- Nghe Trường Sa làng ta (ĐĐK). – Chuyến tàu đặc biệt ra Trường Sa: Sóng ‘yêu’, sóng ‘ghét’ (TP).
- Một năm ‘Tam Sa’, TQ liên tục hành động phi pháp (VNN). – Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm phạm Hoàng Sa (VNE). - Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ tuần tra ở vùng biển tranh chấp (TN). – Hải tuần 21 Trung Quốc tuần tra trái phép ở Hoàng Sa (VTC). – Trung Quốc lên kế hoạch đưa thủy phi cơ ra ‘thành phố Tam Sa’ (China Daily/ TP). – Bắc Kinh leo thang xâm phạm Hoàng Sa (TN). Tàu Hải tuần 21 sau khi rời đảo Phú Lâm – Ảnh: China.org.cn =>
- Trung Quốc chính thức thành lập cảnh sát biển (Kichbu). – Hung hăng trên biển, Trung Quốc đạt mục tiêu? (VnM). – TQ lập lực lượng tuần duyên hùng hậu, nguy cơ va chạm gia tăng (RFI). “Lực lượng tuần duyên mới sẽ ‘nhận dạng và đáp trả nhanh chóng, nhân danh luật pháp, đối với các hành động gây tổn hại cho các quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc’.” – ‘Tăng căng thẳng’ vì cảnh sát biển TQ (BBC). – Thân xác “tàn tạ” tàu Liêu Ninh ngày về Trung Quốc (KT).
- Lập đường dây nóng nhận thông tin chủ quyền biển đảo (CP).
- Việt Nam trở thành khách hàng vũ khí rất quan trọng của Nga (ANTĐ).
- Nhật sẽ cho Trung Quốc biết thế nào là tàu ngầm AIP mạnh nhất thế giới (ANTĐ). – Nhật sẽ “viện trợ” tàu tuần tra cho Philippines (NLĐ).
- Mỹ thề không rời châu Á (VNN). – Mỹ tái khẳng định chiến lược hợp tác với Châu Á – Thái Bình Dương (RFI). - Màn lưới bủa vây (Phi Vũ). – Mỹ công nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong chính sách xoay trục qua châu Á (RFI).
- KÝ ỨC “ĐÁNH TRẢ BỌN XÂM LƯỢC” TRONG TÀI LIỆU BIÊN PHÒNG (Mai Thanh Hải). Nhờ bác Mai Thanh Hải mà BTV đọc được bài gốc ở đây: Bản lĩnh chính trị và đặc trưng truyền thống của Bộ đội Biên phòng (Biên phòng VN). Đọc xong mới phát hiện ra một điều: Biên giới Việt Nam dường như giáp với Mỹ! Trong bài nói về Bộ đội Biên phòng, mà không hề thấy chữ “Trung Quốc” hay “phương Bắc”, trong khi đó, có thể đếm được tới 22 chữ “Mĩ” và “giặc Mĩ”! Chẳng lẽ “bản lĩnh chính trị và đặc trưng truyền thống của Bộ đội Biên phòng” mà người viết muốn cho mọi người biết là như thế sao?
Còn đây nữa, Bộ đội Biên phòng không lo bảo vệ biên giới, bảo vệ dân, bảo vệ Tổ Quốc, lại đi bảo vệ đảng, trách sao bị mất đất, biên giới, lãnh thổ bị TQ xâm phạm: “Đó cũng là biểu hiện tập trung của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của BĐBP trong nửa thế kỉ qua mà nổi bật là mấy đặc trưng truyền thống sau đây: Một là, tận trung với Đảng, kiên quyết sống chết bảo vệ Đảng, còn Đảng thì còn mình“.
- MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? – Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh (Ngày đêm). – Dân làm game Việt cũng chẳng ưa gì Trung Quốc (GameK).
- Tô Văn Trường: VINH DANH MỘT SỨ THẦN NƯỚC NAM (Bùi Văn Bồng).
- Nhan nhản ‘phố Tàu’: Đại biểu quốc hội nói gì? (VTC). – Hà Nội sẽ xử nghiêm nếu có nhiều biển tiếng Trung (VNN).
- Nguyễn Thanh Giang: Nghi vấn với Tuyên bố chung VN – TQ do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết (ĐCV). - Hoàng Sa và Trường Sa không là bận tâm của quan hệ Việt – Trung (Chúa cứu thế). – GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Băn khoăn một Việt Nam đen tối (RFA). “Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo. Chúng tôi nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục cái bốn tốt và mười sáu chữ vàng thì không bao giờ chúng ta có kế sách hữu hiệu để đối phó mà rất có thể sẽ rơi vào vòng tay của Trung Quốc”.
- Chủ tịch Việt Nam lên đường thăm Mỹ (BBC). – Chủ tịch Việt Nam lên đường thăm Hoa Kỳ (RFA). – Sự kiện đặc biệt trong quan hệ Việt – Mỹ (VTV). – Chủ tịch nước thăm Mỹ: Cơ hội cho các vấn đề chiến lược (NLĐ). – Video: PV: Ông Nguyễn Quốc Cường – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ (VTV). – Vài nét về White House – Nhà Trắng (Hiệu Minh). – Lão Nông – Thư ngỏ gửi Người Cũ (Dân Luận).
- Phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: ‘VN trông đợi nhiều từ chuyến thăm Mỹ’ (BBC). – ‘Chưa đủ ủng hộ để bán vũ khí cho VN’ (BBC). “Vấn đề bán vũ khí sẽ liên quan tới cả Quốc hội và chính quyền và Quốc hội thường hay gắn bán vũ khí với nhân quyền. Nhìn từ phía Hoa Kỳ, không có vẻ là đã có đủ ủng hộ cho việc bán vũ khí”.
- Blogger Lê Anh Hùng: Quan hệ Mỹ-Việt-Trung và chuyến thăm đầy phấp phỏng của ông Sang (VOA). “Trong khi Mỹ quá quan trọng với Việt Nam thì Việt Nam lại chỉ là một quân cờ trên bàn cờ chiến lược toàn cầu của Mỹ… các nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rằng số phận của họ, chứ không phải của Đảng CSVN, mới gắn liền với số phận của dân tộc này. Và họ vẫn còn đầy đủ cơ hội – dù thời gian không còn nhiều bởi xã hội Việt Nam đang biến chuyển rất nhanh – để tự định đoạt số phận của mình: tiếp bước Myanmar, dân chủ hoá đất nước và hoà nhập vào thế giới tự do – dân chủ để không chỉ cứu nước mà trước hết là tự cứu lấy mình”.
- Ðề tài đàm phán Việt-Mỹ: Thương mại, nhân quyền và Trung Quốc (VOA). “Ông Brown nói các căng thẳng về quần đảo Trường Sa là một phần lý do vì sao Hoa Kỳ sẽ có một lập trường mạnh trong các cuộc đàm phán, vì Việt Nam và các nước khác ở Ðông Nam Á coi Washington như một đối trọng với các tham vọng về biển của Trung Quốc”.
- Trước giờ gặp nguyên thủ Việt – Mỹ (BBC). “Nhân quyền, trong đó có quyền thành lập công đoàn độc lập, không chỉ là chủ đề có trong các vòng đàm phán để Việt Nam gia nhập TPP mà còn là rào cản đối với lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”. – Chương trình nghị sự cho cuộc họp Obama-Trương Tấn Sang (VOA). – HRW : Nhân quyền phải được đặt lên hàng đầu trong thượng đỉnh Mỹ-Việt (RFI). “Human Rights Watch đề nghị chính quyền Obama phát biểu công khai về các trường hợp bất đồng chính kiến đặc biệt, như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), luật sư Lê Quốc Quân”.
- TIN TỨC BUỔI HỌP BÁO CỦA CÁC DÂN BIỂU LORETTA SANCHEZ, ED ROYCE, ALAN LOWENTHAL CHRIS SMITH VÀ SUSAN DAVIS VỀ VÁN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM – NGÀY 23 THÁNG 7 TẠI HOA THỊNH ĐỐN, HOA KỲ (TNM). Nhằc chủ trang: có một số hình ảnh buổi họp báo, không hiểu sao không đưa lên? – Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng (VOA). Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ: “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề nhân quyền, chính quyền Hoa Kỳ có một ưu thế vô cùng lớn nếu quyết định lên tiếng về vấn đề này và khẳng định rằng nó buộc phải là một phần của cuộc đối thoại vì Việt Nam hiện nay mong muốn có một mối quan hệ gần gũi với Mỹ”. – Họp báo về nhân quyền trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch VN (RFA). – ‘Nhân quyền VN nên được coi là ưu tiên’ (BBC).
- Phỏng vấn bác sỹ Nguyễn Quốc Quân: ‘VN vào TPP để bớt lệ thuộc Trung Quốc’ (BBC). – ‘Hoa Kỳ muốn giám sát VN’ (BBC). – Lơi ích TPP: Dệt may VN không có “cửa” (RFA). - TÍNH ĐA PHƯƠNG, ĐA CHIỀU CỦA TPP (Bùi Văn Bồng).
- Đối thoại Mỹ – Việt: TPP hay nhân quyền là vấn đề chính? (RFA).
Có một điều
rất quan trọng đáng bàn, nay nhân câu hỏi của bài viết trên, thấy cần
phải nêu ra. Đó là những khó khăn, rối rắm, mù mờ không dễ xử lý, liên
quan Trung Quốc và nhân quyền trong mối quan hệ của các nước như Hoa Kỳ,
EU với chính quyền CSVN. Có thể tóm gọn những cái khó này trong mấy gợi
ý:
1 – Lợi ích
riêng, trong đó kinh tế đóng vai trò quan trọng, của (các) quốc gia,
buộc họ phải cân nhắc khi muốn gây áp lực với chính quyền VN.
2 – Thế
nhưng, cũng chuyện kinh tế, như TPP, thì lại được ẩn sau đó là vấn đề TQ
và nhân quyền. Về hình thức, câu hỏi trong tựa đề của bài trên có vẻ
như không chú tâm tới điều này. Vì muốn vào TPP, chính quyền CSVN cũng
phải đáp ứng không ít đòi hỏi liên quan nhân quyền, trong đó có một nan
đề không hiểu họ sẽ phải dở những trò mèo gì để vượt qua, là phải có công đoàn độc lập. Với vấn đề TQ, hiệp định TPP cũng góp phần phân hóa, giảm bớt ảnh hưởng xấu của TQ lên VN, ví như việc ngăn chặn hàng TQ núp bóng VN để xuất sang Mỹ, …
3 – Trong
nội bộ chính quyền VN, những kẻ luôn muốn níu kéo mô hình chính trị,
kinh tế, xã hội cũ, muốn đất nước ngày càng nằm trong vòng lệ thuộc TQ
chính là những kẻ chống lại việc gia nhập TPP. Những cơ hội tham gia Hiệp định thương mại Việt-Mỹ
và gia nhập WTO trước đây đã bị chúng phá hoại, làm cho VN luôn bị lỡ
nhịp, đi sau TQ, chính là từ những ý đồ đó. Vì vậy, đấu tranh vạch mặt
bọn này cũng rất cần thiết.
4 – Cũng
liên quan chuyện nội bộ, không thể không đặt dấu hỏi cho những hiện
tượng xấu về nhân quyền trước chuyến đi của ông CTN, rằng liệu có phải
có bàn tay của các thế lực muốn cản trở mối quan hệ Việt-Mỹ, hay thực ra
hiện tượng đó cũng nằm trong ý đồ rất thống nhất, nhất quán trong toàn
bộ ban lãnh đạo CSVN trong lối ngoại giao đi dây, kể cả đối nội cũng “đi
dây”? Như vậy, những màn đấu đá nội bộ, được giải thích cho những vụ
việc liên quan nhân quyền kia, suy cho cùng, cũng chỉ là “tương kế tựu
kế”, đánh lừa dư luận của những người CSVN nổi tiếng láu cá? Có nghĩa,
họ nhất trí phải tìm cách làm vừa lòng TQ và lực lượng bảo thủ ngu muội
trong đảng, cùng loại tay sai Trung Cộng nhưng vờ bảo thủ, bằng vài động
thái “thí mạng cùi” những người đấu tranh vì chủ quyền và nhân quyền.
Nếu đúng vậy thì có thể họ đang sung sướng cho là không khí tranh đấu
đòi lại công lý cho những người này đang làm loãng sự chú ý và nhuốm màu
u ám cho chuyến đi của ông CTN?
Cùng với
“chiến thuật” nói trên, là toan tính của không ít người trong chính
quyền VN với lập luận cho rằng phía chính phủ Mỹ, vì muốn tránh VN ngả
hẳn vào TQ, và dùng chiến thuật khéo léo, từ từ, … để lôi kéo, chắc chắn
sẽ không gây áp lực nhiều lên phía VN về chuyện nhân quyền, mà chỉ thể
hiện ở mức độ mà công luận, Quốc hội Mỹ khả dĩ chấp nhận được mà thôi.
Cho nên, người ta đã không phải ngần ngại xử lý với những người tranh
đấu cho chủ quyền, nhân quyền trong nước, mà không sợ ảnh hưởng quan hệ
Việt-Mỹ.
Xin được
đưa thêm vài hiện tượng liên quan nhận xét trên: mấy ngày nay, có hàng
loạt hoạt động mang tính “tố cáo tội ác Mỹ-Ngụy” được khuyếch trương,
như VTV1 lại khởi chiếu lần nữa bộ phim “khủng bố” nhiều tập “Biệt động
Sài Gòn”, chỉ sau lần chiếu trước có 1-2 tháng. Ngoài ra họ còn quảng
cáo sắp chiếu bộ phim về Nhà tù Côn Đảo. Còn ở Đà Nẵng thì đang có cuộc
triển lãm về hậu quả chất độc da cam …
5 – Một khả
năng khác cũng là vấn đề nội bộ VN, ngày càng khó che đậy, là những
động thái tranh giành ảnh hưởng cá nhân, phe nhóm, với TQ, với Mỹ, và
với cả công luận trong nước.
Vài thông tin bên lề chuyến đi của ông
CTN: + Vấn đề “đối tác chiến lược” chắc chắn chưa được thuận lợi, mà phe
“chống” rất mạnh là từ Bộ Quốc phòng, trong khi phía Ngoại giao thì lại
rất tích cực. + Vấn đề vũ khí sát thương có khả năng sẽ có bước tiến
chút ít. - Blogger Điếu Cày tiếp tục tuyệt thực sang tới ngày thứ 30 (VOA). – Điếu Cày đã tuyệt thực sang ngày thứ 31 liên tiếp, không rõ sống chết ra sao (DLB). – BS Phạm Hồng Sơn : « Dư luận phải áp lực mạnh hơn để cứu blogger Điếu Cày » (RFI). - Mang đủ 12 còng số 8 ra đây (FB Nguyễn Tường Thuỵ). “Tôi hiểu, tất cả đều đã căm phẫn đến tột độ và tất cả đều sẵn sàng cho chúng bắt“. – Các nhà hoạt động xã hội biểu tình tại Nghệ an đòi tự do công lý cho Điếu Cày (Xuân VN). – Ủng hộ Điếu Cày trước cổng nhà tù: Support to Dieu Cay shown in front of the prison’s gate (FB Phạm Hồng Sơn). =>
- HÃY LÊN TIẾNG CHO BLOGGER ĐIẾU CÀY (FB Hội AEYN/ TNM). – Video: Đêm Không Ngủ Ủng Hộ Blogger Điếu Cầy – Phỏng Vấn BS Phạm Hồng Sơn (Anhem Yeunuoc). – Đêm Không Ngủ Ủng Hộ Điếu Cầy – Phỏng Vấn Chị Tân & Dũng
- VKS Nghệ An xác nhận blogger Điếu Cày tuyệt thực (Chúa cứu thế). – Phỏng vấn bà Dương Thị Tân: Gia đình blogger Điếu Cày lên án thái độ của Viện kiểm sát Nghệ An (RFI).
- PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: KÊU GỌI HỖ TRỢ CHO MỘT BLOGGER CÓ THỂ CHẾT VÌ TUYỆT THỰC (RSF/ DTD). – RSF kêu gọi hành động khẩn cấp cứu tính mạng blogger Điếu Cày (RFI). “Tình trạng sức khỏe của Điếu Cày đòi hỏi phải có một phản ứng khẩn cấp của cộng đồng quốc tế, lên án việc đối xử phi nhân tính của chính quyền Việt Nam đối với Điếu Cày và gia đình ông và làm mọi việc có thể để blogger được trả tự do. Chúng tôi yêu cầu các đại sứ quán lần lượt có các biện pháp hỗ trợ các thân nhân của ông Điếu Cày trong các yêu cầu của họ để được thăm gặp ông thường xuyên”. – BS Nguyễn Thùy Trang: MỘT NGƯỜI TUYỆT THỰC ĐƯỢC BAO LÂU ? NHƯ TRƯỜNG HỢP ANH ĐIẾU CÀY RA SAO ? (TNM).
- “Đảng ta” hay “đảng tà”: Hãy mở miệng ra đi chứ! (Bà Đầm Xòe). “Sao ‘đảng ta’ im như bồ thóc mãi vậy. Đảng sợ gì? Sợ Tàu à? Đảng mưu tính chiến lược, chiến thuật gì trên một thân xác người tù tuyệt thực đã 30 ngày, sắp chết, như vậy? … Điếu Cày- Nguyễn Văn Hải mà chết ở trong tù, tôi e cái từ ‘đảng ta’ đầy tự hào của các đồng chí phải muối mặt mà nhận về cái từ ‘đảng tà’, chứ nào có chỗ để chứa cái từ ‘đảng ta’ nữa“.
- 19 NGO gửi thư cho Tổng thống Obama: Hãy yêu cầu Chủ tịch Việt Nam trả tự do cho Lê Quốc Quân (SEAPA/ DTD). – Bản tiếng Anh: Vietnam : Open letter to the President of the United States of America, Barack Obama (TNM). – Thư ngỏ lần 2 của ông Trần Văn Huỳnh đến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (Dân Luận).
- Nhà thơ Trần Tiến Dũng: Khi xôi Việt Nam đón bánh McDonald’s (BBC). “Như xứ Cộng sản Trung Quốc, cộng sản Việt Nam cũng tạo điều kiện cho dân có tiền hưởng thụ hầu hết hàng hiệu của chủ nghĩa tư bản, duy ‘món’ giá trị nhất là dân chủ, dân quyền thì dân nghèo và cả dân giàu đều có thể mơ, nhưng cấm xài”.
- CPJ: Nghị định 72 là ‘mối nguy mới’ (BBC). “Những hạn chế quy định trong nghị định mới này nhằm mục đích bắt các công ty Internet trên toàn cầu như Google, Facebook và một số khác phải đồng lõa với việc tăng cường đàn áp tự do Internet”.
- Vận động cho tự do tôn giáo tại Việt Nam (RFA). – Nhạc phẩm TRẢ LẠI CHO DÂN (SBTN):
- Cảnh báo: Tin tặc mạo danh Danlambao gửi thư lừa đảo, cướp mật khẩu (DLB).
- Đảng cộng sản Việt Nam và công cuộc Đổi màu (Trịnh Hữu Long). – Những quy luật của thời gian (Minh Văn). “Thay cũ đổi mới, vốn là quy luật phát triển xưa nay. Mong rằng Chính phủ hiện thời hãy vì lợi ích dân tộc mà tuân theo quy luật đó, chớ vì lợi ích riêng tư của bè đảng mà đi ngược lại xu thế toàn cầu“.
- ĐẢNG ƠI, CHỐNG THAM NHŨNG KHÔNG KHÓ ĐÂU ! (Ngô Minh). – Tư liệu: Nào mọi người cùng….”chạy”….(Hồng Lê Thọ) (NLG).
- Cải cách tư pháp tại Việt nam – kiểu thịt chó mắm tôm hay sân khấu hài hết thời (Xuân VN). – Về vụ án Đoàn Văn Vươn: Xin đừng bỏ cuộc… (Quê Choa).
- Tôi trở thành Dân Oan (Chúa cứu thế). – Hồ sơ Dân oan Tuần 15 (Chúa cứu thế). – Nguyễn Mộng Hoài: Câu chuyện đất cát ở nước ta (Quê Choa). - Lê Tự: Những ông… vua con (Quê Choa). “Viết đơn kiến nghị, tố cáo thì bị quy chụp là chống lại đường lối chính sách của Đảng, là vi phạm pháp luật. Những người dân trung thực, dám đấu tranh, dám đưa đơn thì bị những ông vua con cản trở bằng nhiều thủ đoạn. Đơn thư bị ngâm tôm không giải quyết, hoặc giả có giải quyết thì sai lệnh nội dung, quy trình, để quá thời hiệu…nói chung là rất phức tạp…”
- CHỈ ĐẠO LẠ CỦA BỘ HỌC (Sơn Thi Thư). – Đề nghị Bộ LĐ-TB-XH cho về vườn ngay ông quan hủ lậu này (Nguyễn Thông). “Chả là sau khi dư luận xôn xao một cách rất chính đáng việc lãnh đạo Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành thông tư số 24 tặng điểm ưu tiên cho bà mẹ VN anh hùng nếu các cụ đi thi đại học, bộ này đã biết lắng nghe và sửa sai, cụ thể hủy bỏ ngay điều vô lý, phi thực tế. Vậy mà có người lên tiếng phản bác sự cầu thị, tiếp thu của Bộ GD-ĐT. Người đó là ông Khoa“.
- Vụ 3 trẻ tử vong: Nghi ngờ vắc-xin có “chất lạ” (NLĐ). – Phỏng vấn ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội: 3 trẻ tử vong: Bộ trưởng Y tế có thấu nỗi đau? (KT). “Người đứng đầu Bộ Y tế nên trực tiếp đến thăm hỏi các gia đình nạn nhân. Phải đặt mình vào vị trí của cha mẹ có con bị tử vong để hiểu nỗi đau của họ”. – VỤ BA TRẺ SƠ SINH TỬ VONG VÀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM (Nguyễn Minh Tuấn). – Sinh mạng thai phụ và trẻ sơ sinh đang bị các bệnh viện quốc doanh đe dọa ! (Chúa cứu thế). – Nên lùi thời gian tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh? (VietQ). – Nhiều bệnh viện ngừng tiêm văcxin viêm gan B cho trẻ (VNE). – Sẽ họp Hội đồng tư vấn và sử dụng vaccine viêm gan B (VOV).
- Thêm chỉ đạo quan trọng về Vinashin (VnEco).
- Pháp luật hình sự còn “trống“ nhiều quy định (PLVN).
- Chính phủ sẽ quyết vụ “xe không chính chủ” (NLĐ).
- Hà Nội: Khẳng định sai phạm tại quận Đống Đa (VnM).
- Viện phó viện sinh thái xây nhà lấn chiếm (VietQ).
- Ngân hàng Nhà nước có phó thống đốc mới (BBC).
- Vân Thảo: TRƯỚC NHỮNG “CỐI XAY GIÓ” (Bùi Văn Bồng).
- VN vẫn chưa có thuốc độc để tử hình (BBC).
- Vĩnh Yên: Phiên tòa yếu kém và vô cảm ? (Tầm nhìn). Phiên tòa xanh màu áo Công an ( Và một chú thích ảnh thú vị khác nữa: “Rừng che Nhà báo, rừng vây bị cáo”) =>
- Tìm ra nguyên nhân gây đói nghèo của đất nước rồi: ‘Đất nước nghèo vì đàn ông Việt ham nhậu’ (VNE). Nhưng mà vì sao đàn ông VN ham nhậu? Chẳng phải mọi chuyện đã có “đảng và nhà nước” lo rồi, đàn ông VN biết làm gì bây giờ ngoài chuyện nhậu nhẹt, gái gú, chân dài, chân ngắn? Tác giả bài viết so sánh VN với Nam Hàn: “Các bạn cứ nhìn sang nền kinh tế của Hàn Quốc sẽ thấy. Họ là một đất nước có diện tích nhỏ chưa bằng 1/3 nước ta, đất nước họ ít tài nguyên, dân số chỉ bằng một nửa nhưng GDP gấp 10 lần nước ta, tại sao vậy? Tất cả là từ trí tuệ, sức lao động, cần kiệm của con người mà ra“. Sở dĩ đất nước người ta giàu có, văn minh như vậy là vì người ta không có “đảng và nhà nước” lo.
- Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 10) – Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 11) (BoxitVN).
- Trung Quốc công bố Điều lệ Quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài-Nhân tài cấp cao có thể xin thị thực nhân tài (CRI).
- Ông Tập gây ngạc nhiên vì chào ‘người đẹp’ (BBC). – TQ ‘cấm xây trụ sở trong 5 năm’ (BBC). - Trung Quốc cấm xây dựng mới trụ sở chính quyền trong 5 năm tới (HNM). – Trung Quốc: Hai viên chức kế hoạch hóa gia đình bị giết (RFI).
- Mỹ: Đã đến lúc Triều Tiên phải lựa chọn đường đi (TTXVN). – Bắc Triều Tiên ngưng xây bệ phóng hỏa tiễn một cách bí ẩn (VOA). – Bình Nhưỡng ngưng xây dựng cơ sở phóng tên lửa tầm xa thế hệ mới (RFI). – Bắc Triều Tiên: Nước lụt nhận chìm địa điểm phi công Mỹ rơi máy bay năm 1950 (VOA).
- Nhà đối lập Cam Bốt Sam Rainsy không được ứng cử Quốc hội (RFI). – MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ HUN SEN (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Myanmar thả hơn 70 tù chính trị (NLĐ). – Miến Điện trả tự do cho 70 tù chính trị (RFI). – Miến Điện đặc xá tù nhân chính trị (VOA). – Miến Điện ân xá cho 70 tù nhân chính trị (VOA).
- Trung Quốc lại có thêm hành động hung hăng mới (VnM). – 16.000 quân, 11 đội tàu chiến TQ sắp đến Biển Đông (PN Today). – Không quân Hải quân Trung Quốc mạnh cỡ nào? (KT).
- Trung Quốc ngày càng lo sợ Thủ tướng Nhật (Infonet). – Đội tàu chiến Trung Quốc thách thức Nhật (PLTP).
- Trung Quốc đề nghị Mỹ “chấm dứt trò chơi nguy hiểm” (Infonet). – Mỹ – Trung cùng tung chiến lược, ai thắng ai? (VNN). – ‘Siêu mắt thần’ Mỹ không để tên lửa Trung Quốc kịp ‘cựa mình’ (Soha). – Thực hư Mỹ “xoay trục” sang Châu Á (KT).
- Gắn camera chống bức cung, nhục hình? (PLTP).
- Nếu không có clip của người dân quay lại, CSGT lại phải chịu oan gia? (GDVN). – ĐB Quốc hội ủng hộ việc bắn người trêu tức cảnh sát – một góc nhìn thiên lệch (SM).
- Xây dựng chính quyền đô thị ở TP.HCM: Nên bắt đầu từ đâu? (SGTT).
- Ban kinh tế Trung ương biên chế 120 cán bộ (PN Today).
- Qua rồi cụ Lý toét, bác Ba đùa! (LĐ).
- Hà Nội lúng túng thu phí đường xe máy (VNN). – Hà Nội thu phí đường bộ xe máy: Lúng túng đủ đường (TP).
- Xuất lậu khoáng sản: Đụng vào là lợi ích nhóm! (PN Today).
- 3 trẻ chết cùng lúc sau tiêm: Sự cố chưa từng có (VNN). - 3 trẻ tử vong sau tiêm chủng: Phát hiện nhiều bất thường (DV). - Bệnh viện đúng hết, trẻ sơ sinh vẫn chết! (VNN). - Cha mẹ cân nhắc, bệnh viện lừng khừng (SGTT). - Khi lãnh đạo ngành y tế rào đón chuyện nhạy cảm (TVN). – Cần câu trả lời rõ ràng (TN). - Tìm đúng nguyên nhân để vá lỗ hổng (DV). - Hành chính phủ quyết trái tim (DV). – Khi người dân không còn khả năng ‘sốc phản vệ’ (TVN). – Đi tìm niềm tin vào chích ngừa (SGTT).
- Triều Tiên ngưng xây bệ phóng tên lửa một cách bí ẩn (PT). – Triều Tiên “bỏ rơi” bãi phóng tên lửa (KP).
KINH TẾ- Khi các “tay mơ” cùng… mơ (NCĐT).
- Tín dụng cuối năm: Tăng tiền ra, giảm nợ xấu (Công Thương).
- Thêm ẩn số trên thị trường vàng (VnEco). – Góc nhìn mới về thị trường vàng: “Độc tôn” là cần thiết(?) (PL&XH). – Đấu thầu 26.000 lượng vàng để giải “cơn khát” (NLĐ).
- 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt (TT).
- “Sập bẫy”… chồn nhung đen (LĐ).
- Giá heo hơi tăng do xuất đi Trung Quốc (Công Thương).
- “Ông lớn” Việt thu lợi gì khi dốc tiền sang Lào? (KT).
- Paul Krugman: “Kinh tế Trung Quốc sắp đâm vào Vạn Lý Trường Thành” (VnEco).
8h45′:
- VAMC vừa mua nợ xấu vừa được đầu tư (PLTP).
- Băn khoăn đường thoái vốn (DĐDN).
- Ngân sách địa phương: “Khỏe” nhờ ông lớn (VnEco).
- Lo lỡ cơ hội từ TPP (TN).
- Bất động sản đón dòng tiền mới từ kiều hối (DT). – Tại sao khách hàng khó vay tiền? (ĐTCK). – Sếp lớn ‘đeo mo’ xin trả suất nhà đất ngoại giao (VNN). – Cho thuê nhà 2 triệu đồng/tháng:“Thả gà ra đuổi”? (DV). – Nhà đất thời “bán bia kèm mồi” (SGTT).
- Vinashin vẫn gặp nhiều khó khăn (SGGP). – Cho phá sản Vinashinlines: Đúng, nhưng phải tránh tiền lệ xấu (ĐV). – Vinashinlines phá sản: Thuyền viên mắc kẹt ở nước ngoài sẽ ra sao? (LĐ).
- Thất nghiệp: chưa thể vội mừng! (SGTT).
- Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại (PLTP).
- Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến: Quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Mỹ là hòn đá tảng (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 54) (Nhật Tuấn).
- Bà Thiêm (Quê Choa).
- Đại cương bài thuyết trình: “Nghệ thuật thị giác Việt Nam, tại sao không mang lại nhiều lợi ích kinh tế?” (FB Nguyên Hưng).
- Inrasara – Tận hiến và vô danh (Inrasana).
- Họ là những người Việt Cổ, đã tạo dựng nên Giao Chỉ (FB Lan Le). Mời xem lại Phát hiện hậu duệ Hai Bà Trưng ở Indonesia? (VTC). – Gs Nguyễn Trần Trác: TẦM VÓC CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG (ĐHSP Sài Gòn). – Một trong những bộ sách lịch sử rất hay của GS Trần Đại Sỹ viết về Hai Bà Trưng và các anh hùng thời Lĩnh Nam, đó là bộ sách Anh Hùng Lĩnh Nam. Bộ sách này có 4 quyển, tổng cộng 40 hồi: Quyển I: Hồi 1-10 – Quyển II: Hồi 11-20 – Quyển III: Hồi 21-30 – Quyển IV: Hồi 31-40. Ngoài bộ Anh Hùng Lĩnh Nam, các bộ sách khác cũng rất hữu ích, hãy đọc bộ Nam Quốc Sơn Hà và bộ sách Anh Hùng Đông A – Dựng cờ Bình Mông, để tìm câu trả lời: vì sao sau hàng ngàn năm bị đô hộ, mà nước Việt vẫn chưa mất?
- Nghĩa trang người Chăm ở (Tuy Phong – Bình Thuận) trước nguy cơ bị xâm hại (Gulpataom).
- Ươm mầm nghệ sĩ dân gian (NLĐ).
- “Chợ kịch bản” trên mạng (ND).
- Phố cổ tuổi thơ (PL&XH).
- Nhà văn Phan Việt: “Phải sống như mình muốn” (Đẹp).
- Công Ninh: kép già đã chọn “cuộc chơi” (TT).
- Việt Nam sẽ được giới thiệu trong loạt chương trình mới của BBC World News (HNM).
- Những gã điên trong một thế giới tỉnh (TN). – Nhắm mắt, nghe phim (TT).
- Vì sao Siu Black lâm cảnh nợ nần? (LĐ). – Siu Black, chị đang ở đâu ? (TN). – Ca sĩ Phương Thanh: Chị Siu Black vỡ nợ vì “chết oan” (GĐ).
- Video: PV: Bà Nguyễn Thị Toán – Phó GĐ Sở VH – TT & DL Hà Giang (VTV).
- Xác ướp 5000 năm tuổi Otzi và lời nguyền bí ẩn (ANTĐ).
8h45′:
- Đường đua – Dấu ấn mới cho phim tâm lý hành động Việt (SGGP). – Phim ‘Đường đua’: Đáng xem và đáng cổ vũ (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Đào tạo theo tín chỉ: Không thể quản lý “nửa vời” (GD&TĐ).
- Lao đao hệ Cao Đẳng (SVVN).
- Từ 11/8, Hà Nội sẽ tổ chức xét tuyển 7.750 giáo viên (TTXVN). – Giảng viên cũng cần “thực tập” (GD&TĐ). – Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trong hè: Giúp nâng chất lượng giáo dục trong năm học mới (GD&TĐ).
- Về thông tin gây “rúng động” ngành giáo dục Hải Phòng (kỳ 1) (VOV).
- Một quyết tâm “lạ” (TT). “Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã “bật mí” một bí mật mà theo ông thuộc diện tuyệt mật: lãnh đạo bộ và giám đốc các sở GD-ĐT trước đó đã có hai cuộc họp, “đi đến quyết tâm chiến lược là phải trung thực với dân, với Đảng”. Để cụ thể hóa quyết tâm chính đáng ấy, hội nghị đã thống nhất “tỉ lệ tốt nghiệp không được vượt quá tỉ lệ tốt nghiệp của những năm trước đó”.
- Điểm chuẩn sẽ rất cao (NLĐ). – Xuất hiện thủ khoa đại học 30 điểm (VNN). – Thủ khoa luật đạt điểm tuyệt đối môn Địa (Zing). – Cậu học trò hay thắc mắc trở thành thủ khoa (TN). – “Học chỉ là một phần cuộc sống thôi” (TT).
- ĐH Khoa học xin lỗi vụ ’700 bằng mắc lỗi chính tả’ (VNE).
- Du học trên mạng: Những điểm (+) và những điểm (-) (SVVN).
- Làm bạn của con trên mạng (VNN).
- Trăm đường mưu sinh của sinh viên (CATP).
- Trường hè Khoa học 2013 (Giáp Văn Dương).
- Video: Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt (VTV).
- Ông Carl Helvie: Người đàn ông đánh bại ung thư phổi 38 năm (RFA). “Tôi biết là tôi có một u nhỏ ở phần dưới phối phải của tôi và họ nói tôi sẽ chết trong vòng 6 tháng nếu không truyền hóa chất và mổ, nhưng kể cả như vậy họ cũng không đảm bảo bất cứ điều gì cho tôi… Tôi điều trị ung thư trong 2 năm, nhưng 36 năm sau đó ung thư vẫn không quay trở lại. Tôi đã 81 tuổi và tôi vẫn khỏe mạnh, không có bệnh kinh niên của người lớn tuổi, không phải uống các loại thuốc kê đơn”. Có lẽ đây là trường hợp duy nhất, sống sót sau 38 năm bị ung thư phổi.
- Thị trường – Động lực cho sản phẩm công nghệ mới (TS).
8h45′:
- Loay hoay tìm thực chất cho một kỳ thi (LĐ). – Thi cử như làm ruộng (LĐ).
- Điểm chuẩn dự kiến nhiều trường tăng (TN). - Hơn 40 trường công bố điểm:Tự nhiên, kỹ thuật cao bất thường (TP). – Những bất ngờ về điểm chuẩn 2013 (VNN).
- Chưa hết hè đã lại đi học (SM).
- Xác ướp 5000 năm tuổi Otzi và lời nguyền bí ẩn (ANTĐ/DV). – Swarnlata Mishra, nhân vật trong cuốn sách nổi tiếng thế giới về kiếp luân hồi: Câu chuyện về kiếp luân hồi (SGTT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Thuốc giá “bèo”, kém chất lượng tràn vào bệnh viện (LĐ).
- Hà Tĩnh: Vụ “trẻ 3 ngày tuổi tử vong”: Giám đốc bệnh viện nói gì? (TN). – Bắc Ninh: Nghi án thai nhi tử vong sau mũi tiêm của phòng khám (PL&XH).
- Ớn lạnh bún, bánh phở chứa chất gây ung thư (KP). – Bún, bánh ướt: Không chỉ có chất tẩy trắng! (NLĐ). – Phát hiện khuẩn E.coli trong đồ uống vỉa hè (VietQ). – Hoang mang với gà nhiễm kháng sinh (PL&XH).
- Cấp cứu hàng trăm công nhân ngộ độc sau bữa tăng ca (TT). – Tình hình ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp (TTXVN).
- MUA ÁO RÉT CHO CON TRẺ BIÊN CƯƠNG (Mai Thanh Hải). – BIÊN GIỚI LAI CHÂU
- NO-U & Những Người Bạn tại Háng Đồng – P3 Những căn cứ pháp lý (Thành). – Mời xem lại: Phần 1 – Phần 2
- “Đang xử lý nhà Mỹ Linh trên đất rừng” (KP).
- Vụ thầy bắt cóc trò vào nhà nghỉ: Gia đình nữ sinh bị dọa giết (TP). – Chân dung ‘thầy giáo cuồng yêu’ khống chế nữ sinh (VNN).
- ‘Siêu trộm công sở’ bị án 30 năm tù (BBC). – ‘Siêu trộm’ công sở lãnh án tổng cộng 30 năm tù (TN).
- Trộm cắp hoành hành: Dân Sài Gòn mất ăn mất ngủ (VTC). – Hà Nội: ‘Độc chiêu’ mang vali vào nhà nghỉ trộm tivi (VTC).
- Bác đơn kiện 100 triệu cắn ‘của quý’ đại gia (TP).
- Nhẫn tâm bán cả vợ và cô ruột vợ lấy 120 triệu đồng (ANTĐ).
- Giải thoát 4 thiếu nữ Khmer bị lừa bán (TN).
- Đoạn chat của một SV trường Y gây xúc động cư dân mạng (Dân Luận).
- Hà Nội lại phá phân cách để mở rộng đường (VietQ). – Hầm đường bộ biến thành nơi ở (PL&XH).
- Nạn ô nhiễm nguồn nước mặt ở Việt Nam (RFA). TS. Lê Anh Tuấn: “Chỗ mà tình trạng ô nhiễm nhiều nhất là những nơi tập trung đông dân cư và khu công nghiệp nhiều, chẳng hạn như ngoại thành Sài Gòn hoặc là các khu công nghiệp phía Bắc. Rồi một số vùng sản xuất, cũng là khu công nghiệp và dân cư sống xen kẽ với nhau ở miền Trung”.
- Nhà máy điện hạt nhân Fukushima có thể bị rò rỉ nước ô nhiễm (VOA).
- Số tử vong vì động đất ở Cam Túc lên tới 94 người (VOA).
- Ấn Độ: Cậu bé 12 tuổi có đuôi, được coi như thánh sống (ANTĐ).
- ‘Because I am a Girl’ – tia sáng mới cho ‘một nửa’ thế giới (VOA).
- Cấm một quảng cáo bao cao su “vô đạo đức” (TT).
8h45′:
- Khám sức khỏe trước hôn nhân: Cần ‘luật hóa’ để nâng cao chất lượng dân số (PT).
- Thiên đường giải khát vỉa hè thành ổ nhiễm độc (VNN). – Đừng để dân vừa ăn vừa run (PLTP). – Người nông dân đang sản xuất rau ngót như thế nào? (DV).
- Rà soát các cơ sở gây ô nhiễm (PLTP). – Đã có hai doanh nghiệp dời khỏi KCN Biên Hoà 1 (SGTT).
- Ký sự đường rừng – Bài cuối: Sự thật thảm án ‘Ma lai’ giữa đại ngàn Tây Nguyên (TP).
- Nhật Bản: Cảm động hành khách gồng mình đẩy tàu cứu người (VNN).
QUỐC TẾ- Mỹ nêu khả năng can thiệp quân sự tại Syria (RFI). – Tướng Mỹ “ngại” can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria (KT). – 5 giải pháp cho việc can thiệp quân sự vào Syria (VOA). – Nga: Mỹ không muốn giải pháp hòa bình cho Syria (TTXVN).
- Nga bất ngờ báo động lực lượng tên lửa chiến lược (TP).
- 6 người thiệt mạng trong các vụ xung đột ở Ai Cập (VOA).
- Iraq: hàng loạt tù nhân al-Qaeda vượt ngục (BBC). – Al-Qaida nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhà tù Iraq (VOA).
- Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gây áp lực đối với truyền thông trong nước (VOA).
- Vực dậy kinh tế Nhật : Abe bắt buộc phải thành công (RFI). – Mỹ muốn tăng cường quan hệ kinh tế, quốc phòng với Ấn Ðộ (VOA).
- Nguyễn Đức Tùng: THÁNG BẢY – TRÂN CHÂU CẢNG – VÒNG HOA TƯỞNG NIỆM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Snowden nhận giải thưởng ‘Người thổi còi’ từ Đức (Tin tức).
<= Hình ảnh Hoàng nhi xuất hiện đầu tiên trước công chúng. - Dân Anh chờ được thấy ‘Hoàng nhi’ (VOA). – Hoàng gia Anh đón hoàng tử mới (BBC). – Kate – Diana, hai hình tượng trái ngược của Hoàng gia Anh (RFI). – Báo chí Anh rộn rã chào mừng con trai hoàng tử William ra đời (RFI).
- Brazil chào đón Giáo hoàng Francis (BBC). - Brazil đón chào Ðức Giáo Hoàng (VOA). – Giáo dân Brazil nồng nhiệt đón Giáo Hoàng (RFI).
- Luật cải thiện điều kiện lao động tại xưởng may ở Bangladesh (VOA).
8h45′:
- Mỹ dọa sẽ can thiệp quân sự vào Syria (PT). – Lầu Năm Góc đệ trình kịch bản can thiệp quân sự tại Syria (TN). – Thượng nghị sĩ Mỹ: Washington háo hức tham gia chiến tranh Syria (GDVN). - Mỹ điều tàu sân bay đến Syria (SGGP). – Nga tố cáo quân nổi dậy Syria sử dụng lá chắn sống (TTXVN). – Hội đồng Bảo an LHQ đối thoại với phe đối lập Syria (TTXVN).
* RFA: + Sáng 23-07-2013; + Tối 23-07-2013* RFI: 23-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 23/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 23/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 23/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 23/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 23/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 23/07/2013; + 360 độ Thể thao – 23/07/2013; + Thể thao 24/7 – 23/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 23/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 23/07/2013; + Thời tiết du lịch – 23/07/2013; + Thời sự 12h – 23/07/2013; + Thời sự 19h – 23/07/2013.
1915. ĐÁNH GIÁ VỀ “MÙA XUÂN ARẬP”
Thứ Hai, ngày 22/7/2013
TTXVN (Cairô 19/7)
Nhà sử học Henry Laurens, Giáo sư thuộc trường “College de France”, chuyên gia nghiên cứu lịch sử đương đại của thế giới Arập, cho rằng “Mùa Xuân Arập” là một cuộc cách mạng bình thường. Các chế độ độc tài và tham nhũng ở Trung Đông và Bắc Phi đã gây ra các cuộc cách mạng được dẫn dắt bởi những lý tưởng về nhân phẩm và dân chủ. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi gần đây của ông Henry Laurens với tạp chí “Jeune Afrique”:
Hỏi: Tại sao có thuật ngữ “Mùa Xuân Arập”?
Trả lời: Tôi không biết ai là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này để nói về các sự kiện gần đây. Từng có những sự kiện đã xảy ra vào mùa Xuân tại Prague (1968), tại Bắc Kinh (1989)… Và từ quan điểm này, có thể nói đây chính là hình ảnh riêng của nó. “Mùa Xuân Arập” thuộc về quá trình chuyển đổi dân chủ trong ba mươi năm trong không gian Arập. Khu vực Arập, vốn đã được thống nhất trong một chừng mực nào đó về chính trị trong các cuộc cách mạng giai đoạn 1950-1960 và chủ nghĩa Nasser (tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ai Cập: 1956-1970, người lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng ách đô hộ của thực dân Anh – TTXVN), một lần nữa bị chia rẽ trong giai đoạn của các nhà độc tài. Nhưng không gian chính trị đã được khôi phục nhờ sự ra đời của các tổ chức chính trị vào giữa những năm 1990, tiếp theo là các trang mạng xã hội.
Hỏi: Sự khác biệt của “Mùa Xuân Arập” với các cuộc cách mạng Arập từ 1950-1960 là gì?
Trả lời: Rất có hệ thống, các cuộc cách mạng Arập là phong trào tập thể. Khi Nasser kêu gọi: “Đàn ông, hãy đứng lên!” Người ta đã đứng lên chống lại sự thống trị của nước ngoài. Đó là việc giành độc lập chủ quyền. Đó là tinh thần chung của thế giới thứ ba vào thời điểm đó. Bandung, nơi diễn ra Hội nghị thành lập của Phong trào Không liên kết trong năm 1955, nhằm khôi phục lại chủ quyền của các nước châu Á, châu Phi bị các quốc gia thực dân đô hộ. Ngày nay, đó là một yêu cầu về phẩm giá cá nhân, vài khẩu hiệu tương tự, “Hãy đứng lên!”. Nhưng đó là sự khẳng định của một người, một cá nhân. Tôi có thế nói đó là một cuộc cách mạng bình thường. Bởi vì đó là yêu sách cơ bản để đạt được sự dân chủ một cách bình thường, không giống như hoàn cảnh của thế giới Arập trước năm 2011. Do đó, “Mùa Xuân Arập” không phải là một cuộc cách mạng xoay quanh một dự án không tưởng, trái lại, đó là cuộc cách mạng bình thường như mục tiêu của nó.
Hỏi: Phải chăng Tuynidi là ngòi nổ của phong trào?
Trả lời: Có thể đúng là tại Tuynidi trong năm 2011, một sự dồn nén căng thẳng cần được giải phóng. Đó là tia lửa làm nổ tung các thùng thuốc súng. Khu vực Sidi Bouzid của Tuynidi là điểm xuất phát của sự bùng nổ, kết qua của tất cả những căng thẳng đã được tích tụ. Trận động đất Tuynidi gây ra một loạt các cơn dư chấn trong thế giới Arập bằng cách chứng minh hai điều: thứ nhất người ta có thể hứng chịu nỗi sợ hãi và thứ hai người ta có thể chiến thắng. Những mâu thuẫn như thế cũng tồn tại trong các xã hội Arập khác nên cuộc cách mạng đã bị lan tỏa… Cánh tả Arập có một không gian chính trị để hoạt động.
Hỏi: Chúng ta vẫn đang trong một cuộc cách mạng hay bước vào một giai đoạn sau cách mạng?
Trả lời: Có một sự nhầm lẫn lớn và các sự kiện chứng tỏ rằng chúng ta vẫn còn ở trong giai đoạn cách mạng. Tất cả các cuộc cách mạng bắt đầu bằng việc trao lại địa vị cho các lực lượng văn hóa, xã hội và chính trị của các nước đó. Các cuộc cách mạng làm sống lại đời sống chính trị theo đúng nghĩa của từ này, thứ bị đóng băng đã được khởi động. Tất cả xã hội bắt đầu chuyển động và các phong trào có thể mâu thuẫn với nhau. Tổ chức nào cũng nói đến quyền lực. Trong giai đoạn đầu, các phong trào được tổ chức tốt hơn, phản ánh tiếng nói của xã hội và được quần chúng ủng hộ. Các tổ chức chính trị Hồi giáo là những người đầu tiên giành được cảm tình bởi vì họ được tổ chức tốt hơn và thể hiện sự đối lập thực sự đối với chế độ độc tài. Nhưng cuộc cách mạng chưa kết thúc và các cuộc chơi đang được mở.
Hỏi: Chủ nghĩa Hồi giáo bây giờ mới được thử thách, làm thế nào để có thể thành công?
Trả lời: Điều này là sai. Tôi tin rằng các bằng chứng cho thấy đạo Hồi không phải là giải pháp. Đạo Hồi chỉ dễ dàng được dùng để tố cáo hơn là quản lý và đạo Hồi không cho phép điều chỉnh công tác quản lý của nhà nước, nền kinh tế, thất nghiệp hay nợ nần. Đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng quốc gia và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, các lực lượng làm nảy sinh Mùa Xuân Arập không có chương trình nghị sự chính trị và xã hội cụ thể, nhưng họ đã muốn và vẫn muốn chấm dứt tình trạng khẩn cấp và hình thành một nhà nước phúc lợi: việc làm, an sinh xã hội, cải thiện dịch vụ y tế… Để đảo ngược tình thế này, tổ chức Anh em Hồi giáo là những người tự do hơn cả. Đó là lý do tại sao họ có một không gian chính trị để hoạt động.
Hỏi: Thành công của phe chính trị Hồi giáo phải chăng là thất bại của cánh tả Arập?
Trả lời: Tại Trung Đông, sự thất bại của cánh tả chống chủ nghĩa đế quốc là rất lớn, nhưng thật đáng buồn điều đó đã được báo trước. Phe cánh tả đang vận động xung quanh Hezbollah và Xyri. Họ ưu tiên chống chủ nghĩa đế quốc về dân chủ, thỏa hiệp với chế độ của Tổng thống Bashar al- Assad. Họ không còn là một động lực của cuộc cách mạng. Tuy nhiên, Ai Cập và Tuynidi có những phong trào xã hội mạnh mẽ. Đã xuất hiện trở lại phong trào dân chủ và xã hội chủ nghĩa cánh tả, bên cạnh Tổng Liên đoàn lao động Tuynidi (UGTT) và phong trào néonassériens (những người theo chủ nghĩa Nasser mới – TTXVN) ở Ai Cập. Phe cánh tả dân chủ này không thỏa hiệp với các chế độ độc tài.
Hỏi: Nếu cuộc cách mạng tiếp tục thì vẫn còn sự nhiệt tình cách mạng?
Trả lời: Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa thần bí và chính trị. Lúc đầu là một hành động huyền bí, một sự nghiệp cao cả và đúng đắn để người ta hy sinh vì nó. Nhưng chắc chắn, với sự thỏa hiệp không thể tránh khỏi, các trò chơi quyền lực làm cho sự huyền bí thay đổi, dẫn đến suy thoái theo hướng chính trị. Bởi vì nó chuyển giai đoạn từ huyền bí sang lối mòn. Trong các cuộc tập hợp đầu tiên tại Quảng trường Tahrir, người Ai Cập đã có niềm đam mê và sự nhiệt tình, sau đó trở thành một nghi lễ, biểu tượng, nhưng khi người ta trở lại với thực tế, tổ chức lại, họ trở nên cực đoan, mất động lực ban đầu.
Hỏi: Cảm nghĩ của ông như thế nào về vấn đề Xỹri?
Trả lời: Tôi đánh giá khá tiêu cực theo hướng đi từ thảm họa này đến thảm họa khác, bởi chính xác không có sự can thiệp của quốc tế, ngoại trừ chế độ Assad. Ông đã nhận được sự hỗ trợ vật chất từ Nga và Iran, hỗ trợ ngoại giao từ Trung Quốc, điều này cho phép ông tồn tại. Trong mọi trường hợp, không thể có giải pháp thỏa hiệp. Trong chừng mực mà chế độ Assad không còn một chỗ dựa tin cậy nào, sẽ được phán xét bởi chính lịch sử. Những người nổi dậy biết rằng họ sẽ chết nếu không chịu dừng lại.
***
TTXVN (Pretoria 19/7)Theo mạng “Tin châu Phi” gần đây, tình trạng bất ổn hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một dấu mốc quan trọng, một bước ngoặt trong sự phát triển của “Mùa Xuân Arập”. Trên thực tế, “Mùa Xuân Arập” không còn nằm trong các nước Arập nữa, nó đã đi vượt ra ngoài biên giới thế giới Arập, lan sang Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Đây là một bước ngoặt của những biến động chính trị tại các nước Trung Đông – Bắc Phi thời gian qua. Tuy nằm giữa trung tâm của cuộc khủng hoảng nhưng Angiêri dường như lại nằm ngoài những làn sóng bất ổn. Mặc dù quốc gia này cũng phải đối mặt với các cuộc biểu tình xuất phát từ sự bất mãn lan rộng trong lớp trẻ về tình trạng thất nghiệp. Vì vậy, bài viết này nhằm có một đánh giá về những biến động đang xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác.
Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Thủ tướng Erdogan bị cáo buộc về việc chuyên quyền và ngày càng trở nên độc đoán. Nhiều chỉ trích cho rằng chính phủ có nguồn gốc Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận nhũng người bất đồng chính kiến và chính điều này đã làm nảy sinh các mâu thuẫn trong xã hội. Đề xuất của Thủ tướng Erdogan về việc cấm bán rượu đã đẩy hàng nghìn người vào tình trạng thất nghiệp, gây thiệt hại lớn cho thương mại và du lịch. Đây là những ngành quan trọng của nền kinh tế nên càng làm gia tăng mâu thuẫn xã hội. Thủ tướng Erdogan cũng làm cho các đồng minh truyền thống của ông thất vọng bởi tình trạng tham nhũng dưới thời mình cầm quyền. Các cuộc biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu chỉ có tính chất tự phát đã dần biến thành biểu tình có tổ chức với mục đích đấu tranh chính trị, chống lại chính phủ. Các cuộc biểu tình diễn ra khi kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang đi xuống trong bối cảnh chính phủ tiến hành cải cách cơ cấu, công việc cần được dự kiến thực hiện sớm hơn. Ngoài ra, tình hình càng trở nên phức tạp khi chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử tổng thống và địa phưong trong năm 2014 và bầu cử quốc hội vào năm 2015 đã được tiến hành. Thủ tướng Erdogan và Đảng Công lý và -Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ lên nắm quyền từ năm 2002 sau khi giành một loạt chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Dường như Thủ tướng Erdogan vẫn ở đỉnh cao quyền lực cho đến khi “Mùa Xuân Arập” diễn ra.
Trong khi châu Âu đang lâm vào khủng hoảng thì Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng tăng cường tiềm lực cho mình bằng cách thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước Arập. Khi còn đang chần chừ trọng việc ra nhập Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển trọng tâm sang thiết lập quan hệ với các nước Arập. Nhiều thỏa thuận lớn về kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Libi đã được thực hiện dưới thời Tổng thống Gaddafi. Thủ tướng Erdogan cũng có quan hệ thân thiện với Tổng thống Xyri Bashar al-Assad. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đang có triển vọng lớn trong hợp tác với các nước Arập. Tuy nhiên, môi trường chính trị ổn định trước năm 2011 của Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi theo chiều hướng xấu khi nước này ủng hộ mạnh mẽ lực lượng đối lập tại Xyri, làm thay đổi cán cân cuộc chiến tại Xyri thông qua cuộc chiến tranh không tuyên bố với chế độ Assad. Điều đáng nói là phần lớn người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều không ủng hộ chính sách can dự vào cuộc chiến tại Xyri của chính quyền Thủ tướng Erdogan. Đây chỉ là một trong những yếu tố – gia tăng thêm sự bất mãn mạnh mẽ với chính phủ xuất phát từ cuộc sống của người dân và tình trạng suy thoái kinh tế.
Mặc dù cảm xúc bất mãn gia tăng khắp Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng điều này không biến thành những biến động như “Mùa Xuân Arập”. Có lẽ các yếu tố cần thiết là chưa đủ nhưng mục tiêu của các cuộc biêu tình vì dân chủ là rất rõ ràng. Thủ tướng Erdogan đã nhận được một nửa số phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2011 và vẫn là người giành được sự ủng hộ của nhiều cử tri, trong khi đó phe đối lập luôn cáo buộc Erdogan không đủ sức để đối phó với những thách thức nghiêm trọng. Tuy nhiên, phong trào biểu tình chống chính phủ đã làm nảy sinh nhiều nhà lãnh đạo mới, thách thức đến vị trí của Thủ tướng đương nhiệm. Trên thực tế, uy tín của Thủ tướng Erdogan đã bị giảm sút vì tình trang kinh tế, yếu tố có thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của chính phủ trong tương lai.
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, lực lượng quân đội luôn đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các tướng lĩnh quân đội đã tổ chức bốn cuộc đảo chính thành công kể sau năm 1945 đến nay. Mặc dù năm 2011, lực lượng quân đội đã bị suy giảm uy tín và quyền lực với việc chính phủ Thủ tướng Erdogan bắt và đưa ra tòa hàng trăm sĩ quan về tội đảo chính, nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có sức mạnh chính trị rất lớn vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Thủ tướng đương nhiệm. Phần lớn các sĩ quan chỉ huy cấp quân đoàn trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chủ nghĩa thế tục trong quân đội, thể hiện sự chống đối với chính quyền hiện tại. Quân đội tránh né tham gia đàn áp người biểu tình, nhân viên bệnh viên quân y tại Istanbul còn cung cấp mặt nạ phòng độc cho người biểu tình. Ngoài ra, binh sĩ quân đội đã cứu giúp, chăm sóc nhũng người biểu tình bị thương tại doanh trại quân đội ở Istanbul. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ngăn chặn các cuộc xung đột giữa cảnh sát và người biểu, tình tại Hatay. Trong khi quân đội đang tìm cách tránh xa khỏi các vấn đề chính trị, thì vai trò của lực lượng này sẽ tiếp tục gia tăng nếu tình hình chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục có chiều hướng xấu đi.
Iran
Ngày 2/6/2013, Giáo sĩ Jalaluddin Taheri qua đời ở tuổi 87 tại Isfahan, một trong những thành phố lớn nhất ở Iran. Ông là nhân vật đối đầu với Chính phủ Iran, là lãnh đạo tinh thần theo chủ nghĩa cải cách và từng chỉ trích gay gắt cơ chế giáo sĩ bảo thủ, thậm chí từ bỏ chức vị để phản đối. Hàng chục nghìn người đã tham dự tang lễ của Taheri. Đám tang đã biến thành một cuộc biểu tình chống chính phủ trên diện rộng. Những người đưa tang đã hô vang các khẩu hiệu chống Chính phủ Iran và lãnh tụ tối cao, Giáo chủ Ali Khamenei, gọi ông ta là một nhà độc tài và kêu gọi thả tất cả tù nhân chính trị. Trước phản ứng của người biểu tình, cảnh sát đã không can thiệp, một hành động được cho là sự cẩn trọng để không gây ra sự tức giận công chúng trước cuộc bầu cử tổng thống. Cuộc biểu tình đã gây ra những ảnh hưởng bất ngờ và thể hiện sự bất bình trong dân chúng ngày càng lan rộng. Đã có những quan ngại về sự liên quan giữa sự kiện này và kết quả bầu cử tổng thống sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn bùng phát.
Ngày 14/6 vừa qua, ứng cử viên Hassan Rouhani đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran khi nhận được hơn 50% số phiếu bầu, tránh phải tổ chức cuộc bầu cử vòng hai. Các qui định mới về bầu cử dưới sự ủng hộ của lãnh tụ tối cao Khamenei đã kiểm soát rất chặt chẽ cuộc bầu cử tổng thống lần này, loại bỏ các chính trị gia tiềm năng khỏi danh sách ứng cử, như cựu Tổng thống Hashemi Rafsanjani, lãnh đạo của phong trào cải cách, người ủng hộ Tổng thống sắp mãn nhiệm và Esfandiar Rahim Mashaei – Phụ tá thân cận của Tổng thống Ahmadinejad. Tám ứng cử viên đã được Hội đồng Giám hộ Iran phê chuẩn để tham gia cuộc tranh cử vị trí tổng thống. Trước tình hình đó, Tổng thống đương nhiệm Ahmadinejad đã lên tiếng phản đối khi cho rằng quá trình bầu cử tổng thống là hoàn toàn bất hợp pháp. Với sự sụp đổ của các nhà lãnh đạo cầm quyền lâu năm ở Tuynidi, Ai Cập, Libi và Yêmen, thì đây là cơ hội để phản đối với những gì được xem là không công bằng trong các cuộc bầu cử. Ngay cả ông Rouhani, một giáo sĩ 65 tuổi, người nổi tiếng của phái bảo thủ đã có những thay đổi theo hướng cái cách trong thời gian gần đây. Kết quả cho thấy cuộc bầu cử tổng thống tại Iran đã phản ánh sự ủng hộ của công chúng đối với thay đổi. Có khoảng 70% dân số Iran đang ở độ tuổi dưới 30, phần lớn trong số này sống tại các thành phố và có cá tính chính trị mạnh mẽ.
Angiêri
Những ảnh hưởng của “Mùa Xuân Arập” chưa lan tới tới Angiêri, một quốc gia có diện tích rất rộng và đông dân. Angiêri vẫn chưa bị ảnh hưởng của “Mùa Xuân Arập” sau cuộc nội chiến lịch sử khi chính phủ nước này đã cố gắng để ngăn chặn những thách thức đối với sự ổn định trong nước và khu vực. Angiêri ủng hộ chế độ Gaddafi, phản đối các hành động can thiệp quân sự của NATO và chưa bao giờ công nhận chính quyền chuyển tiếp tại Libi. Các nhà lãnh đạo của Angiêri đã đủ sáng suốt để đánh giá rằng những biến động tại Libi sẽ tạo ra sự bất ổn tại khu vực Maghreb và Sahel, và điều này về sau đã được minh chứng.
Angiêri cũng đã đưa ra quan điểm tương tự với cuộc khủng hoảng tại Xyri là ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Angiêri lo ngại những phản ứng dây chuyền sẽ lan qua biên giới nước này kích động các nhóm thánh chiến và những phần tử chống đối trong nước. Angiêri cũng đã phản đối quyết liệt quyết định của Liên đoàn Arập ủng hộ các nước Arập vũ trang cho các nhóm đối lập tại Xyri. Khi những gì đang xảy ra tại Mali, Angiêri thể hiện là một đối tác chống khủng bố tin cậy, với sự ổn định và quân đội được trang bị mạnh nên đã nâng cao khả năng chống khủng bố. Angiêri có nguồn dự trữ năng lượng dồi dào, nền kinh tế tương đối phát triển với dự trữ ngoại tệ khoảng 200 tỷ USD đủ phục vụ các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh. Năm 1988, cuộc biểu tình chống lại sự cai trị độc đảng đã mở đường cho các cuộc bầu cử có sự tham gia tranh cử của nhiều đảng phái. Đây là điều mà rất ít các nước trong khu vực có được sự tiến bộ này. Tuy nhiên, tại Angiêri, nguồn lợi từ dầu mỏ và khí đốt dường như không làm giảm vấn đề thất nghiệp, đặc biệt là trong giới trẻ. Khoảng 23% dân số nước này sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 10% nhưng lại tăng lên mức 22% trong đội tuổi từ 18 đến 24. Nền kinh tế Angiêri hầu như hoàn toàn dựa vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, một ngành công nghiệp đầy lợi nhuận nhưng không tạo ra nhiều việc làm. Vì vậy, các vấn đề đói nghèo, thất nghiệp và bất mãn xã hội vẫn đang trở thành nguy cơ gây ra bất ổn xã hội. Các cuộc biểu tình trong nước đă trở thành một đặc tính quen thuộc với đời sống của người dân Angiêri hơn nửa thế kỷ. Nhưng sự chi tiêu hào phóng của chính phủ đã tạm thời thuyết phục người biểu tình chưa thúc đẩy một cuộc nổi dậy chính thức trong giai đoạn 2010-2012. Với số lượng dân số trẻ đông nên nhu cầu về việc làm và nhà ở ngày càng cao nhưng nền kinh tế Angiêri vốn quá phụ thuộc vào dầu mỏ lại không thể đáp ứng. Thêm vào đó, những khó khăn này càng trở nên trầm trọng khi Tổng thống Bouteflika đang lâm bệnh nặng, trong khi đó chưa có người kế nhiệm đủ sức đối phó với các vấn đề khó khăn. Sự ra đi sắp tới của Tổng thống Bouteflika sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực chính trị và nguy cơ dẫn đến bất ổn. Theo báo cáo “Cái giá của sự ổn định tại Angiêri” của Lahcen Achy thuộc tổ chức tư vấn Carnegie Endowment (Mỹ), “để ngăn chặn sự sụp đổ hoặc thay đổi chế độ, Angiêri cần cải cách chính trị và kinh tế sâu sắc nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, mở cửa cho sự tham gia của công chúng vào đời sống chính trị và nâng cao trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị”. Nhiều nhà phân tích cũng cảnh báo rằng chính người dân Angiêri hiện nay đang “nỗ lực” để gây bất ổn cho đất nước.
Cựu sĩ quan tình báo của Angiêri Mesbah Shafiq, hiện là nhà phân tích chính trị đã cho rằng cơn đột quỵ nhỏ của Tổng thống đương nhiệm Bouteflika đồng nghĩa với việc nước này sẽ bầu được một nhà lãnh đạo mới trong năm 2014. Ông Mesbah Shafiq cũng khẳng định Tổng thống Bouteflika mong muốn nắm giữ cương vị tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa và điều này sẽ làm gia tăng thêm các cáo buộc tham nhũng liên quan đến những người thân cận của Tổng thống trong các cơ quan quân đội và tình báo. Tuy nhiên, người dân Angiêri đang mong đợi những chuyển biến tích cực trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014. Trong thời gian hiện nay, Tổng thống Bouteflika khó có thể sụp đổ nhanh và chấm dứt 15 năm cầm quyền. Angiêri có thể bước vào một trang sử mới với cơ hội lớn hơn để thay đổi nhưng đất nước khó có thể tránh được những tác động của các cuộc nổi dậy trong khu vực.
Kết luận
“Mùa Xuân Arập” đã lan rộng khắp Trung Đông và làm cho khu vực này ngày càng bất ổn với xu hướng phát triển khó dự đoán trước. Khi người dân khu vực này đòi tự do và dân chủ, phương Tây đã nhanh chóng can thiệp, phản bội những “người bạn cũ” như Ben Ali ở Tuynidi, Mubarak ở Ai Cập, Saleh ở Yêmen. Sau đó, các nền dân chủ thế tục đã nắm quyền cai trị tại các quốc gia này bằng các phần tử cấp tiến, đàn áp tất cả các giá trị của nền dân chủ, đẩy các quốc gia vào tình trạng hỗn loạn với các chính phủ yếu kém như ở Libi. Sau những biến động chính trị, Libi ngày càng trở nên hỗn loạn và chính quyền không kiểm soát được tình hình hiện nay. Liên minh châu Âu (EU) đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với phe đối lập tại Xyri khi các phần tử khủng bố đang gia tăng trong phe này. Nhật báo “Die Welt” của Đức cho biết có khoảng 5% thành viên trong Quân đội Xyri Tự do là những kẻ khủng bố vũ trang và 95% số này đến từ các nước châu Phi để tham gia cuộc thánh chiến tại Xyri đang được nhiều nước vùng Vịnh và Arập hậu thuẫn. Tổng thống Mỹ cũng vừa thông qua quyết định viện trợ quân sự cho phe đối lập tại Xyri. Nếu các phần tử cực đoan giành thắng lợi tại Xyri, việc đầu tiên chúng làm sẽ là áp dụng luật Hồi giáo Sharia, điều khiến nước Pháp đã phải triển khai quân đội để can thiệp vào miền Bắc Mali. Ngoài ra, các phần tử cực đoan sẽ đàn áp những người theo Thiên Chúa giáo, các sắc tộc thiểu số, phát động chiến tranh với Ixraen, lôi kéo Libăng vào cuộc xung đột khu vực, khi đó ngọn lửa chiến tranh sẽ lan rộng. Và rồi một ngày nào đó, ở một nơi nào đó tại nước Mỹ hoặc châu Âu sẽ có hành động khủng bố của những kẻ có liên quan đến cuộc chiến tại Xyri. Hành động này sẽ lặp lại như vụ đánh bom tại Boston (Mỹ), được thực hiện bởi những kẻ khủng bố người Chesnia mà Mỹ và phương Tây đã ra sức bảo vệ như những chiến binh đấu tranh cho tự do trong những thập niên 1990. Hiện nay, các chiến binh này vẫn được Mỹ và phương Tây hỗ trợ. Thúc đẩy tự do và cải cách dân chủ sẽ không có ý nghĩa nếu Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục hỗ trợ cho các phần tử khủng bố để đạt được các mục đích riêng của mình. Rất có thể các phần tử khủng bố sẽ sử dụng chính vũ khí được trang bị để chống lại những người tài tài trợ và các đồng minh một cách nhanh chóng khi có được nó. Thực tế đã chứng minh Mỹ và phương Tây đang phải gánh chịu những hậu quả từ chính những “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” mà họ từng nuôi dưỡng. Điều rõ ràng là giờ đây “Mùa Xuân Arập” đã vượt qua biên giới các nước Arập và vẫn tiếp tục lan rộng tác động đến các khu vực khác như mọi người đã từng biết./.
1916. SỰ SỤP ĐỔ CỦA MOSRI LÀM PHÁ SẢN HỌC THUYẾT CỦA OBAMA
Thứ Hai, ngày 23/7/2013
TTXVN (Pretoria 18/7)
Theo mạng “Tin Trung Đông” ngày 5/7, chính sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với thế giới Arập và Hồi giáo được sinh ra tại Cairo và cũng chết yểu tại đây.
Ngày 4/6/2009, Obama đã có bài phát biểu tại trường Đại học Cairo với chủ đề “Một sự khởi đầu mới”. Với mục tiêu phát đi tín hiệu muốn hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa Mỹ với thế giới Arập và Hồi giáo sau 8 năm thực hiện chính sách chống Hồi giáo của Chính quyền Bush, sự kiện này nhận được sự ủng hộ của Đại học Al-Azhar (Trung tâm học thuật và thần học Hồi giáo nổi tiếng). Thật trùng lặp khi Hiệu trưởng trường Đại học Al- Azhar, Tiến sỹ Ahmed al-Tayyeb (từng tham gia tranh cử tổng thống) và cựu nhân viên ngoại giao Ai Cập tại Liên Hợp Quốc Mohamed ElBaradei cùng Giáo chủ giáo phái Coptic Tawadros là những nhân vật đã hậu thuẫn cho lực lượng quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
Thật kỳ lạ là Chính quyền Obama (vốn ủng hộ mạnh mẽ Morsi thông qua Đại sứ Mỹ tại Cairo, Anne Patterson) lại không gọi hành động quân đội bắt giữ Morsi và các bộ trưởng hàng đầu trong chính phủ là “cuộc đảo chính quân sự”. Một nhà hoạch định chính sách nổi tiếng của Mỹ, tác giả đạo luật Leahy, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ, Chủ tịch ủy ban Tư pháp Thượng viện Patrick Leahy đã yêu cầu Chính phủ Mỹ cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập sau cuộc đảo chính. Theo quy định của luật pháp Mỹ, nếu chính phủ được thành lập bằng bầu cử bị đảo chính quân sự lật đổ thì Washington cần phải chấm dứt khoản viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD thường niên cho Ai Cập. Tuy nhiên, các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ, đặc biệt là những nhân vật ủng hộ Ixraen vô điều kiện, lại ủng hộ cuộc đảo chính, yêu cầu Obama và Ngoại trưởng John Kerry sử dụng các căn cứ pháp lý để khước từ yêu cầu của đạo luật Leahy. Thực tế, điều duy nhất khiến đảng Cộng hòa quan tâm chỉ là lợi nhuận của các nhà thầu quân sự Mỹ và Ixraen chứ không phải là vấn đề chính phủ dân chủ được bầu vừa bị lật đổ bằng đảo chính quân sự chớp nhoáng.
“Xử lý bất ổn” là nhiệm vụ chính của “Trách nhiệm bảo vệ-R2P” mà Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice, người thay thế bà làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power, Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes và các cộng sự thân cận của tỷ phú Mỹ George Soros nắm giữ các vị trí trong Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng, đang đề cập đến. Đối lập với quan điểm R2P là những nhân vật “hiếu chiến” trong Bộ Quốc phòng như Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey.
Rõ ràng viện trợ quân sự của Mỹ đối với Ai Cập sẽ phải tiếp tục được thực hiện nhằm xoa dịu giới quân sự Ai Cập về những gì mà Đại sứ Mỹ Patterson đã công khai gia tăng ủng hộ Morsi trong khi Tổng thống Ai Cập ngày càng trở nên cứng đầu cứng cổ, không chịu thỏa hiệp với phe đối lập khi số này ngày càng thêm bất bình về cách thức cầm quyền độc đoán của tổng thống. Hành động công khai của Morsi kêu gọi người dân Ai Cập ủng hộ các phần tử cực đọan Salafi và thánh chiến Wahabi ở Xyri chống lại Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad là “giới hạn đỏ” cuối cùng đối với quân đội, khiến lực lượng này phải hành động.
Đại sứ Patterson đã thất bại và buộc phải thừa nhận sức mạnh và tầm quan trọng của phe đối lập thế tục chống Morsi và kêu gọi người biểu tình rời khỏi đường phố và hành động trong khuôn khổ hiến pháp Hồi giáo. Patterson có bề dày ủng hộ chế độ độc tài và bạo chúa. Trong thời gian làm Đại sứ tại Pakixtan, bà đã thất bại trong việc ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Benazir Bhutto (người trở về nước sau thời gian sống lưu vong, bị thiệt mạng trong vụ ám sát tại thành phố Rawalpindi, ngay sau khi bà này kết thúc bài diễn thuyết trong một cuộc vận động tranh cử). Khi đảm nhiệm cương vị Đại sứ tại Colombia, Patterson đã thúc đẩy “Kế hoạch Colombia”, một chương trình viện trợ quân sự của Mỹ cho lực lượng bán quân sự của Colombia tàn sát hàng trăm dân thường vô tội. Tờ Washington Post, một cơ quan ngôn luận đáng tin cậy của Lầu Năm Góc và CIA, đã gọi Patterson là “bàn tay rắn” tại Bộ Ngoại giao.
Việc Morsi cắt đứt quan hệ với Damascus và công khai sự ủng hộ của mình đối với các phần tử thánh chiến Jihad là quá đủ đối với quân đội Ai Cập. Patterson và nhân vật chủ chốt khác nữa trong Chính quyền Obama là John O. Brennan, Giám đốc Cơ quan tình báo CIA, ủng hộ phong trào Salafis ở Trung Đông, người liên tục thực hiện các cuộc hành hương Hadj đến Mecca khi còn là Trưởng trung tâm tình báo CIA ở thủ đô Riyadh (Arập Xêút), rõ ràng đang cố gắng khắc phục tình hình sau khi Morsi bị lật đổ. Việc một nhân tố chủ chốt như Morsi bị lật đổ cùng Quốc vương Arập Xêút và Cata – những nhà lãnh đạo khu vực chịu ảnh hưởng của chính sách Obama – đã chứng tỏ rằng dù thế tục hay chuyên chế thì giới lãnh đạo Arập đều sẽ bị lật đổ giống như ở Tuynidi, Ai Cập, Libi và Yêmen.
Cộng đồng Shiite ở Trung Đông, tiêu biểu là Iran và Hezbollah; cộng đồng thiểu số người Alawite mà đại diện là Chính quyền Assad và đảng thế tục đối lập Đảng Cộne hòa Nhân dân (CHP) của Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo ngưòi Alawite (Alevi) của tổ chức này là Kemal Kililcdaroglu; khối Thiên chúa giáo của khu vực, đại diện là Tổng thống Libăng Michel Suleiman và những nhân vật ủng hộ Assad người Thiên chúa giáo trong nội các Libăng cũng như các nước Ácmênia, Nga, Hy Lạp, Vatican đã nỗ lực chứng minh cho mọi người thấy rằng các phần tử Salafist, trong đó có cả Al-Qaeda, đang cố gắng biến Xyri thành “hoang mạc cát”. Sau khi Obama cho phép cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Xvri (chủ yếu gồm các chiến binh thánh chiến nước ngoài từ Ápganixtan, Irắc, Libi, Xômali và Yêmen), những phần tử không chịu chấp nhận chứng kiến Trung Đông nằm dưới sự lãnh đạo của khói Wahabi Sunni do Cata và Arập Xêút đứng đầu vốn nhận được hậu thuẫn ngầm từ Ixraen và Mỹ, đang bắt đầu hành động. Và quân đội Ai Cập cần phải đi trước một bước.
“Học thuyết Obama” vốn chủ trương kêu gọi ủng hộ chính trị, tài chính để lật đổ các chính quyền thế tục với di sản của chủ nghĩa xã hội toàn Arập, sau đó hỗ trợ quân sự thông qua bên thứ ba giống như NATO và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh của các chế độ quân chủ, đã bị chết yểu tại Quảng trường Tahrir trong bối cảnh “Mùa Hè Arập”. Nhiều người dân Ai Cập tổ chức ăn mừng việc Morsi bị lật đổ và tuyên bố họ hy vọng Washington giờ đây sẽ thẳng tay triệu hồi Đại sứ của mình từ Cairo về nước. Đại sứ Patterson từng được các đối thủ của cựu Tổng thống gán cho biệt danh là “bạn gái của Morsi”.
Mặc dù Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo CHP – phe đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ – lên án cuộc đảo chính quân sự tại Ai Cập nhưng ngôn từ của ông này mang nhiều sắc thái và có một cảnh báo rõ ràng không chỉ nhằm vào Morsi và chính quyền vừa bị lật đổ của Anh em Hồi giáo, mà còn đối với chính phủ theo định hướng Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Tayyip Erdogan. Lãnh đạo phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ (CHP), người từng chỉ trích sự ủng hộ của Erdogan đối với phiến quân Xyri chống lại Assad và chiến thuật mạnh tay của Erdogan trong việc đàn áp người biểu tình trong nước đã tuyên bố: “Không thể chấp nhận được trong một thế giới ngày nay mà vẫn tồn tại trạng thái vô cảm trước đòi hỏi của người dân, phớt lờ người dân và tuyên bố rằng tôi giành được đa số phiếu bầu và tôi có quyền làm bất cứ điều gì tôi muốn”.
Mặc dù một số chuyên gia phân tích Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ Erdogan có thể giẫm vào vết xe đổ của Morsi theo kiểu bị đảo chính quân sự, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có truyền thống về những kiểu đảo chính và can thiệp như trên nên khả năng Erdogan bị lật đổ hoàn toàn có thể được loại trừ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Morsi đã giáng một đòn mạnh mẽ vào những nỗ lực của Erdogan, Mỹ và các phần tử cấp tiến Sunni trong khi tìm cách lật đổ Tổng thống Assad. Kililcdaroglu đã khiến Erdogan phải đối mặt với các cuộc tấn công liên tục về sự ủng hộ của CHP đối với Assad.
Trong bài phát biểu tại Damascus, Tổng thống Xyri rõ ràng đã được tiếp thêm động lực từ sự sụp đổ của Morsi. Ông Assad phát biểu trên đài truyền thanh Xyri rằng: “Những gì đang xảy ra tại Ai Cập là sự sụp đổ của cái gọi là Hồi giáo chính trị. Sự nổi lên của Hồi giáo chính trị là kết quả trực tiếp từ bài phát biểu tại trường Đại học Cairo của Tổng thống Obama và việc Mỹ bật đèn xanh đối với nền công nghiệp dân chủ của các nhà hoạt động chính trị, kỹ thuật viên mạng lưới xã hội, chuyên gia cố vấn dân chủ, các nhà báo và các chuyên viên chuyên nghiệp gây rối loạn xã hội khác đang tấn công Trung Đông. Bất kỳ nơi nào trên thế giới, bất kỳ ai sử dụng tôn giáo vì mục đích chính trị hay chỉ nhằm phục vụ một số nhóm người nhất định mà không phải là dành cho đa số thì sẽ bị sụp đổ. Bạn không thể đánh lừa tất cả mọi người mọi lúc được, hãy để chính người dân Ai Cập, những người sở hữu nền văn minh cổ đại hàng nghìn năm, những người biết rõ ràng mọi điều tự quyết định vận mệnh cho chính họ”. Bài phát biểu của Assad không chỉ nhằm trực tiếp vào số quan chức Anh em Hồi giáo ở Xyri mà còn hướng đến những nhân vật lãnh đạo của các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Quốc vương mới của Cata Sheikh Tamim bin Hamad AI Thani, một thành viên Anh em Hồi giáo từng tài trợ tài chính cho các phiến quân Salafi ở Xyri và những khu vực khác. Mặc dù Sheikh Tamim đã gửi lời chúc mừng đến Tổng thống lâm thời Ai Cập Adli Mansour nhưng đài truyền hình AI Jazeera thuộc sở hữu của Cata đã bị chính phủ mới của Ai Cập ra lệnh đóng cửa đầu tiên. Đây là hãng truyền thông đã và đang tiếp sức cho các phần tử nổi dậy cực đoan Sunni trên toàn thế giới. Ngoài ra, các đài truyền hình của Anh em Hồi giáo và Salafi tại Ai Cập cũng bị đóng cửa.
Chính phủ lâm thời mới của Ai Cập là nguồn động viên khích lệ mới đối với Assad, lực lượng Hezbollah ở Libăng và phe đối lập thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ để có thêm động lực giành chiến thắng chống lại các phần tử âm mưu muốn kéo giật lùi Trung Đông trở về thế kỷ 13. Học thuyết Obama đã bị phá sản tại Quảng trường Tahrir. Trong khi Mỹ kỷ niệm ngày Quốc khánh 4/7 thì người dân Ai Cập cũng kỷ niệm ngày giành độc lập từ một chính quyền là sản phẩm ngầm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ./.
1917. VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
23-07-2013
Hội Nhà Văn Việt Nam có tờ tuần báo Văn Nghệ. Hội làm báo, Hội lại xin tiền từ ngân sách Nhà nước mua báo gửi cho hội viên. Vì thế từ nhiều năm nay, hằng tuần tôi đều đặn nhận được một tờ báo Văn Nghệ, hằng tháng tôi đều nhận được các ấn phẩn khác của hội Nhà Văn Việt Nam như tạp chí Thơ, tạp chí Nhà Văn… gửi từ Hà Nội vào Sài Gòn theo đường bưu điện. Đúng là chỉ có Chủ nghĩa Xã hội mới có sự “ưu việt” đó. Vì Chủ nghĩa Xã hội “ưu việt” như vậy nên báo Văn Nghệ từ mấy chục năm nay đã đưa lên trên cùng manchette của báo hàng chữ đậm: Vì Tổ quốc. Vì Chủ Nghĩa Xã hội!
Chủ nghĩa Xã hội đã sụp đổ ở ngay chính quê hương người khai sinh ra lí thuyết Chủ nghĩa Xã hội, nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Chủ nghĩa Xã hội đã sụp đổ ở ngay chính quê hương của cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, sụp đổ ở ngay trung tâm, ở ngay thành trì bền vững nhất của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa thế giới, thành trì Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết.
Chủ nghĩa Xã hội đã sụp đổ dây chuyền cả một chuỗi các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu, sụp đổ ở những nước Xã hội Chủ nghĩa giầu có nhất, khá giả nhất.
Chủ nghĩa Xã hội sụp đổ trên phạm vi thế giới vì Chủ nghĩa Xã hội là nỗi thống khổ của người dân ở những nơi nó thống trị. Chủ nghĩa Xã hội thực sự là thảm họa của loài người trong suốt thế kỉ hai mươi cách mạng và chiến tranh, thanh trừng và đấu tố, máu và nước mắt.
Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Xã hội là cuộc chiến tranh ý thức hệ đẫm máu, cuộc nội chiến Nam – Bắc nồi da xáo thịt giết hại nhiều triệu người Việt Nam, chia trận tuyến ý thức hệ trong từng gia đình, gây li tán sâu sắc cả dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa Xã hội là những thảm họa kinh hoàng, khủng khiếp: Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, Nhân văn Giai phẩm, xét lại chống đảng, cải tạo “ngụy quân, ngụy quyền”, bắn giết, tù đày không thời hạn, không xét xử, không bản án hàng triệu người Việt Nam lương thiện.
Chủ nghĩa Xã hội là cuộc chạy trốn bi thảm tìm cái sống trong cái chết của người dân Việt Nam suốt hơn nửa thế kỉ qua. Hơn triệu người dân miền Bắc cuống cuồng rời bỏ quê hương tháo chạy vào miền Nam năm 1954. Hơn ba triệu người cả miền Nam miền Bắc ồ ạt rời bỏ đất nước tháo chạy ra biển sau năm 1975. Hơn nửa triệu người bỏ xác dưới đáy biển. Gần ba triệu người thành dân tị nạn trôi dạt khắp thế giới. Cuộc trốn chạy Chủ nghĩa Xã hội của người dân Việt Nam còn đang âm thầm diễn ra đến nay vẫn chưa kết thúc. Tòa án tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vừa xử tù những người làm việc trên con tàu đánh cá đã tổ chức đưa nhiều người trốn sang nước Úc. Đấy chỉ là chuyến đi bất hạnh không thoát rất ít ỏi trong số nhiều chuyến tàu đưa người chạy trốn trot lọt.
Chủ nghĩa Xã hội là quyền lực Nhà nước mặc sức tham nhũng và ức hiếp dân. Chủ nghĩa Xã hội là Nhà nước Xã hội chủ nghĩa không cần tồn tại bằng lá phiếu của người dân mà tồn tại bằng bạo lực chuyên chính vô sản và công an, công cụ bạo lực của Nhà nước, công thần bảo đảm sự tồn tại của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa trở thành hung thần với người dân, công an đánh chết dân thường xuyên diễn ra trên khắp đất nước.
Chủ nghĩa Xã hội là những điều luật hình sự 79, 88, 258 vi Hiến, mơ hồ, mở rộng giới hạn phạm tội đến vô cùng tạo cớ cho Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa được quyền bắt bất cứ người dân nào Nhà nước muốn bắt. Hàng loạt công dân ngoại hạng là những công dân có tiếng tăm mà tên tuổi đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân . . . chỉ vì bộc lộ chính kiến khác biệt với chính thống mà phải nhận những bản án tù nặng nề, không còn được coi là con người trong những nhà tù Cộng sản khắc nghiệt. Vì những điều luật mơ hồ, vi Hiến đó mà gần 90 triệu người dân Việt Nam đều là những người tù dự bị và cuộc sống của người dân không được pháp luật bảo vệ trở nên bất an, ngột ngạt.
Mọi người dân Việt Nam đều biết Chủ nghĩa Xã hội ghệ sợ, khủng khiếp như thế nào. Nhà văn thực sự phải là người biết đau nỗi đau của dân, có trách nhiệm với thăng trầm vận nước càng phải biết rõ Chủ nghĩa Xã hội là như thế nào. Vậy mà tờ báo của hội Nhà Văn Việt Nam lại nêu lí tưởng thẩm mĩ để hướng tới: Vì Chủ nghĩa Xã hội!
Tờ báo Vì Chủ nghĩa Xã hội! Hội Nhà Văn Vì Chủ nghĩa Xã hội!
Báo chí của Nhà nước Cộng sản Việt Nam rậm rịt như cánh rừng nhiệt đới. Trong cánh rừng đó chỉ có báo Văn Nghệ của hội Nhà Văn Việt Nam là trương cái slogan Vì Chủ nghĩa Xã hội. Hơn 700 tờ báo còn lại tuy không có slogan Vì Chủ nghĩa Xã hội nhưng đều là những tờ báo Vì Chủ nghĩa Xã hội của những tổ chức Vì Chủ nghĩa Xã hội trong Nhà nước Vì Chủ nghĩa Xã hội.
Những tờ báo Vì Chủ nghĩa Xã hội. Những tổ chức Vì Chủ nghĩa Xã hội. Nhà nước Vì Chủ nghĩa Xã hội. Và người dân Việt Nam nạn nhân của Chủ nghĩa Xã hội vẫn phải âm thầm lặng lẽ rời bỏ đất nước ra đi thành dân tị nạn trôi dạt khắp chân trời góc biển!
P.Đ.T.
KÝ ỨC "ĐÁNH TRẢ BỌN XÂM LƯỢC" TRONG TÀI LIỆU BIÊN PHÒNG
Cùng với các lực lượng khác, các đơn vị Biên phòng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã liên tục chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Có những Đồn như Đồn Xa Mát anh hùng, suốt thời gian 400 ngày đêm chiến đấu liên tục với lực lượng địch đông gấp bội.
Hàng năm trời liên tục đơn vị phải sống dưới hầm hào, nắng nóng, mưa ướt, muỗi đốt… nhưng đơn vị vẫn kiên cường bám trụ, đầy khí phách anh hùng và tinh thần lạc quan cách mạng, cuối cùng đã chiến thắng vẻ vang.
Các đồn Biên phòng Phước Tân (Tây Ninh), Bu Prăng (Đắc Lắc), Phú Mỹ (Kiên Giang), Cầu Ván (Đồng Tháp), 649 (Gia Lai- Công Tum), là những tập thể anh hùng tiêu biểu cho truyền thống chiến đấu rất kiên cường dũng cảm của BĐBP ở biên giới phía Tây Nam.
Đặc biệt, trên tuyến biên giới phía Bắc, các Đồn Biên phòng đã cùng nhân dân và các lực lượng vũ trang tại chỗ đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược biên giới (2/1979), chặn đánh quyết liệt nhiều sư đoàn, quân đoàn của đối phương, tạo được thời cơ cho các lực lượng ở phía sau triển khai chiến đấu.
Đồn Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) - Đơn vị được tuyên dương Anh hùng lần thứ hai, đã dũng cảm chặn bước tiến của một sư đoàn địch có pháo binh và xe tăng yểm trợ, tiêu diệt 400 tên, bắn cháy xe tăng địch, bảo vệ cho hơn 200 đồng bào khỏi sa vào tay giặc;
Đồn Pò Hèn (Quảng Ninh) đã kiên cường chiến đấu đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của hơn 2.000 quân địch có pháo yểm trợ.
Tại đây, địch cậy thế đông gấp bội, kêu gọi các chiến sĩ ta đầu hàng, anh em ta quát ngay “Người Việt Nam không biết khuất phục, chúng mày sẽ chết”, tiếp đó 20 cán bộ, chiến sĩ còn lại xông lên dùng lưỡi lê, báng súng đánh giáp lá cà giành giật với địch từng đoạn chiến hào.
Đại đội II, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 16 ngay từ sáng 17/2/1979 đã chặn đánh quyết liệt đoàn xe tăng của địch hùng hổ chạy trên đường số 4, diệt 8 chiếc xe, bắn bị thương 4 chiếc, buộc số xe tăng còn lại phải tháo chạy về bên kia biên giới.
Nổi bật nhất là Đoàn Thanh Xuyên anh hùng, suốt một tháng trời chiến đấu liên tục đã nêu cao khí phách anh hùng, đánh 23 trận, diệt 2.255 tên, bắn cháy 6 xe tăng, thu nhiều vũ khí đạn dược, cứu được hàng trăm dân bị địch bao vây trong hang đá, đánh đuổi địch, bảo vệ được một kho 150 tấn lương thực, cấp cứu và nuôi dưỡng thương binh của các đơn vị bạn.
Vừa chiến đấu góp phần chặn bước tiến của quân thù ở tuyến đầu, các đơn vị BĐBP vừa tổ chức lực lượng về phía sau nắm tình hình bọn phản động, diệt và bắt hàng trăm tên địch tiếp tay cho kẻ thù gây tội ác, định nhen nhóm tổ chức gây bạo loạn, góp phần phá tan âm mưu nham hiểm của kẻ thù.
Noi gương “Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng” của Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược bảo vệ Tổ quốc vừa qua, trong các đơn vị biên phòng đã xuất hiện nhiều tấm gương chói lọi mà tiêu biểu là các tập thể Anh hùng như: Đồn Pò Mã (Lạng Sơn), Đồn Tà Lùng, Sóc Giang (Cao Bằng), Đồn Pha Long (Hoàng Liên Sơn), Đồn Si Lờ Lầu, Ma Lù Thàng (Lai Châu)…
Các Anh hùng liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, Lộc Viễn Tài, Đỗ Chu Bỉ, Nông Văn Giáp…
Các đồng chí anh hùng Nguyễn Công Thuận, Hoàng Văn Khoáy, Lê Khắc Xuân, Lừu A Phừ, Tao Văn Tem, Tống Văn Kim, Nông Văn Phiao… đã nêu những tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kì đổi mới.
Những hình ảnh Đồn phó Đỗ Sĩ Họa, Đồn Pò Hèn (Quảng Ninh) bị thương 2 lần vẫn đi sát từng tổ chỉ huy và chiến đấu đánh giáp lá cà tiêu diệt địch;
Thượng sĩ Hoàng Tiến Cờ (Đồn Pò Hèn) đã dùng vũ thuật vật lộn với địch ngay tại chiến hào và lấy súng diệt địch;
Binh nhì Bùi Mạnh Hùng, Đồn Lũng Làn (Hà Tuyên) chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hết đạn dùng lưỡi lê đâm chết một tên khác, ôm đồng đội bị thương lăn xuống dốc để thoát khỏi tay giặc, khi bị thương tự rạch đùi lấy đạn ra để dễ dàng đi lại tiếp tục chiến đấu;
Liệt sĩ Nguyễn Đình Thuần, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 1 (Đoàn Thanh Xuyên), Võ Đại Huệ, Đại đội trưởng Đại đội II, Tiểu đoàn 3 (E16) bị thương nhiều lần vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, là những hình ảnh đẹp nhất trong muôn vàn hình ảnh chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ biên phòng trong việc đánh trả bọn xâm lược, bảo vệ biên giới của Tổ quốc"...
Nghi vấn với Tuyên bố chung VN – TQ do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết
Chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ 19 đến 21 tháng 6 năm 2013 đã bị một số báo mạng chê trách. Người ta trưng tấm ảnh ông đang đứng cúi gập bên cạnh ông Tập Cận Bình để bêu riếu thảm hại. Có nhà báo phàn nàn: “Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy”. Ký giả Trần Trung Đạo thì sốt ruột ngồi đếm một tràng giang “nhất trí” và tỏ ra buồn phiền: “Đọc tuyên bố chung giữa Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang ký ngày 21 tháng Sáu vừa qua mới thấy số phận chùm gởi CSVN phụ thuộc sâu xa vào cây cổ thụ già Cộng Sản Trung Quốc đến mức độ nào. Sự khiếp nhược và ươn hèn thể hiện rõ đến mức chỉ trong một văn bản gồm 8 điểm nhưng có tổng cộng 29 lần “nhất trí”…”.
Sự thực thì lúc đó ông Trương Tấn Sang không cúi thấp trước mặt Tập Cận Bình mà ông đang chào lá cờ, chào đất nước, chào nhân dân Trung Hoa. Sự cung kính ấy không thấp hèn. Đứng trước biểu tượng của bất cứ nước nào, dân tộc nào, dù nhuợc tiểu bao nhiêu ta cũng nên cung kính như vậy.
Nói chung không mấy ai cho rằng Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Trương Tấn Sang ký kết (dưới đây viết tắt là “Bản S”) là thật sự thỏa đáng. Dẫu sao, Bản Tuyên bố đó vẫn khả dĩ hơn Bản do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết khá nhiều. Bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết (dưới đây viết tắt là “Bản T”) mới thực sự đáng lên án. Nó non kém, u mê và chất chứa nhiều hiểm họa hết sức to lớn cho đất nước, cho dân tộc.
Tôi xin mạn phép giải trình nhận định trên đây.
- Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh trong bài viết đăng trên báo mạng Bauxite Việt Nam ngày 11 tháng 7 năm 2013 đã phản ứng gay gắt một trong những điều khoản trong “Bản S” như sau:
“Điểm XI ghi: “…tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam…”.
Tỉnh Điện Biên nằm sâu trong nội địa Việt Nam có dính gì đến biên giới và tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cũng chả phải là tỉnh biên giới với Việt Nam mà Trung Quốc cũng lôi vào, thực tế là chỉ có 3 tỉnh của Trung Quốc mà đòi hợp tác với 7 tỉnh của Việt Nam. Rõ ràng là có ý đồ xấu. Các tỉnh biên giới của ta được lợi gì? Có chăng là được mua thuốc men gần và hàng hóa rẻ tiền từ Trung Quốc tràn vào hoặc được sang Phòng Thành, đi tham quan Côn Minh, Quế Lâm dễ dàng. Còn về phía Trung Quốc? Đã là “hợp tác” thì tạo điều kiện cho đối tượng ra vào dễ dàng, nhân viên, thương lái Trung Quốc được đi khắp nơi trong tỉnh của ta, nắm được tình hình các mặt, biết rõ địa hình địa vật, đường đi lối lại, tài nguyên, khoáng sản, đặc sản… để khi cần thì họ lợi dụng.
Điểm XII tiếp ghi: “…Cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người và hàng hóa qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế…”.
Điểm này cũng chủ yếu thuận lợi cho Trung Quốc. Từ trước đến nay ta kiểm soát hàng lậu và hàng kém phẩm chất (gia cầm thải loại, phủ tạng động vật, v.v.) đã khó rồi, nay người Trung Quốc trực tiếp đưa hàng hóa vào nội địa nước ta thì kiểm soát và kiểm dịch càng vô cùng khó. Hiện tại, người Trung Quốc theo các công trình họ trúng thầu, khai thác bô xít Tây Nguyên, du lịch tự do rồi ở lại… đã có khoảng vạn người. Nay người Trung Quốc được vào dễ dàng thì sẽ tăng đến bao nhiêu? Đội quân thứ 5 sẽ rất lớn”.
Ông Nguyễn Gia Kiểng cũng chỉa sẽ mối quan tâm này trong bài viết “Còn tệ hơn một tội, đây cũng là một sai lầm” đăng trên Tập san Tổ Quốc số 162 như sau:
“Hai là chúng ta cũng có nguy cơ mất cả lãnh thổ bởi vì chính quyền cộng sản Việt Nam đã chấp nhận để bảy tỉnh biên giới Việt Nam – Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh – “hợp tác” và “cùng phát triển” với bốn khu tự trị của Trung Quốc ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam. Muốn cùng phát triển thì phải có chế độ chính trị tương tự nghĩa là tự trị, điều mà chắc chắn Trung Quốc sẽ khuyến khích, xúi giục và tài trợ, như là bước đầu của ly khai. Đất nước đang bị đặt trước một tình trạng rất phức tạp và hiểm nghèo”.
Một người lưu lạc rất xa Tổ quốc, một cụ già đã ngoại 90 nhưng do có lòng yêu nước sâu sắc và mối ưu tư quốc sự sáng suốt nên đã “đồng thanh tương ứng” chỉ ra rất đúng những hiểm họa từ điều khoản ký kết trên trong “Bản S”.
Tuy nhiên, cần thể tất mà xét rằng điều khoản này, trước đó, đã được đóng chốt trong Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng ký kết ngày 15 tháng 10 năm 2011.
Chẳng những thế, so với “Bản S”, điều khoản này trong “Bản T” còn tỏ ra tùy tiện hơn, hớ hênh hơn hơn, dại dột hơn!
“Bản T” viết: “Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”.
Ngăn ngừa khả năng rước voi vào dày toàn bộ lành thổ, ông Sang đã uốn nắn lại bằng cách tước bỏ bớt chủ trương của ông Trọng cho phép “Mở rộng hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa (tất cả) các địa phương hai nước”, mà chỉ giới hạn ở các địa phương biên giới hai nước. “Bản S” viết: “Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam …”
Ông Nguyễn Gia Kiểng, cũng trong bài viết nêu trên, có đưa ra một nhận xét tinh tế: “Điều chắc chắn là ông Trương Tấn Sang chỉ tới Bắc Kinh để ký nhận chính thức những gì đã được quyết định từ trước và do Trung Quốc áp đặt. Bằng cớ là sau đó ông đã im lặng một cách bẽ bàng. Chính quyền cộng sản Việt Nam cũng im lặng ngoại trừ cuộc “phỏng vấn báo chí” của ông Phạm Bình Minh do bộ ngoại giao tự soạn”.
Tôi cũng nghĩ rằng, có lẽ ông Chủ tịch Nước đã không khỏi bẽ bàng khi phải ký nhiều điều khoản ông không thực tâm chấp nhận nhưng vì nguyên tắc tập trung dân chủ, ông không thể quay ngược 180 độ so với các điều khoản do Tổng Bí thư đã cam kết (mà chỉ dám chỉnh sửa chút ít như đã thấy; hãy nhớ lại, trước đây ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng vì phải tuân thủ nguyên tăc tập trung dân chủ mà ký cho Trung Quốc vào khai thác Bauxite Tây Nguyên theo chủ trương của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thỏa thuận trước đó với Giang Trạch Dân).
- Về vấn đề Biển Đông, ông Trọng cho ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” và đã ghi trong “Bản T” như sau: “ …Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển;” cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này ”.
Không biết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” đã viết thế nào mà chỉ hai ngày sau đó nhà cầm quyền Bắc Kinh, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, sung sướng tung hô trước dư luận thế giới: “Tuyên bố chung Trung-Việt“ có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định. Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can gì với bên thứ ba.“
Trong “Đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung“ họp cuối tháng 8 năm đó Nguyễn Chí Vịnh cũng khăng khăng “Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau.“ và thề bồi với Bác Kinh: “Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn“.
Trong chủ trương đối với vấn đề Biển Đông, “Bản T” không những không đặt vấn đề thúc đẩy COC mà cũng không hề đả động đến DOC.
Trước kẻ tham tàn, như đã thấy và đang thấy, muốn gìn giữ được hòa bình, ổn định ở Biển Đông thì không thể cầu mong ở lòng thương cảm mà ít ra là phải dùng luật pháp quốc tế để ràng buộc nhau. Ông Nguyễn Phú Trọng không biết hay cố tình bỏ rơi bảo bối?
Né tránh đàm phán đa phương vấn đề Biển Đông, chỉ đề cao giải quyết song phương trong khi lực của mình còn rất yếu trước cuồng vọng xâm chiếm Biển Đông của Đại Hán tức là tự trói tay nộp mạng cho giặc cướp. Hẳn đây không phải sự khiếp nhược, ươn hèn mà là biểu hiện của kẻ nội ứng, của tên bán nước.
Lại nữa, liên can đến tranh chấp Biển Đông thì các đối tượng là Trung Quốc với Việt Nam và các nước có quyền lợi liên quan chứ sao lại lôi “các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng” vào đây? Phải chăng ông Trọng đang tiếp tay Trung Quốc đánh lạc hướng để chạy tội cho họ đồng thời quy những người Việt Nam yêu nước xuống đường biểu tình đòi giữ Biển Đảo thành “thế lực thù địch” mà quay súng chĩa vào họ? Thật là xảo trá. Thật là thâm độc!
Rất may là “Bản S” vừa có đề cập đến DOC vưà không đả động đến “các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng” như Bản của ông Trọng.
Hãy điểm lại hai bản về điểm này:
“Bản T”: “Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
“Bản S”: “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Vì sao có những khác biệt hết sức hệ trọng vừa nêu? Trong hai phải có một người làm sai tinh thần của Đảng và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Người đó, ít nhất, phải bị đuổi ra khỏi Đảng.
Không kể các vấn đề khác, riêng vấn đề Biển Đông, đã thấy hàng ngũ lãnh đạo của ĐCSVN có cách nhìn nhận và chủ trương rất khác nhau.
Trong khi Nguyễn Phú Trọng không hề đả động đến DOC, Trương Tấn Sang chỉ nhắc đến DOC thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữa Hội nghị Shangri-La đã công khai “ra lệnh” cho Trung Quốc phải “thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC)”, Ông nói rất dõng dạc:
“ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS)”.
Thẳng thừng bác bỏ đàm phán song phương, Thủ tướng tha thiết gọi mời:
“Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) …”
Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ – một cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, …”
Biểu dương, “một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ” nhưng lại dăn dạy rằng, “Hoa Kỳ – (mới là) một cường quốc Thái Bình Dương”. Rất đĩnh đạc.
Dễ dàng nhận ra, chỉ riêng thái độ đối với Biển Đông, từ Nguyễn Phú Trọng, đến Trương Tấn Sang, rồi Nguyễn Tấn Dũng là những tầm mức khác nhau.
Nhiều người, như tuyệt vọng, than thở với tôi: hỏng hết cả rồi, không còn có thể trông chờ vào đâu, mất nước thật rồi ….!
Tôi không quá bi quan vì vẫn nhìn thấy: từ Tổng Bí thư, đến Bộ Chính trị, rồi Ban Chấp hành TƯ, rồi Đảng, rồi Quốc hội, đến Nhân dân là những tầng nấc khác nhau, từ lú lẫn đến tinh tường, từ lạc hậu đến tiến bộ, từ bóng tối ra ánh sáng.
Tiếp tục giải trình, tôi xin nêu hai vấn đề sau đây còn nguy cấp hơn:
1 – Điểm thứ tư và điểm thứ năm trong khoản 4 của “Bản T” ghi:
“Bốn là, đi sâu hợp tác giữa hai quân đội, tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước; tiếp tục tổ chức tốt Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng; …
Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; tổ chức tốt Hội nghị cấp Bộ trưởng Hợp tác phòng chống tội phạm lần thứ 3 giữa hai Bộ Công an hai nước;….”.
Đảng có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo chứ không nên, không được dẫm đạp và tước bỏ quyền điều hành, thực thi, sắp xếp công việc của Nhà nước, của Chính phủ. Chẳng những thế, việc “chỉ đạo nhân sự” ở đây lại rất bất hợp lý. Tại sao bàn về việc “Hợp tác phòng chống tội phạm” cần đến “Hội nghị cấp Bộ trưởng” mà cả một vấn đề “Đối thoại Chiến lược” lại chỉ giao cho “Thứ trưởng Quốc phòng”?
Có gì mờ ám ở đây?.
Phải chăng sự sắp xếp này nhằm cố tình trao nhiệm vụ “Đối thoại Chiến lược” vào tay Nguyễn Chí Vịnh? Từ lâu, một vài lão thành cách mạng đã thông báo với tôi ý đồ Trung Quốc, thông qua Nguyễn Phú Trọng, sẽ thiết kế Nguyễn Chí Vịnh thành Bộ trưởng Quốc phòng, rồi Tổng Bí thư. Nếu vậy, e rồi cái cổ Việt Nam sẽ bị nhanh chóng ấn sâu vào cái xiềng Trung Quốc. Mời quý vị tìm đọc lại Báo cáo của Bộ Quốc phòng trình bày trước Quân ủy Trung ương ngày 24 tháng 8 năm 2004 và một số bài viết được tung ra từ nội bộ Tổng cục Hai mang tiêu đề “Vương triều Vũ Chính”, cùng các bài “Bộ Quốc phòng rời bỏ nhiệm vụ chính của mình – Cảnh báo nguy cơ mất nước”, “Hãy để mở khả năng giáng trả hành động xâm lấn biển đảo của ta” … của tôi, để thấy được nguy cơ này.
Rất may, ông Trương Tấn Sang cũng đã nhìn ra âm mưu này. Trong điều khoản tương đương ở “Bản T”, “Bản S” viết: “Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau …”.
“Bản T” xác định “Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng” sẽ được “tiếp tục tổ chức tốt”; tức là duy trì cố định. “Bản S” chỉ hạn định “Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (ở) lần thứ 4”, còn sau đó thì “nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước”. Tức là, sự tiếp xúc được duy trì nhưng là bởi các cán bộ cấp cao giữa quân đội hai nước chứ không nhất thiết phải là ông thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh.
Một câu hỏi rất lón cần được xem xét khẩn trương, nghiêm túc: Tại sao mấy thập kỷ qua vấn đề quan hệ Việt-Trung không được điều phối chủ yếu bởi Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, đứng đầu là Trưởng ban và Bộ Ngoại giao, đứng đầu là Bộ trưởng mà khuynh lóat bởi Tổng cục Hai và Nguyễn Chí Vịnh?
2 – Điểm Năm trong khoản 4 của “Bản T” ghi rõ một điều cực kỳ nguy hiểm: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”.
Ai cho phép ông Trọng đem tài sản và xương máu của công an Việt Nam sang tăng cường phối hợp để giữ gìn ổn định trong nước Trung Quốc? Ai cho phép ông Trọng mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam để “tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau” trong cái gọi là “giũ gìn ổn định trong nước” của ta?
Nguyễn Phú Trọng định rước voi về giầy mả tổ ư? Định triển khai Thiên An Môn hay định nhờ “bạn” xử lý giúp “Đồng chí X”, “Đồng chí S” nào đó dám đi chệch khỏi cái tầm cao chiến lược chi chi đó! Hẳn ông tin tưởng và trông cậy vào cái tư chất xảo quyệt và cái tâm địa dã thú của họ lắm nhỉ. Tổng Bí thư của họ (Triệu Tử Dương), chủ tịch nước của họ (Lưu Thiếu Kỳ) … còn có thể được chết thảm chết hại, chết bó chiếu trong tù kia mà!
Rất may, ở “Bản S”, cái khoản cam kết manh tâm tàn ác kia đã bị lược bỏ. Điều mục tương đương ở “Bản S” chỉ còn được ghi như sau: “Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới,…”.
*
Hồi công bố bài “Bộ Quốc phòng rời bỏ nhiệm vụ chính của mình – Cảnh báo nguy cơ mất nước” để tố cáo Nguyễn Chí Vịnh, tôi đã bị khủng bố rất dữ dội. Vừa qua, sau khi bài “Hãy để mở khả năng giáng trả hành động xâm lấn Biển Đảo của ta” vạch rõ trước công luận những uẩn khúc nguy hại của Nguyễn Chí Vịnh, tôi lại bị đe dọa rất ghê rợn.
Tôi rất phân vân trước việc công bố bài viết này vì e ngại cho tính mệnh của mình.
Đã qua một thời thơ ấu khốn khó, một tuổi trưởng thành rất gian nan, nay tôi đang được đền bồi một tuổi già thật hạnh phúc với vợ hiền, con trai con gái phương trưởng và hiếu thảo, cháu nội cháu ngoại đều thông minh xinh đẹp. Tuy nhiên, vì con cháu mình, vì tương lai đất nước và dân tộc, tôi không thể không quyết liệt vạch mặt bọn Lê chiêu Thống, Trần Ích Tắc.
Xương máu hàng ngàn năm của cha ông, hàng trăm năm của họ hàng, bè bạn chúng ta… đã đổ ra không nhẽ đành để uổng phí khi rồi đây đất nước này, dân tộc này lại phải tròng vào một cái ách đô hộ tồi tệ hơn những ách đô hộ trước rất nhiều ư?.
Không, nhất định không!
Gương sáng thầy Chu Văn An còn đó và ta phải nhất quyết noi theo.
Khẩn thiết cầu mong Hồn thiêng Sông núi phù hộ và Lương tri Chân chính độ trì.
Hà Nội, ngày được tin Tổng thống Obama mời Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ
© Nguyễn Thanh Giang
© Đàn Chim Việt
———————————————————
TIN THAM KHẢO
Báo chí Trung Quốc loan tải: Ngày 06/6/2013, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh được giới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn và ông ta cho biết:
- Hai nước Việt Nam –Trung Quốc thực hiện trao đổi quân sự đa cấp, chẳng hạn như trong nội bộ của đảng CS, Quân sự, Chính trị, lực lượng Hải quân, kiểm soát biên giới, đào tạo và hợp tác giao lưu thanh thiếu niên.
- Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ !
Hãy cùng nhau tìm hiểu để biết mức độ chính xác của tin rất hệ trọng này?
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
- Blogger Việt Nam ra tuyên bố chung
- Từ Lỗ Tấn tới Mạc Ngôn: Nghĩ về hội chứng ăn thịt người trong văn học TQ
- Ông Mubarak bị tuyên án chung thân
- Chung quanh Nghị quyết 12-NQ/TW
- Tâm sự của Trịnh Kim Tuyến và Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Chung quanh lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh
Quan hệ Mỹ-Việt-Trung và chuyến thăm đầy phấp phỏng của ông Sang
23.07.2013
Blogger Lê Anh Hùng viết riêng cho VOA Tiếng Việt từ Hà Nội.
Chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới đây của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước, nhất là sau kết quả đáng thất vọng của chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến 21/6 vừa qua của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.
Bối cảnh phức tạp
Trong nhiều năm qua, tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vẫn diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp và khó lường. Bối cảnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là sự suy yếu (tương đối) về vị thế của Mỹ trên thế giới và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc mà kèm theo đó là tham vọng bá quyền khó che dấu của họ.
Sức mạnh tuyệt đối của Mỹ, vốn giúp duy trì một trật tự thế giới đơn cực sau sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết cùng hệ thống các nước XHCN – kết thúc trật tự thế giới lưỡng cực tồn tại trong gần nửa thế kỷ – chỉ kéo dài hơn một thập niên. Sa lầy trong các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan cùng sự trỗi dậy của một số quyền lực cũ như Nga, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc khiến Mỹ nhanh chóng đánh mất vị thế độc tôn mà một thời tưởng như không thể bị thách thức của mình.
Khác với vị tiền nhiệm George W. Bush, người đã khiến nước Mỹ khánh kiệt bằng cách tiến hành cuộc chiến “lấy le” ở Iraq hay sử dụng bóng ma Osama Bin Laden và Al-Qaeda để hù doạ cử tri Mỹ, Tổng thống Obama đã sớm nhận ra hiểm hoạ từ một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy với cuồng vọng “bình thiên hạ” vốn đã chảy trong huyết quản người Hán ngay từ thuở “khai thiên lập địa”. Chính sách “xoay trục sang Châu Á” của ông là nhằm ngăn chặn hiểm hoạ này đồng thời tạo thế cân bằng quyền lực mới trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Thế giới vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một sự cân bằng quyền lực mới, một trật tự thế giới mới. Trong quá trình xác lập trật tự đó, chiến tranh là một nguy cơ luôn hiện ra trước mắt chúng ta.
Một Việt Nam không may là láng giềng của gã hàng xóm to xác và xấu bụng, lại án ngữ cửa ngõ phía Nam – lối thoát khả dĩ nhất của Trung Quốc khi mà phía Tây, phía Bắc và phía Đông nó đều gặp phải những bức tường thành khó lòng vượt qua của Ấn Độ, Nga và Nhật Bản – bỗng trở nên chông chênh trước hiểm hoạ bị thôn tính theo cách này hay cách khác ngày càng hiển lộ.
Đây chính là lý do mà ở Việt Nam người ta vẫn nói rằng “theo Mỹ là để cứu nước”.
Việt Nam cần Mỹ và Mỹ cần Việt Nam trong bối cảnh đó. Hai bên đều cần đến nhau nhưng một cuộc “hôn nhân” Mỹ-Việt xem ra khó diễn ra ngay lúc này, không chỉ bởi sự hăm doạ và chống phá quyết liệt của người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” Trung Quốc, mà còn bởi một lý do xem ra còn quan trọng hơn khác: sự xung đột lợi ích bên trong của Việt Nam.
Xung đột giữa lợi ích của Đảng và lợi ích quốc gia ở Việt Nam
Khi một người Mỹ được nhân dân bầu làm tổng thống, ông ta không được tiếp tục sử dụng hộp thư cá nhân của mình nữa: ông ta đã trở thành công dân số 1 và phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, mọi hoạt động của ông ta nếu không công khai minh bạch trước dân chúng thì cũng nằm trong tầm kiểm soát của các thiết chế quyền lực khác nhau. Thậm chí lúc này vấn đề đảng phái đối với ông ta cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu khi mà các tổng thống Mỹ đều luôn sẵn sàng dành một số vị trí nội các cho đảng đối lập nếu điều đó phù hợp với lợi ích quốc gia.
Ở Việt Nam thì lại khác, Đảng CS luôn đứng trước Nhà nước, chức danh trong Đảng luôn được nêu trước chức vụ trong chính quyền. Một người muốn trở thành Chủ tịch nước hay Thủ tướng trước hết phải là Uỷ viên Bộ Chính trị, việc ông ta được bầu lên hay bị hạ bệ đều tuân theo các quy trình quyền lực trong Đảng, chứ không phải do nhân dân quyết định.
Bởi vậy, như một lẽ tự nhiên, lợi ích của Đảng bao giờ cũng được cứu xét trước hết mỗi khi có sự xung đột giữa lợi ích của Đảng và lợi ích quốc gia, điều không ít khi xẩy ra trong thực tế. Do ý thức hệ và hệ thống chính trị tương đồng giữa hai nước nên dù vẫn ý thức được tham vọng thôn tính Việt Nam từ ngàn xưa của người láng giềng phương Bắc song các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn cứ khư khư ôm ấp tinh thần “4 tốt 16 chữ vàng” lòe bịp, sản phẩm của những bộ óc theo chủ nghĩa Đại Hán.
Đây là lý do mà ở Việt Nam người ta vẫn nói rằng “theo Trung Quốc là để cứu Đảng”.
Và những phấp phỏng về chuyến thăm
Kết quả chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến 21/6 vừa qua của Chủ tịch Trương Tấn Sang bị dư luận cả trong và ngoài nước phản ứng mạnh mẽ. Một nhân vật trước nay vẫn được xem là cấp tiến, thân Mỹ và bài Trung Quốc, và vẫn giương cao ngọn cờ đó để tập hợp lực lượng, bỗng dưng lại nhanh chóng thay đổi lập trường khi chấp nhận ký với Trung Quốc nhiều nội dung bất lợi trong chuyến thăm vừa qua. Điều này khiến dư luận không khỏi phấp phỏng về hai khả năng trong chuyến thăm sắp tới của ông:
Giới lãnh đạo Việt Nam đã “đồng thuận” với “phương châm” “theo Trung Quốc để cứu Đảng” và kết quả chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang sẽ rất hạn chế, bất chấp những nỗ lực và thiện chí từ phía Mỹ trong bối cảnh các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức nhân quyền và đặc biệt là Quốc hội Mỹ đang gây áp lực mạnh mẽ lên chính quyền Obama về tình hình nhân quyền ngày càng tệ hại của Việt Nam. Nếu khả năng này xẩy ra, Việt Nam sẽ ngày càng rơi vào vòng kiềm tỏa của Trung Quốc và lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị-xã hội lớn nhất trong gần 30 năm qua, đồng thời nguy cơ đổ vỡ, thậm chí trở thành một Tân Cương hay Tây Tạng mới, là khó tránh khỏi;
Những nhượng bộ quá mức mà ông Trương Tấn Sang ký với Trung Quốc là một “bước lùi chiến thuật” để ông dễ dàng tiến tới việc kéo Mỹ xích lại gần với Việt Nam hơn. Đây là nhận định có cơ sở bởi cả hai chuyến thăm Trung Quốc và Mỹ của Chủ tịch Việt Nam đều diễn ra bất ngờ: Ông Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc khi Quốc hội vẫn đang họp và với kết quả khiến dư luận ngạc nhiên, còn chuyến thăm Mỹ sắp tới lại được đẩy lên sớm so với dự kiến ban đầu (tháng 9). Tiếp theo, Tuyên bố chung Việt-Trung vừa ký còn chưa ráo mực mà Trung Quốc đã gây ra 2 vụ cướp tàu đánh cá của Việt Nam, hành hung ngư dân và chặt cờ Việt Nam ở Hoàng Sa hôm 6/7, rồi Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu hôm 11/7 bỗng dưng lại tổ chức họp báo về “kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang”. Đây có thể xem là lời cảnh báo sỗ sàng từ phía Trung Quốc trước chuyến thăm được đẩy lên sớm nói trên.
Trong khi Mỹ quá quan trọng với Việt Nam thì Việt Nam lại chỉ là một quân cờ trên bàn cờ chiến lược toàn cầu của Mỹ. Quan trọng hơn, qua những gì đã trình bày ở trên, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rằng số phận của số phận của họ, chứ không phải của Đảng CSVN, mới gắn liền với số phận của dân tộc này. Và họ vẫn còn đầy đủ cơ hội – dù thời gian không còn nhiều bởi xã hội Việt Nam đang biến chuyển rất nhanh – để tự định đoạt số phận của mình: tiếp bước Myanmar, dân chủ hoá đất nước và hoà nhập vào thế giới tự do - dân chủ để không chỉ cứu nước mà trước hết là tự cứu lấy mình.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới đây của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước, nhất là sau kết quả đáng thất vọng của chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến 21/6 vừa qua của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.
Bối cảnh phức tạp
Trong nhiều năm qua, tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vẫn diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp và khó lường. Bối cảnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là sự suy yếu (tương đối) về vị thế của Mỹ trên thế giới và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc mà kèm theo đó là tham vọng bá quyền khó che dấu của họ.
Sức mạnh tuyệt đối của Mỹ, vốn giúp duy trì một trật tự thế giới đơn cực sau sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết cùng hệ thống các nước XHCN – kết thúc trật tự thế giới lưỡng cực tồn tại trong gần nửa thế kỷ – chỉ kéo dài hơn một thập niên. Sa lầy trong các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan cùng sự trỗi dậy của một số quyền lực cũ như Nga, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc khiến Mỹ nhanh chóng đánh mất vị thế độc tôn mà một thời tưởng như không thể bị thách thức của mình.
Khác với vị tiền nhiệm George W. Bush, người đã khiến nước Mỹ khánh kiệt bằng cách tiến hành cuộc chiến “lấy le” ở Iraq hay sử dụng bóng ma Osama Bin Laden và Al-Qaeda để hù doạ cử tri Mỹ, Tổng thống Obama đã sớm nhận ra hiểm hoạ từ một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy với cuồng vọng “bình thiên hạ” vốn đã chảy trong huyết quản người Hán ngay từ thuở “khai thiên lập địa”. Chính sách “xoay trục sang Châu Á” của ông là nhằm ngăn chặn hiểm hoạ này đồng thời tạo thế cân bằng quyền lực mới trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Thế giới vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một sự cân bằng quyền lực mới, một trật tự thế giới mới. Trong quá trình xác lập trật tự đó, chiến tranh là một nguy cơ luôn hiện ra trước mắt chúng ta.
Một Việt Nam không may là láng giềng của gã hàng xóm to xác và xấu bụng, lại án ngữ cửa ngõ phía Nam – lối thoát khả dĩ nhất của Trung Quốc khi mà phía Tây, phía Bắc và phía Đông nó đều gặp phải những bức tường thành khó lòng vượt qua của Ấn Độ, Nga và Nhật Bản – bỗng trở nên chông chênh trước hiểm hoạ bị thôn tính theo cách này hay cách khác ngày càng hiển lộ.
Đây chính là lý do mà ở Việt Nam người ta vẫn nói rằng “theo Mỹ là để cứu nước”.
Việt Nam cần Mỹ và Mỹ cần Việt Nam trong bối cảnh đó. Hai bên đều cần đến nhau nhưng một cuộc “hôn nhân” Mỹ-Việt xem ra khó diễn ra ngay lúc này, không chỉ bởi sự hăm doạ và chống phá quyết liệt của người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” Trung Quốc, mà còn bởi một lý do xem ra còn quan trọng hơn khác: sự xung đột lợi ích bên trong của Việt Nam.
Xung đột giữa lợi ích của Đảng và lợi ích quốc gia ở Việt Nam
Khi một người Mỹ được nhân dân bầu làm tổng thống, ông ta không được tiếp tục sử dụng hộp thư cá nhân của mình nữa: ông ta đã trở thành công dân số 1 và phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, mọi hoạt động của ông ta nếu không công khai minh bạch trước dân chúng thì cũng nằm trong tầm kiểm soát của các thiết chế quyền lực khác nhau. Thậm chí lúc này vấn đề đảng phái đối với ông ta cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu khi mà các tổng thống Mỹ đều luôn sẵn sàng dành một số vị trí nội các cho đảng đối lập nếu điều đó phù hợp với lợi ích quốc gia.
Ở Việt Nam thì lại khác, Đảng CS luôn đứng trước Nhà nước, chức danh trong Đảng luôn được nêu trước chức vụ trong chính quyền. Một người muốn trở thành Chủ tịch nước hay Thủ tướng trước hết phải là Uỷ viên Bộ Chính trị, việc ông ta được bầu lên hay bị hạ bệ đều tuân theo các quy trình quyền lực trong Đảng, chứ không phải do nhân dân quyết định.
Bởi vậy, như một lẽ tự nhiên, lợi ích của Đảng bao giờ cũng được cứu xét trước hết mỗi khi có sự xung đột giữa lợi ích của Đảng và lợi ích quốc gia, điều không ít khi xẩy ra trong thực tế. Do ý thức hệ và hệ thống chính trị tương đồng giữa hai nước nên dù vẫn ý thức được tham vọng thôn tính Việt Nam từ ngàn xưa của người láng giềng phương Bắc song các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn cứ khư khư ôm ấp tinh thần “4 tốt 16 chữ vàng” lòe bịp, sản phẩm của những bộ óc theo chủ nghĩa Đại Hán.
Đây là lý do mà ở Việt Nam người ta vẫn nói rằng “theo Trung Quốc là để cứu Đảng”.
Và những phấp phỏng về chuyến thăm
Kết quả chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến 21/6 vừa qua của Chủ tịch Trương Tấn Sang bị dư luận cả trong và ngoài nước phản ứng mạnh mẽ. Một nhân vật trước nay vẫn được xem là cấp tiến, thân Mỹ và bài Trung Quốc, và vẫn giương cao ngọn cờ đó để tập hợp lực lượng, bỗng dưng lại nhanh chóng thay đổi lập trường khi chấp nhận ký với Trung Quốc nhiều nội dung bất lợi trong chuyến thăm vừa qua. Điều này khiến dư luận không khỏi phấp phỏng về hai khả năng trong chuyến thăm sắp tới của ông:
Giới lãnh đạo Việt Nam đã “đồng thuận” với “phương châm” “theo Trung Quốc để cứu Đảng” và kết quả chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang sẽ rất hạn chế, bất chấp những nỗ lực và thiện chí từ phía Mỹ trong bối cảnh các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức nhân quyền và đặc biệt là Quốc hội Mỹ đang gây áp lực mạnh mẽ lên chính quyền Obama về tình hình nhân quyền ngày càng tệ hại của Việt Nam. Nếu khả năng này xẩy ra, Việt Nam sẽ ngày càng rơi vào vòng kiềm tỏa của Trung Quốc và lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị-xã hội lớn nhất trong gần 30 năm qua, đồng thời nguy cơ đổ vỡ, thậm chí trở thành một Tân Cương hay Tây Tạng mới, là khó tránh khỏi;
Những nhượng bộ quá mức mà ông Trương Tấn Sang ký với Trung Quốc là một “bước lùi chiến thuật” để ông dễ dàng tiến tới việc kéo Mỹ xích lại gần với Việt Nam hơn. Đây là nhận định có cơ sở bởi cả hai chuyến thăm Trung Quốc và Mỹ của Chủ tịch Việt Nam đều diễn ra bất ngờ: Ông Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc khi Quốc hội vẫn đang họp và với kết quả khiến dư luận ngạc nhiên, còn chuyến thăm Mỹ sắp tới lại được đẩy lên sớm so với dự kiến ban đầu (tháng 9). Tiếp theo, Tuyên bố chung Việt-Trung vừa ký còn chưa ráo mực mà Trung Quốc đã gây ra 2 vụ cướp tàu đánh cá của Việt Nam, hành hung ngư dân và chặt cờ Việt Nam ở Hoàng Sa hôm 6/7, rồi Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu hôm 11/7 bỗng dưng lại tổ chức họp báo về “kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang”. Đây có thể xem là lời cảnh báo sỗ sàng từ phía Trung Quốc trước chuyến thăm được đẩy lên sớm nói trên.
Trong khi Mỹ quá quan trọng với Việt Nam thì Việt Nam lại chỉ là một quân cờ trên bàn cờ chiến lược toàn cầu của Mỹ. Quan trọng hơn, qua những gì đã trình bày ở trên, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rằng số phận của số phận của họ, chứ không phải của Đảng CSVN, mới gắn liền với số phận của dân tộc này. Và họ vẫn còn đầy đủ cơ hội – dù thời gian không còn nhiều bởi xã hội Việt Nam đang biến chuyển rất nhanh – để tự định đoạt số phận của mình: tiếp bước Myanmar, dân chủ hoá đất nước và hoà nhập vào thế giới tự do - dân chủ để không chỉ cứu nước mà trước hết là tự cứu lấy mình.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Vĩnh Yên: Phiên tòa yếu kém và vô cảm?
Phiên tòa yếu kém về chuyên môn:
Được
giao làm chủ tọa phiên tòa với một cáo trạng truy tố “có lẽ ai cũng chỉ
giả vờ không hiểu?!” và phải đối diện với bị cáo là một luật sư kiêm
nhà báo, trình độ cỡ “thầy” nên ông Vũ Văn Mạnh và vị đại diện viện KS
Lê Đình Lưỡng luôn cảm thấy lo lắng, bất an?!
Ngay
từ đầu phiên tòa, việc thông tin của báo chí và quyền tham dự đã bị hạn
chế vì những qui định và vì quá đông Công an trong phòng xử án quá
chật chỉ rộng cỡ hơn 100m2.
Chỉ
có các phóng viên các báo ngành Công an thì được tác nghiệp quay phim
chụp ảnh thoải mái, còn các báo khác muốn tác nghiệp thì phải xin phép
chủ tọa. Khi nhà báo làm giấy xin phép thì vị chủ tọa nói rằng “ Theo
điều 31 bộ luật dân sự, bản quyền hình ảnh thuộc về mọi người, Nhà báo
được quyền tác nghiệp nhưng phải xin phép.
Khoản 2 điều 31. Bộ luật dân sự 2005 nêu rõ: Việc
sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường
hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi
thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện
của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
Rõ rằng việc tác nghiệp của Nhà báo nằm trong trường hợp: Vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng!
Để
trách “đôi co” Nhà báo phải đứng giữa tòa hỏi “Ai cho phép tôi được
quay phim chụp ảnh?”. May quá, Còn có người thân bị cáo và bị cáo đồng
ý! Người thân thì còn dễ dàng, với bị cáo thì hầu như không thể vì có
một rừng Công an đứng che chắn. Đúng là "Rừng che Nhà báo, rừng
vây bị cáo"!. Bất đắc dĩ đành phải chụp lưng và chân vậy, không thấy mặt
chắc không phải xin bản quyền!
"Rừng che Nhà báo, rừng vây bị cáo"
Khi
con gái ông Ngọc lên xin ông Chủ tọa, Nhà báo giơ máy ảnh định chụp,
ông Chủ tọa vội hét lên “Anh không được phép quay phim chụp ảnh tôi, anh
chụp ai cũng được nhưng không được có hình ảnh tôi trong đó”. Tại sao
thế nhỉ? Chủ tọa phiên tòa luôn là đại diện cho phía tòa án ở một phiên
tòa, lâu nay báo, chí, truyền hình vẫn theo lệ ấy mà ghi hình, chụp ảnh,
sao ở phiên tòa này ông "cấm" nhà báo chụp? Hay ông cảm thấy có điều
không đúng nên không dám lộ mặt?!
Cáo trạng nêu rõ: Bị cáo bị truy tố về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
Việc
truy tố theo tội danh này cho ông Hà Tuấn Ngọc rõ ràng là sai vì tên
gọi “Nhà báo” và “Luật sư” là một danh xưng cho một nghề nghiệp, không
thể là chức vụ được. Ở Việt Nam hiện tại có khoảng 17.000 nhà báo được
cấp thẻ hành nghề và chắc cũng khoảng cỡ đó được cấp thẻ Luật sư. vậy
thì đó là cấp thẻ cho chức vụ hay danh xưng cho một nghề nghiệp?
Nội dung tranh tụng của vị đại diện VKS : Bị
cáo Ngọc là người có chức vụ, quyền hạn. Bị cáo là người được Bộ Thông
tin và truyền thông "Bộ bưu chính tuyên truyền " cấp thẻ nhà báo để thực
hiện viết tin bài báo để tuyên truyền theo tôn chỉ của "Nhà báo" nhưng
ông Ngọc không thực hiện theo tôn chỉ đó, đã làm trái, sử dụng những sai
phạm của ông Trường cụ thể là ông Trường đã sự dụng bằng cấp 3 của
người khác, và có một số sai phạm cấp đất trong trang trại ở phường Đồng
Tâm. Ông Ngọc đã sử dụng tài liệu trên để ép buộc Trường giao 3 ô đất
trái pháp luật cho Ngọc và Trúc. Hành vi của Ngọc còn có
dấu hiệu cưỡng đoạt trong lĩnh vực này trong việc ép buộc Trường làm
trái pháp luật... Tuy nhiên trong việc này truy tố bị cáo Ngọc về tội
lợi dụng chức vụ quyền hạn theo điều 281 là phù hợp.
Với
vai trò là một nhà báo bị cáo Ngọc có quyền phản ánh đến công chúng,
đến cơ quan nhà nước về những sai phạm của Trường. Vì thế nên bị cáo
Ngọc đã nhiều lần nói với Trường về những sai phạm, những sai phạm trong
trang trại Đồng Tâm, sai phạm trong việc sử dụng bằng cấp 3, đe dọa
Trường cấp đất cho Ngọc, nếu không cấp đất cho Ngọc và Trúc thì sẽ đăng
những thông tin này lên báo. Vì những lý lẽ nêu trên việc VKS truy tố bị
cáo Ngọc về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là đúng người, đúng tội. Bị
cáo Ngọc ngoài ra còn vi phạm Luật báo chí và luật công chức nhà nước,
cụ thể điều 80, khoản 2 điều 15 qui định về nghĩa vụ của nhà báo: Nhà
báo có trách nhiệm tuyên truyền bảo vệ Đảng và nhà nước, báo vệ các mặt
tích cực và phòng chống tiêu cực,… về luật công chức là lợi dung chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Vì thế khẳng định bị cáo Ngọc có
một chức vụ nhất định.
Nói như
ông đại diên VKS thì ông Ngọc không chỉ có một mà có tận hai chức vụ
nhất định! Quyền công tố nằm trong tay ông nên ông thích nói sao thì nói
là vậy chăng? Đến chiếc thẻ hành nghề của chúng tôi do ai cấp ông còn
không biết nói lộn lung tung là “Bộ Bưu chính tuyên truyền” cấp. Quả
thật, nếu ông có thể dựng lên cái Bộ đó thì ông cũng có thể gán cho Nhà
báo một chức vụ nhất định thật! Cũng cần nói thêm với ông rằng, nhà báo
không hề có tôn chỉ mục đích, chỉ có "tờ báo" mới có tôn chỉ, mục đich
thôi.
Theo quy định của pháp luật: “Người
có chức vụ quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của các tội phạm về
chức vụ khi và chỉ khi hành vi tội phạm của họ thực hiện trong khi thi
hành công vụ. nếu họ phạm tội ngoài phạm vi thi hành công vụ thì không thể là chủ thể của loại tội này.”
Vậy
không hiểu ông Ngọc đang công tác tại cơ quan nào, được giao cho công
vụ gì thi hành mà lại phạm vào tội trên? Được biết Ông Ngọc làm phóng
viên của đài Truyền thanh Việt Trì và cộng tác viên của báo Pháp luật đã
nghỉ việc về mở văn phòng Luật sư. Nếu như vậy thì chỉ là “tư vụ”
không phải là “công vụ”.Hay chính ông Ngọc tự giao công vụ cho bản thân
mình, như tòa xét tội?!
Ông Ngọc nói: VKS
cho rằng tôi không thực hiện chức năng nhiệm vụ báo chí vậy tôi hỏi
việc tôi báo cáo những ...người có thẩm quyền về việc sử dụng bằng giả
của ông Trường, việc tôi viết bài đăng báo sau đó từ bài báo này các cơ
quan tố tụng làm rõ và thu lại 25,5 ha đất cho TP Vĩnh Yên điều đó gọi
là cái gì ?
Điều đó gọi là: Ông phải biết mình là ai! Ông là người có "chức vụ" hai lần chức vụ “Nhà báo và Luật sư” đã khiến một số chức vụ tham nhũng vào vòng lao lý cho nên ông...!
Theo Luật sư Triển: Luật
Công chức nói rất rõ… đối với thân chủ của tôi đề nghị Hội đồng xét xử
căn cứ theo quyết định 34 về hoạt động báo chí và Thông tư của Bộ Thông
tin và Truyền thông về cấp phát, thu hồi thẻ Nhà báo. Thẻ Nhà báo không
nói là công chức hay không công chức. Cáo trạng sai ở đó. Cáo trạng nói
liên quan đến đất đai, nhà báo không liên quan đến quản lý đất đai. Cáo
trạng sai về khách thể, chủ thể. Ở đây chủ thể chính là ông Nguyễn Xuân
Trường vì ông ấy có có thẩm quyền quản lý đất đai, thứ hai là ông Hoàng
Ngọc Trúc thành phần Hội đồng tư vấn của thành phố Vĩnh Yên. Đứng đầu
tội danh phải là người có chức vụ quyền hạn là hai ông Trường và Trúc và
cả mấy ông, bà lãnh đạo phòng quản lý Hộ khẩu.
Luật sư Trần Đình Triển phân tích tiếp: Cáo
trạng bỏ quên miếng đất của nhà ông Trường đứng tên cháu ông Trường,
không có hộ khẩu mà xác nhận về ở nhà vợ để được cấp đất. Hai miếng đất
này đều sai nguyên tắc, không công khai, không họp tư vấn chỉ lấy chữ ký
khống (không nêu điều kiện cấp đất)…. Tại sao Ông Ngọc nhận được hộ
khẩu dễ dàng, ai làm sai? Đó là ông Trúc, người xác nhận là công an… vậy
ai sai? Vậy tội danh của ai, sai ở đâu, trong quản lý không thể có nể
nang. VKS nói thiệt hại cho nhà nước, thiệt hại ở đâu? Chỉ khi đất bán
đấu giá chênh lệch mới tính là thiệt hại, Còn đất này đó để vụ lợi, để
cấp cho dân, không cấp cho người này thì cấp cho người khác. Cộng tất
tiền đất hơn 800 triệu đồng bắt thân chủ chịu tất (vô lý). Sai thì ông
Trường sai nhiều, ông Trúc làm hồ sơ. Cách tính trách nhiệm nhân sự là
sai. Cáo trạng nói tịch thu, cái gì phải thu hồi, nếu sai ở đây là sai
34 ô đất vì không thông báo công khai, không qua tư vấn, không có tờ
trình… có vi phạm nhưng nếu chưa khởi tố tôi đề nghị chỉ cần xử lý hành
chính. Đất còn, nhà nước chưa thiệt hại gì, bận gì phải hình sự hóa.
Nhưng đã đưa ra rồi phải xử lý nghiêm minh.
Nếu
đưa vụ 3 ô đất của ông Ngọc ra xét xử thì phải đưa cả 34 ô đất giao sai
qui định và 62 trường hợp cấp hộ khẩu sai ra xử vì trong 34 ô đất kia
có thể cũng có người được cấp như ông Ngọc? và trong 62 trường hợp hộ
khẩu kia cũng lại có người vì có hộ khẩu mà được cấp đất như ông Ngọc?!
Rõ ràng, nếu không có vụ ông Ngọc thì ông Trường cũng đã “tạo điều kiện” cho 34 ô đất và 62 hộ xin phép khác đều đến với chủ cho nên chủ mưu vụ này không thể là ông Ngọc.
Theo ông Triển: Căn
cứ các yếu tố đề nghị xem xét Điều 174 BLHS về “ Tội vi phạm các quy
định về quản lý đất đai” sẽ đảm bảo chính xác. Người đứng đầu là ông
Trường, sau đó là ông Trúc, bản thân ông Ngọc lợi dụng uy tín của mình
để được cấp đất nên là đồng phạm.
Trước
những lập luận chính xác của Luật sư, cả chủ tọa và đại diện VKS đều
lúng túng, ấp úng và “líu lưỡi” liên tục gọi nhầm Luật sư Triển là “Bị
cáo Triển”!!!
Phiên tòa vô cảm!
Sau
3 ngày xét xử, 14h chiều 17/7, Tòa án nhân nhân thành phố Vĩnh Yên
(Vĩnh Phúc) do ông Vũ Văn Mạnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân TP Vĩnh Yên
làm chủ tọa phiên tòa đã tuyên sơ thẩm vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ” đối với ba bị cáo gồm Hà Tuấn Ngọc,
nguyên Nhà báo, Luật sư; Hoàng Ngọc Trúc, nguyên Trưởng phòng tư pháp
thành phố Vĩnh Yên; Nguyễn Xuân Trường, nguyên Chủ tịch UBND phường Đồng
Tâm, TP Vĩnh Yên.
ông
Mạnh mới đọc được một phần nội dung bản án, thì ông Ngọc kêu mệt và xin
ngồi. Do bị giam cầm lâu ngày, bệnh tật và có lẽ kèm thêm cả uất ức nên
ông Ngọc dù được ngồi cũng ngất xỉu tại tòa. Nghe tin này, bố của bị
cáo Ngọc là cụ Hà Viết Thạch không được mời vào dự phiên tòa, phải đứng ở
ngoài khuôn viên tòa án TP Vĩnh Yên cùng vợ con ông Ngọc đã xin vào để
xem tình hình sức khỏe của bị cáo Ngọc ra sao, nhưng Hội đồng xét xử
(HĐXX) và lực lượng công an đã không cho họ tiếp cận.
Ông Ngọc nằm ngất xỉu tại phiên tòa.
Bức
xúc trước việc bị cáo Hà Tuấn Ngọc bị ngất xỉu và việc cản trở ông bố
không cho vào thăm con, chị Hà Thị Huyền là con gái bị cáo Hà Tuấn Ngọc
la lớn lên yêu cầu với Chủ tọa và lực lượng Công an thì lúc đó người nhà
mới được tiếp cận nhưng chi giấy lát!
Sau
15 phút ông Ngọc hơi tỉnh lại, ông nói với con gái là: “... Ngày hôm
nay nếu bố có chết, hãy nhớ là do Phùng Tiến Bộ và Đỗ Văn Hoành giết Bố
chứ không ai khác cả”. Con gái ông Ngọc hỏi lại: Sao Bố lại nói Giám đốc
và Phó giám đốc công an Tỉnh giết Bố thế?.
Có
gì mắc mớ giữa ông Ngọc và hai vị lãnh đạo Công an tỉnh Vĩnh phúc mà
ông Ngọc vừa tỉnh lại đã nói như vậy? Có thể điều này lý giải tại sao
phiên tòa có đông Công an thế chăng?!
Khoảng
15h 30 phút, đã gọi xe cứu thương của BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vào để cấp
cứu bị cáo Hà Tuấn Ngọc nhưng tình trạng sức khỏe của bị cáo vẫn không
thuyên giảm. Được khoảng 10 phút sau thì có một xe Y tế của Công an tỉnh
Vĩnh Phúc vào để chăm sóc bị cáo nhưng sức khỏe của bị cáo cũng không
tiến triển gì.
Sau
khoảng 50 phút mặc dù sức khỏe của ông Ngọc không có gì tiến triển và
có chiều hường xấu đi. Gia đình ông Ngọc đã năm lần bảy lượt yêu cầu gặp
ông chủ tòa phiên tòa để xin đưa ông Ngọc đi cấp cứu.
Nhưng
ông chủ tọa phiên tòa không biết vì lý do gì hay áp lực từ đâu mà vô
cảm đến thế, cứ 3 lần 4 lượt hỏi các bác sỹ ngành công an xem ông Ngọc
có đủ sức khỏe để ông tiếp tục tuyên án? Và cũng không hiểu vì lý do gì
hay trình độ chuyên môn kém mà mấy bác sỹ ngành Công an không đánh giá
được tình trạng sức khỏe của ông Ngọc vẫn “vô tư” nói ông Ngọc đủ sức
khỏe để tiếp tục phiên tòa nhưng cho ngồi và có hai Công an giữ hai bên.
Và thế là kéo ghế xốc ông Ngọc dậy ra ghế ngồi luôn. Ông Ngọc một lần
nữa ngất xỉu và buộc lưc lượng y tế phải đưa đi cấp cứu.
Điều
này xảy ra cũng do trình độ hạn chế (hoặc do áp lực từ đâu đó?) của 2
Luật sư Hậu và Lệ vì suốt cả quá trình ông Ngọc ngất xỉu, hai ông ngồi
trơ như “Phỗng” không hề cất một tiếng nào bảo vệ thân chủ của mình.
Phải đến lúc con gái ông Ngọc ra yêu cầu, ông Lệ mới rụt rè hỏi ông chủ
tọa cho phép được hỏi ông Ngọc xem có đủ sức khỏe không?! Nhẽ ra các ông
được “mời” bảo vệ thân chủ của mình thì nên có ý kiến ngay từ đầu!
Trước
tình trạng sức khỏe của ông Ngọc như vậy, HĐXX đành chấp thuận đưa ông
Ngọc đi cấp cứu. Nhưng vừa đưa vào xe cứu thương thì tự nhiên trong xe
cứu thương bốc khói trắng lên nghi ngút. Mặc dù vậy, lực lượng công an
cũng không đưa bị cáo ra khỏi xe ngay, chỉ đến lúc người nhà bị cáo và
người dân đến nghe phiên tòa quá bức xúc kêu la có nhiều tiếng kêu “Cố
tình giết người” và nhìn từ phía ngoài vào trong xe thấy bị cáo Hà Tuấn
Ngọc ngáp ngáp như sắp bị chết ngạt thì mới đưa ông Ngọc ra khỏi xe sang
xe cứu thương khác đi cấp cứu.
Nhưng,
Xe cấp cứu không đi đến bệnh viện mà lại đi đến trại tạm giam Công an
tỉnh Vĩnh Phúc ở phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên. Con gái ông Ngọc đi theo
xe đến đây thì bị đuổi xuống. Số phận của ông Hà Tuấn Ngọc như thế nào?
Hồi sau sẽ rõ!?
Trong
bối cảnh như vậy, chủ tọa phiên tòa ông Vũ Văn Mạnh lạnh lùng nói rằng:
Nếu bị cáo không đủ sức khỏe ở lại thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục
tuyên án và gửi bản án cho bị cáo.
Đến
khoảng 17h cùng ngày, thay mặt Hội đồng xét xử, chủ tọa phiên tòa Vũ
Văn Mạnh tuyên án: Bị cáo Hà Tuấn Ngọc: 5 năm tù giam; bị cáo Hoàng Ngọc
Trúc: 24 tháng tù cho hưởng án treo; bị cáo Nguyễn Xuân Trường: 36
tháng tù cho hưởng án treo.
Pháp luật ở đâu?!
Nhóm PV