Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Tin thứ Hai, 28-07-2014 - Vấn nạn bức cung nhục hình ở Việt Nam

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc lại tập trận ở Biển Hoa Đông và Biển Đông (RFI). – Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Việt Nam (VNE).  – Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài vịnh Bắc Bộ (ĐV). – Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam (TN). – Sau khi rút giàn khoan, TQ tập trận ngay sát VN (GTVT).- Biển Đông tuần qua: TQ còn ‘gây chuyện’ ở Biển Đông (VNN).
- Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc sẽ lấn tới (MTG). – Kiện Trung Quốc ra tòa là cách tự bảo vệ cuối cùng (LĐ). Nói bậy, dùng sức mạnh quân sự chống trả lại kẻ xâm lược mới là cách tự vệ cuối cùng. Cuộc chiến pháp lý vẫn chưa phải là phương pháp tự vệ cuối cùng.  – Việt Nam nên hay không đứng đơn cùng với Phi để kiện TQ ? (Trương Nhân Tuấn). “VN có thể lập hồ sơ riêng để ‘kiện’ TQ, nhưng không theo kiểu mẫu của Phi, như có đề nghị ở đây. Vì việc trước mắt của VN là Hoàng Sa chớ không phải là Trường Sa”.
- Hội thảo quốc tế về sự kiện Giàn khoan Hải Dương 981 (BP). – Việt Nam cần chủ động ứng phó với tình huống tương tự giàn khoan 981 (ANTĐ).
- Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông (VOV). – Phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam: Không nên lấn át các quốc gia nhỏ trong khu vực (QĐND). Báo QĐND tạm ngưng “chống Mỹ cứu nước”, mà mượn Mỹ quýnh TQ.
- ‘Đền ơn, đáp nghĩa’ chính sách và thực tế (RFA). Bà Lê Ngọc Đa: “Hôm nay nói vậy tôi cũng đau khổ vì tôi là người từng hy sinh cho họ, và tuyệt đối trung thành với họ; nhưng giờ tôi được gì, cuối cùng được gì. Chẳng những một mình tôi mà còn bao nhiêu anh em khác cũng khổ như tôi, có người khổ hơn tôi!“.
- CÁC ANH HY SINH VÌ ĐIỀU GÌ? (FB Nguyễn Văn Thạnh). “Họ chết vì điều gì? Nếu họ chết để ĐCS cầm quyền mãi mãi thì có nghĩa họ chết cho đảng, điều này là vô duyên trong một nhà nước cộng hòa. Nếu họ chết vì độc lập, sự trọn vẹn lãnh thổ của tổ quốc tức là họ chết cho dân tộc, điều này là đúng và thiêng liêng. Độc lập dân tộc sẽ không có nghĩa lý gì nếu dân không được tự do. Con cái chết trên chiến trường mà bố mẹ làm gì cũng phải xin phép chính quyền, không được tự do dùng lá phiếu của mình để bầu người mình cho là xứng đáng thay mình cầm quyền thì không có gì đau bằng“.
- Mổ xẻ một chiến thắng (phần 1) (Phan Ba). “Năm trăm người lính bắt đầu làm đường, đầu tiên là từ Vinh cho tới sông Bến Hải gần vĩ tuyến 17 chia cắt miền Bắc với miền Nam, và kéo dài nó từng đoạn một, ngày càng sâu hơn vào miền Nam. Đầu 1961, chuyên chở vũ khí đã đạt tới một quy mô mà bắt đầu trở nên nguy hiểm khi cứ tiếp tục lén lút mang qua vùng đất phía Nam của vĩ tuyến 17 được quân đội Nam Việt Nam canh gác cẩn mật…“.
- Theo dòng “Minh Triết” (DLB). – Xã hội chủ nghĩa và nói dối (viet-studies). “Kết quả cho thấy trung bình những người có gốc gác ở Đông Đức có xu hướng nói dối  gấp hai lần người lớn lên ở Tây Đức, và người sống càng lâu dưới chế độ ‘xã hội chủ nghĩa’ thì càng nói dối. Kết quả cho thấy có một sự liên hệ giữa ‘xã hội chủ nghĩa’ và sự thiếu thành thật“.
- Tại sao tôi ký tên Trần Dân Tiên? (DLB).
- Việt Nam đã đóng góp những gì cho nhân loại!? (DLB).
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 112 – 06/07/2014 (Thành).

- JB Nguyễn Hữu Vinh: Qua bản “Kết luận điều tra” vụ Bùi Hằng: Vinh quang và vĩ đại thay (Blog RFA). “Bản kết luận điều tra cũng đã làm rõ hơn sự bẩn thỉu của cả hệ thống đã công phu và tốn kém ra sao để bày binh, bố trận mà xử sự với một người phụ nữ, một người đàn bà tay không tấc sắt chỉ có tiếng nói và sự nhiệt thành bảo vệ đồng bào, anh em mình. Đời thuở nào đến nay phải huy động cả hệ thống từ công an chính quyền, truyền hình, báo chí và cả những người dân không thù oán vào một trận sống mái với một… mụ đàn bà. Thật vinh quang và vĩ đại, chiến công thật hiển hách làm sao. Hỡi lực lượng công an của đảng tại Đồng Tháp“.
- Mến tặng nhà văn – tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa: Khát (DLB).
- Cuộc chiến facebook & sự cực đoan cùng cực (VNTB). “Nó biến không gian vốn để thuận tiện để trao đổi quan điểm trở thành một sự đấu đá, quy kết không hề có lý lẽ. Điều này cũng không sai khi nhiệt tình + ngu dốt trở thành một tính năng phá hoại của lực lượng không nhỏ này… Và thế là những con người đó đã giết dân tộc này bằng sự đả phá lẫn nhau. Họ khiến cho hình ảnh lề trái lẫn lề phải trở nên xấu xí hơn bao giờ hết. Tính xây dựng, tranh luận trở nên xa xỉ trong chính bản thân họ”.
- “Tự do tôn giáo”: Nhà nước Việt Nam vi phạm cả chính sách lẫn luật pháp (VNTB).
- Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Liên hiệp quốc (VNTBP).
- Sao lại cướp tiền của dân oan? (FB Lê Hiền Đức).
- CON ĐƯỜNG PHẢN ĐỘNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “Kể từ 30/04/1975 các bác đã có trong tay chính quyền, đất đai tài sản của miền nam và cả đất nước này. Vậy tại sao các bác không dùng hết năng lực, trí tuệ, sự tài tình gì đó của mình để mà xây dựng đất nước này giàu đẹp, văn minh lên, cũng như các bác hay rêu rao ‘từ trận thắng hôm nay ta xây lại bằng mười’ khi ấy mọi người ấm no, nhà nhà hạnh phúc thì có thằng điên nào lại đi ‘phản động’. Đằng này, các bác làm ngược lại, khi dành được chính quyền các bác cướp bóc, vơ vét tài sản bằng kịch bản ‘kê biên tài sản’ khiến cho dân đói khổ lầm than…
- Tản mạn cùng NS. Tuấn Khanh và Bảo Chấn về âm nhạc VN hiện đại (RFA). NS Tuấn Khanh: “Những người nhạc sĩ có tâm hiện đang phải đối diện với một vấn đề quá lớn, đó là họ đang đối diện với một nhà nước có chính sách không rõ ràng về tự do văn hóa“.
H1<= Ông Nguyễn Thanh Chấn, bị bức cung, nhục hình, đã phải chịu oan ức trong nhiều năm. – LS Ngô Ngọc Trai: Vấn nạn bức cung nhục hình ở VN (BBC). “Chính quy định của luật đã tạo ra tình trạng bức cung nhục hình. Quy định như thế đã tạo cho điều tra viên tính hợp pháp về mặt luật pháp để bức cung, và giải thoát cho họ mặc cảm tội lỗi về mặt đạo đức nếu có. Và đó là lý do vì sao vấn nạn bức cung phổ biến ở hầu như 100% các vụ án“. – Một số thủ đoạn trái pháp luật khi lấy lời khai, hỏi tại tòa (LS Hà Huy Sơn).
- VAI TRÒ XÂY DỰNG ÁN LỆ CỦA CỦA TÒA ÁN (FB LS Lê Công Định). “Hệ thống tòa án Việt Nam hiện tại được tổ chức và vận hành thuần túy như một thành phần của bộ máy công quyền hơn là cơ quan tư pháp với vai trò duy trì công lý trong một cộng đồng có nhiều quyền lợi đa dạng. Tuy hành xử quyền tài phán, một trong ba quyền nền tảng của hệ thống quyền lực quốc gia, tòa án lại hoạt động như một cơ quan hành pháp, và các thẩm phán cũng chỉ đơn thuần là những công chức mẫn cán của bộ máy công quyền đó“.
- Thêm Một Cơ Hội Mới Cho Việt Nam (Alan Phan). “Ở tầm vĩ mô hơn, Việt Nam vẫn coi mình là đàn em ngoan ngoãn của Trung Quốc, có một đồng minh chiến lược với Nga, có những người bạn thân thiết như Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela… Nếu đế quốc Mỹ có phàn nàn về nhân quyền thì ra vài câu tuyên bố lấy lệ, rồi quay lưng bảo nhau…thằng Mỹ nó giàu mạnh nhưng ngu lắm.Trong bối cảnh đó, khó mà có thể hình dung Việt Nam biến thể thành một con chim cánh cụt…nói gì đến hoá rồng“.
- Nhà nước không đủ năng lực quản lý, khai thác vịnh Hạ Long (DLB). “Than ôi! cả một di sản trong mơ mà số thu cả năm không bằng anh doanh nghiệp tư nhân chơn chất biết vun vén. Nếu đảng viên làm không xong thì cho quần chúng làm, đâu cứ phải rặt cán bộ đảng viên.  Vậy là đã rõ, việc nhượng quyền khai thác chỉ còn là thời gian và đối tượng. Cũng sẽ có anh Tuần Châu muốn tham gia, rồi cũng sẽ có thắng thầu thua thầu“.
- Đô thị hóa ở Việt Nam: di sản, thực trạng (VHNA/ TCPT).
- Ông Đinh Đức Lập lại tiếp tục “ngồi nhầm ghế” (Hữu Nguyên). “Một cán bộ, đảng viên có thành tích đặc biệt gây tai tiếng trong suốt nhiều năm qua như ông Đinh Đức Lập (nhất là những chuyện liên quan tới việc gian lận bằng cấp, giải thưởng…) đã nhiều lần bị tố cáo và bị mất chức, nay lại được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam xem ra không chỉ đáng quan ngại mà còn có vẻ buồn cười và có phần thách thức dư luận“. – Ô HÔ NGUYỄN TRƯỜNG TÔ HÔ (Quê Choa/ Văn Công Hùng).
- Vinaconex lại được giao làm đường nước: Vì sao không đấu thầu? (ĐSPL). Là vì Vinaconex đã có “kinh nghiệm” vỡ đường ống nước tới … 9 lần, nên phải giao hẳn cho họ làm. Nếu đưa ra đấu thầu, rủi công ty khác trúng thầu, họ lại tiếp tục làm vỡ thêm 9 lần nữa, dân Hà Nội chỉ có nước đi ăn mày vì… lâu ngày không có nước tắm! Không thấy các quan chức càng làm sai, càng nhũng nhiễu dân, càng được lên chức hay sao? Hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước!
- Bài 29: “Còng lưng” vì chồng chất nợ công trong… ngành điện! (ĐSPL). – Trường Sơn: Mưa bão 2014: EVN, Vũ Huy Hoàng và Hoàng Trung Hải? (VNTB). “Sẽ còn nhiều cái chết của dân chúng bởi thói vô lương tâm của quan chức. Thế nhưng tại sao dân chúng lại không thể hay không muốn thét lên? Vì sao dân chúng lại không làm điều tối thiểu để lôi những quan chức vô đạo “giết sống” dân như thế ra trước Tòa án Xã hội?
H1- Một đất nước Bất an (TN). “Người Việt bây giờ sống trong sợ hãi. Từ chuyện vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông, khám chữa bệnh, nạn cướp giật… cho đến cả đồ chơi cho trẻ con cũng sợ. Nhưng sợ nhất là những tai nạn ‘từ trên trời rơi xuống’ kiểu đi bộ đạp phải kim tiêm của con nghiện. Tai nạn rình rập còn hơn cả ‘thập diện mai phục’, mọi lúc mọi nơi“.
- Rủa cô hồn sống! (Nguyễn Đình Bổn). “Này là kẻ sang giàu bất chính/ Này tay sai theo lịnh làm bừa/ Những thằng dạ thú mặt người/ Bòn nơi khố rách phì gia riêng mình/ Cầu cho quỷ vô thường dẫn lối/ Cầu cho nơi ngục tối ngàn năm/ Chết rồi cứ mãi cô hồn/ Bởi nơi dương thế gây hờn chuốc oan!
- Trung Quốc cố níu kéo Myanmar trong sợ hãi (ĐV).
- Trung Quốc đào sâu “hố” giàu nghèo (ANTĐ).
- Quảng Đông sa thải hơn 800 ‘cán bộ trên răng dưới dép’ (TN).
- Bắc Triều Tiên tiếp tục bắn tên lửa tầm ngắn để thị uy (RFI). – Hai miền Triều Tiên kỷ niệm 61 năm hiệp ước đình chiến (VOA).
KINH TẾ
- Kinh tế 6 tháng: Dần dần chuyển hướng (NCĐT).
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 28/07 (Stockbiz). – Góc nhìn thị trường chứng khoán ngày 28/7 của nhà đầu tư (CafeF).
- Huy động vốn khởi nghiệp: Phải thông minh (NCĐT).
- Ngân hàng kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ (PLTP).
- Chính sách tỉ giá nào cho Việt Nam? (NCĐT).
- Vẫn chậm giải ngân gói 30.000 tỷ đồng (SGGP).
- Giá vàng giảm trong bối cảnh căng thẳng về Ukraine gia tăng (TTXVN).
- Có thể rút gọn khoảng 1/4 danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (SGGP).
- 5 ngành nghề độc hại bị ‘cấm cửa’ vào Đồng Nai (CafeBiz).
- Chặn tiêu cực độc quyền (NLĐ).
H2<- Hàng ùn ứ tại cảng: DN và Hải quan đều “kêu” khó (TQ). – Khó chồng khó (SGGP).
- Xuất khẩu trái cây, tôm cá khả quan (TN).
- Khoai tây Trung Quốc lại ồ ạt “quá cảnh” Đà Lạt (SGGP).
- Xuất khẩu gạo Việt sang Philippines tăng mạnh (VNE).
- Trung Quốc “cứu” gạo, nông dân mừng hết biết (ĐV).
- Hai nhà máy mía đường gây ô nhiễm bị đình chỉ hoạt động (VNE).
- Vụ thị bẩn Trung Quốc: McDonald’s ngừng bán nhiều món ở Hồng Kông (PNTP).
- Trung Quốc: 1% người giàu kiểm soát 30% của cải quốc gia (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với bài “Thơ Thần” về Biển Đông (Nguyễn Vĩnh).
- CHIM HÓT TRONG LỒNG – Tiểu thuyết NHẬT TIẾN -KỲ 4 (Nhật Tuấn).
- Võ Phiến – Thương Hoài Ngàn Năm (DĐTK).
Thụy Khuê – Nỗi đau hiện sinh trong Bướm Trắng (ĐĐTK).
- Chương hai mươi mốt: Ngày mai ai biết (Nguyễn Ngọc Tư).
- Về bài thơ “Vợ tôi dở dại dở khôn…” (FB Bùi Hoàng Tám).
- Chuyện vịt I: Nát một cuộc tình thơ mộng (FB Bùi Hoàng Tám).  - Chuyện vịt II:  MỘT CHUYỆN CĂM PHẪN
H3- Chuyện cổ tích về lá chuối (TN).
- Athena – “Hoàng Hậu Ki” – Chuyện về lòng tự tôn dân tộc và những âm mưu chính trị (Dân Luận). =>
- Câu chuyện văn học Việt Nam 09. “Sáng tạo” chính là “bắt chước” (Inrasara).
- Tiếp nhận và vận dụng lý luận trong nghiên cứu văn học hiện nay (Vương Trí Nhàn).
- Truyền thống văn chương Đông Á – Những nẻo đường gặp gỡ và thành tựu nhìn từ hiện đại (VHNA).
- Chuyện chưa kể của Hồng Nhung (Tuấn Khanh).
- Tình yêu, hôn nhân và sự tự do (THĐP).
- Tạo Nghiệp và Nhận Lại Quả Báo (Đỗ Phương Khanh).
- Indigo – Một thế hệ không chỉ lạc lõng (BHC).
- Bertrand Russell: Cơn ác mộng của nhà thần học (BHC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ GD&ĐT tự đánh giá kết quả năm học 2013-2014 (GDVN).
- Xuất hiện thủ khoa kép ĐH Ngoại thương và HV ngoại giao (Zing).
- ĐH Huế công bố điểm các đơn vị thành viên (TT).
- Nữ sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất tại Olympic Vật lí quốc tế 2014 (DT). Thành tích cao nhất của các em thì tốt, nhưng điều quan trọng là các em sử dụng kiến thức của mình như thế nào, chế tạo ra những sản phẩm có ích để đóng góp cho nhân loại ra sao. Nếu không làm được điều này, thì những thành tích mà các em học sinh, sinh viên có được, chẳng những không mang ý nghĩa gì, mà còn chứng minh cho thế giới thấy: VN chỉ có khả năng tạo ra những chú gà chọi.
H4- Một bài học giáo dục từ Harvard (LĐ). “Giá như bài toán giáo dục ở các trường đại học của Việt Nam được đặt lại vấn đề theo hướng tạo ra một kịch bản giáo dục hoàn thiện để nâng người học lên tầm cao mới, với cách làm thúc đẩy động lực từ bên trong như tôi đã trải qua ở HBS thì có lẽ sẽ tốt biết bao. Tôi tin với tố chất thông minh và khả năng thích nghi nhanh đặc biệt của người Việt, chúng ta sẽ có đột phá lớn mà chẳng phải đầu tư quá nhiều tiền bạc“.
- Đào tạo đại học chất lượng cao – giảng viên phải có trình độ thạc sĩ trở lên (SGGP). – Giáo dục chuyên nghiệp: Chú trọng rà soát mở ngành đào tạo (GDTĐ).
- Đổi mới dạy các môn khoa học ở tiểu học: Cần thận trọng! (SGGP).
- Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh (SGGP).
- 10 cái đầu tiên của một lần đi thi IMO (Nguyễn Tiến Dũng).
- Quá tải lớp đầu cấp (NLĐ).
- Kiến nghị dừng tuyển dụng giáo viên ở Thừa Thiên-Huế (TN).
- Bé 18 tháng tuổi bị cô giáo đánh tím mặt vì… nôn trong lớp (KT). Tập cho các em quen với bạo lực học đường ngay từ bé?
- Thần đồng 13 tuổi Việt Nam làm Tổng biên tập báo (PNTP). Lại sử dụng lao động trẻ em? – Thần đồng Đỗ Nhật Nam được mời vào vị trí quan trọng một tờ báo ở Đông Nam Á sắp ra mắt (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Việt Nam đang phải đối mặt với “đại dịch” viêm gan virus (TTXVN).
H4- Làng chết trẻ (TN). “Gia đình bác sĩ Lệ trở nên khánh kiệt sau khi bán ruộng, đất và cả những chiếc xe máy để lo viện phí cho Lằn ’10 người mất thì có 6 – 7 người bị ung thư rồi, nhiều nhất là ở thôn 3, thôn 5. Có gì đó mình không hiểu nổi‘.” =>
- Bộ Y tế khuyến cáo về ốc sên, việc ăn tái, sống (TN). – Ăn ốc sên có thể tử vong (PLTP).  – Không ăn ốc sên theo lời đồn đại (SGGP). – Hãi hùng ấu trùng, giun, sán “tung tăng” trong cơ thể người (LĐ).
- Choáng váng “ghé thăm” lò chế biến mỡ thối (LĐ).
- Cùng đường vì ung thư ruột (SGGP).
- “Người hùng” trong chuyên án Năm Cam ra tòa: Lợi dụng điều tra án để… “cải thiện” túi riêng (LĐ).
- Làm dâu phố cổ: Đang “sinh hoạt”thì em chồng chui vào ngủ cùng (VNN).
- Dự án Formosa Hà Tĩnh: Sập giàn giáo, 2 người chết tại chỗ (TT).
- Quá nguy hiểm ! (TN).
- “Truy cập Internet trở lại bình thường ngay từ tối nay” (InfoGame).
- Tàu Costa Concordia về bến đỗ cuối cùng (VOA).
- An toàn bay phải được bảo đảm tuyệt đối (SGGP).  – Kiểm soát không lưu: Sai một ly, đi một dặm (TN). – Hàng không Việt Nam:Điều hành không lưu liên tục gặp sự cố  (ĐV). – Đình chỉ các kiểm soát viên không lưu vụ máy bay Jetstar mất liên lạc (TTXVN). – Vào ‘căn cứ’ kiểm soát không lưu: Những người ‘lái’ phi công (Phần 2) (CafeBiz).
- Máy bay Pháp loạng choạng hạ cánh 2 lần, hành khách hoảng loạn (TN).
QUỐC TẾ
- Cảnh sát Malaysia bảo vệ an ninh tại địa điểm MH17 bị bắn rơi (VOA). – Cảnh sát quốc tế lùi kế hoạch đến địa điểm máy bay MH17 rơi (VOA). – HANE HARRIS và ELIAS GROLL (Foreign Policy) – Cáo buộc chống lại Putin (Foreign Policy/ Phạm Nguyên Trường). “Cáo buộc của  Nhà Trắng về việc bắn rơi máy bay MH17 không chỉ dựa vào những tấm ảnh của vệ tinh do thám và những cuộc điện đàm bị ghi lại – mà còn dựa vào bằng chứng trên Twitter và YouTube nữa“.
H5<- Ukraine nóng: Giao tranh ác liệt gần hiện trường MH17 (ĐV). – Quân đội Ukraina vây chặt Donetsk, quyết đánh bật quân ly khai (LĐ).  – Thị trưởng Ukraine bị bắn chết (TT).
- Mỹ công bố các hình ảnh chứng minh Nga bắn pháo vào lãnh thổ Ukraina (RFI). – Anh đòi truất quyền tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 của Nga (RFI).  – Nga phẫn nộ trước lệnh cấm vận của EU (BBC).
- Cận Đông : Phong trào Hamas chấp nhận 24 giờ hưu chiến với Israel (RFI). – Hamas đồng ý ngưng bắn 24 giờ vì lý do nhân đạo (VOA). – Israel tấn công trở lại ở Gaza (BBC).  – Hàng ngàn người biểu tình ở Paris ủng hộ Palestine bất chấp lệnh cấm (RFI). – Dải Gaza: “Xin đừng phân loại cái chết” (SKĐS).
- Ít nhất 38 người thiệt mạng trong các vụ giao tranh ở Libya (VOA).  – Libya bên bờ vực thẳm, Mỹ sơ tán toàn bộ sứ quán (RFI).
- ‘Lệnh cấm mang súng ngắn nơi công cộng của thủ đô nước Mỹ là vi hiến’ (VOA).
* RFA: + Sáng 27-07-2014; + Tối 27-07-2014
* RFI: 27-07-2014

2804. Vấn nạn bức cung nhục hình ở Việt Nam

BBC – Việt Ngữ
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
27-07-2014
H1
Ông Nguyễn Thanh Chấn đã phải chịu oan ức trong nhiều năm
Trong vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, ông này đã phải khai nhận một tội mà mình không hề phạm. Vậy ông Chấn có phải đã bị bức cung nhục hình hay không, và có câu hỏi là lấy đâu ra chứng cứ chứng minh hành vi bức cung nhục hình?

Quy định của luật

Hiện chưa có con số thống kê cụ thể nhưng có thể hình dung số lượng các vụ án có tình trạng bức cung nhục hình ở Việt Nam là vô cùng lớn. Số trường hợp bị nhục hình thì không dám chắc nhưng nạn bức cung có khả năng xảy ra ở 100% các vụ án.
Vấn nạn bức cung phổ biến lớn rộng như thế không phải do một vài sai phạm nghiệp vụ mà nó có nguyên nhân từ chính sự cho phép của luật. Điều này có vẻ vô lý, luật nào cho phép được bức cung? Nhưng sự thực đúng là như thế.
Bộ Luật Tố tụng Hình sự đã quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, tức là chỉ chấp nhận những lời khai tự nguyện. Nếu bị cáo không tự nguyện khai báo thì thôi, không được sử dụng bất kỳ thủ pháp nghiệp vụ nào buộc người ta phải khai, vì luật cấm mọi hình thức truy bức.
Nhưng Bộ Luật Hình sự lại có điều luật xử phạt tù đối với hành vi từ chối khai báo, theo đó Điều 308 quy định về tội từ chối khai báo đã viết rằng: “Người nào từ chối khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể bị phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Lý do chính đáng ở đây là gì? Để tự bảo vệ tính mệnh và tự do của mình có phải là một lý do chính đáng không? Trường hợp nào mà bị cáo chẳng có lý do chính đáng là tự bảo vệ mình? Như thế thì trường hợp nào bị cáo cũng phải có quyền từ chối khai báo chứ?
Tại sao bị cáo lại phải nói ra những điều mà nó chính là chứng cứ để người ta kết tội lại mình? Có ai là người tự nguyện trong việc này?
Dọa nạt bỏ tù người ta nếu không chịu tự nguyện khai báo, đó chẳng phải là một hình thức bức cung thì là gì?
Như thế, chính quy định của luật đã tạo ra tình trạng bức cung nhục hình. Quy định như thế đã tạo cho điều tra viên tính hợp pháp về mặt luật pháp để bức cung, và giải thoát cho họ mặc cảm tội lỗi về mặt đạo đức nếu có. Và đó là lý do vì sao vấn nạn bức cung phổ biến ở hầu như 100% các vụ án.

Vấn đề của năng lực

Bí cáo Dương Chí Dũng cũng từng tố cáo trước Tòa mình bị bức cung
Bí cáo Dương Chí Dũng cũng từng tố cáo trước Tòa mình bị bức cung
Quy định của luật lệch lạc như thế không phải nhà làm luật không biết, mà họ có lý do để duy trì điểm mâu thuẫn vô lý đó.
Sự vô lý của luật thực ra là hệ quả phản ánh thực tế năng lực thực thi pháp luật của hệ thống tư pháp Việt Nam. Về mặt nghiệp vụ nếu không buộc được bị can khai báo thì điều tra viên không có đủ khả năng để xét đoán sự việc và điều tra nghi phạm.
Hoạt động điều tra là lần theo manh mối dấu vết tội phạm, mà muốn làm được điều này thì phải có khả năng xét đoán, ngoài ra cần có trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác điều tra.
Nhưng ở Việt Nam thì cả hai vấn đề này đều thiếu, điều tra viên thì kém năng lực, thế mạnh chủ yếu dựa vào việc áp chế người khác, thể hiện qua việc bắt bớ giam cầm, bức cung nhục hình buộc phải khai nhận. Về mặt trang thiết bị máy móc thì có lẽ cũng còn thiếu sự đầu tư nhất định.
Vì tình hình thực tế như vậy cho nên khi soạn luật người ta đã lần lựa đưa vào hay bỏ ra các quy định như thế nào để phù hợp với năng lực thực tế của cơ quan điều tra.
Tức là nhà làm luật đã không được tự do thoải mái đứng hẳn về phía các chế định pháp lý văn minh tiến bộ.
Hệ quả là có những quy định luật mang tính nửa vời, vừa tỏ ra tiến bộ, nhưng xét kỹ lại là lổng hổng.
Tại sao luật không quy định bị cáo được quyền giữ im lặng và chỉ đồng ý khai báo khi có sự tham gia của luật sư bào chữa, như vậy sẽ đảm bảo tiệt nọc tình trạng bức cung nhục hình? Mà lại chỉ quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, trong khi cả hai lối quy định cũng chỉ nhằm một mục đích là đảm bảo những lời khai phải là tự nguyện?

Đây là một chế định pháp lý văn minh tiến bộ để bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, không thể không đưa vào luật. Nhưng các nhà làm luật đã sử dụng xảo thuật để vừa tỏ ra tôn trọng chân giá trị vừa tìm cách đáp ứng đòi hỏi thực tế của hoạt động điều tra trong khi giải thoát cho mình khỏi mặc cảm tội lỗi ở khâu làm luật.
Các nhà soạn luật hẳn đã tự biện minh rằng, chúng tôi đã quy định nghiêm cấm mọi hình thức bức cung nhục hình rồi, còn thực hiện như thế nào là do thực tế và đó là trách nhiệm của cơ quan điều tra.
Họ đã bỏ qua tình hình thực tế về điều kiện giam giữ người và quy trình làm việc không bị giám sát của cơ quan điều tra. Thực tế như vậy cộng hưởng với quy định lập lờ nửa vời của luật đã dẫn đến vấn nạn bức cung nhục hình phổ biến rộng khắp.
Cho nên vấn nạn bức cung nhục hình phải giải quyết ở khâu soạn luật chứ không chỉ giải quyết ở khâu thực thi pháp luật.
Các nhà soạn luật cũng tìm cách để xoa dịu hậu quả của tình trạng bức cung nhục hình bằng cách đưa vào chế định rằng nếu thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải sẽ được đánh giá là tình tiết giảm nhẹ để giảm mức án cho bị cáo.
Việc này cũng giúp lấp liếm đi tình trạng bức cung của cơ quan điều tra. Có những vụ án bị cáo ban đầu chối bay chối biến, sau khi bị bức cung nhục hình thì đã khai nhận hành vi phạm tội, đến khi xét xử lại được đánh giá là thành khẩn khai báo và được giảm án.
Biết bao nhiêu vụ án đã như vậy, nhưng chẳng mấy ai thắc mắc là vì đâu bị cáo thay đổi lời khai từ chối tội sang nhận tội.

Vấn đề niềm tin

Vấn nạn bức cung nhục hình không chỉ phản ánh năng lực trình độ của cán bộ điều tra mà nó còn phản ánh nhận thức lệch lạc của những người giải quyết án, bao gồm cả kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư.
Ở Việt Nam lâu nay người ta đặt rất nặng vấn đề chứng cứ và yêu cầu việc xử án phải theo chứng cứ. Nhận thức này xem qua thì cho đó là lối làm việc khách quan khoa học đảm bảo tính chắc chắn và thực ra thì việc đòi hỏi phải có chứng cứ là tốt và đương nhiên.
Nhưng nó sẽ là sai lầm nếu coi chứng cứ là vấn đề duy nhất khi giải quyết một vụ án.
Trong vụ oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, khi nêu ra vấn đề cần xử lý các điều tra viên về tội bức cung nhục hình thì có ý kiến thắc mắc là lấy đâu ra chứng cứ chứng minh việc bức cung nhục hình?
Đây thực ra là một nhận thức sai lệch nghiêm trọng của không chỉ người dân mà cả các chuyên gia về luật, mà từ đó góp phần tạo nên vấn nạn bức cung nhục hình.
Chúng ta biết rằng chứng cứ nhằm để chứng minh, chứng minh nhằm để thuyết phục, vậy nếu sự việc đã đủ sức thuyết phục rồi, sự thật đã hiển nhiên rồi thì không cần phải chứng minh nữa và không cần chứng cứ.
Ông Chấn nếu không bị bức cung nhục hình thì tại sao lại nhận một tội mà mình không hề phạm? Mà cái tội đó nào có nhẹ nhàng gì, nếu bố ông Chấn không phải là liệt sĩ nên ông Chấn được giảm án thì có lẽ ông đã bị tử hình rồi.
Việc ông Chấn bị bức cung nhục hình là điều không còn có thể tranh cãi nữa.
Mặc dù không hề có chứng cứ nhưng chúng ta có thể xác quyết bằng niềm tin.

Niềm tin nội tâm

Trong lĩnh vực tư pháp có một khái niệm là “niềm tin nội tâm”. Niềm tin này là cơ sở xét đoán của mọi người tham gia vào hoạt động xét xử. Cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư đều phải dựa vào niềm tin nội tâm để xét đoán sự việc.
Bởi vì tất cả những người này dù thế nào đi nữa thì họ cũng không phải là bị cáo, họ không thể chắc chắn bị cáo có phải là hung thủ hay không. Cho nên khi quy kết buộc tội hay bào chữa gỡ tội chỉ có thể dựa vào niềm tin nội tâm.
Niềm tin nội tâm được tạo thành từ những hiểu biết về vụ án thông qua các tài liệu chứng cứ, qua nghiên cứu hiện trường, hồ sơ vụ án, thông tin về nhân thân bị cáo …
Ở Việt Nam lâu nay, khi xét xử người ta ít sử dụng đến niềm tin nội tâm, và khái niệm niềm tin nội tâm chỉ nằm gọn hạn hẹp trong các nghiên cứu về học thuật. Lý do có lẽ vì niềm tin là thành tố có tính tôn giáo trong khi chính thể hiện tại là vô thần.
Thay vì xét xử dựa vào niềm tin nội tâm trong đó chứng cứ chỉ là một thành tố tạo thành (ngoài chứng cứ còn cần trình độ kinh nghiệm để tạo nên niềm tin xét đoán), việc xét xử hiện nay đặt nặng vào chứng cứ, chứng cứ thế nào không quan trọng, miễn là phải có chứng cứ.
Nếu giải quyết án cứ phải có chứng cứ rõ ràng thì chỉ cần một người phán quyết là đủ, cần gì phải hội đồng nhiều người, và cũng chỉ cần một lần xét xử là được cần gì phải qua hai cấp?
Cái lối xét xử đặt nặng chứng cứ mà không dựa vào niềm tin nội tâm sẽ không lý giải được là dựa vào đâu mà người ta có thể tuyên án trong khi vụ án có cả chứng cứ kết tội và chứng cứ gỡ tội.
Vì nhận thức như thế nên trong lối làm việc người ta phải tìm ra bằng được chứng cứ. Luật cũng phụ họa cho việc này khi bỏ qua đòi hỏi về tính khách quan đã quy định lời khai của bị can cũng là chứng cứ.
Và khi gặp khó khăn trong các lối điều tra khác thì dễ dàng nhất là tiến hành bắt giam bức cung buộc bị can phải khai báo.
Đó là lý do vì sao tình trạng bức cung nhục hình tràn lan như hiện nay.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của luật sư Ngô Ngọc Trai, Giám đốc Công ty luật Công chính từ Hà Nội.