Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Cải cách thể chế và quyền tuyển 'đầy tớ' & Vai trò của Tòa Bảo hiến trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Đông Âu

Cải cách thể chế và quyền tuyển 'đầy tớ'


Hơn lúc nào hết, toàn dân thành tâm học tập và làm theo tấm gương cách mạng Hồ Chí Minh, thực thi thực chất quyền "tuyển và đuổi đầy tớ" sẽ là động lực cho cải cách thể chế.
Không chỉ các chuyên gia bên ngoài, mà lương tri của người trong cuộc cũng phải thốt lên những lời thành thực về nhu cầu bức xúc cần gỡ các nút thắt thể chế để phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến lên.
Tại phiên thảo luận tổ ngày 24/10/2013, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã chỉ ra rất rõ ba nút thắt chính: yếu tố phi thị trường của nền kinh tế VN, bất hợp lý trong sử dụng nhân sự, thiếu minh bạch, trong đó liên quan cách hiểu mù mờ về "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Cụ thể, ông Vinh chia sẻ: "Bạn bè quốc tế nói rằng VN nếu không đổi mới căn bản, triệt để thể chế kinh tế, không tiếp tục thị trường hóa một cách mạnh mẽ thì kinh tế VN sẽ đi xuống chứ không phải là đi ngang hay rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tôi cho rằng nếu không làm được như vậy thì chúng ta sẽ tụt hậu nhanh so với các nước bên cạnh, không chỉ là Thái Lan, Indonesia, Malaysia mà ngay cả với các nước láng giềng là Campuchia và Lào nữa". (Trích theo Tuổi trẻ).
Thế nhưng, cải cách thế chế là một việc rất khó, vì "Giải pháp tốt nhất cho cải cách thể chế sẽ không được lựa chọn, vì còn có những giải pháp tốt hơn nữa cho lợi ích của người quyết định việc cải cách thể chế" (Daron Acemoglu, trong Why Nations fail).
Nếu không nhìn thấy cội rễ sâu xa và động lực, lực lượng cải cách, từ đó tạo nên áp lực cải cách, thì "càng kêu, càng cựa quậy càng tự lún sâu", và "càng đánh tập dượt nhiều, thì sức đề kháng càng mạnh, lô cốt càng kiên cố".
Đôi lúc cải cách các thể chế kinh tế, cần đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn, nằm ở những nút thắt xa hơn. Cải cách thể chế sẽ hứa hẹn thành công, chừng nào người dân trở thành "cổ đông thực quyền".
(1) Sợi dây lợi ích giữa cổ đông và thành viên hội đồng quản trị rất rõ ràng. Ngược lại sợi dây lợi ích giữa cử tri và những người cầm quyền trong nhà nước không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt là lợi ích tái cử của những người cầm quyền trong một vài trường hợp khá độc lập với lợi ích của cử tri.
Điều này sẽ xảy ra khi quốc dân đồng bào chưa đi bỏ phiếu, nhưng những người bình dân trong thiên hạ đã thuộc tên những vị chăn dân tương lai. Khi điều này xảy ra thì những người cầm quyền sẽ ít quan tâm lợi ích của cử tri, vì lợi ích của cử tri không đóng vai trò sống còn đối với sự nghiệp chính trị của họ; thay vào đó họ sẽ quan tâm đến các yếu tố tuy không minh bạch nhưng lại đóng vai trò quyết định để làm sao chưa bầu cử thì thiên hạ sẽ tin rằng họ sẽ trúng cử.
Bầu cử hội đồng quản trị trong công ty không phải trải qua giai đoạn hiệp thương, nhưng bầu cử nhà nước thì "các cổ đông" sẽ được định hướng, các ứng viên phải trải qua hiệp thương ba vòng.
(2) Đối với công ty cổ phần có một công cụ đánh giá vô cùng nhanh nhạy đối với hiệu quả hoạt động của công ty đó là thị trường chứng khoán. Đáng tiếc là đối với nhà nước không thể nào có một công cụ như vậy. Các tổ chức như Standard & Poor, Moody có thể xếp hạng tín dụng của các quốc gia.
Vì thiếu một công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động kiểu như thị trường chứng khoán, nên các chính trị gia dễ dàng huyễn hoặc dân chúng về những thành công của mình, hoặc thoái thác trách nhiệm để có thể tái cử một cách dễ dàng. Để làm đẹp báo cáo thành tích ngày hôm nay, các con số có thể phải "ứng thu, ứng chi" của năm sau; rồi đến năm sau, để làm đẹp thành tích lại "ứng thu, ứng chi" cho năm kế tiếp... ứng thu, ứng chi tiền của thế hệ con cháu.
(3) Muốn thực quyền thì cổ đông sẽ phải trưởng thành.
Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc Việt Nam vừa sung sướng, vừa bỡ ngỡ với một hiện tượng mà hơn hai nghìn năm trước họ chưa hề được trải nghiệm: dân chủ.
Để cho nhân dân làm quen từng bước và đi đến làm chủ thực sự của chế độ dân chủ, thì họ cần được sự dẫn dắt, gợi ý, thậm chí là sự giám hộ của lực lượng lãnh đạo. Sự dẫn dắt này thật là quý báu đối với một người từ "miền núi xa xôi lần đầu ra chốn đô thành".
Thấm thoắt, từ đó đến nay đã 68 năm.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, hai cuộc chiến tranh nhỏ, biết nhận ra sai lầm của bao cấp để đi đến đổi mới thành công. Bản tính cần cù, đầu óc thông minh, năm nay tròn 68 tuổi nhưng rồi vẫn để người khác "nói hộ" lòng mình mà không cần lấy ý kiến nhân dân hay định hướng, hiệp thương giúp họ để chọn ra người đại diện cho mình. Họ vẫn lúng túng giữa một người là hiệp thương họ, một người là đại diện cho họ.
Dường như đôi lúc họ đã không nhớ lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy tớ..."
Muốn có động lực cải cách thể chế thì mỗi người dân phải là một cổ đông thực quyền. Muốn trở thành cổ đông thực quyền, trước hết phải trưởng thành, tự mình thoát ra khỏi tình trạng giám hộ, tình trạng hiệp thương.
Sau sửa đổi Hiến pháp, là sửa đổi Luật bầu cử, cần tạo khuôn khổ pháp lý cho dân tộc Việt Nam có điều kiện để trưởng thành.
Hơn lúc nào hết, toàn dân thành tâm học tập và làm theo tấm gương cách mạng Hồ Chí Minh, thực thi thực chất quyền "tuyển và đuổi đầy tớ" của mình sẽ là động lực cho việc cải cách thể chế hiện nay.
 TS Võ Trí Hảo (Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM)
(VNN)

Vì sao tòa án “nương tay” với thanh niên yêu nước?

Trong thời gian vừa qua, các bản án xét xử của tòa án Tỉnh Long An dành cho các thanh niên như Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy và Nguyễn Phương Uyên được cho là chính quyền Hà Nội có động thái nhượng bộ với những người hoạt động và đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.
Do quốc tế can thiệp?

Những hình ảnh về nụ cười hạnh phúc của Đinh Nhật Uy trong vòng tay bạn bè ngay sau khi phiên tòa xét xử tại tỉnh Long An kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa ngày 29/10/13 được lan truyền khắp các trang mạng xã hội không chỉ làm ấm lòng cho người mẹ của anh, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mà còn an ủi rất nhiều cho những gia đình có thân nhân đang trong vòng lao lý với tội danh “tù nhân lương tâm” ở khắp các trại giam từ Bắc tới Nam.


Trước đây không lâu, hồi tháng 8, những người quan tâm cũng chưa quên hình ảnh của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên được phóng thích ngay tại tòa với bản án 3 năm tù treo cùng với bản án tù dành cho Đinh Nguyên Kha được giảm nhẹ hơn so với bản án sơ thẩm. Những thanh niên này lên tiếng trước tòa rằng mình vô tội vì đã đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ Việt Nam do sự xâm lược của Trung Quốc, đấu tranh cho quyền lợi của người dân bị xâm phạm và đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực. Mặc dù vậy, họ vẫn phải nhận lãnh những bản án mà công luận cho là “tùy tiện” và “phi lý”. Thế nhưng, với những bản án trong thời gian ngắn 2 tháng vừa qua, nhiều người cho rằng Nhà nước Việt Nam tỏ dấu “nhẹ tay” hơn với những người bất đồng chính kiến và đấu tranh dân chủ ôn hòa ở trong nước. Bạn Đinh Công Thủ, 1 bạn trẻ ở Saigon cho biết cảm nghĩ của mình:

“Theo cách nhìn của em, những bản án vô lý đó, không có tội gì mà họ buộc tội thì miễn bàn. Nhưng theo em nghĩ kết quả của những bản án xét xử vừa rồi thì đó là chính quyền Việt Nam bắt đầu nhượng bộ trước phong trào dân chủ, phong trào tự do ngôn luận hay đòi quyền con người”.
dinh-nhat-uy-250.jpg
Anh Đinh Nhật Uy, sau khi rời khỏi tòa án vào ngày 29 tháng 10 năm 2013. Photo by Bạch Hồng Quyền.
Vì sao Nhà nước Việt Nam lại tỏ dấu nhượng bộ như nhận xét của người bạn trẻ vừa nêu? Có phải những người điều hành quốc gia bắt đầu thay đổi cách nhìn đối với những người góp tiếng nói dù khác biệt cho một Việt Nam được tiến bộ văn minh hơn? Hay có phải vì chính quyền Hà Nội phải nhượng bộ trong thời gian ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2013-2016? Hay còn vì nguyên nhân nào khác nữa? Bạn Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng cho đài ACTD biết một trong những tác động tích cực lên Nhà nước Việt Nam hiện nay là nhờ vào sự can thiệp của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Phóng viên không Biên giới cũng như của Chính phủ Hoa Kỳ... Bạn Sơn nói:

“Họ quan tâm nhiều lắm. Hầu như mỗi một động thái, một hành động mà chính quyền Việt Nam áp đặt lên người dân Việt Nam đặc biệt trong công cuộc đấu tranh của những bạn trẻ vì nước Việt Nam thì hầu như tất cả các cơ quan quốc tế ngay lập tức đồng loạt lên tiếng ủng hộ, bênh vực cho các bạn trẻ ngay. Đặc biệt là tiếng nói của Hoa Kỳ gây áp lực lên chính quyền Việt Nam một cách mạnh mẽ. Trong thời buổi này, Việt Nam đang trên xu thế hòa nhập với thế giới, không thể tách rời với thế giới cho nên Việt Nam phải chấp nhận những yêu sách yêu cầu mà quốc tế đưa ra nếu không muốn đơn độc”.

Bất chấp luật pháp
 
Bên cạnh những ý kiến cho là Nhà nước Việt Nam tỏ dấu hiệu nhượng bộ thì vẫn còn có ý kiến không đồng tình. Trao đổi với Hòa Ái vào tối 30/10, ông JB Nguyễn Hữu Vinh nhận thấy Nhà nước Việt Nam khi hành xử thế này lúc hành xử ngược lại. Ông JB Nguyễn Hữu Vinh nói chính quyền Hà Nội bất chấp luật pháp, bất chấp những nguyên tắc tố tụng để tuyên án đối với những người đấu tranh, những người bất đồng chính kiến mà Nhà nước không thích:

“Tôi nghĩ rằng qua phiên tòa đối với Đinh Nhật Uy thì bản án đó rất nặng nề chứ không thể nói rằng nhẹ hơn được. Tức là vấn đề không phải ở chỗ người này phạm tội gì, người kia phạm tội gì hoặc chiếu theo điều luật nào phải vào khung hình phạt nào, phải xử sự như thế nào mà đó chỉ đơn giản vì người đó là ai và thái độ của người đó như thế nào bởi vì Nhà nước có thích họ hay không để mà hành xử. Một khi nhà nước không hành xử theo 1 nguyên tắc pháp luật nhất định, không hành xử theo những định chế của pháp luật quy định đối với công dân thì Nhà nước đó thể hiện sự bất lực của mình. Do vậy, chuyện tại sao các bạn trẻ được xử sự như thế này, luật sư Lê Quốc Quân được xử sự như thế kia thì rất đơn giản vì luật sư Lê Quốc Quân không được Nhà nước thích hoặc ghét nhiều hơn hoặc cảm thấy nguy hiểm cho họ hơn so với những người trẻ. Nhưng điều đó nói lên cách hành xử như thế nào thì cho thấy bản chất của sự việc”.

Trong khi nhiều người tin vào cơ sở Nhà nước Việt Nam không có lựa chọn nào khác hơn là  thay đổi tình trạng vi phạm nhân quyền đối với người dân nhằm mục đích ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2013-2016 cũng như hòa nhập vào cộng đồng thế giới thì vẫn còn nhiều suy nghĩ e ngại Việt Nam chẳng có thay đổi gì theo như lời kể trước đây của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn khi lên tiếng Nhà nước vi phạm điều 19 của công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và điều 19 của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đối với nhà văn thì lại nhận được câu trả lời từ trưởng đoàn thanh tra, ông Trần Minh Thái rằng “chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tham gia công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị nhưng chúng tôi không trực tiếp áp dụng công ước quốc tế đó vào sinh hoạt của người dân”.

Qua những chia sẻ của các bạn trẻ ở trong nước với đài ACTD, họ cho biết dù Nhà nước Việt Nam có thay đổi cách hành xử đối với những người hoạt động cho quyền con người và tự do ngôn luận tại Việt Nam hay không thì niềm tin vào phong trào đấu tranh cho dân chủ và công bằng để đất nước Việt Nam được tốt đẹp hơn trong tương lai không bao giờ bị dập tắt. Vì đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa cho dân tộc nên không có bất cứ điều gì có thể ngăn cản được sự lan tỏa trong mỗi tấm lòng con dân đất Việt.

Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-10-31

Công an thả blogger Nguyễn Lân Thắng

Ông Nguyễn Lân Thắng (thứ hai bên trái) và các blogger khác trao Tuyên bố 258 cho đại diện Human Rights Watch
Ông Nguyễn Lân Thắng (thứ hai bên trái) và các blogger khác trao Tuyên bố 258 cho Human Rights Watch

Người hoạt động vì dân chủ đồng thời là nhân vật tích cực trên internet, ông Nguyễn Lân Thắng, đã được về nhà sau một thời gian bị câu lưu ở sân bay Nội Bài.

Khoảng 3 giờ chiều thứ Năm 31/10 ông đã có mặt ở nhà. Trước đó các nguồn tin cho hay ông đã bị chặn lại khi làm thủ tục nhập cảnh vào khoảng 8 giờ tối thứ Tư 30/10.

Ông Thắng trở về Hà Nội từ Thái Lan. Trước đó ông đã có một thời gian ở nước ngoài để thúc đẩy cho Tuyên bố 258 kêu gọi Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ Luật Hình sự, vốn gần đây được dùng để bắt giữ một số blogger bất đồng chính kiến.

Hồi đầu tháng ông Nguyễn Lân Thắng cũng tham gia một hội nghị của tổ chức nhân quyền Frontline Defenders ở Ireland.

Bạn bè ông cho BBC biết khi xuống tới Nội Bài, ông Thắng chỉ kịp nhắn cho người tới đón ông: "Tôi bị bắt".

Tuy nhiên trước đó ông đã thu một đoạn video trên YouTube nói ông có thể bị cơ quan an ninh giữ nhưng sẽ sớm trở về.

Những người ủng hộ ông đã tập trung tại sảnh đến của sân bay Nội Bài nhiều tiếng đồng hồ để đợi ông.

Vợ ông Thắng, bà Lê Bích Vượng, cũng ra sân bay tìm chồng nhưng phải ra về lúc 1:30 sáng thứ Năm 31/10 vì ông Thắng 'biệt vô âm tín'.

Bà Vượng viết trên Facebook trưa 31/10 rằng "phòng Xuất nhập cảnh sân bay Nội Bài đã xác nhận anh Nguyễn Lân Thắng đã nhập cảnh, không bị bắt giữ nhưng đang làm việc với cơ quan an ninh về vấn đề an ninh quốc gia".
"Phòng Xuất nhập cảnh sân bay Nội Bài đã xác nhận anh Nguyễn Lân Thắng đã nhập cảnh, không bị bắt giữ nhưng đang làm việc với cơ quan an ninh về vấn đề an ninh quốc gia."
Lê Bích Vượng, vợ ông Nguyễn Lân Thắng
Trong khi đó nói về việc ông Thắng bị giữ lại sân bay, đại diện tổ chức nhân quyền Human Rights Watch Phil Robertson nhận xét: "Các sân bay ở Việt Nam nay đã trở thành nơi nhà chức trách bắt giữ các nhân vật hoạt động, cho thấy sự không khoan nhượng của chính quyền đối với các quyền con người cơ bản, trong đó có quyền tự do biểu đạt và hội họp".

Ông Robertson nói với BBC từ Bangkok: "Việt Nam hàng ngày đều vi phạm cam kết tôn trọng quyền dân sự và chính trị mà chính mình đưa ra khi thông qua các công ước quốc tế".

"Việt Nam cần thả ông Nguyễn Lân Thắng ngay lập tức, không được buộc tội ông, chấm dứt việc sách nhiễu các nhà hoạt động cũng như blogger và bão bỏ Điều 258."

Hoạt động trên mạng

Ông Nguyễn Lân Thắng, sinh năm 1975, là một nhà hoạt động rất tích cực trên mạng internet, nhất là mạng xã hội Facebook.

Ông cũng thường xuyên chụp hình và đăng tải trên internet các thông tin về các vụ mà chính quyền ở Việt Nam gọi là 'tụ tập đông người', khiếu kiện của dân oan...

Các hình ảnh, video của ông trong những vụ như cưỡng chế đất ở Văn Giang đã gây tiếng vang trong dư luận, nhất là khi báo chí chính thống không có tường thuật gì.

Ông Thắng còn từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.

Hồi giữa tháng Bảy, ông cùng một số blogger khác khởi xướng Tuyên bố 258 yêu cầu Chính phủ Hà Nội thực thi cam kết nhân quyền của mình.

Nhóm tự gọi tên là Mạng lưới blogger Việt Nam trong tuyên bố hôm 18/7 viết với tư cách ứng cử viên, "Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.

Họ nói rằng các nghĩa vụ về nhân quyền của Việt Nam phải được thực hiện ngay trong nội bộ đất nước và "nhân dân Việt Nam phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt".

Sau đó, vào tháng Tám ông cùng một số blogger khác đã mang tuyên bố này trao cho nhiều tổ chức quốc tế ở nước ngoài, như Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp Quốc và tổ chức Human Rights Watch.

Từ đó ông chưa trở về Việt Nam.
Ông Nguyễn Lân Thắng là hậu duệ của gia đình Nguyễn Lân nổi tiếng ở trong nước.
(BBC)

Blogger Nguyễn Lân Thắng trả lời RFA ngay sau khi được thả

nguyen-lan-thang-622.jpg
Blogger Nguyễn Lân Thắng, ảnh chụp trước đây.
Photo courtesy of FB Nguyễn Lân Thắng
Blogger Nguyễn Lân Thắng đã về nhà sau khi bị công an phi trường Nội Bài tạm giữ nhiều tiếng đồng hồ để xét hỏi về những hoạt động mà anh đã tham dự tại ngoại quốc trong chuyến đi tham dự khóa huấn luyện về Xã hội Dân sự do tổ chức Asian Bridge tổ chức tại Philippines vừa qua.

Mặc Lâm có cuộc trao đổi với anh về việc này, mời quý thính giả theo dõi.

Nghe cuộc phỏng vấn này

Mặc Lâm:Xin chào anh Nguyễn Lân Thắng. Thưa xin anh cho biết hiện thời sức khỏe anh thế nào rồi sau một chuyến đi dài và cuối cùng bị giữ lại tại sân bay nhiều giờ trước khi được trả tự do?

Blogger Nguyễn Lân Thắng: Cám ơn anh. Sức khỏe của tôi cũng bình thường mặc dù đêm hôm qua là một đêm rất mệt mỏi vì phải làm việc với cơ quan an ninh của sân bay Nội Bài.

Hôm qua khi tôi về đến Nội Bài khoảng 8 giờ, 8 giờ hơn thì bộ phận an ninh sân bay đã giữ tôi lại và một số cơ quan an ninh từ Hà Nội đã lên Nội Bài để làm việc với tôi về một số vấn đề liên quan đến hoạt động của tôi về chuyến  đi nước ngoài vừa rồi.

Mặc Lâm: Vâng, có phải họ làm việc về cái video clip mà anh nói về xã hội dân sự được tung lên mạng và rất nổi tiếng vừa qua hay còn vấn đề nào khác nữa thưa anh?

Blogger Nguyễn Lân Thắng: Không, thật ra thì cái video đó thì họ không ý kiến gì nhưng họ muốn tìm hiểu những hoạt động của tôi liên quan đến tuyên bố 258 và cái lớp học Xã hội dân sự do tổ chức Asian Bridge tổ chức.

Mặc Lâm: Như chúng tôi được biết thì trong nhóm tham gia này cũng có nhiều người trước đây khi trở về Việt Nam đã bị giữ lại tại phi trường và cũng được thả ra. Anh có nghĩ rằng sau khi được thả thì sẽ tiếp tục bị làm khó dễ hay không, vì theo chúng tôi biết anh cũng có những hoạt động hơi nổi bậc hơn những blogger khác?

Blogger Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ rằng những hoạt động của tôi thì cũng bình thường thôi vì thật ra còn rất nhiều người hoạt động trên lĩnh vực này. Cơ quan an ninh Việt Nam đã biết tất cả những hoạt động ấy vì họ nắm rất nhiều nguồn thông tin, thế cho nên không phải tôi quay trở về họ mới theo dõi mà từ trước tới nay tôi và nhiều người khác đều bị cơ quan an ninh người ta theo dõi cả rồi. Có điều mỗi hoạt động của từng blogger có thể khác nhau và đánh giá của cơ quan an ninh cũng khác nhau cho nên hành xử của họ cũng sẽ khác.

Mặc Lâm: Chúng tôi theo dõi chuyến đi vừa qua của anh thì sau khi qua Philippines tham dự khóa huấn luyện về xã hội dân sự thì anh lại vòng qua Châu Âu rồi về lại Thái Lan. Anh có thể cho biết trong khoảng thời gian đó anh đã thu được những gì có thể gọi là kinh nghiệm bản thân khi hướng tới mục tiêu về xã hội dân sự?

Blogger Nguyễn Lân Thắng: Thật ra thì những bài học kinh nghiệm rất nhiều chắc chắn tôi sẽ đề cập tới trong một bài viết hay nhận định nào đó. Tựu trung lại chắc chắn sẽ có rất nhiều điều khi chưa đi các nước tôi không được nhìn thấy, còn khi đã đi một vòng như thế thì có rất nhiều cái đáng để học hỏi trong các hoạt động của các tổ chức ở nước ngoài.

IMG_9482-622.jpg
Bạn bè và gia đình kêu gọi trả tự do cho Blogger Nguyễn Lân Thắng tại sân bay Nội Bài hôm 30 tháng 10 năm 2013. Citizen photo.
Mặc Lâm: Có một điều thú vị là sau khi anh bị tạm giữ tại phi trường Nội Bài thì hầu như ngay lập tức nhiều cơ sở truyền thông quốc tế như Reuters, AFP, AP thậm chí tờ South China Morning Post cũng đưa tin về vụ này. Anh có ngạc nhiên và chuẩn bị tinh thần cho việc này hay là bất ngờ đối với anh?

Blogger Nguyễn Lân Thắng: Thật ra thì các hãng truyền thông quốc tế họ quan tâm đến vấn đề của tôi là bởi vì họ đang rất quan tâm đến tình hình Việt Nam sau khi bản án của Đinh Nhật Uy được trả tự do và ngay sau đó lại bắt giữ một người liên quan đến hoạt động về nhân quyền và tự do ngôn luận thì họ sẽ rất chú ý về những động thái ấy của chính quyền Việt Nam.

Mặc Lâm: Xin được hỏi anh, qua các hoạt động về xã hội dân sự vừa rồi chúng tôi nhận thấy một số lớn anh chị em đã tham gia phong trào này rất tích cực. Anh có nghĩ rằng sắp tới sẽ còn nhiều người nữa tham gia vào phong trào này hay sự bắt giữ, mang ra tòa như Đinh Nhật Uy vừa rồi sẽ ngăn cản lòng nồng nhiệt của họ?

Blogger Nguyễn Lân Thắng: Thật ra thì hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự nó bắt nguồn từ chính nhu cầu của người dân. Thông qua hoạt động của xã hội dân sự trên rất nhiều lĩnh vực trên rất nhiều mặt của nhiều địa phương khác nhau thì người dân dần dần họ cảm thấy quyền lợi, vai trò, vị trí cũng như tình cảm của họ được đáp ứng vì vậy việc lan tỏa các hoạt động xã hội dân sự là điều tất yếu nó không phụ thuộc vào chuyện bắt giữ hay bản án như thế nào.

Mặc Lâm: Xin được hỏi anh một câu cuối cùng. Anh là hậu duệ của một dòng họ rất nổi tiếng tại Việt Nam là dòng họ Nguyễn Lân, không biết việc làm của anh có gây lo lắng trong gia đình hay không và nếu có thì phản ứng của họ như thế nào?

Blogger Nguyễn Lân Thắng: Gia đình tôi tương đối cũng có tiếng ở Việt Nam vì có các cô các chú các bác tham gia nhiều trong các cương vị khác nhau. Ngay từ đầu các hoạt động của tôi cũng đã làm cho nhiều người trong gia đình lo lắng nhưng dần dần bằng chính những hoạt động của mình qua sự trong sáng, minh bạch trong những hoạt động ấy của tôi nên dần dần mọi người củng hiểu ra và nói chung tất cả đều ủng hộ.

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh!
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-31

Vai trò của Tòa Bảo hiến trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Đông Âu


Các nước Đông Âu đã du nhập mô hình dân chủ phương Tây và kinh tế thị trường của chủ nghiã tư bản hơn hai mươi năm. Khi từ bỏ chế độ chủ nghiã xã hội thì hiến pháp mới của các nước này không còn là một công cụ của Đảng Cộng sản dùng làm phương tiện đấu tranh giai cấp và bảo vệ chuyên chính vô sản, mà là một cơ sở tạo nên một nhà nước pháp quyền để tổ chức bộ máy nhà nước hiệu năng hơn và là một cơ chế bảo đảm mọi tự do về sinh hoạt chính trị, kinh tế và xã hội cho toàn dân. Chính toàn dân mới có quyền tối thượng để quyết định vận mệnh dân tộc và hiến pháp hiển nhiên trở thành một phương tiện đấu tranh hợp pháp chống lại những bất công do nhà nước áp đặt. Hiện nay việc thay đổi hiến pháp và hệ thống pháp luật tại các nước Đông Âu cho phù hợp với việc phát huy dân chủ, tôn trọng nhân quyền và nền kinh tế thị trường đã hoàn chỉnh

Trong nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền vào thời kỳ chuyển tiếp, các nước này phải giải quyết với vô số vấn đề bất công trong quá khứ như giết người đối kháng và cưỡng chiếm tài sản để đem lại công lý cho nạn nhân. Quan trọng hơn là đặt lại vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản, báo chi tư nhân, kinh tế quốc doanh và quyền tư hữu trong khung cảnh mới. Khi tham gia sinh hoạt với cộng đồng quốc tế thì các nước này mong thu hút cảm tình của chính giới và đầu tư của doanh giới nên cũng ý thức phải tuân thủ luật quốc tế và các kết ước của mình. Một trong những cải cách pháp luật đặc biệt nhất là xây dựng Toà Bảo Hiến, một định chế hoàn toàn xa lạ vì hệ thống pháp luật chuyên chính vô sản không có kinh nghiệm và chuẩn bị thích hợp cho nổ lực này.

Nhưng Toà Bảo Hiến được hình thành và tổ chức ra sao, có chức năng gì và đóng góp nào trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Đông Âu, đây là một đề tài mà người Việt ít quan tâm Tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu thật đơn giản những kinh nghiệm này và hy vọng sẽ là một đóng góp nhỏ trong việc thảo luận về thay đổi hiến pháp tại Việt Nam.

1. Thủ tục đề cử

Hiến pháp các nước Đông Âu quy định về thủ tục khá chi tiết và khác nhau ở từng nước. Tựu chung, các cơ quan hiến định tối cao có thẩm quyền đề cử chánh án mà vai trò quốc hội là quan trọng nhất. Theo thông lệ quốc tế Toà Bảo Hiến có khoảng từ 9 đến 12 chánh án, nhưng tại Slowakei đã quy định là 13 và Séc và Ba lan là 15 và tại Liên Xô là 19. Tại Rumanien, vì theo mô hình của Pháp, nên thượng viện, hạ viện và tổng thống có quyển đề nghị 1/3 số chánh án. Tại Bungary vì không có hệ thống lưỡng viện nên 4 trong số 12 chánh án sẽ do đại hội đồng các toà án tối cao và toà hành chánh tối cao đề cử. Tại Séc tổng thống có quyền bổ nhiệm 15 chánh án nhưng phải thông qua Thượng viện. Tại Litauen tổng thống, quốc hội và chủ tịch toà án tối cao có quyền đề cử 1/3 chánh án.

Trước hết tên tuổi các ứng viên phải được công bố qua báo chí và một ủy ban quốc hội sẽ chuyên trách việc này, sau đó ủy ban sẽ báo cáo chung quyết lên quốc hội để quyết định. Tại Rumanien các tiểu ban và văn phòng thường trực quốc hội có quyền đề cử. Ủy ban chuyên môn sẽ tiếp nhận danh sách này và chuyển tiếp để quốc hội quyết định. Tại Slowenien tổng thống kêu gọi dân chúng đề cử, khi người được đề cử chấp nhận sự đề cử thì tổng thống sẽ cứu xét danh sách và ông cũng có quyền đề cử những ứng viên khác. Tại Hung thủ tục tuyển chọn cũng tương tự. Một ủy ban chuyên trách tại quốc hộì gồm có đại diện của các tiểu ban và tuyển chọn theo thủ tục đa số với tỷ lệ 2/3.

Vai trò của các đảng chính trị cũng quan trọng trong thủ tục đề cử. Trên 200 đảng đã được tự do đi vào hoạt động trong thời kỳ chuyển tiếp, nhưng sinh hoạt còn quá yếu vì không đề ra được những chương trình hành động quy mô và thu hút công luận. Cho nên ảnh hưỏng của Đảng Cộng Sản vẫn còn quan trọng hơn kể cả trong việc đề cử ứng viên.

Sau khi Toà Bảo Hiến được thành lập thì toàn thể các chánh án bầu ra chức vụ chủ tịch toà và đại diện chủ tịch toà. Tại Rumanien, Slowenien và Hung các chức vụ này có nhiệm kỳ 3 năm, sau khi mản hạn sẽ được bầu lại và do tổng thống bổ nhiệm.

Có bốn tiêu chuẩn chính để chọn lựa chánh án là quốc tịch, tuổi tối thiểu, trình độ chuyên nôn và tác phong đạo đức. Tại Slowenien và Slowakei tuổi tối thiểu quy định là 40 trong khi tại Hung là 45. Vấn đề khó khăn nhất là trình độ chuyên môn vì đa số các chánh án toà án nhân dân theo hệ thống xã hội chủ nghiã nên trình độ nhận thức về các vấn đề dân quyền, dân chủ và kinh tế thị trường còn hạn chế. Đây là một nan đề trong việc đề cử ngưòi có thực tài. Tại Ba lan đã có những chương trình tạo ngắn hạn dành cho các loại chánh án toà án nhân dân này. 

Nhiệm kỳ của chánh án trung bình là 7 năm như tại Slowakei, nhưng là 9 năm tại Bungary, Litauen, Ba lan, Rumanien, Slowenien và Hung. Chánh án không được quyền tái ứng cử mà chỉ có tại Bungary, Slowekei, Séc và Hung cho ngoại lệ.

Chánh án có quyền miễn truy cứu về trách nhiệm hình sự và hưởng quyền tự do ngôn luận khi hành sự. Khi bị bắt quả tang phạm pháp hay có đơn xin hủy bỏ quyền bải miễn thì ngoại lệ này sẽ không còn hiệu lực. Tại Ba lan, thủ tục này sẽ do 2/3 các chánh án của Toà Bảo Hiến quyết định nhưng tại Séc phải có sự đồng thuận của Thượng viện.

2. Cơ cấu tổ chức

Nhìn chung mô hình về cơ cấu tổ chức Toà Bảo Hiến đã theo hẳn Đức và Áo. Pháp gây rất ít ảnh hưởng ngoại trừ tại Rumanien.

Về mặt tổ chức phân quyền trong nội bộ thì Toà Bảo Hiến của Đức có hai bộ phận là đại hội đồng (Plenum) và hội đồng xét xử chuyên trách (Senate). Slowakei, Séc và Hung đã theo mô hình này. Đại hội đồng của toà có nhiệm vụ giữ gìn sự thống nhất trong ngành tư pháp và án lệ cũng như có vai trò lảnh trách nhiệm chánh trị chung. Rumanien chỉ theo thể thức đại hội đồng và không có hội đồng xét xử chuyên trách. Tại Ba lan ngoài đại hội đồng chánh án còn có các ban xét xử chuyên môn. Đại hội đồng chỉ chuyên trách các vụ tranh tranh chấp thẩm quyển giửa các cơ quan hiến định và các vụ kiện có màu sắc chính trị. Hội đồng xét xử luôn thay đổi theo từng chuyên đề hay do phân công. Tại Slowakei, Senat chỉ có nhiệm vụ duy nhất là một ủy ban tiên thẩm vấn đề tranh tụng để quyết định có nên đưa ra đại hội đồng xét xử hay không.

Các nhà lập hiến tại các nước Đông Âu xem Toà Bảo Hiến là cơ quan hiến định tối cao và hưởng sự tự trị trong thủ tục thiết lập ngân sách và vấn đề hành chính nội bộ.

3. Thẩm quyền xét xử

Kiểm soát tính hợp hiến

Có hai loại thẩm quyền xét xử tùy theo thời điểm nên được gọi là tiên kiểm và hậu kiểm. Thẩm quyền tiên kiểm của toà là kiểm soát tính cách hợp hiến của các đạo luật trước khi được ban hành. Ba lan, Hung và Rumanien đã theo thủ tục này giống như Pháp. Các hiệp ước quốc tế trước khi được quốc hội phê chuẩn cũng có thể bị xét tính vi hiến, nhưng sau khi đã phể chuẩn, các ràng buộc về mặt pháp lý đã thành hình thì vấn đề cứ xét tính vi hiến không còn có thể đặt ra. Tại Ba Lan vấn đề này không được luật hiến pháp đặt ra cho đến năm 1997. Tại Bungary, Litauen, Rumanien, Séc và Hung toà còn có thẩm quyền cứu xét tính cách hợp hiến của mọi biểu quyết hay hành vi của chính phủ hay quốc hội, dù không phải là luật, nhưng khi hậu qủa của các quyết định này có ý nghỉa quan trọng về phương diện chính trị.

Thực tế cho thấy xét tinh cách hợp hiến của một đạo luật là một vấn đề bắt buộc mà đôi khi có nhiều ý nghiã chính trị hơn là pháp luật. Tại Ba lan chỉ có tổng thống mới có độc quyền đề nghị xin cứu xét tính cách hợp hiến của một đạo luật hay một hiệp ước quốc tế. Tại Hung thủ tục cũng tương tự. Tại Rumanien vấn đề thẩm quyền rộng rải hơn khi các cơ quan hiến định kể cà toà án tối cao cũng có quyền đề nghị xin cứu xét tính hợp hiến của một đạo luật.

Hiến pháp các nước Đông Âu còn cho phép toà xét tính hợp hiến của các văn bản dưới luật (Untergesetzliche Regelungen), một thuật ngữ của chế độ củ và còn được quen sử dụng cho đến ngày nay. Theo ý nghiã kỹ thuật của luật hành chánh phương Tây thì đây là một các loại văn kiện lập quy (règlement d´exécution) của cơ quan có thẩm quyền lập quy (pouvoir règlementaire) mà hiệu lực chỉ là để diễn giải và áp dụng các đạo luật do quốc hội có thẩm quyền lập pháp (pouvoir legislaltif) đã ban hành. Do đó, dù không là lập pháp, nó cũng bị cứu xét tính hợp hiến. Hệ thống luật pháp của chủ nghiã xã hội không minh định tam quyền phân lập với lý do là phân công nội bộ của Đảng, nên vấn đề kiểm soát thẩm quyền lập pháp và lập quy theo thủ tục luật hành chánh không được đặt ra đúng mức, nên sự trùng lấp là chuyện thông thưởng. Đây là một sai lầm về khái niệm mà không ai quan tâm. Khi dịch khái niệm các văn bản dưới luật sang Anh ngữ thì học giới lại dịch là by law. Đây lại là một sai lầm khác trong dịch thuật, vì by law được luật giới phương Tây hiểu là những luật do cơ quan điạ phương đặt ra, trong khi các văn bản dưới luật tại Đông Âu hầu hết do các cơ quan hành chánh trung ương có thẩm quyền lập quy soạn thảo. Sự sai lầm này vẫn còn tiếp tục và tạo nên nhiều ngộ nhận cho học giới khi đối chiếu.

Thẩm quyền hậu kiểm của toà có khác hơn tiên kiểm ở điểm là tính hợp hiến của một đạo luật sau khi luật đã ban hành, có hiệu lực áp dụng và phát sinh tranh chấp trong một tình trạng cụ thể. Hầu hết các Toà Bảo Hiến tại Đông Âu đều có thẩm quyền hậu kiểm này và được mở rộng khác nhau tùy từng nước.Tại Bungary tổng thống, bộ trưởng, và 1/5 đại biểu quốc hội, toà án hành chánh tối cao, toà phá án, chưởng lý (người đứng đầu ngành thẩm phán công tố) của bộ tư pháp có quyền xin cứu xét tính hợp hiến của một văn bản dưới luật. Tại Ba lan thẩm quyền này dành cho tổng thống, thủ tưóng, bộ trưởng, 50 dân biểu hoặc 30 nghị sĩ, chủ tịch viện kiểm soát kế toán, toà án hành chánh tối cao, tổng công đoàn và đại diện nghề nghiệp hay tôn giáo đều được hưởng tố quyền này. Tại Séc tố quyền tuỳ thuộc vào tính cách tiên kiểm hay hậu kiểm. Quyền xin tiên kiểm do tổng thống, 41 dân biêu hay 17 nghị sĩ đề xuất. Trong trường hợp hậu kiểm chỉ cần lảnh đạo hành pháp, hoặc 25 dân biểu hay 10 nghị sĩ là đủ số xin cứu xét. Đặc biệt nhất là chính Toà Bảo Hiến cũng có quyền tự khởi động để xét lại tính vi hiến các văn bản dưới luật này khi cần thiết.

Về kỹ thuật pháp lý thì mô hình của Áo trong thủ tục hậu kiểm tinh vi hiến là hoàn chỉnh nhất tại châu Âu, nên hầu như các nước Đông Âu đều noi theo. Toà án trong khi xét một vụ tranh chấp thực tế thấy nghi ngờ về tính vi hiến của một đạo luật sẽ ngưng xử và có quyền đề xuất xin xét tinh hợp hiến của đạo luật này trước khi áp dụng. Quyền thượng cầu này dành hầu hết cho tất cả các toà án thông thường, không phân biệt cấp độ. Nhưng Bungary, Ba lan quy định rỏ hơn là chỉ có toà án cao cấp mới có thẩm quyền này. Riêng Slowenien thì chưởng lý của bộ tư pháp, ngân hàng quốc gia và cơ quan kiểm soát kế toán trung ương cũng có quyền thỉnh cầu này.

Tranh chấp của các cơ quan nhà nước về thẩm quyền do hiến pháp phân nhiệm

Toà Bảo Hiến đảm nhận xét xử các việc tranh tụng giửa các cơ quan nhà nước liên quan đến các thẩm quyền do hiến pháp quy định. Về mặt cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước thì có hai hình thức là trung ương và địa phương, nên còn được gọi là thẩm quyền hàng ngang và hàng dọc. Tại Séc và Hung sự phân biệt theo lãnh thổ hành chánh tự trị hay phân cấp trung ương hay địa phương không là tiêu chuẩn đặt ra vì toà là cơ quan độc nhất xét xử các loại tranh chấp các vấn đề này. Thuật ngữ của các nước Đông Âu dùng đôi khi có khác nhau vì có nơi gọi là cơ quan trung ương, có nơi gọi là cơ quan nhà nước, tổ chức trung ương, cơ quan hiến định trung ương, nhưng nếu hiểu theo thuật ngữ cuả luật giới phương Tây thì đây là các cơ quan công quyền được hiểu chung là quốc hội, tổng thống, chính phủ và toà án.

Vấn đề tranh chấp thẩm quyển của các cơ quan có thể phát sinh trên hai trường hợp khác nhau, thuần về lý thuyết hay do tranh chấp trong thực tế. Trường hợp thứ nhất xảy ra khi phát hiện được một cơ quan tự ý vượt quyền do hiến pháp quy định, trường hợp thứ hai khi có tranh chấp thẩm quyền giử hai cơ quan mà toà phải xét thẩm quyển thuộc về cơ quan nào.

Slowenien, Séc và Hung quy định minh thị về thẩm quyền của toà để giải quyết các tranh chấp thẩm quyển về các cơ quan hành chánh tự trị điạ phương. Việc tranh chấp giửa toà án và cơ  quan nhà nước khác cũng được toà Slowenien, Séc và Hung đều có quy định minh thị, trong khi các nước khác coi loại tranh chấp này là thứ yếu.Tranh chấp về thẩm quyền giửa cơ quan trung ương và điạ phương ít có ý nghiã chánh trị trong thời kỳ chuyển tiếp.

Vi phạm dân quyền và nhân quyền của cơ quan nhà nước


Một trong những yếu tố thúc đẩy cho sự thay đổi chế độ tại Đông Âu là ý thức của người dân trước các vấn đề vi phạm nhân quyền, dân quyền, quyền công đoàn và quyền tự do kinh tế. Khi ý thức của người dân đã đủ mạnh để đòi hỏi nhà nước thực thi các quyền này, thì các hình thức đấu tranh bất bạo động đã chuyển biến làm cho các chế độ này cáo chung. Trong chế độ mới Toà Bảo Hiến trở thành một định chế tư pháp cao nhất của một nhà nước pháp quyền đang hình thành để bảo vệ nhân quyền và nhân quyền. Tố quyền của người dân là một thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng luật pháp vì các nước chuyên chính vô sản trước đây chỉ long trọng tuyên bố chuẩn nhận về mặt hình thức nhưng lại không có luật thủ tục tương tự để cho phép người dân hưởng tố quyền này trong thực tế. Người dân từ nay có quyền thỉnh cầu toà bảo hiến cứu xét tính cách vi hiến của một đạo luật hay một biện pháp bất công của nhà nước.

 Rumanien, Slowakei, Slowenien, Séc và Hung đã mở rộng tố quyền cho người dân khi có tranh chấp. Tại Ba lan sau khi thay đổi hiến pháp vào năm 1997 cũng đã chấp nhận tố quyền này. Một thuận lợi khác cho người dân là vì các nước Đông Âu đều là thành viên của Liên Âu và bị ràng buộc pháp lý với hiệp ước của châu Âu về nhân quyền, nên cho dù không có tố quyền trực tiếp trưóc toà án quốc gia, ngưòi dân có được hưởng tố quyền trực tiếp trước Toà nhân quyền thuộc châu Âu.

Các tố quyền cá nhân có nhiều loại hình thức khác nhau. Tại Slowenien quy định là cá nhân có tố quyền chống lại mọi quyết định, biện pháp hay các hành vi khác của toà án hay các cơ quan nhà nước hay các cơ quan hành chánh tự trị. Luật Séc ghi chỉ có các quyết định hay các hành vi các cơ quan nhà nước vi phạm quyền căn bản của người dân đã có hiệu lực pháp mới được toà cứu xét. Hảnh vi của nhà nước phải được hiểu là các cơ quan hành pháp và tư pháp. Thông thường thì cá nhân thỉnh cầu toà xác nhận là quyền tự do căn bản của mình bị vi phạm. Qua đó toà đề ra phương thức áp dụng luật cho phù hợp với hiến pháp.

Tại Slowenien, Slowakei và Séc vấn đề cứu xét tố quyền của cá nhân trước toà có phần phức tạp hơn vì lẻ các hành vi bi coi là vi phạm của các cơ quan nhà nước và toà án chỉ có giá trị gián tiếp cho việc xét tính cách hợp hiến của một đạo luật. Trước hết toà án xét xem là các tố giác của cá nhân có đủ gía trị để xết xử hay không trước khi đưa ra vấn đề cứu xét tinh hợp hiến của việc tranh chấp. Mục đích của việc tiên kiểm này là để tránh tình trạng hổn loạn vì sẽ có quá nhiều ngưòi dân đòi sửa hiến pháp và giảm gánh nặng cho toà án.

Đặc biệt nhất là tại Rumanien nơi mà mọi người dân trong một tranh chấp pháp luật tại một toà án thông thường có tố quyền xin xét tinh vi hiến của một đạo luật được áp dụng trong việc phát sinh tranh chấp. Toà đang giải quyết tranh tụng bắt buộc phải trình quan điểm lên Toà Bảo Hiến để xin chung quyết trước khi tiếp tục xét xử.

Tại Ba lan vấn đề này được sửa đổi vào năm 1997. Tố quyền của cá nhân trưóc Toà Bảo Hiến chỉ chấp nhận cứu xét vấn đề khi quyết định của toà án đã có hiệu lực cưởng chế hay một hành vi chung quyết của cơ quan hành chánh. Dựa vào hiệu lực cưỡng chế này thì toà mới xét tính cách vi hiến theo nguyện vọng của nguòi dân. 

Tố quyền nêu trên chỉ liên hệ đến một hành vi trong trường hợp cụ thể, nhưng tại Hung đã có một tiến bộ vượt bực khi cho phép bất kỷ ngưòi dân nào cũng có quyền xin xét tinh vi hiến của một đạo luật. Tại Ba Lan và Séc thì  hạn chế hơn khi luật chỉ cho phép xét lại các luật nội dung. Ngược lại vấn đề này không được đặt ra tại Slowenien và Slowakei.

Thời hạn để khởi động tố quyền tại các nước Slowakei và Ba lan là 2 tháng, trong khi Slowenien và Séc quy định là 60 ngày. Tại Hung các việc cứu xét không liên hệ đến tranh chấp thực tế thì không ghi thời hạn. Nhìn chung vần đề thời hạn để khởi kiện tại các nước Đông Âu kéo dài hơn tại Tây Âu.

Hiện nay chỉ có Slowenien và Séc chính thức công nhận thủ tục tố quyền được quy đinh theo Công ưóc quốc tế vể dân quyển và quyền chính trị ban hành vào ngày 16. 12. 1966. Hậu quả cuả sự công nhận này là sau khi toà quốc tế xác nhận vấn đề vi phạm, toà Slowenien và Séc phài có trách nhiệm cứu xét hậu qủa pháp lý của vấn đề.

Luật bầu cử 

Trước đây luật bầu cử không quan trọng vì quan điểm mác xít phê bình là luật bầu cử chỉ là hình thức lường gạt và mua bán của giai cấp tư sản và vi phạm vào nguyên tắc dân chủ nhân dân, nên cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là Đảng cử và dân bầu.

Ý niệm này đã thay đổi triệt để trong thời kỳ chuyển tiếp. Tử nay Toà Bảo Hiến có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tình cách hợp pháp của các cuộc bầu cử quốc hội và các cơ quan nhà nước khác. Tại Slowenien thì Toà Bảo Hiến là cơ quan xác định kết quả bầu cử quốc hội và hội đồng dân cử điạ phương. Tại Séc, Hung và Bungary toà còn xét đến hồ sơ cá nhân của các ứng viên về điều kiện ứng cử. Tại Bungary, Litauen và Rumanien toà còn có thẩm quyền xem xét kết quả việc bầu cử tổng thống. Rumanien đã ảnh hưởng Pháp trong các luật thủ tục này, nên quy định khá chi tiết từ theo dõi tiến trình bầu cử và tuyên bố xác nhận kết quả. Tại Rumanien, Slowakei và Hung toà có quyền kiểm soát việc thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý.

Thủ tục bãi nhiệm các chức vụ dân cử

Thủ tục bãi nhiệm tổng thống được quy định trong hiến pháp các nước Bungary, Litauen, Slowakei và Slowenien, khi tổng thống vi phạm luật hiến pháp và các tội nghiêm trọng khác. Rumanien và Séc quy đinh cụ thể hơn khi tổng thống phạm tội phản quốc. Tại Bungary toà có thẩm quyền trong các thủ tục bải nhiệm phó tổng thống, taị Slowenien toà có quyền này đối với thủ tướng và tại Litauen toà có quyền này đối với đại biểu quốc hội.

Các tổ chức chính trị

Các Toà Baỏ Hiến các nước Đông Âu đã theo mô hình của Đức trong cách giải quyết các vấn đề sinh hoạt đảng phái và các tổ chức chính trị. Tại Bungary, Ba lan, Rumanien, Slowenien và Séc toà có thẩm quyền tuyên bố về tính cách hợp pháp và hợp hiến của đảng hay tổ chức chính trị. Quyết định của toà có hai hình thức. Theo hình thức thứ nhất như tại Slowakei và Séc thì toà án thông thường có thẩm quyền cứu xét vấn đề và phải có tố quyền xin cấm hoạt động thỉ toà mới cứu xét. Tại Bungary, Ba lan, Runamien và Slowenien thì chính Toà Bảo Hiến có thẩm quyền chuyên quyết. Tại Rumanien chỉ có chủ tịch thượng viện và hạ viện mới có tố quyền này. Tại Bungary, Ba lan và Slowenien thì thủ tục khởi tố giống như thủ tục cứu xét tinh vi hiến.

Giải thích luật pháp

Toà Bảo Hiến là cơ quan tối cao có trách nhiệm giải thích luật hiến pháp và các luật khác. Hành pháp và Lập pháp có quyền xin toà giải thích. Riêng tại Ba lan thì cơ quan đại diện theo dỏi các vấn đề dân quyền cũng có được quyền này.

Các thẩm quyền khác

Ngoài ra toà còn có một số thẩm quyền khác như xét các tranh chấp liên quan thẩm quyền của các cơ quan hành hành và toà án, các tranh chấp thuộc phạm vi hành chánh tự trị điạ phương. Một loại thẩm quyền đặc biệt khác mà chỉ có ở Hung là khi quốc hội bất động trong công tác lập pháp khi có nhu cầu đòi hỏi hay đã được hiến pháp ủy nhiệm thì toà xét cứu xét tính vi hiến của sự thụ động này.

4. Vai trò của Toà Bảo Hiến trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền

Nếu sự sụp đổ chế độ ở nước Đông Âu là một cuộc các mạng triệt để và đã đem lại cho đất nước một sinh khí năng động, thì hiến pháp mới cũng mang đến cho các cơ quan nhà nước một cơ cấu và trách nhiệm mới, mà Toà Bảo Hiến là một thí dụ điển hình, vì toà đã đóng một vai trò quan trọng để đáp ứng với nguyện vọng của dân chúng là được sống trong một nhà nước pháp quyền và được luật pháp bảo vệ. Những thành tựu của định chế này trong tiến trình chuyển đổi hơn hai mươi năm qua và những thách thức còn lại cho tương lai có thể tóm lược như sau:

Toà Bảo Hiến Bungary hoạt động rất yếu trong những năm đầu tiên của buổi giao thời, không những vì trình độ chuyên môn mà còn vì tranh chấp giửa hai thế lực củ và mới trong nội bộ của toà không giải quyết tận gốc. Toà luôn giử thái độ dè dặt trước vấn đề nhạy cảm chính tri, nên người dân không tín nhiệm. Qua môt thời gian dài toà đã vượt qua nhiều thử thách và thể hiện dần được tinh thần độc lập tư pháp trong các quyết định. Đến năm 1996 toà trở thành một thành viên của hội nghị về soạn thảo hiến pháp châu Âu. Uy tín của toà có tăng lên qua thời gian gần đây trước những vấn đề nguyên tắc pháp quyền và dân chủ. Hiện thời tố quyển của người dân trước các vi phạm nhân quyền và dân quyền vãn còn hạn chế.

Toà Bảo Hiến Ba lan sau khi đi vào hoạt động đã giử vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển hoá chính trị của của đất nước. Qua hệ thống án lệ và thành tích hoạt động, toà đã chứng tỏ là một định chế có uy tín chính trị và khả năng giải quyết vấn đề chuyên môn. Ngay cả trong thời còn chế độ chuyên chính vô sản, đôi khi toà đã bày tỏ được tính độc lập trong các quyết định liên quan đến chính trị. Trong những năm 1990-97 toà đã thụ lý hon 300 tranh tụng, trong đó có 60 vụ liên quan đền giải thích luật pháp. Các quyết định này là một cơ sở vững vàng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ chuyển tiếp. Thay đổi hiến pháp và luật về việc xây dựng Toà Bảo Hiến vào năm 1997 đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong tiến trình này. Luật mới quy định về tổ chức Toà Bảo Hiến được thay đổi theo hai nguyên tắc: thích nghi về vai trò và thẩm quyển của toà trước những nhu cầu đổi mới đòi hỏi và phát huy những thành tựu trong thời kỳ chuyển tiếp. Hệ thống án lệ của toà được tiếp tục triển khai, đặc biệt tư thế độc lập của toà trước các cơ quan hiến định khác được định hình và tôn trọng, nhờ thế mà toà gây đưọc tín nhiệm trong học giới và dân chúng. Đặc biệt nhất là sau năm 1997 tố quyền của người dân trong các vi phạm về dân quyền và nhân quyền được toà công nhận. Hiện nay vấn đề còn tồn động là các mối quan hệ giửa toà thông thường và toà bảo hiến. Toà thông thường có quyền xét tính vi hiến của một đạo luật nhưng trong mức độ nào vẫn còn là vấn đề cần được xác minh. Tựu chung, sự thay đổi hiến pháp và luật vể tổ chức Toà Bảo Hiến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà nước pháp quyền mà Ba Lan đã thành công trong thởi kỳ chuyển tiếp.

Toà Bảo Hiến Hung được coi là nổi bật đặc sắc trong tiến trình chuyển đổi theo ý nghĩa cao đẹp nhất của judicial activism theo luật giới phương Tây, vì toà đã tự cho mình một vai trò quan trọng và không đợi đến có tố quyền cuả cơ quan hay dân chúng mà toà mới khởi động. Toà đã đóng góp đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề bất công trong quá khứ, thí dụ như việc hoàn trả quyền tư hữu của nông dân bị cưởng chiếm đất đai trong thời kỳ tập thể hoá. Bất đồng cách giải quyết của quốc hội, toà đề xuất phải hoàn trả hay bồi thường trên căn bản luật riêng biệt, minh danh các trường hợp sai phạm cụ thể và không thể thông qua hình thức thủ tục thỉnh cầu tại quốc hội, trong khi nông dân lại có nhiều tiếng nói và có thể gây được ít nhiều áp lực hơn trong chính quyền. Trong việc đem lại công lý về các oan sai luật pháp, toà yêu cầu quốc hội không tạo tiền lệ nguy hiểm nhắm trả thù các cán bộ đảng viên của chế độ củ vì mục tiêu chính trị, vì toà dựa trên nguyên tắc bất hồi tố của hình luật. Toà theo dỏi lảnh vực truyền thông và nhân danh tự do báo chí mà yêu cầu chính quyền từ bỏ kiểm soát truyền thông. Toà đã tích cực hoạt động trong một khuôn khổ hiến pháp mới nên mọi quyết định được công chúng hoan nghinh và được tôn trọng là một thành phần đối trọng có tầm vóc với chính quyền và quốc hội. Hiện nay khuynh hướng can thiệp của toà trở nên dè dặt hơn so với trước đây, bắt đầu thiên về hoàn chỉnh các học thuyết và án lệ và ít can thiệp trực tiếp vào các vấn đề nóng bỏng chính trị, nên đưọc gọi là judicial self-restraint. Thống kê từ 1990- 2004 cho thấy toà nhận thấp nhất là 1098 hồ sơ trong năm 1994 và cao nhất là 2302 vào năm 1991, vượt quá khả năng làm việc của toà. Mối quan hệ của Toà Bảo Hiến và các toà thông thưòng còn là một đề tài cần được xác minh vì có hai quan điểm khác nhau giữa sự phân nhiệm theo hiến pháp hay phân công nội bộ khi cứu xét. Hầu hết các quyết định của toà án được Hành pháp thi hành. Thời gian gần đây có nhiều tranh chấp giửa Hành pháp và Toà Bảo Hiến về các quyết định liên quan đến vấn đề kinh tế gây nhiều bất lợi cho Hành pháp. Toà thường bị Hành pháp phê phán là thiếu thẩm quyền chuyên môn trong các vấn đề phức tạp do nền kinh tế thị trường phát sinh.

Toà Bảo Hiến Slownien đã có ảnh hưởng quan trọng trong sinh hoạt chính trị, vì không chỉ tập trung  giải quyết các vấn đề còn tồn động trong quá khứ, mà còn cố làm sáng tỏ về giá trị cao cả của hiến pháp mới. Khó khăn của toà là xét tính hợp hiến của các văn bản dưới luật. Dù nguyên tắc tam quyền phân lập được xác minh nhưng trong thực thế còn có quá nhiều vi phạm vì hai lý do, một là do trình độ kỹ thuật lập pháp và lập quy của Hành pháp còn quá thấp và hai là khả năng kiểm soát của Toà cũng không thể đáp ứng kịp thời. Đến nay khái niệm về cơ sở hành chánh địa phương và thẩm quyền lập quy vẫn chưa được xác minh, đây là những vấn đề trong thể chế hành chánh của nhà nước Nam Tư củ để lại. Ngược lại, Toà Bảo Hiến của Slowakei bắt đầu thể hiện tính độc lập của mình đối với hành pháp và quốc hội. Điểm nổi bật là tố quyền đã mở rộng cho người dân trước các vi phạm về nhân quyền và dân quyền. Toà đã tiếp thu các chuẩn mực theo án lệ của Toà châu Âu, nhưng việc  áp dụng còn nhiều khó khăn.

Toà Bảo Hiến Séc đã bắt đầu hoạt động từ năm 1993 nhưng luật về thẩm quyền Toà Bảo Hiến được tu chỉnh rất nhiều lần để phù hợp với tình thế đòi hỏi, đặc biệt là để gia nhập vào Liên Âu. Toà không những là một cơ quan tối cao trong bộ máy nhà nước mà được ngưòi dân coi như là một định chế bảo vệ dân quyền và nhân quyền trước mọi vi phạm và tạo niềm hy vọng về sự an toàn luật pháp. Thay đổi quan trọng nhất tại Séc là khi quy định mối quan hệ thẩm quyền giửa toà thông thưòng và Toà Bảo Hiến. Khi có nghi ngờ về tinh vi hiến của một đạo luật, toà thông thường không được phép tự quyết định mà phải thỉnh cầu Toà Bảo Hiến giải thích vấn đề vi hiến trước khi quyết định trường hợp cụ thể, đặc biệt nhất là khi liên quan đến các vi phạn nhân quyền hay các hiệp ưóc quốc tế. Vấn đề lý thuyết này đã được quy định, nhưng áp dụng trong thực tế còn phải cần có thời gian chứng nghiệm. 

Toà Bảo Hiến Rumanien đã không đem lại nhiều thành tựu như người dân mong đợi vì tính độc lập của toà không được đảm bảo, mặc dù qua thời gian thẩm quyền của toà được mở rộng hơn so với trước đây. Thống kê cho thấy từ năm 1992-2005 toà đã cứu xét 4600 vụ tranh tụng mà xét tính vi hiến đã chiếm đến 4259. Tỷ lệ thắng các vụ xét vi hiến chỉ đạt được 6% cho thấy là quá ít so với tỷ lệ ở các nước Tây Âu. Khi giải quyết tranh chấp giửa quốc hội và hành pháp về các vấn đề tiên kiểm cho thấy toà có khuynh hướng thân hành pháp. Các quyết định này đã tạo bất bình trong đối lập và công luận. Khác với Ba Lan, hệ thống án lệ tại toà Rumanien chưa có đóng góp nhiều trong việc xây dựng pháp quyền.

Thành tích của Toà Bảo Hiến Litauen không có gì là đặc sắc trong những năm đầu tiên và những khó khăn trong buổi giao thời không khác gì các nước khác. Nổi bật nhất là Toà đã chung quyết thủ tục bãi nhiệm tổng thống Rolands Paksas vào năm 2004 vì đã vi phạm nghiêm trọng luật hiến pháp. Đây là một tranh cải chính trị lớn nhất giửa quốc hội và tổng thống về giá trị hiến pháp ở Litauen. Một điểm son trong thành quả của Toà Bảo Hiến khi xác định vị vi phạm này và áp dụng thủ tục bãi miển để thể hiện tinh thần nhà nước pháp quyền.

5. Kinh nghiệm cho Việt Nam?

Một tin vui cho chúng ta là Việt nam đã bắt đầu thảo luận việc thay đổi hiến pháp, nhưng loại vấn đề nào sẽ được đặt ra, dựa trên tiêu chuẩn giá trị gì, trong chiều hướng và với chừng mực nào và tiếp thu kinh nghiệm của ai, và ai sẽ thảo luận với ai trong mối quan hệ nào, đó cũng là vấn đề cần quan tâm.

Nếu việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Pháp, Đức, Anh và Hoa kỳ không thu hút được sự quan tâm của Việt nam, điều này cũng dể hiểu, vì lý thuyết thì quá trừu tượng, kể cả cho luật giới, mà sự cách biệt trong thực tế về bối cảnh lịch sử, truyền thống văn hoá, trình độ dân trí, phát triển kinh tế và tiến trình dân chủ cũng là những trở ngại chính.

Trái lại, tiến trình chuyển đổi của các nước Đông Âu là một bài học thực tế sinh động cho Việt Nam, vì lẻ cả hai cùng theo quan điểm về luật mác xít và có những khởi điểm trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Các vấn đề mới về vai trò lãnh đạo của Đảng, quyền sở hữu toàn dân, kinh tế thị trường, tôn trọng các nhân quyền và dân quyền, tổ chức bộ máy nhà nước hiệu năng với tam quyền phân lập mà các nước Đông Âu đã giải quyết xong cũng là các vấn đề mà Việt Nam đang và sẽ phải giải quyết.

Tuy giống nhau về hệ thống và khởi điểm nhưng Đông Âu và Việt nam vẫn còn có những dị biệt cơ bản về bối cảnh và tiến trình. Đông Đức có Tây Đức và Đông Âu có Tây Âu gần gủi về địa lý cũng như hậu thuẫn về chính trị. Cùng với sự tài trợ hùng hậu cho việc hội nhập nhưng cũng có những áp lực cực kỳ nặng nề về chính trị của Tây Âu mà Đông Âu không thể nào có những chọn lưạ khác hơn. Cái giá mà Tây Âu phải trả trong việc tài trợ toàn bộ các chương trình cải cách luật pháp là 11 tỷ Euro để hệ thống luật pháp của Đông Âu có được như ngày nay. Việt nam có Trung Quốc là bạn láng giềng và đồng tình ủng hộ về nhiều mặt, nhưng hệ thống luật pháp của Trung Quốc không có gì tốt đẹp hơn để Việt Nam đáng quan tâm và Việt Nam đang và sẽ phải trả cho Trung Quốc một cái giá hoàn toàn khác hẳn so với Tây Âu. Khi Đông Âu chấp nhận nền kinh tế thị trường của chủ nghiã tư bản, thì Việt Nam cùng Trung Quốc vẩn còn quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghiã xã hội. Nhưng phân biệt những thành tựu nào của Đông Âu mà Việt Nam dể tiếp thu chắc chắn sẽ là những vấn đề có khả năng thu hút hơn.

Chúng ta hy vọng rằng việc định hình cho Toà Bảo Hiến Việt Nam là một khởi điểm tối cần thiết và chính giới và luật giới sẽ quan tâm nhiều hơn nửa về những kinh nghiệm của Đông Âu để mang lại cho người dân Việt niềm hy vọng được sống trong sự an toàn pháp luật của một nhà nước pháp quyền văn minh vào thế kỷ XXI. 
 
Đỗ Kim Thêm  (TC Phía Trước)

50 năm sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm


TT Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957. (Courtesy U.S. Air Force)

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-10-31

Ngày 11 tháng 11 năm 1963, một nhóm tướng lãnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam thực hiện cuộc đảo chánh làm sụp đổ chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Kính Hòa hỏi chuyện một số nhân chứng của thời điểm ấy 50 năm sau.

Người lập ra nền đệ nhất cộng hòa

Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày bùng nổ cuộc đảo chánh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa lật đổ vị Tổng thống của nền đệ nhất cộng hòa tại miền nam Việt Nam. Cuộc đảo chánh kết thúc đẫm máu với cái chết của ba anh em gia đình Tổng thống.

Hồi tưởng lại thời điểm 50 năm trước, nhà báo Trần Phong Vũ, vào thời điểm tháng 11 năm 1963 đang dạy học và làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn, hiện đã về hưu và sống ở miền Nam California:

“Thế hệ chúng tôi là những người di cư từ miền Bắc vào miền nam vào lúc đã trưởng thành lúc đất nước bị chia đôi, nếu anh theo dõi các cao trào của đám sinh viên di cư từ miền bắc vào rồi được giúp đỡ rất là nhiều để học hành trở lại, rồi về phía quần chúng được ổn định trong một đời sống rất khó khăn khi bỏ hết tài sản ở miền Bắc, với con số cả triệu người. Tôi nghĩ là trong tâm thức của họ là những ý nghĩ rất tốt đối với vị Tổng thống đã lập ra nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam.”

Tổng thống Ngô Đình Diệm gắn bó rất nhiều với cộng đồng Công giáo di cư từ miền Bắc. Một người Công giáo khác là Linh mục Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa cứu thế TP HCM, vào thời điểm của cuộc đảo chánh hãy còn là một thiếu niên hồi tưởng về sự kiện ngày 1tháng 11 năm 1963,

Ngo_Dinh_Diem_at_Washington_-_ARC_542189-250.jpg
TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.

“Đó là ấn tượng tuổi thơ của tôi, lúc ấy tôi còn nhỏ mới học hết tiểu học. Gia đình rất là kính trọng và quý mến cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cha tôi là một công chức nhỏ trong chánh quyền. Các ấn tượng của tôi là suốt một thời gia dài chúng tôi rất hòa bình, sung túc và hạnh phúc. Khi nghe tin chế độ đệ nhất Cộng hòa bị sụp đổ, và Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết chết, gia đình chúng tôi rất là đau lòng. Tôi còn nhớ là mẹ tôi cùng với vài chị em quen biết ngồi đọc kinh cho Tổng thống và khóc rất là nhiều. Lúc đó chúng tôi còn thơ trẻ nhưng có một ấn tượng là có một cái gì đó mất mát rất là lớn. Lúc lớn lên tôi cũng cảm nhận được sự mất mát đó. Tôi vẫn nhớ lại thủa sống bình an yên lành, những gì mà cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và những cộng sự xây dựng cho miền nam này.”

Sự tiếc thương đó của những người công giáo kéo dài cho đến 50 năm sau. Những buổi lễ tưởng niệm ngày mất của cố Tổng thống được các cộng đồng công giáo hải ngoại tổ chức hàng năm.

Phải tha thứ, phải cảm thông

Song cũng có những tiếng nói khác. Một viên chức cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hiện sống ở Hoa Kỳ, không muốn nêu tên, thì lại nói rằng dù cái gì diễn ra đi nữa thì việc sử dụng Dụ số mười đối với cộng đồng Phật giáo như một sự kỳ thị vào nửa đầu năm 1963 là không thể chấp nhận, trong một quốc gia mà cộng đồng Phật giáo là đa số.
Ai làm gì thì thú thật tôi có đọc, có xem, có nghiên cứu nhưng tâm hồn của tôi thì tôi muốn nói rằng tôi phải tha thứ, phải cảm thông.
-LM Phạm Trung Thành
Ông nói tiếp rằng những tranh cãi nhau về sự kiện này giữa những người Việt không cộng sản với nhau vẫn còn. Nhà báo Trần Phong Vũ nói về việc tranh cãi này:

“Chuyện tranh cãi ấy là có thật. Cái phản ứng đó cũng dễ hiểu thôi. Những người Việt Nam chúng ta không có dữ kiện trong tay một cách đầy đủ, rồi có thiên kiến, rồi cũng có khi do những quan điểm đấu tranh khác nhau mà dẫn tới việc tranh giành mọi thứ về phía mình rồi dẫn tới chuyện tranh cãi.”

Trong khi đó Linh Mục Phạm Trung Thành từ TP HCM nêu ý kiến của ông rằng nên tha thứ:

“Tôi không muốn quan tâm đến ai, hay những nguyên nhân nào đã làm hại Tổng thống. Dưới cái nhìn của một tu sĩ thì tôi cho rằng Tổng thống đã qua một con đường khổ giá cho sự yêu mến giáo hội, đất nước, dân tộc. Còn ai làm gì thì thú thật tôi có đọc, có xem, có nghiên cứu nhưng tâm hồn của tôi thì tôi muốn nói rằng tôi phải tha thứ, phải cảm thông. Tôi không thể có một nhận định nào nặng nề, tiêu cực về phía đó.”

Liệu lớp bụi thời gian 50 năm có làm tan đi được tranh cãi, khoảng cách nửa thế kỷ có làm cho sự cảm thông của Linh Mục Phạm Trung Thành lan tỏa!

Vinashin bị khai tử, chuyển thành SBIC

Logo của Vinashin
Vinashin từng đầu tư tràn lan vào thị trường tài chính và bất động sản

Vinashin, tức Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vốn đang nợ đầm đìa, đã bị chính thức khai tử để chuyển sang mô hình hoạt động mới.

Theo thông cáo báo chí được đưa ra hôm thứ Năm ngày 31/10, Bộ Giao thông-Vận tải thông báo thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation, viết tắt là SBIC.

SBIC ra đời trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số công ty con của Vinashin, theo thông cáo.

Như vậy với quyết định này, Vinashin, vốn là một trong những trụ cột của khu vực kinh tế nhà nước, sẽ bị hạ cấp từ tập đoàn xuống thành tổng công ty.

Không còn Vinashin

Cũng theo thông cáo này thì Vinashin sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày SBIC được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhưng không thấy nói rõ là SBIC đã hoàn tất thủ tục này hay chưa.
"Gốc của vấn đề không phải là mô hình hay tên gọi mà là chức năng, quyền hạn phải được minh định rất rõ ràng. Giao cho quá nhiều quyền thì chả có tên gọi tập đoàn hay tổng công ty nào xử lý được cả."
Tiến sỹ Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Theo quyết định của Bộ Giao thông-Vận tải, đơn vị chủ quản của Vinashin, thì SBIC ‘kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp’ của Vinashin.
Tổng cộng có 234 doanh nghiệp trực thuộc Vinashin trước đây sẽ không nằm trong cơ cấu SBIC hiện nay. Trong số này, 69 doanh nghiệp được cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao hay sát nhập và165 doanh nghiệp còn lại sẽ được bán, giải thể hoặc phá sản.

Trách nhiệm của SBIC được quy định là ‘trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh’ và ‘đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết’ cũng như chịu trách nhiệm ‘bảo tồn vốn nhà nước’.

Theo quyết định của Bộ Giao thông-Vận tải thì SBIC hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

Trong đó, SBIC, công ty mẹ, là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước.

Tổng cộng có 8 công ty con bao gồm các công ty đóng tàu Phà Rừng, Bạch Đằng, Hạ Long, Thịnh Long, Cam Ranh, Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Công ty Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm.

Chuyên vào ngành chính

Phạm Thanh Bình
Lãnh đạo Vinashin đã bị kết án tù

Bộ Giao thông-Vận tải cũng quy định các ngành nghề của SBIC: đóng, sửa chữa, thiết kế tàu và thiết bị nổi và tái chế, phá dỡ tàu cũ.

SBIC cũng có thể hoạt động một số ngành, nghề phụ nhưng đều phải xoay quanh ngành chính là đóng tàu, chẳng hạn như khai thác bến cảng, bến tàu, cầu tàu, lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, xây dựng nhà máy đóng tàu...

Tại thời điểm thành lập, SBIC có vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng, tương đương khoảng 452 triệu Mỹ kim.

Trong khi đó Vinashin đã chìm trong bài toán nợ khổng lồ lên đến 4 tỷ Mỹ kim và hoàn toàn mất khả năng chi trả. Do đó, tái cơ cấu tập đoàn này là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây.

Chính quyền Việt Nam cho biết nợ của tập đoàn này ‘đã được cơ cấu lại’ và chậm nhất đến cuối năm nay hoặc đầu quý 1 năm sau sẽ hoàn tất.
"Lâu nay cứ nghĩ là ông to, ông là chủ đạo thì việc gì ông cũng làm được."
Tiến sỹ Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Theo đó, Vinashin đã đàm phán với một số chủ nợ và phát hành trái phiếu hoán chuyển nợ do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh.

Như vậy với việc chuyển Vinashin từ tập đoàn trở thành tổng công ty, Việt Nam còn lại 11 tập đoàn hoạt động trong những khu vực kinh tế chủ chốt.

Đó là các tập đoàn: Bưu chính-Viễn thông, Công nghiệp Cao su, Than-Khoáng sản, Dầu khí quốc gia, Dệt may, Điện lực, Bảo Việt (bảo hiểm), Viễn thông quân đội, Hóa chất, Phát triển nhà và đô thị và Công nghiệp Xây dựng.

Trong số này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng được cho là đang vật lộn với số nợ khổng lồ.

Thử nghiệm đắt giá

Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phân tích rằng ‘mục tiêu thấy rõ nhất’ trong việc chuyển đổi mô hình của Vinashin là ‘khép lại thành những đầu tư rất rõ ràng chứ không để tràn lan như ngày xưa’ và ‘quy mô vừa phải, không ôm đồm như ngày xưa’.

Tàu Hoa Sen
Vinashin đã lỗ rất nhiều trong thương vụ mua tàu Hoa Sen

Do đó, theo ông Thiên, việc chuyển đổi này đã ‘xử lý được hai việc cơ bản’.

‘Hai việc cơ bản này’, ông giải thích, là ‘tập đoàn nhà nước chỉ có thể làm cái gì với nguồn lực quốc gia thì chỉ được phép làm cái đấy thôi’ và ‘quản trị doanh nghiệp’.

“Gốc của vấn đề không phải là mô hình hay tên gọi mà là chức năng, quyền hạn phải được minh định rất rõ ràng,” ông nói, “Giao cho quá nhiều quyền thì chả có tên gọi tập đoàn hay tổng công ty nào xử lý được cả.”

“Toàn bộ chương trình tái cơ cấu là làm công việc đấy. Cụ thể như thế nào các phương án thủ tướng đã duyệt rồi. Khi nào công bố như Vinashin thì mọi người sẽ thấy,” ông nói thêm.

Khi được hỏi tại sao lâu nay chính phủ Việt Nam không thấy vấn đề với các tập đoàn mà chỉ khi Vinashin vỡ lở thì mới vội vàng sửa chữa, ông Thiên cho rằng ‘lâu nay cứ nghĩ là ông to, ông là chủ đạo thì việc gì ông cũng làm được’.

“Xưa nay mới đánh giá vai trò quan trọng chứ chưa xét đến chức năng một cách cụ thể làm là làm cái gì,” ông giải thích.

Tiến sỹ Thiên nhìn nhận rằng mô hình tập đoàn nhà nước ‘không thành công như mong đợi’.

“Đáng lẽ thử nghiệm nên làm ít nhưng lại làm quá nhiều,” ông nói, “cho đến đẻ ra những hậu quả tương đối lớn.”
(BBC)
 

Có phải công chức nhiều làm túi tiền quốc gia eo hẹp?

cong-chuc-305
Đợt thi tuyển công chức trực tuyến đầu tiên do Bộ Nội Vụ tổ chức hồi tháng 1 năm 2013.
Courtesy TPO

Cùng với ngân sách Chính phủ gặp nhiều khó khăn, cân đối thu chi căng thẳng, dù kiến nghị giảm lương 100.000 đồng đối với mỗi cán bộ công chức đã bị Thủ tướng bác bỏ, song ít nhiều những động thái này cho thấy túi tiền quốc gia đang nhiều eo hẹp, trong đó, nhân tố gánh nặng công chức khiến nhiều người lo lắng.
 
Dư 30% số công chức

Với nhận định của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cách đây không lâu: “có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, đã ít nhiều cho thấy thực trạng cồng kềnh và trì trệ của giới công chức Việt Nam. Nếu đối chiếu con số này với một phân tích khác của nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam rằng: “cứ hình dung nếu ngân sách thu 100 đồng…có 65% chi cho thường xuyên, trong số này khoảng một nửa là chi lương cho công chức, viên chức”, thì mới thấy một lượng ngân sách nhà nước đã bị lãng phí ra sao.

Hãy khoan bàn tới các con số cụ thể của từng bộ ngành hay các cấp tỉnh thành, tính đến hết năm 2012, Việt Nam có trên 2,2 triệu công chức viên. Theo khái niệm của Luật cán bộ, họ là các đối tượng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hay xã hội làm việc trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam.

Vẫn biết mọi so sánh là khập khiễng, nhưng thử làm một phép tính: Hoa Kỳ có trên 310 triệu dân, số công viên chức quản lý khoảng 2,2 triệu người, trong khi Việt Nam có dân số chưa bằng 1/3 nhưng số công viên chức cũng xấp xỉ, chưa kể xét về địa lý Việt Nam lại nhỏ chưa bằng 1/10 Hoa Kỳ… Những con số biết nói này cho thấy Việt Nam đang gặp một trở ngại lớn về hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức… phải chăng túi tiền quốc gia eo hẹp vì lượng công chức quá đông, quá nhiều? Câu hỏi này của dư luận hẳn không phải là không có cơ sở.

Giải thích về hiện tượng trên, T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho chúng tôi biết:
“Về mặt thể chế Việt Nam có mô hình giống với Trung Quốc, công chức viên chức mang tính chất là gắn bó suốt cuộc đời. Cho nên thu nhập của công chức ở Việt Nam thấp, một mặt là do cơ chế của Việt Nam là kinh tế thị trường nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa. Về yếu tố con người, để sa thải người lao động thì luật pháp không cho phép mặc dù có một số trường hợp nhưng rất khó để vận dụng. Vì thế, bây giờ người ta nói nhiều đến chuyện tinh giản biên chế, nhưng sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc sửa luật, nghị định rồi thông tư, điều này rất là khó.” 

cong-chuc-1-250
Công chức làm việc trong một cơ quan hành chính công ở Đà Nẵng, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy LĐ.
Vấn đề mà T.S Vũ Ngọc Xuân phân tích chính do cơ chế và luật định của “định hướng xã hội chủ nghĩa” là những rào cản khiến việc sa thải công chức tại Việt Nam không dễ dàng… chưa kể những chuyện chưa nói ra ai cũng biết là một lượng lớn thành phần này lại nằm ở những vị trí được xem là “dễ chấm mút,” là con ông cháu cha hay có các mối quan hệ chằng chịt với giới lãnh đạo… vì thế không phải ngẫu nhiên mà bản thân Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng từng thừa nhận “chạy này, chạy kia… khâu nào cũng có.”

Để có góc nhìn của người trong cuộc, chúng tôi trao đổi với ông Trương Văn Quảng, một cán bộ phụ trách nhân sự ở một bộ tại Hà Nội, ông cho biết còn rất nhiều bất cập không chỉ ở khâu cuối sa thải, mà bắt nguồn ngay từ khâu đầu vào tuyển dụng công chức ở Việt Nam:

“Khi tuyển dụng những người mới vào làm thì năng lực còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm… nhưng do mối quan hệ cấp trên cấp dưới, do chạy chọt hay nể nang nhau nhưng cứ tuyển người vào làm, nên hiệu quả công việc trong quá trình triển khai thực tế gặp rất nhiều khó khăn, nên không đáp ứng được nhu cầu công việc. Có bức xúc trong vấn đề tuyển dụng cán bộ ngay từ khâu đầu vào.

Đáng lẽ giải quyết công việc nhanh gọn nhưng do cơ chế, chính sách văn bản chồng chéo, thủ tục hành chính cồng kềnh, số lượng người ngồi chơi xơi nước hơi bị nhiều, điều đó làm cản trở công việc.”
Làm ít, thưởng nhiều

Không chỉ những đối tượng được cho là “ngồi chơi xơi nước hơi bị nhiều” mà điểm đáng chú ý là khi có chế độ khen thưởng, tăng lương hay nhận hưởng các quyền lợi thì thường những cán bộ công chức này lại đứng đầu danh sách xét duyệt, ông Quảng cho biết tiếp:

“Khi họ đã làm việc thì vấn đề tăng lương hay sắp xếp tổ chức công việc gặp nhiều khó khăn bởi do những quan hệ cấp trên cấp dưới, nể nang đâm ra không đi thẳng vào năng lực cán bộ, đây là thực trạng trong bộ máy hành chính sự nghiệp của các bộ ngành hay thành phố hay các cơ sở của các tỉnh.”

Ngoài ra, ông Quảng còn cho biết thêm rằng, bởi nhiều khi trình độ của người quản lý có hạn, họ cần nhận vào tổ chức mình những thành phần “tay chân” để coi như có những người hậu thuẫn anh em, luôn đứng ra ủng hộ mỗi khi bầu cử, bỏ phiếu… Nghiễm nhiên thành phần đó là những kẻ ngồi chơi xơi nước, đi muộn về sớm, ăn cắp giờ công, đến nơi làm việc chỉ để lên mạng mua sắm, facebook, hết giờ về đi nhậu… phải chăng vì thế Việt Nam nghèo nhưng tỉ lệ người dùng internet thuộc diện cao nhất trên thế giới? và Việt Nam cũng trở thành quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới 2,6 tỉ lít bia mỗi năm?

Nếu nhìn vào gốc gác vấn đề, những đối tượng cán bộ công chức là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân. Quay lại chuyện 30% công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” nghĩa rằng chúng ta đang có chừng hơn 700.000 cán bộ dôi dư, nhân với con số trung bình 2 triệu đồng/ tháng, nghĩa là, mỗi năm Việt Nam lãng phí khoảng 17.000 tỷ đồng để chi trả cho bộ máy công chức nhà nước.

Số tiền này được chắt chiu từ mồ hôi công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, của những người công nhân vất vả trong các xưởng may nóng nực…họ đóng thuế để cho những công chức ngồi hưởng thụ trong các phòng điều hòa mát lạnh. Phải chăng nỗi nhức nhối cho vấn đề bội chi ngân sách hay túi tiền quốc gia eo hẹp mà Quốc hội đang đau đầu đã có lời giải đáp?

Hẳn câu hỏi mà quý vị đang đặt ra là làm sao để loại bỏ những thành phần “ăn cơm chúa múa tối ngày”này! Chắc chắn không dễ dàng, bởi họ đã có một hệ thống dày đặc những văn bản pháp lý đứng ra bảo vệ, họ có một lớp quan hệ thần thế đứng ra bao bọc. Chỉ khi nào cái tâm của nhà quản lý, của các cấp lãnh đạo thực sự nghĩ đến lợi ích chung của toàn xã hội thì việc chọn lọc và loại bỏ những đối tượng trên mới có thể trở thành sự thật…
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-10-31 

Đề nghị khởi tố vụ chiếm đoạt tờ vé số trúng độc đắc

TT - Sáng 31-10, ông Nguyễn Thành Đức - chánh án TAND TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang - cho biết TAND TP Rạch Giá đã chính thức gửi công văn đề nghị khởi tố vụ án hình sự điều tra hành vi đánh tráo tờ vé số trúng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng xảy ra tại đại lý vé số Triều Phát vào ngày 22-7-2011 (Tuổi Trẻ 23-10 đã thông tin).
Ông Đức cho biết kết luận giám định bổ sung của Viện Khoa học hình sự đã xác định rõ tờ vé số mà đại lý Triều Phát trao lại cho người đến đổi giải thưởng không phải là tờ vé số đại lý này đã tiếp nhận ban đầu, đồng thời xác định rõ hành vi đánh tráo tờ vé số trúng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Tường - phó viện trưởng phụ trách kiểm sát án hình sự Viện KSND tỉnh Kiên Giang - cho biết quyết định chính thức khởi tố phải chờ sự thống nhất ý kiến sau cuộc họp liên ngành giữa Viện KSND, TAND và Công an tỉnh Kiên Giang.
Đại lý vé số Triều Phát tọa lạc ở đường Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang - Ảnh: Khoa Nam
Theo hồ sơ do Công an TP Rạch Giá cung cấp, có ít nhất năm người trực tiếp liên quan. Vào hôm xảy ra vụ việc, phía gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết (ngụ huyện Châu Thành, Kiên Giang) có tất cả bảy người cùng đến đại lý Triều Phát, trong đó có ông Trần Văn Phương - cậu ruột bà Tuyết - là người đã trực tiếp ký tên vào mặt sau tờ vé số theo yêu cầu của đại lý Triều Phát. Về phía đại lý Triều Phát, ông Ngô Xương Phúc - người đứng tên đăng ký kinh doanh - là người trực tiếp nhận tờ vé số từ tay bà Tuyết, sau đó quan sát, soi đèn cực tím và hai lần khẳng định “chị (Tuyết) trúng thật rồi”. Ngoài ông Phúc còn có bà Ngô Minh Thu (chị ông Phúc) là người mang vàng ra cho bà Tuyết xem, sau khi bà Tuyết đồng ý nhận 20 lượng vàng 24K, còn lại nhận tiền mặt. Còn người đã cầm tờ vé số kiểm tra lại và tri hô vé số giả, sau đó gọi cảnh sát 113 là Ngô Xuân Bình - cháu gọi ông Phúc bằng cậu.
Tại biên bản hòa giải bất thành lần hai, ông Ngô Xương Phúc thừa nhận mình đã sai sót khi không yêu cầu gia đình bà Tuyết ký tên lên tờ vé số trước khi tiếp nhận để đổi vé trúng. Với mỗi tờ vé số trúng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng, đại lý Triều Phát ăn tiền “cò” 7 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Tuyết bức xúc cho biết kể từ khi bị đại lý Triều Phát từ chối trả thưởng 1,5 tỉ đồng vì cho rằng bà mang vé số giả đi đổi thưởng, cuộc sống gia đình của bà hoàn toàn đảo lộn.
“Nói thiệt nhiều lúc tui nghĩ quẩn nhưng sợ bỏ thằng Được tật nguyền, côi cút không ai lo. Từ hôm khởi kiện đòi trả thưởng tới nay tui đã chạy vạy mượn tiền khắp đầu trên xóm dưới hơn 100 triệu đồng, chưa kể bà con dòng họ thấy tui khổ quá cũng góp tiền cho thêm mấy chục triệu. Bây giờ tui chỉ mong vụ việc sớm được làm sáng tỏ để tui khỏi phải mang tiếng lừa đảo oan ức” - bà Tuyết nói.
K.NAM - N.TRIỀU
(Tuổi trẻ)
 

ĐBQH Dương Trung Quốc - Không chống tham nhũng thì không bảo vệ được Đảng

Vinashin hay 'Vinachia' thỏa hiệp đen bòn rút tài sản

Trao đổi về công tác phòng, chống tham nhũng, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, tham nhũng liên quan đến công quỹ của nhà nước nên sẽ không xảy ra ở những lĩnh vực khác.
“Nó giống như một bệnh dịch. Ai là người có liên quan đến ngân sách tài sản của nhà nước? Là cán bộ công chức, những người có quyền định đoạt, những cán bộ mà quy định trước hết là phải là đảng viên. Tôi từng nói cuộc đấu tranh chống tham nhũng trước hết là cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng. Nếu ý thức được chuyện đó, nó không chỉ là sự sống còn của quốc gia mà sự sống còn của chính Đảng”.
Ông Quốc nêu câu hỏi: Một tổ chức chính trị có nhiều cơ sở nền tảng để giải quyết vấn đề nhưng tại sao cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết, thực hiện?
“Một người không có chức quyền hay là ở những doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là ăn cắp thôi, chứ họ không thể tham ô tài sản nhà nước. Tôi nghĩ rằng những gì đang diễn ra là do chúng ta buông lỏng”.
duong trung quoc

Con voi đi qua lỗ kim?
Cụ thể ở vụ Vinashin, ông nhìn nhận thế nào?
Như người ta nói không phải con voi đi qua lỗ kim, chắc chắn chúng ta không chỉ quy kết vào một vài nhân vật chịu trách nhiệm trực tiếp. Nó là cả một cơ chế bảo vệ. Và cơ chế là sự chia sẻ những lợi ích xã hội.
Cho nên người ta hay nói vui như thế này: Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước.
Tôi cho đó chính là con bạch tuộc xuất hiện trong xã hội hiện đại. Cơ chế là cơ sở để giải quyết một cách căn bản nhất. Đã có thời kỳ tôi phát biểu và báo chí còn rút tít là “đấu tranh lên địa trận cuối cùng”.
Không bảo vệ, không chống tham nhũng thì không bảo vệ được Đảng. Nếu nhận thức được chuyện đó, Đảng phải thẳng tay, trước hết phải bảo vệ tổ chức chính trị của mình, cũng là đóng góp bảo vệ cho cái sự nghiệp chung thì tôi tin hoàn toàn làm được.
Ông có bất ngờ khi số tiền tham nhũng vượt quá nửa giá trị của vụ nổi?
Tôi cũng bất ngờ. Một trong những chức năng quan trọng nhất của Quốc hội, nước nào cũng vậy, là gìn giữ tài sản quốc gia thông qua ngân sách. Ngân sách là tiền nhân dân giao cho QH chứ không phải giao cho Chính phủ.
Còn QH giao cho Chính phủ bằng luật pháp, bằng giám sát, bằng những nghị quyết và quan trọng phải giám sát. Một ĐBQH không làm được trách nhiệm của mình để thất thoát tiền bạc thì người dân không bầu người đó làm đại biểu nữa. Ngược lại QH phải có đủ quyền để đặt chế tài với chính phủ.
Đánh giá của ông về tham nhũng trong kinh tế xã hội?
Đương nhiên, trước hết ta hiểu nó là sự thất thoát tài sản, tạo ra những sự bất công xã hội, đặc biệt là tạo ra mất lòng tin của xã hội. Tôi mong bài toán kinh tế đòi hỏi phải nâng trần lãi suất, phải phát hành thêm trái phiếu chính phủ để Chính phủ có điều kiện giải quyết những vấn đề. Đó có thể là bài toán cần thiết.
Nhưng tôi rất mong muốn QH lần này có một cam kết với Chính phủ, coi như hợp đồng cho Chính phủ, tôi giao cho anh món tiền anh làm được thì sao, mà anh không làm được thì như thế nào. Tôi nghĩ Thủ tướng nên lên hứa rằng chúng tôi sẽ thực hiện hiệu quả các giải pháp kinh tế này, không được thì sao, phải nói rõ ràng.
Ông có tin chống tham nhũng sẽ thành công?
Có thành công hay không tùy theo những người có trách nhiệm có thực sự chống tham nhũng hay không.
(VNN)

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Đồng bào không nên tin vào lời nhà ngoại cảm

“Bộ Quốc phòng chúng tôi không nhờ nhà ngoại cảm để tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Tôi nghĩ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải có văn bản chỉ đạo việc này. Còn phía cơ quan báo chí thì cũng nên khuyên người dân không nên tin vào hoạt động ngoại cảm để đi tìm hài cốt liệt sĩ”.
 Chiều 31/10, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chia sẻ với báo chí về những bức xúc liên quan đến việc nhà ngoại cảm lợi dụng các gia đình thân nhân liệt sĩ để trục lợi.

Bộ Quốc phòng không dựa vào ngoại cảm
PV: - Thưa Bộ trưởng, Bộ Quốc phòng đã tìm kiếm hài cốt liệt sĩ dựa trên phương pháp nào? Có khi nào dựa trên phương pháp ngoại cảm để tìm kiếm?
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: - Hiện nay Bộ Quốc phòng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ dựa trên nhiều thông tin: hồ sơ, tư liệu, trong đó có cả nhân dân địa phương giới thiệu. Kể cả việc dựa vào tài liệu do phía Mỹ cung cấp sau khi họ chôn cất trong chiến tranh. Thậm chí kể cả những người tham gia Việt Nam Cộng hoà trước đây bây giờ họ nghĩ lại, trao cho mình những thông tin đó.
Dựa trên thông tin đó, các đội quy tập liệt sĩ đã lấy lại những thông tin đó và đi đến tìm kiếm. Hoàn toàn không có chuyện Bộ Quốc phòng dựa vào các nhà ngoại cảm.
Đại tướng Phùng Quang Thanh:
Đại tướng Phùng Quang Thanh: "Hoàn toàn không có chuyện Bộ Quốc phòng dựa vào các nhà ngoại cảm"

PV: - Hiện nay rất nhiều ngôi mộ chưa tìm được, các gia đình có thân nhân là liệt sĩ rất sốt ruột. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ông có khuyến cáo gì với người dân khi họ dùng các nhà ngoại cảm để tìm kiếm?
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: - Tôi đề nghị đồng bào không nên tin vào lời của các nhà ngoại cảm. Vừa qua có một số nhà ngoại cảm đã lợi dụng việc này để trục lợi thì không nên. Nếu có thông tin gì thì chủ động cung cấp cho các đơn vị của Bộ Quốc phòng.
Hiện Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố ở phía Nam đều thành lập các đội quy tập mộ liệt sĩ. Ngoài ra cũng có thể báo cho tỉnh đội, huyện đội, quân khu… chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để làm sao tìm được hài cốt liệt sĩ về với địa phương và gia đình.
PV: - Thưa Bộ trưởng, chi phí để tìm kiếm một hài cốt liệt sĩ do Bộ Quốc phòng thực hiện có thể tính được là bao nhiêu tiền?
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: - Hiện nay Bộ không tính. Toàn bộ chi phí được nằm trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng.
Các bạn biết rằng Quân đội ăn lương của Nhà nước, xăng dầu, xe cũng là trang bị của Quân đội. Do vậy khi đi làm nhiệm vụ anh em cũng chỉ có chi phí rất ít.
PV: - Vậy việc Ngân hàng Chính sách xã hội đưa ra con số 75 triệu đồng cho nhà ngoại cảm tìm một hài cốt liệt sĩ liệu có là quá cao?
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: - Cái đó là thuộc phạm vi quản lý nhà nước và trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tổ chức lực lượng đi quy tập hài cốt liệt sĩ. Do vậy việc đó (Ngân hàng Chính sách xã hội đưa ra con số 75 triệu đồng – PV) tôi đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần phải có kiểm tra đánh giá và tham mưu đề xuất với Chính phủ.
Báo chí nên khuyên dân không tin vào ngoại cảm
PV: - Thưa Bộ trưởng, chính vì có những kẽ hở trong quy định của chúng ta hiện nay nên đã tạo điều kiện cho các nhà ngoại cảm hoạt động như vậy? Ông đánh giá sao về việc này? Với các gia đình đã tìm được hài cốt, Bộ có nên đưa vào để giám định ADN?
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: - Hiện nay Nhà nước có cho phép giám định ADN. Các cơ sở của Bộ Y tế, và Quân đội cũng có Viện Pháp y Quân đội, giám định ADN.
Những gia đình tự tìm thấy nên có văn bản đề nghị với các cấp có thẩm quyền, cơ quan chính sách địa phương có văn bản trưng cầu giám định ADN thì tôi nghĩ Quân đội sẽ làm.
Việc đưa hài cốt liệt sĩ vào các nghĩa trang tôi nghĩ rằng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nên có quy định bắt buộc. Nhiều gia đình cứ mang một nắm đất không về, tôi nghĩ như thế là không chính xác.
Còn nếu luật có kẽ hở để cho các nhà ngoại cảm đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thì phải xem xét lại và có điều chỉnh. Nếu cứ để cho các nhà ngoại cảm đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thì rất dễ tạo ra kẽ hở làm ăn không đúng đắn, trục lợi. Đây là vấn đề tâm linh, nhạy cảm, nếu để tình trạng đó thì trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần phải vào cuộc để kiểm tra việc này.
PV: - Một thực tế là một số vị lão thành cách mạng trước đây đã dùng phương pháp ngoại cảm để tìm mộ thân nhân. Vậy ông nghĩ sao về những trường hợp này?
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: - Thực tế là trước đây cũng có trường hợp như thế, nhưng mà tôi  thấy chưa hoàn toàn yên tâm. Tôi nghĩ chuyện này do những cơ quan có thẩm quyền quyết định.
PV: - Vậy Bộ Quốc phòng sẽ có biện pháp gì để ngăn chặn nhà ngoại cảm ‘hành nghề’ trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: - Về phía Bộ Quốc phòng chúng tôi không nhờ nhà ngoại cảm để làm việc này. Trước hết tôi nghĩ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải có văn bản chỉ đạo. Còn phía cơ quan báo chí thì cũng nên khuyên người dân không nên tin vào hoạt động ngoại cảm để đi tìm hài cốt liệt sĩ.
Bộ Quốc phòng chưa có văn bản nào cấm các nhà ngoại cảm hoạt động, mà chỉ có chỉ đạo trong phạm vi Quân đội là không dựa vào thông tin đó để quy tập hài cốt liệt sĩ.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
 

Thủ tướng tặng Bằng khen cho Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi

ANTĐ - Ngày 4/12, nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi (xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều công sức đóng góp cho việc tôn tạo di tích lịch sử văn hóa và tìm mộ liệt sĩ.

Bà Nguyễn Thị Nghi (trái) vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi đã có 27 tuổi nghề, có nhiều khả năng đặc biệt. Bà đã công đức xây dựng tôn tạo nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, tìm lại những giá trị lịch sử, văn hóa của cha ông từng bị thời gian và con người tàn phá.



Trước đó, ngày 27/11/2011 tại Hà Nội bà Nguyễn Thị Nghi đã được Bộ LĐ-TB-XH trao tặng Bằng khen. Tháng 3/2011 được UBND tỉnh Hải Dương trao tặng Bằng khen. Tháng 6/2011 bà được Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa thể thao và du lịch (năm 2009 bà cũng được Bộ này tặng Bằng khen có công lớn trong việc công đức, tôn tạo, tu bổ di tích lịch sử cấp quốc gia)…

Hà Dương

Bác sĩ Tường không bị khởi tố về tội giết người

bs4

Cơ quan điều tra đã khởi tố Nguyễn Mạnh Tường để điều về hai tội danh với tổng hình phạt cao nhất là 10 năm tù.
Ngày 31.10, cơ quan Cảnh sát điều tra công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai) để điều tra vê hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác và hành vi xâm phạm thi thể (Điều 242 và Điều 246 Bộ luật hình sự).
Cơ quan điều tra cũng khởi tố và bắt tạm giam Đào Quang Khánh (17 tuổi, nhân viên bảo vệ Thẩm mỹ viện Cát Tường) về hành vi xâm phạm thi thể với vai trò đồng phạm.
Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án giết người, che dấu tội phạm và không tố giác tội phạm xảy ra tại thẩm mĩ viện Cát Tường (số 45 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thẩm mĩ viện Cát Tường do Tường làm giám đốc không có giấy phép phẫu thuật thẩm mĩ nhưng bị can này vẫn thực hiện hút mỡ bụng, nâng ngực cho chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, ở Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ngày 19.10, sau khi được Tường làm các thủ thuật gây mê, hút mỡ tù bụng bơm lên ngực, chị Huyền đã có biểu hiện bất thường như tím tái, sùi bọt mép. Mặc dù vậy, Tường không đưa nạn nhân đến biệnh viện cấp cứu kịp thời mà tự cấp cứu tại thẩm mĩ viện và chị Huyền đã tử vong. Sau đó, Tường đã thu dọn các hồ sơ tài liệu liên quan tại thârm mĩ viện mang đi cất dấu, đồng thời bọc xác chị Huyền vào bao ni lông cùng Khánh đem lên xe ô tô riêng đi lên cầu Thanh Trì và ném xác xuống sông Hồng.
Trước đó, theo đại tá Nguyễn Trọng Giáp, Trưởng phòng cảnh sát hình sự, công an TP Hà Nội, cơ quan điều tra khởi tố vụ án giết người vì rất có thể chị Huyền vẫn còn sống khi bị ném xuống sông. Để chứng minh được điều này phải vớt được thi thể của chị Huyền để làm các giám định pháp y. Sau khi biết nguyên nhân tử vong, cơ quan điều tra có thể thay đổi tội danh đối với bác sĩ Tường,
Tuy nhiên, suốt 12 ngày qua, gia đình nạn nhân và các cơ quan chức năng đã tích cực tìm kiếm bằng rất nhiều biện pháp dọc sông Hồng nhưng vẫn không tìm thấy xác của nạn nhân.
Trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an TP Hà Nội cho biết cơ quan điều tra có đủ bằng chứng xác định lời khai của bác sĩ Tường về việc ném chị Huyền xuống sông là có thật. Ông Chung cũng tỏ rõ quyết tâm phải tìm được xác nạn nhân bằng mọi giá. Cũng theo ông Chung, theo tổng kết của khoa học hình thế giới, trường hợp bị ném xác xuống sông sau khi chết có thể chỉ nổi sau 18 đến 25 ngày.
Về hai tội danh cơ quan điều tra khởi tố đối với Tường, khung hình phạt cao nhất của cả hai tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác và xâm phạm thi thể đều có khung hình phạt cao nhất là năm năm tù. Như vậy, nếu vẫn bị truy tố, xét xử về hai tội danh trên, mức hình phạt tổng hợp cao nhất của bị can Tường sẽ là 10 năm tù giam.
Thanh Lưu
(Một thế giới)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét