Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Tin thứ Năm, 13-12-2012

Tin thứ Năm, 13-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
7Các nhân sĩ, trí thức ra TUYÊN BỐ phản đối công an, chính quyền TPHCM trấn áp thô bạo người yêu nước trong cuộc mít tinh chống Trung Quốc gây hấn (BS).
Quà tết có thêm DVD Biển đảo (TT). - “Hải tặc” cướp tàu của ngư dân ở Quảng Ninh  (DV). Tin sơ sài, thiếu các miêu tả của nhân chứng để biết đó là người Việt hay bọn “tàu lạ” Trung Quốc.
Kiến nghị xây dựng hạm đội Côn Đảo (TT). Sao không đặt tên là Hạm đội Hoàng Sa, rồi Trường Sa, mà mấy ông cựu tù nầy đòi đặt tên”Côn đảo”? Bộ muốn để tụi Tàu nó cầm tù hạm đội ta trong ao tù, không cho ra Biển Đông, há?
- Trong khi Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam ‘ăn cắp tài nguyên’ ở Biển Đông (VOA), thì Đảng nặng lời với báo vụ ‘TQ cắt cáp’ (BBC). “Ban Tuyên giáo cũng như các cơ quan quản lý báo chí họ không đưa ra chỉ đạo cụ thể là các báo không được đề cập đến tàu Bình Minh bị cắt cáp mà chỉ đưa ra yêu cầu các báo viết tin đúng bản chất, không kích động, không bình luận làm nóng vấn đề. Đó là khái niệm tương đối là không cụ thể và định tính“. BBC ghi nhầm chức vụ của ông Nguyễn Thế Kỷ, là “Phó trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương”, thay vì “Phó Ban Tuyên giáo Trung ương”. 5 năm trước, Bộ Chính trị đã gọp Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương.
một độc giả thân thiết gửi email, đưa ra mấy câu hỏi quan trọng:
1. “Tàu cá” không có thiết bị chuyên dụng không thể cắt được cáp. Một tàu cá bình thường chỉ có lưới, không thể “vô tình” làm đứt cáp được. Anh Ba hỏi các nhà chuyên môn dầu khí thì rõ. Người có mặt hôm ấy trên biển biết rõ là tàu hải quân TQ giả làm tàu cá, có vũ khí và thiết bị chuyên dụng, hơn 100 chiếc, có chiến thuật rõ ràng, đánh lạc hướng, bao vây 3 tàu bảo vệ nhỏ của ta và có hai tàu chuyên dụng đi về phí sau, cắt cáp 1 cách chuyên nghiệp, thành thạo. Nói “vô tình gây đứt cáp” là cố ý nói dối dân và tự dối mình. Khổ nhục kế như vậy có hạ nhiệt Tàu không? Chắc chắn là không … 
2. Từ 1-1-2013 Hải Nam sẽ khám xét tàu thuyền trong vùng lưỡi bò. Lúc đó sẽ nói là “vô tình khám xét” hay sao? Có phương án đối phó gì chưa? 
3. Không biết “đường dây nóng” do Mạnh Mượt ký để làm gì, có bao giờ sử dụng không?
4. Sự việc tàu cá Trung Quốc làm “đứt cáp” xảy ra trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam (xem bản đồ của PetroVietnam công bố) là một vi phạm trắng trơn, nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, vi phạm đó nhẽ ra phải bắt giữ và phạt hành chính thì lại kỷ luật anh em mình!
Và đây, còn gì nhục hơn (độc giả T.T. vừa méc hồi 8h), báo Trung Quốc: VN nói bị tàu TQ quấy rối rồi lại đổi sang nói là vô tình 越南称遭中国船只骚扰 又改口称属意外.
Càng lộ rõ một cuộc phối hợp nhịp nhàng để … “quy hàng”, khi mà Chính phủ thì hoàn toàn im tiếng, không một mệnh lệnh chỉ đạo tàu Bình Minh 02, tàu hộ tống, các cơ quan chức năng trên biển phải báo cáo chi tiết vụ việc, điều tra nhanh chóng, thậm chí khởi tố, truy tìm thủ phạm, giao cho Bộ Công an, Bộ Ngoại giao làm việc với phía TQ v.v… Còn bên đảng thì ngấm ngầm ra lệnh cho báo chí phải đưa tin theo lối hèn hạ như vậy. Điều này không khác gì Ban Tuyên giáo đã làm thay chức năng cả cơ quan hành pháp lẫn tư pháp, ra một “bản án bỏ túi” cho vụ phạm pháp nghiêm trọng này.
- Mời xem lại chuyện “đời xưa”: Báo chí xuống đường chống chính quyền Sài Gòn (ND). Ngày 10-10-1974 là “Ngày báo chí đi ăn mày”. Còn mấy ngày qua, khi các báo đưa tin về sự kiện TQ cắt cáp tàu Bình Minh 02, một số báo VN có thể sẽ bị xử lý kỷ luật, vậy không biết nên chọn ngày nào trong mấy ngày này để đặt cho nó một cái tên đầy ý nghĩa và đặt tên là ngày gì? Bài viết này đầu tiên được đăng tại trang web của UBND TPHCM, nhưng đã bị gỡ xuống: Ngày báo chí và công lý thọ nạn. Nếu không xem được, mời xem bài trên blog Bùi Thanh: 10-10: ngày công lý thọ nạn!
H2- Mời xem thêm: Họp mặt kỷ niệm 38 năm “Ngày ký giả đi ăn mày” (10/10/1974-10/10/2012) (MTTQ TP). “Ủy ban tổ chức cuộc đấu tranh ra thông báo đăng trên các nhật báo ở Sài Gòn ‘Ngày 10/10 báo chí sẽ xuống đường’ kêu gọi anh chị em làm báo, là đoàn viên, hội viên các tổ chức nghiệp đoàn chuẩn bị tham gia và vận động thêm nhiều người cùng tham gia, thông báo nói rõ đã chuận bị sẵn nón lá, bị, gậy… cho anh chị em làm báo đi ăn mày vì chế độ Thiệu”. – Nhớ “ngày ký giả đi ăn mày” (Công lý).
- HẺM “BUÔN” CHUYỆN ( KỲ 45): Cờ mất sĩ như đĩ mất váy (Nhật Tuấn). “Thằng tàu khựa nó ‘cắt cáp’ lại nhái thành ‘vô tình gây đứt cáp’ thì hiển nhiên là nói dối rồi, ai tin?” - LƯỠI BÒ VÀ LƯỠI CHÓ (Nguyễn Văn Thiện).  – Cù Huy Hà Bảo: Nước đã mất về tay Trung Quốc (DLB).
- Tướng Trần Đại Quang sang Trung Quốc (DLB).
- Video: Công An Hà Nội dã man đàn áp, đánh đập người biểu tình chống TQ 9/12/2012 (NKYN). – Thấy gì qua cuộc đàn áp biểu tình ngày 9/12 (Phần 2). Mời xem lại: Phần 1 (Nguyễn Tường Thụy).  - 9/12/2012 – Ngày oanh liệt của người yêu nước Thủ đô (kỳ 2). Mời xem lại: Kỳ 1.  - Nhân xem phim “Sám hối” [1] Nghĩ về Bôrit Paxtecnăc: Tự do hay là chết! (Nguyễn Tường Thụy). – ‘Việt Nam vi phạm nhân quyền khi trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc’ (VOA).
- NHỮNG CÂU CHUYỆN HỒ GƯƠM (1)   –   NHỮNG CÂU CHUYỆN BÊN HỒ GƯƠM (2) (NCTG).
- Bí thư Lê Thanh Hải chỉ đạo ‘tiêu diệt’ nhóm biểu tình? (DLB). “Một nguồn tin không chính thức, tiết lộ bởi một sĩ quan an ninh giấu tên tại Sài Gòn, cho biết ông Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy TP HCM, đã nhận định với các nhóm công tác chỉ huy trấn áp người biểu tình rằng nhóm 42 nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn đã ‘hiện nguyên hình’ là một tổ chức chính trị đối kháng với CSVN, vì vậy cần phải ‘bẻ gãy và tiêu diệt’ từng cá nhân một, không để nhóm này hoạt động tập thể”. – Chim mồi để Công an trấn áp Biểu tình! (QLB).
- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 19): TỚ LÀM CỐ VẤN BIỂU TÌNH BẤT ĐẮC DĨ (Tô Hải). “A- Chống Trung Quốc tức là chống Đảng, chống Nhà Nước Việt Nam, hay cụ thể hơn là chống 14 người trong Bộ Chính Trị! Cho nên… Bằng bất cứ giá nào cũng không thể nhân nhượng! Phải ngăn chặn! ngăn chặn! Nhớ lấy! Nhớ lấy! B- Không bao giờ có thể lật đổ được họ bằng biểu tình trừ chính nội bộ họ dùng biểu tình để thịt nhau…
- Oanh Yến Thị Phạm – Đất nước này của ai? (Dân Luận). Đất nước này của đảng, của bác từ lâu rồi và bây giờ đất nước này đã được trao tay cho “bọn lạ”. Khốn nạn cho dân VN, đổ bao xương máu để đánh đuổi ngoại xâm mà có được làm chủ thật sự bao giờ?!
- Nhà thơ Nguyễn Tuấn: Cứ nghĩ tới điều này là tôi lại sợ (Nguyễn Thông). “Bạn ơi, những ngày này/ Không đêm nào tôi ngủ được trọn giấc/ Lật người bên trái lo về phương Bắc/ Lật người bên phải đau nỗi biển Đông/…  Bạn ơi, nếu ai cũng nhắm mắt, bịt tai, xuôi tay, ngậm miệng/ Không ai dám mặc chiếc áo màu đỏ/ lao lên/ Thì còn gì Tổ quốc?!
- Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: Càng đuối lý vì “lưỡi bò”, Trung Quốc càng hung hăng với Việt Nam (RFI). Tôi thấy thái độ của nhân sĩ trí thức Việt Nam, của người Việt Nam trong nước, rất đàng hoàng. Ta phải nói lên, chứ nếu không thì người ta tưởng là mình khiếp nhược, Việt Nam không khiếp nhược, Việt Nam không sợ, mà Việt Nam đàng hoàng, muốn giải quyết vấn đề một cách có lý.”
- Tổng bí: ‘Một bộ phận thanh niên ít quan tâm đến tình hình đất nước’ (VNE). Quan tâm làm gì, mọi thứ “đã có đảng và nhà nước lo” rồi, thanh niên không cần lo! – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: TN phải có “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn” (TT).
Hơn 100 nhà khoa học bàn về Biển Đông (DV). - Hội thảo quốc gia về hợp tác biển Đông: Biển Đông là không gian sinh tồn của Việt Nam (LĐ). – Tự sướng: Việt Nam là cường quốc biển trên thế giới (TTVH).
- Thái Sinh: Ba Khựa và món giỗ cha (Trần Nhương).  - LƯỠI BÒ – CƠN KHÁT THÈM DẦU KHÍ (Bùi Văn Bồng).  – Mối bất an mang tên tham vọng Trung Hoa (TVN).  – Các nước khu vực Biển Đông cần đoàn kết trước Trung Quốc (RFA). – Nhật Bản và Ấn Độ – đối trọng tham vọng Trung Quốc tại biển Đông (PL&XH).
UNCLOS bẻ gãy luận điệu của Trung Quốc (PLTP). - Tính đa cực ở biển Đông và tầm quan trọng của COC (PLTP).  - 30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của công ước (LĐ). - Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục là một thành viên có trách nhiệm của công ước (SGGP).
- ASEAN nối dài vòng cung an ninh (TVN).  - Trung Quốc đòi chủ quyền Biển Ðông: Thách thức lớn cho ASEAN, thế giới (VOA). – Hoa Kỳ, Philippines tăng cường hợp tác (VOA). -  Mỹ sẽ tăng quân ở Philippines (NLĐ). - Tranh chấp biển Đông: ASEAN cần một tiếng nói chung (TP).
- Các chú em ở Ba Đình xem đây, coi chừng vãi tè nè: Tập Cận Bình thị sát đại quân khu Quảng Châu, hạm đội Nam Hải (GDVN).
Lo ngại khi Trung Quốc thâu tóm tài sản nước ngoài (TTXVN). - Trung Quốc “bòn rút” tài nguyên Philippines (TT).  - Quân đội Mỹ tăng cường hiện diện tại Philippines (TN). - Trung Quốc sợ “đối đầu hạt nhân toàn diện” với Mỹ (GDVN).  - Indonesia sẽ “về nhất” trong cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á? (GDVN).
Tàu ngư chính lớn nhất TQ tới gần Senkaku (TP).
Ngoại trưởng Ấn Ðộ: Phải chấp nhận hàng xóm Trung Quốc (Petrotimes).
- Hội chợ Hàng hóa Trung –Việt lần thứ 20 khai mạc tại Bằng Tường Quảng Tây (CRI). Không phải ngẫu nhiên khi chúng bày ra nhiều trò rình rang giữa lúc liên tục xâm lấn Biển Đông, vì chúng thừa biết rằng những kẻ đớn hèn phương Nam đã trót thề nguyền rồi, bây giờ chắc chắn không dám hé răng làm hỏng các cuộc vui “hữu nghị”.
H1- Xem cảnh sát trấn áp biểu tình, tiêu diệt cướp có vũ trang  –  Trấn áp biểu tình gây rối, tiêu diệt cướp có vũ khí (TP). – Video: Công An Nhân Dân diễn tập ngăn chặn biểu tình, dẹp những người “Đả đảo bọn tham nhũng” (HTV1/ ĐHLV). Phải chăng người ta đã tính toán rất kỹ khi sử dụng khẩu hiệu “Đả đảo bọn tham nhũng” trong cuộc diễn tập này? Nó như một thông điệp gửi tới toàn dân VN rằng, nếu lên tiếng đấu tranh chống lại tham nhũng là đương nhiên sẽ bị coi là những kẻ “cướp có vũ trang” hoặc là những kẻ chống lại chế độ. (Mời coi luôn câu chuyện bi hài xứ Việt thời nay: - Kỳ lạ chuyện 5.000euro vô chủ! - DV). Mặt khác, nó cũng tạo cho lực lượng trấn áp biểu tình một thứ phản xạ bản năng săn mồi, quen dần mỗi khi thấy có ai mang thứ khẩu hiệu chống tham nhũng là lao vào tấn công, khỏi cần đến cả một tiếng huýt gió ra hiệu. =>
- Con nó lú, chú nó ngu, cụ nó lại ngu nốt ! (Xuân VN). “Các khẩu hiệu được viết : ‘Đả đảo bọn tham nhũng’, ‘Đất đai là máu thịt của dân, trả đất cho dân’… thế mà bị …dàn áp ! hô hô, hoá ra tham nhũng là bạn của các bố rồi còn gì, cãi vào đâu?” Cũng có thể Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng với truyền thông Việt Nam phối hợp nhau “chơi” Bộ Chính trị? Hay là từ trước tới giờ họ giả vờ chống tham nhũng, bây giờ vô tình để lộ ra, chứ không thể nào từ trên xuống dưới đều “lú, ngu, dại” như thế này.
- Đây rồi: “Cái họa quả trứng” (Đào Tuấn). “Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hòa Vang Lê Văn Phước nói trắng phớ: Lý do cô Hậu bị ‘mất dạy’ là vì ‘làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục’. Theo ông Phước, với tư cách là một giáo viên, một đảng viên lẽ ra cô Hậu phải chấp hành chủ trương, đường lối, đằng này cô khiếu kiện UBND huyện hoài. ‘Tôi yêu cầu nhà trường không bố trí cho cô dạy một thời gian, để dư luận lắng dịu’.” Vậy là, không chỉ chống tham nhũng là kẻ thù của đảng và nhà nước, mà ngay cả khiếu kiện đòi đất cũng là kẻ thù của chính quyền. Hèn chi mới có chuyện diễn tập chống dân oan đi khiếu kiện.  Mời xem lại: Một mét vuông đất bằng một quả… trứng gà (TN).
- Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt bị hoãn (RFI). – Sự chậm trễ trong hệ cuộc họp Mỹ-Việt về nhân quyền cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang nhạt dần vì Hà Nội đàn áp các nhà đấu tranh (AP/ x-café).  – NGHĨ VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM NHÂN NGÀY NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (Bùi Hằng).
- 10 quốc gia nghe lén điện thoại của dân (BBC). giới chức Việt Nam ‘nghe trộm các cuộc đàm thoại và theo dõi cuộc gọi từ các số mà họ cho vào danh sách đen’, như của các nhà bất đồng chính kiến hay các tổ chức chống đối”.  - Việt Nam nằm trong top 10 các nước giam giữ ký giả nhiều nhất thế giới (VOA). Sao mấy cái tệ cứ giành top ten hoài vậy?  – Phóng viên Báo Người Lao Động bị ép xóa ảnh khi tác nghiệp (NLĐ).
- TNT «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» đến Genève (RFA).
- ‘Giáo sư Thuận, hãy về đi anh!’ (VNE). Về đi, nhưng GS nhớ đừng từ bỏ quốc tịch ở nước thứ hai, để có gì còn có chỗ chạy. Doanh nhân Trần Trường đã từng bán hết gia sản ở Mỹ, về VN làm ăn, sau 8 năm, đã phải quay trở lại Mỹ xin lỗi người dân ở đó. “Trong 4 năm, lúc đầu ông di chuyển bằng xe hơi, sau đó lái xe 2 bánh và cuối cùng là đi xe đò. Sau khi bán chiếc nhẫn cưới và tháo cả răng bọc vàng để đem bán, ông đã phải đi mò tôm để đổi gạo sống qua ngày”. Câu nói của cố TT Nguyễn Văn Thiệu: “đừng tin… hãy nhìn” mà nhiều người vẫn chưa nằm lòng.
- Bỏ phiếu tín nhiệm với 49 lãnh đạo (BBC).  – Hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm (TTXVN).  – Không thể đưa vấn đề cá nhân vào bỏ phiếu (LĐ).    – Đã bỏ phiếu tín nhiệm, phải có người thay thế (VNE). – Chủ tịch QH: Bỏ phiếu phải chống được “vận động”, chạy tín nhiệm (DT). – Có hay không “hỏi mồi” trên nghị trường? (VnEconomy).   – Trông mong gì ở những trò bỏ phiếu giả mạo này chứ? (QLB). - Không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay (TN). - Không thể đưa vấn đề cá nhân vào bỏ phiếu (LĐ). - “Hai lần bị tín nhiệm thấp, nên chủ động từ chức!” (DV). - Tăng cường liêm chính công và đạo đức công vụ (DV).
- Hoàng Đình Quang – Cục gạch tham nhũng (Dân Luận). – Bùi Tín: Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon (VOA’s blog). Đã đến lúc trong toàn xã hội phải lên án mạnh mẽ tệ lãng phí và tham nhũng, đòi các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông đồng loạt lên tiếng vạch mặt, phơi bày để thải loại bầy sâu bọ gian tham vô độ”.

Kết thúc nào cho nạn “quan tham”? (DT). - “Chạy” vào công chức ở Hà Nội: Có 100 triệu thôi á! (Kiến thức).
Chủ tịch Daklak chính thức mất chức (BBC).
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng đối với doanh nghiệp nhà nước (ND). - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thanh niên mạnh, dân tộc mới mạnh (TP). - Một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện suy thoái tư tưởng (GDVN).
- Về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Tiến sĩ Chương dựa vào đâu mà nói như vậy? (NLĐ). - Hơn 50 tỷ USD để bảo vệ môi trường (DV). - Lí do Bộ Công Thương “xin trảm” thủy điện nhỏ (ĐV/TTXVN). - Đề nghị loại 324 dự án thủy điện nhỏ (DV).
Yêu cầu chủ tịch 7 tỉnh, thành “dẹp” mặt bằng cho dự án đường cao tốc (DT).
Cái sự tàm tạm (LĐ).
Bình bầu hộ nghèo: Nơi khống chế, nơi… thả cửa (DV). - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “mệt” vì thấy cán bộ “buồn cười lắm”! (Infonet). - Xe công về một đầu mối (TT). - Ông Hồ Việt Hiệp – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang: An Giang không đăng cai thì nơi khác cũng nhận (TT). - Hà Nội điều tra xã hội học 5 sở ‘nhạy cảm’ (TP).
- Công an bắt sới bạc, bắn chết một người (VNN). – Đình chỉ công tác thượng sĩ bắt bạc nổ súng gây chết người (TN). - Tạm giữ thượng sĩ gây chết người trong vụ ‘đột kích sới gà’ (GDVN). - Không bao che vụ thiếu tá bị tố hiếp dâm (GDVN).
- Không bao che vụ thiếu tá bị tố hiếp dâm (NLĐ).
- Coi chừng “loạn căn cước”! (NLĐ). - Quý 1/2013, cấp giấy phép lái xe mẫu mới trên cả nước (TN).
Phiên chợ công nhân… “chui” (TT).
- Sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức (KHMT).  - HUY ĐỨC CHÍNH THỨC PHÁT HÀNH “BÊN THẮNG CUỘC” 12-12-12 (Nguyễn Trọng Tạo). Hôm nay sách mới chính thức phát hành, nhưng đã thấy nhiều người chuyển cho nhau bản copy quyển sách này. Một khi bản quyền không thuộc “phạm vi công cộng”, tức là có người đang giữ quyền sở hữu (trong trường hợp này là tác giả), mọi sao chép lại hay lưu truyền tác phẩm đó trái phép, là vi phạm bản quyền. Độc giả TTXVH không nên đọc nếu chưa mua hoặc không được người khác tặng. – Nhân đọc Bên Thắng Cuộc của Osin Huy Đức (II) (Anh Gau Pham). Mời xem lại:  Phần I.
- Ngàn đời một thân phận (Nghĩa Nhân). “Một hiện tượng giãi bày tính cách. Một hình ảnh nói lên thân phận,… dường như đã đủ cho chúng ta nhìn thấy nền tảng xã hội đang trượt dài về bên kia con dốc vực thẵm, mặc cho những trò chơi chữ nghĩa quyền lực và chính trị của kẻ tham quyền đang tô sắc hồng lên nó”.
- Trịnh Kim Thuấn: BUỒN ƠI: Chào mi ! (Trần Nhương). “Trở lại ‘Một chốn nương thân’ của NNT: đã thấy có một lộ trình rõ ràng phơi trắng ra dưới nắng … tại sao không tránh? Cô Nguyễn Ngọc Tư ơi ! cái lộ trình cả đất nước nầy đang đi, chắc cô cũng đã thấy và đã hiểu. Đất nước nầy đang được dẫn dắt mấy mươi năm qua theo cái lộ trình bởi một số người vỗ ngực xưng là đỉnh cao trí tuệ đó hay sao?
Úc xử nhóm tấn công sinh viên VN (TN).
- Việt-Lào kỷ niệm truyền thống liên minh chiến đấu (VNN).
TỔNG THỐNG MỸ NÓI GÌ TRONG LỄ NHẬM CHỨC? (Hai Lúa).
1<- Tây Tạng : Ngọn lửa phản kháng (RFI). 80% người Tây Tạng đã hiểu ý đồ của Trung Quốc là gì. Họ muốn đồng hóa, muốn triệt bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nhân cách của người Tây Tạng.”
- Đặc khu chống tham nhũng (NLĐ).  – Thấy gì từ Văn kiện Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc? (II) (TQ).  – Kinh tế gia: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có những thách thức lớn (VOA).  – Ý nghĩa chuyến đi của ông Tập Cận Bình (BBC). - Vụ “dâm quan Trùng Khánh”: Người tố cáo “mất tích” (GDVN).
- Bắc Triều Tiên thách thức, thực hiện vụ phóng hỏa tiễn (VOA)   – Bình Nhưỡng phóng thành công tên lửa Ngân hà 3 (RFI). – Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tầm xa (BBC). – Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa (VOA). – Lo ngại về kho vũ khí Bắc Triều Tiên gia tăng sau vụ phóng tên lửa (RFI). - Triều Tiên làm thế giới bật ngửa (NLĐ). – Vụ phóng tên lửa Triều Tiên: Tình báo quốc tế lại thất bại (DT).  - Tên lửa Triều Tiên rúng động thế giới (TN).  - Triều Tiên khẳng định vụ phóng tên lửa là “đột phá” (DV). - Vụ phóng tên lửa “đánh bóng” danh tiếng nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un (DT).
- Triều Tiên đã “qua mặt” các nước lớn thế nào? (PNT).   – Thế giới 24h: Cả “làng” bất ngờ (VNN).  – Trung Quốc phản ứng trước vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên (VOA). – Mỹ lên án vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên (VOA).  – LHQ dự kiến siết chặt các biện pháp chế tài Bắc Triều Tiên (VOA).  - Liên hợp quốc lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (DT). - Mỹ, Hàn vẫn đau đầu xác định đường đi của tên lửa Bắc Triều Tiên (GDVN).
- Lê Diễn Đức: Ước mơ Miến Điện cho Việt Nam là quá lãng mạn và siêu thực (RFA’s blog).
- Nghị sĩ phương Tây hưởng ứng lệnh trừng phạt Nga trong vụ luật sư Magnitski (RFI).
- Xin bàn Về “Ngày tận thế 21/12/2012″ (BS), mà như nhận xét hôm qua là, “nó rất có cơ sở khoa học”.  - Thế nhưng NASA, Vatican đều bác bỏ tin đồn tận thế (TN).  - Thiên thạch bay gần Trái Đất, giới khoa học nói gì? (VTC). - Còn NGÀY TẬN THẾ này (Lê Đức Thịnh) thì rất có cơ sở … “chính trị”.
KINH TẾ
- Tổng kết tình hình kinh tế 2012 (RFA). - GDP nền kinh tế khoảng 136 tỉ USD (TT).
Khuyến khích mô hình kinh doanh vì người thu nhập thấp (PLTP). - Thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa khẳng định lợi thế? (LĐ). - Hớ hênh, doanh nghiệp mất tiền tỷ (TP). - Gần 48.500 doanh nghiệp giải thể (DV).
VPBank dành 3.000 tỉ đồng cho vay vốn dịp tết (TN). - OceanBank lần thứ 5 liên tiếp lọt vào TOP VNR500 (Petrotimes). - Đến lượt ông Đặng Hồng Anh từ nhiệm HĐQT Sacombank  (Vietstock). - Ông Đặng Hồng Anh từ nhiệm thành viên HĐQT Sacombank (TN).
- Nhiều lĩnh vực kinh tế đang có độc quyền nhóm (Vietstock).
Nhờ “mua bán nợ” DN dễ hồi phục (PLTP).
2
- Năm 2013: Dự báo nhà đất giá thấp bùng nổ (TP). - BĐS giảm giá 50%, tháo hàng vét tiền cuối năm (VEF).  – Đề xuất dành 8.000 tỷ đồng phá băng bất động sản (VNE). - Bất động sản, khó khăn vẫn chờ phía trước (TN). - Hà Nội thừa văn phòng 10 năm nữa (VNE). Giá văn phòng còn giảm. =>
Đầu tư vào vùng động đất bị đình trệ (TN).
‘Nối gót’ Coca-Cola, Bảo Long cũng ‘làm nghèo đất nước’ (Petrotimes). - Nhập sữa, mỹ phẩm nhưng khai báo bột thạch cao (TN).
- Đề nghị thuế suất 10% với báo in (TBKTSG/ Vietstock). – Quảng cáo trên báo chí hưởng thuế suất 10% (VOV). - Thuế chiếm gần 30% giá bán lẻ xăng (TN).
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 17: Trồng chuối thu tiền tỉ mỗi năm (TN). - Thị trường fastfood: “Nội chiến” thương hiệu… ngoại! (DNSG).
- “Sóng gió” cho con tôm trong năm tới (TBKTSG/ Vietstock). - Đà Nẵng: Cấm nuôi cá trên sông, dân hoang mang (DV).
- Đại gia mỹ phẩm Avon cân nhắc rời Việt Nam (VEF).
- Thưởng Tết trong KCN cao nhất trên 217 triệu đồng (VNN). - Công bố thưởng tết hơn 217 triệu đồng (TN). - Trầm lắng thị trường Noel và tết dương lịch (SGGP).
Kiểm tra trà Ô Long có nguyên liệu nhập khẩu (TN). - Nhật thu hồi trà Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu (TN).
- ‘Thời cơ vàng’ của điện gió (TVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN – SỰ LẦM LẪN KÉO DÀI CỦA GS PHAN HUY LÊ (Phần 2) (Phạm Viết Đào).
Nhiều phát hiện tại di tích Cấm Mít (TN).
- Nhà văn Chu Lai bật mí những kỷ niệm đời thường và trận mạc (GDVN).
- Nhớ Trúc Cương (Quê Choa).
- Vương Trọng: Hoàng Cát là thế  –   Hãy chia sẻ, động viên nhà thơ Hoàng Cát (Trần Nhương).
- 12.12.2012 – MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT (Tễu).
- 231. Khái niệm tôn giáo từ góc độ nhân học văn hóa (2) (Xưa&Nay/ VSK).
Quảng bá sách có khích lệ văn hóa đọc? (SGGP).
- Công thức để có người Hà Nội thanh lịch (PNT).
Góp ý về việc phong tặng NSND, NSƯT (SGGP).
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều làm Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Á – Phi (TN).
3<- Kim Thúy tranh giải Văn học châu Á (TN).
Một thế hệ đạo diễn đã xong! (LĐ).
Nhiều sản phẩm vui Tết Quý Tỵ (LĐ).
- LUMBINI-MÙA SẾU VỀ LÀM TỔ (Nguyễn Phú Nepal).
- Những dòng họ người Việt Nam nổi tiếng ở nước ngoài (Võ Nhật Thủ).
- Nhạc tài tử Việt Nam đầu thế kỷ 20: Vai trò quảng bá của Pháp (RFI).
- Thủ tướng Hàn Quốc cam kết hỗ trợ gia đình đa văn hóa Hàn – Việt (Tin tức).
- Bậc thầy đàn sitar của Ấn Độ từ trần (VOA). – Thiên tài Ravi Shankar từ trần tại Mỹ, hưởng thọ 92 tuổi (RFI).
- Trừu tượng: Từ Pythagoras tới Kandinsky (Nguyễn Đình Đăng).
- Công trình thể thao biến thái: Bệnh viện Thể thao “sống chung với lũ” (TN). - Đá trong sợ hãi (PLTP). - Bóng đá Việt biến loạn – Thảm kịch được báo trước (DV). - Cầu thủ Việt bán đồ đạc, nợ nần chồng chất (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC 
- Bộ Giáo dục xem xét bỏ độc quyền sách giáo khoa (VNN). - Đề án làm SGK sau 2015 có gì mới? (GDVN).
- Sau 3 năm nữa, sẽ giảm môn học ở phổ thông (VNN).
- Clip trắc nghiệm: HS Hà Nội nhầm lẫn Thủ đô Việt Nam là… Cầu Giấy (GDVN). - Học sinh Hà Nội nói: Yết Kiêu đánh giặc Minh, Sơn Tinh là… thần nước.
4- Vì sao sinh viên đã nghèo càng… nghèo? (GDVN). Tụ tập làm quen cũng ngốn khá nhiều tiền của sinh viên => 
Phá đường dây làm giả bằng ĐH lớn nhất Đà thành (TP).
Đuối sức vì phải học 3 thứ tiếng (TN).  - Nhiều nơi tuyển giáo viên Philippines (TT).
Kết luận vụ nữ sinh cắt tay phản đối cô giáo (GDVN). - Học sinh đổ bệnh vì bỏ bữa ăn (TN). - Áp lực tinh thần đang gặm nhấm trẻ (PLTP). - Dạy con theo “kiểu Tây”, nên hay không? (DV). - Cảnh báo chứng tâm thần tăng mạnh ở trẻ em (Petrotimes).
91 trường tham gia kiểm định chất lượng giáo dục (TN).
Nhiều sai phạm ở ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội (TN).
Bát nháo liên kết đào tạo nước ngoài: Mất bò còn chưa lo… làm chuồng (GDVN).
Xét đặc cách một giáo sư (TN).
- Giáo dục trẻ từ trong bào thai (GDVN). - Vị thành niên mù mờ về tình dục (ĐV).
Pháp: Yêu cầu HS viết bài luận về… tự tử, giáo viên bị đình chỉ dạy (DT/ GDVN).
- Ăn bưởi và cam khi uống một số thuốc có thể gây hại (RFA).
- Kỳ lạ “thôi miên”? (CAND).
- Xác định dòng virut cúm gà mới ở Indonesia (VOA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hủy hoại giống nòi nhìn từ gà nhập lậu (ĐV). – Huỳnh Văn Úc: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành (Trần Nhương).
- Thừa 4 triệu đàn ông, thai nhi nữ vẫn không được thành người! (PN Today).  – Rũ bỏ thiên thần (Nghĩa Nhân). “Đâu đó trong thùng rác, ngoài nghĩa trang, trong bệnh viện đẳng cấp quốc tế,..người ta chợt nghe những tiếng khóc nối tiếp không ngừng nghỉ của hàng loạt sinh linh bé bỏng chào đời!
Nhập nhèm chất lượng thực phẩm chức năng (Petrotimes). - Không có sữa Meiji nhiễm phóng xạ ở Việt Nam (TN).
Clip: Đột nhập lò giết mổ heo “chui” siêu bẩn ở Đắc Lắc (GDVN).
5<- Ma Nu náo loạn vì vàng – Kỳ 1: Những năm “rực vàng” (DV).
- Tử tù mù chữ thích ’đọc’ báo chờ ngày thi hành án (PNT).
- Giấc mơ mang tên phụ nữ (RFA).  - Mang thai hộ: Nữ ca sĩ ra giá gần 4 tỷ đồng (TP).
Hà Nội quá thiếu chỗ vui chơi (LĐ). - Tìm chỗ chơi khó quá! (LĐ).  - Dừng kinh doanh dịch vụ nhạy cảm tại ĐH Sân khấu – điện ảnh (TT).
- Phạt tù nhóm tấn công sinh viên VN ở Úc (BBC). – Úc bỏ tù 2 thanh niên hành hung sinh viên Việt (NLĐ).
Tái diễn cảnh phơi nắng chờ rút tiền (TN). - Vé tàu dịp tết – Thiếu vé, nhiều cò (SGGP).
- Đắk Lắk: Lại phát hiện lâm tặc giấu gỗ giữa vườn quốc gia Yok Đôn (DT).
- Xu hướng sử dụng ma túy gia tăng trong vùng Đông A´ và Đông Nam A´ (RFA).
- Cuộc sống khắc khổ của bộ lạc Kaiowa (BBC).
- Sắc tộc thiểu số và quyền sở hữu đất rừng (RFA).
- Thảm họa tính bằng con số tại ĐNÁ (RFA).
QUỐC TẾ
- Hoa Kỳ công nhận đối lập Syria (BBC). – Nga đả kích Hoa Kỳ về vấn đề Syria (VOA). - Mỹ công nhận liên minh đối lập Syria (TN).
- Cuộc họp giữa chính quyền Ai Cập và đối lập bị hoãn lại (RFI). – Ai Cập: Ðàm phán giữa tổng thống, phe đối lập bị hoãn (VOA). - Ai Cập tổ chức 2 ngày trưng cầu dân ý (TN).
- Tuy lên án Bình Nhưỡng, nhưng Ấn Độ cũng phóng thử nghiệm tên lửa (RFI).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Afghanistan bàn về việc rút quân (VOA).
6- Mỹ phóng máy bay không gian trong chương trình bí mật của quân đội (VOA). =>
- Cộng đồng quốc tế chỉ trích quân đội Mali (VOA).
Chủ tịch Quốc hội Singapore từ chức (TN).
- Lãnh đạo thế giới trước thách thức 2013 (VNN).
- Những hình ảnh nổi bật nhất năm 2012 (VNN).
- Đức Giáo Hoàng gửi tin nhắn đầu tiên trên Twitter (VOA).  – Đức Giáo hoàng gửi thông điệp ban phép lành trên Twitter (RFI).
Ông Chavez phẫu thuật thành công (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 12/12/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 12/12/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 12/12/2012; + Tiêu điểm – 11/12/2012; + Tài chính tiêu dùng – 12/12/2012; + Thời sự 12h – 12/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 12/12/2012; + Thời sự 19h – 12/12/2012.

 Lưỡi bò - cơn khát thèm dầu khí

Với bản tính tham lam của Trung Quốc, "lưỡi bò" và còn hơn thế nữa!


* Bùi Văn Bồng

BVB - Khát khao nhất của bành trướng Bắc Kinh là nguồn lợi mỏ dầu trên Biển Đông, cận kề nhất là vùng tài nguyên dầu khí của ViệtNam đã bị Trung Quốc khoanh lại trong "đường lưỡi bò". Qua sự kiện diễn ra gần đây của phía Trung Quốc ngang nhiên mới thầu 9 lô mỏ dầu, thành lập thành phố tam Sa, nhiều lần xâm khu vực dầu khí nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, in đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ thông, lần thứ 2 cắt cáp thăm dò địa chấn tàu Bình Minh 2, cần nhận diện rõ hơn“Thực chất của đường lưỡi bò” là gì?

Sự vin cớ vô căn cứ

Hôm thứ Ba mới rồi (11-12-2012), báo Hoàn Cầu, tờ báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng bài viết cố tình tranh giành khu vực mỏ dầu Thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đe dọa rất ngạo mạn, xấc xược: "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc nhằm bảọ vệ chủ quyền lãnh thổ”. Tờ báo này còn viết rằng: Việt Nam so với các nước khác thì "bạo dạn hơn cả trong việc khai thác dầu ở Nam Hải (Biển Đông)", và luôn luôn tìm cách mở rộng hoạt động dầu khí bên trong đường chín đoạn. Thậm chí trắng trợn vơ của hàng xóm nói là của mình mà còn mạnh miệng lu loa vu cáo: "Việt Nam có thể đã quên là đang ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc” (?!). Bài báo này lại thẳng thừng hơn nữa để nêu lên sự báo trước động thái buộc "Việt Nam muón yên" thì phải ngừng khai thác, thăm dò dầu khí trên vùng biển chủ quyền của mình:"" Việt Nam cần phải hành xử đúng mực, điều này chỉ có lợi về lâu dài...Cuối cùng thì Việt Nam sẽ thấy việc khai thác dầu khí chỉ mang lại phiền hà" ...

Những lời lẽ trên báo Hoàn Cầu là minh chứng rõ ràng Trung Quốc có chủ trương cố tình gây ra những hành động phá hoại, răn đe, ngăn chặn việc thăm dò, khai thác dầu khí hợp pháp, chính đáng, công khai của Việt Nam. Tài nguyên của Việt Nam thì Việt Nam có quyền chủ động khai thác, hoàn toàn không phải "ăn cắp' như báo Hoàn Cầu đã nêu trên đây. Vì động cơ, ý đồ buộc VN ngừng khai thác dầu khí trong đường lưỡi bò xảo quyệt ấy, không thể coi vụ mới rồi tàu Trung Quốc lần thứ 2 cắt cáp thăm dò địa chấn tàu BM 2 chi là do vô tình, không cố ý! Chỉ là không may bị vướng chân vịt! Báo Hoàn Cầu "nói trắng ra" như những nội dung trên đây càng thể hiện rõ thực chất vụ này không phải "lỡ làm đứt" như phát biểu chỉ đạo tuyên truyền! Nói để "nhẹ hóa", giảm căng thẳng không có nghĩa là người bị mất cắp lại đi biện minh cho kẻ ăn cắp, tức là biện minh cho những hành động sai trái của Trung Quốc; khác nào ông bố, vì sợ mất lòng láng giềng, nói là thằng hàng xóm nhầm chuồng gà chứ không phải là nó cố tình bắt trộm gà!

Báo Hoàn Cầu đăng bài viết ngang ngược, liều lĩnh này là nằm trong âm mưu của nhà cầm quyền Trung Nam Hải, đang nỗ lực đưa cái “lưỡi bò” ra muốn nhanh chóng chiếm trọn Biển Đông. Chẳng qua, thèm thuồn lớn nhất của Trung Quốc không riêng đường lưỡi bò mà là cả Đông Nam Á, cả nhiều khu vực khác ở Châu Á và trên thế giới. Nhưng, khát khao nhất của bành trướng Bắc Kinh là nguồn lợi mỏ dầu trên Biển Đông, cận kề nhất là vùng tài nguyên dầu khí của Việt Nam. Qua sự kiện này, cần nhận diện rõ hơn “Thực chất của đường lưỡi bò” là gì?.

Đường lưỡi bò (đường lưỡi lợn, đường lưỡi quỷ, đường chữ U, đường yêu sách 9 đoạn hay ranh giới lưỡi bò) là tên gọi của một đường vạch do Trung Quốc đưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 trong bản đồ các đảo trên Nam Hải do Bộ Nội vụ nước Trung Hoa Dân Quốc ấn hành. Ban đầu là vạch liền và thay đổi dần theo thời gian thành vạch gián đoạn 11 nét, 9 nét, xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông (Trung Quốc tự đặt tên là biển Nam Trung Hoa!).

Lưỡi bò, từ Hộ chiếu liếm ra Biển Đông

Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, Pratas và Macclefield, với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho 5 nước có lãnh hải trên Biển Đông là: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia,tức mỗi nước được trung bình 5%.

Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới lưỡi bò vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân QuốcCộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: Nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: Nội thủy, thềm lục địa, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. Dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới lưỡi bò, thí dụ như: Khảo sát vùng James Shoal sát bờ biển Malaysia (năm 1983), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính của Việt Nam với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò (năm 2006), Trung Quốc công bố năm 2009.

Sau vụ Hải quân Trung Quốc tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa năm 1988, một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới lưỡi bò là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc (?!). Tuy nhiên, dù Trung Quốc có đề cập tới cái gọi là chủ quyền lịch sửcủa họ ở Biển Đông hay cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, phát ngôn chính thức của Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới lưỡi bò.

Phản đối quan điểm của nhóm các học giả trên, nhóm thứ hai cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hoà ND Trung Hoa khó có thể biện minh được cho tính chất tuỳ tiện, thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, không thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan.

Tại cuộc Hội thảo Lần thứ Nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nộitháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.

Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippines gửi thư ngoại giao lên Liên hợp quốc phản đối yêu sách đường lưỡi bò đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là "không có căn cứ theo luật quốc tế". Nhiều học giả của Trung Quốc cũng tranh luận, dẫn liệu thẳng thắn nói lên sự bất hợp lý và thiếu quá nhiều căn cứ về đường lưỡi bò.

Việt Nam khai thac đàu khí ở mỏ Đại Hùng

Theo thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên nghiên cứu về vấn đề Biển Đông đã nêu rõ quan điểm về đường lưỡi bò khi trao đổi với báo Tuổi trẻ:

Trong bản đồ của Trung Quốc vẽ biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), "đường lưỡi bò" này được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Ðông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys), Pratas (Trung Quốc gọi là Ðông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa).

Năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phê chuẩn việc bỏ hai đoạn đứt khúc, một đoạn nằm giữa đảo Hải Nam và bờ biển VN trong vịnh Bắc bộ, một đoạn nằm giữa Ðài Loan và các đảo Lưu Cầu (Ryukyu) của Nhật Bản, như vậy "đường lưỡi bò" từ giai đoạn này trở đi là một đường đứt khúc chỉ còn 9 đoạn.

Khó biểu thị là đường biên giới

Ðặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát. "Ðường lưỡi bò" lại không có tính ổn định và xác định. Nói như Du Khoan Tứ, giáo sư luật ÐH Quốc lập, Ðài Loan: "Ðường ranh giới chữ U không những được xác định trước khi Công ước Geneva 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và UNCLOS 1982 xuất hiện, mà còn không có điểm cơ sở, cũng không có mốc kinh độ, vĩ độ, vì thế nó khó mà biểu thị là một đường biên giới được".

Nhiều học giả Trung Quốc khác cho rằng vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Theo đó, tất cả đảo, đá, bãi ngầm, vùng nước nằm trong "đường lưỡi bò" đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc (?!).

"Ðường lưỡi bò" bị phản đối bởi vì nó quá vô lý. Thứ nhất, Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì một sự độc tôn nào trong vùng biển này.

Mặt khác, các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Ðại Nguyên nhất thống chí (1294), Ðại Minh nhất thống chí (1461), Ðại Thanh nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định "cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam".

Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời đều vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ 17 của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Ðông Ấn (Hà Lan) cũng có lời giải thích rất rõ: nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía nam đảo Hải Nam ở 18O vĩ bắc, rồi từ đó ngược lên phía bắc đến vĩ độ 42O.

Trung Quốc bước chân lên quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo này từ lâu đã thuộc VN, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, công hàm ngày 29-9-1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa dân quốc tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo Amphitrite (Lưỡi Liềm) và Croissant (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) "tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía nam" (tức là Trường Sa chưa xuất hiện trên bản đồ chủ quyền của Trung Quốc).

Về mặt luật pháp quốc tế, ngay cả các học giả và chính quyền Trung Quốc cũng đưa ra những giải thích trái ngược nhau. Chẳng hạn Phan Thạch Anh cho rằng các vùng nước nằm bên trong "đường lưỡi bò" là vùng nước theo chế độ nội thủy của Trung Quốc, nhưng tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại nhấn mạnh rằng: "Chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Ðài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ)... cùng tất cả đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả".

Như vậy, tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả (vùng biển tự do của quốc tế), chứ không phải là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy (vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc). Ðiều này mâu thuẫn với sự giải thích của các học giả Trung Quốc, vì không thể tồn tại vùng biển tự do của quốc tế nằm trong nội thủy của Trung Quốc.

Không hợp quy định của luật pháp quốc tế

Theo các học giả Ðài Loan như Tống Yến Huy, Du Khoan Tứ, vùng nước bên trong "đường lưỡi bò" đều không thể áp dụng quy chế nào theo thông lệ quốc tế vì nó không đủ các yếu tố để có thể chứng minh một cách hợp pháp dưới các quy định của luật pháp quốc tế.

Về phản ứng của quốc tế, tại hội nghị San Francisco tháng 9-1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Và thực tế tranh chấp về chủ quyền trên Hoàng Sa giữa VN và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa VN, Malaysia, Philippines, Brunei, Ðài Loan và Trung Quốc cho thấy không thể nói "đường lưỡi bò" được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

Vùng nước nằm trong "đường lưỡi bò" chiếm 80% diện tích biển Ðông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử" là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn vào loại nhất, nhì thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một nước.

Yêu sách về "đường lưỡi bò" này không chỉ vi phạm quyền lợi của VN mà còn đụng chạm tới quyền lợi của hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như các quốc gia liên quan. Nếu yêu sách chiếm gần 80% toàn bộ biển Ðông được chấp nhận, tất cả tàu thuyền qua lại vùng biển này đều phải được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc mới được phép lưu thông. Chưa kể tất cả tài nguyên trong vùng biển này từ tài nguyên sinh vật đến tài nguyên không sinh vật đều thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Quyền tự do lưu thông trên biển cả sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, thương mại quốc tế qua vùng biển này sẽ bị Trung Quốc khống chế.

----------------

***3 điều kiện của “vịnh hay vùng nước lịch sử”

Khái niệm “vịnh lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” mà ở đó một quốc gia thực hiện quyền lực thuộc chủ quyền của mình đã được luật pháp quốc tế chấp nhận trong một số hoàn cảnh hạn chế.

Năm 1962, Ủy ban Pháp luật quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu với tựa đề: “Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử, bao gồm cả vịnh lịch sử”, trong nghiên cứu này đã có những câu trả lời cho câu hỏi những tiêu chuẩn nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của một yêu sách chủ quyền lịch sử.

Theo đó, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các án lệ quốc tế phải thỏa mãn tối thiểu ba điều kiện sau: 1. Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách; 2. Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3. Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.

Bùi Văn Bồng Blog

 "Chạy" vào công chức ở Hà Nội: Có 100 triệu thôi á!

"Việc ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội xác nhận rằng để đỗ công chức phải mất không dưới 100 triệu không có gì là lạ, chẳng đáng bất ngờ. Vấn đề ở chỗ có quyết tâm cải tổ không? Nói mà để đấy thì cũng bằng hòa thôi, vì cái đó ai chẳng biết", ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương nêu quan điểm.

Đâu phải chuyện riêng của Hà Nội!

Trong kỳ họp của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội mới đây, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy "mách" rằng, để trúng tuyển công chức trên địa bàn thành phố phải mất không dưới 100 triệu. Ông có bất ngờ với con số đó?

Thông tin như thế thì bình thường mà! Có gì lạ đâu! Mà việc đó cũng chẳng riêng của Hà Nội. Ai cũng biết, có điều có ai dám nói thẳng ra không mà thôi. Nhưng đỗ công chức mà chỉ mất có một trăm triệu thôi á?

Ông ngạc nhiên vì... rẻ quá?

So với nhiều vị trí trong cơ quan Nhà nước thì con số đó rẻ mà, thấm tháp gì. Tôi tưởng phải mất cả tỷ bạc ấy chứ.

Đó là thông tin ông nghe kể hay đã được kiểm chứng?

Thực ra, ngày tôi còn đương chức thì không nghe chuyện mất nhiều tiền như thế đâu. Gần đây nghe người ta nói, trong đó có cả những người quen biết của tôi nên tôi tin chuyện đó là có cơ sở.

Có tiền, chưa chắc đã đỗ

Nhưng thưa ông, bao lâu nay người ta vẫn kêu lương công chức không đủ sống. Việc bỏ ra không dưới 100 triệu đồng để nhận lương hơn 2 triệu đồng/tháng phải chăng là một sự đầu tư... dại dột?

Nói dại dột thì không hẳn đâu, mà đó là một sự đầu tư dũng cảm đấy. Có thể họ đã tính toán cả rồi. Rõ ràng họ bỏ tiền thì phải như thế nào thì họ mới đầu tư chứ? Có những vị trí, tôi biết rằng chỉ cần một năm thôi là đã đủ, thậm chí thừa sức hoàn vốn. Đất màu mỡ thế bảo sao họ không "chạy"!

Ông bảo 100 triệu để đỗ công chức là "rẻ". Nhưng không phải ai cũng có ngần ấy tiền để "chạy"?

Đó là một thực tế. Nhưng dù muốn hay không thì nó vẫn đang diễn ra.

Có ý kiến cho rằng, việc "chạy" vào công chức như thế đang khiến cho "con vua thì lại làm vua"?

Đúng vậy. Nhưng sự đời là, nhiều khi anh có tiền thì anh cũng không đỗ được đâu.

Ý ông là...

Giả dụ bố mẹ bạn có tiền, bạn muốn vào làm trong cơ quan Nhà nước thì cũng khó đấy, nếu bạn không quen biết người này người kia. Thế nên thi thoảng chúng ta vẫn nghe người ta than thở "trượt vì "chạy" không đúng cửa" đấy thôi.

Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương.

Ông Dực đáng biểu dương, nhưng...

Ông vừa nói, việc "chạy" như thế ai cũng biết nhưng không ai nói ra. Theo ông thì vì sao?

Những người mà "chạy" thành công thì tội gì họ nói! Vì nói ra chẳng khác nào "vạch áo cho người xem lưng", rồi thì bị kỷ luật chết à? Còn những người dám nói lại là những người mất tiền "chạy" nhưng không được, họ ấm ức nên mới phải nói thôi.

Vậy còn phát biểu của ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, ông nhận xét thế nào?

Tôi cho rằng, một người có trách nhiệm mà nói được như thế là tốt lắm rồi. Cần phải biểu dương ông ấy! Thế nhưng, ông ấy lại chưa chỉ ra được ai là người chạy, nguyên nhân của nó. Đấy mới là vấn đề mấu chốt.

Vậy theo ông, nguyên nhân của việc "chạy" vào công chức ấy là do đâu?

Hiện nay, chúng ta chưa làm rõ biên chế trong mỗi cơ quan, đơn vị là bao nhiêu người. Thế nên người ta cứ tuyển ào ào. Thứ hai, điều kiện để thi không rõ ràng. Anh muốn làm thanh tra thì phải có điều kiện gì? Làm sếp thì cần điều kiện gì? Ta đã quy chuẩn hóa đâu? Thêm nữa, việc thi cử cũng không dân chủ, không công khai và không minh bạch. Nhiều cơ quan, đơn vị thi tuyển nhưng lại không thông báo rộng rãi, chỉ "người nhà" biết với nhau. Đấy, tất cả những cái đó là "đất" để người ta phải mất tiền mà "chạy".

Nhưng thưa ông, ta có Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, rồi thì có các Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra đấy thôi?

Có đấy nhưng họ "làm" đến đâu mới là vấn đề. Thế nên cứ bảo tinh giản bộ máy Nhà nước nhưng rồi nó cứ phình to ra. Rồi thì mất tiền để mua chức quyền. Dư luận, báo chí cũng kêu ca, nói nhiều rồi mà có thay đổi gì đâu?

Theo ông thì những người có trách nhiệm có biết điều đó?

Cả xã hội biết rồi, sao các ông ấy lại không biết được chứ!

Tại sao biết rồi mà vẫn để có lỗ hổng như thế?

Vì cơ chế trách nhiệm của ta không rõ ràng. Đã thấy ai chịu trách nhiệm khi để tình trạng mất tiền mới đỗ công chức đâu? Tổng kết cuối năm, đơn vị nào cũng báo cáo "hoàn thành tốt nhiệm vụ", đều khen nhau cả.

Không làm được thì phải thẳng tay loại

Phải mất không dưới 100 triệu để đỗ công chức. Theo ông thì liệu có trường hợp người giỏi nhưng vì không đủ tiền nên không đỗ?

Cũng có thể. Nhưng tôi tin, những người giỏi thì dù không trở thành công chức họ vẫn có thể sống tốt.

Ý ông là chỉ những người kém năng lực mới phải mất tiền "chạy"?

Đương nhiên, nhưng cũng không hoàn toàn 100% người mất tiền "chạy" đều kém như nhau.

Và hệ quả là?

Bộ máy Nhà nước không có hiệu quả. 10 người trong bộ máy thì chỉ 2 - 3 người là làm được việc thôi, còn lại thì làng nhàng.

Theo ông, khi Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy đã chỉ ra thực trạng ấy thì chúng ta có quyền tin vào một sự thay đổi?

Đó là một tiếng trống thức tỉnh không chỉ cho Hà Nội mà cho cả Trung ương, cho cả nước. Thế nhưng, chỉ ra thực trạng ấy mới chỉ là bước đầu. Vấn đề tiếp theo, quan trọng hơn cả là phải đưa ra biện pháp giải quyết.

Theo ông thì giải quyết nó bằng cách nào?

Phải tổ chức thi dân chủ, công khai, minh bạch. Công tác chấm thi phải có nhiều khâu. Trách nhiệm cần phải rõ ràng. Còn với những người đã vào công chức rồi mà không làm được thì phải thẳng tay loại. Cũng khó đấy, nhưng phải quyết tâm làm, tất cả cùng làm sẽ dần hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

"Tôi làm công tác tổ chức 55 năm và nhận thấy rằng, có ba thứ mà chẳng có ai tự giác nhận. Ấy là phản bội Đảng, bỏ tiền ra chạy chức chạy quyền và quan hệ nam nữ. Riêng với việc bỏ tiền chạy chức chạy quyền nó cũng giống như đi buôn ấy. Người ta bỏ tiền ra mua được vị trí đó thì cũng phải tính toán xem bao lâu nữa sẽ thu hồi lại vốn? Xong rồi lại phải nghĩ bỏ tiền ra để đầu tư tiếp vào vị trí nào? Cứ thế chạy hết chức nọ đến chức kia, đua nhau chạy. Đồng tiền chọc thủng mọi chân lý, giá trị cuộc sống là thế!". Ông Nguyễn Đình Hương

Vũ Thủy
(Thực hiện)
  (Kiến thức.net)

 

 Kinh tế Trung Quốc có thể đứng đầu thế giới

Từ lâu người ta vẫn tin rằng Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, sẽ đến một ngày là siêu cường quốc số 1 trên thế giới.
Theo một phúc trình nghiên cứu của Hội Ðồng Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ vừa công bố hôm Thứ Hai tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia, thì trước năm 2030 Trung Quốc có thể vượt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Chủ Tịch Hội Ðồng Quốc Gia Tình Báo Christopher Kojm cho biết: “Tính theo các chỉ số về sức mạnh toàn diện gồm dân số, tổng sản lượng quốc dân GDP, chi tiêu quân sự và đầu tư kỹ thuật, Á Châu sẽ vượt qua Bắc Mỹ và Âu Châu cộng lại.”
Trong khi kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn sau một giai đoạn suy thoái trầm trọng, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã tiến triển êm ả. Các phân tích gia dự đoán tình hình Trung Quốc sẽ tiếp tục tốt đẹp ít nhất là trong nửa đầu năm 2013 nhưng sau đó chưa thể dự đoán chắc chắn vì về lâu về dài nhiều vấn đề đáng lo ngại đang xuất hiện.

Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống của dân Trung Quốc được cải thiện hơn, và bây giờ nuôi chó đã trở thành quen thuộc trong giới trung lưu ở thành phố. Tuy nhiên theo luật những con chó nuôi làm “pet” không được cao quá 36 cm. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)
Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới chỉ thua kém Hoa Kỳ. Nhưng số liệu mới nhất cho thấy tiến độ hồi phục đang mau dần, sản xuất công kỹ nghệ và doanh số bán tăng lên hơn mức dự đoán trong tháng 11. Tuy vậy tăng trưởng dài hạn không có triển vọng tốt đẹp như vào thời đại trước kia với 10.1% mỗi năm về sản xuất công nghiệp.
Sau 9 quý liên tục GDP sút giảm, dấu hiệu tốt đẹp trong tuần lễ vừa qua là xuất cảng đã gia tăng, nhưng mới chỉ 2.9% so với cùng thời gian năm 2011 và nhập cảng vẫn chỉ ở mức bình thường. Tình trạng này không có gì ngạc nhiên vì hai đối tác mậu dịch lớn nhất của Trung Quốc - Nhật Bản và Liên Âu - đều đang trong tình hình suy thoái. Giảm sút ở hai thị trường này chỉ được bù lại bằng sự gia tăng vừa phải về mậu dịch với Hoa Kỳ nơi kinh tế hồi phục còn chậm chạp. Xiang Songzuo, kinh tế gia thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp giải thích: “Những dữ kiện mậu dịch ấy phản ánh tác động của suy thoái toàn cầu đối với nền kinh tế Trung Quốc.”
Các phân tích gia dự đoán năm tới tăng trưởng tính theo GDP của Trung Quốc sẽ vào khoảng 8% so với ước lượng 7.5% năm nay, mức thấp nhất kể từ 1999. Andrew Batson, phân tích gia thuộc cơ quan tư vấn Dragonomics ở Bắc Kinh nói rằng tăng trưởng trên 10% đã là chuyện của quá khứ, theo ông: “Nền kinh tế Trung Quốc bây giờ đã đến thời kỳ trưởng thành, mức tăng trưởng sẽ phải bình ổn lại và nếu bây chúng ta có thấy sự tăng tiến chút ít thì đó là theo một chu kỳ.”
Tăng trưởng hiện nay phần lớn do ở lãnh vực xây dựng và tác động đến các ngành sản xuất như thép và xi măng. Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra chính sách khuyến khích dân chúng mua nhà mới và giảm lãi suất cho vay. Kết quả là giá nhà đã dần dần tăng trở lại trong 6 tháng vừa qua sau khi đã hạ xuống hơn 15%. Lạm phát 2% hiện nay mới chỉ là phân nửa mức trần mà chính quyền đã ấn định.
Tuy nhiên đằng sau những dữ kiện lạc quan ấy còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Giá sản phẩm xuất xưởng giảm 2.2% tháng 11 sau 9 tháng liên tiếp, các kho hàng đều đầy ắp và theo Yetan một phân tích gia kinh tế độc lập: “Dấu hiệu thặng dư sản xuất là rõ ràng,” bà cho rằng “Ngoại trừ trường hợp thị trường nội địa có thể tiêu thụ hết những sản phẩm tồn kho, hàng loạt công ty sẽ đương đầu với những vấn đề mới.”
Chính quyền Trung Quốc đặt hy vọng vào sự phát triển kinh tế bằng sự gia tăng tiêu thụ ở quốc nội và có lẽ ban lãnh đạo mới sẽ phải chú trọng đến điều này. Ma Xiaoping và Qu Hongbin, hai phân tích gia thuộc ngân hàng HSBC nhận định: “Nhu cầu tiêu thụ yếu ở hải ngoại là trở lực chính cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên nếu tiêu thụ trong nước gia tăng và đầu tư tiếp tục đều đặn, tăng trưởng kinh tế có thể trở lại ở mức ổn định 8% năm 2013.”
Từ 30 năm trước đây, Trung Quốc đã là quốc gia phát triển kinh tế bằng tốc độ nhanh nhất thế giới với tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm, Trung Quốc dẫn đầu về xuất cảng và đứng thứ nhì về nhập cảng. Thị trường nhân lực rẻ là một yếu tố quan trọng để đạt được những kết quả này. Nhưng với sinh hoạt của dân chúng dần dần được nâng cao, tiền lương công nhân cũng sẽ phải tăng dần và kinh tế Trung Quốc không còn có thể dựa phần chính vào xuất cảng.
Một vấn đề khác mà Trung Quốc sẽ phải giải quyết là tình trạng bất quân bình trong xã hội và giữa các địa phương. Những khu kỹ nghệ chế xuất trước đây tập trung ở các tỉnh vùng duyên hải hiện nay đang được phân bố đều hơn đến các tỉnh nội địa. Hầu hết các đại công ty đều là quốc doanh và đã nhiều trường hợp đem lại hiệu quả kém, sẽ gặp khó khăn với sự phát triển đều đặn của lãnh vực kinh tế tư nhân.
Mặc dầu dự đoán Trung Quốc sẽ là cường quốc kinh tế số 1 trong hai thập niên nữa, Tiến Sĩ Matthew Burrows, cố vấn Hội Ðồng Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, trong buổi họp báo tại Washington hôm Thứ Hai, nhận định trên một mặt khác: “Trung Quốc là một nước bí ẩn. Tôi muốn nói rằng hành động của họ có thể chính là kẻ địch đáng ngại nhất cho họ. Ðặc biệt là trong ít năm gần đây thái độ gây hấn đối với các nước lân bang đã tạo điều kiện cho Hoa Kỳ tiếp tục đóng một vai trò trong khu vực.”
Các quan sát viên đều đồng ý rằng trong nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng Thống Obama, mối bang giao với Trung Quốc càng ngày càng thêm nhiều khó khăn khi họ đang tiến lên vị trí siêu cường quốc, đồng thời với chiến lược hướng về Châu Á của Hoa Kỳ. Giữa hai nước có không thiếu vấn đề, từ mậu dịch có thủ đoạn cho tới xâm phạm tác quyền và nhiều vấn đề phức tạp khác.
Và theo Tiến Sĩ Burrows: “Nếu định nghĩa sức mạnh trên bình diện rộng hơn, không chỉ với GDP, chi tiêu quân sự và nghiên cứu phát triển, mà hãy quan sát thêm đến những cái mà người ta gọi là sức mạnh mềm khác, thì cho đến năm 2030 Hoa Kỳ vẫn đứng cao hơn Trung Quốc, Ấn Ðộ và tất cả những cường quốc khác.”
Phúc trình của Hội Ðồng Tình Báo Quốc Gia, được đưa ra mỗi 5 năm, cho rằng thế giới đang đi đến một khúc kết nối thiết yếu của lịch sử nhân loại, sẽ không có một cường quốc siêu đẳng mà quyền lực được phân phối cho các mạng lưới và liên minh trong thế giới đa cực.
Sự hợp tác trên nhiều lãnh vực giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ đưa tới những hợp tác toàn cầu rộng lớn hơn và Hội Ðồng Tình Báo Quốc Gia cho rằng: “Sự thình lình sụp đổ hay rút về quốc nội những quyền lực của Hoa Kỳ sẽ đưa thế giới vào một giai đoạn hỗn loạn vì không một cường quốc nào có thể thay thế trong vai trò duy trì tình trạng ổn định toàn cầu.”
Hà Tường Cát
(Người Việt) 

Về “Ngày tận thế 21/12/2012″

Ngày tận thế 21/12/2012” đang được bàn thảo sôi nổi nhiều ngày nay. Rất nhiều bài viết liên quan, đã được điểm trên BS suốt 1 năm qua. Đủ các căn cứ liên quan tôn giáo (Kitô, Phật, Hồi giáo), lời tiên tri, lịch của người Maya, Kinh dịch và quan trọng nhất là công trình khoa học.
Riêng về khoa học, hầu như các bài viết trên báo tiếng Việt chưa đáp ứng được yêu cầu này, kể cả cơ quan NASA từ nhiều tháng trước và trả lời của Tổng giám đốc NASA mới đây nhất với sinh viên VN, cũng rất đơn giản, chỉ mang tính chất trấn an. Một bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đề cập tương đối nhiều khía cạnh liên quan.
Liên hiệp quốc, các tổ chức quốc tế, các nhà lãnh đạo chính trị dường như … không tin, hay họ lờ đi, bởi bất lực, lo sợ đề cập sẽ gây xáo trộn xã hội không kiểm soát được?
Trong khi đó, có lẽ đã có nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học quốc tế phân tích về sự kiện quá hệ trọng với toàn nhân loại này.
Tiếp cận nó một cách tỉnh táo, để hiểu, hoặc sẽ không tin, hoặc sẽ bình thản đón chờ, chuẩn bị … là điều rất cần thiết. Để khi, dẫu có xảy ra chúng ta không quá hốt hoảng và bất lực hoàn toàn. Nếu nó chưa xảy ra thì đây cũng là một cảnh báo cho loài người rằng “chúng” đã chọn cách sống sai rồi, khi tham lam vô độ, chạy theo tiện nghi quá mức, ngạo mạn trước thiên nhiên, sùng bái khoa học công nghệ, đã hủy hoại không thương tiếc môi trường sống và muôn loài chỉ trong có vài trăm năm qua.
Đã có một cuốn phim tài liệu khoa học của Mỹ, nhan đề “Khải huyền 2012”, dài 45 phút, bản tiếng Anh đã được đưa lên YouTube: 2012 – Apocalypse. Độc giả ở VN có thể xem trực tiếp bản tiếng Việt trên trang phim trực tuyến Pub.vn (Khi truy cập, với mỗi phim, chỉ cần nhắn tin qua điện thoại di động là được quyền xem). Xin tóm tắt nội dung phim.
Tất cả được bắt đầu bởi cuốn Lịch Maya có tên “Long Count”, dài 5.125 năm, từ năm 3.114 TCN. Nó là một công trình khoa học được đúc kết công phu qua nhiều thế hệ, từ một nền văn minh rực rỡ một thời, vẫn còn để lại rất nhiều điều bí ẩn, trong đó có sự kết thúc không có lời giải thích vào ngày 21/12/2012, không thể đơn giản đến nực cười là do “người soạn bộ lịch ấy chết bất đắc kỳ tử”GS Chu Hảo “đoán” vài ngày trước.
Và các nhà khoa học đã xác định có ít nhất 9 lý do liên quan tới sự “kết thúc” đó, đưa tới “Ngày tận thế” cho nhân loại, hoặc có thể sẽ bước sang một chu trình phát triển hoàn toàn khác. Có thể chỉ 1, 2 … hay tất cả 9 lý do đó gây ra thảm họa toàn cầu.
1. Ngày 21/12/2012, Mặt trời nằm thẳng hàng giữa Trái đất và trung tâm của dải Ngân hà. Bóng tối sẽ bao trùm, động đất, sóng thần … nổi lên. Đó là do Trái đất mất nguồn năng lượng quan trọng phát ra từ Hố đen – trung tâm hoạt động của Ngân hà.
Nhưng có nhà khoa học bác bỏ, vì cho là không có gì khẳng định là có nguồn năng lượng như vậy. Thực tế chứng minh là hiện tượng thẳng hàng này đã xảy ra năm 1998.
2. Thế nhưng, còn những vụ nổ trên Mặt trời cùng thời điểm đó. Bởi theo chu kỳ 11 năm, Mặt trời lại đạt cấp độ hoạt động tối đa, sinh ra các vụ nổ này, hàng tỉ tấn khí nóng và từ trường bị đẩy ra khỏi Mặt trời, và năm 2012 nó lại sắp bước vào chu kỳ này. Các khí nóng này lại đẩy các hạt năng lượng bao quanh Mặt trời lao về phía Trái đất chỉ trong vòng 1 giờ, với tốc độ gần với ánh sáng, trước hết phá hủy các vệ tinh, làm ngắt các mạch điện tử, gây nhiễu loạn rất nhiều hệ thống thông tin liên lạc … Hàng ngàn máy bay đang bay, các hệ thống do máy tính điều khiển v.v.. sẽ không còn kiểm soát được nữa.
3. Nhưng vẫn chưa hết thảm họa. Tấm khiên từ trường vốn để bảo vệ Trái đất khỏi các hạt điện từ của Mặt trời (bão từ), bắt chúng đi vòng qua chứ  không đâm vào Trái đất. Nhưng nếu đợt sóng các hạt điện từ này mạnh hơn nhiều lần, thì tấm khiên này bị phá vỡ, sẽ tạo ra những dòng điện cực mạnh chạy quanh vỏ trái đất, gây ra dao động điện làm các máy biến thế điện đoản mạch, làm hỏng mạng lưới điện toàn cầu. Việc phục hồi hệ thống này phải mất từ 4-10 năm. Không có điện cho một thế giới quá lệ thuộc vào nó thì sẽ xảy ra điều gì, chắc ai cũng có thể hình dung.
4. Vào năm 2007, người ta đã phát hiện là tấm khiên từ trường của Trái đất đã bị một lỗ hổng lớn trên Nam Đại Tây Dương, từ Nam Mỹ tới tận châu Phi. Như vậy đợt sóng điện từ của Mặt trời sẽ luồn vào đây, nó sẽ gây ra một sự hoán đổi 180o vị trí vật lý của cực từ trường Trái đất. Cực Nam sẽ chuyển thành Bắc. Hậu quả khủng khiếp là làm đảo lộn sự sống trên Trái đất. Tầng Ôzôn sẽ bị tàn phá, thực vật bị suy giảm quá trình quang hợp, sinh vật phù du dưới đại dương sẽ chết hàng loạt, làm cạn kiệt nguồn thức ăn cho các loài. Từ đó hệ sinh thái bị hủy diệt, thức ăn không có, nạn đói tràn lan … Cả các loài động vật di cư cũng mất phương hướng do cực từ trường bị đảo lộn.
Có điều, chưa chắc là sự đảo lộn cực từ trường này diễn ra tức thì, mà cũng có thể phải cần tới hàng ngàn năm. Nhưng, … chúng ta vẫn đang bàn tới một thời khắc đặc biệt, khi mọi tác động vật lý từ vũ trụ vẫn sẽ là ẩn số.
5. Lại có một giả thiết khác về hậu quả của việc thay đổi cực từ trường, đó là tâm trái đất, nơi chứa đựng lượng khổng lồ sắt nóng chảy liên tục quay bên trong, sẽ bị đảo lộn. Và dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ về địa chất, liên quan động đất, núi lửa, sóng thần v.v..
6. Một giả thiết khác cho là chính đợt phun trào bức xạ điện từ của Mặt trời theo chu kỳ nói trên sẽ tạo ra áp lực gây động đất trên toàn cầu, sóng thần trên biển.
7. Có một mối lo về ngọn núi lửa dưới biển ở quần đảo Canary, châu Phi có tên Cumbre Vieja. Nếu nó hoạt động sẽ tạo ra một vòm nước cao hơn 900m, rộng hàng cây số, vút lên rồi đổ ụp xuống, tạo ra cơ sóng thần khổng lồ chưa từng thấy, lao đi với vận tốc 800km/h, tác động lên tất cả các vùng bờ biển.
 8. Đáng sợ hơn cả là siêu núi lửa, lớn gấp hàng trăm ngàn lần núi lửa bình thường. Có vài chục ngọn như vậy, phần lớn dưới lòng biển. Ở Mỹ cũng có nhiều, đặc biệt là siêu núi lửa lớn nhất thế giới Yellowstone, nằm ngay dưới Vườn quốc gia Yellowstone, có thể phun trào bất cứ lúc nào. Nó đã nhiều lần hoạt động, gần nhất cách đây khoảng 600-800 ngàn năm. Vậy động đất mà Mặt trời gây ra năm 2012 này, cũng có thể đánh thức Yellowstone, bởi vì luồn điện từ trường từ Mặt trời có thể làm nổ quả cầu mắc-ma đang sắp nổ trong lòng Yellowstone. Ngoài sự hủy diệt khu vực rộng lớn xung quanh, nó còn tung lên không trung cột tro bụi và khí khổng lồ lan khắp sang cả bên kia bán cầu, che khuất ánh mặt trời, tạo ra hiện tượng “mùa đông hạt nhân”, tiêu diệt sự sống trên toàn trái đất.
9. Ngoài sức tàn phá trên, còn một mối nguy nữa của siêu núi lửa là nó sẽ gây nên hiện tượng toàn bộ bề mặt trái đất quay quanh tâm của nó, với những đảo lộn, va đập khủng khiếp, gây động đất, sóng thần …
Mời xem phim, bản tiếng Anh:
.
Bản tiếng Việt trên Pub.vn.