Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

80% sản lượng gạo bị lãng phí (là ở VN) & Lần theo kế hoạch lâu dài của Trung Quốc

Con đường giáo dục: Dụ ngôn ánh sáng

Theo Người Đô Thị
Bùi Văn Nam Sơn

The School of Athens, Raphael vẽ năm 1509–1510

"Thời đại vàng son của Perikles" (448-431 tr. CN) của Hy Lạp cổ đại (kinh tế thịnh vượng kéo theo sự mở rộng dân quyền và nền dân chủ) đã thuộc về quá khứ khi Platon chào đời.

Hai mươi tuổi, chàng trở thành môn đệ của Socrates, hình mẫu của triết gia. Nhưng, thời kỳ bất an bắt đầu. Nền dân chủ bị các thế lực bảo thủ nhiều lần xóa bỏ rồi tái lập. Chiến tranh kéo dài ngót 30 năm. Kinh tế bị hủy hoại. Và Athens sụp đổ vào năm 404 trước Sparta hùng mạnh, hiếu chiến. Platon trở thành kẻ phê phán mọi loại hình nhà nước, nhất là phê phán nền dân chủ mị dân đã giết hại tôn sư của ông. Sau cái chết của Socrates, Platon rời Athens và bắt đầu hình dung một nhà nước công chính lý tưởng với sự cai trị của những ông vua-triết gia.

Bôn ba nhiều lần sang nhiều nơi hòng thực hiện lý tưởng, sau cùng, năm 387, Platon thất vọng quay về Athens mở trường dạy học (thành lập Viện Hàn Lâm nổi tiếng, tồn tại ngót 800 năm!) cho đến khi qua đời năm 347.

"TINH HOA" CHO NỀN DÂN CHỦ

Chiến tranh làm khô cạn nhân lực và gia tăng nạn thất học. Nền giáo dục cũ càng không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của xã hội. Hành động chính trị trong liên minh các thành quốc đòi hỏi nhiều năng lực mới mẻ: từ kỹ năng ngôn ngữ, tu từ, địa lý, chính trị học cho đến kinh tế học và luật học. Athens giữa thế kỷ 5 tr. CN kêu đòi nền giáo dục cao cấp. Các trường học của phái biện sĩ không đáp ứng xuể, nay có thêm Viện Hàn Lâm của Platon. Câu hỏi trung tâm trong quan niệm giáo dục giữa hai phái: chính trị chỉ là kỹ năng hoặc còn là đạo lý, đức hạnh? Từ kinh nghiệm bôn ba của mình, Platon nhận ra sự cần thiết của một tầng lớp lãnh đạo tinh hoa về chính trị lẫn luân lý để thành quốc không trở thành nạn nhân của nền chuyên chế của đa số dốt nát. Platon không chống nền dân chủ vì bản thân nó xấu, mà vì nó mang trong lòng mầm mống tự hủy hoại và chuyên chế. Chính sự khao khát tự do của dân chúng - ngày càng mạnh mẽ và không bao giờ thỏa mãn - đặt ra nhiệm vụ và chức năng cho giáo dục là làm cho nhân dân biết hành xử với tự do một cách chủ động và sáng suốt.

Dưới mắt Platon, việc này phải được thực hiện trước hết nơi thiểu số lãnh đạo. Đó là những người có ý thức đạo lý, sẽ đảm đương việc nước vì sứ mệnh bất đắc dĩ, chứ không phải từ lòng thèm muốn quyền lực, một ý tưởng rất được J. Stuart Mill tán thưởng như là nền tảng đạo đức của chế độ dân chủ đại diện hiện đại (J.S.Mill, Chính thể đại diện, bản tiếng Việt của Nguyễn Văn Trọng và BVNS, NXB Tri Thức, 2008/2013). Họ là những người đã từng gian khổ... ra khỏi hang động, nhìn thấy ánh sáng, nay quay về lại và không còn ham muốn quyền lực, danh vọng phù du!

CƯƠNG LĨNH GIÁO DỤC

Ý tưởng cơ bản ấy tương ứng với chương trình giáo dục gồm 5 giai đoạn (Cộng Hòa, quyển 2-4):

1. Học sinh nam nữ đến 17 tuổi: học các kỹ năng cơ bản về kiến thức, rèn tập hạnh kiểm luân lý.

2. Từ 17-20 tuổi: thể dục, âm nhạc, toán học. Vào tuổi 20, tiến hành phân loại theo "dự báo tính cách": văn hoặc võ.

3. 20-30 tuổi: đào sâu toán học và khoa học tự nhiên, vì nhận thức quy luật là tiền đề cho các tri thức cao hơn.

4.  Từ 30-35 tuổi: nếu đủ sức, học triết học có hệ thống. Học triết muộn để đảm bảo tính nghiêm chỉnh và ổn định của người học, kéo dài cho đến 50 tuổi, trong khi đồng thời tham gia tích cực vào đời sống công cộng.

5. Chỉ thiểu số vượt được bốn chặng đường mới được đảm nhiệm các chức vụ chính trị, nhưng vẫn dành phần lớn cuộc đời cho triết học (theo nghĩa rộng nhất), tức biết làm cho cuộc đời đáng sống, và biết trình bày, thực hiện viễn kiến một cách thuyết phục và hiệu quả.

Đó chính là cơ sở biện minh cho tính chính đáng của những ông vua-triết gia: ngay từ đầu là một cương lĩnh giáo dục tinh thần, phục vụ cho lý tưởng dân chủ sáng suốt của cộng đồng.

DỤ NGÔN ÁNH SÁNG

Trong quyển 6 của Cộng Hòa, bên cạnh dụ ngôn hang động, còn có dụ ngôn về ánh sáng mặt trời. Mắt ta nhìn được sự vật là nhờ có ánh sáng mặt trời. Quan trọng hơn, mặt trời còn là nguồn năng lượng cho sự sống, tăng trưởng và biến đổi của vạn vật. So sánh mặt trời với sự thiện theo cả hai nghĩa nói trên, sự thiện không chỉ là điều kiện để nhận thức mà còn mang lại tồn tại và bản chất nữa. Nhưng, theo Platon, sự thiện không phải là tồn tại, mà còn vượt lên cả tồn tại về phẩm giá và sức mạnh. "Lạ lùng nhỉ?" là thắc mắc của Glaucon, người đối thoại. Socrates (thay lời Platon) đáp: "Lỗi tại anh đấy nhé, vì đã buộc ta phải tiết lộ thiên cơ!".

"Thiên cơ" ấy là: những sự vật phụ thuộc vào ý niệm của chúng chứ không phải ngược lại! Chúng - những ý niệm - có bao nhiêu thì còn tranh cãi, nhưng là thực có, là nguồn gốc của cái cụ thể chứ không phải sản phẩm của sự trừu tượng hóa từ cái cụ thể. Chúng, vì thế, còn vĩnh hằng và bất biến nữa! Vậy, chỉ có thể nhận ra chúng bằng cách hồi tưởng những gì ta đã từng nhìn thấy ở đâu đó trước khi sinh ra!

Theo quan niệm ấy, giáo dục là nỗ lực rèn luyện của số ít ưu tú vươn lên đến các ý niệm (về sự vật, rồi về tình yêu, về cái đẹp, cái thiện), vượt ra khỏi thế giới hiện tượng vô thường. Từ đó có bốn mô hình hay bốn cấp độ nhận thức từ thấp lên cao: phỏng chừng, tin là thật, lý trí thông thường, và, cao nhất, là khoa học, theo tinh thần một dụ ngôn khác: dụ ngôn con đường.

Mô hình này (những gì tri giác được chỉ là bản sao, và đàng sau bản sao hay vẻ ngoài, mới là hiện hữu hay bản chất đích thực) không phải không còn ý nghĩa trong thời đại ngày nay, kể cả trong khoa học! Dưới hình thức này hay hình thức khác, ẩn dụ về ánh sáng được đồng nhất với tri thức (ta nghĩ ngay đến các từ: khai minh, thế kỷ ánh sáng và cả trong... khoa học hình sự khi làm rõ một vụ việc, hay trong đời thường: “tia hy vọng”, “ánh sáng cuối đường hầm”!).

... VÀ NGHỊCH LÝ CỦA NÓ

Ta có khái niệm khai minh theo chiều ngang trong khoa học và giác ngộ theo chiều dọc trong kinh nghiệm tôn giáo và tâm linh.

Dụ ngôn về ánh sáng, như thế, có thể chia làm hai dòng: "dòng lạnh" của khoa học và lý trí; "dòng ấm" của tín ngưỡng và tình cảm. Giống như ta phân biệt ánh sáng chói lọi nhưng lạnh lẽo của ánh đèn trong phòng giải phẫu với ánh nến ấm áp, lung linh trên bàn thờ hay trên bàn tiệc gia đình.

Tính hàm hồ của dụ ngôn ánh sáng còn một khía cạnh dường như ít được Platon chú ý: ánh sáng cũng tạo ra bóng tối của nó và làm mờ những khía cạnh có thể soi sáng. Giáo dục, theo nghĩa nào đó, không nên hiểu phiến diện chỉ với khái niệm soi sáng bằng ánh sáng chói chang. Giáo dục còn phải lưu tâm đến mặt xúc cảm, biết để mờ, biết nhắm một mắt khi cần thiết! Đôi khi sự thật không chỉ soi sáng mà còn phá hủy những "ảo tưởng tích cực" giúp cuộc đời đáng yêu và đáng sống! Mô hình ông vua-triết gia có đáng ngờ không?

(Nguồn: Người Đô Thị, Bộ mới, số 5, 17.10.2013)

"Công an không dễ gì tin ngay vào lời khai vứt xác phi tang của Tường"

VIẾT CƯỜNG
Thứ năm 31/10/2013 11:15
(GDVN) - “Diễn biến của tình hình lúc đó làm anh ta sốc, và khi bị sốc thì con người không thể làm được gì sáng suốt cả. Bác sĩ Tường rơi vào hoảng loạn, sợ hãi cao độ và dẫn tới hành động độc ác không ai ngờ tới đó là mang xác nạn nhân đi phi tang” - Thượng tá, Thạc sỹ Nguyễn Đức Hưởng, Tổ trưởng tổ Bộ môn Tâm lý - Học viện An ninh Nhân dân phân tích.
Hành động “khó hiểu” của BS Tường qua góc nhìn của chuyên gia tâm lý

Những ngày qua, dư luận cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ việc bác sĩ (BS) Nguyễn Mạnh Tường, chủ Thẩm mỹ viện Cát Tường (45 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã ném xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền xuống sông sau khi thấy chị này tắt thở qua cuộc phẫu thuật hút mỡ bụng, nâng ngực tại trung tâm của mình.
Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan điều tra - Ảnh: Hà An (Thanh Niên)
Nguyên nhân nào khiến một BS có hơn chục năm kinh nghiệm, công tác tại một bệnh viện uy tín lại có hành động hồ đồ, dã man như vậy? Đó là băn khoăn, trăn trở của không ít người. Để phân tích diễn biến tâm lý của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường dẫn đến hành vi che giấu phạm tội của mình một cách nhẫn tâm man rợ. Qua góc nhìn của Thượng tá, Thạc sỹ Nguyễn Đức Hưởng, Tổ trưởng tổ Bộ môn Tâm lý -  Học viện An ninh Nhân dân sẽ phần nào giúp cho độc giả hiểu hơn về việc này.
Nói về việc từ trước đến nay, nhiều vụ án kẻ phạm tội cũng phi tang hết sức dã man nhưng dư luận chú ý theo dõi từng thông tin nhỏ từ vụ việc bác sĩ thẩm mỹ gây chết người. Vì sao có sự khác chú ý đặc biệt của dư luận như thế? Thượng tá Hưởng cho rằng, nguyên nhân có nhiều, nhưng nguyên nhân chính khiến dư luận bất ngờ vì vị bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm lại hành động vừa nhẫn tâm, thất đức lại vừa quá dã man như vậy.
Theo ông Hưởng, trong suy nghĩ của phần đông mọi người, BS Tường, một người ở độ tuổi 40, có trình độ, có kinh nghiệm nghề nghiệp không thể nào lại có hành động vô ý giết người rồi vứt xác phi tang. Sự chú ý đặc biệt của dư luận về vụ việc còn bắt nguồn từ những lý do như: Sự việc xảy ra ở giữa trung tâm thủ đô, BS Tường lại là cán bộ của một trong những bệnh viện có uy tín nhất nước là bệnh viện Bạch mai, hành động phạm tội của Tường có đồng phạm, có nhiều người chứng kiến nhưng không tố giác tội phạm….
Dư luận xã hội còn sửng sốt khi biết tin Thẩm mỹ viện Cát Tường vi phạm các quy định về chuyên môn ngay trường mắt các cơ quan quản lý. 
Với hơn 20 năm giảng dạy về tâm lý tội phạm, theo nhận định của Thượng tá Hưởng, tâm lý của BS Tường trong trường hợp giải quyết hậu quả là trạng thái tâm lý chung của người phạm tội.
Ông Hưởng cho biết, quy luật chung ở người phạm tội trạng thái tâm lý căng thẳng cả trước, trong và sau khi phạm tội.
Căng thẳng tâm lý ở người phạm tội nhiều hay ít do các yếu tố như tính chất hành vi phạm tội, dư luận xã hội, hoạt động của cơ quan điều tra quy định. Người phạm tội có kinh nghiệm (chẳng hạn như đã có tiền án, tiền sự) thì tâm lý bớt căng thẳng hơn hẳn so với người phạm tội lần đầu. Thông thường phạm tội do lỗi cố ý bớt căng thẳng hơn so với vô ý phạm tội.
Về con người của BS Tường, Thượng tá Hưởng nhận định rằng, BS Tường là con người rất tự tin về chuyên môn. Thông thường những người tự tin thì chuyên môn, nghiệp vụ rất vững. Họ thường mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, thậm chí khi chuyển sang làm những lĩnh vực khác họ cũng tin rằng sẽ làm tốt.
Người tự tin thường được xếp vào nhóm những người kiểm soát hoàn cảnh, tình huống, còn người tự ti thì ngược lại, họ bị tình huống tác động.
“Tôi cho rằng thời gian từ tháng 3 đến nay, tại thẩm mỹ viện Cát Tường có thể có những ca tai biến đối với khách hàng nhưng chưa nặng lắm và  Bác sĩ Tường với sự tự tin, với kinh nghiệm nghề nghiệp và sự giúp đỡ của đồng nghiệp tại các bệnh viện công và tư đã xử lý ổn thoả, không để lại hậu quả nghiêm trọng. Điều đó có thể dẫn đến tâm lý chủ quan, tự mãn ở bác sĩ Tường.
Anh ta nghĩ rằng mình có đủ năng lực xử lý những tai biến do phẫu thuật  thẩm mỹ gây ra. Nhưng ở đời mấy ai học được chữ ngờ. Điều không mong đợi nhất, điều nằm ngoài trí tưởng tưởng tượng đã xảy ra: chị H đã bị chết do chính bàn tay của Tường khi thực hiện thủ thuật hút mỡ bụng, nâng ngực cho khách hàng.
Diễn biến của tình hình lúc đó làm anh ta sốc, và khi bị sốc thì con người không thể làm được gì thông minh cả. Bác sĩ Tường rơi vào hoảng loạn,  sợ hãi cao độ và dẫn tới hành động mà mọi người đều đã biết”, Thượng tá Hưởng nói.

"Công an không dễ gì tin ngay vào lời khai ban đầu đó của Tường"
Thượng tá, Thạc sỹ Nguyễn Đức Hưởng, Tổ trưởng tổ Bộ môn Tâm lý -  Học viện An ninh Nhân dân
(Ảnh Viết Cường)
Chuyên gia tâm lí của Học viện An ninh nhân dân phân tích thêm: “Theo dõi vụ việc tôi thấy nhiều người đặt câu hỏi, tại sao bác sĩ Tường không đưa bệnh nhân vào BV Bạch Mai ngay gần đó để cấp cứu mà lại làm việc ngu ngốc và dã man như thế. Tôi nghĩ, anh ta không làm như vậy vì hai lý do: Sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình, sợ trách nhiệm. Cho phép tôi phỏng đoán tâm lý của bác sĩ Tường trong tình huống chị Huyền bị tai biến:
Khi chị Huyền mới có biến chứng nhẹ, nếu Tường ngay lập tức đưa vào bệnh viện cấp cứu thì dễ có nguy cơ bị đồng nghiệp coi thường trình độ, khách hàng mất niềm tin, điều này trái với tính cách của anh ta. Một thông tin chưa được kiểm chứng là Tường được vợ khuyên nên đưa chị Huyền vào bệnh viện cấp cứu nhưng anh ta không nghe cứ làm theo ý mình.
Còn khi chị Huyền đã bị biến chứng nặng, có nguy cơ tử vong, nếu bác sĩ Tường đưa vào bệnh viện cấp cứu thì có khác gì việc tự tố cáo mình là người gây ra tai biến đó. Tâm lý sợ trách nhiệm cũng là một trong những lý do khiến Tường không đưa chị Huyền vào bệnh viện cấp cứu”.
Về động cơ dẫn đến hành vi  phi tang, đẩy xác chị Huyền xuống sông Hồng của Tường, Thượng tá Hưởng cho rằng, hành vi của y chính là muốn trốn tránh trách nhiệm hình sự, che giấu hành vi phạm tội vô ý giết người của bản thân trước đó.
"Ở đây có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi phi tang của BS Tường. Nguyên nhân chủ quan là do bản thân người thầy thuốc không ý thức đầy đủ, trách nhiệm của mình, thiếu ý thức rèn luyện phẩm chất, kỹ năng, thái độ, phẩm chất nghề nghiệp. Nguyên nhân khách quan thì có nhiều: Công tác quản lý đội ngũ thầy thuốc lỏng lẻo, chế độ chính sách tiền lương chưa hợp lý với lao động ngành y, tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường….", Thượng tá Hưởng nói.
Nói thêm về diễn biến tìm thi thể chị Huyền. Sau nhiều ngày không có kết quả, dư luận đang hoài nghi lời khai của BS Tường, có khi nào BS Tường không đẩy xác nạn nhân xuống khu vực đó mà đem đi đâu, hoặc BS này lại chặt thi thể chị Huyền ra làm nhiều phần rồi ném rải rác ở nhiều nơi…?
Về những nghi vấn này, Thượng tá Hường quả quyết: “Các bạn cứ yên tâm. Công an không dễ gì tin ngay vào lời khai ban đầu đó của Tường. Họ vẫn sẽ tiếp tục điều tra, lấy lại lời khai nhiều lần từ Tường và từ những người khác có liên quan đến vụ việc”.
Qua sự việc đau lòng trên, vị chuyên gia tâm lý ngành công an cho biết, ông rất đồng tình với nhiều ý kiến nhận định rằng, việc giáo dục y đức cho nhân viên y tế ở nước ta vẫn mang nặng tính hàn lâm, chưa sát với thực tiễn. Chúng ta vẫn chủ yếu đề ra những yêu cầu, thậm chí rất cao đối với người thầy thuốc, đòi hỏi họ phải là những người  thánh thiện, trong khi xã hội chưa có nhiều người như vậy.
Chúng ta mới chủ yếu giáo dục y đức bằng cách tác động vào nhận thức, chứ chưa tác động vào thái độ, vào tình cảm và nhất là hành động. Y đức của người thầy thuốc không chỉ thể hiện ở việc nhận thức việc gì nên, việc gì không nên làm mà còn thể hiện ở thái độ, hành động khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, khi giao tiếp ứng xử với người bệnh.
Ông nói thêm, phương pháp tối ưu trong giáo dục đạo đức nói chung và y đức nói riêng là phương pháp giảng dạy nêu vấn đề, giảng dạy theo tình huống. Nên soạn thảo, hệ thống hoá các tình huống liên quan đến y đức để sinh viên, các bác sĩ tương lai được thực hành. Thực hành nhiều thành kỹ năng, thành thói quen. Khi gặp những tình huống, hoàn cảnh phức tạp người thầy thuốc chắc chắn sẽ thể hiện được y đức, giữ gìn được danh dự, uy tín của  bản thân, của nghề nghiệp
Ngoài ra nêu gương( gương tốt, gương xấu) cũng là phương pháp có hiệu quả trong giáo dục y đức.

Bí mật chưa tiết lộ về vụ “thẩm mỹ Cát Tường'

Những ngày qua, sự việc bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang thi thể khách hàng khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Tuy nhiên, trao đổi với PV, cũng có nhiều bác sỹ, đồng nghiệp đã đưa ra những góc nhìn khác về vị bác sỹ được gọi là… "đồ tể".


Nói chuyện cả tiếng đồng hồ về.. “nhân sinh quan”
Chia sẻ với PVTS.Nguyễn Huy Thọ, nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình và hàm mặt (bệnh viện 108) cho biết: "Tôi biết bác sỹ Tường vì bác sỹ này từng có thời gian học ở viện 108. Bác sỹ Tường là người triết lý, anh ấy có thể nói chuyện hàng giờ về triết lý cuộc sống. 
Qua tâm sự, tôi thấy anh là một người hiểu biết, suy nghĩ cuộc đời, cuộc sống rất sâu sắc. Và không ai nghĩ anh ấy lại làm việc dại dột, hồ đồ như vậy".
Trao đổi với báo chí, một người bạn cùng học đại học Y với bác sỹ Tường cho hay: "Cậu ấy hiền lành, gần gũi và hòa đồng với mọi người. Việc Tường gây ra pháp luật sẽ xử lý. 
Bí mật, tiết lộ, phẫu thuật, chết người
Thẩm mỹ viện Cát Tường nơi nhiều người đã tìm đến làm đẹp.
Tôi nghĩ lúc hành động như vậy cậu ta đang bị rối trí bởi cái chết của bệnh nhân. Những người bạn cùng học ngày xưa ở trường đại học Y cũng đã ngồi lại với nhau, bàn cách giúp đỡ mẹ già và đứa em gái bị bệnh down của Tường, vì Tường là chỗ dựa duy nhất của họ cả vật chất và tinh thần".
Những nhận xét của đồng nghiệp, bạn bè về bác sỹ Tường có nhiều góc nhìn khác nhau. Lạ lùng ngay cả những khách hàng đã từng gặp "sự cố" cũng có cách nhìn khá bao dung. Chia sẻ với PV, bạn T.T.H - một trong năm khách hàng gặp "sự cố" sau khi phẫu thuật làm đẹp tại thẩm mỹ viện Cát Tường tâm sự: "Mặc dù tôi có làm đẹp ở đây và bị biến chứng nhưng thú thật tôi cũng không oán trách bác sỹ vì tôi vẫn nghĩ đó là tai nạn nghề nghiệp.
Ngay sau khi báo chí đăng tải thông tin bác sỹ Tường bị bắt, bố mẹ tôi rất phẫn nộ và cho rằng vị bác sỹ này chẳng có trình độ chuyên môn gì. Lúc đó, tôi vẫn bênh vực bác sỹ lắm. Vì trong quá trình tiếp xúc tôi thấy ông rất điềm đạm, tốt bụng và tư vấn khách hàng ân cần. Tôi còn được biết, có trường hợp bệnh nhân đến nhờ bác sỹ Tường khám bệnh nhưng ông không lấy tiền.
Nhưng đã nhiều ngày trôi qua, xác nạn nhân vẫn chưa tìm thấy, tôi thì phải tìm đến bệnh viện để làm lại phẫu thuật để xử lý biến chứng của mình, thú thật tôi cũng thầm trách vì sao bác sỹ chỉ có chứng chỉ ngoại khoa mà lại quảng cáo có chứng chỉ thẩm mỹ để lừa dối khách hàng và gây hậu quả cho những người đã tin tưởng vào bác sỹ.
Giờ thì tất cả những sự "bênh vực" của tôi trước các thành viên trong gia đình cũng không thể được nữa rồi. Gia đình tôi rất tức giận vì biến chứng mà tôi đã trải qua".

Bác sỹ Thọ nhận, định bác sỹ Tường là người suy nghĩ về cuộc sống khá sâu sắc. Nhận định về sự việc bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường- Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác nạn nhân sau khi phẫu thuật hút mỡ bụng, nâng ngực không thành công, một bác sỹ bộc bạch: "Tôi là bác sỹ ngoại khoa và tôi có thể hiểu tâm trạng của một bác sỹ khi đánh mất sinh mạng bệnh nhân. Từ lúc cấp cứu xong, cấp cứu thất bại ngay trên bàn mổ là tâm trạng của bác sỹ đã hoàn toàn khác rồi.
Khi ấy "không còn là tôi nữa" mà tất cả những suy nghĩ chỉ loáng thoáng trong đầu. Tôi lấy ví dụ, loáng thoáng là tương lai sẽ mất, bằng mất, gia đình mất, vợ con mất, đi tù, bồi thường...
Lúc đó, cái gì đến cũng rất lơ mơ, bác sỹ đã rơi vào trạng thái khác- trạng thái tâm thần không bình thường. Nói bằng ngôn ngữ hình ảnh thì đó là trạng thái "bồng bềnh", còn nói bằng ngôn ngữ y khoa thì đó là một stress đối với một bác sỹ. Và khi stress thì điều gì cũng có thể xảy ra".
Gặp "sự cố" do kíp phẫu thuật không đủ người?
Theo một bác sỹ đầu ngành về thẩm mỹ, phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ bụng đòi hỏi trình độ thẩm mỹ cao và tay nghề bác sỹ lâu năm. Việc này chỉ được thực hiện tại bệnh viện và là bệnh viện phải có quy trình quản lý chặt chẽ và đủ trang thiết bị.
Tại bệnh viện khi làm phẫu thuật sẽ làm việc theo kíp (nhóm gây mê, phẫu thuật, dụng cụ, phục hồi -PV). Sự kết hợp các nhóm mới tạo thành một kíp. Nếu không đủ người, khi có biến chứng xảy ra thì không có ai giúp, nguy hiểm sẽ đến với bệnh nhân và tất nhiên hậu quả sẽ đến với người bác sỹ.
"Còn tại sao phải làm phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ trong bệnh viện? Nếu xảy ra "sự cố" thì mọi người trong kíp phẫu thuật này sẽ hỗ trợ nhau xử lý kịp thời. Tôi lấy ví dụ, nếu bệnh nhân sốc thuốc, bác sỹ gây mê có nhiệm vụ giải quyết điều đó. Còn nếu không giải quyết được thì có nhóm hồi sức tham gia hỗ trợ. Kíp phẫu thuật ít nhất phải 3 người, gây mê 2 người, dụng cụ 2 người.
Phòng khám thường không có quy mô kíp lớn như bệnh viện và không đảm bảo. Không những thế, khi hoạt động theo nhóm, chẳng may dẫn đến sự cố cho bệnh nhân, thậm chí gây tử vong thì về mặt tâm lý sẽ ổn định hơn, người nọ khuyên người kia.
Trong trường hợp của anh Tường, trực tiếp hút mỡ bụng tiêm vào ngực nên khi cấp cứu thất bại cho bệnh nhân, Tường trở nên bấn loạn, cuống và phát sinh hành động kỳ quái- đích thân vị giám đốc này mang xác nạn nhân phi tang, tạo hiện trường giả với chiếc xe máy và tài sản của nạn nhân", vị bác sỹ này phân tích.
Chuyên gia lâu năm cũng “ngán” bơm mỡ tự thân
Chia sẻ của vị bác sỹ trên khiến PV liên tưởng đến lý giải của Tường tại cơ quan điều tra vì sao không đưa chị Huyền vào bệnh viện cấp cứu, Tường nói: "Sau khi làm xong mọi việc, lúc nào tôi cũng trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi. Quả thực, khi chị Huyền bị tai biến trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ do tôi đảm nhiệm, tôi đã vô cùng sốc.
Lúc đó, tôi không nghĩ được gì, cuống quýt làm mọi việc hòng che giấu tội lỗi. Giá như khi đó, tôi bình tĩnh được, làm chủ được tình huống, đưa chị Huyền vào bệnh viện cấp cứu thì... có lẽ mọi chuyện đã tốt hơn".
Quay trở lại câu chuyện nâng ngực bằng bơm mỡ tự thân đang là phương pháp "hot", cuốn hút chị em phụ nữ, các bác sỹ thẩm mỹ cho rằng vì tin vào những chiêu quảng cáo thổi phồng của các thẩm mỹ viện mà khách hàng không lường trước được hậu quả. TS. Nguyễn Huy Thọ cho hay, thời gian cho một ca phẫu thuật nâng ngực (đặt túi ngực-PV) khoảng một tiếng rưỡi.
Nhưng nâng ngực bằng mỡ tự thân thì thời gian kéo dài đến 4 tiếng đồng hồ. "Là bác sỹ chuyên ngành thẩm mỹ nhưng thú thật tôi cũng không muốn làm phẫu thuật này vì sẽ rất mệt mỏi, căng thẳng", TS, Thọ nói.
Có lẽ những chia sẻ của các bác sỹ trong lĩnh vực thẩm mỹ đưa ra sự lý giải và góc nhìn khác về nguyên nhân vì sao bác sỹ Tường lại phi tang xác khách hàng.
Thẩm mỹ là ngành "hot" nên bác sỹ dễ... bỏ qua quy định
TS. Nguyễn Huy Thọ nhận định: "Thẩm mỹ là một ngành rất "hot", những bác sỹ muốn cập nhật được kỹ thuật tiên tiến hầu như phải tự bỏ tiền túi ra nước ngoài để học. Tuy nhiên, cũng chính vì "hot" nhiều bác sỹ đã bỏ qua những quy định của bộ Y tế và như vậy rất dễ gặp biến chứng trong việc điều trị".
(Theo Pháp luật Việt Nam)

Vụ thẩm mỹ viện ném xác: BS Tường dùng 4 túi nilon làm gì?


H. Đan - theo Trí Thức Trẻ | 31/10/2013 07:00

(Soha.vn) - Theo lời khai của Khánh, sau khi lấy xe máy và ôtô ở viện E, Tường và Khánh đã đỗ ở trước cửa ngõ 92 Trần Cung để lấy 4 túi bóng rồi mới quay về mang xác đi phi tang...

>> Xem toàn bộ vụ TRỌNG ÁN THẨM MỸ VIỆN LÀM CHẾT NGƯỜI, VỨT XÁC xuống sông Hồng
Trong suốt hơn 10 ngày qua, dù các cơ quan chức năng, gia đình đã rất nỗ lực nhưng công tác tìm kiếm thi thể nạn nhân bị Nguyễn Mạnh Tường - GĐ Trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường ném xuống sông Hồng vẫn vô vọng. Mọi phương án, mọi dự đoán được đưa ra đều không mang lại kết quả khả quan.
Vào tối ngày 22/10, tại cơ quan công an, Đào Quang Khánh (SN 1996, ở Hàng Bài, Hà Nội), trợ thủ đắc lực của Tường trong vụ việc ném xác nạn nhân Huyền xuống sông Hồng đã khai nhận mọi hành vi phạm tội của mình.
Theo lời khai của Khánh, đêm 19/10, giám đốc thẩm mỹ viện Nguyễn Mạnh Tường bảo Khánh đi cùng ông ta để đưa một khách hàng của trung tâm đến bệnh viện do người này có triệu chứng bất thường. Nghĩ sẽ về muộn, Khánh gửi xe vào một chỗ quen gần chỗ làm.
Vừa ra khỏi trung tâm, bác sĩ Tường nói với Khánh đi về hướng Bệnh viện E để lấy ô tô.
Đối tượng Đào Quang Khánh (SN 1996, ở Hàng Bài, Hà Nội).
Đối tượng Đào Quang Khánh (SN 1996, ở Hàng Bài, Hà Nội).
Lời khai của Khánh:
"-Em có thể kể lại việc vứt xác nạn nhân?
- Em cùng ông Tường đi về phía viện E để lấy xe máy và ô tô, sau đó đỗ ở trước cửa ngõ 92 Trần Cung để lấy 4 túi bóng rồi quay về 45 Giải Phóng để lấy xác bê lên xe. Tiếp đó tới cuối cầu Vĩnh Tuy, khu vực Thạch Bàn để vứt cái xe máy rồi tiếp tục đi lên cầu Thanh Trì. Em đứng ở bên tường.
- Làm việc đó em không sợ à?
- Em chỉ bê ra xe.
- Thế không phải cùng khiêng xác vứt xuống sông Hồng à, một mình ông ấy làm sao khiêng được?
- Ông ấy kéo lê nạn nhân ra đến lan can mà.
- Lúc ông ấy vứt xác xuống sông em đứng ở đâu?
- Em đứng ở bên cạnh nhìn mọi người".
Nghĩa là, tại phòng khám,Tường và Khánh đưa một bệnh nhân lên xe ô tô. Khánh không biết đó là thi thể của chị Huyền mà nghĩ đó là bệnh nhân được đưa đi cấp cứu. "Mới đầu, từ 45 Giải Phóng, ông ấy bảo đi cấp cứu. Em tưởng tai nạn thì đưa đi cấp cứu thôi. Đi đến Thạch Bàn vứt cái xe máy rồi đi đến cầu Thanh Trì thì em mới biết là chị ấy chết rồi", lời Khánh.
Ra khỏi cổng Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, Tường điều khiển xe đi qua đường Bưởi rồi lên cầu Thanh Trì. Tại đây, Tường mở cửa xe trong khi Khánh đứng gần đó cảnh giới theo phân công của Tường.
Sau đó, Tường kéo lê nạn nhân ném qua lan can cầu. Lúc này, Khánh mới biết người mà bác sĩ Tường nói đưa đi cấp cứu đã chết.
Tường hứa sẽ nhận Khánh làm nhân viên chính thức của thẩm mỹ viện Cát Tường với mức lương trả thêm là 100% tức 8 triệu đồng.
4 chiếc túi nilon dùng để làm gì?
Đặt ra không ít nghi ngờ xung quanh lời khai của đối tượng Khánh với chúng tôi, bà H., một người bác họ của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền cho rằng, ở đây có một điều chưa được làm rõ, đó là các đối tượng đã lấy tới 4 chiếc túi nilon và không rõ mục đích sử dụng là gì. Tại sao phải dừng ô tô giữa đường để mua túi như vậy? Nếu là túi đựng đồ bình thường, chắc chắn ở phòng khám thẩm mỹ Cát Tường không thiếu.
Hơn 10 ngày qua, các cơ quan chức năng và gia đình vẫn đang rất tích cực để mong sớm tìm được thi thể chị Huyền.
Hơn 10 ngày qua, các cơ quan chức năng và gia đình vẫn đang rất tích cực để mong sớm tìm được thi thể chị Huyền.
"Tôi thấy trong lời khai của đối tượng Khánh còn có một số điểm cần phải làm rõ. Đó là việc các đối tượng qua trước cửa ngõ 92 Trần Cung để lấy 4 túi nilon.
Tại sao lại lấy đến 4 túi nilon như vậy và các túi nilon này là túi kiểu gì, túi to hay túi bình thường. Bởi lẽ, nếu đúng như các đối tượng khai là túi đó dùng để bọc thi thể của cháu tôi rồi mang đi ném xuống sông thì túi đó phải là túi to, phủ kín cả người. Mà như thế thì đâu cần đến 4 cái túi mà chỉ cần 1 - 2 cái là đủ.
Thêm vào đó, nếu bảo mua túi to như vậy để bọc vừa người thì cũng cần kiểm tra lại, vì không có nhiều cửa hàng có bán loại túi to, đựng được cả người vào trong như vậy.
Còn nếu đây là túi nhỡ, túi nhỏ thì có phải chăng các đối tượng đã có hành vi tàn ác là chặt xác cháu tôi ra thành từng phần nhỏ rồi cho vào túi ném xuống sông, chưa kể việc còn nhét đá, gạch vào thi thể để không thể nổi lên được.
Ở điểm này, tôi đề nghị, các cơ quan chức năng cần phải làm rõ xem 4 túi nilon đó là như thế nào và các đối tượng đã dùng để làm gì?", bà H. bày tỏ.
Cùng với đó, anh Huy chồng chị Huyền và nhiều người khác cũng đặt ra nghi vấn: Với khả năng của mình, rất có thể Tường đã chặt xác chị Huyền ra nhiều khúc rồi chèn đá vào đó để thi thể không thể nổi lên được (?!).
Nghi vấn càng được tăng lên khi các cơ quan chức năng và gia đình đã dùng mọi phương cách, biện pháp tìm kiếm trong hơn 10 ngày nay nhưng vẫn không đem lại kết quả.
Đối tượng Nguyễn Mạnh Tường đang được dẫn giải ra khu vực hiện trường.
Đối tượng Nguyễn Mạnh Tường đang được dẫn giải ra khu vực hiện trường.
Còn tại cơ quan điều tra, đối tượng Nguyễn Mạnh Tường đã khai, sau khi phát hiện chị Huyền đã tử vong, đối tượng đã mang xác chị Huyền đưa ra ô tô BKS 29A-488.81 rồi nhờ Đào Quang Khánh (nhân viên bảo vệ) mang đồ đạc tài sản của chị Huyền gồm 1 xe máy Lead, điện thoại, túi xách, giấy tờ tùy thân, mang đi vứt ở khu vực đường Cổ Linh thuộc địa bàn phường Thạch Bàn.
Tiếp đó Khánh lên ô tô do Tường điều khiển, chở xác chị Huyền quay lại cầu Thanh Trì, vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng.
Tuy nhiên, trong lời khai của đối tượng Tường cũng không rõ ràng về việc tại sao lại lấy 4 chiếc túi nilon và đã sử dụng những chiếc túi này vào mục đích gì?
Việc các cơ quan chức năng, gia đình dù rất tích cực tìm kiếm nhưng chưa có kết quả đã khiến dư luận đặt ra nhiều giả thiết xung quanh như việc có hay không thi thể được buộc đá trước khi bị ném; thi thể được bỏ vào bao tải, túi nilon nên đã trôi xa; hay vị bác sỹ kia không hề ném xuống sông mà đem đi giấu ở chỗ khác để đánh lạc hướng điều tra...(?)
Những thông tin đặc biệt vụ trọng án: Đi thẩm mỹ viện bị chết, bác sỹ ném xác xuống sông Hồng (cập nhật liên tục)
* Nhiều "nhà ngoại cảm" ra sông Hồng "phán", nạn nhân vẫn bặt tăm
Tiếp tục xuất hiện nhà ngoại cảm ra sông Hồng tìm xác nạn nhân
Nhà ngoại cảm đoán sai thời gian tìm thấy xác khách thẩm mỹ
Bà Phan Thị Bích Hằng từ chối tìm nạn nhân đi thẩm mỹ bị vứt xác
Nước mắt mẹ GĐ thẩm mỹ ném xác khách hàng: "Tôi không dám xem TV"
Những lời cuối cùng trên Facebook bác sĩ ném xác bệnh nhân
Cảm thương gia cảnh khách hàng bị thẩm mỹ viện ném xác xuống sông
Chủ tịch Hội phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM: "Ông Tường nói láo"!
* Chồng nạn nhân bị ném xác hốc hác, thẫn thờ bên sông chờ vợ
* Clip đêm mò xác nạn nhân bị thẩm mỹ viện ném xuống sông
Vụ khách hàng bị ném xuống sông Hồng: Xác khó trôi quá 30km
Manh mối xác nạn nhân đi thẩm mỹ cách cầu Thanh Trì 17km (Google Map)
Toàn bộ thông tin vụ việc: BẤM VÀO ĐÂY

Những di tích kỳ bí - Kỳ 10: Truyền kỳ những pho tượng Phật lồi

Trên bán đảo Phương Mai (TP.Quy Nhơn, Bình Định), có nhiều pho tượng được người dân địa phương gọi là Phật lồi và lưu truyền nhiều câu chuyện về sự linh thiêng.

>> Những di tích kỳ bí - Kỳ 9: Dòng sông chảy ngược và cổ tích cây đôi
>> Những di tích kỳ bí - Kỳ 8: Bãi đá Rơ wang và dòng sông ăn thịt người
>> Những di tích kỳ bí - Kỳ 7: Những cây xoài ở chùa Đá Trắng

Chùa Phước Sa - d
Chùa Phước Sa - Ảnh: Hoàng Trọng 
Vị Bồ tát bảo hộ làng chài
Ngoài tượng Phật lồi ở thôn Hải Giang (đã đề cập ở bài 1), xã Nhơn Hải còn có pho tượng khác được gọi là tượng Phật Bà lồi ở chùa Hương Mai (thôn Hải Nam). Dân chài xã Nhơn Hải xem đây là vị Bồ tát phù hộ cho nghề nghiệp của mình.
Theo ông Võ Văn Duẩn (60 tuổi, ở thôn Hải Nam), khoảng 100 năm trước, một ngư dân thôn Hải Nam kéo lưới tại vùng biển gần đảo Hòn Khô (thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải) thì lưới bị vướng không kéo lên được. Nhiều bạn chài khác tập trung lại, cùng nhau kéo lưới lên thì thấy một khối đá có dạng người ngồi xếp bằng, chỉ có đầu và thân, phần mặt và tay chân chưa rõ nét. Mọi người cùng nhau thỉnh khối đá về làng, lập chùa Hương Mai để thờ và bàn nhau thuê thợ đắp thêm xi măng cho tượng, tạo dáng một vị Phật. Dân làng lần lượt tạo tượng theo dáng của Phật A di đà rồi Phật Thích Ca nhưng xi măng đắp lên tảng đá ấy cứ trôi tuột đi. Cuối cùng, khi đắp tượng theo dáng của Bồ tát Quán Thế Âm thì mới thành công.
Đại đức Thích Quảng Thức, trụ trì chùa Hương Mai, kể: “Sau khi thờ cúng tượng Bồ tát, dân Nhơn Hải làm biển được mùa nên tiếng lành đồn khắp nơi. Dân ở một đảo xa cũng thuộc TP.Quy Nhơn tổ chức trộm tượng Bồ tát ở Nhơn Hải về thờ tại làng mình. Từ đó, làng chài kia làm biển trúng mùa còn làng chài Nhơn Hải lại liên tiếp thất bát. Sau khi biết được tượng Bồ tát ở làng mình bị đánh cắp, dân Nhơn Hải kiện lên quan phủ. Quan phủ buộc dân đảo kia phải trả tượng và dân Nhơn Hải lại làm ăn khấm khá”.
Theo tài liệu của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Định thì chùa Hương Mai được xây dựng vào năm 1920 và tổ khai sơn là hòa thượng Thích Tâm Hoàn (1924 - 1981). Tuy nhiên, đại đức Thích Quảng Thức cho biết có nhiều ý kiến khẳng định chùa Hương Mai được xây dựng từ thế kỷ 18, hòa thượng Thích Tâm Hoàn là trụ trì đầu tiên chứ không phải là người khai sơn chùa này.
Tượng Phật cổ 2 lần bị trộm
Chùa Phước Sa (ở thôn Lý Chánh, xã bán đảo Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn) cũng có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng rất quý. Theo cụ Võ Thùy (88 tuổi, ở thôn Lý Chánh), tượng Bồ tát này được ông Võ Bích (đã mất) phát hiện vào năm 1919. Năm đó, làng Xương Lý (nay thuộc xã Nhơn Lý) mất mùa, ai cũng đói khổ. Một đêm tháng chạp, ông Bích đi bắt còng ở triền đốc Cát Trắng (nay là Xóm Mới, thôn Lý Hòa) bỗng thấy hào quang lấp lánh dưới ánh trăng. Tiến lại gần, ông Bích phát hiện đầu người nên hoảng sợ chạy về nhà.
Đến nhà, ông Bích lại đau bụng dữ dội, kêu la hàng xóm. Sau khi nghe ông Bích kể lại, người làng rủ nhau đến nơi xảy ra sự việc để xem. Ông Bích ngồi dậy dẫn đường cho mọi người thì bỗng dưng hết đau bụng. Đến nơi, mọi người thấy tượng Bồ tát Quán Thế Âm lồi hẳn lên khỏi mặt cát. Dân làng tiếp tục đào bới xung quanh phát hiện thêm 2 tượng di lặc bằng sành nhưng một tượng đã bị vỡ do lưỡi cuốc đụng nhầm.
Đầu tiên, các pho tượng được đem về thờ trong một miếu cổ. Năm sau, dân làng Xương Lý che một cái am bằng tranh trên núi Cấm để thờ tượng Bồ tát. Từ đó, dân vạn chài Xương Lý ăn nên làm ra, tiếng tăm về sự linh thiêng của Bồ tát đồn đi khắp nơi và bọn trộm cắp cũng tìm đến. Một đêm tháng 4.1921, tượng Phật bị trộm nhưng không ai biết. Sáng hôm sau, dân làng tổ chức lợp lại mái đình làng Xương Lý giữa chừng thì hết lạt nên mọi người rủ nhau đón tre để chẻ. Đang lúc đón tre thì bất ngờ cái rựa trong tay ông Hương kiểm bay vào trong một lùm cây. Ông Hương kiểm đi xuống tìm thì phát hiện một cái bao, mở ra xem thì thấy tượng Bồ tát của làng.
Sau lần đó, vì sợ bọn trộm nên dân làng rước Bồ tát về thờ tại chùa Thánh ở mặt biển Vũng Nồm để có người trông coi. Năm 1922, làng Xương Lý dựng chùa Phước Sa sau lưng chùa Thánh để thờ Bồ tát. Đến tháng 9.1978, trộm lại viếng chùa Phước Sa, lấy đi tượng Bồ tát Quán Thế Âm lần nữa. Làng Xương Lý nghe tin mất tượng, ai cũng lo sợ điềm xấu, lan truyền những điều không may… “Vài ngày sau, chùa Thiên Long (H.Tuy Phước, Bình Định) phát hiện tượng Bồ tát trong một bụi trúc gần chùa nên báo tin cho làng Xương Lý thỉnh về. Sau khi bị bắt, bọn trộm (gồm 1 người trong làng và 2 người ở nơi khác) khai rằng chúng gặp rất nhiều chuyện kỳ lạ khi thay phiên nhau vác tượng Bồ tát chạy nên đành phải giấu lại gần chùa Thiên Long”, cụ Thùy kể.
Chùa Phước Sa còn có tượng Chuẩn Đề lồi lên từ lòng đất, gần nơi Bồ tát Quán Thế Âm lồi lên, được một người dân tìm thấy vào năm 1945. Tượng bằng đồng, cao khoảng 0,2 m, có 8 tay, mỗi tay một tư thế. Theo TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, đây là tượng Avalokitesvara, một vị bồ tát của phái đại thừa, có niên đại thế kỷ 9-10.
Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (nguyên quán ở xã Nhơn Lý), ngày xưa, khu vực Vũng Nồm (chỗ chùa Phước Sa bây giờ) có ngôi chùa cổ do người Chămpa để lại rất linh thiêng. Tất cả tàu bè qua lại đầm Nha Phiên để vào cửa Thử (nay thuộc xã Cát Tiến, H.Phù Cát, Bình Định), khu buôn bán sầm uất từ thời Tây Sơn trở về trước, đều phải ghé lại chùa này dâng hương, cầu cúng. “Tượng Bồ tát và tượng Chuẩn Đề ở chùa Phước Sa có thể là tượng của người Chămpa để lại, rất có giá trị về mặt nghệ thuật và lịch sử nên cần được nghiên cứu kỹ hơn”, cụ Liễn nói.
Trong sách Những ngôi chùa tiêu biểu trong tỉnh Bình Định, tác giả Đặng Quý Địch khẳng định trụ trì đầu tiên của chùa Phước Sa là hòa thượng Thiện Giai, tên thật là Võ Ngọc Hồ (1889-1968), thân sinh của nhà nghiên cứu văn học và nghệ thuật tuồng Vũ Ngọc Liễn (vốn họ Võ) và nhà thơ Võ Ngọc An.
Hoàng Trọng

80% sản lượng gạo bị lãng phí

Theo báo cáo mới đây của Viện Cơ khí (IMechE), tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực năng lượng và môi trường có trụ sở tại Anh, có đến 180 triệu tấn gạo, chiếm 80% sản lượng gạo của các nước đang phát triển khu vực Đông Nam Á, bị lãng phí hàng năm.

Đây không chỉ là thiệt hại về nguồn lương thực mà còn là sự lãng phí về tài nguyên đất đai, năng lượng và nước, trong bối cảnh an ninh lương thực vẫn chưa được đảm bảo tại nhiều nước thuộc khu vực này.

Theo báo cáo, mức độ gia tăng của lượng lương thực lãng phí ở khu vực Đông Nam Á cao hơn nhiều so với trên toàn cầu, chiếm đến 50% trong tổng số 4 tỷ tấn lương thực được sản xuất hàng năm. Nếu không có kế hoạch bảo tồn đất đai, năng lượng và nước, sẽ có thêm 60-100% sản lượng lương thực bị lãng phí.
Ảnh minh hoạ: Internet

Trước tình hình này, ông Tim Fox, người đứng đầu lĩnh vực Năng lượng và Môi trường thuộc tổ chức trên cho rằng: “Nguyên nhân bắt nguồn từ các tập quán nông nghiệp, kỹ thuật, phương thức vận chuyển và dự trữ chưa phù hợp. Bên cạnh đó, các siêu thị cũng khuyến khích khách hàng mua nhiều thông qua các chương trình khuyến mãi.

Tùy vào sự phát triển của mỗi quốc gia, lượng gạo lãng phí chiếm khoảng từ 37-80% sản lượng. Tại Trung Quốc, nước khá thành công trong việc đảm bảo an ninh lương thực so với các quốc gia khác trên thế giới, có đến khoảng 45% lượng gạo bị bỏ đi, trong khi ở Việt Nam, con số này là 80%.

Tại Ấn Độ, khoảng 20 triệu tấn lúa mỳ bị lãng phí hàng năm và có tới 40% sản lượng rau và hoa quả bị thất thoát do thiếu điều kiện bảo quản mát và làm lạnh và cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém. Ở các quốc gia giàu có hơn, có khoảng 30-50% lượng lương thực khách hàng mua bị bỏ đi.

Hiện nay, tổng dân số trên thế giới đang sử dụng khoảng 3,8 nghìn tỷ m3 nước/năm và khoảng 70% lượng nước này được dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó 550 tỷ m3 nước bị lãng phí do được dùng để trồng trọt, song không mang sản phẩm đến tay người tiêu thụ.

Trước tình trạng dân số toàn cầu gia tăng nhanh chóng, nhu cầu về nước sẽ tiếp tục tăng trong các thập niên tới và phụ thuộc hơn vào các phương pháp nông nghiệp, và đến năm 2050, con người có thể cần đến 10-13 nghìn tỷ m3 nước/năm.

Báo cáo cũng kêu gọi chính phủ các nước đang phát triển cải thiện cơ sở hạ tầng, vận chuyển và dự trữ để phòng tránh tình trạng lãng phí lương thực, trong khi các quốc gia đã phát triển cần áp dụng các chính sách nhằm thay đổi thói quen của người mua.
Linh Đào


GS TRẦN PHƯƠNG: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐÃ THẤT BẠI! CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ ẢO TƯỞNG! (Phần 2)


Gần 3 năm trước, phát biểu tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11, GS Trần Phương và nhiều cựu lãnh đạo đảng và nhà nước đã khẳng định sự sai lầm của Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Thế nhưng đảng vẫn tiếp tục dẫn dắt cả dân tộc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.


Mới đây, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Liệu Đảng CSVN sẽ tiếp tục dẫn dắt cả nước tiến lên CNXH? Nếu không, thì đất nước này sẽ đi đâu?


GS Trần Phương đã phát biểu như sau: "Tôi thì nói thật là tất cả những điều tôi nói, là để muốn nói rằng ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái đảng này nó phải tiến lên tới đâu, nó đi theo con đường nào? Thế nhưng mà cương lĩnh của ông đó, ông nói chủ nghĩa Mác – Lenin, thì chủ nghĩa Mác – Lenin, tôi đồng ý với anh Tiến (Đào Công Tiến), có điều đúng và có điều sai rồi. Nhất là những dự đoán của Mác và Lenin nữa về cái gọi là CNXH sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi!


Thất bại thì rõ ràng rồi, ông nói là chế độ công hữu thì chế độ công hữu làm mất động lực của xã hội, ông phải trở lại chế độ tư hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản thì ông phải trở lại chế độ dân chủ đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung cuối cùng ông phải trở lại kinh tế thị trường đấy. Rõ ràng là một sự thất bại rõ ràng rồi. Thế bây giờ ông nói cái gì đây? Cho nên là ông nói chủ nghĩa Mác – Lenin là nền tảng tư tưởng của đảng ta, thì tôi không hiểu các vị xác định là nền tảng tư tưởng, cái gì là nền tảng, còn cái gì không là nền tảng chứ?


Tôi nói ngay như là cái dự đoán của ông Mác về Chủ nghĩa Cộng sản thôi, tôi nghĩ là có thể 100 năm trước đây thì ông nghĩ thế có thể được, có thể được, nhưng bây giờ thì ông không thể nghĩ thế được rồi. Bây giờ cả cái trái đất nó mới có sáu tỷ rưỡi người mà đến nước sạch cũng thiếu rồi đây này, chứ ông đừng nói đến năng lượng nữa, nước sạch cũng thiếu rồi đây này. Thế làm sao mà ông sống, Chủ nghĩa Cộng sản theo kiểu như mô tả là 'làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu' được? Bất lực hoàn toàn. Cho nên ngay cái Chủ nghĩa Cộng sản cũng trở thành ảo tưởng. Bây giờ không thể nghĩ đến đấy được.


Tôi nói là mới đến thế kỷ 21 này thôi, mới có sáu tỷ rưỡi người thôi, mà người ta nói là hết thế kỷ này nó lên mười tỷ người. Mười tỷ người thì đến nước sạch cũng đang thiếu đây này, đánh nhau vì nước sạch đây này. Trung Đông đánh nhau vì nước sạch đây này. Cho nên, cái gọi là Chủ nghĩa Cộng sản cũng là ảo tưởng, cái gọi là CNXH thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là, đương nhiên là chúng ta không thể chấp nhận rằng chúng ta tiến lên CNTB được. À, nó mới khổ thế, nhưng mà không tiến lên CNTB, thì ông tiến lên cái xã hội gì đây? Là ông chưa nghĩ ra.


Thực tình mà nói, tất cả những nhà lý luận ngồi đây các đồng chí đều đã đọc sách rất nhiều rồi. Ông nào vẽ ra được một cái CNXH cho cái dân tộc này, thì ông đó là ông thánh rồi đấy, ông thánh Mác rồi. Chưa, chưa có vị nào làm được đâu!


Khi tôi phát biểu với anh Phạm Văn Đồng và anh Đỗ Mười tôi bảo là cuối thế kỷ này con cháu chúng ta mới nghĩ đến CNXH được. Mới nghĩ đến thôi, chứ còn đã biết CNXH là cái khỉ gió gì mà nghĩ? Nhưng phải đến gần đấy thì mới nghĩ, chứ còn bây giờ thì chúng ta nghĩ cái gì? Cuối cùng ông đã thực thi CNXH thất bại rồi, không có động lực rồi, ông đã trở lại kinh tế nhiều thành phần, ông trở lại kinh tế thị trường, ông trở lại nền dân chủ. Thế bây giờ đó, ông mà cứ nói chuyên chính vô sản người ta chán ông lắm đấy. Có phải không?


Cho nên, tôi nghĩ rằng cái cương lĩnh của ta viết đây không có sức thuyết phục. Còn viết lại như thế nào thì thực ra mà nói mình cũng không viết lại được, mình có thì giờ đâu mà viết lại và những người mà người ta viết ra rồi cũng chả viết lại. Thế thì cuối cùng để làm gì đây? Tôi lắm lúc tôi nghĩ rằng: thôi được, cứ tung ra cho vui vậy thôi chứ chả ai tranh luận. Giỏi lắm là mấy cái thằng lý luận này ngồi đây mà tranh luận, nhưng cuối cùng thì ông cũng không làm gì cả đâu, vì cái người viết lại họ cũng không chịu viết lại và họ cũng không biết viết lại theo cách nào? Nhưng chả lẽ một đảng lại không có cương lĩnh à? À, mới chết ở chỗ đó đó!


Ngay Đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi, tôi nói là định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, các ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản vậy mà họ không làm nổi đâu.


Hồi đó, Lưu Bích Hồ còn ngồi trong cái Ban Dự thảo Văn kiện đấy, tôi nói thật là ngay cả anh Lưu Bích Hồ cũng không viết nổi. Tôi đánh đố thế thôi chứ tôi biết rằng là ông không làm nổi. Đấy là nói về cương lĩnh, lúc đó tôi nói như thế. Mục đích tôi chỉ muốn nói rằng là ông viết cương lĩnh mà không rõ ràng, thế thôi, còn chê cái gì thì bảo rằng là mình xây dựng được hay không thì mình có thì giờ đâu, có ăn cơm suốt ngày để mà nghĩ về việc này đâu.


Việc thứ hai là về chiến lược, tôi thì không nói nhiều nhưng tôi xin đề nghị một số điểm thế này. Tôi cảm thấy chiến lược có nhiều điều không rõ ràng. Đối với nước ta thì nông dân bây giờ chiếm 70% dân số mà nếu ông có bớt đi nữa thì cũng còn 50% dân số. Cho nên tôi cho rằng cái việc đầu tư cho nông nghiệp 30 năm nay quá thấp. Đảng ta, Đại hội V mà tôi đã dự đó cũng là người viết văn kiện đó, thì chúng tôi khẳng định rằng phải đầu tư tốt hơn cho nông nghiệp.


Nhưng mà 30 năm nay, chúng ta đầu tư được gì cho nông nghiệp? Không được bao nhiêu đâu. Không được bao nhiêu bởi vì tôi nói ví dụ như là đê, đập không tốt. Đê có tốt đâu, mà nay mai nước nó dâng lên thì đê của ông có là cái gì đâu. Đập nước, một cái nước mà núi cao, đồng bằng thì hẹp, mưa một cái là nó trôi tuột ra biển. Thế ông không có những cái đập, không có những cái hồ làm sao ông giữ được nước. Cho nên một cái nước như thế này phải biết giữ nước ngọt lại mà dùng, phải có hệ thống thủy nông, phải đầu tư vào khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất.


Sắp tới đây, chúng ta sẽ có 100 triệu dân, ông nuôi sống 100 triệu dân đấy thế nào? Hiện nay thì có đồn rằng ông nuôi sống 100 triệu dân có vẻ thoải mái bởi vì ông nghĩ rằng là ông xuất khẩu được, 6 triệu tấn gạo cơ mà. Nhưng xin lỗi, trong khi đó ông lại nhập trên 1 triệu tấn thức ăn gia súc để ông có thịt ông ăn. À, cho nên đó, không phải là ông dồi dào đâu. Tôi nghĩ rằng phải nghĩ nhiều về nông nghiệp nữa, đặc biệt là cái nền nông nghiệp của anh manh mún như thế này. Anh phải tác động thế nào chứ? Ông phải tạo thành như thế nào chứ?


Tôi nói thằng Thailand, nó cũng sản xuất tiểu nông như ông, nhưng nó có hệ thống kho rất tốt để mà xuất khẩu còn ông thì không có. Cho nên tôi nói là rất nhiều chuyện về nông nghiệp ông chưa làm tốt, mà đấy là cái nguồn sống của 100 triệu dân. Tôi cho rằng cái đảng này và cái nhà nước này muốn ổn định xã hội phải lo đến nông nghiệp và nông dân. Ba mươi năm qua tôi chê là chúng ta quá tồi.


Cái thời mà tôi làm tài chính thì cóc có tiền. Tôi xin lỗi, lúc đó thì Liên Xô viện trợ với đi vay được hơn 1 tỷ đô la một năm thôi, thế bây giờ ông có mấy tỷ cơ mà. Bây giờ cái ngân sách của ông mỗi năm là ông có mấy tỷ đô la đấy. Cho nên tôi cho là cái nhận xét của tôi là đầu tư bất cập vào nông nghiệp, cần phải sửa trong cái chiến lược mới này, trong cái mười năm tới đây".


Post trong stt, do dài quá nên FB cắt mất, mời bà con nghe tiếp tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=3BhkOu_4TtU&feature=youtu.be

Hình xưa Tám món ăn chơi của Nhẩy Dù QL VNCH

Tám món ăn chơi của Nhẩy Dù





Đi giây Tử thần khô:
Một trong những món ăn chơi mà các Thiên Thần phải dùng quen như cơm bữa




Đài 11 thước, (còn được gọi là chuồng cu)
Muốn trở thành Chiến Sĩ Mũ Đỏ, bạn phải biết đi mây về gió với nó .. mà không ngượng ngập và sợ hãi.
Nếu không bạn sẽ không được vinh dự đeo bằng Dù trên ngực áo




Khi từ cao độ lao xuống, tất cả như bừng tỉnh !!



Máy bay giả
Bạn phải nhào lộn với nó thật nhiều cho thuần thuộc. Nhận nó là người yêu của bạn, nên bạn không muốn thân hình bạn nhũn ra khi đứng ở cao độ 700 thước nhẩy xuống ...
Hình trên, một Mũ Đỏ đang chuẩn bị tung mình ra khỏi "chim sắt"





Hình ảnh một Thiên Thần Mũ Đỏ với đầy đủ đồ trang bị ngoài bãi tập



Các khoá sinh đang móc dù vào dây S.O.A (chuẩn bị G.O.....)



Chuẩn bị nhẩy trực thăng đi bạn nhé
Ngoài ra Binh Chủng Nhẩy Dù còn tham dự hầu hết các cuộc hành quân trực-thăng-vận (chiến thuật Diều Hâu vồ mồi)
giáng xuống đầu địch bất cứ lúc nào, ở đâu, trên toàn khắp lãnh thổ Việt Nam

























Tôi nhớ mãi nét hào hùng binh chủng
Nhớ những ngày đầu nhập trại Hoàng Hoa
Thấp thỏm chờ đợi lệnh phòng Ba
Mong cho chóng có tên đi học Nhẩy
Màn mở đầu là màn thi chạy
Rồi nhẩy đài, hít đất kkéo xà ngang ..
Rồi .. kéo dây, nhẩy xổm thập bát ban.
Phần sức khoẻ .. dĩ nhiên là qua thoát !!!


Màn kế tiết ba tuần liền dưới đất
Tập chuồng cu, kéo gió, chống dù lôi
Đài mười thước, rồi nhẩy, nhẩy chuồng cu !
Thì .. cũng kệ .. nghe GO .. nhắm mắt phóng ...


Tuần lễ cuối ... mới là tuần gây cấn
Nhẩy sô đầu C47 hom hem.
Chị Vui chơi khó đem mấy em thật đẹp.
Đèn xanh bật, mấy em GO mất hút ..!
Em GO được, chẳng lẽ mình không được ??
Dây SOA dài thót ruột .. chết cha ...
Ầm ầm .. rồi im lặng dù mở to
Mới sự nhớ mình 'quên' đâu có đếm


Sô thứ hai nhẩy C119
Quan tài bay, mà tụi Mỹ nó chê
Từ sô thứ bốn ta GO ngon ra phết
Mần sáu sô .. khoá dù nào đã hết
Nghỉ một ngày .. dưỡng sức nhẩy sô đêm

C123 gầm thét phóng vụt lên
Qua khung cửa đèn Sài gòn hoa lệ
Máy bay vào vùng .. mới bắt đầu thấy ngại
(Bãi đáp, khói mầu, quen thuộc của tôi đâu. ?
Bên ngoài cửa phi cơ đen nghịt một mầu
Hồi hộp thế .. nghe GO .. là tôi phóng
Đếm đến 333 nhìn lên tôi khám
T. mười nở tròn .. che khuất một vòm sao
Hít một hơi dài,.. ôi ! phẻ phổi biết bao ...
Đáp gọn phát nữa tôi Thiên Thần Mũ Đỏ
Liếc xuống bãi tôi kéo dù về hướng lửa
Tiếng em bán cháo lòng náo động .. đất dâng lên
Chưa thấy đất đâu đã lấy thế cho "cẵng binh"
Bốt-đờ-sô chấm đất, tôi lăn tròn đúng kiểu

Phép 24 tiếng, rồi chỉnh tề hàng ngũ
Trình diện dưới cờ, Mũ Đỏ, áo hoa
Da sạm nắng, mắt sáng ngời, vì những sô
Ta ưỡn ngực đón huy hiệu dù lấp lánh

(Mũ Đỏ 198??)
GS TRẦN PHƯƠNG: "CHÚNG TA TỰ LỪA DỐI CHÚNG TA VÀ CHÚNG TA LỪA DỐI NGƯỜI KHÁC" (Phần cuối)

Phần cuối phát biểu của GS Trần Phương về Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11 gần 3 năm trước. GS Trần Phương đã nói: "Tôi thì xin có một ý kiến nhỏ thôi: Lúc nãy các anh nói là cái tư tưởng ở trong đảng ta đó nó không có rõ ràng. Tôi thực tình mà nói rằng nó có nguyên nhân để nó không rõ ràng đấy. Ta nên nhớ rằng cái đảng ta đó, bước vào thời kỳ xây dựng đó là trong điều kiện mà quốc tế cộng sản đã có những nghị quyết về đường lối CNXH rất rõ ràng rồi.

Tôi nhắc các đồng chí nhớ là năm 1957 tất cả các ĐCS họp lại với nhau ra một nghị quyết là quy luật tiến lên CNXH là gì? Là chuyên chính vô sản này, là chế độ công hữu chiếm địa vị chi phối này, là hợp tác hoá nông nghiệp này, là phát triển kinh tế một cách có kế hoạch này. Tất cả những điều đó rút ra kết luận từ kinh nghiệm của Liên Xô, từ mô hình Xô Viết mà người ta gọi là mô hình Stalinist đấy, đấy là năm 57. Tất cả các ĐCS và công nhân đã ra một nghị quyết đó. Đến năm 1960, cũng một nghị quyết y hệt như thế khẳng định lại tất cả những điều đó là quy luật và dựa vào những kết luận đó, người ta đã khai trừ Nam Tư ra khỏi cái hệ thống XHCN. Nên nhớ đây là một hệ thống tư tưởng của một thời đại.

Cho nên có khi cái hôm mà có đồng chí hỏi tôi là về đồng chí Lê Duẩn, người ta nói là tại sao anh ca tụng anh Lê Duẩn là một người biết nghe như thế mà anh ấy không đổi mới được? Tôi trả lời thế này: anh Lê Duẩn tuy cũng là một người rất là tỉnh táo đấy, nhưng ông ấy cũng nằm trong một hệ thống tư tưởng mà ông không thoát ra được. Ông không thoát ra được, bởi vì thế này, chính ông Lê Duẩn đi họp cái hội nghị 57, hội nghị 60. Ông ấy là những người thiết kế ra cái hệ tư tưởng của cả cái hệ thống XHCN thế giới này. Nó đấy! Cho nên tôi nói thật với các anh đó, khi năm 86 chúng ta đổi mới, thì ông mới chịu cái sức ép của thực tế là ông không thể nào không theo cơ chế thị trường được. Ông phải chịu, nhưng ông chưa kiểm điểm cái tư tưởng của ông đâu.

À, cả một hệ thống tư tưởng bao trùm tất cả những người cộng sản ở cái nước này vẫn như cũ. Vẫn như cũ! Cho nên anh cứ tưởng là đổi mới, anh đã đổi mới được đâu? Cho nên các anh có nói là cái Cương lĩnh năm 91, tôi xin lỗi anh, Cương lĩnh năm 91 y hệt cái hệ thống tư tưởng của cái hệ thống Xô Viết. Có khác gì? Anh phải xem lại 6 điểm mà cái Cương lĩnh 91 ghi, cũng chuyên chính vô sản, cũng công hữu, cũng phát triển có kế hoạch v.v…

Cho nên vì cái người Việt Nam đó, ông không tự kiểm điểm, cho nên cho đến bây giờ cái tư tưởng của ông đó ông vẫn giữ những cái cũ. Tôi xin lỗi anh, khi tôi đọc cái bản mà anh Đỗ Mười viết cách đây mấy tháng đó, rồi anh Lê Khả Phiêu cũng viết luôn nữa, tôi bảo là mấy cái ông này đầu óc cũ quá đi, chết mất thôi. Bởi vì ông có kiểm điểm gì đâu? Ông có tiếp nhận cái tư tưởng như thế nào? Cách đây mấy chục năm thì bây giờ ông vẫn y như thế!

Cho nên rằng tôi nghi ngờ là tôi nói ví dụ như gọi là ban lý luận, Hội đồng lý luận Trung ương. Tôi bảo là mấy chú đó có kiểm điểm mẹ gì đâu, mấy chú là giữ nguyên như cũ, rồi vì ba cái thằng già này rút lui hết rồi thì người ta cử mấy chú vào ngồi đấy, trong đó có Lê Huy Hứa (Tô Huy Rứa), Lê gì gì đấy. Thì tôi xin lỗi, những chú đó đọc bao nhiêu sách của Mác và Lênin? Có lúc nào mà ngồi nghĩ rằng cái tư tưởng nào của Mác là đúng, tư tưởng nào của Mác dự báo, là sai? Chưa bao giờ người ta ngồi nghĩ!

Hôm nay anh Đào Công Tiến bảo là tư tưởng của Mác có cái sai, có cái đúng. Quá đúng rồi! Tất cả những dự báo của Mác về CNXH và về Chủ nghĩa Cộng sản, tôi xin lỗi, tôi nói thẳng là sai. Mà đấy là ông ấy dự báo thôi, tức là ông ấy dự báo dựa trên cái như Lenin nói, tức là ông nghiên cứu cái quy luật của một sinh vật. Rồi từ cái quá khứ của sinh vật đó mà ông ấy nghĩ rằng cái sinh vật đó sẽ phải tiến triển theo cái hướng như thế nào, đấy là dự đoán thôi!

Cái sai của những người cộng sản là ông dựng cái đó thành nguyên lý, ông dựng cái đó thành giáo điều, mà ông giữ chết những cái giáo điều đó thôi. Nhưng tôi xin lỗi, gần như tất cả các nhà lý luận của chúng ta kể cả những người mà hiện nay cầm quyền họ chưa bao giờ có dịp mà ngồi lại kiểm điểm xem là cái gì là đúng, cái gì là sai?! Cho nên tôi nghĩ là lúc nào cũng tụng là 'nền tảng của chúng ta là chủ nghĩa Mác – Lenin'. Tôi xin lỗi, Lenin có nhiều điều sai. Tôi nói thế này, Lenin nói về hai sách lược là sai: ông nói là cách mạng dân chủ xong phải tiến lên luôn cách mạng XHCN. Không đúng! Chúng ta làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi, tôi xin lỗi, phải 100 năm nữa chúng ta mới nghĩ đến được CNXH. Trên 100 năm nữa mà ông nói là ông làm luôn cách mạng XHCN à?

Chính vì chúng ta theo tư tưởng của Lenin là sau cách mạng dân tộc dân chủ thì ta làm luôn cách mạng XHCN. Cho nên chúng ta mới ngã bổ chửng ra. Chúng ta phá hết cả kinh tế tiểu nông, vừa mới chia ruộng cho người ta rồi thì lại bảo là các chú góp ruộng lại, đưa cái hợp tác xã cấp cao tức là…

Cho nên những tư tưởng lý luận, kể cả của Lenin và một số cái của Mác nữa, là sai, mà người Việt Nam chưa lúc nào ngồi tự kiểm điểm cả. Có đúng không? Thực ra mà nói đó, hôm nay chúng ta mới có dịp nói với nhau, công khai tôi cũng chẳng nói bởi vì tôi nói rằng nói cho họ nghe để làm gì, tranh luận mất thì giờ, để thì giờ ta đi dạy trẻ con.

Nhưng mà hôm nay, nói ra để nói rõ rằng, chúng ta có rất nhiều cái mơ hồ, và chính vì cái mơ hồ trong tư tưởng đó cho nên cương lĩnh đầy rẫy những cái sai. Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN mà ông cóc hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì! Trong khi đó ông mời hết các cái thằng luật gia của CNTB nó đến nó dạy ông. Nhiều chuyện!

Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa. Nhưng mà ai sửa? Những người cầm quyền bây giờ họ chẳng có thì giờ mà họ nghĩ đến chuyện đó đâu. Họ cứ miễn là một nhiệm kỳ này họ cứ ngồi đấy, còn nhiệm kỳ sau thì họ về hưu rồi. Tuỳ, thằng nào tiếp tục thì tiếp tục. Cho nên tôi nghĩ rằng đấy là lời bình luận của mình thôi.

Bây giờ không biết là, bốn giờ rưỡi rồi, không biết là có được xin phép mấy câu kết luận không? Tôi thì xin thưa với các đồng chí như lúc đầu tôi nói đó, là người ta cả một cái đảng, cả một cái nước, 5 năm người ta mới có một lần thảo luận về đường hướng của đất nước, người ta mở rộng dân chủ thì không biết hình thức hay là thực chất thì không cần, nhưng miễn là người ta mở rộng dân chủ. Thế thì không lẽ các nhà Kinh tế học, những nhà lý luận có thể nói là rất… của lớp trí thức chứ không phải lớp trí thức bình thường đâu, thế các ông không thảo luận à? Ông không phát huy ý kiến à? Cho nên chúng tôi mới bàn với nhau là thế nào chúng ta cũng nên có một cuộc thảo luận.

Thế nhưng mà có nhằm để sửa như anh Hồ nói không, tôi thực tình là không nghĩ như thế. Tôi chỉ nghĩ là những ý kiến của chúng ta đúng và sai thì tùy, bởi vì không ai phán xét chúng ta. Ông có quyền nói cái ý nghĩ của ông. Hai ý nghĩa, thứ nhất là chúng ta chuyển cho cái Ban Văn kiện, Ban Văn kiện thôi chứ mấy cái ông đứng đầu Ban Văn kiện tức là Bộ Chính trị đó, (mấy) ông ấy làm gì có thì giờ ông ấy đọc, có phải không? Anh biết thừa là họ chẳng có thì giờ đọc. Thế thì cuối cùng là một cái lớp bồi bút, như tôi đã từng làm một bồi bút, rồi đến lượt ông Hồ làm bồi bút thì ông có đọc thì đọc thôi. Và nếu có chen được vào một vài ý mà như ông Hồ đề nghị thì cứ việc. Còn nếu không chen được thì… Đó là ý thứ nhất, mục đích thứ nhất.

Nhưng mục đích thứ hai là gì? Ít ra cũng ghi vào văn bản và lưu ở cái Hội Khoa học Kinh tế này, hoặc ở đâu đó là: cái năm 2010 này đó, đã có một số nhà trí thức góp những ý kiến đó. Vậy thôi. Có thể mười năm sau người ta bảo ừ rất tiếc cái đám trí thức đó có nhiều cái ý đúng mà người ta không tiếp nhận. Vậy thôi! Đó là chuyện của lịch sử, nhưng ít ra để nói rằng, cái giới trí thức của nước này cũng không ngu đến mức nó tự lừa dối nó đâu. Có phải không ạ? Chứ còn hy vọng rằng người ta nghe như giới trí thức này và nhiều trí thức khác, nếu ông hy vọng như thế thì ông hơi ảo tưởng đấy.

Tôi nghĩ rằng nếu ta làm được cái điều mà như chúng ta vừa nói cũng đã tốt rồi. Ít ra chúng ta chứng tỏ với xã hội rằng chúng ta có trách nhiệm đối với xã hội. Khi người ta yêu cầu mình góp ý kiến, mình sẵn sàng nói, nói thẳng cái ý kiến của mình dù có thể đó là sai. Đó là được, tôi nghĩ là nếu chúng ta đạt cái điều này thì cũng tự an ủi mình là mình không phí thì giờ. Có phải như vậy không?"

Mời bà con nghe phần âm thanh tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=mlaPA606M-c&feature=youtu.be

Nghe lại phần 1: GS Trần Phương: CNXH ĐƯA RA CHỈ ĐỂ BỊP THIÊN HẠ!
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=533453110081797

Phần 2: GS TRẦN PHƯƠNG: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐÃ THẤT BẠI! CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ ẢO TƯỞNG! https://www.facebook.com/photo.php?fbid=534611569965951


Mấy “con cọp thật” và “con cọp giấy”.


Theo tin từ RFI: Vào ngày 25/10/2013, hàng không mẫu hạm USS George Washington tiến vào Vịnh Manila sau khi đã đi qua vùng Biển Đông trong tuần qua, đi thăm những nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Cộng. Mục tiêu của chuyến đi này là nhằm phô trương lực lượng Hải quân của Mỹ để củng cố trở lại vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực. Hết trích từ RFI.

Điều quan trọng là trong chuyến “du hành” này của hàng không mẫu hạm USS George Washington đã làm một chuyến đi dọc theo hành lang của biển Đông. Chiếc HKMH này đã có dừng chân ở hải phận quốc tế ngoải khơi Đà Nẵng để mởi một số giới chức quân sự Cộng Sản Việt Nam cùng với đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam dùng trực thăng ra viếng thăm tàu. Tại đây, hạm trưởng của HKMH đã hướng dẫn những người khách đi thăm toàn bộ chiếc HKMH được xem như là một trong những HKMH hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Vị hạm trưởng cũng không quên nhắc lại chính sách xoay trục của chính phủ Hoa Kỳ. Mặc dủ ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ dành cho quốc phòng có giảm, thế nhưng ngân sách này cũng đủ để có thể vận hành một lực lượng quân sự đủ để “răn đe”.


Bên cạnh đó, thủ tướng Nhật Bản đã có những quyết định “cứng rắn” hơn đối với Trung Cộng. Theo tin từ BBC Tiếng Việt:

Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal rằng ‘có những quan ngại rằng Trung Cộng muốn thay đổi trật tự hiện hành bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị’.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Abe nói rằng ông nhận thấy rằng ‘các nước mong Nhật lãnh đạo không chỉ trên mặt trận kinh tế mà còn trên lĩnh vực an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương’.
Ông cũng hứa sẽ đưa ra những chính sách để vực dậy ảnh hưởng đang ngày càng sa sút của Nhật.
Các nước khác muốn Nhật đứng ra đối phó với Trung Cộng, ông Abe nói nhưng không cho biết cụ thể là nước nào.
“Có những quan ngại rằng Trung Cộng đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị. Nếu TrungCộng thích đi con đường đó thì họ không thể nào trỗi dậy hòa bình được,” ông nói.
“Họ không nên đi con đường đó và nhiều nước muốn Nhật nói mạnh với Trung Cộng về điều đó. Họ hy vọng rằng nhờ đó Trung Cộng sẽ có hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.”. Hết trích từ BBC.

Rõ ràng đây là những thông điệp mà thủ tướng Nhật Bản muốn gởi tới đám cầm quyền Bắc Kinh là Trung Cộng không thể nào cứ mãi dùng lối bá quyền để mà chèn ép các nước khác ở trong khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Abe được xem là vị “thủ tướng diều hâu” nhất trong số những vị thủ tướng của Nhật Bản từ sau năm 1945 đến nay.

Việc cả hai cường quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng quan tâm đến vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và nhất là Nhật Bản về vấn đề tranh chấp ở biển Nhật Bản giữa Trung Cộng và một số nước thành viên của Asean cũng như Nhật Bản cho ta thấy rằng “hai con cọp thật” đã thực sự “vào cuộc” và muốn “con cọp giấy” phải chấm dứt “trò chơi’ càng sớm càng tốt. Dĩ nhiên chúng ta hoàn toàn không muốn chiến tranh xảy ra nhưng sự ren đe là cần thiết để làm giảm đi tính hung hăng của một con thú chỉ muốn đi hù dọa thiên hạ và cũng là một phương cách để giữ an bình cho một thế giới vẫn còn nhiều nhiễu nhương.

Và hai “con cọp thật” đang “vờn” “con cọp giấy”.

Phi Vũ
Ngày 30 tháng 10 năm 2013.

Ăn cây Dân, rào cây đảng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trước thái độ bất bình về hình phạt do Tòa án Long An dành cho Bờ-lốc-gơ Đinh Nhật Uy vừa rồi, người “chỉ biết còn đảng còn mình” cũng bất bình nhịn không được, bèn cảm rảm càm ràm lên tiếng.
Là người “chỉ biết còn đảng còn mình”, luôn luôn sống và làm theo lời bác dạy “ăn cây nào rào cây nấy” (lại khẳng định: đây là lời bác Hồ, chứ không phải tục ngữ ca dao gì ráo trọi như luận điệu xuyên tạc của bọn phản động chống phá tổ quốc luôn nói xấu bác Hồ rằng, Người là vua chôm chĩa ca dao tục ngữ, lời hay ý đẹp, tư tưởng triết lý, nhật ký thơ văn của thiên hạ), hình phạt do Tòa án Long An dành cho Đinh Nhật Uy như vậy là đầy tính nhân đạo khoan hồng lắm rồi.
Khoan hồng nhân đạo là vì đương sự đã “làm chủ tập thể” một lô bằng chứng cực kỳ phản động và nếu những tài liệu này cứ phát tán rộng rãi qua mạng in- tẹc- nét chắc chắn đe dọa chẳng những đến uy tín mà còn đến sự sống còn của đảng đang trong thời kỳ quá độ sợi chỉ treo mành, ngắc ngư con tàu đi gặp sư tổ Mác Lênin Xít, cùng thần hoàng làng và thánh trên trời thánh dưới đất này kia kia nọ…
Với một kẻ còn tuổi thanh niên vô tư, sinh ra trong một đất nước sạch bóng quân thù rợp bóng quân anh Hai (Thầy chùa Thích Chân Quang/cháu bác Hồ phán dạy Tàu là anh Hai của Việt Nam, nên việc Lý Thường Kiệt oánh lại anh hai Tàu là cực kỳ hỗn) được giáo dục dưới mái trường XHCN, khăn quàng đỏ xiết cổ từ nhỏ; xét nghiệm máu chắc còn sắc tố bo bo, bột mì đen Liên Xô, khoai lang khô Trung Cuốc nhựng dồ (nhựng dồ: những thứ tương tự - tiếng địa phương quê bác Hồ Nghệ) và đặc biệt là được thấm nhuần chủ trương đường lối của các đồng chí tiên nhân, là “tôi dẫn năm châu đến đại đồng”, “ta đánh Miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Cuốc”, “bên này biên giới là nhà bên kia bên giới cũng là quê hương”,“Công hàm 14/9/1958 do TT Phạm Văn Đồng Ký”. . . Vậy mà dám cầm trong tay:
- 06 áo thun có ghi dòng chữ Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam;
- 02 áo thun có dòng chữ No To U line! Và
No-UFC; Xóa “Đường lưỡi bò” bảo vệ biển đảo Việt Nam;
- 01 quyển sách “chết bởi Trung Quốc”, dịch giả Trần Diệu Trân;
Đã thế lại còn kè kè thêm:
- 01 quyển sách “Bên thắng cuộc, I. Giải phóng”, tác giả Huy Đức; Huy Đức là tên cựu Bộ Đội Cụ Hồ mới bỏ mẹ bác chú cháu nhà ta.
Chưa hết, lại còn đòi Tự Do cho người này ngời nọ, trong khi lời bác dạy treo sờ sờ khắp hang cùng ngõ cụt, “không có gì quí hơn độc lập tự do”: Kim cương qúy không bằng Tự Do nhưng chả có ai dám đi đòi khơi khơi; đàng này... Tự do... ở đó mà đi đòi.
Đây là bằng chứng đi đòi tự do khơi khơi:
- 01 tờ giấy A4 có hình Nguyễn Phương Uyên và dòng chữ “Freedom for Nguyễn Phương Uyên”;
- 01 tờ giấy A4 có hình Đinh Nguyên Kha và dòng chữ “Freedom for Đinh Nguyên Kha”.
Với ngần ấy bằng chứng rành rành phản động chống phá đảng như trên, đáng ra Đinh Nhật Uy phải ở tù mút mùa cho đến khi “xây dựng hoàn thiện CNXH không biết cuối thế kỷ 21 này đã xong chưa. ”
Ăn cây nào rào cây ấy là đạo lý làm người, nhưng đó là người của ngày xưa. Trong thời kỳ Đồ đảng hiện đại, ăn cây Dân rào cây đảng mới là “lý đạo” của những kẻ còn dám tự gọi mình là người “chỉ biết còn đảng còn mình”.

Làm rõ quan hệ thầu chính - thầu phụ

Thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Đấu thầu (sửa đổi) chiều qua, các đại biểu (ĐB) tập trung làm rõ những vấn đề còn tồn tại quan điểm khác nhau như dự án nào phải chỉ định thầu, cạnh tranh bình đẳng giữa các bên…

Trước đó, theo báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ QH, đa số ý kiến nhất trí với quy định, dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước hoặc thấp hơn 30% nhưng có tổng mức đầu tư bằng tiền ngân sách trên 500 tỉ đồng phải thực hiện đấu thầu theo luật. Quy định này nhằm đảm bảo nguồn vốn nhà nước được sử dụng một cách hiệu quả, công khai và minh bạch hơn, tránh thất thoát, tham nhũng, tiêu cực.
ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cho rằng hiện nay đối với các công trình lớn có yếu tố nước ngoài thì 90% các nhà thầu của nước có tài trợ vốn sẽ trúng thầu, các nhà thầu phụ VN sau đó chỉ tham gia ở các gói nhỏ. “Tôi thực sự bức xúc vì lâu nay chưa có quy định rõ quan hệ giữa thầu chính - thầu phụ, cứ để hai bên tự thỏa thuận với nhau dẫn đến tình trạng nhà thầu phụ bị chèn ép”, ĐB Bảo nói. Cũng theo ĐB này, hiện nay gần như 100% thầu phụ là của VN vốn ít, lại vì “miếng cơm manh áo”, vì công ăn việc làm nên giá nào cũng phải làm, nhưng khi hợp tác với thầu chính của nước ngoài thì quy định buộc phải ứng vốn để làm trước. Còn thầu chính chỉ ứng khi nào chủ đầu tư rót tiền xuống. Ngay cả trong quy định lựa chọn nhà thầu, vì ưu tiên giá rẻ nên hầu hết các nhà thầu Trung Quốc với công nghệ lạc hậu, cũ kỹ thắng thầu. “Vì vậy, tôi đề nghị luật lần này phải bổ sung quy định rõ ràng về quan hệ giữa thầu chính - thầu phụ, quy định ngặt nghèo về đấu thầu trang thiết bị công nghệ, tránh nhà thầu trong nước lúc nào cũng rơi vào cảnh bị chèn ép, lép vế”, ông Bảo đề xuất.
Kiến nghị Bộ Y tế chịu trách nhiệm về giá thuốc
Trong dự thảo lần này có một chương riêng về đấu thầu mua thuốc của các cơ sở y tế, nhưng theo ĐB Nguyễn Văn Tiền (Tiền Giang) thì “không thấy điểm mới, trừ nguyên tắc đàm phán giá, đấu thầu tập trung, tương lai triển khai rất mù mịt do luật không quy định lộ trình, số lượng chủng loại cần đấu thầu đàm phán. Như vậy các cơ sở thích thì làm, không thích thì đợi. Để khắc phục tôi đề nghị, khi mua thuốc bằng ngân sách phải quy định rõ giá thuốc mua Bộ Y tế chịu trách nhiệm”.
Cũng theo ông Tiền, hiện có 1.143 loại thuốc đang được BHYT chi trả, nhưng “ai là người thực sự kiểm soát giá thuốc và chủng loại?”. “Trong nhiều năm qua các bệnh viện, bộ ngành không ai biết giá thuốc BHYT thanh toán cao hay thấp, trừ BHXH. Trong năm 2012, BHXH chi trả hơn 20.000 tỉ đồng tiền thuốc qua BHYT, do đó phải có cơ chế kiểm soát thanh toán, đấu thầu như thế nào, chứ không thể cứ phàn nàn trên báo chí rằng chỗ này cao, chỗ kia thấp”, ông Tiền nói và đề xuất: “Thực tế, 70% dân số có BHYT. Vì vậy, tôi đề xuất BHXH chịu trách nhiệm chính cùng Bộ Y tế trong quản lý giá thuốc. Bên cạnh đó, dự thảo quy định Hội đồng tư vấn quốc gia quản lý thuốc, nếu do Bộ Y tế thành lập và làm chủ tịch thì không hiệu quả, vì lâu nay chưa bao giờ Bộ Y tế nói giá thuốc cao. Bộ Y tế và Tài chính luôn luôn đá bóng nhau về giá thuốc. Vì vậy, hội đồng này phải do Bộ Tài chính hoặc BHXH làm chủ tịch mới có hiệu quả”.
Anh Vũ
 
 

Kennedy quyết định rút khỏi Miền Nam

Trước ngày đảo chính
Năm 1961 chiến tranh bắt đầu lan rộng tại miền nam VN, Việt Cộng  gia tăng lực lượng từ đầu năm 5,500 người tới 25,000 cuối năm 1961. Tổng thống Kennedy cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, số cố vấn phụ trách huấn luyện gia tăng tới 3,200 người. Năm 1962 chính phủ Mỹ vội viện trợ cho quân đội VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113 (1)…
Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần dần, quân đội VNCH nhờ chiến thuật, vũ khí mới đã đạt thắng lợi năm 1962, quân phiến loạn bị mất tinh thần.
Năm sau1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sa lầy vì vụ Phật giáo khởi đầu từ giữa cho tới cuối năm 1963 thì hoàn toàn sụp đổ.
J.F Kenedy. Ảnh Internet
J.F Kennedy. Ảnh Internet
Từ giữa 1962 chính phủ Kennedy có mục đích rõ ràng chỉ gửi cố vấn sang huấn luyện quân đội VNCH để tự bảo vệ đất nước họ (2), nghĩa là không gửi quân tác chiến. Bộ trưởng quốc phòng McNamara cho biết ông đã đặt giới hạn cho thời gian huấn luyện, nếu thành công thì phải rút. Ngày 23-7-1962 ông hỏi tướng Paul Harkins (3) tại Honolulu bao lâu ta có thể loại trừ hết VC, ông tướng nói có lẽ một năm. McNamara nghĩ có lẽ ba năm sẽ trấn áp địch, cuối tháng 3-1963 ông hỏi ý kiến Sir Robert Thompson (chiến lược gia chống du kích) về việc này, ông ta nói nếu bình định tiến bộ, có thể  rút bớt 1,000 người, lúc này tổng cộng có 16,000 cố vấn tại  miền nam VN.
Lần họp sau tại Honolulu với tướng Harkins ngày 6-5-1963, McNamara hỏi ông tướng và được biết cuộc chiến diệt du kích tiến triển tốt đẹp, ông bèn chuẩn bị cho rút 1,000 cố vấn cuối năm 1963. Trong khoảng thời gian này khủng hoảng tôn giáo chính trị bùng nổ, tới tháng 8-1963 tình hình căng thẳng hơn. Ban tham mưu không đồng ý kế hoạch rút quân khi được McNamara hỏi tới, họ nói khoan rút cho tới cuối tháng 10 vì tình hình chính trị VNCH xáo trộn, khủng hoảng lắng dịu hãy cho rút.
Theo McNamara ngày 21-8-1963, khoảng 2 giờ sáng, được sự đồng ý của Diệm, Nhu cho lệnh tấn công các chùa chiền (with Diem’s approval, Nhu ordered an elite military unit to raid the Buddhist pagoda..) (4), bắt giam mấy trăm sư tăng. Bắt đầu từ mùa hè McNamara được tin ông Diệm giao cho Nhu tiếp xúc bí mật với Hà nội, nhân cơ hội này De Gaulle kêu gọi VN thống nhất, trung lập. McNamara cho rằng ông Diệm định tháu cáy Mỹ vì họ đang ép ông bớt đàn áp những người chống đối. Tuần này những viên chức then chốt nắm quyết định về VN – Tổng thống Kennedy, Dean Rusk, McGeorge Bundy, John McCone, McNamara – đều không ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn (5)
Ngày 24-8 những bản tường trình về sự bạo hành từ VN tràn tới Washington . Các viên chức xử lý thường vụ tại trung ương cho đây là cơ hội để lật đổ chế độ Diệm. Người Mỹ chuẩn bị làm đảo chính, McNamara cho đây là một trong những quyết định nguy kịch nhất về VN dưới chính phủ Kennedy và Johnson. Người khởi xướng là Roger Hilsman, ông ta thay thế Averell Harriman trong chức vụ Phụ tá bộ trưởng ngoại giao đặc trách Viễn đông sự vụ, Hilsman và các cộng sự viên cho rằng nếu còn Diệm ta không thể thắng (CS), vậy phải loại bỏ ông ta (we could not win with Diem and, therefore, Diem should be removed)
Roger Hilsman bắt đầu soạn một công điện để gửi cho Henry Cabot Lodge, Đại sứ mới nhậm chức tại Sài gòn, khởi đầu bằng sự kết án Nhu xin sơ lược như sau (6)
Nhu lợi dụng thiết quân luật để tấn công các chùa chiền (to smash pagodas), rõ ràng Nhu trở thành người cầm đầu
Chính phủ Mỹ không thể tha thứ cho tình trạng quyền hành rơi vào tay Nhu, phải giúp Diệm loại bỏ Nhu và đồng bọn.
Nếu ông (tức Cabot Lodge) đã cố gắng hết mình mà Diệm vẫn ngoan cố (Diem remains obdurate) và từ chối thì có thể loại bỏ ông. Ta cũng cho các Tướng lãnh (Sài gòn) biết Mỹ sẽ cắt viện trợ trừ khi thả các sư tăng bị bắt và loại bỏ vợ chồng Nhu. Chúng ta sẽ cho Diệm cơ hội thuận tiện để loại bỏ Nhu nhưng nếu ông ta còn ngoan cố, bó buộc ta không thể ủng hộ Diệm. Ông có thể nói cho các Tướng lãnh (VN) rằng chúng ta sẽ trực tiếp giúp họ giai đoạn sau đảo chính. Thêm vào đó Đại sứ và các cộng sự của ông có thể tạm thời nghiên cứu chi tiết kế hoạch thay Diệm nếu cần.
Hilsman soạn xong trình Averell Harriman, Thứ trưởng ngoại giao (mới lên) chấp thuận. Công điện sau đó được gửi Kennedy (đang nghỉ mát), ông ta nói có thể đồng ý nếu các cố vấn của ông đã thuận. Dean Rusk (Bộ trưởng ngoại giao), được hỏi ý kiến và được biết Tổng thống đã đồng ý, Dean cũng thuận nhưng không nhiệt tình lắm.
McNamara chán nản vì chính phủ tại Sài Gòn gia tăng đàn áp nhưng không biết sẽ thay bằng chính phủ như thế nào, có lẽ tốt nhất là thuyết phục ông Diệm thay đổi lập trường, dọa cắt viện trợ có thể khiến ông từ bỏ đàn áp. Công điện đã được gửi đi Sài Gòn.
Kennedy sau đó lấy làm tiếc đã gửi công điện, coi đó là sai lầm, ông tưởng đã được McNamara, tướng Taylor .. .soạn và đồng ý nhưng thực ra chỉ là do Harriman, Hilsman, Mike Forrestal … những người này ủng hộ đảo chính mạnh. Ngày 29-9-1963 tướng Maxwell Taylor và McNamara tới dinh Gia Long họp 3 giờ với ông Diệm, sau có đãi tiệc, Lodge và tướng Harkins cũng tháp tùng. Ông Diệm nói hai tiếng rưỡi về chính sách và diễn tiến cuộc chiến. McNamara nói Mỹ muốn giúp VN thắng CS, chúng tôi lo âu về tình hình chính trị tại VN, tôi đề nghị ông chấm dứt đàn áp vì sự xáo trộn sẽ ảnh hưởng xấu nỗ lực của Mỹ.
Ông Diệm bác bỏ cho rằng báo chí xuyên tạc về chính phủ và gia đình ông khiến người Mỹ hiểu lầm về VN. McNamara nói mặc dù có một số bài báo sai nhưng không thể phủ nhận sự khủng hoảng niềm tin vào chính phủ Diệm tại VN cũng như tại Mỹ. Ông Diệm không đồng ý và trách những sinh viên non trẻ vô trách nhiệm bị bắt mới rồi, ông chua chát bảo tôi có trách nhiệm về vụ Phật giáo ấy là vì tôi quá tử tế với họ.
Taylor và McNamara về Hoa Thịnh Đốn tường trình Tổng thống với sự giúp đỡ của Phụ tá bộ trưởng quốc phòng về vấn đề an ninh quốc tế, bản văn gồm một số điểm chính.(8)
-Về quân sự có nhiều tiến bộ
-Sài Gòn căng thẳng về chính trị, chính phủ Diệm Nhu ngày càng mất lòng dân.
-Những hành động đàn áp trong tương lai của Diệm Nhu có thể thay đổi tình hình quân sự tốt đẹp hiện nay, một đường lối cai trị ôn hòa có thể làm dịu khủng hoảng chính trị.
-Không phải áp lực Mỹ sẽ làm Diệm Nhu ôn hòa, thật ra có thể khiến họ  ương bướng.
 -Viễn tượng thay đổi chính phủ có thể cải thiện 50 – 50
Khuyến cáo (một số điểm chính)
Hai người khuyên:
-Một chương trình thiết lập, huấn luyện người VN có thể thay thế vai trò quân nhân Mỹ cuối 1965, có thể rút hết người Mỹ vào lúc này.
-Song song với chương trình huấn luyện người Việt nắm vai trò quân sự, Bộ quốc phòng sẽ thông báo một ngày rất gần chuẩn bị rút 1,000 quân nhân Mỹ cuối năm 1963
-Ngưng viện trợ tài chính.
-Giữ những liên hệ đúng với viên chức cao cấp VNCH
-Quan sát tình hình coi xem Diệm có bớt đàn áp và tăng hiệu quả quân sự không?
-Ta không khuyến khích việc thay đổi chính phủ (VN)
Hai người nhấn mạnh không tin tưởng hành động tổ chức đảo chính vào lúc này
Về Mỹ ngày 2-10-1963, Taylor và McNamara thuyết trình cho Kennedy nghe tại tòa Bạch ốc, chủ đề thảo luận chính là khuyên rút 1,000 cố vấn Mỹ.
“Thưa tổng thống, tôi nghĩ chúng ta phải tìm cách rút ra khỏi địa bàn, và phải cho dân chúng biết thế”
Chiều hôm ấy Kennedy triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về bản tường trình, ông nói chúng ta cần tìm cách thuyết phục ông Diệm thay đổi không khí chính trị tại Sài Gòn, ông nhấn mạnh chính phủ ta sau cùng nhất trí về VN, nay chúng ta có một chính sách và bản tường trình được mọi người cùng duyệt.
Mọi người đồng ý đó là cuộc chiến tại miền nam VN, chúng ta chỉ gửi cố vấn và giúp họ chiến đấu, nếu họ không tự vệ được thì sẽ không thắng được cuộc chiến. Thảo luận sôi nổi về lời khuyên của Bộ quốc phòng thông báo kế hoạch rút quân cuối 1965 bắt đầu bằng 1,000 người cuối 1963.
Cuộc thảo luận cho thấy không đồng nhất, một số cho quân sự tiến triển tốt, huấn luyện tốt ta có thể rút; một số cho không thấy chiến tranh tiến triển thuận lợi và không thấy quân đội VNCH được huấn luyện tốt nhưng cũng đồng ý cho rút vì người miền nam VN huấn luyện được và ta đã làm việc ở đó khá lâu, có kết quả; nhóm ba thể hiện ý kiến của đa số nói người VN huấn luyện được và tin cuộc huấn luyện chưa đủ, cần tiếp tục thêm.
Kennedy chấp nhận cho rút 1,000 người cuối tháng 12-1963, ông không lý luận. Vì chương trình bị nhiều người chống đối và sợ họ có thể cố gắng thuyết phục Kennedy đổi ý nên McNamara thúc Tổng thống thông báo chính thức. Kennedy đồng ý nhưng không kèm theo câu vào cuối năm vì sợ nếu thông báo mà không làm được trong ba tháng sẽ bị chỉ trích.
McNamara nói cái lợi của kế hoạch là chúng tôi cho Quốc hội, người dân biết ta có kế hoạch giảm quân số Mỹ tại nam VN mà người VN sẽ bình định đất nước họ, nó sẽ là thành quả tốt đẹp trước những nhận định cho rằng Mỹ sẽ sa lầy hàng chục năm.
Kennedy đồng ý, sau phiên họp, tòa Bạch ốc đã chính thức thông báo: Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor  tường trình cuối năm nay chương trình của Mỹ huấn luyện cho người VN tiến triển tốt đẹp và 1,000 quân nhân Mỹ công tác tại đây sẽ được hồi hương.
Sáng 5-10-1963 thảo luận về tường trình. Tổng thống Mỹ chấp nhận đoạn nói về kế hoạch đảo chính. Bản tường trình viết “lúc này ta không nên cổ võ thay đổi chính phủ (bênVN). Một chính sách khẩn để tìm và tiếp xúc một lãnh đạo khác nếu có thể, Tổng thống chỉ thị gửi tới Sài Gòn qua đường CIA.
Quyết dịnh của Kennedy: Mỹ chủ trương không thay đổi chính phủ (VN). Ngày 25-10, trong môt điện khẩn gửi Mc George Bundy, Đại sứ Cabot Lodge (từ VN) cho biết âm mưu các tướng VN đã tiến hành mạnh, chúng ta không thể ngăn cản đảo chính, ông lý luận: ta có thể tin chính phủ sau sẽ không thối nát như chính phủ hiện tại. Thay lời tổng thống, Mac phúc đáp Lodge: ta hãy duyệt kế hoạch các tướng và làm cho họ nản chí vì khó thành công.
Bốn hôm sau trong một phiên họp với Kennedy, McNamara nói về trong số các viên chức Mỹ ở Sài Gòn âm mưu làm đảo chính và thấy tướng Harkins có thể không biết tòa Đại sứ và CIA làm gì. Theo ông này ủng hộ đảo chính nghĩa là đặt tương lai miền nam VN vào tay những người chưa rõ ra sao. Taylor đồng ý cho rằng nếu thành công nó sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực chiến tranh của Mỹ.
Lúc 6 giờ chiều họp tiếp, Kennedy không tin vào nhiệt tâm của Lodge về cuộc đảo chính cũng như các tướng VN. Họp xong Bundy gửi điện cho Lodge tại VN và bảo ông này đưa bức điện nói về âm mưu của các Tướng (VN) cho Tướng Harkins coi và hỏi ý kiến ông ta.
Tướng Harkins phàn nàn Đại sứ Lodge dấu không cho ông biết tin tức về đảo chính, Harkins chống đảo chính, không tin các tướng lãnh VN. Ông nói chúng ta không thay ngựa nhanh như vậy mà phải thuyết phục cho ngựa đổi hướng và thay đổi cách hành động.
Lodge sợ chính phủ Mỹ phản đối cuộc đảo chính bèn đánh điện trả lời bầy tỏ chán nản: “Chúng ta không có khả năng trì hoãn đảo chính”. McNamara và Bundy thắc mắc các tướng VN có tiếp tục đảo chính không nếu họ biết Mỹ chống lại đảo chính. Bundy đánh điện Lodge “Chúng tôi không chấp nhận lý do ‘ta không thể trì hoãn đảo chính’. Chúng tôi tin ông phải hành động và thuyết phục các tướng ngưng hay hoãn mọi kế hoạch chưa chắc đã thành công (tức kế hoạch đảo chính)
Lodge định về Hoa thịnh Đốn ngày 1-11-1963 để tham khảo ý kiến. Trước khi lên máy bay ông theo Đô đốc Felt vào viếng xã giao ông Diệm. Trước đó ông Diệm đã gửi thiệp cho Lodge bảo ông này ở lại chừng mười năm phút sau khi Đô đốc Felt đã đi, Lodge đồng ý. Sau đó ông đánh điện về Hoa Thịnh Đốn
“Khi tôi đứng dậy định đi, ông ta (Diệm) nói: Ông làm ơn nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và ngay thẳng, chẳng thà thẳng thắn giải quyết vấn đề bây giờ hơn là nói về nó sau khi chúng tôi mất hết. Nói cho Tổng thống Kennedy biết tôi coi những đề nghị này nghiêm chỉnh và muốn thi hành nó nhưng chỉ có vấn đề thời gian thôi
Lodge nhận xét
 “Tôi nghĩ đây là một bước tiến khác qua cuộc nói chuyện mà Diệm đã bắt đầu tại lần gặp nhau ở Đà lạt hôm chủ nhật (27-10) (lời Lodge)
Nêu Hoa kỳ muốn thương thuyết nhiều vấn đề. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm được.. thật vậy ông ta nói : Cứ nói cho tôi biết các ông muốn gì, chúng tôi sẽ làm” (lời ông Diệm)
Tôi hy vọng chúng ta sẽ bàn tới nó ở Washington ” (lời Lodge) (9)
Bức điện về Bộ ngoại giao lúc 9 giờ :18 phút sáng (giờ Washington) ngày 1-11-1963, tới 9 giờ 37 phút sáng tới Tòa Bạch Ốc, tại đó McNamara và các cố vấn họp với Tổng thống bàn về các biến cố ở Sài Gòn. Lúc đó thì đã quá trễ; cuộc đảo chính đã bắt đầu.
Trưa hôm ấy tin anh em ông Diệm bị giết khiến Kennedy xúc động mạnh.
Nhận định cuối cùng về VN trước công luận của Kennedy trong một cuộc họp báo ngày 14-11 ông nói “Chúng ta có từ bỏ VN không? Một chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là an ninh của đất nước ta nhưng chúng ta không muốn Hoa Kỳ đóng quân ở đó”
Trước đó trong một cuộc họp báo khác ông cho biết mục tiêu của chúng ta là đưa người Mỹ về nước, để người miền  nam VN giữ quyền tự trị, độc lập của họ, theo ông miền nam VN phải tự bảo vệ  đất nước họ, Hoa Kỳ không thể chiến đấu cho họ
   (The South Vietnamese must carry the war themselves, The United States could not do it for them)
   Ngày 22-11-1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas
Sang thời Johnson
Phó tổng thống L.B Johnson lên thay thế Kennedy, tình hình chính trị miền nam ngày càng phức tạp và xáo trộn. Đúng ba tháng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tướng Nguyễn Khánh lại đảo chính Dương Văn Minh ngày 30-1-1964 (10), cuối tháng 10-1964, ông Trần Văn Hương được mời làm Thủ tướng, nhưng chính phủ của ông chỉ tồn tại được đúng ba tháng. Năm 1964 là một năm đầy hỗn loạn, đảo chính, tranh quyền, biểu tình, tuyệt thực…Trong khi CS ngày càng gia tăng xâm nhập (11), Nga và Trung Cộng gia tăng viện trợ quân sự (12), chương trình rút quân của Kennedy đã không thực hiện được mà Tổng thống mới còn phải gửi thêm cố vấn lên 23,300 người tính tới cuối năm 1964 (13).
Ngày 1-12-1964, Tổng thống Johnson họp với các cố vấn tại tòa Bạch ốc, tướng Maxwell Talor, Đại sứ ở Sài gòn về, phó tổng thống Humphrey.. VNCH bất ổn, mất VN sẽ phá hỏng chính sách be bờ ngăn chận CS tại Đông nam Á.
Đại sứ Taylor trở lại Sài Gòn mang thông điệp của Johnson cho các Tướng lãnh VN, Mỹ tiếp tục viện trợ, các tướng phải thôi chống đối nhau và chống chính phủ, sự thực họ vẫn chống chính phủ dân sự, McNamara nghĩ  họ muốn nắm quyền. Trong một buổi họp với các tướng VN ngày 20-12-1964, hôm mà các tướng này giải tán Thượng Hội Đồng QG, Taylor có những lời lẽ nặng nề khiến các tướng VN gửi văn thư cho Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Trần văn Hương yêu cầu trục xuất đại sứ Taylor về Mỹ (14). Người Mỹ dọa cắt viện trợ, nhờ sự dàn xếp khéo léo của Thủ tướng Trần Văn Hương vụ khủng hoảng đã được dàn xếp ổn thỏa.
Ông Đại sứ tức giận gửi điện về Mỹ nhân dịp lượng giá cuối năm, ngoài các vấn đề khác, có nói “Nếu tình hình ngày càng tệ, chúng ta có thể tìm cách rút ra khỏi mối liên hệ này với chính phủ VNCH, rút hết cố vấn .. Nhờ vậy ta mới có thể dứt bỏ một đồng minh không đáng tin cậy và để cho họ tự lo lấy thân, có sụp đổ thì ráng chịu”
McNamara cho biết các viên chức tòa Bạch Ốc ít ai chịu chú ý tới điểm này vì sợ nó phá hỏng chính sách đắp đê ngăn chận CS của Mỹ. Taylor ám chỉ ta theo một chương trình sao cho miền nam VN yêu cầu chúng ta rút hoặc một tình trạng hỗn loạn khiến ta phải rút hết cố vấn, như vậy sẽ khiến Hoa Kỳ tiết kiệm được xương máu. Rõ ràng rút bỏ là con đường ta phải chọn lựa, nhưng ta đã không làm thế (15)
Gần cuối cuốn hồi ký In Retrospect của McNamara (trang 320) ông cũng nói  Hoa Kỳ có ba cơ hội để rút bỏ VN: Từ cuối 1963 khi tình hình xáo trộn sau đảo chính hoặc cuối 1964, hay đầu 1965 khi miền nam VN xáo trộn về chính trị và yếu kém quân sự.
McNamara sau này cho rằng cuộc chiến VN là sai lầm, đáng lý phải rút khỏi VN từ giữa thập niên 60 để khỏi thiệt hại nhân mạng cho người Mỹ.
Sau khi lên thay Kennedy, Tổng thống Johnson không thể rút quân vì tình hình chính trị và quân sự ờ miền nam không ổn định. Johnson bắt đầu cho oanh tạc BV từ 2-3-1965 mục đích buộc Hà nội phải đàm phán ngưng bắn nhưng ngược lại họ tăng cường xâm nhập và tấn công quân đội VNCH. Tháng 3-1965 theo yêu cầu của Tướng Westmoreland và Đô đốc Sharp, Johnson cho hai tiểu đoàn TQLC tới VN để canh giữ phi trường, dần dần tình hình quân sự ngày một xấu, tướng Westmoreland khẩn khỏan xin Tổng thống cho tăng thêm lực lượng.
Johnson rất lưỡng lự trước quyết định gửi quân sang VN khi ấy Quốc hội người dân ủng hộ cuộc chiến ngăn chận CS tại Đông nam Á, họ muốn ông không để mất miền nam, đồng thời tướng Tư lệnh yêu cầu khẩn thiết cho tăng quân. Việc gửi quân cho dù cần thiết nhưng nó sẽ phá hỏng chương trình phúc lợi xã hội (Great Society) của Johnson gồm nhân quyền, medicaire, medicaid, trợ giúp giáo dục, chống nghèo….Nó có thể hủy hoại sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng cuối cùng Johnson đã đồng ý cho tăng quân vì nếu mất miền nam, ông sẽ phải chịu trách nhiệm về sự hủy hoại chính sách đắp đê be bờ của Mỹ. Trung bình một tháng năm 1965 tăng quân vào VN trên 10,000, tới cuối năm đã lên tới 184,000, cho tới 1968 đã lên tới 530,000 người. Chiến tranh ngày càng mở rộng, Mỹ tăng quân thì BV gia tăng xâm nhập y như truyện Sơn tinh Thủy tinh, nước càng lên cao thì núi cũng lên cao.
Giữa năm 1965 nếu Mỹ không đem quân vào miền nam VN thì sẽ bị mất trong vòng 6 tháng (16), trung bình một tuần ta mất một quận và môt tiểu đoàn. Những năm 1966, 1967 tại miền nam có vài bài báo nêu vấn đề chủ quyền, chỉ trích chỉnh phủ làm ngơ cho người Mỹ đem quân vào nước ta. Nay vẫn còn nhiều người chê các tướng lãnh, chính phủ VNCH hồi giữa thập niên 60 đã không giữ được chủ quyền, để cho Hoa kỳ ngang nhiên đem quân xâm nhập. Người mình hay ngủ mơ trên mây xanh, sắp chết tới nơi mà vẫn nói chuyện chủ quyền.
Kết luận
Kennedy quyết định rút quân bắt đầu từ cuối 1963 vì cho rằng cuộc bình định miền nam đã tiến triển tốt, VC đã bị đánh bại, đẩy lui. Kennedy và McNamara thiếu tin tình báo cũng như không hiểu biết gì nhiều về CSVN. Thực tế đã chứng tỏ cuộc chiến kéo dài tới mười năm chứ không phải sẽ chấm dứt cuối 1965 như Kennedy và McNamara mơ tưởng.
Cho tới 1969 Nixon mới bắt đầu cho rút 60,900 quân, năm sau 1970 rút 140,600 người, năm 1971 rút 177,800 người, năm 1972 rút 132,600 người chỉ còn để lại hơn 20,000. Nhiều người Việt quốc gia lên án Nixon, Kissinger rút quân, bắt ép VNCH ký hiệp định Paris bất bình đẳng khiến miền nam sụp đổ năm 1975.
Người Mỹ lại nói khác, tác giả Walter Isaacson (17) chỉ trích Nixon đã không ký Hiệp định Paris từ 1969, rút bỏ miền nam sớm hơn thay vì bốn năm nữa mới ký (1973). Cuộc chiến kéo dài thêm bốn năm làm chết thêm 20,000 người Mỹ. Nhận định này không phải riêng của Walter Isaacson mà phong trào phản chiến, đảng đối lập, Quốc hội thù nghịch, truyền thông báo chí cũng nghĩ như thế. Người ta oán trách Nixon đã không chịu bỏ rơi chế độ Thiệu sớm hơn 4 năm và ký Hiệp định Paris từ năm 1969, để tiết kiệm  xương máu cho người Mỹ.  Họ cho rằng Hoa Kỳ không đáng phải hy sinh thêm 20 ngàn lính Mỹ để bảo vệ cho miền nam VN sống thêm 4 năm nữa.
Cuối năm 1963, Kennedy, McNamara muốn rút khỏi VN nhưng dù muốn  cũng không làm được vì Quốc hội và người dân không muốn thế, qua thăm dò đại đa số tin vào thuyết Domino, mất miền nam Đông nam Á sẽ rơi vào tay CS. McNamara tiếc rẻ mãi, ông nói Hoa kỳ đáng lý phải rút bỏ VN từ 1963, 1964, 1965 vì đó là cuộc chiến sai lầm. Đây chỉ là một nhận định không tưởng vì tình hình lúc này không cho phép, người dân và Quốc hội sẽ chống đối không để Johnson McNamara làm như vậy. Nhận định này chỉ lả để bào chữa cho sự bất tài vô dụng của chính McNamara, người đã  được Quốc hội và nhân dân ủng hộ hết mình, đã nắm trong tay hơn nửa triệu quân mà chẳng làm nên trò trống gì.
Những năm đầu thập niên 70, Nixon dù có muốn giữ miền Nam VN, dù muốn ở lại miền Nam cũng không được, gió đã đổi chiều: người dân, Quốc hội Mỹ đã quá chán chiến tranh Đông dương, họ chỉ muốn nó chấm dứt sớm ngày nào hay ngày nấy. Những người kết án Nixon, Kissinger phản bội đồng minh cũng nên để ý, người ta đã có kế hoạch, dự tính rút bỏ VN từ những năm 1963, 1964, 1965 và cà 1969 chứ không phải đợi tới năm 1973, 1975.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
————————————————–
Chú thích
(1) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 20, 21.
(2) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam (in 1995) trang 48
(3) Tư lệnh Bộ viện trợ quân sự Mỹ tại VN
(4) In Retrospect, trang 51
(5) Đi vacation, nghỉ mát, trang 52
(6) In Retrospect, trang 52.
(7) Đài VOA, BBC khoảng thời gian này nói Nhu cầm đầu chính phủ Sài Gòn, đại sứ Trấn văn Chương tại Mỹ từ chức để phẩn đối ông Diệm tuyên bố Ngô đình Nhu, con rể ông hiện cầm đầu chính phủ Sài Gòn
(8) In Retrospect trang 77
(9) In Retrospect, trang 82, 83
(10) Lâm Vĩnh Thế,  VNCH 1963-1967, Những Năm Xáo Trộn, Chương ba (trang30), Chương bốn (trang 52), Chương năm (trang 65.)
(11) Nixon, No More Vietnams trang 50: trong năm 1964 chủ lực quân địch tăng từ 10,000 lên tới 30,000 người; phụ lực quân địch tăng từ 30,000 lên 80,000 người.
(12) BBC Vietnamese.com. Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh 10-5-2006. Giai đoạn 1955-60: 45 ngàn tấn viện trợ vũ khí, giai đoạn (1961-64) lên 70 ngàn tấn
(13) Chiến tranh VN toàn tập trang 886
(14) VNCH 1963-1967, Những Năm Xáo Trộn (trang 97, 98), In Retrospect trang 164
(15) In Retrospect trang 164:  It is clear that disengagement was the course we should have chosen. We did not
 (16) Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17
 (17) Kissinger a Biography trang 484

Lần theo kế hoạch lâu dài của Trung Quốc

Jacqueline Newmyer Deal (National Interest, tháng 9-10 năm 2013)
Phạm Nguyên Trường dịch
clip_image002Giới thiệu tác phẩm Của cải và sức mạnh: Cuộc trường chinh của Trung Quốc vào thế kỉ XXI (Wealth and Power: China’s Long March to the Twenty-First Century), (New York: Random House, 2013), 496 tr., của Orville Schell và John Delury.
Từ những năm 1990 chính sách của Mĩ đối với Trung Quốc được hình thành trên giả định rằng Trung Quốc càng giàu có và địa vị quốc tế của nước này càng gia tăng thì sẽ dẫn tới quá trình tự do hóa ở trong nước. Đầu thập kỷ trước, chính quyền của Tổng thống Bush cũng đã từng hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành một "thành viên có trách nhiệm" trong cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Các nhà lãnh đạo của nước này tự gọi là "cường quốc", bên cạnh Hoa Kỳ. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn giữ độc quyền về chính trị, và kể từ thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, nhà nước đảng trị này đã tăng cường đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư và người ủng hộ cải cách tự do ở trong nước. Còn ở nước ngoài, Trung Quốc gia tăng các nỗ lực quân sự nhằm khẳng định chủ quyền trên những vùng lãnh thổ đang tranh chấp, và còn sử dụng những công cụ kinh tế, trong đó có đe dọa ngưng hoặc ngăn chặn việc buôn bán một số loại hàng hóa nhất định. Nếu trước đây, giới tinh hoa chính trị Trung Quốc còn nói tới những giá trị của chế độ dân chủ và các chuẩn mực quốc tế thì bây giờ họ chủ động chào bán mô hình của họ, như là món hàng thay thế cho cái gọi là hệ thống của phương Tây. Làm sao mà nhiều thế hệ các nhà hoạch định chính sách của Mỹ lại hiểu làm Trung Quốc đến như thế?
Thứ nhất, họ bỏ qua những tín hiệu từ lịch sử Trung Quốc hiện đại và hồ sơ của ĐCSTQ, tức là những thứ có thể tạo ra nghi ngờ về khái niệm tự do hóa không thể tránh khỏi của Trung Quốc và tiếp thu các thiết chế quốc tế của nước này. Nhưng muộn còn hơn không, Orville Schell và John Delury đã tiến hành thăm dò những tín hiệu đó trong cuốn sách tuyệt vời và rất uyên thâm, với nhan đề: Wealth and Power: China’s Long March to the Twenty-First Century (Của cải và sức mạnh: Cuộc trường chinh của Trung Quốc vào thế kỷ XXI). Ông Schell, vốn là Trưởng khoa Báo chí của trường Đại học California ở Berkeley (University of California, Berkeley’s Graduate School of Journalism) và hiện là Giám đốc Trung tâm Hiệp hội châu Á về quan hệ Trung – Mỹ (Asia Society’s Center on U.S.-China Relations), còn Delury là một nhà sử học tốt nghiệp đại học Yale, hiện giảng dạy tại trường đại học Yonsei ở Seoul. Trong tác phẩm này họ kết hợp tính hàn lâm với văn phong báo chí đầy màu sắc và chi tiết đáng được đánh giá cao. Họ thổi đời sống vào câu chuyện của mình bằng những bản phác thảo tiểu sử những cây đa cây đề của nền học thuật và chính trị Trung Quốc từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, và khẳng định rằng việc hồi sinh của quốc gia được xác định bằng thuật ngữ “phú cường” (sự giàu có và sức mạnh) – đã là mục tiêu ngay từ đầu của những người này. Suốt hơn hai thế kỷ qua, giới tinh hoa Trung Quốc đã tìm cách biến sự xấu hổ và nhục nhã hồi thế kỷ XIX – khi các cường quốc bên ngoài liên tục khai thác sự kém cỏi về quân sự của Trung Quốc – thành năng lượng để giúp Trung Quốc đi lên và thanh toán cái quá khứ đau khổ của nó. Nếu một số người trong giới tinh hoa đôi khi cổ động cho các giá trị chính trị của phương Tây, thì đấy cũng chỉ là những câu chuyện đầu môi chót lưỡi và vào những lúc khi mà họ tin rằng chế độ dân chủ tự do có thể làm cho đất nước này giàu mạnh mà thôi. Lời giới thiệu của Schell và Delury xác định chủ đề chung sau đây:
Khác với những cuộc cải cách chính trị dân chủ ở phương Tây, tức là những cuộc cải cách xuất phát từ niềm tin vào một số giá trị phổ quát và quyền con người, bắt nguồn từ "tự nhiên", hay được tạo hóa ban cho và do đó, đã được mọi người tán thành bất kể hiệu quả của chúng, truyền thống của những cuộc cải cách giữ thế thượng phong ở Trung Quốc lại xuất phát từ quan điểm lợi ích. Mục tiêu của cải cách là đem về cho Trung Quốc sức mạnh, vì vậy mà mọi phương tiện, miễn là đạt được mục tiêu này, đều cần phải xem xét… Trong những giai đoạn khác nhau trên con đường quanh co của Trung Quốc, các nhà cải cách từng quan tâm tới nền quản trị dân chủ, không phải là vì nó hàm chứa những quyền tự do chính trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm mà bởi vì nó có thể làm cho đất nước của họ năng động hơn và do đó, trở thành mạnh mẽ hơn.
Trong giới tinh hoa Trung Quốc, mối bận tâm về quyền lực, được hiểu như là một chức năng của sức mạnh kinh tế và quân sự, cao hơn hẳn so với những quan tâm về nhân quyền hoặc chế độ pháp quyền, ở trong nước hay nước ngoài thì cũng thế. Họ nhìn thế giới qua lăng kính thèm khát quyền lực. Đây là cuộc cạnh tranh một mất một còn, và các đơn vị tính toán là nhà nước chứ không phải là cá nhân con người hay người công dân. Mặc dù quan điểm này hoàn toàn trái ngược với các chuẩn mực phương Tây hiện đại, nhưng lại là quan điểm gần gũi của các chính khách thế kỷ XIX ở châu Âu, thí dụ như Otto von Bismarck. Quan điểm đó cản trở những nỗ lực nhằm tự do hóa chính trị thực sự, mà kết quả sẽ là quyền lực của quần chúng nhân dân. Không những thế, các nhà tư tưởng hàng đầu và các chính khách của Trung Quốc có xu hướng tự coi mình là thành tố thiết yếu trong những nỗ lực của quốc gia nhằm vượt lên hàng đầu của cuộc ganh đua giữa các nước – và, vì vậy mà có quyền tích lũy của cải và quyền lực cá nhân.
Đấy là cách Schell và Delury lí giải vì sao Trung Quốc không tiến hành dân chủ hóa, và đây là thành quả đáng kể của công trình nghiên cứu của họ. Nhưng họ cũng cho thấy nguồn gốc nội tại của chính sách an ninh và đối ngoại của Trung Quốc. Trong khi các tác giả tập trung chủ yếu vào sự phát triển ở trong nước Trung Quốc thì việc phân tích của họ cung cấp bối cảnh tối quan trọng cho việc tìm hiểu chiến lược của nước Trung Hoa hiện đại và nguồn gốc của nó trong việc làm và suy nghĩ của các nhân vật chủ chốt của Trung Quốc trong một thế kỷ rưỡi, từ sau Chiến tranh Nha phiến. Ví dụ, các tác giả mô tả một nhà cải cách thế kỷ XIX, người đã đưa kế hoạch chi tiết cho việc hiện đại hóa hải quân và một “cuộc tấn công nhằm thu phục nhân tâm” khu vực Đông Nam Á và nước Nga mà dường như vẫn là kim chi nam cho chính sách của Bắc Kinh cho đến tận hôm nay. Và từ cách miêu tả ông Chu Dung Cơ – đạo sư kinh tế của Đặng Tiểu Bình – người đọc có thể phát hiện tại sao và bằng cách nào mà Chu [Dung Cơ] có thể làm cho những người đồng cấp phương Tây bị lừa khi cho rằng ông ta là một người ủng hộ thị trường tự do thực sự, trong khi trên thực tế, ông ta không có ý định từ bỏ chủ nghĩa tư bản do nhà nước tài trợ. Kể từ khi xuất hiện của nhà nước hiện đại vào giai đoạn cáo chung của triều đại cuối cùng, các nhà tư tưởng hàng đầu và các chính khách của Trung Quốc đã có ý định tái lập lại Trung Nguyên, làm cho nước này trở thành sức mạnh vượt trội. Họ cho rằng mục tiêu này có thể biện hộ cho mọi phương tiện, vì vậy mà họ phải ăn cắp, lừa dối và sử dụng vũ lực nhằm chống lại các đối thủ, cả các đối thủ thực sự lẫn đối thủ tiềm tàng, cũng như các đồng minh của họ nữa.
Cuốn sách liệt kê một loạt những người đi đầu trong sự phục hồi của Trung Quốc giai đoạn cuối nhà Thanh, khi các nước phương Tây và Nhật Bản nhiều lần gây chiến với triều đại đã mất hết tinh thần và đang tan rã này. Như được phản ánh trong chương trình giảng dạy lịch sử bắt buộc cho tất cả học sinh Trung Quốc hiện nay, những nỗi kinh hoàng mà nước này đã trải qua gồm có các cuộc chiến tranh nha phiến giai đoạn 1839-1842 và giai đoạn 1856-1860, Chiến tranh Trung- Nhật lần thứ nhất 1894-1895, Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900 và Hội nghị hòa bình Paris sau Thế chiến I năm 1919, tức là hội nghị đã chuyển những cơ sở của Đức trên hai bán đảo Liêu Đông và Sơn Đông cho Nhật Bản thuê. (Chương trình giảng dạy của Trung Quốc bỏ qua vụ nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc, tức là cuộc nội chiến tàn phá đất nước suốt từ năm 1850 đến năm 1864, vốn là một đòn choáng váng đối với nhà Thanh.) Trong số những nhân vật được mô tả trong thời kỳ này là các nhà trí thức có tinh thần cải cách cuối thế kỷ XIX như Wei Yuan (Ngụy Nguyên, 1794-1857) và Feng Guifen (Phùng Quế Phân, 1809-1874); Từ Hi Thái hậu (1835-1908), nhà cầm quyền hiệu quả cuối cùng của vương triều này; Lương Khải Siêu (1873-1929), một nhà tư tưởng trong lúc giao thời giữa hai thế kỉ, người gọi đất nước mình là “con bệnh của Châu Á”; Tôn Trung Sơn (1866-1925), người sáng lập Quốc Dân Đảng; Trần Độc Tú (1879-1942), cha đẻ của phong trào Ngũ Tứ năm 1919; và Tưởng Giới Thạch (1887-1975), lãnh đạo Quốc Dân Đảng sau khi Tôn Trung Sơn chết, rồi thua cuộc nội chiến và phải bỏ chạy ra Đài Loan. Khi vua nhàThanh cuối cùng thoái vị vào năm 1911, Trung Quốc vẫn còn bị chia cắt và rất yếu trong suốt giai đoạn xâm lược của Nhật Bản và cuộc nội chiến ngay sau khi Thế chiến II kết thúc.
Sau đó là những ông trùm của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Mao Trạch Đông (1893-1976) và Đặng Tiểu Bình (1904-1997), cũng như Chu Dung Cơ, người được cho là đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm 1990. Cuối cùng là ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel hòa bình năm 2010 nhưng đã bị bỏ tù từ năm 2008. Lưu [Hiểu Ba] khác với những nhân vật trước đó ở chỗ ông là một nhà dân chủ chân chính. “Mặc dù những người bất đồng chính kiến ​​theo đường lối tự do thông minh và dũng cảm thỉnh thoảng lại xuất hiện nhưng lời kêu gọi của họ về một nền dân chủ đã không trở thành động lực chính của lịch sử Trung Quốc đương đại, ít nhất là cho đến nay,” Schell và Delury viết như thế. Hai tác giả này còn nói thêm rằng lời kêu gọi khôi phục của cải và sức mạnh của Trung Quốc trong quá khứ dường như lại là động lực mạnh hơn. Nhưng họ kết thúc cuốn sách với nhận xét lạc quan, đặc trưng cho phương Tây:
Nhưng khi những mục tiêu này đang trở thành hiện thực, không phải là ngày càng có nhiều người Trung Quốc đòi hưởng sự giàu có vừa tìm được trong một xã hội cởi mở hơn và tuân thủ pháp luật hơn, nơi họ sẽ có vai trò lớn hơn trong việc quyết định ai sẽ cai trị họ và cai trị như thế nào ư? Có xảy ra khả năng là lòng khát khao được quốc tế tôn trọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ trở thành một thỏi nam châm mạnh mẽ lôi kéo họ đến với hình thức cai trị mang tính thỏa hiệp, thậm chí là dân chủ hơn hay sao?
Mặc dù có những câu hỏi như thế, nhưng Schell và Delury sẽ làm độc giả thận trọng phải cảnh giác. Phần trình bày của họ về sự phát triển nội tại của Trung Quốc giải thích vì sao chủ nghĩa độc đoán dai dẳng của nước này không phải là một sự ngẫu nhiên mà nó phản ánh niềm tin sâu sắc của những người thuộc tầng lớp tinh hoa trong suốt một thế kỷ rưỡi vừa qua. Tác phẩm còn cho thấy những niềm tin như thế có khả năng ngăn chặn, không cho Trung Quốc trở thành cái mà người phương Tây gọi là một tay chơi có trách nhiệm. Chỉ có một ngoại lệ là ông Lưu Hiểu Ba, các nhân vật trung tâm còn lại của tác phẩm đều có xu hướng xem của cải và sức mạnh là những thứ gắn bó chặt chẽ với nhau và là kim chỉ nam trong các mối quan hệ quốc tế. Trong tâm trí của họ, thành công trong thương mại quốc tế nhất định sẽ tạo ra sự thống trị trong lĩnh vực địa chính trị, sẽ tạo ra những nguồn lực cho sức mạnh quân sự và tạo điều kiện gây ảnh hưởng trên toàn thế giới. Hơn nữa, họ đã tin rằng để tái khẳng định địa vị hàng đầu của Trung Quốc trong cái thế giới bị chi phối bởi của cải và sức mạnh thì Trung Quốc phải tự cường bằng tất cả những biện pháp có thể và thi hành chính sách thực dụng, có nghĩa là, phải học hỏi cả kẻ thù và áp dụng những biện pháp đã mang tới chiến thắng của họ. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng trong nhiều thập kỷ tới, tức là trong thời kỳ học hỏi và xây dựng lực lượng, Trung Quốc phải tôn trọng những nước mạnh hơn. Nhưng, theo logic của chính sách thực dụng, Bắc Kinh cũng sẽ cố gắng chia rẽ các liên minh thù địch và bóc lột những nước yếu hơn. Cuối cùng, các nhà cải cách Trung Quốc hồi cuối thế kỷ XIX đã làm sống lại hai nguyên tắc của Khổng giáo cổ điển, tức là những nguyên tắc liên quan đến sự hài hòa và liêm sỉ vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay, coi đó như một lời nhắc nhở về tính chất phi tự do và phản dân chủ của nền chính trị Trung Quốc. Như vậy là, Schell và Delury đã chỉ rõ rằng các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lèo lái đất nước theo con đường đã được vạch ra cách đây hơn một trăm năm mươi năm, khi Trung Quốc vẫn còn là một đế chế và quan hệ quốc tế trên thực tế có thể được mô tả như là vụ đụng độ của những kẻ chiếm đoạt thuộc địa khổng lồ. Trung Quốc hình thành cách tiếp cận hiện nay với nền chính trị trong nước cũng như quan hệ đối ngoại trong bối cảnh của thế kỷ XIX.
Giữa thế kỉ XIX chính Ngụy Nguyên là người đã định hình nhiều đề tài nhằm xác định công việc của những nhà cải cách trong thế kỷ XX của Trung Quốc. Khi chiến tranh nha phiến đầu tiên nổ ra, Ngụy [Nguyên] đang ở vị trí rất thuận lợi cho việc quan sát những sự kiện đang diễn ra. Sau nhiều lần thất bại ở các cuộc thi đình, mặc dù có sự nghiệp học tập ban đầu đầy hứa hẹn, ông làm tư vấn cho quan chức ở tỉnh và tích lũy một gia tài nho nhỏ trong việc buôn bán muối ở thành phố Dương Châu trên bờ sông Dương Tử. Năm 1842, ông đã thấy ​​tàu chiến Anh chạy bằng hơi nước, sau khi tấn công Thượng Hải đi qua đây. Ngụy [Nguyên] đưa ra những luận điểm kết hợp được triết học Trung Quốc cổ đại với những kiến thức từ quan sát của chính ông về quản lí nhà nước hiện đại và chiến tranh, đấy là phản ứng của ông trước thất bại của Trung Quốc khi đối mặt với lực lượng của Anh chỉ có một vài ngàn người. Ngụy [Nguyên] không sử dụng Khổng giáo, tức là tư tưởng truyền thống của Trung Quốc, mà áp dụng trường phái cạnh tranh với nó, gọi là “Pháp gia.” Trong khi Nho giáo coi “nhân, lễ và hài hòa xã hội” là “cơ sở hợp pháp duy nhất và hiệu quả cho việc quản lí xã hội,” thì Pháp gia lại nhấn mạnh nhu cầu “quốc phú, binh cường” và từ đó mà có từ “phú cường”. Trong khi các nho sĩ cai trị bằng đức hạnh thì Pháp gia khẳng định phải cai trị bằng luật pháp, mà pháp luật lại được định nghĩa là một hệ thống những biện pháp khuyến khích do nhà cầm quyền đưa ra nhằm đảm bảo sự trung thành của các thần dân. Schell và Delury viết: “Những người ủng hộ đường lối chính trị thực tiễn ở nước Trung Quốc cổ đại không có thái độ kiên nhẫn trước những thứ mà họ coi là ba láp về mặt đạo đức của Nho gia. Vì họ chẳng mấy tin tưởng vào những ý định tốt của con người, cho nên họ coi của cải và sức mạnh là thước đo cao nhất của thành công hay thất bại của đường lối chính trị.”
Trong bối cảnh đó, đường lối chính trị thực tiễn là cách tiếp cận hoàn toàn thực dụng, nhắm vào kết quả không chỉ đối với việc cai trị ở trong nước mà còn nhắm đến quan hệ đối ngoại nữa. Như Schell và Delury nhận xét, Ngụy [Nguyên] tin rằng các nước phương Tây, thí dụ như nước Anh, “thúc đẩy thương mại bằng cách đưa quân ra nước ngoài,” cho nên “binh lính và thương mại phụ thuộc vào nhau.” Ý tưởng này đã ăn sâu vào tâm trí của giới tinh hoa Trung Quốc, trong đó có cả Tôn Trung Sơn. Ông này đã viết vào năm 1894 như sau:
Ở phương Tây, quyền lợi của nhà nước và quyền lợi của thương mại cùng thăng tiến với nhau... Không có tiền thì quốc phòng không thể hoạt động được, không có thương mại thì cũng không tích lũy được tiền cho quân đội. Đấy là lý do vì sao người phương Tây sẵn sàng lao vào phần còn lại của thế giới chẳng khác gì hổ báo và họ bắt nạt Trung Quốc cũng là vì thương mại mà ra.
Việc Ngụy [Nguyên] nhấn mạnh của cải và sức mạnh và việc ông quan tâm tới phái Pháp gia hay chí ít là thái độ hoài nghi của mình với đòi hỏi của Nho gia về sự độc quyền trong việc nắm giữ những phương pháp cai trị tiên tiến – có thể đã giúp ông chống lại những xung lực truyền thống của Trung Quốc, tức là những xung lực muốn chối bỏ tất cả những gì ngoại lai, coi đấy là thấp kém hơn so với Trung Hoa. Trong một chuyên luận viết về cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, Ngụy [Nguyên] khẳng định rằng Trung Quốc cần phải tích lũy của cải và sức mạnh nhằm phục hồi sự vĩ đại của đế quốc. Nói cách khác, nước này cần phải "tự lực tự cường" (Zixiu Ziqiang), mà chỉ có thể làm được bằng cách “vay”, nghĩa là, mua lại và sao chép công nghệ của nước ngoài và thực hiện các cuộc cải cách chính phủ ở trong nước. Ước muốn chiếm đoạt một số phương tiện của phương Tây rồi sử dụng chúng cho mục tiêu tăng cường sức mạnh của Trung Quốc nhằm chống lại phương Tây cùng với tinh thần thực dụng của phái Pháp gia sẽ trở thành đề tài quan trọng của những nhà cải cách ở Trung Quốc. Cho rằng số phận của các quốc gia yếu ớt là trở thành con mồi cho các nước mạnh hơn, Trung Quốc phải làm việc để có nhiều của cải và sức mạnh; trong khi cần tôn trọng các nước mạnh hơn, lại phải cố gắng học hỏi họ và làm cho họ suy yếu đi. Schell và Delury chỉ ra rằng Ngụy [Nguyên] tán thành ý tưởng làm suy yếu các đối thủ phương Tây bằng cách làm cho họ mâu thuẫn với nhau, "yiyi zhiyi" (dĩ di trị di – lấy man di trị man di) vốn là mưu kế cổ xưa của Trung Quốc. Cuối cùng, tự cường đòi hỏi thông tin tình báo về các quốc gia khác để xác định những vị trí dễ bị tổn thương của họ, và có những biện pháp ngoại giao khéo léo nhằm phân hóa hàng ngũ của kẻ thù. Schell và Delury nói rằng Ngụy [Nguyên] lấy làm tiếc là sau cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất nhà Thanh biết quá ít về quan hệ đối ngoại trên thế giới để có thể khai thác những mối căng thẳng giữa một bên là Anh và bên kia Pháp và Mỹ – mặc dù trên thực tế cả Pháp lẫn Mỹ đều đã nhiều lần đề nghị trợ giúp vương triều.
Feng Guifen (Phùng Quế Phân), người kế tục di sản tinh thần của Ngụy [Nguyên], dựa vào ý tưởng của Ngụy [Nguyên] về tự cường và sao chép “các kỹ thuật và phương pháp” của các cường quốc bên ngoài. Tương tự như Ngụy [Nguyên], Phùng [Quế Phân] đã đi hết con đường nhắm đến kì thi để được bổ nhiệm làm quan văn, nhưng đã bị trượt. Ông sống vào thời điểm có những biến động lớn, đấy là cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai và khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc. Schell và Delury chỉ rõ câu hỏi mà Phùng [Quế Phân] đặt ra sau khi Trung Quốc thua liên quân Pháp-Anh và cuộc nội chiến làm chết hai mươi triệu người và đấy cũng là hồi chuông báo tử cho triều đại nhà Thanh: “Chúng ta có lãnh thổ gấp tám lần nước Nga, gấp mười lần nước Mỹ, gấp một trăm lần nước Pháp, và hai trăm lần nước Anh. Tại sao nước họ nhỏ mà lại mạnh, trong khi chúng ta lớn mà lại yếu?" Phùng [Quế Phân] trả lời trong một bản tuyên ngôn năm 1860 có tên là “Bất đồng chính kiến ​​nhìn từ một túp lều ở gần khu Bin”, làm người ta nhớ tới Ngụy [Nguyên]: “Nếu chúng ta lấy đạo đức và học thuyết của Trung Quốc làm nền tảng, nhưng bổ sung thêm những kỹ thuật của nước ngoài để có của cải và sức mạnh, thì không phải là lý tưởng hay sao?” Đối với những người vẫn còn hoài nghi, Phùng [Quế Phân] lập luận: “Nếu một hệ thống không tốt, thì dù có là từ thời cổ đại, chúng ta cũng nên từ bỏ nó; nếu hệ thống tốt thì chúng ta nên theo, ngay cả khi nó có xuất xứ từ những dân tộc kém văn minh.”
Nhất quán với những khuyến nghị của Ngụy [Nguyên], cho rằng Trung Quốc phải cải thiện hiểu biết của mình về các cường quốc bên ngoài (ví dụ, làm cho họ mâu thuẫn với nhau), Phùng [Quế Phân] đề nghị nhà vua tài trợ cho người Trung Quốc đi du học. Schell và Delury nhận xét rằng yêu cầu của ông được ủng hộ bất chấp sự phản đối của những nhà Nho, tức là những người muốn bảo vệ nền học vấn truyền thống của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là nước có nhiều du học sinh hơn bất kỳ nước nào khác, và Trung Quốc cũng là nước không nói tiếng Anh có nhiều người học tiếng Anh nhất thế giới. Trong khi một số trong những nỗ lực này là để phục vụ cho lĩnh vực ngoại giao và thương mại, thì phần nhiều là để tự cường – nâng cao sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Báo cáo mới đây của một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Project 2049 Institute cho biết rằng đơn vị quân đội Trung Quốc, nơi quản lí các nhóm điều khiển học, là nơi thu hút nhiều nhất các nhà ngôn ngữ học được đào tạo kĩ lưỡng.
Thông điệp về tự cường của Phùng [Quế Phân] đã dẫn đến một phong trào cải cách cùng tên ở Bắc Kinh, và năm 1896 một quan chức cấp tỉnh Zhang Zhidong (Trương Chi Động) đã kiến nghị và được Từ Hi Thái Hậu cho phép thành lập “đội quân đội tự cường.” Trong khi đó, việc Phùng [Quế Phân] ủng hộ tư tưởng của Ngụy [Nguyên] về bắt chước phương Tây đã giúp đưa khái niệm này vào thực tiễn. Như Schell và Delury nhận xét, Trương [Chi Động] đã tạo ra phương châm nổi tiếng cho các nhà cải cách: “Lấy cái học của Trung Quốc làm cơ sở, lấy tri thức phương Tây áp dụng vào thực tiễn.” Đầu thế kỷ XX, Tôn Trung Sơn đã sử dụng ngôn ngữ tự cường để biện hộ cho việc áp dụng không chỉ kĩ nghệ phương Tây mà còn áp dụng cả hình thức chính phủ mới nhất tức là chế độ cộng hoà và kêu gọi lật đổ nhà Thanh: “Tương lai của Trung Quốc cũng giống như xây dựng một con đường sắt. Vì vậy, nếu bây giờ chúng ta xây dựng một con đường sắt chúng ta sẽ sử dụng đầu máy hơi nước được phát minh ngay từ ngày đầu tiên [tức là, luật lệ phong kiến] hay sử dụng mô hình đã được cải tiến và hiệu quả nhất của ngày hôm nay?” Nhưng, Tôn [Trung Sơn] cũng chỉ quan tâm tới chế độ cộng hoà về mặt thực dụng mà thôi. Trong tuyên bố nổi tiếng năm 1924 về "Chủ nghĩa tam dân" của mình, bên cạnh việc ủng hộ các quyền lợi và quyền tự do, ông còn quan tâm tới sự thống nhất và tinh thần tập thể nữa: “Các cá nhân không nên có quá nhiều tự do, nhưng quốc gia phải được hoàn toàn tự do. Chỉ khi các quốc gia có thể hành động một cách tự do thì Trung Quốc mới có thể được gọi là mạnh mẽ.” Sau này, Tôn [Trung Sơn] đã ngưỡng mộ mô hình chính trị nước ngoài khác, đấy là chủ nghĩa Lenin, vì nó thể tạo được kỷ luật trong đảng. Điều đó chứng tỏ rằng ông chỉ coi chế độ cộng hòa là một công cụ, là biện pháp chính trị mới, nhiều hứa hẹn nhất, có thể áp dụng nhằm phục vụ cho bản chất của Trung Quốc.
Tư tưởng cuối thời nhà Thanh và thời kỳ Cộng hòa có ảnh hưởng đối với các chính trị gia của Trung Quốc, kể từ Mao [Trạch Đông] và người kế tục sự nghiệp của ông ta là Đặng Tiểu Bình và các thế hệ quan chức hiện nay của ĐCSTQ. Tất cả những người đó đều đã nói đến khai thác xiyong (chức năng phương Tây) trong khi vẫn giữ zhongti (bản chất Trung Quốc). Mao [Trạch Đông] thường nói về áp dụng chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình chủ trương nhập khẩu bí quyết kinh tế thị trường của phương Tây để xây dựng chủ nghĩa xã hội “mang màu sắc Trung Quốc”, còn thế hệ những người ủng hộ cách tiếp cận này hiện nay lại nhấn mạnh việc “vay mượn” công nghệ và kĩ thuật quân sự của phương Tây. Bằng chứng là những nỗ lực to lớn của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt sở hữu trí tuệ của Mỹ bằng gián điệp mạng và những hình thức do thám truyền thống khác. Người ta nói rằng bắt chước là cách nịnh hót chân thành nhất; nhưng trong trường hợp này, bắt chước phải được coi là bằng chứng của một tham vọng nhất quán và lâu dài của nhiều người trong giới tinh hoa của Trung Quốc. Một lần nữa, mục tiêu không phải là trở thành như Hoa Kỳ, tức là chế độ dân chủ và là người ủng hộ hệ thống quốc tế thời hậu chiến (Chiến tranh Thế giới II). Mà là bảo vệ quyền lực của ĐCSTQ và làm cho Trung Quốc trở thành mạnh mẽ để Bắc Kinh có thể thiết lập trật tự toàn cầu mới theo cách của họ.
Trật tự thế giới do Trung Quốc áp đặt sẽ như thế nào? Chi tiết còn khá mù mờ, nhưng vẫn có thể xác định được những khác biệt với trật tự hiện hành. Không những không bắt đầu bằng nhân phẩm của cá nhân và bảo đảm cho tất cả mọi người một số quyền cơ bản, được pháp luật bảo vệ, trật tự do Trung Quốc áp đặt sẽ dựa trên tiền đề là sự tồn tại của tập thể và ưu tiên cho sự ổn định của nó. Nếu Washington thúc đẩy tự do thì Bắc Kinh sẽ thay thế bằng mục tiêu Đại Đồng (Đại Hài hòa hoặc Đại Đoàn kết). Tính chất phi chính thống của cách tiếp cận của Ngụy Nguyên đối với Khổng giáo một phần là do ông tin rằng lịch sử không diễn biến theo chu kỳ, với những thăng trầm của các triều đại, mà lịch sử đi theo đường thằng, hướng tới một kỷ nguyên không tưởng “Đại Hài hòa.” Schell và Delury giải thích rằng Ngụy [Nguyên] thuộc về trường phái các nhà tư tưởng cho rằng thậm chí chính Khổng Tử cũng hiểu lịch sử như thế và đã bí mật cho phép sử dụng phương pháp chính trị thực dụng nhằm “giữ cho thế giới có trật tự” cho đến khi có được Đại Đồng. Cùng với quan niệm về tự cường và những đòi hỏi của nó, quan điểm của Ngụy [Nguyên] về chính sách thực dụng như là phương tiện và Đại Đồng là mục tiêu tiếp tục tồn tại sau khi Ngụy [Nguyên] qua đời.
Vào cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc gặp thất bại nặng nề nhất từ trước tới lúc đó, họ đã thua Nhật Bản trong Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Tại đỉnh điểm của vụ chấn thương này, một học giả và cũng là nhà cải cách, ông Lương Khải Siêu, người kế tục Ngụy Nguyên và Phùng Quế Phân, đã chấp bút lời nói đầu cho lần xuất bản mới tác phẩm về phái Pháp gia và nghệ thuật trị nước của Ngụy [Nguyên]. Ông viết: “Những người tiếp thu cái mới sẽ thịnh vượng và phát triển mạnh mẽ. Còn những người đóng khung trong cái cũ sẽ suy giảm và yếu đi.” Thầy của Lương Khải Siêu, ông Khang Hữu Vi, cố vấn cho cháu trai của Từ Hi Thái Hậu khi bà từ bỏ ngai vàng trong 102 ngày trong năm 1898, xuất bản trong cùng năm đó tác phẩm lấy tên là Đại Đồng Thư. Ngay cả Khang [Hữu Vi] người đã từng tư vấn cho vị hoàng đế nhà Thanh yếu đuối về những biện pháp cải cách và củng cố chế độ, cũng vẫn phù phép ra một tác phẩm về sự hài hòa không tưởng. Khang [Hữu Vi] cùng trong trường phái học thuật tương tự như Ngụy Nguyên và chấp nhận tính chất tuyến tính của lịch sử, cũng như mục tiêu cuối cùng của Đại Đồng và lợi ích của chính sách thực tiễn trong giai đoạn quá độ. Mao [Trạch Đông] sau đó nói với Edgar Snow, một nhà báo phương Tây có cảm tình với ông, rằng ông rất mê Lương [Khải Siêu] và Khang [Hữu Vi] và hồi thanh niên đã “đọc đi đọc lại những cuốn sách đó cho đến khi thuộc lòng mới thôi.” Một nhà chính trị học được đào tạo ở Trung Quốc, nhưng sống ở Kentucky, là ông Shiping Hua, nhận xét rằng các nhà lãnh đạo sau này của ĐCSTQ vẫn kiên trì coi Đại Đồng là lí tưởng, nhưng lại theo đuổi những mục tiêu khác vì đấy là những mục tiêu dễ thực hiện hơn trong giai đoạn hiện nay. Ông khẳng định: “Việc người ta vẫn coi Đại Đồng là lí tưởng cho thấy rằng sự tiến hóa của Trung Quốc theo mô hình chủ nghĩa tư bản dân chủ tự do phương Tây là khó có thể xảy ra.” Việc các thế hệ kế tiếp nhau trong giới tinh hoa của ĐCSTQ, trong đó có cả những người phản đối tư tưởng Khổng giáo của Mao [Trạch Đông], thỉnh thoảng lại nhắc tới tư tưởng Đại Đồng cho thấy truyền thống cố hữu của Trung Quốc, tức là truyền thống đặt tập thể lên trên cá nhân và ủng hộ chính sách thực tiễn cả trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại – trong khi chờ đợi ngày Đại Đồng chưa ai biết bao giờ sẽ tới.
Mặc dù trọng tâm của các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX của Trung Quốc là hiện đại hoá và lập trường chung của họ là bài Nho giáo, Đại Đồng không phải là nguyên tắc Nho giáo cổ điển duy nhất được họ phục hồi. Các học giả và các nhà hoạt động như, Ngụy [Nguyên] và Phùng [Quế Phân] cũng nhấn mạnh giá trị đạo đức truyền thống của Nho giáo về sự sỉ nhục và coi đó là sức mạnh hiện đại hoá. Ngụy [Nguyên] thường nhắc câu cách ngôn của Khổng giáo: “Nhục làm người ta phải cố gắng, khi đất nước đang bị sỉ nhục, tinh thần của nó sẽ thăng hoa”. Còn Phùng [Quế Phân] thì viết: “Khi người ta cảm thấy xấu hổ, không có gì là tốt hơn là tự cường.” Tương tự như Đại Đồng, ở Trung Quốc hiện nay đề tài sỉ (xấu hổ hay sỉ nhục) vẫn thường xuyên được nói tới. Năm 1927, Tưởng Giới Thạch – kế nhiệm Tôn Trung Sơn, lãnh đạo Quốc Dân Đảng – lập ra ngày Quốc nhục, hiện nay ngày lễ đó vẫn được kỉ niệm. Như Schell và Delury đã chỉ ra, nhiều điểm du lịch được du khách nội địa Trung Quốc đến nhất là những nơi tưởng niệm những giai đoạn thất bại và tàn phá Trung Quốc bởi bàn tay của các lực lượng phương Tây và Nhật Bản. Ở những địa điểm này người ta giải thích lịch sử một cách rất tùy tiện. Bảo tàng Chiến tranh Nha phiến do nhà nhà nước quản lí là một ví dụ, ở đây, do sai lầm mà người ta đưa cả Hoa Kỳ vào hàng ngũ đối thủ của Trung Quốc. Chế độ thường xuyên nhắc tới nỗi nhục quốc thể và viết lại lịch sử để kích động người dân cho cuộc đấu tranh không phải là chế độ sẵn sàng công nhận các quyền công dân hay tôn trọng trật tự quốc tế hiện hành.
Mặc dù nhiều người trong số những nhân vật được Schell và Delury nhắc đến đã coi dân chủ là nguồn sức mạnh của phương Tây và do đó cũng coi nó là một phương tiện, nhưng không có ai trở thành nhà dân chủ hết, trừ ông Lưu Hiểu Ba, hiện đang bị tù và dường như không có nhiều thính giả ở Trung Quốc lắng nghe ông. Mặc dù Phùng Quế Phân ngưỡng mộ cuộc bầu cử năm 1860 của Abraham Lincoln, nhưng ông ta, theo lời của Schell và Delury, là “nhà độc tài chấp nhận sự tham gia của dân chúng” chứ không phải một người dân chủ. Ban đầu Lương Khải Siêu ủng hộ dân chủ, nhưng sau đó lại quyết định rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng. Như đã nói, mặc dù Tôn Trung Sơn ủng hộ tư tưởng cộng hòa, nhưng ông chưa bao giờ chấp nhận hoàn toàn khế ước của xã hội tự do và cuối cùng đã ngưỡng mộ tổ chức đảng Lênin. Tưởng Giới Thạch cũng được đúc từ cái khuôn đó: “Trong những bài nói và bài viết của mình, Tưởng [Giới Thạch] thường xuyên nhắc tới ‘dân chủ lập hiến’, và ‘tự do’," Schell và Delury viết, “nhưng ông ta làm thế cũng giống như Tôn [Trung Sơn]… Đối với ông ta, đây là những khát vọng mơ hồ và xa vời, không quan trọng bằng cuộc đấu tranh trước mắt của Trung Quốc để sống còn và đổi mới quốc gia.” Chỉ là ve vãn chứ không bao giờ thực sự chuyển sang những nguyên tắc của chế độ dân chủ tự do. Vì vậy mà câu hỏi về của cải và sức mạnh đặt ra là liệu ước muốn tìm kiếm uy tín quốc tế của các nhà lãnh đạo của Trung Quốc có dẫn họ đến quá trình dân chủ hóa hay không dường như là biểu hiện của tinh thần lạc quan chứ không phải là một dự báo mang tính thực tế đối với tương lai của Trung Quốc.
Một tầm nhìn khác về tương lai của Trung Quốc có xuất xứ từ một nguồn ít người biết, được Schell và Delury nhắc tới, nhưng hai ông này đã không nghiên cứu một cách kĩ lưỡng. Đấy là bài viết Bàn về các cường quốc trên biển của Ngụy Nguyên, xuất bản vào năm 1843, bốn tháng sau Hòa ước Nam Kinh, trong đó có điều khoản các tàu chiến của Anh rút khỏi sông Dương Tử. Trong tiểu luận này, Ngụy [Nguyên] trình bày về sự tương thuộc giữa sức mạnh quân sự và thương mại của nước Anh. Nhưng, như học giả Jane Kate Leonard nhận xét, Ngụy [Nguyên] đã làm được nhiều hơn là dự báo những thành tựu của nước Anh. Ông đã đưa ra cả một chương trình cụ thể nhằm hiện đại hóa hải quân và chiến lược địa chính trị của Trung Quốc. Có thể thấy những thành tố của chương trình này trong bản kế hoạch của chính phủ ban hành năm 1980, cho nên trong mấy thập niên vừa qua người Trung Quốc đã theo sát những khuyến nghị Ngụy [Nguyên].
Ngụy [Nguyên] bắt đầu từ ý tưởng cho rằng các quốc gia phương Tây có sức mạnh là vì họ có một mạng lưới các căn cứ, tạo điều kiện cho họ khống chế giao thông và thương mại trên biển. Ông nói tới không chỉ những hải cảng của Anh ở châu Phi, Ấn Độ, ở Tích Lan và Singapore, có thể khống chế eo biển Malacca, mà còn đề cập tới những căn cứ của Hà Lan ở Batavia, có đủ khả năng tiếp cận eo biển Sunda nằm giữa đảo Java và đảo Sumatra. Ông kết luận rằng Trung Quốc không bị đe dọa xâm lược ngay lập tức, nếu các cường quốc phương Tây chưa thâm nhập vào lục địa Đông Nam Á, Nepal hay Nhật Bản. (Nếu sống đủ lâu, Ngụy [Nguyên] có thể đã được chứng kiến cuộc tấn công của Nhật Bản vào Đông Nam Á ngay từ đầu Thế chiến II, như khúc dạo đầu của cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Trung Quốc và do đó khẳng định đánh giá của ông là chính xác.) Nghĩa là, Ngụy [Nguyên] tin rằng mạng lưới các căn cứ của phương Tây trong khu vực rõ ràng đang làm mất ổn định của trật tự – làm thiệt hại cho Trung Quốc – và đặt phương Tây vào vị trí có thể đe dọa được bờ biển của Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích như thế, tiểu luận của Ngụy [Nguyên] trình bày rõ đường lối hành động cả về quân sự lẫn ngoại giao nhằm tăng cường sức mạnh của Trung Quốc.
Tiểu luận này khuyến cáo rằng Trung Quốc phải tập trung nỗ lực ngoại giao vào khu vực Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, cũng như Nhật Bản, nước mà sau này đã chứng tỏ khả năng đẩy lui được phương Tây trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905, và Nepal. Theo logic dĩ di trị di, Ngụy [Nguyên] cho rằng Bắc Kinh nên xúi giục các nước bên ngoài đối đầu với nhau và dùng ngoại giao để làm suy yếu các nước chư hầu. Ví dụ, ông đề nghị tìm cách cân bằng sự hiện diện của Anh tại Hồng Kông bằng cách cho Pháp và Mỹ tiếp cận tới Quảng Châu (lúc đó gọi là Canton). Ông cũng đề nghị tìm kiếm sự ủng hộ của Nga nhằm đối chọi với các nước phương Tây khác – đến mức có thể khuyến khích Nga hành động chống lại Anh ở Afghanistan và tây bắc Ấn Độ, tức là những hành động có thể tạo điều kiện cho người Nepal tiêu diệt người Anh ở Bengal. Một chuỗi các sự kiện như vậy sẽ làm cho vị trí của Anh ở Singapore yếu đến mức Thái Lan cùng với Việt Nam có thể tấn công.
Đã 170 năm kể từ khi Ngụy [Nguyên] chấp bút bản kế hoạch này, thế giới và bản đồ thế giới đã thay đổi hoàn toàn. Nhật Bản đã nằm trong liên minh với Hoa Kỳ từ năm 1945, người Anh không còn cai trị Hồng Kông và Ấn Độ nữa. Anh cũng không còn ở Afghanistan và không phải là quốc gia phương Tây mà Trung Quốc phải lo ngại nhất nữa. Nhưng những kiến nghị của Ngụy [Nguyên] thì vẫn được một số người ủng hộ và dường như đấy chính là lời giải thích cho những quyết định ngoại giao gần đây của Trung Quốc. Chỉ cần xem xét cuộc tấn công nhằm thu phục nhân tâm của Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á trong mấy thập niên qua và sự xâm nhập vào khu vực ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ, trong đó có Nepal thì sẽ rõ. Cũng chớ bỏ qua quan hệ dường như thắt chặt của Bắc Kinh với Moscow, tức là mối quan hệ nhằm ngăn chặn các đối thủ tiềm năng khác cơ hội thiết lập với Nga liên minh chống Trung Quốc. Cuối cùng, dường như có sụ tương đồng với luận cứ của Ngụy [Nguyên] về áp lực lên những căn cứ của Anh ở những khu vực khác của châu Á sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc tại các lân bang của họ. Trong khuôn khổ những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo ra một loạt các đối tác ở Trung Đông và Afghanistan, trong đó có những nước thù địch với Mỹ, dường như có thể dùng Mỹ thay thế cho Anh và Trung Đông thay thế cho Ấn Độ và chúng ta sẽ được một logic gián tiếp giống hệt nhau – cần phải chuyển hướng và làm suy yếu cường quốc mạnh nhất, đe dọa nhiều nhất những tham vọng ở Đông Á của Trung Quốc.
Bên cạnh chiến lược ngoại giao, Ngụy [Nguyên] còn đưa ra một số khuyến nghị về hiện đại hóa hải quân, còn gần gũi hơn nữa với quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc trong mấy thập kỷ vừa qua. Kế hoạch chi tiết bắt đầu bằng những biện pháp củng cố lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc trong thời gian trước mắt. Sau đó là khả năng phòng thủ lâu dài, cùng với việc cải tổ quân đội và thúc đẩy sự đổi mới từ bên trong. Cuối cùng, đất nước sẽ sẵn sàng xuất hiện như một cường quốc hải quân nghiêm túc – đủ sức bảo vệ các hải cảng chính, có một mạng lưới các căn cứ được tăng cường, mua và phát triển công nghệ quân sự tiên tiến, triển khai một lực lượng hải quân nhỏ hơn nhưng chất lượng tốt hơn so với trước đây. Kể từ đầu những năm 1980, Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) đã theo đuổi chiến lược đúng như quan niệm của Ngụy [Nguyên]. Những thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau của PLAN đã liên tục tăng cường từ việc bảo vệ các hải cảng của Trung Quốc đến gia tăng tầm hoạt động (tính từ bờ biển) và khả năng ngăn chặn của Trung Quốc. Thuật ngữ dành cho cho nỗ lực này là “chuỗi đảo”, chuỗi đảo “thứ nhất” tiếp giáp với Okinawa, Đài Loan và Philippines, “chuỗi đảo thứ hai” tiếp giáp với Ogasawara, Guam và Indonesia. Theo quan điểm này, mục tiêu cuối cùng của PLAN sẽ là biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nằm dưới sự bảo vệ của các tàu sân bay mới của nước này.
Trung Quốc cũng đã triển khai tên lửa với độ chính xác có thể nhắm tới những mục tiêu trên đảo Guam, và những đánh giá mới nhất từ những nguồn công khai cho thấy rằng nước này chuẩn bị bắn được những mục tiêu di động cách bờ đến ba ngàn cây số, tức là nằm trên chuỗi đảo thứ hai. Trong khi đó, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoàn thành thử nghiệm bay, mấy chiếc tàu sân bay mới cũng đang được xây dựng. Cuối cùng, toàn bộ quân đội Trung Quốc đang giảm biên, đấy là một phần của nỗ lực nhằm tăng cường chất lượng thông qua việc mua các công nghệ mới, cùng với việc cải tiến công tác đào tạo và chính sách cán bộ.
Chắc chắn là hiện đại hóa quân đội không phải là công việc duy nhất đáng quan tâm của Trung Quốc hiện nay, nhưng dự đoán tương lai của Trung Quốc mà bỏ qua nó thì sẽ là việc làm hấp tấp. Schell và Delury làm được một công việc tuyệt vời trong quá trình khám phá những tư tưởng và sự nghiệp của các nhà cải cách chủ chốt và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc trong thế kỷ XIX và XX, và bao gồm thời kỳ cuối triều đại Mãn Thanh, trong đó có bàn về Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên, người chỉ huy lực lượng tự cường được Từ Hi Thái hậu sủng ái. Nếu nỗ lực tự cường trong thế kỷ XXI của Trung Quốc tiếp tục được thực hiện theo kế hoạch, tức là tập trung vào cả sức mạnh kinh tế và quân sự, thì lần xuất bản tiếp theo của tác phẩm này phải có thêm những học giả trong lĩnh vực quân sự, thí dụ như Phó Đô đốc Lưu Hoa Thanh (ông này được người ta coi là Alfred Thayer Mahan của Trung Quốc, năm 1982 chính ông là người đưa ra chiến lược chuỗi đảo). Trong khi đó – theo logic của Schell và Delury – chúng ta có thể nói dứt khoát rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo quỹ đạo hiện tại của nó trong quá trình phát triển kinh tế và quân sự thì nước này sẽ trở thành một diễn viên táo bạo hơn trên trường quốc tế chứ không phải là một nước dân chủ hơn hay có trách nhiệm hơn.
Jacqueline Newmyer Deal là chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty tư vấn quốc phòng có tên là Long Term Strategy Group trụ sở ở Washington và là cộng tác viên cao cấp Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại (Foreign Policy Research Institute).
 

Cộng sản Trung Quốc và Vết ngứa 70 Năm

… nếu như ở Việt Nam và đặc biệt là Trung Quốc hiện nay, các chính quyền độc tài lại “làm việc có hiệu quả” trong phát triển, họ lại phải đối diện – như đảng PRI gặp phải ở Mexico – một tình huống khó xử khác. Đấy là việc không thể nào tạo ra một xã hội trung lưu nhưng lại không tạo ra những giá trị trung lưu và các tổ chức dân sự trung lưu. 
… Cái chết đột ngột của Đảng Cộng sản cầm quyền chắc chắn không là một điều tốt cho Trung Quốc – hoặc cho các nước làng giềng …
Dân luậnThe Atlantic
Larry Diamond
Diên Vỹ chuyển ngữ
.
31-10-2013
.
Chính quyền Trung Quốc đang bước gần đến cái tuổi mà thường được xem là nguy kịch đối với những chính thể độc đảng. Liệu Tập Cận Bình sẽ thực hiện những cải cách cần thiết để tránh được cơn khủng hoảng hay không.
.
1
Chủ tịchTập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc (ảnh Jason Lee/Reuters)

Vết ngứa Bảy năm là một phim tình cảm hài hước kinh điển của Mỹ, đề cập đến quan niệm rằng sau bảy năm hôn nhân, lòng chung thủy của người phối ngẫu bắt đầu phai nhạt. Cái tiền đề ấy trong bộ phim của Marilyn Monroe đã tạo ra nhiều cảnh hài hước tuyệt vời cũng như những khoảng khắc nổi tiếng, nhưng nó không hoàn toàn là tưởng tượng. Rất nhiều nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy thời gian trung bình của cuộc hôn nhân đầu tiên là khoảng từ bảy đến tám năm.
Cũng có hiện tượng lý thú tương tự trong chính trị; nói đúng hơn là tuổi thọ của các chính thể độc đảng, nhưng trong trường hợp này ta có thể gọi nó là “Vết ngứa 70 năm”. Trường hợp điển hình là Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Sô Viết. Cho đến khi Mikhail Gorbachev nắm quyền lãnh đạo Liên Sô vào năm 1985, tình trạng thối rữa bên trong chính quyền Sô viết đã trở nên quá trầm trọng, uy tín của nó cũng đồng thời suy giảm. “Mối quan tâm đến hôn nhân” đã bắt đầu phai nhạt từ lâu. Những nỗ lực của Gorbachev nhằm cứu vãn tình hình với việc mở cửa chính trị và cải cách kinh tế (glasnost và perestroika) chỉ có thể giúp cuộc hôn nhân đổ vỡ một cách yên bình mà thôi. Khi Liên Sô sụp đổ vào năm 1991, Đảng Cộng sản đã nắm quyền gần hơn 70 năm. Tương tự, Đảng Cách mạng Thể chế (Institutional Revolutionary Party – PRI) đã trị vì Mexico từ khi thành lập vào năm 1929 cho đến khi bị đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2000 – hết 71 năm.
Một vài chính quyền độc tài độc đảng còn tồn tại hiện nay đã nắm quyền từ 50 đến 65 năm, và hoàn toàn có lý do để tin rằng chúng cũng đang hiện phải đối diện với “vết ngứa 70 năm”. Một phần của vấn đề là các chính thể cách mạng độc đảng như Trung Quốc, Việt Nam và Cuba không thể mãi tồn tại bằng tính hấp dẫn cá nhân của những nhân vật lãnh đạo từng tạo ra chúng. Mao và Hồ đã mất từ lâu, cùng với những lãnh đạo khác thuộc thế hệ khai sinh ra các cuộc cách mạng, và tại Cuba, anh em nhà Castro cũng đang sống những năm cuối đời.
Một vấn đề cơ bản hơn là những chính quyền này đang gặp khó khăn trong việc đạt được cái mà Max Weber gọi là “tuần hoàn hoá tính hấp dẫn” vì một tình trạng khó xử mà tất cả các chế độ độc tài hiện tại đang phải đối diện. Chúng nằm trong tình huống tiến thoái lưỡng nan. Một khi cơn sốt cách mạng của thời kỳ đầu đã nguội đi, những biện pháp duy nhất dùng để thiết lập uy tín của họ là lãnh đạo tốt – nói rõ hơn là trong khía cạnh phát triển kinh tế. Nếu họ không làm việc hiệu quả, họ có thể lê lết thêm một thời gian với chính sách cưỡng ép cứng rắn và với viện trợ từ bên ngoài (như Bắc Hàn được viện trợ từ Trung Quốc và Cuba từ Liên Sô và hiện nay từ Venezuela). Nhưng tình trạng dựa dẫm nước ngoài này sẽ làm họ trở nên mong manh hơn, và thất bại trong lãnh đạo dẫn đến tình trạng cách biệt xã hội và đào tị ngày càng tăng, như chúng ta hiện đang chứng kiến tại Bắc Hàn và Cuba.
Tuy thế, nếu như ở Việt Nam và đặc biệt là Trung Quốc hiện nay, các chính quyền độc tài lại “làm việc có hiệu quả” trong phát triển, họ lại phải đối diện – như đảng PRI gặp phải ở Mexico – một tình huống khó xử khác. Đấy là việc không thể nào tạo ra một xã hội trung lưu nhưng lại không tạo ra những giá trị trung lưu và các tổ chức dân sự trung lưu. Qua phân tích các thống kê về quan điểm, Ronald Inglehart và Christian Welzel cho thấy trong cuốn sách của họ xuất bản năm 2005 Hiện đại hoá, Biến đổi Văn hoá, và Dân chủ rằng “quá trình phát triển xã hội kinh tế thường đưa các xã hội theo cùng một hướng chung… bất kể truyền thống văn hoá của họ là gì.” Với trình độ và thu nhập ngày càng tăng cũng như việc truy cập thông tin dễ dàng hơn , người dân trở nên thông cảm hơn với sự khác biệt, có tính đòi hỏi và mạnh dạn hơn, và sẵn sàng để biểu tình hơn. Những ưu tiên về giá trị của họ chuyển từ việc tìm kiếm thu nhập vật chất và cầu an sang việc tìm kiếm những lựa chọn, việc tự biểu lộ, và “đoạn tuyệt với chính quyền.” Đan quyện chặt chẽ với sự thay đổi tâm lý này là sự phát triển của xã hội dân sự – từ những tổ chức độc lập và từ luồng chảy của thông tin, quan điểm và tư tưởng. Những thay đổi tâm lý và xã hội này làm suy yếu tính chính danh của chế độ độc tài và tạo ra những điều kiện dễ dàng cho một cuộc chuyển hoá chính trị hướng đến dân chủ.
Đây là một chuyển biến xã hội mang tính lịch sử hiện đang diễn ra tại Trung Quốc. May mắn cho Trung Quốc và thế giới là quốc gia này đang tiến đến gần “vết ngứa 70 năm” sau một giai đoạn độc tài với thành công hơn là thất bại. Hơn ba thập niên tăng trưởng kinh tế với tốc độ chóng mặt đã đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc ra khỏi đói nghèo và tạo ra một xã hội và một nền kinh tế tốt hơn nhiều để có thể thực thi dân chủ thì tốt hơn trường hợp nếu Trung Quốc vẫn vướng chân vào tình trạng đói nghèo, lạc hậu và độc tài như kiểu Bắc Hàn. Hơn nữa, khi các tổ chức từ thiện, bảo vệ môi trường và những tổ chức khác có thêm quyền tự quản khỏi đảng và nhà nước, khi người dân đăng tải ý kiến chỉ trích trên thế giới blog, và khi phong trào phản kháng tập hợp chống lại nạn ô nhiễm môi trường, tham nhũng và những tiêu cực khác, thì người dân Trung Quốc đang dần dần học hỏi nghệ thuật và kỹ năng của quyền công dân.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho quá trình thay đổi hướng đến dân chủ chỉ xảy ra ở mức độ tổ chức yếu kém của xã hội. Nhiều người hi vọng rằng giới lãnh đạo mới vừa lên nắm quyền tại Trung Quốc – thay thế một Hồ Cẩm Đào bảo thủ cứng nhắc với một Tập Cận Bình có vẻ linh hoạt và thức thời – sẽ mở đầu cho một quá trình cải cách chính trị vốn đã quá trễ và vô cùng cần thiết. Nhưng chỉ vài tháng sau khi Tập nhậm chức chủ tịch vào tháng Ba, những hi vọng này đã bị xóa tan. Tập và sáu đồng nghiệp của mình trong Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị siêu quyền lực đã nhanh chóng báo hiệu rằng họ đang nhắm vào việc giữ nguyên quyền kiểm soát chính trị và củng cố tư tưởng. Trong một chiến dịch quái gở nhằm ghép đặt công nghệ mới vào chủ thuyết lỗi thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sắp trang bị cho hàng triệu đảng viên của mình những điện thoại di động đặc biệt chuyên nhanh chóng chuyển tải những huấn thị tư tưởng và những đề tài tuyên truyền mới nhất đồng thời củng cố tốt hơn “tính kỷ luật” trong đội ngũ ngày càng nhiều những quan chức đảng suy đồi và tham nhũng.
Để bảo đảm hơn, Đảng đang cực lực thúc đẩy việc kiềm chế và trừng phạt những quan chức tham nhũng trong các cấp. Nó đang tiếp nhận những biện pháp hành chính như thăm dò ý kiến để có thể đáp ứng với những quan tâm và mong muốn của công chúng hơn. Và nó đang nới lỏng trong mức độ nào đấy quyền tự do phát biểu những bất mãn của công chúng trên mạng, đặc biệt là tại Sina Weibo, một trang micro-blog đăng đến 100 triệu ý kiến mỗi ngày. Tất cả những việc này là nhằm hiện đại hoá chính quyền độc tài, làm cho nó trở nên nhạy bén và có trách nhiệm hơn mà không mạo hiểm đánh mất bất kỳ sự độc quyền chính trị nào của Đảng.
Giới lãnh đạo và các nhà phân tích chính trị thường lập luận dựa trên phép tương đồng lịch sử. Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, hình ảnh tương đồng luôn làm họ ám ảnh và sợ hãi là Gorbachev. Kỷ niệm thật quá sâu đậm: cuộc biểu tình tại Thiên An Môn của sinh viên vào năm 1989 (một kinh nghiệm thập tử nhất sinh của Đảng) đã tăng cao khi Gorbachev đến thăm Bắc Kinh và tháng Năm. Giới lãnh đạo hiện thời của Trung Quốc mới bắt đầu con đường thăng tiến đến quyền lực khi các chính sách mở cửa chính trị và kinh tế của Gorbachev đã “là nguyên nhân” – theo quan điểm của họ – dẫn đến sự sụp đổ của Liên Sô và cái chết của Đảng Cộng sản Sô viết. Trên hết, Tập hoàn toàn không muốn trở thành Gorbachev của Trung Quốc. Nhưng trong mối ám ảnh không muốn trở thành một Gorbachev mới, ông đang lãnh đạo với một phương cách có thể dẫn đến số phận của Gorbachev – sự sụp đổ của đảng và nhà nước dưới quyền của ông.
Có một cứu cánh khác cho Tập và các đồng sự của ông. Họ có thể kéo dài thời gian quan yếu bằng cách khởi động một quá trình dân chủ hoá từng phần – giống như cựu thù của họ là Quốc Dân Đảng đã tiến hành tại Đài Loan sau khi bại trận trong cuộc nội chiến. Họ có thể đưa ra những cuộc bầu cử cạnh tranh để quyết định ai sẽ lãnh đạo ở những chính quyền cấp thấp. Trong những năm cuối thập niên 80, các cuộc bầu cử trong làng xã Trung Quốc có vẻ như đã đi theo chiều hướng này. Cho đến khi tôi bắt đầu theo dõi chúng vào năm 1998, một quan chức Trung Quốc chuyên quản lý các cuộc bầu cử này đã dự đoán rằng quá trình bầu cử cạnh tranh sẽ nhanh chóng tiến nhanh lên các nấc thang chính quyền. Ông tiên đoán trong năm năm chúng sẽ đạt đến cấp thị trấn; thêm năm năm nữa sẽ đến cấp huyện, năm năm nữa sẽ đến cấp tỉnh; và thêm năm năm nữa sẽ là bầu cử dân chủ ở mức chính quyền quốc gia. 15 năm sau tiên đoán đầy lạc quan ấy, việc bầu cử cấp thị trấn vẫn đang nằm trong giai đoạn “thử nghiệm”, bầu cử làng xã không có được bất kỳ quyền lực chính quyền quan trọng nào, và Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như đang sợ cứng người trước viễn cảnh mở cửa chính quyền cho việc bầu cử và truy cứu trách nhiệm thực sự (ngay cả với những chức vụ không liên quan đến đảng).
Tình trạng trì trệ chính trị này không thể kéo dài mãi được. Năm hoặc mười năm trước, đa số các chuyên gia về Trung Quốc đều cho rằng những tiên đoán về sự sớm lụi tàn của cộng sản Trung Quốc là ảo tưởng và vô lý. Họ nhấn mạnh rằng đảng đã trở thành vô cùng hợp hiến và lãnh đạo rất hiệu quả. Nhưng hiện tại – ngay cả với những thành tựu kinh tế đầy ấn tượng của Trung Quốc – ngày càng có nhiều người Mỹ và những chuyên gia về Trung Quốc tin rằng có một khủng hoảng chính trị đang âm ỷ. Với việc bám víu vào hệ thống độc quyền chính trị chuyên chế, với việc bác bỏ bất kỳ cố gắng nào nhằm tách đảng ra khỏi nhà nước và hệ thống pháp lý, với việc vu cáo và bắt giữ – hoặc trong trường hợp gần đây ở trường Đại học Bắc Kinh đối với giáo sư Hạ Nghiệp Lương là đuổi việc – những tiếng nói đối lập đòi cải cách dân chủ, đảng Cộng sản Trung Quốc đang chơi trò trượt trên băng mỏng.
Khi trượt băng, ta không nhất thiết biết được rằng ở đâu thì băng dày hoặc mỏng. Đôi khi bề ngoài trông hoàn toàn ổn định – có thể kéo dài tính hiệu quả của mình – cho đến khi không còn có thể. Ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể chỉ cần một khủng hoảng lớn – một thảm hoạ môi trường, sự sụp đổ của thị trường nhà ở, một vụ tham nhũng lớn ở cấp tối cao – để xảy ra những phản đối dây chuyền dẫn đến chính quyền bị sụp đổ bất ngờ. Đấu đá và tham nhũng hiện đang hoàng hoành trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, và họ đã tăng cường bảo vệ của cải của mình (gửi hầu hết tài sản và cả con cái ra nước ngoài), vì khi một thể chế chính trị bị lung lay thì quá trình này có thể xảy ra rất nhanh, như điều mà Minxin Pei gọi là “phiên bản chính trị của hiện tượng ngân hàng bị rút tiền ồ ạt.”
Cái chết đột ngột của Đảng Cộng sản cầm quyền chắc chắn không là một điều tốt cho Trung Quốc – hoặc cho các nước làng giềng như Nhật Bản và Đài Loan, hoặc cả Hoa Kỳ. Một lổ trống chính trị hỗn loạn ở Trung Quốc có thể được trám chỗ bởi giới quân đội, hoặc những thành phần khác tìm hậu thuẫn của quần chúng bằng cách đưa ra lá bài dân tộc. Họ có thể phát động một cuộc tấn công quân sự đến các quần đảo đang tranh chấp tại các vùng biển Đông và Nam Hải, hoặc thậm chí cả với Đài Loan. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ rất khó để xây dựng một nền dân chủ hiệu quả theo sau sự sụp đổ đột ngột của chính quyền Cộng sản hơn là nếu Trung Quốc sử dụng phương pháp bước một như Đài Loan đã từng.
Nếu Trung Quốc muốn tránh khỏi cơn khủng hoảng chính trị mang tính hệ thống, giới lãnh đạo cần phải bắt đầu thực thi những cải cách chính trị thật sự. Không chỉ có 1,3 tỉ người Trung Quốc mà cả thế giới đều bị ảnh hưởng rất lớn từ quá trình này.
 

Thánh Victor Hugo ở Tây Ninh (hết)

Tây Ninh, bốn mươi phút trực thăng về phía Tây của Sài Gòn, tám kilômét về phía Đông của biên giới với Campuchia, đã được Graham Green nhắc tới trong quyển sách ‘Người Mỹ trầm lặng’ của ông. Tây Ninh là thủ đô và là trung tâm của giáo phái Cao Đài, cái có riêng một đạo quân nhỏ vào thời người Pháp thống trị ở Đông Dương và vẫn còn cho tới thời của Diệm. Tầm quan trọng về chính trị của họ tương đối nhỏ, quân đội đã giải tán từ lâu.
Người Cao Đài tin vào sự xuất hiện lần thứ ba của Thượng Đế trên trần thế, ‘sự thật thiêng liêng’. Họ cảm nhận tôn giáo của họ là sự hợp nhất của tất cả các tín ngưỡng đang tồn tại và cũng đã tiếp nhận từ các tôn giáo khác những gì mà họ cho là đúng đắn. Các tòa thánh của họ giống nhau cũng như các nhà thờ thông thường ở châu Âu giống nhau. Họ đã tiếp nhận nhiều nguyên tố xây dựng và phong cách của nhà thờ Kitô giáo và chùa Phật giáo. Có một đài thờ ở mặt trước của một gian giữa rộng lớn. Tâm điểm của đài thờ này là một con mắt khổng lồ được vẽ trên một quả thiên cầu màu xanh nhạt, con mắt của Thượng Đế. Ẩn ở phía sau đó, được những cột trụ tròn quay quanh, là một loại bàn thờ, không cho người lạ vào. Trước đó có những chiếc ghế vàng của giáo chủ và các viên chức sắc của ông. Có một loạt các thánh canh giữ cho tín ngưỡng này – người nổi tiếng nhất đối với người châu Âu là Victor Hugo. Hai gian bên được chia ra bởi nhiều cây cột tròn có những con rắn khổng lồ quấn quanh lên trên. Tất cả ở trong và bên ngoài tòa thành đều được tô bằng những màu sắc rực rỡ, đa số là vàng. Ấn tượng đầu tiên của người Âu: lòe loẹt, thạch cao, vữa nổi, màu sắc sặc sỡ như ở một gian hàng trên chợ trong châu Âu. Nhưng có phải là tự phụ và tự cao hay không, khi lấy thị hiếu của chúng ta làm thước đo cho những gì mà người châu Á cảm thấy đẹp? Và các nhà sư hiền lành, những người đã viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức lời yêu cầu tiếng Việt, nên cởi giày ra trước khi bước vào tòa thành, rất hãnh diện vì tòa thánh của họ.
Ở Tây Ninh, người Mỹ đã xây bệnh viện dã chiến hiện đại nhất của họ trong trung tâm của một doanh trại quân đội khổng lồ của họ. Những đoạn có thể bơm lên được, bao gồm những thanh nẹp riêng lẻ, có thể được xếp hàng cạnh nhau thành những khu chữa trị với ba mươi giường trên nền đất đã được san phẳng. Những thanh đó không chỉ tách rời ra với nhau mà còn có vỏ đôi để mảnh pháo và đạn không gây ảnh hưởng đến tính ổn định. Có thể gắn phòng nhỏ ở mặt trước, những cái, cũng như các gian chữa trị kia, được cung cấp điện và điều hòa nhiệt độ từ những cỗ máy khổng lồ qua những dây dẫn to còn hơn cả ống hút hơi của bếp nấu ăn. Trang thiết bị với giường, nơi tắm rửa có thể gấp lại được và những thứ cần thiết khác đều đã được tiêu chuẩn hóa và phần lớn là bằng kim loại nhẹ. Những cái bàn phẫu thuật nặng đến năm mươi kí lô trên đệm không khí có thể được đẩy đi bằng hai ngón tay. Một đơn vị như thế có giá là mười triệu Mark, mỗi một cỗ máy tiêu mười ngàn lít xăng trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Phí tổn này hẳn chỉ có thể có với khả năng khổng lồ của quân đội Mỹ. Nhưng các lợi thế thì thật là đáng để kinh ngạc. Trong vòng ba mươi phút, một đơn vị bệnh viện có thể được tháo dỡ, treo thành hai hay ba phần dưới bao nhiêu đó trực thăng và sau khi đến vùng chiến sự có thể được xây lên và sẵn sàng hoạt động cũng chỉ trong vòng ba mươi phút. Sau khi được xác định vị trí trực tiếp ở mặt trận, một người lính Mỹ bị thương có thể được trực thăng mang trực tiếp đến bệnh viện dã chiến và trong trường hợp thuận lợi nhất thì đã có thể nằm trên bàn mổ sau nửa giờ. Được thông tin trước về vết thương từ trên trực thăng qua đàm thoại vô tuyến, đội ngũ phẫu thuật có thể đứng sẵn sàng lúc thương binh về đến và có thể chăm sóc cho người này dưới những điều kiện làm việc không hề tạm bợ.
Trong tháng 12 năm 1966, khi tôi đến thăm bệnh viện dã chiến này, những kỹ thuật viên, y tá và bác sĩ trong đội ngũ đó đã tự phát triển lấy mỗi một chi tiết. Tất nhiên là họ rất tự hào về việc đó và hơi thất vọng, khi tôi kể cho họ rằng ở Đức cũng có một phòng phẫu thuật giống y như thế được xây lên dưới cái tên ‘Clino-Box’. Họ cũng đầy tự hào chỉ cho xem những cái tay cầm ở cạnh đèn mổ của họ, những cái mà có thể tháo rời ra và khử trùng được và cho phép người bác sĩ phẫu thuật điều chỉnh ánh sáng của cây đèn với găng tay đã tiệt trùng của ông theo ý muốn của ông. Tôi không thể nhịn được lời lưu ý ác độc, rằng chúng tôi cũng có những cái tay cầm đó của đèn mổ trên tàu bệnh viện. Rất đáng tiếc là trong thực tiễn thì không thể sử dụng chúng được, vì trong lúc mổ thế nào các chiếc mũ phẫu thuật không được tiệt trùng cũng chạm vào chúng, tức là không được phép sờ vào với găng tay đã được tiệt trùng. Và những cây đèn đó cũng không sáng tới mức người ta có thể đặt chúng ở một độ cao mà chiếc mũ không chạm tới được. Những cái tay cầm đó chỉ là một món đồ chơi vô ích. Thế nhưng ngoại trừ cái việc nhỏ đó thì cái bệnh viện dã chiến ở Tây Ninh là một thiết bị đáng khâm phục, và các bác sĩ, y tá và kỹ thuật viên, những người đã phát triển nó, có thể có quyền tự hào vì nó. Đối với những người bị thương thì nó là vô giá.
Doanh trại quân đội, mà bệnh viện này nằm ở trong đó, có thể được nhìn thấy từ một ngọn núi bị Việt Cộng chiếm giữ, có hình nón vươn cao lên từ vùng đất bằng phẳng. Dù đã cố gắng nhiều lần dưới sự cộng tác của một cựu sĩ quan Việt Cộng đã quen thuộc với những nơi ẩn nấp đó, người Mỹ cũng không thành công trong việc đẩy lùi Việt Cộng, những bậc thầy của ngụy trang, ra khỏi ngọn núi. Nằm cách đó không xa cũng là ‘Tam Giác Sắt’ nổi tiếng, một vùng đất mà quân đội quốc gia đã không còn bước vào kể từ cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Trong tháng 1 năm 1967, người Mỹ với nổ lực to lớn đã cố chiến thắng Việt Cộng trong ‘Tam Giác Sắt’ đó. Người dân được di tản ngày nay sống một cuộc sống rất đáng thương hại trong các trại tỵ nạn, trong khi Việt Cộng vẫn tiếp tục giữ vững các công sự dưới mặt đất của họ.
Người Việt và người Mỹ còn có một đồng minh thứ ba trong vùng này của đất nước. Ở phía Tây của Tây Ninh, trong Thanh Điền, người Philippines đã khởi động một dự án mang tính gương mẫu trên nhiều phương diện. Dưới tên ’1st Philippine Civic Action Group’ và với nhãn hiệu ‘bayanihan’, tức ‘giúp đỡ thiện nguyện của láng giềng’, một đơn vị 2000 người bao gồm lực lượng chiến đấu, công  binh, bác sĩ, nha sĩ và y tá đã giữ một vùng đất rộng gần năm ngàn hecta, bình định và xây dựng với thành công đáng ngạc nhiên. Ngoài ra còn có 14 thôn được chăm sóc. Các lực lượng chiến đấu bảo đảm an ninh cho vùng, công binh xây đường xá, làng mạc với nhà công sở và tất cả những gì thuộc trong đó, và những người ngành y chăm sóc cho người dân. Nếu muốn thì có thể chế nhạo rằng có một cái loa phóng thanh được lắp đặt ở trên trạm nha khoa để tiêu khiển cho bệnh nhân bằng những bài hát được ưa thích. Không thể không nhìn thấy sự thành công, trong vòng 13 tháng các đội ngũ bác sĩ và nha sĩ – theo thống kê – đã tiến hành một trăm năm mươi ngàn lần chữa trị. Người Philippines cố gắng lôi kéo người Việt tích cực cộng tác. Một ngôi trường hay một ngôi nhà của làng mà người dân đã xây nó hàng tháng trời thì tất nhiên là có giá trị rất nhiều hơn một ngôi nhà, với khả năng của người Mỹ và những phương tiện trợ giúp kỹ thuật của họ, đã được giao lại chỉ sau vài tuần cho người dân làng ngạc nhiên, chỉ đứng nhìn trong thời gian xây dựng. Ngoài ra, người Philippines còn biết được một yếu tố khác của sự thành công trong công việc làm ở một đất nước xa lạ; Thiếu tướng Tobias, viên chỉ huy đơn vị, viết trong một mệnh lệnh trong tháng 12 năm 1966: “Người ta biết rằng phương pháp hữu hiệu nhất để giành được tình hữu nghị và sự cộng tác của người dân chính là sự nhận diện của chính chúng ta với họ. Chúng ta phải nhấn mạnh đến sự giống nhau của chúng ta với nhân dân Việt Nam, tức là hoàn cảnh, tập quán và cách sống giống nhau. Chúng ta phải khuyến khích quân đội của chúng ta hãy tự mình quan tâm đến từng người một.”
Ngoại trừ một vài người trẻ tuổi sống với người Việt trong làng, người Mỹ ở Việt Nam, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, có khuynh hướng khép kín họ lại trước hoàn cảnh xa lạ. Họ sống trong những vùng được rào quanh, chỉ vào những quán ăn của riêng họ hay quán ăn Âu và mua trong những cửa hàng riêng của họ, những cửa hàng mà họ thành lập ngay lập tức khi họ đóng lại ở một nơi nào đó. Họ biểu lộ rõ ràng tại mỗi một cơ hội, rằng về cơ bản họ nhìn người Việt như những người em nhỏ dại sẽ không bao giờ có thể học được cách người ta làm việc này hay điều kia như thế nào. Người Việt phản ứng rất nhạy cảm với điều đó, có lẽ là quá nhạy cảm, ngay khi họ hiếm khi để lộ ra điều đó; họ được giáo dục quá tốt để mà có thể làm như thế. Nhưng ở dưới bề mặt có một sự phản kháng chống lại tất cả những gì là Mỹ, một sự phản kháng mà cả những người Mỹ ‘tốt’ cũng hầu như không thể phá vỡ xuyên qua được. Tất nhiên là có cả những điều khác đóng một vai trò trong đó: người Mỹ thật sự lả những kẻ khổng lồ khi so với người Việt mảnh khảnh, họ sở hữu thừa thãi mọi thứ và dường như có thể đạt được đến mọi thứ, trong khi người Việt phải trông cậy vào quà tặng và tài tổ chức không thuộc vào trong những đặc tính nổi bật của họ. Họ đơn giản là phải chống cự lại lực mạnh mang tính đè bẹp của người Mỹ.
Có lẽ rồi ở Việt Nam điều đó cũng sẽ thắng thế, cái được gọi là sự Mỹ hóa. Có ý muốn nói ở đây là những cái máy hát nhạc, bao bì chân không bằng nhựa, bia lon, những vật chỉ được sử dụng một lần và các thói quen tất yếu phải gắn liền với chúng, tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa. Theo ý kiến của tôi thì điều đó ít có liên quan đến sự lan truyền những hiện tượng đặc trưng của Mỹ, mà là một hệ quả của mức sống đang tăng lên, trong nước nào thì cũng vậy thôi. Rạp chiếu bóng vào đến làng cùng với điện, và cùng với rạp chiếu bóng là những cuốn phim đa sầu đa cảm. Nước Mỹ lâu nay đã là đất nước có mức sống cao nhất thế giới. Nhờ khoảng cách đi trước này mà các đồ vật làm tăng thêm nữa sự tiện nghi hàng ngày của con người thường được phổ biến đầu tiên là ở trong Hoa Kỳ. Mỹ hóa về nguyên tắc không nên hiểu là cách sống từ Mỹ mà là cách sống như trong nước Mỹ. Nếu mức sống ở Việt Nam một ngày nào đó cũng mang những dấu hiệu rõ rệt của sự Mỹ hóa này thì điều đó không có nghĩa là người Việt ưa thích người Mỹ. Mối quan hệ với những người chủ trước đây của đất nước thì có khác đi. Ngay cả khi đó chỉ là một ‘đẳng cấp quan lại’, cái đã rộng mở cho ảnh hưởng của Pháp, còn nhận dạng mình trong phong tục và tập quán với nó nữa – không ít lần tôi nghe được lời phát biểu của người Việt: “Tôi nói tiếng Pháp tốt hơn là tiếng Việt” – nhưng nó lại bao gồm đại đa số giới trí thức của đất nước. Vì thế mà tôi đã hỏi người Việt: “Lý do gì mà các bạn lại đánh giá người Pháp cao hơn là người Mỹ, mặc dù người Pháp đã cai trị các bạn và người Mỹ chỉ muốn giúp các bạn thôi?”
“Người Pháp”, họ nói, “hiểu chúng tôi tốt hơn, họ đã sống với chúng tôi, sống giữa chúng tôi và đã ăn thức ăn của chúng tôi. Người Mỹ sống cách biệt với chúng tôi trong đất nước của chúng tôi và không muốn ăn thức ăn của chúng tôi.”
Điều đó có lẽ là không hoàn toàn đúng. Cho tới bây giờ tôi vẫn còn nhìn thấy được ở một vài người Pháp sự kiêu căng thuộc địa mà không có người Mỹ nào có cả. Nhưng rõ ràng là người Pháp đã tạo được một ấn tượng khác, họ khéo léo hơn.
Cũng thành công tương tự như người Philippines là người Hàn Quốc ở trong vùng Quảng Ngãi, những người tuy phải chiến đấu với sự khủng bố thật đáng sợ, nhưng lại bảo đảm an ninh tuyệt đối trong vùng đất mà họ đã giật lại được từ Việt Cộng. Ngoài ra, những người lính thỉnh thoảng lại giúp đỡ nông dân trong lúc thu hoạch. Nhưng cả một dự án có ích như dự án của người Philippines có lẽ cũng sẽ bị chấm dứt quá sớm. Tướng Tobias, người mà Mary McCarthy gọi là một tuýp người giống như Yul Brynner, thuật lại cho tôi nghe trong một lần viếng thăm con tàu bệnh viện, rằng phe đối lập trong quốc hội đã tạo ra nhiều khó khăn để chống lại việc giúp đỡ Việt Nam và đơn vị này rất muốn rút về.

Sách đã được phát hành trên Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00EPBTGZA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét