Tin thứ Sáu, 20-07-2012
- Bùi Công Tự: Biển của ta, đảo của ta – (Nguyễn Thông). – TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO PHẢI TRỞ THÀNH CHIẾN LƯỢC CẤP BÁCH VÀ LÂU DÀI (Ngô Minh). – Các anh ngã xuống cho Tổ quốc nở hoa: Kỳ cuối: Khúc bi hùng (ĐĐK). – Người cựu chiến binh nặng lòng với Trường Sa (VOV). – Thư viện nơi muôn trùng sóng(CAND). – Những em bé ở Trường Sa (SGGP). - Tri ân liệt sĩ nhà giàn DK1: Quên mình cứu đồng đội (TN). - Từ Đền Hùng nhìn ra biển đảo (Thanh Tra).
<- 100.000 ngư dân TQ được trang bị vũ khí? (VNN). – Doanh nhân Trung Quốc thúc giục vũ trang cho ngư dân của họ (SGTT). Còn ngư dân Việt Nam: Ra khơi không chỉ cần lòng quả cảm: Mơ tàu “khủng” ra khơi xa (TT). - Chiêu ‘độc’ khiến sứ thần Tống triều… run sợ của Lê Đại Hành (ĐV). – Huỳnh Văn Úc: Bài văn khấn (Nguyễn Tường Thụy). “Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương hãy sai Yết Kiêu lặn xuống biển đục thủng tàu của giặc để chúng chìm xuống làm mồi cho cá hoặc là xui khiến cho tàu của chúng va phải đá ngầm, mắc vào bãi cạn…” - 2 tàu đánh cá bị (tàu nước ngoài nổ súng) tấn công trên biển (TN) - Ngư dân VN bị tàu nước ngoài tấn công – (BBC). - Thuyền viên Cà Mau lại bị tàu lạ tấn công (VOV).
- TAM SA – THÀNH PHỐ LƯỠI BÒ – (Bùi Văn Bồng). - Thêm lần nhắc nhớ (Lê Khả Sĩ). “Đã bao lần hòng “lấy thịt đè người”/ Thịt bị người nghiền thành bãi rác/ Ải Chi Lăng ta, là mồ chôn giặc/ Ống đồng các ngươi, là lỗ…thoát thân …” – TỐ CÁO TRUNG QUỐC NGUỴ TẠO BẢN ĐỒ CỔ CÓ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ! – (Ngô Đức Thọ). BTV: Mời bà con xem lại các bản đồ từ thời nhà Thanh trên trang Wikipedia đã được Trung Quốc vẽ thêm đường lưỡi bò, mà BTV đã đưa trong một bản tin trên blog này đầu tháng 3-2010, nhưng đã bị hack mất: Tiếng Anh – Tiếng Pháp – Tiếng Tây Ban Nha. – Về chuyện các nhà nghiên cứu Việt Nam phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc không vẽ Hoàng Sa, Trường Sa: Đừng có dại – (Nguyễn Thông). - Video: Bản đồ toàn Trung Quốc ‘xác nhận’ Trường Sa, Hoàng Sa thuộc VN (GDVN).
- Trung Quốc cấp tập xâm phạm chủ quyền Việt Nam (TN). - Phóng viên Tân Hoa xã phản đối thiết lập “thành phố Tam Sa” (ANTĐ). - Trung Quốc ngang nhiên treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” (GDVN).
- Hạ Đình Nguyên: Quan hệ Việt – Trung không có lớn hay nhỏ – (BBC). “Việt Nam có khả năng tư duy độc lập từ thân phận của mình, không nhất thiết lúc nào cũng tư duy theo cái quẫy đuôi của Trung Quốc. Việt Nam hãy vượt lên và đừng để muộn. Đất nước họ có thể rộng lớn, dân của họ có thể đông, nhưng cái đầu của con người thì bình đẳng trước Tạo hóa… Việt Nam có sẵn một truyền thống dân chủ từ lâu đời, nay cần thể chế hóa nó thành một nền dân chủ pháp quyền, phù hợp cùng thời đại”.
- Về hội thảo khoa học có chủ đề: Hợp tác biển Đông: Tiềm năng, thực trạng và triển vọng, do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội lên kế hoạch tổ chức ở TP Đà Nẵng đầu tháng 11 năm nay, đã bị hoãn mà không rõ lý do. Mời xem công văn “hoãn tổ chức hội thảo” của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (bấm vào văn bản để phóng to nhìn rõ hơn). =>
- Và thêm tin này để thấy rõ hơn tình hình: Thông báo “tạm thời dừng xuất bản từ ngày 20/7/2012″ (Tầm nhìn). Đáng tiếc cho một trang báo tuy non trẻ nhưng đã có nhiều bài viết sắc sảo, mạnh bạo. Liệu có phải chính những bài viết này là nguyên dân dẫn tới cái “quyết định số 1252/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông”?
- Biển Đà Nẵng bị gọi “China beach”: Vô cảm và vô trách nhiệm (CAND).
- Trung Quốc gây áp lực làm ảnh hưởng tới sự đoàn kết trong khối ASEAN (VOA). – ASEAN không đạt được thông cáo chung cho Biển Đông – (RFA). – ASEAN gần đồng thuận về biển Đông (NLĐ). – ASEAN vẫn đoàn kết và thân thiện? – (RFA). - Chuyến công du của Ngoại trưởng Marty Natalegawa: Triển vọng COC phụ thuộc vào sự đoàn kết của ASEAN (SGTT). – Indonesia tin tưởng : ASEAN đã gần như nhất trí về Biển Đông – (RFI). - QUA CHUYẾN CÔNG DU CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO INDONESIA: Campuchia đã nhượng bộ (PLTP). – Campuchia thuận nguyên tắc về Biển Đông – (BBC). – Tại sao Indonesia tích cực vì biển Đông? (PLTP). – Quan điểm trung lập tương đối của Indonesia về Biển Đông – (RFI). - Hôm nay, ASEAN ra tuyên bố chung về biển Đông (TT). - Hôm nay, ASEAN công bố lập trường chung về biển Đông? (TP). - Hy vọng cho hòa bình biển Đông (ĐV). - Tích tiểu thành đại (TN).
- Việt Nam phản đối Đài Loan nâng cấp cơ sở đảo Ba Bình, Trường Sa – (RFI). – Dự định của Vùng lãnh thổ Đài Loan trên đảo Ba Bình: Kéo dài đường băng, nối thêm căng thẳng! (VnMedia).
- TQ sẽ nộp phạt cho ngư dân bị Nga bắt – (BBC) (Thằng này làm trò, để sau này nó thu tiền tàu của nhà mình đấy).
- Việt Nam ủng hộ chính sách hướng Đông của Ấn Độ (PLTP). – Ấn Độ tiếp tục thăm dò dầu khí ở Việt Nam (PLTP). – Ấn Ðộ sẽ tiếp tục khai thác dầu khí ở Lô 128 trên Biển Ðông (VOA). - Biển Đông: CNOOC lại “đánh lận con đen”! (TVN).
- Vụ giao đất cho người Trung Quốc ở Bình Thuận: Chưa chặt chẽ, thiếu minh bạch… (TN). - Chấm dứt dự án quặng sắt do Trung Quốc đầu tư (TT). - Hải Phòng rà soát lao động Trung Quốc. Nhớ “rà soát” cả ở một nhà máy điện tại một huyện của TP này nha, nghe tin trong báo giới là công nhân TQ ở đó có cả nhiều “đồ chơi” khủng khiếp lắm đó (xin chưa nói cụ thể). Coi chừng nó chơi trò “nội công, ngoại kích”.
- Sẽ bắt buộc niêm yết ảnh, chức danh thầy thuốc Trung Quốc (VnMedia). - Phòng khám Đa khoa Maria: Lật tẩy nhiều sai phạm! (NLĐ). - Bác sĩ Trung Quốc hù dọa dân giữa thủ đô Hà Nội (PNToday). - Bác sĩ Trung Quốc muốn cắt để phụ nữ Việt vô sinh?(PNToday). - Bác sĩ phòng khám Maria bỏ trốn, ai chịu trách nhiệm? (Infonet). - Phòng khám Maria đã “ngăn chặn” độc giả như thế nào? (NĐT). - Phẫu thuật tại phòng khám Trung Quốc, bệnh nhân phải đi cấp cứu (TN).
- Video: Khu phố và người cao tuổi đến vận động Bùi Hằng. Những người đi vận động đã ngồi nghe Bùi Hằng giảng lại: Khu phố trưởng và Người cao tuổi đến thăm hỏi và vận động Bùi Hằng (Thy Phước Nguyễn). “Một điều rất đau xót cho chúng ta rằng, đảng dạy chúng ta là phải dạy những điều đúng, bác dạy chúng ta là phải dạy những điều đúng, 5 điều bác dạy CAND họ có làm không? Họ chỉ làm được 1 điều là: Trung với Đảng, nhưng láo với dân. Tất cả những sự việc xảy ra trong XH này đã chứng minh điều đó. Những vụ án lớn nhất về tham ô, tham nhũng, về băng nhóm xã hội đen, đều có bàn tay bảo kê của CA”. - Cập nhật: Phản ứng của Trung tâm BÁN NƯỚC trước việc Bùi Hằng treo biểu ngữ tại nhà – (Dân oan Bùi Hằng). - ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VÀ “NHẬN DẠNG” CHÂN DUNG “ANH LÀ AI”.
- Một giờ với J.B. Nguyễn Hữu Vinh (Boxitvn).
- Quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt: U.S.–Vietnam Defense Relations: Investing in Strategic Alignment (Heritage).
- Bắt một cán bộ làm lộ bí mật (TT). Tin cũng rất … bí mật, không rõ cán bộ này ở cơ quan nào, tại sao lại không xảy ra “sau khi các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung bị bắt và truy tố …”, mà lại là sau khi Lê Thăng Long ra tù và “hoạt động” trở lại. Bổ sung, 11h25′, độc giả cho biết bài đã bị gỡ bỏ, nhưng còn lưu trên Baomoi.com, ngoài ra còn trên bản cached nữa. Bổ sung, 13h35′ – Một độc giả thân thiết cho hay: “Phạm Chí Dũng là cán bộ Ban tổ chức thành uỷ TP.HCM (là con ông H. H. nguyên Phó ban tổ chức thành uỷ). Tay này rất thông minh, viết lách rất hay. Có thời gian sống với Nghệ sĩ B.T. như vợ chồng dù nhỏ tuổi hơn B. T. rất nhiều …“ Một CTV cho biết một nguồn tin hé lộ PCD bị bắt vì liên quan tới một blog đình đám gần đây là … Hì hì! Mời bà con đoán thử coi. Không biết có phải vậy mà Tuổi trẻ đã phải vội rút tin, hay đó chỉ là tin … hỏa mù để hù dọa những kẻ chủ xướng blog kia?
- Bàn về tấm ảnh trong một bài báo – (Người Buôn Gió). “… chúng ta hãy nhìn những tên ‘giáo dân’ ngồi bên ngoài. Một tên đội mũ, vắt chân chữ ngũ lộ đôi tất xanh (tất ‘đồng phục’ của công an’), ngồi dựa cột, hàm vênh lên thái độ rất coi thường người bên trong. Tên bên cạnh ngó ngược xuôi, quay đầu nhìn xem người ở bên trong. Lấy đâu ra thứ giáo dân này. Chắc chắn là giáo gian được phái đến để gây rối, phá hoại buổi lễ”. Mời xem lại: Những hành động quá khích ở Con Cuông (VNN). BTV: Phải chăng đây là “khổ nhục kế” của báo Vietnamnet, đưa tin này để tố cáo tình hình “tự do tôn giáo ở xứ mình”, cũng như để người dân tìm hiểu và biết thêm về sự kiện Con Cuông đang nóng mấy tuần qua? – Cẩm nang nhận diện công an an ninh Việt nam – (Nông dân VN).
- GP.VINH: Đức Giám mục Phaolô thăm giáo dân bị đánh trọng thương trong vụ Con Cuông – Nghệ An: Giáo dân dự định tuần hành trước UBND tỉnh (Chuacuuthe). – Văn thư của Linh mục đoàn Giáo phận Vinh về vụ việc tại Con Cuông (GP Vinh).
- Vụ xử công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng: Niềm tin vào chính nghĩa đã chiến thắng sợ hãi trước bạo quyền (Nguyễn Tường Thụy). “Có bạn hỏi một bạn sinh viên nữ là: ‘Có sợ bị an ninh quay phim không?’ Bạn nữ đã trả lời rằng: ‘Em thấy việc này là đúng đắn mà việc gì phải sợ, cho họ quay thoải mái!’… Một bác lớn tuổi đứng nhìn nói ‘Tụi nhỏ bây giờ nó không còn biết sợ công an nữa rồi!’… Đứng trước cánh cửa đóng kín của toà án, chúng tôi cảm nhận được rằng: Chúng tôi mới là những người đang mang bộ mặt của công lý!”
- Chính sách với người có công đang có vấn đề? Cựu chiến binh Quốc Oai kéo đến UBND TP Hà nội đòi chế độ chính sách – (Nông dân VN/ Lê Hiền Đức). – Đổi Bằng Tổ quốc ghi công khó khăn vậy sao? (Trần Nhương). “Hình như cán bộ bây giờ làm gì cũng phải có phong bì, kể cả bộ phận có cái tên rất kêu: Một cửa một dấu. Đến đổi cái Bằng Tổ quốc ghi công, chứng nhận phần ít ỏi còn lại cho sự hy sinh của các liệt sỹ mà cũng phải lót tay phong bì thì buồn thật”.
- Những câu thơ không quên theo năm tháng (Đông Ngàn). “Đọc những vần thơ đó để ngẫm về những còn mất hôm nay lòng lại nhói đau. Đôi lúc lòng trào sôi căn giận vì nhìn thấy giọt máu đầu tư cho tự do bị cướp không. Một giọt nước mắt của những nông dân bị cướp đất hôm nay to gấp chục lần nước mắt trong chiến tranh, và sự tích tụ lớn lên nó sẽ trở thành những quả bom tấn nay mai giáng lên đầu bọn phản trắc!” – Dành đất cho “quan”, đền bù cho “quan” (Nông nghiệp).
- BỘ CHÍNH TRỊ CHUẨN BỊ KIỂM ĐIỂM THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4: Kiểm điểm không thể như báo cáo liệt kê thành tích (LĐ). Phỏng vấn ông Vũ Quốc Hùng, “nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư”.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đừng để lương công chức cả đời không mua được nhà (TP). Nói nghe hay, nhưng cả … mấy đời thủ tướng mà vẫn không dám, không làm nổi việc này, nên mãi vẫn là những Đồng lương thiếu đói.
- Email mời lấy phiếu tín nhiệm – Theo bạn, Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành là một cán bộ lãnh đạo như thế nào? (CD Chống tham nhũng).
- Xã có 500 cán bộ: Lượng và chất! (TVN).
- “Đứa con hư” EVN (TN). - Tại sao EVN không hạch toán hàng ngàn tỷ đồng? (SGGP). – “Biển cấm” cho những “quả đấm thép” (Đào Tuấn). – Không minh bạch – Nguyên nhân chính của mọi thất bại? (Tầm nhìn). – Lộ diện độc quyền (NLĐ). – ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ LOẠN THẾ NÀY KHÔNG? – (DT/ Phạm Viết Đào). – LỖ CHÍ THÂM ! – (Sơn Thi Thư). – Biện chứng của lão già be he! (Nghĩa Nhân). - EVN phải tính lại giá điện (NLĐ).
- Chay Mala: Lời ru buồn cho điện hột nhưn (Inrasara). “ Thơ viết nhân nghe tin một Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Rosatom bị tạm giam vì tham nhũng.”
- Khắc phục sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (TT).
- Một bị cáo vụ Securency nhận tội – (BBC). - Guilty plea in RBA scandal (SMH). - RBA scandal sees first guilty plea (Business Spectator).
- Lá thư cảm ơn của mẹ nhà báo Hoàng Hùng (NLĐ).
<- Được xóa án tích, vẫn bị xem là “có vết”? (PLTP).
- Cựu chiến binh xung kích chống tiêu cực (PLTP).
- Bắt khẩn Chi cục trưởng Hải quan Mường Khương (LĐ). - Chi cục trưởng Hải quan Mường Khương nhận hối lộ (TT).
- TP.HCM: nhiều cán bộ cấp phường bị kỷ luật, cách chức (SGTT). - Khởi tố nguyên Chi cục trưởng Chi cục thi hành án (NLĐ). - Giao cấu với trẻ em, Chủ tịch Hội nông dân lãnh án (VNN).
- Lật lại nhiều vụ án tại Công an H.Dầu Tiếng (TN).
- Điều tra vụ nhập nhằng tiền dự án hỗ trợ nông dân (NĐT).
- Những khoảng hở của Luật Công chứng (PLTP).
- Bộ GTVT thu hồi văn bản chỉ đạo “trật chìa” (PLTP).
- PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện: Tản mạn từ chiếc iPad dành cho đại biểu dân cử (SGTT).
- Phỏng vấn GS.TS Nguyễn Lân: “Thế thì ai chẳng làm được lãnh đạo” (Bee).
- Xin ông Chủ tịch Thanh Hóa “vi hành” 1 lần để thử “nếm mùi chặt chém” (GDVN). - Quá ‘sốc’ về nạn ‘chặt chém’ và rác thải ở biển Hạ Long, Quảng Ninh (GDVN).
- Chuyện mộ chôn hàng vạn quân Minh giữa cánh đồng Mồ (Công Lý).
- Tân Hoa xã: 2.600 người Việt Nam vào Trung Quốc bất hợp pháp (VOA).
- Lấy Chồng Đài Loan, Vui Ít Buồn Nhiều, Trăm Điều Cơ Cực (RFA).
- Bắc Kinh phản đối Mỹ, Đài Loan tiếp xúc chính thức (TTXVN).
- Trung Quốc loan báo sẽ cho châu Phi vay 20 tỉ đôla (VOA). - 20 tỷ đô la : Trung Quốc nhân đôi tín dụng cấp cho Châu Phi – (RFI). - Trí thức TQ học phương Tây thế nào? – (BBC). - Dư luận Trung Quốc muốn chính quyền giành lại đảo Senkaku/ Điếu ngư – (RFI). - Khi Trung Quốc nói đến cải tổ, nỗi sợ bất trắc tăng lên(viet-studies). – Dịch từ bài: As China Talks of Change, Fear Rises on the Risks (NYT).
- Hàn Quốc đề cao cảnh giác sau các thay đổi trong quân đội Triều Tiên (VOA). – Trương Tuần: Hoan hô đồng chí Kim Jong un (Trần Nhương). - Mỹ nhân bí ẩn ‘tỏa sáng’ ở Triều Tiên (VNE). – Một thủa vàng son của cựu Tổng tham mưu trưởng Bắc Triều Tiên (GDVN). – Giới nghiên cứu Mỹ vạch trần bộ máy mật vụ Bắc Triều Tiên – (RFI). “Theo Ủy ban này: ‘Dân chúng Bắc Triều Tiên phải gánh chịu một sự kiểm soát nghiêm ngặt, nghẹt thở hiếm thấy trên thế giới trong thế kỷ qua’. Mât vụ Bắc Triều Tiên làm đủ mọi công việc, từ nghe trộm điện thoại, cho đến ra quan sát tại các chợ, rình nghe người dân nói chuyện, và dĩ nhiên là họ triển khai dọc biên giới”.
- BẮC TRIỀU TIÊN: VẪN TIẾP TỤC NHỮNG KHẨU HIỆU VÀ TRANH CỔ ĐỘNG GHÊ RỢN – (Tâm sự Y giáo). “Đối tượng ‘rủa sả’ của những khẩu hiệu này là Tổng thống Lee Myung Bak của Hàn quốc, người đã từng phê phán Bắc Triều tiên thay vì bỏ ra 850 triệu USD để phóng tên lửa hồi tháng Tư thì nên dùng số tiền này mua số lương thực đủ dung cho toàn dân Bắc Triều tiên trong hai năm rưỡi”. BTV: Nhìn những bức ảnh ghê rợn, cùng những lời chửi rủa từ người anh em miền Bắc dành cho tổng thống Nam Hàn, chắc không khác những gì đã dành cho “bọn ngụy quân, ngụy quyền” và chế độ VNCH của ông Thiệu trước đây?
- Miến Điện tưởng niệm anh hùng dân tộc Aung San – (RFI).
- “Dân gian Việt Nam có câu Con giun xéo lắm cũng quằn, sức chịu đựng của con người chỉ có mức độ và không ai ngu xuẩn ngồi nhìn cái chết đến với mình !” Hãy nhìn đây ! MỘT SỰ KIỆN ĐÁNG QUAN TÂM ! (Lê Khả Sĩ). “… vụ đánh bom giới chức quân sự Syria : Ngã rẽ quan trọng “.
- Quân phạm binh thời Chiến tranh Vệ quốc (ĐV).
- TQ sẽ làm gì sau vụ 30 tàu cá tại bãi Chữ Thập? (RFA). - Tàu Trung Quốc đã vơ vét những gì ngoài Trường Sa? (PNTD).
- Tản mạn nhân ngày 20/7: Hàn gắn vết thương dân tộc để chống ý chí xâm lược của Chủ nghĩa Cộng Sản Đại Hán (BoxitVN).
- 80 BIA MỘ TẠI VỊ XUYÊN HÀ GIANG GHI TÊN NHỮNG CÁN BỘ, CHIẾN SĨ HY SINH TRẬN 12/7/1984? – (Phạm Viết Đào).
- Bắc Kinh reo mừng – Hà Nội nuốt hận (RFA). - ỦNG HỘ ÔNG HUN XEN (Văn Công Hùng). BTV:
Đọc đi đọc lại bài này mà không hiểu ý của ông nhà văn VCH, phải chăng
ông muốn nói rằng ông Hunsen bảo vệ Campuchia bằng mấy đồng tiền của TQ
bố thí? Nếu đúng vậy, xin mượn lời của bác Hạ Đình Nguyên nhắn ông
Hunsen: “Hunsen phải hiểu rằng mấy tỉ đôla, đổi lại là sự tràn ngập
toàn diện mọi lãnh vực của người TQ trên đất Campuchia là một tai họa
lâu dài, một cuộc diệt chủng êm thắm đối với dân tộc nầy”: “Comment” về bài viết của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh – (Người Lót Gạch). - Từ Sihanouk đến Hun Sen (Lê Mai).
- Campuchia và chuyện ‘thăng cao, trầm cũng sâu’ (VNN). “Trong
lễ bảo vệ luận án tiến sĩ ở Việt Nam, ông Hun Sen rất chân thành: ‘Tôi
cảm thấy hổ thẹn khi phải nói điều này, một tháng có 30 ngày, người
Campuchia có thể có 29 ngày tốt, nhưng một ngày còn lại không biết thế
nào’”. Hề hề! “Một viên đạn bắn hai con thỏ”. Nhưng coi chừng bực
tức, rồi bới móc chuyện cũ, là ảnh hưởng quan hệ đối ngoại, xúc phạm dân
tộc người ta đó nha!
- Sóng gió ASEAN (DNSG). - Lợi ích của từng quốc gia và sự đồng thuận trong ASEAN (SGTT).
- Thông tin về blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải (DLB). - Vẫn chưa biết ngày xử blogger Ðiếu Cày – (NV).
- Huỳnh Trọng Hiếu: Ngày 1 tháng 7-chuyện cũ kể lại (ĐCV).
- Về cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng, công an Được phép giết người (DLB).
- Video & Hình ảnh Nông dân Văn Giang biểu tình lần 4, yêu cầu đối thoại trực tiếp với Bộ trưởng (TTXVA).
- Một xã bán đất… kinh hoàng! (NNVN).
- Nguy quá! Bảo vệ tuyệt đối an toàn lãnh đạo cấp cao và các mục tiêu trọng yếu (Chinhphu).
- Về chuyện báo điện tử Tamnhin.net tạm ngưng: TỪNG SỰ TỬ TẾ BỎ RA ĐI – (Thùy Linh).
- Vụ bắt giám đốc Công ty Phú An Sinh: Ai chịu trách nhiệm khi tiền ngân sách thất thoát? (TT). - Hội chứng “tiền chùa” (ĐĐK).
- Gian tế (SGTT).
- Chuyện tào lao: VIETNAM? NHET! CAMPUTRI! (Faxuca).
- Lào : Thành phố casino trở nên thành phố chết – (Le Monde/ Thụy My).
- Phép lạ cho dân Bắc Triều Tiên ??? (Alan Phan).
KINH TẾ
- Trái phiếu ế: Cạn tiền hay cạn niềm tin? (VEF).
<- Phỏng vấn TS Vũ Thành Tự Anh: Lại ồ ạt đầu tư công (TN).
- Nợ xấu: Ngân hàng phải nhập cuộc… (TBKTSG).
- Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng (Vietin).
- Chẩn “bệnh” của hàng loạt siêu dự án (Bee). - Rút dần những khoản đầu tư không hiệu quả (SGGP). - Tập trung vốn 34 dự án hạ tầng giao thông quan trọng (PLTP).
- Khuyến nghị VN về cấp vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (TN). Tình hình nguy cấp, hội nghị quan trọng, diễn ra những 4 ngày, vậy mà chỉ có đoạn tin ngắn ngủ vậy sao? - Doanh nghiệp chật vật ‘xin’ lãi suất 15% (VNE). - Cú “knock out” loại bỏ DN yếu kém (VEF).
- Thông tin thị trường (TT). - Tổng quan chuyển động ngành BĐS 19-7-2012 (Vietin). - Thủ tướng: Giá nhà thu nhập thấp chỉ nên 2-4 triệu đồng mỗi m2 (VNE). - “Giải cứu” dự án nhà thu nhập thấp ở TT-Huế Kỳ 2: Doanh nghiệp muốn giảm giá nhà (CFL/XD). - Những đại gia phận… “bạc như đất” (NĐT). Chưa kể đến khoảng dăm đại gia khét tiếng ở Hà Nội, nhưng mấy năm nay bị mắc những căn bệnh hiểm nghèo, có người đã không qua khỏi.
- Hội thẻ Ngân hàng: Chưa có ngân hàng nào thu phí ATM trái quy định (DT).
- Hám lợi, ‘đánh bạc’ trên sàn vàng quốc tế (VEF).
- Hàng loạt khách sạn sang đổi chủ: Đại gia Việt “giật cờ” (DT).
- S-Fone nợ người lao động hơn 40 tỷ đồng (VNE). – >
- Khách hàng có quyền kiện đòi tiền MB24 (TP).
- Vụ xuất khẩu đồ gỗ bị ách tại cảng TP.HCM: Doanh nghiệp chuyển sang làm thủ tục tại Bình Dương (TT).
- Mở rộng chương trình hỗ trợ nhà cho hộ nghèo (TN). – Thủ tướng: Giá nhà thu nhập thấp nên 2-4 triệu đồng/m 2 (TT).
- Rũ gánh nặng cho nông dân (TVN). - Người chăn nuôi gián tiếp đóng nhiều loại phí (DV). – Bán thịt lợn giá cao để bù hàng loạt phí . - Giá tăng, dân vẫn… bỏ tràm! (SGGP). - Chăn nuôi đối mặt vỡ nợ, “đại gia” cũng khóc (DV).
- VỤ MỘT QUẢ TRỨNG CHỊU NĂM LẦN PHÍ KIỂM DỊCH: Cục Chăn nuôi nói có, Cục Thú y bảo không (PLTP).
- Người tiêu dùng Việt: “Thượng đế” thành “nạn nhân” (VnMedia).
- Bị bóp hoa hồng, cây xăng “dọa”… gian lận! (PLTP).
- Ngoại hối không đợi kiều hối (DNSG).
- Giấy xuất sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá (VNEco).
- Thời khó khăn: Nhiều tập đoàn Mỹ vẫn vào Việt Nam (VEF).
- Xăng, dầu thế giới tăng giá liên tục (VnEco).
- Trung Quốc khuyến khích đổi hàng cũ lấy hàng mới (ChinaDaily/VEF). - Adidas có thể đóng cửa nhà máy duy nhất tại Trung Quốc (VNEco).
- Nền kinh tế Tây Ban Nha đã được cứu? (VOV).
- Thượng viện Mỹ quyết định tăng cường thương mại với Nga (VOA).
- Thống đốc: Lãi suất cho vay 15%/năm sẽ ổn định ít nhất 1 năm (Gafin/DVT). - Lãi suất huy động lại “sốt” (TT). - 20 ngân hàng hạ lãi vay (LĐ). - 100 doanh nghiệp ‘chất vấn’ Ngân hàng Nhà nước về lãi suất (Stock).
- Minh bạch lỗ lãi doanh nghiệp nhà nước: Nói nhiều, làm ít (SGTT). - Khi ngân hàng cũng đầu tư dàn trải (SGTT).
- Nợ công tiếp tục chèn lấn “nợ tư” (VnEco/TBKTVN).
- Khi “miếng bánh” viễn thông không còn vị ngọt (ITCnews).
- Xây căn hộ 150-200 triệu đồng không khó (VNE). - Mua nhà ưu đãi lãi suất: Nỗi lo phía trước (CafeF/TTVN). - Giấc mơ giá nhà 2-4 triệu đồng/m2 (Bút Lông).
- Hoảng hồn thức ăn chăn nuôi… giả! (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Hiểu chữ Tài trong câu “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” thế nào? (Chùa Phúc Lâm).
- MIỀN..”CỤP” LẠC (KỲ 19) – (Nhật Tuấn).
- Ngô Khắc Tài: TRUNG THÀNH tâm niệm Nhớ Là Còn (Lê Thiếu Nhơn). “Kinh nghiệm đời người thấy cũng đúng vậy nhất là ngày nay nhìn đâu cũng thấy được điều trái tai gai mắt. Cán bộ chả ra làm sao. Giả dụ như có người mù được sáng mắt, anh ta lại kêu xin thôi. Thà mù vậy mà sướng hơn…” – Nguyễn Hòa: NGUYỄN NGỌC TIẾN ngòi bút tài hoa và những trang sách không dễ viết – Nguyễn Liên Châu: Ngược Mặt Trời ngược lại những thói quen (Lê Thiếu Nhơn).
- THÔI ĐÀNH TỰ QUẤT VÀO NGƯỜI MÀ ĐAU – Truyện ngắn của NGHIÊM HUYỀN VŨ: TIẾN HÓA (Nguyễn Trọng Tạo). Xin lưu ý các địa chỉ mới của blog NTT: nguyentrongtao.info, nguyentrongtao.com, nguyentrongtao.net .
- Hoàng Yến Anh, “nàng thơ” của mảnh đất Hà Tĩnh đầy nắng gió (DT).
< - Nhiều Tháp cổ Mỹ Sơn đang đứng trước nguy cơ đổ sập (ĐV). – Kiến nghị giải quyết dứt điểm nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển (PLTP).
- Phong tục tu báo hiếu của dân tộc Khmer ở Trà Vinh (TCPT).
- Quan điểm Phật giáo về nuôi chim cảnh hay cá kiểng (Bee).
- “Lý sự cùn” về tác quyền (TT).
- Vỗ tay (pro & contra). – Vỗ tay tán thưởng, ai ngờ lại bất lịch sự (TT).
- Hoạt hình lịch sử gian nan đến khán giả (TP).
- Phim nhiều, kỳ vọng ít (NLĐ). - Mở đường công nghiệp văn hóa (TN).
- ‘Cổ tích tình yêu’ – câu chuyện giản dị về hạnh phúc(eVăn).
- Mối tình đầu của Chế Lan Viên (Văn chương Việt).
- MƯỜI NĂM NGÀY MẤT THI SĨ LÃNG THANH . - LÃNG THANH THAM VỌNG LỚN Ở NGHỆ THUẬT, ĐẶC BIỆT THƠ VÀ THƯ PHÁP . - 10 NĂM TRƯỚC NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO ĐÃ LÀM GÌ LÃNG THANH? (Văn chương +).
- Một kĩ sư bỏ công nghệ vì hot gơn (Tin khó tin). – >
– Đại diện công an tham dự BTC hoa hậu việt Nam 2012: Không bất thường (TP). - Cái tựa khó hiểu: Hoa hậu VN 2012 bỏ giải ứng xử vì bất công? (VNN). - Hoa hậu VN 2012: Vì sao bỏ giải Ứng xử hay nhất? (VTC).
- “Câu” người thi hát (TT).
- Sài Gòn ‘tinh mơ’ đẹp lạ dưới ống kính nhiếp ảnh gia Đức (ĐV).
- Người Việt trên đất Thái – Kỳ 2: Phố chả Việt trên đất Ubon (TN).
- Đáp số cho sự phát triển của đế chế Maya cổ đại (Bee). - Ngôi đền cổ đầy biểu tượng sinh sản ở Peru (Infonet).
- Bức ảnh “nụ hôn nóng nhất” thu hút trên Google+ (PLTP).
- Đoàn người tụt quần, chổng mông vào tàu hỏa (Bee).
- Một không gian Pháp ngữ ở châu Á – Thái Bình Dương ? – (RFI).
- Vụ chuyển nhượng Ibrahimovic của PSG gây xáo động làng bóng đá Pháp – (RFI).
- Olympic London 2012: còn 7 ngày (TT). - Hé lộ chi tiết lễ khai mạc Olympic (TN). - Olympic London 2012: Bóng đá ế độ ngay đất Anh (PLTP).
- An ninh tại Olympic London cần hữu hiệu nhưng không quá lộ liễu (VOA). - Phúc trình của Quốc hội Anh chỉ trích việc đảm bảo an ninh cho Olympic (VOA).
- Miếu thờ liệt sĩ cách mạng đầu tiên ở nước ta (Bee). - ‘Chiến thắng không dành cho kẻ xâm lăng’ (ĐV/Công lý).
- Đặng Công Nga: Núi Non Nước – một bảo tàng bia quý (VHNA).
- SÂP MÂY PHỦ (Thái Bá Tân).
- Thiên Sơn: MƯỜI NĂM MẤT CỦA NGHỆ SĨ TRẺ TÀI HOA LÃNG THANH (Nguyễn Trọng Tạo).
- “Không nên giữ cái nhìn lạc hậu về chèo” (NNVN).
- Huỳnh Dũng Nhân ra mắt hai tác phẩm mới (SGTT).
- Khán giả nhí được tôn trọng (NNVN). - Phim hoạt hình đâu chỉ dành cho trẻ nhỏ (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Xét tuyển ĐH, CĐ sẽ phức tạp (TN). - Cửa hẹp với thí sinh huyện nghèo (TT). - Các trường được tự chủ tuyển sinh từ 2013 (VnMedia). - Điểm chuẩn sẽ cao hơn (NLĐ). – Khó vào trường tốp trên. - Điểm dưới trung bình nhiều môn chiếm 95%-99% (PLTP).
- Nỗi đau của lịch sử (DT). - Giải Nhất Quốc gia môn Sử: “Đáp án của Bộ khiến chúng em hoang mang” (GDVN).
- THẦN TƯỢNG, TÔI CÓ RẤT NHIỀU THẦN TƯỢNG! (Nguyễn Văn Thiện).
- Chung kết cuộc thi SIFE Việt Nam (TN). “Trường ĐH RMIT Hà Nội đã xuất sắc giành giải nhất”. – Học sinh VN đoạt giải nhì hùng biện tiếng Anh châu Á. - Tuyên dương 197 học sinh giỏi quốc gia, quốc tế (PNTP). – Học sinh giỏi phải có niềm đam mê môn học (SGGP). - Việt Nam trở lại top 10 thi Toán quốc tế: Sự lên ngôi của môn đánh đề (Tin khó tin). “… nay các nhà chức trách đang rất hi vọng lứa nhân tài toán học này của nước ta sẽ mau chóng giải được bài toán nợ công, bởi các con số hiện quá lớn và vượt quá sức tính toán của hệ thống máy tính nhà nước. Cụ thể, nợ công của các doanh nghiệp hiện đạt 1.000.000.000.000.000.000.000 đồng, viết trên hệ cơ số 10.“
- Chạy trường, mua chút hư danh (ĐĐK).
- Khởi tố vụ giả chữ ký bộ trưởng để tuyển sinh (TN).
< - Rùng rợn clip thầy dùng hết sức “tra tấn” nhiều học sinh ở Thái Nguyên (GDVN).
- Vinamilk trao tặng thư viện cho học sinh Đồng Tháp (TN).
- Việt Nam là nhà (TT).
- Cơ hội học tiến sĩ tại Viện Garvan (Nguyễn Văn Tuấn). - Triển vọng ứng dụng gen.
- Nuance đưa vào VN hai ứng dụng giọng nói miễn phí (LĐ).
- Quyền lực mềm Trung Quốc tại Thái Lan (TN).
- Cậu bé 8 tuổi nhận bằng chuyên gia từ Microsoft (Bee). - Thần đồng IT 8 tuổi (NĐT).
- Hacker tấn công máy chủ Proserve, cuỗm 800.000 tài khoản (TT).
- Lộ diện người đầu tiên được chữa khỏi virus HIV (NĐT).
- Hé lộ điểm chuẩn đại học các khối (GDVN). - Nhiều trường “bội thu” thí sinh tuyển thẳng (DT).
- Mùa hè – mùa ‘tận thu’? (Petrotimes).
- Chủ động làm quen kiến thức mới (SGTT).
- Phản biện GS Hồ Ngọc Đại về giáo dục (Zetamu).
- Thái Nguyên: Thầy giáo vung roi mây hết cỡ đánh học trò (Bee). - “Sốc” với dạy học bằng roi tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bữa qua vừa điểm bài phụ nữ Việt chê đờn ông xứ mình, bữa nay lại đọc tin Nguy cơ ba triệu đàn ông Việt Nam không lấy được vợ (NĐT), trong khi đàn ông Tàu vẫn ào ạt sang, phụ nữ Việt vẫn ào ào ra đi … Mấy chuyện này BS đã loạn bàn từ 5-6 năm trước: 16. Thèm đàn bà!, 87. Phái yếu mạnh quá!
- Quảng Bình: Dịch H5N1 lây lan mạnh, người dân vẫn chủ quan (SGTT).
- 2 bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo đi cấp cứu bằng máy bay (DT).
- Xuất hiện tội phạm buôn bán người đẻ thuê (TN).
- NHỤC (Thái Bá Tân). “Hoa hậu là biểu tượng/ Cái đẹp của nước nhà./ Thế mà hoa – nhà nước/ Bán mình cho đại gia …” - ĂN NHẬU. “…Dạ dày tôi còn tốt,/ Nhưng trái tim thì đau./ Cảm ơn, và xin lỗi,/ Tôi không nuốt nổi đâu.”
- Oằn vai vì viện phí (SGGP).
- Mở rộng chương trình hỗ trợ nhà cho hộ nghèo (TN).
- Bài 3 trong loạt bài: Sống chung đồng giới – Bài 3: Rắc rối pháp lý nhưng không gây hại? (PLTP). Còn đây là bài 1 trong loạt bài khác có cùng chủ đề: HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Ở CÁC NƯỚC – BÀI 1: Cặp đồng tính được làm cha, mẹ (PLTP).
- Bắt 4 tấn gà lậu chuẩn bị vào Hà Nội (VNN).
- Kiến nghị di dời phố nghề “phun lửa” ra ngoại thành (DT).
- Quán nhậu tràn vỉa hè: Nhức óc vì tiếng ồn (NLĐ). - Khôi hài chuyện rải tiền thật ở các đám tang (NĐT).
- Tầm nã tội phạm - Kỳ 5: Phút hối cải sau 25 năm trốn chạy (TN).
- Huyện Phong Điền (Cần Thơ): Dân khổ sở với điện, nước (DV).
- Nữ tài xế “húc” cảnh sát: Nỗi đời cơ cực (KP).
- Thêm một học sinh chết ở hố khai thác titan (TT). - Nghệ An: Bãi vàng nhuốm màu tang tóc (KP).
- Xác định người trong ảnh giết khỉ dã man (TT). - Giết voọc dã man: Không phải ở Kon Tum? (Khampha.vn). – Đã xác định được kẻ tung hình ảnh giết voọc (VNN). Đó là “Nguyễn Văn Quang, có hộ khẩu tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Quang hiện đang là lính nghĩa vụ đóng quân tại Tây Nguyên”. – Trái hay phải: Con khỉ giễu nhại con người, âm nhạc xúc phạm…vé VIP (PNToday).
- Bắt vụ vận chuyển lậu gần 1,5 tạ ngà voi (KP).
- 31 người chết trong tai nạn chìm phà ở Tanzania (VOA). - Chìm phà ở Tanzania, 31 người chết (TN).
- Bộ Nông nghiệp Mỹ xác định thêm các địa hạt bị ảnh hưởng hạn hán (VOA).
- Vỉa hè – phí chồng lên phí, Sở ‘đè’ lên… Quận (Petrotimes).
- Cư dân mạng lo lắng về số phận voọc con trong vụ giết khỉ (VNE). - Người giết dã man voọc mang thai có thể bị khởi tố (VOV).
- Triệt hạ rừng ở Hương Khê (TT). - Kiểm lâm không thể ngồi trụ sở, ôm barie mà giữ được rừng” (DT).
QUỐC TẾ
- Sứ mạng hòa bình cho Syria thất bại – đánh giá nỗ lực của Ðặc sứ Annan (VOA). - TV Syria chiếu hình Tổng thống, bác tin ông tử nạn (TTXVN). - Phe nổi dậy Syria chiếm các cửa khẩu trên biên giới (TTXVN). - LHQ không thông qua nghị quyết về Syria do bất đồng (TT). - Các nước láng giềng Syria rộng lượng đối với người tị nạn (VOA).
- Đầu não của chế độ Syria bị tổn thất nặng nề – (RFI). – Syria : Bước ngoặt quyết định – (RFI). – Giao tranh tiếp diễn ở thủ đô Syria (VOA). – Tổng thống Syria biến mất sau vụ đánh bom Damascus (NLĐ). – Tổng thống Assad đã thoát khỏi Damascus hỗn loạn? (TQ). – Đệ nhất phu nhân Syria chạy trốn sang Nga? (VnMedia). – Chưa có kế hoạch để Tổng thống Syria tị nạn ở Nga (TTXVN).
- Nga, Trung phủ quyết dự thảo nghị quyết về Syria. – Thủ tướng Anh kêu gọi HÐBA chuyển thông điệp cứng rắn tới Syria (VOA). – Thổ Nhĩ Kỳ cầu viện Nga giữa lúc bạo động leo thang ở Syria (VOA).
- Israel đòi trả đũa Iran về vụ khủng bố ở Bulgaria (TT). - Iran – Israel căng thẳng vì vụ đánh bom ở Bulgaria (TN). - Israel tố cáo Iran chủ mưu sát hại 7 du khách Do thái – (RFI). – Bulgaria công bố đoạn video về nghi can đánh bom tự sát (VOA).
- ‘Taliban không nên nghi ngờ khả năng của lực lượng Afghanistan’ (VOA).
- Cảnh báo nguy cơ khủng bố hướng đến người Mỹ trên toàn cầu (PLVN). - Trực thăng hải quân Mỹ chở 5 người bị rơi tại Oman (DT).
- Ông Chavez muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga (Bee).
- Hungary bắt và quản thúc tại gia tội phạm chiến tranh Laszlo Csatary – (RFI).
- Tại Anh, bốn nghi phạm bị quy tội khủng bố – (RFI).
- Bầu cử tổng thống Ấn Độ: Dự kiến ứng viên Đảng Quốc Đại sẽ thắng (VOA). - Các nhà lập pháp Ấn Ðộ bầu chọn tổng thống mới (VOA).
- Cựu phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman qua đời tại Mỹ (VOA).
- Tổng thống Syria bất ngờ xuất hiện trên truyền hình (VNN). - Nga, Trung Quốc lại phủ quyết nghị quyết về Syria (TT). - Quân nổi dậy Syria giành quyền kiểm soát các cửa khẩu biên giới (VOV). - Tin tức trái ngược về phu nhân tổng thống Syria (TN). - Nga và Trung Quốc phủ quyết dự thảo NQ mới về Syria (VTV).
- Máy bay trực thăng Mỹ bị rơi ở Oman (VOV).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 19/07/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 19/07/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 19/07/2012; + Cuộc sống thường ngày – 19/07/2012Đồng lương thiếu đói
Đó là đồng lương không đủ ăn đủ mặc.
“… Điều khó hiểu là 20 năm qua chính sách tiền lương vẫn không có thay đổi gì nhiều …”, một kinh tế gia tầm cỡ mà không hiểu nổi điều này và đã thốt lên như vậy. Nhưng ông cũng thấy một nguyên nhân quan trọng của tệ nạn tham nhũng chính là từ đây.
Có gì mà khó hiểu nhỉ ?Có khó chăng chỉ là khó nói mà thôi. Và xin thử nói cái điều khó đó.
Nhà nước chỉ tăng lương nhỏ giọt, luôn cách xa nhu cầu tối thiểu của cuộc sống CBCC, bởi vì:
1- Quá sợ sẽ không giải được bài toán rất phức tạp này bằng một bộ máy hành chính vừa kém vừa hỏng, hệ thống luật pháp chắp vá, sẽ đối mặt với lạm phát, giảm mạnh tăng trưởng, phải quyết liệt tinh giản biên chế, thất nghiệp tăng vọt theo, nhưng không có chính sách xã hội đáp ứng kịp, … cuối cùng là bất ổn xã hội.
2- Những người giữ vai trò quyết định việc này có ba dạng chính:
+ Không có lợi ích thiết thân với việc tăng lương – họ, bộ máy của họ từ lâu đã “ổn”, có nhiều nguồn thu nhập khác, không muốn bị “xáo trộn”, sợ mất chức nếu chương trình cải cách tiền lương bị thất bại.
+ Muốn thay đổi mạnh nhưng bị chính bộ máy của mình và cơ quan liên quan gây khó (do những nguyên nhân nêu ở đây).
+ Cũng thấy cần, nhưng không hiểu gì cả.
3- Nhiều người muốn giữ tình trạng lương thấp để bôi đen môi trường xung quanh mình, nghĩa là tất cả cùng “ăn cắp vặt”, hối lộ lẫn nhau, “dựa” vào nhau mà sống.
4- Qua mấy chục năm CBCC quen sống “không bằng lương”, với “tiền đen”, “thành tích ảo”, “kinh tế ngầm”, giờ đảo ngược lại là vô cùng khó; mức sống thì đi xuống mà áp lực công việc lại tăng lên …
5- Trả lương sòng phẳng nghĩa là bắt buộc phải chấp nhận những quy luật sòng phẳng nhưng nghiệt ngã nhất, đi liền theo, của nền kinh tế thị trường, đẩy nhanh việc xoá sạch “dấu tích” của nền kinh tế kế hoạch hóa, tức mất đi vai trò “chỉ huy” (quan liêu) của Nhà nước trung ương, “chủ đạo” (hình thức) của khu vực kinh tế nhà nước trong mô hình đó. Trong khi cái mục tiêu chưa rõ ràng là “định hướng XHCN” lại tỏ ra muốn “níu kéo”, hoặc “đến hẹn lại lên” với mô hình kế hoạch hóa này. Đó là điều trớ trêu mà nhiều nhà lý luận “kinh điển” không muốn.
Nguyễn Hữu Vinh
(Tạp chí Thành đạt – tháng 10-2006)
Thèm đàn bà!
Nguyễn Hữu Vinh
Thèm đàn bà!
Bạn sẽ cười. Tất nhiên, vì bạn chưa biết “tôi” là ai, nhất là chưa quen nghe những lời nói quá thật, lại còn đượm vẻ dung tục.“Tôi”, có thể là một gã trai mù lòa, hoặc ngồi trên xe lăn, thậm chí không còn trẻ trai gì nữa và suốt ngày lê lết quanh giường, không tự chăm sóc cho mình được… Tôi, nói chung, đều mang một nỗi đau đớn và khát khao – được làm người đàn ông đích thực. Và đương nhiên đi liền với cảm giác đó chính là một nhu cầu còn lớn lao hơn rất nhiều – thèm đàn bà.
Tại sao lại lớn lao hơn rất nhiều nhỉ? Bạn vẫn chưa rõ đâu. Vì cái “thèm” ở đây không hẳn, không phải chỉ là tình yêu đôi lứa, thèm khát nhục dục.
Tôi thèm ở người “đàn bà” đó một đôi bàn tay ấm như người mẹ ân cần xoa dịu nỗi đau. Có khi chỉ thế thôi. Hay một nụ cười dịu hiền của người chị. Hoặc chỉ như người bạn gái hồn nhiên vô tư (đẹp và trong sáng biết bao) với tiếng cười lảnh lót, đem tôi trở về với tuổi thơ mà mình chưa bao giờ được sống. Còn nếu như có tất cả những con người đó trong một người đàn bà thì quả ngoài sức tưởng tượng.
Tôi, không hẳn là người Việt Nam, mà có thể từ Đài Loan hay đâu đó trên thế giới, đến Việt Nam để tìm người đàn bà ấy, hy vọng chung xây một mái ấm gia đình đến trọn đời.
Nhưng sao mà khó quá!
Tôi biết xứ sở của bạn còn rất nghèo, những người phụ nữ mà tôi tìm đến còn nghèo hơn nữa. Họ là những cô thôn nữ muốn thay đổi cuộc sống quanh năm lam lũ ruộng đồng, cả những cô gái bị cho là “tham giàu sang”, chỉ thích “ăn trắng mặc trơn” nữa… nhưng không thiếu những người trong số họ có cả những ước ao thật giản dị, người ước một gia đình bình yên, người chồng khấm khá, lại không đánh đập vợ con, người khác lại khát khao được sinh nở – được làm mẹ. Còn trong đó, cả những ước nguyện đáng quý, là góp phần chia sẻ gánh nặng cho gia đình, báo hiếu cha mẹ…Nhưng dường như tất cả họ đều giống nhau trong con mắt mọi người: những cô gái “đua đòi”, “lười lao động”.
Và chúng tôi cũng vậy, chỉ một hạng người, lũ “đui què mẻ sứt”, “trọc phú” vô học nhưng lắm tiền… (đó là chưa kể, xin lỗi, rất có thể còn có một tâm lý bài ngoại nào đó trong bạn nữa).
Chính thế nên cái sự tìm đến nhau của chúng tôi đều có vẻ như nhuốm một màu “bán-mua” đen đúa. Vì tôi cũng biết xứ sở của các bạn nửa thế kỷ nay luôn hăng say hướng tới một mục tiêu cao cả nhất là công bằng, bình đẳng cho mọi người, sẽ không thể dung thứ cho những thái độ coi thường phụ nữ và tình yêu trong sáng, xem như vật mua bán trao tay.
Nhưng cũng chính xứ sở các bạn lại đang phải giằng xé trước đòi hỏi nâng cao đời sống dân chúng, hơn nữa, là cho họ quyền định đoạt, thay đổi số phận của chính mình, gia đình mình…
Phải chăng các bạn đang tự làm khổ nhau trong cái mối mâu thuẫn này (không phải chỉ trong chuyện yêu đương lứa đôi)? Vì chính tôi cũng đã tự tìm hiểu, biết được không chỉ riêng tôi, mà có hàng ngàn người con trai khác đang vất vả tìm vị hôn thê trên xứ sở các bạn, cũng hàng ngàn cô gái muốn tìm tới chúng tôi, nhưng sao đều quá khốn khổ.
Họ đâu có lỗi gì mà phải chui lủi, gian dối, kẻ thì phơi mặt ra đúng như món hàng trao đổi, kẻ lại bất đắc dĩ trong vai “thương lái”. Chúng tôi là một lũ “buôn lậu chính mình”!
Đành rằng không thiếu những người đáng giận, nhưng sao tất thảy chúng tôi phải chịu đựng những ánh mắt ác cảm, những trở ngại phi lý như nhau? Thật không thể kể hết những “đoạn trường” phải trải qua, nhất là với những người “được” làm vợ.
Còn với xã hội của các bạn, về lâu về dài, tôi e rằng sẽ phải đối mặt với những hậu quả khó lường. Bởi bạn thử nghĩ xem, trong lúc các bạn đang bằng mọi cách khuyến khích người Việt ở nước ngoài hướng về, đóng góp xây dựng đất nước, thì lại có hàng ngàn vạn người phụ nữ đã, đang, sẽ đứng trong hàng ngũ đó, nhưng họ lại hầu như chẳng được chuẩn bị gì cho cái sự đóng góp này một khi cuộc sống khấm khá hơn, ngoài một tâm trạng cay đắng và tội lỗi.
Trong câu chuyện này, cũng như nhiều nhiều nữa những vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế (như chuyện xuất khẩu lao động chẳng hạn) liệu chúng ta có thể có cái nhìn xa hơn không hay chỉ làm những việc kiểu “chữa cháy” như hiện nay? Đó là chưa nói đến việc hàng triệu người gốc Việt hiện đang định cư khắp thế giới sẽ nghĩ gì qua những hình ảnh này? Và cũng chưa nói đến những “chàng rể tương lai” như tôi, những con cháu mang dòng máu Việt của chúng tôi, họ sẽ nghĩ gì? Ngoài ra, theo tôi hiểu, “nhân vô thập toàn”, nên vả chăng trong số họ có nhiều người còn thiếu cái văn minh trong mình, thì sao không cho họ một cơ hội sống, cư xử với nhau thật văn minh ở ngay trong cái ý nguyện đẹp đẽ này (tìm ý trung nhân cho mình), mà lại đẩy họ tới gần hơn nữa một hành động thiếu văn minh đến thế?
Thêm nữa, tại sao lại không thể có những người mà có thể lúc đầu đến với nhau chỉ với những mục đích… ngoài tình yêu, nhưng rồi họ sẽ tìm được tình yêu, được chỗ dựa tinh thần, tình cảm đích thực; tại sao ta không thể có cách giúp đỡ họ?
Tôi dám nói vậy, vì qua tìm hiểu mà biết được cũng có lúc ở xứ các bạn đã ra đời vài công ty “môi giới hôn nhân”, nhưng rồi lại bị cấm. Có lẽ bởi cái điều mà tôi nói ở trên. Các bạn không muốn chuyện tình yêu, hôn nhân mang cái vẻ mua-bán, nên đã đưa cả vào quy định của luật pháp, lập ra những “Trung tâm” của đoàn thể quần chúng mang tính chất bất vụ lợi hòng trợ giúp chúng tôi việc này, hạn chế trò chui lủi đang đầy rẫy. Điều đó vô cùng cần thiết và đáng quý, nhưng, nó có cái mặt trái, bất lợi trong đó (cũng như những mặt trái của dịch vụ “môi giới hôn nhân” thôi).
Không khó để thấy điều này, vì theo tôi biết, các bạn cũng đã quen với một nền kinh tế thị trường mà ở đó, hàng hóa-dịch vụ đều được đánh giá đúng với giá trị thực của nó.
Vậy thì trong “môi giới hôn nhân”, không phải là tình yêu và con người mà chính là những dịch vụ đi liền trong đó mới thực là hàng hóa, như giới thiệu người tương hợp, tư vấn pháp luật, văn hóa, phong tục tập quán dân tộc, giúp thực hiện các thủ tục pháp lý, tổ chức những lễ cưới hỏi, học ngôn ngữ của nhau… kể cả tìm hiểu, rồi nói hộ những điều khó nói (nhất là với những người phải chịu thiệt thòi như tôi). Nhưng những thứ dịch vụ này đương nhiên đòi hỏi ít nhiều chi phí, thậm chí là kha khá, tuỳ theo hoàn cảnh và nhu cầu khách hàng. Mà nước các bạn còn rất nghèo, nhà nước làm sao trợ giúp được, còn mô hình các “Trung tâm” của tổ chức bất vụ lợi thì không thể có được khả năng cung cấp dịch vụ theo đúng nghĩa “cơ chế thị trường”. Nhất là, điều này thật tế nhị, những đoàn thể quần chúng của các bạn đứng ra lo việc này vẫn nặng chất “nhà nước”. Như vậy sẽ khó khăn mọi bề, không như các tổ chức phi chính phủ ở đại đa số các nước khác. Thêm nữa, nó cũng chỉ mang tính chất “thiện nguyện”, “trợ giúp” mà thôi. Thực tế hiện nay đang chứng tỏ điều đó.
Nhưng rồi tôi lại tự hỏi “hay là các bạn đang không khuyến khích phụ nữ nước mình lấy người nước ngoài nhiều quá, tựa như chuyện “vượt biên”?
Vậy thì tôi lại phải nói rằng, trong một cái thế giới mà bạn đang hết sức nỗ lực mà hòa nhập này, điều đó là vô vọng, thậm chí “lợi bất cập hại”. Một ví dụ điển hình: ngày ngày với chiều dài biên giới đất liền hàng chục ngàn cây số, bạn có kiểm soát được những người phụ nữ đi làm ăn, lấy chồng hay không, bạn có thống kê nổi hay chưa?
Các bạn có câu nhắc nhở trong dân gian là đừng để “cái khó bó cái khôn”. Đúng vậy, đã có những người không chịu để cho những điều còn “bất cập” cản trở cuộc sống. Nên đã có nhiều công ty làm dịch vụ môi giới hôn nhân này, nhưng buộc phải “khoác” cái áo của kẻ khác, gọi là “kết bạn”. Trong số đó, có cả một công ty của anh chàng thương binh ở Hà Nội nữa. Thật cảm động cho những con người biết tìm cho mình con đường hòa hợp giữa đồng tiền-lòng nhân ái-luật pháp.
Nhưng cũng không thể cứ mãi mãi trói buộc mình trong cái sự luồn lách tránh né đó. Như “vẽ đường hươu chạy”, khuyến khích thêm con người ta sống gian dối. Các bạn sẽ khó có được một xã hội văn minh đích thực, ở đó mọi người sống, ăn nói, cư xử trung thực, với nhau và với pháp luật.
Để kết thúc bài viết buồn này, tôi lại tự hỏi: nếu các bạn cứ loay hoay tìm cách để “lách” luật cho cuộc sống được nhẹ nhàng hơn, mà lương tâm cũng không bị cắn rứt, thì sao không gọi cái dịch vụ này – dịch vụ môi giới hôn nhân – là dịch vụ mai mối tình yêu nhỉ?
Bạn thử nghĩ xem, nó sẽ vừa rất “thuần phong mĩ tục” (không nặng cái “chất” thị trường), lại rất thực tế (có phải ai cũng cần “hôn nhân” ngay đâu, mà muốn “hôn nhân” thì phải “yêu” đã chứ), mà còn tránh được (chứ không phải là “lách” đâu) cái “lưới” của pháp luật đang vướng víu không cần thiết đấy.
Nếu được như thế thì những kẻ thiệt thòi như tôi sẽ lại mỉm cười, may tìm được một người đàn bà, để mà yêu, mà nhớ. Có thể không có chuyện “hôn nhân”, vì đâu dễ. Nhưng tôi cũng sẽ được thỏa cái cơn “khát”,… thèm đàn bà!
© 2006 talawas
87:Phái yếu mạnh quá!
Nguyễn Hữu Vinh
Phái yếu mạnh quá!
Đó phải chăng là một lời khen, hay như tiếng than, câu cảnh báo, phản ánh những mâu thuẫn nội tại ở người phụ nữ thời nay?
Khen. Cách đây khoảng nửa thế kỷ trở về trước, người phụ nữ Việt Nam khi bước lên “xe hoa” là như được hóa thành một kẻ khác. Nếu ở bên Tây, chị em chỉ bị “mất” họ thôi, còn ở ta thì “mất” cả tên. “Mất” họ nghĩa là lấy họ theo dòng họ nhà chồng. Còn “mất” tên là được dùng chung tên chồng. Thí dụ: cô Lúa lấy anh Ngô thì nay cô được gọi là chị Ngô, rồi bà Ngô – cái chỉ dấu cho thiên hạ biết cô như vật sở hữu của anh Ngô rồi. Cả làng nhà chồng chả bao giờ biết cô Lúa là ai cả. Đó vừa như cái “đòn phủ đầu” để các ông chồng “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, nhưng cũng như một biểu hiện cho sự lệ thuộc vào đàn ông ở người phụ nữ nước ta nó ghê gớm thế nào. Và tất cả cuộc sống của họ sau đó đã minh họa cho điều này. Vừa như “cái máy đẻ”, nhưng vẫn phải lo nhà cửa bếp núc đủ thứ, việc đồng áng cũng không khác mấy đàn ông. Khi cha mẹ chết thì phải gào khóc rõ to vào, “lăn đường” [1] từ nhà ra mộ… để chứng tỏ cái đạo hiếu, không thì thiên hạ chê cười. Giỗ chạc thì chỉ được ăn dưới bếp, khá hơn tí thì ngồi nhà trên nhưng cũng chỉ “chiếu dưới” thôi. Còn cảnh thê-thiếp nữa, tức là chấp nhận làm vợ lẽ, hoặc chồng lấy thêm vợ hai, vợ ba… Vài ví dụ vậy, chứ còn vô vàn dẫn chứng, và tuỳ từng dân tộc, địa phương, vùng miền mỗi nơi mỗi vẻ.
Thế rồi có cách mạng, độc lập, chế độ XHCN ập đến. Xã hội thay đổi
một thì chị em đổi đời mười. Những tập tục nói ở trên biến đi rất nhanh
cùng cả nhiều phong tục tập quán đẹp đẽ. Và cải cách ruộng đất, được
chia ruộng, được đi đấu tố địa chủ cường hào (răng đen váy đụp lại dám
chỉ mặt dí đầu phú ông, quan xã mà mắng chửi té tát – chuyện cả 4000 năm
lịch sử chưa bao giờ có được). Kíp đến là vào hợp tác xã, chuyện công
điểm [2]
, họp hành, cương vị… chị em đều được tham gia ngang với cánh mày râu.
Lại còn nhiều đoàn thể nữa, nhất là có Hội Phụ nữ, luôn bảo vệ quyền lợi
cho chị em để được bằng vai phải lứa với đàn ông. Thậm chí có những
điều còn mới ở… “thì tương lai” thôi, nhưng đã có khẩu hiệu, sách báo,
văn bản tuyên truyền cực mạnh nên chị em vẫn một lòng phơi phới tưởng
như nó đang diễn ra. Không thể kể hết những thay đổi về tinh thần,
cho cảm giác mạnh mẽ, tự tin, như bước chân thứ nhất giúp phụ nữ tiến
lên sánh ngang nam giới – kẻ mà họ nghĩ là đã cướp mất của mình những
quyền chưa hề có từ khai thiên lập địa đến giờ.
Tiếp đến là một cuộc “cách mạng thứ hai” góp phần giúp phái yếu bước cái chân thứ hai lên đỉnh cao sức mạnh. Đó là vật chất, có được nhờ nền “kinh tế thị trường”. Không còn cảnh “cá mè một lứa” với những anh chàng bất tài, lười biếng nhưng vẫn cứ được hưởng lương đều nhau như ở chế độ “bao cấp” nữa, giờ chị em có thể làm bà chủ thuê mướn hàng nghìn kẻ “mạnh”. Đơn giản vì ngót hai chục năm nay có kinh tế tư bản tư nhân, hàng hóa sản xuất, thu nhập của mọi người theo thị trường quyết định, không còn theo cái lối Nhà nước áp đặt, phân phối qua tem phiếu, bán rẻ nhưng không có mà mua, và lương lại cũng quá “rẻ” nữa. Mà chị em giờ được ăn học, có nhiều quyền hành ngang đàn ông, lại thêm biết tận dụng cái ưu ái với “phái đẹp”, cái ưu tiên cho “phái yếu”, thì đương nhiên khả năng làm kinh tế dễ ăn đứt đàn ông rồi. Đến như ở nông thôn, nghề làm lúa giảm dần, nhường chỗ cho nghề phụ, chăn nuôi, hoa màu… là những việc phụ nữ có thế mạnh (ít đòi hỏi sức vóc, cần nhiều tính bền bỉ, khéo léo). Những chị em lên thành phố làm công nhân cũng vậy, giờ đâu còn cảnh quai búa, thổi bễ như xưa, mà toàn là việc tinh xảo cần mềm mại uyển chuyển lắp ráp, đo chỉnh… Thế là các anh vai u thịt bắp chỉ có mà “xách dép” cho chị em thôi. Trong khi đó, những thay đổi về tinh thần của các chị vẫn mạnh thêm, nhưng thực hơn, thiên về phát triển cá nhân, bớt phải dựa dẫm vào tập thể như trước.
Tiếp đến là một cuộc “cách mạng thứ hai” góp phần giúp phái yếu bước cái chân thứ hai lên đỉnh cao sức mạnh. Đó là vật chất, có được nhờ nền “kinh tế thị trường”. Không còn cảnh “cá mè một lứa” với những anh chàng bất tài, lười biếng nhưng vẫn cứ được hưởng lương đều nhau như ở chế độ “bao cấp” nữa, giờ chị em có thể làm bà chủ thuê mướn hàng nghìn kẻ “mạnh”. Đơn giản vì ngót hai chục năm nay có kinh tế tư bản tư nhân, hàng hóa sản xuất, thu nhập của mọi người theo thị trường quyết định, không còn theo cái lối Nhà nước áp đặt, phân phối qua tem phiếu, bán rẻ nhưng không có mà mua, và lương lại cũng quá “rẻ” nữa. Mà chị em giờ được ăn học, có nhiều quyền hành ngang đàn ông, lại thêm biết tận dụng cái ưu ái với “phái đẹp”, cái ưu tiên cho “phái yếu”, thì đương nhiên khả năng làm kinh tế dễ ăn đứt đàn ông rồi. Đến như ở nông thôn, nghề làm lúa giảm dần, nhường chỗ cho nghề phụ, chăn nuôi, hoa màu… là những việc phụ nữ có thế mạnh (ít đòi hỏi sức vóc, cần nhiều tính bền bỉ, khéo léo). Những chị em lên thành phố làm công nhân cũng vậy, giờ đâu còn cảnh quai búa, thổi bễ như xưa, mà toàn là việc tinh xảo cần mềm mại uyển chuyển lắp ráp, đo chỉnh… Thế là các anh vai u thịt bắp chỉ có mà “xách dép” cho chị em thôi. Trong khi đó, những thay đổi về tinh thần của các chị vẫn mạnh thêm, nhưng thực hơn, thiên về phát triển cá nhân, bớt phải dựa dẫm vào tập thể như trước.
Mâu thuẫn.
Thứ nhất là trong nội tại, ngay trong bản thân mỗi người phụ nữ sống
trong xã hội mà nữ quyền được đề cao. Một mặt họ được (và phải) tỏ rõ là
người “phụ nữ mới”, tức là độc lập sống, suy nghĩ, nhưng mặt khác họ
lại cảm thấy nếu vậy thì những thiên chức, bản tính phụ nữ trong họ mất
đi nhiều, tỉ lệ nghịch với cái sức mạnh của mình. Họ thấy cuộc sống căng
thẳng quá, lúc nào cũng như phải lên gân. Người xưa dạy “lạt mềm buộc
chặt”, thật là hợp với cái “vai” của phụ nữ thời nay, nhưng lại không dễ
áp dụng chút nào. Nhiều chị em muốn “buộc chặt” nhưng lại bị “cứng”
quá, không biết làm thế nào cho “mềm”. Vậy là sinh đứt gãy, đổ vỡ. Lại
có những chị em bẩm sinh rất có bản lĩnh, tài năng, thêm “thiên thời,
địa lợi”, nên thành đạt. Nhưng họ bị thiệt thòi là đàn ông nhìn vào chỉ
có “kính” thôi, mà không dám… yêu (các anh bị chạm tự ái). Mặc dù nhiều
khi rất cố phát triển những nữ tính khác như cười tươi, ăn nói nhỏ nhẹ,
nhưng khổ nỗi là người ta cứ thấy tiện lấy… tiền
làm thước đo mọi thứ. Thế là khó! Thứ hai là mâu thuẫn với lực lượng
đang bị mất dần quyền lực – cánh mày râu. Các vị này từ chỗ nhận ra mình
có vẻ bị coi thường, nên phát sinh vô vàn phương cách, cả có ý thức lẫn
“vô thức”, để níu kéo, giành lại nam quyền của mình. Nhẹ thì đá thúng
đụng nia, “chiến tranh lạnh”, nặng hơn thì “giận mất khôn”, thượng cẳng
chân hạ cẳng tay. Cao trào là các vị bắt đầu bí mật đi tìm những người
đàn bà đích thực của mình mà họ cho là có “nữ tính”, biết “trọng nhân
tài” hơn. Thế là phái mạnh ngày càng yếu đi vì thêm cái tai tiếng giăng
hoa, vũ phu (muốn chứng tỏ mình mạnh về… chân tay, chứ không phải cái
đầu. Nên trong ly hôn, do bạo hành cũng chiếm đến 1/3 [3] ).
Phải nói là có rất nhiều khía cạnh sâu xa thuộc về lĩnh vực tâm sinh lý, xã hội mà đòi hỏi các nhà khoa học phải rất công phu và được mạnh dạn trao đổi thì mới có thể giúp giải bớt cái mối mâu thuẫn này. Cũng như để cho những Luật như Bình đẳng giới [4] , Phòng chống bạo hành trong gia đình… có tác dụng thực tế hơn, tránh những điều khoản chung chung mang tính động viên, tuyên truyền.
Than. Là về nỗi khổ của xã hội nói chung khi mà phái yếu lại có vẻ như mạnh quá. Bởi vì cái gì dù hay, dở, cũng có mặt trái của nó, nếu ta không nhìn trước ngó sau, lúc nào cũng phơi phới “tiềm tin chiến thắng” là rất dễ loá mắt mà vấp ngã.
Trước hết là khổ cho chính phái yếu. Như “cưỡi lưng hổ”. Chị em được đánh giá là không thua kém gì đàn ông, được cho nhiều quyền hành quá mạnh (so với xưa), thế là đương nhiên phải chứng tỏ cái gì chứ, nếu không thì thành kẻ… “lạc hậu”. Nhưng khốn nỗi là đâu có thể nhanh được, thói quen cả xã hội ăn vào máu hàng nghìn năm rồi, giờ mới có mấy chục năm, nó phải từ từ chứ. Đơn cử như: trong khi vẫn phải bận lo đẻ con này, phải cho con nó bú mớm nữa, mà kinh nhất là tháng nào cũng tự hành mình đến… đổ máu (hao tổn phải bằng mấy khủng bố bên I-rắk), thế thì làm sao rảnh tay để ra tranh giành lợi, quyền với các ông lộc ngộc được (các khoa học gia loay hoay mãi vẫn chưa nghĩ ra cách san bớt mấy cái khổ ải này cho cánh đàn ông). Vậy là gay rồi! Nên nhiều lúc chẳng việc nào làm được đến nơi đến chốn. Mà người trên “lưng hổ” rồi thì cứ phải ngậm tăm, cấm có dám kêu ca gì, làm cho người chưa được lên “cưỡi” vẫn thấy vừa tủi vừa ham.
Với phái mạnh, rất đơn giản, cái khổ là ở chỗ xưa nay các vị quen coi chị em như thuộc diện sở hữu của mình rồi, giờ thoắt cái lại thấy đã lên trên, không còn trong vòng tay. Vừa mất đi kẻ để sai khiến, mà đôi khi cần được vỗ về, săn sóc cũng khó quá. Thật khó chịu. Dần dà, nhiều anh sinh ra tự ti, tưởng mình kém cỏi. Ngược lại, có những anh phản ứng, đòi trở lại cái “thể chế” cũ. Có anh lại kiểu lúng… túng làm liều, kiếm tiền bất chấp nguy hiểm để thể hiện “bản lĩnh đàn ông”. Thế là đời vào ngõ cụt thêm. Hoặc có những anh tuy kiếm tiền kém nhưng cái chữ nghĩa nó lại khá, một yếu tố vô cùng quan trọng dài lâu cho xã hội và gia đình, nhưng vẫn bị vợ coi là diện vô tích sự (vì cái thứ chữ nghĩa thời nay vẫn bị coi là rất rẻ, chưa kể nó còn phải chịu thêm đủ thứ bầm dập của bao nhiêu cuộc bể dâu nữa). Những anh này còn nhìn được nhiều điều sâu xa hơn, ví như: chị em hơi bị giống cái xe máy còm mà lại phải dấn hết ga hết số cho nhanh, rất nguy hiểm. Nhưng oái oăm thay, nhiều chữ mà ít tiền, quyền, mấy ai tin vào lời anh nói? Từ đó, những điều anh ta đem ra dạy con trẻ cũng “mất thiêng” đi, “trụ cột” lung lay, con cái hư hỏng, trật tự gia đình rối tung cả.
Cũng từ đây, một điều đáng lo hơn khi người đang “mạnh” lên và kẻ bị “yếu” đi cùng bị cuốn vào cuộc ganh đua thì người già và con trẻ dễ bị bỏ rơi. Người già khó thích ứng kịp với cảnh ngày càng cô độc và kém được tôn trọng (con dâu “phê bình” bố chồng xơi xơi chẳng hạn). Con trẻ thì dễ bơ vơ, bị phó mặc cho những môi trường thậm chí mong manh hơn – nhà trường, xã hội. Một khi gia đình tan vỡ, họ mới là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề mà sức chịu đựng lại rất kém.
Cảnh báo. Có vẻ như thế giới này đang thay đổi rất nhanh cái “cán cân quyền lực” giữa nam và nữ. Tựa câu nói “âm thịnh dương suy”. Cái thay đổi đó có vẻ đi liền với xã hội công nghiệp và tiêu thụ. Nước ta chưa có cuộc điều tra xã hội học, nhưng ở Mỹ đã tính được, hiện có tới trên 50% phụ nữ ở tuổi lập gia đình nhưng đang sống độc thân (gồm người chưa có và người đã có gia đình nhưng tan vỡ). Vậy đương nhiên số đàn ông độc thân, dù không lớn bằng, nhưng cũng rất cao. Một thế giới đang ít đi rất nhanh những gia đình theo đúng nghĩa truyền thống, nhiều hơn những đứa con không cha, không mẹ. Mà một nguyên nhân quan trọng là từ những người phụ nữ có khả năng, thích, hoặc buộc phải sống độc lập, trong khi những người đàn ông đang phải cố quen dần việc bớt đi quá nhanh cái tâm lý cố hữu rằng mình là trụ cột gia đình. Những thiên chức của người phụ nữ rồi sẽ được chuyển dần sang cho đàn ông, cho máy móc và dịch vụ, họ sẽ được rảnh tay để thể hiện sức mạnh từ cái tưởng là yếu của mình.
Vậy phải chăng rồi sẽ trở lại một thời kỳ dần dần có nhiều hơn những gia đình đầy đủ vợ chồng con cái, có điều ở đó, người vợ mới là trụ cột của gia đình – hình thành nên một xã hội “mẫu hệ“? Mà kỷ nguyên này đang như một bước chuyển tiếp dữ dội, với hệ quả là gia đình – hạt nhân chính của xã hội – chỉ trong ngót một trăm năm thôi đã khác hẳn với nó suốt hàng nghìn năm trước (đảo lộn, kém bền chặt, tan vỡ… một trong những tác nhân chính cho những hệ lụy tha hóa đạo đức xã hội). Người phụ nữ đang mang cảm giác được giải phóng mạnh mẽ chưa từng có, từ cả hai mô hình xã hội – cộng sản và tư bản (khác hẳn phong kiến) – một cho họ viễn cảnh huy hoàng xa xăm, một bằng hấp lực hào nhoáng thực tại. Cảm giác đó có lẽ đã lấn át mối lo lớn, rằng họ đang phải đối mặt với một bài toán chọn lựa nan giải cho chính mình: đó là sự dung hòa giữa địa vị và trách nhiệm, gia đình và xã hội.
© 2007 talawas
Phải nói là có rất nhiều khía cạnh sâu xa thuộc về lĩnh vực tâm sinh lý, xã hội mà đòi hỏi các nhà khoa học phải rất công phu và được mạnh dạn trao đổi thì mới có thể giúp giải bớt cái mối mâu thuẫn này. Cũng như để cho những Luật như Bình đẳng giới [4] , Phòng chống bạo hành trong gia đình… có tác dụng thực tế hơn, tránh những điều khoản chung chung mang tính động viên, tuyên truyền.
Than. Là về nỗi khổ của xã hội nói chung khi mà phái yếu lại có vẻ như mạnh quá. Bởi vì cái gì dù hay, dở, cũng có mặt trái của nó, nếu ta không nhìn trước ngó sau, lúc nào cũng phơi phới “tiềm tin chiến thắng” là rất dễ loá mắt mà vấp ngã.
Trước hết là khổ cho chính phái yếu. Như “cưỡi lưng hổ”. Chị em được đánh giá là không thua kém gì đàn ông, được cho nhiều quyền hành quá mạnh (so với xưa), thế là đương nhiên phải chứng tỏ cái gì chứ, nếu không thì thành kẻ… “lạc hậu”. Nhưng khốn nỗi là đâu có thể nhanh được, thói quen cả xã hội ăn vào máu hàng nghìn năm rồi, giờ mới có mấy chục năm, nó phải từ từ chứ. Đơn cử như: trong khi vẫn phải bận lo đẻ con này, phải cho con nó bú mớm nữa, mà kinh nhất là tháng nào cũng tự hành mình đến… đổ máu (hao tổn phải bằng mấy khủng bố bên I-rắk), thế thì làm sao rảnh tay để ra tranh giành lợi, quyền với các ông lộc ngộc được (các khoa học gia loay hoay mãi vẫn chưa nghĩ ra cách san bớt mấy cái khổ ải này cho cánh đàn ông). Vậy là gay rồi! Nên nhiều lúc chẳng việc nào làm được đến nơi đến chốn. Mà người trên “lưng hổ” rồi thì cứ phải ngậm tăm, cấm có dám kêu ca gì, làm cho người chưa được lên “cưỡi” vẫn thấy vừa tủi vừa ham.
Với phái mạnh, rất đơn giản, cái khổ là ở chỗ xưa nay các vị quen coi chị em như thuộc diện sở hữu của mình rồi, giờ thoắt cái lại thấy đã lên trên, không còn trong vòng tay. Vừa mất đi kẻ để sai khiến, mà đôi khi cần được vỗ về, săn sóc cũng khó quá. Thật khó chịu. Dần dà, nhiều anh sinh ra tự ti, tưởng mình kém cỏi. Ngược lại, có những anh phản ứng, đòi trở lại cái “thể chế” cũ. Có anh lại kiểu lúng… túng làm liều, kiếm tiền bất chấp nguy hiểm để thể hiện “bản lĩnh đàn ông”. Thế là đời vào ngõ cụt thêm. Hoặc có những anh tuy kiếm tiền kém nhưng cái chữ nghĩa nó lại khá, một yếu tố vô cùng quan trọng dài lâu cho xã hội và gia đình, nhưng vẫn bị vợ coi là diện vô tích sự (vì cái thứ chữ nghĩa thời nay vẫn bị coi là rất rẻ, chưa kể nó còn phải chịu thêm đủ thứ bầm dập của bao nhiêu cuộc bể dâu nữa). Những anh này còn nhìn được nhiều điều sâu xa hơn, ví như: chị em hơi bị giống cái xe máy còm mà lại phải dấn hết ga hết số cho nhanh, rất nguy hiểm. Nhưng oái oăm thay, nhiều chữ mà ít tiền, quyền, mấy ai tin vào lời anh nói? Từ đó, những điều anh ta đem ra dạy con trẻ cũng “mất thiêng” đi, “trụ cột” lung lay, con cái hư hỏng, trật tự gia đình rối tung cả.
Cũng từ đây, một điều đáng lo hơn khi người đang “mạnh” lên và kẻ bị “yếu” đi cùng bị cuốn vào cuộc ganh đua thì người già và con trẻ dễ bị bỏ rơi. Người già khó thích ứng kịp với cảnh ngày càng cô độc và kém được tôn trọng (con dâu “phê bình” bố chồng xơi xơi chẳng hạn). Con trẻ thì dễ bơ vơ, bị phó mặc cho những môi trường thậm chí mong manh hơn – nhà trường, xã hội. Một khi gia đình tan vỡ, họ mới là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề mà sức chịu đựng lại rất kém.
Cảnh báo. Có vẻ như thế giới này đang thay đổi rất nhanh cái “cán cân quyền lực” giữa nam và nữ. Tựa câu nói “âm thịnh dương suy”. Cái thay đổi đó có vẻ đi liền với xã hội công nghiệp và tiêu thụ. Nước ta chưa có cuộc điều tra xã hội học, nhưng ở Mỹ đã tính được, hiện có tới trên 50% phụ nữ ở tuổi lập gia đình nhưng đang sống độc thân (gồm người chưa có và người đã có gia đình nhưng tan vỡ). Vậy đương nhiên số đàn ông độc thân, dù không lớn bằng, nhưng cũng rất cao. Một thế giới đang ít đi rất nhanh những gia đình theo đúng nghĩa truyền thống, nhiều hơn những đứa con không cha, không mẹ. Mà một nguyên nhân quan trọng là từ những người phụ nữ có khả năng, thích, hoặc buộc phải sống độc lập, trong khi những người đàn ông đang phải cố quen dần việc bớt đi quá nhanh cái tâm lý cố hữu rằng mình là trụ cột gia đình. Những thiên chức của người phụ nữ rồi sẽ được chuyển dần sang cho đàn ông, cho máy móc và dịch vụ, họ sẽ được rảnh tay để thể hiện sức mạnh từ cái tưởng là yếu của mình.
Vậy phải chăng rồi sẽ trở lại một thời kỳ dần dần có nhiều hơn những gia đình đầy đủ vợ chồng con cái, có điều ở đó, người vợ mới là trụ cột của gia đình – hình thành nên một xã hội “mẫu hệ“? Mà kỷ nguyên này đang như một bước chuyển tiếp dữ dội, với hệ quả là gia đình – hạt nhân chính của xã hội – chỉ trong ngót một trăm năm thôi đã khác hẳn với nó suốt hàng nghìn năm trước (đảo lộn, kém bền chặt, tan vỡ… một trong những tác nhân chính cho những hệ lụy tha hóa đạo đức xã hội). Người phụ nữ đang mang cảm giác được giải phóng mạnh mẽ chưa từng có, từ cả hai mô hình xã hội – cộng sản và tư bản (khác hẳn phong kiến) – một cho họ viễn cảnh huy hoàng xa xăm, một bằng hấp lực hào nhoáng thực tại. Cảm giác đó có lẽ đã lấn át mối lo lớn, rằng họ đang phải đối mặt với một bài toán chọn lựa nan giải cho chính mình: đó là sự dung hòa giữa địa vị và trách nhiệm, gia đình và xã hội.
© 2007 talawas
[1]Tức là di chuyển bằng cách lăn trên đường như con lăn.
[2]Tựa như mức lương.
[3]Trong số 7372 vụ ly hôn/8 năm tại Hà Nội (Lao động Online 31-12-2006)
[4]12-12-2006.
[2]Tựa như mức lương.
[3]Trong số 7372 vụ ly hôn/8 năm tại Hà Nội (Lao động Online 31-12-2006)
[4]12-12-2006.
Bản trên talawas đây là bản đầy đủ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét