Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Dân Nguyễn - Xin đừng bỏ cuộc…

Theo các nguồn tin, ngày 29/7 tới đây bắt đầu phiên tòa phúc thẩm xử vụ án “Giết người và chống người thi hành công vụ”, mà bị cáo là các thành viên trong gia đình anh Đoàn Văn Vươn.

  Phiên sơ thẩm diễn ra tại HP trong mấy ngày đầu mùa hè vừa qua, đã mang lại cái không khí ngột ngạt còn hơn cả cái nắng giữa trưa hè, bởi cái sự xử ép, cái sự buộc tội rất chủ quan của chính quyền lên gia đình nạn nhân; Không khí ngột ngạt lại càng gia tăng bởi chỉ ngay sau đó mấy ngày, vụ xử những kẻ đích danh tội đồ đã diễn ra, không khác một vở kịch diễn quá vụng, tới mức chẳng coi (khán giả) dư luận xã hội ra gì…
 Có thể nói, trừ những tờ báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân- những tiếng nói thể hiện con tim khối óc của đảng, thì hầu hết các báo lề phải cũng như lề trái đều la lối về sự bất công với bản án dành cho gia đình anh Vươn, và thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước “Tiếng oan dậy đất oán ngờ lòa mây” ập xuống gia đình này…

Nhưng liệu đạo lý “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, có một lần nữa thể hiện truyền thống quý báu của một dân tộc giàu tình thương yêu và lòng bác ái, mà lại lên tiếng bênh vực anh Vươn!... Một tiếng kêu, dù xé họng, dù khản cổ, cũng khó thấu tới Thiên Đình. (Thiên Đình ở đây là dư luận tiến bộ cả trong và ngoài nước, là các chính phủ văn minh, các tổ chức quốc tế có thể áp lực lên nhà cầm quyền cs VN). Thế nên rất cần những tiếng hô vang đòi công lý, bây giờ là cho anh Vươn, rồi sau cho người khác trong chúng ta, cho cả dân tộc đau thương này trong tháng năm phía trước…Nếu chúng ta không đòi được công lý cho anh Vươn, thì đó sẽ là một thất bại cay đắng, là bước thụt lùi của giá trị đạo đức, của tri thức, của đạo lý Dân Tộc, và vì thế khó có thể hy vọng vào Công Lý cho một VN tương lai.
Rõ ràng, nhà cầm quyền đang có những bước đi vừa nắn gân, vừa trắng trợn thách thức dư luận, thông qua các con số, như cố tình kéo dài thời gian giam giữ nạn nhân (để “Phục vụ công tác điều tra”!?),hay như những gì diễn ra trong thời gian phiên sơ thẩm, cố tình làm nản lòng các luật sư và báo chí truyền thông…Nếu Lương Tri bị động trước những động thái trên của nhà cầm quyền, khó có thể nói phiên phúc thẩm sẽ là kết cục có hậu cho một gia đình bị oan khuất tới mức TAN CỦA NÁT NHÀ, và hơn cả thế, còn SA CHÂN VÀO VÒNG LAO LÝ này…Phải chăng, vụ án này không phải là xử “Đúng người đúng tội”, mà là sự trả thù hèn hạ, là sự thách thức công lý, là biểu hiện của quyền lực tối tăm…?
Chúng ta không đòi hỏi gì hơn cho gia đình anh Vươn, ngoài cái anh lẽ ra phải được hưởng. Đó là phải được trả tự do vô điều kiện, được bồi thường thỏa đáng những tổn thất cả về tài sản và nhân phẩm do nhà cầm quyền gây ra, thông qua chính quyền nhân dân địa phương của họ. Tất cả những hành vi giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý của chính quyền địa phương và tổ chức đảng cơ sở, rõ như ban ngày, và vẫn hiển hiện ra đó, trước sự làm ngơ của trung ương đảng và nhà nước tập quyền trung ương. Họ (Nhà nước trung ương), chỉ xoa dịu dư luận bằng vài ba bản án treo dành cho một số quan lại địa phương-những đứa con hư hỏng nặng, mang bản chất của người sinh thành chúng. Nhưng vài cái roi mây giơ cao đánh khẽ vào mông những thằng con mất dạy thừa hưởng thói lưu manh, chỉ càng làm cho dư luận sôi lên.
Những hành động như điều động quân đội, với vũ khí chỉ dành cho chiến tranh chống xâm lăng, được đem ra dùng cho một vụ cưỡng chế đất đai, như hành động đập phá nhà nạn nhân giữa thanh thiên bạch nhật để trả thù, hay như hành động ăn cướp giữa ban ngày tài sản của nạn nhân, từ chổi cùn rế rách, đến tôm cá trong ao hồ…là những hành động tàn bạo và bẩn thỉu chỉ có ở bọn giặc phong kiến Phương Bắc. Đó không còn đơn thuần chỉ là tội ác nữa, mà là sự xuống cấp hết sức nghiêm trọng của nền tư pháp, của kỷ cương phép nước của cả một chế độ…Tiếc thay, cho đến giờ, những kẻ có quyền ra lệnh tối cao, những người ngồi trên đỉnh cao quyền lực, vẫn tỉnh bơ, mặc kệ cho bọn quan lại địa phương toàn quyền hành xử kẻ thù của mình, bỏ ngoài tai mọi chỉ trích của dư luận.
Mỉa mai thay, cả trăm năm về trước, một vụ án có những tình tiết giống   với vụ án Tiên Lãng, lại kết thúc có hậu! Vụ án đó có tên VỤ ÁN ĐỒNG NỌC NẠNG. Điều đáng nói là những kẻ “Chống người thi hành công vụ” trong vụ án đó- vẫn những nông dân chất phác, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ Tiên Lãng. Họ đã Giết Chết hai người “Thi hành công vụ” của chính quyền, đặc biệt một trong hai số đó là người Pháp; Nhưng chỉ cần hai tháng làm “Công tác điều tra” (Chứ không cần tới 450 ngày như vụ Tiên Lãng!), chính quyền “Thực dân nửa phong kiến” đã có thể triệu tập phiên tòa. Đặc biệt hơn nữa, những nông dân VN- đối tượng gây ra cái chết của hai người NHÀ NƯỚC THỰC DÂN, lại không bị quy tội giết người. Họ được trắng án ngay sau phiên tòa của chế độ thực dân! Có thể gọi phiên tòa là TÒA CÔNG LÝ, bởi những quan tòa đã lấy luật kết hợp với đạo lý để xử. Từ hai phiên tòa cách nhau gần một thế kỷ, do TÒA ÁN CỦA CHẾ ĐỘ THỰC DÂN và TÒA ÁN NHÂN DÂN xử, cho ra hai bản án khác nhau hoàn toàn.
Có vô số những điều cần mổ xẻ, cần bàn cãi, cần cắt nghĩa từ hai phiên tòa của hai chế độ. Nó hoàn toàn không vô ích chút nòa, nhất là trong bối cảnh phiên phúc thẩm sắp tới mà người ta một lần nữa phải nhìn thấy người anh hùng nông dân đứng trong vành móng ngựa- chỗ lẽ ra phải dành cho những kẻ khác…
Ít nhất (Và có lẽ cũng là nhiều nhất) lúc này là, tinh thần phiên tòa ĐỒNG NỌC NẠNG phải được đem ra soi rọi vào VỤ ÁN TIÊN LÃNG!
Có như vậy chúng ta mới hy vọng người anh hùng THỜI NÔNG DÂN BỊ CƯỚP ĐẤT ra khỏi ngục thất!
Những trái tim, không phân biệt lề trái lề phải, hãy chung một nhịp đập- nhịp đập thấu những nỗi đau đồng loại!

Jul/23rd/2013
Dân Nguyễn
(Quê choa) 

Việt Nam có thể nào phớt lờ những khuyến cáo của Mỹ chăng?

VIỆT NAM — Mỹ đã liên tục khuyến cáo Việt Nam rằng phát triển kinh tế và dân chủ phải đi đôi với nhau. Phớt lờ điều đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay lâm vào tình trạng thê thảm; cùng lúc quan hệ Trung Hoa– Việt Nam đang trở nên đắng cay vì hồ sơ tranh cãi ở Biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa) mặc dù Hà Nội đã nhún nhường hạ mình hết sức.

Mỹ đang cố gắng tái cân bằng chiến lược tại Châu Á -Thái Bình Dương như lợi ích cốt lõi của mình. Công cụ kinh tế chính để thực hiện là đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam là một trong số 12 nước sắp là đối tác chiến lược trong thương thuyết đa phương này.

Việt Nam bị kinh tế suy thoái và đe doạ nặng từ Trung Hoa đang cân nhắc đường nào thoát ra?

Trong bối cảnh như thế, Chủ tịch nhà nước Việt Nam đã khẩn cấp yêu cầu một chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ và Tổng thống Obama đã đáp ứng thuận lợi vào 25-7 tại toà Bạch Ốc. Nhân quyền và Hợp tác chiến lược là những chủ đề cao trong chương trình nghị sự.

Năm 1995 quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt nối lại kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Hiệp ước Thương mại Song phương (BTA, 2001) mở ra cơ hội đầy triển vọng cho Việt Nam. Và đến năm 2007 Mỹ mạnh mẽ ủng hộ Viêt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết quả là đầu tư bắt đầu vô và thương mại nở hoa.

Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 25 tỉ USD và hiện có 15,000 Việt Nam sinh viên du học tại Mỹ. Chúng tôi cũng thấy một giai tầng trẻ trung lưu, mới tinh khôi và năng động xuất hiện cùng Internet nở rộ trong xã hội Việt Nam. 
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.

Thay vì cải tổ hệ thống chính trị đã lỗi thời để đưa kinh tế - xã hội tiến tới nữa, Bộ Chinh trị đảng Cộng sản Việt Nam đã trộn nguyên tắc xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa trong cái mà họ gọi là ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. Họ ngây thơ tưởng rằng tiền của tư bản kết hợp với hậu thuẫn chính trị mạnh từ Trung Hoa sẽ giúp họ trở nên thịnh vượng để đạt giấc mơ xã hội chủ nghĩa.

Sự việc xảy ra trái ngược hẳn và thực sự quá thê thảm: thất bại hoàn toàn trong phát triển kinh tế, tăng trưởng năm 2013 khoảng 5% trong khi lạm phát trên 8% theo như dự đoán của Ngân hàng Thế giới; và nguy cơ to mất chủ quyền về kinh tế và lãnh hải (Hoàng Sa và Trường Sa) về tay phù thuỷ của Trung Hoa. Cả hai thảm hoạ gây nên phản ứng chống đối chính quyền trên khắp nước. Điều đó đang đe doạ nặng nề quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, chưa từng thấy trong quá khứ.

Ở cấp vùng, Việt Nam là một trong 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó 8 là những nước dân chủ, kể cả 1 (Miến Điện) đang trên đường tiến tới dân chủ. Làm thế nào Việt Nam có thể đi ngược lại nhận thức chung và ý chí chính trị chung của toàn khối? Một nước Việt Nam mới, tự do và dân chủ, vẫn là viễn ảnh mà ASEAN chờ đợi từ lâu và Mỹ đang mong muốn để hội nhập Việt Nam vào TPP khi Mỹ trở lại Châu Á – Thái Bình Dương.

Và có lẽ đón và chào mừng một Việt Nam mới tự do và dân chủ nhiều nhất chắc chắn sẽ là những người dân Việt Nam đang đấu tranh cho tự do, cho một nền dân chủ pháp trị và một đường lối chính trị mới, đáp ứng đúng quyền lợi của họ và đóng góp đáng trân trọng vào vai trò của ASEAN trong trật tự thế giới mới.

Dân chủ hoá Việt Nam có thể thuận buồm xuôi gió ở vào thời khắc lịch sử này. Thật thế, quan hệ Mỹ - Trung đang biến đổi nhanh đi vào hướng ‘Hợp  tác trong cạnh tranh’ / ‘Cạnh tranh trong hợp tác’. Sau chuyến gặp mặt mới đây giữa Obama – Tập Cận Bình ở California, tôi không nghĩ rằng Trung Hoa muốn cản trở dân chủ hoá ở Việt Nam nếu xẩy ra, bởi lẽ một ASEAN đi vào hoà bình, ổn định, phi liên kết và hợp tác vùng sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi quốc gia, cả các nước đã phát triển lẫn đang phát triển trên thế giới.

Tôi đề nghị và yêu cầu Tổng thống Obama hãy khuyến cáo Chủ tịch Sang nên nghe theo ý nguyện dân chủ hoá của nhân dân Việt Nam. Đó chính là cách tốt nhất để trở thành thành viên của TPP và có được đối tác chiến lược toàn diện từ Mỹ.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
22.07.2013
Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế được đề nghị cho giải thưởng Nobel Hòa Bình 2013 bởi một nhóm Dân Biểu và Thượng Nghĩ Mỹ và Canada. Ông là một y sĩ và là người đứng đầu Cao Trào Nhân Bản Việt Nam. Ông đã bị tù tổng cộng 20 năm trong các nhà tù ở Việt Nam vì tranh đấu cho những điều mà ông tin tưởng.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA) 

Những ông… vua con

Vua là nhân vật to nhất nước rồi, ai dám cãi đâu, cả nước có một ông thôi. Còn những ông vua con thì sao nhỉ, nhiều như quân nguyên luôn. Những ông vua nhất khoảnh này thực sự là nỗi khiếp đảm của người dân chân đất, ít học. Đó là những ông vua con…
1.Không xa, người viết bài này có dịp vào Tây nguyên. Khi tiếp xúc với người dân ở một xã thì nghe được một câu hay quá: “Một người làm quan cả họ đói nghèo”. Lạ tai quá xá, đành hỏi cho ra nhẽ, cho rõ đầu cua tai nheo. Cây trả lời là: “Cán bộ họ toàn bình xét cho anh em họ hàng là gia đình nghèo đói. Gia đình thuộc diện nghèo thì được cho nhiều thứ lắm, các cháu đi học được cho tiền, được cho bảo hiểm y tế, không phải đóng góp gì, vân vân và vân vân”.
Thế là cuộc đua, thậm chí là cuộc chiến dành danh hiệu “hộ nghèo” bắt đầu, những người nghèo thật thì bị đo ván lập tức. Phì cười khi người nghèo tới nhận trợ cấp lại đi xe máy xịn giá mấy chục triệu. Ai dám nói? Ai dám tố cáo? Chết ngay tắp lự. Người dân ít học lại nghèo thì hèn lắm, hèn quá hoá ngu. Ở một nơi xa xôi như thế thì người dân biết kêu ai bây giờ, nhìn thấy chủ tịch xã như thấy quan phụ mẫu, công an viên lộng hoành, lới xới thì còng số 8 vào tay ngay.
2. Ngăn chặn người dân khiếu nại tố cáo là một trong những việc sống còn của chính quyền cơ sở, nòng cốt là những ông lãnh đạo chủ chốt  xã phường. Có người khiếu kiện là mất điểm thi đua, không được bình bầu là khu dân cư văn hoá, vân vân…Và điều quan trọng hơn là ngăn chặn người dân phát hiện, phanh phui nhũng ông vua con tham nhũng, những ông cướp ngày. Họ coi những người có đơn tố cáo khiếu nại là bọn phản nghịch, là thành phần tiêu cực, chậm tiến bộ, là những kẻ chọc gậy bánh xe.
Viết đơn kiến nghị, tố cáo thì bị quy chụp là chống lại đường lối chính sách của Đảng, là vi phạm pháp luật. Những người dân trung thực, dám đấu tranh, dám đưa đơn thì bị những ông vua con cản trở bằng nhiều thủ đoạn. Đơn thư bị ngâm tôm không giải quyết, hoặc giả có giải quyết thì sai lệnh nội dung, quy trình, để quá thời hiệu…nói chung là rất phức tạp. Người chân chính bị cản trở đủ điều. Thế mới có chuyện một vụ khiếu nại đơn giản thôi mà mấy chục năm chẳng ai giải quyết dứt điểm. Con kiến thì kiện được ai…
Xin kể một chuyện, có một chị phụ nữ người Mường ở ngoại hành Hà Nội có đơn để nghị giải quyết vì bị chính quyền thôn khinh nghét, kỳ thị, o ép, không được mời đi họp hành, không được chia quà ngày hội đại đoàn kết toàn dân, con học giỏi cũng không được quà…Họ đã tiến hành hoà giải bằng cách yêu cầu chị ta phải rút đơn. Nếu cố tình có đơn thư thì sẽ ảnh hưởng tới con cái sau này. Nguyên câu nói đó thôi là biết họ hăm doạ rồi, sau này con mày đi học sẽ bị phê là “gia đình không chấp hành chính sách của Đảng và chính phủ”. Chết chưa con!
Một cái quy định quái gở nhất trong lịch sử phát triển loài người: “Nếu có đơn khiếu nại, tố cáo…thì sẽ không được công nhận gia đình văn hoá. Cả xóm của người có đơn thư cũng không được công nhận là xóm văn hoá, khu dân cư văn hoá…” Thế là người có đơn thư khiếu tố mà luật pháp cho phép đã trở thành một tên tội phạm với gia đình, tội phạm với làng xóm. Vậy thì chỉ còn cách im lặng mà thôi, chịu khó bỏ tiền ra mua kẹo mút mà ngậm, trong bất luận tình hình thế nào cũng phải ngậm kẹo thôi.
3. Những ông vua con còn giầu có hơn cả những ông vua ta ấy chứ. Đấy các vị không tin thì cứ nhìn mà xem, có ông nào có chức quyền mà nghèo không chứ? Có khẩu hiệu rằng “Toàn dân tích cực phòng chống tham nhũng!”. Một câu chuyện hài hước dài nhất, người dân chân đất mắt toét, ít học thì biết gì mà chống tham nhũng chứ, họ có được biết dự án đâu, có được xem sổ sách đâu… mà chống được tham nhũng? Bà con chỉ biết một điều: “Ông này mới lên làm chủ tịch mà đã xây nhà to mua xe ô tô, mua đất cát khắp nơi, nuôi con đi học nước ngoài…Tiền ở đâu ra, các vị làm gì ra tiền nhanh thế, phổ biến cho dân chúng tôi học tập được không? Bảo họ là tham nhũng ư, chứng cứ đâu? Thế là người dân đơ cổ ra, làm gì có bằng chứng ông này ông kia tham nhũng chứ…
4. Những ông vua con là thủ phạm kiến cho người dân giảm lòng tin vào đừng lối chính sách. Quan thì xa, bản nha thì gần, người dân chỉ biết tiếp xúc với nhũng ông trưởng thôn, trưởng xóm, cao lắm là tới ông chủ tịch xã phường là cùng. Tại sao những người làm công tác đảng, chính quyền gần dân nhất lại không được đào tạo bản bản là sao? Ở nhiều nơi việc bầu trưởng thôn đã trở thành cuộc chạy đua giữa họ này với họ kia, cuộc đấu trí giữa nhóm này nhóm khác khá là quyết liệt. Chừng nào đội ngũ cán bộ cơ sở chưa được đào tạo bài bản, chưa được nghin cứu nhân bản về con người, về phép làm đầy tớ của nhân dân thì họ sẽ vẫn là nhũng ông vua con nhất khoảnh.
Vua con có nhiều không? Xin thưa chưa ai thống kê được có bao nhiêu ông vua con trên trần gian này. Con sâu làm rầu nồi canh, chỉ cần vài con sâu thôi  là nồi canh đã bị hỏng rồi, phải đổ bỏ đi rồi, huống hồ là cả một nồi sâu?
Lê Tự
(Quê Choa)

Đoạn chat của một SV trường Y gây xúc động cư dân mạng

Một ca cấp cứu do tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức. (Nguồn: Internet)
Một đoạn chat có thật của một người với anh trai đang được thành viên của nhiều diễn đàn truyền cho nhau đọc. Theo thông tin trên một số diễn đàn người anh trai là SV năm 3 Trường ĐH Y Hà Nội. Đây là câu chuyện anh kể trong quá trình đi thực tập tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Lời nhắn của anh trai với em trên yahoo messenger thật giản dị như em ra đường cần đội mũ bảo hiểm cẩn thận, đừng đi quá 30km/h. Khoảng thời gian thực tập chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm vì tai nạn giao thông khiến chàng SV không khỏi đau lòng tự hỏi bản thân: “Hôm nay khoẻ mạnh thế này/Mà chẳng biết mai thế nào/Nên là mình giờ hay tự vấn/ Mình đã sống cho thật tốt chưa....”.

Và anh quyết định: “Thế là từ hôm đấy đến hôm nay/Anh không dám phóng xe máy quá 30km/h/Người chết thì an lành/Chỉ day dứt người sống”

Trên diễn đàn của trang xebushanoi, bạn có nickname ronaldo_iubus53 xúc động cho rằng chia sẻ này “rất đáng để suy nghĩ”.

Bạn tâm sự: “Anh nhà bác mình cũng bị mất vì tai nạn giao thông, lúc đó cũng 21 tuổi.

Hai anh em mình bằng tuổi nhau, chơi thân với nhau từ bé lại học cùng nên chẳng khác gì anh em ruột. Lúc nghe tin anh mình đi cấp cứu mà chân tay bủn rủn hết cả ra, chả nghĩ được gì, mặt thì tái mét đi nhưng đủ bình tĩnh để không khóc. Nằm viện được 1 tuần thì anh mình mất...Sau khi anh mình mất, mình bị ám ảnh một thời gian dài và không còn dám tập đi xe máy nữa...Vì 1 phút sơ sẩy mà mất mát là quá lớn...

Dưới đây là nội dung đoạn chát giữa người anh với em trai:

"...

Bình Dương: đi viện anh thấy mình ngộ ra được nhiều điều lắm

Bình Dương: em đi đường nhớ đội mũ bảo hiểm nhá

Bình Dương: đội cẩn thận

Bình Dương: và đừng đi quá 30km/h

Bình Dương: trong bất cứ hoàn cảnh nào

Bình Dương: dạo này

Bình Dương: đi Việt Đức

Bình Dương: anh hay gặp

Bình Dương: nhiều trường hợp

Bình Dương: không còn phân biệt được mắt mũi mồm

Bình Dương: theo đúng nghĩa đen

Bình Dương: nữa

Bình Dương: hôm trước

Bình Dương: ở Việt Đức

Bình Dương: có 1 chuyện mà anh nghĩ là anh sẽ nhớ mãi

Bình Dương: hoặc đơn giản là anh là người mới

Bình Dương: nên hơi nhạy cảm

Bình Dương: có 1 cậu

Bình Dương: cũng sinh năm 92 như em

Bình Dương: cao ráo đẹp trai lắm

Bình Dương: tai nạn xe máy

Bình Dương: thế rồi

Bình Dương: các cô dì chú bác

Bình Dương: cứ đứng ngoài khóc nức nở

Bình Dương: kéo áo bác sĩ bảo cứu

Bình Dương: nhưng mà bọn anh biết

Bình Dương: não chết rồi

Bình Dương: cứu thế nào được

Bình Dương: tức là

Bình Dương: cậu ý chỉ

Bình Dương: đội 1 cái mũ bảo hiểm

Bình Dương: rẻ tiền kiểu mình hay đội

Bình Dương: rồi mài mặt xuống đất

Bình Dương: thế là xuất huyết não

Bình Dương: máu nó chèn ép các thứ

Bình Dương: làm não sưng phù lên

Bình Dương: mất chức năng -> chết não

Bình Dương: mặc dù tim vẫn đập

Bình Dương: phổi vẫn thở tốt

Bình Dương: thế rồi

Bình Dương: lúc bác sĩ thông báo

Bình Dương: thế là mấy ông chú mấy ông cậu

Bình Dương: nước mắt cứ ứa ra

Bình Dương: rồi ra ngoài giữ mẹ bệnh nhân

Bình Dương: ko cho vào

Bình Dương: còn có mỗi ông bố đứng trong đấy

Bình Dương: bác ý ko khóc được

Bình Dương: chỉ có đứng nắm tay thằng con

Bình Dương: nhìn nó

Bình Dương: 1 lúc

Bình Dương: rồi vả vả nó vào miệng mấy cái nhẹ nhẹ

Bình Dương: bác ý nói với nó

Bình Dương: "dậy đi con"

Bình Dương: "dậy đi về với bố"

Bình Dương: rồi bác ý quay ra nói với anh

Bình Dương: thế nó không dậy nữa à ?

Bình Dương: rồi bác ý đứng dựa tường

Bình Dương: chẳng nói gì nữa

Bình Dương: rồi họ đưa thằng bé về

Bình Dương: chẹp

Bình Dương: h kể lại chẳng thấy hay gì cả

Bình Dương: cơ mà lúc đứng đấy

Bình Dương: cảm giác nó đau xót lắm em ạ

Bình Dương: anh thấy

Bình Dương: cuộc sống thật là mong manh

Bình Dương: hôm nay khoẻ mạnh thế này

Bình Dương: mà chẳng biết mai thế nào

Bình Dương: nên là mình h hay tự vấn

Bình Dương: mình đã sống cho thật tốt chưa

Bình Dương: để mà mai có vấn đề gì

Bình Dương: liệu mình có ân hận ko

Bình Dương: khá là day dứt

Bình Dương: thế là từ hôm đấy đến hôm nay

Bình Dương: anh ko dám phóng xe máy quá 30km/h

Bình Dương: người chết thì an lành

Bình Dương: chỉ day dứt người sống

Bình Dương: bác ý còn bảo

Bình Dương: "thế đấy cháu ạ"

Bình Dương: "nuôi con 21 năm, hôm nay nó xin đi chơi với ban"

Bình Dương: "thế mà nó không về nữa cháu ạ"

Bình Dương: anh lấy ống nghe

Bình Dương: đưa cho bác ý

Bình Dương: bảo bác ý nghe tim nó lần cuối

Bình Dương: nhưng bác ý ko muốn nghe

Bình Dương: từ hồi đi viện đến h

Bình Dương: anh gặp 4-5 ca tử vong rồi

Bình Dương: nhưng chưa ca nào làm anh thấy suy nghĩ như thế

Bình Dương: cả đời cứ bươn chải tiền bạc bán rẻ sức khoẻ

Bình Dương: rồi tiền có cứu được ko ?

Bình Dương: trước cái chết

Bình Dương: mọi thứ vô nghĩa lắm

Bình Dương: anh cũng nhận ra

Bình Dương: những lúc như thế

Bình Dương: không thấy đám bạn đâu

Bình Dương: quanh mình

Bình Dương: chỉ có gia đình

Bình Dương: + 1 vài thằng sinh viên Y

Bình Dương: cũng chẳng thấy bóng dáng người yêu đâu

Bình Dương: chắc không đến kịp

Bình Dương: hoặc sợ quá không đến

Bình Dương: vậy mình có dành thời gian cho gia đình xứng đáng với điều đó ko?

Bình Dương: anh cũng suy nghĩ về chuyện đó

…”
Theo Vietnamnet 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét