LỜI KÊU GỌI TỔNG BIỂU TÌNH TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 22/7/2012
Thời gian: 9h sáng chủ nhật ngày 22/7/2012
Địa điểm:
- Hà Nội: Trước cửa Nhà Hát Lớn
- Sài Gòn: Công viên 30/4
- Đà Nẵng: hồ phun nước góc đường Quang Trung – Ông Ích Khiêm – Trần Cao Vân
- Huế: vườn tượng quốc tế bên sông Hương
- Vinh: quảng trường Hồ Chí Minh
-
- Ecopark không dành cho người lương thiện (Bà Đầm Xòe) – “Mặc dù mai đây Ecopark có trờ thành thành phố ‘xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn’ đến đâu thì hình ảnh những người nông dân mất đất bị đánh đập, xua đuổi, truy sát dã man, những mồ mả bị xới tung, những toán người mất đất thất nghiệp già còm cõi, trẻ nheo nhóc…sẽ không thể phai mờ”.
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp thăm chính thức LB Nga (Nhan dan) – Nhận lời mời của Tổng thống LB Nga V. Pu-tin, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm chính thức LB Nga từ ngày 26 đến ngày 30-7-2012.
- Con ngựa thành Tơ-roa (ĐĐK) – Người Trung Quốc nghĩ rằng ngày nay họ đã đủ sức để bắt nạt những kẻ yếu thế. Họ giống người láng giềng tham lam mù quáng. Họ luôn dòm ngó đất đai của nhà bên cạnh để lấn dần từng tý một.
- Bùa trị “Mắm tôm tặc” (Phương Bích) – “Có lẽ lần sau dân đi biểu tình không nên đem cờ Tổ quốc làm gì. Kể cả dân oan mất đất cũng đừng kêu cứu chính phủ hay quốc hội, hay đảng mà làm gì. Cứ cầm ảnh các vị lãnh đạo ấy xem, bố bảo kẻ nào to gan dám giằng xé ảnh các vị ấy đấy, có mà tù rục xương nhá”.
- Lên mạng khẳng định chủ quyền (Tien phong) – “Chủ quyền biển đảo đang là đề tài nóng của giới trẻ Việt trên hầu hết trang mạng với việc ra đời hàng ngàn hội nhóm, diễn đàn“.
- Châu Âu chính thức thông qua kế hoạch trợ giúp Tây Ban Nha (RFI) – Bộ trưởng Tài chính các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu hôm nay 20/07/2012 đã chính thức thông qua kế hoạch giúp đỡ các ngân hàng Tây Ban Nha, dự kiến lên đến 100 tỉ euro, cho rằng “điều này là cần thiết để đảm bảo sự ổn định tài chính của khu vực đồng euro”.
- Đập Xayaburi trên dòng Mêkông : Chính quyền Lào bị tình nghi “tiền hậu bất nhất” (RFI) – Vào hôm qua, 19/07/2012, tổ chức bảo vệ môi trường International Rivers (Sông ngòi Quốc tế) đã lại lên tiếng báo động về việc Lào vẫn thúc đẩy tiến trình xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mêkông.
- Tòa án Trung Quốc bác đơn kiện của Ngải Vị Vị về việc truy thu thuế (RFI) – Đơn của nghệ sĩ Ngải Vị Vị chống lại việc bị buộc đóng số tiền thuế khổng lồ hôm nay 20/07/2012 đã bị tòa án Bắc Kinh bác bỏ. Nghệ sĩ Ngải Vị Vị ngay sau đó đã tố cáo quyết định này mang tính chính trị, và cho biết sẽ kháng án.
- Trung Quốc : Đất hiếm giết chết những ngôi làng (RFI) – Syria chiếm nhiều trang trong phần tin thời sự của các tờ báo Paris hôm nay.
- Hội nghị ASEAN thất bại : Cam Bốt đổ lỗi cho Việt Nam và Philippines (RFI) – Theo AFP, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong, hôm nay 20/07/2012, tuyên bố là các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN đã đạt được đồng thuận chung về cách thức xử lý các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng quy trách nhiệm cho Việt Nam và Philippines đã làm cho Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, họp từ đầu tuần trước, không ra được thông cáo chung.
- Philippines phát hiện tàu đổ bộ Trung Quốc gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa (RFI) – Theo tờ Philippines Star hôm nay 20/07/2012, một máy bay của hải quân Phillippines khi theo dõi các hoạt động của đoàn tàu đánh cá …
- Nổ súng tại một rạp chiếu phim ở Denver : 12 người chết (RFI) – Tại một rạp chiếu phim chật cứng người tại Aurora, ngoại ô thành phố Denver, đêm hôm qua, 19/07/2012, một người đã nổ súng vào khán giả đang xem buổi trình chiếu đầu tiên phim Batman mới. Tổng cộng ít nhất 12 người bị bắn chết và khoảng 40 người bị thương trong vụ thảm sát này.
- Lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể tiến hành cải cách sau khi thanh lọc quân đội (RFI) – Các vụ thanh lọc vừa qua dường như là dấu hiệu mở đầu cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị thử nghiệm các cải cách kinh tế và nông nghiệp.
- Quân đội Syria tổng phản công vào các khu vực của quân nổi dậy tại Damas (RFI) – Theo hãng tin AFP, hôm nay, 20/07/2012, quân đội Syria đã mở một cuộc tổng tấn công để chiếm lại các khu phố mà lực lượng nổi dậy đang kiểm …
- Trung Quốc đòi Nga thả ngư dân và tàu cá bị bắt do xâm nhập bất hợp pháp (RFI) – Bắc Kinh đã yêu cầu Matxcơva trả tự do cho các ngư dân Trung Quốc và hai chiếc tàu đánh cá đang bị Nga bắt giữ.
- Ân xá Quốc tế lên án các vi phạm nhân quyền đối với dân Hồi giáo Miến Điện (RFI) – Hôm nay, 20/07/2012, tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International vừa ra một báo cáo lên án lực lượng an ninh Miến Điện đã có nhiều vi phạm …
- ASEAN đạt được lập trường chung về Biển Đông nhưng không ra thông cáo (RFI) – Ngoại truởng Indonesia Marty Natalegawa, ngày hôm nay, 20/07/2012, cho biết là các thành viên Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN, đã đạt …
- Cam Bốt : Kiến trúc sư Pháp Devillers đã “tự nguyện” đi Trung Quốc (RFI) – Trong một đoạn video được đưa lên trang web của cảnh sát Cam Bốt hôm nay 20/07/2012, kiến trúc sư Pháp Patrick Devillers, đã nói rằng mình …
- Ấn Độ tuyên bố tiếp tục thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông (RFI) – Theo hãng tin Dow Jones Newswires hôm qua, 19/07/2012, tập đoàn dầu khí Nhà nước của Ấn Độ ONGC dự định sẽ cùng với đối tác Việt Nam tiếp tục thăm …
- FBI bắt tay súng 24 tuổi ở Denver (BBC) – 71 người bị bắn, khiến 12 người thiệt mạng, trong rạp chiếu phim ở Denver, bang Colorado khi ra mắt phim Batman.
- Tranh cãi Thủ tướng Romania ‘đạo văn’ (BBC) – Hai cuộc điều tra cáo buộc đạo văn với Thủ tướng kết luận khác nhau, làm tăng căng thẳng trong cuộc đấu tranh quyền lực .
- Trung Quốc đòi Nga thả ngư dân (BBC) – Trong một động thái gây bất ngờ, Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Nga bắt giữ 36 ngư dân và đòi trả tự do cho những người này.
- TQ sẽ nộp phạt cho ngư dân bị Nga bắt (BBC) – Cơ quan ngoại giao TQ nói sẽ trả tiền phạt và giải quyết vụ 36 ngư dân bị Nga bắt.
- Phe nổi dậy Syria chiếm đồn biên phòng (BBC) – Phe nổi dậy Syria đã chiếm một số đồn biên phòng dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.
- Quân đội điều tra vụ giết khỉ (BBC) – Binh đoàn Tây Nguyên nói đang “khẩn trương xác minh” vụ quân nhân giết voọc.
- Lãnh đạo quốc phòng thăm Tướng Giáp (BBC) – Thượng tướng Ngô Xuân Lịch thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bệnh viện.
- Một bị cáo vụ Securency nhận tội (BBC) – Vụ bê bối hối lộ nước ngoài lớn nhất của Australia đã hé lộ hành vi tội phạm đầu tiên.
- HSBC muốn bán cổ phần tại Bảo Việt (BBC) – Ngân hàng HSBC muốn bán cổ phần tại Bảo Việt với mức giá có thể lên tới 400 triệu đôla.
- Cộng Đồng Mở Chiến Dịch: Mời Gọi Ghi Danh Cử Tri 2012 (VietBao) – Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali vừa phổ biến bản Thông Báo về Ngày Phát Động Chiến Dịch Ghi Danh Cử Tri 2012.
- Cảng Ấn Độ Bắt giữ 1 Tàu VN Để Xiết Nợ Công Ty Vinashin (VietBao) – HANOI — Ngành đường vận tải thủy Việt Nam lại gặp nạn lớn, theo bản tin từ báo Giao Thông Vận Tải.
- VN Đẩy Mạnh Du Lịch Để Bù Tiền Gửi Về SG Đã Giảm 23% (VietBao) – Một bài phân tích trên báo Doanh Nhân Sài Gòn cho thấy tiền kiều hối gửi về Sài Gòn sẽ ngày càng giảm.
- 5 DB Cộng Hòa Tố Hồi Giáo Gài Người Vào Chính Phủ Mỹ (VietBao) – WASHINGTON – HĐ Quan Hệ Hoa Kỳ – Hồi Giáo (CAIR) ra tuyên bố trả lời các tố giác của giới lập pháp CH theo đó gia đình của Huma Abedin, phụ tá nhiều năm của bà Hillary Clinton và các nhân vật theo đạo Hồi khác trong chính phủ liên bang, có liên lạc với Huynh Đệ Hồi Giáo của Ai Cập.
- TP Dunn Của N. Carolina: Cấm Mặc Quần Xệ Dưới Rốn (VietBao) – DUNN – Thị trưởng lâm thời Carnell Robinson của thành phố Dunn ra tối hậu thư cho cư dân kéo quần lên cao hơn rốn nếu không muốn bị phạt tiền.
- Bà Clinton Sắp Trả Hết Nợ 2008 (VietBao) – WASHINGTON – Nợ vận động tranh cử TT năm 2008 của cựu đệ nhất phu nhân đã đuợc trả đều và gần hết.
- TQ Có Thể Sẽ Cấp Vũ Khí Cho 100.000 Ngư Dân Ra Biển Đông (VietBao) – Một chiến lược cực kỳ nguy hiểm bắt đầu ló dạng ở Biển Đông: Trung Quốc đưa biển người ra áp dụng, có thể trao vũ khí cho 100.000 ngư dân…. theo lời kêu gọi của một viên chức ngư nghiệp.
- Bắc Hàn: Đầy Mật Vụ, Công An (VietBao) – Bản tin RFI hôm Thuư Năm cho biết, theo một công trình nghiên cứu của Mỹ công bố hôm 19/07/2012, hệ thống mật vụ Bắc Triều Tiên là một guồng máy rộng lớn, với nhiều cơ quan tản mác, đôi khi cạnh tranh nhau. Theo các nhà nghiên cứu, chấn chỉnh hay cải tổ mạng lưới này là một điều rất gian nan.
- TQ: Tăng Trưởng Kinh Tế Bền Vững, GDP Tăng 7.6% (VietBao) – SINGAPORE – Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc tiếp tục cải tổ cả trong khi kinh tế tăng trưởng chậm.
- Mỹ Chuẩn Bị Ứng Phó Với Tình Hình Khẩn Cấp: Chế Độ Syria Có Thể Sụp Đổ Trong 36 Giờ (VietBao) – WASHINGTON – Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ chuẩn bị ứng phó trường hợp chính quyền Damascus tan rã.
- Quân Nổi Dậy Syria Cận Chiến Với Quân Assad Giữa thủ Đô (VietBao) – DAMASCUS – Quân kháng chiến Syria tiếp tục giao tranh với lực lượng của chính quyền tại thủ đô – phần lớn thành phố vắng người.
- Mỹ: Syria Đã Mất Kiểm Soát Trên Đà Sụp Đổ Sớm; Nga, TQ: Phủ Quyết Lần Thứ 3 Nghị Quyết Tăng Áp Lực Với Assad (VietBao) – WASHINGTON – TT Obama đã nói chuyện với TT Putin để thảo luận về bạo động leo thang ở Syria sau khi Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta cảnh báo tình hình Syria là mất kiểm soát.
- Doanh Nghiệp và Thất Nghiệp (VietBao) – …công đoàn nhà nước… giúp nhà nước bóc lột công nhân và làm cơ chế lương bổng bị sai lệch…
- Michiyo Phạm Ngà: Phát biểu ý kiến, hay gây hấn? (Tiểu Thư) – Trai Việt, hãy nhớ rằng vẻ e ấp và sự thinh lặng của gái Việt nhiều khi chất chứa những phê phán nhiều gai góc hơn những gì Michiyo nói. Gái Việt, hãy nhớ rằng khép nép và chấp nhận không giúp cho người đàn ông của mình đáng yêu hơn.
- Vỗ tay (Phạm Thị Hoài) – Các nhà sành điệu văn hóa của chúng ta lại vừa được dịp thót tim và nhăn mặt. Giới thượng khách ở thủ đô một lần nữa chứng tỏ xuất xứ bán khai của mình khi đến dự ba buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker cuối tuần vừa rồi ở Nhà hát lớn Hà Nội.
- Tàu Trung Quốc tới Trường Sa không phải đi ‘đánh cá’ (NV) – Ðoàn tàu đánh cá 30 chiếc của Trung Quốc được một tàu hải giám hộ tống đến vùng biển quần đảo Trường Sa chỉ chạy lòng vòng từ khu vực này sang khu vực khác chứ không có vẻ gì là đánh cá như họ loan báo.
- Trung Quốc bắt 2,600 di dân lậu Việt Nam (Nguoi viet) – Công an Trung Quốc thuộc khu vực tự trị Quảng Tây Choang đã bắt giữ hơn 2,600 người Việt Nam trong nửa đầu năm nay khi họ toan nhập cảnh bất hợp pháp vào Trung Quốc để kiếm việc làm.
-Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa
Khỏi lo- Có Đảng và Nhà nước lo- Lo chi cho mệt,Dân nghèo lo kiếm ăn,chớ bụng đang rổng mà vật giá thì đắt- Ông Thảo đã bảo thế,.-Có thể đ/c 16-4 vô ghé thăm “hũ nghị” đấy.
_________________________________________________________________________________
VnExpress
-Một tàu đổ bộ của Trung Quốc được phát hiện trong quần đảo Trường Sa,
tại khu vực bãi Su Bi mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.
> Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa
> Trung Quốc thâu tóm Biển Đông bằng cách nào
Hình ảnh tàu đổ bộ 934 của Hải quân Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa do máy bay trinh sát của Philippines chụp được. Ảnh: Philippines Star |
Phía Philippines cho biết sẽ nỗ lực để theo dõi hoạt động của con tàu trong khu vực, cũng như tình hình trong quần đảo Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh miền tây của Philippines Niel Estrella cho biết.
Công việc theo dõi hôm qua bị cản trở bởi điều kiện thời tiết xấu, Philippines Star hôm nay cho hay.
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, đội 30 tàu cá của Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi Su Bi dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc. Đội tàu này xuất phát từ tỉnh Hải Nam, do hội nghề cá địa phương tổ chức. Không chỉ đưa tàu xuống đánh bắt trái phép, Trung Quốc còn liên tục đăng tải trên các báo, mạng về hoạt động của đội tàu này.
Đảo đá Su Bi nhìn từ trên không. Ảnh: Google Maps. |
“Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế”, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.
Hồi cuối tuần trước, một tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện và bị mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết, cách đảo Palawan của Philippines 60 hải lý. Đây là địa điểm mà Philippines tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Con tàu sau đó đã được đánh nổi lên và lên đường về Trung Quốc. Manila và Bắc Kinh không có tuyên bố gì thêm về vụ việc.
Vũ Hà
Cựu Tổng tham mưu Triều Tiên bị bắn chết?
(NLĐO)
– Một cuộc đấu súng đã nổ ra khi cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội
Triều Tiên Ri Yong-ho không chịu từ chức và ông này có thể đã thiệt
mạng, theo tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc.
Báo chí Hàn Quốc đang đăng tải thông tin về sự chuyển giao quyền
lực được cho là không hề êm ả như bề ngoài này. Tờ Chosun Ilbo dẫn các
báo cáo tình báo chưa được xác nhận cho biết ông Ri Yong-ho không muốn
ra đi theo lệnh cách chức của Đại tướng Kim Jong-un.
Ông Choe Ryong-hae được cho là châm ngòi cuộc thanh trừng nhắm vào ông Ri Yong-ho. Ảnh: Chosun Ilbo
Khi Phó nguyên soái Choe Ryong-hae, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính
trị quân đội, cố bắt giữ ông Ri thì lính cảnh vệ của ông Ri nổ súng.
Khoảng 20 – 30 binh lính bị cho là đã bỏ mạng. Còn cựu tổng tham mưu
quyền lực, theo các nhà phân tích tình báo, có thể đã bị thương hoặc
chết. Từ ngày thông tin cách chức gây sốc đến nay, ông Ri chưa hề lộ
diện.
Phó nguyên soái Choe được cho là cánh tay phải của Jang Song-taek,
người dượng quyền cao chức trọng của ông Kim Jong-un. Sự nghiệp của Choe
đâm rễ từ nhánh Đảng Lao động hơn là quân đội. Sau khi được bổ nhiệm
làm Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội, Choe liên tiếp va chạm
với ông Ri. Chính vì vậy, nhiều khả năng Choe đã châm ngòi cho cuộc
thanh trừng nội bộ nhắm vị cựu tổng tham mưu.
Ngoài ra, sự lớn mạnh của quận đội Triều Tiên kèm theo ảnh hưởng to
lớn của ông Ri Yong-ho nhiều năm qua có thể là nguy cơ nghiêm trọng cho
nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Một số quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết chính phủ đang điều tra
các thông tin tình báo trên. Trong khi đó, Tướng Jung Seung-jo, Chủ
tịch Hội đồng liên quân Hàn Quốc, ngày 20-7 khẳng định ông Ri Yong-ho bị
cách chức là kết quả của một cuộc tranh giành quyền lực chứ không phải
do bệnh tật theo tuyên bố của truyền thông Triều Tiên.
Bằng Vy (Theo Chosun Ilbo, Yonhap)
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể tiến hành cải cách sau khi thanh lọc quân đội
Các vụ thanh lọc vừa qua dường như là dấu hiệu mở đầu cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị thử nghiệm các cải cách kinh tế và nông nghiệp. Một nguồn tin thân cận với Bình Nhưỡng và Bắc Kinh cho hãng Reuters biết như trên.
Nguồn tin này được đánh giá là đáng tin cậy vì trong quá khứ, đã dự
báo đúng các sự kiện xẩy ra, ví dụ như vụ Bắc Triều Tiên tiến hành thử
nghiệm hạt nhân lần đầu tiên vào năm 2006 hoặc việc phục hồi ông Jang
Song Thaek, chú rể của lãnh đạo Kim Jong Un.
Theo nguồn tin trên, chính quyền Bình Nhưỡng đã lập một bộ phận đặc biệt – « văn phòng chính trị » nhằm tước đoạt quyền kiểm soát nền kinh tế của quân đội Bắc Triều Tiên. « Trong quá khứ, chính phủ không có quyền hành gì đối với kinh tế. Quân đội nắm quyền kiểm soát nền kinh tế. Nhưng, điều này sẽ thay đổi ».
Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, bên trong đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong Un đã cho thành lập một « nhóm phụ trách cải cách kinh tế », chuyên trách về nông nghiệp và kinh tế. Theo giới quan sát, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục chính quyền Bắc Triều Tiên thực hiện các cải cách kinh tế vì lo ngại sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ gây ra một làn sóng người tỵ nạn đổ vào Trung Quốc. Mặt khác, Bắc Kinh sẽ mất đi một vùng đệm chiến lược, ngăn cách Trung Quốc với Hàn Quốc, nơi có hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ đồn trú.
Nguồn tin của Reuters không biết ai sẽ là người đứng đầu « văn phòng chính trị » và « nhóm phụ trách cải cách kinh tế » trong đảng Lao động Triều tiên, nhưng chắc chắn sẽ có các cải cách và đó là những thay đổi quan trọng nhất tại Bắc Triều Tiên kể từ hàng chục năm qua.
Các ý định trước đây của chính quyền Bình Nhưỡng nhằm hướng tới một nền kinh tế thị trường đã thất bại ; việc điều chỉnh chính sách tiền tệ vào cuối năm 2009 đã gây ra thảm họa và dường như người phụ trách chính kế hoạch này đã bị hành quyết.
Việc bãi miễn chức vụ tổng tư lệnh quân đội của ông Ri Yong Ho và các đồng minh của ông ta, có thể cho phép Kim Jong Un và người chú rể Jang Song Thaek, nhân vật được coi là nắm thực quyền ở hậu trường, tiến hành các biện pháp cứu vớt nền kinh tế đang kiệt quệ và tránh được sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng.
Ông Ri Yong Ho vốn là một trong những người cuồng nhiệt ủng hộ chính sách « Songun – Quân đội trên hết » của cố lãnh tụ Kim Jong Il. Thế nhưng, vấn đề chính là nhân vật này chống lại việc chính phủ giành quyền kiểm soát nền kinh tế, thay thế cho quân đội. Do vậy, ông Ri đã bị bãi miễn toàn bộ chức vụ vì « lý do sức khỏe ». Điều này cho thấy là hiện nay, đang diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực, giữa một bên là Kim Jong Un cùng ông chú rể Jang Song Thaek và bên kia là phe quân đội.
Tiến trình củng cố quyền lực của Kim Jong Un thể hiện rõ : Sau khi trở thành người đứng đầu đảng Lao động Triều Tiên, lãnh đạo Hội đồng Quốc phòng, ngày 18/07 vừa qua, Kim Jong Un lại được phong làm thống chế quân đội.
Giới quan sát còn nêu ra một số dấu hiệu cho thấy có những thay đổi khác lạ tại Bắc Triều Tiên, so với thời kỳ Kim Jong Il : Truyền thông chính thức của nước này thường đưa tin và hình ảnh lãnh đạo Kim Jong Un đến các hội chợ, nói chuyện trước công chúng, đến xem biểu diễn văn nghệ, phụ nữ Bắc Triều Tiên dường như cũng được tự do hơn, kể cả việc mặc váy ngắn, cho dù hiện vẫn có khoảng 200 000 người trong các nhà tù của Bắc Triều Tiên.
Vẫn theo nguồn tin của Reuters, Kim Jong Un và Jang Song Thaek thực hiện một chiến dịch thanh lọc nhưng không thanh trừng. Chưa biết sẽ có bao nhiêu người thân cận với cựu tổng tư lệnh quân đội Ri Yong Ho bị loại ra khỏi bộ máy quyền lực, nhưng những người này sẽ không bị trừng phạt, bỏ tù. Theo một báo cáo của chính phủ Hàn Quốc, kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, khoảng 20 nhân vật cấp cao Bắc Triều Tiên đã bị cách chức.
Theo nguồn tin trên, chính quyền Bình Nhưỡng đã lập một bộ phận đặc biệt – « văn phòng chính trị » nhằm tước đoạt quyền kiểm soát nền kinh tế của quân đội Bắc Triều Tiên. « Trong quá khứ, chính phủ không có quyền hành gì đối với kinh tế. Quân đội nắm quyền kiểm soát nền kinh tế. Nhưng, điều này sẽ thay đổi ».
Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, bên trong đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong Un đã cho thành lập một « nhóm phụ trách cải cách kinh tế », chuyên trách về nông nghiệp và kinh tế. Theo giới quan sát, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục chính quyền Bắc Triều Tiên thực hiện các cải cách kinh tế vì lo ngại sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ gây ra một làn sóng người tỵ nạn đổ vào Trung Quốc. Mặt khác, Bắc Kinh sẽ mất đi một vùng đệm chiến lược, ngăn cách Trung Quốc với Hàn Quốc, nơi có hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ đồn trú.
Nguồn tin của Reuters không biết ai sẽ là người đứng đầu « văn phòng chính trị » và « nhóm phụ trách cải cách kinh tế » trong đảng Lao động Triều tiên, nhưng chắc chắn sẽ có các cải cách và đó là những thay đổi quan trọng nhất tại Bắc Triều Tiên kể từ hàng chục năm qua.
Các ý định trước đây của chính quyền Bình Nhưỡng nhằm hướng tới một nền kinh tế thị trường đã thất bại ; việc điều chỉnh chính sách tiền tệ vào cuối năm 2009 đã gây ra thảm họa và dường như người phụ trách chính kế hoạch này đã bị hành quyết.
Việc bãi miễn chức vụ tổng tư lệnh quân đội của ông Ri Yong Ho và các đồng minh của ông ta, có thể cho phép Kim Jong Un và người chú rể Jang Song Thaek, nhân vật được coi là nắm thực quyền ở hậu trường, tiến hành các biện pháp cứu vớt nền kinh tế đang kiệt quệ và tránh được sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng.
Ông Ri Yong Ho vốn là một trong những người cuồng nhiệt ủng hộ chính sách « Songun – Quân đội trên hết » của cố lãnh tụ Kim Jong Il. Thế nhưng, vấn đề chính là nhân vật này chống lại việc chính phủ giành quyền kiểm soát nền kinh tế, thay thế cho quân đội. Do vậy, ông Ri đã bị bãi miễn toàn bộ chức vụ vì « lý do sức khỏe ». Điều này cho thấy là hiện nay, đang diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực, giữa một bên là Kim Jong Un cùng ông chú rể Jang Song Thaek và bên kia là phe quân đội.
Tiến trình củng cố quyền lực của Kim Jong Un thể hiện rõ : Sau khi trở thành người đứng đầu đảng Lao động Triều Tiên, lãnh đạo Hội đồng Quốc phòng, ngày 18/07 vừa qua, Kim Jong Un lại được phong làm thống chế quân đội.
Giới quan sát còn nêu ra một số dấu hiệu cho thấy có những thay đổi khác lạ tại Bắc Triều Tiên, so với thời kỳ Kim Jong Il : Truyền thông chính thức của nước này thường đưa tin và hình ảnh lãnh đạo Kim Jong Un đến các hội chợ, nói chuyện trước công chúng, đến xem biểu diễn văn nghệ, phụ nữ Bắc Triều Tiên dường như cũng được tự do hơn, kể cả việc mặc váy ngắn, cho dù hiện vẫn có khoảng 200 000 người trong các nhà tù của Bắc Triều Tiên.
Vẫn theo nguồn tin của Reuters, Kim Jong Un và Jang Song Thaek thực hiện một chiến dịch thanh lọc nhưng không thanh trừng. Chưa biết sẽ có bao nhiêu người thân cận với cựu tổng tư lệnh quân đội Ri Yong Ho bị loại ra khỏi bộ máy quyền lực, nhưng những người này sẽ không bị trừng phạt, bỏ tù. Theo một báo cáo của chính phủ Hàn Quốc, kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, khoảng 20 nhân vật cấp cao Bắc Triều Tiên đã bị cách chức.
Hội nghị ASEAN thất bại : Cam Bốt đổ lỗi cho Việt Nam và Philippines
Theo AFP, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong, hôm nay 20/07/2012, tuyên bố là các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN đã đạt được đồng thuận chung về cách thức xử lý các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng quy trách nhiệm cho Việt Nam và Philippines đã làm cho Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, hợp từ đầu tuần trước, không ra được thông cáo chung.
Đúng như thông báo của Ngoại trưởng Indonesia trước đó, đồng nhiệm
Cam Bốt, nước hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN, cho biết là các thành
viên trong khối đã đồng ý với nhau về 6 nguyên tắc, trong đó có việc
không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp và cam kết cùng làm
việc với nhau về « bộ luật ứng xử » nhằm làm dịu căng thẳng và tránh các xung đột.
Mặt khác, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong nhấn mạnh là 6 nguyên tắc này tương tự như những điểm mà Philippines và Việt Nam, vào tuần trước, đã bác bỏ. Ông nêu câu hỏi : « Tại sao hai nước này trong ASEAN đã cương quyết chống lại nhưng bây giờ thì lại chấp nhận ? ».
Theo lãnh đạo ngành ngoại giao Cam Bốt thì Việt Nam và Philipines đã « gây ra vấn đề, làm thất bại việc công bố bản thông cáo chung ».
Theo các nhà ngoại giao, chính quyền Phnom Penh, đồng minh thân cận của Bắc Kinh, đã từ chối đưa vào bản thông cáo chung mọi câu từ, đoạn liên quan đến những tranh chấp cụ thể, trong khi đó, Manila đòi phải nêu lên các sự cố tại bãi đá Scarborough, nơi làm cả Trung Quốc và Philippines đều khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Thỏa thuận 6 điểm được công bố hôm nay, sau các nỗ lực ngoại giao của Indonesia, không nhắc đến những sự cố này.
Chia rẽ nội bộ ASEAN đã ngăn cản mọi tiến triển trong các cuộc thương lượng về « bộ luật ứng xử » mà khối này đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp nhận, trong lúc Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố chỉ đồng ý phương thức đàm phán song phương với từng nước có liên quan đế giải quyết các tranh chấp.
Mặt khác, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong nhấn mạnh là 6 nguyên tắc này tương tự như những điểm mà Philippines và Việt Nam, vào tuần trước, đã bác bỏ. Ông nêu câu hỏi : « Tại sao hai nước này trong ASEAN đã cương quyết chống lại nhưng bây giờ thì lại chấp nhận ? ».
Theo lãnh đạo ngành ngoại giao Cam Bốt thì Việt Nam và Philipines đã « gây ra vấn đề, làm thất bại việc công bố bản thông cáo chung ».
Theo các nhà ngoại giao, chính quyền Phnom Penh, đồng minh thân cận của Bắc Kinh, đã từ chối đưa vào bản thông cáo chung mọi câu từ, đoạn liên quan đến những tranh chấp cụ thể, trong khi đó, Manila đòi phải nêu lên các sự cố tại bãi đá Scarborough, nơi làm cả Trung Quốc và Philippines đều khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Thỏa thuận 6 điểm được công bố hôm nay, sau các nỗ lực ngoại giao của Indonesia, không nhắc đến những sự cố này.
Chia rẽ nội bộ ASEAN đã ngăn cản mọi tiến triển trong các cuộc thương lượng về « bộ luật ứng xử » mà khối này đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp nhận, trong lúc Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố chỉ đồng ý phương thức đàm phán song phương với từng nước có liên quan đế giải quyết các tranh chấp.
Philippines phát hiện tàu đổ bộ Trung Quốc gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa
Theo tờ Philippines Star hôm nay 20/07/2012, một máy bay của hải quân Phillippines khi theo dõi các hoạt động của đoàn tàu đánh cá Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, đã phát hiện một chiếc tàu đổ bộ của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ. Chiếc tàu neo đậu tại đảo san hô Subi do Trung Quốc chiếm đóng.
Đảo san hô Subi chỉ cách đảo Thị Tứ hiện đang do Philippines chiếm
giữ tại Trường Sa khoảng 12 km. Thị Tứ là đảo lớn thứ hai thuộc quần đảo
Trường Sa, do hải quân Pháp trấn giữ từ năm 1930 và đến năm 1933 thì
Thống đốc Nam kỳ lúc đó đã ký nghị định sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa. Khoảng
năm 1970 Philippines đã chiếm được đảo Thị Tứ, gọi theo tên Philippines
là Pagasa, nhưng đảo này vẫn đang bị Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan
đòi hỏi chủ quyền.
Chiếc máy bay trinh sát của Philippines đã chụp hình chiếc tàu đổ bộ nói trên. Đây là tàu thuộc lớp Yuting (Ngọc Đình) 934, trang bị ba khẩu đại pháo và bãi đáp trực thăng. Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines đã tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển và trên không, để đáp trả các hoạt động gây hấn gần đây của Trung Quốc.
Trước các hành động khiêu khích mới đây như đưa đoàn tàu cá hùng hậu 30 chiếc đến Trường Sa, và sự hiện diện của chiếc tàu đổ bộ tại đảo Thị Tứ lần này, trên các trang mạng hôm nay đã xuất hiện lời kêu gọi biểu tình tại năm thành phố lớn của Việt Nam vào ngày Chủ nhật 22/7 tới để thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông.
Chiếc máy bay trinh sát của Philippines đã chụp hình chiếc tàu đổ bộ nói trên. Đây là tàu thuộc lớp Yuting (Ngọc Đình) 934, trang bị ba khẩu đại pháo và bãi đáp trực thăng. Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines đã tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển và trên không, để đáp trả các hoạt động gây hấn gần đây của Trung Quốc.
Trước các hành động khiêu khích mới đây như đưa đoàn tàu cá hùng hậu 30 chiếc đến Trường Sa, và sự hiện diện của chiếc tàu đổ bộ tại đảo Thị Tứ lần này, trên các trang mạng hôm nay đã xuất hiện lời kêu gọi biểu tình tại năm thành phố lớn của Việt Nam vào ngày Chủ nhật 22/7 tới để thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông.
Campuchia tiếp tục chỉ trích Việt-Phi
Hội nghị Asean tại Phnom Penh không đưa ra được thông cáo chung
Ông ngoại trưởng vừa có cuộc họp báo chiều thứ Sáu 20/7 tại Phnom Penh để nói về bản nguyên tắc sáu điểm về Biển Đông mà các nước Đông Nam Á đã thống nhất với nhau sau nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa.
Các nước Asean đã không đưa ra được thông cáo chung tại cuộc họp bộ trưởng ngoại giao tuần trước do có bất đồng giữa nước chủ nhà Campuchia với Việt Nam và Philippines về câu chữ khi nhắc tới Biển Đông.
Nay Ngoại trưởng Hor Namhong cho hay tuy sẽ không có thông cáo chung, các nước đã đạt được nguyên tắc chung về Biển Đông. Đồng thời ông cũng chỉ trích rằng việc Việt Nam và Philippines tranh cãi quanh bản thảo thông cáo chung tuần trước cho thấy không có tiến bộ trong việc hàn gắn chia rẽ nội bộ Asean.
Ông nói: “Thứ Sáu tuần trước, đúng một tuần trước đâym tôi thông báo là cuộc họp ngoại trưởng Asean đã không đưa ra được thông cáo chung vì không có đồng thuận giữa 10 nước thành viên Asean”
“Thế nhưng một tuần sau, hôm nay chúng ta đã có văn bản cho thấy lập trường của Asean về vấn đề Biển Đông.”
‘Không đổ dầu vào lửa’
Ông Hor Namhong khẳng định quan điểm của Campuchia, mà nhiều nước chỉ trích là ngả theo áp lực từ Trung Quốc: “Với tư cách chủ tịch Asean, cũng như chủ tịch tổ chức khu vực quan trọng này, khi giữa các bên liên quan có bất đồng thì chủ tịch Asean không thể đổ thêm dầu vào lửa”.“Chủ tịch Asean phải làm tất cả những gì có thể để bảo đảm là bất đồng sẽ được giải quyết và đây là quan điểm có tính nguyên tắc của Campuchia.”
Campuchia bị cáo buộc ngả theo Trung Quốc====>>>
“Bản nguyên tắc sáu điểm mà từ nay trở đi chúng ta sẽ thực hiện, cũng như quan điểm của Campuchia đều không có khác gì với trước, thế cho nên vấn đề là tại sao mà Asean lại không thông qua được tuyên bố chung tại hội nghị [tuần trước].”
Ông Hor Namhong diễn giải: “Tuy trong bản thảo thông cáo chung tôi không đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, nhưng ý nghĩa của các nguyên tắc thì vẫn y như thế – tại sao lúc đó hai quốc gia kia phản bác thông cáo chung để bây giờ lại đồng ý?”
Ông khẳng định: “Văn bản thông cáo chung trước kia còn không đưa ra các nguyên tắc, nhưng bản nguyên tắc sáu điểm lần này nặng hơn vì có các điều kiện mà Asean buộc phải tuân thủ”.
Câu hỏi của ông ngoại trưởng Campuchia đối với Việt Nam và Philippines là: “Tại sao họ [Việt Nam và Philippines] không chấp nhận thông cáo chung bình thường lúc trước mà lại chấp nhận bản nguyên tắc lần này?”
“Tại sao họ [Việt Nam và Philippines] không chấp nhận thông cáo chung bình thường lúc trước mà lại chấp nhận bản nguyên tắc lần này? Đây là câu hỏi chúng ta cần đặt ra. Phải chăng họ lập kế hoạch làm cho tuyên bố chung thất bại?”
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong
Cả Manila và Hà Nội đều chưa có phản ứng gì trước cáo buộc giận dữ của ông Hor Namhong.
‘Nguyên tắc sáu điểm’ về Biển Đông của Asean vừa thống nhất bao gồm: các Ngoại trưởng Asean “nhắc lại và khẳng định cam kết của các nước thành viên Asean” nhằm “Thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về cách ứng xử (DOC) ở Biển Đông (2002); thực hiện Hướng dẫn thực hiện DOC; Sớm kết thúc Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông; Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS); Tiếp tục tự kiềm chế và không sử dụng bạo lực giữa tất cả các bên; và các biện pháp hòa bình đối với các tranh chấp, theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).
Thông báo của ông Hor Namhong cũng cho hay các bộ trưởng ngoại giao Asean sẽ tăng cường tham vấn trong Asean nhằm thúc đẩy những nguyên tắc nói trên, theo đúng tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á năm 1976 cũng như Hiến chương Asean năm 2008.”
Giới chuyên gia bình luận rằng bản nguyên tắc sáu điểm không có gì mới và khó có thể coi là có điểm gì đột phá.