Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Tin ngày 13/12/2012

  • Tây Tạng : Ngọn lửa phản kháng (RFI) - Tình hình Pháp với kế hoạch chống nghèo khó của chính phủ, là chủ đề thời sự nổi bật hôm nay : Le Figaro nêu bật con số 2,5 tỷ euro phải chi cho các khoản trợ giúp trong kế hoạch mới ; Libération đăng ảnh người lục thùng bỏ trên lề đường và chạy hàng tựa : « SOS nghèo khó ». Nhìn sang Châu Á, các vụ tự thiêu ngày càng nhiều của người Tây Tạng đã khiến báo giới Pháp bức xúc, đặc biệt là tờ Libération với phóng sự dài 2 trang.
  • Đức Giáo hoàng gửi thông điệp ban phép lành trên Twitter (RFI) - Đức Giáo hoàng Benedicto thứ 16 đã khai trương tài khoản Twitter của Ngài bằng một tin nhắn ban phép lành cho hàng triệu người « follower », nhân buổi lễ lớn hôm nay 12/12/2012. Như vậy Giáo hội đã vượt qua thử thách của các mạng xã hội, nơi mà Vatican thường bị các cư dân mạng trẻ tuổi chỉ trích.
  • Càng đuối lý vì "lưỡi bò", Trung Quốc càng hung hăng với Việt Nam (RFI) - Ngày 09/12/2012, hàng trăm người tại Hà Nội, và dặc biệt là tại Sài Gòn, đã biểu tình phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại Biển Đông, mà nghiêm trọng nhất là lên tiếng cấm Việt Nam khai thác dầu khí ngoài Biển Đông, sau khi cho tàu cá cắt đứt cáp thăm dò tàu khảo sát của Việt Nam.
  • Cuộc họp giữa chính quyền Ai Cập và đối lập bị hoãn lại (RFI) - Chiều nay 12/12/2012 cuộc gặp gỡ tại Cairo giữa chính quyền và đối lập Ai Cập theo sáng kiến của quân đội đã bị dời lại. Sân khấu chính trị đang đi vào ngõ cụt, ở thời điểm chỉ còn vài ngày nữa là đến cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp Ai Cập đang bị tranh cãi.
  • Lo ngại về kho vũ khí Bắc Triều Tiên gia tăng sau vụ phóng tên lửa (RFI) - Bình Nhưỡng từng dọa là đã sở hữu hỏa tiễn liên lục địa có khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ. Tuyên bố này thường bị cho là huênh hoang. Thế nhưng vụ Bắc Triều Tiên phóng được một tên lửa vào hôm nay, 12/12/2012, và có nhiều dấu hiệu cho thấy là thành công, đã làm gia tăng mối lo ngại về kho vũ khí của Bình Nhưỡng, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, tạo ra một mối đe dọa quân sự thực sự đối với Hoa Kỳ.
  • Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines (RFI) - Hôm nay 12/12/2012 chính quyền Manila loan báo, Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines, tuy nhiên không cho biết chi tiết. Manila chỉ nêu ra việc tăng thêm số lượng tàu chiến, máy bay chiến đấu và quân nhân Mỹ tại Philippines.
  • Tuy lên án Bình Nhưỡng, nhưng Ấn Độ cũng phóng thử nghiệm tên lửa (RFI) - Cùng ngày với vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên, hôm nay 12/12/2012, Ấn Độ cũng đã tiến hành việc phóng thử một số tên lửa tầm trung của mình, đồng thời New Dehli vẫn đồng thanh với quốc tế lên án Bình Nhưỡng. Loại tên lửa được thử nghiệm lần này là loại Angni I với tầm bắn 700 km.
  • Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt bị hoãn (RFI) - Theo một quan chức ngoại giao Mỹ xin giấu tên được hãng tin AP hôm qua 11/12/2012 trích dẫn, thời điểm cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2012 vẫn chưa được xác định. Đây là một cơ chế bắt đầu vận hành từ năm 2006 đến nay, nhưng sau cuộc họp không kết quả vào tháng 11/2011, hai bên vẫn chưa tìm được nội dung thích hợp để tổ chức cuộc đối thoại năm nay.
  • Thiên tài Ravi Shankar từ trần tại Mỹ, hưởng thọ 92 tuổi (RFI) - Hôm nay 12/12/2012, nhạc sĩ Ấn Độ Ravi Shankar đã từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 92 tuổi. Theo thông tin từ phía gia đình, ông Ravi Shankar qua đời tại một bệnh viện ở thành phố San Diego, sau khi được giải phẫu tim mạch. Lúc sinh tiền, ông từng được xem là nghệ sĩ Ấn Độ bậc thầy, có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.
  • Bình Nhưỡng phóng thành công tên lửa Ngân hà 3 (RFI) - Cuối cùng, chế độ Bình Nhưỡng cũng đã đạt được mục tiêu. Hôm nay, ngày 12/12/2012, Bắc Triều Tiên khẳng định đã tiến hành phóng thành công tên lửa Ngân Hà 3, đưa vào quỹ đạo vệ tinh mà họ vẫn nói để phục vụ mục đích dân sự. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt các nước láng giềng ngay lập tức lên án hành động thách thức của chính quyền Bình Nhưỡng. 
  • Khác biệt nhạc chiến tranh hai miền (BBC) - Nhạc sỹ Tôn Thất Lập nói về khác biệt giữa âm nhạc hai miền Nam, Bắc VN trong chiến tranh và phong trào 'Hát cho đồng bào tôi nghe.'
  • Ý Lan 'chưa hề bị kiểm duyệt ở VN' (BBC) - Ca sỹ Ý Lan nói cô “không bị kiểm duyệt” khi trình diễn ở Việt Nam và rằng diễn ở đâu thì nên tôn trọng luật luật lệ ở nước đó.
  • Dạy chó lái xe hơi (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Dạy chó lái xe cho thấy sự thông minh của chúng nhằm khuyến khích thêm người nhận chó bị bỏ rơi về nuôi.
  • Về cuốn 'Bên Thắng Cuộc' (BBC) - Về cuốn sách của nhà báo Huy Đức giải mã và gợi mở hướng nhìn mới cho nhiều sự kiện chính trị Việt Nam.
  • ASEAN nối dài vòng cung an ninh (BaoMoi) - Một Nhật Bản hùng mạnh hơn có thể là đối trọng trước các động thái bành trướng của Trung Quốc. Một nước Mỹ với quy chế đối tác chiến lược và kinh tế (SEP) dành cho ASEAN có thể là những cánh tay nối dài của vòng cung an ninh mới đối với các nước trong khu vực.
  • Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines (BaoMoi) - (Dân trí) - Manila hôm nay 12/12 cho biết Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines, trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông tăng cao và Mỹ đang hiện thực hóa chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương.
  • Mỹ ’chơi bạc’ ở Syria, TQ điều tàu khủng ra Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (Phunutoday) - Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh và nhiều nước khác đồng loạt lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên; Mỹ chính thức công nhận liên minh đối lập Syria là “đại diện hợp pháp” của người dân nước này... là tin tức thời sự chính ngày 12/12.
  • Ba tàu hải giám Trung Quốc vào vùng biển Nhật Bản (BaoMoi) - Theo Kyodo, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ba tàu hải giám Trung Quốc ngày 12/12 đã đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
  • Philippines vẫn “trông cậy” Mỹ ở Biển Đông? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Manila muốn nghe thấy một sự cam kết chắc chắn từ phía đồng minh Hoa Kỳ về vai trò lâu dài của Washington trong việc duy trì hòa bình, ổn định cho khu vực cũng như trên Biển Đông, trong cuộc Đối thoại Chiến lược Song phương Mỹ - Phiippines lần này.
  • VN quan tâm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông (BaoMoi) - Ngày 11/12, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã có bài phát biểu quan trọng trong Phiên thảo luận chung của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 về Đề mục "Luật Biển và đại dương", nhân kỷ niệm 30 năm ngày ký Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
  • Hội thảo “Hợp tác Biển Đông - Lịch sử và triển vọng” (BaoMoi) - (Chinhph.vn) - Hội thảo cấp quốc gia với chủ đề “Hợp tác Biển Đông – Lịch sử và triển vọng” tạo cơ sở để hình thành mạng lưới nghiên cứu, hướng tới xây dựng chương trình hợp tác nghiên cứu về Biển Đông trong khu vực và thế giới.
  • VN quan tâm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông (BaoMoi) - Ngày 11/12, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã có bài phát biểu quan trọng trong Phiên thảo luận chung của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 về Đề mục "Luật Biển và đại dương", nhân kỷ niệm 30 năm ngày ký Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
  • Trung Quốc đưa tàu tối tân đến vùng tranh chấp (BaoMoi) - Trung Quốc đã cho chiếc tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất - Yuzheng 206 thực hiện hải trình đầu tiên bằng chuyến đi tuần tra ở vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản leo thang vì những tranh chấp xung quanh quần đảo ở Biển Hoa Đông này, tờ Tân Hoa xã đưa tin.
  • Biển Đông: Mỹ sẽ đưa quân vào giúp Philippines? (BaoMoi) - Các quan chức cấp cao Mỹ và Philippines vừa có các cuộc gặp gỡ nhằm bàn bạc về việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở quốc gia Đông Nam Á. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đang tiếp tục leo thang vì những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
  • Vì sao cuộc họp 4 bên giải quyết tranh chấp Biển Đông bị hoãn? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Mặc dù đã thông báo được mấy hôm, nhưng cho tới nay Philippines vẫn không chính thức giải thích nguyên nhân khiến Manila quyết định hoãn cuộc họp 4 bên (Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam) dự kiến diễn ra vào ngày 12/12 để bàn giải pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
  • Liên Hiệp Quốc kêu gọi: Cam kết toàn cầu với UNCLOS (BaoMoi) - TT - Nhân kỷ niệm 30 năm Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS), ngày 10-12, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục nỗ lực để đưa tất cả các quốc gia tham gia UNCLOS.
  • Philippines-Mỹ đối thoại chiến lược lần ba (BaoMoi) - Ngày 10-12, tại cuộc họp báo ở thủ đô Manila (Philippines), Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta thông báo cuộc đối thoại chiến lược song phương lần ba Philippines-Mỹ được tổ chức ở Manila trong hai ngày 11 và 12-12.
  • Thế người, lợi mình (BaoMoi) - Việc Philippines công khai ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang phản ánh lo ngại cũng như định hướng chính sách của nước này trước những động thái về chính trị an ninh ở Đông Á.
  • “Một cái cớ” (BaoMoi) - TT - Đó là đánh giá của tiến sĩ - luật sư Lê Nết về việc Trung Quốc tiếp tục có những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, nhằm hiện thực hóa tham vọng “đường lưỡi bò” phi pháp.
Bản tin tiếng Anh


  • Income gap remains high, report shows (Washington Post) - China faces extraordinary inequality in its social distribution system, but the government still has adequate options to deal with the problem, according to a semi-official report.
  • Interpreters struggle to keep up with demand (Washington Post) - China's translation industry will enjoy rapid growth during the 12th Five-Year Plan (2011-15) period, yet a shortage of talent will hinder that development.
  • 12/12/12 sparks surge in marriage (Washington Post) - Many young couples plan to register to marry on Dec 12 of 2012 because it is widely believed triple twelve will bring luck. The number of new couples who registered to marry on Wednesday reached 4,700, twice the daily average, according to the Beijing Civil Affairs Bureau. Registration offices changed their opening time to cope with the large numbers.
  • Snow to hit central, east China (Washington Post) - The central and eastern parts of China will see snow and rain over the next three days, although temperatures are likely to rise in parts of the affected areas, the National Meteorological Center (NMC) forecast Wednesday.
  • Nanjing Massacre book to be released (Washington Post) - The Nanjing Massacre: A Complete Story, a series of books about the massacre that took 10 years to compile, will be released to mark the 75th anniversary of the tragedy.
  • Nanning bride wears 520-meter wedding veil (Washington Post) - Wearing a 520-meter-long wedding veil, Ms Nong ties the knot with Mr Tan after being together 520 days. The ceremony takes place in Nanning, capital of South China's Guangxi Zhuang autonomous region, on Dec 9. In Chinese, 520 stands for "I Love You."
  • Vice-premier lauds nation's US ties (Washington Post) - Cooperation is the dominant trend in the relationship between China and the United States despite some problems between the two countries, Vice-Premier Li Keqiang said on Tuesday.
  • Patrol ship starts maiden voyage to Diaoyus (Washington Post) - China's largest fishery patrol ship, the Yuzheng 206, started its maiden voyage from Shanghai to patrol waters near the Diaoyu Islands on Tuesday, according to the Regional Bureau of East China Sea Fishery Management of the Ministry of Agriculture.
  • Elite SWAT forces battle for supremacy (Washington Post) - Two elite SWAT officers display their combat skills during a competition in Urumqi, Northwest China's Xinjiang Uygur autonomous region on Dec 10, 2012. Some 288 police officers from 24 SWAT units across Xinjiang Uygur autonomous region will compete in the region’s first SWAT force military skills competition which started on Monday and will last four days.
  • Mo Yan gives Nobel Prize speech (Washington Post) - Chinese writer Mo Yan, winner of the 2012 Nobel Prize in Literature, described himself as a storyteller in a lecture at the Swedish Academy on Friday afternoon.

Lo ngại về kho vũ khí Bắc Triều Tiên gia tăng sau vụ phóng tên lửa

Giàn phóng tên lửa Unha-3 tức Ngân hà 3 (REUTERS)
Giàn phóng tên lửa Unha-3 tức Ngân hà 3 (REUTERS)

Bình Nhưỡng từng dọa là đã sở hữu hỏa tiễn liên lục địa có khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ. Tuyên bố này thường bị cho là huênh hoang. Thế nhưng vụ Bắc Triều Tiên phóng được một tên lửa vào hôm nay, 12/12/2012, và có nhiều dấu hiệu cho thấy là thành công, đã làm gia tăng mối lo ngại về kho vũ khí của Bình Nhưỡng, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, tạo ra một mối đe dọa quân sự thực sự đối với Hoa Kỳ.

Đối với các nhà phân tích, thành công của vụ mà Bắc Triều Tiên gọi là « phóng vệ tinh dân sự » lên quỹ đạo vào hôm nay, chứng tỏ là nước này đã làm chủ được năng lực bắn đi các hỏa tiễn đạn đạo một cách chính xác. Nếu thành công này được kiểm chứng thì đó sẽ là một dấu mốc quan trọng trong kỹ thuật quân sự của Bắc Triều Tiên.

Theo ông James Schoff, chuyên gia tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế tại Mỹ, sự kiện vừa diễn ra chắc chắn sẽ buộc mọi người phải tin vào những gì Bắc Triều Tiên nói ra họ tuyên bố là đã có loại tên lửa có khả năng tấn công vào lãnh thổ Mỹ. Một thử nghiệm thành công như thế này khó có thể bị xem thường ».

Vào đầu tháng Mười vừa qua, Bình Nhưỡng cho biết là đã sở hữu được loại tên lửa chiến lược, có thể vươn tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Vào lúc ấy, các tuyên bố này còn bị coi là một sự phô trương trống rỗng. Thế nhưng vào hôm nay, nhiều người không còn suy nghĩ như vậy nữa.

Theo Giáo sư Masao Okonogi, trường Đại học Keio tại Nhật Bản, vụ phóng tên lửa vừa rồi sẽ buộc Hoa Kỳ đặt Bắc Triều Tiên lên hàng ưu tiên số một đối với nền an ninh quốc gia của Mỹ. Ông gải thích : « Đặt được một vệ tinh vào quỹ đạo có nghĩa là bạn có công nghệ cần thiết để bắn một đầu đạn hạt nhân đến một vị trí mong muốn ».

Theo chuyên gia này, Bắc Triều Tiên hiện đã trở thành là một mối đe dọa, không chỉ cho các nước láng giềng, mà còn là một nguy cơ thực sự đối với Hoa Kỳ… Câu hỏi đặt ra là liệu ‘vệ tinh’ đã được đặt vào đúng quỹ đạo dự trù, hay là bị chệch đi nơi khác. »

Mối lo ngại của các chuyên gia xuất phát từ sự kiện Bình Nhưỡng hiện được cho là đã sở hữu bom nguyên tử. Nếu họ cài đặt được đầu đạn nguyên tử lên trên các tên lửa tầm xa như vừa được sử dụng, thì nguy cơ sẽ rất cao.

Về vấn đề này, một số chuyên gia vẫn lạc quan, cho rằng Bắc Triều Tiên còn lâu mới đủ khả năng chế tạo tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Đối với các chuyên gia này, thu gọn một quả bom thành đầu đạn nguyên tử có thể gắn lên một tên lửa đạn đạo là một công việc khó khăn rất lớn về kỹ thuật. Đó là chưa kể đến kỹ thuật bắn được đầu đạn này đến vị trí mong muốn.

Theo ông Ralph Cossa, chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Hawaii : « Có được một tên lửa có khả năng bắn tới Hawaii là một chuyện, nhưng bắn được chính xác vào một mục tiêu mong muốn lại là một chuyện khác ».

Nguyên là một đại tá Không quân Mỹ, ông Cossa giải thích thêm : « Điều đó có nghĩa là tên lửa Bắc Triều Tiên hoàn toàn có thể vươn ra Thái Bình Dương, nhưng khó có thể đạt tới một mục tiêu cụ thể ». Tuy vậy, chuyên gia Mỹ này vẫn thận trọng, cho rằng cần phải chú ý theo dõi vì Bắc Triều Tiên có khả năng cải thiện ký thuật rất nhanh.

Đó cũng là nhận định của ông Ham Hyeong-pil, chuyên gia Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc khi nói về khả năng Bình Nhưỡng sẽ nhanh chóng phát triển kỹ thuật để thu nhỏ đầu đạn nguyên tử và định hướng tên lửa một cách chính xác : « Tôi nghĩ rằng Bắc Triều Tiên sẽ không mất nhiều thời gian để làm chủ hai công nghệ này sau khi giải quyết xong một số vấn đề kỹ thuật và thực hiện thêm hai hoặc ba cuộc thử nghiệm khác. »

Mối lo ngại của các nhà phân tích lại càng cao vì trong quá khứ giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã nhiều lần hành động một cách hung bạo, bất kể búa rìu công luận quốc tế. Gần đây nhất là hai vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong ở miền Nam, cách nay hơn hơn hai năm, hay là vụ đánh chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc vào tháng 03 năm 2010.
Trọng Nghĩa (RFI)

Nghị sĩ phương Tây hưởng ứng lệnh trừng phạt Nga trong vụ luật sư Magnitski

Luật sư Sergueï Magnitski do tố cáo các quan chức Nga gian lận, đã bị bắt giam, chết trong tù do không được chăm sóc (AFP)
Luật sư Sergueï Magnitski do tố cáo các quan chức Nga gian lận, đã bị bắt giam, chết trong tù do không được chăm sóc (AFP)

Ngày hôm qua, 11/12/2012, tại Ottawa, thủ đô Canada, nghị sĩ của 9 nước phương Tây đã thông báo gia nhập nhóm « Công lý cho Serguei Magnitski », nhằm đề xuất những biện pháp trừng phạt các quan chức Nga bị cáo buộc có liên quan đến cái chết của luật gia chống tham nhũng Nga Serguei Magnitski.

Nhóm liên nghị viện bao gồm các dân biểu Anh, Canada, Estonia, Đức, Ý, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan và Tây Ban Nha. Trong cuộc họp báo, ông Bill Browder, giám đốc điều hành, đồng sáng lập viên quỹ đầu tư Hermitage Capital, nơi làm việc trước đây của cố luật gia Magnitski, khẳng định rằng, cái chết của vị luật gia trẻ tuổi là do bị trả thù về việc tố cáo các quan chức Nhà nước biển thủ công quỹ, trốn thuế.

Ông nói : « Đó là tiền của Nhà nước Nga bị đánh cắp. Một luật gia trẻ, yêu nước, đã quyết tâm đứng ra làm chứng chống lại các quan chức có liên quan đến vụ đánh cắp này. Chính vì thế mà Magnitski đã bị bắt, tra tấn và giết hại, thế rồi sau đó, chính quyền lại bao che những kẻ này ».

Ngoài các biện pháp trừng phạt những quan chức Nga dính líu đến cái chết của Magnitski, lãnh đạo quỹ đầu tư Hermitage Capital còn muốn thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Nga.

Một dân biểu Canada, thuộc phe đối lập, đã đệ trình lên Quốc hội một dự thảo nghị quyết theo hướng này. Nhưng chính phủ bảo thủ Canada chưa có phản ứng về văn bản nói trên.

Ông Browder cho AFP biết là đã trao cho chính quyền Canada các tài liệu về 60 quan chức Nga có dính líu đến các vụ tham nhũng và đề nghị cấm không những nhân vật này nhập cảnh vào Canada, tuơng tự như các biện pháp mà nghị sĩ Hoa Kỳ đã thông qua.

Tiếp theo Hạ viện Hoa Kỳ, vào thứ Năm tuần trước, 06/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết, gọi là « danh sách Matgnitski », cấm các quan chức Nga nằm trong danh sách này nhập cảnh vào nước Mỹ, tài sản của họ bị phong tỏa.

Serguei Magnitski, nguyên là luật sư chuyên về thuế khóa, làm tư vấn cho quỹ đầu tư Heritage Capital. Do tố cáo các quan chức bộ Nội vụ Nga gian lận thuế khóa trên quy mô lớn, ông đã bị bắt, hành hạ trong tù, không được chăm sóc sức khỏe và qua đời năm 2009, ở tuổi 37. Đối với các nước phương Tây, cái chết của luật gia Magnitski là một ví dụ điển hình về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Nga.

Chính quyền Nga đã có phản ứng gay gắt về « danh sách Magnitski », bác bỏ những cáo buộc của Hoa Kỳ và tuyên bố sẽ trả đũa.

Hôm thứ Hai, 10/12/2012, bốn chính đảng tại Hạ viện Nga đã thông qua dự luật không cấp visa nhập cảnh cho những công dân Hoa Kỳ bị cáo buộc vi phạm các quyền của công dân Nga. Tài sản của những người này tại Nga cũng sẽ bị phong tỏa.

Theo Reuters, trong danh sách của Nga, có thể bao gồm tất cả những người Mỹ có dính líu đến vụ án Viktor Bout, một lái buôn vũ khí Nga, hiện đang ngồi tù tại Mỹ sau khi bị kết án 25 năm tù. Dự luật trả đũa của Matxcơva sẽ được Thượng viện và Hội đồng Liên bang Nga thông qua, trước cuối năm nay.
Đức Tâm (RFI)

Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt bị hoãn

Đối thoại Nhân quyền thường niên Mỹ - Việt bắt đầu từ năm 2006 (DR)
Đối thoại Nhân quyền thường niên Mỹ - Việt bắt đầu từ năm 2006 (DR)

Theo một quan chức ngoại giao Mỹ xin giấu tên được hãng tin AP hôm qua 11/12/2012 trích dẫn, thời điểm cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2012 vẫn chưa được xác định. Đây là một cơ chế bắt đầu vận hành từ năm 2006 đến nay, nhưng sau cuộc họp không kết quả vào tháng 11/2011, hai bên vẫn chưa tìm được nội dung thích hợp để tổ chức cuộc đối thoại năm nay.

Theo viên chức cao cấp bộ Ngoại giao Mỹ kể trên, thì cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam vẫn đang tìm cách « « cài đặt các thông số » cho cuộc đối thoại nhân quyền sắp đến, sao cho cuộc thảo luận đạt được kết quả cụ thể.

Theo hãng AP, Hoa Kỳ hết sức bất bình trước chiến dịch trấn áp các blogger, những người đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền trong nước cũng như một số nhóm tôn giáo trong thời gian gần đây, bị chính quyền Việt Nam cho là nguy cơ đe dọa chế độ. Mỹ cũng rất quan ngại trước vụ bắt giam một công dân Mỹ gốc Việt – ông Nguyễn Quốc Quân – trên cơ sở những tội danh có thể dẫn đến án tử hình.

Phát biểu hồi tuần trước, viên chức ngoại giao cao cấp này xác định là Mỹ « chưa thấy được các cải thiện mong muốn » trong lãnh vực nhân quyền tại Việt Nam và « rất muốn chứng kiến những hành động cụ thể ».

Theo hãng AP, sự kiện cuộc tham khảo song phương Mỹ - Việt về nhân quyền – lần này mở ra tại Hà Nội - bị đình hoãn có thể chỉ là tạm thời. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã cho rằng các cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt « góp phần tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau », và hai bên đang thảo luận về thời điểm của vòng đàm phán sắp tới. Một phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng xác nhận là hai nước đang thảo luận về thời điểm họp lại.

Tuy vậy, AP cho rằng chậm trễ nói trên nêu bật thực tế là việc chính quyền Việt Nam ngày càng trấn áp giới bất đồng chính kiến trong hai năm gần đây đã làm cho cố gắng củng cố quan hệ với Washington của Hà Nội thêm phức tạp. Việt Nam và Hoa Kỳ đều mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại, cũng như hợp tác trong lãnh vực an ninh. Tuy nhiên, Washington cho đến nay vẫn đòi hỏi là việc thúc đẩy thêm quan hệ phải đi kèm với việc Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Điều được hãng AP nêu bật là sự kiện cuộc đối thoại nhân quyền bị trì hoãn là dấu hiệu « nguội lạnh » trong quan hệ Mỹ - Việt. Đây là một tình hình không có lợi cho Việt Nam vào lúc Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý định chèn ép Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, trong lúc Washington và Hà Nội lại cùng chia sẻ với nhau mối quan ngại trước các động thái ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Trọng Nghĩa (RFI)

Việt Nam nằm trong top 10 các nước giam giữ ký giả nhiều nhất thế giới


12.12.2012
Trong danh sách các nước bỏ tù nhiều ký giả nhất trên thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ sáu, với 14 nhà báo đang bị giam cầm. Đó là kết quả vừa công bố trong báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ có trụ sở tại Mỹ.

CPJ nói trong những năm gần đây, Việt Nam đang tăng cường chiến dịch đàn áp các ngòi bút chỉ trích nhà nước, đặc biệt là những nhà báo trên mạng.

Theo CPJ, đa số các nhà báo tại Việt Nam bị bỏ tù vì tội danh chống nhà nước liên quan tới các bài viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm như quan hệ Việt-Trung và cách chính quyền hành xử với cộng đồng Công giáo.

Ông Bob Dietz, phụ trách khu vực Á Châu trong CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Chúng tôi theo dõi tình hình tại Việt Nam bấy lâu nay. Chúng tôi có bản phúc trình về tình hình đàn áp ký giả tại Việt Nam trong năm nay và đã gửi thư cho chính quyền Hà Nội đính kèm danh sách các nhà báo bị cầm tù để kêu gọi họ xem xét lại. Dĩ nhiên họ không hồi đáp. Nếu Việt Nam muốn trỗi lên thành một xã hội tiến bộ, một nền kinh tế năng động và phát triển, cần phải có luồng thông tin tự do trong đó bao gồm các thông tin chỉ trích nhà nước. Chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy Hà Nội để họ phải học hỏi và chấp nhận rằng người dân phải có quyền tự do ngôn luận.”

CPJ cho biết trong năm 2012 này, số nhà báo trên toàn cầu bị cầm tù lên tới mức cao kỷ lục.

Tính đến đầu tháng 12, cả thế giới có 232 ký giả hay phóng viên ảnh bị giam cầm tại 27 quốc gia, tức là tăng 53 người so với số liệu của năm ngoái, và là con số cao nhất kể từ khi CPJ bắt đầu công tác thống kê từ năm 1990 tới nay.

Đứng đầu danh sách các nước bỏ tù nhiều ký giả nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Theo sau là Iran. Trung Quốc xếp hạng ba. Các nước còn lại trong top ten, ngoài Việt Nam, còn có Eritrea, Syria, Azerbaijan, Ethiopia, Uzbekistan, và Ả Rập Xê-Út.
Trà Mi-VOA

'Việt Nam vi phạm nhân quyền khi trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc'

Người biểu tình Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, ngày 9/12/2012.

2.12.2012
Chính quyền Việt Nam đã nhanh chóng dẹp tan hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn hôm 9/12 trong các cuộc xuống đường mới nhất của dân Việt bày tỏ phẫn nộ trước các động thái gần đây của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.

Các cuộc biểu tình yêu nước một lần nữa bị trấn dẹp khơi dậy sự bất bình đang sôi sục trong công luận đối với nhà nước Việt Nam vì cách phản ứng yếu ớt trước các động thái gây hấn của Bắc Kinh nhưng lại đối phó mạnh tay với người dân. Trong số những nhân sĩ-trí thức mạnh mẽ lên tiếng phản đối cách hành xử của chính quyền có luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi của Ban Việt Ngữ VOA liên quan lá thư ông tố cáo và chất vấn chính quyền về hành động trấn áp, bắt bớ các nhân sĩ trí thức đứng tên tổ chức cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn sáng chủ nhật vừa qua, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Cuộc mít-tinh chúng tôi tổ chức, chúng tôi có thông báo với chính quyền và tổ chức một cách công khai, minh bạch. Mục đích mít-tinh không phải để chống nhà nước mà là chống những hành động xâm lược, gây hấn trắng trợn của Trung Quốc gần đây. Lẽ ra, nhà nước nên tạo điều kiện để người dân lên tiếng vì bây giờ thật ra các tầng lớp nhân dân đang rất bức xúc. Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố có mời chúng tôi làm việc, chúng tôi đã trình bày rất rõ ràng với ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Và chúng tôi cứ nghĩ rằng rồi sẽ được biểu tình. Nhưng cách hành xử của chính quyền là không tôn trọng các quyền của công dân. Ví dụ trường hợp của Giáo sư Tương Lai, trên đường đi bị ép xe, bị bắt vào công an phường, rồi bị truy đuổi về nhà. Còn chúng tôi, những người đã ký tên (trong thông báo tổ chức mít-tinh), họ không cho ra khỏi nhà, họ xâm phạm quyền đi lại của người dân. Chúng tôi tay không làm sao chống lại lực lượng hùng hậu của công an. Họ huy động rất hùng hậu. Những việc làm đó là không được. Cho nên, tôi mới lên tiếng tố cáo.

Người biểu tình chống Trung Quốc cầm quốc kỳ Việt Nam và các biểu ngữ chống Trung Quốc tuần hành trên đường phố Hà Nội, ngày 9/12/2012.

​​VOA: Những gì ông tố cáo là ‘bắt bớ, trấn áp, khống chế, bao vây’ được chính quyền mô tả là ‘giải tán tập trung đông người trái pháp luật gây mất trật tự công cộng’. Phản hồi của ông thế nào?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Bao giờ họ cũng nói vậy thôi. Khi nào chúng tôi tham gia biểu tình phá rối trật tự trị an thì họ mới được bắt chớ.

VOA: Trong thư tố cáo, ông có chất vấn ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm về những hành động này. Vậy thư này ông có gửi tới những người hữu trách để đòi được giải đáp trực tiếp không, hay ông chỉ công bố lên công luận để đánh động sự quan tâm của công luận thôi?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Chúng tôi đã nhiều lần gửi thư cho chính quyền, kể cả nhân sĩ trí thức cả nước gửi lên trung ương, nhưng có bao giờ được trả lời đâu. Thành ra, chúng tôi nghĩ gửi cũng vô ích. Ở đây, chúng tôi muốn tố cáo đưa ra công luận để thấy được việc làm không đúng của chính quyền TPHCM.

VOA: Trung Quốc lâu nay và mới đây nhất vào ngày 10/12 lặp lại yêu cầu Việt Nam không được cổ động các hành động có thể làm gia tăng hay phức tạp hóa tranh chấp Biển Đông. Việt Nam dường như đã và đang đáp ứng đòi hỏi ấy của Bắc Kinh với việc trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc, ý kiến của luật gia Lê Hiếu Đằng ra sao?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Đòi hỏi đó rất vô lý. Nếu vậy, họ hãy chấm dứt những hành động gây hấn, xâm lấn vùng lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông, bách hại ngư dân, cắt cáp tàu Bình Minh 02. Chúng tôi đâu phải tự nhiên biểu tình hay mít-tinh, mà tại họ có những hành động ngang ngược, trắng trợn như ra lệnh sẽ soát xét tàu bè trong vùng bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Tại sao dân Trung Quốc lại phản đối Nhật bằng hành động hết sức quá khích như đập phá cửa hàng của Nhật hay uy hiếp những người Nhật, trong khi chúng tôi biểu tình rất ôn hòa thì lại không cho, lại đề nghị chính quyền Việt Nam không cho phép biểu tình? Cái đó là không được.

VOA: Ông cho rằng đòi hỏi của Trung Quốc là quá đáng, không hợp lý. Còn về cách đáp ứng của phía chính quyền Việt Nam, ông nhận xét thế nào?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam phải đấu tranh quyết liệt hơn nữa để Trung Quốc phải chấm dứt, thậm chí phải đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế, phải vận động các nước trong khu vực đấu tranh trong vấn đề Biển Đông, phải có biện pháp hiệu quả, chứ không chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Mặt khác, nếu họ đề nghị không để cho dân biểu tình, mình phải nói lại rằng dân tôi phẫn uất như vậy do các hành động xâm lấn trắng trợn của anh. Họ biểu tình, họ mít-tinh, tôi đâu có cản được? Tại sao dân anh lại phản đối Nhật như vậy? Tôi nghĩ là chúng ta đủ lý lẽ để phản bác lại. Có điều chúng tôi cũng khó hiểu tại sao nhà nước Việt Nam lại không có những luận điểm để đáp trả lại những lời đề nghị vô lý như vậy. Đây là việc nội bộ của Việt Nam. Anh không thể nào nói như vậy được. Việt Nam đâu phải chư hầu của anh, mà anh làm vậy?

VOA: Việc trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, theo ông, có tác dụng thuận-ngược ra sao, đối với lòng dân, và đối với công cuộc bảo đảm-khẳng định chủ quyền đất nước?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Chúng tôi lần đầu tiên đứng tên công khai tổ chức mít-tinh, có nghĩa là chúng tôi chịu trách nhiệm, chứ không phải chúng tôi làm thầm lén, bí mật, mờ ám. Chúng tôi công khai, minh bạch việc đó. Qua cuộc mít-tinh, thật ra chúng tôi ra không được, chỉ có anh Huỳnh Tấn Mẫm ra thôi, nhưng chính thanh niên-sinh viên-học sinh là lực lượng chính trong cuộc biểu tình đó. Điều này chứng tỏ lòng dân đã rất sôi sục rồi. Lòng dân đã rất rõ rồi.

Người Việt xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 9/12/2012.

​​VOA: Nhưng chính quyền Việt Nam cũng có lý do của họ khi trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rằng họ bảo vệ đường lối giải quyết tranh chấp bằng chính sách ngoại giao ôn hòa. Theo ông, lợi-hại của việc trấn dẹp các cuộc biểu tình đó đối với việc bảo vệ-khẳng định chủ quyền Việt Nam như thế nào?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vấn đề bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam, chứ không phải chỉ đảng và nhà nước lo. Tất nhiên đường lối ngoại giao mềm dẻo là cần thiết. Nhưng mình mềm dẻo đến một mức nào đó thôi. Cái sức mạnh chính là ở lòng dân. Và bây giờ chúng ta có một thuận lợi rất lớn là quốc tế đang ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Mình phải sử dụng những cái đó. Chúng ta nếu không kiên quyết có những biện pháp, nó sẽ nuốt trọn Biển Đông.

VOA: Theo ông, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc biểu hiện lòng yêu nước bị trấn áp có tín hiệu thế nào, ý nghĩa thế nào?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việc làm này là công khai minh bạch. Đây là quyền của người dân để nói lên tiếng nói của mình, biểu thị ý chí của mình, không thể ai ngăn trở được. Tổ chức cuộc mít-tinh trong nhà, có trật tự, thì có vấn đề gì? Trước đây, Mỹ tấn công Iraq, chính thành phố cũng chỉ đạo là phải tổ chức cuộc mít-tinh để phản đối Mỹ. Vậy mà bây giờ, Trung Quốc tấn công trực diện Việt Nam, tại sao chúng ta lại không có phản ứng, không có tiếng nói của người dân?

VOA: Vậy việc trấn áp các cuộc biểu tình đó, theo ông, nên được hiểu như thế nào?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Đây tôi cho là một việc làm không đúng. Nó vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.

VOA: Xin chân thành cảm ơn thời gian luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho đài VOA trong cuộc phỏng vấn này.
Trà Mi-VOA

LHQ dự kiến siết chặt các biện pháp chế tài Bắc Triều Tiên

Hình do Thông tín xã Bắc Triều Tiên công bố cho thấy hỏa tiễn tầm xa Unha-3 được phóng đi hôm nay từ Trung tâm Không gian Sohae.

12.12.2012
Chương trình hỏa tiễn, phi đạn của Bắc Triều Tiên

Tháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên, trên không phận Nhật Bản trong khuôn khổ vụ “phóng vệ tinh” thất bại.
Tháng 9, 1999: Cam kết ngưng các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa trong khi cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tháng 3, 2005: Chấm dứt lệnh cấm thử nghiệm phi đạn, đổ lỗi cho chính sách “thù địch” của Hoa Kỳ.
5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm 7 phi đạn đạn đạo, trong đó có phi đạn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.
15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Nghị quyết 1965, yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.
6 tháng 10, 2006: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất lần đầu tiên.
15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 1718 y êu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.
5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa, rơi xuống Thái Bình Dương. Tuyên bố là thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.
13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài.
Tháng 5, 2009: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân thứ nhì dưới mặt đất.
Tháng 6, 2009: Loan báo lệnh cấm các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.
Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, bị nổ tung ngay sau khi cất cánh. Thừa nhận thất bại.
Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa vệ tinh vào quỹ đạo thành công.

​​Các nhà phân tích cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế không thể làm gì nhiều để kiềm chế Bắc Triều Tiên, sau khi quốc gia Cộng Sản bị cô lập này phóng đi một hỏa tiễn tầm xa trong ngày hôm nay.

Các nhà ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ xem xét tới việc siết chặt thêm nữa các biện pháp chế tài nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân và phi đạn.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng những biện pháp chế tài ngày càng nghiêm nhặt không có ảnh hưởng gì nhiều tới các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, là những người rõ ràng là sẵn lòng chi tiêu một cách phung phí cho việc phát triển vũ khí trong lúc người dân tiếp tục phải sống trong cảnh nghèo đói.

Giáo sư Mike Chinoy của Đại học Nam California cho đài VOA biết rằng Hoa Kỳ và các nước Tây phương chỉ có một lựa chọn duy nhất là thông qua thương thuyết để thuyết phục lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Ông Chinoy cũng cho biết chính phủ của Tổng thống Barack Obama “cảm thấy rất tức giận” về việc Bình Nhưỡng không thực hiện lời hưa hồi tháng 2 là từ bỏ các chương trình hạt nhân và phi đạn để đổi lấy viện trợ lương thực.

Tuy nhiên, việc điều đình không hẳn sẽ mang lại kết quả.

Ông John Blaxland, một nhà phân tích an ninh của Đại học Quốc gia Australia, nói rằng vụ phóng thành công hỏa tiễn tầm xa giúp cho ông Kim Jong Un có một vị thế mạnh hơn tại bàn thương thuyết.

Các nhà phân tích cũng cho rằng cách tốt nhất để có được những sự nhượng bộ có ý nghĩa từ Bắc Triều Tiên là thuyết phục Trung Quốc, đồng minh chính và đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng, gây thêm áp lực với nước láng giềng theo chủ nghĩa Cộng Sản này.

Ông Scott Snyder, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington, cho đài VOA biết rằng các cuộc thảo luận sắp tới của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nên tập trung vào việc làm cho giới lãnh đạo mới của Trung Quốc tán đồng những biện pháp cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên.

Sau vụ phóng hỏa tiễn ngày hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đây là một sự việc “đáng tiếc” và Bình Nhưỡng nên tuân thủ các nghị quyết của Liên hiệp quốc.

Một bài bình luận ngày hôm nay của Tân Hoa Xã nói rằng một cách để giải quyết vấn đề là thực hiện lại cuộc đàm phán 6 bên.

Nhưng bài viết này cũng chỉ trích điều mà họ gọi là thái độ nghi ngờ của Tây phương về ý định của Bắc Triều Tiên.

Bài bình luận nói rằng “cách tốt nhất để làm cho một nước trở thành kẻ thù của mình là đối xử với nước đó như kẻ thù.”
VOA

Trần Vinh Dự - Kinh tế Việt Nam năm 2013: Khi tiệc đã tàn (phần 2)

12.12.2012

Dọn dẹp bãi rác nợ xấu

Khi bữa tiệc kinh tế của thập kỷ trước tàn, một trong những thứ rác nguy hiểm nhất mà nó để lại là các khoản nợ xấu. Sức ép từ nhà nước đối với hệ thống ngân hàng là thấp, vì vậy xu hướng dấu nợ xấu còn phổ biến. Bằng cách đảo nợ, dãn nợ, ra hạn nợ, và bơm thêm tiền để cứu con nợ, các ngân hàng thương mại đang làm mọi chuyện tồi tệ thêm.

Theo công bố của thống đốc Nguyễn Văn Bình trước Quốc hội đầu tháng 11 năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 09 là 8,82% tổng dư nợ của toàn hệ thống, gần gấp đôi con số các ngân hàng đưa ra. Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng cả nước đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, trong đó có hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản. Nói cách khác, có khoảng 11.34 tỷ USD nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Điều đáng nói hơn là, thứ nhất, con số này đang tăng rất nhanh. Trong năm ngoái, nợ xấu tăng 64% và đến 10 tháng đầu năm nay thì nợ xấu tăng khoảng 66%. Thứ hai, khi tính con số nợ xấu công bố ở trên không bao gồm nhiều khoản nợ đã bị khoanh lại không cho xếp hạng nợ. Nó cũng không không bao gồm các khoản nợ của VDB hay ngân hàng bảo hiểm xã hội và các Tổng công ty, tập đoàn nợ vốn ODA hay vốn vay trực tiếp nước ngoài. Thứ ba, cách xếp loại nợ xấu ở Việt Nam cũng khá nương tay, chỉ có các phần nợ đến hạn không trả được mới bị coi là nợ xấu. Thí dụ, vay 10 đồng, đến hạn 2 đồng và không trả được, thì chỉ có 2 đồng bị coi là nợ xấu. Vì thế, một số tổ chức độc lập khác khi nói về nợ xấu ở Việt Nam thường đưa ra con số cao hơn. Thí dụ Fitch Ratings từng đưa ra con số 13% trong khi gần đây nhất Moody’s cho rằng nợ xấu tầm khoảng 20% tổng dư nợ.

Đã có nhiều biện pháp giải quyết nợ xấu được bàn đến, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ động thái chính sách nào được thực hiện trừ việc NHNN yêu cầu các NHTM không được chia cổ tức nếu không trích lập đủ dự phòng rủi ro nợ xấu. Vì thế đây vẫn sẽ là tâm điểm chính sách và là bài toán hóc búa của NHNN trong năm 2013.

Môi trường kinh doanh rủi ro hơn


​​Tất cả các hãng đánh giá tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp đều đánh tụt hạng Việt Nam liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây. Tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Và điều này có cơ sở. Các thách thức lớn của nền kinh tế vẫn chưa có phác đồ điều trị khiến cho người làm kinh doanh đứng trước thực trạng là rất khó dự đoán tương lai vĩ mô. Và điều này đến lượt nó làm tăng rủi ro kinh doanh.

Phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều thua lỗ nặng. Trong khi báo chí đăng tin một loạt thị trường chứng khoán Đông Nam Á lên cao kỷ lục, các thị trường như Philippines, Malaysia, Indonesia đang lên cao nhất trong mọi thời đại, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở điểm thấp nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, các thị trường mới nổi khác như Myanma đang nổi lên là một điểm sáng thu hút vốn vì quá trình cải cách mới khởi động.

Ngay cả các doanh nghiệp FDI rất thành công ở Việt Nam trước đây như Honda hay Toyota hiện nay cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Vì thế dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2012 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng vốn FDI cấp mới và vốn tăng thêm vào Việt  Nam đạt 8,479 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2012, giảm khoảng 34% so với cùng kỳ năm 2011. Xu thế giảm này sẽ còn kéo dài sang năm 2013.

Việc quản lý và giám sát của nhà nước trong nhiều năm trở lại đây bị lơi lỏng khiến cho sai phạm xảy ra mọi chỗ mọi nơi, điều đó đặt giới kinh doanh vào nhiều người có thể trở thành tội phạm và bị có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Điều này đang tạo ra một làn sóng trú ẩn bằng cách chuyển tài sản và di cư ra nước ngoài trong cộng đồng những người giàu có, đặc biệt sau các vụ việc ở ngân hàng ACB và SacomBank.

Các xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2013, dù muốn hay không. Nó chỉ có thể đảo ngược về dài hạn khi các thách thức cơ bản nêu trên của nền kinh tế được giải quyết.

Dư địa chính sách không còn nhiều

Mặc dù lạm phát ở Việt Nam trong năm 2012 được kiềm chế ở dưới mức 2 con số nhưng đó là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hầu như không đáng kể. Nếu nhà nước thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, khả năng rất cao là lạm phát sẽ bùng lên ngay mức 2 con số. Vì thế rõ ràng là cho chính sách tiền tệ không còn quá nhiều không gian để hoạt động.

Chính sách tài khóa cũng vậy, chỉ mới 9 tháng đầu năm 2012 mà Việt Nam đã bị thâm hụt khoảng 87% mục tiêu cả năm. Nếu tính cuốn chiếu thì Việt Nam đang thâm hụt khoảng 6.9% của GDP. Nợ công, không tính nợ của các tập đòan và các tổng công ty, đã lên tới 55.2% GDP. Nếu tính cả nợ của các tập đoàn và tổng công ty, con số này lên tới xấp xỉ 100% GDP, là mức cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy không gian cho chính sách tài khoá không còn nhiều, đặc biệt là trong điều kiện nguồn thu ngân sách giảm mạnh. Chính phủ không thể tăng chi tiêu và đầu tư công để cứu nền kinh tế.

Khi tiệc tàn là lúc phải bắt tay vào dọn dẹp

Bữa tiệc kinh tế trong thập kỷ trước đã tàn, và giờ đây Việt Nam đang phải dọn dẹp các loại rác rưởi mà nó để lại. Việc dọn dẹp này là việc không thể tránh khỏi. Cũng giống như tất cả các loại rác khác, càng để lâu chúng càng bốc mùi và không tự biến mất.

Vì thế, trong năm 2013, và nhiều khả năng cả năm 2014 nữa, dù muốn hay không thì Việt Nam vẫn phải gác lại tham vọng tăng trưởng nhanh để tập trung vào xử lý các vấn đề nền tảng. Nói cho cùng, người Việt Nam có đủ kiên nhẫn để đi qua vài năm khó khăn nữa, miễn là sau khi ra khỏi đường hầm tối, Việt Nam có một nền tảng tốt hơn để tăng trưởng lâu dài.

* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Sắc tộc thiểu số và quyền sở hữu đất rừng

Các tổ chức quốc tế khuyến nghị chính phủ Việt Nam công nhận quyền sử dụng đất chung của cộng đồng dân tộc thiểu số, công nhận các luật tục phù hợp về sử dụng đất cũng như văn hóa và bản sắc dân tộc.

(Photo courtesy of lrc-tnu.edu) Những phụ nữ người dân tộc, ảnh minh họa.

Tình trạng thực tế

Đất và rừng của các sắc tộc ít người là một trong 4 điểm góp ý về sửa đổi Luật đất đai được nêu lên tại phiên khai mạc Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam sáng 10/12/2012 tại Hà Nội. Tổ chức phi chính phủ Oxfam đã đại diện các tổ chức quốc tế trình bày vấn đề này. Việc trở lại sở hữu đất đai, cũng như những luật tục và văn hóa bản sắc của cộng đồng sắc tộc thiểu số được cho là ý kiến rất mới, do chính phủ Việt Nam hầu như đã thay đổi vấn đề này từ cơ bản sau khi kết thúc chiến tranh vào năm 1975.

TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên giải thích cho chúng tôi về tình trạng đất rừng thực tế ở Tây nguyên từ sau 1975 tới nay. Theo đó người sắc tộc không còn được sở hữu rừng và được cấp mỗi hộ 0,5 ha đất theo chính sách áp dụng chung cho cả người kinh lẫn người thiểu số.

“Những khu rừng mình gọi là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì hồi trước họ gọi là rừng thiêng họ không đụng tới. Cộng đồng sắc tộc của họ mỗi người có chừng 5-7 mảnh đất cách xa nhau, họ du canh khi làm một mảnh thì để mấy mảnh khác cho rừng phục hồi, rồi sau 3-4 năm quay trở lại mảnh thứ nhất. Nhưng bây giờ đất không sinh ra mà người thì nhiều thêm, ở Tây Nguyên vào năm 1975 tổng số dân của 5 tỉnh chỉ có 1 triệu người bây giờ hơn 5 triệu người rồi.

Đã có một cuộc đại di dân thành ra cũng không còn đất để cho họ du canh theo kiểu đó nữa. Tôi nghĩ là ngay cả với người Kinh 0,5 ha cũng khó sống, thành ra người dân tộc rất khó khăn. Họ kêu là rừng của họ đất của họ, nhưng bây giờ phát triển nông lâm nghiệp, nông lâm trường, nói chung họ không còn sở hữu những thứ đó nữa.”

Theo ông Nguyên Ngọc, một nhà nghiên cứu có uy tín về văn hóa cồng chiêng, vùng Tây Nguyên trong truyền thống đất đai là thuộc về tập thể của cộng đồng làng. Các nhà khoa học gọi là quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng, thực tế trên Tây nguyên trước đây không hề phân biệt đất và rừng, đất tức là rừng, rừng tức là đất. Mọi cánh rừng đều có chủ, Tất cả rừng mênh mông như vậy nhưng tìm hiểu kỹ thì nó đều được chia cho các làng, người ta gọi là từ ông bà từ tổ tiên hoặc người ta bảo là thần linh đã giao cho tổ tiên có ranh giới rất rõ ràng. Ông Nguyên Ngọc nhấn mạnh:

Thực tế sau năm 1975, đã không tìm hiểu vấn đề đó, không hiểu về vấn đề đó và làm như tất cả mọi nơi quốc hữu hóa những rừng đó. Vì vậy cho nên các làng không còn đất của họ, không còn những đất tập thể đó nữa. Đó là nền tảng cơ bản, nền tảng vật chất kinh tế của một cái làng và khi nền tảng đó không còn nữa thì cái làng đó vỡ và văn hóa của làng cũng sẽ vỡ. Đấy là hiện tượng ở Tây nguyên và chúng tôi cũng đã nói rất nhiều về điều này rồi. Nhưng theo tôi, cho đến nay trong Luật Đất đai chưa hề phản ánh được cái thực tế đó ở Tây nguyên."

Người dân tộc sống nhờ rừng

speri.org-250.jpg
Đất rừng của người dân tộc thiểu số Việt Nam. Photo courtesy of speri.org

Một khi đất rừng trở thành nông lâm trường, theo TS Lê Ngọc Báu người dân tộc thiểu số cũng phải định canh không thể du canh nữa. Ông Báu mô tả một thực tế mà chỉ có những người ở địa phương mới thấu hiểu:

“Một số không lớn người dân tộc cũng được đưa vô lâm trường, họ cũng nhận khoán. Số còn lại không được vào thì với diện tích canh tác 0,5ha gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và nhiều mặt khác. Nhiều khi đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ cũng có xung đột với đồng bào dân tộc thiểu số miền bắc di cư tự do vô. Thường thì người dân tộc tại chỗ bỏ đi vào rừng sâu hơn, bắt đầu đốt rừng làm rẫy. Đây là một vấn đề xã hội cũng lớn, ở Tây nguyên tình trạng di cư tự do vẫn tiếp tục diễn ra mà cũng chưa có biện pháp nào hữu hiệu để ngăn chặn, chủ yếu là người dân tộc miền núi phía bắc họ vào và có tranh chấp với người dân tộc tại chỗ.”

TS Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nhân vật từng nêu ý kiến phải đặt quan hệ đất đai với vấn đề dân tộc tán dương đề xuất của Oxfam. Ông nói các nhà làm chính sách làm luật của Việt Nam hiện nay có thể chưa nghiên cứu về vấn đề đất rừng và sự liên quan đến cộng đồng sắc tộc thiểu số.

“Chưa nghiên cứu thì chỉ có thể đưa một câu tổng quát vào Luật chứ cụ thể thì chưa được. Rừng ở Việt Nam gọi là đất chưa sử dụng hoặc đất rừng. Người dân tộc nhiều người vẫn còn sống nhờ rừng như vào rừng lấy mật ong, kiếm củ mài, sắn, chuối rừng ….và nhất là săn thú vật. Ngoải ra người dân tộc còn làm nương rẫy cứ thay đổi di chuyển gọi là du canh du cư thì vấn đề cũng khá phức tạp, giải quyết thế nào cũng còn phải có nghiên cứu chứ không phải chỉ đơn giản công nhận.”

Theo các chuyên gia, cộng đồng sắc tộc thiểu số hiện nay tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên và có thể chiếm tỷ lệ 30% dân số 5 triệu của khu vực này. Theo số liệu chính thức Việt Nam có 54 dân tộc anh em, ngoài người Kinh chiếm 86% dân số, 53 dân tộc ít người còn lại chiếm tỷ lệ 14%. Đất rừng của người sắc tộc thiểu số từng là nguyên nhân của tình trạng bất ổn xã hội dẫn đến bạo động ở Tây Nguyên, hai sự kiện nghiêm trọng nhất xảy ra vào 2001 và 2004 khiến chính quyền phải sử dụng lực lượng vũ trang để tái lập trật tự, dẫn đến một làn sóng người Thượng vượt biên sang Campuchia và Thái Lan.
Nam Nguyên, phóng viên RFA

Bí thư Lê Thanh Hải chỉ đạo ‘tiêu diệt’ nhóm biểu tình?

Tin tổng hợp thêm về vụ biểu tình 9-12 và nhóm 42 nhân sĩ Sài Gòn
Một nguồn tin không chính thức, tiết lộ bởi một sĩ quan an ninh giấu tên tại Sài Gòn, cho biết ông Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy TP HCM, đã nhận định với các nhóm công tác chỉ huy trấn áp người biểu tình rằng nhóm 42 nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn đã 'hiện nguyên hình' là một tổ chức chính trị đối kháng với CSVN, vì vậy cần phải 'bẻ gãy và tiêu diệt' từng cá nhân một, không để nhóm này hoạt động tập thể.
"Tụi nó là một nhóm rất nguy hiểm", ông Hải đã nói như vậy trong cuộc họp khẩn để đối phó với cuộc biểu tình ngày 9-12, ngay sau cuộc gặp các nhân vật đứng đầu nhóm 42 nhân sĩ vào chiều tối ngày 8-12.
Trong cuộc gặp đó, ông Hải nói với ông Hồ Ngọc Nhuận rằng "đừng để đất nước mất ổn định" cùng nhiều lý lẽ khác nhưng thất bại trong việc ngăn cuộc biểu tình sáng 9-12. Theo lời kể thì sau đó, ông Hải không giấu được vẻ tức giận.
Đó cũng là lý do vì sao mà ngay từ sáng sớm ngày 9 tháng 12, các nhân vật quan trọng của nhóm 42 nhân sĩ là ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập và Tương Lai... đã bị an ninh kềm kẹp chặt chẽ. Đặc biệt là ông Lê Hiếu Đằng, Cao Lập và giáo sư Tương Lai, nên sau đó các vị này đã đáp trả bằng cách phát đi lời phản đối chính thức thái độ phản dân của chính quyền CSVN trên các hệ thống truyền thông.
Được biết, chủ trương hàng động đàn áp cứng rắn, đã được bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải chủ xướng từ năm 2007 đến nay. Thậm chí, có nguồn tin từ nhiều năm trước cho rằng ông Hải còn có mối quan hệ mật thiết với tổng lãnh sự Trung Cộng tại Sài Gòn trong các chỉ đạo đàn áp dân Việt Nam.
Lý do ông giáo sư Tương Lai bị kềm chặt và bị đối xử rất khắc nghiệt, vì hồ sơ của phòng mật vụ CS tại Sài Gòn cho biết chính ông Tương Lai là người soạn thảo các thông cáo đòi biểu tình và tổ chức biểu tình, thậm chí ông là người dự kiến sẽ phát ngôn chính, với một diễn văn trong buổi biểu tình ngày 9 tháng 12.
Cái gọi là 'hồ sơ' của công an CSVN cũng thu thập được tin tức rằng nhạc sĩ Tuấn Khanh sẽ là người được đề nghị phát ngôn tiếp theo, để kêu gọi lòng yêu nước của giới trẻ, theo một cuộc họp bí mật của nhóm lãnh đạo 42 nhân sĩ trước ngày 9 tháng 12. Tuy nhiên tất cả những nhân vật trong dự kiến này đều bị kềm chặt. Ở trước cửa nhà của mỗi nhân vật này đều có khoảng 8-10 công an, bao gồm dân phòng, mật vụ thường phục, công an quận, công an TP và công an khu vực, cảnh sát 113... canh chừng.
Hồ sơ của an ninh cũng ghi rằng được tin mật báo bởi một người 'rất gần gũi'. Hiện chưa rõ người này là ai hay đây lại là một nhân vật giả tưởng do công an dựng lên?
Điều làm an ninh CSVN lo ngại, là uy thế của nhóm 42 nhân sĩ Sài Gòn đang ngày càng tăng, và việc hỗn hợp các trí thức trong đó, bao gồm cả các nhân vật đã từng hoạt động cho chế độ CSVN lẫn những người đấu tranh tự do, đang khiến hồ sơ của mật vụ CSVN ngày càng dày hơn, dẫn đến nhiều cáo buộc rằng nhóm này đang lãnh đạo một phong trào đối kháng thật sự với chính quyền CSVN hiện tại.
Nguồn tin của công an đã gửi đi lời đe dọa rằng sắp tới, nhiều nhân vật trong nhóm 42 nhân sĩ này sẽ bị an ninh triệu tập và buộc phải viết cam kết không tham gia nhóm 42 nhân sĩ nữa.

Phan Nguyễn Việt Đăng
(DLB) 

Đào Tuấn - “Cái họa quả trứng”

dau_hoi
“Cái họa quả trứng” không biết có tránh được không nhưng cô giáo Hậu, giờ có thể gọi cô là người đàn bà đi kiện tên Hậu đã nhận lại những con số 0 tròn như những quả trứng

“Có nơi, chính quyền đền bù 35.000 đồng/m2 đất nông nghiệp, trong khi người dân phải đóng thuế đăng ký sổ đỏ là 55.000 đồng/m2. Vậy là tiền thuế còn cao hơn giá trị đền bù đất”. Đây là ý kiến phát biểu của ông Bert Maerten, Trưởng Đại diện tổ chức Oxfam tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vừa kết thúc chiều 10.11.

Không ngẫu nhiên, ¼ thời gian Hội nghị được dành để các nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam nói về việc sửa đổi luật đất đai. Không ngẫu nhiên, Luật Đất đai được đề cập đến dưới giác độ công khai, minh bạch, và công bằng trong việc thu hồi, đền bù đất và hỗ trợ tái định cư. Cũng không ngẫu nhiên, con số 35.000 đồng được nói tới như một cái giá của sự bất công.

Nhưng chỉ vài giờ sau đó, có một con số khác, tệ hơn rất nhiều, đã được đưa ra khi Thanh Niên chạy hàng tít lớn: Một mét vuông đất bằng một quả… trứng gà. Và là trứng gà công nghiệp. Bài báo kể về hoàn cảnh gia đình cô giáo Trần Thị Hậu, một công dân ở Đà Nẵng đã bị chính quyền bồi thường 3.000 đồng cho mỗi m2 khi thu hồi đất cho dự án Sân golf Bà Nà.

Và đương nhiên, cô giáo hậu trở thành dân kiện. Không kiện sao được khi đó là những mét đất thấm mồ hôi được khai phá, hoặc tạo lập, hoặc phải mua lại từ những năm 90 của thế kỷ trước, trước khi Luật đất đai 1993 ban hành. Không kiện sao được khi số tiền bồi thường 3.000 đồng, bằng một quả trứng, hay cốc trà đá. Với “số tiền quả trứng” đó, hoặc người ta là thần phật để gạt nước mắt, nuốt ực vào lòng nỗi phẫn uất hoặc là phải đâm đơn đi kiện, trước khi trở thành một Đoàn Văn Vươn. Cô giáo Hậu, cũng như tất cả những người dân mất đất khác không phải là thần phật, và thế là cô đi kiện.

Cái họa đến ngay sau đó, cô Hậu bị Trường tiểu học Hòa Ninh kỷ luật buộc thôi dạy, thôi làm chủ nhiệm lớp với lý do duy nhất là “khiếu kiện kéo dài”. Trả lời Thanh Niên, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hòa Vang Lê Văn Phước nói trắng phớ: Lý do cô Hậu bị “mất dạy” là vì “làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục”. Theo ông Phước, với tư cách là một giáo viên, một đảng viên lẽ ra cô Hậu phải chấp hành chủ trương, đường lối, đằng này cô khiếu kiện UBND huyện hoài. “Tôi yêu cầu nhà trường không bố trí cho cô dạy một thời gian, để dư luận lắng dịu”.

“Cái họa quả trứng” không biết có tránh được không nhưng cô giáo Hậu, giờ có thể gọi cô là người đàn bà đi kiện tên Hậu đã nhận lại những con số 0 tròn như những quả trứng.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng khẳng định việc Đà Nẵng thành công trong đền bù giải tỏa là bởi “đừng để ai bị giải tỏa đền bù mà có cuộc sống khó khăn hơn trước”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng kêu gọi đồng bào không sợ bị trù úm “Vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Thưa Bí thư, với bất cứ xuất xứ nào, một m2 đất không thể đền bù với giá bằng một quả trứng.

Thưa Chủ tịch nước, cô giáo Hậu, đảng viên Hậu mới chỉ thực hiện quyền khiếu tố, được ghi trong luật, thì ngay lập tức đã trở thành “mất dạy”, đã nhận lại con số 0 to tướng.

Chúng ta thật khó có một lẽ công bằng chung chung nào đó khi từng công dân vẫn phải vật lộn để đòi hỏi sự công bằng riêng, hoặc có khi, vật lộn chỉ để tránh những “Cái họa quả trứng”
Đào Tuấn

'Một bộ phận thanh niên ít quan tâm đến tình hình đất nước'

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cần
đào tạo thanh niên trở thành những
nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi"
Trước thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, giảm sút niềm tin, sống thực dụng... Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, đây là vấn đề rất đáng lo ngại.
Sáng 12/12, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khai mạc tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những thành tích xuất sắc của phong trào thanh thiếu niên và cho rằng, suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thanh niên Việt Nam hết thế hệ này đến thế hệ khác, luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
"Được Đảng và bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, trong hơn 80 năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, làm tốt nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, giáo dục, vận động thanh niên tham gia các phong trào cách mạng", Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cần đào tạo thanh niên trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi...". Ảnh: HT.
Tuy nhiên, Tổng bí thư cho rằng, Đoàn hiện nay chưa phát triển đồng đều ở các cấp, chưa phát huy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của thanh niên. Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, chất lượng của nhiều đoàn viên chưa cao, việc đoàn kết, tập hợp thanh niên trên một số lĩnh vực chưa hiệu quả.
"Một bộ phận thanh thiếu niên còn có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc... Đây là những vấn đề rất đáng lo ngại, trong đó tổ chức Đoàn có phần trách nhiệm lớn.", ông nói.

Một người biểu tình tại Hà Nội ngày 17/7/11 phản đối các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, bị một người mặc thường phục đạp vào miệng trong lúc đang bị khiêng lên xe buýt. Tấm ảnh này đã làm cho cộng đồng mạng phẫn nộ.
Một người biểu tình tại Hà Nội ngày 17/7/11 phản đối các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, bị một người mặc thường phục đạp vào miệng trong lúc đang bị khiêng lên xe buýt. Tấm ảnh này đã làm cho cộng đồng mạng phẫn nộ.
Lãnh đạo Đảng đề nghị, Đoàn cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vai trò, vị trí của thanh niên trong thời kỳ mới, coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lớp trẻ; đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ; tin tưởng giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để thanh niên tự tin tham gia vào các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
"Cần đào tạo thanh niên trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, chuyên gia xuất sắc trên các lĩnh vực xã hội, trí thức giỏi về nghiên cứu khoa học, văn nghệ sĩ có tài năng, lao động có tay nghề cao. Tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn để sản xuất, kinh doanh, đồng thời mở rộng mạng lưới dạy nghề và giới thiệu việc làm", Tổng bí thư chỉ đạo.
Chiều cùng ngày, báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ 2007 - 2012, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Hà thẳng thắn thừa nhận những hạn chế của Đoàn. Tính khả thi của một số chủ trương chưa cao nhưng chưa kịp thời đề xuất được giải pháp khắc phục. Công tác giáo dục vẫn còn thiếu sáng tạo, phát triển tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được đẩy mạnh, công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn còn chưa cao...
"Trong chỉ đạo, điều hành, Ban bí thư Trung ương Đoàn có lúc chưa coi trọng tính kế hoạch, thiết thực của từng hoạt động. Một số hoạt động phong trào thanh niên chưa có tính chiều sâu, chưa tạo được sức lan tỏa. Việc nắm bắt dư luận, ý kiến phản ánh của quần chúng và đoàn viên thanh niên về những vấn đề liên quan đến tổ chức Đoàn còn hạn chế do chưa có giải pháp, cách làm hiệu quả ", bà Hà nói.
Lãnh đạo Trung ương Đoàn cũng thừa nhận, một số Ủy viên Ban chấp hành chưa tận tâm với công việc, thiếu sâu sát cơ sở, chưa thực sự gần gũi đoàn viên thanh niên, ý thức học tập, phấn đấu vươn lên chưa cao.
Ngày 13/12, đại hội sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X. Đại hội sẽ đối thoại với lãnh đạo Chính phủ ngày 14/12.

Hoàng Thùy
(VnExpress) 

Nhớ “ngày ký giả đi ăn mày”

Năm 1974, chính quyền Sài Gòn ban hành Sắc luật 007 về quản lý báo chí. Theo sắc luật này, tất cả các báo phát hành hằng ngày phải đóng tiền ký quỹ xuất bản khoảng 47.000-48.000 USD thời bấy giờ. Nếu không đóng tiền ký qũy đương nhiên báo bị đóng cửa.
Ngoài ra, Sắc luật 007 còn quy định, báo nào bị tịch thu lần thứ 2 do đăng bài ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, gây mất trật tự công cộng, kể như bị đóng cửa vĩnh viễn.
Sự khắc nghiệt của Sắc luật 007/74 chẳng khác nào là “bàn tay sắt” bóp chết báo chí thời bấy giờ, đã gây nên làn sóng đấu tranh đòi công bằng của những người làm báo, mà đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là “ngày ký giả đi ăn mày”.
Người bán báo đặc biệt
“Báo đây... báo đây!”. Tiếng rao của người bán báo muộn màng lạc lõng vang lên giữa trời chiều đang dần tắt nắng. Thuở đó, tất cả các báo đều phát hành buổi chiều, người bán báo dạo chỉ bán được khi nắng chiều còn vương ít ỏi trên hàng me, đến khi sập tối là kể như báo... ế. Người bán báo này, với chiếc nón nỉ đen tưa vành cũ rách che khuất gần hết mặt và chiếc áo “ký giả” 3 túi đã sờn vai, không hối hả vội vàng, cứ tà tà trên chiếc xe đạp cà tàng, tiếng rao rề rà như con nghiện thiếu thuốc. Nghe tiếng rao báo quen quá, tôi vội chạy ra cửa, đúng là ông Tô Nguyệt Đình, bấy giờ là Cố vấn Hội Ái hữu Ký giả Việt Nam đồng thời cũng là Cố vấn Nghiệp đoàn Ký giả Nam Việt (NĐKGNV). Nét mặt ông tươi vui hóm hỉnh, nhanh nhẹn lấy tờ báo  đưa cho tôi, giọng nói đầy ngụ ý cho tôi hiểu việc ông giả dạng làm người bán báo hôm nay: “Thời buổi khó khăn quá, làm đủ thứ nghề để kiếm sống, khi làm thợ mộc, lúc bán báo, miễn làm sao thoát cảnh “nghẹt thở” này thôi”. Sự xuất hiện đột ngột của ông với việc cải trang như thế này, tôi đoán chắc là ông có việc gì quan trọng lắm nhờ đến tôi. Vì từ lâu ông rất thương mến tôi như con cháu trong gia đình, chính ông đã dẫn dắt tôi tập tành vào nghề báo...

Ngày ký giả đi ăn mày ở Sài gòn năm 1974
Tôi biết, hiện nay ông đang gặp nhiều “rắc rối” trong hoạt động báo chí công khai, thời gian qua, ông đã cùng nhiều người làm báo chống đối Sắc luật 007 mà mọi người gọi đó là “bàn tay sắt” bóp chết báo chí. Thấy tôi còn ngỡ ngàng, ông Tô Nguyệt Đình cẩn thận ngó trước sau, rồi nói thẳng với tôi: “Hôm nay bác đến đây là để nhờ cháu giúp việc này. Tối nay, bằng mọi giá cháu phải vẽ xong tấm biểu ngữ, sáng mai trước 6 giờ, cháu giao biểu ngữ cho bà bán tranh sơn dầu trước cửa trụ sở NĐKGNV số 15 Lê Lợi. Giao xong, cháu phải đi ngay, đừng nấn ná rất nguy hiểm. Nhưng tối nay tranh thủ ghé ngoài bác để xem có thay đổi gì không”. Tôi đọc dòng chữ mà ông Tô Nguyệt Đình giao cho tôi vẽ. Biểu ngữ “10-10-1974, Ngày Ký giả đi ăn mày” và “Sắc luật 007/74, ký giả phải đi ăn mày”. Lúc sắp đạp xe ra đi “bán báo”, ông Tô Nguyệt Đình còn dặn dò: “Ngày mai là ngày trọng đại của báo chí, nếu không có tấm biểu ngữ này, kể như không thành công”. Tôi liền ra chợ Bà Chiểu mua vải về để vẽ biểu ngữ mà trong lòng bồn chồn lo lắng. Sợ mình có sơ suất điều gì sẽ ảnh hưởng lớn đến biết bao nhiêu ký giả.
Như nước sông đổ ra biển
Đêm đó, dưới ánh đèn dầu tôi vẽ biểu ngữ. Tiếng gà gáy vang vang khắp xóm Long Vân Tụ là lúc tôi vừa vẽ xong. Tôi mang hai tấm biểu ngữ ra đến trụ sở NĐKGNV khi đèn đường vừa tắt. Tất cả vẫn bình thường, chỉ có bà bán tranh hôm nay dọn hàng sớm hơn mọi khi. Vừa giao xong hai tấm biểu ngữ cho bà bán tranh, tôi đã thấy các ông Tô Nguyệt Đình, Văn Mại, Trần Kiêm Uẩn, Quốc Phượng… những người hoạt động báo chí công khai, cũng là những người cầm đầu tổ chức “ngày ký giả đi ăn mày” hôm nay và lần lượt các ký giả tham gia cuộc xuống đường đi ăn mày đến khá đông. Đó cũng là lúc lực lượng Cảnh sát dã chiến với trang bị khiên mây trên tay, đeo mặt nạ chống hơi cay trông rất dữ tợn, tay cầm dùi cui, ầm ập vây quanh trụ sở NĐKGNV. Còn Cảnh sát áo trắng đứng thành ba hàng,  tay nắm liền nhau chặn ngang đường Lê Lợi. Xe jeep hú còi inh ỏi từ các nơi chạy về điểm nóng: Trụ sở NĐKGNV. Tiếng bộ đàm vang vang liên tục từ các xe mô tô lợn tới lượn lui, một không khí cực kỳ căng thẳng, như sắp diễn ra một cuộc đụng độ kinh hồn. Lực lượng ký giả đi ăn mày mỗi người được phát một cái bị ăn mày, chiếc nón lá có ghi chữ ký giả đi ăn mày và một cây gậy tre.
Đúng 8 giờ, ông Nguyễn Kiên Giang, Chủ tịch NĐKGNV thay mặt Ban Tổ chức đọc diễn văn “Sắc luật 007, ký giả phải đi ăn mày” và ông tuyên bố: “Xuống đường”. Ngay tức khắc, đoàn ký giả đi ăn mày bị sự ngăn chặn quyết liệt của lực lượng Cảnh sát. Lúc bấy giờ, học sinh, sinh viên và người dân có mặt rất đông, họ tràn vào tiếp sức với ký giả, xông vào phá vòng vây của Cảnh sát. Trước sức chống trả quyết liệt của mọi người, vòng vây Cảnh sát dần bị mở tung, cuộc xuống đường của ký giả đi ăn mày như nước tràn cuồn cuộn ra biển cả, không gì ngăn cản nổi. Đoàn biểu tình theo đường Lê Lợi ra chợ Bến Thành, vòng qua công trường Quách Thị Trang rồi quay về nơi xuất phát. Các tiểu thương chợ Bến Thành ai nấy cũng đều cảm động, thương người làm báo bị áp bức, nhưng không khuất phục, quyết đấu tranh cho lẽ phải. Mọi người mang tặng nhiều quà bánh và tiền cho ký giả ăn mày.
Tất cả những thành phẩm của cuộc đi ăn mày được giữ tại trụ sở NĐKGNV, chờ ngày mang phân phát cho dân nghèo và các gia đình ký giả có hoàn cảnh khó khăn. Ngay đêm đó, lực lượng Cảnh sát đã ồ ạt tấn công vào trụ sở NĐKGNV. Các ký giả bị đàn áp dã man không nương tay. Nhiều người bị đánh, bị bắt tù đày rất thương tâm.
Tuy cuộc đấu tranh đòi công bằng của ký giả bị đàn áp dã man nhưng tiếng vang của “ngày ký giả đi ăn mày”, tinh thần đấu tranh vì công lý, vì lẽ phải quyết chống lại những gì đi ngược với đạo lý của những người làm báo, vẫn còn mãi trong tình cảm của mọi người lúc bấy giờ.
Nguyễn Tường Lộc
(Báo Công lý) 

Mối bất an mang tên tham vọng Trung Hoa

(TVN) - Một cảm giác bất trắc về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Afghanistan cũng là một nhân tố đáng nghĩ.
Ông Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã ký kết "đối tác chiến lược" song phương giữa hai nước. Quy chế này cho phép Trung Quốc đầu tư và cung cấp học bổng cho sinh viên Afghanistan sang nghiên cứu và học tập tại Trung Quốc. Các con số vẫn còn nhỏ, với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Afghanistan vào Trung Quốc chỉ đạt 4,4 triệu USD năm 2011.
Cam kết viện trợ là một phần của 75 triệu USD dự kiến mà Trung Quốc đã quyết định dành cho Afghanistan trong 5 năm tới. Con số này chưa là gì nếu so sánh với 10 tỷ USD các khoản cho vay phát triển đã cam kết với các nước thành viên SCO riêng tại hội nghị thượng đỉnh tháng Sáu. Một phần nào cho thấy sự miễn cưỡng chung của Trung Quốc khi phải dốc hầu bao viện trợ phát triển bên ngoài. Vấn đề này gây tranh cãi trong nước. Nhưng một cảm giác bất trắc về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Afghanistan cũng là một nhân tố đáng nghĩ.
Hỗ trợ của Trung Quốc có xu hướng tỷ lệ nghịch với các đầu tư quốc tế của các công ty SOE của nước này. Mỏ đồng lớn thứ hai thế giới ở Mes Aynak là phần thưởng cho tập đoàn MCC vào năm 2008 với một hợp đồng 30 năm. Nhà đầu tư được bảo vệ bằng việc tặng cho Chính phủ Afghanistan một số lời khổng lồ: 20% số tiền khai thác được từ mỏ đồng này; các kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện 400 MW để phục vụ mỏ này ở Kabul; và các đề xuất xây dựng trường học và cơ sở hạ tầng vận tải xung quanh mỏ, bao gồm một đường sắt xuyên biên giới Afghanistan để đưa đồng ra thị trường.
Nhưng theo đánh giá qua những nghiên cứu tại Afghanistan, rất ít nếu không muốn nói là không kế hoạch nào trong số này tiến triển. Trung Quốc đã không giữ được lời hứa trước kia là phát triển một tuyến đường sắt kết nối khu mỏ này tới các thị trường có thể. Dự án khai thác đã bị trì hoãn, theo báo cáo chính thức, vì tàn tích Phật giáo 1.500 tuổi được tìm thấy tại nơi đây. Việc trì hoãn này vì lý do an ninh nhiều hơn. Người ta nói Tập đoàn MCC đã thiết lập các quan hệ với giới lãnh đạo và quân sự địa phương nhằm đảm bảo an toàn cho dự án, nhưng dường như chiến lược thận trọng nhất là quan sát những gì diễn ra sau khi Mỹ rút quân vào năm 2014.
Ngược lại, đầu tư vào dầu mỏ của CNPC tại lưu vực sông Amu Darya ở miền Bắc Afghanistan dường như tiến triển hết tốc độ. Người giành quyền khoan dầu 25 năm cũng đã thắng thầu nhờ tặng một khoản chia hào phóng 15% doanh thu từ khai thác mỏ này và 20% thuế thu nhập tập đoàn. 70% lợi nhuận sẽ đến tay Chính phủ Afghanistan.
CNPC cũng đã tiết lộ các kế hoạch xây dựng một nhà máy lọc dầu nho nhỏ để tăng cường lượng dầu tiêu thụ trong nước, nơi vốn đang phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Chính phủ Afghanistan có thể sớm bắt đầu thấy một phần trong 300 triệu USD/năm mà họ kỳ vọng. CNPC đã vận hành với vận tốc tia chớp của mình; công việc sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm 2013.
Đây là một phần phải làm với quy mô khiêm tốn của dự án và sự gần gũi về địa lý của mặt bằng thi công. Với dự kiến 87 triệu thùng/ngày, trữ lượng của mỏ này đáng để so sánh với các mỏ dầu ở vịnh Persic hay biển Caspean. Chính vì vậy, như đã nói ở trên, người ta đồn là mục đích dài hạn của CNPC trong khu vực là khai thác trữ lượng khí tự nhiên tiềm ẩn.
CNPC đã thông báo các kế hoạch về đoạn thứ tư của đường ống dẫn khí đốt Trung Á - Trung Quốc sẽ chạy từ Turkmenistan qua phía Bắc Afghanistan và Tajikistan tới lãnh thổ Trung Quốc - một dự án thay thế cho con đường hiện đi qua Uzbekistan và Kazakhstan. Dự án này một phần xuất phát từ các tranh chấp trong vận chuyển khí giữa Astana và Bắc Kinh, nhưng giới chức Trung Quốc ra sức nói về lợi ích phát triển cho Afghanistan. Đoạn thứ ba của đường ống này vẫn chưa hoàn thiện, vì vậy đường đến đoạn thứ tư có thể tùy thuộc vào sự ổn định tương đối của các tỉnh phía Bắc của Afghanistan trong vài năm tới.
Dù đã đạt nhiều thành quả khi vận hành trong không khí chính trị khó khăn và tại các vùng xung đột trên thế giới, nhưng các công ty Trung Quốc tại Afghanistan thể hiện sức chịu đựng ở mức vừa phải trước các nguy cơ. Giống như các nước láng giềng của Afghanistan và nhiều yếu tố trong nước này, các tác nhân Trung Quốc hướng đến thời kỳ sau khi quân Mỹ rút đi để xác định chiến lược của mình ở quốc gia này. Xét đến quan hệ mật thiết Trung Quốc - Pakistan, Bắc Kinh dường như sẽ tìm kiếm sự chỉ dẫn từ Islamabad. Afghanistan vẫn là một phần quan trọng của vương quốc ít được chú ý của Trung Quốc tại Trung Á. Sự tìm kiếm tài nguyên của Bắc Kinh và thái độ hăm hở xây dựng cơ sở hạ tầng của họ để đưa nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả về Trung Quốc đã khiến Trung Quốc đóng một vai trò chính trị tại quốc gia này và trao cho họ một tầm vóc địa chính trị trong khu vực.
Đây là câu chuyện được lan truyền khắp Trung Á. Dù các tác nhân khác nhau của Trung Quốc tập trung vào các phần riêng lẻ của cam kết tổng thể trong khu vực, nhưng tổng cộng các cam kết này lớn hơn tổng các phần đó cộng lại. Các chiến lược gia tại Bắc Kinh có thể không có một chiến lược chặt chẽ đối với Trung Á, nhưng không có lực lượng nước ngoài nào khác liên quan một cách toàn diện như vậy và năng động trong cam kết như vậy, hay cam kết dài hạn như vậy tại tất cả 6 nước Trung Á, kể cả Afghanistan. Nhìn vào thực tế này, giới lãnh đạo chính phủ và giới chủ doanh nghiệp Trung Á ngày càng lao như thiêu thân vào các hợp đồng với Trung Quốc. Kyrgyzstan làm vậy vì họ phải làm. Turkmenistan, cũng được nhiều nước khác tán tỉnh, nhưng làm vậy vì họ muốn thế. Tại các nước còn lại, tình hình ở giữa hai trường hợp trên.
Nhưng mạng lưới các liên kết mà Trung Quốc đang thúc đẩy khắp khu vực là kết quả toàn cục. Đó là kết quả của tầm nhìn "Con đường tơ lụa mới" mà Bộ Ngoại giao Mỹ và ADB đã nói tới nhưng với các liên kết chủ yếu hướng về Tân Cương. Nguồn tài nguyên được tiếp cận nhờ các liên kết này hướng tới tiêu dùng trong nước của Trung Quốc. Các câu hỏi vẫn đặt ra là trong tương lai, liệu Ấn Độ hay các nước ven biển Caspea có gắn với mạng lưới này hay không. Nga có thể thấy ít hòa nhập vào mạng lưới mới này, việc có thể dẫn tới căng thẳng lớn hơn giữa Nga và Trung Quốc hoặc thái độ hung hăng ngày một gia tăng của Nga tại khu vực.
SCO có thể ngăn chặn một số sự đối địch nước lớn giữa Bắc Kinh và Moscow, và đến nay các lãnh đạo Nga đã phản ứng vương quốc ít được chú ý này của Trung Quốc bằng cách ngầm bằng lòng với việc thiết lập một "liên minh Á Âu" hoặc các thỏa thuận thuế quan thay vì thiết lập các hàng rào thuế quan yếu ớt chống lại hàng hóa của Trung Quốc. Giới lãnh đạo Bắc Kinh và các chủ doanh nghiệp Trung Quốc không hề bối rối với bất cứ nỗ lực nào. Trong khi thiếu nghiêm trọng năng lực thể chế, SCO hiện đang nổi lên như tổ chức toàn diện và được quốc tế tôn trọng nhất tại Trung Á, và nó đã âm thầm mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị của mình. Gần đây họ đã hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ trở thành "đối tác đối thoại", một biểu hiện của quan hệ đối tác xuyên lục địa đang nổi giữa Trung Quốc với các nền kinh tế năng động khác của Trung Á. Phép thử thực sự của SCO sẽ là làm thế nào giải quyết vấn đề tương lai Afghanistan, nơi vai trò của Trung Quốc tại Trung Á ảnh hưởng lớn nhất đến các lợi ích của Mỹ.
Không phải Trung Quốc cũng chẳng phải SCO sẽ chịu trách nhiệm cho Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rút đi vào năm 2014. Tuy nhiên, các đầu tư của Trung Quốc, những lo ngại an ninh liên quan đến Tân Cương và quan hệ mật thiết của Bắc Kinh với Islamabad, sẽ xác định hướng đi của nước này trong thập kỷ tới. Về lâu dài, vương quốc ít được chú ý của Trung Quốc tại Trung Á sẽ có các hậu quả địa chính trị đối với sự ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây tại khu vực trọng điểm về địa lý nhất hành tinh này, từ mà Mackinder đã nói. Nếu Washington trở nên quan tâm nhiều hơn tới châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách Trung Quốc của mình, thì họ sẽ không chỉ bỏ lỡ biểu hiện sâu hơn của ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc mà còn có thể thấy khó khăn hơn trong việc xây dựng quan hệ với các quốc gia Trung Á. Trung Quốc có thể không tìm kiếm một đế chế trong khu vực, mà họ chỉ là cường quốc năng động duy nhất theo một cách toàn diện và lâu dài. Nếu các nước bên ngoài khác không cam kết vào đây, thì chìa khóa của Trung Quốc ở Trung Á, để gạt Mỹ ra, sẽ không chỉ là ít được chú ý mà sẽ là không thể tránh khỏi./.
Châu Giang
(Theo National Interest)

Tuyên bố phản đối hành vi trấn áp thô bạo vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng Quyền Công Dân

Chúng tôi kêu gọi công luận trên cả nước hãy lên án hành động trấn áp người biểu tình khi họ thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp để biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải thuộc chủ quyền của ta.
Chúng tôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, những người ký tên vào Thông báo TỔ CHỨC MÍT TINH PHẢN ĐỐI NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC được tổ chức vào ngày 9.12.2012 tại quảng trường Nhà hát Thành phố, cực lực phản đối những hành vi thô bạo vi phạm pháp luật của các lực lượng công an và chính quyền địa phương tại những Phường và Quận nơi chúng tôi cư trú và nơi tổ chức mít tinh.
Việc tổ chức mít tinh phản đối hành động gây hấn ngày càng nghiêm trọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhằm biểu thị ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ và lãnh hải là một việc hết sức cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ trí thức và thế hệ trẻ Thành phố. Đó là hành động yêu nước quang minh, chính đại. Chúng tôi đã công khai nêu rõ mục đích của cuộc mít tinh, khẩu hiệu đấu tranh, ngày giờ và địa điểm trong THÔNG BÁO ngày 7.12.2012. Thông báo này cũng đã gửi đến ông Bí thư Thành ủy, ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị chỉ đạo các ngành hữu quan hỗ trợ để cuộc mít tinh phản đối hành động gây hấn và những thủ đoạn nham hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc diễn ra trong trật tự, tạo thành một sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Nhà nước.
Trong buổi tiếp chúng tôi, thay mặt cho lãnh đạo Thành phố, ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Trí đã nghe chúng tôi trình bày rõ ràng, minh bạch lý do chúng tôi thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp và đã nêu rõ trong Đề nghị của 42 nhân sĩ trí thức gửi đến lãnh đạo Thành phố ngày 27.7.2012 về việc tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện quyền công dân, biểu tình biểu tỏ ý chí kiên quyết chống hành động gây hấn, lấn chiếm, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Ông Phó Chủ tịch đã hiểu rõ mục đích, nội dung, khẩu hiệu, địa điểm và ngày giờ tổ chức cuộc mít tinh và cũng đã có thái độ chia sẻ với chúng tôi.

h111.jpg
Ông Huỳnh Tấn Mẫm, đeo kính đứng giữa ảnh, tại cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật ngày  9/12/2012
Đáng tiếc là, thay vì hỗ trợ chúng tôi thì chính quyền lại ra sức ngăn cản để không cho cuộc mit tinh biểu thị lòng yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược được tiến hành một cách ôn hòa và trật tự. Nhiều thủ đoạn không quang minh chính đại đã được diễn ra theo một kịch bản trấn áp được thực thi một cách thô bạo. Nghĩ rằng, tóm bắt những người đề xướng cuộc mít tinh không cho họ đến quảng trường Nhà hát Thành phố thì cuộc mít tinh sẽ tan. Hoàn toàn không phải vậy.
Diễn biến của tình hình cho thấy, nếu không có năm chúng tôi thì cuộc mít tinh vẫn diễn ra với một khí thế mạnh mẽ, biểu thị sức mạnh của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thành phố, đặc biệt là của thanh niên và giới nhân sĩ, trí thức, không một thế lực đen tối nào ngăn cản được. Điều này cho thấy nếu vẫn cứ trấn áp, bắt bớ, đe dọa và khủng bố thì sẽ chỉ như lửa đổ thêm dầu, làm cho tình hình Thành phố mất ổn định, hình ảnh cả đất nước xấu thêm lên trước con mắt công minh của bạn bè quốc tế.
Theo kịch bản trấn áp để phá bỏ cuộc mít tinh, cả năm chúng tôi đều bị lực lượng công an, dân phòng và chính quyền địa phương nơi chúng tôi cư trú bao vây từ sáng sớm. Chỉ có Huỳnh Tấn Mẫm là thoát khỏi sự vây bắt của công an và chính quyền địa phương đến được quảng trường Nhà hát Thành phố, bốn người còn lại đều bị ngăn chặn, trong đó ba người bị ép buộc không được ra khỏi nhà, một người bị chặn bắt một cách thô bạo trên đường đi, áp tải về trụ sở Phường và đã có Tuyên bố phản đối ngay trong ngày 9.2.2012 với những dẫn chứng cụ thể.
Nhiều người khác ngoài năm chúng tôi cũng đã bị vi phạm quyền tự do công dân như ông Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều người khác nữa, bị ép buộc không được ra khỏi nhà hoặc bắt phải quay về nhà khi đang đi trên đường mà không có bất cứ một văn bản pháp luật nào được công bố ngoài việc tùy tiện bắt giữ, ngăn cản, tùy tiện xông vào nhà án ngữ không cho ra khỏi nơi cư trú.
Các hành động trên đã vi phạm trắng trợn quyền công dân được ghi trong Chương V của Hiến pháp, Điều 68: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Điều 73: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”.
Chà đạp lên luật pháp, các hành vi thô bạo nói trên cần phải bị trừng trị và cần phải chấm dứt. Chúng tôi yêu cầu ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra và có giải pháp thích đáng đối với những cán bộ phạm pháp, vi phạm quyền công dân đối với chúng tôi.
Chúng tôi kêu gọi công luận trên cả nước hãy lên án hành động trấn áp người biểu tình khi họ thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp để biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải thuộc chủ quyền của ta.
Kiên quyết đấu tranh chống lại hành động gây hấn và mọi thủ đoạn thâm hiểm, lừa mị của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Phát huy truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc, mỗi người Việt Nam hãy đứng lên chống lại bọn xâm lược, cảnh giác trước mưu mô của chúng.

Tổ quốc trên hết và trước hết!

TP Hồ Chí Minh ngày 10.10.2012

Huỳnh Tấn Mẫm
Tương Lai
Hồ Ngọc Nhuận
Lê Công Giàu
Lê Hiếu Đằng
(Blog Người lót gạch) 

Hoàng Đình Quang - Cục gạch tham nhũng

Bị WB vu khống là lực lượng tham nhũng nhất Việt Nam, cán bộ chiến sĩ lực lượng cảnh sát giao thông cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Thực chất nhiều năm qua, nhiều chục năm qua cán bộ chiến sĩ trong ngành có vấn đề tiêu cực. Chỉ ở mức độ tiêu cực thôi, không hề tham nhũng. Nhận của người dân 50- 70 ngàn, của lái xe vài trăm bạc làm sao gội là tham nhũng cho đặng(!). Như thế không chỉ bêu xấu ngành mà còn xúc phạm đến quốc thể nữa chứ.
Tham nhũng là chỉ có ở những người có chức, có quyền ăn tiền nhà nước, chứ ăn của dân, sao gọi là tham nhũng? Chỉ là tiêu cực, cùng lắm thì gọi là "ăn bẩn". Anh đội viên có cháo, thì anh đội trưởng cũng có chút cháo... gà. Đội trưởng ăn cháo thì trưởng phòng cũng có bát cơm, trưởng ty cũng có dĩa cơm gà....
Phen này quyết tâm rửa hận. Đã thế từ nay quyết không ăn một đồng nào của người đi đường, người đăng kí xe máy... Anh em bảo nhau: Lương ít không đủ sống thì đêm về làm thêm. Trông xe, giũ trẻ, gác cổng, lau hố xí, dọn chuồng bò... cũng làm. Miễn sao không ăn bẩn.
Quả nhiên, mấy tay lái xe tải xe ben quá khổ, ách lại, kiểm tra, giam xe, lên kho bạc nộp tiền công quỹ. Đi ngược chiều, lấn tuyến: giam xe. Vượt đèn đỏ, đậu không đúng quy định: đưa về đội. Chở quá tải: Thu bằng. Xe không có gương chiếu hậu: xé biên lại thu phạt, phạt cho đến khi nào xe không chạy, đẫn vào nhà. Không đội mũ bảo hiểm: thu giấy phép.
Tắt điện thoại, không nghe lệnh bất kỳ ai dù đoa là Bí thư hay Chánh án... Bộ trưởng hay UV TW... Chỉ một tuần sau đường sá vắng hẳn, vì hơn một nửa số ô tô xe máy bị giam trong bãi, hoặc thu bằng lái tài xế, xe nằm im trong garage...
Giao thông trật tự, đường sá thanh bình...
Bỗng có một tay đến gặp anh đại uý ngã tư đường, tay khư khu một gói. Sau động tác chào của cảnh sát, anh ta quỳ sụp xuống, lạy đại uý như tế sao. Đại uý hỏi:
- Có chuyện gì?
- Lạy bố. Con xin các bố tiếp tục tham nhũng đi cho chúng con nhờ...
- Không được. Quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ toàn ngành rồi. Bị bêu xấu rồi.
- Thôi đi bố. Tham nhũng đã đi vào "thế ổn định" rồi. Xin các bố đừng làm rối lên. Xe chúng con nằm một chỗ, vợ con chúng con đang đói rã họng kia kìa.
- Thế nào là "ổn định"?
- Bố ngây thơ quá. Nó ổn định vì nó nằm trong xu thế chung. Mọi cấp, mọi ngành, mọi nơi, mọi lúc...
- Thật không? Được rồi. Cứ về bảo trì xe cộ đi, chờ thay đổi. Thế anh ôm cái gì trong tay kia? Tiền hay...
- Dạ không. Cục gạch thôi ạ?
- Cục gạch? Để làm gì?
Tay tài xế láu cá chạy cách đại uý hơn chục mét, ngoảnh lại gân cổ:
- Để... để... Nếu bố không chịu tham những, thì cục gạch này sẽ... bay vào đầu các bố!
Hoàng Đình Quang
(Blog Hoàng Đình Quang

Nguyễn Việt - Nhân đọc bài "cựu chiến binh thật và rởm"

(Nhân đọc bài "Cựu chiến binh thật và rởm" của Hiệu Minh)
Vấn đề Cựu Chiến binh thật, Cựu Chiến binh rởm quả là một chuyện nhức nhối cho xã hội. Nhưng nhức nhối hơn là việc có loại Cựu Chiến binh được người ta thích làm rởm, trong khi có loại khác thì dù „thật“ cũng ít ai dám nhận, mặc dù cuộc chiến đã kết thúc 37 năm. 
Khái niệm Cựu Chiến binh (Veteran) dùng cho tất cả những ai đã qua đời lính, dù là của quân đội nào. Những người Cựu Chiến binh của cả hai bên Nam-Bắc ở Mỹ cách đây hơn 200 năm đã được đối xử bình đẳng sau khi nối chiến kết thúc, kể cả vật chất và danh dự. Nhiều người VietVet (Cựu binh chiến tranh VN) đã quay trở lại Việt Nam với tinh thần đó và cố tìm lại những chiến sỹ Việt Cộng bên kia chiến hào khi xưa để trao đổi với nhau các kỷ niệm, các cảm xúc sau hơn mấy chục năm mà không hề mang theo một định kiến nào về ý thức hệ. Chúng ta đã chứng kiến khá nhiều câu chuyện cảm động về những cựu binh Mỹ mất khá nhiều công lao để tìm ra thân nhân của các cựu binh Việt Nam khi xưa, để trao lại các báu vật chiến tranh. Báo chí đã viết về nhiều cựu binh Mỹ sang Việt Nam, tìm lại các nơi xảy ra chiến sự khi xưa để sám hối và xin lỗi nạn nhân về những điều người lính đã phải làm trong chiến tranh. Những bài học như vậy về tính nhân bản, về lòng vị  tha rất đáng được chúng ta học tập, dù cho là nó đến từ thế giới của kẻ thù giai cấp, của một nền văn hóa khác, của một chủng tộc khác. 
Trong khi đó, người Việt của bên thắng cuộc đã đối xử với đồng bào, với bà con mình bên bại trận thế nào thì giấy bút không còn chỗ để kể. Đó cũng là nguồn gốc của làn sóng tỵ nạn khủng khiếp nhất và lớn nhất trong lịch sử nhân loại xảy ra trên Biển Đông trong những năm sau chiến tranh. Cuốn sách của Huy Đức ra mắt trong những ngày này cũng chỉ nói lên một mảng của cái bất công độc ác, được tính toán một cách tiểu nhân đã giáng xuống đầu một bộ phận của dân tộc. Tuy nhiên Huy Đức được chú ý và đánh giá cao hơn các tác giả khác, chính vì anh đã là người được hưởng vị ngọt của bên thắng cuộc và tiếp cận được những thông tin từ lãnh đạo cao cấp của chính quyền. 
Trong một xã hội mà mọi giá trị đều bị đảo lộn thì các từ „Cựu Chiến binh“, Thương binh, Liệt sỹ“ cũng bị người ta bóp méo. Những từ này chỉ ám chỉ một bộ phận những người đã tham chiến,  và mang một hàm ý có chút đặc quyền đặc lợi (mặc dù nhiều người khi dấn thân, hy sinh đâu phải vì các đặc quyền đó, và với rất nhiều người, các đặc quyền đó chẳng giúp gì cho cuộc sống thanh bạch). Vì vậy việc các danh hiệu này bị lợi dụng để kiếm lời cho cá nhân là chuyện tất nhiên, đễ hiểu. Nhưng chuyện lợi dụng nó để dẹp các tiếng bất đồng thì rõ không bình thương, là một trò hề khắc đậm dấu ấn của chế độ. 
Một chế độ luôn kêu gọi „Hòa giải Dân tộc“, „Xóa bỏ hận thù“, dám bỏ ra những khoản kinh phí lớn để thực hiện „Nghị quyết 36“, như các hội nghị, lễ hội Việt kiều rầm rộ, cử các đoàn công tác cao cấp ra nước ngoài để vận động Việt kiều (mà đa số là từ phía thua trận), nhưng lại không dám can đảm vượt qua cái bóng của mình để làm những việc đơn giản, hợp đạo lý, hơpự nhân tâm trong những dịp 30.4 hay 27.7 hàng năm? Tại sao báo chí đã dám bỏ từ „Ngụy quân“, „Ngụy quyền“, nhưng chính quyền lại khó chịu về lễ cầu siêu cho mọi linh hồn Việt Nam đã chết trong cuộc chiến? Tại sao báo chí đã có lúc nói đến những chiến sỹ hải quân Việt Nam Cộng Hòa như những người con hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, nhưng nhà nước chỉ khuyến khích các nhà ngoại cảm đi tìm hài cốt những tử sỹ có số phận may mắn sinh ra ở đất Bắc?  Hơn thế nữa, tại sao khi có người mủi lòng, vận động tặng quà cho những người chỉ được coi là „Phế binh“ chứ không được gọi là „Thương binh“ thì công an lại cản phá? 
Tất cả các câu hỏi kiểu trên chắc chắn sẽ còn làm nhức nhối lương tri người Việt một thời gian dài nữa, vì bản chất của chế độ này không thể hướng tới mục tiêu hòa giải thực sự.  Hòa giải và xóa bỏ hận thù chỉ là những lời kêu gọi sáo rỗng, cũng như các khẩu hiệu „Chống Tham nhũng“, „Của dân, vì dân và do dân..“, „Sống và làm việc theo pháp luật“, …. mà thôi.
Nếu thật sự làm đúng những khẩu hiệu này thì chế độ toàn trị sẽ không có lý do để tồn tại, kể cả khẩu hiệu thề thốt „Bảo vệ biển đảo“, vốn xuất phát từ huyền thoại sức mạnh „bách chiến bách thắng“ của đảng CSVN.
Từ thực tế này, xin nhắc lại một mệnh đề đã được nêu lên nhân ngày 30.4.2012 :  Hòa giải Dân tộc, Dân chủ, Nhân quyền và Bảo vệ Tổ quốc là các nội dung không thể tách rời nhau.  Điều này có nghĩa là chừng nào  ở Việt Nam, xã hội dân sự  chưa thay thế chế độ toàn trị thì mọi vấn đề nhức nhối của dân tộc, trong đó có cả vấn đề công bằng cho mọi người thương binh, cựu binh sẽ không được giải quyết
Điều đáng nói thêm là các quan niệm lỗi thời của chế độ vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ của mọi người dân, đào sâu thêm cái hố ngăn cách trong lòng dân tộc. Những người Việt đã rời Việt Nam ra nước ngoài sinh sống hàng chục năm nay, tuy sống trong các xã hội văn minh, không bị tác động của các thành kiến chính trị, vẫn bị ảnh hưởng lối suy nghĩ „địch-ta“ này.
Thỉnh thoảng trên các trang mạng của cộng đồng Việt, người ta vẫn thường thấy đưa thông báo về họp mặt „Hội Cựu Chiến binh“ địa phương. Lẽ dĩ nhiên đã là hội Cựu Chiến binh thì chỉ được hiểu là hội của các cựu chiến sỹ quân đội NDVN. Do đó những ý kiến đề nghị nên biến hội Cựu chiến binh ở hải ngoại thành những cầu nối giữa anh em cựu binh sỹ của cả hai bên đã không được chấp nhận. 
Ở Việt nam hiên nay việc xóa bỏ ranh giới giữa những nguời lính ở hai chiến tuyến, như các dân tộc khác đã làm, là hoàn toàn không tưởng, vì những lý do đã nêu trên.
Nhưng ở những nơi mà hệ thống chính trị lỗi thời đó không tồn tại, ở những nơi mà có những con người như Anh Gấu Phạm, biết xấu hổ vì tội ác của kẻ khác, ở những cộng đồng mà những người có uy tín biết hy sinh những tình cảm gắn bó với quá khứ, chấp nhận các sinh hoạt không mang cờ đỏ, cờ vàng để huy động sức mạnh của dân tộc trong các hoạt động bảo vệ tổ quốc truớc sự đe dọa của Bắc Kinh, thì việc để cho tình người vượt qua rào cản của sự u mê nhân danh ý thức hệ là điều có thể làm đựợc, nếu cả hai bên đều muốn.
Nguyễn Việt 
(X-Cafevn)

“Đánh đấm” mạnh, ông Trần Nhung Tổng Biên tập Báo CCBVN bị “trả thù”?

 Đại tá Trần Nhung, Tổng BT
báo Cựu Chiến binh Việt Nam
(Thanh tra) - Mới đây, Thường trực Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) đã có kết luận về kết quả kiểm tra đơn kiến nghị, tố cáo ông Trần Nhung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội, Tổng Biên tập Báo CCBVN nêu rõ việc ông Trần Nhung chưa duy trì đúng chế độ sinh hoạt Chi bộ, Chi ủy được quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ Đảng và các quy định hướng dẫn của tổ chức Đảng cấp trên.
Văn bản số 494KL/TT-CCB (ngày 9/11/2012) do Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội CCBVN Phạm Hữu Bồng ký còn nhấn mạnh: Với trách nhiệm người đứng đầu (cấp ủy, đơn vị), việc thực hiện quy trình tuyển chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có một số trường hợp chưa chặt chẽ, thiếu dân chủ…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Trần Nhung, Đại tá, có 41 năm hoạt động báo chí, nguyên là bình luận viên quốc tế, Trưởng Ban Quốc tế của Báo Quân đội nhân dân. Sau khi nghỉ chế độ, ông Trần Nhung về nhận chức Phó Tổng Biên tập (tháng 4/2007), rồi Tổng Biên tập Báo CCBVN (tháng 10/2008).
Ông Trần Nhung chính thức được làng báo biết đến nhiều và có tiếng vang trong lòng bạn đọc kể từ khi lên giữ chức Tổng Biên tập. Trong thời gian này, ông đã mạnh dạn đổi mới tờ báo, nâng cao đời sống của cán bộ, nhân viên tòa soạn, cụ thể: Tăng trang báo tuần từ 12 lên 16 trang, tăng trang báo tháng từ 32 trang lên 44 trang; mở trang điện tử; mở thêm một số cơ quan đại diện và văn phòng thường trú nhằm mở rộng mối quan hệ giữa tờ báo và các chi hội, hội viên ở khắp nơi trong cả nước; mở và nâng cao một số trang mục…
Dư luận xã hội cũng như các cơ quan, đoàn thể trong cả nước thời gian qua đã ghi nhận sự đổi mới từ các trang mục tới nội dung các bài báo của Báo CCBVN. Bên cạnh việc đưa các thông tin về xây dựng, tuyên truyền bảo vệ Đảng, chính quyền; gương người tốt, việc tốt, phát hiện nhiều nhân tố tích cực trong xã hội; Báo CCBVN còn tham gia nhiệt tình trong công tác chống tiêu cực, tham nhũng...
Văn bản số 494KL/TT-CCB cũng khẳng định việc tố cáo ông Trần Nhung nhận 60 triệu đồng của Báo CCBVN để tặng 18 Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội CCBVN đã ủng hộ Báo CCBVN đưa vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến ra trước công luận là không đúng sự thật.
Liên quan đến vụ việc này, theo tìm hiểu của chúng tôi, gần đây, ngày 20/11/2012, trong lúc Hội CCBVN đang triển khai việc xem xét kỉ luật ông Trần Nhung thì Tổng Biên tập Báo CCBVN nhận được tin nhắn từ số máy 0948692XXX với nội dung:… Mày biết chưa? Mày “đuổi” được bà Yến ra khỏi Quốc hội thì mày cũng bị “đuổi” ra khỏi Hội Cựu chiến binh. Chỉ 100 triệu mua được ông…, rẻ quá!
Có dư luận cho rằng, do ông Trần Nhung “đánh đấm” mạnh quá, trong đó có vụ việc của bà Đặng Thị Hoàng Yến, nên bị các đối tượng quay ra “tấn công” lại. Thực hư của câu chuyện này thế nào, hy vọng các cơ quan chức năng sẽ sớm làm rõ.
Song Hỷ
(Báo Thanh tra) 

Bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng đối với doanh nghiệp nhà nước

Những thành tựu đạt được sau hơn 25 năm đổi mới đất nước đã khẳng định đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta thấy rõ: Chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNN còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, đầu tư của Nhà nước. Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thua lỗ, trình độ công nghệ chỉ đạt mức trung bình, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh yếu.
Công tác xây dựng Ðảng trong DNNN đang đối mặt nhiều thách thức gay gắt. Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm, quản lý cán bộ còn lỏng lẻo, tình trạng hẫng hụt cán bộ còn phổ biến; còn không ít nơi mất đoàn kết trong nội bộ cán bộ lãnh đạo; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn thấp, một số nguyên tắc trong hoạt động của Ðảng có nơi còn vi phạm; sinh hoạt đảng ở một số nơi mang tính hình thức, tự phê bình và phê bình yếu. Nhiều cấp ủy đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng kiểm tra, giám sát chưa cao, chậm phát hiện khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, đảng viên. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống. Có một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật...
Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nhiều. Trong xây dựng Ðảng chủ yếu là do: những mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã và đang tác động từng ngày, từng giờ đến tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Kiến thức về kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và trình độ quản trị doanh nghiệp hiện đại của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Quy định trách nhiệm cá nhân trong quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp, chưa quan tâm đúng mức công tác xây dựng Ðảng. Tính chiến đấu của một số cấp ủy chưa cao, nội dung kiểm tra, giám sát nhất là người đứng đầu chưa rõ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên rèn luyện đạo đức, lối sống chưa thường xuyên liên tục. Mô hình tổ chức đảng còn nhiều bất cập. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trong DNNN đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở chưa được quy định cụ thể làm giảm vai trò lãnh đạo của các cấp ủy trong các DNNN.
Thông báo Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI) khẳng định: "cần tiếp tục sắp xếp, đổi mới mạnh mẽ DNNN, giữ vững vai trò nòng cốt, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô...". Về sự lãnh đạo của Ðảng đối với DNNN, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị T.Ư 6, khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: "Tăng cường công tác xây dựng Ðảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp. Ðổi mới quy trình, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan việc xem xét, quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của DNNN, đặc biệt là nhân sự chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc...". Ðây là mục tiêu, yêu cầu, là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Ðảng đối với công tác xây dựng Ðảng trong DNNN.
Các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong DNNN cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt của công tác xây dựng Ðảng; quán triệt và thực hiện tốt chủ trương "phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là then chốt"; coi đó là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm tạo những chuyển biến rõ rệt về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp để mỗi tổ chức đảng trong DNNN là hạt nhân chính trị lãnh đạo doanh nghiệp phát triển. Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, các quy định đã có về xây dựng Ðảng; đồng thời, tập trung thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách trong Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng và Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa XI) về "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước" là cơ hội để tổ chức đảng trong DNNN củng cố và phát triển.
Trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm: Tiếp tục quán triệt sâu sắc, đầy đủ Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư, Quốc hội, Chính phủ làm cho toàn đảng bộ nhận thức đúng về vai trò, vị trí, trách nhiệm của DNNN nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Trước hết, cần làm tốt vai trò là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển...
Lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp, đổi mới DNNN; tập trung tái cơ cấu DNNN, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo chiều sâu, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ lệ nội địa trong từng sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; tăng tỷ lệ hàng hóa chế biến tinh, tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản của đất nước; đa dạng hàng hóa, sản phẩm dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ mô hình và cơ chế hoạt động, khai thác mọi tiềm lực, lợi thế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các cấp ủy lãnh đạo các hoạt động của doanh nghiệp đúng pháp luật và có hiệu quả; trong đó, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và doanh nghiệp.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phục vụ đắc lực nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác xây dựng Ðảng trước yêu cầu mới. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, noi gương Bác Hồ một cách thiết thực, hiệu quả. Chú trọng  bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chủ động phòng ngừa tự diễn biến trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Cùng với việc đổi mới đồng bộ các khâu công tác cán bộ, trong đó tập trung khắc phục những yếu kém kéo dài chậm được khắc phục; tạo chuyển biến thực chất việc đánh giá cán bộ làm căn cứ thực hiện các khâu khác; mở rộng công khai, dân chủ, trong đó lấy hiệu quả công việc và tín nhiệm của tập thể làm thước đo chủ yếu. Quy định trách nhiệm cá nhân trong bảo toàn, phát triển vốn và tài sản nhà nước tại DNNN. Hằng năm, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá, nhận xét cán bộ. Những người không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, tín nhiệm thấp cần kịp thời bố trí lại phù hợp, xem xét thay thế. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa; chú trọng phát hiện, tuyển chọn người có đức, có tài đưa vào quy hoạch, bồi dưỡng đủ nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp, với quy hoạch cấp ủy theo nhiệm kỳ đại hội Ðảng, nhất là cán bộ chủ chốt để thực hiện chủ trương chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) đồng thời là bí thư cấp ủy. Thực hiện tốt hơn nữa việc luân chuyển để rèn luyện cán bộ vừa tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, vừa nắm tổng thể hoạt động chung và công tác đảng, đoàn thể. Phòng ngừa và ngăn chặn có kết quả các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp. Lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp không kiêm nhiệm nhiều chức vụ, kèm theo cơ chế giám sát cụ thể của tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên; phòng ngừa, ngăn chặn biểu hiện mất đoàn kết, "bằng mặt không bằng lòng" trong cán bộ chủ chốt...
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Ðiều lệ Ðảng. Tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành Ðiều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nhiệm vụ, chất lượng các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp, nhất là ở các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm dễ nảy sinh tiêu cực...
Tiếp tục kiện toàn tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhằm bảo đảm nâng cao vai trò lãnh đạo của Ðảng, phù hợp yêu cầu của tiến trình cơ cấu lại DNNN, gắn chặt chẽ giữa yêu cầu công tác xây dựng Ðảng với yêu cầu phát triển doanh nghiệp; quy định về phương thức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác cán bộ của tổ chức đảng cấp trên cơ sở trong các doanh nghiệp. Ðồng thời xác định rõ và đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ lãnh đạo, quan hệ công tác của cấp ủy đảng.
Củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, bảo đảm vai trò hạt nhân chính trị đối với doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp cổ phần có vốn của Nhà nước; gắn chặt giữa công tác xây dựng Ðảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; chú trọng củng cố, kiện toàn cấp ủy, nhất là bí thư cấp ủy, cấp ủy cấp trên cần phải làm tốt việc phân công cấp ủy phụ trách cơ sở đảng trọng điểm, yếu kém, nội bộ mất đoàn kết. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, chống mọi biểu hiện vi phạm quyền dân chủ, dân chủ hình thức, hoặc lợi dụng dân chủ để làm những việc sai trái, nhóm lợi ích, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng. Ðổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10 ngày 30-3-2007, của Ban Bí thư chi bộ phải thực hiện tốt trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, giáo dục rèn luyện, quản lý và phân công công tác cho đảng viên, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong công tác, học tập và lối sống. Hằng năm, đổi mới việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên bảo đảm thực chất hơn và chăm lo công tác phát triển đảng viên, coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng.
Việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Ðảng trong DNNN theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, Kết luận của Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI) là công việc khó, phức tạp liên quan đến tổ chức, tư tưởng, tình cảm, lợi ích của từng cán bộ, đảng viên. Do vậy, việc triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp trọng tâm nêu trên phải được tiến hành tích cực, kiên quyết, liên tục với quyết tâm chính trị và sự thống nhất cao trong đảng bộ, nhằm sớm khắc phục có kết quả những yếu kém về công tác xây dựng Ðảng trong DNNN.

Bùi Văn Cường
Ủy viên dự khuyết T.Ư Ðảng,
Bí thư Ðảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư
(Báo Nhân dân) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét