Ngây thơ và cạm bẫy
Ngay sau khi được ra tù trước thời hạn ngày 04.6.2012, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam ra lời phát động và mời gần 250 nhà hoạt động chính trị xã hội và văn hóa trong và ngoài nước tham gia với danh nghĩa đồng sáng lập phong trào. Theo thông tin từ website chính thức của phong trào thì nhóm khởi xướng gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long. Trong vụ án chấn động dư luận năm 2009, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ông Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966) bị kết án 16 năm tù, ông Lê Công Định (sinh năm1968) 5 năm và ông Lê Thăng Long (sinh năm 1967) 3 năm 6 tháng. Sau đây là ý kiến của ông Hà Sĩ Phu, một trong số các nhân vật được mời tham gia nói trên, về sự kiện đang được dư luận chú ý này.Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn, kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là một việc động trời. Người ta chỉ tham gia khi có SỰ TIN CẬY được hợp thành bởi 4 yếu tố:
- Nội dung phong trào (thể hiện ở một bản thông cáo hay tuyên ngôn) phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giầu tính khả thi.
- Uy tín của của người đứng đầu, sáng lập
- Lực lượng trung kiên khởi lập đã có (trước khi vận động công khai)
- Tính lô-gích, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu
Trong
trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm
được, còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng
sự phi lí và khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản
lĩnh chính trị (trong môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia.
Nhiều
ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong
hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm
bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng
chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi.
Chủ
nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm
cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ
tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp… thắng lớn!
Chuyện như đùa!
© 2012 pro&contra
Hà sĩ Phu Blog
Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức
Con người có thể nhận thức được chân lý khách quan là nhờ biết KHÁI QUÁT HÓA, đúc kết, xâu chuỗi những hiện tượng của thực tiễn thành các quy luật để hướng dẫn cho hành động, tác động vào thực tiễn, rồi lại lấy kết quả thực tiễn để tiếp tục kiểm tra sự đúng sai của nhận thức đã có… Nhưng nếu những khái quát, đúc kết thực tiễn ban đầu đã sai mà lại quyết tâm “kiên trì” và phát triển những sai lầm gốc rễ ấy thì nguy hiểm biết chừng nào? Bài giảng về chủ nghĩa xã hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thuyết trình tại Cuba vừa rồi là một ví dụ điển hình như vậy.
Trò
chuyện với một vị đảng viên già, từng lão luyện trong nghề tuyên giáo
về bài viết ấy của ông Tổng Bí thư, tôi bất ngờ về một nhận xét thú vị:
Người
ta cứ bảo ông Trọng là Trọng Lú, hay Trọng Cuội như hỗn danh của đám
dân đen gọi ông, nhưng đến bài này tôi thấy ông ấy cũng khôn, có tính
toán đáo để, và có pha chút tự tin tự hào thật sự nữa mới khổ. Cả bài lý
luận thì ông ấy “cóp” y nguyên những gì đã học được ở trường Đảng của
Liên Xô, duy có một điểm sáng tạo để ghi dấu ấn Nguyễn Phú Trọng vào lịch sử Mác-Lê, đó là ông
tự cho mình đã đem lại cho nền kinh tế thị trường của nhân loại một
khái niệm, một hình thái kinh tế-chính trị mà loài người chưa từng biết
đến là “Kinh tế thị trường với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa”, tương tự như Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đóng góp cho nhân loại cái lý thuyết “Làm chủ tập thể” vậy. Cuba là diễn đàn thích hợp nhất để ông tung ra luận điểm “đột phá” này.
Tôi gật gù: Ừ thì, “đã sinh ra ở trong tuyên giáo, phải có danh gì với Mác-Lê” một tý chứ lỵ, đường đường một Tiến sĩ Xây dựng Đảng chứ có phải…
Thú
thật, bây giờ cứ trông thấy ông nào nói đến Mác-Lê một cách trịnh trọng
là tôi lại thấy mủi lòng mà ái ngại thế nào ấy, chẳng lẽ ông này là đồ
đệ của Kim Jong In hay sao mà không biết rằng đó chỉ là một thứ “rác tư duy” mà lịch sử đã vứt vào sọt? Bà Tổng thống Brasil tỏ ý ghê tởm một tín đồ Mác-Lê và chốt cửa không cho vào thì cũng phải thôi.
Phải
công nhận những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản đã rất “dũng cảm” khi
quyết làm một cuộc tổng kết KHÁI QUÁT HÓA vĩ đại bao trùm hết thế giới
và bao trùm hết lịch sử. Tiếc rằng ý đồ quá lớn nhưng lực bất tòng tâm
nên cuối cùng chỉ là những “khái quát vội” và “khái quát nhầm” một cách trầm trọng.
Ví dụ:
- Lầm tưởng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn sau cùng của chủ nghĩa tư bản trước giờ cáo chung,
- Lầm tưởng lịch sử loài người chỉ là những chuỗi đấu tranh giai cấp,
- Lầm tưởng tư hữu là kẻ thù duy nhất sinh ra bất công nên dùng quyền lực để tiêu diệt tư hữu,
- Lầm tưởng nhà nước chỉ là công cụ của giai cấp này đàn áp giai cấp khác nên hướng tới nhà nước tự tiêu vong,
- Lầm tưởng sản xuất tư bản càng phát triển thì người lao động càng bị bần cùng hóa nên xã hội tư bản sẽ đi vào đường cùng,
- Lầm tưởng giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất có sứ mạng đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản,
- Lầm tưởng rằng vô sản toàn thế giới có thể liên hiệp lại vượt qua mọi ranh giới quốc gia,
- Lầm tưởng một số diễn biến tại châu Âu bấy giờ là khái quát chung cho thế giới,
-
Lầm tưởng có thể thiết kế lại thế giới và uốn nắn lại con người, có thể
điều khiển loài người một cách có kế hoạch và theo một quỹ đạo do những
đầu óc siêu việt nghĩ ra… vân vân và vân vân…
Nhưng,
nghĩ cho cùng thì Mác-Lê có cả nghìn điều sai lầm cũng chẳng cần để ý
làm gì, chỉ biết một điều, còn Mác-Lê thì còn Đảng, còn Đảng thì vẫn còn
câu Quốc tế ca “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” là được rồi. Tim đen ấy ai mà chẳng biết, “bạn đời ơi ta đã hiểu nhau rồi” (thơ Tố Hữu nhiều câu trứ danh thật!).
Mác-Lê
đã khái quát nhân loại một cách trật khấc như vậy, thì dưới ánh sáng ấy
ông Tổng Bí thư có khái quát tình hình Việt Nam thế nào cũng có thể
đoán trước. Có người bảo Tổng Bí thư mô tả hiện tình Việt Nam như lời
một kẻ mộng du, thực tiễn một đằng đúc kết một nẻo. Ông Hạ Đình Nguyên
thì gọi đó là “sự khốn cùng của đúc kết thực tiễn và tư duy lý luận” thật chẳng sai chút nào.
Nhưng không phải tư duy của đảng viên cộng sản nào cũng “khốn cùng”
như ông Tổng Bí thư. Trong những đảng viên có nhận thức khái quát ngược
chiều với Tổng Bí thư và sát với thực tiễn không ai bằng cụ Lê Hiền
Đức. Cụ Lê Hiền Đức không phải nhà lý luận và không hề có ý định viết lý
luận, nhưng “đằm mình” trong thực tiễn ở những nơi xung đột nóng bỏng
nhất của mâu thuẫn xã hội, cụ đã khái quát thực tiễn thành những kết
luận đanh thép như dao chém đá, nổi bật nhất là hai luận điểm sau đây:
1- “Chừng
nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong
vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần
đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính
quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền
huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi”. Kết
luận này đánh tan một luận điểm cố hữu được dùng như tấm lá chắn cho sự
sống còn của Đảng Cộng sản luôn coi mọi sự bê bối chỉ là những hiện
tượng cá biệt, chỉ là sai lầm trong việc thực hiện ở cấp dưới. Cụ Lê
Hiền Đức đã khái quát rằng trên dưới đều cùng một giuộc, càng lên trên
thì đám “cướp ngày, cướp cạn” chỉ càng “phóng to” hơn mà thôi, vấn đề thuộc về bản chất rồi.
2- Sau khi “xét
về nhiều mặt, tình cảnh người dân Việt Nam hiện nay còn kém cả thời
chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít”, sau khi thấy nhà nước hiện nay đã đi ngược lại các khẩu hiệu cách mạng trước đây, đã “nghiền nát hai chữ nhân dân” trong tên gọi của nhiều tổ chức do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cụ Lê Hiền Đức kết luận về Đảng và nhà nước hiện nay là“phản cách mạng đã rõ ràng rồi”.
Một đảng, một nhà nước tự xưng cách mạng nhưng hiện nay đã đi vào con đường “phản cách mạng” cũng tức là phản động, chống lại nhân dân!
Luận điểm này quan trọng, nó đánh tan luận điểm tuyên truyền cố hữu rằng “ý Đảng là lòng Dân”, Đảng với Dân là một!
Một
khi “một bộ phận không nhỏ” trong giới cầm quyền đã phản cách mạng,
phản lại nhân dân, dân và họ đã đi trên hai con đường ngược nhau thì làm
gì có “thời cơ vàng của dân tộc cũng (đồng thời) là thời cơ vàng của Đảng ta” như tác giả Nguyễn Trung đã “phát hiện” và rất nhiều đảng viên tương tự cũng tán thành?
Và cũng không thể bàn về “sự lựa chọn nào cho Việt Nam” nói
chung khi Việt Nam bao gồm hai thành tố ngược chiều khác nhau về lợi
ích: một nhân dân Việt Nam lương thiện và một thế lực cầm quyền đã thoái
hóa đến độ “phản cách mạng rõ ràng”,
tức đã không còn đồng hành cùng nhân dân (mặc dù bác Nguyễn Trung phân
tích thế giới bên ngoài rất kỹ càng, chí lý). Đây cũng là đề tài để
những người cùng chung khát vọng canh tân đất nước phải suy nghĩ.
Sau
cùng cho phép tôi nhắc đến mấy lời đồng cảm của riêng tôi, một người
khác hẳn cụ Lê Hiền Đức, vì tôi không là đảng viên cũng chẳng có hoạt
động thực tiễn nào ngoài lĩnh vực nghiên cứu sinh học, về xã hội tôi chỉ
là kẻ “lý thuyết suông”. Vậy mà, may cho tôi, “tư duy lô-gích” trong
bài “Chia tay Ý thức hệ” và bài “Từ vụ Bô-xít nghĩ về vận nước”,
đã giúp tôi mường tượng ra cái viễn cảnh dằn vặt trước sự PHẢN BỘI
không thể tránh khỏi của tất cả những ai đã dấn thân theo con đường cộng
sản:
“Học
thuyết chuyên chính vô sản là bà đỡ cho cả nạn NỘI XÂM lẫn NGOẠI XÂM,
hai kẻ sinh đôi này tất nhiên câu kết với nhau để cùng tước đoạt quyền
làm chủ của dân đối với đất nước”.
“Hậu quả là ngày nay bất cứ người cộng sản nào cũng phải chọn một trong hai sự ‘PHẢN BỘI’ không thể thoái thác: hoặc là phản lại (hoặc từ bỏ) học thuyết sai lầm để trung thành với nước với dân (cũng là trung thành với tấm lòng và mục tiêu chân chính của Mác),hoặc là cứ ‘trung thành’ với học thuyết sai lầm thì lại phản dân tộc, phản tiến hoá. Người
cộng sản tử tế chọn cách ‘phản’ thứ nhất! Còn phần lớn người cộng sản
có quyền bính trong tay thì chọn cách ‘phản’ thứ hai, và gọi sự ‘phản’
của họ là đức tuyệt đối trung thành. Thái độ im lặng thực chất là gián
tiếp đồng loã với cách phản bội thứ hai”.
Tôi
cảm phục cụ Lê Hiền Đức một phần, vì sự dũng cảm của người đảng viên
già dấn thân vào thực tế đấu tranh gian khổ cùng những người nông dân
nghèo khó và oan ức, thì tôi càng cảm phục bội phần khả năng tư duy và
khái quát chặt chẽ, rành mạch của cụ. Người đảng viên già sở dĩ rành
mạch được vì trong tâm khảm của cụ chỉ có một nỗi đau đáu duy nhất: Tôi thương dân tôi lắm! Chỉ một câu đơn giản thế thôi mà nghe đến ứa nước mắt.
Trước bài thuyết trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thực tiễn ViệtNam, cụ Lê Hiền Đức sừng sững là một đối chứng.
Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức, một khoảng cách vừa rất gần mà cũng rất xa.
Người
phụ nữ được Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc
tế chẳng những MINH BẠCH trong hoạt động đấu tranh thực tiễn mà càng
MINH BẠCH trong tư duy, trong khi tư duy của rất nhiều nhà trí thức khoa
bảng hiện nay, kể cả trí thức tiến bộ xem chừng còn xa mới đạt đến độ…
MINH BẠCH!
8/5/2012
Hà Sĩ Phu
Hậu chất vấn và tâm tư đại biểu Quốc hội
Đại
biểu Lê Thị Nga chất vấn: tại sao trong khi báo cáo của Chính phủ đều
nói rõ các tập đoàn tổng công ty nhà nước đều chịu sự giám sát thường
xuyên, chặt chẽ của các bộ, nhưng sai phạm vẫn kéo dài lại không do các
bộ phát hiện?
Tại
sao một bộ trưởng không có quyền tiếp cận tập đoàn nhà nước để lấy
thông tin, hay Chính phủ yêu cầu nhưng bộ, ngành địa phương cũng không
báo cáo đúng thời hạn, rồi không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết khi quan chức có dấu hiệu phạm tội...Một
vị đại biểu liên tục ba nhiệm kỳ nay đều tham gia Quốc hội đã “đúc kết”
đầy tâm trạng như thế, sau 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ
trên nghị trường vừa qua.
Ông nói rằng đây chỉ là một số trong nhiều kẽ hở về mặt pháp lý đã bộc lộ qua 5 phiên chất vấn, mà cả Quốc hội và Chính phủ đều phải suy ngẫm thật sâu sắc.
Tâm tư của ông cũng gặp nỗi niềm của nhiều vị dân biểu khác, không kể có nhiều hay ít kinh nghiệm nghị trường. Bởi cho dù muốn tránh né thì cảm giác về sự “vô cảm” vẫn cứ váng vất ở rất nhiều hỏi - đáp trên nghị trường.
Nóng rừng rực, không chỉ chờ đến phiên chất vấn, chính là câu chuyện trách nhiệm liên quan đến tập đoàn nhà nước. Nhưng đến khi vị “tham mưu trưởng” cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng sai phạm ở các tập đoàn nhà nước mà điển hình là Vinashin, Vinalines thì Bộ không thể nắm được vì doanh nghiệp không báo cáo. Thậm chí người của Bộ đến “xin’ thông tin họ cũng không cho thì sự sốt ruột dường như đã đến cao trào.
Nhắc lại lời khẳng định “vô can” trong “đại sai phạm” ở Vinashin của người tiền nhiệm Bộ trưởng Vinh, đại biểu Trần Du Lịch đặt vấn đề liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan tham mưu phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước - vẫn vô can trong tất cả các thất thoát tiếp theo khi chậm sửa các văn bản liên quan về quản lý tập đoàn? Trong khi lãnh đạo một số doanh nghiệp xài số tiền rất lớn của nhân dân như tiền túi các vị đó.
"Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết có phải chăng chỉ có Việt Nam có doanh nghiệp Nhà nước nên ta cứ cãi nhau không biết quản lý cách nào, không làm được nghị định?", đại biểu Lịch hỏi và nhấn mạnh, đây là vấn đề khiến ông cảm thấy rất bức xúc.
Đại biểu Ngô Văn Minh cũng đặt vấn đề, ba năm trước Quốc hội đã yêu cầu phải có luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh nhưng đến giờ chưa làm được thì trách nhiệm thuộc về ai?
Nhưng, đặt trong mạch tư duy, một Quốc hội như thế nào thì sẽ có một Chính phủ như thế nấy, nhà sử học Dương Trung Quốc ngay từ phiên thảo luận cách đó một tuần đã nêu vấn đề: vì sao từ nhiệm kỳ trước tại Quốc hội, đã thấy có vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của nhà nước, mà Quốc hội vẫn chưa tiếp thu?
Chính phủ chậm trễ, Quốc hội không đi đến cùng, hỏi tại sao cử tri không buồn, một vị đại biểu đặt câu hỏi như tự vấn chính mình.
Vẫn liên quan đến hỏi - đáp về trách nhiệm, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đã nêu lại chất vấn về trách nhiệm bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, vì ông đã không thể yên lặng với 1,5 dòng trả lời ở văn bản của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Và, cho dù trả lời của Bộ trưởng Thăng đã gây bất ngờ cho cả nghị trường, khi từ chỗ “lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng rút kinh nghiệm là cần phải chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận” đến “tôi xin nhận trách nhiệm” chưa thực sự sâu sát, còn nóng vội, chưa cân nhắc thận trọng… thì đại biểu Hùng vẫn chưa thể hài lòng.
Ông nói, nhận thức là cả quá trình, nhưng như chúng ta vẫn hay nói các cháu học sinh ngồi nhầm lớp, trong trường hợp này cũng phải thừa nhận là chọn nhầm người, ngồi nhầm ghế.
"Giả sử khi qua ngã tư có đèn xanh thì ta đi là đúng luật nhưng lúc đó có một chiếc xe tải đang phạm luật phóng nhanh vượt ẩu, nếu ta cứ vượt lên thì có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, vậy ta cứ lấy lý do là đúng quy trình mà đi bừa sao?", đại biểu Hùng trăn trở.
Bên cạnh “điểm nóng” tập đoàn, tổng công ty nhà nước, không ít vị đại biểu cũng đưa vào chất vấn của mình những thực cảnh đáng suy ngẫm.
Muốn nghe ý kiến Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về nguyên nhân cơ bản và biện pháp giải quyết tình trạng đói nghèo cao và kéo dài trong dân cư ở các tái định cư xây dựng các công trình thủy điện trong phạm vi cả nước, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đã dẫn lạikết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số khu tái định cư ở địa phương này đã gần 40 năm vẫn còn 80 hộ nghèo và cận nghèo, hay khu khác tại Nghệ An trên 5 năm vẫn có 90% hộ nghèo…
Phó thủ tướng “hứa” sẽ báo cáo Thủ tướng để tổ chức đoàn kiểm tra về tái định cư thủy điện Hòa Bình, để có những giải pháp cụ thể chấm dứt tình trạng đói nghèo ở khu vực này.
Vậy vấn đề đặt ra là trong gần 40 năm đó, vai trò giám sát của Quốc hội ở đâu, trách nhiệm của các cơ quan liên quan thế nào, khi kỳ họp nào cũng có hàng ngàn ý kiến cử tri gửi đến Quốc hội?
Chẳng phải vô cớ mà “ông nghị” Dương Trung Quốc đặt câu hỏi, vì sao khi xẩy ra những vụ việc như ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên)... chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc? Và, chỉ số lòng tin của dân đối với Chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đếm, nhưng chắc chắn chưa như chúng ta mong muốn.
Ông nói rằng đây chỉ là một số trong nhiều kẽ hở về mặt pháp lý đã bộc lộ qua 5 phiên chất vấn, mà cả Quốc hội và Chính phủ đều phải suy ngẫm thật sâu sắc.
Tâm tư của ông cũng gặp nỗi niềm của nhiều vị dân biểu khác, không kể có nhiều hay ít kinh nghiệm nghị trường. Bởi cho dù muốn tránh né thì cảm giác về sự “vô cảm” vẫn cứ váng vất ở rất nhiều hỏi - đáp trên nghị trường.
Nóng rừng rực, không chỉ chờ đến phiên chất vấn, chính là câu chuyện trách nhiệm liên quan đến tập đoàn nhà nước. Nhưng đến khi vị “tham mưu trưởng” cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng sai phạm ở các tập đoàn nhà nước mà điển hình là Vinashin, Vinalines thì Bộ không thể nắm được vì doanh nghiệp không báo cáo. Thậm chí người của Bộ đến “xin’ thông tin họ cũng không cho thì sự sốt ruột dường như đã đến cao trào.
Nhắc lại lời khẳng định “vô can” trong “đại sai phạm” ở Vinashin của người tiền nhiệm Bộ trưởng Vinh, đại biểu Trần Du Lịch đặt vấn đề liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan tham mưu phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước - vẫn vô can trong tất cả các thất thoát tiếp theo khi chậm sửa các văn bản liên quan về quản lý tập đoàn? Trong khi lãnh đạo một số doanh nghiệp xài số tiền rất lớn của nhân dân như tiền túi các vị đó.
"Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết có phải chăng chỉ có Việt Nam có doanh nghiệp Nhà nước nên ta cứ cãi nhau không biết quản lý cách nào, không làm được nghị định?", đại biểu Lịch hỏi và nhấn mạnh, đây là vấn đề khiến ông cảm thấy rất bức xúc.
Đại biểu Ngô Văn Minh cũng đặt vấn đề, ba năm trước Quốc hội đã yêu cầu phải có luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh nhưng đến giờ chưa làm được thì trách nhiệm thuộc về ai?
Nhưng, đặt trong mạch tư duy, một Quốc hội như thế nào thì sẽ có một Chính phủ như thế nấy, nhà sử học Dương Trung Quốc ngay từ phiên thảo luận cách đó một tuần đã nêu vấn đề: vì sao từ nhiệm kỳ trước tại Quốc hội, đã thấy có vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của nhà nước, mà Quốc hội vẫn chưa tiếp thu?
Chính phủ chậm trễ, Quốc hội không đi đến cùng, hỏi tại sao cử tri không buồn, một vị đại biểu đặt câu hỏi như tự vấn chính mình.
Vẫn liên quan đến hỏi - đáp về trách nhiệm, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đã nêu lại chất vấn về trách nhiệm bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, vì ông đã không thể yên lặng với 1,5 dòng trả lời ở văn bản của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Và, cho dù trả lời của Bộ trưởng Thăng đã gây bất ngờ cho cả nghị trường, khi từ chỗ “lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng rút kinh nghiệm là cần phải chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận” đến “tôi xin nhận trách nhiệm” chưa thực sự sâu sát, còn nóng vội, chưa cân nhắc thận trọng… thì đại biểu Hùng vẫn chưa thể hài lòng.
Ông nói, nhận thức là cả quá trình, nhưng như chúng ta vẫn hay nói các cháu học sinh ngồi nhầm lớp, trong trường hợp này cũng phải thừa nhận là chọn nhầm người, ngồi nhầm ghế.
"Giả sử khi qua ngã tư có đèn xanh thì ta đi là đúng luật nhưng lúc đó có một chiếc xe tải đang phạm luật phóng nhanh vượt ẩu, nếu ta cứ vượt lên thì có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, vậy ta cứ lấy lý do là đúng quy trình mà đi bừa sao?", đại biểu Hùng trăn trở.
Bên cạnh “điểm nóng” tập đoàn, tổng công ty nhà nước, không ít vị đại biểu cũng đưa vào chất vấn của mình những thực cảnh đáng suy ngẫm.
Muốn nghe ý kiến Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về nguyên nhân cơ bản và biện pháp giải quyết tình trạng đói nghèo cao và kéo dài trong dân cư ở các tái định cư xây dựng các công trình thủy điện trong phạm vi cả nước, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đã dẫn lạikết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số khu tái định cư ở địa phương này đã gần 40 năm vẫn còn 80 hộ nghèo và cận nghèo, hay khu khác tại Nghệ An trên 5 năm vẫn có 90% hộ nghèo…
Phó thủ tướng “hứa” sẽ báo cáo Thủ tướng để tổ chức đoàn kiểm tra về tái định cư thủy điện Hòa Bình, để có những giải pháp cụ thể chấm dứt tình trạng đói nghèo ở khu vực này.
Vậy vấn đề đặt ra là trong gần 40 năm đó, vai trò giám sát của Quốc hội ở đâu, trách nhiệm của các cơ quan liên quan thế nào, khi kỳ họp nào cũng có hàng ngàn ý kiến cử tri gửi đến Quốc hội?
Chẳng phải vô cớ mà “ông nghị” Dương Trung Quốc đặt câu hỏi, vì sao khi xẩy ra những vụ việc như ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên)... chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc? Và, chỉ số lòng tin của dân đối với Chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đếm, nhưng chắc chắn chưa như chúng ta mong muốn.
VNEconomy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét