Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Tin ngày 12/12/2012

  • Thụy Sĩ cũng có thể bị sóng thần (RFI) - Tuy không giáp với biển nhưng lại có nhiều hồ, Thụy Sĩ có thể bị sóng thần tsunami và thảm họa này đã từng xẩy ra vào năm 563. Tạp chí khoa học Ntaure Geoscience, ngày 28/10/2012 đã đăng một bài viết, với các dẫn chứng tư liệu chi tiết của một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Geneve, Thụy Sĩ.
  • Nhiều cuộc biểu tình gây rúng động Ai Cập (VOA) - Nhiều cuộc biểu tình diễn ra ở Cairo và nhiều nơi ở Ai Cập với sự tham dự của cả những người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống Morsi và Mặt trận Cứu quốc đối lập
  • Anh đặt hàng tàu ngầm 1,2 tỷ bảng (BBC) - Bộ Quốc phòng Anh quốc vừa đặt hàng một chiếc tàu ngầm tấn công đời mới, HMS Audacious, trong hợp đồng trị giá 1,2 tỷ bảng Anh.
  • Khác biệt nhạc chiến tranh hai miền (BBC) - Nhạc sỹ Tôn Thất Lập nói về khác biệt giữa âm nhạc hai miền Nam, Bắc VN trong chiến tranh và phong trào 'Hát cho đồng bào tôi nghe.'
  • TQ yêu cầu VN 'bảo vệ công dân' (BBC) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, yêu cầu Việt Nam đảm bảo an toàn cho công dân Trung Quốc sau đợt biểu tình.
  • Động vật hoang dã vùng Bắc cực (BBC) - Đời sống động vật hoang dã vùng Bắc cực qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Anh, Danny Green sau 8 năm lăn lộn ở vùng cực Bắc.
  • Đại dương bị đe dọa (BaoMoi) - Thiếu một khung pháp lý toàn cầu dẫn tới đe dọa xung đột hàng hải cũng như khai thác tài nguyên đại dương vô nguyên tắc
  • Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của UNCLOS (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) -Nhân kỷ niệm 30 năm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Báo cáo về việc “Việt Nam thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của Công ước”.
  • Hải giám Trung Quốc lại xông vào khu vực Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Nhật Bản đã gửi bản kháng nghị đối với phía Trung Quốc về việc 2 tàu Hải giám nước này bất chấp mọi cảnh báo đã tìm mọi cách xông vào khu vực nhóm đảo Senkaku
  • Trung Quốc ra luật mới trên biển Đông, Philippines cầu tàu Mỹ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Bất chấp thế giới chỉ trích, TQ lại giở trò ở Biển Đông; Philippines kéo tàu Mỹ vào biển Đông giải lệnh cấm phi pháp của TQ; Indonesia lên tiếng cảnh báo hành xử 'ăn miếng trả miếng' ở biển Đông... là tin tức chính ngày 11/12.
  • Miền Trung: Ngư dân quyết tâm vươn khơi bám biển (BaoMoi) - Mới đây, quan chức tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) trắng trợn tuyên bố cho phép lực lượng kiểm ngư của họ "ngăn, kiểm tra, trục xuất” tàu nước ngoài trên Biển Đông với ý đồ là nhằm vào ngư dân Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc đã khiến cho không chỉ ngư dân miền Trung Việt Nam mà cả ngư dân các nước trong khu vực bất bình. Trong tình hình ấy, thật đáng trân trọng khi ngư dân của chúng ta vẫn quyết tâm ra khơi bám biển.
  • Thời báo Hoàn cầu lại giở thói ngang ngược (BaoMoi) - (TNO) Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày hôm nay, 11.12, đã đăng tải bài bình luận ngang ngược vu cáo Việt Nam “ăn cắp” dầu khí của Trung Quốc đồng thời cổ vũ cho các hành động gây hấn và phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.
  • 4 tàu Trung Quốc áp sát vùng tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - 4 tàu hải giám Trung Quốc sáng qua (10/12) đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải ngay bên ngoài quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Okinawa, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết.
  • Tin ảnh thế giới trong ngày (11/12) (BaoMoi) - Đặc nhiệm từng tham gia tiêu diệt bin Laden thiệt mạng, cựu giám đốc IMF chi tiền để thoát án tấn công tình dục, hay Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông... là những tin tức nổi bật trong ngày.
  • Vì sao Bắc Kinh “lộng giả thành chân”? (BaoMoi) - TTCT - Tiếp sau trò “ma bùn” đặc trưng Trung Quốc (chinoiserie) về hộ chiếu đường lưỡi bò hầu “lộng giả thành chân”, Trung Quốc đã “làm thật” bằng loan báo kể từ ngày 1-1-2013, cảnh sát biển tỉnh Hải Nam sẽ toàn quyền kiểm tra tàu bè nước ngoài tại biển Đông.
  • Biển Đông bên bờ vực ‘ngoại giao chiến hạm’ (BaoMoi) - Những chính sách phi lý gần đây của cả chính quyền T.Ư và địa phương Trung Quốc đang đưa Biển Đông tới bờ vực “ngoại giao chiến hạm” (gunboat diplomacy) và có thể châm ngòi cho xung đột cục bộ.
  • Ngoại trưởng Indonesia lên tiếng về Biển Đông (BaoMoi) - Khi căng thẳng gia tăng mạnh ở Biển Đông, Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh cần nhiều cuộc hội đàm hơn nữa để giải quyết tranh chấp trong vùng biển này - nhất là trong bối cảnh chuyển giao chính trị gần đây tại Washington và Bắc Kinh cũng như việc chính quyền mới sắp thành lập ở Seoul và Tokyo.
  • Bất chấp thế giới chỉ trích, Trung Quốc lại giở trò (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Bất chấp sự phản đối ngày một mạnh mẽ của thế giới, Trung Quốc vừa cho xây dựng một trạm giám sát khí quyển tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thêm một hành động sai trái và ngang ngược nữa của nước này tại Biển Đông trong thời gian qua.
  • Báo Hong Kong: Chính sách của TQ ở Biển Đông là phi lý (BaoMoi) - TPO- Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong) ra ngày 11 - 12 cho rằng việc chính quyền tỉnh Hải Nam cho phép cảnh sát biển chặn, kiểm tàu nước ngoài hoạt động ở Biển Đông là phi lý và vô nghĩa.
    Tài hải giám của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Trung Quốc lại tiếp tục vi phạm chủ quyền Việt Nam (BaoMoi) - (NLĐO) - Chính sách sai trái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông không có dấu hiệu dừng lại khi nước này tiếp tục cho xây dựng Trạm giám sát tổng hợp khí quyển quốc gia ở quần đảo Hoàng Sa.
  • Dư luận tiếp tục phê phán chính sách biển của Trung Quốc (BaoMoi) - (CATP) Dư luận thế giới tiếp tục bình luận về những chính sách quản lý biển Đông của Trung Quốc, hầu hết đều cho rằng chúng vô lý, nhập nhằng và khó hiểu. Hãng Reuters số ra chủ nhật vừa qua có một bài viết mở đầu bằng câu giả định: “Thử hình dung xem điều gì sẽ xảy ra nếu bang Hawaii của Mỹ thông qua một luật cho phép cảnh sát cảng lên boong và tịch thu tàu thuyền nước ngoài đang hoạt động trong phạm vi 1.000km từ Honolulu”.
  • Sóng Biển Đông sau Đại hội Đảng Trung Quốc (BaoMoi) - Có lẽ chưa thời điểm nào Trung Quốc lại có những động thái hung hăng và đầy khiêu khích ở Biển Đông như trong thời gian vừa qua. Bắt đầu từ hồi tháng 4, Trung Quốc liên tục khiến khu vực Biển Đông “sôi sùng sục” vì một loạt tranh chấp với các nước láng giềng. Người ta cứ ngỡ đây là “chiến thuật” của Trung Quốc trước thềm cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm một lần ở nước này. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.
  • Trung Quốc cố tình phớt lờ Luật biển Quốc tế (BaoMoi) - Hôm nay 10/12/2012 đánh dấu tròn đúng 30 năm ngày Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982 hay UNCLOS 1982) ra đời. Đây được xem là một trong những văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã tuân thủ một cách nghiêm túc văn bản luật này. Trong khi đó, nhìn sang nước láng giềng, dù là thành viên của UNCLOS 1982 và dù là một nước lớn nhưng Trung Quốc đang khiến cộng đồng quốc tế bất bình vì không tôn trọng văn bản luật mà chính họ đã ký kết tham gia này.
  • Trung Quốc xây dựng trái phép tại Hoàng Sa (BaoMoi) - Trung Quốc vừa cho xây dựng trái phép một trạm giám sát khí quyển tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nối tiếp những hành động sai trái của nước này tại Biển Đông trong thời gian qua.
  • Dùng quyền thụ đắc lãnh thổ để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông (BaoMoi) - Cách đây 30 năm, ngày 10/12/1982 tại Hội nghị Luật biển của Liên Hợp Quốc lần thứ 3 tại Mông têgô Bay, Giamaica, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (Công ước 1982) đã được để ngỏ để lấy chữ ký và thông qua. Hội nghị này đã có sự tham gia của 150 nước và các tổ chức đại diện cho các nước theo thể chế của Liên Hợp Quốc. 119 nước và các tổ chức đại diện cho các nước đã lý kết vào công ước này. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên.
  • Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Philippines (BaoMoi) - Các quan chức Mỹ và Philippines sẽ nhóm họp trong tuần này để thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại nước này trong lúc Philippines và Trung Quốc căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
  • Người Trung Quốc ngơ ngác với "đường lưỡi bò" (BaoMoi) - Trung Quốc vừa tiếp tục khuấy đảo sóng gió ở Biển Đông bằng việc đưa ra một luật mới cho phép cảnh sát được chặn và bắt giữ tàu thuyền “đi lại bất hợp pháp” trong phần lớn vùng lãnh hải ở Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền của mình.
Bản tin tiếng Anh


  • Income gap remains high, report shows (Washington Post) - China faces extraordinary inequality in its social distribution system, but the government still has adequate options to deal with the problem, according to a semi-official report.
  • Just as important as a book (Washington Post) - As int'l toy companies expand in China, the value of recreation is getting more play.
  • Interpreters struggle to keep up with demand (Washington Post) - China's translation industry will enjoy rapid growth during the 12th Five-Year Plan (2011-15) period, yet a shortage of talent will hinder that development.
  • iPad mini feels the chills at China launch (Washington Post) - Unlike other Apple products' that were launched in China drawing big crowds, iPad mini is feeling the chills at China launch in both Beijing and Shanghai on Friday.
  • Nanjing Massacre book to be released (Washington Post) - The Nanjing Massacre: A Complete Story, a series of books about the massacre that took 10 years to compile, will be released to mark the 75th anniversary of the tragedy.
  • Nanning bride wears 520-meter wedding veil (Washington Post) - Wearing a 520-meter-long wedding veil, Ms Nong ties the knot with Mr Tan after being together 520 days. The ceremony takes place in Nanning, capital of South China's Guangxi Zhuang autonomous region, on Dec 9. In Chinese, 520 stands for "I Love You."
  • Life of Pi offers food for thought (Washington Post) - Ang Lee's Life of Pi has made everyone a film critic in China and has sparked extensive discussions from both professional critics and ordinary viewers alike. Review
  • Elite SWAT forces battle for supremacy (Washington Post) - Two elite SWAT officers display their combat skills during a competition in Urumqi, Northwest China's Xinjiang Uygur autonomous region on Dec 10, 2012. Some 288 police officers from 24 SWAT units across Xinjiang Uygur autonomous region will compete in the region’s first SWAT force military skills competition which started on Monday and will last four days.
  • Mo Yan gives Nobel Prize speech (Washington Post) - Chinese writer Mo Yan, winner of the 2012 Nobel Prize in Literature, described himself as a storyteller in a lecture at the Swedish Academy on Friday afternoon.
  • China to be 'more open': vice-premier Li (Washington Post) - Chinese Vice-Premier said to expand domestic demand, tap the urbanization potential and develop other initiatives required an open environment.
  • Premier Wen back from SCO meeting, two-nation visit (Washington Post) - Wen Jiabao returned to Beijing after attending the 11th prime ministers' meeting of SCO in Kyrgyzstan and the 17th regular meeting between Chinese and Russian prime ministers in Russia .

 Hoa Kỳ không trung lập trong tranh chấp ở Thái Bình Dương

Tờ Wall Street Journal số ngày 29/11/2012 đăng tin nhà ngoại giao kỳ cựu Richard Armitage đã minh định với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ không trung lập trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để tránh mọi hiểu lầm cho dù lập trường này chưa được bài tỏ công khai [1]. Theo ông nước Mỹ không thể đứng ngoài khi đồng minh bị hăm doạ hay xâm lấn.
Chuyến đi Trung Quốc của viên cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao là do lời yêu cầu của chính phủ Mỹ khi tình trạng căng thẳng Nhật-Trung lên cao độ trong vài tháng trước. Ông Armitage nhận xét rằng việc này đã góp phần tạm làm lắng diụ mối quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây.

Tầu sân bay của Mỹ thường xuyên tuần tiễu ở biển Đông

Ngày 01/12/2012 Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết thừa nhận quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản. Ngay sau đó Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng phản đối cho rằng việc này đi ngược lại điều mà Hoa Kỳ vẫn thường nói là không can dự vào những cuộc tranh chấp chủ quyền của những nước khác[2] .Nhưng tiếp theo Bắc Kinh không có những biện pháp trả đủa cho thấy đây chỉ là một thông lệ phản ứng ngoại giao.
Lời phát biểu của ông Armitage đáng quan tâm vì Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ với cả Nhật Bản và Phi Luật Tân, như vậy dẫn đến ý nghĩa bao hàm rằng Mỹ cũng sẽ không trung lập tại khu vực biển Đông khi các nước đồng minh bị đe doạ.
Như vậy trong số những quốc gia liên quan đến tranh chấp, Việt Nam ở vào thế khó khăn vì nhiều lý do:
- Không có một cường quốc quốc tế minh thị hậu thuẫn
- Chiụ áp lực nặng nề và trực tiếp về chính trị, kinh tế và quân sự do vị trí địa lý và những ràng buộc trên phưong diện đối ngoại song phương vớI Bắc Kinh
- Nhà cầm quyền và dân chúng không thống nhất trong lập trường đối xử với Trung Quốc
- Việt Nam dù có hậu thuẫn quốc tế nhưng sát biên giới bị bao vây dần dần từ Hoa Lục, Lào, Cam Bốt sang đến hải phận
Cho đến khi Việt Nam thống nhất ý chí và tạo được quan hệ bền vững với nước bạn thì những sự trợ giúp bên ngoài có thể được hiểu chỉ nhằm tạo rào cản trong chiến lược toàn cầu ngăn chận và làm tiêu hao thế lực của Trung Quốc. Nhưng bây giờ muốn thắt chặt bang giao với các cường quốc khác cũng sẽ bị cản trở từ nhiều phía khác nhau. Hai miền Nam Bắc đã là tiền đồn của Mỹ-Nga khiến bao nhiêu xương máu đổ ra dưới thời chiến tranh lạnh thì chúng ta phải thận trọng tránh không trở thành vùng xôi đậu trong cuộc tranh hùng Mỹ-Hoa vào thế kỷ 21.
© Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
———————————————–
[1] Wall Street Journal 29/11/2012: U.S. Not Neutral in Island Dispute, Armitage Told Beijing http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2012/11/29/u-s-not-neutral-in-island-dispute-armitage-told-beijing/
[2] RFA-03-12-2012: Trung Quốc phản đối Mỹ công nhận chủ quyền của Nhật trên đảo Senkaku http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/ch-op-us-bil-scsea-12032012094426.html?searchterm=senkaku

Trung Quốc là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới

(TNO) - Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đã mở rộng đến mức độ báo động, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới, theo báo cáo của một tổ chức nghiên cứu hôm 10.12.
Tờ China Daily dẫn báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát Tài chính Gia đình Trung Quốc cho biết, chỉ số Gini của Trung Quốc, thường dùng để đo mức độ bất bình đẳng , là 0,61 trong năm 2010.
Chỉ số này cao hơn mức báo động là 0,4 và cao hơn chỉ số trung bình toàn cầu là 0,44.
Chỉ số Gini càng cao chứng tỏ mức độ bất bình đẳng càng lớn. Chỉ số 0 biểu thị sự bình đẳng hoàn toàn và 1 biểu thị sự bất bình đẳng tối đa.

Trung Quốc là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới
Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc ngày càng gia tăng - Ảnh: AFP
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới trong đợt thống kê tại 47 quốc gia vào năm 2008, Honduras là nước bất bình đẳng nhất với chỉ số Gini là 0,613.
Lần gần nhất Trung Quốc công bố mức độ bất bình đẳng là vào năm 2000, khi đó chỉ số Gini của nước này là 0,412.
Theo tờ China Daily, Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát Tài chính Gia đình Trung Quốc được sáng lập bởi Trường đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam và Viện Nghiên cứu Tài chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Trong bài tường thuật về báo cáo hôm 10.12, tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đã ở mức “báo động”.
Tuy nhiên, trung tâm công bố báo cáo nói rằng đây là hiện tượng thường thấy tại các quốc gia phát triển với tốc độ nhanh.
Báo cáo kêu gọi chính phủ sử dụng nguồn tài chính lớn để hỗ trợ những người thu nhập thấp về ngắn hạn và cải thiện giáo dục nhằm giải quyết sự mất cân bằng về lâu về dài.
Sơn Duân 

Chất vấn Nghị trường: Còn tình trạng mồi, mớm vấn đề (?)

“Các phiên chất vấn còn trường hợp né tránh. Thậm chí còn tình trạng mồi, mớm vấn đề để người ta trả lời dài dòng những nội dung đã được chuẩn bị từ trước” – Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phản ánh tại buổi làm việc của UBTVQH sáng 11/12.
Tại buổi làm việc sáng nay, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội vừa qua, nhiều vấn đề quan trọng đã được đưa ra thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, thận trọng và quyết định với sự đồng thuận cao. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn có nhiều đổi mới được cử tri cả nước, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Các ĐBQH, thành viên Chính phủ dành nhiều công sức trí tuệ cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Việc lựa chọn danh sách những người trả lời chất vấn và các nhóm vấn đề tại kỳ họp là hợp lý, sát thực tiễn, đúng nguyện vọng của cử tri. Không khí chất vấn sôi nổi, trách nhiệm, đối thoại với tinh thần thẳng thắn, xây dựng cao…

Cử tri đánh giá cao kết quả làm việc tại phiên họp thứ 4 vừa qua. Ảnh TN
Bên cạnh đó ông Phúc cũng thẳng thắn chỉ rõ thực trạng còn một số ĐBQH đặt câu hỏi dài, chưa đi thẳng vào nhóm vấn đề được chủ tọa gợi ý. Một số vấn đề cũng chưa được trả lời đầy đủ, đúng trọng tâm, mở rộng không cần thiết. Việc nhận trách nhiệm về hạn chế yếu kém trong quản lý nhà nước của Bộ ngành chưa rõ ràng, việc chậm gửi báo cáo đến đại biểu ảnh hưởng đến nghiên cứu, so sánh, đánh giá tình hình thực hiện lời hứa, cam kết ở các kỳ họp trước của các thành viên Chính phủ.
Thảo luận tại buổi làm việc sáng 11/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, tại phiên họp thứ 4 vừa qua một số phiên còn đọc nhiều quá, có phiên đọc tới 10 báo cáo, không cần thiết. Ông Sơn đề nghị nên gửi tài liệu bằng thư điện tử cho đại biểu, nếu mỗi người mang ngót 15 cân giấy từ các loại văn bản như hiện nay sẽ rất tốn kém.
Bên cạnh đó hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn cũng còn một số vấn đề cần rút kinh nghiệm: “Các phiên chất vấn vẫn còn nhiều trường hợp né tránh vấn đề. Mặc dù chưa được kiểm chứng, nhưng người ta còn nói với tôi về tình trạng mớm vấn đề. Đại biểu đặt câu hỏi mồi sớm để người ta trả lời dài dòng những nội dung đã được chuẩn bị từ trước. Tại các phiên chất vấn, nếu người trả lời chất vấn nói dài dòng thì chủ tọa nên cắt luôn”. Trước lời đề nghị này của ông Sơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, việc này sẽ làm từ từ, nhưng chủ tọa phải thật dứt khoát trong các phiên chất vấn.
Trải qua 4 nhiệm kỳ, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội QH nhận định, kỳ họp thứ 4 khối lượng công việc lớn hơn so với các kỳ họp trước. Vấn đề đặt ra hấp dẫn hơn, sát sườn hơn, phiên thảo luận tư pháp rất hay.
Tuy nhiên hạn chế tại kỳ họp trước là bố trí chương trình chưa hợp lý, quá nhiều báo cáo, có những báo cáo gọi là tóm tắt nhưng phải mất gần một tiếng đồng hồ mới đọc xong. TVQH phải làm việc với các Bộ trưởng về báo cáo tóm tắt, yêu cầu nên giảm hợp lý các báo cáo trình ra Quốc hội.
Để phiên chất vấn mang lại hiệu quả, trong thời lượng ít ỏi chỉ với 2 phút cho mỗi đại biểu chất vấn, bà Mai đề nghị đại biểu chỉ nên hỏi một hai câu thôi. Nếu đại biểu hỏi quá nhiều câu, sẽ không có trọng tâm, mà Bộ trưởng ghi không kịp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị trong các phiên thảo luận ở hội trường nên cho thảo luận mở tất cả các vấn đề, sau sẽ đó tổng hợp lại. “Quốc hội phải có kênh riêng về truyền hình Quốc hội. Hiện đang có rất nhiều kênh truyền hình trẻ em, truyền hình về tài chính…nhưng truyền hình Quốc hội chưa có. Ở các nước người ta dùng búa để gõ, khỏi phải nhắc. Chúng ta có nên dùng cây búa quyền lực này để gõ điều hành tại Quốc hội không?” – bà Ngân nêu.
Chia sẻ tại cuối phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phải phát huy được trí tuệ của đại biểu và của toàn Quốc hội để giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước. Chủ tịch đánh giá kỳ họp thứ 4 vừa qua có không khí của NQ TW 4 rất nghiêm túc, nhiều vấn đề lớn khó, nhiều vấn đề đầu tiên cũng diễn ra tại kỳ họp này. Với 7 nghị quyết vừa được thông qua, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải giám sát việc thực hiện, nếu không sẽ trở thành đánh trống bỏ dùi.
Nguyễn Dũng
(Infonet) 

Vũ Cao Đàm - Các nhà lãnh đạo của Đảng cần hiểu rõ thủ đoạn ly gián Đảng với Dân của đế quốc cộng sản Đại Hán

Eastern Sea_3
Dân nghĩ gì qua thái độ của Đảng đối phó với phản ứng của Dân trước hành động xâm lược của bọn cộng sản Đại Hán?
Dân thì không nghĩ được sâu xa như các nhà lý luận của Đảng. Tôi xin ghi lại vài ý nghĩ mộc mạc của Dân để các nhà lãnh đạo của Đảng suy xét.
- Dân thấy Đảng huy động bộ máy chuyên chính của Đảng giải tán các cuộc biểu tình của Dân chống bọn cộng sản Đại Hán xâm lược. Dân hiểu: Đảng không muốn Dân chống xâm lược Trung Cộng.
- Dân thấy Đảng bắt giam những người biểu tình chống cộng sản Đại Hán xâm lược vào Trại Phục hồi Nhân phẩm Lộc Hà. Dân hiểu: Đảng xem những người chống Trung Cộng là bọn mất nhân phẩm.
- Dân thấy, cơ quan ngôn luận của Đảng nói, những người đi biểu tình là bị các thế lực thù địch xúi giục. Ngược lại, Dân thấy, những người đi tiên phong trong các cuộc biểu tình là những người luôn hô vang những khẩu hiệu yêu nước. Dân hiểu: Đảng xem những người yêu nước là thế lực thù địch.
- Dân nghe, cán bộ của Đảng cầm loa giải thích trên đường phố, rằng biểu tình làm ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại của Đảng. Dân không hiểu: Mỗi khi đối mặt với các sự kiện trọng đại, Đảng đều họp để có quyết định tập thể, không họp Ban chấp hành Trung ương thì họp Bộ Chính trị, không họp Bộ Chính trị thì cũng họp Ban bí thư hoặc chí ít là Thường trực Ban Bí thư. Vậy mà, suốt từ Nghị quyết Trung ương lần thứ 9 về đường lối đối ngoại chống xét lại hồi thập niên 1960 đến nay, đã qua nửa thế kỷ Dân chưa thấy một hội nghị nào của Đảng bàn về đường lối đối ngoại của Đảng. Vậy thì cái gọi là đường lối đối ngoại của Đảng là do ai chủ trương và chỉ đạo?
- Dân chỉ đọc thấy trên báo chí lề phải của Đảng loan tin, các “đồng chí” bên Trung Cộng khuyên “Đảng ta” đừng để vấn đề Biển Đông làm tổn hại quan hệ hai đảng, đừng để các “Thế lực thù địch” chia rẽ tình đoàn kết của hai đảng.
Qua những sự kiện như vậy, Dân ngày càng thấy mất lòng tin vào Đảng.
Qua tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Dân chỉ nhìn thấy một cái Đảng nào đó rất anh dũng mơ hồ trong quá khứ xa xăm. Còn cái Đảng hôm nay chỉ toàn thấy báo đài nói về tham nhũng, nói về các nhà lãnh đạo của Đảng ăn đút lót những khoản tiền khổng lồ từ tiền thuế của Dân, từ tiền nước ngoài viện trợ cho Dân… Đến khi tòa án nước ngoài đã xử dân của họ cầm tiền đi đút lót cán bộ của “Đảng ta”, hơn nữa họ vạch mặt chỉ tên rõ từng “đồng chí, từ những thống đốc này, đến các quan chức nọ của … “Đảng ta”, hết “đồng chí X” lại đến “đồng chí Y”, và “đồng chí Z”, đều là đảng viên của “Đảng ta” cả, mà “Đảng ta” vẫn không xử. Chính những báo chí lề phải này của Đảng đã như những… “thế lực thù địch” suốt ngày ra rả xúi giục Dân nhìn Đảng với con mắt ngày càng xa lánh.
Đến khi thấy viết tiêu cực nhiều quá bất lợi, Dân thấy hình như ở đâu đó chỉ đạo hạn chế việc viết lách về những chuyện tiêu cực, thì phóng viên của Đảng lại chuyển qua viết về … cướp-giết-hiếp… Dân lại hỏi: Vì sao mà dưới sự lãnh đạo của Đảng, đạo đức của xã hội cứ xuống cấp nhiều thế? Thế là phóng viên của Đảng xoay qua viết các bài hướng dẫn các trò… thư giãn, nào là “cắt tóc chân dài cho các quý ông”, “mát-xa nam từ A đến Z cho các quý bà”, nào là uống “cà phê giường”, “ngủ trưa ôm”, “tẩm quất oral sex”, vân vân và vân vân.
Dân thấy các vị lãnh đạo của Đảng nói đúng, ngay cả các “đồng chí” Tập Cận Bình, Chu Dung Cơ bên nước cộng sản Đại Hán cũng nói đúng, rằng, những sự kiện ấy đang là nguy cơ dẫn tới sụp đổ Đảng Cộng sản. Không biết các vị lãnh đạo của “Đảng ta” đã “quán triệt” hết ý kiến chỉ đạo của các “Tập Bí thư” và “Chu lão đồng chí” hay chưa?
Hố ngăn cách giữa Đảng và Dân ngày càng xa, ngày càng bị khoét sâu. Cái bài hát “Đảng Lao Động Việt Nam, đảng của công nông và muôn lớp người lao động …” mà dân chúng say sưa hát từ năm 1951, đã vĩnh viễn lùi vào lịch sử…, bởi vì Đảng đang làm những việc để khoét ngày càng sâu cái hố ngăn cách ấy.
Tôi không hiểu các nhà lãnh đạo của Đảng có đủ tỉnh táo để nhận ra sự thật này không?
*
Tôi tin rằng, trong Bộ Chính trị, và nhất là, trong Ban Chấp hành Trung ương vẫn còn nhiều người mang trong tim lòng yêu nước thương nòi.
Trong một lần đàm đạo với một sĩ quan cấp tướng đang tại vị, và là đương kim ủy viên trung ương của Đảng, khi nghe tôi nói đến sự lo ngại các nhà lãnh đạo của chúng ta quá mềm yếu, thì vị tướng đã nói với tôi bằng một giọng quả quyết: “Tôi đảm bảo với bác rằng, nếu bọn Trung Quốc xâm lược, thì dứt khoát quân đội sẽ đánh… và đánh thắng”…
Tôi có đủ cơ sở để tin lời vị tướng này. Nhưng bọn cộng sản Đại Hán hiện nay lại rất gian manh xảo quyệt. Chúng dùng thủ đoạn “chiến tranh nhân dân” của Mao Trạch Đông. Chúng tuyên bố không dùng vũ lực… Chúng vừa cho hàng chục ngàn tàu dân sự ào ào tràn xuống Biển Đông, vừa trắng trợn khiêu khích các nước ven Thái Bình Dương nổ súng, và chúng chờ cơ hội để “cào cái … mặt” đểu cáng của chúng và la làng ăn vạ. Một tư cách Chí Phèo như vậy đang vỗ ngực là kẻ sẽ thống trị thế giới? Bằng cách đó, rất có thể chúng sẽ vô hiệu hóa quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc của quân đội Việt Nam. Dân đang hỏi: Đảng có đối sách nào chưa? Hay là vẫn im lặng?
Hình như Đảng vẫn cứ loay hoay với cái mũ kim cô ý thức hệ “đồng chí tốt”, … “Lý tưởng tương thông” bên nách bọn ranh ma quỷ quái Đại Hán cộng sản… Tôi tin rằng sẽ đến ngày các nhà lãnh đạo của Đảng sẽ nhận ra cái tâm địa độc ác của các “đồng chí” … “của mình”, và quyết tâm vứt bỏ cái mũ kim cô ý thức hệ cộng sản mà bọn cộng sản Đại Hán đang xiết ngày càng chặt trên đầu các vị lãnh đạo Đảng này, làm cho Đảng này rất sợ bị chúng quy chụp cho tội “phản bội chủ nghĩa Mác – Lê Nin”.
Một số vị lãnh đạo thường vin vào lời nói của Cụ Hồ vào năm 1921: “Chí có chủ nghĩa Lê Nin mới giúp cho công cuộc giải phóng dân tộc thắng lợi hoàn toàn”. Từ đấy đến nay đã non một thế kỷ, biết bao đất nước giành độc lập đâu có cần “trang bị” bằng chủ nghĩa Lê Nin. Với nước ta hiện nay, ngược lại, cái mũ kim cô Mác Lê đang làm cho Đảng của Việt Nam ngày càng bị trói buộc vào với quân xâm lược và ngày càng đi ngược lại ý chí và quyền lợi của Dân.
Heraclit, triết gia thời Hy Lạp cổ đại nói “Người ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”… Nếu như năm 1921, Cụ Hồ đã tắm trên dòng sông “Chủ nghĩa Lê Nin đã giúp Cụ tìm ra con đường giải phóng dân tộc”, thì cái dòng sông ấy đã qua gần một thế kỷ rồi. Chúng ta có thể thắp hương thưa lại với Cụ Hồ mà không hề lo Cụ quở trách: Ngày nay, cái mũ kim cô Mác – Lê đang bị kẻ thù của dân tộc lợi dụng để lôi kéo “Đảng ta” ngày càng xa dân tộc, để đẩy dân tộc vào con đường nô lệ cho bọn cộng sản Đại Hán xâm lược… Thì gỡ bỏ cái mũ kim cô Mác Lê lại là con đường thoát khỏi sự lệ thuộc của đất nước này.
Vả lại, trong bài viết trên Bauxite Viet Nam tuần trước, tôi đã viện dẫn Cụ Hồ rằng, tuy không nói trắng ra, nhưng Bản Di chúc thảo năm 1965 của Cụ Hồ cũng đã không còn nói đến “Điều mong muốn cuối cùng” là “Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa” nữa.
Một giai thoại lưu truyền trong dân nghe cũng lạ tai. Trong một lần ông Lý Quang Diệu đến thăm Việt Nam, khi được một vị lãnh đạo Việt Nam phỏng vấn “Cảm tưởng của Ngài thế nào khi đi trên đường phố Hà Nội”, thì ông Lý Quang Diệu đã trả lời không cần suy nghĩ: “Tôi có hai cảm tường: Cảm tưởng thứ nhất, tôi kinh ngạc vì sự phát triển của Hà Nội…”. Vị lãnh đạo của ta hởi lòng hởi dạ… Nhưng rồi ông tiếp: “… Cảm tưởng thứ hai, …”, vị lãnh đạo của ta hồi hộp nín thở, … “tôi thật mừng và thở dài nhẹ nhõm, … khi nhận ra, là du kích cộng sản Mã Lai của ông Tổng Bí thư Trần Bình đã không giành được chính quyền hồi năm 1945 trên đất nước của chúng tôi”.
Nếu giai thoại này không phải là sự thật, thì cũng là một thứ truyện dân gian truyền miệng để các nhà lãnh đạo tham khảo về thái độ của Dân với Đảng hiện nay.
Vũ Cao Đàm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN 

Chính phủ lưu vong Tây Tạng đả kích Trung Quốc

Người biểu tình tuần hành từ Lãnh sự quán Trung Quốc đến Trụ sở chính của LHQ ở New York để ủng hộ người Tây Tạng, ngày 10/12/2012.
11.12.2012
Chính phủ lưu vong Tây Tạng mạnh mẽ đả kích chiến dịch đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với thành phần bị Bắc Kinh cáo buộc là 'khích động các vụ tự thiêu', nói rằng những người vô tội có nguy cơ bị nhắm tới.

Truyền thông nhà nước tường trình trong tuần này rằng một nhà sư và cháu trai của ông đã bị bắt giữ về tội khích động 8 vụ phản đối của người Tây Tạng tại tu viện Kirti ở Aba, thuộc tỉnh Tứ Xuyên ở Tây-Nam Trung Quốc.

Cảnh sát Trung Quốc nói nhà sư đã khuyến khích các vụ phản đối, dựa trên 'những chỉ thị của Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người theo ông', một lời cáo buộc mà nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng đã bác bỏ nhiều lần.

Đây là nỗ lực cuối cùng của Bắc Kinh để chận đứng làn sóng các vụ tự thiêu để phản đối chế độ cai trị của Trung Quốc.

Tính từ năm 2009 tới nay con số các vụ tự thiêu đã lên tới 100 ca.

Hồi tháng 10, đài VOA tường trình rằng nhà chức trách Trung Quốc đã treo nhiều giải thưởng lớn bằng tiền mặt cho bất cứ ai cung cấp thông tin về những người dự định thực hiện, hoặc khích động các vụ tự thiêu.

Ông Lobsang Chodak, phối hợp viên về truyền thông tại Dharamsala, trụ sở của chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Ấn độ, nói với Đài VOA rằng ông tin chắc rằng những người vô tội có thể bị nhắm tấn công về những cáo buộc cho rằng họ có can dự vào các vụ tự thiêu, mà theo ông, đã được những cá nhân, chứ không phải những nhóm người, thực hiện.

Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng tính tới ngày 10/12/2012.

​​Ông Chodak nói thật là nực cười, và chính quyền Trung Quốc lẽ ra phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, chứ không nên tạo ra thêm những vấn đề cho những người dân Tây Tạng vô tội.

Ông Chodak nói những tội danh gán cho nhà sư và cháu của ông không có lý do chính đáng, và bất cứ biện pháp phụ trội nào để 'bịt miệng tiếng nói của nhân dân Tây Tạng' chỉ làm cho tình hình càng tuyệt vọng hơn nữa.

Ông Chodak nói chính quyền Trung ương Tây Tạng, tức chính phủ lưu vong, đã liên tiếp kêu gọi người dân Tây Tạng đừng có những hành động quá quyết liệt như thế. Nhưng bất chấp những lời kêu gọi đó, những vụ tự thiêu vẫn tiếp diễn.

Một bài xã luận đăng trên tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc số ra hôm nay, một lần nữa quy lỗi cho - theo nguyên văn - 'bè lũ Ðạt Lai Lạt Ma', mà tờ báo nói là 'hiện thân của một tà đạo xấu xa'.
VOA

Trung Quốc bỏ tù nhiều nhà báo đứng thứ ba trên thế giới

11.12.2012
Một tổ chức tranh đấu cho quyền của giới truyền thông nói rằng Trung Quốc hiện đang cầm giữ ít nhất 32 nhà báo sau song sắt, là nước bỏ tù nhà báo nhiều thứ ba trên thế giới.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết phóng viên làm việc trong những khu vực bất ổn như Tây Tạng và Tân Cương dễ bị bỏ tù nhất.

Tổ chức này nói gần 2/3 những nhà báo Trung Quốc bị giam cầm là người Tây Tạng hoặc người Uighur bị bắt giữ vì đã ghi lại những căng thẳng sắc tộc ngày đang gia tăng.

Kết quả này được công bố trong báo cáo điều tra về số nhà báo bị bỏ tù hàng năm của CPJ.

Theo báo cáo, con số các nhà báo bị bỏ tù đã lên mức cao kỷ lục vào năm 2012.

Thổ Nhĩ Kỳ bị xếp hạng thấp nhất trong báo cáo của CPJ vì bỏ tù 49 nhà báo.

Còn Iran đứng áp chót với 45 nhà báo.

Trên toàn thế giới, CPJ xác định có 232 nhà báo ngồi sau song sắt. Đây là con số cao nhất mà tổ chức này từng ghi nhận kể từ khi bắt đầu tiến hành điều tra vào năm 1990. CPJ nói sự gia tăng đột biến một phần là do việc áp dụng rộng rãi tội trạng khủng bố và những tội chống nhà nước khác nhắm vào giới phóng viên và biên tập viên.

Cũng theo báo cáo này, một điểm tích cực là lần đầu tiên kể từ năm 1996, Miến Điện không nằm trong nhóm các nước bỏ tù các nhà báo nữa. CPJ nói chính quyền Miến Điện trong năm qua đã thả ít nhất 12 nhà báo bị cầm tù trong khuôn khổ tiến trình cải cách chính trị của quốc gia Đông Nam Á này.

Nhưng CPJ tỏ ra bi quan hơn về Trung Quốc, nơi mà các nhà báo từ lâu đã than phiền vì bị quấy rối và can thiệp bởi các lãnh đạo Cộng sản, những người sử dụng một số chính sách kiểm duyệt gắt gao nhất trên thế giới để bóp nghẹt những bất đồng.

Bắc Kinh mới đây đã tuyên án tù nhiều năm đối với một số các nhà văn và những người bất đồng chính kiến, những người lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản.

Đảng Cộng sản Trung Quốc thường xem những chỉ trích này là sự đe dọa đến quyền cai trị độc đảng.
VOA

Nhiều cuộc biểu tình gây rúng động Ai Cập

Biểu tình chống chính phủ tại Quảng trường Tahrir Ai Cập, 11/12/12
11.12.2012
Nhiều cuộc biểu tình đang diễn ra tại Cairo và khắp nơi ở Ai Cập hôm thứ Ba, với sự tham dự của cả những người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống Mohamed Morsi và Mặt trận Cứu quốc đối lập.

Những đám đông người biểu tình đối lập bắt đầu tụ tập ở dinh tổng thống trước xế chiều ngày thứ ba, trong khi những người đi tuần hành đổ vào từ nhiều nơi của thủ đô. 3 bức tường lớn bằng xi măng ngăn đám đông đến gần dinh thự.

Những người Hồi giáo ủng hộ tổng thống đã được huy động trước nhiều ngôi đền Hồi giáo ở Cairo, hô các khẩu hiệu ủng hộ bản hiến pháp mới. Tin ghi các cuộc biểu tình Hồi giáo cũng diễn ra ở Alexandria, Assiout và Suez.

Trong đêm, một số người đối lập biểu tình cắm trại tại quảng trường Tahrir ở Cairo đã bị thương sau khi bị những người mang mặt nạ tấn công. Các nhân chứng cho hay những kẻ tấn công dùng súng bắn đạn giả và ném ít nhất một quả bom xăng.

Ông Mohamed el Baradei, đứng đầu Mặt trận Cứu quốc đối lập, nói nhóm của ông còn đang tranh luận liệu có tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý đã định vào ngày thứ bẩy về bản hiến pháp mới hoặc yêu cầu những người ủng hộ bỏ phiếu chống. Những người Hồi giáo đang kêu gọi người Ai Cập bỏ phiếu tán thành.

Nghĩa vụ dân sự

Trong một cuộc họp báo tại Trường Ðại học Hồi giáo al Azhar, Sheikh Ahmed Olayil nói nghĩa vụ dân sự của tất cả người Ai Cập là tham dự cuộc trưng cầu dân ý bất kể bỏ phiếu ủng hộ hay chống đối.

Ông nói đi bỏ phiếu là một nghĩa vụ toàn quốc, và bỏ phiếu ủng hộ hay chống là điều không quan trọng.

Ông nói vụ nổi dậy năm 2011 chống lại chính phủ là dựq vào nguyên tắc “diệt trừ” tham nhũng trong chế độ cũ, trong khi mục tiêu hiện nay là xây dựng các cơ chế chính quyền mới.

Nhưng trong một cuộc họp báo khác, Thủ tướng Hisham Qandil tuyên bố cuộc khủng hoảng ở Ai Cập mang tính chất kinh tế và các bất đồng chính trị cần phải được giải quyết để chống lại vấn đề đó.

Ông Qandil nói một cuộc đối thoại toàn quốc sẽ được tổ chức vào tuần tới để thảo luận những vụ tăng thuế theo đề xuất gây nhiều tranh cãi và để xác định cách thức xúc tiến việc giải quyết vụ khủng hoảng kinh tế. Ông nói tình hình bất ổn chính trị tiếp diễn gây trở ngại cho một giải pháp đối với vụ khủng hoảng kinh tế.

Trong khi đó, Tổng thống Mohamed Morsi đã đối mặt với một luồng người ủng hộ và chống đối tại dinh tổng thống, trong đó có cả nguời đứng đầu đảng Wafd đối lập là ông Sayyed Badawi.

Xung đột xã hội

Chuyên gia phân tích James Denselow của trường Ðại học King’s ở London nói vụ xung đột hiện thời là sản phẩm của một sự xung đột giữa 3 lực luợng tách biệt khác nhau trong xã hội Ai Cập. Ông nói:

“Ta có 3 yếu tố cơ động xung đột với nhau. Các yếu tố này có liên quan đến mưu toan của tổ chức Huynh Ðệ Hồi giáo muốn củng cố sự cai trị quan cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp của ông Morsi’ các cơ chế quyền lực truyền thống thời Mubarak – quân đội và các dịch vụ an ninh – tìm cách xác định vai trò của họ trong thời kỳ hậu-Mubarak; và thế hệ sau Mùa xuân Ả Rập, quảng trường Tahrir sẵn sàng ngồi yên chờ đợi trong khi các biến chuyển quan trọng diễn ra…”

Ngành tư pháp của Ai Cập dường như cũng chia rẽ.
Một nhóm thẩm phán mới đây nói rằng họ sẽ không giám sát cuộc trưng cầu dân ý ngày 15 tháng 12, trong khi một nhóm khác hôm thứ ba nói với các nhà báo rằng họ sẽ giám sát cuộc bỏ phiếu.
VOA

Quốc tế quan ngại về bản dự thảo hiến pháp Ai Cập

Người biểu tình chống ông Morsi giơ dấu hiệu chiến thắng phía trước lực lượng an ninh đang chặn con đường dẫn đến dinh tổng thống ở Cairo, ngày 6/12/2012.

Elizabeth Arrott
11.12.2012

CAIRO — Những người soạn thảo bản hiến pháp Ai Cập đã soạn ra một văn kiện gây quan tâm cho nhiều nhà luật học và các tổ chức nhân quyền. Giữa lúc cử tri Ai Cập chuẩn bị đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý vào thứ bảy tuần này, thông tín viên Elizabeth Arrott của đài VOA ở Cairo gởi về bài tường thuật sau đây.

Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã quyết định để cho những người soạn thảo bản hiến pháp mới có thêm 3 tháng để hoàn tất công việc. Nhưng ủy ban lập hiến do phe Hồi giáo kiểm soát đã vội vã thông qua bản dự thảo này trong một phiên họp suốt đêm hồi cuối tháng 11, giữa lúc tính chất hợp pháp của ủy ban này có thể bị thách thức bởi các vị thẩm phán.

Các thành viên thuộc phe tự do và có chủ trương thế tục trong ủy ban này đã tẩy chay tiến trình soạn thảo hiến pháp; và những người chỉ trích đã xuống đường biểu tình để phản đối văn kiện mà họ cho là không đại diện cho nhân dân Ai Cập.

Những người chống đối e rằng trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào thứ bảy tới đây, đa số dân chúng ở quốc gia theo Hồi giáo này sẽ bỏ phiếu tán thành hiến pháp mới.

Ông Mustafa el Labbad là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề khu vực và chiến lược Al Sharq. Ông cho rằng một bản hiến pháp không thể chỉ dựa vào ý chí của đa số.

Người biểu tình ủng hộ và chống ông Morsi đụng độ trước một tòa nhà chính phủ gần Quảng trường Tahrir ở Cairo, ngày 11/12/2012

​​Ông El Labbad nói: "Một bản hiến pháp có thể được soạn thảo và ban hành và được tán thành dựa trên sự thỏa hiệp của mọi phe nhóm và mọi đảng phái. Quí vị không thể nghĩ rằng khi quí vị chiếm thế đa số, có được thế đa số với mức chênh lệch chút ít, là quí vị có thể làm những gì mà quí vị muốn làm."

Tuy có sự chống đối kịch liệt của phe tự do, một số các nhà quan sát tin rằng bản dự thảo hiến pháp này không phải là cơ sở để áp đặt một hình thức khắt khe của luật Hồi giáo.

Ông Said Sadek, giáo sư môn chính trị xã hội học của American University ở Cairo, cho biết như sau.

Ông Sadek nói: "Nó có một số yếu tố tích cực. Nó có một số yếu tố tiêu cực. Nó cũng có những điều thiếu sót. Nó cũng có những cạm bẫy."

Bản dự thảo hiến pháp nói rằng “những nguyên tắc của luật Hồi giáo” sẽ hướng dẫn hoạt động lập pháp, nhưng hiện chưa rõ đó là những nguyên tắc nào. Giáo sư Sadek nêu lên ví dụ về hai nguyên tắc trái ngược nhau do hai học giả nổi tiếng đưa ra: một người dành cho phụ nữ quyền bình đẳng trong lúc người kia cho rằng phụ nữ phải ở trong nhà.

Ông Sadek nói thêm như sau: "Đây là luật Hồi giáo. Và đây cũng luật Hồi giáo. Quí vị muốn áp dụng cái nào? Luật Hồi giáo tiến bộ, hay luật Hồi giáo phản động?"

Một số người soạn thảo hiến pháp nói rằng họ muốn xây dựng một nước Hồi giáo hiện đại, có chủ trương ôn hòa. Tuy nhiên, theo bà Heba Morayef, người đứng đầu bộ phận Ai Cập của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng ý muốn không phải là một vấn đề quan trọng. Bà phản đối những điều khoản dành cho chính phủ quyền giám sát lãnh vực đạo đức và cuộc sống gia đình.

Bà Morayef nói: "Bản dự thảo cho phép chính phủ tự định đoạt về việc can thiệp và hạn chế các quyền của người dân, để hạn chế các quyền rất cơ bản dựa trên những khái niệm bao quát về đạo đức mà họ gọi là 'bản chất thật sự của gia đình Ai Cập' Điều đó trên cơ bản làm suy yếu đi những sự bảo vệ nhân quyền trong bản hiến pháp.
Nhóm Huynh đệ Hồi giáo, là nhóm chiếm đa số trong ủy ban lập hiến, đã bác bỏ những lời chỉ trích. Họ nói rằng bản dự thảo hiến pháp này thể hiện điều mà họ gọi là “giấc mơ xây dựng một chế độ dân chủ.”

Binh sĩ Ai Cập đứng gác trên một chiếc xe tăng trước dinh tổng thống ở Cairo, ngày 9/12/2012.

​​Những người soạn thảo hiến pháp cũng đang tìm cách thuyết phục người dân Ai Cập rằng các quyền của họ, kể cả quyền tự do ngôn luận, sẽ được bảo vệ. Nhưng có một điều thú vị là trong một đoạn phim hoạt họa mà nhóm này phổ biến để cổ xướng cho bản hiến pháp mới có nhiều người không có miệng.

Trong lúc Ai Cập bị chia rẽ về bản hiến pháp mới, giáo sư Sadek đề nghị tạm thời phục hồi bản hiến pháp cũ, với một số điều khoản tu chính đã được thông qua hồi năm ngoái, rồi sau đó tìm cách đạt được đồng thuận khi tình hình trở nên yên tĩnh hơn.

Giáo sư Sadek cho biết: "Nước Mỹ đã phải mất 10 năm. Nhiều nước khác cũng vậy. Bởi vì họ biết rằng nếu hiến pháp có thể đưa tới một tai họa lớn hay một sự chia rẽ sâu sắc cho đất nước thì chúng ta nên hoãn lại."

Tuy nhiên, với cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào thứ bảy này, rõ ràng là Ai Cập không có nhiều cơ hội để có được sự yên tĩnh hoặc sự đồng thuận.
VOA

TNT «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» đến Genève

2012-12-11
Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền vừa qua, phái đoàn của Nhạc sĩ Trúc Hồ đã đến trụ sở của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève để trao Thỉnh Nguyện Thư «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói ».

(Photo by Tường An/RFA) Nhạc sĩ Trúc Hồ, ông Marcelo Daher và bà Denise Ryan, thuộc ban bảo vệ quyền con người và tự do phát biểu của LHQ.

Thông tin đa chiều

Trong chiến dịch thỉnh nguyện thư ( TNT) «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» bắt đầu từ ngày 15/10 và chấm dứt ngày 10/12. Phái đoàn của nhạc sĩ Trúc Hồ đã có mặt tại Hội Đồng Nhân quyền LHQ tại place de Nation, Genève  ngày thứ hai 10/12/2012, đúng vào ngày Quốc tế Nhân quyền để trao Thỉnh Nguyện Thư «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » với 125.000 chữ ký đến bà Laura Dupuy Lasserre, chủ tịch Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây cũng là chặng cuối của cuộc vận động Nhân quyền lần này, kết thúc chiến dịch «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» khởi đầu cách đây gần hai tháng.

Phái đoàn gồm 6 người đến từ Hoa kỳ, Pháp, Thụy sĩ đã tiếp xúc với bà Laura Dupuy Lasserre để trao hồ sơ Nhân quyền Việt Nam trong đó có Thỉnh Nguyện Thư với 125.000 chữ ký. Trong dịp này, phái đoàn cũng đến palais Wilson để tiếp xúc với bà Denise Ryan, ông Marcelo Daher thuộc ban bảo vệ quyền con người và tự do phát biểu của LHQ.

Anh Trần Đức Tuấn Sơn, là người đã tiếp xúc với  Bộ ngoai giao Pháp ngày 6/12 để trao TNT và cũng có mặt trong phái đoàn đến HDNQ LHQ hôm nay cho biết diễn tiến sự việc cũng như cảm tưởng của anh qua 2 cuộc tiếp xúc như sau :
Chúng ta cũng cần phải thông tin cho họ rất là thường xuyên, đầy đủ về tình trạng đàn áp các bloggers, các nhạc sĩ, các vị lãnh đạo tinh thần
Anh Trần Đức Tuấn Sơn
“Hôm nay chúng tôi đã được tiếp đón bởi bà Laura Dupuy Lasserre; chủ tịch của HĐNQ LHQ, bà đã tiếp đón chúng tôi trong văn phòng của bà ta trong Palais de Nation. Chúng tôi có dịp trao cho bà Lasserre 125.000 chữ ký của TNT «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» Bà Lasserre đã rất cám ơn chúng ta đã nêu vấn đề Nhân quyền của Việt Nam đối với bà, và bà cũng đã hứa là sẽ quan tâm hơn nữa về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam.

Sau hai lần tiếp xúc với chính giới ngoại quốc, lần đầu tiên là Bộ Ngoại giao Pháp, và hôm nay là với LHQ, tôi thấy rằng họ cũng quan tâm rất nhiều đến tình trạng vi phạm Nhân quyền tại Việt Nam đang xảy ra. Và họ cũng cần chúng ta thông tin rất nhiều, vì nếu không thì họ chỉ nhận được thông tin 1 chiều thôi, có nghĩa là từ nhà cầm quyền CSVN là họ luôn luôn tôn trọng Nhân quyền. Chúng ta cũng cần phải thông tin cho họ rất là thường xuyên, đầy đủ về tình trạng đàn áp các bloggers, các nhạc sĩ, các vị lãnh đạo tinh thần”.

Chiến dịch « Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» do nhạc sĩ Trúc Hồ khởi xướng ngày 15/10, chấm dứt ngày 10/12 với mục đích thu thập chữ ký dưới hình thức Thỉnh Nguyện Thư để trao cho HĐNQLHQ,  tiếp tục tố cáo các vi phạm Nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam đồng thời cảnh báo dư luận thế giới về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam . Cho đến hôm nay thì chiến dịch đã thu thập được trên125.000 chữ ký từ  59 quốc gia trên thế giới và  126 đoàn thể, cộng đồng, đảng phái, cơ quan truyền thông tham gia ủng hộ. Kết quả này không chỉ nói lên sự thành công về mặt số lượng chữ ký mà còn thể hiện được tinh thần đoàn kết của người Việt khắp nơi trên thế giới trong công cuộc đấu tranh cho Nhân quyền tại VN. Nhạc sĩ Trúc Hồ nói :

“Khi mà Trúc Hồ chọn « Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » đó là mục đính đầu tiên là tạo sự đoàn kết của người Việt trên toàn thế giới cho dù chúng ta đang ở Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và ngay cả Việt Nam . Đây là 1 chiến dịch mà chúng ta có thể liên kết được tất cả các Cộng đồng, hội đoàn, đảng phái trong và ngoài nước. Trước khi mà chúng ta thuộc về một đảng phái nào, một cộng đồng nào thì chúng ta là người Việt Nam , con dân Việt Nam nên chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước Việt Nam. Chúng ta phải cùng nhau tiếng nói, cùng một tấm lòng để chúng ta tranh đấu cho người Việt Nam có được quyền căn bản làm người."

Mục tiêu của TNT là thu thập 100.000 chữ ký trong vòng hai tháng, nhưng cho tới ngày TNT này tới tay HĐNQ LHQ thì con số chữ ký đã lên đến trên 125000. Đặc biệt trong đó có trên 5000 chữ ký đến từ Việt Nam. Sự kiện này mang một ý nghĩa đặc biệt theo như chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ :

«Điều đó nói lên được rằng người trong nước đã vượt qua được sự sợ hãi, kiềm kẹp của chế độ, mặc dù khi họ nói lên một sự thật gì đó, biểu lộ lòng yêu nước, biểu tình chống ngoại xâm, chống Trung cộng thì họ cũng bị bắt những họ đã không sợ nữa, thì đó là một điều rất tốt. Người Việt Nam chúng ta ở hải ngoại có trách nhiệm phải luôn luôn sát cánh với họ. Chúng ta ở hải ngoại phải có bổn phận lo lắng cho họ vể tinh thần, vật chất để cho người Việt Nam đang tranh đấu trong nước biết rằng người Việt Nam ở hải ngoại luôn luôn lúc nào cũng ở bên họ để họ không cảm thấy cô đơn»

Đoàn kết người Việt khắp nơi

Trao-TNT-cho-ba-Laura-Dupuy-Lasserre-250.jpg
NS Trúc Hồ trao TNT cho bà Laura Dupuy Lasserre, chủ tịch Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôpm 10/12/2012. Photo by Tường An/RFA

Dưới sự vận động của đài SBTN, kết hợp với các tập thể người Việt tại hải ngoại, chiến dịch đã thu thập được 125.000 chữ ký trong 1 thời gian phải nói là kỷ lục. Điều đó cho thấy sự hiện diện của truyền thông là một sức mạnh không thể không có trong cuộc vận động cho Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam. Ông Võ Thành Nhân, giám đốc đài SBTN , chi nhánh Washington DC nhận xét :

«Vấn đề Nhân quyền trong nước, lý do là do chúng ta thiếu truyền thông cho nên trong nước cũng ít biết đến 1 số những việc mà các nhà Dân chủ đấu tranh trong nước hoạt động. Ở hải ngoại chúng ta phải phổ biến tin tức và phải đóng vai trò truyền thông như thế nào đó mà đem được tin tức đến cho người ở hải ngoại trước. Nếu chúng ta làm truyền thông mà chúng ta đem được những thông tin hữu ích và vận động những  công tác đấu tranh chính trị hữu ích thì  chắc chắn chúng ta sẽ dành được thắng lợi trong tương lai.

Tại vì hiện nay truyền thông trong nước bị bưng bít, chỉ có cán bộ đảng mới được làm truyền thông thôi, chứ như anh Điếu Cày mà làm truyền thông thì phải 12 năm tù. Chúng ta rất là nghẹn ngào khi thấy những người làm truyền thông trong nước bị giam cầm do đó những người làm truyền thông ở hải ngoại phải làm sao cho tiếng nói mình được lớn lên. Ngày hôm nay chúng tôi nghĩ rằng truyền thông đã đi qua giai đọan đó, tức là chúng tôi đã đến được với những cơ quan công quyền, đến với những quốc gia mà người ta nghĩ rằng không ngờ truyền thông đã đến với họ. Và ngày hôm nay chúng tôi có mặt tại Geneva đã làm được cái sứ mệnh đó. »

Tiếp theo cuộc vận động chữ ký cho TNT we are the people với 150.000 ngàn chữ ký tháng 3 vừa qua, bây giờ là 125.000 chữ ký cho chiến dịch « Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » chắc chắn là cuộc đấu tranh cho Dân chủ Nhân quyền không dừng ở đây. Nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết dự định trong tương lai :
Chiếc dịch chỉ là 1 viên gạch đầu tiên thôi. Đây là 1 thành công để người Việt Nam chúng ta đoàn kết để cùng tranh đấu cho 1 việc gì đó.
Nhạc sĩ Trúc Hồ
«Chiếc dịch chỉ là 1 viên gạch đầu tiên thôi. Đây là 1 thành công để người Việt Nam chúng ta đoàn kết để cùng tranh đấu cho 1 việc gì đó. Truyền thông có 1 lợi điểm là truyền thông không thuộc đảng phái nào hết, Trúc hồ không thuộc đảng phái nào hết, Trúc Hồ chọn vị trí ở giữa để chúng ta nói lên sự thật. Có thể là nhờ vị trí mình đứng nên các hội đoàn, các đảng phái, tất cả mọi người tin tưởng là mình không thuộc 1 phe phái nào hết.

Sau khi tiếp xúc với HĐNQ LHQ thì Trúc Hồ mới nhận ra được 1 điều là chúng ta cần phải có hồ sơ, càng nhiều hồ sơ càng tốt. Tất cả những người Việt Nam chúng ta trong nước và ở hải ngoại hãy cùng lập những hồ sơ vi phạm Nhân quyền để chúng ta mang tới những cơ quan có trách nhiệm về Nhân quyền như LHQ, Human Rights Watch, thì đó là chuyện chúng ta phải làm bây giờ.»

Báo cáo của Hội Ân xá quốc tế 2012 vẫn còn cho thấy tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn bị vi phạm. Tổ chức phóng viên vẫn còn giữ Việt Nam trong danh sách 12 quốc gia là kẻ thù của internet. Theo phái đoàn TNT «Triệu con tim, một tiếng nói » thì cho tới khi nào mà quyền tự do ngôn luận còn bị bóp nghẹt ở Việt Nam, cho tới khi nào quyền biểu tình của những người dân yêu nước còn bị đàn áp như cuối tuần vừa qua tại Sài Gòn và Hà Nội thì tại hải ngoại, việc lên tiếng với thế giới về bức tranh Nhân quyền u ám tại Việt Nam vẫn còn là trách nhiệm của những người còn gọi nhau là đồng bào.
Tường An, thông tín viên RFA, Paris

Trung Quốc kêu gọi niềm tin ở Biển Đông giữa lúc Việt Nam giải tán biểu tình

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh hy vọng các bên có tranh chấp ở Biển Ðông coi hòa bình và ổn định khu vực là một ưu tiên hàng đầu
11.12.2012
Bắc Kinh kêu gọi các bên liên quan ở Biển Ðông nỗ lực thêm nữa để tăng cường lòng tin và sự hợp tác.

Tại một buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh hy vọng các bên có tranh chấp ở Biển Ðông coi hòa bình và ổn định khu vực là một ưu tiên hàng đầu.

Ông Hồng cũng kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Ðông nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường lòng tin và hợp tác song phương.

Phát biểu của ông Hồng được đưa ra sau khi một cuộc họp giữa 4 quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông, được Philippines đề xuất tổ chức ở Manila trong tháng này, đã bị hoãn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói cũng biết về thông tin trên, và cho biết quan điểm rõ ràng và kiên định của Bắc Kinh là các vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Ðông nên được giải quyết thông qua tham vấn và đối thoại song phương.

Ông Hồng kêu gọi lòng tin giữa các nước tranh chấp lãnh hải ở Biển Ðông sau khi Việt Nam giải tán người biểu tình chống Trung Quốc và bắt giữ hơn 20 người hôm 9/12.

Dù báo chí Việt Nam không đưa tin về cuộc biểu tình này, truyền thông xã hội ở trong nước tràn ngập các thông tin về những cuộc xuống đường ở Hà Nội và TPHCM.
Mục đích là đi biểu tình chống các hành vi gây hấn và các chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Ðông
Phóng viên Ðoan Trang.

Một đoạn thu âm dài 30 phút được cho là giữa một nhân viên công quyền và phóng viên Đoan Trang, người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình vừa qua, đã được phổ biến trên mạng Internet.

Trong cuộc đối đáp này, người công an nói rằng ông không muốn ‘làm những việc này đâu, nhưng mà lãnh đạo phân công thì phải đi làm’.

Phóng viên Đoan Trang nói cô biểu tình ‘chống bá quyền Trung Quốc, chứ còn nhân dân (Trung Quốc) thì không ai chống làm gì’.

Cô Đoan Trang nói: ‘Mục đích là đi biểu tình chống các hành vi gây hấn và các chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Ðông’.

Trong cuộc tuần hành vừa qua, những người biểu tình đã mang biểu ngữ và hô to nhiều khẩu hiệu như: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” hay “Trung Quốc hãy ngưng sát hại các ngư dân vô tội.”

Nguồn: Xinhua, Reuters, AP
VOA

Đào Tuấn - “Bầu sữa” hàng xóm

Bay

Sự xấu hổ chỉ có thể chấm dứt khi một đứa trẻ, “mồm đầy râu và miệng đầy răng”- biết xấu hổ, chứ không phải hân hoan, với việc “bú sữa hàng xóm”.

Đến chiều qua, hầu hết các báo đều chạy những hàng tít lớn: Nhật Bản vẫn sẽ là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki được dẫn lời cam kết: Trong cả năm tài chính  này, Nhật Bản sẽ có thể cung cấp khoản viện trợ khoảng 2,6 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số cam kết 1,9 tỷ hồi cuối năm ngoái.

Hình như niềm vui trước con số tài trợ khổng lồ đã khiến tất cả đã quên rằng: Không bao giờ là đồng tiền chùa, “ODA là tiền thuế của nhân dân các nước, và là tiền nợ của nhân dân Việt Nam”- đây là phát ngôn nổi tiếng của ĐBQH Nguyễn Ngọc Trân tại tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ năm 2006. Bấy giờ, sau 15 năm qua tiếp nhận vốn ODA, Việt Nam mới bắt đầu xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, trong quan niệm của nhiều người, như là một thứ “của chùa” này.

5 năm sau đó, tháng 6-2010, trong phiên chất vấn, ĐBQH Dương Trung Quốc đặt vấn đề: “ODA là khoản vay có điều kiện của nước giàu đối với nước nghèo, thực chất là phương thức đầu tư tài chính, công nghệ và chính trị mang lại lợi ích cho chủ nợ. Việc vay vốn ODA là cần thiết, nhưng chỉ nên coi là nhất thời, giống như đứa trẻ cần bú sữa mẹ, vú nuôi hoặc xin sữa hàng xóm. Các nước đều nỗ lực giảm vay ODA, giống như đứa trẻ cứng cáp cần cai sữa mẹ”. Ông thẳng thắn chất vấn Chính phủ về việc “Đã có kế hoạch “cai” ODA hay chưa?

“Bú sữa hàng xóm đúng là khó đấy”, đại diện Chính phủ, khi đó là Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nói “Chúng ta vay thực tế có chịu ràng buộc và có thiệt về kinh tế. Song tính chung lại, đánh giá các mặt cho thấy sử dụng vốn ODA là có hiệu quả”. Và theo ông, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam vẫn phải tranh thủ nguồn ODA càng dài càng tốt.

Hẳn nhiều người sẽ chưa quên nổi xấu hổ khi “Chủ nợ ODA” Nhật bản ngừng viện trợ OAD cho Việt Nam sau khi cử tri Nhật phẫn nộ và ngay lập tức yêu cầu Quốc hội chất vấn chính phủ Nhật về việc quản lý và sử dụng tiền đóng thuế của nhân dân sai mục đích ở Việt Nam sau các scandal PMU18 và “Quả bom” tại đại lộ Đông Tây. Tháng 6 vừa rồi, ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố dừng 3/4 dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ các cơ quan, đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỉ đồng trên tổng số tiền khoảng 69 tỉ đồng. Một nỗi xấu hổ. Một cú sốc thực sự. Không xấu hổ sao được khi người của phía “con nợ” ngửa tay nhận hối lộ 262.000 USD của các nhà thầu thuộc về “nhà tài trợ”. Không sốc không xong khi ngay trong một dự án nghiên cứu về “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông” có những khoản tiền được dùng làm học bổng cho con gái của điều phối viên dự án.

Nhưng vụ PMU18 năm 2006 hóa ra chỉ là sự bắt đầu và án tù 20 năm cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ là sự tiếp nối. Những công bố sau đó của Thanh tra Chính phủ tại các dự án sử dụng ODA như “Cầu Thanh trì”, “Nam Vành đai III Hà Nội”, hay “Thủy lợi Phước Hòa”, “Cải tạo Cảng Hải Phòng”…đang cho thấy có những sai phạm lớn hơn rất nhiều so với con số “11,4 tỷ đồng” tạo ra “cú sốc Đan Mạch”.

Đứa trẻ Việt Nam chưa thể xa rời bầu vú hàng xóm. Đó là một sự thật đáng xấu hổ. Và sự xấu hổ chỉ có thể chấm dứt khi một đứa trẻ, “mồm đầy râu và miệng đầy răng”- biết xấu hổ, chứ không phải hân hoan, với việc “bú sữa hàng xóm” hoặc ít nhất cũng phải bắt đầu bằng việc chấm dứt quan niệm ODA là “của chùa” để có thể mặc sức vầy vò.
Đào Tuấn

Cuộc chiến không cân sức

Phương Bích
7
NQL: Câu chuyện về nỗi buồn, tình yêu thương, lòng căm giận và niềm kiêu hãnh của các biểu tình viên. Đọc để biết thế nào yêu nước.

I.    Đêm trước ngày biểu tình 9/12

Buổi tối, khi anh trai lên tập cho bố như thường lệ, anh tôi bảo chủ tịch phường có thăm dò qua anh tôi về cuộc biểu tình ngày mai. Tôi cũng thấy lạ vì sát nút rồi mà không thấy chính quyền đả động gì, đang mừng thầm vì có vẻ họ ủng hộ cho cuộc biểu tình này. Cũng nghĩ chỉ là họ hỏi chiếu lệ, nên tôi chủ động gọi cho anh cảnh sát khu vực (CSKV), nói tôi sẽ đi biểu tình và nhớ là đừng có vào thuyết phục tôi đấy.

Chưa đầy 10 phút sau, CSKV cùng chủ tịch phụ nữ phường, tổ dân phố lại gõ cửa nhà tôi. Toàn những người quen cả, mà tôi cứ hay cả nể, không nỡ từ chối không cho họ vào nhà. Sau một hồi một bên thì cứ chị hết sức thông cảm, chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ, một bên thì cứ tôi hiểu rồi, ghi nhận rồi, rốt cục anh CSKV cũng đọc cái biên bản làm việc (mặc dù vào thời điểm đó chả có sự vụ gì xảy ra trong nhà tôi cả). Tôi yên lặng lắng nghe phần thủ tục, nhưng khi anh SCKV đọc đến câu: “đề nghị chị Phượng không được đi tụ tập gây rối” là tôi giơ tay stop liền.

-     Xin lỗi anh, anh có thể dừng biên bản tại đây vì tôi sẽ không nghe thêm một lời nào nữa. Thứ nhất ở tuổi tôi mà anh cho rằng tôi lại đi tụ tập gấy rối như thế là xúc phạm tôi. Thứ hai, anh cho việc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là một hành động gây rối là không thể chấp nhận được. Tôi sẽ không tranh cãi với các anh chị, nhưng muốn nói thêm là các anh chị muốn nghĩ gì thì nghĩ, nhưng việc các anh các chị nói và nghĩ như vậy là hết sức vô trách nhiệm.

Tôi không còn giữ được thái độ vui vẻ thân thiện ban đầu nữa, cũng không to tiếng gay gắt nhưng tôi rất dứt khoát. Lúc trước tôi có hỏi, các anh các chị có biết những hành động gây hấn, xâm lược của Trung Quốc không? Cá nhân các anh các chị nghĩ thế vào về việc đó?

Dù biết trước là họ sẽ trả lời thế, rằng để đảng và nhà nước lo, rằng phải tin vào đảng và nhà nước, rằng đã có hẳn một bộ ngoại giao người ta lo việc đó rồi, cá nhân mình làm được gì mà đi biểu tình – tôi vẫn không khỏi chua chát về suy nghĩ của những người mang tiếng là học cao hiểu rộng hơn tôi.

Tôi nói rằng không có một quy định nào bắt buộc người dân phải tin vào đảng và nhà nước. Việc bảo vệ danh dự và sự an nguy của đất nước không phải là độc quyền của đảng và nhà nước, một mình đảng và nhà nước không thể cáng đáng nổi việc này đâu. Và cách suy nghĩ để đảng và nhà nước lo là hết sức vô trách nhiệm. Thử hỏi riêng việc chống tham nhũng, đảng và nhà nước đã lo được chưa? Khi có chiến tranh, một mình đảng và nhà nước có lo được không nếu không dựa vào sức dân?

Gay gắt chút thế thôi. Họ cũng không có ý định ép buộc tôi. Anh CSKV gấp tờ biên bản lại và tất cả đứng dậy chào tôi ra về. Lại vui vẻ bắt chân bắt tay tạm biệt nhau với mấy lời : chị hết sức thông cảm, chúng tôi không hề muốn thế.

II. Đất nước không thể đứng lên?

Tôi lại có cảm giác hồi hộp khó tả. Lo thì ít mà buồn nhiều hơn. Cảm thấy việc lên tiếng bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác thời này sao khó khăn, gian truân đến thế. Hơn 12 giờ đêm quyết định đi ngủ, để giữ sức cho ngày mai mà tôi linh cảm rằng, sẽ chẳng kịp về nhà vào buổi trưa như thường lệ.

Hơn 5 giờ sáng hôm sau tôi đã tỉnh giấc. Một giấc ngủ không yên, trằn trọc và đầy mộng mị. Mơ thấy người ta vào nhà tôi “ăn vạ”, canh không cho tôi đi biểu tình, tranh cãi quyết liệt.

Tôi không nằm rốn mà trở dậy, vào mạng xem tin tức, chia sẻ đôi ba điều rồi quay ra chuẩn bị bữa sáng trái lệ cho bố. Bố cũng đã dự liệu sẽ bị muộn bữa tối, nên bảo tôi đem hộp bánh bích quy để cạnh giường cho bố ăn trừ bữa, phòng khi tôi không về kịp chuẩn bị bữa tối. Đang loay hoay trong bếp, thoáng thấy bóng người lướt qua cửa sổ, tôi mở cửa ngó ra thì thấy hành lang đầy người, họ nhỏm cả dậy khi thấy tôi mở cửa, lần này có thêm cả lực lượng thanh niên trẻ măng.

Tôi thoáng chút ân hận là không nghe lời rủ rê của mấy người bạn, đi “dạt vòm” từ đêm hôm trước. Chỉ thoáng chút thôi, vì tôi không cho giải pháp này là hay với trường hợp của mình. Tôi muốn công khai, trực diện với họ, khẳng định cái quyền của mình chừng nào có thể (cho đến khi họ cũng buộc phải công khai, nói rằng người dân như tôi chả có cái quyền gì cả).

Cả trưởng phó công an phường đều có mặt, cứ bắt tay tôi thật chặt, cười nói cứ như họ chưa hề lập hồ sơ đòi giáo dục tôi, cứ như chúng tôi vốn là những người bạn thân thiết lâu năm vậy. Tôi biết họ nịnh nọt tôi thế chỉ để tôi ở nhà là họ hoàn thành nhiệm vụ. Và tôi cũng biết, một khi họ đã quyết liệt ngăn cản tôi thế này, tôi có ra ngoài kia thì họ cũng sẽ lại hốt tôi ngay trước khi tôi có thể nhập vào đoàn biểu tình. Tôi bảo họ:

- Các anh có thể dùng số đông (ở đây) để ngăn được tôi, nhưng cuộc biểu tình hôm nay dư luận quốc tế người ta đều biết cả, người ta đang nhìn vào các anh đấy.

Ừ! Họ thì cần biết gì đến quốc tế, đến thể diện quốc gia. Họ chỉ cần biết cấp trên bảo sao nghe vậy. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, có thể họ sẽ bị cắt lương cắt thưởng, bị khiển trách, rồi con đường quan lộ của họ sẽ bị ảnh hưởng…

Tôi yêu cầu tất cả rời khỏi hành lang nhà tôi, chỉ để một người vào nhà tôi (tôi rất thiện chí đấy chứ). Bọn họ đồng ý nhưng lại ém ở cầu thang, và ở một nhà cuối hành lang. Khi tôi phát hiện ra, lập tức tôi xỏ giầy vào, bảo sẽ đi bằng bất cứ giá nào, lúc đó họ mới rút hẳn. Nhưng tôi biết họ vẫn đứng ngồi quanh đâu đó mà không dám về. (ngần ấy người chỉ để canh một người vô hại như tôi?)

Biết là không đi được, tôi bật vô tuyến cho chị Hội trưởng hội nông dân phường ngồi xem một mình ngoài phòng khách, rồi vào buồng, lên facebook buồn rầu báo tin, nghe ngóng tin tức về cuộc biểu tình.

Những dấu hiệu của sự đàn áp xuất hiện ngay bằng việc phong tỏa, ngăn chặn quyết liệt một số nhân vật. Đêm qua, tôi có đăng một status lên facebook: Nếu ngày mai họ quyết tâm chặn biểu tình, họ sẽ trở thành những tội đồ không thể tha thứ được trong lịch sử.

Và họ đã trở thành những tội đồ của lịch sử!

Những tin nhắn đầu tiên qua điện thoại như một tiếng kêu thảng thốt, chọc vào tim:

-     Phương (Nguyễn Văn Phương, chàng thanh niên đọc tuyên cáo trên thềm nhà hát lớn), Lã Dũng bị bắt rồi!

-     Họ bắt hết rồi! Lên xe buýt hết rồi!

Gõ vội những dòng thông tin lên facebook. Những cơn nóng lạnh làm tôi run cả người. Tôi đã không nhìn thấy được những hình ảnh của đoàn người đơn độc, xuất phát từ nhà hát lớn rồi đi dọc trên phố Tràng Thi.

Một trận đánh đẹp như viên giám đốc công an thành phố Hải Phòng nói về cuộc cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn. Họ chờ cho đoàn biểu tình đi vào con phố nhỏ một chiều để khóa đầu khóa đuôi, cô lập đoàn biểu tình để hốt trọn họ. Chao ôi, nghe cứ như chuyện đánh giặc thời nội chiến. Họ coi người dân như kẻ thù rồi chăng?

Sau này xem cái clip trên mạng, thấy công an chạy rầm rập, triển khai đội hình bắt người mà thương những người biểu tình tay không đến trào nước mắt, vũ khí của họ chỉ là băng rôn khẩu hiệu chống Tàu. Cảm giác thương xót lẫn uất nghẹn trong lòng. Tôi nghe thấy nhiều lắm rồi câu nói: Tổ quốc tôi có bao giờ đau như thế này chăng?

Cô bạn Khánh Trâm (con dâu út của cụ Trần Độ) từ Sài Gòn nhắn tin:

“Hà Nội thế nào? Sài Gòn đã xong!”

Đã xong ư? Mới bắt đầu (chưa đầy 15 phút) mà đã xong rồi ư? Hôm qua, cô ấy còn náo nức nhắn tin, hẹn hò nhau hôm nay Sài Gòn Hà Nội cùng được xuống đường. Đọc cái tin nhắn gọn thon lỏn, tôi như cảm nhận được nỗi đau tê tái trong đó.

Nhà văn Thùy Linh thì thốt lên: “Hôm nay, khi đất nước tôi không thể đứng lên. Thét vào mặt quân xâm lược những lời yêu nước”.

Tôi ứa nước mắt vì bất lực! Vì xót thương bạn bè….

Trên mạng dư luận đánh giá ngày 9/12/2012 là một ngày rất đặc biệt, bởi đúng ngày này cách đây 5 năm, ở Sài Gòn và Hà Nội cũng đã nổ ra biểu tình chống Trung Quốc. “Sự kiện 9/12 đã đánh dấu một cuộc vận động mới mang tính nội tại thể hiện sức sống dân tộc, tách rời ý chí áp đặt của chính quyền.”  - Bài “5 năm nhìn lại các cuộc biểu tình” của nhà văn Nguyễn Viện.

Một status của Donghailongvuong Mới trên facebook thì nói:

Nếu ngày mai chủ nhật ở 2 đầu cầu Sài Gòn, Hà Nội mà số lượng người đi biểu tình ít hơn so với cách đây đúng 5 năm thì đó là một điều thực sự đáng buồn cho việc thức tỉnh tinh thần dân tộc, họa ngoại xâm của Trung Cộng. Điều này cũng tỉ lệ thuận với sự gia tăng trắng trợn của giặc Tàu trong suốt 5 năm qua.

CS Tàu có thể khinh bỉ, hạ nhục CS Ta nhưng những người dân dù rất bình thường trong cuộc sống cũng không thể để CS Tàu nó coi thường ý chí của dân tộc Việt Nam.

Nó đã khinh dân tộc mình rồi chẳng những cái chuyện mất biển-đảo chỉ là chuyện nhỏ mà bị thôn tính, khống chế nhiều cái khác nữa cơ. Đã và đang và sẽ…

Dù các bạn đã từng đi biểu tình nhiều (hàng nhàu), đi vài lần (có trách nhiệm) và đi 1-2 lần (đi cho biết) và thậm chí là chưa đi bao giờ thì không thể không xuống đường vào ngày mai được. Đừng thoái thác vì bất cứ lý do gì trừ trường hợp bất khả kháng như người thân đi cấp cứu, bị CA khống chế, bản thân đang bị đau-ốm, nhà có con nhỏ phải trông...”

Sự thực đáng buồn đã xảy ra!
Đất nước đã không thể đứng lên!
Đoàn biểu tình đơn độc quá!

Có hơn trăm người dân tay không vũ khí  như thế, chống lại được với cường quyền được chăng mà phải đàn áp, bắt bớ? Quả là một cuộc chiến không cân sức. Qua đó, người ta thấy kinh sợ vì dường như tinh thần phản kháng của cả một dân tộc đã bị tê liệt (hay đã bị triệt tiêu?)

9 giờ cuộc biểu tình bắt đầu. 9 giờ 24 phút người biểu tình đã bị bắt và cuộc biểu tình kết thúc. Trong lúc căm phẫn, có người nói, dân tộc này không xứng đáng để được hưởng tự do, hạnh phúc. Nói như vậy là không nên và oan ức cho rất nhiều người. Tôi nghĩ, con người sống cần phải hy vọng cho đến giây phút cuối của cuộc đời. Chuyện tranh luận còn cả cuộc đời trước mắt, còn bây giờ sang Lộc Hà thôi, ở đó có những người anh em của tôi đang bị giam cầm ở đó.

III Sức mạnh của chính nghĩa và tình đoàn kết.

Một người bạn đèo tôi bằng xe máy sang Lộc Hà. Đây là lần thứ hai, tôi có dịp đến địa danh này. Chỉ khác lần này, tôi là người ở bên ngoài cổng. Từng đóng cả hai vai, nên tôi hiểu cảm giác của cả hai bên. Người bị bắt luôn hiểu bạn bè, đồng đội không một phút nào bỏ rơi họ.

Tất cả những người bị bắt đều tin tưởng vào việc mình làm là trong sáng nên không có gì phải sợ. Nhưng tiếc thay cái cần đối phó lại là trò lường gạt của những kẻ ngồi đối diện, trong vai đại diện pháp luật. Họ lừa gạt người già, phụ nữ, dùng vũ lực với thanh niên lăn tay, chụp ảnh để ngụy tạo hồ sơ, gán cho họ cái tội danh thật bỉ ổi là gây rối trật tự công cộng. Vì có một niềm tin tuyệt đối rằng mình vô tội và nắm chắc kiến thức về pháp luật, Nguyễn Văn Phương tuyên bố chỉ có thể chặt rời ngón tay của Phương mới có thể lăn tay Phương như một tội phạm được. Với sức lực của một chàng thanh niên như thế, ngay cả những kẻ võ biền kia cũng trở nên bất lực. Nhưng với những người yếu ớt, họ sẵn sàng bẻ tay bằng được.

Cái quán nước bên kia đường chả hiểu vô tình hay cố ý đóng cửa. Mọi người lang thang, vạ vật quanh đó, ngạc nhiên khi gần trưa thấy nhà báo Đoan Trang một mình thảnh thơi đi ra cổng. Nghe cô ấy kể tóm tắt, rằng sau một hồi đối đáp, cô ấy bị “tống” ra khỏi trại mặc cho cô ấy đòi ở lại chờ mọi người.

Nghe câu truyện đối đáp của Đoan Trang rất thú vị. Mặc dù nó hoàn toàn tuân theo logic, nhưng qua “miệng” một nhà báo điềm đạm và sắc sảo, nó càng thêm sáng tỏ, dễ hiểu hơn. Khổ là vị đại diện pháp luật lại tỏ ra kém cỏi, hoặc cố tình lờ tịt những câu hỏi xác đáng của nhà báo, hoặc chẳng thể trả lời một câu hỏi nào nên hồn, chỉ biết lặp đi lặp lại như một cái máy những câu nói chả ăn nhập gì vào câu hỏi. Có lẽ vì Đoan Trang là nhà báo, lại là báo pháp luật, họ sợ cô ấy đưa lên báo, nên sống chết đẩy cô ấy ra khỏi cửa chăng?

Ăn trưa xong, mọi người kéo nhau ra vỉa hè đối diện cửa trại đứng chờ. Được một lát thì một số người rủ nhau về nhà hát lớn, tranh thủ làm một cuộc biểu tình mini ở đó. Trước khi đi, một nhóm kéo nhau sang trước cửa, hô đòi người, phản đối bắt người biểu tình. Hô một chặp thì một toán hơn chục gã mặc thường phục từ bên trong túa ra, lừ lừ áp sát chúng tôi với vẻ lì lợm đầy đe dọa.

Nhóm có ý định sang nhà hát lớn lên đường, còn lại hai ba người chúng tôi vẫn đứng chờ, để lỡ có ai từ trong đó ra còn nhìn thấy đồng đội.

Quen sống trong một môi trường đơn thuần là cơ quan nhà nước, tôi thực sự không lường được hết những tính cách phức tạp của con người. Đứng giữa những kẻ cũng mang bộ mặt người bình thường, tôi nhận thấy mọi phép tắc lễ nghi thông thường nhất trong cuộc sống mà tôi chứng kiến đều trở thành con số không. Cái hè phố trước đó chả có ai ngoài chúng tôi, giờ đầy nhóc những bộ mặt nhâng nháo. Chúng trơ trẽn áp sát vào bên cạnh chúng tôi, nhòm vào tận mặt, nhìn chúng tôi với những ánh mắt thách thức đểu giả. Chúng tôi nhích ra xa đến đâu, bọn chúng bám theo tới đó. Chúng tôi chuyển sang đứng ở khu vực khác, chúng lại lừ lừ đi theo, đeo bám một cách công khai với vẻ hăm dọa. Tôi không hề sợ gì chúng, nhưng sự có mặt của chúng làm tôi thực sự ngột ngạt, khó thở.

Thời gian nặng nề trôi qua. Khác với lần trước, lần này họ thả từng người một, bắt phải ra khỏi trại ngay. Có lẽ hình ảnh cả đoàn người chúng tôi rộn ràng kéo nhau ra về lần trước làm họ ngứa mắt chăng? Dù họ có làm cách gì thì cứ mỗi khi có người bước ra khỏi trại, bất chấp những cái nhìn hằn học, chúng tôi reo lên chạy lại đón, ôm nhau, hồ hởi bắt tay nhau, hỏi han kể lể.

Người từ Hà Nội sang mỗi lúc một đông, trong số đó có cả giáo sư Ngô Đức Thọ và cụ bà Lê Hiền Đức. Mọi người chuyện trò như pháo rang, lắng nghe câu chuyện của từng người mới được thả. Phẫn nộ nhất là chuyện Nguyễn Văn Phương, Phạm Chính và một số người bị dùng vũ lực một cách hết sức thô bạo khi bị bắt cũng như khi ở trong trại.

Tôi ghê tởm việc dùng vũ lực, càng ghê tởm hơn khi đó là một cuộc chiến không cân sức và không công bằng. Một người lần đầu tiên tham gia biểu tình, tình nguyện lên xe buýt theo bạn đã thẳng thắn chỉ trích sự khuất tất của chính quyền, về việc dùng những kẻ không chính danh (không mặc sắc phục) để bắt người biểu tình. Khách quan nhìn vào, người ta hoàn toàn có thể nghĩ rằng đó là một đám côn đồ, được thuê mướn. Thậm chí dân phòng cũng có quyền xông ra bắt người biểu tình yêu nước thì quả thật là luật pháp đã đến hồi cáo chung?

Giờ tôi mới hiểu cái thái độ của đám người lạ kia. Có người giải thích, bọn chúng chỉ là đám lính đánh thuê có bảo lãnh không hơn không kém. Có lẽ vậy! Vì chí ít nếu có bộ sắc phục trên người, bọn họ còn có cái để giới hạn những hành động vô văn hóa giống như bất cứ một kẻ lưu manh nào đó. Tôi vẫn nhớ thái độ của viên công an làm việc với tôi trong Lộc Hà ngày 5/8/2012, ít ra anh ta không tỏ ra thô bỉ mà rất hiền lành, lễ phép (hay cười) – mặc dù rốt cục anh ta vẫn vì nhiệm vụ mà lừa tôi lăn tay chụp ảnh. Thật đau lòng khi nghe tôi kể vậy, người nghe cười nhạo tôi, bảo lọc lừa là bản chất của họ mà tôi thì quá ngây thơ (nếu không nói là ngu ngốc) nên mới bị lừa thế!

Xúc động trước việc cụ giáo sư già hơn 80 tuổi lặn lội sang tận Lộc Hà, chúng tôi muốn chụp vài kiểu ảnh làm kỷ niệm. Ngay lập tức, đám “người lạ” chen vào đứng chắn trước ống kính một cách thô bỉ. Khi cụ giáo sư yêu cầu đám người đó tránh ra, chúng bèn tỏ thái độ hỗn láo với cụ khiến tất cả mọi người đều rất bất bình. Tuy nhiên, ai cũng hiểu đó là trò khiêu khích của bọn chúng nên đành phải kiềm chế nhau. Thời buổi mà người tử tế, có học lại phải “sợ” kẻ lưu manh vô học là đến hồi mạt vận rồi chăng?

Ngày sắp hết, vẫn còn hai người chưa được thả. Tất cả chúng tôi lại kéo nhau ra trước cổng trại, hô đòi thả người. Đám côn đồ kia bám theo, không thôi trò khiêu khích. Chưa đầy mươi phút, bỗng dưng một góc sân trở nên huyên náo. Tôi thấy rất nhiều người chen vào can ngăn, nhưng những kẻ mặc thường phục vẫn lôi anh Trương Dũng là người mới được thả ra trở lại bên trong trại. Ai cũng đồ rằng sẽ có đòn đánh hội đồng hèn hạ ở trong đó.

Rốt cục khi hai người cuối cùng đã ra khỏi trại, tất cả chúng tôi lại phải tiếp tục ngồi chờ người mới bị lôi trở lại trong trại. Vậy là mặc dù không bị bắt, tôi vẫn không thể về lo bữa tối cho bố, đành gọi điện bảo bố chịu khó ăn bánh bích quy vậy.

Hơn nửa ngày trời vạ vật, tất cả ai nấy đều vô cùng mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể xác. Toàn thân tôi đau như dần, nhưng không ai nghĩ đến chuyện bỏ về mặc dù trời đã bắt đầu tối. Thú vị nhất là khi chiếc xe ô tô cuối cùng rời khỏi trại, người biểu tình chúng tôi mới nghĩ ra cách, nhất định đứng chặn cửa không cho xe ra khỏi trại khi chưa thả người. Cuối cùng chiếc xe buộc phải lùi trở lại trong sân. Lúc này tôi mới thấy sức mạnh của chính nghĩa và tình đoàn kết là như thế nào.

Tôi không nhớ thời gian chờ đợi là bao lâu, chỉ biết mọi người chợt ồ cả lên hò reo – anh Trương Dũng vừa ra khỏi cổng. Tôi vội chen vào hỏi: có bị đánh không? Nó đánh chứ, nhưng đối với anh, anh nói thật là anh coi khinh…

Mọi người ồn ào chào tạm biệt nhau, huyên náo cả cái khoảng sân trước cổng trại. Người đi xe máy, người đi ô tô, người đi xe buýt, tất cả chúng tôi vui vẻ cười nói kéo nhau rời khỏi Lộc Hà.

Trong bóng tối nhập nhoạng, tôi ngoái đầu lại nhìn đám người đứng lặng lẽ đứng bên cánh cổng hắc ám của Lộc Hà đang nhìn theo chúng tôi. Tôi tự hỏi trong lòng họ cảm thấy có chút nào ghen tỵ? Trong suốt thời gian qua, họ đã chứng kiến cảnh từng người bị bắt trở về trong vòng tay chào đón hân hoan của đồng đội như thế nào. Dám cá rằng khi người của họ gặp nguy hiểm, họ cũng chẳng thể có được tình cảm gắn bó và thân thiết như chúng tôi. Cho dù họ có là lính đánh thuê, máu trong người họ có lạnh, con tim và khối óc của họ là những cỗ máy lạnh lùng, vô cảm, nhưng tôi tin chắc rằng qua những gì họ chứng kiến hôm nay, chắc chắn có một cái gì đó khiến họ sẽ phải suy nghĩ ít nhiều.

Cho dù cuộc biểu tình hôm nay là một cuộc chiến không cân sức và đã bị đàn áp, nhưng nhiều người vẫn cho đây là một thắng lợi, buộc chính quyền phải lộ mặt. Ai đó chớ có nghĩ rằng, khi trở về làm người dân thường, họ có thể rũ bỏ được trách nhiệm cá nhân và đổ tại cho thể chế chính trị này. Hãy nhớ như vậy!
Theo blog PB
(Que Choa)

Tham nhũng: Để lâu Sâu hóa Bướm

Không ở đâu quá trình phát hiện, thanh tra, điều tra và đưa ra xét xử một vụ tham nhũng lại lâu như ở ta. Những vụ dính đến cán bộ đảng viên càng lâu, cán bộ lãnh  đạo càng lâu hơn, cấp càng cao càng kéo dài.
Vụ Lương Cao Khải tham nhũng ở Tổng công xây dựng dầu khí mất gần ba năm. Vụ Lâm Anh Thái trong ngành Bưu điện, hơn 2 năm. Vụ Nguyễn Đức Chi gần 5 năm...
               
Đặc biệt vụ án nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, người ta quen gọi là “vụ án Gò Môn” của Trịnh Kim Long, nguyên Chủ tịch quận Gò Vấp và vụ án nhận hố lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, và lợi dụng ảnh hưởng của người khác, của Nguyễn Văn Khỏe, nguyên Chủ tịch huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thanh tra, điều tra, xét xử giữ kỷ lục: Vụ Trịnh Kim Long, kéo dài  5 năm, từ 2006 đến 2011, vụ  Nguyễn Văn Khỏe từ 2003 đến 2012, kéo dài gần 9 năm.
              
Chiến đấu với một quan tham cấp quận, huyện mà khó khăn gian khổ,  tốn thời gian gần bằng cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp,  bằng  nửa  thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ! Thế là đủ thấy kinh rồi!
               
Tôi nhớ có lần, trên diễn đàn Quốc hội, đại biều Trần Huy Hạnh đã dóng lên tiếng chuông báo động: “ Các vụ án tham nhũng kéo dài, có biểu hiện thiếu kiên quyết!”.
               
Nhưng tiếng chuông đơn lẻ ấy không lọt tai nhiều người, bởi hình  như, việc kéo dài như vậy lại nhất quán với quan điểm  thận trọng, gọi là “xem xét “khách quan, biện chứng” như TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói, bảo vệ uy tín và giữ gìn sự đoàn kết nội bộ đảng của các vị lãnh đạo, chủ yếu là “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe” !?
               
Khi đương chức Phó Thủ tướng, phụ trách Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, ông Trương Vĩnh Trọng nói: “Các vụ án tham nhũng có thể làm chậm, nhưng chắc, phải có chứng cứ xác đáng, cho đối tượng tâm phục khẩu phuc!”. Ai “tâm-khẩu phục” chưa biết, nhưng họ vẫn thường xuyên mai phục để trù úm, đe nẹt, hại những ai có chứng cứ, những ai tố cáo! Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: “Phải hết sức thân trọng, vì nó liên quan đến uy tín của đảng, đến sinh mạng chính trị  của đồng chí mình”. Vậy, tham nhũng mà không bị đưa ra pháp luật là tăng thêm uy tín cho Đảng, quan điểm rất mới, có sáng tạo! 
               
Và mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đi nhắc lại: “Trên tình đồng chi thương yêu giúp nhau cùng tiến bộ, nếu kỷ luật mà không tính kỹ, thành ân oán, phe phái, rồi nội bộ rối lên thì có nên không?”. Điều lệ Đảng quy định với những dảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, nhất là các trường hợp mất phẩm chất, phạm pháp luật, mất đoàn kết nội bộ sẽ phải xử lý kỷ luật, bị khai trừ Đảng. Vậy, sao lại sợ đến vậy?
           
Tội phạm kinh tế gia tăng đến chóng mặt, tham nhũng phát triển như căn bệnh ung thư đang di căn, có những lĩnh vực tưởng như tham nhũng “tha cho”, không len vào, như quỹ từ thiện, như chương trình 135, như chính sách thương binh liệt sỹ mà con sâu ấy vẫn đục khoét! Tham nhũng  trở thành quốc nạn, như giặc nội xâm,  mà lấy phương châm chậm mà chắc, giữ  uy tín của đảng, lấy đồng chí mình làm trọng, sợ ân oán, phe phái, thì liệu chống tham nhũng có hiệu quả không?
              
Thưc tế, càng thận trọng, càng tính quá kỹ, thời gian càng kéo dài, thời gian càng kéo dài, bọn tội phạm có thêm cơ hội đối phó, chạy chọt, các vụ án tham nhũng càng teo tóp lại, như ‘đầu voi đuôi chuột’?
               
Vụ Nguyễn Văn Khỏe, lúc đầu giá trị thiệt hại hơn trăm tỷ, sau chín năm điều tra, xử đi, xét lại, teo lại còn hơn mười tỷ. Vụ Lâm Anh Thái, liên quan đến  38 cơ quan bưu điện  cả nước, hơn sáu chục cán bộ đảng viên vi phạm,  tham ô  làm thất thoát 47 tỷ đồng, kéo lê thời gian thanh tra, điều tra, lật qua lật lại mãi, cuối cùng chỉ còn 6 người phải truy cứu trách nhiêm hình sự. Tương tự vụ án Nguyễn Đức Chi, lúc đầu 45 người liên quan,  rơi rụng dần còn 5 người, toàn thứ vô danh tiểu tốt…
             
Như một quy luật, các vụ án kinh tế khi mới phát hiện to tát, nghiêm trọng bao nhiêu,  sau thời gian điều tra dài dặc, nhỏ lại, ít nghiêm trọng bấy nhiêu. Có lần đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Nguyễn Ngọc Trân,  nói mỉa mai: “Lúc đầu như trái núi, sau bằng cục đất”.
             
Ai chả biết tội phạm kinh tế, tham nhũng vừa khó phát hiện vừa khó điều tra,  bởi đối tượng phạm tội là người có trình độ nhất định, có nhiều thủ đoạn tinh vi! Nhưng , phải nói thằng ,đó chưa phải là nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian thanh tra, điều tra, xét xử. Nguyên nhân  chính là những chiếc barie vô hình, hữu hình chặn đường bít lối.
              
Đối tượng tham nhũng càng to Barie càng nhiều. Những mối quan hệ nhằng nhịt, mật thiết,  phe nhóm, bao che nhau, có cả những thứ “luật” bất thành văn ràng buộc,  không loại trừ cả các cơ quan thanh tra, điều tra, tòa án. Có những trường hợp những kẻ liên quan  phải lăn sả vào mà cứu nhau, vì không cứu thì: “Trạng chết trẫm cũng băng hà!”.
           
Thượng tá  Nguyễn Minh H,  làm việc trong cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an, tâm sự với tôi: “ Tụi em mỗi khi nhận quyết định điều tra một vụ án,  phài nhìn trước ngó sau, không thận trọng là ăn đạn!”
                
Khi người cảnh sát điều tra đối diện với một bị can như Huỷnh Ngọc Sỹ, nguyên phó giám đốc sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn,  anh ta phải  hiểu rằng mình không chỉ đối diện  Huỳnh Ngọc Sỹ,  mà phía sau kia, có cái bóng to hơn Huỳnh Ngọc Sỹ! Nếu chỉ một mình Nguyễn Văn Khỏe, thì dù  y có khỏe như voi cũng không cương  nổi với cơ quan điều tra chín tháng chứ đừng nói gì chín năm? Phía sau ông ta là ai, đừng nói dân Hóc Môn không biết!
                
Một bài học nằm lòng các vị quan tham là, thận trọng tối đa tránh để ý, quan hệ thật sâu  tránh lãng phí, chia chác kín đáo  khỏi gen tị, đừng lưu chứng từ đừng khoe chữ ký, bị phát hiện kéo dài xử lý! Phương châm để lâu sâu hóa bướm được vận dụng rất hiệu quả!
               
Năm 1996, Thanh tra chính phủ có kết luận, Huỳnh Phi Dũng, dùng công  ty Phi Long của gia đình mình, kết hợp  với công ty Thành Lễ, là doanh nghiệp nhà nước, do Dũng làm giám đốc, bán mấy trăm hec-ta đất khu Sóng Thần  cho 57 doanh nghiệp và tư nhân, chia 50/50,  tham ô hàng trăm tỷ đồng. Bộ công an cũng có văn bản báo cáo  việc đó.
               
Nhưng, vì Dũng có mối quan hệ  thân thiết với  Út Phương , Chủ tịch Bình Dương và những người có chức quyền khác, nên sự việc ngâm tôm ngày này tháng nọ, nhạt dần. Huỳnh Phi Dũng  ném bớt 42 tỷ vào cái quỹ giáo dục của Bộ giáo dục đào tạo, đứng đầu danh sách 295 nhà tài trợ, trở thành người có tấm lòng vàng, xóa sạch hình ảnh  quan tham ăn đất.  Rồi Huỳnh Phí Dũng được Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội, và trở thành người đại biểu của nhân dân,  quyền bất khả xâm phạm từ năm 1997 đến 2002. Sau đó Huỳnh Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng, làm cú lột xác ngoạn mục từ sâu sang bướm!
Anh nói: "giáo dục, răn đe là chính", đừng làm mạnh đấy nhé!
      
Cách đây không lâu, ở  Mỹ, sảy ra vụ bê bối tại  cơ quan quản lý khoáng sản (Minerals Managegment Servic) khi nhân viên cơ quan này không tuân thủ quy định của chính phủ, nhận những món quà  trị giá hơn 20 đô la, nhậu nhẹt, chơi gái. Cơ quan thanh tra vào cuộc, và chỉ trong một thời gian ngắn đã xử lý nghiêm minh, 19/55 nhân viên bị đuổi việc, tên tuổi công khai trên báo chí, thông tin đến từng người dân, không dấu diếm một chi tiết nào.
          
Tổng thống Mỹ không bao giờ nói đến chống tham nhũng, mà việc đó do cơ quan độc lập làm!
                
Vụ chủ tịch tâp đoàn Huyndai,Hàn Quốc, Chung mong Koo tham ô, chỉ trong  ba tháng cơ quan chống tham những độc lập đã kết luận điều tra, bắt giam và đưa ra tòa xét xử, dù ông Chung mong Koo đã 68 tuồi và là một nhân vật lừng lẫy Hàn Quốc.
                
Ở ta kỷ họp thứ 4 của Quốc hội vừa qua , cùng với việc thông qua Luật phòng chống tham nhũng(sửa đổi) một số đại biểu đề nghị thành lập cơ quan phòng chống tham những độc lập, nhưng Bộ chính trị chưa chấp nhân.
                
Không có một cơ quan độc lập, mà phụ thuộc vào sự  lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chồng chéo, với  những mối quan hệ chủ quan và khách quan,  khiến   những vụ án tham nhũng phát hiện chậm, điều tra chậm, xét xử cũng chậm. Từ năm 2007 đến 2012 toàn ngành thanh tra triền khai 62.994 cuộc thanh tra lớn nhỏ, đến nay mới xét xử được khoảng 1455 vụ.
Sâu của cụ Sang lang thang cánh bướm, giấu trái mù u ngao du hoa lạ
Nói như Chủ tịch  nước Trương Tấn Sang, tham những như bầy sâu đang ăn hết phần của dân, mà không hành động quyết liệt, lại theo kiểu rung cây nhát khỉ, làm rề rà thì sâu hóa thành bướm hết.  Một con bướm đẻ ra vạn con sâu!
             
“...Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, để chặn đứng và đẩy lùi tham những!” Ông Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa hô to như thế ngày 6-12-2012, tại cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ tổ chức ở Hà Nội. Lâu nay, thấy các vị trên "thượng đỉnh" đều hô to, hô mạnh, hô quyết liệt như vậy cả, nhưng, hô xong thì thấy chẳng thấy lôi ra được con sâu nào cả, chẳng qua mấy con nhện đỏ, rệp, rầy nâu, bọ xít mà thôi!
             
Hy vọng ông chỉ đạo cơ quan thanh tra làm quyết liệt như ông nói, có thể  nên bắt đầu ở cái Công ty Cienco 5, do Thân Đức Nam, biệt danh “đồ banh”, vừa thôi chức Tổng giám đốc, nhưng vẫn còn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
     Minh Diện
(Blog BVB) 

Anh Gấu Phạm - Nhân đọc Bên Thắng Cuộc của Osin Huy Đức (I)

Nếu chúng ta không thể
Làm chiếc bút chì màu
Để vẽ nên hạnh phúc
Cho những người buồn đau.

Thì chí ít, hãy cố
Làm chiếc tẩy, hàng ngày
Giúp xóa sạch khỏi họ
Những nỗi buồn đau này.
(Thơ Thái Bá Tân)
(Tôi đã sửa lại bài viết cho đỡ luộm thuộm. Tại đêm qua phải giặt tay hơi mệt.)
Ngày hôm qua tôi đã đọc xong bản điện tử của quyển một (Giải Phóng) của bộ sách mới của anh Huy Đức với tựa đề Bên Thắng Cuộc gần như liên tục trong vòng 9 tiếng. Chủ đề của cuốn sách, những vấn đề mà nó xem xét cũng là những điều làm tôi suy nghĩ vương vấn trong đầu nhiều năm nay.
Là một nhà báo năng động và thành công ở Sài Gòn trong giai đoạn Việt Nam đổi mới, anh Huy Đức có lợi thế gần như không ai có được ở khả năng tiếp cận với các cá nhân đã từng hoặc vẫn đang là giới chức cao cấp hàng đầu của CHXHCN Việt Nam và các nhân sỹ, trí thức và cựu quan chức của Việt Nam Cộng Hòa. Khả năng ngoại ngữ và góc nhìn hướng ngoại của anh cũng giúp anh gặp gỡ với các nhân vật Mỹ có liên quan tới giai đoạn lịch sử thời chiến tranh Việt Nam. Nhờ những lợi thế này anh Huy Đức đã gom góp được một nguồn sử liệu khổng lồ từ các trao đổi cá nhân thu thập từ chính nhân vật lịch sử. Các thông tin nguồn chính này kết hợp với các nguồn tham khảo đồ sộ mà tác giả sử dụng tạo dựng cho cuốn sách này vị thế của một tác phẩm kinh điển tức thì về lịch sử Việt Nam. Tôi tin rằng hàng chục năm nữa người ta vẫn sẽ còn tiếp tục trích dẫn từ cuốn sách này.
Anh Huy Đức không được đào tạo về những phương pháp hiện đại nghiên cứu và tái dựng lịch sử. Anh cũng không được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp về báo chí mà đã tự học lên từ thực tế công việc. Biết vậy tôi càng cảm phục hơn tinh thần và nỗ lực làm việc nghiêm túc mà tác giả đã đổ vào tác phẩm đồ sộ này. Tôi dễ dàng cảm nhận thấy từ giọng văn bình thản, lối trình bày thông tin, dữ liệu tương đối cân bằng; cách tác giả không sa đà vào phân tích; cách đặt tên các tựa đề và đề mục là tác giả đã bỏ công nghiên cứu cấu trúc và phương pháp viết sử tương đối khoa học của các tác giả Mỹ viết sử Việt Nam như Stanley Karnow (Vietnam: A History), William Duiker (Ho Chi Minh: A Life), Sophie Quinn-Judge (Ho Chi Minh – The missing years). Tôi tin cuốn sách này đã xác lập chắc chắn vị trí của anh Huy Đức trong số những người viết sử Việt Nam hàng đầu
Tôi muốn nhấn mạnh nhận xét về cách tác giả không sa đà vào phân tích. Điểm này đặc biệt ở chỗ nó khác hoàn toàn văn phong báo chí đã trở nên quen thuộc của chính tác giả. Giống phần lớn người viết Việt Nam học và làm nghề viết trong môi trường không đề cao kỹ năng viết, nhà báo Huy Đức có xu hướng mắc phải những lỗi lập luận đơn giản mà một nhà báo phương Tây chịu sự kiểm tra kỹ càng của công chúng ít mắc. Tôi sơ cử ra hai lỗi đã thấy ở anh Huy Đức: một là trích dẫn một nguồn uy tín và coi đó nghiễm nhiên là sự thật và hai là xuất phát từ định kiến có sẵn khai triển lập luận. Tôi cảm thấy vui mừng khi cảm nhận thấy anh Huy Đức đã áp dụng một cách thức trình bày và phân tích thông tin dữ liệu cân bằng, khách quan và bình thản. Cách tác giả đưa ra một lượng thông tin ngồn ngộn rồi để độc giả tự nghiền ngẫm và quyết định cách phân tích và cảm nhận theo tôi là cách tốt nhất khi viết về một vấn đề vẫn còn gây tranh cãi, chia rẽ, xung đột, và kể cả thù hằn là vấn đề chiến tranh Việt Nam.
Tuy vậy, sẽ là nhầm lẫn nếu suy luận từ sự thiếu vắng phân tích của chính tác giả trong tác phẩm để cho rằng tác giả không có thái độ cụ thể về chủ đề của tác phẩm. Thái độ của tác giả là gì trong trường hợp này là một thứ ý tại ngôn ngoại. Trong hoàn cảnh hiện nay ở Việt Nam, gần như tất cả các vấn đề mà tác giả đề cập đến (cải cách ruộng đất, học tập cải tạo, cải tạo tư sản, vượt biên có bảo lãnh) vẫn còn là những vấn đề cấm kỵ bị tránh né (dù nhiều điều đã là các bí mật mở). Việc tác giả tấn công trực diện từng vấn đề, nêu đích danh tên từng nhân vật, nhiều người vẫn còn sống còn quyền sinh quyền sát thể hiện một thái độ dũng cảm đáng kính trọng của tác giả. Sự dũng cảm này còn được thể hiện trong việc tác giả lựa chọn tự xuất bản sách qua kênh cá nhân như cách tuyên bố về sự độc lập, sự tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là một sự cẩn trọng cần thiết đối với một người viết độc lập để giữ được uy tín với công chúng nhằm chống lại những buộc tội vô cớ chắc chắn sẽ đến về việc tác giả bị mua chuộc bởi các thế lực. Thái độ của tác giả trong trường hợp này có thể được so sánh như ý đồ của một nhiếp ảnh gia trưng bày ra một hình ảnh tĩnh của thực tại. Mỗi góc nhìn, mỗi chi tiết được nhấn mạnh, dưới ánh sáng nào, mầu sắc ra sao vv đều được tính toán kỹ và có lý do. Mỗi người chắc sẽ có cảm nhận khác nhau về thái độ của tác giả. Ấn tượng của tôi là về một thái độ tôn trọng sự thật rất đáng cảm phục và học tập.
Khi nhắc đến thái độ tôn trọng sự thật rất “đáng học tập” của tác giả, tôi đã để lòi ra một cái đuôi về một xuất thân giống với tác giả là cùng lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. “Đáng học tập” hay “đáng biểu dương” hay “nêu gương” là những lời lẽ định hình chỉ trong môi trường thi đua phấn đấu của trường học xã hội chủ nghĩa. Sự tương đồng này dẫn dắt tôi đến một điểm khác đáng chú ý là việc tác giả là một trong số rất ít những người từ “bên thắng cuộc” đưa ra một góc nhìn khác về chiến tranh. Thời nay là lúc lý tưởng cách mạng trong xã hội Việt Nam ta đã nhạt nhòa và người ta không phải quá o ép lời ăn tiếng nói vì thế từ người bình dân tới cán bộ cao cấp ai ai cũng có thể nói những lời xét lại về quá khứ mà không sợ bị trừng phạt. Tuy thế việc viết ra một cách có hệ thống các quan điểm xét lại này vẫn là điều không được chấp nhận. Một vài người viết như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Dương Thu Hương với các suy tư về ngày 30/4/1975 đã gặp rắc rối vì các quan điểm xét lại. Để Huy Đức - một người lớn lên trong xã hội ưu việt miền Bắc, từ nhân dân cần lao mà ra, được giáo dục từ trong trứng nước về tư tưởng anh hùng xã hội chủ nghĩa và tính tất thắng của phe ta, lại từng là lính chiến đấu phụng sự sự nghiệp cách mạng cao đẹp - viết được một tác phẩm xét lại thế này cần một nỗ lực lớn hơn nhiều lần so với một học giả nước ngoài hay “phe họ”. Để một cá nhân đã được lập trình cho quen với vị thế tiện lợi của người chiến thắng, người đúng, phe chính nghĩa phải suy nghĩ lại, phải phân tích duy lý về vị thế đó và nếu thấy cần thì rời bỏ nó đòi hỏi những hoàn cảnh, hiểu biết, tính cách cá nhân nhất định. Một yếu tố quan trọng cần có nhưng khó có ở miền Bắc là óc tư duy phê bình. Những người như anh Huy Đức, như tôi, như thế hệ của chúng tôi lớn lên chỉ được tiếp xúc với thông tin một chiều và sự thật một chiều. Sự thật được đóng gói sẵn, cần là có, rất tiện lợi và ngon lành, việc gì mà phải đi tìm ở đâu nữa? Trong cái hang của Plato được giữ đóng và kín này thì lấy đâu ra hạt giống cho những suy tư khác, cho sự nghi ngờ về việc có tồn tại một thế giới khác bên ngoài hang? Cái nỗ lực của con kén phải rùng mình chui ra khỏi cái vỏ kín tối thực sự là đau đớn. Ngoài ra việc anh Huy Đức mới chỉ là cậu bé 13 tuổi khi kết thúc chiến tranh không có trải nghiệm trực tiếp trong cuộc chiến nhưng vẫn chuyển mình đủ để sau này trình bày gẫy gọn, súc tích, bình thản về những nỗi buồn chiến tranh là một tấm gương tôi thấy đáng học tập.
Trở lại câu hỏi về hạt giống nào của sự thật, trong hoàn cảnh như thế nào đã khởi động quá trình một người thắng cuộc bắt đầu nghi ngờ về vị thế siêu việt của mình. Tôi cho rằng hạt giống của sự thật thường đến trong hình hài của những mâu thuẫn. Suy nghĩ này làm tôi nhớ đến câu cách ngôn đại ý nếu cứ nói thật thì khỏi cần phải nhớ đã nói gì. Trong thực tế cuộc sống thì những thứ không phải là sự thật hoặc chỉ là sự thật một chiều – tôi định nghĩa là thứ sự thật quy ước cục bộ – sẽ bị thách thức khi không gian quy ước cục bộ bị phá vỡ. Sẽ xuất hiện những bằng chứng về sự mâu thuẫn giữa những thứ không phải sự thật, sự thật cục bộ, quy ước với những sự thật toàn cục kiểm chứng được. Những bằng chứng mâu thuẫn sẽ khiến người ta xem xét lại hệ thống niềm tin sẵn có của người ta. Nhưng trên thực tế để đi từ chỗ bắt đầu xem xét tới chỗ có niềm tin mới là một quá trình rất dài lâu và khó khăn, càng khó hơn trong môi trường thiếu thông tin có sự kiểm soát, áp đặt tư tưởng.
Đối với anh Huy Đức, Dương Thu Hương và cả tôi những bằng chứng mâu thuẫn đầu tiên đến từ chính bên thua cuộc. Những gì chúng tôi được dạy về họ không giống những thứ chúng tôi quan sát được ở họ. Anh Huy Đức, trong tác phẩm này, vừa trực tiếp vừa định hướng, đã đưa ra một số lượng khổng lồ các bằng chứng loại này. Mỗi người đọc có thể tự suy ngẫm và so sánh với niềm tin riêng của mình. Sự thay đổi về niềm tin nếu có phải là một hành trình cá nhân.
Mười tám năm trước có lần tôi tranh luận mười mấy tiếng đồng hồ với một người bạn nước ngoài về vấn đề học tập cải tạo sau chiến tranh. Người bạn đó có một người bạn Việt Kiều ở Thụy sỹ tên là Loan; cha cô Loan đã đi học tập hơn 10 năm. Người bạn tôi nói rằng việc tập trung cải tạo giam giữ lâu dài như thế là không cần thiết và vô nhân đạo. Tôi, bên thắng cuộc, nói rằng người chiến thắng đã hy sinh quá nhiều để giành chiến thắng và có quyền bảo vệ chiến thắng đấy. Bảo vệ chiến thắng bằng cách cho đối phương học tập cải tạo là lựa chọn tử tế và nhân đạo hơn so với việc giết họ đi. Tôi cũng nói đám người vượt biên là đám ô nhục bỏ tổ quốc ra đi vì lý do kinh tế. Cuộc tranh luận bất phân thắng bại kết thúc bằng việc hai bên không ai chịu ai đều khóc. Sau khi lớn lên được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin và nhân vật lịch sử của cả hai bên, được đọc nhiều sách vở bằng ngoại ngữ, rồi được qua Mỹ học về hành chính và qua đó thu thập được những công cụ phân tích cơ sở, tôi đã dần dần tự luận ra được nhiều điều. Giờ đây nhiều năm sau tôi tự cảm thấy đã có những niềm tin khác cân bằng và ôn hòa hơn. Là người sinh ra sau chiến tranh, gia đình không mất ai trong chiến tranh, hiện không hoạt động chính trị hay tham gia đảng phái nào (tôi cũng chỉ có một đảng là đảng Việt Nam), dựa trên những hiểu biết tự thu thập và xử lý, với tuyên bố rằng không ai mua chuộc hay ép buộc tôi, tôi nói nhân danh cá nhân tôi rằng những gì đã xảy ra, đặc biệt trong thời hậu chiến, như anh Huy Đức đã kể ra rành mạch trong tác phẩm này của anh, quả thực là quá oan ức và đau khổ cho miền Nam. Vì điều đó nhân danh chỉ cá nhân tôi tôi muốn được xin lỗi.
Anh Gấu Phạm

Quan chức và các chiêu 'chạy' câu hỏi hóc

Hình minh họa
Khi được chất vấn trong các cuộc họp, một số vị quan chức đã có những câu trả lời rất bài bản, như trong sách vở, nhưng lại thiếu sức thuyết phục.

Lâu nay, trước nhiều vụ tham nhũng, vô trách nhiệm của cơ quan nhà nước hoặc công chức xâm phạm quyền lợi của dân hoặc vi phạm luật pháp, khi được chất vấn trong các cuộc họp, một số vị quan chức đã có những câu trả lời rất bài bản, như trong sách vở, nhưng lại thiếu sức thuyết phục, vì không dám thẳng thắn nhận trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân.

Người hỏi thường đoán trước được câu trả lời, nhưng vì bức xúc trước trách nhiệm của quan chức, cho nên vẫn cứ hỏi cho ra lẽ, nghe trả lời xong thường mỉm cười và lắc đầu. Bài này liệt kê lại những loại trả lời ấy như những "điệp khúc ... buồn" mong sớm được chấm dứt.

"Chưa nắm được, chưa được báo cáo". Đó là câu trả lời khá phổ biến, tuy vụ việc xảy ra ngay trên địa bàn quận, huyện. Như: giao đất, cho thuê đất; cưỡng chế người dân đang có quyền sử dụng đất; lâm tặc phá rừng, vận chuyển gỗ lậu; khai thác khoáng sản trái phép; xây dựng không phép hoặc cất nhà ở vượt nhiều tầng so với giấy phép; người nước ngoài thuê người trong nước thu gom nông, hải sản, khai thác mặt nước,. v.v...

Thực tế là họ không phải không biết, vì vụ việc xảy ra ngay trước mặt họ và mỗi quận, phường, xã, đang có cả một bộ máy đông đúc cán bộ, nhân viên thanh tra, kiểm tra, họ biết cả, nhưng vì những lý do tế nhị hoặc "tay đã nhúng chàm" cho nên họ đành phải thoái thác như vậy.

"Đề nghị cung cấp chi tiết vụ việc" hoặc "cung cấp cho cơ quan chức năng danh tính, thời gian, địa điểm công chức vi phạm hoặc chụp ảnh công chức khi họ đang vi phạm, chúng tôi sẽ xử lý ngay" ...

Đây có thể coi là một sự "đánh đố" với người phát hiện, vì hoặc là khó thực hiện hoặc là có thể thực hiện được nhưng sẽ bị trả thù (đã có phóng viên bị dính tai nạn nghề nghiệp khi muốn có bằng chứng người thật, việc thật).

Câu này thường được dùng để trả lời khi có ý kiến chất vấn về những vụ việc như tệ nạn mãi lộ dọc đường vận chuyển hàng hóa; nhân viên hải quan gây khó dễ cho doanh nghiệp; nhân viên y tế nhận phong bì của người bệnh, v.v...

"Sẽ (hoặc đang) kiểm tra, đôn đốc cấp dưới báo cáo". Đây là câu trả lời của vị quan chức lãnh đạo ngành trong trường hợp thực sự không nắm được vụ việc, nhưng cũng có khi họ đã biết chắc là có vụ việc ấy xảy ra (nhưng không tiện nói ra) thực chất là để trốn tránh trách nhiệm, không dám nói thẳng nguyên nhân để vụi việc kéo dài, không xử lý dứt điểm được. Ví dụ như những trường hợp tệ nạn xã hội diễn ra liên tiếp năm, này qua năm khác; ở một thành phố, có công viên bị xé nát làm nhà hàng, dịch vụ đã được phát hiện từ nhiều năm, qua nhiều cuộc họp, nhưng vẫn không dẹp được. Thế rồi, năm tháng qua đi, đến cuộc họp sau, tình hình vẫn nguyên như cũ, và nếu hỏi, lại nhận được câu trả lời như thế.


Ảnh minh họa

"Khó phát hiện hoặc xử lý, vì thiếu cơ chế hoặc cơ chế chưa đầy đủ". Đây là câu trả lời để biện hộ cho việc cơ quan chức năng biết rõ sự việc, nhưng có khi làm ngơ hoặc do lợi ích nhóm, đã không báo cáo cấp trên hoặc không xử lý đến nơi đến chốn. Do đó, yêu cầu hoàn chỉnh cơ chế, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, tuy rõ là việc này chưa thể thực hiện sớm được, vì còn đợi sự nhất trí của các bộ, ngành liên quan.
Rồi lại yêu cầu tăng mức xử phạt để "tăng mức răn đe", song thực tế là với cách xử phạt như hiện nay (ví dụ như phạt người vi phạm giao thông) thì mức phạt càng cao, mức chung chi, "làm luật" cũng càng cao.

"Lực lượng mỏng, phương tiện thiếu" cũng thường được dùng làm câu trả lời cho tình trạng các vị phạm không giảm được bao nhiêu, lại ngày một nhiều. Ví như nạn buôn lậu gia súc, gia cầm đang gia tăng ở một số tỉnh từ biên giới về Hà Nội và đi các địa phương khác; việc thanh tra vệ sinh, an toàn thực phẩm; thanh tra các vụ xây dựng đường sá kém chất lượng, nhanh chóng xuống cấp...

Cơ quan chức năng không chỉ yêu cầu tăng thêm người, mà còn yêu cầu mua sắm thêm cả phương tiện hiện đại khá tốn kém để kiểm tra, phát hiện, đánh giá mức độ nghiêm trọng, song tác dụng thực tế chưa thấy rõ.

"Sẽ kỷ luật nghiêm túc tổ chức, cá nhân vi phạm", kèm theo là "sẽ xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật ... Câu trả lời này đã thể hiện sự nghiêm túc của cơ quan nhà nước trước những sai phạm.

Tuy nhiên, trong thực tế, sự việc lại không được diễn ra nghiêm túc như trả lời, tình trạng "chạy tội", "chạy án" thường xảy ra, kẻ tham nhũng vẫn nhởn nhơ trước vòng pháp luật. Vẫn còn tình trạng "chỉ tắm từ vai trở xuống", hoặc nhẹ nhàng đối với doanh nghệp sử dụng đất sai mục đích song lại "kiên quyết" đối với người dân, thậm chí cưỡng chế (như một đại biểu đã nêu lên tại cuộc họp HĐND Tp Hà Nội ngày 7-12-2012).

Lại có những trường hợp thực hiện "rất đúng quy trình, thủ tục" như trong việc điều động cán bộ, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, song thực tế lại có nhiều sai sót, người xấu vẫn có thể leo cao.

"Chúng tôi xin lỗi, xin nhận trách nhiệm". Đây là câu trả lời thể hiện sự nghiêm túc của cơ quan nhà nước trước đồng bào, cử tri cả nước, rất đáng hoan nghênh, về những sai sót, khuyết điểm của cơ quan và công chức liên quan.

Tuy nhiên, tiếp theo lời xin lỗi, nhận trách nhiệm rất chung chung như vậy, nhân dân mong có sự sửa chữa cụ thể, từ việc kịp thời sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho đến việc tinh gọn bộ máy, chỉnh đốn đội ngũ, nhất là thanh lọc những cá nhân công chức thoái hóa, biến chất, tham nhũng đang làm hoen ố bộ mặt của một Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và vì dân". Trách nhiệm của người đứng đầu cần được làm rõ.

Nếu những biện pháp xử lý kẻ tham nhũng không được thực hiện triệt để, thì các câu xin lỗi và nhận trách nhiệm cũng chỉ là hình thức, cho qua chuyện.

"Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc". Đây là câu trả lời thường được sử dụng trong nhiều trường hợp. Câu trả lời này không sai, nếu xét về lý luận vì việc nào cũng cần động viên hệ thống chính trị vào cuộc, song lại dễ dung túng, bao che trách nhiệm cụ thể, trực tiếp của cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ, vì hệ thống chính trị chỉ có chức năng giáo dục, thuyết phục, không có chức năng thi hành pháp luật như cơ quan nhà nước.

Hệ thống chính trị vào cuộc trước hết là trong các hoạt động giám sát, phản biện xã hội nhằm hoàn thiện thể chế, chính sach, để quyền và lợi ích chính đáng của người dân được tôn trọng, để những vụ vi phạm pháp luật, tham nhũng được xử lý nghiêm túc. Còn việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, không thể lẫn lộn.

Trên đây, chỉ xin nêu một số loại câu trả lời thường gặp; trong thực tế, còn phong phú hơn nhiều. Điều xin được nhấn mạnh là cần nêu rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng, nhất là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, không nên tiếp tục các kiểu trả lời như là những "điệp khúc ... buồn" như lâu nay.

Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trước dân, trách nhiệm của những công chức do dân đóng thuế nuôi họ, họ phái hoàn thành những nhiệm vụ được giao, không thể thoái thác, càng không thể bao che, dung túng và tiếp tay cho những hành vi tham nhũng, vô trách nhiệm xâm hại lợi ích chính đáng của dân hoặc làm nghèo đất nước.

Rất hoan nghênh là gần đây, đã thấy rõ một số ý kiến rất thẳng thắn như thế. Trước nạn cướp giật ở Thành phố Đà Nẵng, tại cuộc họp Hội đồng nhân dân Tp Đà Nẵng ngày 15-12-2012, Bí thư Thàng ủy Nguyễn Bá Thanh đã phát biểu "Vấn đề là phải có người chịu trách nhiệm cá nhân, chứ không thể cuối cùng rồi hòa cả làng. Ở các nước, nếu xảy ra cướp giật nhiều như thế thì tư lệnh cảnh sát phải từ chức. Không từ chức không xong với các nghị sĩ đâu. Không có chuyện đá lung tung, cứ từ họ Nguyễn, họ Lê chuyển sang họ ... Đỗ hết" (theo Zing.VN/Infonet.vn, ngày 6-12-2012) - theo dân địa phương: Ông Thanh dùng chữ "họ Đỗ" mà người Quảng phát âm thành "đổ" để chỉ sự đổ lỗi trách nhiệm quanh co, lung tung.

Vũ Quốc Tuấn
* Tác giả Vũ Quốc Tuấn nguyên là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng trước đây.

Sự chậm trễ trong hệ cuộc họp Mỹ-Việt về nhân quyền cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang nhạt dần vì Hà Nội đàn áp các nhà đấu tranh

(AP) - Hoa Kỳ và Việt Nam, hai kẻ cựu thù chia sẻ chung mối quan tâm về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cùng nhận ra rằng chỉ một vấn đề  - nhân quyền - đang là trở ngại khiến họ không thể trở thành bạn bè gần gũi hơn.
Mối căng thẳng giữa hai nước rõ ràng được nhìn thấy từ sự chậm trễ trong một cuộc họp về nhân quyền hàng năm giữa Washington và Hà Nội. Các cuộc họp tham vấn như vậy đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 2006, nhưng những buổi gặp gỡ cuối cùng trong tháng 11 năm 2011 chả đem lại kết quả bao nhiêu, và một quan chức cao cấp hàng bộ trưởng của chính phủ cho biết hai bên vẫn còn tiếp tục làm việc để "thiết lập các thông số" của vòng họp tiếp theo để có thể mang lại sự tiến bộ.
Hoa Kỳ đang cảm thấy thất vọng vì các cuộc đàn áp gần đây của Việt Nam đối với các blogger, nhà hoạt động và các nhóm tôn giáo mà họ cho là một mối đe dọa đến ách kìm kẹp quyền lực của mình, và qua việc giam giữ một công dân Mỹ vì tội lật đổ vốn có thể phải chịu án tử hình.
"Chúng tôi đã không nhìn thấy được những cải tiến mà chúng tôi mong muốn", tuần trước, một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết trong điều kiện giấu tên bởi vì ông đã không được phép bình luận công khai. "Chúng tôi rất muốn nhìn thấy các hành động cụ thể."
Việc chậm trễ trong việc tổ chức cuộc họp, do Hà Nội tổ chức có thể chỉ là vấn đề của vài tuần lễ. Nhưng đã nhấn mạnh cho thấy việc Việt Nam cư xử ngày càng tồi tệ với giới bất đồng chính kiến ​​trong hai năm qua đã làm phức tạp các nỗ lực tăng cường quan hệ với Mỹ như thế nào.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết các cuộc đối thoại nhân quyền đã "góp phần tăng cường lòng tin giữa hai nước và rằng cả hai bên đã thảo luận về thời gian của vòng đối thoại tiếp theo. Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ cũng cho biết là hai nước đang thảo luận về việc khi nào sẽ tổ chức các cuộc đàm phán.
Cũng như phía Washington, Việt Nam mong muốn được kinh doanh và quan hệ an ninh sâu sắc hơn, nhưng Hoa Kỳ nói rằng điều ấy phải đi kèm với việc cải thiện nhân quyền. Một số thành viên có ảnh hưởng của Quốc hội cũng áp lực lên chính quyền Obama phải cứng rắn hơn với việc đàn áp giới bất đồng chính kiến ​​và tự do tôn giáo của Hà Nội.
Những năm gần đây, mối quan hệ với Hoa Kỳ của Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều, phần lớn là từ  các quan tâm cùng chia sẻ vì tính quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Chia sẻ lợi ích chiến lược của họ được phản ánh rõ nét nhất trong chính sách ngoại giao của Mỹ ở vùng Biển Đông, nơi các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh xung khắc với chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam và bốn quốc gia khác trong khu vực.
Kể từ khi Liên Xô xụp đổ, Việt Nam đã mở cửa kinh tế nhưng lại không cho phép tự do tôn giáo và chính trị đến 87 triệu người dân của mình. Mỹ và Việt Nam đã phục hồi quan hệ ngoại giao vào năm 1995, 20 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, và việc lập lại mối quan hệ hữu nghị của họ đã tăng tốc khi  Tổng thống Barack Obama dành ưu tiên cho việc phát triển quan hệ mạnh mẽ hơn với khu vực Đông Nam Á.
Việc chính quyền Việt Nam đàn áp giới bất đồng chính kiến ​​đã theo sau sự suy giảm của nền kinh tế từng một thời mạnh mẽ của mình. Các nhà phân tích nói rằng giới lãnh đạo Hà Nội đang chống đỡ với các chỉ trích trong nước về chính sách kinh tế, các vụ bê bối tham nhũng và đấu đá nội bộ, đa phần đã được phát tán trên Internet và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ.
Theo Human Rights Watch, năm ngoái, Việt Nam đã bỏ tù hơn 30 nhà hoạt động, các blogger và những người bất đồng chính kiến ​​ôn hòa. Năm nay, 12 nhà hoạt động đã bị kết án nặng nề một cách bất thưòng sau các phiên xử ngắn, thường chỉ trong ngày. Bảy người khác đang chờ bị ra tòa. Đất nước này cũng đang chuẩn bị luật để đàn áp các quyền tự do trên Internet.
"Các cuộc tranh dành trong nội bộ đảng đã lấn át bao phủ tất cả mọi thứ", ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam từ Đại học New South Wales cho biết. "Họ rất sợ hãi về những lời chỉ trích và không còn quan tâm về Hoa Kỳ nữa".
Việc giam giữ và xét xử mờ ám Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ người Mỹ có thể là ví dụ rõ ràng về sự không sẵn sàng lắng nghe đến những quan tâm của Mỹ về nhân quyền của Hà Nội.
Quân, 59 tuổi, đã bị bắt tại sân bay TP Hồ Chí Minh vào tháng Tư ngay sau khi vừa đến trên một chuyến bay từ Hoa Kỳ, nơi ông đã sống sau khi chạy trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền khi còn trẻ. Gia đình và bạn bè của Quân nói rằng ông là một thành viên lãnh đạo của đảng Việt Tân, một nhóm ủng hộ dân chủ bất bạo động mà chính quyền Việt Nam đã gán nhãn là khủng bố. Trong năm 2007 ông từng bị giam 6 tháng ở Việt Nam.
Thoạt tiên, nhà chức trách cáo buộc Quân tội khủng bố, nhưng hiện nay ông đang bị buộc tội lật đổ chống lại nhà nước, một tội danh có thể bị án từ 12 năm tù đến tử hình.
Với việc điều tra đã hoàn tất, phiên tòa xét xử ông có thể sắp diễn ra. Ngày giờ xét xử thường chi được thông báo trước một vài ngày.
Theo bản sao của bản cáo trạng do AP có được, Quân đã hội họp với các nhà hoạt động đồng hương Việt Nam ở Thái Lan và Malaysia từ năm 2009 và 2010, thảo luận về cách bảo mật Internet và đối kháng bất bạo động. Bản cáo trạng cho biết ông đến Việt Nam theo một hộ chiếu mang tên Richard Nguyễn vào năm 2011, khi ông đã tuyển mộ bốn thành viên khác của Việt Tân.
Vợ ông không phủ nhận việc Quân muốn thay đổi hệ thống chính trị của Việt Nam.
"Anh ấy muốn nói chuyện với những người trẻ tuổi và muốn mang những ý tưởng dân chủ đến Việt Nam", Ngô Hương Mai, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP qua điện thoại từ Sacramento. "Anh ấy đã sống ở Mỹ, anh đã có tự do ở đây và anh muốn họ cũng hưởng được tự do như thế".
Các thành viên quốc hội trong những vùng có đông cử tri người Mỹ gốc Việt đang gây sức ép lên chính quyền Obama.
Dân biểu Frank Wolf, một nhà phê bình hàng đầu, một mực chỉ trích chính phủ đã bỏ qua vấn đề quyền con người khi gây dựng các mối quan hệ kinh tế và an ninh. Với ba đồng nghiệp của đảng Cộng hòa, dân biểu Virginia đã yêu cầu sa thải Đại sứ Mỹ David Shear, cáo buộc ông đã không mời các nhà đấu tranh dân chủ đến dự lễ ở Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vào ngày 4 tháng sau khi ông đã hứa là sẽ mời.
"Phương pháp tiếp cận của chính quyền đã là một thảm họa. Họ chỉ quan tâm đến kinh tế và quốc phòng", ông Wolf, người cũng chỉ trích việc Shear không đến thăm Quân trong tù cho biết. "Nhân quyền và tự do tôn giáo nên là ưu tiên hàng đầu".
Các quan chức Mỹ đã đến gặp Quân năm lần ở trong tù, lần gần đây nhất là vào cuối tháng Chín.
"Chúng tôi tin rằng không ai có thể bị bỏ tù vì bày tỏ quan điểm chính trị hoặc khát vọng về một tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng của mình một cách ôn hòa", Christopher Hodges, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tuyên bố. "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam giải quyết trường hợp này một cách nhanh chóng và minh bạch".
Wolf và các nhà lập pháp khác quan tâm đến Việt Nam không tuyên bố gì nhiều về việc hoạch định chính sách, nhưng có thể làm cho chính quyền Obama khó xử. Wolf nói bóng gió rằng ông có thể đề nghị bổ sung, sửa đổi pháp luật về ngân sách để tạo áp lực lên chính quyền Việt Nam bằng chính sách. Wolf là một thành viên cao cấp của Ủy Ban Phân Bổ Ngân sách, bộ phận quyền lực giám sát phần lớn ngân sách liên bang.
Hoa Kỳ có một số thế mạnh nếu muốn dùng đến để khiến Việt Nam phải cải thiện thành tích về nhân quyền: Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ nhiều nhất của Mỹ ở châu Á và hiện đang đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại với Washington và bảy quốc gia khác.
Chính phủ Việt Nam từ chối bình luận về các cáo buộc chống lại Quân, nhưng Hà Nội nhận thức được sự nhạy cảm của Hoa Kỳ trong trường hợp này. Nhiều nhà quan sát nói rằng Quân có khả năng bị khép tội nhưng sẽ chỉ bị kết án ngang với thời gian bị giam giữ và nhanh chóng bị trục xuất, ngay cả việc ấy có khả năng làm gia tăng áp lực của Quốc hội lên Nhà Trắng để nối kết các thỏa thuận thương mại và viện trợ với các tiến bộ về nhân quyền.
"Sẽ là một thảm họa cho Việt Nam nếu họ dám trừng phạt một công dân Hoa Kỳ bằng một bản án nặng nề chỉ vì ủng hộ nhân quyền trong hòa bình" Linda Malone, một giáo sư tại Trường Luật William và Mary, người tư vấn cho luật sư bảo vệ Quan cho biết. "Họ sẽ phải chịu một mất mát hết sức lớn vào những gì mà họ từng nỗ lực để vươn lên".

Chris Bummitt và Matthew Pennington - The Province
Lê Quốc Tuấn chuyễn Việt Ngữ
(X- cafe) 

Chuyến thăm Trung Quốc của Tướng Trần Đại Quang lần này 'lành ít dữ nhiều”…

BT Bộ Công an TQ Mạnh Kiến Trụ tiếp Tướng Trần Đại Quang

Dư luận không thể không để ý tới chuyến thăm Trung Quốc lẵng lẽ về phía Việt Nam của Tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung đang liên tiếp xảy ra hàng loạt những sự cố gây sốc; phải chăng Tướng Trần Đại Quang sang để cố gắng cải thiện, giảm bớt căng cái tình cảnh giả vờ bằng mặt còn lòng thì cỏ vẻ đang nung nấu những thùng dầu sôi từ cả 2 phía…

Chuyến thăm của Tướng Trần Đại Quang kỳ này khả năng nhằm mục đích giải quyết các vấn đề sau:

1/ Hai bên thương thảo để cố gắng đừng làm “đẻ số” những xung đột, bất đồng trên biển Đông, cố gắng tìm kiếm những thỏa hiệp, nhượng bộ khả dĩ giữ thể diện cho cả đôi bên…Vừa qua việc hàng loạt các tàu thuyền theo Vnexpress trên 400 chiếc, tuy không nêu đích danh nước nào nhưng dư luận biết rõ: Tàu Trung Quốc chứ còn tàu nước nào dám chui được vào Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam đã bị bắt giữ, bị xua đuổi…Việc tàu Bình Minh 2 tiếp tục bị tàu Trung Quốc cắt cáp tại vùng biển Quảng Bình; Rồi Tư lệnh hải quân Ấn Độ đã ngửa bài sẵn sảng tham chiến ở Biển Đông nếu ai đó đụng vào các tàu thăm dò dầu của Ấn Độ…

Rất có thể Tướng Trần Đại Quang được triệu kiến sang để sắp xếp các vấn đề trên theo chiều hướng có lợi cho phía Trung Quốc trên Biển Đông, buộc phía Việt Nam phải lùi, phải nhượng bộ ?

2/ Tướng Trần Đại Quang được mời sang để trực tiếp dằn mặt thế lực an ninh của Việt Nam, không được quên ông bạn vàng Trung Quốc lúc nào cũng kè kè gươm súng trong tay; Phải biết ăn ở ngoan hiền với Trung Quốc ?

3/ Đây thuần túy chỉ là chuyến thăm ngoại giao hiếu hỷ; Cách đây mấy tuần ông Mạnh Kiến Trụ sau Đại hội Đảng 18, trúng quả ủy viên Bộ Chính trị nên sang Việt Nam chơi với “chú Quang” mấy ngày, bây giờ “ Chú Quang” sang chơi giả?

4/ Một âm mưu nào đó từ phía Trung Quốc muốn mời Tướng Trần Đại Quang sang để thăm dò và tìm cách khống chế lực lượng quan trọng, “còn Đảng còn mình” này của Việt Nam…

Theo dư luận trên mạng thì trước đây Tướng Lê Đức Anh cũng có dư luận là rắn với Trung Quốc nên chỉ vài lần tiếp xúc, ông Tướng này đã bị phía Trung Quốc cho “ việt vị” thậm chí trở thành “con tin” của Trung Quốc…Theo dư luận trên mạng, vị nào tìm lại được nhờ cho đường link, Giang Trạch Dân đã đích thân tặng Lê Đức Anh mấy câu thơ và một chiếc áo…Sau khi nhận được áo của ông Giang tặng, Tướng Lê Đức Anh đã bị đột quỵ…Không biết có giống với trường hợp Quang Trung khi xưa hộc máu chết giữ triều vì một cái áo bào do Càn Long tặng không ? Theo thông tin trên mạng thì một thời gian dài, Tướng Lê Đức Anh bi cấm khẩu không nói được, sau đó một đoàn bác sĩ Trung Quốc sang đã “ mở khóa” cho Tướng này và khôi phục một phần sức khỏe cho ông…Nghe nói hàng năm Trung Quốc vẫn cử đoàn chuyên gia y tế sang để phục dịch cho Tướng Lê Đức Anh; dư luận mạng cho rằng: mạng sống của ông bây giờ gần như phụ thuộc vào các chuyên gia y tế Trung Quốc ? Điều này cũng giống với trường hợp của ông Lê Duẩn, những năm còn lại cuối đời phụ thuộc vào các chuyên gia y tế Liên Xô…

Nói điều này để thấy chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tướng Trần Đại Quang là lành ít dữ nhiều? Mong Tướng Trần Đại Quang cẩn trọng trong ăn uống, giao tiếp, nhận quà từ phía Trung Quốc…Một trong những ông Tướng Việt khi sang thăm Trung Quốc đang cẩn trọng mang theo cả vợ đó là BT Phùng Quang Thanh… H.Ư là một vị tướng công an đã có lần nói vui với Phúc Lộc Thọ: Mình đi đâu cấp trên đâu chỉ dặn một câu, muốn léng phéng ở đâu thì léng phéng; có điều cấm kỵ đó là: không được léng phéng với gái Tàu, gái Mỹ…

Chúc Tướng Trần Đại Quang thượng lộ bình an trong chuyến thăm lành ít dữ nhiều; Chuyến thăm của ông khác chi chuyến thăm Đông Ngô của Quan Vân Trường phải mang theo đại đao…


Phúc Lộc Thọ
(Phạm Viết Đào)

'Chạy' công chức 100 triệu: Nhiều quan chức phòng Nội vụ HN tủi thân

Khi nghe ông Trần Trọng Dực nói về địa chỉ “chạy” công chức, một số trưởng phòng Nội vụ đương chức cho biết họ cảm thấy chạnh lòng và có đôi chút buồn khi nghe ông Dực nói như vậy nhưng tin rằng ông Dực đã nắm được thông tin nào đó về việc chạy công chức…
Từ thông tin do ông Trần Trọng Dực – Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội nói về chuyện chạy công chức không dưới 100 triệu đồng và “trưởng phòng nội vụ các quận huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền "chạy" của các thí sinh để đỗ công chức”, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có các cuộc trao đổi với một số Trưởng phòng Nội vụ đương chức trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo đó, một số trưởng phòng Nội vụ trên địa bàn TP. Hà Nội đều cho biết: Họ cảm thấy chạnh lòng và có đôi chút buồn khi nghe ông Dực nói như vậy nhưng tin rằng ông Dực đã nắm được thông tin nào đó về việc chạy công chức ở một số quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội như ông đã nói chứ ông không thể nói một cách vu vơ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực
Ông Nguyễn Tuấn Hà – Trưởng Phòng Nội vụ huyện Đông Anh cho biết: “Việc tuyển công chức, viên chức ở địa bàn chúng tôi đảm bảo theo quy trình của Sở Nội vụ Hà Nội. Các quy trình đều được công khai, dân chủ. Đối với một số trường hợp trong kỳ thi công chức gần đây nhất thì chúng tôi cũng đã có văn bản trả lời rồi.
Trong quá trình làm, mọi thông tin đều được minh bạch. Thậm chí, một số thí sinh không có mặt tại buổi nghe phổ biến thì tôi còn giao cho anh em gọi điện trực tiếp cho báo cho họ biết. Những thông tin về chỉ tiêu cũng như lịch thi đều được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng”.
Có cùng ý kiến với ông Nguyễn Tuấn Hà, ông Hoàng Ngọc Sáu – Trưởng Phòng Nội vụ quận Ba Đình cho biết: “Hôm trước tôi cũng nghe đài báo nói về phát biểu của bác Trần Trọng Dực và anh em cũng nhắn tin cho. Chắc là bác ấy có kiểm tra một số đơn vị nên có thông tin gì đó và nói như thế. Là người làm trong nghề tôi cũng thấy tủi thân dù mình không làm việc "chạy" công chức ấy.
Còn công tác thi tuyển công chức, viên chức trên địa bàn quận Ba Đình được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đúng theo quy định của Sở Nội vụ Hà Nội. Đó là sau khi xây dựng kế hoạch và có quy định về các mốc thời gian sẽ thông báo cho thí sinh tham gia đăng ký thi tuyển và được công khai trên mạng của quận Ba Đình. Đồng thời thông tin đó cũng được niêm yết tại hai địa điểm là khu vực “một cửa” của UBND quận và hai là của Phòng Giáo dục. Đến hết thời gian thì khóa sổ lại”.
Còn trong việc thành lập Hội đồng coi thi và Hội đồng chấm thi, các vị trưởng phòng đều khẳng định các quá trình này hoàn toàn khách quan. Cụ thể là đối với cán bộ coi thi, chỉ trước thời gian thi rất ngắn thì phòng Nội vụ các quận mới được biết cán bộ coi thi gồm những ai. Khi vào phòng thi, các cán bộ sẽ bốc thăm để nhận phòng. Ngay sau khi thi xong thì bài thi được dọc phách và giao luôn cho Hội đồng chấm thi là một Hội đồng khác được thuê độc lập.
Khi được hỏi về việc được nhờ “chạy” công chức, một số vị lãnh đạo phòng Nội vụ đều cho biết trong thời gian thi tuyển công chức, viên chức không tránh khỏi việc có người quen hỏi thăm và ngỏ ý nhờ. Tuy nhiên, những vị lãnh đạo này khẳng định đã từ chối.
Ông Nguyễn Xuân Sơn – Trưởng Phòng Nội vụ huyện Ba Vì, HN đùa rằng: “Tôi đã từng hỏi luôn người nhờ mình là nếu như đặt vào địa vị của tôi thì làm thế nào để làm được việc ấy (việc “chạy” công chức, viên chức – PV) thì cứ tư vấn cho tôi để tôi làm theo. Với quy trình chặt chẽ như hiện nay thì làm sao có thể làm được việc đó”.
Còn ông Võ Xuân Trọng – Trưởng Phòng Nội vụ quận Hoàng Mai, HN cười và tỏ ra ngạc nhiên, nói: “Họ nhờ như vậy nhưng làm sao mà tôi có thể giúp họ được bởi phần ra đề là của Thành phố (TP. Hà Nội) bảo mật cho đến giờ phút cuối cùng. Đơn vị chấm thi độc lập với Hội đồng coi thi và chúng tôi là những người tổ chức thi. Ba đơn vị này đều độc lập với nhau. Bản thân tôi, tôi cũng không hiểu là người ta có thể làm kiểu gì để “chạy”.
Khi được hỏi về lỗ hổng trong việc thi tuyển công chức, viên chức để những cán bộ xấu có thể lợi dụng hòng kiếm lợi, ông Trọng cho biết là với quy trình làm như hiện nay thì cũng không thấy có lỗ hổng nào. Tuy nhiên, ông Trọng cũng bày tỏ băn khoăn về một khâu trong việc thi viên chức giáo viên. Đó là việc Hội đồng giám khảo chấm thực hành. Việc phải ngồi nghe liên tục những thí sinh thi giảng bài thì có thể có những đánh giá không thật khách quan bởi việc nhận xét, đánh giá là do ý chủ quan của người chấm...

Hồng Chính Quang
(GDVN) 

Sự thật chưa kể về ông Nguyễn Bá Thanh

Xuất phát từ một anh chủ nhiệm hợp tác xã, ông Nguyễn Bá thanh đã để lại những dấu ấn đặc biệt từ khi nhậm chức Bí thư thành ủy Đà Nẵng.
Từ ông chủ nhiệm hợp tác xã...
Xuất phát điểm con đường sự nghiệp của ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng - Nguyễn Bá Thanh là từ một anh chủ nhiệm hợp tác xã.
Sinh ngày 8/4/1953 ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.
Con đường công danh sự nghiệp của ông Thanh tiến dần từng bậc, trải qua nhiều vị trí công tác. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ông Thanh công tác tại Hợp tác xã Hòa Nhơn và giữ chức Chủ nhiệm.
Sau đó, ông trải qua các vị trí Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1996, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Năm 2003, ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu giữ chức vụ Bí thư thành Ủy Đà Nẵng.
Trên cương vị Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh chủ trương thực hiện một số chính sách, xây dựng Đà Nẵng thành thành phố “5 không”, là trung tâm khu vực miền Trung về các mặt - một “thành phố đáng sống”.

Su that chua ke ve ong Nguyen Ba Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh xuống từng người dân để ghi nhận phản ánh. Ảnh: Internet
... Đến những việc làm khác người
Từ khi giữ chức Bí thư thành ủy kiêm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, đặc biệt vào hai năm nay trở lại đây, ông Nguyễn Bá Thanh là nhân vật thu hút sự quan tâm của dư luận. Với những phát ngôn thẳng thắn, quyết liệt, những hành động mang tính dấu ấn mà những người tiền nhiệm chưa có điều kiện để làm, ông được dư luận coi như một “hiện tượng”.
Việc làm được coi là “phát súng” đầu tiên của kế hoạch lập lại kỷ cương của ông Nguyễn Bá Thanh là kỷ luật cảnh cáo Giám đốc sở Xây dựng và cách chức Trưởng Ban quản lý các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng Đà Nẵng.
Tuyên bố này được ông công bố trong bài phát phát biểu cuối cùng ở cương vị Chủ tịch UBND thành phố trước khi chuyển hẳn sang đảm nhận chức vụ Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, chiều 23/7/2003. Đây cũng là lần đầu tiên một quyết định như vậy được công bố công khai tại kỳ họp HĐND thành phố. Ông tuyên bố, đây là cách để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ cán bộ.
Từ đó đến nay, những phát ngôn đi đôi với việc làm “gây sốc” tương tự của ông Thanh vẫn được “giữ lửa”.
Tại một buổi nói chuyện với hơn 4.500 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đà Nẵng vào sáng 24/2, ông Nguyễn Bá Thanh từng chỉ rõ: “Do không ai để ý nên ở Văn phòng UBND thành phố đã xuất hiện mấy “ông trời con” chuyên liên lạc với các dự án, làm rối tung lên” và yêu cầu chủ tịch UBND TP xử lý.
Tiếp đó, trước việc người dân liên tục phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại KCN Thủy sản Âu Thuyền (quận Sơn Trà) nhưng không được giải quyết, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường đến ngủ tại nơi người dân nêu để thấu hiểu nỗi khổ của họ.
Yêu cầu này được ông Thanh phát biểu thẳng thắn trong buổi chất vấn Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Điểu tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng đầu tháng 7 vừa qua. Kết quả, sau gần một tháng, tình trạng ô nhiễm môi trường ở KCN Thủy sản Âu Thuyền đã được giải quyết.
Gần đây nhất, vào cuối tháng 10, khi những bức xúc của người dân về dự án “Mở rộng khu gia đình cán bộ công chức Lữ đoàn 532” lọt đến tai, ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã đích thân vi hành. Sau khi phát hiện, dự án được cấp phép trái quy định cùng nhiều sai trái của cơ quan công quyền địa phương, ông lập tức ra quyết định đình chỉ dự án và yêu cầu truy đến cùng trách nhiệm của những cơ quan, cá nhân liên quan.
Không chỉ nghe ngóng dư luận, ông Thanh còn xuống gặp từng người dân để ghi nhận những bức xúc của họ rồi yêu cầu lãnh đạo địa phương xử lý dưới sự giám sát chặt chẽ của ông.
Tại buổi đối thoại đầu tiên với người dân làng phong Hòa Vân khi vừa được chuyển vào nơi ở mới trên đất liền (sáng 5/9), ông Nguyễn Bá khẳng định: “Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng”.
Những phát ngôn "bạo miệng"... để đời
Bên cạnh những việc làm cụ thể, ông Thanh “nổi tiếng” với những phát ngôn “bạo miệng”, để đời. Câu nói gây “sốc” mới nhất của ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng được thốt ra tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII (chiều 6/12).
Sau vài tiếng ông Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Điểu hớn hở thông báo kết quả Đà Nẵng được công nhận nằm trong ‘top” 20 thành phố "sạch nhất thế giới", ông Thanh thẳng thắn bày tỏ sự “ngạc nhiên”, nghi ngờ về thứ hạng này.
Ông Thanh nói: “Nghe thế giới họ khen mình là một trong 20 thành phố thế này, thế kia về môi trường, tôi không biết mấy thành phố khác còn bẩn đến cỡ nào nữa? Mình đi các nơi, thấy nhiều thành phố hấp dẫn rứa mà răng tự nhiên mình cũng nằm vô một trong 20 thành phố. Không biết mấy ổng chấm kiểu chi mà tui thấy chưa sướng lắm!".
"Chắc mấy ổng không đi vào cái chỗ mà hôm trước tôi với anh Huy (ông Trần Văn Huy, Bí thư quận uỷ kiêm Chủ tịch UBND quận Thanh Khê) lội vô ở gần ven sân bay. Mấy ổng tới đó chắc không chấm điểm Đà Nẵng đâu. Úi chu cha, đô thị chi rứa mà là đô thị? Ăn ở mất vệ sinh, rác rưới vất tùm lum ra như thế!", ông Thanh nói thêm.
"Dù muốn hay không thì họ cũng công bố rồi. Mình lỡ "bị" công bố nên phải làm cho tốt hơn, chứ làm không đạt là mang tiếng", ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố.
Cũng trong phiên phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố Đà Nẵng khoá VIII, khi tổng kết những vấn đề liên quan đến nạn cướp giật, đòi nợ thuê, ma túy, ông Thanh khẳng định “Chính quyền phải có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của người dân. Một bộ máy hùng hậu mà không bảo vệ được cuộc sống người dân là quá kém, không thể chấp nhận được”.
Tại phiên thảo luận ngày 5/12, khi nhắc đến vụ bọn cướp chặt tay một cô gái trẻ ở TP.HCM, cướp xe máy ngay giữa ban ngày, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói: "Cái gan của tôi là quất cái án chung thân, kiếm hòn đảo cho ra vĩnh viễn ngoài đó, đừng lưu luyến gì hết!".
Tổng kết những ý kiến liên quan đến phản ánh cảnh sát giao thông “ăn tiền” của người dân, ông Thanh yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp cảnh sát có hành vi này. “Bắt quả tang cảnh sát giao thông nhận tiền là tước quân tịch, đuổi về nhà chớ không khiển trách chi hết!”, ông Thanh nói.
Trước đó, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cũng đã “sở hữu” hàng chục phát ngôn “chính chủ” ấn tượng: “Có những khoản nợ không phải xấu mà là quá xấu”, “Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ”, “Cán bộ không nên giống con cá heo biểu diễn chờ cho ăn mới chịu diễn còn không cho ăn thì thôi.
Cán bộ như thế là không được!”, “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu”, “Cái được lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua là được lòng dân”, "Phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải là thành phố chán sống trong tương lai”.
Có thể nói rằng, với những phát ngôn thẳng thắn và những hành động đi đôi với lời nói của ông Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung kỳ vọng nhìn thấy một Đà Nẵng hoàn toàn đổi mới trong thời gian tới.
(Kiến thức) 

Năm La Mã, một Lê Nin

Quê mình khi chưa có điện có lắm chuyện cười ra nước mắt. Hồi đó mình còn nhỏ, đi đâu cũng thấy khẩu hiệu. Quê mình là chúa yêu khẩu hiệu, trên tường nhà trường, bờ rào nhà dân…đâu cũng có khẩu hiệu.

Nào là “Tất cả cho sản xuất. Tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội…” Riêng cái câu: “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, đã có một tay láo toét nguệch ngoạc thêm cái đuôi: “Còn k...ệ cha con em chúng nó”. Ông Chiến trưởng CA xã rình mãi cũng bắt được tội phạm là thằng cu Bù. Hỏi cung thì nó cãi: “Thơ Bác Hồ cũng có người viết thêm vào đấy thôi”. Ông Chiến bắt nó chứng minh, nó hát: “Lời thơ Bác năm xưa, nay chúng con đã chấp thêm vần…”

Ông Chiến đuối lí đành xin phép ủy ban tổ chức giáo dục cái thằng có tư tưởng phản động. Vài bữa sau, xóm mình tổ chức họp dân để đưa thằng cu Bù ra kiểm điểm. Bà con tập trung đông lắm nhưng khổ nỗi đèn đóm lù mù nên có người hòng ra về. Thấy vậy ông Chiến đích thân vào nhà ông chắt Bình mượn cái đèn to, hứa ngày mai phân phối cho nửa lít dầu mazut.

Rồi thì ông bắt đầu kể tội thằng cu Bù. Nào là tư tưởng lệch lạc, nào là có biểu hiện phản động…Cu Bù mặc dù chỉ là quần chúng quèn nhưng ông Chiến luôn gọi nó là đồng chí Bù.

Rồi sau đó ông lôi cả một lô xích sông khẩu hiệu ra để đọc, nào là: “Một người làm việc bằng hai”, rồi có tiếng xì xào: Đề cho chủ nhiệm mua đài, mua xe…Hay nhất là ông hô hào mọi người chăm lo học tập, chăm đọc sách để nâng cao trình độ, đề phòng các thế lực lôi kéo, kích động bằng những thôn tin xuyên tạc, bậy bạ. Ông nói dõng dạc: “Không có sách thì không có tri thức. Không có tri thức thì không có CNXH…”. Xong, ông hỏi mọi người: Có biết câu đó của ai không? Chả thấy ai trả lời, ông tự trả lời: câu đó là câu nói nổi tiếng của Năm la mã, Một Lê Nin (V.I. Lenin).

Ông Chiến tự trả lời xong thì vừa lúc ông chắt Bình lên lấy đèn. Ông Nạt, sao lại lấy đèn đi, mai có nửa lít dầu rồi mà. Khẩu hiệu đã hết đâu, để tôi nói nốt với bà con. Lúc này ông chắt Bình mới thưa: Còn ai đâu nữa mà nói, tôi là vì cái đèn này mà phải ở lại.

Nhìn xuống sân kho HTX không một bóng người, khạc khạc mấy tiếng, ông văng tục, đéo mẹ chúng nó.
Nguồn: Facebook Việt Thắng

Không có lữa làm sao có ấm?..

Mai Thanh Hải - Chiều, chạy từ cơ quan về đón con, qua phố đông đặc người, ai cũng bịt kín từ đầu đến chân bằng tỷ thứ vải, lông, lụa, chỉ hở con mắt mờ mờ sau kính, cốt nhìn đường.

Đến mình, chịu lạnh tốt thế mà cũng run bần bật bởi gió luồn qua 6 lần áo, 3 lần giầy tất, 2 lần mũ và 1 lần khăn.

Dừng xe trước đèn đỏ, cái 4 bánh bên cạnh he hé cửa (chắc có ai say xe, không thể chịu nổi, mới hạ kính), vẳng ra câu: "Ngoài Bắc mùa này đã trổ hoa cau. Trong Nam bây giờ hoa bằng lăng tím nở...", hình như bài "Một khúc dân ca, một câu quan họ" mà mình thường nghêu ngao hát vài lời, chợt nhoi nhói chuyển lời: "Ngoài Bắc mùa này, rét bật hoa cau", khi nghĩ đến những đêm rét tái tê, trên miền biên viễn, trong những chuyến công tác phía Bắc dài dằng dặc...

Thật! Cứ nói chương trình này, dự án nọ cho oách thế thôi, chứ lên miền núi, thấy nghèo đói bày hết ra trước mặt ấy mà.

Mùa đông, cái sự nghèo này còn thảm thương hơn, từ chuyện đói ăn cho đến thiếu mặc.

Nhất là cái sự mặc, nó hiện hữa ngay ở quần áo cũ nát, đen đúa, mỏng mảnh cho đến thịt da tím tái, run cầm cập ngày tiếp ngày.

Đến lính Biên phòng, rèn luyện là thế, trang cấp đủ thế nhưng cũng khối chú viêm phổi - cảm lạnh bởi giời rét quá.

Hôm qua, cậu Quân y Đồn Biên phòng Cô Ba tít lưng chừng núi đá, canh giữ gần 30 cột mốc phân định biên giới với thằng láng giềng tham lam Trung Quốc, run run gọi điện về nhắc mình: "Trên này lạnh 5 độC và càng ngày càng lạnh. Bọn em phải úp thìa ngủ chung, đắp 4 chăn còn lạnh, phải dậy đốt củi sưởi. Các anh chị lên, mang nhiều quần áo ấm nhé!", khiến mấy bạn gái trong đoàn mang Áo ấm lên Cô Ba cuối tuần này rơm rớm nước mắt, quyết định mua luôn 1 chăn bông to xù tặng cho riêng chú Quân Y cùng 15 chăn khác, tặng cho anh em trong Đồn.

Với bọn trẻ con lít nhít miền núi, đừng bao giờ ngây ngô nghĩ rằng đến giờ chúng nó đã "có cơm ăn áo mặc, được học hành" đầy đủ nhé!.

Số ấy cũng có, nhưng rất ít, chải tập trung vào con gia đình có điều kiện, cán bộ, giáo viên.

Còn lại vẫn phải đốt mọi thứ đốt được, thành đống lửa để sưởi ấm hòng mong sống sót qua mùa đông lạnh giá.

Vậy, nên khi đi biên giới mùa đông, thấy những đống lửa ven đường lên khói, đừng có ngu ngốc cằn nhằn đồng bào phá rừng.

Bởi trên vùng núi cao biên giới khốc liệt này, bao năm rồi, không có lửa làm sao có ấm, thật hơn mọi thứ đang hiện hữu rất thật, ở trên đời?..
*****
Đồng hành cùng Chương trình Áo ấm biên cương của chúng tôi, tại các địa chỉ sau:
-https://www.facebook.com/AoAmBienCuong
-http://aoambiencuong.com

Theo Mai Thanh Hải

Bắt tạm giam nguyên thiếu tá công an bị tố hiếp dâm

Chiều qua 11.12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Tuấn Dũng (38 tuổi, nguyên thiếu tá, công tác tại Phòng CSGT đường bộ đường sắt, Công an tỉnh Hải Dương), để làm rõ hành vi hiếp dâm. Cùng ngày, Công an tỉnh Hải Dương tước quân tịch đối với Ngô Tuấn Dũng.

>> Công an bắt sới bạc, một người bị bắn chết
>> Mẹ 81 tuổi bị con gái đánh gãy tay

Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 13.10, chị V.K.L, 33 tuổi, giám đốc một công ty TNHH ở xã Minh Tân, H.Kinh Môn, Hải Dương có đơn gửi tới Báo Thanh Niên và các cơ quan chức năng tố cáo thiếu tá Ngô Tuấn Dũng đã cưỡng bức chị trên xe ô tô tại sân nhà nghỉ Hương Lan, thôn Đạm Thủy, xã Thủy An, H.Đông Triều, Quảng Ninh vào chiều 29.8. Công an H.Đông Triều đã vào cuộc điều tra, sau đó bàn giao hồ sơ cho Công an Hải Dương vì cả người tố cáo và bị tố cáo đều là người Hải Dương; Công an Hải Dương cũng có văn bản đề nghị xin thông tin về vụ việc.
Nhà nghỉ Hương Lan, nơi chị K.L tố cáo thiếu tá Dũng cưỡng hiếp - Ảnh: P.H.S
Qua nghiên cứu hồ sơ và lời tường trình của Ngô Tuấn Dũng, Công an tỉnh Hải Dương đã hạ quân hàm từ thiếu tá xuống đại úy, hạ một bậc lương và điều Dũng về Công an H.Thanh Hà. Tháng 10.2012, trong cuộc làm việc với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Công an Hải Dương cho biết, Ngô Tuấn Dũng đã vi phạm nội quy công tác như uống rượu, rời vị trí trực trong giờ làm việc... nên công an tỉnh này xử lý kỷ luật theo quy định của ngành, còn việc kết luận Dũng có phạm tội hiếp dâm hay không do Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, xử lý.
Sau khi Công an Hải Dương xử lý đương sự theo góc độ nội bộ, Công an Quảng Ninh đã xem xét lại toàn bộ vụ việc và ngày 24.10, Cơ quan CSĐT Công an Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra, sau đó khởi tố bị can và bắt tạm giam Ngô Tuấn Dũng. Được biết, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Ninh phải xử lý nghiêm vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
>> Quảng Nam: Tội phạm có xu hướng gia tăng
>> Người trắng án sau 2 lần bị tuyên tử hình lại hầu tòa
P.H.S
(Thanh niên) 

Thái độ quyết liệt của Làn sóng xanh

Không trao giải cho Đàm Vĩnh Hưng và hai nghệ sĩ tên tuổi khác dù họ được bình chọn đủ số phiếu, Làn sóng xanh đã thể hiện một thái độ quyết liệt trong việc chống lại những hành vi vi phạm của nghệ sĩ.
Buổi họp báo giới thiệu lễ trao giải Giải thưởng âm nhạc Làn sóng xanh (LSX) 2012 sáng 11-12 đã diễn ra trong không khí thân thiện nhưng không kém phần căng thẳng. Căng thẳng bởi đã chạm đến những vấn đề mang tính “sống còn” của giải - tiêu chí của LSX.
Một trong những nội dung chủ yếu là việc hạng mục giải thưởng top 10 ca sĩ được yêu thích nhất sẽ chỉ có 7/10 giải được trao.

Đàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm nhận giải Gương mặt của năm - Làn sóng xanh 2011. Năm nay, “ông hoàng nhạc Việt” bị phạt vì nụ hôn tai tiếng - Ảnh: Gia Tiến
Không trao giải cho “ông hoàng nhạc Việt”
Giải thích lý do vì sao chỉ trao 7/10 giải, đại diện ban tổ chức LSX cho biết bởi một số nghệ sĩ đã “có những vi phạm về hoạt động biểu diễn và bị xử phạt bởi các cơ quan quản lý văn hóa”. Trả lời chất vấn của các phóng viên văn hóa văn nghệ, nhà đài khẳng định vẫn sẽ công nhận kết quả do công chúng bình chọn. Kết quả sẽ được công bố, nhưng giải sẽ không được trao. Kể cả khi Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM đồng ý với đề nghị xin rút khỏi giải của Đàm Vĩnh Hưng thì anh vẫn có tên trong top 10 và sẽ không được trao giải.
Ngay từ lần đầu tổ chức vào năm 1997, tiêu chí của LSX đã là “được yêu thích nhất” và kết quả là do công chúng bình chọn. Thế nhưng cũng chính nhà đài, trong nhiều lần trả lời chất vấn của đồng nghiệp, đều khẳng định LSX là giải thưởng mang tính “định hướng” nên dù nghệ sĩ có được bình chọn mà có những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng sẽ không được trao giải.
Hiểu nôm na là quyền quyết định kết quả giải thưởng chỉ hoàn toàn thuộc về công chúng khi... được sự đồng thuận của Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM.
Dù lấn cấn, quyết định của ban tổ chức LSX vẫn thường được báo chí và khán giả ủng hộ. Trên sân khấu LSX năm ngoái, dù được vinh danh, dù vẫn được mời lên sân khấu nhận giải Ca sĩ triển vọng, Ngô Kiến Huy và Minh Hằng đã không được biểu diễn trong đêm trao giải - những động thái mang tính định hướng, thể hiện thái độ rõ ràng của nhà đài.
Không trao giải cho Đàm Vĩnh Hưng và hai nghệ sĩ tên tuổi khác ở mùa giải 2012 dù họ được khán giả bình chọn đủ số phiếu để giành chiến thắng, LSX đã thể hiện một thái độ quyết liệt hơn nhiều trong việc chống lại những hành vi vi phạm của nghệ sĩ trong hoạt động biểu diễn.
Bởi Đàm Vĩnh Hưng không phải là Ngô Kiến Huy hay Minh Hằng. Hưng là “ông hoàng nhạc Việt” chứ không phải một ca sĩ mới vào nghề hay một ca sĩ trẻ mà lỡ có phật ý cũng không sao.
Dẫu sao với quyết định không trao giải, LSX đã nhượng bộ - vẫn mời Mr. Đàm biểu diễn trong chương trình LSX 15 năm, tổ chức vào ngày 20-12 - động tác “cho trọn vẹn chương trình”, cho đẹp sân khấu.

Ngô Kiến Huy và Minh Hằng nhận giải triển vọng Làn sóng xanh 2011 do báo chí bình chọn - giải thưởng khiến nhiều khán giả hoang mang và hai ca sĩ đã không được trình diễn tại lễ trao giải - Ảnh: Gia Tiến
Chiếc roi thích đáng
Báo chí vẫn ủng hộ LSX, nhất là trong bối cảnh làng văn nghệ hiện có quá nhiều xìcăngđan liên quan đến chuyện phát ngôn, cách ăn mặc, lối hành xử phản cảm của các nghệ sĩ - những người làm văn hóa nhưng lại có không nhiều văn hóa. Từ việc không cho biểu diễn và đến nay là không trao giải, phản ứng của LSX cũng như chính đặc tính nhiều năm của nó - thước đo phản ánh thị trường.
Tần suất và mức độ của các xìcăngđan hiện nay đã nhiều và nghiêm trọng đến mức hình thức xử lý cần phải mạnh hơn và quyết liệt hơn.
Việc ban tổ chức Giải thưởng âm nhạc trực truyến Zing Music Awards (ZMA) 2012 vẫn để tên những nghệ sĩ từng bị xử phạt vì vi phạm trong hoạt động biểu diễn vào danh sách đề cử và nhấn mạnh “tín nhiệm trao quyền quyết định cho các nhà báo văn hóa văn nghệ”, cũng chính là cách thể hiện thái độ của ban tổ chức trước những “tên tuổi lớn” so với việc ZMA từng thẳng thừng loại bỏ nhóm HKT khỏi mùa giải 2011.
Song nói đi cũng phải nói lại. Quan điểm của luật: không ai bị xử hai lần cho cùng một tội. Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Cao Thái Sơn từng bị xử phạt và đã chấp hành hình phạt. Họ không bị áp hình phạt bổ sung nào như cấm biểu diễn, cấm xuất hiện trên báo chí, phát thanh, truyền hình, càng không bị cấm được tôn vinh.
Việc Cao Thái Sơn không được phép xuất hiện hai lần trên sóng VTV nhận được sự đồng thuận rất cao của dư luận nhưng cũng có thể xem là một chút thiệt thòi cho Sơn. Việc nhiều cơ quan báo chí “tự ý kiểm duyệt” những cái tên từng dính xìcăngđan cũng dễ gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Lẽ ra, nếu các quy định của pháp luật hoàn chỉnh hơn, nếu thái độ của cơ quan chức năng dứt khoát, rõ ràng hơn thì sẽ không tạo ra cảm giác lấn cấn này.
Ý kiến đáng chú ý trong hai hội nghị góp ý cho dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 79 (về xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật vừa được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM) mới đây là tăng mức xử phạt kèm hình phạt bổ sung cấm biểu diễn, xuất hiện trên báo chí, truyền hình sẽ là chiếc roi thích đáng quất vào các xìđăngđan.
Song dù xử lý ra sao, mạnh mẽ thế nào, việc xử phạt cũng cần có thời hạn nhất định để nghệ sĩ có cơ hội thay đổi, cần rõ ràng để tránh chuyện nơi xử nơi không, nơi siết nơi lơi khá tùy tiện như hiện nay.
Lê Tấn Sơn
(Tuổi trẻ) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét