại sử dụng đến lực lượng chó công an và bộ đội võ trang tận răng – bộ đôi đi đầu trong việc cưỡng chiếm.
Trong cảnh cùng đường sinh biến, (sau khi chàng Vươn tội nghiệp miệt mài tin vào luật pháp, tin vào chính quyền ngồi dưới gốc đa, ôm hồ sơ đi khiếu kiện rất nhiều nơi, bị quan tòa lừa và quan xã lật lọng) gia đình chàng Vươn đã lập sẵn kế hoạch để đối đầu bọn CƯỚP NGÀY này chỉ với một họng súng hoa cải và mìn tự tạo. Và như chúng ta đều biết, súng và bom đã nổ rền ở Tiên Lãng, miền đất cảng HP, nơi mà giang hồ và công an cùng có quyền lợi đan xen vào nhau như môi với răng, môi hở thì răng lạnh. Chẳng gì mà sau khi công an cưỡng chiếm được đầm anh Vươn rồi thì giao cho xã hội đen vào cướp sạch tài sản, đến cứt (gà) làm phân cũng không chừa.
Khi trả lời phỏng vấn trên BBC online, người phụ nữ của gia đình họ Đoàn (vợ anh Quý) đã không ngần ngại mà nêu đích danh bọn hơn 100 công an, bộ đội xông vào đầm nhà (coi) là cướp – vâng, chính xác là một lũ cướp ngày (cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan). Chị cho rằng việc CHỐNG TRẢ BẰNG SÚNG là hành động TỰ VỆ chính đáng, là KHÔNG CÓ TỘI. Quả đúng là như vậy ở một nước có luật pháp công minh. Rất tiếc, ở VN là không thể! (theo lời bà LS Ngô Bá Thành thì có quá nhiều luật ở VN – cả một rừng luật. Và khi sử dụng, thì xài luật rừng. Còn như Lê Đức Thọ nói thì “Luật Là Tao”).
Vì đất cảng là lãnh địa hùng cứ của xã hội đen, nên công an Hải phòng cũng có bản chất và hành xử như một bọn cướp khi bắt 2 người đàn bà và một trẻ em còn đi học, vừa dong đi, vừa tra khảo, đánh đập (ghè dùi cui vào miệng, theo lời 2 nạn nhân là phụ nữ), dù là họ đứng xa bên ngoài hiện trường vụ nổ súng. Và khi đưa về sở công an HP – là nơi công quyền, là bộ mặt của một thành phố lớn được cho là văn minh, lịch sự, có thể sánh vai với Sài Gòn, Đà Nẵng – 2 chị lại bị đánh tiếp, bị thúc dùi cui vào bụng (dù 1 người có cho biết là chị đang mang thai) bắt phải khai là việc nổ súng là có bàn bạc, có chủ mưu để có cớ bắt anh Vươn. Lúc đó, đương sự đang đi khiếu kiện ở huyện, không tham gia nổ súng – theo luật pháp gọi là có chứng cứ ngoại phạm (alibi), không thể kết tội. Luật pháp được nói ở đây là luật của các nước văn minh, là luật do người làm ra. Còn khi công an của chính quyền HP vẫn bắt giữ, đánh đập và cạo trọc đầu anh em nhà Vươn, dù Vươn và Sịnh (có chứng cớ ngoại phạm), Quý và Vệ (không có tang vật là khẩu súng và chất nổ), vô hình trung đã chỉ rõ ra rằng: chính quyền HP đang xài luật rừng (rú) trong vụ án Tiên lãng. Qua đó, có thể nói không sai rằng công an HP xuất thân là dân đầu trộm, đuôi cướp, không có tính luật pháp khi đánh đập trả thù những nông dân hiền lành sa vào thế một còn-một mất, bị rơi vào tay mình. Và họ đã chấp nhận mất để xã hội được(như vợ anh Quý nói). Bọn chúng còn thiếu cả bản lĩnh đàn ông khi đánh đập phụ nữ đang mang thai.
Nửa tháng sau khi vụ việc đánh động dư luận là không phải côn đồ HP bắn trả người thi hành công vụ, ngoài mong muốn như báo lề đảng Vnexpress tung tin, mà là chính quyền TL-HP cướp đất của dân bất chấp luật pháp (luật đất đai năm1979); sau khi các quan cựu trào, ngài Lê Đức Anh, Đặng Hùng Võ, tướng Thước… chính thức lên tiếng bảo chính quyền TL-HP sai; sau khi nhắm không thúng nào úp được voi, chính quyền trung ương HN mới vào cuộc và câu giờ đến gần 3 tháng nay, y như việc Bà-Già-Vác-Tù-Và Lê Hiền Đức đã xổ toẹt: “Chính quyền trung ương là sự PHÓNG TO của chính quyền Tiên lãng và Hải phòng”. Thành quỷ HP còn bảo “các ông Lê Đức Anh và Đặng Hùng Võ là vào hùa với thằng Vươn, khiến cả nước chả lo làm ăn gì cả, làm trì trệ kinh tế”. (kinh thế, nhà tiến sĩ kinh tế kiêm cử nhân anh văn “Gu-gờ chấm Tiên lãng!”)
Thế rồi bao nhiêu là nước chảy qua cầu Rào, bến Bính; bao nhiêu là đoàn đến TL-HP làm việc; bao nhiêu là người ký kiến nghị (~1500); bao nhiêu tóc anh em nhà Vươn nhú lên rồi bị cạo láng; cả nhà Vươn vẫn vướng lao tù – dù là VÔ TỘI. Còn bọn gây ra cảnh tan của nát nhà thì ngồi vào ghế QUAN TÒA để chờ xét xử Vươn và 3 người anh em.
Không thể để như thế được! Công lý có thể đi vắng, nhưng Công tâm thì không!
Báo lề đảng đã được định hướng êm re rồi! Chỉ còn trông chờ vào Báo lề dân để đòi Công lý cho nhà Vươn thôi. Như Cô Trịnh Kim Tiến và vợ anh Nguyễn Công Nhựt đã kiên cường đi đòi công lý cho cha và cho chồng.
Dân làm báo mỗi người viết để mỗi ngày có một bài báo đòi “Tự do vô điều kiện” cho Vươn và gia đình – Chính quyền HP-TL phải bồi thường nhà cửa và tài sản cho gia đình Vươn. Chính quyền HP phải buộc GĐ/CA (Đỗ Hữu Ca) và PCT(Đổ Trung Thoại) phải lên đài truyền hình xin lỗi gia đình anh Vươn, xin lỗi người dân vì tội vu khống dân phá nhà anh Vươn.

Súng nổ ở Bắc Kinh?


http://www.theepochtimes.com/n2/images/stories/large/2012/03/20/20120320024230640.jpgHình ảnh được đăng trên Weibo bởi Li Delin, trong ban biên tập của Securities Market Weekly. Li báo cáo xe quân đội trên đường phố Changan Street (Trường An) ở Bắc Kinh. (Đaikynguyen)

Nguồn: Want China
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ  -20.03.2012

Tin tức về việc nổ súng trên các đường phố Bắc Kinh đêm thứ Hai đã tràn ngập những trang truyền thông xã hội của quốc gia này khi cư dân địa phương và những blogger nổi tiếng dùng mạng để phân tích những khả năng vừa xảy ra, chi nhánh truyền thông tiếng Hoa Aboluowang cho biết.

Đại gia bất động sản Phan Thạch Ngật viết trên microblog của mình một số từ đặc biệt mà không thể đăng trên mạng. “Có bóng ma nào ở đó?” ông chủ tịch SOHO China, công ty phát triển địa ốc lớn nhất ở Bắc Kinh nói.
Lý Đức Lâm, biên tập viên của tạp chí tiếng Hoa Securities Market Weekly nói rằng có toán xe quân sự tập trung tại Đại lộ Tràng An, quảng trường của thủ đô, và các trạm kiểm soát giao thông đã được dựng lên. Công an thường phục được thấy đã đóng chốt tại những góc phố trong khi các rào cản được dựng lên tại một số ngã tư.
Vu Quan Thông, giám đốc bán hàng của công ty Thể thao Tây An thuộc Quảng Châu, nói rằng căn cứ theo một nguồn tin nội bộ, một bất đồng trong giới lãnh đạo cao cấp đã nổ ra qua việc Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành uỷ Trùng Khánh bị cách chức hôm 15 tháng Tám.
Vu nói rằng đã có một tranh luận nảy lửa về việc sa thải Bạc giữa Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Châu Vĩnh Khang, một thành viên trong Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị đầy quyền lực, và hầu hết các nhà lãnh đạo trong hệ thống quyền lực tối cao của Trung Quốc đều nhảy vào cuộc tranh chấp này.
Còn có tin đồn rằng đã có biện pháp đối với bốn người – Bạc Hy Lai, Châu Vĩnh Khang, Giả Khánh Lâm và Tằng Khánh Hồng. Giả cũng như Châu, là thành viên Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị, trong khi Tằng là một cựu thành viên. Bốn nhà lãnh đạo cao cấp này được xem là một phe nhóm chống lại Ôn.
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/matvuanninhtrenduongphobackinhgun5-143957.jpg?w=250
Một người trên mạng có bí danh “Cangciwang” nói rằng “Có phải các Thái Thượng hoàng và hoàng đế hiện tại đang vào cuộc đêm nay? Thật là đầy kịch tính!”

Lữ Duẩn, phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Maso ở tỉnh miền đông Chiết Giang nói trong microblog của ông rằng các hãng truyền thông nước ngoài đã bị dồn đến Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài tại Bắc Kinh và không một chiếc xe nào được phép đậu bên ngoài khu vực khởi hành của sân bay Bắc Kinh. Một số nhân vật truyền thông nổi tiếng đã không được phép rời khỏi nước hoặc bị chính quyền đưa đi trên danh nghĩa hợp tác điều tra.
Công an thường phục đóng tại các chốt đường Bắc Kinh -(Ảnh của CTM thêm vào )
Trung Quốc đang chuẩn bị quá trình thay đổi lãnh đạo vào cuối năm nay, một thay đổi lớn xảy ra mười năm một lần. Hai phần ba thành viên của Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị, Hội đồng Nhà nước và Quân uỷ Trung ương, những cơ quan chính trị quan trọng nhất của Trung Quốc, sẽ được thay thế. Bạc Hy Lai, viên bí thư thiên tả của Trùng Khánh, trước đây được xem như là một ứng cử viên vào Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị, nhưng việc cánh tay phải của ông là Vương Lập Quân tìm cách đào thoát có vẻ đã tạo cho thành phần đang nắm quyền kiểm soát trong giới lãnh đạo cao cấp một lý do dễ dàng để ngăn chặn tham vọng của ông.

Vụ Bạc Hy Lai & bóng ma Mao Trạch Đông

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/03/china-mao-zedong-02.jpg
02:35:am 22/03/12 | Tác giả: _ ĐCV

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhà giàu đứt tay, ăn mày đổ ruột”. Áp dụng vào trường hợp Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc vừa cách chức Thị trưởng thành phố Trùng khánh của ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai) làm cho dư luận báo chí thế giới xôn xao thật là đúng.

Nhìn chung, nội vụ chỉ là một chỉnh đốn nội bộ không có tính cách của một cuộc tranh chấp quyền hành hay thanh trừng nội bộ trong đảng Cộng sản Trung quốc trước Đại Hội thứ 18 của đảng Cộng sản Trung quốc vào cuối năm nay.

Tại Trung quốc sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình trở lại cầm quyền (sau khi bị thanh trừng trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa), tình hình ổn định, kinh tế phát triển, tập thể cầm quyền và nhân dân Trung quốc tạm xếp bóng Mao sang một bên để di theo con đường cải cách kinh tế. Tuy nhiên bàng bạc trong đảng và quần chúng vẫn còn tồn tại khuynh hướng Mao. Một trong những khuynh hướng này là “cách mạng liên tục” có tính dân sinh (populist) như nhân dân Trung quốc đã chứng kiến qua cuộc Cách Mạng Văn Hóa trong 10 năm từ 1966 kéo dài đến 1976.

Đặng Tiểu Bình đã phê phán hiện tượng này như sau: “Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa đều do Mao” (theo Global Times ngày 25/5/2011).
Từ nhận định đó chính sách của đảng Cộng sản Trung quốc đối với khuynh hướng theo Mao là để cho khuynh hướng này chung sống trong bối cảnh cuộc cải cách kinh tế và cởi mở chính trị đang thay da đổi thịt Trung quốc.

Đối sách của Đặng Tiểu Bình thật là khéo léo. Trong mấy thập niên gần đây Trung quốc là một quốc gia có một sức sống tiềm ẩn và hai hình ảnh của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là hai hình ảnh đối nghịch nhau nhưng quyện lấy nhau. Có Mao mới có một nước Trung quốc thống nhất và có chủ quyền, và có Đặng mới có cơm ăn áo mặc và thế siêu cường trước mắt. Người ta không thấy tượng của Đặng nhiều như tượng của Mao, nhưng Đặng có một chỗ trong lòng mọi người. Mao có lăng tẩm đồ sộ ở Bắc Kinh, có tượng đài tại mỗi thành phố, nhưng chỗ của Mao trong lòng dân rất ít. Lăng to, huy hoàng, nằm giữa thủ đô ngay trên quảng trường Thiên An Môn, nhưng vẫn có một cái gì thô bạo hơn là lăng tẩm của các vì vua chúa các triều đại Trung quốc. Người dân Trung quốc (theo chính sách của Đặng Tiểu Bình) không hạ bệ Mao nhưng không tôn sùng Mao. Bà Đặng Dung (Deng Rong) con gái Đặng Tiểu Bình khi viết cuốn “Đặng Tiểu Bình và cuộc Cách Mạng Văn Hóa” (Deng Xiaoping and the Cultural Revolution – Foreign Languages Press – Beijing 2002 do Sidney Shapiro dịch ra Anh ngữ) đã nhắc đến Mao là “Mao” một cách trống rỗng. Cách xưng hô trong cuốn sách cho thấy cái nhìn của chính quyền hay của đảng Cộng sản Trung quốc đối với Mao. Mao không còn là thần tượng. Tuy vậy người ta không thể chối bỏ Mao, vì công khai chối bỏ Mao là chối bỏ tính chính thống của đảng Cộng sản Trung quốc (xem “Trung quốc: đất nước và con người” www.tranbinhnam.com à Bình Luận số 138, 11/2004).

Chính sách của ĐặngTiểu Bình đã giúp cho đời sống chính trị của Trung quốc ổn định để theo đuổi mục tiêu trở thành siêu cường. Nhưng giới lãnh đạo Trung quốc không để cho nhóm thân Mao trở thành một lực lượng chính trị có khả năng tranh chấp quyền lãnh đạo với tập thể lãnh đạo hậu Mao. Đặng Tiểu Bình đoán biết việc tranh chấp quyền lãnh đạo thường xẩy ra khi Bắc Kinh thay đổi lãnh đạo, nên ông đã căn dặn Giang Trạch Dân, người kế nghiệp ông sắp xếp chuẩn bị cho Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) kế thừa. Và công thức kế thừa có bài bản đó đã được Hồ Cẩm Đào dùng để chuẩn bị cho Tập Cận Bình thay thế ông. Nhóm lãnh đạo Hồ Cẩm Đào cũng đã bố trí Lý Khắc Cường (Li Keqiang) có khuynh hướng dân sinh của Mao bên cạnh Tập Cận Bình (xem “Chọn lựa của Trung quốc: Tập Cận Bình, siêu cường trước, dân sinh sau” www.tranbinhnam.com à Bình Luận số 369, 10/2010) để làm yên lòng khuynh hướng thân Mao.

Sự đồng thuận nội bộ đảng là vậy. Nhưng không khỏi có đảng viên cao cấp lợi dụng bóng ma của Mao Trạch Đông để tạo quyền hành. Một trong những người đó là Bạc Hy Lai. Bạc là một Ủy viên Bộ chính trị. Năm 1993 Bạc làm Thị trưởng Dalian trong tỉnh Liaoning, và năm 2007 được cử làm Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, một thành phố lớn có 32 triệu dân thuộc tỉnh Tứ xuyên. Ông Bạc Hy Lai có kế hoạch biến Trùng Khánh thành một căn cứ địa của nhóm thân Mao. Ông tìm cách thanh lọc thành phần chống Mao qua chính sách diệt trừ băng đảng trong thành phố và làm sống dậy các bài ca “Đỏ” thịnh hành trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Bạc Hy Lai muốn dùng Trùng Khánh làm bàn đạp để vận động chân Ủy viên Thường Trực Bộ chính trị vào dịp đại hội thứ 18 tháng 10 năm nay.

Trong năm qua (2011), khuynh hướng thân Mao tích cực xây dựng thế lực và trở nên bạo dạn hơn. Tháng 5/2011 giáo sư Mao Yushi Viện trưởng Viện Kinh tế Unirule tại Bắc Kinh (Beijing’s Unirule Institute of Economics) viết một bài điểm cuốn sách “The Fall of the Red Sun” đăng trên mạng của Xin Ziling (một cán bộ đã nghỉ hưu của Đại học Quốc Phòng Trung Quốc – China’s National Defense University) tán đồng quan điểm phê bình Mao Trạch Đông của Xin Ziling, ông đã bị phong trào Maoist cho ông phỉ báng Mao Trạch Đông và chính thức gởi thư lên Bộ Nội Vụ yêu cầu đưa giáo sư Mao Yushi ra tòa (theo Global Times ngày 25/5/2011). Các chỉ dẫn cho thấy Bạc Hy Lai ở sau lưng của phong trào tố cáo này. Và lãnh đạo tại Bắc Kinh thấy rằng Bạc Hy Lai đã đi quá giới hạn đồng thuận và cần có biện pháp ngăn ngừa.
Trong khi đó tại Trùng Khánh, giám đốc công an Vương Lập Quân (Wang Lijun) cánh tay phải của Bạc Hy Lai rơi vào một trường hợp khó xử. Trong khi điều tra chống tham nhũng và băng đảng ông ta nắm trong tay hồ sơ tham nhũng và lợi dụng quyền lực của thân nhân ông Bạc Hy Lai. Sau khi báo cáo cho Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân mất chức giám đốc công an, xuống làm Phó thị trưởng và bị điều tra ngược lại. Biết rõ cách làm việc thô bạo của Bạc Hy Lai, ông Vương Lập Quân cảm thấy tính mạng bị đe dọa. Ngày 6 tháng Hai ông chạy về Thành Đô cách Trùng Khánh 336 km nơi có một tòa lãnh sự Hoa Kỳ để (theo tin đồn) xin tị nạn. Hoa Kỳ không chấp nhận, thông báo cho giới chức Bắc Kinh đến đón ông đưa về Bắc Kinh. Ông Vương Lập Quân đã ở trong tòa lãnh sự Mỹ 34 giờ đồng hồ. Cơ hội tốt đã đến, Bắc Kinh ra tay hành động.
Sau phiên họp 10 ngày của Quốc hội, ngày 14/3 Trung Ương đảng Cộng sản Trung quốc quyết định cách chức ông Bạc Hy Lai và cử Phó Thủ tướng Trương Đức Giang một ủy viên Bộ chính trị đến thay thế. Bắc Kinh khéo léo cử Giang một người có khuynh hướng dân sinh thay Bạc Hy Lai để giúp cho sự chuyển đổi quyền lực chính trị tại Trùng Khánh không gây xáo trộn.
Nếu trong cuộc họp báo ngày 14/3 bế mạc phiên họp Quốc hội, thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) nói úp mở rằng đảng cần cải tổ nếu không nạn Cách Mạng Văn Hóa có thể tái diễn cần được hiểu ông Ôn Gia Bảo muốn nói rằng “nếu không ra tay trấn dẹp khuynh hướng thân Mao một cách dứt khoát thì khi thành phần này nắm quyền chúng sẽ phát động một phong trào tương tự như Cách Mạng Văn Hóa để tiêu diệt người khác chính kiến như ý đồ của Mao Trạch Đông trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966-1976”.
Dư luận báo chí quốc tế cũng đã mất nhiều bút mực vào ý nghĩa của bài nói chuyện của ông Tập Cận Bình tại trường Đảng tháng trước đó được phổ biến ngày 16 tháng Ba. Nhân gián tiếp cảnh báo với cán bộ cao cấp về biện pháp đảng sẽ dùng để chấn chỉnh tác phong và hành động của ông Bạc Hy Lai, ông Tập Cận Bình đã nói về sự băng hoại đạo đức của đảng viên và suy thoái tinh thần của đảng. Sự kêu gọi sự chấn chỉnh tác phong đảng viên chỉ là cách nói công thức. Tuy nhiên thời điểm công bố bài diễn văn làm cho dư luận suy diễn như một dấu hiệu đấu đá nội bộ.
Thật ra toàn bộ vụ Bạc Hy Lai chỉ là “vấn đề vị trí” của bóng ma Mao Trạch Đông. Bóng ma của Mao đã được đồng thuận có một vị trí nhất định trong đời sống chính trị Trung quốc. Nay có người muốn xê dịch bóng ma về hướng có lợi cho mình thì nó cần được mang về vị trí cũ. Việc cách chức ông Bạc Hy Lai chỉ là một điều chỉnh nhân sự như một cơn gió nhẹ thổi qua mặt hồ đang phẳng lặng. Nó không phải là một trận bão, hay nói cách khác không phải là dấu hiệu của một cuộc tranh chấp quyền hành có tính sắt máu như cuộc tranh chấp giữa Tứ Nhân Bang và nhóm Đặng Tiểu Bình sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976.
Cơn gió thoảng đi qua, mặt hồ lại phẳng lặng. Việc chuyển quyền từ tay Hồ Cẩm Đào qua Tập Cận Bình sẽ diễn tiến như kịch bản được dự kiến. Phần ông Bạc Hy Lai nếu không bị đưa ra tòa, tước đảng tịch thì cũng khó giữ được chân Ủy viên Bộ chính trị ông đang giữ.
March 22, 2012
© Trần Bình Nam
© Đàn Chim Việt

Người Việt kỳ thị người Việt!


Vài lời : “Hồi xưa” bị chưởi là ” các Anh tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai vong bản (tôi chả biết là đã thờ chủ nghĩa mẹ gì ,Thầy cô,cha mẹ…cũng chả dạy tôi chủ nghĩa nào phải theo,chỉ biết cái “chủ nghĩa” Dân chủ Tự do và Cọng sản) nên bán nước làm tay sai cho đế quốc Mỹ bóc lột Nhân dân  và Tổ quốc- Ngày nay không biết ai ĐẺ ra cái thứ tôn thờ ngoại bang mọi thứ,từ đối xử,đồ dùng,tiền bạc,ăn uống.chơi bời…..???ai???học toàn thứ rác rưởi phi đạo đức của ngoại bang,không học cái hay cái giỏi của Người ta mà còn quay lại khinh miệt Đồng nào của mình- Thật khốn nạn!!!!!!!!!!!!! Đọc trên báo “chính thống” thấy ở Sing chẳn hạn, cầm Đô la Mỹ hay ngoại tệ khác mua hàng là bất kỳ cữa hàng nào họ không bán,mà phải tự đến Ngân hàng đổi tiền Sing mà mua.

Khánh Hưng – Boxitvn
Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!
Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!
Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!
Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?
Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa “nhậu”, ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “Sir”, tức là “ngài”. Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!
Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!
Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:
Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!
Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, … anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em XHCN” của Việt Nam mấy năm trước đây!
Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!
Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?
Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng’ và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng”. Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!
Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!
Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ! Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!
K. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Sự “trở lại” châu Á của Mỹ là thử thách cho ASEAN

Simon TayDCVOnline
Nhiều sôi nổi đã đi theo chính sách của chính quyền Obama đặt lại tiêu cự của người Mỹ vào châu Á. Một số đảng viên Cộng hòa nói rằng Mỹ không bao giờ bỏ đi, nhưng nhiều người ở châu Á và đặc biệt là phía Đông Nam châu Á cảm thấy có sự thay đổi trong nhận thức và hành động.
Các Hội nghị Thượng đỉnh với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lên đến một điểm cao mới, và sự hiện diện của Hoa Kỳ được cảm thấy rõ ràng trong các tuyên bố tranh chấp trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

TT Obama và giới lãnh đạo ASEAN
Nguồn hình: http://freethisworld.com
Nhiều người hoan nghênh sự quan tâm trở lại, nhưng đặt câu hỏi về ý định và khả năng ở lại lâu dài của Mỹ so với một Trung Quốc đang lên. Tại Bắc Kinh, phản ứng cới chính sách của người Mỹ đi từ lẫn lộn đến tiêu cực. Myanmar đã làm một ví dụ điền hình, với những thay đổi lớn về chính trị mở cửa với phương Tây.
Một số người thấy trở lại của Mỹ, và sự thoái lui của Trung Quốc, và rất dễ dàng tưởng tượng đến một tranh chấp mới đang thành hình – nếu không phải về quân sự, thì ít nhất cũng là một cuộc giành ảnh hưởng. Một logic tương tự sẽ có thể áp dụng cho tất cả Đông Nam Á hay không?
Có thể. Tuy nhiên, các nước trong khu vực không phải là những trang giấy trắng để các cường quốc có thể tự do viết lên đó. Thái độ và hành động của các nước trong vùng là điều quan trọng. Hãy nhìn lại Myanmar một lần nữa.
Hầu hết, ngưới ta tin rằng sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm cho giới lãnh đạo của Myanmar không thoải mái. Tuy nhiên, các nỗ lực để đưa những sức mạnh khác không nhất thiết phải loại trừ Trung Quốc. Trong khi có nhiều sự chú ý đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ít người để ý thấy rằng Bắc Kinh đã ký kết một thỏa ước chiến lược trước khi Bà Hilary đến Yangon.
Xếp đặt của địa lý đòi hỏi các quốc gia trong vùng ĐNÁ không thể tránh được sự tiếp tục hợp tác với một người hàng xóm khổng lồ và đang phát triển. Vì vậy, thay vì gọi là chuyển sang phương Tây, những gì đang xảy ra có thể được mô tả là một sự thay đổi cân bằng. Những cân nhắc tương tự hẳn phải có trong suy nghĩ của giới lãnh đạo các nước khác ở Đông Nam Á.
Indonesia là lớn hơn và ở xa hơn, nhưng xuất khẩu lớn về năng lượng và các nguồn lực khác được bán cho thị trường Trung Quốc.Sự tăng trưởng đang đẩy nền kinh tế của Indonesia. Tổng thống Barack Obama xuất hiện, tận dụng những quan hệ cá nhân từ những năm đầu sống ở Jakarta và xác nhận tầm quan trọng của Indonesia.
Một mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đã được khai trương vào tháng Mười Một năm 2010, và một năm sau đó, chương trình Thách thức Thiên niên kỷ trị gía 600 triệu đô la Mỹ ($ 754,000,000) đã được thêm vào để giúp xóa đói giảm nghèo. Quan hệ Indonesia-Mỹ đã mở rộng và sâu sắc thêm. Tuy nhiên, mối quan hệ quân sự-hai bên đã đi chậm hơn. Indonesia đã khéo léo trong quản lý quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo tính cân bằng tiếp tục.
Các chính sách ở Việt Nam dường như ít cân bằng hơn. Trong khi một số vấn đề vẫn còn kẹt lại từ cuộc chiến, hợp tác về mặt an ninh với Hoa Kỳ đang phát triển nhanh chóng. Trong năm 2010, hai nước tổ chức cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên. Tàu quân sự Mỹ vào cảng Việt Nam cũng như nhiều cuộc tập trận hải quân đã được tổ chức – nói là để tập trung vào bảo trì và hải hành.
Hơn nữa những việc này xảy ra sau khi mối quan tâm lên cao về xung đột gây chết người với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam đã có trong quá khứ. Hà Nội dường như có ý định đưa Mỹ vào để chống lại tiềm năng xâm lăng của Trung Quốc. Trên mặt trận kinh tế, Washington đã đáp lại bằng cách đưa Việt Nam trở thành quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu cho hội nhập ngày càng sâu rộng.
Ngược lại, quan hệ Trung-Việt vẫn chưa được giải quyết. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thường bị dân chúng tụ tập biểu tình – mà nhiều người tin rằng phải có được cho phép hoặc ngay cả có sự sắp xếp của chính quyền Việt Nam. Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Ấn Độ để thăm dò dầu tại các khu vực đã được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Những ví dụ này cho thấy các nước ASEAN rõ ràng không thụ động trong quan hệ với Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là liệu hành động của Hoa Kỳ sẽ giúp duy trì hòa bình trong khu vực hoặc trở thành khiêu khích. Người ta đang chờ xem mỗi quốc gia sẽ đi theo con đường riêng hoặc nếu ASEAN có thể tìm thấy sự liên kết và cân bằng.
Các quốc gia trong khu vực ĐNÁ đa dạng và không có một chính sách an ninh hoặc đối ngoại chung, không giống như Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, ASEAN đã liên kết với nhau trước đây để đối phó với những cuộc xung đột, như cuộc chiếm đóng Cam-pu-chia và chiến tranh Việt Nam. Bây giờ cũng có thể là thời điểm cho các thành viên ASEAN phối hợp các chính sách của họ đối với Mỹ liên quan đến Trung Quốc.
Sự trở lại của Mỹ ở châu Á không nhất thiết dẫn đến xung đột với vị trí của Trung Quốc hôm nay và trong tương lai. Tình hình khu vực sẽ phụ thuộc rất nhiều, không chỉ vào những gì hai gã khổng lồ sẽ làm, mà còn tuỳ vào những nước khác ở châu Á phản ứng ra sao.
ASEAN có thể đồng ý, ít nhất, để tránh những hành động khiêu khích. Thái độ cân bằng có thể dùng được và tránh để bị hiểu rằng đang đứng về phía này hay phía kia có thể được áp dụng.
Điều này sẽ không dễ dàng, nhưng là chìa khóa để giữ sự thống nhất của các nước ASEAN thống nhất khi tranh chấp Mỹ-Trung Quốc trở nên căng thẳng. Nếu các nước ASEAN chọn một chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn và cân bằng, họ có thể gìn giữ hy vọng để tiếp tục có hòa bình.
Simon Tay là Chủ tịch của Viện Quốc tế Vụ Singapore và dạy Luật Quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, Khoa Luật.
© DCVOnline

Nguồn: US ‘return’ to Asia poses challenge for Asean, Today Online, by Simon Tay, Mar 19, 2012.

Mai xuân Dũng :PHẤT CỜ HỒNG CỜ XANH

-Maixuandungblog
 Mới hôm qua hôm kia, Đảng, Chính phủ nước ta đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanma Thên Sên (Thein Sein) trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Việt nam với cương vị Tổng thống.
Cũng là người đứng đầu một trong những Quốc gia thuộc khối ASEAN nhưng chuyến thăm Việt nam của ông Thên Sên gây được sự chú ý đặc biệt.
Thứ nhất, Myanma là một Quốc gia được lãnh đạo bởi một chính phủ quân sự cứng rắn, tên gọi đầy đủ của Myanma là: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma. (Nghe hệt như Việt nam) nhưng từ năm 1988 nước này cắt bớt mấy chữ “Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa” thành Liên bang Myanma và bất ngờ  đầu tháng 2/2011,Quốc Hội Myanma đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây, ông Thên Sên làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền bởi quân đội.
Thứ hai, từ một thể chế độc tài quân phiệt bị thế giới lên án suốt hàng chục năm qua, bỗng chốc chính quyền của ông Thên Sên đã thay đổi gần như 180 độ khi trả tự do cho khoảng 200 tù nhân chính trị trong số 2000 ngàn tù nhân chính trị đang bị giam giữ, nới rộng kiểm soát báo chí, công nhận đảng đối lập Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ và mở đường cho bà Aung San Suu Kyi ra ứng cử dân biểu quốc hội. Nhưng sự đặc biệt ghê gớm ở chỗ, những thay đổi nói trên do sự chủ động của phía chính quyền Myanma mà chẳng cần tới những cuộc xuống đường rầm rộ gây áp lực đấu tranh của quần chúng.
Tất nhiên, có thể ông Thên Sên và các nhà lãnh đạo Myanma ngửi thấy mùi Hoa nhài từ Tunisia, sự đầu hàng của Mubarak  và nhất là cái chết thê thảm của Gadhafi tại Lybia và giật mình khi thấy trước rằng rồi đây Myanma khó tránh khỏi trận đại hồng thủy dân chủ hóa tạo nên bởi đám quần chúng nghèo khổ và bất mãn. Nhưng “ngửi thấy” và quyết định đổi thay triệt để là hai khái niệm rất xa nhau, điều làm cả Thế giới ngỡ ngàng.
Myanma và Việt nam là hai nước có đường biên giới chung với Trung Quốc và cùng chịu áp lực ghê gớm từ nhà nước cộng sản bành trướng này nhưng các nhà lãnh đạo độc tài Myanma đã biết cân nhắc giữa lợi ích cá nhân phe nhóm và lợi ích dân tộc để đặt lợi ích dân tộc lên trên vì thực tế, tài sản gia đình ông Thên Sên và các tướng lĩnh khác trong chính phủ gửi các ngân hàng nước ngoài đang bị Quốc tế phong tỏa đóng băng.
Myanma thay đổi thể chế có tính nội dung (content) còn Trung Quốc thay đổi theo kiểu “thời trang” (fashion) hoặc gọi cách khác chỉ như con tắc kè hoa biến mầu da khi thấy dấu hiệu mất an toàn. Dù Hồ Cẩm Đào hay Tập Cận Bình, dù Ôn Gia Bảo hay Lý Khắc Cường nắm quyền lực tối cao thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn sẽ kiên định xướng hồng (hát nhạc đỏ cách mạng) tới lúc bão tố nổi lên quét qua lục địa Trung hoa.
Myanma cũng đã từng bị trói chặt vào đồng Nguyên của Trung quốc với hàng nghìn dự án lớn nhỏ từ thủy điện tới xây dựng, khai thác, thương mại nay họ dám thẳng thừng từ chối các “ơn huệ” thiên triều qua viêc tổng thống Thên Sên hủy bỏ giao kèo dự án 3.6 tỷ Mỹ kim với Trung Quốc xây đập nước trên sông Irrawaddy trong bang Kachin tháng Chín 2011 vừa qua. Có thể cái “lưỡi câu Nhân dân tệ” chưa nằm trong dạ dày mà mới chỉ nằm trong miệng các quan chức chính phủ Myanma chăng?
Nhưng nói gì thì nói ông Thên Sên và các tướng lĩnh Myanma đã kịp tỉnh cơn mê, dứt khoát giẫy khỏi “vòng tay ôm hữu nghị” của ông bạn vàng phương Bắc.
Tất cả những diễn biến rõ như ban ngày của Myanma đã thu hút  cái nhìn của Việt nam và Trung quốc.
Liệu đây có phải là động thái “Tầm sư học Dân chủ” qua việc mời ông Thên Sên sang thăm Việt nam hay chỉ để “giao lưu” tìm hiểu nhằm hoàn thiện hơn phương thức “chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch” hay đơn giản chỉ là một chiêu hóa giải sự bức xúc đòi đổi mới và tự do dân chủ của nhân dân.
Ông sản lớn Ôn Gia Bảo kêu gọi Đảng cải tổ triệt để nhưng trước sau vẫn phát động học tập Lôi phong phất cao cờ hồng.
Việt nam hô hào toàn đảng quán triệt nghị quyết trung ương 4 để chỉnh đốn đảng kèm theo phương pháp bí truyền: Học tập và làm theo…nhưng chưa yên tâm nay mời Thên Sên sang chơi như là một cách vừa phất cờ hồng vừa phất cờ xanh vậy.
Thì mấy chục năm trước cờ Mặt trận dân tộc giải phóng cũng nửa đỏ nửa xanh đó sao?
Mai Xuân Dũng

Butlong :Một sáng kiến thực chất


Butlong
Lãnh đạo Cục CSGT đường bộ vừa bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh về việc trợ cấp 5 triệu đồng/tháng/người cho những CSGT đứng chốt với yêu cầu họ thực hiện nghiêm công vụ.
Hiện Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng đang lên danh sách số lượng CSGT tuần tra kiểm soát tại bốn trạm cửa ô Kim Liên, Hòa Phước, Hòa Hải, Hòa Nhơn để có thể chi khoản hỗ trợ này bắt đầu từ tháng 3.
Được biết khoản hỗ trợ này sẽ được lấy từ nguồn ngân sách TP, chuyển qua thẻ ATM cho các cá nhân đứng chốt. Mục tiêu ghi rõ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm tiêu cực của lực lượng CSGT, mà một trong những biện pháp giám sát sẽ là lắp đặt camera theo dõi quá trình kiểm tra, xử lý của họ tại bốn trạm cửa ô. Nếu sai phạm thì CSGT không những không được nhận tiền hỗ trợ mà có thể bị kỷ luật, đuổi khỏi ngành.
Với những khoản chi không lớn như vậy của một đô thị, tính pháp lý của nguồn quỹ không là vấn đề lớn, song tính chất và độ lan tỏa của sáng kiến lại có tính xã hội cao, khi mà tiêu cực của CSGT là “vấn nạn” trên cả nước từ nhiều năm nay chưa giải quyết được. Vì thế, khoản hỗ trợ này được rất nhiều người bàn luận, thậm chí còn xem như một loại “quỹ dưỡng liêm” hay một loại vaccine phòng ngừa tiêu cực của CSGT, qua đó xã hội hưởng lợi từ sự nghiêm minh của người thừa hành pháp luật!
Trên thực tế sự hình thành “quỹ dưỡng liêm” hay diện trợ cấp đặc thù hiện đã được áp dụng tại một số cơ quan “nhạy cảm”, như Ngân hàng Nhà nước, lực lượng thanh tra, Kiểm toán Nhà nước… và điều đó đưa lại thu nhập khá cho các công chức nhà nước thường xuyên có hoạt động va chạm với “cám dỗ”.
Thế nhưng biện pháp giám sát để hoạt động của công chức đảm bảo thật sự trong sạch chỉ có Đà Nẵng đề xuất và nó mới chỉ mang tính thí điểm trong ngắn hạn, nhiều vấn đề khác còn phải tính toán…
Ai cũng biết Singapore là một quốc gia có chỉ số trong sạch của công chức thuộc hàng cao nhất thế giới. Lý do không chỉ vì họ có chế độ đãi ngộ công chức rất cao mà họ còn xây dựng một hệ thống giám sát rõ ràng và một hệ thống đánh giá công chức hiệu quả, thực chất. Chẳng hạn mức thu nhập cao đó công chức không được lãnh hết ngay ma Chính phủ giữ lại một khoản gọi là quỹ “dưỡng liêm”, đến cuối đời nếu công chức đó không vi phạm thì sẽ được lãnh toàn bộ số tiền này. Chính cơ chế giám sát như vậy khiến họ rất tự giác nói không với tham nhũng…
Đà Nẵng đã tiên phong thiết lập công cụ giám sát tính thanh liêm của một đối tượng công chức cụ thể, tại không gian và thời gian cụ thể. Có lẽ giải pháp ngừa tham nhũng trên diện rộng cần được bắt đầu từ những sáng kiến thực chất như thế?!

Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Ôn Gia Bảo, Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hữu Ca và… Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Ngọc Già
Biến cố chính trị gây chấn động mạnh, buộc cả thế giới đưa mắt dồn về Trung Quốc thông qua hai nhân vật tiếng tăm: Vương Lập Quân (bị câu lưu điều tra) & Bạc Hy Lai (bị cách chức) đang phô bày nội tình giới cầm quyền cấp cao TQ chia rẽ cực kỳ nghiêm trọng.
Báo Xcafévn.org vừa có bài dịch từ trang “Want China” với tựa đề đầy nghi hoặc “Súng nổ ở Bắc Kinh?” (1), trong có nội dung một số nhà am tường về chính sự đang đặt nhiều dấu hỏi về tình trạng căng thẳng dường như cho thấy dấu hiệu đang lớn dần.
Sự việc Vương vào Lãnh sự Mỹ và ở trong nhiều giờ liền trước khi bị di lý về Bắc Kinh để điều tra, góp phần lớn dẫn đến Bạc bị cách chức Bí thư Trùng Khánh, nó thuộc hàng tuyệt mật. Khó biết được nội dung “hấp dẫn” đấy, ngoại trừ giới tình báo Mỹ, trong trường hợp này có vẻ nắm nhanh và rõ hơn, bởi Vương vào đấy. Thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ trả lời vỏn vẹn (mang chất xuê xoa): “cuộc điều tra về ông Vương Lập Quân đang có nhiều tiến triển và sẽ sớm được công khai trước dân” (2). Chấm hết ngay đấy, càng làm dấy lên quá nhiều đồn đoán cho giới bình luận khai thác.
Người cộng sản vẫn theo phong cách khép kín, che giấu được bao lâu hay bấy nhiêu.
Có phải chính cái chất trì trệ, cổ lỗ, đầy ám muội này mà các quốc gia theo chế độ CS không tài nào văn minh nổi?
Bên cạnh đó, một phong cách quen thuộc xuất phát từ cộng sản khi tiến hành thanh trừng, trừ khử nội bộ, một khi đã đến lúc không thể chịu đựng nhau: “phương thức đấu tố”! Đây là phương thức “đặc thù” dành cho cái kiểu “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” riêng có của người CS.
Đấu tố thời hiện đại có khác hơn nhờ phương tiện internet, tuy vậy, nội dung đấu tố không có gì khác lắm: nhân vật bị đấu tố để loại trừ nếu không tham nhũng, thì suy đồi đạo đức, nếu không “phản bội”…đảng, thì (nặng hơn) làm gián điệp cho nước ngoài và một vài cách khác nhưng nội dung nhằm hạ thanh thế uy danh, vẻ lên bộ mặt tham tàn, dâm ô, đồi bại của đối thủ cần bị đấu tố để bày trước “nhân dân” rằng: Đảng không bao giờ chứa chấp loại người như thế, bởi người CS luôn là người “sạch sẽ” và “thơm tho”! Mặc dù lâu lâu họ cũng kêu nhau năng “tắm táp”, “rửa ráy”, “soi gương”, “chải đầu”… và cố làm sao “đừng để bị tây hóa” mà Nguyễn Phú Trọng “lãnh chỉ” vừa qua(!)
Bạc Hy Lai đang bị đấu tố theo cách đấy, qua bài báo “Bạc Hy Lai ‘cản trở’ điều tra tham nhũng” (3), trong khi Vương Lập Quân dường như chịu nặng nề hơn khi bị cho là “tham gia vào hàng ngàn vụ cưỡng bức cấy ghép nội tạng” (4).
Dù có đấu tố Bạc và Vương thành công, dù tiếng súng có nổ tại Bắc Kinh hay không, cũng có thể kết luận: Bạc sẽ thua và (ít nhất) lui về “ẩn dật”, trong khi Vương sẽ (ít nhất) chịu một số năm tù và bị quản chế suốt đời. Không phải vì Vương tham nhũng, không phải vì Vương giết dân, không phải vì Vương đấu đá nội bộ mà cái tội quá lớn của Vương là chạy vào lãnh sự Mỹ ở qua đêm, bất chấp Vương có “cúi đầu nhận tội” và “xin hưởng lượng khoan hồng” từ những người đồng chí của ông ta, Vương mãi mãi không bao giờ nhận được lòng tin nữa. Đó là điều cay đắng phũ phàng và nó càng làm nổi lên tính chất “dính máu ăn phần” của BĂNG ĐẢNG hơn là CHÍNH ĐẢNG.
Vương cũng “quên khuấy” nơi Vương chạy vào: Mỹ – quốc gia mà giới cầm quyền Trung Quốc luôn muốn truất ngôi vị “Cường quốc số Một”!
Dù sao việc Vương chạy vào lãnh sự Mỹ cho thấy ông ta là người có ít nhiều bản lĩnh, bởi thâm niên tham gia “băng đảng” lâu năm với vai vế cao ngất ngưỡng, ông ta thừa biết hậu quả thảm khốc phải đối mặt một khi không thành công. Dám làm dám chịu! Cũng xứng mặt!
***Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu vụ án đại gia đình Đoàn Văn Vươn cần được Hải Phòng làm rõ và báo cáo chậm nhất ngày 30/3/2012. Đến nay còn cách 10 ngày chẵn. Điều đó sẽ không xảy ra theo yêu cầu của ông Dũng, với tư cách Thủ Tướng. Những ai tin tưởng lời yêu cầu này được thực hiện thì đó là “lòng tin giá xăng”(!)
Ông Dũng càng nói càng mất thêm uy tín. Nguyễn Trường Tô không “tuân chỉ” còn đó. Phạm Thanh Bình đang “nằm ấp” còn kia. “Chỉ đạo” sao đây với Nguyễn Văn Thành, vì cho đến nay Thành chưa bao giờ “tồng ngồng” và những vụ tham nhũng chưa bị lên thớt chính thức dù báo chí có phanh phui trước đây?!
So ra, những tai tiếng về tham ô, bao che, bè phái, dọn đường cho con ruột vào chính trường, thương trường, Ôn Gia Bảo chưa thấy biểu hiện gì đáng kể. Ít nhất Ôn còn có uy của Ôn, dù thời gian đối với ông ta đang được đếm lùi để về vui thú điền viên với người tương nhiệm Việt Nam Phan Văn Khải.
Không quá gượng ép khi nói: Nguyễn Văn Thành, người tương nhiệm với Bạc Hy Lai; Đỗ Hữu Ca, người tương nhiệm với Vương Lập Quân, dù có ít nhiều “xử ép” Bạc và Vương. Bởi không chỉ vì chuyện Bạc – Vương mang tầm quốc tế, trong khi chuyện Thành – Ca mang “tầm”… cướp bẩn; không chỉ vì chuyện Bạc – Vương dính líu đến tình báo trong khi chuyện Thành – Ca dính líu đến…tôm cá, chòi lều, mà giữa hai bọn họ còn khác biệt một điểm nổi bật: “dám chơi dám chịu”. Bạc – Vương: có, Thành – Ca: không.
Giả sử Bạc và Vương nghe sự so sánh này có thể quắc mắt và hét: “Chúng nó sao có thể sánh với chúng ông, thật quá đáng!”.
Dù cho Ca có mâu thuẫn với Thành, như Bạc phàn nàn Vương phản bội, thì cam đoan Ca cũng không bao giờ dám làm như Vương bởi hắn tự cho hắn là “kẻ chăn bò”, khi dùng chữ “THUẦN” để chỉ thái độ người dân cam chịu nhiều năm dưới sự cai trị bạo tàn của CS, trước khi vùng lên làm chính hắn cũng ngỡ ngàng. Thằng chăn bò không thể làm chuyện lớn, ngoài những việc lặt vặt, giả như ý định… viết sách chỉ cách quản lý… “bọn chăn bò” dưới tay.
Tuy nhiên, cho đến nay dấu hiệu mâu thuẫn giữa Thành – Ca cùng đồng bọn Thoại, Điền … không hề có. Bọn chúng là một. Khó cho Nguyễn Tấn Dũng trừ phi “chuyện chả nem” hay “tô tồng ngồng” xảy ra một hay vài tên trong bọn chúng.
***Bạc Hy Lai thất bại phần lớn do chủ quan háo thắng, đặc biệt lực lượng chưa đủ mạnh lại để nhiều đồng chí gièm pha để mắt, trong khi quân đội không cho thấy sự ủng hộ Bạc.
Quái vật đôi khi sức mạnh không phải từ chính nó mà từ những yếu huyệt hay bộ phận đặc biệt mà ít người để ý. Dường như Nguyễn Bá Thanh đang làm được với “yếu huyệt” giản dị(6):
“Đặc biệt, với lực lượng CSGT, Đà Nẵng trợ cấp thêm 5 triệu đồng/người cho những cán bộ, chiến sĩ trực tiếp đứng chốt, hoạt động ngoài hiện trường ở bốn cửa ô Kim Liên, Hòa Phước, Hòa Nhơn, Hòa Hải.
Theo ông Thanh, tiền này của Đà Nẵng nên giải quyết bằng cách thưởng. Ngoài ra, cán bộ đứng chốt còn được hưởng 10%/tháng trong số tiền xử phạt.
Căn cứ theo tất cả các quy định về lương thưởng hiện hành, luật lao động, luật công an nhân dân… không hề có quy định nào như thế này cả. Nguyễn Bá Thanh tiếp tục lộng quyền sau nhiều vi phạm.
Tuy vậy, vi phạm trợ cấp, thưởng như thế này, thì đố cả Bộ Chính trị ĐCSVN dám hạch hỏi Nguyễn Bá Thanh. Lý do? “Còn đảng còn mình”. Khỏi ý kiến, nhé!
Nguyễn Bá Thanh tỏ ra ngày càng cao tay hơn nhiều đối thủ, bởi dần đang xây dựng được lực lượng trung thành, thông qua yếu huyệt “năm triệu đồng/tháng” cho “công an nhân dân”. Hãy gọi giúp Nguyễn Bá Thanh khi chỉ về lực lượng này: “Còn Thanh còn tiền”. Lực lượng quân đội địa phương tại Đà Nẵng cũng là dấu hỏi đang để ngỏ mà Nguyễn Tấn Dũng cần lưu tâm để tránh một người còn hơn cả Bạc Hy Lai trong tương lai gần.
Bơi ngược dòng luôn gây khó chịu với người không rèn luyện thể lực. Có thể sự đổi ngôi sẽ xuất hiện trong ngày gần đây, nếu chúng ta nghĩ về chuyến viếng thăm của Tổng thống Miến Điện do Chủ tịch Trương Tấn Sang chính thức mời. Dạo này cũng thấy ông Sang khăng khít với Đại Tướng Phùng Quang Thanh trong các cuộc hội nghị, gặp gỡ.
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://danluan.org/node/12078 (1)
http://cadn.com.vn/News/Quoc-Te/Thoi-Su-The-Gioi/2012/3/16/74582.ca (2)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/03/120320_boxilai_leaked_info.shtml (3)
http://huynhdehiepthongchiase2011.wordpress.com/2012/03/20/wang-lijun-c%e1%bb%b1u-pho-th%e1%bb%8b-tr%c6%b0%e1%bb%9fng-kiem-giam-d%e1%bb%91c-cong-an-trung-khanh-tham-gia-vao-hang-ngan-v%e1%bb%a5-c%c6%b0%e1%bb%a1ng-b%e1%bb%a9c-c%e1%ba%a5y-ghep-n%e1%bb%99i-t/ (4)
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/570315/De-CSGT-noi-khong-voi-mai-lo-tpp.html (6)

Sáu nhà sư và một tàu chiến


TC. Phiatruoc
22/03/2012 /   Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước  -Mark McDonald, IHT Rendezvous   -
HỒNG KÔNG – Trong những ngày gần đây, châu Á đã trưng bày các loại quyền lực cứng và quyền lực mềm giữa lúc khu vực này cố gắng đấu tranh để tìm hiểu về một số xung đột dường như đang đóng băng và khó chữa.


Những ngôi chùa ở Trường Sa được nói là đã vắng bóng chư tăng từ lâu. Ảnh: BBC  ===>>


Quyền lực cứng là một khái niệm khá đơn giản – “sử dụng lực lượng để cưỡng chế nhằm đi đến thay đổi”, theo cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Michael Chertoff. Trong phương trình củ cà rốt và cây gậy, sức mạnh cứng là cây gậy. Một số ví dụ về quyền lực cứng đã diễn ra gần đây: quân đội Mỹ ở Afghanistan, xe tăng Syria bắn vào thường dân, các biện pháp trừng phạt Iran và Bắc Triều Tiên, NATO tấn công chống lại chế độ Libya.
Các nhà khoa học chính trị cho rằng những mối đe dọa (hoặc thậm chí các hành động trưng bày) của lực lượng quân sự là quyền lực cứng. Các cuộc diễn tập quân sự bắn đạn thật hoặc các đơn vị đồn trú quanh biên giới được đặt trong tình trạng báo động đều là ví dụ của quyền lực cứng. Hoặc theo báo cáo bởi một đồng nghiệp của tôi Michael Wines, thì Trung Quốc gần đây cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên, cũng là thể hiện quyền lực cứng. Trong bức ảnh vệ tinh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được phát hiện trong quá trình thử nghiệm trên biển ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc vào tháng Mười hai vừa qua.
Trung Quốc từ lâu đã ham muốn sở hữu tàu sân bay, và Michael nói rằng một trong những chiếc tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh là “một loại tàu chiến Liên Xô sản xuất vào những năm 1980s và đã được tân trang lại bằng các vũ khí hiện đại”. Các phương tiện truyền thông nhà nước ở Trung Quốc dẫn lời một quan chức hải quân hàng đầu rằng tàu sân bay này đã được thử nghiệm trên biển kể từ tháng Tám năm ngoái. Trung Quốc gần đây đã công bố tăng 11,2% ngân sách quốc phòng, và như Edward Wong đã báo cáo, sự mở rộng của hải quân Trung Quốc cho thấy họ có cách tiếp cận mới và tự tin hơn.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc trước đây gọi là Varyag, được một doanh nhân mua thông qua một công ty du lịch ở Hồng Kông cách đây 15 năm. Ông đã báo cáo chi trả khoảng $20 triệu USD tại thời điểm đó và chiếc tàu lúc ấy không có động cơ. Sau đó chiếc tàu được kéo về từ một xưởng đóng tàu ở Ukraina với ý định biến nó thành một khách sạn và sòng bạc nổi trên biển.
Sau đó, chiếc Varyag chưa bao giờ được chuyển đến Hồng Kông. Thay vào đó, chiếc tàu đã được đặt lại tên Shi Lang và được bổ sung vào hạm đội hải quân ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. (Các chi tiết hấp dẫn về chiếc tàu được hãng thông tấn Bloomberg tường thuật tại đây.)
Sự hiện diện của tàu sân bay diễn tập trong vùng biển này gửi đi một thông điệp rõ ràng về quyền lực cứng của Trung Quốc, nhằm nhắc nhở các nước trong khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông – đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines đều tuyên bố có một phần (và thường chồng chéo) chủ quyền ở khu vực này.
Vô số các quần đảo, rặn san hô và các bãi đá ngầm – một số trong các đảo đó không thể thấy được khi nước thủy triều dâng lên – đã từ lâu trở thành vấn đề căng thẳng trong khu vực, phần lớn vì các nước tin rằng khu vực này có nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên rất phong phú.
Tất cả các nước, ngoại trừ Brunei, đã thành lập các đơn vị đồn trú quân sự trên các đảo tranh chấp, trong đó Trung Quốc và Việt Nam thường xuyên lên tiếng cáo buộc nhau với các vụ gây rối bằng bạo lực đối với các tàu đánh cá của hai nước.
Nhưng trong một thuyết về cách sử dụng quyền lực mềm, Việt Nam cho biết hồi đầu tuần này rằng sáu tu sĩ Phật giáo sẽ sớm ra cư trú trên một trong những quần đảo ở Trường Sa. Các nhà sư được thông báo rằng họ sẽ ở lại đây một năm, đồng thời họ là những người thuộc cánh Giáo hội Phật giáo của nhà nước.
Việc này tạo trường hợp cho một sách giáo khoa về quyền lực cứng so với phần mềm: sáu tu sĩ có đánh bại được một tàu chiến?
Quyền lực mềm mang khái niệm “lưu chất chuyển động”, ông Chertoff cho biết, và khó hơn đôi chút để xác định chính xác ý nghĩa. Đôi khi việc này còn được gọi là ngoại giao công chúng, nó có thể liên quan đến việc trao đổi văn hóa hoặc du sinh, khuyến khích kinh tế, viện trợ nước ngoài và các loại tương tự.
“Bằng cách tạo dựng mối quan hệ giữa các đối tác, chúng tôi có thể mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau”, ông Chertoff nói.
Nguồn gốc của thuật ngữ này được giáo sư Joseph Nye tại Đại học Harvard phác thảo trong một cuộc nói chuyện qua video.
Người Trung Quốc cũng biết một chút gì đó về quyền lực mềm. Trong lúc trả lời thăm dò ngoại giao từ chính quyền Nixon vào năm 1971, chính phủ của Mao Trạch Đông đã mời đội bóng bàn Hoa Kỳ đến Trung Quốc chơi một loạt các trận đấu.
Vào thời điểm đó, một cuộc trao đổi như vậy thì gần như không thể tưởng tượng được – cho đến lúc nó diễn ra. Khi người Mỹ chấp nhận lời mời, ngoại giao “ping-pong” đã được nảy sinh từ đó.
Tạp chí Times ghi nhận vào ngày 10 tháng 4, 1971, “Mao Trạch Đông chứng minh rằng bóng bàn có thể được sử dụng như một công cụ ngoại giao tinh tế và hiệu quả”.
Các bảng đấu bóng bàn trở thành tiền đề dẫn đến chuyến thăm gây nhiều chú ý của Tổng thống Nixon sang Trung Quốc vào năm 1972, sau đó Trung Quốc cũng nhanh chóng đáp lại chuyến thăm Hoa Kỳ và tặng hai con gấu trúc cho Vườn thú Quốc gia tại Washington. Ling-Ling và Hsing-Hsing là một thành công lớn, và “ngoại giao gấu trúc” vẫn còn là một mặt hàng có giá trị trong các công cụ quan hệ công chúng của Bắc Kinh.
Một sự kiện đáng chú ý khác về sức mạnh mềm đã diễn ra hôm Thứ tư tại Paris, trong đó 90 nghệ sĩ đến từ Dàn nhạc Unhasu của Bắc Triều Tiên tham gia cùng Dàn nhạc Đài phát thanh Pháp trong một buổi hòa nhạc, Sophie Cohen báo cáo lại tại blog ArtsBeat.
Sự kiện đó cho đến nay vẫn chưa thể thấy kết quả trong việc giúp xoa dịu những trục trặc giữa hai miền Triều Tiên. Hai miền trên thực tế thì vẫn còn trong giai đoạn chiến tranh, và các buổi diễn tập quân sự gần đây giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên xung quanh bán đảo Triều Tiên đã làm miền Bắc tức giận.
Chung Myung-whun, người chỉ huy dàn nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng Seoul, đã dẫn đầu dàn nhạc ở Paris, và ông nói rằng ông muốn sự kiện “được trình bày không có nội dung chính trị và không có bài phát biểu, không có cờ bay”. (Ông cũng trò chuyện với đồng nghiệp của chúng tôi là Daniel Wakin hồi tháng Chín năm ngoái về nỗ lực ngoại giao của ông bằng “que của người chỉ huy dàn nhạc”.)
Trong một cuộc phỏng vấn bằng video hôm Thứ năm trên Al Jazeera, trong đó bao gồm cảnh các nhạc sĩ Bắc Triều Tiên dưới sự chỉ huy của ông, ông Chung cho biết ông muốn kết hợp các nhạc sĩ từ cả hai miền Bắc và Nam Triều Tiên.
“Nhưng về mặt chính trị thì việc này không thể thực hiện được ngay trong lúc này”, ông nói. “Họ cho rằng tình hình chính trị hiện nay vẫn còn bị chặn và đóng băng”.
© 2012 Bản tiếng Việt TCPT

Xử vụ kiện đòi bồi thường 8.450 lượng vàng

Vietnamnet - Cho rằng trong quá trình giao dịch trên sàn vàng “ảo”, phía ngân hàng đã có sự nhầm lẫn trong việc thông báo kết quả khớp lệnh dẫn đến thiệt hại, khách hàng đã khởi kiện ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ra tòa đòi bồi thường tổng cộng 8.450 lượng vàng.
Ngày 22/3, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ tranh chấp hợp đồng mua bán vàng giữa nguyên đơn là ông Trần Trọng Nghĩa và bị đơn là ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB).
Theo đơn khởi kiện, phía nguyên đơn trình bày: tháng 12/2007, giữa ông và ngân hàng ACB đã đứng ra ký kết hợp đồng kinh doanh vàng trên sàn vàng của ACB.
Ngày 24/12/2007, ông đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng. Sau đó, ông được nhân viên của ngân hàng thông báo đã khớp lệnh 150 lượng, còn lại 2.850 lượng vàng chưa khớp lệnh.

Giao dịch mua bán vàng qua sàn “ảo” tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hình minh họa

Sau khi nhận được thông báo trên, do giá vàng xuống, ông Nghĩa đặt lệnh hủy bán 2.850 lượng chưa khớp rồi đặt tiếp lệnh bán 2.850 lượng với giá thấp hơn, phía ngân hàng thông báo lệnh bán lần này đã khớp.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày, ông nhận được thông báo từ ngân hàng là đã có sự nhầm lẫn. Trong lần khớp lệnh thứ nhất, thực chất đã khớp lệnh bán thành công 2.850 lượng vàng chứ không phải 150 lượng như đã thông báo.
Do đó, khi ông Nghĩa đặt lệnh bán tiếp 2.850 lượng thì trong tài khoản của ông đã âm 2.700 lượng.
Ngày 4/3/2008, ngân hàng thông báo ký lại hợp đồng giao dịch vàng, nếu khách hàng không chấp nhận thì ngân hàng chấm dứt hợp đồng. Khi đó, nếu có nhu cầu mua bán vàng, khách hàng đến mua bán theo hình thức thông thường.
Do ông Nghĩa không đến ký lại hợp đồng, phía ngân hàng đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, chấm dứt giải ngân, từ chối thực hiện lệnh giao dịch của ông.
Ngày 21/3/2008, khi giá vàng tiếp tục xuống, với lý do tỷ lệ ký quỹ của ông Nghĩa rớt xuống dưới quy định, ACB tự ý bán 3.000 lượng vàng trên tài khoản của ông dựa theo hợp đồng đã bị ngân hàng vô hiệu trước đó để thu hồi nợ.
Do không biết hợp đồng đã bị vô hiệu nên ông Nghĩa vẫn tiếp tục bán tiếp 2.750 lượng vàng.
Theo ông Nghĩa, do phía ngân hàng đã có sự nhầm lẫn, thông báo sai cho ông nên ông mới tiếp tục bán vàng, dẫn đến thua lỗ, những việc làm trên của ACB đã gây thiệt hại cho ông tổng cộng 8.450 lượng vàng.
Từ đó, ông khởi kiện ACB ra tòa và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố vô hiệu các lần giao dịch trên do có sự nhầm lẫn, buộc ACB bồi thường thiệt hại cho ông sau khi cấn trừ khoản tiền 146 tỷ đồng ông đã nhận còn lại hơn 250 tỷ đồng.
Tại tòa, đại diện phía ngân hàng ACB cho rằng ACB làm đúng quy định nên không đồng ý bồi thường.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã bác toàn bộ nội dung khởi kiện và yêu cầu của nguyên đơn với lý do các yêu cầu này không có cơ sở chấp nhận hoặc đã hết thời hiệu khởi kiện.
Ông Nghĩa đã làm đơn kháng cáo toàn bộ phán quyết trên, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét.
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm nhận định phán quyết của cấp sơ thẩm là có căn cứ. Tòa nhận định việc ông Trần Trọng Nghĩa đề nghị tuyên vô hiệu giao dịch bán 2.750 lượng vàng đã quá thời hiệu quy định là 2 năm nên không được chấp nhận.
Về việc ACB xử lý bán vàng của ông do tỷ lệ nợ đã vượt quá hạn mức quy định, Tòa nhận định trước khi thực hiện thủ tục trên, ACB đã thông báo cho ông Nghĩa đúng theo quy định của hợp đồng, việc ông Nghĩa không đến và tiếp tục giao dịch đó là lỗi của ông nên không có cơ sở chấp nhận.
Từ đó, cấp phúc thẩm đã bác toàn bộ nội dung kháng cáo, y án sơ thẩm.
Mai Phượng

Đập thủy điện Sông Tranh 2: Khâu nào cũng có lỗi

Tuoitre - Chiều 21-3, TS Bùi Trung Dung – phó cục trưởng Cục Kiểm định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – kết luận: “Công trình này lỗi từ khâu thiết kế, thi công, giám sát cho đến khâu khai thác vận hành…”.

Công nhân cố gắng xử lý nước tuôn trào từ thân đập Sông Tranh 2 vào chiều 21-3 – Ảnh: Tấn Vũ
Đến chiều qua, nước vẫn tuôn ào ạt, tung bọt trắng xóa tại các khe nứt phía bờ đập đổ về hạ lưu của thủy điện Sông Tranh 2. So với ngày qua, có thêm nhiều công nhân đến trám khe nước tại bờ đập này. Hàng loạt ống nước lớn cũng được mang đến đây phục vụ thu gom nước. Trong khi đó tại các vết khoan trên bờ đập, một số ống nhựa bắt thẳng vào bêtông để thu nước bị bung ra khiến nước xịt thẳng cao quá đầu người.
Đề nghị ngừng vận hành đập

Kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Ngày 21-3, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực VN và Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng khẩn trương kiểm tra, có giải pháp khắc phục việc thấm nước qua đập thủy điện Sông Tranh 2, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
V.V.T.
Cùng với các chuyên gia của Cục Kiểm định nhà nước, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải cũng thị sát hiện trường. Sau hơn ba giờ khảo sát nhiều nơi, đoàn công tác đã có cuộc họp với các bên liên quan cùng chính quyền địa phương để thông báo kết luận ban đầu.
Tại cuộc họp, báo cáo của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho biết đã có công văn khẩn gửi Bộ Công thương về việc kiểm tra hiện trường vào ngày 20-3 do ông Trần Văn Được, phó tổng giám đốc EVN, ký. Báo cáo nêu rõ không phát hiện vết nứt trên thân đập, có hiện tượng nước chảy bốn vị trí khe nhiệt (số k18, k21, k24, k28) ở phía hạ lưu. Cũng chiều qua, trong báo cáo gửi đoàn công tác của Cục Kiểm định nhà nước, đoàn khảo sát đánh giá của tỉnh Quảng Nam báo cáo có thêm hai vệt nước chảy ra từ thân đập (tại khe số k16 và k11).
Ông Đặng Phong, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, phản ảnh với đoàn công tác: “Việc xì nước mới xuất hiện, tần suất nước chảy ra của bờ đập ngày càng nhiều, đặc biệt là sau khi những trận động đất kích thích vừa xảy ra. Vết hở trên đập rất nhiều, giải pháp hiện nay là trám lại bề ngoài không làm cho người dân và chính quyền an tâm. Tính mạng người dân phải đặt lên hàng đầu. Việc xử lý phần hạ lưu của bờ đập hiện nay là không có căn bản. Đề nghị ngừng vận hành đập để xử lý phía thượng lưu”. Ông Phong cũng kiến nghị Viện Vật lý địa cầu đặt các trạm quan trắc dự báo chính xác các mối liên quan giữa động đất và con đập.
Theo đánh giá của đoàn kiểm định, lượng nước thu được hiện nay với 30 lít/giây là khá lớn. Đoàn kiểm định đã chỉ đạo công trường phải lập tức giảm mực nước. Khi lượng nước trong hồ giảm xuống, nhà thầu phải kiểm tra ngay phần vỏ đập. Có thể xử lý bằng cách đổ nhựa đường hoặc phun bêtông vào các khe rãnh, hoặc “tiêm” ximăng vào đó. Việc để nước thấm qua thân đập sẽ ảnh hưởng đến công trình.
Ông Nguyễn Đức Hải khẳng định: “Có sai sót trong thiết kế, thi công thì mới xì nước. Việc này không thể bình thản mà có vấn đề nhất định. Xử lý phải căn cơ mang tính khoa học. Đơn vị thi công xử lý bằng cách nhét bao cát làm dân không an tâm. Đề nghị các cơ quan liên quan sớm làm rõ nguyên nhân và xử lý triệt để”.

Sơ đồ vị trí đập thủy điện Sông Tranh 2 - Đồ họa: V.Cường
Thiếu trách nhiệm
TS Bùi Trung Dung cho biết: nước chảy ra từ đập chắn là từ các “khe co giãn” chứ không phải “khe nhiệt” như báo cáo trước đây. Vì các khe nhiệt này nằm ở phía thượng lưu của con đập và được chắn bởi các van omega bằng đồng nên nước không thể chảy qua. Đo bằng kính lúp có phát hiện hai vết nứt 3mm và 2,2mm tại khe biến dạng số 11 và khe số 6. Tuy nhiên, vết nứt này không đáng quan ngại.
Giải thích về nguồn nước và nguyên nhân nước chảy ra ngoài, TS Dung nhấn mạnh: “Do thiết kế công trình không có ống thu nước bên đường hầm ở rãnh bên trái phía hạ lưu. Trong khi đó rãnh bên phải lại có ống thu nước về phía thượng lưu. Chính vì nước đọng ở rãnh bên trái, các khe co giãn không có các van omega, vì thiết kế phía hạ lưu không có nước nên người ta không đặt các van này, nên nước mới thoải mái chảy ra khe co giãn”.
Cũng theo TS Dung, nước ngấm vào các khe co giãn và bêtông đầm lăn bởi loại bêtông có mác thấp nên nước ngấm chảy qua. Lỗi thứ 2 là lỗi do khai thác sử dụng, nếu khi khai thác sử dụng thấy nước chảy thì phải tháo nước ra tìm ngay nguyên nhân, nhưng đơn vị khai thác không làm điều đó. “Việc đơn giản nhưng vẫn chậm xử lý, gây bức xúc trong dư luận” – TS Dung nói.
Nguyên nhân thứ 3 là ở phía nhà thầu, theo phân tích của TS Dung, công trình đang trong giai đoạn bảo hành nhưng nhà thầu thiếu tích cực cùng với chủ đầu tư khắc phục các khiếm khuyết. Nếu nhà thầu không phát hiện, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị giám sát cũng phải phát hiện vấn đề này. “Cả một hệ thống đều thiếu trách nhiệm! Tất cả đều có khuyết điểm trong trường hợp này” – TS Dung khẳng định.
“Chúng tôi được biết EVN đang chỉ đạo nhà máy thực hiện phát điện hết công suất để nước giảm nhanh và tìm cách khắc phục sớm. Đó là biện pháp tích cực. Riêng ngày 21-3, mực nước đã giảm 1m. Nước sẽ giảm nhanh và sớm khắc phục tình trạng này” – TS Dung cho hay.

Không có phương án đối phó với trường hợp vỡ đập Ông Nguyễn Minh Tuấn – chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Nam – cho biết công trình đập Sông Tranh 2 là công trình thiết kế thân đập theo trọng lực. Đập thiết kế vĩnh cửu nên không có phương án về việc vỡ đập, cũng như kịch bản di dân, phòng chống và diễn tập cho dân vùng hạ lưu. Nếu đập vỡ thật sự do sự cố nào đó thì toàn bộ vùng hạ lưu sông Tranh, sông Thu Bồn từ Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An… sẽ thiệt hại khôn lường.
Thủy điện Sông Tranh 2 có thiết bị quan trắc dịch chuyển đập
Theo một cán bộ của Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư dự án đã lắp đặt một hệ thống quan trắc đập vào bên trong thân đập với tổng trị giá gần 400.000 USD. Nhiệm vụ của thiết bị này là quan trắc 24/24 giờ để thu tín hiệu về sự chuyển đổi nhiệt độ bên trong thân đập cũng như ghi lại những dư chấn nếu có xảy ra trong lòng đất. Trên cơ sở các số liệu quan trắc, các kỹ sư chuyên gia vận hành nhà máy thủy điện có thể biết được sự chuyển dịch vị trí của thân đập.
Đ.NAM
TẤN VŨ

Hàng trăm dân oan lại kêu cứu trước Văn phòng tiếp dân của Quốc hội

 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ecvited-farmers-gather-in-hanoi-03222012064254.html/dan-oan-nguyen-x-dien-305.jpg
Gia Minh, biên tập viên RFA   -2012-03-22
Hằng trăm nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị chính quyền các cấp thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark hôm nay tiếp tục kéo đến Văn phòng tiếp dân của Quốc hội tại số 36 Ngô Quyền Hà Nội yêu cầu chính quyền trả lại đất cho dân.
Courtesy blog Nguyễn Xuân Diện – Sáng nay 22 tháng 3, 2012 khoảng 100 người thuộc các huyện Văn Giang – Hưng Yên, xã Yên Vên (Gia Lâm, HN) đã kéo về trước Văn phòng tiếp dân của Quốc hội để kêu cứu.=====>>>
Một người dân tham gia cùng đoàn khiếu kiện tại Văn phòng tiếp dân của Quốc hội hôm nay cho biết:
Chúng tôi đều là dân Hưng Yên, chúng tôi khởi hành đi từ tám giờ rưỡi sáng. Hôm nay đông chừng 500 người. Mục đích chúng tôi hỏi về ruộng nương của chúng tôi. Chúng tôi không bán thì trả ruộng lại cho chúng tôi. Chúng tôi đi 7 năm rồi mà chưa ai giải quyết cho chúng tôi cả. Họ tránh không ai tiếp chúng tôi cả.
Chúng tôi mang theo khẩu hiệu với nội dung chúng tôi không bán đất, trả lại ruộng đất cho chúng tôi. Những khẩu hiệu của chúng tôi không có vướng mắc gì cả.
Mục đích chúng tôi hỏi về ruộng nương của chúng tôi. Chúng tôi không bán thì trả ruộng lại cho chúng tôi. Chúng tôi đi 7 năm rồi mà chưa ai giải quyết cho chúng tôi cả. Họ tránh không ai tiếp chúng tôi cả.

Một người dân đi khiếu kiện
Hằng trăm dân oan khiếu nại việc thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark  trước VP tiếp dân của QH
Hằng trăm dân oan khiếu nại việc thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark trước VP tiếp dân của QH. Courtesy blog nguyenxuandien

Cuộc tập trung đông nông dân khiếu kiện hôm nay ở Hà Nội được cho biết kéo dài khoảng từ 9 giờ đến cuối giờ làm việc buổi sáng là 11 giờ 30.
Tin cho biết trong đoàn người hôm nay trước Văn phòng tiếp dân của Quốc Hội có nhiều người được nói không phải dân đi khiếu kiện. Có tình trạng nếu ai muốn chụp ảnh đoàn người khiếu kiện thì bị người lạ khác cố tình ngăn cản và cướp máy ảnh.
Mới hôm qua, nhiều người gồm những người dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và những địa phương khác như Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, rồi huyện Phú Xuyên, Đông Anh Hà Nội kéo nhau đến tại Văn phòng Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam để khiếu kiện về những sai luật trong việc thu hồi đất đai của họ.
Dự án khu đô thị Ecopark được dự trù rộng đến 500 héc ta. Đây là đất của người dân ba xã Xuân Quang, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Vụ cưỡng chế đất ở Chương Mỹ:

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=d0e07fthNBM

Trung Quốc bắt các luật sư phải tuyên thệ trung thành với đảng Cộng sản

Nhà ly khai Hồ Giai, được ra tù ngày 26/06/2011, mặc áo thun in hình luật sư mù Trần Quang Thành, người đang bị chính quyền Trung Quốc quản thúc vì các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền.
Nhà ly khai Hồ Giai, được ra tù ngày 26/06/2011, mặc áo thun in hình luật sư mù Trần Quang Thành, người đang bị chính quyền Trung Quốc quản thúc vì các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền.  -Reuters    =======================>>>>>>
Đức Tâm – RFI

Hôm nay, 22/03/2012, trang mạng của bộ Tư pháp Trung Quốc đăng một quy định mới buộc các luật sư, khi làm lễ tuyên thệ, phải cam kết trung thành với đảng Cộng sản. Điều khoản này liên quan đến các luật sư mới và cả những người được gia hạn giấy phép hành nghề. Quy định kể trên đã làm dấy lên làn sóng công phẫn trong giới luật sư và trên các tiểu blog tại Trung Quốc.
Mẫu câu mà luật sư phải đọc trong lễ tuyên thệ : « Tôi xin thề hoàn thành trung thực nhiệm vụ cao cả là trung thành với tổ quốc, với nhân dân, ủng hộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa ».
Tại Trung Quốc, giới luật sư, đặc biệt là những người dấn thân vào việc bảo vệ các quyền dân sự, thường xuyên là đối tượng bị chỉ trích, tấn công trong các chiến dịch trấn áp giới ly khai.
Luật sư Lưu Hiểu Nguyên tuyên bố với AFP : « Luật sư không phải là thẩm phán hay chưởng lý, họ không nằm trong cơ quan công quyền và họ chỉ phải trung thành với Hiến pháp và luật pháp, có đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp ». Theo ông, các luật sư phải cam kết bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các thân chủ.
Lo ngại cho sự an toàn của mình, một số luật sư khác, trong đó có những người đang bị theo dõi hoặc thường xuyên bị cảnh sát quấy nhiễu, đã từ chối bình luận về quy định mới này.
Một luật sư xin dấu tên nhận định : « Ra lệnh cho luật sư phải tuyên thệ như vậy thì giống như một sự tấn công vào Nhà nước pháp quyền. Nhà nước nói muốn xây dựng một hệ thống tư pháp phù hợp với Hiến pháp, do vậy, các luật sư phải trung thành với Hiến pháp. Việc bắt tuyên thệ ủng hộ một đảng hay một tổ chức chính trị là không đúng ».
Trên mạng xã hội Trung Quốc Vi Bác, một blogger viết : « Các luật sư phải chịu trách nhiệm trước luật pháp, chứ không phải trước một đảng phái chính trị nào ».

Phương Bích :Tôi đi làm thư ký tình nguyện cho cụ Lê Hiền Đức


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/lehienduc1.jpg?w=300

Phương Bích – Nguyenxuandienblog

Hôm trước đọc tin trên mạng, tôi đã biết chuyện công an quận Đống Đa có giấy mời cụ Lê Hiền Đức lên trụ sở công an quận để làm việc. Nội dung chỉ ghi vắn tắt là “giải quyết theo ý kiến của bà”. Dưới phần chữ in cuối cùng còn thêm dòng chữ viết tay: yêu cầu không vắng mặt.
Cụ Đức từng phục vụ trong ngành an ninh nên có lẽ hiểu chuyện hơn người khác. Cụ bảo bây giờ cụ đang quan sát những hành vi tham nhũng của công an để báo cáo lãnh đạo, nên đã có những hành vi trả thù, khủng bố cụ. Bởi vậy cụ tuyên bố là sẽ không đi đâu một mình, không thể tiếp xúc với công an trong tình trạng riêng lẻ, tránh tình trạng công an hành hung người dân đến chết rồi lu loa lên là tự sát, hoặc do va đập chấn thương vô tình. Rồi cụ cũng ghi rõ nếu công an đến nhà cụ làm việc thì phải có hẹn, xuất trình thẻ ngành đàng hoàng.
 
Đọc những thông tin này, tôi thấy nhiều người sẽ rút ra được kinh nghiệm quý báu cho mình. Tránh những trường hợp chết bí ẩn trong trụ sở công an, không có ai làm chứng như rất nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra.
Trước khi đi, trong khi cho bố ăn sáng, tôi kể chuyện cụ Đức cho bố nghe, kể cả chuyện mặc dù cụ Đức có rất nhiều tình nguyện viên làm thư ký cho cụ, nhưng hôm nay là tôi và chị Hương ở bên Viện Khoa học Xã hội cùng làm “thư ký” cho cụ trong buổi làm việc với công an. Bây giờ cái gì tôi cũng phải kể cho bố nghe, để bố biết mà “phản biện” với mấy người cứ hay bóng gió này nọ về tôi.
Phóng xe đến nhà cụ Đức, tôi thấy khoảng hơn hai chục người đứng trước cửa nhà cụ. Trông dáng vẻ họ rõ là những người dân quê lam lũ. Phần lớn họ là phụ nữ có tuổi, trong đó có cả bà cụ tám mươi tuổi, nhăn nheo móm mém. Hỏi mới biết họ là những người nông dân ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm bị mất đất bởi dự án Ciputra Nam Thăng Long từ năm 2005.
Cụ Đức mời họ vào nhà, nghe họ trình bày rồi nhận đơn từ của họ. Thoạt đầu thấy cái bao tải dứa họ khệ nệ vác vào, tôi lại tưởng sản vật quê nhà bà con đem lên biếu cụ. Đến lúc cụ hỏi về điều gì đó thì họ lôi cái bao dứa ra, hóa ra trong đó là một cái ba lô đựng toàn đơn từ khiếu nại. Tôi những muốn rớt nước mắt, cả một bao tải dứa trĩu nặng bao nỗi thống khổ của những người đàn bà lam lũ kia. Không biết họ đã đi tới những đâu, đã khóc hết bao nhiêu nước mắt, và mấy ai đã chìa tay ra cho những con người này.
Dù hôm nay cụ Đức không có lịch làm việc với họ, nhưng cụ vẫn mời họ vào nhà, lắng nghe họ trình bầy rồi nhận đơn của họ. Nghe vài lời không rõ được mọi chuyện, nhưng tôi tin những người đàn bà kia. Họ không dại gì bịa ra những câu chuyện tày đình, để rồi suốt 7 năm nay kiên trì và nhẫn nại gõ tất cả mọi cánh cửa, với hy vọng tìm được công lý cho họ.
                                                                                                                                                                         http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/he1bb8falc3b22.jpg?w=300
         Tôi rất ấn tượng với người đàn bà tên Hoàng Thị Tưởng, thay mặt bà con trình bày với cụ Đức. Nước da chị đen sạm, giọng nói từ tốn, nhẹ nhàng, rất lễ phép, chị kể về chuyện bao nhiêu năm nay chị cùng bà con gõ cửa đến những đâu để khiếu nại, rồi chỉ vì khiếu nại như thế mà công an bắt chị, kết án 7 tháng tù giam, tống vào Hỏa Lò. Nghe đến Hỏa Lò là ruột gan tôi lại nhộn nhạo. Cái tên địa danh đó giờ đây không còn đáng sợ với tôi nữa, nhưng cái chính tôi đã nhìn nó với một con mắt khác trước rất nhiều, về thực chất giữa những con người có án hay chưa có án lại cần phải được soi qua cái lăng kính cuộc đời, mới có thể biết được đâu là cái tốt, đâu là cái xấu.
Chị Tưởng kể khi không lấy được đất của dân, nhà thầu đã đổ bê tông dày 20 phân lên ruộng. Rốt cuộc ngần ấy năm nay ruộng đất để hoang, không cấy hái gì được nữa. Cụ Đức nghe vậy cũng gật đầu bảo đã từng thấy ruộng đất bị bỏ hoang nhiều lắm. Tôi nghĩ đó mới chính là tội ác. Lãng phí cũng là một tội ác.
Thời gian không có nhiều, trong khi chị Tưởng lôi đơn từ, ảnh chụp ra cho cụ Đức xem, mọi người kể những ai đã bị giam vào Hỏa Lò chỉ vì đi khiếu nại. Chị Đỗ Thị Ngữ ở xóm Đình, thôn Nhật Tảo còn kể bị giam 4 tháng, con cháu ở nhà bỏ ra 50 triệu để chạy chọt thì chị mới được ra. Lời chị kể đúng sai đến đâu tôi chưa biết, nhìn khắp lượt những con người ngồi quanh đây, tôi không thể hình dung ra chặng đường mà những người đàn bà này đã đi trong suốt những năm qua, thương không biết nói sao cho vừa. Chỉ biết động viên họ hãy cố gắng đi đến đích, ruộng đất là máu thịt của người nông dân, không thể để cho ai cướp đoạt được.
Nếu không vì mấy người đàn ông mặc cảnh phục xuất hiện thì bà con chắc còn ngồi lâu. Mọi người lần lượt chào chúng tôi, không quên lời cảm ơn đã tiếp đón bà con và xin chúng tôi hãy giúp đỡ họ. Bà cụ móm mém tám mươi tuổi ôm lấy cụ Đức nói gì tôi không nghe rõ, chỉ thấy là nước mắt giàn giụa. Tiễn bà con ra cửa, cụ Đức còn lớn tiếng dặn dò rồi bảo với tay công an khu vực:
- Cấm không được ai gây khó dễ cho bà con đấy. Bà con có bị quấy nhiễu gì thì báo ngay cho tôi biết.
Giờ mới đến màn chính của ngày hôm nay. Sau khi cụ giới thiệu tôi và chị Hương là thư ký cho cụ một cách đàng hoàng, để cho họ khỏi thắc mắc, cụ bắt đầu yêu cầu hai công an viên mặc cảnh phục phải xưng tên và xuất trình thẻ ngành. Chỉ có thế mà um tý tỏi lên. Hai công an viên kia nhất định không chịu đáp ứng yêu cầu của cụ. Cụ cáu lắm, bảo:
- Lạ nhỉ, tôi tên là thế này, ở địa chỉ này, các anh đều biết, vậy mà tôi lại không được biết tên các anh là sao. Thẻ ngành của các anh đâu?
- Ôi giời, cụ biết cháu rõ quá rồi còn gì, cháu mặc quân phục thế này chưa đủ hay sao mà cụ còn phải đòi thẻ ngành?
Đúng là lạ thế đấy, nhưng cụ nói đại để là quân phục thì cụ cũng có thể mượn được, rồi nhỡ đâu hôm qua thì cậu còn ở công an quận, nhưng hôm nay thì cậu lại chuyển đơn vị khác rồi thì sao, vậy nên cần thẻ ngành là vì thế đấy. Hai tay công an gần như mất kiên nhẫn vì cụ cứ truy mấy cái vụ thể thức làm việc ban đầu ấy. Một tay công an tên là Sơn bỏ ra ngoài, tỏ vẻ rất bực bội, bảo thôi không làm việc nữa. Cụ Đức cũng bực mình, bảo: Láo! Ra thì cũng phải chào hỏi chứ, nhà cụ có phải là chỗ thích vào thì vào, thích ra là ra đâu. Nhưng tay công an tên là Hưng thì tỏ vẻ nhẫn nại hơn, nếu bỏ về thì không hoàn thành nhiệm vụ à? Anh ta không câu nệ gì nữa, hỏi thẳng luôn, rằng có phải vừa qua cụ có phản ảnh lên lãnh đạo công an thành phố về việc cảnh sát 113 quận Đống Đa đi xe chuyên ngành, đến gặp các hộ kinh doanh để xin tiền trong dịp tết vừa qua không? Đấy! Là hôm nay chúng cháu đến chỉ để hỏi cụ về việc đó thôi.
Trời đất, có thế mà cũng phải mời cụ lên quận, rồi không mời được thì lại xuống tận nhà cụ chỉ để hỏi có mỗi cái câu thế thôi à?
Theo thông tấn xã vỉa hè thì sáng nay sẽ có rất nhiều dân oan sẽ có mặt ở Hà Nội để gửi đơn kêu cứu. Mà cụ Lê Hiền Đức lại vốn được coi là vị cứu tinh của dân oan cả nước, nên chắc hẳn họ bày ra cái vụ này cốt chỉ để giữ chân cụ trong sáng nay mà thôi. Là tôi đoán vậy, nhưng hẵng nghe cụ hoạnh vụ giấy mời này cái đã. Cụ giương mục kỉnh soi cái giấy mời:
- Thứ nhất từ ngữ ghi trong cái giấy mời này là rất thiếu lễ độ. Ghi là yêu cầu không được vắng mặt! Các anh có phải là lãnh đạo của tôi đâu mà ghi là yêu cầu, các anh mời thế đấy à? Mời thì phải mời cho nó đàng hoàng, phải hỏi xem liệu tôi có thể đến được hay không chứ lại ghi là yêu cầu à.
- Thứ hai, giấy mời ghi cụt lủn là giải quyết ý kiến của bà. Tôi đã gặp các anh bao giờ đâu mà bảo là có ý kiến gì? Mà tôi có nhiều ý kiến lắm, nhưng tôi có ý kiến với lãnh đạo công an thành phố chứ không phải với các anh.
Tay công an tên Hưng đành phải công nhận là cái câu yêu cầu ấy là xấc xược, do không nhớ ra là cụ đã nhiều tuổi??? Và lúc đầu thì thay mặt anh em cháu xin lỗi, sau thì nhớ ra bảo chính là cháu viết nên cháu xin lỗi cụ. Cụ Đức đồng ý bỏ qua, nhưng thâm tâm tôi thì không bỏ qua. Anh ta nói thế hóa ra vì cụ Đức nhiều tuổi nên anh ta xin lỗi, thế còn với người khác thì anh ta không xin lỗi và có quyền yêu cầu à?
Sau thì cụ bắt đầu nói về cái vụ cụ phản ánh việc công an quận Đống Đa xin tiền dân để ăn tết. Cụ bảo cụ nói với ông Nhanh là, anh không cho lính tiền ăn tết hay sao mà để chúng nó ngửa tay đi xin tiền dân thế? Chúng nó đang bôi gio trát trấu vào mặt chính quyền đấy anh có biết không hả?
Anh công an Hưng cũng tỏ ra bức xúc lắm, bảo bắt được mấy thằng ăn bẩn ấy thì anh ta đập chết. Cụ Đức cười bảo, chúng nó bảo cụ ơi, con chỉ được một tý thôi, con còn phải nộp lên trên cơ. Cái nhà anh Hưng kia giãy lên:
- Đấy, thế là cụ biết đấy chứ, cái chính cụ chả bảo cho chúng con biết thôi.
- Tôi bảo thì để các anh hết việc à. Theo nguyên tắc chống tham nhũng, trước hết là phải đảm bảo giữ kín danh tính người tố cáo để bảo đảm an toàn cho họ. Còn việc tìm ra ai là người xin tiền, xin vào lúc nào, xin ai thì đó là nhiệm vụ của công an chứ không phải của tôi. Các anh phải bằng nghiệp vụ chuyên môn để tìm ra sự thật về phản ảnh của người dân, chứ sao lại đi hỏi ngược lại thế?
Nói tóm lại việc công an làm việc với cụ Đức hôm nay chỉ có thế. Anh công an tên Hưng ghi xong biên bản, đọc xong rồi lại đưa cụ Đức đọc lại, ký vào là xong. Lúc đầu căng thẳng thế, giờ thì cười tươi như hoa, bắt tay chúng tôi rồi chào cụ ra về. Tay công an tên Sơn bỏ đi đâu mất hút giờ cũng quay lại cười xởi lởi. Khi chia tay, 2 anh công an ra sức nói rằng chống tham nhũng là việc của chúng cháu. 2 anh còn hùng hồn nói: nếu bắt được đứa nào ăn bẩn thì cháu đập chết. Chúng tôi tỏ vẻ nghi ngờ, thì 2 anh khẳng định: đánh thẳng tay. Bằng chứng là năm vừa rồi đuổi khỏi ngành mấy đứa. 2 anh vẫn tức là vì cụ báo vụ việc những cụ lại chẳng chỉ rõ là ai để chúng cháu trị cho một trận. Cụ bảo: nếu là tôi thì tôi đã tìm ra cái thắng ấy từ lâu rồi. Có mỗi việc ấy mà từ Tết đến giờ các anh ko tìm ra là quá kém. Họ về rồi, tôi với chị Hương cứ cười rũ ra, phục bà cô hơn tám mươi tuổi sát đất.
Dù sao tôi cũng có thêm được một kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Tôi cứ tủm tỉm cười suốt khi mấy tay công an bị cụ Đức đá xoáy. Lẽ ra biết tính cụ rồi thì ban đầu cứ đúng thể thức phép tắc mà làm, có phải đơn giản và nhẹ nhàng mà lại được việc không. Đằng này lại dốt thế, để cụ chỉnh từ đầu đến cuối trước mặt hai phụ nữ lạ mặt như tôi và chị Hương, để rồi thấy chúng tôi cứ ngồi cười suốt như thế. Chị Hương thì bảo, chẳng phải họ dốt đâu mà đó là bản chất của họ, quen cái cách làm việc trịnh thượng, coi dân như cỏ rác rồi, chẳng may lần này gặp cụ Đức thì chịu thôi.
Tôi ra về với niềm vui thoáng chốc nhưng lòng lại chợt chùng xuống khi nghĩ về những người phụ nữ xã Đông Ngạc lúc sáng. Những người phụ nữ lam lũ cả đời cùng thửa ruộng, bán chân cho đất bán mặt cho trời mà chưa hết nỗi lo mất đất mất ruộng. Sao họ khổ thế, những mong cày sâu cuốc bẫm làm ra hạt lúa cho mình cho đời mà cũng không xong. Bỏ ruộng bỏ nhà đi kêu cứu mà nào có bàn tay nhà nước nào chìa ra cho họ hay chỉ có những kẻ ăn cơm dân nhong nhóng chờ cơ hội để hốt họ lên xe bus. Mà ai trong số phụ nữ lao khổ đó có được Trời phú cho một cái đầu thông tuệ như cụ Đức đâu cơ chứ.
Cầu những điều may mắn ngày nào đó đến với họ.
P.B
Phụ lục: Giấy mời và trả lời giấy mời
Công an quận Đống Đa mời Cụ bà Lê Hiền Đức ngày 21.3.2012 tới trụ sở để làm việc. Giấy mời được CA khu vực chuyển đến Bà chiều hôm trước, song Bà đã từ chối không đến, với lý do không an toàn cho Bà.
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/lhd1.jpg?w=530&h=397 http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/lhd2.jpg?w=461&h=614
Giấy mời yêu cầu bà đúng 9h00 ngày 21.3.2012 đến Trụ sở công an Quận Đống Đa, 382 Khâm Thiên, HN về việc giải quyết theo ý kiến của bà và  ghi thêm “yêu cầu không vắng mặt”.
Tuy nhiên, khi nhận được Giấy mời, bà đã trả lời, nguyên văn như sau:
Hồi 18g31 phút ngày 20/3/2012 Anh CSKV Nguyễn Văn Thước đưa giấy mời của công an quận Đống Đa mời tôi 9 giờ ngày 21/3/2012 đến trụ sở CA quận Đống Đa để “giải quyết theo ý kiến của bà”.
Tôi không nhận giấy mời này vì không đi đâu một mình cả.
Hiện tại tôi đang quan sát những hành vi tham nhũng của công an để báo cáo lãnh đạo – vì vậy tôi bị công an đang có nhiều hành vi trả thù, khủng bố, tôi phải cảnh giác, không đi đâu 1 mình và không thể tiếp xúc riêng lẻ với công an – để tránh tình trạng công an hành hung người dân đến chết rồi lu loa lên “vì tự sát hoặc va đập chấn thương vô tình”.
Nếu công an đến nhà tôi làm việc phải có thẻ ngành và gọi điện trước để hẹn giờ gặp.
Ký tên: Lê Hiền Đức
Công an quận Đống Đa gửi giấy mời cụ đến trụ sở làm việc trong bối cảnh từ ngày 18/3/2012 đến nay cụ Lê Hiền Đức liên tục bị một số máy lạ gọi điện khủng bố và ngày 19/3/2012, một nghi phạm chết trong trụ sở công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được cho là do treo cổ tự tử.
Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện

Việt Nam là gì?


http://ttxva.org/wp-content/uploads/2012/03/dfsdfaf1.jpeg
Published on March 21, 2012   ·  TTXVA

Sinh ở Mỹ, Anna Le đang là sinh viên năm thứ 2 trường đại học Western Washington. Mùa thu rồi bạn theo học một khóa lịch sử “Việt Nam và Mỹ”, cuối khóa có ba tuần đi thực tế để làm bài nghiên cứu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Đó là lần đầu tiên Anna Le đi Việt Nam, với nỗi háo hức được thăm viếng và tìm hiểu quê hương của cha mẹ, và để hiểu chính bản thân mình.
Anna Le (hàng đầu, áo xanh lá mạ) và các SV  trong Hội Sinh Viên gốc Việt, VSA,=======>>>
tại Western Washington University
Đề tài nghiên cứu của Anna Le là mối liên hệ giữa ẩm thực và căn cước. Việt Nam là như thế nào, cái gì là Việt Nam, cái gì không phải Việt Nam? Tưởng đơn giản, rạch ròi, mà hóa ra không phải vậy. Đây là bài viết bằng tiếng Anh của Anna Le sau khi trở về trường và nhớ lại những trải nghiệm của mình. Bản dịch sang tiếng Việt của Lý Lan.
Nhiều thói quen du lịch của đám bạn Mỹ trắng cùng lớp đã hại tôi. Chẳng hạn, mặc dù tôi có thể dễ dàng sống bằng bánh xèo, bún thịt nướng và phở trong suốt thời gian ở Việt Nam, nhưng cứ thình thoảng tôi lại theo tụi nó để ăn “đồ Mỹ”. Hay kêu tắc xi trong khi có thể đi bộ và đáng lẽ nên đi bộ. Rồi ra dấu, chỉ chỏ như người thời tiền sử khi mua đồ ăn, và dùng cái máy tính mà những người bán hàng chìa cho chúng tôi để cò kè trả giá khi mua cái áo thun có in chân dung Bác Hồ.
Đêm Giáng sinh tôi cũng lại sa đà vô một trò du lịch mà tôi đã thề sẽ không bao giờ để mình dính vào. Tôi mượn cuốn sổ và cây viết của người bạn đồng hành, viết ra địa điểm mà tụi tôi muốn đến trên mặt giấy lùi xùi vì hơi ẩm, xé ra, đưa cho người lái tắc xi. Anh ta nhìn mấy chữ tôi viết, rên lên hơi cường điệu. Anh nói chỗ đó kẹt xe khủng khiếp. Tôi thông cảm việc anh không chịu len lỏi vào chốn trung tâm thành phố ấy. Đêm trước đó tất cả tụi tôi đều đã trải qua kinh nghiệm mắc kẹt giữ quận nhất trong mùa Giáng sinh. Thân thể tôi vẫn còn nhức nhối vì đã hít không biết bao nhiêu khói thải từ những cái xe bị đạp thắng liên tục, bụi bặm và hơi nước xịt từ những vòi phun lòng thòng ngớ ngẩn.
Tài xế không chịu chạy, tụi tôi cũng không chịu xuống xe, mà ngồi cãi vã với nhau xem phải làm gì với gã lái xe không chịu giúp tụi tôi hiện thực hóa giấc mơ ăn Noel ở thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng tài xế chịu thua, đau khổ chở tụi tôi đến nơi. Nơi nào? Dĩ nhiên là Rex Hotel. Tụi tôi nồng nhiệt cám ơn anh. Tôi trả tiền và nói “Cám ơn chú”. Giọng nói biết ơn một cách chân thành của tôi kèm theo xưng hô bất nhờ “chú” thân mật như gọi người trong gia đình tức thì gây ra vô số đợt sóng cảm xúc tràn qua gương mặt người tài xế. Gương mặt nhăn nhó của anh ta biểu lộ rõ sự giận ghét. Ngôn ngữ thân thể của anh ta cho tôi biết anh cảm thấy bị lừa và mắc bẫy.
Anh nhìn khuôn mặt Việt Nam đeo đôi kính ngoại quốc của tôi. Tướng tá “mập mập” của tôi có lẽ khiến anh còn ngờ ngợ, chứ tiếng “chú” chắc chắn không phải là cách xưng hô của người nước ngoài. Anh dấm dẳng hỏi: “Cô LÀ…” Tôi nói tôi là Việt kiều, trả tiền xe, rồi ra khỏi tắc xi, và câu chuyện dừng ở đó. Nhưng tôi đã thất vọng thấy mình bị đối xử khác.
Phản ứng của “Chú” tài xế ít nhiều giống như dự đoán của tôi về cách người Việt Nam sẽ đối xử với tôi. Lớn lên ở Mỹ với sự bối rối của người Mỹ gốc Âu lẫn Á khi họ phải xác định chủng tộc của tôi. Ngay cả trên đường bay đến Việt Nam, tôi thấy thật buồn cười khi tiếp viên hãng hàng không Korean Airlines cứ nói tiếng Anh với mấy bạn cùng lớp ngồi cùng hàng phía trước và phía sau tôi, nhưng lại nói với tôi bằng tiếng Hàn! Những cuộc trò chuyện với nhiều người khác, chứ không chỉ với “chú” tắc xi quạu quọ, đều thường thường bao gồm câu hỏi “Cô là người gì?” Cho nên tôi đã không thể chuẩn bị được gì đối với những phản ứng mà tôi thật sự gặp ở những người Việt Nam khác.
“Tên tôi là Anna và tôi đến đây để tìm hiểu về ẩm thực, toàn cầu hóa và căn…”
“Cô là người Việt Nam?”
Tôi đã đến phi trường Tân Sơn Nhất, đang làm thủ tục hải quan. Viên chức mặc đồng phục xanh với những sọc đỏ dữ dằn nhìn vào tên tôi trong sổ thông hành: Le Xuan Anna Ngoc. Chẳng để ý đến chữ “Anna” kỳ cục, ông ta hỏi: “Lê Ngọc Xuân, hử?” Thành thật mà nói, trước đây tôi chưa từng nghe ai đọc trọn vẹn cái tên Việt Nam của tôi, và tôi có cảm giác chết trong lòng một tí khi ông ta phát âm nó đúng hơn cả tôi. Sợ líu cả lưỡi, tôi trả lời bằng tiếng Anh kèm theo nụ cười mơ hồ: “Chính là tôi.” Tôi lấy làm lạ với ông ta. “Lê Ngọc Xuân hử?” Đó có thực là tôi?
Ở một xưởng dệt chiếu ở đồng bằng sông Cửu Long, trong lúc tụi tôi đang xem một người tô màu lên chiếu, người lái đò nói: “Thấy không, cái cô đó coi bộ là người Việt Nam”.
Ở Hà Nội, tụi tôi lên tắc xi và lần đầu tiên tôi gặp nữ tài xế tắc xi ở Việt Nam. Tôi bảo chị ấy: “Đi chợ Đồng Xuân được hông?” Gương mặt chị bừng sáng lên niềm vui khi nghe ra tiếng Việt tập tọng của tôi, và chị hỏi tôi những câu hỏi công thức về quốc tịch và ngôn ngữ mà tôi thường bị hỏi, sau đó chị tiếp tục bô lô ba la trên suốt chặng đường còn lại với giọng Hà Nội mà tôi nghe khó hiểu quá.
Đừng vội trách tôi, đôi khi tiếng Việt của tôi kém cỏi đến nỗi tôi trở nên đứa ngớ ngẩn khi ông xe ôm trên đường phá ra cười, lặp lại câu tôi nói với đồng nghiệp đậu xe kế bên, tôi biết họ tưởng tôi là một du khách Đông Á vừa học lõm bõm vài câu tiếng Việt. Vào ngày cuối cùng tôi ở Việt Nam, ông xe ôm đó khen tôi nói tiếng Việt rất giỏi. Nếu ông ta biết tiếng Việt là ngôn ngữ đầu tiên tôi học nói với mẹ mình, ắt hẳn ông không cho đó là tiếng Việt giỏi của một người nước ngoài, mà là tiếng Việt dở của một người đồng bào với ông. Mặc dù bị một số người gạt bỏ như người nước ngoài, một số người khác vẫn coi tôi là người Việt Nam không chối cãi được, ngoài cả sự hình dung của tôi.
Bây giờ quay lại với đề tài ẩm thực và căn cước, đằng nào thì chúng ta cũng phải ăn mỗi ngày, nhiều lần mỗi ngày. Sau khi thưởng thức một tô bún thịt xào, tôi học được một bài học đáng giá về đặc tính Việt Nam. Tụi tôi hỏi người quản lý của một nhà hàng Việt Nam hết sức độc đáo vài câu hỏi liên quan đến thực phẩm và chủ trương ẩm thực của nhà hàng. Ông nói là những đầu bếp trong nhà hàng của ông ở miền tây lên, không thông qua trường lớp đào tạo chuyên môn, mà nấu nướng theo những thực đơn mang theo ở trong lòng của họ. Chúng tôi thảo luận về nguyên liệu dùng trong chế biến và thăm nhà bếp một lát, xem các đầu bếp trổ tài pháp thuật. Tôi hỏi có gì khác giữa nhà hàng này và tất cả những nhà hàng khắp nơi trên thế giới tự dán nhãn ẩm thực Việt Nam chánh cống. Khá nhiều điểm được nêu ra về quê nhà, tình yêu, nấu nướng với cả tấm lòng, nhưng điều khiến tôi chú ý nhất là khi ông quản lý nói về bột ngọt. Ông nói thẳng với tôi: “Chúng tôi có xài bột ngọt. Mấy nhà hàng khác quảng cáo là ‘không bột ngọt’ thì không phải Việt Nam chánh cống. Đồ ăn Việt Nam đúng điệu là phải có bột ngọt.”
A ha. Ngay tức thì tôi bỗng hiểu ra. Nhà hàng nào quảng cáo “không bột ngọt” trong món ăn để thuyết phục du khách thì, xin lỗi, món ăn của quí vị đâu còn chánh cống Việt Nam nữa. Nếu mình khoái món cải biên đông tây kết hợp và “không bột ngọt” là chủ trương thì đâu thể tự nhận là chánh cống Việt Nam. Bản sắc Việt Nam thì cứ là bất cứ cái gì Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam. Tôi bắt đầu hiểu.
 Anna Le 

 Không khí Hà Nội 'bẩn hạng nhất châu Á'

-Không khí Hà Nội 'bẩn hạng nhất châu Á' -Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực châu Á, hàm lượng bụi cao gấp nhiều lần mức cho phép, các chuyên gia nước ngoài khẳng định.
Hiểm họa chết người từ không khí bẩn
Thủ phạm số 1 gây ô nhiễm không khí

Hình ảnh Hà Nội chìm trong khói bụi. Ảnh: Trịnh Khánh Trung.
"Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á", ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies nước Pháp cảnh báo.
ARIA Technologies là công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng
Theo ông Jacques Moussafir, nguồn gây ra ô nhiễm chính là giao thông, thể hiện ở hàm lượng bụi PM10 cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. PM10 là loại hạt vật chất cỡ rất nhỏ bay lơ lửng trong không khí, có thể xuyên qua các loại khẩu trang thường để lọt vào và nằm lại trong phổi, gây bệnh cho hệ thống hô hấp.
Số liệu thống kê của công ty trên cho thấy, mỗi năm Hà Nội có tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông từ 12% – 15%, các phương tiện này góp phần lớn vào lượng phát thải độc hại như SO2, NOx.
"Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới", ông Moussafir cho biết trong hội thảo về môi trường đô thị diễn ra hôm qua.
Còn theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên- Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như C0, S02 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.
"Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỷ lệ nguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội. Các nguồn gây ô nhiễm khác là hoạt động từ làng nghề tái chế, khu vực xây dựng", ông Nguyễn Văn Thùy, quyền giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường nhận định.
"Nếu không có biện pháp giảm thiểu, nồng độ bụi ở Hà Nội sẽ tăng lên tới 200 mg/m3, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới", ông Jacques Moussafir lưu ý.
Xe buýt xả khói trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng
Xe buýt xả khói trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng
Để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội, các chuyên gia đề nghị, cần giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng tỷ lệ người tham gia phương tiện công cộng.
"Chúng ta cần mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn là phương tiện cá nhân chúng ta đang sử dụng", ông Bernard Favre, công ty ARIA Technologies nói.
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho rằng Việt Nam cần học Bangkok, Thái Lan để phát triển hệ thống tàu điện trên cao và tàu điện ngầm trong việc cải thiện vấn đề không khí.
"Trước mắt, Hà Nội cần xây dựng hệ thống quan trắc môi trường dày đặc hơn, ít nhất là 10 trạm quan trắc. Hiện Hà Nội mới chỉ có hai trạm quan trắc chất lượng không khí", ông Tùng nói.
Ngoài ra, các chuyên gia khác đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng không khí ở Hà Nội như cần tuyên truyền người dân giảm thiếu đun nấu bằng than, tăng sử dụng năng lượng mặt trời.
"Nếu chất lượng không khí ở Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam tiếp tục đi xuống, các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020", ông Mousafir cảnh báo.
Mới đây, kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước.
Hương Thu
Tám nạn nhân vụ nổ bị bỏng rất nặng (TN). – Nổ tại cơ sở sản xuất polyester, 11 người bị thương (Tuổi Trẻ). – Ký ức kinh hoàng nạn nhân vụ nổ nhà máy sản xuất polyester (Dân Trí). – Nổ lò Thái Bình: Nóng ngàn độ giây phút trùm trong lửa (VTC).  - Nổ công ty nhựa, 11 người nguy kịch (NLĐ).- Cứu hộ nhiều tàu cá mắc cạn (TN).- TP. Huế: Sửa cầu gây tắc đường nghiêm trọng (Tầm nhìn).- “Xóm dời nhà” ở Cà Mau (PLTP).- 10 nhóm hàng dễ bị buôn lậu (ANTĐ). Tác hại của hóa chất tạo nạc trong chăn nuôi heo – (RFA).- Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: Rừng đước “kêu cứu” (Petrotimes).  - Bắc Kạn: Rừng nghiến nghìn năm tuổi bị tàn phá? (NNVN). - Phú Thọ: Cát tặc lộng hành, sông Lô “oằn mình” kêu cứu (LĐ).- Cà Mau: Sạt lở giữa mùa biển lặng (LĐ).- Xâm nhập “đại bản doanh” của vàng tặc và lâm tặc – Kỳ 3: Tàn phá rừng đầu nguồn (ĐĐK).- Sếu đầu đỏ kéo về Kiên Giang (VNE).- 61% diện tích TPHCM có thể bị ngập vào năm 2050 (TBKTSG).-- 10 tỉnh có nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm (NLĐ).


29.000 bệnh nhân lao tử vong mỗi năm (TT). - Mỗi năm Việt Nam có 30.000 người chết vì bệnh lao (VOV).
-Hơn 40% dân số Việt Nam đã nhiễm lao- VnEx -Theo điều tra tại nước ta, cứ 5 người thì có 2 người nhiễm lao nhưng chưa thành bệnh. Khi hệ miễn dịch của cơ thể kém đi hoặc đến tuổi trung niên, bị cao huyết áp, tiểu đường.., sức đề kháng giảm là vi khuẩn lao có cơ hội trỗi dậy.
> Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh lao / Trắng đêm nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân lao phổi
Hiện nước ta xếp thứ 12/22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc.

Phó giáo sư Đinh Ngọc Sỹ, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội) cho biết, nước ta có tỷ lệ dân số bị nhiễm lao cao, trong đó bệnh nhân lao phổi mỗi năm có khoảng 70.000 người. Dù đã có cả một chương trình chống lao quốc gia thế nhưng số người mắc lao vẫn ngày một đông. Thực trạng này là do sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh.

Ảnh:
Nhiều bệnh nhân mắc lao nhưng không điều trị là mối nguy lớn làm lây lan căn bệnh này trong cộng đồng. Ảnh: Bệnh viện lao và bệnh phổi Ninh Thuận.

Bên cạnh đó phải kể đến sự thiếu hụt về nhân lực đang ở mức báo động đỏ. Sau cải tổ hệ thống y tế tuyến huyện, 50% số cán bộ làm công tác chống lao là mới và chưa được đào tạo. Cán bộ làm công tác chống lao đang "già đi", không có người thay thế trong khi bệnh lao lại đang "trẻ lại", phó giáo sư Ngọc Sỹ cho biết.
Giám đốc một bệnh viện lao và phổi tại Đà Nẵng lo ngại: "Sau thế hệ chúng tôi không biết còn ai sẽ làm lao nữa. Đã 10 năm nay chúng tôi chưa tuyển được thêm bác sĩ nào".
Theo các chuyên gia, việc khai báo các ca bệnh theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa được thực hiện nghiêm túc. Lao lây truyền qua tiếp xúc và có thể lây lan qua không khí như các bệnh cảm cúm. Khi người nhiễm có vi khuẩn lao trong phổi ho, hắt hơi, cười, khạc nhổ hay hát hò, vi khuẩn sẽ “bắn” vào không khí và người khác có thể hít phải.
Thế nhưng có đến 7% số người mắc bệnh lao không điều trị do tâm lý e ngại. Thực tế này làm cho căn bệnh dễ chữa thành khó chữa.
Ngược lại, có bệnh nhân bị bệnh nhưng chữa trị không đúng cách, tự ý ngưng điều trị giữa chừng, hoặc trong quá trình điều trị không tuân thủ những dặn dò của bác sĩ (như ăn riêng bát đũa). Điều này gây nhiễm chéo trong gia đình, cộng đồng khiến việc điều trị rất phức tạp.
Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng khuyến cáo, ngày càng nhiều người bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS đã mắc lao. Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người sẽ tạo điều kiện cho cơ thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình là bệnh lao.
"Một số bệnh nhân nhiễm lao có HIV do sợ bị kỳ thị khi đi khám bệnh, nên đã phần muốn giấu bệnh, không đến cơ sở điều trị làm cho bệnh tình càng trầm trọng hơn. Tâm lý này là mối họa tiềm ẩn gia tăng nguy cơ lây nhiễm lao trong cộng đồng", tiến sĩ Tuệ nói.
Vì thế, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi như: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, gầy sút chán ăn, ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể kèm đau tức ngực, khó thở, ho ra máu, người bệnh cần phải đến đúng cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Không nên vì tâm lý e ngại mà giấu bệnh vì điều đó không chỉ gây nguy hiểm tới tính mạng, mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
"Bệnh lao là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu chúng ta hiểu và đầu tư đúng. 'Vì một thế giới không còn bệnh lao', hãy hành động ngay từ ngày hôm nay. Đây cũng là chủ đề Ngày Thế giới Chống lao năm nay", phó giáo sư Sỹ khẳng định.
Tại Việt Nam, trung mình mỗi năm có thêm 200.000 bệnh nhân mắc lao mới vào 30.000 người tử vong. Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở tuổi lao động (22-44 tuổi) chiếm tới 40%, trong đó đa phần là nam. Đặc biệt, ước tính có 5.000-6.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc.
Nam Phương
Tăng viện phí từ 15.4: Bệnh viện và bệnh nhân đều lo (DV).  - - Thịt heo bị đầu độc (NLĐ).- Dịch bệnh khó lường (NLĐ). -
.  .Đội mũ bảo hiểm "nhái": đã bị lừa còn bị phạtTTO - Thay vì phạt người đội mũ bảo hiểm "nhái" vốn là nạn nhân, nên phạt cơ sở sản xuất và những nơi bày bán mũ dỏm. Nhiều bạn đọc có ý kiến như thế khi đọc Đội mũ bảo hiểm “nhái” sẽ bị phạt. * Bắt MBH không đạt chuẩn là nhiệm vụ của quản lí thị ...- Đề xuất mức phí trên QL1 gần bằng cao tốc TP. HCM (VTC). - Đề xuất thu phí trạm Trung Lương cao gấp 1,5 lần (SGGP).


- - 
Người dân Cố đô với nỗi lo xăng dởm (Thanh tra).Gần 30% thịt heo bày bán ở Việt Nam nhiễm chất độc (LĐ 9-3-12) - Thịt heo bị đầu độc (NLĐ).- Tràn lan chất cấm dùng cho chăn nuôi (VEF).  – Phát hiện một lượng lớn chất tạo nạc (TN).
Đột nhập cơ sở làm giả hàng hiệu như thật (VTC).-- Quặn lòng trước thảm án mẹ trẻ giết con thơ (PLVN).
Vấn đề cờ bạc ở Việt NamVietnam’s local gambling dilemma (FT 9-3-12)- Casino nhìn từ góc độ pháp lý   –   (BBC).
-Giám đốc trung tâm truyền thông bị bắt vì đánh bạc -(NLĐ) - Ông Ngô Minh Trực, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, cho biết ngày 9-3, sở này đã công bố quyết định tạm đình chỉ chức vụ giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe đối với bác sĩ Nguyễn Văn Thi vì tham gia đánh bạc.
Đắk Nông: Đình chỉ công tác một số cán bộ đánh bạc (TTXVN). - “Quan cờ” và cuộc ăn thua bạc tỉ (TN). .-Lộ rõ những ván cờ bạc tỉ
Tuổi Trẻ
TT - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng vừa có kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND tỉnh Sóc Trăng truy tố sáu bị can liên quan vụ đánh cờ bạc tỉ. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Lèo (nguyên phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng) ...
“Quan cờ” và cuộc ăn thua bạc tỉ
Thanh Niên
Đã có kết luận điều tra vụ quan chức đánh cờ tiền tỉ
Dân Trí
Quan chơi cờ tiền tỷ từng 'chung độ' 6 thửa đất
VNExpress– Quan chơi cờ tiền tỷ từng ‘chung độ’ 6 thửa đất (VnEx).-Đắk Nông: Đình chỉ chức vụ giám đốc do đánh bạc
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thi là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Đắk Nông, bị bắt khi đang tham gia đánh bạc. Ông Ngô Minh Trực - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết: Ngày 9/3, Sở Y tế đã công bố quyết định tạm đình chỉ tư cách đảng ...
Giám đốc trung tâm truyền thông bị bắt vì đánh bạc
Người Lao Động
Đánh bạc, cán bộ y tế bị đình chỉ công tác
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Kinh hãi những vụ hiếp dâm, giết hại trẻ em
An ninh thủ đô

Công an TP HCM phủ nhận việc đánh chết người (VNE).- Thực hư việc Giám đốc Sở Nội vụ bị “giam lỏng” (TP).- Lại in tên cơ quan lên thiếp mời cưới con (TP).- Đại tá công an trả lại phong bì 100 triệu đồng (TP). - Tăng 1,5 lần phí trên QL1 để ép xe vào đường cao tốc? (SGTT).
- Phường “63 tỉnh thành” (TT).-

-Bổ nhiệm bệnh nhân tâm thần làm giám đốc-Nhằm trốn tránh trách nhiệm khi bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, một hợp tác xã (HTX) vận tải tại TP.HCM đã dùng chiêu “bổ nhiệm” giám đốc là một người bị bệnh tâm thần.


Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, Cục phó cục Thuế TP.HCM, cơ quan này vừa phát hiện HTX vận tải Hải Âu (trụ sở trên đường Hai Bà Trưng, Q. 1) có hành vi buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) với giá trị khoảng 50 – 60 tỉ đồng trong năm 2011, đó là con số chưa tính những năm trước đây.



Như vậy, theo ước tính của ông Hạnh, tổng giá trị hoá đơn VAT mà HTX này bán cho đến khi bị phát hiện có thể lên đến con số vài trăm tỉ đồng.

Điều đáng nói là khi cơ quan thuế kiểm tra chứng từ sổ sách của HTX đã phát hiện đại diện pháp luật của HTX này là một người bị bệnh tâm thần và có giấy chứng nhận bệnh!
-Theo:(Đất Việt)


--Nghề massage, từ khoảng tối ra ánh sáng (CAND 5-3-12) -- Xin cho biết điều kiện để làm phóng viên cho báo CAND.

Hệ lụy chực chờ vì người chết không được khai tử (PLVN).-
-
Hà Nội: Chủ cửa hàng tạp hoá bị sát hại dã man
Dân Trí
(Dân trí) - Một tài xế taxi khi dừng lại, vào quán tạp hóa mua hàng đã phát hiện bà chủ cửa hàng tử vong trên vũng máu. Vụ việc được phát hiện khoảng 14h ngày 6/3, tại thôn Thanh Quang, xã An Thượng, huyện Hoài Đức. Nạn nhân là bà Trần Thị Nội (SN 1948 ...
Chủ tiệm tạp hóa tử vong do bị cứa cổ
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Người phụ nữ bán tạp hóa bị sát hại
VNExpress
Hà Nội: Bà lão bán tạp hóa bị sát hại ngay giữa ban ngày
Lao động
Vietnam Plus
 -Báo Đất Việt
Trả thù bằng... mìn! Hiện tượng dùng mìn tự chế để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống đang có chiều hướng gia tăng. Đáng báo động là tính sát thương của thuốc nổ cao, gây thiệt hại lớn cả về vật chất lẫn tính mạng






Dập tắt các điểm cháy tại vườn quốc gia Hoàng Liên (VOV/TTXVN). - Nóc nhà Đông Dương bốc cháy (VTC). - Phấp phỏng lo cháy rừng (NLĐ). – Đồi di tích lịch sử Điện Biên Phủ cháy rừng rực (DV).  – Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống cháy rừng (Thanh Tra). – Đã khống chế đám cháy rừng Hoàng Liên (SGGP).  – VTV: Tường thuật cháy rừng giữa phố (Trương Duy Nhất).- Tàn sát rừng nghiến ở Hà Giang (Kỳ 2) (Thiennhien).- Sạt lở đất ở TP Long Xuyên: Di dời 82 hộ dân khỏi khu vực nguy hiểm (TT).- Lào Cai vật lộn với cháy rừng (VOV).  – Cõng nước, dùng dao dập lửa rừng Hoàng Liên (Bee).  – Làm xong 3km đường băng cản lửa vụ cháy rừng quốc gia Hoàng Liên (DT),

-
Hà Tĩnh: Tan hoang rừng vành đai biên giới ((Tamnhin.net) 06/3/2012)-Lại sạt lở kinh hoàng ở Long Xuyên, nhấn chìm hàng chục ngôi nhà (Thanh Tra).- Đập thủy điện trên sông Me Kong đe dọa cá (PLTP). – Các đập thủy điện trên sông Mêkông sẽ gây nhiều tác hại cho ngư nghiệp và sinh thái   –   (RFI).
Bi hài bà lão 69 tuổi bị gà tây khổng lồ ‘quấy rối’ -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét