‘Mâu thuẫn’ trong cách đối xử của Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Một vị tướng lão thành của Việt Nam cho rằng chính quyền Hà
Nội đã cho thấy sự mâu thuẫn khi tổ chức tang lễ rất trang trọng cho
Tướng Giáp nhưng không lắng nghe ý kiến của ông khi chiến lược gia quân
sự tự học này còn sống.
Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng nhiều lần có cơ hội
trò chuyện với Tướng Giáp, cho VOA Việt Ngữ biết rằng nhiều đề nghị của
Tướng Giáp đối với nhà nước đã không được hồi đáp.
Ông Vĩnh nói: “Bây giờ thì người ta tổ chức tang lễ của Đại tướng rất
là long trọng nhưng mà khi Đại tướng còn đang sống và tỉnh táo, Đại
tướng đề nghị không phá Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại tướng đề nghị
không khai thác bauxite Tây Nguyên, và không sáp nhập cả tỉnh Hà Đông
nông nghiệp vào thủ đô Hà Nội hiện đại nhưng mà đều không được chấp nhận
và không được phản hồi. Tôi thấy đấy là những mâu thuẫn với nhau”.
Truyền thông nhà nước Việt Nam đã loan tải rất nhiều bài viết ca ngợi
công lao của Tướng Giáp, nhưng người ta không thấy họ đề cập gì tới
những trăn trở lúc cuối đời của vị danh tướng này như ông Vĩnh đề cập.
Bây giờ thì người ta tổ chức tang lễ của Đại tướng rất là long
trọng nhưng mà khi Đại tướng còn đang sống và tỉnh táo, Đại tướng đề
nghị không phá Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại tướng đề nghị không khai
thác bauxite Tây Nguyên, và không sáp nhập cả tỉnh Hà Đông nông nghiệp
vào thủ đô Hà Nội hiện đại nhưng mà đều không được chấp nhận và không
được phản hồi. Tôi thấy đấy là những mâu thuẫn với nhau.
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh nói.
Hồi năm 2009, ông Giáp đã nhiều lần gửi thư lên các cấp cao nhất của
Việt Nam, kêu gọi ‘dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên’ vì đó
là ‘vấn đề hết sức hệ trọng có tác động lớn đến môi trường sinh thái,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng và đến vấn đề phát triển
ổn định, bền vững của đất nước’. Tuy nhiên, sau đó dự án vẫn được tiến
hành.
Tin tức cho hay, hàng nghìn người vẫn xếp hàng để được vào viếng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia của ông ở Hà Nội.
Thân nhân của Tướng Giáp mới cho biết trên trang Facebook chính thức
rằng gia đình rất ‘cảm động trước tấm lòng của người dân’ ở mọi nơi.
Ông Vĩnh, người từng giữ chức đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc hồi đầu
thập niên 80, cho rằng sự thương tiếc của nhiều người dân ‘chứng tỏ rằng
nhân dân người ta kính trọng và hâm mộ Tướng Giáp hơn tất cả mọi người,
trừ Chủ tịch Hồ Chí Minh’.
Ông nói: “Đại tướng để lại tinh thần độc lập, tự do, tinh thần bất
khuất và đồng thời là tinh thần yêu nước cực độ. Điều đó phù hợp với
nguyện vọng của toàn dân Việt Nam cho nên nhân dân Việt Nam người ta
ngưỡng mộ, người ta khâm phục và kính yêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Trong lúc người dân tỏ lòng tôn kính Tướng Giáp, ông Vĩnh cho rằng
giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay lại ‘không học hỏi tinh thần của Tướng
Giáp’.
Ông nói: “Theo tôi thì các vị [lãnh đạo] hiện nay không học hỏi Đại
tướng Võ Nguyên Giáp bởi vì Trung Quốc liên tục xâm chiếm biển Đông và
đòi gần hết biển Đông là của họ một cách vô lý mà nhà nước chúng tôi vẫn
cứ nói rằng là [quan hệ] hữu nghị, tôn trọng 16 chữ vàng với 4 tốt”.
Theo tôi thì các vị [lãnh đạo] hiện nay không học hỏi Đại tướng Võ
Nguyên Giáp bởi vì Trung Quốc liên tục xâm chiếm biển Đông và đòi gần
hết biển Đông là của họ một cách vô lý mà nhà nước chúng tôi vẫn cứ nói
rằng là [quan hệ] hữu nghị, tôn trọng 16 chữ vàng với 4 tốt.
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh nói.
Về vấn đề liên quan tới nơi an nghỉ cuối cùng của Tướng Giáp, ông
Vĩnh cho biết gia đình bày tỏ ý nguyện, chứ không phải nhà nước chọn nơi
mai táng cho Tướng Giáp.
Gần đây một số ý kiến cho rằng nên thay tượng Lê Nin trên một con phố
ở Hà Nội bằng tượng Tướng Giáp. Ông Vĩnh cho rằng ‘không cần thiết phải
làm việc đó’.
Ông nói: “Tôi cho rằng là cái việc đó là việc lịch sử. Lenin không có
tội, không có tội gì đối với nhân dân Việt Nam cả. Tôi đồng ý việc phải
xây tượng đài cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng mà ở một vườn hoa
khác”.
Tang lễ cấp nhà nước sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12/10, và
một ngày sau đó linh cữu của Tướng Giáp sẽ được đưa bằng máy bay về chôn
cất tại quê hương ông.
Con gái của Tướng Giáp, bà Võ Hạnh Phúc, được báo chí trong nước
trích lời nói rằng việc tìm nơi chôn cất cha bà đã được tiến hành từ
cuối thập niên 90, và cuối cùng gia đình đã chọn Vũng Chùa – Đảo Yến
thuộc Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
THEO VOA
Nhận định kết quả Hội nghị Trung ương 8
Một nhà quan sát chính trị ở trong nước nhận xét Hội nghị
Trung ương của Đảng Cộng sản vừa kết thúc không nhìn thẳng vào “khủng
hoảng toàn diện” ở Việt Nam hiện nay.
Từ Hà Nội, Đại tá Lê Hồng Hà, Cựu chánh văn phòng Bộ Công an, phê
phán Hội nghị Trung ương 8, bế mạc hôm 9/10, không ra chỉ dấu thay đổi
gì về đường lối chung.
Ông nói với BBC hôm 10/10, một ngày sau khi Đảng Cộng sản đưa ra quan
ngại thường xuyên về “diễn biến hòa bình” trong diễn văn bế mạc của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Việt Nam hai ba năm vừa qua, đang rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn
diện về kinh tế, về chính trị, về xã hội, về tư tưởng, về lý luận.”
“Con đường cứ nhất định phải đưa đất nước Việt Nam xây dựng Chủ nghĩa xã hội là không đúng.”
Ông Hồng Hà nhận xét Đảng Cộng sản đã “nói qua qua, sơ sơ, luồn lách để nói là tình hình vẫn tiến triển tốt.”
Cựu chánh văn phòng của ngành công an cũng nói còn có hai vấn đề khác mà ông cho là “không được hay lắm” từ hội nghị vừa qua.
Đó là chuyện Đảng “chỉ đạo Quốc hội” thông qua Hiến pháp ở dạng như
hiện nay cho dù nhiều nhân sỹ, trí thức đã phản đối chuyện giữ nguyên
Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng cũng như vai trò chủ đạo của doanh nghiệp
nhà nước bên cạnh sở hữu toàn dân về đất đai.
Thông cáo của Đảng Cộng sản nói Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp lần này “cơ
bản đã được hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng
được mục tiêu, yêu cầu đề ra”.
Quốc hội được yêu cầu “khẩn trương tiếp thu ý kiến của Trung ương,
hoàn thiện toàn văn Dự thảo, trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp
thứ 6”.
Chuẩn bị Đại hội XII
Thông cáo chính thức nói Hội nghị Trung ương 8 đã “thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào Dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng”.
Ngoài ra, cũng có loan báo để chuẩn bị cho Đại hội Đảng XII, 5 tiểu ban được thành lập, trong đó có Tiểu ban Nhân sự.
Theo giới quan sát, người nào sẽ nắm tiểu ban này sẽ có ảnh hưởng lớn
tác động đến việc chọn các ứng viên cấp cao tại Đại hội năm 2016.
Ông Hồng Hà cho rằng uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang
càng “giảm sút” khi không thực hiện được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với
lãnh đạo Đảng tại Hội nghị Trung ương 8, mặc dù mấy tháng trước, ông
Trọng nói việc này sẽ được tiến hành.
Cũng theo ông Hồng Hà, dường như Tổng Bí thư đã đề nghị Bí thư Thành
ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị là người sẽ thay thế ông tại Đại hội kỳ sau.
Nhưng đề nghị này chỉ mang tính “gợi ý”, chứ chưa có ý kiến chính thức
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương hồi tháng Năm, hai trưởng ban nội chính và
kinh tế trung ương, mặc dù được dự đoán có tiêu chuẩn vào Bộ Chính trị,
đã bị Ban Chấp hành Trung ương bác bỏ.
Trong khi đó, các nguồn tin khác cho BBC biết trước khi Hội nghị
Trung ương 8 diễn ra, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã quyết định sẽ chưa
thông qua danh sách ứng cử viên bốn vị trí quan trọng nhất (Chủ tịch
nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng) và danh sách dự kiến
nhân sự ở Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Ngay cả danh sách những người đã được cử đi học lớp bồi dưỡng dự
nguồn cán bộ cao cấp còn bị nhiều người trong Ban Chấp hành Trung ương
“chê là chất lượng kém”, theo một nguồn giấu tên.
Người này nói một số lượng các ứng viên khác từ các địa phương sẽ còn được giới thiệu thêm.
Trong năm nay đã có hai khóa bồi dưỡng những người đang đảm nhiệm
hoặc được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan
Trung ương và cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
Thời gian gần đây có nhiều thông tin đồn đoán về các chức vụ lãnh đạo cao cấp vào năm 2016.
Nhưng những diễn biến mới nhất cho thấy Đảng vẫn còn đang tìm các ứng viên, đặc biệt liên quan bốn chức vụ cao nhất.
THEO BBC
Đúng là bậc Thánh nhân!
Người ra đi nhưng đã làm cho
cả dân tộc xích lại gần nhau và nâng cao tính tự tôn. Chỉ có bậc Thánh
nhân mới có thể làm được điều đó.
Từ xưa, người ta đã nói chỉ có bậc Thánh nhân mới có thể cảm hóa được mọi người.
Trong chiết tự chữ Thánh thì trên chữ Vương là “vua” là chữ “nhĩ” và
chữ “khẩu” – nghĩa là Thánh còn hơn cả vua là biết nghe và có lời nói để
dân theo. Xưa nay, vua thì nhiều lắm nhưng có mấy ai được nhân dân tôn
là “Thánh”.
Ngày nay lãnh đạo thì cũng có nhiều, nhưng lãnh tụ thì xem ra ngày càng hiếm và bậc Thánh nhân thì lại càng ít.
Trong lịch sử, đã có nhiều sự ra đi của một cá nhân mà tác động đến cả xã hội.
Nhưng những người mà sự ra đi làm cho cả dân tộc xích lại gần nhau,
làm cho mỗi người đều cảm thấy rằng mình cần phải sống tử tế hơn để
không làm buồn lòng người đã mất, thì lịch sử cận đại Việt Nam chỉ có
hai người là Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong những ngày này ở Hà Nội, dòng người tưởng như bất tận lặng lẽ chờ đợi đến lượt vào viếng Đại tướng.
Để được bái biệt Đại tướng, nhiều người đã đi từ 2, 3 giờ sáng, nhiều
người đứng hàng tiếng đồng hồ dưới cái nắng gay gắt… Đến tiễn biệt Đại
tướng, có từ các cháu chưa đến tuổi cắp sách tới trường tới các cụ già
sắp gần đất xa trời.
Các đội viên thanh niên tình nguyện đưa từng cốc nước cho các cụ, các
ông, các bà, rồi đi phát mũ tai bèo, quạt giấy cho mọi người; mang bánh
mỳ đến đãi bà con. Và một cảnh tượng thật kỳ lạ, ấy là những người đã
viếng Đại tướng xong, khi quay ra, thì để lại chiếc quạt cho người sau
che nắng…
Dòng người đến viếng Đại tướng mà không ai bảo ai, không phải có vận
động, chỉ định đi viếng… Mọi người đến viếng Đại tướng bằng tất cả tấm
lòng kính yêu của mình.
Dòng người viếng Đại tướng không chen lấn, xô đẩy, không ồn ào…
Quả thực đây là cảnh tượng rất hiếm có ở Hà Nội, đặc biệt là từ khi
chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng đất nước.
Bao nhiêu năm qua, người Hà Nội có thói quen rất xấu là chen lấn, xô
đẩy, coi nhờn luật pháp… Cái nếp rất xấu này có từ thời bao cấp, và “di
chứng” của nó vẫn còn đến bây giờ, căn bệnh “chen lấn” này xem ra lại
ngày càng trầm trọng.
Tiếng là “người Hà Nội thanh lịch” nhưng rõ ràng trật tự giao thông
của Hà Nội xếp vào loại kém nhất cả nước, trật tự đô thị cũng vào nhóm
bét nhất nước, thanh thiếu niên chửi càn, chửi bậy, hỗn láo có lẽ cũng
nhiều nhất cả nước…
Người ta cứ nói Hà Nội thanh lịch, nhưng điều đó đã là xa vời lắm rồi. Buồn thế đấy!
Ấy vậy mà từ hôm Đại tướng mất, trật tự giao thông ở Hà Nội bỗng
nhiên tốt hơn hẳn: Số vụ tai nạn giao thông giảm đến 2/3, các vụ việc
liên quan đến trật tự an toàn xã hội và phạm pháp hình sự cũng giảm đáng
kể.
Người ta nhận thấy rằng, bỗng dưng người Hà Nội lại tử tế hơn, điềm tĩnh hơn.
Thế mới biết, sức cảm hóa của Đại tướng to lớn đến nhường nào.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm khu Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên
Phủ tại Mường Phăng lần đầu tiên sau 40 năm. Ảnh: Catherine Karnow.
Mấy năm nay, sức khỏe Đại tướng yếu dần theo quy luật Sinh – Lão –
Bệnh – Tử. Biết Đại tướng yếu, và cứ mỗi dịp đến ngày lễ, khi nhắc đến
Đại tướng, ai cũng cầu mong cho Đại tướng sống lâu muôn tuổi.
Nhiều năm nay, Đại tướng vẫn là chỗ dựa tinh thần cho quân và dân ta.
Đại tướng mất, nước nhà mất đi một cây cột cái, còn lực lượng vũ trang mất đi người Anh Cả.
Từ lâu nay, chúng ta luôn nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Người Cha của
các lực lượng vũ trang”, còn Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là “người Anh Cả”.
Cha ông ta có câu rằng “Làm anh khó lắm ai ơi”. Bây giờ càng ngẫm, càng
thấy sao mà đúng thế và Đại tướng đúng là người Anh Cả.
Với một cá nhân, có lẽ chỉ khi người đó về cõi vĩnh hằng mới đánh giá
được một cách chính xác nhất công lao, đức độ và tầm ảnh hưởng của một
cá nhân đối với dân tộc.
Có rất nhiều người giỏi, có những đóng góp to lớn cho đất nước, cho
dân tộc, nhưng họ chỉ là những nhà lãnh đạo giỏi, chứ không phải là lãnh
tụ, và càng không được người dân phong Thánh trong lòng mình.
Người dân thể hiện lòng kính yêu Đại tướng không chỉ là kính yêu một
con người vĩ đại, có tài năng thiên bẩm, có công lao to lớn đối với đất
nước, dân tộc, mà vượt lên tất cả là kính yêu một nhân cách lớn và một
con người có đức độ hiếm có.
Trong những ngày này, nhiều tờ
báo cũng đã nói về một số năm tháng Đại tướng không được như ý, đặc biệt
là giai đoạn Đại tướng được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa
gia đình. Thời ấy, cũng đã có câu vè chua chát về việc này.
Ngày ấy, tôi là người lính, nhưng không thể hiểu nổi tại sao một vị
Đại tướng cầm quân tên tuổi lẫy lừng khắp năm châu và ở đâu cũng nói đến
cụm từ “Việt Nam – Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp” nay lại phải đi làm
một công việc mà không thể nói rằng xứng với một Đại tướng.
Nói công việc ấy “tầm thường” thì cũng chẳng phải, nhưng giao công
việc ấy cho một Đại tướng thì thật là “xem ra ngậm đắng nuốt cay thế
nào”?
Xưa có câu “điểu tận cung tàng” nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó,
và vận vào công việc mới của Đại tướng ngày ấy mới thấy đúng làm sao.
Vậy mà, Đại tướng vẫn lao vào công việc với tất cả trách nhiệm của mình.
Trong tâm niệm của Đại tướng luôn luôn có lời dạy của Bác Hồ: “Nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua…” và phải biết “Dĩ công
vi thượng”. Ngày xưa, khi cầm quân đánh giặc, Đại tướng đã theo lời dạy
này và bây giờ khi sang một công việc không liên quan gì đến binh
nghiệp nữa, Đại tướng vẫn thực hiện theo đúng lời dạy của Bác.
Lại nữa, vào năm 1984, khi Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ,
chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không mời Đại tướng lên Điện Biên dự
lễ kỷ niệm. Đại tướng phải lên thăm lại chiến trường xưa và bà con Tây
Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo tuyên truyền về Chiến
thắng Điện Biên, người ta còn “ngại” không dám nói về vai trò của Đại
tướng…
Có một thời kỳ, khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn hoang, với lá
cây rụng đầy, ít người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu phong.
Không thể nói rằng những năm tháng đó đối với Đại tướng là “thoải
mái”, và càng không thể nói rằng công việc mới mà Đại tướng được giao là
vừa ý đối với Người… Nhưng tuyệt nhiên không có nửa lời bất đắc chí,
không có một lời than thân, trách phận, không có nửa lời trách cứ… Thế
mới biết, sức chịu đựng của Đại tướng thật phi thường và đúng là chỉ có
bậc Thánh nhân mới chịu được như thế.
Trong những năm tháng ấy, Đại tướng đã tập Thiền. Nhưng nếu như ai đó
tập tu Thiền để trốn tránh sự đời, thì Đại tướng tập Thiền là để giữ
cho tâm tỉnh táo, tập trung, nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng và trau dồi
tấm lòng nhân đạo, biết mình là ai và ở đâu.
Trong bối cảnh kinh tế nước nhà đang có những khó khăn, lòng dân đang
ly tán, niềm tin của người dân vào Đảng giảm sút, những nguy cơ liên
quan đến sự tồn vong của Đảng đã được nhìn nhận… Nhưng người dân vẫn
đoàn kết một lòng xung quanh Đại tướng.
Người ra đi nhưng đã làm cho cả dân tộc xích lại gần nhau và nâng cao tính tự tôn.
Chỉ có bậc Thánh nhân mới có thể làm được điều đó.
Nhiều năm nay, Đảng ta đã mở cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động đã có những tác động tích cực,
dù còn rất khiêm tốn vào xã hội.
Và bây giờ chúng ta đã thấy sức cảm hóa của Đại tướng lớn đến chừng nào, tài năng và đức độ của Đại tướng vĩ đại đến như vậy.
Nên chăng, phải thêm vào là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp”?!
THEO Nguyễn Như Phong/ PETROTIMES
Thời gian ‘chịu đựng’ của Tướng Giáp
Tại Việt Nam sau vài ngày có nhiều bài tập trung vào
các chiến tích quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(1911-2013), nay bắt đầu có các bài viết trên báo chí nói về
giai đoạn ông bị thất sủng.
Trên trang PetroTimes, bài mới nhất của Đại tá nhà báo Nguyễn Như Phong thuộc ngành công an nói về
“một
số năm tháng Đại tướng không được như ý, đặc biệt là giai đoạn Đại
tướng được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.”
Tác giả nhắc lại rằng “thời ấy, cũng đã có câu vè chua chát về việc này”.
Đại tá Phong còn bình luận:
“Xưa có câu ‘điểu tận cung tàng’ nghĩa là chim hết thì cung bị xếp
xó, và vận vào công việc mới của Đại tướng ngày ấy mới thấy đúng làm
sao”.
“Lại nữa, vào năm 1984, khi Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ,
chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không mời Đại tướng lên Điện Biên dự
lễ kỷ niệm,”
“Đại tướng phải lên thăm lại chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với
tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo tuyên truyền về Chiến thắng Điện
Biên, người ta còn “ngại” không dám nói về vai trò của Đại tướng…”
Nhà báo Nguyễn Như Phong cũng nhắc lại rằng “có một thời kỳ,
khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn hoang, với lá cây rụng đầy, ít
người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu phong”.
Một giai đoạn khác
Các nhà nghiên cứu bên ngoài đã viết nhiều về thời gian quan
điểm của Tướng Giáp không được các lãnh đạo toàn quyền như
Tổng Bí thư Lê Duẩn, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Lê Đức
Thọ chấp nhận.
Nhưng tại Việt Nam, các bài viết chính thống vẫn chỉ nhằm nêu bật các điểm son trong sự nghiệp của ông Giáp.
Nay, một số cây viết bắt đầu nhắc đến những giai đoạn này.
Chẳng hạn, từ tháng 1 năm 1980, Tướng Giáp không còn làm Bộ
trưởng Quốc phòng dù vẫn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh mô tả tâm lý người dân quê Tướng Giáp giai đoạn này trên trang giaoduc.net:
“Ngày ông không còn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, người Quảng Bình
buồn, có người lặn lội ra Hà Nội gặp ông để hỏi cho ra mọi nhẽ “Vì sao
Bác lại bị thôi chức?” “Vì sao Bác nghỉ” – “Vì sao Bác không có ý
kiến?”. Đó là sự thật.”
“ Và ông mỉm cười hiền từ: “Mình vẫn đang làm việc cho cách mạng đấy chứ. Bác Hồ nói, Dĩ công vi thượng”.
Nhưng các cây bút này cũng nhấn mạnh về tính chịu đựng cao của vị tướng có chiến công lừng lẫy.
Ông Nguyễn Như Phong viết:
“Không thể nói rằng những năm tháng đó đối với Đại tướng là “thoải
mái”, và càng không thể nói rằng công việc mới mà Đại tướng được giao là
vừa ý đối với Người…
“Nhưng tuyệt nhiên không có nửa lời bất đắc chí, không có một lời
than thân, trách phận, không có nửa lời trách cứ… Thế mới biết, sức chịu
đựng của Đại tướng thật phi thường và đúng là chỉ có bậc Thánh nhân mới
chịu được như thế.”
Một số nhà nghiên cứu cho rằng lãnh tụ Lê Duẩn không tin tưởng Tướng Giáp
Còn ông Nguyễn Quang Vinh chi sẻ cái nhìn từ góc độ một người Quảng Bình:
“Để làm được thế, như ông, có một chữ NHẪN, nhẫn mà không hạ mình,
nhẫn mà không hèn, nhẫn không cho cá nhân mình mà cho cả giang sơn.”
Dù đa số các bài báo vẫn tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, dùng cả từ ‘Người’ chữ viết Hoa vốn thường dùng
cho cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số bài báo cũng nhắc đến
các chi tiết ‘thật’ hơn về Tướng Giáp.
Chẳng hạn như chuyện ông không có tài diễn thuyết như Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Lê Trọng Tấn hay ăn nói hấp
dẫn kiểu bình dân như Thượng tướng Đinh Đức Thiện.
Bài của tác giả Đỗ Tuyết, cũng trên giaoduc.net có viết:
“Viết đến đây, tôi lại nhớ chuyện vài người viết rằng Cụ không phải
người hùng biện. Cụ có thể nói rất sắc sảo, khi cần. Nhưng Cụ đâu có cần
thành người hùng biện,”
“Các vị Đại Tướng thực thụ trong lịch sử ít khi giỏi khoa hùng biện. Họ nhường cho người khác cái tài này.”
Riêng về giai đoạn gây ra bàn tán trong sự nghiệp của Tướng
Giáp là làm Phó Thủ tướng kiêm phụ trách mảng dân số, kế hoạch
hóa gia đình, báo Lao Động có đăng bài kể lại lời người thư ký
của ông, Đại tá Nguyễn Văn Huyên như sau:
“Sự thực là thế này, thời đó Thủ tướng Chính phủ là anh Phạm Văn
Đồng. Trong một buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn
đề ‘Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng Dân số, kế hoạch hóa gia đình, nay
anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật, thì có lẽ anh Văn phụ trách
luôn về Dân số – kế hoạch hóa gia đình?’.
“Tất cả chỉ có thế, không có bất kỳ quyết định nào về việc này, không
có phân công công tác… Tôi cũng biết sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu,
chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe được dù không thấy anh nói
gì với tôi,” theo Đại tá Huyên kể lại.
Chữ ‘Nhẫn’
Cũng trong ngày 10/10, Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho đăng bài “Chữ nhẫn của đại tướng” của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Ông Doanh nhắc lại những thăng trầm trong đời Tướng Giáp.
“ Trong chiến dịch Quảng Trị 1972, ý kiến của ông về chiến lược và
chiến thuật bị bác bỏ. Tổn thất to lớn trong chiến dịch Quảng Trị là một
bài học đau xót.”
“Năm 1982, ông được cử làm Phó thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật
và Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, những lĩnh vực rất xa lạ với
cuộc đời binh nghiệp của ông.”
Tác giả nói tiếp: “Nhưng, việc nào ông cũng làm một cách rất nghiêm
túc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Những đóng góp của ông về chính
sách khoa học – công nghệ được tất cả nhà khoa học ghi nhận.”
Tiến sĩ Doanh cũng thừa nhận: “Ông đã trải qua nhiều thử thách vô cùng khó khăn, bất ngờ.”
“Trong tất cả những trường hợp đó, ông luôn thể hiện thái độ rất bình
tĩnh, tự tin, gương mẫu thực hiện đúng kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích
của dân tộc và đất nước lên trên hết.”
“Trong suốt thời gian dài được biết ông, làm việc, trao đổi về rất
nhiều lĩnh vực, tôi chưa bao giờ nghe ông than phiền một lời nào về anh
A, anh B hay về cách đối xử đối với cá nhân mình.”
THEO BBC
Tướng Giáp, ngôi sao vằng vặc đã lặn, và những người còn lại?
Tướng Giáp thọ đến 103 tuổi, cũng là tuổi thọ rất ít người Việt Nam đạt
tới. Nhưng tuổi thọ của ông kết thúc bằng sự ra đi vĩnh viễn thì lại
khắc sâu sự đột ngột, sự nuối tiếc, sự ràng buộc và tấm gương của ông
làm mọi tầng nhân dân cả trong nước và trên thế giới trào lên niềm xúc
động chân thành, sự thương nhớ khôn nguôi.
Hiện tại, người dân Việt Nam nói chung đang đứng trước những thử thách
vô cùng lớn lao khi vận mênh của toàn dân tộc đang năm trong tay "toàn
trị" và họ đang cố công tìm cách xây dựng một thế chế dân chủ phù hợp sự
tiến triển của thời đại. Họ bận làm bận ăn, bận lo con cái gia đình,
không có nhiều thì giờ "xuống đường" hoặc tham gia hội họp.
Ở quê tôi, triệu tập được một cuộc họp dân vô cùng khó khăn. Chắc chắn ở
Hà Nội và nhiều thành phố khác cũng vậy Nhưng trước sự ra đi của Tướng
Giáp, ánh hào quang của tài trí đức độ của Người tạo nên một lực hút vô
cùng to lớn. Không có một ai đứng ra tổ chức, không có một người cầm cờ,
không ai ra chỉ thị, không ai "tăng cường vận động", "tăng cường lãnh
đạo" mà mấy ngày qua, trên đường phố mang tên Hoàng Diệu dân đến nhà
riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dòng người đủ cả nam phụ lão ấu, người
trí thức, anh xe ôm, cháu sinh viên học sinh, đồng chí cựu chiến binh,
bà con bán hàng rong, ông cụ bán hàng nước hè phố...không ai bảo ai,
không tổ chức nào tổ chức, đã rồng rắn ngày đêm, người mang hoa, người
cầm nắm hương, người mang theo nhạc cụ, người mang theo bài thơ, lặng
lẽ, lặng lẽ nối đuôi nhau trong im lặng, trong tiếng nấc nghẹn ngào,
trong nước mắt tuôn trào.
Người dân muốn bày tỏ lòng mình chỉ còn một cách đến nhà riêng thắp
hương tưởng nhớ đến vị Tướng của nhân dân. Sức hấp dẫn thần kỳ nào đã
quy tụ hàng nghìn, hàng vạn người dân đau xót vĩnh biệt Người, dù gần
như tất cả đều không quan hệ họ hàng máu mủ gì với Ông. Có người đã thức
giấc từ nửa đêm để rồi ba giờ sáng đã có mặt trên đường Hoàng Diệu hòa
vào dòng người tưởng như bất tận vào viếng vị Tướng của nhân dân.
Đây là một điều không bình thường, trong sự bình thường của nhân dân.
"Nghĩa tử là nghĩa tận" Nhưng nghĩa từ đối với từng nhân vật khác nhau.
Nhân đây, tôi chợt nhớ đến hồi Bác Hồ ra đi. Ngày 1 tháng 9- năm 1969,
tôi được Thủ trưởng cơ quan giao nhiệm vụ lên Tân Trào, nơi Bác chủ trì
đại hội quốc dân dẫn đến cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, để viết
bài về Bác. Mưa rất to. Chúng tôi gồm hai người, tôi và anh Đức Như,
phóng viên nhiếp ảnh, dùng xe mô tô cơ quan lên Tân Trào. Đến Tỉnh ủy
Tuyên Quang trời gần sáng, chúng tôi được Văn phòng tỉnh ủy điều cho một
xe com-măng-ca lên Tân Trào và chứng kiến gần như cả làng Tân Trào đều
khóc Bác, mặc dù chưa có thông báo chính thức. Vấn đề là Cụ Hồ đã ở đây,
cụ Hồ lãnh tụ của Đảng, của dân tộc đã về Hà Nội đọc Tuyên ngôn Độc
lập, đã lãnh đạo đất nước chiến thắng hai đế quốc to...
Và đến ngày 10-9, mấy vạn, có thể là mấy chục vạn người Hà Nội đổ về
Quảng trường Ba Đình truy điệu bác Hồ trong ngập tràn nước mắt tiếc
thương...Mấy hôm nay, trên đường Hoàng Diệu và trong khuôn viên Nhà
riêng Tướng Giáp, hàng nghìn, hàng vạn nhân dân, nam phụ lão ấu, đến
dâng hương tưởng niệm, kính viếng người hiền tài của lịch sử ! Đó là
lòng dân. Lòng dân thì không mảy may cần đến bàn tay "vận động" nào cả. Ý
chí và lòng dân là sức mạnh vô địch. Chớ có coi thường.
Lòng dân đầu công nguyên đã đi theo tiếng gọi khởi nghĩa của Hai bà
Trưng, giành độc lập cho non sông đất nước. Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Nguyễn Trãi...là những vị anh hùng dân tộc trường tồn với lịch sử
và sống mãi trong lòng nhân dân. Ngày nay, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,
Phạm văn Đồng, Võ Văn Kiệt...cũng là những người sống mãi trong lòng
nhân dân, bởi vì, các vị đã toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, thu phục
đất nước, và thu phục lòng dân. Bài học của lòng dân, của lòng tin của
dân rất đối bình thường và ai cũng biết, nhưng có phải ai cùng làm được
cũng sống được như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đâu !
Các thế hệ người Việt Nam đang sống trong những ngày quốc tang trước cái
chết vĩ đại của Đại tướng sẽ nối tiếp bước chân Đại tướng, sẽ tạo nên
sự trong sáng, sự trường tồn của nhân dân. Bác Hồ đã dạy: "Nhân dân ta
thật là vĩ đại !" Vậy thì những người còn lại sau khi trực tiếp hoặc
gián tiếp tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về cõi thiên thu ở quê hương
Quảng Bình của Người, sẽ suy nghĩ thế nào đây ? Bao giờ thì ta có đoàn
kết thật sự, bao giờ chiến thắng "quốc nạn tham nhũng", bao giờ hết quan
liêu, ức hiếp dân, để rồi có khi người nào đó về thế giới bên kia không
một ai phúng viếng, tưởng nhớ ?
Ngôi sao vằng vặc Võ Nguyên Giáp đã lặn vào vũ trụ bao la, chỉ còn lại
những người đang sống và sống như thế nào đây, trước hết là khỏi hổ thẹn
với lương tâm của chính mình !
Nguyễn Thanh Hà
Theo blog Quê Choa
The New York Sun - Một nơi rất nhỏ ở địa ngục
(The New York Sun là một tờ báo thiên hữu, thành lập vào năm 2001 như
là một tiếng nói đối lập với tờ báo thiên tả The New York Times - ND)
Các chết của Võ Nguyên Giáp, xảy ra khi Mỹ đang tính đến việc tìm cách
“chuyển hướng” sang châu Á, là một thời điểm giữa sự thật và huyền thoại
về Việt Nam. Huyền thoại - rằng Giáp, theo lời tờ Washington Post, vị
“tư lệnh quân đội và anh hùng dân tộc, người đã lãnh đạo quân đội đánh
bại người Pháp và sau đó là người Mỹ,” - chắc chắn sẽ được thêu dệt từ
tờ báo này đến tờ báo khác trong những ngày sắp đến, khi vị Tướng đi về
một nơi rất nhỏ ở Địa ngục, một cách chơi chữ để nhại lại tựa đề cuốn
sách kinh điển của Bernard Fall viết về trận chiến Điện Biên Phủ, “Địa
ngục ở một nơi rất nhỏ.”
|
Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh |
|
Điện Biên Phủ, nơi người Pháp gặp thất bại, là chiến thắng lớn nhất
trong sự nghiệp của Giáp, và chúng tai không phủ nhận điều ấy, cũng
giống như những người Pháp dũng cảm từng ở đấy. Nhưng chúng ta phủ nhận
về quan điểm rằng Giáp đã đánh bại người Mỹ. Không chỉ là vì vai trò của
ông trong cuộc chiến Đông Dương thứ hai, từ 1960 đến 1975, không quan
trọng như lần đầu. Nó còn bởi vì Quân đội Hoa Kỳ đã không thua ở Việt
Nam. Nó đã thắng thế trong cuộc chiến chống lại Quân đội Bắc Việt do
Liên Xô và Trung Quốc cộng sản hậu thuẫn cũng như lực lượng Việt Cộng.
Nó đã đánh bại quân địch ở Tết Mậu thân mà trong đó cộng sản đã sát hại
đến 6 nghìn người dân và tù binh tay không ở Huế*. Có thể Giáp là anh
hùng dân tộc đối với một số người, nhưng ông cũng đã phục vụ một chế độ
cộng sản vô lại.
Chúng ta đều biết được đến những tranh luận về sự kiện Tết Mậu thân,
rằng mặc dù nó là một thất bại về quân sự đối với những người cộng sản,
nhưng nó cũng là một chiến thắng chiến lược của họ trong chiến dịch nhằm
bẻ gãy ý chí của Mỹ. Đúng là cuộc Tổng tấn công Tết, phát động vào
tháng Giêng 1968, đã xảy ra sau chiến dịch cổ vũ hoà bình của Thượng
Nghị sĩ Eugene McCarthy, rồi việc Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố
không tái tranh cử, và việc khai mạc cuộc thương thuyết hoà bình vào
cuối năm ấy. Chúng ta không tin rằng những điều này đều nằm trong hoạch
định của Tướng Giáp, dù trong bất cứ vai trò nào khi cuộc tổng tấn công
Tết được phát động. Nó cũng không xoá bỏ được điểm chính là dù nói kiểu
nào đi nữa, Giáp chưa bao giờ đánh bại những người lính Mỹ.
Chúng ta luôn thích thú về một câu hỏi lắt léo về việc chiến tranh chấm
dứt. Khi Quốc hội thứ 94 của Hoa Kỳ cuối cùng đã cắt đứt viện trợ cho
Việt Nam tự do, có bao nhiêu lính Mỹ tham chiến còn ở đấy? Chúng ta từng
đoán là vào khoảng 100 nghìn. Hoá ra khi Quốc hội cắt đứt viện trợ cho
Việt Nam, số lính Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam là số không. Vào thời
gian bầu cử năm 1974, khi đảng Dân chủ chiếm thêm phần đa số ở Hạ viện
và rồi cuối cùng vào mùa xuân 1975, họ đã bất chấp Tổng thống Ford để
chấm dứt hậu thuẫn cho Việt Nam tự do, con số quân nhân Mỹ ở bất cứ binh
chủng nào chỉ còn lại vài chục, đa số là bảo vệ đại sứ quán.
Tờ New York Times tường thuật vào trưa nay rằng trong những năm cuối đời
của Giáp, vị tướng già đã là “một chủ nhà hiếu khách đối với những
người nước ngoại tại dinh thự riêng của ông tại Hà Nội, nơi ông đọc rất
nhiều sách báo phương Tây, thưởng thức nhạc Beethoven và Liszt, và trở
thành một nhà cải cách chuyên theo đuổi việc xây dựng chủ nghĩa xã hội
bằng việc cải cách thị trường tự do.” Tờ Times cho rằng “quan điểm của
ông đã thay đổi.” Tờ báo trích lời ông nói rằng ngày xưa thủ thách lớn
nhất của Việt Nam là “đất nước chúng tôi bị giặc ngoại xâm chiếm đóng.”
Vậy giặc là ai? Thế còn những kẻ cung cấp cái tư tưởng mà Giáp đã giúp
áp đặt lên người dân Việt Nam dưới gót giày của cộng sản thì sao? Tờ
Times nói rằng Giáp cũng đã thương tiếc cho tình hình “đói khổ và lạc
hậu” của đất nước ông. Chúng chính là thành quả chủ yếu của hệ thống
cộng sản mà Giáp đã vung gươm bảo vệ. Lý do mà cái chết của ông đáng
được lưu ý ấy là cơ hội để làm sáng tỏ điểm này. Nếu không, tại sao
chúng ta lại chuyển hướng đến châu Á và nếu chúng ta không hiểu được gì
đã xảy ra thì lần này liệu chúng ta sẽ phạm sai lầm như thế nào?
----------
*
Gần bằng ¼ số nạn nhân Ba Lan bị thảm sát ở Katyn, và gần 12 lần số
người Việt Nam bị sát hại bởi những thành phần thuộc Sư đoàn Bộ binh 23
Hoa Kỳ tại Mỹ Lai.
04.10.2013
The New York Sun
Diên Vỹ chuyển ngữ
Dân Luận
Nguồn: A Very Small Place in Hell - The New York Sun</div
Một thế hệ khủng hoảng tình yêu thương
Nếu tôi nói rằng thế hệ chúng tôi thiếu vắng tình yêu thương và không biết cách yêu thương, hẳn nhiều người sẽ phản đối.
|
Thế hệ chúng ta chỉ tràn ngập những lời tỏ tình trên Facebook. Ảnh minh họa: Internet. |
|
Thế hệ chúng tôi, mỗi ngày đều có thể lên facebook tỏ tình, nhắn tin tỏ
tình, gọi điện tỏ tình. Facebook của chúng tôi có hàng trăm bức ảnh về
những con chó, con mèo bị đối xử tệ bạc, những đứa trẻ lòi ruột, sưng
não, và bạn chỉ cần nhấn like thay cho 1 lời cầu nguyện. Dễ dàng lắm,
nếu bạn đánh game thì bạn nhấp chuột 1 phút khoảng 60 lần. Bỏ ra 1 phút
đánh game, bạn like được 60 lần. Thế hệ chúng tôi, thanh niên áo xanh đi
làm tình nguyện, hoa hậu đi làm từ thiện, nghệ sĩ đi làm từ thiện, già
trẻ lớn bé cứ rằm tháng 7 là đi chùa, làm thơ tặng mẹ, nhắc về cha nhân
ngày lễ của cha. Nhưng thế hệ chúng tôi có thật sự được yêu thương và
biết cách yêu thương hay không?
Khi ba mẹ tôi bằng tuổi chúng tôi bây giờ, đó là những năm tám mươi sau
chiến tranh, khoai sắn còn không đủ ăn, đừng nói đến cơm. Lúc đó, họ chỉ
biết cắm cúi đi làm, dốc hết sức lực để kiếm thức ăn cho năm đứa con.
Những phút giây ngồi ôm con vào lòng, thủ thỉ với con vài lời thật hiếm
hoi làm sao. Chúng tôi lớn lên với tình yêu thương thiếu thốn đó, có
chút xíu nào cũng cất giữ, nín nhịn như cây kẹo hiếm hoi có được của
ngày Tết. Không trách cha mẹ mình, nhưng chúng tôi vẫn luôn thèm những
cử chỉ yêu thương, những lời nói ngọt ngào. Ba mẹ chúng tôi, mua một cân
thịt, gói muối cũng phải đứng chầu chực, làm ruộng thì thiếu nước, bán
buôn thì khó khăn, về đến nhà còn phải quần quật nuôi heo, trồng cà, có
còn sức để lắng nghe chúng tôi đâu.
Khi chúng tôi lên trường, tình yêu thương lại càng thiếu vắng. Cô giáo
cũng nghèo, cô giáo chỉ muốn nói chuyện với người giàu, cô giáo thích
những đứa trẻ sạch sẽ, mặc áo đầm thơm mùi xà bông và biết nghe lời. Cô
giáo không ưa những đứa trẻ rách rưới, đầu có chí, tính tình nghịch như
con trai. Thầy giáo vừa đi làm vừa đi buôn, dạy xong là đạp xe ra ngoài
chợ chở khoai đi bán. Không có ai lắng nghe chúng tôi cả. Đó là chưa kể
xung quanh chúng tôi, ông hàng xóm, thầy giáo trưởng khoa của trường đại
học, lúc nào cũng nhìn chúng tôi chằm chằm, sẵn sàng lao vào sờ mó, lạm
dụng tình dục. Chúng tôi làm sao biết được có một thứ gọi là tình yêu
thương đang tồn tại.
|
Thiếu vắng tình yêu thương, chúng tôi lớn lên lầm lũi như cây cỏ. Ảnh minh họa: Internet. |
|
Và như thế, chúng tôi lớn lên lầm lũi như cây cỏ. Thế hệ chúng tôi được
cho là may mắn khi vì chúng tôi lớn lên không bị xếp hàng mua thức ăn,
không bị đi trại cải tạo, được đi học và số lần nhịn đói ít hơn hẳn.
Chúng tôi đi học, kiếm việc làm, lập gia đình, mua nhà, gửi con đi học,
đi bệnh viện chữa ung thư, chữa vô sinh. Chúng tôi học cách nín nhịn
trước bất công. Bị cô giáo chửi mắng vì làm lộ chuyện cô ăn hối lộ.
Chúng tôi im lặng. Bị chủ công ty lừa gạt, không trả tiền phát tờ rơi.
Chúng tôi im lặng. Bị sếp quát mắng. Chúng tôi im lặng. Bị mất việc sau
khi sinh con. Chúng tôi im lặng. Con đi học, bị cô giáo chèn ép. Chúng
tôi im lặng + phong bì. Bị bác sĩ bỏ mặc khi sắp ngất. Chúng tôi run rẩy
+ phong bì + năn nỉ.
Nhưng khốn nạn thay, tình yêu thương khi bị dồn nén, bị chà đạp, bị coi
rẻ lại bị biến thành bạo lực. Và rồi, chúng tôi bắt đầu quát tháo. Chúng
tôi quát tháo cấp dưới khi mình có được chút quyền hành. Chúng tôi quát
tháo con cái khi chúng đòi đi chơi mà chúng tôi thì thích đi nhậu.
Chồng quát tháo vợ, vợ quát tháo chồng. Chúng tôi ngoại tình và chúng
tôi luôn kể lể với người khác rằng vợ/ chồng chúng tôi không hiểu mình.
Vào quán ăn, chúng tôi quát phục vụ. Bước ra đường, gặp bà bán phế liệu
đi xe kềnh càng, chúng tôi quát bà bán phế liệu… Chúng tôi có khả năng
luồn cúi trước bạo quyền, trước bất công, trước kẻ giàu và kẻ mạnh nhưng
thừa năng lượng để quát tất cả những ai thấp cổ bé họng hơn mình.
Yêu thương kẻ khác mà phương hại đến mình thì đúng là khó. Thế nhưng
chúng tôi còn bế tắc hơn nữa trong việc yêu thương chính mình. Chúng tôi
không dám ăn mặc khác mọi người khi ra đường. Chúng tôi mệt mỏi nhưng
không thể không mua nhà để phải trả lãi vay hằng tháng. Chúng tôi phải
ăn và phải nhận hối lộ dù chúng tôi cũng muốn được tôn trọng và tôn
trọng pháp luật. Chúng tôi không có thời gian để chờ 50 giây đèn đỏ,
chúng tôi cần phải đến quán nhậu với đồng nghiệp, với sếp, với bồ bịch.
Chúng tôi cần mọi người thấy mình tồn tại. Hơn thế nữa, chúng tôi cần họ
thấy mình tồn tại một cách sang giàu như bao nhiêu người khác. Sang
giàu làm chúng tôi thấy an toàn, và chúng tôi thoát khỏi ám ảnh mình bị
bỏ rơi và không được yêu thương. Tình yêu thương trong chúng tôi như một
khoảng trống không đáy, không thể nhận lấy được và cũng không có gì để
cho kẻ khác.
Nếu muốn khác đi, chúng tôi phải học lại từ đầu. Học cách lên tiếng
trước trò hối lộ của cô giáo vụ mà không sợ bị đuổi học. Học cách tố cáo
thầy giáo, hàng xóm lạm dụng tình dục. Học cách dạy dỗ con mình không
cần phải đứng nhất lớp, không cần giấy khen. Học cách kêu gọi trách
nhiệm, lương tâm của người thầy thuốc thay vì xin xỏ.
Chúng tôi sẽ học cách chơi với con cái. Đàn ông sẽ học cách rửa chén cho
vợ. Đàn bà sẽ học cách hỏi han chồng mỗi khi từ công sở về nhà. Học
cách ôm bạn đời mình thật chặt khi họ mệt mỏi và bực bội. Học cách lắng
nghe con cái kể về con sâu trên lá cây bàng trước sân trường.
Học cách cảm ơn người phục vụ ở quán ăn và nhẹ nhàng: “em giữ lại tiền
thối nhé!” Học cách sống tự do và chọn lựa điều mình ưa thích. Học cách
tôn trọng tự do của kẻ khác. Học cách sống chan hoà với động vật. Học
cách cảm thông, thấu hiểu và yêu thương người nghèo hèn. Học cách trò
chuyện với một cô gái điếm thay vì phán xét. Học cách cầu chúc bình an
và rời xa cám dỗ cho những con nghiện ngoài công viên. Học cách nói lời
yêu thương với mọi người một cách chân thành.
Để lúc đó, khoảng trống yêu thương trong mỗi người chúng tôi đóng lại, cho mỗi hạt yêu thương gieo xuống được lớn lên.
Lan Phương
Theo Yêu Trẻ Thơ
Công an vội chôn bị can
Cái chết của chị Trần Thị Hải Yến còn nhiều uẩn khúc khi công
an kết luận Yến tự tử nhưng trên người chị có nhiều vết bầm, thi thể
được gấp rút mang đi chôn trong khi người nhà có đơn xin nhận xác
Bà Nguyễn Thị Yên Bình, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phú Yên, cho
biết sáng 10-10, ban này cùng Thường trực HĐND tỉnh tổ chức xem xét lại
các vấn đề có liên quan đến việc điều tra, xét xử và cái chết của bị can
Trần Thị Hải Yến (SN 1982, ngụ xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên)
tại Trại tạm giam Công an huyện Tuy An.
Quyết làm rõ có oan sai hay không
Ông Nguyễn Thái Học, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên (bìa phải), an ủi gia đình chị Yến
Cùng ngày, ông Nguyễn Thái Học, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên,
cho biết đã có văn bản yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh và VKSND tỉnh
Phú Yên báo cáo vụ việc trên. Theo ông Hồ Minh Tâm, Phó Viện trưởng
VKSND tỉnh Phú Yên, cơ quan này đã nhận được văn bản của Ban Nội chính
Tỉnh ủy và chuyển đến các phòng chức năng đề nghị kiểm tra vụ việc.
Ông Nguyễn Thái Học, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên (bìa phải), an ủi gia đình chị Yến
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, do liên quan đến một vụ mâu thuẫn
gây thương tích, chị Trần Thị Hải Yến bị Công an huyện Tuy An bắt tạm
giam từ ngày 15-1. Sau đó, TAND huyện Tuy An phạt Yến 30 tháng tù về tội
“cố ý gây thương tích”. Cho rằng mình bị oan, chị Yến kháng án. Tại
phiên tòa phúc thẩm ngày 1-7, TAND tỉnh Phú Yên tuyên hủy án sơ thẩm,
giao VKSND huyện Tuy An điều tra lại. Trong quá trình tiếp tục bị tạm
giam tại Trại tạm giam Công an huyện Tuy An, ngày 7-10, chị Yến tử vong.
Theo ông Nguyễn Thái Học, bản án phúc thẩm khẳng định việc điều tra,
xét xử cấp sơ thẩm có sai sót nên tòa phúc thẩm không đủ chứng cứ để
buộc tội bị can Yến, vì vậy đã tuyên hủy án. “Sau khi có báo cáo của các
cơ quan liên quan, chúng tôi sẽ xác minh, làm rõ có hay không việc bị
can Yến bị oan” – ông Học nói.
“Họ có ý gì đây?”
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Liễu (SN 1954, mẹ chị Yến), một trong những
điều gia đình bức xúc là không được đưa thi thể chị Yến về quê chôn cất.
Bà Liễu cho biết chiều 8-10, sau khi khám nghiệm tử thi, vợ chồng bà
làm đơn xin nhận thi thể con gửi cho ông Trần Việt Cường, Phó Trưởng
Công an huyện Tuy An. “Khoảng gần 16 giờ, họ (công an – PV) bảo bây giờ
đưa thi thể con tôi về quê. Vợ chồng tôi vội về trước để thu gom quần áo
của Yến đưa lên mộ, chỉ còn Trần Thị Diệu Hiền (chị kế của Yến) ở lại
bệnh viện trông chừng. Nhưng khi chúng tôi về gần đến nhà (cách Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Phú Yên hơn 20 km – PV) vào khoảng 16 giờ 30 phút thì
Hiền hốt hoảng gọi điện thoại cho biết công an không đưa thi thể con tôi
về quê mà lại đưa lên nghĩa trang Thọ Vức, TP Tuy Hòa. Hiền la khóc
không chịu nhưng bị họ khống chế và xe cứ chạy” – bà Liễu kể lại.
Nghe tin, gia đình bà Liễu vội quay xe lại, lên nghĩa trang Thọ Vức.
Nhưng khi đến nơi thì thấy chị Yến đã được chôn, còn Hiền thì gào khóc
trên mộ em. “Gia đình tôi phải nuốt nước mắt để con nằm dưới mộ được
yên. Sao họ vội vã đem con tôi đến nơi xa xôi để chôn cất. Họ có ý gì
đây?” – bà Liễu hoài nghi.
Trả lời về chuyện này, bà Nguyễn Thị Yên Bình cho biết Công an tỉnh
Phú Yên đã căn cứ theo Điều 25, Nghị định 89 năm 1998 của Chính phủ về
quy chế tạm giữ, tạm giam để thi hành. Thế nhưng, theo luật sư Ngô Minh
Tùng – Trưởng Văn phòng Luật sư số 1 (tỉnh Phú Yên), người bào chữa cho
bị can Yến – Điều 25 của nghị định này cũng quy định rõ: Trường hợp thân
nhân người chết làm đơn đề nghị và có xác nhận của chính quyền địa
phương thì có thể bàn giao thi thể đó cho họ. “Khi gia đình có đơn xin
nhận thi thể bị can, cơ quan chức năng phải hướng dẫn họ về địa phương
xác nhận rồi bàn giao thi thể bị can cho gia đình đưa về quê mai táng” –
luật sư Tùng giải thích.
Cũng theo luật sư Ngô Minh Tùng, ngoài việc khiếu nại chuyện Yến tử
vong, gia đình chị cũng yêu cầu phía công an trả lời cụ thể việc không
cho đưa thi thể Yến về quê.
Trên người chị Yến có nhiều vết xước, sưng bầm
Ông Phan Trường Sơn (anh rể của chị Yến), người đại diện cho gia đình
chứng kiến khám nghiệm tử thi, cho biết có nhiều điểm hoài nghi về cái
chết của em vợ mình. Theo thông báo của Công an huyện Tuy An, Yến chết
do treo cổ tự tử trong buồng giam. Nhưng theo ông Sơn, trên người Yến
như trước trán, 2 bên má, môi và đỉnh đầu phải, ngón chân có nhiều nơi
bị xước, sưng bầm. “Với những vết thương này, gia đình chúng tôi không
tin em Yến đã thắt cổ tự tử. Hơn nữa, TAND tỉnh hủy án sơ thẩm rồi, sao
em tôi tự tử được!” – ông Sơn nhận định. Theo luật sư Ngô Minh Tùng,
trong quá trình tiếp xúc, chị Yến là một người khá bản lĩnh. “Quả thực,
tôi quá bất ngờ khi một người như Yến lại treo cổ tự tử” – luật sư Tùng
băn khoăn.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Xuân Diệu: "Ma với nhau..."
Cuối năm 1983, Công ty cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị tổng kết cuối
năm. Năm ấy phân u-re được Liên Xô cấp, mủ cao su được Liên Xô bao tiêu,
công ty này trở thành điển hình tiên tiến toàn ngành, nên tổ chức Hội
nghị tổng kết to. Trưởng phòng thi đua - tuyên truyền Nguyễn Hữu Bằng
lên Sài Gòn mời nhà báo, miệng bô bô: “Ngoài đánh chén, còn có một sấp
vải Seviot may quần, một sấp vải KT may áo, một kg bột ngọt và một phong
bì 50 đồng nghe!”. Món quà đó ngày ấy bằng hai tháng lương chuyên viên
một của tôi, hơn nữa có tiền chưa chắc đã mua được vải Seviot, KT, bột
ngọt theo tiêu chuẩn phân phối .
Cánh phóng viên bàn tán lao xao trong khuôn viên Câu lạc bộ Hội nhà văn
thành phố ở đường Trần Quốc Thảo, và đến tai nhà thơ Xuân Diệu đang uống
cà phê sáng tại đó. Ông vào Sài Gòn cùng giáo sư Hoàng Như Mai tổ chức
‘sô’ nói chuyện thơ, nhưng ế lắm. Nhà thơ Xuân Diệu vẫy Trưởng phòng
Nguyễn Hữu Bằng tới, bảo cho ông một suất dự Hội nghị tổng kết cuối năm
với công ty. Anh chàng Trưởng phòng tuyên truyền hơi lưỡng lự, nhưng rồi
mở cặp, lấy tờ giấy mời viết, đưa cho Xuân Diệu. Mấy nhà báo chúng tôi
được vinh dự tháp tùng nhà thơ lớn nổi tiếng, rất hãnh diện.
Một phó giám đốc thay mặt công ty đón tiếp chúng tôi, phát cho mỗi người
một bản tổng kết thành tích dày cộp, đựng trong túi với tờ lịch của
công ty. Nhà thơ Xuân Diệu cầm chiếc túi xăm soi, rồi hỏi :
Thế quà đâu?
Anh Bằng nói:
- Qùa sẽ đưa sau ạ!
Chúng tôi nhìn nhau ngượng đỏ mặt. Không ngờ nhà thơ tình nổi tiếng lãng mạn lại hiện thực xã hội chủ nghĩa như vậy.
Hội trường trang trí rất đẹp, có hoa tươi, sân khấu, loa phóng thanh đầy
đủ. Đại diện lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh, huyện Dầu Tiếng
và các ban ngảnh Tổng cục cao su cùng hàng trăm lao động tiên tiến của
công ty ngồi kín các hàng ghế. Trong khi chờ đợi khai mạc Hội nghị, anh
Bằng trân trọng giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu lên đọc thơ. Bằng nói rất
rõ là đọc những bài thơ tình tuyệt tác! Một tràng pháo tay rất dài, có
ngưới đứng lên để nhìn cho rõ nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng.
Nhà thơ Xuân Diệu mặt bộ véc cũ, không thắt Caravate, đeo kính dâm, tóc
xòa kín cổ bước lên sân khấu ngẩng mặt, nghiêng người đón tràng pháo
tay, rồi cầm Micro, nói giọng trầm, bổng:
- Dân tộc Việt Nam đã sinh ra một Nguyễn Du ,để rồi: “Bất tri tam bách
dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân kháp Tố Như!”. Không, hôm nay tôi không
nhỏ lệ vì cuộc đời trăm năm rách nát với văn chương ấy, mà cùng mọi
người cất tiếng hát, tiếng reo vui giữa rừng thơ Tố Hữu...
Xuân Diệu ngả người chờ tiếng vỗ tay. Tiếng vỗ ran lên, ông mỉm cười đón
nhận. Chờ tiếng vỗ tay đứt, và mọi mọi người yên lặng , ông cất tiếng
đọc bài thơ “Cá nước”, với chất giọng sang sảng. Tiếp theo là bài thơ “
Sáng tháng năm”
Bọn tôi cứ tưởng Xuân Diệu đọc mấy bài thơ của Tố Hữu và mấy bài thơ của
mình rồi nhường sấn khấu để khai mạc hội nghị, nào ngờ ông thao thao
bất tuyệt phân tích tính đảng, tính quần chúng, tính hiện thực xã hội
chủ nghĩa, tính nghệ thuật trong thơ. Cái đầu ông lắc lư, hai tay vung
vẩy, hai chân nhún nhẩy, như nhập đồng.
Chín giờ, rồi chín giờ ba mươi, ông vẫn nói. Hai mép đùn ra hai cục bọt trắng như bọt xà phòng.
Ông Tư Nguyện, nguyên Bí thư tỉnh ủy Sông Bé thời chiến tranh, lúc đó
làm Tổng cục trưởng cao su, ngồi trên hàng ghế đầu nhập nhổm như bị kiến
cắn! Cái trán hói bóng lưỡng đỏ tía lên. Ông đã không hài lòng khi anh
Bằng tự tiện làm cái việc trái khoáy mời nhà thơ bình thơ trong Hội nghị
tổng kết, giờ thấy nhà thơ Xuân Diệu chiếm sân khấu nói tràng giang đại
hải, nên rất bực. Nhà báo Phạm Lân thấy bất ổn, nháy Bằng lên mời Xuân
Diệu xuống. Bằng lên nói nhỏ vào tai Xuân Diệu: “Qúa giờ khai mạc rồi,
mời bác nghỉ thôi!”. Chẳng biết Xuân Diệu có nghe rõ không, vẫn cầm
Micro bình thơ.
Một tình huống xảy ra làm mọi người ngỡ ngàng. Ông Tư Nguyện đứng dậy,
xăm xăm bước lên sân khấu, giật phắt chiếc Micro trong tay nhà thơ Xuân
Diệu. Rồi ông tuyên bố khai mạc Hội nghị tổng kết. Nhà thơ Xuân Diệu lủi
lũi bước xuống, không có tiếng vỗ tay nào.
Chúng tôi tưởng Xuân Diệu tự ái, nhưng không, ông vẫn ở lại ăn uống thoải mái và nhận phần quà rồi mới về.
Xuân Diệu là một người như vậy. Ngoài làm thơ ông coi diễn thuyết là một
cái nghề. Nhà văn Tô Hoài đã viết trong “Cát bụi chân ai” như vầy:
“Xuân Diệu hay đi nói chuyện thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút bảy
tám bài, nói khắp nước cũng ‘tủ’ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào
giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng nhấn mạnh, chỗ
nào đợi vỗ tay, đợi cười và mình mỉn cười!”.
Trong bảy, tám bài tủ của Xuân Diệu, ngoài ca ngợi Hồ Chí Minh, là nịnh
Tố Hữu và các quan chức lớn của đảng. Xuất thân từ phong trào thơ mới,
là thành viên trong nhóm “Tự lực văn đoàn”, từng được Hoài Thanh ca ngợi
là “Ông hoàng của thơ tình”, Xuân Diệu đoạn tuyệt quá khứ theo cách
mạng, nên phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa” như Chế
Lan Viên đã suy ngẫm. Xuân Diệu đã nâng tài nịnh hót thành nghệ thuật
ngang với nghệ thuật làm thơ tình lãng mạn của ông để lấy lòng lãnh đạo,
hưởng bổng lộc.
|
Xuân Diệu |
Trong tư liệu về phong trào “Nhân văn - Giai phẩm”, mọt nhóm tác giả đã
nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ đã lợi dụng uy tín cá nhân của mình, và
khai thác các mối quan hệ có quyền hành trong đảng ...”. Còn nhả thơ
Nguyễn Bính thì khẳng định: “ Xuân Diệu và Huy Cận là một đôi đầy quyền
lực trong lãnh vực văn hóa văn nghệ!”.
Lợi lộc mà Xuân Diệu giành được rất nhiều, xin chỉ đơn cử vài thứ làm
bằng chứng: Tập thơ Ngôi Sao của ông theo đánh giá của nhiểu nhà phê
bình rất nhiều khiếm khuyết, ông đã ép Nhà xuất bản Văn nghệ phải in sớm
để dự thi. Và trong đợt xét giải thưởng văn học 1954-1955, ông trong
Ban giám khảo, đã đưa tác phẩm của mình vào, tự chấm giải cho mình.
Trong những năm tháng phong trảo “Nhân văn - Giai phẩm” bị đàn áp, số
phân nhiều văn nghệ sỹ bị đồn vào đường cùng, như nhà văn Phùng Quán nhớ
lại: “Bao nhiêu cuộc đời bị rạn vỡ, bị ruồng bỏ, và bị lưu đày” thì
Xuân Diệu hơn hớn hưởng hạnh phúc.
Ông được cấp nhà cao cửa rộng, phiếu thực phẩm Vân Hồ, và hường chế độ ưu tiên cán bộ trung cao.
Ngày ngày sau giờ làm việc, Xuân Diệu đạp xe đến cuối đường Bà Triệu,
nơi có những hàng dạ lan hương thơm lừng cà một góc phố, gửi hồn vào
những vần thơ tình cho một người con gái ông đang yêu:
“Tôi cầm mùi dạ lan hương.
Trong tay đi đến người thương cách trùng.
Dạ lan thơm nức lạ lùng.
Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương!”
Dù đã 40 tuổi,và mang ‘thuộc tính BĐ”, bất lực trong quan hệ nam nữ, ông
vẫn tham cái hạnh phúc trời không cho mình hưởng. Sự tham lam ấy đã
được một quan chức cao cấp, ông Hoàng Tùng , Tổng biên tập báo Nhân Dân,
nhiệt tình khuyến khích và giúp đỡ . Và ông đã cưới một cô gái trẻ đẹp
là phóng viên của báo Nhân Dân làm vợ. Để rồi làm người con gái ấy phải
qua một đời chồng chỉ trong vóng 6 tháng!
Ngày đó đi nước ngoài khó hơn lên trời. Nhưng Xuân Diệu cắp cặp đi liên
tục. Những “Ký sự nước Hung 1959”, “Ký sự Triểu Tiên 1960” đều là kết
quả của những chuyến công du nước ngoài. Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp khắc,
nơi náo ông cũng được đi.
Các nhà văn nhà thơ khác, lên kế hoạch ba, bốn năm chưa chắc được in
chung một tác phẩm, Xuân Diệu viêt tác phẩm nào in ngay tác phẩm đó. “Ba
thi hào dân tộc” 1959, “Riêng chung” 1960, ”Phê bình giới thiệu
thơ”1960, “Một khối hồng”...
Nhờ nịnh hót mà Xuân Diệu được chức, được quyền, được, tiền , được tình.
Nếu Xuân Diệu nịnh hót chỉ để kiếm chút bổng lộc như vậy, dù không hay
ho, cũng không đáng trách. Đằng này ông lại vào hùa đánh anh em bạn bè
đồng nghiệp.
Đầu năm 1955, giới cầm bút lăn lộn trong rừng vể , sôi nổi phê bình tập
thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong khi Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Tử Phác chê tập
Việt Bắc ít vốn sống thực tế, nghệ thuật chưa phong phú, không đột phá
vào một khía cạnh nào của tâm hồn thật sắc bén, thì Xuân Diệu khen hết
lời. Ông viết: “Mới chỉ nhìn qua , đó chỉ là một bìa sách sáng tươi,
trang nhã giữa bao nhiêu bìa sách khác,nhưng tập sách gọn gàng kia quả
là đánh dấu một việc lớn của văn chương nước Việt Nam”.
Xuân Diệu ca ngợi Tố Hữu: “ Một nhà thơ con đẻ của cách mạng, lớn lên
với cách mạng, và là kết tinh của cách mạng”. Ông cho rằng Tố Hữu đã mở
lối dẫn dắt cả một thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam thoát ra khỏi vũng
lầy tăm tối: “Trong khi các nhà thơ đắm chìm trong phong trào “thơ mới”
mơ mộng, than khóc, u sầu, Tố Hữu đã đi tiên phong hát những bài ca
tranh đấu!”.
Một trong những bài thơ tranh luận gay gắt nhất là bài “Đời đời nhớ ông”.
Trong khi Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Yến cùng cho rằng Tố Hữu thương vay
khóc mướn, và bi lụy hóa tình cảm cùa nhân dân Việt Nam trước cái chết
cùa Stalin, thì Xuân Diệu viết: “Sitalin mất, những dòng nước mắt của
nhân dân ta đã chảy thành những câu thơ “Đời đời nhớ ông” của Tố Hữu”.
Xuân Diệu ca theo Hoài Việt: “Thật là vinh dự cho những kẻ cầm bút chúng
ta. Vinh dự vì đã có một Tố Hữu. Tôi đọc ký sự Ngụy Nguy, thấy chỉ
trong chế độ của chúng ta mới có những văn nghệ sỹ ưu tú như thế!”.
Bài diễn thuyết của Xuân Diệu nổi bật trong cuộc tranh luận, củng cố
niềm tin vũng chắc vị trí giải nhất tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu , đồng
thời tố cáo những “quan điểm lệch lạc” của một số đồng nghiệp. Trần Dần,
Tử Phác bị giam ba tháng để kiểm điềm trong cuộc phê bình đó.
Trung Quốc nổ ra phong trảo: “Bách hoa vận động” (Trăm hoa đua nở), và
bầu không khí cởi mở từ Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam. Những văn nghệ
sỹ trong nhóm nhân văn như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng
Cung, Hoàng Cấm...phấn khởi, cho tái bản Giai phẩm mùa Xuân, rồi cho ra
đời Giai phẩm mùa Thu, Giai phẩm mùa Đông và báo Nhân Văn .
Nhà thơ Trần Dần cho đăng bài “Nhất định thắng” với những câu thơ đa nghĩa :
“Tôi đi giữa trời mưa đất Băc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng
máu nhỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm?
Hoăc:
“Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa
trên nền cờ đỏ!”
Và Lê Đạt có những câu thơ nhạy cảm:
“Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một dãy bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại!”
Hay:
“Nhưng đem bục công an
đặt giữa tim người
bắt tình cảm ngược xuôi
theo luật lệ đi đường nhà nước!”
Văn nghệ sỹ cả nước mửng rỡ, cứ tưởng được cởi trói. Nhưng đó là lần
mừng hụt phải trả giá đau đớn nhất của họ. Cái gọi là “Bách hoa vận
động”, Mao Trạch Đông cho dấy lên ở Trung Quốc lả cái để lừa phe tạo
phản. Khi bọn Tào Ngu, Tề Bạch Chính lộ mặt, lập tức cái bẫy của Mao sập
xuống, dìm vào bể máu.
Tác động dây chuyền sang Việt Nam, Huy Cận, người bạn thân nhất của Xuân
Diệu được cử sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm về áp dụng dẹp nhóm
“Nhân văn - Giai phẩm”.
Liên tiếp các cuộc kiểm điểm, đấu tố được tổ chức ở Thái Hà ấp, rồi
những bài báo lên án “ Nhân văn - Giai phẩm” được đăng trên các tờ báo,
đài phát thanh, những cuộc mít tinh của quần chúng phản đối “ bọn phản
động Nhân văn - Giai phẩm” rầm rộ, và công nhân nhà in tổ chức bãi công
không in báo Nhân Văn.
Khi “Trăm hoa” đang “đua nở” , Xuân Diệu tạm nằm yên ít lâu chờ thời,
giờ ông lại vùng dậy múa gươm chém xối xả. Trong số 30 bài báo tập trung
đánh nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”, tờ Văn Nghệ của Hội nhà văn, do Xuân
Diệu làm biên tập chính, đăng liên tiếp 6 bài trong 12 số báo, cứ hai số
một bài. Những bài báo sắc lẻm như lưỡi dao chém thẳng vào những người
từng là bạn bè như Quang Dũng, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Văn Cao,
Đặng Đình Hưng...
“Xuân Diệu cho đăng những bài báo theo sự chỉ đạo trực tiếp của anh Lành. Có bài anh Lãnh trực tiếp sửa tứng câu!”.
Năm 1996, nói chuyện với Nhật Hoa Khanh ở biệt thự 76 Phan Đình Phùng,
Hà Nội, nhà thơ Tố Hữu - anh Lành - khi đã hết quyền hành, tâm sự: “Tôi
đặc biệt cảm ơn nghệ sỹ Hoàng Cầm về những lời phê bình sắc sảo, chính
xác và chân thực của anh bốn mươi năm trước”. “Tôi khâm phục tài năng và
ý chí của nghệ sỹ Đặng Đình Hưng, đối với tôi cuộc đời anh Hưng là một
bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật!”; “Văn Cao là một trong những
nhạc sỹ lớn nhất!”; “Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của
nền thơ cách mạng Việt Nam thề kỷ 20, sau Quang Dũng là Hoàng Cầm, Trần
Dần, cũng là cây bút hạng nặng. Ngoài ra còn phải kể thêm Hữu Loan, Lê
Đạt, Phùng Quán là ba nhà thơ, ba vẻ khác nhau, nhưng cũng sắc sảo, nóng
bỏng tính chiến đấu không kém phần lãng mạn. Nhà văn Phùng cung cũng
cần phải được minh oan với truyện ngắn “Con ngựa già của Chúa Trịnh” ,
không có ẩn ý gì xấu như bốn mươi năm trước đã bị một số người lầm
tường”…
Người ta bảo: “Tố Hữu là kẻ muối mặt nói dối không biết ngượng”.
Ngày ấy, không ai khác mà chính là Trường Chinh và Tố Hữu ra tay đánh
“Nhân văn - Giai phẩm”. Chủ trương đánh rất bài bản, theo cách đánh của
Mao Trạch Đông, chứ không “lầm tưởng” như ông nói. Trường Chinh đánh vì
mục đích chung, Tố Hữu còn vì “trả thù những người chê thơ mình, và
không muốn nhà thơ nào làm thơ hay hơn mình” . Tố Hữu đã kết tội nhóm
“Nhân văn - Giai phẩm” là: “Chúng vu khống Đảng ta là chủ nghĩa phong
kiến, là phi dân chủ, chúng muốn lật đổ chính quyền cách mạng của chúng
ta!” và kêu gọi: “Lấy đường lối văn nghệ của Đảng lao động Việt Nam làm
vũ khí chiến đấu, giới văn nghệ chúng ta hãy tiến lên tiêu diệt tận gốc
đường lối văn nghệ phản động của nhóm ‘Nhân văn - Giai phẩm”.
Theo lệnh Tố Hữu, Xuân Diệu xông lên, lấy diễn đàn làm trận địa, Micro
làm vũ khí, trổ tài hùng biện của mình, tiêu diệt tận gốc nhóm “Nhân văn
– Giai phẩm”.
Trên diễn đàn Xuân Diệu phê phán:“Những tác phẩm mắc bệnh sơ lược”. Ông
nói: “Nhưng tác phẩm đó đã gây tác hại là làm cho người ta hiểu sai thực
tế, tưởng cách mạng toàn tô hồng, gây chủ quan và thiếu lý tưởng” . Ông
đổ tội cho nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” : … “ Họ cho rằng bệnh sơ lược
là do bản chất cùa nền văn học mới của chúng ta, cũng như nói tệ sùng
bái cá nhân là bản chất của chế độ Xô Viết. Họ gián tiếp muốn nói rằng,
Đảng lãnh đạo nhúng tay vào văn học nên văn học mới mắc bệnh sơ lược như
thế này, nếu cứ để văn nghệ sỹ hoàn toàn tự do thì văn nghệ đã vô cùng
phong phú!”…
Xuân Diệu cho rằng nhóm “Nhân văn- Giai phẩm” đòi hỏi sự thật là một
cách ngụy biện, đi ngược lại đường lối văn hóa văn nghệ của đảng mà Tố
Hữu đã trình bày. Nói cách khác đó là muốn bôi đen chống đảng.
Xuân Diệu lại múa may, quay cuồng, trên sân khấu Nhà hát lớn, hùng hồn
nói về “sự thật” như sau: “Chúng ta nói những sự thật là có một mục
đích, mục đích làm công tác tư tưởng bằng văn học. Nên ta không phải là
cầm cái máy ảnh tốt rồi bất cứ cái gì cũng chụp ảnh, cũng in ra. Chúng
ta không hoàn toàn theo chủ nghĩa thành thật. Vì chủ nghĩa đó chỉ đúng
có một nửa. Nhất định những thơ văn nào chúng ta viết ra đều là tâm
huyết của ta, đều là thiết tha, thành thật với đảng, với Bác Hồ ...” .
Xuân Diệu kịch liệt phê phán tác các tác phẩm: “Tiếng sáo tiền kiếp” của
Trần Duy, “Một trò chơi nguy hiểm” của Nguyễn Thành Long, đặc biệt lên
án “Nhất định thắng” của Trần Dần; “Nhân câu chuyện mấy người tự tử” Lê
Đạt, “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán, “Những đồi hoa sim” của Hữu Loan.
Một mình một diễn đàn, không ai có quyền tranh cãi với Xuân Diệu. Xuân Diệu hả hê nói, hả hê cười, hả hê chiến thắng.
Lần lượt những trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Trần Đức Thảo,
Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán,
Trần Lê Văn, Hữu Loan, Trần Duy, Trương Tửu, Bùi Quang Đoài, Trần Công,
Tử Phác, Hoàng Huế, Thụy An, Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc, Nguyễn Viết Lãm, Tất
Vinh, Nguyễn Văn Tỵ, Văn Cao, Nguyễn Bính ...bị mất việc, cấm viết, tù
đày .
Giữa lúc bạn bè cũ bị ruồng bỏ như vậy, Xuân Diệu được bầu làm Uỷ viên
Ban thường vụ Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nan, ông cùng
Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh nổi lên như ba ngọn núi trí thức lớn đầy
quyền lực.
Xuân Diệu là một ông Hoàng thơ tình, nhưng ông Hoàng ấy đã chết từ trước
Cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó chỉ còn lại một Xuân Diệu hồn thơ nhạt,
tứ thơ gượng ép lỏng lẻo. Thay vào chỗ khiếm khuyết của thơ, ông nổi
lên tài hùng biện nịnh bợ.
Xuân Diệu không hề biết ngượng khi bị ông Tư Nguyện giật chiếc Micro
trên sân khẩu tại Hội nghị tổng kết của công ty cao su Dầu Tiếng ngày
nào, vì sau đó ông vẫn vui vẻ nhận phần quà. Về cuối đời, Xuân Diệu có
gì như tự nhận diện, như sám hối, như thật vơi slòng mình hơn. Trong bài
Đa tình, ông viết:
... Trong cõi lạnh lan đi bao ấm nóng
Giữa hồn thường thắm thiết một ma thơ
Đem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ
Và trong gió phất phơ đi có bạn …
Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
Khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma ....
Phải chăng bầu bạn ông đông, ông không hề lẻ loi, như ông viết:
“Hồn đông lắm tôi sợ gì cô độc!
Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau!”
14-8-2013
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)
An hoàng Trung tướng - Ai là Anh Cả Quânđội Nhânzân
Ai là Anh Cả Quânđội Nhânzân Xứ Lừa?
(1) Câuhỏi này tưởngchừng đơnjản, nhưng trảlời đéo zễ, kểcả với các sửviên hàngđầu Xứ Lừa.
Bởi nếu chúng nói thật, chúng sẽ thành nói zối. Các cô sẽ đéo chấpnhận any lời nói thật, thế mới là Lừa, quân búzù.
Trước tới nay, ngót một thếkỷ, jáokhoa Lừa luôn zậyzỗ các cô, rằng Anh Cả của quânđội các cô chính là anh Thốngchế (RIP anh).
Đcm còn ai khác nữa? Anh Thốngchế đẻ ra quânđội tháng 12 năm 1944. Anh
đeo bao boọchoọc (bao only, không có cả súng lẫn đạn) sừngsững 1m50
trước đoànbinh 34 anh nôngzân bắnđòm, mão calô lệch trán, jơ tay lên
đầulâu thềthốt hysanh xươngmáu.
Đành rằng quânđội của nhânzân Lừa đã có từ lâu trước anh Thốngchế.
Quânđội chống Fáp Lợn cũng. Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái
Học.. đều triểnkhai binhlính đánh Fáp trước Ông Cụ nhiều năm. Nhưng vì
những lýzo cánhân nhỏmọn, Ông Cụ đéo chấpnhận các lựclượng đó, zù chúng
cũng cùng lýtưởng (chống Fáp) với cụ củ.
(2) Khi Ông Cụ từ China lẩn về Bắc Lừa tính chuyện binhbiến 1940, thì
Nguyễn Bình, Chu Văn Tấn, đều đã triểnkhai quânđội, và địnhhướng fụctòng
Ông Cụ.
Nguyễn Bình nguyên là tướng caocấp trong lựclượng Quốczânquân của Nguyễn
Thái Học. Nhưng zo tranhjành quyềnbính với đồngnghiệp khi boss mới tèo,
Bình bị đệ của Học đâm thủng mẹ một mắt, thành Bình Chột. Việc này
khiến Bình hậnthù Quốczânquân rất, và xin theo Ông Cụ.
Quânđội (lykhai Quốczânquân) của Bình hoạtđộng từ 1936, khi anh Thốngchế
còn đang làm mậtthám, mang-tên Bìnhthiênquân, rất janghồ hunghãn, đánh
Fáp nhanh như rửa đít.
Chấpnhận theo Ông Cụ, Bình bị cụ củ buộc đổi tên Bìnhthiênquân thành
Vệquốcđoàn, đồngthời vác toànbộ 3,000 chiếnbinh Vệquốcđoàn đấy nhập
lựclượng anh Thốngchế, vốn kém Bình rất xa cả về tàinăng, bảnlãnh,
thựclực, và kinhnghiệm, với vỏnvẹn ba chục anh bộđội thối mồm đéo anh
nào biết bóp-cò súng mútcơtông.
Việc này khiến Bình cáukỉnh bứcxúc, và bỏ vào Nambộ theo lãnhtụ Ba Zuẩn.
Tại chiếntrường Nambộ, Bình khinh luôn anh Ba Zuẩn, và bị anh này đập chết tươi.
Khi chết, Bình đang đeo hàm trungtướng bộđội Ông Cụ (trungtướng zuynhất
194x, không có thượngtướng), nghĩa là chứcvụ chỉ sau anh Thốngchế
(đạitướng) trong Quânđội Nhânzân, trên cả các anh Nguyễn Sơn (cựu-tướng
của anh Mao China), Chu Văn Tấn, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Trần Đại
Nghĩa, etc. Anh Nguyễn Chí Thanh năm nẳm thậmchí còn chưa thành bộđội.
(3) Chu Văn Tấn nguyên là tướng thổphỉ miền fùzung anhtúc, lẫylừng một
thuở. Tấn thậmchí có quânđội chống Fáp riêng trước cả Nguyễn Bình, vào
quãng 1934. Bộđội của Tấn đánh Fáp nhanh như rửa đít cũng, tên là
Cứuquốcquân.
Khi Ông Cụ thufục được Tấn 194x (x<1)
Việc này khiến Tấn điênkhùng và zọa lykhai Việtminh. Ông Cụ xoazịu Tấn
bằng cách hứa tặng Tấn chức bộtrưởng quốcphòng tươnglai. Ông Cụ buộc fải
hứa, vì Cứuquốcquân của Tấn chính là vệbinh ngựlâm bảovệ cụ củ trước vụ
cướp chínhquyền 1945. Không có chúng, cụ củ chết chắc đừng lèonhèo. Mà
cụ củ năm nẳm (1940-1941) nếu không vuốtve Tấn cẩnthận thì Tấn cũng đập
chết ăn thịt luôn, bởi anh ý là toọc.
Và Cứuquốcquân của Tấn (với Kiên) mới chính là quânđội cáchmạng đầutiên
zưới triềuđại Ông Cụ, chứ đéo phải Giảiphóngquân của anh Thốngchế,
thànhlập tháng 12 năm 1944.
Ông Cụ sau đã jữ lời hứa với Tấn, nghiêmtúc fết. Tấn chính là bộtrưởng
quốcphòng đầutiên của Lừa cộngsản. Anh Thốngchế bị tống sang bộ nộivụ.
Việc này khiến anh Thốngchế caycú rất, nhưng anh ý đéo zám bật. Suy cho
cùng, Tấn cũng lại là hạng vượt rất xa anh Thốngchế cả về tàinăng,
bảnlãnh, thựclực, và kinhnghiệm.
(4) Phùng Chí Kiên mới là nhânvật quantrọng nhất của loạt cồng này đcm
thế mới tài. Anh ý làm đảolộn mẹ câu trảlời cho câuhỏi Zì đã đặt từ cồng
đầu.
|
Phùng Chí Kiên |
Trong đám đệ Ông Cụ, Kiên thuộc hàng râmran giàhói, tấtnhiên không tính
bọn Thắng Đần aka Tôn Đức Thắng (1888), Bùi Tồ aka Bùi Bằng Đoàn (1889),
và các thểloại búpbê ngộnghĩnh khác. Đám này chưa baogiờ nhận là đệ Ông
Cụ. Ông Cụ cũng đéo chấpnhận các anh ý làm đệ. Các anh ý gọi Ông Cụ
bằng Cụ chứ đéo gọi bằng Bác. Đó hầunhư là một sỉnhục.
Kiên (1901) chỉ kém tuổi Hồ Tùng Mậu (1896), nhưng hơn tuổi cả những anh
được coi là bôlão côngthần bậusậu như Lê Hồng Phong aka Phong Bần
(1902), Nguyễn Lương Bằng aka Anh Cả Đỏ (1904), Trần Phú aka Chú Lé
(1904).
Ông Cụ fongcách jatrưởng bầnnông trungkỳ nhỏmọn, chỉ khoái bọn tintin
nonnớt, chứ đéo ưa bọn jàhói. Đệ thântín của Ông Cụ chỉ có Phạm Văn Đồng
aka Đồng Vều (1906) là jà nhất hiếmhoi. Anh Kiên kém Ông Cụ tận chục
tuổi, mà vẫn bị cụ củ coi là quá jànua nhănnhúm.
Ông Cụ rất sợ bọn đệtử jàhói sẽ tinhtướng ngôngnghênh gànbướng mà
ảnhhưởng côngnghiệp cụ củ. Nên anh Kiên cũng như anh Phong, anh Phú, anh
Mậu, chắcchắn sẽ bị cụ củ mượn tay Fáp Lợn tỉn chết sớmsủa. Anh Bằng
quá hãm và nhát, đéo tính.
Cụ củ sẽ chỉ tuyểnzụng những nhiđồng ngoanngoãn bảo sao nghe vậy, tầmcỡ
anh Thốngchế (1912), anh Lê Quảng Ba (1914), thậmchí anh Phùng Thế Tài
(1920). Thậntrọng vậy mà cụ củ vẫn bị anh Ba Zuẩn (1907) đập chết ăn
thịt, thế mới cún.
Đây là thuật zùng-người truyềnthống của các lãnhtụ tàinăng hạnchế. Vì
kém-tài, các anh ý cần trauzồi một fongđộ bềtrên kẻcả, lấy thâmniên
tuổitác làm uytín chánhtrị, Lừa kêu là Đức (đứcđộ) và Thần (thầnthái).
Ông Cụ jàzặn hơn bọn đệ ruột đến 20 năm, mà vẫn nuôi râu bờmxơm quá
ngực, bận áo cánh bàba, xỏ chân guốc lộccộc, đéo cưới phunhân, đéo nhận
nhiđồng, nhằm thêm fần chachú.
Ông Cụ không là lãnhtụ Lừa đầutiên thựchành chiếnlược đó. Lê Lợi đã
từng, rồi Trần Thủ Độ, Nguyễn Nhạc (anh ruột Hồ Thơm), vài anh nữa. Các
anh ý có điểm chung: đều là bậc khaiquốc, chẳng được truyền ngôi.
Anh khaiquốc nào tinzùng bọn đệ jàhói ngangfân thường bị chúng đập chết
ăn thịt luôn, như Lê Hoàn, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh. Anh Lê Lợi cũng suýt
tiêutòng với vụ zùng anh Nguyễn Trãi, nhưng maymắn kịp sửa sai.
Anh Kiên được chính các lãnhtụ Sô Liên lẫn China bảolãnh và tiếncử. Về
mứcđộ trungthành với lýtưởng cộngsản, anh ý là số 1, từng thamgia cả
hồngquân Sô Liên lẫn hồngquân China Mẹ, đóng sĩquan caocấp, và zứtkhoát
đéo đầuhàng bọn Nhật, bọn Fáp, và cả bọn Tàu Tưởng.
Các cô thấy, lãnhtụ cần đéo jì các cô trungthành với lýtưởng? Lãnhtụ chỉ cần các cô trungthành với chính lãnhtụ.
Các cô nghĩ các cô cứ lýtưởng lýtưởng lýtưởng thì được thăngtiến nên
côngtrạng hoànhtráng à? Ngu đéo jì ngu thế hehe. Anh Kiên là một người
như vậy.
PS. Sorry ở một cồng fía trên Zì ghi nhầm năm anh Thốngchế thànhlập Giảiphóngquân là 1941. Đínhchính fát cho hànlâm nhẻ.
(5) Kiên Phùng tuy bầnnông trungkỳ nhưng họchành khá chỉnchu
chuyênnghiệp. Anh ý từng học trường sĩquan lụcquân Hoàngphố lừngzanh bên
Mẹ China, sưfụ của anh tuyền caothủ gộc: thốngchế Tưởng (Giới Thạch),
chuẩntướng Diệp (Kiếm Anh), chínhủy Chu (Ân Lai), cùng nhiều anhem
quanlại Sô Liên khác nữa.
Kiên học bộbinh là chính, nhưng thựchành cả fáobinh và cơjới. Trần Canh,
một đồngchí Khựa được Ông Cụ coi như "thánh cốvấn lụcquân", tổng chỉhuy
chiếnzịch Điện Biên Phủ, chính là một bạn đồnghọc của Kiên. Anh Lê Hồng
Phong, tìnhđịch Ông Cụ, cọcchèo của anh Thốngchế, cũng đồnghọc Kiên
luôn.
Học xong trường Hoàngphố, Kiên thamja bộđội anh Mao tấncông luôn thày
của mình aka anh Tưởng, thành một trungđoàn-trưởng. Anh đánh vài trận,
có thua có thắng, rồi được tuyển vào đảng Mao China (hệt các anh Lê Hồng
Phong, Nguyễn Sơn, etc), rồi sang Sô Liên thụjáo các đạica vôsản trong
Đôngfương Họcviện và vài trường khác. Tại Sô Liên, anh học tiếp ngành
tácchiến lụcquân và học thêm ngành chuyênchính vôsản, trongkhi anh Phong
học lái tàubay.
Đầu 1940, Kiên chính là tưlệnh (commander) của Ông Cụ. Anh zắt Ông Cụ
bươnchải khắp China qua Bắc Lừa sang Hạ Lào, vào hang rồi lên núi, lội
suối rồi leo cây, cỡi ngựa rồi săn gái (mama anh Mạnh sinh anh trúng zịp
này nha), everything everywhere.
Không có Kiên thì Ông Cụ bốc cứt nhai vã và đếm jun jải khuây hàng ngày.
Kiên màymò tổchức một trungđội toọc liềumạng, lúc nào cũng lận đầy
thủfáo trong bụng, loanhquanh hầuhạ Ông Cụ.
Saukhi anh Hoàng Văn Thụ thufục được Cứuquốcquân của anh Chu Văn Tấn,
Ông Cụ bắt Tấn và tậpđoàn anhem Cứuquốcquân fụctòng Kiên mọi nhẽ. Tấn
cũng được fâncông làm fótướng cho Kiên. Tấn khá cáukỉnh, nhưng Ông Cụ
cũng zànxếp okay.
Đúng lúc này, anh Thốngchế thôi hợptác với phòng-nhì Deuxième Bureau,
chínhthức theo Ông Cụ. Đươngnhiên anh ý fải làm fótướng cho Kiên, như
anh Tấn Toọc.
Rõràng, xét trên mọi khíacạnh, thì Kiên Phùng chính là thốngsoái đầutiên của bộđội Ông Cụ.
Nhưng đéo hiểu sao Ông Cụ không tin Kiên. Cụ củ zùng Kiên như zùng chó
săn. Nhẽ cụ củ nghi Kiên trungthành với quốctế cộngsản (với Linh Sôliên,
với Mao China) hơn với mình?
Đươngnhiên, đến một mùa nhạtmáu, chó săn fải thăngthiên. Kiên trong liền
3 ngày zính liền 3 trận fụckích của bộđội Fáp, mộtcách ngẫunhiên
bíhiểm. Kiên đéo chống được, bị tóm sống, và bị chặt mẹ đầulâu.
Hơn 3 năm sau, anh Thốngchế và Ông Cụ mới hoànhồn, lọmọ thànhlập một
đạobinh khác, cuối 1944. Ông Cụ khăngkhăng, đó mới là quânđội nhânzân
đầutiên.
Sảnfẩm của Ông Cụ, cụ củ đặt tên đéo nào chả được? Cụ củ ban côngzanh
cho anh Thốngchế, thì anh ý được hưởng mưamóc. Kiên Phùng đéo maymắn,
đến mạng cũng đéo còn, fải chịu trầnjan quênlãng thôi.
Nhưng mọi chuyện đéo zừng ở đấy.
(6) Thảoluận chútđỉnh zịkhảo nha, trước khi theozõi tiếp vụ anh Phùng Chí Kiên.
Anh Thốngchế theo cáchmạng Ông Cụ rất muộn. Mãi cuối 1940 anh ý mới bám
chân anh Phạm Văn Đồng aka Đồng Vều bỏ Hanoi lên chiếnkhu mò Ông Cụ.
Cũng trong năm nẳm, chị Quang Thái vợ anh bị bọn Fáp Lợn tóm và tống
jam, gòi tèo.
Năm nẳm anh Thốngchế đã trungniên, tròmtrèm tamthập, đang làm jáovụ tại
một trường tiểuhọc nộithành Hanoi, thuộc sởhữu của anh Hoàng Minh Giám,
một thanhniên tâyhọc tiếngtăm.
Jáokhoa Lừa chép anh Thốngchế làm jáosư (môn lịchsử) trường trưởng. Chả
có jáosư jáosãi nào đâu. Fịa đấy. Vụ này anh Giám đã vài lần thanhminh,
nhưng không zám côngbố rộngrãi.
Hãy so tuổi theo cáchmạng của các côngthần Ông Cụ như anh Đồng Vều (20),
Trường Chinh aka Chinh Khu (22), Lê Duẩn aka Ba Zuẩn (22), Lê Đức Thọ
aka Sáu Búa (19), Phạm Hùng (18), Trần Quốc Hoàn (18), Chu Huy Mân (17),
Nguyễn Chí Thanh (23), Nguyễn Lương Bằng (25), Hoàng Quốc Việt (24),
thậmchí các vàngson Quang Thái (15), Minh Khai (20), Thị Thập (23), etc,
thì thấy anh Thốngchế không yêu Ông Cụ sớm, nếu không muốn nói là hehe
quá muộn, theo fongcách "trở-cờ". Đời cáchmạng anh chỉ tươngđương các
anh Xuân Thủy (30), Lê Trọng Tấn (30), không khác mấy các anh Trần Đại
Nghĩa (43), Hoàng Minh Giám (41), Nguyễn Bình (40), aka đám "trở-cờ"
kinhđiển.
Như vậy, các cô thấy, ngay trong đảng mình, anh Thốngchế chưa baojờ được
coi là bậc tiềnbối. Những bộđội thuộccấp của anh như Hoàng Văn Thái (23
@1938), Lê Thiết Hùng (22 @1930), Lê Hiến Mai (22 @1940), Hoàng Sâm (18
@1933), Văn Tiến Dũng (20 @1937), đều tiềnbối hơn anh nhiều boong, cả
về thâmniên, lẫn thờiđiểm, lẫn tuổi thamja cáchmạng.
Vì nhẽ đó, anh Thốngchế rất hay bị thuộccấp bật như tôm, chưởi đù mẹ đù
cha là thường. Nhưng anh cũng chẳng để-bụng thậmchí chẳng fànnàn. Đó
hầunhư là một ưuđiểm, và được nhiều chiếnbinh lìutìu thánfục. Chúng nể
anh ở chữ Nhẫn.
Anh Sáu Búa khi họp lãnhtụ chỉ gọi anh là Anh Văn, chả baojờ gọi anh
bằng chứczanh mà anh khoái: đạitướng tổngtưlệnh. Anh cũng chẳng fiền.
Đáng tiếc, chữ Nhẫn không thể là fẩmchất của bậc zanhtướng. Anh Thốngchế, RIP anh, nhưng anh có hiểu điều đó không?
(7) Tiếptục thảoluận chút zịkhảo trước khi theozõi tiếp vụ anh Phùng Chí Kiên.
Cuối 1944, Ông Cụ chỉđạo anh Thốngchế cùng anh Hoàng Văn Thái thànhlập Đội Vietnam Tuyêntruyền Giảiphóng.
Ngay cách đặt tên mớimẻ này (so với Cứuquốcquân, Vệquốcđoàn hàonhoáng
trước đấy), cùng với việc jao tráchnhiệm cho anh Thốngchế nontơ chả
kinhnghiệm chiếntranh mẹ, đã cho thấy Ông Cụ đéo tintưởng lắm vào
thànhcông của cáchmạng, cũng đéo tintưởng những tay võbiền khoái đụngđộ
đâmchém như Kiên Phùng.
Ông Cụ chỉ zám gọi lựclượng vệbinh mới của mình là Đội (Team), và
cẩnthận thêm chữ Tuyêntruyền (Propaganda) vào trước chữ Giảiphóng
(Liberation), hàmý, lựclượng này chỉ làm nhiệmvụ tuyêntruyền là chính,
và quymô nhonhỏ xinhxinh thôi.
Biênchế Đội của anh Thốngchế cũng khiêmtốn hơn Quân của anh Kiên anh Tấn
nhiều boong, vỏnvẹn 34 chiếnbinh toọc, aka 3 tiểuđội. Các anh cũng đéo
trangbị võkhí. Súng boọchoọc anh Thốngchế đeo bên sườn chỉ có vỏ chứ
không có ruột. Anh Thái thậmchí chỉ đeo gươm. Các anh ý cần đéo jì đến
súng fỏng. Các anh khác cũng.
Jảzụ Ông Cụ không thànhcông lần nữa, năm 1945 đéo cướp được chánhfủ của
anh Trần Trọng Kim, thì anh Thốngchế cũng lên đường theo anh Kiên thôi.
Ông Cụ tàihoa vụ này nhất. Và đươngnhiên một quânđội khác sẽ được
thànhlập, với những biênchế mới, nhiệmvụ mới, chiếnlược mới.
(8) Kếtthúc vụ anh Phùng Chí Kiên nhẻ.
Anh Kiên bị bọn Fáp chặt đầulâu, Cứuquốcquân tantành, anh Chu Văn Tấn
lánh mẹ sang Choang Khựa. Ông Cụ sai anh Thốngchế lập quânđội mới, 3
tiểuđội toọc chân trần mắt xếch tuổi 18-20.
Anh Thốngchế rốtcuộc thànhcông, anh Tấn thì kịpthời zây-máu-ăn-fần bởi
lời hứa vộivàng của Ông Cụ. Nhưng anh Kiên Phùng hoàntoàn bị quênlãng.
Nếu Zì không kể lại trong loạt cồng này, Zì đoanchắc 50% số văncông ở
đây đéo biết anh Kiên là ai, thậmchí chưa baojờ nghe tên anh. Jáokhoa
của đảng không nhắc anh một lần nào. Anh thậmchí đéo lừngzanh bằng Nông
Zền, Lê Tám, hay Văn Đàn, Đình Jót, Bá Ngọc, Viết Xuân, những huyềnthoại
vănchương thuầntúy. Các đồngđội anh, hàng trăm chú toọc bị bổ gươm jữa
gáy hoặc buộc thép thả sông, không một ai được ghicông liệtsĩ. Về các
anh, chỉ còn lại nhõn hùngca Bắc Sơn của thợ-nhạc Văn Cao.
Hanoi có fố Phùng Chí Kiên, nhưng 99% cưzân nơi đó đéo biết Kiên là gã chăn trâu bỏmẹ nào.
Zì đôibận nghĩ lẩnthẩn rằng, nhẽ Ông Cụ sợ anh Kiên Phùng bẻmmép vụ mama
anh Mạnh, nên quyết xóa sạch anh ý, hay chăng? Jảthiết thôi, nhưng cũng
không hẳn không cólý.
Mãi 199x, anh Kiên Phùng mới được truy tặng Huânchương Chiếncông Hạng Ba,
còn kém papa Zì một hạng, kém đạitá Tai Vuông hai hạng. Cả hai anh
bộđội vănfòng này đéo có chiếncông cặc nào, thậmchí suốt đời binhnghiệp
các anh đéo bóp-cò súng-lục nhát nào. Tên fố Hanoi cho Kiên Phùng cũng
xuấthiện sau những năm đó.
Tận 200x, cách nay tầm chục năm, bỗngzưng some lãnhtụ nhớ ra Kiên, và chúng quyếtđịnh fong cho anh hàm tướng.
Thật hàihước, chúng đéo nói rõ hàm tướng của Kiên Phùng là mấy sao. Năm
sao nhẽ nhiều quá, mà bốn sao thì hóa ra công của anh còn thua công anh
Thốngchế à?
Nhưng điều hàihước hơn, và khôngthể không khiến các cô cười
sặc-sằng-sặc, là việc Kiên Phùng đang là người zuynhất trầnjan đeo lon
sĩquan caocấp của một quânđội thànhlập sau khi anh chết.
Zì sẽ không ngạcnhiên, nếu vài năm nữa lãnhtụ các cô sẽ fong anh Trần
Hưng Đạo hàm trungtá, hoặc anh Lý Thường Kiệt hàm đạiúy, của quânđội
nhânzân các cô. Các anh ý cũng chết trước khi anh Thốngchế khaisinh
quânlực, ychang Kiên Phùng bạcmệnh, đó thôi?
An hoàng Trung tướng
(
Blog Lữ Thứ)
Truy tố Tổng thống vụ lợi 759,30 euro và nguyên lý bình đẳng
...cc : Ở
xứ Tư bản CHLB Đức “tệ quá” – Ông Tổng thống lỡ “cầm nhầm” chưa tới 800
Euro , chỉ khoảng 21 triệu VNĐ mà bị truy tố Ông , thua xa nền “Dân chủ
tập thể ưu việt” của xứ XHCN , Đầy tớ ( Quan ở XHCN gọi là đầy tớ , chớ
không phải xứ Tư bản đâu mà gọi là Quan , nó phản Giai cấp lắm) ở xứ
XHCN mà lỡ “thấy tiền nhiều quá để không, cầm xài tạm quên trả” dù là
trăm triệu Euro như tiền của Quí Quốc thì cũng chỉ “khiển trách” hoặc
“kiểm điểm”…thôi. Đấy , làm Đầy tớ sướng chưa? thế mà Nhân Dân vẫn đồng
thuận đấy – Chớ đâu như quí Quốc mà Quan cầm nhầm có tí chút mà làm rùm
beng , nó mất ổn định lắm lắm……và coi chừng bọn thế lưthù địch nó lợi
dụng đấy nhé – Nước Đức giàu mạnh thế mà có tí chút , thôi bỏ đi , có
làm cách nào cũng không theo kịp “nền Dân chủ XHCN” đâu , vì mấy xứ này
sắp đến thiên đường rồi, theo sao kịp. Thôi, bỏ đi cho Ông cựu TT ấy
nhờ.
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Sinh
ngày 19.6.1959, Tổng thống Đức Christian Wulff nhậm chức Tổng thống thứ
10 CHLB Đức ngày 30.6.2010, và từ chức ngày 17.2.2012. Bảy năm liền
trước đó, Wulff là Thủ hiến tiểu bang Niedersachsen. Cuộc đời chính trị
của ông để lại nhiều dấu ấn với bao danh hiệu giải thưởng từ Diễn đàn
kinh tế thế giới, tới nhiều tổ chức hiệp hội kinh tế, học viện trong
nước, được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Tongji
(Đồng Tế), Trung Quốc, của trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản. Tên tuổi và
quyền lực tới vậy, nhưng Wulff đã không tránh khỏi quan sự khi vụ lợi
chỉ 759,30 Euro. Bởi Đức là một nhà nước dân chủ pháp quyền, Tổng thống
không phải vua chuá, hay tài thánh, mà do Quốc hội cùng đại biểu các
tiểu bang đại diện cho dân bầu lên, không bầu người này thì bầu người
khác, còn pháp luật là tối thượng, không thể không thực thi, nếu không
người dân chủ nhân đất nước không để nhà nước đó yên!
Khởi đầu
Ngày 13.12.2011, báo Bild đưa tin, hồi làm thủ
hiến tiểu bang Niedersachsen, Tổng thống Wulff đã lừa dối Quốc hội Tiểu
bang, khi năm 2008 vay 500.000 Euro của Edith Geerkens vợ doanh nhân
Egon Geerkens để mua nhà riêng, nhưng tới năm 2010 bị Quốc hội chất vấn
liệu có quan hệ gì với Egon Geerkens thì trả lời không. Mỗi vụ chất vấn
về một khoản vay bình thường nhưng trả lời không bình thường ở Đức đã đủ
xúc tác cho quá trình đổ vỡ cả sự nghiệp Tổng thống 4 năm sau đó.
Sức mạnh đòi minh bạch của truyền thông
Điều kiện cần cho một chính khách ở Đức là minh bạch,
thiếu nó không thể làm chính khách, bởi người dân không thể nhìn “xuyên
suốt” để yên tâm tín nhiệm họ. Truyền thông đa chiều chính là nơi trắc
nghiệm tính minh bạch đó. Lập tức, hai ngày sau, Wullf phải lên tiếng,
một lần nữa phủ nhận mối quan hệ làm ăn với Egon Geerkens, và lấy làm
tiếc vụ việc đã gây hiểu lầm. Còn nếu Wulff im lặng sẽ nghiễm nhiên được
coi là thừa nhận, lúc đó lại phải đối mặt với áp lực chính trường còn
nặng hơn. Đáp lại, một ngày sau, 16.12.2011, báo Spiegel công bố
số tiền vay đó có nguồn gốc từ Egon Geerkens chứ không phải của người
vợ. Nhưng luật sư cuả Wulff vẫn một mực khẳng định ngược lại. Công luận
lập tức sôi lên trước vị tổng thống uẩn khúc của mình, dẫn thêm bao ngờ
vực về các kỳ nghỉ được doanh nhân bao, đánh tiếng đòi Wulff từ chức.
Ngày 18.12.2011, Wulff cho luật sư minh bạch các kỳ nghỉ phép hồi làm
thủ hiến để bác bỏ ngờ vực các kỳ đó được chi bởi các doanh nhân bạn bè,
đồng thời khẳng định không từ chức nếu có bị yêu cầu. Ngày 19.12.2011,
Wulff cho phép giới truyền thông tới văn phòng luật sư của ông xem hồ sơ
các chuyến nghỉ phép và vay tín dụng đang bị ngờ vực. Tối hôm đó, báo Bild
đưa tin tiếp, người bạn doanh nhân Carsten Maschmeyer đã trả tiền quảng
cáo cho cuốn sách phỏng vấn Wulff mang tên “Sự thật tốt hơn” vốn đóng
một vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử quốc hội tiểu bang cho
ông năm 2007. Để giải toả ngờ vực, Wulff cho luật sư riêng thông báo
không hề biết gì về khoản tiền đó, rồi ba ngày sau, đích thân ra tuyên
bố xin lỗi cách xử lý sai sót của mình trong vụ vay tín dụng và xin dân
chúng hãy tin tưởng.
Tưởng chừng Wulff được yên vị. Nhưng một tuần sau,
ngày 30.12.2011, một phần vụ vay tín dụng được làm rõ, khác với những gì
Wulff bác bỏ trước đây không liên quan tới Egon Geerkens, khi ngân hàng
BW cho biết, hợp đồng Wulff vay tín dụng được ký kết trước lễ Noel năm
đó và do Egon Geerkens môi giới. Thế là đã rõ, Wulff không trung thực,
nhưng liệu chỉ mỗi vụ vay tiền mua nhà riêng hay còn nữa? Truyền thông
lập tức thi nhau vào cuộc tìm câu trả lời. Ngày 31.12.2011, báo Spiegel
đưa tin nhanh, một khoản tín dụng khác, ưu đãi từ ngân hàng BW-Bank cấp
cho Wulff được coi là quà trả ơn công lao của Wulff giúp đỡ hãng ô tô
VW-Porsche khỏi phá sản – khách hàng lớn của ngân hàng BW. Ngày
01.01.2012, trước khi báo Bild công bố tài chính Wulff mua nhà
riêng ở Bergwedel, Tổng biên tập nhận được tin nhắn Wulff gửi vào máy
điện thoại cầm tay đe doạ sẽ tiến hành một “cuộc chiến” với báo Bild.
Cái sảy nảy cái ung, tin đó bị đưa ra công luận gây phẫn nộ, cho rằng
Wulff vi phạm luật báo chí. Lo ngại công luận, ngày 04.1.2012, Wulff
phải lên đài truyền hình nhà nước ARD và ZDF bác bỏ cáo buộc đe doạ báo Bild, và giải thích hành vi đó chỉ nhằm yêu cầu báo Bild lùi lại thời gian công bố tin gây tranh cãi.
Đến lượt các chính khách buộc phải lên tiếng, truyền thông theo sát
Đã là chính khách thì phải phản ứng trước truyền
thông về bất kể vấn đề gì của đất nước, dù không liên quan tới cá nhân
mình, nếu không người dân không thể tin tưởng tín nhiệm giao vận mệnh
đất nước, số phận chính trị của mình cho họ. Ngày 06.01.2012, Stefan
Wenzel, trưởng đoàn nghị sĩ đảng Xanh đệ trình lên nghị viện tiểu bang
Niedersachsen một bản danh mục 100 câu hỏi yêu cầu Wulff điều trần,
trong thời gian làm thủ hiến tiểu bang đã vi phạm luật bộ trưởng liên
quan tới vay tiền vợ doanh nhân Geerkens và các mối quan hệ kinh tế với
giới doanh nhân. Ở cấp Liên bang, ngày 11.01.2012, đoàn nghị sĩ đảng SPD
gửi tới Ủy ban pháp luật Quốc hội 60 câu hỏi điều trần Wulff chi tiêu
tài chính thời làm thủ hiến bị ngờ vực lạm dụng, liên quan tới cuộc gặp
gỡ thượng đỉnh doanh nhân Bắc Nam mang tên “Promi-Party Nord-Süd-Dialog”
do tư nhân tổ chức. Ngày 12.01.2012, luật sư riêng của Wulff cho công
bố trên Internet sáu trang tổng hợp ý kiến của Wulff trước 400 câu hỏi
của truyền thông gửi tới đòi giải trình. Lập tức, Björn Thümler, Trưởng
đoàn nghị sĩ đảng CDU lên tiếng đòi phải công bố toàn bộ hồ sơ kèm theo,
buộc Wulff phải lên diễn đàn truyền hình ARD và ZDF hứa sẽ thực hiện.
Ngày 14.01.2012, báo Spiegel Online đưa tin mới, trong thời gian
làm thủ hiến tiểu bang, Wulff được nhà sản xuất phim David Groenewold
khoản đãi khi mời tới dự lễ hội tháng 10 truyền thống năm 2008 của tiểu
bang Müchen. Lập tức, ngày 15.01.2012, trên báo Frankfurter Allgemeinen Sonntagszeitung,
David McAllister Thủ hiến Niedesachsen đương nhiệm đòi Wulff thủ hiến
tiền nhiệm hồi đó, phải giải trình và hứa chính phủ ông sẽ làm rõ. Ngày
18.01.2012, tuần báo Zeit đưa tin, chính phủ Niedersachsen lúc đó
có tham gia vận động quyên góp cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh
Nord-Süd-Dialog, và trở thành đề tài thảo luận trong nghị viện tiểu
bang. Trước sức ép dư luận và dân biểu, Wulff cho công bố toàn bộ hồ sơ
trả lời về 400 câu hỏi của truyền thông mà Björn Thümler đã đòi hỏi.
Cơ quan pháp lý buộc phải vào cuộc, truyền thông nỗ lực hậu thuẫn
Vấn đề pháp lý một khi được truyền thông phát hiện,
dân biểu lên tiếng, trách nhiệm tự động đặt lên các cơ quan pháp luật,
nếu không chính họ bị chế tài. Ngày 19.01.2012, Viện Kiểm sát cùng cảnh
sát Hannover tổ chức lục soát văn phòng và nhà riêng của Olaf Glaeseker
phát ngôn viên của Wulff và Manfred Schmidt nhà tổ chức cuộc gặp gỡ
Nord-Süd-Dialog. Ngày 20.01.2012, báo Neuen Presse cho biết, Olaf
Glaeseker tích cực tham gia tổ chức cuộc gặp gỡ Nord-Süd-Dialog, tập
hợp được 44 sinh viên giúp đỡ, và được chính phủ tiểu bang hỗ trợ tài
chính, ngược với những gì chính phủ tiền nhiệm Wulff phủ nhận. Ngày
22.01.2012, đoàn nghị sĩ đảng SPD tiểu bang Niedersachsen đòi đưa Wulff
ra toà tối cao tiểu bang, với cáo buộc thông báo cho nghị viện tiểu bang
sai về chi phí cuộc gặp gỡ Nord-Süd-Dialog. Ngày 24.01.2012, tạp chí NDR
cho biết, chính Wulff đã thông qua văn phòng chính phủ lúc đó kêu gọi
quyên góp cho cuộc gặp gỡ Nord-Süd-Dialog. Nghĩa là Wulff hoàn toàn biết
trước vấn đề hỗ trợ tài chính cho cuộc gặp gỡ tư nhân này, không đúng
như đã phủ nhận trước đây.
Ngày 26.01.2012, người phát ngôn của Tổng thống, ông
Olaf Glaeseker, bị Viện Kiểm sát lấy lệnh toà án lục soát toàn bộ văn
phòng Tổng thống, nơi Olaf Glaeseker làm việc, thu giữ mọi dữ liệu máy
tính và hồ sơ cần thiết. Ngày 02.02.2012, báo Berliner Zeitung và Frankfurter Rundschau,
đưa tin chiếc ô tô Audi thuộc thế hệ mới đưa ra thị trường sau đó một
tháng do vợ chồng Wulff sử dụng không phải trả tiền từ hè 2011. Luật sư
riêng của Wulff giải thích đó là tiêu chuẩn hãng Audi ưu đãi cho những
nhân vật nổi tiếng. Viện Kiểm sát phải vào cuộc để xác minh. Ngày
08.02.2012, báo NDR và sau đó báo Bild đưa tin về hai
chuyến du lịch của Wullf năm 2007 và 2008 được nhà sản xuất phim
Groenewold hỗ trợ khách sạn. Ngày 10.02.2012, báo NDR cho biết
tiếp, năm 2005, Wulff sử dụng máy điện thoại cầm tay của Groenewold.
Luật sư của Groenewold giải thích hoá đơn cuộc gọi vẫn chuyển cho Wulff
thanh toán. Ngày 11.02.2012, Chính phủ tiểu bang Niedersachen giải
trình, tiểu bang nhận phí khách sạn cho Wulff thủ hiến lúc đó tham gia
lễ hội phim 2010 tại München, và yêu cầu gửi hoá đơn tới để thanh toán.
Nhưng hãng tham gia tổ chức đã trả chi phí đó cho cả hai vợ chồng. Đồng
thời chính phủ Wulff lúc đó đã hứa sẽ bảo lãnh cho hãng đầu tư phim
Groenewold 4 triệu Euro. Lập tức, ngày 16.02.2012, Viện Kiểm sát
Hannover đệ đơn lên quốc hội Liên bang đề nghị hủy quyền miễn trừ truy
tố đối với tổng thống để điều tra vì có đủ chứng cứ nghi vấn phạm pháp.
Sức ép dư luận, chính trường và công tố ngày một nặng, Wulff có nguy cơ
bị phế truất.
Buộc phải từ chức, Wulff đối mặt với quan sự
Giữa phế truất và từ chức, danh dự, quyền lợi hoàn
toàn khác nhau. Vì vậy, những người có nhân cách bao giờ cũng chọn con
đường từ chức. 11 giờ, ngày 17.02.2012, Wulff tuyên bố từ chức với lý do
chính trị, không còn được dân chúng tin tưởng để hoàn thành sứ mệnh
tổng thống. Mặc dù, điều đó đồng nghĩa quyền miễn trừ cho tổng thống tự
động bị mất. Quyết định điều tra Wulff của Viện Kiểm sát ngay trong đêm
đó được ban hành. Cựu Tổng thống Wulff chính thức phải đối mặt với cơ
quan tư pháp. Hệ lụy tiếp theo, ngày 29.02.2012, Quốc hội Đức phải thảo
luận, liệu Wulff có được hưởng tiêu chuẩn đài thọ tổng thống 199.000
Euro/năm sau khi thôi chức vụ hay không (khác với phế truất, bị mất tất
cả). Cả văn phòng tổng thống lẫn chuyên gia ngân sách Quốc hội đều ủng
hộ, bởi Wulff từ chức vì lý do chính trị, mặc dù kết quả thăm dò dư luận
bị đa số người dân chống lại.
Ngày 02.03.2012, Viện Kiểm sát Hannover cho lục soát
văn phòng và nhà riêng của Wulff thu giữ máy tính. Một ngày trước đó họ
tiến hành đối với Groenewold. Ngày 22.06.2012, Viện Kiểm sát Hannover ra
quyết định đòi Wulff làm chứng trong vụ điều tra Olaf Glaeseker nguyên
phát ngôn của Wulff bị cáo buộc tội nhận hối lộ. Ngày 27.06.2012, Thanh
tra chính phủ Niedersachsen công bố kết luận, chính phủ tiểu bang không
chi tiền thuế của dân cho cuộc gặp gỡ Nord-Süd-Dialog mà do nhân viên
văn phòng chính phủ tự nguyện hỗ trợ. Ngày 27.07.2012, Viện Kiểm sát mở
rộng điều tra Wulff sang thời kỳ làm thủ hiến đã cố gắng vận động giảm
thuế cho ngành bảo hiểm.
Lần lượt bị truy tố
Ngày 06.03.2013, Viện Kiểm sát quyết định sẽ truy tố
phát ngôn viên tổng thống Olaf Glaeseker với cáo buộc nhận hối lộ liên
quan tới ba cuộc gặp gỡ Nord-Süd-Dialog 2007, 2008, 2009. Còn nhà tổ
chức sự kiện Manfred Schmidt bị truy tố tội hối lộ. Ba cuộc gặp gỡ đã
đem lại cho Manfred Schmidt lãi một triệu Euro. Đổi lại, Olaf Glaeseker
được Manfred Schmidt mời nghỉ hè tại Pháp và Tây Ban Nha chín lần với
tổng số 19 chuyến bay tổng cộng đến 12.000 Euro.
Ngày 09.03.2013, Viện Kiểm sát chính thức quyết định
nâng tội danh cáo buộc đối với Wulff và David Groenewold ban đầu chỉ là
vụ lợi và mua chuộc thành nhận hối lộ và hối lộ. Ngày 22.03.2013, Viện
Kiểm sát đề nghị hai bị cáo lựa chọn phương án pháp lý được gọi là thoả
thuận tay ba giữa toà án, Viện Kiểm sát và luật sư của bị cáo. Theo đó,
cả hai sẽ không bị truy tố trước toà tội danh trên, nếu đồng ý nhận
trách nhiệm pháp lý hành vi của mình, Wulff chịu nộp phạt 20.000 Euro,
và David Groenewold chịu 30.000 Euro.
Ngày 09.04.2013, luật sư của Wulff trả lời từ chối và
đòi đình chỉ vụ án vô điều kiện, cho rằng cáo buộc không có cơ sở, và
Wulff tin tưởng sẽ có người làm chứng, giải toả được cáo buộc đó.
Ngày 12.04.2013, lần đầu tiên trong lịch sử Đức, một
cựu Tổng thống bị Viện Kiểm sát đề nghị toà truy tố tội nhận hối lộ lúc
đương nhiệm. Ngày 30.06.2013. báo Bild am Sonntag đưa tin, luật
sư của Wulff đã đệ đơn dày 66 trang đáp lại cáo trạng của Viện Kiểm sát,
nhằm bác bỏ tội danh nhận hối lộ. Ngày 27.08.2013, Toà án Landgericht
Hannover quyết định truy tố Wulff và dự kiến phiên xét xử đầu tiên vào
ngày 1.11.2013. Lần đầu tiên lịch sử Đức chứng kiến một cựu tổng thống
phải ra toà. Ngày 06.09.2013, toà cũng chấp thuận đơn của Viện Kiểm sát
đề nghị truy tố Olaf Glaeseker và Martin Schmidt tội nhận hối lộ và đưa
hối lộ. Tới ngày 20.09.2013, Toà án Landgericht Hannover cho lùi phiên
xét xử Wulff tới ngày 14.11.2013 theo đề nghị của các luật sư do họ bị
vướng vào các lịch xét xử khác. Toà dự kiến lịch xét xử tổng cộng 16
phiên kéo dài tám tuần. Tội danh cáo buộc Wulff được toà chuyển từ nhận
hối lộ sang vụ lợi, còn nhà sản xuất phim David Groenewold được chuyển
từ hối lộ sang tạo điều kiện vụ lợi. Bằng chứng cho tội danh trên là vụ
vợ chồng Wulff tham dự lễ hội tháng 10.2008 tại München được David
Groenewold nhận thanh toán một phần chi phí, gồm tiền khách sạn tại
Bayerischen Hof và quà tặng, tổng cộng 759,30 Euro, đối lại Wulff đã vận
động được tập đoàn Siemens tài trợ cho dự án phim John Rabe của
David Groenewold. Sau bao cuộc điều tra chấn động dư luận, tới nay chỉ
mỗi vụ việc trên được thẩm định có dấu hiệu hình sự, còn lại không đủ
bằng chứng kết luận. Nhưng các thẩm phán không chỉ muốn xác định mỗi vụ
việc trên, mà toàn bộ mọi nghi vấn về Wulff liên quan tới nhà sản xuất
phim David Groenewold. Theo cáo trạng, ngoài chi phí tham dự lễ hội,
Wulff còn nhận được nhiều thứ khác từ Groenewold. Nhiều quà tặng trước
giờ chưa nhắc tới được liệt kê, như những buổi tiệc do Groenewold chiêu
đãi Wulff mời tới hàng trăm khách, hay những bữa ăn Groenewold tổ chức
tại Berlin, Sylt và Capri khi đi quay phim bầu cử cho Wulff năm 2005.
Trước toà, Wulff sẽ phải giải thích, những quà tặng
nào ảnh hưởng đến quyết định và phạm vi quyền lực của mình. Mặc dù chỉ
mỗi vụ vận động tài trợ cho dự án phim John Rabe được coi là bằng
chứng thu lợi, toà án muốn biết nhiều hơn nữa về mối quan hệ tình bạn
giữa Wulff và Groenewold. Để chứng minh cho điều này, cần đến rất nhiều
nhân chứng, văn bản, hoá đơn và tin nhắn. Groenewold là khách thường
xuyên của Wulff tại văn phòng cũng như nhà riêng. Tổng số hồ sơ đính kèm
cáo trạng lên tới 20.000 trang, chỉ đánh máy thôi đã cần tới ít nhất
236 ngày suốt cả 24 tiếng. Riêng xác định trị giá tiền khách sạn David
Groenewold trả thay cho Wulff cũng là một công trình, bởi không xác định
được hoá đơn nào do Groenewold trả thay cho Wulff mà chỉ căn cứ vào
thống kê giá. Groenewold trình báo thanh toán bình quân cho khách sạn là
250 Euro/đêm. Để thẩm định, Viện Kiểm sát tập hợp 12 hoá đơn thanh toán
phòng nghỉ dạng đó từ năm 2006-2008 cho kết quả giá phòng lên tới 377
Euro. Tới lượt luật sư của Groenewold phản bác lại kết quả trên, cho là
mức bình quân đó tính theo cả phòng VIP và phòng hai người, đồng thời
đưa ra 39 hoá đơn thanh toán từ năm 2005-2011 cho kết quả giá bình quân
chỉ 276,63 Euro. Để đi đến một phiên toà có thể kết tội được ở Đức quả
là công phu. Bởi toà có quyền định đoạt tội trạng nhưng cũng như tổng
thống, đó không phải quyền của vua chuá mà nhân danh nhân dân (riêng ở
ta là nhân danh nhà nước khi tuyên án), mà như vậy quyền đó có được
người dân tâm phục khẩu phục hay không hoàn toàn nằm ở chứng cứ và tranh
tụng. Xử án vì vậy trước hết là một công trình khoa học, hoàn toàn
không phải nơi áp đặt quyền lực – điều bắt buộc trong một nhà nước dân
chủ pháp quyền!
Chủ toạ phiên toà
Chánh án Frank Rosenow, sinh năm 1959, đồng môn với
Christian Wulff, có vợ và một con trai trưởng thành, sống không quá xa
thủ phủ Niedersachsen. Vào thập kỷ 80, Frank Rosennow vào học ngành Luật
tại Göttingen, còn Wulff thì tại Osnabrück. Năm 1990 Rosenow làm việc
trong ngành luật và trở thành thẩm phán toà án thành phố Landgericht
Stade. Năm 2002 ông làm hội thẩm toà án tiểu bang tại Celle. Từ 2010 ông
làm chánh án toà án thành phố Hannover. Một công việc không phải lúc
nào cũng như mơ. Các vụ như giết người tại nhà ở xã hội nam giới, cướp
tại trạm xăng, xúc phạm, đe doạ và nhổ nước bọt vào nhân viên công lực
là những vụ án do Frank Rosenow làm chủ tịch hội đồng xét xử gần nhất.
Ông nổi tiếng, khi cho phép mang vào toà một chai rượu pha cồn methanol,
tiếng Đức Billig-Fusel (vốn bị cấm) để con nghiện làm nhân chứng có thể
tiếp tục trả lời thẩm vấn. Liệu đó có phải là một dấu hiệu tốt cho
Wulff, trước khi tham gia chính trường từng được coi là một luật gia vô
cùng chuẩn xác và không phạm lỗi hay là điềm xấu cho một chính trị gia
hàng đầu đã không chối bỏ nổi cám dỗ đời thường?
Chưa ai có thể trả lời, nhưng đều hy vọng sẽ có một
vụ xét xử công minh và nhân văn với Wulff. Bởi một nhà nước dân chủ pháp
quyền có khả năng bảo đảm được điều đó, nếu không nó đã không thể đưa
nổi tổng thống ra toà chỉ vì vụ lợi 759,30 Euro, như bất kỳ công dân nào
vi phạm – phản ảnh rõ nhất quyền bình đẳng trước pháp luật mà nhân loại
đã và đang đeo đuổi không ngưng nghỉ từ khi nhà nước xuất hiện bằng cả
xương máu họ dâng hiến!
N. S. P.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn
40 năm buông lỏng khoáng sản: DN hưởng lợi, dân nghèo đi
Giấp phép cấp cho khai thác khoáng sản khá lớn, trong khi
quản lý yếu kém khiến hoạt động này đang bị buông lỏng, gây ra nhiều
thiệt hại và hiệu quả đem lại thấp.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, tính đến tháng
5/2013, cả nước có 79 giấp phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp; 503 giấy phép khai thác khoáng sản do các cơ quan trung
ương cấp còn đang hoạt động, chưa kể 4.200 giấp phép do UBND các tỉnh,
thành cấp.
Chỉ doanh nghiệp lợi
Phát biểu tại Hội thảo “Quản trị tài nguyên khoáng sản; Việt Nam đang
ở đâu”, ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng
sản Bộ TN&MT, cho biết, chỉ 30-40% số DN, tổ chức và cá nhân khai
thác khoáng sản báo cáo định kỳ, song ngay cả thông tin trong báo cáo
cũng chưa đầy đủ, chưa chính xác. Hậu quả, Nhà nước không kiểm soát được
sản lượng khai thác thực tế của DN, đồng nghĩa với việc không nắm được
thực trạng tài nguyên khoáng sản, nguồn lực phát triển đất nước. Từ đó,
khó kiểm soát nguồn thu ngân sách.
Về phía quản lý, LuậtKhoáng sản đã được ban hành từ năm1996, đến 2005
có sửa đổi bổ sung lần thứ nhất và tới 2010 bổ sung sửa đổi lần thứ 2,
có hiệu lực từ 1/7/2011. Nhưng đã hơn 2 năm qua, các văn bản hướng dẫn
dưới luật vẫn chưa có, vì thế các hoạt động vẫn tuân thủ theo luật năm
2005 là chủ yếu.
|
Ở đâu khai thác khoáng sản thì ở đó người dân nghèo đói (ảnh Tiền Phong). |
Ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy Ban kinh tế Quốc hội, cho biết,
sau khi khảo sát ở nhiều nơi khai thác khoáng sản, các đại biểu QH nhận
thấy ở đâu có hoạt động khai thác khoáng sản thì ở đó môi trường bị tàn
phá, hạ tầng yếu kém dần và đời sống người dân nghèo đói.
Trừ than đá và dầu khí có đóng góp lớn, hầu hết các khoáng sản khác
không mang lại lợi ích cho người dân, ngược lại còn tàn phá thêm. Theo
số liệu, các loại khoáng sản khai thác được có đóng góp rất thấp, chỉ
chiếm mức 5% trong tổng số 11% tài nguyên khoáng sản đóng góp vào GDP
hàng năm.
Công tác quy hoạch khoáng sản đến giờ phút này chưa đạt mục tiêu,
chưa khẳng định cụ thể được trữ lượng từng loại khoáng sản, chủ yếu là
dự báo. Không có con số chính thức thì khó quy hoạch và quản trị được.
Quản trị tài nguyên khoáng sản phải mang lại lợi ích cho người dân, vậy
nhưng dân vẫn nghèo thì tài nguyên đi đâu?
Ông Phạm Gia Túc, Phó chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) kể rằng trong chuyến làm việc tại Tuyên Quang, lãnh đạo tỉnh
cho biết có DN khai thác tại địa phương mỗi năm chỉ nộp ngân sách 5 tỷ
đồng, nhưng con đường đi qua khu mỏ đó thì bị hỏng nặng. Tỉnh lại phải
bỏ ra 30 tỷ đồng để sửa chữa. “Hiện các hoạt động điều tra thăm dò cơ
bản chưa tốt, cấp phép có vấn đề, quản lý giám sát bị buông lỏng gây tác
động tiêu cực đến môi trường và hiệu quả kém”, ông Túc nói.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng, cho rằng tình
trạng trên là do khai thác khoáng sản hiện không hài hòa ích. Chúng ta
chưa giải được bài toán công bằng về kinh tế – xã hội – môi trường. Ở
Việt Nam, DN khai thác khoáng sản đang hưởng lợi nhiều nhất nhưng trách
nhiệm xã hội lại thấp.
|
Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng ở những nơi được cấp phép khai thác khoáng sản |
Buông lỏng gần 40 năm?
TS. Lê Đăng Doanh nhìn nhận, có vấn đề lợi ích nhóm trong khai thác
khoáng sản. Bộ TN&MT cấp phép ít nhưng địa phương cấp phép nhiều.
Đặc biệt nhiều mỏ, nếu xét về tổng thể là mỏ lớn, phải được Trung ương
đồng ý, nhưng người ta lách luật bằng cách chia nhỏ ra để địa phương
cấp.
Năng lực giám sát yếu, pháp luật chưa hoàn thiện đang làm cho tài
nguyên chảy vào túi một nhóm người chứ không phải là tất cả. Khai thác
khoáng sản vừa làm cho người dân phải chịu ô nhiễm môi trường, đói
nghèo, trong khi tài nguyên bị lấy đi thì khai thác để làm gì, cho ai –
ông Doanh nghi vấn.
Nói về năng lực giám sát, ông Lại Hồng Thanh đánh giá hiện 2 năm mới
thanh kiểm tra 1 lần, nội dung kiểm tra cũng rất chuyên sâu cần phải có
các phương tiện và thiết bị chuyên dụng mà thực tế chưa đáp ứng được.
Các chế tài xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Chuyên gia kinh tế Lê Văn Cương cho rằng có 2 điểm yếu kém trong lĩnh
vực khai thác khoáng sản, đó là luật pháp chưa hoàn chỉnh và giám sát
kém. Từ khi đất nước thống nhất (năm 1975) đến nay đã 38 năm, vậy mà
luật pháp vẫn chưa hoàn chỉnh. Nguyên nhân do đâu, ông đề nghị phải mổ
xẻ đến cùng, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ban hành hệ thống
văn bản liên quan, trách nhiệm cá nhân ra sao? Vì sao chỉ có 30-40% DN
báo cáo định kỳ khai thác, số còn lại xử lý như thế nào? Tại sao lại thả
nổi như vậy? “Cần phải truy đến cùng vấn đề này, không thể cứ để kéo
dài mãi được”, ông cương quyết.
Theo Báo cáo về chỉ số quản trị tài nguyên năm 2012, đánh giá sự
minh bạch và trách nhiệm của ngành khai thác khoáng sản tại 58 quốc gia,
do Viện giám sát nguồn thu quốc tế công bố, Việt Nam xếp thứ 43, với 41
điểm trên thang điểm 100, thuộc nhóm yếu kém về quản trị tài nguyên.
Trong đó tiêu chuẩn quy định về pháp chế, pháp luật xếp thứ 27 là thứ
hạng cao nhất nhưng vẫn thuộc nhóm không tốt. Còn các tiêu chuẩn khác
như: công khai thông tin, xếp thứ 40, đặc biệt là tiêu chuẩn về năng lực
kiểm tra giám sát xếp thứ 50, đứng gần cuối bảng. |
THEO VEF
Ngành điện và lòng tin
SGTT.VN - “Tăng giá điện để kêu gọi đầu tư”, “tăng giá
điện vì (giá điện) đang bán dưới giá thành” hay “để tiến tới theo giá
thị trường”, “để bù lỗ tỷ giá”… Giờ đây, dù ngành điện có giải thích lý
do gì đi nữa, thì sau kết luận của Thanh tra Chính phủ mà báo chí dẫn ra
trong mấy ngày qua, có lẽ, niềm tin của người dân với ngành điện đang
cạn dần.
|
Lòng tin của người dân vào ngành điện đang cạn. Ảnh mang tính minh họa. Tư liệu internet. |
|
Mỗi lần giá điện tăng, trong khi người tiêu dùng, doanh
nghiệp, các chuyên gia kinh tế kêu gào ngành điện phải minh bạch, công
khai chi phí thì những người có trách nhiệm của ngành điện bình thản
trấn an: tăng giá điện là hợp lý, giá điện đã được kiểm toán, thẩm định
cẩn thận. Rồi thêm nữa, là tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều đến đời
sống, kinh tế…, nghe cũng rất… êm tai. Và người tiêu dùng chỉ còn biết…
chấp nhận! Tuy nhiên, những ngày qua, khi kết luận thanh tra chỉ ra rằng
có gần 600 tỉ đồng tiền xây nhà cho cán bộ, sân tennis, bể bơi… cũng
được hạch toán vào giá điện, rồi cả chục ngàn tỉ đồng mà báo Tuổi Trẻ
cho biết tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đi “biếu không” cho Viettel
thì mọi chuyện… mới sáng tỏ.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thừa nhận ông bị “sốc”
trước thông tin này. “Tất cả các chi phí đầu tư ngoài ngành như xây dựng
sân tennis, xây nhà biệt thự đều cộng dồn vào giá thành điện là không
thể chấp nhận được”, ông nói. “Những gì mà người tiêu dùng từ trước tới
giờ nghi ngờ về EVN là có cơ sở, và không hề sai. Ở đây có cả sự không
trung thực của EVN”, ông Long nói tiếp. Hơn nữa, theo ông Long, từ trước
tới giờ người tiêu dùng chịu thiệt mà cơ quan quản lý, cụ thể là bộ
Công thương không hề hay biết, cũng là việc cần đặt câu hỏi. “Mỗi lần
EVN tăng giá điện, hay họp báo công bố tình hình tài chính của EVN, bộ
Công thương đều cho rằng EVN đã minh bạch số liệu, giá thành. Thế mà,
khi cơ quan thanh tra, kiểm toán vào cuộc lại cho ra kết quả hoàn toàn
ngược lại. Phải chăng có cả sự bị động và nuông chiều doanh nghiệp của
cơ quan quản lý?”, ông Long nói.
Còn nhớ, năm 2012, sau khi Kiểm toán Nhà nước công bố
giá thành điện năm 2010 của EVN cao hơn giá kiểm toán 92 đồng/1kWh vì có
nhiều khoản lên đến trên 3.000 tỉ đồng, mà đáng ra, nếu hạch toán vào
giá điện thì giá điện bình quân năm 2010 đã không cao đến thế. Khi ấy,
một lãnh đạo của EVN khẳng định, việc hạch toán chi phí giá điện được
tập đoàn thực hiện theo đúng quy định kế toán Việt Nam. Lần này, Thanh
tra Chính phủ phát hiện một khoản gần 600 tỉ đồng chi cho việc xây “nhà
quản lý vận hành” với cả bể bơi, biệt thự, sân tennis cũng được… hạch
toán vào giá điện, trong khi, có những khoản khổng lồ, lên đến cả ngàn
tỉ đồng (tiền từ cho thuê cáp và cột điện dài hạn) nếu được thu và hạch
toán vào giá điện thì chắc chắn sẽ kéo giá thành điện xuống. Tuy nhiên,
một lần nữa, lãnh đạo EVN, chủ tịch hội đồng thành viên Hoàng Quốc Vượng
giải thích trên báo Thanh Niên là “hạch toán giá thành của EVN cơ bản
tuân thủ các quy định, năm nào cũng kiểm tra kiểm toán để công khai”.
Thậm chí, với chi phí xây bể bơi, sân tennis, ông Vượng còn cho thế “là
nhân văn” để “thu hút cán bộ”!
Tất cả các chi phí đầu tư ngoài
ngành như xây dựng sân tennis, xây nhà biệt thự đều cộng dồn vào giá
thành điện là không thể chấp nhận được. Những gì mà người tiêu dùng từ
trước tới giờ nghi ngờ về EVN là có cơ sở, và không hề sai. Ở đây có cả
sự không trung thực của EVN.
(Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long)
|
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bình luận, với cách công khai minh
bạch như vừa qua của ngành điện thì việc phát hiện những khoản thu, chi,
đầu tư như trên… quả là không có gì phải bất ngờ! “Có chăng chỉ là chút
bất ngờ về con số, ví dụ khoản đầu tư ngoài ngành lần đầu được công
khai, lên đến 121.000 tỉ đồng, vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đồng thì
lớn quá”, ông Phong nói thêm. Chợt nhớ, sau một lần tăng giá điện mới
đây nhất, trước hàng chục câu hỏi của phóng viên về giá điện, người phát
ngôn bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đã trả lời “không muốn nói thêm”,
âu cũng là điều… dễ hiểu.
Tại cuộc họp báo mới đây của bộ Công thương, thứ trưởng
phụ trách năng lượng, ông Lê Dương Quang thừa nhận một thực tế: đáng
ra, chủ đầu tư phải tự huy động vốn để làm các dự án điện, song do năng
lực tài chính kém nên có dự án, EVN khi ký hợp đồng với các nhà thầu thì
“thòng” thêm điều kiện nhà thầu phải đứng ra thu xếp vốn. Đặt việc này
bên cạnh con số các khoản đầu tư ngoài ngành khổng lồ, hay những khoản
đáng ra phải thu (như khoản gần 10.000 tỉ đồng cho Viettel dùng chung hạ
tầng cáp, cột điện) mới thấy EVN tuy nghèo mà tiêu dùng xa xỉ ra sao!
Phó chủ tịch hội Bảo vệ người tiêu dùng Vương Ngọc Tuấn
bức xúc, những lần EVN tăng giá để bù lỗ, để có vốn đầu tư là không hợp
lý.
Vì lỗ của ngành điện do nhiều nguyên nhân: quản lý yếu, đầu tư ngoài ngành, tổn thất lớn.
Còn tăng vốn đầu tư, thì trước hết phải dùng vốn tự có,
tích luỹ, tiết kiệm. Như thế mới sòng phẳng. “Nếu những bất hợp lý như
vậy cũng đều đưa vào giá bán điện để người tiêu dùng gánh chịu thì phản
ứng tiêu cực của người tiêu dùng là dễ hiểu”, ông Tuấn nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, qua đây mới
thấy, việc cần làm ngay để người dân đỡ thiệt thòi là phải bóc tách chi
phí giá điện và cần một cơ chế giám sát độc lập. “Tôi hoàn toàn đồng ý
với đề xuất thành lập một tổ nghiên cứu độc lập để kiểm toán cấu thành
giá điện. Nếu như cơ quan quản lý nói là chưa có đủ điều kiện về nhân
lực, nhân sự thì có thể mời các tổ chức nước ngoài. Nếu như càng chậm
trễ, thì người dân càng thiệt, niềm tin của người tiêu dùng càng tụt”,
ông Ngô Trí Long đồng tình.
Trung Đức
Liên quan đến việc xây nhà ở, biệt thự, sân
tenis cũng được đưa vào giá điện, ông Trần Viết Ngãi, chủ tịch hiệp hội
Năng lượng Việt Nam cho rằng việc này là để cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân làm việc tại nhà máy. “Riêng với
hạng mục biệt thự tôi được biết chỉ có ở nhà máy Ô Môn và Phú Mỹ nhưng
không lớn và đều nằm trong tổng mức đầu tư được Chính phủ duyệt cho dự
án. Vì thế nên nói tính vào giá điện nhưng phải được hiểu là tính vào
giá xây dựng nhà máy và được trích khấu hao chung chứ không thể tách ra
riêng để hạch toán. Còn việc đầu tư ngoài ngành, theo tôi EVN đầu tư ít
nhất trong các tập đoàn. Và do hồi đó cũng là phong trào cả nên cũng xem
xét trong bối cảnh ấy”, ông Ngãi nói.
“Câu hỏi khó” của Chủ tịch TKV: “Liệu có ai không một lần nhờ xin cho con cháu vào doanh nghiệp nhà nước?”
“Phần lớn các anh ở đây đều đả phá doanh nghiệp nhà nước thế này thế
này nọ. Nhưng thử hỏi rằng, liệu có ai không một lần nhờ xin cho con
cháu vào doanh nghiệp nhà nước?”.
Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam Trần Xuân Hòa tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 - Ảnh: Nguyên Thảo.
Hơi sững sờ, đó là cảm giác của khá nhiều người khi nghe câu hỏi mà
không hẳn là câu hỏi của Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
Trần Xuân Hòa ở một diễn đàn lớn về kinh tế vĩ mô cuối tháng 9 vừa qua.
Có lẽ, câu nói trên không chỉ nhất thời bật ra trong một hoàn cảnh cụ thể, khi có những “sức ép” cụ thể.
Là đại biểu Quốc hội đương nhiệm, ông Hòa là một trong số không nhiều
sếp to nhất của tập đoàn kinh tế nhà nước trực tiếp nghe và cảm nhận ý
kiến nhiều chiều, song phần nhiều đều có ý phê phán của cả đại biểu cùng
cử tri về hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Sự tích tụ thông tin theo chiều hướng không mấy vui vẻ này càng tăng lên
khi Chủ tịch TKV còn là thành viên của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cơ quan
tổ chức nhiều diễn đàn kinh tế mà trong đó doanh nghiệp nhà nước luôn
là điểm nóng ở nhiều phiên thảo luận.
Vào tháng 4/2012, khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang được khởi
động cũng là lúc phiên thảo luận về doanh nghiệp nhà nước tại Diễn đàn
Kinh tế Mùa xuân nóng rực với những đúc kết khá “đanh thép”.
Hết “lời ăn lỗ dân chịu” lại đến “hư không sợ bị đòn” và nhiếu ý kiến
thống nhất là doanh nghiệp nhà nước không thể là chủ đạo của nền kinh
tế.
Khi ấy, vị Chủ tịch TKV còn rào đón, “phát biểu nhưng hơi lo lắng với
cương vị bệnh nhân và tội đồ, có gì không phải mong xá tội” khi cầm
micro trước hàng trăm chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội.
Và, ông Hòa cũng tỏ rõ thái độ ngạc nhiên khi thấy nhiều ý kiến cho rằng
các doanh nghiệp nhà nước có lợi thế trong việc tiếp cận tài nguyên,
đất đai, tín dụng… trong khi thực tế theo ông hoàn toàn không phải như
vậy.
Tháng 5/2013, khi tiến độ chậm chạp của tái cơ cấu nền kinh tế thêm một
lần được đặt ra tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế chuẩn bị thẩm tra báo
cáo kinh tế xã hội của Chính phủ trình Quốc hội, ông Hòa lại góp tiếng
nói từ thực tế của chính TKV.
Đó là, nếu tiến hành tái cơ cấu thì chỉ riêng TKV đã dôi dư 40 - 50 nghìn người, và nguồn lực để chuyển công việc cho họ, một mình tập đoàn này không lo được.
Gặp lại hầu hết các tên tuổi quen thuộc ở Diễn đàn Kinh tế Mùa thu vừa
qua, Chủ tịch Trần Xuân Hòa bộc bạch, ông không định phát biểu mà muốn
lắng nghe các nhà học giả để học cách tái cơ cấu TKV. Nhưng, càng nghe
thì càng thấy buồn.
Buồn vì một dân tộc trí tuệ có lẽ không thua bất kỳ dân tộc nào trên thế
giới như Việt Nam lại đang “một mình nghẽn mạch” như nhận xét của Viện
trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên.
Vì doanh nghiệp nhà nước vẫn được phán xử như những tội đồ của nền kinh tế.
Vì tái cơ cấu đã được nói rất nhiều, nhưng làm thế nào thì doanh nghiệp vẫn đang phải tự thân mày mò.
Là doanh nhân - đại biểu, hẳn ông Hòa có lợi thế hơn nhiều vị lãnh đạo
doanh nghiệp khác, ít nhất là trong tiếp cận chính sách. Thế nhưng “ông
nghị” này vẫn phải thốt lên rằng gần như Việt Nam có một chính phủ trung
ương và 63 chính phủ địa phương. Khi cùng một chính sách nhưng có khi
mỗi nơi mỗi khác, luật lệ do địa phương tự ban hành khiến Thủ tướng cũng
phải ngạc nhiên.
Buồn nhất, có lẽ là nhiều vị rất hăng hái đả phá doanh nghiệp nhà nước
nhưng nếu không trực tiếp quen thân thì cũng nhờ cấp trên hết viết thư
lại gọi điện để xin một suất cho con cháu vào chính cái khu vực đang bị
đả phá đó.
“Như vậy rõ ràng doanh nghiệp nhà nước, người ta cũng có ưu việt của
người ta chứ”, câu kết của ông Hòa khiến nhiều tiếng cười ồ lên, nhưng
đâu đó xen lẫn cả sự thẹn thùng.
Cũng nghĩ ông Hòa buột miệng nói vậy thôi, chứ không lấy đó làm điều.
Nhưng giờ giải lao, lan man với ông về doanh nghiệp nhà nước, ông lại
nhắc cái thực tế chê vẫn chê, mà xin vẫn xin đó.
Không ngại ngần nhắc đến “điển hình” Vinashin, song ông Hòa cho rằng
nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ ở đây, chính là việc quyền lực bị thâu tóm vào
tay cá nhân.
Một cách nhìn công bằng về doanh nghiệp nhà nước, theo ông Hòa, có lẽ là
thiết thực hơn tổ chức một Ngày Doanh nhân rầm rộ nặng về hình thức.
Bởi, ông cho rằng, bất cứ nền kinh tế nào cũng phải duy trì lực lượng
doanh nghiệp nhà nước trong những lĩnh vực quan trọng. Và để đất đai,
tài nguyên khoáng sản không rơi vào tay cá nhân hay lợi ích nhóm nào thì
rất cần đến doanh nghiệp nhà nước, còn cung cách làm ăn thế nào, thì đó
lại là vấn đề khác.
(VnEconomy)
Bị bắt vì dự khóa học xã hội dân sự?
Một số thanh niên nói đã bị tạm giữ và chất vấn ở sân bay khi trở về Việt Nam sau một khóa học về xã hội dân sự tại Philippines.
|
Các học viên Việt Nam và Phó Chánh Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền Laurent Meilan. |
Xã hội Dân Sự ảnh hưởng đến chế độ?
"<EMBED...>" plugin was removed by WebWarper antivirus
|
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 10/10, anh Bùi Tiến Lâm, một trong những học
viên trong nhóm, nói nhóm của anh gồm 13 người hồi tháng trước đã tìm
đến khóa học về "Xã hội Dân sự ở Philippines" thông qua lời giới thiệu
trên mạng xã hội của tổ chức Asian Bridge Philippines - một tổ chức phi
chính phủ của Hàn Quốc có văn phòng tại Philippines.
Sau khi kết thúc khóa học kéo dài hai tuần, 10 người trong nhóm của Lâm
về nước trong hai ngày 4/10-5/10 thì chín người bị bắt giữ và chất vấn
tại sân bay. Tuy nhiên tất cả đều lần lượt được thả sau đó.
Ngày 10/10, ba người còn lại trong nhóm học viên cũng bị tạm giữ ngay
sau khi xuống phi trường Tân Sơn Nhất và hiện vẫn chưa được trả về nhà.
'Không tốt cho chế độ'
Anh Lâm giải thích với BBC lý do tìm đến với khóa học vì "ở Việt Nam,
phạm trù về xã hội dân sự còn mơ hồ, hầu như không có" và muốn tham gia
khóa học để tìm hiểu thêm.
"Ở Philippines, xã hội dân sự rất lớn mạnh và góp vào sự phát triển
chung vào xã hội... quyền con người và sự tham gia của người dân vào các
vấn đề đất nước được đảm bảo," Lâm nói.
Tuy nhiên ngay khi xuống sân bay, Lâm cùng với những người khác đã bị thu giữ điện thoại và bị đưa vào chất vấn.
"Người ta muốn điều tra mình qua đó đi học những ai, lớp học bao nhiêu
người, học cái gì, gặp gỡ những ai, đi đâu, khi về nước thì học những
gì, và về Viêt Nam thì xử lý những gì đã học như thế nào," Lâm nói.
"Họ muốn đưa mình vào vấn đề là mình đã cấu kết với các thế lực thù địch
do không hiểu biết, và nói tổ chức Asian Bridge là tổ chức có thế lực
phản động đứng phía sau."
"Cơ quan an ninh nói chúng tôi đi học về rồi bị thế lực thù địch lợi
dụng để tạo một xã hội dân sự lớn mạnh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến chế
độ. Đến khi xã hội dân sự lớn mạnh thì lợi dụng để lật đổ chế độ."
Anh Lâm cho biết hiện anh cùng một số blogger khác đang cùng gia đình
của ba học viên còn bị tạm giữ biểu tình tại Tân Sơn Nhất để yêu cầu lực
lượng an ninh trả những người này về nhà.
Anh này cũng nói sự việc lần này sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động
của anh hướng về việc xây dựng xã hội dân sự trong thời gian tới.
|
Các blogger có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để yêu cầu trả tự do cho những học viên còn bị tạm giữ |
|
'Gieo rắc sợ hãi'
Ngay sau khi nhận được tin trên, tổ chức Asian Bridge Philippines đã có
thông cáo báo chí trong đó phản đối việc bắt giữ những học viên này.
Thông cáo của Asian Bridge Philippines giải thích là với mục tiêu “kết
nối các xã hội dân sự ở châu Á", tổ chức này đã đứng ra tổ chức chương
trình cho nhiều cá nhân và các nhóm từ Hàn Quốc và Ấn Độ trong những năm
qua, và gần đây nhất là Việt Nam.
Thông cáo cũng nói trong suốt khóa học, các học viên của Việt Nam đã
được gặp gỡ nhiều tổ chức phi chính phủ tại Philippines, được đến thăm
Thượng viện và Hạ viện để gặp gỡ các nhà lập pháp của Philippines cũng
như đại diện của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Văn phòng Cao ủy Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc.
"Đối với Asian Bridge Philippines, nguyện vọng tìm hiểu và học hỏi về ý
nghĩa của xã hội dân sự và tiến trình phát triển xã hội dân sự của họ là
một điều rất đáng khen," thông cáo viết.
"Do đó chúng tôi cho rằng việc họ bị giam giữ vô cớ là điều rất đáng quan ngại."
Asian Bridge cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam "tôn trọng các quyền cơ bản
của mọi người Việt Nam và đặc biệt là quyền cơ bản của các thực tập
sinh của chúng tôi để họ có thể tự do đi lại và tìm hiểu về sự phát
triển của xã hội dân sự tại các quốc gia khác trong khu vực".
Thông cáo nhắc lại rằng "cả Việt Nam và Philippines đều là thành viên
khối Asean, vốn hoạt động với phương châm 'Một tầm nhìn, một bản sắc,
một cộng đồng'".
"Vì lẽ đó, chính phủ các nước Asean, trong đó có Việt Nam nên khuyến
khích công dân mình tìm hiểu về lịch sử - xã hội của nước khác thay vì
gieo rắc sợ hãi ..."
Trong một lá thư cảm ơn gửi đến Asian Bridge Philippines mà BBC có trong
tay, ông Laurent Meilant, Phó chánh Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về
nhân quyền, gọi các học viên này là những "thanh niên thông minh và đáng
ngưỡng mộ".
Ông đã thể hiện sự cảm kích trước Asian Bridge Philippines vì tạo cơ hội
cho ông gặp gỡ với nhóm học viên để chia sẻ công việc của Cao ủy Liên
Hiệp Quốc về nhân quyền trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Theo BBC
Sự thật bức ảnh ‘công an bị trói tay’ ở Hòa Bình
Một số người quá khích đã hô hoán quần chúng nhân dân kéo đến bao vây, bắt trói, giữ trái phép 5 cảnh sát trong nhà văn hóa.
Ngày 10/10, cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã phát đi thông tin về vụ
việc bắt giữ trái phép cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tại xã Kim Bôi,
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình ngày 08/10.
Nguồn tin này cho biết, những ngày qua, trên các trang mạng có đăng 2
hình ảnh có 4 chiến sỹ công an ngồi trên ghế trong 1 căn phòng, bị trói
cả 2 tay về phía sau bằng những chiếc dây vải, dây nhựa. Đứng vây xung
quanh là một số người dân mặc quần đùi, áo cộc tay… gây thắc mắc cho
nhiều người.
Theo báo cáo ban đầu của Công an tỉnh Hòa Bình, ngày 08/10, trực ban
Công an tỉnh nhận được tin báo của một người dân ở xóm Bôi Câu, xã Kim
Bôi, huyện Kim Bôi với nội dung:
“Thời gian qua, trên địa bàn xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi có một số người từ
nơi khác đến, đem theo máy móc đào đãi vàng trái phép trong khu vực suối
thuộc xóm Bôi Câu, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và đời sống của nhân dân tại địa phương. Nhân dân trong xóm đã
nhiều lần đề nghị các cấp chính quyền tại địa phương nhưng không được
giải quyết”.
Ngày 07/10, nhiều người dân trong xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi đã vây bắt,
ngăn chặn số đối tượng đang đào đãi vàng trái phép (bắt trói trưởng xóm
Bôi Câu, nhưng sau đó ông này đã trốn được về nhà, các đối tượng đào đãi
vàng cũng đã chạy trốn), quần chúng đã thu giữ tại bãi đào đãi vàng 2
sàng, 3 máy xúc, 1 ô tô tải.
Nhân dân xóm Bôi Câu đề nghị Công an tỉnh Hòa Bình, chính quyền các cấp
chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp nhận số tang vật trên, có biện pháp
giải quyết dứt điểm tình trạng đào đãi vàng trái phép gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình đã chỉ
đạo Phòng Cảnh sát Môi trường cử cán bộ phối hợp với Công an huyện Kim
Bôi đến địa bàn để giải quyết.
Sau khi làm việc với lãnh đạo và các cơ quan chức năng thuộc huyện và xã
Kim Bôi, khoảng 19h30’ cùng ngày, đoàn công tác đến hiện trường (xóm
Bôi Câu).
Tại đây, một số đối tượng quá khích đã đánh kẻng, hô hoán quần chúng
nhân dân kéo đến bao vây, bắt trói (khoảng 15 phút), giữ trái phép tại
nhà Văn hóa xóm Bôi Câu 5 chiến sĩ cảnh sát thuộc Phòng Cảnh sát Phòng
chống tội phạm về môi trường và Công an huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình,
gây áp lực yêu cầu cơ quan chức năng phải giải quyết ngay những vấn đề
phức tạp xảy ra tại xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi thì mới thả người.
Sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình đã trực tiếp đến
hiện trường, chỉ đạo các đơn vị chức năng tuyên truyền, vận động, giải
thích cho quần chúng nhân dân, đến 22h00’ ngày 08/10, số người bị bắt
giữ trái phép đã được thả.
Tiếp the đó, lãnh đạo Công an tỉnh đã chủ trì, phối hợp chính quyền
huyện Kim Bôi đánh giá, làm rõ nguyên nhân, chỉ đạo tổ chức cuộc họp
giữa các cấp chính quyền đối thoại với quần chúng nhân dân xóm Bôi Câu
vào hồi 8h00’ ngày 09/10 để xem xét giải quyết các yêu cầu của quần
chúng nhân dân.
Đồng thời chỉ đạo điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của các đối
tượng cầm đầu liên quan đến việc bắt, giữ người trái pháp luật; làm rõ
hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình nạo vét suối, đào đãi
vàng và sai phạm của một số cán bộ xóm, xã; phối hợp các ngành chức năng
của huyện Kim Bôi tuyên truyền, giải thích để quần chúng nhân dân hiểu
và chấp hành đúng các quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng đến an
ninh trật tự trên địa bàn.
Hiện tình hình an ninh trật tự trên địa bàn đã cơ bản ổn định.
(VTC News)
Những kẻ lưu manh chính trị cần được “cấp bằng khen”?
Tôi đã nhìn bức ảnh người cựu chiến binh Điện Biên Phủ – Phàng Sao Vàng, vội vàng chạy hàng trăm km để xuống Hà Nội viếng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tới gần chục lần và lần nào nước mắt trực trào nơi khóe mắt. Bên cạnh
chiếc xe máy cọc cạch, ông mặc bộ quân phục cũ kỹ, huân chương đeo đầy
ngực, đứng nghiêm trang theo tác phong quân đội như để tỏ lòng trung
thành với người Anh Cả của quân đội Việt Nam.
Hình ảnh mộc mạc, đã làm lay động hàng triệu trái tim người Việt Nam. Cảm xúc về một người lính cụ hồ khiến thế hệ trẻ rưng rưng tự hào, thế nhưng…?
Ngay lập tức hình ảnh trên được một số mạng xã hội, “tật nguyền tư
tưởng”, cùng các nhà “rận chủ” chộp lấy và không quên kèm theo bức ảnh
ông Phàng Sao Vàng tay cầm mảnh giấy đòi bồi thường. Đám “rận chủ” có
bài viết “Hai tấm hình, hai cách ứng xử, một con người”. Các nhà “rận
chủ” đã vội gán tội cho truyền thông Nhà nước. Thế nhưng, “vỏ quýt dày
có móng tay nhọn”, chúng không hề biết rằng hành động đó lại khiến mình
biến thành những “con bò” bị dắt mũi.
|
Hình ảnh người cựu chiến binh dân tộc H'mông đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khiến nhiều người xúc động. |
Vâng, chân dung những “con bò” bị xỏ mũi không ai xa lạ chính là:
Huỳnh Ngọc Chênh,
Bọ Lập,
Đoan Trang, Thợ Kạo,… Vậy tại sao lại nói họ bị xỏ mũi? Dễ thấy, trong
bài viết ghi rõ: “… kêu oan 24 năm chưa được bồi thường. Hình ảnh này
của ông không được giới truyền thông để mắt đến”. Ơ hay, những “con bò”
này thường ngày hay cậy mình có “học thức hơn người” vậy sao lại hỏi một
câu ngớ ngẩn đến vậy?
Họ hồ đồ không biết rằng Báo Quân đội nhân dân đã từng đăng về vấn đề này (Chi tiết tại:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/211461/Default.aspx)
Đã vậy, chúng còn hô hào khí thế: “
Nào các bạn đọc, các bạn đã
rơi nước mắt khi thấy hình ảnh cảm động của người lính già đi viếng vị
tướng, xin các bạn một lời bình cho bức ảnh thứ hai. Có tiếc gì nước mắt
mà hà tiện chứ, phải không các bạn. Còn tôi, nước mắt đã khô, đơn giản
vì tôi đã khóc cho những người dân oan như thế này đã quá nhiều rồi”.
À thì ra nước mắt của những “con bò” đã khô, nhưng không phải khô vì
thương dân, lo cho dân mà khóc vì “túi tiền” của mình. Nếu không nhỏ vài
giọt nước mắt cá sấu thì làm sao nhận được khoản tiền viện trợ từ nước
ngoài gửi về?! Phải khóc thôi vì hết chiêu trò nên giở cả những chiêu
trò đớn hèn này để ly gián, phá hoại tình đoàn kết giữa người dân với
Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Các nhà “rận chủ” luôn mạnh miệng nói
thương dân, vậy mà khi đồng bào cả nước tiếc thương vô hạn trước sự ra
đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì họ lại ngồi ở nhà, lướt net và làm
ra những việc đớn hèn vậy đây.
* Mời xem thêm: Huỳnh Ngọc Chênh xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dân tộc Việt như thế ư?
|
Hình ảnh ông Vàng kiện cáo từ hơn 20 năm trước, bọn "rân chủ" dùng để vu khống, xuyên tạc. |
Sự việc của ông Phàng Sao Vàng đã được báo QĐND đăng từ năm 2012, sự việc xin được trích lại như sau:
Không được bồi thường
QĐND – Ông Phàng Sao Vàng (Suối Vạch, Kim Bon, Phù Yên, Sơn La) viết
đơn đòi bồi thường thiệt hại vì bị xử oan. Trong đơn ông trình bày: Kể
từ khi ra tù đến nay, ông đã viết gần 500 lá gửi từ cấp địa phương đến
Trung ương để tố cáo những bất minh, sai trái của cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, tòa án các cấp đã cùng nhau kết án ông đi tù 5 năm vô căn cứ.
Cho đến nay chưa có một quyết định, bản án nào của tòa án có thẩm quyền
bác lại hành vi phạm tội của ông tại bản án phúc thẩm, công nhận ông bị
oan. Thế nhưng khi trao đổi với phóng viên, ông lại yêu cầu “bồi thường
ngay cho tôi 25 khoản tổng cộng là 37 tỷ đồng cho những thiệt hại về
thu nhập thực tế, sức khỏe, tinh thần trong thời gian chấp hành án oan”.
Theo Điều 32, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì tòa án cấp
phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp tòa
án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội, nhưng tòa án xét xử theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án hoặc để
điều tra lại mà sau đó được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không
thực hiện hành vi phạm tội; hoặc sau đó bị cáo được tuyên là không có
tội…
Như vậy, bản án phúc thẩm xử ông là đúng người, đúng tội; việc đòi bồi thường oan sai của ông mới là vô căn cứ.
Hà Phương
(Chi tiết tại: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/211461/Default.aspx)
Đoạn kết của bài viết ghi rõ tội trạng, và việc đòi bồi thường oan
sai của ông Vàng là vô căn cứ. Vậy mà những “con bò” lại bị đám “rân
chủ” lợi dụng. Thật “bái phục” với những suy nghĩ không phải “bò tầm
thường”, tài chế biến, xào nấu tin tức và dùng hình ảnh hơn 20 năm để
đánh lừa bạn đọc của các bạn có khi còn giỏi hơn cả Ngô Thừa Ân miêu tả
Tề Thiên Đại Thánh. Quả đúng như người ta đã nói: “Đã ngu còn tỏ ra nguy
hiểm”. Thiết nghĩ các blogger thực hiện những hành động chạy theo đám
“rân chủ” này để được nhận các giải thưởng “thảm họa” như Huỳnh Ngọc
Chênh? Nếu Chênh thèm khát nhận giải thưởng như vậy thì chúng ta nên cấp
cho ông ta một cái bằng khen “bị xõ mũi” to thật to vào, nếu bằng khen
mà làm quá nhỏ thì giống như giấy tốt nghiệp của học sinh cấp 1 vậy!
Bộ mặt man rợ của BBC và các nhà "dân chủ".
Qua sự việc này, rất mong Cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra làm
rõ vụ việc trên. Nếu đúng án oan thì cần sớm bồi thường, giải quyết
thỏa đáng cho Ông Phàng Sao Vàng. Còn nếu đã xử đúng người, đúng tội thì
cần công bố rộng rãi để người dân được biết. Tránh để kẻ xấu lợi dụng
để tung chiêu bài chia rẽ, bêu rếu chính quyền hà hiếp người có công với
cách mạng, dễ khiến lòng dân không yên, bất bình!
Những kẻ lưu manh chính trị như:
Huỳnh Ngọc Chênh,
Bọ Lập, Đoan Trang, Thợ Kạo cần phải cấp “bằng khen phản động”?
Bình Minh(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
* DHK
- Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng
tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK