TIN LÃNH THỔ
- Sân bay Trung Quốc lại bị dọa đánh bom baomoi
- Căng thẳng Trung- Nhật khó chấm dứt trong tương lai gần baomoi
- Trung Quốc tập trận chung với Malaysia với dụng ý gì? baomoi
- Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc ngừng hoạt động giaoduc
- Video: F-35 thử nghiệm vũ khí trong khi bay giaoduc
- Mỹ đã từng thử nghiệm MIG-21 tại bãi Area 51 giaoduc
- Mỹ, Nhật “ép” TQ đàm phán tranh chấp Biển Đông baomoi
- Mỹ, Nhật “ép” TQ đàm phán tranh chấp Biển Đông baomoi
- Sợ bị cô lập, TQ tăng cường kết thân ĐNA baomoi
- Báo quốc tế ca ngợi tàu Kilo của Việt Nam tốt hơn của Trung Quốc baomoi
- Video: Putin bất ngờ ra lệnh phóng 2 tên lửa đạn đạo Topol, Voievod giaoduc
- Hội thảo về Biển Đông lần thứ 23 tại Indonesia baomoi
- PDN thoái hết vốn tại công ty liên kết baomoi
- Nga sẽ hỏi Nhật về hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở Đông Á, Biển Đông giaoduc
- Nga sẽ hỏi Nhật về hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở Đông Á, Biển Đông baomoi
- Video: Tu-160 Blackjack Nga lại đến Nicaragua giaoduc
- Tân Hoa xã: Việt Nam tạo thế trận “mai phục tàu ngầm” trên Biển Đông giaoduc
- Nhật Bản quyết “phân cao thấp” với Trung Quốc giaoduc
- Hợp tác quân sự Trung Quốc – Malaysia nóng lên nhanh chóng giaoduc
- Nga, Belarus lên kế hoạch cho tập trận Lá chắn liên minh 2015 giaoduc
TIN XÃ HỘI
- CTCK nhận định thị trường phiên 1/11 vinacorp
- Chính sách tiền tệ: ‘Thế bây giờ chúng ta có gì?’ vinacorp
- Chính thức xóa mô hình Tập đoàn Vinashin vinacorp
- Chủ tịch tỉnh Bình Dương: ‘Thông tin chính thức đến báo chí’ vụ đại gia tố cáo vinacorp
- EU sắp xem xét Việt Nam có theo kinh tế thị trường vinacorp
- Góc nhìn kỹ thuật cho phiên 1/11 vinacorp
- Loại bỏ chỉ số HNX-Index trong 1 năm tới, thay bằng HNXFF-Index vinacorp
- Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 1/11 vinacorp
- Trung Quốc xử lý nợ xấu (K2): Biến nợ thành ‘vàng’? vinacorp
- Vinashin hay ‘Vinachia’ thỏa hiệp đen bòn rút tài sản vinacorp
- Kiến nghị đình chỉ Hào Dương nld
- Hai trẻ bị người thân hành hạ dã man nld
- Chưa đánh giá đúng về kinh tế nld
- Giật mình siêu dự án! nld
- Đừng tin nhà ngoại cảm! nld
- Bắt buộc giám định ADN hài cốt liệt sĩ nld
- Rúng động vì vỡ nợ liên tiếp nld
- Nghi án dân phòng rượt đuổi, chích điện khiến 1 người chết nld
- Đôi nam nữ chết cứng trong phòng khách sạn nld
- 50 năm sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm rfa
- Hải Phòng: Bị vợ vác gậy đuổi, người đàn ông nhảy cầu tự tử nld
- Việt Nam bào chế thành công Nano Curcumin chữa ung thư voa
- Vai trò lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp rfa
- Vì sao tòa án “nương tay” với thanh niên yêu nước? rfa
- Quảng Ngãi: Niềm tin trở lại khi dân biết, dân bàn… dantri
- Blogger Nguyễn Lân Thắng trả lời RFA ngay sau khi được thả rfa
- Việt Nam phạt du khách Trung Quốc vi phạm chủ quyền voa
- PHÁP – XÃ HỘI: Cần cảnh giác các website gặp gỡ cho tuổi thiếu niên rfi
- TRUNG QUỐC – GIÁO DỤC: Một học sinh Trung Quốc nhảy lầu chết « theo lệnh » của thầy giáo rfi
- Indonesia tổ chức hội thảo về Biển Đông voa
- NGA: Cựu nhân viên tình báo Mỹ Snowden tìm được việc làm tại Nga rfi
- ÚC – TỴ NẠN: Thủ tướng Úc : Làn sóng thuyền nhân tỵ nạn « đã bị chận đứng » rfi
- ĐỨC – XÃ HỘI: Đức công nhận giới tính thứ ba rfi
- SYRIA- VŨ KHÍ HÓA HỌC: Syria : Tất cả vũ khí hóa học đã được niêm phong rfi
- ‘Nói sự thật mà ảnh hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không tồn tại’ voa
- Bộ trưởng LĐTBXH: Xác minh hài cốt liệt sỹ phải giám định ADN laodong
- ĐÀI LOAN – QUÂN SỰ: Đài Loan phô diễn phi cơ săn tàu ngầm tầm xa đầu tiên rfi
- Chuyện quản lý, công tác cán bộ và… bệnh thích phong bì dantri
- “Bộ Quốc phòng chưa bao giờ phối hợp với nhà ngoại cảm” laodong
- INDONESIA – BIỂN ĐÔNG: Indonesia tổ chức hội thảo về Biển Đông rfi
- LÀO – TAI NẠN: Tìm thấy hai hộp đen máy bay Lào bị tai nạn rfi
- VATICAN – HOA KỲ: Báo Ý : Đức Giáo hoàng cũng bị NSA nghe lén rfi
- Halloween ở Sài Gòn rfa
- Hiệp hội Khmer Krom yêu cầu Campuchia can thiệp VN thả tù nhân rfa
- Philippines bị chê trách vì nương tay với các tay săn trộm người Việt voa
- Công an tiếp tục sách nhiễu gia đình Anh Đoàn Huy Chương rfa
- Hội nghị tư vấn phát triển ngành dừa tại Châu Á – TBD rfa
- Tổng thống Bulgaria mong muốn thúc đẩy hợp tác đầu tư với TPHCM laodong
- Có phải công chức nhiều làm túi tiền quốc gia eo hẹp? rfa
- Cần cụ thể về chỉ định thầu để tránh tiêu cực phapluattp
TIN KINH TẾ
- ‘Phù thủy’ ngân hàng – Kỳ 2: Thợ săn tiền vinacorp
- Bất thường những khoản vay ở Navibank vinacorp
- Gian nan đòi nợ vinacorp
- Ngày 28/10, NHNN hút 77 tỷ đồng trên OMO vinacorp
- Ngân hàng ‘cụt vốn’, nên cho đóng cửa vinacorp
- Nhân viên ngân hàng chịu cảnh chèn ép: Ngậm bồ hòn làm ngọt! vinacorp
- Tín dụng doanh nghiệp khó tăng vinacorp
- Tín hiệu thất thế ban đầu của nhà băng nội vinacorp
- Tạm gác mối lo tỷ giá vinacorp
- Đề nghị nới dần tỷ giá vinacorp
- Thủy sản “se duyên” với nước ngoài nld.
- ‘Cuộc chiến’ chống chuyển giá, chuyện giờ mới kể baomoi
- Tạo liên kết doanh nghiệp trong nước baomoi
- Apple hãy coi chừng, Microsoft sắp trở lại cafef
- Nữ “đại gia”lừa cụ già bán vé số baomoi
- Làm thế nào để bán được nợ xấu? baomoi
- Tiếp tục đấu thầu 15 nghìn lượng vàng baomoi
- Sacombank lãi 509 tỷ đồng trong quý 3/2013 baomoi
- Sacombank lãi 509 tỷ đồng trong quý 3/2013 cafef
- Không vội tăng trưởng, dè chừng lạm phát baomoi
- 0h ngày 1/11/2013: “Làm sao nuôi cho đủ 90 triệu miệng ăn?” baomoi
- Khoáng sản Dương Hiếu đã chào bán 7,5 triệu cổ phiếu, thu về 75 tỷ đồng cafef
- Khoáng sản Dương Hiếu đã chào bán 7,5 triệu cổ phiếu, thu về 75 tỷ đồng baomoi
- Vinashin chấm dứt hoạt động baomoi
- Tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone lập kỷ lục mới cafef
- Dân số Việt Nam chính thức chạm ngưỡng 90 triệu người cafef
- Ngành thuế cam kết “không tham nhũng” nld.
- “TPHCM sẽ là tâm điểm đầu tư của doanh nghiệp Nhật” cafef
- “Điểm mặt” những giám đốc làm nghèo đất nước cafef
- “Ẩn số” phiên đấu thầu vàng thứ 68 vneconomy
- Cảnh báo chiêu tráo ruột container của doanh nghiệp phapluattp
- Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 01/11 cafef
- Dự án nhà ở xã hội đầu tiên không dùng ngân sách phapluattp
- Triển lãm Quốc tế nhượng quyền thương hiệu và bán lẻ phapluattp
- Giá dầu giảm do dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh phapluattp
- “Không đổi mới thể chế, khó tạo dựng niềm tin” vneconomy
- Đề xuất thi tuyển lãnh đạo tập đoàn cafef
- Nghịch lý “vốn cạn, tiền thừa” cafef
- Thủ tục thuế, hải quan vẫn rườm rà danviet
- Chính sách tiền tệ: “Thế bây giờ chúng ta có gì?” vneconomy
- Ngân hàng “cụt vốn”, nên cho đóng cửa vneconomy
- Vinashin “thay tên đổi họ” thành SBIC nld.
- Cần sớm có bảo hiểm cho cây cao su danviet
- Thái-Trung xem xét ký thỏa thuận trao đổi nông sản phapluattp
- Kinh tế Nhật Bản phục hồi lần đầu tiên sau sáu năm qua phapluattp
- Hơn 70.000 lao động ra nước ngoài trong 10 tháng phapluattp
- Bình Định: Gần 30 tỷ đồng xây dựng đường vào khu du lịch Hầm Hô danviet
- Giá vàng SJC xuống thấp nhất trong 2 tuần vneconomy
- Tìm kênh xuất khẩu nông sản Việt vào Nam Phi phapluattp
- Lại thiếu nguyên liệu dừa phapluattp
TIN GIÁO DỤC
- TP.HCM: Kiến ba khoang tấn công SV ở kí túc xá 24h
- Sắp có giải nhà giáo xuất sắc nhất thế giới 24h
- Trường ngoài công lập thiếu nặng chỉ tiêu 24h
- Bức xúc vì không được thừa nhận là thủ khoa 24h
- Tiếng Anh giao tiếp quốc tế trong môi trường kinh doanh 24h
- Hóa thân thành “ma nữ nhí” xinh đẹp trong lễ hội Halloween giaoduc
- “Học đạo đức trong trường Y chưa thể chắc chắn trở thành cán bộ y đức” giaoduc
- Đà Nẵng: Phát hiện lạm thu ở trường tiểu học 24h
- TQ: Sinh viên nổi loạn vì trường thu phí phòng tắm 24h
- Kỹ năng sống – Hành trang cho trẻ! 24h
- 62 đại diện cả nước tranh tài Kiến thức dinh dưỡng, sức khỏe mầm non giaoduc
- Ai “cản trở” sinh viên ĐH Hùng Vương tốt nghiệp? 24h
- Không chỉ đủ chỗ học mà phải đảm bảo cự ly 24h
- Giảng viên là Tiến sĩ sẽ được kéo dài thời gian giảng dạy giaoduc
- “SGK cũng là một ‘vũ khí’ quan trọng trong trận đánh lớn của Bộ GD&ĐT” giaoduc
- Nghiên cứu đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK giaoduc
- Olympic tiếng Anh trên Internet đón thành viên 11 triệu giaoduc
- Quy định ‘trên mây’ trong giáo dục giaoduc
- Thi ĐH, CĐ và đổi mới công nhận tốt nghiệp THPT sau 2015 có gì mới? giaoduc
- Thủ tướng tặng bằng khen chương trình Đèn Đom Đóm giaoduc
TIN ĐỜI SỐNG
- “Cậu Thủy” và cuộc khai quật ly kỳ ở Bình Phước 24h
- Chưa tìm thấy thi thể người nhảy cầu do cãi nhau với vợ danviet
- Danh sách những người tử vong và bị thương trong vụ đâm xe liên hoàn danviet
- Vợ vác gậy đuổi, chồng nhảy cầu tự tử 24h
- Vụ đâm xe liên hoàn: 3 nạn nhân tử vong và 28 người bị thương danviet
- Vụ chậm chuyển viện tại TT-Huế: Gia đình từ chối tiền của bệnh viện danviet
- ĐB Quốc hội lo hiện tượng người dân “tự xử” 24h
- Phát hiện hai thi thể nam nữ chết trên giường ngủ trong khách sạn danviet
- Tình báo Anh nhờ ngoại cảm đọc ý nghĩ Hitler 24h
- Quảng Nam: Đổ xô ra ghềnh đá hái “lộc biển” 24h
- CSGT tuần tra đêm được 100 nghìn đồng/ca 24h
- Phòng, chống tội phạm, bảo vệ môi trường biển, hải đảo baomoi
- Cải cách thể chế và quyền tuyển ‘đầy tớ’ baomoi
- “Cậu Thủy” tìm mộ liệt sĩ giả ở Đắk Lắk ra sao? 24h
- Phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương baomoi
- Tin bão Krosa (bão số 12) mới nhất và dự báo thời tiết ngày 1/11 baomoi
- Tài xế ngủ gật, container “đại náo” quốc lộ 24h
- Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam thăm và làm việc với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam baomoi
- Đặc biệt trên báo in ngày 01.11.2013 baomoi
- Tai nạn liên hoàn ở Ninh Thuận: Nạn nhân đã kể lại được sự việc danviet
- Bộ Công an tổ chức thực hiện Ngày pháp luật trong CAND baomoi
- Ai Cập: Cảnh sát bao vây trường đàn áp sinh viên 24h
- Sáng mai, bão Krosa tấn công vào biển Đông danviet
- Hồi hộp đón công dân thứ 90 triệu baomoi
- Vụ chậm chuyển viện ở TT-Huế: Người mẹ đã tử vong danviet
- Khởi tố giám đốc thẩm mỹ viện Nguyễn Mạnh Tường baomoi
- Bé 3 tuổi bị châm tàn thuốc, đánh bầm mắt bắt đi ăn xin nuôi người lớn laodong
- Bé 3 tuổi bị châm tàn thuốc, đánh bầm mắt bắt đi ăn xin nuôi người lớn baomoi
- Quảng Trị: Thân nhân liệt sĩ tố “cậu Thủy” 24h
- Bộ trưởng Nội vụ chờ báo cáo về ‘công chức cắp ô’ baomoi
- “Cậu Thủy” và cuộc khai quật ly kỳ ở Bình Phước baomoi
- Hà Nội hỗ trợ hộ cận nghèo 100% phí bảo hiểm y tế baomoi
- Ngồi tù vì… bạn gái bốc lửa baomoi
- Đà Nẵng: Cầu Rồng mới khánh thành đã bắt đầu nứt danviet
- Tp.HCM: Bé trai 3 tuổi bị mẹ và cậu ruột đánh nát người, bắt đi ăn xin baomoi
- Đánh con gãy xương sườn, bỏ ngoài nghĩa trang 24h
- Còn khoảng 26.000 vé tàu Tết từ TP.HCM đi Vinh – Hà Nội baomoi
- Huy động cảnh sát bảo vệ gia đình tiểu thương vỡ nợ trong đêm baomoi
- Quảng Ninh: Bắt giữ gần 1,2 tấn xúc xích và khoai môn nhập lậu baomoi
- Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường: Khởi tố bác sỹ ném xác phi tang 2 tội danh laodong
- Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường: Khởi tố bác sỹ ném xác phi tang 2 tội danh baomoi
- “Tưởng bệnh tâm thần không biết tố cáo” nên xâm hại phapluattp
- Sở Y tế Kon Tum giải trình vụ Chánh thanh tra dùng cuốc đánh dân laodong
- Cha mẹ bỏ rơi con bị phạt tối đa 15 triệu đồng baomoi
- Phát hiện xác người nổi trên hồ trong công viên Thống Nhất phapluattp
- Xe tay ga bốc cháy, người lái nhảy khỏi xe thoát thân phapluattp
- Cô gái và người tình đồng giới cướp vàng của mẹ 24h
- Gửi hồ sơ xin cấp lại Huân chương cho cụ bà “10 năm chờ đợi” phapluattp
- Xử phạt cơ sở phẫu thuật thẩm mĩ chưa được cấp phép laodong
- Lừa bán thiên thạch rởm giá 260 tỷ đồng phapluattp
TIN CÔNG NGHỆ
- Chi tiết hai mẫu iPad Air vừa về Việt Nam baomoi
- Google chính thức trình làng Nexus 5 giá rẻ baomoi
- “PS4 mạnh gấp 10 lần PS3″ baomoi
- Game và những tình huống không thể tin nổi baomoi
- Những hero DOTA 2 có skill xuất phát từ game nhập vai Nhật Bản baomoi
- Mổ xẻ những ưu điểm của chiếc màn hình cong baomoi
- Game giúp cha mẹ thấu hiểu con cái hơn baomoi
- Những game online đình đám mở cửa cuối năm baomoi
- Khắc Phục Lỗi Hao Pin Trên Windows RT 8.1 Của Surface RT baomoi
- Mở hộp Sony Smartwatch 2: Màn hình đẹp, chạy mượt baomoi
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- Clip đập hộp iPad Air đầu tiên ở Sài Gòn zing
- Hình ảnh chi tiết và dùng thử iPad Air vừa về Việt Nam zing
- iPad Air về Sài Gòn với giá 12,2 triệu đồng zing
- Người mẫu của Victoria’s Secret cảm thấy “có lỗi” với phụ nữ dantri
- Số phận bất hạnh của những người nhà Tổng thống Lincoln dantri
- Hồi hộp đón công dân thứ 90 triệu ra đời zing
- Những điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch cùng bé yêu dantri
- Ép trẻ em đi ăn xin bị phạt 15 triệu zing
- Bác sĩ thẩm mỹ ném xác phi tang bị khởi tố hai tội zing
- Thứ sáu của bạn (1/11) zing
- Người Việt đã sớm mua được iPad Air zing
- Teen Việt với bản rap ám ảnh về sự vô cảm của con người zing
- Những cảnh nóng gây xôn xao trong phim kinh dị Việt zing
- ‘Vạch trần’ bản chất không hoàn hảo của loạt sao Hàn baomoi
- Gợi ý cách mix trang phục cơ bản trở nên cực “chất” baomoi
- Thủy Tiên hỗ trợ Ngô Kiến Huy làm show baomoi
- Chân dài 9x Nina Agdal nóng bỏng trên bãi cát baomoi
- Điểm tô cho váy công sở bớt nhàm chán baomoi
- 6 bộ phim Việt gây tiếng vang trên Thế giới baomoi
- ‘Người tình’ của Phương Uyên khóc ngon lành vì bị bỏ rơi baomoi
- Hương Giang Idol khoe ngực đầy lấp ló quá nóng bỏng baomoi
- Ngô Kiến Huy đã chán Khổng Tú Quỳnh? baomoi
- Sao Việt ‘rầm rộ’ đổ bộ show thời trang của Đỗ Mạnh Cường baomoi
- Ngọc Quyên hóa trang sexy trong đêm hội baomoi
- Hoa mắt vì HH Diễm Hương dùng quá nhiều đồ tiền tỉ baomoi
- Phát sốt vì màn cưỡng hôn Park Shin Hye của Lee Min Ho baomoi
- Đọc sách cùng Ngôi Sao: Tản mạn sách baomoi
- Dũng Taylor khuyên gia đình Phương Mỹ Chi không nên sớm “bán lúa non” baomoi
- Sao Hollywood kể về những lần chết hụt baomoi
- Hot or not: Ngô Mai Trang nhí nhảnh kiểu ‘xì tin’ baomoi
- Trở lại nhé, tuổi thơ ơi…! baomoi
- Văn Mai Hương ‘đụng’ Linh Nga váy phồng vương giả baomoi
- Kiwi Ngô Mai Trang xinh đẹp ngày tái xuất baomoi
- Giảm gần 23 kg, Kim Kardashian tự tin diện váy xuyên thấu dantri
- Sốc với váy xuyên thấu của hoa hậu Lithuania dantri
- Ca sỹ xinh đẹp người Anh tung MV mới dantri
- Ca sĩ Bằng Kiều bức xúc vì bị “mạo danh” dantri
- Rihanna mặc gợi cảm và khoe hình xăm khủng trên bàn tay dantri
- Hoa hậu Ngọc Hân được khen ngày càng mặc đẹp dantri
- Mỹ nữ xứ Hàn đối mặt với án tù vì sử dụng thuốc cấm dantri
- Vũ Ngọc Đãng: Hà Tăng giờ bận lo gia đình dantri
- Chân Tử Đơn bị chỉ trích bội bạc với vợ cũ dantri
- Báo Mỹ điểm tên Trần Bảo Sơn, Ngô Thanh Vân và “Ngôi nhà trong hẻm” dantri
- Chân dung những em bé 7 tuổi phải “so găng” vì cơm áo dantri
- Ngô Ngạn Tổ lần đầu khoe ảnh con gái cưng dantri
- Ca sỹ của Jonas Brothers phủ nhận tin nghiện ma túy dantri
- Bộ váy trong phim “Cuốn theo chiều gió” rao bán 1,53 tỷ đồng dantri
- Những kỷ lục thế giới mới trên “nóc nhà Đông Dương” dantri
- Hình ảnh vui Halloween của các Tổng thống Mỹ dantri
- Thử vận may tại Công viên kim cương ở Mỹ dantri
TIN THẾ GIỚI
- Cảnh báo ‘bão lớn’ nhà đất tại hàng loạt quốc gia vinacorp
- EU sắp xem xét Việt Nam có theo kinh tế thị trường vinacorp
- Fed giữ nguyên QE, chờ tăng trưởng mạnh hơn vinacorp
- Giới đầu tư đã lơi là rủi ro từ việc bán trái phiếu Mỹ của Trung Quốc vinacorp
- Khủng hoảng kinh tế, hệ lụy từ tham nhũng vinacorp
- Phố Wall giảm mạnh sau động thái của Fed vinacorp
- Thế giới sắp có một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới? vinacorp
- Trung Quốc không mua nợ công nữa, Mỹ có chết được không? vinacorp
- Trung Quốc phát tín hiệu thay đổi chính sách lớn chưa từng có vinacorp
- Trung Quốc xử lý nợ xấu (K2): Biến nợ thành ‘vàng’? vinacorp
- NSA trộm dữ liệu của Google, Yahoo! nld
- Khép lại phiên tòa xử thủ lĩnh Khmer Đỏ nld
- Nga diễn tập tên lửa nld
- Có chức, không quyền nld
- Tổng thống Pháp xài điện thoại gì? nld
- Tìm thấy hộp ghi âm buồng lái máy bay Lào gặp nạn nld
- Trung Quốc tố Nhật “phá đám” nld
- Syria phá hủy tất cả cơ sở sản xuất vũ khí hóa học nld
- Hành khách tò mò, đường hầm xuyên Á-Âu mất điện nld
- Trung Quốc bênh vực lập trường về vụ tấn công ở Thiên An Môn voa
- Nga tăng tốc giấc mơ tàu sân bay baomoi
- Xôn xao vụ Úc nghe lén các nước châu Á baomoi
- Tin vắn thế giới baomoi
- Kết quả bầu cử bổ sung QH Hàn Quốc baomoi
- Ngắm máy bay do thám tinh vi nhất của Mỹ baomoi
- Lật tẩy tin đồn rắn khổng lồ “thành tinh” giết chết hàng trăm người baomoi
- Truyền thông châu Á: Tàu do thám Trung Quốc đến gần Hawaii voa
- Những tay súng bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại (Phần 3): Xạ thủ huyền thoại cầm chân phát xít ở Leningrad baomoi
- Thủ tướng Australia trả lời báo giới về vụ các đại sứ quán do thám châu Á baomoi
- Động đất mạnh ở Đài Loan, nhiều người tháo chạy baomoi
- Nga phát hiến ’bọ’ gián điệp trong siêu nước Trung Quốc baomoi
- Phát hiện 87 thi thể chết khát trên Sahara nld
- Apple ngưng mô tả Đài Loan thuộc về Trung Quốc trên bản đồ voa
- LHQ cho biết không bị Mỹ nghe lén voa
- Snowden được mời làm việc tại Nga bbc
- OPCW: Syria đã ‘phá hủy các thiết bị sản xuất vũ khí hóa học’ voa
- Phiên xử lãnh đạo Khmer Đỏ kết thúc bbc
- Biểu tình phản đối lương thấp ở Indonesia voa
- Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ nói lời cuối trước tòa voa
- Bộ Tài chính Mỹ: Đồng Nhân dân tệ vẫn bị ‘định giá rất thấp’ voa
- Mỹ chỉ trích chính sách của Đức và TQ bbc
- Truyền thông Trung Quốc kêu gọi ‘mặt trận đoàn kết chống khủng bố’ voa
- Căng thẳng Trung-Nhật tăng cao vì vấn đề máy bay không người lái voa
- Hủy thiết bị làm vũ khí hóa học ở Syria bbc
- TQ thắt chặt an ninh tại Tân Cương bbc
- Google tức giận vì nghi NSA đột nhập bbc
- Putin là ‘người quyền lực nhất thế giới’ bbc
- Obama cam kết sửa lỗi mạng y tế bbc
- Đại sứ quán Úc do thám ‘khắp châu Á’? bbc
- Nhà của Steve Jobs là địa danh lịch sử bbc
'Nói sự thật mà ảnh hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không tồn tại'
Luật
sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, từng bảo vệ
cho những bị can bị buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia như blogger
Tạ Phong Tần, nhà giáo Đinh Đăng Định, sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn
Phương Uyên trong cùng vụ án với Đinh Nguyên Kha, em trai của blogger
Đinh Nhật Uy.
Một trong số ít luật sư tại Việt Nam sẵn sàng bảo vệ các bị can trong
các vụ án chính trị nhạy cảm bị áp lực phải rút lui khỏi vụ án gây chú ý
công luận mà ông đã tham gia ngay từ buổi đầu.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, nói ông đành bỏ cuộc giữa chừng trên con đường bảo vệ công lý cho Facebooker Đinh Nhật Uy trong vụ án ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự. Sau bản án 15 tháng tù treo tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An hôm 29/10, Uy đã quyết định chống án lên phúc thẩm.
Luật sư Lương từng bảo vệ cho những bị can bị buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia như blogger Tạ Phong Tần, nhà giáo Đinh Đăng Định, sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên trong cùng vụ án với Đinh Nguyên Kha, em trai của Đinh Nhật Uy.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, luật sư Nguyễn Thanh Lương nói dù ông tiếc là không thể tiếp tục bảo vệ cho hai anh em Uy và Kha như dự định, nhưng đây là một sự lựa chọn cần thiết để tránh ‘những điều không hay’ trong chặng đường theo đuổi công lý còn rất dài phía trước.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Có những áp lực. Tôi phải chọn lọc xử lý để tránh những cái phiền toái.
VOA: Những áp lực đó đến mức độ thế nào khiến luật sư, người đi theo vụ án của Kha và của Uy ngay từ đầu, cuối cùng phải dừng chân ở giữa đoạn đường?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Vụ án của Uy, về góc độ chuyên môn theo góc nhìn của luật gia, có nhiều điều để nói. Nghề luật sư của tôi khó khăn nhất là khi không có gì để phát biểu. Có những sai sót thì luật sư mới có đất dụng võ. Tuy nhiên, tôi vẫn xin rút lui để tránh những phiền toái về mặt cá nhân. Cũng có những áp lực nhưng không tiện nói ra với công luận nhưng đó là sự tự điều chỉnh của mình để thích nghi, tránh những tổn thất khác.
VOA: Cảm nghĩ của ông thế nào khi đi tới quyết định như vậy?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Trước hết tôi cũng cảm thấy không xấu hổ về mặt lương tâm nghề nghiệp đối với thân chủ của mình vì sự có mặt hay không có mặt của mình cũng không ảnh hưởng gì. Việc quyết định các bản án chính trị thể hiện ý chí của nhà cầm quyền nhiều hơn. Vai trò luật sư đơn giản, không phải là chủ chốt quyết định để đem lại lợi ích cho thân chủ của mình. Cho nên, tôi mới chấp nhận phương hướng đó để tránh những sự căng thẳng, xung đột, để có thể phát triển lâu dài, còn có những cơ hội để giúp đỡ nhiều người khác vì một khi luật sư không bảo vệ mình được thì làm sao bảo vệ cho người khác. Trước khi rút lui khỏi vụ án của Đinh Nhật Uy tôi đã đề nghị thả tự do cho Uy.
VOA: Luật sư nói sự rút lui của ông không ảnh hưởng nhiều nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, số luật sư sẵn sang bảo vệ các bị can dính tới những vụ án chính trị không nhiều, liệu chăng sự rút lui của ông cũng là một mất mát, thiệt thòi cho bị can?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Cũng có thể, đặc biệt về mặt tinh thần. Tôi hy vọng quýêt định này sẽ làm đơn giản, bình thường các mối quan hệ khác. Nếu tôi còn cơ hội, tôi cũng sẽ tiếp tục. Sự mất mát đó chỉ về mặt tinh thần, chứ về thực chất thì không ảnh hưởng gì.
VOA: Áp lực với luật sư ở đây chỉ giới hạn trong vụ án của Uy thôi hay cũng áp dụng cho các vụ án chính trị khác mà ông tham gia trong tương lai?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Tôi nghĩ chắc không ảnh hưởng gì đến các vụ án sau này. Thân chủ họ lựa chọn mình bằng niềm tin và bằng tính khách quan của xã hội.
VOA: Với những áp lực hiện tại, liệu ông sẽ tiếp tục đi theo những vụ án chính trị như thế trong tương lai?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Còn cơ hội, tôi cũng sẽ tiếp tục vì tôi cũng quan niệm là lý tưởng hóa xã hội. Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến việc bào chữa cho những bị can trong các vụ án ‘an ninh’ hay ‘chính trị’. Việc này không làm vơi đi khao khát nghề nghiệp của tôi. Nhưng vấn đề là mình có làm được hay không.
VOA: ‘Làm được hay không’ đó dựa vào những yếu tố khách quan, chủ quan ra sao?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, những quy định tiến bộ của pháp luật, nhân thân bị cáo, hay bản lĩnh của luật sư.
VOA: Là người theo đuổi ngành luật với ước mong bảo vệ công lý nhưng không được tiếp tục bảo vệ những gì mình muốn bảo vệ, luật sư có suy nghĩ thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Tôi từng công tác trong ngành công an. Điều đó cho tôi ưu thế về mặt tâm lý, có cái nhìn tự tin và bình thản hơn. Còn những vấn đề quy định pháp luật thì nó tùy thuộc vào những hạn chế hay tiến bộ chung của xã hội. Ví dụ như nói rõ một sự thật mà sự thật đó ‘xâm phạm’, ảnh hưởng danh dự-uy tín nhà nước thì luật sư sẽ không tồn tại.
VOA: Mọi chủ thể đều phải công bằng trước pháp luật, thưa ông?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật đó là chân lý, lý thuyết để mọi người vươn tới thôi, chứ thực tế đôi lúc không được đảm bảo như vậy. Trước khi tham gia những vụ án này, tôi cũng nghĩ rằng miễn mình phát biểu, vận dụng đúng luật như lái xe giữ đúng làn đường thì thôi, nhưng thực tế nó không phải vậy. Đó là quy luật tồn tại của chính quyền chính trị ở bất cứ quốc gia nào. Ước mơ lý tưởng hóa xã hội là một vấn đề. Tồn tại trong thực tế xã hội là một vấn đề khác.
VOA: Xin chân thành cảm ơn luật sư Lương đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Trước tiên tôi rất đồng tình với báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế. Việt Nam đã hoàn thành vượt được 11/15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra, và là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ. Có 2 chỉ tiêu không đạt. Một là tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012 và thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao là 5,5%, thu ngân sách thì hụt thu trên 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu cho rằng Chính phủ cần phải đánh giá một cách khách quan hơn, bởi tăng trường kinh tế năm nay mà cao hơn năm ngoái thì đáng nghi ngờ.
Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm chỉ 6,8%. Thu ngân sách của chúng ta hụt đến trên 20.000 tỷ. 9 tháng đầu năm có tới 42.000 doanh nghiệp ra đi, số doanh nghiệp mới thành lập còn rất yếu và chủ yếu là tránh nợ vay mới. Cho nên nghe Báo cáo của Chính phủ chúng ta thấy màu hồng nhưng nghe Báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội chúng ta thấy màu xám còn nhân dân thì nói là màu tối.
Mỗi người đứng ở một góc độ khác nhau, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác nhau, chuyện đó là bình thường. Nhưng theo tôi nền kinh tế phải đánh giá cho đúng, nếu chúng ta đánh giá không đúng nó cũng như người bệnh. Nếu cảm cúm nhẹ thì uống “típ phi” là khỏi nhưng nếu cảm cúm nặng phải có những thứ thuốc khác. Chính vì vậy trong đánh giá tình hình kinh tế – xã hội lần này về an sinh xã hội tôi đồng tình nhưng tăng trưởng kinh tế tôi đề nghị xem xét cân nhắc để đánh giá cho chính xác và khách quan hơn.
Những hạn chế và yếu kém chúng ta thấy được tôi đồng tình với 8 vấn đề Chính phủ đã nêu. Kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm phát được kiềm chế nhưng sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động còn lớn, tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm, triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược còn chậm và cải cách chưa đồng bộ, lĩnh vực văn hoá có nhiều hạn chế yếu kém…
Chống tham nhũng lãng phí chưa được đẩy lùi, cán bộ ngày càng xa dân và ít nghe ý kiến của người dân, tôi muốn phân tích ý này. Ngày xưa cán bộ mình phải chui vào nhà dân để lấy tiếp tế lương thực để ăn, lấy thông tin để đánh địch. Nhưng bây giờ hoà bình lập lại, nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ gọi nhưng dân gọi không nghe. Một bộ phận không nhỏ bây giờ cán bộ mình bảo số lạ gọi không bao giờ nghe.
Thực ra người dân rất muốn tiếp cận gặp lãnh đạo để phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình nhưng gửi đơn lên thì chưa chắc đã đến được lãnh đạo, có thể là đến tiếp dân cũng không gặp đồng chí cao cấp nhưng điện thoại trực tiếp thì lãnh đạo không nghe. Chính vì vậy chúng ta thấy trong thực trạng xã hội bây giờ nhân dân rất băn khoăn, nhiều cái nhân dân kêu hàng chục năm không ai đứng ra giải quyết. Bộ máy chính quyền đầy đủ từ trên xuống, cái tàu hút cát chạy rầm rầm suốt ngày đêm nhân dân kêu thì bảo không tôi đi giám sát không thấy. Thế là cái gì?
Nhân dân bức xúc, tự đứng dậy là sai, cần phải phê phán như các đại biểu phát biểu trước rồi nhưng tôi đề nghị chính quyền cũng phải kiểm tra một cách hết sức nghiêm túc, phải đánh giá, chỉ đạo quyết liệt hơn để làm sao chống được quan liêu, tham nhũng, chống được cái xa dân thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề. Nếu chính quyền của chúng ta xuất phát từ dân, vì lợi ích của nhân dân chắc nhân dân không ai chống lại mình.
Về nguyên nhân trong vấn đề này, Chính phủ có nêu ra có 3 ý. Chúng tôi cũng đồng tình nhưng tôi bổ sung thêm nguyên nhân thứ tư theo tôi là có lỗi của hệ thống, bởi chúng ta biết là do tác động tình hình thế giới; nhận thức chủ trương, quan điểm thì không đồng nhất; quản lý kinh tế nhà nước còn nhiều yếu kém nhưng trong đó còn có lỗi về hệ thống.
Chúng tôi kiến nghị mấy điều như sau. Một là phải biết nuôi dưỡng nguồn thu, tức là chúng ta đã có chính sách giãn thuế, giảm thuế, hoãn thuế cho doanh nghiệp nhưng chúng ta lại tăng giá thuê đất lên gấp 10 lần. Chúng ta mở đầu này lại bóp đầu kia, đề nghị Chính phủ phải giảm giá thuê đất xuống, còn cao như thế chúng ta bóp chết doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay. Ngân hàng liên tục hạ lãi suất, có rất nhiều cố gắng nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất chậm vì các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn thì họ không vay, doanh nghiệp cần vốn để sản xuất thì không tiếp cận nguồn vốn do nợ xấu.
Đề nghị đối với ngân hàng trong điều kiện bình thường thì thủ tục như vậy nhưng trong điều kiện đặc biệt thì cũng phải có thủ tục đặc biệt. Ví dụ đèn đỏ nhưng có cảnh sát dẫn đường thì đoàn vẫn có thể đi. Ngân hàng phải có điều kiện đặc biệt, phải dẫn doanh nghiệp đi, đồng hành cùng họ. Cho nên tôi đề nghị chúng ta khoanh, giãn nợ cho doanh nghiệp để tạo điều kiện nguồn thu.
Về vấn đề đối với nông nghiệp, chúng tôi đề nghị quan tâm hơn, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là vấn đề vừa rồi đồng chí Thống đốc ngân hàng có đến Lâm Đồng, nhân dân rất cảm ơn là đã cho gói tín dụng 2.800 tỷ để nhân dân tái canh cây chè và cây cà phê. Tuy nhiên, theo chúng tôi thấy về lâu dài đề nghị Chính phủ phải hỗ trợ lãi suất cho nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cây chè, cây cà phê.
THEO VNEXPRESS
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị nói cần kiểm tra lại “sức khỏe” tổng thể của hệ thống ngân hàng…
Vẫn theo sát quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay (31/10) đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị tiếp tục nêu một số quan điểm đáng chú ý.
Ở hàng ghế khách mời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chăm chú lắng nghe, ghi chép.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, đại biểu Hà Sỹ Đồng đã “phê” Ngân hàng Nhà nước chậm báo cáo kết quả giải quyết một trong bốn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, khu vực ngân hàng nói riêng là vì quyền lợi cá nhân, một số cổ đông lớn của các ngân hàng thương mại, cổ phần yếu kém, thiếu sự hợp tác hoặc chống đối với chính sách, biện pháp cơ cấu lại của Ngân hàng Nhà nước.
Nhận xét là báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp này đã không còn nhắc lại vướng mắc đó, đại biểu Đồng cho rằng vấn đề quan trọng số một trong tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới là: các tổ chức tín dụng, trước tiên là nhóm ngân hàng lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, bao gồm cả của Nhà nước, phải có đủ lượng vốn thực cần thiết đảm bảo yêu cầu hoạt động an toàn, đặt trong bối cảnh rủi ro kinh doanh đang ở mức cao.
“Tôi muốn nhấn mạnh, ngân hàng lớn không đồng nghĩa với khỏe, và tôi băn khoăn với báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhóm 9 ngân hàng cổ phần nhỏ yếu kém, tội đồ chính gây bất ổn hệ thống, đang được tái cơ cấu”, đại biểu Đồng nhấn mạnh.
Cũng theo vị đại biểu này, cần kiểm tra lại “sức khỏe” tổng thể của hệ thống ngân hàng. Đánh giá lại chất lượng tài sản ngân hàng, bao gồm nợ tín dụng, một cách thực chất, từ đó tính toán lượng vốn tự có cần thiết, số vốn thiếu hụt phải bổ sung nếu ngân hàng đó muốn giữ quy mô hoạt động hiện hành. Chủ sở hữu hay các cổ đông hiện hữu không có, phải gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư mới. Vốn trong nước không đủ, phải gọi vốn nước ngoài. Nếu không được, phải cắt bỏ, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc đóng cửa ngân hàng, đại biểu Đồng đề nghị.
Vị đại biểu – doanh nhân này cũng góp ý, rằng không nên tiếp tục kiểu cơ cấu lại nợ hay xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) “một cách tình thế và khiên cưỡng” như hiện nay, bởi cách làm này, theo ông là tạo ra số liệu ảo, thực trạng ảo, cũng như về cơ bản không làm thay đổi bản chất vấn đề nợ xấu.
Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, một số ý kiến khác tại phiên thảo luận sáng nay cũng đánh giá cao điều hành chính sách tiền tệ thời gian gần đây và coi kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại là điểm sáng hơn cả trong đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Tổng hợp các ý kiến thảo luận tại tổ của các vị đại biểu Quốc hội cũng ghi nhận một số đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ. Như, việc giữ vững được tỷ giá và ổn định lãi suất, chống đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế, dự trữ ngoại hối liên tục tăng, cán cân thương mại được cải thiện góp phần cải thiện cán cân thanh toán vãng lai là thành tích đáng ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước.
Tăng trưởng tín dụng tuy chưa đạt yêu cầu nhưng đã hướng đến các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ thông tin, nông nghiệp, nông thôn và đạt kết quả tốt.
Bên cạnh đó, cũng còn ý kiến cho rằng, hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém, dư nợ tín dụng tăng nhưng không phải do doanh nghiệp được vay tiền để đưa vào sản xuất, mà chủ yếu là các ngân hàng tập trung mua trái phiếu Chính phủ. Nợ xấu đang là nguy cơ gây vỡ nợ ngân hàng, ảnh hưởng đến nền kinh tế trong tương lai.
Đại biểu cũng đề nghị cần phải thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, duy trì tỷ giá, ổn định giá vàng sát với giá thị trường thế giới, đồng thời có cơ chế giám sát chặt chẽ, điều hành giá, đảm bảo kiềm chế lạm phát. Cần có biện pháp huy động vàng trong dân (ước tính từ 300-500 tấn), bình ổn thị trường vàng, tạo nguồn lực quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ cần báo cáo bổ sung việc dòng tiền chảy ra nước ngoài qua du lịch, khám bệnh, du học…
THEO VNECONOMY
Câu hỏi được người viết đặt ra với ông và một số vị đại biểu khác có liên quan mật thiết đến một trong các nội dung rất quan trọng tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội bắt đầu từ sáng 31/10: kết quả thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Tại báo cáo về nội dung này gửi đến Quốc hội, Chính phủ đánh giá, các giải pháp thực hiện tái cơ cấu kinh tế cho đến nay về cơ bản vẫn trong thể chế hiện hành, chưa có đột phá trong thể chế huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường.
Vì vậy, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, chưa đi cùng với tạo lập môi trường vi mô năng động thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, chưa có thay đổi đáng kể về cách thức tăng trưởng, chưa phục hồi được tốc độ tăng trưởng như kế hoạch.
Theo Chính phủ, tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đòi hỏi phải có thay đổi đột phá về thể chế kinh tế và tổ chức hành chính liên quan đến huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực quốc gia. Mà “việc thay đổi lớn về thể chế đang phụ thuộc vào sửa đổi các nội dung có liên quan của Hiến pháp 1992”.
Vậy những điểm mới nào ở dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ tạo ra thay đổi lớn về thể chế kinh tế?
“Nói thật là dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không tạo ra cái gì đột phá thể chế kinh tế cả”, đó là câu trả lời của không ít các vị đại biểu đề nghị không nêu tên. Một vị bộ trưởng đang rất tâm đắc với cải cách thể chế kinh tế cũng đồng tình với nhận xét đó.
Nhưng, theo một số vị đại biểu thì dù là thế, vẫn có thể đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trên nền thể chế hiện tại, bởi lâu nay nhiều vướng mắc nằm ở quá trình thực thi chứ chưa hẳn do thể chế.
Trả lời rằng chưa nghiên cứu sâu nên chưa dám phát biểu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tạo điều kiện đột phá thể chế thế nào, song Chủ tịch Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), đại biểu Quốc hội đương nhiệm Trần Xuân Hòa cho rằng chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế là rất đúng. Nhưng, “tôi làm thực tế, tôi thấy rất hàng loạt vấn đề vướng,”, ông Hòa bộc bạch.
Theo đại biểu Hòa thì nhất thiết giai đoạn đầu phải đổ tiền ngân sách vào quá trình tái cơ cấu, ít nhất là để giải quyết lao động dôi dư. Có quốc gia họ đổ đến 10% ngân sách vào làm việc đó cơ mà, ông Hòa so sánh.
Đồng tình với ý kiến một số vị đại biểu khác là cần có ban chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế, ông Hòa cho rằng “nếu chỉ nói chung chung thì rất dễ, mà mình hay có tính nói chung chung”.
Một đại biểu là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì không cần sửa Hiến pháp mà chỉ cần điều chỉnh ở tầm nghị định hoặc luật là đủ.
Theo ông, mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cần được thay đổi một cách căn bản, rạch ròi nhà nước làm gì thị trường làm gì chứ không thể lằng nhằng không minh bạch như hiện tại. Hai bên cần sòng phẳng với nhau, nếu nhà nước đã giao cho doanh nghiệp nhà nước làm gì thì phải đảm bảo để họ không lỗ từ việc đó, dù lãi có thể không cao bằng doanh nghiệp tư nhân làm.
Kể ra thì không cần hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhưng chủ đạo cũng là khái niệm tương đối trừu tượng, vị chuyên gia bình luận.
Có quan điểm khác, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, đại biểu Phạm Xuân Đương nhấn mạnh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhất thiết kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này quy định rất rõ chế độ sở hữu và vai trò của các thành phần kinh tế, trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật đổi mới thể chế kinh tế. Mục tiêu không thay đổi nhưng cách làm có thể khác nhau, ông Đương lạc quan.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu khác không được lạc quan như vậy, khi cho rằng sẽ còn phải chờ đợi rất lâu nữa mới có thể sửa đổi Hiến pháp, nên nội dung nào còn có ý kiến khác nhau thì nên bàn thảo đến cùng để chịu trách nhiệm trước nhân dân.
“Muốn nhanh thì phải từ từ” hay “Hà Nội không vội được đâu”, lối nói vui từ dân gian nay đã đi vào hành lang nghị trường rất tự nhiên, trong những câu chuyện hết sức vĩ mô.
Nhưng, nói như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội được dẫn trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/10, là “nếu Việt Nam không đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt và khẩn trương, đặc biệt là đổi mới thể chế kinh tế, sẽ tụt hậu xa so với khu vực, thậm chí tụt hậu so với Campuchia, Lào”.
Theo Bộ trưởng, trong thể chế kinh tế là vấn đề trọng tâm, quyết định mọi thứ khác. “Thể chế kinh tế ở đây là gì, là tạo ra môi trường cho tất cả mọi thành phần kinh tế để người ta có điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tất cả những gì trong khả năng người ta có thể làm được, để cho mỗi một chủ thể kinh tế mang toàn bộ tài năng, tâm huyết của mình ra làm cho đất nước phát triển. Nôm na là như vậy”, Bộ trưởng chia sẻ với các đại biểu cùng tổ thảo luận.
Vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư cũng nói trúng tâm tư của khá nhiều vị đại diện cho dân rằng tài nguyên lớn nhất của Việt Nam không phải là khoáng sản, dầu khí, bởi dăm năm nữa hết dầu khí thì không còn cái gì để thu.
“Tài nguyên lớn nhất của Việt Nam là con người. Nhưng chúng ta đã khai thác tài nguyên này thế nào? Tôi là Bộ trưởng, muốn nhận một cháu học tiến sĩ giỏi đang làm bên ngoài 50 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ về Bộ, cậu ấy sẽ làm thay được việc của nhiều người khác. Nhưng tôi không nhận được vì không trả lương như vậy được, và nếu tôi cho nghỉ việc mấy người kém để tuyển cậu ấy vào thì tôi sẽ bị kiện ngay. Bộ máy nhà nước xây dựng chính sách mà cán bộ dốt, không thu hút được người tài thì làm sao có chính sách tốt được”, Bộ trưởng phát biểu tại tổ (vẫn theo báo Tuổi Trẻ).
Nghe nói, đã có rất nhiều tiếng vỗ tay vang lên khi Bộ trưởng Bùi Quang Vinh kết thúc bài phát biểu khá dài đó, vào ngày 24/10 vừa qua.
Nguyên Thảo
Theo Vneconomy
Phó Tổng Thanh tra Chính Phủ – Ông Ngô Văn Khánh
Nói là bình thường nhưng thật sự là rất không bình thường vì thời hạn thanh tra chỉ trên dưới 3 tháng nhưng bóng đã được chuyền, đã được giữ, đã được ngâm trong bóng tối thêm gần 1 năm mà chưa có KLTT chính thức. Tất nhiên, điều đó phản ánh sự thận trọng nhưng thận trọng vì mục đích gì thì lại là câu chuyện đáng bàn. Cuối năm 2012, một phó Tổng TTCP khác, Ông Nguyễn Văn Sản đã hoàn thành và gửi dự thảo kết luận thanh tra xin ý kiến Thủ tướng. Không thể nói Ông Nguyễn Văn Sản và các cộng sự thuộc đoàn thanh tra và các Vụ trưởng của TTCP đã không ý thức được trách nhiệm của mình trước pháp luật, cũng như chưa nghiêm cẩn khi hoàn thành bản dự thảo KLTT. Bản dự thảo đó có rất nhiều vấn đề kèm theo khoản tiền sai phạm của EVN lên đến 6.500 tỷ. Nên nhớ, lần tăng giá điện 5% mới nhất, EVN cũng chỉ thu về 3.500 tỷ thôi nhé. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bản dự thảo này đồng thời yêu cầu TTCP làm việc kỹ với các bộ ngành Tài chính, Công thương và các đơn vị liên quan để đánh giá chính xác, khách quan sai phạm và kiến nghị xử lý phù hợp. Người viết thật sự không tin và cũng không dám hiểu khác chỉ đạo của Thủ tướng rằng, Thủ tướng đã đồng ý những sai phạm đó, chỉ yêu cầu TTCP làm việc thêm với các Bộ Ngành để đánh giá chính xác khách quan và hình thức xử lý sai phạm thôi. Thủ tướng không chỉ đạo chưa ban hành và Thủ tướng cũng không cho phép xem xét lại bất cứ sai phạm nào.
Ảnh chụp báo Thanh Niên về việc TTCP chưa kết luận các sai phạm tại EVN
Thế nhưng, sau gần 12 tháng (gấp gần 4 lần thời gian thanh tra), một Ông Phó Tổng TTCP khác, Ông Ngô Văn Khánh cũng tuyên bố hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, ký bản kết luận khác báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, nhiều sai phạm và khoản tiền 6.500 tỷ đồng đã bị “bốc hơi”. Công luận băn khoăn, cán bộ trong đoàn thanh tra kịch liệt phản đối thì Ông Khánh đã đăng đàn và nói với báo tuổi trẻ (Tuổi trẻ 10/10/2013) thế này:
“Sau khi có dự thảo, Thủ tướng có chỉ đạo đồng ý với dự thảo kết luận, yêu cầu TTCP làm việc kỹ với các bộ ngành tài chính, công thương và các đơn vị liên quan để đánh giá chính xác, khách quan sai phạm và kiến nghị xử lý phù hợp. Tức là Thủ tướng đồng ý trên tinh thần nhưng yêu cầu phải làm việc kỹ với các bộ ngành chứ không phải để ban hành.
Đại loại ý của Ông Khánh là phải làm việc thêm với các Bộ Ngành, nghe nhiều phía giải trình, cẩn thận hơn Ông còn chuyển cho Vụ giám sát, thẩm định sau thanh tra vào cuộc v..v…và v..v… Rất rất cẩn thận và mới ra được bản kết luận này.
Còn việc cán bộ trong đoàn thanh tra phản đối việc sửa đổi dự thảo, Ông Khánh nói:
“Chuyện đó là chuyện nội bộ. Nhưng về nguyên tắc cán bộ cấp vụ, đoàn thanh tra là giúp việc cho lãnh đạo TTCP. Còn ý kiến khác nhau là rất bình thường. Cuộc thanh tra nào cũng có chuyện ý kiến còn khác nhau do nhận thức, do năng lực, do trình độ và do hiểu biết. Còn kết luận là trách nhiệm của tổng thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra theo quy định có nghĩa vụ báo cáo đầy đủ, trung thực, có nghĩa vụ giải trình. Tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước tổng thanh tra về kết luận tôi ký.
Thật ra số tiền mấy nghìn tỉ không có chuyện mất mát đi đâu. Cho đến nay chúng tôi vẫn khẳng định không có cơ sở nói mất mát, tham nhũng mà bản chất nó là đúng hay sai so với quy định. Cái nội dung mà tôi bỏ đi, tôi có đầy đủ cơ sở để nói việc đó.”
Hãy xem lời Ông Khánh nói và việc Ông làm có phải là vẽ đường cho hươu chạy và a dua với sai phạm tại EVN không nhé.
Trước hết, là việc mua ô tô gấp 2,5 lần quy định của Chủ tịch và Tổng Giám đốc EVN. Việc quy định tiêu chuẩn mua xe là hết sức cần thiết, là một trong những biện pháp chống nạn lãng phí của các Ông CHỦ ĐẠO, ngồi trên đống tiền của dân, có thể vung tay quá trán mà hầu như không bị kiểm soát hoặc kiểm soát chiếu lệ. Đây rõ ràng là sai phạm lớn, trực tiếp và không hề nhân văn. Đất nước đang khó khăn, hàng vạn DN phá sản, đời sống người dân đang điêu đứng, trẻ em, người dân miền núi đang trong cảnh cực kỳ khốn khó, đi bộ, chân trần trên những nẻo đường cheo leo núi đá, cơm không có, ăn toàn ngô khoai sắn. Chính EVN cũng đang là con nợ khủng nhất mọi thời đại của Việt Nam, không kể ODA, trái phiếu do chính phủ bảo lãnh thì nợ ngân hàng đã là xấp xỉ 120.000 tỷ đồng. Làm ăn cũng đã phải giỏi giang gì đâu, vài cột điện đổ do bão ở miền Trung mà gần tháng mới khôi phục được…Ấy vậy mà 2 ông con trời giám rút 5 tỷ đồng mua xe cho mình vượt 3 tỷ đồng. Đây là sự lãng phí ghê gớm, rõ ràng là hành vi cố ý làm trái và hoàn toàn có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can được. Thế mà TTCP lại đang có ý thuận theo đề xuất của EVN để EVN hạch toán số tiền vượt 3 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế là của DN; nhưng của DN như EVN cũng tức là của nhân dân, của nhà nước và của CBCNV EVN chứ đâu phải là cái túi để ai làm sai cũng có thể thò tay vào mà “hạch toán”. Như vậy có phải là phạt cho tồn tại không ? Có phải là xử lý nội bộ, hợp thức hoá sai trái không ? Như vậy có phải vô hiệu hoá tất cả nỗ lực của Đảng, Chính phủ và Quốc hội trong phòng chống lãng phí không ? Các vị Đại biểu Quốc hội, các vị lãnh đạo Quốc hội lâu nay cứ ca thán rằng lãng phí nguy hại không thua gì tham nhũng, thậm chí còn nguy hiểm hơn chỉ tiếc là không có bằng chứng để xử lý. Đây, theo các vị đã phải là bằng chứng chưa ? Nếu không xử lý vụ này thì các vị có cho rằng quy định hạn mức mua xe để phòng chống quốc nạn lãng phí cũng chỉ là trò hề mị dân không? Theo ngu ý của người viết, phải xử lý hình sự, đồng thời giao lại xe này cho 2 vị, yêu cầu 2 vị trả lại EVN tiền đã bỏ ra để mua xe và phần lãi suất tương ứng với số tiền vượt 3 tỷ kể từ lúc mua xe đến nay. Đó cũng mới chỉ là thiệt hại bé nhất mà 2 vị đã gây ra cho EVN theo quy định của Nhà nước. Đáng tiếc là TTCP mới chỉ phát hiện được 2 xe tại Tổng hành dinh EVN và vài ba xe tại Tổng Công ty điện lực miền Nam. Còn thông tin mà báo chí có được phải hơn 200 xe, tức là nếu tính nhẩm cũng vượt chi (chi sai chế độ) khoảng ít nhất 500 tỷ đồng. Một DNNN mà như vậy, hèn gì mà Chính phủ không chạy đôn chạy đáo xin nâng mức trần bội chi ?.
Lại bàn tiếp về sân tennis, bể bơi và biệt thự. Người viết có cơ sở để tuyệt đối tin rằng chúng được hạch toán thẳng vào giá điện. Không bao giờ có chuyện một hạng mục đầu tư trong toàn bộ công trình được tách ra để dùng phúc lợi đầu tư. TTCP hơn ai hết hiểu rõ dự án đã được thanh quyết toán và đã được tính khấu hao cũng tức là đã vào tiền điện của dân. Làm gì có chuyện TTCP không nắm chắc chuyện đó. Thế mà Ông Phó tổng TTCP vẫn cứ ỡm ờ, câu giờ tìm cách để để EVN giải trình. Phải chăng TTCP đang định hành xử theo lối “Trời mưa to coi như trời mưa nhỏ và trời mưa nhỏ coi như trời không mưa?”. Đến lượt EVN, sự ngây ngô đã đến mức thảm hại, hoặc sự dối trá, lần khân, thách thức dư luận đã đến mức tột đỉnh, khi Ông Chủ tịch cứ như không. Trả lời báo chí tối 8/10/2013, Ông cho rằng “Những nội dung trong đó (trong KLTT) nếu là người trong ngành cũng không thấy sai phạm lớn. Tuy nhiên có thể có những ý cần nói thêm để người dân hiểu”. Rồi Ông còn nói thêm: “Tôi nghĩ kết luận thanh tra không có vấn đề gì. Nhưng do kết luận không thể dài quá nên có những điểm ngắn gọn diễn đạt người trong ngành có thể hiểu, nhưng người dân bình thường có thể chưa.” Thế nào thì mới hiểu được ngành điện nhỉ ? Sai phạm rành rành ra đấy mà còn nói vòng vo, lấp liếm và dối trá rằng không có gì, rằng chúng tôi không hạch toán vào giá thành điện…Nguy hiểm hơn, cách nói của Ông Chủ tịch EVN có thể dấn đến thảm hoạ truyền thông giống hệt như thảm hoạ truyền thông của Thuỷ điện sông tranh 2 ngày nào. Tức là sẽ đến lúc mọi điều EVN nói ra đều bị người dân nghi ngờ là dối trá.
Một điểm khác gây rúng động không không kém, ấy là khi Ông Phó TTCP Ngô Văn Khánh thật thà thốt ra: “Thật ra số tiền mấy nghìn tỉ không có chuyện mất mát đi đâu. Cho đến nay chúng tôi vẫn khẳng định không có cơ sở nói mất mát, tham nhũng mà bản chất nó là đúng hay sai so với quy định. Cái nội dung mà tôi bỏ đi, tôi có đầy đủ cơ sở để nói việc đó.” Chao ôi, mấy nghìn tỷ chưa rõ đúng sai mà đã vội vàng hoá kiếp cho nó. Chưa rõ đúng qui định hay không mà đã giám nói không mất mát tham nhũng. Chắc chỉ TTCP và EVN cùng với nhóm nào đấy mới to gan và tài tình đến vậy. Ông Khánh còn giải thích để báo chí hiểu hàm ý việc loại 6.500 tỷ do sai phạm trong kết luận cuối năm 2012 và kết luận mới đây do Ông ký là chuyện bình thường, theo kiểu nhận thức là một quá trình…Về mặt hình thức thì có thể cho là như vậy. Nhưng khi nghe Ông Khánh giải thích tiếp rằng “Toà án hôm nay xét xử, án rất rõ ràng thông qua một quá trình thu thập thông tin chặt chẽ nhưng đến phiên xử sau có khi thay đổi hoàn toàn. Bởi vậy sự khác nhau giữa kết luận thanh tra với dự thảo là chuyện rất bình thường” thì người viết cho rằng Ông Khánh hoặc hiểu rất lơ mơ về pháp luật hoặc cố tình đánh tráo khái niệm, lập lờ đánh lận con đen. Ông Khánh có hiểu toà là “Nhân danh nước Cộng hoà XHCN Việt nam…” không, để đến được toà là có cả hệ thống giám sát công khai và minh bạch. Còn TTCP thì nhân danh ai ? Chẳng lẽ…Không thể so sánh như thế được Ông Khánh ạ.
Rồi đây công luận sẽ có dịp mục sở thị văn bản giải trình của EVN. Người viết tự nghĩ, nếu EVN giải trình được biệt thự, bể bơi, sân tennis thực sự EVN không đưa vào giá điện, Xe vượt tiêu chuẩn gấp 2,5 lần là không có gì, số lao động để tính lương cao gấp rưỡi lao động làm việc thực tế (Cao hơn cả mấy công ty công ích mà giám đốc lương 2,6 tỷ/năm) là theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội và nhiều vấn đề khác một cách hợp lý thì chắc chắn khoa học về kinh tế sẽ phải lập ra môn học: “Giải trình”, Thuỷ tổ của môn học là EVN, adua, sát cánh xây dựng chương trình , giáo trình lại là TTCP
Lâu nay, mỗi người dân Việt đều lo lắng cho vận mệnh quốc gia trước sự tàn phá khủng khiếp của tham nhũng, lãng phí. Rất, rất nhiều người không hiểu vì sao không phát hiện được tham nhũng lãng phí, rằng có tham nhũng trong đội ngũ những người chống tham nhũng không, vì sao thanh tra nhiều mà chẳng phát hiện được vụ việc nào cả…Có lẽ đây cũng chính là một câu trả lời. May sao còn thấy chút ánh sáng cuối đường hầm khi Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng Cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát điều tra đã có những động thái điều tra ban đầu. Hy vọng lắm thay.
LAN ANH
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, nói ông đành bỏ cuộc giữa chừng trên con đường bảo vệ công lý cho Facebooker Đinh Nhật Uy trong vụ án ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự. Sau bản án 15 tháng tù treo tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An hôm 29/10, Uy đã quyết định chống án lên phúc thẩm.
Luật sư Lương từng bảo vệ cho những bị can bị buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia như blogger Tạ Phong Tần, nhà giáo Đinh Đăng Định, sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên trong cùng vụ án với Đinh Nguyên Kha, em trai của Đinh Nhật Uy.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, luật sư Nguyễn Thanh Lương nói dù ông tiếc là không thể tiếp tục bảo vệ cho hai anh em Uy và Kha như dự định, nhưng đây là một sự lựa chọn cần thiết để tránh ‘những điều không hay’ trong chặng đường theo đuổi công lý còn rất dài phía trước.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Có những áp lực. Tôi phải chọn lọc xử lý để tránh những cái phiền toái.
VOA: Những áp lực đó đến mức độ thế nào khiến luật sư, người đi theo vụ án của Kha và của Uy ngay từ đầu, cuối cùng phải dừng chân ở giữa đoạn đường?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Vụ án của Uy, về góc độ chuyên môn theo góc nhìn của luật gia, có nhiều điều để nói. Nghề luật sư của tôi khó khăn nhất là khi không có gì để phát biểu. Có những sai sót thì luật sư mới có đất dụng võ. Tuy nhiên, tôi vẫn xin rút lui để tránh những phiền toái về mặt cá nhân. Cũng có những áp lực nhưng không tiện nói ra với công luận nhưng đó là sự tự điều chỉnh của mình để thích nghi, tránh những tổn thất khác.
'Nói sự thật mà ảnh hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không tồn tại'
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Trước hết tôi cũng cảm thấy không xấu hổ về mặt lương tâm nghề nghiệp đối với thân chủ của mình vì sự có mặt hay không có mặt của mình cũng không ảnh hưởng gì. Việc quyết định các bản án chính trị thể hiện ý chí của nhà cầm quyền nhiều hơn. Vai trò luật sư đơn giản, không phải là chủ chốt quyết định để đem lại lợi ích cho thân chủ của mình. Cho nên, tôi mới chấp nhận phương hướng đó để tránh những sự căng thẳng, xung đột, để có thể phát triển lâu dài, còn có những cơ hội để giúp đỡ nhiều người khác vì một khi luật sư không bảo vệ mình được thì làm sao bảo vệ cho người khác. Trước khi rút lui khỏi vụ án của Đinh Nhật Uy tôi đã đề nghị thả tự do cho Uy.
VOA: Luật sư nói sự rút lui của ông không ảnh hưởng nhiều nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, số luật sư sẵn sang bảo vệ các bị can dính tới những vụ án chính trị không nhiều, liệu chăng sự rút lui của ông cũng là một mất mát, thiệt thòi cho bị can?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Cũng có thể, đặc biệt về mặt tinh thần. Tôi hy vọng quýêt định này sẽ làm đơn giản, bình thường các mối quan hệ khác. Nếu tôi còn cơ hội, tôi cũng sẽ tiếp tục. Sự mất mát đó chỉ về mặt tinh thần, chứ về thực chất thì không ảnh hưởng gì.
VOA: Áp lực với luật sư ở đây chỉ giới hạn trong vụ án của Uy thôi hay cũng áp dụng cho các vụ án chính trị khác mà ông tham gia trong tương lai?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Tôi nghĩ chắc không ảnh hưởng gì đến các vụ án sau này. Thân chủ họ lựa chọn mình bằng niềm tin và bằng tính khách quan của xã hội.
VOA: Với những áp lực hiện tại, liệu ông sẽ tiếp tục đi theo những vụ án chính trị như thế trong tương lai?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Còn cơ hội, tôi cũng sẽ tiếp tục vì tôi cũng quan niệm là lý tưởng hóa xã hội. Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến việc bào chữa cho những bị can trong các vụ án ‘an ninh’ hay ‘chính trị’. Việc này không làm vơi đi khao khát nghề nghiệp của tôi. Nhưng vấn đề là mình có làm được hay không.
VOA: ‘Làm được hay không’ đó dựa vào những yếu tố khách quan, chủ quan ra sao?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, những quy định tiến bộ của pháp luật, nhân thân bị cáo, hay bản lĩnh của luật sư.
VOA: Là người theo đuổi ngành luật với ước mong bảo vệ công lý nhưng không được tiếp tục bảo vệ những gì mình muốn bảo vệ, luật sư có suy nghĩ thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Tôi từng công tác trong ngành công an. Điều đó cho tôi ưu thế về mặt tâm lý, có cái nhìn tự tin và bình thản hơn. Còn những vấn đề quy định pháp luật thì nó tùy thuộc vào những hạn chế hay tiến bộ chung của xã hội. Ví dụ như nói rõ một sự thật mà sự thật đó ‘xâm phạm’, ảnh hưởng danh dự-uy tín nhà nước thì luật sư sẽ không tồn tại.
VOA: Mọi chủ thể đều phải công bằng trước pháp luật, thưa ông?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật đó là chân lý, lý thuyết để mọi người vươn tới thôi, chứ thực tế đôi lúc không được đảm bảo như vậy. Trước khi tham gia những vụ án này, tôi cũng nghĩ rằng miễn mình phát biểu, vận dụng đúng luật như lái xe giữ đúng làn đường thì thôi, nhưng thực tế nó không phải vậy. Đó là quy luật tồn tại của chính quyền chính trị ở bất cứ quốc gia nào. Ước mơ lý tưởng hóa xã hội là một vấn đề. Tồn tại trong thực tế xã hội là một vấn đề khác.
VOA: Xin chân thành cảm ơn luật sư Lương đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Báo cáo kinh tế màu hồng, còn nhân dân thấy màu tối
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), việc đánh giá nền kinh tế có thể xuất phát từ góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ cần có nhận định chính xác để đưa ra “phương thuốc” phù hợp, cứu chữa sản xuất, đời sống người dân…Trước tiên tôi rất đồng tình với báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế. Việt Nam đã hoàn thành vượt được 11/15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra, và là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ. Có 2 chỉ tiêu không đạt. Một là tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012 và thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao là 5,5%, thu ngân sách thì hụt thu trên 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu cho rằng Chính phủ cần phải đánh giá một cách khách quan hơn, bởi tăng trường kinh tế năm nay mà cao hơn năm ngoái thì đáng nghi ngờ.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, đoàn Lâm Đồng. |
Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm chỉ 6,8%. Thu ngân sách của chúng ta hụt đến trên 20.000 tỷ. 9 tháng đầu năm có tới 42.000 doanh nghiệp ra đi, số doanh nghiệp mới thành lập còn rất yếu và chủ yếu là tránh nợ vay mới. Cho nên nghe Báo cáo của Chính phủ chúng ta thấy màu hồng nhưng nghe Báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội chúng ta thấy màu xám còn nhân dân thì nói là màu tối.
Mỗi người đứng ở một góc độ khác nhau, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác nhau, chuyện đó là bình thường. Nhưng theo tôi nền kinh tế phải đánh giá cho đúng, nếu chúng ta đánh giá không đúng nó cũng như người bệnh. Nếu cảm cúm nhẹ thì uống “típ phi” là khỏi nhưng nếu cảm cúm nặng phải có những thứ thuốc khác. Chính vì vậy trong đánh giá tình hình kinh tế – xã hội lần này về an sinh xã hội tôi đồng tình nhưng tăng trưởng kinh tế tôi đề nghị xem xét cân nhắc để đánh giá cho chính xác và khách quan hơn.
Những hạn chế và yếu kém chúng ta thấy được tôi đồng tình với 8 vấn đề Chính phủ đã nêu. Kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm phát được kiềm chế nhưng sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động còn lớn, tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm, triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược còn chậm và cải cách chưa đồng bộ, lĩnh vực văn hoá có nhiều hạn chế yếu kém…
Chống tham nhũng lãng phí chưa được đẩy lùi, cán bộ ngày càng xa dân và ít nghe ý kiến của người dân, tôi muốn phân tích ý này. Ngày xưa cán bộ mình phải chui vào nhà dân để lấy tiếp tế lương thực để ăn, lấy thông tin để đánh địch. Nhưng bây giờ hoà bình lập lại, nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ gọi nhưng dân gọi không nghe. Một bộ phận không nhỏ bây giờ cán bộ mình bảo số lạ gọi không bao giờ nghe.
Thực ra người dân rất muốn tiếp cận gặp lãnh đạo để phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình nhưng gửi đơn lên thì chưa chắc đã đến được lãnh đạo, có thể là đến tiếp dân cũng không gặp đồng chí cao cấp nhưng điện thoại trực tiếp thì lãnh đạo không nghe. Chính vì vậy chúng ta thấy trong thực trạng xã hội bây giờ nhân dân rất băn khoăn, nhiều cái nhân dân kêu hàng chục năm không ai đứng ra giải quyết. Bộ máy chính quyền đầy đủ từ trên xuống, cái tàu hút cát chạy rầm rầm suốt ngày đêm nhân dân kêu thì bảo không tôi đi giám sát không thấy. Thế là cái gì?
Nhân dân bức xúc, tự đứng dậy là sai, cần phải phê phán như các đại biểu phát biểu trước rồi nhưng tôi đề nghị chính quyền cũng phải kiểm tra một cách hết sức nghiêm túc, phải đánh giá, chỉ đạo quyết liệt hơn để làm sao chống được quan liêu, tham nhũng, chống được cái xa dân thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề. Nếu chính quyền của chúng ta xuất phát từ dân, vì lợi ích của nhân dân chắc nhân dân không ai chống lại mình.
Về nguyên nhân trong vấn đề này, Chính phủ có nêu ra có 3 ý. Chúng tôi cũng đồng tình nhưng tôi bổ sung thêm nguyên nhân thứ tư theo tôi là có lỗi của hệ thống, bởi chúng ta biết là do tác động tình hình thế giới; nhận thức chủ trương, quan điểm thì không đồng nhất; quản lý kinh tế nhà nước còn nhiều yếu kém nhưng trong đó còn có lỗi về hệ thống.
Chúng tôi kiến nghị mấy điều như sau. Một là phải biết nuôi dưỡng nguồn thu, tức là chúng ta đã có chính sách giãn thuế, giảm thuế, hoãn thuế cho doanh nghiệp nhưng chúng ta lại tăng giá thuê đất lên gấp 10 lần. Chúng ta mở đầu này lại bóp đầu kia, đề nghị Chính phủ phải giảm giá thuê đất xuống, còn cao như thế chúng ta bóp chết doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay. Ngân hàng liên tục hạ lãi suất, có rất nhiều cố gắng nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất chậm vì các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn thì họ không vay, doanh nghiệp cần vốn để sản xuất thì không tiếp cận nguồn vốn do nợ xấu.
Đề nghị đối với ngân hàng trong điều kiện bình thường thì thủ tục như vậy nhưng trong điều kiện đặc biệt thì cũng phải có thủ tục đặc biệt. Ví dụ đèn đỏ nhưng có cảnh sát dẫn đường thì đoàn vẫn có thể đi. Ngân hàng phải có điều kiện đặc biệt, phải dẫn doanh nghiệp đi, đồng hành cùng họ. Cho nên tôi đề nghị chúng ta khoanh, giãn nợ cho doanh nghiệp để tạo điều kiện nguồn thu.
Về vấn đề đối với nông nghiệp, chúng tôi đề nghị quan tâm hơn, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là vấn đề vừa rồi đồng chí Thống đốc ngân hàng có đến Lâm Đồng, nhân dân rất cảm ơn là đã cho gói tín dụng 2.800 tỷ để nhân dân tái canh cây chè và cây cà phê. Tuy nhiên, theo chúng tôi thấy về lâu dài đề nghị Chính phủ phải hỗ trợ lãi suất cho nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cây chè, cây cà phê.
THEO VNEXPRESS
Ngân hàng CỤT VỐN nên cho đóng cửa
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị nói cần kiểm tra lại “sức khỏe” tổng thể của hệ thống ngân hàng…
Vẫn theo sát quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay (31/10) đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị tiếp tục nêu một số quan điểm đáng chú ý.
Ở hàng ghế khách mời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chăm chú lắng nghe, ghi chép.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, đại biểu Hà Sỹ Đồng đã “phê” Ngân hàng Nhà nước chậm báo cáo kết quả giải quyết một trong bốn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, khu vực ngân hàng nói riêng là vì quyền lợi cá nhân, một số cổ đông lớn của các ngân hàng thương mại, cổ phần yếu kém, thiếu sự hợp tác hoặc chống đối với chính sách, biện pháp cơ cấu lại của Ngân hàng Nhà nước.
Nhận xét là báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp này đã không còn nhắc lại vướng mắc đó, đại biểu Đồng cho rằng vấn đề quan trọng số một trong tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới là: các tổ chức tín dụng, trước tiên là nhóm ngân hàng lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, bao gồm cả của Nhà nước, phải có đủ lượng vốn thực cần thiết đảm bảo yêu cầu hoạt động an toàn, đặt trong bối cảnh rủi ro kinh doanh đang ở mức cao.
“Tôi muốn nhấn mạnh, ngân hàng lớn không đồng nghĩa với khỏe, và tôi băn khoăn với báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhóm 9 ngân hàng cổ phần nhỏ yếu kém, tội đồ chính gây bất ổn hệ thống, đang được tái cơ cấu”, đại biểu Đồng nhấn mạnh.
Cũng theo vị đại biểu này, cần kiểm tra lại “sức khỏe” tổng thể của hệ thống ngân hàng. Đánh giá lại chất lượng tài sản ngân hàng, bao gồm nợ tín dụng, một cách thực chất, từ đó tính toán lượng vốn tự có cần thiết, số vốn thiếu hụt phải bổ sung nếu ngân hàng đó muốn giữ quy mô hoạt động hiện hành. Chủ sở hữu hay các cổ đông hiện hữu không có, phải gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư mới. Vốn trong nước không đủ, phải gọi vốn nước ngoài. Nếu không được, phải cắt bỏ, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc đóng cửa ngân hàng, đại biểu Đồng đề nghị.
Vị đại biểu – doanh nhân này cũng góp ý, rằng không nên tiếp tục kiểu cơ cấu lại nợ hay xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) “một cách tình thế và khiên cưỡng” như hiện nay, bởi cách làm này, theo ông là tạo ra số liệu ảo, thực trạng ảo, cũng như về cơ bản không làm thay đổi bản chất vấn đề nợ xấu.
Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, một số ý kiến khác tại phiên thảo luận sáng nay cũng đánh giá cao điều hành chính sách tiền tệ thời gian gần đây và coi kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại là điểm sáng hơn cả trong đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Tổng hợp các ý kiến thảo luận tại tổ của các vị đại biểu Quốc hội cũng ghi nhận một số đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ. Như, việc giữ vững được tỷ giá và ổn định lãi suất, chống đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế, dự trữ ngoại hối liên tục tăng, cán cân thương mại được cải thiện góp phần cải thiện cán cân thanh toán vãng lai là thành tích đáng ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước.
Tăng trưởng tín dụng tuy chưa đạt yêu cầu nhưng đã hướng đến các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ thông tin, nông nghiệp, nông thôn và đạt kết quả tốt.
Bên cạnh đó, cũng còn ý kiến cho rằng, hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém, dư nợ tín dụng tăng nhưng không phải do doanh nghiệp được vay tiền để đưa vào sản xuất, mà chủ yếu là các ngân hàng tập trung mua trái phiếu Chính phủ. Nợ xấu đang là nguy cơ gây vỡ nợ ngân hàng, ảnh hưởng đến nền kinh tế trong tương lai.
Đại biểu cũng đề nghị cần phải thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, duy trì tỷ giá, ổn định giá vàng sát với giá thị trường thế giới, đồng thời có cơ chế giám sát chặt chẽ, điều hành giá, đảm bảo kiềm chế lạm phát. Cần có biện pháp huy động vàng trong dân (ước tính từ 300-500 tấn), bình ổn thị trường vàng, tạo nguồn lực quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ cần báo cáo bổ sung việc dòng tiền chảy ra nước ngoài qua du lịch, khám bệnh, du học…
THEO VNECONOMY
Đổi mới thể chế kinh tế: “Muốn nhanh thì phải… từ từ
“Muốn nhanh thì phải từ từ” hay “Hà Nội không vội được đâu”, lối nói vui từ dân gian nay đã đi vào hành lang nghị trường…
Đại biểu Quốc hội trao đổi tại hành lang nghị trường – Ảnh: CTV
Đấy là “đại vấn đề”, nhưng “muốn nhanh thì phải… từ từ”, một
vị đại biểu Quốc hội khái quát với VnEconomy về câu chuyện đổi mới thể
chế kinh tế.Câu hỏi được người viết đặt ra với ông và một số vị đại biểu khác có liên quan mật thiết đến một trong các nội dung rất quan trọng tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội bắt đầu từ sáng 31/10: kết quả thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Tại báo cáo về nội dung này gửi đến Quốc hội, Chính phủ đánh giá, các giải pháp thực hiện tái cơ cấu kinh tế cho đến nay về cơ bản vẫn trong thể chế hiện hành, chưa có đột phá trong thể chế huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường.
Vì vậy, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, chưa đi cùng với tạo lập môi trường vi mô năng động thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, chưa có thay đổi đáng kể về cách thức tăng trưởng, chưa phục hồi được tốc độ tăng trưởng như kế hoạch.
Theo Chính phủ, tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đòi hỏi phải có thay đổi đột phá về thể chế kinh tế và tổ chức hành chính liên quan đến huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực quốc gia. Mà “việc thay đổi lớn về thể chế đang phụ thuộc vào sửa đổi các nội dung có liên quan của Hiến pháp 1992”.
Vậy những điểm mới nào ở dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ tạo ra thay đổi lớn về thể chế kinh tế?
“Nói thật là dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không tạo ra cái gì đột phá thể chế kinh tế cả”, đó là câu trả lời của không ít các vị đại biểu đề nghị không nêu tên. Một vị bộ trưởng đang rất tâm đắc với cải cách thể chế kinh tế cũng đồng tình với nhận xét đó.
Nhưng, theo một số vị đại biểu thì dù là thế, vẫn có thể đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trên nền thể chế hiện tại, bởi lâu nay nhiều vướng mắc nằm ở quá trình thực thi chứ chưa hẳn do thể chế.
Trả lời rằng chưa nghiên cứu sâu nên chưa dám phát biểu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tạo điều kiện đột phá thể chế thế nào, song Chủ tịch Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), đại biểu Quốc hội đương nhiệm Trần Xuân Hòa cho rằng chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế là rất đúng. Nhưng, “tôi làm thực tế, tôi thấy rất hàng loạt vấn đề vướng,”, ông Hòa bộc bạch.
Theo đại biểu Hòa thì nhất thiết giai đoạn đầu phải đổ tiền ngân sách vào quá trình tái cơ cấu, ít nhất là để giải quyết lao động dôi dư. Có quốc gia họ đổ đến 10% ngân sách vào làm việc đó cơ mà, ông Hòa so sánh.
Đồng tình với ý kiến một số vị đại biểu khác là cần có ban chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế, ông Hòa cho rằng “nếu chỉ nói chung chung thì rất dễ, mà mình hay có tính nói chung chung”.
Một đại biểu là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì không cần sửa Hiến pháp mà chỉ cần điều chỉnh ở tầm nghị định hoặc luật là đủ.
Theo ông, mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cần được thay đổi một cách căn bản, rạch ròi nhà nước làm gì thị trường làm gì chứ không thể lằng nhằng không minh bạch như hiện tại. Hai bên cần sòng phẳng với nhau, nếu nhà nước đã giao cho doanh nghiệp nhà nước làm gì thì phải đảm bảo để họ không lỗ từ việc đó, dù lãi có thể không cao bằng doanh nghiệp tư nhân làm.
Kể ra thì không cần hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhưng chủ đạo cũng là khái niệm tương đối trừu tượng, vị chuyên gia bình luận.
Có quan điểm khác, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, đại biểu Phạm Xuân Đương nhấn mạnh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhất thiết kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này quy định rất rõ chế độ sở hữu và vai trò của các thành phần kinh tế, trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật đổi mới thể chế kinh tế. Mục tiêu không thay đổi nhưng cách làm có thể khác nhau, ông Đương lạc quan.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu khác không được lạc quan như vậy, khi cho rằng sẽ còn phải chờ đợi rất lâu nữa mới có thể sửa đổi Hiến pháp, nên nội dung nào còn có ý kiến khác nhau thì nên bàn thảo đến cùng để chịu trách nhiệm trước nhân dân.
“Muốn nhanh thì phải từ từ” hay “Hà Nội không vội được đâu”, lối nói vui từ dân gian nay đã đi vào hành lang nghị trường rất tự nhiên, trong những câu chuyện hết sức vĩ mô.
Nhưng, nói như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội được dẫn trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/10, là “nếu Việt Nam không đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt và khẩn trương, đặc biệt là đổi mới thể chế kinh tế, sẽ tụt hậu xa so với khu vực, thậm chí tụt hậu so với Campuchia, Lào”.
Theo Bộ trưởng, trong thể chế kinh tế là vấn đề trọng tâm, quyết định mọi thứ khác. “Thể chế kinh tế ở đây là gì, là tạo ra môi trường cho tất cả mọi thành phần kinh tế để người ta có điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tất cả những gì trong khả năng người ta có thể làm được, để cho mỗi một chủ thể kinh tế mang toàn bộ tài năng, tâm huyết của mình ra làm cho đất nước phát triển. Nôm na là như vậy”, Bộ trưởng chia sẻ với các đại biểu cùng tổ thảo luận.
Vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư cũng nói trúng tâm tư của khá nhiều vị đại diện cho dân rằng tài nguyên lớn nhất của Việt Nam không phải là khoáng sản, dầu khí, bởi dăm năm nữa hết dầu khí thì không còn cái gì để thu.
“Tài nguyên lớn nhất của Việt Nam là con người. Nhưng chúng ta đã khai thác tài nguyên này thế nào? Tôi là Bộ trưởng, muốn nhận một cháu học tiến sĩ giỏi đang làm bên ngoài 50 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ về Bộ, cậu ấy sẽ làm thay được việc của nhiều người khác. Nhưng tôi không nhận được vì không trả lương như vậy được, và nếu tôi cho nghỉ việc mấy người kém để tuyển cậu ấy vào thì tôi sẽ bị kiện ngay. Bộ máy nhà nước xây dựng chính sách mà cán bộ dốt, không thu hút được người tài thì làm sao có chính sách tốt được”, Bộ trưởng phát biểu tại tổ (vẫn theo báo Tuổi Trẻ).
Nghe nói, đã có rất nhiều tiếng vỗ tay vang lên khi Bộ trưởng Bùi Quang Vinh kết thúc bài phát biểu khá dài đó, vào ngày 24/10 vừa qua.
Nguyên Thảo
Theo Vneconomy
EVN, THANH TRA VÀ …”A DUA”
Lâu lắm rồi mới lại có việc kết luận thanh tra được sơ lược công bố trước khi có quyết định chính thức. Mặc dù, Ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Ngô Văn Khánh cho là bình thường nhưng công luận, báo chí thì biết tỏng nguyên cớ vì đâu. Sự bất đồng ý kiến sâu sắc giữa một bộ phận là những người trực tiếp thanh tra tại EVN với Trưởng đoàn thanh tra (TĐTT); giữa TĐTT với lãnh đạo TTCP – Người có quyền ký quyết định ban hành kết luận thanh tra (KLTT) mới là “kịch hay” còn ở phía trước…Nói là kịch hay vì không hiểu bằng con đường nào mà cách đây khá lâu văn bản na ná KLTT của TTCP đã được gửi đến các nhà báo và mức độ nghiêm trọng thì lớn gấp nhiều lần những gì vừa được he hé. Không những thế, cánh nhà báo còn được rỉ tai thêm, văn bản đó vẫn mới chỉ là 1/3 sự thật. Nói là kịch hay vì đằng sau đó là sự tung hứng, sự tranh giành và chuyền bóng cho nhau hết sức ngoạn mục của những người có bổn phận phải hoàn thành KLTT. Nói là kịch hay còn bởi người viết tưởng tượng tựa đề “EVN, thanh tra và…”a dua”" nếu được chuyển ngữ theo cách nửa tây, nửa ta của nghệ sĩ hài tầm cỡ …Hiệp gà thì cũng có thể giúp những người trả tiền điện gượng gạo nở nụ cười méo mó chốc lát trước khi những đồng tiền lương thiện của mình vô cớ vẫy cánh bay đi…Phó Tổng Thanh tra Chính Phủ – Ông Ngô Văn Khánh
Nói là bình thường nhưng thật sự là rất không bình thường vì thời hạn thanh tra chỉ trên dưới 3 tháng nhưng bóng đã được chuyền, đã được giữ, đã được ngâm trong bóng tối thêm gần 1 năm mà chưa có KLTT chính thức. Tất nhiên, điều đó phản ánh sự thận trọng nhưng thận trọng vì mục đích gì thì lại là câu chuyện đáng bàn. Cuối năm 2012, một phó Tổng TTCP khác, Ông Nguyễn Văn Sản đã hoàn thành và gửi dự thảo kết luận thanh tra xin ý kiến Thủ tướng. Không thể nói Ông Nguyễn Văn Sản và các cộng sự thuộc đoàn thanh tra và các Vụ trưởng của TTCP đã không ý thức được trách nhiệm của mình trước pháp luật, cũng như chưa nghiêm cẩn khi hoàn thành bản dự thảo KLTT. Bản dự thảo đó có rất nhiều vấn đề kèm theo khoản tiền sai phạm của EVN lên đến 6.500 tỷ. Nên nhớ, lần tăng giá điện 5% mới nhất, EVN cũng chỉ thu về 3.500 tỷ thôi nhé. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bản dự thảo này đồng thời yêu cầu TTCP làm việc kỹ với các bộ ngành Tài chính, Công thương và các đơn vị liên quan để đánh giá chính xác, khách quan sai phạm và kiến nghị xử lý phù hợp. Người viết thật sự không tin và cũng không dám hiểu khác chỉ đạo của Thủ tướng rằng, Thủ tướng đã đồng ý những sai phạm đó, chỉ yêu cầu TTCP làm việc thêm với các Bộ Ngành để đánh giá chính xác khách quan và hình thức xử lý sai phạm thôi. Thủ tướng không chỉ đạo chưa ban hành và Thủ tướng cũng không cho phép xem xét lại bất cứ sai phạm nào.
Ảnh chụp báo Thanh Niên về việc TTCP chưa kết luận các sai phạm tại EVN
Thế nhưng, sau gần 12 tháng (gấp gần 4 lần thời gian thanh tra), một Ông Phó Tổng TTCP khác, Ông Ngô Văn Khánh cũng tuyên bố hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, ký bản kết luận khác báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, nhiều sai phạm và khoản tiền 6.500 tỷ đồng đã bị “bốc hơi”. Công luận băn khoăn, cán bộ trong đoàn thanh tra kịch liệt phản đối thì Ông Khánh đã đăng đàn và nói với báo tuổi trẻ (Tuổi trẻ 10/10/2013) thế này:
“Sau khi có dự thảo, Thủ tướng có chỉ đạo đồng ý với dự thảo kết luận, yêu cầu TTCP làm việc kỹ với các bộ ngành tài chính, công thương và các đơn vị liên quan để đánh giá chính xác, khách quan sai phạm và kiến nghị xử lý phù hợp. Tức là Thủ tướng đồng ý trên tinh thần nhưng yêu cầu phải làm việc kỹ với các bộ ngành chứ không phải để ban hành.
Đại loại ý của Ông Khánh là phải làm việc thêm với các Bộ Ngành, nghe nhiều phía giải trình, cẩn thận hơn Ông còn chuyển cho Vụ giám sát, thẩm định sau thanh tra vào cuộc v..v…và v..v… Rất rất cẩn thận và mới ra được bản kết luận này.
Còn việc cán bộ trong đoàn thanh tra phản đối việc sửa đổi dự thảo, Ông Khánh nói:
“Chuyện đó là chuyện nội bộ. Nhưng về nguyên tắc cán bộ cấp vụ, đoàn thanh tra là giúp việc cho lãnh đạo TTCP. Còn ý kiến khác nhau là rất bình thường. Cuộc thanh tra nào cũng có chuyện ý kiến còn khác nhau do nhận thức, do năng lực, do trình độ và do hiểu biết. Còn kết luận là trách nhiệm của tổng thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra theo quy định có nghĩa vụ báo cáo đầy đủ, trung thực, có nghĩa vụ giải trình. Tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước tổng thanh tra về kết luận tôi ký.
Thật ra số tiền mấy nghìn tỉ không có chuyện mất mát đi đâu. Cho đến nay chúng tôi vẫn khẳng định không có cơ sở nói mất mát, tham nhũng mà bản chất nó là đúng hay sai so với quy định. Cái nội dung mà tôi bỏ đi, tôi có đầy đủ cơ sở để nói việc đó.”
Hãy xem lời Ông Khánh nói và việc Ông làm có phải là vẽ đường cho hươu chạy và a dua với sai phạm tại EVN không nhé.
Trước hết, là việc mua ô tô gấp 2,5 lần quy định của Chủ tịch và Tổng Giám đốc EVN. Việc quy định tiêu chuẩn mua xe là hết sức cần thiết, là một trong những biện pháp chống nạn lãng phí của các Ông CHỦ ĐẠO, ngồi trên đống tiền của dân, có thể vung tay quá trán mà hầu như không bị kiểm soát hoặc kiểm soát chiếu lệ. Đây rõ ràng là sai phạm lớn, trực tiếp và không hề nhân văn. Đất nước đang khó khăn, hàng vạn DN phá sản, đời sống người dân đang điêu đứng, trẻ em, người dân miền núi đang trong cảnh cực kỳ khốn khó, đi bộ, chân trần trên những nẻo đường cheo leo núi đá, cơm không có, ăn toàn ngô khoai sắn. Chính EVN cũng đang là con nợ khủng nhất mọi thời đại của Việt Nam, không kể ODA, trái phiếu do chính phủ bảo lãnh thì nợ ngân hàng đã là xấp xỉ 120.000 tỷ đồng. Làm ăn cũng đã phải giỏi giang gì đâu, vài cột điện đổ do bão ở miền Trung mà gần tháng mới khôi phục được…Ấy vậy mà 2 ông con trời giám rút 5 tỷ đồng mua xe cho mình vượt 3 tỷ đồng. Đây là sự lãng phí ghê gớm, rõ ràng là hành vi cố ý làm trái và hoàn toàn có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can được. Thế mà TTCP lại đang có ý thuận theo đề xuất của EVN để EVN hạch toán số tiền vượt 3 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế là của DN; nhưng của DN như EVN cũng tức là của nhân dân, của nhà nước và của CBCNV EVN chứ đâu phải là cái túi để ai làm sai cũng có thể thò tay vào mà “hạch toán”. Như vậy có phải là phạt cho tồn tại không ? Có phải là xử lý nội bộ, hợp thức hoá sai trái không ? Như vậy có phải vô hiệu hoá tất cả nỗ lực của Đảng, Chính phủ và Quốc hội trong phòng chống lãng phí không ? Các vị Đại biểu Quốc hội, các vị lãnh đạo Quốc hội lâu nay cứ ca thán rằng lãng phí nguy hại không thua gì tham nhũng, thậm chí còn nguy hiểm hơn chỉ tiếc là không có bằng chứng để xử lý. Đây, theo các vị đã phải là bằng chứng chưa ? Nếu không xử lý vụ này thì các vị có cho rằng quy định hạn mức mua xe để phòng chống quốc nạn lãng phí cũng chỉ là trò hề mị dân không? Theo ngu ý của người viết, phải xử lý hình sự, đồng thời giao lại xe này cho 2 vị, yêu cầu 2 vị trả lại EVN tiền đã bỏ ra để mua xe và phần lãi suất tương ứng với số tiền vượt 3 tỷ kể từ lúc mua xe đến nay. Đó cũng mới chỉ là thiệt hại bé nhất mà 2 vị đã gây ra cho EVN theo quy định của Nhà nước. Đáng tiếc là TTCP mới chỉ phát hiện được 2 xe tại Tổng hành dinh EVN và vài ba xe tại Tổng Công ty điện lực miền Nam. Còn thông tin mà báo chí có được phải hơn 200 xe, tức là nếu tính nhẩm cũng vượt chi (chi sai chế độ) khoảng ít nhất 500 tỷ đồng. Một DNNN mà như vậy, hèn gì mà Chính phủ không chạy đôn chạy đáo xin nâng mức trần bội chi ?.
Lại bàn tiếp về sân tennis, bể bơi và biệt thự. Người viết có cơ sở để tuyệt đối tin rằng chúng được hạch toán thẳng vào giá điện. Không bao giờ có chuyện một hạng mục đầu tư trong toàn bộ công trình được tách ra để dùng phúc lợi đầu tư. TTCP hơn ai hết hiểu rõ dự án đã được thanh quyết toán và đã được tính khấu hao cũng tức là đã vào tiền điện của dân. Làm gì có chuyện TTCP không nắm chắc chuyện đó. Thế mà Ông Phó tổng TTCP vẫn cứ ỡm ờ, câu giờ tìm cách để để EVN giải trình. Phải chăng TTCP đang định hành xử theo lối “Trời mưa to coi như trời mưa nhỏ và trời mưa nhỏ coi như trời không mưa?”. Đến lượt EVN, sự ngây ngô đã đến mức thảm hại, hoặc sự dối trá, lần khân, thách thức dư luận đã đến mức tột đỉnh, khi Ông Chủ tịch cứ như không. Trả lời báo chí tối 8/10/2013, Ông cho rằng “Những nội dung trong đó (trong KLTT) nếu là người trong ngành cũng không thấy sai phạm lớn. Tuy nhiên có thể có những ý cần nói thêm để người dân hiểu”. Rồi Ông còn nói thêm: “Tôi nghĩ kết luận thanh tra không có vấn đề gì. Nhưng do kết luận không thể dài quá nên có những điểm ngắn gọn diễn đạt người trong ngành có thể hiểu, nhưng người dân bình thường có thể chưa.” Thế nào thì mới hiểu được ngành điện nhỉ ? Sai phạm rành rành ra đấy mà còn nói vòng vo, lấp liếm và dối trá rằng không có gì, rằng chúng tôi không hạch toán vào giá thành điện…Nguy hiểm hơn, cách nói của Ông Chủ tịch EVN có thể dấn đến thảm hoạ truyền thông giống hệt như thảm hoạ truyền thông của Thuỷ điện sông tranh 2 ngày nào. Tức là sẽ đến lúc mọi điều EVN nói ra đều bị người dân nghi ngờ là dối trá.
Một điểm khác gây rúng động không không kém, ấy là khi Ông Phó TTCP Ngô Văn Khánh thật thà thốt ra: “Thật ra số tiền mấy nghìn tỉ không có chuyện mất mát đi đâu. Cho đến nay chúng tôi vẫn khẳng định không có cơ sở nói mất mát, tham nhũng mà bản chất nó là đúng hay sai so với quy định. Cái nội dung mà tôi bỏ đi, tôi có đầy đủ cơ sở để nói việc đó.” Chao ôi, mấy nghìn tỷ chưa rõ đúng sai mà đã vội vàng hoá kiếp cho nó. Chưa rõ đúng qui định hay không mà đã giám nói không mất mát tham nhũng. Chắc chỉ TTCP và EVN cùng với nhóm nào đấy mới to gan và tài tình đến vậy. Ông Khánh còn giải thích để báo chí hiểu hàm ý việc loại 6.500 tỷ do sai phạm trong kết luận cuối năm 2012 và kết luận mới đây do Ông ký là chuyện bình thường, theo kiểu nhận thức là một quá trình…Về mặt hình thức thì có thể cho là như vậy. Nhưng khi nghe Ông Khánh giải thích tiếp rằng “Toà án hôm nay xét xử, án rất rõ ràng thông qua một quá trình thu thập thông tin chặt chẽ nhưng đến phiên xử sau có khi thay đổi hoàn toàn. Bởi vậy sự khác nhau giữa kết luận thanh tra với dự thảo là chuyện rất bình thường” thì người viết cho rằng Ông Khánh hoặc hiểu rất lơ mơ về pháp luật hoặc cố tình đánh tráo khái niệm, lập lờ đánh lận con đen. Ông Khánh có hiểu toà là “Nhân danh nước Cộng hoà XHCN Việt nam…” không, để đến được toà là có cả hệ thống giám sát công khai và minh bạch. Còn TTCP thì nhân danh ai ? Chẳng lẽ…Không thể so sánh như thế được Ông Khánh ạ.
Rồi đây công luận sẽ có dịp mục sở thị văn bản giải trình của EVN. Người viết tự nghĩ, nếu EVN giải trình được biệt thự, bể bơi, sân tennis thực sự EVN không đưa vào giá điện, Xe vượt tiêu chuẩn gấp 2,5 lần là không có gì, số lao động để tính lương cao gấp rưỡi lao động làm việc thực tế (Cao hơn cả mấy công ty công ích mà giám đốc lương 2,6 tỷ/năm) là theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội và nhiều vấn đề khác một cách hợp lý thì chắc chắn khoa học về kinh tế sẽ phải lập ra môn học: “Giải trình”, Thuỷ tổ của môn học là EVN, adua, sát cánh xây dựng chương trình , giáo trình lại là TTCP
Lâu nay, mỗi người dân Việt đều lo lắng cho vận mệnh quốc gia trước sự tàn phá khủng khiếp của tham nhũng, lãng phí. Rất, rất nhiều người không hiểu vì sao không phát hiện được tham nhũng lãng phí, rằng có tham nhũng trong đội ngũ những người chống tham nhũng không, vì sao thanh tra nhiều mà chẳng phát hiện được vụ việc nào cả…Có lẽ đây cũng chính là một câu trả lời. May sao còn thấy chút ánh sáng cuối đường hầm khi Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng Cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát điều tra đã có những động thái điều tra ban đầu. Hy vọng lắm thay.
LAN ANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét