Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Bài đáng chú ý - Tại sao Việt Nam muốn nói khác Trung Quốc trên biển Đông

Tại sao Việt Nam muốn nói khác Trung Quốc trên biển Đông

Phạm Trần (Danlambao) - Bài viết này nhằm “nói cho đúng hơn” những gì hai ông Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biến giới Chính phủ Việt Nam và Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói “không chính xác” về Trung Quốc và Biển Đông vì dường như phía Việt Nam không muốn nhìn nhận để bảo vệ chính trị nội bộ.
Tiến sỹ Trần Công Trục
Về trường hợp Tiến sỹ Trần Công Trục, trong cuộc phỏng vấn đăng trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 18/10/2013 ông đã đưa ra quan điểm cá nhân, theo lối suy nghĩ của riêng ông để “diễn nghĩa” và bác bỏ những “kết luận chủ quan” củaphiá Bắc Kinh và báo chí Trung Quốc đối với thỏa hiệp “hợp tác trên biển” giữa Trung Quốc và Việt Nam sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày, từ 13 đến 15/10 (2013) của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Ông Trục nói: “Theo dõi chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và những kết quả 2 bên đã đạt được, tôi cho rằng cả Việt Nam và Trung Quốc đã có những nỗ lực rất lớn trong việc củng cố quan hệ hợp tác cùng có lợi, giảm thiểu và hướng tới giải quyết các bất đồng, nhất là vấn đề trên biển, đó là một thành công lớn.

Tuy nhiên để hiểu rõ mức độ thành công của chúng ta cũng như thành công theo quan điểm của người Trung Quốc về vấn đề hợp tác trên biển qua những thỏa thuận đã đạt được, có lẽ dư luận cũng cần hiểu rõ Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc vừa qua có gì mới, có gì khác so với trước? Tại sao phía Trung Quốc rất quan tâm đến tuyên bố này và ca ngợi rằng đó là “bước đột phá”? 

Thực tế 2 bên có những giải thích khác nhau theo ý định, quan điểm và lập trường của mình, chúng ta cần hiểu điều này như thế nào? Những vấn đề này rất quan trọng đối với chúng ta trong khi tiếp tục công cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc đồng thời góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.”
Là một chuyên viên từng nói chuyện phân định biên giới với Trung Quốc nên ông Trục hiểu rõ “cách nghĩ” của đối phương tại bàn hội nghị như thế nào, vì vậy lối giải thích của ông về nội dung bản Tuyên bố chung Việt-Trung công bố tại Hà Nội ngày 15/10/2013 đã có đo lường và không thể coi như “nói cho xong chuyện”. 
Chỉ có điều không rõ là liệu quan điểm của ông có phản ảnh đúng với “sự thật” không được viết ra trong Tuyên bố chung khiến ông phải mất công giải thích dùm cho Chính phủ, trong khi ba người có trách nhiệm trực tiếp là Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lại nín thinh?
Tiến sỹ Trục nói tiếp: “Nội dung được xem là mới mà Trung Quốc đang ca ngợi là “bước đột phá”, “thành quả quan trọng” trong tuyên bố lần này theo tôi lại là một nội dung có tính chất nguyên tắc: Hai bên “tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.” Bản chất vấn đề và sự khác biệt trong cách nhận thức, lý giải của 2 bên nằm ở đây.

Cần phải nhắc lại rằng từ xưa đến nay Trung Quốc vẫn muốn thực hiện chủ trương“chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” đã có từ thời Đặng Tiểu Bình và bây giờ Tập Cận Bình nhắc lại và không có gì thay đổi. Và tất nhiên không ai có thể chấp nhận chủ trương này.

Trong thỏa thuận chung hai bên đạt được lần này họ không thể đưa câu “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” vào Tuyên bố chung, thay vào đó Trung Quốc đồng ý “tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng lập trường và chủ trương của mỗi bên”. 
Theo Tiến sỹ Trục thì: “Phía Trung Quốc coi đây là “bước đột phá” vì theo cách hiểu của họ, điều này đồng nghĩa với việc yêu sách vô lý của họ ở Biển Đông họ vẫn giữ nguyên, không có gì thay đổi. Thời báo Hoàn Cầu hay một số tờ báo khác của Trung Quốc cũng lợi dụng điểm này để cho rằng việc Việt Nam đồng ý về mặt nguyên tắc giải quyết các vấn đề trên biển đồng nghĩa với việc Việt Nam chấp nhận quan điểm của Trung Quốc hòng gây hiểu lầm trong dư luận, chia rẽ nội khối ASEAN khi khiến cho các bên nghĩ rằng Việt Nam “đi đêm” với Trung Quốc.” 
Có điều ngạc nhiên là sau khi báo chí Trung Quốc, kể cả tờ Thời báo Hoàn Cầu, đồng loạt căn cứ vào lời tuyên bố của ông Lý Khắc Cường để đưa tin lạc quan về kết quả “hợp tác cùng phát triển” trên Biển Đông giữa hai nước Trung-Việt thì không có bất cứ cơ quan ngôn luận nào của Việt Nam, chính thống và bán chính thống, đã viết bài phán bác lại lối suy luận “đi đêm” được coi là “trái chiều”, nếu căn cứ theo quan điểm của Tiến sỹ Trục, có hại cho uy tín và lập trường của Việt Nam về vấn đề “nhạy cảm” này.
Vì vậy ông Trần Công Trục đã khẳng định: “Không bao giờ có chuyện đó, bởi đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau, “không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên” không có nghĩa là ta thừa nhận chủ trương, lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ khuyên Nhà nước nói thêm: “Một “bước đột phá” nữa theo quan điểm của Trung Quốc mà chúng ta cũng cần hết sức lưu ý và giải thích rõ trước dư luận trong nước, khu vực và cộng đồng quốc tế để tránh những hiểu lầm không đáng có mà Trung Quốc lại đang muốn tạo ra, đó là phạm vi mang tính nguyên tắc chung: “về hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Vì đây là nguyên tắc, thỏa thuận chung nhất nên chúng ta không ghi vùng biển cụ thể nào, mà là “hợp tác trên biển”, nhưng Trung Quốc đang tìm cách giải thích rằng các giải pháp tạm thời giữa 2 bên không chỉ áp dụng cho khu vực cửa vịnh Bắc Bộ mà còn áp dụng cho toàn bộ Biển Đông.” 
“Chính điều này sẽ khiến dư luận khu vực và quốc tế nghĩ là chúng ta chấp nhận quan điểm “đàm phán tay đôi” của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng 4 nước 5 bên khác cũng yêu sách chủ quyền.”
Đúng như ông Trục nói vì tất cả báo chí Trung Quốc, quan trọng nhất là bài viết tiếng Anh của Tân Hoa Xã (Xinhua NewsAgency), cơ quan thông tấn chính thức của Trung Cộng, đã đặt tựa “Chinese premier calls Southeast Asian tour"complete success", ngày 16/10/2013 (Thủ tướng Trung Quốc nói chuyến đi Đông Nam Á “thành công mỹ mãn”), trong đó đã viết rõ như thế này:
“Li noted that in his talks with Vietnamese Premier Nguyen Tan Dung, they agreed to build three work groupsrespectively on maritime exploration, onshore infrastructure and financial cooperation, which are expected to starttheir work within this year.”
(Tạm dịch: “Ông Lý nói rằng trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai ông đã đồng ý thành lập ba nhóm công tác khai thác trên biển, hợp tác trên đất liền và hợp tác tài chính. Cả ba nhóm cùng khởi sự làm việc trong năm nay.”)
“The cooperation of maritime exploration will be primarily focused on the Beibu Gulf, and later extended to furtherareas, Li said, adding that the bilateral drive is to tell the region and the world that the South China Sea has to be apeaceful and tranquil area.

Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their differences and prevent the South China Sea issuefrom disrupting the overall cooperation, Li said.”
(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng vùng biển Nam Trung Quốc sẽ là khu vực hòa bình và an toàn. Trung Quốc và Việt Nam cùng có thiện chí giải quyết những khác biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam Trung Quốc làm phương hại đến sự hợp tác toàn diện của hai nước.”).
Việt Nam gọi vùng biển này là Biển Đông.

Ai hiểu lầm ai?

Nguyên nhân được gọi là tạo ra sự hiểu lầm “đi đêm” của tờ Thời báo Hoàn Cầu (TBHC, The Global Times) của Trung Quốc, một bộ phận của Nhân dân Nhật báo thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc, là do TBHC, trong số ra ngày 16/10/2013 đã trích lời bình luận về thỏa hiệp Lý Khắc Cường-Nguyễn Tấn Dũng của Aleksandr Larin, một chuyên viên thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. 
Ông Larin, theo Bản tiếng Việt đề ngày 15/19/2013 của đài "Tiếng nói nước Nga”, nhận định rằng: “Ông Lý Khắc Cường đã hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội và Tokyo đang tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Tokyo rất khéo léo sử dụng sự lo lắng của Hà Nội trước việc Trung Quốc áp dụng nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi bằng vũ lực hiện trạng ở Biển Đông. Gần đây, bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Indonesia, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã đạt thỏa thuận về sự cần thiết phải thảo ra chiến lược chung về an ninh hàng hải.

Trong khi đó, Nhật Bản cố gắng củng cố quan hệ đối tác với các nước khác trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Một thí dụ cho điều đó có thể là hợp đồng về cung cấp 10 tàu tuần tra Nhật Bản cho cảnh sát biểnPhilippines. Đợt cung cấp này sẽ củng cố khả năng của Manila trong cuộc đối đầu hải quân với Trung Quốc.”
Ông Larin nói tiếp: “Bắc Kinh đã nắm bắt được sáng kiến của Tokyo về việc tổ chức cuộc hội đàm với Hà Nội. Đặc biệtlà, Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ với Philippines là phức tạp hơn. Mỹ đã bố trí mạng lưới dày đặc ở Philippines. Washington sẽ không cho phép Bắc Kinh rút Manila khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của họ, bởi vì trong trường hợp này Mỹ sẽ mất một trong những đòn bẩy để kiềm chế Trung Quốc.

Dù thế nào đi nữa, từ Hà Nội, Bắc Kinh phô quả đấm không chỉ với Tokyo mà cả với Manila. Có vẻ như thỏa thuận Việt-Trung có thể phá vỡ các nỗ lực nhằm thành lập liên minh chống Trung Quốc gồm các nước có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.”
Chính kết luận này của chuyên viên Aleksandr Larin đã gây chú ý cho Ban biên tập báo Giáo dục Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội các trường Đại học, Cao Đẳng, Ngoài Công Lập Việt Nam và Tiến sỹ Trần Công Trục.
Tác gỉa Hồng Thủy viết trong số báo Giáo dục Việt Nam ra ngày 17/10/2013: “Thời báo Hoàn Cầu ngày 16/10 có bài đánh giá, "tổng hợp báo chí nước ngoài" về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường theo hướng cố tình lái dư luận đánh đồng kết quả tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa 2 nước với vấn đề Biển Đông và nhằm vào bên thứ 3.

Hoàn Cầu dẫn nguồn tin đài Tiếng nói nước Nga cho rằng việc Việt Nam và Trung Quốc nỗ lực quyết tâm "giải quyết vấn đề Biển Đông" một cách hòa bình "đã đập tan ý đồ của Philippines và Nhật Bản trong việc lôi kéo các nước có tranh chấp với Trung Quốc hình thành liên minh chống Bắc Kinh"?!

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc sau chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường đến Việt Nam đã nói rất rõ những nguyên tắc chung nhất mà 2 bên đồng ý để giải quyết những bất đồng trên biển, thành lập tổ công tác hợp tác trong các vấn đề ít nhạy cảm trên biển, ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và những giải pháp tạm thời không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên.

Cách đưa tin lập lờ của Thời báo Hoàn Cầu hòng khiến dư luận khu vực và cộng đồng quốc tế hiểu lầm rằng Việt Nam đang đi đêm với Trung Quốc bất chấp một thực tế Việt Nam luôn chủ trương nhất quán giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và không đi với nước này để chống nước kia.”
Nếu so sánh giữa lời tuyên bố của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường rằng:“Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC” với ngôn ngữ “rất mập mờ” của Tuyên bố chung viết rằng: “Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đềhợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc” thì có gì khác nhau lắm không?

“Tạm thời” ở đâu ra?

Có điểm KHÁC BIỆT QUAN TRỌNG cần nói thêm lần nữa ở đây (tôi đã viết một lần trong bài “Việt Nam đã mất biển và chủ quyền chưa?”) đã ghi rõ trên giấy trắng mực đen, giữa 6 điểm thỏa hiệp trong “nguyên tắc chỉ đạo” ngày 11/10/2011 tại Bắc Kinh và Tuyên bố Hà Nội 15/10/2013 là hai chữ “TẠM THỜI” đã KHÔNG CÒN trong Tuyên bố Hà Nội.
Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trường Bộ Ngoại giao Trung Cộng), có sự chứng giám của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:
(4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính Quá độ, Tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”
Điểm (2) viết: “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
“ QÚA ĐỘ” có nghĩa là chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đoạn trung gian (theo Đại từ điển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999).
Như vậy thì có phải, từ sau Tuyên bố Hà Nội 15/10/2013, chuyện “Tạm Thời” đã thành “Vĩnh Viễn”?
Nhưng tại sao Tiến sỹ Trần Công Trục và Tác giả Hồng Thủy của báo Giáo dục Việt Nam đã lấy ở đâu ra mấy chữ “Giải Pháp Tạm Thời” để diễn nghĩa trong lời nói cũng như bài viết?
Nếu nhằm “nói cho rõ” thì dựa trên cơ sở nào? Văn kiện nào ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hà Nội ngày 13/10/2013 đã nói “Giải pháp Tạm thời” như thế?
Hãy nghe Tiến sỹ Trần Công Trục lý giải: “Giải pháp mang tính quá độ” trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc hay còn gọi là giải pháp tạm thời không phải là giải pháp chung chung mà ai đó có thể tùy tiện đặt ra. Nó được quy định rất rõ trong UNCLOS mà cả Việt Nam, Trung Quốc, Philippines đều là thành viên, đã phê chuẩn và phải có nghĩa vụ tuân thủ.

Theo đó khi các nhóm công tác về vấn đề hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ngồi lại với nhau, muốn tìm ra các giải pháp tạm thời này thì đầu tiên phải xác định được vùng chồng lấn theo quy định của UNCLOS. Và đương nhiên quy định của UNCLOS rất rõ ràng, đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông hoàn toàn không có bất cứ căn cứ pháp lý nào, trái ngược hoàn toàn với những nguyên tắc cơ bản trong nội dung Công ước UNCLOS, đương nhiên không ai có thể chấp nhận được.”
Lời giải của Tiến sỹ Trần Công Trục, dựa theo nội dung của Luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS), nếu không lầm, ghi trong ĐIỀU 74 về “ Hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau”, trong đó có nói đến “dàn xếp tạm thời” ghi trong Điểm 3 nguyên văn thế này: “Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.” (Trích Bản dịch chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam)
Nhưng Tuyên bố Hà Nội ngày 15/10/2013 giữa Lý Khắc Cường và Nguyễn Tấn Dũng KHÔNG làm gì có ghi “tạm thời” như trong “nguyên tắc chỉ đạo” Bắc Kinh hay “dàn xếp tạm thời” trong UNCLOS!
Tuy vậy, Tiến sỹ Trần Công Trục vẫn bảo vệ cách “diễn nghĩa” của ông với câu nói: “Tuyên bố chung được đưa ra trong bối cảnh phía Trung Quốc tìm mọi cách hợp thức hóa yêu sách vô lý của mình và không chịu nhân nhượng hay thay đổi. Nếu chúng ta đi vào vấn đề cụ thể, khu vực cụ thể và nêu ra trong thỏa thuận, tuyên bố chung thì quan điểm của 2 bên đối ngược nhau hoàn toàn và đàm phán sẽ rơi vào bế tắc. Lúc này, chúng ta đã tỏ ra thiện chí ngồi lại đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế và đưa ra những thỏa thuận chung nhất để ngồi được với nhau, nội dung cụ thể ta bàn sau, tôi cho rằng đó đã là thành công và rất cần thiết… Điều này không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực, nó thể hiện rõ thiện chí của chúng ta trong việc đối thoại, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và tìm kiếm các giải pháp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta không “đi đêm” với bất cứ bên nào hay hợp tác với bên này chống bên kia mà bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng luật pháp quốc tế cũng như các giải pháp linh hoạt.”

Khác nhau thế nào?

Ngoài ra cũng cần nói thêm là tại “nguyên tắc chỉ đạo” Bắc Kinh 2011, hai nước Việt-Trung đã nói đến “luật pháp quốc tế” và “Luật biển Liên Hiệp Quốc 1982” ghi trong Điểm 2: “Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Trái lại, trong Tuyên bố Hà Nội 15/10/2013, có vẻ như hai bên đã “cố tình”, (hay Việt Nam đã bị ép?) không nói gì đến “luật pháp quốc tế” và “Luật biển Liên Hiếp Quốc 1982”.
“Về hợp tác trên biển”, Tuyên bố chung Hà Nội viết thêm: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ, Nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang…, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”
Như thế có phải hai bên đã “dàn xếp với nhau” như “chuyện trong nhà”, không cần phải căn cứ vào luật pháp của ai?
Đến nay, Tuyên bố Hà Nội đã qua 15 ngày thử nghiệm nhưng chỉ thấy các viên chức Trung Cộng và báo chí nước này phấn khởi. Họ coi như chuyện “xung đột” trên biển và biên giới với Việt Nam không còn nữa.
Phía Việt Nam thì tuyệt đối êm ru, coi như mọi chuyện tranh chấp với nước láng giềng 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt đã được giải quyết. Không thấy có ai thắc mắc hay bức xúc gì. Dường như nhiều bộ não từng năng động và nhạy cảm cũng đã bị chích thuốc mê nên tê cứng ráo trọi.
Báo chí đã nằm im không dám ngo nghoe và người dân thì tất nhiên mù tịt.

Lạc quan tếu

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông
Nguyễn Bắc Son
Riêng có một người, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son lại phấn khởi đến độ nói năng vượt ra ngoài sự thật mà vẫn hiên ngang kiểu “ tiếu ngạo giang hồ” không biết trời trăng mấy gió chỗ nào.
Ông nói: “Có lúc cảm giác sắp xảy ra chiến tranh” như khi có vụ cắt cáp tàu Bình Minh, tình hình rất nóng. Nhưng dưới sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền và điều hành của cơ quan chức năng, Việt Nam đã đấu tranh rất khôn khéo, bảo đảm hòa bình ổn định mà vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ.

“Đây là điểm nhấn trong kết quả 3 năm vừa qua”

Ông còn nói thêm như đinh đóng cột: “Biển Đông đã lặng sóng hơn, căng thẳng đã được giải quyết. Việt Nam cùng với các nước có tranh chấp trên biển Đông đã xây dựng tình hữu nghị, hợp tác để đấu tranh bảo vệ chủ quyền theo đúng công ước luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và đang đàm phán xây dựng bộ quy tắc COC.” 
" Chúng ta đã quốc tế hóa được vấn đề biển Đông và đây đã trở thành một chương trình nghị sự được thừa nhận trong khu vực ASEAN" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/10/2013)
“Biển Đông đã lặng sóng hơn. Căng thẳng đã được giải quyết” là ông Son đã căn cứ vào đâu mà nói như thế? Nếu đã được “giải quyết” thì Việt nam đã giải quyết được với ai?
Ông Son là người đứng đầu ngành tuyên truyền cho đảng thì phải biết rõ hơn ai hết Việt Nam chỉ có “căng thẳng và xung đột với Trung Cộng” trên Biển Đông nên nếu đã được giải quyết thì khi nào và giải quyết ra sao, văn bản đâu trưng ra cho dân xem?
Nếu chỉ nói cho vui miệng thì cựu kỳ nguy hiểm
Chuyện “đang đàm phán xây dựng bộ quy tắc COC” (Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, Code of Conduct,COC) hãy còn xa vời lắm. Ông Sơn không biết rằng, Hội nghị tham vấn về COC giữa các cấp cao ASEAN và Trung Cộng họp ở Tô Châu trong hai ngày 14 và 15/9/2013 chỉ để “nghe nhau” rồi báo cáo lên Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao sau đó trong 2 ngày 9-10/10/2013 tại Brunei, nhưng cuối cùng cũng chỉ cố gắng “thúc đẩy sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC”?
Ông Bộ trưởng có biết rằng từ lâu Trung Cộng đã thành công trong “trò chơi hoãn binh”, tuy “không phản đối việc xây dựng Bộ Qui tắc ứng xử Biển Đông (COC), nhưng vẫn giữ nguyên lập trường “Vấn đề lãnh thổ phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương. Việc xây dựng COC cần phải thận trọng” (Đài Tiếng nói Việt Nam, 15/09/2013)?
Điều này có nghĩa, trước khi tiến đến thỏa hiệp COC giữa Trung Cộng và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thì Trung Cộng phải đạt được thỏa hiệp về lãnh thổ, bao gồm cả tranh chấp Biển Đông với các nước có tranh chấp với họ.
Trong trường hợp “song phương” này là giữa Trung Cộng với từng nước gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Brunei và Mã Lai Á.
Vì vậy, từ lâu Bắc Kinh vẫn nói rằng: “các tranh chấp ở Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, nó không nên và sẽ không ảnh hưởng đến sự hợp tác Trung Quốc - ASEAN", theo Qũy nghiên cứu Biển Đông ở trong nước.

Lập trường này, theo Qũy nghiên cứu Biển Đông, cũng được Trung Cộng nói thẳng ra rằng họ “không muốn cộng đồng quốc tế quan tâm, can dự dù ở bất cứ góc độ, mức độ nào hay nói theo ngôn ngữ của Bắc Kinh là không muốn “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông.

Như vậy là ông Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã tung ra một lời nói sai sự thật, tạo hy vọng hão huyền cho người dân khi ông nói với báo chí tại Hà Nội rằng “Chúng ta đã quốc tế hóa được vấn đề biển Đông và đây đã trở thành một chương trình nghị sự được thừa nhận trong khu vực ASEAN.”
Nội dung câu nói này cho thấy ông Son “không nắm vững vấn đề”. Chuyện ASEAN đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự đã làm từ lâu vì đó là “chuyện riêng” của ASEAN. Nhưng khi ASEAN nói chuyện với Trung Cộng về Biển Đông thì Bắc Kinh lại không nói chuyện này với “ASEAN như một khối thống nhất” mà chỉ muốn nói với từng Quốc gia có tranh chấp biển với Trung Cộng mà thôi. Bởi vì 5 quốc gia gồm Thái Lan, Cao Miên, Lào, Burma và Tân Gia Ba không có tranh chấp biển đảo với Trung Cộng nên chính các nước này cũng “không mấy tích cực” nói chuyện với Bắc Kinh về chuyện tranh chấp của các thành viên khác!
Bài học Cao Miên, nước Chủ tịch khối ASEAN năm 2012 không chịu đưa vấn đề Biển Đông vào Chương trình nghị sự và không có Thông cáo chung của ASEAN sau kỳ họp thường niên vào năm ấy là một thí dụ có chia rẽ trong nội bộ ASEAN về vấn đề này.
Vì vậy, cái nghĩa “Chúng ta đã quốc tế hóa được vấn đề biển Đông” trong câu nói “hào sảng” của ông Nguyễn Bắc Son không “quốc tế” chút nào cả. Nếu chính xác thì nên hiểu là “khu vực”.
Như vậy, xuyên qua hai câu chuyện khác nhau, nhưng cùng nói về Việt Nam trong “gọng kìm” Trung Cộng và Biển Đông của Tiến sỹ Trần Công Trục và Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thì ta thấy rằng hai ông đã lý giải vấn đề nhạy cảm này “theo cảm tính” nhiều hơn là bằng chứng. -/-
10/2013

Thành phố Hồ Chí Minh định hợp tác những gì với tỉnh Thanh Hải Trung Quốc?

Bauxite Việt Nam
1-11-2013
Dương Danh Dy
Báo Sài Gòn Giải Phóng cơ quan ngôn luận của thành phố Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 10 năm 2013 đưa tin: ngày 27/10 khi tiếp ông Lạc Huệ Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ TPHCM đã “bày tỏ hy vọng trong thời gian tới mối quan hệ giữa TPHCM và tỉnh Thanh Hải ngày càng tốt đẹp hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng”.

Và ông Lạc Huệ Trung đã bày tỏ: “TPHCM có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ, kinh tế dịch vụ rất phát triển, vì vậy, tỉnh Thanh Hải mong muốn hợp tác với TPHCM trong các lĩnh vực kinh tế, thưong mại, văn hoá du lịch…”.
Qua mấy dòng chữ do chính báo chí của thành phố đưa tin đó có thể thấy ngay một điều: trong khi lãnh đạo phía ta chỉ nói chung chung (góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng) thì lãnh đạo phía bạn đã chỉ rõ những ưu điểm của TPHCM và những lĩnh vực cụ thể mà họ muốn hợp tác (như đã dẫn trên). Sự đối chiếu này nói lên cái gì, chắc bạn đọc tự thấy!
Điều thứ hai – điều quan trọng hơn – là điều mà người viết bài này muốn hỏi: ban lãnh đạo TPHCM đã biết những gì về tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc?
Tôi nghĩ là Ban lãnh đạo TPHCM chắc chắn đã có những kiến thức tối thiểu như diện tích, dân số, tình trạng phát triển, GDP… của tỉnh này. Nhưng để bạn đọc thấy rõ hơn tình hình, xin cung cấp một số số liệu được lấy từ mạng chính thức của Trung Quốc:
Thanh Hải ở về phía Đông Bắc cao nguyên Thanh Tạng, độ cao trung bình là trên 3.000m so với mặt nước biển, nơi cao nhất đạt 6.800 m, nơi thấp nhất cũng cao tới 1560m. Diện tích tự nhiên là 717.480,52 km2, đứng thứ tư trong cả nước, chỉ xếp sau Tân Cưong, Tây Tạng, Nội Mông.
Dân số 5.386.000 người (người Hán khoảng trên 2,7 triệu, chiếm 54,5% người Tạng 1,09 triệu, chiếm 20,87%, người Hồi 750.000 chiếm 14%, ngoài ra còn có người Thổ, nguời Mông Cổ, v.v.).
Kinh tế Thanh Hải kém phát triển, chủ yếu dựa vào nguồn khoáng sản của địa phương (trong đó có kim loại màu), sản lượng dầu mỏ đạt khoảng 4,59 triệu tấn/năm. Thanh Hải có nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong nước. GDP của Thanh Hải đứng thứ 30 trên 31 đơn vị cấp tỉnh và tương đương trong cả nước (trong khi Quảng Tây xếp thứ 19). Có người đã tính ra rằng GDP của Thanh Hải chưa bằng 1/40 GDP của tỉnh Quảng Đông, và GDP của riêng thành phố Quảng Châu đã gấp 10 lần GDP của Thanh Hải.
Qua những số liệu trên, xin phép được hỏi Ban lãnh đạo TPHCM: Các vị định hợp tác với Thanh Hải trong lĩnh vực nào và nếu hợp tác sẽ thu được những lợi ích cụ thể gì?
Và xin nhắc là đưòng đi lối lại khá xa đấy. Không rõ đường bay từ TPHCM đến Thanh Hải dài bao nhiêu và phải chuyến tiếp mấy lần. Chỉ biết đoạn đưòng sắt từ Bắc Kinh đến thành phố Tây Ninh (thủ phủ của Thanh Hải) cũng đã dài tới khoảng 2000 km rồi. Có người bảo tôi là anh già lẩn thẩn, có xa cách thế thì mỗi chuyến thăm để bàn bạc hợp tác mới thú vị chứ, tiền vé đi về là nhà nước trả, lại thêm rủng rỉnh công tác phí nữa chứ. Tội gì mà không hợp tác (dù chưa biết là sẽ tiến hành trong lĩnh vực nào)!
D. D. D.

Yêu tổ quốc nhưng trước tiên phải yêu… bản thân

Đôi lời: Bài viết cũng đã động được tới điều quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam “từ khi có đảng”, nhưng mới chỉ đổ tại cho phong kiến và chiến tranh.
Trong khi đó, thủ phạm chính của lối giáo dục coi rẻ phẩm giá mỗi cá nhân con người, buộc người ta từ lúc chưa lọt lòng mẹ, cho tới khi … đã khuất núi hàng chục năm mà vẫn phải chịu hèn hạ, nhục nhã, chính là đường lối giáo dục, tuyên truyền của ĐCSVN. Trong chiến tranh nó được áp dụng để cướp chính quyền, còn khi có chính quyền thì nó góp phần tạo ra con người ngu muội, đớn hèn, để đảm bảo cho sự tồn tại của chính thể cộng sản.
Cái hệ thống giáo dục, tuyên truyền đó vô cùng hữu hiệu, bởi nó tận dụng đủ mọi công cụ, loại người vào cuộc.
Xin tạm minh họa qua một bài hát, dạy con trẻ cả tuần đều phải ngoan, để lớn lên thì chúng sẽ trở thành người ngoan ngoãn cả … đời, nhất nhất tin theo đảng, răm rắp tuân thủ những lời giáo huấn ngô nghê của những bộ óc trì độn, mù quáng.
BT
TuanVietnam
01/11/2013 02:00 GMT+7
Nguyễn Trọng Bình
Do ảnh hưởng từ văn hóa của một xã hội phong kiến kéo dài, nên nhiều người mỗi khi nhắc đến vấn đề “con người cá nhân”thường hay tránh né, thậm chí kỳ thị.

Báo Tuổi trẻ số ra ngày 11/10/2013 có đăng bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Thân nhan đề Biết yêu gia đình…” và bài trả lời phỏng vấn của ông Vũ Ngọc Hoàng (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, Ủy viên Ban chỉ đạo đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục) nhan đề Đổi mới GD từ “yêu gia đình”.
Nội dung chủ yếu của hai bài viết này đều xoay quanh vấn đề GD cho thế hệ trẻ trước hết là tình “yêu gia đình”. Đây cũng là vấn đề đã được khẳng định trong phần “mục tiêu tổng quát” (điểm a) của “Đề án đổi mới toàn diện nền GD…” do Bộ GD&ĐT soạn thảo. Theo đó, những người soạn thảo đề án khẳng định rằng:
“Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả – thực học, thực nghiệp; phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước;”.
Trên tinh thần tôn trọng “sự khác biệt”, trước hết chúng tôi khẳng định vấn đề GD cho thế hệ trẻ biết yêu thương gia đình là đúng đắn, cần thiết. Tuy vậy, chúng tôi mạo muội nghĩ rằng, mục tiêu của GD trước hết là phải giúp cho những mầm non của đất nước ý thức được, nhận thức được sự tồn tại của bản thân với tư cách là một cá nhân, cá thể độc lập trong mối quan hệ với xã hội và cộng đồng.
Giáo dục trước hết phải giúp cho mỗi cá nhân biết yêu và sống có trách nhiệmvới bảnthân mìnhsau đó mới tính đến những chuyện khác!?
Tại sao phải yêu bản thân“ mình?
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, vấn đề “yêu bản thân“ ở đây không phải là sự cổ vũ cho lối sống cá nhân ích kỷ, hẹp hòi. Chỉ biết có mình mà không biết đến cộng đồng và mọi người xung quanh; không quan tâm gì đến xã hội hay rộng hơn là quê hương, đất nước.
Yêu bản thân mình ở đây cần được hiểu là sự tự ý thức, tự khám phá khả năng, tiềm năng trong chính con người mình với tư cách là một cá thể tồn tại độc lập. Một người mà không biết yêu bảnthân” mình; không biết thương mình; không hiểu mình là ai, đang ở đâu và đang làm gì, thì con người ấy là một gánh nặng cho cộng đồng và xã hội.
1
Không những vậy, một khi không biết yêu bản thân mình rất dễ đưa đến sự vô trách nhiệm với bản thân. Mà một khi đã vô tráchnhiệmvới bản thân thì khó có thể có trách nhiệm với người khác chứ đừng nói chi là với gia đình, với Tổ quốc.
Trong ý nghĩa này, có thể nói, việc GD cho con người biết trước hết phải yêu và sống có trách nhiệm với bản thân mình là vấnđề liên quan đến phạm trù triết học về con người đã được rất nhiều triết gia, vĩ nhân trên thế giới thừa nhận.
Theo đó GD phải hướng đến giải phóng cho con người cá nhân ra khỏi mọi ràng buộc và định kiến ích kỷ và hẹp hòi. Giáo dục phải làm sao tạo ra những con người tự do; giúp mỗi cá nhân ý thức về quyền và bổn phận của họ trong cuộc đời. Trước hết là quyền được thừa nhận “cái tôi” và bổn phận của nó đối với chính nó; sau đó là quyền và bổn phận của nó đối với cộng đồng và xã hội… Đây mới thực sự là mục tiêu và sứ mệnh trước hết của bất kỳ nền GD chân chính nào.
Thực lòng mà nói, ở xã hội ta hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được nhìn nhận một cách nghiêm túc và đúng mức. Do ảnh hưởng từ văn hóa của một xã hội phong kiến kéo dài, đặc biệt do sự ảnh hưởng từ hai cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm ở thế kỷ trước, nên nhiều người mỗi khi nhắc đến vấn đề “con người cá nhân” thường hay tránh né, thậm chí kỳ thị. Theo đó, những người này chỉ chấp nhận, chỉ thừa nhận hay thậm chí tôn thờ “chủ nghĩa tập thể”, “chủ nghĩa cộng đồng”, “chủ nghĩa… mình vì mọi người”… mà thôi.
Đây là cách nhìn phiến diện nếu không muốn nói là sai lầm. Vì nếu chúng ta biết rằng lịch sử phát triển nhân loại trên thế giới hiếm có thành tựu hay chiến công nào được quyết định bởi “trí tuệ tập thể”, bởi số đông cả.
Như nhà bác học vĩ đại Einstein là“tất cả những gì vĩ đại và cao cả đều được tạo ra bởi một cá nhân trong sự phấn đấu tự do”. Hay “chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó tạo ra những giá trị mới cho xã hội…”. [1]
Ngoài ra, nói như nhà văn Ayn Rand trong tác phẩm The Foutainhead (Suối nguồn) rất nổi tiếng là:”Sự độc lập là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá phẩm chất và giá trị của loài người. Anh ta là ai và anh ta tự tạo ra cái gì chứ không phải anh ta đã làm được hay không làm được gì cho người khác. Không có gì thay thế được phẩm giá cá nhân. Và không có tiêu chuẩn nào khác cho phẩm giá cá nhân ngoài tính độc lập.” [2]
Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, nhiều người trong chúng ta lâu nay hay nói rằng:“những tư tưởng lớn thường hay gặp nhau”. Điều này đúng không? Xin thưa là sai.
Thực ra, lịch sử nhân loại đã chứng minh, những bộ óc vĩ đại, những cá nhân vĩ đại tư tưởng của họ chưa bao giờ gặp nhau. Vì sao như vậy? Vì cuộc sống con người vốn đa dạng và muôn hình muôn vẻ. Mỗi cá thể là một sự độc lập và hoàn toàn khác biệt nên suy nghĩ và những đóng góp thông qua lao động và sáng tạo của họ cũng sẽ khác biệt…
Chính điều này mới làm cho cuộc sống trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Vì lẽ ấy mà tư tưởng của Phật đương nhiên sẽ khác với tư tưởng của Chúa, Khổng tử khác với Lão tử, và hàng loạt triết gia khác như: Socracte, Plato, Descartes, Hegel, Kant, Marx, Freud,… tư tưởng của họ cũng không bao giờ “gặp nhau” (nếu gặp nhau thì người ta phân ra trường phái này, trường phái nọ, học thuyết này, học thuyết kia làm gì…?)
Đến đây, có thể nói việc GD cho con người trước hết phải biết yêuvà có trách nhiệm với bản thân mìnhlà vô cùng quan trọng và cần thiết. Làm được điều này, là GD đã góp phần giúp mỗi cá nhân tự khám phá và hiểu đầy đủ hơn những phẩm chất và giá trị của họ trong tư cách của một con người.
Đó cũng là cách để GD góp phần mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi cá nhân; trên cơ ấy, mỗi cá nhân sẽ có thêm động lực, sẽ ý thức hơn trách nhiệm của mình từ đó sẽ tạo ra niềm vui mới cho cộng đồng và xã hội.
Trong ý nghĩa này, mục tiêu của GD nói như nhà bác học Einstein là:“Mục tiêu của nhà trường là đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy nhưng biết nhìn thấy trong việc phục vụ xã hội nhiệm vụ cao cả nhất của cuộc đời”[3].
Không nên đổ lỗi cho thế hệ trẻ
Trở lại bài viết Biết yêu gia đình…” của nhà văn Nguyễn Quang Thân trên báo Tuổi trẻ,theo đó tác giả cho rằng: Điều lạ lùng mà cũng là sự thật là không ít người trong lớp trẻ ngày nay bỗng cảm thấy gia đình quá chật chội, gia đình luôn mâu thuẫn với tuổi teen và khuynh hướng muốn sớm thoát khỏi sự kiềm tỏa của gia đình càng sớm càng tốt.
Họ sớm yêu đương và cũng sớm chán gia đình. Họ muốn nương tựa vào bạn bè hơn cha mẹ, muốn chìm đắm sâu vào thế giới ảo của các loại game độc hại. Nói cách khác, gia đình không còn là tổ ấm đầy trìu mến khi gần và thương nhớ khi xa. Tình yêu gia đình, nghĩa là tình yêu ông bà, bố mẹ, anh chị em, họ hàng, rộng hơn chút là bà con quê hương lối xóm, dần phai nhạt.
Những sợi dây trói tinh thần truyền thống xưa nay vẫn giữ chân tay những thiên thần tuổi nhỏ thừa năng động và thiếu khôn ngoan, dễ bất trắc trong quỹ đạo luân lý, đạo đức như danh dự gia đình, dòng họ đang bị đứt từng mảng một…”
Phải thừa nhận vấn đề mà nhà văn Nguyễn Quang Thân đề cập là một thực tế đang diễn ra trong xã hội ta hiện nay. Tuy nhiên, đi đến khẳng định “gia đình không còn là tổ ấm đầy trìu mến khi gần và thương nhớ khi xa. Tình yêu gia đình, nghĩa là tình yêu ông bà, bố mẹ, anh chị em, họ hàng, rộng hơn chút là bà con quê hương lối xóm, dần phai nhạt”thì có gì đó hơi chủ quan và phiến diện.
Bởi lẽ, một người trẻ nào đó có suy nghĩ thoát ly khỏi gia đình, “nương tựa vào bạn bè hơn cha mẹ” để sống một cuộc sống tự lậpthì đó làquyền cá nhân của họ, có gì là sai?Hơn nữa cũng không thể nói rằng ai đó “thoát khỏi sự kiềm tỏa củagia đình” thì tình yêu của họ dành cho gia đình sẽ phai nhạt hay thậm chí không còn nữa.
Ngoài ra cũng cần thấy rằng, sở dĩ giới trẻ hiện nay có xu hướng muốn“thoát khỏisự kiềm tỏa gia đình”; hay cảm thấy gia đình là “chật chội”… phần nhiều rơi vào trường hợp mà ở đó“gia đình không còn là tổ ấm”,không còn là “gia đình” với đúng nghĩacủa hai từ này nữa.
Nói cách khác, những gia đình mà phần nhiều cha mẹ suốt ngày chỉ lo làm giàu, lo tính toán các mánh lới làm ăn. Hoặc là gia đình mà cha mẹ đã ly tán, không quan tâm gì đến con cái. Hoặc những gia đình mà ông bà, cha mẹ lúc nào cũng “độc quyền chân lý”, mọi nhất cử nhất động của con cái đều phải đặt dưới sự giám sát rất nghiêm ngặt và bảo thủ. Họ can thiệp vào tất cả mọi vấn đề dù là nhỏ nhất của con cái…
Chính những việc làm này đã vô tình đã thủ tiêu quyền tự do cá nhân của các bạn trẻ… Với những gia đình như vậy, thử hỏi những người trẻ“có chán”, có nên “thoát ly” không, có nên thông cảm cho họ không?
Một vấn đề nữa, nếu như chúng ta nhìn vấn đề này trong sự so sánh với các nước tiên tiến trên thế giới (các nước phương Tây) sẽ thấy tại sao những người trẻ ở đây có xu hướng “thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của gia đình”, thoát khỏi cha mẹ để sống một cuộc sống tự lập từ rất sớm? Tại sao những bậc làm cha làm mẹ ở các nước ấy cũng không muốn con cái họ cứ suốt ngày ru rú trong nhà?
Và đặc biệt họ ít khi quyết định thay hay can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư khi con cái đến tuổi trưởng thành…? Câu trả lời là, ngoài những yếu tố văn hóa bản địa thì vấn đề liên quan đến quyền tự do và vai trò của con người cá nhân ở các nước ấy rất được coi trọng.
Như vậy có thể thấy, những vấn đề mà nhà văn Nguyễn Quang Thân nêu ra trong bài viết trên nếu có đi chăng nữa thì suy cho lỗi này không phải do những người trẻ không biết hay không còn yêugia đình mà là lỗi chung – “lỗi hệ thống” của xã hội mà ở đó định kiến về quyền tự do cũng như vai trò của con người cá nhân còn quá nặng nề; chưa được khơi thông, chưa được giải phóng.
Qua đây, một lần nữa có thể nói, nếu như ngay từ đầu GD làm tốt sứ mệnh giúp thế hệ trẻ trước hết biết yêu thương bản thân và sống có trách nhiệm trước hết với cuộc đời mình thì cho dù sau này họ có sống ở môi trường nào đi nữa cũng không có gì phải lo sợ. Và cũng không có gì phải lo sợ cho tình yêu gia đình, tình yêu Tổ quốc của những người trẻ. Nếu như GD làm tốt sứ mạng đánh thức giá trị của mỗi cá nhân; giúp mỗi cá nhân nhận ra quyền và bổn phận làm người của họ trong cuộc đời.
Nguyễn Trọng Bình
———
Chú thích nguồn dẫn:
[1], [3]:  “Albert. Einstein – Thế giới như tôi thấy”. NXB Tri thức, 2011
[2]: Ayn Rand - The Fountainhead (Suối ngồn). Nhà xuất bản Trẻ, 2011

Những đòi hỏi phi lý và trịch thượng!

Báo Nhân dân
Thứ năm, 31/10/2013 – 10:19 PM (GMT+7)
Như có sự chuẩn bị để phối hợp có lớp lang, bài bản, mỗi khi tại Việt Nam diễn ra một sự kiện quan trọng thì các đài BBC, VOA, RFA, RFI đăng tải tin tức, bình luận theo lối bóp méo, xuyên tạc, hoặc mời gọi vài gương mặt cũ chưa bao giờ có ý kiến thiện chí với Việt Nam tới phỏng vấn, một số tổ chức quốc tế nhân danh nhân quyền cũng lập tức sản xuất các loại “tuyên bố, thông cáo” hoặc gửi thư đưa ra các yêu sách, đòi hỏi phi lý trịch thượng,…!

Ngày 21-10, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII của nước CHXHCN Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận để thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Ngày 22-10, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (đăng trên các trang mạng) với thái độ và lời lẽ trịch thượng để “thúc giục” Việt Nam bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền trong bản Hiến pháp 1992 sửa đổi! Vậy HRW là tổ chức gì mà tự cho mình “quyền” can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam như vậy?
 Mở đầu thư gửi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, HRW tự quảng cáo họ là một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, với hơn 400 nhân viên trên toàn cầu, đã công bố hơn 100 báo cáo và hàng trăm đánh giá về tình trạng nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia. Ðối với Việt Nam, HRW đã “nghiên cứu” về tình hình nhân quyền trong hơn hai thập niên vừa qua và từng đưa ra “khuyến nghị” đối với Chính phủ và Quốc hội Việt Nam về nhiều các vấn đề khác nhau! Tuy nhiên, những dòng quảng cáo này lại không phản ánh đúng bản chất của HRW, chỉ là tự thêu dệt để lừa dối dư luận, bởi trên thực tế, dựa trên quan niệm “tiêu chuẩn kép” về nhân quyền, chưa bao giờ tổ chức này công tâm khi đánh giá tình hình nhân quyền, và HRW đã bị nhiều cơ quan thông tin đại chúng cũng như chuyên gia, nhà nghiên cứu trên thế giới lên án. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch từng chỉ trích đội ngũ chuyên gia của HRW không đủ kiến thức chuyên sâu, trong khi đó Robert L.Bernstein – người sáng lập HRW, lại cáo buộc tổ chức này áp dụng phương pháp nghiên cứu “nghèo nàn”, dựa vào nhân chứng mà không cần kiểm chứng lời kể của họ, hoặc nếu có đưa ra bằng chứng thì cũng vì mục đích chính trị. Viện nghiên cứu Monitor từng cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế… Từ phương pháp nghiên cứu như vậy, liệu có thể tin vào sự khách quan, tính chính xác trong báo cáo, đánh giá mà HRW tự cho mình “sứ mệnh” điều tra và đánh giá, rồi tự cho mình có thái độ “công tâm” khi tiếp cận tình hình nhân quyền trên thế giới? Họ còn đưa ra các khuyến cáo đối với các quốc gia, nhưng chính họ lại luôn bảo lưu định kiến cố hữu mà đằng sau đó là mưu toan tính chính trị đối với các chính phủ cánh tả và các nước phát triển theo mô hình XHCN như Venezuela, Bolivia, Ecuador, Việt Nam… Tháng 3-2013, trên tờ Critical Legal Thinking, nhà báo Garry Leech đã chỉ mặt vạch tên HRW khi cho rằng với các nước ở châu Mỹ la-tinh như Venezuela, Bolivia, Ecuador hay Cuba, HRW chỉ tập trung chỉ trích các vụ việc về quyền dân sự, chính trị, trong khi phớt lờ các thành tựu ấn tượng về bảo đảm nhân quyền trong các lĩnh vực khác như kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học – công nghệ tại các quốc gia này. Ðối với Mỹ, báo cáo nhân quyền của HRW chỉ quan tâm đến thành tựu bảo đảm tự do, dân chủ và các quyền dân sự, chính trị của người dân, mà không hề đề cập đến các vi phạm nhân quyền trên lĩnh vực kinh tế – xã hội khi Chính phủ Mỹ không bảo đảm lương thực, chỗ ở, dịch vụ y tế cho người dân (theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trường Y khoa Harvard năm 2009 có 45.000 người Mỹ tử vong vì không được tiếp cận dịch vụ y tế, còn theo tổ chức Feeding America, ở Mỹ có hơn nửa triệu người vô gia cư, 17 triệu trẻ em bị bỏ đói…)…
 Trong thư gửi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam lần này cũng vậy, mặc dù cố tỏ ra khách quan trong khi hoan nghênh việc Quốc hội đưa dự thảo Hiến pháp ra lấy ý kiến của đông đảo nhân dân, ghi nhận các sửa đổi liên quan đến quyền sống (Ðiều 21), cấm phân biệt đối xử vì lý do chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (Ðiều 17), cấm phân biệt đối xử về giới tính (Ðiều 27), cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em (Ðiều 38),… nhưng HRW vẫn “ngựa quen đường cũ” khi đưa ra nhận định phiến diện rằng, chính quyền Việt Nam “sách nhiễu” một số người “can đảm vận động cho những thay đổi trong Hiến pháp”! Không dừng lại ở đó, HRW còn tiếp tục lặp lại các luận điệu vốn rất nhàm mà các thế lực thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam (như tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “đảng Dân chủ Việt Nam” và RFA, VOA, BBC…) vẫn gieo rắc trong dư luận, từ đó chỉ trích các sửa đổi trong Dự thảo Hiến pháp. Thậm chí HRW còn cho rằng, ngôn ngữ trong Dự thảo Hiến pháp “thiếu chặt chẽ, tăng khả năng hạn chế nhiều quyền cơ bản”! Từ các nhận định sai lầm kể trên, HRW đưa ra cái mà tổ chức này gọi là “kiến nghị quan trọng” đối với Quốc hội Việt Nam, song thực ra là thái độ trịch thượng, xấc xược, tự cho mình quyền “yêu cầu, thúc giục” Quốc hội của một quốc gia độc lập, có chủ quyền phải làm theo điều mà HRW mong muốn!
 Trước hết phải nói rằng, trong khi lên giọng “dạy bảo” các nước trên thế giới phải làm thế này thế kia để bảo đảm nhân quyền, HRW lại không biết, hay họ cố tình không biết, phần mở đầu Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc, khoản 1 Ðiều 1 đã viết rất rõ: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”. Ðiều đó có nghĩa là như mọi dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam có quyền do “quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”. Vì thế, bất kỳ cá nhân nào quan tâm tới việc Việt Nam tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ đều thấy đó là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, nếu thật sự có thiện chí, HRW cần tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam, và nếu có ý kiến đóng góp thì cần hướng theo mục tiêu mà nhân dân Việt Nam lựa chọn, chứ không thể hướng theo ý muốn của HRW. Với tinh thần cầu thị, Việt Nam hoan nghênh, ghi nhận các ý kiến góp ý mang tính xây dựng, song cũng kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá.
 Các nội dung phi lý trong chỉ trích của HRW liên quan đến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội Việt Nam chỉ là sự lặp lại luận điệu cũ rích vốn đầy rẫy trên internet nên không cần nhắc lại. Ở đây chỉ bàn về cơ sở, “cách tiếp cận” của HRW khi gửi kiến nghị tới Quốc hội Việt Nam. Thực ra thủ đoạn của HRW cũng giống như thủ đoạn của các thế lực thù địch đang mưu toan thực hiện “diễn biến hòa bình” là áp đặt quan niệm “nhân quyền theo kiểu phương Tây” vào Việt Nam. Họ bất chấp sự lựa chọn con đường phát triển, bất chấp các điều kiện, đặc điểm về chính trị, kinh tế – xã hội và văn hóa – lịch sử, tự cho mình quyền được yêu sách, kiến nghị! Bằng việc này, HRW đã chối bỏ vấn đề có tính bản chất: nhân quyền là giá trị cao quý chung được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận và chia sẻ. Nhân quyền không phải là tài sản độc quyền của một nước hay châu lục nào; do đó không ai có thể độc quyền giải thích về nhân quyền của thế giới theo quan niệm riêng, cũng không được tùy tiện áp đặt cách giải thích đó cho khoảng 200 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau có chủ quyền và có quyền bình đẳng như nhau cùng tồn tại trên trái đất. Ðó là nguyên nhân lý giải tại sao các loại quan niệm như “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “nhân quyền không có biên giới quốc gia”, “nhân quyền không phải là công việc nội bộ của một nước”, “nhân quyền không thuộc nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ”, thậm chí “những nước phi dân chủ và không quan tâm đến việc tôn trọng nhân quyền đều không được coi là nước có chủ quyền”,… đã bị dư luận thế giới vạch rõ chỉ là chiêu bài mị dân, là “giả danh nhân quyền” phục vụ các mục đích đen tối, là hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền.
 Nhân quyền là giá trị chung, song bao giờ cũng hình thành, phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử – xã hội, một điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa nhất định, chịu sự quy định của các yếu tố chính trị, kinh tế – xã hội ở quốc gia, dân tộc đó. Bên những giá trị có tính nhân loại, mỗi quốc gia – dân tộc đều có quan niệm của mình về nhân quyền; đồng thời cố gắng xây dựng cách thức để bảo đảm các quyền con người phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng. Chính vì thế, trong khi đã ký kết nhiều văn bản quốc tế liên quan tới nhân quyền như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quốc tế về quyền trẻ em,… thì Việt Nam cũng luôn cố gắng luật pháp hóa, cụ thể hóa quan niệm tiến bộ về nhân quyền trong cuộc sống để mọi người dân được hưởng các quyền của mình. Trong những năm qua, thành tựu về quyền con người ở Việt Nam đã được Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc đánh giá cao, đồng thời được dư luận tiến bộ trên thế giới hoan nghênh và ủng hộ. Do đó, trên con đường hoàn thiện để phát triển, các quy định liên quan tới quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chính là các tiêu chí cụ thể đáp ứng tiêu chuẩn chung về nhân quyền thế giới đồng thời, là sự vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam, để từ đó chúng ta sẽ đạt được những thành tựu mới hơn về nhân quyền, để nhân quyền của mọi người dân ngày càng được khẳng định và bảo đảm trong cuộc sống.
NAM VIỆT
————————-
* Bài liên quan:

Thư gửi chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về sửa đổi Hiến pháp

1by  • Human Rights
Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên
Defend the Defenders
Human Rights Watch
Kính gửi Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng,
Chúng tôi viết thư cho ông về quá trình sửa đổi hiến pháp của Việt Nam.
Human Rights Watch là một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, với hơn 400 nhân viên trên toàn cầu, bao gồm cả các chuyên gia về các quốc gia, luật sư, nhà báo, và các học giả về nhiều lĩnh vực từ 47 quốc gia. Chúng tôi cộng tác chặt chẽ với các tổ chức nhân quyền ở các nước trên toàn thế giới. Mỗi năm, Human Rights Watch xuất bản hơn 100 báo cáo và hàng trăm đánh giá về tình trạng nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia.
HRW đã báo cáo về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua. Chúng tôi đã có các khuyến nghị cho Chính phủ và Quốc hội Việt Nam về các chủ đề khác nhau, từ quyền lao động, y tế, tôn giáo và tự do ngôn luận, đến việc lập hội.
Hiến pháp dự thảo của Việt Nam đã được chính thức công bố để lấy ý kiến ​​công chúng từ ngày 02 tháng 1 2013, với việc công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hiện có (sửa đổi năm 2001). Quá trình sửa đổi nà tuân theo Chỉ thị 22-CT/TW ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi Quốc hội đảm bảo rằng quá trình sửa đổi hiến pháp phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế để Hiến pháp sau này bảo vệ đầy đủ các quyền và tự do của tất cả mọi người ở Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Quyết định của chính phủ tham khảo ý kiến ​​công chúng về sửa đổi Hiến pháp là một sự phát triển đáng hoan nghênh, tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến có ý nghĩa khi những người tham gia đóng góp ý kiến  không bị sách nhiễu hoặc bị trừng phạt vì bày tỏ quan điểm của họ.
Tuy nhiên chúng tôi quan ngại những người có đủ can đảm để vận động cho những thay đổi trong Hiến pháp là mục tiêu của chiến dịch tấn công của chính phủ nhằm cấm đoán các quan điểm mà chính phủ không mong muốn. Một minh chứng cho điều chúng tôi lo ngại chính là vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân ngày 27/12/2012, người đã bị kết án 30 tháng tù vì bị vu cáo tội trốn thuế vào ngày 02 tháng 10 năm 2013. Những người đấu tranh ôn hòa khác như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Nguyễn Hữu Vinh và Lê Công Cầu cũng là mục tiêu. Trong một tuyên bố nhằm cổ vũ việc đàn áp tự do ngôn luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong bài phát biểu ngày 19 tháng ba 2013 về sửa đổi hiến pháp mà Đảng Cộng sản, nhà nước và “mỗi công dân” phải “chiến đấu chống lại các luận điệu và hành động mà không mang tính xây dựng, chia rẽ và gây tổn hại tinh thần đoàn kết giữa Đảng và nhân dân”. [1] Phụ họa theo chủ trương này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói Hiến pháp mới phải phản ánh nguyện vọng của Đảng Cộng sản trong một bài phát biểu vào ngày 27/3/2013,. [2]
Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát mọi quá trình sửa đổi, theo luật pháp Quốc hội được trao quyền sửa đổi Hiến pháp. Khi các đại biểu quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến pháp sửa đổi vào cuối tháng này, chúng tôi mong các đại biểu Quốc hội sử dụng cơ hội lịch sử này để thay đổi Hiến pháp và hệ thống pháp lý đã tước bỏ các quyền cơ bản của người dân một cách có hệ thống từ trước tới nay. Bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền yêu cầu phải cải cách hiến pháp sâu sắc, cũng như nhiều nỗ lực dũng cảm khác.
I. Luật quốc tế
Việt Nam tham gia rất nhiều công ước nhân quyền quốc tế và các giao ước. Chúng bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, và Công ước về quyền trẻ em.
Chúng tôi kêu gọi Quốc hội đảm bảo rằng tất cả các quy định của hiến pháp sửa đổi đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Việt Nam. Như là một thành phần của pháp luật quốc tế nói chung, tất cả các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên có tính ràng buộc và phải được thực hiện một cách triệt để. Như quy định trong các nguyên tắc Siracusa về những Quy định Hạn chế và Xúc phạm có trong ICCPR, được thông qua bởi Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc vào năm 1985, phạm vi giới hạn về quyền được nêu trong ICCPR cần được hiểu chính xác và với thiện ý về các quyền, và không nên được giải thích theo một cách nào đó nhằm hạn chế quyền của nhân dân. [3]
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần được sửa đổi để bao gồm một điều khoản đòi hỏi rằng bất kỳ hạn chế nào được áp đặt về quyền và tự do phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Ví dụ, ICCPR cho phép hạn chế quyền công dân một cách tối thiểu trong trường hợp thật sự cần thiết của một xã hội dân chủ với những mục tiêu hợp hiến. Điều này nên được thực hiện để ngăn chặn các cơ quan chính phủ hoặc tòa án không tôn trọng các quyền con người quy định trong các văn bản nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Thêm vào đó, việc đang trì hoãn gia nhập công ước nhân quyền quốc tế khác, hiến pháp mới của Việt Nam nên khẳng định rằng luật pháp quốc tế và các quy tắc chung của luật pháp quốc tế có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam. Cần làm rõ rằng pháp luật Việt Nam không nên được giải thích hoặc thực hiện một cách không phù hợp với hoặc không tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Hiến pháp phải bao gồm một điều khoản chung quy định chính phủ Việt Nam, lực lượng vũ trang, các lực lượng an ninh và tư pháp nên tìm kiếm sự hướng dẫn về các vấn đề nhân quyền từ Liên Hợp Quốc và các cơ quan khác đã được công nhận là các cơ quan giải thích các hiệp ước quốc tế. Một điều khoản như vậy sẽ tăng cường quá trình cải cách pháp luật trong nước để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
II. Tiếp nhận đề xuất sửa đổi
Hiến pháp sắp tới là Hiến pháp thứ 5 của đất nước được xây dựng dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bản hiến pháp  trước đó là vào các năm 1946, 1959 , 1980 và 1992. [4] Phương tiện truyền thông chính thức được phê duyệt và các báo cáo của các phương tiện truyền thông này về ý kiến của ​​công chúng đã nêu bật mức độ đề nghị sửa đổi chú trọng nhiều hơn vào nền dân chủ, pháp quyền, và con người và quyền công dân hơn so với Hiến pháp hiện có hiệu lực. [5]
Một số đề nghị sửa đổi đáng được hoan nghênh. Chúng bao gồm:
· Trong khi Hiến pháp năm 1992 chỉ có duy nhất một lần đề cập đến các quyền con người, dự thảo hiện nay đề cập đến nhân quyền nhiều lần và theo khuôn mẫu chỉ ra rằng các quyền đó thuộc về tất cả mọi người dân ở Việt Nam, kể cả là công dân hoặc không phải là công dân.
· Quyền được sống hiện được quy định rõ ràng trong dự thảo Điều 21.
· Một điều khoản mới kết hợp trong dự thảo Điều 17 cấm phân biệt đối xử vì lý do chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
· Dự thảo Điều 27 chèn một lệnh cấm mới đối với mọi hành vi phân biệt đối xử giới tính.
· Quy định bổ sung trong dự thảo Điều 32 xác định rằng bất cứ ai bị khởi tố có quyền được xét xử bởi một tòa án, và rằng bất kỳ người nào bị buộc tội có quyền được trợ giúp pháp lý của luật sư bào chữa từ thời điểm bị bắt, giam giữ, điều tra tư pháp, truy tố, xét xử. Khoản mới song song trong dự thảo điều 107 và 111 đưa ra lần đầu tiên “Toà án nhân dân” của Việt Nam và “Viện kiểm sát nhân dân,” được giao nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền. Một điều mới trong dự thảo Điều 108 cấm “cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân” can thiệp vào quá trình xét xử. Điều 108 cũng bao gồm những đảm bảo mới về các khởi tố đối lập và khả năng xét xử phúc thẩm.
· Dự thảo Điều 38 giới thiệu các điều cấm lao động cưỡng bức và sử dụng lao động là trẻ vị thành.
· Dự thảo Điều 40 nghiêm cấm cưỡng bức lao động và tất cả các “hành vi khác vi phạm các quyền của trẻ em.”
· Dự thảo Điều 120 quy định về Quốc hội thành lập một Hội đồng Hiến pháp để kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật và quy định, và nếu thấy chúng không phù hợp với Hiến pháp, để bãi bỏ, yêu cầu sửa đổi hoặc đề nghị xem xét lại các quy định đó.
· Dự thảo Điều 121 kêu gọi Quốc hội tạo ra một Ủy ban Bầu cử Quốc gia để tổ chức hoặc chỉ đạo và hướng dẫn các quy trình bầu cử, tùy thuộc vào mức độ của cuộc bầu cử.
III. Thay đổi những tiêu cực trong Dự thảo Hiến pháp
Thật không may, dự thảo mới cũng có một số thay đổi chính sẽ làm suy yếu việc bảo vệ hiến pháp hiện tại:
· Bắt giữ tùy tiện: Nguyên nhân chính của quan ngại là việc loại bỏ các quy định tại Điều 71 của Hiến pháp năm 1992 quy định không ai, trừ trường hợp bắt quả tang, có thể bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, Viện kiểm sát, và trong mọi trường hợp việc đem đi giam giữ hoặc bắt giữ bất cứ ai phải được thực hiện phù hợp đúng với pháp luật. Điều này sẽ làm cho các cho cá nhân không có bất kỳ sự đảm bảo nào từ hiến pháp chống lại việc bắt giữ tùy tiện của cơ quan công an.
· Mở rộng nhà nước độc đảng: sửa đổi được đề xuất tại Điều 4 của Hiến pháp mở rộng tuyên bố chung của Đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước, làm cho nó trở thành lực lượng “tiên phong ” không chỉ của “giai cấp công nhân,” như trong Hiến pháp hiện hành, mà còn của “nhân dân Việt Nam.” Mặc dù có một điều khoản nói rằng Đảng “dưới sự giám sát của nhân dân”, nó vẫn duy nhất được là “đại biểu trung thành” của “quyền và lợi ích” của cả đất nước Việt Nam. Điều này làm cho chủ nghĩa đa nguyên và bầu cử định kỳ chính thức không thể thực hiện. Điều 25 của ICCPR đảm bảo “Mọi công dân có quyền … 2) bầu cử và được bầu ở cuộc bầu cử định kỳ chính thức, theo phương thức phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và sẽ được tổ chức bỏ phiếu kín, bảo đảm tự do bày tỏ ý muốn của các cử tri.” [6] Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cơ quan chuyên trách quốc tế trong việc giải thích về ICCPR, diễn giải của mình trong Nhận xét chung số 25 về quyền tham gia vào các vấn đề công cộng, quyền biểu quyết và quyền tiếp cận bình đẳng các dịch vụ công cộng, nói rằng, “quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và tham gia các tổ chức liên quan đến vấn đề chính trị và công chúng, là một sự bổ sung cần thiết đối với các quyền được bảo vệ bởi Điều 25 [của ICCPR]“. [7] Điều này công nhận quyền thành lập đảng phái chính trị độc lập, điều mà hiện đang bị cấm tại Việt Nam. Với những hạn chế nghiêm khắc về việc thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam, việc Đảng tuyên bố rằng “không có lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng tập hợp đủ khả năng lãnh đạo” đất nước lúc này hoặc trong tương lai là điều này trái với luật pháp quốc tế. [8]
· Kiểm soát lực lượng vũ trang và cảnh sát trong Hiến pháp của Đảng Cộng sản: Điều 4 sửa đổi cũng đặc biệt mở rộng toàn quyền kiểm soát của Đảng đối với quân đội và cảnh sát. Trong khi đó, Hiến pháp năm 1992 quy định rằng tất cả như “lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân,” điều 4 mới đề xuất rằng họ “phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.” Theo tờ báo Quân đội Nhân dân, thay đổi này được dự định để ngăn bất kỳ khả năng  phi chính trị hóa của các lực lượng vũ trang để đảm bảo “vũ khí của đảng cầm quyền” không bị tước bỏ bằng cách nào đó. Mục tiêu dường như là để ngăn chặn những biến đổi chính trị liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô, chế độ Cộng sản ở Đông Âu, và các quốc gia tham gia vào Mùa xuân Ả Rập [9]. Tờ báo này tuyên bố rằng quy định này là cần thiết để ngăn chặn sự xuất hiện tại Việt Nam một “hệ thống đa đảng” đặc trưng bởi “sự chia sẻ quyền lực giữa các lực lượng chính trị”. [10]
IV. Thiếu sót và sơ hở pháp lý trong việc cải thiện nhân quyền
Từ ngữ trong Hiến pháp dự thảo thiếu sự chặt chẽ, tăng khả năng hạn chế nhiều quyền cơ bản. Nhiều các khái niệm và những sơ hở khác làm suy yếu quy định về quyền con người, cho thấy dấu hiệu các nghĩa vụ quốc tế về quyền có thể bị phá vỡ. Ví dụ như:
· Dự thảo Điều 15 quy định rằng “các quyền con người và quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bởi nhà nước và xã hội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”, nhưng sau đó tiếp tục nói rằng họ có thể bị “giới hạn trong các trường hợp cần thiết cho các mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng.” Với việc đàn áp thường xuyên của Việt Nam với những hành động đấu tranh ôn hòa như tự do ngôn luận, lập hội và hội họp với lí do bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, quy định tại Điều 15 có thể dễ dàng bị bỏ qua trong các trường hợp ngoại lệ, làm cho công dân có ít sự bảo vệ từ hiến pháp để chống lại sự bắt giữ tùy tiện.
· Dự thảo Điều 23 nói rằng các cá nhân có quyền riêng tư cá nhân, bao gồm cả thông tin cá nhân và thông tin liên lạc cá nhân, nhưng cho phép “mở, kiểm soát và tịch thu” các phương tiện truyền thông cá nhân bất cứ khi nào “theo quy định của pháp luật.”
· Dự thảo Điều 24 nói rằng cá nhân có quyền tự do đi lại trong và ngoài nước, nhưng điều này có thể được thay đổi theo “quy định của pháp luật.”
· Dự thảo Điều 25 quy định “công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,” nhưng chỉ khi người đó không “lạm dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái” các điều luật khác.
· Dự thảo điều 26 quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội và tổ chức đình công,” nhưng sau đó nói rằng những quyền cơ bản này phải tuân theo “quy định của pháp luật.”
V. Những đảm bảo yếu kém về tính của Tòa án và Hội đồng Hiến pháp
Một trong những trụ cột của một xã hội văn minh là một ngành tư pháp độc lập. Như Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố trong một Nhận xét chung, “Yêu cầu một toàn án có thẩm quyền, độc lập và vô tư… là một quyền tuyệt đối, không có bất kỳ ngoại lệ”. [11]
Kể từ khi thành lập nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, các cơ quan tư pháp chưa từng được độc lập. Thay vào đó, nó là một cơ quan của Đảng Cộng sản.
Trong khi các nhà hoạt động đã hy vọng rằng các bước sẽ được thực hiện để cho phép các cơ quan tư pháp hoạt động độc lập, Thông tấn xã Việt Nam chính thức tuyên bố rằng dự thảo Hiến pháp hiện nay “về cơ bản duy trì các quy định của Hiến pháp năm 1992″ liên quan đến ngành tư pháp. [12] Trong khi dự thảo sử dụng cùng một ngôn ngữ như Hiến pháp năm 1992 và nói rằng trong quá trình xét xử thẩm phán “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (điều 130 cũ/điều 108 dự thảo), lý lẽ này không bao giờ đảm bảo sự độc lập của ngành tư pháp.
Hiến pháp dự thảo không có quy định nhằm ngăn ngừa Đảng Cộng sản hoặc cơ quan chức năng khác thực hiện quyền kiểm soát các quyết định tư pháp và thẩm phán. Ví dụ, theo dự thảo Điều 75 Quốc hội tiếp tục có quyền bầu cử và bãi nhiệm Chánh án Tòa án Tối cao (có nhiệm kỳ trùng với quốc hội) và chấp thuận việc bổ nhiệm và loại bỏ tất cả các thẩm phán Tòa án Tối cao khác. Tòa án Tối cao tiếp tục báo cáo với Quốc hội, cơ quan quy định về tổ chức và hoạt động của Toà án các cấp và có quyền bãi bỏ tất cả các văn bản chính thức từ Tòa án Tối cao nếu xét thấy họ trái với pháp luật, Hiến pháp hoặc nghị quyết của Quốc hội. Theo dự thảo Điều 93, chủ tịch nước có quyền kiến nghị với Quốc hội bầu cử hoặc bãi nhiệm Chánh án Tòa án Tối cao và “dựa trên nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm” các thẩm phán tòa án tối cao khác. Chủ tịch nước cũng được hưởng quyền bổ nhiệm và loại bỏ các thẩm phán của tòa án các cấp khác. Theo dự thảo Điều 109, Tòa án Tối cao xem xét các hành vi tư pháp của thẩm phán khác, nhưng dự thảo Điều 110 quy định rằng các tòa án địa phương báo cáo với chính quyền địa phương thuộc Hội đồng nhân dân của Đảng Cộng sản. Bằng điều này và các cách khác, các tòa án đang phụ thuộc vào các tổ chức chính trị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản.
VI . Kiến nghị quan trọng cho Quốc hội
1 . Đảm bảo độc lập xét xử
Hiến pháp nên kết hợp các tiêu chuẩn xây dựng trong các nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc về độc lập xét xử [13] và Các Nguyên tắc Bangalore về Điều Hành Tư pháp . [14] Trong đó, Hiến pháp nên quy định rằng “Tư pháp xét xử các vụ án một cách vô tư, dựa vào các chứng cứ thực tế và phù hợp với pháp luật, không bị hạn chế, tác động sai trái, dụ dỗ, áp lực, đe dọa hoặc suy luận, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bất kỳ lực lượng nào với bất cứ lý do nào. ” [15]
Hiến pháp cũng nên đưa ra rằng “trong việc lựa chọn thẩm phán, sẽ không có phân biệt đối xử đối với người trên căn bản chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc địa vị” và rằng “Thẩm phán bị đình chỉ hoặc miễn nhiệm chỉ khi không đủ năng lực hoặc hành vi làm cho họ không thích hợp để thực hiện nhiệm vụ của họ”, theo các tiêu chuẩn pháp lý đã được thiết lập từ trước và theo một quy trình xem xét độc lập. [16]
Hiến pháp phải bao gồm các cơ chế hiệu quả để bảo vệ các quan tòa khỏi áp lực của Đảng hoặc sự can thiệp từ các lực chính trị khác trong các vụ án. Các quan chức chính trị không nên có quyền hạn quyết định công việc của thẩm phán. Mục tiêu phải bảo đảm tuân thủ thực sự đối với yêu cầu của Điều 14 của ICCPR rằng: “Trong việc xác định bất kỳ trách nhiệm hình sự đối với một công dân, hoặc các quyền và nghĩa vụ của anh ta trong phiên tòa, mọi công dân cần được xét xử một cách công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị.” Để đạt được điều này, Hiến pháp phải bao gồm một điều khoản rõ ràng rằng các thẩm phán phải giải thích pháp luật, kể cả Hiến pháp, theo cách phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
Cuối cùng, Hội đồng Hiến pháp nên cho phép các cá nhân khởi kiện tính hợp hiến của luật pháp khi có tranh chấp trước tòa và phản đối bản án của tòa nếu các quyết định này  do chúng trái với các quyền và tự do quy định trong Hiến pháp.
2 . Bảo đảm Tự do tư tưởng , lương tâm , tôn giáo và tín ngưỡng
Hiến pháp cần phải xác định rằng bất kỳ hạn chế về tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo và niềm tin cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều 18 của ICCPR quy định các quyền tự do có thể bị hạn chế để bảo vệ an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe hoặc đạo đức. Nhưng như Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã nói rõ trong Nhận xét chung của mình về quyền tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, những hạn chế này phải “không được áp dụng trong một cách mà có thể loại bỏ các quyền được bảo đảm.” Uỷ ban Nhân quyền [17] đã tuyên bố rằng tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng phải được “bảo vệ vô điều kiện” và không thể vi phạm, ngay cả trong thời điểm khẩn cấp. [18] các thuật ngữ “niềm tin” , “tôn giáo” sẽ được “hiểu theo nghĩa rộng” và không bị giới hạn trong “ứng dụng với các tôn giáo truyền thống hay tín ngưỡng tôn giáo với đặc điểm thể chế hay các hoạt động tương tự như những người của các tôn giáo truyền thống.” [19] Ngoài ra, “quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng trong sự thờ phụng, chấp hành, thực hành và giảng dạy bao gồm một loạt các hành vi”, bao gồm “xây dựng nơi thờ tự, việc sử dụng các công thức nghi lễ và các biểu tượng, và việc chấp hành các ngày lễ.” [20] Điều này cũng bao gồm sự tự do của các tín hữu ” để lựa chọn tôn giáo của họ lãnh đạo , linh mục và giáo viên “và” phân phối văn bản tôn giáo , xuất bản phẩm “. [21 
3 . Đảm bảo quyền tự do ngôn luận
Hiến pháp phải đảm bảo rằng bất kỳ hạn chế nào về tự do ngôn luận hoặc biểu đạt cần phải được hạn chế. Như Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã giải thích trong Nhận xét chung về tự do ngôn luận, bất kỳ sự hạn chế nào về việc thực hiện tự do ngôn luận "có thể biến quyền đó thành trò cười." [22] Hiến pháp nên quy định rằng các quyền tự do biểu hiện bao gồm “không đồng ý về chính trị, bình luận về vấn đề của mình và về các vấn đề công cộng, vận động, thảo luận về nhân quyền, báo chí, văn hóa và thể hiện nghệ thuật, tuyên truyền tôn giáo” [23], thực hiện quyền này đòi hỏi sự tồn tại của “báo chí tự do, không bị kiểm duyệt và không bị cản trở bởi các phương tiện khác” (bao gồm cả Internet) [24]; và rằng các quyền ý kiến ​​và biểu đạt đi kèm với quyền được tiếp cận thông tin, bao gồm cả văn thư được nắm giữ bởi người của công chúng [25]
4 . Đảm bảo tự do khỏi việc bị bắt giam tùy tiện hoặc giam giữ
Điều 9 của ICCPR cấm bắt giữ tùy tiện và bị giam giữ. Hiến pháp nên khôi phục lại câu từ từ Điều 71 của Hiến pháp năm 1992 để yêu cầu lệnh bắt do một tòa án độc lập trước khi việc bắt giữ được thực hiện, trừ trường hợp bắt quả tang. Ngoài ra, Hiến pháp cần đưa ra rằng bất cứ ai bị bắt hoặc bị giam giữ “sẽ được thông báo, tại thời điểm bắt giữ, trong những lý do bị bắt và phải được kịp thời thông báo về bất kỳ cáo buộc.” Người bị bắt vào tội hình sự sẽ “được đem ra kịp thời trước khi một thẩm phán” và có quyền tranh cãi về tính hợp pháp của việc giam giữ. Mặc dù không có định nghĩa thiết lập của từ “kịp thời” theo luật quốc tế, nhiều nước yêu cầu theo hiến pháp của họ mà một cá nhân được đưa ra trước một thẩm phán trong vòng 48 giờ. Giam giữ trước khi xét xử không phải là nguyên tắc chung, nhưng việc thả có thể được đảm bảo trong xét xử. [26]
5. Cấm sử dụng những câu lệnh bị cưỡng chế tại Tòa
Điều sửa đổi 22 nghiêm cấm việc sử dụng tra tấn và hành vi cưỡng chế khác. Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong một Nhận xét chung cho rằng “Điều quan trọng đối với việc không khuyến khích hành vi vi phạm là theo Điều 7 [của ICCPR cấm tra tấn và ngược đãi khác] mà pháp luật phải cấm áp dụng hoặc chấp nhận được trong thủ tục tố tụng tư pháp về báo cáo hoặc lời thú tội được thông qua tra tấn hoặc việc đối xử bị cấm khác.” [27] hiến pháp dự thảo cụ thể nên cấm sử dụng tại tòa án lời khai, lời thú tội hoặc chứng cứ khác thu được bằng cách tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm hạ uy tín.
6 . Đảm bảo Cấm lao động cưỡng bức
Ngoài lao động cưỡng bức, Hiến pháp có nên cấm một cách rõ ràng chế độ nô lệ và buôn người. Để ngăn chặn tình trạng mơ hồ, Hiến pháp nên kết hợp lời lẽ từ Công ước Tổ chức Lao động quốc tế vì lao động (số 29) quy định rằng lao động cưỡng bức bị cấm bao gồm “người thực hiện tất cả các công việc hoặc dịch vụ do bị đe dọa dùng hình phạt và từ đó người nói không tự nguyện làm việc”. [28]
7 . Đảm bảo quyền được bầu cử dân chủ
Hiến pháp nên có hiệu lực thực sự với quyền tổ chức các cuộc bầu cử định kỳ và có hiệu lực bởi phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín thể hiện tại Điều 21 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Điều 25 của ICCPR.
Những quyền này được xây dựng bằng các tiêu chuẩn khác nhau của Liên Hợp Quốc. Được đánh dấu bởi nghị quyết Đại hội đồng LHQ vào ngày 4 tháng 12 năm 2000 về “Tăng cường và củng cố nền dân chủ” công nhận “mối liên kết không thể chia rẽ giữa quyền con người, được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền và trong các công ước nhân quyền quốc tế và là nền tảng của bất kỳ xã hội dân chủ,” rằng “dân chủ, phát triển và tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản phụ thuộc lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau,” và dân chủ đòi hỏi phải “phát triển, nuôi dưỡng và duy trì một hệ thống bầu cử đáp ứng tự do phát biểu và công bằng với ý chí của nhân dân thông qua tính hợp lý và định kỳ của cuộc bầu cử.” Với kết thúc đó, nghị quyết của Hội đồng kêu gọi các quốc gia thúc đẩy và củng cố nền dân chủ, bao gồm cả việc “thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên”. [29]
Vào ngày 23 tháng tư năm 2002, Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền trước đây, xem xét rằng “dân chủ, phát triển và tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản là phụ thuộc lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau,” khẳng định lại là “tự do và công bằng” và do đó cuộc bầu cử có hiệu lực “phải là một phần của một quá trình rộng lớn hơn nhằm củng cố các nguyên tắc dân chủ, các giá trị, các tổ chức, cơ chế hoạt động, trong đó củng cố các quy định của pháp luật.” Với nội dung đó, nghị quyết của Đại hội đồng đưa ra một danh sách không đầy đủ “những thành tố cơ bản của nền dân chủ”, trong đó bao gồm “một hệ thống đa nguyên các đảng chính trị và các tổ chức”. [30]
Gần đây hơn, vào ngày 19 tháng tư 2012, nghị quyết Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc khẳng định “dân chủ, phát triển và tôn trọng tất cả các quyền con người và tự do cơ bản là phụ thuộc lẫn nhau và củng cố lẫn nhau.” Nó nhắc lại rằng “dân chủ bao gồm tôn trọng tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản, trong đó có việc tự do lập hội và hội họp ôn hòa, tự do ngôn luận và ý kiến ​” và “bỏ phiếu trong một hệ thống đa nguyên có các đảng chính trị và các tổ chức” trong “bầu cử tự do và công bằng” dưới sự bảo đảm “tôn trọng các quy định của pháp luật, phân chia quyền lực, sự độc lập của ngành tư pháp, hành chính minh bạch và có trách nhiệm giải trình và truyền thông ra quyết định, độc lập, đa nguyên và tự do.” Nghị quyết tiếp tục xác định trong cuộc bầu cử rằng, “cá nhân có quyền bỏ phiếu phải được tự do bỏ phiếu cho bất kỳ ứng viên nào trong cuộc bầu cử và được tự do ủng hộ hoặc phản đối chính phủ, mà không ảnh hưởng bởi bất kỳ loại chi phối hay ép buộc mà có thể bóp méo hoặc hạn chế quyền tự do biểu đạt mong muốn của cử tri.” Nghị quyết nhấn mạnh”vai trò tối quan trọng của các đảng chính trị đối lập với các vai trò thích hợp trong một nền dân chủ”. [31]
Trong tinh thần đó, dự thảo Điều 121 của Hiến pháp cần nêu rõ rằng Ủy ban Bầu cử Quốc gia sẽ là một cơ quan độc lập và vô tư thành lập để tiến hành các cuộc bầu cử quốc gia định kỳ chân thực. Các thành viên của nó phải hoàn toàn độc lập và không thuộc thẩm quyền hoặc kiểm soát của bất kỳ đảng phái chính trị nào [32].
Kết luận: Hiến pháp nên bảo vệ quyền của ai?
Nhiều thiếu sót trong hiến pháp tồn tại phản ánh quan niệm sai lầm về nhân quyền, theo đó tất cả quyền lực và quyền tự nhiên trao cho chính quyền, sau đó giao cho người dân, chứ không phải là quyền lực và quyền tự nhiên trao cho mỗi người dân. Theo một báo cáo của truyền thông ngày 19 Tháng 3 năm 2013, một quan chức thuộc Viện Tổ chức Khoa học Nhà nước trực thuộc của Bộ Nội vụ phát biểu tại một cuộc họp về “quyền con người và công dân”, khẳng định rằng quan điểm này được phản ánh trong bản dự thảo hiến pháp. Người này nói rằng “quyền dân sự và chính trị không thực sự được coi là quyền cơ bản vốn có của con người, nhưng là quyền được thiết lập và điều hướng bởi Nhà nước.” [33] Theo một báo cáo phương tiện truyền thông, Bộ Tư pháp đồng ý với quan điểm cho rằng Hiến pháp không nên đặt ra các nguyên tắc nhân quyền nói chung nếu chúng quá “nhạy cảm” hoặc các nhà chức trách không sẵn sàng thực hiện trong thực tế, và rằng mọi quy định khác sẽ tuân theo luật cụ thể. [34]
Quan điểm như vậy tạo cơ hội cho vi phạm nhân quyền, bảo vệ nhân quyền đòi hỏi công nhận các nguyên tắc cơ bản rằng tôn trọng quyền con người có nghĩa là áp đặt các hạn chế về quyền hạn của nhà nước, chính quyền cai trị, các ngành hành pháp, các lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh khác.
Thưa Ông Chủ tịch, ông và đồng nghiệp của ông trong Quốc hội đang đứng ở ngã ba của lịch sử. Ông có thể thông qua một hiến pháp mà không bảo vệ các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam. Hoặc ông có thể chấp nhận một chương trình cải cách để bảo vệ các quyền cơ bản và quyền tự do. Để làm điều này, Quốc hội sẽ phải tham gia tư vấn với tất cả thành phần xã hội tại Việt Nam, bao gồm cả những cải cách ủng hộ ôn hòa, và với Liên Hợp Quốc và các chuyên gia và tổ chức nhân quyền quốc tế về cách xây dựng một hiến pháp mà có hệ thống thực sự về nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi mong ông và Quốc hội làm tất cả mọi thứ với quyền hạn của ông để đưa Việt Nam lên con đường tiến bộ thực sự và thấy được tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người.
Trân trọng,
Brad Adams
Giám đốc điều hành Bộ phận Châu Á
—————————————————————————————
[1]“Chủ tịch nước nhấn mạnh những đóng góp của nhân dân về việc sử đổi Hiến Pháp” Báo quân đội nhân dân, 20/3/2013, http://en.baomoi.com/Home/society/www.qdnd.vn/PM-highlights-public-feedback-on-revised-Constitution/343578.epi (accessed October 10, 2013).
[2]“Bản Hiến pháp mới phải phản ánh mong muốn của Đảng và người dân,” Đài tiếng nói Việt Nam, 28/3/2013, http://en.baomoi.com/Home/society/english.vov.vn/New-Constitution-must-reflect-Party-peoples-aspiration/346299.epi (accessed October 20, 2013).
[3]United Nations, Economic and Social Council, Siracusa Principles on the Limitation and Derogation Provisions in the International Covenant on Civil and Political Rights, U.N. Doc. E/CN.4/1985/4, Annex (1985), available at: http://www1.umn.edu/humanrts/instree/siracusaprinciples.html.
[4] “Constitution changes ‘advance human rights,’” Vietnam News, 18/3/2013, http://en.baomoi.com/Home/society/vietnamnews.vn/Constitution-changes-advance-human-rights/342942.epi (accessed October 20, 2013).
[5] Truyền thông chính thức đăng bài báo: “Chủ tịch nước nhấn mạnh những đóng góp của người dân về việc sử đổi Hiến Pháp” Báo quân đội nhân dân bản online,  20/3/2013. 2013,http://en.baomoi.com/Home/society/vietnamnews.vn/Constitution-changes-advance-human-rights/342942.epi (accessed October 20, 2013); “NA Committee Discusses Constitution Amendments,”Vietnam, March 11, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/en.vietnamplus.vn/NA-Committee-discuss-Constitution-amendments/341614.epi (accessed October 20, 2013); “Constitutional changes draw comments on human rights,” Vietnam News, March 11, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/vietnamnews.vn/Constitutional-changes-draw-comments-on-human-rights/343121.epi (accessed October 20, 2013); “Workshops collect opinions on revised constitution,” Nhan Dan, March 9, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/www.nhandan.org.vn/Workshops-collect-opinions-on-revised-Constitution/341324.epi (accessed October 20, 2013); “Feedback for draft revised constitution” Nhan Dan, February 28, 2013, http://en.baomoi.com/Info/Feedback-for-draft-revised-Constitution/3/338996.epi (accessed October 20, 2013); “Draft constitution pushes judicial reform,”Bao Moi, http://en.baomoi.com/Info/Draft-Constitution-pushes-judicial-reform/3/338013.epi (accessed October 20, 2013); “Overseas Vietnamese representatives comment on 1992 Constitution amendments,” Nhan Dan, January 18, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/www.nhandan.org.vn/Overseas-Vietnamese-representatives-comment-on-1992-Constitution-amendments/331679.epi (accessed October 20, 2013); “Draft revised Constitution made public for feedback,” Bao Moi, http://en.baomoi.com/Info/Draft-revised-Constitution-made-public-for-feedback/3/328349.epi (accessed October 20, 2013); “Draft amended Constitution seeks public comments,” Hanoi Times, January 15, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/hanoitimes.com.vn/Draft-amended-Constitution-seeks-public-comments/330760.epi (accessed October 20, 2013); and “Journalists give opinions to Constitution amendments,” Vietnam, March 26, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/en.vietnamplus.vn/Journalists-give-opinions-to-Constitution-amendments/344590.epi (accessed October 20, 2013).
[6]“Every citizen shall have the right and the opportunity, without [discrimination] and without unreasonable restrictions: (a) To take part in the conduct of public affairs, directly or through freely chosen representatives; (b) To vote and to be elected at genuine periodic elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret ballot, guaranteeing the free expression of the will of the electors; (c) To have access, on general terms of equality, to public service in his country.”
[7]UN Human Rights Committee, General Comment No. 25, on the right to participate in public affairs, voting rights and the right of equal access to public service (Art. 25), (Fifty-seventh session, 1996), U.N. Doc. CCPR/C/21/Rev.1/Add.7 (1996),para.27.
[8]“Is it fair to confirm the Party’s leadership in Constitution,” People’s Army Newspaper Online,” February 21, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/www.qdnd.vn/It-is-fair-to-confirm-the-Partys-leadership-in-Constitution/337773.epi (accessed October 21, 2013).
[9]“VPA objectively needs Party’s leadership,” People’s Army Newspaper Online, March 15, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/www.qdnd.vn/VPA-objectively-needs-Partys-leadership/342662.epi (accessed October 20, 2013); “The Party is selected to lead Vietnamese revolution,” People’s Army Newspaper Online,” March 8, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/www.qdnd.vn/The-Party-is-selected-to-lead-Vietnamese-revolution/341147.epi (accessed October 21, 2013).
[10]“Is it unfair to impose alien views on Vietnam,” People’s Army Newspaper Online,” March 8, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/www.qdnd.vn/It-is-unfair-to-impose-alien-views-on-Vietnam/341146.epi (accessed October 21, 2013).
[11]UN Human Rights Committee, General Comment No. 32, Article 14: Right to equality before courts and tribunals and to a fair trial, U.N. Doc. CCPR/C/GC/32 (2007).
[12]“Draft constitution presser pushes judicial reform,” Vietnam, February 22, 2013, http://en.vietnamplus.vn/Home/Draft-Constitution-pushes-judicial-reform/20132/31895.vnplus (accessed October 21, 2013).
[13]UN Basic Principles on the Independence of the Judiciary, Seventh United Nations Congress on the Prevention of Crime and the Treatment of Offenders, Milan, 26 August to 6 September 1985, U.N. Doc. A/CONF.121/22/Rev.1 at 59 (1985). http://www2.ohchr.org/english/law/indjuciary.htm (http://www.unrol.org/doc.aspx?d=2248).
[14]Bangalore Principles of Judicial Conduct of 2002, reproduced in Report of the Special Rapporteur on the Independence of Judges and Lawyers, Annex, U.N. Doc. E/CN.4/2003/65 (Jan. 10, 2003), http://www.unodc.org/pdf/crime/corruption/judicial_group/Bangalore_principles.pdf.
[15]UN Basic Principles on the Independence of the Judiciary, principle 2.
[16]Bangalore Principles of Judicial Conduct of 2002.
[17]UN Human Rights Committee, General Comment 22: Article 18  on the right to thought, conscience and religion, (Forty-eighth session, 1993), U.N. Doc. CCPR/C/21/Rev.1/Add.4 (1993), para. 8.
http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/%28Symbol%29/9a30112c27d1167cc12563ed004d8f15?Opendocument.
[18]Ibid., paras. 1 & 3.
[19]Ibid., para. 2.
[20]Ibid., para. 4.
[21]Ibid.
[22]UN  Human Rights Committee, General Comment No. 34,  Article 19 on the rights to expression and opinion, September 12, 2011, CPPR/C/GC/34, para. 21 http://www2.ohchr.org/english/bodies/hrc/docs/gc34.pdf.
[23]Ibid., para. 11.
[24]Ibid., para. 13.
[25]Ibid., paras. 18-19.
[26]ICCPR, art. 9.
[27]UN Human Rights Committee, General Comment 20 on Article 7 (Forty-fourth session, 1992), Compilation of General Comments and General Recommendations Adopted by Human Rights Treaty Bodies, U.N. Doc. HRI/GEN/1/Rev.6 at 151 (2003), para. 12.
[28]International Labour Organization, Convention No. 29 Concerning Forced or Compulsory Labour, June 28, 1930, entry into forceMay 1, 1932, art. 2(1),  http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=1000:12100:0::NO::P12100_ILO_CODE:C029.
[29]UN General Assembly, “Promoting and consolidating democracy,” Resolution 55/96, A/RES/55/96, adopted December 4, 2000, preamble, art. 1(a) & d), http://www.demcoalition.org/pdf/55unga_promotion_democ.pdf.
[30]UN Commission on Human Rights, “Further measures to promote and consolidate democracy,” Resolution 2002/46, E/CN.4-RES/2002/46, adopted April 23, 2002, preamble, arts. 1 & 3.
[31]UN Human Rights Council, “Human rights, democracy and the rule of law,” Resolution 19/36, A/HRC/RES/19/36, March 23, 2012, preamble, arts. 1, 2 and 6.
[32]UN Office of the High Commissioner for Human Rights, “Compilation of documents or texts adopted and used by various intergovernmental, international, regional and subregional organizations aimed at promoting and consolidating democracy,” nd,
[33]“Constitutional changes draw comments on human rights,Vietnam News, March 19, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/vietnamnews.vn/Constitutional-changes-draw-comments-on-human-rights/343121.epi (accessed October 21, 2013).
[34]“Constitution: Just fixing ‘ripe’ issues,” Vietnam.net, March 12, 2013, http://en.baomoi.com/Home/society/english.vietnamnet.vn/Constitution-Just-fixing-ripe-issues/346852.epi (accessed October 21, 2013).
Ngày 22 tháng 10 năm 2013
* Nguồn: Human Rights Watch

Sống có yên nổi không?!

Từ thường dân...

Vì không có đủ hai trăm ngàn đồng để nộp theo đòi hỏi của một tên cướp cạn khoác áo công an, ông Trịnh Xuân Tùng đành "nộp cổ" cho hắn. Từ đó, người ta biết ông có một cô con gái xinh đẹp tên là Trịnh Kim Tiến.
Sau khi gạt nước mắt, chôn cất cha xong, cô gái đứng lên, đi đòi công lý cho người cha chết oan và "được" "đảng và nhà nước" "ghi nhận" sự bền chí bằng cái án 4 năm tù [1] "dành cho" tên côn đồ Nguyễn Văn Ninh - cựu trung tá công an. Tất nhiên, lon trung tá bị lột xuống chỉ vì 200.000 đồng là một hành động đần độn của người cộng sản. Tuy nhiên, cho đến lúc nhận án tù, có thể Nguyễn Văn Ninh không bao giờ nghĩ các "đồng chí" lại đối xử "bạc bẽo" với hắn như thế (!), vì kẻ gãy cổ chỉ là một... "ông chủ" - người không phải cùng "giai cấp" với hắn. 
Qua cái chết tức tưởi của cha mình, Trịnh Kim Tiến càng hiểu thấu gốc rễ gây ra thảm họa cho không chỉ gia đình cô, nó xuất phát từ chế độ độc đảng toàn trị. Cái chết của cha trở thành động lực cho cô hòa mình cùng người dân trong những cuộc xuống đường chống Trung Cộng xâm chiếm biển đảo Việt Nam.
Nguyễn Hồ Nhật Thành và Nochina-Shop
Cũng từ đó, cô gái xinh đẹp và nhân hậu ấy đã tìm thấy một nửa cuộc đời mình với đám cưới cùng chàng trai khôi ngô có tên Nguyễn Hồ Nhật Thành.
Đôi "chim câu" đáng yêu này sử dụng việc kinh doanh để kiếm sống đồng thời góp tay cảnh báo cho người dân hiểm họa mất nước, kêu gọi mọi người ủng hộ hàng nội địa và tẩy chay hàng hóa độc hại từ Trung Quốc, thông qua cửa hàng "No China Shop" [2]
Đôi vợ chồng trẻ này đã nhiều lần bị xách nhiễu, đe dọa, khủng bố bằng nhiều hình thức khác nhau. Vào ngày 18/7/2013, Nguyễn Hồ Nhật Thành đã làm đơn tố cáo công an [3], có kẻ đã phá hoại cửa hàng kinh doanh của anh, bằng cách tạt sơn. Sự việc rơi vào im lặng. 
Mới đây, Paulo Thành Nguyễn - một nick từ trang facebook của Nguyễn Hồ Nhật Thành cho hay, anh cùng người vợ đang mang thai phải dọn ra khỏi căn hộ vừa mới thuê trong vòng 24 tiếng đồng hồ, vì chủ nhà bị công an o ép đuổi vợ chồng anh nếu muốn... "yên ổn". Paulo Thành Nguyễn cho biết [4]:
"Trước khi dọn công ty, dọn nhà, một bạn an ninh mời tôi uống cafe dò hỏi và gợi ý sự giúp đỡ bảo đảm về mặt pháp lý, tôi sẽ không lo sợ bị sách nhiễu, chỉ cần tôi im lặng, chỉ cần tôi lo làm nuôi vợ, nuôi con, mọi chuyện khác của xã hội thì…kệ cha nó. Tôi hiểu lòng tốt của anh, nhưng tiếc là lòng tốt đối với tôi nó lại khác. Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình. Sự sách nhiễu, gây khó khăn của các anh càng cho tôi động lực để sống với lý tưởng của mình. Tôi không còn thời gian để viết thêm, ngay lúc này, chú bảo vệ đang hối thúc chúng tôi ra khỏi nhà. Giờ chúng tôi phải đi, đi trong an bình và hy vọng về một xã hội tương lai không còn những người bị sách nhiễu vì lên tiếng cho sự thật như chúng tôi…"
Đương nhiên, đôi vợ chồng trẻ này có thể tiếp tục đi thuê chỗ khác và tiếp tục bị... đuổi nữa, như luật sư Lê Trần Luật [5] đã từng bị nhiều lần cùng với việc bị tước thẻ hành nghề khi ông "chuyên trị" các án động chạm đến chế độ.
Đó không thể gọi là trừng phạt người bất đồng chính kiến, mà phải gọi nó là hành vi trả thù vặt của những tâm địa tiểu nhân. Hơn thế, nó còn phô bày ra sự bế tắc đến ngu dốt, khi người cộng sản không biết làm sao cho hình ảnh "đảng ta là đạo đức là văn minh" sạch sẽ hơn một chút sau những bọc mắm tôm, chất thải, hết chọi vào nhà người này đến liệng vào nhà người khác như: ông Hoàng Minh Chính, bà Trần Khải Thanh Thủy, bà Bùi Thị Minh Hằng v.v...
Đôi khi tôi cố suy nghĩ có cách gì "giúp" cho cộng sản Việt Nam có thể trả thù (nếu họ muốn trả thù) đỡ bẩn thỉu hơn chút ít, nhưng mãi không nghĩ ra cách nào(!).
Chẳng lẽ trong óc của người cộng sản, ngoài những chất bã, chất thải, o ép chủ nhà đuổi khách thuê, lột truồng, bóp và cắn vú phụ nữ, tông xe, chọi đá v.v... họ không thể nghĩ ra bất kỳ cách gì khác, sao cho "trí tuệ" hơn?!

Đến giới nghệ sĩ...

Nữ ca sĩ Siu Black vỡ nợ cách đây không lâu, trở thành câu chuyện ồn ào đầy trên các diễn đàn và báo chí. Phương Thanh - một nữ ca sĩ và là bạn thân của Siu Black - cho phóng viên biết [6] việc cô giúp Siu Black trở lại sàn diễn để đối diện với lỗi lầm trước khán giả, sau khi nợ nần của Siu Black không thể dấu giếm được nữa:
"Cuối cùng cũng xong rồi. Chương trình hôm qua cứ như một bộ phim xã hội đen của Mỹ. Đến giờ tôi vẫn còn thấy rụng rời vì nghĩ lại mình quá bạo gan khi đối mặt với hàng chục tay giang hồ đòi nợ".
Lời trò chuyện của Phương Thanh làm nảy ra câu hỏi: công an ở đâu lại để cho cả bầy giang hồ cho vay nặng lãi, xuất hiện nghênh ngang bao vây, đe dọa con nợ như chỗ không người?
Vợ chồng đôi nghệ sĩ Phước Sang - Kim Thư cho hay, ngôi nhà họ "liên tục bị ném mắm tôm khủng bố" [7], cũng vì Phước Sang đang nợ ngập đầu. Trang danviet.vn cho biết thêm:
"Diễn viên Kim Thư cũng khẳng định hệ thống camera an ninh quan sát cũng đã ghi hình được người gây ra vụ việc trên và sẵn sàng cung cấp cho lực lượng công an, nếu những người này tiếp tục tái diễn hành động khủng bố gia đình mình".
Những "màn" ném mắm tôm của bọn cho vay nặng lãi đối xử với Kim Thư cho thấy chúng cùng một "lò võ" với công an khi so sánh những vụ khủng bố các nhà hoạt động xã hội. Thật băn khoăn, tại sao Kim Thư không gởi ngay những chứng cớ rõ ràng đó cho công an mà phải đợi "tái diễn"? Liệu sự khủng bố "tái diễn" ở mức nguy hiểm hơn có quá muộn không? 
Câu chuyện không bàn đến món nợ của Siu Black và Phước Sang mà điều cần suy nghĩ ở đây là vai trò của "công an nhân dân".
Nợ nần là chuyện dân sự. Tòa án là nơi sẽ phân định tất cả "lỗi phải" và bản án tòa là chung cuộc để đôi bên thi hành. Nói điều này với dân cho vay nặng lãi chắc chúng vỗ bụng mà cười(!)
Không chắc khi Siu Black và Phước Sang đi vay, lại nghĩ có ngày cần cầu viện đến tòa án để giải quyết ôn hòa, êm đẹp, nhưng có lẽ trong thâm tâm họ, hai chữ "tòa án" ít khi được nghĩ tới. Ngay đây, bật lên ý nghĩa: Tòa án tại Việt Nam giờ đây khó còn là nơi để cho bất cứ ai, dù là con nợ hay chủ nợ, tìm đến nhằm mưu cầu sự thật và lẽ công bằng; nó cũng không còn là nơi đáng tin cậy để bảo vệ quyền lợi cho mình, dù dân Việt Nam đang sống trong một đất nước, nơi luôn kêu gọi "thượng tôn pháp luật"(!) 
Ai dám bảo đảm những hành động của bọn cho vay nặng lãi không dẫn đến kết quả xấu hơn, một khi Siu Black, Phước Sang không chu toàn nổi những con số mà người đời hay gọi là "cắt cổ" người vay? Chẳng lẽ đợi đến lúc hậu quả xảy ra tồi tệ hơn, lúc đó khuyên Kim Thư và Siu Black đi "thẩm mỹ viện"... Cát Tường để "cải tạo" dung nhan (?!)
Người ta nhớ lại Năm Cam từng "tung hoành ngang dọc" dưới sự bảo kê của "công an nhân dân" và "báo chí", một dạo bằng những vụ giết người như ngóe; giết công khai; giết chớp nhoáng, nhưng tất cả trôi tuột trong im lặng nhiều năm, trước khi "đảng và nhà nước" "quyết liệt" làm "tới nơi tới chốn" (!)
Chứng cớ nào cho thấy, hiện nay thế giới ngầm thôi hay giảm hoạt động? Coi bộ, sự lộng hành của "bọn giang hồ" ngày càng "đen" như dầu hắc vấy bẩn ngôi nhà của Kim Thư, với sự bảo kê đều đặn thông qua những khoản "hụi chết" khá... "dầy" đóng cho ai đó!
Sống có yên nổi không?!

Và cả những "nhà tài phiệt".

Ông Huỳnh Uy Dũng thống thiết [8]: "...Nói thật, khi viết đơn tố cáo, tôi thức suốt gần một tuần lễ. Bên cạnh Đại Nam còn biết bao doanh nghiệp khác đang thiếu nợ ngân hàng, chỉ cần một văn bản ra là lãi suất vay ngày một nâng lên, hay bị ngăn lại dẫn đến sập tiệm, mất hết tài sản, phá sản, ngậm đắng nuốt cay và “chết” tức tưởi. 

Nếu họ không có lương tâm đi nữa nhưng cố gắng làm đúng luật pháp là doanh nghiệp mừng lắm rồi. Khi quyết định làm vụ này, tôi xác định từ giã con đường doanh nghiệp, trong di chúc dành cho con trai tôi cũng không mong muốn nó làm doanh nghiệp nữa. Tôi sợ quá rồi. Tôi may mắn thoát ra được. Vợ chồng tìm cách tháo gỡ xóa hết nợ nần. Tôi nghĩ nếu tiếp tục làm, mình sẽ chết vì cái “lệ” này..."
Ở đây cũng không bàn đến những góc khuất mà tất cả những ai đang kinh doanh lớn nhỏ tại xứ "thiên đường mù", nếu muốn "yên ổn", bằng cách này hay cách khác phải cam chịu, thỏa hiệp hay đồng lõa, tiếp tay. Điều đáng suy nghĩ thông qua câu chuyện "đại gia" Huỳnh Uy Dũng cũng xoay quanh hai chữ "yên ổn". 
Có thể tin ông Dũng: "...khi viết đơn tố cáo, [...] thức suốt gần một tuần lễ...", bởi bề dày lăn lộn nhiều năm ngay trong lòng chế độ, ông là một trong những người biết nhiều và hiểu rõ hơn tất cả thường dân về cái mà ông dùng rất nhẹ để né tránh - "lệ". Huỳnh Uy Dũng có lẽ đã cân nhắc rất kỹ trước khi quyết chọn "con đường" tố cáo đích danh Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng, thay vì khiếu nại hay kiện ra tòa hành chính. Ông hẳn biết rõ hơn ai hết khi đã "rửa tay" nhưng chưa thể "gác kiếm" trong "nghiệp" kinh doanh ở Việt Nam.

Điều buồn cười khi Huỳnh Uy Dũng nhắc đến "lương tâm" và "luật pháp", nghe cứ ngỡ như hai khái niệm rời rạc, chẳng dính líu gì nhau, lại không thấy chúng "tuy hai mà một", được điều khiển dưới bàn tay của "Đảng". "Lương tâm" có thể "bán", "pháp luật" có thể "mua", chỉ cần "soát lại" túi tiền bạn "dày" hay "mỏng" có đủ "chung" theo "nhu cầu" hay không. Chi tiết này cho thấy có vẻ ông Dũng hơi "ngây ngô" như bị người đời chê, nếu đó là tâm trạng thật của ông mà không liên quan đến bất kỳ toan tính nào khác(?).

Tuy nhiên, không ai biết sự lo xa của một doanh nhân - thông qua việc cho cậu con trai bé xíu thừa hưởng tài sản lớn - có đảm bảo "yên ổn" cho cả đứa bé cũng như gia đình ông không, nếu không ai phản đối mệnh đề "đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối"?

Kết

Lâu ngày, gặp cô cháu gái giỏi giang đang làm cho một công ty nước ngoài với mức lương gần 2.000 USD/tháng, thấy cô bé vẫn đi chiếc xe gắn máy cũ thay vì chiếc SH đời mới, mà trước đây dự định sắm, tôi hỏi: "Sao con chưa sắm xe mới?", "Thôi cậu! Con nghĩ lại rồi, đi xe "xịn" bây giờ, một là "làm mồi" cho bọn cướp, hai là cho... "công an". Đi xe cũ chẳng ai để ý, hư gì sửa đó, vậy khỏe và an toàn hơn". Tự bao giờ hai "chức vụ" này bị "đồng hóa" đến thê thảm thế này (?!)
Người Việt đang sống trong một "xã hội... hình sự" và đang cố đi tìm một "xã hội dân sự" (!).
Sống có yên nổi không?!
Nguyễn Ngọc Già
__________________________________
Chú thích:

BỖNG DƯNG... (Điểm thông tin từ bốn phương tám hướng)




Đang ùng oàng tranh luận về ngoại cảm, bỗng dưng xuất hiện vụ án: Bắt nóng thằng Thúy, người đời kêu "cậu" Thủy, về dấu hiệu lợi dụng ngoại cảm để lừa đảo tìm mộ liệt sĩ, đặc biệt là, Ngân hàng chính sách xã hội đã trả công trên 8 tỉ đồng cho thằng này để nó lừa. Khi nó bị bắt, dư luận chờ đợi một ý kiến xác đáng, đàng hoàng, nghiêm túc của Ngân hàng chính sách xã hội thì bỗng dưng Ông Phó Ngân hàng này ngoạc mồm nói rằng, vẫn tin "cậu Thủy" và không mảy may giật mình, ngứa gáy gì về trò lừa đảo của thằng này. Thế ngộ nhỡ, mà rất dễ xảy ra, sau khi cơ quan điều tra xung trận, "cậu"Thủy xoẹt cái kê ra trong 8 tỉ đó, nhà cháu chỉ có ngần này, còn ngần này đã chia cho ông này, bà này thì sao ta? Và một số Tổng biên tập nhanh nhảu gỡ bài viết về trò lừa của "cậu"Thủy trong vụ tìm hài cốt ở Quảng Trị, giờ nghe tin "cậu" bị bắt có thon thót cái lưng quần mà tự xấu hổ không ta?

Bỗng dưng báo chí đưa tin trưởng cái thôn ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ém 42 suất quà cứu trợ bão lụt, tưởng để ăn ngay hóa ra không ăn trực tiếp mà ăn gián tiếp, bán lại cho dân, mà giá rẻ như giá xả hàng mùa thu của các siêu thị, thậm chí ai mua được còn mừng, còn ưỡn ngực tự hào vì có thân quen với trưởng thôn. Ăn tởm thế mà nhà báo gặp chủ tịch xã, chủ tịch xã ưỡn miệng ra bất hợp tác trả lời. Thế hóa ra, loại cán bộ này đúng là nó đang tình nguyện làm chứng cho lời thím Doan " người ta ăn của dân không chừa một thứ gì".

Bỗng dưng khi đi tìm xác nạn nhân bị Nhà thẩm mỹ Cát Tường vứt xuống sông, lại tìm ra tới 6 thi thể khác cũng đang trôi sông. 6 con người chứ không phải là 6 con heo, thế mà có những 6 con người đã chết mà không ai biết, không vụ án, không gì hết là sao ta?

Bỗng dưng xuất hiện hàng ngàn người dân biểu tình quyết liệt chống ô nhiễm môi trường và xâm hại môi trường sống do hút cát lậu ở Quảng Ngãi, tưởng lại như các nơi, lại cơ động, lại dân quân tự vệ, lại giải tán, lại hơi cay, lại lu loa có kẻ cầm đầu gây rối, thì bỗng dưng, xuất hiện Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất nước Võ Văn Thưởng, đến ngay với dân, đối thoại với dân, chịu thua dân vụ này và cam kết xử lý. Và bà con tin. Bỗng dưng nảy ra cái ý rất chi là mâu thuẩn nhưng rất chi là dễ thương: Đôi khi cái sự thua dân lại chính là sự thắng của uy tín một chính quyền.

Bỗng dưng gần đây, trên báo chí, đăng rất nhiều tin về tội phạm côn đồ có, hiếp dâm có, tằng tịu lung tung lang tang có, nhưng đa phần những kẻ phạm pháp lại thuộc về chính người thừa hành pháp luật, lại thuộc chính cán bộ công chức. Bỗng dưng nghĩ, xã hội lại xuất hiện hai lực lượng côn đồ, lực lượng côn đồ truyền thống vốn đã làm xã hội bất an, nay thêm lực lượng côn đồ mới từ đội ngũ cán bộ, công chức nữa thì xã hội sẽ thế nào?

Bỗng dưng trong cái mênh mông thông tin u mê, cục súc, khốn nạn của ngành Y, chói lòa lên cái tâm, cái đức của Bệnh viện Đà Nẵng đối với bệnh nhân, thế hóa ra, để giữ cái tâm cái đức của ngành Y đâu có khó, đâu có chi không làm được, cứ nhìn vào Bệnh viện Đà Nẵng đi, các bệnh viện vô đó mà coi, mà ngó, mà học, mà dụng đi, dân vỗ tay.

Bỗng dưng lại thêm cơn bão số 12 đang vào, tưởng hết rồi, mà lại vào lúc này, vào miền Trung, vào Quảng Bình, thế thì dân chết à? Hàng cứu trợ của nhà nước, các đoàn thể đang ăm ắp ở kho tỉnh, kho huyện, kho xã sao vẫn chưa lôi hết ra cấp phát cho dân? Sao ì ạch mãi thế? Sao thống kê, thống kiếc, báo cáo báo kiếc, họp hành họp hiếc mãi thế, mở kho ra đi, đưa hết, trao hết đi chứ? Ơ kìa?


Hình ảnh: BỖNG DƯNG...
(Điểm thông tin từ bốn phương tám hướng)

Đang ùng oàng tranh luận về ngoại cảm, bỗng dưng xuất hiện vụ án: Bắt nóng thằng Thúy, người đời kêu "cậu" Thủy, về dấu hiệu lợi dụng ngoại cảm để lừa đảo tìm mộ liệt sĩ, đặc biệt là, Ngân hàng chính sách xã hội đã trả công trên 8 tỉ đồng cho thằng này để nó lừa. Khi nó bị bắt, dư luận chờ đợi một ý kiến xác đáng, đàng hoàng, nghiêm túc của Ngân hàng chính sách xã hội thì bỗng dưng Ông Phó Ngân hàng này ngoạc mồm nói rằng, vẫn tin "cậu Thủy" và không  mảy may giật mình, ngứa gáy gì về trò lừa đảo của thằng này. Thế ngộ nhỡ, mà rất dễ xảy ra, sau khi cơ quan điều tra xung trận, "cậu"Thủy xoẹt cái kê ra trong 8 tỉ đó, nhà cháu chỉ có ngần này, còn ngần này đã chia cho ông này, bà này thì sao ta? Và một số Tổng biên tập nhanh nhảu gỡ bài viết về trò lừa của "cậu"Thủy trong vụ tìm hài cốt ở Quảng Trị, giờ nghe tin "cậu" bị bắt có thon thót cái lưng quần mà tự xấu hổ không ta?

Bỗng dưng báo chí đưa tin trưởng cái thôn ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ém 42 suất quà cứu trợ bão lụt, tưởng để ăn ngay hóa ra không ăn trực tiếp mà ăn gián tiếp, bán lại cho dân, mà giá rẻ như giá xả hàng mùa thu của các siêu thị, thậm chí ai mua được còn mừng, còn ưỡn ngực tự hào vì có thân quen với trưởng thôn. Ăn tởm thế mà nhà báo gặp chủ tịch xã, chủ tịch xã ưỡn miệng ra bất hợp tác trả lời. Thế hóa ra, loại cán bộ này đúng là nó đang  tình nguyện làm chứng cho lời thím Doan " người ta ăn của dân không chừa một thứ gì". 

Bỗng dưng khi đi tìm xác nạn nhân bị Nhà thẩm mỹ Cát Tường vứt xuống sông, lại tìm ra tới 6 thi thể khác cũng đang trôi sông. 6 con người chứ không phải là 6 con heo, thế mà có những 6 con người đã chết  mà không ai biết, không vụ án, không gì hết là sao ta? 

Bỗng dưng xuất hiện hàng ngàn người dân biểu tình quyết liệt chống ô nhiễm môi trường và xâm hại môi trường sống do hút cát lậu ở Quảng Ngãi, tưởng lại như các nơi, lại cơ động, lại dân quân tự vệ, lại giải tán, lại hơi cay, lại lu loa có kẻ cầm đầu gây rối, thì bỗng dưng, xuất hiện Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất nước Võ Văn Thưởng, đến ngay với dân, đối thoại với dân, chịu thua dân vụ này và cam kết xử lý. Và bà con tin. Bỗng dưng nảy ra cái ý rất chi là mâu thuẩn nhưng rất chi là  dễ thương: Đôi khi cái sự thua dân lại chính là sự thắng của uy tín một chính quyền.

Bỗng dưng gần đây, trên báo chí, đăng rất nhiều tin về tội phạm côn đồ có, hiếp dâm có, tằng tịu lung tung lang tang có, nhưng đa phần những kẻ phạm pháp lại thuộc về chính người thừa hành pháp luật, lại thuộc chính cán bộ công chức. Bỗng dưng nghĩ, xã hội lại xuất hiện hai lực lượng côn đồ, lực lượng côn đồ truyền thống vốn đã làm xã hội bất an, nay thêm lực lượng côn đồ mới từ đội ngũ cán bộ, công chức nữa thì xã hội sẽ thế nào? 

Bỗng dưng trong cái mênh mông thông tin u mê, cục súc, khốn nạn của ngành Y, chói lòa lên cái tâm, cái đức của Bệnh viện Đà Nẵng đối với bệnh nhân, thế hóa ra, để giữ cái tâm cái đức của ngành Y đâu có khó, đâu có chi không làm được, cứ nhìn vào Bệnh viện Đà Nẵng đi, các bệnh viện vô đó mà coi, mà ngó, mà học, mà dụng đi, dân vỗ tay.

Bỗng dưng lại thêm cơn bão số 12 đang vào, tưởng hết rồi, mà lại vào lúc này, vào miền Trung, vào  Quảng Bình, thế thì dân chết à? Hàng cứu trợ của nhà nước, các đoàn thể đang ăm ắp ở kho tỉnh, kho huyện, kho xã sao vẫn chưa lôi hết ra cấp phát cho dân? Sao ì ạch mãi thế? Sao thống kê, thống kiếc, báo cáo báo kiếc, họp hành họp hiếc mãi thế, mở kho ra đi, đưa hết, trao hết đi chứ? Ơ kìa? 

Trần Thành Nam - Tư duy về Lòng biết ơn XHCN

Trần Thành Nam
Tác giả gửi tới Dân Luận

Các bạn trẻ quí mến, trang web Tư Duy Thịnh Vượng (TDTV) này đột ngột bì dừng từ cuối tháng 8, sau khi tôi đi học khóa NLP ở Đà Nẵng cùng bạn Chí Linh về. Đầu tiên, với những ai quan tâm, tôi xin lỗi vì sự dừng viết đột ngột đó.
Cũng với những bạn còn quan tâm, tôi xin có mấy lời về lý do sự cố trên. Tôi gọi đó là sự cố, vì nó ngoài ý muốn, và khá bất ngờ. Nhưng mọi việc đều có lý do tích cực của nó. Ai làm việc gì, kể cả khi việc đó sau này được coi là sai lầm hay tội ác, thì ngay lúc đó người ta cũng luôn tin mình đúng, luôn có và bám vào một/những lý do tích cực để làm động lực cho hành động của mình. Tôi cũng có lý do “mình đúng” khi tạm ngừng viết. Thực ra tôi đã rất buồn và không thể viết được gì cho các bạn, cho đến hôm nay…
Sau khóa NLP về, Chí Linh đã không liên lạc với tôi mấy tuần, làm cho các buổi đào tạo cuối tuần của tôi dành cho các bạn không tiếp tục được, tôi nghĩ Linh đã rất bận rộn. Nhưng rồi tôi nhận được tin Linh nhắn: “Thầy dậy chúng em sống và làm việc gì cũng phải có Lòng biết ơn. Và em biết ơn XHCN, mà thầy lại không dậy chúng em biết ơn XHCN!”
Tôi hơi bất ngờ, và đã trả lời Linh: “Thầy không biết XHCN là gì trên thực tế, và hình như chưa ai biết, người ta chỉ vẽ nó ra rất đẹp trên lý thuyết và muốn xây dựng nó. Nhưng những nước tưởng như gần có nó rồi, thì sụp đổ hàng loạt – vì thực tế cái người ta nhân danh nó – XHCN mà hành động lại rất tồi tệ, xấu xa, sai lạc… Có lẽ vì nó - XHCN sai, nó phản lại bản chất con người? Tóm lại, đơn giản là thầy không thể dạy các em đặt lòng biết ơn vào cái gì không tồn tại, và thầy không biết là gì đó…”
Linh lại nói: “Em được thế này là nhờ CNXH…nên em biết ơn CNXH!”. Tôi phản đối: “Em được thế này là nhờ cha mẹ, nhà trường, quê hương…và bản thân em, thì đúng. Nhưng nhờ XHCN? Thầy nghi ngờ điều đó. Phải nói, vì XHCN em chỉ được như thế này thôi, mới đúng. Với tài năng và đức độ của em, nếu ở một xã hội tốt đẹp hơn (phi XHCN chả hạn) có lẽ em thực sự sẽ là niềm tự hào lớn của gia đình, nhà trường, quê hương… Em có chí rất lớn, các bạn khác cũng thế...”
“Nhưng em cảm thấy không biết ơn XHCN là có gì đó không ổn…”
Với từ “không ổn” của Linh, tôi biết vấn đề này làm em đang phải day dứt. Tôi nói: “Em cảm thấy không ổn là vì em tưởng không biết ơn XHCN là không biết ơn cha mẹ (cha mẹ em là cán bộ to), nhà trường và quê hương (trong mắt em là nhà trường và quê hương XHCN…), nhưng đó là cảm giác sai do tư duy sai.”
“Biết ơn ai, cái gì và như thế nào đó là quyền và lựa chọn của em, và thầy tôn trọng điều đó. Nhưng đó không có nghĩa thầy cho việc biết ơn XHCN đó là đúng và ủng hộ em.”
Và tôi giải thích: ”Thầy cũng sinh ra và lớn lên trong chế độ này, cũng được dậy dỗ phải biết ơn XHCN. Và thầy đã từng biết ơn không hoài nghi, như biết ơn ông bà cha mẹ làng quê mình, như em bây giờ. Rồi thầy được chứng kiến từ bên trong sự sụp đổ của cả hệ thống XHCN mà không chỉ thầy mà cả nước ta tôn thờ và ngưỡng vọng, thầy đã phải tự đặt ra những câu hỏi “Tại sao?” để tìm câu trả lời (thầy đã thực sự bắt đầu tư duy). Việc đó giúp thầy nhìn ra sự thật, độc lập và khách quan, có phân tích và tự do chọn lựa (có tư duy), không phải do ai đó nhồi nhét vào đầu mình như trước (không có tư duy), về CNXH…”
Như vậy, tôi và Linh đã có tranh luận nhỏ về cách áp dụng Lòng biết ơn trong cuộc sống. Cùng môi trường sống “XHCN” gần như nhau (ông cha tôi cũng là cán bộ đảng viên như cha mẹ Linh), có thể nói tôi còn được ưu ái hơn vì được chế độ cho đi học nước ngoài bằng học bổng nhà nước hơn 10 năm ở nước ngoài, vậy mà tại sao Linh thì biết ơn XHCN, còn tôi thì lại không?
Phải nói rõ lại, hồi còn trẻ như các bạn, tuổi 15-25, tôi cũng đã rất tin tưởng và biết ơn XHCN, theo bản năng được dậy dỗ thôi, không suy nghĩ hay hoài nghi gì về điều đó. Tôi chỉ bắt đầu thực sự tư duy về XHCN là những năm cuối và khi tốt nghiệp ĐH như đã nói trên (những năm 1980-82, khi Linh và đa số các bạn chưa ra đời), chính là khi hệ thống XHCN bắt đầu sụp đổ ở Châu Âu.
Đầu tiên, tôi nhận thức được rằng XHCN “có vấn đề” lớn, và sai cơ bản. Từ đó tôi mới không tin tương lai XHCN mà đảng hứa hẹn cho đất nước nữa là tốt đẹp nữa. Từ tin tưởng, đến hoài nghi, không tin và đến không biết ơn XHCN là quãng đường dài tôi đã qua.
Đầu tiên, tôi đã phải học cách biết tách biệt lòng biết ơn đối với cha mẹ, gia đình dòng tộc, nhà trường, quê hương… ra khỏi lòng biết ơn (nếu có) đối với xã hội chính trị, nhà nước hay thể chế XHCN, đảng phái chính trị… riêng rẽ ra. Người ta (nhà trường XHCN, gia đình, xã hội này…) thường cố tình và vô tình dậy các bạn gộp tất cả những phạm trù đó vào làm một (chỉ vì chúng liên quan đến nhau và cũng tác động lên quan điểm và hành vi của bạn?). Thật ra, đó là để bạn phải biết ơn tất cả những đối tượng đó cùng lúc… (Họ muốn khai thác lòng biết ơn trong sáng và bản năng của con người nói chung với gia đình, quê hương… cho đảng và XHCN). Với tuyệt đại đa số người Việt hôm nay, họ đã thành công trong việc làm nhập nhèm đó, mà người ta gọi nôm na là “nhồi sọ”.
Bởi vì, là con người có học hành, chúng ta ai cũng nên và sẽ yêu quí và biết ơn cha mẹ, ông bà, gia đình dòng tộc, và cả quê hương nơi ta đã lớn lên, nhà trường thầy cô đã dậy dỗ ta, và cả đất nước dân tộc nữa… Đó là những nơi chúng ta phải và sẽ luôn biết cách đặt Lòng biết ơn của mình hầu như vô điều kiện, hầu như không phải lựa chọn. Nhưng chỉ thế thôi.
Còn xã hội này, nhà nước, thể chế XHCN này, đảng lãnh đạo này… là những cái chúng ta cần phải biết cân nhắc (có tư duy của mình), có đánh giá, có quan điểm và lựa chọn cá nhân, tùy thuộc vào thực tế những gì ta thấy, và ta phải biết so sách với các xã hội, nhà nước, thể chế, đảng phái khác, rồi mới yêu quí, tin cậy và quyết định có nên biết ơn hay không và như thế nào.
Chí Linh đã không phân biệt được hai nhóm đối tượng biết ơn này hoàn toàn khác nhau này. Nhóm đối tượng thứ nhất chúng ta không được chọn (cha mẹ, nhà trường, quê hương, đất nước…), và nhóm thứ hai chúng ta được quyền lựa chọn. Chỉ là chúng ta đã không được giáo dục và trang bị để dùng quyền tư duy và lựa chọn đó của mình.
Chúng ta đã nói nhiều, nói kỹ về lòng biết ơn trên trang web này rồi. Tôi đã dịch cho các bạn cuốn “Khoa học Làm giàu” trong đó có cả một chương (Chương 7) dành cho Lòng biết ơn. Không hiểu sao vừa rồi Chí Linh lại cho xóa hết bản dịch cuốn sách đó đã được tôi đăng tải (18 bài) trên trang web www.tuduythinhvuong.org này?
Chính vì chúng ta yêu quí, tin cậy và mong muốn có nhiều điều tốt đẹp cho gia đình, dòng tộc, quê hương, mái trường xưa… mà chúng ta đặt lòng biết ơn của mình vào đó, để mình đóng góp vào và mong nhận được mọi thứ tốt đẹp hơn.
Nhưng để yêu quí, tin cậy để rồi biết ơn xã hội, nhà nước XHCN, thể chế XHCN, đảng CS… thì phải nhìn vào hành động và kết quả (hồi bé chúng ta tin khi chỉ dựa vào lời nói của nhà trường, cha mẹ, xã hội… về XHCN là đủ) của những thú đó. Chúng ta cần mang hành vi và kết quả của xã hội, nhà nước XHCN, thể chế XHCN, đảng đó so với hành động và kết quả của các xã hội, nhà nước XHCN, thể chế XHCN, đảng khác… xem chúng có thật sự là tốt đẹp không? Nay, chúng ta không còn bé nữa rồi, chỉ nói thôi là không đủ đối với chúng ta, dù người nói là cha mẹ hay thầy cô, hay chính quyền, phải không các bạn?
Vấn đề của Chí Linh, của các em, là không có đủ các thông tin về các xã hội, nhà nước XHCN, thể chế XHCN, đảng phái khác để so sánh. Và một điều như đã nói trên là, các bạn chưa biết tách biệt gia đình-cha mẹ, nhà trường, quê hương, đất nước, dân tộc ra khỏi các phạm trù phải được chọn lựa như hình thái xã hội, nhà nước, thể chế, đảng phái… khi cân nhắc và đặt biết ơn của mình vào để sống và cống hiến. Chính vì thế, thầy đã luôn khuyên các em nên tìm hiểu thêm thật nhiều về thế giới qua sách báo và internet, hãy đi du lịch, đi công tác nước ngoài thật nhiều khi có thể để học hỏi. Đó là những Con tàu Thời gian vô giá giúp các em mở rộng tầm mắt và phát triển tốt và đúng hướng nhất
Một lần nữa, như thầy đã nói với Chí Linh, thầy không thể khuyên em/các em nên biết ơn XHCN - cái mà thầy không biết mặt mũi nó là gì, và cả em nữa hay tấc cả chúng ta cũng thế - cái gọi là CNXH đó. Nhưng thầy sẽ không cản ngăn hay phản đối các em.
Thầy cũng không thể đòi hỏi các em như mình, nhìn XHCN với con mắt độc lập hơn như hiện nay. Thầy không thể đòi hỏi các em làm được ngay cái việc mà bản thân mình thầy phải mất nhiều năm tuổi trẻ, và phải trả giá bằng cả hướng đi của cuộc đời mình (tức là sự nghiệp), mới làm được.
Nhưng thầy tin, một ngày không xa, với trí óc và trái tim trong sáng của mình, em Chí Linh và các em sẽ nhìn ra bản chất XHCN và sẽ quyết định lại lần nữa, có nên biết ơn nó hay không? Chỉ cần các em tiếp tục đặt những câu hỏi như thế và tự đi tìm câu trả lời cho chính mình, bằng tư duy của mình, để có Niềm tin cao nhất.
Trở lại với vấn đề đặt ra của đầu bài – Tư duy về Lòng biết ơn XHCN, thầy muốn tóm tắt lại, như sau:
Các bạn hãy luôn biết sống với lòng biết ơn, kể cả biết ơn XHCN. Nhưng hãy nhớ Lòng biết ơn xuất phát từ Tình yêu và Niềm tin. Mà Niềm tin – chúng ta đã nói kỹ rồi - thì phải ở cấp độ 4, cấp độ cao nhất, là phải được xây dựng, kiểm chứng và lựa chọn của bạn trên hành động và kết quả của những người được các bạn đặt Niềm tin và Lòng biết ơn (ở đây là XHCN). Vậy nên Chí Linh và các bạn hãy kiểm chứng hành động và kết quả mạng lại của những cái, những thứ, những người mang mác XHCN, rồi hãy tin, rồi hãy lựa chọn biết ơn XHCN hay không.
Chỉ thế thôi. Thầy tin Chí Linh và các bạn sẽ tìm thấy sự thật, đến được với chân lý, chọn được địa chỉ xứng đáng để gửi gắm Tình yêu, Niềm tin và Lòng biết ơn vô giá của cuộc đời mình.
Ths.Trần Thành Nam

Muốn bị bóc lột mà không được

TƯỜNG THỤY
.
Nhà tư bản bỏ tiền ra mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, thuê công nhân … làm ra hàng hóa rồi bán đi, thu về được một khoản lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Theo cụ Mác vĩ đại thì cái khoản dôi ra đó – cụ gọi là giá trị thặng dư (viết tắt là m) là do bóc lột công nhân mà có.
Vẫn theo cụ, đây là điều sinh tử của chủ nghĩa tư bản. Tư bản sinh ra từ nó và cũng sẽ chết đi vì nó. Thế nên mới có câu ví rất hay, lại mang theo màu sắc tình ái lãng mạn về bọn tư bản “sống vì em (m), mà chết cũng vì em”.
Đương nhiên, chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp không có người bóc lột người, chỉ có những người làm chủ xã hội.
Cụ Mác nói thế không biết đúng sai thế nào, chỉ biết là hiện nay, xã hội ta có rất nhiều người chưa có việc làm (nên nhớ không được gọi là không có việc làm hay thất nghiệp) nên lâm vào cảnh thiếu thốn, muốn bị bóc lột mà không ai bóc lột cho.
Hai vợ chồng đứa cháu gái mình đi học cao học bên nước Úc tư bản. Học xong thạc sĩ, nó về nước, còn chồng nó ở lại học thêm lấy bằng tiến sĩ.
Nó cầm cái bằng thạc sĩ về, muốn đi xin việc nhưng nghe ngóng phải mất trăm triệu này, trăm triệu khác nên hãi quá, nằm luôn ở nhà … Đẻ hai đứa con rồi nhưng vẫn chưa xin được việc làm.
Hồi mới về, nó mang xẻng cuốc quang gánh ra chợ người chờ ai đó đến bóc lột. Có lần họ gọi đến nó rồi nhưng lại đuổi vì phát hiện thấy tay chân nó thư sinh quá, bảo ngữ mày thì làm được cái gì. Nó lủi thủi quay về.

Có ai bóc lột tôi không nào. Ảnh: xã luận.com
Cũng may mà thằng chồng nó học tiến sĩ, chịu khó làm thuê làm mướn (đi hái trái cây gì đó) gửi tiền về nuôi vợ. Thế là cháu mình tuy không có việc làm nhưng vẫn sống được.
Kể cũng lạ, chồng tranh thủ làm thuê, bị bóc lột mà vẫn nuôi được vợ. Còn vợ thì muốn bị bóc lột nhưng chẳng ai chịu bóc lột cho, phải sống nhờ vào thằng đang bị bóc lột,
Cách đây 20 năm. Mình hay đi nhận thầu công trình (thi công toàn bằng máy). Xong công trình, cánh thợ lái máy, đứa thì mua được ti vi, đứa mua được xe máy (hồi ấy thường là cúp 81 bãi hoặc Sim son của Đức). Mình bảo, cho chúng mày thế mà tao vẫn còn khối tiền. Chúng mày thấy đấy, tao có làm gì đâu, tao bóc lột chúng mày đấy. Chúng nó bảo, thế à, nhưng khi nào có công trình mới, anh nhớ gọi tụi em đến để cho anh bóc lột nhá.
Mình cứ nghĩ mãi về chuyện sao ai cũng muốn bị người khác bóc lột, nhiều người muốn bị bóc lột mà không được. Chẳng lẽ thiên tài như cụ  Các Mác mà còn nói sai. Nghĩ mãi, hóa ra cụ “quên” béng mất, không tính đến lao động (trí óc) của nhà tư bản.
.01/11/2013

Quân Nguyên thua là phải

(LĐ) - Số 253 - Thứ sáu 01/11/2013 06:54
Làm cầu Nhật Tân bằng vốn ODA, Hà Nội bị phạt 150 tỉ đồng vì chậm tiến độ là một ví dụ điển hình trong ngành cầu đường. Nhưng sau đó, con đường trên cao vượt tiến độ (dù có lún mặt đường) lại được thưởng ti tỉ, cũng là một điển hình. Nghĩ đến thủy điện Sơn La vượt kế hoạch những 3 năm mà nếu thưởng thì chắc ngân quỹ không chịu nổi. Giật mình.
Nay nghe tin TPHCM làm metro đang có nguy cơ mỗi ngày bị phạt đến 2,5 tỉ đồng, lại thấy ù cả tai.

Nhưng Hà Nội dẫu sao cũng là đô thị đứng đầu. Chỉ một đoạn đường 1.500m nối đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng đang tiến hành đã tốn 1.000 tỉ đồng. Có đoạn 1.900m tốn 2.560 tỉ đồng, mở rộng đường Trường Chinh 2km: 2.500 tỉ đồng.

Người ta thường nói “tiền nhiều như quân Nguyên”. Nhưng đem đoàn quân Nguyên ngày xưa ra đếm chắc chưa là cái đinh gỉ so với tiền mở đường ở kinh thành Thăng Long. Xưa các người thua là phải! “Và con đường đắt nhất hành tinh” Kim Liên - Xã Đàn (1.000m) liệu còn giữ được kỷ lục?

Xóa xổ Vinashin: Quái chiêu đổi tên để xù nợ của đồng chí X?


Bảng Đỏ (Danlambao) - Ngày 31/10/2013, website bộ Giao thông Vận tải vừa ra thông cáo báo chí xác nhận việc xóa bỏ tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin – nơi từng được hứa hẹn sẽ là “quả đấm thép” của hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Dựa theo quyết đinh số 3287/QĐ-BGTVT của bộ này, một doanh nghiệp mới có tên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION, gọi tắt là SBIC) sẽ chính thức đi vào hoạt động, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
SBIC được thành lập sẽ là doanh nghiệp thay thế cho tập đoàn Vinashin từng gây nhiều tai tiếng do tham nhũng và ăn chia, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế nhân dân.
Như vậy, quyết đinh số 3287 của bộ Giao Thông Vận tải đã chính thức xác nhận về việc phá sản của tập đoàn Vinashin qua cách gọi 'chấm dứt hoạt động'.
Trên thực tế, Vinashin đáng lý đã phải tuyên bố phá sản từ rất lâu. Tuy nhiên, đảng cộng sản vì muốn che đậy sự dốt nát trong chính sách điều hành kinh tế nên vẫn sử dụng thây ma của tập đoàn này qua chiêu bài 'tái cơ cấu Vinashin'. Tác giả của sáng kiến 'tái cơ cấu' không ai khác chính là bộ đôi chuyên ăn tục nói phét Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng. 
Với chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, việc đổi tên Vinashin thành SBIC cũng chỉ giống như con tắc kè đổi màu. Ai cũng biết, bản chất của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vẫn chỉ là sự tham nhũng và dốt nát. Đổi tên cũng đồng nghĩa với việc đổi chác quyền lợi giữa các phe nhóm lợi ích trong đảng cộng sản.
Ngoài việc tham nhũng gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế nhân dân, tập đoàn kinh tế Vinashin cũng đang phải gánh khoản nợ khổng lồ lên đến hơn 80.000 tỷ đồng. Việc đổi tên kèm theo cụm từ 'chấm dứt hoạt động' cũng là thủ đoạn xù nợ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Sau cuộc thoát lưới ngoạn mục của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những sai phạm nghiệm trọng tại Vinashin cũng đã chính thức được cho chìm xuồng. Đối với nền kinh tế VN, những 'sáng kiến' kiểu như đổi tên để xù nợ có lẽ là điều duy nhất mà cựu y tá rừng U Minh có thể nghĩ ra được. Điều chắc chắn, sắp tới hoạt động kinh doanh phế liệu tại Việt Nam sẽ hết sức nhộn nhịp sau khi những chiếc tàu cũ của Vinashin được mang ra bán đồng nát.