Chính trị – Xã hội
NÓNG! 10h20′ – Tin từ CTV: “Từ 9h sáng tại Quốc Tử Giám đã có rất đông nông dân Dương Nội mặc áo đỏ. Bà con phẫn nộ sau kết quả thanh tra CP trả lời tại UBND quận Hà Đông. Như đã tuyên bố tại cuộc làm việc đó, bà con sẽ in áo đỏ để phản đối kết quả thiếu công bằng này. Công lý không chìa tay tới bà con. Có thể đi tới tự thiêu để đòi công lý.”
Có cả xe công an lẫn nhà báo nước ngoài:
- TRUNG QUỐC KHÔNG NGỪNG “DÈ CHỪNG” MỸ TRÊN BIỂN ĐÔNG — (Bùi Văn Bồng). - Mời xem lại bài đã điểm tối qua: ‘VN sẽ không cho Mỹ vào Cam Ranh’ (BBC). BTV: Ý đồ chia rẽ mối quan hệ Việt – Mỹ của “bạn tốt” để chiếm biển đảo của Việt Nam: “Khi được hỏi liệu Việt Nam có mở cửa Vịnh Cam Ranh cho quân đội Mỹ hay không, ông
Doãn nói mặc dù phía Mỹ đang mong muốn điều này nhưng phía Việt Nam sẽ
không đáp ứng vì nước này biết rằng Mỹ vẫn đang tìm cách lật đổ chế độ
cộng sản của họ và ủng hộ để thành lập một chính phủ thân Mỹ“.
_____________________________________________________________________________________________________Chính phủ không trốn tránh trách nhiệm(RFA) —Máy bay chiến đấu SU-27 lần đầu tuần tiễu Trường Sa(RFA) —Ấn tượng Su-27 trở về từ Trường Sa (TN) —‘VN sẽ không cho Mỹ vào Cam Ranh’ (BBC) —-Thêm một giáo dân Cồn Dầu tị nạn chính trị đến Mỹ (RFA)
Việt Nam giải quyết bất đồng trên biển Đông bằng hòa bình (VnEx)
Công ước luật Biển năm 1982: Hiến chương của thế giới về biển và đại dương (TN) -Ngày 8.6.2012, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, lễ kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Công ước luật Biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS 1982) đã diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 22 các quốc gia thành viên công ước này. Nhân dịp này, Thanh Niên xin giới thiệu bài viết của tác giả Hạnh Duy, chuyên gia luật pháp quốc tế, về những nội dung cơ bản của
Quốc hội thông qua Luật Biển trước khi bế mạc kỳ họp thứ ba(VnEc)
Đấu tranh chủ quyền hiệu quả
(TN) -Vào ngày 27 và 28.6 tới, Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế
(CSIS) của Mỹ dự kiến tổ chức Hội nghị “Biển Đông và châu Á – Thái Bình
Dương trong chuyển đổi: Khám phá những chọn lựa quản lý tranh chấp” tại
Washington.
Ý kiến gây lo ngại từ Đài Loan (TN) -Tờ Taipei Times
ngày 17.6 dẫn lời ông Phan Triệu Dân thuộc Hội Quản lý phòng vệ và
chiến lược (AMDS) của Đài Loan cho rằng đảo này nên hợp tác với Bắc Kinh
về quân sự và các vấn đề khu vực. Ông Phan lập luận rằng việc Trung
Quốc kiểm soát đảo Phú Lâm, đảo lớn thuộc quần đảo Hoàng Sa, còn Đài
Loan kiểm soát đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa, sẽ là “cơ sở hoàn
hảo” để hai bên hợp tác. Cả Phú Lâm lẫn Ba Bình đều thuộc chủ quyền
không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc và Đài Loan
chiếm đóng trái phép. >> Ngang nhiên thâu tóm biển Đông>> Nhật phát hiện tàu chiến Trung Quốc thử nghiệm UAV(TN)
Bộ trưởng Y tế kiến nghị tăng ngân sách đầu tư bệnh viện(RFA) —-Tin áp thấp nhiệt đới đang mạnh dần lên và có thể thành bão(RFA) —-Áp thấp nhiệt đới gây gió giật cấp 9 trên biển Đông (TN)Về phong trào “Con đường Việt Nam” (Kami-RFA) —Phong trào “Con đường Việt Nam”: ngây thơ hay cạm bẫy? (Lê diễn Đức -RFA) Mời xem lại : ‘Con đường Việt Nam’ bị nghi ngờ (BBC)
Tiền sử dụng đất ngoài hạn mức tại TP.HCM: Cao và thiếu công bằng(TN) —Điều tra vụ ăn chặn tiền hỗ trợ nông dân(TN) —166 đơn đòi Sonadezi bồi thường được tiếp nhận (NLĐ)
Quỵt lương nhân viên (NLĐ) -Doanh nghiệp không trả tiền lương hoặc trả lương không đúng thỏa thuận khiến người lao động khốn khổ
Quy trình và quy luật (Boxitvn) —-Truy tìm trọng phạm có tên là “Trách nhiệm” (BXVN) —-Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa (BXVN)
NHÀ VĂN VIỆT NAM VỚI NÔNG DÂN THỜI NAY. (Nguyenxuandien)
Đơn khiếu nại của Bùi Thị Minh Hằng (Nguyentuongthuy)
Bộ Tài chính yêu cầu giảm giá cước vận tải (TT) —-Cấp phép tràn lan cơ sở kinh doanh “nhạy cảm” (TT) —Lo nước ô nhiễm làm bẩn sông Sài Gòn (TT) —Hôm nay, thông qua dự Luật được mong đợi nhất (VnMedia) —-Có hiện tượng “bán chạy” đất nông nghiệp (VnEc)
Lại tiếp tay trùm lừa đảo Nguyễn Anh Quân làm thất thoát tài sản Nhà nước? (Tamnhin.net) – Bằng cách thôn tính 51% cổ phần vốn của Nhà nước do Tổng cty đầu tư và kinh doanh vốn…
Quảng Bình: DN bị “ép” phải dùng nhiều điện! (Tamnhin)Kinh tế
Hàng dệt may và giày dép xuất sang châu Âu giảm: Cần một giải pháp vĩ mô
(RFI) -Đã ba tháng liên tiếp, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang châu
Âu liên tục giảm, và tình hình này còn có thể kéo dài đến năm 2013.
Nhận xong gần 26 tỉ đồng, chủ thầu biến mất (TN) —-Trung Quốc giảm thu mua, tôm hùm rớt giá thê thảm (NLĐ) —“Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì tương đối ổn định lãi suất” (Tamnhin.net)
Xuất khẩu cá tra, tôm gặp khó (NLĐ) -Theo VASEP, hiện chỉ còn 473 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái
Doanh nghiệp thoi thóp, ngân hàng lãi khủng (TT) —-Western Bank bất ngờ rút lãi suất cao nhất về 12,5%/năm (VnEc) —-Sẽ quy định giám sát tài chính đặc biệt doanh nghiệp thua lỗ (VnEc)
Vàng quay đầu giảm nhẹ phiên đầu tuần
(Dân trí) – Mở cửa thị trường vàng trong nước sáng nay (18/6), giá vàng
điều chỉnh giảm nhẹ từ 20.000 đồng – 40.000 đồng/lượng so với chốt
phiên cuối tuần trước. Tình trạng vàng “hai giá” vẫn tồn tại trên thị
trường.
Văn hóa – Giáo dục
Nhà văn Võ Hồng và “Lời sám hối của cha”(RFA) —-Hôm nay, công bố kết luận thanh tra Trường Đồi Ngô (NLĐ)Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp ! (TN) -Nhiều chuyên gia, nhà giáo lo lắng thay vì vui mừng trước kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay. —-Kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ (NLĐ) —TPHCM thiếu giáo viên nghiêm trọng (NLĐ)
Khánh Hòa: tốt nghiệp THPT đạt trên 99,5% TTO >>>>Số “đẹp” mà không vui? —–Phát hiện nhiều sai phạm trong chương trình liên kết đào tạo của ĐH QGHN (Dantri)
Thế giới
Syria: Thêm 15 người thiệt mạng ở thành phố Homs(RFA) —Liên Hiệp Quốc tạm ngưng sứ mạng tại Syria (VOA)Trung Quốc hứa cho Đài Loan 95 tỷ đô tín dụng(RFA) —Trung Quốc thu hút đầu tư Đài Loan qua kế hoạch 75 tỉ đô la tín dụng (RFI)
Miến hứa trừng phạt thủ phạm gây ra bạo loạn tôn giáo và sắc tộc(RFA) —Bà Suu Kyi tiếp tục thảo luận về tương lai Miến Điện ở Na Uy(RFA) —Bà Aung San Suu Kyi: Giải Nobel đánh tan sự cô lập (VOA) —Miến Điện: Bà Aung San Suu Kyi kêu gọi hòa giải dân tộc (RFI)
Singapore phát minh cách điều trị mới cho bệnh ung thư lymphoma(RFA) —Bầu cử lập pháp: Đảng Xã Hội Pháp có đa số tuyệt đối tại Quốc hội (RFI)
Cử tri Ai Cập bầu chọn người kế nhiệm ông Mubarak (VOA) –Cử tri Hy Lạp đi bầu để quyết định tương lai trong khối Euro(VOA) —-Hy Lạp bầu cử sống còn (BBC) —Hy Lạp đi bầu quyết định số phận với khu vực Euro(RFA) —Hy Lạp bầu Quốc hội trong bối cảnh tả – hữu bất phân thắng bại (RFI) —Bầu cử tổng thống tại Ai Cập kết thúc trong căng thẳng và gian lận (RFI)
Quân đội Ai Cập níu giữ quyền bính (TN)
Hơn 30 thành viên Phong trào Phụ nữ Áo trắng được trả tự do (RFI) Mời xem lại : Cuba bắt giữ 31 thành viên phong trào Phụ nữ Áo Trắng (RFI)
Canada: Sập sân khấu tại một buổi hòa nhạc, 1 người thiệt mạng (VOA) —Hội nghị G20 khai mạc ở Mexico(RFA) —12 người chết trong các cuộc tấn công nhắm vào 3 nhà thờ ở Nigeria(VOA) —3 binh sĩ bị thương trong một cuộc tấn công lựu đạn ở Kashmir(VOA) –Đông cung Thái tử Ả Rập Xê-út qua đời(VOA)
Mỹ yêu cầu Anh chặn tàu chở trực thăng đến Syria(TN) —Triều Tiên: “Ngoại trưởng Mỹ liều lĩnh” (NLĐ) —-Động đất mạnh 6,4 độ richter tấn công bờ đông Nhật Bản (Dantri)
EURO 2012
EURO 2012 – 2 trận cuối của Bảng B (RFA) —— Nạn ‘hooligan’ ở Euro 2012(VOA) —-Đức và Bồ Đào Nha lọt vào vòng 1/8 (BBC) —-EURO 2012 : Ba Lan vỡ mộng, Hy Lạp hồi sinh (RFI)Đức và Bồ Đào Nha vào tứ kết, Đan Mạch và Hà Lan bị loại (TN) —Đức tiến vào tứ kết với 3 trận toàn thắng! (VnMedia)
VH_XH_MT
Liên tiếp các màn lừa đảo nhằm vào những số phận cùng quẫn (Dân trí) – “Nghe tin trúng thưởng 180 triệu đồng, tui đứng không vững luôn. Tui chạy ngay về nhà báo tin với vợ con. Ai dè đó chỉ là chiêu lừa đảo của kẻ xấu…” – anh Hiền kể. >> Người “bán thận cứu vợ” bị lừa trúng thưởng 180 triệu đồngBán phụ nữ vào “động” mại dâm ở nước ngoài(TN) —-Một công ty bị tố lừa hàng trăm tỉ đồng(TN) —Thua độ bóng đá, con bạc phóng hỏa 3 người chết(TN) —Say rượu, chú rể “động phòng nhầm”!(NLĐ) —-Va quẹt xe, lấy dao đâm chết người(NLĐ) —Nhiều sai trái vẫn thoát tội (NLĐ)
Bất an khu công nhân
TT – 8 giờ sáng, quán cháo lòng Ngọc Vỹ trên đường Kha Vạn Cân (Q.Thủ
Đức, TP.HCM) đông nghịt khách. Quán này vừa rẻ vừa ngon, là điểm lui tới
của nhiều công nhân.
Táo Trung Quốc tràn ngập thị trường TT – Theo ghi nhận hiện trên thị trường TP.HCM, loại táo xuất xứ từ Trung Quốc đang được bày bán rất nhiều.
Showbiz “nóng” chuyện ảnh nude, đi khách, tự tử (VnMedia)1085. VỀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP TIỀN TỆ KHU VỰC ASEAN+3
VỀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP TIỀN TỆ KHU VỰC ASEAN+3
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ tư, ngày 13/6/2012
TTXVN (Giacácta 11/6)
Bàn về kết quả của Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)tại Manila vừa qua và luận giải các bước đi quan trọng cần thiết tiếp theo vì hiệu quả của tiến trình hội nhập tiền tệ khu vực, phát triển ổn định nền kinh tế – tài chính và nâng cao tiếng nói của ASEAN, tác giả Pradumna B.Rana – Giáo sư Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Xinhgapo) mới đây có bài viết đăng trên tạp chí “Journal of Asian Economics”, nhan đề “Hội nhập tiền tệ khu vực ASEAN+3: Các bước đi quyết định tiếp theo Sau đây là nội dung chính của bài viết này:
Ngày 3/5/2012, bên lề Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Manila, các nước ASEAN+3 đã tiến hành một số bước đi quan trọng để thúc đẩy hơn nữa hội nhập tiền tệ khu vực.
Kết quả quan trọng nhất của Hội nghị Manila là việc nâng cấp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 (AFMM+3) thành Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFMGM+3), với việc các thống đốc ngân hàng trung ương của 13 nước thành viên (cộng với khu hành chính Hồng Công – Trung Quốc) đã được mời tham gia. Trong quá khứ, tổ chứa ngăn chặn và giải quyết các cuộc khủng hoảng là công việc của các quan chức tài chính chịu trách nhiệm về chính sách thuế và chi tiêu, chứ không phải là của các quan chức chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Khoảng cách lớn này cuối cùng đã được lấp đầy.
APMGM+3 đã quyết định tăng gấp đôi qui mô của quỹ xử lý khủng hoảng khu vực – tức Sáng kiến đa phương Chiang Mai (CMIM) – lên 120 tỷ USD – dù trị giá của nó chỉ là một phần nhỏ so với quỹ cứu trợ tài chính ở châu Âu; qui định ranh giới phòng ngừa CMIM theo đó cho phép các quốc gia có các nền tảng kinh tế cơ bản mạnh mẽ vay số lượng lớn thanh khoản để ngăn chặn cuộc khủng hoảng; đánh giá cao thành công của Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) trong việc tuyển dụng nhân viên và giám sát các hoạt động tài chính – tiền tệ; hoan nghênh cam kết của nước chủ nhà Xinhgapo về cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho AMRO.
Mặc dù vậy, AMRO đang đối mặt với một số thách thức:
Thứ nhất, AMRO phải tìm hiểu lý do tại sao giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên cao, thì các nước như Hàn Quốc đã chọn vay tiền từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, thay vì vay CMIM – quỹ xử lý khủng hoảng riêng của khu vực; và vấn đề đặt ra là cần nhanh chóng có các biện pháp đối phó với việc các dòng vốn tiêp tục chảy ra khỏi khu vực trước tình hình xấu đi nhanh chóng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) liên quan đến khả năng “chia tay” eurozone của Hy Lạp.
Thứ hai, cần tìm ra phương thức phù hợp để AMRO có thể làm việc thuận lợi với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mạng lưới an toàn tài chính khu vực nên bổ sung cho các mạng lưới tài chính toàn cầu và không làm suy yếu nó. về nội dung này, kinh nghiệm hợp tác tay ba giữa Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF là đáng tham khảo.
Dù không nên để AMRO hoạt động quá sức, song chúng ta cần xem xét hai bước đi đòi hỏi tương đối ít nguồn lực sau đây:
AMRO nên bắt đầu giới thiệu Đơn vị Tiền tệ Khu vực (RMU) nhằm cung cấp các giá trị tiền tệ ổn định hơn và có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của AMRO, thông qua việc đảm bao rằng các quốc gia tránh cạnh tranh phá giá lẫn nhau và đang hội tụ các chính sách kinh tế vĩ mô để hội nhập sâu hơn. Cuối cùng, RMU có thể là một nguồn dự trữ tài sản quốc tế thay thế đồng đôla Mỹ đang ốm yếu, nhưng đây chỉ là một khả năng dài hạn.
Bước tiếp theo là mở. rộng thành viên của ASEAN + 3, trong đó bao gồm AMRO và CMIM, bởi vì điều này sẽ góp phần làm tăng qui mô của quỹ khủng hoảng khu vực. Hai năm trước đây, cựu Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Chalongphob Sussangkarn – hiện là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn AMRO – đã đề nghị rằng Ấn Độ, Ôxtrâylia, và Niu Dilân cần được tham gia với tư cách thành viên liên kết và đối tác đóng góp CMIM.
Bên cạnh đó, theo tác gia, mở rộng thành viên của ASEAN+3 có thể tăng cường tiếng nói của châu Á tại diễn đàn G-20. Các cuộc họp phối hợp chính sách chung của ASEAN + 3 mở rộng sẽ mang lại chương trình nghị sự khu vực mạnh mẽ cho Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao G-20. Với ý tưởng đó, cuộc họp AFMGM + 3 tiếp theo, dự kiến tại Niu Đêli – Ấn Độ vào tháng 5/2013 là thời điểm thuận lợi cho việc mở rộng thành viên./.
1086. MIANMA THỜI MỞ CỬA
MIANMA THỜI MỞ CỬA Tài liệu Tham khảo đặc biệtThứ bảy, ngày 16/6/2012
TTXVN (Angiê 11/6)
Mảnh đất màu mỡ cho các mối quan hệ kinh doanh
Các nhà ngoại giao, gián điệp, doanh nhân… người ta đang giành giật nhau Mianma. Những kẻ phiêu lưu kiểu mới rình rập cơ hội làm ăn mới giữa chính quyền quân sự cải tổ và hy vọng dân chủ. Đó là nhận xét của nhà phân tích Sébastien Le Belzic trên tạp chí “Statafrik”.
Có một việc không thay đổi ở Mianma: đó là từng đoàn tu sĩ đầu cạo nhẵn, mặc áo cà sa đứng xin ăn ở góc mọi con đường. Cuộc sống ở Rănggun vẫn diễn ra trên nền bức tranh chùa chiền và các nhà sư đi thành đoàn từ lúc mặt trời mọc. Nhưng giới quân sự tỏ ra kín đáo hơn. Bởi lẽ bây giờ là thời điểm làm ăn. Đất nước phải có bộ mặt tốt đẹp mới có thể xóa bỏ được các biện pháp trừng phạt và chính bà Aung San Suu Kyi là người đang được chú ý nhiều nhất.
Dù được lồng trong chiếc vòng đeo chìa khóa, được in trên lịch hay được phóng thành các tấm ảnh cỡ lớn, hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi xuất hiện nhiều nhất ở Rănggun. Trước và trong cuộc tổng tuyển cử hồi đầu tháng Tư vừa qua, nhân vật từng đoạt giải Nôben hòa bình này trở thành một biếu tượng thực sự trong các nhà hàng ở phố Sule Paya. Người bán hàng trưng trước cửa hiệu của mình ảnh của người phụ nữ mang lại mọi niềm hy vọng cho một dân tộc.
Ở tất cả những nơi bà đặt chân đến, Aung San Suu Kyi đều được đông đảo người dân chú ý. Màn ảnh cỡ lớn, hệ thống cách âm, êkíp vận động tranh cử đông đảo và được trang bị tốt. Chiến dịch được tiến hành chặt chẽ và rầm rộ đến mức khi chỉ còn vài ngày là đến ngày bầu cử, bà Aung San Suu Kyi phải ra lệnh giảm cường độ và hủy bỏ một số cuộc mít tinh do không đủ sức khỏe. Mọi thứ cho thấy đảng của bà, Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của khu vực tư nhân.
Một nhà ngoại giao tại Rănggun cho biết các doanh nghiệp nước ngoài, vốn không làm việc được ở Mianma do nước này bị áp đặt lệnh trừng phạt quốc tế, rất quan tâm đến cuộc bầu cử này. Họ ủng hộ các đảng dân chủ với hy vọng các đảng này sẽ vào được Quốc hội và góp phần mở cửa đất nước và xóa bỏ lệnh cấm vận.
Bởi lẽ cho đến nay, kinh doanh ở Mianma quả thực là rất khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ phong tỏa mọi hoạt động tài chính khiến việc đưa lợi nhuận về nước hầu như là điều không thể thực hiện được. Một doanh nhân Bỉ sống ở châu Á từ 19 năm nay, Luc de Waegh, cho rằng các vấn đề như chuyển ngoại tệ, tài trợ đầu tư, môi trường pháp lý và đặc biệt là tỷ giá hối đoái do chính phủ áp đặt khác với tỷ giá áp dụng trên thị trường chợ đen gây ra nhiều vấn đề cho các nhà đầu tư. Từng là người lãnh đạo British American Tobacco ở Mianma và nay là người đứng đầu West Indochina và làm tư vấn cho các nhà đầu tư muốn đến Mianma làm ăn ông cho biết nước này hiện đã mở cửa đón chào doanh nghiệp đến làm ăn. Giới trẻ muốn làm việc tại các công ty của phương Tây. Theo ông, không có lý gì phải trừng phạt 55 triệu người Mianma chỉ để rao giảng đạo đức cho 200 tướng lĩnh tham nhũng. Doanh nhân Bỉ này tin tưởng vào tiềm năng của Mianma. Nước ngoài có thể bán cho nước này công nghệ thân thiện với môi trường và giải thích cho họ hạn ngạch khí thải. Ngoài ra còn du lịch tài chính… Các lĩnh vực đầu tư rất nhiều nếu tôn trọng các khoản đầu tư có trách nhiệm. Đó là lý do khiến ông tư vấn cho các công ty lớn đã lên sàn chứng khoán nên đến Mianma để kinh doanh và nhìn chung, lời khuyên của ông được chấp nhận.
Một doanh nhân khác, John, 46 tuổi, từ Xinhgapo đến Mianma hai lần chỉ trong vòng hai tháng để bán công nghệ cho chính quyền nước này. Ông cho biết Mianma rất cần đến sự hỗ trợ của nước ngoài. Về mặt kỹ thuật, không gì có thể ngăn cản các công ty bán công nghệ cho Mianma mặc dù hình ảnh của các công ty đến làm ăn ở Mianma không được đẹp trong con mắt của một số người. Trong khi chờ đợi lệnh cấm vận được bãi bỏ, các doanh nghiệp tranh thủ mở rộng tiếp xúc.
Ông Benoit Bourtembourg, thuộc tổ chức phi chính phủ Actions Birmanie, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải khuyến khích các nhà cải tổ trong Chính phủ Mianma và Liên minh châu Âu phải hành động một cách thận trọng. Chừng nào hệ thống luật pháp liên quan đến đàn áp chưa được bãi bỏ, tiến trình cải cách thể chế và hiến pháp sẽ chưa bắt đầu và tiến trình chính trị coi trọng nguyện vọng của các tộc người thiểu số sẽ chưa được thực hiện, do đó sự tiến triển trong thời gian gần đây vẫn chưa vững chắc. Nhà hoạt động này tin rằng không có bảo đảm nào cho thấy nỗ lực cải cách được khởi động năm 2011 sẽ được tiếp tục.
Thái độ thận trọng của doanh nghiệp phương Tây mang lại lợi thế cho các đồng nghiệp Thái Lan và Trung Quốc, số doanh nhân này không đợi đến khi chính sách mềm dẻo hơn được áp dụng, cũng không chờ biện pháp cấm vận được bãi bỏ, để biến Mianma thành sân chơi của mình. Điều chưa từng thấy từ hai chục năm nay là 20 tỷ USD đầu tư nước ngoài được rót vào nước này, chủ yếu vào các lĩnh vực khai thác mỏ, khí đốt và dầu mỏ, kể từ khi Mỹ và Liên minh châu Âu bắt đầu bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế. Phần lớn số tiền đầu tư đó là của Trung Quốc. Cơn khát năng lượng và nguyên liệu của nước này trở thành lợi thế đối với Chính phủ Mianma.
Ông lan Storey, giáo sư tại Xinhgapo và chuyên gia về vùng này, nhận xét quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mianma là một cuộc hôn nhân không phải vì tình. Mianma phụ thuộc vào Trung Quốc chỉ vì tiền và vũ khí. Trung Quốc sử dụng vị thế của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để bảo vệ Mianma trong một chừng mực nhất định. Để đổi lại, Trung Quốc được phép tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên của Mianma và qua nước này để có tiếng nói tại ASEAN.
Trung Quốc và Mianma bắt tay nhau để làm ăn. Người Trung Quốc không chỉ có mặt tại các công trình xây dựng đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt chạy ngang dọc ở Mianma. Họ còn hiện diện ở khu phố Botataung được coi là Chinatown ở Rănggun. Wang làm nghề buôn bán ngọc bích ở đây đã được 10 năm. Loại đá xanh biếc được người Trung Quốc rất ưa dùng này chủ yếu được khai thác tại các mỏ ở miền Bắc Mianma. Ông cho biết công việc kinh doanh rất tốt và dành phần lớn thời gian trong ngày đứng đếm tiền sau quầy hàng.
Mọi thứ ở Mianma đều được mua bán bằng tiền mặt. Từng tập tiền giấy được chuyển từ người này sang người khác. Tại khu phố của người Trung Quốc với những đường phố nhỏ hẹp và sâu hun hút này, người đến đây chỉ cảm nhận được hơi hướng các phi vụ làm ăn mờ ám. Đó là thứ cảm giác mà người đến đây cảm thấy rõ ràng hơn nếu đến vùng miền Bắc Mianma, trong các khu rừng rậm thuộc Tam Giác Vàng, trung tâm của mọi mạng lưới buôn bán bất hợp pháp.
Ông Jeff Rutherford, một người Mỹ làm Giám đốc tổ chức phi Chính phủ Fair Earth Consulting, cho biết ở Mianma còn nhiều vùng nằm ngoài tầm với của luật pháp do phương thức điều hành của ban lãnh đạo nước này. Các chỉ huy vùng ở miền Bắc Mianma, những người nắm quyền thực sự ở vùng đất nằm giữa Trung Quốc và Thái Lan này, tung hoành mà không bao giờ sợ bị trừng phạt. Họ đứng đầu các đường dây buôn lậu đá quý, gỗ và là những người phải chịu trách nhiệm về nạn phá rừng. Các viên chỉ huy đó buôn bán trực tiếp sang bên kia biên giới. Mọi việc ở đây đều không rõ ràng, còn dân chúng không được đếm xỉa đến. Trung Quốc là điểm đến của mọi đường dây buôn lậu đó.
Lúc này, người bạn lớn của Mianma vẫn là Trung Quốc. Nhưng người Trung Quốc hiện đang phải đối mặt vói thái độ hằn thù ngày càng tăng của người dân địa phương. Một số người Mianma, tuy gần gũi với chính quyền, song dường như có ý phân trần khi giải thích rằng chính lệnh cấm vận quốc tế đã đẩy họ vào vòng tay của người láng giềng khó chịu này.
Trên thực tế, Trung Quốc tỏ ra bất cần đối với lệnh cấm vận và thương lượng trực tiếp với các tướng lĩnh cầm quyền. Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho quân đội Mianma và đổi lại, muốn có quyền lực ở vùng này. Nhiều dự án đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt, đập chắn nước thường là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Theo các hiệp hội bảo vệ môi trường, gần 30.000 người có nguy cơ bị dồn sang các vùng khác. Bắc Kinh gây sức ép với giới quân sự để làm sạch vùng này trước khi cho máy ủi làm việc.
Tâm lý chống Trung Quốc nảy sinh trước hết từ việc xây các con đập chắn nước lớn (đặc biệt là đập Myitsone trên sông Irawaddy). Sắp tới dân chúng có thể sẽ tỏ thái độ phản kháng trước việc xây dựng các tuyến đường ống dẫn dầu lửa và khí đốt đang tiến triển rất nhanh, cộng với tuyến đường sắt chạy xuyên Mianma từ Bắc xuống Nam tạo thành một vết cắt thực sự xẻ đôi vùng rừng rậm nối Vân Nam (Trung Quốc) với vịnh Bengan. Nhiều người Mianma, dù là người thiểu số Bamar chiếm đa số hay các sắc tộc thiểu số khác, coi tuyến đường sắt đó là một vết thương hở và rỉ máu chạy dọc lãnh thổ mình.
Vấn đề không phải là vô hại vì đó là một trong những giải pháp của Bắc Kinh để vượt qua trở ngại đặt ra do phải đi qua eo biển Malắcca chật hẹp và dễ bị phong tỏa, nơi dầu mỏ Trung Quốc nhập từ châu Phi và Trung Đông, chiếm tới hơn 60% lượng dầu nhập khẩu, phải đi qua.
Giờ đây, lệnh cấm vận đã được dỡ bỏ. Đã đến lúc các nước phải bừng tỉnh vì ngày mai sẽ là quá muộn. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thế giới, người nào phản ứng đầu tiên chắc chắn sẽ có cơ may tốt nhất để cắm chân được ở Mianma. Bà Aung San Suu Kyi tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới”. Nhiều đối tác cho rằng một trang hoàn toàn mới đang mở ra ở Mianma. Nước này đang ở trong tình trạng tồi tệ. Mọi thứ phải được xây lại từ đầu trong khi tiềm năng là rất lớn. Trong một thời hạn ngắn, đây là một thị trường ít nhiều có thể sánh với Thái Lan và nở rộ vào một ngày nào đó…
Sau khi giành thắng lợi trong bầu cử, bà Aung San Suu Kyi có thể làm được gì? Nhà sử học Thant Myint-U không loại trừ khả năng bà sẽ gặp nguy cơ nào đó. Ai cũng nghĩ bà sẽ đáp ứng nguyện vọng của dân chúng. Bà sẽ phải đưa ra đề nghị cụ thể về các vấn đề thuế, chăm sóc sức khỏe, điện, nạn thất nghiệp. Liệu bà có thể mang lại thịnh vượng cho Mianma không?.
Dân chủ phải chăng chỉ là ảo vọng?
Một số nhà phân tích so sánh các cuộc cải tổ đang diễn ra ở Mianma với chính sách cải tổ mới được Mikhail Gorbachev tiến hành ở Liên Xô trong nửa sau của những năm 1980. Nhưng ông Thierry Falise, nhà báo độc lập hoạt động ở Băng Cốc từ năm 1991 và chuyên viết về Mianma từ 25 năm nay, cho rằng các cuộc cải cách và biện pháp được áp dụng cho thấy đó chỉ là để trưng ra mà thôi, kể cả việc bà Aung San Suu Kyi được bầu vào Quốc hội. Lập luận đưa ra trên tạp chí “Đại Tây Dương” dưới đây, ông Thierry Falise, cũng là nhà báo chuyên đưa tin về Đông Nam Á và Ấn Độ cho nhiều tờ báo và tạp chí trên thế giới và các kênh truyền hình Pháp, không loại trừ khả năng sau nhiều tháng phấn khích, Mianma có nguy cơ lại rơi vào một thời kỳ dài u uất.
Có lẽ sẽ là đúng hơn nếu so sánh các cuộc cải cách ở Mianma với việc xóa bỏ chủ nghĩa Apácthai ở Nam Phi nhờ liên minh phản tự nhiên giữa thủ lĩnh phái đối lập cực đoan, Nelson Mandela, và một nhà lãnh đạo kỳ cựu trong chính quyền là Tổng thống Frederik De Klerk. Tại Mianma, người ta cũng thấy có một cặp tương tự với bà Aung San Suu Kyi – nhưng khác với Nelson Mandela ở chỗ bà vẫn luôn chủ trương đấu tranh phi bạo lực – và tổng thống mới Thein Sein.
Các cuộc cải cách và hành động mở cửa được chính quyền mới “phi quân sự hóa” thực hiện từ năm 2011 là có thực và chưa từng thấy ở một nước từ gần một thế kỷ nay sống dưới chế độ độc tài không có trong thời hiện đại. Đó là giảm kiểm duyệt báo chí, trả lại tự do cho hơn 600 tù chính trị, quyền được đình công, ngừng bắn với các sắc tộc thiểu số, tổ chức thử bầu cử từng phần cho phép bà Aung San Suu Kyi được bầu vào Quốc hội… Mọi thứ cho thấy chính sách mở cửa được phái quân sự cầm quyền lên kế hoạch thực hiện mà không hề phải chịu sức ép từ bên ngoài. Thậm chí có thể nghĩ rằng sự có mặt ngày càng tích cực của doanh nghiệp phương Tây có thể đã thúc đẩy tiến trình bình thường hóa của chế độ Nâypiđô.
Làn sóng cải cách đó khiến tất cả các nhà quan sát phải ngạc nhiên. Nhưng tại sao bây giờ mới cải cách? Chắc chắn trước hết vì Chính phủ Mianma quyết tâm tái cân bằng mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc có lợi cho cả phương Tây, vì cho rằng nước này đã trở nên thâm nhập quá sâu. Ngoài ra còn có một số nhà lãnh đạo có tư tưởng cởi mở hơn đối với bên ngoài muốn cải thiện tiếng tăm quá tồi tệ của đất nước, cụ thể là trong viễn cảnh Mianma nắm giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014. Hình ảnh của Mianma xấu đi sau các vụ vi phạm nhân quyền liên tiếp từ ngày này sang ngày khác và càng xấu hơn nữa khi chính quyền nước này đàn áp dữ dội các nhà tu hành và thường dân không có vũ khí trong các cuộc biểu tình hồi tháng 9/2007 và trong việc giải quyết không đến nơi đến chốn hậu quả của cơn bão Nargis năm 2008, ít nhất là trong những tuần lễ đầu tiên.
Bà Aung San Suu Kyi cho đến nay vẫn chưa nói rõ về quyết định khá bất ngờ ủng hộ tiến trình thay đổi. Vài tuần lễ trước khi bà có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Thein Sein vào tháng 8/2011, người ta cho rằng bà đã nhụt chí và không có ảo vọng về các nhà lãnh đạo mới khoác áo dân sự. Tuy nhiên, sau đó bà vẫn công khai khẳng định lòng tin vào Tổng thống Thein Sein. Viên tướng cũ này – đồng thời cũng là cựu Thủ tướng – vẫn luôn được tiếng tương đối tốt hon so với các đồng nghiệp của mình. Được coi là một trong số ít sĩ quan ít tham nhũng nhất trong giới quân sự cầm quyền, trong cuộc khủng hoảng hậu cơn bão Nargis, ông đích thân tiến hành các dự án phục hồi trong khi nhiều đồng nghiệp vơ vét đầy túi bằng viện trợ của nước ngoài.
Trong những tháng gần đây, các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng, nhà ngoại giao và doanh nhân nước ngoài chủ yếu từ các nước phương Tây và châu Á, chen nhau đến Răngun và thủ đô Nâypiđô của Mianma, trong đó có nhiều người đến trước hết để chụp ảnh với bà Aung San Suu Kyi. Điều đó là đáng khích lệ, nhưng không phải là lý do để giảm bớt sự cảnh giác. Hàng trăm tù chính trị vẫn đang bị cầm tù. Ở miền Bắc Mianma, lệnh ngừng bắn từ 17 năm nay với người Kachin, một sắc tộc thiểu số quan trọng, tháng 6/2011 đã tan thành tro bụi khiến xung đột lại nổ ra làm nhiều người chết và vô số người phải chạy nạn.
Một số câu hỏi cơ bản vẫn được đặt ra đối với quân đội Mianma. Giải đáp được các vấn đề đó có thể sẽ xác định được rõ hơn khả năng xoay xở có thể có được đối với Tổng thống Thein Sein. Ở một nước Mianma dân sự, với hơn 25% số ghế mặc nhiên có được trong Quốc hội theo quy định của Hiến pháp, giới quân sự nắm giữ vị trí gì? Các sĩ quan từ hàng thập kỷ nay kiếm lợi từ tình hình đôi khi không tưởng, liệu có chấp nhận từ bỏ không? Thống tướng Than Shwe, từng là nhân vật số một của chế độ độc tài, người ngày hôm trước có tin đang hấp hối nhưng ngày hôm sau vẫn giật dây chính trường, liệu còn nắm giữ vai trò gì không? Cuộc chiến giữa phái cải cách và phái cứng rắn trong chính quyền liệu có thực không hay, như một số người khẳng định, chỉ là trò tung hỏa mù để tạo ảo tưởng về mở cửa và che giấu vai trò luôn chi phối của giới quân sự cực đoan?
Có một số dấu hiệu cho thấy tình hình không có gì đáng lạc quan. Lệnh của Tổng thống Thein Sem cho các sĩ quan được phái đến bang Kachin phải chấm dứt chiến sự, cho đến nay vẫn không được thực hiện. Ngân sách Nhà nước, cho dù đã tăng phần dành cho giáo dục và y tế, hai lĩnh vực không được giới quân sự nắm quyền nối tiếp nhau quan tâm, vẫn chi 1/4 cho quân đội.
Đến nay, các cuộc cải cách và biện pháp đi kèm tuy quan trọng, song vẫn chỉ mang tính tượng trưng. Các chương trình tái cơ cấu vẫn cần được đưa vào thực hiện. Bắt đầu là khôi phục nền kinh tế. Một nửa thế kỷ quản lý không hợp lý đã biến Mianma, một nước có tiềm năng trở thành một trong các nước giàu nhất trong khu vực, thành một hoang mạc kinh tế trong đó 2/3 dân số sống trong nghèo khổ. Sau nhiều thập kỷ độc tài quân sự và dưới tác động của cấm vận quốc tế, nền kinh tế Mianma tan vỡ thành từng mảnh. Sản xuất nông nghiệp vốn là nguồn sống của đại đa số dân chúng, tụt xuống mức thấp nhất. Sản xuất công nghiệp gần như ngắc ngoải, ngoài các lĩnh vực khai thác dầu ngoài khơi và du lịch.
Người ta nói đến cuộc nổi dậy của người Karen, nhưng nói rất ít đến người Wa, một sắc tộc gần như gốc Trung Quốc, đang tự mình kiểm soát một phần đất thuộc vùng biên giới Vân Nam với một đội quân đông tới 30.000 người chuyên sống bàng buôn lậu. Người ta nói đến các mảnh đất ở thành phố được bán với giá cắt cổ, gần bằng ở Pari hay Luân Đôn, nhưng không bao giờ nói về nạn buôn lậu cho đến nay vẫn là một, nếu không phải là nguồn ngoại tệ duy nhất của Mianma.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài có trở lại Mianma không? Ấn Độ gần như vắng bóng trên bàn cờ Mianma. Liệu người Ấn Độ có đứng ngoài mãi trong khi người láng giềng Trung Quốc xây cảng và các trạm nghe trộm ở ven Ấn Độ Dương hay không?
Sau nhiều tháng phấn khích, Mianma có nguy cơ rơi vào một thời kỳ u ám mới. Tình hình kinh tế và xã hội của một bộ phận lớn dân chúng không hề được cải thiện. Tình trạng không rõ ràng và chắp vá vẫn là cơ sở cho đầu tư. Hạ tầng khách sạn quá tải… “Eldorado mới của châu Á”, như các nhà kinh doanh thường gọi Mianma một cách quá mức, có thể chỉ là một cái bẫy./.
1087. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGA VÀ THẾ GIỚI TỚI NĂM 2035
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGA VÀ THẾ GIỚI TỚI NĂM 2035
Tài liệu Tham khảo đặc biệtThứ bảy, ngày 16/6/2012
TTXVN (Mátxcơva 12/6)
“Báo Độc lập” (Nga) gần đây đăng bài của ông Viacheslav Kulaghin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thị trường năng lượng thế giới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, phân tích và dự báo về tình hình năng lượng của Nga và thế giới tới năm 2035 như sau:
Những dự báo dài hạn về sự phát triển của ngành năng lượng toàn cầu từ lâu đã được các chuyên gia ngành này trên toàn thế giới tích cực sử dụng. Những bài tổng quan hàng năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA), Bộ Năng lượng Mỹ, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) rất được quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, Nga, một đấu thủ quan trọng trên thị trường năng lượng toàn cầu, sản xuất gần 1/10 năng lượng thế giới, vẫn chưa đưa ra được sự phân tích tương tự, mà chỉ sử dụng các công trình nghiên cứu của nước ngoài, cố gắng san lấp khoảng cách về phân tích – thông tin này, tháng 4/2012, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Năng lượng thuộc Viện Hàn lâm khoa học và các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nga đã đưa ra “Dự báo về sự phát triển của ngành năng lượng Nga và thế giói cho đến năm 2035″.
Tất nhiên, Nga có kinh nghiệm đưa ra các tài liệu dài hạn có tính chương trình. Trước hết, đó là các bản dự thảo khác nhau vê “Chiên lược năng lượng”. Khối năng lượng luôn luôn có trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, các tài liệu này luôn thiêu sự quan tâm đến thị trường năng lượng thế giới. Điều đáng ngạc nhiên là Liên Xô trước đây và sau đó là Nga, luôn là nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới và là nước tiêu dùng năng lượng lớn, đã không có những công trình phân tích có hệ thống về các xu hướng và dự báo tình hình phát triển kinh tế và năng lượng thế giới, như OPEC và các nước lớn – những nước nhập khẩu năng lượng, vẫn làm.
Hiện nay, Nga thua Mỹ và Trung Quốc về sản xuất và tiêu thụ năng lượng, nhưng vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất nhiên nguyên liệu và phụ thuộc rất lớn vào tình hình thị trường năng lượng thế giới: việc bán các nguồn năng lượng bảo đảm tới 15% GDP, gần 30% ngân sách hoặc 2/3 doanh thu từ xuất khẩu của đất nước. Do phụ thuộc nhiều như vậy, nên việc tạo ra ở Nga một hệ thống giám sát và dự báo hoàn chỉnh về tình hình thị trường năng lượng toàn cầu với sự đánh giá vai trò của các tập đoàn năng lượng quốc gia, các hiệu ứng và rủi ro có thể có đối với các tập đoàn này và đối với nền kinh tế của đất nước nói chung đang trở thành vấn đề an ninh quốc gia. Tất nhiên, sự phân tích như vậy cần được cập nhật hàng năm, có tính đến những thay đổi thường xuyên và đa dạng trên thị trường năng lượng thế giới.
Mong muốn lấp đầy khoảng cách về phân tích – thông tin không thể chấp nhận được này đã thúc đẩy hai cơ quan hàng đầu của Nga trong lĩnh vực phân tích tình hình năng lượng bắt tay vào nghiên cứu dự báo của riêng mình: một quốc gia như Nga, phải có trách nhiệm phân tích các điều kiện bên ngoài đối với ngành năng lượng của mình. Sử dụng kinh nghiệm tốt nhất của nước ngoài, thường phản ánh lợi ích của khách hàng và không phải lúc nào cũng rõ ràng xét về mặt phương pháp, đôi khi là nguy hiểm.
Điều quan trọng là “Dự báo về sự phát triển của ngành năng lượng Nga và thế giới cho đến năm 2035″ không phải là văn bản quy phạm giống như “Chiến lược phát triển năng lượng” với các tiêu chí, mục tiêu và các tiêu chuẩn đã được xác định trước; nó mô tả đối tượng của các công trình nghiên cứu – năng lượng toàn cầu – trong sự phát triển của các xu hướng được quan sát và phân tích tác động của những xu hướng đó tới tổ hợp nhiên liệu, năng lượng của Nga. Đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập, được thực hiện không có bất kỳ sự đặt hàng của Nhà nước hoặc doanh nghiệp nào, mà chỉ có sự nhiệt tình của những người tham gia.
Công cụ để đưa ra dự báo của Nga là một tổ hợp mô hình – thông tin SCANER, do Trung tâm nghiên cứu thị trường năng lượng thế giới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga tiến hành trong 20 năm qua. Cơ sở phương pháp luận là dự đoán chung về nền kinh tế và ngành năng lượng của thế giới và của Nga. Các tác giả đặt cho mình nhiệm vụ dự báo các thị trường nhiên liệu toàn cầu trong cơ cấu sản phẩm của các thị trường đó (dầu mỏ, các sản phẩm hóa dầu chủ yếu, khí tự nhiên và khí hóa lỏng, than đá) trong mối liên hệ giữa sự phát triển theo lãnh thổ với mức độ chi tiết cao (đối với tất cả các quốc gia lớn nhất thế giới). Công việc này đòi hỏi sự phân tích thật kỹ về những khách hàng tiêu dùng, những nhà sản xuất chính và cơ sở hạ tầng giao thông. Trong công trình nghiên cứu, người ta đã dự đoán tất cả các thông số chủ yếu về tình hình thị trường: từ các đấu thủ chính tới giá nhiên liệu cân bằng có tính đến ảnh hưởng của giá cả tới nhu cầu và các chỉ số tài chính của các công ty chủ yếu và các nghĩa vụ ngân sách của các nước – các nhà sản xuất chủ yếu. Việc mô phỏng tính tới các loại thị trường đã hình thành ở các khu vực khác nhau (sự cạnh tranh, độc quyền khách hàng hoặc các nhà sản xuất).
Triển vọng dự báo đến năm 2035 được lựa chọn không phải ngẫu nhiên. Thông thường, kể từ khi thông qua quyết định đầu tư đến khi đưa các cơ sở năng lượng lớn vào sử dụng phải mất tới 10 năm, thời gian hoàn vốn có thể là hơn 15 năm. Dự đoán tới 25 năm cho phép đánh giá bức tranh một cách đầy đủ về hiệu quả kinh tế của các dự án và có thể nhận ra hậu quả của các quyết định đã được thông qua.
Chuyển sang kết quả của công trình nghiên cứu, trước hết chúng tôi muốn xua tan những lo ngại khác nhau về sự cạn kiệt các nguồn khí đốt và về sự khai thác dầu mỏ đạt tới đỉnh điểm. Bất cứ khi nào việc khai thác đạt tới đỉnh điểm thì các công nghệ mới sẽ cho phép tăng các nguồn dự trữ và việc khai thác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khối lượng gia tăng các nguồn dự trữ cao hơn mức khai thác. Theo chúng tôi, tới năm 2035, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng lên 20%, còn nhu cầu tiêu thụ khí đốt là 55%. Mặc dù có các nguồn năng lượng tái tạo, nhung vẫn như trước đây, dầu mỏ và khí đốt sẽ tiếp tục bảo đảm hơn một nửa nhu cầu tiêu dùng điện năng, vì vậy nói về sự kết thúc thời đại dầu khí là còn sớm.
Giá dầu mỏ luôn thu hút sự chú ý của bất kỳ dự báo nào. Phần lớn giá dầu mỏ xác định tình trạng nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả các yếu tố không dự đoán trước được, chẳng hạn như các sự cố, các vụ đánh bom tự sát, các cuộc xung đột địa chính trị, tiến bộ công nghệ, sự thay đổi tình hình trên các thị trường tài chính v.v… Việc dự đoán thời gian xảy ra những sự việc đó là rất khó, vì vậy chúng tôi không chỉ ra được chính xác đại lượng dự đoán giá cả thị trường và không chỉ ra được sự vận động của giá cân bằng (tức là giá cân bằng giữa cung và cầu, không tính đến các yếu tố địa chính trị và các nhân tố đầu cơ) và biên độ thay đổi của giá thị trường, cho phép đưa ra phạm vi biến động có thế có do ảnh hưởng của các yếu tố đầu cơ và các yếu tố khác. Giới hạn trên của biên độ này do giá chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học và năng lượng thay thế quy định, còn giới hạn dưới do nhu cầu đầu tư của ngành và nhu cầu ngân sách của các nước sản xuất quy định. Chẳng hạn, theo chúng tôi, tới năm 2035, giá cân bằng sẽ là 125 USD/thùng.
Thị trường khí đốt sẽ phát triển nhanh hơn nhiều so với thị trường dầu mỏ – tương ứng là 56% và 21% trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2035. Nhu cầu khí đốt tới năm 2035 được dự báo ở mức hơn 5.000 tỷ mét khối và có thể về nguyên tắc sẽ tăng thêm 500 tỷ mét khối, nhưng mức giá cuối cùng cũng sẽ tăng khoảng 50%. Ngành điện sẽ là khu vực cần nhiều khí đốt nhất.
Sự gia tăng tiêu dùng khí đốt của các nước đang phát triển ở châu Á là khoảng 65%: chính thị trường này sẽ là động cơ tiếp tục làm tăng nhu cầu. Các nước đang phát triển sẽ làm gia tăng khí thải CO2. Các nước phát triển sẽ ổn định được hoặc thậm chí giảm bớt khí thải, tuy nhiên, việc này cũng không thể làm thay đổi được tình hình khí thải CO2 trên phạm vi toàn cầu.
Tới năm 2035, các nhà nhập khẩu chính các nguồn năng lượng sẽ là châu Âu và châu Á. Bắc Mỹ sẽ giảm nhập khẩu khí đốt và có thể sẽ ngừng nhập khẩu một số loại nhiên liệu. Trong những năm tới, Bắc Mỹ sẽ tự bảo đảm được khí đốt và dầu mỏ, vận động theo hướng này có thể tách sự hình thành giá trong khu vực khỏi thị trường thế giới. Nếu như vậy, thậm chí theo kịch bản dự tính tiếp tục phát triển việc khai thác khí đốt từ đá phiến hiện đang bị hạn chế, Mỹ sẽ không nhập khẩu khí hóa lỏng quy mô lớn. Việc thiếu nguồn cung được giải quyết bằng việc gia tăng khai thác khí đốt của mình theo cách truyền thống.
Bắc Mỹ sẽ sớm tham gia thị trường thế giới với tư cách là nhà cung cấp khí hoá lỏng. Ngay cả khi xuất khẩu khối lượng không lớn khí hoá lỏng (theo chúng tôi, 30 tỷ mét khối tới năm 2035), việc này không thể định hình lại một cách căn bản bản đồ các dòng khí đốt của thế giới, còn điều chủ yếu là rất có thể sẽ dẫn đến việc làm thay đổi hệ thống hình thành giá khí hóa lỏng.
Việc khai thác dầu mỏ phi truyền thống, đặc biệt là khai thác dầu mỏ từ đá phiến, có thể tác động đáng kể tới thị trường. Việc giảm hai lần các chi phí cho việc khai thác dầu mỏ từ đá phiến trong nhũng năm 2006 – 2011, đang thúc đẩy việc này. Dầu mỏ từ đá phiến thực tế có thể lặp lại sự thành công của khí đốt từ đá phiến, nhờ đó, khu vực Bắc Mỹ nói chung có thể chuyển sang tự bảo đảm dầu mỏ và khí đốt.
Tất nhiên, những thay đổi tại thị trường Bắc Mỹ đang ảnh hưởng đáng kể đến tình hình thị trường thế giới. Khí đốt từ đá phiến đã làm cho tình hình trong lưu vực Đại Tây Dương trở nên phức tạp. Nếu Bắc Mỹ từ chối nhập khẩu dầu mỏ, theo chúng tôi, giá vàng đen có thể sẽ giảm tới 23%, và ở tất cả các khu vực, kể cả khu vực các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), việc khai thác sẽ giảm đi.
Trung Đông và Bắc Phi, những nhà cung cấp chính dầu mỏ và khí đốt cho thị trường thế giói, như trước đây, sẽ tiếp tục giữ vị trí của mình. Đặc biệt, trong dự báo, người ta đã tính tới phương án có thể chiến dịch quân sự kéo dài ở vùng Vịnh với sự cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong khu vực tới 10%, đồng thời, trong thời kỳ 2013 – 2019 Iran hoàn toàn ngừng khai thác, Irắc sẽ giảm sản lượng xuống còn một nửa. Nếu kịch bản như vậy xảy ra thì không có nguồn nhiên liệu sinh học hoặc sản xuất tại các khu vực khác có thể bù đắp hoàn toàn cho việc xuất khẩu dầu khí từ Trung Đông và Bắc Phi. Theo chúng tôi, tình hình bất ổn lâu dài trong khu vực có thể dẫn đến tình trạng giá dầu mỏ nhảy lên tới 200 USD/thùng và tình trạng thiếu nhiên liệu trên thị trường thế giới.
Gần đây, người ta đang đặc biệt tích cực thảo luận các ý tưởng cấp tiến từ bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân và khai thác dầu mỏ ở vùng nước sâu. Các tính toán của chúng tôi cho thấy các ý định bảo đảm an ninh cho thế giới bằng cách này dẫn đến việc giá tất cả các nguồn nguyên nhiên liệu đột ngột tăng lên (khoảng 60% so với kịch bản cơ sở). Việc này tạo ra nguy cơ đói năng lượng thực sự ở một số khu vực và làm cho cuộc tranh giành các nguồn năng lượng càng trở nên gay gắt. Như vậy, việc giải quyết vấn đề này đang làm nảy sinh nhũng vấn đề khác không kém phần nghiêm trọng. Do vậy, thế giới cần tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa vấn đề an ninh và tình trạng không được bảo đảm về năng lượng.
Trong sự phát triển của ngành than, vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ là không thể phủ nhận. Tới năm 2035, hai nước này sẽ bảo đảm tới 95% nhu cầu tăng lên đối với loại nhiên liệu này.
Một kết luận rất thú vị về triển vọng phát triển của ngành năng lượng hạt nhân đã được rút ra trong dự báo, căn cứ vào những kết quả phân tích tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Các tổ máy đưa vào hoạt động chưa tới 20 năm chỉ chiếm 1/5 những tổ máy hiện có. Do đó, trong thời gian dự tính, một số lượng đáng kể các nhà máy điện hạt nhân sẽ bị đóng cửa. Trong bối cảnh việc cấp phép xây dụng các nhà máy mới bị hạn chế, đối với nhiều nước, vấn đề đang đặt ra là không tiếp tục mở rộng các cơ sở sản xuất, mà thay thế các nhà máy điện hạt nhân hiện có hay tìm kiếm nguyên nhiên liệu có thể thay thế để cân bằng năng lượng, Hiện nay, gần 75% các tổ máy mới được xây dựng ở các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS). Điều này có nghĩa là các nước phát triển, nơi có các cơ sở sản xuất cơ bản, không vội đổi mới thiết bị của mình.
Nguồn năng lượng tái tạo sẽ cho thấy tốc độ gia tăng nhanh nhất trong giai đoạn dự tính. Nhưng bất chấp việc giảm các chi phí trong những năm gần đây, thì hiện nay năng lượng tái tạo không cho phép cạnh tranh một cách đầy đủ với khí đốt và than đá. Vì vậy, triển vọng phát triển năng lượng tái tạo sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ hỗ trợ của nhà nước.
Những dự đoán có ý nghĩa nhất là sự phân tích tổ hợp nhiên liệu – năng lượng của Nga. Nhiệm vụ hàng đầu của tổ hợp này là đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế đất nước. Đúng, tình hình thị trường bên ngoài không thuận lợi lắm cho việc mở rộng xuất khẩu của chúng ta (Nga). Vì vậy, sau năm 2030, chúng ta chờ đợi một sự suy giảm không lớn khối lượng xuất khẩu nếu các nguồn cung cấp cho thị trường trong nước thường xuyên tăng lên.
Việc khai thác khí đốt ở Nga sẽ gia tăng trong suốt thời gian dự tính. Tuy nhiên, nếu việc sản xuất dầu mỏ được ổn định, thì việc khai thác khí đốt sẽ tăng mạnh mẽ, và tới năm 2035 sẽ chậm lại. Nhu cầu của thị trường bên ngoài, giá các nguồn năng lượng ở trong và ngoài nước, và tất nhiên, giá thành khai thác và chính sách thuế, sẽ đóng vai trò quyết định đối với nhịp độ phát triển kinh tế của Nga.
Khối lượng đầu tư hiện hay vào ngành dầu khí rõ ràng là chưa đủ cho sự ổn định lâu dài việc khai thác và chế biến dầu mỏ, hơn nữa là cho việc mở rộng khai thác. Nhưng theo chúng tôi, với điều kiện mức giá khí đốt trong nước và thế giới đã được dự đoán và nếu có chính sách thuế họp lý thì các công ty của Nga có thể tạo ra và thu hút được khối lượng vốn đầu tư cần thiết để thực hiện các dự án thương mại có hiệu quả. Cần có hai điều kiện: tính hợp lý (cá thể hóa các điều kiện khai thác) của các loại thuế và tính hiệu quả của các dự án – hai điều kiện này là hết sức quan trọng đối với việc thực hiện.
Sự phân tích các xu hướng của thị trường khí đốt toàn cầu chỉ ra rằng trong những năm tới Nga sẽ phải cạnh tranh ở thị trường bên ngoài trong những điều kiện ngày càng khắc nghiệt, ở thị trường châu Âu, nhu cầu và việc tiêu dùng khí đốt nhập khẩu tăng nhẹ. Tính tới số lượng nhà cung cấp đang tăng lên, các dự án mới có giá trị cao của chúng ta tại thị trường này sẽ phải cạnh tranh hết sức khó khăn. Trong tương lai, thị phần trong thị trường xuất khẩu của Nga ở hướng châu Âu sẽ giảm do gia tăng việc cung cấp cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Châu Á (đặc biệt là các nước đang phát triển) là động cơ rõ ràng của sự gia tăng nhu cầu đối với tất cả các nguồn năng lượng. Đối với Nga, cả hai thị trường này sẽ vẫn hấp dẫn, nhưng các kế hoạch phát triển khu vực ở Nga và sự phân tích nhu cầu của bên ngoài cho thấy Nga đang quan tâm tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Rõ ràng là trong triển vọng lâu dài, Nga vẫn sẽ là một trong những đấu thủ quan trọng trên thị trường năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rất có thể tình hình thị trường thế giới đối với khí đốt và phần nào dầu mỏ của Nga sẽ xấu đi với doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu có thể sẽ giảm và tới năm 2035 tỷ lệ doanh thu đó trong GDP sẽ giảm đi hai lần nếu tỷ lệ tổ hợp nhiên liệu – năng lương trong GDP giảm 3 lần. Trong tình hình như vậy việc mở rộng xuất khẩu các nguồn năng lượng sẽ không còn là mục đích tự thân nữa. Việc phát triển nền kinh tế của mình và định hướng lại nền kinh tế từ khuynh hướng phụ thuộc vào nguyên nhiên liệu sang hướng đổi mới khoa học, công nghệ, phát minh sáng chế, là quan trọng hơn cả.
“Dự báo về sự phát triển của ngành năng lượng Nga và thế giới cho đến năm 2035″ được đưa ra, theo chúng tôi, là bước tiến đáng kể đầu tiên trong việc hình thành hệ thống giám sát và dự báo hoàn chỉnh của Nga về các thị trường năng lượng thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu được chuẩn bị và các công cụ phát triển đã được soạn thảo sẽ là cơ sở của hệ thống phân tích dài hạn tình hình năng lượng thế giới và kế hoạch hóa mang tính chiến lược.
Tình hình trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng và cần phải theo dõi tình hình một cách có hệ thống, thường xuyên điều chỉnh các đánh giá. Hiện nay chúng ta có những công cụ cho phép tính toán trên quy mô rộng lớn một cách linh hoạt, tính tới những kịch bản hết sức khác nhau. Giới các nhà chuyên môn làm việc với mục đích cung cấp thông tin đã hình thành. Chúng tôi thường xuyên đổi mới các cơ sở dữ liệu, bổ sung thông tin mới, điều chỉnh các chỉ số không có lợi và các chỉ số khác. Khi xuất hiện những hiện tượng mới, những thách thức hay cơ hội, chúng tôi sẽ nhanh chóng tính toán những hậu quả của chúng, đó là công việc của chúng tôi hiện nay./.