Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Tin thứ Năm, 22-03-2012

NÓNG! 10h45′ “Sáng nay khoảng 100 người thuộc các huyện Văn Giang – Hưng Yên, Yên Viên – HN đã kéo về số 35 Ngô Quyền, Văn phòng tiếp dân của Quốc hội để kêu cứu.
Rất nhiều an ninh chìm nổi của CA Hoàn Kiếm vào ngồi lẫn vào cùng bà con. Việc chụp ảnh rất khó khăn, sẵn sàng có “quần chúng tự phát” ào ra cướp ngay máy ảnh nếu có ai đi qua đoạn đường này thò máy ra. Có vài xe thùng rải rác xung quanh. Công an đến rất đông! Có 1 xe công an 113 biển số 31A5662 đứng chắn đầu đoạn hè bà con đang ngồi.”

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc lại bắt 2 tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa   –   (RFA). – TQ lại bắt tàu cá VN, đòi tiền chuộc   –   (BBC).  – Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam ở biển Đông   –   (VOA). China holding 21 Vietnamese fishermen: official (AFP).  - Việt Nam tố cáo Trung Quốc giam giữ tàu cá để đòi tiền chuộc: Vietnam say’s China holding fishing boats to ransom (Bikyamasr). – Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa để đòi tiền chuộc   –   (RFI). – Bắt ngư dân Việt, TQ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN (ĐV). – Bao giờ, những cột mốc chủ quyền trên biển không còn bị bắt bớ, đánh đập (?) – (Người Ba Đồn).
- 70 nghìn tệ   –   (Nguyễn Thông). “Đã thành lệ, một thứ lệ rất xấu, cứ mỗi lần Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam là chúng lại ra điều kiện phải nộp 70.000 tệ (nhân dân tệ, đồng tiền Trung Quốc) để chuộc thì chúng mới thả tàu về. Có tiền thì tha, kiểu ‘có ba trăm lạng việc này mới xuôi’.” – HỎI LÁNG GIỀNG GẦN – (Sơn Thi Thư). “Tôi muốn hỏi anh ‘láng giềng gần’:/ Sao cướp tàu tôi, bắt ngư dân?/ ‘Chữ vàng’ anh hứa là vàng mạ/ ‘Bốn tốt’ tôi chờ quá lệch cân! Hữu nghị phải chăng là cướp bóc
- Phản đối Trung Quốc bắt tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa (VOV). - Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá (VNE). – Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá Việt Nam (Chính phủ). – Yêu cầu Trung Quốc thả ngay 21 ngư dân Việt Nam (TTXVN). “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam”.
Tối qua đã có lời khen ngợi Bộ Ngoại giao, lâu lắm mới thấy có việc “trao công hàm” khi phản đối hành động ngạo ngược của “đồng chí môi răng” này. Nhưng vẫn chưa đủ! Công hàm loại này thường là phải “phản đối hành động…”, “cực lực phản đối…”, chứ cái thứ công hàm mà chỉ “nêu rõ lập trường” thôi thì vẫn yếu. Hãy coi Nhật mới 3 ngày trước đó, tàu TQ mới lò dò xâm phạm chứ chưa tới mức bắt ngư dân như với VN, thế mà họ đã triệu đại sứ tới mắng. Còn ta thì mò tới sứ quán nó mà “trao” thì … hèn quá! Hay là … có triệu nó tới, nhưng không nói, để giữ thể diện cho “bạn”? Hề hề! – Không nên dùng cụm từ “vùng có tranh chấp” (Nguyễn Tường Thụy). – Báo TQ lên án VN gửi chư tăng ra đảo   –   (BBC).
- Về bài thơ, nếu Tổ quốc…không còn biển: Ai đạo thơ của ai? (Nguyễn Tường Thụy).
-  Hoàng Sa – Trường Sa ngay bước chân mình (TT). Hôm nay (22-3), Công ty cổ phần Đồng Tâm sẽ ra mắt sản phẩm gạch granite Hoàng Sa – Trường Sa và cứ mỗi mét vuông gạch bán được sẽ trích 20.000 đồng ủng hộ chương trình ‘Góp đá xây Trường Sa’.”
- Thấy gì qua chuyện ông Ngọc bị “ném đá?” (BoxitVN). “Đang có rất nhiều người chờ đợi câu trả lời hoặc bất cứ một sự cải chính nào của ông Ngọc. Nhưng cũng có một vài người hiểu được thế bí của ông hiện tại. Ông đang đứng trước nhiệm vụ chứng minh cho một bài toán mà mục đích và đề bài đều đã sai: có khoa học thực sự hay không trong một môi trường học thuật không có tự do tư tưởng? Và, có thể, bây giờ ông đã nhận ra sức ép cho mình là gì”.
- Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm chính thức Campuchia   –   (RFA). “Chuyến thăm này cho thấy quan hệ hợp tác song phương giữa Campuchia và Trung Quốc ngày càng sâu rộng và tốt đẹp. Về vấn đề biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc đều là bạn tốt của Campuchia. Các quốc gia đều là bạn tốt của Campuchia”.
- TQ, Philippines cam kết cải thiện quan hệ tuy có tranh chấp lãnh thổ   –   (VOA). – Mỹ hối thúc giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình, thực tế   –   (RFI).  – Miến Điện ủng hộ hòa bình ở Biển Đông   –   (BBC).
- Các nhà ngoại giao Việt Nam – Một thế hệ mớiA new breed of diplomat for Vietnam (ATO). BTV: Bài báo cho biết, khác với các nhà ngoại giao VN trước đây, các nhà ngoại giao mới sau này đều được học hành đàng hoàng, tốt nghiệp từ các trường ĐH Mỹ, nói tiếng Anh lưu loát, như ông Nguyễn Quốc Cường, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, hay Lê Hoài Trung, đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp quốc…
Bài báo còn nhắc đến vị đại sứ VN đầu tiên (sau năm 1975) ở Mỹ, khi bị bắt vì tội trộm sò (lúc đó đang giữ chức Trưởng đại diện Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ), đã không biết nói tiếng Anh: “… consider the situation of Le Van Bang, who was caught illegally digging for clams on Long Island, New York, in 1994 while he was ambassador to the United Nations. Bang and his driver ‘acted like they didn’t speak English when they were confronted by the harbormaster’, according to the local prosecutor.” – Mời xem lại: Vietnam Envoy Invokes Immunity On Clam Charge (Orlando Sentinel).
- UB Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ lại đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách đen   –   (RFI).  – Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa VN trở lại danh sách CPC   –   (VOA).  – USCIRF tiếp tục chỉ trích VN về tôn giáo   –   (BBC).
- Blogger Nguyễn Tường Thụy nói về vụ bắt bớ hôm 8/3   –   (RFA).
- Một người Việt tỵ nạn đoạt giải di dân hàng đầu của Canada   –   (RFA).
- Hãy khen, và tự khen mình (học tập đạo đức Hồ Chí Minh)   –   (Người Buôn Gió). “Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời có rất nhiều bút danh, bác có một bút danh hay dùng ở báo Nhân Dân là CB…ý của từ CB là để cho các cán bộ, viên chức tòa soạn biết là Của Bác. Chúng ta hãy đọc những dòng chữ mà CB khen ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh như dù bận trăm công nghìn việc vẫn dành thời gian đọc báo Đảng hoặc về đức tính khiêm tốn như ‘cụ Hồ là chủ tịch cả nước, lại có tuổi thế mà cụ luôn nói các cụ, các ngài’.” BTV: Vậy là bác tự khen bác?
- Người dân mất đất khiếu kiện: “BÁN ĐẤT CHO DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI LÀ BÁN NƯỚC” 21/3/2012 (TTXVA). – Bao giờ mới hết những vụ cưỡng chế trái luật   –   (RFA). - Ách tắc trong việc thu tiền sử dụng đất: Chờ đến bao giờ ? (TN). Đó là câu hỏi mà hàng ngàn người dân có đất ở vượt hạn mức tại TP.HCM đặt ra cho các cơ quan chức năng“.
Huyện Tiên Lãng chính thức có chủ tịch mới (TP). - Hải Phòng bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (TT). - Tân Chủ tịch huyện Tiên Lãng nhậm chức (NLĐ).
- Giấy mời của công an và ý kiến cụ Lê Hiền Đức (Nguyễn Tường Thụy). “… tôi đang bị công an đang có nhiều hành vi trả thù khủng bố, tôi phải cảnh giác, không đi đâu một mình và không thể tiếp xúc riêng lẻ với công an – để tránh tình trạng công an hành hung người dân đến chết rồi lu loa lên ‘vì tự sát hoặc do va đập chấn thương vô tình’.  Công an đến nhà tôi phải có thẻ ngành và gọi điện trước để hẹn giờ gặp”.
- Bùi Công Tự: Cải cách chính trị nên bắt đầu từ đâu? (BoxitVN). “Quyền lực phải thuộc về nhân dân thật sự, thể hiện ở chỗ dân có quyền ứng cử, bầu cử tự do thật sự (tôi nhấn mạnh thật sự). Người dân có quyền bầu trực tiếp nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính quyền các cấp. Dân có quyền phúc quyết những vấn đề hệ trọng quốc gia thông qua trưng cầu dân ý. Dân có quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền sở hữu đất đai lâu dài của mình”. – Kiểm soát quyền lực Nhà nước: Ta kiểm soát mình sẽ không hiệu quả (PLTP). GSTS Nguyễn Đăng Dung: “Đã ủy quyền, trao quyền thì phải kiểm soát, cũng giống như đã triệu âm binh lên thì phải kiểm soát được nó vậy”.
- Tiền DƯỠNG LIÊM có thể giúp chống tham nhũng? (Nguyễn Quang Vinh).
- Thông tin sai về ‘biệt thự Thủ tướng’   –   (BBC). BTV: Còn đây là Thông báo cải chính thông tin của Giám đốc công ty TNHH Phần mềm I-Land. Theo thông báo này, có lẽ ông Nguyễn Hồng Hải đã lấy thông tin từ đây, nhưng thông tin trên trang motgocnho.com đã ghi “Không biết ngôi biệt thự nầy có thật là của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng hay không nhưng mà đẹp quá”, ông Hải lấy về đăng mà không kiểm chứng, rồi giờ lại chửi “bọn phản động nước ngoài“! – “BIỆT THỰ THỦ TƯỚNG” – THÔNG TIN SAI, CẢI CHÍNH CŨNG SAI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Vì ít tiền, nhiều cụ già phải hiếp dâm   –   (Người Buôn Gió).  – Mua vui cho đại gia (NLĐ).  – Chiêu ‘mê hoặc’ mẹ vợ của lão đại gia (ĐV).
- Yêu cầu khắc phục lỗi đập thủy điện Sông Tranh (TT).  – Nước chảy ở vết nứt thủy điện Sông Tranh 2 có bàn tay của nhà thầu Trung Quốc?   –   (TT/ Cu Làng Cát). - Sông Tranh 2: Đặt an toàn của người dân trên hết (TTXVN). – Chét chét vá vá... – (Nguyễn Vĩnh).  Nhà báo Nguyễn Thông: “Cái đập thủy điện Sông Tranh 2, theo tôi, cách tốt nhất là phá bỏ.  Nếu cứ vá víu, sửa chữa kiểu trám chỗ này trét chỗ kia, hãy coi chừng. Đừng để khi xảy ra sự vỡ đập chết hàng vạn người, chả khác gì quả bom nguyên tử, thì không ai cho các vị hối hận đâu”. – Nước xuyên sông Tranh vẫn biện minh “đập an toàn”   –   (Cu Làng Cát). – Vietnam dam leaking but operator says no danger downstream (Asia One).
Vụ rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Nứt đập thủy điện: Phát hiện 2 vết nứt ở khe giãn nở (VTC). - Khẩn trương khắc phục sự cố ở thủy điện sông Tranh (DT). - Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước: Lỗi ở khâu thiết kế, giám sát (NLĐ). – Phỏng vấn ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam: ‘Rò rỉ ở Sông Tranh 2 là do lỗi thiết kế’   –   (BBC). – Lo ngại thủy điện Sông Tranh 2 ‘bị nứt’   –   (BBC). Nhưng sáng nay VTV1- điểm báo cho biết, nhiều báo đều cho là lỗi cả ở ba khâu: thiết kế, thi công, lẫn vận hành.
- Hơn 600.000 ô tô sẽ phải nộp thêm phí (PLTP). – Phương tiện hay cứu cánh?   –   (Hữu Nguyên). “Thậm chí, khi người dân bỏ tiền ra để đóng phí, có nghĩa là mua dịch vụ, họ có quyền yêu cầu nhà cung cấp dịch dụ giải trình cơ chế sử dụng nguồn tiền và đảm bảo chất lượng dịch vụ, cũng như bồi thường thiệt hại khi chất lượng dịch vụ không đạt yêu cầu gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nếu nhà chức trách không làm rõ được những việc này thì sẽ rất khó tìm kiếm được sự ủng hộ và chia sẻ của người dân”.
- Về Video clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su bị cư dân mạng và GHPG VN phản đối: HT Thích Đạt Đạo: Đạo Phật từ bi, nhưng sẽ đấu tranh tới cùng đối với những kẻ ngoan cố (chùa Phúc Lâm). – Ngô Nhân Dụng: Chuyện Ðường Tăng   –   (NV).
- Về cái gọi là “Thông tư quản lý tiền công đức” sắp được ban hành (chùa Phúc Lâm). “… đặt vấn đề quản lý ‘tiền công đức’ đối với các tôn giáo không khéo sẽ lợi bất cập hại. Vì sao, vì tiền công đức là một loại tiền đặt biệt, được đóng góp một cách tự nguyện, không chịu bất cứ một ép buộc nào. Một khi tín đồ thấy số tiền công đức của mình cúng vào các cơ sở tôn giáo bị ‘nhòm ngó’, thì họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ nó. Thực tế, việc bỏ tiền lẻ bên ngoài, không bỏ vào thùng công đức là cách họ tẩy chay thùng công đức”. BTV: “Quản” chẳng ra gì mà cái gì cũng đòi “quản”.
- Rắc rối vì biện pháp khẩn cấp tạm thời (PLTP).
Kiến nghị sửa quy định tạm nhập tái xuất (TT). - Nhanh chóng khắc phục kẽ hở luật pháp (SGGP).
- Án tuyên một đằng, phát hành một nẻo (báo Khánh Hòa). - Tòa đính chính bản án (TN). - TAND tỉnh Khánh Hòa đính chính bản án sai sót (TT). - Tòa Khánh Hòa vô tư đính chính vụ “bốc hơi” 2 năm tù (NLĐ).
“Hành vi của Phó chi cục hải quan Hà Tây là vô liêm sỉ” (GDVN).
Khởi tố nguyên đại úy công an nhận hối lộ (TN). - Khởi tố điều tra viên vòi tiền kiểm lâm (TP).
Khởi tố vợ Trung tá CSGT đầu độc chết chồng (VOV).
Lãnh án tù vì buôn bán trẻ em (TN). - Nguyên hộ lý mua bán con của các thiếu nữ ‘lầm lỡ’ (VTC). - Phạt tù kẻ mua bán trẻ sơ sinh từ bà mẹ tuổi teen (VNE).
- Năm 2011 Cơ quan Di trú Nga trục xuất 5.600 di dân bất hợp pháp về Trung Quốc và Việt Nam (TN nước Nga).
- PHẤT CỜ HỒNG CỜ XANH (Mai Xuân Dũng). “Ông sản lớn Ôn Gia Bảo kêu gọi Đảng cải tổ triệt để nhưng trước sau vẫn phát động học tập Lôi phong phất cao cờ hồng. Việt nam hô hào toàn đảng quán triệt nghị quyết trung ương 4 để chỉnh đốn đảng kèm theo phương pháp bí truyền: Học tập và làm theo…nhưng chưa yên tâm nay mời Thên Sên sang chơi như là một cách vừa phất cờ hồng vừa phất cờ xanh vậy. Thì mấy chục năm trước cờ Mặt trận dân tộc giải phóng cũng nửa đỏ nửa xanh đó sao?
- Tối qua đã nhắc: tất cả các video VTV-Thời sự lưu trên mạng đều không hoạt động từ sáng. Vậy mà sáng nay vẫn tình trạng đó. Trong khi tối bữa kia 20/3, ngó đoạn TT Dũng chào đón, ôm hôn TT  Thein Sein của Myanmar rất ngộ, tiếp đó là màn tiếp cựu TT Nhật, cũng ôm hôn, muốn bình mà không có hình để bà con coi.
<= Golden Boten City. – Vì lý do “an ninh”, Lào đóng cửa casino tại đặc khu kinh tế Boten   –   (RFI). “Cách đây vài tháng, một phóng viên của AFP ghi nhận rằng, khu vực Boten ngay sát biên giới, trên thực tế, chỉ dành cho người Trung Quốc. Đây là một khu vực tràn ngập chữ Hán, tiền được sử dụng là đồng nhân dân tệ, và đồng hồ được chỉnh theo giờ Bắc Kinh”. – Boten Golden City to become casino-free zone (Vientiane Times). – Châu Phi: Sản xuất tại Trung Quốc   –   (x-café). Dịch từ bài: Africa: Made in China (Foreign Policy).
- Người sử dụng internet bối rối vì chính sách mới của TQ về mạng xã hội    –   (VOA). “… một blogger có nickname Jdxing, nói rằng hiện đã có một chương trình máy tính cung cấp số chứng minh giả để giúp người sử dụng mạng xã hội che dấu lý lịch”.
Nhiễu loạn tin đồn về Bạc Hy Lai (TN). – Bài đã điểm: Súng nổ ở Bắc Kinh?   –   (x-café). Dịch từ bài: Shots fired in Beijing  —  but what kind? (Want China Times). “Vu nói rằng đã có một tranh luận nảy lửa về việc sa thải Bạc giữa Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Châu Vĩnh Khang, một thành viên trong Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị đầy quyền lực, và hầu hết các nhà lãnh đạo trong hệ thống quyền lực tối cao của Trung Quốc đều nhảy vào cuộc tranh chấp này”.
- Nguyễn Đình Ấm: Ông Tập lại mị dân? (Bà Đầm Xòe). “Sự thừa nhận thực trạng thê thảm về phẩm giá, nhân cách, uy tín, thối nát…của Đảng Cộng sản TQ, ông thực sự muốn thay đổi theo hướng dân chủ để ĐCSTQ tiếp tục tồn tại trong danh dự và an toàn?” - Bài dịch: Tập Cận Bình: Giữ gìn tính trong sạch của đảng (Ifeng/ Ba Sàm).
-Thế giới 24h: “Sự sỉ nhục khủng khiếp” (VNN). - Các nước gia tăng áp lực lên CHDCND Triều Tiên (SGGP). - “Nóng” trước hội nghị hạt nhân Seoul (NLĐ). - Triều Tiên báo với Mỹ sẽ phóng vệ tinh từ 12/2011 (TTXVN). – Các nước gia tăng áp lực lên CHDCND Triều Tiên (SGGP). – Mỹ và Trung Quốc sẽ can ngăn Bình Nhưỡng phóng tên lửa đẩy vệ tinh   –   (RFI).  – Bắc Triều Tiên cảnh cáo về hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở miền Nam   –   (VOA).  - Bắc Triều Tiên không còn như trước? Not the same old North Korea? (LA Times). – Tổng thống Obama sẽ đi thăm Khu Phi Quân sự Triều Tiên    –   (VOA).  – Obama thăm giới tuyến Nam Bắc Hàn   –   (BBC).
- Myanmar mời Mỹ, EU và LHQ tới giám sát cuộc bầu cử (TTXVN).
- Cựu điệp viên Cuba chịu án tại Mỹ có thể được về thăm gia đình   –   (RFI).
Một giải pháp cho Việt Nam – Phỏng vấn Giáo sư Vũ Quốc Thúc   –   (VOA/ Ba Sàm). “Nước Việt Nam hiện nay đang đứng vào một khúc quanh lịch sử. Nếu mà không khéo léo thì có thể dân tộc và đất nước Việt Nam một lần nữa lại lâm vào cái cảnh bị hai thế lực ngoại bang tranh giành trên đất mình và rồi bị lợi dụng người Việt Nam để mà đánh nhau để bảo vệ các quyền lợi của họ”.
Palei Krong: 3 tiếng kêu cứu của 3 con thú bị thương (Inrasara). “Bởi chúng ta đã được ‘vỗ về’, được ‘tôn trọng’, sắp nhận được mớ đôla đền bù. Được tất! Đền bù bằng mồ mả của cha ông chúng ta, đất đai của cha mẹ chúng ta, bằng sinh mạng cóc nhái của chính chúng ta. Để rồi chúng ta được hân hạnh ‘mót những mảnh rơi’ của  dự án…
- Vụ nghi phạm chết tại trụ sở công an: Bị kích động, đưa xe tang vào trụ sở xã (VNN).
- TS Tô Văn Trường: CHỌN THÁI ĐỘ SỐNG   –   (Người Lót Gạch).
BTV: Do nhiều đảng viên và lãnh đạo đảng không còn trung thành với lý tưởng đảng, nên ĐCS Trung Quốc bắt Luật sư Trung Quốc phải thề trung thành với đảng Cộng Sản    –   (VOA). “Trong một thông báo được đăng hôm thứ Tư trên trang web của họ, Bộ Tư Pháp nói rằng những người đăng ký giấy phép hành nghề lần đầu tiên và các luật sư xin gia hạn giấy phép sẽ phải tuyên thệ… Lễ tuyên thệ cũng đòi họ phải ‘trung thành với tổ quốc, trung thành với nhân dân, tôn trọng vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc và hệ thống xã hội chủ nghĩa’.”

KINH TẾ
- Thị trường bất động sản 2012: Kỳ vọng vào cuối năm (TTXVN).
Bất ổn kinh tế do “ba nguyên nhân chính” (VnEconomy).
- Mừng quá! Bloomberg xếp Việt Nam vào top 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất (TN).
- Nếu hai “đại gia phone” sáp nhập: Có gì ầm ĩ! (PLTP).- Mobifone – Vinaphone: Nhùng nhằng sáp nhập (NLĐ).
- Lách luật huy động lãi suất kép (PLTP).
- Bất ngờ vì CPI tháng 3 tăng thấp (TBKTSG).
Thứ trưởng Nam: Bất động sản cũng chỉ là “nạn nhân” (VTC).
Giá USD biến động mạnh (TT). - Giá vàng trong nước diễn biến bất thường (VTV).
<- Buôn xe siêu lợi nhuận: Mua 1… bán 10? (PL&XH/ Autodaily/ ĐV).
- Tập đoàn dầu khí sẽ sử dụng bộ chỉ số PVN-Index (PLTP).
Thuế TNCN lạc hậu sao chờ 5 năm mới sửa? (VEF).
Đại gia Việt vung tiền mua khách sạn, resort ngoại (VEF).
Xem xét quyền phân phối thuốc của DN có vốn ngoại (PLTP).
Nông dân nuôi cá tra bị ép giá (TT). - Người nuôi cá có nguy cơ vỡ nợ (DV).
- Miến Điện quyết tâm tăng 200% kim ngạch thương mại với Việt Nam   –   (VOA).
- Trần Vinh Dự: Với giá năng lượng tăng cao, lạm phát năm 2012 sẽ đi về đâu?   –   (VOA’s blog).
- 2012 : Năm báo hiệu khó khăn đối với ngành hàng không   –   (RFI).
- Trung Quốc: Giá xăng dầu tăng cao có thể gây bất ổn xã hội   –   (VOA).
- GS.TSKH Nguyễn Mại: Không nên tận thu (TT).  - Khoan sức dân hay bảo vệ nguồn thu? (TT).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nguyễn Tài Thư: Kinh dịch và lịch sử tư tưởng Việt Nam  –   Nguyễn Thiếu Dũng: Những con số ở vùng đất Tổ (VHNA).
- Trần Thị Băng Thanh: Chơi Tết mồng ba tháng ba là “phong tục cổ của An Nam từ xưa” (VHNA).
- Vũ Đức Sao Biển: LÊ MINH QUỐC và Tiếng Cười Dân Gian Hiện Đại (Lê Thiếu Nhơn).
- “Bi kịch” gái tài, trai sắc (PLTP).
- Lốc “Siêu Bé” càn phá Việt Nam, Tin Khó Tin đóng cửa sợ hãi (Tin khó tin).
- Phạm Quang Tú Phản biện xã hội: Khái niệm, chức năng và điều kiện hình thành  (VHNA).
Thuyết trình văn học và thơ đương đại Nhật Bản (TT).
- Truyện ngắn Xuân Thắng, Berlin: Phút lỡ lầm của người phụ nữ chính chuyên (Nguoiviet.de).
- Đặng Khánh Cường: Thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh bị người ta biến tấu ? (Trần Nhương).
- Vân Long: Sắc màu trưởng lão PHAN KẾ AN (Lê Thiếu Nhơn).
- Hoàng Minh Tường: “Mưa rừng”, bài thơ ấn tượng của nhà thơ Hoàng Yến (Trần Nhương).
- KHÔNG CÓ “ĐÁM CƯỚI MẪU”   –   (Faxuca).
- Thu thập chứng từ cho việc phong thánh   –   (BBC).
Khai thác dịch vụ ở di tích Bình An đường (TN). - Khai trương dịch vụ ở di tích Bình An Đường (TT).
Ráng chiều bên Cồn Hến (ANTĐ).
- Những tác phẩm đoạt giải thưởng Ảnh Quốc tế của Năm (Tia Sáng). Giải nhất Ảnh Phóng sự. =>
- Tại Hà Lan phát hiện bức vẽ tĩnh vật của Van Gogh (TN nước Nga).
- Nguyễn Thị Ngân: “Vân Anh truyện” trong dòng mạch tiểu thuyết Hán văn Hàn quốc với đề tài tình yêu lãng mạn (VHNA).
- Nguyễn Nam Trân: Lịch sử Nhật Bản (Kỳ 5 – Phần 1) (VHNA).
Ở những nơi phải “nhịn” chết (VNN).
Chọn HLV tuyển quốc gia: Nhiều bất thường (NLĐ).
- Phi hành đoàn quốc tế ISS trong tháng Bảy dự định tổ chức Thế vận hội của mình (TN nước Nga).
- Pháp: Manaudou trở lại với chức vô địch bơi 100 mét   –   (RFI).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Sự giả dối- bệnh nan y? (TVN).
Cần có chuẩn đầu ra đào tạo (SGGP).
- Giáo dục hay nhồi nhét kỹ năng sống - Kỳ 3: Không tốn tiền vẫn có kỹ năng (TN).
Cải thiện chất lượng dạy môn lịch sử (TN). - Dạy lịch sử: Bộ Giáo dục đã ‘bắt tay’ với Hội (VNN).
- Trường ngoài công lập phải công khai học phí (PLTP).
- Nguyễn Hưng Quốc: Lại chuyện sách điện tử   –   (VOA’s blog).
- Quảng cáo “tấn công” trường học (PLTP).
- Tất cả vì tương lai con em chúng ta! (BoxitVN). “Giáo dục là chìa khoá mở ra cánh cửa tương lai. Tương lai nào cho Việt Nam luôn ôm mộng hoá rồng đây?
- Chuyện TS Lê Thẩm Dương: Bác Minh Ngọc trả lời bác Ken    –   (Cu Làng Cát).
<- Mối lái mờ ám giúp sinh viên Trung Quốc làm hồ sơ vào các đại học Mỹ    –   (VOA). - BXH các trường kinh doanh tốt nhất nước Mỹ (DT).
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ giao lưu với SV Đại học Kinh tế Quốc dân (TP).
Sớm trả lương cho giáo viên mầm non (TN). Trong khi: Dạy thêm tiền tỉ, phải thu thuế? (VNN).
Hàng loạt nữ sinh bị “tét” mông trong giờ học? (DV).
Trẻ tự tử để phản ứng lại gia đình và xã hội (VNN). - Chuyên gia tâm lý giáo dục “giải mã” hiện tượng HS tự tử (DT).
- Về công trình “Máy phát điện chạy bằng nước” của TS Nguyễn Chánh Khê: Nhà khoa học hay nhà ảo thuật?   –   (VOA’s blog). “Các nhà báo cho biết trong phòng tiếp khách của ông, bằng sáng chế không thấy, nhưng bằng khen của Mặt trận Tổ quốc, ảnh chụp với các nhà lãnh đạo thì hơi bị nhiều. Ông được cử làm phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai của Khu công nghiệp cao của thành phố lớn nhất ở miền Nam nước ta từ năm 2004”.
- FuturICT – Một “Khoa học lớn”  (Tia Sáng).
- Mỹ: Cụ bà 101 tuổi vẫn lái tàu lượn mừng sinh nhật  (TTXVN).
- SpaceX đã sẵn sàng cho chuyến bay tới trạm ISS (TTXVN).
UFO bí ẩn rơi xuống Siberia, Nga (GDVN).
Cô giáo câm (TN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chuyện thịt bẩn: NỬA NẠC NỬA MỠ   –   (Faxuca). “Đại loại, khi nào bác ăn thịt bẩn vào đau bụng thì y tế quản lý. Còn không thì đang ngành nông nghiệp hoặc công thương chịu trách nhiệm. Bác không biết chứ, chất tạo nạc này chỉ có ngành nông nghiệp cấm thôi, chứ trong y tế vẫn dùng bình thường”.
29.000 bệnh nhân lao tử vong mỗi năm (TT). - Mỗi năm Việt Nam có 30.000 người chết vì bệnh lao (VOV).
- Tám nạn nhân vụ nổ bị bỏng rất nặng (TN). – Nổ tại cơ sở sản xuất polyester, 11 người bị thương (Tuổi Trẻ). – Ký ức kinh hoàng nạn nhân vụ nổ nhà máy sản xuất polyester (Dân Trí). – Nổ lò Thái Bình: Nóng ngàn độ giây phút trùm trong lửa (VTC).  - Nổ công ty nhựa, 11 người nguy kịch (NLĐ).
Cứu hộ nhiều tàu cá mắc cạn (TN).
- TP. Huế: Sửa cầu gây tắc đường nghiêm trọng (Tầm nhìn).
- “Xóm dời nhà” ở Cà Mau (PLTP).
- 10 nhóm hàng dễ bị buôn lậu (ANTĐ).
- Người Việt đòi nợ thuê ở Singapore   –   (BBC).
- ÁNH MẮT THỨ THA   –   (blog Thành).=>
Kinh doanh… bụng bầu (TN).
Văn hóa giao thông – xây khó, phá nhanh (SGGP).
TP Đà Nẵng mua mũ bảo hiểm chất lượng bán cho dân (NLĐ).
- Trên 10% nam quan hệ đồng giới lây nhiễm HIV (PLTP).
- Bạc Liêu: Thả rùa quý hiếm nặng hơn 15kg về biển  (TTXVN).
Động đất mạnh ở Mexico, Indonesia (TN). - Động đất rung chuyển Mexico (NLĐ).
- Bệnh nhân bị y tá sát hại đã bị lấy cắp nội tạng (TTXVN).

QUỐC TẾ
- Hội đồng Bảo an LHQ cân nhắc tuyên bố về Syria    –   (VOA). – Nga không yêu cầu Tổng thống Syria tị nạn (TN). - HĐBA ra Tuyên bố của Chủ tịch về tình hình Syria (TTXVN). - Tuyên bố bất ngờ của Nga về Syria (TN).
- Nhật Bản cam kết giảm nhập khẩu dầu lửa Iran   –   (RFI).  – Hoa Kỳ miễn trừ 11 nước khỏi lệnh cấm vận dầu hỏa Iran    –   (VOA). - Trung Quốc khẳng định nhập dầu hợp pháp từ Iran (TTXVN). - Israel ký hợp đồng mua thêm tàu ngầm quân sự Đức (TTXVN).
<- Pháp: Người Do Thái, Hồi Giáo bàng hoàng sau vụ nổ súng ở Toulouse   –   (VOA). – Vây bắt nghi phạm bắn súng ở Toulouse   –   (BBC). - Pháp bác bỏ thông tin nghi can xả súng đã bị bắt (TTXVN). – Cảnh sát Pháp thương lượng để nghi can vụ xả súng ra đầu hàng   –   (VOA).  – Pháp siết chặt vòng vây bắt kẻ tình nghi xả súng (VOV). – Pháp chưa vây bắt được nghi can các vụ xả súng ở Toulouse (Tin tức). – Đặc nhiệm Pháp bao vây khu nhà có nghi phạm vụ thảm sát Toulouse và Montauban   –   (RFI). – Nghi can bắn người Do Thái ở Pháp hứa hẹn đầu hàng   –   (NV). - Đọ súng dữ dội tại Pháp (TN). - Pháp vây bắt nghi phạm 3 vụ xả súng (VNE). - Vụ xả súng ở Pháp: Nghi can chịu đầu hàng (NLĐ).
- Indonesia lo ngại về vụ nổ ở Đại sứ quán nước này tại Paris (TN nước Nga).
Sức mạnh Mỹ trong thời khắc chuyển đổi (MD/TVN).
Tổng thống Nga-Mỹ gặp nhau sau khi Putin nhậm chức (TTXVN).
Thời hậu chiến như thời chiến (TN).
- Bầu cử sơ bộ đảng Cộng hòa: M.Romney về đầu tại Illinois   –   (RFI).  – Ông Mitt Romney thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở Illinois    –   (VOA). – Bầu cử tổng thống Mỹ và bệ phóng Super PAC (PLTP).
- Nữ du khách bị bắt cóc được trả tự do (TT).  – Phụ nữ người Anh bị bắt cóc ở Somalia được phóng thích    –   (VOA).
- Giám đốc USAID bênh vực Ngân quỹ Viện trợ Nước ngoài năm 2013    –   (VOA).
- Thông tin mâu thuẫn với lời khai của tay súng bắn chết người ở Florida    –   (VOA).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 21/03/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 21/03/2012; + Cuộc sống thường ngày – 21/03/2012; + Thời sự 19h – 21/03/2012.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

CƠN ĐỊA CHẤN CHÍNH TRỊ TẠI BẮC KINH

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 20/3/2012
TTXVN (Oasinhtơn 15/3)

Về một loạt các sự kiện diễn ra mới đây trong nội bộ Trung Quốc, từ việc cách chức Bí thư Bạc Hy Lai đến bài phát biểu gây chn động của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tạp chí Newsweek của Mỹ ngày 15/3 có bài phân tích gọi đây là một cuộc nội chiến về chính trị tại Bắc Kinh. Sau đây là nội dung bài viết:
Việc loại bỏ không chút lễ nghi ông Bạc Hy Lai, bí thư đầy quyền lực và uy tín tại Trùng Khánh, thành phố lớn ở phía Tây Nam của Trung Quốc là một cơn địa chấn chính trị với những dư chấn lan tỏa khắp Trung Quốc Ông Bạc Hy Lai là nhân vật lớn hơn cả chức vụ mà ông nắm giữ: người quyền lực nhất và có sức thuyết phục nhất tại Trung Quốc đối với những người cánh tả và tân Maoít. Đúng như ông Bạc nhận xét trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh mới đây, nếu “chỉ có một vài người giàu vào cuối thập kỷ tăng trưởng kinh tế phi mã, “thì chúng ta là tư bản, chúng ta đã thất bại”.
Ông Bạc Hy Lai giới thiệu “mô hình Trùng Khánh” của ông là một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa đạo đức của chủ nghĩa cộng sản, công bằng xã hội, hiệu quả kinh tế, phá vỡ kỷ lục tăng trưởng thông qua các công ty nhà nước, trong khi phân chia một phần của cải đó cho công nhân trong các chương trình nhà ở, giáo dục và y tế mang tính xã hội chủ nghĩa. Ông say sưa với các khẩu hiệu kiểu Maoít. Chiến dịch “hát nhạc đỏ và tấn công đen” của ông đã đánh đúng vào tình cảm của nhiều người Trung Quốc vốn bất bình với tham nhũng và sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn mà nhiều người đổ lỗi cho tự do hóa kinh tế
Ông Bạc Hy Lai cũng có ảnh hưởng do nằm trong số các “Thái tử” – con cái của các anh hùng lớn trong cuộc cách mạng năm 1949, những người cho đến rất gần đây vẫn được coi là cấm đụng chạm. Ổng được quy hoạch để đẩy lên vị trí chính trị cao nhất vào tháng Mười này, chắc chắn nắm một trong chín ghế của Ban Thường vụ Bộ Chính trị – một tổ chức quyền lực mà những kẻ gièm pha ông Bạc (gọi ông là “Mao con”) sợ rằng ông sẽ chiếm quyền và chi phối. Và thực tế, trong chuyện ra đi bất ngờ của ông Bạc Hy Lai có hơi hướng của vụ bè lũ bốn tên năm 1976.
Có thể đo lường được mức độ khó khăn mà ông Bạc Hy Lai đã thách thức các lãnh đạo tại Bắc Kinh về mặt tư tưởng bằng việc đích thân Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phải lên tiếng một ngày trước đó. Trong một cuộc họp báo được phát sóng trực tiếp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cố tình chèn vào bài phát biểu những ý tứ rằng số phận chính trị của ông Bạc Hy Lai đã kết thúc.
Các cuộc họp báo của đảng ở Trung Quốc thường không phải là các sự kiện đáng chú ý, càng đương nhiên là như vậy trong những tháng trước khi diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp, khi tất cả các cán bộ phải thể hiện sự thống nhất trong đảng. Vì vậy cuộc gặp kéo dài ba giờ giữa ông Ôn Gia Bảo và các nhà báo nước ngoài và trong nước vào lúc kết thúc Hội nghị đại biểu nhân dân toàn quốc hôm 14/3 là rất đặc biệt. Thủ tướng Trung Quốc đã vẽ lên những hình ảnh ghê rợn của Cuộc cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, tuyên bố rằng ước vọng dân chủ của người Arập là một lực đẩy không thể cưỡng lại, thuyết phục người Trung Quốc về tính cấp bách của cải cách chính trị, và tấn công không che đậy vào “Thái tử đỏ” Bạc Hy Lai. Bài phát biểu của ông Ôn Gia Bảo thể hiện rõ với tất cả những người theo dõi rằng, theo quan điểm của ông và những người chủ trương hiện đại hóa, không có chuyện quay ngược lại lịch sử; Trung Quốc đang trên đường đi tới một tương lai rất khác so với quá khứ thời Mao.
Lời trách phạt của Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang kịch tính đúng như chính trị Trung Quốc – và ông đã đúng, rằng tương lai của Trung Quốc phụ thuộc vào kết quả của cuộc đấu tranh trong chính nội bộ đảng. Trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình (và vì vậy không thể bị cắt xén hay giải thích khác đi cho công chúng), ông Ôn Gia Bảo đã lựa chọn – đúng như ngày hôm sau cho thấy – một quyết định tập thể trong nội bộ lãnh đạo cao cấp – sử dụng cuộc họp báo mỗi năm một lần, vào đúng giờ cao điểm, để tấn công vào Bạc Hy Lai, và thể hiện sự phản đối với việc đưa ông Bạc Hy Lai vào Thường vụ Bộ Chính trị.
Với một sự thẳng thừng gần như chưa bao giờ thấy trong hoạt động chính thống cứng nhắc của Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo sử dụng diễn đàn công khai nhất này để gọi Cách mạng Văn hóa là một “bi kịch” – và bi kịch đó, nếu không có những cải cách chính trị cấp bách, “có thể tái diễn”. Ngược lại, ông Bạc Hy Lai coi việc hồi phục “văn hóa đỏ” là quan điểm chính của mình.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo mập mờ không nói rõ cải cách chính trị là thế nào ở Trung Quốc – với chỉ một năm còn lại trong suốt một thập kỷ tại vị, những điểm cụ thể, chi tiết không phải là điểm chính. Mục đích của ông Ôn là sử dụng tất cả ảnh hưởng đáng kể còn lại của mình để ủng hộ quá trình cải cách tự do, đi ngược với phái tả trong đảng do Bạc Hy Lai đứng đầu.
Và ông tuyên bố với cả nước: “Cẩn thận: con người này nguy hiểm”. Ông Ôn phản hồi một cách mạnh mẽ trong buổi phát sóng trước những câu hỏi về câu chuyện đầy kịch tính đã thu hút cả nước kể từ khi tin tức lộ ra vào tháng trước Giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn đến tổng lãnh sự quán Mỹ và bị bắt sau đó tại Bắc Kinh. Sự bàn luận về vụ việc này đã diễn ra gần như không bị kiểm duyệt trên khắp các blog mạng của Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo với giọng sắc lạnh nói rằng thành ủy Trùng Khánh (do Bạc Hy Lai đứng đầu) phải kiểm điểm nghiêm khắc về “sự cố” và chính phủ đang điều tra vụ việc với mức độ cao nhất. Ông nói; “Phải có câu trả lời cho nhân dân và kết quả điều tra phải vượt qua được thử thách về pháp luật và lịch sử”.
Điều mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo không nói tới là việc Bắc Kinh thực ra đã điều tra Trùng Khánh từ gần một năm nay, rất lâu trước khi Vương Lập Quân bất ngờ bị ông chủ của mình loại bỏ và trốn khỏi Trùng Khánh vì sợ nguy hiểm đến tính mạng. Bắc Kinh đã thu thập được bằng chứng rằng chiến dịch “tấn công đen” của Bạc và Vương, về danh nghĩa là chống tội phạm có tổ chức, còn là cái vỏ che đậy việc bắt giữ hàng nghìn doanh nhân cực kỳ giàu có. Bị giam giữ trong các nhà tù bí mật và thẩm vấn kèm tra tấn nhiều người đã chịu án tù lâu năm hoặc xử tử. Nhiều người bị tịch thu tài sản – một cách khôn khéo để tạo nguồn tiền cho chương trình nhà ở cho người nghèo của ông Bạc, và cũng để có đủ tiền trả cho chiếc Ferrari màu đỏ của con trai ông ta, và mua chuộc sự trung thành.
Chiến địch “tấn công đen” cũng là một cách tạo tai tiếng tham nhũng cho Uông Dương, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông hiện cũng đang chờ vào Thường vụ Bộ chính trị, bằng cách để cho mọi người kết luận là ông Uông chắc hẳn đã cho phép các doanh nhân này phát triển nhanh chóng khi ông giữ chức bí thư Trùng Khánh. Trong cuộc họp báo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khen ngợi nhiệm kỳ của Uông Dương.
Giáo sư Đồng Chi Vĩ người thực hiện cuộc điều tra của Bắc Kinh, là chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về luật pháp, quản trị và hiến pháp, hiện giảng dạy tại Đại học Giao thông danh tiếng ở Thượng Hải. Báo cáo của ông được trình lên các nhà lãnh đạo vào mùa Thu năm ngoái và được ông nói. đến trên truyền hình với các kết luận buộc tội. Ông cho rằng mục tiêu của “tấn công đen” là “làm suy yếu và loại bỏ các doanh nghiệp tư nhân “từ đó củng cố các doanh nghiệp nhà nước hay các nguồn tài chính cho chính quyền địa phương”. Tác động chính của nó, theo ông, không phải là với mafia ở Trùng Khánh, mà là khiến giới giàu có nhất mất hết tiên bạc, mất quyền lực và thậm chí cả gia đình – nhiều người còn bị tống tù. Một trong các triệu phú này, doanh nhân Li Jun hiện sống lưu vong không chút tiền bạc, đã miêu tả sự tra tấn mà ông nói là đã phải chịu đựng dưới sự “tân khủng bố đỏ’’, do Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân chỉ đạo. Một nhân vật khác là Zhang Mingyu, người tuyên bố nắm trong tay các cuốn băng làm bằng chứng về các biện pháp đối với tù nhân, đã bị cảnh sát Trùng Khánh vây bắt tại Bắc Kinh gần đây.
Nếu ông Bạc Hy Lai hy vọng đưa Vương Lập Quân ra làm người đỡ đòn khi tấm lưới đã vây kín xung quanh, thì bước đi này đã gây tác động ngược lại. Bắc Kinh đã quyết định trừng phạt Vương Lập Quân – và công bố sự thật kinh hoàng về cáo buộc tra tấn, ép cung và các biện pháp phi pháp đã được sử dụng ở Trùng Khánh, đúng như Thủ tướng Ôn đã hứa sẽ công bố điều tra của Bắc Kinh về vụ của Vương. Các công bố này, nếu đúng sự thật, sẽ hủy hoại cả hai nhân vật của Trùng Khánh. Ông Bạc Hy Lai rất có thể phải chịu trừng phạt nặng hơn mức mất chức. Để phá vỡ gọng kìm của phe tả thì phải làm mất uy tín của Bạc. Cuộc đấu này không đơn thuần giữa hai đối thủ tham vọng nhằm vào vị trí lãnh đạo. Việc sa thải Bạc Hy Lai còn là động thái tấn công phủ đầu để đảm bảo rằng xu hướng cải cách nổi lên tại Trung Quốc, chứ không phải là mô hình nhà nước kiểm soát tuyệt đối. Bằng việc nhắc lại một thập kỷ đen tối của Cách mạng Văn hóa, ông Ôn Gia Bảo đã đặt thêm sức ép để Tập Cận Bình phải đứng hẳn sang một bên, ngay lập tức, với các lực lượng ủng hộ hiện đại hóa.
*
*          *
TTXVN (Angiê 17/3)
Việc Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc, bị cách chức được giới quan sát đánh giá như một quả bom phát nổ vào thời điểm nhạy cảm khi chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại hội lần thứ 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, một đảng “khổng lồ” với 80 triệu đảng viên và sẽ cho ra đời một ban lãnh đạo mới.
Theo nhà phân tích Claude Lely của tạp chí “Tin Trung Hoa”, vụ việc này giúp củng cố vị thế của phái “cải cách” do Hồ cẩm Đào đứng đầu, đồng thời cho thấy cuộc tranh giành các vị trí lãnh đạo chủ chốt quyết liệt và gây xáo động trong Đảng đến mức nào.
Bạc Hy Lai là người có sức thuyết phục, có phong cách riêng và mang dáng dấp của một Kennedy Trung Hoa, một chính khách được giới truyền thông ưa thích. Việc ông được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy Trùng Khánh năm 2007 có thể là thăng chức, cũng có thể là bị đi đày. Đối với ông, điều đó không quan trọng vì ông muốn biến nơi đây thành bàn đạp để leo lên vị trí lãnh đạo cao hơn.
Trong một hệ thống chính trị dựa trên cơ sở bầu bán nội bộ, Bạc Hy Lai lại muốn dựa vào dân chúng để thỏa mãn tham vọng cá nhân. Ông đáp ứng cảm giác mất mát giá trị của người Trung Quốc bằng chủ trương tái lập nền văn hóa cộng sản chính thống, với những bài ca cách mạng trên phố và truyền hình, chiến dịch phục hồi tư tưởng Maoít trên Internet và điện thoại di động, lên án sự xâm lăng của văn hóa phương Tây Cứ như thế, Trùng Khánh trở thành biểu tượng của trào lưu “Đổi mới Đỏ”, còn Bạc Hy Lai trở thành ngôi sao sáng trên chính trường Trung Quốc.
Bạc Hy Lai thuộc phái bảo thủ muốn giãn tiến độ cải cách kinh tế và là hiện thân của một “cánh tả mới”. Giới trí thức ủng hộ phái này cũng như nhân vật mị dân này, và cho rằng không phải tất cả những gì diễn ra trong Cách mạng văn hóa đều đáng bị vứt bỏ. Ông ve vãn báo chí và được báo chí đáp lại. Chính chiến dịch chống- tham nhũng chưa từng thấy giúp ông nổi tiếng trong cả nước. Trùng Khánh nổi tiếng là một trong những sào huyệt của maphia Trung Hoa và Bạc Hy Lai muốn tiến hành một cuộc chiến vừa bằng sức mạnh, vừa bằng truyền thông, với sự trợ giúp của Vương Lập Quân, Giám đốc công an thành phố.
Các vụ xử án quan chức ồn ào triệt hạ được một số địch thủ, đàn áp bằng tra tấn và dẫn đến nhiều vụ kết án tử hình, những chính sách cứng rắn của “ông vua con” của Trùng Khánh khiến giới truyền thông và người dân Trung Quốc thích thú. Quả thực là một số giới truyền thông coi ông như một nhà độc tài, biểu tượng của giới lãnh đạo không ai đụng đến được. Họ đăng tải tin đồn về tham nhũng, đầu tư ra nước ngoài hay thói chơi ngông của con trai ông thích xe hơi hạng sang và gái đẹp.
Đại đa số dân chúng trong nước tin những điều ông nói: từ thành phố cảng Đại Liên đến Trùng Khánh, nơi nào xã hội cũng an toàn hơn, thành phố phát triển nhanh hơn và dân chúng cảm thấy mình gần gũi với Đảng hơn. Tất cả là nhờ Bạc Hy Lai.
Trái lại, giới chức lãnh đạo cấp cao của Đảng lại không đánh giá cao chính sách mị dân của Bạc Hy Lai, phê phán ông về phong cách làm việc cá nhân và thiếu tôn trọng quy định của Đảng. Bạc Hy Lai bỏ ngoài tai tất cả vì ông nghĩ rằng sự ủng hộ của dân chúng sẽ giúp ông lên được Bắc Kinh Và “ngôi sao đỏ” nằm trong số những nhân vật có nhiều cơ hội nhất để giành một trong 9 ghế thường vụ Bộ chính trị.
Vụ Vương Lập Quân dường như nổ ra vào thời điểm thích hợp đối với phái chống Bạc Hy Lai. Có người cho rằng vụ này được phái cải cách trong Đảng dàn dựng với sự đồng tình của Hồ Cẩm Đào. Một nguồn tin thông thạo vấn đề này cho biết Hồ cẩm Đào khẳng định trước Quốc hội rằng Vương Lập Quân là kẻ phản bội khi định xin tị nạn tại Mỹ.
Tuy nhiên, mục tiêu chính trong vụ này được cho là nhằm vào Bạc Hy Lai. Là chính khách giỏi và có sức thuyết phục, ông trở thành nạn nhân của việc mình được lòng dân. Còn những người có mưu đồ đã âm thầm hành động để triệt hạ sự nghiệp chính trị của ông. Tuy không ai biết vai trò của Bắc Kinh cũng như của Bạc Hy Lai trong vụ cánh tay phải của ông này chạy trốn rồi bị bắt là như thế nào, song nhiều người ủng hộ quan điểm
theo đó, đối với chính quyền, vụ bê bối này là một cơ hội tốt để loại trừ một quan chức lãnh đạo quá tham vọng.
Bạc Hy Lai nói ông không biết gì về sự việc liên quan đến Vương Lập Quân mà cho đó là một trường hợp mang tính cá nhân, nhưng cuộc họp báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã định đoạt số phận của ông. Ôn Gia Bảo phê phán công khai cách lãnh đạo của Đảng bộ Trùng Khánh vì cơ quan này “phải biết” và “tính tới” vụ Vương Lập Quân. Việc Ôn Gia Bảo ý tứ nói đến cuộc Cách mạng văn hóa cũng là nhằm vào Bạc Hy Lai. “Nguy cơ” mà Ôn Gia Bảo nói đến chính là nguy cơ của một quan chức lãnh đạo quá quan tâm đến lợi ích cá nhân mình và sẵn sàng làm mọi điều sai lệch để đạt mục đích.
Trong Đảng cộng sản Trung Quốc rất ít khi xảy ra việc các quan chức lãnh đạo cao cấp phê phán nhau, do đó tuyên bố của Ôn Gia Bảo nói lên nhiều điều. Việc cách chức Bạc Hy Lai cũng khẳng định một điều: Ôn Gia Bảo phát biểu nhân danh toàn Đảng. Chuyên gia Willy Lam, thuộc trường Đại học Trung Quốc (Hồng Công), khẳng định như vậy, chắc chắn sự nghiệp của Bạc Hy Lai đã chấm dứt.
Tuy thận trọng, song các nhà phân tích cho đây là thất bại của phái bảo thủ Maoít mới trước phái “tự do” và “cải cách” thuộc phái Đoàn thanh niên của Hồ cẩm Đào. Khi nói về phái này, ông Jean-Philippe Béja, nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường Đại học Sciences Po (Pháp), cho rằng lúc này, có thể nói các nhân vật tự do nhất đắc lợi và Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, càng có cơ may lọt được vào Ban thường vụ hơn. Là người thuộc phái Đoàn thanh niên, Uông Dương có tham vọng nhảy vào Ban thường vụ từ bệ phóng là tỉnh Quảng Đông ở miền Nam, đầu tàu kinh tế của Trung Quốc, nơi nhân vật theo trường phái “tự do” này tạo dựng tiếng tăm trên cương vị người đứng đầu cơ quan đảng.        
Điều trớ trêu của lịch sử là trước đó Uông Dương là người tiền nhiệm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Nhà nghiên cứu Willy Lam, cho rằng Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc chiến đang gia tăng giữa phái Đoàn thanh niên và phái Thái tử đỏ, con cái của các vị anh hùng cách mạng như Bạc Hy Lai, con của Bạc Nhất Ba. Vụ thanh trừng Bạc Hy Lai, người theo lôgích sẽ vào Bộ chính tri sau Đại hội lần thứ 18, đánh dấu thắng lợi của phái Đoàn thanh niên đứng đầu là Hồ Cẩm Đào. Nhưng còn phải xem vị trí đó có được trao cho một vị thái tử đỏ nào khác không, hay sẽ được trao cho một nhân vật thuộc phái Đoàn thanh niên. Ông cho rằng cũng nên thận trọng ở một nước nơi Đảng cộng sản lãnh
đạo bằng bàn tay sắt từ 62 năm nay.
Bạc Hy Lai được thay thế bằng Trương Đức Giang, một quan chức có phong cách ít cá nhân hơn và tham gia ban lãnh đạo cao cấp của Đảng từ 10 năm nay. Ông cũng là đệ tử của cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân. Tốt nghiệp trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên, ông rất ít khi được nhắc đến, trừ trong vụ cúm gà năm 2002. Lúc đó, với tư cách là Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, ông quyết định giấu giếm vụ việc khiến virút lan sang Hồng Công rồi từ đó lan ra toàn thế giới. Trương Đức Giang nổi tiếng , là người cứng rắn, kín đáo và trung thành với Đảng.
Việc sa thải Bạc Hy Lai tạo ra một bầu không khí không chắc chắn về tương lai của ban lãnh đạo Trung Quốc. Các đồng minh bảo thủ của ông có thể bị mất ổn định khi chỉ còn vài tháng nữa là đến thời điểm đổi mới ban lãnh đạo cao nhất của nước này, với việc hoạch định chính sách cho 10 năm tới.
Theo chuyên gia Guo Yingjie, thuộc trường Đại học công nghệ Xítni, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo được coi là những nhà “tiền cải cách”. Khi ngăn chặn được Bạc Hy Lai trên con đường vào Ban thường vụ Bộ chính trị, cả hai nhà lãnh đạo này bảo đảm chắc chắn họ vẫn còn ảnh hưởng sau khi ra đi. Tập Cận Bình, người rất có thể sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ cẩm Đào, và Lý Khắc Cường, người cũng có nhiều khả năng sẽ thế chỗ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, có thể sẽ là những người duy nhất được giữ lại trong Ban thường vụ Bộ chính trị sau đại hội Mười tới tới. Bảy thành viên khác sẽ được thay thế nếu trung tâm quyền lực của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục có 9 người.
Ông Jean-Philippe Béja, cho rằng đã nhầm khi khẳng định tiến trình kế nhiệm ở Trung Quốc đã được thể chế hóa, vì sắp tới có thể sẽ còn nổ ra nhiều vụ việc khác. Các phe phái hiện đã sẵn sàng, bằng chứng là vụ Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ai thắng, ai thua đây? Việc thanh trừng Bạc Hy Lai tác động thế nào đến thành phần – vốn phải phản ánh một sự cân bằng tinh tế – của Ban thường vụ mới và đường lối của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong 10 năm tới? Nền chính trị Trung Quốc vẫn luôn mờ ảo và không thể lường trước được như dưới thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình. Đó chính là truyền thống chính trị đặc trưng của Trung Quốc.
***
TTXVN (Bắc Kinh 10/3)
 Ngày 10/3, mạng Trung Quốc trích đăng lại nội dung cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước nhân dịp tham dự kỳ họp Lưỡng hội năm nay của Thị trưởng Hoàng Kỳ Phàm và ông Bạc Hy Lai v sự kiện Vương Lập Quân, nội dung như sau:
Bạc Hy Lai nói: Vương Lập Quân đang được các bộ ngành trung ương điều tra. Điều tra đã thu được những tiến triển, sau khi có kết luận điều tra sẽ công bố trước công luận.
Thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm đã giới thiệu vắn tắt quá trình tham gia xử lý vụ việc. Ông nói, chiều ngày 7/2, ông và ông Bạc Hy Lai lái xe đi Thành Đô, không mang theo bất cứ xe cảnh sát nào, ngay cả xe dẫn đường cũng không có. Đối với thông tin trên mạng nói ông dẫn 70 xe cảnh sát Trùng Khánh đến bao vây Tổng lãnh sự quán Mỹ, Thị trưởng Hoàng Kỳ Phàm cho rằng đây là thông tin bịa đặt.
Hoàng Kỳ Phàm nói tiếp chúng tôi đến đó mất 4 tiếng, bản thân tôi gặp mặt và thảo luận với Vương Lập Quân trong 2 giờ đồng hồ. Tôi đã làm rõ tình hình của anh ấy, cũng như làm công tác tư tưởng đối với anh ấy, anh ấy cũng đồng ý cùng chúng tôi ra khỏi Tổng lãnh sự quán Mỹ, cho nên sau này nói anh ta lưu lại 24 giờ, đồng thời tự nguyện ra khỏi Tổng lãnh sự quán Mỹ, thực sự là như vậy. Không có bất cứ người nào cưỡng bức anh ấy, tôi cũng không có khả năng cưỡng bức anh ấy.
Bạc Hy Lai thừa nhận: Vương Lập Quân đã làm được không ít việc trong tấn công trấn áp tội phạm. Cũng chính vì vậy, Thành uỷ, tập thể chính quyền thành phố sau khi nghiên cứu đã đề bạt sử dụng anh ấy, hơn nữa trong đánh giá của các tổ chức, đơn vị liên quan, anh ấy cũng thực sự đứng đầu trong danh sách. Tuy nhiên, Vương Lập Quân chỉ là người phụ trách một bộ phận trong đấu tranh trấn áp tội phạm. Công tác đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh do ủy ban Chính pháp điều phối, các cơ quan như công an, toà án, viện kiểm sát phối hợp tiến hành, không phải là việc của một cá nhân Vương Lập Quân. Về danh hiệu Anh hùng đả hắc của Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai chỉ rõ đây là tên gọi do quần chúng tự đặt cho Vương Lập Quân, không phải do Thành ủy và chính quyền thành phố Trùng Khánh đặt. Bạc Hy Lai cũng nói rằng hầu hết công an, cảnh sát Trùng Khánh đều tốt, không nên thổi phồng sự kiện Vương Lập Quân, không nên vì Vương Lập Quân mà xoá bỏ những nỗ lực của đại đa số công an, cảnh sát khác. Sự việc ngày 6/2, tôi thực sự không lường trước được.
Về tổ chức, công việc của anh ấy cũng rất được ủng hộ. Đánh giá của quần chúng nhân dân, những thông tin tôi biết cũng đều tích cực. Tình cờ nghe được một số phản ánh, tôi cũng kịp thời phản hồi lại cho anh ấy, kể cả phê bình góp ý. Nhưng sự việc anh ấy chạy trốn, tôi hoàn toàn không nghĩ đến .
Bạc Hy Lai nói để xảy ra vấn đề này, ông rất đau lòng. Ông cảm giác rằng ông dùng người thiếu đôn đốc kiểm tra. Ông nói, xem ra bất cứ một địa phương nào, tình hình tốt lên, cũng cần phải cảnh giác đề phòng, ngăn chặn xảy ra những vụ việc không lường trước. Nhưng mặt khác, cũng không thể vì những vụ việc không lường trước xảy ra mà buồn lòng nản chí. Ông nói, việc đã xảy ra như vậy rồi, suy nghĩ việc đã qua là đúng.
Sau sự kiện Vương Lập Quân, có phân tích cho rằng, sinh mệnh chính trị của Bạc Hy Lai kết thúc từ đây, hy vọng được vào một trong chín ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã không còn. Đối với vấn đề này, Bạc Hy Lai bày tỏ: Đối với cá nhân tôi, từ đáy lòng, từ trước đến nay tôi chưa có bất cứ liên hệ gì giữa bản thân với những vấn đề cụ thể tại Đại hội 18. Hiện nay việc Trùng Khánh đang chào đón Đại hội 18 chính là nỗ lực làm tốt các mặt công tác. Tôi cảm thấy đây mới là hiện thực. Những việc khác không phải là điều tôi suy nghĩ.
Trùng Khánh có một tỉ phú tên là Lý Tuấn đã chạy ra nước ngoài. Gần đây, khi trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây, ông ta nói rằng trong phong trào trấn áp tội phạm của Trùng Khánh, ông ta đã bị tra tấn bức cung. Có phóng viên hỏi, tra tấn bức cung thực sự có phải là hiện tượng cá biệt của Trùng Khánh, vậy ai nên chịu trách nhiệm trước vấn đề này?
Bạc Hy Lai trả lời: Thứ nhất, tỉ phú mà bạn nói là ai, tôi hoàn toàn không biết. Thứ hai, trong phong trào đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh, theo như tình hình tôi được biết với tư cách là người chịu trách nhiệm thì có thể nói rằng không có tra tấn bức cung. Thực sự, diện liên quan trong quá trình đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh tương đối rộng, nhưng chúng tôi làm án theo pháp luật. Nếu có chứng cứ gì xác đáng, các bạn có thể đưa ra. Nhưng tôi hy vọng đó chỉ là tin đồn.
Liên quan đến thông tin tiêu cực về người thân, Bạc Hy Lai nói rằng: Thậm chí người ta còn nói con trai tôi du học nước ngoài, lái chiếc xe Ferrari màu đỏ, một cách nói hồ đồ. Tôi cảm thấy hết sức tức giận. Tôi và vợ tôi không có bất cứ tài sản cá nhân nào. Mấy chục năm nay vẫn như thế này. Vợ tôi vốn là luật sư đã được Bộ Tư pháp thừa nhận từ rất sớm trước đây, trong thời gian làm luật sư tại Đại Liên đã hoạt động rất thành công. Nhưng lo ngại có thể có người đặt chuyện nói chúng tôi thông qua văn phòng luật sư để kiếm tiền, nên bà đã đóng cửa vài văn phòng. Đây là việc của 20 năm trước. Hiện tại bà ấy hầu như ở nhà làm một số việc nội trợ giúp tôi. Tôi rất cảm động trước những hy sinh mà bà ấy đã làm cho tôi. Có người nói con trai tôi vào học các trường danh giá như Oxford, Harvard, học phí của những trường này lấy từ đâu? Tôi phải nói rõ rằng, đó là học bổng toàn phần.
Có phóng viên nói, một số lãnh đạo Trung ương đã đi thị sát Trùng Khánh, vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ cẩm Đào chưa từng đến Trùng Khánh? Bạc Hy Lai nói: Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ cẩm Đào hết sức quan tâm đến Trùng Khánh. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng Tổng Bí thư sẽ đi Trùng Khánh, mà xem ra Tổng Bí thư còn rất vui ./.


Nợ công Việt Nam: Không có nợ xấu

-(Tamnhin.net) - Trước một số ý kiến cho rằng, tỷ lệ nợ quốc gia của Việt Nam so với GDP hiện nay đang ở mức cao, Bộ Tài chính khẳng định chỉ số nợ của Việt Nam hiện ở mức trung bình và nằm trong phạm vi an toàn. Trong cơ cấu nợ của Việt Nam, chủ yếu là nợ vay dài hạn và lãi suất ưu đãi.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2011, nợ nước ngoài của quốc gia ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP năm 2011. Đây là mức nằm trong phạm vi giới hạn an toàn. Bởi, theo Nghị quyết của Quốc hội, kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP.

Kết luận này cũng phù hợp với đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Các tổ chức này nhận định, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs).

Nếu xét về khía cạnh bền vững nợ cho thấy, nợ vay dài hạn, lãi suất ưu đãi là chủ yếu trong cơ cấu nợ của Việt Nam. Trong tổng số nợ của nước ta, số vốn vay ODA chiếm 75% và phần lớn số vốn này có lãi suất thấp.

Một thí dụ điển hình là khoản vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm. Khoản vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm. Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.

Hiện nay, các khoản nợ đến hạn cả trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. Hơn nữa, cơ cấu huy động vốn vay trong và ngoài nước đã có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng nợ nước ngoài giảm và tỷ trọng nợ trong nước tăng lên. Đây cũng là xu hướng chuyển đổi cơ cấu vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước của các nước đang phát triển, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia.

So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm BB, chỉ số nợ của Việt Nam ở mức trung bình.

Triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát nợ công

Nhằm thực hiện các mục tiêu về giới hạn an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công được Quốc hội thông qua như đã nói ở trên, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát nợ công. Cụ thể là tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế.

Việc huy động các nguồn vốn vay của Chính phủ sẽ được thực hiện trên cơ sở tiến độ giải ngân, tránh đọng vốn, tăng chi phí trả lãi, đồng thời không gây nên tình trạng gia tăng áp lực cho thị trường.

Tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, phân bổ sử dụng vốn vay để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo hiệu quả cao. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bảo lãnh Chính phủ theo hướng không mở rộng diện, gắn với hiệu quả sử dụng vốn, trả được nợ vay và giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước.

Rà soát lại, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc xây dựng và điều chỉnh các chương trình tín dụng, tín dụng chính sách để giảm mức độ phụ thuộc quá lớn đối với nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Chú trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ, bao gồm rủi ro về đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, tín dụng và hoạt động để hạn chế tới mức thấp nhất chi phí vay và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Nâng cao uy tín quốc gia và xây dựng đề án nâng cao hệ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia để góp phần giảm chi phí vay của chính phủ và doanh nghiệp.

Tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay đặc biệt là các doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư, trả được nợ.

PV (tổng hợp)- -Theo:Nợ công Việt Nam: Không có nợ xấu



-Tuần sau xét xử vụ Vinashin- Đại gia Việt vung tiền mua khách sạn, resort ngoại(VEF.VN) - Hàng loạt dự án khách sạn sang, các khu du lịch. Resort nổi tiếng của các nhà đầu tư nước ngoài phát triển tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư trong nước mua lại.
-Kiến nghị đình chỉ điều tra nhà báo Hoàng Khương

TT - Với tư cách là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài vừa gửi bản kiến nghị luật sư ký ngày 20-3-2012 đến các cơ quan tiến hành tố tụng
Bản kiến nghị đề nghị đình chỉ điều tra vụ án và bị can đối với nhà báo Hoàng Khương. Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với luật sư Hoài xung quanh bản kiến nghị này.

Ba người Việt Nam hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân bị đưa ra toà

-Thiên thần Đỗ thị Minh Hạnh-THÁNG TƯ (lại) VỀ...
Nhìn hình cô bé Hạnh mà lòng em đau, mắt em cay sè, răng em nghiến...
Gần 40 năm trôi qua nhìn cái vỏ giả tạo bề ngoài của quê hương VN, em cứ ngỡ dân tộc mình được TỰ DO, ấm no và hạnh phúc...cho đến khi đọc được những mẫu tin tức về những tù nhân như Đỗ Thị Minh Hạnh, Việt Khang, LM Nguyễn Văn Lý ...vv... mà lòng em nhói đau vụn vỡ...
Cô bé Hạnh cũng chỉ lớn hơn con gái đầu của em 2 tuổi mà chịu bao nhiêu dày vò thân xác như vậy ư. Khuôn mặt xinh đẹp, trong sáng của cô bé như 1 thiên thần với tình yêu Tổ Quốc và đồng bào thật cao cả.
Thật khâm phục khi đọc những lời Hạnh nói khi Mẹ đến thăm nuôi:

“Má ơi, con rất là đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được… Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi… để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước phải biết rằng “Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân của mình chứ…”
Thi sĩ Trần Trung Đạo đã viết "Mấy vần thơ cho Đỗ thị Minh Hạnh":
Lịch sử đang chờ em để bước sang trang
Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại
Những người chết đang bắt đầu sống lại
Những người đi đang lần lượt quay về
Đỗ Thị Minh Hạnh đã có một chỗ đứng thật trang trọng trong lòng dân tộc. Với tình trạng bị tra tấn, và hành hạ như hiện nay, không biết Hạnh sẽ ra sao, bé Hạnh có thể bình an tới ngày ra tù hay không? Quả thật như thi sĩ Trần Trung Đạo viết : tuổi trẻ đang vịn vai Hạnh đứng dậy, dân tộc chúng ta đang cần vịn vai em để bước đi cùng nhân loại.
Đất nước mình không có hôm nay
Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu
Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ
Nếu không có những người con gái như em
Dòng sông dài và phiến đá chông chênh
Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi
Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại
Dân tộc này rồi sẽ ra sao?
Em bước vào tù khi tuổi mới hai mươi Tuổi đẹp nhất của thời con gái Bên ngoài trại giam, mùa xuân đang qua và không trở lại Nhưng trong trái tim em, xuân mãi mãi không tàn
(Mấy vần thơ cho Đỗ thị Minh Hạnh – Trần Trung Đạo)
Thầy ơi, mắt em cay...hình ảnh thiên thần Đỗ Thị Minh Hạnh chập chờn trong tâm khảm em cả ngày dài, đầu óc em cứ lởn vởn hỏi mình: Tôi làm gì được cho em hả Hạnh ơi???!!!
(ST)
-  Án tù cho 3 nhà tranh đấu vì quyền lợi công nhân - VOA
Trong thời gian diễn ra cuộc họp thượng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Hà Nội tuần qua, tình hình nhân quyền của Việt Nam được cộng đồng quốc tế, giới truyền thông, cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới nhắc tới nhiều, đặc biệt là các vụ bắt bớ blogger, các vụ xét xử những nhân vật bất đồng chính kiến ôn hòa, trong đó có các bản án tới 9 năm tù giam dành cho 3 nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi tại miền Nam. Trong trong chương trình Tạp chí Thanh niên hôm nay, Trà Mi  mời các bạn cùng tìm hiểu câu chuyện của ba người bạn trẻ này nhé.

Phiên tòa ở Trà Vinh hôm 26/10 tuyên phạt ba nhà hoạt động trong độ tuổi 20 gồm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 9 năm tù, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh, 7 năm tù, về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự. Tin cho hay ba thanh niên này đã rải truyền đơn tại Trà Vinh, Đồng Nai, và TPHCM với nội dung kêu gọi dân chủ, đồng thời kêu gọi công nhân xí nghiệp giày Vĩnh Phong ở Trà Vinh tranh đấu đòi cải thiện lương bổng và quyền lợi của người lao động mà theo báo chí trong nước mô tả là “lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động và tiền lương của công nhân để tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình”. Trong số ba người trẻ này có anh Đoàn Huy Chương từng bị kết án 1 năm rưỡi tù giam về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hồi năm 2007. Anh là một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông, tổ chức độc lập không được nhà nước công nhận.
Nói về phiên tòa xét xử con trai mình về những hoạt động cổ võ cho quyền lợi người lao động, ông Hoàng, thân phụ của anh Quốc Hùng vừa bị tuyên án 9 năm, không kiềm được bức xúc:
“Họ xử sao kỳ quá. Tôi thấy hình như không đúng sự thật. Tụi nó giúp công nhân có lương tốt, có bảo hiểm, giúp công nhân có đồng lương khá hơn mà sao họ quy trách nhiệm là phản động. Họ ép cung, cuối cùng cũng cho mình có tội thôi. Nói họ không cho nói. Con tôi không vi phạm gì tới nỗi phải lãnh án 9 năm. Tôi thấy hơi quá đáng. Phải có tiếng nói để con tôi nhẹ tội chứ nó giúp những người lao động sao lại gọi là tội “phá rối trị an, lật đổ chính quyền?!”
Ông Hoàng cho biết thêm lần gặp đầu tiên tại tòa sau 8 tháng con trai bị tạm giam, tình trạng sức khỏe và tinh thần của anh Hùng sa sút trầm trọng:
“Tinh thần Hùng xuống nhiều lắm, ốm và phải có người đi kè, như người mất hồn mất trí, kiệt sức dữ lắm. Có thể là cháu bị ép cung hay bị đánh đập gì đó.”
Bản án 7 năm dành cho cô gái 25 tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh đã khiến gia đình và bạn bè cô bàng hoàng, tuyệt vọng, vì theo nhận xét của những người quen biết cô, Hạnh là một cô gái rất nhiệt tâm với xã hội:
“Hạnh là một cô gái rất bộc trực, mạnh mẽ và thẳng thắn, rất có nhiệt huyết với xã hội. Thỉnh thoảng cô cũng bày tỏ những bức xúc về những tiêu cực trong xã hội. Hạnh là người khách quan. Có lẽ cần phải xem xét kỹ hơn, khách quan hơn về trường hợp của cô ta. Tôi nghĩ nhà nước có lẽ cũng hơi lo xa, chứ còn thật ra một cô gái như vậy không thể gọi là “phá rối” được.”
Sức khỏe và tinh thần của thân mẫu cô Hạnh, bà Ngọc Minh, đã suy sụp hoàn toàn trước bản án của tòa. Phải mất nhiều lần liên lạc, chúng tôi mới thực hiện được cuộc trao đổi với bà vì bà không nén được cơn xúc động trước nỗi đau quá lớn này:
“Tôi thấy có gì đó không ổn. Con tôi bị oan, nó kêu mà không được. Tại tòa nó lên tiếng phát biểu nhưng tòa không cho. Ba ngày sau khi tòa xử án, ngày 29/10, chúng tôi xuống trại giam xin vào thăm cháu được trại tạm giam công an huyện Trà Vinh cho phép vào gặp mặt. Tôi có hỏi cháu rằng con có kháng án không. Cháu chần chừ e ngại, bảo rằng thôi. Tôi hỏi tại sao. Nó bảo nếu nó không kháng án sẽ được giảm án phân nửa còn 3,5 năm. Còn kháng án tính ra cũng chẳng ăn thua gì. Lúc chúng tôi ngồi nói chuyện công an đông lắm. Họ bảo ngoài vấn đề sức khỏe mà nói về bản án thì họ không cho gặp nữa. Bây giờ tôi chưa biết cháu có kháng án hay không. Hôm nay, con gái của tôi xuống đó xin gặp Hạnh để hỏi rõ quyết định của Hạnh vì Hạnh làm đơn kháng án thì chúng tôi mới mời luật sư được. Người nhà của Hùng và Chương cũng mong người thân mình kháng án, nhưng người nhà đi quanh, không biết làm sao gặp được các bị cáo. Công an không cho gặp. Lên tòa hỏi thì tòa bảo họ hết thẩm quyền rồi. Bây giờ kêu lên các cấp cao hơn chúng tôi biết kêu ở đâu? Bây giờ tôi không biết làm sao cứu con tôi được. Tôi chỉ cảm thấy đau khổ, không còn bình tĩnh được nữa. Từ khi cháu bị bắt, tôi nghĩ rằng nếu cháu có tội nặng nhẹ gì thì nhà nước xem xét, chứ chúng tôi cũng không dám phản đối hay than phiền gì cả. Nhưng tới khi phán án, tôi bàng hoàng và ngỡ ngàng, không ngờ tới mức độ như vậy. Tôi không còn biết nói gì. Bây giờ tôi rất lo sợ cháu không dám kháng án. Mà kháng án cũng không biết có được gì không.”

Bà mẹ đau khổ kể tiếp:
“Lúc tôi vô thăm cháu lần thứ tư, tôi có hỏi cháu có muốn mời luật sư không, nó bảo việc làm nó rất trong sáng, không cần mời luật sư tốn tiền, nó tự bào chữa được. Tôi đã lên mạng tìm hiểu kỹ về những trường hợp bị tội với nhà nước về bất đồng chính kiến. Tôi thấy những người vi phạm điều 79, 88 bị từ 3-5 năm tù. Con tôi bị quy điều 89 là nhẹ nhất lại bị tuyên 7 năm. Cho nên tôi rất bàng hoàng. Tôi không biết tin ai, hy vọng vào ai. Con bé này hiếu thảo và rất thương người, giúp người nghèo. Ra đường thấy người ta lượm bịch ni lông còn mấy chục ngàn nó cho hết. Thấy người ta bị té, bị thương , nó xé áo băng bó rồi đưa họ đi bệnh viện. Thế mà nó lại bị đi tù. Tôi đau lòng lắm. Con tôi kêu oan trong tòa. Trước khi chị nó về, nó kêu chị nó, nói rằng “Em oan lắm chị ơi”. Ra ngoài nó hát cho Chương và Hùng nghe rằng “Chúng ta sống chết có nhau” liền bị công an dúi đầu nó xuống đập vào thùng xe.”
Ba nhà hoạt động trẻ Hạnh, Chương, Hùng cũng bị chính quyền Việt Nam cáo buộc đã nhận tiền của một tổ chức phản động ở hải ngoại có tên là “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” trụ sở tại Ba Lan do ông Trần Ngọc Thành sáng lập để tiến hành các hoạt động tranh đấu của mình.
Ông Ngọc Thành phản hồi trước cáo buộc này:
“Nhà cầm quyền Việt nam luôn vu cáo những người họ bắt một là nhận tiền của người nước ngoài, hai là gây rối an ninh trật tự. Cô Hạnh, anh Hùng, và anh Chương là những tấm gương điển hình cho thế hệ trẻ ngày nay tranh đấu vì bất công xã hội và giúp đỡ những người nghèo, dân oan, công nhân, những người thấp cổ bé họng. Lẽ ra họ phải được xã hội trân trọng. Nhưng vì nhóm người cầm quyền hiện nay vì bảo vệ quyền lực và quyền lợi tham nhũng của họ, họ luôn vu cáo cho những người tranh đấu vì quyền lợi của dân tộc và của nhân dân nói chung, đẩy họ vào vòng lao lý.
Trên 10 ngàn công nhân đình công ở nhà máy Vĩnh Phong vì giới chủ quỵt lương, khấu trừ lương vô lý, khen thưởng không công bằng, tính toán lương không đúng, một số chủ xúc phạm nhân phẩm của công nhân nữ. Đây là những điều mà báo chí của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đưa ra chứ không phải cô Hạnh, anh Hùng, anh Chương mà kích động được hơn 10 ngàn công nhân đình công.”
Trước khi phiên tòa diễn ra và ngay sau phiên xử kết thúc, hàng loạt các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã ra thông cáo, đồng loạt lên án bản án của ba nhà hoạt động trẻ Hạnh, Chương, Hùng, và yêu cầu Việt Nam phải phóng thích họ vô điều kiện. Trong số này, có các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới, hay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.
Từ trụ sở ở New York, bà Elaine Pearson, Phó Giám đốc Phân vụ Châu Á thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Tổ chức Human Rights Watch, lên tiếng với đài VOA:
“Chúng tôi biết rằng trong thời gian gần đây ở Việt Nam có một chiến dịch đàn áp lớn đối với các nhà hoạt động công đoàn. Quan điểm của chúng tôi là bất cứ người nào có những hoạt động ôn hòa, vận động cho quyền lợi của người lao động mà bị bắt giữ là bất hợp pháp. Họ không nên bị buộc tội. Việt Nam có những luật lệ về an ninh quá rộng tạo điều kiện cho chính quyền cầm tù những ai có những hoạt động mà bất cứ xã hội nào cũng nên cho phép, những hoạt động được bảo đảm dưới bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Những tội danh mà Việt Nam nêu ra nên dành cho những ai tìm cách gây bạo động chống chính phủ. Chúng tôi cho rằng ngay từ đầu cả ba người này đã không nên bị bắt giữ chứ đừng nói đến việc họ bị tuyên án tù. Các nước viện trợ cho Việt Nam và giới đầu tư vào Việt Nam nên lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội đối xử đứng đắn với công dân và phóng thích tất cả những người bị cầm tù vì có những hoạt động đấu tranh ôn hòa.”
Chúng ta vừa nghe ý kiến của giới bảo vệ nhân quyền, cũng như từ người thân, bạn bè của ba nhà hoạt động trẻ Minh Hạnh, Huy Chương, và Quốc Hùng về các bản án từ 7 đến 9 năm tù giam dành cho những hoạt động của họ cổ súy công nhân đấu tranh đòi quyền lợi.


Bản Tin: Giới nghiệp đoàn thế giới phẫn nộ đối với CSVN
Bức ảnh chụp tại toà án CS tại tỉnh Trà Vinh, trong phiên tòa không luật sư, không nhân chứng.
Người đang đứng là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, còn người mặc áo trắng đang ngồi là anh Đoàn Huy Chương (sinh năm 1985), cũng bị tuyên án 7 năm tù, đã có vợ và con nhỏ.
[UBBV baovelaodong.com 31/10/2010] Một làn sóng phẫn nộ đang thành hình trong giới nghiệp đoàn thế giới trước việc nhà cầm quyền CSVN bắt giam Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đỗ Thị Minh Hạnh từ tháng 2, và ngày 26/10 xử án tù 7, 9, và 7 năm vì giúp công nhân tổ chức đình công. Cụ thể là nghiệp đoàn AWU, với khoảng 140 ngàn thành viên, đã lên tiếng, và tổ chức LabourStart.org đã phát động một chiến dịch được hơn 3 ngàn thành viên và viên chức các nghiệp đoàn hưởng ứng.
Mấy ngày qua, các DB Loretta Sanchez, Chris Smith, Cao Quang Ánh, và TNS Barbara Boxer đã chính thức phản đối. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông báo đòi CSVN phải trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị, có nêu tên Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đỗ Thị Minh Hạnh (Chương-Hùng-Hạnh). Human Rights Watch và Amnesty International cũng đã lên tiếng.
Nhưng, khác với những tù nhân chính trị khác, khi bỏ tù Chương-Hùng-Hạnh, CSVN không chỉ bị các chính quyền và các tổ chức nhân quyền phản đối, mà nay phải đương đầu với một thế lực mới, đó là các nghiệp đoàn thế giới.
Hôm 29/10, ông Paul Howes (HÌNH), TTK của Australian Workers Union, đã viết thư đến hơn 10 nơi, trong đó có Tổng Liên Đoàn ACTU của Úc, để đề nghị ACTU tìm cách hỗ trợ phong trào nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam. Ông cũng viết thư đến nhà cầm quyền CSVN, “Các ông phải trả lại quyền tự do cho những anh hùng này (nguyên văn “heroes”)”. Và ông yêu cầu APHEDA, tổ chức viện trợ của ACTU, giúp đỡ gia đình 3 nạn nhân trên đây.
Tổ chức LabourStart cũng đã tung ra chiến dịch phản đối khoảng 2 tuần nay trên mạngLabourStart.org và Facebook. Đến nay, hơn 3 ngàn người đã viết email để đòi CSVN phải trả tự do cho Chương-Hùng-Hạnh. Phần lớn là thành viên hoặc viên chức các nghiệp đoàn tại Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Taiwan, v.v. Trong email, một số viết rằng trước kia họ biểu tình phản chiến hoặc không chịu gắn bom vào máy bay vì tưởng “giải phóng miền Nam” để người dân Việt được hưởng thể chế dân chủ, nay họ quá bất mãn khi biết nhà nước CSVN đàn áp dân.
Ngoài AWU và LabourStart, một số nghiệp đoàn đã chính thức gởi thư phản đối, trong đó có Maritime Union of New Zealand ở Napier, và CCU, là một trong những liên đoàn lao động của Canada.
Đi đến đâu, gặp bất cứ nghiệp đoàn nào, UBBV đều thấy rõ sự phẫn nộ của các viên chức và thành viên nghiệp đoàn. Một hiện tượng mới là thái độ “sắn tay áo”: Tự họ nói sẽ thông báo cho những tổ chức bạn của họ. Tự họ hỏi “Chúng tôi còn làm gì thêm được nữa để giúp không?”. Làn sóng phẫn nộ của nghiệp đoàn thế giới đang hình thành, và có thể thấy được rằng trong tương lai sẽ càng lớn mạnh.
................
THƯ KÊU CỨU của gia đình Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đỗ Thị Minh Hạnh
THƯ KÊU  CỨU
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 10 năm 2010,
Kính gửi các ngài Tổng thống, các ngài Thủ tướng các nước dân chủ trên toàn thế giới,
Kính gửi các tổ chức nhân quyền, các tổ chức xã hội trên toàn thế giới,
Kính gửi các tổ chức nghiệp đoàn trên toàn thế giới,
Chúng tôi là: – Đỗ Ty, thường trú tại Thị trấn Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam là ba của cháu Đỗ Thị Minh Hạnh
-Nguyễn Kim Hoàng, thường trú tại 14/12 Bến Chương Dương, P. Cầu Kho, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, là ba của cháu Nguyễn Hoàng Quốc Hùng,
- Chiêm Thị Tường Mạnh, thường trú tại tỉnh Trà Vinh, là vợ của Anh Đoàn Huy Chương
Kính xin quý ngài bằng uy tín, quyền lực và ảnh hưởng của mình cứu giúp các con và chồng  của chúng tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh 25 tuổi và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 29 tuổi cùng với Đoàn Huy Chương 25 tuổi khỏi chốn lao tù vì bản án khắc nghiệt mà toà án nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử  với bản cáo trạng và buộc tội vô lý là vi phạm an ninh quốc gia và lật đổ chế độ. Bản án dành cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng là 9 năm tù; Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương mỗi người 7 năm tù.
Các con  và chồng chúng tôi vô tội và bị kết án oan ức.
Là những Thanh niên yêu nước và giàu lòng nhân ái, từ nhiều năm nay, các con  và chồng chúng tôi đã âm thầm giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ những người dân bị oan uổng, bị mất đất vì bị cưỡng chiếm,giúp đỡ những công nhân bị giới chủ bóc lột hành hạ. Những việc làm đó phù hợp với đạo lý làm người và không hề vi phạm pháp luật.
Nhưng, thay vì khuyến khích những việc làm giúp ích cho xã hội, xóa bỏ những bất công, tạo nên một xã hội công bằng lành mạnh thì các cháu Nguyền Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương bị lực lượng công an vây bắt và bị vu cáo là kích động công nhân đình công, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo điều 89 bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đoàn Huy Chương bị bắt ngày 13.02.2010. Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt ngày 23.02.2010 và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị bắt ngày 24.02.2010.
Hơn 8 tháng trong tù chưa thành án, các con và chồng chúng tôi bị biệt giam, bị đối xử như tội phạm, bị bức cung. Riêng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng suốt thời gian bị giam, cha mẹ không được gặp mặt, bị  đánh đập và bị hạn chế gửi quà nuôi nấng. Từ những thanh niên nhanh nhẹn, khoẻ mạnh các cháu trở thành những con người ốm yếu bệnh tật
Tại phiên toà ngày 26.10.2010 tại tỉnh Trà Vinh, toà án đã vi phạm nguyên tắc xét xử. Vì cảm thấy vô tội, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đã không thuê luật sư mà quyết định tự bào chữa, nhưng chủ toạ phiên toà đã không cho các cháu nói, phiên toà kết thúc rất nhanh với bản án đã định sẵn.
Khi được phép nói lời cuối cùng, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đã kiên quyết không nhận tội, phản đối lời buộc tội của chánh án, phản đối bản án.
Chỉ có tấm lòng yêu nước, không có một tấc sắt trong tay, làm sao các con và chồng chúng tôi có thể làm mất an ninh quốc gia được? Một bản án vô lý. Các con và chồng chúng tôi bị oan.
Từ khi các con và chồng bị bắt, gia đình chúng tôi mặc dù rất đau lòng, rất thương con, biết rõ con mình không làm điều gì sai trái nên vẫn hy vọng vào sự công minh của pháp luật và chờ đợi phiên toà có thể giải tội cho con. Nhưng toà án của nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam đã làm chúng tôi đau đớn, thất vọng và mất hết niềm tin.
Chúng tôi không thể tìm công lý ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng tôi gửi lời kêu cứu đến quý ngài, mong được sự cứu giúp để các con và chồng chúng tôi được trả tự do, thoát khỏi cảnh tù đày.
Xin gửi đến quý ngài lòng biết ơn và kính trọng.
Đỗ Ty
Nguyễn Kim Hoàng.
Chiêm Thị Tường Mạnh
PLEA FOR HELP
Ho Chi Minh City, 26.10.2010
To: Leaders of democratic nations,
Human rights organisations,
Social justice organisations, and
Unions around the world
We, the undersigned,:
- Đỗ Ty, domiciled at Di Linh, Lâm Đồng, father of Đỗ Thị Minh Hạnh
-Nguyễn Kim Hoàng, at 14/12 Bến Chương Dương, P. Cầu Kho, Quận 1, Hồ Chí Minh City, father of Nguyễn Hoàng Quốc Hùng,
- Chiêm Thị Tường Mạnh, domicied at Trà Vinh, wife of Đoàn Huy Chương
We ask that you use your power and influence to help save our daughter, son, and husband, Đỗ Thị Minh Hạnh 25 years old, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 29 years old, and Đoàn Huy Chương 25 years old, to be free from the harsh conviction which the Vietnamese authorities have declared, accusing them of disrupting national security and trying to overthrow the regime, and sentencing them 7, 9, and 7 years in prison. They are innocent and the conviction is unjust.
They are youths who are patriotic and humane who, for many years, have quietly helped poor people, people whose properties who have been forcibly taken, and workers who have been exploited and mistreated by employers. Those actions are the right thing to do and are not illegal.
But, instead of encouraging such actions which benefit society, eliminate injustice, build a fair society, our loved ones have been arrested by the police and accused under Clause 89 of the criminal act.
Đoàn Huy Chương was arrested on 13.02.2010, Đỗ Thị Minh Hạnh on 23.02.2010, and Nguyễn Hoàng Quốc Hùng on 24.02.2010.
During the 8 months of imprisonment without charges, our loved ones were held bị biệt giam, were forcibly questioned, and treated like common criminals. During this whole time, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng was not allowed any visit by us, he was beaten and we were not allowed to send in provisions for him. From a strong and healthy young man, Hung was physically beaten into a sick and weak man.
At the trial on 26.10.2010 at Tra Vinh, the court violated its own trial procedures. Our loved ones decided to defend themselves but the judge did not allow them to speak. The trial was very quick and the sentences were decided beforehand.
When allowed to say their last words, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh and Đoàn Huy Chương strongly denied any wrongdoing and asserted that the court was wrong.
All they have is their love for the country, in their hand they have no weapon, how can they be accused of harming national security?
This is a most unjust conviction. Our loved ones are unjustly tried.
After their arrests, we were heartbroken but maintained some hope in justice because they had done nothing wrong. But the court of this regime has caused us pain, we are disappointed in the regime’s justice system.
We cannot find justice in the Socialist Republic of Vietnam.
We plead for your help, please help end our loved ones’ days in jail.
Respectfully and gratefully yours
Đỗ Ty
Nguyễn Kim Hoàng.
Chiêm Thị Tường Mạnh
- Cho những người bạn trong tù (Đông A SG).- No end in sight for Vietnam strike (m&g/DPA)-Vietnam jails 3 labor activists (AP WP 27-10-10) -- Vụ ba công nhân bị bắt giam ở Trà Vinh- Thành tích nhân quyền của Việt Nam bị đặt nghi vấn (VOA)-Một tòa án ở Việt Nam đã kết án 3 người vì tội tổ chức các cuộc đình công và phân phát truyền đơn chống chính phủ. Trong khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ và một ủy ban độc lập của chính phủ Mỹ phản đối phiên xử 6 giáo dân Công giáo bị cáo buộc cố tình làm đám tang bất chấp lệnh cấm của chính quyền.
Những vụ việc này đã gây sự chú ý đặc biệt về thành tích nhân quyền của Việt Nam giữa lúc các nhà lãnh đạo từ nhiều nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tới Hà Nội tham dự các cuộc hội nghị cấp cao.
Trong số các nhà hoạt động công đoàn bị đưa ra xét xử, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị kết tội phá rối an ninh và bị kết án 9 năm tù giam, trong khi ông Đoàn Huy Chương và bà Đỗ Thị Minh Hạnh, cả hai đều 25 tuổi, bị kết án 7 năm tù giam vì các cáo trạng tương tự.
Human Rights Watch thì nói rằng ba người này là những người trẻ tuổi tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và các nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai tại Việt Nam.
Mặt khác, 6 giáo dân ở Giáo xứ Cồn Dầu, bị bắt sau một vụ đụng độ với công an, những người đã ngăn cản họ chôn cất một cụ bà 82 tuổi, dự kiến cũng bị đưa ra xét xử trong ngày thứ Tư.
Hồi tháng 8, vụ đụng độ giữa giáo dân Cồn Dầu và công an Việt Nam đã được đưa ra điều trần tại Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, một ủy ban độc lập được Quốc hội tài trợ.
Nhóm các dân biểu Christopher Smith, Anh "Joseph" Cao và Frank Wolf đã hối thúc Ngoại trưởng Hillary Clinton công khai lên tiếng về trường hợp của 6 giáo dân Cồn Dầu trong các cuộc họp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á cũng như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Các vị dân biểu này nói rằng họ tin là những báo cáo về việc những người dân Cồn Dầu bị công an tra tấn và xách nhiễu này là khả tín và kêu gọi chính quyền trả tự do ngay cho 6 giáo dân Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thành Lâm, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Thị Thế và Phan Thị Nhân.
Ba vị dân biểu cũng đã gửi một bức thư tới chủ tịch và thủ tướng Việt Nam để đề nghị các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam can thiệp vào vụ xử 6 giáo dân này. Trong lá thư có đoạn viết: "Quốc hội Hoa Kỳ đã thu thập được rất nhiều báo cáo khả tín từ những người dân ở Cồn Dầu đang phải đối mặt với bạo lực, sự xách nhiễu của cảnh sát và những người muốn lấy lại khu đất này để họ có thể xây dựng một khu du lịch sinh thái.”
Cũng trong ngày thứ Tư, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton lên tiếng phản đối điều mà họ gọi là “chiến dịch xách nhiễu, bắt giữ, đánh đập, xét xử không công minh và việc kết án tù dài hạn đối với các blogger, các nhà hoạt động cộng đồng và những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.”
Nguồn: AFP, CP

Heavy sentences for Viet Nam labour activists condemned

Doan Huy Chuong previously served 18 months for ‘abusing democratic freedoms’
Doan Huy Chuong previously served 18 months for ‘abusing democratic freedoms’
© Amnesty International
27 October 2010
Amnesty International has condemned the nine and seven-year prison sentences given to three activists in Viet Nam for carrying out their legitimate work on labour rights.
Doan Huy Chuong, Do Thi Minh Hanh, and Nguyen Hoang Quoc Hung were today convicted and sentenced after a speedy trial yesterday for ‘disrupting security’. They had distributed leaflets and supported workers’ rights at a factory.
“The authorities should immediately release three labour organisers, and stop this needless crackdown on government critics and peaceful activists” said Donna Guest, Amnesty International’s Deputy Director for the Asia-Pacific.
“Today’s harsh sentences, and the continuing arrests of activists and bloggers, paint an increasingly bleak picture of freedom of expression and association in Viet Nam.”
Doan is a founding member of the unofficial United Workers-Farmers Organization (UWFO) and previously spent 18 months in prison between 2007 and 2008 on the charge of ‘abusing democratic freedoms’. Do and Nguyen are members of Victims of Injustice, a petitioners’ movement.
The three activists are the latest to be convicted in an ongoing wave of arrests and trials of activists, organisers and bloggers.
There have been at least seven other trials of 17 dissidents in Viet Nam since September 2009, and seven further arrests in the last five months alone.
There have been two arrests of Vietnamese bloggers in the last few weeks: Phan Thanh Hai, known as Anh Ba Saigon and Nguyen Huong Tra, known as Do Long Girl.  The prominent imprisoned blogger and journalist Nguyen Hoang Hai known as Dieu Cay completed a prison sentence for politically-motivated charges last week, but instead of being released, is now under investigation for ‘spreading propaganda against the state’.
Four more activists are awaiting trial for ‘attempting to overthrow the state’ following their arrests in July and August.  Three of them - Nguyen Thanh Tham, Tran Thi Thuy and Pastor Duong Kim Khai - have campaigned for social justice for farmers, while the fourth, Professor Pham Minh Hoang, had protested against bauxite mining in the Central Highlands. All are members of the overseas Vietnamese network Viet Tan, which calls for political reform.
At least 30 prisoners of conscience are currently imprisoned in Viet Nam, including members and supporters of banned political groups, independent trade unionists, bloggers, businessmen, journalists, and writers.
The trial, conviction and sentencing of the three labour activists comes on the eve of the ASEAN summit in Ha Noi, beginning on 28 October.
VIỆT NAM: 3 người Việt đấu tranh cho công nhân bị kết án tù (RFI)- Trong một phiên xử ngắn ngủi vào hôm qua 26/10, tòa sơ thẩm tỉnh Trà Vinh đã tuyên phạt ba người hoạt động công đoàn các bản án từ 7 đến 9 năm tù vì tội "gây rối an ninh". Một viên chức của tòa án Trà Vinh đă xác nhận tin trên với AFP vào hôm nay. Theo AFP, phiên xử chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương
Ba nhà dân chủ trẻ bị kết án từ 7 tới 9 năm tù (RFA)-Ba người trẻ tuổi hoạt động cho nhân quyền và quyền của người lao động tại Việt Nam vừa bị kết án từ bảy năm tù tới chín năm tù.
- Phản ứng sau phiên xử 3 nhà hoạt động trẻ (BBC).   – Vietnam jails 3 labor activists (The Washington Port/AP).   – Vietnam activists jailed, Clinton urged to speak out (Breitbart)-Vietnam jails labour activists (Straits Times)-HANOI - A COURT in southern Vietnam sentenced three labour activists to up to nine years in prison for instigating labour strikes and distributing anti-government leaflets, a court official said on Wednesday. Nguyen Hoang Quoc Hung, 29, was convicted of disrupting security and sentenced to nine years in jail at the one-day trial Tuesday by Tra Vinh provincial People's Court, the court official said on condition of anonymity because she was not authorised to speak to the media.
Vietnam jails 3 activists (Straits Times)-HANOI - VIETNAM has jailed for up to nine years three labour activists found guilty of disrupting security, after a trial that lasted less than a day, a court official said on Wednesday. Nguyen Hoang Quoc Hung was given the heaviest sentence of nine years while two others, Doan Huy Chuong and Do Thi Minh Hanh, were each sentenced to seven years in jail, said an official of Tra Vinh people's court in the southern Mekong Delta.-Việt Nam: 9 năm tù cho những người hoạt động bảo vệ quyền lao động (DCVOnline)-
- Trà Vinh: 23 năm tù giam cho các đối tượng phá rối an ninh, xách động công nhân đình công (SGGP 26-10-10)
Các bị cáo bị truy tố với tội danh "Phá rối an ninh", theo Khoản 1, Điều 89, Bộ luật Hình sự. Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2-2010, khi biết công nhân Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) đình công các đối này đã đến trà Vinh để xách động, soạn thảo và in ấn truyền đơn nhằm xúi giục công nhân tiếp tục đình công. Đồng thời chúng còn chụp hình, quay phim để gửi về “báo cáo” cho Trần Ngọc Thành.

Sau đó, Hùng cùng đồng bọn trở về Bình Dương chuẩn bị in ấn truyền đơn với tựa đề “Lời kêu gọi ngàn năm Thăng Long” có nội dung xuyên tạc chống Nhà nước, với mục đích lật đổ chính quyền. Đêm ngày 8-2-2010, bọn chúng đã rải truyền đơn tại tỉnh Đồng Nai và nhiều địa phương của TP.HCM. Ngày 9-2-2010, Công an TP.HCM và Đồng Nai đã thu giữ 4.329 tờ truyền đơn do các đối tượng rãi.
Tại cơ quan An ninh Điều tra, các bị cáo còn thừa nhận, trong thời gian tham gia hoạt động trong tổ chức “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam”, Trần Ngọc Thành đã nhiều lần gửi ngoại tệ về cho các bị cáo mua sắm phương tiện, máy móc để phục vụ cho các hoạt động của Hùng và đồng bọn.
Tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng mức án 9 năm tù giam với vai trò chủ mưu. Hai bị cáo Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương cùng chịu mức án 7 năm tù giam.
-Xử phạt 3 đối tượng phá rối an ninh quốc gia (Bee)-27/10/2010 10:00:13

Ngày 26/10, TAND tỉnh Trà Vinh đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (29 tuổi) 9 năm tù, Đỗ Thị Minh Hạnh (25 tuổi) và Đoàn Huy Chương (25 tuổi) mỗi bị cáo 7 năm tù về tội phá rối an ninh. Theo cáo trạng, Hùng và Hạnh (quê Bình Dương) quen biết Nguyễn Hoàng Vi, được đối tượng này giới thiệu vào tổ chức phản động “Ủy ban bảo vệ người lao động VN” ở Ba Lan do Trần Ngọc Thành cầm đầu. Nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi “đấu tranh để đòi dân chủ”. Đoàn Huy Chương sau khi thụ án 18 tháng tù vì tội phá rối an ninh lại móc nối với Hùng cùng tham gia tổ chức phản động “Ủy ban bảo vệ người lao động VN”.
a
Từ trái qua: Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Ảnh: CAND
Từ tháng 10 đến 12/2009, Hùng, Hạnh, Chương đã sang Thái Lan, Malaysia để họp mặt với Thành, nhận nhiệm vụ rồi về nước tổ chức các cuộc lãn công, đình công tự phát tại các KCN ở TP.HCM và Đồng Nai.

Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2/2010, biết công nhân Công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công, 3 tên này đã đến tìm hiểu rồi dụ dỗ, lôi kéo họ, soạn thảo, in ấn tờ rơi nhằm xúi công nhân tiếp tục đình công.
Sau đó, cả 3 về Bình Dương, in ấn truyền đơn phản động rải tại một số khu vực ở TP.HCM và tỉnh Đồng Nai đêm 8/2/2010.
Nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi “đấu tranh để đòi dân chủ”, lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số  khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp.

(Theo NLĐ)
-Ba nhà hoạt động công đoàn Việt Nam bị đưa ra xét xử (VOA)-Một người sáng lập một công đoàn độc lập cùng hai nhà hoạt động khác ở Việt Nam đã bị đưa ra xét xử vì tội “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”.Hôm thứ Ba, một giới chức không nêu danh tính cho hãng thông tấn Pháp AFP hay rằng tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét xử ông Đoàn Huy Chương, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và bà Đỗ Thị Minh Hạnh.
Theo báo chí Việt Nam thì ba người đã bị xét xử với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công, phá hoạt tài sản doanh nghiệp.
Theo Human Rights Watch, ba người này là những người trẻ tuổi tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và các nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai tại Việt Nam.
Human Rights Watch cho biết cả ba người hầu như bị biệt giam hoàn toàn kể từ khi bị bắt hồi tháng hai.
Ông Đoàn Huy Chương, một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông, từng bị bắt hồi năm 2006 sau khi giúp thành lập tổ chức không được chính quyền Việt Nam công nhận này.
Ông Chương sau đó bị tuyên án một năm rưỡi về tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” và “xuyên tạc nhằm phá hoại nhà nước”.
Nguồn: AFP, CAND
-Ba người Việt Nam hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân bị đưa ra toà
DCVOnline – Tin AFP
Một người thành lập một công đoàn độc lập và hai người hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động bị đưa ra toà hôm nay thứ Ba ngày 26 tháng Mười với tội phá rối an ninh, một viên chức toà án cho hay.

Ông Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hưng, và Đỗ Thị Minh Hạnh ra toà ở tỉnh Trà Vinh thuộc vùng Châu thổ Cửu Long, viên chức toà án nói nhưng từ chối không cho biết tên.

“Toà sẽ có phán quyết vào ngày mai thứ Tư,” bà nói. “Những người bị truy tố đã không yêu cầu luật sư bảo vệ cho mình.”

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ nói cả ba người đều nằm trong lứa tuổi hai mươi, bị bắt hôm tháng Hai vì tội phân phát truyền đơn chống chính phủ và giúp những công nhân khác tổ chức biểu tình đòi tăng lương.

Anh Nguyễn Tấn Hoành, tên thật là Đoàn Huy Chương sau hai năm tù. Nguồn: DCVOnline

Ông Chương bị bắt trước đây hôm tháng Mười năm 2006 sau khi ông giúp tổ chức Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam (UWFO) mà nhà nước Việt Nam cấm hoạt động. Sau đó ông bị án 18 tháng tù bởi một toà án ở tỉnh Đồng Nai vì tội “phát tán thông tin sai lạc nhằm nói xấu nhà nước,” theo báo chí nhà nước cho hay lúc đó.

Nhà nước Việt Nam cấm hoạt động tất cả những công đoàn nào không nằm trong sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.

Tội danh “phá rối an ninh” có thể bị phạt giữa hai cho đến 15 năm tù ở nếu bị kết án.


© DCVOnline




Nguồn:

(1) Three Vietnam labour activists on trial: court. AFP (Agence France-Presse), 26 October 2010
-
-đọc cái tiêu đề cũng thấy được ý: một đằng thì truy tố bị can , đằng thì kết án nhà hoạt động bảo vệ người lao động-
VN truy tố 3 nhà hoạt động cổ súy cho quyền người lao động (VOA)-Theo tin DPA ngày 18/10, ba nhà hoạt động trẻ tên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, Đỗ thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương, cùng 25 tuổi, vừa bị chính quyền Việt Nam truy tố về tội phá rối an ninh.
Theo cáo trạng, ba người này thường xuyên liên lạc và nhận tiền từ Chủ tịch Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam là ông Trần Ngọc Thành ở Ba Lan để in ấn và phát tán truyền đơn chống nhà nước và kích động công nhân đình công.

Cáo trạng nêu rõ các hành vi có tổ chức của các bị can là cực kỳ nghiêm trọng nhằm phá rối an ninh quốc gia, cần phải xử phạt.

Bản tin cùng ngày trên báo Tuổi trẻ nhan đề “Truy tố ba bị can phạm tội phá rối an ninh” cho biết các bị can bị bắt giữ từ hồi tháng 2 năm nay.

Đoàn Huy Chương từng bị bắt và kết án 18 tháng tù hồi cuối năm 2007 vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, sau đó được phóng thích vào tháng 3 năm 2008 vì tình trạng sức khỏe yếu kém.

Nếu bị xét là có tội “phá rối an ninh”, cả ba bị can có thể lãnh án từ 5 đến 15 năm tù.

Nguồn: DPA, Tuoi Tre
Truy tố 3 bị can phạm tội phá rối an ninh
TT - Ngày 17-10, Viện KSND tối cao có cáo trạng vụ án “phá rối an ninh”, truy tố các bị can Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (29 tuổi), Đỗ Thị Minh Hạnh (25 tuổi, cùng tạm trú tại thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đoàn Huy Chương (25 tuổi, trú tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) về tội danh trên.

Theo cáo trạng, từ tháng 7-2009 đến khi bị bắt, các bị can trên thường xuyên liên lạc và nhận tiền từ Trần Ngọc Thành (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” ở nước ngoài) để tổ chức rải truyền đơn nhằm tuyên truyền xuyên tạc chống Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam; lôi kéo, kích động xúi giục một số công nhân của Công ty TNHH giày da Mỹ Phong (tỉnh Trà Vinh) tổ chức đình công gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp, gây mất trật tự an ninh xã hội địa phương.
Tháng 2-2010, cơ quan công an đã bắt các bị can trên để điều tra làm rõ. Qua khám xét đã thu giữ nhiều phương tiện liên lạc, tài liệu liên quan chứng minh hành vi phạm tội của các bị can này. Theo đánh giá của Viện KSND tối cao, hành vi phạm tội của các bị can rất nghiêm trọng, hoạt động phạm tội có tổ chức, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể với ý đồ phá hoại.
MINH QUANG
Vietnam charges labour activists with "disrupting security" DPA
Hanoi - Vietnamese authorities have brought charges against three labour activists for 'disrupting security,' an official said Monday.

The indictment said the three often contacted and received money from Tran Ngoc Thanh, chairman of the Warsaw-based Committee to Protect Vietnamese Workers, to print and distribute anti-government leaflets and to foment labour strikes.
It said 'those offenders' crimes are very serious, operated and organized with the intention to destroy the country's security, and need punishing.'
The accused are Nguyen Hoang Quoc Hung, 29, Do Thi Minh Hanh and Doan Huy Chuong, both 25 years old, said Nguyen To Toan, deputy head of security department No 2 of the prosecutor's office.
In November 2006, Chuong established the United Workers-Farmers Organization of Vietnam (UWFO) to advocate for labour rights. He was arrested and sentenced to 18 months in prison in December 2007 for 'abusing democratic freedoms,' but was released on May 13, 2008 due to poor health.
His father, Doan Van Dien, 55, a co-founder of UWFO, was also sentenced to four-and-a-half years in December 2007.
Hung and Hanh were accused of distributing anti-government leaflets and soliciting farmers' complaints about government confiscation of their land.
The three face jail sentences of five to 15 years if convicted.
Authorities in Vietnam have jailed dozens of democracy activists and independent bloggers over the past year.
- Giúp Đỡ Dân Oan: Công hay Tội? (RFA) 2010-09-25
Cách đây hai tháng, chúng tôi có loan tin về việc 3 người trẻ tuổi: Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành, chủ tịch Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh là 2 sinh viên; họ bị công an bắt giam từ tháng 2 năm 2010.
Tấm lá chắn thép 09:04:00 15/08/2010
Những năm qua, Việt Nam được coi là điểm đến hòa bình của thế giới bởi sự ổn định về an ninh chính trị. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khôn lường, nạn khủng bố gia tăng, một số nhóm khủng bố, phản động lưu vong người Việt, được sự trợ giúp của nhiều tổ chức mang nặng tư tưởng thù địch của phương Tây đã không từ bỏ âm mưu phá hoại sự ổn định đất nước bằng nhiều hình thức. Nhưng tất cả những âm mưu, kế hoạch của chúng đều bị Lực lượng An ninh đập tan. Một trong những đơn vị chủ công trên mặt trận này là Cục Chống khủng bố thuộc Tổng cục An ninh I - Bộ Công an.
Nhìn lại bối cảnh chung…
Từ ngay sau năm 1975, một số tổ chức khủng bố phản động lưu vong, được sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực phản động quốc tế như cho mượn đất đặt căn cứ, trại huấn luyện làm bàn đạp xâm nhập Việt Nam, cung cấp phương tiện kỹ thuật, súng đạn, chất nổ, tiền bạc..., bọn chúng liên tục tung người về Việt Nam, tiến hành các âm mưu khủng bố mà cụ thể là các kế hoạch "Vượt sóng", "Sang sông", "Đông tiến 1", "Đông tiến 2" của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" do Hoàng Cơ Minh cầm đầu - và bây giờ nó biến hóa thành tổ chức khủng bố "Việt Tân" do Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm, Hoàng Cơ Định ngồi ghế chủ soái.
Mặc dù đã thay hình đổi dạng, nhưng "Việt Tân" vẫn lộ nguyên hình qua việc cử "trung ương ủy viên" Nguyễn Quốc Quân lén lút vào Việt Nam qua lối mòn cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia ở Tây Ninh, để hình thành nên một đường dây bí mật, đưa người và vũ khí về nước. Đó là "Chính phủ Việt Nam tự do" của Nguyễn Hữu Chánh với hàng chục đợt xâm nhập - mỗi đợt hàng chục tên cùng chất nổ, dây cháy chậm, kíp nổ, lựu đạn, truyền đơn, máy chèn sóng, cướp sóng đài phát thanh.
Đó còn là "Đảng dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công, vào Việt Nam dưới hình thức thăm thân nhân để móc nối, xây dựng tổ chức, "đảng nhân dân hành động" của Nguyễn Xuân Ngãi, Nguyễn Sĩ Bình, chỉ đạo tay chân như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức..., thành lập những "câu lạc bộ", "nhóm nghiên cứu" làm vỏ bọc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, "Đảng vì dân" của Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh chỉ đạo cơ sở trong nước là Đoàn Văn Diên, Đoàn Huy Chương, Trần Thị Lệ Hồng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, rải truyền đơn, kích động công nhân biểu tình, đình công, phá hoại phương tiện sản xuất của chủ doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn ở trong nước, vỗ ngực tự xưng "đối lập", "dân chủ", nhận tiền bạc vật chất rồi bằng hình thức này hay hình thức khác, tiếp tay cho những tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài, chống phá đất nước.
Có thể nhận thấy âm mưu thâm độc của các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài là đánh vào tâm lý anh hùng cá nhân để dựng lên những "ngọn cờ" chính trị đối lập bằng các phương thức như lôi kéo, móc nối, sử dụng tiền bạc, vật chất để mua chuộc, khống chế. Chúng liên tục ra sức tán dương những bài viết, những tác phẩm thi, ca, nhạc, họa của những người này và trong một số trường hợp cần thiết, với sự tiếp tay của những thế lực phản động quốc tế, chúng trao giải thưởng A, danh hiệu B cho họ nhằm tạo dựng uy thế, kiếm số vốn "chính trị" để họ có đủ điều kiện trở thành "thủ lĩnh" của cái gọi là "các phong trào dân chủ ở Việt Nam".
Diễn tập phòng chống khủng bố bằng đường hàng không.
Chính vì thế, sự ra đời của Cục Chống khủng bố - Tổng cục An ninh Việt Nam là việc làm rất cần thiết, nhằm góp phần ngăn chặn, đập tan những âm mưu, kế hoạch của những nhóm phản động lưu vong người Việt, cố tình phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân, phá hoại sự hội nhập của Việt Nam với thế giới. Qua thông tin trao đổi với các cơ quan an ninh của nhiều nước, chúng ta đã có cơ sở để xác định những tổ chức của các nhóm phản động lưu vong người Việt mà có thời kỳ, nó lên tới con số... 530, hoạt động ở hơn 20 quốc gia.
Những tổ chức khủng bố, phản động
Như đã thành một quy luật, các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong người Việt luôn tìm cách móc nối, câu kết với những tổ chức quốc tế, những tổ chức phi chính phủ hoặc quỹ này, hội đoàn nọ để tìm sự ủng hộ nhằm phô trương thanh thế, nhận sự ủng hộ về tài chính để hoạt động.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức còn liên kết với nhau mà cụ thể là tại Pháp, 7 nhóm người Việt lưu vong đã thống nhất thành lập cái gọi là "Phong trào đấu tranh dành tự do và dân chủ cho Việt Nam", cầm đầu là Nguyễn Võ Kỳ, Tổng thư ký của "Liên minh Việt Nam dân tộc". Tại Mỹ, 24 tổ chức phản động đã liên kết thành lập "Hội đồng Việt Nam tự do". Tại Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, 25 nhóm cùng thành lập "Nghị hội Việt Nam tị nạn Cộng sản tại châu Âu", do Lại Thế Hùng cầm đầu.
Nguy hiểm hơn cả là những tổ chức mang tính toàn cầu, chẳng hạn như "Liên minh Việt Nam tự do" của Nguyễn Ngọc Đức. Liên minh ấy là tác giả của nhiều chiến dịch tán phát tài liệu phá hoại tư tưởng vào nước ta như chiến dịch "chuyển tin tức về Việt Nam" mà đại đa số là những thông tin xuyên tạc sự thật, hoặc "giải pháp xây dựng dân chủ cho Việt Nam" mà mục đích chính vẫn là bằng mọi cách, lật đổ chính quyền.
Một tổ chức khác, là "Ủy ban liên lạc các tổ chức người Việt tự do", do 60 nhóm người Việt lưu vong liên kết, hình thành. Cái gọi là "ủy ban" này, đã tán phát về nước nhiều "tâm thư", kêu gọi, kích động người dân trong nước "nổi dậy cướp chính quyền". Trong nước, họ tìm cách móc nối, xây dựng lên những hội nhóm mang màu sắc chính trị, như "Hội cựu sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa", "Hội ái hữu biệt động quân", "Hội ái hữu không quân", "Hội cựu tù nhân chính trị", "Hội cựu biệt kích", "Hội cựu quân cảnh", "Hội thương phế binh", "Hội cựu quân nhu, quân vận"...
Đáng chú ý nhất là "Hội cựu biệt kích" và "Hội thương phế binh", đã có những hoạt động rất tích cực. Bằng cách tung tin Chính phủ Mỹ sẽ tiếp nhận các cựu biệt kích, cựu thương phế binh Việt Nam cộng hòa sang Mỹ định cư, đồng thời trợ giúp mỗi người 40 nghìn USD, Lương Thị Nga, kẻ cầm đầu "Ban bảo trợ thương phế binh Việt Nam Cộng hòa" ở Pháp, đã tán phát tài liệu, hướng dẫn họ lập hồ sơ, danh sách nhưng thực chất đây chính là thủ đoạn kiểm danh, kiểm diện để đưa những người này vào hàng ngũ, chờ thời cơ hoạt động.
Và các hoạt động khủng bố
Đầu năm 2007, sau nhiều ngày họp hành, bàn bạc, bọn chóp bu Việt Tân cho ra đời một kế hoạch mà chúng đặt tên là "Kế hoạch sang sông". Nội dung của kế hoạch này bao gồm việc cử người về Việt Nam dưới hình thức thăm thân nhân, du lịch hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư rồi thông qua đó, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, tìm hiểu quy luật làm việc của những cơ quan quan trọng của Nhà nước Việt Nam (mà nhóm Mai Hữu Bảo, Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Tấn Anh đã bị bắt quả tang khi đang chụp ảnh Cơ quan Bộ Công an phía Nam vào ngày 3/4/2008 là một điển hình), đồng thời cử người xâm nhập trái phép qua ngả biên giới Việt Nam, Campuchia, tổ chức các trạm giao liên, các điểm liên lạc, tiếp xúc, các chỗ trú chân để hình thành một đường dây đưa người, vũ khí, chất nổ vào Việt Nam tiến hành khủng bố.
Một trong những kẻ được bọn cầm đầu Việt Tân chỉ đạo trực tiếp thực hiện "Kế hoạch sang sông" là Nguyễn Quốc Quân. Tháng 10/2007, Nguyễn Quốc Quân xâm nhập Việt Nam trái phép theo lối mòn của dân buôn thuốc lá lậu ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, rồi tìm hiểu đường đi lối lại, từ Mộc Bài về TP HCM bằng các loại phương tiện gì, vận chuyển vũ khí, chất nổ, truyền đơn bằng những cách gì để được an toàn (tất cả những thông tin ấy, Nguyễn Quốc Quân mã hóa bằng các ký hiệu toán học rồi chuyển về Mỹ cho bọn cầm đầu qua e-mail).
Đầu tháng 11/2007, Nguyễn Quốc Quân quay về Mỹ, báo cáo cho bọn cầm đầu Việt Tân biết kết quả của chuyến xâm nhập. Ngày 9/11/2007, Quân từ Mỹ sang Thái Lan, gặp Nguyễn Hải (tức Khunmi Somsak, Nguyễn Quang Phục) rồi cùng Hải đi Campuchia. Tại đây, Quân được Nguyễn Ngọc Đức, là "trung ương ủy viên Việt Tân" giao cho 2 điện thoại di động số Campuchia, 3 simcard số Việt Nam cùng một chứng minh nhân dân Campuchia giả mạo, mang tên Ly Seng.
Thời điểm này, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sĩ (tức Trương Leon), theo chỉ đạo của bọn Việt Tân, cũng đã nhập cảnh Việt Nam dưới vỏ bọc thăm thân nhân, để cùng phối hợp với Nguyễn Quốc Quân. Ngày 17/11/2007, lần lượt Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sĩ, Nguyễn Hải đến nhà Nguyễn Thế Vũ. Trước đó, theo yêu cầu của Nguyễn Đức Thuận - thành viên Việt Tân ở Oslo, Na Uy, Vũ đã thu thập danh sách và địa chỉ của hơn 40 công ty và 7.000 địa chỉ cá nhân ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Tại nhà Vũ, căn cứ vào những địa chỉ mà Nguyễn Thế Vũ cung cấp, cả bọn in truyền đơn rồi cho vào phong bì và cắt, dán tên người nhận. Nội dung truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên vũ trang bạo loạn, kêu gọi công nhân đình công, gây bất ổn trong xã hội, kêu gọi gia nhập tổ chức Việt Tân. Theo kế hoạch, nếu việc gửi truyền đơn trót lọt, chúng sẽ tiếp tục đưa thêm nhiều toán khác về nước để tuyển mộ, tập hợp lực lượng, biến Việt Tân thành một tổ chức đối đầu công khai, kích động người dân biểu tình, bạo loạn lật đổ Nhà nước.
Sáng 17/11, Ly Seng quay lại biên giới Việt Nam - Campuchia và khi đang tìm cách vượt biên giới thì bị cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh bắt với lý do xuất nhập cảnh trái phép. Kiểm tra trong người gã, chỉ duy nhất có một thẻ căn cước Campuchia với tên Ly Seng. Tại Cơ quan chống khủng bố, Ly Seng thừa nhận: "Tôi chỉ là một con chốt thí, được những kẻ cầm đầu của tổ chức Việt Tân đưa về để kiểm tra đường dây xâm nhập Việt Nam bất hợp pháp làm cơ sở cho những lực lượng sẽ về sau này...". Bên cạnh đó, Ly Seng còn khai rõ về kế hoạch “Đông tiến 07", "ban phát triển quốc nội", "nhóm công tác C21", cũng như tên tuổi, chức vụ của từng đồng bọn trong tổ chức Việt Tân.
Tấm căn cước giả mang tên Ly Seng (tức Nguyễn Quốc Quân).
Cũng cần nói thêm rằng trong suốt những năm từ 2004 đến 2006, cùng với Nguyễn Văn Hùng - thông qua cái gọi là "Văn phòng trợ giúp pháp lý cho cô dâu và công nhân Việt Nam" tại Đài Loan, Ly Seng (tức Nguyễn Quốc Quân) đã tiến hành tuyển mộ thành viên cho Việt Tân trong giới công nhân, cô dâu Việt Nam dưới hình thức thăm viếng lúc đau ốm, tặng quà nhân dịp sinh nhật, tổ chức liên hoan, ca nhạc miễn phí, dạy nghề... Khi đã móc nối được, Ly Seng tổ chức những khóa huấn luyện, dạy cho họ các phương thức hoạt động bí mật như viết thư mã hóa, đặt hộp thư chết, theo dõi và chống theo dõi, các quy ước liên lạc, cách in ấn, tán phát truyền đơn, cách sử dụng vũ khí, chế tạo chất nổ bằng những vật liệu dễ tìm, rồi đợi thời cơ đưa về Việt Nam hoạt động.
Sau khi Ly Seng bị bắt, bọn phản động Việt Tân đã kêu gọi Chính phủ Mỹ lên tiếng can thiệp vì Nguyễn Quốc Quân là công dân Mỹ, cũng như kêu gọi Chính phủ Pháp, Thái Lan can thiệp cho Nguyễn Thị Thanh Vân, Khunmi Somsak. Một số tổ chức phản động khác như "đảng nhân dân hành động" của Nguyễn Xuân Ngãi, Nguyễn Sĩ Bình, "đảng dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công cũng bù lu bù loa trên mạng Internet. Về phía Mỹ, Sứ quán Mỹ đã có công hàm gửi cơ quan hữu quan Việt Nam, đề nghị xác nhận người bị bắt có phải là Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ hay không. Tuy nhiên, Ly Seng không hề nhập cảnh Việt Nam bằng con đường chính thức với hộ chiếu do phía Mỹ cấp, mà về bằng con đường vượt biên trái phép. Hơn nữa, trong suốt thời gian bị tạm giam, Ly Seng nhất mực cho rằng mình là người... Campuchia gốc Việt, có căn cước Campuchia, hiện cư trú tại phường 3, thành phố Phnompenh, có tên Việt là... Nguyễn Quốc Quân.
Tối 27/11/2007, Ly Seng mới khai nhận rằng mình là công dân Mỹ, "ủy viên trung ương" của Việt Tân, "vụ trưởng vụ quốc nội", sinh ngày 20/11/1953 với những cái tên như Nguyễn Quốc Quân, Lê Trung, Tuấn Anh, Chu Cảnh Lâm... Ly Seng cũng nhìn nhận căn cước Campuchia của ông ta cùng một số tên khác là căn cước giả. Bên cạnh đó, Ly Seng còn khai rõ về tất cả những lần xâm nhập Việt Nam trái phép trước đây của ông ta và đồng bọn, đồng thời vẽ lại sơ đồ toàn bộ tuyến xâm nhập, các trạm kiểm soát của Việt Nam và Campuchia mà theo Quân: "Để phổ biến cho các lực lượng về sau này"
Hòa Xuân (Chuyên đề ANTG 984)
Công nhân Việt Nam rất cần thành lập công đoàn độc lập VOA Huy Phương
VOA: Ông nghĩ sao về lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ Tom Harkin?
Ông Trần Ngọc Thành: Đây là kết quả của một sự lên tiếng bênh vực người lao động của những người đấu tranh cho quyền lợi của người lao động ở Việt Nam, cũng như của giới truyền thông nói chung; làm cho chính phủ các nước chú ý đến quyền lợi của người lao động Việt Nam; bởi vì quyền lợi của người lao động Việt Nam luôn bị chà đạp và coi rẻ. Đối với nông dân, đất của họ bị trưng thu với cái giá rẻ mạt, và bán lại với giá cao gấp ngàn lần, khi nông dân kêu oan thì bị nhà cầm quyền đánh đập, bắt bớ và bỏ tù. Đối với người công nhân, nhà cầm quyền đồng lõa với giới chủ để bóc lột công nhân, chào mời giới đầu tư nước ngoài với giá rẻ mạt, không quan tâm đến môi trường sống và lao động của công nhân. Ngoài ra còn có những luật lệ cấm công nhân đình công, bắt bớ, đàn áp và bỏ tù những người giúp đỡ công nhân, giúp đỡ dân oan. Chính quyền còn dùng những công đoàn cơ sở để kiểm soát công nhân. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu công nhân ra nước ngoài cũng giống như xuất khẩu nô lệ, lập ra những công ty môi giới mà chủ yếu là thu tiền của nông nhân không có việc làm tại nông thôn. Khi thu được tiền rồi thì mang con bỏ chợ. Đó là thực trạng của người lao động Việt Nam.
VOA: Thưa ông, phía Việt Nam nói đã có nhiều công đoàn rồi thì tại sao lại cần có công đoàn độc lập?
Ông Trần Ngọc Thành: Công đoàn hiện nay tại Việt Nam là do đảng cộng sản lập ra, cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp đều là đảng viên cộng sản. Công đoàn thực chất là công cụ của đảng cộng sản, hoạt động theo đường lối và chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Thực chất công đoàn hiện nay là kiềm tỏa công nhân, thực hiện các chủ trương chính sách của đảng cộng sản. Công nhân bị bóc lột thậm tệ, họ bị khinh rẻ và không ai bênh vực họ. Vì vậy, thành lập một công đoàn độc lập tại Việt Nam rất cần thiết, vì công nhân cần bầu lên những người đại diện thực sự để bảo vệ quyền lợi.
VOA: Xin cho biết một số hoạt động của Ủy ban Bảo Vệ Người Lao động tại Việt Nam?
Ông Trần Ngọc Thành: Ủy ban Bảo Vệ Người Lao động Việt Nam được thành lập từ tháng 10 năm 2006 với mục đích chính là giúp đỡ và bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam. Trong thời gian qua, thành viên của ủy ban đã có những hoạt động như hướng dẫn người công nhân các phương pháp tranh đấu để họ có thể tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng cách tìm đến các xí nghiệp, các công ty để giúp đỡ công nhân. Ngoài ra ủy ban cũng phát hành những tờ báo và những tài liệu khác, nêu lên những quyền lợi chính đáng của người lao động, luật pháp quốc tế, luật lệ về nhân quyền; để công nhân biết được mình có những quyền gì và tranh đấu như thế nào. Các tài liệu này là cơ sở pháp lý, chỗ dựa để họ có thể tranh đấu với giới chủ có hiệu quả.
VOA: Xin ông cho biết một số trường hợp đã bị bắt tại Việt Nam vì tranh đấu cho quyền của người lao động?
Ông Trần Ngọc Thành: Từ khi phong trào tranh đấu cho người công nhân phát triển, có nhiều người đã bị bắt khi giúp đỡ công nhân và dân oan, ví dụ như chị Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Văn Đài, chị Hồ Thị Bích Khương, hay chị Trần Khải Thanh Thủy. Hằng trăm công nhân khác cũng bị bắt bớ, đánh đập, hoặc sa thải vì tổ chức đình công hoặc tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Khi Hiệp hội Đoàn Kết Công Nông của anh Nguyễn Tấn Hoành hay ông Đoàn Văn Duyên được thành lập, toàn bộ những người trong tổ chức đều bị bắt. Ông Đoàn Văn Duyên bị bắt từ năm 2007 đến nay. Hai người con của ông là Đoàn Huy Chương và Đoàn Huy Tâm cũng bị bắt. Những người khác như anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và chị Đỗ Thị Minh Hạnh hiện nay cũng đang nằm trong tù, bị bắt từ dịp Tết. Những người này bị vu cáo là đã móc nối với các tổ chức phản động ở nước ngoài hoặc rải truyền đơn mà chẳng có chứng cớ nào; chẳng định nghĩa thế nào là tổ chức phản động, và nội dung của truyền đơn là gì. Họ bị giam trong điều kiện khắc nghiệt chỉ vì muốn giúp đỡ người công nhân, năm sáu tháng không cho người nhà đến thăm.
VOA: Là người sống lâu năm tại Ba Lan, ông thấy kể từ khi Công Đoàn Đoàn Kết thành công, nước Ba Lan có những thay đổi như thế nào?
Ông Trần Ngọc Thành: Những ai từng đến Ba Lan đều thấy một sự thay đổi một trời một vực từ một nước Ba Lan cộng sản đến một nước Ba Lan dân chủ hiện nay. Người lao động Ba Lan hiện nay có quyền thực sự, họ là chủ nhân của đất nước họ. Mọi người đều có quyền giống như một tổng thống hay một thủ tướng tại đất nước họ. Mọi người ở chức vụ hay vị trí công tác nào đều có quyền ngang nhau. Đó là những quyền mà những nước độc tài như Việt Nam chẳng bao giờ có cả.
VOA: Bên cạnh những mặt tích cực đó, chắc hẳn cũng còn những mặt tiêu cực?
Ông Trần Ngọc Thành: Tất nhiên Ba Lan cũng mới xây dựng dân chủ trên dưới 20 năm. Trong quá trình thực hiện dân chủ vẫn có những khiếm khuyết, những cái chưa hoàn thiện. Nhưng điều cơ bản là xã hội dân chủ đã tạo điều kiện cho mỗi người dân đều có tiếng nói của mình, hoàn thiện, loại bỏ những yếu tố cản trở tiến trình dân chủ. Ví dụ trong một xã hội dân chủ vẫn có tham nhũng, vẫn có những đặc quyền chẳng hạn; nhưng mọi người đều có quyền lên tiếng trước những vấn nạn của xã hội. Báo chí tự do có quyền lên tiếng đả phá, phanh phui tất cả những vấn nạn xã hội đó. Ngay cả Ba Lan vẫn còn những tiêu cực, nhưng điều kiện để sửa chữa, loại bỏ những tiêu cực đó chắc chắn sẽ được phát huy rất nhiều, nhờ một thể chế dân chủ, nhờ tự do báo chí, nhờ quyền công dân được bình đẳng.
VOA: Liệu công nhân Việt Nam có nên thành lập một Công Đoàn Đoàn Kết giống Ba Lan không, nếu có thì có những thuận lợi khó khăn gì, và trong điều kiện nào thì mới có thể thành công?
Ông Trần Ngọc Thành: Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan theo tôi nghĩ chỉ là danh xưng thôi. Thực chất đó cũng là một công đoàn độc lập, có nghĩa là độc lập khỏi sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, để thể hiện ý chí, nguyện vọng của người công nhân. Công đoàn độc lập này do công nhân bầu lên chứ không do chính quyền hay đảng phái nào áp đặt cả. Do đó, quyền thành lập một công đoàn độc lập ở Việt Nam rất cần thiết. Khi một công đoàn độc lập với chính quyền, với đảng phái thì nó mới mang danh một công đoàn đúng nghĩa. Công nhân Việt Nam có công đoàn độc lập thì mới bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng hiện nay tại Việt Nam trở ngại chính là đảng cộng sản, chế độ độc tài tại Việt Nam vẫn là trở ngại chính cho công đoàn độc lập. Muốn thành lập công đoàn độc lập tại Việt Nam tất nhiên đòi hỏi phải có sự đấu tranh. Không bao giờ công nhân xin thì đảng cộng sản mới cho thành lập. Chỉ có con đường đấu tranh để tự bảo vệ quyền lợi của mình thì người công nhân mới có cơ hội thành lập công đoàn độc lập. Tất nhiên đây là một cuộc đấu tranh rất lâu dài, đòi hỏi có sự hy sinh. Đã có nhiều người bị bắt bớ, tù đày vì đòi thành lập công đoàn độc lập tại Việt Nam. Nhưng cuối cùng, tôi tin thắng lợi là tất yếu. Không những người trong nước mà người Việt ở nước ngoài cũng quan tâm và giúp đỡ. Khi nào có sự đồng thuận, giúp đỡ trong ngoài thì chắc chắn công đoàn độc lập tại Việt Nam cũng tượng tự như Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, có nghĩa là chắc chắn nó sẽ trở thành hiện thực.
Chính trị -- Lao động: Số phận của những con thiêu thân (CAND 23-7-10) --
"Kích động gây rối, tuyên truyền chống phá luôn là một hoạt động điên cuồng của các tổ chức phản động hiện nay"
Trước những chứng cứ không thể chối cãi, bọn phản động đó hiện nguyên hình là những con thiêu thân lao đầu vào lửa. Từ một vụ đình công...
Ngày 28/1/2010, tại khuôn viên Nhà máy giày da Mỹ Phong thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, xuất hiện một cuộc đình công, nêu yêu sách về tiền lương, chế độ lao động với hàng trăm công nhân tham dự mà trong đó, nhiều phần tử quá khích đã có những hành vi gây mất trật tự an ninh, làm giao thông ách tắc. Cuộc biểu tình kéo dài mãi đến ngày 3/2/2010, thì lãnh đạo nhà máy, tổ chức Công đoàn và chính quyền địa phương mới giải quyết được. Suốt thời gian diễn ra cuộc biểu tình, lẫn lộn trong số công nhân, có 3 người gồm hai nam - một tự xưng là Chín, một là Hoàng và một nữ, tự xưng là Ngọc Anh. Cả 3 ngoài việc quay phim, chụp hình cảnh biểu tình, họ còn có những lời lẽ kích động công nhân, xúi giục công nhân gây rối, đập phá tài sản nhà máy. Sau này, khi cả 3 đã bị bắt, chủ một nhà trọ đã cho họ thuê phòng, kể: "Một bữa, tui đi kiểm tra lại đường dây điện, thấy cửa phòng tụi nó khép không kín. Tui liếc nhìn vô thì thấy cả ba ngồi cạnh cái máy tính xách tay, một đứa đang gõ chan chát nên tui cứ tuởng tụi nó làm ăn đàng hoàng".
Trong khi cuộc đình công đang diễn ra, thì rạng sáng ngày 31/1 và ngày 1/2/2010, trên Quốc lộ 60, trước cửa Nhà máy giày da Mỹ Phong, xuất hiện khoảng 2.000 tờ truyền đơn của một tổ chức mang tên "Phong trào lao động Việt", nội dung kêu gọi công nhân đình công, biểu tình. Chưa hết, cũng vào lúc rạng sáng ngày 9/2/2010, tại 24 điểm thuộc 8 phường, xã của 5 quận, huyện là quận Tân Bình, quận Bình Tân, quận 10, quận Tân Phú và huyện Bình Chánh, TP HCM, lực lượng dân phòng, quần chúng đã phát hiện và thu giữ rồi nộp cho cơ quan chức năng trên 3.000 tờ truyền đơn, in trên khổ giấy A5 với tiêu đề: "Lời kêu gọi ngàn năm Thăng Long", nội dung kích động người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi "đấu tranh để đòi dân chủ", do tổ chức mang danh "Ủy ban phối hợp hành động vì dân chủ", thực hiện. Đặc biệt hơn nữa, phía dưới tờ truyền đơn, có ghi tên 4 tổ chức khủng bố, phản động, gồm "Việt Tân", "Tập hợp vì công lý", "đảng dân chủ nhân dân" và "Phong trào lao động Việt".
Vẫn cùng ngày nói trên, tại Đồng Nai, Công an tỉnh Đồng Nai cùng giáo dân Kim Thượng, Phát Hải - xã Gia Kiệm, và Giáo xứ Bạch Lâm - xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất đã phát hiện, thu giữ trên 1.500 tờ truyền đơn phản động, với hình thức, nội dung giống y như những tờ truyền đơn đã được rải tại TP HCM.
Đoàn Huy Chương là ai? Sinh năm 1985, cư trú tại tỉnh Đồng Nai, Chương là con trai của Đoàn Văn Diên. Được Nguyễn Công Bằng, kẻ đã đẻ ra cái tổ chức phản động gọi là "đảng vì dân" ở Mỹ, móc nối, Đoàn Văn Diên đã lôi kéo nhân tình là Trần Thị Lệ Hồng (bí danh Nguyễn Thị Lệ Hồng) cùng Đoàn Huy Chương (bí danh Nguyễn Tấn Hoành), gia nhập "đảng". Để chứng minh thực lực nhằm xin tiền của Nguyễn Công Bằng, giữa tháng 6/2006, Diên dẫn Lệ Hồng và Chương đến một khu đất vắng thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, dùng điện thoại di động trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh Á châu tự do (RFA). Cuộc phỏng vấn này do Trịnh Ngọc Anh, là tay chân đắc lực của Nguyễn Công Bằng, thiết kế. Lúc trả lời những câu hỏi của RFA, Đoàn Huy Chương xưng tên là Nguyễn Tấn Hoành, rồi "nổ" rằng để đối phó với Cơ quan An ninh Việt Nam, nên đây là buổi phỏng vấn cực kỳ bí mật, được tiến hành trong một khu rừng hoang vắng, có nhiều thành viên quốc nội của "đảng vì dân" canh gác cẩn mật. Nội dung các câu hỏi và câu trả lời đều nhằm mục đích vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đầu tháng 7/2006, Đoàn Văn Diên nhận được 6.000USD do Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh gửi về, để mua điện thoại di động, máy vi tính, máy in, in truyền đơn tán phát, tuyên truyền cho "đảng vì dân". Tuy nhiên, Đoàn Văn Diên dùng phần lớn số tiền này để dẫn Lệ Hồng đi ăn chơi, du hí. Nhằm đánh lừa Nguyễn Công Bằng, Diên báo cáo láo, là mình đã in xong truyền đơn, dự định sẽ rải ở Quốc lộ 20, khu vực Tân Vạn tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương. Tiếp theo, Diên xin Nguyễn Công Bằng cho thêm tiền để thực hiện kế hoạch. Nhưng đợi mãi chẳng thấy Nguyễn Công Bằng gửi tiền, tháng 10/2006, Đoàn Văn Diên lấy bí danh là Hoàng Thanh Thủy, bắt liên lạc với Đỗ Thành Công, kẻ cầm đầu tổ chức "đảng dân chủ nhân dân" ở Mỹ, rồi cung cấp cho Công một bản danh sách "ma" mà theo Diên, là "những người Diên đã móc nối được". Lập tức, Đỗ Thành Công phong cho Đoàn Văn Diên làm "khu bộ trưởng" của "đảng dân chủ nhân dân", Đoàn Huy Chương - tức Nguyễn Tấn Hoành là "bí thư dân chủ nhân dân" tỉnh Đồng Nai, đồng thời gửi cho Diên tổng cộng 3.000 USD để Diên lập "Hiệp hội đoàn kết công nông". Trong "hiệp hội" này, Đoàn Huy Chương giữ chức... đại diện người lao động! Giữa tháng 11/2006, Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hồng, Đoàn Huy Chương tổ chức in truyền đơn tại nhà trọ số 319/26 đường Lạc Long Quân, quận 11, TP HCM theo mẫu do Đỗ Thành Công gửi sang bằng đường e-mail, nội dung kêu gọi công nhân đình công, phá nhà máy, hủy hoại tài sản của chủ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vốn nước ngoài để tạo dư luận xấu, gây tâm lý hoài nghi cho các nhà đầu tư. 1h sáng ngày 14/11/2006, khi đang rải truyền đơn tại khu vực xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cả bọn bị bắt với toàn bộ tang vật. Ra tòa, Đoàn Văn Diên bị xử phạt 4 năm tù giam, Trần Thị Lệ Hồng 3 năm tù, Đoàn Huy Chương 18 tháng tù. Tháng 5/2008, Đoàn Huy Chương được tha. Những tưởng anh ta sẽ từ bỏ con đường sai trái. Nhưng không, ngựa quen đường cũ, Chương tại tiếp tục tìm cách liên lạc với những tổ chức người Việt lưu vong, chống Cộng cực đoan ở nước ngoài, để chống phá đất nước
. Sa lưới Trở lại vụ rải truyền đơn tại Trà Vinh, TP HCM, Đồng Nai vào các ngày 31/1, 1/2 và 9/2/2010, căn cứ vào tang vật thu được rồi sau khi xác minh, Cơ quan An ninh Việt Nam nhận định "Phong trào lao động Việt" là tổ chức đứng ra thực hiện những vụ này. Qua lời tường thuật, mô tả mặt mũi, tướng người, cách ăn nói..., của nhiều công nhân, của chủ nhà trọ đã cho "Chín", "Hoàng", "Ngọc Anh" thuê phòng, đối chiếu với đặc điểm nhân dạng, Cơ quan An ninh Việt Nam xác định người tên là "Chín", xuất hiện trước, trong và sau cuộc đình công của công nhân Nhà máy da giày Mỹ Phong, chính là Đoàn Huy Chương. Ngày 12/2/2010, Đoàn Huy Chương bị bắt.
Tiến hành khai thác, Chương khai ra đối tượng có bí danh là Hoàng, là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, còn đối tượng nữ bí danh "Ngọc Anh", tên thật là Đỗ Thị Minh Hạnh. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng sinh năm 1981 tại Tiền Giang, cư trú tại số nhà 14/12 đường Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM, làm nghề sửa chữa máy vi tính. Hùng đã từng bị Công an TP HCM lập biên bản cảnh cáo về hành vi cấu kết với một số đối tượng chống đối, khiếu kiện cực đoan, gây rối trật tự công cộng. Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985 tại Lâm Đồng, cư trú tại tổ 2, khu 5, thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Cũng như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh đã từng bị Cơ quan An ninh gọi hỏi, răn đe về hành vi câu kết với một số đối tượng chống đối ở trong nước nhưng chứng nào tật nấy, Hạnh vẫn tiếp tục hoạt động, tiếp tục giữ mối liên lạc với các ổ nhóm phản động người Việt ở nước ngoài. Nghe tin Đoàn Huy Chương bị bắt, Hạnh cùng Hùng biến mất. Tuy nhiên, bằng sự cảnh giác cao độ của quần chúng nhân dân, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan An ninh đã bắt được cả Hạnh lẫn Hùng khi Hạnh đang ẩn náu lại Lâm Đồng, còn Hùng trốn ở Đồng Nai.
Bên cạnh đó, vẫn theo kết quả điều tra, xác minh và lời thú nhận của Đoàn Huy Chương, Cơ quan An ninh bắt tiếp Đoàn Huy Tâm, sinh năm 1979 tại Đồng Nai, cư trú tại thôn 9, xã Tân Lâm, thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, là anh ruột của Đoàn Huy Chương và đồng thời cũng là người đã trực tiếp rải truyền đơn tại Gia Kiệm, Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngày 9/2/2010. Tang vật thu giữ gồm 1 máy tính xách tay, 2 máy in, 2 xe máy, 4 điện thoại di động, 1 máy quay phim dưới dạng cây bút cùng nhiều tài liệu phản động. Có thể thấy trong vụ việc này, thông qua Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hồng và Đoàn Huy Chương, bọn cầm đầu các tổ chức chống Cộng cực đoan ở nước ngoài như Nguyễn Công Bằng, Đỗ Thành Công, Trịnh Thị Ngọc Anh, đã lợi dụng các vấn đề chưa hoàn chỉnh trong giờ giấc lao động, chế độ tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức mạng lưới trong nước, tuyên truyền, kích động giới công nhân biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản.
Đoàn Văn Diên, Nguyễn Công Bằng và Trịnh Thị Ngọc Anh.
Quá trình điều tra của Cơ quan An ninh Việt Nam đã cho thấy, các tổ chức phản động này còn được sự giúp sức của "Quỹ quốc gia yểm trợ dân chủ" (gọi tắt là NED), "Trung tâm quốc tế về đấu tranh bất bạo động" (ICNC), ở Mỹ, và "Trung tâm ứng dụng chiến lược, hành động bất bạo động" (CANVAS) ở Serbia, mà mục đích là cung cấp tài chính, kỹ thuật chuyên môn cho các nhóm người Việt lưu vong, để những nhóm ấy triển khai "lộ trình dân chủ hóa cho Việt Nam" theo 3 bước, trong đó có bước "kích động quần chúng trong nước nổi dậy đòi tự do, dân chủ, nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam". Thực hiện "lộ trình" này, từ ngày 28 đến 29/12/2009, 4 tổ chức phản động lưu vong người Việt, gồm "Việt Tân", "đảng dân chủ nhân dân", "Tập hợp công lý" và "Phong trào lao động Việt", đã tụ họp nhau tại Malaysia để liên kết, thành lập liên minh với danh xưng "Ủy ban phối hợp hành động vì dân chủ", nhằm tiến hành các hoạt động trong nước, trước mắt là tán phát tài liệu phản động, kích động quần chúng - nhất là giới công nhân tại các khu công nghiệp, đình công, biểu tình, phá rối an ninh trật tự, chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước rồi dần dà công khai hóa lực lượng để phá hoại Đại hội Đảng các cấp, tiến đến phá hoại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ XII. Để xây dựng cơ sở trong nước, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh đã được bọn cầm đầu "Phong trào lao động Việt" đưa sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến 9/2/2010, bọn cầm đầu "Phong trào lao động Việt" đã chỉ đạo Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Tâm thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, TP HCM. Thủ đoạn hoạt động của Chương, Hùng, Hạnh là dùng bí danh khi tiếp xúc, dùng mạng Internet và điện thoại di động để liên lạc, nhận chỉ đạo từ bọn cầm đầu ở nước ngoài, dùng máy tính xách tay, máy in cá nhân để soạn thảo, in ấn truyền đơn. Chúng thường xuyên thay đổi chỗ ở, lợi dụng đêm khuya - từ 2h đến 5h sáng để rải truyền đơn tại các khu dân cư, khu công nghiệp, sau đó chụp hình đưa lên mạng Internet và trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài nhằm khuếch trương thanh thế. Đối tượng mà chúng nhắm tới là giới thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân. Dùng tiền bạc để mua chuộc, hứa hẹn sẽ đưa ra nước ngoài học tập, lao động, chúng lợi dụng những mâu thuẫn giữa công nhân và lãnh đạo các công ty, xí nghiệp - nhất là các công ty, xí nghiệp vốn nước ngoài để lôi kéo, xúi giục công nhân đình công, biểu tình, bạo loạn. Cuối cùng, vụ việc nêu trên xảy ra vào những ngày giáp tết 2010, bằng tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và ý chí quyết tâm, không để cho một tên phản động nào có thể dễ dàng thực hiện những âm mưu xảo quyệt, Cơ quan An ninh Việt Nam đã bóc trần âm mưu của bọn chúng. Tuy nhiên, cũng như con thú bị dồn vào bước đường cùng, quay lại cắn càn, bọn "Việt Tân", "đảng dân chủ nhân dân", "đảng vì dân" cùng những ổ nhóm khác, sẽ còn tiếp tục thực hiện những âm mưu thâm độc, nhằm phá hoại cuộc sống thanh bình, ổn định của người dân. Vì thế, tích cực đề cao cảnh giác, tích cực vận động quần chúng nhân dân trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc là việc làm không bao giờ thừa

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) tuyên bố rằng ba nhà hoạt động trẻ từng cổ vũ cho quyền lợi của người lao động và những nạn nhân bị tịch thu đất ở Việt Nam cần phải được trả tự do ngay lập tức. Họ đã bị giam giữ hầu như cách biệt kể từ khi bị bắt vào tháng Hai năm 2010.
Nguồn: HRW

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
20.05.2010
(New York) - Hôm nay, tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) tuyên bố rằng ba nhà hoạt động trẻ từng cổ vũ cho quyền lợi của người lao động và những nạn nhân bị tịch thu đất ở Việt Nam cần phải được trả tự do ngay lập tức. Họ đã bị giam giữ hầu như cách biệt kể từ khi bị bắt vào tháng Hai năm 2010.
Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, đã bị bắc ngày 11 tháng Hai tại Trà Vinh và bị áp giải đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai tại Đồng Nai, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai tại Lâm Đồng. Công an đã nói với thân nhân của một trong ba người là họ bị bắt vì đã phát tán truyền đơn chống phá nhà nước. Nhưng không ai biết được họ đã bị tuyên án về tội danh gì.
"Đã ba tháng qua, thời gian cứ trôi qua vô tận," Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW nói. "Với cách đối xử thô bạo với những tù nhân chính trị của nhà nước Việt Nam, chúng tôi lo lắng rằng nhà cầm quyền có thể dùng những biện pháp dã man, vô nhận đạo và hèn hạ - thậm chí cả việc tra tấn - để khai thác những lời tự thú từ ba nhà hoạt động trẻ này."
Chương là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông và vào năm 2006 đã từng bị giam giữ 18 tháng về tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ." Cha của Chương, ông Đoàn Văn Điền, đã bị bắt với cùng tội danh vào năm 2006, ông vẫn còn bị giam tại trại tù B5 ở Đồng Nai. Hùng và Hạnh là những người ủng hộ tích cực trong phong trào kiến nghị mang tên Nạn nhân Bất công chuyên giúp những người lao động nghèo khổ cũng như những nông dân mất đất đòi nhà nước bồi thường.
Kể từ khi việc họ bị bắt giữ - đã không được báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin - chính quyền đã cấm ba người tiếp xúc với các luật sư cũng như thân nhân của họ, ngoại trừ Đỗ Thị Minh Hạnh được phép gặp mẹ mình ngày 14 tháng Tư.
Nhân viên các trại giam Việt Nam thường xuyên ngược đãi và tra tấn những tù nhân chính trị trong quá trình điều tra để áp lực họ ký giấy thú tội đã được viết trước và để tiết lộ thông tin về những nhà hoạt động khác. Trong thời gian bị giam giữ trước khi ra toà, có thể kéo dài đến 20 tháng, những tù nhân chính trị thường xuyên bị cùm riêng trong phòng biệt giam tối tăm và chỉ được ra trong những lần xét hỏi và hành hạ.
Giam giữ người khác trong điều kiện biệt giam trong suốt ba tháng mà không cho phép tham vấn luật sư tức là đã tuỳ ý giam giữ họ lâu dài, điều này đã vi phạm những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. HRW yêu cầu chính quyền Việt Nam lập tức cung cấp luật sư cho ba người này và giải thích rõ ràng tội danh của họ, hoặc phải trả tự do cho họ.
HRW - Việt Nam: Những tù nhân chính trị bị cách ly có nguy cơ bị tra tấn

--------------------
VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Human Rights Watch lo ngại cho tù nhân chính trị bị biệt giam tại Việt Nam

Trong một bản báo cáo công bố ngày 20/05/2010 tại NewYork, Tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do « ngay lập tức » ba thanh niên hoạt động bảo vệ người lao động. Họ bị bắt giam từ đầu năm đến nay. HRW lo ngại những người này bị biệt giam và tra tấn cho đến khi ký tên vào bản nhận tội được soạn sẵn.
Theo thông tin của Tổ chức bảo vệ nhân quyền trụ sở ở Mỹ, nhà hoạt động trẻ tuổi Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11/02 ở Trà Vinh, sau đó bị áp giải về Thành phố Hồ Chí Minh. Người thứ hai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24/02 và người thứ ba là một phụ nữ trẻ tên Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày hôm trước tại Lâm Đồng.
Công an thông báo với gia đình của ba nhà hoạt động trẻ tuổi này là họ bị bắt về tội rải truyền đơn chống chính phủ. Nhưng từ đó đến nay đã gần ba tháng không biết số phận của ba tù nhân này ra sao. Cũng chưa rõ Nhà nước có truy tố họ hay không và quy buộc tội danh gì. Trừ trường hợp cô Minh Hạnh được phép gặp mẹ một lần vào ngày 14/05, chính quyền không cho phép luật sư và thân nhân tiếp xúc với ba người này.
Phó Giám Đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson tuyên bố rằng do chính quyền Việt Nam do có “thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị » nên ông lo ngại « chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân , tra tấn để buộc ba nhà hoạt động này nhận tội ». Cũng theo HRW, quá trình thẩm vấn có thể kéo dài đến 20 tháng. Trong thời gian này tù chính trị bị biệt giam trong xà lim tối, bị ngược đãi và ép cung.
Đoàn Huy Chương là một trong những thành viên sáng lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, năm 2006 bị tù 18 tháng với tộ danh « lợi dụng tự do dân chủ ». Thân phụ của anh là ông Đoàn Văn Diên cũng bị bắt vào năm 2006, hiện bị giam tại Trại B5, tỉnh Đồng Nai. Còn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh hoạt động ủng hộ phong trào Dân Oan giúp đỡ công nhân nghèo và nông dân bị trưng thu đất đai.
Human Rights Watch kêu gọi Hà Nội cung cấp luật sư cho ba nhà hoạt động nhân quyền đồng thời công bố tội danh hoặc phải trả tự do. Hãng tin Pháp AFP còn nhắc đến trường hợp của khoảng 20 nhà dân chủ khác không nằm trong danh sách của Human Rights Watch công bố hôm 20/05.

------------
Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền: công an bắt giữ không lý do 3 nhà hoạt động trẻ tuổi

2010-05-22
Ngày 20 tháng 5 năm 2010, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW đã lên tiếng về vụ công an bắt giữ ba nhà hoạt động trẻ tuổi từng vận động bảo vệ quyền lợi người lao động và các nạn nhân bị tịch thu oan đất đai ở Việt Nam.
Ba người này là: Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11 tháng Hai ở tỉnh Trà Vinh và bị áp giải về Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai ở tỉnh Lâm Đồng. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam cung cấp luật sư cho ba người nói trên ngay lập tức, đồng thời công bố tội danh truy tố, hoặc trả tự do cho họ.“Đã ba tháng rồi, và họ vẫn bặt vô âm tín”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị ở Việt Nam khiến chúng tôi quan ngại rằng chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân tính hoặc nhục mạ, thậm chí tra tấn – để buộc ba nhà hoạt động trẻ tuổi này phải nhận tội.”
Ngoài ra, Đoàn Huy Tâm, em của Đoàn Huy Chương và Đoàn Văn Diên, cha của Đoàn Huy Chương cũng đã bị bắt từ năm 2006 vì bị khép tội có liên quan đến những hoạt động của Đoàn Huy Chương.
Thông tín viên Tường An của đài ACTD có cuộc phỏng vấn qua điện thoại viễn liên với Cụ Lê Quang Liêm, cha nuôi của cô Đỗ Thị Minh Hạnh về vấn đề này.
Đã ba tháng rồi, và họ vẫn bặt vô âm tín.
PGĐ Philip Robertson
Sau khi nhận được thông cáo của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW về việc công an bắt giữ không lý do 3 nhà hoạt động trẻ tuổi Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành, 1 trong những sáng lập viên của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông được thành lập vào ngày 30 tháng 10 năm 2006), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, một sinh viên đã tốt nghiệp kỹ thuật công nghệ thông tin, Đỗ Thị Minh Hạnh, tốt nghiệp trường Cao Đẳng Kinh Tế. Cả ba đã bị bắt giữ vì tội danh “phá rối an ninh trật tự xã hội”…
Chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc qua điện thoại với cụ Lê Quang Liêm về trường hợp những người này. Cụ Liêm năm nay 91 tuổi, là Hội trưởng Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo và là cha nuôi của cô Minh Hạnh.

Đỗ Thị Minh Hạnh

Tường An: Kính thưa cụ Lê Quang Liêm, trước hết xin gửi lời vấn an đến sức khỏe của cụ. Xin Cụ cho biết chi tiết về sự việc Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt như thế nào?
Cụ Lê Quang Liêm: Gần đây thì có 1 trường hợp liên hệ đến tôi, là 1 người dưỡng nữ của tôi là cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi bị công an bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 lúc 9 giờ sáng khi cô này đi đến văn phòng của công an huyện Di Linh để xin làm chứng minh nhân dân.
Khi cổ đến thì công an đã hườm sẵn cả chục người rồi và nắm tay dẫn cổ lên lầu. Cô Hạnh rất kiên cường, cổ cự và hỏi: “Các anh làm như thế là nghĩa lý gì? Các anh muốn bắt tôi à? Tôi bị tội gì phải nói cho rõ”. Họ không nói gì, họ vẫn kéo đi. Cổ kháng cự không chịu đi thì công an đánh cổ mấy bạt tay, môi cổ bị bể và trong miệng cổ chảy máu ra, họ vẫn lôi cổ tuốt lên trên lầu.
Cổ kháng cự không chịu đi thì công an đánh cổ mấy bạt tay, môi cổ bị bể và trong miệng cổ chảy máu ra, họ vẫn lôi cổ tuốt lên trên lầu.
Cụ Lê Quang Liêm
Đến 5 giờ chiều cùng ngày thì công an mới dẫn cô Hạnh trở về nhà để đọc lịnh bắt cô Hạnh về tội “phá rối an ninh trật tự xã hội”và xét nhà cô Hạnh, nhưng cuối cùng không tìm được điều gì bất hợp pháp cả. Trong lúc đó mặt cô Hạnh bị sưng phù, không biết việc gì đã xảy ra trong 8 tiếng đồng hồ khi mà họ lôi cô Hạnh lên trên lầu cho đến khi dẫn cô Hạnh về nhà để đọc lệnh bắt. Chắc chắn là có lẽ bị tra tấn cho nên thấy cổ, tinh thần còn rất vững vàng nhưng bước đi, bước đứng thì không có vẻ bình thường. Sau khi đó thì cô Hạnh bị giam từ 23 tháng 2 năm 2010, tức là gần 3 tháng.
Dây tôi cũng nói thật với quý thính giả ở toàn quốc cũng như ở hải ngoại biết, VN mọi sự gì thì sự chay chọt là đứng đầu. Lúc đó gia đình cô Hạnh hết sức chạy chọt nên công an mới cho gia đình cô Hạnh đến thăm vào ngày 14 tháng 5 năm 2010. Chỉ 15 phút thôi, nhưng với điều kiện chỉ được trao đổi 1 câu duy nhất là hỏi sức khỏe với nhau mà thôi chớ không được nói gì ngoài hết. Có 1 vài tiếng nói ra ngoài thì bị công an chận liền không cho nói.
Trong thời gian thăm hỏi này, người nhà nhìn thấy cô Hạnh còn đầy đủ tinh thần kiên cường nhưng sự đi đứng thì tập tểnh, nó không bình thường chứng tỏ cô Hạnh có thể bị tra tấn hay bị ngược đãi.

Hoàng Quốc Hùng

Tường An: Cậu Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, người thanh niên trẻ đã cùng Minh Hạnh giúp cho dân oan và người lao động cũng đã bị bắt 1 ngày sau đó,xin cụ cho biết thêm về chuyện này.
Cụ Lê Quang Liêm: Theo tôi biết thì cô Hạnh có 1 người bạn trai tên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cũng bị bắt sau khi cô Hạnh bị bắt. Hạnh và Hùng là 2 sinh viên trẻ có bầu nhiệt huyết rất cao, có tấm lòng yêu dân, yêu nước, luôn giúp đỡ người cô thế, bị bức áp, bị bóc lột, bất chấp nguy hiểm. Và vì lý tưởng đó mà cô Hạnh không thể sống trong gia đình bởi gia đình cô Hạnh là người làm việc với nhà nước Cộng Sản nên cô Hạnh phải ly khai gia đình.
Tường An: Khi nãy cụ có cho biết cô Đỗ Thị Minh Hạnh là dưỡng nữ của cụ. Xin cụ cho biết cơ duyên nào đã đưa đẩy để cụ nhận cô Hạnh làm con nuôi.
Cụ Lê Quang Liêm: Tôi gặp cô Hạnh trong một cuộc cứu trợ những đồng bào khiếu oan đòi đất trong những năm 2008 -2007. Nhận thấy một người trẻ mà có tấm lòng cao cả, biết thương người, vì người hơn vì mình biểu trưng một tâm từ bi của con nhà Phật. Bởi vì tôi là một người Phật tử nên tôi rất mến, rất quý và tôi chấp nhận nhận cháu là dưỡng nữ. Riêng Hùng là bạn trai của cô Hạnh, một thanh niên có bầu nhiệt huyết cao, thường đi với cô Hạnh đến nhà gặp tôi, và tôi cũng xem cháu như một người thân trong gia đình.
Bản báo cáo về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo trên toàn thế giới năm 2009 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố trên website.


Tường An: Cụ nghĩ sao về hành động của hai người trẻ này và lời buộc tội của công an, thưa cụ.
Cụ Lê Quang Liêm: Theo tôi biết hành động của hai sinh viên trẻ này đáng khen, đáng quý vì các cháu thường liên hệ đến sự giúp đỡ của những đồng bào khiếu oan về nhà đất, giúp đỡ những công nhân, những phong trào tranh đấu của công nhân vì cuộc sống bị chèn áp, bóc lột ở đất nước VN. Cô Hạnh bị bắt theo lời cáo buộc của công an là “phá rối an ninh trật tự xã hội”.
Tôi xin nói thật tôi sống trên đất nước VN sau ngày 30/4/75 đến giờ suốt 35 năm, và tôi là Hội trưởng Trung ương Phật Giáo Hòa Hảo; mỗi khi nhắc tới lời buộc tội “phá rối an ninh trật tự xã hội” tôi cảm thấy hết sức bức xúc. Vì trên thực tế gần 40 cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo bị kêu án tù từ 3 năm lên đến chung thân khổ sai cũng với tội danh “phá rối an ninh trật tự” trong lúc họ chỉ đòi hỏi tự do tôn giáo. Tội danh mà công lý cộng sản gọi là “phá rối an ninh trật tự” nó thòng như là một món bửu bối để dành trừng phạt, ngược đãi những người bất đồng chánh kiến, những người đòi hỏi tự do, những người đòi hỏi nhân quyền.

Đoàn Huy Chương

Tường An: Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành, chủ tịch Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông) bị bắt năm 2006, theo bản tin đã cung cấp cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì trong tù Đoàn Huy Chương bị đánh đập thường xuyên, bị biệt giam nên bị bệnh tật, sức khỏe rất yếu.
Sợ Đoàn Huy Chương chết trong tù nên đầu năm 2009 CS đã thả Chương về nhà. Sau một thời gian dưỡng bệnh Chương lại tiếp tục lên tiếng bênh vực công nhân và dân oan nên công an tìm mọi cách lùng bắt. Ngày 13.02.2010 Đoàn Huy Chương về nhà tại Trà Vinh thăm vợ con và ăn tết thì bị công an bắt và biệt giam từ đó đến nay.
Cha Đoàn Huy Chương là Đoàn Văn Diên cũng bị CS bắt và bỏ tù từ tháng 10.2006 đến nay. Em của Đoàn Huy Chương là Đoàn Huy Tâm cũng đang bị bắt giữ. Xin Cụ cho biết về những trường hợp này.
Ngày 13.02.2010 Đoàn Huy Chương về nhà tại Trà Vinh thăm vợ con và ăn tết thì bị công an bắt và biệt giam từ đó đến nay.
Cụ Lê Quang Liêm
Cụ Lê Quang Liêm: Theo tôi biết thì cũng có mấy người nữa bị bắt là Đoàn Huy Chương và Đoàn Huy Tâm. Những người này thì tôi chưa có dịp, tôi đang tìm cách liên hệ với gia đình họ. Bởi vì theo tin tức tôi được biết thì những gia đình đang bị bắt này rất sợ sệt công an vì công an luôn luôn bám sát, ngoài cái răn đe còn những biện pháp hết sức là khắc nghiệt khác. Chừng nào tôi được tin những người này thì tôi sẵn sàng giúp đỡ họ và tôi sẽ loan báo ra ngoài cho toàn thế giới tự do biết được tin tức này.
Tường An: Cám ơn cụ đã cho đài những thông tin chính xác và xin cụ một vài lời cuối nhắn nhủ với quý thính giả nghe đài.
Ông Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy, đi giữa đội nón trắng, dẫn tín đồ PGHH diễu hành nhân ngày Lễ hội PGHH tại An Giang.
Cụ Lê Quang Liêm: Vì thời giờ phỏng vấn hôm nay có hạn, tôi không thể kéo dài cuộc nói chuyện này. Nhân danh một công dân VN, nhân danh Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy tại VN, tôi cực lực phản đối việc công an VN bắt Hạnh, Hùng và những anh em khác như tôi vừa kể bởi các lẽ:
Thứ 1: Bắt Hạnh, Hùng trong trường hợp không có bằng chứng có tội.
Thứ 2: Công khai đánh Hạnh, đánh 1 cô gái tay yếu chân mềm trước mặt mọi người.
Thứ 3: Giam Hạnh, Hùng đã 3 tháng rồi, không xét xử, không công bố tội trạng, không cho luật sư can thiệp.
Thứ 4: Là thành viên của Liên Hiệp Quốc, nhà nước CH XHCN VN CS đã vi phạm nghiêm trọng điều 7 và điều 9 của công ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chánh trị mà CS VN đã ký gia nhập vào ngày 24 tháng 9 năm 1982.
Thứ 5: Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền CS VN phải chấp nhận công lý và lẽ sống nhân đạo của con người. Phải trả tự do cho Hạnh, Hùng vì họ không có chứng cớ có tội.
Thứ 6: Thành khẩn và tha thiết kêu gọi các tổ chức Nhân Quyền trên thế giới, Hội Ân xá Quốc Tế, tất cả nhân dân yêu chuộng tự do và công lý, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao động VN tại Ba Lan, dùng uy tín của mình để can thiệp với nhà nước CS VN hãy trả tự do ngay cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đoàn Huy Tâm.
Đó là những lời mà tôi xin nói và nhờ quý đài công bố cho tất cả thế giới tự do biết rằng ở tại đất nước VN hiện giờ đang có một phong trào những người trẻ tuổi vì dân vì nước đang trổi dậy và đang bị đàn áp hết sức là khốc liệt. Phong trào này còn hay không là do sự ủng hộ của những tổ chức tự do thế giới, nhất là hội Bảo vệ Người Lao động VN.
Đó là những lời thô thiển và tâm huyết của tôi.
Tường An: Một lần nữa cám ơn cụ và xin chúc cụ dồi dào sức khỏe.

Văn minh, không thể để dân thích tiền như thế được

- (Trái hay phải)- Giữa lúc Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được dư luận hoan nghênh rầm rầm vì tuyên bố sẽ cho về vườn những cảnh sát giao thông tiêu cực, thì Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam lại vò đầu bứt tóc…

Dĩ nhiên, đi kèm với tuyên bố khiến dư luận phải chú ý nói trên, ông Bí thư Nguyễn Bá Thanh cũng khiến các chiến sỹ cảnh sát giao thông được ấm lòng, với lời hứa sẽ hỗ trợ thêm 5 triệu đồng một tháng mỗi chiến sỹ làm nhiệm vụ, cùng 100.000 đồng một ca trực đêm.
Khác với nhiều chủ trương bị người dân la ó ngay từ trong trứng nước, câu chuyện này của Đà Nẵng được nhiều người ủng hộ mặc dù mới chỉ là ý định. Tuy vậy, có lẽ ông Bí thư không nên vội mừng, nhiều người độc địa rất có thể sẽ khẳng định câu chuyện này sẽ chẳng nói lên điều gì, nó chỉ chứng tỏ một tật xấu của người dân Việt Nam.
Rất có thể họ sẽ lần ngược lại lịch sự những quyết định từng làm nên thương hiệu Nguyễn Bá Thanh, và sẽ thấy ngay những quyết định này không ít thì nhiều hình như đều dính dáng tới những món tiền thưởng: phát hiện đổ rác bậy, thưởng; phát hiện người ăn xin, thưởng; phát hiện người tiêm chích ma túy ngoài đường, thưởng; chồng dừng đánh vợ, cũng thưởng…
Và oái oăm thay, chúng lại phát huy hiệu quả mới chết, đến nỗi có người trong cơn cao hứng đã tung hô rằng Đà Nẵng là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Thế nhưng, cứ giả sử rằng thích tiền là một đức tính xấu đi chăng nữa, thì người dân nơi khác có lẽ cũng sẵn sàng được chia sẻ với những người dân Đà Nẵng tội nghiệp. Nói có sách, mách có chứng, báo Tuổi Trẻ đã phải đặt một dấu hỏi to tướng, cũng là một sự thương cảm khó mà tả nổi: Đà Nẵng đã vậy, còn nơi khác thì sao? Đừng vội nói người dân nơi khác ghen tỵ, chẳng qua vì họ chưa biết đến bao giờ mới được đồng cảm với dân Đà Nẵng đấy thôi.
Hơn thế, phải khẳng định rằng khốn khổ nhất trong vụ này là những vị cảnh sát giao thông Đà Nẵng. Sung sướng gì đâu việc nhận thêm mỗi tháng 5 triệu đồng, nếu như lúc nào cũng canh cánh trong lòng với bản án “cho về vườn” nếu “chung chi”. Vả lại, chưa tính đến cái nhìn đầy soi mói đáng ghét của camera theo dõi như lời nẹt của ông Bí thư, thì các vị cũng mệt mỏi lắm rồi.
Còn nhớ, một vị lãnh đạo Bộ Công an khi còn đương chức đã từng thở than thương cảm cho các chiến sĩ của mình rằng không hiểu ngoài đường ngoài bụi bặm, ồn ào còn có cái gì mà ai cũng xung phong ra đứng.
Chưa kể, theo lời một vị Phó giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh, thì cảnh sát giao thông còn phải đối mặt với tác động tiêu cực của lái xe sẵn sàng dùng tiền mua chuộc. Đúng là thậm khổ!
Cùng ngày, báo Công an nhân dân cho biết ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lại buồn rầu bởi ông “không thể hiểu và chấp nhận được việc vi phạm luật lệ giao thông một cách ngang nhiên và táo tợn ở một nước văn minh như Việt Nam”.
Ông Phó Chủ tịch đau đáu với câu hỏi trên là phải, bởi tại xứ mình, cho đến giờ hình như mới chỉ có một mình Đà Nẵng là làm những việc “chẳng giống ai” như đã nói ở trên, nên nỗi người dân thành phố này phải chịu mang tiếng xấu “thích tiền”, thậm chí là đi ngược lại đạo lý truyền thống của người Việt, ai lại hơi tí cũng đi méc để nhận tiền thưởng như thế.
Còn lại các nơi khác đều là “văn minh” cả: Chẳng may có vi phạm, ví như vi phạm luật giao thông, thì cũng nên gửi các anh tí chút gọi là bồi dưỡng, làm to chuyện làm gì để đôi bên đều thiệt.
Một thông tin khác trong ngày cũng có thể khiến ông Phó Chủ tịch không thể hiểu nổi: Hai vận động viên đầy triển vọng của đội đua thuyền đua thuyền rowing Việt Nam đã bỏ trốn tại Australia sau chuyến tập huấn. Theo VNE, năm 2008, hai thành viên đội tuyển vật đã trốn ở lại Hàn Quốc để làm lao động tự do. Trước đó, một số môn khác cũng gặp phải sự cố này.
Và ông Phó Chủ tịch có thể sẽ thấy khó hiểu hơn nữa, khi biết được ngay cả những người dân Việt Nam đường hoàng xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt như thế nào để có chút tiền gửi về gia đình.
Cứ nhìn 42 lao động nữ Việt Nam đang bị kẹt tại Malaysia được báo chí đề cập mấy ngày qua, dù thông tin về họ đã được đính chính là “không bị đối xử tệ”, người ta cũng sẽ biết được phần nào.
Sao ở xứ người khổ thế, ở nước mình văn minh thế mà người ta lại bỏ trốn nhỉ? Bóp trán suy nghĩ mãi, vẫn thấy không thể chấp nhận được câu hỏi vừa nghi vấn vừa khẳng định của tờ Dân Việt về vụ việc này: Trăm sự tại nghèo?
Thì đấy,  giữa một xã hội văn minh như Việt Nam, có nơi nào làm theo Đà Nẵng, đem tiền ra mà an dân đâu?
  • Tam Thái
-Theo:Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Văn minh, không thể để dân thích tiền như thế được (PN Today 21-3-12)TP Đà Nẵng mua mũ bảo hiểm chất lượng bán cho dân (NLĐ).Văn hóa giao thông – xây khó, phá nhanh (SGGP).
Cạnh tranh để làm lãnh đạo, sao không? (VNN 21-3-12)

Bộ trưởng Thăng gửi thư khen tinh thần cứu nạn (Bee.net 20-3-12) -- Dưới ánh đèn dầu leo lét?
Ông Nguyễn Sinh Hùng lại dí dỏmThu thuế linh hoạt như 'đèn xanh đi - đèn đỏ dừng' (VTC 20-3-12) 
'Cấm công chức uống rượu, bia giờ nghỉ trưa' (VnEx 21-3-12) -- Nếu muốn uống thì uống ngay giờ làm việc? Hơn 600.000 ô tô sẽ phải nộp thêm phí (PLTP). - Rắc rối vì biện pháp khẩn cấp tạm thời (PLTP).- Kiến nghị sửa quy định tạm nhập tái xuất (TT). - Nhanh chóng khắc phục kẽ hở luật pháp (SGGP).Án tuyên một đằng, phát hành một nẻo (báo Khánh Hòa). - Tòa đính chính bản án (TN). - TAND tỉnh Khánh Hòa đính chính bản án sai sót (TT). - Tòa Khánh Hòa vô tư đính chính vụ “bốc hơi” 2 năm tù (NLĐ). Khánh Hòa: Trần tình của Thẩm phán ra nhầm bản án (GDVN).  - TAND tỉnh Khánh Hòa đính chính bản án sai sót(TT).  - Tòa Khánh Hòa vô tư đính chính vụ “bốc hơi” 2 năm tù (NLĐ).  – Cái chết bất thường của một thanh niên tại trụ sở Công an (GDVN).  – Hà Tĩnh: Nghi phạm treo cổ chết trong phòng tạm giữ? (Công lý).- Lại một người ‘treo cổ chết’ tại công an Hà Tĩnh   –   (ĐCV).-  Các nhà ngoại giao Việt Nam – Một thế hệ mớiA new breed of diplomat for Vietnam (ATO).- Vietnam Envoy Invokes Immunity On Clam Charge (Orlando Sentinel).  Thông tin sai về ‘biệt thự Thủ tướng’   –   (BBC).  “Hành vi của Phó chi cục hải quan Hà Tây là vô liêm sỉ” (GDVN).- Khởi tố nguyên đại úy công an nhận hối lộ (TN). - Khởi tố điều tra viên vòi tiền kiểm lâm (TP).

Bất bình đẳng là kẻ thù của dân chủ: Inequality Undermines Democracy (NYT 20-3-12)

-Người Việt 'sang Singapore đòi nợ thuê'-bbc---Tinh thần dân tộc hay sự hoang tưởng? -Thấy gì qua chuyện ông Ngọc bị “ném đá?” vietsuky--  – Mua vui cho đại gia (NLĐ).  – Chiêu ‘mê hoặc’ mẹ vợ của lão đại gia (ĐV).--Xe Lexus đang chạy bỗng cháy (NLĐ).  - Thêm hai ôtô bốc cháy (TT).-- Tìm nguyên nhân cháy xe: Thất vọng (ĐĐK).- Vỉa hè Hà Nội lộn xộn vì phạt… quá cao! (VnMedia). - Ba điều ước ở xóm chài Trung Nghĩa (VNN).-- Một phụ nữ tố chồng bạo hành phải nhập viện (DV).-

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa VN trở lại danh sách CPC

Giáo dân Thái Hà tuần hành ngày 2/12/11 phản đối chính quyền chiếm đất nhà thờ -Hình: Reuters-Giáo dân Thái Hà tuần hành ngày 2/12/11 phản đối chính quyền chiếm đất nhà thờ
Đòi Quản Lý Tiền Cúng Chùa, CSVN Bị Chư Tăng Phản Đối; Thông Tư về quản lý tiền dân cúng chùa sẽ áp dụng cả cho nhà thờ? (03/22/2012)
HANOI (VB) - Chính phủ Hà Nội bắt đầu tiến hành một độc chiêu: đếm tiền trong túi các nhà sư, và sẽ giành quyền quản lý tiền này. Đó là tuyên bố chính thức của một Thứ Trưởng.

Tình hình này cho thấy có vẻ như là nhắm vào tiền của dân chúng cúng cho các cơ sở di tích, nhưng thực ra là để kiểm soát tài chánh của các chùa VN -- trong đó vẫn còn một số chùa thuộc ảnh hưởng của Hòa Thượng Thích Quảng Độ hay Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh -- những nơi chính phủ vẫn chưa hoàn toàn an tâm về nội an vì vẫn chưa tin hoàn toàn vào lòng trung thành của các vị sư, và lo sợ tiền cúng nhiều sẽ có thể được sử dụng cho việc khác.Mặt khác, khi ban hành Thông Tư chính thức, chính phủ cũng sẽ kiểm soát tiền dân cúng cho các nhà thờ Công Giaó và nhà thờ Tin Lành, vì không thể chỉ quản lý tiền chùa mà không quản lý tiền nhà thờ. Cần ghi nhớ rằng lượng tiền dân cúng trong các dịp lễ rất nhiều, đặc biệt là ở các di tích như Chùa Vĩnh Nghiêm của Phật Giáo, hay Thánh Địa La Vang của Công Giáo.

Báo Thanh Niên trong bản tin nhan đề “Sẽ có thông tư quản lý tiền công đức” ngày 13-3-2012 có cho biết rằng đây chỉ là quản lý tiền công đức chứ không phải thu tiền công đức.

Bản tin viết:

“...Tại hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011, chuẩn bị cho mùa lễ hội 2012, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái đã đề nghị Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu cho Bộ, phối hợp cùng Bộ Tài chính sớm đưa ra thông tư về quản lý tiền giọt dầu, công đức, cung tiến. “Ở đây không phải nhà nước thu tiền công đức của dân mà khi phát sinh nguồn thu cần phải minh bạch và được quản lý”, ông Ái nói...”

 Đặc biệt là lời giải thích của ông Trần Minh Chính -- Phó cục trưởng phụ trách Cục Văn hóa cơ sở, đơn vị tham gia đóng góp ý kiến cho thông tư -- rằng:

“...Tiền công đức ở nhiều nơi chưa thật minh bạch. Từ đó dẫn đến chuyện như lãng phí, ngoài ra còn tự ý tôn tạo, trùng tu di tích một cách bừa bãi làm biến dạng di tích do thiếu kiến thức. Hiện nay đang có xu hướng rất xấu là nhiều nơi tìm cách xây thêm nhiều điểm thờ tự trong cùng một điểm di tích, trái với luật Di sản, việc này cũng giống như chợ tăng thêm ki ốt. Cùng với đó là hiện tượng lăng xê di tích, gán cho di tích những ý nghĩa không hề có với mục đích tăng công đức, tăng thu...”

 Cũng trên báo Thanh Niên vài ngaỳ sau, Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, xã Đại Đình, H.Tam Đảo, Hà Nội - đã góp ý:

“...Nếu là tiền công đức của nhà chùa thì nhà nước không nên quản lý, bởi vì đó là tiền của thường trụ Tam bảo (Tam bảo là Phật - Pháp - Tăng). Chư tăng là người TU, nên dùng tiền công đức để nuôi thân hành đạo, giáo hóa chúng sinh, xây dựng mở mang chùa cảnh, in kinh sách, cứu trợ người nghèo khổ hoạn nạn... Chư tăng ni là người từ bỏ gia đình, xả thân cầu đạo, để giáo hóa chúng sinh, xây dựng nên đức lý cho xã hội nên khác với người cư sĩ giữ đền, đình, chùa. Nếu nhà nước quản lý tiền của chùa có chư tăng - ni trụ trì, là điều không đúng đạo lý, từ xưa đến nay không ai làm như vậy. Đối với đình, đền, không có tu sĩ cai quản, mà do nhân dân địa phương lập nên tự quản lý, thì nhà nước nên tổ chức phân công cho tập thể quản lý số tiền đó, để dùng tiền đó làm những việc phúc lợi cho dân cho nước, đồng thời tránh cho kẻ tham tạo tội.”

Trong khi đó, trên trang Phật Tử Việt Nam, Thượng Tọa Thích Thanh Thắng viết bài “Về "Thông tư quản lý tiền công đức" sắp được ban hành” đăng ngày 21-3-2012  có ý kiến:

“...đặt vấn đề quản lý “tiền công đức” đối với các tôn giáo không khéo sẽ lợi bất cập hại. Vì sao, vì tiền công đức là một loại tiền đặt biệt, được đóng góp một cách tự nguyện, không chịu bất cứ một ép buộc nào. Một khi tín đồ thấy số tiền công đức của mình cúng vào các cơ sở tôn giáo bị “nhòm ngó”, thì họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ nó...”

-Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa VN trở lại danh sách CPC 

CẬP NHẬT ĐẤU ĐÁ TRONG GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC: Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát

Tập Cận Bình Tập Cận Bình: Giữ gìn tính trong sạch của đảng

TẠP CHÍ “CẦU THỊ” ĐĂNG BÀI PHÁT BIỂU CỦA TẬP CẬN BÌNH NÓI VỀ VIỆC GIỮ GÌN TÍNH TRONG SẠCH CỦA ĐẢNG
Người dịch: Quốc Thanh - 16-03-2012
Hôm nay Đảng chúng ta họp Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18. Năm nay lại là năm quan trọng để tiếp tục thực thi Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, chúng ta sẽ nỗ lực thực hiện sự ổn trọng cầu tiến trước thử thách song trùng là bối cảnh quốc tế biến đổi phức tạp và nhiệm vụ phát triển cải cách trong nước gian khổ nặng nề.
Sứ mệnh vẻ vang và nhiệm vụ gian khổ đặt ra những yêu cầu mới đối với việc tăng cường và cải tiến sự nghiệp xây dựng Đảng, đối với việc làm tốt công việc giữ gìn tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng. Đồng chí Hồ Cẩm Đào đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 17, nhấn mạnh vấn đề giữ gìn tính trong sạch của Đảng trong tình hình mới, mang ý nghĩa trọng đại và sâu xa, mọi người cần học tập, lĩnh hội một cách sâu sắc, quán triệt, chấp hành một cách nghiêm túc.

I. Giữ gìn tính trong sạch của Đảng là yêu cầu căn bản của chính đảng Macxit
Liên minh những người cộng sản do K. Marx và F. Engels sáng lập là chính đảng giai cấp công nhân đầu tiên. Ở thời kỳ đầu sáng lập, trong điều lệ của Liên minh đã đưa ra những quy định chặt chẽ về việc giữ gìn tính trong sạch của Đảng, yêu cầu mỗi chi bộ phải chịu trách nhiệm về phẩm chất trong sạch của các hội viên mình tiếp nhận. V. Lênin trong quá trình xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân Nga cũng đặc biệt chú trọng đến tính trong sạch của Đảng, nhấn mạnh “nhiệm vụ của chúng ta là phải bảo vệ tính kiên định, tính triệt để và tính trong sạch của Đảng mình. Chúng ta cần nỗ lực nâng cao, nâng cao hơn nữa, nâng cao mãi danh hiệu và vai trò của các Đảng viên”. Sở dĩ các chính đảng Macxit cần coi trọng cao độ việc giữ gìn tính trong sạch của Đảng, về cơ bản là để bảo vệ vĩnh viễn bản sắc chính trị của Đảng, bảo vệ vĩnh viễn sức sống của Đảng, từ đó mà gánh vác sứ mạng lịch sử của mình cho tốt hơn.
Đảng Cộng sản Trung Quốc là một chính đảng Macxit, luôn giữ gìn tính trong sạch của Đảng là vấn đề căn bản và mục tiêu trọng yếu của việc xây dựng Đảng trong suốt các thời kỳ lịch sử cách mạng, xây dựng, cải cách của Trung Quốc. Đồng chí Mao Trạch Đông đã vạch rõ từ lâu, “Đảng mà chúng ta cần xây dựng là một Đảng có kỷ luật, trong sạch về tư tưởng, trong sạch về tổ chức, là một Đảng phù hợp với các tiêu chuẩn thống nhất”.
Tính trong sạch của Đảng được thể hiện ở các phương diện tư tưởng, chính trị, tổ chức và tác phong. Thể hiện ở mặt tư tưởng, chính là đòi hỏi tổ chức Đảng các cấp và đông đảo Đảng viên, cán bộ lãnh đạo của Đảng phải luôn coi những bài giảng lý luận của chủ nghĩa Mác và phần Trung Quốc hóa trong đó là tư tưởng chỉ đạo, luôn coi việc phấn đấu vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là niềm tin lý tưởng, kiên trì đường lối tư tưởng thực sự cầu thị của chủ nghĩa Mac, kiên quyết chống những biểu hiện xói mòn phản lại chủ nghĩa Mac, kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng sai lầm phản bội lại chủ nghĩa Mac; thể hiện ở mặt chính trị, chính là đòi hỏi tổ chức Đảng các cấp và đông đảo Đảng viên, cán bộ lãnh đạo của Đảng phải kiên quyết chấp hành cương lĩnh, điều lệ và đường lối phương châm chính sách của Đảng.
Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội phải luôn coi xây dựng kinh tế là trung tâm, kiên trì giữ vững 4 nguyên tắc cơ bản, kiên trì giữ vững đường lối cơ bản của cải cách mở cửa, kiên quyết chống lại mọi khuynh hướng chính trị sai lầm phản đối các đường lối cơ bản của Đảng; thể hiện ở mặt tổ chức, chính là đòi hỏi tổ chức Đảng các cấp và đông đảo Đảng viên, cán bộ lãnh đạo Đảng phải kiên trì quán triệt nguyên tắc chế độ tập trung dân chủ của Đảng và tuân thủ các yêu cầu về tổ chức kỷ luật của Đảng, tự giác bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng, kiên quyết phản đối mọi hành vi gây nguy hại và chia rẽ Đảng, nghiêm chỉnh giữ vững các tiêu chuẩn của người Đảng viên cộng sản và các điều kiện của người cán bộ lãnh đạo đã được quy định trong Điều lệ Đảng, kiên quyết loại trừ khỏi Đảng những phần tử thoái hóa biến chất, những phần tử thối nát đã mất tư cách Đảng viên cộng sản; thể hiện ở mặt tác phong, chính là đòi hỏi tổ chức Đảng các cấp và đông đảo Đảng viên, cán bộ lãnh đạo của Đảng phải luôn nêu cao những tác phong tốt đẹp của Đảng như lý luận gắn liền với thực tế, liên hệ mật thiết với quần chúng, phê bình và tự phê bình, khiêm tốn, không kiêu ngạo, gian khổ phấn đấu…, luôn quán triệt đường lối làm việc từ quần chúng đi tới quần chúng và phương pháp làm việc điều tra nghiên cứu của Đảng, kiên quyết phản đối những tác phong thiếu lành mạnh như thói chủ quan, thói quan liêu, chủ nghĩa hình thức, cậy quyền mưu lợi việc tư, gian lận và chuyên quyền độc đoán cá nhân, theo đuổi cuộc sống xa hoa… Luôn giữ gìn tính trong sạch của Đảng được quyết định bởi tính chất và tôn chỉ của Đảng chúng ta.
Đảng chúng ta là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Trung Quốc, đồng thời là đội quân tiên phong của nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân ra, Đảng không có lợi ích của riêng mình, bất cứ lúc nào Đảng cũng đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Tính chất và tôn chỉ ấy của Đảng vừa quyết định tính tiên phong của Đảng, lại vừa quyết định cả tính trong sạch của Đảng. Tính trong sạch của Đảng gắn kết cùng tính tiên phong của Đảng, chặt chẽ không thể phân chia. Tính trong sạch là tiền đề và nền tảng của tính tiên phong, tính tiên phong là sự thể hiện và sự bảo đảm của tính trong sạch, cả hai về bản chất là như nhau. Lịch sử thành lập Đảng chúng ta hơn 90 năm qua đã chứng minh rằng, sự mạnh mẽ kiên cường và sự nghiệp phát triển của Đảng được quyết định bởi rất nhiều nhân tố, tính trong sạch của Đảng có ảnh hưởng mang tính căn bản đối với sức sáng tạo, sức gắn kết, sức chiến đấu của Đảng. Khi nào tính trong sạch của Đảng được giữ gìn tốt, thì Đảng càng có thêm được sự mạnh mẽ kiên cường, sự nghiệp của Đảng càng phát triển được mạnh mẽ; khi nào tính trong sạch của Đảng bị ảnh hưởng và suy yếu, thì sức chiến đấu của Đảng sẽ bị giảm, sự nghiệp của Đảng sẽ bị tổn thất.
Hiện nay, nước ta đang ở vào thời kỳ then chốt xây dựng xã hội bậc trung một cách toàn diện và thời kỳ tấn công đi sâu vào cải cách mở cửa, chuyển đổi nhanh phương thức phát triển kinh tế, những thách thức cầm quyền, thách thức cải cách mở cửa, thách thức kinh tế thị trường, thách thức môi trường đối ngoại mà Đảng đang phải đối mặt ngày càng nổi rõ, những nguy cơ rã đám tinh thần, nguy cơ thiếu năng lực, nguy cơ xa rời quần chúng, nguy cơ tiêu cực thối nát mà Đảng đang phải đối mặt ngày càng nổi cộm.
Giữ gìn tính tiên phong và tính trong sạch của Đảng là bảo pháp quan trọng để Đảng chúng ta ứng đối và kinh qua được mọi thử thách, để hóa giải và chiến thắng được mọi nguy cơ trong tiến trình cải cách mở cửa và hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, đội ngũ Đảng chúng ta xét về tổng thể là trong sạch, đoàn kết, có sức chiến đấu, đây là sự bảo đảm căn bản để sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc không ngừng giành được những thành tựu vĩ đại. Nhưng cũng phải nhìn thấy rằng, trước bối cảnh trong và ngoài nước có những biến đổi sâu sắc, nhiệm vụ quản Đảng, trị Đảng ngày càng khó khăn, việc giữ gìn tính trong sạch của Đảng ra sao cũng đang phải đối diện với không ít những tình huống mới, những vấn đề mới. Đặc biệt là những vấn đề không còn phù hợp với những đòi hỏi về tính trong sạch của Đảng mà đồng chí Hồ Cẩm Đào đã nêu trong bài nói của mình, như niềm tin lý tưởng thiếu kiên định, tác phong thiếu lành mạnh, tính nguyên tắc yếu, thiếu liêm khiết… vẫn đang tồn tại ở những mức độ khác nhau trong một số Đảng viên và cán bộ của Đảng, điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng trong quần chúng và làm yếu đi sức chiến đấu của Đảng.
Chúng ta cần xuất phát từ sự bảo đảm vĩnh viễn không để cho Đảng bị biến chất, bảo đảm cho đất nước được vững bền cao độ, xuất phát từ những thách thức và nguy cơ mà Đảng đang phải đối mặt trước tình hình mới, mà nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giữ gìn tính trong sạch của Đảng, không ngừng tăng cường ý thức về Đảng, ý thức về chính trị, ý thức về nguy cơ, ý thức về trách nhiệm, nỗ lực không mệt mỏi để giữ gìn tính trong sạch của Đảng.
II.  Luôn giữ gìn tính trong sạch của Đảng về các mặt tư tưởng, tổ chức và tác phong  
Giữ gìn tính trong sạch của Đảng trong tình hình mới phải căn cứ theo những yêu cầu đã được nêu ra trong bài nói của đồng chí Hồ Cẩm Đào, kiên trì giữ vững Đảng, phải quản Đảng, thắt chặt kỷ luật Đảng, kiên trì giữ vững kết hợp giữa tăng cường vũ trang lý luận tư tưởng với quản lý nghiêm khắc đội ngũ, kết hợp giữa phát huy tác phong tốt đẹp của Đảng với tăng cường bồi dưỡng tính Đảng và rèn luyện tính Đảng, kiên trì giữ vững kết hợp giữa trừng trị thối nát với phòng ngừa thối nát một cách có hiệu quả, kiên trì giữ vững kết hợp giữa vai trò giám sát với kỷ luật Đảng nghiêm túc, không ngừng tăng cường tự trong sạch, tự hoàn thiện, tự cải cách, tự nâng cao năng lực, luôn luôn giữ gìn sự trong sạch về tư tưởng, sự trong sạch về tổ chức, sự trong sạch về tác phong của Đảng.
Giữ gìn sự trong sạch về tư tưởng của Đảng là nền tảng tư tưởng để bảo đảm phương hướng chính trị đúng đắn của Đảng và sự đoàn kết thống nhất của Đảng. Tư tưởng là dẫn hướng, là linh hồn. Nếu tư tưởng của các Đảng viên và các cán bộ của Đảng không trong sạch, niềm tin lý tưởng không giữ được kiên định, thì vì kém nhận thức tất sẽ không tránh khỏi mơ hồ, lập trường chính trị rất dễ bị lung lay. Trong điều kiện lịch sử mới, nhất thiết phải phát huy truyền thống tốt đẹp xây dựng tư tưởng mà Đảng chúng ta luôn chú trọng, kiên trì giữ vững tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, nhất là giáo dục hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc cho Đảng viên và cán bộ của Đảng, giúp cho họ có thể học tập thực sự, hiểu biết thực sự, tin tưởng thực sự, thực hành thực sự, tạo dựng thế giới quan, quan điểm quyền lực, quan điểm sự nghiệp một cách đúng đắn, đi đầu trong việc thực hành hệ thống giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, giữ được sự tỉnh táo trong nhận thức trước thực giả lẫn lộn, giữ được lập trường đúng đắn trước sóng cả gió lớn, xây đắp được phòng tuyến tư tưởng trước mọi cám dỗ.
Giữ gìn sự trong sạch về tư tưởng, điều quan trọng nhất là giữ được niềm tin kiên định vào chủ nghĩa cộng sản, giữ  được niềm tin kiên định vào chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Chúng ta vừa phải bám sát vào thực địa để làm tốt những việc của ngày hôm nay, lại vừa không được quên những mục tiêu lớn lao. Đảng viên và cán bộ của Đảng có được những niềm tin lý tưởng ấy, thì bất luận làm việc gì, cũng sẽ có được cảm nhận về sứ mệnh và cảm nhận về sự thiêng liêng cao cả.
Trong những năm tháng chiến tranh cách mạng, đã có biết bao những người cộng sản từng nam chinh bắc chiến, đổ máu hy sinh vì sự thành công của cách mạng, mà điểm tựa chính là giữ vững được niềm tin chính trị đúng đắn. Từ ngày cải cách mở cửa đến nay, biết bao nhiêu người cộng sản đã bền bỉ ngoan cường, dũng cảm dấn tới vì sự giàu mạnh của quốc gia và sự chấn hưng của dân tộc, mà điểm tựa vẫn là niềm tin chính trị đúng đắn. Sức mạnh của niềm tin là vô địch. Sự trong sáng về niềm tin là sự trong sáng căn bản nhất của người cộng sản. Hiện nay, có những Đảng viên và cán bộ của Đảng lóa mắt, phát sốt trước đại trào của nền kinh tế thị trường, không thể nhận thức được vấn đề giá trị cho đúng đắn, không thể ứng xử được với lợi ích cá nhân cho đúng đắn, nên đã dẫn đến suy sụp tinh thần, mất phương hướng sống, có những người thậm chí còn không giữ nổi cái gốc kỷ cương Đảng và quốc pháp, cuối cùng rơi vào thối nát suy đồi, mà bài học là vô cùng sâu sắc.
Trong bối cảnh đa tầng lợi ích trong nhà nước, nhân dân và cộng đồng, cá nhân, các Đảng viên và cán bộ của Đảng đương nhiên cũng có những lợi ích cá nhân chính đáng. Việc thực hiện giá trị tự thân cần phải được tôn trọng. Nhưng, lợi ích cuối cùng và giá trị cốt lõi của những người cộng sản chúng ta là toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, thành tâm, thành ý mưu lợi cho nhân dân. Là Đảng viên và cán bộ của Đảng, phải thường xuyên suy nghĩ và giải quyết cho tốt những vấn đề như vào Đảng để làm gì, làm cán bộ là làm những gì, sẽ để lại những gì sau mình, quyết không được vì mưu lợi cá nhân hoặc cho một số ít người, mà cần trước sau kiên trì giữ vững tinh thần toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân của người cộng sản.
Giữ gìn tính trong sạch của Đảng về mặt tổ chức, là giữ gìn sự bảo đảm tổ chức cho toàn Đảng cùng chung nhịp bước và tăng cường sức sáng tạo, sức gắn kết, sức chiến đấu của Đảng. Đảng chúng ta là một đảng lớn với hơn 80 triệu Đảng viên, hơn 380 vạn tổ chức cơ sở. Trong bối cảnh chấp chính suốt thời kỳ dài và cải cách mở cửa này, việc giữ gìn tính trong sạch của đội ngũ Đảng viên và cán bộ Đảng lại càng khó khăn và càng quan trọng hơn bao giờ hết. Tổ chức Đảng các cấp phải quản lý nghiêm khắc đội ngũ Đảng viên và cán bộ của Đảng, nghiêm ngặt đầu vào, tăng cường giáo dục, tăng cường giám sát, thông thoáng đầu ra.
Hiện có những người vào Đảng, làm cán bộ không phải vì tôn thờ chủ nghĩa Mác, không phải muốn kiên định ý chí vì chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cộng sản chủ nghĩa, mà cho là vào Đảng, làm cán bộ sẽ đem lại được điều lợi cho mình, coi việc vào Đảng, làm cán bộ là nguồn vốn chính trị để cá nhân hoặc gia đình, người thân được hưởng lợi. Lênin từng nêu rõ, “những Đảng viên thuộc phái Kito hữu, có cho không chúng ta cũng không cần”.
Phát triển Đảng viên mới phải phân tích thật nghiêm túc động cơ vào Đảng, nắm chắc tiêu chuẩn và trình tự, bảo đảm chất lượng, tránh “mang bệnh vào Đảng”. Đào tạo, bổ nhiệm và đề bạt cán bộ cũng cần phải nắm cho chắc, luôn dựa theo nguyên tắc khắp các vùng miền, bổ nhiệm người hiền tài và kiêm cả đức lẫn tài, lấy đức làm tiêu chuẩn dùng người đầu tiên để chọn cán bộ tốt, lập đội ngũ tốt. Phải thực hiện nghiêm túc bản “Những ý kiến đánh giá về việc tăng cường đạo đức cho cán bộ” mà Ban tổ chức Trung ương đã đề ra, lấy trung thành với Đảng, phục vụ nhân dân, liêm khiết, tự giữ kỷ cương làm trọng điểm, tăng cường đánh giá phẩm chất chính trị và phẩm hạnh đạo đức của cán bộ, tránh “mang bệnh vào đề bạt”.
Gần đây, có những địa phương và ban ngành đã có sự buông lỏng ở các mức độ khác nhau về mặt quản lý đội ngũ Đảng viên và đội ngũ cán bộ của Đảng, dẫn đến những khuynh hướng lệch lạc không được uốn nắn kịp thời, tật nhỏ diễn tiến thành vấn đề lớn, việc nhỏ ấp ủ thành sự kiện lớn, gây tổn hại đến hình ảnh của Đảng trong quần chúng nhân dân. Người ta thường nói “cái sẩy nảy cái ung”. Giáo dục nhắc nhở thường xuyên là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Phát hiện sớm, nhắc nhở sớm, uốn nắn sớm với những vấn đề mang tính manh nha và tính có chiều hướng xuất hiện thì mới có thể trừ họa được từ trong trứng nước. Phải xây dựng các chế độ kiện toàn Đảng viên, phân tích tính Đảng theo định kỳ, bình xét Đảng viên một cách dân chủ… Với những người trong đội ngũ Đảng viên và cán bộ của Đảng đã được giáo dục nhiều lần những vẫn không hối hận và sửa chữa, phải xử lý nghiêm khắc theo Điều lệ Đảng và những quy định khác trong Đảng, với những phần tử thoái hóa biến chất, phần tử thối nát không thể cứu chữa, cần kiên quyết loại bỏ ra khỏi đội ngũ của Đảng.
Giữ gìn tính trong sạch của Đảng về mặt tác phong, là con đường cố hữu để giữ gìn mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân và không ngừng đúc rút kinh nghiệm, trí tuệ và sức mạnh từ quần chúng nhân dân. Tăng cường và cải tiến tác phong của Đảng, luôn phát huy những tác phong tốt đẹp của Đảng, giữ gìn tính trong sạch về tác phong của Đảng, mà cốt lõi là liên hệ mật thiết với quần chúng, luôn cùng chung nhịp thở, cùng chung vận mệnh với quần chúng nhân dân, luôn đại diện cho ý chí và lợi ích của quần chúng nhân dân, luôn dựa vào quần chúng nhân dân để thúc đẩy cho lịch sử tiến lên. Đây là những điều cơ bản để bảo đảm cho Đảng mãi mãi không bị biến chất.
Trong toàn bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, phải không ngừng tăng cường giáo dục tôn chỉ của Đảng và giáo dục đường lối quần chúng, dẫn dắt Đảng viên và cán bộ của Đảng tạo dựng chắc chắn triết lý “lập Đảng vi công, chấp chính vi dân”, kiên trì giữ vững quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác, coi việc thực hiện tốt, bảo vệ tốt, phát triển tốt lợi ích căn bản của tối đa nhân dân là đá thử vàng  để kiểm nghiệm tính trong sạch, thiết thực làm tốt công tác tuyên truyền quần chúng, tổ chức quần chúng, phục vụ quần chúng, đoàn kết và dẫn dắt quần chúng tiến lên, kiên quyết phản đối mọi hiện tượng sai lầm như xa rời quần chúng, không quan tâm đến nỗi khổ của quần chúng.
Nếu các Đảng viên và cán bộ Đảng chúng ta luôn ở trên cao, không quan tâm đến sản xuất và sinh hoạt của quần chúng, không tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của quần chúng, không khiêm tốn học hỏi quần chúng, không tổng kết những kinh nghiệm do quần chúng sáng tạo ra qua thực tiễn, đóng chặt cửa nghĩ vấn đề, ra quyết sách, quen kiểu hô hào ra lệnh “cho là đương nhiên”, thì sẽ phạm phải các sai lầm của thói chủ quan, thói quan liêu, chủ nghĩa hình thức, sẽ tạo nên những tổn thất cực lớn cho sự nghiệp của Đảng và nhân dân. Giữ gìn tính trong sạch về tác phong của Đảng, phải kịp thời chỉnh trị những vấn đề nổi cộm tồn tại trong xây dựng tác phong của Đảng, trong đó cần hết sức chú ý đến việc chỉnh trị thói lười biếng và chỉ biết đến mình… Nếu thói chỉ biết đến mình thịnh hành, thấy có vấn đề không vạch ra, có lỗi lầm không phê bình, thì nơi nào thịnh hành tác phong tầm thường này thường là những nơi non yếu về chính trị, lơi lỏng về tác phong trong tổ chức và lãnh đạo Đảng, là những nơi nảy sinh nhiều vấn đề trong Đảng viên và cán bộ Đảng. Phê bình và tự phê bình là truyền thống và tác phong tốt đẹp của Đảng chúng ta, nhất thiết phải kiên trì kết hợp với thực tế một cách lâu dài, luôn luôn phát huy những gì là quang minh chính đại để không ngừng tăng cường tính chính trị và tính nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng.
III.  Cán bộ lãnh đạo phải lấy mình làm gương để đi đầu trong việc giữ gìn tính trong sạch
Giữ gìn tính trong sạch của Đảng, mấu chốt là ở cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng. Cán bộ lãnh đạo của Đảng vừa là người lãnh đạo và người tổ chức giữ gìn tính trong sạch của Đảng, lại vừa là người chấp hành và người thực hành giữ gìn tính trong sạch của Đảng. Cán bộ lãnh đạo ở cương vị lãnh đạo trong sự nghiệp của Đảng và nhân dân, điều này quyết định trách nhiệm cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn tính trong sạch của Đảng, từ đó cũng quyết định nhất thiết phải dùng yêu cầu về tính trong sạch của Đảng để đối chiếu với mình, kiểm điểm lại mình, điều chỉnh mình, nâng cao mình ở mọi thời điểm, ở mọi nơi, phải yêu cầu người khác làm những điều mình đã đi đầu làm được, phải yêu cầu người khác không làm những điều mình đã đi đầu không làm, thể hiện được đầy đủ tính trong sạch của Đảng bằng hành động thực tế mà mình đi đầu làm gương.
Tính trong sạch của Đảng đối lập về cơ bản với mọi hiện tượng thối nát, chống lại thối nát, đề cao liêm chính phải đấu tranh với tất cả mọi hiện tượng thối nát, bảo vệ sức khỏe cho cơ thể Đảng, bảo vệ tính trong sạch của Đảng. Là cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhất thiết phải lập thân bằng thế giới quan đúng đắn, dụng quyền bằng nhận thức về quyền lực đúng đắn, làm việc bằng nhận thức về làm việc đúng đắn, đi đầu trong việc tuân thủ các quy định về giữ liêm khiết kỷ luật, ứng xử với danh lợi và quyền lực địa vị với cái tâm vô tư, ứng xử với chức trách gánh vác và sự nghiệp của nhân dân với cái tâm biết kính sợ, bất cứ trong tình huống nào cũng phải giữ vững tinh thần, làm chủ hành vi, giữ cho thanh bạch, không nhiễm một vết nhơ, sống ngay thẳng, luôn giữ gìn phẩm cách cao thượng và hình ảnh thanh liêm của người cộng sản. Có những cán bộ lãnh đạo sở dĩ bị sa vào vực thẳm phạm pháp, thối nát suy đồi, xét về căn bản là “cái điều khiển” thế giới quan, nhân sinh quan đã có vấn đề, đã bị mất khả năng phòng ngừa thối nát, biến chất. Những bài học ấy mọi cán bộ lãnh đạo đều phải lấy đó mà cảnh giác.
Cán bộ lãnh đạo bất kể ở cấp nào, ở cương vị nào cũng đều phải tự giác tăng cường bồi dưỡng tính Đảng và rèn luyện tính Đảng, chí công vô tư, liêm khiết, tự giác thúc đẩy những tác phong tốt đẹp cần cù tiết kiệm, gian khổ phấn đấu của dân tộc Trung Hoa và Đảng chúng ta, tự giác chống lại thói tôn thờ đồng tiền, hưởng thụ, cá nhân cực đoan, làm sao để khi làm lãnh đạo phải vừa phát triển được, lại vừa phải luôn giữ gìn được tính trong sạch liêm khiết.
Giám sát chặt chẽ là con đường quan trọng để ngăn ngừa sự thối nát, biến chất trong Đảng viên và cán bộ của Đảng, để bảo vệ tính trong sạch của Đảng. Giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp trên, giữa quần chúng với cán bộ lãnh đạo và giữa cán bộ với nhau đều phải dám tiến hành sự giám sát một cách hữu hiệu. Cán bộ lãnh đạo các cấp phải chỉnh sửa lại quan niệm cho giám sát là mất tín nhiệm, phải tăng cường ý thức chủ động tiếp nhận sự giám sát và ý thức dựa vào pháp luật, dựa vào quy định, điều lệ để bảo vệ sự giám sát, tự giác đặt mình dưới mọi sự giám sát mà sự nghiệp của Đảng và quần chúng nhân dân đòi hỏi.
Tất cả mọi quyết sách cho những việc trọng đại phải nghiêm chỉnh quán triệt các nguyên tắc của chế độ tập trung dân chủ, không được làm “diễn đàn độc diễn”, không được chỉ một mình hoặc một số ít người nói là xong, mà phải làm “diễn đàn của quần chúng”, dựa vào trí tuệ tập thể và trình tự chặt chẽ để ra quyết định; tất cả mọi việc trọng đại có liên quan mật thiết đến lợi ích của quần chúng, có thể công khai được, đều phải công khai trước quần chúng theo luật pháp và các quy định điều lệ, lắng nghe đầy đủ ý kiến của quần chúng. Đặc biệt là khi thừa hành các quyền quan trọng như quyền đề bạt bổ nhiệm cán bộ, quyền thẩm duyệt hành chính và quyền sử dụng nguồn vốn tài chính trong kinh tế, luân chuyển tài sản cố định, quay vòng nguồn vốn tài chính, quyền sử dụng đất…, lại càng cần phải tự giác tiếp nhận sự giám sát, ngăn ngừa sự mất kiểm soát quyền lực, sai lầm trong quyết sách và sai trái trong hành vi.
Kỷ luật nghiêm khắc là sự bảo đảm mạnh mẽ để bảo vệ tính trong sạch của Đảng. Cán bộ lãnh đạo các cấp phải tăng cường ý thức kỷ luật, thiết thực chuyển hóa các quy định về kỷ luật chính trị, kỷ luật tổ chức, kỷ luật công tác kinh tế, kỷ luật công tác quần chúng và kỷ luật liêm chính thành quy phạm hành vi của mình. Nhất là phải tuân thủ chặt chẽ kỷ luật chính trị của Đảng, nâng cao tính nhạy cảm chính trị và sức phân biệt chính trị, kiên trì giữ vững sự lãnh đạo của Đảng không chút lung lay, kiên trì giữ vững đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc không chút lung lay, kiên trì giữ vững đẩy cải cách mở cửa tiến lên không chút lung lay, giữ gìn độ nhất trí cao với Trung ương Đảng một cách tự giác về các mặt tư tưởng, chính trị và hành động. Cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng còn phải gánh vác trách nhiệm tăng cường xây dựng kỷ luật, nghiêm túc điều tra những hành vi vi phạm kỷ luật bao gồm cả các vụ án về sự thối nát, thiết thực làm cho được mọi người đều bình dẳng trước pháp luật, không có đặc quyền trong tuân thủ kỷ luật, không có ngoại lệ trong chấp hành kỷ luật, nỗ lực làm cho kỷ luật của Đảng trở thành kỷ luật sắt thống nhất mà các đồng chí trong toàn Đảng đều phải tuân thủ ở bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ tình huống nào.
Đất nước ta đang ở trong tiến trình vĩ đại cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, cả cơ hội và thách thức cùng tồn tại, cả khó khăn và hy vọng cùng tồn tại, trách nhiệm nặng nề nhưng cao cả. Rất nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải được giải quyết trong sự xem xét, rất nhiều công việc trọng đại đòi hỏi phải được phát triển trong sự sáng tạo. Điều này đòi hỏi cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng phải luôn thừa hành một cách nghiêm túc chức trách lãnh đạo của mình, luôn đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo, làm tốt công tác phát triển ổn định cải cách một cách tự giác, không được có bất cứ biểu hiện lười biếng và dao động nào. Có được tinh thần gánh vác hay không, có thể thừa hành chức trách được một cách trung thành, tận tâm tận lực, dám chịu trách nhiệm hay không, đó là một phương diện quan trọng để thử thách xem ở mỗi cán bộ lãnh đạo có thể hiện được tính tiên tiến và tính trong sạch của người cộng sản hay không.
Nếu một việc bày ra trước mắt mà không nghĩ trước tiên đến mình nên chịu trách nhiệm ra sao, cần đóng góp như thế nào, mà chỉ chăm chăm cân nhắc và tính toán được mất cá nhân, gặp mâu thuẫn thì tránh xa, vấp phải vấn đề không dám thâu tóm, đối mặt với hiểm nguy không dám xông vào; nếu chỉ ham với phương cách đánh bóng mình, ham với việc lấy lòng quần chúng và mưu cầu danh lợi cá nhân; nếu không nghĩ đến tiến thủ, thì không chỉ khó lòng thúc đẩy cho sự nghiệp của Đảng và nhân dân tiến tới, mà còn gây tổn hại đến hình ảnh của Đảng, sẽ làm cho nhân dân vì thất vọng mà mất đi niềm tin đối với chúng ta.
Dám gánh vác vừa là đòi hỏi từ sự nghiệp của Đảng và nhân dân, lại vừa là trạng thái tinh thần cần có của người cộng sản. Chúng ta phải ra sức vận động tinh thần gánh vác trong xây dựng đội ngũ cán bộ và trong xây dựng đội ngũ nhân tài, nỗ lực hình thành hướng đạo sử dụng những người dám gánh vác, dám chịu trách nhiệm. Phải quán triệt toàn diện chính sách cán bộ của Đảng, xem xét toàn diện biểu hiện tài đức của cán bộ, đặc biệt chú trọng việc tuyển dụng đề bạt những cán bộ đã kinh qua rèn luyện thực tiễn, tính nguyên tắc mạnh, chiếm được nhiều cảm tình của quần chúng, sống ngay thẳng, dám nắm lấy quản lý giỏi, những cán bộ có ý tưởng, niềm đam mê, sự kiên trì, có hiệu suất trong công việc.
Tính trong sạch của Đảng cũng giống như tính tiên tiến của Đảng, đều không phải ở trạng thái tĩnh, cũng không thể một lần vất vả mà suốt đời nhàn nhã được. Mọi nội dung và yêu cầu trong đó đều tiến tới cùng với thời đại, đều phải phát triển cùng với sự phát triển của sự nghiệp của Đảng và nhân dân. Tăng cường sự xây dựng tự thân của Đảng, giữ gìn tính trong sạch của Đảng là một đại áng văn vĩnh cửu và luôn được làm mới trong thực tiễn. Tổ chức Đảng các cấp phải thực sự quán triệt việc thực hiện tinh thần trong bài nói quan trọng của đồng chí Hồ Cẩm Đào, kiên trì không mệt mỏi làm thật, làm sâu, làm tốt áng văn giữ gìn tính trong sạch của Đảng, luôn bàn giao được những đáp án làm vừa lòng Đảng và nhân dân.
Đây là bài nói của đồng chí Tập Cận Bình tại Lễ khai giảng học kỳ mùa xuân Trường Đảng Trung ương ngày 1 tháng 3 năm 2012.
 Tập Cận Bình: Giữ  gìn tính trong sạch của đảng (Ifeng/ Ba Sàm).Tập Cân Bình sẽ ra sao? Reassessing China: Awaiting Xi Jinping (Washington Quarterly Spring 2012)◄◄ Hậu Bạc Hy LaiBeijing Tightens Grip After Purge (WSJ 21-3-12)Nhiễu loạn tin đồn về Bạc Hy Lai (TN). –  Súng nổ ở Bắc Kinh?   –   (x-café). Dịch từ bài: Shots fired in Beijing  —  but what kind? (Want China Times). - Người sử dụng internet bối rối vì chính sách mới của TQ về mạng xã hội    –   (VOA). 
Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát   –   ( RFI ).

Luật sư TQ để được gia hạn giấy phép hành nghề buộc phải thề trung thành với ĐCS Trung Quốc

Trung Quốc lập đơn vị tinh nhuệ đối phó với chiến tranh tin học (DR) -Luật sư Trung Quốc phải thề trung thành với đảng Cộng Sản
Lần đầu tiên, Bộ Tư Pháp Trung Quốc ra lệnh cho các luật sư phải tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng Sản, khiến cho các luật sư nhân quyền hết sức phẫn nộ.
Trong một thông báo được đăng hôm thứ Tư trên trang web của họ, Bộ Tư Pháp nói rằng những người đăng ký giấy phép hành nghề lần đầu tiên và các luật sư xin gia hạn giấy phép sẽ phải tuyên thệ.

Lễ tuyên thệ này đòi hỏi các luật sư “cam kết thành thực làm tròn sứ mạng thiêng liêng của một lao động về pháp luật trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm Trung Quốc.” Lễ tuyên thệ cũng đòi họ phải “trung thành với tổ quốc, trung thành với nhân dân, tôn trọng vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc và hệ thống xã hội chủ nghĩa.”

Luật sư Pu Zhiqiang nói với ban Hoa ngữ đài VOA rằng từ lâu vẫn có tình trạng không rõ ràng giữa các chỉ thị của Bộ Chính trị đảng Cộng Sản và Ủy Ban Pháp Lý.



Trong những năm gần đây, nhà chức trách Trung Quốc đã gia tăng áp lực đối với các luật sư bênh vực cho các nhân vật hoạt động, đại diện cho thân chủ trong các vụ án nhạy cảm chính trị nhất
-China tightens grip on lawyers (Financial Times)-
All new lawyers and those who are renewing their licenses are now required to swear their allegiance to the Chinese Communist party
Những thủ thuật kiểm duyệt báo chí ở Trung Quốc-rfi.

CHÂU Á CHUYỂN HƯỚNG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

TT Obama và giới lãnh đạo ASEAN-Nguồn hình: http://freethisworld.com
-CHÂU Á CHUYỂN HƯỚNG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

Nguồn: Austin Bay - Real Clear Politics
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ - 21.03.2012
Khu vực láng giềng cứng rắn của Trung Quốc lại trở nên cứng rắn hơn về ngoại giao lẫn quân sự, và Bắc Kinh nên đổ lỗi cho thất bại chính trị của mình.

Hãy xem Việt Nam và Nam Hàn, hai láng giềng có tiềm năng quân sự cao. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, binh lính Nam Hàn từng giao chiến với quân Hà Nội. Ngày nay, hai quốc gia đều xem nó như là lịch sử lâu đời, và họ ngày càng hành động như những đồng minh không chính thức. Tuần này, Nam Hàn và Việt Nam đã thông báo rằng họ sẽ củng cố hợp tác quốc phòng song phương và tiến hành một “thảo luận chiến lược” về những vấn đề quốc phòng. Hợp tác quốc phòng bao gồm việc trao đổi đào tạo các sĩ quan cao cấp và hợp tác trong công nghiệp quốc phòng. Các chương trình trao đổi đào tạo sĩ quan cao cấp là một chính sách đầu trước khi dự thảo các kế hoạch quốc phòng chung.
Tại sao lại có hiện tượng liên kết khu vực này? Hãy bắt đầu với sự thấu hiểu mà các nhà lãnh đạo quốc phòng của Nam Hàn và Việt Nam thấy được trong việc ai và điều gì trong ý nghĩa “cục bộ” mà Trung Quốc nêu lên.
Hôm 5 tháng Ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi phát biểu trước Quốc hội Nhân dân Trung Quốc, đã nhận xét rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội Trung Quốc là “chiến thắng những cuộc chiến tranh cục bộ trong hoàn cảnh Thời đại Thông tin.”
Ai đấy cần nhắc với Thủ tướng Ôn rằng thậm chí trong Thời đại Thông tin, phương ngôn địa ốc lâu đời (“địa điểm, địa điểm, địa điểm”) vẫn có hệ quả chiến lược. Câu nói “chiến thắng những cuộc chiến tranh cục bộ” đã in sâu vào đầu một số người tại Seoul và Hà Nội, đặc biệt là khi Bắc Kinh vừa tăng cường ngân sách quốc phòng của mình lên 11%.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã -- và đang -- là một cuộc chiến tranh cục bộ của Trung Quốc. Trung Quốc đã tấn công vào cuối năm 1950, khi quân đội Hoa Kỳ tiến về hướng bắc gần biên giới Trung Quốc - Triều Tiên. Mối mâu thuẫn còn tồn đọng này có thể chỉ là di tích trong Thời đại Thông tin, nhưng người Nam Hàn biết rằng những vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn có thể đưa cả bán đảo về Thời đại Đồ đá. Tuy nhiên, Trung Quốc trên mặt ngoại giao vẫn tiếp tục bảo vệ chính thể Stalinist của Bắc Hàn.
Hãy tin rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đều vẫn còn nhớ đến cuộc chiến cục bộ của họ vào năm 1979. Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố rằng Trung Quốc khổng lồ sẽ dạy Việt Nam nhỏ bé một bài học. Cuộc tranh chấp biên giới này đã để lại 20 nghìn xác chết Trung Quốc. Chứng kiến sự vượt trội của Việt Nam trong lĩnh vực chiến thuật và vận hành quân sự, Đặng nhận ra rằng chính Trung Quốc cần phải học hỏi nhiều. Ông đã tăng cường nỗ lực hiện đại hoá quân đội Trung Quốc sau đó.
Tuy nhiên, cuộc giao tranh “cục bộ” giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1988 tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông có thể mang tính quan trọng cấp thời hơn, không chỉ đối với Việt Nam và những quốc gia dọc theo bờ Biển Đông, mà còn đối với Nhật Bản và Nam Hàn, vốn cũng có những tranh chấp về hải phận và đảo với Trung Quốc. Tháng Ba 1988, lực lượng Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh để giành quyền kiểm soát một số hòn đảo. Trung Quốc đã thắng trong cuộc chạm trán này, đánh bật Việt Nam và cho đến nay vẫn giữ quyền kiểm soát. Trận chiến này nhắc lại một cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974 vào quần đảo Hoàng Sa từng do chính quyền Nam Việt Nam kiểm soát.
Địa điểm, địa điểm, địa điểm. Những hòn đảo này nằm trên những vựa dầu hoả và khí đốt. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần 80% của biển Đông. Việt Na, Philippine, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Đài Loan và thậm chí Cambodia cũng tuyên bố chủ quyền từng phần khu vực biển này. Trung Quốc đã thiết lập những cơ sở quân sự trên một số đảo và rặng san hô đang bị tranh chấp, bao gồm đảo Vành Khăn, vốn được Manila xem là trực thuộc Philippine.
Cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tin rằng việc hùng hổ cục bộ thì đáng giá với phần thưởng về nguồn tài nguyên năng lượng địa phương. Bắc Kinh biết rằng giảm bớt sự dựa dẫm năng lượng vào khu vực Trung Đông thiếu ổn định là quyết định thông minh về kinh tế lẫn chính trị. Hơn nữa, đối thủ Ấn Độ với tiềm năng quân sự đang thống lĩnh những tuyến hàng hải trên Ấn Độ Dương, nơi các tàu vận tải miệt mài chuyên chở dầu từ Ả Rập, Iran và châu Phi đến Trung Quốc.
Chia để trị là một chiến lược sắc sảo, nhưng việc Trung Quốc thống trị ở biển Đông có thể giúp giảm bớt sự chia rẽ chính trị giữa những nước láng giềng. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng ngăn cản khối ASEAN trở thành một liên minh quân sự. Họ đã tìm cách lợi dụng những bất đồng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, giữa Philippine và Hoa Kỳ, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của người Mỹ. Bắc Kinh đã tươi cười khi Hải quân Hoa Kỳ rời khỏi những căn cứ ở Philippine.
Tuy nhiên các quốc gia ASEAN lại xem Trung Quốc như một đế quốc chuyên bắt nạt. Việt Nam đang đề xuất những hợp đồng khai thác dầu và khí đốt cho Ấn Độ. Người Philippine đang có lại sự tôn trọng mới đối với Hải quân Hoa Kỳ. Nhật và Hoa Kỳ hiện đang tích cực theo đuổi những chương trình phòng thủ tên lửa. Những cuộc chiến tranh cục bộ mà Trung Quốc muốn thắng đang ngày càng trở nên phức tạp, với việc Trung Quốc phải đối diện với những liên minh trong khu vực đang chiến đấu trên nhiều mặt trận.

Trung Quốc không có bạn: The Loneliest Superpower (FP 20-3-12) -- Bài Minxin Pei

Ngày tàn của đế quốc Mỹ? The Decline of the West: Why America Must Prepare for the End of Dominance (Atlantic 20-3-12) -- Kupchan phê bình Kagan 
Trung Quốc lại bắt 2 tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa   –   (RFA). – TQ lại bắt tàu cá VN, đòi tiền chuộc   –   (BBC).  –Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam ở biển Đông   –   (VOA). China holding 21 Vietnamese fishermen: official (AFP).  -  Vietnam say’s China holding fishing boats to ransom (Bikyamasr). – Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa để đòi tiền chuộc   –   (RFI). – Bắt ngư dân Việt, TQ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN (ĐV). –Phản đối Trung Quốc bắt tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa (VOV). - Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá (VNE). – Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá Việt Nam (Chính phủ). – Yêu cầu Trung Quốc thả ngay 21 ngư dân Việt Nam (TTXVN). - – Báo TQ lên án VN gửi chư tăng ra đảo   –   (BBC). Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm chính thức Campuchia   –   (RFA).--TQ, Philippines cam kết cải thiện quan hệ tuy có tranh chấp lãnh thổ   –   (VOA). – Mỹ hối thúc giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình, thực tế   –   (RFI).  – Miến Điện ủng hộ hòa bình ở Biển Đông –   (BBC). 
-Bài học "nhân quyền' cho những người Việt cực đoan ở Mỹ (CAND 19-3-12)Luật sư Nguyễn Đình Nhật (David Nhat), hiện hành nghề tại tổ hợp Luật Davis&Brothers, bang Pennsylvania, nói: "Việc ông Trúc Hồ tuyên bố chỉ trong 10 ngày đã có 50 nghìn người ký vào thỉnh nguyện thư "Nhân quyền cho Việt Nam" theo tôi là có, nhưng có theo kiểu 1 người ký 10, 20 lần bởi lẽ họ chỉ cần có email là ký được. Chứ nếu trang web của Nhà Trắng yêu cầu người ký phải nêu rõ số thẻ an sinh xã hội, hoặc số kiểm soát bằng lái xe thì e rằng chỉ có mấy ông ấy ký với nhau mà thôi"...

Trung Quốc không có bạn

-Biển Đông - Dầu Hoả - Mỹ - Trung Quốc: The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and US-China Strategic Rivalry (Washington Quarterly Spring 2012) -- CẦN ĐỌC VÀ DỊCH NGAY! ◄◄-:Trung Quốc không có bạn: The Loneliest Superpower (FP 20-3-12) -- Bài Minxin Pei
Người nước ngoài hiếm hoi tới Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa thường thấy một biển hiệu rất lớn tại sân bay với tuyên bố nực cười, "Chúng tôi có bạn bè trên khắp thế giới." Sự thật, chủ nghĩa Mao Trung Quốc - một nhà nước lừa đảo xuất khẩu cách mạng và đấu tranh vũ trang trên khắp thế giới, và một kẻ thù cay đắng hơn của phương Tây và khối Liên Xô cũ - đã vô cùng bị cô lập.
Nó có một vài tình bạn với các nước như  Ceauşescu Romania và Pol Pot của Campuchia, trong một vài năm ảm đạm, đồng minh thực sự của Trung Quốc chỉ là nước Albania nhỏ bé . 


-Forty years later, a powerful and assertive Beijing has a lot more friends. Its economic presence is warmly welcomed by many governments (though not necessarily people) in Africa; European countries regard China as a "strategic partner," and China has forged new bonds with leading emerging economies like Turkey, Brazil, and South Africa. Yet besides Pakistan, which depends on China for military and economic assistance, and which China supports mainly as a counterweight against India, Beijing has a shocking lack of real allies.
Real strategic alliance or friendship is not a commodity that can be bought and bartered casually. It is based on shared security interests, fortified with similar ideological values and enduring trust. China excels in "transactional diplomacy" -- romping around the world with its fat checkbook, supporting (usually poor, isolated, and decrepit) regimes like Angola and Sudan in return for favorable terms on natural resources or voting against Western-sponsored resolutions criticizing China's human rights record. And the world's second-largest economy will remain bereft of dependable strategic allies because of three interrelated factors: geography, ideology, and policy. 
For one thing, China is situated in one of the toughest geopolitical neighborhoods in the world. It shares borders with Japan, India, and Russia; three major powers which have all engaged in military conflicts with China in the 20th century. It still has unresolved territorial disputes with Japan and India, and the Russians fear a horde of Chinese moving in and overwhelming the depopulated Russian far east. As natural geopolitical rivals, these countries do not make easy allies. To the southeast is Vietnam, a defiant middle power which has not only fought many wars with China in the past, but is apparently gearing up for another contest over disputed waters in the South China Sea. And just across the Yellow Sea is South Korea, historically a protectorate of the Chinese empire, but now firmly an ally of the United States. 
That leaves countries like Myanmar, Cambodia, Laos, and Nepal, weak states that are net strategic liabilities: expensive to maintain but that yield minimal benefits in return. In the last decade, China wooed more important Southeast Asian nations into its orbit with a charm offensive of free trade and diplomatic engagement. While the campaign produced a short-lived honeymoon between China and the region, it quickly fizzled as China's growing assertiveness on territorial disputes in the South China Sea caused Southeast Asian nations to realize that their best security bet remained the United States. At the last East Asian Summit in Bali in November 2011, most of the ASEAN countries spoke up in support of Washington's position on the South China Sea.  
China may be North Korea's patron, but the two countries dislike each other intensely. Beijing's fear of a reunified Korea motivates it to keep pumping massive aid into Pyongyang. Despite having China as its gas station and ATM, Pyongyang feels no gratitude towards Beijing, and rarely deigns to align its security interests with those of China: Consider North Korea's pursuit of nuclear weapons, which has dramatically worsened China's security environment. Worse still, Pyongyang repeatedly engaged in direct negotiations with Washington behind Beijing's back during the China-sponsored Six-Party Talks, illustrating that it was always ready to sell its "friend" and neighbor out to the highest bidder. Yet China has little choice but to smile and play nice, as its ties with a reunified Korea would be worse: If the democratic South absorbs the North, the new country would almost certainly continue and possibly strengthen its security relations with the United States, instead of growing closer to China.
Of all its neighbors, only Pakistan has produced genuine security payoffs for China. But as internal turmoil weakens the Pakistani state, the net benefits of this relationship are decreasing. China's expanding trade and security ties with the Central Asian autocracies face competition from Russia (their traditional protector) and the United States; these states may need China to balance against the other great powers coveting their resources and strategic locations, but they are too fearful of falling deeply into China's orbit to form genuine alliances with it.-If geography conspires to deprive Beijing of durable security allies, the Chinese one-party system also seriously limits the range of candidates that can be recruited into Beijing's orbit. Liberal democracies -- mostly prosperous, influential, and powerful -- are out of reach because of the domestic and international liabilities of forming an alliance with a dictatorship. China and the EU wouldn't forge a security alliance; the rhetoric elevation of their relationship to a "strategic partnership," is immediately made hollow by the existing EU arms embargo against China and incessant trade disputes.
Electoral democracies now constitute roughly 60 percent of all the states in the world, making the pool of potential political allies for China much smaller than it was in the 1960s and 1970s. Newly liberal democracies like Mongolia, a neighbor of China, are loath to be tied to an autocratic behemoth, particularly a neighboring one. Instead, they seek alliance with the West for security (and one imagines that Beijing wasn't thrilled at Mongolia and the United States recently holding joint military exercises). Today, China's much-vaunted Cold War ties with Romania and Albania have collapsed. Although their democracies are deeply flawed, both countries' leaders seem to understand that hitching their wagons to China would hurt their chances of being part of the West. Doing business with China is one thing -- and perhaps it's inevitable in a modern, globalized economy, but seeing eye to eye on foreign policy is another matter entirely.
Beijing's foreign policy strategy in the last three decades has not focused on building strategic alliances. Instead, the emphasis has been on maintaining a stable relationship with the United States and capitalizing on a peaceful external environment to promote domestic economic development. Chinese diplomacy post-Mao went into overdrive only twice: squeezing Taiwan when a pro-independence government was in power (1995-2008) and the occasions when it rallied developing countries to defeat the West's human rights campaign against China. These were the times when Beijing had to rely on its friendship (and veiled threats) to get its way, such as when it convinced states such as Algeria and Sri Lanka to boycott the Nobel Peace Prize Award ceremony in December 2010 honoring Chinese dissident Liu Xiaobo. But otherwise, Chinese leaders have firmly stuck to their belief that the most dependable way for a great power to safeguard its security and interests remains expanding its own capabilities while ignoring the rest of the world. 
Like other great powers, China has client states, such as North Korea and Myanmar.  If North Korea has shown how a vassal can become a dangerous trouble-maker, Myanmar illustrates why a patron should never take its charge for granted. Until the recent political thaw in Myanmar, China thought it had the isolated military junta in its pocket. But the generals ruling Myanmar apparently had other plans. They abrogated a contract with China to build a controversial dam and, before Beijing could make its displeasure known, released political prisoners and invited U.S. Secretary of State Hillary Clinton to Yangon for a historic visit. Today, Myanmar appears to be slipping away from the Chinese orbit of influence.
Farther afield, China may have a few countries with which it is truly on friendly terms, such as Hugo Chávez's Venezuela, Robert Mugabe's Zimbabwe, and the Castros' Cuba. But these are, by and large, states headed by political pariahs that are skilled manipulators of great powers. Besides access to natural resources and backing at the U.N., important as they are, good relations with such states generate little value for Beijing. In any case, the rulers of these states are old and ailing. When new, better democrats take their place, the relationship with China may cool.
Russia is the closest thing China has to a powerful quasi-ally. Their shared fear and loathing of the West, particularly of the United States, has brought Moscow and Beijing ever closer to each other. Yes, their common economic interests are dwindling: Russia has disappointed China by declining to deliver advanced weapons and energy supplies, while China has not lent enough support to Russia in its feud with the United States over missile defense and Georgia. But in a strictly tactical sense, China and Russia have become partners of convenience, cooperating at the United Nations Security Council (UNSC) to avoid isolation and protect each other's vital interests. On Iran, they coordinate closely with each other to moderate the West's pressures on Tehran. On Syria, they twice jointly vetoed UNSC resolutions to protect the Assad regime. Yet any honest Russian or Chinese would tell you point-blank that they are no allies; their strategic distrust of each other makes genuine alliance impossible.
The growth of Chinese power has created the dreaded "security dilemma": Instead of making Chinese more secure, its growing power is striking fear among its neighbors and, worse, has elicited a strategic response from the United States, which has pivoted its security focus toward Asia. The emerging strategic rivalry will severely test Beijing's diplomatic skills. The strategic choices available in terms of strengthening its alliance structure are few. Most Asian states want the United States to maintain its critical balancing role in the region; friends China can make in other parts of the world bring nothing to bear on this rivalry. There are, however, two difficult but promising paths China can take. One is to resolve the remaining territorial disputes with its neighbors and then throw its weight behind a regional collective security system which, once in place, could alleviate its neighbors' fears, moderate the U.S.-China rivalry, and obviate the need for China to recruit allies. The other is to democratize its political system, a move that will once and for all eliminate the risks of a full-fledged U.S.-China strategic conflict and bring China "friends all over the world." The first may be a reach, too little, too late -- and don't hold your breath for the latter.-

.A new breed of diplomat for Vietnam (Asia Times 22-3-12)-VN 'trấn an Nhật về dự án hạt nhân' bbc -
Ai đứng sau vụ cấm báo Thanh Niên tổ chức tri ân chiến sĩ? (RFA 20-3-12) ◄Việt Nam ngày nayMột cuộc gặp mặt phải qua 3 quán cà phê (Blog Nguyễn Xuân Diện 19-3-12) -- Chiều chiều ra đứng ngõ sau  / Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. 
Hậu Bạc Hy LaiBeijing Tightens Grip After Purge (WSJ 21-3-12) Hậu Bạc Hy Lai: Bo Xilai is Gone. Now Can Beijing Keep its Balance? (WSJ 20-3-12) China’s Falling Star (NYRB 19-3-12) -- This is surprisingly good! (Có một chi tiết đặc biệt thú vị xung quanh vụ Vương Lập Quân xin tị nạn ở lãnh sự Mỹ: Vương hi vọng rằng nếu bị bắt thì sẽ là công an Trung ương bắt, chứ không phải công an Trùng Khánh bắt.)--“Trái đắng kinh tế” mang tên Trung Quốc ngày một chín? (VnEconomy).--
Ngày tàn của đế quốc Mỹ? The Decline of the West: Why America Must Prepare for the End of Dominance (Atlantic 20-3-12) -- Kupchan phê bình Kagan
-Trung Cộng, Việt Nam và Thế Giới -Quốc Việt & Nguyễn Xuân Nghĩa - SBS Radio Ngày 120321
Vấn đề Trung Quốc của Thế giới nằm tại Bắc Kinh,
Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội...
Beijing, China (@morguefile.com)
Bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhậnx ét về cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng CS Trung quốc và thế đứng Việt Nam phải chọn để thoát áp lực càng lúc càng gia tăng từ Bắc kinh. 

  • Duration17 Mins 16 Secs
  • Download7.9 MB
 Đã có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể?
TT - Xăng dầu lên giá, giá một loạt hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Giá gas liên tục tăng, hàng loạt dịch vụ y tế tăng 5-20 lần... Chính phủ lại thêm nghị định thu phí bảo trì đường bộ với mức phí không thấp.
--Việt Nam lọt top 50 môi trường kinh doanh tốt nhất của Bloomberg -Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia Đông Nam Á lọt nhóm 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới của Bloomberg..

-- Kiến nghị tới 2013 mới thu quỹ bảo trì đường bộ (SGTT).  - Thuế, phí ôtô và chuyện được – mất (VnEconomy). - Sức dân đang bị thử thách (TT).  - Bổ sung các đối tượng được miễn chịu phí lưu hành (DT).  - “Loạn” phí giao thông, vì sao? – Kỳ 2: 3 cái sai của… trạm thu phí (TT).  - Sẽ bỏ hàng loạt trạm thu phí cầu, đường? (VnEconomy).- Thu phí bảo trì đường bộ ngay sẽ khó cho DN (VNN).- Phó chủ tịch uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia: “Phí hạn chế phương tiện cá nhân đáng ra phải thu từ 10 năm trước”! (SGTT).  - Phí bảo trì đường rẻ hơn tiền mua thỏi son (TP).  -Đề xuất thu phí lưu hành phương tiện tăng 5% mỗi năm (SGTT).  - ‘Không sớm thu phí, Hà Nội sẽ không còn chỗ để xe’ (VNE)..- Nghe chuyên gia Pháp tư vấn quy hoạch Hà Nội (VNN).- Phạt mạnh để “răn đe” vi phạm giao thông (VNN). 

Đã có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể?
Thời gian qua, nhiều báo, nhiều bài viết trích dẫn báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nói rằng số lượng doanh nghiệp giải thể năm 2011 lên đến 79.014 doanh nghiệp.
Nói như vậy là không chính xác (theo báo cáo). Bởi báo cáo ghi rõ (và người viết đã kiểm tra với bên VCCI): “Tính cả năm 2011, số doanh nghiệp giải thể dừng ở con số 7.611 doanh nghiệp”.
Con số 79.014 doanh nghiệp giải thể là tính từ trước cho đến cuối năm 2011 (tức cộng dồn nhiều năm lại).
Theo giải thích của VCCI, có 6 khái niệm chỉ trạng thái tồn tại của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đăng ký thành lập: tính đến cuối năm 2011 là 622.977 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp giải thể: Tức có đến đăng ký giải thể. Tính từ trước cho đến cuối năm 2011 là 79.014 doanh nghiệp; riêng năm 2011 là 7.611 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngừng hoạt động: Tức có đến đăng ký tạm ngưng hoạt động. Nhiều hơn số doanh nghiệp giải thể. Không có số liệu cho cả năm 2011 (9 tháng đầu năm 2011 là 11.421 doanh nghiệp).
Doanh nghiệp dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký giải thể: Tức đối chiếu số liệu với bên thuế. Nhiều hơn số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhiều lần. Không có số liệu cho cả năm 2011 (9 tháng đầu năm 2011 là 31.477).
Doanh nghiệp tồn tại về mặt pháp lý: Tính đến cuối năm 2011 là 543.963 doanh nghiệp. Lấy số đăng ký thành lập trừ số đăng ký giải thể.
Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động: Lấy số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế, chỉ khoảng trên 290.000 doanh nghiệp.
Như vậy con số doanh nghiệp giải thể cũng không nói lên được gì nhiều. Phải lấy con số doanh nghiệp dừng nộp thuế (vì bên thuế kiểm soát con số này chặt chẽ hơn nhiều) để hình dung tình cảnh khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.



-Việt Nam sẽ siết chặt quản lý thuê bao di động.voanews..

-Vietnam’s technology pioneers (FT 20-3-12)Việt Nam là nơi lý tưởng để hưởng tuổi hưu - Việt Nam sẽ siết chặt quản lý thuê bao di động    –   (VOA).
“Đuối lý” việc phân vốn chương trình mục tiêu quốc gia 2012 .(Dân trí)

Bauxite Việt Nam

Thấy gì qua chuyện ông Ngọc bị “ném đá?”

Hoàng Anh

 Người tổ chức buổi thuyết trình với chủ đề “Vấn đề Chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa,” GS Nguyễn Quang Ngọc, ngày 17/03/2012, hẳn đã rất khó xử. Có lẽ ông không chỉ khó xử vào trước thời điểm đăng đàn thuyết trình mà còn thấy khó xử hơn gấp bội sau hàng loạt những phản ứng kể từ khi buổi thuyết trình diễn ra.
Phần lớn thông tin phản hồi trên mạng đều coi ông như một tội đồ vì không thể hiện gì sâu sắc và đầy đủ về vấn đề tranh chấp giữa Việt Namvà Trung Quốc đối với hai quần đảo Trường-Hoàng Sa. Nói cách khác, ông bị kẹt giữa một tình thế nan giải khi mà dư luận nhân dân đang ở đỉnh cao phẫn uất khi người ta không cho phép tổ chức bất cứ sự kiện nào vinh danh các liệt sỹ hy sinh ở Gạc Ma nói riêng, trên hai quần đảo thiêng liêng của tổ quốc nói chung.

Khi tất cả những ý tưởng tổ chức một buổi lễ tưởng niệm bị khống chế, người ta không còn cách nào khác mong chờ vào một sự kiện mà ông chọn thời điểm nhạy cảm này để tổ chức: nói về Chủ Quyền. Có lẽ lỗi lớn nhất của chủ quan ông Ngọc là đã chọn không đúng thời điểm. Và cũng qua sự kiện này, chúng ta đều ngậm ngùi nhận ra rằng: chỉ có một thủ phạm duy nhất, đó chính là ý đồ nô lệ hóa sự tự do học thuật. Nói cách khác, cuộc tranh luận này sẽ chẳng đi đến đâu cả trong một quốc gia mà người ta không tôn trọng bất cứ một quyền chính đáng nào, kể cả quyền được nghiên cứu tự do và công bố các công trình nghiên cứu theo khuynh hướng tự do tư tưởng.
Thật ra, cũng không ít người hiểu rằng, buổi thuyết trình của ông Ngọc sẽ nằm trong giữa hai giả định.
Thứ nhất, nếu ông dám đăng đàn và thuyết trình một cách đúng bản chất sự việc, nghĩa là công bố tất cả các thông tin liên quan, bao gồm cả việc phân tích trên giác độ khoa học sự xâm lược đối với hai quần đảo vốn thuộc về Việt Nam và phản ứng tồi tệ của Việt Nam trong những thời điểm đó, thì chắc chắn buổi thuyết trình không thể diễn ra mà không có vài sự quấy quả. Thậm chí là bị hủy bỏ vì nhiều lí do (ví dụ: ông Ngọc bị tai nạn?).
Thứ hai, nếu ông vẫn đăng đàn và cắt bỏ những vấn đề bị quy chụp là “nhạy cảm”, thì ông sẽ gặp phải một phản ứng dữ dội của dư luận khi mà sau tất cả những cấm đoán bằng nhiều thủ đoạn đối với các hoạt động nhằm vinh danh các chiến sỹ Gạc Ma, người ta đang trông chờ một tiếng nói thật mạnh mẽ và hả dạ. Và quả nhiên, kich bản mấy ngày qua chính là giả định thứ hai này: Ông Ngọc bị kẹt và bị “ném đá” cho tơi bời.
Trên thực tế, kho dữ liệu về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo này ở Việt Nam và trên thế giới, bao gồm cả những căn cứ mà ông Ngọc đưa ra trong buổi thuyết trình đều là những dữ kiện không thể bàn cãi. Một vài người có thể sẽ cảm thấy vô cùng khó hiểu khi biết điều này, nhưng lại không thấy chúng, các dữ kiện lịch sử và pháp lý, được sử dụng để làm căn cứ cho một cuộc đấu tranh nghiêm túc nhằm phủ nhận hoàn toàn những lập luận mà phía Trung Quốc đang bám vào để cướp trắng hai quần đảo từ tay Việt Nam.

Điều này thực ra rất dễ hiểu. Ông Ngọc là một trong những Giáo sư nằm trong biên chế của ĐHQG Hà Nội. Cái đại học này lại là một trong những cơ sở giáo dục trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Ở một góc độ nào đó, nó thậm chí không thuộc biên chế của Bộ Giáo dục, nghĩa là được xếp ngang hàng với một bộ. Tất cả chúng đều đang chịu một sự “quản lí’ thống nhất và bắt buộc từ một cơ quan cao hơn nữa, chuyên làm nhiệm vụ giám sát các vấn đề Tư tưởng và Văn hóa. Vậy nên, ngay cả khi ông Ngọc là một người có Tài thật, Tâm thật, thì ông ta cũng chẳng thể vượt ra khỏi cái đường ray đã được lắp đặt sẵn ở đó (trừ khi ông xác định đó là sự kiện mang tính khoa học chân chính nhất của mình và rời bỏ khỏi vị trí đương nhiệm sau sự kiện này).
Cho nên, suy cho cùng, cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh việc ông Ngọc đã nói những gì hôm 17/3 cũng chỉ là một cuộc cãi lộn giữa những nạn nhân. Không bao giờ có được một công trình gắn mác khoa học nào đáng gọi là khoa học trong một đất nước mà toàn bộ nền giáo dục chỉ là con tin cho những mục đích chính trị. Nói cách khác, dù ông Ngọc có thêm vài chục lần lên BBC hay CNN gì đó mà nhại đi nhại lại rằng: “tôi làm công trình này, sự kiện này một cách hoàn toàn tự nhiên, không phải chịu một áp lực nào cả,” thì chẳng qua cũng chỉ là sự thừa nhận đầy cam chịu của một người đã tự nguyện từ bỏ cái chân giá trị của một nhà trí thức để chui vào cái bóng mát của võng lọng hư danh. Và xét cho cùng, cũng là đáng thương.

Đến đây, có lẽ ông Ngọc lại đối mặt với một tình thế khó xử khác: Chứng minh mình là người làm khoa học chân chính và đã tổ chức một cuộc hội thảo thuần túy khoa học về chủ đề Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam một cách khách quan đầy đủ và đúng tiêu chuẩn khoa học. Đây sẽ là một nan đề bất khả đáp của ông và có thể là với những người cùng hệ thống của ông nữa.
Trước hết, các ông sẽ phải chứng minh rằng: Tại Việt Nam, ở diện hẹp, người ta được quyền nghiên cứu, công bố, xuất bản những công trình nghiên cứu mà bản thân các ông cảm thấy có sự đam mê theo đuổi và nó nhằm giải đáp các vấn đề tồn tại của xã hội;
Thứ hai, các ông sẽ phải chứng minh được chân nghĩa của thuật ngữ “Chủ quyền” trên các bình diện Pháp lý, Chính trị, Văn hóa, và cả Khoa học nữa rằng người Việt Nam thực sự có những quyền này. Khi ông đặt ra mục tiêu thuyết trình về Chủ quyền, có lẽ ông đã quá mạnh dạn muốn đề cập đến vấn đề chủ quyền trong trường hợp ghép nó vào sự liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà quên đi rằng đó chỉ là một phái sinh từ chủ quyền toàn vẹn và thực tế của nhân dân trong một quốc gia cụ thể. Thiết nghĩ, khó mà nói chủ quyền đối với nơi nào khác khi mà quyền làm chủ ở chính đất nước mình lại không hề tồn tại. (Ở đây, xin đưa ra một tham chiếu về thuật ngữ này mà người viết cho là hợp lý. Theo nguồn Từ điển mở Wiktionary thì Chủ quyền là : Quyền làm chủ một nước về tất cả các mặt);
Thứ ba, nếu thừa nhận ý nghĩa của thuật ngữ “Chủ quyền” như vậy, xét thấy cũng phải làm rõ được ai mới là chủ thể thực sự của chủ quyền này. Và tại sao người ta lại tìm mọi cách ngăn cấm một cuộc hội ngộ tri ân phụ nữ ngày 8-3? Tại sao người ta bắt một người phụ nữ chống ngoại xâm bằng phương pháp hòa bình đi cải tạo không qua xét xử? Tại sao người ta không để cho cả hương hồn của những người chiến sỹ anh hùng được tưởng nhớ, tri ân bởi chính những người là đồng chí, anh em và gia đình của họ?
Đang có rất nhiều người chờ đợi câu trả lời hoặc bất cứ một sự cải chính nào của ông Ngọc. Nhưng cũng có một vài người hiểu được thế bí của ông hiện tại. Ông đang đứng trước nhiệm vụ chứng minh cho một bài toán mà mục đích và đề bài đều đã sai: có khoa học thực sự hay không trong một môi trường học thuật không có tự do tư tưởng? Và, có thể, bây giờ ông đã nhận ra sức ép cho mình là gì.
H. A.

Đài Á châu Tự Do

“Mô Hình Trùng Khánh” và Bạc Hy Lai

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2012-03-21
Audio phỏng vấn
Tuần qua tin tức dồn dập từ Trung Quốc về vụ ông Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh khiến dư luận chú ý đến một phạm trù được gọi là “Mô hình Trùng Khánh”.
Vũ Hoàng trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về ưu nhược điểm của chính sách kinh tế áp dụng tại thành phố đông dân nhất địa cầu vì có khi đấy cũng là một trong nhiều lý do giải thích tại sao ông Bạc Hy Lai lại bị thay thế trước Đại hội đảng khóa 18 tại Bắc Kinh.

Mô hình hấp dẫn

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Theo dõi tin tức trong truyền thông Việt ngữ, chúng tôi thấy hình như ông đã sớm nói về sự thất bại của “Mô hình Trùng Khánh” giữa hai biến cố cũng gay go về kinh tế chính trị tại Trung Quốc là khủng hoảng Ôn Châu và biến động Ô Khảm. Sau khi người được coi là tác giả của “Mô hình Trùng Khánh” là Bí thư Bạc Hy Lai vừa mất chức tuần qua, xin đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta một số đặc điểm của mô hình này. Như mọi khi, xin ông nói về bối cảnh của vấn đề.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa là về bối cảnh, có lẽ ta cần nhớ ra vài đặc tính của Trung Quốc.
Thứ nhất, do địa dư hình thể, lãnh thổ bát ngát của xứ này có ba vùng khác biệt từ đại dương vào bên trong. Miền Đông trù phú, miền Tây nghèo khổ và biên vực hoang vu vây quanh ba góc từ Tây Nam qua hướng Tây lên tới hướng Bắc và Đông Bắc. Đó là khái niệm tôi cứ gọi là “nhất quốc tam kinh”, một quốc gia có ba nền kinh tế với bài toán nan giải là bất công xã hội giữa các địa phương, an ninh quốc gia tại vùng phiên trấn và chính sách phát triển ở cấp trung ương.
Thứ hai, do chế độ độc đảng và chưa có thể chế dân chủ liên bang, tranh luận về chính sách phát triển thích hợp không được công khai hóa trong khi chiến lược kinh tế theo đuổi từ hơn 30 năm nay chẳng những không giải quyết nổi mâu thuẫn bên trong mà còn đào sâu dị biệt địa dư và xã hội, và nhất là gây vấn đề giữa chủ trương của trung ương với đường hướng riêng của các đảng bộ địa phương. Trong hoàn cảnh đó, sáng kiến của ông Bạc Hy Lai về mô thức áp dụng cho Trùng Khánh có một số ưu điểm nhất định đến độ nhiều người cho là mẫu mực khả dĩ áp dụng ở nơi khác.
Thực tế lại không đơn giản như vậy, mà cá tánh cùng phương pháp của ông ta lại gây vấn đề cho nhiều địa phương hay lãnh tụ khác. Khi họ chuẩn bị việc chuyển giao quyền lực tại Đại hội 18 vào mùa Thu này, mâu thuẫn đó thành công khai. Tôi còn nghĩ rằng vụ Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân bị quản thúc tháng trước chỉ là mặt nổi của các mâu thuẫn căn bản và gay gắt hơn về tương lai của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông đã tóm lược nhiều nan đề của quốc gia phức tạp này. Bây giờ, ta bắt đầu với mô hình hay mô thức Trùng Khánh mà ông cho là có một số ưu điểm nhất định nên đã được nhiều người cho là mẫu mực. Đặc tính của mô hình đó là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trùng Khánh là một trong năm thành phố do Trung ương quản lý, đông dân nhất với hơn 30 triệu người. Đây là thành phố nằm trong mà biệt lập với Tứ Xuyên, một tỉnh bị khóa trong đất liền, chứ không tiếp cận hải dương như bốn thành phố kia.
Thời mở cửa 30 năm trước thì vì chế độ bao cấp phá sản, doanh nghiệp nhà nước bị cải tổ, thành phố tụt hậu so với các tỉnh thành duyên hải. Bên trong còn bị thất nghiệp cao và nạn tham ô, cùng cường hào ác bá cấu kết với tổ chức tội ác khiến xã hội bất ổn, cư dân lũ lượt tiến về Đông kiếm việc. Khi được đưa từ Bộ Thương mại về làm Bí thư cuối năm 2007, Bạc Hy Lai tung sáng kiến giải quyết vấn đề kinh tế xã hội của Trùng Khánh. 
Ông ta tách khỏi xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh thành duyên hải mà phát triển đầu tư và tiêu thụ trong nội địa, đa dạng hóa kinh tế, tập trung xây dựng các dự án hạ tầng và tái phân lợi tức cho dân nghèo. Trong tiến trình đô thị hóa khá mạnh, ông không để xảy ra nạn cướp đất của dân và có chú trọng đến công bằng xã hội. Trùng Khánh trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng được hệ thống công nghiệp nhẹ và hướng về tiêu dùng.
Khi thế giới bị Tổng suy trầm 2008-2009 và kinh tế Trung Quốc nói chung giảm đà tăng trưởng dưới tốc độ 10% của các năm trước, Trùng Khánh vẫn tiến mạnh với tốc độ trên 16% vào năm qua. Đó là thành tích kinh tế không nhỏ nên người ta mới nói đến một mô hình hấp dẫn.

Công bằng xã hội

Vũ Hoàng: Còn về mặt xã hội và chính trị thì mô hình này có gì là đặc biệt?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Về xã hội, Bạc Hy Lai được coi là có công phá vỡ hệ thống cấu kết chính trị và diệt trừ tổ chức tội ác mà ta vẫn gọi là các hội kín hay “Tam Hợp”, xưa nay tung hoành rất mạnh. Ông cũng mở rộng các dịch vụ xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Năm 2011, lợi tức các hộ gia đình thị dân, là những đơn vị hành chính có hơn hai vạn dân, tăng được hơn 15%, mà của thôn dân tại các làng xã thì tăng đến 22%. Cùng với việc đô thị hóa, hơn ba triệu người đã vào thành thị mà Trùng Khánh không bị động loạn hay khiếu kiện về đất đai. Cho nên, so với nhiều nơi khác thì công bằng xã hội là ưu điểm của Trùng Khánh.
Về chính trị, Bạc Hy Lai đề cao yếu tố công bằng trong tư tưởng Mao Trạch Đông. Với khẩu hiệu “thanh hồng, đả hắc”, hát nhạc đỏ và diệt xã hội đen, ông khôi phục thủ thuật vận động quần chúng kiểu Mao, như “chiến dịch đỏ” và các ca khúc ái quốc. Ông quyến rũ phái “Tân Tả”, các phần tử cực tả đang sợ là vì kinh tế thị trường mà xứ sở mất bản sắc cộng sản và chạy theo Tây phương.
Nhưng nghịch lý là bản thân ông Bạc Hy Lai lại hành xử như một chính khách phương Tây, với áo khăn dịu dàng và cách ăn nói lôi cuốn đầy chất mị dân của người đi tranh cử.
Vũ Hoàng: Thế rồi trung ương có thấy ra những ưu điểm của mô hình Trung Khánh chăng?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Khi kinh tế sa sút, khu vực duyên hải sống nhờ xuất khẩu gặp trở lực từ quốc tế, nhiều nơi bị động loạn, và tư doanh loại vừa hay nhỏ bị phá sản hàng loạt thì Trùng Khánh vẫn tự cung cấp và đạt mức sung túc cao hơn. Vì vậy, lãnh đạo Bắc Kinh chú ý đến Trùng Khánh như giải pháp áp dụng được cho nơi khác. Nhưng sự thật không hoàn hảo như vậy, chưa kể các mâu thuẫn nội tại trong cơ chế chính trị xứ này.
Vũ Hoàng: Ông muốn nói đến mặt trái của mô thức Trùng Khánh. Thưa ông, đâu là những giới hạn hay phần tiêu cực của phương thức phát triển theo kiểu Bạc Hy Lai?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thật ra, chuyện Trùng Khánh chỉ là mô hình tập trung nhuốm màu hồng của cách mạng kiểu Mao, đã chẳng áp dụng được ở mọi nơi mà cũng không thể bền vững để được là mẫu mực cho toàn quốc.
Trước hết, Trùng Khánh có nâng tiêu thụ nội địa là nhờ chính quyền tập trung mọi quyết định về ngân sách, đầu tư và phân phối tài nguyên từ trên xuống. Giống biện pháp tăng chi để kích thích kinh tế của trung ương, chính sách ấy dẫn đến khiếm hụt ngân sách nên thành phố phải đi vay hơn trăm tỷ đô la! Hệ quả chìm là vì tập quyền về đầu tư – của thành phố hay trung ương – chính trường dễ cấu kết với doanh trường và gây ra tệ tham nhũng, nạn tư bản thân tộc và còn khiến tư doanh thấp cổ bé miệng ở dưới bị triệt tiêu – là chuyện cũng đã xảy ra tại Trùng Khánh.
Cùng với việc đô thị hóa, hơn ba triệu người đã vào thành thị mà Trùng Khánh không bị động loạn hay khiếu kiện về đất đai. Cho nên, so với nhiều nơi khác thì công bằng xã hội là ưu điểm của Trùng Khánh.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Thứ nữa, khác với các tỉnh duyên hải là nơi chính quyền địa phương và doanh nghiệp còn tự do xoay trở linh động trong quyết định kinh tế, mô thức của Trùng Khánh chỉ là chủ nghĩa tư bản nhà nước ở cấp địa phương. Nó dễ dẫn tới việc ngộ dụng tài nguyên mà không ai có quyền sửa hoặc ít ra lên tiếng phê bình. Về kinh tế, nếu áp dụng trên quy mô cả nước thì phải bảo đảm sự yểm trợ của trung ương về tài chính lẫn kỹ thuật phối hợp, là điều chưa thể có tại Trung Quốc. Ngược lại, tỉnh thành nào cũng lấy Trùng Khánh làm mẫu mực thì ngân sách quốc gia sẽ bị thiếu hụt nặng.
Vũ Hoàng: Nếu có thể suy ra từ đấy thì mô thức Trùng Khánh không thể áp dụng trên toàn quốc và cho mọi nơi được thứ nhất là vì rất tốn kém cho công quỹ và thứ hai vì nó cần một hệ thống công quyền liêm chính và hữu hiệu cho một quốc gia có đến 2.000 quận huyện. Thưa ông, bây giờ ta bước qua khía cạnh chính trị của vụ này vì yếu tố đặc biệt của cá nhân ông Bạc Hy Lai.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng nếu cứ để nguyên thì với một số thành tích đạt được từ 2009 đến nay, mô thức Trùng Khánh có thể là giải pháp trắc nghiệm áp dụng tại một số thí điểm cho một quốc gia có quá nhiều khác biệt địa phương. Nhưng hai chuyện đã xảy ra.
Thứ nhất là tiến trình chuyển giao quyền lực vào cuối năm cho thế hệ thứ năm. Theo thông lệ thì bảy trong chín ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sẽ ra về và bảy trong số 25 Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đang nhắm vào vị trí đó, với ảnh hưởng chìm và nổi của các lãnh tụ khác để tạo vây cánh cho mình, kể cả người đã hoặc sắp ra đi, như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào.
Nhưng vì Trung Quốc không có dân chủ và mọi quyết định đều là kết quả đồng thuận ngấm ngầm nên mỗi phe lại tác động một cách. Nhìn từ bên ngoài thì có vẻ ổn định và êm thắm hơn là lối tranh cử ồn ào của các nước dân chủ trước sự chứng kiến và chọn lựa có khi bất ngờ của người dân. Thực tế lại có nhiều thủ đoạn chính trị khá hiểm độc, với ảnh hưởng rất nặng của tiền tài và thế lực.
Thứ hai là cá tính Bạc Hy Lai. Trong môi trường kín đáo của đồng thuận, với các lãnh tụ đều ra dáng mẫn cán mà tẻ nhạt ông ta là người trình diễn ồn ào như tận dụng phương pháp tranh cử tại các nước dân chủ vậy! Đây là nghịch lý vì nếu ai cũng công khai nói ra chủ trương của mình như Bạc Hy Lai thì sự thể có khi đơn giản và hấp dẫn hơn. Huống hồ bản thân ông lại có nhiều khuyết điểm và kết tụ ngần ấy mâu thuẫn của hệ thống kinh tế chính trị Trung Quốc.

Thực tế Trung Quốc

Vũ Hoàng: Hình như là qua hiện tượng cá biệt của Bạc Hy Lai ông lại nhìn ra những vấn đề thuộc về bản chất của chế độ Trung Quốc. Thưa ông, những vấn đề ấy là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trung Quốc đang ở vào một khúc quanh vì phải tìm ra một mô hình phát triển mới sau khi mô hình cũ đã đi hết sự vận hành tương đối tốt đẹp của 30 năm qua. Nếu không, họ sẽ bị khủng hoảng như chính các lãnh tụ của thế hệ thứ tư sắp ra đi đã báo động. Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói đến nguy cơ tái diễn thảm kịch Đại Văn Cách hay Cách mạng Văn hóa Vô sản Vĩ đại, là vụ Mao Trạch Đông vận động quần chúng đánh ngược vào đảng để tranh giành quyền bính, thì ta biết rằng có cái gì đó rất nghiêm trọng đã xảy ra bên trong.
Đi tìm mô thức mới là tranh luận về tư tưởng và sự hữu hiệu của các giải pháp lẫn nhân sự sẽ thực hiện. Xin tạm nói gọn theo hai hướng, thủ cựu mà cứ gọi là “tả” là cái hướng bảo vệ chế độ, đổi mới mà cứ gọi là “hữu” là cái hướng phát triển xứ sở. Sau thời đại loạn với cao điểm của 10 năm Cách mạng Văn hóa thì từ năm 1981, các lãnh tụ đều thống nhất ý chí là dù theo hướng nào thì tập thể vẫn lãnh đạo chứ không trở lại tệ nạn sùng bái cá nhân hoặc độc diễn kiểu Mao.
Trong bối cảnh đó, Bạc Hy Lai khoác áo cải cách với thành tích Trùng Khánh nhưng đề cao tư tưởng Mao để nhấn mạnh tới yêu cầu bảo vệ chế độ. Mục đích là tìm hậu thuẫn của nhiều phe phái khác nhau, chưa nói đến bản thân ông là thuộc “Thái tử đảng”, là con cháu các nguyên lão đồng chí, một tập thể có nhiều ảnh hưởng mà lại thiếu thống nhất về chủ trương.
Ông Bạc Hy Lai đánh bạc ở hai cửa, nhưng đánh bạc giả. Vì thực chất thì đã phá vỡ hệ thống cường hào ác bá cũ để xây dựng một thế cấu kết mới, cũng với các tổ chức tội ác mà ông khoe là đã tiêu diệt. Người thi hành kế hoạch “đả hắc” – tiễu trừ xã hội đen – chính là Giám đốc Công an Vương Lập Quân, nhưng ông này có thể thấy ra mặt trái của thượng cấp và gia đình nên sợ bị thanh trừng rồi tìm cách tỵ nạn trong toà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên. Chưa kể là thủ thuật của Bạc Hy Lai cũng làm nhiều lãnh tụ khác phật ý khi mà mọi người đều tích cực và âm thầm vận động ở bên trong.
Vũ Hoàng: Thưa ông, có phải là từ đó nội vụ mới nổ ra ngoài khi dư luận lại có phương tiện truyền thông mới, như các mạng lưới xã hội, hậu quả là một chuỗi chấn động dội lên trung ương khiến ông Bạc Hy Lai bị mất chức Bí thư Trùng Khánh hay chăng?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa có lẽ như vậy và việc ông Bạc Hy Lai bị mất chức chỉ là phần nổi của một thực tế chính trị và xã hội khác tại Trung Quốc. Đó là một hệ thống đen khoác áo đỏ!
Ông Bạc Hy Lai đánh bạc ở hai cửa, nhưng đánh bạc giả. Vì thực chất thì đã phá vỡ hệ thống cường hào ác bá cũ để xây dựng một thế cấu kết mới, cũng với các tổ chức tội ác mà ông khoe là đã tiêu diệt.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Dưới cái vẻ ổn định của sự đồng thuận trên thượng tầng là âm mưu quỷ kế để tranh giành đặc quyền đặc lợi bên dưới, y như trong các xã hội đen, các tổ chức tội ác. Nhưng phe phái nào trong các đại gia ấy cũng khoác áo đỏ của cách mạng để duy trì chế độ độc đảng. Ngày nay, khi lãnh đạo phải chuyển hướng – thật ra phải nhìn vào vấn đề thật là cải cách cả hệ thống chính trị thì mới phát triển bền vững – thì chuyện tranh giành ảnh hưởng và thế lực rất dễ bung ra ngoài.
Vụ Bạc Hy Lai cũng khiến ta chú ý đến chuyện khác vào tuần này là việc bầu lại chức Hành chính Chưởng quan hay Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong. Nhân vật được Bắc Kinh đưa ra thay thế Donald Tsang hay Tăng Âm Quyền là Henry Tang, Đường Anh Niên. Ông tỷ phú họ Đường này là người thân tín của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, nhân vật đầy hy vọng lên thay ông Hồ Cẩm Đào. Những tai tiếng đầy dẫy của cả hai ông Tang và Tsang, Đường và Tăng, cũng dội ngược lên uy tín của Tập Cận Bình trong việc chuyển quyền hiện nay. Quả là chuyện đỏ đen lẫn lộn!…
Vũ Hoàng: Đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Nguồn: RFA

VOA – Tiếng Việt

Một giải pháp cho Việt Nam – Phỏng vấn Giáo sư Vũ Quốc Thúc

Hoài Hương
21-03-2012
Nghe audio phỏng vấn
Giáo sư Vũ Quốc Thúc, cựu Khoa Trưởng Trường Luật Sài Gòn, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Việt nam Cộng hòa, cựu Giáo sư Đại Học Paris XII, là người từng nắm nhiều chức vụ quan trọng trong nền Đệ nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam trước đây. Nay đã ngoài 90, nhiều người coi ông như một chứng nhân của lịch sử, người đã theo sát những thăng trầm của đất nước trong một giai đoạn kéo dài trên nửa thế kỷ. Trong Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này, Giáo sư Vũ Quốc Thúc chia sẻ những ưu tư của ông về hiện tình đất nước, và nguyện vọng của ông muốn đất nước duy trì độc lập và quyền tự quyết.
Việt Nam sẽ giữ vị thế nào trong trật tự thế giới mới đang thành hình, khi mà Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trên sân khấu thế giới, và giữa lúc Hoa Kỳ đang tăng cường nỗ lực để xây dựng một liên minh khu vực nhằm kiềm hãm Trung Quốc qua chính sách trở lại Châu Á? Giáo sư Vũ Quốc Thúc nhận định:
“Nước Việt Nam hiện nay đang đứng vào một khúc quanh lịch sử. Nếu mà không khéo léo thì có thể dân tộc và đất nước Việt Nam một lần nữa lại lâm vào cái cảnh bị hai thế lực ngoại bang tranh giành trên đất mình và rồi bị lợi dụng người Việt Nam để mà đánh nhau để bảo vệ các quyền lợi của họ. Việt Nam đã qua cái cảnh ngộ đó trong bao nhiêu năm nay rồi, đất nước đã bị tàn phá nhiều rồi, dân tộc đã bị tang tóc đau khổ nhiều lắm rồi… Chính vì thế cho nên chúng ta phải tỉnh táo. Tôi xin thưa rằng nhìn với con mắt người Việt Nam như thế, thì tôi lo ngại vô cùng. Toàn thể công dân ở trong nước cũng như ngoài nước có trách nhiệm làm thế nào để giữ được nước Việt Nam, đừng để một lần nữa bị lâm vào cảnh chiến tranh, huynh đệ tương tàn, rồi thì đất nước bị tàn phá mà rốt cuộc chỉ có ngoại bang được lợi mà thôi.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói mặc dù Trung Quốc đang phát triển mạnh và có tham vọng trở thành một siêu cường thứ hai, Việt Nam không thể để cho cường quốc phương Bắc làm mưa làm gió như chốn không người. Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói điều quan trọng là người Việt phải làm sao làm chủ được vận mệnh của mình, đừng để đất nước rơi lại vào tình trạng bị động như trong quá khứ, để các siêu cường đưa ra quyết định trong khi người Việt Nam chi biết thi hành. Tuy nhiên các điều kiện thực tế có cho phép Việt Nam làm điều đó hay không?
Giáo sư Vũ Quốc Thúc: “Chúng ta không nên có mặc cảm là chúng ta yếu quá. Ta không phải là một cường quốc về quân sự, nhưng ta đủ sức để ngăn chặn không cho một ngoại bang nào chiếm đóng nước chúng ta. Họ có thể tàn phá chúng ta. Họ có thể đánh bại quân đội chúng ta, nhưng nếu họ muốn chiếm đóng đất nước chúng ta thì chắc chắn họ sẽ bị thất bại, họ sẽ giam mình vào ngõ bí và rồi họ sẽ sa lầy, rồi lực lượng của họ sẽ hao mòn dần dần. Chúng ta có một điều mà không ai có thể tiêu diệt được hết, đó là tình nghĩa dân tộc, là ý chí muốn độc lập, cái quyền tự quyết mà mình phải tha thiết bảo vệ, vậy thì  bằng mọi cách, không ai có thể chiếm đóng đất nước chúng ta, biến chúng ta thành nô lệ.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói không giống như thời xưa, Việt Nam bây giờ có một số lợi khí ngoại giao trong tay, Việt Nam có thể vận động quốc tế và sát cánh với các nước lân bang để chống chủ nghĩa bành trướng.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc giải thích: “Chúng ta có thể khai thác vị trí về địa lý của chúng ta. Đất nước chúng ta là một cửa ngõ để xâm nhập vào nội địa Trung Hoa. Cái quan trọng của Việt Nam chúng ta là ở chỗ đó. Nếu Việt Nam đi với một cường quốc Tây phương, như Hoa Kỳ, để trở thành một cứ điểm hầu xâm nhập Trung Quốc thì tất nhiên sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại lắm, nhưng nếu Trung Quốc xâm nhập Việt Nam thì các nước Tây phương sẵn sàng giúp Việt Nam để lợi dụng địa thế chiến lược của Việt Nam.”
Tuy vậy, Giáo sư Vũ Quốc Thúc khuyến cáo chớ nên đi vào con đường đó, bởi vì đó có thể là một thảm họa cho Việt Nam. Ông chủ trương Việt Nam phải giữ quyền chủ động bằng cách đứng giữa các thế lực khu vực:
“Vì thế tôi đã đề nghị nếu Việt Nam bảo vệ được quy chế trung lập vĩnh viễn theo quốc tế công pháp, thì trước hết là cam kết của chúng ta không thể để cho bất cứ một ngoại bang nào dùng đất nước chúng ta làm bàn đạp để xâm lăng một nước khác.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc tin rằng giải pháp trung lập có thể mang lại cho quốc gia quyền toàn vẹn lãnh thổ mà không bên nào được xâm phạm:
“Phải bảo vệ nền trung lập pháp lý đó, và thứ hai là quyền tự do giao thương với bất cứ nước nào, trong trường hợp đó nếu một nước nào xâm lăng nước ta, ta có thể trông cậy vào sự tiếp tay của các ngoại bang để bảo vệ nền độc lập của mình, đồng thời chúng ta cam kết sẽ không đứng về một phe nào nếu xảy ra một sự xung đột trên trường quốc tế.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc đơn cử một tiền lệ là nước Áo vào năm 1945.
“Ngay từ ngày 27 tháng Tư năm 1945, nước Áo đã được công nhận là một cộng hòa liên bang độc lập có chủ quyền. Như vậy nước Áo đã được trung lập mà bây giờ nước này đóng một vai tuồng quan trọng như thế nào trên trường ngoại giao. Thế thì tại sao những gì làm được bên Áo lại không làm được ở Việt Nam?”  
Tuy nhiên thực tế là Việt Nam vẫn nằm dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ,Việt Nam, vốn có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Giới phân tích nhận định rằng hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu Việt Nam hiện nay hầu hết đều thân Trung Quốc, trong các điều kiện đó, nhiều người lo sợ về cái gọi là “hiểm họa Bắc thuộc mới”. Liệu hiểm họa này có thực hay không?
Giáo sư Vũ Quốc Thúc: “Hiểm họa Bắc thuộc đó vẫn có nếu chúng ta cứ nhắm mắt theo đúng cái chủ nghĩa Mác-Lênin, là nền tảng lý thuyết của cộng sản, thì người ta biết là họ đặt sự liên đới của giai cấp vô sản toàn thế giới lên trên cả các quyền lợi quốc gia, họ không công nhận sự khác biệt giữa các quốc gia, mà trái lại, họ cho rằng giai cấp vô sản toàn thế giới là một khối, phải liên đới với nhau.”
Giáo sư Vũ Quốc Thúc nói trên thực tế, lý thuyết cộng sản thực ra không còn nữa và tình liên đới giữa giai cấp vô sản quốc tế cũng không còn.
Ông đơn cử một ví dụ: “Khi những ngư dân ở Quảng Ngãi đi đánh cá mà bị tàu hải giám Trung Quốc đến đánh đuổi, cướp đoạt tài sản, rồi bắt giam thì tôi xin hỏi rằng như thế là Trung Quốc đã đặt cái nghĩa liên đới cộng sản 16 chữ vàng 4 chữ tốt đó, thì họ có đặt cái nghĩa liên đới đó lên trên quyền lợi quốc gia không? Họ đã lợi dụng chủ nghĩa cộng sản, chiêu bài cộng sản để mà ru ngủ, để mà ràng buộc Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng ta những người dân Việt Nam phải tìm cách để bảo vệ chủ quyền của chúng ta, không ai có thể ru ngủ chúng ta, đánh lừa thế giới dựa trên chiêu bài liên đới cộng sản để mà biến chúng ta thành một quận huyện của Trung Quốc. Khi tôi đòi hỏi trung lập là tôi muốn nhắc nhở (giới lãnh đạo Việt Nam) như thế đó, phải trông cậy vào sức mạnh của mình đã, dù yếu thì yếu, nhưng chúng ta phải cố gắng để tự giải phóng.”
Là một người gắn bó với quê hương và dân tộc trong suốt đời mình, vì hoàn cảnh bị buộc phải đi sống lưu vong, Giáo sư Vũ Quốc Thúc vẫn khẳng định tư cách công dân Việt Nam của ông, và quyền được yêu nước: Yêu nước không phải là độc quyền của bất cứ đảng nào hết. Yêu nước là cái quyền và cũng là bổn phận của toàn thể mọi công dân, dù ở trong nước hay ở ngoại quốc cũng thế.”
Trong các điều kiện đất nước còn bị đe dọa và đứng trước nguy cơ có thể mất thêm đất thêm biển, giữa lúc cái hố chia rẽ về ý thức hệ, về chính kiến giữa các tập thể người Việt còn rất sâu, hầu như không tài nào lấp được, liệu Giáo sư Vũ Quốc Thúc có hoài nghi, có ưu tư cho tiền đồ dân tộc?  
“Bản tính của tôi lạc quan, thế nên tôi tin rằng tiền đồ của nước Việt Nam nó tươi sáng lắm. Nếu mà tôi hoài nghi những người lưu vong ở hải ngoại hay là những người đang cầm quyền, những người cộng sản trong nước, thì không bao giờ tôi đưa ra những chủ trương như chủ trương trung lập, người ta sẽ cho là tôi viển vông, không tưởng, nhưng chính vì tôi tin tưởng ở tiền đồ của đất nước, tôi tin ở mệnh nước. Và xét lại lịch sử, chúng ta đã từng bị Tàu đô hộ, chúng ta đã từng bị Pháp đô hộ, mà rồi chúng ta vẫn lấy lại được độc lập, thế cho nên tôi tin rằng tương lai của Việt Nam, do cái địa lý, cái vị trí của nó, và do ý chí của người dân Việt, chúng ta ai nấy cũng đều yêu nước, chúng ta đã chứng tỏ khả năng của chúng ta. Tôi cứ nhìn vào tầng lớp thanh niên bây giờ ở hải ngoại, nơi nào tôi thấy họ cũng xuất sắc, đầy đủ khả năng để mà cạnh tranh với lại những người ngoại quốc. Thế thì nếu hoàn cảnh đất nước mà thuận lợi, thì tôi tin rằng không thiếu gì những người sẽ trở lại quê hương, xây dựng lại đất nước, mà ngay những người trong nước lúc đó người ta sẽ nhìn rõ hơn, để hãnh diện hơn về tương lai của dân tộc, người ta không an phận để bây giờ chỉ thụ hưởng thôi, mà trái lại người ta sẽ tìm cách để xây dựng lại đất nước, để cho Việt Nam ngày mai đây cũng sẽ phú cường, hiện đại như là các nước láng giềng ở Đông Nam Á.”
Kính thưa quý vị, ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, xin chân thành cảm tạ Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã dành cho Ban Việt ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cuộc phỏng vấn này. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, bình luận và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus.
Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Nguồn: VOA – Tiếng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét