Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Tin thứ Hai, 23-04-2012


Tin thứ Hai, 23-04-2012

QUÁ NÓNG! 15h35‘ – Tin từ CTV liên quan việc có hay không cuộc cưỡng chế ở Văn Giang vào ngày mai 24/4 cho dự án Ecopark: “Khu vực xã Cửu Công, Phụng Công đã dựng lều, chặn đường bằng củi, rơm.” Đề nghị các cơ quan chức năng khẩn cấp cử người xuống khuyên giải bà con, tránh để bùng nổ vụ án có nguy cơ còn lớn hơn Tiên Lãng nhiều.

15h45′ - “Tin mới nhận sẽ có 27 loại xe tham gia cưỡng chế. Máy ủi đêm nay mới vào. Cao điển là 8h sáng mai. Có thể chuẩn bị cưỡng chế từ đêm.”

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Trắng tay ngày về (TP). - Nước mắt trùng phùng (TT). - Niềm vui đoàn tụ ở Lý Sơn (TN). - Trung Quốc thả 21 ngư dân Lý Sơn – Trở về trong niềm vui và nước mắt (SGGP). - 21 ngư dân bị Trung Quốc giữ: 48 ngày giam cầm trong đói khổ (DV).
- CLB BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 22, CHIỀU 22/04   —  (blog Thành).  – NO – U FC càng ngày càng trẻ hóa với cầu thủ và cổ động viên đẹp  —  (Lê Dũng). “Cơ quan chức năng” đang ráng tìm coi tiền mua, in áo đẹp vậy có phải do “các thế lực thù địch”(với Tung Của?) cấp không. = >
Nước ngọt ở Trường Sa-Kỳ 1: Khơi dòng từ lòng đảo (Tintuc).
- Tháng tư nghe chuyện bảo vệ biển của Hải đội Bến Đầm (LĐ).
- Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc nói, Trung Quốc nên sẵn sàng cho cuộc chiến có quy mô nhỏ với Philippines: Paper says China should be ready for small-scale war with Phl (Philstar).  – Trung Quốc nói với Philippines: Chúng tôi hành động với sự kềm chế: China to Phl: We’ve acted with restraint.Philippines: các nước khác nên chống lại Trung Quốc: Other nations must take stand on China: Philippines (AFP). - Philippines: ‘các nước cần lên tiếng với TQ’ (VNN). - Trung Quốc tố ngược Philippines gia tăng căng thẳng (NLĐ). - Quân đội Mỹ tái khẳng định giá trị Hiệp ước phòng thủ chung với Philippines (RFI). - ‘Quân đội Philippines sẵn sàng bảo vệ đất nước’ (VNN). - Philippines và Mỹ tập tái chiếm giàn khoan dầu khí (TTXVN). - Tàu chiến Mỹ định hình chính trị châu Á – Thái Bình Dương? (ĐV).

- Trung Quốc, Nga tập trận chung  (VOA). – Trung Quốc, Nga tập trận hải quân chung (BBC). – Trung Quốc-Nga tập trận chung trên biển lần đầu (RFI). - Nặng chính trị, nhẹ quân sự (TN).
- ‘Mỹ không bỏ qua vấn đề nhân quyền VN’ (BBC).  - Bài của ông Michael Posner: Pursuing Progress on Human Rights with Vietnam (Amerilao).
<-  Xin hãy trả căn nhà nhỏ cho gia đình tôi và căn nhà lớn cho Dân tộc tôi (Lyhuong.net). “Vào 8 giờ sáng ngày 23-4-2012, một thanh niên VN từ VN sang Úc theo diện “Business visa” đã bắt đầu một cuộc biểu tình đơn độc trước cổng của Đại Sứ Quán VN tại thủ đô Canberra của Úc Châu  để đòi công lý và đòi  trả nhà và đất mà nhà nước CSVN đã cưỡng chiếm của gia đình anh vào năm 2009.”
Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Bình gửi tường trình đến công an huyện Chương Mỹ   —  (Người buôn gió).  - Thư của em Nguyễn Huyền Anh về việc công an côn đồ phá nhà nuôi trẻ mồ côi   –   (DLB). “Chúng con vẫn không biết rồi mình sẽ sống ra sao? Ngày mai sẽ như thế nào? Cuộc sống của chúng con sẽ đi về đâu? Thậm chí khi ra đường chúng con cũng phải sợ hãi vì họ luôn theo dõi và đe dọa chúng con. Những người lớn lo lắng chúng con sẽ bị bắt đi và bị ném đá”.
Điều không nên làm của người cầm bút (kỳ cuối) (Nguyễn Tường Thụy). Mời xem lại: Điều không nên làm của người cầm bút (1)   –   Điều không nên làm của người cầm bút (2)  –   Điều không nên làm của người cầm bút (3).
Gửi Nguyễn Biên Cương  —  (Người buôn gió).  - LAN MAN… THẦN TƯỢNG?   —  (Cua rận). “Chúng nó tụ tập vậy có phải là tụ tập đông người không. Hành động hôn đít thằng Hàn có làm nhục quốc thể không? Vậy tôi hỏi ông bây giờ vài ba chục người tập trung hô vang tên Lê Đình Chinh hy sinh ở biên giới, Trần Văn Phương và tên 64 chiến sĩ hi sinh tại Gạc Ma- Trường Sa xem … liệu có bị tóm vì tội tụ tập gây mất trật tự trị an không?
-  Tang lễ mẹ Pauslus Lê Văn Sơn  —  (Người buôn gió). “…vị chủ tang là cán bộ thôn lên đọc lời ai điếu… cám ơn Đảng và chính quyền đã tạo điều kiện để bà Tần chữa bệnh, nhưng vì căn bệnh hiểm nghèo… Đám bạn Sơn ở Hà Nội không được nhắc đến một câu, đến Sơn cũng chả được nhắc. … mấy bà dì Sơn nghe thấy là khóc nấc lên đầy uất nghẹn – Sơn ơi…mẹ con chết rồi…sao con không về nhìn mẹ lần cuối…ai giữ cháu tôi hãy để cháu tôi về với mẹ cháu lần cuối đi, trời ơi, hỡi trời ơi…”. – Hai đám tang tiễn người “dưng”   —  (Phương Bích).  -  Thật nhẫn tâm - (TNCG).
- New York Times – Lòng Can đảm của Điếu Cày và Natalya Radzina   –   (DLB). – Trần Khải Thanh Thủy: Chuyện thường ngày ở tù [1]   –   (ĐCV).
- Video: Nguyễn Thị Tâm phường Dương Nội Tố Cáo   –   Dương Thị Khuê phường Dương Nội Tố Cáo  (CongbangPhapluat).
Một CTV cho biết: “Theo một một nguồn tin, việc cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan, huyện Văn Giang sẽ diễn ra vào ngày mai, 24 tháng 4. Dự kiến sẽ có khoảng 1000 công an được huy động cho đợt cưỡng chế này. Rất có thể lực lượng công an sẽ chốt chặn ở các ngả đường đi ra đồng để ngăn bà con không ra được nơi cưỡng chế. Theo bà con dự kiến đêm nay 23-4 sẽ có xảy ra cưỡng chế đêm, hiện đã tập kết 27 xe máy xúc, ủi.
Các số máy liên hệ với nông dân Văn Giang: Anh Hiến (Phụng Công) 01698 698 297; chị Kiệm (Xuân Quan) 0168 700 8922; chị Thỉnh (Phụng Công) 0167 990 7414.  Sáng nay 23-4, lúc 8h30 Tại UBND Tỉnh Hưng Yên họp báo về cưỡng chế, có giấy mời cho các nhà báo. Báo Người Cao Tuổi nhận 2 giấy mời cùng những báo khác nữa. Địa điểm hội trường UBND tỉnh. Ai có thẻ đến dự, không cần giấy mời”.
- Bình luận: TÔI CÓ CẢM GIÁC ĐẤT ĐANG NÓNG DẦN DƯỚI CHÂN (Trần Kỳ Trung). “Nếu như những nhà lãnh đạo Đảng công tâm, có bản lĩnh, đặc biệt là đoàn kết, thì những sự việc trên giải quyết dứt điểm từ lâu rồi, hợp lòng dân, đúng luật pháp. Có điều, vì lợi ích nhóm, tìm mọi thủ đoạn củng cố vị trí quyền lực, chọn thời điểm để triệt hạ lẫn nhau… Nên những sự việc trên bây giờ mới ‘vỡ’ ra, ngày càng bung bét”.  – Bùi Văn Bồng: KỶ LUẬT ĐẢNG PHẢI KỊP THỜI, CHÍNH XÁC, NGHIÊM MINH – (Người Lót Gạch).
<- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng Ban Công tác đại biểu – Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bà Hoàng Yến biện minh cho sai phạm(NLĐ). –  Cái hiếm có của bà Hoàng Yến - (Cu làng cát).  - Bà Đặng Thị Hoàng Yến trung thực  —  (Đông A). “Bà Yến đã ngưng không sinh hoạt Đảng từ lâu, do vậy nghiễm nhiên bà Yến có thể tự coi là bà không phải là Đảng viên. Điểm này tuyệt đối chính xác…” Tếu cho cái lý của ông nầy thiệt! Không biết ổng có trả lời nổi cái khái niệm “từ lâu” là bao nhiêu lâu, thì được “tự coi” không còn là đảng viên, là “tuyệt đối chính xác”? Ở đâu ra cái quyền, nguyên tắc được “tự coi”? Đâu ra cái nguyên tắc, khái niệm rằng chuyện “sinh hoạt” đảng đồng nghĩa với danh hiệu đảng viên?  v.v..  Hình như thâm ý của ông/bà này chính là đang muốn tiếp tay cho đảng để biến hệ thống của mình ngày càng bát nháo hơn, thích thì “nghiễm nhiên” “tự coi”, tự đặt ra những cái mốc “từ lâu” như đám lục lâm thảo khấu?
Xin nói luôn trường hợp BS đây, tuy cũng “tự coi” mình không còn là đảng viên ĐCSVN vì cũng “lâu không sinh hoạt” (chính xác là 17 năm), nhưng chỉ là “tự coi” ngoài đời thôi, nó khác với nguyên tắc “danh chính ngôn thuận” khi khai báo với cơ quan, tổ chức …. Nên cách đây đúng 10 năm, giống như bà Yến, BS tự ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng không thèm che giấu mặc dù có thằng bạn an ninh phụ trách việc này khuyên đừng khai (nó nói huỵch toẹt ra là tay Phương Hữu V. cũng vậy đó). Cũng vì khai thật, nên … trật luôn. Nhưng BS vẫn rất vui, tự hào. 
Một ngày nào cái đảng này nó tốt lên (thành một đảng Lao động, Dân chủ xã hội chẳng hạn), BS sẽ trở lại, không cần “xin” đâu nha, vì chưa từng bị khai trừ. Hề hề!
“Bật mí” thêm nữa cho các vị cãi cùn tắt đài đi là vừa. Đó là sau 5 năm không “sinh hoạt”, vậy mà BS vẫn không bị kỷ luật, vẫn được cơ quan (rất quan trọng à nha) làm cho giấy chuyển sinh hoạt đảng khi về “hưu non”, gửi về địa phương ngon lành. 
Từ “sinh hoạt” đảng, hãy thử vận dụng nguyên tắc “tự coi” của ông/bà Đ.A. nầy vô “sinh hoạt” … vợ chồng chút: - Thưa tòa, lâu rồi tụi tui không “sanh hoạt”, nên tụi tui … “tự coi” như không còn là vợ chồng ạ. Ha ha! - Thưa tòa, lâu rồi ảnh không … chịu “sanh hoạt” với em, nên ảnh “tự coi” là đã bị … liệt dương, nên ảnh đòi ly dị ạ … Hu hu!  Oan cho … em quá ạ … (Ảnh chính là … “Đông A” đấy ạ).
- HÀ VĂN THỊNH: TRÍ TUỆ CỦA LOÀI MỐI (Nguyễn Trọng Tạo). “Có thể ví cột, kèo, xà nhà, đòn tay giống như là “ĐẤT NƯỚC” của loài mối. Chúng phá tan tành đất nước, huỷ hoại từ từ, từng chút một bằng sự tính toán tỷ mỉ, chi ly; sao cho chúng ăn hết bên trong rồi, cái vỏ “đất nước” của nó vẫn y nguyên…”.
- XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG – LÁT CẮT 13 NĂM – BÀI CUỐI: Phải dựa trên nền tảng nhà nước pháp quyền (PLTP). Mời xem lại Xây dựng, chỉnh đốn Đảng – lát cắt 13 năm – Bài 1: Việc cần làm trước tiên.
Thi đua là “vi rút” gây bệnh thành tích? (TVN).
- NGÀI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ KHÔNG ĐƠN ĐỘC VÌ CÓ TÔI   —  (Huỳnh Ngọc Chênh). Mời xem lại bài của Nhà văn Nguyên Ngọc: Hóa ra ông Vương Đình Huệ không đơn độc.
- ĐỌC MÀ ĐAU (Số 9)  —  (Sơn Thi Thư).
Tổng thống CH Singapore thăm cấp Nhà nước VN (TTXVN).
Hà Nội chấn chỉnh việc quản lý phôi sổ đỏ (ANTĐ/VOV).
Liên kết vùng để ĐBSCL phát triển bền vững (PLTP).
Cần triển khai tốt di dân tại dự án điện hạt nhân (TN). - Ninh Thuận cần chú trọng thu hút đầu tư (SGGP).
Tạm ngưng thi công đường chở bôxit “vì không có tiền để… mua dầu chạy máy “ (TT). - Công nhân bauxite phải chờ việc (NLĐ). “Theo ban quản lý nhà máy, nguyên nhân là do dự án phải tạm dừng một thời gian để đánh giá lại tác động môi trường …”
- Khi cựu sinh viên là…bí thư tỉnh ủy (Nguyễn Thế Thịnh).
- Thu phí bảo trì đường bộ: Quá gấp gáp! (NLĐ).
- Vẫn phải nhờ “Tư bản giãy chết”   –   (DLB).
- Tổ quốc là Nhân dân!  –   (ĐCV).
- NHÂN NGÀY SINH LÊ NIN ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT CŨ: LÊNIN VÀ MANDELA  —  (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Singapore: Lấy lòng dân (NLĐ).
<- Miến Điện: Đối lập không tham dự phiên họp đầu tiên của Quốc hội  (RFI). – Đảng Dân chủ Miến Ðiện từ chối dự lễ tuyên thệ nhậm chức  (VOA). - Sức hấp dẫn mới của Myanmar (TVN). - Bà Suu Kyi hoãn tham gia quốc hội (TN).
- Dương Danh Dy: DƯƠNG DANH DY: VỀ CUỘC ĐẤU TRANH NỘI BỘ TẠI TRUNG QUỐC HIỆN NAY - (Nguyễn Xuân Diện).  - Nội chiến Trung Quốc: Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc (phần 2) (Geo Epoche/ Phan Ba). – Mời xem lại: Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc (phần 1).
Xung đột do đất đai ở Vân Nam (TN).
- Vương Lập Quân, người bí ẩn: Anh hùng hay hung thần? (NLĐ). – Vụ Bạc Hy Lai : Giới lãnh đạo Trung Quốc đứng trên pháp luật (RFI). - Vì sao Mỹ ‘im lặng’ trước vụ Bạc Hy Lai? (TP).
Mỹ cáo buộc Trung Quốc về Triều Tiên (TN). - Mỹ chỉ rõ công ty bán bệ phóng tên lửa (TT). - Lung lay quan hệ Trung – Triều? (VnMedia). - Triều Tiên dọa tấn công bất cứ nước nào can thiệp nội bộ (Gafin). - Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sang Thụy Sĩ từ năm 9 tuổi (RFI).


- Nguyễn Chính Tâm: Nhật Bản, ASEAN và “vấn đề Mekong” (SGTT).  
KINH TẾ
Tránh bài học đắt từ khủng hoảng nợ trên thế giới (TVN).
Giảm thu chính đáng (TN).
Chưa lo ngại về đột biến lạm phát cả năm (DT). - Tăng giá xăng, không ảnh hưởng tới lạm phát (TN).
Lãi suất “ngoài quốc doanh” vào cuộc (VnEconomy). - Tiếp tục giảm lãi suất cho vay (TN). - HDBank cho vay xuất nhập khẩu lãi suất 16%/năm (NLĐ). - Cần trần lãi suất khác (ANTĐ).  – Hạ lãi suất, dân vẫn tăng kỳ hạn tiền gửi (TQ).
Vẫn khó chạm vốn (TT). - ‘Nóng’ bất động sản tuần qua: Sẽ phá giá tới 50%? (VTC).
Xăng dầu hạ “nốc ao” doanh nghiệp (TT). - Xăng đè lương: Dân lại lo tăng giá (VEF). - Làm xiếc trong cơ cấu giá xăng (PLTP).  - Không hợp lý (NLĐ).
- Huy động vàng bằng cách… giữ hộ (NLĐ).
Khủng hoảng: Doanh nhân rủ nhau đi học, đi chơi (VEF). - Cổ tức “khủng” (TN).
- Hệ thống bán lẻ ngấm đòn suy thoái (NLĐ).
Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR (VEF).
- “Bão” vỡ nợ cà phê ở Tây Nguyên: Phải trị bệnh từ gốc (VOV). Nông dân gửi hàng cho đại lý “trên trời” và… đi đòi nợ = >
Việt Nam “lên ngôi” Trung tâm giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (Economic Times/VnMedia).
Gạch, sứ vệ sinh nhập chủ yếu từ Trung Quốc (TT).
Siêu “Dubai mới” bên biển Caspi (LES ECHOS/VEF).
Giá vàng tuần này: Còn tùy USD và FED (VnEconomy).
Cả thế giới bất lực với giá xăng dầu (FP/VEF).
Phiên họp mùa Xuân của IMF (VOA). - IMF thúc khu vực đồng Euro cải cách (BBC). - IMF cam kết bơm tiền để giải quyết khó khăn kinh tế toàn cầu  (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
‘Văn hóa đọc có cao đâu mà đi xuống?’ (TP). - Giới trẻ đọc sách như thế nào? (LĐ). - Cuộc so kè những bản sách đặc biệt (TT). - Ngày Hội sách và văn hóa đọc: Đông nhưng chưa vui (TN).
- CHUYỆN NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH (Ngô Minh). “Có người bụng dạ ác độc lại suy diễn ra rằng, bài thơ nói xấu đất nước… Thế là nhà thơ bị báo đài tỉnh nhà ‘đánh’ tới tấp vì cho rằng bài thơ không có ‘lập trường’ rõ ràng! Người ta về chợ Đông Ba bắt bà con tiểu thương phát biểu ý kiến phê phán tập thơ, rồi in lên báo, trong lúc bà con tiểu thương ở chợ buôn bán tối mắt tối mũi, có bao giờ đọc tạp chí Sông Hương!”.
- Lê Xuân Quang: Nguyễn Đình Thi: “Cậu… lào (nào) mà lịnh (nịnh) thế?”   –   (ĐCV).
- NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: Ngước Lên Cao – Kỳ 4 (Lê Thiếu Nhơn).
- TÔ HOÀNG: ĐIỆN ẢNH PHÍA NAM BƯƠN CHẢI VÀ THÁO GỠ (Lê Thiếu Nhơn).
<- Nhớ Nguyễn Đức Quang với “Chuyện quê ta” (Bùi Văn Phú).
- Đấu giá: 3 tranh minh họa của họa sĩ Đỗ Phấn (Phạm Ngọc Tiến).
- Ngỡ ngàng Quan họ (TQ).
- “Luala” lại bước ra phố (VOV).
Giải Cống hiến 2011: Mỹ Linh, Anh Quân thắng lớn (TTXVN). - Anh Quân – Mỹ Linh thắng lớn tại giải thưởng Cống hiến (VTV). - Tùng Dương lần thứ 5 đạt giải “Cống hiến” (TN). - Tôn vinh những người khám phá (TN). - Gia đình Mỹ Linh đại thắng tại Âm nhạc cống hiến 2011 (VTC).
- Tìm thấy mảnh cuối cùng Sách về cái chết (Daily Mail/ TT).
- Vỡ mộng thành sao (NLĐ).
- Nỗi oan Trà Ngọc Hằng (Đào Tuấn). “…oan cho Trà, cho ‘phim cấp 3′, là còn ở chỗ báo mạng thích da thịt, thích người đẹp lộ hàng để rồi lúc cô chiều theo thì truyền thông lại quay ra ném đá. Năm ngoái, chẳng phải báo mạng đã “bí” đến mức đăng ảnh con gái một nữ diễn viên, một học sinh… lớp 3 ‘lộ quần chíp’!?”.
- VIẾT CHO LÃO SAO HỒNG (Thanh Chung). “Thời ấy tụi mình không được phép yêu ai hơn Đảng và Bác Hồ. Vì thế ca sĩ ra đường không bị ‘người hâm mộ’ (nói kiểu có văn hóa) chặn đường, hò hét, tặng hoa, xé áo…”.  Mời xem lại: – GS.TS BAE SANG SOO, trưởng khoa tiếng Việt ĐH Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc: “Fan… cuồng” nhìn từ Hàn Quốc (TT).
Vietnam’s Got Talent: Lộ diện ứng cử viên sáng giá (TTXVN). - Chung kết 1 Vietnam’s Got Talent: Tài năng nhí chinh phục giám khảo! (TTVH).
Quách Ngọc Ngoan chia tay BNHV sau đêm thi sôi động (VTV).
- Ca sỹ Robin Gibb tỉnh lại sau hôn mê (BBC).
- “King’s Speech” sắp ngừng diễn ở London (BBC).
- Tượng Thành Cát Tư Hãn ở London (BBC).
Thơ sonnet của Shakespeare thành “album tình khúc” (TTVH).
Chủ tịch hãng Walt Disney từ chức (TN).
- Bóng đá Tây Ban Nha vẫn tỏa sáng dù nợ nần đe dọa (RFI).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Không sáng tạo được gì thì mới ném đá đề thi màng trinh” (GDVN).
Sổ tay: Luẩn quẩn (SGGP).
- Không cho HS trường quốc tế thi đại học tại Việt Nam là trái quy định (GDVN). Học sinh trường quốc tế tại Việt Nam được
nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ = >
Khởi sắc giáo dục ở Côn Đảo (SGGP).
Dòng họ người Mông hiếu học ở Suối Giàng (DT).
- Thiếu định hướng (NLĐ).
Một học sinh lớp 6 thắt cổ tự tử (TT).
- Công an Bắt giáo viên quan hệ tình dục với nữ sinh (TP) chớ không phải có ai bắt buộc giáo viên quan hệ …
5 năm cấp được 2 giấy phép dạy thêm (VNN).
Hiệu trưởng trường ĐH BKHN lên tiếng vụ học viên “khẩu chiến” với thầy (GDVN).
- Nữ sinh bị đánh hội đồng: sẽ khiển trách hiệu trưởng (TT).
“Vay tiền ở đây đa số là giáo viên” (TT).
Lỗ hổng miễn học phí sư phạm (TN).
Để du học thành công (TT).
Trao cho con thế giới và sự trưởng thành (TN).
Vỏ thuốc chứa chất gây ung thư (TT). - 53 người bị bắt trong vụ bê bối thuốc nghi gây ung thư (ĐV).
Tranh cãi về bãi đá bí ẩn (TN).


Người lớn làm tổn thương người trẻ (TN).  – Vấn nạn tự tử ở thanh thiếu niên: Con thoát chết nhờ cách hành xử của cha mẹ (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Cảnh báo giông lốc, mưa đá và sét đánh (TN). - Mưa đá, gió lốc kinh hoàng gây hại hàng nghìn ngôi nhà (DT).
Bộ Công an xem xét nguyên nhân sản phụ tử vong (TN). - Quảng Ngãi: Sản phụ tử vong vì bác sĩ không phát hiện ra bệnh? (DT). - Bộ Tư lệnh Hóa học vào cuộc vụ bệnh ‘da lạ’ chết người (DT/ TP).
Cháy rụi chợ nhà lồng ở Cà Mau (VTC).
Trục vớt xong 41 container tàu Trường Hải Star (TT). - Vụ chìm tàu ở Vũng Tàu: Đã vớt hết số container (NLĐ).
- Doanh nghiệp hành công nhân: O ép đủ kiểu (NLĐ).  - Công nhân sợ khám bệnh (TN).
Xử người chưa thành niên: Còn sai sót (PLTP).
3 học sinh chết đuối (TN).
Côn đồ đốt nhà, truy sát dân để cướp bãi bồi (TN).
Bưu phẩm bị thất lạc, Công ty Hợp Nhất “phớt lờ” trách nhiệm (DT).
Ly kỳ chuyện ‘lâm tặc’ trúng cây trăm tỷ (TP).
- Tình trạng xử lý chất thải rắn hiện nay   –   (RFA).
<- Lộ diện ông trùm thịt thối (NLĐ).
- Tai nạn xe lửa tại Amsterdam- Hà Lan, hơn 100 người bị thương (RFI).  – Xe lửa đâm nhau ở Hà Lan, 120 người bị thương (VOA). - Hà Lan: Tàu hỏa đâm nhau, 1 người chết, 117 người bị thương (DT). - Hà Lan: Tai nạn đường sắt, 125 người bị thương (NLĐ).
- Phát động chiến dịch bảo vệ môi trường trong Ngày Trái Đất  (VOA).
14h10′:
QUỐC TẾ
Giao tranh giết chết 17 người trong lúc quan sát viên LHQ có mặt tại Syria(VOA). - Ông Kofi Annan kêu gọi sớm ngừng bạo lực ở Syria (TTXVN). - Mỹ tăng sức ép với Damas sau nghị quyết thứ hai của LHQ về Syria (RFI). – Binh sĩ Syria tấn công một khu ngoại ô thủ đô Damascus (VOA). – Đánh bom nhằm vào lực lượng chính quyền ở Syria (TTXVN).
- Iran đã nắm được bí mật của phi cơ không người lái Mỹ  (RFI). – Iran cho biết đang chế tạo bản sao của máy bay không người lái Mỹ (VOA).  – TNS Lieberman bác bỏ tuyên bố sao chép máy bay không người lái của Iran (VOA). “Thượng nghị sĩ Joe Lieberman nói ông coi tuyên bố của Iran không khác gì ‘một lời khoác lác’.” – Israel sẵn sàng tấn công vào cơ sở hạt nhân của Iran (TTXVN). - Quân đội Israel đã sẵn sàng tấn công Iran (TN). - Iran sao chép máy bay tàng hình Mỹ (TN).
Bầu cử tổng thống Pháp: Ông Sarkozy bị đánh bại ở vòng 1 (DT). - Ông Hollande và Sarkozy lọt vào vòng nhì cuộc bầu cử tổng thống Pháp (VOA). - Bầu cử tổng thống Pháp: Hollande, Sarkozy vào vòng 2 (TN). - Kết quả sơ bộ bầu Tổng thống Pháp: Sự trỗi dậy của đảng cực hữu (VOV). - Lá phiếu của sự thay đổi (TN). - Bầu cử tổng thống Pháp bắt đầu (BBC). – Pháp tổ chức vòng một bầu cử tổng thống 2012  (RFI). – Chi phí cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2012 (RFI).
- Tình hình Bahrain căng thẳng trước cuộc đua xe Grand Prix  (VOA).
Lính Mỹ bảo kê ma túy ở Afghanistan (SGGP).
- Chủ hãng Bhoja Air bị cấm rời Pakistan sau vụ rớt máy bay  (VOA). = >
- Đài Loan dự định mua bốn chiến hạm của Mỹ (RFI).
- Wal-Mart dẹp cuộc điều tra nội bộ về nạn hối lộ ở chi nhánh Mexico(VOA). - Wal-Mart bưng bít vụ hối lộ ở Mexico (TT).
Nhân vật quan trọng trong vụ Watergate qua đời (TTVH).
- Ba Lan: Người nhập cư lậu xin hợp thức hóa đạt mức kỷ lục (RFI).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 22/04/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 23/04/2012;  + Thời sự 19h – 22/04/2012.THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

BẦU CỬ TNG THỐNG PHÁP: TÁO BẠO HAY SA LẦY

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 21/4/2012
(Le Monde diplomatique, tháng 4/2012)
Vụ một kẻ thánh chiến Hồi giáo giết hại 7 công dân Pháp đã tạm thời làm chuyển hướng chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp với những vn đ kinh tế là tâm điểm của cuộc bầu cử. Tuy nhiên, vài tuần sau vòng hai cuộc bầu cử vào ngày 6/5/2012, tân tổng thống sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Và ông sẽ phải lập tức chấp thuận, đàm phán lại hay từ chối một hiệp ước châu Âu ra đời từ ý tưởng của cánh hữu của Đức, có nội dung siết chặt thêm các chính sách thắt lưng buộc bụng. Định hướng kinh tế và xã hội của Pháp và cả định hướng xây dựng châu Âu sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của tân tổng thống.

Phải chăng cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp có thể dẫn đến một sự thay đổi tổng thống song không vì thế mà các Cuộc thảo luận mang tính quyết định của thời kỳ mở từ năm 2007 sẽ chấm dứt? Sự luân phiên chính trị sẽ là một sự giảm nhẹ cho người dân Pháp. Bởi ngoài các tật dễ nhận thấy nhất của tổng thống sắp mãn nhiệm – ông có mặt khắp nơi, giỏi phô diễn, ông tài nói mọi thứ và hành động trái ngược – khả năng lôi cuốn mà những người giàu có truyền cảm hứng cho ông gần ngang bằng với khả năng ông khiến những người thất nghiệp, những người nhập cư, những người Hồi giáo hay các viên chức thành những kẻ bung xung giận dữ, 5 năm trôi qua đã đánh dấu một sự thụt lùi của nền dân chủ chính trị và của quyền tối cao của người dân Pháp.
Sau cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 5/2005, các ứng cử viên vào Điện Élysée của 2 đảng chính đại diện tại Quốc hội đã không biết sự phản đối của đại bộ phận người dân Pháp đối với việc xây dựng châu Âu mà tất cả sai lầm của nó hiện đang bộc lộ. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu ý dân lại được thể hiện bằng một sự bỏ phiếu dứt khoát, sau một cuộc thảo luận quốc gia có độ tin cậy cao hơn chiến dịch bầu cử hiện tại. Nhiệm kỳ tổng thống của Nicolas Sarkozy, hẳn là đánh dấu sự quay về với chủ nghĩa duy ý chí chính trị, đã kết thúc bằng một loạt các tuyên bố gây bất ngờ.
Do vậy, khi tất cả ứng cử viên cánh tả chỉ trích các ngân hàng, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Francois Baroin đã khẳng định rằng việc đổ lỗi cho tài chính cũng ngu đốt chẳng khác gì như khi nói rằng “tôi phản đối mưa”, “tôi phản đối lạnh” hay “tôi phản đối sương mù”, về phần mình, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã khuyên ứng cử viên thuộc Đảng Xã hội Francois Hollande “đệ trình chương trình tranh cử lên Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s”.
Sự lệ thuộc của giới lãnh đạo Pháp vào một cánh tả nước Đức ngày càng ngạo mạn và coi trọng giáo lý của một “nền dân chủ phù hợp với thị trường” cũng đồng thời khiến quyền tối cao của người dân Pháp bị giảm sút. Việc chấm dứt giả thuyết này là trọng tâm của cuộc bầu cử đang diễn ra, và điều đó buộc người ta phải thẳng thắn đặt ra các thời hạn cho cuộc tranh luận châu Âu. Không ai không biết rằng các chương trình thắt lưng buộc bụng được thực hiện bền bỉ từ suốt 2 năm qua đã và sẽ không mang lại một sự cải thiện nào cho các vấn đề nợ mà giới lãnh đạo Pháp muốn giải quyết. Do đó, một chiến lược cánh tả, do không đưa ra xem xét lại vấn đề tài chính, đã lập tức bị chỉ trích. Thế nhưng, môi trường chính trị châu Âu không cho phép người ta tưởng tượng rằng kết quả này có thể đạt được mà không cần phải mệt hơi tốn sức.
Hiện tại, sự bế tắc nói chung được khai thông bởi lượng tiền mà Ngân hàng trung ương châu Âu đổ vào đầu tư ở các ngân hàng tư nhân với mức lãi thấp và các ngân hàng này lại cho nhà nước vay lại với mức cao hơn. Nhưng giải pháp tình thế này lại phụ thuộc vào ý muốn của Ngân hàng trung ương châu Âu vốn dựa trên sự “độc lập” mà các hiệp ước châu Âu mang lại cho nó. Xét về dài hạn hơn, đáp ứng các yêu cầu của Đức, vốn được giới chức Pháp ngoan ngoãn tuân thủ, phần lớn các nước thành viên của Lien minh châu Âu đã cam kết siết chặt các chính sách thắt lưng buộc bụng của họ và buộc các nước vi phạm phải chịu một cơ chế trừng phạt khắc nghiệt, tuân thủ Hiệp ước về ổn định, phối hợp và quản lý (TSCG) đang trong quá trình phê chuẩn.
Đòn trừng phạt áp dụng cho Hy Lạp giờ đang đe dọa Tây Ban Nha, nước bị yêu cầu phải giảm bớt 1/3 khoản thâm hụt ngân sách khi tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã lên mức 22,8%. Bồ Đào Nha cũng không lâu nữa buộc phải căt giảm các khoản chi tiêu công mặc dù lãi suất các khoản vay của họ tăng vọt (ở mức 14% vào tháng 3) và nước này đang chìm vào sự suy thoái kính tế 0-3% tăng trưởng năm 2011). Việc áp dụng chính sách thắt chặt ngân sách đối với các quốc gia có nguy cơ thất nghiệp ồ ạt không còn là chuyện lạ lẫm; đó đã từng là cách quản lý kinh tế – xã hội của cánh hữu Pháp trong những năm 1930. Các đảng viên Đảng xã hội khi đó đã lý giải: “Giảm phát làm khủng hoảng thêm trầm trọng, khiến sản lượng giảm sút và làm giảm bớt hiệu suất thuế.”
Tuy nhiên, sự ngu dốt của các chính sách hiện nay chỉ bất ngờ với những ai còn ảo tưởng rằng chúng có khuynh hướng phục vụ lợi ích chung chứ không phục vụ lợi ích của lực lượng chính trị chóp bu. Nếu tài chính có một bộ mặt, thì đây hẳn là bộ mặt thực của nó. Việc điểm mặt chỉ tên kẻ thù này giúp người ta dễ dàng kêu gọi chống lại nó.
Giả sử có sự luân phiên chính trị ở Pháp, thì việc xem xét lại TSCG hay các chính sách thắt lưng buộc bụng khác có cùng bản chất sẽ phải là ưu tiên tuyệt đối của tân tổng thống, cho dù ông là ai. Thành công hay thất bại trong khâu này sẽ quyết định các lĩnh vực còn lại: giáo dục, các dịch vụ công, chính sách thuế và việc làm. Ông Hollande muốn tách rời sự đoàn kết châu Âu mà ông bảo vệ ra khỏi liệu pháp sốc kinh tế tự do mà ông phản đối. Ông đã cam kết sẽ “đàm phán lại” hiệp ước nói trên, với hy vọng sẽ đưa thêm vào nội dung bản hiệp ước “mảng tăng trưởng và việc làm” dựa trên các dự án công nghiệp trong phạm vi châu Âu.
Trái lại, ứng cử viên Jean-Luc Mélenchon lại nhận định: “Không một chính sách cánh tả nào có thể được thực thi trong khuôn khổ của các hiệp ước như vậy.” Như vậy, một cách khá lôgíc, ứng cử viên thuộc Đảng Mặt trận cánh tả (FG) này đã phản đối TSCG, cũng giống như ông đã phản đổi Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), một cơ chế dự kiến chỉ dành sự hỗ trợ tài chính cho những nước khó khăn đã chấp nhận các biện pháp cân bằng ngân sách khắt khe. ứng cử viên thuộc Đảng Xanh (bà Eva Joly) và hai ứng cử viên theo đường lối của Chủ nghĩa Mác-Lênin (ông Philippe Poutou và bà Nathalie Arthaud) cùng tiến hành chiến dịch tranh cử vì một “sự kiểm toán trong phạm vi châu Âu các khoản nợ công”, thậm chí, để phản đối các khoản nợ bất hợp lý này, họ kết luận rằng việc đánh thuế thấp trong suốt 20 năm qua và những lợi ích dành cho các tổ chức cho vay là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức độ nợ công hiện tại.
“Sự rút lui mềm dẻo” năm 1997
Phần lớn các nước châu Âu, đứng đầu là Đức, những nước đã phản đối việc đàm phán lại các hiệp ước, không hề nghĩ như vậy. Không có chuyện cho các nước gặp khó khăn về tài chính vay những khoản tiền lớn mà không cần họ đưa ra các bằng chứng cho khả năng quản lý tốt của họ. Có nghĩa là, các nước này phải chấp nhận vừa tư nhân hoá một số lĩnh vực, vừa xem xét lại các chính sách bảo hiểm xã hội (tiền lương, trợ cấp thất nghiệp, tiền lương tối thiểu, v.v). Vả lại, ngày 24/2, trong một bài phỏng vấn trên báo Wall Street, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đã mỉa mai rằng “các nước châu Âu không đủ giàu để có thể trả lương cho tất cả những người không làm việc,” Cựu Giám đốc của Ngân hàng Tài chính Goldman Sachs nói thêm rằng một chính sách thắt lưng buộc bụng “tốt” sẽ phải yêu cầu nhà nước đồng thời cắt giảm thuế (một việc mà không một ứng cử viên tổng thống nào, ngay cả Sarkozy, đề xuất) và các khoản chi tiêu công.
Nói cách khác, một vị tổng thống cánh tả sẽ vấp phải sự phản đối của phần lớn các chính phủ Liên minh châu Âu, mà đa phần là các chính phủ bảo thủ, và sự phản đối của Ngân hàng Trung ương châu Âu, và cả Uỷ ban châu Âu do ông José Manuel Barroso làm chủ tịch. Do vậy, sau khi đã suy nghĩ cân nhắc, các thủ tướng Anh, Ba -Lan và Italia, cũng như thủ tướng Đức đã không chấp nhận ứng cử viên tống thống được cử tri ủng hộ do ông bị đánh giá là không dễ gần như tổng thống sắp mãn nhiệm.
Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jan Kees de Jager nói: “Chắc chắn, chúng tôi không ủng hộ việc đàm phán lại. Ngược lại, nếu Hollande muốn tiến hành nhiều cải cách hơn, chúng tôi se sát cánh cùng ông ấy, dù đó là vấn đề tự do hoá dịch vụ hay cải cách thị trường lao động.” Tóm lại, sự ủng hộ của Hà Lan được dành cho bất kỳ vị tổng thống cánh tả nào của Pháp thực thi một chính sách còn tự do hơn cả Sarkozy.
Bà Angela Merkel không giữ bí mật về khuynh hướng đảng phái của mình: bà cho hay sẵn sàng tham gia các cuộc mít tinh của cánh hữu Pháp. Các đảng viên Đảng xã hội Đức cũng tỏ ra không mấy nhiệt tình đối với những người cùng đảng phái với họ ở bên kia sông Rhine. ông Sigmar Gabriel, Chủ tịch Đảng xã hội Dân chủ Đức bày tỏ sự đoàn kết, nhưng ông Peer Steinbruck, một nhà lãnh đạo khác của đảng này, người cũng hy vọng sẽ giữ chức thủ tướng Đức trong 18 tháng nữa, đã đánh giá cam kết “đàm phán lại một lần nữa tất cả các thỏa thuận châu Âu” của ông Hollande là “một việc làm ngây thơ”. Ông đã dự đoán một sự thay đổi hoàn toàn quan điểm của ứng cử viên tổng thống này: “Nếu Hollande được bầu, chính sách của ông ấy có thể khác biệt rõ rệt với những gì ông ấy nói.”
Trên thực tế, người ta không thể loại trừ một giả thuyết như vậy. Trước đó, năm 1997, các ứng cử viên Đảng xã hội Pháp đã hứa hẹn trước cuộc bầu cử Quốc hội Pháp rằng họ sẽ đàm phán lại Hiệp ước ổn định châu Âu ký kết tại Amxtécđam, khi đó được Lionel Jospin xem là một “sự nhượmg bộ phi lý trước Chính phủ Đức”. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, cánh tả Pháp chỉ chấp nhận bổ sung các từ “và tăng trưởng” trong tiêu đề của “Hiệp ước ốn định”.
Năm 2003, ông Pierre Moscovici, hiện đang là Giám đốc chiến dịch tranh cử của Hollande, đã quay trở lại phân tích sự thay đổi hoàn toàn quan điểm nói trên. Đọc lại bài viết của ông, thật khó để người ta không nghĩ tới tình huống có thể xảy ra sau cuộc bầu cử vào tháng 5 tới: “Hiệp ước Amxtécđam đã được thương lượng – rất tồi tệ – trước khi chúng tôi đảm nhận các trọng trách. Bản hiệp ước tồn tại nhiều thiếu sót – trước hết, nó chứa đựng một nội dung xã hội không đầy đủ. (…) Chính phủ mới lẽ ra đã có thể không chấp nhận hiệp ước một cách chính đáng, hoặc ít nhất là yêu cầu đàm phán lại. Đó đã không phải là sự lựa chọn cuối cùng của chúng ta. [Khi đó, ông Moscovici là Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu]. Bởi cùng với ông Jacques Chirac ở Điện Élysée, chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa của ba cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng Pháp – Đức, bởi sự lùi bước của chúng ta đã lập tức làm phức tạp mối quan hệ của chúng ta với đôi tác quan trọng này (…). Cuộc khủng hoảng với các thị trường tài chính, nơi có các nhà quản lý mong muốn hiệp ước này được thông qua. (…) Cuối cùng, là cuộc khủng hoảng ‘chung sống chính trị’. (…) Lionel Jospin đã có lỳ lựa chọn giải pháp xoay chuyển tình thế bằng cách tìm kiếm một sự rút lui mềm dẻo và một lối thoát danh dự. Có nghĩa là, ông chấp nhận Hiệp ước Amxtécđam, và đổi lại, ông đạt được nghị quyết đầu tiên của Hội đồng châu Âu về vấn đề tăng trưởng và việc làm.”
Với giả thiết về một chiến thắng của cánh tả trong cuộc bầu cử tổng thống, rồi trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 và tháng 6/2012, hai yếu tố này khác biệt với bức tranh ở trên. Một mặt, quyền lực hành pháp của Pháp sẽ không bị chia rẽ như cách đây 15 năm; mặt khác, năm 1997, thế cân bằng chính trị của châu Âu nghiêng về phe trung tả thì giờ đây lại nghiêng mạnh về cánh hữu. Tuy nhiên, cho dù một chính phủ Pháp cũng bảo thủ như chính phủ của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cũng phải lo lắng về các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các nhà cầm quyền Đức áp dụng với Pháp. Ngày 2/3 vừa qua, Chính phủ Pháp đã đưa ra “quyết định tối cao” của mình là không chấp nhận biện pháp thắt chặt ngân sách của châu Âu.
Gần như đồng thời, hàng chục quốc gia khác, trong đó có Italia, Vương quốc Anh và Ba Lan, cũng đã kêu gọi định hướng lại chính sách kinh tế của cặp đôi Pháp – Đức. Ông Hollande có thể vui mừng vì điều đó. Trên thực tế, ông hy vọng khả năng thắng cử của mình sẽ làm đảo lộn các tương quan lực lượng ở châu Âu, mà ông không cần phải cùng với nhiều chính phủ châu Âu khác, Ngân hàng Trung ương châu Âu và ủy ban châu Âu tại Brúcxen cam kết một ý chí thép – điều ông đã biểu lộ sự ghê tởm một cách dễ nhận thấy.
Nhưng, sự định hướng lại mà các nước theo khuynh hướng tự do mong muốn hoàn toàn khác với sự định hướng lại mà Hollande và những người bạn của ông đề nghị. Từ “tăng trưởng” với người này có nghĩa là sự áp dụng các chính sách bảo trợ của nhà nước (giảm thuế, gỡ bỏ các quy định về xã hội và môi trường), với người khác lại có nghĩa là một gói ngân sách nhỏ đầu tư vào các lĩnh vực công (giáo dục, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng). Sự mập mờ trong cách hiểu này đã không kéo dài mãi. cần phải rất nhanh chóng tính đến “sự không vâng lời châu Âu” theo đề nghị của ông Mélenchon và các lực lượng cánh tả khác, hoặc sẽ phải tiếp tục tiến trình đã cam kết mà không có hy vọng gì.
Ngoài những quan điểm khác biệt, chẳng hạn về chính sách, thuế, Sarkozy và Hollande ủng hộ những hiệp ước châu Âu giống nhau, từ Hiệp ước Maastricht đến Hiệp ước Lixbon. Hai ông đều chấp nhận các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách công hà khắc (xuống mức 3% GDP năm 2013, 0% vào năm 2016 và 2017) và đều không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ mà mong chờ mọi điều từ sự tăng trưởng. Họ bảo vệ những đường hướng chính sách đối ngoại và quốc phòng giống nhau kể từ khi việc Pháp tái gia nhập Bộ chỉ huy hỗn hợp của NATO không còn bị các đảng viên Đảng xã hội Pháp đưa ra xem xét.
Giờ phút bầu cử đang đến để chấm dứt mọi giả thuyết nói trên. Thay đổi tổng thống chắc chắn là điều kiện đảm bảo điều đó. Nhưng không phải việc cánh tả năm quyền cũng không phải diễn biến của chiến dịch bầu cử hiện tại cho phép người ta nghĩ rằng đó có thể là điều kiện đủ./.

Top Secret Writers

Quyền hành trong tay Đảng – Các lãnh tụ Cộng sản thoát khỏi tội ám sát

Tác giả: WC
Người Dịch: Dương Lệ Chi
17-04-2012
Bạc Hy Lai, tự xưng là vị cứu tinh của Trung Quốc, đã bị lật đổ vào thời điểm khó khăn. Ở Trung Quốc, điều này có nghĩa là rắc rối thực sự.
Ông Bạc không những bị mất chức vụ đảng mà còn bị đuổi ra khỏi đảng. Tin đồn rằng ông đã quá nổi tiếng và có quyền thế lớn. Ông Bạc đã dọn dẹp sạch tệ nạn tham nhũng khủng khiếp ở Trùng Khánh, và thực hiện chính sách Mao-ít ‘đỏ’ thời quá khứ. Ông chỉ thị hát những bài hát cộng sản cũ và khơi dậy cảm giác tự hào trong vai trò lãnh đạo Trung Quốc, điều mà hiện không ai làm.
Vấn đề là ông Bạc đã biết quá nhiều. Ông ta biết chỗ có quá nhiều bộ xương đã được chôn cất, và biết những chuyện bẩn thỉu ở cấp trên của đảng cộng sản. Và ở một đất nước mà mỗi năm chi tới 800 tỉ đô la cho hối lộ và tham nhũng, quả là có quá nhiều điều bẩn thỉu.
Ở Trung Quốc, nếu có còn lãnh đạo đảng nào trong sạch thì quả hiếm. Vì vậy, đảng lo sợ điều mà ông Bạc dám làm và những gì mà ông đại diện. Do đó, đảng đã hành động, không những tấn công ông Bạc mà còn tấn công cả gia đình và các cộng sự của ông.
Thông thường ở Trung Quốc, khi một đảng viên Đảng Cộng sản làm cho các lãnh đạo tức giận, anh ta bị tấn công với nỗ lực nhằm hạ uy tín của anh ta trước công chúng. Điều này đúng sau vụ thảm sát Thiên An Môn hồi năm 1989, cũng như vẫn còn đúng cho tới ngày nay (1).
Cho tới tháng 2 năm nay, ông Bạc đã được loan báo về công việc của mình ở Trùng Khánh và khả năng của ông loại trừ tham nhũng đến tận gốc. “Mô hình Trùng Khánh” của ông Bạc đã được các cán bộ cộng sản nghiên cứu và đưa ra như là một mô hình cho tất cả các nơi khác làm theo.
Nhưng một điều thú vị đã xảy ra sau đó, ông Bạc trở nên quá quyết đoán và được cho là không hài lòng với vị trí số hai hoặc số ba trong đảng, mà ông muốn tất cả. Âm mưu đảo chính gần đây ở Bắc Kinh là kết quả tham vọng của ông. Kể từ đó, tất cả các tin xấu dành cho ông Bạc.
Bạc Hy Lai bị mất uy tín
Sau khi đưa ông Bạc lên cao như thế trong nhiều năm, đảng ở trong tình thế khó xử khi phải hạ uy tín của ông như thế nào. Rất khó để hôm nay nói rằng ông Bạc tốt cho Trung Quốc, rồi hôm sau lại khai trừ ông. Nhưng đảng sợ ông Bạc và do đó đã quay sang tấn công.
Lúc đầu, đảng tuyên bố rằng ông bạc là bẩn thỉu (2). Điều này đến từ một quốc gia có 90% đảng viên bị cáo buộc tham nhũng. Tuy nhiên, những tuyên bố này bị lu mờ so với những chuyện bẩn thỉu gần đây nhất về ông Bạc đã bị đào bới lên. Theo tin đồn, ông Bạc chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất sáu người trong khi làm việc ở Đại Liên (3), và liên can đến cái chết của doanh nhân người Anh, ông Neil Heywood, hay đó là một tin đồn khác?
Tin đồn rẻ tiền hiện có hàng tá ở Trung Quốc. Tin đồn rằng không phải ông Bạc, nhưng vợ của ông là bà Cốc Khai Lai, là một luật sư người Trung Quốc đã viết một cuốn sách về các vụ kiện thành công ở Mỹ, người đã nhúng tay vô cái chết của doanh nhân người Anh này (4).
Một tin đồn khác nói, bà Cốc là người độc đoán, và sau chuyện tình kéo dài với ông Heywood, đã yêu cầu ông thề tuyệt đối trung thành với bà và gia tộc của bà (5) và từ bỏ cuộc sống cá nhân của ông. Khi ông Heywood không làm như vậy, bà Cốc bị cáo buộc đã giết chết ông.
Hay đây chỉ là một tin đồn điên khùng khác?
‘Các nguồn’ tin khác cho rằng, chính ông Bạc trong một cơn ghen tuông đã ra lệnh giết chết ông Heywood. Theo ông Hạ Trạch Lương, thì ông là người chuẩn bị thuốc độc, được cho rằng đã giết doanh nhân người Anh này. Ông Hạ khẳng định rằng, vụ giết người này được thanh toán 5 triệu đô la, và đưa ông vào một vị trí cấp cao trong tổ chức Đảng Cộng sản Trùng Khánh.
Thực tế, đằng sau cái chết của ông Heywood, không ai thực sự biết rõ điều gì đã xảy ra. Sau khi chết, xác của ông Heywood đã được hỏa táng, ngăn ngừa một cuộc điều tra đầy đủ về tình huống dẫn đến cái chết của ông.

Phần quan trọng của câu chuyện này là gì?

Báo chí phương Tây và Trung Quốc có được dịp nói về chuyện ám sát, lừa dối và tham nhũng này. Họ cũng chỉ ra các hành động xấu đã bị cáo buộc của ông Bạc và gia đình của ông, bí mật chuyển hơn một tỷ đô la vào các ngân hàng nước ngoài (6). Số tiền một tỷ đô la bị cáo buộc, hiện trong tay của Bạc Qua Qua, con trai của ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai, người con này hiện đang theo học tại ĐH Harvard ở Mỹ.
Nhưng báo chí chính thống không có tin này. Liệu đó có phải là câu chuyện có thật? Liệu có phải là câu chuyện có thật về quyền hành vô biên mà các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc vận dụng, và những điều họ có thể làm trong nước của họ? Ngay cả dù chỉ một phần nhỏ những điều mà họ nói về ông Bạc và bà Cốc là đúng sự thật, thì điều đó cho thấy bản chất gần như quỷ quái về sự cai trị của Cộng sản ở Trung Quốc.
Hãy nghĩ như thế này. Ông Bạc đang trên đường trở thành một trong ba nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chỉ khi ông ta đã quá ‘tự tin’, thì uy tín của ông bị hạ bệ. Điều này có nghĩa là, bỏ qua hành vi độc đoán của ông, Đảng Cộng sản chấp nhận thực tế rằng ông Bạc và vợ ông đã lấy đi mạng sống của cả chục người và ăn cắp hơn một tỷ đô la từ những người dân địa phương (7).
Đó có phải kinh khủng lắm không, khi ông Bạc sắp trở thành một trong ba người nắm chức vụ hàng đầu trong chính phủ Trung Quốc, và ông bị cáo buộc đã lên kế hoạch, âm mưu ám sát và lừa dối như thế? Có phải quá sức tưởng tượng khi nghĩ rằng, đây là người đàn ông chẳng bao lâu sẽ trở thành chủ tịch Trung Quốc và được chính phủ Obama chào đón trong những tháng tới?
Chúng ta phải giả định rằng, nếu ông Bạc không quá sốt sắng trong việc theo đuổi quyền lực, thì tất cả các “nhược điểm” của ông sẽ được tha thứ và bỏ qua. Điều này hoàn toàn đúng với cái chết của ông Heywood xảy ra trong năm 2011 và những cái chết khác ở Đại Liên, đã xảy ra hơn một thập kỷ trước. Chắc chắn các lãnh đạo Đảng Cộng sản đã biết được những điều ông Bạc và vợ ông ta làm trước khi ông ta bị lật đổ. Hoặc là chúng ta tin rằng, tất cả những thông tin này, những vụ giết người và tham nhũng, bất thình lình từ trên trời rơi xuống?

Bạc Hy Lai đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc

Điều kinh ngạc thực sự là ông Bạc đại diện cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng này cũng chính là đảng lãnh đạo tất cả các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc. Cũng chính đảng này có đại diện trong tất cả các doanh nghiệp lớn và các nhà lãnh đạo của chúng ta gặp gỡ họ thường xuyên. Cũng chính đảng cộng sản này có các đảng viên gửi con em của họ đến những nơi như Harvard và Stanford để học đại học. Chính đảng này có các đảng viên có nhà cửa (8) ở Mỹ và định cư trong làng xóm của chúng ta.
Do tôi [thấy có vấn đề] hay là do sự thật rùng rợn mà các lãnh đạo Trung Quốc vận dụng quá nhiều quyền lực để gom cả chục cái chết giấu dưới thảm mà không thấy có vấn đề gì, [xem đó là chuyện nhỏ] như ghi một giấy phạt giao thông? Nếu có bất kỳ sự thật nào về các cáo buộc chống lại ông Bạc, thì vì sao ông ta được phép hành động như thế trong chính phủ Trung Quốc?
Lý do là ông Bạc thực sự đại diện cho thực tế tàn bạo xấu xa đó của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các sự kiện xảy ra xung quanh nhiệm kỳ của ông Bạc với đảng cộng sản cho thấy, tham nhũng phổ biến và tồi tệ đã được các đảng viên Đảng Cộng sản dung nạp như thế nào.
Dưới thời Cách mạng Văn hóa từ năm 1966-1976, các cán bộ cộng sản giết người đã được khen thưởng (9). Sự tàn bạo trong thời Cách mạng Văn hóa khó có thể tin được (10).
Nhưng phần đáng chú ý về Cách mạng Văn hoá đó là, tất cả các lãnh đạo hiện nay và tất cả các lãnh đạo tương lai ở Trung Quốc đã lớn lên và bắt đầu học về cộng sản trong thời kỳ này. Ông Bạc là một hồng vệ binh, một trong những phe tàn bạo nhất. Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, cũng là một phần của cuộc cách mạng. Không có lãnh đạo Trung Quốc nào thoát khỏi.
Liệu chúng ta có ngạc nhiên không nếu ông Bạc phạm tội giết người? Cuối cùng thì Chủ tịch hiện tại, cũng là lãnh đạo Đảng Cộng sản của Trung Quốc có được biệt danh “tên đồ tể” trong khi làm việc ở Tây Tạng (11).
Một người làm gì để có được một biệt danh như thế? Những bộ xương gì mà ông Hồ Cẩm Đào có trong tủ quần áo của ông? Những bí mật gì đã được gom lại dưới tấm thảm mà không làm cho ông ta mất mặt trong cộng đồng quốc tế?

Những điều khủng khiếp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nếu một đảng viên có chức vụ bậc trung như ông Bạc được phép giết người và ăn cắp hàng tỷ, thì sự khinh suất gì mà chín ủy viên Ban Thường vụ [Bộ chính tri ĐCS Trung Quốc], cơ quan quyền lực cao nhất, được phép?
Điều tuyệt vời qua việc quan sát các sự kiện xung quanh vụ ông Bạc bị lộ ra, là những điều khủng khiếp mà Đảng Cộng sản Trung Quốc dám làm hôm nay. Ngay cả khi cho rằng ông Bạc Hy Lai là đảng viên bẩn thỉu duy nhất, điều mà khó ai có thể tin được, thì tại sao tất cả những hành động xấu xa của ông ta đã quá lâu không bị phản đối?
Tại sao ông cho phép ông ta ở trong hàng ngũ để leo lên cấp cao nhất trong đảng cộng sản? Phải chăng việc điều tra lý lịch của chính các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc thật sự tồi tệ?
Nhưng có lẽ đầu óc tôi đã nghĩ vớ vẫn rồi. Có lẽ có quá nhiều sự suy diễn để ám chỉ toàn bộ đảng cộng sản cho hành động của một người đàn ông, hay là như vậy?
Nếu các tin đồn kia là đúng sự thật, thì đảng có phạm tội thiếu sót? Nếu các tin đồn liên quan đến ông Bạc và vợ ông có phần nào sự thật, thì tại sao đảng lại đợi đến lúc ông ta có nhiều quyền hành như thế mới chịu ra tay hành động? Vì sao họ lại bảo vệ một người đàn ông có gia đình liên quan đến cả chục vụ giết người?
Nhưng dĩ nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự thật – tất cả sự thật – là do, nếu Trung Quốc có giỏi về bất cứ điều gì, thì điều mà họ giỏi đó là giữ bí mật… ít nhất khi thuận tiện để cho đảng làm như vậy.
Tài liệu tham khảo:
(1) Triệu Tử Dương đã bị đối xử giống như người thường sau vụ thảm sát Tianenman mặc dù ông nổi tiếng trong sạch và đại diện cho dân chủ. Đọc: Tù nhân của Chính phủ: Hồi ký bí mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương, để có một hình ảnh rõ ràng về Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động như thế nào.
(2) NY Times
(3) GoldSea.com
(4) (5) Yahoo News
(6) (7) ChariWeb.com
(8) USA Today
(9) (10) TSW – Cách mạng Văn hóa Trung Quốc
(11) Tibet.net
(12) Guardian
(13) Guardian
(14) Daylife
Tác giả: WC là công dân Mỹ, hiện đang sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông cung cấp cho độc giả trang Top Secret Writers nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề quốc tế, văn hóa và thương mại. Ông có 55 bài viết ở trang này.
Nguồn: Top Secret Writers

48 ngày kinh hoàng của những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ


Dân Việt
-
“Trong 14 lần tra hỏi, họ đã đánh và chích điện tôi đến 60 lần” – anh Lớn nghẹn ngào kể. Con của anh Lê Lớn bức xúc: Sau khi bị bắt 3 ngày, họ bắt 10 ngư dân tàu chúng tôi đi dọn phân.
Vào lúc 1 giờ 30 sáng 22.4, tàu cá Ng-66074 đưa 21 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị Trung Quốc bắt giam cập cảng Lý Sơn trong niềm vui vỡ òa của gia đình và người dân đất đảo.
2 tháng sút 7kg

Ngay khi bước chân lên đảo, 21 ngư dân đã được UBND huyện Lý Sơn tổ chức gặp mặt, động viên, thăm hỏi sức khỏe.
21 ngư dân này đi trên 2 tàu cá, gồm tàu Qng – 66074 (có 11 ngư dân, do anh Trần Hiền, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, làm thuyền trưởng) và tàu Qng – 66101 (có 10 ngư dân, do ông Lê Vinh làm chủ tàu). 2 tàu đều bị tàu Trung Quốc bắt cùng ngày 3.3 và 21 ngư dân trên 2 tàu đều bị giam cùng một chỗ.
Thuyền trưởng Trần Hiền nhớ lại giây phút kinh hoàng 48 ngày trước:
“Vào 15 giờ ngày 3.3, tàu tôi đang chạy ở toạ độ 16 độ 45 vĩ Bắc – 112 độ kinh Đông trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam) thì tàu kiểm ngư 306 của Trung Quốc xuất hiện đuổi theo. Cách tàu tôi chừng 300m, tàu kiểm ngư Trung Quốc cho ca nô lao tới, áp sát tàu tôi.
3 lính Trung Quốc leo lên tàu dùng dùi cui lùa 11 ngư dân trên tàu lên mũi tàu. Họ điều khiển tàu về đảo Phú Lâm, rồi đưa 11 người chúng tôi lên nhốt trong một căn phòng chật chội. Tại đây, tôi thấy có 10 ngư dân của tàu cá QNg- 66101 vừa bị bắt vào buổi sáng (9 giờ).
Theo anh Hiền, 21 ngư dân bị giam giữ trong một căn phòng rộng chừng 40m2. Ăn uống thiếu thốn nên sức khỏe của các ngư dân đều giảm sút. Mỗi bữa một người chỉ được 1 chén cơm.
“Sau hơn 48 ngày mà tôi bị sút tới 7kg” – thuyền trưởng Trần Hiền cho biết.
Những ngư dân trẻ do ăn không no nên bị đói xỉu. “Nhiều hôm tui chỉ ăn nửa chén cơm, còn nửa chén nhường lại cho con là Bùi Văn Lan” – ngư dân Bùi Thu (tàu Qng – 66074) ứa nước mắt.
Dù ăn uống, sinh hoạt khổ sở, nhưng 21 ngư dân đều động viên nhau cố gắng vượt qua, chờ mong ngày trở về sum họp với gia đình, người thân.
Mất sạch tài sản
Tối 12.3, phía Trung Quốc cho anh Hiền gọi điện thoại về báo với gia đình là tàu đã bị bắt, gia đình gửi tiền chuộc 70.000 nhân dân tệ. Đến ngày 17.3, họ lại bắt anh Hiền điện về hối thúc gia đình nộp tiền chuộc.
“Từ khi bị bắt đến lúc được thả về, họ tra hỏi tôi đến 8 lần. Trong các lần tra hỏi, họ đều bịt mặt chúng tôi” – anh Hiền kể.
Trong 2 tàu bị bắt, tàu anh Hiền được cho về, còn tàu Qng – 66101 vẫn bị giữ lại. “Tàu cho về, nhưng ngư lưới cụ, máy dò cá, định vị, dầu… trên tàu, Trung Quốc lấy sạch, thiệt hại trên 240 triệu đồng. Đó là chưa kể 5 tấn cá đánh bắt được cũng bị lấy sạch”- Trần Hiền than thở.
“Anh em chúng tôi đang trắng tay. Chúng tôi tha thiết được sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, Nhà nước… để đóng lại tàu, mua sắm ngư lưới cụ mà ra Hoàng Sa đánh bắt lại”, anh Lê Lớn nói.
Các ngư dân trên tàu QNg – 66101 của chủ tàu Lê Vinh cho hay, họ bị tàu kiểm ngư Trung Quốc bắt tại toạ độ 17 vĩ Bắc – 112 14 kinh Đông, trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam). Ngư dân Lê Lớn (SN 1972) cho biết, anh chịu đòn thay cho thuyền trưởng (thuyền trưởng tàu này không có trong chuyến đi).
Trong 48 ngày bị giam giữ, họ tra hỏi anh Lớn tới 14 lần. “Trong 14 lần tra hỏi, họ đã đánh và chích điện tôi đến 60 lần” – anh Lớn nghẹn ngào kể lại.
Ngư dân Lê Văn Vương (con của anh Lê Lớn) bức xúc: Sau khi bị bắt 3 ngày, họ bắt 10 ngư dân tàu chúng tôi đi dọn phân. Ngư dân Nguyễn Dư trong lúc dọn phân đã bị dị ứng, nổi màu đỏ khắp người. Mùi hôi thối không chịu nổi.
Theo anh Lê Lớn, Trung Quốc đã thu tàu, 2.000 lít dầu, 1 máy định vị, 1 máy dò…, làm thiệt hại trên 600 triệu đồng. Phía Trung Quốc cũng thu 2,5 tấn cá và hải sâm mà tàu đánh bắt được, trị giá khoảng 300 triệu đồng.
Theo DÂN VIỆT