Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Thứ Sáu, 01-11-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
DSC_9100 (Copy)<- Một số hình ảnh sinh nhật NO-U FC 2 tuổi (Thành).
9 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” (PNTP).
- Phạm Trần: Tại sao Việt Nam muốn nói khác Trung Quốc trên biển Đông (DLB).
- Dương Danh DyThành phố Hồ Chí Minh định hợp tác những gì với tỉnh Thanh Hải Trung Quốc? (Boxitvn/DĐXHDS).
Indonesia tổ chức hội thảo về Biển Đông (RFI).
Căng thẳng Trung-Nhật tăng cao vì vấn đề máy bay không người lái (VOA).   - Trung Quốc tố Nhật “phá đám” (NLĐ).  - Trung Quốc dọa dùng ‘biện pháp cứng rắn’ với Nhật Bản (SM).  - Vì sao Trung – Nhật ‘ăn miếng, trả miếng’? (Tin tức).
- Nguyễn Trọng Bình: Yêu tổ quốc nhưng trước tiên phải yêu… bản thân (TVN/DĐXHDS). ”Bài viết cũng đã động được tới điều quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam “từ khi có đảng”, nhưng mới chỉ đổ tại cho phong kiến và chiến tranh. Trong khi đó, thủ phạm chính của lối giáo dục coi rẻ phẩm giá mỗi cá nhân con người, buộc người ta từ lúc chưa lọt lòng mẹ, cho tới khi … đã khuất núi hàng chục năm mà vẫn phải chịu hèn hạ, nhục nhã, chính là đường lối giáo dục, tuyên truyền của ĐCSVN.
Những đòi hỏi phi lý và trịch thượng! (ND/DĐXHDS).
Công an tiếp tục sách nhiễu gia đình Anh Đoàn Huy Chương (RFA).
Hiệp hội Khmer Krom yêu cầu Campuchia can thiệp VN thả tù nhân (RFA/DĐXHDS).
- Về tin blogger Nguyễn Lân Thắng bị câu lưu ở sân bay: AP: Blogger Việt Nam đưa tin bị giam giữ lên Facebook (DTD). - Ông Nguyễn Lân Thắng bị câu lưu (BBC). - Blogger Nguyễn Lân Thắng trả lời RFA ngay sau khi được thả (RFA). - Chúc mừng Nguyễn Lân Thắng trở về (Nguyễn Tường Thụy). “Thực ra, chúng tôi chỉ cần biết, an ninh sân bay có giữ Nguyên Lân Thắng không, lý do tại sao và bao giờ thì có thể về… Tuy nhiên, họ có vẻ lúng túng, tìm cách hoãn binh, bảo các bác ra ngoài đợi, 10 phút sau chúng tôi sẽ trả lời.  Chúng tôi để hẳn 15 phút mới vào nhưng hỡi ôi, phòng làm việc lúc này không một bóng người. Họ đã trốn bằng cửa sau từ lúc nào“. - Erica Chenoweth – Bộ Công Cụ của Người Bất Đồng Chính Kiến (Dân Luận).
- Phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thanh Lương: ‘Nói sự thật mà ảnh hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không tồn tại’ (VOA). “Việc quyết định các bản án chính trị thể hiện ý chí của nhà cầm quyền nhiều hơn. Vai trò luật sư đơn giản, không phải là chủ chốt quyết định để đem lại lợi ích cho thân chủ của mình. Cho nên, tôi mới chấp nhận phương hướng đó để tránh những sự căng thẳng, xung đột, để có thể phát triển lâu dài, còn có những cơ hội để giúp đỡ nhiều người khác vì một khi luật sư không bảo vệ mình được thì làm sao bảo vệ cho người khác”. - Cựu chiến binh kể chuyện đi xem xử facebooker Đinh Nhật Uy (DCCT). - Vì sao tòa án “nương tay” với thanh niên yêu nước? (RFA).
NGÀY VỀ ĐNH NHẬT UY – Phần 1 (Trương Minh Đức). - Phần 2
- GS Tương Lai: SỨC LAY ĐỘNG CỦA “DẬY MÀ ĐI” (DĐXHDS).
- Nguyễn Tường Thụy: Liệu rồi có vụ án chính trị nào trắng án? (DĐXHDS).
- Phỏng vấn ông Trần Gia Phụng: Vai trò lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (RFA/DĐXHDS).
Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 27) (Nhật Tuấn). - Xích Tử – Chuỗi giá trị kinh tế thịt chó (Dân Luận). “Nhân chuyện ngành kinh tế đặc thù về thịt chó chỉ có ở Việt Nam, liên tưởng rất gần đến một ngành cũng rất đặc thù khác là kinh doanh chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngành này được ghi hẳn hoi vào điển luật; cả nước có vô số tổ chức, cơ sở nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, xuất bản in ấn, với gần 3000 cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Mỗi năm trong mấy chục năm qua, hoạt động của chuỗi này tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc từ quốc khố.
- Nguyễn Hoàng Đức: XÂY DỰNG PHẨM CHẤT CHỦ NHÂN ÔNG ĐỂ SỐNG TRONG NƯỚC NHÀ (Nguyễn Tường Thụy).
Sống có yên nổi không?! (DLB). - Đối mặt với tử thần (Phạm Thanh Nghiên).
DÂN BÂY GIỜ RÕ “MÁNH” NHÀ CẦM QUYỀN CẢ RỒI- Kêu gọi phong trào BẤT TUÂN DÂN SỰ THÔI (Bùi Hằng). - BỖNG DƯNG… (Điểm thông tin từ bốn phương tám hướng) (Nguyễn Quang Vinh).
- Thạch Quỳ: Chuột bạch (Quê Choa). “Cuộc thí nghiệm kéo dài non thế kỷ/ Thêm một thế kỷ nữa, biết hoàn thiện không?” - Sờ voi (Nguyễn Hoa Lư). “Con voi này, Quốc vương đã tốn cả núi máu xương của dân chúng mới ‘thỉnh’ về đến xứ này được. Có giọng một phụ nữ ré lên: Trông nó dân chủ gấp vạn lần tư bản.  Nhiều giọng sang sảng người hùa theo: Trông như cảnh giới trên Thiên đàng.  – Đúng đúng, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh!” Tốn cả núi máu xương của dân chúng để tạo ra đất nước: dân nghèo, nước mạt, xã hội tan tành, dân chửi lưu manh!
Trần Thành Nam – Tư duy về Lòng biết ơn XHCN (Dân Luận).
Nhưng có nghĩa gì đâu? (Minh Văn). “Mới đây đảng Cộng Sản tuyên bố sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Họ nói rằng bản Hiến Pháp mới đã thể hiện được ‘hào khí ngàn năm của dân tộc và tinh thần dân chủ thời đại’. Trong khi đó họ vẫn giữ nguyên điều 4, khẳng định sự lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của đảng Cộng Sản. Hào khí dân tộc và tinh thần dân chủ của thời đại làm gì, khi mà Việt Nam vẫn là một chế độ độc tài và chìm đắm trong chủ nghĩa Cộng Sản phi nhân?
- JB Nguyễn Hữu Vinh: Khi người cộng sản mất phương hướng (Blog RFA).
Thanh Hương – Lưu manh: Hai chữ “thu hồi”… (Dân Luận). “Đã dùng từ ‘thu hồi’ thì chớ, lại còn đưa cả từ ‘cưỡng chế’ vào luật nữa… thì ‘thu hồi’ không chỉ là lưu manh, mà đã thành ăn cướp trắng trợn. Hàng triệu người đang yên lành, bỗng thành nạn nhân. Thế lực thù địch là ai? Giặc nội xâm là ai?
Vì sao hạn chế báo chí hoạt động tại Quốc hội? (RFA).
Bộ trưởng Nội vụ chờ báo cáo về ‘công chức cắp ô’ (VNN). - Có phải công chức nhiều làm túi tiền quốc gia eo hẹp? (RFA).
Nâng trần bội chi và nợ công là cần thiết nhưng chỉ là giải pháp ngắn hạn (ĐBND).  – Video: Quốc hội thảo luận về kinh tế ngân sách (VTV).
Ngành nào tham nhũng lớn nhất? (TTVN). - Kiên quyết trảm tham nhũng (TT). - Ngành thuế cam kết “không tham nhũng” (NLĐ). - Nhà đầu tư quan ngại tình hình tham nhũng tại Việt Nam (VOV). - Doanh nghiệp tư nhân chủ động hối lộ… doanh nghiệp nhà nước (ĐV). - 10 ‘đại án tham nhũng’ chậm ‘kết án’ vì ‘dính’ cán bộ có quyền? (NĐT).
Bình luận Quốc hội: Lỗi tại hoa hồng! (LĐ). - Các Đại Biểu Quốc Hội Bị dọa: Đừng Bàn Tới Tham Nhũng; Dương Chí Dũng Chỉ Là Phần Nổi; 68% Doanh Nghiệp Phải Trả Hoa Hồng… (Việt Báo). - Vinashin hay ‘Vinachia’ thỏa hiệp đen bòn rút tài sản (VNN). - Giáng cấp Vinashin thành SBIC  (ĐT). - Vinashin bị khai tử, chuyển thành SBIC (BBC).  - Thành lập tổng công ty tàu thủy mới thay Vinashin (TBKTSG). - Xóa xổ Vinashin: Quái chiêu đổi tên để xù nợ của đồng chí X? (DLB).
- Đặng Hoàng Giang: Cái tát hữu hình của bàn tay vô hình (Diễn ngôn/DĐXHDS).
Sở Y tế Kon Tum giải trình vụ Chánh thanh tra dùng cuốc đánh dân (TN).  - Ông Hoàng: chỉ là tai nạn, không đánh người như tin trên mạng đưa (TT).
Nghi án dân phòng rượt đuổi, chích điện khiến 1 người chết (NLĐ).
2Đeo khăn tang, mang di ảnh đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu nại (TN).  - Vụ mang di ảnh đến trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu nại: Tạm giữ 19 người. =>
Vụ Khatoco gây ô nhiễm: Dân lại kéo đến UBND tỉnh kêu cứu! (NLĐ).  - Kiến nghị đình chỉ Hào Dương.
50 năm sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm (RFA). - BẠCH DIỆN THƯ SINH: TỘI ÁC SINH VIÊN & THÀNH ĐOÀN CỘNG SẢN (Sơn Trung).
Ninh Thuận-1 ‘giống nhà máy điện TQ’ (BBC).
Trung Quốc: “Tham nhũng hàn lâm” cản trở sự tiến bộ khoa học và công nghệ  (TNNN).  - Ảnh Photoshop của giới chức Trung Quốc bị phanh phui (Mạnh Kim). “Rõ ràng là phản tác dụng khi làm những trò bịp tương tự. Nó chỉ khiến người dân càng thêm xem thường bọn quan chức… Muốn được trọng thì khó nhưng để bị khinh thì dễ lắm thay!
- CHUYỆN HỘ KHẨU CỦA TRUNG QUỐC… (Mạnh Kim).
Apple ngưng mô tả Đài Loan thuộc về Trung Quốc trên bản đồ (VOA).
Cuộc vận động yêu nước của Trung Quốc ở Tây tạng phản tác dụng (VOA).
TQ thắt chặt an ninh tại Tân Cương (BBC).  - Truyền thông Trung Quốc kêu gọi ‘mặt trận đoàn kết chống khủng bố’ (VOA). - Khủng bố tại Thiên An Môn : Một vố đau đối với an ninh Trung Quốc (RFI). - Báo chí Trung Quốc kêu gọi « trừng phạt nặng » sau vụ khủng bố Thiên An Môn (RFI).
Một phụ nữ chạy thoát khỏi CHDCND Triều Tiên kể đã bị tra tấn như thế nào  (NTDTV/ Kichbu). – Bắc Triều Tiên, 9 năm để thoát khỏi địa ngục – Chương 6 : « Kogebi » – Nỗi nhục (1) (Thụy My).
Phiên xử lãnh đạo Khmer Đỏ kết thúc (BBC).  - Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ nói lời cuối trước tòa (VOA). - Cam Bốt: Nuon Chea xin tha tội ác diệt chủng (RFI).
Tổng thống lập web để người dân tố cáo tham nhũng (PLO).

- Tỷ lệ trồng rừng bồi hoàn do thủy điện chỉ đạt 3,7%: Cần xem xét trách nhiệm của cơ quan giám sát (TP).

Peter Lâm Bùi – Nỗi đau Long An (FB Peter Lâm Bùi/DL).
Cập nhật Việt Nam 2013 (Jonathan London).
Muốn bị bóc lột mà không được (Nguyễn Tường Thụy).
- Báo NTNN tổ chức trực tuyến về luật đất đai: Nên giữ “quyền sử dụng đất là quyền tài sản” (DV).
- ĐB Dương Trung Quốc: ‘Quốc hội không vô can’ (VNN).
Phí (TP).
- Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương: “Phạt để cho tồn tại”? (ĐĐK).
Chưa yên chuyện ở đền Hoàng Mười (TT). - Sư trụ trì lên tiếng về căn biệt thự bạc tỷ (DT). “Ngoài ra, ông Thành và các cụ trong Ban Hội tự cũng rất bức xúc khi tên chùa viết ở cổng lại bằng chữ Trung Quốc, trong khi chùa Bồ Đề là chùa di tích cấp tỉnh, thuần Việt. Ban Hội tự đã nhiều lần ý kiến, sư Tấn nhiều lần hứa sửa lại tên chùa bằng tiếng Việt nhưng 3 năm qua, chùa Bồ Đề vẫn đang mang một cái tên nước ngoài.”
KINH TẾ
‘Báo cáo kinh tế màu hồng, còn nhân dân thấy màu tối’ (VNE).  - Chưa đánh giá đúng về kinh tế (NLĐ).  - Không vội tăng trưởng, dè chừng lạm phát (PNTP).  – Phỏng vấn ông Cao Sỹ Kiêm: Nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến với những dấu hiệu phục hồi (ĐBND).  - Trong điều kiện hiện nay của nước ta, cho phép nghĩ đến phục hồi nhịp độ tăng trưởng kinh tế (ĐBND).  – Video: Kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất (VTV).
- Audio phỏng vấn ông Alfred Chan, Giám đốc tài chính của Fitch Ratings: Nên giảm sở hữu nhà nước để cứu kinh tế (BBC).
2Làm thế nào để bán được nợ xấu? (TQ).  - TPHCM: Doanh nghiệp có nợ xấu vẫn được vay mới (TBKTSG).
Đã đến lúc DNNN “cắt lỗ” để tránh mất giá (ĐT).
Ngân hàng “cụt vốn”, nên cho đóng cửa  (VnEco).
<- Giật mình siêu dự án! (NLĐ).
Giảm thuế VAT: người mua vui, người bán lo (TBKTSG).
Giá nhà về mốc 7 năm trước, người mua vẫn hững hờ (VnEco).
Gạo lại rớt giá (TBKTSG).
Vasep đề nghị cần có hạn ngạch trong nuôi cá tra (TBKTSG).  - Thủy sản “se duyên” với nước ngoài (NLĐ).
Quảng Ninh: “Đẩy” 2 doanh nghiệp kinh doanh xe buýt bên bờ phá sản ? (DĐDN).
Hội nghị tư vấn phát triển ngành dừa tại Châu Á – TBD (RFA).
Mỹ chỉ trích chính sách của Đức và TQ (BBC).
Lạm phát khu vực đồng Euro xuống thấp (BBC).
Bộ Tài chính Mỹ: Đồng Nhân dân tệ vẫn bị ‘định giá rất thấp’ (VOA).  - Trung Quốc với tham vọng quốc tế hóa đồng NDT (TTXVN).
Ngân hàng trung ương Mỹ tiếp tục bơm tiền cho nền kinh tế (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
NGUYÊN SA – Cõi Thơ (Du Tử Lê).
THƠ THIẾU NHI CỦA NGUYỄN QUANG HUỆ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chu Thụy Nguyên: Một. và những ngón tay (Da Màu).
- Âu Thị Phục An: Tôi làm thơ trên giường ngủ (Da Màu).
- Văn Công Mỹ: MẤY BÀI THƠ NĂM CHỮ RẤT NGẮN (Ba Sàm).
NGUYỄN HÒA trả lời phỏng vấn HỒNG THANH QUANG (Lê Thiếu Nhơn).
Đi Tìm Alaska – Phần 16 – John Green (Nguyễn Hoàng Huy).
2Vụ án con tàu ma (Da Màu).

Số khổ, Càng nói càng ngu! (Trần Hùng).
Học nhạc chính quy: Càng lên cao, càng rơi rụng (PNTP). =>
Trò chuyện về nhạc phim với Nguyễn Công Phương Nam (PNTP).
Hé lộ bí ẩn tranh tường 500 năm của Leonardo da Vinci (NLĐ).
Sắp đấu giá chân dung nữ văn sỹ Anh (BBC).
Việt Nam giành Huy chương Vàng Taekwondo Thế giới (TP/VOV).
Ông Hoàng Văn Phúc vẫn chỉ huy U.23 Việt Nam tập luyện (TN).  - Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: “Coi thường khán giả thì phải ra đi” (LĐ).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Hiện đại hóa sách giáo khoa (NLĐ).  - Hướng thiết kế sách giáo khoa năm 2015 (QĐND).
2Bộ “bật đèn xanh,” trường ngoài công lập vẫn ế hàng (TTXVN).   - Quảng Nam khai tử các trường THPT tư thục (VOV).
TP.HCM còn thiếu gần 300 giáo viên mầm non (PNTP).
<- Suất ăn học sinh tiểu học bị nghi xà xẻo (TP).
Giáo dục cho người lớn? (QĐND).
Đặc cách công nhận giáo sư cho ông Trần Đình Hòa (PLTP).  - Đã có giáo sư trẻ nhất năm 2013 (VNN).
Chơi game liên quan sự phát triển của não (NLĐ).
Học tiếng Anh nhưng không dùng được! (PLTP).  - Ngày càng có nhiều người Hong Kong học tiếng Anh giọng Mỹ (VOA).
Một học sinh Trung Quốc nhảy lầu chết « theo lệnh » của thầy giáo (RFI).
Đến từ Alpha Centauri (Nguyễn Tiến Dũng).

- Vụ thi rớt cao học vẫn được học: Sai quy chế (TT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Nguyễn Trung Tôn: Cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Xuân để lại gì? (DienDanCTM). - Vụ chậm chuyển viện tại TT-Huế: Gia đình từ chối tiền của bệnh viện (DV).
Bác sỹ ném xác không bị khởi tố tội giết người (VNN).  - Cơ sở y tế tư nhân: Quản kiểu gì ? (DĐDN).  - Bệnh thành tích trong quản lý sẽ gây mất niềm tin (TT).
Một ‘nhà ngoại cảm’ Việt Nam bị bắt vì tội lừa đảo (VOA).  - “Cậu Thủy” và cuộc khai quật ly kỳ ở Bình Phước (24h).  - Đừng tin nhà ngoại cảm! (NLĐ).  - Bắt buộc giám định ADN hài cốt liệt sĩ.  - Bộ Quốc phòng không bao giờ dựa vào nhà ngoại cảm (TT).  - Nếu còn thông tin về liệt sỹ, chúng tôi tiếp tục tìm (Tin tức).
Rúng động vì vỡ nợ liên tiếp (NLĐ).
2Phận đói khổ cùng cực ngay giữa đô thị phồn hoa (MTG).
Cậu đánh đập cháu ruột 3 tuổi bắt đi ăn xin (TT).  - Điều tra vụ tố giác bố đẻ và mẹ kế bạo hành con gái 6 tuổi.  - Hai trẻ bị người thân hành hạ dã man (NLĐ). =>
Vỡ mộng vượt biên (NLĐ).
Vụ tai nạn kinh hoàng ở Ninh Thuận: 3 người tử nạn (VOV).
Chờ đón những công dân thứ 90 triệu của Việt Nam (TT).  - 0h ngày 1/11/2013: “Làm sao nuôi cho đủ 90 triệu miệng ăn?” (Soha).
Chen lấn giành quà hỗn loạn (TT).
- Không thể từ bỏ cuộc sống độc lập, tự do – Vấn đề nan giải của người già ở Mỹ (FB Ngọc Thu).
- Video: Nguyên nhân sụt lún ở Núi Dầu – Hà Tĩnh (VTV).
Tìm thấy hộp ghi âm buồng lái máy bay Lào gặp nạn (NLĐ). - Tìm thấy hai hộp đen máy bay Lào bị tai nạn (RFI).
Người Indonesia xả stress bằng trăn (BBC).
Cần cảnh giác các website gặp gỡ cho tuổi thiếu niên (RFI).
Đức công nhận giới tính thứ ba (RFI).
Động đất mạnh ở Đài Loan, nhiều người tháo chạy (TT).


- Ký sự miền rừng: Muốn giữ rừng, dân phải đủ ăn! (NNVN).
QUỐC TẾ 
Hủy thiết bị làm vũ khí hóa học ở Syria (BBC). - OPCW: Syria đã ‘phá hủy các thiết bị sản xuất vũ khí hóa học’ (VOA). - Syria : Tất cả vũ khí hóa học đã được niêm phong (RFI). - Căn cứ phòng không Syria bị thiêu rụi hoàn toàn (TP).
131031033108_barack_obama_and_vladimir_putin__512x288_afp_nocreditIsrael không thông qua hiệp ước vũ khí hóa học (Tin tức).
<- Putin là ‘người quyền lực nhất thế giới’ (BBC).  - Nga diễn tập tên lửa (NLĐ).
Google tức giận vì nghi NSA đột nhập (BBC).  - Báo Washington Post: NSA xâm nhập lấy dữ liệu của Google, Yahoo (VOA).  - Liên Hiệp Quốc cho biết không bị Mỹ nghe lén.  - Chính phủ kiện công ty điều hành công tác điều tra lý lịch an ninh của Snowden.  - Báo Australia: Mỹ cũng do thám các nước châu Á.  - Trung Quốc chính thức lên tiếng về chương trình nghe lén (VOV).  -  Thủ tướng Australia trả lời báo giới về vụ các đại sứ quán do thám châu Á (Gafin). - Vụ nghe lén : Mỹ dỏng tai khắp nơi, còn Châu Âu thì chia rẽ (RFI). - Báo Ý : Đức Giáo hoàng cũng bị NSA nghe lén (RFI).
Obama cam kết sửa lỗi mạng y tế (BBC).  - TT Obama nhận trách nhiệm sửa chữa website mua bảo hiểm y tế (VOA).  - Có chức, không quyền (NLĐ).
Ba cựu phóng viên Anh nhận tội xâm nhập điện thoại (VOA).
Snowden kiếm được việc làm ở Nga (TN). - Cựu nhân viên tình báo Mỹ Snowden tìm được việc làm tại Nga (RFI).
Thủ tướng Pháp công du Nga để thúc đẩy quan hệ song phương (RFI).
Thủ tướng Úc : Làn sóng thuyền nhân tỵ nạn « đã bị chận đứng » (RFI).
Thái Lan: Đối lập xuống đường phản đối dự luật ân xá chính trị (RFI).
Biểu tình phản đối lương thấp ở Indonesia (VOA). - Hàng trăm ngàn người Indonesia đình công đòi tăng lương (RFI).


* RFA: Audio:  + Sáng 31-10-2013  Tối 31-10-2013  * RFI: 
Video: + Cuộc Sống Quanh Ta 30-10-2013; + Bản tin video sáng 31-10-2013; + Bản tin video tối 31-10-2013Một nhà ngoại cảm Việt Nam bị bắt vì tội lừa đảo; + TNS Mỹ quan ngại về thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam; + Việt-Mỹ đối thoại quốc phòng lần thứ tư tại Washington.
* VTV: + Chào buổi sáng – 31/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 31/10/2013;  + 360 độ thể thao – 31/10/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 31/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 31/10/2013;  + Thời sự 12h – 31/10/2013;  + Thời sự 19h – 31/10/2013.

2084. QUAN HỆ QUÂN SỰ MỸ-ĐÀI LOAN TRONG BỐI CẢNH MỸ QUAY TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 27/10/2013
(Tạp chí Bình luận Trung Quốc”, Trung Quốc, số 2/2013)
Chiến lược Mỹ quay lại châu Á – Thái Bình Dương hoặc “tái cân bằng” có thể khái quát thành “Bốn nội dung một điểm chốt”. Bốn nội dung là “tái cân bằng” giữa các khu vực trên thế giới, tức “tái cân bằng” từ khu vực châu Á – Thái Bình và Trung Đông đến châu Âu, “tái cân bằng” khu vực Đông Á, bao gồm “tái cân bằng” khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á; tái cân bằng mức độ quan tâm giữa vấn đề trong và ngoài nước, tức “tái cân bằng” giữa chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa biệt lập; “tái cân bằng” biện pháp chiến lược, tức “tái cân bằng” lợi ích giữa quân sự và kinh tế và ngoại giao. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất và có ý nghĩa đại cục nhất chính là “tái cân bằng” giữa các khu vực trên thế giới, ba vấn đề còn lại chỉ dùng để phối hợp với mục tiêu chính. Một điểm chốt thực chất là bốn nội dung tái cân bằng nhằm mục tiêu củng cố và duy trì địa vị chủ đạo của Mỹ tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương và thế giới. Điều này có nghĩa là bất cứ lực lượng nào (đặc biệt là Trung Quốc) thách thức địa vị lãnh đạo của Mỹ, sẽ trở thành đối tượng bị Mỹ kiềm chế thậm chí chèn ép.
Sự điều chỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ liên quan đến nhiều lĩnh vực, mà quân sự là một trong những nội dung then chốt của chiến lược này. Mỹ tuyên bố chiến lược “quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương” hoặc “tái cân bằng” không nhằm vào Trung Quốc, nhưng thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc trong tương lai có tiềm lực ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và an ninh trên nhiều phương diện. Các biện pháp quân sự có liên quan của Mỹ, đặc biệt là ý tưởng “tác chiến không – biển” (tác chiến liên kết trên không và trên biển) (ASB) và “khái niệm can dự tác chiến chung” (JOAC), xây dụng “Văn phòng tác chiến không – biển”, tuyên bố đến năm 2020 sẽ chuyến 60% lực lượng hải quân đến châu Á – Thái Bình Dương… thực chất đều là kiềm chế chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực (A2/AD)” của Trung Quốc, xoá bỏ thách thức ngày càng nghiêm trọng từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đối với hoạt động tự do can dự của Mỹ. Điều này hoàn toàn chứng tỏ phòng ngừa, kiềm chế Trung Quốc về quân sự là một bộ phận quan trọng trong sự điều chỉnh chiến lược sang phía Đông của Mỹ.
I) Địa vị và vai trò của Đài Loan trong sự điều chnh an ninh “tr lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ
Đối với câu hỏi liệu Mỹ có thực sự ở lại châu Á và thực hiện cam kết về kinh tế và chiến lược của họ hay không, Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố: “Mỹ có đủ khả năng và có thể làm được”. Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Carter thì tuyên bố: “Hãy nhìn hành động của chúng tôi”. Trong cuộc bầu cử tổng thổng Mỹ năm 2012, “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” cũng là vấn đề mà cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cùng chung chính sách. Sau khi tái đắc cử, Obama đã thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên đến các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Campuchia… Đây là việc làm chưa có tiền lệ và một lần nữa thể hiện quyết tâm chuyển dịch sang phía Đông của Mỹ. Có thể nói, sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ rất tích cực, đã bắt đầu được triển khai và ngày càng được tăng cường. Cùng với những hành động của mình, Mỹ còn yêu cầu đồng minh và đối tác cùng hành động, tích cực phối hợp với Mỹ. Trong tiến trình này, vấn đề Đài Loan đương nhiên khó tránh khỏi ảnh hưởng.
1) ng phó với chiến lược “chng tiếp cận và xâm nhập khu vực”của Trung Quốc đại lục là mục tiêu chung của chiến lược “trở lại châu Ávề quân sự và phi hợp phòng thủ Đài Loan của Mỹ.
Những năm gần đây, sự thúc đẩy nhanh chóng hiện đại hóa quốc phòng Trung Quốc, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” để ứng phó với xung đột ở eo biển Đài Loan đã khiến Mỹ quan tâm và lo ngại. Mỹ cho rằng nhờ thực lực kinh tế tăng trưởng cao, Trung Quốc đã duy trì tăng chi phí quốc phòng ở mức hai con số, khiến sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc tăng vọt. Đặc biệt, việc hệ thống tác chiến “chống tiếp cận và xâm nhập” của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh không những đang dẫn đến mất cân bằng sức mạnh quân sự ở eo biển Đài Loan, tạo thuận lợi cho Trung Quôc ngăn chặn hiệu qủa quân đội Mỹ can dự khi xẩy ra khủng hoảng tại eo biển Đài Loan, mà còn làm mất cân bằng chiến lược và cục diện an ninh khu vực Tây Thái Bình Dương, thách thức khả năng tự do hành động của quân đội Mỹ tại khu vực này, dẫn đến đe dọa địa vị ưu thế của Mỹ trong khu vực châu Á — Thái Bình Dương và cam kết an ninh đối với đồng minh, đe dọa địa vị bá chủ toàn cầu của Mỹ. Có thể nói Mỹ cho rằng sức mạnh quân sự, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của chiến lược “chống tiếp cận, xâm nhập khu vực ’ của Trung Quốc có tầm ảnh hưởng vượt qua eo biển Đài Loan, mở rộng tới các khu vực xung quanh Trung Quốc (Biển Đông, Biển Hoa Đông), cũng như châu Á – Thái Bình Dương và toàn thế giới. Chiến lược này của Trung Quốc không những thay đổi cán cân quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương, mà còn đe dọa đến khả năng hoạt động của Mỹ xung quanh lục địa châu Á, cuối cùng đe dọa địa vị bá quyền của Mỹ tại châu Á — Thái Bình Dương và toàn thế giới.
Để kiềm chế thách thức này, Mỹ ngày càng tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực như tác chiến liên kết không — biển, tấn công từ xa, không gian mạng và vũ trụ… Trong bối cảnh đó, “ý tưởng tác chiến không — biển ’ và khái niệm “can dự tác chiến chung” đã ra đời để trước khi hệ thống tác chiến “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” của PLA lớn mạnh vào năm 2020 có thể tăng cường hiệp đồng tác chiến giữa hải quân, không quân, vũ trụ không gian mạng…, liên kết với đồng minh và đối tác, kết hợp giữa tác chiến trên không, trên biển, trong vũ trụ, trên mạng và từ chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đao thứ hai đến chuỗi đảo thứ ba, để ngăn chặn sự lớn mạnh của PLA, duy trì khả năng tự do hành động của quân đội Mỹ trong môi trường “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực”, ngăn chặn việc thực hiện chiến lược và mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc, thực hiện cam kết an ninh đối với Đài Loan và các đồng minh của Mỹ, duy trì địa vị lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.
Việc ứng phó với xung đột tại eo biển Đài Loan, sử dụng vũ lực để chống Đài Loan độc lập, thúc đẩy thống nhất đất nước, ngăn chặn bên thứ ba can dự là động lực chủ yếu và mối quan tâm hàng đầu của công cuộc hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt là của chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” đang được thúc đẩy nhanh chóng. Tuy nhiên, chiến lược “quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương”, liên kết với đồng minh và đối tác, phối hợp tác chiến trên không, trên biển, trong vũ trụ và giữa các chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai và chuỗi đảo thứ ba là nhằm tăng cường ứng phó với chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực của Trung Quốc, đảm bảo duy trì khả năng hoạt động tự do của quân đội Mỹ, đồng thời duy trì cam kết an ninh với Đài Loan và các đồng minh khác, giữ vững địa vị lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương và và thế giới của Mỹ. Như vậy, việc Mỹ ứng phó với chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực”, bảo vệ Đài Loan (đồng thời phát triển quan hệ quân sự Mỹ – Đài Loan) lợi cả đôi đường, phù hợp với tình hình. Cũng có thể nói rằng việc Mỹ ứng phó với chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” của Trung Quốc sẽ vừa giúp Đài Loan phòng thủ, thực hiện cam kết an ninh đối với Đài Loan, vừa có thể duy trì khả năng tự do hoạt động trong môi trường đó, thể hiện rõ Mỹ giữ chữ tín về đảm bảo an ninh đối với đồng minh, rốt cuộc là có lợi cho đảm bảo địa vị lãnh đạo châu Á — Thái Bình Dương và thế giới của Mỹ. .
2) Tiếp tục phát huy vai trò truyền thống của Đài Loan trong việc ngăn chặn và kiềm chế quân đội Trung Quốc đột phá khỏi chui đảo thứ nhất.
Ngày 4/10/2011, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Kurt Campbell đã nêu rõ tại buồi điều trần tại ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ: “Bộ phận quan trọng trong sự chuyển hướng của Mỹ sang châu Á là duy trì quan hệ mạnh mẽ, phi chính thức trên nhiều lĩnh vực với Đài Loan và cam kết của Mỹ đối với duy trì hòa bình ổn định ở eo biển Đài Loan. Sự thành công của chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương cần quan hệ phi chính thức giữa Mỹ với Đài Loan. Quan hệ Mỹ – Đài Loan bền vững và đa dạng hơn không những sẽ tăng cường lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc các đối tác của Mỹ trong khu vực này nhìn nhận về Mỹ. Campbell nêu rõ quan hệ an ninh với Đài Loan có lẽ là bộ phận đáng được quan tâm nhất trong quan hệ Mỹ – Đài. Về quan hệ eo biển Đài Loan, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì “Luật quan hệ với Đài Loan”, ba thông cáo chung Trung – Mỹ cùng “6 điều đảm bảo” quan hệ quân sự vững chắc có hiệu quả vốn có với Đài Loan, giúp Đài Loan xây dựng một lực lượng quân đội hiện đại được huấn luyện tốt, có ý chí chiến đấu cao với vũ khí tiên tiến để chống lại các mối đe dọa và cưỡng ép, tăng cường lòng tin và khả năng về an ninh.
Cũng trong buổi điều trần này’, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Peter Lavoy nói nhiều đến ảnh hưởng lớn mạnh của chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” của PLA đối với sự cân bằng sức mạnh quân sự tại eo biển Đài Loan và ảnh hưởng đối với nghĩa vụ an ninh và lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông còn nêu rõ Mỹ có quyền lực lớn tại châu Á – Thái Bình Dương, luôn chú trọng, tăng cường can dự và hiện diện quân sự tại khu vực này. Những vấn đề trên đều rất quan trọng đối với phồn vinh của khu vực cũng như an ninh, tự do của các đồng minh của Mỹ tại khu vực này. Lavoy cho rằng chính sách an ninh châu Á – Thái Bình Dương Mỹ bắt nguồn từ khuôn khổ lớn được tạo thành bởi “đồng minh, mạng lưới đối tác + sự hiện diện quân sự”, mà chính sách đối với Đài Loan của Mỹ (trên cơ sở “Luật quan hệ với Đài Loan và “6 đảm bảo”, duy trì nghĩa vụ an ninh và quan hệ quân sự Mỹ – Đài Loan) lại là một phần của chính sách châu Á – Thái Bình Dương. Trước thay đổi do chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” của PLA ngày càng lớn mạnh và cán cân quân sự hai bờ eo biển Đài Loan nghiêng về phía Đại lục Trung Quốc, Lavoy thừa nhận ngoài việc bán vũ khí ra, Mỹ còn tham gia và chỉ đạo chặt chẽ Đài Loan thúc đẩy cải cách mang tính quy chế hóa quốc phòng, giúp đỡ quân đội Đài Loan chuyển đổi mô hình quân sự, cải tiến kế hoạch mua sắm vũ khí, xây dựng ưu thế chiến lược không đối xứng, nhằm nâng cao năng lực “răn đe và chống trả” cuộc tấn công Đại lục.
Những lời phát biểu Campbell và Lavoy tại cuộc điều trần này là sự trình bầy và phân tích rõ ràng nhất của các quan chức Mỹ về địa vị và vai trò của Đài Loan trong điều chỉnh chiến lược “trở lại châu Á”. Ý họ muốn nói là quan hệ quân sự Mỹ – Đài Loan thuộc chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, nhằm tăng cường lợi ích của mình tại châu Á – Thái Bình Dương và duy trì sự tín nhiệm của đồng minh, Mỹ có thể tiếp tục duy trì cam kết an ninh đối với Đài Loan, duy trì thậm chí tăng cường hạn chế sự phát triển quan hệ quân sự Mỹ – Đài Loan trong khuôn khổ quan hệ Mỹ – Đài vốn có. Ẩn ý của họ là Mỹ và Đài Loan tồn tại không gian cùng lợi ích và hợp tác, đồng thời đã có sự hợp tác thực tế ứng phó với chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” ngày càng lớn của PLA. Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý là Đài Loan có thể đóng vai trò tích cực trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, đặc biệt là “tác chiến không – biển” và “khái niệm can dự tác chiến chung”. Các tuyên bố về chính sách của các quan chức Mỹ, cho dù là của Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng đều không trình bầy phân tích rõ ràng và chi tiết vấn đề này. Khi đề cập đến việc tăng cường quan hệ với đồng minh, hoặc yêu cầu đồng minh phát huy vai trò phối hợp, Chính phủ Mỹ chỉ đề cập đến các đồng minh truyền thống của họ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Philippines…, nhưng chưa hề đề cập đến Đài Loan.
Tuy nhiên, nghiên cứu của nhiều người trong giới tinh hoa của Mỹ đối với giá trị quân sự của Đài Loan trong chiến lược “trở lại châu Á” lại có thể giúp tìm kiếm tính toán chiến lược của Mỹ liên quan đến Đài Loan. Theo những người này, Đài Loan có thể làm một nơi thử nghiệm việc chuyển đổi mô hình chiến lược của quân đội Mỹ trong quá trình thử nghiệm “tác chiến không – biển” và “khái niệm can dự tác chiến chung”, thông qua phát huy đầy đủ tiềm lực của quân đội Đài Loan chống PLA trong tác chiến không quân, tên lửa, chống tàu ngầm sẽ cung cấp kinh nghiệm tham khảo để quân đội Mỹ phá vỡ hệ thống “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” trong tương lai.
Trước hết, Mỹ lợi dụng ưu thế địa lý của Đài Loan, giúp đỡ quân đội Mỹ tăng cường khả năng nhận biết tình thế khu vực trong 4 không gian “trên không, trên biển, vũ trụ và trên mạng”, đóng góp cho việc hiểu rõ tình hình đó. Số liệu giám sát trong vũ trụ kết hợp với tin tức khác có thể hiểu rõ hơn về chiến thuật và ý tưởng quân sự của không quân Trung Quốc. Sự hiểu biết đối với địa hình đặc biệt ở đáy biển Tây Thái Bình Dương và môi trường thủy văn của hải quân Đài Loan có thể giúp cho quân đội Mỹ xây dựng lá chắn chống tàu ngầm trong chuỗi đảo đầu tiên “Ryukyu-eo biển Luzon-quần đảo Philippines-Biển Đông”, thông qua các hoạt động như nắm tin tức dưới lòng biển, giám sát và trinh thám, bô trí thủy lôi, để phối hợp hoạt động Mỹ – Nhật Bản chống tàu ngầm Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất. Trong chiến tranh mạng giữa Đàị Loan và Đại lục, Đài Loan cũng đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm, có thể chia sẻ với quân đội Mỹ. Hơn nữa, Đài Loan hiểu được “nhược điểm” của hệ thống phòng không chống tên lửa của Trung Quốc, đảm bảo cho quân đội Đài Loan khả năng ngăn chặn tên lửa của Trung Quốc, có thể giảm bớt gánh nặng của quân đội Mỹ khi xẩy ra chiến tranh, đồng thời giảm bớt rủi ro cuộc chiến leo thang.
Ngoài ra, sự bất đối xứng về khoảng cách đến khu vực chiến sự giữa Trung Quốc và Mỹ làm cho vị trí của Đài Loan nổi bật. Nguồn lực tác chiến cần thiết cho quân đội Mỹ không những hoàn toàn phải vận chuyển từ hàng nghìn hải lý, mà căn cứ hậu cần của hải quân, không quân chủ yếu ở Tây Thái Bình Dương – đảo Guam cũng nằm trong tầm bắn của PLA, rất mỏng yếu. Ngược lại, Trung Quốc lại tác chiến tại ngay cửa ngõ nhà mình, hơn nữa, đất đai rộng lớn, có ưu thế về chiều sâu chiến lược. Trong tình thế đó, Đài Loan ở gần Trung Quốc nhất có thể phát huy vai trò ngăn chặn PLA trong cuộc tấn công đầu tiên, 27 căn cứ không quân của Trung Quốc đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Đài Loan.
Thứ hai, Mỹ và Đài Loan phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Lợi dụng vị trí hàng đầu thế giới về thông tin ứng dụng và đổi mới công nghệ thông tin, có thể giảm bớt các chi phí nghiên cứu vũ khí phòng thủ tiên tiến của quân đội Mỹ. Về lĩnh vực này Viện nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp Đài Loan, Viện nghiên cứu khoa học Trung Sơn Đài Loan hoặc các doanh nghiệp tư nhân của Đài Loan đều có thể tham gia. Đặc biệt là Viện nghiên cứu khoa học Trung Sơn Đài Loan đã tập hợp đông đảo các chuyên gia về nghiên cứu quốc phòng và công trình. Thứ ba, Mỹ gia tăng bán vũ khí cho Đài Loan, hỗ trợ Đài Loan sản xuất tầu ngầm chạy bằng động cơ diezen. Tầu ngầm chạy bằng động cơ diezen có thể ngăn chặn hiệu qủa tầu đổ bộ của Trung Quốc tấn công vào phía Tây Bắc va Tây Nam của Đài Loan, đồng thời thực hiện hành động phong tỏa hoặc gánh vác sứ mệnh giám sát và kiểm soát PLA. Đây có thể là công cụ răn đe có khả năng linh hoạt cao. Cuối cùng, ý nghĩa quan trọng của Đài Loan đối với Mỹ là có thể phát huy vai trò cảnh báo chiến lược, được coi là “biển báo” để phán đoán phương hướng chiến lược trong tương lai của Đại lục Trung Quốc. Nếu Đại lục tấn công Đài Loan trong tương lai thì. Mỹ và đồng minh của Mỹ có thể được cảnh báo trước, nhận định Đại lục là quốc gia hiếu chiến, từ đó đưa ra chính sách ứng phó.
Có thể thấy, thực chất của các kiến nghị trên vẫn là khẳng định vị trí địa chính trị của Đài Loan, trong chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ phát huy và ra sức tăng cường vai trò của Đài Loan trong việc ngăn chặn và kiềm chế PLA tiến ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất, là điều mà chưa một quan chức nào của Mỹ nói rõ, nhưng không nói rõ thì cũng hiểu được địa vị và vai trò của Đài Loan. Bởi vì, trên thực tế, giá trị chiến lược lấy “Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc” đã ở ngay trong những lời phát biểu trên rồi. Gần 20 sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Đài Loan đã dần dần gia nhập hệ thống an ninh quân sự khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Nhiều nhân sĩ ở Mỹ và Đài Loan đều cho rằng Đài Loan thực ra đã trở thành “bán liên minh quân sự” của Mỹ. Trên cơ sở địa vị chiến lược của Đài Loan trong chuỗi đảo thứ nhất và tính chất nhậy cảm của vùng lãnh thổ này đối với quan hệ Trung – Mỹ, việc duy trì khuôn khổ “bán liên minh” trong quan hệ Mỹ – Đài hiện nay và không xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc thực ra đã đủ để thúc đẩy vai trò phối hợp của Đài Loan đối với chiến lược quân sự “trở lại châu Á” của Mỹ. Hơn nữa, vai trò phối hợp chiến lược mà Đài Loan có thể phát huy trong chuỗi đảo thứ hai và chuỗi đảo thứ ba cũng hạn chế.
II) Nhận thức và phản ứng của Đài Loan đối với chiến lược quân sự “tr lại châu Á” của Mỹ
Từ khi Quốc Dân Đảng của Đài Loan (KMT) nắm quyền vào năm 2008 đến nay, quan hai bờ (quan hệ giữa Đại lục Trung Quốc và Đài Loan) thực hiện sự chuyển ngoặt mang tính lịch sử, đi theo con đường phát triển hòa bình. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Đài Loan vẫn chưa từ bỏ thái độ cảnh giác và lo ngại đối với Đại lục, không ngừng có những bước đi phát triển quan hệ quân sự với Mỹ, có ý đón nhận và lợi dụng Mỹ “trở lại châu Á- Thái Bình Dương”.
1) Đi trọng sức mạnh ngày càng gia tăng của quân đội Trung Quốc (tiêu biểu là chiến lược “chng tiếp cận và xâm nhập khu vực”) là yêu cầu bức thiết của Đài Loan khi đón nhận và lợi dụng Mỹ “quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương ”
Đài Loan cho rằng Mỹ có lợi ích to lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược trở lại châu Á – Thái Bình Dương đã coi trọng hơn các lĩnh vực như an ninh châu Á, tăng cường hợp tác an ninh với châu Á – Thái Bình Dương và Đài Loan, vô cùng quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và phồn vinh của châu Á. Do đó, Đài Loan hoan nghênh Mỹ “tái cân bằng châu Á”. Đồng thời, Đài Loan lại ý thức được rằng sự trỗi dậy nhanh chóng của Đại lục và chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ làm cho khu vực này đã xuất hiện quan hệ cạnh tranh chiến lược Trung — Mỹ. Địa vị chủ đạo của Mỹ trong khu vực này rõ ràng đang bị Trung Quốc thách thức. Nếu trong 10 năm tới, sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc ngày càng được tăng cường, trong khi Mỹ dần dần suy yếu, thì khả năng Trung Quốc có địa vị chủ đạo tại khu vực này sẽ tăng mạnh. Ngược lại, nếu Mỹ có thể thoát khỏi tình hình kinh tế suy thoái, gia tăng hơn nữa ưu thế về quân sự, khoa học kỹ thuật… của họ, khả năng Mỹ khôi phục địa vị lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương cũng gia tăng. Tuy nhiên, Đài Loan cũng ý thức được rằng Mỹ chưa đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” do chịu sức ép từ việc cắt giảm ngân sách quốc phòng trong tình hình hiện nay. Tuy Mỹ đã liên tiếp hành động, thái độ cũng rất rõ ràng, nhưng Mỹ không dám chắc chiến lược mới này nhất định sẽ thành công. Mỹ dường như không có ý tập hợp đồng minh và đối tác, phát triển một NATO phiên bản châu Á, cũng không thể quyết tâm tiến hành một cuộc chiến một mất một còn để củng cố bá quyền của mình và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Đối mặt với tình thế cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, Đài Loan tuyên bố sẽ điều chỉnh chiến lược và biện pháp phối hợp mang tính toàn diện, thực hiện sách lược cân bằng “thân Mỹ, hòa hoãn với Đại lục, hữu nghị với Nhật Bản, liên kết châu Á – Thái Bình Dương, điều chỉnh trên phạm vi thế giới” nhằm ứng phó một cách linh hoạt với thách thức, đồng thời lựa chọn vị trí chiến lược thích hợp nhất vào thời điểm thích hợp. Đài Loan tự cho rằng họ có vai trò quan trọng tác động đến ưu thế chiến lược của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc Đại lục tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ cân bằng sức mạnh quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương.
Về nhận thức và ứng phó trên của Đài Loan trước ảnh hưởng của việc Mỹ chuyển dịch sang phía Đông, xu hướng chính sách của Đài Loan chắc chắn là hoài nghi chiến lược, thậm chí mang tính quan sát, chờ đợi, Nhưng Đài Loan lại cho rằng từ năm 2010 đến nay Đại lục không ngừng nhấn mạnh Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” không chịu tuyên bố từ bỏ sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, ngân sách quốc phòng luôn tăng ở mức hai con số hàng năm, tiến trình hiện đại hóa quân sự và sức mạnh quốc phòng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là khả năng hoạt động của chiến lược chống tiếp cận đã dần dần hình thành tình thế mới ngăn chặn Mỹ can dự, duy trì có hiệu quả thế cân bằng mới về sức mạnh quân sự tại eo biển Đài Loan. Do đó, cho dù tại thời điểm hai bờ giao lưu chặt chẽ hơn trước, thì xung đột quân sự vẫn tồn tại, Đài Loan vẫn thấy Đại lục là mối đe dọa của họ, đòi hỏi phải có sức mạnh phòng thủ lớn được sự ủng hộ của “phe dân chủ quốc tế” cùng quan hệ đối tác kinh tế và an ninh giữa Đài Loan với Mỹ. Điều này có nghĩa là Đài Loan cần đón nhận và dựa vào chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ, có ý đồ lợi dụng Mỹ để cân bằng với Đại lục, giảm bớt sức ép an ninh mà Đài Loan phải đối mặt. Tháng 6/2012, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố sẽ tập trung 60% lực lượng hải quân của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, Đài Loan đã có phản ứng tích cực, hoan nghênh Mỹ triển khai nhiều tầu chiến hơn tại khu vực này trong tương lai.
2) Duy trì và ra sức làm sâu sắc hơn sự phát triển quan hệ quân sự Mỹ – Đài Loan, vừa có th đáp ứng yêu cầu của Mỹ về Đài Loan trong chiên lược “trở lại châu Á — Thái Bình Dương ” vừa giúp giảm áp lực quân sự từ Đại lục.
Xem xét sự “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” về mặt quân sự, thì trọng điểm của chiến lược này là ứng phó với lực lượng quân sự của Đại lục, đặc biệt là chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” ngày càng lớn mạnh do lực lượng quân đội thực hiện, địa vị quân sự Đài Loan là tiếp tục phát huy vai trò ngăn chặn quân đội Đại lục Trung Quốc tiến ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất, việc thực hiện cụ thể “ý tưởng tác chiến không – biển” và “khái niệm can dự tác chiến chung” của Mỹ chắc chắn kỳ vọng nhiều ở Đài Loan. Đồng thời, xem xét mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” là eo biển Đài Loan thì Đài Loan cảm nhận rõ nhất sức ép quân sự trực tiếp. Do đó, Đài Loan duy trì và cố gắng làm sâu sắc hơn quan hệ quân sự với Mỹ, vừa đáp ứng với nhu cầu “trở lại châu Á” của Mỹ, vừa có thể lôi kéo Mỹ kiềm chế Đại lục, giảm bớt sức ép quân sự từ Đại lục.
Quốc dân Đảng (KMT) của Đài Loan cho rằng Đài Loan phải tích cực phát triển chiến lược quân sự lấy tấn công và phòng thủ tên lửa làm hạt nhân khi đối mặt với “chiến lược chống can dự”, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Đại lục đang phát triển nhanh chóng. Đồng thời, Đài Loan phải vận dụng khả năng về khoa học kỹ thuật để nâng cấp máy bay chiến đấu F-16A/B, phấn đấu tham gia nghiên cứu và sản xuất máy bay chiến đấu F-35A nhằm duy trì ưu thế tương đối và khả năng ngăn chặn răn đe không quân Đài Loan tại vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát. Đài Loan còn liên tục mua thiết kế hệ thống vũ khí tiên tiến của Mỹ như máy bay chiến đấu F- 16C/D, tầu ngầm động cơ diezen, đồng thời tăng cường giao lưu hợp tác quân sự với Mỹ. Những hoạt động này bao gồm các chuyến thăm viếng lẫn nhau của quan chức cao cấp ở Bộ Quốc phòng và hội đồng an ninh mời Mỹ giúp Đài Loan hoạch định chuyển đổi mô hình quốc phòng và phương hướng phát triển lực lượng quân đội trong tương lai, thúc đẩy cải cách cơ chế tuyển quân và kế hoạch mua sắm lâu dài, cử nhân viên quân sự quan sát và tham gia các cuộc tập trận chung của Mỹ, đưa người đến các trường quân sự, căn cứ quân sự, doanh nghiệp quốc phòng của Mỹ để khảo sát đào tạo, huấn luyện, học tập chiến lược, chiến thuật tiên tiến của quân đội Mỹ, tăng cường giao lưu và hiệp đồng tác chiến giữa quan chức cấp cao của hai bên, cải tiến cách đánh của Đài Loan trong tương lai. Để ứng phó với “sự thay đổi nhanh chóng của cục diện thế giới và tình hình sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng”, Đài Loan còn nhanh chóng điều chỉnh việc giám sát tình báo và lực lượng trinh sát hiện có tăng cường trao đổi tin tức tình báo với Mỹ và Nhật Bản, nâng cao khả năng dự báo chiến lược và chiến thuật. Gần đây, Đài Loan cùng với Mỹ xây dựng trạm theo dõi trên đảo Thái Bình (đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa) giúp Mỹ giám sát hoạt động diễn tập của tầu ngầm của Đại lục và máy bay chiến đấu của Hạm đội Nam Hải.
Xu hướng trên của Đài Loan đã thể hiện họ ứng phó và lợi dụng vào chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ và hy vọng kiếm lợi được từ chiến lược này. Tuy nhiên, biện pháp ứng phó và lợi dụng của Đài Loan chưa đột phá khuôn khổ hiện có của quan hệ quân sự Mỹ – Đài từ thập niên 90 củạ thế kỷ 20 đến nay, chưa vượt qua vai trò truyền thống ngăn chặn và kiềm chế quản đội Đại lục Trung Quốc tiến ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất.
Trên thực tế, do thiếu nguồn lực dành cho quốc phòng, Đài Loan không dễ tăng cường phối hợp với Mỹ. Từ khi Mã Anh Cửu cầm quyền đến nay, ngân sách quốc phòng của Đài Loan liên tục giảm sút trong 3 năm liền, ngân sách quốc phòng của Đài Loan từ năm 2009-2011 lần lượt là 318,7 tỷ Đài tệ, 297,4 tỷ Đài tệ, 297,4 tỷ Đài tệ. Ngân sách quốc phòng năm 2012 có phần tăng lên, đạt được 317,3 tỷ Đài tệ, nhưng vẫn chưa bằng năm 2008 (341,1 tỷ Đài tệ), càng không đạt mục tiêu ngân sách quốc phòng trong tương lai về nguyên tắc không được thấp hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội mà “Báo cáo quốc phòng Đài Loan” năm 2009 đã đưa ra. Đài Loan ý thức được rằng ngân sách nhà nước và ngân sách quốc phòng của Đài Loan rất hạn chế, không thể chạy đua vũ trang được với Đại lục. Do đó, họ có thái độ thực tế, sử dụng linh hoạt ngân sách hạn chế đó, xây dựng lực lượng quân đội “nhỏ mà tinh, nhỏ mà mạnh, nhỏ mà giỏi”. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng chiến lược “cố thủ phòng ngự” “răn đe hiệu quả” lấy tư duy “đổi mới và chênh lệch về sức mạnh” để xây dựng quân đội, lấy nhỏ đánh lớn, buộc quân đội Đại lục phải trả giá cao nếu xâm phạm Đài Loan, đạt được hiệu quả răn đe, ngăn chặn quân Đại lục liều lĩnh tấn công Đài Loan.
Tóm lại, việc duy trì và làm sâu sắc hơn khuôn khổ quân sự Mỹ – Đài hiện có, đồng thời tận dụng nguồn lực hạn chế của Đài Loan, xây dựng ưu thế lực lượng quân đội chiến lược “ít nhưng tinh nhuệ”, chính là sự phản ứng và chống trả của Đài Loan trước lực lượng quân đội Đại lục hùng mạnh và trước sức ép chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” của Đại lục, cũng là sự phối hợp đối với chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ. Việc duy trì và làm sâu sắc hơn khuôn khổ quân sự Mỹ – Đài hiện tại và duy trì ổn định của quan hệ quân sự Mỹ – Đài vừa có thể đáp ứng yêu cầu của Đài Loan, giảm bớt áp lực quân sự đến từ Đại lục mà Đài Loan phải đối mặt, vừa phù hợp với tình hình thực tế của ngân sách quốc phòng Đài Loan, đồng thời, không dẫn đến chạy đua vũ trang với Đại lục, việc làm này phù hợp với mục tiêu và lợi ích của Đài Loan và cũng đáp ứng được yêu cầu chiến lược hai bên Mỹ – Đài trong tình hình mới.
III) Kết luận
Từ 3 đến 5 năm tới, trọng tâm chiến lược của Mỹ là lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các quốc gia có liên quan để nhanh chóng hoàn thành bố cục chiến lược châu Á – Thái Bình Dương có lợi cho địa vị chủ đạo của Mỹ. Mỹ không muốn bị lôi cuốn quá sớm vào xung đột quân sự, đối đầu toàn diện với Trung Quốc. Liên quan đến Đài Loan: Một mặt, Mỹ phải thực hiện rất nhiều mục tiêu “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” trong tương lai, không thể tránh liên quan đến Đài Loan, cùng với duy trì “Luật quan hệ với Đài Loan”, “6 nguyên tắc đảm bảo” và xây dựng quan hệ phi chính thức chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực với Đài Loan. Mặt khác, sự phát triển quan hệ quân sự Mỹ – Đài thực chất là sự kế thừa chiến lược truyền thống “lấy Đài Loan kiềm chế Trung Quốc” của Mỹ, không có dấu hiệu chúng tỏ Mỹ có ý đồ vội vàng nâng cấp quan hệ Mỹ – Đài vì chiến lược châu Á – Thái Bình Dương mới. Đài Loan có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Mỹ, là nguồn lực chiến lược, nhưng Mỹ chưa xác định Đài Loan là tên lính xung kích để vây ép.
Đối với Mỹ, việc ứng phó với chiến, lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” và bảo vệ Đài Loan (đồng thời phát triển quan hệ quân sự Mỹ – Đài) có cùng chung mục tiêu. Đó là ứng phó với chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” của Trung Quốc vừa có thể hợp tác về mặt quốc phòng với Đài Loan, thực hiện cam kết an ninh của họ đối với Đài Loan, lại có thể duy trì khả năng tự do hành động trong môi trường “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực”, bảo đảm cam kết an ninh đối với các đồng minh khác, cuối cùng có lợi cho việc giữ vững địa vị lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, vị thế của Đài Loan trên chuỗi đảo thứ nhất và tính chất nhậy cảm của Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ, Mỹ phát huy vai trò của Đài Loan trong việc ngăn chặn và kiềm chế quân đội Trung Quốc tiến ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất, duy trì khuôn khổ quan hệ quân sự Mỹ – Đài hiện nay, không xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, thực ra cũng đủ để thúc đẩy vai trò phối hợp của Đài Loan với chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ.
Đài Loan chắc chắn có tâm lý hoài nghi, thậm chí có khuynh hướng nghe ngóng, chờ đợi, thậm chí là mặc cả đối với chiến lược chuyển dịch sang phía Đông của Mỹ. Tuy nhiên, Đài Loan chắc chắn sẽ lo lắng đối với tiến trình hiện đại hóa quân đội và sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh quốc phòng của Đại lục, đặc biệt là “chiến lược chống tiếp cận” của Trung Quốc khiến Đài Loan hết sức lo lắng. Do đó, Đài Loan muốn đón nhận và lợi dụng chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” về mặt quân sự của Mỹ, có ý đồ dựa vào Mỹ để cân bằng ảnh hưởng với Đại lục, Việc tiếp tục duy trì và làm sâu sắc hơn sự phát triển của quan hệ quân sự Mỹ – Đài, đồng thời sử dụng nguồn lực hạn chế, xây dựng ưu thế lực lượng quân sự chiến lược không cân sức “ít về số lượng, nhưng tinh nhuệ”. Đây chính là sự phản ứng và chống trả của Đài Loan đối với sự lớn mạnh của quân đội Đại lục, đặc biệt là sức ép từ chiến lược “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực”, cũng là sự phối hợp với chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ, có cùng mục tiêu và lợi ích, phù hợp với nhu cầu chiến lược của cả Đài Loan và Mỹ.
Tóm lại, trong bối cảnh chiến lược Mỹ “trở lại châu Á – Thái Bình Dương”, tuy Đài Loan và Mỹ có sự nhờ cậy và lợi dụng lẫn nhau, nhưng việc định vị Đài Loan trong bố cục chiến lược Mỹ “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” chưa vượt ra ngoài khuôn khổ nhu cầu chiến lược truyền thống của Đài Loan. Trong bối cảnh Mỹ đang phải đối mặt với “vách đá tài chính, cắt giảm ngân sách quốc phòng trong nước”, quan hệ quân sự Mỹ – Đài càng không thể có sự thay đổi về chất trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama./.

2085. SỨC LAY ĐỘNG CỦA “DẬY MÀ ĐI”

2
Tương Lai  

Có lẽ những chàng trai cô gái say sưa hát bài “Dậy mà đi” để chào đón Đinh Nhật Uy buộc phải được trả tự do tại Tòa án Long An hôm 29.10.2013 không biết và cũng không cần biết rằng bài đó ra đời từ trong nhà tù thực dân năm 1941, khi đất nước còn nằm trong xiềng xích nô lệ. Bài thơ làm trong nhà tù thuở ấy tự nhắc nhở :
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi  lần ?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu“!
Thế rồi một phần tư thế kỷ sau, lời thơ được biến tấu thành ca từ của một bài hát cùng tên với điệp khúc “Dậy mà đi, dậy mà đi, hỡi đồng bào ơi” ra đời trong phong trào đấu tranh chống chế độ Sài Gòn của sinh viên và thanh niên Miền Nam những năm 1966- 67. Để rồi hôm nay, lớp trẻ cháy bỏng khát vọng tự do, dân chủ lại đang hát vang khúc ca đòi bẻ gãy những xiềng xích mới.
Lịch sử đang đi những bước oái oăm!
Câu hát năm nao bỗng như một lời tiên tri “Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu“. Nếu cứ cho đó là một câu “tiên tri” thì câu “tiên tri” ấy đang biến thành lời giục giã cho cuôc chiến đấu mới ” Ai nên khôn không khốn một lần” rồi trào dâng thành một làn sóng dập dồn : “Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào. Hát cho đêm thiên thu…Hát âm u trong đêm, muôn cánh tay đang dậy lên…”.
Thế rồi, “ tiếng hát tung cờ ngày nào” giờ đây vang lên để vạch mặt những kẻ nhân danh lá cờ ấy để tròng một thứ xiềng xích mới lên cuộc sống của đất nước. Xiềng xích ấy đang đè nặng lên tâm tư của cả một dân tộc vốn hiểu rõ chân lý‎ không có gì quý‎ hơn độc lập tự do. Những kẻ nhân danh lá cờ ấy đang đặt những gông cùm mới lên cuộc sống của tuổi trẻ yêu nước không cam chịu cúi đầu trước bọn xâm lược phương Bắc thực thi chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.
Những kẻ đang cúi đầu trước bọn xâm lược lại đang đang cắm chính lá cờ ấy trên nóc nhà tù, trại giam nhan nhản khắp cả nước để uy hiếp, trấn áp những người yêu nước, bóp chết khát vọng dân chủ, tự do và quyền con người, nhằm củng cố cho một chế độ toàn trị phản dân chủ, phản tiến hóa đang bị lung lay từ chân móng. Lá cờ ấy đang bị hoen ố bởi những hành động đáng xấu hổ mà chế độ toàn trị phản dân chủ này đang gây ra cho cả dân tộc, xúc phạm đến anh linh những thế hệ Việt Nam đã nằm xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng của tổ quốc mà vì điều thiêng liêng ấy, cả núi xương, sông máu đã phải đổ ra. Thế hệ trẻ hôm nay quyết không để cho lá cờ ấy bị hoen ố. Sức lay động của tiếng hát “Dậy mà đi” khởi nguồn từ đó.
Tiếng hát đón chào Đinh Nhật Uy, từ tòa án Long An bước ra là để tuyên bố trước toàn thế giới một chuyện đáng xấu hổ : Việt Nam có lẽ là nước đầu tiên một công dân bị bỏ tù vì đã sử dụng Facebook, một trong những thành tựu văn minh mà loài người có được từ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin! Đương nhiên Viện Kiểm sát và Tòa án tỉnh Long An gắng gượng viện dẫn bằng được những điều khoản này nọ để ghép “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo khoản 1 Điều 258, BLHS cho Đinh Nhât Uy. Luật sư Hà Huy Sơn đã bác bỏ tất cả những điều đó và đòi ” trả tự do ngay tại phiên tòa cho ông Đinh Nhật Uy“.
Thật ra,với Tòa án của môt chế độ toàn trị quen với những bản án “bỏ túi” thì lời lẽ và luận cứ của luật sư chỉ là vật trang sức rẻ tiền,họ bỏ ngoài tai. Họ không thể tuyên Đinh Nhật Uy vô tội và do đó phải được trắng án, phải được bồi thường. Bước đi oái oăm của lịch sử đang dẫm lên vết nhơ này. Chúng ta muốn xây dựng một nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn“, nhưng chế độ toàn trị phản dân chủ này đang làm ngược lại mong muốn đó. Nó đang phản bội lại lý tưởng cao đẹp của những người từng “dậy mà đi” trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Vì vậy mà hôm nay, tuổi trẻ lại đang phải “hát âm u trong đêm, muôn cánh tay đang dậy lên…”.
Bản án dành cho Đinh Nhật Uy rồi cũng sẽ là bản án dành cho những người có lương tri, lương năng đang và sẽ sử dụng những thành tựu của văn minh để làm cho cuộc sống văn minh hơn, đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn. Họ, trước hết và chủ yếu là một thế hệ mới của những người đấu tranh cho dân chủ mà internet là công cụ rất tiện ích và có tiềm năng rất lớn . Họ lại là những người rất trẻ, đủ lòng dũng cảm và trí sáng tạo để thể hiện khát vọng của họ. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình, điều mà chế độ toàn trị rất kiêng kỵ! Kiêng kỵ như người ta đã từng kiêng kỵ “xã hội dân sự dân sự”.
Một nhà nước pháp quyền đàng hoàng sẽ không thể kết tội Đinh Nhật Uy. Bởi, nếu vậy thì rồi, 32 triệu người sử dung internet [nếu đúng như người ta loan báo để đánh bóng thành tích] đều có nguy cơ bị Điều 258 của Bộ Luật Hình sự cho vào tù bất cứ lúc nào. Nhưng không thể không dằn mặt và răn đe một trào lưu đang như những dòng suối nhỏ đổ ra sông lớn mà sức cuộn chảy của nó không một bờ bao, một con đê nào ngăn chặn nổi. Thêm vào đó, dòng sông đang xuôi về biển cả, sóng đại dương đang tiếp sức cho tốc độ bứt phá của dòng sông cuộc sống. Dư luận quốc tế đang là một sức ép hiện thực mà nhà nước toàn trị này phải tính toán.
Đó là sức cộng hưởng của phong đào dân chủ trong nước từ bản Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trịcủa giới trí thức nhân sĩ trong và ngoài nước, kết hợp với những sáng kiến của giới trẻ trong đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cùng với những bàn chân nổi giận của người nông dân mất đất rầm rập xuống đường, tạo thành một nội lực to lớn để được tiếp sức của cộng đồng quốc tế, bao gồm chính giới có mối quan hệ nhà nước với nước ta, giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thế giới và mạng lưới truyền thông quốc tế thường xuyên theo sát diễn biến tình hình ở Việt Nam .
Bước đi oái oăm của lịch sử cũng đang thể hiện ở thế giằng co chưa ngã ngủ từ đối nội cho đến đối ngoại mà cái sức cộng hưởng nói trên đang in đậm dấu ấn. Dấu ấn ấy hiện rõ trong ứng xử của người cầm quyền trong thế “tiến thoái lưỡng nan“, “đi thì cũng dở, ở không xong” trước bao áp lực vì đang “nhả chẳng ra cho, nuốt chẳng vào” những lợi ích phe nhóm khi mà những lợi ích ấy lại được đặt lên trên lợi ích của tổ quốc, lên trước lợi ích và khát vọng của toàn dân. Từ một sự kiện vụ án Đinh Nhật Uy, khởi đầu cho việc xử lý mạng lưới internet đầy bất trắc đối với một chế độ toàn trị trước một xã hội đang tỉnh thức, gây nên sự ngột ngạt trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân đang đối diện với bao khó khăn về kinh tế và an toàn xã hội.
Không hiểu điều này có nằm trong cái mà ông Tổng bí thư nọ cảm thấy”ngột ngạt” khi ông nói với cử tri quận Ba Đình ngày 27.9.2013 không, chứ ngay từ đầu thế kỷ XX thì các cụ ta trong phong trào “Duy tân” đã thốt lên rằng : “Văn minh là thế giới nào. Mà ta chìm đắm trong hào dã man“! Xin nhớ cho là tòa án của chế độ thực dân đã tửng xử vụ án “Đồng Nọc Nạn”, rồi chính quyền Sài Gòn trước 75 đã không thể không nể trọng các luật sư biện hộ và đấu tranh cho công lý. Và hồi ấy, “ma tà”, “lính kín”,”sen đầm” chưa phải tổ chức một bộ máy côn đồ du thủ du thực đông đến vậy để huy động vào việc đàn áp dân chúng. Bọn côn đồ này đánh người nhân danh công an, trước mắt công an, được công an khuyến khích, cổ vũ mà chuyện đánh đập dã man gây thương tích công dân Lưu Trọng Kiệt hay chuyện hành hung bloger Lâm Bùi trước cửa Tòa án Long An hôm rồi chỉ là  một trong vô vàn những ví dụ!
Nhưng bạo lực chỉ có thể là cách giải khát bằng thuốc độc. Bạo lực không khuất phục được tuổi trẻ, ngược lại, đang đổ thêm dầu vào lửa, ngọn lửa của sự phẫn nộ và ý chí đấu tranh. Cũng chính vì vậy, sức lan tỏa của bài hát “Dậy mà đi” các bạn trẻ đang hát kia đang thổi một làn sinh khí vào đời sống ngột ngạt mà xã hội đang phải chịu đựng. Xin được phép trích ra đây những lời gan ruột của bloger Lâm Bùi, người  bị hành hung để chứng minh cho điều ấy :
“Cái đau này không phải vì là thể xác, mà là ở tâm hồn…đau vì nhà cầm quyền thay vì lắng nghe dân, tôn trọng dân, thì luôn dùng quyền lực, dùng bạo quyền để trấn áp người dân. Coi lợi ích đảng phái phe nhóm lớn hơn Dân Tộc, lớn hơn Tổ Quốc…và coi dân là kẻ thù, là thù địch. Sau phiên tòa, dù rằng Đinh Nhật Uy được hưởng án treo, được phóng thích tại tòa, nhưng đó vẫn là một bản án, một bản án bất công và Uy đã phải bị giam cầm oan uổng hơn 4 tháng trời.
Đảng vẫn muốn cai trị bằng quyền lực để phục vụ cho mình, bằng sự dối trá để đầu độc người dân, bằng những điều luật mà mỗi người dân, mỗi người như chúng ta đây, khi muốn thể hiện cái Quyền Con Người chính đáng của mình…thì bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành những Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang, Nhật Uy, Nguyên Kha…và nhiều…tại sao?Hãy lên tiếng, và hãy cứ lên tiếng, vì chúng ta là con người…chúng ta không phải là những con cừu.
Chúng ta không kêu gọi lật đổ hay tranh giành, chúng ta chỉ muốn họ thay đỗi, hãy xóa bỏ những điều luật không đúng, sai trái, hãy tôn trọng quyền con người của mỗi người công dân…hãy thay đổi cả chúng ta và cả họ…hãy thay đổi…thay đổi vì Việt Nam cho Việt Nam.
Đẹp biết bao, cao cả biết bao ý chí của tuổi trẻ, nguồn sinh lực bất tận của dân tộc! Chính họ chứ không phải ai khác đang thúc đẩy lịch sử đi tới, đang góp phần viết nên những trang sử mới của cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do, tiếp tục sứ mệnh của cha anh từng đổ máu cho sự nghiệp giành độc lập của tổ quốc. Vì, họ hiểu rằng, độc lập mà không có dân chủ và tự do, không có nhân quyền thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì cả.
Ngày 31.10.2013
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét