Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Tin thứ Tư, 12-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Trung Quốc đưa tàu Ngư chính lớn nhất vào hoạt động (DT). - Trung Quốc tiếp tục chính sách sai trái ở Hoàng Sa  –   Người Trung Quốc ngơ ngác với “đường lưỡi bò” (VnMedia).  – Nguyễn Trọng Vĩnh: Phản đối mưu đồ của giới cầm quyền Trung Quốc bá chiếm biển Đông (BVN). – Trung Quốc kêu gọi lòng tin trên Biển Đông (VNE). - Trung Quốc kêu gọi niềm tin ở Biển Đông giữa lúc Việt Nam giải tán biểu tình (VOA). =>
- Vừa ăn cướp, vừa la làng: Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Việt Nam trộm cắp tài nguyên của Trung Quốc (HBL/ TCPT). - Trung cộng đểu thật là đểu (Nguyễn Thông). “… tàu tuần tra của Trung Quốc (mang biển hiệu 306, màu trắng, dài hơn 20m) đã ập đến, tịch thu toàn bộ 70 tay lưới, lưỡi câu và các loại ngư cụ khác rồi băm vụn, vứt xuống biển. Ngoài ra, tàu Trung Quốc còn thu toàn bộ thủy – hải sản mà tàu cá này vừa đánh bắt được”.
- Trung Quốc đánh Việt Nam, thì sao? (Nguyễn Văn Thiện). “… về phía lãnh đạo, đã đến lúc không thể che mắt dân, lừa bịp dân rằng TQ là bạn vàng, không ai tin nữa. Vậy thì, nói thật với các đồng chí, vứt mẹ nó mấy cái khẩu hiệu buồn nôn bạn tốt chữ vàng đi. Sau đó, hãy hùng hồn đứng lên mà tuyên bố trước toàn dân rằng: Dân tộc Việt Nam đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc! Tiếp đến, bàn kế sách kiếm tiền mà trả nợ cho bố con nhà nó hết đi. Công khai ra, nợ bao nhiêu, vay khi nào, nhân dân sẽ chung vai vào gánh vác…”
Cái khó ở chỗ, nếu công khai chuyện TQ viện trợ vũ khí cho “ta đánh Mỹ”, để đổi lấy biển đảo, lúc đó phản ứng của người dân sẽ như thế nào? Hơn nữa, “ta đánh Mỹ” là đánh đuổi bọn “tư bổn giãy chết”, để đưa đất nước tiến lên CNXH, mà mấy chục năm rồi chẳng thấy CNXH ở đâu, cũng không biết đến đời nào thì CNXH sẽ xuất hiện, trong khi mấy triệu sinh mạng người Việt nằm xuống, nếu công khai chuyện nợ nần, lại liên quan đến món nợ máu xương của hàng triệu dân Việt đã nằm xuống. Nhiều cái khó cho đảng ta lắm!
- CHUYẾN THĂM TRUNG QUỐC LẦN NÀY CỦA TƯỚNG TRẦN ĐẠI QUANG “LÀNH ÍT DỮ NHIỀU”… (Phạm Viết Đào). Chiều qua, nhờ độc giả méc một bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã, chúng tôi mới biết tin Bộ trưởng Trần Đại Quang sang TQ, rồi thấy thêm tin tiếng Việt trên trang web CRI của TQ, nhưng tìm chưa thấy báo chí VN đưa. Cho tới sớm nay cũng chưa thấy, thậm chí cả báo Công an ND, trong khi chuyến “thăm” diễn ra ít nhất phải từ 10/12.
Đáng chú ý là CRI cho biết Bộ trưởng CATQ “tiếp” ông TĐQ “đến thăm”, có nghĩa chuyến đi này hoàn toàn không phải là làm việc giữa hai bộ CA. Tác giả Phúc lộc thọ đã có những gợi ý đáng suy ngẫm về mục đích chuyến đi. Riêng mấy chi tiết về hai ông Lê Đức Anh, Phùng Quang Thanh thì nghe chừng chỉ nâng cái danh … hư ảo chống Tàu của họ mà thôi. Cái gọi là “dư luận trên mạng” mà không đối chiếu với những sử liệu đáng tin cậy phủ nhận thứ tin đó thì thành ra “góp gió” cho những tin tức bịa đặt nhằm nâng hoặc hạ uy tín một ai đó.
Thông tin ít ỏi giúp việc phỏng đoán là bức ảnh duy nhất với hai bộ mặt, kẻ như đe dọa, kẻ có vẻ lạnh lùng, do THX và CRI đưa lên, cùng ít ngôn từ ông TĐQ sử dụng như là sự tiết chế hết sức khi nói về quan hệ  hai nước, trong mối mâu thuẫn giữa việc cứ phải ngậm thứ bả độc “16 chữ vàng”, “4 tốt” hai đảng đã cùng thề nguyền, với thực tế hoàn toàn trái ngược, ngay trước và trong những ngày diễn ra chuyến đi của ông.
- CỨ NHƯ VẦY TA CÓ THỂ MẤT BIỂN ĐÔNG (Kha Trà Phương).
- Thái Hiền – Ngày tận thế (Dân Luận). “… với những gì mà chúng ta sắp đối mặt sau ngày 1/1/2013 thì có vẻ những cảnh báo của người Maya là hoàn toàn có cơ sở”. Lạ là trong nhiều bài báo mấy ngày nay đã được điểm ở đây bàn về vụ “Ngày tận thế” này, kể cả lời ông Tổng giám đốc NASA bữa qua gặp sinh viên VN, rồi trong bài viết của DL, hầu như đều cho rằng cái tin đó là “chưa có căn cứ xác đáng”, hay thiếu cơ sở khoa học, … Đến cả bác GS Chu Hảo cũng liều lên báo phán rất ẩu nữa. Xin nói là nó rất có cơ sở khoa học, và sẽ bắt đầu bàn tới vào sáng mai. Không phải cứ thấy cái gì quá ghê gớm, ta cảm thấy bất lực trước nó, lại tìm cách tránh né. Cần đối diện với nó, bằng chuẩn bị kiến thức, tinh thần cho tốt, và … một ít vật chất phòng thân trong phạm vi có thể. - Dân Việt Nam cũng lo sợ ngày tận thế?! (Petrotimes). - Xuất hiện bộ lịch ‘đếm ngược đến Ngày Tận thế’. - Giám đốc NASA: Ngày tận thế sẽ không tới (PLTP).
2<- TÔI ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NGÀY 9/12/2012 (Lê Anh Hùng). – 9/12/2012 – Ngày oanh liệt của người yêu nước Thủ đô (kỳ 1) (Nguyễn Tường Thụy).
- Bài điểm tối qua: Báo VN chỉ trích ‘tuần hành trái phép’, giờ mới xin bình: BBC không nêu ra được một điều quan trọng nói lên cái tệ hại, mắc vào một lỗi sơ đẳng trong làm báo qua bài trên báo Hà Nội mới, là người đọc chẳng biết cái đám người “tuần hành trái pháp luật” kia tuần hành để làm gì, đòi hỏi gì. Đến cả một bức ảnh để tố cáo hành vi “trái pháp luật” đó mà cũng không có nổi. Lỗi sơ đẳng đó, tự nó đã tố cáo một tờ báo, đại diện cho một bộ máy quyền lực đang thực hiện những hành động phi nghĩa, phi đạo lý, nên phải cố vụng về che đậy. Họ sợ một khi nói rõ ra người “tuần hành” để chống Trung Quốc xâm lấn, giữa lúc cả nước sục sôi này, thì hóa ra tự họ vạch mặt mình, như những kẻ cam tâm bán nước, trước độc giả.
- Audio: Người biểu tình ở Hà Nội bị bắt kể chuyện (Chuacuuthe). “Trả người rồi!” – Đào Tiến Thi: Thấy gì qua cuộc đàn áp biểu tình ngày 9 tháng 12 (Nguyễn Tường Thụy). – Vạch rõ bộ mặt của bọn tay sai bán nước và thế lực thù địch bên ngoài (Người Buôn Gió). “Những kẻ can tâm nhận đồng tiền bẩn thỉu của bọn ngoại bang, cần phải cảnh tỉnh, ước mơ muốn thay đổi thể chế chính trị tốt đẹp này để dựng lên một chính quyền tay sai, để bán rẻ tài nguyên, chủ quyền đất nước, sinh mạng dân tộc sớm hay muộn cũng bị vạch rõ trước lịch sử”.
- Ba cái mặt nạ ngụy biện lấp liếm của các “Tân Ngụy (Dân Luận). “Mặt nạ số 1: Biểu tình xuống đường là cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng gây bạo loạn lật đổ!!! Mặt nạ số 2: Chuyện chủ quyền đã có Đảng & Nhà Nước lo. Chủ trương giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình. Mặt nạ số 3: Biểu tình làm gì chỉ được cái mồm la to. Giỏi sao không đăng ký nghĩa vụ ra Trường Sa cầm súng bảo vệ Tổ quốc?
- Điểm mặt âm binh: Nữ cán bộ Thành đoàn phá rối biểu tình tại Sài Gòn (DLB). – Nói với các nhóm thanh niên tình nguyện bị công cụ hóa (Chuacuuthe).  – Cờ giật (DLB). “Nếu cờ tổ quốc bị giật thì cái tên giật cờ đích thị là thuộc phe thù địch cấp nhà nước, không phải người ‘nước lạ’ thì cũng là Việt gian…”
.
- Rất có thể thứ âm binh đó đã được vinh danh trong đám này: Tuổi trẻ, lòng tự trọng và sự tử tế (VOV).
- Phạm Lê Vương Các: Viết cho nỗi sợ hãi khi làm người (BBC). Nhà cầm quyền thì tỏ ra sợ hãi khi dân chúng ý thức được quyền con người để thoát khỏi sự kìm kẹp và cai trị của mình, nên thường sử dụng đến các phương pháp khốn cùng để hạn chế thông tin. Đây đang là nguy cơ đang đe dọa trực tiếp cho xã hội loài người vì ‘có nhiều người từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi cũng không biết mình có được những quyền gì’.”
- Những “trăn trở” của bạn Grace Bùi về Cuộc Xuống Đường Chống Trung Quốc ngày 9/12/2012 (DLB).  – BAO GIỜ TA LẠI BIỂU TÌNH? (Quỳnh Trâm).
- Chúng ta cùng nhau “chống giặc cứu Nước” (DLB).  - Lưu Trọng Văn: NHỮNG BÀI THƠ CHO NGÀY 9.12 (Huỳnh Ngọc Chênh).  - 12.12.12: CHÚC MỪNG CỤ BÀ LÊ HIỀN ĐỨC BƯỚC SANG TUỔI 82 (Tễu).
Một hội thảo về Biển Đông gạt tên nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (RFA).   - TƯ LIỆU VỀ VỤ NHÀ MINH CƯỚP VÀ ĐỐT SÁCH CỔ CỦA TA ĐƯA VỀ KIM LĂNG (Tễu).  - Sasco gửi quà đến lính đảo (TT).
Vì sao cuộc họp 4 bên giải quyết tranh chấp Biển Đông bị hoãn? (Petrotimes).
“Hoàn Cầu thời báo” lại vu cáo Việt Nam (TN). - Hoàn Cầu Thời báo lại dọa dẫm Việt Nam (BBC). Nói về bài đã điểm hôm 10-12: Vietnam underestimates China’s will to protect sovereignty  (Global Times). – “Hoàn Cầu thời báo” lại vu cáo Việt Nam (TN).
- Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình (RFI). Khái niệm phục hưng tinh thần dân tộc Trung Hoa phải được hiểu qua ý tưởng là Trung Quốc phải lấy lại vị thế mà họ đáng được có tại châu Á, rằng Trung Quốc là một cường quốc rộng lượng, sẽ giang tay bảo vệ các quốc gia còn lại trong châu Á và rằng thế giới, nhất là Hoa Kỳ phải chấp nhận ý tưởng này”.
- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ công du Philippines, Manila muốn Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự (RFI). – Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Châu A´ -TBD (RFA). GS Rommel Banlaoi: Philippines luôn ủng hộ sự có mặt của Hoa Kỳ tại khu vực nhằm ngăn chặn một thế lực nào đó có thể thống trị toàn vùng”.  - Indonesia cảnh báo nguy cơ “ăn miếng trả miếng” giữa các nước tranh chấp Biển Đông (RFI). - Philippines-Mỹ đối thoại chiến lược lần ba (PLTP).
3Thế người, lợi mình (TN). Thấy lãnh đạo Philippines liên tục lên tiếng, đến cả việc ủng hộ Nhật lập bộ quốc phòng nữa, chạnh nghĩ tới các quan xứ ta dúm dó như lũ chuột ướt trước cọp dữ … Ôi VN, có bao giờ tàn mạt như hôm nay?!- Nhật trước đòi hỏi tăng cường quân sự toàn diện (TN). - Trung Quốc biên chế tàu ngư chính lớp 5.800 đua sức với Nhật Bản (GDVN). - Hải giám Trung Quốc lại xông vào khu vực Senkaku (GDVN) … bất chấp mọi cảnh báo từ Cảnh sát biển Nhật Bản => 
- Công ước Luật biển 1982 – thành tựu của luật pháp quốc tế (TT). - 30 NĂM CÔNG ƯỚC LHQ VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982: UNCLOS là nền tảng cho an ninh (PLTP). - Liên Hiệp Quốc kêu gọi: Cam kết toàn cầu với UNCLOS (TT). - Báo cáo Việt Nam thực thi Công ước Luật Biển 1982 (Petrotimes).
- Đại dương bị đe dọa (NLĐ). - Biển Đông bên bờ vực ‘ngoại giao chiến hạm’ (TP). - Thế chết của các căn cứ Mỹ ở đông Thái Bình Dương (SGTT).
- Mỹ-Việt chưa đối thoại nhân quyền (BBC). – Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ bị đình hoãn (VOA).  – Hoãn đối thoại là dấu hiệu nguội lạnh trong quan hệ Việt – Mỹ: Meeting delay a sign of cooling US-Vietnam ties (AP).  - Vài lời than trước tình cảnh bị truy bức, cũng vẽ thêm lên một góc bức tranh đen tối: VẪN MẸ, LÀ NIỀM AN ỦI ĐỘNG VIÊN (Lê Quốc Quân).
- Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền – 10/12/2012 (SBTNDC).
- Minh Diện: ĐỂ LÂU SÂU HÓA BƯỚM! (Bùi Văn Bồng). “Không ở đâu quá trình phát hiện, thanh tra, điều tra và đưa ra xét xử một vụ tham nhũng lại lâu như ở ta. Những vụ dính đến cán bộ đảng viên càng lâu, cán bộ lãnh  đạo càng lâu hơn, cấp càng cao càng kéo dài”. Nhưng việc thi hành án tử hình ở xứ ta thì quá nhanh, có lẽ vì chẳng có ông quan tham nào bị kết án tử hình, mà chỉ có dân hoặc cán bộ cấp thấp mới bị kết án tử, nên vừa nhận án xong thì vài tháng bị mang ra pháp trường… bùm!
Khác với xứ ta, ở xứ “giẫy chết”, thời gian từ khi kết án cho tới lúc thi hành án tử hình rất dài, có những tử tù sau 20 năm kết án mới bị tử hình, đó là do nước người ta quan niệm rằng “thà tha lầm hơn giết lầm” vì khi đã giết rồi nếu phát hiện án oan, sẽ không còn cơ hội làm cho người chết sống lại. Nhưng ở xứ mình thì ngược lại, “thà giết lầm hơn bỏ sót”! Nhân quyền ở nước mình cũng khác với xứ “giãy chết” ở chỗ đó.
- Huỳnh Kim Hải: Nông dân đã và đang bị bần cùng hóa như thế nào? (BVN).  – HỌ COI NÔNG DÂN NHƯ CON RỐI ! (Bùi Văn Bồng).
- Đồng chí X với tương lai đen tối (Cầu Nhật Tân). – Còn đây là liên quan tới con gái của “đồng chí X”: Bọn cướp chuẩn bị rút chạy ? (Xuân VN/ VnEconomy). Một độc giả bình: “Theo tôi được biết là Vina Capital và Viet Capital (Bản Việt của cô Công Chúa) là 2 tổ chức khác nhau. Đề nghị BTV kiểm tra lại và điều chỉnh comments cho chính xác ...”VinaCapital nói gì về vụ bán một nửa khách sạn Metropole? (VnEconomy).
- Đại biểu HĐND TP Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm: Nếu không tín nhiệm, phải thay ngay (TP). - Quốc hội sẽ dành nửa ngày để lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt (TP). – Phiên họp thứ 13 UBTVQH: Sẽ sớm có quy chế lấy phiếu tín nhiệm (TP). - NQ TW 4: Củng cố lòng tin trong dân (PLTP). - Sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt (DV).   – Giữa năm 2013, lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao (NLĐ).  – Dành nửa ngày lấy phiếu tín nhiệm 49 lãnh đạo cấp cao (ĐV).
Miễn nhiệm chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk (PLTP).
Người tài ngán ‘chạy chợ’ công chức! (Petrotimes).
- Nghị trường chất vấn: Còn tình trạng mồi, mớm vấn đề (?) (Infonet). - Quốc hội cần một cây búa! (DV). - Có “hỏi mồi” trong phiên chất vấn Quốc hội? (DV).
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Lãnh đạo không đủ thời gian đối thoại với dân? (SGTT).
- Phát triển kinh tế: Tham nhũng hay minh bạch? (TCPT). – Vũ Quốc Tuấn: Quan chức và các chiêu ‘chạy’ câu hỏi hóc (TVN). – Cựu Bí thư Huyện ủy bị tố “ăn” 75 triệu đồng để “chạy” chân nấu bếp (Trí thức/ Dantin/ HT News).
- Ai không thích “chùm khế to” trong suốt nhiệm kỳ trèo hái? (Hữu Nguyên). “Ông Thăng cứ thử ‘vi hành’ trên hầu hết các cung đường bộ được gọi là ‘quốc lộ’ (ví như quốc lộ 14, quốc lộ 20, quốc lộ 27, …) thì biết, khỏi phải dông dài”.
- Sao Hồng: LÀM THEO LỜI BÁC ? (Quê Choa).
5<- Điểm mặt những dự án nghìn tỷ, chủ thầu không tiêu hết tiền (ĐV).
- Lợi ích nhóm tại khu cảng Cái Mép – Thị Vải (BVN).
Một mét vuông đất bằng một quả… trứng gà: Nhận quyết định cưỡng chế trước quyết định thu hồi đất (TN).
Giải quyết khiếu nại, tố cáo sai phải bồi thường (TN).
Hơn 100 người dân “bao vây” tòa án (PLTP).
- Nhật tài trợ 2,6 tỷ đô la ODA cho VN (BBC). – Việt Nam: Quốc tế hứa tài trợ 6,5 tỷ đô la, nhưng yêu cầu cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước (RFI).
- Đừng quên Chức năng của báo chí cách mạng là tuyên truyền (Lý Toét). “… những tờ báo trên là báo tư nhân, họ thu tiền để đổi lấy thông tin hữu ích cho độc giả. Còn ở ta, chức năng chính của báo chí là tuyên truyền. Hệ thống báo chí thuộc quốc doanh, do ban Văn hoá tư tưởng Trung ương thống nhất quản lý về nội dung, bộ Văn hoá thông tin quản lý về thủ tục”.
- NHÂN ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC CỦA OSIN HUY ĐỨC (I) (Anh Gau Pham). – Lịch sử VN chưa hẳn đã chết: (Some) Vietnamese History Is Definitely Not Dead Yet… (Liam Kelly).
- CMND mới: Đâu cần 12 số! (NLĐ). - Sang tên xe phải thật dễ! (PLTP).
- Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Sao vội ủng hộ ? (NLĐ). - Quảng Nam: Cử tri kiến nghị giám sát chặt thủy điện (PLTP).
- Đà Nẵng: Ngư dân khó đối ứng vốn để trang bị máy dò ngang (Infonet).
Bi hài bình xét… hộ nghèo (DV).
- Ngày mai xét xử lần 4 “Kỳ án vườn mít” (Infonet).
- Một con bạc tử vong vì súng công an bị cướp cò (NLĐ).  – Công an lại bắn chết dân tại Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang) (Cầu Nhật Tân). - Công an bắt sới bạc, một người bị bắn chết (TN). - Bắt tạm giam nguyên thiếu tá công an bị tố hiếp dâm (TN). - Tổ trưởng tín dụng bỏ trốn, dân ôm nợ (DV).
- NHỨC NHỐI NẠN “ĐÓNG HỤI CHẾT” CHO CSGT TRÊN QL 20 – BÀI 3: CSGT trả lại tiền vì… chê ít! (PLTP).
- Nhật bản thu hồi trà Ô Long Trung Quốc nhiễm hóa chất trừ sâu (RFI).
- Thanh Thúy ‘không về nước hát sinh kế’ (BBC).  – Ý Lan ‘chưa hề bị kiểm duyệt ở VN’ (BBC). – Nhạc sĩ Tôn Thất Lập: “Vì sao hát cho đồng bào tôi nghe?” – Phỏng vấn nhạc sĩ Tôn Thất Lập: Khác biệt nhạc chiến tranh hai miền (BBC). Chuyện này rất đáng bàn, xin để sớm mai. Chỉ mới nghe có độc giả bữa qua than về những lời kể lể của ông nhạc sĩ này …
- Huỳnh Văn Úc: Trên các bờ sông Mê Kông (Nguyễn Tường Thụy).
- Thêm 2 người Tây Tạng tự thiêu tại Trung Quốc (RFI).  - Chính phủ lưu vong Tây Tạng đả kích Trung Quốc (VOA). – Trung Quốc bỏ tù nhiều nhà báo đứng thứ ba trên thế giới (VOA).  – Andreas Lorenz: “Thật sự lo lắng” (Phan Ba).  - Trung Quốc đẩy mạnh chống tham nhũng (TN).
6- Miến Điện: Một tạp chí của đối lập lưu vong được lưu hành trong nước (RFI).Miến Điện tiếp tục qua mặt VN.
- Hoa Kỳ phản đối Cuba bắt giam gần trăm nhà hoạt động nhân quyền (RFI). Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland =>
- Bắc Triều Tiên vẫn chạy đua vũ trang bất chấp áp lực quốc tế (RFI). – Bắc Triều Tiên tháo dỡ hỏa tiễn tầm xa, hoãn vụ phóng (VOA).  – Bắc Triều Tiên tháo một bộ phận tên lửa tầm xa chuẩn bị phóng thử (RFI).  - Triều Tiên “tháo tên lửa khỏi bệ phóng” (TN). - Mới: Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa (TTXVN). - Tên lửa Triều Tiên bay qua Okinawa của Nhật Bản.
- Vào web ở Bắc Hàn là sự ‘liều mạng (BBC). “Nhưng khi người Triều Tiên phải liều cả mạng sống của mình để kết nối với thế giới bên ngoài, đây có thể được đánh dấu là thời khắc lịch sử bi kịch của một quốc gia”. – Từ những ghi chép cất giữ về Bắc Triều Tiên (Nguyễn Vĩnh).   - Một công dân Mỹ bị chính quyền Triều Tiên bắt giữ (TTXVN).
- NĂM LA MÃ, MỘT LÊ NIN (FB Việt Thắng/ Cu Làng Cát). – Nga bố ráp nhà của 3 nhà hoạt động đối lập (VOA).
Medvedev gây sóng gió vì đoạn video hậu trường (DV).
KINH TẾ
- Chết đến đít rồi còn 3 kịch bản tăng trưởng Việt Nam năm 2013 mà làm gì! (DT).
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp còn thiếu liên kết và hay nghi kỵ nhau (TN).  - Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TN). - Cảng thu thêm phí, doanh nghiệp kêu trời (TN). - Doanh nghiệp nhỏ ngày càng còi cọc (SGTT).
“Môi trường kinh doanh Việt Nam kém hơn nhiều nước lân cận” (DT).
- Chúng nó (cùng lũ quan tham cố tình làm lơ) móc túi, bóc lột dân ta tới tận xương tủy hơn 20 năm rồi, giờ chết tới nơi rồi, mới  Sẽ thanh tra DN nghi chuyển giá (PLTP). - Tập trung kiểm soát doanh nghiệp chuyển giá (TT).
7- Đề xuất mô hình mới về quản lý doanh nghiệp nhà nước (VnEconomy). - Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất đã hồi sinh (Petrotimes).
<- Chuyện lạ DN ‘còi’ trả cổ tức khủng (Vef).
Năm giải pháp “phá băng” bất động sản (VnEco). - Đề xuất “sốc”, nhà nước bù lãi suất mua nhà cho dân (VEF).
Đại gia ngành sợi báo lỗ hơn 2.100 tỷ đồng (TP).
Ngành thép sẽ chỉ đạt 95% kế hoạch cả năm (Petrotimes). Dóc tổ! Ế chỏng chơ không bán được, bị thép TQ lấn hoàn toàn mới là vấn đề.
Giám đốc điều hành Nhóm Mua xin từ chức (TN). - Nhóm Mua lại không có giám đốc điều hành (TT).
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 16: Trồng hoa giống lạ (TN).
Trà Blao sẽ là đặc sản Việt Nam (DV).
- Petrosetco đạt được 256 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế (PetroTimes).
- Thị trường ôtô tháng 11: Cú bứt tốc muộn mằn (VnEconomy).
- Thí điểm tiêu thụ nông sản: Nông dân được nhiều lợi ích (Tin tức).
- “Vua tôm” Sáu Ngoãn kêu cứu (DV).
- Doanh nhân Lê Văn Kháng: Người “đãi” nước biển thành vàng (Tin tức).
Hơn 40 tỷ USD sẽ đổ vào TTCK châu Á trong năm 2013 (Vietstock).
- Những dự báo “sai bét” về kinh tế thế giới năm 2012 (VnEconomy).
Đánh thuế nhà giàu để cứu nước Mỹ (DV).
Nhật bản thu hồi trà Ô Long Trung Quốc nhiễm chất độc (Petrotimes).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 230. CAO XUÂN DỤC VỚI CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XX (VSK).
Tư gia Thượng thư thành bảo tàng đồ sứ ký kiểu (TN).
Người Ý làm luận án về cồng chiêng (TT).
Đề nghị lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt khu vực Ba Son (SGGP).
- TRÁI TIM CỦA DỊCH GIẢ – NHÀ THƠ – HỌA SĨ – NHÀ QUỐC TẾ NGỮ ĐÀO ANH KHA VỪA NGỪNG ĐẬP (VC+).
- NHÀ THƠ TRẦN TRƯƠNG – TẠP CHÍ THƠ VIỆT NAM: ÔNG NGUYỄN HOÀNG ĐỨC LẢM NHẢM GÌ ĐẤY? (VC+).  – Nguyễn Hoàng Đức: Trần Trương – thứ cá ươn mắm thối của mậu dịch đòi trụ lại thành đặc sản (Nguyễn Tường Thụy).
- Tiết lộ gây sốc về phim “Cát nóng” GIÁM ĐỐC HÃNG PHIM ÉP NHÀ BIÊN KỊCH CHO LÊ HOÀNG MƯỢN TÊN (BCTH VN).
- Phạm Xuân Hoàng: HẰNG SỐ TÍNH CÁCH NGƯỜI XỨ NGHỆ TRONG BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC HỘI NHẬP (Nguyễn Trọng Tạo).
- YÊU THỜI “ĐỒ ĐỂU” (KỲ 18) (Nhật Tuấn).
- Chân dung Cát 16: Tinh thần ẩn cư (Inrasara).
- Vết thương và giọng nói (PBVH).
- Vũ Công Hoan: Tứ thư cuốn sách gây xôn xao nước Pháp (PBVH).
- Nhạc Việt xa và nhớ (BBC).
Sống được, nhưng… (TN).
8Hài tết nhiều chiêu trò (DV). =>
Trang phục truyền thống: Không thể thiết kế tùy hứng! (Petrotimes).
- Người phụ nữ đa tài giúp ẩm thực Việt nở rộ giữa lòng London (VOA).
- Bí ẩn bức tượng đứng lên ngồi xuống (ĐV).
- Một lần được gặp người chết 4.000 năm (ĐV).
- Thực hư bộ xương 200 năm vẫn rỉ máu ở Nam Định (ĐV).
- Huyền bí hang Con Moong chốn rừng thiêng (DV).
- Nguyễn Việt Phương: Nhận diện chủ nghĩa nữ quyền Pháp qua một số đại diện tiêu biểu của nó (PBVH).
Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Làm lại từ đầu (PLTP).
- An Giang xin đăng cai Đại hội TDTT năm 2018: Kinh phí cao hơn cả Asiad (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Mô hình giáo dục sau năm 2015 sẽ nhiều khác biệt (GDVN).
Nhiều sai phạm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (TTXVN).
- Các tiêu chuẩn của trường trung học để đạt chuẩn quốc gia (GD&TĐ). - Cử nhân học nghiệp vụ sư phạm làm giáo viên THPT (PLTP). - Dạy ngoại ngữ ở trường phổ thông: Khó từ chất lượng giáo viên (LĐ). - Vô vọng đường đến bục giảng – Bài cuối: Thất nghiệp làm… phó chủ tịch xã cho đỡ phí (DV). - Tốt nghiệp ĐH muốn trở thành giáo viên THPT: Phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (SGGP).
Cấp THPT sẽ chỉ học 7 môn? (TP).
Dạy học tích hợp và phân hóa: Giải pháp giảm áp lực, tăng chất lượng (SGGP).
Trường chuẩn quốc gia: Không quá 45 học sinh/lớp (SGGP).
9<- Bữa trưa chống bỏ học (VNN). “Bữa trưa – không bỏ học” nghe nhẹ nhàng hơn là “chống”. Khiếp sợ cái đất nước quá nhiều thứ phải “chống” này rồi!
Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng Trường CĐ nghề Đồng Khởi (PLTP).
- Trồng người (DLB).  – Nhật Bản: mặt trời mọc từ những trang sách (Alan Phan).
- Tổng quan hệ thống giáo dục ở Đức (Du học Đức).
- Việt Nam và Ireland hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực Giáo dục Đại học   –   Bộ trưởng Giáo dục Ireland nói về kinh nghiệm du học với học sinh VN   –   Học sinh Việt Nam náo nức tìm cơ hội du học Ireland (GDVN).
- Chất lượng đa số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ kém, lỗi tại ai? (GDVN).
- ĐH Kinh tế Quốc dân lạm thu hơn 51 tỷ (VNN).  – Nhiều sai phạm của Đại học Kinh tế Quốc dân được Thanh tra Bộ GD&ĐT làm rõ (GD&TĐ). - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội thu sai hơn 51 tỉ đồng (TN). - Bộ Giáo dục công bố nhiều sai phạm tại ĐH Kinh tế Quốc dân (GDVN). - Cấp nhầm gần nửa tỷ đồng tiền miễn giảm học phí (DV).
- Xem học sinh lớp 5 tự “tạo” máy ghi âm (VnMedia).
- Vô vọng đường đến bục giảng: Khánh kiệt vì thầy (DV).
- Luyện chữ đẹp, nhiều trẻ nhập viện (GDVN).
- ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI THẤT BẠI (Tâm Sáng).
- Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (GD&TĐ).
- Sở Giáo dục “chê” SV sư phạm giỏi? (Khám phá).
- Những lỗi phổ biến trong trình bày bằng Powerpoint (Nguyễn Văn Tuấn).
- Giám đốc NASA đến Việt Nam xóa tan tin “tận thế” (DV). Ông đến VN chỉ để xóa tin “tận thế”? – Sinh viên Việt Nam được tham gia vào chương trình của NASA (ĐV). – Giám đốc NASA: Mong có học sinh Trường THPT Hà Nội-Amsterdam trong tổ bay đến Sao Hỏa (QĐND). – Tổng giám đốc NASA: Đừng sợ thất bại! (NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hoàng Cẩm Thạch: NGHỆ AN – NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH (Nguyễn Trọng Tạo).
Thừa chỉ tiêu nhưng thiếu biện pháp! (SGTT). - Bỏ ngay việc bác sĩ hắt hủi bệnh nhân BHYT (TN). - Tăng cường an ninh tại các bệnh viện (TN). - Đưa bác sĩ trẻ đến công tác ở huyện nghèo (TT). - Bác sĩ dùng miệng cứu người được thưởng… 1 triệu đồng (VNN). - Quy hoạch phát triển ngành y tế TPHCM: Đừng để bất cập chồng bất cập (SGGP).
- Cướp giật SG: Run sợ, lãnh cảm hay chiến đấu? (TVN). - Mẹ 81 tuổi bị con gái đánh gãy tay (TN). - Tổ ấm hạnh phúc của “nữ nô lệ quán phở” ngày nào (DV).
- Nỗi lòng người cứu hàng trăm nô lệ tình dục (VNN).
8 triệu gà thải Trung Quốc vào Việt Nam (DV). - Bánh mỳ nhiễm khuẩn, 70 người nhập viện (ĐV).
Thái Bình: Làng tỷ phú… kêu cứu (DV). =>
- Thả nổi người nghiện (NLĐ).
10- Bài ca vé tàu tết (Nguyễn Thông). - Vào mạng vé tàu đã dễ hơn (TN).
Trầm trọng nạn săn lùng chè cổ (LĐ). - Rừng nghiến Ba Bể lại bị đốn chặt (DV).
- Việt Nam, Nam Phi ký cam kết chống buôn bán sừng tê giác (VOA).  – Nam Phi, Việt Nam phối hợp ngăn chặn nạn săn trộm tê giác (VOA).
- Động vật hoang dã vùng Bắc cực (BBC).
- Thụy Sĩ cũng có thể bị sóng thần (RFI).
QUỐC TẾ
- Quốc tế quan ngại về bản dự thảo hiến pháp Ai Cập (VOA). – Các phần tử vũ trang nổ súng vào người biểu tình Ai Cập (VOA). – Nhiều cuộc biểu tình gây rúng động Ai Cập (VOA). - Ai Cập cho phép quân đội bắt người (DV).
- Libăng muốn khống chế sự lan tỏa của cuộc nội chiến Syria (VOA). – Các nước ủng hộ phe đối lập Syria họp ở Maroc (VOA). - Nguy cơ mới trong cuộc khủng hoảng tại Syria (VOV).
- Ông Netanyahu: Thế giới áp dụng tiêu chuẩn kép đối với Israel (VOA). - Israel triển khai chiến dịch tuyên truyền hạ uy tín lãnh đạo Palestine (GDVN). - Israel đứng sau vụ rò thông tin về chương trình hạt nhân Iran của IAEA (GDVN).
- HSBC phải trả gần 2 tỷ đôla cho Mỹ (BBC). – Ngân hàng HSBC chịu phạt gần 2 tỷ đô la để dàn xếp vụ kiện rửa tiền tại Mỹ (RFI). – Ngân hàng HSBC đồng ý trả 1,9 tỷ đôla cho vụ kiện rửa tiền (VOA). – Mỹ được lợi lớn trong kế hoạch cứu nguy AIG (VOA).
11- Binh lính Mỹ được trang bị quần áo tàng hình (ĐV). - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Kuwait (VOA). - Mỹ “vẫn hơn Trung Quốc vào năm 2030” (TN). - Báo Mỹ: “Trung Quốc là nơi khó hoạt động gián điệp nhưng vẫn có kẽ hở” (GDVN).
<- Tổng thống Brazil công du Pháp, Paris hy vọng bán được chiến đấu cơ Rafale (RFI).
- Bất đồng ngân sách giữa Dân Chủ và Cộng Hòa có thể đưa Mỹ vào suy thoái (RFI).
- Thủ Tướng Mali Modibo Diarra từ chức (VOA).
- Tình trạng phụ nữ Afghanistan khá hơn, nhưng còn sự ngược đãi (VOA).
- 2012: Năm ‘xui’ với nhiều chính khách (VNN).
- 3 phương án của Venezuela nếu Hugo Chavez ‘không qua khỏi’ (Infonet). Hugo Chavez: “Tôi không sợ chết nhưng tôi cần phải sống để hoàn thành việc đưa Venezuela trở thành một nước xã hội chủ nghĩa“.
Ecuador có thể cho ông al-Assad tị nạn (TN).
- Cựu Tổng thống Nam Phi Mandela bị nhiễm trùng phổi (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 11/12/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 11/12/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 11/12/2012; + Hàng trăm nông dân mắc bẫy “đa cấp”; + Thời sự 12h – 11/12/2012; + Tài chính tiêu dùng – 11/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 11/12/2012; + Thời sự 19h – 11/12/2012.

230. CAO XUÂN DỤC VỚI CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XX

TẠP CHÍ XƯA & NAY
 Số 416, tháng 11/2012

CAO XUÂN DỤC VỚI CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XX

Chương Thâu
Từ sau khi Cao Xuân Dục qua đời đã có nhiều học giả, nhà báo, nhà văn, nhà giáo viết nhiều công trình, nhiều luận văn nghiên cứu giới thiệu thân thế, sự nghiệp của ông rất phong phú và đa dạng. Có thể trích mấy câu sau đây của Ch. Patris, một học giả người Pháp để khái quát kết luận nhận định đánh giá về vị quan đại thần này: “Ông là một nhà nho sắc sảo và cũng là một nhà yêu nước cao trọng đối với đất nước ông…, nhất là đối với những kẻ hẩm hiu (tức là dân chúng), chẳng khác gì như cha đối với con”(1).

Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đã có sự chuyển biến quan trọng. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình phong kiến nhà Nguyễn bất lực, khuất phục ngoại bang rồi trở thành tay sai cho chính quyền thuộc địa – bảo hộ của Pháp. Giai cấp phong kiến suy bại theo triều đình, nhưng trong đó vẫn có một số người được gọi là sĩ phu yêu nước vẫn dũng cảm đứng lên phất cờ tập họp dân chúng chống Pháp xâm lược, còn một số lớn, theo lẽ sống “tùy thời”, nghĩ rằng “đại sự khứ hĩ” (sự nghiệp lớn đã qua rồi không có cơ cứu vãn nữa) trong đó có Cao Xuân Dục, đành nép mình ở chốn triều trung, buộc lòng cộng tác với chính quyền “bảo hộ Pháp” và Nam triều tuy về tâm tư nguyện vọng vẫn còn “nhất điểm linh đài” (một điểm thiêng liêng ở trong mình) hướng về dân tộc, về Tổ quốc và tỏ ý đồng tình, có thiện cảm sâu sắc với số sĩ phu chủ chiến và trực diện chống Pháp như thái độ ứng xử của Cao Xuân Dục mà sự thực lịch sử đã ghi nhận.
Trước hết, ngay sau khi xuất chính (1877), Cao Xuân Dục dường như đã tự ý thức và tự đặt cho mình nghĩa vụ “ở ẩn giữa triều đường để ngợi ca và che chở cho những người yêu nước chống Pháp” như một số nhà nghiên cứu về ông đã nhận xétl2).
Với các sĩ phu yêu nước chống Pháp ở thời kỳ đầu “Nam kỳ kháng Pháp” như khi đề cập đến các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực,… Cao Xuân Dục ở trong các sách trứ tác, biên soạn lịch sử (do ông làm Tổng tài Quốc sử quán) đã dành cho các vị anh hùng liệt sĩ chống Pháp này những trang viết trân trọng. Chẳng hạn về Thủ khoa Huân tức Nguyễn Hữu Huân, ông này đã được Cao Xuân Dục lưu danh sử sách bằng những câu chữ ngắn gọn và rất gây ấn tượng: “Nguyễn Hữu Huân [...]. Mộ nghĩa dũng, sung Phó Quản đạo. Lại mộ nghĩa, rất có tiếng tăm, bị bắt đày đi Đại Hải 7 năm. Được tha về lại mộ nghĩa, đắp lũy kháng cự, lại bị bắt, tử tiết”(3).
Về danh nhân Đỗ Quang, một trí thức Bắc Hà “Nam tiến” đầu tiên cùng vói Trương Định đánh Pháp từ những năm 1859-1865, một “nhà chí sĩ yêu nước trọng dân” mà mới đây, Hội Sử học Việt Nam đã long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 205 năm ngày sinh” cũng từng được Cao Xuân Dục biên khảo tiểu sử khá đầy đủ và đề cao thân thế sự nghiệp của một vị danh sĩ này ở trong một trứ tác nổi tiếng của mình là bộ sách Đại Nam chính biên liệt truyện. Ở đây có điểm đặc biệt là tác giả bộ sách đã đưa vào tiểu sử của Đỗ Quang một đoạn văn trích từ tờ Sớ không chịu nhận chức Tuần phủ Nam Định như sau: “…Ngày tôi ra về, kẻ sĩ và nhân dân đón nhận đường mà nói rằng: Từ nay cha bỏ con, quan bỏ dân rồi, quan về lại làm quan, dân thì không được làm dân của triều đình nữa”. Tiếng khóc đầy nghẽn đường, tôi cũng phải gạt nước mắt mà đi… Nay tôi được gọi về, còn những nghĩa sĩ nghĩa dân không được vì triều đình mà góp của góp sức nữa, không biết đặt mình vào đâu. Như thế là tôi, trên đã phụ triều đình, dưới phụ trăm họ, rõ ràng không có thể chối cãi. Nếu lại nhậm chức ở địa phương Nam Định, thì đối với nhân dân Gia Định biết nói sao đây? Đối với thiên hạ biết nói thế nào? Tôi có chút lòng người biết xấu hổ, nên cúi xin tha cho về vườn ruộng để cho hả cái nỗi phẫn oán của nhân dân và để còn giữ được cái tiết liêm sỉ của thần hạ”.
Một đoạn văn thật hay, thật trong sáng, là tiếng nói chân thật thốt lên tự đáy lòng, đáng được chọn đưa vào sách giáo khoa văn học để cho học sinh, sinh viên, thanh niên học tập đạo đức, tư cách, tư tưởng tiến bộ của bậc sĩ phu tiền bối đáng kính.
Với các sĩ phu yêu nước sống cùng thời với Cao Xuân Dục từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX.
Nói về tâm tính của Cao Xuân Dục, là người quý tài trọng nghĩa đối với mọi người, nhất là đối với những sĩ phu yêu nước, thì đối với trường hợp Đặng Xuân Bảng (1828-1910), quê ở Nam Định, cũng rất đáng được ghi nhận. Ông Đặng là người có tài, học cao, hiểu rộng nên được vua Tự Đức giao cho chức Giám sát Ngự sử là chức quan có nhiệm vụ can ngăn vua quan trong triều. Đặng Xuân Bảng đã từng can vua không nên cử Phan Thanh Giản đem vàng bạc châu báu sang Pháp chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ đã bị chiếm, vì làm như thế sẽ không có kết quả gì. Trước âm mưu Pháp toan xâm chiếm nước ta, họ Đặng tâu xin nhà vua chú ý củng cố lực lượng bản quốc, mở rộng giao lưu với các nước ngoài, phát triển công thương nghiệp, kêu gọi nước ngoài đầu tư vào nước ta làm cho kinh tế phát đạt, góp phần làm cho nước mạnh dân giàu… nhưng triều đình Tự Đức đã không nghe theo kế hoạch của Đặng… Đặng Xuân Bảng cũng là một nhà nho thực học, biên khảo nhiều tác phẩm về sử – văn – khảo cổ học có giá trị. Sau khi Đặng Xuân Bảng viết xong bộ sách Việt sử cương mục tiết yếu thì Cao Xuân Dục đem biếu 20 lạng vàng để cụ Đặng thuê in ấn, lưu lại cho đời sau một công trình biên khảo khoa học có giá trị. Rõ là Cao Xuân Dục là một vị quan nhân hậu có tấm lòng công minh và con mắt nhìn thấu tài đức trí tuệ của bạn “đồng liêu” mà không mảy may đố kỵ thiên kiến, thật đáng kính phục”(4).
Cũng như vậy, Cao Xuân Dục còn có sự mến phục những văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp khác như đối với người bạn thông gia người cùng quê Diễn Châu là Nguyễn Xuân Ôn (1830-1889). Ông có cách nhìn nhận sắc sảo và có cách ứng xử khôn khéo giúp cho bạn thoát vòng nguy hiểm trước cạm bẫy của nhà đương cục chính quyền thuộc địa. Nguyễn Xuân Ôn, một nhà nho cương trực khảng khái, giàu lòng yêu nước thương dân. Khi làm quan ở trong triều, Nguyễn Xuân Ôn tỏ ý phản đối chủ trương “hòa với Pháp” và bị nhà vua phê vào tờ sớ điều trần về kế sách đánh giặc cứu nước của ông là “Kiến sự phát sinh” (thấy việc nói tràn!) và cách chức, bắt ông trở về quê… đã được Cao Xuân Dục đề nghị nhà vua châm chước tội để được nhẹ bớt.
1
Sau khi trở về quê, Nguyễn Xuân Ôn tập hợp lực lượng nhân dân, xướng nghĩa Cần vương chống Pháp, xây dựng căn cứ tại xứ Đồng Thông, Yên Thành Bắc Nghệ An tiến hành chống Pháp rất rầm rộ. Bây giờ Cao Xuân Dục đang làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đã tỏ đồng tình với Nguyễn Xuân Ôn, có làm bài thơ xưng tụng như sau:
Tùng đáo long đông độc mãi hàn,
Cầu chi thần tử hiếu trung gian.
Lý tuy thất nhị hoàn song thị,
Sự tại thiên nan huống vạn nan.
Mộ đáo Lương giang phong túc túc,
Cai tân Vãn thạch đán nan nan.
Mạc tương thành bại anh hùng luận,
Nhất lộ công danh đáo đệ hoàn.
Dịch thơ:
Đứng vững vào đông chỉ có thông,
Tìm nhà con hiếu chọn tôi trung.
Lẽ thường có một mà hai đấy,
Việc khó nghìn đương huống vạn đường.
Giận dữ Lương giang gió giật giật,
Tiếc thương Vãn thạch sớm mung lung.
Anh hùng đâu ch nơi thành bại?
Thế ấy công danh củng một đường!
(Nguyễn Thế Nữu va Đặng Quang Lịch dịch)(5).
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Nguyễn Xuân Ôn không thành công. Ông bị bắt đem về giam ở Diễn Châu, ở Vinh và sau bị đem về Huế giam lòng khiến cho Nguyễn Xuân Ôn suy yếu dần mà chết. Cao Xuân Dục có làm câu đối điếu, trong đó có một vế: “Công tri, công phi. sự đại bách niên phương định luận”. Đó là một cách ca ngợi có ấn ỷ (gợi mở) mà rõ ràng, để cho nhiều người và cả chúng ta cũng như hậu thế phải suy nghĩ và xác nhận công trạng của vị sĩ phu liệt sĩ này.
Với Nguyễn Sinh Sắc (1863- 1929). tức Nguyễn Sinh Huy là một trường hợp khá đặc biệt biểu thị mối ân tình, nhân nghĩa của vị đại thần Cao Xuân Dục đối với gia đình cụ Phó bảng Sắc. Vào những năm từ thập niên cuối cùng của thẽ ký XIX. khi Nguvễn Sinh Sắc đậu cử nhân (1894) rồi, mà không chịu ra làm quan, gia đình vẫn sống ở quê Nam Đàn nghèo khó. Nhưng khi vào Huế, ông vẫn sống cảnh bần hàn với người vợ là bà Hoàng Thị Loan và hai người con la Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vẫn cơm cháo nuôi nhau ăn học. Dự kỳ thi Hội khoa Ất Vị (1895), Nguyễn Sinh Sắc không đậu. Bấy giờ Cao Xuân Dục làm quan tại đây đã giúp cho vào học trong Quốc Tử giám. Nguyễn Sink Sắc dự kỳ thi Hội lần thứ hai khóa Mậu Tuất (1898) vẫn không được trúng bảng vàng, ông lại được Cao Xoân Dục cưu mang giúp đỡ nhiều tiền gạo để gia đình Nguyễn Sinh Sắc sống qua ngày. Rồi đến khoa thi năm Đinh Sửu (1901), Cao Xuân Dục làm Chánh chủ khảo, nhưng chấm thi xong, cụ rất ngạc nhiên và thương tài đức, trí tuệ của Nguyễn Sinh Sắc đi thi trong hoàn cảnh éo le vì bà Hoàng Thị Loan vừa mới qua đời, ông đi thi mong đỗ đạt là để yên lòng người vợ dưới suối vàng và để có thể làm được một cái gì đó cho đất nước, vì theo thông tục cho rằng “chỉ những người đỗ đạt có danh vọng nói ra được gì thi đồng bào mới nghe”. Biết vậy nên cụ Cao đã khéo léo để nghị Hội đồng Giám khảo, Bộ Lễ  vua Thành Thái xét lại kết quả và nhất trí lấy đỗ thêm 3 vị Phó bảng. Khoa thi này lúc đầu chỉ lấy đỗ Tiến sĩ 9 vị và 10 vị Phó bảng, nay xét thêm 3 vị Phó bảng nữa: Nguyễn Sinh Sắc (thứ 11), Nguyễn Duy Thiện (12) và Phan Châu Trinh thứ 13 là người cuối cùng của danh sách Phó bảng.
Phó bảng Nguyễn Sinh sắc “vinh quy bái tổ” rồi nhưng vẫn không muốn ra làm quan, nhưng rồi do thời thế đưa đẩy, để được yên thân và để cho hai người con của mình là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành đạt được ước mơ là được học chữ Tây, học cái văn minh khoa học phương Tây, Cao Xuân Dục đã sắp xếp cho cụ Phó bảng Sắc vào nhận chức Thừa biện bộ Lễ. Hai người con trai của cụ vào năm 1908 nhân có “phong trào chống thuế” nổ ra ở miền Trung và lan ra đến các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, cả hai cậu đã tham gia phong trào và bị đuổi học. Cụ Phó bảng sắc vì có con là can phạm trong vụ chống thuế nên bị kỷ luật khiển trách nặng nề, nhưng lại được Cao Xuân Dục tìm cách gỡ tội cho. Rồi Nguyễn Sinh sắc được chuyển bổ vào làm Tri huyện Bình Khê, nơi “đất dữ” Bình Định. Tại đây, quan Tri huyện lại có lần “sơ ý” để một số chính trị phạm trốn thoát, do đó bị bãi chức kèm theo án “phạt tiền 10 nén bạc và bị đánh đòn 100 trượng đuổi về Nghệ An”. Cao Xuân Dục đứng ra xin cho ông Phó bảng khỏi bị phạt đòn và được phép cư trú tự do ngoài kinh thành Huế. Cụ Cao còn cho người ra Nghệ An đón cậu Nguyễn Sinh Khiêm (tức Nguyễn Tất Đạt) vào Huế tìm công ăn việc làm để giúp đỡ ông Phó bảng. Còn Nguyễn Tất Thành lúc đó trên đường vào Nam. Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái Bác Hồ) thì trong những năm cuối thập kỷ 10 và thập kỷ 20 của thế kỷ XX, sau khi bà được kết nạp vào “Hội kín” (tổ chức cách mạng do các sĩ phu yêu nước lập), bà được phân công làm “giao liên” đi quyên góp tiền để ủng hộ các tổ chức Duy Tân hội, Quang Phục hội của Kỳ Ngoại hầu Cường Để và Phan Bội Châu. Bà vào Kinh thường nhận được sự ủng hộ bằng tiền của hai vị quan đại thần Hồ Đắc Trung và Cao Xuân Dục(6).
Kính phục lòng nhân hậu và tầm nhìn thấu suốt cõi đời của cụ Cao khi chúng ta còn thấy cụ chọn ngưòi con rể đầu của mình là Đặng Văn Thụy (1858-1936), một người học trò nghèo khó để gả cô con gái đầu lòng là Cao Thị Bích cho vì cụ cũng xét thấy đây là một trang nam nhi tài giỏi có chí lớn, sau này Đặng Văn Thụy thi đỗ Hoàng giáp ở khoa thi Hội năm Giáp Thìn (1904) và làm quan đến chức Tế tửu Quốc Tử giám, là “cộng sự” của cụ Cao biên soạn mấy cuốn sử rất có giá trị. Cụ Đặng là bạn đồng khoa với cụ Huỳnh Thúc Kháng, được cụ Huỳnh tôn xưng là người anh lớn tuổi, thường đến thăm hỏi, cùng nhau trò chuyện và cụ Huỳnh có thơ đề tặng, trong đó có một bài nói rõ tấm lòng cố kết tình đồng chí của nhà chí sĩ này với cụ Tế Đặng, tạm dịch như sau:
“Mang chim trĩ hiến nhà Chu nhưng đường không thông,
Nhìn thấy con Lân ở cánh đồng nước Lỗ thì biết rõ Đạo(7).
Trải qua cảnh phong trần nay còn lại mình tôi,
Duyên văn tự kiếp trước nay tôi gặp lại, đó là Ông.
Cũng như Lục Kinh còn lại sau khi bị lửa nhà Tần đốt,
Thương thay câu chuyện nước Sở đọc nghẹn ngào.
Vui chơi với nhau, nắm tay nhau không có gì tặng,
Cười chỉ ánh mặt trời chiếu ở cây Phù Tang(8).
Riêng đối với nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh (1872- 1926) thì Cao Xuân Dục lại có mối thiện cảm đặc biệt. Hồi đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh là thủ lĩnh của phong trào Duy tân, xướng xuất chủ trương cứu nước theo đường lối cải cách ôn hòa, bất bạo động. Đến khi phong trào “xin sưu chống thuế” nổ ra ở miền Trung, thực dân Pháp đàn áp dã man và quy tội cho Phan Châu Trinh là người chịu trách nhiệm tinh thần về vụ bạo loạn và chúng tìm cách sát hại vị thủ lĩnh đáng sợ này. Chính quyền thực dân đã hạ lệnh cho Nam triều phải bắt vả xử tử hình Phan Châu Trinh ngay lập tức để trừ hậu họa cho nền “bảo hộ” của chúng. Phan Châu Trinh bị bắt đưa về Huế. Tòa Khâm sứ Pháp buộc Tòa án Nam triều xử “trảm quyết” theo điều Luật 224. Cụ Cao Xuân Dục bấy giờ là Thượng thư bộ Học sung phụ chính đại thân hàm Thái tử Thiếu bảo đã trực tiếp vào cuộc xét xử vả cương quyết chống lại lệnh của Khâm sứ Lévecque và dõng dạc tuyên bố: “Không thể trảm quyết vì điều Luật 224 không nêu phải trảm quyết ngay”. Cụ Cao đã tỏ thái độ dũng cảm chống án “tử hình” ngay cho Phan Châu Trinh, nhờ vậy mà cụ Phan thoát án tử hình và đổi thành án “đày ra Côn Đảo”, để sau đó mới được Hội Nhân quyền Pháp can thiệp để được trở về rồi sang Pháp tiếp tục hoạt động phong trào yêu nước trong nhiều năm nữa.
Như vậy là với nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh đã được cụ Cao Xuân Dục hai lần cứu giúp. Lần đầu là “cứu danh” (lấy đỗ Phó bảng năm 1901) và lần thứ hai là “cứu mạng” (tránh cho cái án trảm qùyết) để tiếp tục sứ mạng yêu nước – cách mạng và cụ đã trở thành nhân vật huyền thoại của lịch sử.
Còn như đối với Phan Bội Châu (1867-1940) thì Cao Xuân Dục cũng là người góp phần quan trọng cho việc “tạo danh, tạo thế, tạo lực” một cách đặc biệt và đã hết lòng che chở. Như chính Phan Bội Châu tự thừa nhận rằng, nhờ có được cái học vị đỗ Giải nguyên năm Canh Tý (1900) làm cái “mặt nạ để che mắt đời…, để hoạt động cách mạng…”(9) thì không thể không nhớ đến việc được xóa cái án “hoài hiệp văn tự”, “chung thân bất đắc ứng thí” ở kỳ thi Hương năm 1897. Bấy giờ Phan phải vào Huế tìm cách liên kết đồng chí tiến hành hoạt động cứu nước. Gặp lúc ở trường Quốc Tử giám có quan Tế tửu Khiếu Năng Tĩnh ra đề bài phú (Bái thạch vi huynh (Lạy đá làm anh). Phan đã làm được một bài đặc biệt xuất sắc rồi được các vị quan tại Kinh như Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Nguyên cẩn và Cao Xuân Dục biết đến tài năng và chí khí của Phan, nên đã cùng nhau vận động được nhà vua yêu nước là Thành Thái ban Dụ xóa án cho Phan Bội Châu, Phan kịp trở về trường Nghệ dự thi và chiếm được học vị Giải nguyên. Phan bắt đầu có danh cao để tập hợp lực lượng các chí sĩ nhân nhân vào hàng ngũ “chống Pháp” được thuận lợi. Đó là ân huệ thứ nhất mà Phan không thể nào quên được. Tiếp đến, Phan lại vào Huế mạo danh là “tọa Giám” (học ở Quốc Tử giám) nhưng thực chất là để tìm người “liên kết đồng chí” hoạt động cứu nước. Phan hay bỏ trường lớp trốn vào Nam mở rộng mạng lưới hoạt động, chuẩn bị lập ra hội Duy Tân. Việc làm này không qua mắt được bọn mật thám bám sát theo dõi của chính quyền Bảo hộ Pháp, cho nên mỗi lần Phan vắng mặt tại Huế là lại bị Tòa Khâm sứ bắt phải trình diện và chịu sự hạch tội, tình thế thật gay go nguy hiểm. Và mỗi lần gặp sự bất trắc Phan lại được cụ Thượng Cao Xuân Dục can thiệp và tháo gỡ cho Phan khỏi bị rơi vào vòng tù tội lao lý. Phải chăng vì cái ơn cứu nguy ấy mà Phan Bội Châu, trong một bức thư dâng Long Cương Cao Đại nhân, đã có lời trân trọng: “Cho nên ngóng dưới chiều gió mà nghĩ đến ơn trạch, xem ánh mặt trời mùa đông mà tranh nhau chạy tới, thực là lòng thành bắt buộc, không phải dám làm ra bộ giả dối đâu”(10). Bức thư vừa ngỏ ý mong được Cao Đại nhân thông cảm “hoàn cảnh hoạt động” của Phan Bội Châu mà chiếu cô chở che cho, “ngõ hầu kẻ học trò tài hèn này được thỏa lòng mong mỏi, tài dẩu như gỗ tạp, nhờ ơn thợ khéo uốn nắn mà thành, lòng như hoa quỳ chung hướng về thái dương mà mau nở”(11).
Qua những trang trình bày trên về tấm lòng thiện cảm, vị tha, bao dung và nhân hậu của cụ Cao Xuân Dục đối với các chí sĩ, các sĩ phu yêu nước cũng đã đủ để chúng ta cảm động đối với một vị đại quan. Nhưng nếu đi sâu tìm hiểu tư tưởng, tình cảm, chí hướng của cụ Cao ta còn thấy tư tưởng yêu nước trọng tài năng, quý nhân nghĩa của cụ còn trải rộng ra hơn nhiều. Chẳng hạn trong sự nghiệp “lập ngôn” của cụ thể hiện trong các trứ tác nhất là ở những bộ sách biên soạn khảo cứu về Sử – Địa – Văn – Triết… cụ cũng từng xác định rõ ràng mục đích biên soạn.
Về việc biên soạn sách sử, cụ nói rõ “phương châm” trong Lời tựa cuốn Quốc triều sử toát yếu là: “Nước phải có chính sự. Thời nào cũng phải có sử để ghi chép sự việc. Sống ở ngày nay nghiên cứu thời xưa, nếu không có sử thì dựa vào đâu? Nhưng muốn xem sử nước ngoài thì hãy đọc sử nước mình trước. Ấy là uống nước phải nhớ nguồn vậy”(12).
Cụ cũng đã từng nói ở cuốn Đại Nam dư địa chí ước biên, là cuốn sách “Hút tinh lực cả một đời dồn hết vào quyển sách này”. Cụ viết: “Xem đến cực giới Bắc Nam thì nghĩ đến năm nào bản đồ rộng lớn nhớ lại các triều khai sáng gìn giữ để biết buổi ấy gian nan dựng nghiệp”(13)
Khi viết về những anh hùng liệt sĩ đã dựng cờ chống Pháp, cách mô tả, tường thuật sự việc trong bộ Quốc triều sử toát yếu hay trong các sách Quốc triều Hương khoa lục, Quốc triều khoa bảng lục thật là tài tình khéo léo, thường tỏ ra không bao giờ đánh giá thấp các liệt sĩ yêu nước. Ví dụ như khi viết về Phan Đình Phùng (1847-1895), sách Toát yêu ghi khá hay: “Mây người khởi nghĩa biết việc không thể làm được (những chữ này củng tỏ ra khá thận trọng và đường hoàng gọi đó là khởi nghĩa, chứ không xem là phản loạn, chống đối như cách nhìn của Pháp và vua quan tay sai) đều về nhà làm ăn, cũng có người tới tỉnh đầu thú, chỉ có Phan Đình Phùng không chịu về”. Chỉ viết thế thôi, không bình luận và cũng không nói sau này kết quả Phan Đình Phùng thất bại thế nào. Nhiều liệt sĩ khác cũng được ghi như vậy. Thí dụ về Phạm Bành (1825-1887), một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình ở Nga Sơn Thanh Hóa lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến quyết liệt với quân Pháp, là đối tượng diệt trừ của thực dân Pháp, thế mà họ Cao vẫn viết: “Thấy con là Phạm Tiêu bị bắt, Bành tới tỉnh đầu thú. Phạm Tiêu được tha. Liền đêm ấy Phạm Bành tự tử”… về Nguyễn Cao (1828-1887), một chí sĩ chống Pháp từ năm 1883- 1886, bị bắt, khi ra pháp trường ông tự đâm bụng, moi ruột, tử tiết. Sách Toát yếu cũng ghi rõ: “Quân Pháp ở Hà Nội, bắt quan Bố chính cũ là Nguyễn Cao. Nguyễn Cao không chịu khuất, tự tử”… Về Nguyễn Phương, quê ở Thanh Hóa, nhóm họp nghĩa quân dự định tấn công đánh úp Thanh Hóa. Việc bại lộ, ông bị bắt đã dũng cảm tự tử không chịu để giặc hành hình. Tấm gương nghĩa liệt của ông được cuốn sử của Cao Xuân Dục ghi là: “Tỉnh Thanh bắt được Tú tài Nguyễn Phương và con là Nguyễn Quýnh, Nguyễn Phương liền tự tử”.
Về những hoạt động chống Pháp của các văn thân, nghĩa sĩ Bắc kỳ, sách Toát yếu cũng ghi một cách tài tình: “…(Pháp đánh Hưng Hóa)… Truyền đòi quan Quân thứ Sơn Tây là Hoàng Tá Viêm, Lương Tư Thứ, Ngô Tất Ninh, Nguyễn Đình Nhuận và quan tỉnh Hưng Hóa là Nguyễn Quang Bích đều phải về Kinh đợi Chỉ, Nguyễn Quang Bích sai người nạp ân, bỏ lên thượng du để qua nước Tàu, rồi mất tại miền rừng tỉnh ấy còn Hoàng Tá Viêm, Lương Tư Thứ, Ngô Tất Ninh thời dần dần về Kinh, Nguyễn Đình Nhuận qua Tàu, Nguyễn Văn Giáp và Nguyễn Thiện Thuật cũng đều bỏ đi!…”.
Chép sử trong giai đoạn mất nước, bản thân người viết lại là quan lại sống trong vòng cương tỏa của địch, mà có cách ghi việc như vậy là cả một phương pháp khôn khéo và vẫn là tôn trọng lịch sử: viết cho khách quan, song chính thực là chủ quan. Vì người đọc khi phải dừng lại ở những cụm từ cuối tiểu sử của mỗi liệt sĩ như “tự tử”, “tử tiết”, “nghi can”, “bỏ đi”,.- đều có thể nghĩ và tìm lại sự thực lịch sử để mà suy nghĩ, để mà kính phục các vị liệt sĩ đã hy sinh vì nước.
Còn có thể kể thêm nhiều ví dụ, nhất là khi biết rõ động cơ tốt lành của người viết sử đối với các anh hùng liệt sĩ, các chí sĩ văn thân cần vương chống Pháp thì càng thấm thía ân tình sâu nặng của vị quan đại thần nặng lòng vì nước vì dân này. Cho đến các sĩ phu yêu nước hồi đầu thế kỷ XX như Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Thượng Hiền,… (trong phong trào Đông Kinh Nghĩa thục) thì chỉ thấy chua là “Lương Văn Can người xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc”; Hoàng Tăng Bí được ghi là “đậu Phó bảng khoa Canh Tuất còn lưu ở quê”, Nguyễn Thượng Hiền được ghi khá dài, mà cũng không nhắc gì đến hoạt động chính trị hay quan trường của ông cả: “Thi Hội khoa Ất Dậu đạt loại thứ trúng cách, vào thi Đình văn lý đứng đầu, vì Kinh thành có biến, chưa kịp truyền lô. Khoa thi Đình năm Nhâm Thìn lại đậu Hoàng giáp”, chỉ có thế thôi. Nếu chỉ một trường hợp cá biệt thì còn khó xác định, nhưng ta thấy phong cách nhất quán ở cả các sách Sử toát yếuĐăng khoa lục…, thì phải nghĩ rằng đó là chủ trương của người chỉ đạo, ở đây là Cao Xuân Dục. Do đó, chúng ta càng kính phục và tri ân vị đại quan yêu truyền thống lịch sử, yêu nước thương dân cao độ của cụ Long Cương Cao Đại nhân như trước đây Phan Bội Châu đã trân trọng tôn vinh cụ như “ánh mặt trời mùa đông mà tranh nhau chạy tới” vậy.
CHÚ THÍCH:
1. Charles Patris, Cao Xuân Dục – Con người tâm tính, cuộc sống riêng. Bài in trong tập san Những người bạn Cố đô Huế, tập X, năm 1923. Nxb Thuận Hóa – Huế 2002, tr.486-535.
2. Lê Thị Ngọc Lâm, Cao Xuân Dục, một sĩ phu có tinh thần dân tộc ViệtNam cuối thếkỷXIXđầu thếkỷ XX, 2005. Đậu Hồng Sâm, Cao Xuân Dục, nhà văn hóa lớn thời cận đại, Nxb Nghệ An – 2009, tr.13.
3. Quốc triều hương khoa lục, Nxb TP. Hồ Chí Minh – 1993, tr.321-322.
4. Tư liệu về Đặng Xuân Bảng và Nguyễn Xuân Ôn. Ở đây, chúng tôi dựa vào ý kiến của Hồng Sâm trong cuốn sách viết về Cao Xuân Dục đã dẫn ở trên, tr.36-37.
5. Vẫn theo tư liệu của Hồng Sâm. Sđd, tr.38.
6. Những tư liệu về gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên đây đều theo cuốn sách của Thích nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (Hồi ký) do Hồ Đắc Hoài và Lê Ngân biên soạn, Nxb Lao động và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xb, Hà Nội – 2009, từ tr.20-22.
7. Khổng Tử thấy người ta bắt được con Lân ở cánh đồng nước Lỗ liền nói: Đạo sắp hết rồì chăng? Và dừng bút không viết tiếp Kinh Xuân Thu nữa.
8. Chỉ phong trào Đông du ở Nhật Bản do Phan Bội Châu lãnh đạo.
9. Phan Bội Châu niên biểu trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 6, Nxb Thuận Hóa và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xb, năm 2001, tr.120.
10, 11, 12, 13. Dẫn theo Lê Thi Ngọc Lâm, Sđd.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét