Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

‘Đền ơn, đáp nghĩa’ chính sách và thực tế

‘Đền ơn, đáp nghĩa’ chính sách và thực tế

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok


Công an, cùng với số đông dân phòng, cán bộ thô bạo lôi ngược bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành (97 tuổi) bắt lên xe
Công an, cùng với số đông dân phòng, cán bộ thô bạo lôi ngược bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành (97 tuổi) lên xe bắt đi ngày 12/06/2014.
Báo Lao Động
Chính sách ‘đền ơn, đáp nghĩa’ luôn được chính phủ Hà Nội nhắc đi nhắc lại, đặc biệt vào dịp Ngày Thương binh- Liệt sĩ 27 tháng 7 hằng năm.
Tuy nhiên thực tế đối xử với những người từng toàn tâm, toàn ý đi theo ‘chính quyền cách mạng’ ra sao?
Tuyên truyền hay!

Nhiều người từng hăng hái lên đường tham gia kháng chiến chống Pháp, hay sau này khi đi vào miền nam để chiến đấu đều vì lý tưởng bảo vệ toàn vẹn giang sơn nước nhà, và mong mỏi đất nước không bị nô lệ ngoại bang, người dân sẽ có được một cuộc sống ấm no, không bị bóc lột bởi tầng lớp ‘ăn trên, ngồi trốc’.
Bà Lê thị Ngọc Đa, một nữ thương binh trở thành dân oan khiếu kiện lâu năm vì đất đai bị tước đoạt một cách bất công, rồi trở thành tù nhân với tội danh gây rối trật tự khi cùng bà con dân oan khác lập thành hội nhóm đi biểu tình đòi quyền lợi, nhắc lại gốc gác gia đình theo cách mạng của bà:
Hồi trước tôi tham gia công tác theo truyền thống của ông cha- 3 đời cộng sản. Vì chỗ đó tôi đi theo cộng sản chiến đấu. Cộng sản nói rằng chiến đấu thì sau này không có kẻ giàu, người nghèo, được tự do, hạnh phúc; không có giai cấp bóc lột, dân ai cũng được cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành, không ai áp bức ai. Vì thế tôi đi theo con đường đó. Vì tôi nghĩ con đường đó trên đời này ai cũng muốn, ai cũng ham.
Hôm nay nói vậy tôi cũng đau khổ vì tôi là người từng hy sinh cho họ, và tuyệt đối trung thành với họ; nhưng giờ tôi được gì, cuối cùng được gì. Chẳng những một mình tôi mà còn bao nhiêu anh em khác cũng khổ như tôi, có người khổ hơn tôi!
bà Lê thị Ngọc Đa
Tôi nhớ ông Hồ Chí Minh có nói ‘đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; phải thật sự cần kiệm, liên chính, chí công, vô tư; phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch; phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Nói như vậy thì ai mà không mê!
Theo bà Lê thị Ngọc Đa thì hiện nay trường hợp của bà không phải là cá biệt mà còn nhiều thương binh từng hy sinh máu xương cho ‘cách mạng’ cũng phải chịu cảnh tương tự như bà, thậm chí còn tệ hại hơn bà nữa:
Hôm nay nói vậy tôi cũng đau khổ vì tôi là người từng hy sinh cho họ, và tuyệt đối trung thành với họ; nhưng giờ tôi được gì, cuối cùng được gì. Chẳng những một mình tôi mà còn bao nhiêu anh em khác cũng khổ như tôi, có người khổ hơn tôi!
Thực tế phũ phàng!
Vào nửa đầu tháng 6 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng, một Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng tên Phạm thị Lành, thương binh ¾, 93 tuổi, có chồng và 2 con là liệt sỹ, bị các cơ quan chức năng địa phương phường An Hải Tây, quận Sơn Trà đến cưỡng chế ra khỏi căn nhà bằng biện pháp bạo lực. Bà bị đưa đến bệnh viện và giữ ở đó cho đến nay.
Bức xúc của gia đình là yêu cầu làm rõ lý do bắt và giữ mẹ tôi tại TT. Y tế Quận Sơn Trà để làm rõ vấn đề này. Làm rõ ai vi phạm qui định của pháp luật và phải xử lý công minh trước pháp luật, dù đó là người có chức có quyền cũng phải xử lý.
ông Trần Công Minh
Người con trai của bà là ông Trần Công Minh cho biết:
Từ sáng ngày 12 tháng 6 họ bắt đưa vào bệnh viện- Trung tâm y tế Quận Sơn Trà. Chiều hôm đó tôi đến làm việc với giám đốc và phó giám đốc bệnh viện, tôi được phó giám đốc bện viện cho biết ông nhận được giấy triệu tập mời họp của bà phó chủ tịch UBND quận Sơn Trà, Huỳnh Thị Mỹ Hoa, về việc cưỡng chế mẹ tôi.
Vào đó thấy mẹ không có vấn đề gì, tôi có yêu cầu Trung tâm Y tế lập biên bản để tôi đưa mẹ tôi về nhà để chăm sóc. Thế nhưng ban lãnh đạo của Trung tâm Y tế nói phải chờ xin ý kiến của chủ tịch UBND quận Sơn Trà. Từ đó đến nay chưa cho mẹ về. Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng họp và cho rằng việc làm của mẹ tôi là sai nên đưa vào Trung tâm Y tế để chăm sóc cho mẹ tôi. Nhưng gia đình không có yêu cầu điều đó.
Bức xúc của gia đình là yêu cầu làm rõ lý do bắt và giữ mẹ tôi tại Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà để làm rõ vấn đề này. Làm rõ ai vi phạm qui định của pháp luật và phải xử lý công minh trước pháp luật, dù đó là người có chức có quyền cũng phải xử lý.
‘Với tôi thì mọi sự đã rõ, bà Lành, 93 tuổi, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bị bắt giam với sự a tòng của các bác sĩ và công an của cái hệ thống kiểu Tàu tìm cách khóa miệng người dân, đặc biệt là những người yếu thế nhất.’
ông Andre Menras Hồ Cương Quyết
Sau khi bị cưỡng chế khỏi nhà và bị giữ ở bệnh viện quận Sơn Trà 18 này, mà không có lệnh theo đúng qui định pháp luật, vào cuối tháng 6 bà Phạm Thị Lành có đơn gửi cho ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lại danh hiệu ‘Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng’. Đơn được điểm chỉ bằng ngón trỏ phải của bà Phạm Thị Lành. Lý do được nêu ra vì ‘quá xấu hổ’ cho hành động phạm tội của hai cấp phường và quận Sơn Trà.
Bà này còn có đơn kêu cứu vì con trai của bà bị theo dõi một cách bất thường.
Một người Pháp nhập tịch Việt Nam, ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết, khi hay tin sự việc xảy ra đối với Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm thị Lành, ông này đang có mặt tại Đà Nẵng nên đã đích thân mang hoa đến tại bệnh viện để được gặp bà. Thế nhưng những người tại bệnh viện không cho ông này được gặp bà Phạm Thị Lành. Trong bài viết đưa lên mạng sau đó, ông Andre Menras Hồ Cương Quyết ghi rõ ‘với tôi thì mọi sự đã rõ, bà Lành, 93 tuổi, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bị bắt giam với sự a tòng của các bác sĩ và công an của cái hệ thống kiểu Tàu tìm cách khóa miệng người dân, đặc biệt là những người yếu thế nhất.’
Nguồn gốc chính trị của nó là quan điểm, tư tưởng Mác- Lê nin, là quan điểm đấu tranh giai cấp; tức là giai cấp này tìm cách xóa bỏ giai cấp kia…, hoặc ưu tiên cho giai cấp này, đặc quyền, đặc lợi hơn cho giai cấp khác.
ông Đặng Văn Việt
Vì đâu nên nỗi?
Một lão thành cách mạng từng được mệnh danh là ‘con hùm xám đường 4’ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Đặng Văn Việt nêu lên lý do vì sao nhiều người có công với cách mạng bị đối xử tàn tệ suốt bấy lâu nay:
Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa là những châm ngôn mà chế độ đề ra, nào là biết ơn người có công, nhớ đến tổ tiên ông bà. Phương châm, châm ngôn đó nghe rất đẹp, nhưng thực hiện thì có nơi người ta thực hiện được, có nơi người ta không thực hiện. Điều này tùy tâm của từng tổ chức, từng người lãnh đạo. Có khi người ta nói một đường mà làm một nẻo.
Việc thực hiện mà không đúng như vậy là do nguồn gốc chính trị của nó. Nguồn gốc chính trị của nó là quan điểm, tư tưởng Mác- Lê nin, là quan điểm đấu tranh giai cấp; tức là giai cấp này tìm cách xóa bỏ giai cấp kia…, hoặc ưu tiên cho giai cấp này, đặc quyền, đặc lợi hơn cho giai cấp khác. Như thế tự nhiên tạo nên những bất công, bất hợp lý và tạo nên những đầu óc cơ hội, lợi dụng những ưu tiên của chế độ đó, làm những việc bậy bạ, chẳng hạn như tham nhũng phát triển không có tài nào ngăn cản nổi. Cơ bản là vấn đề chính trị, từ chính trị mà ra hết. Quan điểm chính trị sai lầm đưa đến những thoái hóa về xã hội”.
Đại biểu quốc hội- sử gia Dương Trung Quốc hồi tháng 7 năm 2012 có bài viết trên tờ Lao Động Cuối tuần về trường hợp bà Cát Hanh Long- Nguyễn thị Năm. Bà này từng đóng góp nhiều cho cách mạng giai đoạn đầu và trong Tuần lễ Vàng; nhưng rồi bà bị chính cách mạng xử bắn vì là bị qui vào thành phần địa chủ.

Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc sẽ lấn tới

Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc sẽ lấn tới

Khẳng định Việt Nam cần phải kiện Trung Quốc ra Toà án Quốc tế, dù sẽ có những lợi - hại nhất định, trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, GS Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế Viện đại học George Mason - cũng cho rằng: cái chính vẫn là tương quan lực lượng.

Tại ngày cuối, ngày 26.7, của Hội nghị quốc tế biển Đông 2014, học giả các nước tiếp tục thảo luận để tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế những leo thang của Trung Quốc và nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa các nước đang có tranh chấp trên biển Đông. 

Luật rừng của Trung Quốc hay luật quốc tế

Dự kiến sẽ trao đổi bài tham luận vào ngày cuối tại hội nghị, nhưng cuối cùng ông Cao Qun, Trung tâm An ninh hàng hải và hợp tác, ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc vắng mặt. GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về biển Đông thuộc Học viện quốc phòng Úc thay mặt đọc tham luận của ông Cao Qun, về quan điểm của Trung Quốc khi Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế về luật biển (UNCLOS). 

Trong tham luận, ông Cao Qun liên tục cáo buộc Philippines kiện Trung Quốc là không có cơ sở, vì Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của mình, đồng thời cho rằng Trung Quốc không hề vi phạm UNCLOS. 

Đồng thời, ông Cao Qun cho rằng, đường chín đoạn đã ra đời rất lâu, từ năm 1947, trước khi UNCLOS ra đời. Trung Quốc có quyền và cơ chế lịch sử, nên Philippines không thể phê phán Trung Quốc đi ngược với UNCLOS được.

“Xa hơn, Philippines đã thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ trao đổi với Trung Quốc về tranh chấp”, ông Cao Qun viết.
 
 Ảnh: L.Quỳnh

Tại hội nghị, phản ứng khá gay gắt với tham luận từ phía Trung Quốc, ông Renato De Castro, đến từ ĐH De La Salle, Philippines, cho rằng Trung Quốc đang thể hiện một sự hung hăng rất lớn khi liên tục thay đổi bản đồ mà không dựa trên cơ sở nào. 

Theo ông Renato De Castro, việc Philippines kiện Trung Quốc là hành động phản ứng của nước này khi bị Trung Quốc dồn vào việc phải chấp nhận việc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarboroug vào năm 2012.

Việc Trung Quốc cho rằng đã có đường lưỡi bò trước khi có UNCLOS là không có cơ sở. Nó được thực hiện bởi một cá nhân, mà một cá nhân thì không thể nào xác định được cương thổ quốc gia".
Ông Lê Vĩnh Trương, đến từ Quỹ Nghiên cứu biển Đông Nam Á.

Mọi buộc tội của Philippines với Trung Quốc đều có cơ sở. Trong vòng 17 năm quan, Trung Quốc luôn “làm ngơ” trước mọi yêu cầu cùng thảo luận về vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Philippines, cũng như chưa bao giờ chịu giải thích đường chín đoạn là như thế nào. Vì vậy, các quốc gia có chủ quyền buộc phải đưa Trung quốc ra Tòa án quốc tế.

“Chúng ta phải tôn trọng hệ thống luật quốc tế chứ không thể dùng "luật rừng" như Trung Quốc. Những nước lớn cũng phải tôn trọng luật quốc tế. Quốc gia lớn hay nhỏ đều có lợi ích quốc gia của mình và đều cần được tôn trọng”, ông Renato De Castro nói. 

Cần kiện Trung Quốc, nhưng cái chính vẫn là tương quan lực lượng  

Chia sẻ quan điểm với Philippines, ông Lê Vĩnh Trương, đến từ Quỹ Nghiên cứu biển Đông Nam Á, việc Việt Nam dùng luật pháp quốc tế, cụ thể là kiện Trung Quốc theo UNCLOS, là phương pháp văn minh, giảm sự leo thang chiến tranh của Trung Quốc, giảm nguy cơ hoặc chấm dứt chiến tranh.

Trong suốt nhiều năm quan, Trung Quốc đã có những hành vi bắt bớ, giết chết ngư dân Việt Nam, cắt cáp, đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam… Việt Nam đã nỗ lực thương thuyết 26 lần với Trung Quốc nhưng nước này vẫn bặt âm vô tín. 

Vì vậy, theo ông Trương, nếu Việt Nam tiếp tục chính sách thương thuyết với Trung Quốc thì sẽ phải hối tiếc về sau. Điều này khiến Trung Quốc sẽ ngày càng gây hấn với Việt Nam hơn, Việt Nam ngày càng nhượng bộ và yếu thế; sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cái nhìn của người dân Việt Nam lẫn quốc tế.  
 
GS Carl Thayer tại nơi trưng bày chứng cứ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bên ngoài hội nghị - Ảnh: L.Quỳnh
“16 chữ vàng hoặc 4 chữ tốt cũng chỉ là uyển ngữ, đang đi ngược lại tình hình chính trị trong khu vực hiện tại. Chúng ta cần dùng mọi biện pháp để giảm nguy cơ chiến tranh. Nếu chỉ dùng duy nhất biện pháp thương thuyết thì đó sẽ là nguy cơ xảy ra chiến tranh”, ông Trương nói.

Đồng thời, việc kiện Trung Quốc không chỉ là phương pháp chủ động trong ngoại giao, tạo ra những hình ảnh tích cực về chính sách và chính trị cho Việt Nam, mà nó còn là liệu pháp vắc-xin về kinh tế về lâu dài với Việt Nam, đưa Việt Nam ra khỏi bị phụ thuộc vào Trung Quốc. 

Theo ông Trương, Việt Nam có thể gặp khó khăn về ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng về lâu dài Việt Nam có thể cân bằng về kinh tế, chính trị.
“10% của Việt Nam là xuất khẩu, nhập khẩu là 28%, Trung Quốc là một trong 7 quốc gia đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Nếu Trung Quốc cấm vận thì Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng 28%. Nhưng nhìn lại thời kì Việt Nam bị cấm vận 1975 – 1989, Việt Nam bị tác động đến 58%, nhưng sau đó, chỉ mất 2 năm, kinh tế Việt Nam đã phục hồi về xuất khẩu, tìm ra những thị trường khác như Châu Âu, Tây Âu, Châu Mỹ,…”, ông Trương dẫn chứng. 

Đồng quan điểm cần kiện Trung Quốc, trao đổi với Một Thế Giới, GS Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế Viện đại học George Mason – nói: vấn đề là mình kiện gì thôi.

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề Việt Nam kiện Trung Quốc cho thấy cũng có cái lợi và cái hại, nhưng Việt Nam có nhiều lí do để kiện Trung Quốc. “Việc kiện tương đối thuận lợi cho Việt Nam. Tôi không lo mình bị thất bại. Mình kiện để buộc thế giới phải lên tiếng, và nhất là kiện ra Toà án trọng tài quốc tế thì không có phủ quyết được”, GS Hùng nói. 

Tuy nhiên, GS Hùng cho biết thêm, luật pháp chỉ có tính tương đối. Trong trường hợp Việt Nam thắng kiện mà Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành vi gây hấn thì cũng khó làm gì được, vì luật quốc tế không có định chế để thi hành, thành ra nó chỉ có tính cách ngoại giao, cái chính vẫn là tương quan lực lượng. 
 Học giả các nước tại hội nghị - ảnh: L.Quỳnh

Cần là một Asian thống nhất, tin tưởng nhau

Thảo luận tại hội nghị, ông Hitoshi Nasu, ĐH quốc gia Australia đề nghị, các nước tranh chấp thay vì ngăn cấm, thì có thể cùng ngồi lại và thống nhất những hành động nào là thù địch và gây thù địch cho đối phương. Điều này sẽ giảm nguy cơ chiến tranh rất lớn. 

Còn GS Carl Thayer cho rằng, trong tình hình hiện nay, bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) phải còn mất rất lâu, có thể cả chục năm, để hoàn thiện. Trong khi đó, thực tế khối Asian là một khối bị chia rẽ, với những quyền lợi khác nhau, ngay cả trong nhóm các nước đang tuyên bố bị tranh chấp trên biển Đông cũng bị chia rẽ, không thống nhất trong ứng xử.

Vì vậy, rất cần phải xây dựng được khu hàng hải chung, an toàn, không bị chia cắt, và luật quốc tế được áp dụng cho mọi khu vực hàng hải chung, cả Đông Nam Á, chứ không chỉ biển Đông. Đồng thời, luật pháp quốc tế cũng phải là một phần và lồng ghép vào COC. COC phải được áp dụng toàn bộ vùng biển Đông Nam Á, có như vậy mới tăng được tính đoàn kết và giải quyết được những vấn đề khác. Các lí lẽ, lập luận khi đưa ra toà cũng vì thế mà mang tính thống nhất.  

“Thực tế, Trung Quốc đã tham gia nhiều đối thoại về tranh chấp lãnh thổ trên đất liền, cũng đã có một số nhượng bộ, nhưng vấn đề là Trung Quốc ngày càng trở thành cường quốc, không ngừng hiện đại hoá quân sự của mình. Vì vậy, nếu muốn giải quyết vấn đề khu vực thì cần lùi lại, nhìn lại bức tranh tổng thể của Trung Quốc. Và cần tăng cường tính thống nhất để Asian mạnh hơn, tăng cán cân khi xử lý, thương thuyết thảo luận với Trung Quốc. Trung Quốc khi đó phải tuân theo quy định quốc tế chứ không thể đánh lẻ. Việc cần xây dựng một hội đồng bảo an chính trị của Asian cũng là đề nghị của tôi”, GS Carl Thayer giải thích. 
Lê Quỳnh
(Một thế giới)

Phát triển không bền vững là thực trạng của mọi quốc gia đang/kém phát triển

Phát triển không bền vững là thực trạng của mọi quốc gia đang/kém phát triển

Ông Hà Hữu Nga là một chuyên gia khảo cổ học nhưng lại nghiên cứu rất nhiều và sâu sắc về văn hóa, nhất là khi ông chuyển về Viện nghiên cứu Phát triển Bền vững, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông về văn hóa – phát triển – bền vững. Hy vọng câu chuyện của chúng tôi sẽ có một cái gì đó để bạn đọc tham khảo.
PV: Từ khá lâu, trong giới khoa học và quản lý thường bàn thảo nhiều về Văn hoá và phát triển, và Phát triển bền vững. Câu chuyện không mới nhưng thực ra cho đến hiện nay cách hiểu và nhận thức về các vấn đề này vẫn còn khá mông lung, còn có khoảng cách giữa các cá nhân và thậm chí các tập thể. Chúng tôi muốn được ông trình bày ngắn gọn nhất quan niệm của ông về các khái niệm này.
Ông Hà Hữu Nga: Trước hết, về vấn đề văn hóa và phát triển, đúng như anh nói, ở Việt Nam vấn đề này đã được đề cập đến từ khá lâu, và đã được bàn thảo khá nhiều. Tuy nhiên, hơi có chút khác anh, tôi cho rằng câu chuyện về văn hóa và phát triển không bao giờ là cũ, bởi vì phát triển thì vốn luôn luôn mới mẻ đã đành, nhưng đối với tôi một trong những đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa chính là tính Mới, điều đó phụ thuộc vào cái thuộc tính Faktizität thực tính duy nhất “hôm nay, ở đây” của hiện hữu người, theo cách nói của nhà triết học Đức Heidegger, cho nên tôi cho rằng không một yếu tố văn hóa thực sự nào lại “cũ” cả. Nhưng vì con người và văn hóa là những vấn đề trừu tượng nên tôi muốn dành riêng cho một dịp khác để quay trở lại với câu hỏi của anh.
Theo hiểu biết của tôi thì một trong số những người đi tiên phong trong lĩnh vực văn hóa và phát triển chính là cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong. Không chỉ là người đặt nền móng cho bộ môn nghiên cứu phát triển Việt Nam, mà ông còn là người đã dành cả cuộc đời mình cho văn hóa và phát triển. Vào cuối những năm 1980, đầu 1990 ông đã xác định đó là trọng tâm nghiên cứu của mình bằng cách đặt câu hỏi: Làm thế nào để Việt Nam vừa phát triển về kinh tế lại vừa thực hiện được các mục tiêu xã hội mà không phải hy sinh con người cho phát triển? Và ông đã tự trả lời: Chỉ có thể thực hiện được mục tiêu đó bằng giải pháp văn hóa của phát triển. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển, vì nó chỉ đáp ứng lợi ích cục bộ của tăng trưởng bằng mọi giá mà thôi – trong khi đó chỉ có văn hóa mới thoát khỏi lợi ích cục bộ để vươn tới lợi ích xã hội tổng thể của con người. Và lợi ích đó chính là các giá trị văn hóa mà con người đã tạo ra và truyền lại thông qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên, với đồng loại để hoàn thiện nhân cách con người [Nguyễn Hồng Phong 2000. Giải pháp văn hóa của phát triển, trong Một số vấn đề về hình thái kinh tế - xã hội – văn hóa và phát triển, Nxb. KHXH, Hà Nội 2000, tr. 283-302]. Quan điểm, phương pháp tiếp cận, bộ công cụ khái niệm, các kết quả nghiên cứu và đặc biệt là các kết quả ứng dụng vào thực tế phát triển theo tư tưởng của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị; không những thế nó còn giúp cho các định hướng tương lai trong việc giải quyết tiếp các nan đề đặt ra trong quá trình phát triển đất nước.
Vấn đề thứ hai: theo tôi hiểu, phát triển bền vững là cách tiếp cận mới trong kinh tế – chính trị học châu Âu, chủ yếu nhắm vào đối tượng là các quốc gia đang phát triển, trước nguy cơ các nguồn lực cho phát triển ở các khu vực này đang ngày càng trở nên khan hiếm và thậm chí cạn kiệt. Xuất phát điểm của khái niệm này là quan niệm của phong trào môi trường về việc cân bằng giữa nhu cầu của con người với việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Lần đầu tiên mối liên hệ giữa môi trường và phát triển được đề cập đến một cách chính thức vào năm 1980 trong Chiến lược Bảo vệ Thế giới của Liên minh Quốc tế Bảo vệ Tự nhiên [UNEP (United Nations Environment Programme) 1980]. Và kể từ khi công bố Báo cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới, còn gọi là Uỷ ban Brundtland, do cựu thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland phụ trách, khái niệm phát triển bền vững đã được sử dụng rộng rãi. Trong báo cáo này khái niệm phát triển bền vững đã được định nghĩa là “thoả mãn nhu cầu của hiện tại nhưng không gây hại cho các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ” [United Nations 1987]. Riêng tôi quan niệm rằng phát triển bền vững không chỉ là ba trụ cột môi trường, kinh tế, và xã hội, mà nó còn bao gồm hàng loạt lĩnh vực liên quan, đó là văn hoá, đạo lý, chính trị, thể chế, con người, và cả tương lai nữa. Tôi cho rằng chính biến số tương lai đã làm nên giá trị đặc biệt nhất của định nghiã phát triển bền vững. Với biến tương lai, tất cả các lĩnh vực trên không chỉ được tiếp cận đồng đại, mà còn được tiếp cận lịch đại, tuy nhiên chiều lịch đại ở đây lại không phải là chiều lịch đại của hiện tại, mà là chiều lịch đại của “các thế hệ tương lai”. Bằng định nghĩa trên, lần đầu tiên loài người đã thể hiện tầm nhận thức phổ quát, nói cách khác là trình độ văn hóa phổ quát của nhân loại, hoặc đúng hơn nữa là nhân loại tính đã có bước phát triển vượt trội.
PV: Vậy văn hoá, trong sự vận động của mình có cần đảm bảo tính bền vững không? Và trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là bền vững trong văn hoá, là văn hoá bền vững? Tính bền vững của văn hoá có vai trò, tác động, ảnh hưởng gì đến phát triển bền vững? Ông có thể cho một vài dẫn chứng?
Ông Hà Hữu Nga: Nếu tôi không hiểu nhầm thì thực chất câu hỏi của anh đề cập đến một vấn đề rất bản chất của giá trị học văn hóa trong sự vận động của phát triển. Để làm rõ vấn đề này, tôi muốn sử dụng định nghĩa về giá trị như là kết quả những định giá trở thành tiêu chuẩn, mục tiêu, mục đích cho các niềm tin hoặc tư tưởng quan trọng và lâu bền của những con người thuộc một nền văn hóa nhất định về những gì được coi là tốt đẹp và đáng ước vọng nhất. Các giá trị chi phối, tác động đến hành vi của mỗi cá nhân, cộng đồng, nhân loại và được sử dụng làm những hướng dẫn chung cho mọi tình huống của cuộc sống. Giá trị còn là những những mục tiêu, những mục đích cao nhất, xa nhất và cuối cùng mà con người mong muốn có được, thực hiện được, đạt tới được. Các định nghĩa về giá trị văn hóa trên đều đặt cơ sở ở ba tiền đề cần thiết cho việc định giá sự sinh tồn và phát triển của con người để tạo thành hệ thống giá trị văn hóa, đó là: i) các nhu cầu sinh học của cơ thể mỗi cá nhân con người; ii) các điều kiện tiên quyết về phương diện xã hội đảm bảo việc tổ chức các quan hệ xã hội theo trật tự mang tính thứ bậc; và iii) các yêu cầu phát triển về phương diện xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia, nhân loại liên quan cả đến môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa [có thể xem: Rokeach M., 1973. The Nature of Human Values. New York: The Free Press; Schwartz S.H. 1992. Universal in the contents and structure of values: theoretical advances and empirical tests in 20-centuries. In M. Zana (ed.) Advances in Experimental social psychology (Vol.25, pp.1-65). Orlando FL: Academic Press].
Nếu nhìn từ ba tiền đề trên thì tiền đề thứ nhất: i) các nhu cầu sinh học của cơ thể mỗi cá nhân con người tương ứng với những giá trị gắn với tồn tại bản năng ở trình độ hoặc mức độ sinh nhai; về phương diện cộng đồng, chủ yếu gắn với sinh kế của các xã hội sơ khởi; nhưng ngược lại ở phương diện mỗi cá nhân trong mọi xã hội thì đó lại là những quyền con người cơ bản và thiêng liêng nhất. Vì vậy có những loại giá trị gắn với các nhu cầu này mang tính bền vững rất cao như giá trị về một nghề nghiệp tối thiểu có thể nuôi sống bản thân; giá trị của một mái nhà với tư cách là một tổ ấm gia đình, v.v…Tuy nhiên việc tôn thờ giá trị sức mạnh bạo lực để chém giết, giành giật một miếng ăn, một mái nhà với đồng loại thì loại giá trị ấy lại không bền vững, …v.v. Tiền đề thứ hai: ii) các điều kiện tiên quyết về phương diện xã hội đảm bảo việc tổ chức các quan hệ xã hội theo trật tự mang tính thứ bậc: các giá trị văn hóa được xây dựng trên tiền đề này có tính bền vững cao và có đóng góp đáng kể vào sự phát triển bền vững của xã hội, chẳng hạn như trong mỗi cộng đồng người việc tổ chức theo thứ bậc là một giá trị văn hóa bền vững; việc tôn kính người già, tuân thủ sự điều hành của người có vị thế, tài năng, uy tín cao hơn trong cộng đồng cũng đều là những giá trị văn hóa bền vững. Tuy nhiên có những giá trị văn hóa về trật tự thứ bậc rất có ý nghĩa trong xã hội xưa thì ngày nay lại trở thành yếu tố cản đường: chẳng hạn tập quán trọng tước và trọng xỉ ở một số trường hợp, rõ ràng cản trở con đường thăng tiến của lớp trẻ trong xã hội hiện đại. Tiền đề thứ ba: iii) các yêu cầu phát triển về phương diện xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia, nhân loại liên quan cả đến môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Đây là tiền đề quan trọng nhất đối với hệ giá trị văn hóa gắn liền với phát triển, bởi vì khi đã vượt khỏi các nhu cầu sinh tồn cơ bản , khi đã vượt khỏi các điều kiện nhất định của tồn tại, con người vươn tới các yêu cầu phát triển, có nghĩa là vươn tới việc hoàn thiện cá nhân với tư cách con người trong mọi mối quan hệ của mình. Và quá trình hoàn thiện đó cũng chính là quá trình hoàn thiện về phương diện văn hóa, làm cho các giá trị văn hóa thực sự trở nên bền vững. Có nghĩa là nếu không thoát khỏi trình độ của các nhu cầu và của các điều kiện để vươn tới các yêu cầu mang tính nhân tính, mang tính văn hóa, thì không thể có phát triển bền vững thực sự được.
Để minh họa thêm về quan niệm giá trị văn hóa ở cấp độ nhu cầu, tôi xin kể lại một thực tiễn vừa đáng buồn lại vừa đáng vui sau đây: năm 2001, khi tôi làm chuyên gia xã hội cho một dự án giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại T.N, trong một khóa tập huấn về tri thức bản địa và phát triển, có một học viên là phó chủ tịch Hội phụ nữ huyện đã luống tuổi người dân tộc thiểu số địa phương kể lại câu chuyện buồn của chính đời chị và cộng đồng chị như sau: Dân tộc chị có một tập tục đau lòng là khi đứa trẻ sinh ra, nếu chẳng may mẹ nó bị chết thì già làng bắt phải chôn sống đứa bé đó theo mẹ. Vì không đành lòng với cách xử sự mà chị cho là “dã man” ấy, chị đã xin nuôi 4 đứa trẻ có hoàn cảnh như vậy, nhưng chị phải chịu hai điều kiện bắt buộc là: i) chị và bọn trẻ phải vào rừng sống, chứ không được ở chung với buôn làng; ii) nếu trong buôn xảy ra bất cứ sự cố gì như cháy nhà, chết người, bệnh dịch, đói kém, …v.v, thì chị phải chịu trách nhiệm, vì hành động chống báng thần linh của mình. Cuối cùng chị hỏi tôi: Xin anh cho tôi lời khuyên phải làm gì với già làng để giúp thay đổi quan niệm và cách hành xử đó? Tôi thưa với chị rằng: Trước hết chị là một phụ nữ kiên cường, nhưng xin chị đừng vội kết tội tập quán ấy là không nhân đạo; nếu suy nghĩ bằng chính lịch sử sản sinh và duy trì tập quán ấy thì chị sẽ có cách nhìn nhận và ứng xử khoan dung hơn; chị biết rằng các dân tộc còn ở trình độ bộ lạc cho rằng con người sống giống nhau ở cả hai thế giới: thế giới (buôn làng) của người sống và thế giới (buôn làng) của người chết (ma). Khi người mẹ sinh con mà chết, có nghĩa là bà ấy chỉ đơn giản là về sống ở làng ma. Vì vậy việc để đứa trẻ ở lại với làng người mà phải xa cách mẹ thì mới là vô nhân đạo! Muốn già làng thay đổi tập quán đó thì chị nên nhìn nhận theo tập quán để dần dần thay đổi nó. Tất nhiên câu chuyện kết cục có hậu, những năm sau này gặp lại chị, mọi sự đã đổi thay theo chiều hướng tiến bộ.
PV: Thông thường chúng ta vẫn thường nói văn hoá là trí tuệ dẫn đường cho kinh tế. Thế nhưng soi vào hiện tại, chúng tôi lại thấy kinh tế đang chi phối văn hoá. Các nhà giàu, cái cung cách nhà giàu, thậm chí là trọc phú đang làm chủ rất nhiều hoạt động văn hoá của xã hội, từ các sự kiện đình đám đến việc dựng chùa xây đền, từ showbit đến lễ lạt, hội hè. Ông có thấy điều đó không và ý kiến của ông về vấn đề, vấn nạn này?
Ông Hà Hữu Nga: Thực ra câu hỏi của anh đã phần nào là câu trả lời rồi. Đã từ lâu tôi không đi học lớp lý luận  chính trị nào nên không biết người ta đã thay đổi cái tín điều kinh tế quyết định tất cả chưa? Nếu tín điều ấy vẫn tiếp tục được giao giảng như một loại tiền đề nhu cầu, hoặc như một loại tiền đề điều kiện thì những giả giá trị mà anh thấy là đúng theo cái logic kia rồi. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi giá trị đang biến đổi đến tận gốc rễ, vì vậy nhiều cái tôi tưởng là văn hóa thì trong bản chất của nó lại là phi/không/vô văn hóa. Tôi là người không bi quan, cũng không lạc quan nên tôi không nhìn những gì đang diễn ra chỉ thuần túy là vấn nạn. Ngược lại, tôi thấy trong những ngổn ngang của các hành động giả trang ấy, trong sự mục ruỗng của một vài tích tuồng mang danh văn hóa ấy có những khát khao muốn quay lưng, muốn bịt mắt, muốn bưng tai để dành cho những dịp được hạnh ngộ cùng cái Faktizität thực tính duy nhất “hôm nay, ở đây” của văn hóa thực sự, của hiện hữu người thực sự.
PV: Trở lại với câu chuyện phát triển và bền vững, ông có thể cho biết ý kiến của ông về tính bền vững, sự đảm bảo tính bền vững của nước ta trong sự vận động phát triển trong thời gian khoảng 2 thập niên vừa qua như thế nào? Tại sao lại có tình trạng này? Nguyên nhân cơ bản là gì?
Ông Hà Hữu Nga: Tôi có một người bạn Canada là GS. Ledent, nhà xã hội học của Đại học Quebec, năm 2006 khi tôi đến Montreal làm việc với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ông hỏi tôi: Tại sao Viện ông lại gọi là Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững? Tôi hỏi lại: Ông hỏi đùa tôi à? Ông nói: Trông tôi giống người đang đùa sao? Nhìn thái độ nghiêm túc trong cách ông hỏi và chờ tôi trả lời, tôi liền nhớ tới một lần họp Hội đồng có PGS. Kinh tế Nguyễn Danh Sơn, GS. Môi trường Lê Trọng Cúc, GS. Nông học Nguyễn Tử Siêm và một hai nhà xã hội học là thành viên (cả trong và ngoài Viện) của Hội đồng, GS. Siêm hỏi tôi: Thưa ông Chủ tịch, xin ông định nghĩa thế nào là phát triển bền vững? Tôi nói: Xin chịu! GS. Siêm đùa đùa: Sao chúng ta không định nghĩa bằng phương pháp phủ định của phủ định là: Phát triển bền vững là làm cho những cái không/chưa bền vững mà ta thấy đầy rẫy quanh ta [ở cả ba “cái cột cái”: Môi trường, Kinh tế, và Xã hội] không còn không bền vững nữa!
Phát triển không bền vững là thực trạng của mọi quốc gia đang/kém phát triển! Nguyên nhân của thực trạng không bền vững thì rất nhiều, nhưng một trong những cái vừa là nguyên nhân lại vừa là hệ/hậu quả của tình trạng này chính là BỎ/QUÊN phương văn hóa [đích thực] của phát triển.
PV:  Chúng ta có thể lường trước được hậu quả của phát triển nóng, của phát triển thiếu bền vững và phát triển phá sự ổn định và bền vững? Có thể hình dung hậu quả đó như thế nào, thưa ông?
Ông Hà Hữu Nga: Nói thật với anh là tôi hơi sốc với từ “chúng ta” của anh, bởi vì nó gợi lại cho tôi những kỷ niệm rất khó quên với một vị Viện trưởng đáng kính trước đây của tôi là cố GS. Nhà thơ Phạm Huy Thông. Trong mọi cuộc họp, uyển ngữ quen thuộc của ông là: “Hôm nay chúng tôichúng ta phải chăng có thể, tùy theo điều kiện cho phép, cùng suy nghĩ thêm…v.v”. Trong bối cảnh ấy thật khó mà phận định được ai và trách nhiệm nào thuộc về chúng tôi, và ai/trách nhiệm nào thuộc về chúng ta để mà bắt tay vào thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Trở lại câu hỏi của anh thì thấy rõ ràng là chúng ta không cần phải “lường trước”, cũng không cần phải “hình dung”, mà mọi thứ bày ra trước mặt rõ ràng là nóng, thiếu ổn định và không bền vững rồi. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là những băng hoại các giá trị đạo đức và văn hóa. Vết thương ấy thực sự khó chữa và sẽ rất lâu lành.
PV: Thật tiếc, nếu không dùng cái uyển ngữ là đại từ xưng hô kiểu đám đông ấy thì tôi biết dùng từ bấy giờ? Khó quá! Mà thôi, dẫu sao thì tôi cũng muốn ông cho biết ý kiến của mình, là ta, [lại ta rồi], có thể bình luận như thế nào về sự đô thị hoá ồ ạt quá mức vừa qua, nếu từ góc độ phát triển bền vững?
Ông Hà Hữu Nga: Đô thị của Việt Nam rõ ràng là một khuyết tật rất dễ thấy: nó manh mún, phân cắt, chen chúc và đầy khuyết tật về phương diện văn hóa. Nó không thuộc về những giá trị quá khứ, càng khó mà hình dung một xã hội phát triển của tương lai lại có thể dựa trên nền tảng văn hóa đô thị như hiện tại. Nhưng cũng có một số điểm sáng để hy vọng khi giấc mơ về những hệ thống nhà hình ống và văn hóa nhà hình ống phai nhạt dần.
PV:  Và câu chuyện thuỷ điện nữa. Cần đọc tên các nguy cơ tiềm ẩn hình thành từ nó như thế nào?
Ông Hà Hữu Nga: Tôi đã làm tư vấn xã hội và dân tộc thiểu số cho một số dự án Thủy điện và thực sự sợ phải đến những cánh rừng bị phá, những bản làng định cư hàng trăm thế hệ người nay bỗng chìm nghỉm dưới lòng hồ vô tăm tích, để nhọc nhằn cắm rễ trên những lưng núi cao đã trọc trụi cây xanh, để những hệ sinh thái đa dạng được thay bằng một loài cây, một loài con ngoại lai nào đấy. Từ quan điểm văn hóa thì những hình ảnh đó không dễ chịu chút nào.
PV:  Trong văn hoá nữa, sự tiếp nhận quá nóng – vội về văn hoá trong hơn 2 thập niên vừa qua có thể đốt cháy các giá trị truyền thống không? Và liệu cái lớp văn hoá mới hình thành có phù hợp với con người và truyền thống, có tạo ra được sự ổn định để dần dần hình thành nên được các giá trị hữu ích?
Ông Hà Hữu Nga: Trong một thế giới đã trở thành ngôi làng toàn cầu ngày nay thì tích hợp, biến đổi, thích nghi và đồng hóa văn hóa là điều đương nhiên. Nhưng chỉ có điều đáng buồn và đáng ngại là Việt Nam được chuẩn bị rất ít cho quá trình này, kể cả ở cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng, nhà nước cũng vậy. Cái giá phải trả cho quá trình tích hợp, biến đổi, thích nghi và đồng hóa văn hóa chắc chắn đã, đang và sẽ rất lớn. Tôi không tin các giá trị truyền thống bị thiêu cháy, nhưng tôi tin, nhiều giá trị phải khuất lấp, phải ẩn mình trước sức xô đẩy của toàn cầu hóa về văn hóa. Đối với tôi, các giá trị thật của truyền thống sẽ không bao giờ bị mất đi, nó chỉ bị khuất lấp, bị vùi dập và sẽ trở lại đúng theo cách mà Heidegger quan niệm về chân lý là aletheia là “tính không che giấu”, văn hóa thực sự bao giờ cũng có đặc tính chân lý như vậy.
PV: Cả từ phương diện lý thuyết lẫn thực hành, theo ông, ở Việt Nam hiện nay, chúng ta, [xin lỗi, lại chúng ta!],  cần làm gì để có được một sự ổn định cần thiết tối thiểu cho sự tồn tại lâu dài của quá khứ và hiện tại, tức là tôi muốn nói đế là một sự bền vững tối thiểu.
Ông Hà Hữu Nga: Riêng tôi, tôi lại muốn nói đến cái bền vững tối đa, đó chính là việc đưa phương văn hóa vào phát triển, đưa các giải pháp văn hóa vào phát triển. Nhưng muốn có phương văn hóa, muốn có giải pháp văn hóa thì phải cần đến các nhà văn hóa lớn, có tài năng, có nhân cách. Riêng về lĩnh vực này thì tôi thực sự thấy là một nan đề.
PV: Thưa ông, ai sẽ cầm cân nảy mực đảm bảo cho sự ổn định và bền vững, cả trong sự phát triển kinh tế lẫn văn hoá?
Ông Hà Hữu Nga: Để trả lời câu hỏi lớn này, tôi may mắn có được tập tài liệu đánh máy bài nói chuyện của GS. Nguyễn Hồng Phong tại Trường Tuyên huấn Trung ương, ngày 27/9/1989, (do chính Phòng Thông tin Khoa học Nhà trường ghi âm và gỡ băng). Ở trang 54, GS. Phong khẳng định như sau: “Nhà nước quyết định sự phát triển chứ không ai khác cả. Lý luận thường nói rằng cơ sở quyết định thượng tầng. Nhưng thực tế, thượng tầng quyết định cơ sở”. Riêng tôi thì lại tin rằng cùng với sự phát triển của công nghệ và sự phát triển của dân trí thì càng ngày người dân với các thể chế dân sự sẽ càng đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và bền vững của quá trình phát triển.
PV:  Một câu hỏi cuối, các chính trị gia, các chính khách ở đâu trong bản đồ quyền lực và hành động vì sự phát triển bền vững, thưa ông?
Ông Hà Hữu Nga: Theo tôi và chủ yếu là tôi hy vọng quá trình phát triển sẽ rèn rũa để chúng ta thực sự có các chính trị gia và các chính khách có đủ tài năng và bản lĩnh, đặc biệt là về phương diện nhân cách và văn hóa chính trị. Và đến lượt mình, họ cũng sẽ góp phần vào sự phát triển thực sự bền vững của đất nước, trong đó chắc chắn có vai trò và sự đóng góp to lớn của phương văn hóa trong vốn văn hóa chính trị của họ.
PV: Cảm ơn ông rất nhiều về cuộc trao đổi hôm nay. Hy vọng trong thời gian tới chúng tôi lại được đón ông làm khách của Văn hóa Nghệ An.
_______________________________________
PHAN THẮNG thực hiện
Ghi chú: Phỏng vấn này được công bố lần đầu tiên trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số 249, ngày 25/7/2013; được đăng lại trên http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/khach-moi-cua-tap-chi45/ Thứ bảy, 24 Tháng 8 năm 2013.

Phố cổ bên Tây.

  -Trích  : Ở bên Pudapets họ cũng đang làm tàu điện ngầm, làm đã xong. Trên mặt đất chả cái cây xanh nào bị đốn. Tài thật, bọn nó làm kiểu gì mà tài thế. Chắc tại chúng có tiền cả mà thôi. Không ngại tốn kém, chúng chỉ đào ở một đầu đường xuống, rồi cứ thế đào ngầm xiên ngang, đào đến đâu chống đến đó, xây luôn. Nên phía trên chả ảnh hưởng gì.  Chứ làm được tuyến tàu điện ngầm đi đến đâu chặt cây đến đây thì dân chúng biểu tình loạn lên ngay, mất chức bét cũng từ thị trưởng trở nên.

Nguoibuongio

Nhiều lần đi trên những con phố ở châu Âu, nhìn những ngôi nhà bên ngoài nguyên vẹn kiến trúc cách đây hàng mấy trăm năm. Cứ băn khoăn nghĩ làm sao mà bọn này nó giữ được lại nhỉ.?
Nếu mà giữ được thế này, thì bên trong người ở sẽ thế nào.?

Vào hẳn bên trong mới biết, bên ngoài trông cổ thế thôi. Nhưng bên trong có thang máy, sưởi điện, nhà vệ sinh …đều hiện đại.
Vòng ra ngoài nhìn lại lần nữa, thậm chí sờ tay vào bức tường mặt tiền, lấy chìa khoá cạo thử xem. Đúng là đồ cũ.
Những ngôi nhà mặt tiền đẹp, không có rêu phong, trông lúc nào cũng như mới. Anh bạn bên Pháp giải thích là đến định kỳ, nhà nước cho người dựng giàn giáo kín mặt nhà để bảo trì. Ừ, bảo trì đã đành rồi, nhưng làm thế nào mà bên trong hiện đaị mới là chuyện tò mò.
Nhà mình ở khu phố cổ Hà Nội, ngày xưa có nhiều hoạ sĩ đến đầu phố nhà mình vẽ tranh. Năm 1982 cả nhà đang ăn cơm thì cái xe phun thuốc muỗi của phường đâm xuyên mặt tiền lọt vào giữa nhà. May lúc đó cả nhà ăn cơm bên trong nên chẳng ai bị sao. Nhưng gian ngoài sụp hẳn, mái ngói, tường thành một đống phủ kín cái xe.
Nhà nước chả đền đồng xu nào, nhưng nhà mình được phép xây dựng lại. Bố mình xây luôn thành nhà mái bằng hai tầng. Đang thời điểm có chiến dịch Z30 nhà nước đang đi tịch thu nhà mới xây Người ta đến hỏi xi măng mua đâu, sắt thép mua đâu và tiền ở đâu ra xây…không trả lời được là mất nhà. Nhưng vì cái vụ đâm của xe phun thuốc muỗi, người ta miễn hỏi.
Thế là toi mái ngói thâm nâu, có rêu phong từng mảng và những cây dương xỉ, thài lài tím mọc trên mái.
Ở đầu phố bên kia là căn nhà gỗ, mái ngói. Diện tích tầm tổng 50 mét vuông, tầng gác trên khoảng 25 mét vuông. Cả già lẫn trẻ ở cả trên lẫn dưới khoảng 17 người. Hố xí hai ngăn đến tận thập kỷ 90, phụ nữ tắm giữa sân quây nilon che. Đến năm 2005 thì họ ký đồng ý bán nhà cho một chủ, mọi người đi tứ tán. Chủ mới để nhà không, mình mới mượn làm chỗ sản xuất biển quảng cáo. Năm sau chủ mới xây nhà, mở thành quán cà fee, rồi cho thuê hay sang tay bán nhà mình cũng không rõ. Nhưng giờ là quán cà fee mà anh em biểu tình như Bùi Hằng, Lân Thắng, Vô Va vẫn hay đến uống.
 Cái góc phố có 4 ngôi nhà cũ, đi mất hai. Nhà góc đối diện nhà mình cũng đập hết đi xây lại thành 4 tầng. Chỉ còn nhà góc chếch bên kia là còn chút ở tầng hai. Tầng dưới cũng cửa vòm cuốn làm nội thất ô tô.
Chả ai vẽ vời gì chỗ đấy nữa, đôi khi vẫn nhớ người hoạ sĩ già hay trung niên đi xe đạp, dựng giá vẽ bằng bút chì hay mầu nước. Mình quần đùi, chân đất, cởi trần lân la hỏi vẽ thế này có bền không.? Ông hoạ sĩ già trả lời, ông về vẽ lại bằng sơn dầu cháu ạ, đây ông vẽ nháp. Mình cũng chạy về lấy giấy, bút chì ra vẽ hùa theo. Ông già nhìn khen, cháu có năng khiếu lắm. Lúc ấy còn chưa đến 10 tuổi, được khen thích vẽ lắm. Nhưng nhìn các ông hoạ sĩ ai cũng nghèo, nên mình ước mơ sau này làm con buôn hơn. Vì mấy nhà buôn bán sáng con cái họ đều được ăn phở hoặc bún xáo măng.
Hà Nội năm đầu thập kỷ 80 thực sự là những mái ngói thâm nâu, lô xô từng lớp như sóng sông Hồng. Hoặc những biệt thự Pháp uy nghiêm , trầm mặc đầy huyền bí. Năm ngoái đi dạo cùng nhà văn Vũ Thư Hiên ở Paris, ông nói.
- Này nhé ! Anh thấy Paris nhiều nét giống Hà Nội lắm, em nhìn xem. Ngay cả những cái nắp cống sắt tròn này này, cũng y như Hà Nội. Cả một số phố nữa. Vì người Pháp xây dựng một số nơi Hà Nội mang kiến trúc Pháp, thậm chí là có những cái hoa ở hàng rào sắt hay cổng sắt người ta cũng mang từ Pháp sang, cái nắp cống cũng thế.
Ông bất chợt ngừng lại, quay sang hỏi.
- Thế Hà Nội mình còn nhiều phố như cũ không.?
Mình nghĩ một lát rồi lắc đầu.  Nhà văn già tóc bạc trắng đang sống kiếp lưu vong, thở dài buồn bã. Mình an ủi.
- Nhưng phố nhà anh , cái đoạn nhà anh đó, còn nhiều nhà nguyên vẹn lắm.
 Nhiều năm trước có lần phường họp về đời sống khu phố, anh cán bộ phường mồm leo lẻo than thở đời sống bà con chen chúc trong phố cổ chật quá, chính quyền đang dự định giãn dân phố cổ đi. Ưu tiên cho mua nhà giá rẻ trả góp. Ai cũng mừng, nhiều nhà con cái trưởng thành lấy vợ. Bốn góc nhà là bốn cái giường, che tấm ri đô ngăn. Thằng bạn cạnh nhà mình sinh năm 70 mãi không lấy vợ vì thế. Đến năm ngoái thì phải, khi hai anh nó có nhà khác, nó mới cưới vợ ở tuổi 43.
 Mười năm kể từ khi anh cán bộ phường nói chuyện giãn dân, đến khi nó lấy vợ vẫn chưa có gì tiến triển. Người dân phố cổ cũng chả còn nhớ đến buổi họp đem lại sự vui mừng quá đỗi cho họ năm nào. Lúc ấy người ta râm ran lắm, họ bàn chuyện khu mới ở đâu, xa gần tiện lơi thế nào. Nghe phong phanh là bên Gia Lâm cái khu đất đang giải toả gần cầu Đuống. Có người chạy sang xem để ngắm nghía xem đường sá thế nào, về háo hức nói tiện lắm, chỉ qua cầu Chương Dương chạy thẳng một lèo đường to là đến. Đi xe máy chỉ mất 20 phút là nhiều. Bà con phấn chấn tính tiền dành dụm nhiều ít đến đâu còn vay mượn. Nhiều chàng trai tuổi sắp trung niên mơ chuyện bỗng bỏ vẻ chán chường, bê tha mỗi khi đi làm về. Chú ý vào trang phục, tối dắt xe đi đâu đó trong bộ quần áo nghiêm chỉnh. Không là cà quán nước, rượu đầu đường nữa.
 Cái khu đất ấy giải toả xong, người ta xây toàn biệt thự khủng. Bọn Vincom làm cả một khu biệt thự tầm quốc tế, rất sang trọng. Năm ngoái sang đó thấy vô số biệt thự cỏ mọc đầy , không có người ở.
 Chả có giãn dân nào hết cả, người phố cổ  đành cơi nới, xoay sở xây dựng. Phố cổ thành một món hổ lốn. Bọn Tây Balo đi cứ ngáo ngơ nhìn hai bên đường mà chả hiểu kiến trúc Việt Nam thuộc loại gì.
 Hôm mới đây đi Hamburg, đang dạo trên đường phố ngắm, bỗng nhìn thấy cả một khối những thanh sắt giằng vào nhau thành một khối đồ sộ còn hơn cả trụ cầu Long Biên. Tưởng nhà bị đổ lên bọn chúng gia cố để dựng lại. Tò mò chụp tấm hình.
Lúc vòng ra dãy đằng sau, nhìn sang mới biết hoá ra bọn Tây nó xây mới hoàn hoàn. Nhưng bề mặt bên ngoài chúng vẫn giữ nguyên trạng. Bảo làm sao bấy lâu thắc mắc vì sao bên ngoài trông cổ kính như mấy trăm năm,mà bên trong hiện đại vậy.

Khi quay lại mặt tiền, nhìn những thứ chúng gia cố. Mới thấy thật kỳ công và cẩn thận. Nếu thế này thì chả biết giá thành để giữ cái mặt tiền là bao nhiêu, nhưng chắc chắn gấp đến chục lần xây mới. Cẩn thận đến nỗi họ còn chêm gỗ vào những nơi chống để khỏi hỏng tường.

Nhìn chân giá thép đỡ, là cả một cục be tong không khác gì móng cầu. Hình dung bọn nó dựng lên cái khung này rồi khi xong phá đi mà nản luôn.


Phải như thế này  nên các khu phố cổ của bọn Tây mới còn nguyên vẹn thế. Nhưng mà nó có tiền, nên nó làm thế được phải không bà con. Ta nghèo chưa có kinh phí, đời sống bà con bí bách thì thôi cứ tự lo. Chỉ cần  biết bôi trơn giấy phép là việc xây dựng trót lọt. Di sản hay văn hoá để sau, mỗi nơi một khác. Dân ta nghèo tự do dân chủ , văn hoá là miếng ăn no, cái áo ấm. Tiêu chí khác bọn nước ngoài, không so sánh được.
Hôm nay nghe tin hàng cây xanh trăm tuổi ở Sài Gòn bị đốn để làm tàu điện ngầm thì phải. Không muốn so sánh những cứ phải so sánh. Ở Pháp, Đức tàu điện ngầm chằng chịt, nhưng trên mặt đường mà có tàu ngầm chạy dưới vẫn nguyên vẹn hai hàng cây xanh.
Ở bên Pudapets họ cũng đang làm tàu điện ngầm, làm đã xong. Trên mặt đất chả cái cây xanh nào bị đốn. Tài thật, bọn nó làm kiểu gì mà tài thế. Chắc tại chúng có tiền cả mà thôi. Không ngại tốn kém, chúng chỉ đào ở một đầu đường xuống, rồi cứ thế đào ngầm xiên ngang, đào đến đâu chống đến đó, xây luôn. Nên phía trên chả ảnh hưởng gì.  Chứ làm được tuyến tàu điện ngầm đi đến đâu chặt cây đến đây thì dân chúng biểu tình loạn lên ngay, mất chức bét cũng từ thị trưởng trở nên.
Xem vài hình ảnh phố Paris ở đây.
https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/media_set?set=a.549314231793541.1073741852.100001449065165&type=3
********************************************

Paris chiều 11/7/2013

 
 
 


Ẩn số Tập Cận Bình: Kẻ độc tài hay người đổi mới?

Biếm họa của Zhu Zizun (TQ):Chủ tịch Tập Cận Bình đang cầm một lồng chim nhưng bên trong là một con dấu tượng trưng cho những nỗ lực chống tham nhũng của ông kể từ khi nhậm chức. ( Theo Dân trí)

Ông Tập Cận Bình đã nắm cương vị lãnh đạo đất nước Trung Quốc gần 2 năm nay. Những ý kiến về Ông luôn là những nhận định từ hai phía.
Các cuộc khảo sát về Tập Cận Bình của trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy rằng ông nhận được rất ít sự ủng hộ từ phương Tây, Trung Đông và các nước đang có mối quan hệ nguội lạnh với Trung Quốc là Nhật Bản và Phillipines. Tuy nhiên, những ngườ ủng hộ ông thường là những công dân của các nước châu Phi và kể cả những người dân Trung Quốc. Tại Trung Quốc, 92% ủng hộ sự lãnh đạo của Tập Cận Bình
Chính vì những nhận định trái ngược nhau về ông nên điều này đã chứng minh rằng Tập Cận Bình vẫn còn là một ẩn số. Liệu ông ta là một nhà cải cách hay là kẻ bảo thủ?
Ông Tập Cận Bình đã nắm chức tổng bí thư đảng năm vào tháng 11 năm 2012 và 6 tháng sau nắm luôn chức chủ tịch nước. Điều này chứng tỏ ông là người rất có năng lực. Ông là con trai của một người lính du kích. Cha của ông cũng là người thân cận với Đặng Tiểu Bình, người đã hồi sinh Trung Quốc với chương trình đổi mới. Do vậy, Tập Cận Bình sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan chức và có thế lực.
Sau khi tiếp nhận cương vị tối cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nắm quyền điều hành đất nước, Tập Cận Bình đã ra tay chấn chỉnh nội bộ Đảng Cộng Sản, chính phủ và quân đội Trung Quốc. Do vậy, nhiều người còn cho rằng toàn bộ quyền lực đã nằm trong tay ông.
Người cải cách nhưng theo "lề lối"
Ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: sự suy giảm kinh tế, nạn tham nhũng, sự phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ tội phạm cao, mội trường bị tàn phá. Ngoài ra, các cuộc bạo loạn và sự chia sẽ sắc tộc đang diễn ra ở các vùng tự trị của Trung Quốc, Tân Cương và Tây Tạng, và còn việc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản.
Ông Kerry Brown, giáo sư về chính trị học Trung Quốc và là giám độc viện nghiên cứu về Trung Hoa, cho biết rằng "Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang bước vào một kỷ nguyên đầy rẫy những thảm họa xã hội vẫn chưa được giải quyết".
Và Tập Cận Bình đã mang lại rất nhiều chương trình cải cách, đa số là nhằm vào cải cách nền kinh tế. Từng là người đứng dầu ở một tỉnh phía Nam Trung Quốc, Tập Cận Bình rất có kinh nghiệm điều hành nền kinh tế thị trường.
Brown, tác giả của cuốn " The New Emperors: Power and the Princelings in Modern China" nhận định rằng "Cho tới giờ thì có thể nói rằng ông ta đã khá thành công với các chính sách của mình đề ra."
Vẫn là người có tư tưởng bảo thủ
Dù đã đưa Trung Quốc trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới nhưng Tập Cận Bình vẫn được cho là một người có óc bảo thủ.
Quyết tâm bảo vệ sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã nhiều lần giảng về ý thức hệ cộng sản. Ông còn góp phần làm sống lại chính sách "phê và tự phê" của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Đối với những người bất đồng chính kiến, Tập Cận Bình ra sức đàn áp thẳng tay. Trong thời gian gần dây, Bắc Kinh đã bỏ tủ rất nhiều những nhà hoạt động nhân quyền và các blogger. Những vụ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến đã chỉ ra rằng Tập Cận Bình không phải là con người có tư tưởng cấp tiến.
Teng Biao, luật sư chuyên ngành quyền con người và là lãnh đạo của phong trào dân sự Trung Quốc, nhận định rằng "ông Tập Cận Bình không phải là con người của đổi mới, ông ta muốn xây dựng một nền kinh tế lớn mạnh nhưng vẫn muốn bảo vệ chế độ độc tài của Trung Quốc".
Ưu tiên phát triển kinh tế
Tập Cận Bình luôn hiểu rõ rằng sự tồn vong của Đảng Cộng Sản Trung Quốc dựa vào vào sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Sidney Rittenberg, tác giả quyển sách "The Man Who Stayed Behind" cho rằng "mục tiêu chính hiện giờ của Tập Cận Bình là cải cách nội tình của Đảng Cộng Sản Trung Quốc để có thể tiến hành các chính sách cải cách để biến Trung Quốc thành một nước giàu có và thịnh vượng. Để thành công, Tập Cận Bình đã phải ra tay tiêu diệt những phe cánh bảo thủ trong nội bô của Đảng, nhửng kẽ đang mất dần quyền lực và địa vị."
Một cuộc cách mạng mới
Dù Đặng Tiểu Bình ra sức đàn áp người bất đồng chính kiến nhưng ông cũng đã cởi mở hơn trong việc đề cập đến những vấn đề "nhạy cảm". Một số chính sách của ông cũng được cho là sẽ có tác động đến nền chính trị, xã hội và nền kinh tế của Trung Quốc.
Quan trọng nhất là việc quản lý các trại lao động. Các trại lao động ở Trung Quốc hoạt động ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và đã đính liếu tới các cáo buộc vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Các chính sách của Tập Cận Bình được cho rằng sẽ có ảnh hưởng tới hệ thống các trại lao động này.
Tập Cận Bình cũng đã tìm cách giải quyết vấn đề chính sách một con của Trung Quốc. Từ trước tới nay, chính sách một con của Trung Quốc được biết đến với sự man rợ của nó (các vụ phá thai bằng vũ lực và mẹ phải giết con mình).
Tập Cận Bình cũng đã nới lỏng quy định về hệ thống đăng ký thường trú. Điều này dẫn đến việc nhiều dân cư vùng ngoại ô di cư vào các thành phố. Chính sách này làm cho nguồn nhân lực thêm dồi dào hơn.
Đối với các ngành trước đây do doanh nghiệp nhà nước quản lý thì Tập Cận Bình cũng đã tìm cách tăng thêm tính cạnh tranh trong các lĩnh vực này, biến nền kinh tế Trung Quốc từ một nền kinh tế quốc doanh trì trệ thành nền kinh tế thị trường thật sự. Không những thế, ông ta còn chú trọng đến việc ngăn cản sự phân hóa giàu nghèo, tìm cách nâng cao mức sống của người dân hơn là chỉ chú trọng việc kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tập Cận Bình cũng lên kế hoạch xây dựng một nền tư pháp độc lập, một nền tư pha3p không lệ thuộc vào sự chỉ đạo của Đảng như từ trước tới giờ.
Một thành công nổi bật khác của Tập Cận Bình là chiến dịch chống tham nhũng của ông. Kể từ khi ông lên cầm quyền, ông đã lôi ra ánh sáng những vụ án có dính liếu đến các quan chức cấp cao, sĩ quan quân đội và các giám đốc của các tập đoàn công ty lớn. D(a số những kẻ bị cáo buộc tham nhũng là các sĩ quan quân đội và quan chức cấp cao trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Kế hoạch dài hạn
Hiện giờ, Tập Cận Bình vẫn đang tìm cách giải quyết hững vấn đề gai gốc trước mắt (tham nhũng, sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước) trước khi đi vào những vần đề khác.
Tập Cận Bình được dự đoán là sẽ tại vì trong vòng 8 năm nữa nếu như ông tái đắc cử trong đại hội Đảng sắp tới. Tuy nhiên, về lâu về dài ông ta sẽ phải giải quyết những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Ông Brown cho rằng "Tăng trưởng kinh tế là không đủ. Tập Cận Bình phải bảm đảm được sự công bằng trong đời sống của mọi người dân Trung Quốc và mức sống phải được nâng cao và các vấn đề chính tri vẫn đang chờ một giải pháp hữu hiệu."
"Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc phải thuyết phục được nhân dân Trung Quốc rằng những năm tới sẽ là thời gian tốt đẹp cho họ và phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản vì Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ cho họ cuộc sống giàu sang và thịnh vượng. Giấc mơ giàu đẹp của người Trung Quốc đã hiện hữu từ năm 1949."
Bất kể chính sách của Tập Cận Bình là gì, thì Tập Cận Bình phải đủ khả năng thuyết phục người dân để họ thấy được các chính sách và tầm nhìn chiến lược của ông.
Đôi dòng giới thiệu về tác giả bài viết: Jaime FlorCruz hiện đang sống và làm việc tại Trung Quốc từ năm 1971. Ông và đã từng theo học ngành Trung Hoa học tại đại học Perking (1977-1981). Ông từng là cộng tác viên cho tờ New York Time (1982-2000).
Jaime FlorCruz - CNN
Hoàng Việt Quốc dịch
(Quê Choa)

Phải chăng đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam?

TTHN: Đọc bài này để thấy não trạng nô lệ không thể chấp nhận được của một số kẻ nhân danh đấu tranh cho Dân chủ.
 
Lưu ý: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của thành viên, không nhất thiết là quan điểm của BBT Diễn đàn X-Cafe
Tôi đã nói từ lâu, đánh Pháp là sai lầm lớn lao nhất của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
Cơ hội phát triển quốc gia một cách hài hòa, bài bản, do các người Pháp cực kỳ thông minh vạch ra, Việt Nam 1000 năm sau chưa chắc có đủ khả năng và tiền bạc thực hiện.
Việt Nam trong suốt 4000 năm lịch sử thực tế không phát triển được gì, Việt Nam năm 1850 không mấy gì khác Việt Nam năm 2000 trước Công nguyên.
Có chăng là có chữ viết do Alexandre de Rhodes sáng tạo ra dùm, do sử dụng nhiều ngôn ngữ, Pháp, Ý dựa theo âm tiếng Nôm, tiếng Hán, tạo ra chữ Việt.
Rất may mắn, cực kỳ may mắn, đại may mắn, có Pháp vào Việt Nam.
Các cuộc chiến làm chết người Việt Nam chỉ là do vua quan Việt Nam tự tạo ra, thay vì cho người Pháp vào một cách dễ dàng, giao thương dễ dàng, hoặc nếu thông minh hơn nữa thì cho Pháp thuê 1 phần đất nào đó làm TÔ GIỚI để lấy tiền phát triển các vùng đất còn lại, để học hỏi khoa học kỹ thuật, nhân văn Pháp.
Nhưng trông chờ loại vua như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức nhận ra các điều này thì cũng như trông chờ đội banh Việt Nam đoạt giải World Cup.
Cái tâm, tầm, bản lãnh, trí thông minh đều quá lùn thấp, “đứng dưới nách” người ta.
Các cuộc chiến giữa các vị vua Việt Nam với Pháp, thực tế không chết nhiều người Việt Nam hơn các cuộc chiến giữa người Việt Nam với nhau trước và sau đó.
Quân Tây sơn đánh với quân Nguyễn Ánh trong 25 năm đã chết nhiều người hơn các trận chiến giữa quân Việt Nam và Pháp.
 
Quan chức VN ngày xưa
Sau này quân Bắc và Nam Việt đánh nhau trong 15 năm – kể từ khi Hà nNi phát động chiến tranh năm 1959 – lại càng chết nhiều người hơn Pháp từng hại chết người Việt Nam trong hơn 100 năm kể từ khi Pháp bắt đầu đặt chân lên Việt Nam, trước và cho đến cuối cuộc đô hộ Việt Nam.
Hoặc ngay trong vụ “Cải cách ruộng đất” tại miền Bắc, nhiều nguồn tin cho thấy khoảng 150 ngàn người bị xử tử.
Sau này thuyền nhân Việt Nam chết ngoài biển cũng khoảng 100 ngàn.
Và nay, ngày nào lại không có vài chục người chết và bị thương do tai nạn giao thông, tính ra hàng năm còn hơn các trận đánh “đẩm máu” nhất giữa Việt – Pháp trong lịch sử.
Và, Pháp không hề có trả thù tàn độc như chính người Việt Nam giết người Việt Nam, như quân Tây sơn giết gia đình Gia long Nguyễn Ánh, và sau này quân Gia long tru di tam tộc gia đình con cháu Nguyễn Huệ, lật mồ Nguyễn Huệ lên đập nát bộ xương, xé xác vua Quang Toản, con Nguyễn Huệ, ra làm bốn mảnh (tứ tượng phân thây).
Các “vua” này làm gì được cho Việt Nam, ngoài việc gây chiến tranh, thu thuế nặng, bắt gái nhà lành hãm hiếp?
Còn Pháp làm gì cho Việt Nam?
Không đủ chỗ ghi hết các việc lợi ích Pháp đem lại cho Việt Nam, cho dù 1000 trang không đủ ghi ra hết. Hệ thống xe lửa hiện đại nhất Đông Nam Á – và có thể là toàn châu Á – chỉ là một.
Nếu ông Hồ Chí Minh không đánh Pháp thì nay Việt Nam hiện đại hơn Nhật Bản, bỏ xa Hàn quốc.
Dám chắc chắn 100% như vậy, vì kỹ thuật Pháp nói chung hơn của Nhật nhiều, khoa học Pháp cao hơn, văn minh Pháp thâm sâu và bao quát hơn, chỉ kể 3 triết gia Pháp Descartes, Voltaire, Rousseau mà thôi, nếu người Việt Nam học được thì đã có tâm hồn cao thượng nhất Đông Nam Á, và nhiều việc chúng ta ca thán hàng ngày đã không xảy ra, như xả rác ngoài đường, chạy xe lạng ẩu, quan chức tham nhũng, v.v…
Điều Việt Nam cần nhất là một HỌC THUYẾT XÂY DỰNG QUỐC GIA. Đó là việc lớn, đó là ĐẠI ĐẠI KẾ.
Ngồi đây cãi nhau các việc quá thấp, quá dễ dàng, như có cần xây đường sắt cao tốc hay không, thì là điều rất tốn thời gian, năng lực, của biết bao người Việt Nam trong ngoài nước, của Quốc Hội, v.v…
Chuyện đơn giản vậy mà cũng cần phải bàn cãi. Một người có trí thông minh trên 70 (2 standards of deviation below the mean) nhìn liếc qua 1 cái là biết phải đem dục thùng rác.
 
Cuộc sống vất vả của người dân hôm nay
Khóa này, Quốc Hội Việt Nam làm được cái mốc xì gì, ĐCSVN làm được cái quái quỷ gì, ngoài việc lâu lâu “đứa đánh đứa xoa” cho có vẻ ta đây cũng làm chút việc đấy nhá.
Đố ai trong QH Việt Nam dám bỏ phiếu chống ĐSCT mà không có “ai đó” phía sau huy động giật dây, cho dù trong vụ này là một phe phái “tiến bộ” nào đó trong nội bộ ĐCSVN.
Đọc các lời phát biểu của các Nghị gật, đọc lại các tác phẩm của Descartes, thấy sao người ta 400 năm trước còn khôn hơn có thể nói tất cả người Việt Nam hiện tại.
Nói sao người ta không phát triển, và Việt Nam kéo theo vài chục năm quả là phát triển vưọt bậc, nếu không có chiến tranh trong thế kỷ 20 thì nay Việt Nam hẳn đã vượt Nhật từ lâu, nói gì ba cái anh lẻ tẻ Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.
Dr Tran
(X-Cafe)

Chuyện cổ tích “Trầu Cau”

su-tich-trau-cau-305.jpg
Ảnh minh họa trầu cau. Courtesy photo

Lễ nghĩa trầu cau

Qua câu chuyện Con Tấm Con Cám, người ta thấy têm trầu là cả một nghệ thuật, nàng Cám đã têm miếng trầu hình cánh phượng cho bà lão mời Đông Cung Thái Tử. Nếu như giờ đây không lưu lại chuyện cổ tích tự nghìn xưa ấy, thì các thế hệ sau chẳng biết gì đến trầu cau, một vật thể đậm nét văn hóa dân tộc không thể thiếu trong lễ nghĩa.

Thật vậy, trong lễ cưới hỏi người ta đã gìn giữ cổ tục, dùng trầu cau để nói lên lễ nghĩa. Không riêng gì ở trong nước, mà ở hải ngoại nếu có cưới hỏi là người trong cuộc cũng tìm mua cho được cau trầu. Do vậy mà các tiệm buôn ở hải ngoại luôn có sẵn để cung cấp “món hàng đặc biệt” cho những ai cần đến.

Và như đã nói, lễ cưới hỏi thiếu thứ gì thì có thể thông qua, nhưng trầu cau thì bắt buộc phải có. Tùy theo hoàn cảnh, người ta có thể không đặt nặng vật sính lễ, kể cả nữ trang vòng vàng cũng có thể được miễn, chớ trầu cau thì hầu như họ nhà trai không thể thiếu được. Nhà gái sẽ không nhận lễ nếu như thiếu cau trầu.

Trong một bài vọng cổ thu thanh dĩa hát phát hành cuối thập niên 1950, nữ nghệ sĩ Thanh Hương đã hát lên câu: “người ta đòi ruộng đòi trâu, còn em đòi một khay trầu mà thôi”. Khi xưa muốn nói chuyện gì với đối tượng, người ta phải có khay trầu rượu, rót rượu và trầu têm sẵn mời người trước khi mở lời, do bởi “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Có từ thời Vua Hùng thứ 6
Đọc truyện cổ tích nhân gian người ta thấy rằng trầu cau có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6. Và sau đây là câu chuyện:

Ngày xửa, ngày xưa có đôi vợ chồng lão nông phu sống hẫm hiu cùng hai người con trai song sinh, giống nhau như hai giọt nước. Người anh tên Tân Sinh và người em tên Lang Sinh. Ngày qua ngày họ sống êm đềm dưới mái tranh, vui vẻ cày bừa, nương rẫy làm kế sinh nhai. Thời gian cứ thế mà trôi như nước chảy xuôi giòng, và khi hai anh

em đến tuổi trưởng thành, thì vợ chồng lão nông phu đã già cả, yếu dần và chết đi. Từ khi cha mẹ mất rồi, anh em Tân Sinh và Lang Sinh như thấu hiểu nổi cô đơn, quanh quẻ của mình, họ thương yêu nhau vô cùng.

Cách nhà không xa lắm có một thôn nữ mỹ miều tuổi vừa mười tám. Tân Sinh và Lang Sinh cả hai đều để lòng thương yêu cô gái láng giềng. Nhưng người anh đã được lọt vào cặp mắt xanh của nàng rồi. Thế là Tân Sinh cưới nàng về, và sự thất vọng tràn ngập trong lòng người em Lang Sinh.

Mái nhà tìm được sự ấm cúng giữa ba người. Lang Sinh không ganh ghét mà trái lại cố giết mối sầu tuyệt vọng ấy đi. Có nhiều khi sự lầm lẫn xảy ra, khiến Lang Sinh đau lòng vô cùng. Một hôm hai anh em đi làm ruộng, Lang về sớm hơn, chị dâu Lang lui cui dưới bếp nấu cơm. Nàng thấy Lang về, ngở là chồng mình về sớm như mọi khi, mừng rở chạy ra ôm chầm Lang Sinh âu yếm. Rồi có khi hai anh em đang làm việc ngoài đồng. Chị dâu mang cơm ra, vô tình nàng chạy lại ôm Lang Sinh mà ngở là chồng mình.

Lang Sinh buồn bực, muốn cho hạnh phúc của anh được vuông tròn, nên bỏ nhà ra đi. Băng rừng lội suối, đi mãi, đi mãi! Khóc than, than khóc! Một ngày kia vừa đến trước mái nhà của lão tiều phu, Lang Sinh ngã ra bất tỉnh, Lão tiều đem chàng vào nhà, chờ đợi khi tỉnh lại, ông hỏi Lang Sinh, chàng thuật rõ câu chuyện rồi trút hơi thở cuối cùng.

“18 Thôn Vườn Trầu”

Ở vùng Bà Điểm, Hóc Môn cách Sài Gòn khoảng hơn 15 cây số về hướng Tây Bắc, nơi đây khi xưa gọi là “18 Thôn Vườn Trầu”. Vùng này hầu như nhà nào họ cũng có trồng trầu, trồng cau không nhiều thì ít. Về kỹ thuật trồng trầu có liên quan đến câu ca dao, mà các thiếu phụ ở miền thôn quê hát ru con: “Trồng trầu thì phải khai mương, làm trai hai vợ sao thương không đồng”.

Không biết cách ăn trầu ở ngoài Bắc có khác với ăn trầu trong Nam hay không, mà cô đào đất Bắc khi nhận đóng vai Bà Năm Trầu, cô đã phải khổ công nghiên cứu tập dượt. Do bởi nhận một vai trò, mà dù người miền Nam rặt cũng chưa chắc ăn, nếu như không tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ lưỡng thì khó mà nhập vai được, đó là vai Bà Năm Trầu, một bà già trầu Nam Bộ.

Tuy đã sống hơn 20 năm ở miền Nam, đã nhiều lần gặp các bà già trầu trong Nam, nhưng lần này khi nhận vai diễn, Thanh Vy rất lo, nên ngoài phần tập dượt chung ở sàn tập, cô đã phải bỏ nhiều buổi đi ra chợ để quan sát các bà già trầu, đồng thời tiếp xúc với mấy bà bán trầu cau, để tìm hiểu thêm về cách ăn trầu, têm trầu, xỉa thuốc của các cụ, rồi về nhà tập thử, đến nỗi tối ngủ còn nằm mơ thấy mình nhau trầu đến... cứng hàm!

Do đạo diễn buộc phải ăn trầu thật, và bởi vì lần đầu mới tập ăn nên Thanh Vy bị say trầu. Ít ai biết được tối nào diễn vai bà Nam Trầu, Thanh Vy cũng như... người say. Đàn ông say rượu, còn cô say... trầu, say đến chảy cả nước mắt vì cả đời chưa hề biết mùi trầu là gì. Suất hát nào cũng vậy, trước giờ diễn hơn nửa tiếng thì Thanh Vi đã phải ăn trầu, nhổ bớt hai lớp nước đầu cho bớt say, để cái cảm giác say nồng giảm đi chỉ còn như lâng lâng. Có người nói vui nhờ cái say lâng lâng ấy mà diễn xuất của Thanh Vy trong vai Bà Năm Trầu dường như bay bổng hơn.

Thanh Vy làm người xem hết sức thú vị, vì một tính cách rất dễ thương của một bà lão. Bà Năm Trầu vừa xuất hiện đã lập tức gây sự chú ý.
Sự tích Trầu Cau
 
1363658699-sutichtraucau250.jpg
Bìa đĩa hát Chuyện cổ tích “Trầu Cau”. Photo courtesy of CLVN.
Và sau đây tôi xin kể tiếp câu chuyện sự tích Trầu Cau:

Từ ngày người em bỏ ra đi, Tân Sinh buồn vô cùng, chàng quyết tìm kiếm em. Tân Sinh đến nhà lão tiều, lão tưởng là Lang Sinh sống dậy, vì hai người giống nhau như một, Tân Sinh được biết chuyện như thế, ra thăm mộ người em. Bấy giờ nấm mộ biến thành một phiến đá lớn. Tân Sinh gục đầu bên gò đá mà khóc cho đến chết.

Vợ chàng ngày tháng trông chờ bên mái tranh hiu quạnh, vẫn vắng bặt bóng chồng, nàng quảy gói lên đường vạn lý tầm phu. Rồi thì cũng lại đến nhà lão tiều, nàng biết rõ câu chuyện. Ra thăm mộ chồng và em, nàng vô cùng kinh ngạc vì chỉ thấy một phiến đá trắng, cạnh bên có một cây cau. Sự đau đớn xé nát lòng người vợ hiền, chị thảo. Nàng dựa vào thân cây, khóc kể đến chết cho trọn lòng chung thủy. Nàng chết rồi, có một dây trầu quấn chặt lấy thân cau, cạnh phiến đá vôi trắng nỏn nà.

Vua Hùng Vương thứ 6 có dịp thân hành ngang qua đây, nhìn thấy cây cau, dây trầu và phiến đá, và nghe lão tiều phu kể lại câu chuyện. Nhà vua lấy trái cau, lá trầu và miếng đá vôi nhai thử, thấy màu đỏ thắm, và mùi vị cay nồng. Cảm thương ba người trong câu chuyện, nhà vua truyền trong nhân gian tập ăn trầu, và dùng trầu cau làm lễ cưới hỏi. Tập tục được lưu truyền từ đó cho tới ngày hôm nay.
 
Ngành Mai, thông tín viên RFA
2014-07-26

Carl Thayer - Bắc Kinh không thể chơi “luật rừng”

 Trong ngày 26-7, ngày thứ hai của hội thảo quốc tế về biển Đông 2014 do Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) tổ chức, ngoài phân tích tình hình phức tạp ở biển Đông, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất hướng tháo gỡ khủng hoảng.

Giáo sư Carl Thayer - Ảnh: Quốc Việt

 Căng thẳng gần đây trên biển Đông đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột và việc quản lý khủng hoảng, xung đột là yếu tố chiến lược vì lợi ích của tất cả các bên học giả Hitoshi Nasu thuộc Đại học Quốc gia Úc nhấn mạnh. Theo ông Nasu, các cơ chế duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hiện tại không được thiết kế để ngăn chặn việc xảy ra các cuộc xung đột vũ trang một cách “vô ý”, trong khi cuộc xung đột ở biển Đông khó trông mong sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc khi Trung Quốc đang giữ một lá phiếu phủ quyết.

Tăng cường quản lý khủng hoảng

Ông Nasu đưa ra một số mô hình có thể giúp ngăn chặn một cuộc xung đột vũ trang trên biển Đông. Mô hình đầu tiên là hệ thống hiệp ước Nam Cực, theo đó các nước có thể tạm gác tuyên bố về chủ quyền để lập ra các nguyên tắc hợp tác trên biển Đông. Ông cho biết dù có sự khác biệt về địa chính trị giữa biển Đông và Nam Cực, nhưng hai khu vực có điểm chung là giàu các nguồn tài nguyên.

Mô hình thứ hai cũng tương tự là mô hình hợp tác phát triển. Tuy nhiên cả hai mô hình đều có điểm chung là không giải quyết được các tuyên bố chủ quyền của các bên. Mô hình thứ ba là mô hình cân bằng quyền lực Locarno, được Pháp, Đức và Bỉ áp dụng. Theo đó các bên cùng nhau bảo vệ tất cả đường biên giới chung. Để áp dụng được mô hình này, ông Nasu đề xuất phải xác định rõ các hành vi bạo lực bị cấm giữa các bên, và các nước bên ngoài chỉ được đóng vai trò trung lập.

Đến từ Thụy Điển, ông Ramses Amer, Viện Chính sách và phát triển, trình bày mối quan tâm về việc quản lý khủng hoảng, xung đột để ngăn ngừa tình hình biển Đông có thể diễn biến phức tạp thêm. Ông khẳng định Trung Quốc từ lâu đã hay nói đến các nguyên tắc phát triển hòa bình của mình, nhưng thế giới lại thấy chính Trung Quốc tự phá vỡ những nguyên tắc đó. Họ muốn giải quyết song phương các tranh chấp, nhưng thực tế là không thể.

Phải đối diện với quyết tâm đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, Trung Quốc nói tại sao Philippines không nói chuyện, giải quyết với chúng tôi mà lại ra tòa; còn Philippines thì khẳng định họ đã nỗ lực thương thuyết với Trung Quốc nhiều năm rồi mà không có kết quả, nên phải ra tòa. Tình hình phức tạp hiện nay cho thấy cần phải có cơ chế quản lý tranh chấp để nó đừng diễn biến phức tạp thêm, chứ không chỉ mong muốn có ngay cơ chế giải quyết tranh chấp.

Phát huy sức mạnh ASEAN

Trả lời Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Úc), cho biết nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trên biển Đông là rất thấp dù ông dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm quay trở lại sau khi rút giàn khoan Hải Dương 981. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy sự cố, ông tin rằng cộng đồng quốc tế sẽ lập tức ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực. Hiện tại, các biện pháp mà Việt Nam có thể sử dụng là tiếp tục đàm phán hoặc sử dụng luật pháp quốc tế.

“Việt Nam không nên mặc cả quyền được sử dụng luật pháp” - ông nhấn mạnh. Nhiều lần phát biểu tại hội thảo, ông Carl Thayer phân tích rõ từng bước đi có tính toán của Trung Quốc trong chiến lược tranh chấp trên biển Đông. Cách đây vài năm, khi ông đến Trung Quốc đã được nghe các quan chức cấp cao nhiều lần nói về niềm tin chiến lược, vậy mà họ lại đưa giàn khoan đến xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Chính Trung Quốc đã làm mất đi niềm tin chiến lược, và nếu Trung Quốc muốn lấy lại nó thì phải bắt đầu lại từ đầu rất khó khăn.

Giáo sư Carl Thayer cũng trình bày chính các lập luận chủ quyền sai trái của học giả Trung Quốc để các chuyên gia phân tích và phản biện. Trong đó Trung Quốc nhấn mạnh về luật bất hồi tố để phủ nhận việc các quốc gia tranh chấp có thể kiện mình ra tòa án quốc tế. Đặc biệt, Trung Quốc còn vu cáo Philippines hành xử một cách có “tính toán trước” trong tuyên bố chủ quyền biển đảo của mình.

Trước thực trạng phức tạp này, giáo sư Carl Thayer đã đề xuất một loại giải pháp. Trong đó, ông nhấn mạnh đến sự tăng cường tính đoàn kết, thống nhất của khối ASEAN. Từ đó có thể làm được rất nhiều điều quan trọng như xây dựng lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển của ASEAN; thiết lập một diễn đàn thống nhất để cất lên tiếng nói của toàn khối, thậm chí là lập một hội đồng bảo an của ASEAN. Trung Quốc đang nổi lên thành cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương.

Từ lâu, Trung Quốc đã chuẩn bị chiến tranh với Đài Loan và đánh đuổi Hoa Kỳ. Nhưng sự thống nhất, đoàn kết thành một thế lực mạnh của ASEAN sẽ trở thành một cán cân để Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm với “luật rừng” của mình.

QUỐC VIỆT - TRẦN PHƯƠNG - HOÀNG DUNG
( Tuổi Trẻ )

Hẫng hụt chất lượng nguồn nhân lực Trung Quốc

Cố đảm bảo tăng trưởng cao bằng mọi giá ở Trung Quốc không đưa đến vị thế đầu đàn về kinh tế thế giới, mà đang làm cạn kiệt tài nguyên và lực lượng sản xuất của nước này, trong đó có nguồn nhân lực, theo các nghiên cứu quốc tế gần đây. 
nhân lực, Trung Quốc, chất lượng
Công nghiệp hóa không thể trông chờ vào những nhân công "ăn no vác nặng"
Cải lão hoàn đồng?

Lực lượng sản xuất Trung Quốc già hóa nhanh, cả về công cụ sản xuất lẫn nguồn nhân lực có tay nghề. Tư liệu sản xuất thời “bao cấp” của Trung Quốc được hậu hĩ ban phát nhiều công nghệ mới từ Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản trong kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình “mở cửa”, đã đến lúc cần thanh lý.

Nay Trung Quốc, giống như từng xảy ra trong quá trình “tái cơ cơ cấu” ở Nhật Bản và Hàn Quốc, tìm các nước “thê đội tiếp sau” (nước thứ ba, trong số đó từng có cả Trung Quốc, có một lịch sử được hỗ trợ về khoa học – công nghệ từ Nhật Bản từ đầu thập niên 80) để đẩy sang đó những dây chuyền đã lạc hậu, thay vào đó là những phương tiện phức tạp hơn về công nghệ, cho ra những sản phẩm đời mới, hiện đại hơn.

Tuy nhiên một “thê đội hai” như thế cho khối máy đời cũ của Trung Quốc, mà đáp ứng ngay được về mặt số lượng, chất lượng, “giá thành” (trả công lao động rẻ) hôm nay theo các học giả Nga, là không có. Nếu chuyển giao công nghệ “thế hệ cũ” và máy móc đã qua sử dụng sang các nước thứ ba cứ xảy ra, nó thường ậm ạch bởi khâu bôi trơn, đậm màu sắc tham nhũng vặt của cung cách công nghiệp hóa kiểu manh mún. Việc tiếp thu nhanh, do đòi hỏi thị trường, các công nghệ mới bởi nền học vấn “chữ vuông như hòm” là không hề đơn giản.

Thật vậy, dù tiến hóa thị trường lao động ở Trung Quốc cũng lắp lại quá trình từng xảy ra ở Nhật Bản và Hàn Quốc (hay ở Anh thế kỷ 19), nhưng vấn nạn của mô hình kinh tế (và của mô hình giáo dục, dạy nghề) của Trung Quốc là, trả công lao động đắt lên hôm nay không kéo theo tăng “chất lượng” người lao động (nâng tay nghề, năng suất lao động, năng lực tiếp nhận thiết bị mới, công nghệ tiên tiến hơn)...

Vì thế ngày càng nhiều hơn những ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ chỉ là nền kinh tế “to nhất”, chứ không thể lớn lên thành “đầu tàu kinh tế”, thậm chí có thể “trật đường ray” nếu cứ tốc hành bằng tăng trưởng và lợi nhuận ngắn hạn. Giáo dục đào tạo cần thời gian và tính hệ thống, đâu phải đũa thần để hô biến “bẫy thu nhập trung bình”.

Sức sáng tạo của người lao động, kể cả lao động trí óc ở Trung Quốc có vẻ là bè trầm trên nền những nhận định về năng lực làm rập khuôn (và cả những kêu ca về bất chấp luật bản quyền). Trái với những lời kêu gọi đầu tư vào Trung Quốc, học giả Nga vẫn cho là tay nghề của lực lượng lao động Trung Quốc là thấp, so với ngay cả yêu cầu hiện tại.

‘Máy cơm’ hay người máy?

Một rễ chính mọc lên “huyền thoại kinh tế” Trung Quốc là sức cạnh tranh bởi lực lượng lao động rẻ, biết nghề, kỷ luật lao động nghiêm. Những người lao động “làm như máy” có thể chấp nhận làm 12 tiếng, với 1 hoặc không có ngày nghỉ trong tuần, hoặc làm ca suốt đêm chỉ nghỉ để điểm tâm bằng gói mì tôm.

Còn một "huyền thoại” ngược, nhưng có thật ở Trung Quốc, là tới nay có những vùng vẫn đang thực hiện được chỉ đạo của Mao chủ tịch, là làm sao mỗi người có một bát cơm mỗi ngày. Nhưng vấn đề không chỉ ở sức cạnh tranh xuất phát từ khả năng chấp nhận trả công lao ngày động “bèo”, mà còn ở khả năng chịu đựng những điều kiện lao động kiểu công trường tư bản thế kỷ 18....

Tuy nhiên, nếu nói rằng những yếu tố “độc hại” nói trên, và điều kiện môi trường chung ngày càng xuống cấp ở các khu công nghiệp Trung Quốc, không bào mòn sức dân (người lao động), không gây “già hóa” trước tuổi, sẽ là duy ý chí.

Thu nhập thấp, lao động gần như không ngày nghỉ, thu nhập thực tế của người lao động sút giảm do lạm phát... là những nguyên nhân khiến nỗ lực “bơm” nhu cầu tiêu dùng trong nước để lật cánh hàng xuất khẩu về thị trường nội địa, khó thành.

Bước lên một vị thế cao hơn về phát triển công nghiệp cũng kèm với những đòi hỏi khe khắt hơn do luật cạnh tranh giữa các tư bản “cá mập” khách quan áp đặt. “Nguồn năng lượng cơ bắp” như sức mạnh tưởng như vô tận của nguồn lao động Trung Quốc, trong điều kiện sức mua giảm và tăng cường bảo hộ nền sản xuất ở phương tây do khủng hoảng kinh tế, đã không còn là phép màu cho giảm giá thành sản phẩm để tiếp tục bội thu từ xuất khẩu.

Học giả Nga cho rằng lực lượng lao động Trung Quốc đã quá tải vì bị khai thác quá mức, dẫn tới các tranh đấu của đông đảo công nhân, nhất là khu vực kinh tế tư nhân và có yếu tố nước ngoài, hiện đã đến mức làm nhà cầm quyền phải lo ngại.

Vẫn theo các học giả Nga, cuộc rượt đuổi giành ngôi quán quân về kinh tế, Trung Quốc vẫn ở thế cố bám theo các nước tư bản phát triển. Một Trung Hoa đang lao lực khó mà thích ứng, chưa nói đến chuyện bứt phá, trong điều kiện cách mạng về sử dụng năng lượng mới, và công nghệ robot đang diễn ra. Đào tạo lại nhân lực giải phóng từ các cơ sở công nghiệp đã “quá đát”, quen với cách làm và nếp nghĩ cũ, hay dạy từ đầu một thế hệ công nhân mới, hẳn là một bài toán thực tế đang đặt ra.

Hiện thời. do tính chất lão hóa lực lượng lao động đã đề cập, và xu thế “già đi” của xã hội Trung Quốc nói chung, đã xuất hiện những dự báo thiếu hụt lao động trong tầm nhìn đến 2020 ở Trung Quốc.
Lê Đỗ Huy
( VNN )

Thị trường bất động sản chỉ..." hồng bề mặt "

Trước những thông tin lạc quan về thị trường bất động sản thời gian gần đây, giới phân tích vẫn tỏ ra nghi ngờ với khả năng phục hồi của thị trường trong tương lai gần. Tìm hiểu về thị trường bất động sản hiện nay và những tháng cuối năm, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Ðực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Phó giám đốc Công ty Ðịa ốc Ðất Lành. 

PV: Thưa ông, hiện nay có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản đã khởi sắc, giao dịch trở nên sôi động và nhiều doanh nghiệp bất động sản báo lãi trong 6 tháng đầu năm?
Ông Nguyễn Văn Ðực: Hiện nay tại TP HCM chỉ có khoảng 30 dự án bất động sản đang sôi động, trong đó có khoảng 20 dự án là nhà cho người thu nhập trung bình, thấp, giá trên dưới 1 tỉ đồng/căn hộ, còn lại 10 dự án nhà có giá trên dưới 2 tỉ đồng/căn hộ. Các dự án sôi động này của 3 doanh nghiệp: Hưng Thịnh, Ðất Xanh và Novaland. Tuy nhiên, đây chỉ là mặt nổi, thực tế còn gần 900 dự án vẫn đang bị đóng băng, đa phần là những dự án lớn, vốn đầu tư cao. Vừa qua, chính quyền cũng đã thu hồi hơn 200 dự án chậm tiến độ không có khả năng thực hiện tiếp tục nhưng con số còn lại vẫn rất lớn. Nói một cách ví von, thị trường bất động sản giống như một con người mà chỉ hồng gương mặt, còn tay chân, thân thể đã lạnh hết. Do đó, không nên nhìn gương mặt hồng hào mà cho rằng bất động sản khởi sắc, bởi phần đóng băng bên dưới còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Thị trường bất động sản chỉ... “hồng bề mặt”
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành
PV: Ông đánh giá như thế nào về tồn kho bất động sản hiện nay?
Ông Nguyễn Văn Ðực: Như tôi đã nói trên, chỉ có khoảng 4% dự án là ấm áp, có giao dịch và hoạt động tốt, còn lại 96% vẫn đang đóng băng. Trong đó, những dự án sôi động lại là những dự án có vốn đầu tư thấp khoảng trên dưới 200 tỉ đồng/dự án. Ngược lại những dự án đang đóng băng là những dự án lớn, tiền đầu tư lớn, số căn hộ nhiều. Với bức tranh này thì hàng tồn kho không những không giảm mà xét về tài chính thì giá trị tồn kho tăng lên, bởi khi dự án đóng băng thì tiền lãi ngân hàng sẽ bị cộng vào phần vốn thực hiện làm chi phí đầu tư dự án tăng lên.

PV: Nhiều người cho rằng, không nên cứu thị trường bất động sản bởi thời kỳ hưng thịnh thì doanh nghiệp đầu tư chụp giật, đầu cơ thu lãi lớn nên đến bây giờ phải gánh chịu thiệt hại là điều tất yếu, đáng phải nhận?
Ông Nguyễn Văn Ðực: Thực tế bất động sản đã kêu cứu cách đây 4-5 năm rồi, nhiều người đã báo động bất động sản sống bằng bọt bong bóng quá lớn, vì sản phẩm không phù hợp, quá nhiều sản phẩm cao cấp so với nhu cầu khiêm tốn ở phân khúc này. Nhưng thời điểm đó nói không ai nghe, cả doanh nghiệp, chính quyền và người dân đều say mê trong chiến thắng. Ðến khi đổ vỡ thì cả ba đều khổ chứ không riêng gì doanh nghiệp bởi bất động sản là một thị trường lớn, tác động đến nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp để cứu thị trường nhưng những giải pháp này chậm đi vào cuộc sống và thiếu tính khả thi, doanh nghiệp chưa nhận được gì nhiều từ sự giải cứu của nhà nước.

PV: Nghe nói nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản nước ta. Ông có ý kiến gì về thông tin này?
Ông Nguyễn Văn Ðực: Ðó là chuyện có thật. Ðiều này rất nhiều người đã dự đoán rồi. Chúng ta cũng thấy rằng, không riêng gì bất động sản, nhiều ngành khác cũng bị nước ngoài vào chiếm lĩnh thị trường khi doanh nghiệp trong nước không đủ sức chống chọi với những biến cố. Họ vào đây không phải vì thị trường bất động sản ấm lên hay sôi động mà có thể họ vào đúng thời điểm “chết” của thị trường để mua lại những “xác chết” với giá rẻ. Ðể rồi với vốn mạnh họ có thể chịu đựng được vài năm đến khi tình hình kinh tế xã hội ổn định, thị trường hồi phục thì sẽ thu lợi. Bởi lẽ, so với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế về tiềm lực, được vay vốn với lãi suất thấp chỉ khoảng 2%/năm trong khi các doanh nghiệp trong nước phải vay vốn với lãi suất trung bình khoảng 12%/năm. Thời điểm này, thị trường bất động sản đang chạm đáy, nhiều doanh nghiệp tìm cách bán dự án với giá rẻ để thoát khỏi thị trường, tránh sự đổ vỡ nặng nề hơn, kể cả sau khi bán xong họ có thể trắng tay. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường lúc này cũng là điều dễ hiểu.

PV: Xin ông cho biết tình hình tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay ra sao?
Ông Nguyễn Văn Ðực: Hiện nay, một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản là về vốn, đặc biệt với doanh nghiệp có dự án dang dở thì rất cần vốn để hoàn thành dự án. Vì có hoàn thành dự án mới bán được, giải quyết khó khăn tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vay vốn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất khó bởi sau một thời gian dài đối mặt với khủng hoảng đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp bất động sản không còn tài sản thế chấp để vay vốn nữa.
Thị trường bất động sản chỉ... “hồng bề mặt”
Các dự án bất động sản cao cấp vẫn khó tìm đầu ra

PV: Ông có nhận định gì về thị trường bất động sản cuối năm?

Ông Nguyễn Văn Ðực: Theo tôi, thị trường sẽ còn khó khăn hơn, bởi giao dịch vẫn trầm lắng, tồn kho cao, nợ xấu lớn, khả năng đổ vỡ ngày càng cao của những dự án lớn, những doanh nghiệp lớn khi khó khăn đã vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Từ đó, sẽ còn nhiều doanh nhân gặp rắc rối về pháp lý bởi “túng quá làm liều”! Nhiều trường hợp bán một dự án cho nhiều người hoặc nhận tiền của khách hàng rồi mà không giao nhà... Tình trạng lừa đảo này đã xảy ra rồi và sẽ còn tiếp diễn.

PV: Như vậy, không có điểm sáng nào cho thị trường bất động sản cuối năm, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Ðực: Như dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, phân khúc nhà ở trên dưới 1 tỉ đồng sẽ sôi động và chiếm lĩnh thị trường vì đây là những sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu của khách hàng. Do đó, những tháng cuối năm điểm sáng của thị trường cũng chỉ ở những dự án nhỏ, có cơ sở hạ tầng tốt và giá rẻ. Còn những dự án đắt, xa trung tâm thì gần như không có lối ra.

PV: Riêng về Công ty Ðịa ốc Ðất Lành, ông có thể cho biết tình hình hoạt động như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Ðực: Cùng với khó khăn chung của thị trường bất động sản, khoảng 4-5 năm nay, công ty của chúng tôi cực kỳ khó khăn. Vừa qua, chúng tôi bán được 2 dự án cho một doanh nghiệp phân phối thì chúng tôi mới thoát khỏi điểm “chết”. Từ đó, tôi rút ra bài học rất hay là nên phân khúc để chuyên môn hóa thị trường bất động sản, giúp doanh nghiệp hoạt động chuyên sâu và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp chỉ nên chuyên một khâu như: đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hoặc phân phối chứ không nên ôm đồm tất cả như trước đây. Cụ thể, với hai dự án chúng tôi bán lại cho doanh nghiệp khác thì chúng tôi hoàn toàn tắc ở đầu ra nhưng khi chuyển qua tay doanh nghiệp khác thì với hệ thống tiếp thị và phân phối tốt chỉ trong vòng 2 tháng họ đã bán hết số căn hộ ở 2 dự án này.

PV: Xin cảm ơn ông!
  Mai Phương 
 (PetroTimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét