Tưởng niệm chiến tranh biên giới với Trung Quốc tại Vị Xuyên
Ngày 26 Tháng Bảy, đoàn cán bộ Tỉnh Ủy, ĐBQH, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Hà Giang đã tới dâng vòng hoa, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên. (Hình: Kiến Thức) |
Lần đầu tiên từ khi Việt Nam nối lại bang giao với Trung Quốc năm
1990, người ta thấy một số tờ báo ở Việt Nam đưa tin về lễ tưởng niệm
các người lính CSVN đã chết trong cuộc chiến nêu đích danh chống Trung
Quốc xâm lược ở vùng núi rừng biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Cuộc chiến khốc liệt kéo dài suốt nhiều năm, từ 1984 đến 1989 ở Hà Giang không hề được công bố các con số thống kê cho biết sự thiệt hại. Chỉ thấy tài liệu viết về cuộc chiến này trên báo điện tử VNExpress ngày 25 Tháng Bảy nói rằng: “Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12 Tháng Bảy, 1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh.”
Nhiều phần, vì thiệt hại quân số quá lớn không thể tái bổ sung kịp thời nên “Năm 1989, sư (đoàn) 356 giải thể” như VNExpress kể.
VNExpress kể rằng: “Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10,000 đến 20,000 quả. Có ngày tới trên 65,000 quả (7 Tháng Giêng, 1987). Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.”
Trung Quốc đã xua quân lấn chiếm một số khu vực ở Hà Giang, chiếm giữ những cao điểm 226, 233, 1509, 1030, 772, 685, lấn sâu vào nội địa Việt Nam từ 500 mét đến 2km mà những nơi này diễn ra những trận đánh kinh hoàng suốt nhiều năm.
VNExpress nói rằng: “Đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, Trung Ương Đoàn và tỉnh Hà Giang lại tổ chức chuỗi hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân hàng nghìn người lính đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc. 20h ngày 26 Tháng Bảy, lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ được tổ chức tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên.”
Suốt 10 năm trời sau cuộc chiến biên giới kéo dài một tháng (từ 7 Tháng Hai, 1979 đến 16 Tháng Ba, 1979) dọc theo 6 tỉnh, các cuộc chiến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn nhưng không được đề cập nhiều trên báo chí tại Việt Nam. Khi hai nước tái lập bang giao thì tin tức bị bưng bít hoàn toàn.
Cuộc chiến khốc liệt kéo dài suốt nhiều năm, từ 1984 đến 1989 ở Hà Giang không hề được công bố các con số thống kê cho biết sự thiệt hại. Chỉ thấy tài liệu viết về cuộc chiến này trên báo điện tử VNExpress ngày 25 Tháng Bảy nói rằng: “Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12 Tháng Bảy, 1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh.”
Nhiều phần, vì thiệt hại quân số quá lớn không thể tái bổ sung kịp thời nên “Năm 1989, sư (đoàn) 356 giải thể” như VNExpress kể.
VNExpress kể rằng: “Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10,000 đến 20,000 quả. Có ngày tới trên 65,000 quả (7 Tháng Giêng, 1987). Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.”
Trung Quốc đã xua quân lấn chiếm một số khu vực ở Hà Giang, chiếm giữ những cao điểm 226, 233, 1509, 1030, 772, 685, lấn sâu vào nội địa Việt Nam từ 500 mét đến 2km mà những nơi này diễn ra những trận đánh kinh hoàng suốt nhiều năm.
VNExpress nói rằng: “Đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, Trung Ương Đoàn và tỉnh Hà Giang lại tổ chức chuỗi hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân hàng nghìn người lính đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc. 20h ngày 26 Tháng Bảy, lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ được tổ chức tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên.”
Suốt 10 năm trời sau cuộc chiến biên giới kéo dài một tháng (từ 7 Tháng Hai, 1979 đến 16 Tháng Ba, 1979) dọc theo 6 tỉnh, các cuộc chiến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn nhưng không được đề cập nhiều trên báo chí tại Việt Nam. Khi hai nước tái lập bang giao thì tin tức bị bưng bít hoàn toàn.
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê – Lạng Sơn bị đục bỏ các chữ "Trung Quốc xâm lược” - (Hình: Thanh Niên) |
Thậm chí, Tháng Hai, 2011, ký giả báo Thanh Niên có một ký sự đi thăm
vùng biên giới từng xảy ra chiến trận với Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn
nói bóng gió rằng: “Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ
một vài chỗ trên tấm bia” dựng ở đầu cầu Khánh Khê. Nhưng tấm hình chụp
tấm bia kỷ niệm được đưa ra với nhiều chữ bị đục bỏ. Toàn thể nội dung
tấm bia là 'Sư đoàn 33 đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược.'"
Tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, hiện chỉ có hơn 1,700 lính CSVN có nấm mộ, trong đó có nhiều nấm mộ bia vô danh. Trong bài viết ngày 25 Tháng Bảy, VNExpress thuật lời một cựu binh tên Nguyễn Văn Kim kể rằng anh là một trong những tân binh vưà mới được huấn luyện căn bản sơ sài “hơn một tháng” là đã bị đẩy ngay ra chiến trường Vị Xuyên vì nhu cầu “cấp bách”.
Ký giả Huy Đức đi thăm vùng biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn, viết bài ký sự có tựa đề “Tháng Hai Biên Giới” nhân dịp 30 năm cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em, phổ biến trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9 Tháng Hai, 2009. Bài viết gồm 2 phần, mới đi được nửa đầu thì bị rút xuống. Ít lâu sau thì ông bị ép “tự nguyện” thôi việc ở tờ báo này, ngồi nhà viết Blog.
Mới ngày 16 Tháng Hai vừa qua, khi nhà cầm quyền Việt Nam biết tin một số người dân tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm các người lính đã hy sinh mạng sống bảo vệ biên giới phía Bắc chống Trung Quốc, một đoàn cán bộ đông đảo đã được huy động tới ca hát, nhảy múa loạn xạ, mục đích là cản trở, mở nhạc thật lớn, quấy rối những người muốn dâng hương, bày tỏ lòng tri ân các anh hùng vệ quốc.
Nay thì người ta thấy báo VNExpress đăng tải thoải mái một loạt mấy bài về cuộc chiến biên giới ở tỉnh Hà Giang và các buổi lễ tưởng niệm, các cuộc thăm viếng nghĩa trang vốn từng bị bỏ hoang phế những năm trước đây. Một số báo khác cũng loan tin về sự kiện kỷ niệm này.
(Người Việt)
Tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, hiện chỉ có hơn 1,700 lính CSVN có nấm mộ, trong đó có nhiều nấm mộ bia vô danh. Trong bài viết ngày 25 Tháng Bảy, VNExpress thuật lời một cựu binh tên Nguyễn Văn Kim kể rằng anh là một trong những tân binh vưà mới được huấn luyện căn bản sơ sài “hơn một tháng” là đã bị đẩy ngay ra chiến trường Vị Xuyên vì nhu cầu “cấp bách”.
Ký giả Huy Đức đi thăm vùng biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn, viết bài ký sự có tựa đề “Tháng Hai Biên Giới” nhân dịp 30 năm cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em, phổ biến trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9 Tháng Hai, 2009. Bài viết gồm 2 phần, mới đi được nửa đầu thì bị rút xuống. Ít lâu sau thì ông bị ép “tự nguyện” thôi việc ở tờ báo này, ngồi nhà viết Blog.
Mới ngày 16 Tháng Hai vừa qua, khi nhà cầm quyền Việt Nam biết tin một số người dân tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm các người lính đã hy sinh mạng sống bảo vệ biên giới phía Bắc chống Trung Quốc, một đoàn cán bộ đông đảo đã được huy động tới ca hát, nhảy múa loạn xạ, mục đích là cản trở, mở nhạc thật lớn, quấy rối những người muốn dâng hương, bày tỏ lòng tri ân các anh hùng vệ quốc.
Nay thì người ta thấy báo VNExpress đăng tải thoải mái một loạt mấy bài về cuộc chiến biên giới ở tỉnh Hà Giang và các buổi lễ tưởng niệm, các cuộc thăm viếng nghĩa trang vốn từng bị bỏ hoang phế những năm trước đây. Một số báo khác cũng loan tin về sự kiện kỷ niệm này.
Mưa bão 2014: EVN, Vũ Huy Hoàng và Hoàng Trung Hải?
Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng?
Khi những cơn bão đầu tiên đổ vào Việt Nam và không thể nói ngành thủy
điện vô can trong gần ba chục cái chết của dân nghèo ở Hà Giang, một đại
diện của EVN còn nói thẳng với chính quyền địa phương và người dân tỉnh
Phú Yên là: “Chúng ta không kỳ vọng gì thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ
du. Không bao giờ cắt được! Sẽ còn lũ tiếp diễn. Chúng ta phải chấp nhận
sống chung với lũ”.
Phú Yên lại là một trong những nạn nhân đau đớn nhất của nạn xả lũ thủy điện.
“Vô trách nhiệm!” là từ ngữ mà vài tờ báo trung thực và can đảm nhất
trong báo giới nhà nước dám thốt lên, trong khi đại đa số báo chí hầu
như im lặng trong một nỗi hổ thẹn tự thân khó tưởng tượng trước khổ nạn
của đồng loại.
Chỉ trong hai tháng mưa bão cuối năm 2013, tập đoàn điện lực EVN đã đồng
loạt cho xả lũ ở 15 nhà máy thủy điện mà đã gây ra hậu quả ghê gớm khi
“giết sống” đến năm chục mạng dân nghèo khó nơi rốn lũ tại các tỉnh Phú
Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Nghệ An… Thế nhưng sau khi báo
chí và dư luận kêu gào thảm thiết, vẫn không có bất cứ quan chức nào của
EVN và của cơ quan chủ quản của tập đoàn này là Bộ Công thương phải ra
trước vành móng ngựa. Thậm chí bất chấp loạt kiến nghị của đại biểu hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam, đã không có nổi một đồng bồi thường cho
dân. Thay vào đó, ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng công thương và là người
vẫn ung dung “đi công tác nước ngoài” trong thời gian các nhà máy thủy
điện xả lũ lên đầu dân – đã hoàn toàn phủi bụi trách nhiệm của một ủy
viên trung ương đảng.
Trách nhiệm ấy, nếu xảy ra ở những quốc gia phát triển và công tâm hơn
nhiều chính thể Việt Nam, chắc chắn sẽ phải đối mặt với một bản án tù
chứ không chỉ là hành động phải bồi thường vật chất cho các nạn nhân
chịu nạn.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải?
Phát ngôn “dân phải sống chung với lũ” của một quan chức EVN càng cho
thấy thái độ vô trách nhiệm vừa cá nhân vừa tập thể của EVN đã lên đến
mức bất chấp dư luận và dã man đến thế nào. Như được một số cấp cao hơn
hẳn và không loại trừ cả quan chức chính phủ “bảo kê”, EVN đang tự biến
diễn thành một thứ giặc nội xâm, sau khi tập đoàn này vừa bị báo chí
phanh phui hoạt động mua điện của ngoại xâm Trung Quốc suốt từ năm 2005
đến nay với giá cao gấp 3 lần mức giá bình thường trong nước.
Là doanh nghiệp con nợ đầu bảng ở Việt Nam với con số ít nhất 118.000 tỷ
đồng, mới đây EVN đã hoan hỉ thông báo “lần đầu tiên đã có lãi sau 2
lần tăng giá điện”.
Nhưng sau hàng loạt vụ bê bối chấn động và hậu quả tang thương mà EVN
gây ra, ngay cả một phó thủ tướng phụ trách ngành điện là ông Hoàng
Trung Hải lại gần như “biến mất”.
Mùa mưa bão cuối năm 2014 sắp ập đến. Sau cơn bão Thần Sấm Rammasun, rất
có thể Việt Nam sẽ là điểm đến của những cơn lốc tố ghê gớm khác. Rừng
bị phá gần như cạn kiệt, cùng vài chục hồ thủy điện treo lơ lửng ngay
trên sinh mệnh người dân vùng rốn lũ. Nhưng sau tất cả, đó là lối hành
xử “sống chết mặc bay” của giới quan chức lãnh đạo EVN. Để từ đó, người
dân càng nhìn rõ bản chất của giới lãnh đạo ở các cấp cao hơn.
Của cả một chế độ chính trị!
Sẽ còn nhiều cái chết của dân chúng bởi thói vô lương tâm của quan chức.
Thế nhưng tại sao dân chúng lại không thể hay không muốn thét lên? Vì
sao dân chúng lại không làm điều tối thiểu để lôi những quan chức vô đạo
“giết sống” dân như thế ra trước Tòa án Xã hội?
Trường Sơn
(Việt nam Thời báo)
Ông Đinh Đức Lập lại tiếp tục "ngồi nhầm ghế"
Mười ngày sau khi ông Đinh Đức Lập mất chức tổng biên tập báo Đại đoàn
kết, ngày 25/7/2014, Ban thường trực Ủy ban trung ương MTTQW Việt Nam đã
công bố quyết định bổ nhiệm ông Lập làm Phó giám đốc Trung tâm Bồi
dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam. Một vị trí mà theo
quy định và yêu cầu của công tác mặt trận ông Đinh Đức Lập không hề có
đủ yêu cầu về năng lực, trình độ cũng như phẩm chất đạo đức cần thiết.
Ông Đinh Đức Lập nhận quyết định công tác mới trong lúc chưa hoàn tất
việc bàn giao hồ sơ tài chính tại báo Đại đoàn kết. Và cơ quan báo đang
có quyết định thanh tra, kiểm toán về tài chính trong thời kỳ ông Lập
làm tổng biên tập. từng bị tố cáo có nhiều chuyện nhập nhèm. Trong đó có
việc bổ nhiệm cháu ruột Đinh Quang Sơn làm kế toán trưởng, ngang nhiên
thực hiện quy trình “cháu trình – chú duyệt”, biến công tác tài chính
của báo Đại đoàn kết như một tổ chức kinh tế gia đình.
Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam được
thành lập hồi đầu năm 2013, với chức năng chính là đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ Mặt trận các cấp; Tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn những
vẫn đề lý luận về đại đoàn kết dân tộc; Xây dựng và tổ chức hoạt động
bảo tàng Mặt trận, giáo dục truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc,
truyền thống của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.
Trung tâm này theo cơ cấu tổ chức tương đương với một ban của MTTQ Việt
Nam. Vì vậy, với cương vị mới này, ông Lập được tính tương đương vị trí
Phó Tổng biên tập tại báo Đại Đoàn Kết. Tuy nhiên, vị trí này theo quy
định có yêu cầu rất cao về trình độ học vấn. Người lãnh đạo trung tâm
phải có học hàm học vị ít nhất từ thạc sĩ đến tiến sĩ trở lên.
Yêu cầu này là cần thiết và xuất phát từ thực tiễn công tác mặt trận
trong thời gian hiện nay và cho tương lai. Nếu như Mặt trận thực sự có
mong muốn trở thành một tổ chức hữu hiệu, thiết thực và có ích cho cuộc
sống.
Được bổ nhiệm vào vị trí phó giám đốc của trung tâm đòi hỏi khắc khe về
trình độ như thế này song ông Đinh Đức Lập lại sở hữu những thành tích
đầy tai tiếng trong chuyện gian lận về bằng cấp, năng lực, trình độ
trong rất nhiều năm qua.
Ông Lập từng bị đuổi khỏi ban lãnh đạo của Trung ương Đoàn Thanh niên
Công sản Hồ Chí Minh vì tai tiếng xài bằng cấp giả; bị mất chức tổng
biên tập báo Đại đoàn kết vì dính dáng tới nhiều hành vi vi phạm pháp
luật bị tố cáo. Trong đó, rùm beng nhất và làm ảnh hưởng xấu tới uy tín
của báo Đại đoàn kết và MTTQ Việt Nam nhất là việc gian lận giải báo
chí quốc gia năm 2013 mới đây. [Xem ở đây]
Một cán bộ, đảng viên có thành tích đặc biệt gây tai tiếng trong suốt
nhiều năm qua như ông Đinh Đức Lập (nhất là những chuyện liên quan tới
việc gian lận bằng cấp, giải thưởng…) đã nhiều lần bị tố cáo và bị mất
chức, nay lại được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo Trung tâm Bồi dưỡng cán
bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam xem ra không chỉ đáng quan ngại
mà còn có vẻ buồn cười và có phần thách thức dư luận.
Khỏi cần phải xem xét về vấn đề năng lực và trình độ chuyên môn của ông
Đinh Đức Lập trong vai trò Phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và
Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam. Vì theo quy định, ông Lập đã không đủ
tiêu chuẩn, chưa kể ông này còn có quá nhiều tai tiếng về chuyện xài
bằng giả, gian lận giải thưởng, vi phạm nghiêm trọng đạo đức người làm
báo, phẩn chất đạo đức cán bộ công chức nhà nước và tư cách đảng viên.
Ông Đinh Đức Lập trong thời gian làn tổng biên tập báo Đại đoàn kết đã
có nhiều hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề
nghiệp trở thành tổng biên tập ghi được nhiều kỷ lục tai tiếng nhất làng
báo Việt Nam trong lịch sử.
Cũng chính vì những thành tích đầy tai tiếng này mà ông Lập tiếp tục bị
tố cáo và bị kỷ luật đẫn tới mất chức tổng biên tập báo Đại đoàn kết mặc
dù được sự bao che hết mực của ông Vũ Trọng Kim – Phó chủ tịch kiêm
tổng thư ký MTTQ Việt Nam.
Nay ông Kim lại tiếp tục sử dụng “đệ tử” Lập cho một vai trò mới dù ông
Lập không hề có đủ tiêu chuẩn theo quy định. Tiền thuế của dân (ngân
sách MT được Nhà nước cung cấp) nay được giao cho những cán bộ tha hóa,
biến chất như Đinh Đức Lập sử dụng để đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu
khoa học cho công tác Mặt trận nghe thật xót xa làm sao!
Lịch sử đau thương của báo Đại đoàn kết nay chẳng lẽ lại tái hiện ở
Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam chỉ vì
sự thao túng của một vài cá nhân nào đó trong tổ chức MTTQ Việt Nam?
Ông Đinh Đức Lập liệu còn có tư cách để trở thành người lãnh đạo một
trung tâm đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển và nâng cấp
trình độ hoạt động của hệ thống mặt trận trong tương lai?
Liệu những cán bộ mặt trận đang sống chết với địa bàn, đang cố gắng xây
dựng, giữ gìn và phát triển uy tín của Mặt trận tại cơ sở sẽ học được gì
từ một người lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học
MTTQ Việt Nam như ông Đinh Đức Lập?
Hay là chuyện bổ nhiệm này càng làm cho dư luận xã hội nhìn thấy rõ hơn
sự tha hóa không thể sửa chữa được của công tác tổ chức cán bộ trong hệ
thống chính trị hiện nay của xã hội ta?
Lợi ích nhóm ra sức bảo kê che chắn cho nhau cùng tham nhũng, tiêu cực
bất chấp quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đang kéo lùi sự
phát triển của xã hội và đưa đất nước ta tới bờ vực của sự sụp đổ?
Làm hại cho Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực ra không ai
còn có thể làm tốt hơn được những kẻ như Đinh Đức Lập cùng nhóm lợi ích
của ông ta!
P/S:
Được biết, chiều ngày 15/8/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
đã có buổi làm việc với ông Vũ Trọng Kim - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Ban thường trực
về thành lập Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt
Nam.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và Phó Chủ tịch UB TW MTTQ Việt Nam - Vũ Trọng Kim tại buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc có đại diện Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Hành chính
sự nghiệp và Văn phòng Bộ Tài chính. Tại buổi làm việc, ông Vũ Trọng Kim
thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đề xuất Bộ
Tài chính hỗ trợ một số cơ chế tài chính đặc thù trong quá trình thực
hiện Đề án, để Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ
Việt Nam sớm được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động, đáp ứng yêu
cầu về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho MTTQ Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. [Xem ở đây]
Phải chăng, ông Đinh Đức Lập được ông Kim điều về Trung tâm mới thành
lập này để tiếp tục thực hiện việc giải ngân các khoảng đầu tư công cho
công tác Mặt trận (có lợi cho nhóm lợi ích) sau khi ông Lập đã “không
hoàn thành nhiệm vụ” giải tỏa lô đất vàng 66 Bà Triệu của báo Đại đoàn
kết?
(Blog Hữu Nguyên)
Đừng để bà mẹ Việt Nam anh hùng phải “khóc thầm lặng lẽ“
Dù có tái giá thì vợ và mẹ liệt sĩ cũng đã và đang âm thầm chịu nỗi đau quá lớn không thể bù đắp là mất chồng, mất con (ảnh minh họa) |
Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng triệu người vợ,
người mẹ phải âm thầm chịu đựng nỗi đau, để đến hôm nay, Tổ quốc không
quên ghi tạc sự hy sinh thầm lặng của các bà, các mẹ bằng việc vinh danh
danh hiệu cao quý: “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” (BMVNAH).
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chỉ vì sự tắc trách của các cơ quan chức năng mà những danh hiệu cao quý này vẫn đang bị “treo” bởi lý do… các mẹ, các chị đã tái giá. Đừng để một lần nữa mẹ phải “khóc thầm lặng lẽ” vì đã chạm vào nỗi đau mà đến tận hôm nay vẫn chưa dễ nguôi ngoai.
Luật không có quy định loại trừ
Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước BMVNAH và Điều 2 Nghị định 56/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này thì những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”: a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ; b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ; d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ; đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Trong 5 trường hợp trên thì có tới 4 trường hợp liên quan đến “tiêu chuẩn liệt sĩ” của người con, chỉ duy nhất một trường hợp liên quan đến người chồng, đó là “có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ”. Và khi áp dụng quy định này vào thực tế để xét tặng danh hiệu BMVNAH, không ít địa phương trong cả nước đã “treo” quyền lợi của những người vợ liệt sĩ trong thời gian dài chỉ vì các mẹ đã tái giá. Theo giải thích của họ, vì pháp luật không quy định rõ, nếu vợ liệt sĩ đã lấy chồng khác thì có được lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu BMVNAH hay không, cho nên, để … “chắc ăn”, hồ sơ của các mẹ đành phải nằm chờ thủ tục hướng dẫn.
Nhiều ý kiến cho rằng, đến nay mới chỉ có Nghị định 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước BMVNAH mà chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể hơn. Và trong hai văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, tuyệt nhiên không có điều luật nào quy định vợ liệt sĩ đã tái giá thì không được xét tặng danh hiệu BMVNAH. Chính bởi vậy, nếu pháp luật không khoanh vùng để loại trừ thì những người vợ liệt sĩ đã tái giá vẫn đủ điều kiện được xét tặng danh biệu cao quý này. “Tại sao các cơ quan thực thi pháp luật không hiểu điều luật một cách giản đơn mà lại phức tạp hóa vấn đề để “lái” quy định này theo một chiều hướng khác, rồi phải đợi văn bản nọ, thủ tục kia xin ý kiến chỉ đạo?”- một cựu chiến binh thốt lên.
Đã xét duyệt thì phải công bằng!
Nhìn nhận ở khía cạnh tình cảm thì nỗi đau mất người thân không gì bù đắp nổi, và trong tất thảy những nỗi đau ấy, việc mất chồng, mất con là nỗi đau đến tột cùng. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta, đã có hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống. Sự hy sinh của các anh đã làm cho Tổ quốc bất tử. Và trong chính thời khắc thiêng liêng ấy - thời khắc máu của các anh hòa vào đất mẹ - thì Tổ quốc đã ghi tạc công ơn to lớn và sự hy sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ có chồng, con hy sinh (lần vinh danh này không cần Huân, Huy chương hay Bằng khen). Để đến hôm nay, sau khi đất nước thống nhất và có điều kiện, những tấm Huy chương và Bằng vinh danh cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” mới hiện hữu đến tay các mẹ.
Có tấm Bằng vinh danh thì sẽ thêm phần trang trọng, nhưng nếu Nhà nước không có điều kiện thì các mẹ cũng không đòi hỏi, bởi ngay cả việc phải hy sinh những người thân yêu nhất cho Tổ quốc, các mẹ còn không phàn nàn, nói chi đến việc đòi hỏi một vật vô tri, vô giác. Nhưng, một khi đã xét duyệt để vinh danh thì phải làm cho công bằng, cho đúng ý nghĩa của sự cống hiến và sự hy sinh thầm lặng của các mẹ.
Ngay trong điều luật đầu tiên của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “BMVNAH" đã nói rõ rằng: BMVNAH là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Vậy thì sự cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của các mẹ có liên quan gì đến chuyện mẹ đã tái giá hay chưa? Chỉ sau khi chồng và con của mẹ hy sinh, mẹ mới tái giá cơ mà? Và, dù mẹ có tái giá thì mẹ cũng đã phải chịu nhiều nỗi đau mất chồng, mất con. Như vậy thì việc tái giá không thể làm thay đổi bản chất của sự hy sinh và cống hiến của vợ liệt sỹ cho đất nước.
Thế nên, khi xét tặng danh hiệu BMVNAH cho các vợ liệt sĩ, các cơ quan chức năng đừng “lôi” chuyện tái giá của mẹ ra để làm điều kiện xét duyệt. Đừng để một lần nữa mẹ phải “khóc thầm lặng lẽ” vì đã chạm vào nỗi đau mà đến tận hôm nay vẫn chưa dễ nguôi ngoai.
Trao đổi với PLVN về vấn đề này, các Luật sư đã đưa ra quan điểm của mình:
Luật sư Lưu Hải Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Luật Triệu Sơn: Quyền tái hôn của vợ liệt sĩ không ảnh hưởng đến việc vinh danh
Theo tôi, cần phải phân định rõ hai khái nức thấu đáo vấn đề. Thứ nhất, theo quy định tại khoản d Điều 2 của Nghị định 56/2013/NĐ-CP thì những bà mẹ có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ thì được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “BMVNAH”. Như vậy, pháp luật không hề có quy định: vợ liệt sĩ đã lấy chồng khác thì không được công nhận là BMVNAH. Và như quy định nêu ở trên, người có công chỉ cần đảm bảo đủ các điều kiện đã viện dẫn thì đều được nhà nước vinh danh. Trong các văn bản pháp luật liên quan cũng không có bất kỳ nội dung nào quy định các trường hợp dẫn đến việc vinh danh bị loại trừ.
Thứ hai, khái niệm “tái hôn” là để chỉ những người lập gia đình lần thứ
hai với người khác sau khi vợ hoặc chồng đã mất hoặc ly hôn theo quy
định của pháp luật. Đây có thể coi là quyền được thực hiện mà không phải
là “rào cản” ảnh hưởng tới các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Hơn nữa,
việc tái giá là quyền cá nhân của mỗi công dân. Chẳng có sự vô lý nào
hơn việc bắt người phụ nữ sau khi mất đi người chồng, người con thân yêu
vẫn phải mãi mãi chịu nỗi buồn đau, cô quạnh mới là anh hùng? Chẳng lẽ
một đất nước “bác ái và văn minh” lại duy trì quan niệm cổ hủ rằng những
người phụ nữ phải “tiết hạnh khả phong” mới xứng đáng được tôn vinh?
Luật sư Lưu Hải Vũ |
Hai khái niệm này độc lập với nhau và không có cơ sở về mặt pháp lý hay
thực tế để các cơ quan chức năng, thậm chí cơ quan cấp Bộ phải “băn
khoăn” vì không có văn bản hướng dẫn về vấn đề liên quan. Việc tái hôn
của vợ liệt sĩ là quyền của con người và được pháp luật cho phép. Cụ thể
là thỏa mãn quy định tại điều 39 Bộ luật dân sự về quyền kết hôn và
Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về điều kiện kết hôn. Trường
hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối vinh danh vợ liệt sĩ là
BMVNAH vì đã tái hôn vô hình trung đã đi ngược lại tinh thần của pháp
luật như các dẫn chứng đã trình bày trên đây. Theo tôi, việc pháp luật
quy định như vậy là quá cụ thể và không có bất kỳ cơ sở nào để từ chối
vinh danh người có công với cách mạng chỉ vì họ đã tái giá. Các cơ quan
chức năng “đùn đẩy” cho nhau việc làm thiết thực này thể hiện sự thiếu
trách nhiệm và chưa làm tròn nghĩa vụ đối với những người có công lao
với tổ quốc.
Luật sư Lê Ngọc Hà, Trưởng Văn phòng Luật sư Đa Phúc (Đoàn luật sư TP Hà Nội): Áp dụng luật tùy tiện!
Hiện nay tại 02 văn bản là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “BMVNAH” chưa có quy định nào nói về khái niệm “Vợ liệt sỹ tái giá” hay quy định chính sách của Nhà nước đối với trường hợp “Vợ liệt sỹ tái giá”.
Nói cách khác, việc một số cơ quan chức năng khi xét duyệt danh hiệu
BMVNAH đã áp dụng chính sách chưa được quy định đối với trường hợp vợ
liệt sỹ tái giá là cách hiểu tùy tiện, tự đặt ra quy định trái với chính
sách của Nhà nước dành cho người có công. Việc này đã làm mất đi ý
nghĩa cao đẹp của chủ trương tôn vinh người có công, gây tổn thương cho
người có công và không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho họ.
Cơ quan chức năng “bình chân như vại”
Không chỉ là chuyện vướng trong thủ tục xét duyệt, vấn đề đặt ra là trong khi nhận được ý kiến thắc mắc từ địa phương gửi lên nhưng các Bộ, ngành có thẩm quyền ở Trung ương lại không sốt sắng vào cuộc để ban hành văn bản hướng dẫn - ít ra là một công văn. Bộ Nội vụ cho rằng trách nhiệm hướng dẫn thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, còn Bộ này lại phản pháo: thẩm quyền này đã được Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ từ năm ngoái - tại Nghị định 56/2013/NĐ-CP. Phải chăng vì đang có sự đùn đẩy trách nhiệm? Phải chăng cơ quan nào cũng cho rằng giải quyết vướng mắc này không thuộc thẩm quyền của mình nên vẫn “bình chân như vại”?.
Nếu cứ theo động thái này, đợi đến khi các cơ quan chức năng có hướng dẫn cụ thể, nhiều vợ liệt sỹ đã về với đất, lúc ấy đối với các mẹ không còn được dùng từ “phong tặng” nữa mà thay vào đó sẽ là từ “truy tặng” mà thôi...
Bảo Lam
(Pháp Luật)
Làng chết trẻ
Làng có gần 100 hộ dân nhưng từ 2010 đến nay đã có gần 30 người chết,mà hầu hết tuổi đời còn rất trẻ, khiến mọi người hoang mang.Làng Đụt bên dòng A Nor, nơi có nhiều cái chết khiến bà con bản làng hoang mang - Ảnh: Đình Toàn |
Làng Đụt (nay gọi là thôn 5) ở xã Hồng Kim (H.A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên-Huế) cách thị trấn A Lưới chỉ gần 4 km. Ngôi làng có con đường
thẳng tắp chạy qua thoạt trông rất sáng sủa. Gần 100 hộ dân của làng với
khoảng 500 người, chủ yếu là đồng bào Pa Kô. Ngôi nhà của già làng Lê
Văn Hoàng nằm kề bên sông A Nor trông buồn rũ rượi. Cây cối trong nhà
héo úa càng làm nỗi muộn phiền ưu tư của già làng trĩu nặng hơn.
Gia đình già Hoàng vừa trải qua những ngày buồn đau tột độ khi 2 người con chết chỉ trong vòng 9 ngày. “Mới tháng 3 vừa rồi chứ có xa xôi chi. Con gái Lê Thị Vin mất khi mới 23 tuổi. Em nó, Lê Văn Vừng thua chị 2 tuổi, 9 ngày sau cũng đi theo chị. Con gái Vin mất mình nghĩ là do bệnh nặng vì nó bị động kinh, nằm liệt giường 4 - 5 năm qua. Nhưng thằng Vừng thì mình không hiểu, không biết. Hắn làm rẫy làm ruộng rất khỏe, đùng một cái phát bệnh. Mình đưa về Bệnh viện T.Ư Huế vài ngày thì mất”, già Hoàng thở dài một tiếng thật não nề.
Rồi già Hoàng kể thêm nhiều trường hợp khác trong làng đang khỏe mạnh, ngày ngày xuống suối bắt cá, lên nương làm rẫy bỗng đổ bệnh rồi mất, phần lớn dưới tuổi 40. “Cô Kăn Nhồi, vợ của Trưởng công an xã Hồ Minh Châu cũng chết dưới 40 tuổi. Đang khỏe nhưng phát bệnh, trong đêm chở đến bệnh viện nhưng không cứu kịp. Nhưng trường hợp Hồ Văn Hết mất ở tuổi 35 là gây hoang mang nhất. Hết là Phó thôn 5, rất gương mẫu, không uống rượu bia, không thuốc lá, cần cù làm rẫy để nuôi vợ và 3 con nhỏ. Khoảng 3 giờ sáng 2.9.2011, khi đang ngủ với vợ con thì ngủ thẳng luôn”, già Hoàng nói.
Gia đình già Hoàng vừa trải qua những ngày buồn đau tột độ khi 2 người con chết chỉ trong vòng 9 ngày. “Mới tháng 3 vừa rồi chứ có xa xôi chi. Con gái Lê Thị Vin mất khi mới 23 tuổi. Em nó, Lê Văn Vừng thua chị 2 tuổi, 9 ngày sau cũng đi theo chị. Con gái Vin mất mình nghĩ là do bệnh nặng vì nó bị động kinh, nằm liệt giường 4 - 5 năm qua. Nhưng thằng Vừng thì mình không hiểu, không biết. Hắn làm rẫy làm ruộng rất khỏe, đùng một cái phát bệnh. Mình đưa về Bệnh viện T.Ư Huế vài ngày thì mất”, già Hoàng thở dài một tiếng thật não nề.
Rồi già Hoàng kể thêm nhiều trường hợp khác trong làng đang khỏe mạnh, ngày ngày xuống suối bắt cá, lên nương làm rẫy bỗng đổ bệnh rồi mất, phần lớn dưới tuổi 40. “Cô Kăn Nhồi, vợ của Trưởng công an xã Hồ Minh Châu cũng chết dưới 40 tuổi. Đang khỏe nhưng phát bệnh, trong đêm chở đến bệnh viện nhưng không cứu kịp. Nhưng trường hợp Hồ Văn Hết mất ở tuổi 35 là gây hoang mang nhất. Hết là Phó thôn 5, rất gương mẫu, không uống rượu bia, không thuốc lá, cần cù làm rẫy để nuôi vợ và 3 con nhỏ. Khoảng 3 giờ sáng 2.9.2011, khi đang ngủ với vợ con thì ngủ thẳng luôn”, già Hoàng nói.
Nỗi buồn của bà Trần Thị Nghiềng (50 tuổi), vợ của già làng Đụt Lê Văn Hoàng sau khi mất liên tiếp 2 đứa con - Ảnh: Đình Toàn |
Nghe già Hoàng kể, chàng trai Hồ Văn Nguôn (32 tuổi) cũng góp thêm
chuyện, rằng anh rể của anh là Hồ Văn Têr mất cách nay 4 năm mới 30
tuổi, để lại vợ cùng 2 đứa con nhỏ. Anh Têr là người hiền từ, sức khỏe
tốt nhưng bỗng dưng “bị đau lưng, phát sốt” rồi nhập viện vài lần và
không qua khỏi.
Sau cái chết của anh Têr và nhiều người khác, dân làng góp tiền mua trâu, dê, lợn ra sông A Nor lập đàn hành lễ cúng Giàng cầu an. Già Hoàng bấm đốt ngón tay nói từ năm 2010 đến 2013 đã cúng 3 con trâu. Mới đây cúng 2 con dê, 4 con lợn. “Cúng cứ cúng nhưng người chết cứ chết. Riêng làng này từ năm 2010 đến chừ cũng mất khoảng 25 người rồi”, Nguôn thêm lời, thoáng vẻ sợ sệt.
“Ung thư nhiều quá”
Khi chúng tôi có mặt tại A Lưới cũng là lúc huyện miền núi này trải qua những ngày nắng hạn gay gắt. Sông A Nor chảy qua làng Đụt đã cạn nước. Trước khi dân làng được dùng nước sạch cách nay 1 năm, dòng sông này là nguồn nước uống chính của người làng Đụt. Chúng tôi mang chuyện người dân ở Hồng Kim, nhất là ở thôn 5 bị chết trẻ, mất đột ngột nhiều bất thường đến gặp bác sĩ Hồ Thanh Lệ, Trưởng trạm y tế xã Hồng Kim, thì cũng là lúc bác sĩ Lệ đang khốn khổ lo chạy chữa cho em ruột Hồ Văn Lằn, Trưởng thôn 5, đang điều trị bệnh tại Bệnh viện T.Ư Huế. Người đàn ông 40 tuổi, có vợ và 2 con nhỏ này đã qua 3 lần phẫu thuật do bị u não ác tính. Gia đình bác sĩ Lệ trở nên khánh kiệt sau khi bán ruộng, đất và cả những chiếc xe máy để lo viện phí cho Lằn. “10 người mất thì có 6 - 7 người bị ung thư rồi, nhiều nhất là ở thôn 3, thôn 5. Có gì đó mình không hiểu nổi”.
Bác sĩ Lệ lôi trong tủ ra cuốn sổ ghi chép, lật từng trang đếm số người dân trong xã qua đời mà trạm y tế có thống kê. Từ năm 2010 - 2014 có gần 30 người mất, trong đó có nhiều người mất tuổi chưa đến 40. “Không biết do nguồn nước nhiễm độc, chất độc còn lại sau chiến tranh hay không mà người mắc bệnh ung thư quá nhiều. Ung thư gan, hạch, đại tràng, phổi, vòm họng... chi cũng có. Người mắc bệnh nhiều nhất là ở thôn 3 và thôn 5. Trường hợp kỳ lạ nhất là Hồ Văn Hết, hắn là cháu rể mình, đang ngủ thì mất luôn. Các trường hợp khác bà con chưa hiểu rồi đồn thổi lý do này nọ, nhưng thật ra họ mắc bệnh mà qua đời. Mình rất mong có đoàn chuyên gia về đánh giá, nghiên cứu tìm ra giải pháp để bà con yên tâm hơn”, bác sĩ Lệ nói.
Đình Toàn
Sau cái chết của anh Têr và nhiều người khác, dân làng góp tiền mua trâu, dê, lợn ra sông A Nor lập đàn hành lễ cúng Giàng cầu an. Già Hoàng bấm đốt ngón tay nói từ năm 2010 đến 2013 đã cúng 3 con trâu. Mới đây cúng 2 con dê, 4 con lợn. “Cúng cứ cúng nhưng người chết cứ chết. Riêng làng này từ năm 2010 đến chừ cũng mất khoảng 25 người rồi”, Nguôn thêm lời, thoáng vẻ sợ sệt.
“Ung thư nhiều quá”
Khi chúng tôi có mặt tại A Lưới cũng là lúc huyện miền núi này trải qua những ngày nắng hạn gay gắt. Sông A Nor chảy qua làng Đụt đã cạn nước. Trước khi dân làng được dùng nước sạch cách nay 1 năm, dòng sông này là nguồn nước uống chính của người làng Đụt. Chúng tôi mang chuyện người dân ở Hồng Kim, nhất là ở thôn 5 bị chết trẻ, mất đột ngột nhiều bất thường đến gặp bác sĩ Hồ Thanh Lệ, Trưởng trạm y tế xã Hồng Kim, thì cũng là lúc bác sĩ Lệ đang khốn khổ lo chạy chữa cho em ruột Hồ Văn Lằn, Trưởng thôn 5, đang điều trị bệnh tại Bệnh viện T.Ư Huế. Người đàn ông 40 tuổi, có vợ và 2 con nhỏ này đã qua 3 lần phẫu thuật do bị u não ác tính. Gia đình bác sĩ Lệ trở nên khánh kiệt sau khi bán ruộng, đất và cả những chiếc xe máy để lo viện phí cho Lằn. “10 người mất thì có 6 - 7 người bị ung thư rồi, nhiều nhất là ở thôn 3, thôn 5. Có gì đó mình không hiểu nổi”.
Bác sĩ Lệ lôi trong tủ ra cuốn sổ ghi chép, lật từng trang đếm số người dân trong xã qua đời mà trạm y tế có thống kê. Từ năm 2010 - 2014 có gần 30 người mất, trong đó có nhiều người mất tuổi chưa đến 40. “Không biết do nguồn nước nhiễm độc, chất độc còn lại sau chiến tranh hay không mà người mắc bệnh ung thư quá nhiều. Ung thư gan, hạch, đại tràng, phổi, vòm họng... chi cũng có. Người mắc bệnh nhiều nhất là ở thôn 3 và thôn 5. Trường hợp kỳ lạ nhất là Hồ Văn Hết, hắn là cháu rể mình, đang ngủ thì mất luôn. Các trường hợp khác bà con chưa hiểu rồi đồn thổi lý do này nọ, nhưng thật ra họ mắc bệnh mà qua đời. Mình rất mong có đoàn chuyên gia về đánh giá, nghiên cứu tìm ra giải pháp để bà con yên tâm hơn”, bác sĩ Lệ nói.
Đình Toàn
Nguy cơ thiệt hại kinh tế lớn do PVN 'kẹt' 3 dự án nhiên liệu sinh học
Phân xưởng chính Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất - Ảnh minh họa: Baoquangngai.
Kiểm toán Nhà nước đánh giá tình trạng "kẹt" dự án trên của PVN - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là rất nghiêm trọng, nguy cơ rủi ro cao và tổn thất về kinh tế rất lớn.
Ngày 27.7, VOV dẫn nội dung báo cáo mới nhất của Kiểm toán Nhà nước
(KTNN) cho biết, năm 2012, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đầu
tư tài chính không đúng quy định tại Thông tư 117/2010 của Bộ Tài chính.
"Bệnh" kéo dài và phổ biến
Về đầu tư vượt mức vốn điều lệ có Công ty mẹ EVN vượt tới 21.312 tỉ đồng, Công ty mẹ TKV vượt 1.268,8 tỉ đồng; Công ty Cao su Đắk Lăk vượt hơn 832 tỉ đồng...
Bên cạnh đó, hàng loạt tập đoàn, tổng công ty khác cũng đầu tư vượt nhiều lần vốn điều lệ, như: Công ty mẹ Lilama, Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà thuộc Tổng công ty địa ốc Sài Gòn.
Công ty mẹ Vinatex đầu tư vào 8 đơn vị thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, trong khi theo quy định, riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp.
KTNN đánh giá, hầu hết tập đoàn, tổng công ty có đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đều có dự án triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Đầu tiên Tổng công ty địa ốc Sài Gòn có một số dự án được giao đất từ trước năm 2002, nhưng đến khi kiểm toán (năm 2012) chưa hoàn thành. Hay như Cienco 5, có 7/7 dự án kinh doanh bất động sản được chọn kiểm toán đều chậm tiến độ....
Đáng chú ý, KTNN cho biết có 3 dự án nhiên liệu sinh học ethanol do PVN đầu tư gặp khó khăn về tài chính, chưa triển khai vùng nguyên liệu, đến thời điểm kiểm toán chậm tiến độ từ 24-27 tháng, nguy cơ xảy ra rủi ro, thiệt hại về kinh tế, xã hội rất lớn...
"Bệnh" kéo dài và phổ biến
Về đầu tư vượt mức vốn điều lệ có Công ty mẹ EVN vượt tới 21.312 tỉ đồng, Công ty mẹ TKV vượt 1.268,8 tỉ đồng; Công ty Cao su Đắk Lăk vượt hơn 832 tỉ đồng...
Bên cạnh đó, hàng loạt tập đoàn, tổng công ty khác cũng đầu tư vượt nhiều lần vốn điều lệ, như: Công ty mẹ Lilama, Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà thuộc Tổng công ty địa ốc Sài Gòn.
Công ty mẹ Vinatex đầu tư vào 8 đơn vị thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, trong khi theo quy định, riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp.
KTNN đánh giá, hầu hết tập đoàn, tổng công ty có đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đều có dự án triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Đầu tiên Tổng công ty địa ốc Sài Gòn có một số dự án được giao đất từ trước năm 2002, nhưng đến khi kiểm toán (năm 2012) chưa hoàn thành. Hay như Cienco 5, có 7/7 dự án kinh doanh bất động sản được chọn kiểm toán đều chậm tiến độ....
Đáng chú ý, KTNN cho biết có 3 dự án nhiên liệu sinh học ethanol do PVN đầu tư gặp khó khăn về tài chính, chưa triển khai vùng nguyên liệu, đến thời điểm kiểm toán chậm tiến độ từ 24-27 tháng, nguy cơ xảy ra rủi ro, thiệt hại về kinh tế, xã hội rất lớn...
PVN từng tuyên bố...
Những khó khăn trong việc đầu tư các dự án sản xuất xăng sinh học, theo lộ trình của Chính phủ đã đề ra không phải là chưa được PVN nhắc đến.
Cụ thể, trong buổi tọa đàm trực tuyến về xăng sinh học, diễn ra ngày 2.7 trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, Phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Sinh Khang cho biết: “Giá thu mua nguyên liệu (sắn) cao, biến động theo thời vụ, nguồn vốn để đầu tư mua nguyên liệu lớn do một năm chỉ có một vụ sắn, lãi vay ngân hàng còn cao. Ngoài ra, hiện nay Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho công tác phân phối và tiêu dùng xăng E5.
Ông Nguyễn Sinh Khang - Ảnh: PVN |
Do vậy, PVN kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương cần có chính sách
dài hạn cho doanh nghiệp đầu tư vào nhiên liệu sinh học như miễn thuế
nhập khẩu đối với thiết bị vật tư tồn trữ, vận chuyển, pha chế, phân
phối nhiên liệu sinh học trong nước chưa sản xuất được. Đồng thời xem
xét miễn thuế, phí môi trường đối với phần xăng nền để pha chế xăng E5;
giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 đưa vào lưu thông...
Hiện giá thành sản xuất xăng E5 không thấp hơn so với xăng thông thường do chi phí đầu tư khá lớn”.
Tuy nhiên, khi được độc giả hỏi (trong buổi tọa đàm) rằng, "đến thời điểm này các doanh nghiệp tham gia vào thị trường đã chuẩn bị lượng cồn ethanol như thế nào để đảm bảo nguồn phối trộn xăng sinh học tăng nhanh theo lộ trình?", ông Khang lại khẳng định: "bảo đảm cung cấp đủ cho nhu cầu của cả nước".
"Nhận thức được tầm quan trọng của Đề án (phát triển nhiên liệu sinh học đến 2015 và tầm nhìn đến 2025), từ 2008, PVN đã chủ động triển khai đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất bio-ethanol đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, có thể cung cấp ra thị trường mỗi năm 300.000m3 ethanol nhiên liệu, pha được 6 triệu m3 xăng E5, bảo đảm cung cấp đủ cho nhu cầu của cả nước.
Kế hoạch của PVN là đến năm 2014, cả 3 nhà máy của PVN sẽ cung cấp tới 300 triệu lít ethanol, đủ để pha 6 tỉ lít xăng E5, tương đương 94% nhu cầu tiêu thụ xăng cả nước năm 2014. Ngay cả khi Chính phủ bắt buộc phải sử dụng xăng E5 trên toàn quốc vào năm 2014, tôi thừa nhận sản lượng các nhà máy ethanol của PVN và các nhà máy tư nhân khác vẫn thừa và phải xuất khẩu" - ông Khang trả lời.
Ông Nguyễn Xuân Sơn - Ảnh: PVN |
Ngoài ra, vào ngày 16.7, trong bài phát biểu được đọc tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Sơn - Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN có nhấn mạnh 5 điều cần tập trung trước mắt, nhằm "phát huy sức mạnh vị thế của ngành để tạo đột phá tăng tốc phát triển đồng thời kiên quyết xóa bỏ mọi lực cản ảnh hưởng đến sự phát triển của Tập đoàn".
Trong đó, điều thứ 3 được đề ra là "triển khai quyết liệt, đúng tiến độ các công trình, dự án đầu tư theo kế hoạch được phê duyệt".
Nhưng việc "triển khai quyết liệt" cụ thể như thế nào, hiệu quả ra sao lúc này chỉ có PVN nắm rõ nhất. Hoặc là dư luận phải đợi đến đợt làm việc định kỳ của KTNN vào... năm sau.
Anh Thư
(Một thế giới)
Phùng Quán - Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo (1)
Triết gia Trần Ðức Thảo |
Anh Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học, bạn tôi từ mấy chục năm nay. Anh vừa
là học trò, vừa là hàng xóm của triết gia Trần Đức Thảo, trước ở ngõ
Hàng Chuối và sau này ở khu tập thể Kim Liên.
Anh kể:
- Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng
thầy Thảo, thấy khói tuôn ra các ngách cửa. Mình hốt hoảng xô cửa vào.
Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thầy Thảo đang đứng bên cửa
sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang
trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt. Mình gọi
giật: "Anh Thảo! Anh Thảo! Buồng anh cái gì cháy thế?". Anh Thảo giật
mình vẻ ngơ ngác như vừa bị đánh thức khỏi cơn mê ngủ: "Cháy à? Cái gì
cháy; ở đâu nhỉ? Ờ… ờ… khói ở đâu mà nhiều thế?". "Thì khói ngay trong
buồng anh chứ đâu". Mình xông vào giữa đám khói, tìm quanh gian buồng.
Một lúc mới phát hiện ra cái bếp dầu nằm khuất sau tủ sách, trên bếp một
cái xoong nhôm bị nung đỏ rực. Té ra thầy nấu cơm, cơm cạn, quên cả đậy
vung, quên cả tắt bếp. Xoong cơm nấu một bữa ăn cả ngày, cháy thành
than và đang bốc mùi mù khét lẹt. Phải vất vả lắm mình mới tắt được cái
bếp dầu nóng rẫy, và bưng được cái xoong than cơm ra khỏi buồng. Mình
không bưng thì thầy có thể dùng tay không mà bê cái xoong… "Anh đang làm
gì mà mải mê thế?". Mình hỏi. Thầy gỡ cặp kính ra khỏi mắt, lau lau vào
vạt áo, nói: "Mình đang chú giải một chương hết sức lý thú và quan
trọng trong toàn bộ trước tác của Hê-ghen…". Rồi thầy ngồi luôn vào bàn
viết… như không còn nhớ gì đốn vụ hỏa hoạn chết người suýt nữa xáy ra.
Thầy ở tầng gác ba. Các gian buồng ở khu tập thể được thiết kế rất giống
nhau. Một buổi trưa thầy đi chợ về, tay xách cái làn đựng mớ rau muống,
mấy bìa đậu phụ, chai nước mắm… Mới trèo lên đến tầng hai, thấy gian
buồng cạnh cầu thang cửa khép hờ, thầy đẩy cửa bước vào; cửa buồng của
thầy cũng thường khép hờ như vậy.
Người đãng trí thì thi thoáng cũng có thể vào nhầm buồng. Nhưng vừa bước
vào họ đã nhận ra ngay. Thầy Thảo thì không. Mặc dầu vật dụng trong
buồng này sang trọng gấp mười vật dụng trong buồng của thầy. Riêng cái
giường của thầy, hẹp mà trải chiếc chiếu mốc meo. Còn buồng này giường
rộng gấp đôi, trải vải hoa sặc sỡ. Thầy thản nhiên để cái làn xuống nhà,
nằm lăn ra giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, và thượng cả hai chân
lấm bụi lên vải hoa. Chị chủ nhà quét tước ngoài hành lang, bước vào,
trố mắt nhìn: "Anh Thảo vào chơi lúc nào mà em không để ý?". Thầy hơi
ngẩng đầu lên, nhìn chị chủ nhà, mặt nhăn lại, nói: "Xin lỗi chị, tôi
vừa đi về hơi mệt. Có gì cần trao đổi, mời chị đến chiều…". "Nhưng đây
là phòng nhà em kia mà?". Thầy hốt hoảng ngồi dậy, nhìn quanh buồng, vẻ
ngơ ngác: "Ừ nhỉ, chết thật! Đúng là tôi nhầm… Thành thật xin lỗi chị…".
"Một hôm, thầy gọi mình sang - Hạo kể - Tôi đọc em nghe cái này, rồi em
góp ý kiến xem, tôi viết thế đã được chưa"… Mình chuẩn bị để nghe một
thiên khảo luận triết học.
Nhưng té ra là một bức thư gửi Uỷ ban nhân dân khu phố và ban lãnh đạo
khối phố. Thư được viết với văn phong chuẩn mực, chính xác của một thiên
bút ký triết học. Nội dung tóm tắt của bức thư như sau: "Sau khi bố tôi
mất, trong khu phố có dư luận Trần Đức Thảo đối xử với bố không tốt, bố
ốm không thuốc men; chăm sóc không chu đáo nên bệnh tình ngày càng trầm
trọng… Tôi xin thanh minh là dư luận đó không đúng. Tôi đã nuôi dưỡng
bố tôi rất tận tình, lúc bố tôi ốm, tôi lo chạy chữa thuốc men đầy đủ,
mặc dầu hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp. Nếu cần thiết, Uỷ ban cho người
đến điều tra các hộ hàng xóm để xác minh ý kiến trình bày của tôi v.v…".
Mình ngồi ngẩn ra, nhìn thầy và tự hỏi: "Không biết thầy đã điên chưa
đây?". Mình hỏi: "Nhưng việc này cần thiết gì mà thầy phải mất công đến
như vậy?". Thầy nhìn mình, mắt chớp chớp sau cặp kính trắng, có vẻ lấy
làm lạ sao cậu học trò mình lại đặt ra một câu hỏi ngu ngốc thế? Thầy
cẩn thận gấp bức thư đút vào phong bì, nói: "Việc này theo tôi rất cần
thiết. Để chính quyền người ta khỏi hiểu nhầm đạo đức của người trí
thức".
Sau ngày ông cụ mất ít lâu, thầy muốn dẹp bỏ những vật dụng thường dùng
của bố, vì gian buồng quá chật chội. Nhưng một mình thầy không đủ sức
chuyển những vật dụng khá nặng từ tầng gác ba xuống sân.
Một buổi trưa, thầy đi đâu về, thấy mấy chị buôn chè chai đồng nát ngồi
túm tụm trên bãi cỏ, soạn xếp những vật dụng mua được. Thầy quan sát có
rất nhiều thứ mà mình đang muốn bỏ đi. Thầy nói với các chị: "Tôi có một
số đồ đạc bỏ đi giống những thứ này, nhưng không mang xuống được. Tôi
muốn nhờ các chị khiêng giúp, có được không?".
Các chị vui vẻ nhận lời ngay. Giường, tủ buýp-phê, ghế đẩu, ghế tựa,
chậu thau, chăn màn, áo quần, giày dép… được đưa xuống, chất thành một
đống lớn. Các chị lại còn giúp thầy quét tước gian buồng khá tươm tất.
Thầy rất cảm động trước lòng tốt và nhiệt tình của các chị. Thầy nói:
"Tôi muốn phiền các chị mang những đồ đạc đó ra khỏi sân. Vứt ngổn ngang
ở đó, bà con trong khu tập thể họ phê bình làm mất trật tự, vệ sinh
công cộng. Tiền công bao nhiêu, các chị cho tôi biết". Các chị nói: "Chị
em chúng tôi thấy hoàn cảnh bác neo đơn, dọn dẹp giúp bác, chẳng phải
công xá gì đâu ạ". Một giáo sư đại học ở tầng trên, nhìn xuống đống đồ
đạc dưới sân, tiếc ngẩn người: "Giường tủ, chăn màn còn tốt thế kia, sao
ông ấy lại không nhờ mình khiêng giúp!". Còn thầy thì phấn khởi ra mặt
vì khỏi tốn đồng tiền công nào mà giải quyết được một việc sức mình
không sao giải quyết nổi.
Thầy gọi Cao Xuân Hạo sang xem gian buồng vừa được dọn sạch đồ đạc gật
gù đắc ý: "Bà con lao động thật tốt, thật từ tâm, thật đáng kính trọng".
Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại,
tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm
trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào
quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với
mấy anh xích lô, chắc là những khách quen… "Con cháu nhà tôi nó vừa sắm
được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây dợ xong, bật lên thấy
đang chiếu cảnh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới
thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu,
bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to được tặng huân
chương Độc lập hạng hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta
đều làm lễ truy điệu, toàn bộ cấp cao, có danh giá đến dự… Trong khu nhà
B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy
anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba
nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ
lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp "Pơ-giô con vịt" mà mấy bà đồng nát cũng
chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh
thoảng lại tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng
chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: "Ông đi
đâu về mà nắng nom vất vả thế… ế… ế…". Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi
đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái
"poócbaga", mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu
hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi
đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy,
mà Thảo một đằng thì chết danh, chết giá, còn Thảo này thì sống cơ cực
trần ai". Bà cụ chép miệng thương cảm: "Một vài năm nay không thấy ông
đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…".
Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: "Cái ông Thảo mà bà kể đó chính
là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti vi…". Bà già bĩu môi:
"Ông đừng tưởng tôi già cả mà nói lỡm tôi!".
Phùng Quán
-------------------------Chú thích:
(1) Trần Đức Thảo (1917 -1993)
(Diễn đàn Thế kỷ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét