Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

HOT - THỜI SỰ NÓNG TRONG NGÀY

Công an lại bắn chết người ở thị trấn Bố Hạ - Yên Thế - Bắc Giang

Theo nội dung trao đổi trong đoạn Videoclip dài khoảng 50 giây mới được công bố lên trang Youtube vào ngày 10 tháng 12 năm 2012 cho biết một người dân đã bị Công An bắn chết trong khi đang đứng xem chọi gà ở một sới gà tại thị trấn Bố Hạ - Yên Thế - Bắc Giang.

 Quốc tế hứa tài trợ 6,5 tỷ đô la cho Việt Nam nhưng yêu cầu cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
Kinh tế Việt Nam có nguy cơ lâm vào tình trạng trì trệ, trừ phi chính quyền cải tổ hệ thống ngân hàng đầy nợ và các công ty nhà nước không hiệu quả. Trên đây là lời cảnh báo của các quốc gia và định chế tài trợ cho Việt Nam nhân hội nghị thường niên tại Hà Nội mở ra vào hôm qua, 10/12/2012. Tại cuộc họp này, các nhà tài trợ cũng cam kết giúp Việt Nam 6,5 tỷ đô la viện trợ phát triển cho năm 2013, giảm gần 1 tỷ đô la so với mức dự trù cho năm nay.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, hai nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam trong năm 2013 vẫn là Nhật Bản, với 2,6 tỷ đô la cam kết, và Liên Hiệp Châu Âu, với 743 triệu euro (tương đương với 963 triệu đô la).
Số tiền 6,5 tỷ đô la cam kết cho năm 2013 sắp tới đã sụt giảm nhiều so với cam kết cho năm nay là 7,3 tỷ đô la. Đây là lần thứ ba liên tiếp mà khoản tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam bị hạ thấp, sau đỉnh cao kỷ lục của năm 2010 là khoảng 8 tỷ đô la.
Tuy vẫn tiếp tục giúp đỡ Việt Nam, các nhà tài trợ đã đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thúc đẩy công cuộc cải tổ hai lãnh vực yếu kém của nền kinh tế là khu vực ngân hàng và hệ thống xí nghiệp quốc doanh.
Đối với giới tài trợ quốc tế, Việt Nam phải mau chóng giải quyết vấn đề nợ xấu cải tiến cách quản lý các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng, đồng thời nâng cao mức độ minh bạch và công khai trong khu vực nhà nước.
Sau một thập kỷ mở cửa lãnh vực ngân hàng một cách nhanh chóng và hỗn loạn, Việt Nam hiện có 42 ngân hàng nội địa, trong đó có nhiều ngân hàng bị tràn ngập nợ xấu đến từ các công ty nhà nước quản lý kém cỏi và làm ăn không hiệu quả. Theo hãng AFP, vào năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã công bố những kế hoạch tái cơ cấu triệt để, nhưng công việc này đã bị đình trệ.
Nhận định chung về nền kinh tế Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế không tránh khỏi lo ngại trước chiều hướng tăng trưởng giảm tốc độ, với lạm phát gia tăng trở lại trong lúc đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bớt đi.
Bà Victoria Kwakwa, giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã cảnh báo : “Nền kinh tế Việt Nam đang mất rất nhiều sức năng động của mình… Bị các hạn chế về cơ cấu ràng buộc ngày càng chặt hơn, sức cạnh tranh và tăng trưởng của nền kinh tế đang bị kéo xuống.”
Bà Kwakwa cũng lo ngại trước nguy cơ Việt Nam bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
Trọng Nghĩa
(RFI)

 Bài học Văn Giang và những kiến nghị

Một hệ thống pháp luật, chính sách tốt có thể tăng sức đầu tư nhưng vẫn kiểm soát được tham nhũng và hạn chế được khiếu kiện của dân. Dự án Văn Giang đã cho chúng ta những bài học đắt giá.
Được lãnh đạo ở cơ sở cho biết, lãnh đạo và đa số người dân đều đồng thuận với chủ trương đô thị hóa Văn Giang, nơi giáp với Thủ đô Hà Nội. Nhưng vì sao mà khiếu nại đông người và dài ngày ở đây vẫn không thể dứt. Tôi rất hiểu những bất bình của người dân bị thu hồi đất, chính sách bồi thường chưa thỏa đáng, sinh kế bị mất, cuộc sống bị đảo lộn. Từ đây, có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm có ích để giải quyết tận gốc khiếu nại của dân, cũng như cho quá trình hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hiện nay.
Những bài học kinh nghiệm từ Văn Giang

Bài học thứ nhất về sự tham gia của cộng đồng vào các quyết định đầu tư

Thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa là quá trình tất yếu để phát triển đất nước và tìm kiếm sự giầu có cho người dân. Đối với khu vực Văn Giang chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 10km, đô thị hóa càng sớm thì cơ hội phát triển càng cao. Nhưng tại sao người dân vẫn thể hiện không đồng tình trong triển khai thực hiện. Một trong những ý kiến chính là người dân không được biết.

Nói cho cùng là người dân đã phải thụ động tiếp nhận quyết định của lãnh đạo, không được bàn thảo và không được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Vấn đề là làm sao để tư duy của người lãnh đạo và người dân phải tìm được tiếng nói chung, chuyển hóa nhận thức để tiến trình đô thị hóa diễn ra được thuận hơn và nhanh hơn. Cộng đồng được tham gia vào quá trình từ quy hoạch cho tới lựa chọn dự án đầu tư sẽ ý thức rõ được những bước đi mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự tham gia và sự đồng thuận của cộng đồng dân cư chính là giải pháp cốt lõi để loại bỏ khiếu kiện của dân, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.

Cơ chế tham vấn cộng đồng và tạo đồng thuận của cộng đồng trong các quyết định về đất đai cần được quy định cụ thể trong Luật Đất đai, trước hết là tiêu chí bao nhiều phần trăm ý kiến đồng thuận được coi như cộng đồng đồng thuận.

Bài học thứ hai về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất

Từ ban đầu, người bị thu hồi đất ở Văn Giang đã bức xúc về mức bồi thường, hỗ trợ chưa thỏa đáng. Mức này đã tăng dần từ hơn 20 triệu lên hơn 36 triệu và cho đến nay là 59 triệu đồng cho mỗi sào ruộng, cùng một suất đất dịch vụ. Tỉnh Hưng Yên nói rằng đã vận dụng mức bồi thường, hỗ trợ cao nhất cho Dự án Văn Giang mà người bị thu hồi đất vẫn bức xúc.

Từ những bức xúc về mức bồi thường, hỗ trợ chưa thỏa đáng đã dẫn tới việc người bị thu hồi đất tìm kiếm những sơ hở về pháp luật, về quy hoạch để gây khó khăn cho dự án.
Việc này không chỉ xẩy ra ở Văn Giang mà xẩy ra phổ biến ở nhiều dự án tại các địa phương khác. Hầu hết các dự án rơi vào tình trạng "giải tỏa treo" đều do quy hoạch hoặc văn bản có những sai sót về pháp luật.

Điều này cho thấy các cơ quan nhà nước phải rất chăm chút về tính pháp lý của các văn bản. Dự án Văn Giang đã được chứng minh không có sơ hở về pháp luật.



Quê hương và gia đình tôi ở xã Đa Tốn thuộc huyện Gia Lâm, tiếp giáp với xã Xuân Quan. Hầu hết các gia đình đều bị thu hồi đất để làm con đường Hà Nội - Hưng Yên nói trên thuộc địa phận Hà Nội và con đường 5 B đi Hải Phòng. Gia đình tôi cũng bị thu hồi hết đất nông nghiệp. Hầu hết mọi người đều cho rằng được bồi thường, hỗ trợ quá ít nhưng ai cũng mừng vì 2 con đường quốc lộ này sẽ đem lại lợi ích lớn cho dân trong tương lai. Không có ai mang đơn đi khiếu nại.

Sự thực, chính sách bồi thường bằng tiền một lần cho người bị thu hồi đất không phù hợp với đòi hỏi về ổn định sinh kế của người bị thu hồi đất. Người bị mất đất phải được thụ hưởng trực tiếp lợi ích từ quá trình đô thị hóa, phải đóng vai trò động lực trong quá trình đô thị hóa. Điều này có nghĩa là Nhà nước cần đổi mới toàn diện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất, ngay trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Người bị thu hồi đất cần được bảo đảm sinh kế gắn với quá trình phát triển các khu đô thị mới.


Bài học thứ ba về công khai, minh bạch tài chính

Người bị thu hồi đất ở Văn Giang luôn so sánh giá đất được áp dụng để tính bồi thường, hỗ trợ với giá nhà đất mà nhà đầu tư bán ra trên thị trường. Người dân địa phương cũng không biết giá đất đem đổi lấy hạ tầng được tính như thế nào, giá trị đầu tư hạ tầng là bao nhiêu cũng không rõ. Giá trị đầu tư hạ tầng, cây xanh tại khu đô thị Văn Giang là bao nhiêu trong giá thành nhà ở bán ra trên thị trường cũng không được biết cụ thể. Người dân địa phương cũng không biết nhà đầu tư đã bỏ bao nhiêu tiền hàng năm để đầu tư khu đô thị và nộp ngân sách bao nhiêu. Tất cả những điều này chưa được công khai, minh bạch, làm cho người dân càng nghi ngờ, bức xúc nhiều hơn. Nhà đầu tư cố gắng về vốn rất nhiều, nhất là trong lúc thị trường bất động sản trầm lắng, cũng không khỏi bức xúc.

Như vậy, công khai, minh bạch đối với các dự án đầu tư vẫn là điều cần phải làm triệt để, có như vậy mới nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương và động viên được nhà đầu tư. Chủ trương đảm bảo hài hòa 3 lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đã đưa ra từ lâu nhưng gần như chưa được triển khai cụ thể. Chỉ có công khai, minh bạch về tài chính của quá trình đầu tư mới hy vọng thực hiện được chủ trương hài hòa 3 lợi ích. Luật Đất đai sửa đổi cần quan tâm đặc biệt tới cơ chế công khai, minh bạch về tài chính của quá trình đầu tư.

Bài học thứ tư về giảm tham nhũng và khiếu kiện đối với đất đai

Tham nhũng và khiếu kiện là 2 hiện tượng luôn được coi là đồng hành với các dự án đầu tư. Đối với các dự án lớn có tác động trên phạm vi rộng, vấn đề kiểm soát tham nhũng và chuẩn bị giải quyết khiếu nại đông người cần được đặt ra ngay từ đầu để có những giải pháp phù hợp. Những nghi ngờ, phát hiện của người dân về tham nhũng cần được xem xét, giải quyết kịp thời và công khai. Những dự án có tác động trên phạm vi rộng thường gây khiếu nại đông người. Dự án Văn Giang là một ví dụ cụ thể về khiếu nại đông người, dài ngày, rất phức tạp. Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại 2011 về khiếu nại đông người. Việc giải quyết khiếu nại đông người ở Văn Giang cần được giải quyết tận gốc theo quy định của pháp luật. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần đưa vào các quy định cụ thể về kiểm soát tham nhũng và giải quyết khiếu nại đông người.

Bài học thứ năm về nhận thực pháp luật của cán bộ quản lý đất đai

Pháp luật hiện hành về khiếu nại, về tố tụng hành chính đã cho phép luật sư tham gia vào quá trình khiếu kiện của dân với vai trò đại diện. Đây là một quy định rất tiến bộ, tạo điều kiện tốt để hoàn thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ và nâng cao nhận thức pháp luật của các cán bộ quản lý. Các cán bộ nhà nước không chỉ cần nắm vững, hiểu sâu về pháp luật chuyên ngành và cần nắm vững cả hệ thống pháp luật chung. Cần xây dựng một hành lang pháp lý chi tiết, cụ thể để việc tham gia của các luật sư vào quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của dân mang lại hiệu quả cao.


Ông Đặng Hùng Võ trong cuộc đối thoại ngày 8/11. Ảnh: Nguyễn Hưng/ VNE


Những kiến nghị
  Từ những bài học Văn Giang nói trên, có thể đưa ra các kiến nghị cho Dự án Văn Giang, cũng như các kiến nghị chung về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai.

Kiến nghị thứ nhất: Đối với Dự án Văn Giang, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Giang phải trực tiếp tiếp xúc với người dân, sát dân hơn nữa để lắng nghe từng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, không nên "khoán trắng" cho chính quyền cấp xã và nhà đầu tư. Các vấn đề người dân khiếu nại phải được giải đáp cho tường tận, triệt để. Những thiếu sót nếu có cũng phải được giải thích rõ ràng, thấu tình đạt lý để nhân dân thông cảm. Chính các cấp từ Trung ương tới xã cần thống nhất, không được ngần ngại, né tránh, ngập ngừng, phải đối mặt với sự thật mới làm mất đi sự hoài nghi, thắc mắc của dân. Càng thiếu minh bạch càng làm cho người dân dễ hiểu lầm, làm người dân vẫn phải tiếp tục khiếu kiện kéo dài.




Sau buổi gặp gỡ với một số hộ dân bị thu hồi đất ở Văn Giang, tôi đã phải xếp lại mọi việc đang làm để tìm hiểu thật kỹ về câu chuyện Văn Giang. Các cơ quan nhà nước như Thanh tra CP, Văn phòng CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều Bộ, ngành khác đã có nhiều nỗ lực giải quyết mà mình không có thông tin. Nhìn lại mới thấy buổi gặp gỡ của mình với một số người dân tưởng như đơn giản mang tính nhân văn nhưng lại có thể gây phức tạp thêm cho quản lý. Bài viết này được viết khi tôi đã có đầy đủ thông tin về câu chuyện Văn Giang trong suốt thời gian tôi về hưu.
Tôi mong rằng các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, nhà đầu tư và những người dân Văn Giang hãy coi bài viết này là ý kiến của tôi khi có đủ thông tin. Bài viết được hình thành từ tư duy của tri thức quản lý, có đủ tình người, với trách nhiệm của người quản lý trong cuộc trước đây cũng như trong vai chuyên gia hiện nay.
Cuối cùng, tất cả chúng ta đều phải thực hiện đúng pháp luật. Đó là cơ sở để xây dựng một nhà nước pháp quyền tiến bộ.

Kiến nghị thứ hai: Cần phải thực hiện triệt để những kết luận của Thanh tra Chính phủ vào năm 2007 và 2009. Tôi đã đọc khá kỹ các kết luận của Thanh tra Chính phủ. Đây là những kết luận rất chân thực về những điểm được cũng như chưa được của Dự án Văn Giang và đưa được ra những đề nghị hợp lý về những việc phải làm. Thanh tra Chính phủ cần tiếp tục giám sát thực hiện các kết luận trên, tập trung làm rõ các dấu hiệu tham nhũng mà người dân đã phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và kịp thời công khai trước công luận. 

Kiến nghị thứ ba: Dù sao, việc thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp để triển khai đầu tư xây dựng dự án Văn Giang cũng phần nào đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi trước mắt của người dân. Những quyền lợi về sinh kế mà người dân được hưởng lợi từ dự án cũng không phải một sớm một chiều đưa lại ngay được khi vẫn đang còn những nhận thức khác nhau về vấn đề triển khai dự án và những khó khăn khách quan mà cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp gặp phải. UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang cần ưu tiên thực hiện lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới tại 3 xã vùng đô thị Văn Giang có nhiều làng nghề với việc triển khai khu đô thị sinh thái Ecopark để tạo thành một vùng đô thị đa dạng, bảo đảm lợi ích cho cả nhà đầu tư và mọi người dân trong quá trình đô thị hóa. Chủ đầu tư cần trích một phần lợi ích từ dự án để phát triển hạ tầng đô thị cho phần nông thôn mới, đầu tư các công trình phúc lợi xã hội cần thiết, phát triển quỹ hỗ trợ người hết tuổi lao động, lập mới các quỹ hỗ trợ các nhóm đối tượng khác mất sinh kế cho cộng đồng dân cư thuộc vùng Dự án. Chủ đầu tư cần có những biện pháp hữu hiệu, cụ thể nhằm ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động người địa phương với một mức thu nhập tốt để người dân hưởng lợi trực tiếp từ dự án đầu tư.


Người dân 3 xã trong vùng dự án bị thu hồi diện tích lớn về đất đai để đô thị hóa, đem lại lợi ích cho cả tỉnh, cả vùng. Đó là sự hy sinh mà họ xứng đáng nhận được những sự tôn trọng của xã hội, của cả cộng đồng và họ phải được hưởng lợi ích trực tiếp và trước mắt từ dự án đầu tư.


Kiến nghị thứ tư: Cần công khai, minh bạch việc đổi đất lấy hạ tầng như xác định giá trị hạ tầng đã xây dựng, xác định giá trị đất đai đem đổi, giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thực hiện, v.v. để những người dân bị thu hồi đất biết thông tin và có thể tham gia giám sát.


Kiến nghị thứ năm: Những bài học Văn Giang cần được nghiên cứu kỹ để hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tập trung chủ yếu vào đổi mới toàn diện cơ chế công khai, minh bạch tài chính; cơ chế tham vấn cộng đồng và tạo đồng thuận cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa để phát triển đất nước luôn là một quá trình phức tạp. Bằng mọi giá, quá trình chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án đầu tư phải được thực hiện. Tham nhũng trong quản lý và khiếu kiện của dân luôn đồng hành với quá trình thực hiện các dự án đầu tư nếu không được quản lý chặt chẽ. Nhưng không phải vì sợ tham nhũng và khiếu kiện mà ngừng lại quá trình đầu tư. Một hệ thống pháp luật, chính sách tốt có thể tăng sức đầu tư nhưng vẫn kiểm soát được tham nhũng và hạn chế được khiếu kiện của dân. Dự án Văn Giang đã cho chúng ta những bài học đắt giá.
Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ
(TVN)

Báo Thanh Niên bị thiếu tá công an lừa gần triệu đô la

Theo hùa người dân chiếm đất xây nhà bất hợp pháp, một thiếu tá công an giả vờ thỏa thuận để nhận của chủ đầu tư 17 tỉ đồng tiền bồi thường bỏ túi riêng. Vụ lừa đảo này xảy ra từ cuối năm 1999, nhưng đến nay hồ sơ vụ án mới kết thúc. Nghi can Ngô Văn Quảng, 43 tuổi, thiếu tá công an quận Ba Ðình, Hà Nội, đang chờ ngày ra tòa.
Báo Tiền Phong cho biết, đương đơn là báo Thanh Niên đã bị ông Quảng và 7 đồng phạm khác lừa lấy tiền bỏ túi.
Vụ án kéo dài dây dưa từ đó đến nay, và chỉ tạm kết thúc khi một số nghi can đồng phạm của ông Quảng nhận tội.

Ðồng phạm của ông thiếu tá công an vụ lừa đảo triệu đô. (Hình: Báo Thanh Niên)
Hồ sơ vụ án nói rằng chính quyền Hà Nội từ năm 1999 đã đồng ý cấp thửa đất canh tác và ao hồ rộng 4 ha cho báo Thanh Niên để xây nhà ở và văn phòng làm việc. Quyết định của chính quyền Hà Nội yêu cầu báo Thanh Niên phải bồi thường cho người dân đang chiếm dụng khu đất để ở. Số tiền này lên tới 17 tỉ đồng, tương đương khoảng 1 triệu đô thời giá cuối năm 1999. Ông Ngô Văn Quảng lúc đó là cán bộ công an quận Ðống Ða đứng ra đại diện người dân để thương lượng và thỏa thuận các giai đoạn bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, mặc dù đã chuyển tổng cộng gần 1 triệu đô cho ông Ngô Văn Quảng, nhưng chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở của báo Thanh Niên vẫn không nhận được đất trống theo thỏa thuận.
Ðã vậy, suốt thời gian trên, một số cư dân địa phương ào tới chiếm đất và xây thêm 19 căn nhà bề thế trên miếng đất đã được cấp cho báo Thanh Niên. Khi chính quyền bắt tay vào việc cưỡng chế, người ta mới vỡ lở ra rằng số tiền triệu đô không vào tay người dân mà nằm hết trong túi ông Ngô Văn Quảng.
Nhiều người còn bật ngửa khi biết thêm rằng, ông Ngô Văn Quảng còn nhận tiền của một số đồng nghiệp nhờ mua giùm một miếng đất trên nền đang tranh chấp với báo Thanh Niên.
Bảy đồng phạm của ông Quảng cùng bị bắt với ông này và đang chờ ngày ra tòa.
(Người Việt)

Tổng Biên tập Cựu chiến binh 'bị kiểm tra' vì cáo buộc ông Đặng Thành Tâm và gia đình

Ông Trần Nhung
Báo Cựu Chiến binh là cơ quan ngôn luận của Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
Ông Trần Nhung, Tổng biên tập của một trong những tờ báo thuộc loại cứng rắn và thủ cựu nhất ở Việt Nam - báo Cựu Chiến binh, bị kiểm tra cáo buộc sai phạm.
Báo này là cơ quan ngôn luận của Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.
Việc kiểm tra được nói diễn ra ngay trước khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Hội Cựu chiến binh được tổ chức vào tháng này.
Theo báo Kinh tế Nông thôn, sau khi nhận một số đơn tố cáo, ngày 27/8 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1112 QĐ/TT-CCB về việc thành lập Đoàn kiểm tra làm rõ và kết luận những nội dụng kiến nghị, tố cáo ông Trần Nhung.
Các đơn tố cáo được nói là gửi đến liên tục, trong khi Hội Cựu Chiến binh Việt Nam đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội V.
Báo Kinh tế Nông thôn nói trong quá trình kiểm tra, ông Nhung đã phải tham gia nhiều buổi làm việc "như đấu tố, truy bức".
Các nội dung mà ông Trần Nhung bị tố cáo là: Nói xấu một Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; họp chi bộ không đều, không đúng qui định; tuyển dụng ba trường hợp nhân thân có vấn đề, có thể vi phạm pháp luật; thành lập Ban Phát triển Báo Cựu Chiến binh Việt Nam, các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trái thẩm quyền, vi phạm pháp luât; một năm mới công khai tài chính một lần, Tổng biên tập đi tặng quà tình nghĩa, quỹ khuyến học thiếu giấy biên nhận, một số cuộc tiếp khách không lấy chứng từ...
Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra của Hội Cựu Chiến binh đã ra văn bản kết luận kiểm tra đơn tố cáo, kiến nghị.
Đảo chiều?
Tuy kết luận nhiều điểm tố cáo là không có căn cứ, Đoàn Kiểm tra vẫn đề nghị Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội và Thường trực Trung ương Hội Cựu Chiến binh "xem xét lại việc giới thiệu tái cử vào Ban chấp hành Trung ương Hội khóa V của đồng chí Trần Nhung”.
Điều này có nghĩa các thành viên đoàn này đã không bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Nhung.
Báo Kinh tế Nông thôn gọi đây là quyết định "thiếu khách quan". Báo này cũng nói ông Trần Nhung là người "dũng cảm chống tham nhũng" và cáo buộc ông "bị trù dập".
Chưa rõ các diễn biến này có dẫn đến hậu quả gì về mặt sự nghiệp với ông Nhung hay không.
Gần đây, báo Cựu Chiến binh được nhắc tới nhiều khi có một số bài 'đánh' chị em đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến.

Bà Hồ Thị Thu Hồng
Bà Hồ Thị Thu Hồng bị cách chức Tổng biên tập báo Thể thao TP HCM hồi tuần trước
Loạt bài tấn công bà Yến hồi giữa năm 2011 trên báo này đã góp phần dẫn đến việc bà bị Quốc hội bãi nhiệm vào tháng 5/2012.
Năm nay, báo này và hai báo khác là PetroTimes và Người Cao Tuổi cũng có bài tố cáo em trai bà Yến, ông Đặng Thành Tâm về sai phạm tài chính.
Các báo này đặt câu hỏi về con số 600 tỷ đồng mà họ cho rằng đã bị chuyển một cách 'khuất tất' vào tài sản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm và gia đình.
Ông Tâm đã lên tiếng bác bỏ, nhưng Cựu Chiến binh vẫn giữ nguyên cáo buộc.
Hai chị em bà Yến và ông Tâm được cho là thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày ông còn lãnh đạo Thành ủy TP HCM.
Thời gian gần đây, ông Đặng Thành Tâm gặp nhiều rắc rối, khiến nảy sinh tin đồn về một cuộc đấu tranh phe nhóm nào đó mà ông là người ở giữa.
Nay khi tổng biên tập báo Cựu chiến binh bị tố cáo, lại có tin đồn về một sự đảo chiều. Đồn đoán này dường như được tăng lên khi tuần trước, một tổng biên tập báo khác vốn được cho là thân chính phủ và giới an ninh bị cách chức.
Bà Hồ Thị Thu Hồng, chủ nhân blog Beo, bị quyết định cách chức tổng biên tập báo Thể thao TP Hồ Chí Minh hôm 6/12 khi bà vắng mặt trong thành phố.
(BBC) 

Nếu như Liên Xô còn tồn tại. Cuộc sống hôm nay sẽ thế nào ?

Новость на Newsland: Если бы остался СССР. Какой бы была жизнь сегодня
Trả lời câu hỏi: “Nếu như…”,  luôn luôn phức tạp, nhưng có thể thử và cố gắng mô tả xem  cuộc sống trong điều kiện Liên Xô như thế nào.
Internet và Media
Internet cũng có thể có, nhưng truy cập vào mạng có thể sẽ không đơn giản như thế. Chắc là, để kết nối với Internet,  cần phải có giấy phép  của cảnh sát hoặc KGB. Và không phải tất cả ai ai cũng nhận được. Đồng thời, các mạng xã hội đang rất phổ biến trong dân chúng hiện nay, cũng có thể có hoặc bị cấm, nếu kiểm soát nghiêm ngặt. Trong bất kỳ trường hợp nào, KGB cũng có thể không cho phép tồn tại các trang internet hoặc media độc lập.  Chỉ có thể tồn tại những trang của nhà nước hoặc đã được  kiểm duyệt.
Trang website như "Bộ Tài chính", có thể tồn tại trong Bộ Tài chính CHXHCNXV Ucraina và ngoài các thông tin chính thống không được công bố bất cứ điều gì. Trên diễn đàn của website như thế, và nếu có thể viết, thì dường chỉ bình luận ngợi ca hoạt động của Bộ Tài chính CHXHCNXV Ucraina và sự tăng trưởng phúc lợi của Liên Xô.
Trong những điều kiện như vậy, các báo giấy có thể  bị đòi hỏi và không không hết thời với tốc độ như hiện nay.
Việc làm
Cơ sở của mô hình kinh tế Liên Xô có thể vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, và chỉ chúng mới có thể có quyền tồn tại. Bởi vậy chỉ có thể tồn tại những doanh nghiệp nhà nước mà ở đó lương được trả chỉ theo “trắng”, đồng thời mức lương đối với tất cả các nhân viên sẽ được công khai rõ ràng và không khác đáng kể với mức lương trung bình trong cả nước. Việc tăng lương diễn ra nói chung trong cả nước và có thể hàng năm, nhưng rất nhỏ. Bởi vậy đề tài “lương  đủ sống từ lúc nhận đến lúc nhận” vẫn cấp bách. Mặc dù trong khi đó tiền nghỉ phép và ốm đau vẫn được trả không có vấn đề gì. Và kỳ nghỉ được xác định trước rõ ràng và được nghỉ hàng năm.
Trong khi đó, đối với những người muốn thăng quan  tiến chức ở doanh nghiệp nhà nước điều kiện bắt buộc phải gia nhập vào Đảng CS Liên Xô. Không có thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô thì không thể thăng lên cao hơn chức trưởng ca.
Nếu có mong muốn tiến xa hơn và giữ một chức  trong Bộ hoặc Viện nghiên cứu khoa học, nếu không thẻ đảng thì chớ thò mũi vào, ở đó không cần những người như thế. Người ta không bổ nhiệm mọi người vào những chức vụ lãnh đạo ở Liên Xô, mà giới thiệu,  trước đó nhiều lần kiểm tra độ tin cậy thông qua các cơ quan kiểm tra đảng, và nếu cần thì cả ở KGB. Những người ngẫu nhiên không thể giữ những chức vụ quan trọng của nhà nước.
Điện thoại
Mua một điện thoại di động có thể  phải xếp hàng, đồng thời xếp hàng như thế có thể kéo dài hàng năm. Giá của những điện thoại như thế có thể lớn như giá của một phút đàm thoại. Bởi vì ở Liên Xô chỉ có Ủy ban thông tin quốc gia có thể làm việc với điện thoại di động mà đối với họ việc những người xếp hàng đông đúc muốn mua điện thoại cố định cũng đã là vấn đề, bởi vậy đợi mua được điện thoại di động từ họ là điều không thể. Ở Liên Xô có thái độ tiêu cực với việc mua hàng hóa nhập khẩu đối với dân chúng, bởi vậy ở Liên Xô chỉ có thể tồn tại điện thoại di động Xô Viết. Và ở Liên Xô dường như tồn tại câu “sản phẩm kỹ thuật sinh hoạt hàng ngày cồng kềnh và kém chất lượng nhất trên thế giới”.
Giao thông
Ở Liên Xô có thể chỉ mua ô tô của Liên Xô. Một lần nữa lại không cho phép sử dụng ngoại tệ  mưa hàng nhập khẩu đối với dân chúng. Điều này có nghĩa là các vấn đề với ùn tắc và kẹo kéo không tồn tại bao giờ, bởi vì số lượng ô tô là tương đối nhỏ. Đồng thời để mua một chiếc xe ô tô cần phải xếp hàng mà nó có thể kéo dài hàng năm trời. Mặc dù cho rằng giá xe ô tô Liên Xô không cao, nếu tính mức lương mà người ta trả cho một người Xô Viết, thì người đó cần mươi- mười lăm năm không ăn uống, không may mặc, và dành toàn bộ tiền lương mua một chiếc xe. Hóa ra giá không rẻ. Mặc dù giá xăng rẻ, xe ô tô ít và ít người cần đến nó.
Phương tiện giao thông tư nhân không có, bởi vì không có tư doanh, bởi vậy chỉ giao thông công cộng hoạt động. Bởi vậy không có va chạm xe ô tô tư nhân và các xe tuyến ở các điểm đỗ. Giao thông công cộng hoạt động rất kém, phải chờ đợi tại các bến xe rất lâu. Xe buýt, tàu điện và troleibus đa phần là xe cũ và quá đát, nhưng nhờ thế giá vé không cao. Các tuyến metro tăng lên và metro đang được xây dựng ở những thành phố mới, bởi vì cho rằng metro nhằm giải quyết giao thông công cộng và làm cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn ở các thành phố lớn.
Đi lại giữa các thành phố lớn là các con tàu và máy bay. Giá đi tàu và máy bay không cao, thậm chí có thể nói là thấp. Trong trong thời gian nghỉ phép hoặc những ngày trước các ngày lễ những vé này không thể kiếm được, bởi vậy phải mua vé từ những kẻ đầu cơ, và ở họ giá cao gấp hai-ba lần vé nhà nước.
Truyền hình
Số lượng các kênh truyền hình của nhà nước không nhiều, bởi vậy có thể luôn theo dõi rằng hôm nay buổi tối có chương trình gì và không cần phải chuyển đổi và chuyển đổi các kênh. Không có quảng cáo. Quảng cáo, dĩ nhiên, có, nhưng nó ít đến mức những băng quảng cáo nhỏ chẳng là gì cả, thực tế không rõ rệt đối với người xem. Các phim nước ngoài ít phát trên truyền hình, như bù lại rất nhiều phim Liên Xô, mà chúng giới thiệu cuộc sống của con người bình dị. Rất nhiều phim về những người công nhân, những người đang lao động hăng say ở các nhà máy và chỉ những xung đột gia đình nhỏ cản trở họ hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch. Nhưng nhờ sự quan tâm từ phía chính quyền cơ sở và đảng ủy nhà máy tất cả các vấn đề nhanh chóng được giải quyết và cuối phim gia đình Xô Viết hạnh phúc tràn đầy tự hào rằng các bức chân dung của gia đình họ được treo trên Bảng danh dự của nhà máy. Không có phim kinh dị, đồi trụy, cướp dật và những phim đồi bại tư sản ở đó. Họ chiếu những bộ phim-chuyện cổ tích và phim dành cho thiếu nhi, nơi dạy cho thiếu nhi rằng chúng gặp may mắn như thế nào rằng chúng được sống ở một đất nước tuyệt vời như Liên bang Xô Viết. Các chương trình ca nhạc và giải trí rất ít. Ở đó chẳng bao giờ có những phim “Những ngôi nhà” và “Nhảy cùng các ngôi sao”. Nhưng bù lại rất nhiều chương trình mang tính chính trị và giáo dục, kiểu “Giờ nông thôn”, “Nhà tuyên truyền”, “Toàn cảnh thế giới”. Mọi người cần được giáo dục nhiều hơn là giải trí.
Cửa hiệu
Những cửa hiệu như “Metro” hoặc “Karavana” ở Liên Xô nhìn chung không thể tồn tại, bởi vì những cửa hiệu lớn như thế không cần thiết, hàng hóa không đủ để đưa và đó. Theo khả năng có thể có những cửa hiệu dạng Universam. Hàng hóa triền miên thiếu thốn. Công nghiệp nội địa sản xuất chúng không đủ, còn nhập khẩu không mua hoặc mua rất hạn chế. Bởi  vậy trong các cửa hiệu những dòng người xếp hàng dài dằng dặc vì tất cả. Mọi người thường chiếm chỗ xếp hàng, và sau đó mới biết họ bán gì. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu xếp hàng, tức là, bán hàng gì đó tốt, bất kỳ người Xô Viết nào cũng nghĩ như thế.
Giá cả trong các cửa hiệu Xô Viết tương đối ổn định. Mặc dù chỉ tương đối. Với một nhóm hàng riêng biệt, thì giá cả ổn định và nếu thay đổi, thì chẳng bao nhiêu, nhưng có nhóm lớn hàng hóa, giá của chúng tăng lên do sự thay đổi nhãn hàng hóa mà chất lượng không thay đổi.
Trong những điều kiện như vậy các nhân viên bán hàng sống rất sung túc. Họ mua  hàng hóa giá thấp theo giá nhà nước trong “kinh tế phụ”, và bán  chúng gấp hai-ba lần, và đôi khi năm lần cao hơn cho những người không có điều kiện tiếp cận việc mua bán và những người có thu nhập cao. Vấn đề, chỉ có ở chỗ rằng ở Liên Xô không thể ba hoa về sự giàu có của mình, bởi vậy buộc che giấu thu nhập của mình, còn nếu sử dụng, thì “phải khôn khéo” để không bị “hàng xóm hoặc những người quen biết thui cho”.
Trong những điều kiện Xô Viết chớ bao bao giờ nói đến bất kỳ cửa hàng thời trang nào hoặc hàng hiệu nào. Đó tất cả là hàng tư bản. Chỉ có công nghiệp nhẹ nội địa. Và không nên tự ái rằng mặt hàng nghèo nàn và chất lượng áo quần giày dép thấp, bù lại giá cả không cao. Mặc dù, như người ta nói. Giá áo quần và giày dép tăng lên hàng năm, còn chất lượng giảm sút. Và chỉ có thể mua quần áo giày dép nhập khẩu ở dân chợ đen, nhưng giá cả cắt cổ.
Nghỉ ngơi
Tất cả mọi người được đi nghỉ. Bởi vậy luôn xảy ra cãi cọ, ai sẽ đi nghỉ mùa hè. Không ai muốn đi nghỉ mùa xuân hoặc mùa thu, tất cả muốn mùa hè. Nhưng mùa hè cũng cần có ai đó làm việc. Cãi nhau suốt.
Chỉ có một số rất ít đi nghỉ ở nước ngoài. Thứ nhất, rất đắt đối với người Xô Viết nhận lương tháng từ nhà nước và không nhận tiền hối lộ. Thứ hai, cần có visa xuất cảnh, và họ chỉ cấp sau khi kiểm tra ở KGB. Xảy ra vấn đề. Một người thủ kho khiêm tốn kiếm tiền tại kho của mình để đầu cơ hàng hiếm cũng đủ để có thể trả tiền đi tàu biển vòng quanh thế giới, nhưng lại không thể qua được cuộc trao đổi ở KGB. Luôn luôn nảy ra câu hỏi phức tạp: “Vậy Ông/Bà lấy đâu ra tiền đi tàu biển với mức lương tháng của Ông/Bà như vậy?”. Bởi thế họ đi nghỉ ở Krym hoặc Sochi và ở đó làm bữa tiệc nhỏ, và trả tiền không phải đắn đo suy tính.
Nhiều người muốn đi biển nghỉ ngơi. Rất khó nhận được phiếu nghỉ dưỡng. Chúng rất ít và được phân chia nhỏ lẻ, không quan biết không thể nhận được. Có thể đi riêng và nghỉ ngơi mùa hè trên bãi biển theo kiểu Spartanski trong những điều kiện mất vệ sinh, nhưng điều này không phải dành cho mỗi người. Mặc dù nhiều người cũng nghỉ ngơi như thế trên bãi biển. Nhưng phần lớn những người đi nghỉ hoặc ở nhà, hoặc đi về nông thôn, hoặc ra căn nhà ngoại ô (дачa). Cùng lúc có thể làm lại toàn bộ công việc trang trại.
Điều bắt buộc
Liên Xô không thể tồn tại thiếu việc đi họp chi bộ đảng hoặc họp đoàn thanh niên cộng sản comsomol. Ở đó người ta luôn  nói nhiều và rất thường xuyên nói theo tờ giấy để tất cả đều đúng và không hề có chút sáng tạo nào. Bởi vậy những người tham dự tại những cuộc họp như vậy hoặc là ngủ, hoặc  thì thầm buôn chuyện với người quen và chờ những điều vô nghĩa ấy kết thúc. Nhưng không đi không được Họ đánh dấu và có vấn đề vì đã bỏ cuộc họp.
Hàng tuần cần phải tham gia thêm lớp học chính trị. Thường họ bắt đầu đọc các tin mới từ báo. Và mặc dù tất cả những tin tức này giống nhau, thường kể mọi người sống hạnh phúc như thể nào, nhưng cần phải nghe hoặc làm ra vẻ lắng nghe. Điều kì cục là còn học chính trị trong thời gian làm việc. Thật bực mình khi có thể về nhà sau khi giờ làm việc, nhưng buộc phải mất thời gian của mình cho giờ học chính trị này.
Và các sự kiện quan trọng mà buộc phải tham gia, đó là các cuộc miting hoặc tuần hành của những người lao động. Đây là điều bắt buộc, mặc dù có thể cùng lúc gặp gỡ những người quen và nói chung dùng thời gian không vô ích. Bởi thế các hoạt động này có thể chịu được và chúng diễn ra vài lần trong năm.

Аlexander Okhrimenko
professionali.runewsland.com

Đồng chí X với viễn cảnh đầy thách thức

Thời hoàng kim, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đất Vịt ta rầm rộ đi tắt đón đầu hòng tiến lên chủ nghĩa xã hội trước nhân loại. Dự án xây lắp khổng lồ nghìn tỉ kìn kìn ký mỏi tay, huê hồng thu mệt nghỉ. Thủ tướng của đất nước đỉnh cao trí tuệ, trong mấy năm liền, mỗi ngày tự tay ký một quyết định thu hồi đất giải phóng mặt bằng cấp quốc gia. Doanh nghiệp đua nhau bỏ ngành nghề làm ăn bấy lâu, nhảy hết sang nhà đất và chứng khoán. Vốn liếng được điều tiết vặn vòi cho chảy tiệt sang chứng khoán và bất động sản để ăn ngon và thu tiền tươi ngay. Cả nước biến thành đại công trường. Cả nước đi buôn đất. Cả nước chơi chứng khoán. Cả nước chạy dự án. Cả nước giải phóng mặt bằng.
Còn đang choáng váng với mấy cú đòn “hội đồng” tại Hội nghị TW 6, đồng chí X lại phải tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách mới phát sinh.
Bên trong, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi đã đẩy đồng chí khỏi vị trí vừa cầm còi vừa chơi bóng. Dù ghế này mới do ông Bụt giữ nhưng có tin đồn ra rằng ông Bụt đang quá mệt mỏi và muốn giao hết ấn tín cho một đại thần thân cận người gốc xứ Thanh vốn đã tặng đồng chí X 1 phiếu đề nghị kỷ luật trong Hội nghị TW 6.
Ngoài kia, nợ công 1 triệu tỉ, 2 triệu tỉ… ngập hết vào bất động sản. Với hệ thống thống kê tài tình và nhằng nhịt như của xứ Vịt thì chẳng ai lần ra được con số chính xác. Tuy nhiên, điều có thể nhận ra ngay là xứ Vịt bây giờ rệu rã, xanh xao bởi con quỷ nợ công, quỷ tham nhũng Dracula đang ngày càng chọc sâu cái vòi khát máu vào cơ thể quốc gia nhằm rút nốt những luồng sinh khí ít ỏi còn lại.
Nhớ lại một thời hoàng kim, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đất Vịt ta rầm rộ đi tắt đón đầu nhanh chân hòng tiến lên chủ nghĩa xã hội trước nhân loại. Dự án xây lắp khổng lồ nghìn tỉ kìn kìn ký mỏi tay, huê hồng thu mệt nghỉ. Thủ tướng của đất nước đỉnh cao trí tuệ, trong mấy năm liền, mỗi ngày tự tay ký một quyết định thu hồi đất giải phóng mặt bằng cấp quốc gia. Không hiểu cái túi của Ngài phải bự cỡ nào mới chứa hết nổi tiền phần trăm, lại quả. Doanh nghiệp đua nhau bỏ ngành nghề làm ăn bấy lâu, nhảy hết sang nhà đất và chứng khoán. Vốn liếng được điều tiết vặn vòi cho chảy tiệt sang chứng khoán và bất động sản để ăn ngon và thu tiền tươi ngay. Cả nước biến thành đại công trường. Cả nước đi buôn đất. Cả nước chơi chứng khoán. Cả nước chạy dự án. Cả nước giải phóng mặt bằng. Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ chính trị của toàn hệ thống Đảng, chính quyền (như đồng chí Bí thư Hoa Thanh Quế huấn thị khi huy động toàn hệ thống chính trị Hà Nội vào cuộc cướp đất dân).
Dân dưới xuôi bị tước ruộng cấy cày bởi dự án công nghiệp, đô thị. Dân vùng ngược chịu mất đồi nương vì thủy điện, khai khoáng bán thô. Những con bạc càng chơi càng hăng máu trong sới bạc bịp vĩ mô cấp quốc gia. Lãi suất huy động tăng liên tục để có đủ tiền xỉa tiếp vào các cửa trong sới. Lãi suất ngân hàng cho vay buộc phải không ngừng tăng theo. Bí tiền, các con bạc gỡ cả tập đoàn nhà nước, nướng vào canh đỏ đen. Lỗ, thất thoát, thậm chí mất hàng chục nghìn tỉ trở thành quá nhỏ. Thời đại chỉ có thằng ngu và thằng mất trí mới lao đầu vào sản xuất chân chính. Hàng hóa buộc phải nhập ngoại từ cái tăm để trám lỗ hổng sản xuất trong nước. Cán cân thanh toán quốc gia bỗng chốc lộn tùng phèo không tài gì thăng bằng nổi.
Canh bạc bịp phát triển kịch điểm đến độ cháy sới, sắp vỡ bung. Một số con bạc tỉnh táo hơn, ăn non nhanh chân bán sới tạo hội chứng giật mình, tháo chạy. Chứng khoán ế xề bán không ai mua. Nhà đất thê thảm chào bằng 1/3 giá vẫn không người thăm hỏi. Ngoài chợ, giá rau, gạo mắm muối tăng từng giờ. Doanh nghiệp nhà nước luôn chứng tỏ vai trò chủ đạo trong việc không ngừng nâng giá mặt hàng độc quyền điện, xăng dầu … Các chính trị gia chẳng bỏ lỡ cơ hội trời cho nhanh tay tăng và sinh thêm nhiều thuế phí … Phúc cho dân Vịt tôi chưa. Có đâu trên quả địa cầu này, đời sống của dân được Đảng và Nhà nước chăm lo tốt như vậy.
Ngân hàng, thúc đẩy bởi lòng tham, chính sách tồi và sự dối trá, nay đối xử với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như kẻ thù nhằm giành giật miếng ăn và sự sống. Trong sự giành giật này, doanh nghiệp buộc phải chết dưới mũi tên lãi suất cao. Khi doanh nghiệp chết rồi thì ngân hàng cũng chẳng thể tồn tại.
Không sao. Ngân hàng Nhà nước của anh Ruồi đã quán triệt tinh thần tự chủ cao. Phải dùng cả mỹ nam kế, cử đồng chí đại tá tình báo công an sử dụng “biện pháp nghiệp vụ” với nữ cán bộ nước ngoài mới nhập nổi mấy cỗ máy in tiền công suất lớn về cất một chỗ chờ khi hữu sự như ni. Thiếu tiền à? Các chú yên tâm, anh cứ ấn lệnh PRINT thì xã hội các chú có tiền lưu thông xả láng. Hôm trước đi ngủ, tháng lương lĩnh về còn mua được mươi cân gạo những mong sống qua ngày đoạn tháng. Sáng hôm sau ra chợ, nắm tiền này còn đủ được hai chai mắm loãng cầm hơi.
Nông thôn hoang vắng như thời chiến. Người người, nhà nhà mất ruộng, bỏ sản xuất kéo nhau ra đô thị bán nốt sức tàn kiếm chút tiền tươi. Khóm phố ồn ào, nhộn nhạo nghịt người, xì ke mại dâm ma túy tội phạm tràn lan ngộp thở. Khu công nghiệp mọc lên bừa bãi tận dụng “thế mạnh” nhân công giá rẻ, đất cướp được không. Nay lương không đủ sống, chủ vỡ nợ bỏ chạy, công nhân bãi công, biểu tình không lúc nào ngơi. Dự án đô thị bỏ bê như bãi tha ma. Khu đại công nghiệp không người khác nào nơi hoang phế …
Các nhà tài trợ cho xứ Vịt lại vừa nhóm họp. Thôi rồi luận điệu Việt Nam là mẫu mực tăng trưởng bền vững cho thế giới học tập. Thay vào đó là những lời chỉ trích, những cú thúc thay đổi hệ thống. Cam kết thì có vẻ nhiều nhưng ai mà tiêu được tiền trên giấy một khi giải ngân luôn gắn điều kiện cải cách. Thôi thì đồng chí X ta cứ hứa đại cho xong chuyện. Vả lại, hình thức đối tác với Vịt cũng thay đổi từ 2013. Tiền vốn cho không và cho vay lãi suất thấp sẽ giảm mạnh. Thay vào đó là vay thương mại, vay làm ăn. Tức là phải làm thật chứ không phải cho vay rồi để Vịt ta ném vào chơi bạc tiếp.
Ngoài Biển Đông, chú Vịt như con nai tơ đang ngày càng mắc sâu vào cái bẫy cò ke “16 vàng, 4 tốt” được chế tạo trên nền ý tưởng có từ lâu, tuy nhiên khâu thiết kế mới xúc tiến tại Hội nghị Thành Đô và sau đó được tranh thủ đem ngay ra chế tác bởi các chú thợ khéo tay và lành nghề của liên doanh Hợp tác xã thủ công Trung Nam Hải – Ba Đình, trong đó công lao to lớn thuộc về tay thợ cả với cái tên Lê Khả lẫy lừng.
Trong bối cảnh mình còn bê bết thì năm 2013 sẽ là năm bản lề với đồng chí X. Quyền lực chính trị của đồng chí sẽ ngày càng bị hạn chế, thậm chí tước bớt để đưa vào tay những đồng chí vốn đã và đang lăm le giáng đòn. Ngay cả đội ngũ tướng lĩnh đang xếp hàng rồng rắn xin sắc phong, lũ báo chí ngày đêm túc trực chờ được ban phát thì nay nhiều kẻ đã ăn ở hai mang, thậm chí trở cờ, trở bút nhằm đón chủ mới.
Trước đây, đứa nào mở mồm phạm đến đồng chí X thì nhẹ ra bị báo chí đánh hội đồng, nặng ra thì bị an ninh túm cổ dần cho tới bến. Nay, có đứa réo tận sân mà vẫn phải im re cho lành chuyện. Giậu đổ bìm leo, cái ban Đảng chuyên lo chuyện ăn nói phát ngôn lúc trước còn là chỗ thân thuộc với đồng chí X, nay vừa mang hẳn bảo kiếm vào trảm một đệ tử của đồng chí ngay giữa Sài Gòn, vài đệ nữa đất Hà Thành đang nằm im thúc thủ chờ tới lúc bị đối phương xin tí tiết. Mấy doanh nghiệp sân sau réo ời ời kêu cứu anh Ba (tức đồng chí X). Kêu chán rồi thì tự xin thoái vốn, rút phép, dằn lòng chơi chước chuồn cho êm bởi chính anh Ba cũng đang dần lâm vào thế bất lực.
Cầu Nhật Tân

XIN ĐỪNG “ĐÁ PHẢN LƯỚI NHÀ” NHƯ VẬY

 Đây là một Phản hồi của một Bạn đọc gởi- Thấy có nhiều nhận xét chi tiết về bài Phỏng vấn GS. Tương Lai trên BBC – Đăng ra đây để Bà con cùng đọc.- Cám ơn Bạn đọc
Đảng ‘nên đặt Tổ quốc lên trên hết’ (BBC) -Giáo sư Tương Lai nói dân chủ hóa là ‘tiền đề để Việt Nam gắn bó với thế giới chống lại âm mưu của Trung Quốc’.

Bạn đọc  Đức Thành

Những ai có thời gian rảnh rỗi theo dõi Internet vừa qua thì được biết, ngày 25/11/2012, một nhóm nhân sĩ ở Hà Nội, Huế và TP. HCM khởi xướng ký “Tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân”. GS Tương Lai (GS TL) là một trong số những người đã tham gia ký Tuyên bố đó. Sau đó GS TL có bài trả lời phỏng vấn của phóng viên đài BBC xung quanh vấn đề chủ quyền biển đảo của đất nước và trọng trách của ĐCSVN.
BBC đã “rút tít” rất chuyên nghiệp (nghiệp…chọc gậy báng xe ) bài trả lời phỏng vấn của GS TL như sau :” Đảng nên đặt Tổ quốc lên trên hết”. Thật ra GS TL nói rằng nếu ( Đảng):” lại đặt lợi ích Tổ quốc xuống dưới cái gọi là ý thức hệ đó ( Chủ nghĩa xã hội), nó sẽ nằm trong kịch bản mà Trung Quốc muốn”…Nếu phân tích theo ngữ pháp thì tiêu đề của BBC nằm ở thể khẳng định còn ý kiến của GS TL thì nằm ở thể nghi vấn. Tát nhiên sự phân tích trên chỉ là tương đối!
Cũng theo BBC, GS TL, từng là thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải…Thiết tưởng trong tời đại @ mọi người đều bình đẳng như nhau. Chức tước, học hàm học vị, tuổi tác, kể cả người đó thuộc “ lề Đảng” hay “lề dân” cũng không phải là cái lý để có thể áp đặt quan điểm của mình cho người khác, mà chính là lẽ phải- trái, nhất là thực tế có xác nhận ý kiến, quan điểm của người đó hay không.
GS Tương Lai đã rất có lý khi ông vạch trần thủ đoạn của Bắc Kinh trong chiến lược và tham vọng độc chiếm Biển Đông. Sau nhiều sự kiện mang tính chất bành trướng, trong đó đặc biệt có việc BK cấp hộ chiếu in hình lưỡi bò, Ông nói: ” Có thể nói đây là bước phát triển mới, vì hành động gây hấn của Trung Quốc ngày càng ngang ngược, nham hiểm, nhất là khi Trung Quốc vừa xong Đại hội 18. Lãnh đạo mới có thể có những đường đi nước bước khác trước thế nào đấy trên một số lĩnh vực. Nhưng riêng âm mưu bành trướng để độc chiếm Biển Đông, uy hiếp lợi ích sống còn của các nước Đông Nam Á thì không hề thay đổi, thậm chí khiêu khích hơn. Đây là điều rõ như ban ngày, không thể còn một chút mơ hồ”. Ông còn nói :” Cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc thực chất là chủ nghĩa tư bản mang  màu sắc Trung Quốc, một chủ nghĩa tư bản hoang dã cùng với những chính sách thực dân kiểu mới trên khắp thế giới, chứ chả riêng gì vùng Đông Nam Á”.”Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu điều này”…
Ông cũng không phải không có lý khi nói về truyền thống giữ nước của Dân tộc Việt Nam. Ông nói : “Người ta có thể có nhiều băn khoăn về đời sống vật chất và tinh thần, về nền dân chủ. Nhưng trước nguy cơ ngoại xâm, tinh thần dân tộc bao giờ cũng là điểm nhạy cảm nhất. Nó có thể tập hợp trở lại thành một khối đoàn kết chống ngoại xâm. Đấy là bài học lịch sử nghìn năm của đất nước này. Nếu không có‎ ý chí quật cường của dân tộc, làm sao có chiến thắng Nguyên Mông, Minh, Thanh? Nếu không có sức mạnh dân tộc, làm sao Việt Nam chiến thắng hai đế quốc lớn nhất thế kỷ 20?
Những người đọc hay nghe Ông nói trên BBC có thể hiểu thêm về Tuyên bố của nhóm trí thức, rằng: “chúng tôi ủng hộ việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 22/11 đã tuyên bố nêu rõ việc Trung Quốc in bản đồ lên hộ chiếu “đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đó là tuyên bố rành rọt, rõ ràng. Tuyên bố của chúng tôi cũng chính là hậu thuẫn cho tuyên bố đó của Bộ Ngoại giao”.
Tuy nhiên đáng tiếc, nhà xã hội học TL lại luẩn quẩn, suy bụng ta ra bụng người, Ông cho rằng: ” Càng ca ngợi cái gọi là “tình hữu nghị” càng biểu tỏ sự lúng túng trong đối sách, hơn nữa, đó chính là sự xúc phạm tinh thần dân tộc, làm cho người dân không hiểu thực chất thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là thế nào”. Thật buồn cười, như trên Ông vừa nói: Tuyên bố của Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ” Việc Trung Quốc in bản đồ lên hộ chiếu “đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. “Đó là tuyên bố rành rọt, rõ ràng”.
Rồi Ông tiếp tục đi sâu hơn vào cái “ phản “ logic của chính mình. Ông nói:” Nhùng nhằng giữa lợi ích đất nước, dân tộc và chủ nghĩa xã hội chung một ý thức hệ với “các đồng chí Trung Quốc”! Nếu không giải quyết thỏa đáng, lại đặt lợi ích Tổ quốc xuống dưới cái gọi là ý thức hệ đó, nó sẽ nằm trong kịch bản mà Trung Quốc muốn”. Ông còn nói:” Không hiểu vì sao người ta vẫn ca ngợi tình hữu nghị và 16 chữ vàng khi mà trong hành động cụ thể thì chúng nó ngang ngược trắng trợn như vậy. Càng ca ngợi cái gọi là “tình hữu nghị” càng biểu tỏ sự lúng túng trong đối sách, hơn nữa, đó chính là sự xúc phạm tinh thần dân tộc, làm cho người dân không hiểu thực chất thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là thế nào.”
Có lẽ không nên làm mất thời gian của bạn đọc- bình luận về phương diện logic của GS TL, bây giờ xin có mấy câu hỏi nhỏ với nhà Xã hội học:
1-Ý thức hệ có tội gì thưa ông? Chẳng lẽ mục tiêu của CNXH là xóa bỏ áp bức, bóc lột là sai…? Chẳng lẽ các dân tộc cần sống trong hòa bình hữu nghị với nhau là sai?
Phải chăng vì BK là chủ nghĩa TB hoang dã mà chúng ta từ bỏ ý thức hệ XHCN? từ bỏ tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt- Trung ư?
2-Chẳng lẽ tất cả mọi hành vị bành trướng của BK, ( như ông nói là : “một chủ nghĩa tư bản hoang dã cùng với những chính sách thực dân kiểu mới trên khắp thế giới, chứ chả riêng gì vùng Đông Nam Á”…) đều do chính sách của VN gây ra? Logic nào vậy, thưa GS?
Với những thông tin mà nhiều người đã có, hiện nay không ít người TQ không đồng tình vơi những hành vi gây hấn của BK, họ cũng thấy “ Xấu hổ về hộ chiếu “lưỡi bò”. Tại sao chúng ta không tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TQ, thưa GS. Đành rằng làm khoa học hay bất cứ việc gì cũng phải có “lửa”, nhưng có những việc phải để “hạ hỏa” mới làm thì sẽ không phạm phải sai lầm.
3-Chẳng lẽ VN đã sắm tầu ngầm KILO, máy bay SU…, nhiều dàn tên lửa và xây dựng thế trận phòng thủ biển kiên cố là để chơi ư?
Có lẽ bài trả lời BBC của GS đã không đạt được mục đích mà ông mong muốn, là thực hiện đại đoàn kết Dân tộc, là phát huy sức mạnh dân tộc để bảo vệ biển đảo. Bởi vì bài nói của ông đã làm sói mòn uy tín của đảng CS VN, “người chỉ huy “ thế trận phòng thủ của Tổ quốc.
Việc làm của GS TL chẳng khác nào cầu thủ lúng túng trước cầu môn đã đá phản lưới nhà!

Hoàn Cầu Thời báo lại dọa dẫm Việt Nam

BBC
Biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam 9/12 (ảnh Reuters)
Những ngày qua, tờ báo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa Hoàn Cầu Thời báo liên tục chạy bài liên quan tới Việt Nam, nhất là khi có biểu tình chống Trung Quốc ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thứ Ba 11/12, tờ báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc này có bài xã luận tựa đề “Việt Nam coi nhẹ ý chí bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”.
Bài báo bắt đầu bằng thông tin Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam cáo buộc tàu cá Trung Quốc phá hoại cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02, và Philipplines đặt câu hỏi về quy định khám xét tàu bè của tỉnh Hải Nam.
“Trung Quốc bác bỏ cả hai cáo buộc này,” – Hoàn Cầu viết.
“Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc nhằm bảọ vệ chủ quyền lãnh thổ.”
Theo Hoàn Cầu, Việt Nam so với các nước khác thì “bạo dạn hơn cả trong việc khai thác dầu ở Nam Hải (Biển Đông)” và luôn luôn tìm cách mở rộng hoạt động dầu khí bên trong đường chín đoạn.
“Việt Nam có thể đã quên là đang ăn cắp tài nguyên [của Trung Quốc]“, – tờ báo viết.
Bài xã luận khẳng định rằng Trung Quốc cương quyết bảo vệ chủ quyền của mình hơn bao giờ hết.
“Việt Nam cần phải hành xử đúng mực, điều này chỉ có lợi về lâu dài.”
Hoàn Cầu Thời báo nói vì đại cục, Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ thái độ kiềm chế, nhưng điều chắc chắn là “Trung Quốc sẽ không chỉ đứng nhìn khi bị Việt Nam và Philippines thách thức”.

‘Có cố ý cắt vẫn ủng hộ’

Bài xã luận còn đưa ra tuyên bố khá mạnh bạo so với các phát biểu chính thống của Bắc Kinh: “Chúng ta không biết liệu tàu Trung Quốc có cắt cáp của tàu Trung Quốc một cách cố ý hay không. Nhưng nếu có, thì người dân Trung Quốc vẫn ủng hộ hành động này”.
“Chúng ta không biết liệu tàu Trung Quốc có cắt cáp của tàu Trung Quốc một cách cố ý hay không. Nhưng nếu có, thì người dân Trung Quốc vẫn ủng hộ hành động này.”
Hoàn Cầu Thời báo nói Trung Quốc cần sử dụng các hoạt động như cắt cáp, mà báo này gọi là “cường độ nhẹ” để tăng nguy cơ cho hoạt động dầu khí của Việt Nam và gây hoang mang về cách phản ứng của Trung Quốc trong tương lai.
“Cuối cùng thì Việt Nam sẽ thấy việc khai thác dầu khí chỉ mang lại phiền hà.”
Tờ báo cũng nói Hà Nội và Manila đừng ảo tưởng rằng Bắc Kinh sẽ nhún nhường trước cái gọi là áp lực quốc tế.
“Hai nước này phải hiểu rằng dư luận quần chúng Trung Quốc là quan trọng hơn cả. Bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc là ý chí chung của cả 1,3 tỷ công dân Trung Quốc.”
Bài viết nhấn mạnh: “Tuy môi trường chính trị tại Biển Đông trở nên phức tạp hơn vì sự can thiệp của Mỹ, khu vực này là nơi xảo thuật thường xuyên xảy ra. Trung Quốc sẽ không lúng túng trước vài tiểu xảo ngoại giao như vậy”.
Hoàn Cầu cảnh báo nếu có quốc gia nào muốn làm to chuyện, “Trung Quốc sẽ không nao núng”.
“Thời gian đang đứng về phía Trung Quốc.”

Nói về biểu tình

Trước bài xã luận nói trên một ngày, hôm 10/12, Hoàn Cầu Thời báo cũng có bài của tác giả Chen Chenchen nói tới các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và TP HCM Chủ Nhật vừa qua.
Cờ Trung QuốcHoàn Cầu Thời báo nói Trung Quốc sẽ không nao núng trong việc bảo vệ chủ quyền
Đặc biệt bài viết đề cập tới thông tin đăng trên Bấm BBC News hôm 9/12 nói về cuộc biểu tình, trong đó phóng viên BBC nhận định rằng người dân Việt Nam đã quá bức xúc trước các động thái leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tác giả Chen Chenchen của Hoàn Cầu, tuy không nói thẳng tên BBC, gọi đây là cách diễn giải của “báo chí phương Tây”, và nói cách giải thích này là “không thuyết phục”.
Cây viết này nói “theo các học giả địa phương, ngày càng rõ ràng là kể từ đợt biểu tình chống Trung Quốc mùa hè năm ngoái, đa số người biểu tình là bất đồng chính kiến muốn gây mất uy tín cho chính phủ và xáo trộn ổn định trong nước dưới chiêu bài chống Trung Quốc”.
Bài viết cũng cho rằng trong Chính phủ Việt Nam có những chính trị gia diều hâu, những người phát ngôn mạnh mẽ chống lại Trung Quốc.
Tác giả bài này đổ lỗi cho Việt Nam, rằng Hà Nội chủ ý gây căng thẳng tại Biển Đông và vô tình lâm vào thế kẹt khi làn sóng dân tộc chủ nghĩa trong nước bùng lên.
“Hà Nội đang cần tìm kiếm cân bằng giữa đòi hỏi ngoại giao và nhu cầu phức tạp ở trong nước… Thế nhưng Việt Nam cần khôn khéo hơn để bảo toàn cân bằng trong trò chơi này.”

Viết cho nỗi sợ hãi khi làm người

Phạm Lê Vương Các
gửi cho BBCVietnamese từ TP HCM
Khiếu kiện đất đai ở Việt Nam
Vào những ngày này, thế giới hân hoan đón nhận bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền 1948 ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại cho cả cộng đồng nhân loại.
Lần đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của loài người, đã ghi nhận lại một văn kiện lịch sử vượt ra khỏi khác biệt và giới hạn của địa lý quốc qua, xung đột ý thức hệ, đặc thù thể chế chính trị, và nền tảng văn hóa trong một thời điểm khó khăn nhất để làm nên “một tiêu chuẩn thực hiện chung” cho tất cả các quốc gia và dân tộc trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền làm người.

Khác biệt nhân quyền

Thế nhưng, vào lúc thế giới đang dần được thắt chặt trong xu thế toàn cầu hóa thì cũng là lúc giá trị nền tảng Nhân quyền lại bị chia rẽ và xung đột, thông qua cụm từ “khác biệt nhân quyền” mà chúng ta nghe rất quen tai.
Xem ra sau 64 năm tồn tại, chuẩn mực chung của Nhân quyền đang bị thử thách hơn lúc nào hết.
Nhân quyền được nhắc tới nhiều trong quan hệ quốc tế. Một bên thì muốn cho đi cái mình đang có, nhưng bên kia thì “chê” không phù hợp với mình.
Chúng ta cũng không lạ gì khi nghe điệp khúc “yêu cầu cải thiện nhân quyền” từ chính quyền Mỹ và các nước Phương Tây dành cho Việt Nam.
Nhưng nhà nước Việt Nam luôn cho rằng: chúng tôi có những “đặc điểm khác biệt riêng” về nhân quyền. Đừng áp đặt cái tiêu chí của anh vào cho chúng tôi, các anh hãy tự xem lại chính mình đi.
“Nhìn thấy sự trả giá của những người chỉ vì muốn thực hiện quyền làm người theo những gì Tuyên ngôn đã ghi nhận, buộc rất nhiều người trên thế giới này, dù không muốn, nhưng cũng phải từ bỏ các quyền chính đáng của mình để đổi lấy sự an toàn và yên thân.”
Để rồi chưa bao giờ có một quốc gia nào trên thế giới tự nhận dân chúng của mình bị hạn chế nhân quyền.
Quả bóng ‘hạn chế nhân quyền’ được đá qua đá lại giữa các quốc gia, mà “trọng tài” là các Cơ quan bảo vệ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không thể làm gì hơn ngoài kêu gọi sự tự giác của người chơi, và “bày tỏ quan ngại sâu sắc” mỗi khi người dân bị chính quyền xâm hại nhân quyền.

Từ bỏ quyền làm người

Khi không có cơ chế bảo vệ hữu hiệu Nhân quyền ở cấp độ quốc tế và quốc gia, xem ra chủ đề được chọn cho Ngày Nhân quyền 10/12/2012 năm nay của Liên Hiệp Quốc là “Quyền tham gia” vào đời sống chính trị xã hội vào lúc này chẳng khác nào đi “xúi dại” người dân.
Vì không có sự thống nhất trong nhận thức về nhân quyền, sẽ là sự bất hạnh cho bất kỳ ai nếu thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn độc lập, quyền tự do lập hội, quyền tự do xuất bản, hay quyền tự do biểu tình… theo tinh thần của Tuyên ngôn, ở những quốc gia có “đặc thù riêng” vào thời điểm này.
Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn độc lập theo tinh thần của Điều 23, mà ở đó nhà cầm quyền còn đang bị “ám ảnh” bởi Công đoàn Đoàn kết Ba Lan?
Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do lập hội ôn hòa theo tinh thần của Điều 20, mà ở đó nhà cầm quyền vẫn xem Xã hội dân sự là “nguy hiểm”?
Sẽ là như thế nào nếu thực hiện quyền tự do xuất bản mà ở đó nhà cầm quyền còn đang muốn “bao cấp học thuật” và qua đó muốn bao cấp luôn tư duy?
Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do biểu tình mà ở đó nhà cầm quyền lại xem biểu tình là đe dọa cho an ninh quốc gia và trật tự xã hội?
Và còn rất nhiều câu hỏi “sẽ như thế nào (?)” cho những ai hiểu được tinh thần của bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền và những ai đang có nhu cầu làm con người theo đúng nghĩa của một con người.
Nhìn thấy sự trả giá của những người chỉ vì muốn thực hiện quyền làm người theo những gì Tuyên ngôn đã ghi nhận, buộc rất nhiều người trên thế giới này, dù không muốn, nhưng cũng phải từ bỏ các quyền chính đáng của mình để đổi lấy sự an toàn và yên thân.
Trấn áp khiếu kiện ở Trung QuốcLiệu có các chuẩn mực khác nhau về nhân quyền ở các quốc gia?

Nỗi sợ hãi

Xem ra đã đến lúc cần phải xét lại mục đích ra đời của Tuyên ngôn.
Nó có còn nhằm giúp cho mọi người dân trên thế giới đều ý thức được rằng họ có các quyền mà không một chính quyền nào có thể tước đi được, và qua đó giúp mỗi người được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng như trong Lời mở đầu của Tuyên ngôn đã nêu?
Bởi lẽ dường như nó đang là một nghịch lý . Hiểu biết về Nhân quyền bao nhiêu lại tỉ lệ thuận với với nỗi sợ hãi và khốn cùng bấy nhiêu.
Nhà cầm quyền thì tỏ ra sợ hãi khi dân chúng ý thức được quyền con người để thoát khỏi sự kìm kẹp và cai trị của mình, nên thường sử dụng đến các phương pháp khốn cùng để hạn chế thông tin. Đây đang là nguy cơ đang đe dọa trực tiếp cho xã hội loài người vì “có nhiều người từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi cũng không biết mình có được những quyền gì”.
Còn dân chúng có hiểu biết thì sợ cường quyền nên đành chấp nhận “ngoan ngoãn” mà khước từ các quyền chính đáng của mình để tránh khỏi sự khốn cùng.
“Đã đến lúc Liên Hiệp Quốc cần mở ra một kỷ nguyên mới : “Đừng sợ hãi khi làm người”.”
Chắc có lẽ sau một kỷ nguyên Giáo dục Nhân quyền kết thúc, đã đến lúc Liên Hiệp Quốc cần mở ra một kỷ nguyên mới : “Đừng sợ hãi khi làm người”.
Đừng sợ hãi không chỉ dành mỗi người dân, mà còn đối với tất cả những nhà cầm quyền trên thế giới.
Nhưng nhà cầm quyền cần phải vượt qua nỗi sợ hãi trước tiên, để có những bước đột phá trong việc phát triển Nhân quyền, sử dụng pháp luật với mục đích để bảo vệ và mở rộng quyền tự do, cũng như đảm bảo những giá trị mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người.
Nếu dân chúng một khi đã vượt qua nỗi sợ hãi nhanh hơn nhà cầm quyền, thì họ sẽ dùng đến biện pháp cuối cùng là nổi dậy nhằm chống lại áp bức và cường quyền như trong Lời nói đầu của bản Tuyên ngôn Nhân quyền đã khẳng định.
Đây không phải là nhận định mang tính chất dự báo, mà nó là một phần từ lịch sử. Nó là một quy luật tất yếu trong việc đòi hỏi quyền làm người.
Điều này đã đặt ra một câu hỏi cho tất cả các nhà cầm quyền trên thế giới rằng: “Liệu các vị có nên tiếp tục duy trì nỗi sợ hãi hay không?”.
Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, hiện đang là sinh viên Luật năm thứ 3 ở TP. HCM.

GS Tương Lai: Vì sao lại ngăn chặn lòng yêu nước?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok  – 2012-12-10
Giáo sư Tương Lai, một trong những người nằm trong số bị cơ quan chức năng ngăn chặn không cho tham gia mít tinh biểu tình chống TQ tại Sài Gòn vào ngày 9 tháng 12 vừa qua, đưa ra một tuyên bố phản đối những hành động mà ông cho là chính quyền đã trấn áp thô bạo và vi phạm quyền tự do công dân.
RFA file -giáo sư Tương Lai hiện là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam từ năm 1983
Gia Minh hỏi chuyện giáo sư Tương Lai về một số vấn đề liên quan quyền con người tại Việt Nam. Trước hết, ông cho biết căn cứ của tuyên bố phản đối những vi phạm quyền tự do công dân mà ông đưa ra:

Trấn áp biểu tình chống ngoại xâm

Giáo sư Tương Lai: Hiến pháp sửa đổi mới nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó [Chương V] đã qui định là công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú [Điều 68], có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm [Điều 71] ….
Đó là những điều tối thiểu mà bất cứ nước nào tự xưng là cộng hòa cũng phải tôn trọng. Nhưng nhằm đạt mục tiêu ngăn chặn cuộc mít-tinh nên người ta sẵn sàng ứng xử rất thô bạo, dùng một bộ máy bạo lực để trấn áp những người có ý định biểu tỏ ý chí yêu nước, chống giặc ngoại xâm, lên án hành động gây hấn của Nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Chương V của Hiến Pháp đã qui định là công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú , có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
GS Tương Lai
Vì sao ngăn chặn lòng yêu nước? Tôi nghĩ thế này: chắc về sâu xa không phải ngăn chặn chúng tôi chống Trung Quốc đâu ( nếu mà như vậy thì tệ hại quá, như thế thì thành ra tay sai của Bắc Kinh mất rồi, nhưng tôi hy vọng rằng không phải thế); thế thì khi đàn áp người công dân, chính là họ sợ cuộc biểu tình của người dân chống TQ đẩy tới chống chính quyền.
Nếu vậy thì chỉ là do ‘thần hồn nát thần tính’ thôi, và nguyên cớ của việc trấn áp là ở chỗ đó.

Video: Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn ngày 09/12
Gia Minh: Khi nói đến quyền tự do có quyền phát biểu ý kiến. Hiện nay qua những phương tiện Internet và blog cá nhân, nhiều người đã bày tỏ ý kiến, chính kiến riêng của họ. Tại Việt Nam có nhiều người bị cho là chống Nhà Nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự, thậm chí vào điều 79 ‘âm mưu lật đổ’… dù rằng những người đó cho rằng chỉ nói lên sự thật. Giáo sư nghĩ sao về tình hình đó và giải thích từ phía chính quyền?
Giáo sư Tương Lai: Chỗ này phải rạch ròi hai điều. Điều 88 Bộ Luật Hình sự thì bất kỳ nước nào cũng có những điều qui định đó. Nếu chống phá, lật đổ thì phải bị bắt giam, bị trừng trị. Bất cứ đất nước nào muốn giữ kỷ cương thì có điều đó thôi, không có nơi nào không có.
Chỉ có chuyện ghép người ta vào đúng Điều 88 Bộ Luật Hình sự đó. Vấn đề nằm ở chỗ đó thôi. Và khi Hiến pháp qui định tự do hội họp, tự do báo chí, tự do phát ngôn; nhưng người ta lại bẻ quẹo theo ý của họ, kiểu “chân lý thuộc về kẻ mạnh”, tức người nào nắm quyền, nắm bạo lực trong tay, nắm tòa án, nắm nhà tù thì tự cho mình cái quyền bẻ queo cán cân công lý.
Câu này ‘anh cho là…’, ý này ‘anh cho là…’, phát biểu này ‘anh cho là…’ không vi phạm về luật pháp; nhưng tôi, nhân danh luật pháp, tôi nói ‘cái này vi phạm’. Vấn đề ở chỗ ấy.
Vì sao ngăn chặn lòng yêu nước? Tôi nghĩ thế này: chắc về sâu xa không phải ngăn chặn chúng tôi chống Trung Quốc đâu… khi đàn áp người công dân, chính là họ sợ cuộc biểu tình của người dân chống TQ đẩy tới chống chính quyền.
GS Tương Lai
Trong một chế độ toàn trị, không có phản biện, không có tranh luận, không có tự do trao đổi trên báo chí, trên công luận; thì điều này tất yếu sẽ xảy ra, chẳng riêng gì ở Việt Nam đâu. Bất cứ chế độ toàn trị nào cũng thế thôi. Người công dân đã bị ghép vào tội đó thì khó mà cãi.
Nói căn cứ vào Hiến Pháp thì chỉ là nói cho vui mà thôi! Bởi vì, nói ‘tự do hội họp’ mà trên 7 người phải xin phép, thì còn tự do gì nữa.
‘Tự do báo chí’ mà ở Việt Nam chỉ có báo chí của Nhà Nước, chỉ có một ông tổng biên tập duy nhất từ trên chỉ đạo xuống thôi, thì làm gì có tự do báo chí. Những chuyện đó cũng chỉ nói cho vui mà thôi.
Ai cũng thấy. Chuyện đó sớm muộn cũng phải dẹp thôi. Bởi vì trào lưu chung, tiến hóa của nhân loại không cho phép sự ‘lạc lõng’ đó. Nói như vào đầu thế kỷ thứ 20, các cụ ở Đông Kinh Nghĩa Thục đã than:
‘Văn minh là thế giới nào,
Mà ta chìm đắm dưới hào dã man.’

Đó là các cụ nói vào đầu thế kỷ thứ 20; nay sang thế kỷ 21 rồi mà điều này vẫn đang còn tồn tại. Thế nhưng bây giờ mạng lưới thông tin, cuộc cách mạng Công Nghệ Thông tin, không cho phép người ta bưng bít được đâu.
Cho nên anh thấy đấy, một sự kiện biểu tình như thế, chỉ 15 phút sau người ta đưa ngay lên mạng, cả nước biết, cả thế giới biết. Sao mà ngăn chặn được.

Đặc thù Việt Nam?

Gia Minh: Thưa giáo sư, bao giờ các vị lãnh đạo Việt Nam đi ra nước ngoài, ở nước khác người ta đặt vấn đề về tình hình nhân quyền tại Việt Nam thì các vị đó trả lời mỗi nước có hoàn cảnh riêng, có đặc trưng riêng nên Việt Nam có những hành xử như thế?
Giáo sư Tương Lai: Trả lời đó chỉ đúng một nửa thôi. Mỗi một nước có thể chế riêng, có đặc điểm riêng, phong tục, tập quán riêng; vì vậy không thể đem một cái chung nào đó áp đặt vào một nước riêng.
Ví dụ như chuyện người Hồi giáo yêu cầu phụ nữ phải có khăn che mặt; điều đó đừng động vào. Nếu động vào là đụng đến đặc thù dân tộc và gây ra những phản ứng thôi. Mỗi một nước có đặc thù; điều đó đúng.
Không thể nhân danh đặc thù mà quay lưng lại với cái phổ biến.
GS Tương Lai
Nhưng lại tuyệt đối đúng ở một điểm là : đặc thù đó phải nằm trong những nguyên lý mang tính phổ biến, cái riêng nằm trong cái chung. Không thể nhân danh đặc thù mà quay lưng lại với cái phổ biến.
Những tiêu chuẩn tối thiểu của nền văn minh mà mỗi nước đều theo đuổi nhưng lại cố tình vứt bỏ, thì không thể nói ‘nhân danh đặc thù’ được.
Một đất nước không có tự do báo chí, thì không thể nói nước đó là văn minh được. Một đất nước mà ‘bịt miệng’ dân, ‘bịt miệng’ trí thức, không cho trí thức nói, thì làm sao nước ấy được gọi là một nước ‘văn minh’ được .
Chính vì thế mục tiêu mà toàn dân Việt Nam, trong đó có trí thức chúng tôi hướng tới và đấu tranh thực hiện là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Vậy thì nội hàm của “Văn Minh” chính là điều tôi vừa gợi ra.
Đương nhiên, để đạt tới mục tiêu đó còn phải đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Tôi muốn nhắc lại lời của cưu Tổng thống Nelson Mendela : Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới có điều kiện để đấu tranh giành tự do”. Việt Nam cũng đang trong tình huống này thôi.
Gia Minh: Cám ơn Giáo sư Tương Lai.
————————————
Xin phép được nhắc lại, giáo sư Tương Lai hiện là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam từ năm 1983 cho đến nay. Ông nguyên là Phó Chủ Nhiệm Hội đồng Tư vấn về các vấn đề xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam; nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam; nguyên thành viên Tổ Tư vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; nguyên thành viên của Viện Nghiên Cứu Độc Lập-IDS. Ông đã cập kề tuổi tám mươi và hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

Công chức Hà Nội có khả năng nhịn đói 3 năm?

Phunutoday

(Trái hay Phải) – Trong lúc giới nhà giàu Việt Nam nháo nhác phát hiện ra nhiều món đồ hàng hiệu để họ khẳng định đẳng cấp hóa ra là dởm, thì các đày tớ nhân dân của Thủ đô chứng minh rằng họ có thể nhịn đói tới 3 năm.
Công chức Hà Nội thường nghèo đến mức chiếc xe bên phải cũng không có mà đi?
Công chức Hà Nội thường nghèo đến mức chiếc xe bên phải cũng không có mà đi?
Câu chuyện hàng hiệu dởm bắt đầu khi chiều 27/11, các cơ quan chức năng tại TP.HCM phát hiện hàng chục xe tải chở áo quần, túi xách, giày dép mang các nhãn hiệu Gucci, D&G… Điều đáng nói, số hàng trên được khai trong tờ khai hải quan với giá cực rẻ: từ 1,8 – 7 USD/món, trong khi nhãn hàng này bán ra thị trường từ hàng triệu đến hàng chục triệu đồng/món.
Và đáng nói hơn, đến hôm nay, tờ SGTT cho biết 2 địa chỉ chính mà các món hàng này nhắm tới lại là xịn thật trăm phần trăm, theo thông tin trên trang web chính thức của Gucci, một tại TP.HCM, một tại Hà Nội. Theo lý giải của những người có kinh nghiệm mua hàng hiệu ở nước ngoài, chỉ có thể giải thích là bên cạnh việc các cửa hàng này bán hàng hiệu thật (xuất xứ Ý), họ trộn “đồ giả” vào bán.
Ở đây, có câu chuyện muốn học làm sang nhưng túi tiền có hạn, cũng có thể có câu chuyện trốn thuế nếu nhìn từ phía cửa hàng. Nhưng nếu chỉ có thể thì kể cũng thường, điều khiến người ta phải ngẩn ngơ là ở chỗ: Đến những cửa hàng xịn trăm phần trăm, được ủy quyền hẳn hoi như thế mà còn làm ăn láo toét, thì liệu còn có chỗ nào là đáng tin? Thật là một thời buổi mà vàng thau lẫn lộn lung tung và khi người Việt Nam tự bán rẻ cái gọi là “chữ tín” như vậy thì cũng không nên trách cứ cái đám hàng Tàu ngập tràn khắp hang cùng ngõ hẻm.
Nhưng trong lúc chúng ta đang lên cơn sốt “chính chủ” không chỉ với tài sản, con người và cả chó mèo, thì chuyện dởm và xịn cũng không dành riêng cho mấy món đồ quý phái nọ. Vào ngày Thứ Sáu, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực đã gây ra một cơn bão nho nhỏ trên mặt báo chí, khi khẳng khái tuyên bố muốn là công chức Thủ đô thì phải chạy không dưới 100 triệu đồng.
Cũng phải nói rằng chẳng phải ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra có con mắt thấu thị hơn đời, bởi nếu đúng như ông nói thì bất kỳ công chức, viên chức nào cũng đều biết cái quý tắc “100 triệu đồng” kia, bởi không biết thì đừng có hòng mà thi đỗ.
Nghe xong phát ngôn để đời này, tất thảy thiên hạ đều lắc đầu lè lưỡi vì bái phục dân Thủ đô ta. Người ta nhớ lại cách đây chưa lâu, khi Quốc hội bàn bạc về Luật Thủ đô, đã có nhiều ý kiến siết nhập cư sẽ dễ dẫn đến chạy hộ khẩu, tức là chạy để được làm người Hà Nội. Chẳng biết làm người Hà Nội thì vớ được những béo bở gì, mà bốn phương tứ xứ cứ đổ xô về chốn này. Theo quy hoạch đến năm 2030, dân số Hà Nội sẽ lên mức 9-10 triệu người, nhưng theo các chuyên gia, với tốc độ tăng như hiện nay, chỉ đến 2020, thành phố đã có khoảng 13-14 triệu dân.
Làm công dân Thủ đô đã không đơn giản, xem ra làm công chức Thủ đô lại còn khó khăn hơn. Người ta nể phục cũng phải, bởi vì bấy lâu nay, đã có vô số những lời kêu ca phàn nàn rằng lương công chức ba cọc ba đồng không đủ sống. Ấy vậy mà người ta lại chẳng tiếc gì cả trăm triệu để chạy, nhiệt tình chỉ thiếu nước đạp đổ cổng như xin xỏ cho con đi học trường thực nghiệm mà thôi.
Chỉ cần nhẩm qua cũng thấy, lương công chức mới có bằng đại học hiện nay khoảng 2,5 triệu đồng một tháng, tính ra sau khi vượt được vũ môn để thành người nhà nước, các công bộc của dân sẽ mất toi ít nhất 40 tháng lương để bù lại khoản 100 triệu đồng kia. Thế là, hơn ba năm trời người ta phải nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn tiêu, nhịn một cách tuyệt đối, làm gì có nơi nào trên khắp đất nước Việt Nam, thậm chí trên khắp quả đất này, có những cán bộ công chức chịu đựng gian khổ giỏi đến thế?
Tiệc là ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra không nói rõ hơn về việc chạy làm quan, nên thiên hạ không được mở rộng tầm mắt, nhưng cứ theo lẽ thông thường mà suy, giá cả công chức quèn đã vậy, hẳn để làm quan chắc phải tốn kém gấp nhiều lần hơn nữa. Và hẳn rồi sau khi được làm quan, họ sẽ phải nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn tiêu nhiều hơn cả cái đám công chức quèn, cho xứng đáng với danh hiệu đày tớ nhân dân.
Thành ra, đọc báo nghe chuyện chạy chọt ở Hà Nội, đồng bào nghèo đói vùng sâu vùng xa thường được nhận các chính sách ưu tiên, các khoản hỗ trợ, bỗng nhiên thấy xấu hổ không để đâu cho hết. Rồi người dân các tỉnh thành khác cũng bâng khuâng mà tự hỏi, dân Hà Nội, công chức Hà Nội khổ như thế, tại sao có vị lãnh đạo nọ lại tuyên bố rằng nhiều người không xứng đáng làm công dân Thủ đô nhỉ? Chả nhẽ họ vẫn chưa đủ khổ hay sao?
Nghĩ cho cùng, các cửa hàng Gucci, D&G… ở Việt Nam chẳng việc gì phải xấu hổ, nếu trong một trăm món đồ giả có vài ba cái thật. Nếu quý vị vẫn ngại ngùng và muốn nâng cao chất lượng hàng hóa, xin mời hãy đến tham quan, học hỏi Hà Nội của chúng tôi, nơi công chức một trăm phần trăm hàng xịn!
  • Tam Thái

Trung Quốc ra luật mới trên biển Đông, Philippines cầu tàu Mỹ

(Phunutoday) – Bất chấp thế giới chỉ trích, TQ lại giở trò ở Biển Đông; Philippines kéo tàu Mỹ vào biển Đông giải lệnh cấm phi pháp của TQ; Indonesia lên tiếng cảnh báo hành xử ‘ăn miếng trả miếng’ ở biển Đông… là tin tức chính ngày 11/12.

Trung Quốc vừa tiếp tục khuấy đảo sóng gió ở Biển Đông bằng việc đưa ra một luật mới cho phép cảnh sát được chặn và bắt giữ tàu thuyền “đi lại bất hợp pháp” trong phần lớn vùng lãnh hải ở Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền của mình.

Theo Tân Hoa Xã, mục đích của việc này là nhằm bảo vệ môi trường ở Biển Đông và phục vụ cho mục tiêu sai trái là “nhu cầu thực hiện chủ quyền quốc gia và quản lý các công việc liên quan đến lãnh thổ”.

Việt Nam và Philippines – hai nước có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc, đều đã lên tiếng phản đối gay gắt quy định mới mà tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa đặt ra.

Hành động này của Trung Quốc khiến dư luận thế giới lên tiếng bình luận về những chính sách quản lý biển Đông của Trung Quốc, hầu hết đều cho rằng chúng vô lý, nhập nhằng và khó hiểu. Hãng Reuters số ra chủ nhật vừa qua có một bài viết mở đầu bằng câu giả định: “Thử hình dung xem điều gì sẽ xảy ra nếu bang Hawaii của Mỹ thông qua một luật cho phép cảnh sát cảng lên boong và tịch thu tàu thuyền nước ngoài đang hoạt động trong phạm vi 1.000km từ Honolulu”.

Tân Hoa Xã ngày 11/12 đưa tin, Lầu Năm Góc và Bộ Quốc phòng Philippines sẽ tổ chức hội đàm trong tuần này để thảo luận việc Mỹ tăng quân số đồn trú tại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines.

Tờ The Nation, Thái Lan cũng đưa tin, trong hai ngày 11, 12/12 tại Manila sẽ diễn ra cuộc họp đặc biệt giữa các quan chức Mỹ, Philippines xoay quanh việc hợp tác quốc phòng và các vấn đề khu vực, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta cho biết. “Quan trọng nhất trong chương trình nghị sự là tăng cường sự hiện luân phiên của Mỹ tại Philippines”, ông Carlos cho biết.

Điều này sẽ liên quan tới việc tàu chiến của Mỹ và các nước khác sẽ tăng cường diễn tập, tập trận hoặc huấn luyện trên Biển Đông nhằm phá vỡ một lệnh cấm phi pháp của Trung Quốc. Quan chức hai nước sẽ thảo luận về việc tăng số lượng các chuyến thăm của quân đội Mỹ bao gồm tàu chiến và máy bay trong khi Mỹ tăng cường viện trợ cho quân đội Philippines xây dựng năng lực phòng thủ.

Tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa vừa lên tiếng cảnh báo cách hành xử “ăn miếng trả miếng” trong quan hệ giữa Trung Quốc và các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong khi cần thiết phải có sự đối thoại khi xảy ra tranh chấp.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Indonesia đưa ra trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông – một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng nhất thế giới và là nơi được đánh giá có trữ lượng dầu khí lớn, đã và đang chia rẽ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chủ yếu giữa các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và một vài nước ủng hộ Trung Quốc.

Theo ông Natalegawa, sau một năm căng thẳng liên quan đến các tranh chấp lãnh hải ở châu Á, cần thiết phải có sự đối thoại thêm giữa các bên có liên quan – nhất là trong tình hình mới có các chuyển tiếp quyền hành ở Washington và Bắc Kinh và các chính quyền mới có thể có tại Seoul và Tokyo. Là một người đóng vai trò điều giải chính trong việc hàn gắn các bất đồng nội bộ trong ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia cho rằng việc phê chuẩn một bộ quy tắc ứng xử hiện nay là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong một diễn biến khác, Kyodo đưa tin, ngày 11/12, Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận chống thảm họa hạt nhân chung tại Căn cứ Yokosuka của Hải quân Mỹ tại tỉnh Kanagawa, Tây Nam thủ đô Tokyo. Cuộc tập trận này được tiến hành với giả định rằng các trạm theo dõi phóng xạ bị ngừng hoạt động sau khi xảy ra một trận động đất lớn ở khu vực Kanto, miền Nam Nhật Bản.

Trong cuộc diễn tập này, một nhóm chuyên gia thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Công nghệ Nhật Bản đo mức độ phóng xạ và trình dữ liệu này lên chính quyền thành phố Yokosuka. Lính cứu hỏa sẽ đưa người bị thương tới bệnh viện, trong khi các thủy thủ Mỹ và thân nhân di chuyển từ căn cứ hải quân trên tới một trung tâm sơ tán khẩn cấp.

Liên quan đến kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên hôm nay hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin Yonhap cho biết có những dấu hiệu rằng Triều Tiên đã bắt đầu tháo dỡ tên lửa 3 tầng mà họ đã đặt lên bệ phóng để chuẩn bị phóng trong tháng này. Theo nguồn tin quân sự cấp cao giấu tên của Hàn Quốc, quân đội Hàn Quốc đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Triều Tiên bắt đầu tháo tên lửa tại trung tâm vũ trụ Tongchang-ri và dường như họ đang cố gắng khắc phục các vấn đề kỹ thuật.

Tuy vậy, Mỹ, Nhật Bản và các nước vẫn luôn đặt trong tình trạng báo động cao độ đề phòng Triều Tiên có thể thay đổi kế hoạch bất cứ lúc nào. (Tổng hợp TTXVN,GDVN,Petrotimes)

Bùi Tín :’Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm’

  <<<===Xe hơi hạng sang trên đường phố Hà Nội.
10.12.2012 -VOA
Đây là một câu thơ trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều nói lên thân phận éo le của các cung phi trong triều đình phong kiến. Ngoài những câu thơ tả tình tả cảnh rất hay, Cung oán cũng có khá nhiều câu nói về nhân tình thế thái, những tư duy triết lý.
 
Tôi rất thích câu Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm với câu tiếp theo Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon. Tôi chú ý, thích và nhớ hai câu thơ trên đây vì nó ứng với hoàn cảnh trong nước hiện nay, ý nghĩa của nó có thể mang một thông điệp rất sâu sắc và khẩn thiết cho mọi tầng lớp trong xã hội ta.
Ai cũng biết một vấn đề cực lớn hiện nay trong mọi xã hội là việc phân chia thành quả của phát triển. Có nước phát triển rất nhanh, khá nhanh hay là nhanh, có nước phát triển chậm, hoặc rất chậm tùy điều kiện, thời gian. Phân chia thành quả phát triển sao cho công bằng, hợp lý để phát triển ổn định, hài hòa là trách nhiệm hàng đầu của các chính quyền.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia chính trị – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước, ở Việt Nam việc phân chia thành quả phát triển trong 20 năm lại đây đang trở thành vấn nạn quốc gia cấp bách nhất. Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ bất công xã hội về thu nhập lại rộng lớn, phi lý như hiện nay. Chưa bao giờ tình trạng «kẻ ăn không hết người lần chẳng ra» lại nghiêm trọng như hiện nay.
Theo nguyên tắc của thang lương chính thức, khoảng cách lương tối thiểu với lương cao nhất là 1 trên 7, rồi 1 trên 11, nhưng trong thực tế khoảng cách ấy là bao nhiêu không ai có thể biết, chỉ có thể ước đoán – có thể là 1 trên 50, hay 1 trên 100…, nghĩa là phi lý nhất hành tinh.
Chỉ có thể biết rằng trong khi công chức cấp thấp, viên chức công sở hay các công ty tư nhân, lao động giản đơn vẫn ba cọc ba đồng, không có tiền để dành, không thể đi nghỉ mát, không thể đi du lịch, gặp ốm đau tai nạn là coi như tai họa, thì cả một tầng lớp trên phát triển tài sản riêng nhanh như tên lửa. Họ có xe ôtô riêng loại sang, đi du ngoạn ở khách sạn 4, 5 sao, ăn bát phở Kobé 1 triệu đồng, cho con đi học ở Anh, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, tậu hàng 2, 3 biệt thự, đánh bạc cá cược một bàn hàng trăm nghìn đến hàng triệu đô la…
Họ thừa tiền của vàng bạc, thu được không  phải do tài đức mà do lạm dụng quyền lực, mua bán quyền lực, do kéo bè kết cánh,  phe phái cánh hẩu, do hợp tác theo kiểu mưu mánh ma-phia, không phải đổ một giọt mồ hôi nên chi tiêu bừa bãi, tha hồ mua đào non, vợ hờ, lường gạt, tranh cướp tài sản công, phá nát đạo đức xã hội.
Một điểm nổi bật là chính các vị tai to mặt lớn trong đảng và chính phủ lại đi tiên phong, mở đường, «gương mẫu» trong phân phối thành quà phát triển một cách bất công, chênh lệch phi lý nhất để bỏ túi riêng, để tước đoạt tài sản quốc gia cho quỹ đảng không ai kiểm soát, vì thanh tra, kiểm sát, kiểm toán, tòa án đều do một Bộ Chính trị toàn quyền và lộng quyền điều hành cả.
Đại hội đảng lần thứ VII năm 1990 từng ra nghị quyết là từ nay đảng không dẫm chân lên chính quyền, không làm công tác quản lý nhà nước, đảng tự đặt mình dưới pháp luật quốc gia, đảng chỉ nêu gương, chỉ gợi ý cho chính quyền…Nhưng rồi mọi lời hứa ấy chỉ như nước đổ đầu vịt. Đảng vẫn ngồi xổm trên luật pháp.
Mười năm trước, thủ tướng ra quyết định long trọng tuyên bố từ nay các bộ chỉ quản lý các chính sách, không trực tiếp kinh doanh, không nhập nhèm vừa đá bóng vừa thổi còi…Nhưng rồi cũng không ai chịu thực hiện, để trên thực tế thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ và thứ trưởng đều là các tổng giám đốc, đều nằm trong hội đồng quản trị các tổng công ty quốc doanh giàu vốn nhất. Đây là nguyên nhân chính làm cho công quỹ đã bị thất thoát hơn 200 ngàn tỷ đồng.
Vậy xin các vị «tư bản đỏ» giàu xụ từ 20 năm mở cửa và hội nhập, từ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, các cấp tỉnh ủy, huyện ủy  cũng như các quan chức tỷ phú mới  về tiền đồng, triệu phú mới về đôla, hãy nghiền ngẫm câu thơ của cụ Nguyễn Gia Thiều:
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm
Khi ăn miếng cao sang, nhai nuốt thịt bê non, thịt ba ba hầm, thịt vịt Bắc Kinh, trứng cá Nga, tổ yến Quảng Nam, tôm hùm Vũng Tàu…xin quý vị chớ nên quên rằng trong đó có mồ hôi của dân lao động đang kéo xe bò ngoài đường phố, có nước mắt bà mẹ liệt sỹ phải đi ăn mày ở Bình Dương, có mùi thi hài của cụ Đặng Thị Ngọc Liêng và của ông Trịnh Xuân Tùng, có vị máu của các ngư dân bị bọn Trung Quốc bành trướng sát hại…vì tất cả đều là nạn nhân của quý vị,  của đường lối chính sách sai lầm của quý vị, từ lòng tham không đáy của quý vị.
Nếu như quý vị không làm thất thoát 200 ngàn tỷ đồng qua các công ty quốc doanh do quý vị điều hành, nếu quý vị không tham nhũng, chia nhau bỏ túi 20% ngân sách hàng năm thì đường sá ta đã đàng hoàng, nền giáo dục ta đã có chất lượng, người bệnh ta được chữa chạy tốt, và cuộc sống toàn dân ta đã khá.
Biết đến bao giờ ở nước ta mới xuất hiện một hiện tượng như Tổng thống Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan, lúc cuối đời đã nhận ra đường đi với nhân dân, trả dinh thự nhà cửa cho nhà nước, chỉ ở với bà vợ Nga 3 buồng nhỏ, đi xe đã cũ, chỉ nhận 20 % lương đủ ăn, và khởi đầu chế độ đa nguyên đa đảng thay cho hệ thống cũ một đảng duy nhất của cha mình, để lại tiếng thơm. Ở nước ta sao không thể xuất hiện một con người có tư duy độc lập, được lòng thương dân mách bảo, như đương kim tổng thống Uruguay José Mujica chỉ nhận 10% lương đủ ăn, chuyên đi chiếc xe Volkswagen cũ, chống tham nhũng thật lòng nên có kết quả rõ ràng,  Ông nói kẻ giàu cũng không thể ăn một lúc cả con bò, không thể một lúc nằm 5 giường, đi 3 xe…người lãnh đạo không được tham, biết chia sẻ thành tựu phát triển cho rộng khắp; đây là trách nhiệm, không phải là sự ban ơn.
Đó là những người tuy không hề biết cụ Nguyễn Gia Thiều là ai, nhưng đã có chung một triết lý, một đồng cảm:
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm
Chẳng lẽ trong hàng ngũ cán bộ viên chức, trí thức, thanh niên nước ta lại quá thiếu vắng những con người có lòng thương dân, có nhân cách ngay thẳng không tham của người khác, không ham hưởng thụ riêng, từ đó xoay chuyển được tình thế bi đát của đất nước.  Một mong ước cháy bỏng của không ít bà con ta.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn hưng Quốc :Chiến tranh và hòa bình: Một vấn đề giả

   <<<===Người biểu tình chống Trung Quốc cầm quốc kỳ Việt Nam và các biểu ngữ chống Trung Quốc tuần hành trên đường phố trung tâm Hà Nội, ngày 10.12.2012 – VOA
Trước những thái độ gây hấn ngang ngược và hung bạo của Trung Quốc ở Biển Đông, nhà cầm quyền Việt Nam, cho đến nay, vẫn giữ hai chủ trương chính: Một, với Trung Quốc, tiếp tục hòa nhã, không những tránh né những hành động trực diện phê phán, tố cáo hay phản đối mà còn, thậm chí, xum xoe đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước xã hội chủ nghĩa với nhau.
Hai, với dân chúng Việt Nam thì cương quyết cấm đoán tất cả mọi động thái bày tỏ sự bất mãn hay phản đối đối với Trung Quốc, thẳng tay đàn áp bất cứ người nào muốn bày tỏ điều đó dưới hình thức bài viết cũng như biểu tình.
Biện hộ cho hai chủ trương ấy, nhà cầm quyền Việt Nam nêu lên hai lý do chính: Một, công việc đối phó với Trung Quốc là công việc của đảng và nhà nước. Hai, chính sách của nhà cầm quyền là tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, êm thắm. Biện minh cho chính sách này, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam thường nói: Việt Nam cần hòa bình để phát triển. Để hòa bình, họ sẵn sàng nhẫn nhục để khỏi tạo ra một cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam. Giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nói tóm lại, lập luận của nhà cầm quyền Việt Nam là thế này: Nếu chính quyền lên án Trung Quốc gay gắt quá, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Nếu dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Nếu mọi người, trên các trang mạng của mình, xúm vào vạch bộ mặt thật của Trung Quốc quá, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam.
Bởi vậy, để tránh các cuộc tấn công ấy, mọi người hãy nhẫn nhục. Không được phê phán Trung Quốc. Không được biểu tình chống Trung Quốc.
Ở đây, có ba điều đáng bàn.
Thứ nhất, liệu Trung Quốc có tấn công Việt Nam hay không? Câu trả lời: Có thể. Trung Quốc đang muốn làm bá chủ trên mặt biển, ít nhất trong khu vực châu Á, để bảo vệ các tuyến đường hàng hải liên quan đến nền kinh tế đang phát triển của họ. Hơn nữa, họ cũng muốn phô trương thanh thế và quyền lực với thế giới.
Để đạt được hai mục tiêu ấy, Trung Quốc có ba đối tượng chính: Nhật, Philippines  và Việt Nam. Lâu nay, dư luận thế giới tập trung nhiều nhất vào các tranh chấp giữa Trung Quốc với hai nước Nhật và Philippines. Có lúc ngỡ như chiến tranh giữa họ sẽ bùng nổ.
Nhưng thật ra, đó chỉ là những mặt trận giả. Rất ít có khả năng Trung Quốc tấn công Nhật hay Philippines. Có ba lý do chính: Một, các vùng tranh chấp giữa họ với nhau không có ý nghĩa chiến lược lớn. Đó là những hòn đảo nhỏ không có vai trò lớn trên bàn cờ địa-chính trị. Hai, cả hai đều là những đồng minh thân cận của Mỹ; riêng Nhật, tự bản thân nó, đã là một cường quốc, không dễ gì Trung Quốc chế ngự được. Và ba, vì hai lý do ấy, tấn công Nhật hay Philippines, với Trung Quốc, là một quyết định đầy rủi ro.
Để đạt hai mục tiêu chiến lược nêu trên, Việt Nam là một đối tượng dễ dàng nhất đối với Trung Quốc. Vùng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược lớn: không những chỉ là các hòn đảo mà còn cả một vùng biển mênh mông đồng thời cũng là một con đường hàng hải mang tính chiến lược không những trong khu vực mà còn cả trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam lại là một nước yếu, và, quan trọng nhất, hầu như hoàn toàn bị cô lập. Việt Nam không có đồng minh thực sự. Sẽ không có nước nào nhảy ra giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc cả. Chấp nhận đánh nhau với Nhật hay Philippines là chấp nhận đánh nhau với Mỹ. Đánh Việt Nam thì chỉ đánh một nước. Không những vậy, với sự trở cờ của Campuchia, đó là một nước bị Trung Quốc bao vây, từ đất liền cũng như từ biển cả.
Tuy nhiên, từ những tính toán như vậy đến một quyết định tấn công thực sự không phải là điều dễ dàng. Có vô số khó khăn và bất trắc cho Trung Quốc. Một là, chính quyền Việt Nam có thể hèn nhưng dân chúng Việt Nam lại không hèn. Đánh Việt Nam, Trung Quốc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh lâu dài, không biết bao giờ mới kết thúc. Hai là, đánh Việt Nam, Trung Quốc không phải trực tiếp đương đầu với Mỹ nhưng lại đương đầu với cả thế giới: Trung Quốc hiện ra như một hung thần, một sự đe dọa. Mà Trung Quốc thì lại chưa thể, và có lẽ, cũng chưa muốn xuất hiện với tư cách ấy. Họ chưa đủ mạnh để làm điều đó. Họ đang cần mua chuộc tình cảm của thế giới. Để cạnh tranh với Mỹ, họ ở trong thế lưỡng nan: một mặt, họ phải chứng tỏ sức mạnh; mặt khác, họ phải chứng tỏ có một bảng giá trị nhân văn và nhân đạo để được mọi người chấp nhận. Chứ không phải như một thế lực man rợ.
Thứ hai, khả năng Trung Quốc tấn công Việt Nam chỉ là 50-50. Nhưng có điều chắc chắn: Trung Quốc không thể sử dụng sự phê phán hay phản đối của dân chúng như một cái cớ để gây chiến được. Chưa có nước nào dám sử dụng điều đó như cái cớ để gây ra chiến tranh cả. Làm như vậy là mất chính nghĩa ngay từ đầu: Một trong những dấu chỉ của văn minh thời hiện đại là người ta chỉ gây chiến với một bộ máy lãnh đạo chứ không phải với nhân dân các nước khác. Gây chiến với nhân dân một nước khác, dù muốn hay không, cũng phải được hiểu là âm mưu diệt chủng.
Bởi vậy, cho các sự phê phán hay biểu tình chống Trung Quốc có khả năng dẫn đến chiến tranh là điều vô nghĩa. Một cách hù dọa. Cho một tính toán gì khác.
Thứ ba, dù không ai muốn xảy ra chiến tranh, nhưng có thể vì thế mà chấp nhận nhục nhã hay không? Hơn nữa, chấp nhận nhục nhã như vậy liệu có tránh được nguy cơ mất chủ quyền, trước hết, trên đảo và vùng biển, và sau đó, trên toàn bộ lãnh thổ của mình hay không? Cuối cùng, khi chấp nhận mất dần dần như vậy mà không có sự kháng cự nào thì liệu người ta có thể tìm một sự bào chữa nào trước lịch sử được không?
Đối với một nước, nỗ lực tránh chiến tranh và nỗ lực bảo vệ danh dự quốc gia phải được đặt ngang hàng với nhau.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ba cái mặt nạ ngụy biện lấp liếm của các “Tân Ngụy”

Danluan
Mặt nạ số 1: Biểu tình xuống đường là cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng gây bạo loạn lật đổ!!!
- Ngụy biện và ngu xuẩn vô cùng. Nếu muốn lợi dụng cơ hội này thì khi Đảng & Nhà Nước huy động 1 vạn người xuống đường biểu tình phản đối Mỹ đánh Iraq thì sao? Không chỉ 1 mà đến 10 “tổ chức phản động” cũng có thể trà trộn trong biển người khổng lồ đó. Ngoài ra, những lần tuyển Việt Nam chiến thắng, người hâm mộ đổ ra đường ăn mừng khắp mọi nơi với số lượng đông gấp nhiều lần số người đi biểu tình chống Trung Quốc, thế sao không ngăn cấm? Sao không có ai lợi dụng trà trộn để gây bạo loạn lật đổ?
Chúng ta đã từng chống Mỹ rất là sung và nghị quyết cũng đưa ra rất nhanh chóng, báo chí chỉ đích danh “Mỹ” chứ không dùng đến chữ “Lạ”. Chúng ta đã thành công tốt đẹp dưới sự cho phép của nhà nước trong việc biểu tình Mỹ.
Nên nhớ Mỹ thời điểm 2003 rất mạnh, hoàn toàn có khả năng gây chiến tranh với VN, sao lúc đó nhà nước không ngăn cản cuộc biểu tình có thể gây hấn với Mỹ này? Mỹ đánh Iraq lật đổ Saddam Hussein không liên hệ trực tiếp đến VN, sao vẫn có biểu tình?
Biểu tình chống TQ thì lại bị gọi là nhạy cảm và manh động? trong khi sự việc này có quan hệ mật thiết với vận mạng quốc gia?
17/3/2003. Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ đánh Iraq trong vòng 48h để lật đổ Saddam Hussein.18/3/2003. Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD-ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Đài Truyền hình VN, TƯ Hội Cựu chiến binh VN, UBND TP Hà Nội, một số trường ĐH họp hội nghị khẩn cấp về “vấn đề Iraq”. Sáng 19/3/2003. Bộ GD-ĐT và Đoàn TNCS ký văn bản liên tịch ban hành kế hoạch tổ chức biểu tình chống Mỹ tại Hà Nội cho khối các trường trung học, cao đẳng và đại học. Công văn này được gửi theo chế độ “hỏa tốc” cho một số trường điểm.
Chiều 19/3/2003. Hàng nghìn học sinh, sinh viên từ một số trường trung học và đại học tại Hà Nội đã có mặt trước cửa đại sứ quán Mỹ ở số 7 Láng Hạ hò hét, giương cao các khẩu hiệu chống Mỹ, phản đối Mỹ xâm lược Iraq.
Mặt nạ số 2: Chuyện chủ quyền đã có Đảng & Nhà Nước lo. Chủ trương giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.
- Ai cho phép Đảng & Nhà Nước tiếm quyền Nhân Dân lo chuyện này? Tổ quốc giang sơn này của 90 triệu người Việt hay do Đ & NN đứng tên chính chủ? Nên nhớ ngay cả thời phong kiến, Vua Trần còn không dám thay mặt bá tánh để định đoạt mà phải triệu tập Hội Nghị Diên Hồng để xin ý kiến muôn dân.
Biểu tình ôn hòa ngay trên lãnh thổ của mình mà là hành vi hiếu chiến hay sao? Đường lối ngoại giao hòa bình phải được thực hiện từ hai phía. Nếu một bên đã đổ quân xâm chiếm, đã bắt bớ cướp của giết người; mà bên kia vẫn còn gọi là “đường lối ngoại giao hòa bình, mềm dẻo” thì ai có thể nghe lọt tai?
Mặt nạ số 3: Biểu tình làm gì chỉ được cái mồm la to. Giỏi sao không đăng ký nghĩa vụ ra Trường Sa cầm súng bảo vệ Tổ quốc?
►►► Ngu dốt và mất dạy toàn diện!
Nên nhớ, xã hội bao gồm nhiều thành phần, nhiều thế hệ gắn kết với nhau theo những ràng buộc đa chiều.
* Nếu một người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, đi trong đoàn biểu tình mà nghe câu này, họ sẽ chỉ thẳng mặt kẻ vừa nói: – Mày dám lặp lại câu ấy một lần nữa không?
* Một doanh nhân sẽ cười khẩy: – Thế hả, tao đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự 10 năm nay rồi. Muốn có súng đạn, quân trang, lương thực… để chiến đấu thì lấy tiền đâu? Là tiền của thuế của chúng tao đóng vào để mua đấy. Tao đang muốn hỏi xem nó đã được sử dụng như thế nào, thất thoát bao nhiêu phần trăm đây nhé!
* Một giáo sư sẽ ôn tồn: – Cậu đăng ký vào giảng dạy thế cho tớ một năm nhé. Nhìn cái lũ khốn nạn này tớ cũng muốn ra chiến trường mà dần cho chúng một trận!
* Một cựu chiến binh sẽ nghiêm nét mặt: – Quân đội phải có kỷ cương chặt chẽ, phải được rèn luyện thật tinh nhuệ. Tất cả ùa ra chiến trường cầm súng để thành 1 đám ô hợp à. Đừng tưởng cứ muốn cầm súng là được, hạng hèn nhát đến một câu khẳng định chủ quyền cũng không dám hô thì chiến đấu bằng cái gì?
Đó là 3 cái mặt nạ đang thịnh hành nhất hiện nay. Rất mong mọi người phổ biến để bài trừ những tên mãi quốc thời đại số này.
Nguồn: thấy hay là lượm lặt, làm nhột một vài kẻ là lượm tất.

Giây phút người biểu tình Nguyễn Văn Phương bị an ninh túm cổ bẻ ngược ra sau… mồm đang há ra kêu vì đau…

-Điểm mặt âm binh: Nữ cán bộ Thành đoàn phá rối biểu tình tại Sài Gòn

Kính gửi Ban biên tập và bạn đọc thôn Dân Làm Báo
Chúng tôi là độc giả thường xuyên đọc Danlambao, có người hiện đã đi làm hoặc đang đi học. Chúng tôi đều là những người đã tham gia biểu tình chống TQ tại SG ngày 09/12/2012.
Hôm nay, chúng tôi sẽ công bố các hình ảnh về một nữ âm binh, quái thú được cử đến để gây rối, phá hoại cuộc biểu tình yêu nước tại Nhà hát Thành Phố Sài Gòn sáng hôm 9/10 vừa qua.
Trong cuộc biểu tình, chúng tôi rất bất bình với đám âm binh mang loa, micro trà trộn vào đoàn biểu tình hát nhăng cuội mấy bài trẻ con như Cháu lên ba, Một con vịt,… và những bài khác không phù hợp với việc biểu tình chống TQ. Tôi thấy khá nhiều người ngây thơ bị mắc lừa và hát theo, trong đó có mấy người đi cùng tôi.
Sau khi nghe những bài hát lạ, tôi phát hiện ra họ đã bố trí một đám âm binh trà trộn vào đây giả vờ biểu tình để gây nhiễu. Tôi liền theo dõi một âm binh đã cầm micro hát (loa thì người khác bỏ vào balô mang theo) và chụp được mấy kiểu ảnh về âm binh này, đó là một mụ đàn bà mặc áo sọc ngang xanh – trắng. Vì không sẵn máy ảnh nên không chụp được cảnh âm binh này đang cầm micro hát nhưng tôi khẳng định tôi trực tiếp nhìn thấy ở khoảng cách 1m, lúc đó cũng khá nhiều máy ảnh chụp tôi nghĩ thể nào cũng có ảnh này mà ai đó đã chụp được.
Đoàn biểu tình sau khi diễn ra đã tiến ra đường phía trước nhà hát nhưng bị chặn đành quay lại nhà hát.
Lúc đoàn biểu tình quay về đến nhà hát thì cũng là lúc ông Huỳnh Tấn Mẫm xuất hiện đứng trên thềm nhà hát và bắt đầu phát biểu. Mọi người kêu đưa micro nhưng đám âm binh này nói hết pin và mang thẳng vào trong nhà hát, âm binh áo xanh trắng tôi đề cập cũng chui thẳng vào trong đó rồi một lúc sau đi ra. Tôi chỉ chụp được mấy hình lúc âm binh này từ lúc trong nhà hát đi ra.
Tôi để ý âm binh này sau đó còn hét lên lu loa và tham gia vào màn giật băng rôn trong đoạn video dưới đây:
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=RytNIq1sUwM
Kính thưa Ban biên tập và bạn đọc thôn Danlambao, tôi khẳng định kẻ mặc áo sọc xanh trắng đó là âm binh. Dưới đây là một số hình ảnh mà tôi đã chụp lại khuôn mặt của nữ âm binh quái thú này. (Có 1 ảnh tôi down về từ trang Basam, các ảnh còn lại do tôi chụp):
 La hét, lu loa lao vào cướp giật băng rôn
Chúng tôi cung cấp các tư liệu này và mong muốn được công bố, hoặc chuyển đến các trang mạng xã hội một bài với ý tưởng đề nghị là: “Truy tìm âm binh Việt gian” với nội dung:
- Đây là kẻ đã trà trộn vào để kích động, phá rối đoàn biểu tình chống TQ.
- Đây là kẻ đã mang loa hát những bài trẻ con để gây nhiễu tiếng hô chống TQ.
- Đây là kẻ đã tham gia cướp giật biểu ngữ phản đối TQ.
- Đây là kẻ đã nhận những đồng tiền dơ bẩn để làm những việc làm khốn nạn trước nỗi đau của đất nước.
- Đây là kẻ đã chỉ biết hành xử như xúc vật chỉ đâu đánh đấy mà không có một chút lương tâm và lẽ phải nào.
Ai biết kẻ này xin thông báo tên tuổi, chỗ ở, chỗ làm để mọi người cùng biết.
Chúng tôi nghĩ rằng từ bây giờ, chúng ta cần phải thêm chiến thuật “đánh âm binh”.
Bọn âm binh khác bọn chóp bu ở chỗ không có nhiều đặc quyền đặc lợi. Với những chóp bu mặt trơ với quyền lợi nhiều thì việc bêu riếu, lột mặt sẽ ít làm chúng thay đổi thái độ. Nhưng với các âm binh thì khác, nếu chỉ nhận vài trăm ngàn cộng vài lời khen để cả nước phê phán, bêu riếu thì chắc chúng sẽ ảnh hưởng tinh thần lớn.
Có thể chúng ta không tìm được tên tuổi, nơi ở, chỗ làm của âm binh nhưng tôi nghĩ với mạng thông tin hiện nay thì chắc chắn âm binh sẽ biết mình đang bị bêu riếu. Đánh âm binh để chúng nhìn nhau mà dè chừng cho các lần sau, để chúng bớt những hành động tay sai cũng có thể là một thành công.
Trân trọng kính chào.
CLS

Những “trăn trở” của bạn Grace Bùi về Cuộc Xuống Đường Chống Trung Quốc ngày 9/12/2012

Bản tiếng Anh – Grace Bùi, Lược dịch Giang Le (Danlambao) – I could not sleep much last night and I received a phone call around 6 am this morning from an elderly man, chu invited me to drink coffee. When I saw him at the coffee shop, chu told me that chu couldn’t sleep last night. Then we talked about it, and he said something that really touched my heart. (I am sorry i am going to write in English, I understood in Vietnamese when he said it but can’t write exactly what he said in Vietnamese). He said if we think about it, it was a beautiful day in the history of Vietnam. North and South of Vietnam and the overseas Vietnamese stood up together. While the protesters were being arrested in Vietnam, over here we are meeting with the leaders of the world.
After I heard that, yes it was a beautiful picture. It doesn’t matter where we live and who we are or how old we are … we are still Vietnamese. This was the lesson that I have learned a few years ago. I didn’t care what went on in Vietnam before. I left Vietnam before I could even say the word Vietnam. And now I found myself getting angry when I see how stupid the Vietnam Government is. I cry for the people who got arrested. Then yesterday I have read some rude comments that came from people in Vietnam regarding the protest and protesters, I wonder how come these people are so insensitive towards their own country.
Yesterday after I responded to anh Si Lam’s video that I would send that video to Newsweek and Times magazine, I received this one message (it was a friend of someone on facebook, I won’t mention the name), he/she told me “Phan dong, lam tay sai cho giac” How sad. Who is giac? I understand the word giac means enemy so therefore we are giac because we stand up against China? Viet Khang was right when he wrote “Vietnam con hay da mat” I wonder. This is for my brothers and sisters in Vietnam, if the government won’t allow you to protest against China, we will do it for you here and not only America but the Vietnamese all over the world.
*
Tôi không thể ngủ được đêm qua. Sáu giờ sáng tôi đã nhận được một cú điện thoại từ một người bạn lớn tuổi mời tôi ra quán uống cafe. Vừa gặp tôi, chú ấy nói rằng chú cũng không thể ngủ được. Chúng tôi bắt đầu câu chuyện và tôi cảm thấy thật cảm động với những lời của chú.
(Tôi xin lổi với bạn đọc là tôi phải viết bằng Anh ngữ. Mặc dù có thể hiểu hết những gì chú nói, nhưng tôi không đủ khả năng để diễn tả trọn ý bằng tiếng Việt hạn hẹp của tôi).
Chú nói rằng: “Nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách sâu sắc hơn, chúng ta đã có Một Ngày Thật Đẹp trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cả hai đầu Nam-Bắc Việt Nam và cả những người con xa xứ ở hải ngoại đã cùng nhau đứng dậy. Khi những người yêu nước đang bị bắt bớ vì Xuống Đường Biểu Tình ở Việt Nam, nơi đây chúng ta đang cùng đấu tranh và gặp gỡ những vị lãnh đạo trên thế giới.”
Tôi đồng ý với những lời đó. Vâng, điều đó đúng là một hình ảnh đẹp. Không nhất thiết chúng ta đang ở nơi nào, chúng ta là ai, tuổi tác như thế nào… chúng ta vẫn là người Việt Nam.
Và đây cũng là bài học so với vài năm trước mà tôi đã không quan tâm tới Việt Nam, bởi vì tôi đã rời nơi ấy khi còn quá bé, ngay cả trước khi tôi có thể bắt đầu nói được hai chữ Việt Nam. Bây giờ, tôi lại có thật nhiều cảm xúc giận dữ khi nhìn thấy sự ngu dốt của nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Tôi đã khóc cho những người bạn đang bị bắt giữ.
Hôm qua, tôi cũng nhận được một lời phê bình thật khiếm nhã từ một người trong nước, cô hoặc anh ta có lời phản kháng chống lại việc Xuống Đường và những người Xuống Đường Biễu Tình phản đối Trung Quốc xâm lăng. Tôi không thể hiểu nổi tại sao họ lại quá vô cảm cho sự tồn vong trên đất nước của họ!
Hôm qua, sau khi đáp lời anh Sĩ Lâm và hứa sẽ gửi những khúc phim biểu tình từ trong nước đến tuần báo Newsweek và Times, tôi nhận được một tin nhắn (từ một người nào đó, bạn của bạn tôi trên Facebook, mà tôi không cần thiết phải nhắc tên). Người ấy bảo tôi là:” Phản động! Làm Tay sai cho giặc!”. Thật buồn quá! Ai là giặc? Tôi hiểu chữ “giặc” đồng nghĩa với “kẻ thù”, như vậy chúng ta là “giặc” bởi vì chúng ta đứng dậy chống lại Trung Quốc ư? Tôi thiết nghĩ Việt Khang đã nói ra sự thật ” Việt Nam giờ còn hay đã mất?”.
Xin vài lời nhắn gửi tới các anh chị em đang ở Việt Nam, nếu như chính quyền ở đó ngăn cấm các bạn lên tiếng và biểu tình chống lại Trung Quốc Xâm lược, chúng tôi sẽ thay bạn làm việc đó ở nơi nầy, không riêng gì Hoa Kỳ nhưng bất cứ nơi nào chúng ta có người Việt trên toàn thế giới.
Lược dịch:

Một hội thảo về Biển Đông gạt tên nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA  -2012-12-11
Mới đây nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc đã bị gạt tên ông ra khỏi cuộc hội thảo về Biển Đông có tên “Hợp tác Biển Đông: Lịch sử và triển vong”.
RFA files – Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc tại hội thảo biển và hải đảo Việt Nam năm 2009

Bất ngờ

Ông Đinh Kim Phúc đã gửi thư phản đối đến ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào Tạo Phạm Vũ Luận, PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, Ông PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM để phản đối việc này. Trước tiên ông cho biết:
Vấn đề này không phải mới đây, mà hồi đầu năm 2012 tôi đã nhận được thư mời của PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, mời tham dự hội thảo “Hợp tác Biển Đông: Lịch sử và triển vọng” do 4 đơn vị tổ chức là  Trường Đại học KHXH&NV Đại Học Quốc Gia Hà Nội, rồi Học Viện Chính Trị Hành Chính Quốc Gia Khu Vực III, rồi Trường Đại học KHXH&NV – Đại Học Quốc Gia TP.HCM, và Trường Đại Học Paris II ở Pháp, nhưng sau khi tôi gửi tham luận đàng hoàng thì lại có công văn tạm hoãn cuộc hội thảo này.
Cho đến đầu tháng 10 vừa qua tôi nhận được thư mời lần thứ hai để tiếp tục tham gia hội thảo nảy với chủ đề trên mà chỉ có 3 trường  thôi, tức là Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, rồi Học Viện Chính Trị Hành Chính Quốc Gia Khu Vực III, và Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM. Sau khi nhận được thư mời tôi đã gửi một tham luận với chủ đề “Phản biện quan điểm của một số học giả Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam”.
Khi tôi gửi tham luận đến cho Ban Tổ Chức thì ông Trưởng Phòng Quản Lý Khoa Học của Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, và ông Trưởng Khoa Lịch Sử cũng của trường này rất khen bài tham luận của tôi, và còn gọi điện thoại trao đổi khích lệ và động viên tôi tiếp tục trong vấn đề nghiên cứu Biển Đông để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Mặc Lâm : Và xin ông cho biết những gì xảy ra sau đó?
Ông Đinh Kim Phúc : Ngày 12 tháng 12 là khai mạc hội thảo, những trước đó 3 ngày tôi không hề nhận được thư mời, không hề nhận được kế hoạch đi đứng như thế nào, tôi liền “e-mail” cho Ban Tổ Chức thì cũng không được trả lời. Tôi gọi điện thoại thì họ lại “ấm ớ hội tề”. Đến sáng Thứ Hai 10 tây, tôi đến Phòng Hợp Tác Khoa Học của Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM thì được biết rằng bài tham luận của tôi đã bị loại ra khỏi hội thảo vì “không phù hợp với mục tiêu của hội thảo”, mà trong giấy mời đã ghi rất rõ là có 4 nội dung và bài tham luận của tôi là phù hợp với nội dung của hội thảo.
Tôi liền gặp ông Hà Minh Hồng, PGS-TS Trưởng Khoa Lịch Sử của Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, thì ông Hồng cho tôi biết một trong những lý do khiến tham luận của tôi bị loại ra là “Ban Tổ Chức không chủ trương phản biện các quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông”.
Thử hỏi rằng tổ chức một hội thảo về Biển Đông để bảo vệ chủ quyền đất nước, hay là hội thảo để tập hợp nội bộ lại với nhau để tiêu tiền của nhà nước? Vấn đề này tôi rất là bức xúc, do đó tôi mới làm một thư ngỏ gửi đến tất cả các đơn vị phối hợp tổ chức và gửi cho tất cả các quan chức kể cả Bộ Trưởng của Bộ GD&ĐT, để trình bày rõ quan  điểm của tôi. Và tôi yêu cầu Ban Tổ Chức phải trả lời tôi 3 câu hỏi như sau :
1 – Tham luận và sự có mặt của tôi tại Hội thảo có làm mất lòng ai không?
2 – Đã hội thảo về Biển Đông mà tại sao không phản biện các quan điểm sai trái của các học giả và nhà nước Trung Quốc  thì hội thảo lập ra đề làm gì?
3 – Và câu thứ 3: Ban tổ chức Hội thảo nhận bao nhiêu tiền của nhà nước Trung Quốc để loại tôi ra khỏi hội thảo này?
Ai cũng biết rằng tôi không phải là chuyên gia hàng đầu, tôi cũng không phải là giáo sư-tiến sĩ, nhưng những bài nghiên cứu của tôi về Biển Đông, về Hoàng Sa – Trường Sa đã được dư luận đánh giá rất cao, có những thành công nhất định trong việc đóng góp bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tuy nhiên Ban Tổ Chức toàn là những trường đại học hàng đầu của đất nước như vậy nhưng làm ăn rất cẩu thả, phi chính trị, hay nói cách khác là phản khoa học và phản dân tộc.

Vì sao?

Mặc Lâm : Chúng tôi nhận thấy trong bài tham luận của ông có một điểm đặc biệt là ông đã chứng minh “Công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng” không có giá trị trên cương vị pháp lý. Đây có thể là một điều khiến cho những người tổ chức hội thảo cảm thấy lo ngại khi đưa vấn đề ra trước công luận hay không, thưa ông?
Ông Đinh Kim Phúc : Vấn đề “Công Hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng” vào năm 1958 không phải lần đầu tiên tôi đặt vấn đề. Các quan chức Việt Nam trước đây đã từng đặt vấn đề, ví dụ như ông Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng Ban Biên Giới Chính Phủ, rồi ông Nguyễn Mạnh Cầm, vân vân, là những quan chức của Bộ Ngoại Giao đã từng tuyên bố công khai.
Vừa qua Luật Biển của Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua thì ngay Điều 1 đã khẳng định “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, điều đó đã phủ nhận  “Công Hàm Phạm Văn Đồng”. Theo quan điểm của Trung Quốc thì rõ ràng là tôi làm rõ thêm là “Công Hàm Phạm Văn Đồng” đã ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhứt định trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, trong thời kỳ cuộc chiến tranh ý thức hệ trên toàn thế giới, mà Việt Nam và Trung Quốc đều là hai nước xã hội chủ nghĩa, hai nước đều có kẻ thù chung, do đó đây là một công hàm hữu nghị nhằm thể hiện cái tình đồng chí anh em của những nước xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là “công hàm bán nước”.
Vấn đề này tôi đã liệt kê quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để làm sáng tỏ hơn cái kết luận của tôi, chứ không hề có một điều gì đi ngược lại quan điểm của nhà nước, quan điểm của Đảng CSVN trong vấn đề “Công Hàm Phạm Văn Đồng” năm 1958. Sách vở, báo chí cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này, chứ tôi không phải là người châm ngòi hay là người đầu tiên nêu vấn đề này ra mà Ban Tổ Chức lại lấy đó là một lý cớ để loại tôi ra khỏi cuộc hội thảo.
Mặc Lâm : Vâng. Thưa ông, chắc ông cũng biết là hôm Chủ Nhật vừa rồi hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã xảy ra ở hai thành phố, ông có nghĩ rằng những cuộc biểu tình mà ông có được sự chú ý của bên an ninh nên đã làm cho những người tổ chức hội thảo lo ngại hay không?
Ông Đinh Kim Phúc : À, tôi nghĩ rằng biểu tình chống bành trướng Trung Quốc trên Biển Đông cũng như các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua với lại một hội thảo khoa học thì không có một dính dáng gì với nhau.
Ai phạm pháp, ai vi phạm pháp luật Việt Nam thì cứ xử theo sự phạm pháp, còn hội thảo khoa học là phải làm sáng tỏ những vấn đề khoa học và lịch sử đã đặt ra. Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau, đừng vì nói tôi thường xuyên đi tham gia biểu tình chống bành trướng, chống hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông mà loại tôi ra khỏi hội thảo thì như thế cuộc hội thảo không phải là đặt trên tinh thần học thuật của giới đại học. Chẳng lẽ tất cả hội thảo là phải cùng chính kiến với nhau, hay là cũng quan điểm với nhau hay sao?
Hội thảo khoa học là phải đi tìm những cái mới, những cái gì mà khoa học chưa giải quyết được, những cái gì mà lịch sử đang đòi ra, những cái gì mà đất nước đang đòi ra, để mổ xẻ, để tìm những phương pháp, những biện pháp mới và tốt nhứt để bảo vệ tổ quốc, đó mới là những hội thảo về Biển Đông. Cái đó nó ủng hộ nhà nước, để phục vụ nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước, không để một tấc đất lọt về tay Phương Bắc, như là lãnh đạo nhà nước đã từng phát biểu.
Mặc Lâm : Vâng. Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc về thời gián ông đã dành cho chúng tôi ngày hôm nay.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét