Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Lượm tin tức

NỔI ĐIÊN!  Một độc giả thân thiết, là nhà báo vừa cho biết “những báo nào đưa tin trung quốc ‘cắt cáp’ tàu Bình Minh mà không viết là vô tình ‘gây đứt cáp’ đều bị xử lý về mặt Đảng đối với người có liên quan, trong đó có TTXVN”. Chúng tôi liền tìm hiểu thông tin này từ 2 nhà báo thân thiết khác, đều có cương vị trong hai tòa báo lớn, thì được khẳng định chính xác, và cho một danh sách kha khá các báo bị xử lý, gồm:  Petrotimes, Lao Động, Tuổi trẻ, Pháp luật TP, VNE, Kiến thức, Đất Việt, Vietnam+, …
Có thể phải tìm hiểu thêm mấy chữ “xử lý về mặt đảng” để lần ngược về nơi xuất phát lệnh này, phải chăng đó là Ban Tuyên giáo cùng Đinh Thế Huynh? Điều này còn liên quan tới thông tin bữa qua chúng tôi đã đưa về việc nghe nói Bộ Ngoại giao có triệu đại sứ đế quốc Trung Cộng tới để trao công hàm phản đối và chủ trương công bố tin này, nhưng Ban Tuyên giáo thì lại chỉ đạo chỉ đưa tin có gửi công hàm thôi.
Có lẽ đã tới lúc chúng ta cần lên danh sách và nêu chi tiết “công trạng” các quan chức VN “bị lộ” trong cuộc chạy đua tiếp tay cho bọn đế quốc Trung Cộng xâm lăng VN?
Độc giả “Binhloanvien” bình: Nếu Đinh Thế Huynh xử lý các tờ báo đưa tin Trung cộng cắt cáp thì tất cả cộng động mạng hãy kêu gọi xử lý tên bán nước này … ”
Tiếp tục thông tin chi tiết hơn về vụ “kỷ luật” các báo: trong cuộc Giao ban báo chí hàng tuần, tại Ban Tuyên giáo TƯ, dưới sự chủ trì của lãnh đạo ban này và bộ 4T, các báo đã được nghe “lên lớp”, đại ý là tại sao đã có chủ trương chỉ nói là tàu TQ lỡ làm đứt cáp thôi, mà có một số báo lại đưa là nó cố tình cắt cáp, để gây ra kích động nhân dân biểu tình. Trong số các báo này có mấy báo bị phê nặng là Lao động, Pháp luật TPHCM, Tuổi trẻ … Họ còn được nghe giảng giải là không khéo rồi chiến tranh nổ ra, con em chúng ta lại hy sinh xương máu không cần thiết như năm 1979 … (không biết có nói “chúng ta” sẽ mất mát những gì đã kiếm chác được?).
Bộ 4T sẽ lên danh sách các báo, sẽ có những hình thức kỷ luật, trong đó có cả kỷ luật đảng. Danh sách mà trưa nay đưa một phần có thể là sơ bộ được trích dẫn trong cuộc giao ban sáng qua, cần chờ danh sách chính thức và hình thức kỷ luật, người bị kỷ luật. Chủ trì các cuộc giao ban này thường là phó ban Nguyễn Thế Kỷ và thứ trưởng Đỗ Quý Doãn; đương nhiên, đứng đằng sau, trước hết là trưởng ban TGTW Đinh Thế Huynh, ủy viên BCT quyền cao hơn hẳn bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son ủy viên TƯ.
CTV Quốc Thanh cho biết, chính báo chí Trung Quốc đăng tin khẳng định: ”Ngư dân TQ lại cắt đứt cáp tàu thăm dò dầu của VN” (“中国渔民再次割断越南石油勘探船缆线“), vậy thì tại sao ta lại phải cố che đậy đến vậy, tự “xuyên tạc” theo lối kỳ quái đó?
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Dân mạng Tây và Tàu cãi nhau về bài báo hộ chiếu « lưỡi bò » Trung Quốc (Le Figaro/ Thụy My). “Khi người ta xơi từ chén dĩa, dao nĩa, rồi đến bàn, đến ghế, và rồi xơi tái luôn cả các người khách, thì đó sẽ là bữa ăn cuối cùng trong cuộc đời. Thành ngữ không phải của Trung Hoa“. Bạn bè bốn phương vạch mặt đế quốc Trung Cộng như vậy, không lẽ đám quan lại VN vẫn còn khiếp sợ nó nữa sao?
1Vụ bắt sới bạc Bắc Giang: Con bạc chết khi tay bị còng?  (Infonet/Zing).   - Bất lực trước cái ác? (ĐV). - Sự thật cảnh sát nổ súng trường gà, một người thiệt mạng (VietQ). “Theo những người chứng kiến vụ việc kể, sau tiếng súng nổ họ thấy 2 người đàn ông đuổi theo ông Lợi đang bỏ chạy về phía dưới bờ ruộng, sau đó nạn nhân được đưa lên bờ trong tình trạng máu me đầy mình”. - Sát phạt ở sới bạc và phát súng oan nghiệt (VTC).  Khi được đưa đi cấp cứu, tay ông Lợi vẫn bị còng (Ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp) =>
- Vụ phóng viên báo NTNN bị đuổi đánh: Vội vàng và thiếu cẩn trọng dễ làm méo đi sự thật (!) (CAND).
Triều Tiên phóng tên lửa, cả thế giới bất ngờ (VnEco).  - Người dân Triều Tiên ăn mừng vụ phóng tên lửa thành công (TP).  - Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa thời điểm này? (TT).  - Triều Tiên phóng tên lửa hôm nay vì đẹp ngày? (Infonet/Zing).  - Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa khiến thế giới “đứng ngồi không yên”? (DT). - Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về Triều Tiên (TN).  - Trung Quốc “nhắc nhở” Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa (NLĐ).   - Trung Quốc quay lưng với Triều Tiên vì vụ phóng tên lửa? (VnMedia).  -Nhật Bản dọa trừng phạt Triều Tiên (VOV).  - Triều Tiên chi bao nhiêu cho các vụ phóng tên lửa? (DT).  - Phóng tên lửa hai lần, Triều Tiên “đốt” 1,3 tỉ USD (NLĐ).  - Tên lửa củng cố vị thế Kim Jong-un (NLĐ).  - “Công nghệ tên lửa của Triều Tiên tiến bộ vượt bậc” (TTXVN).  - Ấn Độ vừa lên án Triều Tiên, vừa thử tên lửa (VNE).
Cuộc sống trong khu ‘ổ chuột’ ở Sài Gòn – VnExpress - Cả chục người chen chúc trong căn nhà ọp ẹp rộng 15 m2 nằm ven sông ở quận 8 (TP HCM). Việc làm không ổn định, cuộc sống cơ cực tồn tại nhiều năm nay…   —Hàng loạt dự án tiền tỷ bỏ hoang ở Khu kinh tế Dung Quất - VnExpress
Đại Đoàn Kết -Phú Bình (Thái Nguyên): Lấn chiếm di tích, vẫn được cấp sổ đỏ?
Tháp Thiên niên kỷ thành biểu tượng… hoang tàn  (VEF.VN) – Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD với quy mô hoành tráng nhưng đến nay “công trình thế kỷ” vẫn chỉ là một vùng đất trống được quây kín bằng tôn với rác rưởi và cỏ dại.  —Công trình thể thao biến thái: Xuống cấp trầm trọng (BĐS)
Khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần X
Khát vọng tuổi trẻ Việt Nam(TNO) Sáng nay (12.12), Đại hội Đoàn toàn quốc lần X chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).====>>>
Tin vào thế hệ trẻ (TN) -Hôm nay, đại diện các gương mặt trẻ các dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang, doanh nhân, trí thức, công nhân, nông dân, học sinh sinh viên và đoàn viên thanh niên đang học tập, công tác ở nước ngoài đã cùng về bên nhau trong ngày hội lớn – Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10.  —Bắc Kinh tập trận bắn đạn thật ở biển Đông (TN)
-Điểm mặt âm binh: Nữ cán bộ Thành đoàn phá rối biểu tình tại Sài Gòn   
-Điểm mặt âm binh: Nữ cán bộ Thành đoàn phá rối biểu tình tại Sài Gòn (DLB)- Đoàn Thanh Niên CSHCM bảo vệ sứ quán Tàu khựa chống Biểu tình.

         4

Một mét vuông đất bằng một quả… trứng gà: Nhận quyết định cưỡng chế trước quyết định thu hồi đất  (TN) -Dù không có phương án đền bù tái định cư rõ ràng, nhưng UBND H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) đã vội vàng cưỡng chế tháo dỡ nhà dân.
Quá nhiều điều vô lý  (TN) -Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc gửi đến tòa soạn, sau khi đọc bài Một mét vuông đất bằng một quả… trứng gà, trên Thanh Niên ngày 11.12.

KINH TẾ
Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang giảm dần (VnMedia). VĂN HÓA-THỂ THAO
Phát lộ quần thể phế tích tháp Chăm 1.000 năm tuổi (TTXVN).  - Công bố sách quý về các bi ký tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng (Infonet).
MC thiếu “muối” (Petrotimes).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Ôn tập dồn dập trước mùa thi học kỳ I: Vì thành tích hay học sinh? (GĐ). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Sắp khai tử quán ăn vỉa hè  (Infonet). Kienthuc.net.vn -Sự thật về “tiến sĩ chém gió” khiến CSGT “u đầu”    —NAM -Mẹo kéo dài cuộc yêu
Cô gái chết bất thường tại nhà bạn trai  -24h.com.vn - N. chết trong tư thế nằm sấp, trụ sứ của bồn rửa mặt ngã đè lên người, ở vùng đầu có vết thương chảy máu, cổ bị dây thắt và miệng bị vạt áo khoác…Bắt tạm giam CSGT bị tố hiếp dâm nữ doanh nhân (VNN)
Đại Đoàn Kết   -TP.Hồ Chí Minh: Gia súc, gia cầm lậu vẫn tuồn vào thành phố   —-Cướp giật SG: Run sợ, lãnh cảm hay chiến đấu? (TVN) -Tiếng cô gái la thất thanh. Lạ thay, dòng người đi qua bình thản… Những người chạy xe phía trước ngoan ngoãn nép vào cho bọn cướp vọt lên tẩu thoát.
Kiều nữ đi Lexus lăng mạ cảnh sát 141 (VNN)   —Con gái đánh mẹ 81 tuổi gãy tay (VNN)   —Gái làng chơi dùng bùa ngải để giữ khách (VNN)

QUỐC TẾ
Phe nổi dậy Syria đánh mạnh vào quân Assad (VnMedia).  - Nga chỉ trích việc Mỹ thừa nhận phe đối lập Syria (VOV).

Mất Myanmar, Trung Quốc mất gì?

(Petrotimes) - Là nước lớn thứ hai Đông Nam Á với 1/3 (trong tổng chu vi 1.930km) hình thành nên một bờ biển liên tục chạy dọc vịnh Bengal và biển Andaman, Myanmar đóng vai trò như một ngã tư chiến lược về biển lẫn đất liền, tạo thành một điểm kết nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nắm được Myanmar là nắm được một ưu thế địa chính trị quan trọng…  
Trung Quốc và bài học Myanmar (Kỳ 1)

Trung Quốc và bài học Myanmar (Kỳ 2): Mất Myanmar, Trung Quốc mất gì?

Myanmar trong chiến lược Trung Quốc
Trung Quốc đã nhìn thấy tầm chiến lược địa chính trị của Myanmar, nơi có biên giới tiếp giáp với họ dài đến 2.000km. Suốt những năm 60 rồi 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc luôn phủ bóng lên lịch sử Myanmar. Đầu thập niên 90, Trung Quốc thậm chí đưa cố vấn quân sự sang nước này. Từ ảnh hưởng chính trị, họ bắt đầu tạo ảnh hưởng kinh tế.
Như bài viết trên tờ Asia Times (19/10/2011) của Bertil Lintner (nguyên phóng viên tờ Far Eastern Economic Review, tác giả một số quyển sách về Myanmar), từ thập niên 80, Trung Quốc đã có ý định xây con đập Myitsone. Điều này đã thể hiện trong một bài viết có nhan đề “Mở rộng về phía tây nam – ý kiến một chuyên gia”, đăng trên tờ Beijing Review số tháng 9/1985.
Bài viết đề cập khả năng tìm một lối ra cho con đường mậu dịch đối với các tỉnh nam Trung Quốc (Vân Nam, Tứ Xuyên) vốn bị “khóa” cô lập trong đất liền bởi yếu tố địa lý, bằng cách khai thông ngả Myanmar để ra Ấn Độ Dương. Bài viết cũng nhắc đến việc xây các tuyến hỏa xa Myitkyina và Lashio ở đông bắc cũng như sông Irrawaddy để làm tuyến vận chuyển cho hàng xuất khẩu Trung Quốc. Đến thập niên 90, Myanmar đã gần như trở thành một tỉnh của Trung Quốc, khi được Bắc Kinh tập trung đầu tư với vô số dự án hạ tầng.
Mục tiêu của Bắc Kinh là biến Myanmar thành một bàn đạp, một vùng đệm giúp hỗ trợ phát triển kinh tế cho các tỉnh tây và nam Trung Quốc. Nói cách khác, đầu tư hạ tầng cho Myanmar là đầu tư cho tương lai phát triển cho chính khu vực phía nam và tây Trung Quốc, để không chỉ có thể giúp các tỉnh này san bằng khoảng cách thu nhập với các tỉnh giàu có phía đông của họ mà còn tạo nên ưu thế cạnh tranh kinh tế với láng giềng Ấn Độ. Đó là một phần của “Chính sách hai đại dương” mà giới chính trị học thuật Trung Quốc cổ súy (phải làm chủ cả Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương).
Myanmar đã trở thành nơi lý tưởng giúp Trung Quốc hạn chế sử dụng tuyến vận chuyển dầu khí qua ngả Malacca
Thế là loạt dự án hạ tầng bắt đầu hình thành, từ một xa lộ dẫn đến một hải cảng mới toanh trị giá nhiều triệu USD, phục vụ việc xuất khẩu hàng sản xuất ở các tỉnh phía tây và nam Trung Quốc; đến một tuyến ống dẫn hơn 1.600km đưa dầu Trung Đông và châu Phi đến các nhà máy lọc ở Vân Nam; đến một tuyến ống dẫn nữa đưa khí đốt Myanmar đến thắp sáng cho Côn Minh và Trùng Khánh; đến hơn 20 tỉ USD đầu tư cho một tuyến hỏa xa cao tốc giúp việc đi lại xưa kia mất hàng tháng nay có thể chỉ còn không đến một ngày; rồi đến năm 2016, sẽ có một hệ thống đường sắt đi suốt từ Yangon đến Bắc Kinh hoặc thậm chí tới Delhi rồi từ đó sang châu Âu…
Quan trọng hơn cả là việc sử dụng Myanmar làm trạm trung chuyển dầu mỏ từ Trung Đông và châu Phi vào sâu trong nội địa Trung Quốc, giúp né được “cửa ải” Malacca. Do lệ thuộc tuyệt đối nguồn dầu nước ngoài với 80% dầu nhập được đưa về ngang Malacca, một trong những eo biển nhộn nhịp nhất thế giới mà nơi hẹp nhất chỉ rộng 2,7km, Trung Quốc rất lo sợ một khi xảy ra xung đột, Malacca có thể bị đóng cửa và nguồn cung ứng dầu bị ách tắc. Cho nên, bằng mọi cách phải thiết lập được tuyến ống dẫn ngang Myanmar.
Theo tờ The Irrawaddy (27/11/2012), tuyến ống dẫn đang được lắp xuyên Myanmar để vào tỉnh Vân Nam, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) xây, sẽ bắt đầu bơm dầu Trung Đông cho Trung Quốc vào giữa năm 2013. Khi hoạt động đủ công suất, hệ thống ống dẫn với chi phí đầu tư 4,7 tỉ USD có thể vận chuyển 23 triệu m3/năm. Sản lượng khai thác dầu nội địa Trung Quốc dự kiến đạt 220 triệu tấn/năm vào năm 2020 nhưng với tốc độ phát triển GDP trung bình 7%/năm, nguồn tiêu thụ dầu Trung Quốc có thể vọt hơn 650 triệu tấn/năm. Tóm lại, Trung Quốc cần năng lượng. Và cần một tuyến vận chuyển năng lượng ổn định. Myanmar là chọn lựa số một!
Hết thời “một mình một chợ”!
Một cách tổng quát, trước khi xảy ra cú bắn pháo hiệu của Tổng thống Thein Sein vào tháng 9/2011 (về việc tạm ngưng xây đập Myitsone), hay nói chính xác hơn là trước khi lãnh đạo Myanmar thay đổi quan điểm đối ngoại, Myanmar là sân sau của Bắc Kinh, là đất nhà của hàng chục ngàn di dân Trung Quốc, là thị trường chuyên tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc, là nơi giới doanh nghiệp Trung Quốc mặc sức tác oai tác quái.
Nếu nói không quá thì sinh mạng kinh tế Myanmar gần như hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Cần nhắc lại, những dự án đầu tư Trung Quốc vào Myanmar đã đạt hơn 14 tỉ USD trong năm tài khóa 2010-2011, với cam kết FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp) lên đến 20 tỉ USD, so với chỉ 300 triệu USD vào một năm trước đó.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã “chơi” quá đà. Khắp Myanmar, đâu đâu người ta cũng nghe những lời than oán Trung Quốc, từ việc đối xử nghiệt ngã nhân công địa phương đến việc khai thác tài nguyên cạn kiệt. Ngay thời điểm hiện tại (cuối tháng 11/2012), một cuộc biểu tình kinh khủng của hàng ngàn dân địa phương đang bùng nổ ở Latpadaung, ngọn núi gần Monywa, để phản đối dự án khai thác đồng của Tập đoàn Vạn Bảo khoáng sản. Người dân phẫn nộ trước nhiều cánh ruộng bị hủy, nguồn nước bị ô nhiễm và di tích chùa cổ bị xâm hại (một diện tích khổng lồ 3.184 hecta từ 26 ngôi làng xung quanh đã bị giải tỏa cho dự án trên)…
Dân Myanmar biểu tình dự án khai thác đồng của Tập đoàn Vạn Bảo khoáng sản
Với giới lãnh đạo Myanmar, họ không phải không nhìn thấy điều đó. Và do vậy, một sự nhìn nhận lại vai trò và ảnh hưởng Trung Quốc đã âm thầm diễn ra. Năm 2004, theo bài viết của Bertil Lintner trên tờ YaleGlobal (5/11/2012), Trung tá Aung Kyaw Hla – nhà nghiên cứu thuộc Học viện Quốc phòng Myanmar – bắt đầu thực hiện một khảo sát chi tiết. Bản báo cáo tuyệt mật dày 346 trang này, với nhan đề “Một nghiên cứu về quan hệ Myanmar - Hoa Kỳ”, đã phác họa những chính sách bắt đầu được áp dụng nhằm có thể cải thiện quan hệ với Washington đồng thời giảm lệ thuộc Bắc Kinh.
Nội dung báo cáo nói rằng, việc xem Trung Quốc là một đồng minh ngoại giao và nhà bảo trợ kinh tế đã tạo ra một “tình huống khẩn cấp” đe dọa sự độc lập quốc gia. Báo cáo viết rằng, chỉ bằng cách cải thiện quan hệ với Mỹ, Myanmar mới có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), giúp đất nước lần hồi thoát khỏi “chủ nghĩa khu vực”, nơi họ phải lệ thuộc vào ý chí và quan hệ với những láng giềng trực tiếp trong đó có Trung Quốc, để “bước vào một kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa”…
Nếu những gì cây bút Bertil Lintner viết trên tờ YaleGlobal (5/11/2012) là đúng thì điều mà Trung Quốc bị mất lớn nhất đối với trường hợp Myanmar chính là niềm tin. Trung Quốc không còn được tin như là một nhà bảo trợ tử tế, được tin như một láng giềng đàng hoàng, được tin như một đối tác biết cách cư xử chứ không nhăm nhăm lợi dụng… Và bởi Myanmar đã đi trước một bước trong việc tìm cách thoát khỏi quỹ đạo Bắc Kinh, Trung Quốc đã bị chậm mất một bước để đối phó với những diễn biến kéo theo.
Bất luận quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh những ngày sắp tới thế nào, Myanmar giờ đây cũng đã không còn là “mảnh sân nhỏ” của Trung Quốc nữa rồi. Việc Myanmar được xóa cấm vận, kéo theo sự đổ bộ ào ạt của nhiều công ty đa quốc gia (phương Tây lẫn Hàn Quốc, Ấn Độ và đặc biệt Nhật – với dự án lập Đặc khu Kinh tế Thilawa…), đã khiến giới doanh nghiệp Trung Quốc bị tước hẳn ưu thế độc quyền. Và không chỉ vấn đề kinh tế…
Không mất trắng, nhưng…
Bình luận về cuộc chuyển dịch mới giữa Myanmar và Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói rằng, ông hy vọng quan hệ ấm hơn giữa Mỹ và Myanmar sẽ không nhắm đến việc loại bỏ Trung Quốc. Thật ra thì Mỹ sẽ và cũng không thể loại Trung Quốc hẳn khỏi sân chơi Myanmar.
Với những ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài nhiều thập niên của Trung Quốc đối với Myanmar, Mỹ không thể dùng bất kỳ loại “thuốc tẩy” nào, bằng sức mạnh kim tiền lẫn quyền lực mềm văn hóa để xóa sạch vết nhám Trung Quốc trên thực thể Myanmar, thời điểm hiện tại cũng như nhiều năm sau này. Tuy nhiên, cái thế của Trung Quốc tại Myanmar chắc chắn phải lỏng lẻo, về kinh tế lẫn ảnh hưởng chính trị.
Cái bản lề gắn kết Myanmar - Trung Quốc nay đang sút từ từ. Myanmar không còn là một chư hầu “bảo sao nghe vậy”, dù “quan hệ gần gũi hai nước đã có từ nhiều thế kỷ trước”, rằng “tổ tiên của những người đang sống ở cả hai nước xưa kia từng là “paukphaw” (anh em) của nhau”, rằng “Trung Quốc là láng giềng quan trọng nhất mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên điều đó” – như lời của Ko Ko Hlaing, Cố vấn chính trị của Tổng thống Thein Sein, khi trả lời phỏng vấn tờ China Daily vào đúng ngày Barack Obama đang có mặt ở Myanmar...
Không gọi đó là một tổn thất về ưu thế chính trị khu vực và là một thất bại chua chát về chiến lược xây dựng đồng minh thì là gì?! Về lâu dài, nếu tiếp tục ở vào cái thế “trâu chậm uống nước đục” khi lúng túng không tìm được cách phản hồi trước loạt đòn áp đảo tới tấp của Mỹ, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Myanmar chắc chắn sẽ còn yếu hơn.
Mà đòn thế của Mỹ xem ra lại khá đa dạng, từ cái “trò” tìm kiếm hài cốt tử sĩ Mỹ thời Thế chiến thứ II (bắt đầu triển khai mạnh tại một số vùng núi Myanmar đầu năm 2013), đến cái “màn” quân đội hai nước hợp tác công tác nhân đạo, rồi cái “chuyện” mời tham dự cuộc tập trận Hổ mang Vàng (cũng đầu năm sau).
Đó là chưa kể lời mời tham gia Sáng kiến hạ Mekong (được Washington đưa ra năm 2009, như một cách giám sát việc khai thác khu vực đầu nguồn làm ảnh hưởng nghiêm trọng các quốc gia hạ nguồn Mekong mà vài năm gần đây Trung Quốc đã bất chấp tất cả khi chặn dòng xây đập và bỏ ngoài tai mọi phản đối trong đó có cả Liên Hiệp Quốc).
Tất nhiên, với những tay chơi cờ cao thủ ở Bắc Kinh, vấn đề bây giờ là tính lại các nước đi, trước những xáo trộn mới. Và trong khi bọn sĩ diện đóng cửa bảo nhau rằng, sự tình nông nỗi thật là… “quá nhục” thì bọn thực tế hơn cũng nhận ra rằng, từ nay chúng không còn có thể cầm chắc trong tay được con cờ chiến lược Myanmar như ngày nào! Cái thực tế đó là một bài học cay đắng của một thứ bá quyền, một thứ thực dân kiểu mới, một thứ ngoại giao theo kiểu “theo ta thì sống, chống ta thì chết”!
Nguyễn Cao Trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét