Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Tin thứ Tư, 12-12-2012 - cập nhật

NỔI ĐIÊN! 11h15′: Một độc giả thân thiết, là nhà báo vừa cho biết “những báo nào đưa tin trung quốc ‘cắt cáp’ tàu Bình Minh mà không viết là vô tình ‘gây đứt cáp’ đều bị xử lý về mặt Đảng đối với người có liên quan, trong đó có TTXVN”. Chúng tôi liền tìm hiểu thông tin này từ 2 nhà báo thân thiết khác, đều có cương vị trong hai tòa báo lớn, thì được khẳng định chính xác, và cho một danh sách kha khá các báo bị xử lý, gồm:  Petrotimes, Lao Động, Tuổi trẻ, Pháp luật TP, VNE, Kiến thức, Đất Việt, Vietnam+, …
Có thể phải tìm hiểu thêm mấy chữ “xử lý về mặt đảng” để lần ngược về nơi xuất phát lệnh này, phải chăng đó là Ban Tuyên giáo cùng Đinh Thế Huynh? Điều này còn liên quan tới thông tin bữa qua chúng tôi đã đưa về việc nghe nói Bộ Ngoại giao có triệu đại sứ đế quốc Trung Cộng tới để trao công hàm phản đối và chủ trương công bố tin này, nhưng Ban Tuyên giáo thì lại chỉ đạo chỉ đưa tin có gửi công hàm thôi.
Có lẽ đã tới lúc chúng ta cần lên danh sách và nêu chi tiết “công trạng” các quan chức VN “bị lộ” trong cuộc chạy đua tiếp tay cho bọn đế quốc Trung Cộng xâm lăng VN?
– Độc giả “Binhloanvien” bình: Nếu Đinh Thế Huynh xử lý các tờ báo đưa tin Trung cộng cắt cáp thì tất cả cộng động mạng hãy kêu gọi xử lý tên bán nước này … ”
– Tiếp tục thông tin chi tiết hơn về vụ “kỷ luật” các báo:
Sáng qua, trong cuộc Giao ban báo chí hàng tuần, tại Ban Tuyên giáo TƯ, dưới sự chủ trì của lãnh đạo ban này và bộ 4T, các báo đã được nghe “lên lớp”, đại ý là tại sao đã có chủ trương chỉ nói là tàu TQ lỡ làm đứt cáp thôi, mà có một số báo lại đưa là nó cố tình cắt cáp, để gây ra kích động nhân dân biểu tình. Trong số các báo này có mấy báo bị phê nặng là Lao động, Pháp luật TPHCM, Tuổi trẻ … Họ còn được nghe giảng giải là không khéo rồi chiến tranh nổ ra, con em chúng ta lại hy sinh xương máu không cần thiết như năm 1979 … (không biết có nói “chúng ta” sẽ mất mát những gì đã kiếm chác được?). Bộ 4T sẽ lên danh sách các báo, sẽ có những hình thức kỷ luật, trong đó có cả kỷ luật đảng. Danh sách mà trưa nay đưa một phần có thể là sơ bộ được trích dẫn trong cuộc giao ban sáng qua, cần chờ danh sách chính thức và hình thức kỷ luật, người bị kỷ luật. Chủ trì các cuộc giao ban này thường là phó ban Nguyễn Thế Kỷ và thứ trưởng Đỗ Quý Doãn; đương nhiên, đứng đằng sau, trước hết là trưởng ban TGTW Đinh Thế Huynh, ủy viên BCT quyền cao hơn hẳn bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son ủy viên TƯ.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tên Việt gian Đinh Thế Huynh đã lộ mặt bán nước. (Xuân VN đăng  lại mà sai rồi, xử lý những báo “không viết là vô tình ‘gây đứt cáp’” chứ không phải  “tất cả các báo có bài viết về vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2″. )
- Về báo Cựu Chiến Binh: Cựu chiến binh thật và rỏm (Hiệu Minh).
- Trần Việt Phương: Ai cầm quyền ai là dân (TVN).
- Quốc hội cần một cây búa! (Đào Tuấn). “Có lẽ, để duy trì trách nhiệm và sự tôn trọng tối thiểu đối với cử tri, các vị ĐBQH cũng cần có một cây búa, cây búa cho riêng mình”.
- Nguyễn Giang: Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ (BBC). “‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.”
- Sám hối muộn (pro&contra).
Sắc tộc thiểu số và quyền sở hữu đất rừng  (RFA) -Các tổ chức quốc tế khuyến nghị chính phủ Việt Nam công nhận quyền sử dụng đất chung của cộng đồng dân tộc thiểu số, công nhận các luật tục phù hợp về sử dụng đất cũng như văn hóa và bản sắc dân tộc.
PTT Nguyễn Thiện Nhân tiếp đón TGĐ NASA Charles Bolden tại Hà Nội(RFA)  —Tác hại của đập Xayaburi lên ĐBSCL (RFA)   —-Sẽ phải nộp phí nếu đọc báo trên mạng?(RFA)
Ước mơ Miến Điện cho Việt Nam là quá lãng mạn và siêu thực (Lê diễn Đức – RFA)
Bắc Nam nhạc nào đáng nghe? (BBC/nghe) -Nhạc sỹ Tôn Thất Lập nói về khác biệt giữa âm nhạc hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh và phong trào ‘Hát cho đồng bào tôi nghe’ thân cận Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, mà ông là một trong những người chủ xướng.
Việt Nam: Quốc tế hứa tài trợ 6,5 tỷ đô la, nhưng yêu cầu cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước (RFI)
Thanh Thúy chưa muốn về nước diễn (BBC)

KINH TẾ
- 140USD, 1.600USD và hơn thế nữa! (LĐ).
- Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp: Bất chấp! (NNVN).
Khu vực ĐBSCL xuất khẩu gạo nhiều nhất nước(RFA)
Việt Nam đang mất dần sức tăng trưởng kinh tế(RFA)

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bá Tân: Về để biết vì sao không nên về (Nguyễn Thông).
- Giám đốc NASA: Không được sợ thất bại! (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
Thảm họa tính bằng con số tại ĐNÁ (RFA)   —Miến Điện: Một tạp chí của đối lập lưu vong được lưu hành trong nước  (RFI)
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ công du Châu Á-Thái Bình Dương (RFA)   —-Hoa Kỳ và EU sẽ hình thành hiệp định tự do thương mại(RFA)  —Mỹ phóng máy bay không gian trong chương trình bí mật của quân đội(VOA)   —-Mỹ được lợi lớn trong kế hoạch cứu nguy AIG(VOA)
Bất đồng ngân sách giữa Dân Chủ và Cộng Hòa có thể đưa Mỹ vào suy thoái (RFI)   —-Ngân hàng HSBC chịu phạt gần 2 tỷ đô la để dàn xếp vụ kiện rửa tiền tại Mỹ (RFI)   —Hoa Kỳ phản đối Cuba bắt giam gần trăm nhà hoạt động nhân quyền  (RFI)
Nga tuyên bố có khả năng vô hiệu hóa mọi cuộc tấn công(RFA)   —Iran và Bắc Hàn không hợp tác về hạt nhân và tên lửa(RFA)
Ngoại trưởng Ấn Độ: Cần phát triển quan hệ với Trung Quốc(RFA)  —Hai tàu hải giám TQ trong vùng biển đang tranh chấp với Nhật(RFA)  —-Kinh tế gia: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có những thách thức lớn (VOA) —Chính phủ lưu vong Tây Tạng đả kích Trung Quốc (VOA)   —Cậu học sinh 15 tuổi thách thức Bắc Kinh về môn học tẩy não (RFI)    —Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình (RFI)
Ý nghĩa chuyến đi của ông Tập Cận Bình (BBC) -BBC phân tích ý nghĩa chuyến thăm miền Nam Trung Quốc của ông Tập Cận Bình, có thể là biểu tượng cho ý định cải cách kinh tế.
Nhiều cuộc biểu tình gây rúng động Ai Cập (VOA)  —-Quốc tế quan ngại về bản dự thảo hiến pháp Ai Cập (VOA)
 —Bắc Triều Tiên vẫn chạy đua vũ trang bất chấp áp lực quốc tế (RFI)
Ông Netanyahu: Thế giới áp dụng tiêu chuẩn kép đối với Israel(VOA)  —-Tình trạng phụ nữ Afghanistan khá hơn, nhưng còn sự ngược đãi(VOA)
Nạn nhân bão Bopha đang đối diện nạn đói(RFA)   —-CPJ: 232 nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới năm 2012(RFA)  —Trung Quốc bỏ tù nhiều nhà báo đứng thứ ba trên thế giới (VOA)    —Nhật bản thu hồi trà Ô Long Trung Quốc nhiễm hóa chất trừ sâu (RFI)
 
[Cảnh báo] Khi các nhà đầu tư Trung Quốc nhòm ngó Việt Nam

Trung Quốc chuyển đổi kinh tế trong nước, tìm kiếm các điểm đầu tư giá nhân công thấp như Việt Nam để chuyển công nghệ lỗi thời sang.

Khi Trung Quốc bắt đầu thiết lập các khu phát triển kinh tế, khoa học công nghệ giữa những năm 1980, họ dựa vào đất đai và lao động giá rẻ để hấp dẫn các nhà đầu tư, cùng với cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường xá, bến bãi, cung cấp ổn định điện nước.

Nhưng ngày nay các nhà đầu tư đòi hỏi cao hơn về cơ sở hạ tầng, hậu cần tiên tiến, dây chuyền cung ứng ổn định và nguồn lao động có trình độ cao.

Những đòi hỏi này phản ánh sự chuyển đổi kinh tế Trung Quốc từ sản xuất hàng đơn giản, giá rẻ, sang sản xuất chế tạo hàng cao cấp, đòi hỏi dây chuyền cung ứng phức tạp, công nhân có tay nghề cao, hệ thống dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hơn.

Trung Quốc có thể mất danh hiệu “công xưởng của thế giới”

Nhật báo Phố Uôn ngày 6/12/2012, dẫn lời một người đứng đầu tập đoàn Nghiên cứu thị trường Trung Quốc cho biết: “Sự thay đổi lớn, đó là có nhiều đầu tư vào các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất chế tạo đầu ra cao cấp và tập trung vào công nghệ; đầu tư giảm sút trong lĩnh vực chế tạo sản phẩn giá rẻ. Các công ty nhận ra rằng chi phí tổng thể của việc kinh doanh tại Trung Quốc đã tăng đáng kể”. Ngoài mấy khu công nghiệp ở Thượng Hải, Thiên Tân và Tô Châu, những nơi khác hoặc “Tây tiến”, hoặc chuyển vào nội địa, hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á.


Trung Quốc chuyển hướng cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển các nghành công nghệ cao và đào thải các nghành lạc hậu. Những cái được đào thải đang tìm đường vào Đông Nam A!, trong đó có Việt Nam (Minh họa Wall Street Journal Asia)

Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 28/11, cho biết, theo dự báo của Daiwa Capital Markets, trong vòng 5-10 năm tới, Trung Quốc có thể mất danh hiệu “công xưởng của thế giới” bởi các nước Đông Nam Á với chi phí sản xuất thấp sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm.

Những năm gần đây ở Trung Quốc ghi nhận đà gia tăng nhanh chóng của tiền lương, trong khi ở những nước Đông Nam Á, giá thành lao động thấp hơn nhiều.

Kết quả là cây quyền trượng trong cuộc chạy tiếp sức hiện nay đang được những vận động viên mạnh mẽ tiếp đón, đó là những nước như Thái Lan, Philíppin, Việt Nam, Inđônêxia, Lào, Campuchia và Mianma.

Ví dụ, năm 2000, 40% lượng giày của hãng Nike được sản xuất ở Trung Quốc, và chỉ có 13% sản xuất tại Việt Nam. Nhưng đến nay, 41% tổng số giày của hãng nổi tiếng này được sản xuất tại Việt Nam, còn giầy Nike sản xuất tại Trung Quốc chỉ chiếm 32%.

Việt Nam - bãi thải hàng hóa của Trung Quốc

Trên thực tế, Việt Nam đã trở thành một bãi thải hàng hóa của Trung Quốc. Năm 2011, giá trị hàng hòa nhập từ Trung Quốc của Việt Nam lên tới 25% tổng giá trị nhập khẩu, bằng 32 tỷ USD (xem số liệu ở dưới).

Việt Nam đang phải dựa vào hàng hóa của Trung Quốc và gia công thêm một chút để xuất khẩu.

Việt Nam thường mua máy móc thiếu chất lượng từ Trung Quốc, không nhất thiết là rẻ hơn vì những người đàm phán hợp đồng phía Việt Nam được hoa hồng “lót tay”.

Việt Nam nhập siêu rất lớn với Trung Quốc vì phải mua cả máy móc lẫn nguyên liệu của họ. Đem về Việt Nam như sắt thì chủ yếu là nung, cắt xén dùng nhiên liệu cực rẻ rồi xuất khẩu. Như thế là xuất khẩu nguyên liệu. Đây là lý do Việt Nam có nhập siêu rất lớn với Trung Quốc.

Với tình hình như hiện nay, kinh tế Việt Nam đã phục thuộc vào kinh tế Trung Quốc ở mức độ lớn.

Xuất-nhập khẩu trực tiếp của Việt Nam với các đối tác 2011 (triệu USD) (xuất sang Mỹ NHật Hàn được bao nhiêu mang về nộp sạch cho Tàu)

I. Xuất khẩu

Tổng xuất khẩu       87.936           100%
1. United States      16.777           19%
2. Japan                 10.532             12%
3. China, People's Rep. of   10.098   11%
4. Australia             2.925            3%
5. Korea, Rep. of   4.622           5%
6. Germany            4.161           5%
7. Singapore          1.508            2%
8. Malaysia            2.880           3%
9. United Kingdom    2.152           2%
10. Netherlands, The    1.615         2%

II. Nhập khẩu

Tổng nhập khẩu                          125.723              100%
1. China, People's Rep. of            31.997                25%
2. Korea, Rep. of                        14.906                 12%
3. Japan                                       10.563                  8%
4. Singapore                                 11.255                 9%
5. Thailand                                   7.684                    6%
6. United States                            4.775                 4%
7. Malaysia                                   3.802                 3%
8. Hong Kong, China                     6.524                  5%
9. India                                          2.623               2%
10. Indonesia                                 2.590                2%

Các nhà đầu tư Trung Quốc nhòm ngó Việt Nam

Trong 20 năm qua, quy mô đầu tư hai chiều ASEAN-Trung Quốc không ngừng mở rộng, tính đến cuối tháng 6/2011, tổng đầu tư hai bên đạt 80 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN đạt khoảng 13 tỷ USD, trong đó gần một nửa được thực hiện trong 2 năm gần đây. Thị trường ASEAN đã trở thành điểm đến quan trọng của các doanh nghiệp Trung Quốc trong chiến lược “đi ra ngoài”.

Đầu tư vào Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Hồi đầu tháng trước, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã phối hợp với Ủy ban Kinh tế Thương mại và Thông tin thành phố Thâm Quyến tổ chức giới thiệu môi trường đầu tư Việt Nam và các hạng mục tại Khu Hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung (Hải Phòng-Thâm Quyến) nằm ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Các doanh nhân Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ tới các vấn đề liên quan tới môi trường đầu tư Việt Nam, như thuế quan, ưu đãi ngành nghề, nguồn và kĩ năng lao động, chuyển lợi nhuận đầu tư ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, tới các nhân tố bảo đảm cuộc sống gia đình cho nhà đầu tư tại Việt Nam như trường học, giáo dục, khám chữa bệnh, môi trường xã hội…

Tống số đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam số liệu đến cuối năm 2010 đạt 1,6 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc sẵn lòng cho Việt Nam vay tín dụng để mua máy móc lỗi thời của họ.

Một nhà kinh tế có tên tuổi của Việt Nam cho lời khuyên:

Trước việc chuyển hướng đầu tư của Trung Quốc sang Việt Nam, cần xem xét điểm xuất phát: Nếu là từ Quảng Tây, Vân Nam, tức là các vùng nghèo và lạc hậu của Trung Quốc, đầu tư sang ta thì vẫn là “cơm chấm cơm”, cơ bản ta không được gì, mà trở thành nơi chứa công nghệ lỗi thời “rác thải” của Trung Quốc.

Còn từ phía Đông như Thượng Hải, Giang Tô là những vùng có công nghệ cao, có thể xem xét từng trường hợp phù hợp với các hạng mục đầu tư trọng điểm của ta: hoan nghênh các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, cùng các hạng mục đầu tư vào ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ… Và chớ có ham hoa hồng “lót tay” mà làm chuyện hại dân hại nước. (không ham thì Đất nước đã chả ra như thế này!!!!!)
VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ MI QUAN TÂM CỦA CHÚNG TÔI - HÃY ĐẢM BẢO LÀ (BẠN) KHÔNG DÙNG PHẢI NHỮNG SẢN PHẨM THỰC PHẨM T TRUNG QUỐC

Gà nhập lậu tồn dư kháng sinh rất nguy hiểm cho người tiêu dùng nhưng chưa được kiểm soát triệt để.

(vậy mà hình phạt chđáng gì, tội này xứng ngang tầm với tội chống lại loài người!!!)
Hôm qua (11/12), cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra tại Hà Nội.

Những thông tin tại cuộc họp tiếp tục dấy lên mối quan ngại, lo lắng trong người dân về vấn đề an toàn thực phẩm.

Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, gà thải loại Trung Quốc giá từ 33.000-40.000 đồng/kg còn khi nhập lậu qua biên giới chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đáng chú ý là gia cầm thải loại nhập lậu sang Việt Nam qua kiểm tra của Bộ Y tế cho kết quả 100% đều tồn dư kháng sinh, trong đó có những loại kháng sinh cấm sử dụng ở Việt Nam và rất độc hại.

Cục Thú y đã kiểm tra các mẫu gia cầm nhập lậu tại Lạng Sơn thì có đến 60% là nhiễm virus cúm A.

Trước đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phân tích rất rõ về sự độc hại của gà tồn dư kháng sinh.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, đây là loại gà siêu đẻ trứng. Dòng đời của gà kéo dài 1,5 năm, trong khi gà siêu thịt chỉ khoảng 1,5 tháng; còn gà ta khoảng 4 - 5 tháng.

Loại gà này thường cắt cụt mỏ để khỏi mổ cắn nhau. Trong suốt đời gà siêu trứng, người chăn nuôi đã tiêm ít nhất 12 - 15 lần văcxin các loại vào cơ thể gà. Trong đó, có kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành do gây độc hại cho vật nuôi và con người.

Tất cả các loại văcxin và kháng sinh nói trên không được đào thải hết ra khỏi cơ thể gà mẹ mà tích tụ dần dần, cho đến khi bị loại thải thì trong cơ thể gà có quá nhiều thuốc và kháng sinh tồn dư.

Khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng. Cụ thể, dễ bị dị ứng. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị.

Việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Những người này không thể sống được khi không có kháng sinh. Thậm chí, một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.

Đáng lo ngại, để phát hiện được mức độ tồn dư kháng sinh cần phải sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại trong phòng thí nghiệm, còn người tiêu dùng thì... chịu.

Trong khi đó, ông Đỗ Văn Hoan, Phó trưởng phòng Gia súc nhỏ, Cục Chăn nuôi cho biết số lượng gia cầm nhập lậu vào nội địa qua biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) hiện đã giảm nhưng tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội), gà choai nhập lậu qua biên giới Lạng Sơn vẫn được các đối tượng lén lút buôn bán.

Trước đó trên Báo Hải Quan, ông Đào Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương cho hay, đường đi của gà nhập lậu rấ t phức tạp, chủ yếu qua đường mòn, lối mở và khu có dân cư, thường vận chuyển vào ban đêm qua những con đường dích dắc nên khó kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, nội tạng động vật là mặt hàng cấm nhập khẩu nhưng vẫn còn một lượng thẩm lậu từ biên giới vào.

Một cán bộ quản lý thị trường (xin được giấu tên) cho hay, việc kiểm soát gà nhập lậu hiện nay rất khó khăn và thực sự chưa thể kiểm soát được. Vị này cho rằng, số lượng những vụ kiểm soát, bắt được gia súc, gia cầm bẩn phải tiêu hủy còn rất nhỏ so với số lượng hàng thẩm lậu.

Như vậy, có thể thấy gà nhập lậu trong đó có thải loại chưa được kiểm soát, lại chứa nhiều chất độc hại. Trong khi người tiêu dùng không thể phân biệt được để tự bảo vệ mình. Vì thế, nếu các lực lượng chức năng không đẩy mạnh tăng cường kiểm soát việc nhập lậu gia cầm qua biên giới thì chắc chắn thực phẩm bẩn, độc hại sẽ tiếp tục tấn công, hủy hoại giống nòi người Việt.

Liên Minh
Hủy hoại giống nòi nhìn từ gà nhập lậu
 

 Ăn baba cường dương.
Ăn trứng ung cường dương.
Ăn vỏ canh cường dương.
Ăn tay gấu cường dương.
Ăn thằn lằn cường dương.
Ăn...
Khang Dược, Adam Nhất Nhất, Alipas, Tráng Dương bổ thận hoàn, Tisore, Kim Thận Bảo...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét