Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

CÁC LÃNH TỤ SẼ TRỞ THÀNH CON TIN CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG?

The Fuse 'HÓT' nhất Thành phố
3A TÔN ĐỨC THẮNG là khu đất 2 ha nằm trên vị trí đắc địa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ thời Pháp thuộc nơi đây là Phòng NHì của Pháp và đến tận thời Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thì nơi đây cũng vẫn thuộc Tổng Nha An ninh và sau 1975 thì Tổng Cục 2 của Bộ Quốc Phòng tiếp quản.
Người thường không ai biết bên dưới khu đất là cả 1 công trình Quốc phòng quan trọng có đầy đủ tiện nghi đảm bảo cho cả trăm người sống và làm việc hàng tháng trời . Từ Tầng hầm này có một hệ thống hầm ngầm chạy ra sông Sài Gòn , từ đó có thể thoát ra biển, cũng như nếu ở bất cứ đâu nếu về được đến sông Sài Gòn thì đều có thể theo đường hầm chạy vào thành phố. Từ Thời Pháp thuộc đến thời Nguyễn Văn Thiệu đã xác định đây là vị trí chiến lược quan trọng để sơ tán giới chóp bu đầu não khi có binh biến. Sau 1975, công trình này cũng được xác định là nơi đảm bảo an toàn cho Lãnh tụ khi xảy ra chiến tranh, chỉ cần 05 phút là từ toà Thị Chính tức UBND TP, khu T78,… có thể ra được đến 3A Tôn đức Thắng để từ đó thoát ra biển…
Ngoài ra, tại đây còn có 01 hầm giam giữ cán bộ cộng sản cao cấp của Việt Nam và rất nhiều đồng chí lãnh đạo đã từng bị giam giữ tại đây. Anh hùng Nguyễn Đức Thuận - Ngừời nổi tiếng với cuốn 'Bất Khuát ' cũng từng bị giam giữ tại đây. Do vậy khu đất 3A Tôn Đức Thắng còn mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của Dân tộc.
Vì chức năng và lịch sử rất đặc biệt của nó mà khu đât 3A  TĐT chưa bao giờ được chuyển giao cho bên dân sự trong suốt hàng trăm năm qua kể từ khi được xây dựng lên, mà luôn luôn do lực lượng an ninh nắm giữ dù là dưới chế độ nào.
Vậy mà cuối cùng khi nó lọt vào mắt cú vọ của Nguyễn Thanh Phượng - Cô con gái rượu của Thủ Tướng, thì tất cả lịch sử hàng trăm năm của khu đất cũng vứt xuống sông biển. Cuối cùng thì 2ha Tôn Đức Thắng trị giá kinh tế ít nhất 400 triệu USD (Chưa nói đến giá trị Lịch sử và giá trị vô giá cho chức năng dành để đảm bảo an ninh cho các Lãnh tụ) đã gần như được biếu không cho Nguyễn Thanh Phương bằng sự cưỡng bức của chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi Nguyễn Tấn Dũng đã mở miệng can thiệp, trực tiếp trao đổi với cả bí thư Thành Uỷ Lê Thanh Hải và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành Phố Đỗ Hồng Quân thì Nguyễn Chí Vịnh cũng phải vui vẻ giao không cho cô con gái rượu. Đến nay khu đất vàng đã hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân và  Tập đoàn Trần Thái của ông Trần Minh Chí - Em vợ của Nguyễn Tấn Dũng đứng tên giúp.
Khu đất mấy năm qua còn nằm đó chưa vẫn để đó và  được chia nhỏ ra cho thuê bán quán nhậu, làm các Club  hoạt động về đêm như trước năm 1975 theo quảng cáo của chính chủ nhân 'Fuse Club / Fuse Bar là một trong những club "hot" nhất trong thành phố...' Thanh niên mỗi đêm tụ tập về ăn chơi, nhảy múa điên cuồng nhưng cũng chẳng thấy anh công an khu vực nào dám bén mảng… Mỗi ngày, Nguyễn Thanh Phượng có thể thu vài tỷ đồng từ đây…
Các ngài BCT có biết điều này không mà để tài sản thuộc loại An ninh Quốc gia lại rơi vào tay cha con Nguyễn Thanh Phượng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu có binh biến, có chiến tranh hay lòng dân phẫn uất nổi dậy? Phải chăng gia đình Nguyễn Tấn Dũng  đã tính bỏ mặc cho các Lãnh tụ khác làm mồi cho thảo cơn điên giận của nhân dân? Hay dùng các Lãnh tụ khác làm con tin cho gia đình Nguyễn Tấn Dũng ung dung chuồn ra biển đi nước ngoài???

 

 Bản lĩnh Nguyễn Bá Thanh là đây!

Mình phải chịu khó đi mới quán xuyến được công việc và đi thẳng vô câu người ta hỏi. Phải nắm được gốc của vấn đề để biết cách xử lý và trả lời cho dân, chứ đừng "phỉnh" người ta, nói theo kiểu cho... uống thuốc an thần!".
Không chỉ tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII vừa diễn ra mà hầu như ở bất cứ kỳ họp nào của HĐND TP thì các giám đốc sở cũng đều "toát mồ hôi hột" trước chất vấn của các đại biểu và đặc biệt là của Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh.
Để bạn đọc có thể hiểu thêm không khí chất vấn tại các kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng và chất lượng điều hành công việc của các giám đốc sở, Infonet xin trích giới thiệu một phần cuộc "truy tận gốc, bắt tận ngọn" giữa các đại biểu HĐND và Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh với Giám đốc Sở Xây dựng Phạm Việt Hùng trong phiên chất vấn hôm 4/7 của kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII:
Đổ trách nhiệm
Đại biểu Trương Phước Ánh: Khu tái định cư (TĐC) phía Nam đường Nguyễn Tất Thành nối dài và khu TĐC Hoà Liên 3 đã thi công xong phần san nền, giao thông, thoát nước nhưng chưa có điện, nước sinh hoạt. Khi nào thì có điện, nước cho dân?
Ông Phạm Việt Hùng: Khu TĐC phía Nam đường Nguyễn Tất Thành hiện đã có 400 lô đất, khu TĐC Hoà Liên đã có 350 lô đất. Đối với khu vực đã có đất thực tế thì hệ thống cấp nước đã hoàn thành và sẵn sàng phục vụ. Riêng về cấp điện cho khu TĐC phía Nam đường Nguyễn Tất Thành do Công ty Điện lực Đà Nẵng đầu tư. Sở Xây dựng Đà Nẵng đã chỉ đạo Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng (đơn vị điều hành dự án - PV) có công văn đôn đốc Điện lực Đà Nẵng triển khai cấp điện sinh hoạt cho nhân dân ở khu vực đã có đất thực tế. Hiện Điện lực Đà Nẵng đã dựng trụ và kéo dây nhưng chưa có điện là do vị trí bố trí trạm biến áp 250kV còn vướng giải toả 17 hộ thuộc xã Hoà Liên...
Ông Nguyễn Bá Thanh cắt lời: Người ta hỏi rất cụ thể, ông kể lể làm chi? Bữa ni là tháng 7, ông trả lời đi, tháng mấy xong? Người dân đang chờ mà ông lại kể lể dông dài Xuân Hạ Thu Đông!
Ông Phạm Việt Hùng: Ngành điện cam kết nhân dân đến nhận đất làm nhà đến đâu thì sẽ cung cấp điện đến đó.
Ông Nguyễn Bá Thanh: Không phải!
Ông Phạm Việt Hùng: Nếu cần thiết thì ngành điện sẽ kéo điện tạm để cho người dân.
Ông Nguyễn Bá Thanh: Nếu cần thiết răng nữa? Người ta đang cần mà ông còn nói nếu cần thiết!
Ông Phạm Việt Hùng: Báo cáo anh hiện nay Công ty Điện lực đang trồng trụ, kéo dây
Ông Nguyễn Bá Thanh: Bao giờ xong?
Ông Phạm Việt Hùng: Đang còn vướng mấy hộ...
Ông Nguyễn Bá Thanh: Tôi là người dân tôi không biết ông vướng cái chi. Ông vướng 17 hộ hay 9 hộ, 10 hộ tôi đâu cần quan tâm. Tôi hỏi bao giờ có điện thì trả lời, thế thôi. Trả lời nổi không?
Ông Phạm Việt Hùng: Báo cáo anh là để... Sở Xây dựng xin trả lời sau!
Ông Nguyễn Bá Thanh: Thế là ông không nắm được vấn đề!
Ông Ngô Tấn Cư, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Đà Nẵng đứng dậy cho biết: Hiện nay giao mặt bằng xây dựng chưa đủ. Giao mặt bằng đến đâu thì Điện lực Đà Nẵng làm đến đấy. Riêng các hộ đến xây nhà ở khu TĐC phía Nam đường Nguyễn Tất Thành, chúng tôi bảo đảm cho nhân dân vào ở là có điện. Còn khi nào Sở Xây dựng, BQL dự án bàn giao mặt bằng thì chúng tôi sẽ triển khai ngay việc cấp điện!
Ông Nguyễn Bá Thanh: Như vậy là ổng còn "móc" theo câu khi nào BQL dự án giao mặt bằng thì ổng làm. Còn ông này (Giám đốc Sở Xây dựng - PV) không biết cái chi hết trơn, cũng không biết hồi nào ông BQL xong. 17 hộ không biết bao giờ xong. Uỷ ban (UBND TP Đà Nẵng) các anh nghe đó thì biết. Ông ni đứng cứ coi như cái đó ở đâu đâu, không biết.
Còn 17 hộ nớ lý do là... tại vì... người ta chưa đi, cho nên số mới vô làm nhà không có điện. Không có điện là do 17 hộ không đi. Còn tại sao không đi thì không biết trách nhiệm của ai hết. Quản lý nhà nước yếu đến như thế đó. Thôi ông không biết thì trả lời qua chuyện khác đi. Nếu BQL dự án thuộc Sở Xây dựng thì Giám đốc Sở phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ dự án chứ không phải nói lơ mơ, đổ cho chỗ này chỗ kia!
Không sát thực tế, không nắm vấn đề
Đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn: Mùa mưa năm 2011, Đà Nẵng có nhiều điểm ngập úng, ách tắc giao thông, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Đề nghị cho biết đến nay đã khắc phục bao nhiêu điểm ngập úng và số điểm chưa khắc phục được là bao nhiêu, lý do vì sao chưa giải quyết. Đồng thời cho biết mùa mưa năm 2012 sắp đến có còn ngập úng như năm 2011 nữa không? Trước mắt, có phương án nào để hạn chế tối đa việc ngập úng trên địa bàn TP?
Ông Phạm Việt Hùng: Hiện trên địa bàn TP có 91 điểm ngập úng. Gồm quận Hải Châu 9, Thanh Khê 16, Sơn Trà 21, Ngũ Hành Sơn 9, Liên Chiểu 23, Cẩm Lệ 7 và Hoà Vang 6 điểm. Đến nay đã xử lý được 11 điểm ngập úng. Còn lại 80 điểm, Sở xây dựng đã báo cáo UBND TP và đề nghị bố trí kinh phí để xử lý, tổng cộng là 313,61 tỉ đồng. Do tình hình kinh phí khó khăn nên Sở Xây dựng đang xin ý kiến UBND TP để phân kỳ, chọn những điểm ngập úng căn cơ để xử lý trước mắt.
Ông Nguyễn Bá Thanh: Quận Hải Châu còn 2 điểm ngập nặng nhất là ở chỗ nào?
Ông Phạm Việt Hùng: Ở quận Hải Châu, hiện còn điểm ngập nặng trên đường Quang Trung.
Ông Nguyễn Bá Thanh: Ở đâu?
Ông Phạm Việt Hùng: Quang Trung. Quang Trung với lại à... chỗ gần gần chợ Tam Giác, chỗ cây xăng, chỗ đường à... cây xăng chỗ chợ Đống Đa, à chợ Tam Giác!
Ông Nguyễn Bá Thanh: Rồi còn chỗ nào nữa?
Ông Phạm Việt Hùng: Nói chung là các cái điểm um... um...
Ông Nguyễn Bá Thanh: Không, nói riêng chứ không nói chung! (cả hội trường bật cười)
Ông Phạm Việt Hùng: (ngắc ngứ)
Ông Nguyễn Bá Thanh: Ở Hải Châu, điểm ngập nặng nhất ở khu vực Đầm Rong (phường Thuận Phước) đã làm trạm bơm xong rồi, mùa mưa này sẽ giải quyết được chuyện ngập. Còn một điểm nữa là ở khu vực đường Trương Chí Cương (phường Hoà Cường). Đấy, ông phải lo xúc tiến nhanh các thủ tục đi, hình thành trạm bơm ở đó mới giải quyết được cả tuyến của khu vực Hoà Cường ra ngoài sông kia kìa. Thôi nói qua cái khác đi. Ông không nắm được gì hết!
Và đối phó
Đại biểu Thái Thanh Hùng: Dự án Bến xe liên tỉnh đã đưa vào sử dụng 5 năm. Từ đó đến nay, tổ 41 (Hoà Mỹ 6, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu) có 55 hộ dân, đặc biệt là có 17 hộ dân mưa xuống nước ngập vào nhà, có nhà ngập 1 - 2m. Lý do là mương thoát nước nhỏ, chạy vòng vèo. Dân yêu cầu làm cống thẳng ra đường cống chạy quanh bến xe, dài khoảng 25m là giải quyết được ngập. Nhưng 5 năm nay người dân đề nghị không ai giải quyết. Tại kỳ họp thứ 3, tôi đã chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng, song qua 6 tháng cử tri vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Vậy bao giờ mới giải quyết được?
Ông Phạm Việt Hùng: Vấn đề trên Sở Xây dựng đã có báo cáo tại công văn 2201 ngày 20/6/2012. Theo đó, đã đề xuất và UBND TP đã đồng ý tại công văn 4383 ngày 3/7/2012 cụ thể như sau: Nâng cao trình kiệt, hẻm hiện trạng...
Ông Nguyễn Bá Thanh cắt ngang: Cái chi? Cái chi?
Ông Phạm Việt Hùng: Báo cáo anh là vấn đề này Sở Xây dựng đã có báo cáo và UBND TP đã...
Ông Nguyễn Bá Thanh: À, UBND TP mới đồng ý ngày hôm qua ấy hả? Đúng rồi. Do kỳ họp HĐND ni cho nên các ông đối phó.
Ông Phạm Việt Hùng: Kinh phí tối đa là sáu trăm hai...
Ông Nguyễn Bá Thanh lại cắt ngang: Thôi không cần đọc nữa. Cái đó người ta chất vấn từ hồi ông Nguyễn Ngọc Tuấn còn làm Giám đốc Sở Xây dựng kia, bây giờ lên đến Phó Chủ tịch UBND TP rồi ông Tuấn ơi. Ông mắc nợ cái nớ ông đi giải quyết đi. Có mấy chục mét đường cống chứ có phải tốn tiền ghê gớm lắm đâu mà để nói tới, nói lui rồi các ông đối phó. Ngày hôm qua đây các ông mới ký, chừ nghe có vẻ công văn nọ, công văn kia, tưởng mô hay lắm. Thôi ông đừng nói nữa hắn kỳ. Ông lo giải quyết trước mùa mưa, không có nói ú ớ gì hết. Cho 60 ngày, giải quyết đi, đừng nói lòng vòng nữa!
Làm lộn ngược đầu nên công việc ách tắc
Kết thúc phiên thảo luận, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu các giám đốc sở rút kinh nghiệm để các phiên chất vấn chất lượng hơn. Muốn chất lượng hơn chỉ có một cách là... lội dưới cơ sở. Họp hội cũng cần nhưng phải dành thời gian đi sâu, đi sát cơ sở mới nắm được vấn đề, để hỏi đâu trả lời đấy.
"Mình là cơ quan chuyên môn, cơ quan tham mưu thì phải sâu hơn lãnh đạo. Nhiều lúc lãnh đạo TP lại sát hơn giám đốc sở. Cứ làm lộn ngược đầu như thế nên công việc ách tắc là phải. Mình phải chịu khó đi mới quán xuyến được công việc và đi thẳng vô câu người ta hỏi. Phải nắm được gốc của vấn đề để biết cách xử lý và trả lời cho dân, chứ đừng "phỉnh" người ta, nói theo kiểu cho... uống thuốc an thần!" - ông Nguyễn Bá Thanh nói.
HẢI CHÂU (INFONET)

Campuchia bán đứng láng giềng gần

Hồ Cẩm Đào uống rượu mừng cùng Hun-Sen
Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF-19) dường như "tự thể hiện mình" được rất ít, khi mà trước đấy các ngoại trưởng đã xem tới 18 dự thảo Thông cáo chung về Hội nghị AMM-45, nhưng rồi tất cả đã bị hủy bỏ vì các bên không thống nhất với nhau về câu chữ.

Tuần qua, các ngoại trưởng ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt quan điểm của các nước thành viên đối với những vi phạm gần đây nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đã không thành.

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố hôm 12/7: ASEAN không ra được thông cáo chung là "vô trách nhiệm". Còn ai vô trách nhiệm thì lại là điều "bí mật công khai" khi mà đầu tuần này (10/7), Trung Quốc đã sớm trải lòng cám ơn (trước) nước chủ nhà Campuchia (!).

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, theo Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra hàng loạt hội nghị ngoại trưởng, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với "sự ủng hộ bền bỉ và kiên định" của Campuchia trong những vấn đề có liên quan đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Đừng biến nạn nhân thành tội phạm!

Trong khi đó thì Campuchia lại đổ vấy trách nhiệm do Việt Nam và Philippines nên hội nghị AMM45 đã không ra được Thông cáo chung. Cú lội ngược dòng này khiến dư luận nhớ lại năm ngoái, khi xét xử tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ ở Phnom Penh, cũng từng có những vu khống tương tự, về "tác giả" của diệt chủng ở đất nước Chùa Tháp trước đây. Biến nạn nhân thành tội phạm là trò đổi trắng thay đen rẻ tiền.

Thế nhưng, thế lực nào đó đứng sau quên mất rằng, nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 được 12 năm, và giờ đây thật khó cho những ai muốn đẩy quan hệ quốc tế trở lại thời trung cổ, nghĩa là các quốc gia chỉ có thể nói chuyện với nhau, duy nhất bằng võ biền!

Thông tấn xã Kyodo hôm 12/7 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Campuchia nói Việt Nam và Philippines yêu cầu ASEAN phải có lời lẽ cụ thể để phản ánh quan điểm của hai nước này đối với những vi phạm mới đây nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Một quan chức ngoại giao Campuchia (lại giấu tên) mô tả lập trường của Việt Nam và Philippines là "bắt nạt" (bullying) nước khác. Campuchia, chủ tịch ASEAN năm nay đã không hài lòng với đòi hỏi này của hai nước thành viên.


Campuchia bán đứng láng giềng gần, Trung Quốc cười thầm

Theo Kyodo, Việt Nam yêu cầu Thông cáo nhắc tới "ranh giới trên biển của khu vực kinh tế đặc quyền và tranh chấp thềm lục địa giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc", trong khi Philippines muốn đề cập tới "bãi cạn Scarborough" trong văn bản.

Yêu cầu trên không được chấp nhận, và 10 nước ASEAN đã không thống nhất được nội dung Thông cáo, thường được đưa ra vào cuối các hội nghị cấp cao như thông lệ. Campuchia cũng đã cảnh báo từ trước rằng, nếu tình trạng bất đồng tiếp diễn thì có thể sẽ chẳng có thông cáo chung nào hết.

Ngay tại cuộc gặp ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc một hôm trước đó, tranh cãi về ngôn từ Thông cáo chung trong đoạn liên quan đến Biển Đông đã diễn ra khá gay gắt. Các nguồn tin cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói tại cuộc họp này rằng "một số thành viên ASEAN đã có hành động khiêu khích đơn phương trong chủ đề Biển Đông (?).

Cũng theo thông tấn xã AFP ngày 12/7 trích lời quan chức Mỹ quan sát hội nghị cho biết, đã có sự nổi nóng giữa các giới chức tham gia thảo luận. Quan sát viên này nói: "Đa số các đại diện ASEAN thừa nhận rằng tổ chức này đang chịu áp lực và căng thẳng to lớn để giữ đoàn kết khi đối mặt các thách thức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan tới Biển Đông".

Quan chức Hoa Kỳ này nhận xét rằng Indonesia, nước cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông, tỏ ra muốn thỏa hiệp để đạt đồng thuận. Ngoại trưởng Natalegawa nói với báo giới: ông vô cùng thất vọng khi hội nghị ASEAN lần này không đưa ra được tiếng nói chung về Biển Đông.

Thông cáo của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cuối ngày 12/7 đã tóm tắt lập trường của Việt Nam. Ngoại trưởng Việt Nam "bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, vi phạm tới quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; nhấn mạnh các nước phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; thực hiện đầy đủ DOC; sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC".

Trách nhiệm Trung Quốc và các nước lớn

Diễn đàn an ninh khu vực ARF-19 cùng các cuộc hội nghị ASEAN, ASEAN+3 trước đó dường như ít mang lại được điều gì mới mẻ trong việc thúc đầy đàm phán một bộ COC. Đặc biệt là báo chí Trung Quốc hoàn toàn không hề nhắc tới chủ đề Biển Đông khi phản ánh các cuộc họp của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Campuchia.

Thậm chí, tờ "Hoàn cầu thời báo", một phiên bản tiếng Anh của báo đảng ở Trung Quốc, ngày 10/7 còn đưa ra lời khuyên: "Con đường thực tế duy nhất cho Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á". "...Thay vì làm mắt xích trong dây chuyền kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là cột trụ để chống lại sự dính líu của Mỹ tại châu Á".

Với tư duy từ thời chiến tranh Lạnh như thế, xem ra việc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về COC, chưa thể bắt đầu sớm để hoàn tất vào cuối năm nay như ASEAN trông đợi.

Trong khi đó thì Hoa Kỳ và châu Âu ngay sau hội nghị đã ra tuyên cáo chung, trong đó lặp lại quan điểm về Biển Đông, rằng hai bên "sẽ hợp tác với các đối tác châu Á nhằm tăng cường an ninh hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế như quy định trong UNCLOS; cũng như hỗ trợ các biện pháp tăng cường lòng tin nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng và xung đột".

"Về Biển Đông, châu Âu và Mỹ tiếp tục khuyến khích ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy COC và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và trên biển thông qua giải pháp hòa bình, ngoại giao và hợp tác".

Trong khi đó thì ba trong số năm cường quốc thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được kỳ vọng sẽ ký vào bản "Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân" (SEANWFZ) đã quyết định rút lui. Pháp, Anh và Nga cho biết họ muốn bảo lưu về một số điểm trong hiệp ước. Pháp và Nga do dự chưa muốn ký hiệp ước này vì tính đến quyền tự vệ của họ trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Moscow còn đề cập tới quyền của các tàu thuyền và máy bay nước ngoài thâm nhập vào khu vực không vũ khí hạt nhân. Còn Anh dẫn ra các mối đe dọa trong tương lai có thể cần họ phải vận chuyển các nguyên liệu hạt nhân qua khu vực Đông Nam Á.

Như vậy là cả 3 văn kiện đều đã không được ký lần này tại Phnom Penh. Đó là Tuyên bố ASEAN về Nghị định thư đối với Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (đáng ra phải ký vào ngày 9/7 vừa qua); Ghi nhớ Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về hiệp ước liên quan tới SEANWFZ (theo kế hoạch ký kết vào ngày 10/7); và Nghị định thư về Hiệp ước liên quan tới SEANWFZ do nhóm 5 quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an LHQ ký kêt vào ngày 12/7. Dù sao mặc lòng, ASEAN vẫn hy vọng, theo như lời của Tổng thư ký Surin, việc ký các văn bản này sẽ được hoàn tất cùng lúc vào tháng 11 tới đây trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21".

Tương lai vẫn tiếp tục phải chờ đợi!
Theo Blog Thôn Làm Báo

THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH - SÁT THỦ DOANH NGHIỆP!

Từ tháng 5/2012, báo chí bắt đầu đề cập đến “cái chết” của ngân hàng. Đời sống ăn uống đã cho thấy tất cả những gì bội thực đều không tốt.
 
Thâu tóm và thôn tính là những triết lý ăn ngủ của các đại gia thời đại. Không chỉ các ngân hàng nhỏ lẻ, đối tượng thâu tóm của nhóm đại gia ngân hàng còn là những doanh nghiệp và dự án bất động sản khổng lồ.
Ở Việt Nam, hơn ai hết, ngân hàng mới là kẻ sở hữu tài sản bất động sản nhiều nhất. Quá trình tích tụ tư bản vừa chính thống vừa thầm kín, vừa mang danh nghĩa “tái cấu trúc” nhưng cũng lại đầy đặn tính man dã của nó, đã được xúc tiến một cách gần như trọn vẹn, tính đến cuối quý 1/2012.
Vào thời điểm đó, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải quỵ ngã trước đòi hỏi siết nợ ráo riết của khối ngân hàng. Đó cũng là thời điểm mà bất chợt xuất hiện những thông tin công khai về kết quả thâu tóm dự án bất động sản như một trò chơi M&A đầy trí tuệ.
“Trò chơi trí tuệ”
Trên thị trường bất động sản, khi nhìn lại và suy ngẫm, người ta mới nhận ra việc mua bán và sáp nhập dự án không phải chỉ mới khởi đầu vào năm suy thoái 2011, mà câu chuyện này đã bắt nguồn từ thời khủng hoảng 2008. Mang tiếng là M&A như một từ ngữ thời thượng bóng bẩy, nhưng về thực chất chỉ là động cơ thâu tóm trong một thế giới chỉ có cá lớn và cá bé.
Theo những thông tin và phân tích của giới chuyên gia và báo chí trong nước, chỉ đến khi thị trường bất động sản chợt rộ lên thông tin về kết quả của hàng loạt vụ mua lại khách sạn, khu du lịch, thì điều chỉ được phỏng đoán vào năm 2011 lại được hiện thực hóa vào năm 2012: không phải ai khác, mà là chính các đại gia Việt Nam đã tiến hành những vụ thâu tóm từ Hà Nội đến Đà Nẵng và vào tận một số tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Rất có thể câu chuyện M&A đã diễn tiến theo logic: bắt đầu từ dự án đất nền, và tiếp nối bằng dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Không khí tò mò càng lúc càng trở nên kích động: liệu câu chuyện này đã có phần kết của nó hay chưa? Liệu trường hợp những doanh nghiệp bất động sản phải gán nợ hoặc bị siết nợ, hoặc bắt buộc phải chuyển nhượng lại dự án “máu thịt” của mình với giá bằng phân nửa mức mong ước đã phải là nạn nhân cuối cùng?
Có lẽ rất ít người biết được kết quả cuối cùng của nó. Bởi với những thương vụ có giá trị rất lớn như khách sạn Hilton Opera ở Hà Nội mà tin tức cũng chỉ được hé lộ vào phút chót, thì có thể rút ra một kết luận tạm thời là M&A bất động sản quả là một dạng hoạt động đậm đặc chất tình báo.
Khi năm 2011 đã trôi qua với đầy đủ khí sắc thê lương của nó, giới phân tích mới chợt nhận ra là giá trị M&A bất động sản của năm đó đã gấp gần 3 lần năm 2008. Hàng loạt dự án lâm vào tình trạng khó khăn về vốn, giải ngân và tiêu thụ cũng là cơ hội cho hoạt động thâu tóm đến từ các chủ doanh nghiệp khác. Khó khăn càng nhiều thì cơ hội càng lớn, lợi nhuận tiềm năng càng hấp dẫn. Đó cũng là một thứ “quy luật của muôn đời” mà tất cả các loại cá lớn cá bé đều nằm lòng.
Bội thực!
Các nhà phản biện đã từng phải kêu lên: “Chưa bao giờ các nhóm lợi ích ở Việt Nam lại hùng mạnh như hiện nay!”. Tỷ lệ gần 90% vụ M&A bất động sản thuộc về chân đứng doanh nghiệp trong nước cũng phần nào chứng minh cho nhận định ấy.
Trong số 25 thương vụ M&A bất động sản được thống kê trong năm 2011, chỉ có 3 vụ việc có liên quan đến quốc tịch nước ngoài. Lý giải về tỷ lệ ngoại/nội quá chênh lệch như thế, có ý kiến cho rằng theo “truyền thống”, các nhà đầu tư nước ngoài, vì một số lý do tế nhị nào đó, vẫn thường nhờ người trong nước đứng tên.
Tuy thế, lại đã xuất hiện hàng loạt thông tin về tiềm lực quá mạnh mẽ của nhà đầu tư trong nước trong thời gian gần đây. Minh chứng hùng hồn cho thông tin này là sự xuất đầu lộ diện của những tên tuổi, cả cũ lẫn hoàn toàn mới. Có những tên tuổi đã được nhà đầu tư và dư luận quá quen thuộc trên sàn chứng khoán và trong danh sách Top 10 hay Top 20 nhân vật giàu nhất Việt Nam. Nhưng cũng lại có những nhân vật khác, kín tiếng hơn rất nhiều và hầu như không muốn lộ mặt, song theo dư luận thì những nhân vật này hoàn toàn có đủ tiền để mua cả một ngân hàng loại nhỏ – tức mức giá từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng là “không thành vấn đề”! 
Không cần và thậm chí còn phủ đầu cả khối ngoại, các nhóm tài phiệt trong nước đang trở thành tác nhân chính tạo nên chiến dịch thâu tóm, sáp nhập, tiến công vào những thành trì tưởng như bất khả xâm phạm. Vụ việc thâu tóm Sacombank vào những tháng đầu năm 2012 là một minh họa điển hình. Trong suốt năm 2011, cổ phiếu STB đã được âm thầm mua ròng, để cuối cùng thương vụ thâu tóm kết thúc như trong một bộ phim về Phố Wall của Hollywood.
Đầu tháng 3/2012, lần đầu tiên đã xuất hiện một thông tin mơ hồ về một đại gia ngân hàng nào đó đang lập kế hoạch sẽ mua lại 700 căn hộ ở các dự án thuộc quận 2, quận 8, huyện Nhà Bè ở TP.HCM… Tuy thông tin này vẫn còn khá “mơ màng”, nhưng ráp mối với những lời đồn đoán từ năm 2011, cũng như biểu hiện cụ thể nhất của vụ việc Eximbank thâu tóm Sacombank, người ta có thể tạm rút ra một kết luận: không phải ai khác hơn, mà chính ngân hàng mới là nhóm lợi ích hùng mạnh nhất, đang “gom hàng giá rẻ” từ những chủ doanh nghiệp bất động sản thất cơ lỡ vận.
Không chỉ ung dung hưởng lợi trên sự đau khổ của các doanh nghiệp khác, ngân hàng còn là một ông chủ của nhiều khoản vay nợ to lớn về bất động sản. Qua các đợt “đáo hạn”, mà thực chất là đảo nợ vào giữa năm, cuối quý 3 và quý 4/2011, cũng như cuối quý 1 và quý 2/2012, ngân hàng càng phình to các dự án được gán nợ, bị siết nợ, càng chồng chất lượng tồn ứ căn hộ trung – cao cấp chuyển từ doanh nghiệp bất động sản về dưới quyền định đoạt của ngân hàng.
Một bi kịch mới
Nhưng cũng như tình trạng tồn đọng tiền mặt mà không cho vay được, số hàng bất động sản tồn ứ cũng khiến cho một số ngân hàng trở nên “đuối sức”. Không phải ngẫu nhiên mà vào tháng 4/2012, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, một quan chức của Bộ Xây dựng là Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam lại nói huỵch toẹt là cơ chế Nhà nước mua lại nhà chung cư từ quý 3 năm nay là để cứu ngân hàng chứ không phải chỉ riêng gì bất động sản.
Siết nợ mà không bán được thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Điều được gọi là “hậu sự” của ngân hàng cũng vì thế đã bắt đầu một cách chua chát không kém gì đối với những con nợ quá khứ của nó.
Bi kịch của những con nợ doanh nghiệp lại đã ứng vào chính chủ nợ của nó. Sau hàng loạt động thái cấp tập hạ lãi suất, không chỉ khối doanh nghiệp, cả thị trường bất động sản cũng không hề tạo ra một tín hiệu tích cực nào.
Đến lúc này, như một đồng thanh tương ứng, những món nợ lại như từ trên trời rơi xuống.
Theo những thông tin và phân tích của giới chuyên gia và báo chí trong nước, chỉ đến cuối quý 2/2012, những con số có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới được công bố. Một báo cáo “bất ngờ” của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã cung cấp cho giới đầu tư và đặc biệt là người dân một cái nhìn toàn diện hơn nhiều về thực trạng này.
Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức con số trước đây chỉ vào khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ đồng. Bộ Xây dựng và Ngân hàng nhà nước chính là hai địa chỉ đã phát ra con số ước đoán còn lâu mới trọn vẹn ấy.
Cũng theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là trong suốt một thời gian khá dài từ tháng 6/2011 – thời điểm lần đầu tiên diễn ra biến động trong hệ thống ngân hàng về tình trạng nợ xấu, khi khối ngân hàng buộc phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 22% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cho đến gần đây hầu hết các ngân hàng vẫn cố ém nhẹm con số dư nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu mà đã trở nên nguy hiểm đối với họ.
Những kẻ tuẫn nạn tiếp theo
Không quá trái ngược với những đồn đoán của dư luận giới đầu tư, Ngân hàng BIDV đã trở thành “quán quân” về dư nợ cho vay xây dựng – hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank – 41.000 tỷ đồng đối với bất động sản và xây dựng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách “Top 10”.
Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á – 26%. Còn SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và bất động sản chiếm đến 18% tổng dư nợ cho vay.
Rõ ràng, những tỷ lệ trên không thể được coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố – tỷ lệ an toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Rải rác trong những công bố và báo cáo trước đây, ngoại trừ Ngân hàng Agribank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trên 6%, còn các ngân hàng khác đều không chấp nhận thực tại như những gì đã xảy ra.
Tuy vậy, thời gian gần đây lại xuất hiện một ước đoán từ giới chuyên gia ngân hàng. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đòi. Cũng có nghĩa là một nửa trong số nợ bất động sản có khả năng không cánh mà bay.
Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê là 147 nghìn tỷ, bằng khoảng 73% dư nợ bất động sản được các ngân hàng báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%.
Như vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở con số 348.000 tỳ đồng dư nợ bất động sản mà Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố, khoản dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là 254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân hàng.
Có một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên nhưng lại rất đáng so sánh: con số 254.000 tỷ đồng trên lại đúng bằng con số dư nợ cho vay bất động sản mà một vài quan chức, trong một vài thông tin không chính thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011. Sự trùng hợp này cho thấy nhiều khả năng vẫn còn khoảng 1/3 số dư nợ không có địa chỉ rõ ràng.
Món nợ của ông vua béo
Vào cuối tháng 5/2012, lần thứ hai kể từ khi nhậm chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã công bố tỷ lệ nợ xấu. Lúc này, điều đáng ngạc nhiên đối với các đại biểu Quốc hội là tỷ lệ nợ xấu đã lên đến 10% chẵn, so với tỷ lệ chỉ có 3,4% mà ông Bình công bố cũng trước Quốc hội vào tháng 11/2011. Như vậy chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần. Chỉ có điều trong suốt thời gian đó, Ngân hàng nhà nước đã không một lần thông tin về diễn biến “tăng trưởng” đáng kinh ngạc như thế.
Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu giữa các cơ quan, cũng như hiện trạng quá thiếu minh bạch trong thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng như trên, đang khiến cho dư luận thật sự hoài nghi về việc 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, báo chí cũng không ngớt nhắc lại một đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings. Từ tháng 6/2011, khi Ngân hàng Nhà nước chỉ thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vào khoảng 3,2%, Fitch đã công bố tỷ lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của các cơ quan hữu trách Việt Nam. Còn giờ đây, với tỷ lệ nợ xấu 10% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, chẳng lẽ tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn nhiều?
50%, tức khoảng 125.000 tỷ đồng, có khả năng “biến mất” từ con số dư nợ cho vay bất động sản, có thể chiếm đến 36% con số dư nợ 348.000 tỷ đồng do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố điều chỉnh.
Và nếu chiếu theo con số thực này cũng như khả năng không thể thu hồi 50% số nợ, tỷ lệ nợ xấu thực tế đối với bất động sản sẽ gấp 3,6 lần so với số liệu 10% mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5/2012, tức lên đến 36%!
Triết lý “ông vua béo với anh hành khất gầy chỉ là hai món ăn trên cùng một bàn tiệc” của Hamlet trong bi kịch Shakespeare cũng đang ứng với một bi kịch nhân quả thời đương đại.
Từ tháng 5/2012, báo chí bắt đầu đề cập đến “cái chết” của ngân hàng.
Còn tiếp…
THEO THANH NIÊN PHÍA TRƯỚC.

ÔNG HUSEN “CHƠI ĐỂU” NGUYỄN TẤN DŨNG

KhắpThủ đô Nong-Penh tràn ngập ảnh Hồ Cẩm Đào

QLB: Blog Nhà văn Phạm Viết Đào kể lại câu chuyện ' ÔNG HUSEN “CHƠI ĐỂU” NGUYỄN TẤN DŨNG, Qlb xin bổ sung: Nguyễn Tấn Dũng sa sầm mặt khi nhìn thấy cờ xí Trung Cộng ngập trời và khi xe chạy trên đường thì đâu đâu cũng thấy treo ảnh Hồ Cảm Đào sánh ngang cùng Vua Xi-ha-nuc và Hoàng Hậu đã khiến Nguyễn Tấn Dũng huỷ bỏ chương trình đã được Bộ Ngoại giao thống nhất cùng Thủ Tướng sắp xếp từ ở nhà. Thông tin Thủ Tướng Việt Nam đùng đùng bỏ về do 'giận lẫy' đều đến tai các Đoàn tham gia hội nghị Asean 20, có người đã nói rằng "Nguyễn Tấn Dũng sang dự họp Asean 20 và ông ta đã làm được gì cho Cambodia mà đòi hỏi... trong khi Trung Quốc sang thăm chính thức thì đương nhiên phải có cờ xí...". Hành động của Thủ Tướng Việt Nam chỉ làm xấu mặt ngoại giao và khiến Cambodia thấy rõ kiểu ngoại giao 'chiếu trên' của Nguyễn Tấn Dũng!

Mời đọc bài của Nhà Văn Phạm Viết Đào 

Một ông bạn công tác ở ngành ngoại giao đã kể cho chủ blog nghe một sự cố ngoại giao; đó là sự cố Đoàn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 20 họp vào tháng tư vừa qua ở Phnom Penh.

Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu khi đến Phnom Penh thì gặp phải một nghi thức ngoại giao đón tiếp khá trớ trêu; Vì đoàn Việt Nam đến sau đoàn Trung Quốc do ông Hồ Cầm Đào dẫn đầu nên khi Đoàn Việt Nam xuống sân bay, tất cả các khẩu hiệu, băng jon, cờ đều mang nội dung đón đoàn Hồ Cẩm Đào; không một câu chữ nào giành cho đoàn Việt Nam...

Dọc đường đi và khi về khách sạn, mọi trang trí, chào mừng cũng chỉ giành cho việc chào đón đoàn Trung Quốc, chào đón ông Hồ Cẩm Đào mà không cõ câu chữ nào chào đón đoàn Viêt Nam, chào ông Nguyễn Tấn Dũng; Đoàn Việt Nam được bố trí ở cùng một khách sạn với Đoàn Trung Quốc...

Ông Hun Sen đã vô tình hay cố ý gộp Đoàn Việt Nam vào đoàn Trung Quốc để đón một mẻ cho đỡ tốn công, tốn tiền trang trí..

Nghe nói ông Nguyễn Tấn Dũng đã cú chuyện này nên họp ký vội xong là bỏ về Việt Nam liền...

P.V.


VŨ ĐÌNH THƯỜNG BỊT MIỆNG BÁO CHÍ VỀ VĂN GIANG!

Vũ Đình Thường buộc các báo không được phép đăng về Văn Giang
Qlb - Blog Huỳnh Ngọc Chênh viết về việc chỉ có 03 tờ báo dám đăng về côn đồ hành hung ở Văn Giang, nhưng sau đó thì bài trên VNExpress bị biến mất. Thám tử của Qlb điều tra và xin thông tin đến Quý độc giả: Ngay khi bài báo được đăng lên mấy giờ đồng hồ thì chính Vũ Đình Thường - Vụ trưởng Ban báo chí của Ban Tuyên giáo Trung Ương trực tiếp gọi điện cho VNExpress bắt phải tháo gỡ bài xuống!

Vũ Đình Thường là ai và đang đại diện cho ai và ai trả tiền để y cung cúc bịt miẹng báo giới thì mời quý độc giả đi hỏi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Đức Kiên nhé.

THẾ NÀY MỚI LÀ BÁO THANH NIÊN CHỨ
Có ba tờ báo đăng về vụ côn đồ hành hung nông dân ở Văn Giang, đó là Thanh Niên, Người Lao Động và Vnexpress.
Người lao Động: Cần xử lý nghiêm vụ côn đồ đánh dân
Thanh Niên: Côn đồ ngang nhiên đánh 3 người nhập viện
Vnexpress: Người dân Văn Giang bị truy sát giữa ban ngày
Đến nay, 6g54 ngày 14.7 chỉ còn bài trên Người Lao Động và trên Thanh Niên, không tìm thấy bài trên VNE.
Báo Thanh niên:

Côn đồ ngang nhiên đánh 3 người nhập viện13/07/2012 19:45




Ông Nghiệp với nhiều vết thương trên người - Ảnh: Hà An

(TNO) Sự việc xảy ra vào chiều 12.7, tại thôn 1, xã Xuân Quan, H.Văn Giang, Hưng Yên.
Ông Đàm Văn Đồng (52 tuổi), một trong 3 nạn nhân kể lại, chiều qua, sau khi làm việc với Bộ Tài nguyên Môi trường, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về vấn đề liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp của bà con chưa nhận tiền đền bù dự án khu đô thị thương mại du lịch Ecopark, ông Đồng và 5 người khác trong thôn có tới khu cánh đồng Cầu Vai để xem hoạt động xây dựng của dự án này tại đây.

Khi quay trở về, nhóm ông Đồng bị gần 20 nam thanh niên cởi trần, cầm theo gậy gộc đuổi đánh. Bị tấn công, nhóm ông Đồng buộc phải chạy vào một nhà người dân cùng thôn để trốn. Tuy nhiên, số thanh niên này vẫn hung hăng phá cửa lao vào, cầm gậy phang túi bụi.
Trong lúc hỗn loạn, 4 người khác may mắn trốn thoát, còn lại ông Đồng và ông Đàm Văn Nghiệp (54 tuổi) bị nhóm thanh niên này đánh trọng thương, khắp mình vấy máu.
Cách đó không xa, cụ ông Lê Thạch Bàn (73 tuổi) đang ở nhà thấy tiếng kêu cứu, vội lao ra cửa xem sự tình thế nào. Vừa bước ra ngoài, cụ Bàn đã bị 3 thanh niên của nhóm trên đuổi đánh. Vì quá sợ, cụ Bàn vội chạy sang nhà ông Nguyễn Văn Khánh ở sát đó ẩn náu.
Không buông tha, 3 thanh niên này hùng hổ xông vào tận buồng nhà ông Khánh, rồi dùng gậy gộc mang theo vụt chí mạng vào người cụ Bàn. Thậm chí, khi ông Khánh lao vào can ngăn cũng bị 3 thanh niên trên đánh thương tích nơi bả vai.
Dã man hơn, khi cụ Bàn chạy được ra ngoài sân, 5 thanh niên khác đã đợi sẵn tiếp tục dùng gậy tấn công. Nhóm thanh niên chỉ vứt lại hung khí rồi tẩu thoát khi cụ Bàn gục ngã.
Ngay sau đó, 3 nạn nhân được đưa vào Bệnh viện đa khoa Sông Hồng (xã Đa Tốn, H.Gia Lâm, TP.Hà Nội) cấp cứu rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Việt Đức.
Theo các bác sĩ, ông Đồng bị khâu 10 mũi, còn ông Nghiệp phải khâu 19 mũi và đều cùng ở phần đầu (hiện cả hai trường hợp này đã xin về điều trị tại nhà).
Riêng cụ Bàn, do tuổi cao sức yếu, lại bị chấn thương nặng nên vẫn phải tiếp tục điều trị tại bệnh viện.



Cụ Bàn được đưa đi bệnh viện - Ảnh: Hà An

Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Phạm Phú Chù, Trưởng thôn 1 xã Xuân Quan, cho biết, trước khi xảy ra sự việc trên, người dân thôn 1 đã rất nhiều lần bị những nhóm thanh niên lạ mặt mang theo hung khí xông vào nhà phá cửa, rồi hành hung giữa ban ngày.
Cụ thể, năm 2009, gần 20 người lạ mặt đã xông vào nhà cụ Lê Thạch Bàn đe dọa và dùng bình xịt hơi cay tấn công gia chủ.
Tất cả những vụ việc này đều được chính quyền thôn báo cáo lên các cấp cao hơn, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được các đối tượng gây rối.




Số hung khí bị nhóm thanh niên bỏ lại - Ảnh: Hà An


Chiều 13.7, làm việc với chúng tôi, đại tá Ngô Văn Phương, Trưởng Công an H.Văn Giang, xác nhận chiều 12.7, tại xã Xuân Quan có xảy ra vụ việc một nhóm thanh niên mang theo hung khí tấn công, làm 3 người dân thôn 1 phải nhập viện.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng công an huyện đã xuống hiện trường nắm tình hình, vào bệnh viện để lấy lời khai. Trong sáng 13.7, Công an H.Văn Giang đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường.
Ông Phương cho biết đã trình báo vụ việc lên Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên.
Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.
Hà An/ TNO

HÃY VẠCH MẶT NHÓM THÓM BUÔN BÁN CƠ CHẾ!


Qlb - Bài viết của Tầm nhìn nét đặt vấn đề 'Dàn hàng ngang để tái cấu trúc ! Nhưng tái cái gì ?Tái như thế nào vẫn là "biển ảo" ?' là hoàn toàn đúng và phản ánh thực trạng tại Việt Nam. Khi khủng hoảng kinh tế do các quy luật kinh tế vận động một cách tự nhiên thì các doanh nghiệp ở bất cứ Quốc gia nào cũng buộc phải tự phân tích đánh giá lại toàn diên bộ máy và sức khoẻ của mình để đưa ra một đề án tái cấu trúc phù hợp. Ở Việt Nam gần một năm qua, sự khủng hoảng của nền kinh tế bị bắt nguồn từ SỰ CỐ Ý của nhóm chính trị gia chóp bu cùng nhóm lợi ích thâu tóm để phục vụ mưu đồ THÂU TÓM KINH TẾ BẮT DOANH NGHIỆP LÀM CON TIN PHỤC VỤ CHO THÂU TÓM CHÍNH TRỊ.
Khi sự khủng hoảng do chính những con người cố ý tạo ra thì sẽ không có bài thuốc nào hữu hiệu cho việc tái cấu trúc ngoài một giải pháp duy nhất - Đó là: HÃY VẠCH MẶT NHÓM THÓM BUÔN BÁN CƠ CHẾ PHỤC VỤ MƯU ĐỒ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ, XỬ LÝ NGHIÊM MINH THEO PHÁP LUẬT & THAY MÁU NGƯỜI CẦM ĐẦU CHÍNH PHỦ & NHNN!
Chỉ có giải pháp đó mới cứu được nền kinh tế hiện nay và làm cho yên lòng dân đã KHÔNG còn một chút lòng tin vào sự điều hành kiểu vụ lợi, lũng đoạn của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng như thời gian qua.  

Mời tham khảo:
Một dàn "đồng ca" đang dàn hàng ngang trình bày về các kiểu tái cấu trúc như cần phải tái cấu trức nền kinh tế - xong muốn tái cái cây thì lại phải tái các bộ phận như (Tài chính ngân hàng, DNNN, các TĐ, TCT và rồi sờ đến cái gì thì cũng thấy thiếu điều kiện để tái và cái cần tái đều bị "mắc mớ" thiếu thông tin. Như thực tế hiện nay của nền kinh tế vì mọi cái cần tái thì đều thiếu cái cơ sở để thực hiện tái đó là các đề án đưa ra còn thiếu vắng nhiều yếu tố, chưa trúng, chưa đúng và chưa thể duyệt?
Với tình hình sức khỏe của nền kinh tế hiện nay và cái cách mà ta đang quản lý và điều hành nền kinh tế thì thực sự là ta cần phải tái cấu trúc nhưng cái điều giản dị mà ai cũng hiểu là đã gọi là tái thì có nghĩa là ta đã có rồi mới tái lại cái có đấy và phải tái như thế nào để có hiệu quả hơn? Nếu ta cứ hô hào xây dựng đề án tái cấu trúc nền kinh tế mà không biết là ta đã có cái gì và cần tái vấn đề gì "cũ kỹ ấy" để quét sơn "tô phấn" cái mầu hồng còn bỏ đi những "vết bẩn màu tối" để tạo ta một cái mới có trong nền "cái cũ" hoặc bỏ cả cái cũ đi mà xây luôn một cái mới hoàn toàn tốt đẹp hoàn thiện hơn. Riêng về vấn đề này chúng ta "còn thiếu" cả mục tiêu và phương án thực hiện  do vậy ta xây dựng làm sao được đề án khi chúng ta chưa biết rõ có cái gì và tái cái gì tái như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng về đề án tái cấu trúc nền kinh tế vừa qua Chính phủ đã trình quốc QH bản đề án tái cấu trúc nền kinh tế tổng thể và với bản đề án tổng thể này thì gần như tất cả đều được đánh giá cần tái và dàn hàng ngang ra để tái, nhiều ý kiến phản biện là nếu như vậy thì rất khó thực hiện và không có hiệu quả nó giống bản báo cáo kế hoạch theo kiểu cũ thì đúng hơn? Vì vậy đã khó khăn trong việc QH thông qua; Vì sao vậy? Tất cả cho thấy ta cứ đi xây dựng những cái không có trong thực tế vì những con số phản ánh thực trạng của nền kinh tế mà do báo cáo thì có "đúng đâu" do vậy xây dựng đề án mà căn cứ vào cái không đúng có thể nói là chưa chính xác thì làm gì có tính hiệu quả của đề án; Vì thế liệu có mất công và vô lý không?
Nhưng thực tế ý kiến riêng của chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Đình Cung người có nhiệm vụ nhiều trong việc xây dựng đề án tái cấu trúc nền kinh tế vừa qua ông cho rằng vấn đề để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế cần phải tái cấu trúc các thành phần kinh tế và trước hết là những TPKT chủ đạo như DNNN các TĐ, TCT nhà nước và cần phải khẳng định rõ, DNNN thuộc sở hữu nhà nước và được nhà nước đầu tư trong một chiến lược tổng thể.
Có nghĩa là, phải đặt phương án tái cơ cấu của tập đoàn kinh tế nhà nước, DNNN trong tổng thể mục tiêu tái cơ cấu đầu tư nhà nước, trong đó có đầu tư của DNNN.
Nếu không xác định rõ đầu tư nhà nước nhằm mục đích gì, thực hiện theo cách nào… để xác định lại vị trí, vai trò của DNNN trong từng ngành, lĩnh vực, thậm chí đặt lại câu hỏi thành lập DNNN để làm gì trong tổng thể đó, thì với tư cách chủ sở hữu nhà nước, việc lựa chọn quyết định các phương án tái cơ cấu cụ thể của từng DN sẽ không thực hiện được.
Hơn thế, về mặt thể chế nhà nước, với nguyên lý thể chế nào DN đó, nếu không xác định rõ thể chế với khu vực DNNN để các DN xây dựng hệ thống quản trị, xây dựng động lực hoạt động cho từng bộ phận, từng cá nhân, thì DN không có đủ căn cứ để xây dựng đề án tái cơ cấu của mình theo đúng yêu cầu.
LTS: Nhưng tất cả những vấn đề ông nêu ra ở trên thì đều còn quá thiếu vắng "thông tin" để thực hiện việc tái cái cây thì cần điều chỉnh cái gốc,cái thân, cái nhành, cành, ngọn rồi cả lá có thể là uốn hoặc bỏ hẳn từ gốc để đâm trồi mới hoàn toàn hoặc chặt bỏ hết cành, nhành, ngon, lá để đâm trồi từ gốc từ thân ? Vấn đề này hoàn toàn không có mục tiêu và phương án và cũng không có cơ sở để thực hiện vì mọi thứ vẫn nằm trong mớ "bùng nhùng" hết sức "rối" chưa thể có cách gỡ ra thì làm sao mà tái được?
Theo ý kiến của TS Nguyễn Đình Cung thì một trong những yêu cầu của tái cơ cấu DNNN là tạo khung quản trị thống nhất đối với DN, trong đó có DNNN, đưa DNNN vào quỹ đạo quản trị theo thông lệ tốt, nguyên tắc và kỷ luật của thị trường.
Luận điểm sử dụng DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô  đang tạo ra thể chế bòn rút cơ hội kinh doanh của người khác, lợi ích của người khác. Như vậy, cần phải có những thay đổi về thể chế, về quan điểm trong đề án tái cơ cấu DNNN để khu vực này hoạt động như một DN, thay vì là một công cụ nửa kinh tế, nửa chính trị như hiện tại.
Khi cả hai vế trên chưa có những thay đổi cơ bản, định vị tái cơ cấu đầu tư DNNN chưa được xác định rõ, thì những lo ngại trên là dễ hiểu. Nhưng khi các đề án không xuất phát từ tổng thể, nguyên tắc chung, thì rất có thể sẽ theo ý kiến chủ quan, rời rạc. Chuyện đó là bình thường, nhưng sự bình thường đó không ổn trong tinh thần của tái cơ cấu.
Quản trị DN là một định chế để DN vận hành một cách bền vững. Với định chế này, một tập đoàn sẽ đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định cho dù có sự thay đổi của bất cứ bộ phận nào, thậm chí là các vị trí lãnh đạo cao nhất.
Sự thay đổi về quản trị theo thông lệ tốt của quốc tế cần phải xét trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, nhìn hoạt động của tập đoàn ở dài hạn, chứ không theo nhiệm kỳ lãnh đạo. Có thể hôm nay, các tập đoàn kinh tế là của nhà nước, ngày mai sẽ là của công chúng…
Chúng ta cần thiết lập một thể chế để đảm bảo DN có thể tiếp nhận bất cứ những thông lệ tốt nhất, đảm bảo hoạt động ổn địnhh và bền vững, không bị phụ thuộc vào một cá nhân, một bộ máy nào đó.
LTS: Đấy là mới nói đến một TPKH trong tổng thể nền kinh tế mà còn nhiều "khúc mắc" như vậy thì làm sao thực hiện được một cách  tổng kiểu dàn hàng ngang để thực hiện tái cấu trúc điều đó có quá viển vông không? ta cứ đưa ra những cái gì không thể hoặc khó có thể thực hiện làm gì ?
Kết luận : Trước hết để thực hiện được bất kì một thay đổi gì đó ta cần xem lại một cách công khai minh bạch và cần phải thừa nhận những gì đang có đang tồn  tại; Cần tổng kết thành quả kết luận đúng sai về mọi mặt cả đường lối chủ trương chính sách và cả về thực hiện theo đường lối có nghiêm và đúng pháp luật không của các chủ thể . Từ đó tìm ra những nguyên nhân gây nên bất ổn và kém hiệu quả cũng như những khe hở của luật pháp đã tạo ra sự bất ổn đó và mới tìm phương án tháo gỡ "gỡ rối" từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhất tức là phải thực hiện từ cao xuống thấp chứ không thể từ thấp lên cao như từ trước đến nay.
Do vậy điều cần phải làm và cần phải thực hiện tái đầu tiên là đường lối và tư tưởng chỉ đạo của nhà nước thật sự cần rõ ràng công khai và đúng định hướng đúng pháp chế sau đó yêu cầu các TPKT và các lĩnh vực thực hiện nghiêm? Như vây có nghĩa trước hết chúng ta phải thực hiện một bài toán và cần có lời giải hay đáp số thực tế là thanh tra kiểm tra toàn bộ sức khỏe của các TPKT trong nền KT XH đánh giá đúng bản chất thực lực và vai trò ưu khuyết của từng TP từ đó mới có bản nhận định cụ thể và phương án phù hợp cần tái cái gì ? tái như thế nào theo đúng đường lối chủ trương đã đưa ra đầu tiên.
Hiện nay nói chung những vấn đề bàn và xây dựng bản đề án tái cấu trúc nền kinh tế về mặt tổng thể vẫn còn thiếu vắng cả hai điều kiện cần và đủ đó là ta cần tái những cái gì và tái nó theo hướng nào như thế nào ? Giống như ta chưa biết mình là ai ? thì làm sao bảo mình cần phải làm gì trong bốn bề của xã hội và thế giới rộng mở này? Tôi mong rằng câu nói của các cụ dạy con cháu luôn có giá trị thực tiễn và cần áp dụng "nhân chi sơ, tính bản thiện" Mọi có gắng thay đổi của con người đều phụ thuộc vào hoàn cảnh và môi trường sống ,môi trường rèn luyện và kỷ luật của xã hội, Trong nền kinh tế cũng vậy sinh ra các TPKT cần có một đường lối chủ trương và môi trường kinh doanh phù hợp có kỷ luật công khai rõ ràng và minh bạch từ đó mới có đất để cho nền kinh tế nuôi các TPKT hoạt động và phát triển đúng định hướng. Vì vậy điều cần phải tái trước tiên là tái môi trường sống cho các TPKT hiện nay.
                                                                Mai Huy PT
Tầm nhìn

BÁO ĐỘNG KHẨN - BỐ GIÀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN HỢP TÁC CÙNG NHÓM 'TÀU' ĐANG MỌC CÁNH TỪ SAMCOMBANK...

Qlb - Hãy xem Samcombank đang trở thành cứu cánh của nhóm Mafia thâu tóm. 16 Doanh nghiệp này là những ai? Chủ nhân thật sự là ai? Chỉ riêng Gạch Đồng Tâm được vay 300 tỷ tại sao?
Thứ nhất, Chủ nhân của Gạch Đồng Tâm chính là Nguyễn Quốc Thắng - Chủ tịch Công ty CP Bóng Đá của Nguyễn Đức Kiên. Gạch Đồng Tâm trong những năm qua ở trong trạng thái chết ngắc ngoải, Bố già Kiên đã buộc NH Phương Nam cho vay 500 tỷ và Thắng 'Đồng Tâm' trở thành 'con tin' của Nguyễn Đức Kiên. Cái bài của Kiên là KHÔNG bao giờ đứng mũi chịu xào để chịu hòn tên, mũi đạn mà đẩy kẻ nô lệ làm tay sai, trở thành bình phong che chắn cho y. Do vậy thời gian xảy ra tranh chấp với AVG về bản quyền bóng đá mà Thắng 'Đồng Tâm' phải làm cái loa cho Kiên chỉ vì 500 tỷ đồng nợ của Ngân hàng Phương Nam.
Thứ 2, Một thủ đoạn thâm sâu nữa của Nguyễn Đức Kiên dùng Thắng để tiếp cận Long An - Quê hương của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là 'Cánh cửa' bị đóng kín mà những loại bố già chỉ quen dùng tiền để mua như Kiên không thể vào được… Cuối cùng Kiên đã tìm thấy cơ hội khi doanh nghiệp của Thắng 'Đồng Tâm' đang chết ngắc ngoải vì chính cái chính sách Thắt chặt tiền tệ của thầy trò Kiên thì y đã đưa bàn tay bọc nhung ra đỡ con mồi với hy vọng thông qua Thắng để tạo dựng quan hệ với Chủ Tịch nước!

Còn một điều cần được cảnh báo: NH Phương Nam bản chất là của người Hoa từ Cămpuchia về. Nhìn những gương mặt 'TÀU' từ NH PN đưa sang chiếm giữ các vị trí quan trọng của Samcombank báo hiệu việc Bố già Nguyễn Đức Kiên đang hợp tác với các thế lực "TÀU'. Đây là điều thật sự nguy hiểm cho Việt Nam.
 
SAMCOMBANK ĐANG BỊ BIẾN THÀNH CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CỦA NHÓM MAFIA THÂU TÓM NGUYỄN ĐỨC KIÊN & CÁC THẾ LỰC 'TÀU'! 



Nếu Ban chỉ đạo chống tham nhũng không nhanh chóng phanh phui vụ việc NH Phương Nam thôn tính Samcombank thì bà lũ Bố già Nguyễn Đức Kiên và nhóm 'TÀU' sẽ như diều gặp gió, được chắp cánh bởi Samcombank - NH TOP 5 của cả nước để phá hoại toàn bộ hệ thống kinh tế và chính trj của VIệt Nam! BÁO ĐỘNG KHẨN CẤP!
Tham khảo
Sacombank cho 16 doanh nghiệp vay lãi suất 13%

Các khoản vay ký sáng nay có hạn mức từ 30 - 300 tỷ đồng/doanh nghiệp với thời hạn vay tối đa 6
Sáng nay (17/7), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ký thỏa thuận hỗ trợ 1.110 tỷ đồng vốn ưu đãi 13%/năm cố định trong 3 tháng đầu cho 16 doanh nghiệp tại Tp.HCM.

Đây là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, dược phẩm, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc..., với mức vay từ 30 - 300 tỷ đồng/doanh nghiệp, thời hạn vay tối đa trong 6 tháng.

Được biết, nguồn vốn 1.110 tỷ đồng này thuộc gói 2.000 tỷ đồng của chương trình “Cho vay ưu đãi USD và VND đối với khách hàng doanh nghiệp” mà Sacombank vừa triển khai trong tháng 7. Tính đến nay, chương trình đã giải ngân được trên 438 tỷ đồng và 30 triệu USD cho các doanh nghiệp và tiếp tục giải ngân trong 6 tháng cuối năm.

Từ đầu năm đến nay, Sacombank đã triển khai tổng cộng 12 gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp với tổng nguồn vốn là 5.500 tỷ đồng và 180 triệu USD.

Dịp này, Sacombank và Công ty Cổ phần Gạch Đồng Tâm Long An đã ký kết thỏa thuận tài trợ kênh liên kết và Sacombank sẽ hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi lên đến 300 tỷ đồng.
VNEconomy

Petro Vietnam xin không thoái hết vốn tại PVFC và PVI

  Ngày 9/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 6/2012, trong đó chỉ đạo các tập đoàn và tổng công ty nhà nước khẩn trương lên kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Nhưng ...

Petro Vietnam xin không thoái hết vốn tại PVFC và PVI

picture
  Ông Phùng Đình Thực nhấn mạnh, nếu không được Thủ tướng đồng ý thì PetroVietnam sẽ thoái vốn 100% tại PVFC .

Ngày 9/7/2012, tại cuộc họp báo quý 2/2012 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), nhiều câu hỏi nóng xoay quanh các vấn đề khoản nợ ngân sách 21 nghìn tỷ đồng của PetroVietnam, Đề án tái cấu trúc tập đoàn và lộ trình thoái vốn của PetroVietnam tại những lĩnh vực không phải then chốt trong bối cảnh thị trường khó khăn liệu có đảm bảo... đã được báo giới đặt ra.
Câu hỏi nóng nhất tại cuộc họp báo xoay quanh vấn đề Petro Vietnam đã xử lý như thế nào đối với khoản nợ ngân sách 21 nghìn tỷ đồng. Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro Vietnam cho biết, PetroVietnam đã xử lý theo hướng: theo Luật Doanh nghiệp mới, Nhà nước đã giao phần vốn 760 triệu USD tham gia vào Vietsovpetro cho Petro Vietnam, nên phần lãi đó phải thuộc về PetroVietnam sau khi trừ đi tất cả các loại thuế, kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, Petro Vietnam đã nộp vào ngân sách nhà nước 50% lợi nhuận, còn 50% lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư vào 12 công trình trọng điểm dầu khí, các công trình này đều đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trao đổi về Đề án tái cấu trúc Petro Vietnam, ông Thực cho biết, PetroVietnam đã hoàn chỉnh Đề án tái cấu trúc Tập đoàn giai đoạn 2012 - 2015, chủ yếu tập trung vào 5 lĩnh vực cốt lõi là thăm dò khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

Hiện Tập đoàn đang tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành để Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai. Theo đó, từ nay đến 2015, Petro Vietnam sẽ thoái vốn hoàn toàn ở những lĩnh vực không phải cốt lõi. Chủ trương đã thống nhất, chỉ chờ thời cơ thuận lợi, thị trường tốt là Petro Vietnam sẽ tiến hành nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn Nhà nước.

Chia sẻ về tổng các khoản đầu tư ra ngoài ngành của PetroVietnam hiện nay khoảng 5.000 tỷ đồng, ông Thực cũng cho biết, có hai trường hợp đặc biệt mà Petro Vietnam sẽ đề xuất không thoái vốn hoàn toàn với Thủ tướng Chính phủ.

Thứ nhất là trường hợp tại PVFC - đây là tổ chức cần thiết để thực hiện thu xếp vốn cho Petro Vietnam, không sinh ra theo phong trào nên Petro Vietnam kiến nghị chỉ thoái vốn tại PVFC xuống còn 20%.

Thứ hai là trường hợp tại PVI - đây là đơn vị quản lý rủi ro, quản lý tài sản của Petro Vietnam, nhất là các công trình trên biển, nên Petro Vietnam kiến nghị thoái vốn từ 35% xuống còn 18%. Tuy nhiên, ông Thực cũng nhấn mạnh, nếu không được Thủ tướng đồng ý thì PetroVietnam sẽ thoái vốn 100% tại các đơn vị này.

Lãnh đạo của Petro Vietnam cũng cho biết, hiện PetroVietnam có hai sản phẩm rất khó tiêu thụ, gồm sản phẩm chạy thử của sơ sợi Đình Vũ và nhiên liệu sinh học ethanol. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ giảm, giá giảm.

Sản phẩm sơ sợi Đình Vũ mới chỉ là sản phẩm chạy thử nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Còn mặt hàng ethanol tiêu thụ trong nước khó khăn do Chính phủ chưa có quy định bắt buộc sử dụng xăng sinh học E5. Hơn nữa, nguyên nhân gây cháy nổ xe máy, ô tô thời gian qua đã gây hiểu nhầm ethanol với methanol. Trong khi việc đẩy mạnh tiêu dùng xăng sinh học E5 (xăng pha 5% ethanol) sẽ hạn chế hàng chục triệu USD nhập khẩu xăng dầu/năm. Thế nhưng Petro Vietnam hiện mới bán được 9.000 tấn ethanol cho thị trường trong nước, còn lại phải XK, trong khi thị trường xuất khẩu cũng khá khó khăn, bị đối tác nước ngoài ép giá.

Trao đổi về việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính của Petro Vietnam trong 6 tháng đầu năm, ông Lê Minh Hồng, Phó tổng giám đốc của Petro Vietnam nhấn mạnh, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn của năm 2012 thì tất cả các chỉ tiêu tài chính của Petro Vietnam đều hoàn thành vượt mức 2 con số.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, gia tăng trữ lượng dầu khí của PetroVietnam đạt 26 - 30 triệu tấn thu hồi, bằng 74,3% kế hoạch năm. Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 13 triệu tấn, bằng 52,4% kế hoạch năm. Tính hết 6 tháng, Petro Vietnam đã sản xuất được 7,74 tỷ kWh điện, bằng 56% kế hoạch năm; sản xuất đạm đạt 673,3 nghìn tấn, bằng 55,6% kế hoạch năm. Sản phẩm sản xuất từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt 2,63 triệu tấn, bằng 44% kế hoạch năm. Doanh thu dịch vụ dầu khí đạt 109 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011.

Tổng doanh thu của toàn các đơn vị trong tập đoàn đạt 380,6 nghìn tỷ đồng, bằng 121% kế hoạch 6 tháng và 57,6% kế hoạch năm, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán dầu đạt 7,45 tỷ USD, bằng 75% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước đạt 81,2 nghìn tỷ đồng, bằng 60,2% kế hoạch năm, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận trước thuế của PetroVietnam trong 6 tháng đầu năm đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ 2011.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

KHU ĐÁNH BÀI LẬU CỦA TẬP ĐOÀN TRẦN THÁI

Có lẽ không ai biết về một dự án của Tập đoàn Trần Thái ngoài những kẻ muốn thông qua Trần Minh Chí để 'cống nạp'.... 

Cái dự án đó nằm sâu trong Rừng U Minh đã được Tập đoàn Trần Thái đặt tên 'KHU DU LỊCH SINH THÁI U MINH THƯỢNG' và được giới thiệu: 'Dự án tọa lạc tại ấp Kênh Tư, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cạnh vườn quốc gia U Minh Thượng, có diện tích 8.053ha. QUY MÔ DỰ ÁN: KHOẢNG 1.200HA, trong đó: Khu du lịch resort : 36ha; Văn phòng, nhà nghỉ: 1,3ha và Rừng sinh thái: 1.162ha...
Nếu không phải là Tập đoàn của Trần Minh Chí - Em vợ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có thể được cấp 1.162 ha rừng sinh thái để làm khu ăn chơi, rửa những đồng tiền hối lộ bằng cách đánh bài không?
 Nghe cái tên 'Khu du lịch sinh thái U MInh Thượng' thì có vẻ mỹ miều, song thực chất ở đây đã xây dựng một số nhà nghỉ nằm sâu trong rừng và từ bên ngoài đã có cổng an ninh gác, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Ngay đến Trinh sát cũng bị lạc nếu không có chủ nhân đưa vào. Nơi đây là một cái ổ đánh bài hàng nhiều triệu mỹ kim mỗi tháng được tổ chức và có thể nhiều hơn nếu có con mồi nào muốn bắc cầu qua Trần Minh Chí để lấy được cái gì đó từ Chính Phủ NGuyễn Tấn Dũng ... Mang tiếng là Khu du lịch sinh thái, nhưng Không một người lạ nào được phép bén mảng vào trong. Thông thường, trực tiếp Trần Minh Chí trực tiếp đưa đến và đưa đi, mỗi lần một nhóm 7-8 người, ở lại bài bạc qua đêm cho khách 'cống nạp' xong số tiền thì kéo nhau ăn nhậu và ra về...
Trần Minh Chí là một kẻ kín đáo, vì vậy mà được ông anh rể tin dùng. Ở cái Đại gia đình Thủ Tướng trước đây vẫn nói rằng Trần Minh Chí là người giàu nhất.... Nhưng có lẽ sau những thương vụ thâu tóm vừa qua thì Nguyễn Thanh Phượng đã bỏ xa Chí xuống hàng thứ 2 rồi!
Thám Tử 

NGUYỄN HỮU NGHĨA KẺ CẦN CẮT CHỮ 'CU'...

Qlb - Nguyễn Hữu Nghĩa - Một gương mặt mới được bổ nhiệm lên thay Chánh Thanh Tra Nguyễn Quốc Anh bị 'đá' lên vì Thống đốc Nguyễn Văn Bình cần một bộ sậu cùng hội cùng thuyền để thực hiện bằng được kế hoạch thâu tóm đã giày công lập ra... Chỉ mấy tháng trước, Đặng Văn Thảo - Phó thanh tra, đệ tử đắc lực, kẻ mang súng đi bắn phá các ngân hàng để xua các CON MỒI  vào chuồng của nhóm thâu tóm. Thảo đã bày tỏ sự trung thành của mình như một con chó săn đi lùng sục, cắn xé khắp nơi, ông ta những tưởng cái ghế Chánh thanh tra chắc chắn sẽ vào tay mình.... Ai dè, khi cái tên Đặng Văn Thảo bị bốc mùi cùng với những gương mặt của nhóm thâu tóm lộ diện thì quan thầy của Thảo quay lưng, làm như không liên quan và mọi tội đến nay đều đổ lên đầu Thảo cứ như là Thống đốc Nguyễn Văn Bình là vô can!
picture
Nguyễn Hữu Nghĩa vừa lên còn đang ôm chữ 'CU' (Là Quyền Chánh thanh tra mà!), có lẽ sốt ruột mong được cắt ''CU' nên y đã xông xáo sục xạo như con thiêu thân. Có một điều y còn chưa học được bài học từ 'Đặng Văn Thảo', hiện nay Nghĩa đang điên cuồng làm cái việc mà Thảo đã làm từ nửa năm trước là đi doạ các ngân hàng thương mại nhỏ và khủng bố các ngân hàng khác để tẩy chay những CON MỒI mà Đặng Văn Thảo chưa kịp hoàn tất cho các Chủ nhân.... Nghĩa có lẽ không biết rằng, trước thanh thiên bạch nhật, Thống đốc Bình đang giở bài giống hệt trước đây: đóng kịch xuống nước và vô can và ám chỉ rằng: Mọi sự hung hăng lùa con mồi cho nhóm thâu tóm tiết tục ăn tươi nuốt sống là do Nguyễn Hữu Nghĩa! Cũng có thể vừa mới lên cần phải thu hồi lại vốn đầu tư bỏ ra để chạy chức, nên Nghĩa như một con sói điên cắn càn lung tung, cũng vẫn dùng con bài kinh điển: Quy chụp, áp đặt để hạ gục CON MỒI và khi bị phản ứng thì có ngay câu thần chú ' Đây là Chỉ đạo của Thủ Tướng'! Hoá ra Thủ tướng là 'vừng ơi mở cửa ra của Nghĩa'!
 Cái kiểu Ngựa non háu đá và mang Thiên cơ ra để doạ thì rồi sẽ  sớm đến cái ngày trở thành con tốt thí của Chủ nhân mà thôi! Lời khuyên cho ông 'CU' Chánh thanh tra NHNN là: 'Thiên cơ bất khả lộ', nếu không hiểu được điều sơ đẳng đó thì Thần sét Nguyễn Văn Hưởng sẽ đánh tan xác ông đó...
Bài trả lời phỏng vấn ông nói rằng "nợ được phân vào nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn". Ngân hàng nhóm 5 như Ngân hàng Phương Nam và Công ty Tài chính dầu khí (PVFC) do Uỷ ban giám sát Tài chính Quốc Gia đánh giá thì ông trả lời thế nào? Phương Nam Bank mất thanh khoản không khả năng thu hồi trên 20.000 tỷ đồng, thì NHNN rót 10.000 tỷ đồng cùng với Quyết định xếp cho nhóm 2 để Phương Nam đi thâu tóm Samcombank. Còn PVFC - một công ty tài chính dầu khí số dư nợ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, nhưng tiền mặt cộng dồn tất cả từ ngân hàng đến két sắt vẻn vẹn 5 tỷ đồng! Vậy mà thầy trò ông dồn ép buộc ngân hàng WB phải bán cho  PVFC mà không được bán cho bất cứ ai khác dù trả giá cao hơn... Những hành động bất thường đó có tên gọi là gì vậy? Ngày hôm nay không trả lời thì cũng sẽ một ngày không xa thầy trò ông sẽ buộc phải trả lời trước nhân dân . Lưới Trời lồng lộng tuy cao mà khó thoát!

“Trần tình” nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước"
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: "Tôi cũng phải nói thật là một bộ phận không nhỏ các tổ chức tín dụng đã cố ý trong việc vi phạm phân loại nợ và trích lập dự phòng".
 Chiều 12/7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi trao đổi về vấn đề nợ xấu. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Chánh thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, chủ trì buổi trao đổi này.

Ông Nghĩa nói:

- Nợ xấu là vấn đề thường trực trong ngân hàng, vì hoạt động tín dụng luôn có rủi ro. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tín dụng luôn phát sinh những khoản nợ xấu. Đến ngày hôm nay nợ xấu đã tăng lên khá nhanh, do những lý do khác nhau, đặc biệt là tác động từ môi trường kinh doanh.

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng không có nghĩa rằng chính hệ thống ngân hàng là tác giả của những khoản nợ xấu này. Bởi vì việc phát sinh những khoản nợ xấu này là do khác hàng vay không trả được nợ dẫn đến nợ xấu. Khi nói về nợ xấu, chúng ta nói về các tổ chức tín dụng, cũng cần nói về tình hình nền kinh tế và người vay có liên quan như thế nào.

Thưa ông, vừa qua có những con số khác nhau được đưa ra về nợ xấu ngân hàng, như 4,47% rồi khoảng 10%... Ông có thể thống nhất lại cụ thể là bao nhiêu?

Cần phải xem chúng ta phân loại nợ theo tiêu chuẩn nào. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, thì điểm chung là trên thế giới không có tiêu chuẩn chung về phần loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Quy định cụ thể tại mỗi quốc gia là rất khác nhau. Hệ thống tiêu chuẩn phân loại nợ thì có nhóm tiêu chuẩn về định tính, về định lượng.

Vừa qua, có người nói nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cuối tháng 5/2012 là 4,47%, có người nói là trên 10%. Nó là thế nào?

Con số 4,47% đến 31/5/2012 là do các tổ chức tín dụng báo cáo qua hệ thống thống kê. Còn theo hệ thống giám sát của chúng tôi, chúng tôi ghi nhận nợ xấu hệ thống hiện khoảng 8 - 10%, cụ thể tới ngày 31/3/2012 là 8,6%.

Vì sao có sự chênh lệch này? Có những nguyên nhân sau.

Thứ nhất, có những tiêu chí phân loại theo định tính, theo định lượng. Có thể cùng một bảng cân đối tài chính nhưng giữa các tổ chức tín dụng lại đánh giá khác nhau. Đã theo định tính thì theo các quan điểm khác nhau trong đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, qua hệ thống giám sát từ xa, nếu có khách hành có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác nhau thì phải phân loại nợ của khách hàng đó vào nhóm có rủi ro cao hơn. Qua hệ thống giám sát từ xa, chúng tôi thu thập, khách hàng vay ở đâu chúng tôi biết, nên cơ quan giám sát làm động tác phân loại lại các khoản nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác nhau vào nhóm có rủi ro cao nhất.

Thứ hai, tôi cũng phải nói thật là một bộ phận không nhỏ các tổ chức tín dụng đã cố ý trong việc vi phạm phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định, không ghi nhận đầy đủ nợ xấu theo quy định để giảm chi phí dự phòng, cho báo cáo tài chính tốt hơn…

Cũng có một số tổ chức quốc tế nói là nợ xấu ngân hàng Việt Nam trên 10%, như Fitch nói là 13%. Tôi cho rằng khi đưa ra con số về nợ xấu thì phải giải thích với công chúng rằng hệ thống phân loại nợ họ dựa trên là cái gì.

Tôi có trao đổi với một số tổ chức quốc tế, họ nói là việc họ đưa ra những con số về nợ xấu ngân hàng Việt Nam một mặt là dựa trên tiêu chí của bản thân họ, nhưng họ không thể nào phân loại được tất cả các khoản vay trong hệ thống ngân hàng, nên chỉ thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát một nhóm ngân hàng để có thông tin về nợ xấu sau đó suy rộng ra toàn hệ thống. Cho nên, mẫu họ chọn là một câu chuyện rất lớn, thứ hai là tiêu chí về phân loại nợ của họ cũng là câu chuyện cần trao đổi.

Có câu hỏi là cứ quá hạn là nợ xấu phải không? Còn nhiều tranh cãi. Có những khách hàng họ khó khăn về dòng tiền nhưng không có nghĩa họ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Cho nên khi nghiên cứu, có một điểm chung tuổi nợ là tiêu chí tối thiểu để xác định nợ xấu, các nước đưa ra tiêu chí xếp vào nợ xấu tối thiểu là 90 ngày trở lên, quy định của chúng ta cũng vậy.

Vì sao nợ xấu đến nay đã là 12/7 nhưng nợ xấu mới chỉ tính đến 31/3/2012?

Theo quy định thì các tổ chức tín dụng hàng quý báo cáo một lần, nhưng khi chốt quỹ thì thường trễ mất khoảng một tháng rưỡi mới gửi về được. Ngân hàng Nhà nước phải có thời gian để xử lý dữ liệu, cho nên khoảng 2 tháng mới đưa ra con số nợ xấu kết thúc quý đó.

Ông có thể cho biết nợ xấu hiện đọng ở những lĩnh vực nào đáng lo ngại nhất?

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 tổ chức tín dụng Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng này, đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ.

Nợ xấu hiện chủ yếu rơi vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, là những lĩnh vực thời gian qua chịu sự tác động từ sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản.

Còn về kế hoạch lập công ty mua bán nợ xấu khoảng 100.000 tỷ đồng thì như thế nào?

Gần đây báo chí cũng đề cập nhiều về công ty mua bán nợ này. Nhưng tôi xin khẳng định là tất cả mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, chúng tôi chưa báo cáo Chính phủ một cách chính thức.

Nhưng có người nói rằng công ty này phải cần tới số lượng vốn 100.000 tỷ đồng. Chúng tôi khẳng định là không cần 100.000 tỷ đồng tiền mặt để xử lý nợ xấu các ngân hàng Việt Nam.

Thứ nhất, nếu thành lập công ty này thì chúng tôi sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính để xử lý. Thứ hai, về mặt giá trị danh nghĩa của các khoản nợ cần phải xử lý có thể lên đến 100.000 tỷ đồng, nhưng khi mua bán lại thì giá của nó dự trên cơ sở giá chiết khấu.

Với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, dư nợ hiện nay là bao nhiêu?

Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản cho đến cuối tháng 5/2012 ở khoảng 197.000 tỷ đồng. Nó chỉ chiếm một tỷ lệ không phải là lớn trong tổng dư nợ 2,6 triệu tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khoảng 12.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% dư nợ, chiếm khoảng 10,3% trong tổng nợ xấu ngân hàng theo báo cáo của các tổ chức tín dụng.

Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, do thị trường sụt giảm và khó khăn kéo dài nên xu hướng cho vay có chiều hướng giảm. Đến cuối tháng 5/2012 chỉ còn khoảng gần 12.000 tỷ đồng, nợ xấu của nó cũng ở mức tương đối thấp với khoảng 485 tỷ đồng.

Về vấn đề nợ có tài sản bảo đảm, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, có khoảng 84% nợ xấu có tài sản bảo đảm, khoảng 16% không có tài sản bảo đảm. Nếu xét theo giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị nợ xấu thì ở khoảng 135%, một tỷ lệ tôi cho là tương đối cao. Chỉ xét riêng các khoản nợ xấu có bảo đảm bằng bất động sản thì tỷ lệ này 180%, khá cao.

Bên cạnh đó, đến cuối tháng 5/2012, số tiền các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro là khoảng 67.300 tỷ đồng, tương đương với khoảng 57,2% nợ xấu.

Trong số nợ xấu hiện nay thì có bao nhiêu là có khả năng mất vốn, thưa ông?

Xin lưu ý là trong số nợ xấu đó, nợ được phân vào nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn nhưng không phải là chắc chắn mất vốn. Ở nhóm này chiếm khoảng 40%, nhưng cũng xin lưu ý là nợ nhóm 5 cũng đã được trích lập dự phòng rủi ro tương đối đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng có tài sản bảo đảm tương đối cao.
VNEconomy

TẬP ĐOÀN TRẦN THÁI LÀ AI?

Tập đoàn Trần Thái là ai mà kỷ niệm 10 năm của Tập doàn chưa được vài chục người mà VTV1 phải đưa lên cả chương trình thời sự ngày 19/9/2011?

Trần Thái chình là cái tên ghép của dòng họ Trần Minh Chí và cái họ Thái của vợ! Trần Minh Chí là ai?

Có lẽ nó đến cái tên Trần Thị Kiệm thì nhiều người biết ngay Phu nhân của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng ít người biết đến cái tên Trần Minh Chí - người em út của phu nhân Thủ Tướng và cũng là người được ba Dũng ưu ái nhất trong đám các em vợ. Nhờ vậy mà Tập đoàn Trần Thái đã lấy được khá nhiều dự án thuộc hàng KHỦNG và cho nằm ngủ tại đó suốt nhiều năm qua, trong đó có một số sang ngang làm môi giới bán cho kẻ khác như 12.500 căn nhà tái định cư của Khu Thủ Thiêm vốn xây dựng hàng chục ngàn tỷ đồng bằng tiền ngân sách của Thành Phố thì Trần Minh Chí nhờ ông anh vợ đã ôm trọn về và bán lại cho Keppel Land và mấy công ty xây dựng trong nước không có dự án  khác để lấy hoa hồng.

Hãy xem danh mục các dự án bề nổi của Tập đoàn Trần Thái dưới đây để mọi ngừoi tham khảo:


NGÂN HÀNG QUỐC DOANH NỢ XẤU CAO NHẤT


picture  
Nợ xấu của hệ thống được phân theo từng nhóm, từng vùng đáng chú ý.
 Đến 31/3/2012, nợ xấu hệ thống là 8,6%. Nhóm ngân hàng nào là tác nhân “thúc đẩy” tỷ lệ này trong thời gian qua?

Ngày 12/7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi trao đổi với báo giới về nợ xấu. Tại đây, có hai con số được đưa ra: một là, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 4,47%; hai là, theo giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, đến 31/3/2012, nợ xấu của hệ thống là 8,6%.

Có lẽ con số thứ hai tin cậy hơn. Vấn đề còn lại là trong con số đó, nhóm ngân hàng nào chiếm tỷ trọng lớn nhất? Buổi trao đổi nói trên diễn ra ngắn gọn, nhiều cánh tay giơ lên nhưng đành rút về, nên đành để ngỏ câu hỏi đó.

Nhưng, có thể tham khảo ở một kênh trong cuộc. Báo cáo chuyên đề của bộ phận nghiên cứu một ngân hàng thương mại vừa công bố có những dữ liệu cơ bản, có thể trả lời cho câu hỏi trên.

Báo cáo này khá chi tiết, khi tạo được những phân vùng thú vị. Một phân vùng là chia theo các nhóm ngân hàng khác nhau; một phân vùng là xác định hẳn “đóng góp” của nhóm G14 (14 ngân hàng thương mại lớn nhất trong hệ thống); hay tách cả phân vùng của nhóm “có vấn đề”.

Ở phân vùng thứ nhất, dữ liệu cập nhật đến 31/3/2012 cho thấy, khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm quá nửa miếng bánh nợ xấu, chiếm tỷ trọng tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối thương mại cổ phần với 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm khá nhỏ (do sự hạn chế về quy mô) với 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%.

Ở phân vùng thứ hai, dữ liệu cập nhật đến 31/3/2012 cho thấy, nhóm G14 choán một phần rộng lớn của miếng bánh, chiếm tới 62%; đáng chú ý là nhóm ngân hàng “có vấn đề” chiếm 10%; nhóm còn lại chiếm 28%.



Tỷ trọng theo phân nhóm "riêng có" lần đầu tiên xuất hiện.

Tỷ trọng theo phân nhóm truyền thống.


ĐẤT NƯỚC HỖN LOẠN LẦM THAN VÌ THẦY TRÒ NGUYỄN VĂN HƯỞNG...

Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng
Đoàn Thị Kim Hồng - Con bài của Hưởng hạ bệ Trương Tấn Sang
Liên Khui Thìn - Chồng Kim Hồng - con bài trả giá của Hưởng buộc Hồng ký đơn tố cáo Trương Tấn Sang
Qlb - Bài viết dưới đây về việc  'Nga phá âm mưu theo dõi các quan chức cao cấp' làm  tôi chạnh lòng nghĩ đến cảnh Việt Nam. Ở Việt Nam, bất cứ ai cũng bị đưa vào danh sách theo dõi mà chẳng cần bất cứ Toà Án nào cho phép. Thời Nguyễn Văn Hưởng -còn đang giữ chức Thứ trưởng BỘ công an  làm mưa làm gió thì bất cứ ai trở thành kẻ thù của cá nhân Hưởng đều bị đưa vào danh sách, thậm chí vẫn đang là bạn của y cũng vẫn không buông tha, y vẫn cho tổ chức theo dõi từ điện thoại đến Email...để tìm ra gót chân A-sin phục vụ cho mưu đồ của y khi cần. Hàng chục năm Hưởng làm mưa làm gió, kể cả theo dõi Uỷ viên Bộ Chính Trị như Lê Đức Anh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết ... y cũng chẳng tha. Tại sao y có thể lộng hành như vậy? Câu trả lời vô cùng đơn giản: Chỉ vì y nắm được gót chân A-sin của hầu hết giới chóp bu Hà Nội, cộng thêm thời nào cũng có kẻ sử dụng hắn vì mưu đồ tiêu diệt đối thủ, do vậy mà hắn vẫn thoát. Có thể nói, hầu như ai ai cũng căm thù tên mặt người dạ thú này, song luôn bên cạnh hắn là cái bóng của ai đó, khi thì Võ Văn Kiệt, lúc Võ Văn Kiệt gần hết thời thì đã trở thành đệ tử trung thành của Phan Văn Khải bằng cách phong hàm Trung tá AN NINH cho 'quý tử' phá gia chi tử Hoàn ty chạy tội giết người, làm ngáo ộp đe doạ các giới chức cho Hoàn ty, Nguyễn Đức Kiên, Hồ Hùng Anh tham gia vào các đợt đấu thầu danh nghĩa nhưng kết quả thì không giới chức nào dám từ chối những 'con gà' do Hưởng đưa vào rồi lợi dụng vào việc 'há miệng mắc quai' này của 6 Khải, Hưởng nhanh tay ra đòn thủ tiêu Thứ trưởng Bộ công an 4 Rốp - người đang phanh phui nhiều vụ việc bẩn thỉu, man rợ của Hưởng. Rồi khi Phan Văn Khải về nghỉ thì lại có ngay Nguyễn Tấn Dũng. Tưởng thời 6 Khải đã là kinh thiên dộng địa, ai dè thời Nguyễn Tấn Dũng mới là đỉnh cao của Nguyễn Văn Hưởng! 
Có thể đơn cử vài vụ việc nhỏ Hưởng đã làm cho Nguyễn Tấn Dũng:
1. Làm bẫy tiêu diệt hết đối thủ để Nguyễn Tấn Dũng rộng đường lên Thủ Tướng. Có thê kể đến hai vụ:

- Vụ Hà Phan - Uỷ viên Bộ chính trị, Nguyễn Văn Hưởng đã tham gia tích cực cùng với thế lực khác để đưa ra bằng chứng Hà Phan đã khai báo trong thời gian ở tù thời Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam. Thế là ứng viên sáng giá này chỉ còn con đường phải âm thầm từ chức về vườn.
- Vụ Trương Tấn Sang bị vợ chồng Liên Khui Thìn và Đoàn Thị Kim Hồng tố cáo 'cưỡng ép'! Hưởng đã dày công cho vụ án này, Liên Khui Thìn thì đang bị ngồi trong ngục tối vì liên quan đến vụ án kinh tế, Đoàn thị Kim Hồng thì đang 'già nhân ngãi, non vợ chồng' với Đoàn Duy Thành - Chủ tịch VCCI. Đoàn Duy Thành cũng đã hao tâm, khổ tứ để cung cúc làm cho vợ chồng Hồng được hưởng nhiều ưu đãi từ vay vốn đến các giấy phép... Cái thời bao cấp nặng nề đó muốn làm ăn được không phải đơn giản... Chồng chất áp bức! Khi Đoàn Duy Thành về nghỉ hưu những tưởng hàng chục năm đầu tư cho Kim Hồng là 'Tình yêu' đích thực, ai ngờ đâu, em quay ngoắt 180 độ để cho ông cựu Chủ tịch, cựu Phó thủ tướng đau điếng chết người! ... Hưởng đã chộp ngay đến Hồng để lên kế hoạch mỹ nhân kế để rồi sau đó tại trụ sở cơ quan an ninh Hồng chỉ phải làm một việc ký vào ĐƠN TỐ CÁO Trương Tấn Sang - Uỷ viên bộ chính trị về tội 'hủ hoá'! Nhưng chưa phải thế đã đủ, bằng lực lượng công an chìm Hưởng còn làm giả mọi chứng cứ để từ đó quan thầy Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng quy kết, chụp mũ Trương Tấn Sang dính líu đến đường dây Mafia 5 Cam - mà chính năm 2010 Hưởng lại định bẻ cong lại rằng 5 Cam không hề có tội như Tướng Nguyễn Việt Thành đã kết án thời đó... Mục đích lại định dùng vụ 5 Cam để đẩy Tướng Nguyễn Việt Thành vào tù thế chỗ 5 Cam. Nhưng kịch bản của y đã bị bại lỗ và phá sản. Bằng không thì lại thêm một vị Tướng trong sạch như Nguyễn Việt Thành chết dưới tay Hưởng như Trương Tấn Sang đã có một thời gian dài chết dưới tay thầy trò Nguyễn Văn Hưởng. Với chiêu bài Nguyễn Văn Hưởng tưng bóng và quan thầy đá bóng trong BCT, cuối cùng Trương Tấn Sang như một con gà toi sống trong căn nhà công vụ hoang vắng ngoài cậu cận vệ mang từ Miền Nam ra thì chỉ có tay chân của Hưởng 24/24 bám theo chầu trực xung quanh tìm cơ hội 'thịt' tư Sang để nhổ cái gai cho 6 Khải trừ hậu hoạ mà thầy trò Hưởng lo ngại tư Sang hồi phục sẽ lôi những hành động man rợ của y ra ánh sáng và đối với 3 Dũng thì dẹp được kẻ cạnh tranh trong tương lai! 'Nhất cử lưỡng tiện'!
2. Vụ Tây Nguyên: Hưởng xua quân đi đàn áp sự nổi dậy của người dân Tây Nguyên, cho quân mặc sắc phục tấn công người dân gây trấn động cả nước! Nhưng khi ba Dũng đang lâm nguy vì bị các Thái thượng hoàng và BCT khiển trách nặng nề. Thực ra để xảy ra như vậy là sự non nớt và hiếu thắng của 3 Dũng. Thái Thượng Hoàng Lê Đức Anh cáo già nên đã khuyên 3 Dũng - khi đó đang là Phó Thủ Tướng không nhận phụ trách Tây Nguyên. Nhưng cái thói tự cao, tự đại, đầu óc của con hổ lại tưởng mình có trí tuệ của bậc vĩ nhân, trong bụng chắc mẩm sẽ dẹp loạn Tây Nguyên bằng bài phát biểu rỗng tuếch như đã từng làm một lần trước đó vài năm để gây thanh thế! Tình thế đã khác xa, cái bài hứa hẹn rỗng tuếch và mỵ dân chẳng còn tác dụng mà chỉ làm lòng dân căm phẫn thêm, thế là đổ máu, hỗn loạn.... Hưởng đã dùng cái đầu đầy bẩn thỉu của hắn để nghĩ ra trò đổ tội cho Trần Đại Quang và ám chỉ Trần Đại Quang đang thực hiện mưu đồ của ai đó nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng... Ngay lập tức Trần Đại Quang bị bắn đi hàng ngàn km và 3 Dũng có cớ để khuyếch đại 'cái kế hoạch của các thế lực thù địch tạo ra' và thoát hiểm ...
3. Trước Đại Hội Đảng XI khoảng hơn 1 năm, Hưởng đã nghĩ ra bản kế hoạch an ninh 'đảm bảo cho Đại hôi thành công' bằng cách lập ra 01 bộ máy do an ninh của Bộ Công An và TC2 của Bộ Quốc Phòng phối hợp. Mục đích to lớn ngầm của thầy trò Nguyễn Văn Hưởng là để theo dõi TẤT CẢ CÁC UỶ VIÊN BCT và tiễu trừ tất cả những mầm mống đối kháng CÁ NHÂN Nguyễn Tấn Dũng, để đảm bảo 3 Dũng lên TỔNG THỐNG! Kế hoạch của y bị phá sản vì TC2 không tham gia. Tổng cục trưởng TC2 là người mới lên đã đánh bài chuồn không ló mặt ra tham dự các cuộc họp do Nguyễn Tấn Dũng chủ trì... Vậy là Nguyễn Văn Hưởng lại một mình một chợ giương oai, múa võ truy tìm mọi mầm mống để tiêu diệt trong trứng nước.... Song bị thất bại chỉ vì thói ăn tạp của quan quân Hưởng... Đây là chỗ Hưởng thua TC2 là vậy!
4. Vụ Vinashin: Trước tình thế Vinashin như chảo dầu sôi cả ngàn độ C, ba Dũng có nguy cơ bị đuổi về do sự chất vấn của Quốc Hội, báo chí đồng loạt tấn công. Thầy trò Hưởng đã tính ngay chiêu bài: Trước sau gì Phạm Thanh Bình cũng sẽ bị khởi tố bắt tạm giam. Phương án: Thà rằng bị bắt trong tay 'nhà' mình còn giữ lại được của cải.... Nguyễn Văn Hưởng là kẻ thuyết pháp Phạm Thanh Bình đồng ý phương án để Hưởng 'bắt' đưa về cho an dưỡng, hàng ngày rượu thịt vợ con, đệ tử ra ra, vào vào chăm sóc... Chả thế mà Bình đã kêu với Hưởng "Anh ơi em ở đây béo ra mất..." - 'Ấy chớ, không được béo lên, ở đây phải lo tìm cách tái cơ cấu Vinashin chứ...!
5. Gần đây thì Nguyễn Văn Hưởng đóng vai trò to lớn trong chiến dịch thâu tóm quyền lực kinh tế, gây rối loạn xã hội để tiến đến thâu tóm quyền lực chính trị, tiếp tục trung thành thực hiện kế hoạch tiêu diệt các phe cánh đối thủ bị dở dang trước đây để đưa Nguyễn Tấn Dũng lên TỔNG THỐNG! Các vụ thâu tóm Ngân hàng, các vụ thâu tóm doanh nghiệp, dự án, vụ án Văn Giang đều là bàn tay của Hưởng. Hiện nay Hưởng đang 'lặn' rất kỹ, không ai nhìn thấy hắn xuất hiện như trước đây và từ bóng tối vươn tay điều khiển - Đây đúng là bản chất của Hưởng! Hưởng cũng đã tính phòng xa nếu Nguyễn Tấn Dũng 'phản phé', do vậy điện thoại của ngay ba Dũng cũng không thoát khỏi nghe trộm của Hưởng. Các loại điện thoại của Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Phùng Quang Thanh đều bị Hưởng cho theo dõi. Nhóm Mafia sói Nga cung cấp tiền để mua và Hưởng cho cài người vào các hãng viễn thông và những kẻ tay sai này vẫn hàng ngày hàng giờ cung cấp cho Hưởng mọi động thái của chính ngay giới chóp bu này. Vậy thì những người dân thường khác là cái gì mà Hưởng phải e ngại?
6. Kế hoạch ám sát Trương Tấn Sang mà Hưởng tin rằng nếu Tư Sang - người nổi tiếng với câu 'Bầy sâu' mà phất cờ, chắc chắn nhân dân sẽ cổ suý  theo thì Hưởng sẽ không còn đất để trốn...
 
Nếu một mắt xích bị phá vỡ thì cả sợi dây sẽ rơi rụng. NGUYỄN ĐỨC KIÊN, HỒ HÙNG ANH, NGUYỄN ĐĂNG QUANG, TRẦM BÊ - Một trong những kẻ này đều là những mắt xích nhúng sâu vào tội ác cùng với Nguyễn Văn Hưởng. Chỉ cần phá một trong mắt xích này sẽ lập tức phá tan cả đường dây của chúng. Hưởng vừa danh nghĩa là cố vấn Thủ Tướng, vừa là cố vấn của nhóm Mafia này.
Trước đây vụ án 5 Cam gây trấn động thực ra nếu so với những bố già NGUYỄN ĐỨC KIÊN, HỒ HÙNG ANH, NGUYỄN ĐĂNG QUANG chỉ như so sánh con mèo với con hổ hoá thành tinh mà thôi! 5 Cam chỉ ảnh hưởng trong giới giang hồ Sai Gòn. Còn các bố già NGUYỄN ĐỨC KIÊN, HỒ HÙNG ANH, NGUYỄN ĐĂNG QUANG là giới đầu sỏ LŨNG ĐOẠN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ. Những gì chúng đang thực hiện chính là bản sao những gì đã diễn ra tại Liên Xô trước đây. Những bố già này là CÔNG CỤ TRONG TAY NGUYỄN VĂN HƯỞNG VÀ NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỂ PHỤC VỤ MƯU ĐỒ 'ĐẢO CHÍNH' HẠ BỆ, GIẾT SẠCH NHỮNG NGƯỜI CẢN ĐƯỜNG ĐỂ ĐƯA NGUYỄN TẤN DŨNG LÊN TỔNG THỐNG ĐỘC TÀI PHÁT XÍT. 
Nếu Giới chóp bu Hà Nội xem thường, tự đắc cho rằng mình nắm được tình thế, không cân nhắc đến những cảnh báo thì rồi sẽ đến ngày rất sớm thôi, chính các ngài sẽ bị đòn thù của chính thầy trò Nguyễn Văn Hưởng trở thành những kẻ chỉ biết nhăn răng cười như đười ươi hay đột tử vì nhồi máu cơ tim.... và đất nước sẽ rơi vào cảnh lầm than khủng khiếp...
Vận mệnh của đất nước trong tay các ngài, 13 TRỤ CỘT CỦA ĐẤT NƯỚC tại sao lại hèn nhát đến như vậy? Tại sao cam tâm để cho một Hít le mới ở Việt Nam đàn áp nhân dân, cướp bóc, ăn thịt sống doanh nghiệp, đẩy nhân dân đến chỗ bần cùng hoá mà các ngài vẫn bình thản được sao?
Dân đen Hà Nội xin cảnh báo
 Tham khảo:
'Nga phá âm mưu theo dõi các quan chức cao cấp' 
Ngày 16/7, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ cựu sỹ quan an ninh Smirnov A. và nhân viên bảo vệ Mikhailenko A. về tội tổ chức nghe trộm điện thoại và theo dõi trái phép nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền Nga và tòa thị chính Mátxcơva.

Tiến hành khám nhà hai đối tượng trên cùng trụ sở Công ty bảo vệ tư nhân Belgan, các nhân viên FSB đã tịch thu được nhiều tang vật và tài liệu minh chứng cho hoạt động phạm pháp cùng nhiều vũ khí, đạn tàng trữ trái phép.

Điều 137 và 138 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định hình phạt tiền 80.000-200.000 rúp (2.500-6.200 USD) và phạt tù bốn năm đối với loại tội phạm này./.

(Vietnam+)